Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Mt trí thc có tm c và có tâm vi dân tc nhưng th ch nhn v là s bc ác. Không biết ch b bt vì ti gì nhưng chc chn có ti sinh ra làm người Vit Nam".

nguyenbactruyen1

Nhà hot đng Nguyn Bc Truyn ti Berlin, Đc. Theo tin báo chí, ngoài ông Truyn, ông Mai Phan Li, còn hai người khác cũng đã được phép ri Vit Nam sang M cùng vi thân nhân ca h sau mt thi gian dài b cm xut cnh.

Chuyến thăm Vit Nam ca ông Biden đã góp phn đem li t do cho ông Nguyn Bc Truyn mt trong s nhng người tranh đu cho t do tôn giáo Vit Nam và ông Mai Phan Li Ch tch Hi đng khoa hc ca Trung tâm Truyn thông Giáo dc Cng đng (MEC). Ông Truyn và v b tng xut sang Đc còn ông Li thì được min thi hành 18 tháng tù còn li sau khi b giam 27 tháng vì có bn án 45 tháng tù, xác đnh ông "trn thuế". Theo nhiu hãng tin ngoi quc thì ngoài ông Truyn và ông Li, còn hai người khác (mt là lut sư, mt hot đng cho t do tôn giáo) cũng đã được phép ri Vit Nam sang M cùng vi thân nhân ca h sau mt thi gian dài b cm xut cnh...

Phóng thích mt s cá nhân b cm gi vì nhng hot đng ca h có liên quan đến t do tôn giáo, thăng tiến nhân quyn, bo v môi trường ri bt nhng người khác đang có nhng hot đng tương t là chuyn thu hút s chú ý ca nhiu người s dng mng xã hi Vit ng c tun trước ln tun này. Song song vi vic hoan nghênh chính quyn Vit Nam phóng thích ông Nguyn Bc Truyn, ông Mai Phan Li, chính ph nhiu quc gia và t chc quc tế hot đng cho t do, dân ch, nhân quyn tiếp tc đ cp đến vic Vit Nam nên phóng thích hàng trăm tù nhân lương tâm, phn ln đã b kết án, mt s thì đang b giam gi ch xét x.

***

Riêng lĩnh vc môi trường, trong hai năm qua, chính quyn Vit Nam đã bt giam năm người : bà Ngy Th Khanh, ông Bch Hùng Dương, ông Mai Phan Li, ông Đng Đình Bách, bà Hoàng Th Minh Hng. C năm đu là nhng người đng đu các t chc được nhiu chính ph, t chc quc tế h tr đ thc hin các chương trình bo v môi trường ti Vit Nam và c năm đu b bt vì "trn thuế". Bà Khanh Điu phi viên ca Mng lưới sông ngòi Vit Nam, người sáng lp Trung tâm Phát trin và sáng to Xanh, tích cc vn đng cho vic chm dt đt than đ phát đin b bt hi tháng 2/2022, b pht 21 tháng tù vì "trn thuế", được tr t do sau khi b giam 15 tháng.

Ông Bch Hùng Dương Lut sư, Giám đc MEC và ông Mai Phan Li Ch tch Hi đng khoa hc ca MEC b bt hi gia năm 2021. Sau đó ông Li b pht 45 tháng tù, ông Dương b pht 27 tháng tù. Ông Dương đã mãn hn tù còn ông Li được tr t do trước thi hn 18 tháng. Trong s nhng người b bt bi "trn thuế" khi tham gia vào các hot đng bo v môi trường còn có ông Đng Đình Bách Lut sư, Giám đc Trung tâm Nghiên cu pháp lut và chính sách phát trin bn vng. Ông Bách b bt sau khi có tin ông cùng ông Li mun tham gia b phn c vn cho vic thc hin Hip đnh T do Thương mi Liên Âu Vit Nam. Ông Bách b pht năm năm tù.

Trong khi cng đng quc tế chưa hết choáng váng vì bn nhân vt tham gia tích cc vào các hot đng bo v môi trường ti Vit Nam, cũng là bo v môi trường sng ca nhân loi thì ti lượt bà Hoàng Th Minh Hng b bt. Bà Khanh tng được thiên h vinh danh là "Anh hùng môi trường" còn bà Hng được thiên h vinh danh là "Anh hùng khí hu". Ngoài vic vn đng bo v đng vt hoang dã, bà Hng còn kêu gi mi người Vit t thay đi các thói quen nguy hi cho môi trường đ hướng ti "Vit Nam xanh sch được bo v bi mi người" (iCHANGE). Tháng 6 va qua, bà Hng b cáo buc "trn thuế" và b bt, ch b đưa ra xét x.

Tin mi nht cho biết, thêm mt nhân vt na đang hot đng trong lĩnh môi trường ti Vit Nam bà Ngô Th T Nhiên va b bt. Vin Goethe (t chc văn hóa phi li nhun ca Đc, hot đng trên phm vi toàn cu) ti Hà Ni va gii thiu như thế này v bà Nhiên trên trang web ca t chc này :

Chuyên gia Vit Nam – Ngô Th T Nhiên. Ch tt nghip C nhân Đin t Tin hc ti Đi hc Bách khoa Hà Ni Vit Nam (1994 - 2000) ; bng Thc sĩ Qun lý và H thng Năng lượng ca Đi hc Flensburg, Đc (2006 - 2007). Ch tng là người nhn hc bng ca Hc bng Bo v Khí hu Quc tế Alexander von Humboldt (20122013), Đc.

Ch có hơn 20 năm kinh nghim làm tư vn đc lp cho các d án năng lượng do Ngân hàng Thế gii, EU(Liên minh Châu Âu),Liên Hip Quc, ADB(Ngân hàng Phát trin Châu Á), B Công Thương và B Khoa hc và Công ngh tài tr. Các hot đng chuyên môn ca ch tp trung vào kinh tế năng lượng, mô hình năng lượng, chính sách năng lượng và đánh giá các công ngh năng lượng carbon thp. Ch đã tham gia xây dng bn đ tim năng năng lượng tái to cho Vit Nam và xây dng chính sách năng lượng tái to. Hin ti, ch đang làm vic cho Doanh nghip xã hi Sáng kiến v Chuyn dch Năng lượng Vit Nam (VIETSE), t chc tư vn đu tiên ti Vit Nam chuyên v chính sách chuyn đi năng lượng và bo v khí hu, vi tư cách là Giám đc điu hành(1).

Trên mng xã hi, Hiếu Bá Linh dn li gii thiu ca Vin Goethe ti Hà Ni v bà Nhiên và tin bà b bt kèm li than :Chúng cùn quá ! Còn Hng Thm Phm thì thc mc :B bt vì ti gì ? Theo Tiếp Nguyn : mt quc giacng sn thì không cn lý do. Nhng điu lut quái d ca cngsn ti lm (2).

Trong khi Nguyn Xuân Uyn Nhi ngm ngùi :Mt trí thc có tm c và có tâm vi dân tc nhưng th ch nhn v là s bc ác. Không biết ch b bt vì ti gì nhưng chc chn có ti sinh ra làm người Vit Nam. Ti danh ch là th người ta phán là xong ch tht gi gì thì Charles Ai Le thì bo :Không thế nào hiu ni ! Có l bn y phn bin nhng chính sách ngu mui ca cng sn nên b chúng bt. Trung cng mun phá VitNam nên đem bán nhng nhà máy cũ tàn phá môi trường và sn sàng cho li qu đm nên my ông cán b ham lm, nht là sn sàng chuyn tin đến bt c nơi nào trên thế gii cho bn tham nhũng chính sách.

Son Dang – mt thân hu ca Nguyn Xuân Uyn Nhi phán đoán :Chc li bbt vì ti trn thuế sau khi th vài người khác tngb bt vì ti trn thuế ! Phan Châu Thành ma mai :Hm. Lương cán b mười triu đng/tháng, con đi duhc M 45ngàn USD/năm thì liucó trn thuế không nh(3) ?

