Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ngày 2/11/2018, ông Ngô Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng công đoàn lao động Việt Nam, nói trước Quốc hội rằng ông lo ngại 2 điều khi Việt Nam gia nhập Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương gồm 11 nước (CPTPP), mà Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký đề nghị Quốc hội phê chuẩn. Hai điều đó là sẽ có những tổ chức mà ông gọi là "công đoàn vàng" xuất hiện, và điều thứ hai là những tổ chức của công nhân sẽ hoạt động chính trị, chống phá nhà nước.

congdoan1

Công nhân một nhà máy ở Đà Nẵng biểu tình tháng 1/2008. AFP

Sở dĩ như vậy là vì khi Việt Nam gia nhập CPTPP, và có thể là cả hiệp định thương mại tự do với Châu Âu sau này, Việt Nam sẽ phải cho phép các nghiệp đoàn độc lập của công nhân hoạt động, thay vì chỉ có công đoàn của nhà nước như hiện nay.

Vậy "công đoàn vàng" là ai ? Và công đoàn có hoạt động chính trị hay không ?

Khái niệm công đoàn vàng bắt đầu từ nước Pháp để chỉ những tổ chức công đoàn do giới chủ nhân thành lập nhằm cản trở công nhân đình công đòi quyền lợi của họ. Theo một số tài liệu thì việc này bắt đầu từ cuộc đình công của thợ mỏ ở Pháp vào ngày 8/11/1899, sau khi nhóm nghiệp đoàn do giới chủ thành lập cản trở cuộc đình công, họ đã bị công nhân tấn công, ném đá, khi đang nhóm họp trong một quán cà phê. Cửa kính của quán này sau đó được sửa chữa bằng những tờ giấy dầu màu vàng. Tên gọi công đoàn vàng bắt đầu từ đó, để chỉ những nghiệp đoàn mạo danh của giới chủ.

Nhưng các nhà hoạt động xã hội, bất đồng chính kiến tại Việt Nam thì lại gọi tổ chức công đoàn của nhà nước hiện nay là công đoàn vàng với lý do là họ chẳng những không giúp công nhân đòi quyền lợi mà còn cản trở những cuộc đình công của họ. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, đứng đầu tổ chức Hội nhà báo độc lập nói :

Theo tôi công đoàn vàng với công đoàn của nhà nước là một. Vì họ chẳng tổ chức được cuộc đình công nào cho công nhân mà còn có khi đàn áp, ngăn cản họ, đứng về phía giới chủ.

Chúng tôi có liên lạc với ông Ngô Duy Hiểu để bình luận về cáo buộc này, nhưng ông nại cớ bận việc nên không trả lời được.

Theo ông Phạm Chí Dũng, tổ chức công đoàn của nhà nước hiện nay nhận 2% quĩ lương từ các công ty xí nghiệp, tức là họ trên thực tế lãnh lương của giới chủ.

Trên trang báo Người Lao Động của nhà nước Việt Nam, số ra ngày 8/12/2014, có trích dẫn Luật Công đoàn của Việt Nam, ghi rõ là các doanh nghiệp phải nộp 2% quĩ lương của mình cho công đoàn của nhà nước.

Đầu năm 2017, trong một lần trao đổi với RFA, chuyên gia kinh tế Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói về quan hệ giữa giới chủ đầu tư và công đoàn nhà nước như sau :

Giới chủ đầu tư trả lương cho những người đại diện công đoàn, cho nên khi những người này đấu tranh cho quyền lợi công nhân liền bị sa thải.

Chuyện gì sẽ xảy ra sau khi Việt Nam cho phép nghiệp đoàn độc lập hoạt động ?

Sau buổi điều trần ở Nghị viện Châu Âu về nhân quyền Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Quang A có trả lời RFA rằng không loại trừ việc Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tổ chức những công đoàn do họ điều khiển.

Những người hoạt động công đoàn độc lập hiện nay tại Việt Nam không lo ngại việc xuất hiện công đoàn vàng.

Ông Đoàn Huy Chương, của tổ chức Phong trào lao động Việt cho chúng tôi biết :

Lo ngại đó cũng chính đáng nhưng tôi cho là công nhân hiện nay hiểu biết nhiều, họ sẽ biết ai là đại diện cho họ.

Bà Trần Thị Thuận, của tổ chức Liên đoàn lao động Việt tự do nói về phát biểu của ông Ngô Duy Hiển :

Nhà cầm quyền cộng sản lo ngại quá xa, vì họ có mục đích gì đấy thôi. Cả thế giới đều phát triển được công đoàn một cách mạnh mẽ thì tại sao Việt Nam phải lo ngại ?

Một nhà quan sát khác là ông Nguyễn Thiện Nhân ở Bình Dương cho rằng chuyện thành lập công đoàn vàng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nhưng không có gì đáng ngại cả.

Ông Nhân là người quan sát những hoạt động đình công của công nhân ở Bình Dương bấy lâu nay.

Bình luận về sự lo ngại về hoạt động chính trị của tổ chức công nhân, ông nói :

Chính trị là phạm vi rất rộng. Quyền hoạt động chính trị cũng là của công nhân, miễn họ không làm trái pháp luật.

Theo Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, sự lo ngại của các giới chức Việt Nam về hoạt động chính trị của các tổ chức công nhân độc lập, là sự ám ảnh về hoạt động của Công đoàn đoàn kết ở Ba Lan vào những năm cuối của chế độ cộng sản ở nước này.

Bà Trần Thị Thuận nói rằng chuyện chính trị hay được những người cộng sản Việt Nam đem ra làm cái cớ để đàn áp.

"Trong cương lĩnh của Liên đoàn lao động Việt tư do có ghi rằng chúng tôi không hoạt động chính trị, mà chỉ tranh đấu cho quyền lợi của công nhân. Thế nhưng Liên đoàn lao động Việt tự do luôn bị cáo buộc là một tổ chức chính trị phản động".

Bà nói thêm là ngay trong những qui định điều lệ, của tổ chức công đoàn của nhà nước hiện nay đều có ghi rằng Tổng công đoàn của nhà nước hiện nay là một tổ chức chính trị.

Và đúng như vậy, chúng tôi vào trang web Cổng thông tin điện tử Công đoàn Việt Nam thì thấy ghi rằng Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân Việt Nam.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 05/11/2018

Published in Diễn đàn

Nhà xuất bản Tri thức ảnh hưởng xã hội Việt Nam hiện nay đến đâu ?

Ngày 25/10/2018, ông Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ và môi trường, giám đốc nhà xuất bản Tri thức bị kỷ luật đảng, một tuần lễ sau đó Ban kiểm tra trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra thông báo, liệt kê chi tiết lý do ông bị kỷ luật. Điều đầu tiên và quan trọng nhất được thông báo này nêu ra là những quyển sách mà ông Chu Hảo chịu trách nhiệm xuất bản đi ngược lại với quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản.

sach1

Hình minh họa các đầu sách của Nhà xuất bản Tri Thức - Courtesy nxbtrithuc.com

Những quyển sách đó là : Đường về nô lệ của Hayek, Karl Marx của Peter Singer, Tranh luận để đồng thuận của nhiều tác giả, ngoài ra còn có cuốn Ông Sáu Dân trong lòng dân, nói về cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, được cho là tập hợp những bài viết khác với đường lối chủ trương của Đảng Cộng sản.

Nhà xuất bản Tri thức được chính thức thành lập vào tháng 9/2005, ba tháng sau đó, Tủ sách Tinh hoa được thành lập với tham vọng ấn hành 500 tác phẩm kinh điển về triết học, kinh tế, chính trị,… ở Việt Nam. Tác phẩm Đường về nô lệ là một trong các tác phẩm của tủ sách Tinh Hoa.

Sự thành lập Nhà xuất bản Tri thức, cũng như Tủ sách Tinh hoa, với những tác phẩm không thuộc hệ thống triết lý chính trị cộng sản chủ nghĩa, tại nước Việt Nam cộng sản, lúc ấy được cho là một điều khá cởi mở của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ trương một ý thức hệ duy nhất mà thôi.

Nay nội dung những quyển sách không cộng sản đó được đưa ra làm một lý do để kỷ luật ông Chu Hảo, thì câu hỏi đặt ra có phải là tác động của những quyển sách đó làm cho Đảng Cộng sản lo sợ hay không ?

Trong một buổi nói chuyện với đài RFA sau khi có tin ông Chu Hảo bị kỷ luật đảng, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng cho rằng có một tâm lý cuống cuồng trong đảng lo ngại những quyển sách mà ông Chu Hảo cổ súy cho những giá trị dân chủ phương Tây.

Tuy nhiên có những nhà quan sát khác như Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, nhà báo độc lập Sương Quỳnh, nhà thơ Đỗ Trung Quân, lại nói rằng tác động của những cuốn sách mà ông Chu Hảo cho xuất bản không lớn trong xã hội Việt Nam hiện nay bao nhiêu, vì đó là những tác phẩm lý luận, khó đọc với số đông dân chúng.

Bà Sương Quỳnh giải thích với RFA rằng :

"Người Việt Nam hiện nay không có thói quen đọc sách, thói quen này thậm chí đã giảm so với thời gian cách đây vài chục năm".

Nhà Thơ Hoàng Hưng cũng đồng ý với nhận xét của bà Sương Quỳnh, và cho biết thêm rằng :

"Nước Việt Nam đã bị cắt rời quá lâu đối với sự phát triển khoa học xã hội trên thế giới".

Ông nêu ví du về những quyển sách tâm lý học giáo dục mà ông phụ trách biên dịch ở nhà xuất bản Tri thức. Ông nói khi tham gia làm công việc này ông phát hiện ra rằng không có nhà tâm lý giáo dục Việt Nam nào quen thuộc với những lý luận tâm lý giáo dục thế giới từ đầu thế kỷ 20 đến nay.

Tuy nhiên ông Hoàng Hưng cũng nói những quyển sách của nhà xuất bản Tri thức không tác động ngay lập tức tới công chúng, nhưng nó được một tầng lớp nhỏ của giới trí thức Việt Nam tiếp nhận, và như thế ảnh hưởng của những quyển sách này là về lâu dài.

Một dịch giả khác là ông Phạm Nguyên Trường, là người dịch quyển Đường về nô lệ của nhà xuất bản Tri thức cho rằng nếu nói sách của nhà xuất bản Tri thức không có ảnh hưởng gì là không đúng :

"Sự ảnh hưởng của những quyển sách này như khi ném hòn đá, nó tạo những vòng sóng khác nhau, từ nhỏ tới lớn".

