Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Gian lận thi cử trung học phổ thông quốc gia 2018 : Bộ trưởng nhận trách nhiệm, rồi sao nữa ?"

giaoduc1

"Gian lận thi cử trung học phổ thông quốc gia 2018 : Bộ trưởng nhận trách nhiệm, rồi sao nữa ?"

Nếu câu hỏi này được đặt ra với người đứng đầu Chính phủ : "Để đất nước nợ nần, môi trường ngày càng ô nhiễm, dân tình ta thán… thì trách nhiệm của Thủ tướng ra sao ?", thì câu trả lời sẽ như thế nào ?

Niềm tin vào tài năng quản trị của quan chức là canh bạc may rủi ?

Phạm vi hẹp hơn, nhiều nhật báo phát hành sáng 3-6 tại Sài Gòn có bản tin nội dung : "Sáng 3/6, Hội đồng nhân dân Thành phố Cần Thơ khoá IX, nhiệm kỳ 2016-2021 tiến hành họp kỳ thứ 12 (kỳ họp bất thường), bầu bổ sung chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố. Theo đó, các đại biểu Hội đồng nhân dân đã bầu ông Lê Quang Mạnh, Phó Bí thư Thành ủy Cần Thơ giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố với kết quả 51/52 phiếu đồng ý (đạt 94,44%)".

Giả dụ mai này Cần Thơ bết bát trong mọi chuyện liên quan đến khả năng điều hành của ông quan đầu tỉnh mới chân ướt, chân ráo từ Hà Nội vào, liệu phải trách ai đây, vì người dân, tức cử tri Cần Thơ chẳng có ai bỏ lá phiếu bầu ông Lê Quang Mạnh. Họ cũng chẳng biết ông là ai, nên làm gì có niềm tin để mà xa xỉ dành cho ông.

Phát biểu tại buổi lễ nhậm chức, tân Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ Lê Quang Mạnh, nói : "Tôi trân trọng cảm ơn quý đại biểu Hội đồng nhân dân đã dành sự tin tưởng, tín nhiệm bầu tôi giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố. Trong điều kiện bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn tại địa phương để xứng đáng với sự tín nhiệm, niềm tin của đại biểu, nhân dân, tôi hứa sẽ cố gắng mức cao nhất, tận tuỵ trách nhiệm trong công việc ; trân trọng, học hỏi, kế thừa những thành quả quý báu của các bậc lão thành tiền nhiệm".

Mẫu câu "điều kiện bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn tại địa phương", xem ra tương tự với câu "trình độ, năng lực, sự hiểu biết của tôi có hạn, tuổi tác lại đã lớn" mà ông Nguyễn Phú Trọng đọc lúc tuyên thệ nhận chức Chủ tịch nước.

Vậy tại sao Cần Thơ lại không thể tìm ra một nhân sự có nhiều kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương, để có thể giúp Cần Thơ phát triển kinh tế và an sinh xã hội bền vững hơn ? Nếu mai này Cần Thơ bị tụt hậu, có lẽ ông Lê Quang Mạnh chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi "chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn tại địa phương". Điều đó đang ứng với ông Nguyễn Phú Trọng, khi vấn đề tuổi tác, sức khỏe đang khiến ông không thể xuất hiện ‘lành lặn’ trước công chúng.

Trong bối cảnh độc đảng toàn trị, rõ ràng vấn đề nhân sự cho các chức danh quản trị quốc gia tại Việt Nam đang từng bước lâm vào cảnh khủng hoảng. 

Theo cơ cấu trong Đảng, các ủy viên Bộ Chính trị giữ tất cả những cương vị chủ chốt trong bộ máy chính quyền : Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (cá biệt như các ông Hoàng Minh Giám, Ung Văn Khiêm, Xuân Thủy, Nguyễn Dy Niên không ở trong Bộ Chính trị).

Các ủy viên Bộ Chính trị khác giữ những cương vị chủ chốt của bộ máy đảng : Trưởng ban Tổ chức trung ương Đảng (đảm nhiệm công tác tổ chức, cán bộ), Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng (kiểm tra tổ chức đảng, tư cách đảng viên, chống tham nhũng), Trưởng ban Tuyên giáo, Bí thư thành ủy Thành phố Hà Nội, Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Trưởng ban Dân vận trung ương cũng khá thường xuyên xuất hiện trong Bộ Chính trị.

Các ủy viên Bộ Chính trị giữ các cương vị Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội và Thường trực Ban bí thư được gọi là "các cán bộ chủ chốt của Đảng, Nhà nước". Các ủy viên Bộ Chính trị này được gọi là các ủy viên Bộ Chính trị phụ trách chung, để phân biệt với các ủy viên Bộ Chính trị phụ trách lĩnh vực. 

Quyền hạn của ủy viên Bộ Chính trị (cũng như quyền hạn ủy viên Trung ương Đảng, ủy viên Ban bí thư) được quy định trong văn bản quy chế của Đảng. Các ủy viên Bộ Chính trị giữ các cương vị Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội có quy định riêng. Quyền hạn của Tổng bí thư và Thường trực Ban bí thư được quy định riêng.

Hệ lụy của việc độc quyền quản trị quốc gia

Như phân tích ở trên cho thấy quyền lực trong bộ máy cầm quyền ở Việt Nam đan xen nhau, nên thực tế rất khó quy trách nhiệm cụ thể.

Đơn cử, Tổng bí thư là người đứng đầu toàn Đảng, là cấp trên của Bí thư cấp ủy, tổ chức đảng, là người đứng đầu Ban Chấp hành trung ương, Trưởng ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng và thay mặt Ban Chấp hành trung ương chủ trì công việc ba cơ quan quan trọng nhất trong hệ thống tổ chức của Đảng : Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư, đồng thời là Bí thư quân ủy trung ương, là nhân vật quyền lực cao nhất.

Chủ tịch nước kiêm Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh, là nhân vật quyền lực đứng ở vị trí thứ hai trong Đảng.

Ông Nguyễn Phú Trọng hiện giữ cả hai vị trí quyền lực thứ nhất và thứ hai đó. Còn ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng chính phủ kiêm Bí thư Ban cán sự đảng Chính phủ, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh. Có thể coi như vị trí quyền lực thứ ba thuộc về ông Nguyễn Xuân Phúc.

Để xảy ra đất nước chồng chất nợ nần, môi trường ô nhiễm, dân tình oán than, quan chức chia bè kết nhóm lũng đoạn… thì trách nhiệm chính ở đây không ai khác ngoài ông Nguyễn Phú Trọng. Thế nhưng ở Việt Nam thì chưa có một quy định nào về xử lý kỷ luật đối với chức danh Tổng bí thư Đảng.

Hiến pháp 2013, Điều 4.2 ghi : "Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình".

"Chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình" có nghĩa một khi Đảng tuyên bố về quyền lực của mình là "lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" (Điều 4.1, Hiến pháp), thì nếu không hoàn thành phần việc "Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân ; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân ; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện", ghi ở Điều 3, Hiến pháp, thì phần việc được giao, hoặc coi như được giao cho và phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả.

Phần hậu quả đó là sự trừng phạt của pháp luật, hoặc là gánh lấy lấy sự thiệt hại từ quyết định hoặc từ lời hứa. Ở vai trò lãnh đạo một ngành hoặc một vùng nào đó trong bộ máy nhà nước, từ ‘chịu trách nhiệm’ nó bao hàm hoặc phải bị truy cứu trước pháp luật, hoặc phải chịu mất chức. 

Trong trường hợp chính thể độc đảng thì không hiện diện cách hiểu ‘chịu trách nhiệm’, bằng việc có một đảng chính trị khác lên thay quyền "lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội". Điều này đồng nghĩa với việc khi quản trị quốc gia yếu kém, nếu ai đó kiên quyết đòi hỏi việc quy trách nhiệm, thì ‘tập thể Bộ Chính trị’ sẽ cùng chịu trách nhiệm.

Trên thực tế thì bất kỳ ai dám thắc mắc về trách nhiệm của Bộ Chính trị, dám kêu gọi ‘tập thể’ ấy từ chức, sẽ có thể đối mặt với cáo buộc chống phá Đảng và Nhà nước. Danh sách ‘tù nhân lương tâm’ ở Việt Nam cứ mãi dài ra cũng từ nguyên do ấy.

Nguyễn Hồng Phúc

Nguồn : VNTB, 04/06/2019

Published in Diễn đàn

Sở dĩ gọi là con số 0, vì trên thực tế chuyện ai sẽ là người đứng đầu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở địa phương là phụ thuộc vào một tổ chức không hề có trong danh sách quản lý hành chánh của Nhà nước Việt Nam : Ban Bí thư Trung ương Đảng [1].

phieu1

Quyền lực của lá phiếu cử tri ở Việt Nam là con số 0

"Chiều 24/5, Ban Tổ chức Trung ương đã công bố và trao quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ tại Thành phố Cần Thơ. Theo đó, thừa ủy nhiệm của Ban Bí thư, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Mai Văn Chính đã công bố quyết định luân chuyển và chỉ định ông Lê Quang Mạnh (45 tuổi, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ, giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Cần Thơ nhiệm kỳ 2015 - 2020) ; đồng thời giới thiệu cho Hội đồng nhân dân Thành phố Cần Thơ bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND Thành phố nhiệm kỳ 2016 – 2021".

