Biến động nhân khẩu nhưng chính quyền địa phương không biết ?
Nguyễn Hồng Phúc, VNTB, 31/10/2019
Nhiều người hoạt động trong các hội đoàn dân sự, chỉ cần rời khỏi nhà là gần như nhân viên công lực biết ngay. Thế nhưng lại có rất nhiều thanh niên phải tha hương mưu sinh tận xứ người, lúc có chuyện xảy ra như vụ thảm cảnh container Anh quốc hôm 23/10, thì phía quản lý Việt Nam lại… ngơ ngác (!?)
Phải chăng các biến động nhân khẩu đã không được cập nhật trong cái gọi là ‘sổ hộ khẩu’ ? Hay đây là sự tắc trách của chính quyền địa phương ?
Sổ hộ khẩu đã 'hoàn thành sứ mệnh lịch sử' ?
Hình mẫu gốc của chế độ hộ khẩu ở Việt Nam là hệ thống hộ khẩu (âm Hán ngữ là hùkǒu) của Trung Quốc. Giống như ở Trung Quốc, hộ khẩu ở Việt Nam được sử dụng để quản lý kinh tế cũng như an ninh trật tự xã hội.
Tại miền Bắc trước năm 1975, sự hiện diện đầu tiên của hệ thống hộ khẩu trong một văn bản pháp lý vào năm 1957 với Thông tư 495-TTg, ban hành nhằm hạn chế sự di chuyển của người dân từ các vùng nông thôn tới các thành phố Hà Nội và Hải Phòng thời chiến tranh.
Sau đó, hệ thống hộ khẩu được áp dụng chính thức toàn miền Bắc từ năm 1964 theo Nghị định 104-CP, trong đó đưa ra những tiêu chí cơ bản của hệ thống. Nghị định này được ban hành theo đề nghị của Bộ Công an, cơ quan chịu trách nhiệm thi hành, phản ánh tầm quan trọng của hệ thống này như một biện pháp đảm bảo an ninh của một quốc gia trong tình trạng chiến tranh.
Từ tháng 4/1975, chính sách quản lý dân cư bằng hộ khẩu được mở rộng trên toàn quốc, với lý do chính là thực thi chế độ kiểm soát từng hộ gia đình, bên trong có những ai và người này phải chịu trách nhiệm về người kia nên canh chừng lẫn nhau.
Hệ thống hộ khẩu gắn chặt với việc phân phối lương thực, đất đai, nhà cửa, giáo dục, y tế và việc làm. Không có hộ khẩu đồng nghĩa với việc sống mà không có các quyền và các dịch vụ mà Nhà nước cung cấp cho công dân. Hầu như tất cả các quyền dân sự của một cá nhân chỉ có thể được đảm bảo với sự có mặt của hộ khẩu.
Sau khi nền kinh tế bao cấp bị bãi bỏ, đời sống của người dân vẫn bị đóng khung trong chế độ kiểm soát hộ khẩu, đưa tới sự hình thành của hai thành phần xã hội là người có hộ khẩu ở tại chỗ, và di dân không có hộ khẩu, hay còn được gọi là lao động nhập cư nếu may mắn thì được xét cấp loại hộ khẩu tạm, có ký hiệu từ KT1, KT2, KT3.
Qua vụ việc nghi vấn có người Việt Nam bị tử vong trong thảm nạn di dân trái phép tại Anh Quốc hôm 23/10, thì khi chính quyền các địa phương như Hà Tĩnh, Nghệ An đã lúng túng xác định danh sách những người dân có hộ khẩu ở địa phương, nhưng thực tế lại không có mặt tại nơi cư trú, cho thấy ngoài việc cần xem xét lại cung cách quản lý được chia theo ô khu phố lâu nay trên bản đồ hành chính địa phương của lực lượng cảnh sát khu vực, thì cái gốc ở đây là chuyện quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu dường như không còn thích hợp về quyền tự do cư trú được quy định ở Luật Cư trú.
Sao không áp dụng Luật Hộ tịch ?
"Nhà nước bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền tự do cư trú của công dân phải bị xử lý nghiêm minh. Nhà nước có chính sách và biện pháp đồng bộ để bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền tự do cư trú của công dân" – Trích Điều 5. Bảo đảm điều kiện thực hiện quyền tự do cư trú và hoạt động quản lý cư trú, Luật Cư trú.
Như vậy về nguyên tắc thì tất cả người Việt Nam được quyền cư trú bất kỳ nơi nào trên đất nước của mình ; và nếu xuất cảnh hợp pháp, thì quyền cư trú đó của công dân Việt Nam tiếp tục nhận sự bảo hộ của luật pháp Việt Nam : "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế về quản lý cư trú phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế ; thực hiện điều ước quốc tế liên quan đến quản lý cư trú mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên" (Điều 7, Luật Cư trú).
Thực tế hiện nay từ vụ nghi vấn có nhiều người lao động Việt Nam bị thiệt mạng trong container tại Anh Quốc hôm 23-10, cho thấy cần đẩy nhanh việc thay đổi quản lý hành chính từ sổ hộ khẩu của Luật Cư trú, sang dữ liệu cá nhân được quy định tại Luật Hộ tịch.
Theo như quy định của Luật Hộ tịch, có hiệu lực vào đầu năm 2016, Chính phủ chịu trách nhiệm thiết lập một cơ sở dữ liệu quốc gia về dân số và thẻ căn cước công dân, với số căn cước được gắn với cơ sở dữ liệu này.
Dữ liệu quốc gia với những thông tin cơ bản về mỗi cá nhân, bao gồm giới tính, dân tộc và tình trạng hôn nhân. Dữ liệu này cũng cung cấp thông tin nơi thường trú, cũng như nơi cư trú hiện tại.
Tuy nhiên ở đây cần có sự dung hòa của hai lập luận thường gặp, thứ nhất, khi các hệ thống lưu trữ thông tin cá nhân quá rộng, thường bị những nhà hoạt động bảo vệ quyền tự do dân sự lo ngại, rằng thông tin này sẽ bị chính phủ hoặc các nhóm tội phạm lợi dụng.
Thứ hai, chiều ngược lại, nhiều người ủng hộ cho rằng việc lưu trữ thông tin hộ gia đình, nơi cư trú... sẽ đơn giản hóa quá trình tiếp cận các thông tin cần thiết, phục vụ cho việc hoạch định chính sách.
Nguyễn Hồng Phúc
Nguồn : VNTB, 31/10/2019
*********************
Chế độ hộ khẩu vi phạm nhân quyền
Quang Nguyên, VNTB, 31/10/2019
Báo Tuổi Trẻ online ngày 26/10/2019 viết : "Sở Xây dựng đề xuất cần ít nhất 20m2 sàn nhà ở/người mới đủ điều kiện đăng ký thường trú (nhập hộ khẩu Thành phố Hồ Chí Minh) vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ...". Đề xuất này được nhiều quan chức Thành phố Hồ Chí Minh đồng tình. Tiêu chuẩn 20m2 sàn nhà ở/người là chỉ tiêu về nhà ở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020. Người dân muốn đăng ký hộ khẩu thường trú vào Thành phố Hồ Chí Minh phải đáp ứng được tiêu chuẩn về chỗ ở trên. Nếu được chấp nhận, nó sẽ là một ‘bước tiến’ nữa của Thành phố Hồ Chí Minh, cùng với nhà nước Việt Nam, vi phạm thêm quyền sống của công dân Việt Nam.
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân quyền mà Việt Nam ký nhận tuân thủ viết :
Điều 13 : Mọi người có quyền tự do di trú bất cứ nơi đâu trong, ngoài nước.
Hiến Pháp Việt Nam viết :
Điều 22 Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
Điều 23 Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Cái gọi là ‘ Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định’, ngoài những ràng buộc về phía công an, từ cấp bộ, thành phố, tỉnh, quận, huyện cho đến xã có quyền nêu đủ lý do cấm người dân đến hay đi ra khỏi nước, khỏi địa phương, các thành phố có những quy định riêng kiểm soát, giới hạn tự do đi lại và cư trú của người dân. Cuốn sổ hộ khẩu ảnh hưởng tiêu cực đời sống người dân một cách toàn diện.
