Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trước Hội nghị Trung ương 10, Khóa đảng XII, Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tái xuất hiện liên tục trong hai ngày 14 và 15/05/2019 để chứng minh ông vẫn đủ sức khỏe để lãnh đạo.

npt11

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại cuộc họp Bộ Chính trị ngày 15/05/2019 - Ảnh : TTXVN

Ông Trọng, 75 tuổi đã có hai hành động bất thường, sau 30 ngày mắc bệnh thuộc diện "bí mật nhà nước" trong chuyến thăm và làm việc tại Kiên Giang hai ngày 13 và 14/04/2019.

Việc thứ nhất là ông đã chủ tọa cuộc họp với "Lãnh đạo chủ chốt" tại Hà Nội ngày 14/05/2019 để bàn về :

"Tổ chức thành công Hội nghị Trung ương 10 khóa XII, các phiên họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư sắp tới ; tập trung bảo đảm tiến độ, chất lượng xây dựng các văn kiện trình Đại hội XIII và các công việc chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Tiếp tục chuẩn bị và tổ chức tốt Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV… tiếp tục cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực với tinh thần kiên quyết, kiên trì ; nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất cao ở các cấp, các ngành, tạo sự đồng thuận trong nhân dân" (theo tin độc quyền của TTXVN).

Nhưng "chủ chốt" có những ai ? Theo liệt kê của TTXVN thì danh sách này gồm "Các Ủy viên Bộ Chính trị : Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng ; ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng".

Sự kiện ông Nên, sinh ngày 14/07/1957 tại Tây Ninh có tên trong số "Lãnh đạo chủ chốt" là dấu hiệu ông có cơ hội được bầu vào Bộ Chính trị tại Đại hội đảng XIII.

Họp Bộ Chính trị

Ngày hôm sau, 15/05/2019, ông Trọng lại chủ trì phiên họp của Bộ Chính trị, nhưng cũng chỉ bàn tiếp về Hội nghị Trung ương 10, Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa XIV và việc chuẩn bị Đại hội đảng khóa XIII, diễn ra vào tháng 01/2021.

ÔngTrọng được báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Trung ương đảng trích lời nói rằng :

"Năm 2019, 2020, chúng ta đã và sẽ tiếp tục chỉ đạo đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng, lần này phải quan tâm, chỉ đạo sâu sát hơn đại hội đảng bộ các cấp từ nội dung cho đến công tác nhân sự của Đại hội, tránh tình trạng cứ sắp đến Đại hội là chỉ lo cho công tác nhân sự mà sao nhãng các công việc thường xuyên".

Ông Trọng lập lại :

"Kiên quyết chống chạy chức, chạy quyền, đã chạy là không dùng. Đề nghị các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư thống nhất cao tinh thần này và chỉ đạo các cấp, các ngành. Công việc sắp tới rất nhiều, phức tạp, thời gian còn lại rất ít, các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Mặt trận, đoàn thể cần phải phối hợp chặt chẽ hơn, kịp thời hơn, bảo đảm để các hoạt động của Đảng, Nhà nước, của hệ thống chính trị thông suốt, nhịp nhàng, hiệu quả cao".

Thật ra những điều ông Trọng nói tại cả hai buổi làm việc không có gì gọi là "đột phá" hay "dứt điểm", nhưng nhìn qua hình ảnh và nghe âm thanh phát biểu của ông tại cuộc họp với "Lãnh đạo chủ chốt" tại Hà Nội ngày 14/05/2019 thì ai cũng thấy tinh thần ông đã ổn định và thần kinh thanh quản của ông đã thường thường bậc trung, không bị lắp bắp hay ngọng nghẹo như nhiều người đã lo xa.

Đây mới là mục đích chính trị nấp sau cái bóng của ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam.

Trước đây tin không chính thức nói ông bị đột qụy nhẹ (stroke) khi đang chỉ đạo cán bộ và lãnh đạo tỉnh Kiên Giang trưa ngày 14/04/2019, nhưng phía nhà nước chỉ xác nhận "do cường độ làm việc cao, thời tiết thay đổi đã ảnh hưởng đến sức khỏe" của ông Trọng.

Nếu bệnh tình chỉ vì "thay đổi thời tiết" và "cường độ làm việc cao" mà phải biệt tăm đến 30 ngày thì hẳn phải là bệnh lạ chỉ xẩy ra cho giới lãnh đạo, hay còn gọi là bệnh của nhà giầu, dù chỉ trái gió trở trời. Đối với người dân thì chuyện nhức đầu sổ mũi như cách nhà nước mô tả bệnh của ông Trọng chỉ cần vài viên cao đơn hoàn tán hay cạo gió vài lần là khỏe re ngay.

Kiên định theo chủ nghĩa xã hội

Nhưng tin ông Nguyễn Phú Trọng trở lại làm việc đã được phổ biến từ sáng ngày 10/4/2019, tại buổi gặp mặt đại diện Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Mục đích của cuộc họp, theo báo Người Đại biểu Nhân dân là để ông Trọng : "Lắng nghe phản ánh tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân".

Tuy nhiên tin này không lan nhanh nên ít ai quan tâm. Có lẽ vì không có video ghi tiếng nói của ông như tại cuộc họp của "lãnh đạo chủ chốt" ngày 14/05/2019 nên báo đài nhà nước ngại chăng ?

Tuy nhiên, theo bản tin của báo VnExpress (10/04/2019) thì : "Trả lời câu hỏi phải chăng định hướng xã hội chủ nghĩa đã nhạt dần ? Tổng bí thư cho hay Việt Nam trước sau kiên định theo chủ nghĩa xã hội, đổi mới nhưng không đổi màu, nhiều thành phần kinh tế nhưng phải đi lên chủ nghĩa xã hội. Ông thông tin, cách đây hai hôm Tiểu ban văn kiện họp để chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 13, đã yêu cầu phải kiên định cương lĩnh, không ai được nói trái, làm trái cương lĩnh".

Ông Trọng, người có bằng tiến sĩ chuyên khoa "Xây dựng đảng" là một người cực kỳ bảo thủ, giáo điều, một tín đồ trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Ông Trọng nói tiếp : "Kinh tế nhà nước là chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, các thành phần kinh tế phải bình đẳng, độc lập, tự chủ nhưng hội nhập quốc tế, hội nhập nhưng không được hòa tan".

Trong khi đó, bài của báo Tiền Phong online cũng viết : "Tổng bí thư, Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh : Mỗi cá nhân phải kiên định trước cương lĩnh, không được phép nói và làm trái với cương lĩnh; kinh tế phát triển, hội nhập quốc tế mở rộng nhưng không được đi ngược với cương lĩnh.

Đặc biệt, về vấn đề Biển Đông, Tổng bí thư-Chủ tịch nước nói mỗi người Việt Nam phải kiên định, giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, phải tỉnh táo trước những quan điểm sai trái và có nhiều cách làm hiệu quả để giữ ổn định và phát triển đất nước".

(Tiền Phong online 10/04/2019)

Ông Trọng nói hăng chuyện Biển Đông đấy, nhưng ông đã chống hành động xâm lược của Trung Quốc ra sao trong cuộc đời chính trị của ông thì em bé năm tuổi ở Việt Nam cũng biết ông không có bản lĩnh bằng hai ông nguyên Tổng bí thư Lê Duẩn và nguyên Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch (tên khai sinh Phạm Văn Cương).

Không tin, ông Trọng cứ hỏi thẳng ông Tiến sĩ Lê Kiên Thành, con trai ông Lê Duẩn hiện ở Sài Gòn và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, con trai ông Nguyễn Cơ Thạch thì biết ngay.

Phạm Trần

(16/05/2019)

Published in Diễn đàn

Tròn một tháng sau biến cố bạo bệnh ở Kiên Giang, quê hương ‘anh Ba X’, rốt cuộc ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng đã tái xuất hiện vào ngày 14/5/2019.

npt0

Một số phân tích vi ảnh đã cho thấy lồ lộ một sợi dây lớn ràng từ ghế vào phần bụng của Trọng mà được suy đoán loại đai định thân, giữ cho thân hình của Nguyễn Phú Trọng không bị di chuyển hoặc lật nghiêng trong khi ông ta chỉ đạo các quan chức khác.

Bối cảnh tái hiện trên là ‘họp lãnh đạo chủ chốt’ do Trọng chủ trì, được Đài Truyền hình Việt Nam ghi hình và trích xuất đưa lên bản tin tối hôm đó, động tác mà được hiểu như chủ ý của ‘Tổng tịch’ muốn đánh dấu sự trở lại ghế ngồi của ông ta một cách chính thức và hoành tráng, dù đó chỉ là một cuộc họp hẹp trong nội bộ cao cấp chứ không phải là một sự kiện chính trị lớn. Việc Đài Truyền hình Việt Nam được tham gia ghi hình và thu tiếng như thế có thể là một bằng chứng rất rõ : Sự xuất hiện của Nguyễn Phú Trọng chỉ là một show diễn nhằm trấn an dư luận đang đòi hỏi phải minh bạch hóa về tình trạng sức khỏe của ông ta.

Tình trạng phục hồi, hoặc tạm phục hồi khá nhanh về sức khỏe của Nguyễn Phú Trọng như người ta được chứng kiến ông ta trên truyền hình là khá logic với những tin tức ngoài lề gần nhất : Trọng đã vượt qua cơn nguy kịch và đang dần phục hồi, với chế độ chăm sóc đặc biệt của đội ngũ bác sĩ hàng đầu và Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe trung ương.

Giọng nói và khẩu hình phát ngôn vẫn như trước khi Nguyễn Phú Trọng bị ‘đột quỵ’, nghĩa là vẫn ổn, và nếu ông ta có bị méo miệng như đồn đoán của dư luận thì cũng đã phục hồi hầu như hoàn toàn. Nhưng dấu hỏi còn lại vẫn là buổi ghi hình đó đã không lần nào cho thấy Trọng di chuyển khỏi cái ghế mà có vẻ như ông ta đã bị bắt cứng vào đó. Điều này thêm một lần nữa làm dấy lên mối nghi ngờ của dư luận về khả năng ‘tập đi’ của Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa thể hoàn thiện, và có lẽ còn xa mới đạt đến trình độ nói năng không mấy bị vấp váp của ông ta.

Một số phân tích vi ảnh đã cho thấy lồ lộ một sợi dây lớn ràng từ ghế vào phần bụng của Trọng mà được suy đoán loại đai định thân, giữ cho thân hình của Nguyễn Phú Trọng không bị di chuyển hoặc lật nghiêng trong khi ông ta chỉ đạo các quan chức khác.

‘Không để chống tham nhũng bị chùng xuống…’ và ‘có khi phải làm mạnh hơn’ - bệnh nhân Nguyễn Phú Trọng nhấn nhá và nhắc đi nhắc lại khi chủ trì cuộc họp với một số chóp bu chủ chốt như Thủ tướng Phúc, Chủ tịch quốc hội Ngân và Thường trực ban bí thư Vượng.

Chỉ đạo trên lại trùng với động thái Cơ quan Cảnh sát điều tra thuộc Bộ Công an bắt giam và khởi tố bị can đối với hai quan chức tổng giám đốc là Tề Trí Dũng ở Sài Gòn và Bùi Quang Huy ở Hà Nội.

Cải hai quan chức kinh tế vừa bị bắt trên đều được dư luận ồn ào cho là sân sau của những quan chức chính trị cao cấp : Tề Trí Dũng móc xích với cựu ủy viên trung ương, cựu phó bí thư thường trực thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Tất Thành Cang. Còn Bùi Quang Huy được cho là sân sau của đương kim chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, tức Chung ‘Con’.

Mới đây, vụ cựu phó thủ tướng Vũ Văn Ninh bị lôi ra kỷ luật khiến người ta nhớ lại trường hợp cựu bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng và Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh. Theo logic đó, trong thời gian tới ‘lò’ có thể áp sát và đốt một số quan chức - cựu chức và cả đương chức - của khối chính phủ, nơi mà mật độ tham nhũng diễn ra dày đặc nhất từ trước tới nay.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 15/05/2019

Published in Diễn đàn

Cho dù nhiều thế hệ đương đại không còn được học Hán Nôm nhưng phàm đã là người Việt, ít ai không biết câu đối là gì.

Chẳng riêng người Việt, người Trung Quốc mà người Nhật, người Triều Tiên cũng xem câu đối là một phần trong nền văn học thuộc về tiền nhân của họ.

than1

Thần Nông giáo dân nghệ ngũ cốc (ông thần coi sóc nghề nông dạy cho dân trồng ngũ cốc)…

Không phải tự nhiên mà cổ nhân xem thơ phú là tinh hoa của chữ nghĩa và câu đối là tinh hoa của tinh hoa. Soạn một câu đối không dễ : Hai vế của một câu đối phải đạt được sự tương phản cả về ý, về chữ. Chữ phải đối nhau về thanh (vế này thanh bằng thì vế kia phải là thanh trắc), về loại (thực tự, hư tự)... Tuy nhiên khi gộp lại, hai vế vốn tương phản từ ý đến chữ này lại chỉ biểu đạt một nghĩa, thể hiện cái tài của người soạn.

Trong vô số những giai thoại về câu đối, kẻ viết bài này nhớ hoài một giai thoại : Sau khi giới thiệu hàng loạt những nguyên tắc trong việc soạn câu đối, đặc biệt là phải bảo đảm sự đăng đối ở cả hai vế, thầy mới cho vế đầu để trò làm vế sau :

Thần Nông giáo dân nghệ ngũ cốc

(ông thần coi sóc nghề nông dạy cho dân trồng ngũ cốc)…

Trò không thèm đắn đo, đối lại lập tức :

Thánh sâu gươm quan gừng tam cò…

"Thánh sâu gươm quan gừng tam cò" vô nghĩa và tất nhiên làm người nghe chưng hửng. Vế đối mà trò ứng khẩu chỉ bảo đảm sự… đăng đối : Thánh đối với Thần, sâu đối với nông, gươm đối với giáo, quan đối với dân, gừng đối với nghệ, tam đối với ngũ, cò đối với cốc và... chỉ thế mà thôi ! Đó cũng là lý do giai thoại làm người ta bật cười vì tư duy và cách vận dụng nguyên tắc làm câu đối của trò !