Các tờ báo (bản in) ở số phát hành ngày 25/5, có nội dung tương tự như bản tin ở trên. Dạng tin tức này quen thuộc đến độ chẳng ai buồn thắc mắc, vì sao không hề có lá phiếu của cử tri Cần Thơ, nhưng ông Lê Quang Mạnh vẫn sẽ đường hoàng ngồi vào ghế Chủ tịch UBND Thành phố Cần Thơ, nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Việc chỉ định ông Lê Quang Mạnh vào chức vụ Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Cần Thơ nhiệm kỳ 2015 – 2020, là chuyện riêng trong thẩm quyền của Ban Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam. 

Còn nếu thực sự đúng như quy định ghi ở Điều 4.3, Hiến pháp 2013 : "Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật", thì việc Ban Bí thư "giới thiệu cho Hội đồng nhân dân Thành phố Cần Thơ bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND Thành phố nhiệm kỳ 2016 – 2021" đối với ông Lê Quang Mạnh, là vi phạm ; là hình thức dân chủ trá hình nhằm hợp thức hóa về mặt thủ tục cho chiếc ghế quyền lực Chủ tịch UBND Thành phố Cần Thơ.

Theo Hiến pháp 2013, ở Điều 113, nói rằng "Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên". 

Thế nhưng đó chỉ là những điều luật đẹp đẽ về dân chủ được viết ra mà thôi. Rồi ngày đẹp trời nọ, bổng dưng có một người nào đó từ miền Bắc, hoàn toàn xa lạ với cử tri Cần Thơ, được Ban Bí thư ‘chỉ định’ vào làm người đứng đầu về quản lý hành chánh, bất chấp các quy định tương ứng được ghi trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Thực tế đó cho thấy không ít người đã nhân danh đảng cộng sản Việt Nam, để tự cho mình quyền đứng trên cả Hiến pháp, chứ không chỉ là hệ thống luật hiện hành. 

Tiền lệ này từng xảy ra, khi Ban Bí thư đã ‘chỉ định’ Trịnh Xuân Thanh vào ghế phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang – người anh em song sinh với Cần Thơ. Cũng như Đinh La Thăng không hề có lá phiếu nào của cử tri ở Sài Gòn, vẫn đường hoàng theo ‘lệnh’ của Ban Bí thư để xuôi Nam, làm đại biểu ‘VIP’ của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Trở lại với ông Lê Quang Mạnh. Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, Điều 8. Ủy ban nhân dân, quy định : "1. Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. 2. Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định".

Điều 8 chỉ có 2 khoản như kể trên, không có bất kỳ dòng nào liên quan đến việc Ban Bí thư giới thiệu/ đề cử/ chỉ định, hay quyền được can thiệp vào các chức danh trong Ủy ban nhân dân các cấp.

Đến nay, báo chí chưa thấy đưa tin về việc ông Lê Quang Mạnh có là đại biểu thuộc Hội đồng nhân dân ở địa phương nào hay chưa ? Nếu có, thì các bước thủ tục về chuyển công tác, với tư cách là một đại biểu của cử tri nơi ông Lê Quang Mạnh ứng cử, đã hoàn tất theo Điều 3, Nghị quyết số 629/2019/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội [2], trước khi Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Mai Văn Chính thừa ủy nhiệm của Ban Bí thư để "giới thiệu cho Hội đồng nhân dân Thành phố Cần Thơ bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND Thành phố nhiệm kỳ 2016 – 2021" ?

Xem ra lá phiếu cử tri của người dân Việt Nam, nếu căn cứ theo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, thì công chúng chỉ được quyền chọn lựa các vị sẽ là đại biểu của nhân dân, từ danh sách chỉ định với tên gọi "Dự kiến cơ cấu thành phần" được ghi ở Chương II, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Nôm na, đó là công việc của "Đảng cử - Dân bầu" và ai sẽ trúng cử thì đã nằm trong danh sách gọi là "Cơ cấu thành phần".

Nguyễn Hồng Phúc

Nguồn : VNTB, 26/05/2019

Chú thích :

[1] Tên gọi đầy đủ trên giấy tờ là "Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam". Đây là một cơ quan do Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập để giám sát việc thi hành chính sách hàng ngày của Đảng Cộng sản Việt Nam, quyết định một số vấn đề theo sự phân công của Ban Chấp hành Trung ương. 

Ban Bí thư được bầu bởi Ban Chấp hành Trung ương. Thành phần Ban Bí thư gồm có Tổng Bí thư, một số Ủy viên Ban Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương bầu trong số Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và một số Ủy viên Bộ Chính trị (do Bộ Chính trị phân công). Số lượng Ủy viên Ban Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương quyết định. Hiện nay Ban Bí thư có 13 người, và quyền hành được cho là tập trung vào 3 nhân vật : Nguyễn Phú Trọng, Trần Quốc Vượng và Phạm Minh Chính.

[2] Điều 3. Đại biểu Hội đồng nhân dân chuyển công tác

1. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trước khi quyết định chuyển công tác của đại biểu Hội đồng nhân dân ra khỏi đơn vị hành chính nơi người đó được bầu làm đại biểu Hội đồng nhân dân thì phải thông báo đến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất, thông báo đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và cử tri nơi bầu ra đại biểu đó biết việc chuyển công tác của đại biểu.

Published in Diễn đàn

Đây là câu hỏi của một vị Hòa thượng tuổi gần 80, thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

laphoi1

Tăng Đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cử hành Đại lễ Phật đản Phật Lịch 2563 - DL.2019 tại Tổ Đình Quốc Ân, Huế.

Trong buổi dự Đại lễ Phật đản Phật lịch 2563 tại Sài Gòn hôm 19/5/2019, vị Hòa thượng cao niên Thích Quảng Tôn có đặt câu hỏi với người viết :

"Nghe nói sắp tới sẽ có luật về quyền tự do lập hội. Như vậy, những người tu hành có được quyền chọn những hội, đoàn riêng, mà không phải lệ thuộc vào Mặt trận Tổ quốc ?".

Câu hỏi không dễ trả lời. Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện là đơn vị thành viên của tổ chức có tên là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo thì không có điều khoản nào về việc các tôn giáo được tự do lựa chọn, hoặc tự thỏa thuận thành lập các hội, đoàn độc lập.

Không chỉ riêng Phật giáo, mà bất kỳ tôn giáo nào để được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, đều bị buộc phải là thành viên của tổ chức Mặt trận Tổ quốc (Điều 4, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo).

"Cái căn bản của đạo Phật là sinh hoạt từng chùa, chứ chúng tôi không dựa theo giáo hội nhiều. Giáo hội chỉ là cơ quan hành chánh, lâu lâu tổ chức việc này, việc khác thôi, chứ giáo hội không nhằm đặt ra để mà kiểm soát tất cả các chùa và không có huy động trực tiếp, chỉ huy các thầy làm gì. Các thầy chủ động đặt ra chương trình để làm công việc Phật sự.

Chúng tôi cũng tu hành bình thường thôi, nhưng cơ quan hành chánh của chúng tôi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất lại không được tôn trọng. Đúng là nhà nước hiện tại chưa có văn bản nào phủ nhận ; nhưng đồng thời họ cũng chưa bao giờ công nhận có một Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở tại Việt Nam. Cá nhân tôi nghĩ rằng ngay cả Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay cũng chỉ là một hội đoàn, chúng tôi cũng là một hội đoàn. Cái khác nhau là ở vế có hay không việc là thành viên của Mặt trận Tổ quốc.

Nếu sắp tới đây có luật về quyền lập hội, tại sao không chấp nhận cho những nhà tu hành của chúng tôi được có những hội đoàn riêng của mình, như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, chẳng hạn", một vị Hòa thượng cao niên khác, không muốn nêu tên, thắc mắc.

Một vị Hòa thượng khác cũng là thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, kể rằng ông quan tâm đến bài phát biểu vừa rồi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về kinh tế nhà nước, và kinh tế tư nhân. Vậy thì, nếu hiểu những tổ chức tôn giáo chấp nhận là thành viên của Mặt trận Tổ quốc, là tôn giáo có dáng dấp ‘nhà nước’ ; thì cũng nên sòng phẳng thừa nhận, tôn trọng các tôn giáo không là thành viên Mặt trận Tổ quốc. Căn cứ pháp lý cho đề xuất ấy có thể là ở thì tương lai của luật về quyền lập hội.

"Tôi hy vọng chuyến đi Mỹ sắp tới của ông Tổng bí thư sẽ mở ra nhiều vận hội cho quyền tự do lựa chọn các tổ chức đại diện cho mình của chùa chiền, tự viện, thay vì buộc tất cả đều phải thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam", vị Hòa thượng, nói.