Ngoài những tác phẩm kinh điển, nhà xuất bản Tri thức còn xuất bản những quyển sách với những nội dung cụ thể hơn, ví dụ như quyển Ông Sáu Dân trong lòng dân. Một nguồn tin giấu tên nói với chúng tôi rằng quyển sách này làm cho một số nhà lãnh đạo đảng ganh tị với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người cổ vũ những thay đổi kinh tế của Việt Nam sau thời kỳ bao cấp, gần gủi với tầng lớp trí thức Việt Nam.

Hiện nay vẫn không có chỉ trích nào chính thức từ phía Đảng Cộng sản về quan niệm chính trị, hay hành động chính trị của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt cả, nhưng như đã nêu, Ủy ban kiểm tra trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa quyển sách này ra làm ví dụ như là một tập hợp những bài viết của những người có quan điểm đường lối khác với chủ trương của Đảng Cộng sản.

Ông Hoàng Hưng nói rằng những quyển sách loại này có sức tác động lớn hơn, ngoài ra ông còn đề cập đến cách tiếp cận kiểu bình dân hóa các khái niệm chính trị, xã hội, triết học cho dân chúng, như tác giả Phạm Đoan Trang đã làm với tác phẩm Chính trị bình dân của cô. Nhưng cách làm này gây nguy hiểm cho những người thực hiện nhiều hơn.

Đánh giá chung về tác động của nhà xuất bản Tri thức, nhà thơ Hoàng Hưng cho rằng ngoài những cuốn sách được xuất bản, nhà xuất bản Tri thức còn tổ chức những cuộc hội thảo lôi cuốn nhiều sinh viên trẻ tuổi tham gia, và chính họ cũng thành lập những hội nhóm riêng, gắn bó với nhà xuất bản Tri thức để đọc và tìm hiểu những quyển sách kinh điển.

Ngoài ra ông còn so sánh hoạt động của nhà xuất bản Tri thức hơn 10 năm qua với thời kỳ nhân văn giai phẩm tại miền Bắc Việt Nam khi những người cộng sản mới nắm quyền cách đây hơn 50 năm. Theo ông Hoàng Hưng, Nhân văn giai phẩm có tác động lớn vì lúc đó còn có tự do báo chí. Ông cho rằng với khả năng nhà xuất bản Tri thức không còn hoạt động nữa, thì sự truyền bá tri thức chính trị xã hội tại Việt Nam sẽ chủ yếu dựa vào mạng xã hội, và ông lo ngại việc này sẽ bị bóp nghẹt tới đây khi luật an ninh mạng của Việt Nam bắt đầu có hiệu lực.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 02/11/2018

Published in Diễn đàn

Trong quyết định đưa ra vào ngày 25/10/2018 của Ủy ban kiểm tra trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về việc kỷ luật Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức có đoạn viết :

sach1

Bìa sách Chính trị Bình Dân của Phạm Đoan Trang, xuất bản tháng 9/2017. Tác giả cung cấp.

Nhà xuất bản Tri thức do Giáo sư Chu Hảo làm Giám đốc đã xuất bản những cuốn sách trái với chủ trương, đường lối Đảng và Nhà nước, đồng thời vi phạm Luật xuất bản nên đã bị cơ quan chức năng thu hồi và tiêu hủy.

Cho tới nay vẫn không thấy Đảng Cộng sản đưa ra thông báo quyển sách nào Giáo sư Chu Hảo cho xuất bản bị trái với chủ tương của họ. Nhưng người ta nhớ đến quyển sách Petrus Ký nỗi oan thế kỷ, tác giả là học giả Nguyễn Đình Đầu, do Nhà xuất bản Tri thức thực hiện, đã được in nhưng bị đình lại, vào tháng 1/2017.

Quyển sách này nói về một nhân vật lịch sử của Việt Nam vào thế kỷ thứ 19 là ông Trương Vĩnh Ký, được nhìn nhận như một nhà văn hóa của Việt Nam vào thời kỳ Việt Nam bắt đầu tiếp xúc với văn hóa Tây Phương. Nhưng ông lại là người hợp tác với người Pháp cho nên bị chính quyền Việt Nam hiện nay xem như một người hợp tác với thực dân xâm lược.

Theo nhận xét của Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, hiện về hưu tại Sài Gòn, thì những quyển sách mà Giáo sư Chu Hảo cho xuất bản mang nội dung truyền bá triết học, dân chủ phương Tây, và đó là một trong những nguyên nhân mà ông bị kỷ luật, và dĩ nhiên sẽ không còn được làm việc công khai xuất bản sách nữa.

Trong bức thư được công bố về việc ra khỏi Đảng Cộng sản của mình, ký vào ngày 26/10/2018, Giáo sư Chu Hảo nêu rõ rằng dù đã không còn tin tưởng Đảng Cộng sản nữa, nhưng ông đã sử dụng thế đứng của mình trong đảng để có thể làm những việc có ích.

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng bình luận rằng việc đó là một thực tế ở Việt Nam, khi muốn làm bất cứ một việc gì quan trọng thì phải có mối qaun hệ với Đảng Cộng sản.

Việt Nam là một quốc gia do Đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo, và đảng này có hẳn những cơ quan kiểm duyệt rất chặt chẽ việc xuất bản sách, để ngăn chận những quyển sách không phù hợp với tư tưởng cộng sản của đảng.

Nhưng ngược dòng thời gian gần hai mươi năm trở lại đây, nhiều quyển sách gọi là có nội dung "nhạy cảm", đã được các nhà xuất bản của nhà nước cho ra đời bằng nhiều cách khác nhau.

Vào năm 2000 quyển sách tự truyện của nhà văn quá cố Bùi Ngọc Tấn, Chuyện kể năm 2000, đã được nhà xuất bản Thanh Niên cho ấn hành, mặc dù người chịu trách nhiệm biên tập quyển sách này biết rằng nội dung của nó không được Đảng Cộng sản chấp nhận, vì nó mô tả xã hội Việt Nam trong mô hình cộng sản áp chế nhiều tầng nấc khác nhau. Theo nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, một cựu tù chính trị, người ta đã lợi dụng thời gian Tết Nguyên đán để in quyển sách này nhằm lọt lưới kiểm duyệt.

Vào năm 2013, quyển sách Trại súc vật của nhà văn Anh Georges Orwell được in ở Việt Nam bằng cách đổi tên thành Chuyện ở nông trại. Quyển sách này cũng mô tả một xã hội cộng sản theo mô hình Stalin với nhiều sự áp bức, mặc dù đề cao sự bình đẳng.

Cơ quan kiểm duyệt sau đó đã phát hiện ra nội dung quyển sách và lặng lẽ thu hồi.

Tháng 6/2017, quyển hồi ký chính trị của sử gia Trần Trọng Kim, Dọc đường gió bụi, được xuất bản rồi bị ngừng lại. Quyển sách này mô tả những ngày đầu tiên nhà nước cộng sản Việt Nam được thành lập vào năm 1945, trong đó tác giả có nói đến việc những người cộng sản dùng bạo lực để ép dân chúng bỏ phiếu cho mình. Theo Tiến sĩ Bùi Trân Phượng, nguyên Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen, hiện nay sự kiểm duyệt ở Việt Nam vẫn chưa thể chấp nhận những hồi ký chính trị như vậy, mặc dù trong đó chỉ kể lại những gì đã xảy ra.

Tháng 9/2017, quyển Mối chúa của nhà văn Tạ Duy Anh được in ra rồi bị thu hồi vì giới chức kiểm duyệt cho rằng quyển sách mô tả nông thôn Việt Nam đen tối quá. Theo lời tác giả nói với đài RFA thì nội dung chính của tác phẩm là tố cáo những quyền lực đen tối đã và đang áp bức người nông dân Việt Nam.

Tháng 7/2018, quyển sách Garma Vòng tròn bất tử, nói về việc bộ đội hải quân Việt Nam tại Trường Sa vào năm 1988 bị tàu chiến Trung Quốc thàm sát, được chính thức phát hành sau bốn năm xin giấy phép của 14 nhà xuất bản khác nhau. Cuốn sách sau đó lại bị thu hồi viện dẫ những lý do kỹ thuật.

Bên cạnh những quyển sách được các nhà xuất bản "chính thống" cho ra đời, còn có việc xuất bản sách của những nhóm tự phát, một trong những nhóm đó có tên là "Nhà xuất bản giấy vụn". Nhóm này bắt đầu hoạt động từ những năm 1990, một trong những sáng lập viên của nhóm là nhà thơ Lý Đợi nói với đài RFA :

"Công việc của chúng tôi là giúp cho các tác giả tác phẩm vì lý do nào đó mà bị kiểm duyệt cắt xén có được nơi trình bày. Chúng tôi muốn tác phẩm sinh ra phải như một cơ thể sống đầy đủ hình hài".

Chính nhóm này đã ấn hành quyển Trại súc vật rất lâu trước khi nó được nhà xuất bản Nhã Nam đổi tên thành Chuyện ở nông trại để in một cách chính thức, vượt qua lưới kiểm duyệt.

Với sự phát triển của thương mại điện tử toàn cầu, càng về sau càng có nhiều tác giả cho phát hành sách của mình bằng những phiên bản điện tử, từ nước ngoài. Một trong những tác phẩm gây tiếng vang gần đây là quyển Chính trị bình dân của nhà báo, hoạt động xã hội Phạm Đoan Trang, được ra đời vào năm 2017. Theo tác giả mục đích của quyển sách là phổ cập kiến thức chính trị đến với người Việt Nam bình thường, thoát khỏi cách giải thích độc quyền của Đảng Cộng sản về những khái niệm chính trị lâu nay.

Cuối cùng, còn một kênh xuất bản sách nữa tại Việt Nam mà qua đó những quyển sách bị cho là "nhạy cảm", bị kiểm duyệt được ra đời, đó là những người in sách lậu. Kênh xuất bản này chạy đúng theo nguyên tắc thị trường, sẽ in những quyển sách nào bị cấm mà được ưa chuộng.

Sau khi Giáo sư Chu Hảo bị kỷ luật, nhà thơ Đỗ Trung Quân cho rằng những quyển sách của nhà xuất bản Tri thức vốn mang tính triết lý hay phân tích xã hội, kén người đọc, lại có thể sẽ được nhiều người quan tâm sau "bản án" của ông Chu Hảo, và vì thế những người in sách lậu sẽ quan tâm đến việc phát hành những quyển sách này.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 30/10/2018

Published in Diễn đàn

Ngày 19/10/2018, nước Slovakia ở Trung Âu tuyên bố đóng băng quan hệ ngoại giao với Việt Nam cho tới khi Việt Nam có lời giải thích thỏa đáng cho cáo buộc rằng Hà Nội đã dùng một chuyên cơ của Slovakia chở ông Trịnh Xuân Thanh, một quan chức nhà nước bị kết tội tham nhũng, về nước.

duc1

Ông Phạm Bình Minh (trái), Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và đồng nhiệm người Đức, Sigmar Gabriel, tại Đức, 2/2017. AFP

Nói chuyện với chúng tôi vào ngày 22/10/2018, nhà báo Lê Trung Khoa, chủ bút tờ báo Việt ngữ có tên Thời báo tại thủ đô Berlin cho biết rằng phía Slovakia đã yêu cầu sự giải thích từ Hà Nội trước đây, nhưng vẫn chưa có lời đáp từ phía Việt Nam.