Tuần rồi, có một chuyện làm "Thánh sâu gươm quan gừng tam cò" đột nhiên bật dậy trong đầu kẻ viết bài này…

***

Ngày 9 tháng 5, hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam đồng loạt loan báo, ông Lê Hữu Thuận, Trưởng khoa Lý luận Mác Lênin - Tư tưởng Hồ Chí Minh của Trường Chính trị Trần Phú, tỉnh Hà Tĩnh, vừa bị "đình chỉ tất cả các chức vụ" vì đã "xuyên tạc, bịa đặt" về "sức khỏe lãnh đạo cấp cao của Đảng và nhà nước" trên facebook.

Tuy hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam không cho biết ông Thuận đã "xuyên tạc, bịa đặt" về "sức khỏe lãnh đạo cấp cao" nào của đảng và nhà nước" và "xuyên tạc, bịa đặt" ra sao nhưng người sử dụng mạng xã hội tiếng Việt dễ dàng tìm ra trang facebook có nickname "Út Hữu" của ông Thuận.

than2

Trường chính trị Trần Phú Hà Tĩnh - Ảnh Phạm Đức

Trước đó, "Út Hữu" từng nhận định thế này : Mọi người cứ thắc mắc sao ông Nguyễn Phú Trọng không có mặt ở lễ tang ông Lê Đức Anh ? Ơ hay, ông ấy đã ngỏm rồi, lấy mô mà ra nữa ? Cho dù trang "Út Hữu" trên facebook đã bị đóng nhưng một "Thông báo về Kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ Trường Chính trị Trần Phú", ký ngày 6 tháng 5, cho biết thêm, qua "Út Hữu", ông Thuận còn có những "bình luận xuyên tạc sự thật với những từ ngữ thiếu văn hóa, xúc phạm" khác.

Khi trò chuyện với báo giới, một viên chức là lãnh đạo Trường Chính trị Trần Phú, nhận định, qua "Út Hữu", những bình phẩm của ông Thuận về "lãnh đạo cấp cao của đảng và nhà nước" đã "ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự bản thân, uy tín của tổ chức đảng và nhà trường, gây bức xúc đảng viên và dư luận xã hội". Xét về bản chất, nhận định ấy chẳng khác gì vế đối : "Thánh sâu gươm quan gừng tam cò" !

***

Hệ thống Trường Chính trị tại Việt Nam hiện nay là hậu thân của hệ thống Trường Đảng và Trường Hành chính. Hệ thống Trường Chính trị ra đời sau khi Ban Bí thư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam ra lệnh sáp nhập hai hệ thống trường đảng và trường hành chính làm một hồi 1995.

Cho dù cách gọi tên đã khác trước nhưng mục tiêu, hoạt động của hệ thống Trường Chính trị vẫn thế : Vẫn là thay đảng đào tạo tư tưởng, nhận thức cho cán bộ thuộc phạm vi trách nhiệm của các tỉnh và thành phố. Cấp phát văn bằng Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính, một loại vé vào cửa để được bổ nhiệm vào một số vị trí thuộc cấp tỉnh – thành phố và tất cả các vị trí lãnh đạo thuộc cấp quận – huyện, phường xã. Không có Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính, đừng mơ được quy hoạch, đề bạt.

Do bản chất của hệ thống Trường Chính trị là như thế, cả trong mắt đảng lẫn trong mắt thiên hạ, ông Thuận tất nhiên là một nhân vật vững vàng về tư tưởng, kiên định về lập trường. Chẳng phải dân không dè mà đảng cũng không dè Trưởng khoa Lý luận Mác Lênin - Tư tưởng Hồ Chí Minh của một Trường Chính trị lại có những phát biểu như… "Út Hữu" !

Khoan bàn đúng – sai, khôn – dại, chỉ xét riêng yếu tố ông Thuận chọn xuất hiện như "Út Hữu" trên mạng xã hội, đó hẳn là vì ông có nhu cầu nói thật điều ông nghĩ, nói đúng tâm tư, tình cảm của ông. Đảng không cho ông Thuận nói như ông Thuận nghĩ ở những chỗ chỉ toàn đồng chí với nhau thì ông Thuận nói qua… "Út Hữu".

Khi Trưởng khoa Lý luận Mác Lênin - Tư tưởng Hồ Chí Minh của một Trường Chính trị mà còn hành xử như ông Thuận thì còn bao nhiêu cán bộ, đảng viên đã, đang và sẽ tiếp tục "bình luận xuyên tạc sự thật với những từ ngữ thiếu văn hóa, xúc phạm" hết đảng, nhà nước, tới lãnh đạo cấp cao của đảng, nhà nước ? Chắc là không ít.

Đảng biết không ? Biết ! Biết nên mới lo. Lo nên mới cấm, mới ban hành "19 điều đảng viên không được làm", mới nhận diện "27 biểu hiện suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa", Tổng bí thư mới than thở về tình trạng "nhạt đảng, khô đoàn, xa rời chính trị (không phấn đấu vào đoàn, vào đảng)".

than3

Bị cách chức vì bình luận về sức khỏe ‘lãnh đạo cấp cao của Đảng’

Không may cho đảng là càng nỗ lực chống "suy thoái", chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" thì tiến trình này càng sâu và rộng. Ông Thuận – một trong những cốt cán về tư tưởng, nhận thức, lập trường – chính là ví dụ mới nhất. Nếu tâm và trí ở mức bình thường, làm sao tư tưởng không lung lay, lập trường không chao đảo trước thực trạng xã hội như hiện nay ?

Cho rằng sự kiện ông Thuận là Út Hữu "ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự bản thân, uy tín của tổ chức đảng và nhà trường, gây bức xúc đảng viên và dư luận xã hội" là nói lấy được. Hành động đó làm sao ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của tổ chức đảng, gây bức xúc đảng viên và dư luận xã hội bằng sự kiện người lớn tiếng nhất trong cảnh báo "tự diễn biến, tự chuyển hóa", viết cả sách bàn và dạy "chống suy thoái" như ông Trương Minh Tuấn, mới bị truy tố thêm tội… nhận hối lộ ?

Hình minh họa. Cựu Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn (phải) trong một họp báo ở Hà Nội hôm 30/6/2016 AFP

Có nhiều ông Trương Minh Tuấn thì ắt sẽ có những ông Thuận mà trong hộp sọ còn não, trong lồng ngực còn tim, sẽ tìm cách trở thành những… "Út Hữu". Đã không cho người ta cười khi nghe "Thánh sâu gươm quan gừng tam cò", lại còn tiến thêm một bước, bắt người ta khen đó là... tuyệt phẩm, là "tinh hoa của tinh hoa" thì… vậy thôi, làm sao khác được ?

Đồng Phụng Việt

Nguồn : RFA, 13/05/2019

Published in Diễn đàn

Từ giường bnh, bnh nhân Nguyn Phú Trng đã phát đi thông đip đu tiên có tính thc cht, ch không phi hình nh ‘không không thy’ ca ông ta khi thnh thong li gi thư, đin mng hay chia bun vi nước này nước kia trong quá trình bt buc phi ‘điu tr tích cc’, khi y ban Kim tra trung ương ca cu ch nhim y ban này là Trn Quc Vượng hp ngày 5/5/2019 v tiếp tc ‘đt lò’ và còn có v mun ‘đt lò’ nóng hơn.

lo1

Tổng bí thư Nguyn Phú Trng phát biu ti Hi ngh Trung ương 7, tháng 5/2018.

Thông điệp ‘lò vn cháy’

Hàng loạt tướng lĩnh cao cp thuc Quân chng Hi quân - B Quc phòng, đc bit trong s là có Đô đc Hi quân Nguyn Văn Hiến, đã b lôi ra k lut mà ngun cơn rt có th liên quan đến chuyn ‘ăn đt’. Vào năm 2018, mt viên tướng quan đi ‘ăn đt’ khác là Thượng tướng Phương Minh Hòa ca Binh chng Phòng không không quân đã bị ‘đt’.

Tuy nhiên, quan chức ‘sáng giá’ nht b k lut là Vũ Văn Ninh - mt cu phó th tướng - y viên trung ương đng thi Nguyn Tn Dũng, mà nguyên do rt có th liên đi đến v bán r như cho cng Quy Nhơn vào thi Đinh La Thăng còn là Bộ trưởng Giao thông vn ti.

Trước cuc hp trên ca y ban Kim tra trung ương, nhiu dư lun cho rng cơn chn đng bnh tt đi vi ‘Tng tch’ Nguyn Phú Trng s khiến ‘lò’ ca ông ta tt ngm, hoc cùng lm cũng ch âm mà không th duy trì được nhiệt lượng như trước đây.

Cho tới nay, Nguyn Phú Trng đã tri qua hơn na nhim kỳ th hai ca ông ta, nhưng thành tích ‘chng tham nhũng’ ca Trng vn còn rt khiêm tn nếu so sánh vi b dày ‘đ h dit rui’ ca Tp Cn Bình Trung Quc. Phía trước Nguyn Phú Trng vn còn mt đm ly mênh mông quan chc tham nhũng cn phi x lý, mà nếu không th x lý được phn nào đó thì Trng không ch không to du n như mt trong nhng đi tng bí thư có thành tích ln nht và được ‘lưu danh s xanh’, mà còn phải chu nguy cơ b ‘hi t’ nếu các phe phái tham nhũng ni dy và qut ngược li ông ta - theo nhng du hiu cu kết gn đây gia mt s cu quan chc và quan chc đương nhim ch yếu min Nam. Khi đó, s phn ca ông ta không có gì bo đm là s không giống vi hai án tù giam lên đến 30 năm ca Đinh La Thăng.

Tuy không thể hin ra ti đám tang cu ch tch nước Lê Đc Anh dù là trưởng ban l tang, bnh nhân Nguyn Phú Trng dường như đang có du hiu dn phc hi sc khe sau rt nhiu đn đoán v ông ta đã bị ti biến mch máu não và đt qu ngay ti Kiên Giang - nơi được xem là ‘căn c đa cách mng ca gia tc Nguyn Tn Dũng’ vào ngày 14/4/2019.

Vẫn không phi t bt kỳ ngun tin chính thc nào t các cơ quan đng, mà nhng tin tc ngoài l gn nhất cho biết Trng đang ‘tp đi và tp nói’, cho dù quá trình này khá chm chp và có th chng my ha hn là s phc hi ‘nguyên đai nguyên kin’. Có v tin tc như thế li logic vi cú ra đòn mi nht ca y ban Kim tra trung ương vào ngày 5/5. Gi thiết được đt ra là trước đó, t giường bnh Nguyn Phú Trng đã có s bàn bc và ch đo trc tiếp đi vi hai nhân vt là Trn Quc Vượng - Thường trc Ban bí thư và Trn Cm Tú - Ch nhim y ban Kim tra trung ương v vic duy trì ‘đt lò’ và còn có thể gia tăng nhiệt lượng ca nó. Mt cú đánh khá mnh ca y ban này, vào thi đim này, có l s khiến át đi phn nào nhng dư lun bt li v tình hình sc khe ti t và thm chí sp ‘tch’ ca ‘Tng tch’, qua đó s ‘ly li nim tin ca đng viên và nhân dân’ dành cho nhân vật mà nim đam mê ‘ngi tiếp’ qua đi hi 13 có v không h suy xuyn bt chp trng bnh.

Một trong nhng th pháp ly li nim tin như thế là phi tiếp tc ‘đt lò’.

Vụ cu phó th tướng Vũ Văn Ninh b lôi ra l lut đang khiến người ta nhớ li trường hp cu bí thư thành y Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng và Bí thư thành y Đà Nng Nguyn Xuân Anh. Theo logic đó, trong thi gian ti ‘lò’ có th áp sát và đt mt s quan chc - cu chc và c đương chc - ca khi chính ph, nơi mà mt đ tham nhũng diễn ra dày đc nht t trước ti nay.

Vụ k lut hàng lot quan chc trên cũng phát ra tín hiu đu tiên v s tr li ca Nguyn Phú Trng : tm t giã giường bnh, ông ta s có th tham d vi vai trò ch trì Hi ngh trung ương 10 - mt s kin quan trọng ca đng cm quyn s xy ra khong trung tun tháng 5 năm 2019 và ngay trước kỳ hp ca Quc hi ‘gt’ trong cùng tháng.

Tín hiệu nào trong và sau Hi ngh trung ương 10 ?

Sự có mt ca Nguyn Phú Trng ti Hi ngh trung ương 10 là đc bit cn thiết vì nhng lý do cũ như tính cn kíp phi duy trì chiến dch ‘đt lò’, tiếp tc tăng tc ‘cơ cu cán b cp chiến lược’ đ chun b cho đi hi 13, và nhng lý do mi hơn là cn có ý kiến chính thc ca Trng v mt s d lut như 3 công ước quc tế còn lại v lao đng, B Lut Lao đng, Lut v Hi… liên quan đến quan đim ca chính th Vit Nam buc phi nhượng b trước Liên minh Châu Âu (EU) trước khi EVFTA (Hip đnh thương mi t do Châu Âu - Vit Nam) được ký kết và phê chun trong na cui năm 2019 ; nhưng có l đc bit hơn c là bàn v ni dung và công tác sp xếp ‘bu đoàn thê t’ cho chuyến đi M d kiến sp ti ca Trng theo li mi chính thc ca Donald Trump.

Hội ngh trung ương 10 cũng có th là cái cách mà nếu tham d trn vn, Trng s không để xy ra h qu ‘vng ch nhà gà mc đuôi tôm’ mà dường như đang manh nha phát sinh khá bát nháo ngay sau khi ông ta ‘đt qu’.

Hội ngh trung ương 10 là thách thc ln hơn nhiu so vi đám tang Lê Đc Anh, bi hi ngh này s bàn v v chuyn ca nhng người còn sng sót và rt có th s ‘làm nhân s’ cho đi hi 13 vi nhng v trí then cht trong ‘b t’ hoc ‘b tam’ quyn lc nht.

