Nhóm dân quân cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ tấn công ở Moscow. Một thông điệp tương ứng được lan truyền qua kênh Telegram của người Hồi giáo. Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga đang ráo riết truy lùng thủ phạm.
Tòa nhà bốc cháy sau khi bị khủng bố tấn công
Lực lượng dân quân thánh chiến Nhà nước Hồi giáo (IS) đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công chết người ở Moscow. Nhóm này đã viết trên nền tảng trực tuyến Telegram hôm thứ Sáu rằng các chiến binh IS đã tấn công "một cuộc tụ tập lớn … ở ngoại ô thủ đô Moscow của Nga". Theo chính quyền Nga, ít nhất 40 người thiệt mạng và hơn một trăm người khác bị thương.
Tuyên bố của IS tiếp tục nói rằng những người tấn công đã "rút lui về căn cứ của họ một cách an toàn". Hãng thông tấn RIA của Nga cũng đưa tin thủ phạm có thể đã trốn thoát. Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga cho biết vào buổi tối rằng họ đã có mặt tại hiện trường vụ án và đang truy tìm thủ phạm. Một nghị sĩ Nga sau đó thông báo rằng Vệ binh Quốc gia khám xét tầng trệt, tầng một và hầm để xe.
Vào buổi tối, Moscow đưa tin về một "cuộc tấn công khủng bố đẫm máu" tại một phòng hòa nhạc ở ngoại ô thủ đô Nga. Truyền thông Nga ban đầu đưa tin rằng những người không rõ danh tính mặc trang phục rằn ri đã nổ súng tại địa điểm ở ngoại ô Krasnogorsk, và sau đó đám cháy bùng phát.
Các tay súng mặc trang phục ngụy trang
Theo hãng tin Tass, một nhóm "nhiều người" đã tấn công bằng súng trong hội trường nơi nhóm nhạc rock Nga Piknik đang tổ chức buổi hòa nhạc. Địa điểm đã được sơ tán. Một phóng viên của hãng thông tấn Ria Novosti có mặt tại hiện trường nói về "tiếng súng tự động" do các tay súng mặc trang phục ngụy trang bắn ra. Nguyên nhân vụ cháy là do lựu đạn hoặc bom cháy. Vụ nổ súng kéo dài 15 đến 20 phút. Nhiều người tham dự buổi hòa nhạc đã trốn thoát ra ngoài.
Chính quyền Nga cho biết, ngoài việc truy tìm những kẻ tấn công tại chỗ, một cuộc điều tra về "hành động khủng bố" đã được tiến hành. Đại sứ quán Mỹ tại Nga đã cảnh báo công dân của mình hai tuần trước rằng "những kẻ cực đoan sắp có kế hoạch nhắm mục tiêu vào các cuộc tụ tập lớn ở Moscow, bao gồm cả các buổi hòa nhạc".
Trung Khoa (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 23/03/2024
Truyền thông Mỹ : Thủ lĩnh Daesh đã bị giết chết
Thùy Dương, RFI, 27/10/2019
Trong đêm 26 rạng sáng 27/10/2019, truyền thông Mỹ đưa tin lãnh đạo tổ chức Nhà nước Hồi giáo, Abu Bakr al-Baghdadi, đã bị giết chết trong một chiến dịch tấn công quân sự của Mỹ.
Truyền thông Mỹ đưa tin thủ lĩnh Daesh, al-Baghdadi đã bị tiêu diệt. Reuters
Quân đội Mỹ hiện đang cho làm các xét nghiệm để đưa ra kết luận chính thức về cái chết của al-Baghdadi. Tổng thống Trump dự kiến có bài phát biểu rất quan trọng từ Nhà Trắng vào 9 giờ sáng ngày 27/10/2019.
Từ New York, thông tín viên RFI Loubna Anaki cho biết thêm chi tiết :
"Theo các tin tức mà truyền thông Mỹ loan báo, dựa trên các nguồn tin quân sự, chiến dịch diễn ra ở miền tây bắc Syria, rất có thể là phía Idlib. Chiến dịch này đúng là nhắm vào chỉ huy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo Abu Bakr al-Baghdadi.
Tình báo Mỹ CIA giữ vai trò chủ chốt trong việc xác định vị trí ẩn náu của Abu Bakr al-Baghdadi. Các xét nghiệm ADN và phân tích sinh trắc học đang được tiến hành.
Tuy nhiên theo đài truyền hình CNN, việc xác định danh tính khá phức tạp, bởi vì theo nhiều nguồn tin, al-Baghdadi đã kích hoạt đai chất nổ đeo trên người. Một số chuyên gia quân sự cũng khẳng định al-Baghdadi mặc áo có cài chất nổ.
Nếu thông tin về cái chết của lãnh đạo tổ chức Nhà nước Hồi giáo được xác minh là đúng, thì đây là thành công lớn nhất của quân đội Mỹ kể từ chiến dịch tấn công tiêu diệt Oussama Ben Laden hồi năm 2011.
Abu Bakr al-Baghdadi lẩn trốn suốt 5 năm nay. Trừ lần xuất hiện trong một băng vidéo do tổ chức Nhà nước Hồi giáo tung ra hồi tháng 4/2018 lần gần đây nhất al-Baghdadi hiện diện công khai là vào tháng 07/2014, tại Đại thánh đường ở Mossoul, Iraq.
Hiện giờ, bộ Quốc Phòng Mỹ không đưa ra bất cứ bình luận nào. Có thể sẽ cần thêm vài giờ đồng hồ nữa trước khi chính quyền Mỹ chính thức lên tiếng.
Tuy nhiên, tổng thống Donald Trump thông báo là ông sẽ đưa ra một tuyên bố vào sáng nay, Chủ Nhật. Trong đêm qua rạng sáng nay, trên mạng Twitter, chủ nhân Nhà Trắng chỉ viết đơn giản : "Có một điều gì đó rất quan trọng vừa mới diễn ra".
Reuters trích hai nguồn tin an ninh Iraq và hai quan chức Iran cho biết họ đã nhận được thông tin xác nhận từ Syria rằng Baghdadi đã bị giết. Trong khi đó, Mazloum Abdi, chỉ huy người Kurdistan Syria, đã ca ngợi "chiến dịch lịch sử" và "hoạt động tình báo chung" để tiêu diệt al-Baghdadi. Lực lượng Dân chủ Syria do người Kurdistan lãnh đạo là đồng minh chính của Hoa Kỳ tại Syria trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giao trong nhiều năm qua.
Thùy Dương
Tổng thống Trump hôm 27/10 thông báo rằng thủ lĩnh nhà nước Hồi giáo Abu Bakr al-Baghdadi đã chết trong một cuộc đột kích của các lực lượng biệt kích Mỹ ở tây bắc Syria.
22222222222222222
Truyền thông Mỹ : Thủ lĩnh Daesh đã bị giết chết
Thùy Dương, RFI, 27/10/2019
Trong đêm 26 rạng sáng 27/10/2019, truyền thông Mỹ đưa tin lãnh đạo tổ chức Nhà nước Hồi giáo, Abu Bakr al-Baghdadi, đã bị giết chết trong một chiến dịch tấn công quân sự của Mỹ.
111111111111
Truyền thông Mỹ đưa tin thủ lĩnh Daesh, al-Baghdadi đã bị tiêu diệt. Reuters
Quân đội Mỹ hiện đang cho làm các xét nghiệm để đưa ra kết luận chính thức về cái chết của al-Baghdadi. Tổng thống Trump dự kiến có bài phát biểu rất quan trọng từ Nhà Trắng vào 9 giờ sáng ngày 27/10/2019.
Từ New York, thông tín viên RFI Loubna Anaki cho biết thêm chi tiết :
"Theo các tin tức mà truyền thông Mỹ loan báo, dựa trên các nguồn tin quân sự, chiến dịch diễn ra ở miền tây bắc Syria, rất có thể là phía Idlib. Chiến dịch này đúng là nhắm vào chỉ huy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo Abu Bakr al-Baghdadi.
Tình báo Mỹ CIA giữ vai trò chủ chốt trong việc xác định vị trí ẩn náu của Abu Bakr al-Baghdadi. Các xét nghiệm ADN và phân tích sinh trắc học đang được tiến hành.
Tuy nhiên theo đài truyền hình CNN, việc xác định danh tính khá phức tạp, bởi vì theo nhiều nguồn tin, al-Baghdadi đã kích hoạt đai chất nổ đeo trên người. Một số chuyên gia quân sự cũng khẳng định al-Baghdadi mặc áo có cài chất nổ.
Nếu thông tin về cái chết của lãnh đạo tổ chức Nhà nước Hồi giáo được xác minh là đúng, thì đây là thành công lớn nhất của quân đội Mỹ kể từ chiến dịch tấn công tiêu diệt Oussama Ben Laden hồi năm 2011.
Abu Bakr al-Baghdadi lẩn trốn suốt 5 năm nay. Trừ lần xuất hiện trong một băng vidéo do tổ chức Nhà nước Hồi giáo tung ra hồi tháng 4/2018 lần gần đây nhất al-Baghdadi hiện diện công khai là vào tháng 07/2014, tại Đại thánh đường ở Mossoul, Iraq.
Hiện giờ, bộ Quốc Phòng Mỹ không đưa ra bất cứ bình luận nào. Có thể sẽ cần thêm vài giờ đồng hồ nữa trước khi chính quyền Mỹ chính thức lên tiếng.
Tuy nhiên, tổng thống Donald Trump thông báo là ông sẽ đưa ra một tuyên bố vào sáng nay, Chủ Nhật. Trong đêm qua rạng sáng nay, trên mạng Twitter, chủ nhân Nhà Trắng chỉ viết đơn giản : "Có một điều gì đó rất quan trọng vừa mới diễn ra".
Reuters trích hai nguồn tin an ninh Iraq và hai quan chức Iran cho biết họ đã nhận được thông tin xác nhận từ Syria rằng Baghdadi đã bị giết. Trong khi đó, Mazloum Abdi, chỉ huy người Kurdistan Syria, đã ca ngợi "chiến dịch lịch sử" và "hoạt động tình báo chung" để tiêu diệt al-Baghdadi. Lực lượng Dân chủ Syria do người Kurdistan lãnh đạo là đồng minh chính của Hoa Kỳ tại Syria trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giao trong nhiều năm qua.
