Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bất ổn tại Myanmar gia tăng (RFA, 30/08/2017)

Giao tranh giữa lực lượng an ninh Mynamar và du kích quân Rohingya ở bang Rakhine, miền bắc Myanmar vẫn tiếp tục kể từ thứ 6 tuần trước, 24 tháng 8 và vẫn chưa có dấu hiệu giảm xuống.

myanmar1

Khói bốc lên từ một ngôi làng bị đốt cháy gần thị trấn Maungdaw ở bang Rakhine hôm 30/8/2017 - AFP

Theo hãng tin AFP, đã có ba ngôi làng bị bốc cháy hôm 30 tháng 8.

Một người dân làng Rohingya ở gần thị trấn Maugdaw muốn giấu tên cho biết dân cư ở đây đã phải chạy trốn khỏi xóm làng của mình khi lực lượng an ninh tiến vào và đốt nhà của họ.

Giao tranh giữa quân chính phủ và du kích quân Rohingya trong 6 ngày qua đã khiến ít nhất 110 người chết và khiến hàng ngàn người phải rời đi lánh nạn.

Lực lượng Arkan Rohingya Solidarity Army cho biết họ đã bắt đầu thực hiện các cuộc tấn công bất ngờ hôm thứ sáu tuần trước nhắm vào các đồn cảnh sát. Vũ khí họ sử dụng là dao, chất nổ tự chế và vài khẩu súng.

Lực lượng này đã bắt đầu thực hiện các cuộc tấn công nhắm vào lực lượng an ninh của chính phủ từ hồi tháng 10 năm ngoái. Những vụ tấn công này đã khiến quân đội Myanmar phải thực hiện một chiến dịch trấn áp kéo dài cả tháng qua khiến hàng chục người chết và 87.000 người phải rời bỏ nhà cửa sang Bangladesh lánh nạn.

Thêm người Rohingya chạy nạn đến biên giới Bangladesh

Theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), có thêm ít nhất 18.500 người Hồi giáo Rohingya vượt biên giới sang Bangladesh lánh nạn.

Người phát ngôn của IOM ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Chris Lom cho biết con số thống kê này được tính cho đến đêm hôm 29 tháng 8 và rất khó để xác định được con số chính xác vì nhiều người vượt được sang nước láng giềng Bangladesh có thể đã không đăng ký với chính quyền địa phương.

Tính đến ngày 29 tháng 8 đã có khoảng 6.000 người đến được biên giới giữa Bangladesh và Myanmar.

Chính phủ Bangladesh hôm 30 tháng 8 đã cho gia tăng tuần tra nhằm ngăn cản những người tị nạn đến nước này. Hiện tại đã có khoảng 400.000 người Rohingya đang lánh nạn tại Bangladesh.

Những người Rohingya thường phải vượt qua biên giới đất liền hoặc bơi qua con sông Naf giữa hai nước Myanmar và Bangldesh bất chấp những rủi ro có thể xảy đến với họ.

Một giới chức chính phủ Bangladesh nói với hãng tin AFP là đã có 2 xác phụ nữ Rohingya và 2 xác trẻ em được tìm thấy trên đất Bangladesh hôm 30 tháng 8. Đây là những người đã bị chết đuối khi tàu của họ bị lật trên sông.

Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng kêu gọi chính phủ Myanmar phải bảo vệ các thường dân không phân biệt tôn giáo, đồng thời kêu gọi chính phủ Bangladesh tiếp nhận những người tị nạn.

Biểu tình tại Malaysia ủng hộ người Rohingya

Trong khi đó, tại Malaysia, hàng trăm người biểu tình vào hôm 30 tháng 8 để bày tỏ sự ủng hộ với cộng đồng người Hồi giáo Rohingya ở Myanmar đang phải gánh chịu những hậu quả của giao tranh.

Một số người biểu tình khóc và nói rằng thân nhân họ đang bị sát hại. Một số người khác giương cao các biểu ngữ có dòng chữ ‘Chấm dứt nạn diệt chủng người Rohingya", ‘Hãy cứu người Rohingya’...

Cuộc biểu tình diễn ra ôn hòa nhưng vẫn có 20 người bị bắt vì nghi có những vi phạm liên quan đến nhập cư.

Có một nhóm nhỏ những người biểu tình đã tập trung trước đại sứ quán Myanmar ở Kualar Lumpur.

Theo Liên Hiệp Quốc, hiện có khoảng 60.000 người tị nạn Rohingya ở Malaysia. Những người này chủ yếu làm các công việc không đòi hỏi tay nghề cao, những nghề mà người địa phương thường không làm.

Những đàn áp nhắm vào người Rohingya ở Myanmar cũng khiến nhiều người Malaysia và những người theo đạo Hồi trên toàn thế giới tức giận.

***********************

Miến Điện : Hơn 18 ngàn người Rohingya đã chạy sang Bangladesh (RFI, 30/08/2017)

Hôm 30/08/2017, Tổ chức Di dân Quốc tế (OIM) thông báo là đã có ít nhất 18.500 người, chủ yếu là người Hồi Giáo Rohingya vượt biên sang tị nạn bên nước láng giềng Bangladesh kể từ khi nổ ra các trận giao tranh giữa quân nổi dậy Rohingya với quân đội Miến Điện ngày 25/08.

myanmar2

Người Rohingya tìm đường băng qua biên giới Miến Điện Bangladesh. Ảnh chụp gần vùng biên giới ngày 28/08/2017. Reuters

Một phát ngôn viên của OIM nói thêm còn nhiều người tị nạn đang kẹt lại ở biên giới, nhưng họ không biết chính xác là bao nhiêu. Trong những ngày gần đây, một phần trong số người tị nạn Rohingya đã không được Bangladesh cho đi qua biên giới.

Còn tại Malaysia, quốc gia có đa số dân là người Hồi Giáo, hôm nay, hàng trăm người đã xuống đường biểu tình ủng hộ người Rohingya ở Miến Điện và kêu gọi chấm dứt các vụ bạo lực nhắm vào cộng đồng thiểu số này. Theo Liên Hiệp Quốc, hiện có gần 60 ngàn người Rohingya tị nạn ở Malaysia.

Trong khi đó, hôm qua, tại Genève, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Zeid Ra'ad Al Hussein đã lên án các vụ vi phạm quyền của người Rohingya và theo ông, đó chính là nguồn gốc khiến bạo động bùng phát ở bang Rakhine, Miến Điện. Ông Zeid cho rằng chính quyền Miến Điện lẽ ra đã có thể ngăn chận những vụ bạo động đó.

Từ ngày 25/08 đến nay, các trận giao tranh giữa quân nổi dậy Rohingya với quân đội Miến Điện đã khiến hơn 100 người chết, trong đó có khoảng 80 chiến binh Rohingya.

Thanh Phương

***********************

Bangladesh đề nghị giúp Miến Điện chống quân nổi dậy Rohingya (RFI, 29/08/2017)

Ngày 29/08/2017, Bangladesh ngỏ ý sẵn sàng hỗ trợ quân sự giúp Miến Điện chống lại lực lượng nổi dậy người Rohingya. Trong khi đó Liên Hiệp Quốc lo ngại những thường dân của sắc tộc thiểu số theo Hồi Giáo đang trở thành nạn nhân của các vụ bạo lực trong những ngày qua ở bang Rakhine.

myanmar3

Quân đội Bangladesh tại Ghumdhum sát biên giới với Miến Điện. Ảnh ngày 26/08/2017. Reuters/Mohammad Ponir Hossain

Trong một cuộc họp với Miến Điện tại Dhaka bàn về tình hình biên giới, một quan chức cao cấp ngoại giao Bangladesh đã đề xuất sẵn sàng hỗ trợ quân sự cho quân đội Miến Điện trong các chiến dịch tấn công quân nổi dậy người Rohingya tại vùng biên giới.

Quan chức ngoại giao Bangladesh giấu tên nói : "Nếu Miến Điện muốn, lực lượng an ninh của hai nước có thể tiến hành các chiến dịch quân sự chung để chống bất kỳ toán quân vô chính phủ nào cũng như lực lượng Arakan, trên dọc biên giới giữa hai nước Bangladesh và Miến Điện".

Lực lượng Cứu Nguy Arakan Rohingya (ARSA) là nhóm quân nổi dậy có vũ trang tuyên bố chiến đấu để bảo vệ người thiểu số Hồi Giáo, mà theo họ đang là nạn nhân của an ninh Miến Điện cũng như của cộng đồng đa số người theo Phật Giáo tại bang Rakhine.

Chưa có phản ứng nào của giới ngoại giao Miến Điện về những thông tin trên.

Từ cuối tuần trước tình hình trở nên căng thẳng khi lực lượng nổi dậy người Rohingya liên tiếp mở các cuộc tấn công vào quân đội chính phủ Miến Điện ở vùng biên giới với Bangladesh. Những ngày qua đã có hơn 100 người thiệt mạng, trong đó có khoảng 8 chục chiến binh nổi dậy. Chiến sự lan rộng đã làm dấy lên làn sóng thường dân Rohingya ồ ạt vượt biên qua Bangladesh lánh nạn.

Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn cho biết chỉ trong 3 ngày qua đã có ít nhất 3000 người thiểu số Hồi Giáo Rohingya vượt biên sang Bangladesh để chạy trốn các cuộc xung đột bạo lực

Trước đó, 400 nghìn người Rohingya đã chạy sang Bangladesh tránh bạo lực. Lo ngại các trại tị nạn trở nên quá tải, Bangladesh không muốn tiếp nhận thêm những người Rohingya từ bên kia biên giới Miến Điện. Hôm qua, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres ra thông cáo tỏ "lo ngại sâu sắc" với số phận của những thường dân Rohingya, trong các vụ xung đột tại bang Rakhine, miền tây Miến Điện. Đồng thời Liên Hiệp Quốc kêu gọi Bangladesh cố gắng hơn nữa trợ giúp những người phải chạy trốn bạo lực mà trong đó đa số là phụ nữ và trẻ em.

Anh Vũ

Published in Châu Á

Chính phủ Miến Điện cáo buộc quân nổi dậy Rohingya dùng trẻ em làm lính (RFI, 28/08/2017)

Hôm 28/08/2017, bà Aung San Suu Kyi, người trên thực tế lãnh đạo chính phủ Miến Điện, cáo buộc quân nổi dậy người Rohingya Hồi giáo sử dụng trẻ em làm lính và đốt cháy nhiều ngôi làng.

myanmar1

Lính biên phòng Bangladesh ngăn người Rohingya vượt biên từ Miến Điện qua biên giới tị nạn ngày 27/08/2017. Reuters/Mohammad Ponir Hossain

Trên trang Facebook cá nhân, cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi tố cáo "quân khủng bố" chống lại lực lượng an ninh Miến Điện bằng cách đưa lính trẻ em lên chiến tuyến. Chính quyền Miến Điện khẳng định rằng chính những trẻ em đó đã dùng dao tham gia các vụ tấn công từ thứ Sáu tuần trước (25/08) vào các đồn cảnh sát biên phòng.

Tuy nhiên, theo hãng tin AFP, cần phải thận trọng trước cáo buộc nói trên, bởi vì cho tới nay chính phủ của bà Aung San Suu Kyi vẫn ủng hộ quân đội Miến Điện, trong khi lực lượng này bị các tổ chức nhân quyền quốc tế, như Human Rights Watch, tố cáo là đã phóng hỏa nhiều ngôi làng của người Hồi giáo và phạm nhiều tội ác.

Quân đội Cứu nguy Rohingya Arakan, lực lượng nổi dậy, đã tấn công vào các đồn biên phòng, bác bỏ lời cáo buộc của chính phủ Aung San Suu Kyi. Trên trang Twitter, lực lượng này khẳng định, khi bố ráp các làng của người Hồi giáo, binh lính Miến Điện đã đem theo các "phần tử cực đoan" Phật Giáo, và những người này đã đốt nhiều nhà của dân làng.

Bạo động hiện vẫn tiếp diễn tại bang Rakhine, miền tây Miến Điện, nơi từ nhiều năm qua, tình hình vẫn rất căng thẳng giữa cộng đồng Hồi giáo Rohingya và cộng đồng Phật Giáo. Theo thống kê của cảnh sát, từ thứ Sáu đến nay, các trận giao tranh đã khiến ít nhất 92 người thiệt mạng, trong đó có 12 người bên phía lực lượng an ninh.

Giáo hoàng Francis hôm qua đã bày tỏ tình liên đới và kêu gọi tôn trọng quyền của thiểu số Hồi giáo Rohingya. Hôm nay, tòa thánh Vatican cũng vừa thông báo là giáo hoàng sẽ thăm Miến Điện vào cuối tháng 11 tới, trước khi thăm Bangaldesh.

Thanh Phương

************************

Miến Điện : Thường dân Rohingya kẹt giữa hai làn đạn (RFI, 28/08/2017)

Do chiến sự nổ ra giữa quân nổi dậy với quân đội Miến Điện, hàng ngàn người Hồi giáo Rohingya đang chạy về phía biên giới Bangladesh để lánh nạn. Như vậy là một lần nữa, thường dân của cộng đồng thiểu số này lại bị kẹt giữa hai làn đạn.

myanmar2

Người Rohingya vượt rào biên giới tìm đường chạy nạn sang Bangladesh ngày 27/08/2017. Reuters/Mohammad Ponir Hossain

Hiện có khoảng 1,1 triệu người Rohingya sinh sống tại bang Rakhine và đây vẫn được xem là một trong những cộng đồng thiểu số bị truy bức nặng nề nhất thế giới, nhất là vì họ là những người vô tổ quốc, không được xem là công dân Miến Điện, mà chỉ là người Bengali nhập cư trái phép. Nhưng Bangaldesh thì cũng xem người Rohingya là những người nhập cư trái phép và thường không cho họ sang tị nạn.

Không những thế, thường dân Rohingya còn thường xuyên là mục tiêu trả đũa của quân đội Miến Điện. Tháng 10 năm ngoái, sau cuộc tấn công vào các đồn cảnh sát, mà quân nổi dậy Rohingya bị nghi là thủ phạm, quân đội Miến Điện đã mở các "chiến dịch chống khủng bố" tại bang Rakhine. Binh lính Miến Điện lúc đó bị tố cáo đã gây ra nhiều vụ truy bức sắc tộc, giết người, hãm hiếp và tra tấn đối với thường dân Rohingya.

Lần này cũng vậy, sau cuộc tấn công của quân nổi dậy Rohingya vào các đồn cảnh sát thứ Sáu tuần trước, quân đội Miến Điện, cùng với các phần tử Phật Giáo cực đoan đã bố ráp các ngôi làng Rohingya, đốt cháy nhiều nhà của dân làng, theo lời tố cáo của các tổ chức phi chính phủ.

Trước tình hình đó, hàng ngàn người của cộng đồng thiểu số này trong những ngày qua đã vượt biên chạy sang láng nạn bên nước Bangladesh láng giềng. Khoảng 3000 người đã sang được Bangladesh, nhưng từ hôm qua, lính biên phòng Bangladesh đã đẩy trở lui hàng ngàn người tị nạn Rohingya khác, mặc dù có tin là lính Miến Điện đã bắn vào thường dân vượt biên.

Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân đạo quốc tế đang nỗ lực cứu trợ cho những người tị nạn Miến Điện, nhưng các tổ chức này đã buộc phải rút một số nhân viên, sau khi chính phủ cho biết họ đang điều tra về sự dính líu của các tổ chức nhân đạo vào cuộc tấn công của quân nổi dậy vào một ngôi làng trong tháng tám.

Vào tuần trước, một ủy ban quốc tế, đứng đầu là cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã kêu gọi chính quyền Miến Điện nên cho thiểu số Rohingya được hưởng thêm nhiều quyền, nếu không thì có nguy cơ là ngày càng có nhiều người thuộc cộng đồng này trở nên cực đoan. Ủy ban Annan được thành lập vào năm ngoái chính là theo yêu cầu của bà Aung San Suu Kyi.

Báo cáo của ủy ban này đề nghị chính quyền đóng cửa toàn bộ các trại tạm cư, hiện đang có tổng cộng 120 000 người Rohingya tản cư, ở bang Rakhine và cho họ một nơi ở đàng hoàng hơn.

Nhưng trong báo cáo, Ủy ban Kofi Annan đã tránh dùng chữ "Rohingya", một từ vẫn là cấm kỵ ở Miến Điện. Điều này cho thấy là không dễ gì giải quyết được vấn đề Rohingya và như vậy là thường dân của cộng đồng thiểu số này sẽ còn tiếp tục kẹt giữa hai làn đạn.

Thanh Phương

************************

Miến Điện : Nguy cơ nội chiến ở bang miền tây Rakhine (RFI, 27/08/2017)

Bang Rakhine ở phía tây Miến Điện lại rơi vào vòng xoáy bạo lực sau loạt tấn công ngày 25/08/2017 của người nổi dậy Rohingya theo Hồi giáo nhắm vào các trạm cảnh sát Miến Điện. Ít nhất 92 người chết trong các cuộc đụng độ.

myanmar3

Đoàn người Rohingya vượt biên giới sang Banladesh trốn chạy xung đột bạo lực ngày 26/08/2017. Reuters/Mohammad Ponir Hossain

Hàng nghìn người Hồi giáo Rohingya tìm đường trốn khỏi Miến Điện thông qua ngả Bangladesh. Ngày 26/08, lực lượng an ninh Miến Điện gần đồn biên phòng Ghumdhum thậm chí đã nổ súng vào thường dân, khiến 12 người thiệt mạng. Tình hình hiện nay có thể dẫn đến một đợt trấn áp mới của quân đội Miến Điện đối với thường dân người Rohingya.

Thông thông tín viên RFI trong khu vực, Arnaud Dubus, tường trình :

Bạo lực lại nổi lên ở bang Rakhine và bắt đầu giống một cuộc nội chiến nhỏ. Những người Rohingya nổi dậy, được huấn luyện và nhận tài trợ từ nước ngoài, đã tấn công lực lượng an ninh Miến Điện. Lực lượng này buộc phải phản công truy đuổi quân nổi dậy. Cuộc tấn công cũng nhắm vào thường dân thiểu số Hồi giáo Rohingya đang đi lánh nạn.

Cách đây vài hôm, cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã trình một bản báo cáo lên ngoại trưởng Miến Điện Aung San Suu Kyi. Trong đó, ông Annan đề xuất trao thêm quyền tự do đi lại cho thường dân Rohingya và đóng cửa các trại tị nạn nơi có khoảng 120.000 người Rohingya sinh sống từ năm 2012.

Trước các đợt bạo động xảy ra trong những ngày qua, bà Aung San Suu Kyi khó có thể phản ứng ngay lập tức, trong khi đó, quân đội mới là người có tiếng nói cuối cùng về hồ sơ Rakhine.