Nếu Trng không th xut hin ti Hi ngh trung ương 10, khi đó không ch dân chúng mà c gii cách mng lão thành và các quan chức trong ni b đng hoàn toàn có th nghi ng v Trng không th đm bo sc khe đ ông ta có th ‘ngi’ t đây cho đến khi đi hi 13 din ra vào năm 2021. T đó, s xut hin nhng đòi hi cn phi minh bch hóa tin tc v Trng, và chính Ban Bảo v và Chăm sóc sc khe trung ương là cơ quan phi làm nhim v này, đ nếu Trng không còn đ tnh táo đ ‘lèo lái con thuyn ca đng và dân tc’ thì phi bàn đến phương án ‘nước không th mt ngày thiếu vua’.

Cũng có một gi thiết thú v khác : không loại tr kh năng sau cơn chn đng thp t nht sinh Kiên Giang, Nguyn Phú Trng s thay đi v nhn thc đi vi thế gii chính tr xung quanh ông ta, t đó dn đến s thay đi v phương pháp và hành đng ca ông ta trong công cuc tr đng, tr quân theo quan điểm cng rn và khc nghit hơn. Và không loi tr kh năng sau khi hi phc sc khe, Trng s tăng mnh tc đ ‘đt lò’ như mt cách chy đua vi thi gian ngn ngi còn li trước đi hi 13 và trước khi ông ta buc phi gc ngã bi quy lut tui tác và ‘sinh lão bnh t.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 08/05/2019

Published in Diễn đàn
lundi, 06 mai 2019 14:43

Ai sẽ thay ông Trọng ?

Sau một thời gian dư luận đồn đoán về việc ông Tổng-Chủ Nguyễn Phú Trọng bị đột quị khi đang làm việc tại Kiên Giang hôm 14/04/2019 và sau đó được chuyển về bệnh viện Chợ Rẫy thì chính quyền Việt Nam đã lên tiếng xác nhận ông Trọng bị ốm, tuy nhiên người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định rằng mọi việc đều ổn và ông Trọng sẽ sớm trở lại làm việc.

trong1

Nếu ông Trọng vì lý do sức khỏe mà không thể tiếp tục công việc thì nội tình đảng sẽ ra sao ? - Ảnh minh họa 

Việc chính quyền Việt Nam nói là một chuyện còn tin hay không là chuyện của mỗi người. Có một sự thật là ông Trọng đang ốm nặng, rất có thể là bị đột quị. Hôm 3/5 ông Trọng đã không xuất hiện trong tang lễ ông Lê Đức Anh mà chỉ gửi vòng hoa đến viếng. Như vậy, cho dù ông có khỏi bệnh và có thể "sớm trở lại làm việc" thì khả năng ông tiếp tục làm Tổng-Chủ sau Đại hội 13 không còn đặt ra nữa. Như vậy cuộc đua giành chức Tổng-Chủ sẽ sớm diễn ra, có thể nó đã bắt đầu.

Việc Đảng cộng sản Việt Nam đặt lên đôi vai một ông già 75 tuổi như ông Trọng một lúc hai chức danh quan trọng nhất của chế độ nói lên nhiều điều. Điều đầu tiên là sự khủng hoảng lãnh đạo cao cấp trong nội bộ đảng. Không có một khuôn mặt nào sáng giá để thay thế ông Trọng vì ban lãnh đạo đảng cộng sản thừa hiểu khả năng của các đồng chí mình, không cơ hội thì cũng thuộc về một phe nhóm nào đó. Lý tưởng cộng sản không còn mà chỉ còn mỗi quyền lợi và chức vụ. Ông Trọng được chọn bởi vì ông là người gần như duy nhất còn có ý định bảo vệ chế độ dù rằng chính ông đã thú nhận là không biết đến bao giờ mới đạt đến xã hội cộng sản như mớ lý thuyết hoang đường mà Marx đã tưởng tượng ra. Ông Trọng được chọn làm lãnh đạo tối cao của đảng vì ông có lẽ là người ít tai tiếng về vợ con hay tham nhũng.

Trong cái đảng đã mất hết lý tưởng thì một người suốt đời đọc và nghiên cứu về chủ nghĩa cộng sản như ông Trọng sẽ là một cái phao cứu sinh cuối cùng của chế độ. Cũng như một chiếc thuyền đã mất phương hướng trên biển, người được chọn làm thuyền trưởng có thể rất kém cỏi nhưng vẫn được chọn vì là người khá nhất trong đám thủy thủ không ai biết gì. Đây là một thảm kịch của Đảng cộng sản Việt Nam khi phải đặt cược sinh mệnh vào một người duy nhất để lấy các quyết định cuối cùng thay vì bàn bạc để lấy một quyết định chung, một đồng thuận chung. Đảng cộng sản không thể làm khác vì đã mất đồng thuận trên các giá trị nền tảng vì chủ nghĩa cộng sản đã trở thành nhảm nhí từ lâu.

Nếu ông Trọng vì lý do sức khỏe mà không thể tiếp tục công việc thì nội tình đảng sẽ ra sao ? Rõ ràng là sẽ khủng hoảng nghiêm trọng. Bất cứ người nào thay thế ông Trọng cũng sẽ không thu phục được các phe nhóm khác trong đảng. Hai cái chết của Đỗ Mười và Lê Đức Anh đã giáng một đòn chí tử vào cơ thể đầy bệnh tật của đảng. Đúng là hai ông Mười-Anh đã rất già trước khi mất (102 và 99 tuổi) nhưng lại là hai người có quyền lực nhất khi sống, kể cả sau khi về hưu. Hai ông Mười-Anh là sợi dây kết nối cuối cùng trong đảng, giúp đảng duy trì được một sự "đồng thuận" nho nhỏ nào đó. Nay sợi dây đó đã đứt, các phe phái trong đảng cộng sản không còn gì để nể nang hay đồng thuận với nhau nữa. Mạnh ai nấy sống, mạnh ai nấy làm, không còn ai nghe ai.

Sự ảnh hưởng của hai ông Mười-Anh đối với Đảng cộng sản Việt Nam cũng giống như một người cha, người mẹ đối với những đứa con không ưa nhau. Dù không ưa nhau, bất đồng với nhau nhưng khi cha, mẹ còn nằm đó thì chúng cũng không nỡ "huynh đệ tương tàn" làm đau lòng cha mẹ nhưng khi cha mẹ khuất núi rồi thì chúng chẳng còn sợi dây tình cảm nào để níu kéo. Sát phạt để tranh giành quyền lợi sẽ rất khốc liệt. Nên nhớ Đảng cộng sản Việt Nam chưa bao giờ là một tổ chức chính trị đúng nghĩa, chính quyền cộng sản tồn tại vừa như là một chế độ phong kiến (mà Ban chấp hành trung ương đảng là hoàng thân quốc thích) vừa như một băng đảng maphia mà quyền lực tuyệt đối nằm trong tay các "bố già" như Mười-Anh (trước đây là Duẩn-Thọ). Việc ra đi của hai "bố già", là "huyền thoại cuối cùng" (như lời ông Lê Mạnh Hà, con trai Lê Đức Anh) khiến nội bộ đảng cộng sản vô cùng bối rối và lúng túng, trong trường hợp không lấy được quyết định đồng thuận thì cũng không còn ai để "tham khảo" ý kiến hay làm "trọng tài". Một người chịu nhiều thiệt thòi nhất khi hai ông Mười-Anh mất đi đó là cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được xem như là truyền nhân của Lê Đức Anh, ông Dũng sẽ gặp nhiều khốn khó trong giai đoạn tới với các đồng chí của mình. May mắn cho ông Dũng là ông Trọng đột nhiên bị đổ bệnh nếu không việc ông "nhập kho" sẽ là điều khó tránh.

Công việc duy nhất của ông Trọng bây giờ, nếu ông có thể làm, là chuyển giao quyền lực cho người kế nhiệm, đây là một nhiệm vụ vô cùng nan giải. Cũng như hai ông Mười-Anh, ông Trọng là sợi dây mong manh kết nối ban lãnh đạo đảng cộng sản, ít nhiều ông cũng là "biểu tượng" của sự đoàn kết và thống nhất trong đảng. Khi ông Trọng còn ngồi đó thì ít nhất các quyết định của ông không bị các phe nhóm lợi ích khác chống đối dữ dội. Chiến dịch "đốt lò" của ông đã tống hàng chục ông tướng công an, quân đội và một ủy viên Bộ chính trị (Đinh La Thăng) vào lò là nhờ thế. Việc bắt doanh nhân Phạm Nhật Vũ cũng đã gây ra một cơn địa chấn trong giới tài phiệt Việt Nam. Tuy nhiên, như chúng tôi đã nhận định, "chống tham nhũng" là một hành động "tự sát" vì "ta đánh ta". Việc ông Trọng bị đột quị sau vụ bắt giữ Vũ đã gây ra nhiều đồn đoán trong dư luận về quyền lực và sức mạnh của giới tài phiệt Việt Nam.

Không ít người cho rằng sau khi ông Trọng đổ bệnh và "bị loại khỏi vòng chiến đấu" thì cái lò chống tham nhũng của ông sẽ bị tắt. Không có chuyện đó vì không có việc "chống tham nhũng" nào ở đây mà chỉ là các cuộc sát phạt trong nội bộ đảng cộng sản. Các cuộc thanh trừng này sẽ tiếp tục với một cường độ mạnh mẽ và khốc liệt hơn nhiều. Bằng chứng là ông cựu Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa bị Ủy ban Kiểm tra trung ương kỷ luật cùng với ông Đô đốc hải quân Nguyễn Văn Hiến và ông Trung tướng Tư lệnh quân khu 9 Nguyễn Hoàng Thủy.

Trong Dự án chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ 2 chúng tôi có nhận định rằng việc chuyển hóa từ một chế độ độc tài đảng trị sang chế độ độc tài cá nhân trị là chặng đường bắt buộc trên con đường đào thải của các chế độ độc tài mà Việt Nam không là một ngoại lệ. Ông Nguyễn Tấn Dũng đáng ra đã trở thành một nhà độc tài nhưng rồi bị thất bại dưới tay ông Nguyễn Phú Trọng, tuy nhiên ông Trọng không có năng lực của một nhà độc tài. Dù ai lên thay thế ông Trọng thì người đó buộc cũng phải làm một nhà độc tài cứng rắn nếu không muốn bị tiêu diệt. Bộ máy sàng lọc khắc nghiệt của đảng cộng sản đã loại hết những người có bản lĩnh để chỉ còn lại những khuôn mặt mờ nhạt và kém cỏi trong ban lãnh đạo tối cao.

Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên không bao giờ ủng hộ bất cứ một phe nhóm nào trong đảng cộng sản trừ trường hợp những người hay phe nhóm đã dứt khoát lựa chọn dân chủ và có quyết tâm thay đổi thể chế chính trị từ độc tài sang dân chủ. Việc phân tích nội tình Đảng cộng sản Việt Nam dưới cái nhìn của các thành viên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên giúp cho người dân Việt Nam thấy được căn bệnh ung thư của họ đã hết thuốc chữa để rồi từ đó người dân ý thức được sự cần thiết của một giải pháp mới thay thế cho giải pháp cộng sản trong nay mai. Đảng cộng sản Việt Nam không thể sửa chữa mà chỉ có thể thay thế bằng một liên minh dân chủ bao gồm một vài tổ chức chính trị dân chủ đối lập với các lực lượng cấp tiến dứt khoát lựa chọn dân chủ trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam.

Đánh bại độc tài (ở đây là độc tài cộng sản Việt Nam) chỉ là một bước trên con đường dân chủ hóa đất nước. Cứu cánh của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên không phải là bỏ điều 4 hiến pháp hay chỉ dừng ở mục tiêu đánh đổ đảng cộng sản như ý kiến của một số cá nhân và tổ chức ở hải ngoại mà cứu cánh (mục đích cuối cùng) của chúng tôi là xây dựng một nền dân chủ thực sự cho Việt Nam. Để làm được việc đó thì từ nhiều năm nay chúng tôi đã tập trung xây dựng cho mình một lộ trình dân chủ hóa đất nước mà chúng tôi gọi đó là Dự án chính trị : Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ 2. Đồng thời chúng tôi cũng tập trung xây dựng và đào tạo một lực lượng cán bộ nòng cốt cho tổ chức, đây là những người có hiểu biết, có kiến thức và hiểu rõ về lộ trình xây dựng dân chủ cho Việt Nam theo như Dự án chính trị mà chúng tôi đã đề nghị.

Nếu không có một Dự án chính trị rõ ràng và khả thi cho đất nước thì không thể thuyết phục được người dân thay đổi. Nếu không có một đội ngũ cán bộ nòng cốt để thực hiện dự án đó thì cũng không thể xây dựng được dân chủ cho Việt Nam. Quán tính của chế độ độc tài rất mạnh, nếu không có những người dân chủ thật sự thì không thể thiết lập một thể chế dân chủ. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên hiểu rõ điều đó nên đã dành tất cả cố gắng để hoàn thành hai nhiệm vụ khó khăn đầu tiên đó là xây dựng một Dự án chính trị cho đất nước và xây dựng một đội ngũ nhân sự chính trị thật sự có năng lực và hiểu biết sâu rộng về chính trị và quản trị quốc gia. Ngoài ra chúng tôi vẫn đang bền bỉ kiên trì thuyết phục người dân Việt Nam đón nhận giải pháp "dân chủ đa nguyên" mà Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đề nghị. Chúng tôi tin rằng nếu đa số người dân tin tưởng và ủng hộ thì Việt Nam sẽ sớm có dân chủ.

Việc "trình diễn", phô trương một cách ồn ào và tốn kém các vụ quốc tang vừa qua không che giấu được sự khủng hoảng bên trong của đảng cộng sản. Vấn đề khiến chúng tôi lo lắng nhất không phải là đảng cộng sản vẫn còn mạnh mà là các lực lượng dân chủ Việt Nam chưa kịp chuẩn bị khi đất nước sang trang. Trong giai đoạn chuyển tiếp đó nếu không có sự chuẩn bị và không có kế hoạch rõ ràng thì có thể gây ra nhiều đỗ vỡ trầm trọng và hỗn loạn cho đất nước, và cho cả những người cộng sản. Vì vậy chúng tôi thiết tha và chân thành kêu gọi trí thức và người dân Việt Nam nên tìm hiểu để ủng hộ cho một vài tổ chức chính trị đối lập dân chủ đứng đắn để làm giải pháp cho giai đoạn chuyển tiếp của đất nước.