Hộ khẩu gắn chặt với việc phân phối lương thực, đất đai, nhà cửa, giáo dục, y tế và việc làm. Người dân không có hộ khẩu không được huởng bất cứ dịch vụ và phúc lợi từ nhà nước như xin việc làm, chữa bệnh, học hành, mua nhu yếu phẩm gạo, thịt cá, dầu ăn, xăm lốp xe đạp, thậm chí việc thăm gia đình ở nơi khác cũng phụ thuộc vào hộ khẩu. Đi đâu phải xin phép tạm vắng, đến đâu cũng phải ra đồn công an xin phép tạm trú. Muốn làm gì cũng phải xin phép chính quyền, việc đầu tiên để được cho phép là phải có hộ khẩu. Toàn dân không khác gì những người bị quản chế sau khi ra tù, hay nói cách khác, qua chính sách hộ khẩu, cả nước là một nhà tù.
Tình trạng nhập hộ khẩu càng ngày càng bị thắt chặt hơn.
Lịch sử quản lý con người qua chính sách hộ khẩu của chính quyền Việt Nam tóm tắt như sau.
Kể từ khi kiểm soát được một phần lãnh thổ, chính quyền kháng chiến Việt Minh đã có chính sách kiểm soát sự đi lại và cư trú của người dân. Sau 1954, khi kiểm soát được miền Bắc, những nghị định, thông tư của thủ tướng chính phủ lần lượt bắt người dân vào ‘nề nếp’ bằng hộ khẩu, rập khuôn theo Trung quốc.
Thông tư 495TTg ngày 23/10/1957 : Chính phủ hướng dẫn dùng mọi cách hạn chế người nông thôn nhập cư, sống, tìm việc làm ở các thành phố Hà Nội và Hải Phòng sau khi Uỷ ban hành chính Hà Nội và Hải Phòng báo cáo "trong năm 1956, hai thành phố đã ‘vận động’ được một số đông đồng bào có quê quán ở nông thôn về địa phương tham gia sản xuất nông nghiệp".
Hệ thống hộ khẩu được áp dụng chặt chẽ từ năm 1964. Nghị định 104-CP của Hội Đồng Chính Phủ ngày 27 tháng 6, 1964 theo đề nghị của bộ công an, ban hành điều lệ đăng ký và quản lý hộ khẩu. Hộ khẩu được áp dụng như một biện pháp "Để tăng cường việc giữ gìn trật tự trị an xã hội". Điều lệ đăng ký và quản lý hộ khẩu qua nghị định này cho thấy sự di chuyển, cư trú của từng người dân , kể cả người chết, bị nhà nước quản lý vô cùng nghiêm ngặt. Mỗi người dân được đăng ký là nhân khẩu thường trú tại một và chỉ một hộ gia đình, một địa chỉ và việc di chuyển chỉ được phép khi có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Cả nước trở thành một trại tù, cái xiềng nối mọi người là tờ hộ khẩu.
Nghị định 31/2014/ND-CP ngày 04/18/2014 quy định về việc thực hiện Luật Cư trú. Để đăng ký hộ khẩu thường trú, một người phải có thời gian sống tạm trú trong một năm (khi đăng ký mới ở các huyện), và hai năm (khi đăng ký mới vào các quận nội thành).
Chính sách hộ khẩu vi phạm nhân quyền, ảnh huởng vào đời sống của mỗi cá nhân, tồi tệ nhất là người dân nông thôn và các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa. Thông tư 495TTg ngày 23/10/1957 viết rõ ràng "VỀ VIỆC HẠN CHẾ ĐỒNG BÀO Ở NÔNG THÔN RA THÀNH PHỐ" ; người nông dân bị phân biệt đối xử một cách công khai. Các nghị định, thông tư quy định di trú, tạm trú, tạm vắng , nhập khẩu sau này không ghi những cấm cản đối với người dân nông thôn , nhưng thủ tục nhập khẩu thành phố là những trở ngại cho người dân quê, đương nhiên gồm cả dân tộc thiểu số muốn vào thành phố. Báo cáo của World Bank về Việt Nam năm 2017 cho biết chỉ 1% người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thành phố.
Bị lên án nhiều về vi phạm nhân quyền xuyên qua chế độ hộ khẩu, đồng thời nhận ra được tình trạng này ngăn cản phát triển kinh tế, ngày 30/10/2017, Việt Nam loan báo bỏ thủ tục cấp sổ hộ khẩu. Các quan chức chính phủ nói trong khi chờ giải quyết dứt điểm sổ hộ khẩu bằng các bước thay thế, chế độ hộ khẩu được nới lỏng dần dần. Nhưng thực tế hoàn toàn không phải vây. Bài viết của báo Tuổi Trẻ là bằng chức rõ nhất cho thấy chính quyền, từ trung ương đến địa phương vẫn muốn can thiệp vào quyền cư trú của người dân. Hà Nội quy định chỗ ở của người tạm trú phải là 15m2/người và phải có hộ khẩu tạm trú 3 năm. Thành phố Hồ Chí Minh ra điều kiện người muốn xin thường trú phải có hộ khẩu tạm trú ít nhất 2 năm và có một chỗ ở hợp pháp đủ 20m2 cho mỗi người trong hộ. Báo Tuổi Trẻ viết :".. người muốn nhập hộ khẩu vào Thành phố Hồ Chí Minh phải có diện tích nhà, căn hộ (của mình hoặc người thân, hoặc thuê, ở nhờ…) ít nhất 20m2 sàn nhà ở/người trở lên". Chính quyền quàng ách hộ khẩu lên cổ người dân, xiết chặt việc nhập cư thành phố hơn nữa. Một gia đình 4 người, vợ chồng và hai con nhỏ, muốn nhập hộ khẩu phải có một nơi cư trú rộng đến 80m2, phải trả tiền thuê nhà mỗi tháng hơn chục triệu. Chuyện hoang đường đối với các gia đình lao động. Trong thành phố hơn chục triệu dân, ít gia đình khá giả ở Sàigon hiện nay có chỗ ở khoảng 80m2 cho 4 người, và cũng hiếm gia đình 4 người kiếm được vài chục triệu một tháng để đủ tiền trả tiền nhà và sinh hoạt.
Ngoài những thủ tục gây khó khăn về nhập cư, thường trú, chính quyền dành cho họ quyền xâm phạm nơi cư trú của người dân bất cứ lúc nào. Ngày 08/04/2019 trang web. luatleVN viết 8 điểm cần lưu ý năm 2019, "cảnh sát khu vực được quyền kiểm tra cư trú bất cứ lúc nào".
Các quy định về hộ khẩu của chính quyền Việt Nam xâm phạm quyền tự do cư trú, tự do đi lại, quyền an sinh xã hội, quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa của công dân.
Chính sách hộ khẩu được thiết lập từ những chế độ cai trị khắc nghiệt Trung Hoa thời Chu hàng 3 ngàn năm trước để bắt lính, đánh thuế, quản lý dân. Các nước cộng sản Trung Hoa, Liên Xô, Bắc Hàn, Mông cổ, Việt Nam học lại, thêm vào những quy định ngặt nghèo, tinh vi hơn. Sau khi Liên Xô tan rã, tòa án Nga phán quyết bãi bỏ chính sách hộ khẩu vi hiến, vi phạm nhân quyền. Các nước cộng sản Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Hàn vẫn giữ.
Chính phủ Việt Nam cho biết sẽ bỏ sổ hộ khẩu từ 2017, nhưng Bộ trưởng Công an Tô Lâm khẳng định chỉ bỏ tờ giấy gọi là sổ hộ khẩu, không bỏ quản lý. Đến nay sau hai năm tuyên bố bãi bỏ, thủ tục cho phép nhập hộ khẩu thành phố còn khó khăn hơn.
Chính phủ Việt Nam quản lý người dân qua sổ hộ khẩu từ hơn nửa thế kỷ, nhiều người sinh ra tên nằm trong hộ khẩu, đến chết cũng chưa được giải thoát khỏi cuốn sổ cực kỳ quan trọng trói buộc cuộc sống và chỗ chôn họ. Chế độ kiểm soát người dân qua sổ hộ khẩu vi phạm trầm trọng nhân quyền, nhưng nhiều người dân Việt Nam sinh ra đã thấy tên mình trong sổ hộ khẩu, cảm thấy an tâm, thậm chí hãnh diện có tên trong một hộ khẩu thành phố nào đó, được chính phủ cho sống như thế nào ‘vui vẻ’ chấp nhận như thế, chịu khuất phục trong cái ách hộ khẩu một cách tự nhiên, thấy nó như một phần cơ thể bẩm sinh của mình mà không biết mình đã bị tước bỏ quyền sống của một con người với đầy đủ nhân phẩm.