Các cuộc đụng độ gần đây có nguy cơ đẩy mạnh vòng xoáy bạo lực và xâm phạm nhân quyền, trong đó có cả tình trạng hãm hiếp tập thể và sát hại thường dân, như từng xảy ra ở vùng này vào tháng 10/2016 sau những cuộc tấn công đầu tiên của các nhóm nổi dậy Rohingya.

Ngày hôm qua (26/08) quân đội bắn súng cối vào một số nhóm người, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em, đang tìm cách vượt biên giới giữa Miến Điện và Bangladesh là một dấu hiệu đầu tiên.

Bangladesh không nhận thêm người Rohingya Miến Điện

Ngày 26/08/2017, chính quyền Dhaka tuyên bố không nhận thêm người Rohingya vào nước này, vì hiện đã có khoảng 400.000 người Miến Điện sống tại Bangladesh. Theo trang Prothom Alo, Bộ Ngoại giao Bangladesh đã triệu ông Aung Myint, quan chức ngoại giao Miến Điện tại Dhaka, để bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về những sự kiện mới diễn ra, đồng thời yêu cầu chính quyền Naypyidaw có những biện pháp chấm dứt nhanh chóng làn sóng người Rohingya tràn sang Bangladesh.

Theo một tổ chức phi chính phủ của Malaysia bảo vệ người Hồi giáo (Malaysia Consultative Council of Islam Organisations, Mapim), Kuala Lumpur và Jakarta nên gây sức ép với chính quyền Miến Điện để ngừng truy bức người Hồi giáo Rohingya.

Cũng trong ngày 26/08, hãng tin AP trích phát biểu của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert, cho biết Hoa Kỳ cũng lên tiếng yêu cầu chính quyền Miến Điện nhanh chóng có những biện pháp nhằm giảm căng thẳng, đồng thời tôn trọng luật pháp và bảo vệ nhân quyền cũng như những quyền tự do cơ bản.

Trước hàng nghìn giáo dân tập trung trên quảng trường Saint-Pierre sáng 27/08, giáo hoàng Francis "cầu nguyện đấng Tối cao cứu giúp" cộng đồng thiểu số Rohingya theo Hồi giáo ở Miến Điện đang bị truy bức và yêu cầu tôn trọng các quyền của họ. Theo báo chí, giáo hoàng Francis có thể đến thăm Miến Điện và Bangladesh vào cuối tháng 11/2017.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Aung San Suu Kyi, thần tượng nhạt nhòa

La Croix hôm nay 31/03/2017 nhận định "Tại Miến Điện, hình ảnh của bà Aung San Suu Kyi bị sứt mẻ", còn Les Echos viết về "Kết quả tương phản của bà Aung San Suu Kyi". Nắm quyền từ một năm qua, bà cố vấn nhà nước vẫn chưa mang lại được hòa bình cho đất nước. Xung đột xảy ra nhiều thêm, và quân đội bị tố cáo vi phạm nhân quyền trầm trọng. Công cuộc dân chủ hóa Miến Điện còn phải chờ đợi lâu hơn dự kiến.

aung1

Bà Aung San Suu Kyi tại Quốc hội Miến Điện ở Naypidaw. Ảnh tư liệu chụp ngày 02/05/2012. REUTETS/Soe Zeya Tun/File Photo

Theo La Croix, vòng nguyệt quế giải Nobel hòa bình 1991 đã nhanh chóng bị phai mờ. Trong vòng một năm qua, hy vọng từng dấy lên tại Miến Điện khi bà Aung San Suu Kyi lên cầm quyền từ ngày 01/04/2016 đã trở thành nỗi thất vọng sâu sắc. Nhiều cử tri cảm thấy như bị lừa dối. Les Echos nói thêm, không chỉ 12 tháng qua bà tránh né báo chí, mà việc bà không có phản ứng gì trước các hồ sơ nhạy cảm như người Rohingya đã khiến người ta phải nghi ngờ về toan tính thực sự của bà.

Sự im lặng trước hồ sơ Rohingya

Bà Aung San Suu Kyi đã coi việc giải quyết xung đột sắc tộc là ưu tiên hàng đầu, nhưng từ sáu tháng qua, Miến Điện có thêm đến 140.000 người phải đi sơ tán và tị nạn. Hàng ngàn người Rohingya theo đạo Hồi phải chạy trốn các "chiến dịch an ninh" của quân đội ở Arakan thuộc miền tây. Họ sang tị nạn tại Bangladesh, và tố cáo những tội ác của quân đội Miến Điện : các trẻ em bị thiêu sống, những người bị trói trong những ngôi nhà bốc cháy, các vụ hãm hiếp tập thể.

Nhiều đại diện Liên Hiệp Quốc nêu ra "tội ác chống nhân loại". Ông Myo Thant, phát ngôn viên một đảng Hồi giáo tỏ ý tiếc : "Bà Aung San Suu Kyi chưa bao giờ đi thực địa ở Arakan, chưa hề đưa ra ý tưởng nào để giải quyết khủng hoảng".

Đứng đầu nhánh dân sự của chính phủ, bà không lãnh đạo cả cảnh sát lẫn quân đội triển khai tại Arakan, mà các lực lượng này nằm dưới quyền tổng tham mưu trưởng. Tuy nhiên bà cố vấn nhà nước không hề công khai phản đối chính sách đàn áp của các tướng lãnh đối với người Rohingya. Thậm chí chính phủ của bà còn phong tỏa viện trợ nhân đạo đến vùng này, và chối bỏ những vụ quân lính vi phạm nhân quyền.

Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc dự định lập ra một phái đoàn để thu thập các thông tin liên quan, nhưng đáng ngạc nhiên là bà Aung San Suu Kyi phản đối, với lý do sáng kiến này "sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề thay vì giải quyết" - theo bộ Ngoại Giao do bà chỉ đạo.

Thất bại trong giải quyết xung đột sắc tộc

Không chỉ ở miền tây, mà cả miền bắc và miền đông Miến Điện cũng chìm trong máu lửa. Bà Aung San Suu Kyi có gắng giải quyết xung đột sắc tộc bằng cách đề nghị các phe nổi dậy ký vào hiệp ước hòa bình do chính phủ tiền nhiệm soạn thảo.

Tuần này khi đi thăm các trại tị nạn Kachin ở cực bắc, thủ lãnh quân nổi dậy địa phương đã từ chối ký kết. Còn hội nghị hòa bình dự định vào tháng Hai đã không diễn ra, và chưa biết đến bao giờ sẽ tổ chức được. Tại chỗ, căng thẳng tăng cao. Ở biên giới Trung Quốc, quân nổi dậy Kokang đã tấn công vào quân đội Miến Điện, khiến 30.000 người phải di tản trong tháng Ba.

Chính phủ dân chủ, nhưng đối lập vẫn bị bỏ tù

Cho dù bây giờ là chính quyền dân chủ, nhưng các vụ bắt bớ mang tính chính trị tiếp tục diễn ra. Đa số các đạo luật cho phép bỏ tù những người đối lập vẫn không bị bãi bỏ, và nhiều nhà tranh đấu bị khởi tố vì tội vu khống do đã chế nhạo bà Aung San Suu Kyi hay tổng tham mưu trưởng quân đội trên mạng xã hội. Hiệp hội tù chính trị Miến Điện thống kê được đến 86 tù nhân lương tâm.

Les Echosdẫn lời một chuyên gia biết rất rõ về giải Nobel hòa bình Miến Điện thổ lộ : "Bà thực sự là một bà hoàng, không hề nghe ai cả", và nói thêm, đội ngũ giúp việc cũng không tốt vì ít ai chấp nhận làm việc với bà. "Bà muốn kiếm soát tất cả. Ngay cả các Đại biểu quốc hội, khi họp tại Naypyidaw, cũng không thể trú ngụ ở nơi nào họ muốn, và bị cấm ra ngoài, cấm phát biểu".

Về kinh tế, Ngân hàng Thế giới dự báo tỉ lệ tăng trưởng 6,5%, giảm nhẹ so với hai năm trước. Bà Suu Kyi nhìn nhận kinh tế không tăng như dự kiến. Chương trình của bà đề cập đến các mục tiêu về việc làm, đầu tư nước ngoài, phát triển cơ sở hạ tầng, nhưng không nêu ra biện pháp để đạt được. Các nhà đầu tư ngoại quốc tỏ ra dè dặt trước bối cảnh chính trị xã hội không ổn định, và không có được khung luật pháp rõ ràng về bảo vệ tài sản của tư nhân.

La Croix kết luận, chính phủ của các tướng lãnh trước đây (2011-2016) đã tự do hóa báo chí, bãi bỏ kiểm duyệt, trả tự do cho hàng trăm tù nhân chính trị và tổ chức bầu cử tự do. Nhưng hiện nay, chính phủ của bà Aung San Suu Kyi lại không thấy chứng tỏ quyết tâm đổi mới tương tự.

Tổng thống Philippines bất chấp Hiến pháp

Cũng tại Đông Nam Á, "ông Duterte không tôn trọng cả nhân quyền lẫn Hiến pháp". Đó là nhận định của ông Chito Gascon thuộc Ủy ban Nhân quyền Philippines khi trả lời phỏng vấn của báo Le Monde, tố cáo tổng thống Philippines gây áp lực trong các cuộc điều tra của tư pháp.