Việt Hoàng

(06/05/2019)

Published in Quan điểm
lundi, 06 mai 2019 13:50

Trọng đang ở đâu ?

Nếu ông Trọng có mặt trong hội nghị Ủy ban Trung ương Việt Nam vào tháng 5, hoặc có chuyến công du Hoa Kỳ đáp lại lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thì mọi đồn thổi lại sẽ sớm bị quên lãng.

npt1

Mối nghi ngờ về bệnh trạng của Nguyễn Phú Trọng ngày càng gia tăng

Sau ba tuần lễ kể từ khi ngã bệnh, Chủ tịch nước Việt Nam và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa xuất hiện trước công chúng. Mối nghi ngờ về bệnh trạng của Nguyễn Phú Trọng ngày càng gia tăng khi ông Trọng – trưởng ban tang lễ – đã không có mặt trong tang lễ của cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh trong khi có sự tham dư của tất cả các quan chức chính phủ hàng đầu khác. 

Ông Giang Nguyễn, biên tập viên của BBC tiếng Việt cho biết sự thận trọng về sức khỏe của các nhà lãnh đạo đảng và quan chức chính phủ là cách để thể hiện Việt Nam là một quốc gia ổn định dưới sự cai trị độc đảng. Ông Giang cũng cho biết thêm rằng việc thông qua luật xếp sức khoẻ lãnh đạo đảng và quan chức chính phủ vào loại "bí mật nhà nước" hồi tháng 11 năm ngoái là nỗ lực ngăn chặn những đồn đoán độc hại mà họ cho là " nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân của các thế lực thù địch"

Ông Giang cũng nhận định rằng vì luật chưa được áp dụng khiến cho báo chí trong nước phải rất thận trọng khi đưa tin về bệnh trạng của ông Trọng và nhường chỗ cho mạng xã hội và truyền thông nước ngoài suy đoán về tình hình sức khoẻ của ông ta. 

Nhận định từ báo Stratfor cho rằng không chỉ tình hình sức khoẻ của ông Trọng nguy hiểm cho bản thân ông ta mà còn có thể gây ảnh hưởng tới cả đất nước vì sự mơ hồ về sức khỏe của nhà lãnh đạo cao nhất có nguy cơ tạo ra sự bất ổn trong bối cảnh chính trị của Việt Nam, đặc biệt là với địa vị lớn bất thường của Trọng trong hệ thống chính trị sau khi thâu tóm cả hai vị trí lãnh đạo cao nhất nước vào tay Trọng trong tháng 10 năm 2018. Sự thâu tóm này theo tác giả là nhằm ổn định chính trị trong nước và làm dịu các cuộc cạnh tranh nội bộ khi Đảng Cộng sản bước vào một sự chuyển đổi lãnh đạo vào năm 2021 (khi Trọng sắp nghỉ hưu).

Tác giả cũng nhận định rằng nếu Trọng vẫn có thể tiếp tục nắm vai trò lãnh đạo ở một mức độ nào đó, hai vị trí lãnh đạo của ông ta có thể được tách ra và trao lại cho các đồng chí đáng tin cậy. Nhưng sự chuyển đổi như vậy khó có thể gây ra biến đổi mạnh mẽ về định hướng chính sách ngắn hạn do ông Trọng đã tương đối thành công trong việc đối phó với các đối thủ chính trị và tạo được sự đồng thuận chung về chính sách kinh tế và đối ngoại trong đảng.

Ngoài ra việc ông Trọng mất khả năng làm việc hoặc qua đời có thể tạo ra những đấu đá chính trị mới - làm cho quá trình chuyển đổi chính trị không lường trước được cho đến năm 2021 trở nên hỗn loạn hơn nhiều. Điều này có thể lần lượt phá vỡ sự tiếp cận thực dụng của Trọng với Trung Quốc, cũng như các kế hoạch dần dần tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Nếu những thách thức này trở thành một cuộc khủng hoảng kế nhiệm nghiêm trọng, thì cũng có thể ảnh hưởng môi trường đầu tư của Việt Nam - ít nhất là tạm thời - khi làm suy yếu sức hấp dẫn của Việt Nam vào thời điểm cạnh tranh khu vực về điểm đến thân thiện với doanh nghiệp nhất đang nóng lên

Đồn thổi về bệnh trạng của ông Tổng Tịch đi từ cúm tới đột quỵ, liệt tay phải, ngồi xe lăn cho tới hiện đang tập đi và tập nói nhưng vẫn không được tiết lộ chính thức gì thêm ngoài những phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại Giao về việc ông Trọng sẽ sớm quay trở lại làm việc sau khi bị bệnh vì cường độ làm việc cao và do thay đổi thời tiết. Tuy nhiên nếu ông Trọng có mặt trong hội nghị Ủy ban Trung ương Việt Nam vào tháng 5, hoặc có chuyến công du Hoa Kỳ đáp lại lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thì mọi đồn thổi lại sẽ sớm bị quên lãng.

Diên Vỹ tổng hợp

Nguồn : VNTB, 06/05/2019

Published in Diễn đàn

Nguyễn Phú Trọng ‘mất tích’ trong đám tang Lê Đức Anh, điều gì đang xảy ra ?

Phạm Chí Dũng, VOA, 03/05/2019

Việc Nguyn Phú Trọng không thể có mt trong đám tang Lê Đc Anh vào ngày 3/5/2019 cho thy ngày 25/4/2019 - khi B Ngoi giao thông báo Nguyn Phú Trng làm trưởng ban l tang Lê Đc Anh - là nhm đi phó vi áp lc dư lun trong ngoài nước và d tính đến khi đó Trng s thể phc hi, cùng lúc có tin ngoài l v Trng phc hi sc khe. Tuy nhiên sau đó tình hình bnh tt ca Trng xu đi khiến ông ta không nhng ‘mt tích’ ti đám tang Lê Đc Anh mà còn phi ‘chuyn giao quyn lc’ chc v trưởng ban l tang cho Trương Hòa Bình - Phó thủ tướng thường trc. Nhưng chính vic Trương Hòa Bình làm trưởng ban l tang thay Trng đã có th vi phm ngh đnh 105 v t chc tang l cp nhà nước ca mt chính ph do Bình đang điu hành, trong đó có quy đnh ‘trưởng ban l tang là tổng bí thư hoc ch tch nước’.

npt1

Các lãnh đạo Vit Nam đến viếng tang l ông Lê Đc Anh ti Hà Ni, ngày 3/5/2019. Photo Đng b Tp.HCM

Việc Nguyn Phú Trng không th có mt trong đám tang Lê Đc Anh - xét v hành vi đi li và phát ngôn, k c phát âm, cũng không có bt c hình nh hay video nào v Trng, là mt bng chng rõ nht và hùng hn nht v vic Trng rt có th vn còn nguyên trong giai đon khó khăn, thm chí nguy kch v sc khe và s phi mt ít ra vài ba tháng na mi có th tm phc hi. Cho ti nay, dù đã hơn na tháng k t khi Nguyn Phú Trng b cơn bo bnh ti Kiên Giang - nơi được xem là ‘căn cứ đa cách mng ca gia tc Nguyn Tn Dũng’, bt chp hàng ngày báo đng vn ra r thông tin v vic ‘ch tch nước Nguyn Phú Trng’ gi đin và thư chúc mng gii lãnh đo Bc Triu Tiên và nhng nước khác, vn không có bt kỳ hình nh hay video nào về ông ta, k c hình nh Trng trên… giường bnh.

Trong lúc dân chúng đã quá quen với não trng và thói bưng bít thông tin v ‘sc khe lãnh đo cp cao’ - th hin gn nht qua nhng v vic Nguyn Bá Thanh Trưởng ban Ni chính trung ương vào năm 2014, Phùng Quang Thanh B trưởng quc phòng vào năm 2015 và Trần Đi Quang Ch tch nước vào năm 2017 và 2018, nhiu thành phn trong ni b đng đã và s bc bi trước tình trng các cơ quan đng giu biến s tht v tình trng bnh tt Nguyn Phú Trng, đng thi dy lên mi nghi ng v vic chính Trng đã chỉ đạo giu bit thông tin v sc khe ca ông ta nhm mc đích phô trương sc khe vn n, tham quyn c v và ‘ngi, ngi na, ngi mãi’ t đây đến hết đi hi 12 và sang c đi hi 13 ca đng cm quyn.

Việc Nguyn Phú Trng không có mt trong đám tang Lê Đức Anh vào ngày 3/5/2019 chc chn khiến nhiu đng viên cp trung và thp, gii quan chc hưu trí và c nhng ‘cách mng lão thành’ cn thn ca Trng - nhng người không có điu kin tiếp cn thông tin ni b cp trung ương - cm thy b la gt, mất niềm tin vì trước đó B Ngoi giao đã thông báo là Nguyn Phú Trng s sm tr li làm vic, còn Nguyn Th Kim Ngân - ch tch quc hi - đã thông báo rng tình hình ‘đng chí tng bí thư, ch tch nước Nguyn Phú Trng đang phc hi sc khe nhanh chóng’, từ đó dn đến tâm trng hoang mang và cm nhn v nhng biến đng, biến c chính tr ln có th xy ra.

Giờ đây, ai cũng nhìn thy ‘Tng tch’ không còn hng hào như trước và khó còn có th đi đây đi đó hô hào v ‘không biết đến cui thế k này có được chủ nghĩa xã hi hoàn thin không’, thm chí ngay c thói quen tiếp xúc ‘c tri trung thành’ cũng có th b vn đ sc khe ca ‘c’ khiến cho lơi lng không ít.

Và ai cũng nhìn thấy trước là ‘sinh lão bnh t’ s chng cha ai, cho dù có là ‘hoàng đế Nguyễn Phú Trng’ chăng na.

Có quá nhiều điu kin tiếp xúc vi Ban Bo v và Chăm sóc sc khe trung ương, hn các quan chc còn li trong ‘tam tr’ và nhng y viên b chính tr khác đu cm nhn v thi ca Nguyn Phú Trng đã sang bên kia núi.

Nhưng dù có tạm phc hi sc khe chăng na, xác sut tái đt qu luôn ch chc Trng đang dn ti kh năng ông ta phi chuyn giao quyn lc dn cho nhng quan chc khác.

Việc Trng không mt ti l tang Lê Đc Anh có th là cú châm ngòi cho cuc đua quyn lc ca giới quan chc cp dưới chính thc khi đng theo dng thc vết du loang và mau chóng bùng n.

Ngay cả khi Nguyn Phú Trng còn tp quyn cá nhân, vn din ra nhng trn sát pht khá ác lit cho v trí ‘lãnh đo chiến lược’. Còn khi Trng bt đu có du hiệu ‘xuôi tay’, chng còn gì có th km gi nhng trái tim nóng ny và cái đu lnh toát na.

Việc Trương Hòa Bình nói nhm v ‘ch tch nước Nguyn Th Kim Ngân’ trong phn gii thiu quan khách ti l tang Lê Đc Anh cho thy trước đó có th đã có nhng cuộc bàn bc căng thng trong B Chính tr v phương án nhân s thay thế Nguyn Phú Trng sau khi Ban Bo v và Chăm sóc sc khe trung ương đánh giá tiêu cc v bnh trng ca Trng không ch trong ngn hn mà c trung hn và dài hn. Trương Hòa Bình có thể đã b ám nh v phương án nhân s vi cái tên Nguyn Th Kim Ngân làm ch tch nước khiến Bình b ‘tu ha nhp ma’ và phát ra ‘ch tch nước’ thay vì ‘ch tch quc hi’ Nguyn Th Kim Ngân’ ngay trong tang l Lê Đc Anh.

Không biết vô tình hay hu ý, trong thời gian Nguyn Phú Trng ‘được điu tr tích cc’, đã xut hin mt biu hin rõ rt v ‘tăng quyn cho th tướng’ - được đ xut t khi chính ph ca thũ tướng ‘C L M v’. Cũng trong thi gian đó, phía Quc hi ca Nguyn Th Kim Ngân có v lớn tiếng hơn là thói ‘gt’ trước đây theo ý ch ca đng. Mt cách không tuyên b, thế cc bàn c chính tr Vit Nam đang lng l chuyn sang ‘tam quyn phân lp’. Đó là khuynh hướng giãn cách hóa và khu bit hóa gia khi hành pháp, lp pháp vi khi đng. Đặc bit, s phát sinh nhng phn ng t kín đáo đến l liu và quyết lit ca khi chính ph và quc hi đi vi não trng và thói hành x ‘đng quyết đnh tt c’ và gn đây là ‘đng không làm thay mà làm luôn’.

https://youtu.be/sPGgoz6zYAM?list=PL231429C17BE39E34

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 03/05/2019

*******************

Sau vụ đám tang Lê Đức Anh, ông Trọng lại vắng mặt trong tiếp xúc cử tri Hà Nội sáng 4/5

Thường Sơn, 04/05/2019

Chỉ một ngày sau sự cố bị xem là ‘mất tích’ của Trưởng ban lễ tang Nguyễn Phú Trọng trong đám tang cựu chủ tịch nước Lê Đức Anh, đến lượt đại biểu quốc hội Nguyễn Phú Trọng lại một lần nữa ‘không không thấy’ trong buổi tiếp xúc của giới đại biểu quốc hội thuộc đơn vị bầu cử số 1 với cử tri quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, tại trụ sở HĐND - UBND quận Ba Đình vào sáng thứ bảy (ngày 4/5/2019).

npt2

Cuộc tiếp xúc cử tri quận Ba Đình và Hoàn Kiếm ngày 4/5 nhưng không có đại biểu quốc hội Nguyễn Phú Trọng.

Hiện đơn vị bầu cử số 1 chỉ còn 2/3 đại biểu gồm : Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quận ủy Quận Cầu Giấy Trần Thị Phương Hoa.