Nôm na, người viết bài này cho rằng, nếu như Giáo hội Phật giáo Việt Nam đưa ra tôn chỉ ‘Đạo pháp – Dân tộc – Xã hội chủ nghĩa’, thì cũng cần phải thừa nhận tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất với tiêu chí ‘Dân tộc – Đạo pháp’. Sự tự do lựa chọn tổ chức đại diện cho mình của các chùa, tự viện ở đây, thiết nghĩ cũng tương tự như quyền tự do công đoàn đang bàn luận trong sửa đổi Bộ Luật lao động.

Tương tự, ngay cả việc kỷ niệm Phật đản ở Việt Nam vừa qua cũng có 2 dạng thức và tổ chức cũng khác ngày : Một, Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc tổ chức tại một chùa nào đó được chọn lựa, với sự tham gia của đại diện các chùa trên toàn quốc, cùng đại diện đại biểu quốc tế. Đại lễ mang dáng dấp của quan hệ chính trị đối ngoại.

Hai, Đại lễ Phật đản Phật lịch 2563 tiến hành theo nghi thức truyền thống ở tại các chùa trên cả nước.

Quyền tự do tôn giáo và quyền lựa chọn các tổ chức hội, đoàn của những chùa chiền, tự viện : đây là những vấn đề đặt ra trên cơ sở quyền tự do lập hội, tự do công đoàn.

Nguyễn Hồng Phúc

Nguồn : VNTB, 20/05/2019

Published in Diễn đàn

"Chính quyền cảng" là cụm từ đến nay vẫn được nhà nước Việt Nam ngần ngại trong áp dụng vào cơ chế quản lý hệ thống cảng biển Việt Nam. Điều này cho thấy một "chính quyền đặc khu" cũng sẽ không dễ được chấp nhận, bởi lo ngại sẽ tạo tiền đề nảy sinh vấn đề ‘đa nguyên’.

Từ chính quyền cảng thành ban quản lý khai thác cảng

Trên thế giới, mô hình chính quyền cảng được áp dụng khá rộng rãi và cơ quan này đóng vai trò trung tâm trong quá trình xây dựng và khai thác cảng, đặc biệt là với các cảng container.

cang1

Hiểm họa đặc khu Vân Đồn

Ban đầu khi được thành lập, chính quyền cảng thường là một đơn vị công, thực hiện các chức năng quy hoạch, đầu tư và quản lý tại vùng đất và vùng nước cảng biển được giao. Trong 20 năm qua, chính quyền cảng tại nhiều quốc gia trên thế giới như Canada, Hà Lan, New Zealand, Singapore, Hàn Quốc, Anh… đã bắt đầu được các chính phủ cho hoạt động tự chủ hơn, chú trọng hơn đến mục tiêu lợi nhuận. Đây được cho là bước cải cách quan trọng trong việc nâng cao vai trò của chính quyền cảng từ một cơ quan chức năng trở thành một doanh nghiệp.

Và mô hình thành công tiêu biểu là của PSA (Port of Singapore Authority), từ một cơ quan nhà nước chuyên về cảng biển của Singapore đã phát triển thành tập đoàn khai thác cảng container hàng đầu thế giới.

Tuy nhiên khi bàn luận về vấn đề này tại nghị trường cho sửa đổi Bộ luật hàng hải vào năm 2015, nhiều ý kiến cho rằng "chính quyền cảng" sẽ gây nhầm lẫn với quy định về chính quyền địa phương trong Hiến pháp, nên chỉ đồng ý áp dụng một số điểm của mô hình chính quyền cảng, thông qua việc cho phép thành lập Ban quản lý và khai thác cảng tại một số khu vực cảng biển sẽ được đầu tư mới.

Kết quả bốn năm đi qua, việc áp dụng thí điểm nửa vời này đã không mang đến một hiệu quả nào như mong muốn.

Có lẽ cần nói thêm, ông Đinh La Thăng lúc giữ cương vị bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ủng hộ áp dụng phương thức quản lý với tên gọi "chính quyền cảng", với việc thí điểm "chính quyền cảng Lạch Huyện", "chính quyền cảng Vân Phong". Tuy nhiên đã không nhận được sự đồng ý của Bộ Chính trị.

Chính quyền đặc khu sẽ như thế nào ?

Trong dự thảo về Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (gọi tắt là Luật đặc khu) trình Quốc hội ở thời gian qua [1], dành hẳn chương IV để mô tả cơ cấu hành chính của chính quyền đặc khu sẽ như thế nào trong tương lai. Các quyền khác của chính quyền đặc khu lại rải đều trong toàn bộ dự thảo.

Bộ máy hành chính của chính quyền đặc khu có hai tầng nấc : Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu, và Trưởng Khu hành chính.

"Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu là người đứng đầu Ủy ban nhân dân đặc khu, lãnh đạo, điều hành công việc của Ủy ban nhân dân đặc khu, quyết định, tổ chức thực hiện các biện pháp, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn theo quy định của Hiến pháp, Luật này, pháp luật có liên quan và phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên".

(trích Điều 62.1)

"Trưởng Khu hành chính là người đứng đầu khu hành chính, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, thực hiện các giải pháp quản lý dân cư và các hoạt động quản lý nhà nước khác trên địa bàn khu hành chính theo phân cấp, ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu, bao gồm nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường theo quy định của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn khác, trừ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Trưởng Khu hành chính chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao".

(trích Điều 64.1)

"Chính quyền địa phương ở đặc khu, theo dự thảo, gồm có Hội đồng nhân dân đặc khu và Ủy ban nhân dân đặc khu. Hội đồng nhân dân đặc khu gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở đặc khu bầu ra. Tổng số đại biểu của Hội đồng nhân dân đặc khu không quá 15 người, trong đó đa số là đại biểu hoạt động chuyên trách".

(trích Điều 60)

Như vậy có thể thấy rõ mô hình "chính quyền đặc khu" của Việt Nam tương tự như đặc khu Hồng Kông của Trung Quốc ; khác chăng ở đây là không rõ sắp tới khi dự thảo luật được thông qua, liệu có trường hợp "một tỉnh hai chế độ" vì dự thảo luật quy định đặc khu kinh tế là đơn vị hành chính thuộc tỉnh ?

Mô hình đặc khu đã lỗi thời !

Sở dĩ gọi là lỗi thời, vì đặc khu là thiết lập không gian tự do trong một môi trường phi tự do. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đang tham gia vào CPTPP cũng như nhiều hiệp định thương mại song phương khác, đưa đến các khuôn khổ pháp lý cho tự do hóa đầu tư và thương mại toàn cầu đã được thiết lập rồi. Mỗi nước đều đang cải cách để đạt hội nhập vào cuộc chơi chung thì cần gì phải tạo ra các vùng tự do con con như vậy.

Mặt khác, quan điểm soạn thảo dự luật đặc khu của Việt Nam vẫn tuân thủ theo nguyên tắc "Đảng lãnh đạo toàn diện", nên có sự lúng túng trong vấn đề tổ chức quản lý nhà nước. Theo đó, dự thảo trao cho Chủ tịch đặc khu là người đứng đầu đơn vị hành chính tương đương cấp huyện, nhưng lại nắm giữ một số quyền hạn như của người đứng đầu một tỉnh (chỉ khác về phạm vi lãnh thổ thực hiện quyền), và thực hiện các quyền đó trong phạm vi lãnh thổ đặc khu. Tính hợp lý sẽ thế nào trong khi đặc khu cũng giống như huyện, thành phố là đơn vị hành chính thuộc tỉnh ?

Liệu Chủ tịch đặc khu có thể quyết định các vấn đề trong thẩm quyền của mình một cách độc lập, hay sẽ chịu sự tác động của lãnh đạo cấp tỉnh ? Hơn nữa, lãnh đạo tỉnh, cơ quan quản lý hành chính cấp tỉnh thực hiện quyền quản lý của mình trên phạm vi toàn tỉnh thì liệu có giới hạn nào đối với họ khi can thiệp vào các vấn đề của đặc khu, làm "mờ đi" tính đặc thù trong cơ chế quản lý đặc khu ?

Vấn đề khác, trong dự thảo, cách tiếp cận theo hướng tạo thêm ưu đãi về thuế, tiếp cận đất đai, hạ thấp việc bảo vệ quyền của người lao động và tiêu chuẩn môi trường… trong hoàn cảnh độc đảng toàn trị như Việt Nam, dễ xảy ra các kịch bản quen thuộc trong trục lợi chính sách đang diễn ra tại Việt Nam.