Từ khi ông Duterte lên nắm quyền ngày 30/06/2016, đã có trên 7.000 người bị giết chết dưới tay các sát thủ bí mật hoặc cảnh sát. Tuy có lập hồ sơ vì theo luật thì những vụ cảnh sát nổ súng phải có báo cáo, nhưng chưa ai bị điều tra. Ông Chito Gascon cho biết, có trên 2.000 trường hợp giết người liên quan trực tiếp đến cảnh sát, mà chưởng lý phải khởi kiện.

Bộ Tư pháp nhận lệnh của tổng thống và phía dưới là các biện lý cuộc, tuy trên nguyên tắc thì tư pháp phải độc lập. Các thẩm phán có được các bằng chứng, nhân chứng nhưng không truy tố ai cả, nên gia đình các nạn nhân nhiều khi còn phải dọn nhà đi nơi khác để tránh bị trả thù.

Chinatown ở Ý : Thủ đô của các xưởng may lậu và rửa tiền

Cũng liên quan đến Châu Á, đặc phái viên Le Figaro tại Ý viết về "Cuộc săn lùng người nhập cư lậu tại Prato, Chinatown lớn nhất nước Ý". Có khoảng 25.000 người Trung Quốc sống tại đây, nhưng nếu kể thêm những lao động bất hợp pháp thì con số này phải lớn gấp đôi. Cuộc chiến đấu chống các xưởng may lậu ở đây là lâu dài, nhưng tư pháp Ý vừa ghi điểm khi vô hiệu hóa được một đường dây đã "rửa" được đến 2 tỉ euro.

Tại Montemurlo nằm cách Prato 8 cây số, được mệnh danh là "Chinatown" của vùng ngoại ô Florence, số người Hoa chiếm đến 1/5 dân số. Có đến 5.600 xưởng may của người Trung Quốc, tất cả đều tập trung vào các loại quần áo giá rẻ. Một "tổ kiến" Châu Á, thịnh vượng nhờ giá lao động vô cùng rẻ, vắt kiệt sức lực người làm công và trốn thuế hàng loạt.

Các ông chủ người Hoa sau hai năm hoạt động lại khai phá sản để trốn tránh sự kiểm soát của thuế vụ. Chủ nhân thật sự của các xưởng may hiếm khi được tìm ra, hầu hết đều nhờ người khác đứng tên, thậm chí mới đây còn có trường hợp "chủ" được khai là một cô gái điếm người Hoa ở Roma. Các doanh nghiệp này không đóng cả thuế lẫn thuế VAT và các khoản phí xã hội, tất cả hoạt động mua bán đều bằng tiền mặt. Những ông bà chủ giàu lên tung tiền ra mua đất đai, nhà cửa sang trọng tại Ý và xe hơi hạng sang.

Putin dòm ngó vùng Bắc Cực

Tại Châu Âu, "Putin dòm ngó tài nguyên vùng Bắc Cực" - Le Figaro nhận xét. Vùng đất giá băng này mang tính chiến lược cao độ với tiềm năng dầu khí dồi dào.

Hiện nay gần 70% trữ lượng dầu khí Bắc Cực thuộc quyền của Nga. Nhìn chung toàn bộ khu vực cực Bắc của trái đất có đến 30% trữ lượng khí đốt thế giới và 13% trữ lượng dầu lửa, khiến các nước đều thèm muốn. Tất cả các tập đoàn dầu khí lớn đều tham gia tìm kiếm ngoài khơi, tuy bị các biện pháp trừng phạt của phương Tây làm giảm tiến độ.

Bị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cáo buộc tăng cường sự hiện diện quân sự tại Bắc Cực, Kremlin đáp lại rằng "Đó không phải là trở ngại mà là ưu thế", vì lính Nga tham gia làm sạch các địa điểm bị ô nhiễm nặng từ thời Liên Xô cũ. Nhưng Ireland tỏ ra lo ngại về mối đe dọa lên trữ lượng hải sản, còn Phần Lan cảnh báo "Nếu mất Bắc Cực, chúng ta sẽ mất cả thế giới".

Tổng thống Moldova cần viện trợ Châu Âu nhưng lại ngả theo Nga

La Croix chú ý đến "Toan tính nghiêng về Nga của tổng thống Moldova" : tân tổng thống Igor Dodon muốn thương lượng lại hiệp ước hợp tác với Liên Hiệp Châu Âu.

Tại đất nước nghèo nhất Châu Âu, nhiều cử tri thất vọng với các đảng thân EU đã bỏ phiếu cho cựu đảng viên cộng sản Igor Dodon và chương trình thân Nga của ông. Từ 5 tháng qua, tân tổng thống liên tục có những động thái nghiêng về Moskva, đồng thời đòi thảo luận lại hiệp ước với EU đã có hiệu lực từ tháng 7/2016. Ngược với quan điểm của chính phủ, ông vừa loan báo sẽ ký một hiệp ước quan sát viên với Liên minh Âu-Á do Nga lãnh đạo.

Tuy nhiên hàng trăm triệu euro cần thiết cho việc phát triển đất nước lại đến từ Bruxelles chứ không phải Moskva. Ngược lại, Nga lại còn đang tích cực hỗ trợ ngân sách cho vùng ly khai Transnistria.

Donald Trump, kẻ thù số một của Trái Đất ?

Nhìn sang Hoa Kỳ, Libération tố cáo "Sắc lệnh độc hại. Donald Trump, kẻ thù số một của khí hậu". Trong khi nước Mỹ của ông Obama dẫn đầu trong công cuộc đấu tranh chống hiện tượng trái đất bị hâm nóng, người kế nhiệm của ông lại muốn biến những nỗ lực này thành con số không. Mỉa mai thay, cùng lúc đó các nước gây ô nhiễm nặng như Trung Quốc và Ấn Độ lại đầu tư vào năng lượng tái tạo.

Trong bài xã luận mang tựa đề "Tự sát", tờ báo cánh tả Pháp đặt câu hỏi phải chăng cần đem ông Trump ra phán xử ? Lịch sử sẽ phán xét ông về tội ác chống lại thiên nhiên. Trong khi 195 nước phải khó khăn lắm mới thỏa thuận được một hiệp ước về khí hậu, tuy còn khiêm tốn nhưng mang tính toàn cầu, quốc gia hùng mạnh nhất hành tinh nay lại bước lùi. Từ việc giải tán cơ quan môi trường cho đến việc bật đèn xanh cho dự án ống dẫn dầu khí, tái khởi động các mỏ than đá, như vậy thực chất Hoa Kỳ đã từ chối áp dụng hiệp ước một cách vô trách nhiệm.

Tuy nhiên theo tổng giám đốc tập đoàn Total, ông Patrick Pouyanné, thì "Ông Trump không thể ra khỏi hiệp ước Paris". Trả lời phỏng vấn báo Le Monde, ông cũng phân tích thêm về những đối đầu chính trị tại Trung Đông.

Chống thánh chiến : Donald Trump nối gót Barack Obama

Trong cuộc chiến chống thánh chiến, ông Trump thậm chí còn phải "nối gót ông Obama", theo phân tích của tác giả Alain Frachon của Le Monde.

Ông Donald Trump từng tuyên bố đao to búa lớn khi tranh cử, rằng ông có "kế hoạch bí mật", quân thánh chiến sẽ bị nát như tương "dưới một thảm bom". Nhưng chiến lược của ông là gì, Trump không nói cụ thể.

Nay đã trở thành tổng thống, Donald Trump đủ khôn ngoan để chọn hai nhân vật chín chắn là Rex Tillerson cho Bộ Ngoại giao và James Mattis cho Bộ Quốc phòng. Với các chiến thắng quân sự hiện nay tại Mosul và Raqqa, chẳng bao lâu tổ chức Nhà nước Hồi giáo (Daesh, IS) sẽ phải lui vào du kích. Tuy nhiên thánh chiến không vì vậy mà bị tuyệt diệt.

Tương lai chính trị của Syria và Iraq là dấu hỏi lớn. Cho đến nay, ông Trump vẫn theo đuổi chính sách do người tiền nhiệm Obama vạch ra : ưu tiên tấn công vào các "thủ đô" của Daesh. Nhưng sau Mosul và Raqqa thì sao ? Theo tác giả bài báo, có thể nói Donald Trump chẳng biết gì cả.

Cuộc đua nước rút vào điện Elysée

Cuộc chạy đua vào điện Elysée chiếm trang nhất hầu hết các báo Pháp hôm nay. Les Echos chạy tựa "Fillon chống lại Macron, cú sốc giữa các kế hoạch". Tờ báo đăng tải cuộc tranh luận giữa hai cố vấn thân cận của ứng cử viên cánh hữu và cánh trung, về các vấn đề thuế, cải cách và việc làm.

La Croixđăng ảnh bức tượng "Người suy tư" của nhà điêu khắc nổi tiếng Rodin với tựa lớn "Một chiến dịch và những ý tưởng". Tuy ít xuất hiện hơn trước, nhưng dấu ấn của giới trí thức hiện rõ trong chiến dịch tranh cử tổng thống Pháp năm nay.

Le Monde chú ý đến "Cuộc bầu cử tổng thống làm bùng nổ Đảng Xã hội như thế nào". Việc cựu thủ tướng Manuel Valls công khai tuyên bố ủng hộ ứng cử viên cánh trung của đảng "Tiến bước !" làm Đảng Xã hội càng yếu đi, bị kẹt giữa Emmanuel Macron bên cánh phải và Jean-Luc Mélanchon ở cánh tả.