Nhưng trong cuộc tiếp xúc cử tri ngày 4/5, chỉ có mặt các Đại biểu quốc hội gồm ông Nguyễn Hồng Thái - Thiếu tướng, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô ; bà Bùi Huyền Mai - Phó trưởng đoàn Đại biểu quốc hội Thành phố Hà Nội ; bà Trần Thị Phương Hoa - Bí thư Quận uỷ Cầu Giấy.

Cử tri Trần Viết Hoàn (cử tri phường Vĩnh Phúc, Ba Đình, nguyên Giám đốc Khu di tích Phủ Chủ tịch) bày tỏ : "Trước hết, tôi xin được nói lên tấm lòng, tình cảm của nhân dân với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Những ngày qua, nhân dân cả nước rất lo lắng khi nghe tin Tổng bí thư, Chủ tịch nước không được khỏe".

Ông Hoàn bày tỏ vui mừng khi nghe trả lời cử tri Cần Thơ của Chủ tịch QH rằng sức khỏe của Tổng bí thư, Chủ tịch nước đã ổn định.

"Dân mong lắm, đồng chí mau bình phục tốt để tiếp tục trọng trách 'hai tay gìn giữ một sơn hà'. Mong đồng chí nhận ở lòng dân, hơn lúc nào hết, nhân dân thể hiện sự ủng hộ cao độ và tuyệt đối công tác chỉnh đốn Đảng, chống tham nhũng và suy thoái đang được đồng chí quyết liệt chỉ đạo", ông Hoàn nói.

Cử tri Trần Viết Hoàn được xem là một trong những ‘gà’ của chính quyền cứ mỗi khi diễn ra cuộc tiếp xúc cử tri của Nguyễn Phú Trọng. Sau nhiều cuộc tiếp xúc như vậy, người ta đã nhận ra một thực tế lặp đi lặp lại đến mức nhàm chán là chỉ có một ít cử tri quá quen mặt đặt ra chỉ chừng đó câu hỏi với Trọng như một kịch bản được sắp xếp thô thiển.

Việc Nguyễn Phú Trọng không thể có mặt trong đám tang Lê Đức Anh vào ngày 3/5/2019 - xét về hành vi đi lại và phát ngôn, kể cả phát âm, cũng không có bất cứ hình ảnh hay video nào về Trọng, là một bằng chứng rõ nhất và hùng hồn nhất về việc Trọng rất có thể vẫn còn nguyên trong giai đoạn khó khăn, thậm chí nguy kịch về sức khỏe và sẽ phải mất ít ra vài ba tháng nữa mới có thể tạm phục hồi. Cho tới nay, dù đã hơn nửa tháng kể từ khi Nguyễn Phú Trọng bị cơn bạo bệnh tại Kiên Giang - nơi được xem là ‘căn cứ địa cách mạng của gia tộc Nguyễn Tấn Dũng’, bất chấp hàng ngày báo đảng vẫn ra rả thông tin về việc ‘chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng’ gửi điện và thư chúc mừng giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên và những nước khác, vẫn không có bất kỳ hình ảnh hay video nào về ông ta, kể cả hình ảnh Trọng trên… giường bệnh.

Hiện đang dấy lên mối nghi ngờ về việc chính Trọng đã chỉ đạo giấu biệt thông tin về sức khỏe của ông ta nhằm mục đích phô trương sức khỏe vẫn ổn, tham quyền cố vị và ‘ngồi, ngồi nữa, ngồi mãi’ từ đây đến hết đại hội 12 và sang cả đại hội 13 của đảng cầm quyền.

Việc Nguyễn Phú Trọng không có mặt trong đám tang Lê Đức Anh vào ngày 3/5/2019 chắc chắn khiến nhiều đảng viên cấp trung và thấp, giới quan chức hưu trí và cả những ‘cách mạng lão thành’ cận thần của Trọng - những người không có điều kiện tiếp cận thông tin nội bộ ở cấp trung ương - cảm thấy bị lừa gạt, mất niềm tin vì trước đó Nguyễn Thị Kim Ngân - chủ tịch quốc hội - đã thông báo rằng tình hình ‘đồng chí tổng bí thư, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đang phục hồi sức khỏe nhanh chóng’, từ đó dẫn đến tâm trạng hoang mang và cảm nhận về những biến động, biến cố chính trị lớn có thể xảy ra.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 04/05/2019

******************

Việt Nam Quốc tang : Ông Trọng "biến mất", "tranh đoạt quyền lực" bắt đầu ?

Phạm Chí Dũng, RFI, 04/05/2019

Điều gây chú ý nhất trong lễ Quốc tang tướng Lê Đức Anh, nguyên chủ tịch nước Việt Nam, hôm 03/05/2019, là sự vắng mặt của lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Sự vắng mặt này có ý nghĩa như thế nào đối với chính trường Việt Nam ? Nhà báo Phạm Chí Dũng từ Sài Gòn phân tích.

npt3

Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 02/04/2018. ReutersKham

RFI : Những điều gì đáng chú ý trong lễ tang ông Lê Đức Anh ?

Phạm Chí Dũng : Điểm đáng chú ý nhất trong lễ tang này, đó là không phải sự quan tâm đối với người đã chết, mà là sự hiện diện hay không của người còn sống - ông kiêm hai chức, tổng bí thư và chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng. Điều đặc biệt nhất trong lần này ông Nguyễn Phú Trọng đã không xuất hiện, mặc dù trước đó khoảng một tuần, bộ Ngoại Giao đã chính thức thông báo là ông Nguyễn Phú Trọng sẽ làm trưởng ban Tang lễ. Và sau đó, chủ tịch Quốc Hội là Nguyễn Thị Kim Ngân cũng thông báo là sức khỏe của đồng chí tổng bí thư, chủ tịch Nước đang hồi phục nhanh chóng. Và người ta trông chờ sự xuất hiện của ông Nguyễn Phú Trọng với một sự quan tâm chưa từng có.

Tôi nhớ rằng, đã lâu lắm rồi, mà có thể là chưa từng có một lễ tang nào mà người dân – khối cán bộ, công chức lại quan tâm đến mức như thế.

Và điểm thứ hai là khi ông Nguyễn Phú Trọng không xuất hiện, thì trưởng ban Lễ tang lại rơi vào một người khác. Đó là quan chức, phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, cũng là một ủy viên Bộ Chính Trị. Tuy nhiên, sự xuất hiện của ông Trương Hòa Bình, với tư cách trưởng ban Tang lễ tướng Lê Đức Anh dường như có một sự mâu thuẫn rất lớn với một nghị định của chính phủ số 105, quy định phải là tổng bí thư hoặc chủ tịch Nước làm trưởng ban Lễ tang (1).

RFI : Từ việc ông Nguyễn Phú Trọng không có mặt trong lễ tang có thể suy ra những gì đang hoặc sắp diễn ra trong chính trường Việt Nam ?

Phạm Chí Dũng : Trước mắt là vấn đề cá nhân, vấn đề sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng. Và sau đó vấn đề thứ hai là những người có thể kế nhiệm Nguyễn Phú Trọng, và những thay đổi có thể dẫn đến đảo lộn trong chính trường Việt Nam trong thời gian tới, có lẽ là không bao lâu nữa.

Về sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng, mặc dù có những thông tin tích cực về việc điều trị của ông ta. Có những thông tin trước đó một tuần là ông ấy đang phục hồi, rồi tập xe lăn, cũng như tập nói, tập phát âm. Nhưng mà cho tới nay, đã hơn nửa tháng, từ khi ông Trọng bị một biến cố về sức khỏe ở Kiên Giang, nơi được gọi là "căn cứ địa cách mạng" của gia tộc Nguyễn Tấn Dũng, đã không có bất kỳ hình ảnh nào của ông Trọng. Mặc dù, báo chí, báo Đảng, hệ thống tuyên giáo vẫn ra rả đưa tin về chuyện ông Trọng, hôm nay gửi thư, điện chúc mừng giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên, ngày mai gửi thư điện mừng đến một số quốc gia khác. Thậm chí là kể cả hình ảnh ông Trọng ngồi trên giường bệnh cũng không có nổi. Điều đó cho thấy là vấn đề sức khỏe của ông Trọng không thể là vấn đề nhỏ, mà là vấn đề rất lớn.

Trong khi đó, chúng ta thấy chính trường Việt Nam đã bắt đầu có những xáo trộn ngầm. Dường như mọi chuyện đang ngưng trệ về nhiều mặt, khi ông Nguyễn Phú Trọng phải điều trị.

RFI : Đang điều trị hay là biến mất khỏi chính trường ?

Phạm Chí Dũng : Nếu nói là "biến mất" khỏi chính trường, thì người ta lại cho rằng tôi nói theo "thuyết âm mưu". Nhưng thực sự là, trong nhiều trường hợp, thuyết âm mưu ở Việt Nam (hay cũng có thể gọi là các suy đoán, hay "tin đồn") lại khá là gần với thực tế. Nếu kể đến trường hợp của trưởng ban Nội Chính Nguyễn Bá Thanh cuối 2014, đầu 2015, của bộ trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh giữa năm 2015, hay Trần Đại Quang, chủ tịch Nước vào năm 2017, 2018, thì có khá nhiều thuyết âm mưu, các thông tin đồn đoán bên ngoài, liên quan đến thuyết âm mưu đó lại được xác thực sau đó.

Cũng cần phải nhắc lại một hoàn cảnh của ông Trần Đại Quang. Trước khi chết chỉ có một, hai ngày ông Trần Đại Quang còn gửi thư, điện đến một số nước, và còn tiếp đoàn Trung Quốc. Sau đó thì ông ta lăn ra chết.

Nói như vậy, để cho thấy rằng, ở góc độ nào đó, khách quan mà nói, thuyết âm mưu (hay tin đồn) nó sẽ có tính xác thực, nếu như được thực tế chứng minh là đúng. Trong trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng, có thể nói rằng, dùng từ ông ta "mất tích" hay "biến mất" khỏi chính trường Việt Nam, trong trường hợp này, vẫn có thể được. Chúng ta có thể so sánh, khi ông Trọng còn bình thường, chưa gặp vấn đề về sức khỏe, ít nhất trên mặt công luận, báo chí, thì tần suất xuất hiện là từ 2 đến 4 ngày, chậm lắm là 5 ngày. Có những giai đoạn, hàng ngày xuất hiện đều đặn. Nhưng từ 14/04/2019, khi xảy ra sự biến Kiến Giang, thì đã hơn nửa tháng rồi. Mà không xuất hiện, thì có thể dùng từ biến mất, hoặc mất tích.

RFI : Xin giải thích rõ hơn về cái gọi là "thuyết âm mưu" ?

Phạm Chí Dũng : Với Nguyễn Phú Trọng, hiện nay có hai thuyết âm mưu, hay cũng có thể gọi là "suy đoán". Một là ông Trọng cố ý, để né tránh việc đi "chầu Thiên tử ở phương Bắc", liên quan đến hội nghị BRI - thượng đỉnh Sáng kiến Một vành đai, Một con đường, do Trung Quốc tổ chức lần thứ hai. Thay vào đó là thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Đó là thuyết âm mưu thứ nhất. Và thuyết âm mưu nữa là ông Nguyễn Phú Trọng có thể là rơi vào tình trạng bệnh tật chủ ý như vậy, là một thủ đoạn chính trị, mang tên là "giả chết bắt quạ", thường được các triều đại Trung Quốc trong lịch sử sử dụng.

RFI : Hai suy đoán này có cơ sở không ?

Phạm Chí Dũng : Về thuyết âm mưu thứ nhất, để tránh đi hội nghị BRI ở Trung Quốc, có một cơ sở trước đó. Nguyễn Phú Trọng đã có một số động tác giãn Trung, và song song với giãn Trung là ngả về Mỹ. Biểu hiện chứng minh rõ ràng nhất, cho việc ngả về Mỹ, là cuộc gặp tổng thống Mỹ Donald Trump ở Washington sắp tới, nếu ông ta kịp phục hồi sức khỏe. Và trong cuộc gặp đó hai bên sẽ bàn về vấn đề tăng cường và làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác quốc phòng, và đặc biệt là vấn đề Biển Đông. Và kể cả sự hiện diện của một tàu sân bay thứ hai của Mỹ tại Biển Đông, có thể ngay tại cảng Cam Ranh. Và có thể bàn tiếp vấn đề hợp tác cấp chiến lược Việt – Mỹ.

Đó là cơ sở cho thuyết âm mưu về việc Nguyễn Phú Trọng tránh đi Trung Quốc. Tuy nhiên, để thuyết âm mưu này đúng, thì nó phải diễn ra một việc khác : Nếu Nguyễn Phú Trọng chủ động tạo ra tình trạng bệnh tật của mình đủ nặng, để khỏi phải đi Trung Quốc, thì ông ta đã phải tìm cách thông tin, bắn tin cho Trung Quốc, đặc biệt cho các cơ quan tình báo Trung Quốc nắm được việc này, tình trạng bệnh tật của ông ta như thế nào. Nếu như vậy, thì ông ta phải thông qua một cái kênh rất ưa thích : báo Đảng. Vấn đề là, làm sao để lý giải được : Vì sao từ ngày 14/04 ở Kiên Giang đến nay, đã không có bất cứ một dòng một chữ nào từ báo Đảng, về tình trạng bệnh tật thực chất của Nguyễn Phú Trọng, mà chỉ nói theo Tuyên giáo, có vấn đề gì đó. Còn dư luận viên thì nói là ông ta chỉ bị choáng nhẹ. Thế thì việc Nguyễn Phú Trọng không sử dụng kênh báo Đảng, cho thấy, cũng giống như các trường hợp đã xảy ra của Nguyễn Bá Thanh, Phùng Quang Thanh, Trần Đại Quang : Đảng giấu thông tin, bưng bít thông tin, ém nhẹm thông tin, chủ ý là không thông tin ra ngoài. Mà không thông tin ra ngoài, thì làm sao Trung Quốc có thể nắm được ? Mà nếu Trung Quốc không nắm được, thì làm sao có cơ sở để tin là bệnh thật.