Tương t, Hue Chi Ha Thi but ming :Ôi tri đt ơi ! Than đâu cho thu !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 23/09/2023

Chú thích

(1) https://www.goethe.de/ins/vn/vi/kul/ges/iug/vne/ntn.html

(2) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02hLHWzavpjaiHoJaG6FtzVJB55PpfCnrMRyUsxAZQHngj3ZE7ehyurjRRDdE4gvdNl&id=61550227947175

(3) https://www.facebook.com/MimiUyenNhi/posts/pfbid02HEqJ4Uyo9tvx64kuazNeqFZdYEKqWMPcd1uAtbxzDB86rTQchvRQjJrmJHRhFHKCl

Published in Diễn đàn

Tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển đi thẳng từ nhà tù Việt Nam đến Đức sau 6 năm thụ án

Tối 8/9, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Nguyễn Bắc Truyển cùng vợ đến Berlin, thủ đô của nước Đức sau khi được trả tự do từ trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam trước chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Biden chỉ vài ngày.

nguyenbactruyen1

Vợ chồng ông Nguyễn Bắc Truyển ở Berlin hôm 9/9/2023 - FB Kim Phuong Bui

Truyền thông nhà nước hoàn toàn im lặng trước thông tin này và cũng không giải thích lý do vì sao ông Truyển được trả tự do khi chưa chấp hành xong án phạt tù, hồi năm 2018 Bộ Ngoại giao Việt Nam giải thích lý do trả tự do cho blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) là "nhân đạo".

Ông Truyển bị bắt hồi năm 2017 và bị tuyên án 11 năm tù với tội danh "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" cùng với các thành viên khác của Hội Anh Em Dân chủ và chỉ mới thụ án đến năm thứ sáu.

Theo quy định của Luật đặc xá năm 2018, tội danh ông Truyển bị cáo buộc thuộc trường hợp "không được đề nghị đặc xá".

Bà Bùi Kim Phượng, vợ của ông Truyển đăng tải trên Facebook cá nhân Kim Phuong Bui bức hình cả hai đứng trước một bức tường có các bức vẽ graffiti nhiều khả năng là bức tường Berlin cho hay :

"Vợ chồng tôi đã đến thủ đô Berlin Cộng hòa liên bang Đức bình an vào đêm ngày 8/9/2023 (giờ Berlin).

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự vận động để trả tự do cho tôi của Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức và sự hỗ trợ nhiệt tình của các Viên chức Tòa Đại sứ và Tổng lãnh sự Cộng hòa liên bang Đức trong suốt chuyến đi".

Bà cũng cho biết hai người cần thời gian để hồi phục sức khỏe, ổn định cuộc sống và sẽ nói chuyện nhiều hơn trong tương lai.

Trước đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức xác nhận tin tức ông Truyển được trả tự do và đang trên đường đến Đức với tờ báo Taz và cho rằng đây là "động thái nhân đạo" :

"Chúng tôi hoan nghênh việc trả tự do cho nhà hoạt động nhân quyền này. Đây là một động thái nhân đạo quan trọng của chính phủ Hà Nội".

Việc trả tự do cho các tù nhân chính trị và buộc phải đi tị nạn ở nước ngoài thường diễn ra trước các sự kiện quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là các chuyến thăm của Tổng thống Mỹ đến Hà Nội.

Published in Việt Nam

"Như một Phật tử tốt, tôi có thể thực hành tôn giáo của tôi. Trong ý nghĩa đó, tôi mong muốn mọi công dân của cộng đồng ASEAN ở khu vực Đông Nam Á cũng đều được hưởng đặc quyền này. Tôi mạnh mẽ hối thúc chính phủ Việt Nam trả tự do cho ông [Nguyễn Bắc Truyển] ngay lập tức".

nguyenbactruyen1

Ngày 4/6/2018, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đưa ra xét xử phúc thẩm đối với Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" - Ảnh minh họa ông Nguyễn Bắc Truyển trước tòa

Đó là phần mở đầu trong lời kêu gọi của "Chiến dịch toàn cầu đòi tự do cho Nguyễn Bắc Truyển" của tổ chức Boat People SOS, viết tắt là BPSOS – một tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận của những người Mỹ gốc Việt có lĩnh vực hoạt động về dân sự và chính trị, được thành lập vào năm 1980.

Hỗ trợ quyền tự do tôn giáo phải được khuyến khích thay vì ngăn trở

"BPSOS cùng với một số tổ chức bạn phát động phần truyền thông của Chiến dịch toàn cầu đòi tự do cho Nguyễn Bắc Truyển với phát biểu của cựu Ngoại trưởng Thái Lan Kasit Piromya.

"Như một Phật tử tốt, tôi có thể thực hành tôn giáo của tôi. Trong ý nghĩa đó, tôi mong muốn mọi công dân của cộng đồng ASEAN ở khu vực Đông Nam Á cũng đều được hưởng đặc quyền này", ông nói. "Tôi mạnh mẽ hối thúc chính phủ Việt Nam trả tự do cho ông [Nguyễn Bắc Truyển] ngay lập tức".

(…) Chiến dịch toàn cầu cho các tù nhân lương tâm tôn giáo, bao gồm các hồ sơ tiêu biểu ở nhiều quốc gia, là bộ phận quan trọng của hội nghị thượng đỉnh.

"Chúng tôi sẽ chọn 10 tù nhân lương tâm tôn giáo ở nhiều quốc gia để giới thiệu tại hội nghị ; mỗi hồ sơ sẽ là tâm điểm để tạo sự chú ý của quốc tế đến hiện trạng đàn áp tôn giáo nói chung ở các quốc gia này. Nguyễn Bắc Truyển là một trong số 10 người này" – trích thông cáo báo chí đề ngày 06-05/2022 của BPSOS.

Theo truyền thông của Nhà nước Việt Nam, ngày 4/6/2018, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đưa ra xét xử phúc thẩm đối với Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Đây là những đồng phạm của ông Nguyễn Văn Đài có kháng cáo sau khi Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử vụ án và tuyên án sơ thẩm.

Kết luận của Hội đồng xét xử phiên hình sự phúc thẩm cho rằng lời khai của các bị cáo trong vụ án trước sau thống nhất và phù hợp với các tài liệu đã thu thập được thể hiện : Các bị cáo Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển và Nguyễn Văn Đài đều là các thành viên sáng lập ra tổ chức Hội Anh em dân chủ và do Nguyễn Văn Đài là người khởi xướng, cầm đầu.

Hội Anh em dân chủ do các bị cáo thành lập ngày 24/4/2013 có tên gọi, có logo, biểu tượng, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, theo đó Hội có chủ tịch và các phó chủ tịch, có trưởng đại diện của các vùng, miền Bắc, Trung, Nam và Hải ngoại.

Trên cơ sở Cương lĩnh vắn tắt, Hội đã thực hiện hàng loạt các hành vi như : xây dựng cơ cấu tổ chức, thành lập và phân công nhiệm vụ cho các ban, tổ chức họp các hội viên vào tối thứ 7 hoặc chủ nhật hàng tuần ; có kế hoạch đào tạo hội viên, phát triển lực lượng, có nhiều hình thức tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ; có quan hệ với các tổ chức, cá nhân nước ngoài để vận động ủng hộ tài trợ kinh phí cho hội hoạt động, lập dự án xin tài trợ cho hoạt động của Hội ; lợi dụng các sự kiện chính trị, sự kiện nhạy cảm trong nước để kích động người dân phản đối chính quyền.

Do đó, Tòa phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo kêu oan của các bị cáo Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức và kháng cáo xin giảm hình phạt của bị cáo Phạm Văn Trội. Hội đồng xét xử phúc thẩm tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm về tội danh, hình phạt đối với các bị cáo ; tuyên bố các bị Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển và Trương Minh Đức phạm tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Trên thực tế thì "kêu oan" ở đây đối với ông Nguyễn Bắc Truyển là ông đã rời ngay từ khi vừa gia nhập Hội Anh em dân chủ, do đó các hoạt động của Hội này không liên quan đến ông Nguyễn Bắc Truyển.