Quang Nguyên
Nguồn : VNTB, 31/10/2019
Tham khảo :
http://documents.worldbank.org/curated/en/644471467996650491/pdf/106381-VIETNAMESE-P132640-PUBLIC.pdf
https://tuoitre.vn/dieu-kien-nhap-ho-khau-tp-hcm-can-20m2-nha-nguoi-20191026082550413.htm
Thành quả dân chủ và quyền con người của Việt Nam đến đâu ?
Quang Nguyên, VNTB, 03/11/2019
Báo Quân Đội Nhân Dân (1) online có bài viết : "Không thể phủ nhận thành quả dân chủ và quyền con người của Việt Nam" của Tiến sĩ Cao Đức Thái Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Bài viết có nhiều điểm sai, dưới đây chúng tôi trình bày một số trong đó.
Tiến sĩ Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Tiến sĩ Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh viết : Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của chế độ dân chủ là thiết lập và duy trì nguyên tắc "thiểu số phục tùng đa số", ông đã không biết hay cố tình quên vế sau của nguyên tắc dân chủ là "thiểu số phải được tôn trọng". Chính không tôn trọng quyền của thiểu số mà tình trạng bất công xảy ra đầy rẫy ở Việt Nam, khiến cái gọi là tôn trọng nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam bị công kích bởi chính người Việt trong nước, ngoài nước, trên các diễn đàn thế giới. Tại các các cuộc họp định kỳ của hội đồng nhân quyền Liên Hiệp quốc (2) Việt Nam phải nhiều lần nhận các bản ghi nhớ về những thiếu sót về nhân quyền trong nước.
Chính quyền Việt Nam nhiều lần hẹn lần hẹn lữa để sửa đổi sai lầm, nhưng hàng chục năm qua, tình trạng vẫn không thay đổi là bao. Hồ sơ tố cáo vi phạm nhân quyền ở Việt Nam càng ngày càng cao hơn trong hồ sơ cứu xét của Liên Hiệp Quốc. Ngày 4-5 tháng 11 này diễn ra hội nghị Tự Do Tôn Giáo và Niềm Tin (Freedom of Religion or Belief-FoRB), những vi phạm quyền tự do tôn giáo và niềm tin của 11 nước vùng Đông Nam Á sẽ được đem ra trình bày, mổ sẻ và phê phán. Các đại sứ, quan chức Liên Hiệp Quốc phụ trách vấn đề này, các vị đại diện các tòa đại sứ, các quốc gia trong vùng Đông Nam Á, đại diện nhiều tổ chức NGO có các hoạt động liên quan sẽ lắng nghe, tìm hiểu và đặt vấn đề với các quốc gia liên quan để tìm biện pháp giải quyết. Việt Nam là một nước bị nhắc đến nhiều nhất. Trong những hội nghị trước, không hề thấy bóng đại diện Việt Nam.
Ông tiến sĩ này còn viết : "Chế độ dân chủ ở Hoa Kỳ có đặc trưng là luôn có hai đảng chính trị thay nhau lãnh đạo cầm quyền". Có hai đảng chính trị thay nhau lãnh đạo cầm quyền không phải đặc trưng chế độ dân chủ Mỹ. Mỹ là một quốc gia dân chủ, đa đảng, trong các cuộc bầu cử có hàng chục đảng ra tranh cử, đảng Cộng sản Mỹ cũng đưa người ra tranh cử như các đảng khác ở các vị trí từ cấp city, county, cho đến tiểu bang (thống đốc), quốc gia (tổng thống), đảng nào thắng đảng đó cầm quyền. Nếu nói như ông Tiến sĩ, chế độ dân chủ ở Hoa Kỳ có đặc trưng là luôn có hai đảng chính trị thay nhau lãnh đạo cầm quyền thì Hoa kỳ đã trở thành một nước không dân chủ vì chỉ hai đảng thay nhau cai trị.
Singapore từ sau độc lập chỉ có một đảng cầm quyền, đảng Nhân Dân Hành Động, PAP, nhưng không bị gọi là chế độ độc tài đảng trị như Việt Nam, Bắc Hàn, Trung Quốc, Cuba vì nước này có nhiều đảng đối lập, cùng đua nhau tự do tranh cử, nhưng chỉ đảng Nhân Dân Hành Động thắng, đôi khi gần như tuyệt đối. Việt Nam không có dân chủ trong các cuộc "tự do bầu cử’, người dân không có quyền bầu cho ai khác ngoài nhũng người được đảng chỉ định ra ứng cử. Câu "đảng cử dân bầu" thấy rõ điều này. Người gọi là đại biểu không phải đại diện cho dân. Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo dân Việt Nam không qua bầu cử tự do. Đây là chế độ độc tài, độc đảng cai trị.
Ông Thái viết : [trong thể chế dân chủ] "Quyền lực của nhà nước được chia ra làm 3 nhánh : Lập pháp, hành pháp và tư pháp".
Thực tế Việt Nam không có 3 nhánh đó, hệ thống cai trị của Việt Nam quy tụ chỉ dưới quyền một đảng. Tháng 7 vừa qua, Tạp chí Cộng sản có bài : Nhập khẩu thuyết "Tam quyền phân lập" hay lá bài cổ xúy bất ổn chính trị, xung đột quyền lực của Tiến sĩ Tần Hậu Thành, trong ban tổ chức trung ương (3). Đảng cộng sản Việt Nam cho đến nay vẫn khăng khăng không áp dụng tam quyền phân lập, họ xem đó là nguyên nhân gây bất ổn chính trị và tranh giành quyền lực.
Chủ tịch quốc hội được đề cử bởi Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, các chức vụ trong quốc hội cũng phải qua đảng bổ nhiệm (3), hơn 90% đại biểu quốc hội là quan chức trong các cơ quan hành pháp và là đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam. Những đảng viên này nói và làm theo chỉ thị của đảng và đặt quyên lợi của đảng trên quyền lợi của cử tri, nhân dân. Quốc hội Việt Nam lệ thuộc Đảng cộng sản Việt Nam. Tổ chức và hoạt động của Quốc hội phải làm theo chỉ thị của Đảng. Ngày 29/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội nghe Tờ trình Dự án Luật tổ chức quốc hội của bộ tư pháp gửi sang. Luật về tổ chức quốc hội, như lời tổng thư ký quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, tuân theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Mục đích của việc sửa đổi Luật lần này chủ yếu là nhằm thể chế hóa chủ trương trong Nghị quyết số 18-NQ/TW của Trung ương về tổ chức và hoạt động của Quốc hội.
Dự thảo luật này ‘cho phép’ "Quốc hội thảo luận, xem xét, thông qua dự án luật" mà bó tay quốc hội không cho soạn thảo và ban hành luật, có nghĩa quốc hội không phải là một cơ quan lập pháp.
Để thêm bằng chứng về ‘tự do dân chủ ở Việt Nam’, có lẽ ý ông muốn nói về quyền tự do ngôn luận. Ông Tiến sĩ viết : "Theo thống kê chưa đầy đủ, cho đến nay, Việt Nam đã có 858 cơ quan báo chí in ; 105 cơ quan báo điện tử ; 207 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí ; 66 đài phát thanh, truyền hình". Kể ra số lượng media như vậy là quá thừa, bội thực với người dân Việt, tỉnh nào cũng có vài tờ báo, đài phát thanh, truyền hình, không kể loa phường, loa xã, nhưng tất cả đều trong tay các "đồng chí đảng viên tổng biên tâp", các đồng chí phải tuân hành chỉ thị của đảng và ban tuyên giáo trung ương. Báo cáo năm 2019 của tổ chức Phóng Viên không Biên Giới, một tổ chức đấu tranh cho tự do báo chí, Việt Nam sắp hạng 176/180 nước (4), nghĩa là không có tự do báo chí.
Ông Cao Đức Thái viết tiếp : "Ở nhiều quốc gia phương Tây, dân chủ thường gắn với các hoạt động chống chính phủ của các tổ chức phi chính phủ (NGOs)… "Đó là các cuộc tụ tập đông người, phá hủy các công trình công cộng, xúc phạm cá nhân, quan chức từ cấp thấp cho đến tổng thống. Quyền tự do báo chí cũng có nội dung tương tự". Không ngờ ông Thái xúc phạm đến các tổ chức xã hội dân sự, NGO đến như vậy. Chắc chắn ông này không hiểu các tổ chức NGO là gì, thậm chí ông cũng không hiểu NGO nghĩa là gì.