Chuyện thứ hai là, nếu Nguyễn Phú Trọng chủ ý tạo ra bệnh của mình để "giả chết, bắt quạ", để thanh trừng trong nội bộ Đảng, thì ta lại vướng ngay phải điều mà dân gian gọi là "gậy ông, đập lưng ông". Cái bẫy mà ông ta giăng ra với các đối thủ chính trị (bị sử dụng ngược lại). Quy định đưa ra năm 2018 : ủy viên Bộ Chính Trị, các ứng cử viên tổng bí thư phải bảo đảm được sức khỏe, có nghĩa là phải được sự xác nhận của ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe Trung ương, hàng tuần, hàng tháng, và thậm chí hàng ngày…. Nếu như người ta nghĩ là ông ta bị bệnh (thật), thì sẽ có những phản ứng thậm chí mạnh mẽ.

Vì thế, cả hai thuyết âm mưu đều không đủ cơ sở thuyết phục. Mà giả thuyết thực tế nhất, gần gũi nhất, dễ cảm nhận được nhất, là ông ta ở cái tuổi này, đã bị một căn bệnh hành hạ. Nếu không cẩn thận, thì ông ta sẽ đi theo Trần Đại Quang và tướng Lê Đức Anh.

RFI : Một số dấu hiệu khác trong lễ tang có thể cho phép nhận định về những gì diễn ra trong chính trường Việt Nam ?

Phạm Chí Dũng : Tôi không nghĩ rằng có những dấu hiệu, dù là đặc biệt chăng nữa, trong lễ tang ông Lê Đức Anh lại đủ lớn, đủ sâu, để có thể cho thấy xu hướng, hoặc sự thay đổi lớn trong chính trường Việt Nam, ngoài yếu tố duy nhất như tôi đã nêu. Và nhiều người khác cũng đã biết. Đó là Nguyễn Phú Trọng không thể xuất hiện, và ông ta đang nằm nguyên trong tình trạng khó khăn về sức khỏe.

Khi Nguyễn Phú Trọng rơi vào tình trạng sinh, lão, bệnh, tử, như một quy luật không thể bác bỏ, thì ông ta buộc phải để lại một khoảng trống quyền lực rất lớn. Bây giờ có đến hai ghế (bị khuyết), chứ không phải một, là tổng bí thư và chủ tịch Nước. Khoảng trống quyền lực càng lớn thì chỗ trũng càng sâu, và nước chảy càng mạnh.

Có nghĩa là sẽ dâng lên một làn sóng, các quan chức cấp dưới của Nguyễn Phú Trọng, nổi lên để tranh đoạt quyền lực với nhau. Đang diễn ra một làn sóng ngầm, phân chia lại quyền lực. Giữa ba khối, khối Đảng, khối hành pháp và khối lập pháp.

Trước đây, khối Đảng chỉ huy tất cả, theo nguyên tắc là Đảng lãnh đạo toàn diện. Và gần đây nhất, từ năm 2017 đến nay, xuất hiện một quan điểm rất phổ biến trong nội bộ trong Đảng, là Đảng không làm thay, mà Đảng làm luôn.

Vào lúc cơ chế độc tôn, tập trung quyền lực vào tay Nguyễn Phú Trọng suy giảm, thì sẽ kéo theo việc cơ chế tập trung quyền lực về cấp trung ương cũng suy giảm theo. Tôi nghĩ rằng sẽ dẫn đến một hệ quả tất yếu là : Khối hành pháp và khối lập pháp sẽ dần dần tách ra khỏi khối Đảng, tăng cường tiếng nói của mình. Một cách độc lập tương đối, hơn là phụ thuộc gần như tuyệt đối vào khối Đảng trước đây. Không biết có phải là ngẫu nhiên hay không, mà trong thời gian ông Trọng bị bệnh, bị "mất tích", thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có một đề nghị đáng chú ý với Quốc Hội, là tăng quyền cho thủ tướng, một số quyền không quá quan trọng, nhưng có một động thái như vậy.

Tôi cho rằng mọi chuyện bắt đầu, và sắp tới sẽ diễn ra hai khuynh hướng. Khuynh hướng phân chia lại quyền lực giữa ba khối, và khuynh hướng ly tâm giữa khối địa phương với cấp trung ương. Và song song là xu hướng hình thành gần như chắc chắn một số "sứ quân" quyền lực hành chính và một số sứ quân lợi ích riêng, mà chúng ta thường gọi là "nhóm lợi ích".

RFI : Nhiều người ghi nhận ông Trần Quốc Vượng, thường trực Ban Bí Thư, tức nhân vật số hai của Đảng, trong một số bức ảnh cho thấy đi một mình đến viếng, trong khi hai phái đoàn, của chính phủ và của Đảng, lại đều do thủ tướng đứng đầu. Phải chăng sự phân hóa, như nhà báo Phạm Chí Dũng nhận định, đã bắt đầu trong chính lễ tang này ?

Phạm Chí Dũng : Đúng là ông Trần Quốc Vượng lẻ loi, cô độc. Ông ta không nằm trong một đoàn nào cả, một đám đông nào cả. Tôi đặt câu hỏi là : Phải chăng đã có một sự sắp xếp cố ý ? Tôi cho đó đã là một thủ thuật chính trị, để chơi xấu lẫn nhau. Nếu đúng như vậy, thì đó quả là một sự phân hóa không nhỏ đâu.

Sau đám tang Lê Đức Anh, sắp tới vào giữa tháng Năm này sẽ diễn ra hội nghị trung ương 10. Nếu không có Nguyễn Phú Trọng, hoặc có Nguyễn Phú Trọng mà không có những nội dung đặc sắc theo ý của Nguyễn Phú Trọng, thì tôi nghĩ là ngay trong hội nghị đó sẽ diễn ra những phân hóa còn lớn hơn nữa, giữa khối Đảng, hành pháp và lập pháp. Và lúc đó, người ta sẽ chứng kiến vai trò của ông Trần Quốc Vượng, nếu không cẩn thận sẽ trở nên mờ nhạt đáng kể, không kém thua hình ảnh mờ nhạt của ông ta tại lễ tang của tướng Lê Đức Anh.

***

Nhà báo Phạm Chí Dũng đã ghi nhận chính xác về việc có một mâu thuẫn "rất lớn" giữa vai trò "trưởng ban Lễ tang" trong Nghị định 105 về "Tổ chức lễ tang với cán bộ, công chức, viên chức" với diễn biến của buổi lễ ngày hôm qua. Trên thực tế, phụ trách Quốc tang có hai chức "trưởng ban". Trưởng ban Lễ tang Nhà nước phải là nguyên thủ, hoặc tổng bí thư, và trưởng ban Tổ chức Lễ tang là một phó thủ tướng. Có trách nhiệm đọc điếu văn là trưởng ban Lễ tang Nhà nước. Như vậy, người làm thay vai trò của ông Nguyễn Phú Trọng không phải là phó thủ tướng Trương Hòa Bình, mà là thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người đọc điếu văn hôm 03/05.

Nguồn : RFI tiếng Việt, 04/05/2019

Published in Diễn đàn

Việt Nam tổ chức quốc tang tướng Lê Đức Anh, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vắng mặt (RFI, 03/05/2019)

Hôm 03/05/2019, tại nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông Hà Nội, đã diễn ra lễ tang nguyên chủ tịch nước, tướng Lê Đức Anh. Được thông báo là "trưởng ban lễ tang" nhưng tổng bí thư đảng, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, không xuất hiện trong tang lễ.

daitang1

Tang lễ cựu chủ tịch Việt Nam, tướng Lê Đức Anh, được tổ chức tại Hà Nội, ngày 03/05/2019 Reuters/Kham

Lễ viếng bắt đầu từ 7 giờ sáng nay giờ Hà Nội, tiếp đó là lễ truy điệu và lễ di quan đã diễn ra trong buổi sáng nay. Truyền thông chính thức Việt nam đều tường thuật chi tiết tang lễ. Ông Nguyễn Phú Trọng với chức danh tổng bí thư, chủ tịch nước đồng thời là trưởng ban tang lễ như đã thông báo, dự kiến sẽ xuất hiện với vai trò chủ trì lễ tang. Nhưng ông đã không xuất hiện và truyền thông Việt Nam chỉ đưa tin ông Trọng có gửi vòng hoa đến viếng tướng Lê Đức Anh. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là người đọc điếu văn, đồng thời là người dẫn đầu đoàn Ban chấp hành trung ương vào viếng cố chủ tịch Lê Đức Anh.

Tang lễ của cố chủ tịch nước Việt Nam được tổ chức theo nghi thức quốc tang trong 2 ngày. Tuy nhiên theo nguyện vọng của gia đình tướng Lê Đức Anh, toàn bộ lễ viếng, lễ truy điệu diễn ra tại Hà Nội, lễ an táng tại thành phố Hồ Chí Minh gói gọn trong ngày hôm nay 3/5.

Tướng Lê Đức Anh qua đời hôm 22/04/2019, thọ 99 tuổi. Phải đợi 5 hôm sau, ban lãnh đạo Việt nam mới ra thông báo về thanh phần ban lễ tang với ông Nguyễn Phú Trọng là trưởng ban cùng các nghi thức tổ chức quốc tang cho ông Lê Đức Anh.

Việc ông Nguyễn Phú Trọng, với cương vị trưởng ban lễ tang không xuất hiện hôm nay trong lễ quốc tang của ông Lê Đức Anh sẽ càng làm dấy lên thêm những đồn đoán về tình trạng sức khỏe của ông. Ngày 25/04, bộ Ngoại Giao và chủ tịch Quốc Hội Việt Nam xác nhận ông Trọng có bị mệt và "sẽ sớm trở lại làm việc".

Anh Vũ

****************

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không có mặt trong buổi sáng lễ tang đại tướng Lê Đức Anh (RFA, 02/05/2019)

Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã không có mặt trong buổi sáng ngày 3/5 tại lễ tang đại tướng Lê Đức Anh mà ông làm trường ban lễ tang theo thông báo trước đó của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hôm 27/4.

daitang2

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quốc hội dự lễ tang đại tướng Lê Đức Anh ở Hà Nội hôm 3/5/2019 nhưng không có Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng -Courtesy of baochinhphu.vn

Từ 7 giờ sáng, lễ viếng đại tướng, cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã được bắt đầu ở các địa phương. Tại Hà Nội, các đoàn đại diện Ban Chấp hàng trung ương Đảng, Chính phủ, và Quốc hội đã vào viếng ông Lê Đức Anh nhưng trong tất cả các hình ảnh và truyền hình trực tiếp đều không thấy hình của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đang có vấn đề về sức khoẻ từ ngày 14/4 vừa qua theo thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Theo báo Zing, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình là Trưởng ban tổ chức Lễ tang và là người tuyên bố lễ tang, đọc tiểu sử của đại tướng Lê Đức Anh.

Tuy nhiên, trong danh sách lễ tang được báo chí trong nước loan vẫn có tên Tổng bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là Trưởng ban Lễ tang.

Việc một Tổng bí thư - Chủ tịch nước, Trưởng ban lễ tang vắng mặt tại một lễ tang của một cựu lãnh đạo cao cấp là điều chưa từng có trước đây ở Việt Nam.

Khi đại tướng Lê Đức Anh từ trần vào ngày 22/4, đã có nhiều dự đoán về khả năng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ không thể dự lễ tang vì vấn đề sức khoẻ.

Dù chính phủ Việt Nam không thông báo cụ thể ông Trọng bị bệnh gì, nhưng những thông tin của các facebooker chuyên theo dõi tin chính trường Việt Nam cho biết ông đã bị chảy máu não trong chuyến đi thăm Kiên Giang hôm 14/4 và phải nhập viện gấp. Sau đó ông được chuyển ra viện Quân y 108 ở Hà Nội để chăm sóc.

Gia đình tướng Lê Đức Anh trước đây vài ngày có đề nghị nguyện vọng được tổ chức lễ tang gói gọn trong một ngày thay vì hai hôm. Theo một số nhà quan sát trong nước, việc tổ chức lễ tang trong một ngày nhằm tránh cho vị Chủ tịch nước đang ốm phải xuất hiện quá lâu ngoài công chúng và phải dự lễ tang quá lâu.

Theo kế hoạch được công bố, lễ tang tướng Lê Đức Anh sẽ được tổ chức trong một ngày 3/5 nhưng quốc tang vẫn diễn ra trong hai ngày. Trong hai ngày quốc tang, mọi hoạt động vui chơi giải trí phải tạm ngưng.

****************

Ông Nguyễn Phú Trọng không xuất hiện trong tang lễ ông Lê Đức Anh (Người Việt, 02/05/2019)

Mặc dù là ‘Trưởng Ban Lễ Tang,’ nhưng ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước cộng sản Việt Nam không xuất hiện trong lễ viếng ông Lê Đức Anh, cố Chủ tịch nước cộng sản Việt Nam, bắt đầu lúc 7 giờ sáng Thứ Sáu, 3 tháng Năm 2019, theo giờ địa phương.

daitang3

Ông Nguyễn Xuân Phúc (thứ 2 từ phải) dẫn đầu "Đoàn Ban chấp hành Trung ương Đảng" đáng lý ra là ông Nguyễn Phú Trọng. (Hình : Tuổi Trẻ)

"Lễ Viếng" là phần đầu của lễ tang ông Lê Đức Anh được tổ chức tại Hà Nội trong buổi sáng, sau đó buổi chiều di quan vào Sài Gòn để an táng trong cùng ngày 3 tháng Năm.

Trước đó, từ hôm 14 tháng Tư, đã xuất hiện nhiều tin đồn về sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng trên mạng xã hội và báo đài hải ngoại. Cho đến ngày 25 tháng Tư, bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao cộng sản Việt Nam chính thức lên tiếng trong cuộc họp báo xác nhận ông Trọng "bị ảnh hưởng đến sức khỏe vì cường độ làm việc cao và thay đổi thời tiết" và "sẽ sớm trở lại làm việc bình thường".

Cựu Chủ Tịch Nước cộng sản Việt Nam Lê Đức Anh qua đời từ hôm 22 tháng Tư nhưng đám tang ông phải đến ngày 3 tháng Năm mới được tổ chức.

Các báo tại Việt Nam đưa tin và hình ảnh về "ễ viếng Đại tướng Lê Đức Anh diễn ra tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội" từ lúc 7 giờ sáng.