Căng thẳng ngoại giao giữa Slovakia và Việt Nam đã gia tăng gần đây, sau khi có những thông tin từ báo chí Đức và Slovakia cho rằng sau khi ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Đức, ông đã được đưa sang Slovakia, và một phái đoàn của Bộ Công an Việt Nam do Bộ trưởng Tô Lâm dẫn đầu đang ở đó, đã mượn một chiếc máy bay của chính phủ Slovakia để đưa ông Thanh sang Nga và về Việt Nam.

Có mặt tại buổi thảo luận với RFA còn có ông Đặng Xương Hùng, cựu nhân viên ngoại giao Việt Nam, hiện đang cư trú chính trị tại Thụy Sĩ. Ông Hùng nói rằng khi vụ việc nổ ra vào tháng 8/2017, ông cho rằng Bộ Công An là người chủ mưu, và Bộ Ngoại giao Việt Nam cùng các sứ quán tại Châu Âu không hay biết về kế hoạch bắt cóc. Tuy nhiên ông nói rằng đến nay đã có nhiều thông tin cho thấy Bộ Ngoại giao Việt Nam có nhúng tay vào việc thực hiện vụ bắt cóc.

Ông Hùng nói rằng vụ việc sẽ còn hé lộ nhiều chuyện lý thú đối những ai quan tâm đến tình hình chính trị Việt Nam hiện nay.

Trong buổi thảo luận RFA có đưa ra nhận định của Tiến sĩ Vũ Tường, từ Đại học Oregon rằng Việt Nam xem Slovakia là quốc gia nhỏ, dễ thuyết phục, quốc gia quan trọng là nước Đức, nhưng có vẽ cũng đã được thuyết phục bỏ qua cho Việt Nam, trong chuyện ký kết hiệp ước thương mại với Châu Âu.

Bình luân về nhận xét này ông Lê Trung Khoa cho rằng chuyện hợp tác thương mại giữa hai bên vẫn có thể diễn ra tốt đẹp, vì Việt Nam đã dùng những món lợi về kinh tế để thuyết phục, nhưng nước Đức là một nhà nước pháp quyền, với quyền lực tư pháp độc lập sẽ tiếp tục điều tra cáo buộc Việt Nam tổ chức bắt cóc người trên lãnh thổ của họ.

Hiện nay đã có một bị cáo là ông Nguyễn Hải Long nhận tội đã đồng lõa trong vụ bắt cóc.

Theo thông tin của nhà báo Lê Trung Khoa thì mọi việc đang yên ắng vì có vẻ là hai nước đang tìm cách gỡ rối cho căng thẳng ngoại giao. Nhưng ngành tư pháp Đức sẽ tiếp tục điều tra vụ án này, với khả năng là có rất nhiều người Việt nam sống ở Châu Âu đã tham gia vào, ngoài các quan chức Việt Nam từ Việt Nam sang.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 23/10/2018

Published in Diễn đàn

Một tuần sau khi có tin ông Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam được đề xuất kiêm giữ chức Chủ tịch nước, chính ông Tổng bí thư lại lên tiếng nói rằng đây chỉ là một giải pháp tình thế.

nhat1

Ông Nguyễn Phú Trọng Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, sắp tới sẽ kiêm chức Chủ tịch nước. Ảnh chụp 5/2016. AFP

Theo một nguồn tin thân cận với các giới chức Việt Nam, thì trước buổi họp của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vào chiều ngày chủ nhật 30/9/2018, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không biết rằng mình sẽ được đề nghị nắm giữ chức chủ tịch nước. Nguồn tin này cho biết đề xuất này xuất phát từ ông Phạm Minh Chính, Trưởng Ban tổ chức trung ương đảng.

Ông Phạm Minh Chính được cho là người đã thực hiện thành công việc ghép hai chức vụ chủ tịch bên chính quyền và bí thư đảng cộng sản làm một ở cấp xã, khi ông còn đứng đầu Đảng Cộng sản tại tỉnh Quảng Ninh.

Một nhà quan sát mà chúng tôi không muốn nêu danh tánh cho rằng mối quan hệ đồng hương của ông Chính với một nguyên Tổng bí thư là ông Lê Khả Phiêu, cùng ở Thanh Hóa, cũng đã giữ vai trò thúc đẩy ông Chính đưa ra đề nghị này.

Ông Lê Khả Phiêu từng đưa ra đề nghị gộp hai chức vụ Tổng bí thư Đảng Cộng sản và Chủ tịch nước vào làm một hồi năm 1999, và sau đó nhắc lại vào năm 2002.

Thế nhưng tại sao ông Trọng lại nói vào ngày 8/10 rằng chuyện ông ra nắm giữ thêm chức vụ chủ tịch nước là một giải pháp tình thế ?

Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Chánh văn phòng Quốc hội Việt Nam cho chúng tôi biết từ Sài Gòn :

"Tôi cho đó là cách nói khiêm tốn thôi, trong tình hình Chủ tịch Trần Đại Quang mới ra đi. Người ngang vai ngang vế để lên thay thì chưa chín mùi, cho nên trước mắt phải giới thiệu Tổng bí thư, làm luôn chức Chủ tịch nước. Nhưng mà cũng đã đến thời kỳ mà hai chức vụ này chỉ cho một người làm. Điều này cũng chín mùi rồi".

Tuy chỉ có một đảng cầm quyền, nhưng Việt Nam có một hệ thống gọi là song trùng gồm hai bên đảng và chính quyền, cứ một vị trí của chính quyền lại có một vị trí của đảng cộng sản tương đương.

Sau khi việc hợp nhất được thực hiện ở cấp xã tại Quảng Ninh và một số tỉnh khác, cách đây một năm, Đảng Cộng sản ra nghị quyết số 18 vào tháng 10/2017, tiến hành việc gộp lại hai hệ thống với nhau.

Một số nhà quan sát cho rằng việc thực hiện điều này, mà gần đây có nhiều báo chí gọi là nhất thể hóa, sẽ không dễ dàng.

Tiến sĩ Vũ Tường, bộ môn chính trị Đại học Oregon, Hoa Kỳ, nhận xét vào cuối năm 2017 :

"Tôi nghĩ việc nhất thể hóa và việc nên làm nhưng mà họ không thể làm được là bởi vì sự yếu kém của các nhân vật lãnh đạo, cũng như là sự phân chia quyền lực, sự tản quyền rất là lớn trong nội bộ của Đảng Cộng sản. Cho nên họ sẽ lúng túng mà không thể áp dụng được ở mức cao nhất, có thể áp dụng ở mức độ cao nhất là bí thư tỉnh ủy chứ không thể cao hơn".

Sau khi có tin loan báo ông Nguyễn Phú Trọng được đề cử giữ chức chủ tịch nước, tờ báo mạng Nikkei Review của Nhật Bản dẫn lời Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng từ Hoa Kỳ nói vào đầu năm 2018, rằng việc hợp nhất hai chức vụ chủ tịch nước và tổng bí thư đảng cần nhiều thời gian mới thực hiện được, vì phải điều chỉnh hiến pháp cũng như điều lệ đảng cộng sản.

nhat2

Các vị đứng đầu nước Việt Nam hiện nay, từ trái qua, Ông Trần Quốc Vượng, Ông Trần Đại Quang (qua đời), Ông Nguyễn Phú Trọng, Ông Nguyễn Xuân Phúc, Bà Nguyễn Thị Kim Ngân. AFP

Bản thân ông Nguyễn Phú Trọng cũng đã từng bày tỏ mối nghi ngại rằng hợp nhất như vậy sẽ làm cho quyền lực tập trung lớn quá vào tay một người, khó kiểm soát.

Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam người Úc cho truyền thông Đức biết rằng ông khá ngạc nhiên khi biết việc ông Trọng được đề xuất nắm giữ hai chức vụ. Ông Thayer cũng cho rằng mặc dù là có duy nhất một đảng cầm quyền, nhưng cơ cấu hai bên đảng và chính quyền cho phép có một cơ chế nào đó để kiểm soát quyền lực lẫn nhau.

Nhưng Luật sư Trần Quốc Thuận không đồng ý như vậy :

"Làm gì có chuyện cân bằng kiểm tra lẫn nhau ở một cái nước mà do một đảng lãnh đạo. Cái đó chỉ là đóng vai thôi, người ta bảo làm thế mất thì giờ, họp trong đảng ra nghị quyết cũng thế, bày đặt hội đồng nhân dân này kia, nên người ta muốn làm trực tiếp luôn đi cho nó xong".

Nhiều nhà quan sát người Việt, kể cả những người bất đồng chính kiến như Luật sư Lê Công Định đều đồng ý với nhau ở một mục đích của việc nhất thể hóa, đó là tiết kiệm tiền của cho ngân sách quốc gia vì sẽ bỏ đi một nửa số người ăn lương nhà nước. Nhưng đây cũng là trở ngại lớn nhất vì việc gộp hai chức danh lại sẽ làm cho nhiều người bị mất việc. Theo ước tính của Luật sư Trần Quốc Thuận, số người bị loại ra khỏi bộ máy có thể đến hàng vạn người.

Ông Nguyễn Phú Trọng có lần cũng đề cập rằng việc nhất thể hóa và chuyện rất nhạy cảm vì đụng chạm đến nhiều người.

Nay điều thú vị lại nằm ở chổ dường như việc nhất thể hóa lại được tiến hành ở tầng mức cao cấp nhất trong bộ máy chính trị Việt Nam.

Tuy nhiên sau khi ông Nguyễn Phú Trọng nói với báo chí Việt Nam rằng việc ông sẽ nắm giữ thêm chức chủ tịch nước chỉ là một giải pháp tình thế, ông không nói gì về việc mô hình đó có tiếp tục sau nhiệm kỳ của ông hay không.