Thùy Dương
22222222222222222
Reuters dẫn lời ông Trump nói trong một bài phát biểu truyền trực tiếp từ Nhà Trắng rằng Baghdadi đã tự sát trong cuộc đột kích của Mỹ.
Nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng các kết quả phân tích sau vụ đột kích xác nhận rằng đó là Baghdadi.
Ông Trump nói rằng "nhiều" thân hữu của Baghdadi đã bị triệt hạ.
Ngoài ra, Reuters dẫn lời ông Trump nói rằng việc thủ lĩnh của Nhà nước Hồi giáo tự làm nổ tung mình cũng đã khiến ba người con của ông này tử vong.
Các lực lượng Mỹ không chịu thiệt hại nào về nhân mạng, theo ông Trump.
Tổng thống Mỹ cũng ngỏ lời cám ơn Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Iraq vì sự ủng hộ của các nước này.
Hoa Kỳ lâu nay đã truy tìm Abu Bakr al-Baghdadi.
********************
Tổng thống Trump : lãnh đạo ISIS bị tiêu diệt trong cuộc hành quân ở Syria (Người Việt, 27/10/2019)
Kẻ lãnh đạo lực lượng ISIS, từng lẩn trốn sự săn lùng của quân đội Mỹ trong mấy năm qua, đã bị tiêu diệt trong một cuộc hành quân của lực lượng đặc biệt Mỹ ở Syria, theo lời Tổng thống Donald Trump hôm Chủ Nhật, 27/10.
Tổng thống Donald Trump loan báo việc quân đội Mỹ tiêu diệt lãnh đạo ISIS, Abu Bakr al-Baghdadi. (Hình : AP Photo/Andrew Harnik)
"Abu Bakr al-Baghdadi đã chết", Tổng thống Trump loan báo tại Tòa Bạch Ốc, nói rằng Mỹ đã đưa "trùm khủng bố hàng đầu thế giới ra trước công lý".
Khi thông báo với dân chúng Mỹ về diễn biến này từ Tòa Bạch Ốc sáng ngày Chủ Nhật, Tổng thống Trump nói rằng một đơn vị lực lượng đặc biệt Mỹ được trực thăng vận vào tỉnh Idlib ở khu vực Tây Bắc Syria. Các trực thăng này, gồm tám chiếc, phải bay qua các vùng đất do các quốc gia và thành phần võ trang khác nhau kiểm soát.
Tổng thống Trump cũng nói rằng không quân nhân Mỹ nào bị thiệt mạng trong cuộc hành quân.
Theo lời Tổng thống Trump, khi biệt kích Mỹ tiến vào, al-Baghdadi bỏ chạy vào một đường hầm không có lối ra, cùng với ba đứa con của ông ta, rồi cho nổ áo cài bom mặc trong người.
"Y là một kẻ bệnh hoạn và đồi trụy và nay y không còn nữa. Y chết như một con chó, y chết như kẻ hèn nhát", cũng theo ông Trump, cho hay là cuộc thử nghiệm DNA tại chỗ cho biết đây đúng là al-Baghdadi.
Theo Tổng thống Trump, việc chuẩn bị cho cuộc hành quân khởi sự hai tuần trước đây, sau khi chính phủ Mỹ có được tin tức về nơi al-Baghdadi lẩn trốn.
Tổng thống Trump cũng nói thêm rằng việc tiêu diệt al-Baghdadi còn quan trọng hơn cuộc hành quân năm 2011 nhằm tiêu diệt Osama bin Laden, kẻ lãnh đạo al-Qaeda và cũng là kẻ chủ mưu cuộc tấn công 9/11.
Ông Trump sau đó cũng lập lại một lời nói từng bị chứng minh là sai lầm, rằng ông đã tiên đoán trước mối đe dọa từ bin Laden trong cuốn sách xuất bản trước cuộc tấn công 2001.
Sự kiện al-Baghdadi hiện diện trong ngôi làng chỉ cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ vài km là điều khiến nhiều người ngạc nhiên, dù rằng có một số thành phần chỉ huy ISIS đã chạy về nơi này sau khi mất cứ địa an toàn trong lãnh thổ Syria sau các đợt tấn công của thành phần người võ trang thiểu số Kurd, đồng minh với Mỹ.
V.Giang
*****************
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm 27/10 nói rằng Mỹ tìm cách bắt sống Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh của Nhà nước Hồi giáo, trong cuộc đột kích của biệt kích Mỹ vào vùng tây bắc của Syria, theo Reuters.
4444444444444
"Chúng tôi tìm cách gọi Baghdadi ra và yêu cầu ông ta đầu hàng", ông Esper nói với CNN.
Ông nói thêm rằng thủ lĩnh nhà nước Hồi giáo "từ chối" rồi bỏ chạy xuống một đường ngầm rồi sau đó tự làm nổ tung mình.
Ông Esper nói rằng hai thành viên của lực lượng biệt kích bị thương nhẹ trong chiến dịch này, nhưng đã trở lại làm nhiệm vụ.
Quan chức quốc phòng Mỹ nói rằng Tổng thống Trump ra lệnh thực hiện chiến dịch trên vào cuối tuần trước.
"Tổng thống đã có các lựa chọn đầu tuần trước… Ông ấy đã chọn điều mà chúng tôi nghĩ đã trao cho chúng tôi khả năng thành công cao nhất", ông Esper nói.
Dù mất đi cứ địa, tổ chức Nhà nước Hồi giáo vẫn là một mối đe dọa (RFI, 11/03/2019)
Kể từ 18 giờ ngày 10/03/2019, Lực Lượng Dân Chủ Syria bao gồm các chiến binh Kurdistan và Ả Rập, với sự yểm trợ của không lực liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu, đã mở cuộc tấn công vào làng Baghouz gần biên giới với Iraq. Đây là cứ địa cuối cùng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (Daesh) tại Syria và Iraq. Việc Daesh mất đi mảnh đất cuối cùng là điều chắc chắn, nhưng theo giới quan sát, mối đe dọa mà tổ chức khủng bố này đặt ra vẫn tồn tại.
Gia đình quân thánh chiến và thường dân chạy thoát được tập hơp bên ngoài Baghouz (vùng Deir Ezzor). Ảnh 5/03/2019. Reuters/ Rodi Said
Trước hết, phải nói rằng việc tổ chức Nhà nước Hồi giáo không còn đất dụng võ là một sự kiện tích cực trên nhiều bình diện.
Trước hết, Daesh đã mất đi một công cụ tuyên truyền, không còn huênh hoang được là mình có lãnh thổ để tuyển mộ người từ khắp nơi. Tổ chức khủng bố này cũng mất đi cơ sở hậu cần, nơi được họ dùng để huấn luyện các chiến binh hay lên kế hoạch phối hợp tấn công ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, Daesh cũng mất đi nguồn tài chánh khổng lồ mà chưa một tổ chức khủng bố nào có được, nhờ bán dầu từ các mỏ trong tay họ hay thu thuế trên cư dân trong vùng họ kiểm soát.
Đối với những người sinh sống tại các vùng lãnh thổ bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo chiếm đóng trước đây, việc Daesh bị đánh đuổi tương đương với một sự giải thoát. Họ không còn bị đe dọa hành quyết hay trừng phạt dã man do luật lệ khắc nghiệt của Daesh, và đối với một số nhóm dân thiểu số, không còn bị bắt làm nô lệ tình dục hay bị thảm sát.
Hiểm họa Daesh tại Syria và Iraq vẫn còn
Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích, dù không còn lãnh thổ, hiểm họa Daesh không phải là bị hoàn toàn triệt tiêu tại Syria hay Iraq. Từ khi bắt đầu bị đẩy lùi từ năm 2017, tổ chức này đã bắt đầu áp dụng trở lại chiến thuật rút vào hoạt động bí mật để chờ thời. Các thành viên "nằm vùng" của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Iraq chẳng hạn, đã tiến hành nhiều vụ bắt cóc và giết người rải rác ở nhiều nơi để phá hoại chính quyền Bagdad.
Ngay tại khu vực đông bắc Syria dưới quyền kiểm soát của người Kurdistan Syria, được Mỹ hậu thuẫn, các phần tử nằm vùng của Daesh cũng đã thực hiện nhiều vụ đánh bom, trong đó có vụ hạ sát 4 người Mỹ hồi tháng Giêng vừa qua. Giới chức Kurdistan và Hoa Kỳ xác nhận rằng Daesh vẫn còn là mối đe dọa ở trong vùng.
Daesh vẫn có thể kích động khủng bố ở các nước ngoài vùng
Không chỉ tại Iraq và Syria, Daesh được cho là vẫn còn khả năng gây hại ở những nước lân cận hay ở các quốc gia phương Tây.
Mới đây, lãnh đạo cơ quan tình báo Anh MI6 đã cảnh báo rằng bị mất lãnh thổ, tổ chức Nhà nước Hồi giáo sẽ quay trở lại với chiến thuật tấn công "bất đối xứng".
Daesh vẫn thường xuyên lên tiếng tự nhận là tác giả một số vụ khủng bố ở nhiều quốc gia khác nhau, mặc dù những vụ đó thường được cho là do "những con sói đơn độc" thực hiện, chứ không phải là dưới sự chỉ đạo của Daesh.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, Daesh đã kêu gọi những người theo họ ở nước ngoài là chủ động tự lên kế hoạch khủng bố, thay vì chỉ tập trung vào những vụ được chỉ đạo từ bên trên với các cán bộ được huấn luyện từ trước.
Ngay từ đầu năm 2018, viên tư lệnh Mỹ phụ trách khu vực Trung Đông đã cảnh báo rằng tổ chức Nhà nước Hồi giáo có một sức chịu đựng bền bỉ và vẫn có khả năng "truyền cảm hứng để kích động tấn công khủng bố ở bên trong cũng như bên ngoài vùng Trung Đông".