Le Figaro nhìn xa hơn : "Bầu cử Quốc hội khiến cánh tả lẫn cánh hữu lo sợ". Trong bối cảnh chính trị thay đổi, với đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia mạnh lên và sự xuất hiện của phong trào "Tiến bước !", cuộc bầu cử Quốc hội tháng Sáu tới đang ám ảnh bộ tham mưu của các đảng phái.

Riêng Libération quan tâm đến Hoa Kỳ và vấn đề khí hậu. Tờ báo tỏ ra nghiêm khắc khi đăng ảnh tổng thống Mỹ Donald Trump trên trang nhất và chạy tựa "Tội ác chống hành tinh. Có nên xét xử ông ta hay không ?".

Thụy My

Published in Châu Á

Tàu chở hàng cứu trợ cho người Rohingya đến Yangon (RFA, 09/02/2017)

Chiếc tàu Malaysia chở 2300 tấn thực phẩm và thuốc men cứu trợ cho người Rohingya đến Yangon ngày 09/02/2017.

rohingya1

Một tàu Malaysia chở hàng cứu trợ cho người Rohingya đến cảng Thilawa, Yangon vào ngày 09 tháng 2 năm 2017. AFP photo

Chuyến hàng đến Myanmar tiếp sau chiến dịch chống nổi dậy tại bang Rakhine, nơi có chừng 1 triệu người sắc tộc Rohingya theo đạo Hồi sinh sống.

Tuần qua, các nhà điều tra nhân quyền của Liên Hiệp Quốc lên tiếng cho biết gần như chắc chắn lực lượng quân đội Myanmar phạm tội ác chống lại nhân loại trong chiến dịch vừa nêu.

Tuy nhiên, các nhà tổ chức chuyến hàng cứu trợ cho người Rohingya bày tỏ tin tưởng chính quyền Myanmar sẽ phân phối hàng đến cho những đối tượng Rohingya như đã hứa ; dù rằng chính quyền này bị tai tiếng là phân biệt đối xử với sắc tộc theo Hồi giáo thiểu số Rohingya tại một quốc gia mà đa số theo Phật giáo.

Hầu hết những người Rohingya tại Myanmar không được cấp quyền công dân và bị xem là những dân nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh chạy sang.

Khi chiếc tàu chở hàng cứu trợ đến Yangon một số người chống sắc dân Rohingya đã biểu tình tại cảng thành phố này.

********************

Miến Điện : Biểu tình phản đối viện trợ của Malaysia cho người Rohingya (RFI, 09/02/2017)

rohingya2

Tàu Malaysia trở hàng cứu trợ cho người Rohyngyas, đậu tại cảng Klang trước chuyến đi, ngày 03/02/2017. REUTERS/Joshua Paul

Ngày 09/02/2017, những người biểu tình chống người Rohingya đã tập hợp tại một cảng ở Rangoon để phản đối một tàu của Malaysia chở hàng cứu trợ nhân đạo cho hàng ngàn người Rohingya Hồi Giáo chạy tỵ nạn do bị quân đội Miến Điện đàn áp dữ dội.

Hàng chục nhà sư và những người biểu tình mang theo quốc kỳ Miến Điện và những biểu ngữ chống sắc tộc thiểu số Rohingya đã kéo về cảng Thilawa chờ chiếc tàu Malaysia nói trên cập bến. Tàu chở theo 2.200 tấn gạo, dụng cụ y tế, quần áo, cùng với hàng trăm nhân viên y tế và nhà hoạt động nhân đạo.

Một phần số viện trợ này sẽ được bốc dỡ ở Rangoon và sau đó được vận chuyển bằng đường bộ đến bang Rakhine, nơi mà người Rohingya đang bị đàn áp. Phần viện trợ còn lại sẽ được chở đến một cảng ở miền nam Bangladesh, nơi mà gần 70 ngàn người Rohingya đã chạy đến lánh nạn kể từ tháng 10 năm ngoái.

Theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc vừa được công bố cách đây vài ngày, hàng trăm người Rohingya đã bị lực lượng an ninh Miến Điện sát hại trong một chiến dịch đã kéo dài 4 tháng, mà Liên Hiệp Quốc cho rằng có thể mở màn cho một cuộc thanh lọc sắc tộc.

Malaysia, quốc gia có đa số dân là Hồi Giáo, đã cực lực chỉ trích những hành động đàn áp cộng đồng Rohingya, gây căng thẳng giữa hai quốc gia Đông Nam Á này.

Thanh Phương

*********************

Miến Điện : HRW kêu gọi trừng phạt các vụ cưỡng hiếp phụ nữ Rohingya (RFI, 06/02/2017)

rohingya3

Một trại người tỵ nạn Rohingya ở Bangladesh. Ảnh 04/02/2017. Reuters

Hôm nay 06/02/2016, tổ chức nhân quyền Human Rights Watch đã kêu gọi Miến Điện trừng phạt các tướng lĩnh quân đội và cảnh sát ? nếu những người này cho phép binh lính cưỡng hiếp phụ nữ và các bé gái tộc người Hồi Giáo Rohingya.

Từ khi lực lượng an ninh Miến Điện đáp trả các vụ tấn công vào các chốt biên phòng cách đây 4 tháng, tổng cộng 69.000 người Hồi Giáo thiểu số Rohingya đã chạy trốn sang Baladesh.

Theo Reuters, tổ chức nhân quyền Human Rights Watch tuyên bố đã tiến hành điều tra, với một số người Rohingya chạy trốn sang Bangladesh và ghi nhận là có nhiều vụ cưỡng hiếp, cưỡng hiếp tập thể, tấn công tình dục các bé gái.

Đại diện báo chí của Human Rights Watch cho biết : "Bạo lực tình dục không phải ngẫu nhiên hoặc xảy ra theo hoàn cảnh mà là một phần của chiến dịch tấn công phối hợp và có hệ thống chống lại người Rohingya, một phần vì sắc tộc và tôn giáo của họ".

Chính phủ Miến Điện cho tới nay đã bác bỏ hầu hết các cáo buộc rằng binh lính hãm hiếp, đánh đập, giết chết hay tùy tiện bắt giữ thường dân trong khi đốt phá các làng mạc. Nhà chức trách Miến Điện còn nhấn mạnh đó là hoạt động hợp pháp chống lại lực lượng vũ trang nổi dậy người Rohingya.

Các báo cáo của Human Rights Watch được đưa ra chỉ vài ngày sau khi các nhà điều tra của Liên Hợp Quốc cho biết "rất có thể" các lực lượng an ninh của Miến Điện đã phạm tội ác chống nhân loại. Cáo buộc này đặt lãnh đạo Aung San Suu Kyi, người đã từng đoạt giải Nobel Hòa Bình, vào một tình thế khó xử.

Thùy Dương

Published in Châu Á

Cố vấn pháp lý đảng cầm quyền Myanmar bị ám sát (VOA, 31/01/2017)

Các giới chc Myanmar cho biết mt c vn pháp lý ca đng cm quyn Liên đoàn Quc gia vì Dân ch (NLD) đã b bn chết bên ngoài sân bay quc tế Yangon.

myanmar1

Những người đưa tang khiêng quan tài ca ông Ko Ni đến nghĩa trang Hi giáo Yangon, Myanmar, 30/1/2017.

Ông Ko Ni, một thành viên ni tiếng ca người thiu s Hi giáo Myanmar, đã b bn chết khi ông đang chờ taxi bên ngoài sân bay. Ông va tr li Myanmar sau mt chuyến đi nước ngoài.

Một tài xế taxi đã b thương trong v tn công. Các gii chc cho biết mt tay súng tình nghi đã b bt gi.

Ông Ko Ni là một trong nhng người Hi giáo Myanmar ni tiếng nht nước này. Năm 2015, ông đã chỉ trích đng NLD vì không đưa các ng c viên Hi giáo vào cuc tng tuyn c.

Myanmar là quốc gia ch yếu là Pht giáo. Thái đ chng Hi giáo đã gia tăng trong nhng năm gn đây sau nhng v bo lc sc tc gây chết chóc tp trung ở bang miền tây Rakhine, quê hương ca nhiu người Hi giáo Rohingya.

********************

Liên Hiệp Quốc lên án vụ ám sát cố vấn pháp lý đảng cầm quyền Myanmar  (VOA, 31/01/2017)

myanmar2

Ông Ko Ni, một thành viên ni tiếng ca người thiu s Hi giáo Myanmar, đã b bn chết hôm Ch nht khi ông đang đi taxi bên ngoài sân bay quc tế Yangon.

Các giới chc Liên Hip Quc đã lên án v sát hi mt c vn pháp lý ca đng cm quyn Myanmar và kêu gi mt cuc điu tra "phù hp, hiu qu, công bng" v giết người.

Ông Ko Ni, một thành viên ni tiếng ca người thiu s Hi giáo Myanmar, đã b bn chết hôm Ch nht khi ông đang đi taxi bên ngoài sân bay quc tế Yangon. Ông va tr li Myanmar sau mt chuyến đi nước ngoài.

Một tài xế taxi đã b thương trong v tn công. Các quan chc cho biết tay súng đã b bt.

Bà Yanghee Lee, Đặc phái viên ca Liên Hiệp Quc v tình hình nhân quyn Myanmar, nói : "Tôi b rúng đng vì v giết chết mt cá nhân rt hiu biết và được tôn trng, người mà tôi đã gp g trong tt c các chuyến thăm ca tôi đến đt nước này, trong đó có chuyến thăm gn đây nht ch mi hơn một tun trước".