Thế giới nhìn nhận ông Nguyễn Bắc Truyển là nhà hoạt động tôn giáo

Trước đó, ngày 09/02/2014, ông Nguyễn Bắc Truyển, cựu doanh nhân, cựu tù nhân lương tâm, giải thưởng nhân quyền Hellman/Hammet 2011 bị công an tỉnh Đồng Tháp huy động súng ống phối hợp với cảnh sát hình sự Thành phố Hồ Chí Minh bắt điều tra với lý do "công nợ".

Sau khi được trả tự do, ông Nguyễn Bắc Truyển khẳng định công an tỉnh Đồng Tháp nhiều lần đe dọa tính mạng ông và gia đình vợ sắp cưới vì các hoạt động nhân quyền và tôn giáo của ông. Ông Nguyễn Bắc Truyển cũng cho biết đã gặp một "chủ nợ" là bà Quý Loan. Người chủ nợ này rất mừng, xác nhận là không hề thưa kiện ông Nguyễn Bắc Truyển nhưng cho biết có công an đến tận nhà ép bà ký đơn.

Ông Nguyễn Bắc Truyển là thành viên đảng Dân chủ Nhân dân có trụ sở tại hải ngoại vào thời điểm bị bắt năm 2006. Ông bị mang ra xử tội Tuyên truyền chống Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự, vào năm 2007. Lần đó ông lãnh án 4 năm tù giam.

Tháng 5/2010 ông được ra tù và chịu lệnh quản chế thêm một thời gian. Ông Nguyễn Bắc Truyển đã có một số bài viết kêu gọi đa nguyên đa đảng, mở rộng dân chủ trước khi bị bắt.

Sau khi được trả tự do, ông tiếp tục tham gia hoạt động đấu tranh dân chủ, gần đây ông điều hành Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo.

Tuy nhiên việc ông bị cáo buộc các hành vi được cho là vi phạm pháp luật hình sự của Hội Anh em dân chủ là gán ghép khó thuyết phục vì ông đã nhanh chóng rời khỏi Hội này này từ đầu, và có thể dễ dàng kiểm chứng qua các tin tức đăng tải suốt thời gian hoạt động của Hội này dưới thời Chủ tịch Hội là ông Nguyễn Văn Đài.

Như vậy cho thấy rất có thể vì không thể xác lập một chuyên án tôn giáo riêng đối với các hoạt động hỗ trợ quyền tự do tôn giáo của ông Nguyễn Bắc Truyển, nên giải pháp tình thế là ‘gán ghép’ ông Truyển vào hoạt động của Hội Anh em dân chủ để kết án.

Xem ra cựu Ngoại trưởng Thái Lan Kasit Piromya có cái lý của mình khi kêu gọi : "Như một Phật tử tốt, tôi có thể thực hành tôn giáo của tôi. Trong ý nghĩa đó, tôi mong muốn mọi công dân của cộng đồng ASEAN ở khu vực Đông Nam Á cũng đều được hưởng đặc quyền này. Tôi mạnh mẽ hối thúc chính phủ Việt Nam trả tự do cho ông [Nguyễn Bắc Truyển] ngay lập tức".

Một số căn cứ khác cho thấy củng cố cách nhìn ở trên :

Hạ tuần tháng 10/2020, Chủ tịch Ủy ban trao giải Stefanus, ông Ingvill Thorson Plesner, ghi nhận việc ông Nguyễn Bắc Truyển đã "nhiều lần mạo hiểm tính mạng bản thân và an toàn của gia đình cho cuộc đấu tranh vì quyền của những người có tín ngưỡng khác với mình".

"Chúng tôi rất vui mừng trước quyết định của hội đồng trao Giải thưởng Stefanus cho ông Nguyễn Bắc Truyển", Tổng thư ký Liên minh Quốc tế Stefanus Ed Brown nói. Theo ông, những khó khăn mà ông Truyển đã và đang trải qua vì dám đứng lên bảo vệ cho quyền của thiểu số tôn giáo tại Việt Nam đã làm cho ông Truyển trở thành "một người rất xứng đáng giành giải thưởng".

Liên minh Quốc tế Stefanus cho biết vào tháng một năm 2019, liên minh đã tổ chức một chiến dịch viết thư để động viên ông Nguyễn Bắc Truyển trong nhà giam, nhưng hàng trăm bức thư gửi đi đã bị các cán bộ trại giam An Điềm ngăn chặn tất cả nên ông Truyển không nhận được bất cứ lá thư nào.

Hồi đầu tháng 10/2020, ba dân biểu Hoa Kỳ Harley Rouda, Zoe Lofgren và Alan Lowenthal đã gửi thư cho Ngoại trưởng Mike Pompeo, thúc giục ông kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông Nguyễn Bắc Truyển.

Vào tháng 4/2020, Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) cũng kêu gọi Hà Nội phóng thích ông Nguyễn Bắc Truyển, sau khi nhận bảo trợ cho ông vào tháng 11 năm trước đó.

Giải Stefanus là giải thưởng được tổ chức tôn giáo – nhân quyền của Na Uy lập ra vào năm 2005. Giải thưởng kèm theo 10.000 EUR này được trao cho các cá nhân hoặc tập thể có đóng góp đặc biệt cho quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng trên toàn thế giới. Ông Truyển đã được đề cử bởi tổ chức Đoàn kết Công giáo Toàn cầu (CSW) của Anh.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 08/05/2022

Published in Diễn đàn

Tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển được trao giải Stefanus

Giang Nguyễn, RFA, 20/10/2020

Tổ chức Stefanus Alliance International của Na Uy hôm 20 tháng 10 thông báo trao giải thưởng Stefanus 2020 cho tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển. Ông Ed Brown, Tổng thư ký của Liên minh Quốc tế Stefanus (Stefanus Alliance International) chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do qua điện thoại rằng Giải thưởng Stefanus được trao cho những cá nhân đã thể hiện lòng dũng cảm và cống hiến thúc đẩy quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, cũng như các quyền con người khác ở nhiều nơi trên khắp thế giới. Trước đây giải thưởng này từng được trao cho các nhân vật tại các quốc gia như Iraq, Bắc Hàn, Thổ Nhĩ Kỳ.

congdan1

Ông Nguyễn Bắc Truyển, Thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/5/2007. Reuters

Ông Ed Brown cho biết : "Từ một danh sách những ứng viên rất sáng giá, Ủy ban giải thưởng, một bộ phận độc lập với Liên minh Stefanus, đã ghi nhận việc làm lâu năm của ông Nguyễn Bắc Truyển nhằm thúc đẩy quyền tự do tín ngưỡng và bảo vệ những sắc tộc thiểu số tôn giáo. Ông làm như thế không chỉ với cộng đồng của mình mà còn với các cộng đồng tôn giáo khác".

Ông Nguyễn Bắc Truyển là một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, một thành viên của Hội Ái Hữu tù nhân lương tâm và Hội Anh Em Dân chủ. Năm 2017 ông Truyển cùng một số nhà hoạt động khác bị bắt và bị đưa ra xét xử. Ngày 5/4/2018 ông bị tuyên án 11 năm tù và 3 năm quản chế với cáo buộc "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Bà Ingvill Thorson Plesner, Chủ tịch Ủy ban trao giải Stefanus, nhận định ông Nguyễn Bắc Truyển xứng đáng nhận giải. Bà nói ông nhiều lần đấu tranh cho quyền lợi của những người có niềm tin khác với ông, bất chấp hiểm nguy đối với cá nhân và gia đình của ông.