Còn theo phỏng đoán của Luật sư Trần Quốc Thuận, việc một người giữ hai chức vụ Tổng bí thư Đảng Cộng sản và Chủ tịch nước sẽ được duy trì sau đại hội đảng toàn quốc của Đảng Cộng sản lần thứ 13 trong hai năm tới đây.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 09/10/2018

Published in Diễn đàn

Phí bảo vệ môi trường có thể sòng phẳng như lời Chủ tịch Quốc hội ? (RFA, 27/09/2018)

Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng tại Việt Nam sẽ tăng lên khung cao nhất từ ngày một tháng một năm 2019. Mức thuế mới này sẽ gây ảnh hưởng như thế nào ? Liệu tiền thu thuế có được chi hoàn toàn cho công tác bảo vệ môi trường ?

xang1

Một trạm đổ xăng ở Hà Nội (Ảnh minh họa). AFP

Mặc dù có nhiều ý kiến phản đối tăng thuế môi trường đánh vào xăng dầu trong năm qua ; tuy nhiên, vào ngày 20 tháng 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua dự thảo Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường. Trong đó thuế môi trường đối với xăng từ ngày một tháng một năm 2019, sẽ được tăng kịch trần lên mức 4.000 đồng/lít, mức cũ là 3.000 đồng/lít.

Ngoài xăng, thuế môi trường đối với dầu diesel sẽ tăng từ 1.500 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít, dầu mazut và dầu nhờn tăng từ 900 đồng/lít lên 2.000 đồng/lít, dầu hỏa tăng từ 300 đồng/lít lên 1.000 đồng/lít và mỡ nhờn tăng từ 900 đồng/lít lên 2.000 đồng/lít.

Trước đây, thuế môi trường đối với xăng chỉ 1.000 đồng mỗi lít, cho đến ngày 1/5/2015 tăng lên 3.000 đồng/lít, kể từ ngày một tháng một năm 2019 là 4.000 đồng/lít và lộ trình dự kiến sau năm 2020 sẽ thu thuế môi trường 8.000 đồng trên mỗi lít xăng.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc tăng thuế môi trường trong xăng sẽ không tác động đến chỉ số giá tiêu dùng năm 2018, đảm bảo mục tiêu kiềm giữ lạm phát dưới 4% trong năm nay.

Tuy nhiên theo chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Bùi Trinh, xăng dầu là sản phẩm thiết yếu nên khi tăng giá xăng sẽ dẫn tới ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số giá sản xuất PPI, ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng CPI… và sẽ là một điều đáng lo ngại.

Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cũng cho rằng, quyết định tăng thuế môi trường lần này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, vì các chi phí sẽ đều tăng khi giá xăng tăng. Ông nói tiếp :

"Xăng là mặt hàng thiết yếu trong đời sống xã hội hiện nay, nếu mà tăng thuế môi trường tính vào xăng thì giá xăng tăng lên, mà giá xăng tăng lên thì giá tất cả mặt hàng tăng lên. Trong kinh tế học, có cái gọi là cân đối liên ngành, tức là giá đầu vào một sản phẩm tăng thì giá đầu ra của nó sẽ tăng. Và giá đầu ra của một sản phẩm tăng sẽ lại trở thành giá đầu vào của một sản phẩm khác. Thí dụ giá xăng dầu tăng thì giá sắt thép sẽ tăng, giá sắt thép tăng thì giá các mặt hành sử dụng sắt thép sẽ tăng, nhà cửa sẽ tăng. Từ đó nó sẽ dẫn đến tăng mặt bằng giá cả. Cái sự tăng giá đó sẽ thể hiện đầy đủ sau ba tháng kể từ khi áp dụng cái thuế này".

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, Phó giáo sư, Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh thuộc Học viện Tài chính Việt Nam lại cho rằng việc tăng thuế môi trường đối với xăng cũng là điều hợp lý :

"Nếu mà nói giá xăng của các nước trong khu vực, thì hiện nay giá xăng dầu của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực Châu Á. Mà nếu nói thuế bảo vệ môi trường trong xăng dầu thì Việt Nam vẫn ở dưới mức trung bình chung của thế giới. Vì thế việc chúng ta tăng thuế bảo vệ môi trường lên thì nó cũng bình thường thôi, chứ không có gì để chúng ta đáng nói cả".

Tuy nhiên, theo Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, không thể so sánh giá xăng với các nước xung quanh như Singapore, Thái Lan, Malaysia vì mức thu nhập của người dân của họ cao hơn ở Việt Nam. Theo bà so sánh chi phí xăng dầu Việt Nam rẻ hơn một chút mà lại quên đi các yếu tố là thu nhập của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước khác là so sánh không sòng phẳng. Bà cho biết thêm ý kiến :

"Nếu chưa chứng minh được là sử dụng tốt thuế môi trường thì không có lý do gì mà thu thêm của người dân, bởi vì thu thêm mà vẫn như vậy thì không ai sẵn sàng đóng thuế cả".

xang2

Người dân chờ đổ xăng tại một trạm xăng ở Hà Nội. AFP photo

Trước những lo ngại về việc sử dụng tiền thu thuế môi trường như thế nào. Trong cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều ngày 20 tháng 9 năm 2018, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, tiền thuế bảo vệ môi trường phải chi cho bảo vệ môi trường, thì người dân mới thấy sòng phẳng, chứ không phải thu chỗ này chi cho chỗ khác.

Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính Việt Nam, khoản thu từ thuế bảo vệ môi trường không phải là khoản thu mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp, không quy định sử dụng cho các nhiệm vụ chi cụ thể, mà thực hiện nhiệm vụ chi theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh cũng nhìn nhận rất khó tách bạch thu chi tiền thuế bảo vệ môi trường, vì tiền thuế bảo vệ môi trường khi thu vào thì đều nhập vô nguồn thu ngân sách nhà nước. Và hàng năm chính phủ lập ra kế hoạch chi tiêu ngân sách dựa vào tổng thu, chứ không tách riêng ra là thuế bảo vệ môi trường chỉ chi cho bảo vệ môi trường. Ông nói tiếp :

"Việc chi cho bảo vệ môi trường nó cũng được hiểu theo các nghĩa khác nhau, và thông thường thì các nhà kinh tế học hiểu theo cái nghĩa rộng nhất của từ bảo vệ môi trường. Trong đó nó có cả việc làm các đường giao thông, cầu cống, để từ đó giảm thiểu ách tắc giao thông thì từ đó nó cũng giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nghĩa rộng như thế thì cũng không thể tách bạch chuyện thu cho bảo vệ môi trường thì chi cho bảo vệ môi trường".

Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh tình hình bội chi ngân sách hiện nay của Việt Nam khá căng thẳng, vì vậy cho nên Bộ Tài chính tìm các nguồn thu để trang trải cho các nguồn chi cũng là một điều dễ hiểu. Theo ông, quyết định tăng thuế môi trường với xăng dầu lần này sẽ giúp ngân sách có thêm khoảng 15.600 tỉ đồng. Ông cho rằng đây là khoản thu lớn cho ngân sách nhưng sẽ làm tăng chi phí vận tải, tăng giá thành tất cả sản phẩm dịch vụ trên thị trường Việt Nam, dẫn đến việc các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp ASEAN khác ngay tại quê nhà.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, thì lại cho rằng nguồn thu ngân sách nhà nước bị thu hẹp vì thuế xuất nhập khẩu giảm, do Việt Nam ký nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương với các quốc gia và nhiều khu vực trên thế giới. Ông cho biết thêm :

"Thật sự mà nói nguồn thu ngân sách đang rất là khó khăn. Tuy nhiên nếu mà nói vì nguồn thu ngân sách mà tăng thuế bảo vệ môi trường thì cũng chưa hẳn đúng. Nếu từ 1/1/2019 Việt Nam tăng thêm 1.000 đồng phí môi trường cho mỗi lít xăng thì cả năm 2019 cũng chỉ thu thêm từ 15 đến 16 ngàn tỷ đồng, thì rõ ràng nó chưa là gì cả để nói rằng nó có thể bù thâm thủng ngân sách".

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng, mức tăng thuế môi trường trong xăng lên 4.000 đồng mỗi lít là không hợp lý, chính phủ Việt Nam nên có nỗ lực cắt giảm chi phí, cân đối ngân sách, hơn là nỗ lực tăng thêm phí môi trường để bù cho các khoảng bội chi ngân sách.

Theo tin chúng tôi mới nhận được, tại phiên họp Ban chỉ đạo điều hành giá của Bộ công thương sáng ngày 28 tháng 9 năm 2018, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết nên dời ngày tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng. Theo ông Hải, thời điểm tăng thuế môi trường đối với xăng rơi vào tháng Chạp và tháng Giêng, sẽ tác động tới điều hành CPI cả năm 2019. Vì vậy, ông Hải kiến nghị nên tăng vào thời điểm khác thích hợp hơn.

Đây không phải lần đầu tiên Bộ Công Thương nêu lo ngại về thời điểm tăng thuế môi trường đối với xăng. Tại cuộc họp báo của Ban chỉ đạo giá hồi tháng 7, ông Đỗ Thắng Hải cũng đã nêu vấn đề này và đề nghị chưa tăng ngay thuế bảo vệ môi trường với xăng.

*********************

Tại sao doanh nghiệp và viên chức thích đổ thải xuống biển ? (RFA, 27/09/2018)

Liên tục trong thời gian hai năm qua, người ta chứng kiến nhiều lời đề nghị của các doanh nghiệp hoặc viên chức nhà nước đổ chất thải của các dự án công nghiệp xuống biển.

Tại sao ?

dothai1

Cuộc biểu tình lớn nhất vì môi trường tại Việt Nam qui tụ hàng ngàn người, phản đối Formosa. 1/5/2016. AFP

Việc xin phép đổ chất thải xuống biển gần đây nhất là vào ngày 11/9/2018, Tỉnh Quảng Ngãi xin phép chính phủ đổ hơn 15 triệu mét khối chất nạo vét cảng của công ty thép Hòa Phát Dung Quất xuống biển.

Trước đó, giữa tháng 8/2018, một trung tâm điện lực ở Tỉnh Quảng Bình, xin phép đổ 2,5 triệu mét khối bùn nạo vét cảng xuống vùng biển gần đảo Hòn La của tỉnh này.

Gây xôn xao dư luận hơn cả là vào tháng 6/2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép nhà máy điện Vĩnh Tân dìm chất nạo vét cảng than của nhà máy này tại vùng biển gần khu bảo tồn sinh học Hòn Cau của tỉnh Bình Thuận. Việc này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nhà khoa học cũng như dân chúng. Kế hoạch này sau đó phải bị bãi bỏ.

Điểm chung của cả ba trường hợp này là việc đổ chất thải xuống biển không có trong dự tính ban đầu của các dự án.