Một nhận xét liên quan của chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong trên báo Nhân Dân điện tử :

"Thực tế cho thấy, thành công của đặc khu không đến dễ dàng. Theo Ngân hàng Thế giới, việc 50% số đặc khu và khu kinh tế tự do trên toàn cầu đã thất bại sẽ đặt ra không ít vấn đề, nhất là về cơ sở pháp lý cho mô hình tổ chức, quản lý sự phân cấp và thẩm quyền của người đứng đầu đặc khu ; cơ chế giám sát quyền lực và phòng ngừa nạn tham nhũng, lộng quyền, trục lợi chính sách ; định hướng phát triển ngành nghề phù hợp...

Hơn nữa, bên cạnh các khoản chi phí lớn và áp lực tăng nợ hoặc vỡ nợ do đầu tư hạ tầng, sự phát triển thái quá, nguy cơ thất thu thuế,... một số đặc khu kinh tế cũng có thể tạo ra sự méo mó trong đời sống kinh tế - xã hội của địa phương và quốc gia, không tạo ra cơ hội việc làm tương xứng với chi phí, và phát triển theo mục tiêu" [2].

Cá nhân người viết cho rằng nên khép lại dự thảo luật đặc khu, vì nếu luật này được ban hành dù có sửa đổi ra sao đi nữa, thì nó đưa đến một hệ lụy khác, là sự cạnh tranh tự nhiên về chính sách đầu tư ở cấp địa phương giữa các vùng miền, qua đó tạo ra sự bất ổn vĩ mô nhất định và điều này chưa chắc là tốt đối với tổng thể nền kinh tế.

Nguyễn Hồng Phúc

Nguồn : VNTB, 20/04/2019

[1] http://bit.ly/2UZOEAv

[2] http://bit.ly/2GnEzoR

Published in Diễn đàn

Hệ thống hạ tầng ở Đồng bằng sông Cửu Long : đang chờ có tổng bí thư là người miền Nam ?

Trải từ đời thủ tướng Võ Văn Kiệt đến thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cả hai ông đều là dân Nam bộ, song hạ tầng giao thông ở Đồng bằng sông Cửu Long vẫn ạch đụi phát triển !

caotoc0

Cả nước có 740 km đường cao tốc nhưng Đồng bằng sông Cửu Long nối với trung tâm lớn nhất nước là Sài Gòn và miền Đông Nam bộ chỉ có 40 km đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương

Thời gian qua, mặc dù Đồng bằng sông Cửu Long đã được đầu tư nhiều công trình giao thông mới, bộ mặt giao thông của vùng được cải thiện ; tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng đường bộ, đường thủy, cảng hàng không, cảng biển ở Đồng bằng sông Cửu Long chưa được đầu tư đồng bộ là trở lực rất lớn cho sự phát triển trong thời gian tới. Lớn nhất là nút thắt của trục giao thông chính - cao tốc Sài Gòn đi Cần Thơ, tuyến N2 (kết nối trung tâm vùng) và tuyến quốc lộ 60 (duyên hải phía Đông).

Những điểm nghẽn

Điểm nghẽn giao thông cũng là điểm nghẽn của nền kinh tế. Đồng bằng sông Cửu Long thật gần, như ở ngay cạnh Sài Gòn đấy thôi, nhưng từ Cần Thơ đi Sài Gòn chưa đầy 200 cây số mà tốn tới 3-4 giờ, thử hỏi làm sao nhà đầu tư không nản lòng khi tìm đến đây ?

Từ Sài Gòn về Đồng bằng sông Cửu Long, có 3 cách đi : theo quốc lộ (QL) 62 xuyên vùng Đồng Tháp Mười ; hoặc theo QL 1 và QL 50 cũng tụ về ngã ba Trung Lương. Chiều ngược lại, từ Sóc Trăng, theo QL 60 đi Trà Vinh, Bến Tre đến Tiền Giang cũng phải qua điểm giao Trung Lương. Còn nếu theo QL 80 từ Kiên Giang lên, hoặc theo QL 1… cũng đều cùng đích ‘hội tụ’ là ngã ba Trung Lương.

Ngoài điểm nghẽn ngã ba Trung Lương đang chờ giải quyết, thì còn 2 nút thắt khác : Tuyến N2 từ ngã ba Chơn Thành của tỉnh Bình Phước đến mũi Cà Mau, có tổng đầu tư gần 26.000 tỷ đồng, gồm 2 cụm dự án chính : cụm 1 là cầu Cao Lãnh và một đoạn tuyến tới Vàm Cống, vốn đầu tư khoảng 19.000 tỷ đồng ; cụm 2 từ Vàm Cống đến tỉnh Kiên Giang với vốn đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng. Ngoài ra, phải triển khai các dự án nâng cấp QL 30 để kết nối giữa tuyến N2 với đường cao tốc Sài Gòn - Cần Thơ và QL 1. 

Nút thắt thứ 3 là tuyến nối QL 1 tại Sóc Trăng theo QL 60 qua Trà Vinh - Bến Tre, rút ngắn được quãng đường 70km từ Cà Mau đi Sài Gòn. Tuyến này đang cần phải làm sớm cầu Đại Ngãi và cầu Rạch Miễu 2 để giải quyết thực trạng kẹt xe như hiện nay.

Cảng biển chờ đợi mở rộng

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, cảng Năm Căn là một trong những cảng được đầu tư từ năm 1995, có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng 5.000 - 12.000 tấn. Khi được xây dựng, cảng này được xác định là một trong những hệ thống cảng biển thương mại quốc tế. Tuy nhiên, từ ngày có cảng đến nay, hiệu quả không như mong đợi. Luồng tàu ra vào cửa Bồ Đề cạn nên loại tàu có trọng tải lớn không ra vào được cảng Năm Căn.

Hiện nay, cảng Năm Căn đã xuống cấp, tàu có trọng tải lớn không thể cập cảng được. Trong khi đó, hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Cà Mau như thủy sản, phân bón, gỗ… phải vận chuyển lên các cảng tại Sài Gòn và vùng lân cận. Riêng mặt hàng thủy sản, mỗi năm tỉnh Cà Mau xuất khẩu trên 1 tỷ USD nhưng chưa một lần xuất qua cảng Năm Căn. Việc vận chuyển hàng hóa lên các cảng tuyến trên làm phát sinh chi phí, giá thành tăng cao, giảm tính cạnh tranh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn phải làm vì không có chọn lựa nào khác.

Hệ thống cảng biển trong vùng thuộc nhóm cảng số 6, với 7 cảng biển là Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long, Năm Căn, Kiên Giang, với tổng công suất 20,7 triệu tấn/năm ; tổng lượng hàng hóa thông qua nhóm cảng này đạt 19,3 triệu tấn, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt khá cao 26,26%, cao hơn cả nước 12,1%, thế nhưng chỉ có cụm cảng Cái Cui của Cần Thơ là có thể đón tàu 20.000 DWT.

Ngoài ra hiện luồng Quan Chánh Bố đã thông nhưng chỉ là luồng một chiều, nghĩa là có một tàu vào luồng thì tàu khác phải nằm chờ. Với quy định vận tốc tối đa khi lưu thông qua luồng là 7km/giờ thì thời gian tàu chạy qua luồng mất đến khoảng 7 giờ. Các hãng tàu nước ngoài phải tốn chi phí rất lớn từ 8.000 - 10.000USD/ngày, nên nếu phải mất nhiều thời gian chờ đợi thì lợi nhuận sẽ bị sụt giảm, đó là chưa kể khi phương tiện ra vào nhộn nhịp hơn thì luồng Quan Chánh Bố sẽ khó đáp ứng và chắc chắn sẽ xảy ra ùn tắc.

Trước sao, giờ vẫn vậy !

Không riêng cảng biển, mà đường thủy cũng đang chờ đợi được đầu tư mở mang. Người dân Đồng bằng sông Cửu Long từ xa xưa đã tận dụng thế sông mà đi lại, vận chuyển hàng hóa. Với lợi thế rất lớn, nhưng giao thông thủy ở Đồng bằng sông Cửu Long ‘trước sao giờ vẫn vậy’. Những tuyến huyết mạch như kênh Chợ Lách, Chợ Gạo thường xuyên bồi lắng, tàu bè đông đúc, lưu thông rất hạn chế. 

Theo Sở Giao thông và vận tải tỉnh Tiền Giang, tuyến kênh Chợ Gạo dài khoảng 28km, gồm rạch Kỳ Hôn, Chợ Gạo và rạch Lá, trong vòng 5 năm trở lại đây phát triển đột biến về lưu lượng và tải trọng. Mỗi ngày có khoảng 1.400 lượt phương tiện tải trọng 200 - 1.000DWT lưu thông, ngày cao điểm lên tới 1.800 lượt. Vì thế, tuyến đường thủy độc đạo nối các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với Sài Gòn luôn trong tình trạng quá tải. Trong khi dự án nâng cấp kênh Chợ Gạo đang thực hiện bị chậm tiến độ, gây không ít khó khăn cho phương tiện lưu thông.

Kết quả khảo sát của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, giá vận chuyển đường thủy rẻ 9 lần so với vận chuyển bằng đường bộ, an toàn nhất và ít ô nhiễm môi trường. Thế nhưng hiệu quả của vận tải thủy nội địa thời gian qua tại Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng.