Bà Bùi Thị Kim Phượng, vợ của tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển từ Sài Gòn cho biết, giải thưởng Stefanus là một nguồn động viên cho gia đình bà :

"Bản thân tôi thì thật sự rất xúc động không nói nên lời khi được tin vui này, chồng tôi được giải thưởng này. Làm một người vợ, tôi hết sức tự hào về chồng mình. Tôi luôn ủng hộ anh và đồng hành cùng anh trên đường bảo vệ tự do tôn giáo. Cho dù bản thân tôi và các chị của tôi đã phải chịu sự trả thù hết sức là bất nhân của nhà cầm quyền Việt Nam".

congdan0

Tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển hiện thụ án tại nhà tù An Điềm, tỉnh Quảng Nam. Bà Phượng nói lần cuối bà gặp ông Truyển là vào tháng 9, đã được ông cho biết ông bị đau nhức cả người do bị viêm xương khớp.

"Anh Truyển cũng đã nhiều thứ bệnh nhưng họ không khám, mà từ hồi bắt đến nay cũng là 3 năm rồi. Anh Truyển cũng làm đơn yêu cầu họ đưa đi khám tổng quát và chuyên khoa. Họ cũng không trả lời. Anh Truyển có hỏi cán bộ của trại giam đó mà họ cũng không trả lời. Gần đây tôi biết là anh Truyển lại bệnh cao huyết áp và bệnh gout. Cái đó là theo chẩn đoán của cán bộ y tế trại giam thôi, nhưng họ không đưa đi khám chuyên nghiệp nên không biết như thế nào".

Giải thưởng Stefanus được trao mỗi hai năm một lần, kèm theo giải là 10.000 Euro. Ông Ed Brown nói qua việc trao giải thưởng, Liên minh Quốc tế Stefanus không chỉ mong muốn tạo sự chú ý đến trường hợp của riêng ông Truyển, mà cả tình hình nhân quyền ở Việt Nam, nơi mà những người đứng lên vì quyền lợi của người khác lại bị bắt bớ.

Thế thì làm sao để khuyến khích một chính quyền như Việt Nam làm đúng như những gì họ đã cam kết qua các hiệp ước quốc tế ? Ông Brown cho biết, đầu năm 2019 Liên minh Stefanus đã tổ chức một chiến dịch viết thư để động viên Nguyễn Bắc Truyển trong tù. Hàng trăm bức thư đã được gửi đến trại giam An Điềm nhưng cán bộ đã ngăn chặn tất cả các bức thư nên ông Nguyễn Bắc Truyển không nhận được một lá thư nào.

Liên minh Stefanus đã không dừng ở đó. Ông Brown chia sẻ :

"Chúng tôi đã trình trường hợp (của ông Nguyễn Bắc Truyển) lên Quốc hội Na Uy và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ở đây. Trong các tương tác của chúng tôi với Bộ Ngoại giao, sau khi chúng tôi cho họ biết về một số tình huống, nếu ho cho rằng cần thiết thì họ sẽ đề cập với chính quyền địa phương. Trong trường hợp này, họ đã nói với tôi rằng họ sẽ nói chuyện với đại sứ quán ở Việt Nam và yêu cầu đại sứ nêu trường hợp này với chính quyền ở đó.

Ngoài ra, chúng tôi là một tổ chức nhỏ của Na Uy, nhưng chúng tôi có tầm hoạt động vượt ra ngoài Na Uy, và chúng tôi đã nêu vấn đề với nhiều cơ quan chức năng khác. Chúng tôi đã nâng nó lên ở cấp EU và với Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng của Liên Hiệp Quốc".

Ông Brown cho biết thêm tổ chức của ông cũng có liên hệ mật thiết với với Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo và Tín Ngưỡng Hà Lan và ông ấy cũng đã chia sẻ rằng ông sẽ trình bày với chính phủ Hà Lan và yêu cầu đại sứ quán nước này theo dõi tình hình của tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển.

Năm 2011 ông Truyển đã nhận giải thưởng Hellman/Hammett của tổ chức Theo dõi Nhân quyền. Gần đây Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) cũng đã kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông Truyển. Phó chủ tịch của USCIRF, bà Anurima Bhargava từ năm 2019 đã nhận bảo trợ cho ông qua Dự án Tù Nhân Lương tâm Tôn Giáo của Ủy hội.

Tuần này bà Nguyễn Thị Kim Phượng lại một lần nữa dự tính lên đường đi thăm chồng tại trại giam An Điềm, như bà đã làm hàng tháng. Nhưng tình hình mưa lũ tại Miền Trung trong những ngày qua khiến các sông ở tỉnh Quảng Nam đã đạt đỉnh làm nhiều người thiệt mạng. Bà Phượng đã phải hủy chuyến thăm nuôi chồng tháng này vì được người địa phương cho biết đường vào trại giam ngập lụt không đi được.

Bà nói : "Ngoài đó thì lũ đang lên, tôi không biết nơi đó, chỗ anh Truyển ở có bị ngập hay không ? Còn những vùng phía ngoài, như đường đi vào đã ngập rồi. Thành thử điều này cũng làm cho tôi lo nhiều".

Tổng thư ký Ed Brown của Liên minh Stefanus nói, ông mong muốn tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển sẽ sớm được tự do, và khi đó ông muốn mời ông Truyển đến thăm Na Uy để cảm ơn ông về những nỗ lực bảo vệ tự do tôn giáo.

Giang Nguyễn

Nguồn : RFA, 20/10/2020

*************************

Những phụ nữ bị Chính quyền Việt Nam coi là "gai" !

RFA, 19/10/2020

Theo bước người thân !

"Đợt đấy em cũng buồn lắm. Nói chung, vừa mới sinh em bé xong nên cảm giác mình cũng bị trầm cảm. Nhưng mọi người động viên nhiều nên em cũng mạnh mẽ hơn".

Chia sẻ trên đây là của cô Đỗ Thị Thu. Một người vợ, một người mẹ trẻ ở Dương Nội.

congdan3

Tù nhân lương tâm Trần Hoàng Phúc (bìa phải) và mẹ, cô giáo Huỳnh Thị Út. Courtesy : netizen

Đỗ Thị Thu là một trong số hàng triệu phụ nữ ở nông thôn Việt Nam chỉ biết quanh quẩn nơi cửa nhà và xó bếp để chăm sóc gia đình và không biết gì đến các khái niệm như "chính trị" và "xã hội".

Thế nhưng, cô buộc phải trở thành một facebooker, kể từ ngày chồng cô, anh Trịnh Bá Phương và mẹ chồng, bà Cấn Thị Thêu cùng em chồng, anh Trịnh Bá Tư bị bắt giam cùng một ngày vào hôm 24/6, với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước".

Ba thành viên trụ cột trong gia đình chồng bị bắt giữ trong một ngày chỉ vì lên tiếng và cập nhật tin tức vụ án Đồng Tâm, mà vốn đã từng xảy ra tương tự như ở Dương Nội những năm về trước, khiến cho cả ba và mẹ chồng của cô bị tuyên án tù.

Vào tối ngày 30/8/2020, công an khu vực đến nhà chị Đỗ Thị Thu, để gửi giấy triệu tập của An ninh Hà Nội liên quan đến vụ án Trịnh Bá Phương. Tuy nhiên, cô Thu đã không đồng ý ký tên và cũng từ chối đi làm việc vào ngày 3/9 theo giấy triệu tập.

Vợ của nhà hoạt động Trịnh Bá Phương, vào sáng ngày 19/10 nói với RFA rằng cô không lo sợ bất cứ điều gì sẽ có thể tiếp tục xảy ra với mình và gia đình bởi vì cô có niềm tin vào những điều mà gia đình cô đang làm vì người dân Dương Nội cũng như vì quyền lợi giữ lại những mảnh đất của cha ông của người nông dân Việt Nam.

Tương tự, một phụ nữ khác là cô giáo Huỳnh Thị Út, mẹ của tù nhân lương tâm trẻ tuổi-Trần Hoàng Phúc.