Nhận định về việc này, Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nói với RFA :

"Khi lúc đầu không tính đến chất thải, mà trong quá trình vận hành dự án, khai thác nó, (chất thải) xuất hiện, thì đó là điều mà tôi cho là tầm nhìn không dài hạn kể cả của chủ đầu tự dự án, lẫn hội đồng thẩm định, hay cơ quan nhà nước phê duyệt".

dothai2

Làng chài Bình Thuận. AFP

Một điểm chung nữa trong các đề nghị đổ chất thải xuống biển vừa qua là những người đề nghị, có khi là doanh ngiệp, có khi là viên chức nhà nước tại địa phương, cho rằng những chất thải đó, chỉ là bùn cát nạo vét nên không nguy hại đến môi trường.

Giáo sư Đặng Hùng Võ nói rằng trên thế giới cũng không thiếu những trường hợp người ta dùng những chất thải không độc hại để xây đảo nhân tạo, lấn biển.

Một sân bay lớn hàng đầu thế giới là Kansai ở Nhật Bản đã được xây trên một đảo nhân tạo làm bằng cát.

Ông Đặng Hùng Võ nói tiếp :

"Tôi cho rằng đây là một câu chuyện có thể dẫn đến rất nhiều điều lợi, nhưng cũng có thể dẫn tới nhiều điều tai hại nếu khảo sát không kỹ. Trong đó cái mà tôi cho rằng nguy hại nhất là có thể làm đảo lộn hệ sinh thái biển. Khi mà chúng ta đổ rất nhiều chất thải, kể cả chất thải không nguy hại, nhưng mà nó làm đảo lộn hệ sinh thái biển thì cũng là điều tai hại".

Khi dự án nhấn chìm bùn cát thải ở Bình Thuận được Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận, nhiều người dân Bình Thuận đã phản đối. Một chủ trại nuôi tôm nói với chúng tôi rằng ông không đồng ý với nhà chức trách cho rằng bùn cát nạo vét là hoàn toàn vô hại :

"Mấy ảnh nói như vậy, chứ thực ra san hô nó nằm trước trên bề mặt rồi, bây giờ mình đổ xuống thì nó nằm chồng lên bề mặt của san hô, san hô thiếu ô xy thì nó chết. Khi san hô chết thì hệ thống lọc nước của mình không lọc qua san hô được, thì công việc của mình trở nên khó khăn. Hệ sinh thái tảo tự nhiên, vi sinh động vật, tự nhiên của biển không còn dưỡng chất nữa, cho nên rất khó".

Đây chính là việc đảo lộn hệ sinh thái mà Giáo sư Đặng Hùng Võ đã đề cập.

Ông Nguyễn Huy Vũ, một chuyên gia kinh tế hiện sống ở Na Uy đưa ra ba nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp, hay viên chức nhà nước Việt Nam liên tục đề nghị đồ chất thải nạo vét xuống biển trong hai năm vừa qua :

"Các quan chức Việt Nam không đánh giá cao vấn đề môi trường. Đó là một. Thứ hai là họ không hiểu biết đầy đủ về môi trường. Nhưng quan trọng hơn hết là họ bị mua chuộc bởi những doanh nghiệp muốn đổ chất thải ra biển, bởi vì nếu đem chất thải đó đi xử lý thì rất tốn kém, cho nên cách hay nhất đối với họ là đút lót tiền mua chuộc quan chức để đem đổ thải ra biển".

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đồng ý với nhận định cho rằng các doanh nghiệp do muốn tiết kiệm chi phí nên đã đề nghị đổ chất thải xuống biển :

"Việc không có chổ để mà xử lý và muốn tiết kiệm chi phí thì chắc người ta chọn phương án này, nhưng chắc phương án này cần phải được nghiên cứu và đánh giá cẩn trọng hơn nữa".

Về cáo buộc có sự móc ngoặc với nhau giữa doanh nghiệp và các viên chức nhà nước trong việc đổ chất thải xuống biển, Giáo sư Đặng Hùng Võ có nhận xét :

"Tôi cho rằng những cáo buộc đó là có căn cứ vì đáng nhẽ ra khi chuyên gia đã chứng minh cái đó không được đổ xuống biển là bởi vì ngay cả khi nó không nguy hại thì cũng làm đảo lộn hệ sinh thái biển, nhưng mà địa phương thì vẫn cứ cho".

Trong dự án dìm bùn thải tại Bình Thuận, khi tin tức được đưa ra một cách chính thức, nhiều nhà khoa học cũng như dân chúng đã lên tiếng phản đối với những lập luận vững chắc, nhưng phải một thời gian dài sau đó dự án này mới được ngưng lại.

Ông Đặng Hùng Võ gọi việc tiết kiệm tiền để không xử lý chất thải mà đổ xuống biển là một hành động tham nhũng môi trường.

Tuy có cáo buộc như vậy nhưng cho đến nay chỉ có một viên chức liên quan đến các đề nghị xả thải xuống biển bị kỷ luật, là ông Hà Quốc Quân, bị cách chức Giám đốc công ty tư vấn vụ đề nghị xả thải ở Bình Thuận, nhưng với tội danh không kê khai tài sản trung thực chứ không phải là nhận hối lộ.

Về nhận thức và hiểu biết về môi trường yếu kém của các viên chức trong bộ máy quản lý nhà nước, những nhà khoa học và quản lý như Giáo sư Đặng Hùng Võ, Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật, hiện điều hành một khu sinh thái tại Nam Cát Tiên, cho rằng nó thể hiện trong việc các quan chức nhà nước Việt Nam thường xem nhẹ báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường là một nghiên cứu về khả năng gây hại của một dự án, cũng như những điều lợi do nó đem lại có bù đắp được những thiệt hại đó hay không.

Một tín hiệu đáng mừng, theo Giáo sư Đặng Hùng Võ là Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến nghiên cứu này trong các dự án, nhất là tự sau thảm họa môi trường Vũng Áng Hà Tĩnh, khi nhà máy thép Formosa xả chất thải trực tiếp xuống biển làm cá chết hàng loạt vào năm 2016, gây những thiệt hại kinh tế to lớn và bất ổn xã hội kéo dài.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 26/09/2018

Published in Diễn đàn

Nhân quyền có là nút thắt đối với Hiệp định mậu dịch tự do Việt Nam Châu Âu ?

Hơn 30 Dân biểu Quốc Hội Châu Âu vào ngày 17 tháng 9 đồng ký tên vào thư gửi đến hai Cao Ủy Thương Mại và Đại Diện Cấp Cao của Liên Minh Châu Âu nói rõ nếu tình trạng nhân quyền tồi tệ của Việt Nam không được cải thiện, thì rất khó để họ có thể đồng ý phê chuẩn Hiệp định Mậu Dịch Tự Do EU-Việt Nam.

evfta1

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (trái) và Thủ tướng Đức bà Markel tại Đức, 7/2017. AFP

Vậy vấn đề nhân quyền ảnh hưởng thế nào đến quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam nói chung, và thỏa thuận mậu dịch tự do Việt Nam Châu Âu nói riêng ?

Việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Châu Âu (EVFTA) đã bắt đầu khá lâu, từ năm 2013. Trong suốt quá trình đàm phán đó, hai bên đã bận rộn với những định chế pháp lý, quyền lao động, tiêu chuẩn môi trường… Theo một số nhà quan sát, tầm quan trọng của EVFTA đối với Việt Nam đã tăng lên nhiều trong hai năm gần đây, khi khuynh hướng bảo hộ mậu dịch bắt đầu xuất hiện mạnh trong thương mại toàn cầu, mà Việt Nam lại là một quốc gia lệ thuộc rất nhiều vào thương mại quốc tế, với tổng kim ngạch thương mại cao hơn 100% tổng sản phẩm quốc dân.

Với sự khó khăn của thị trường Mỹ, vốn lớn bậc nhất cho hàng xuất khẩu Việt Nam, Việt Nam đã kỳ vọng nhiều vào thị trường Châu Âu. Trong hai năm qua người ta chứng kiến liên tục các đoàn ngoại giao Việt Nam đến Châu Âu, mà mục đích lớn nhất được cho là để thúc đẩy EVFTA.

Nhưng đồng thời trong hai năm qua, các vụ đàn áp người bất đồng chính kiến, các tổ chức hoạt động xã hội, chính trị trong nước cũng trở nên rất căng thẳng với liên tục những phiên tòa bỏ tù những blogger, nhà báo tự do.

Một trong những người bị bắt bỏ tù vì thành lập tổ chức Hội anh em dân chủ là Luật sư Nguyễn Văn Đài, hiện đang tị nạn chính trị tại Đức nói với RFA :

"Mức độ vi phạm nhân quyền từ đầu 2016 đến nay là hết sức nghiêm trọng. Về phía quốc hội Châu Âu thì họ sẽ cẩn thận cân nhắc trong vấn đề thảo luận hiệp định thương mại. Nếu Việt Nam không cải thiện thì số lượng dân biểu quốc hội EU phản đối tăng lên, mà điều này dẫn đến việc bỏ phiếu, thành ra quốc hội có thông qua hay không thì không thể nói trước được".

Đầu năm 2018, một tạp chí về kinh tế của Việt Nam là Vneconomy cho rằng có thể việc ký kết sẽ diễn ra trong mùa hè năm 2018, nhưng đến tháng 9/2018 việc đó vẫn chưa xảy ra.

Tuy nhiên ông Nguyễn Huy Vũ, một chuyên viên kinh tế hiện sống và làm việc tại Na Uy cho rằng vấn đề nhân quyền sẽ không ảnh hưởng nhiều đến EVFTA.

Sau khi một số dân biểu Nghị viện Châu Âu gửi bức thư lên Ủy ban Châu Âu bày tỏ sự lo ngại về tình trạng vi phạm nhân quyền của Việt Nam, ông Nguyễn Huy Vũ trả lời đài RFA :

"Nhân quyền vẫn có thể dùng như một đòn bẩy để họ áp lực Việt Nam để Việt Nam đưa ra những cải tổ, thậm chí đưa ra những điều khoản thương mại đem lại nhiều lợi ích hơn cho Châu Âu. Cuối cùng thì tôi nghĩ chuyện nhân quyền không ảnh hưởng mấy đến việc thông qua hiệp định thương mại, sớm muộn gì thì cũng sẽ được thông qua".

Ông Vũ cho rằng sự phản đối mới nhất của một số nghị viên Châu Âu có thể chỉ gây nên một ít tiếng vang nhưng không cản được sự hợp tác thương mại giữa hai bên. Ông cho rằng Việt Nam có trả tự do cho một số tù nhân lương tâm nhưng điều đó không quan trọng.

Ông Nguyễn Văn Đài là một trường hợp mà nhiều người cho rằng được trả tự do và cho sang tị nạn chính trị tại Đức là nhằm vào việc tỏ thiện chí với Cộng đồng Châu Âu, vì ông Đài có những quan hệ thân thiết với giới ngoại giao của nước Đức và các quốc gia Châu Âu.