Báo Tuổi Trẻ tường thuật : "Đoàn Ban chấp hành Trung ương Đảng do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng đoàn" và "Đoàn Chủ tịch nước do Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh làm trưởng đoàn".

Đúng lý ra, cả hai đoàn này đều phải do ông Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu, như tang lễ ông Trần Đại Quang hồi năm ngoái.

Trong những hình ảnh đầu tiên về đám tang ông Lê Đức Anh được các báo Tuổi Trẻ, Zing, VnExpress,… hôm 3 tháng Năm loan tải, người ta thấy có Thủ Tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Chủ Tịch Quốc Hội cộng sản Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân, cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, cựu Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang, cựu Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết,… Nhưng việc ông Trọng vắng mặt bất thường dù là "trưởng ban tang lễ" gây chú ý.

Điều được những người quan tâm đến sức khỏe của ông Trọng chú ý theo dõi là ông có xuất hiện và đọc điếu văn trong tang lễ ông Lê Đức Anh hay không ?

Việc ông Trọng sẽ tái xuất trong tình trạng thế nào sẽ khẳng định hoặc phủ nhận tin đồn ông phải "ngồi xe lăn và đã bị méo mồm" trong những ngày qua.

Một chi tiết bất thường là theo báo Dân Việt, ông Trọng không đến đám tang mà "gửi vòng hoa viếng Đại Tướng Lê Đức Anh".

Tính cho đến 11 giờ sáng giờ Hà Nội ngày 3 tháng Năm, trên các cơ quan truyền thông tại Việt Nam người ta vẫn chưa thấy ông Nguyễn Phú Trọng xuất hiện.

Trong khi đó, chương trình tường thuật trực tiếp tang lễ của ông Lê Đức Anh trên Đài truyền hình Việt Nam (VTV) người ta thấy hình ảnh ông Trương Hòa Bình, Phó Thủ Tướng Thường Trực được ghi thêm dòng chữ ‘Trưởng Ban Tổ Chức Lễ tang.’

Còn báo Zing tường thuật : "Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bước lên bục, trang trọng đọc lời điếu văn tiễn biệt vị cố Chủ tịch nước".

*********************

Việt Nam : Ông Trọng có thực sự chủ trì quốc tang tướng Anh ? (RFI, 02/05/2019)

Ngày 03/05/2019 sẽ diễn ra lễ quốc tang dành cho cựu chủ tịch nước Lê Đức Anh, qua đời ngày 22/04 vừa qua. Theo thông báo của Ban chấp hành Trung ương, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày 27/04, trưởng ban tang lễ ngày mai sẽ là tổng bí thư đảng kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, mặc dù ông đang bệnh.

daitang4

Tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị tiếp thủ tướng Hà Lan Mark Rutte tại Hà Nội ngày 09/04/2019. Manan VATSYAYANA / AFP

Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 25/04/2019, trả lời câu hỏi của một phóng viên, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết là "cường độ làm việc cao, thời tiết thay đổi" đã ảnh hưởng đến sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng. Bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định là ông Trọng "sẽ sớm trở lại làm việc bình thường". Tuy nhiên, cho tới nay, vẫn chưa có tin tức chính thức gì mới về tình trạng sức khỏe của chủ tịch Việt Nam.

Như vậy, ông Nguyễn Phú Trọng có sẽ xuất hiện trong tang lễ Lê Đức Anh ngày mai hay không và nếu có thì ông sẽ chủ trì tang lễ như thế nào ?

Nhà báo Phạm Chí Dũng từ Sài Gòn nhận định về một số kịch bản có thể xảy ra trong ngày mai :

"Có thể coi ngày mai là một ngày ‘‘rất trọng đại’’ của chính giới Việt Nam, của 3 triệu công chức, viên chức Việt Nam, vì nhiều động cơ và tâm trạng khác nhau. Và đồng thời có lẽ có hàng chục triệu người dân Việt Nam cũng rất quan tâm. Những ngày qua, thông tin tràn ngập, báo chí quốc tế, giới quan sát quốc tế quan tâm đến sức khỏe ông Nguyễn Phú Trọng. Còn ở Việt Nam, có tới hơn 70% người dân dùng internet, mạng xã hội, nên họ nắm hết thông tin, cho dù báo chí Nhà nước gần như không đưa một thông tin thực chất nào liên quan đến chuyện này.

Việc ngày mai, ông Trọng có xuất hiện hay không và xuất hiện theo cách như thế nào sẽ ảnh hưởng đến vấn đề liệu có một sự đảo lộn, hoặc biến chuyển, hoặc chuyển giao quyền lực nào hay không trong chính trường Việt Nam.

Chỉ còn một cách là ông ta phải xuất hiện với một dáng vẻ, nếu không hồng hào thực sự, thì cũng phải làm sao trở nên hồng hào một chút, giống như khi ông ta tiếp xúc với các cử tri, thì mới có thể thuyết phục được giới quan chức và người dân, là ông ta vẫn còn đủ sức khỏe, để được coi là còn có thể cống hiến cho Đảng và cho dân tộc lâu dài.

Còn nếu ông ta không xuất hiện, thì đó là một điềm rất xấu đối với ông ta. Tất cả những thông tin về ông Trọng, lúc thì bị liệt nửa người, lúc thì bị xuất huyết não, lúc thì đang tập phục hồi chức năng, rồi tập đọc diễn văn, rồi đã xuất viện về nhà… đều là những thông tin không thể kiểm chứng được. Tôi cho rằng, nếu cho đến nay không thể trưng ra được bất cứ hình ảnh hay video về ông Nguyễn Phú Trọng, thì điều này chứng tỏ tình hình sức khỏe của ông ta không phục hồi nhanh chóng, như các ủy viên Bộ Chính Trị thông báo.

Có khả năng ông Trọng sẽ làm trưởng ban lễ tang, nhưng sẽ không đọc điếu văn. Mà điếu văn sẽ được chuyển cho một người khác. Chẳng hạn như thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Và cũng có một khả năng là ông Trọng không những không đọc điếu văn, mà còn không xuất hiện trong đám tang. Sau cú bạo bệnh ở Kiên Giang, chắc chắn rằng gia đình ông ta, người thân của ông ta, ban bảo vệ sức khỏe của ông ta chắc chắn sẽ đưa ra những lời can gián có thể là quyết liệt. Rằng ông ta phải giữ một mức độ làm việc nhẹ nhàng hơn nhiều so với trước đây. Nếu tiếp tục làm việc, thì có thể là đứt !

Tôi cũng không nghĩ rằng sau những phân tích, so sánh rất chi tiết (về gương mặt, về thể hình) trên mạng xã hội đối với những nhân vật đóng thế cho Phùng Quang Thanh, Nguyễn Bá Thanh và Trần Đại Quang, thì Đảng sẽ mạo hiểm để tạo ra một nhân vật đóng thế cho Nguyễn Phú Trọng"..

Thanh Phương, Trọng Thành

Published in Việt Nam

Một thách thức khủng khiếp

Cú đổ bệnh đột ngột của ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng ngay tại vùng ‘căn cứ địa cách mạng gia tộc Nguyễn Tấn Dũng’ vào ngày 14 tháng Tư 2019 (trùng với ngày sinh nhật) có thể được xem là một bước ngoặt lớn về thế tương quan quyền lực trong chính trường Việt Nam.

trong0

Ai sẽ thay Nguyễn Phú Trọng, vẫn là câu hỏi lớn trong chính trị Ba Đình. (Hình : Getty Images)

Trước cú đổ bệnh đúng quy trình ‘sinh lão bệnh tử’ trên, quyền lực không chỉ được phân bổ theo chế độ trung ương tập quyền vào tay Hà Nội mà còn là cá nhân độc tài – biểu hiện qua chủ trương ‘nhất thể hóa’ từ cấp trung ương xuống các địa phương được đảng cầm quyền rốt ráo triển khai từ năm 2017 mà đã mang lại quyền lực cho ‘đảng không làm thay mà đảng làm luôn.’

Nhưng đặc biệt, ngoạn mục và gây tai tiếng nhất là Nguyễn Phú Trọng đã tự biến ông ta thành nhân vật quyền lực nhất khi ‘nhất thể hóa’ cả hai ghế tổng bí thư và chủ tịch nước ngay sau khi Trần Đại Quang lìa đời.

Nhưng cho dù quyền lực có thể được kéo dài vĩnh viễn bằng cách sửa đổi hiến pháp, theo cái cách mà Tập Cận Bình đã áp đặt quốc vụ viện Trung Quốc ‘cải tạo’ hiến pháp để không giới hạn nhiệm kỳ của chủ tịch nước, mà về thực chất đã cho Tập cái quyền trở thành ‘hoàng đế suốt đời’, chẳng kẻ nào chống lại được quy luật lão hóa, bệnh tật và tử thần nhòm ngó.

Cơn bạo bệnh xảy đến với Nguyễn Phú Trọng, đúng vào lúc ông ta đang ở đỉnh cao quyền lực, xứng đáng là một thách thức khủng khiếp đối với ông Trọng là có nên hoặc có buộc phải rời bỏ quyền lực để giữ sinh mạng hay không ?

‘Lãnh đạo không được tham vọng quyền lực’

Từ tháng 10 năm 2018, khối lượng công việc của Nguyễn Phú Trọng đã tăng lên gần gấp đôi khi phải điều hành cả hai văn phòng tổng bí thư và văn phòng chủ tịch nước, chưa kể hàng núi vụ việc phát sinh hàng ngày hàng tuần từ chiến dịch ‘đốt lò’ do ông ta khởi tạo.

Nhưng trước đó ít tháng và trùng với khoảng thời gian hàng trăm ngàn người dân Sài Gòn đổ xuống đường phản đối ‘Luật bán nước’ (một tục danh mà dân gian đặt cho Luật Đặc khu), đã có những đồn đoán ngoài lề về việc sức khỏe của Tổng bí thư Trọng ‘không được tốt lắm’. Cụ thể hơn là hai bệnh huyết áp và tim mạch.

Một quan chức có ‘tham vọng quyền lực’ luôn có thể từ chối lời khuyên hay cảnh báo từ những người đồng nhiệm và giới cận thần về sự cần thiết phải tiết chế công việc nhằm bảo toàn những gì còn lại của thể trạng, nhưng không thể bỏ qua tâm trạng lo lắng và lời can gián từ những người thân ngay trong gia đình mình.

Một điều rõ ràng là sau cú bạo bệnh vào tháng Tư 2019, ông Trọng – người đã sáng tác ra khái niệm ‘lãnh đạo không được tham vọng quyền lực’ – sẽ được gia đình ông ta quyết liệt can ngăn để tránh bớt tình trạng ‘thân này ví xẻ làm đôi’ và không thể kéo dài nhiệm vụ ‘lo cho dân cho nước’. Việc, mà có thể khiến ông ta bị tái đột quỵ bất cứ lúc nào, chắc chắn nặng hơn nhiều và khiến ông ta gần với lòng đất hơn bao giờ hết.

Khi đó cũng là bối cảnh của bầu không khí ‘toàn đảng, toàn quân lập thành tích chào mừng đại hội 13’. Đại hội này sẽ diễn ra vào năm 2021, mà ngay vào lúc này đã bắt đầu âm thầm nhưng sôi sục một cuộc đua quyết liệt và cả máu lửa cho những chức vị tối cao.

‘Cán bộ cấp chiến lược’ – một khái niệm mới mà những Nguyễn Phú Trọng và Trưởng ban tổ chức trung ương Phạm Minh Chính nghĩ ra, đang là mục tiêu quyến rũ với biết bao ‘đồng chí’ khác.

‘Giả chết bắt quạ’ hay sắp ‘đi’ ?

Phạm Minh Chính lại là một trong những ứng cử viên cho chức tổng bí thư đảng tại đại hội 13, với điều kiện là Trọng chịu nghỉ. Từng là tướng công an và bí thư Quảng Ninh, Chính cũng được biết là tác giả rất nhiệt thành của ‘Luật bán nước’ từ lúc bản thảo của luật này còn phôi thai cho đến khi nó gây ra một phong trào biểu tình không lồ và căm phẫn của dân chúng.

Từ khoảng cuối năm 2018, bắt đầu xuất hiện một thông tin ngoài lề đầy gợi cảm và biến động : có một khả năng là Nguyễn Phú Trọng sẽ chuyển giao quyền lực tổng bí thư cho một người thân tín, chẳng hạn như Trần Quốc Vượng, mà chỉ ngồi ghế chủ tịch nước.

Và cùng với ‘nhân sự cấp chiến lược Trần Quốc Vượng’, còn một cái tên ‘chiến lược’ khác cũng được nêu ra như một phương án thay thế vị trí thủ tướng hiện thời : Vương Đình Huệ.

Nhưng dù gì, thông tin trên vẫn chỉ là một thứ tin đồn mà chẳng có gì bảo đảm là sẽ xảy ra. Cũng không loại trừ cái tin Nguyễn Phú Trọng ‘nghỉ tổng bí thư’ chỉ là một thủ thuật chính trị theo kiểu ‘giả chết bắt quạ’ và bắt chết những tay mơ non choẹt kinh nghiệm nhưng ham hố ghế và háu đá.

Còn giờ đây, ai cũng nhìn thấy ‘Cụ tổng’ không còn hồng hào như trước và khó còn có thể đi đây đi đó hô hào về ‘không biết đến cuối thế kỷ này có được chủ nghĩa xã hội hoàn thiện không’, thậm chí ngay cả thói quen tiếp xúc ‘cử tri trung thành’ cũng có thể bị vấn đề sức khỏe của ‘cụ’ khiến cho lơi lỏng không ít.

Và ai cũng nhìn thấy trước là ‘sinh lão bệnh tử’ sẽ chẳng chừa ai, cho dù có là ‘hoàng đế’ chăng nữa.

Bất cứ một chính trị gia nào một khi bị cơn đột quỵ quật ngã thì quyền lực sẽ tự nhiên biến mất. Thay vào đó là hình ảnh quyền lực bị phân ly, hoặc tản quyền, hoặc một cái tên mỹ miều nào đó nhưng thực chất phải là chia quyền cho những kẻ khác.

Hẳn nhiều người đang muốn được thừa kế một mảnh quyền lực, hoặc tham vọng hơn hẳn là thay thế ‘cụ’.