Sinh viên Trần Hoàng Phúc, một thành viên của chương trình Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI) do Tổng Thống Mỹ Barack Obama khởi xướng, với một tương lai đầy hứa hẹn và sáng lạng lại bị Chính quyền Việt Nam tuyên án 6 năm tù giam, với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước.

Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam, 20/10/2020, cô giáo Huỳnh Thị Út nhớ lại đứa con trai của cô thường vẽ tranh tặng mẹ những dịp người phụ nữ được vinh danh và trân trọng.

"Từ ngày Phúc bị đi tù đến giờ thì nói chung tôi rất là trống vắng, thiếu đi tiếng cười, thiếu đi những lúc nói chuyện thật vui vẻ bên con, hiểu được con nhiều hơn. Bây giờ, Phúc đi tù rồi thì những giây phút hạnh phúc đó không còn nữa".

Thân mẫu của tù nhân lương tâm Trần Hoàng Phúc chia sẻ với RFA rằng những việc Phúc làm là xuất phát từ sự hiểu biết và dấn thân cho dân tộc và đất nước Việt Nam. Cho nên, hai mẹ con không cảm thấy có điều gì phải hối tiếc. Cô Huỳnh Thị Út nhấn mạnh con trai đang phải bị ở tù, thì một người mẹ chỉ có thể tiếp sức cho con ở ngoài xã hội mà công việc của con trai bà đang làm dang dở và đó là điều hạnh phúc mà cả hai mẹ con được cống hiến một phần nào đó cho cộng đồng và xã hội.

Không chỉ mỗi mẹ của tù nhân lương tâm Trần Hoàng Phúc mà còn đó không ít những phụ nữ như bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ của tù nhân chính trị-ký giả Trương Minh Đức ; bà Lê Thị Thập, vợ của tù nhân chính trị Lưu Văn Vịnh ; bà Nguyễn Thị Châu, vợ của kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh… Tất cả họ trở thành những người tiếp tục thay chồng thực hiện những quyền căn bản của một công dân Việt Nam là quyền được tự do bày tỏ và tự do ngôn luận. Không những vậy, họ còn cố gắng đưa tin, kết nối cũng như giúp đỡ cho hoàn cảnh thân nhân của các tù nhân lương tâm khác tại Việt Nam.

Vợ của ký giả Trương Minh Đức, bà Nguyễn Thị Kim Thanh xác quyết với RFA :

"Là một người vợ thì nói thật là dù có phải vất vả nhưng tôi cũng rất tự hào về chồng tôi, về những công việc mà anh ấy làm như vậy thì rất đúng và chính đáng".

congdan4

Lời nhắn nhủ của nhà báo Phạm Đoan Trang gửi đến cộng đồng sau khi cô bị bắt vào ngày 6/10/20. Courtesy : netizen

Tinh thần được lan tỏa

Bà Nguyễn Thúy Hạnh, người phụ trách quản lý quỹ từ thiện 50K giúp đỡ cho các gia đình tù nhân lương tâm tại Việt Nam, lên tiếng với RFA rằng bà nhận thấy sự hy sinh của chính những phụ nữ dấn thân đấu tranh vì dân chủ và xã hội Việt Nam quả là bị thiệt thòi khi họ phải chịu cảnh tù đày khắc nghiệt. Nhưng, những người phụ nữ trong gia đình của các tù nhân lương tâm ở bên ngoài cũng hy sinh lớn lao không kém.

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh, hồi đầu năm 2018 khởi xướng lời kêu gọi quyên góp tài chính giúp cho Hội Anh Em Dân chủ lệ phí thuê luật sư. Tuy nhiên, lời kêu gọi đó được cộng đồng hưởng ứng rất nhiều và lắm lúc bà Nguyễn Thúy Hạnh cảm thấy mình bị quá sức trong công việc quản lý Quỹ từ thiện 50K.

"Nhiều lúc cũng muốn đóng lại, nhưng càng tiếp xúc với những gia đình đó thì mình càng lại thấy bản thân mình phải cố lên. Ví dụ như gia đình mục sư Đinh Diêm, mà ông bị tuyên án tù 16 năm. Nhà ông ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi. Quỹ 50K đã trở thành chỗ bấu víu duy nhất của người phụ nữ. Bởi vì vợ của mục sư Đinh Diêm đã nghèo và nuôi chồng trong tù, lại còn có người con gái bị bệnh nặng. Hay, vợ của tù nhân lương tâm Lê Thanh Tùng thì hoàn cảnh cũng vô cùng khó khăn. Bà vừa nuôi chồng ở tù, vừa nuôi mẹ già và đứa con gái vừa mới lớn, 16 tuổi bị tâm thần phân liệt. Những gia đình này tâm sự là họ không biết kêu gọi ở đâu, không biết nhờ vả ở đâu, mà chỉ có thể nghĩ đến Quỹ 50K là nơi duy nhất mà họ có thể dựa vào".

Bà Nguyễn Thúy Hạnh khẳng định rằng với tinh thần vững vàng của các nữ tù nhân lương tâm và những người vợ, người mẹ tất cả tù nhân lương tâm ở Việt Nam lan tỏa tinh thần kiên cường cường của họ và chính cá nhân bà cũng cố gắng sức mọn để tiếp sức cho họ trong khả năng nhỏ nhoi của mình.

Nữ nhà báo tự do Sương Quỳnh, vào sáng ngày 19/10 khẳng khái bày tỏ với RFA rằng đối với bà ngày Phụ nữ Việt Nam hay ngày Quốc tế Phụ nữ là những ngày lễ sáo rỗng. Bởi vì trong thực tế, bao nhiêu người phụ nữ và trẻ em không được bảo vệ bởi luật pháp và thậm chí Hội Phụ nữ Việt Nam càng không thực hiện chức năng và trách nhiệm của họ cho các chị em nữ giới ở Việt Nam.

"Một hiệp hội chỉ báo hại tiền thuế của dân không làm được gì hết. Thế thì vinh danh cái gì ? Trong khi những con người đáng được vinh danh thì lại không được vinh danh mà bị bắt đi tù. Vậy thì có đáng ăn mừng không ? Còn xã hội, người ta nườm nượp đấy, họ chỉ dùng ngày đấy để mua vui cho nhau thôi. Vì đấy cũng là lý do mà tôi không bao giờ quan tâm đến cái ngày chỉ làm những việc sáo rỗng trong khi những việc thật sự cần làm thì họ lại không làm".

Bà Sương Quỳnh tiếp lời rằng những tấm gương như Phạm Minh Mẫn, Phạm Thanh Nghiên, Cấn Thị Thêu, v.v và mới nhất nữ nhà báo Phạm Đoan Trang sẽ không đơn độc trong hành trình của họ mà ngày càng có nhiều hơn nữa những phụ nữ chân yếu tay mềm như cô Đỗ Thị Thu, vợ của nhà hoạt động Trịnh Bá Phương hay cô Nguyễn Xoan, con dâu tù nhân chính trị Trần Đình Lương và ngay cả bản thân nhà báo Sương Quỳnh cũng dấn thân vì một xã hội mà phụ nữ có được nữ quyền đúng nghĩa và được xã hội thật sự trân quý họ.

Cựu tù nhân chính trị-nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình tâm tình rằng ông không kể đến những ngày lễ phù phiếm mà Chính quyền Hà Nội đặt ra để vinh danh cho nữ giới tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình dành mỗi một ngày để vinh dạnh họ và các nữ tù nhân lương tâm cùng thân nhân là nữ giới của những tù nhân chính trị xứng đáng được tôn vinh.

"Người đàn ông đi ngang ngưỡng cửa tù thì còn đỡ hơn người phụ nữ. Người phụ nữ rất là khổ ải. Thời gian trước, chúng ta cũng từng nghe một nữ tù nhân lương tâm không được nhận tiếp tế cái băng vệ sinh. Phụ nữ trong thời gian như thế rất là khó khăn mà lại bị rơi vào hoàn cảnh tù thì họ gặp khó khăn gấp bội phần. Hiện nay không có đủ phòng giam tù đủ cho tù nhân chính trị nữ, cho nên họ bị ở tù xen kẽ với tù thường phạm. Chính vì vậy mà họ đối diện với những khó khăn rất nhiều so với tù nhân chính trị nam. Do đó, mình có thể khẳng định rằng người đàn ông Việt Nam nợ người phụ nữ Việt Nam rất nhiều".