Trọng Nghĩa
*****************
Tổng thống Iran thăm Iraq, đồng minh của Mỹ (RFI, 11/03/2019)
Ngày 11/03/2019, Tổng thống Iran đến Iraq. Trong ngày đầu tiên, ông Hassan Rohani sẽ lần lượt gặp Tổng thống và thủ tướng Iraq trước khi đến hai thánh địa của hệ phái Hồi giáo Shia, Kerbala và Najab. Tại vùng Trung Đông đang có xung khắc giữa phe thân Mỹ và thân Iran, chính phủ Iraq cố giữ thế quân bình với hai đối tác là kẻ thù của nhau. Đó là cơ hội tốt để Teheran luồn lách cấm vận kinh tế của Washington.
Tổng thống Iraq Barham Salih và Tổng thống Iran Hassan Rohani (phải) trong lễ tiếp đón tại Bagdad, ngày 11/03/2019. Reuters/Thaier al-Sudani
Từ Teheran, thông tín viên Siavosh Ghazi phân tích :
"Đây là lần đầu tiên từ năm năm nay, Tổng thống Hassan Rohani thăm Iraq. Chuyến viếng thăm này diễn ra vào lúc kinh tế Iran bị thiệt hại nặng nề vì lệnh cấm vận của Hoa Kỳ. Thắt chặt quan hệ với các nước láng giềng là một phương cách lách né các biện pháp trừng phạt.
Iraq đang từ từ trở thành đối tác thương mại số một của Iran, cho dù Baghdad bị sức ép của Washington. Theo số liệu chính thức, trao đổi thương mại giữa hai nước lên đến 10 tỷ đôla, phần lớn là hàng hóa Iran xuất sang Iraq như dầu hỏa, điện và các loại dịch vụ.
Chỉ tiêu của Tổng thống Rohani là tăng gắp đôi khối kim ngạch xuất khẩu để đạt mức 20 tỷ đôla trong hai năm tới đây.
Từ khi chế độ của nhà độc tài Saddam Hussein sụp đổ, hai quốc gia láng giềng có đa số dân theo hệ phái Shia đã trở thành đồng minh thân thiết. Iran giúp chính quyền Iraq trong cuộc chiến chống Daesh, cung cấp vũ khí và cố vấn quân sự cho Baghdad.
Chuyến viếng thăm của Tổng thống Rohani sẽ giúp Iran củng cố vai trò cường quốc cấp vùng sau khi vừa mới tiếp lãnh đạo Syria Bachar al Assad tại Teheran".
Trọng Nghĩa
*****************
Syria : Giao tranh dữ dội tại các tỉnh Hama, Idleb và Aleppo (RFI, 10/03/2019)
Quân đội chính phủ Syria, các nhóm quân nổi dậy và quân thánh chiến ngày hôm qua 09/03/2019 đã liên tục vi phạm lệnh hưu chiến tại vùng được cho là phi quân sự tại các tỉnh Hama, Idleb và Aleppo, phía bắc Syria.
Chiến sự lại gia tăng ở vùng đệm giữa các tỉnh Aleppo, Hama và Idleb. Reuters/Omar Sanadiki
Thông tín viên RFI trong khu vực Paul Khalifeh từ Beyrouth tường thuật :
"Đài Quan Sát Nhân Quyền Syria – OSDH tường thuật là hôm thứ Bảy 09/03, nhiều chiến đấu cơ đã tiến hành các vụ oanh kích nhắm vào hai địa phương nằm gần thành phố Jisr al-Choughour, không xa biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ. Không quân Nga và Syria hiếm khi can thiệp tại vùng Idleb kể từ khi có thỏa thuận hưu chiến đạt được dưới sự chủ trì của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hôm 27/09/2018. Thế nhưng, kể từ khi quân thánh chiến kiểm soát được toàn bộ tỉnh này hồi tháng Giêng năm nay, các vụ oanh kích diễn ra thường xuyên hơn.
Các đợt giao tranh vì vậy cũng gia tăng theo và ngày càng trở nên dữ dội hơn tại khu vực phi quân sự rộng từ 15 đến 20 km, nhưng chưa bao giờ thật sự được thiết lập. Từ thứ Sáu đến thứ Bảy, các vụ đấu pháo, phục kích và chạm súng đã diễn ra tại 15 điểm ở vùng đệm này của các tỉnh Aleppo, Hama và Idleb, theo OSDH và nhiều nguồn tin thân cận của chế độ Damas. Các cuộc giao tranh đã làm nhiều người chết và bị thương ở cả hai phía.
Chiến sự gia tăng trở lại còn kèm theo việc quân đội chính phủ củng cố các vị trí của mình, dẫn tới việc tăng viện quan trọng trên cả chiến tuyến kể từ khi Idleb rơi vào tay lực lượng thánh chiến Hayaat Tahrir al-Cham".
RFI tiếng Việt
Daesh : Sáu mặt trận chống khủng bố chưa hồi kết trên thế giới
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), tưởng như thất trận ở Syria và Iraq, vẫn còn chân rết ở khắp nơi, nhờ những "con sói đơn độc". Trở lại vụ tấn công tại New York, trang nhất của Libération đưa hàng tựa lớn "Daesh, hậu Daesh", với nhận định : "Cuộc tấn công hôm thứ Ba (31/10/2017) nhắc lại rằng sự sụp đổ của "quốc gia Hồi giáo califa" tại Iraq và Syria vẫn không phá vỡ được chiến dịch reo rắc sợ hãi của tổ chức Nhà nước Hồi giáo, vẫn hiển hiện ở nhiều vùng khác nhau, từ khu vực Sahel (Châu Phi) đến Đông Nam Á".
Cờ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo được phô trương trong làng Akhtarin, phía bắc Aleppo (Syria). Ảnh minh họa Reuters/Khalil Ashawi
Nhật báo Libération liệt kê 6 mặt trận chưa có hồi kết trên khắp thế giới :
Các nước "kẻ thù" : Tấn công ngay khi có thể
Không oanh kích như tại Raqqa hay Mosul, không có chi nhánh ở phương Tây, nhưng những kẻ thánh chiến có thể ra tay ngay khi có điều kiện. Từ giữa năm 2014, các thành viên tổ chức Nhà nước Hồi giáo từ Syria hoặc Iraq trở về, những "con sói đơn độc" ra tay theo lời kêu gọi của Daesh, dù chưa một lần đến "vương quốc Hồi giáo" tự xưng, đã tấn công Bruxelles, Luân Đôn, Manchester, Berlin, Paris, Marseille, Nice hay Magnanville (ngoại ô Paris).
Họ tấn công với những dụng cụ có trong tay, từ một con dao đến xe hơi hoặc xe tải để "giết người bằng bất kỳ cách nào" theo lời kêu gọi của cựu phát ngôn viên của Daesh, Mohammed al-Adnani, ngay từ tháng 09/2014. Tính đến tháng 02/2017, Daesh đã thực hiện hoặc truyền cảm cho hơn 140 vụ tấn công tại 29 nước, không kể Syria và Iraq, và giết chết ít nhất 2.000 người.
Daesh không sáng tạo ra gì hết mà chỉ áp dụng lý thuyết của al-Qaeda, có nghĩa là tấn công không ngừng nghỉ các nước phương Tây, đặc biệt là bằng những cuộc tấn công quy mô nhỏ, để làm người dân mệt mỏi và đẩy họ chống lại người Hồi giáo và từ đó sẽ xảy ra một cuộc nội chiến.
Syria và Iraq : Vương quốc "califat" tự xưng
Lãnh thổ của vương quốc Hồi giáo "califat" tự xưng vào tháng 06/2014 tại Iraq và Syria rộng bằng diện tích của Bồ Đào Nha. Nhưng hiện giờ, Daesh chỉ còn chiếm khoảng 10% diện tích nằm gọn trong thung lũng sông Euphrat, sát biên giới với Syria. Vài nghìn chiến binh, địa phương và nước ngoài, đang cố thủ tại đây trước cuộc phản công của lực lượng Iraq bắt đầu từ tuần trước để chiếm lại al-Qaim và các khu vực lân cận nhằm chấm dứt sự hiện diện của Daesh ngay trên quê hương của tổ chức này. Được liên quân quốc tế yểm trợ, cuộc tấn công có vẻ tiến triển nhanh.
Đông Nam Á : Khủng hoảng Rohingya, "bánh thánh" cho Daesh
Hoạt động khủng bố của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Châu Á dường như đang được kiềm chết : Thủ lĩnh Isnilon Hapilon của Daesh tại Đông Nam Á bị quân đội Philippines triệt hạ ; ảnh hưởng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Indonesia đã bị kiềm chế sau loạt khủng bố tại Jakarta ; sự bành chướng của các cơ sở Daesh tại Bangladesh bị ngăn chặn sau vụ khủng bố đẫm máu ở Dacca (07/2016).
Tuy nhiên, làn sóng người Rohingya Miến Điện theo Hồi giáo đang phải trốn sang Bangladesh có thể là đối tượng mới cho tuyên truyền thánh chiến. Dù quân nổi dậy Rohingya khẳng định không có bất kỳ quan hệ nào với các tổ chức thánh chiến, nhưng các nhóm nước ngoài đang cố biến bang Rakhin thành một "Palestine mới" và bắt đầu chiêu quân dưới danh nghĩa này. Tháng 09/2017, bộ trưởng quốc phòng Malaysia đã lên tiếng báo động : "Nếu chúng ta bỏ mặc người Rohingya trong thất vọng, các nước trong vùng sẽ phải trả giá".
Trung Á : Trung Quốc và Nga trong tầm ngắm của Daesh ?
Uzbekistan, quê hương của kẻ tấn công tại Manhattan ngày 31/10/2017, không phải là một vùng đất của Daesh. Tuy nhiên, rất nhiều người Uzbekistan gia nhập tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Syria và Iraq. Theo nhà nghiên cứu Pháp Didier Chaudet, thuộc Viện Nghiên cứu Trung Á, "Daesh đang chuyển sang phía Trung Á" với việc thánh lập chi nhánh mang tên "tỉnh Khorassan" ở Afghanistan từ cuối năm 2014. Dù không cử lãnh đạo sang, nhưng Daesh có được sự liên minh của các cựu chiến binh Taliban, thanh niên Afghanistan và Pakistan - những tín đồ của thánh chiến mang quy mô quốc tế, trong khi Taliban chỉ tìm cách chiếm lại quyền ở Afghanistan. Tuy nhiên, Daesh không gặp thuận lợi trong việc mở rộng tại đây, hiện chỉ hoạt động ở vài huyện của tỉnh Nangarhar, nằm sát biên giới với Pakistan.