NGO (Non-governmental organization) là tổ chức xã hội phi chính phủ, phi chính phủ chứ không phải vô chính phủ hay chống lại chính phủ như ông viết ở trên "hoạt động chống chính phủ của các tổ chức phi chính phủ (NGOs)". Có nhiều trang web nói về NGO. Nhiều trang ở Việt Nam (5) ông nên đọc kỹ họ nói về NGO như thế nào : "Những cơ quan, tổ chức và nhóm phi chính phủ được thành lập bao gồm nhiều cá nhân, được trả tiền hoặc tình nguyện, cam kết giải quyết một loạt các vấn đề như bảo vệ môi trường, cải thiện mức sống của thế giới thứ ba, chấm dứt nạn xâm phạm nhân quyền, cung cấp lương thực và thuốc men cho những nơi diễn ra chiến tranh, tăng cường phát triển tôn giáo hay đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ. Một điểm nổi bật nhất của các tổ chức phi chính phủ là việc các tổ chức này tạo ra những hệ thống gắn kết và mạng lưới kết nối những cá nhân xuyên quốc gia".
Ông nên nhớ các tổ chức NGO từ chối tài trợ của chính phủ, họ hoạt động độc lập với chính phủ chứ không phải chống chính phủ. Các tổ chức xã hội dân sự hoạt động tuân thủ quy tắc bất bạo động, không "tụ tập đông người, phá hủy các công trình công cộng, xúc phạm cá nhân, quan chức từ cấp thấp cho đến tổng thống "như ông vu khống.
Mỗi năm các nước trong vùng Đông Nam Á có hội nghị các tổ chức dân sự, NGO. Việt Nam năm nào cũng gửi người tham dự, nào là Hiệp hội Nông dân, Hội Phụ nữ v.v , nhưng tất cả các tổ chức xã hội vùng Đông Nam Á đều biết rõ các NGO của Việt Nam đều là GONGO (Government-organized non-governmental organization), tổ chức phi chính phủ của chính phủ, được dựng nên, tài trợ nuôi dưỡng bởi chính phủ, đội lốt các nhóm xã hội dân sự, nhằm tăng thêm lợi ích chính trị của chính phủ và xin tài trợ của các tổ chức dân sự ngoại quốc. Nếu ông muốn rõ, có thể hỏi ông Nguyễn Đình Bin, một cựu quan chức ngoại giao Việt Nam, tham mưu cho các nhóm gongo này mỗi năm.
Trong bài viết của ông tiến sĩ này, điều ông viết đúng nhất là nhận định của người trong và ngoài nước đối với nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam : "Đàn áp về nhân quyền ở Việt Nam ngày càng gia tăng" ; "các quyền của người dân, trong đó có dân chủ, quyền lập hội, biểu tình… không được thực hiện, trái lại ngày càng bị bóp nghẹt".
Quang Nguyên
Nguồn : VNTB, 03/11/2019
http://webtv.un.org/meetings-events/human-rights-treaty-bodies/human-rights-committee/125th-session/watch/consideration-of-viet-nam-contd-3581st-meeting-125th-session-of-human-rights-committee/6013104672001/?term=
https://www.voatiengviet.com/a/nhan-cuoc-hop-hoi-dong-nhan-quyen-lien-hop-quoc/4282876.html
(3) (http://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-van-phong-quoc-hoi.aspx?ItemID=40499 )
http://www.tapchicongsan.org.vn/tin-binh-luan/-
https://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=29972
/asset_publisher/DLIYi5AJyFzY/content/nhap-khau-thuyet-tam-quyen-phan-lap-hay-la-bai-co-xuy-bat-on-chinh-tri-xung-ot-quyen-luc?inheritRedirect=false
(4) https://rsf.org/en/ranking#
(5) https://thukyluat.vn/news/quoc-te/to-chuc-phi-chinh-phu-ngos-la-gi-18140.html
*******************
Nhân quyền phải để đóng khung kính
An Viên, VNTB, 01/11/2019
"Đúng, phải chuyên chính ! Nhưng sự chuyên chính phải bao hàm thái độ vận dụng dân chủ […] quyền chuyên chính này nhất định phải là công việc của giai cấp chứ không phải là một thiểu số lãnh đạo nhỏ nhoi nhân danh quần chúng – nghĩa là, nó phải thúc đẩy từng bước một sự tham gia tích cực của quần chúng ; nó phải nằm trong ảnh hưởng trực tiếp của họ, chịu sự kiểm soát của hoạt động công khai triệt để ; nó phải là thành quả của sự rèn luyện chính trị ngày càng lớn mạnh của quần chúng nhân dân".
Dù độc tài đến đâu, chính quyền nào cũng cố tạo ra, dù chỉ là giả tạo, ít nhiều hưởng ứng tích cực của người dân.
"Nhân quyền" được đề cập đến trong một bài viết trên báo Quân đội nhân dân, mục "Thành tựu nhân quyền", với tiêu đề "Không thể phủ nhận thành quả dân chủ và quyền con người của Việt Nam".
Tác giả là Tiến sĩ Cao Đức Thái (Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).
Báo Giáo dục sau đó đăng tải lại với tiêu đề đầy kiêu ngạo : Ở đâu mà dân chủ và quyền con người được đảm bảo hơn Việt Nam ?
Bài viết đề cập đến ba mô hình dân chủ trên thế giới bao gồm dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ nhân dân, và dân chủ tư sản. Nhưng thực tiễn đến nay cho thấy, ở những nước dân chủ xã hội chủ nghĩa thiết lập nền dân chủ nhân dân lý thuyết.
Tại Cuba, Triều Tiên, Việt Nam, Trung Quốc, và những nhà nước thuộc chế độ xã hội chủ nghĩa, "dân chủ nhân dân" được hiểu qua câu nói mang tính nguyên tắc "Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân". Tuy nhiên, đó là lý thuyết về quan điểm quyền lực nhà nước, cái gọi là "chủ quyền nhân dân" thuộc về hư danh.
Tại các nước xã hội chủ nghĩa, quyền lực nhân dân được phân bổ bởi một nhóm người lãnh đạo do một tổ chức đảng phái duy nhất "đề cử" và "sắp đặt" các chức vụ trong bộ máy nhà nước thông qua các phiên nhóm họp thuộc đảng viên của chính đảng đó. Tại Việt Nam, quyền lực được thực thi bởi nhóm 200 người gọi là ủy viên trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, và nhóm ủy viên này được chính đảng bộ cơ sở đề cử để hợp thức hóa "bầu cử nhân dân".
Khi bài viết bàn về đặc trưng của chế độ dân chủ Mỹ, nơi mà các cuộc bầu cử bị chia thành hai loại "đại cử tri" và "cử tri thường". Thế nhưng, cử tri đoàn (những người nắm quyền thực sự bầu cử Tổng thống và Phó Tổng thống) lại được chọn từ "cử tri thường" ở mỗi tiểu bang. Nói cách khác, quyền lực gốc của nhân dân Mỹ được hình thành từ lá phiếu và lựa chọn thực tế của người dân thông qua "cử tri thường.
Tại Việt Nam, mô hình ủy viên trung ương đảng nhóm họp và bầu chọn các chức danh lãnh đạo đảng và nhà nước có thể được coi là "đại cử tri". Nhưng khác với Mỹ, "đại cử tri" này được chọn lựa từ chính một đảng, và được hợp pháp hóa bằng một cuộc bầu cử mà đa phần người đi bầu không nắm được thông tin của người được bầu, nguyện vọng và ý chí của người bầu chọn đã bị tước đoạt từ lúc mà Đảng cộng sản Việt Nam "cử người" và lên danh sách sẵn.
Chính vì thế, giải thích không rõ ràng về mô hình bầu cử của Mỹ để từ đó kết luận "đặc trưng dân chủ Việt Nam là tất cả mọi người đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ" là quan điểm sai trái. Thực tế, đặc trưng bình đẳng và nắm rõ quyền và nghĩa vụ này của người dân Mỹ đậm nét và thực sự "dân chủ" hơn so với mô hình "đảng cử dân bầu" tại Việt Nam.
Nguyện vọng của người dân Mỹ trong đảm bảo thông qua các đại diện của mình được bảo đảm hơn tại Việt Nam, khi các lá phiếu của chính họ từ khâu "phổ thông đầu phiếu"được thực hiện gần như tối đa. Và cách mà các đời Tổng thống Mỹ làm hài lòng cử tri của mình qua các mùa bầu cử tại nước này, gần đây nhất là các thành tựu gắn liền với lời hứa của Tổng thống Donald Trump liên quan đến ngăn chặn nạn nhập cư trái phép, tăng cường việc làm, thực hiện công bằng thương mại, tăng ngân sách quốc phòng… được thực hiện trong ngay nhiệm kỳ đầu của ông.