Ông Nguyễn Văn Đài cũng cho rằng sự vận động của các tập đoàn, công ty ở Châu Âu cho EVFTA là quan trọng về phía hành pháp của EU tức là Ủy ban Châu Âu, nhưng ông nhấn mạnh tầm quan trọng của các dân biểu Châu Âu :

"Về phía Ủy ban Châu Âu thì có sự vận động của các tập đoàn kinh tế, họ sẽ có những nhượng bộ nhất định nào đó với Việt Nam. Nhưng họ phụ thuộc Quốc hội Châu Âu. Sau Quốc hội Châu Âu còn có các nước thành viên nữa. Với những thủ tục rất phức tạp, nên tôi nghĩ Việt Nam khó cỏ thể có hiệp định song phương trong năm nay hay sang năm".

Ông Nguyễn Huy Vũ thì lại củng cố cho lập luận của ông rằng EVFTA là có lợi cho chính Cộng đồng Châu Âu :

"Hiệp định thương mại Việt Nam Châu Âu thì không phải chỉ có mình Việt Nam có lợi, mà Châu Âu cũng có lợi, vì Châu Âu họ muốn dùng Việt Nam như một cửa ngõ để xâm nhập vào thị trường Đông Nam Á. Còn Việt Nam thì với một thị trường 80 triệu dân, một tầng lớp nhà giàu mới nổi lên, thì đó là một thị trường tương lai rất tốt cho hàng hóa xa xỉ phẩm Châu Âu, cũng như những dịch vụ về sức khỏe, giáo dục,… của Châu Âu cho Việt Nam".

Vấn đề nhân quyền bị xem nhẹ trong các quan hệ kinh tế không chỉ đối với trường hợp Cộng đồng Châu Âu mà còn với các tổ chức kinh tế tài chính quốc tế khác nữa như Quĩ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới.

evfta2

Luật sư Nguyễn Văn Đài (thứ ba từ trái sang) tại Đức sau khi được trả tự do, 7/2018. Courtesy of Luật sư Nguyễn Văn Đài.

Tiến sĩ Vũ Quang Việt, cựu chuyên viên về thống kê của Liên Hiệp Quốc, nói với RFA :

"Các ông ở Việt Nam bắt người này người kia bỏ tù đều đều thì các tổ chức nhân quyền lên tiếng thôi chứ Tiền tệ quốc tế hay Ngân hàng thế giới đâu có nói gì. Thực ra họ cũng nói là Việt Nam phải mở rộng nhân quyền. Mà đàn áp dữ quá thì đến một lúc nào đó mà bị Liên Hiệp Quốc lên án, thì sẽ là chuyện lớn, ví dụ như trường hợp Myanmar bị chấp dứt tất các sự giúp đỡ vào thời kỳ quân phiệt đàn áp nhân quyền".

Việt Nam hiện nay không có tình trạng tệ hại như Myanmar thời quân phiệt, thậm chí ông Vũ Quang Việt còn nêu ra một số quốc gia đối tác quan trọng của Châu Âu mà tình trạng vi phạm nhân quyền còn trầm trọng hơn Việt Nam như là Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập.

Tiến sĩ Vũ Quang Việt nói tiếp :

"Tôi không nghĩ là Cộng đồng chung Châu Âu đặt vấn đề lên hàng đầu. Vấn đề là họ không chỉ xem đó là đối tác thương mại, mà còn có những vấn đề chính trị khác nữa, như là vai trò của Việt Nam ở khu vực, rồi chuyện đối phó với Trung Quốc,… Họ phải tính tới tất cả những chuyện đó".

Như để minh chứng cho điều mà ông Việt nhận xét, trong tháng 8 năm 2018, một số quốc gia Châu Âu như Anh, Pháp đã cho tàu chiến vào Biển Đông tham gia chiến dịch tự do hàng hải do Mỹ khởi xướng, mà chiến dịch này được cho là nhằm ngăn cản Trung Quốc thực hiện sự bành trướng trên Biển Đông. Việt Nam không những không phản đối những quốc gia Châu Âu này, mà trong nhiều lần cũng đã lên tiếng chính thức ủng hộ tinh thần tự do hàng hải tại Biển Đông. Và Việt Nam được xem như quốc gia đứng ở tuyến đầu trong việc ngăn cản mộng bá quyền của Trung Quốc ở khu vực này.

Cuối cùng Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ nói với chúng tôi rằng câu chuyện nhân quyền là câu chuyện giữa những người Việt Nam với nhau, còn những quốc gia bên ngoài sẽ quan tâm đến hợp tác kinh tế với Việt Nam hơn.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 25/09/2018

Published in Diễn đàn

Cộng hòa Liên bang Nga, hậu thân của Liên Xô cũ, vẫn có vai trò quan trọng trong chiến lược ngoại giao của Việt Nam. Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, chuyên gia về quan hệ quốc tế hiện đang làm việc tại Singapore, nhận định như vậy, mặc dù chuyến đi Nga kỳ này của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không được chú ý nhiều như những chuyến đi của bản thân ông và các nhà lãnh đạo Việt Nam khác đến phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ.

"Từ góc nhìn của các nhà hoạch định chiến lược của Việt Nam, nước Nga mặc dù có sự suy giảm nhất định về vị thế, nhưng mà vẫn là một đối tác quan trọng mà Việt Nam muốn duy trì, và phát triển các mối quan hệ, trong một tổng thể trật tự thế giới mà Việt Nam mong muốn là trật tự đa cực. Và trong cái trật tự đa cực đấy thì nước Nga có một vai trò nhất định".

nga1

Khu trục hạm Nga Đô đốc Panteleyev, bỏ neo tại Cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, 31/7/2015. AFP

Lý do đầu tiên cho tầm quan trọng của nước Nga đối với Việt Nam, được Tiến sĩ Hiệp nêu lên là sự tin tưởng về chính trị, xuất phát từ thời Liên Xô cũ trước năm 1991, khi đó Liên Xô là một đồng minh quan trọng nhất của nước Việt Nam cộng sản.

Lý do tiếp theo là tiềm lực của chính nước Nga hiện nay, mặc dù đã bị suy giảm, nhưng theo Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, Nga vẫn là một cường quốc kinh tế, quân sự, trong đó Việt Nam có quan hệ mạnh mẽ ở hai lĩnh vực là dầu khí và thương mại quốc phòng, với con số 90% vũ khí hiện nay của Việt Nam là mua từ nước Nga.

Và cuối cùng còn một lý do nữa là lý do cảm xúc, vì hiện nay có khá nhiều các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam đã từng được đào tạo tại nước Nga thời Liên Xô, trong đó có bản thân ông Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Theo một nguồn tin mà chúng tôi có được, thì trong đoàn người tháp tùng ông Nguyễn Phú Trọng đến nước Nga có ông Bế Xuân Trường, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, người phụ trách việc mua sắm vũ khí, trang thiết bị quân sự của Việt Nam.

Kết quả được nhiều người quan tâm nhất trong sau chuyến thăm nước Nga của ông Nguyễn Phú Trọng lần này là số tiền trị giá một tỷ đô la Mỹ mà Việt Nam đặt hàng để mua vũ khí từ Nga. Theo Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, việc mua vũ khí từ nước Nga có hai lý do, đó là giả cả tương đối rẻ, và sự tương thích với những trang thiết bị mà quân đội Việt Nam hiện đang có, vốn được Liên Xô trang bị từ hàng chục năm nay.

Điều này cũng đã được ông Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis nhắc đến hồi tháng tư năm 2018, khi ông đề nghị Quốc hội Hoa Kỳ cho phép Việt Nam, Indonesia, và Ấn Độ được miễn trừ, không bị Washington trừng phạt khi mua vũ khí của Nga. Lý do được ông Mattis nêu ra là phải để cho các quốc gia này thích ứng một cách từ từ, họ phải có nguồn cung cấp thích hợp hiện nay cho số vũ khí mà họ đang có.

Theo nguồn tin không muốn nêu danh tánh của chúng tôi, thì có thể hợp đồng vũ khí 1 tỷ đô la này với nước Nga sẽ làm tiền đề để Việt Nam tiến sâu hơn trong những hợp đồng mua bán vũ khí với Hoa Kỳ.

ngaviet1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Nga Putin, Sochi, Nga, 9/2018. AFP

Tuy nhiên việc mua vũ khí của Nga cũng có những bất lợi cho Việt Nam, vì Trung Quốc cũng có trang bị những vũ khí tương tự, mà Trung Quốc lại là quốc gia thách thức Việt Nam nhất về quân sự hiện nay.

Điều này được kỹ sư Đỗ Thành, một người từng làm việc trong ngành quốc phòng của Pháp nói với chúng tôi :

"Có thể gọi đó là những vũ khí truyền thống của Việt Nam, nhưng khả năng tài chính lại không bằng người Trung Quốc được, cho nên những gì mà Việt Nam mua thì người Trung Quốc cũng có với những thiết bị cao cấp hơn, số lượng nhiều hơn, tối tân hơn. Việt Nam có 6 chiếc tàu ngầm Kilo, thì theo chỗ tôi biết người Trung Quốc có 56 chiếc với những thiết bị đặc biệt hơn".

Đồng tình với quan sát này, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nhấn mạnh :

"Nếu mà Việt Nam và Trung Quốc sử dụng các loại trang thiết bị vũ khí, khí tài giống nhau, thì phía Trung Quốc có thể nắm rất rõ các thông số kỹ thuật, các biện pháp sử dụng, chiến thuật,… cho nên họ có thể kềm chế Việt Nam được, ở một mức độ nhất định trong việc triển khai tác chiến".

Tuy nhiên ông cũng cho rằng chính điều bất lợi này đã khuyến khích Việt Nam đi tìm những nguồn cung cấp vũ khí khác. Trong những năm qua người ta đã nghe nói nhiều đến những vụ mua vũ khí, trang thiết bị quốc phòng của Việt Nam từ Israel, Hà Lan, Canada, và gần đây nhất là tin nói Việt Nam chuẩn bị mua lô vũ khí Mỹ đầu tiên trị giá 100 triệu đô la Mỹ.

Một chi tiết thứ hai được chú ý trong chuyến thăm nước Nga của ông Nguyễn Phú Trọng là việc tập đoàn khí đốt lớn nhất của Nga là Gazprom ký thỏa thuận với Việt Nam về năng lượng và khai thác khí đốt từ mỏ Báo Vàng trên thềm lục địa Việt Nam. Việc này làm người ta nhớ và so sánh trường hợp khoan dầu trong thềm lục địa Việt Nam của công ty Rosneft của Nga và Repsol của Tây Ban Nha.