Châu Phi : al-Qaeda và Daesh vẫn hoành hành
Tại Châu Phi, Daesh nhắm đến Libya và đây là nước duy nhất Daesh cử lãnh đạo sang để xây dựng và tổ chức chi nhánh thánh chiến. Tuy nhiên, sau hai năm, lực lượng Daesh tại đây bị phân tán, yếu thế và buộc phải rút vào hoạt động bí mật.
Ngoài ra, còn phải kể đến một số chi nhánh khác của Daesh tại Châu Phi : Boko Haram tuyên thệ trung thành với tổ chức Nhà nước Hồi giáo, dù hiện chưa có bất kỳ yếu tố nào cho thấy có sự phối hợp hành động giữa hai bên ; tổ chức Những binh sĩ của Vương quốc Hồi giáo tại Algeria, tổ chức Đại Sahara hoạt động tại Mali, Burkina Faso và Niger.
Bên cạnh đó, al-Qaeda vẫn hoạt động mạnh trong vùng : tổ chức Shebab tại Somalia, tổ chức ủng hộ Hồi giáo vào người Hồi giáo (Jamaat Nosrat al-Islam wal-Mouslimin) tại vùng Sahel…
Ai Cập : Người du mục Bedouin tuyên thệ trung thành với Daesh
Trên bán đảo Sinai, một nhóm thánh chiến địa phương, gồm khoảng 1.000 đến 2.000 thành viên, chủ yếu người du mục Bedouin, đã tuyên thệ trung thành với Daesh vào năm 2014 và đã sát hại vài trăm cảnh sát và quân nhân Ai Cập. Lực lượng Daesh địa phương cũng nhắm vào người theo đạo chính thống với vụ khủng bố đẫm máu vào đúng mùa Phục Sinh 2017 khiến 29 người chết. Sự hiện diện của Daesh trên bán đảo Sinai cũng khiến Israel lo ngại.
Sau vụ tấn công tại New York, tổng thống Mỹ gia tăng kiểm soát nhập cư
Sau vụ tấn công bằng xe tải khiến 8 người chết ở New York mà thủ phạm là một người gốc Uzbekistan, tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi bãi bỏ việc rút thăm "thẻ xanh" (giấy phép thường trú) mà 50.000 nước ngoài được hưởng mỗi năm.
Theo nhật báo kinh tế Les Echos, thêm một lần nữa "tổng thống Donald Trump lại gây tranh cãi về vấn đề nhập cư" vì đây không phải là lần đầu tiên ông chỉ trích chương trình cấp thẻ xanh bằng cách rút thăm có từ những năm 1980. Tháng 08/2017, chủ nhân Nhà Trắng đã ủng hộ dự luật của hai thượng nghị sĩ Cộng Hòa muốn thắt chặt quy định đoàn tụ gia đình và lập một hệ thống dựa trên thành tích để đạt mục đích cuối cùng là hạn chế một nửa số người nước ngoài vào Mỹ.
Theo bài xã luận của Libération, vụ tấn công tại New York cho thấy điểm yếu của các biện pháp hạn chế tự do trong cuộc chiến chống khủng bố : Không phải cứ khép cửa biên giới là có thể hạn chế được nguy cơ tấn công. Hiệu quả phòng ngừa phụ thuộc vào hoạt động của các cơ quan tình báo và cảnh sát theo khuôn khổ luật pháp và đặc biệt là cần phương tiện và quân số.
Bài xã luận của La Croix nhận định vụ tấn công ngày 31/10 một lần nữa cho thấy Hoa Kỳ không được trang bị kỹ trước nguy cơ khủng bố. Tổng thống Trump yêu cầu gia tăng kiểm soát người nước ngoài muốn vào Mỹ, thế nhưng, thủ phạm vụ tấn công lại sống ở Hoa Kỳ từ 2010, hơn nữa cách hành động dường như không cần quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng.
Vắng Mỹ, 11 nước Thái Bình Dương tìm cách khôi phục TPP
Chuyển sang khu vực Châu Á, nhật báo Le Figaro đưa tin "11 nước vùng Thái Bình Dương làm tái sinh thỏa thuận mà Trump bác bỏ".
Thủ tướng Nhật Bản đã tiếp đón 11 nước cam kết phê chuẩn thỏa thuận tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại thành phố Urayasu (ngoại ô Tokyo). Như các nhà lãnh đạo khác, ông Abe cho rằng TPP là cơ hội duy nhất để cải cách và hiện đại hóa Nhật Bản, đặt biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.
TPP sẽ mở ra những thị trường mới cho các doanh nghiệp Nhật, trong bối cảnh thị trường nội địa bị thu hẹp vì tình trạng lão hóa dân số. Ngoài ra, thỏa thuận này còn giúp Nhật Bản trở thành "thủ lĩnh trong vùng", vị trí mà xứ hoa anh đào chưa từng nắm giữ dù nền kinh tế phát triển mạnh mẽ từ sau Thế Chiến II.
Nhưng liệu các nước trong vùng có hiểu được nhau hay không nêu không có đầu tầu Mỹ ? Đây là câu hỏi của Le Figaro. Vì từ lâu, Hoa Kỳ đóng vai trò trung gian, vừa về thương mại lẫn quân sự, trong vùng. Ngoài ra, thị trường Mỹ luôn là một nguồn cơ hội dồi dào, đặc biệt cho các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Các nước còn lại muốn đạt được một thỏa thuận vào tháng 11, trước khi gửi đến Hoa Kỳ để thuyết phục Chú Sam trở lại.
Tổng thống Pháp cải cách quy định trao Bắc Đẩu Bội Tinh
Ngày 02/11/2017, Hội đồng Bộ trưởng Pháp sẽ xác nhận một số thay đổi liên quan đến việc trao huân chương Bắc Đầu Bội Tinh. Hai thay đổi quan trọng là giảm số lượng huân chương được trao và căn cứ theo tiêu chí công lao.
Tổng thống Pháp muốn "khôi phục giá trị" của Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh ra đời năm 1802 dưới thời hoàng đế Bonaparte. Vì vậy, ông Macron muốn giảm rõ rệt số người được trao tặng, mà ví dụ điển hình là chỉ có 101 người (trong đó có 51 phụ nữ) được trao huân chương danh giá này nhân dịp Quốc khánh Pháp 14/07 vừa qua.
Quyết định mới này có thể sẽ làm xáo trộn một số "tục lệ", như trao ruy băng đỏ cho một số người nổi tiếng : các cựu bộ trưởng, thành viên Viện Hàn Lâm và cựu đại sứ. Lực lượng quân nhân, hiện chiếm khoảng 40% số lượng huân chương, cũng sẽ bị tác động.
Trang nhất các nhật báo
Trừ Le Monde ra số đúp nhân lễ Các Thánh (Toussaint), bốn nhật báo Pháp còn lại ra ngày 02/11/2017 đề cập đến bốn chủ đề khác nhau trên trang nhất. Le Figaro quan tâm đến những quy định mới về việc trao bắc đẩu bội tinh mới được tổng thống Pháp Macron ban hành. Nhật báo kinh tế Les Echos đưa tin "Châu Âu vượt Hoa Kỳ về tăng trưởng". Với truyền thống ngày lễ Toussaint, tại Pháp là dịp tảo mộ, nhật báo công giáo La Croix nhận định : "Cái chết không còn là chủ đề cấm kị", vì 2/3 người dân Pháp nghĩ đến cái chết của chính mình hoặc của người thân.
Thu Hằng
Daesh bị sụp đổ nhưng lò lửa Trung Đông vẫn bốc khói (RFI, 20/10/2017)
Báo Pháp đặc biệt chú ý đến Danielle Darrieux, minh tinh thế kỷ của sân khấu và màn ảnh Pháp vừa tắt lịm, bên cạnh các chủ đề thời sự từ sự sụp đổ của Daesh ở Trung Đông, đến chuyện Madrid song đấu với Catalunya, Liên Hiệp Quốc bất lực trước hồ sơ Rohingya, thế thượng phong của thủ tướng Nhật Shinzo Abe, vì sao không nên cấm cửa kênh truyền hình Russia Today của Nga họat động tại Pháp, bản chất chế độ chính trị Trung Quốc qua gia đình của một nữ doanh nhân nằm trong trung tâm quyền lực từ trước 1949.
Cờ Daesh chỉ còn trên những ngôi nhà bị tàn phá ở Raqqa. Ảnh ngày 18/10/2017. Reuters/Erik De Castro
Trung Đông : một cuộc chiến mới đang chờ
Trước hết, liệu Trung Đông sẽ yên bình một khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo Daesh bị sụp đổ ? Trong bài "Trung Đông thời hậu thánh chiến" trên trang quốc tế của Le Monde, nhà phân tích Alain Frachon nhận xét : một Trung Đông mới sẽ ra đời khi "giáo triều thánh chiến" cáo chung. Tuy nhiên, Trung Đông mới này không bình yên mà còn hứa hẹn có nhiều lửa khói. Sau bốn năm gieo rắc máu xương, chiến tranh đã làm cho bộ mặt Trung Đông đổi khác không thể quay trở lại.
Thứ nhất, cánh Hồi giáo bệnh hoạn và cực đoan của hệ phái Sunni sẽ cùng với Daesh, mất đi ít nhất hai tham vọng : lật đổ chính quyền Syria và kiểm sóat miền bắc Irak. Tuy nhiên, cuộc nổi dậy của hệ phái Sunni, sản sinh ra al-Qaeda và Daesh, cũng như những chân rết khủng bố khác, sẽ tồn tại. Họ sẽ tiến hành chiến tranh du kích, khủng bố ở Trung Đông và nhiều nơi khác. Hai chế độ Damascus và Baghdad sẽ đối xử ra sao với cộng đồng Sunni : tiếp tục trấn áp hay đối xử công bằng ? Có xem nhu cầu tái thiết Raqqa và Mosul là ưu tiên hay không ?