Cách mà Tiến sĩ Cao Đức Thái biện giải về một đảng lãnh đạo tại Điều 4 Hiến pháp không cho thấy rằng đảng đó thực sự dân chủ về mặt thực tế trong đời sống. Và nếu so với Mỹ, nơi có 2 đảng thay phiên lãnh đạo thông qua các kỳ bầu cử, thì Điều 4 càng cho thấy tính chất dân chủ hẹp của Việt Nam so với Mỹ.
Đối tới thành tựu về internet, và hệ thống thông tin báo chí. Không thể phủ nhận, nhưng ở ngay hệ thống này là sự "định hướng" duy nhất bởi một tổ chức của Đảng cộng sản Việt Nam là Ban Tuyên giáo trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Và quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận không bị "định hướng" bởi một tổ chức nằm trong tổ chức đảng phái duy nhất lại bị cho là, "trách nhiệm của người đưa tin, của cơ quan quản lý báo chí thường rất nhẹ".
Tiến sĩ Cao Đức Thái thậm chí còn không nhận thức đầy đủ về quyền biểu đạt, và gắn liền với hoạt động mít tinh, biểu tình tại các nước phương Tây, do các NGOs tiến hành nhằm đòi hỏi lợi quyền dân sinh với Chính phủ, áp đặt và gán nó là "hoạt động chống Chính phủ".
Quan điểm tự do ngôn luận, châm biếm quan chức Chính phủ bị cho là "xúc phạm cá nhân, quan chức từ cấp thấp cho đến tổng thống".
Điều đó cho thấy rằng, những quan điểm dân chủ thực tiễn cơ sở của Tiến sĩ Cao Đức Thái không những không có, mà ông chỉ đơn thuần lặp lại những dân chủ từ bộ máy đảng đưa ra và định nghĩa, những quan điểm dân chủ một đảng từ chính những quan chức cấp cao trong đảng với tinh thần xã hội chủ nghĩa trên hết.
Tiến sĩ Cao Đức Thái và bài viết hời hợt bàn về dân chủ của ông, được đánh bóng đến hợm hĩnh bởi báo Giáo Dục phản ánh một câu nói của triết gia Socrate : "Tôi chỉ biết một điều, đó là tôi không biết gì hết".
Hãy để chính những nhà lý luận cộng sản đời đầu bảo ban về dân chủ.
Luxemburg nhà hoạt động cách mạng cộng sản đầy nhiệt huyết cảnh báo khuynh hướng độc tài đang hình thành nhanh chóng ở Nga sau Cách mạng Tháng Mười.
"Đúng, phải chuyên chính ! Nhưng sự chuyên chính phải bao hàm thái độ vận dụng dân chủ […] quyền chuyên chính này nhất định phải là công việc của giai cấp chứ không phải là một thiểu số lãnh đạo nhỏ nhoi nhân danh quần chúng – nghĩa là, nó phải thúc đẩy từng bước một sự tham gia tích cực của quần chúng ; nó phải nằm trong ảnh hưởng trực tiếp của họ, chịu sự kiểm soát của hoạt động công khai triệt để ; nó phải là thành quả của sự rèn luyện chính trị ngày càng lớn mạnh của quần chúng nhân dân".
Tiến sĩ Cao Đức Thái hãy tự hỏi xem, có phải Việt Nam hiện tại đã tồn tại một "thiểu số lãnh đạo nhỏ nhoi" thông qua Bộ Chính trị. Và có phải "sự kiểm soát hoạt động công khai triệt để" của người dân đối với quyền chuyên chính có thực sự có trong đời sống chính trị Việt Nam ?
Nhân quyền là để thực thi, không phải để đóng khung kính.
An Viên
Nguồn : VNTB, 01/11/2019
*******************
Làm thất bại chiến lược "diễn biến hòa bình"
Không thể phủ nhận thành quả dân chủ và quyền con người của Việt Nam
Cao Đức Thái, QĐND, 28/10/2019
Trong thời gian qua, trước những khó khăn về kinh tế-xã hội chưa được giải quyết và những diễn biến phức tạp trong khu vực… lợi dụng tình hình này, những kẻ cơ hội chính trị, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" đã xuyên tạc tình hình, hòng bôi nhọ Đảng Cộng sản Việt Nam, chế độ xã hội Việt Nam…
Họ viết và tán phát trên mạng rằng : "Đàn áp về nhân quyền ở Việt Nam ngày càng gia tăng" ; "các quyền của người dân, trong đó có dân chủ, quyền lập hội, biểu tình… không được thực hiện, trái lại ngày càng bị bóp nghẹt...". Vậy dân chủ và quyền con người là gì ? Những quyền này đã và đang được bảo đảm ở Việt Nam như thế nào ?
Theo quan niệm chung, dân chủ là chế độ chính trị trong đó toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do dân thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại diện của mình bầu ra... Đó là các cơ quan quyền lực và chính quyền các cấp.
Về hình thức, hoặc mô hình dân chủ gồm có các dạng-dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp. Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của chế độ dân chủ là thiết lập và duy trì nguyên tắc "thiểu số phục tùng đa số", đồng thời thừa nhận quyền tự do về chính trị và quyền bình đẳng về giới tính, về dân tộc, về vị thế chính trị-xã hội của mọi công dân. Trong đó gồm cả quyền được bảo lưu của cá nhân.
Ảnh minh họa : tuyengiao.vn
Có thể nói, các cuộc cách mạng dân chủ tư sản mở đầu từ thế kỷ 16, với các cuộc cách mạng điển hình như : Hà Lan năm 1581 (mở đầu) ; Anh năm 1689 ; Mỹ năm 1766 ; Pháp năm 1789 đã mở ra một nền dân chủ tư sản, trong đó bao gồm đầy đủ các nhân tố của dân chủ. Cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra một chế độ dân chủ mới. Đó là dân chủ xã hội chủ nghĩa, nền dân chủ do giai cấp công nhân lãnh đạo hướng đến lợi ích và sự bình đẳng cho mọi người. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, do tác động của chủ nghĩa xã hội, phong trào giải phóng dân tộc ra đời, trong đó có Cách mạng Tháng Tám của Việt Nam. Chế độ dân chủ sau Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam là chế độ dân chủ nhân dân hướng theo con đường xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Có thể xem các nền dân chủ: Dân chủ tư sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ nhân dân là 3 chế độ-3 mô hình dân chủ trên thế giới. Mỗi một chế độ dân chủ nói trên đều có những thiết chế khác nhau, nhưng tựu trung đều có những yếu tố sau : 1) Sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân (bao gồm tất cả các thành viên xã hội) ; 2) Bầu cử tự do và theo nhiệm kỳ bầu ra các cơ quan, người lãnh đạo nhà nước ; 3) Quyền lực của nhà nước được chia ra làm 3 nhánh: Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mỗi cơ quan trên có một chức năng riêng ; 4) Hiến pháp và pháp luật được xem là tối thượng ; 5) Các quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân được tôn trọng và bảo đảm.
Thực tế cho thấy, chế độ dân chủ trên thế giới có nhiều mô hình. Chế độ dân chủ ở Hoa Kỳ có đặc trưng là luôn có hai đảng chính trị thay nhau lãnh đạo cầm quyền; công dân, trong các cuộc bầu cử bị chia thành hai loại "đại cử tri" và cử tri thường. Đặc trưng nền dân chủ của Việt Nam là tất cả mọi người đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ ; chế độ dân chủ của Việt Nam dựa trên hệ thống chính trị các cấp-đó là chế độ sinh hoạt của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp; là tiếng nói của Mặt trận Tổ quốc và của các đoàn thể xã hội luôn luôn được tôn trọng. Ở đây tiếng nói, nguyện vọng của người dân được bảo đảm thông qua các đại diện của mình.
Một trong những đặc trưng của nền dân chủ ở Việt Nam là chế độ dân chủ do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và cầm quyền. Tuy nhiên, vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam phải tuân thủ nguyên tắc : "1. Đảng Cộng sản Việt Nam-đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội ; 2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình ; 3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật" (Điều 4, Hiến pháp 2013).