Những người phụ nữ Đài RFA được dịp trao đổi nhân ngày Phụ nữ Việt Nam năm 2020 cùng quan điểm rằng họ chỉ là những viên gạch lót đường cho xã hội dân chủ và văn minh ở Việt Nam. Dù rằng con đường còn xa xôi lắm, nhưng họ có niềm tin công việc của họ chắc chắn không phải là "dã tràng xe cát Biển Đông".

Chúng tôi xin kết lại bài ghi nhận này với lời nhắn nhủ của nữ nhà báo Phạm Đoan Trang gửi đến cộng đồng, sau khi cô bị bắt vào ngày 6/10 vừa qua rằng "Tôi không cần tự do cho riêng mình, nếu chỉ vậy thì quá dễ. Tôi cần cái lớn hơn thế nhiều : Tự do, dân chủ cho cả Việt Nam. Đó là một mục tiêu nghe có vẻ vĩ đại và xa vời, nhưng thật ra là khả thi, nếu có sự góp phần của tất cả các bạn".

Nguồn : RFA, 19/10/2020

Published in Diễn đàn

USCIRF bảo trợ cho tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển (VOA, 22/11/2019)

Ủy ban T do Tôn giáo Quc tế ca Hoa Kỳ (USCIRF) va ra thông báo quyết đnh bo tr cho ông Nguyễn Bc Truyn và đưa ông vào d án Tù nhân Lương tâm Tôn giáo. Ông Truyển là tín đ Pht giáo Hòa ho hin đang th án tù 11 năm ti Vit Nam.

uscrift11

USCIRF ra thông cáo bảo tr cho nhà hot động Nguyn Bc Truyn. Photo : USCIRF

Bà Anurima Bhargava, Ủy viên ca USCIRF, người mi th sát Vit Nam vào tháng 9 va qua, là người đng tên bảo tr cho ông Truyn, theo thông cáo ca USCIRF hôm 20/11.

"Việc giam cm ông Nguyn Bc Truyn phn bác các tuyên b ca chính quyn Vit Nam là h bo v t do tôn giáo", bà Bhargava cho biết trong thông cáo.

"Tự do tôn giáo bao hàm bo v nhng người vn đng cho các nhóm tôn giáo b thit thòi hoc b bách hi. Những người như ông Nguyn Bc Truyn l ra phi được vinh danh vì các n lc không mt mi đ ci thin đi sng cho nhng người đng bào ca ông, nhưng thay vào đó, ông y đã b tuyên án quá mc nng n và bt công. Ông y phi được tr t do ngay nếu Việt Nam thc thi đúng đn nghĩa v theo lut quc tế", theo thông cáo.

uscrift2

Nhà hoạt đng Nguyn Bc Truyn và v là bà Bùi Kim Phượng, tháng 6/2016, Dòng Chúa Cu Thế Thành phố Hồ Chí Minh. (nh : Facebook Bùi Kim Phượng)

Từ thành ph H Chí Minh, bà Bùi Th Kim Phượng, v ca ông Truyn, nói vi VOA v vic ông Truyn được USCIRF bo tr.

"Được biết bà y viên USCIRF đng ra bo tr cho anh Truyn là mt điu rt mng cho gia đình tôi. Rt là vinh d vì anh đy được bo tr trong chương trình Tù nhân Lương tâm Tôn giáo.

"Những gì mà nhà nước Vit Nam cáo buc anh Truyn là hoàn toàn vô căn c".

Khi nhận bo tr cho mt tù nhân lương tâm tôn giáo, y viên ca USCIRF s n lc bng mi cách đ yêu cu tr t do vô điu kin cho người được bo tr cũng như theo dõi tình trng an nguy ca người y khi còn đang trong tù.

Dự án Tù nhân Lương tâm Tôn giáo do USCIRF thực hin đã khi đng t đu năm 2017, và hin có 15 tù nhân trên toàn thế gii, bao gm c ông Truyn, có tên trong danh sách này.

Trước đây mc sư Nguyn Công Chính và v là bà Trn Th Hng cũng đã được USCIRF bo tr và gia đình ông Chính đã định cư ti Hoa Kỳ vào tháng 7/2017.

Trong chuyến th sát tình hình t do tôn giáo Vit Nam t ngày 17-19/9 va qua, bà Bhargava đã gp bà Bùi Th Kim Phượng đ tìm hiu tình hình giam cm ca ông Truyn.

uscrift3

Bùi Thị Kim Phượng (gia), v ca tù nhân Nguyn Bc Truyn, chp hình cùng các thành viên ca phái đoàn y ban Hoa Kỳ v T do Tôn giáo Quc tế, tháng 9 năm 2019, Vit Nam.

Bà Kim Phượng chia s vi VOA :

"Anh Truyển là người bo v nhân quyn, trong đó có quyền t do tôn giáo. Anh giúp đ cho đng bào tôn giáo yếu thế, nh l, ít ai đ ý ti.

"Vào năm 2014, sau khi vợ chng tôi b trc xut t Đng Tháp lên Sài Gòn, chúng tôi có làm thin nguyn cho Văn phòng Công lý và Hòa bình đ giúp các linh mc làm chương trình Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa ; bên cnh vic h tr cho Pht giáo Hòa Ho, mà hin nay anh Truyn là mt tín đ".

Ông Truyển, Ch tch Hi Ái hu Cu Tù nhân Chính tr và Tôn giáo Vit Nam, b chính quyn Vit Nam bt giam t tháng 7/2017 và b tuyên án 11 năm tù vào tháng 4/2018 với cáo buc "hot đng nhm lt đ chính quyn nhân dân".

Trước đó, vào tháng 11/2006, ông Truyn b bt và giam cm 3,5 năm tù vi cáo buc "tuyên truyn chng nhà nước".

********************

HRW kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động Phạm Văn Điệp (VOA, 22/11/2019)

Tổ chc Human Rights Watch (HRW) hôm 20/11 kêu gọi chính quyn Vit Nam hãy hy mi cáo buc chng li nhà đu tranh Phm Văn Đip và tr t do cho ông ngay lp tc. Li kêu gi này được đưa ra 5 ngày trước khi ông Đip ra trước tòa án tnh Thanh Hóa ngày 26/11, đ b xét x v hành vi "đăng tải, phát tán thông tin trên Facebook, vi phạm điu 117 ca B Lut Hình s Vit Nam".

uscrift4

Nhà đấu tranh vì nhân quyn Phm Văn Đip

Thông cáo của HRW miêu t ông Phm Văn Đip, 51 tui, là mt người có b dy đu tranh cho nhân quyn, ông là tiếng nói ch trích chính quyn v nhng v vi phm quyn làm người qua trung gian các trang blog và Facebook ca ông. Ông nhiu ln c dùng h thng pháp lut ca Vit Nam đ thách thc nhng hành vi ca chính quyn, nhưng cui cùng phi chp nhn rng làm như thế ch vô vng.

Xuất thân t Thanh Hóa, Phm Văn Đip sang Nga du hc t năm 1992 và đó cho ti tháng 6/2016. T năm 2002, ông bt đu viết và chia s trên mng nhng bài bình lun có ý ch trích chính quyn Vit Nam. Năm 2006, ông tham gia Đng Dân Ch do nhà bt đng chính kiến Hoàng Minh Chính thành lp.

Lần tr v Vit Nam năm 2011, ông tham gia hai cuc biu tình chng Trung Quc. Năm 2012, ông viết thư ng gi Đng Cng sn Vit Nam, ch trích điu 4 Hiến pháp, điu khon quy đnh Đng Cng sn Vit Nam ‘là lc lượng lãnh đạo nhà nước và xã hi’.