Trở lực lớn nhất vẫn là thiết lập cân bằng tương quan lực lượng. Nhưng liệu các nước "bảo trợ" có chấp nhận luật chơi hay không ? Trong cuộc chiến này, Nga và Tehran đứng về phía Damascus. Nhưng từ nay, Syria không còn là một nước có chủ quyền và được toàn vẹn lãnh thổ.
Nói đến Nga và Iran thì phải nhớ đến Mỹ của Donald Trump. Trong giai đoạn tranh cử, Donald Trump đã dành không biết bao nhiêu lời ưu ái ca ngợi Vladimir Putin và Bachar al-Assad. Thế mà một năm sau, khi vào Nhà Trắng, Donald Trump xem Iran là kẻ thù số một, muốn chế tài chế độ Hồi giáo Shi-a của Tehran. Tổng thống Mỹ muốn dựa vào Saudi Arabia và Israel để chống lại chính sách bành trướng của Iran.
Điện Kremlin sẽ phản ứng ra sao ? Le Monde đặt câu hỏi. Từ khi can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến Syria, nước Nga đã trở lại khu vực ở thế mạnh và bắt tay với Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, do thế thượng phong của Moskva, so với Washington, Nga cũng có phần trách nhiệm cho tương lai Trung Đông. Thủ tướng Netanyahu đã cảnh báo chủ nhân điện Kremlin : Israel không dung tha cho Iran "mở mặt trận" ở biên giới phía tây của Israel. Không một tháng nào mà máy bay Israel không tấn công các đoàn xe của Hezbollah chở tên lửa của Iran. Theo Le Monde, những cuộc oanh kích này có thể vượt tầm kiểm sóat vì theo thông lệ bao giờ sau một cuộc chiến cũng sẽ xảy ra một cuộc chiến khác.
Shinzo Abe trước thềm chiến thắng
Shinzo Abe chuẩn bị thắng lớn nhưng các kết quả thăm dò cho thấy thủ tướng Nhật mất dần hậu thuẫn trong dân chúng. Le Figaro giải thích thêm : 5 năm qua, chính sách "Abenomics" không đánh thức được nước Nhật, vì hầu hết các biện pháp cải cách sâu rộng không được thi hành.
Nhận định này của nhật báo thân hữu như một lời cảnh báo tổng thống Pháp Emmanuel Macron khi cho rằng Nhật Bản vẫn chưa có một chính sách nhập cư đáp ứng với nhu cầu lao động và vẫn chưa cải cách thị trường lao động.
Trái lại, Le Monde phân tích cơ may và rủi ro của cuộc bầu cử trước kỳ hạn. Thông tín viên của nhật báo độc lập từ Tokyo cho biết "bản thân thủ tướng Nhật cũng không ngờ, cho dù bị môt số tai tiếng nhũng lạm quyền thế, hỗ trợ bạn thân, ông còn đủ uy tín để hy vọng duy trì đa số áp đảo tại quốc hội. Tham vọng của thủ tướng Nhật là nhân cơ hội bị Bắc Triều Tiên đe dọa hạt nhân, ông có thể cải cách Hiến Pháp chủ hoà. Tuy nhiên, cơ hội có một không hai này là con dao hai lưỡi.
Theo phân tích của Thượng nghị sĩ Hiroe Makiyama, người của đảng Dân Chủ Nhật Bản , thì phe tả cũng sẽ nhân cơ hội này để huy động cử tri thuộc xu hướng chủ hòa và chống năng lượng hạt nhân, xây dựng một cương lĩnh chính trị mới. Vấn đề là nếu tỷ lệ cử tri vắng mặt lên cao, thì điều này sẽ làm chiến thắng của thủ tướng cánh hữu.
Miến Điện - Rohingya
Bầu cử Nhật Bản vào chủ nhật này không phải là thời sự quan trọng duy nhất ở Châu Á.
Với tựa : Sự bất lực của Liên Hiệp Quốc trước thảm nạn Rohingya, La Croix đặt câu hỏi : Liên Hiệp Quốc phản đối, Liên Hiệp Quốc tố cáo,Liên Hiệp Quốc lên án , nhưng làm được gì ? Hai viên chức Liên Hiệp Quốc và một chuyên gia độc lập nhìn nhận Liên Hiệp Quốc bất lực vì không thể đưa lực lượng võ trang vào Miến Điện và cũng không nên can thiệp bằng quân sự.
Trong bài xã luận "Chuyện tàn ác ở Miến Điện" nhật báo Công giáo lưu ý bang Rakhin chỉ là một trong nhiều lò lửa xung đột sắc tộc tại Miến Điện. Quân đội Miến Điện là thủ phạm chính nhân danh "chủ nghĩa dân tộc". Trong giai đoạn chuyển tiếp dân chủ hiện nay, can thiệp vào Miến Điện sẽ rất phức tạp. Điều quốc tế cần làm là trừng phạt các sĩ quan phạm tội ác và tiếp tục yểm trợ tiến trình dân chủ hóa. Mặt khác, dồn sức cứu trợ gần 600.000 người tị nạn ở Bangladesh. Theo La Croix, đó là ý nghĩa của chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng Francis vào tháng 11 tới.
Trung Quốc : Đại hội thứ 19 Đảng cộng sản Trung Quốc
Hồ sơ thứ ba liên quan đến Châu Á là đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc. Les Echos dành một trang cho Yan Lan ( Diêm Lan), một nhà quản trị ngân hàng Lazard, được Pháp tặng Bắc Đẩu Bội Tinh, tác giả một quyển sách thuật lại những thăng trầm của gia đình ở trung tâm quyền lực đảng cộng sản Trung Quốc : ông nội là đảng viên Quốc Dân đảng trước khi theo Mao. Lên năm, Diêm Lan theo bố về sống một muà hè trong nhà Đặng Tiểu Bình, sát biệt thự của Mao và được đích thân họ Đặng dạy bơi. Bố của Diêm Lan là nhà ngoại giao, thông dịch viên tiếng Nga chính thức của Mao.
Lời kể của Diêm Lan như là một chứng nhân về tội ác của Hồng Vệ Binh thời cách mạng văn hóa mà ông và cha là nạn nhân. Bị tra khảo khắc nghiệt, ông nội của Diêm Lan từ trần trong nhà giam. Không chút hận thù, Diêm Lan cho biết mãi đến khi lên đại học, nhân một dịp trao đổi với một sinh viên Đài Loan bà mới ý thức được quy mô và tai hại của chiến thuật tuyên truyền sai lạc, bóp méo thông tin của chế độ Cộng sản Trung Quốc.
Madrid Barcelona
Về thời sự Châu Âu, trận đấu sức giữa Madrid và chính quyền ly khai ở Barcelona được báo chí Pháp đưa tin theo lối giao banh : Trả lời tối hậu thư của thủ tướng Rajoy, lãnh đạo ly khai Puigdemont không giải thích thỏa đáng, tựa của Le Monde. Trong khi Libération nhận định hai phe chọn chiến thuật "ai mạnh sẽ thắng" thì Le Figaro nhấn mạnh : Madrid sẵn sàng đình chỉ quy chế tự trị của Catalunya và lưu ý thái độ của Liên Hiệp Châu Âu là đoàn kết với Tây Ban Nha chống ly khai.
Trong bài xã luận, Le Figaro trách phe đòi độc lập "đi ngược chiều lịch sử" gây tổn hại nặng nề cho quyền lợi chung. Phe chủ trương cực đoan muốn khai thác lòng bất mãn của dân Catalunya khi Madrid tiến trình thực hiện điều 155 của Hiếp Pháp để hy vọng xảy ra một… Thiên An Môn. Trong khi đó, đất nước sẽ bị phân hóa nghiêm trọng và lâu dài, giới đầu tư mất tin tưởng. Thay vì lãng phí thời giờ công sức, Catalunya nên cùng Madrid tập trung giải quyết những vấn nạn quốc gia, từ di dân nhập cư, thất nghiệp, khủng bố Hồi giáo. Châu Âu không tha thứ cho thái độ đi sai đường lich sử.
Ngôi sao truyền hình Ksenia Sobtchak : Đối thủ mới của Putin
Về tình hình chính trị Nga, trong khi lãnh đạo đối lập và chống tham nhũng Boris Nemtsov bị ám sát và Alexei Navalny bị điện Kremlin dùng tư pháp chận đường tranh cử tổng thống, Libération giới thiệu một nữ xướng ngôn viên truyền hình Nga đứng lên thách thức Putin, Le Monde phân tích vì sao không nên cấm kênh truyền hình tuyên truyền Russia Today của Nga chủ hòa
Trực diện Putin trong cuộc bầu cử tổng thống, ngày thứ tư vừa qua, Ksenia Sobtchak một ngôi sao truyền hình Nga xinh đẹp và ăn khách thông báo ra tranh cử. Trên đài truyền hình Dojd, cô nhà báo trẻ tuổi cho biết đã thông báo cho Putin quyết định tranh đua này. Theo giới phân tích tại Moskva, Ksenia Sobtchak sẽ thu hút được thành phần "dân thành thị trẻ, có học thức, có đầu óc phê phán, thích tây phương". Nhà báo này không giấu lập trường đối lập với Putin, nhiều lần xuất hiện bên cạnh Boris Nemtsov, trước khi ông bị ám sát, và Alexei Navalny.
Nổi loạn nhưng không chống chế độ, đối thủ mới của tổng thống Putin, nếu không bị cản đường bằng những biện pháp trấn áp, sẽ là một ứng cử viên lợi hại : tổ chức vận động tranh cử ôn hòa, không tố cáo bầu cử gian lận, nhưng giương cao ngọn lửa tranh đấu của mọi tiếng nói bất mãn. Chỉ riêng những người ủng hộ Alexei Navalny, chiếm đến 15% hay 25% cử tri Nga.
Vào lúc Nga tìm cách bóp nghẹt các tiếng nói phản biện thì một cơ quan truyền thông do nhà nước tài trợ, đài Russia Today, nước Nga ngày nay muốn phát sóng tại Pháp vào tháng 12 tới. Trên Le Monde, chuyên gia về nước Nga Maxime Audinet giải thích là không nên lên án Russia Today làm tay sai cho điện Kremlin vì đài này biết cách khai thác ngược lời cáo buộc để làm tăng số khán giả. Vũ khí thương mại của Russia Today là "quảng cáo họ là tiếng nói khác biệt" so với thông tin ở phương tây.