Ngay từ khi cách mạng thành công (tháng 8/1945) cho đến thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm đến dân chủ ở cấp cơ sở. Còn nhớ, sau sự kiện nông dân ở tỉnh Thái Bình tụ tập đông người đi khiếu kiện gây ách tắc giao thông (năm 1997) ; một số nơi, nông dân còn tấn công, đập phá trụ sở cơ quan công quyền. Sau khi khảo sát, nghiên cứu, khi ấy, Tổng Bí thư Đỗ Mười cho rằng : Tình trạng gây mất trật tự nói trên bắt nguồn từ sự vi phạm quyền dân chủ của người dân. Theo đó. Tổng Bí thư Đỗ Mười chỉ đạo ban hành Chỉ thị số 30 về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở gồm: Bảo đảm để mọi người dân ở cơ sở được thông tin về pháp luật, các chủ trương, chính sách của Nhà nước… ; có quy chế và các hình thức để nhân dân, cán bộ, công chức ở cơ sở được bàn bạc và tham gia ý kiến vào các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ công tác chuyên môn, công tác cán bộ... của chính quyền, cơ quan, đơn vị ; có quy định về việc để nhân dân bàn và quyết định dân chủ đối với những loại việc liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân trên địa bàn ; cơ chế để nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức ở cơ sở trực tiếp và thông qua, gồm : Mặt trận, các đoàn thể, ban thanh tra nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền, thủ trưởng cơ quan,…
Sau Chỉ thị 30, Chính phủ đã luật hóa bằng nghị định của Chính phủ. Dựa trên chỉ thị và nghị định về dân chủ, Nhà nước Việt Nam đã ban hành hàng trăm văn bản nhằm bảo đảm quyền dân chủ của người dân ở cơ sở, bao gồm cả quyền dân chủ của cán bộ, công chức, của cán bộ, nhân viên ở các doanh nghiệp… Cho đến nay, chế độ dân chủ ở Việt Nam đã và đang được thực hiện nghiêm túc ở các cấp, từ cơ sở xã phường, cơ quan, cho đến Quốc hội. Tất cả những vấn đề từ đời sống thường nhật cho đến vấn đề độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ đều được người dân quan tâm và có quyền tham gia. Chẳng hạn, hiện nay vấn đề nguồn nước sạch, thực phẩm an toàn, bảo vệ quyền trẻ em... từng là những chủ đề "nóng" trên diễn đàn Quốc hội. Gần đây, vấn đề Biển Đông là chủ đề được Quốc hội Việt Nam đặc biệt quan tâm.
Ngày nay, nói đến chế độ dân chủ và quyền con người thì không thể không nói đến quyền sử dụng internet và mạng xã hội. Việt Nam chính thức nối mạng internet từ năm 1997. Từ năm 2010, đường truyền internet ở Việt Nam được chuyển từ dây cáp đồng sang cáp quang. Tính đến năm 2017, Việt Nam đã có 64 triệu người dùng internet, chiếm 67% dân số cả nước. Với con số này, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực Châu Á.
Theo thống kê chưa đầy đủ, cho đến nay, Việt Nam đã có 858 cơ quan báo chí in ; 105 cơ quan báo điện tử ; 207 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí ; 66 đài phát thanh, truyền hình. Hiện nay, không chỉ người dân Việt Nam mà cư dân nước ngoài sinh sống, làm việc ở Việt Nam có đầy đủ thông tin từ những hãng thông tấn báo chí lớn. Hiện ở Việt Nam có tới 75 kênh truyền hình nước ngoài "online", trong đó có các kênh nổi tiếng, như : CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg... Hiện có tới 20 cơ quan báo chí nước ngoài có phóng viên thường trú tại Việt Nam, nhiều báo, tạp chí in bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài được phát hành rộng rãi. Qua internet, người dân Việt Nam có thể tiếp cận thông tin từ các cơ quan thông tấn, báo chí lớn trên thế giới, như : AFP, AP, BBC, VOA, Reuters, Kyodo, Economist, Financial Times,...
Trước mỗi kỳ họp Quốc hội, các đại biểu đều có chương trình tiếp xúc cử tri. Những cuộc tiếp xúc cử tri được các đài phát thanh, truyền hình đăng tải rộng rãi. Nội dung các cuộc tiếp xúc cử tri ngày nay không chỉ là những vấn đề sinh kế, điều kiện sinh hoạt của người dân, tham gia vào các dự thảo luật, mà cử tri còn đặc biệt quan tâm đến những vấn đề lớn của đất nước, các chủ trương trong chính sách đối ngoại...
Quyền con người là các nhu cầu về vật chất và tinh thần - từ nhu cầu về dân sự, chính trị, đến kinh tế, xã hội và văn hóa được luật hóa và được Nhà nước tôn trọng, bảo vệ. Xét về lịch sử, quyền con người chỉ đến với dân tộc Việt Nam khi Cách mạng Tháng Tám thành công. Các Hiến pháp Việt Nam từ Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp 2013 đã quy định về quyền con người. Nội dung những quy định này hoàn toàn tương thích với luật quốc tế về quyền con người. Hiến pháp 2013 đã dành cả một chương để quy định về quyền con người. Trong đó, Điều 14 quy định : "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật ; quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng".
Kiểm soát quyền lực của nhân dân không chỉ là nguyên tắc của chế độ ở Việt Nam mà còn là động lực của sự phát triển. Trong xã hội ở Việt Nam ngày nay, nguyên thủ cũng có trách nhiệm trả lời những vấn đề người dân quan tâm. Trong buổi tiếp xúc với cử tri quận Ba Đình, Hà Nội sáng 15/10, trả lời ý kiến của cử tri quan tâm về vấn đề chủ quyền biển đảo ở Biển Đông, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói : "Chúng ta phải giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước, nhưng không nhân nhượng vấn đề lãnh thổ, độc lập, chủ quyền".
Những ý kiến xuyên tạc, phủ nhận thành tựu về dân chủ và quyền con người có nhiều nguyên nhân, trong đó có những nhận thức không đầy đủ về dân chủ và quyền con người… Ở nhiều quốc gia phương Tây, dân chủ thường gắn với các hoạt động chống chính phủ của các tổ chức phi chính phủ (NGOs)… Đó là các cuộc tụ tập đông người, phá hủy các công trình công cộng, xúc phạm cá nhân, quan chức từ cấp thấp cho đến tổng thống. Quyền tự do báo chí cũng có nội dung tương tự… Trách nhiệm của người đưa tin, của cơ quan quản lý báo chí thường rất nhẹ. Vì vậy dùng tiêu chí dân chủ, nhân quyền của phương Tây để xem xét, đánh giá chế độ dân chủ và quyền con người của Việt Nam là một sai lầm về chính trị và thiếu sót về phương pháp luận.
Không phủ nhận rằng trong quá trình quản lý xã hội, Việt Nam còn có những khiếm khuyết, trong đó có việc bảo đảm quyền dân chủ của người dân. Ở địa phương này, địa phương khác vẫn còn có hiện tượng lợi ích của người dân chưa được tôn trọng, bảo đảm, nhất là trong vấn đề đất đai. Đây là vấn đề lớn mà các cấp ủy và chính quyền cần đặc biệt quan tâm.
Tuy nhiên, cần nhận thức đúng, về mặt nguyên tắc, nền dân chủ của Việt Nam là một nền dân chủ có kỷ cương, có tổ chức, có hệ thống. Trong xã hội Việt Nam, bảo đảm quyền dân chủ, nhưng phải bảo đảm đúng pháp luật và giữ vững sự ổn định xã hội. Bảo đảm dân chủ và quyền con người vừa là quyền, vừa là mục tiêu hướng đến của chế độ… vì vậy mỗi chúng ta cần nỗ lực hơn nữa để bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền dân chủ và quyền con người theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Cao Đức Thái
Nguồn : QĐND, 28/10/2019
Tiến sĩ Cao Đức Thái (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh)
Tôi đã đỏ mặt ngay khi mới đọc đầu đề bài viết "Chân dung 152 người Việt xấu xí" của Dương Thu, Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser., trên báo Người Đưa Tin nói về chuyện 152 người Viêt đã trốn lại Đài Loan tìm kế sinh nhai trong một chuyến du lịch.
Chọn Đài Loan đi xuất khẩu lao động - Ảnh minh họa.
Bài viết vỏn vẹn hơn 400 từ, Dương Thu không đưa ra được ‘chân dung’ nào của một trong 152 người trốn chạy, mà tác giả chỉ lên giọng trách cứ họ là những người "bước thụt lùi về nhân cách kèm theo những rắc rối khó có thể gỡ trong ngày một ngày hai với các cơ quan quản lý Nhà nước", và thấy xấu hổ về ‘những con người xấu xí’ này. Nhiều tờ báo trong nước sống nhờ trợ cấp, làm theo chỉ đạo của chính phủ và một số quan chức, như dân biểu Lưu Bình Nhưỡng cũng có tiếng nói tương tự.