Bà nói cái chết ca ông Ko Ni là mt "mt mát to ln đi vi nhng người bo v nhân quyn và vi Myanmar".

Một phát ngôn viên ca Tng thng Myanmar cho biết k nghi can tn công đang b thm vn. Hin chưa rõ v đng cơ ca cuc tn công.

**************************

Luật sư hàng đầu của Miến Điện bị ám sát (VOA, 30/01/2017)

myanmar3

Cảnh sát Miến Đin đng bo v bên ngoài mt bnh vin nơi thi th ca ông Ko Ni được quàn hôm 29/1.

Một c vn v pháp lý cho Đng Liên minh Dân ch Toàn quc (NLD) ca bà Aung San Suu Kyi đã b bn chết hôm 29/1 bên ngoài sân bay quốc tế bn rn nht ca Miến Đin Yangon.

Ông Ko Ni, 65 tuổi, b bn vào đu sau khi t Indonesia tr v nước. Mt tài xế taxi cũng b bn khi tìm cách cn tay súng.

Một nghi can đã b bt, nhưng chưa có thông tin chi tiết v đng cơ v tn công, theo Reuters.

Luật sư xu s là mt trong s ít nhng tín đ Hi giáo ni bt ti mt quc gia có đa s tín đ đo pht. Tuy nhiên, chưa rõ đó có phi là lý do dn ti v ám sát ông hay không.

Ông Ko Ni từng là mt nhà hot đng sinh viên trong cuc ni dy năm 1988. Ông sau đó tr thành mt tù nhân chính tr, và sau khi được tr, ông làm lut sư và c vn cp cao cho NLD.

Các hình ảnh đăng ti trên mng xã hi cho thy mt người đàn ông mc áo sơ mi màu hng đi sandal và mc qun sóc nhm khu súng lc vào phía sau đu ca ông Ko Ni khi ông đang bế mt đa tr. Mt người h hàng nói rng ông Ko Ni bế cháu trai ca ông khi b giết.

Ông Zaw Htay, phát ngôn viên của Tng thng Htin Kyaw, được dn li cho biết "đã bt gi và thm súng tay súng đ tìm hiu xem lý do v bn giết, ai đng đng sau ông ta hoc ai tr tin đ ông ta thc hin v đó".

Một nhân viên cnh sát nói vi Reuters rng nghi can là mt công dân Miến Đin 53 tui t thành ph Mandalay min trung.

Ông Ko Ni là một chuyên gia v lut hiến pháp. Ông tng lên tiếng v vai trò ln ca quân đi trong vic lãnh đo Miến Đin, dù đã trao quyn cho chính quyn dân s ca bà Aung San Suu Kyi vào tháng Tư năm ngoái.

VOA tiếng Việt

****************************

Miến Điện : Cố vấn người Hồi giáo của bà Aung San Suu Kyi bị sát hại (RFI, 31/01/2017)

myanmar4

Luật sư Ko Ni. Ảnh chụp nhân một cuộc phỏng vấn ngày 13/01/2016. Phyo Thiha Cho/Myanmar Now via REUTERS

Vụ sát hại xẩy ra ngày hôm qua, 29/01/2017. Nạn nhân là ông Ko Ni, 63 tuổi, người Hồi giáo, luật sư, là cố vấn pháp lý của đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ của bà Aung San Suu Kyi.

Phát ngôn viên của tổng thống Miến Điện cho AFP biết, ông Ko Ni vừa đi công tác về. Ông đã bị bắn chết ngay tại sân bay Rangoon, khi đang đợi xe ở bên ngoài nhà ga. Một người lái xe taxi cũng bị thiệt mạng khi tìm cách chặn bắt hung thủ.

Người bị tình nghi là hung thủ đã bị bắt. Cảnh sát không cho biết động cơ giết người và thông báo ngắn gọn là nghi can đã phải ngồi tù 11 năm với tội danh ăn cắp tượng Phật, được ra tù năm 2014 theo ân xá của tổng thống.

Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ ra thông cáo tố cáo vụ giết hại ông Ko Ni là một hành động khủng bố chống lại chính sách của đảng này.

Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc phụ trách hồ sơ Miến Điện đã kêu gọi bà Aung San Suu Kyi phải làm rõ vụ sát hại này.

Đám tang ông Ko Ni đã được cử hành ngày hôm nay, tại Rangoon.

Từ khi Miến Điện mở cửa, năm 2011, các vụ bạo động nhắm vào cộng đồng người Hồi giáo, vốn chiếm 5% dân số, thường xuyên xẩy ra.

Nhóm Phật giáo cực đoan Ma Ba Tha luôn nêu ra mối đe dọa Hồi giáo hóa Miến Điện, bị tố cáo kích động hận thù đối với cộng đồng người theo đạo Hồi.

Trong những tháng qua, căng thẳng gia tăng, nhất là tại bang Rakhine, nơi có tới 66 000 người Rohingya phải chạy trốn vì lo sợ các vụ bạo hành của quân đội Miến Điện.

RFI tiếng Việt

*************************

Một cố vấn thân cận của bà Suu Kyi bị ám sát (RFA, 30/01/2017)

myanmar4

Tang lễ của ông Ko Ni, một luật sư Hồi giáo Miến bị bắn chết vào ngày 29/1/2017. Ảnh chụp hôm 30/1/2017. AFP photo

Cảnh sát Miến Điện đang mở cuộc điều tra liên quan đến vụ ám sát một cố vấn thân cận của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi.

Nạn nhân là ông Ko Ni, một chính trị gia Hồi giáo 63 tuổi, giữ vai trò cố vấn pháp lý của Liên Đoàn Toàn Quốc Đấu Tranh Vì Dân Chủ do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo. Ông Ko Ni bị bắn chết ngày hôm qua ở phía ngoài sân bay quốc tế Yangoon, lúc vừa từ Indonesia trở về.

Thủ phạm bị bắt giữ ngay tại chỗ.

Cảnh sát Miến nói rằng chưa rõ nguyên nhân của vụ ám sát, nhưng bản thông cáo do Liên Đoàn Toàn Quốc Đấu Tranh Vì Dân Chủ phổ biến gọi đây là một vụ ám sát chính trị.

Lúc còn sinh thời, ông Ko Ni thường lên tiếng chỉ trích chính phủ quân sự Miến do các tướng lãnh điều khiển, và chỉ trích những lực lượng Phật Giáo quá khích thúc đẩy chính phủ thông qua luật tôn giáo, bị xem là không công bằng với tập thể thiểu số theo đạo Hồi.

Vụ ám sát xảy ra giữa lúc căng thẳng chính trị đang leo thang tại Miến Điện, liên quan đến cáo buộc của cộng đồng thiểu số Hồi giáo Rohingya, nói rằng họ bị quân đội và an ninh Miến đàn áp dưới những hình thức khác nhau, từ bắt giữ, tra tấn, bắn giết, cướp của hay hãm hiếp.

***********************

Bangladesh : Hàng chục ngàn người tị nạn sẽ bị đẩy ra đảo (RFA, 30/01/2017)

myanmar5

Những người Rohingya ở Miến. RFA photo

Chính phủ Bangladesh đang đẩy mạnh kế hoạch kiểm tra và di chuyển ra đảo xa hàng chục ngàn người tị nạn Rohingya đến từ Miến Điện thời gian qua.

Bản tin AFP cho hay một ủy ban gồm viên chức chính phủ được lập ra để chuyên trách giải quyết việc di chuyển cũng như lập hồ sơ đối với những người Rohingya không có giấy tờ này. Tin nói tất cả sẽ được chuyển ra Hatiya là một đảo xa nằm trong vịnh Bengal.

Bangladesh đã có tổng cộng 232.000 người Rohingya đang sinh sống ở đó từ trước, hầu hết theo đạo Hồi, trước khi hơn 65.000 người Rohingya khác từ Miến Điện chạy sang đây xin tị nạn vì bị kỳ thị bởi những người Phật Giáo quá khích.

Chính phủ Miến trước đến giờ cũng không nhìn nhận người Rohingya là dân tộc Miến, nói rằng họ có nguồn gốc từ Banglasesh.

Published in Châu Á

myanmar1

Những người dân đào t được tin là người Rohingya đang nm ngh trong mt khu lưu trú sau khi được cu khi tàu.

Myanmar hôm thứ Hai cho biết h đã gi đi nhng hướng dn an toàn cho người lao đng ca h Malaysia sau khi những k tn công dùng kiếm chém chết năm người lao đng Myanmar, vài tun sau khi Myanmar cm người lao đng ca h ti đó, mt phn vì lo ngi an ninh.

Hôm thứ Năm tun trước, bn người đàn ông đeo mt n cm kiếm tn công nhng công nhân người Myanmar sau khi h ri mt nhà máy qun Serdang ngoi ô th đô Malaysia, Kuala Lumpur. Năm người thit mng và hai người b thương.

Cảnh sát Malaysia cho biết by người Myanmar đã b bt gi sau v tn công và h đã không thy bt kỳ "đng cơ tôn giáo" nào đằng sau. H không cung cp thêm chi tiết.

Nước Myanmar ch yếu theo Pht giáo đã cm công nhân ca h sang Malaysia vào tháng 12, sau khi ông Najib Razak, Th tướng Malaysia, mt nước có phn đông dân s theo Hi giáo, mô t cách đi đãi ca Myanmar đối vi sc ân thiu s Rohingya vô t quc là "dit chng" và kêu gi s can thip ca nước ngoài.