Đâu là lý do ?

Trong một trả lời với đài RFA, dưới giác độ là nhà quan sát chính trị, ông Phạm Chí Dũng – một người con của đất Đồng Tháp, cho rằng các yếu tố gọi là vùng - miền hoặc trung ương - địa phương đã chi phối, dẫn đến sự mất cân đối trong chính sách phân bổ đầu tư phát triển hạ tầng ở Nam Bộ. Trung ương phải hơn địa phương, Hà Nội vẫn coi các tỉnh ở miền Bắc phải hơn các tỉnh ở khu vực miền Nam, cho nên mức độ đầu tư ở miền Bắc, thậm chí miền Trung, cao hơn miền Nam.

Lý do tiếp theo, đó là những nhóm lợi ích ở trung ương có mối quan hệ mật thiết, gần gũi và hiệu quả hơn các nhóm lợi ích ở miền Nam, thành thử dành được nhiều dự án đầu tư hạ tầng cơ sở từ vốn ngân sách và ODA nhiều hơn, từ đó dẫn tới tình trạng hạ tầng cơ sở miền Bắc và miền Trung được đầu tư và phát triển hơn ở miền Nam là như vậy.

Nguyễn Hồng Phúc

Nguồn : VNTB, 06/04/2019

Published in Diễn đàn

Vì sao lại rộ lên tin nhà thầu Trung Quốc sẽ thắng thầu dự án đường cao tốc Bắc – Nam ?

Thứ nhất, đó sẽ là nhà đầu tư mang tính đồng bộ. Thứ hai, họ có thói quen chia phần trăm gọi là ‘hoa hồng’ cho phía đối tác. Thứ ba, họ trực tiếp hưởng lợi khi dự án hoàn thành. Thứ tư, họ hiểu rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang vay tiền trong hệ thống ngân hàng có vốn của Trung Quốc. Thứ năm,…

caotoc0

"Nếu phía Việt Nam khó khăn về vốn, thì Tập đoàn Thái Bình Dương sẽ bỏ tiền làm toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam".

Sẽ là con đường xuyên suốt từ Trung Quốc tới mũi Cà Mau

Chiều tối 19/09/2018, tại thành phố Cao Bằng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể đã có cuộc làm việc với Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Lại Xuân Môn , giám đốc sở Giao thông vận tải tỉnh Cao Bằng Lã Hoài Nam.

Biên bản ở tối làm việc này là thuận chủ trương kết nối giao thông tuyến đường bộ từ Cao Bằng - Quảng Tây - Quý Châu - Trùng Khánh (Trung Quốc). Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Lại Xuân Môn được giao nhiệm vụ làm việc với chính quyền địa phương của Trung Quốc để sớm có kết quả.

Căn cứ pháp lý của chủ trương nói trên là bản Quy hoạch phát triển đường bộ cao tốc Việt Nam, có định hướng xây dựng cao tốc kết nối với tuyến đường Thái Nguyên - Khu Công nghiệp Thanh Bình (huyện Chợ Mới, Bắc Kạn) và Dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng).

Như vậy, nếu như Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Lại Xuân Môn ‘bắt tay’ thành công với các chính quyền của Quảng Tây, Quý Châu và Trùng Khánh, thì coi như nhà thầu Trung Quốc có lợi thế khi tham gia hồ sơ thầu dự án cao tốc đường bộ Bắc – Nam của Việt Nam, là họ sẽ xuyên suốt đầu tư, giúp cạnh tranh giá. Đồng thời phía Trung Quốc cũng trực tiếp hưởng lợi qua sử dụng tuyến giao thông này cho các hoạt động sản xuất của họ tại Việt Nam.

Trong một diễn biến khác, trong tháng ba vừa qua, Công ty hữu hạn Tập đoàn Viện Khảo sát thiết kế số năm Đường sắt Trung Quốc đã trình Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam báo cáo giữa ký tuyến đường sắt Lào Cai – Hải Phòng. Theo đó, tuyến đường sắt tương lai có thể đi qua 8 tỉnh thành, gồm : Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng (điểm cuối tại cảng Lạch Huyện). Đường sắt xuất phát Hà Khẩu (Trung Quốc), qua ga Đồng Đăng tới ga Lạng Sơn. Từ đây, tuyến đường vượt sông Hồng chạy dọc theo cao tốc Lào Cai - Nội Bài để về ga Đông Anh. Rời ga Đông Anh, tuyến đường vượt cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, về Yên Viên, vượt sông Đuống đến huyện Gia Lâm (Hà Nội), qua Hưng Yên, chạy dọc theo cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Tuyến đường không vào ga Hải Phòng mà qua cầu Tân Vũ - Lạch Huyện tới cảng Lạch Huyện.

Tổng chiều dài toàn tuyến đường sắt này gần 393 km. Toàn tuyến có 37 ga, xây mới 96 cầu, 26 hầm, xây mới 1.084 hầm chui dân sinh. Tốc độ thiết kế 160 km/h.

Thầu tư vấn đã xong, giờ chọn thầu đầu tư

Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông Vận tải cho biết, đến nay 11 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đôngđã ký hợp đồng với các nhà thầu tư vấn khảo sát, thiết kế kỹ thuật, gồm 3 dự án đầu tư công : Cao Bồ - Mai Sơn, Cam Lộ - La Sơn, cầu Mỹ Thuận 2 và 8 dự án theo hình thức đối tác công tư -PPP, gồm : Mai Sơn – Quốc lộ (QL) 45, QL45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây.

Dự án cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn sẽ hoàn thành thiết kế kỹ thuật trong tháng 5/2019, dự án Cam Lộ - La Sơn tháng 6/2019 và các dự án còn lại hoàn thành trong tháng 8-9/2019 ; riêng dự án cầu Mỹ Thuận 2, dự kiến tháng 11/2019 sẽ hoàn thành thiết kế kỹ thuật.

Lý lịch của các nhà thầu tư vấn khảo sát, thiết kế kỹ thuật ở 11 dự án là danh tính cụ thể, các công trình họ từng thực hiện… đều không thấy công khai trên các phương tiện truyền thông, kể cả trang web của Bộ Giao thông vận tải.

Dự kiến, vào tuần sau, ngày 10/04/2019, Bộ Giao thông Vận tải sẽ phát hành hồ sơ mời sơ tuyển nhà đầu tư của 8 dự án thực hiện theo hình thức PPP [*], thời gian kết thúc (phê duyệt kết quả sơ tuyển) khoảng 20/08/2019.

Đề cập chi tiết hơn về chuyện gọi thầu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã nói với báo chí rằng, cái khó hiện nay là không ít tập đoàn nước ngoài quan tâm tới các dự án giao thông này, đều đặt điều kiện Chính phủ Việt Nam phải bảo lãnh doanh thu, tỷ giá. Phía nhà đầu tư Trung Quốc thì không, thậm chí Chủ tịch Tập đoàn Thái Bình Dương (Trung Quốc) Nghiêm Giới Hòa đã đưa ra gợi ý với Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Công trong một gặp gỡ hồi thượng tuần tháng 3/2019, rằng "dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông của Việt Nam có thể đầu tư theo hình thức EPC [**] hoặc BTO". 

Ông Nghiêm Giới Hòa còn cho biết nếu phía Việt Nam khó khăn về vốn, thì Tập đoàn Thái Bình Dương sẽ bỏ tiền làm toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam.

Theo kế hoạch, sau khi có kết quả phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán của 8 dự án PPP (dự kiến cuối tháng 9/2019), trong vòng 10 ngày sau đó, Bộ Giao thông Vận tải sẽ cập nhật, hoàn chỉnh hồ sơ mời thầu, trình lãnh đạo Bộ này phê duyệt khoảng ngày 10/10/2019. Từ ngày 20/10/2019, Bộ Giao thông Vận tải sẽ phát hành hồ sơ mời thầu cho các nhà đầu tư. Nhà đầu tư sẽ có tối thiểu 90 ngày để chuẩn bị hồ sơ dự thầu, thời gian đóng thầu khoảng 20/01/2020. Dự kiến, ngày 20/03/2020, các Ban Quản lý dự án sẽ công khai kết quả đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư của các dự án cao tốc Bắc - Nam thực hiện theo hình thức PPP.

Nguyễn Hồng Phúc

Nguồn : VNTB, 04/04/2019

Chú thích :

[*] Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công. Đây là hình thức đầu tư mà có thể huy động được nguồn vốn của cả khu vực tư nhân trong và ngoài nước. 

Nghị định 63/2018/ND-CP ngày 4/5/2018 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, bao gồm : Hợp đồng dự án ; Hợp đồng xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao công nghệ (BOT) ; Hợp đồng Xây dựng-Chuyển giao-Kinh doanh (BTO) ; Hợp đồng xây dựng – Chuyển giao (BT) ; Hợp đồng xây dựng-Sở hữu-Kinh doanh (BOO) ; Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ (BTL) ; Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao ; Hợp đồng Kinh doanh – Quản lý (O&M) và Hợp đồng hỗn hợp.