Những người này giả đi du lịch, trốn lại nước ngoài thật sư có phải là những người xấu xí, đáng xấu hổ ? Nếu không phải họ thì ai là kẻ xấu xa đáng bị lên án khi để người dân phải trốn ra nước ngoài mưu sinh ?
Hẳn nhiều người biết từ tháng 4/2018, đám dân di cư khoảng 7.000 người, gồm cả phụ nữ mang theo con nhỏ, tụ tập ở Honduras đã đi bộ vượt qua Guatemala, Mexico đang áp sát biên giới Mỹ đòi được vào nước này để kiếm việc làm, được sinh sống và con cái họ có thể đến trường, hưởng sự giáo dục tốt hơn. Việc họ đi bộ qua các quốc gia với những đôi dép đứt quai, bụng đói, ngủ lay lứt trên lề đường không những là vấn đề nhức nhối cho chính phủ các nước, các thành phố họ qua mà tác động rất lớn đến chính phủ Mỹ và gây chia rẽ trong nhân dân. Chính phủ Mỹ đã phải đóng cửa vì bất đồng với quốc hội về việc kinh phí xây tường dọc biên giới Mỹ Mễ ngăn chặn di dân.
Người ta cố tìm hiểu lý do bỏ quê hương ra đi của người dân Honduras. Các nhà chính trị các nước liên quan đến người di dân đổ lỗi cho nhau để xảy ra tình trang tệ hại này, báo chí và người dân bình thường cũng lên tiếng, nhưng không hề nghe thấy ai buông lời chê trách, gọi họ là những người xấu xí, đáng xấu hổ, thiếu tư cách công dân, làm mất uy tín quốc gia.., họa chăng chỉ yêu cầu họ tôn trọng pháp luật để có thể nhập cư một cách hợp pháp, hoặc nhân đạo như chính phủ Mexico mời họ dừng chân lại, cung cấp việc làm cho họ. Tổng thống Trump, người trực ngôn và nóng tánh, người chịu áp lực nặng nhất về đám đông di dân này cũng không hề thốt lên một lời tiêu cực nào đối với họ. Mọi người biết lỗi không phải do những con người cùng khổ, những người đã phải rời quê hương ra đi trong điều kiên khó khăn, ngặt nghèo. Trên đường đi họ đã phải trông cậy vào sự giúp đỡ của người xa lạ. Lòng nhân đạo, sự đồng cảm, và cái nhìn sáng suốt về hoàn cảnh của những người phải dứt bỏ tổ quốc ra đi không cho phép người có lương tri chê trách đám đông này.
Một người đi đôi dép lê đứt quai, vừa nhận mấy chai nước từ người hảo tâm cho qua cơn khát, nói với phóng viên CNN : Chính phủ đã lấy hết đất của chúng tôi, chúng tôi không còn ruộng đất, Tôi phải trốn sang Mỹ tìm việc làm, có tiền gửi về nuôi 8 đứa con ở nhà. Đó là chân dung phác họa ông Carlos Gomez một trong số người lê chân trốn chạy khỏi quê hương để tìm ‘đất hứa’. Số phận 152 con người Việt Nam dứt bỏ gia đình trốn đi sẽ phải chấp nhận những công việc đắng cay ở xứ người thực ra còn tồi tê hơn những con người khốn khổ này.
Những Carlos Gomez ở Việt Nam không thiếu. Không ai đếm được số người dân oan bị chiếm đất chiếm nhà, nhức nhối như những vụ Dương Nội, Đồng Tâm Mỹ Đức,Thủ Thiêm, và còn hàng trăm hàng ngàn các vụ khác. Nhiều ngươi Việt Nam trốn chạy khỏi nước cũng nói câu tương tợ ông Gomez.
Thảm cảnh của dân Việt
Từ cuộc di cư vĩ đại của hơn 800 ngàn người Bắc vào Nam sau hiệp định Geneve chia cắt Việt Nam thành hai quốc gia, cho đến cuộc vượt biên vô cùng thảm khốc của hàng triệu người cả hai miền Bắc Nam sau khi Cộng sản ‘giải phóng’ miền Nam Việt Nam làm rung động trái tim mọi người trên toàn thế giới là thảm cảnh của dân Việt.
Thảm cảnh này đến nay vẫn còn tiếp diễn và càng ngày càng diễn ra dưới các hình thức khác khó biết được. Hình như mỗi ngày đều có người trốn khỏi Việt Nam. Họ lén lút đi, lén lút ở lại các quốc gia họ đến. Người đi lao động hợp tác, du lịch, sinh viên, các quan chức, đảng viên cộng sản trốn lại nước ngoài, những người thường gọi là Thuyền nhân vượt biển tỵ nạn, Boat People, vẫn trốn đến Úc, hàng ngàn, hàng chục ngàn người vượt qua những đoạn đường xuyên quốc gia, xuyên lục địa nhập cư lậu các nước vùng Đông Nam Á, các nước thuộc Âu Châu, đặc biệt là Anh quốc cho thấy thảm cảnh trốn chạy ra khỏi nước của người dân Việt vẫn tiếp diễn. Điều đó chứng tỏ lòng tin vào Đảng cộng sản và chính phủ Việt Nam của dân Việt Nam không có, hoặc, nếu đã có trong một vài người nào đó, đang tan tành ra mây khói.
Người dân không tin, hoặc không còn tin, và kinh sợ chế độ cộng sản. Nhiều lần Việt Nam bị quân xâm lăng tràn vào chiếm đất, nhưng lịch sử không hề ghi nhận người Việt trốn chạy Tàu, Tây, Nhật ra khỏi nước như hai cuộc trốn chạy vĩ đại đầy máu và nước mắt trước quân đội nhân dân của mình năm 1954 và năm 1975.
Kể từ ngày các trại tỵ nạn cho thuyền nhân Việt Nam bị đóng cửa, các cuộc trốn chạy khỏi tổ quốc thân yêu vẫn tiếp diễn, tinh vi hơn, zic zac hơn và nhiều động cơ (1) khác nhau thúc đẩy họ phải ra đi hơn.
Động cơ thúc đẩy trốn chạy khỏi nước
Từ những cuộc trốn chạy hoảng loạn khi cộng sản chiếm đóng các tỉnh của Việt Nam Cộng Hòa, cho đến hàng triệu phải vượt biển, hàng chục ngàn người phải bỏ thây "nuôi cá" (nuôi cá, nuôi má, hay má nuôi) mà chính quyền quy vào tội phản quốc, chống đối chính quyền, chạy theo giặc, thèm cơm thừa sữa cặn của đế quốc, các cuộc trốn chạy sau này của người dân càng ngày càng trở nên bình tĩnh, mưu mẹo và kín đáo hơn, gồm nhiều thành phần hơn, do nhiều động cơ hơn.
Động cơ chính trị, không kể nhiều người đã bị bắt, đưa ra tòa, tù đầy ; hàng trăm người bị chính quyền Việt Nam gán ghép cho đủ thứ tội chính trị, nhẹ là tuyện truyền nói xấu, cho đến âm mưu lật đổ chính quyền, họ bị truy nã phải tìm đường chạy trốn, lưu vong. Những người này vẫn trong tầm ngắm của công an Việt Nam. Họ có thể bị bắt tại các nước họ đang lánh nạn và đưa về Việt Nam, ra tòa, bị tù.
Động cơ Tôn giáo, người Kinh, người Thượng, người dân tộc Mông đã phải bỏ trốn vì bị phân biệt đối xử tôn giáo. Và họ đang lây lất trong các vùng rừng núi Miến Điện, Lào, Thái Lan (2) "Tôi nhớ Việt Nam lắm" (Quang Nguyên)
Động cơ kinh tế, nhóm chạy trốn ra nuốc ngoài về động cơ kinh tế này có thể chia thành 2 nhóm hoàn toàn khác nhau, gồm nhóm đói ăn, thiếu mặc và nhóm dư ăn, dư mặc.
Đối với nhóm đói ăn, họ ra đi vất vả bằng nhiều ngã đường, nhiều phương tiện, phương cách, nhưng không cách nào không tốn kém, khó khăn và tủi nhục. Đó là những người phải đi lao động hợp tác, giả du lịch, trốn theo bọn buôn người. Biết bao nhiêu người đã phải chết trong các xe bít bùng, xe container kín bưng không có không khí để thở, bị tai nạn, bệnh tật chết dọc đường. Biết bao thanh thiếu niên, nam nữ 15, 16 tuổi bị hãm hại, bị bán làm đĩ, điếm, lạm dụng tình dục ngay bởi bọn dẫn đường, bị đẩy vào làm trong các nhà xưởng trồng ma túy để trả nợ...