Trái tim nóng và cái đầu lạnh toát

Nếu đến một lúc nào đó Nguyễn Phú Trọng không chỉ có ý định mà còn buộc phải tự nguyện nhường lại cái ghế tổng bí thư cho người khác, hai ứng cử viên hàng đầu đã hoặc được sắp sẵn, hoặc cố ngoi lên vị trí sắp sẵn đó : Trần Quốc Vượng và Nguyễn Xuân Phúc.

Nhưng ba dấu hiệu mà Trọng phải dần chuyển giao quyền lực cho cấp dưới trong thời gian ông ta bị ‘đột quỵ’ – cho Trần Quốc Vượng điều hành về mặt đảng và tiếp đoàn thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, cho Đặng Thị Ngọc Thịnh để thay chủ tịch nước tiếp khách quốc tế, và cho Nguyễn Xuân Phúc thay Trọng đi dự Hội nghị BRI (hội nghị thượng đỉnh sáng kiến một vành đai, một con đường) ở Bắc Kinh – đã cho thấy dù muốn hay không, quyền lực của ‘Tổng tịch’ đang phải tự suy giảm như một quy luật tất yếu.

Không biết vô tình hay hữu ý, trong thời gian đó đã xuất hiện một biểu hiện rõ rệt về ‘tăng quyền cho thủ tướng’ – được đề xuất từ khối chính phủ. Cũng trong thời gian đó, phía Quốc hội của Nguyễn Thị Kim Ngân có vẻ vang vọng tiếng nói hơn là thói ‘gật’ trước đây theo ý chỉ của đảng. Một cách không tuyên bố, thế cục bàn cờ chính trị Việt Nam đang lặng lẽ chuyển sang ‘tam quyền phân lập’.

Nhưng không phải tam quyền phân lập theo cách của nền dân chủ và kỹ trị phương Tây, một sự phân công quyền lực và giám sát quyền lực lẫn nhau và khoa học giữa ba khối lập pháp, tư pháp và hành pháp. Mà cái được xem là ‘tâm quyền phân lập’ ở Việt Nam sẽ là khuynh hướng giãn cách hóa và khu biệt hóa giữa khối hành pháp, lập pháp với khối đảng.

Não trạng và thói hành xử ‘đảng quyết định tất cả’ và sau này là ‘đảng không làm thay mà làm luôn’ sẽ dần bị phản ứng từ kín đáo đến lộ liễu và quyết liệt.

Trong trường hợp căn bệnh ‘đột quỵ’ chỉ ở mức nhẹ nhàng và ‘được sự chăm sóc tận tình của đội ngũ bác sĩ y tá và gia đình,’ Nguyễn Phú Trọng vẫn phải mất tối thiểu vài ba tháng mới có thể quay trở lại điều hành tại vị trí ‘tổng tịch’.

Nhưng ngày càng lộ ra rõ hơn nguy cơ cảnh báo chứng xuất huyệt não rất có thể sẽ tái diễn một cách tàn tệ nếu Trọng phải động não quá mức. Có quá nhiều điều kiện tiếp xúc với Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe trung ương, hẳn các quan chức còn lại trong ‘tam trụ’ và những ủy viên bộ chính trị khác đều cảm nhận về thời của Nguyễn Phú Trọng đã sang bên kia núi.

Bên này núi, cuộc chạy đua máu lửa bắt đầu, cả bề nổi lẫn bề chìm…

Ngay cả khi Nguyễn Phú Trọng còn tập quyền cá nhân, vẫn diễn ra những trận sát phạt khá ác liệt cho vị trí ‘lãnh đạo chiến lược’. Còn khi Trọng bắt đầu có dấu hiệu ‘xuôi tay’, chẳng còn gì có thể kềm giữ những trái tim nóng nảy và cái đầu lạnh toát nữa.

Ngay trước mắt là thế ‘tam quyền phân lập’, hoặc còn có thể được xem là ‘tam quốc’, trước khi tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc vào thời loạn ly chính trị, cát cứ quyền lực và sứ quân địa phương. 

Phạm Chí Dũng

Người Việt, 02/05/2019

Published in Diễn đàn

Động thái B Ngoi giao Vit Nam ‘bch hóa’ v tình trng sc khe ca ‘đng chí Tng bí thư, Ch tch nước Nguyn Phú Trng’ vào chiu ngày 25/05/2019 cho thy điu gì ?

khi1

Ông Trọng tiếp ngoi trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo, ti Hà Ni, hi tháng By, 2018.

Thừa nhn ‘đt qu’ ?

"Do cường đ làm vic cao, thi tiết thay đi đã nh hưởng đến sc khe ca đng chí Tng bí thư, Ch tch nước Nguyn Phú Trng. Đng chí Tng bí thư, Ch tch nước Nguyn Phú Trng s sm tr li làm vic bình thường" - người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Lê Thị Thu Hng thông báo.

Cách thức ‘đc bài’ trên hin ra khi bà Hng phi tr li câu hi ca hãng AFP v vic "một s ngun tin cho biết Tng bí thư bị đột quỵ trong chuyến công tác tại Kiên Giang vừa qua, tình trạng hiện nay và đang được điu tr đâu".

Đáng chú ý, bà Hằng đã không h lên tiếng ph nhn hay bác b kh năng ‘đt qu’ mà phóng viên hãng AFP nêu ra.

‘Nguyễn Phú Trng b đt qu’ là mt trong nhng đn đoán n ra ngay t chiu 14/4 ti Sài Gòn và sau đó lan như tên bn ra c nước. Còn khi ông Trng được chuyên cơ đưa t Kiên Giang - đa bàn xem là ‘căn c đa cách mng gia tc Nguyn Tn Dũng’ mà Trng đến ‘làm vic’ đúng vào ngày sinh nht ca ông ta - lên Sài Gòn đ vào thng Bnh vin Ch Ry, nghi vn v đt qu đã chuyn thành c th hơn : xut huyết não. Thm chí đến ngày 15/04/2049 còn xut hin thông tin cho biết ông Trng b lit mt cánh tay.

Trước khi Bộ Ngoi giao Vit Nam buc phi lên tiếng v vn đ ca Trng, tình hình dư lun đã đi quá xa khi tm kim soát ca đng trong vic ‘bo mt’ tin tc v Nguyn Phú Trng. Báo chí quc tế bt đu chú tâm đc bit đến vn đ sc khe và s ‘mt tích’ của Trọng.

Vào gần cui năm 2017, Nguyn Phú Trng cũng đã tng có thi gian ‘mt tích’ khong 10 ngày. Nếu đi chiếu vi thi gian hai tháng Mười và Mười Mt năm 2017 khi mt đ xut hin ca Tng bí thư Trng trên mt báo đng là bình quân t 2 – 4 ngày/sự kiện và gia hai s kin thường không cách nhau quá 5 ngày, thì vic ông Trng "vng mt" đến gn 10 ngày xng đáng là mt du hi. Thm chí là du hi ln… Khi đó, đã xut hin nhng đn đoán v tình trng huyết áp và tim mch ca Trng là ‘không tt’.

Và lần này, gii quan sát chính tr quc tế đang đc bit chú ý vn đ sc khe ca Nguyn Phú Trng. Ngày càng xut hin nhiu bài viết, bài bình lun nước ngoài đt du hi ‘Trng ra sao ri ?’. ‘B lit mt cánh tay’ cũng là tin tc mà Carl Thayer - giáo thuc Hc vin quc phòng Australia và là mt trong nhng chuyên gia am hiu v tình hình chính tr Vit Nam - nhc li trong mt bình lun mi đây.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ sớm quay lại làm việc - Thanh Niên (26/04/2019)

Không thể tránh thoát áp lc dư lun xã hi, quc tế và c áp lc đang mnh dn lên trong ni b đng - một ni b hn tương không ch vi thành phn cán b cách mng lão thành lo lng cho sc khe ca ‘minh quân’, mà c nhng thế lc đi th chính tr ca Trng vi ngoài mt là lo lng cho ‘lãnh t kính yêu’ nhưng bên trong hn ch mun ông ta ‘nhm mt xuôi tay’ càng sớm càng tt, rt cuc Ban Bí thư ca nhân vt ‘Phó tng bí thư đng’ Trn Quc Vượng đã phi quyết đnh cho Nguyn Phú Trng ‘tái xut’ qua kênh ngoi giao, dù thông tin qua kênh này là mù m và trí trá hơn rt nhiu cái hin thc ông Trng đã phải nm ‘điu tr tích cc’ sut t Kiên Giang v Hà Ni.

Một cách ti thiu, chính th đc đng và luôn đc tôn bo mt nhng tin tc nhy cm chính tr đã buc phi tha nhn tình trng sc khe ca ông Trng là ‘có vn đ’ mà đã khiến ông ta ‘mt tích’ hơn mười ngày qua.

Nhưng đng thái ‘bch hóa’ trên còn cho thy gì khác ?

Ai làm trưởng ban quc tang Lê Đc Anh ?

"Trưởng Ban L tang nhà nước là Tng Bí thư hoc Ch tch nước" là mt ni dung then cht theo Ngh đnh 105/2012/NĐ-CP. Nguyn Phú Trng liu có hin ra vi tư cách trưởng ban l tang cho quc tang ca c ch tch nước Lê Đc Anh ?

Viên tướng tng ra lnh ‘không được n súng’ trong trn b đi Vit Nam chng tr li đt xâm lược đo Gc Ma mà đã khiến toàn b binh lính Vit phi chu mt trn thảm sát tc tưởi, đã chính thc chết vào ngày 22/4/2019.

Nhưng thc ra, Lê Đc Anh đã làm dy lên dư lun v cái chết ca ông ta vào tháng 9 năm 2018, trùng thi gian vi cái chết ca k hu bi là ch tch nước Trn Đi Quang. Du hi rt ln là vì sao t đó đến nay Lê Đc Anh chưa chết mà ch mi đây - trùng vi thi gian Nguyn Phú Trng ‘mt tích’ - mi ‘được quyn chết’ ?

Trong khi đó, có vẻ đã xy ra mt điu gì đó mà người ta có th cho rng đó là thuyết âm mưu hoc không : có dư lun đt nghi vn v việc ‘ai đã ra lnh rút ng th Lê Đc Anh đ buc Nguyn Phú Trng phi xut hin ?’.

Trong lúc báo đảng vn kiên đnh thông tin v hot đng ca ‘Người’ gi thư đin chc mng gii chóp bu ca chế đ đc tài Bc Triu Tiên và vài nước khác, chi tiết rt đáng chú ý và mổ x là thm chí mt bc nh v Nguyn Phú Trng ngi ch trì hp hoc ti thiu cũng có th ngi thng lưng trên giường (bnh) cũng không th có. Tình trng trng vng ca cái chi tiết ti thiu phi có y đang gi ra mt tình hung khng khiếp : ‘Tng tch’ không nhng không ‘sc khe n đnh’ mà còn có th rơi vào trng thái trm kha đến mc không th tnh táo và ngi dy đ có th chp mt tm hình cho ra ‘Tng bí thư, ch tch nước đang làm vic’.

Chỉ đến lúc này mi hin ra khuôn mt xanh xao của B Ngoi giao khi ‘bch hóa’ v tình trng sc khe ca Trng. Điu đó cũng có th mang hàm ý là vi lý do đy thuyết phc là ‘m’, ‘tng tch’ có th s không cn phi xut hin trong đám quc tang ca ‘nguyên tch’ Lê Đc Anh, mà vai trò trưởng ban lễ tang có th giao cho mt người khác - kh năng là Trn Quc Vượng.

Tuy nhiên, thách thức ln hơn nhiu so vi đám tang Lê Đc Anh là mt s kin khác s xy ra vào đu hoc khong trung tun tháng 5 năm 2019 : Hi ngh trung ương 10, được t chc ngay trước kỳ hp quc hi cùng tháng - rt thường là không th vng mt Nguyn Phú Trng.

‘Deadline’ Hội ngh 10

Sự có mt ca Nguyn Phú Trng ti Hi ngh 10 là đc bit cn thiết vì nhng lý do cũ như tính cn kíp phi duy trì chiến dch ‘đt lò’, tiếp tục tăng tốc ‘cơ cu cán b cp chiến lược’ đ chun b cho Đại hội 13, và nhng lý do mi hơn là cn có ý kiến chính thc ca Trng v mt s d lut như 3 công ước quc tế còn li v lao đng, B Lut Lao đng, Lut v Hi… liên quan đến quan đim ca chính thể Vit Nam buc phi nhượng b trước Liên Hiệp Châu Âu (EU) trước khi EVFTA (Hip đnh thương mi t do Châu Âu - Vit Nam) được ký kết và phê chun trong na cui năm 2019 ; nhưng có l đc bit hơn c là bàn v ni dung và công tác sp xếp ‘bu đoàn thê tử’ cho chuyến đi M d kiến sp ti ca Trng theo li mi chính thc ca Donald Trump.

Nhưng cơn bo bnh xy đến vi Nguyn Phú Trng - đúng vào lúc ông ta đang đnh cao quyn lc - xng đáng là mt thách thc khng khiếp đi vi Trng : có nên hoc có buộc phi ri b quyn lc đ gi sinh mng hay là không ?

Nếu Trng không th xut hin, khi đó không ch dân chúng mà c gii cách mng lão thành và các quan chc trong ni b đng hoàn toàn có th nghi ng v Trng không th đm bo sc khe đ ông ta có thể ‘ngi’ t đây cho đến khi Đại hội 13 din ra vào năm 2021. T đó, s xut hin nhng đòi hi cn phi minh bch hóa tin tc v Trng, và chính Ban Bo v và Chăm sóc sc khe trung ương là cơ quan phi làm nhim v này, đ nếu Trng không còn đ tnh táo đ ‘lèo lái con thuyn ca đng và dân tc’ thì phi bàn đến phương án ‘nước không th mt ngày thiếu vua’.

Hội ngh trung ương 10 là ‘deadline’ quan trng đu tiên mà Nguyn Phú Trng phi hin ra và vượt qua, nếu ông ta còn mun ‘ngi’ đến cui Đại hội 12.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 26/04/2019

Published in Diễn đàn