Theo tác giả, biện pháp hay nhất mà Thượng Hội Đồng Thính Thị Pháp nên làm là theo gương đồng nghiệp Anh đối với RT tại Anh Quốc : cảnh giác và cho công luận biết rõ cơ quan truyền thông này là công cụ của chính quyền Nga trong lĩnh vực đối ngoại. Thứ đến là nên chỉ trích xây dựng nước Nga bất lực tạo hình ảnh thu hút quốc tế.
Bên cạnh thời sự chính trị nóng bỏng, tin nữ diễn viên điện ảnh và sân khấu Pháp Danielle Darrieux vừa từ trần ở tuổi 100 chiếm trang nhất tất cả báo chí Pháp ngày thứ sáu. Nhật báo cánh tả Libération chọn bức ảnh trắng đen làm nổi bật gương mặt khả ái và mái tóc vàng óng ả : Nữ diễn viên thế kỷ, biểu tượng của 80 năm điện ảnh đã từ trần ngày thứ ba vừa qua.
Tú Anh
Một cuộc không kích của Nga đã giết chết khoảng 40 chiến binh Nhà nước Hồi giáo, trong đó có 4 chỉ huy cấp cao, gần thành phố Deir al-Zor của Syria, Reuters dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nga cho biết hôm 8/9.
Các lực lượng dân chủ Syria tại tỉnh Deir al-Zor ngày 21/2/2017.
Bộ này cho biết trên trang Facebook rằng cuộc không kích, do máy bay ném bom Su-34 và chiến đấu cơ Su-35 thực hiện, được tiến hành sau khi có một báo cáo tình báo hôm 5/9 tiết lộ rằng các chỉ huy cấp cao IS đang họp trong một hầm bí mật ở Deir al-Zor.
Trong số những người bị giết có Abu Muhammad al-Shimali, là chỉ huy các chiến binh nước ngoài của IS, thông báo cho biết thêm.
Bộ Quốc phòng Nga nói họ có bằng chứng cho thấy Gulmurod Khalimov, "bộ trưởng chiến tranh" của Nhà nước Hồi giáo, cũng có mặt tại cuộc họp trong hầm bí mật và đã bị thương chí mạng trong cuộc không kích, rồi được sơ tán đến khu vực al-Muhasan, cách 20 km (13 dặm) về phía đông nam Deir al-Zor.
Khalimov, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm của Tajikistan được Mỹ đào tạo, đã đào ngũ và theo Nhà nước Hồi giáo vào tháng 4 năm 2015.
Khalimow sau đó đăng tải một phát biểu bằng video, hứa sẽ trở về nước để thiết lập luật sharia tại quốc gia Trung Á và đưa thánh chiến đến Nga và Hoa Kỳ.
Một giới chức hàng đầu cơ quan an ninh quốc gia Tajikistan cho hãng thông tấn RIA của Nga biết rằng Moscow đã yêu cầu cung cấp chi tiết bằng chứng việc đào thoát của Khalimov.
Hôm thứ Ba (5/9), các lực lượng chính phủ Syria, với sự hỗ trợ của các cuộc không kích và phóng tên lửa hành trình của Nga, đã tiếp cận được khu vực Deir al-Zor bị IS bao vây trong nhiều năm. Đây cũng là cứ địa cuối cùng của IS ở Syria.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Jim Mattis hôm 22/8 tuyên bố rằng số phận của Nhà nước Hồi giáo "chỉ còn tính bằng ngày", nhưng đồng thời cũng cảnh báo rằng đánh bại nhóm khủng bố này không phải là chuyện sắp xảy ra.
Ông Mattis trao đổi với các phóng viên như vậy trước khi bay tới Baghdad trong chuyến công du không được thông báo trước để gặp các lãnh đạo chính phủ Iraq và các chỉ huy của Mỹ.
Trong các cuộc gặp này, người đứng đầu Lầu Năm Góc dự kiến sẽ thảo luận các chiến lược tương lai nhằm ổn định Iraq.
Ông nói với các phóng viên rằng mục tiêu "không thể đạt được ngay", và rằng tiến trình trong tương lai sẽ khó khăn.
Các lực lượng Hoa Kỳ đang lãnh đạo một liên quân các nước tiến hành chiến dịch quân sự nhằm ủng hộ quân đội Iraq kể từ tháng Tám năm 2014, sau khi các chiến binh Nhà nước Hồi giáo tràn vào nhiều vùng của nước này.
Các binh sĩ Iraq đã giành một thắng lợi lớn hồi tháng Bảy sau khi giành lại Mosul, thành phố lớn thứ hai của Iraq.
Hôm 20/8, quân đội Iraq đã mở một cuộc phản công nhằm giành lại Tal Afar, một khu vực cách Mosul khoảng 60 km về phía tây.
Liên quân do Mỹ lãnh đạo cũng đang hỗ trợ nỗ lực đẩy lui Nhà nước Hồi giáo khỏi các khu vực ở nước láng giềng Syria, trong đó có thủ đô tự xưng của nhóm khủng bố này là Raqqa.
*********************
Các lực lượng chính phủ Iraq hôm 22/8 đã tiến vào phạm vi Tal Afar ở tây bắc Iraq, trong ngày thứ ba của chiến dịch phản công được Mỹ hậu thuẫn nhằm giành tại thành phố này từ tay Nhà nước Hồi giáo.
Theo Reuters, Tal Afar, một cứ địa lâu nay của Nhà nước Hồi giáo, là mục tiêu mới nhất trong cuộc chiến sau khi Iraq giành lại Mosul sau chiến dịch kéo dài 9 tháng đã biến nơi này thành đống đổ nát.
Tuy nhiên, hôm 22/8, quân đội và các đơn vị chống khủng bố đã đột nhập vào Tal Afar từ phía đông và phía nam.
Đặc sứ Hoa Kỳ về liên quân quốc tế, ông Brett McGurk, nói rằng các lực lượng Iraq đã giành lại 235 km vuông trong 24 giờ đầu tiên của cuộc phản công.
Các lực lượng an ninh nói rằng cũng đã chiếm lại được các ngôi làng, các con đường chiến lược và hệ thống hầm ngầm.
Nằm cách Mosul 80km về phía tây, Tal Afar là nơi chiến lược vì nó nằm dọc theo tuyến hậu cần giữa Mosul và Syria.
Đây là nơi đã sản sinh ra những chỉ huy cấp cao nhất của IS và đã bị cắt đứt khỏi phần lãnh thổ còn lại do IS nắm giữ hồi tháng Sáu.
Tin cho hay, còn có khoảng 2 nghìn chiến binh dày dạn kinh nghiệm chiến đấu còn nán lại thành phố này.
IS bị dồn vào đường cùng ở Mosul, Iraq chuẩn bị mừng chiến thắng (VOA, 04/07/2017)
Các chiến binh Nhà nước Hồi giáo đang chiến đấu để bám víu vào những đường phố cuối cùng còn nằm dưới quyền kiểm soát của họ ở khu Phố Cổ của Mosul hôm thứ Hai, là nỗ lực cuối cùng trước khi sắp sửa bị quân đội Iraq đánh bật khỏi nơi từng là cứ địa của họ.
Khói bao trùm khu Phố Cổ sau vài cuộc không kích trong khi lực lượng Iraq tiếp tục đà tiến nhắm vào những kẻ chủ chiến Nhà nước Hồi giáo ở Mosul, Iraq, ngày 3 tháng 7, 2017.
Trong chiến sự ác liệt, các đơn vị quân đội Iraq đã dồn phiến quân trở lại vào một khu hình chữ nhật đang thu hẹp với kích cỡ không quá 300 nhân 500 mét cạnh sông Tigris, theo một bản đồ được văn phòng truyền thông quân đội công bố.
Khói bao trùm một số nơi trong Phố Cổ, bị rung chuyển bởi các cuộc không kích và những đợt pháo kích nã vào suốt buổi sáng.
Số lượng những kẻ chủ chiến Nhà nước Hồi giáo (IS) chiến đấu tại Mosul đã giảm từ mức hàng ngàn người vào lúc khởi sự cuộc tiến công của chính phủ cách đây hơn tám tháng xuống chỉ còn vài trăm người.
Lực lượng Iraq nói họ dự liệu sẽ tới được sông Tigris và giành lại quyền kiểm soát hoàn toàn thành phố trước cuối tuần này. Thủ tướng Haider al-Abadi dự kiến sẽ đến Mosul chính thức tuyên bố chiến thắng, và một tuần lễ ăn mừng trên toàn quốc đã được lên kế hoạch.
Mosul tính tới thời điểm này là thành phố lớn nhất mà IS chiếm cứ. Tại đây gần ba năm trước, IS đã tuyên bố sáng lập lãnh địa "caliphate" của họ trên một số phần lãnh thổ thuộc Iraq và Syria.
Mosul thất thủ, lãnh thổ của IS ở Iraq sẽ chỉ giới hạn trong các khu vực ở phía tây và nam của thành phố nơi hàng chục ngàn thường dân cư trú.
"Chiến thắng đang gần kề, chỉ cách các lực lượng an ninh mỗi 300 mét từ sông Tigris", phát ngôn viên quân đội, Chuẩn tướng Yahya Rasool, nói trên truyền hình nhà nước.
Thường dân chạy lánh chiến sự trong khu Phố Cổ của Mosul, Iraq, ngày 1 tháng 7, 2017.
Thủ tướng Abadi tuyên bố sự cáo chung cho "nhà nước của sự giả trá" của Nhà nước Hồi giáo thứ Năm tuần trước, sau khi các lực lượng an ninh chiếm giáo đường Hồi giáo thời trung cổ al-Nuri Lớn.
Chính tại nơi này, thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất xuất hiện trên video, tuyên bố ông ta là "caliph" - người cai trị nhà nước Hồi giáo thần quyền - vào ngày 4 tháng 7 năm 2014.
Với lãnh thổ đang co cụm nhanh chóng, tổ chức khủng bố này đã tăng cường các vụ tấn công tự sát nhắm vào một số nơi ở Mosul do lực lượng Iraq kiểm soát và những nơi khác.