[**] Hợp đồng tổng thầu EPC, tên đầy đủ là Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tiếng Anh : Engineering Procurement and Construction) là một loại hợp đồng xây dựng mà nhà thầu thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, cung ứng vật tư, thiết bị đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình và chạy thử bàn giao cho chủ đầu tư.

Các loại hợp đồng tổng thầu EPC khác loại còn có : Hợp đồng tổng thầu chìa khóa trao tay (LSTK, Lump Sum Turn Key). Hợp đồng loại "chìa khóa trao tay" (Turnkey), ngoài các phần thiết kế, cung ứng vật tư, thiết bị, thi công xây dựng công trình, nhà thầu được chọn còn cần thực hiện việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ, lắp đặt và chạy thử nghiệm (EPIC, Engineering, Procurement, Installation & Commissioning) và đôi khi là Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ, thi công xây dựng công trình và chạy thử nghiệm (EPCC, Engineering, Procurement, Construction and Commissioning).

Published in Diễn đàn

"Thành phố Hồ Chí Minh muốn tới tận 'tổ' mời 'đại bàng'". Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân nói như vậy về các nhà đầu tư lớn, tại Hội nghị Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 26 khóa X ngày 30/3.

daibang01

Việc đại bàng chọn con đường riêng, né tránh các loài chim sẻ, quạ trên đường bay dạy cho chúng ta rằng không cần phải giống với mọi người, chúng ta có thể trở nên khác biệt.

Theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân là Thành phố Hồ Chí Minh phải xác định 10-15 nhà đầu tư lớn ở mỗi lĩnh vực, cử đoàn đến nước họ để gặp gỡ, chào hàng. Trong số đó mà chỉ cần 3-5 người tới đã là mừng rồi. Thắc mắc ở đây là ẩn tình gì khi ông Nguyễn Thiện Nhân quyết đi tìm đại bàng ?

Bài học nhập môn về quản trị kinh doanh nói rằng, chim đại bàng không bay cùng chim sẻ và các loài chim khác nhỏ hơn như ngỗng, vịt trời. Việc đại bàng chọn con đường riêng, né tránh các loài chim sẻ, quạ trên đường bay dạy cho chúng ta rằng không cần phải giống với mọi người, chúng ta có thể trở nên khác biệt. Đồng thời cần học cách tránh xa những đối tượng luôn cản trở, níu kéo hay làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình.

Tiếp theo, lý thuyết cũng diễn giải rằng, vừa bay ở độ cao vượt trội, đại bàng đồng thời lại có tầm nhìn rất xa, đôi mắt của nó có khả năng tập trung vào con mồi ở khoảng cách 5 km. Một khi phát hiện ra con mồi từ xa, thậm chí chỉ là loài động vật gặm nhấm, nó sẽ chú tâm và dành sự tập trung tuyệt đối của mình vào con mồi, từ đó thiết lập ra cách tiếp cận nhằm bắt bằng được con mồi đó. 

Không có vấn đề gì có thể cản trở hay làm đại bàng thay đổi mục tiêu cho đến khi nó bắt được con mồi. Nếu bạn đã có mục tiêu rõ ràng, hãy lên kế hoạch và thực hiện đến khi đạt được kết quả như ý mới thôi. Mục tiêu càng xa càng nhiều rủi ro, nhưng càng nhiều rủi ro thì thành công càng lớn.

Như vậy, khi Việt Nam đeo đuổi "nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa", chính là đang tạo sự khác biệt, không cần phải giống với mọi người. Thế nhưng nếu như sự khác biệt đó của đại bàng là đích nhắm đến con mồi từ khoảng xa 5 cây số, thì mãi cho tới nay những nhà chính trị Việt Nam vẫn mịt mờ cái đích và chưa rõ ‘con mồi’ là gì. Nhắc đến điều này, cần biết tiếp tới bài học thứ ba trong quản trị từ đại bàng.

Khác với kền kền là loài thường ăn động vật chết, thối rữa, đại bàng không bao giờ ăn những thứ đã chết, mà nó chỉ thích săn mồi và ăn khi con mồi còn tươi mới. Phải luôn phải nhớ rằng nhiều điều tồn tại trong chúng ta sẽ bị cũ đi và sẽ lỗi thời, vì vậy luôn làm mới bản thân mình bằng cách học hỏi và thay đổi liên tục theo chiều hướng tốt đẹp hơn. 

Điều khuyên ở trên có ý nghĩa ra sao khi mà ông Bùi Quang Vinh, bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã từng đặt vấn đề khi thảo luận "Về chính sách kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII : "Chúng ta tuyên bố xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Không sai. Nhưng bây giờ phải rạch ròi ra, thị trường là thế nào và định hướng xã hội chủ nghĩa là thế nào ? Đâu phải nó là một mô hình kinh tế thị trường riêng biệt so với thế giới. Bởi "kinh tế thị trường" là cái tinh hoa của nhân loại rồi, còn "định hướng xã hội chủ nghĩa" là nói về vai trò của Nhà nước…".

Cũng về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong một cuộc phỏng vấn, ông Bùi Quang Vinh đã nói một câu mà đến nay người ta vẫn còn hay nhắc tới : "Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm".

Ông Nguyễn Thiện Nhân từng là phó hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Ông cũng từng là giám đốc sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Có lẽ ẩn tình sau giấc mơ tìm đại bàng là câu chuyện liên quan đến nguyên tắc cuối cùng của quản trị : Đại bàng là loài chim có thể sống tới 70 tuổi, nhưng để sống tới tuổi đó, ở tuổi 40 chúng phải có 1 quyết định quan trọng : Thay đổi hay là chết !

Sinh học mô tả, khi đại bàng trở nên già nua, lông của chúng trở nên yếu và không thể giúp nó còn nhanh nhẹn như trước. Khi nó cảm thấy yếu và sắp chết, nó tìm đến một một nơi xa. Ở đó, nó rủ hết tất cả lông trên cơ thể của mình cho đến khi nó rủ hoàn toàn sạch lông. Nó ở lại trong nơi ẩn náu cho đến khi cơ thể đã phát triển mới lông, sau đó nó mới có thể ra khỏi hang và trở lại cuộc sống. Điều đó muốn gợi ý, thỉnh thoảng cần phải rủ bỏ những thói quen cũ và các cám dỗ đem lại gánh nặng, những thứ không cần thiết trong cuộc sống của chúng ta.

Phải chăng ông Nguyễn Thiện Nhân muốn thoát khỏi sự già nua của một thứ chủ nghĩa đã dậm chân tại chỗ suốt gần 90 năm qua, kể từ cột mốc 3/2/1930 ? Hãy để ngày ấy lụi tàn. Bởi đại bàng chỉ bay với những con đại bàng khác…

Nguyễn Hồng Phúc

Nguồn : VNTB, 02/04/2019

Published in Diễn đàn

"Ông, bà nghĩ sao nếu mai đây Hà Nội đồng ý để Trung Quốc bỏ vốn làm đường cao tốc đi suốt chiều dài đất nước Việt Nam ?", là câu hỏi trong một khảo sát ‘bỏ túi’ tại Sài Gòn của người viết.

caotoc01

Năm 2019 sẽ khởi công xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam. Ảnh minh họa

Họ sẽ làm trong bao lâu, có tốt như Đại Hàn không ?

Đó là câu hỏi ngược lại của ông Nguyễn Văn Sang, cựu quân nhân binh chủng Bộ Binh của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông kể sau Tết Mậu Thân 1968, lính Đại Hàn đã làm làm đường vành đai bảo vệ phi trường Tân Sơn Nhất và Sài Gòn trong hai năm 1969-1970. Họ làm nhanh và con đường này vẫn tốt cho đến tận hôm nay. Xa lộ Đại Hàn là con đường quan trọng nối liền miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ. Trước năm 1975, con đường này không hề có thu phí BOT như bây giờ.

"Đầu năm 1960, ở Sài Gòn có xa lộ Biên Hòa dài 31 cây số, rộng 21 mét. Việc thi công do nhà thầu RMK-BRJ của Mỹ phụ trách từ năm 1959 đến ngày 28-04-1961 thì hoàn thành xa lộ Biên Hòa. Đơn vị này đặt đại bản doanh tại một ngã tư trên xa lộ, người dân sau này quen gọi thành ngã tư RMK, hiện tại thuộc quận 9. Tôi nghĩ rằng tại sao chúng ta không mời người Mỹ sang đây làm đường cao tốc Bắc – Nam ?". Ông Nguyễn Văn Sang, thắc mắc.

Bài học nào từ đường sắt Cát Linh – Hà Đông ?