Ông Điệp gp rt nhiu rc ri trong nhng ln v thăm gia đình. B cm nhp cnh, ông tr v Nga np đơn khiếu ni ti đi s quán Vit Nam, đng thi np đơn khiếu ni hành chính t xa lên mt tòa án Hà ni. C hai đơn khiếu ni ca ông không được phn hi.

Đơn ông viết có đon : "Tôi là công dân yêu nước Vit Nam đã tham gia biu tình chng các hành vi ca Trung Quc xâm lược, phá hi và bn giết người dân và binh lính Vit Nam...".

Năm 2016, ông bị cm nhp cnh, th nhp cnh t Lào, ông b tch thu h chiếu. Biu tình phn đi Đng Cng sn Vit Nam ti Vientiane, ông b b tù gn hai năm. Ra tù vào cui năm 2018, ông v Vit Nam tiếp tc tranh đu, chia s tin tc v các vn đ chính tr xã hi. Ông ch trích lut an ninh mạng, kêu gi b h thng đng c dân bu đ chuyn hướng ti mt h thng bu c t do.

Tháng 5 năm nay, ông Điệp b cm xut cnh sang Nga, và b bt vào tháng 6 năm 2019.

Giám đốc vn đng Châu Á ca HRW, John Sifton, nói : "Tt c nhng gì ông Phm Văn Đip làm trong 17 năm qua là bày t ý kiến v các vn đ chính trị xã hi quan trng, và phn đi vic ông b tr đũa vì đã dám lên tiếng".

Ông Sifton nói Việt Nam "không có lý do chính đáng đ đi x vi ông như mt k ti phm".

Tổ chc Human Rights Watch nói nhà cm quyn Vit Nam nên b tt c mi cáo buc, và tr tự do ngay lp tc cho ông Phm Văn Đip.

Published in Việt Nam

Một nguồn tin từ thân nhân của ông Nguyễn Bắc Truyển cho biết, ông đang chuẩn bị viết đơn gửi Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, bày tỏ nguyện vọng hai cơ quan này kháng nghị bản án đã tuyên đối với ông. Lý do : Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.

cancu1

Ông Trần Huỳnh Duy Thức (trái) và Nguyễn Bắc Truyển (phải)

Điểm chung của Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Bắc Truyển : doanh nhân, trí thức

Ông Trần Huỳnh Duy Thức sinh ngày 29 tháng 11 năm 1966, tại Sài Gòn. Năm 1990, ông tốt nghiệp khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Đầu năm 1993, ông Thức khởi nghiệp bằng việc mở một cửa hàng vi tính nhỏ mang tên EIS. Chỉ một vài tháng sau, cửa hàng của ông đã có thể tự lắp ráp những chiếc máy vi tính cá nhân đầu tiên.

Nhờ chất lượng sản phẩm và các dịch vụ hậu mãi, doanh thu của EIS tăng nhanh, EIS trở thành thương hiệu chi phối phân khúc máy tính gia đình trên thị trường Sài Gòn vào năm 1994.

Tháng 2 năm 2003, One Connection Singapore của Trần Huỳnh Duy Thức nhanh chóng nổi lên thành một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên môi trường Internet toàn cầu. Nhờ thành công về thương mại của công ty, các hãng thông tấn quốc tế và Singapore bắt đầu đưa tin sự kiện công nghệ Việt Nam xuất hiện cạnh tranh vững chãi trên thị trường toàn cầu. Kể từ đó Trần Huỳnh Duy Thức thường được mời và đối đãi trọng thị của cơ quan phát triển kinh tế Singapore, theo chính sách thu hút nhân tài và đầu tư của họ.

Tháng 3 năm 2009, sở Thông tin - Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định buộc One Connection Việt Nam ngừng cung cấp dịch vụ và xử phạt hành chính, tịch thu các máy móc thiết bị.

Chủ Nhật, ngày 24 tháng 5 năm 2009, Trần Huỳnh Duy Thức bất ngờ bị bắt với thông tin ban đầu là trộm cước viễn thông. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau cả Lê Công Định, Lê Thăng Long đều lần lượt bị bắt và cùng với ông bị chính quyền cáo buộc tội "lật đổ chính quyền".

Sau đó cơ quan điều tra nói rằng vào năm 2005, ông Thức cùng một số nhân vật lập ra Nhóm nghiên cứu Chấn, thông qua việc nghiên cứu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam. Từ đầu tháng 11 năm 2008, ông lập hai Blog trên mạng internet : Change We Need và Trần Ðông Chấn xuất hiện nhiều bài viết và bình luận về lãnh đạo cũng như nền chính trị Việt Nam, với tổng cộng khoảng 49 bài viết. Thông tin ở đây được một số hãng thông tấn quốc tế đăng lại.

Cũng theo cơ quan điều tra, tháng 3 năm 2009, ông Thức đi Phuket, Thái Lan. Tại đây ông gặp một số nhân vật trí thức khác, cùng họ thành lập tổ chức chính trị nhằm thay thế Đảng cộng sản Việt Nam khi xảy ra biến cố chính trị trong tương lai, có tên Đảng xã hội Việt Nam. Sau khi về nước, ông cùng với ông Lê Công Định, Nguyễn Sĩ Bình hợp tác viết cuốn sách "Con đường nước Việt", trong đó Lê Công Định viết phần cải cách Tư pháp, Nguyễn sĩ Bình viết về phần cải cách xã hội, còn ông Thức viết về phần cải cách Kinh tế.

Ông bị bắt vào ngày 24 tháng 5 năm 2009 với tội danh ban đầu là trộm cắp cước điện thoại, sau đó với các cáo buộc hoạt động chính trị nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Ông bị đưa ra xét xử vào ngày 20 tháng 01 năm 2010, tuyên án 16 năm tù giam.

Tương tự ông Trần Huỳnh Duy Thức, khi nhận bản án tù đầu tiên, ông Nguyễn Bắc Truyển là một doanh nhân.

Ngày 10/05/2007, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa vụ án "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" ra xét xử và tuyên phạt Lê Nguyên Sang (SN 1959, bác sĩ) 5 năm, Nguyễn Bắc Truyển (SN 1968, giám đốc Công ty TNHH Việt Thịnh Phú, quận Phú Nhuận) 4 năm, và Huỳnh Nguyên Đạo (SN 1968, giám đốc Công ty TNHH Liên hiệp Huỳnh) 3 năm tù giam cùng về tội : "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam".

Đến năm 2017, theo cáo buộc của cơ quan điều tra, ngày 24 tháng 4 năm 2013, cùng với các ông như Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức, Trần Đức Thạch…, ông Nguyễn Bắc Truyển xúc tiến thành lập một tổ chức mang tên Hội Anh em Dân chủ. Tuy nhiên sau đó, ông Truyển đã rời tổ chức này ngay khi vừa thành lập. Thế nhưng vào ngày 30 tháng 7 năm 2017, ông Nguyễn Bắc Truyển, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn và Trương Minh Đức bị bắt, và truy tố vì tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", theo điều 79 Bộ Luật Hình sự.

Nhìn từ vụ án "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời"

Ông Trần Huỳnh Duy Thức nhận bản án tuyên vào tháng 01/2010. Ông Nguyễn Bắc Truyển nhận bản án tuyên vào tháng 06-2018. Cả hai đều được xét xử theo Điều 79, Bộ Luật Hình sự 1999. Như vậy liệu đề xuất kháng nghị từ nội dung của Bộ Luật hình sự 2015 có hợp lý ?