Vào tháng 5/2018, Rosneft lên tiếng lo ngại bị Trung Quốc đe dọa khi khoan dầu tại thềm lục địa Việt Nam. Nhưng sau đó không nghe nói gì nữa, trái với trường hợp công ty Repsol phải rút đi trước đó vài tháng trước áp lực của Trung Quốc. Cả hai công ty này đều khoan dầu trong đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của mình trùm lên hầu như toàn bộ Biển Đông.

Việc cho phép các công ty Nga khoan dầu trong thềm lục địa Việt Nam là điều mà Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp đánh giá là quan trọng, như một công cụ để kềm chế Trung Quốc ở Biển Đông.

"Trong trường hợp Việt Nam và Nga thì chúng ta thấy Nga có một quan hệ tương đối tốt với Trung Quốc, chính vậy mà nếu có những va chạm về mặt lợi ích trên Biển Đông, thì Nga có thể dùng quan hệ với Trung Quốc đó để làm một đòn bẩy, để giảm, hoặc chống lại các áp lực của Trung Quốc. Và như vậy nó rất phù hợp với lợi ích của Việt Nam".

Theo Giáo sư Ngô Vĩnh Long, một chuyên viên về quan hệ quốc tế tại Hoa Kỳ, Trung Quốc nhập khẩu nhiều dầu khí từ nước Nga, chỉ riêng công ty Rosneft đã xuất sang Trung Quốc trị giá 70 tỉ đô la Mỹ hàng năm.

Nhưng lá bài Nga không phải lúc nào cũng có lợi cho Việt Nam trong việc đối đầu với Trung Quốc, nhất là trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Nga đã từng tuyên bố có lợi cho Trung Quốc, về phán quyết phủ nhận chủ quyền của Trung Quốc của Tòa trọng tài quốc tế trong vụ Philippines kiện Bắc Kinh.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp cho rằng Nga không có nhiều quyền lợi ở Biển Đông cho nên có thái độ nước đôi, khi đi với Bắc Kinh thì tuyên bố có lợi cho Trung Quốc, còn trong bản tuyên bố chung với Việt Nam sau chuyến thăm Nga của ông Nguyễn Phú Trọng thì lại đồng tình với Việt Nam về việc giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình.

Tiến sĩ Hiệp kết luận rằng Việt Nam không trông chờ gì về thái độ của Nga trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc mà chỉ có lợi khi quan hệ với Nga về mặt thương mại quốc phòng và khai thác dầu khí.

Quan điểm này khá gần với Giáo sư Ngô Vĩnh Long, ông cho rằng Việt Nam không thể dùng Nga để chống Trung Quốc, nhưng có thể làm cho Nga đừng ngã về phía Trung Quốc.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 12/09/2018

Published in Diễn đàn

Những cuộc tiếp xúc Việt- Mỹ trong tám tháng đầu năm 2018 bao gồm những cuộc thăm viếng chính thức của các Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao hai bên, cho đến những cuộc thăm viếng có tính cách kỹ thuật như bà Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách kiểm soát vũ khí Andrea Thompson đến Hà Nội vào đầu tháng tám, Hội thảo lục quân có sự tham dự của các viên tướng Mỹ vào cuối tháng tám tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm thủ đô nước Mỹ tháng 6/2018,… và gây tiếng vang hơn cả là hàng không mẫu hạm Carl Vinson cặp cảng Đà Nẵng tháng 3/2018.

vnhk1

Hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ Carl Vinson tại Đà Nẵng, 3/2018. AFP

Nhận định về hàng loạt cuộc gặp gỡ như vậy, Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế tại Sài Gòn nói với Đài RFA :

"Việt Nam đã chủ động đẩy mạnh quan hệ với Mỹ. Đối với nhiều người thì Tổng thống Trump là ngưới khó dự đoán. Việt Nam đã hết sức chủ động trong chính sách đối ngoại của mình gắn kết với Mỹ nhiều hơn, để chủ động hơn trong chính sách, giảm thiểu khả năng bất ngờ đối với Việt Nam, và cũng để tạo mối quan hệ sâu hơn với Mỹ, mặc dầu về mặt chính thức thì Việt Nam cũng không muốn làm Trung Quốc bất an khi thúc đẩy quan hệ sâu với Mỹ".

Theo một nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam không muốn nêu tên, về phía Mỹ đã có một sự thay đổi lớn trong cách nhìn về vai trò của Việt Nam hiện nay, sự thay đổi đó, theo nhà nghiên cứu này thì không hẳn là do quyết định của chính quyền Mỹ hiện tại dưới quyền Tổng thống Trump, mà là một khuynh hướng của nước Mỹ về trật tự thế giới đã bắt đầu hình thành từ năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ, và Mỹ trở thành quốc gia siêu cường duy nhất dẫn dắt trật tự thế giới.

Quốc gia siêu cường duy nhất này đang phải đối mặt với sự trỗi dậy của Trung Quốc, về cả quân sự lẫn chính trị. Thậm chí có ý kiến từ Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc đã vượt qua Mỹ như là một cường quốc.

Thạc sĩ Hoàng Việt, một người nghiên cứu Biển Đông tại Sài Gòn, dẫn lời những nhà quan sát khác nhau cho rằng cuộc chiến tranh thương mại mà Mỹ vừa phát động với Trung Quốc trong năm 2018, là một cuộc phản công, không để hình thành một trật tự mà Trung Quốc mong muốn.

Bên cạnh chiến tranh thương mại, ông Hoàng Việt cho rằng vấn đề Biển Đông là rất quan trọng. Tại đây Bắc Kinh liên tục lấn lướt các nước nhỏ trong mấy năm qua.

"Hiện nay thì mặc dù Hoa Kỳ không nói ra, nhưng vấn đề quan trọng nhất là phải kiềm chế Trung Quốc. Đương nhiên vấn đề Biển Đông rất quan trọng. Điều đó cho thấy một điều là thế của Trung Quốc đã thay đổi, không còn một mình một chợ múa gậy vườn hoang như trước nữa, mà Hoa Kỳ và các đồng minh đã ra tay".

Ông cho rằng Trung Quốc có phần đã xuống nước, sau khi vừa qua đã đồng ý với các quốc gia Đông Nam Á về việc thúc đẩy một bộ qui tắc ứng xử trên Biển Đông.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, việc nhận ra vai trò quan trọng của Việt Nam trong cuộc đối đầu với Trung Quốc là điều mà Việt Nam có thể thủ được nhiều lợi ích, nhất là về mặt an ninh hàng hải :

"Hiện tại Việt Nam là nước có tiếng nói mạnh mẽ nhất đối với Trung Quốc tại khu vực Biển Đông, và tôi nghĩ rằng Mỹ sẽ tận dụng điều này để giúp Việt Nam có thể về một mặt nào đó, có thể nâng cao năng lực hàng hải của mình ở khu vực Biển Đông, để bảo đảm một mục tiêu lớn hơn của Mỹ là đảm bảo tự do hàng hải ở khu vực".

Vào tháng 3/2018, Mỹ đã chuyển giao cho Việt Nam tàu tuần duyên loại Metal Shark, vào tháng 6/2018 hai bên đã có một cuộc đối thoại về an ninh hàng hải tại thủ đô nước Mỹ, cũng vào tháng 6/2018, Mỹ mời Việt Nam tham gia cuộc tập trận hải quân RIMPAC ở Thái Bình Dương tổ chức mỗi hai năm một lần.

vnhk2

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (trái) và Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh, Hà Nội, 9/7/2018. AFP

Vào tháng 8/2018, một đạo luật về quốc phòng của Mỹ đã được sự đồng thuận của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, trong đó có ngân sách viện trợ quốc phòng cho các quốc gia Đông Nam Á.

Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung cũng đồng ý với nhận xét rằng trong những tiếp xúc giữa Mỹ với các quốc gia Đông Nam Á vừa qua, việc tiếp xúc với Việt Nam là tăng mạnh hơn hết.

Tuy nhiên theo ông Nguyễn Thành Trung, Việt Nam vẫn thận trọng không làm cho Trung Quốc phật lòng. Biểu hiện cho điều đó là việc Việt Nam tuy được mời tham gia tập trận RIMPAC 2018, nhưng chỉ phái các sĩ quan quan sát, chứ không gửi tàu chiến tham dự.

Tương tự như vậy, theo ông Nguyễn Thành Trung, là thái độ của Việt Nam đối với ý tưởng thành lập Tứ giác Ấn Độ Thái Bình Dương, với nòng cốt là bốn quốc gia Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, và Úc :

"Về mặt địa chính trị thì Việt Nam là cực kỳ quan trọng đối với bộ tứ đó. Nhưng vấn đề này còn tùy thuộc vào Việt Nam chấp nhận những chính sách của bộ tứ đó như thế nào ? Hiện tại Việt Nam vẫn giữ ở mức nhẹ nhàng, từ tốn, vì chính sách ba không của Việt Nam không muốn gắn chặt với bên nào".

Cách nhìn những tiếp xúc Việt- Mỹ liên tục diễn ra trong năm nay giữa ông Nguyễn Thành Trung và ông Hoàng Việt cũng có sự khác nhau.

Ông Hoàng Việt đánh giá cao quan hệ quốc phòng, đặc biệt chuyến thăm Việt Nam của bà Andrea Thompson :

"Việc Thứ trưởng (Ngoại giao) Hoa Kỳ về kiểm soát vũ khí, bà Thompson sang thăm Việt Nam, tuy nội dung làm việc chưa được tiết lộ, nhưng có khả năng là Việt Nam muốn mua sắm một số vũ khí của Hoa Kỳ. Điều đó cho thấy cùng với việc trước đây khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, và tháng ba năm nay hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ cặp bến Đà Nẵng, cho thấy trong tương lai quan hệ quốc phòng Việt Nam Hoa Kỳ sẽ phát triển mạnh hơn nữa".

Ông Nguyễn Thành Trung xem mối quan tâm về kinh tế thương mại quan trọng hơn, đó là chuyến thăm Mỹ của ông Vương Đình Huệ vào tháng 6/2018 :

"Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm Mỹ cũng đã gặp ông Lighthizer, cố vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ trong cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Hiện tôi vẫn xem kinh tế là quan trọng, kể từ cuộc viếng thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hồi tháng năm năm ngoái".

Lý do được ông Trung đưa ra là vì Việt Nam là một quốc gia thương mại, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cao hơn cả tổng sản lượng quốc dân, điều đó làm Việt Nam lo âu giữa cuộc chiến tranh mậu dịch Mỹ Trung. Cuộc chiến thương mại này đang phá giá đồng tiền Trung Quốc, đồng tiền Việt Nam, có thể tạo nên những bất lợi quan trọng.