Truyền hình nhà nước Iraq cho biết hàng ngàn người đã tháo chạy khỏi khu Phố Cổ đông dân của Mosul trong 24 giờ qua.
Nhưng hàng ngàn người được cho là vẫn còn đang mắc kẹt trong khu vực này với ít thức ăn, nước uống và thuốc men, và trên thực tế đang bị dùng làm lá chắn sống, theo lời những cư dân đã trốn thoát.
Chiến tranh kéo dài hàng tháng trời trong khu đô thị đã buộc 900.000 người, khoảng phân nửa dân số của thành phố trước chiến tranh, phải tản cư và làm hàng ngàn người thiệt mạng.
Baghdadi đã để lại chiến sự ở Mosul cho các chỉ huy địa phương và được cho là đang lẩn trốn gần biên giới Iraq-Syria, theo các nguồn tin quân đội của Mỹ và Iraq.
*****************
Iraq : Daesh tung chiến binh tự sát cản đường quân chính phủ ở Mosul (RFI, 04/07/2017)
Dù đã tiến vào được khu phố cổ của thành phố Mosul, quân đội Iraq, vào ngày 04/07/2017, vẫn tiến bước một cách khó khăn. Theo hãng tin Pháp AFP, nguyên nhân là lực lượng thánh chiến cố thủ tại đấy đã tăng cường các cuộc tấn công khủng bố tự sát nhằm cản đường địch thủ.
Lực lượng an ninh Iraq tấn công tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo ở khu phố cổ Mosul, ngày 04/07/2017. REUTERS/Ahmed Saad
Theo giới quan sát, đây là giai đoạn tối hậu của chiến dịch tấn công tái chiếm Mosul, thành phố lớn thứ nhì Iraq, mở ra cách đây 8 tháng. Quân đội Iraq đã chiếm được đa phần thành phố, còn quân thánh chiến bị dồn vào một khu vực nhỏ ở phía tây thành phố cổ. Nhưng trước mắt quân đội Iraq đang gặp phải sức kháng cự mãnh liệt.
Phóng viên AFP tả cảnh giao tranh trong khu vực đền thờ al-Nouri, với các thành phần thánh chiến nấp trong các khu nhà, trong lúc máy bay bắn vào nhà chung quanh.
Theo Sami al-Aridhi, một sĩ quan thuộc lực lượng chống khủng bố Iraq, hiện còn khoảng vài trăm chiến binh thánh chiến trong khu phố cổ và từ 3 ngày qua, họ đã gia tăng tấn công khủng bố tự sát, nhất là do phụ nữ tiến hành. Trước đây, theo ông al-Aridhi, quân thánh chiến thường chỉ bắn tỉa và sử dụng bom.
Hôm 02/07 chẳng hạn, các phần tử Hồi Giáo cực đoan đã tiến hành 17 vụ tấn công tự sát, trong đó có 4 vụ do phụ nữ thực hiện. Một hôm sau, các vụ khủng bố tiếp diễn với 2 phụ nữ tự sát. Trong số những kể liều chết, có cả các thiếu nữ 12-14 tuổi.
Tuy nhiên, dù tiến bước khó khăn, nhưng ông al-Aridhi tin tưởng sẽ chiếm lại được toàn bộ thành phố Mosul trong vài ngày tới đây.
Mai Vân
*********************
Syria : Tuyến phòng thủ của Daesh tại Raqqa bị chọc thủng (RFI, 04/07/2017)
Hôm 04/07/2017, các chiến binh thuộc lực lượng FDS, bao gồm người Kurdistan và quân nổi dậy, được các oanh tạc cơ của liên quân hậu thuẫn, đã chọc thủng tuyến phòng ngự xung quanh khu phố cổ của Raqqa, thủ phủ của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo tại Syria.
Chiến binh của lực lượng Kurdistan YPG tại Raqqa, Syria, ngày 03/07/2017. REUTERS/Goran Tomasevic TPX IMAGES OF THE DAY
Bộ Tư Lệnh Quân Đội Mỹ tại Trung Đông (Centcom) cho biết, các đợt không kích đã phá hủy hai đoạn tường thành cổ, dài khoảng 25 mét mỗi đoạn, cho phép bên tấn công lọt được vào trong, với tổn thất sinh mạng ít nhất. Bộ chỉ huy Mỹ cũng cho biết toàn bộ phần còn lại của thành cổ dài tổng cộng 2.500 mét, được xây dựng từ thế kỷ thứ VIII, vẫn được bảo tồn.
Theo liên quân, khoảng 2.500 quân thánh chiến đang cố thủ tại Raqqa. Còn theo Liên Hiệp Quốc, gần 100.000 thường dân bị kẹt lại trong thành phố này.
Chiến dịch giải phóng Raqqa được khởi sự từ tháng 11/2016. Ngày 6/6/2017, FDS lọt được vào thành phố và chiếm được nhiều khu phố đông và tây của Raqqa từ đó đến nay. Theo tổ chức Đài Quan Sát Nhân Quyền Syria, hôm nay là trận đánh quan trọng nhất kể từ ngày 6/6, và đây là lần đầu tiên lực lượng FDS lọt được vào khu thành cổ, nơi cố thủ của Daesh.
Đàm phán lần thứ 5 tại Astana
Tại Astana (Kazakhstan), vòng thương lượng thứ năm về Syria được khai mạc ngày 04/07, với trọng tâm là vấn đề an ninh tại Syria, và được tổ chức với sự bảo trợ của Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Mục tiêu của thương lượng lần này là nhằm tìm kiếm các biện pháp để thiết lập "các vùng giảm căng thẳng" tại Syria. Vòng thương lượng dự kiến sẽ kết thúc vào ngày mai, thứ Tư, 05/07.
Trước phiên đàm phán, quân đội Syria tuyên bố đơn phương ngừng bắn từ ngày 2 đến ngày 6/7 tại các tỉnh Deraa, Qouneitra và Soudeia, nơi chiến sự diễn ra ác liệt. Khu vực này là một trong bốn vùng "giảm căng thẳng" dự kiến, cùng với tỉnh Idleb, một phần tỉnh Homs và vùng Gouta, do đối lập kiểm soát, bao quanh thủ đô Damascus.
Kế hoạch lập các vùng giảm căng thẳng được nêu ra trong đợt thương lượng lần trước tại Astana hồi tháng 5. Đợt họp lần này diễn ra ngay trước vòng đàm phán tìm giải pháp chính trị cho xung đột Syria lần thứ bảy, dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, dự kiến khai mạc ngày 10/07 tại Genève.
Xung đột Syria kéo dài hơn sáu năm nay, khiến hơn 320.000 người thiệt mạng, khoảng một phần ba dân cư của quốc gia 22 triệu dân phải đi lánh nạn, sáu triệu người phải sống dựa vào các cứu trợ nhân đạo quốc tế, chưa kể hàng trăm ngàn người khác bị thương.
Trọng Thành
Trận chiến Mosul đến hồi kết thúc (VOA, 02/07/2017)
Bên ngoài văn phòng một tướng lãnh, Raith al-Shababi, một binh sĩ thuộc Lực lượng Đặc biệt Iraq đang lướt qua Facebook.
Đền cổ al-Nuri báu vật của Mosul bị Nhà nước Hồi giáo tàn phá. Ảnh chụp ngày 30/6/2017.
"Đây là em tôi", al-Shababi nói, và cho một phóng viên xem hình một thiếu niên mặc sơ-mi trắng, vẻ mặt trầm tư, nghiêm nghị.
"Daesh", al-Shababi giải thích, đưa ngón tay lên đầu như một khẩu súng. "Bùm, bùm". Các phần tử hiếu chiến Nhà nước Hồi giáo bắn chết em của al-Shababi lúc mới 21 tuổi.
Trong khi chờ các tướng lãnh cùng đi chào mừng chiến thắng trong Cổ thành Mosul, al-Shababi nói hiện chưa hoàn toàn chiếm được Mosul, nhưng trận chiến gần chấm dứt.
Tuy nhiên những thiệt hại, mất mát trong 8 tháng giao tranh, 3 năm dưới sự cai trị của Nhà nước Hồi giáo tại Mosul, và hơn một thập niên chịu sự tấn công thường xuyên của các phần tử cực đoan, làm cho việc chiến thắng buồn nhiều hơn là vui.
"Chúng tôi đã thắng, nhưng hãy nhìn quanh đây", Đại tá Saaed Badeer Katam, thuộc Tiểu đoàn Lực lượng Đặc biệt Najaf nói "Tất cả đều bị phá hủy".
Ngay cả Đền al-Nuri, nơi phái đoàn đến tham quan, là một nơi hoang tàn đổ nát, với tòa tháp biểu tượng bị đốn ngả và nơi thờ phượng bị phá hủy. Abu-Bakar al-Baghdadi tự xưng là "Caliph" của Nhà nước Hồi giáo tại ngôi đền này vào năm 2014. Ba năm sau Nhà nước Hồi giáo phá hủy ngôi đền, dường như để hạ thấp chiến thắng của lực lượng Iraq tại Mosul.
Rời khỏi chiến trường, Đại tá Katam nói ông không để ý đến việc tuyên bố thắng lợi trước khi giao tranh chấm dứt. Trong lúc ông nói, các cuộc không kích nhắm vào các mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo đang tiếp tục, và các phần tử hiếu chiến bắn súng cối và bắn sẻ. Binh sĩ chiến đấu để giành lại từng ngôi nhà, và các gia đình tiếp tục trốn khỏi vùng giao tranh.
Đại tá Katam cho nổ các quả bom tự chế nằm rải rác trên các đường phố của Cổ thành Mosul vừa được chiếm lại. Các loại mìn bẩy tự chế này được giấu trong các đống đổ nát và ngay cả trong đồ chơi trẻ em.
Các tòa nhà trong khu vực bị phá hủy và bỏ hoang, và xác các phần tử hiếu chiến thối rữa trên đường phố. Dưới các đống đổ nát là xác các gia đình bị giết khi nhà cửa sụp đổ trong các cuộc không kích, đôi khi những người này bị chôn sống trong nhà.