Myanmar bác bỏ nhng cáo buc nói rng lc lượng an ninh ca nước này ngược đãi người Rohingya trong mt chiến dch đàn áp được tiến hành sau khi nhng kẻ tn công giết chết chín cnh sát Myanmar ti nhng đn biên phòng gn biên gii Bangladesh vào ngày 9 tháng 10 năm ngóa i.

Malaysia, nước thiếu ngun lao đng, hin đang cho lưu trú 147.000 người lao đng Myanmar, theo s liu ca Myanmar.

Published in Châu Á

rohingya1

Sắc dân thiểu số Hồi giáo Rohingya ở Miến Điện. Ảnh minh họa.

Bị lột trần bắt đứng dưới nắng trước khi bị cưỡng hiếp đối với phụ nữ hay bị tra tấn, bị sát hại, thậm chí bị cắt thành từng mảnh đối với đàn ông… là hàng loạt biện pháp dã man mà quân đội Miến Điện sử dụng để truy bức sắc dân thiểu số Rohingya theo Hồi giáo nhằm truy tìm các "thành phần khủng bố". Đó là lời kể của các nạn nhân, chủ yếu là phụ nữ, với phóng viên của báo Le Monde trong bài phóng sự "Khổ hình của sắc dân Rohingya tại Miến Điện", đăng trong số ra ngày 05/01/2017.

Tại sao người Rohingya lại bị đối xử một cách thậm tệ, dã man như vậy ? Ngược dòng thời gian, bài viết "Lòng hận thù có từ thời thuộc địa", vẫn trên Le Monde, cho biết, vào cuối thế kỷ XIX, ngay sau cuộc chiến Anh-Miến Điện và thời kỳ đầu xâm chiếm thuộc địa của Anh trong vùng này từ năm 1826, người Hồi giáo từ khu vực Bengali (năm 1947 trở thành Đông Pakistan, đến năm 1971 trở thành Bangladesh) đã đến sinh sống ở miền bắc bang Arakan (nay là bang Rakhine).

Tại khu vực nơi có cảng Akyab năng động (hiện là cảng Sittwe) và công việc kinh doanh gạo khá phát đạt, người Hồi giáo vẫn thưa thớt. Chính vì vậy, thực dân Anh có những ưu đãi khuyến khích người Hồi giáo đến sinh sống, đặc biệt tại các vùng biên giới. Có những thời điểm, cộng đồng theo Phật giáo không đông đảo bằng người Hồi giáo. Nếu như năm 1869, người "Mahomedan" chiếm khoảng 5% dân số của vùng thì đến năm 1912, cộng đồng người Hồi giáo này đã chiếm đến 12% dân số. Cũng chính từ giai đoạn thuộc địa bắt đầu xuất hiện những mâu thuẫn giữa hai sắc dân.

Một lý do lịch sử sâu xa nhưng cũng quan trọng khác giải thích lòng hận thù của người dân Arakan theo Phật giáo đối với sắc dân Hồi giáo : Năm 1784, các vương triều Miến Điện đã giành chiến thắng trước vương quốc Arakan, lúc đó vẫn còn độc lập với phần còn lại của Miến Điện. Bốn mươi hai năm sau, người Anh xuất hiện và chiến thắng mọi sắc dân Miến Điện trong vùng. Kết quả là người Arakan cảm thấy bị kìm kẹp giữa phía tây là người Hồi giáo từ Bengali đến và phía đông là người Miến Điện áp đặt sự thống trị.

Cụm từ "Rohingya" nhằm chỉ sắc dân theo Hồi giáo có lẽ được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1799. Nhà địa lý học và thực vật học người Scotland, Francis Buchanan-Hamilton, từng miêu tả một dân tộc được gọi là "Rooinga" sống ở phía bắc bang Arakan. Tuy nhiên, cụm từ này biến mất trong suốt khoảng một thế kỷ trước khi được các nhà hoạt động người "Rohingya" muốn bảo vệ bản sắc dùng lại vào thập niên 1970.

Thực vậy, kể từ khi Miến Điện độc lập vào năm 1948, người Rohingya thường xuyên hứng chịu sự kỳ thị chủng tộc. Sự phân biệt chủng tộc còn tăng thêm khi tập đoàn quân sự đương quyền công bố năm 1982 một đạo luật, theo đó, người Rohingya không được cấp thẻ căn cước. Theo thẩm định, bang Arakan (Rakhine) hiện có khoảng 1,3 triệu người Rohingya nhưng có đến 1 triệu người đã phải bỏ xứ lưu vong.

Sự im lặng khó hiểu của "nhiếp chính" Aung San Suu Kyi

Trước những biện pháp trả đũa dã man nhắm vào sắc dân Rohingya của quân đội Miến Điện nhằm tìm tác giả các vụ tấn công vào các đồn biên phòng, cố vấn quốc gia kiêm ngoại trưởng Aung San Suu Kyi im lặng một cách khó hiểu. Phải chăng nhân vật được cho là số 1 của Miến Điện trở nên bất lực, hay không dám đối mặt với quân đội hay không muốn tố cáo những tội ác của các lực lượng an ninh đối với người Hồi giáo Rohingya ở bang Arakan ? Với nhật báo Le Monde, có thể là cả ba lý do trên.

Dù ở trong nước, Aung San Suu Kyi vẫn là người nổi tiếng, được tôn trọng, nhưng trên trường quốc tế, dường như giải thưởng Nobel Hòa Bình 1991 đang dần mất uy tín. Cuối tháng 12/2016, khoảng 10 giải Nobel Hòa Bình khác đã gửi đến Hội Đồng Bảo An một bức thư ngỏ đề nghị Liên Hiệp Quốc hỗ trợ để "chấm dứt cuộc khủng hoảng" tại bang Arakan.

"Bác sĩ Trump" kê thuốc trấn hưng nền kinh tế Hoa Kỳ

Hiệu quả từ thông báo "Biến nước Mỹ thành đại cường" của tổng thống tân cử Donald Trump vẫn chưa đủ để xóa bỏ tình cảnh thê thảm của ngành công nghiệp Hoa Kỳ.

Theo nhật báo công giáo La Croix, nếu như Hoa Kỳ có vẻ như hồi phục về kinh tế so với khu vực đồng euro, nhưng thực ra "Thành công này chỉ đánh lừa" và vẫn có nhiều kết quả trái ngược nhau. Liệu các toa thuốc của "bác sĩ Trump" có hiệu quả hay không khi nền kinh tế Mỹ có nhiều dấu hiệu đáng lo ngại ?

Thứ nhất, tài chính công bị thâm hụt đến 4,1% và nợ công chiếm đến 108% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tiếp theo là tỉ lệ thất nghiệp giảm chỉ là bề nổi. Nếu như chỉ có khoảng 4,6% dân Mỹ không có việc làm, tỉ lệ thấp nhất từ 9 năm nay, nhưng phải tính đến việc số dân trong độ tuổi lao động chiếm 60% dân số, thay vì 63% trước cuộc khủng hoảng. Thêm vào đó là sự chênh lệch giầu-nghèo càng rõ nét hơn trong hai nhiệm kỳ của tổng thống Obama.

Khó khăn thứ ba là tình trạng phi công nghiệp hóa tiếp tục tăng kể từ khi hiện tượng này xuất hiện vào thập kỷ 1970. Vào thời kỳ này, ngành công nghiệp chiếm 25% GDP của Mỹ, song hiện giờ chỉ còn chiếm 12%.

Điểm đáng ngại thứ tư là cán cân thâm hụt thương mại. Năm 2014, thâm hụt thương mại của Mỹ là 508 tỉ đô la, nhưng năm 2015 tăng thêm 5%, lên thành 540 tỉ đô la. Giới quan sát cho rằng chính sách bảo hộ của tổng thống tân cử Donald Trump có nguy cơ đối mặt với thực tế này.

Tờ báo kết luận, từ lời nói đến việc làm là một khoảng cách xa. Giờ chờ xem liệu các "liều thuốc mạnh" của nhà tỉ phú có được áp dụng hay không ? Và những liều thuốc này có trấn hưng được nền kinh tế Mỹ đang ở cuối chu kỳ hay không ?

Pháp xét xử một công dân giúp đỡ người nhập cư

Cử chỉ tương thân tương ái đối với di dân vẫn diễn ra tại Pháp nhưng phải chăng hành động này đang phải trả giá ? Câu hỏi được Libération đặt ra sau phiên xét xử ngày 04/01/2017 một nông dân, đồng thời là nhà hoạt động nổi tiếng tại thung lũng Roya, miền nam nước Pháp.

Với Libération, "Nước Pháp cứu danh dự" vì Cédric Herrou bị kêu án 8 tháng tù treo, vì đã giúp đỡ người nhập cư Eritrea ở thung lũng Roya, gần biên giới Pháp-Ý. Tư pháp cáo buộc ông đã giúp khoảng 200 người nước nào vào lãnh thổ Pháp, lập trại giúp chỗ ở cho 57 người nhập cư trong một tòa nhà của cơ quan đường sắt Pháp.

Dù ông ý thức được hành động bất hợp pháp của mình, nhưng không thể nhắm mắt làm ngơ khi chứng kiến 4 trẻ nhập cư chết trên đường quốc lộ, nhiều trẻ đã cố vượt biên đến 12 lần. Thế nhưng, ông không hành động đơn lẻ, sau ông là khoảng 300 dân làng và nhiều người từ các vùng phụ cận chung tay giúp đỡ.