Tuy vậy hai ông Nguyễn Thành Trung và Hoàng Việt đều đồng ý ở điểm Việt Nam vẫn duy trì thái độ không liên minh của mình trong quan hệ với các cường quốc.

Khi được hỏi liệu quan hệ Mỹ Việt có thể sẽ dẫn đến một mối quan hệ đồng minh hay không, ông Hoàng Việt cho biết :

"Việt Nam có một chính sách quốc phòng gọi là Ba không. Chính sách này đã chính thức được luật hóa cách đây độ một tháng. Tức là Việt Nam luôn duy trì chính sách Ba không, không liên kết với một quốc gia này để chống lại một quốc gia khác, không cho một quốc gia khác lập căn cứ quân sự trên đất nước mình, … như vậy khả năng Việt Nam chính thức trở thành một đồng minh của Hoa Kỳ là không có, nhưng vấn đề quan trọng là tuy không phải chính thức là đồng minh với một hiệp ước nào đó, nhưng trong thực tế, không khác gì đồng minh cả, thì cũng không sao".

Nhận xét này khá tương đồng với nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Dy, dẫn lời nhà nghiên cứu người Mỹ Patrick Cronin, cho rằng Việt Nam là "đồng minh" chủ chốt của Washington trong khu vực Đông Nam Á. Ông Dy cũng cho rằng việc hoãn lại việc chuẩn thuận luật ba đặc khu của Việt Nam, mà nhiều người cho rằng có lợi cho Bắc Kinh, là một sự điều chỉnh chiến lược của Việt Nam tiếp tục đi theo hướng thân thiện với Hoa Kỳ.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 29/08/2018

Published in Diễn đàn

Việc Malaysia quyết định hủy hai đại dự án có vay tiền Trung Quốc là tin mới nhất về những nguy hại đối với các quốc gia phải mang nợ Trung Quốc.

vay1

Biểu tình phản đối dự luật ba đặc khu. 10/6/2018.- AFP

Trường hợp thảm hại nhất là Sri Lanka phải giao cảng nước sâu cho Trung Quốc để gán nợ.

Còn Việt Nam thì sao ?

Một cơ quan của Chính phủ Việt Nam là Bộ kế hoạch và Đầu tư cũng đã ra tuyên bố chính thức, cảnh báo những bất lợi khi vay tiền của Trung Quốc.

Ngày 15/8/2018, cơ quan này ra một báo cáo cho Thủ tướng, mang tựa đề : Thu hút, quản lý và sử dụng vốn vay ODA, ưu đãi nước ngoài 2018 - 2020, tầm nhìn 2025.

Báo cáo này nói rằng lãi suất Việt Nam phải trả khi vay tiền của Trung Quốc, cao hơn vay của các quốc gia khác, thời gian phải trả cũng ngắn hơn.

Bên cạnh đó báo cáo cũng đề cập đến chất lượng của các dự án vay tiền Trung Quốc, dùng kỹ thuật của Trung Quốc, có chất lượng thấp. Báo cáo kết luận rằng cần thận trọng khi vay tiền Trung Quốc.

Nhưng hiện nay Việt Nam nợ Trung Quốc bao nhiêu tiền thì không thấy báo cáo này ghi rõ.

Tiến sĩ Vũ Quang Việt, một chuyên gia kinh tế hiện sống tại Mỹ cũng đặt ra câu hỏi này, và theo như kết quả nghiên cứu của ông gửi cho chúng tôi, dựa trên những con số công khai thì Việt Nam đang nợ Trung Quốc số tiền trị giá hơn 4 tỉ đô la Mỹ tính cho đến năm 2013. Theo ông con số này có thể thấp hơn nhiều so với thực tế, vì chỉ riêng khoản tiền phát sinh khi thực hiện dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã là hơn 300 triệu đô la Mỹ trong giai đoạn sau năm 2013.

Tiến sĩ Vũ Quang Việt nói rằng Việt Nam đã không còn công bố nợ của Việt Nam đối với từng nước từ năm 2011, nhưng đáng lẽ đó là điều cần phải làm :

"Cho đến bây giờ thông tin về việc vay của Trung Quốc gần như là bí mật. Họ không công bố thông tin, mà đáng lẽ họ phải công bố".

Một điều nữa mà báo cáo về vay vốn phát triển từ Trung Quốc của Bộ kế hoạch và đầu tư không đề cập là vấn đề nhà thầu.

Tiến sĩ Vũ Quang Việt nói tiếp :

"Nếu mà vay của Trung Quốc thì phải dùng nhà thầu của Trung Quốc. Mà dùng nhà thầu Trung Quốc thì họ lại đòi hỏi đem công nhân của họ sang để xây dựng".

Ông nêu ra ví dụ về kỹ thuật kém của nhà thầu Trung Quốc trong dự án Cát Linh Hà Đông đã đưa đến những thiệt hại vô cùng lớn mà Việt Nam đang gánh chịu.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, từ Hà Nội, cũng chia sẻ nhận định này, ông nói rằng nhà thầu làm dự án Cát Linh Hà Đông chưa bao giờ thực hiện công việc đó. Và điều này là một bài học rất đắt giá.

Một bài học khác khi vay tiền Trung Quốc nữa là vấn đề tham nhũng.

vay2

Các dự án vay nợ Trung Quốc đến năm 2013. Tiến sĩ Vũ Quang Việt.

Ông Mahathir Mohamad, Thủ tướng đương nhiệm của Malaysia đã công khai nói rằng dự án đường sắt Bờ Đông mà Trung Quốc tài trợ cho nước này đã làm thất thoát một số tiền lớn do tham nhũng.

Ông Nguyễn Huy Vũ, chuyên gia kinh tế, từ Na Uy cho chúng tôi sự so sánh giữa vay tiền các định chế quốc tế và vay tiền Trung Quốc :

"Đối với các định chế quốc tế như Quĩ tiền tệ quốc tế, hay Ngân hàng thế giới, thì họ có những tiêu chuẩn rõ ràng khi xét cho vay, sử dụng nguồn vốn vay, họ đòi hỏi có sự minh bạch và giải trình. Tiền đó là tiền thuế của người dân của họ đóng vào, nên họ muốn giúp các nước khác phát triển hiệu quả nhất, hạn chế thất thoát và tham nhũng.

Còn Trung Quốc thì khác, các điều kiện của họ rất là dễ dàng. Họ không đòi hỏi giải trình minh bạch, mà chỉ cần cam kết riêng tư giữa lãnh đạo. Khi Trung Quốc cho vay thì muốn đạt được những mục đích kinh tế và địa chính trị của họ".

Chính vì sự ràng buộc của các định chế quốc tế khi cho vay đã làm cho một số quốc gia kém phát triển không thấy thoãi mái, mà theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nghiên cứu chính trị tại Singapore, các nước đó xem những ràng buộc đó là một kiểu dạy đời về kinh tế.

Việt Nam có lẽ cũng không là một ngoại lệ khi không còn vay tiền từ Quĩ tiền tệ quốc tế.

Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh :

"Hiện nay Việt Nam không còn có tín dụng gì với Quĩ tiền tệ quốc tế nữa. Việt Nam không chấp nhận những điều kiện của họ. Còn vay của Trung Quốc thì Việt Nam cũng thận trọng, chưa vay nhiều, trừ Tập đoàn điện lực quốc gia Việt Nam".

Tuy nhiên do sự thiếu thông tin, nên sự thận trọng này, cũng như lời cảnh báo của Bộ kế hoạch đầu tư vẫn không làm tan đi những nghi ngờ về những quyết định kinh tế của chính phủ Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ :

"Tôi có những cuộc nói chuyện riêng tư với một số quan chức trong chính quyền, nhiều người họ ý thức được chuyện Việt Nam nợ Trung Quốc nhiều, có vấn đề về phát triển. Nhưng có lẽ họ là thiểu số không có quyền quyết định".

Những nghi ngờ này càng tăng sau khi nhà nước Việt Nam cho công bố dự án ba đặc khu, Vân Đồn, Phú Quốc và Vân Phong, với khả năng là Trung Quốc sẽ đầu tư phát triển rất nhiều vào các đặc khu này.

Bên cạnh việc vay vốn đầu tư phát triển từ Trung Quốc, Việt Nam còn tham gia vào một ngân hàng do Trung Quốc thành lập mang tên Ngân hàng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Châu Á.

Theo những nhà quan sát thì ngân hàng này nằm trong một tham vọng chính trị của Trung Quốc mang tên Vành đai con đường, đưa ảnh hưởng của Trung Quốc xuống Ấn Độ Dương, sang Châu Phi, xuyên vùng Trung Á, sang Châu Âu, tạo lập nên một trật tự mới, trong đó cường quốc Trung Hoa là trung tâm.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói với chúng tôi :

"Việt Nam góp 670 triệu đô la Mỹ cho Ngân hàng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Châu Á. Cho đến nay chưa thấy thu xếp một khoản tín dụng nào cả, ít nhất là tôi không biết. Có lẽ điều đó không bình thường đối với Việt Nam, đâu có sẳn vốn sẳn tiền để đưa vào một cái quĩ như thế, mà cho đến bây giờ mình chưa được xu nào, trong khi mình rất cần tiền".

Tuy nhiên hành động góp vốn này của Việt Nam lại được Tiến sĩ Vũ Quang Việt và Nguyễn Huy Vũ cho rằng chỉ là một việc tượng trưng. Ông Nguyễn Huy Vũ nói :

"Việt Nam đang đi dây ngoại giao giữa phương Tây và Trung Quốc, giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho nên đó là cái cách Việt Nam làm ngoại giao. Tham gia góp vốn vào ngân hàng đó là để làm hài lòng Trung Quốc là chính".

Như vậy về mặt ngoại giao và địa chính trị thế giới Việt Nam có lẽ ý thức được sự đe dọa của trật tự mới mà Trung Quốc đang rắp tâm xây dựng.

Nhưng còn những áp lực và nguy hại trong quan hệ kinh tế, trong đó có vay vốn từ Trung Quốc thì sao ?

Theo Tiến sĩ Vũ Quang Việt, việc cho ra đời ba đặc khu, và có thể sắp tới đây là khu vực phi thuế quan ở biên giới đã được các nhà lãnh đạo cấp cao của hai nước thỏa thuận, đã vấp phải sự phản đối từ chính nhiều người trong Đảng Cộng sản, của giới trí thức, và dân chúng, sự phản đối lớn đến mức mà dự án ba đặc khu hiện thời đang được đình lại chờ xem xét.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 22/08/2018

Published in Diễn đàn