Và tình tiết nào cho thấy cả hai phiên tòa hình sự xử ông Thức và ông Truyển đã cùng vi phạm cả 3 nội dung thường dùng để làm căn cứ kháng nghị : (1) Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án ; (2) Có vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án ; (3) Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

cancu2

Ông Nguyễn James Han tại phiên tòa (hàng trên, ngoài cùng, từ phải qua). Ảnh : Phan Thương (TNO)

Một dẫn chứng điển hình cho củng cố cả 3 nội dung như vừa nêu, đó là bản án tuyên vào chiều 22/08/2018, trong phiên tòa sơ thẩm xét xử 12 bị cáo là thành viên của tổ chức phản động "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" phạm tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo điều 79 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Theo nội dung vụ án được công tố trình bày, thì lợi dụng sự phát triển của mạng Internet, thông qua các trang mạng xã hội và các ứng dụng trên không gian mạng, tổ chức phản động "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" do đối tượng Đào Minh Quân (sinh năm 1952, quốc tịch Mỹ, cựu quân nhân chế độ Việt Nam Cộng hòa) cầm đầu đã thực hiện nhiều thủ đoạn, kế hoạch tuyên truyền xuyên tạc chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam, lôi kéo những đối tượng bất mãn chế độ và Nhà nước Việt Nam, đưa người từ nước ngoài về lôi kéo người trong nước thực hiện các hoạt động chống phá, bạo động vũ trang với mục đích phá hoại, nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Trong vụ án này, các bị cáo Nguyen James Han (sinh năm 1967, Việt kiều Mỹ), Phan Angle (sinh năm 1956, quốc tịch Mỹ) đã truyền đạt chỉ thị của Đào Minh Quân, chủ động bàn bạc, phân công nhiệm vụ cho các bị cáo khác thực hiện như : rải truyền đơn, đột nhập đài phát thanh chèn sóng để phát các nội dung tuyên truyền cho tổ chức, xịt sơn bôi bẩn tượng đài Bác Hồ ở nơi công cộng, tụ tập biểu tình phản đối Formosa...

Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên phạt các bị cáo : Nguyen James Han, Phan Angle mức án 14 năm tù, trục xuất 2 bị cáo ngay sau khi chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam. Các bị cáo còn lại có mức án 11 năm đến 5 năm tù. 

Căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm : Điều 109, Bộ Luật hình sự 2015

Trở lại với vụ án ông Trần Huỳnh Duy Thức và ông Nguyễn Bắc Truyển. Kết luận điều tra và cáo trạng tại các phiên xét xử đều cho thấy cả hai không có hành vi, hay ý định cho hành động bằng vũ lực để "lật đổ chính quyền nhân dân" như ở vụ án tuyên hôm chiều 22/08 đã nói ở trên.

Cả hai ông đều không trực thuộc một tổ chức vũ trang nào đang hướng đến việc ‘lật đổ chế độ cộng sản’, chứ chưa vội nói tới ‘chính quyền nhân dân’ như việc làm của "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" đang được cho là ‘lật đổ chế độ’ Việt Nam hiện nay.

Như vậy, nếu không vì chuyện ngần ngại đền bù oan sai, chấp nhận kháng nghị giám đốc, có lẽ các vị trong Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao đã có thể tuyên rằng chưa đủ cơ sở pháp lý để xem hành vi của ông Trần Huỳnh Duy Thức là "lật đổ chính quyền nhân dân" ; vì việc kêu gọi cải cách kinh tế, cải cách đường lối chính trị của ông Thức không nhằm thay đổi "chính quyền nhân dân", mà chỉ nhằm giúp đất nước phát triển tốt hơn – tương tự như kêu gọi một cuộc cách mạng 4.0 hiện nay của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

cancu3

Điều 109, Bộ Luật hình sự 2015

Tương tự, hoàn toàn không thuyết phục khi người được cho là ‘đầu vụ án’ lại được phóng thích với yêu cầu phải rời Việt Nam, thì ông Nguyễn Bắc Truyển lại tiếp tục chịu mức án tù 11 năm về những hành vi được chính các bút lục vụ án thể hiện, là ông đã rời Hội Anh em dân chủ ngay khi Hội này vừa thành lập, và ông cũng không thực hiện bất kỳ hành động nào trong phạm vi điều chỉnh của Điều 79, Bộ Luật Hình sự 1999.

Trong trường hợp ‘vuốt mặt nể mũi’, Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao có thể vận dụng Công văn số 04/TANDTC-PC, do phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, ông Nguyễn Trí Tuệ ký ngày 09 tháng 01 năm 2018.

Theo đó, "Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 (ngày Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành), khi xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử giám đốc thẩm và thi hành án hình sự cần áp dụng Bộ luật Hình sự năm 2015 như sau [trích] :

(…) b) Các điều khoản của Bộ luật Hình sự năm 2015 xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng ; quy định hình phạt nhẹ hơn, tình tiết giảm nhẹ mới ; miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích".

So với vụ án "lật đổ chính quyền nhân dân" tuyên hôm chiều 22/08/2018, thì cả ông Thức lẫn ông Truyển, nếu vẫn giữ nguyên cáo buộc về tội danh "lật đổ chính quyền nhân dân", thì chỉ có thể tuyên hai ông mức án tại khoản 3, Điều 109 Bộ Luật hình sự 2015 : "Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm".

Cả ông Thức và ông Truyển đều có thể được trả tự do theo đúng quy định của pháp luật, mà không cần viện dẫn đến Luật Đặc xá.

Thảo Vy – Trần Thành

Nguồn : VNTB, 24/08/2018

Published in Diễn đàn

Hôm nay ngày 24/3/2018 tôi đã ra Hà Nội thăm chồng và gởi thuốc cho anh Đức...

kim1

Ký giả Trương Minh Đức và vợ - chị Nguyễn Kim Thanh (Ảnh FB Nguyễn Kim Thanh)

Tôi và tất cả những người vợ Tù Nhân Lương Tâm đang rất lo lắng về phiên tòa của chồng chúng tôi... ko biết sẽ như thế nào... Vì được biết phiên tòa công khai... chúng tôi được tin báo từ những luật sư của mình... cho biết ngày 5 và 6 tháng 4 lúc 8g tòa sẽ xét xử vụ án Nguyễn Văn Đài... liên quan và cùng chung vụ án những người chồng của chúng tôi... nhưng đã biết được Thông báo mấy ngày nay chỉ còn 10 ngày nữa là đến ngày xét xử nhưng... tất cả những người vợ của chúng tôi... chưa nhận được thư mời hoặc Thông báo nào của tòa án để tham dự phiên tòa công khai...

kim2

Chị Bùi Thị Kim Phượng (vợ luật sư Nguyễn Bắc Truyển) và chị Nguyễn Kim Thanh (vợ ký giả Trương Minh Đức) đi thăm nuôi chồng (Ảnh FB Nguyễn Kim Thanh)

Chúng tôi đang rất lo lắng mất ăn mất ngủ ko biết phiên tòa cs... xử oan sai bất công đối với những người chồng người thân của chúng tôi ra sao ? Mức án sẽ là bao nhiêu... vì Chính quyền này họ đã đưa ra xét xử... dù rõ ràng là chồng chúng tôi bị oan sai... chồng chúng tôi vô tội... nhưng đã đưa ra xử... dù là ko có tội cũng là có tội... nên rồi đây chúng tôi những người vợ này sẽ phải đi đến đâu để thăm nuôi chồng của mình đây... ? bao nhiêu là câu hỏi ?... bao nhiêu là suy nghĩ và lo lắng !

Rồi nay đến ngày ra tòa những người vợ người con của những người Chồng người Cha của mình có được trực tiếp tham dự phiên tòa công khai hay không ?

Con xin quý Cha cùng tất cả cộng đồng anh chị em trong nước và ngoài nước và những người yêu mến ... thương yêu và đồng cảm với chồng con... cùng tất cả các anh em... trong vụ án này... xin hãy cầu nguyện xin Chúa và Mẹ Maria ban cho các anh được mạnh khỏe vững vàng, kiên cường... trong bất cứ hoàn cảnh nào... Xin mọi người chia sẽ và đồng hành với gia đình chúng con... !

Nguyễn Kim Thanh

Published in Video