"Tôi không tin bất kỳ nhà thầu, hoặc tổng thầu nào đến từ Trung Quốc. Có thể tôi định kiến về họ. Song bài học nhãn tiền về tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông là quá đủ để hình dung ra tất cả những dối trá mà nhà đầu tư hạ tầng đến từ Trung Quốc đã gây ra cho Việt Nam. Hơn nữa, quân đội của họ đang tiếp tục xâm chiếm biển đảo của Việt Nam, thì cớ gì ta lại rước họ vào để làm đường sá tại Việt Nam, nhất là hệ thống xương sống chạy dài xuyên Việt là cao tốc Bắc – Nam ?". Ông Nguyễn Minh Hùng, giáo viên Anh văn của một trung tâm tại quận 3, Sài Gòn, bày tỏ quan điểm.

Dự án Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông dài 13,05 km, được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn tài trợ từ Chính phủ Trung quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30-5-2008 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc. Dự án được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt dự án tại quyết định số 3136/QĐ - BGTVT ngày 15-10-2008. Tính từ thời điểm khởi công đến nay, dự án trải qua gần 7 năm thi công và vẫn chưa hoàn thành. Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc là tổng thầu EPC của dự án này. [*]

Những công ty nào của Trung Quốc đang là ‘bình phong’ tại Việt Nam ?

Phản đối việc doanh nghiệp Trung Quốc tham gia dự án đường cao tốc Bắc – Nam, theo góc nhìn của ông Nguyễn Thọ, cựu trinh sát Sư đoàn 5, Quân khu 7, "cần phải có cảnh báo mạnh mẽ hơn nữa về những doanh nghiệp bình phong của Trung Quốc tại Việt Nam".

Ông Nguyễn Thọ nói rằng một khi đồng ý doanh nghiệp Trung Quốc được đầu tư làm đường cao tốc Bắc – Nam, thì quá trình khảo sát địa tầng, họ có thêm dịp để cài cắm sâu hơn hệ thống chân rết của họ tại Việt Nam. Họ cũng thêm dịp để biết tường tận hơn các vị trí địa lý hiểm yếu về quân sự trên đất nước Việt Nam. 

"Công ty Hasan đặt trong khu dân cư phường Bình Hưng Hoà B, quận Bình Tân, TP.HCM là doanh nghiệp bình phong cho trùm ma túy người Trung Quốc, mà công an vừa đánh án hôm 20-3, cho thấy cần cảnh báo mạnh mẽ hơn về chiêu thức lũng đoạn kinh tế, đầu độc người Việt Nam của Trung Quốc. 

Trên biển, họ đã bất chấp để tấn công tàu cá của người Việt. Hai cuộc chiến tranh biên giới ở phía Bắc và Nam vừa qua chưa đủ giúp chúng ta thêm sáng mắt về Trung Quốc hay sao ?. Từng là một người lính, tôi phản đối rước những kẻ đang là giặc xâm lược biển đảo của Việt Nam về làm con đường cao tốc Bắc – Nam". Ông Nguyễn Thọ bức xúc nói.

Chính phủ có chịu tiếp thu các phản biện ?

"Tôi nghĩ rằng các phản biện về chuyện nhà thầu Trung Quốc đang làm ăn tại Việt Nam, là nghe đầy lỗ tai. Dân chúng phản đối nhà thầu Trung Quốc bằng cảm tính cũng đăng tải tràn ngập trên các trang cá nhân mạng xã hội. Vấn đề chính là vị đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam có đủ dũng khí thoát khỏi sự đe dọa đô hộ của Trung Quốc hay không ? Tôi lo lắng về điều đó, vì nếu vẫn giữ nếp nghĩ kiểu ‘còn Đảng – còn mình’, thì chắc chắc Việt Nam đành phải tiếp tục lệ thuộc vào đảng cộng sản Trung Quốc. 

Tôi cũng hiểu về sự mềm dẻo trong sách lược đối ngoại. Vậy thì tại sao Việt Nam không mạnh dạn dựng lên những hàng rào kỹ thuật, và chấm dứt ngay cái lệ nhũng nhiễu đòi phần trăm hoa hồng khi đàm phán các hợp đồng kinh tế với nhà đầu tư. Chính phủ nếu chịu nghe những phản biện đa chiều, chấm dứt việc duy ý chí kiểu ‘còn Đảng – còn mình’ thì mới hy vọng rằng dù có là nhà thầu quốc tịch nào đi nữa, chúng ta vẫn đường hoàng có những xa lộ Biên Hòa, xa lộ Đại Hàn như ở miền Nam trước đây !". Một nhà báo đề nghị không nêu tên, diễn giải như vậy.

Nguyễn Hồng Phúc

Nguồn : VNTB, 23/03/2019

Chú thích :

[*] Hợp đồng tổng thầu EPC, tên đầy đủ là Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tiếng Anh : Engineering Procurement and Construction), là một loại hợp đồng xây dựng mà nhà thầu thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, cung ứng vật tư, thiết bị đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình và chạy thử bàn giao cho chủ đầu tư.

Published in Diễn đàn

Khá bất ngờ khi được biết đây là số tiền ngân sách đã chi cho một đề án có tên "tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát sử dụng xe cá nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh". 

Tin tức trên báo Tuổi Trẻ cho biết ngân sách đã chi 375.410 tỷ đồng cho một đề án do Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh cùng Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải) thực hiện chỉ với mục đích khá mơ hồ, gọi là "tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát sử dụng xe cá nhân". Liệu đây có phải là lời giải của bài toán căn cơ kẹt xe đô thị ? [1]

ketxe1

Nạn kẹt xe ở Sài Gòn

Người viết thực hiện một ghi nhận nhỏ tại Sài Gòn quanh thắc mắc ấy (xem thêm tại [2]).

Ông Hưng Phú : Với số tiền 375.410 tỷ đồng để thực hiện đề án, tôi nghĩ số tiền đó thành phố nên sử dụng mở rộng đường, mở thêm đường để xe buýt vào được các con hẻm, khu phố thì ngay tức khắc mọi người sẽ rời bỏ phương tiện cá nhân và sử dụng phương tiện công cộng. 

Báo chí đăng là họ khảo sát rồi đưa ra dự báo năm 2030, phương tiện công cộng mới đáp ứng 37% nhu cầu đi lại. Vậy số còn lại sử dụng phương tiện gì khi thành phố hạn chế phương tiện cá nhân ?

Bà Bích : Tôi có được tham gia làm phiếu khảo sát này, khá nhiều nội dung cần lấy ý kiến. Cơ bản là có đưa ra nhiều phương án để lựa chọn, có cho người làm nêu ý kiến riêng của mình. Về phần kết quả tôi thấy cũng tương quan đó. Tuy nhiên các nhân viên đi lấy ý kiến khi tiếp cận với người lao động phổ thông ngồi cạnh, thì thấy họ thường từ chối cho ý kiến.

Ông Phan Sơn : Tôi ở quận 3, nhưng không hề thấy phiếu khảo sát như báo chí đăng.

Cô Lê Nguyên : Em ở quận 2, sát nhà tổ truởng dân phố mà cũng không biết vụ phiếu khảo sát này luôn.

Ông Đoàn Hòa : Báo chí đăng có 30 ngàn phiếu khảo sát cho các tổ dân phố từ quận 1 đến quận 12 và 7 quận khác. Tôi là tổ trưởng dân phố ở quận 9, và là ủy viên Mặt trận tổ quốc phường, nhưng không biết gì về... vụ khảo sát đó.

Ông Nguyễn Hải Sơn : Chuyện này ở Hóc Môn, tôi cũng không hề hay biết gì. Tôi cứ nghĩ như việc khảo sát được thực hiện với 100 người như chương trình chung sức trên truyền hình. Làm việc phải biết nguyên nhân từ đâu chứ đâu phải việc gì cũng giải quyết phần ngọn như vậy.

Trong khi hệ thống hạ tầng đường xá quá nhỏ hẹp, cái gì, việc gì cũng tập trung ở trung tâm thành phố thì sao mà không ùn tắc. Thêm nữa là các phương tiện công cộng quá bất tiện, chi phí lại quá cao, đi lại càng bất tiện. Nếu đi làm buổi sáng thì phải đi từ mấy giờ để đi 3-4 chặng xe buýt, chi phí phải mất bao nhiêu cho buổi sáng, bao nhiêu cho buổi chiều, chưa kể xe buýt cũng là hung thần xa lộ chứ cũng chẳng vừa.

Tôi thấy làm việc gì cũng phải tìm nguyên nhân chính để giải quyết, đừng giải quyết ở ngọn để rồi quy định này, quyết định nọ chỉ làm cho dân khổ thêm.

Bà Nguyễn Thu Hương : Một ký lúa ở miền Tây có giá bán cho thương lái chỉ từ 4.000 đồng đến 4.600 đồng. Một ngàn đồng có 3 con số 0. Một tỷ đồng có 9 con số 0. Như vậy, có ai tính dùm coi số tiền 375.410 tỷ đồng cho đề án thuần lý thuyết, mà chưa rõ có áp dụng được hay không, nó lớn đến mức nào ?