"Tôi mất 25 người bạn trong trận chiến Mosul, Kaisar, 28 tuổi, một chiến binh thuộc Lực lượng Đặc biệt Iraq nói. Khi được hỏi ông có vui mừng vì chiến thắng không, ông Kaisar trả lời "Tôi rất mệt và chỉ muốn về nhà".
Đối với các binh sĩ Iraq, về nhà chỉ là để nghỉ xả hơi, nhưng không phải là chấm dứt chiến tranh.
Các phần tử hiếu chiến tiếp tục ẩn núp trong những lãnh thổ do Iraq kiểm soát, sẵn sàng tấn công trở lại. Nhà nước Hồi giáo vẫn còn chiếm giữ nhiều nơi tại Iraq, bao gồm một phần tỉnh Anbar, Hawija và thành phố chiến lược Tal Afar, theo lời Đại tá Katam.
"Các cuộc hành quân sẽ tiếp tục cho đến khi Nhà nước Hồi giáo tan rã", ông nói.
Tal Afar đã bị các chiến binh Đơn vị Động viên Nhân dân hay Hashd Shaaby bao vây kể từ năm ngoái, dù việc tiến chiếm chưa bắt đầu.
Và địa hình chung quanh Tal Afar quá hiểm trở nên khó kiểm soát hoàn toàn, đại tá Katam nói. Các phần tử hiếu chiến trốn khỏi những khu vực khác sẽ cuối cùng rút về thành phố này nếu có thể được.
Đại tá Katam nói "Nơi cuối cùng chúng tôi chiến đấu sẽ là Tal Afar. Và ở đây các phần tử hiếu chiến sẽ chiến đấu cho đến chết".
"Những tổ nằm vùng" tại Mosul do Iraq kiểm soát đã mở những cuộc tấn công. Tuần trước ba tay đánh bom tự sát nhằm vào những mục tiêu phía đông Mosul, giết và làm bị thương nhiều người trong một khu chợ.
Trước đây trong tuần, khoảng từ 40 đến 50 phần tử hiếu chiến, được biết ẩn núp trong một khu công nghiệp bỏ hoang, tràn ngập hai khu vực tại tây Mosul trong một nỗ lực đánh lạc hướng các lực lượng Iraq trong trận chiến chiếm lại Cổ thành Mosul.
Trung sĩ Mahmoud Mohammad thuộc Sư đoàn 9 bộ binh Iraq nói "Các phần tử hiếu chiến nghĩ là lực lượng Iraq sẽ rời Cổ thành Mosul để một số phần tử hiếu chiến khác có thể trốn thoát".
Các binh sĩ Lực lượng Đặc biệt và Quân đội Iraq giết tất cả những phần tử hiếu chiến, ông nói, và chỉ cho chúng tôi thấy vết máu trên sàn một ngôi nhà. Máu vẫn chưa khô, và hai vỏ đạn nằm trên sàn nhà. Ông Mohammad nghĩ đây là một vụ xử tử hai người của Nhà nước Hồi giáo.
Những người láng giềng trở lại nói là tình trạng hổn loạn xảy ra khi Nhà nước Hồi giáo xuất hiện tại khu vực do Iraq kiểm soát kể từ giữa tháng 4. Các gia đình bị tan lạc khi mọi người hoảng sợ chạy tán loại khi họ thấy những bộ râu rậm và những bộ quần áo truyền thống. Họ không biết có ai bị giết hay không.
Tuy nhiên, các binh sĩ và thường dân đồng ý là có nhiều tổ nằm vùng đang ẩn núp đâu đây tại Mosul và những cuộc tấn công còn lâu mới chấm dứt.
Ông Mohammad, 31 tuổi, cha của 7 đứa con sống tại Tenek, một trong những khu vực bị Nhà nước Hồi giáo chiếm trong một thời gian ngắn trước đây trong tuần nói "Dĩ nhiên chúng tôi luôn luôn sợ hãi, nhưng chúng tôi đi đâu bây giờ ?"
Heather Murdock
*******************
Ngày 29/6, sau nhiều tháng giao tranh dữ dội và Mỹ tiến hành các cuộc không kích nhằm vào IS, các lực lượng Iraq cho biết họ đang trên đà quét sạch các tay súng IS khỏi thành trì cuối cùng của chúng ở Mosul. Các quan chức Iraq tuyên bố vương quốc Hồi giáo (IS) đã bị xóa sổ.
Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia sau khi các binh lính Iraq chiếm giữ được một ngôi đền có ý nghĩa quan trọng và mang tính biểu tượng tại thành phố cổ Mosul, một viên tướng của Iraq nói : "Nhà nước mà chúng tưởng tượng ra đã bị xóa sổ". Tại Syria, các tay súng đối lập Syria được Mỹ hậu thuẫn đã nhanh chóng tràn vào thành phố Raqqa ở phía đông. Đây là một thủ phủ khác của cái mà IS tự nhận là "vương quốc" của chúng.
Cảnh đổ nát do chiến sự tại Thành cổ phía tây Mosul ngày 30/6. Ảnh : AFP/TTXVN
Như vậy, với việc thất thủ tại hai thành phố trọng điểm ở Syria và Iraq, IS hiện mất phần lớn lãnh thổ mà chúng chiếm giữ. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc IS hoặc các hành động bạo lực của chúng sẽ chấm dứt. Việc mất phần lớn lãnh thổ ở Syria và Iraq khiến cho tuyến đường để các tay súng thánh chiến nước ngoài tới vương quốc tự xưng của IS bị thu hẹp lại, song nhóm này vẫn có khả năng chiêu mộ nhân lực, tích lũy vũ khí, gây quỹ thông qua các hoạt động ăn cắp và tống tiền, đồng thời kích động những người đồng cảm với chúng tiến hành các cuộc tấn công ở nước ngoài.
Trong những tháng gần đây, IS luôn nhanh chóng thừa nhận rằng chúng chính là thủ phạm gây ra một loạt vụ tấn công nhằm vào người dân Châu Âu, đặc biệt là tại Anh và Pháp. Ngày 22/3, một kẻ đã lái xe đâm vào những người đang đi bộ trên Cầu Westminster ở London, làm 5 người bị thiệt mạng. Lực lượng an ninh của Anh đã nổ súng tiêu diệt tên này khi hắn đang tìm cách đột nhập vào tòa nhà Quốc hội Anh.
Hai tháng sau, một kẻ đánh bom liều chết đã giết hại 22 người trong một cuộc tấn công nhằm vào một buổi hòa nhạc ở Manchester. Ngày 3/6, ba kẻ sát nhân đã lái một chiếc xe tải trắng chạy ngang qua Cầu London đâm vào những người đi bộ. Sau đó chúng ta khỏi xe, cầm dao đâm vào những người ở Chợ Borough gần đó. Những kẻ tấn công này đã giết chết 8 người và làm bị thương hàng chục người khác trước khi chúng bị cảnh sát bắn gục.
IS đã tìm cách điều chỉnh trước những tổn thất của chúng tại Iraq và Syria, cũng như trước khả năng chúng sẽ bị mất những thủ lĩnh hàng đầu. Giữa tháng 6/2017, các quan chức Nga cho biết họ tin rằng lực lượng quân sự Nga đã giết chết tên Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh của IS, trong một cuộc không kích nhằm vào buổi tụ họp của các thủ lĩnh thánh chiến bên ngoài Raqqa. Sự việc này chưa được kiểm chứng, và tên Baghdadi trước đây cũng từng bị nhầm là đã bị giết chết. Tuy nhiên, giao tranh liên tiếp và các vụ tấn công mới đã nêu bật một thực tế là IS hẳn đã có các kế hoạch để đối phó với việc chúng bị mất các thủ lĩnh cấp cao.
Trên thực tế, rõ ràng là IS đã áp dụng các biện pháp của một tổ chức thánh chiến không có người lãnh đạo - một chiến lược mà mạng lưới khủng bố al-Qaeda đã thử áp dụng nhưng không đạt nhiều thành công. Trong hơn một năm qua, IS đã kích động những kẻ tấn công theo kiểu "con sói đơn độc" nhân danh IS, đặc biệt là ở phương Tây. Những nhân vật bị cực đoan hóa này thực hiện đúng theo lời kêu gọi của các thủ lĩnh IS, đó là sử dụng bất kỳ công cụ nào mà chúng có - từ xe tải, ô tô, dao và rìu - để thực hiện các vụ tấn công nhằm gây thanh thế cho chúng.
Mặc dù IS đã tổ chức các cuộc tấn công mà đòi hỏi phải cần nhiều tháng huấn luyện và lên kế hoạch, chẳng hạn như vụ tấn công có phối hợp hồi tháng 11/2015 ở trung tâm Paris làm chết 130 người, song hiện giờ tổ chức này đã từng bước hướng tới việc thực hiện các vụ tấn công hợp tác lỏng lẻo và đôi khi bột phát do những kẻ tự cấp tiến hóa gây ra.
Những cuộc tấn công này giúp các thủ lĩnh của IS tạo được ảo tương về sức mạnh để bù lại những tổn thất của chúng trên chiến trường. Cũng có dấu hiệu rằng IS sẽ đảo ngược mục đích ban đầu của chúng là cuộc nổi dậy thánh chiến, hướng tới các cuộc tấn công quy mô lớn và nhỏ, gây hoang mang lo sợ nhưng không giúp gì chúng trong việc nắm giữ quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ ở Iraq và Syria.
Khó có thể kết luận rằng việc bị mất lãnh thổ sẽ khiến IS suy yếu và làm cho các hoạt động của chúng bị thất bại. Một loạt tay súng từng được đào tạo và chiến đấu sát cánh với IS ở Iraq và Syria đã trở lại Châu Âu, và hiện có khả năng đào tại lại cũng như cực đoan hóa những người khác. Các thủ lĩnh IS nhận ra rằng chúng đã bị mất Mosul và Raqqa. Nhưng bằng cách dựa vào các cuộc tấn công của những "con sói đơn độc", IS có thể vươn tầm với rộng hơn. Và từ đó, chúng tiếp tục gieo rắc nỗi sợ hãi, cho dù vương quốc mà chúng tự tạo ra có vỡ vụn.
TTXVN