Theo nhận định trong bài xã luận của Libération, tại một nước Pháp mà người ta nghĩ luôn ngay ngáy lo sợ và tăng cường kiểm soát đường biên giới, hay tại một ngước Pháp mà người ta vẫn tưởng bất kỳ người nước nào đặt chân đến lãnh thổ của họ bị nghi ngờ là "một kẻ thù" hay "một người lạ", ví dụ ở thung lũng Roya là một bằng chứng ngược lại, là một tia sáng trong giai đoạn ảm đạm này.

Bảo tàng Louvre tìm cách chinh phục lại du khách

Năm 2016 không phải là năm tốt cho bảo tàng Louvre, Paris, dù vẫn đón tiếp 7,3 triệu lượt khách. Thế nhưng, con số này giảm 15% so với năm 2015 và thất thu lên đến khoảng 9,7 triệu euro.

Lý do được nêu trong bài báo khá nhiều, từ khủng bố đến tình trạng trộm cắp, từ khủng hoảng đến hiện tượng triều cường ở sông Seine khiến bảo tàng phải đóng cửa trong nhiều ngày hay công việc trùng tu, sửa chữa nhiều khu vực trong bảo tàng… 

Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn với Le Figaro, chủ tịch kiêm giám đốc bảo tàng, Jean-Luc Martinez, cho biết lượng du khách Pháp vẫn giữ ở mức ổn định, khoảng 2 triệu lượt. Ngược lại, lượng du khách nước ngoài giảm 5%, từ 75% trên tổng số du khách vào năm 2015 xuống còn 70% vào năm 2016.

Để trấn an du khách nước ngoài, bảo tàng Louvre đã tăng cường an ninh, như tăng gấp đôi số lượng cửa an ninh, kết hợp với vùng Ile-de-France để tổ chức một mạng lưới tình nguyện viên tiếp đón du khách, đặc biệt là khách Trung Quốc luôn là đối tượng của tình trạng ăn cắp, cướp giật.

Ngoài ra, bảo tàng Louvre cũng muốn chinh phục lại du khách nước ngoài bằng cách tổ chức nhiều triển lãm tại nước sở tại, như ở Washington (Mỹ), Bắc Kinh, Hồng Kông (Trung Quốc). Trong tương lai có thể ở Nhật Bản, Châu Mỹ La Tinh…

Bầu cử sơ bộ cánh tả Pháp : Phe của thủ tướng Valls ngày càng lo lắng

Bầu cử sơ bộ cánh tả là chủ đề thời sự Pháp được đề cập nhiều trên các nhật báo Pháp. Trang nhất của nhật báo Le Figaro là hàng tựa lớn "Nỗi lo ngày càng lớn trong phe của Valls". Thực vậy, theo tờ báo "chương trình của cựu thủ tướng Pháp, thường đi ngược với những gì ông bảo vệ khi còn ở điện Matignon, đang làm rối loạn hình ảnh của ông và khiến những người ủng hộ lo ngại".

Trả lời nhật báo Le Monde, cựu bộ trưởng Benoit Hamon, ứng viên bầu cử sơ bộ cánh tả Pháp để chọn đại diện trong cuộc đua vào điện Elysée, nhấn mạnh đến các chủ đề xã hội và kinh tế, song không để cựu thủ tướng Pháp, đồng thời là đối thủ Manuel Valls, độc quyền trên vấn đề chủ quyền đất nước. Tuy nhiên, theo nghị sĩ vùng Yvelines, chính sách đối ngoại của chính phủ hiện nay vẫn "thiếu tầm nhìn" đồng thời cho rằng đã đến lúc "chấm dứt tình trạng khẩn cấp" tại Pháp.

Riêng nhật báo kinh tế Les Echos quan tâm trên trang nhất đến tình trạng nợ của các nước Liên Hiệp Châu Âu với lời cảnh báo đã đạt đến kỷ lục mới. Theo thẩm định, năm 2017, các nước thuộc khu vực đồng euro sẽ vay đến 900 tỉ euro trên thị trường : Pháp là nước nằm trên top đầu với khoảng 210 tỉ euro, chỉ sau Ý với khoảng 271,5 tỉ euro.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Miến Điện bắt cảnh sát hành hung người Rohingya (RFI, 03/01/2017)

myanmar1

Người Rohingya ti nạn tại Ấn Độ biểu tình đòi chính quyền Miến Điện chấm dứt trấn áp sắc tộc thiểu số theo Hồi giáo, ngày 19/12/2016 tại New Delhi. REUTERS/Adnan Abidi

Chính quyền Aung San Suu Kyi bắt đầu quan tâm đến số phận của sắc dân Rohingya theo đạo Hồi. Theo báo chí Miến Điện, lần đầu tiên chính phủ ra lệnh điều tra các vụ tấn công tín đồ Hồi giáo, nhiều cảnh sát bị bắt giam sau khi một cuộc băng video được đưa lên mạng internet.

Theo AFP, ngày 02/01/2017, một thông cáo từ văn phòng của bà Aung San Suu Kyi, cố vấn đặc biệt của tổng thống Miến Điện, cho biết ban hành các biện pháp trừng trị các cảnh sát viên tham gia hành hung dân làng Rohingya. 

Bốn cảnh sát được nhận diện bị bắt ngay lập tức.

Trong một cuốn băng video, người ta thấy một đơn vị an ninh đã tấn công đánh đập dân làng Kotankauk ngày 05/11/2016. Một thanh niên làng bị một nhóm cảnh sát đánh túi bụi bên cạnh hàng chục dân làng bị bắt ngồi dưới đất. Sau đó ba cảnh sát cầm gậy đánh và đá vào mặt một thanh niên.

Từ tháng 10 đến nay, hàng chục đoạn băng video ghi lại hành vi thô bạo của cảnh sát Miến Điện đã được phát tán trên mạng nhưng khu vực gần biên giới Bangladesh bị quân đội kiểm sóat chặt chẽ không cho phóng viên đến tận nơi kiểm chứng. Trong thời gian này, khỏang 50.000 người Rohingya đã chạy sang Bangladesh lánh nạn và tố cáo quân đội Miến Điện hảm hiếp phụ nữ, tra tấn và hành quyết dân làng.

Tuần qua, một nhóm hơn 10 khôi nguyên Nobel Hòa Bình đã ký chung một bức thư kêu gọi Liên Hiệp Quốc can thiệp tránh một "thảm họa thanh lọc chủng tộc và tội ác diệt chủng".

Sau nhiều tháng biện minh "kiểm sóat được tình hình" và yêu cầu cộng đồng quốc tế "đừng đổ dầu vào lửa" chính phủ Aung San Suu Kyi phải đổi thái độ, nhìn nhận có tình trạng đàn áp và mở điều tra, theo nhận định của AFP.

Tú Anh

**************************

Miến Điện điều tra về một vụ cảnh sát đàn áp người Rohingya (RFI, 02/01/2017)

myanmar2

Một người tị nạn Rohingya tại trại tạm cư ở Ukhyia (Bangladesh) ngày 25/11/2016. MUNIR UZ ZAMAN / AFP

Chính quyền Miến Điện vào hôm nay, 02/01/2016, thông báo mở điều tra sau khi một đoạn video cho thấy cảnh sát đánh đập người Rohingya. Theo các nhà quan sát, đây là lần đầu tiên mà chính quyền công nhận tình trạng truy bức và đàn áp sắc dân thiểu số theo Hồi Giáo ở miền tây bắc Miến Điện.

Trong những tuần lễ qua có đến 50.000 người Hồi Giáo Rohingya chạy lánh nạn sang Bangladesh trước chiến dịch trả đũa của quân đội sau đợt đồn biên phòng bị tấn công. Đến Bangladesh, những người chạy loạn này đã kể lại nhiều hành vi tội ác như tra tấn, giết người của quân đội Miến Điện.

Cho đến nay, chính phủ Miến Điện vẫn bác bỏ những lời tố cáo này và cho là tình hình nằm trong tầm kiểm soát và yêu cầu quốc tế ngưng việc "nuôi dưỡng ngọn lửa thù hận".

Nhưng lần đầu tiên từ tháng 10/2016 đến nay, chính quyền đã thay đổi giọng điệu, và trong một thông cáo, cam kết đưa ra biện pháp trừng trị những "cảnh sát dường như là đã đánh dân làng trong chiến dịch tháo gỡ mìn ngày 05/11 ở làng Kotankauk".

Hình ảnh trên video cho thấy cảnh sát đánh một thanh niên bị bắt ngồi cùng với hàng chục người khác trong làng, tay để trên đầu. Sau đó 3 sĩ quan dùng gậy đánh một người khác nằm dưới đất và đá vào mặt người này.

Từ tháng 10, hàng chục video tố cáo những hành vi tương tự được đưa lên mạng, nhưng theo AFP, vì khu vực bị cấm đối với nhà báo, nhất là báo giới nước ngoài và các hiệp hội, cho nên rất khó kiểm chứng.

Tuần qua, 11 giải Nobel Hòa Bình đã gởi thư ngỏ yêu cầu Liên Hiệp Quốc can thiệp để chấm dứt thảm kịch mà trong mắt họ không khác gì "một cuộc thanh lọc chủng tộc, một tội ác chống nhân loại".

Mai Vân

Published in Châu Á
Trang 6 đến 6