Tôi nghĩ rằng chắc có nhầm lẫn gì đó ở con số 375.410 tỷ đồng. Ở Mỹ, người ta dùng dấu phẩy để phân cách các con số hàng ngàn, triệu, tỷ, hàng tỷ, triệu tỷ, và tỷ tỷ, dấu chấm cho số thập phân. Ở Đức thì ngược lại với Mỹ. Còn ở Việt Nam, số nào cũng có thể hiểu được, nhưng chủ yếu lại dùng cách của anh người Đức trong sổ sách, riêng mấy phần mềm xài ké như Excel thì lại dùng giống anh người Mỹ.

Vụ rắc rối này chắc chỉ có chủ đề án mới trả lời được. Nhưng mà ngay cả cách hiểu 375,410 tỷ đồng, thì đó vẫn là số tiền quá lớn cho một đề án không thể đưa ra lời giải đáp căn cơ nào hết. Ngân sách là từ tiền thuế của dân, của doanh nghiệp. Không thể chi xài kiểu như vậy. Xem ra tham nhũng đang rành rành ra đó…

Nguyễn Hồng Phúc

Nguồn : VNTB, 08/03/2019

Chú thích :

[1] https://tuoitre.vn/63-nguoi-dan-tp-hcm-ung-ho-han-che-xe-ca-nhan-la-nhung-ai-20190304155335699.htm

[2] http://www.vietnamthoibao.org/2019/03/vntb-nguoi-dan-ong-tinh-han-che-xe-ca.html

Published in Diễn đàn

Ngày 14/01/2019, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam, sau khi có hiệu lực tại 6 quốc gia lưu vực Thái Bình Dương – Úc, Canada, Nhật, Mexico, New Zealand và Singapore vào ngày 30/12/2018. Tuy nhiên vẫn chưa có một động thái nào từ Quốc hội Việt Nam về việc tái khởi động dự luật về quyền tự do lập hội.

laphoi1

Luật về Hội nhiều lần bị trì hoãn

Chúng ta đang không thừa nhận sự tồn tại của đời sống tự nhiên và bình thường ?

Bàn luận về vấn đề này trong bối cảnh thực thi CPTPP, luật sư Nguyễn Tiến Lập nói rằng hội, về bản chất là sự liên kết giữa của một cá nhân với người khác để cùng nhau, hay phối hợp thực hiện các quyền dân sự của mình đã được pháp luật thừa nhận, với mục tiêu căn bản là hỗ trợ lẫn nhau hoặc hỗ trợ người khác, đặc biệt là các nhóm yếu thế, trong đời sống và sinh hoạt hàng ngày mà không cần đến sự bao cấp, hay can thiệp của Nhà nước.

"Nói một cách khác, về cơ bản, hội chia sẻ trách nhiệm của chính Nhà nước trong nghĩa vụ bảo đảm xã hội cho người dân. Khái niệm hội theo nghĩa rộng bao hàm cả hội có mục đích kinh tế, ví dụ các hội doanh nghiệp và các hội phi kinh tế và tổ chức phi lợi nhuận, ví dụ quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ, bởi đơn giản hai phạm trù này luôn luôn là các mảng khác nhau của đời sống xã hội. Vậy, nếu không ủng hộ việc lập hội, phải chăng chúng ta không thừa nhận sự tồn tại của đời sống tự nhiên và bình thường ?". Luật sư Nguyễn Tiến Lập đặt câu hỏi.

Nhà báo Cao Minh Tâm kể rằng nên chấm dứt việc Nhà nước hóa, Đảng hóa những tổ chức nghề nghiệp như Hội Nhà báo : "Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam là một ủy viên trung ương Đảng. Đương nhiên là ông sẽ ưu tiên, ưu ái bảo vệ quyền lợi của những nhà báo, phóng viên là đảng viên. Những nhà báo ngoài đảng, nhà báo tự do không thuộc biên chế của tờ báo nào thì ai sẽ là người bảo vệ họ với tư cách là đại diện của một hội, đoàn dân sự ?".

Nhà báo này nói thêm là cần xem lại việc cấp thẻ nhà báo hiện nay cũng độc quyền từ Bộ Thông tin, Truyền thông, thay vì các giấy tờ xác nhận tư cách nhà báo đó phải được công nhận từ chính tòa soạn nơi họ đang làm việc, và chính uy tín của tờ báo sẽ 'cầu chứng' cho tấm thẻ mà phóng viên đó được cấp.

CPTPP đưa ra yêu cầu Việt Nam phải thực thi quyền tự do lập hội của người lao động, trong đó có quyền tự do công đoàn theo quy định tại Công ước số 87 (năm 1948) của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO, International Labour Organization). "Tôi nghĩ thay vì cứ loay hoay trong phạm vi hẹp của những điều chỉnh về Luật Công đoàn, cần mạnh dạn ban hành hẳn về quyền tự do lập hội ; trong đó điều chỉnh luôn hành vi gọi là công đoàn độc lập". Luật sư Trần Thành kiến nghị.

Quyền lập những hội nghề nghiệp của người làm báo

Bàn luận trong lãnh vực hội nghề nghiệp cho những người làm báo, theo luật sư Trần Thành thì những người làm việc, cộng tác trong một cơ quan báo chí cũng là người lao động. Để đại diện, bảo vệ một cách hiệu quả quyền và lợi ích của người lao động trong nghề báo, CPTPP đã quy định các nội dung nhằm bảo vệ tổ chức của người lao động để không bị người sử dụng lao động can thiệp, ở đây là các cơ quan chủ quản Nhà nước thông qua việc bổ nhiệm tổng biên tập, và phân biệt đối xử như dạng nhà báo đảng viên – không đảng viên, nhằm vô hiệu hóa hoặc làm suy yếu khả năng đại diện, bảo vệ cho quyền lợi của người lao động trong nghề báo.

Điều 25, Hiến pháp năm 2013 ghi nhận quyền lập hội của công dân. Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (tiếng Anh : International Covenant on Civil and Political Rights, viết tắt : ICCPR) mà Việt Nam gia nhập vào ngày 24/09/1982, ở Điều 22 Công ước ghi : "Mọi người có quyền tự do lập hội với những người khác, kể cả quyền lập và gia nhập các công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình" (khoản 1). Quyền tự do lập hội được quy định tại Điều 22 này bao gồm : Quyền thành lập ra các hội mới ; quyền gia nhập các hội đã có sẵn và quyền hoạt động, điều hành các hội, kể cả việc tìm kiếm, huy động các nguồn kinh phí.

"Như vậy, chúng tôi nghĩ rằng lúc này đã có thể bắt đầu xúc tiến soạn thảo những văn bản yêu cầu Chủ tịch Nước, Trưởng ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương, ông Nguyễn Phú Trọng thực hiện các nội dung cam kết mà ông đã trình bày trước Quốc hội trong phiên thủ tục trình Quốc hội phê chuẩn ký kết CPTPP. Quyền tự do lập hội nằm trong yêu cầu Nhà nước Việt Nam phải thực hiện.

Trên nền tảng nguyên tắc pháp lý như nêu ở trên, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam hãy đi những bước đầu tiên trong xác lập là một tổ chức xã hội dân sự được Nhà nước Việt Nam công nhận theo tiến trình của CPTPP". Luật sư Trần Thành cùng nhà báo Cao Minh Tâm đề xuất.

Minh bạch là nguyên lý tạo an toàn

Luật sư Nguyễn Tiến Lập lưu ý một tình tiết mà Nhà nước Việt Nam hay lo sợ về ‘thế lực thù địch’ lợi dụng việc tự do thành lập hội, đoàn, thì hướng giải quyết nằm ở sự minh bạch.

"Ở một số nước, người ta coi việc lập hội là quyền tự do cơ bản, tương tự quyền tự do kinh doanh nên không dùng kiểm soát nhà nước để hạn chế. Tuy nhiên, nếu hội hay bất cứ tổ chức nào không tồn tại bằng nguồn tài chính của thành viên, mà từ tài trợ của người khác thì bắt buộc phải tuân thủ luật về tổ chức phi lợi nhuận một cách rất nghiêm ngặt, nhằm chống lại mọi sự lạm dụng.

Chẳng hạn, đó là nghĩa vụ phải báo cáo công khai và kiểm toán bắt buộc, hay trách nhiệm phải chuyển giao tài sản của pháp nhân cho một hội, hay tổ chức phi lợi nhuận khác có cùng mục tiêu, khi chấm dứt hoạt động. Nói cách giản đơn, anh có quyền tự do làm những gì anh muốn, nhưng không được xâm phạm quyền tự do của người khác, bao gồm cả sự lạm dụng lòng tốt của họ khi giúp đỡ, tài trợ cho anh. Chỉ cần áp dụng một nguyên lý đơn giản như vậy cho mục đích bảo đảm sự an toàn và an ninh xã hội". Luật sư Nguyễn Tiến Lập biện giải.

Nguyễn Hồng Phúc

Nguồn : VNTB, 17/01/2019

Published in Diễn đàn