Đối với nhóm dư mặc, gồm thành phần cán bộ đảng viên, đại gia đã ra khỏi nước, hoặc chân trong chân ngoài, chân ngoài dài hơn chân trong, nghe rục rịch là cao bay xa chạy, Nhóm này có thể day mặt chỉ tên ra được, hầu hết là loại miêng nói trung thành với đảng, nhiều kẻ là loại hạt giống đỏ. Trong số này gồm cả nhưng kẻ phạm pháp, những cây củi phe phái bị đối thủ nhắm đưa vào lò.
Ngoài những nhóm người vừa kể, còn rất nhiếu người bỏ nước ra ngoài sinh sống vì họ rùng mình, sởn gai ốc trước các tệ nạn xảy ra trong xã hội, phải đưa con cái chạy khỏi Việt Nam, tránh mắc, hoặc chừa nghiện ngập ma túy, để không phải học trong mội trường giáo dục xuống cấp, nhà trường đầy tội phạm, gian dối, bạo hành. Họ không còn chút hy vọng cho họ, hay con cái họ thăng tiến trong xã hội bất công, đầy tham nhũng, tư do bị bóp nghẹt, lòng nhân ái không còn nữa.
Ác tâm sinh ác ý, ác ngữ, ác cử
Hòa vào dàn đồng ca của Dương Thu, báo chí ăn tiền của nhà nước lên án, mạ ly 152 người trốn lại Đài Loan, dân biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng những người "bốc hơi’ khi vào Đài Loan đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh của con người và đất nước.., làm nhục quốc thế. Họ làm nhục quốc thể hay chính chính phủ đang điều hành quốc gia một cách tồi tệ khiến người dân hiền lương phải trốn, tự hay bị mắc lừa chui đầu vào mạng lưới buôn người (3) (Phóng sự đài truyền hình France Television/France 2 Đường dây buôn phụ nữ Việt sang Trung Quốc) để tìm kế sinh nhai, tìm một cuộc sống khả dĩ tốt hơn, tìm môi trường tự do, không tham nhũng, không bị đàn áp, là kẻ phải nhận chịu tiếng làm nhục quốc thể ?
Ngoài các vùng bị kiểm soát bởi bọn khủng bố IS, bọn phiến loạn, hoặc bọn cầm quyền quốc gia tồi tệ, độc tài, có quốc gia tự do nào người dân lũ lượt trốn ra nước ngoài trong một thời gian dài hầu như bất tận, hàng loạt đông đến chục, hàng trăm, hàng ngàn, trăm ngàn, hàng triệu không ? Ông dân biểu này còn nói, những người theo chân du lịch để trốn ra nước ngoài là những người không có ý thức công dân. Theo ông trốn ra nước ngoài thế nào mới là cách của một người công dân có ý thức ? Có phải học trốn theo cách của các quan chức trong đảng, trong chính phủ đem được cả vợ con, tài sản thậm chí cả người giúp việc gia đình theo ? Hay đi theo bọn buôn người mà chính phủ dung dưỡng, hoặc bó tay trước bọn này.
Ông Lưu Bình Nhưỡng nhắm mắt trước ‘chân dung’một số người trong 152 bị bắt lại ; những con người mang dáng dấp nông dân nhọc nhằn, nhỏ bé choắt cheo, nghèo nàn trong các bộ quần áo rẻ tiền cố làm ra vẻ tươm tất khi ‘đi du lich’, những người có thể đã phải bán tài sản, cầm cố đất đai, vay nợ nặng lãi, sẽ phải vắt sức lao động bán lấy tiền trả nợ, chuôc lại nhà cửa, ruộng đất, để nuôi cha mẹ, vợ con đang thiếu thốn ở quê nhà ? Là đại biểu của dân, ông không thấy lương tâm cắn rứt sao ? Ông không thấy trách nhiệm của ông và của các dân biểu trong quốc hội phải lên tiếng cho mọi người thấy sự sai lầm của chế độ, sự bất lực, bất tài của chánh quyền, dẫn đến bất công, tha hóa xã hội đã khiến người dân phải tha hương cầu thực sao.
Trong các thảm cảnh trốn chạy của người dân, chính phủ cộng sản Việt Nam đều lên tiếng chỉ trích họ. 800 ngàn người di cư từ Bắc vào Nam năm 1954 bị phỉ báng là theo giặc, thích ăn bơ thừa sũa cặn. Cùng kỳ đó, với hơn chục ngàn người cộng sản miền Nam tập kết ra Bắc, chính quyền hay báo chí Việt Nam Cộng Hòa không có một lời nào phạm đến danh dự của họ.
Sau tháng 4/1975 hàng trăm ngàn người lũ lượt vượt biên, thuyền họ bị dánh đắm, tàu thuyền vượt biên vô tình đi qua Bạch Long Vĩ bị phát hiện, bị bắn tiêu diệt không để xót một sinh mạng nào. Người bị bắt lại thì bị cầm tù, tịch thu tài sản, tống đi khu Kinh Tế Mới. Người trốn thoát bị bôi nhọ danh dự đến thảm hại, bị cáo buộc là phản quốc, ôm chân đế quốc, tham bơ thừa sữa cặn.
Người Việt bỏ trốn ra nước ngoài sau này nếu không bị chính quyền tóm lại, không vươn tay dánh vói theo được, thì coi như bị bỏ rơi không còn gì đáng quan tâm. Hàng ngàn người dân tộc thiểu số Mông bị chính quyền Việt Nam tròng vào cổ tội ra đi thành lập Vương quốc Mông nhằm lật đổ chính quyên Việt Nam. Hàng ngàn đồng bào Thượng bị chụp ngay cái mũ phiến quân Fulro (2)
Vào tháng 9 năm 2018, chính quyền Thái Lan ruồng bố bắt giam cả ngàn người Việt đang trốn trên đất này, chính quyền Việt Nam hoàn toàn dửng dưng, không một lời can thiệp, không một tiếng chia sẻ với đau đớn của đồng bào mình, trong khi nhiều quốc gia khác đã lên tiếng bênh vực họ, nhiều tổ chức NGO của người Việt hải ngoại và thế giới phải vận động hết sức mình, nhiều cá nhân bỏ tiền túi hoặc ra sức quyên góp, để có thể bảo lãnh cho đồng bào mình thoát cảnh giam cầm càng sớm càng tốt, thậm chí giúp họ có thể được định cư tại nước thứ ba (4).
Để kết luận, đáng trách, đáng xấu hổ, làm nhục quốc thể không phải là những người phải bỏ quê hương trốn chạy, mà chính là các cây viết ác tâm, ác ngữ sản phẩm của chế độ tàn ác. Đáng trách, đáng xấu hổ, làm nhục quốc thể chính là các chính phủ bất tài, hay vừa bất tài lại theo đuổi các thể chế lạc hậu, bọn phiến loạn, các tổ chức khủng bố thực thi các chính sách hà khắc, ngu ngốc, cưỡng chế dân cách này cách khác khiến họ không còn lựa chọn con đường nào khác để sống khá hơn, để có việc làm, có thể nuôi dưỡng con cái, cho chúng được hưởng một nền giáo dục khá hơn ngoài sự trốn chạy khỏi tổ quốc của họ.
Quang Nguyên
Nguồn : VNTB, 02/01/2019
Tham khảo :
https://www.nguoiduatin.vn/chan-dung-152-nguoi-viet-xau-xi-a416389.html
https://baomoi.com/152-nguoi-loi-dung-du-lich-de-bo-tron-o-dai-loan-la-lam-nhuc-quoc-the/c/29140033.epi
(1) Những ngươi vượt biên bị bắt lại thường bỉ cán bộ chấp pháp hỏi :" Động cơ nào thúc đẩy (anh, chị) trốn đi". Dân miền Nam không hiểu từ ngữ cách mạng, trả lời : "Dạ, tui đi động cơ Cô Le, 6 máy".
(2) https://www.youtube.com/watch?v=h5PeGvENBVI&t=42s
https://www.youtube.com/watch?v=Tx7a3ynmGwg&t=48s
https://www.youtube.com/watch?v=MCIJtW87bVo&t=142s
https://www.youtube.com/watch?v=6KIII06k6vs&t=56s
Phóng sự đài truyền hình France Television/France 2 Đường dây buôn phụ nữ Việt sang Trung Quốc.
(4) http://www.machsongmedia.com/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1410-2018-11-19-17-10-19.html
Kỳ 7 (Phần chót)
Tôi cảm thấy thân thiện với phi trường Côn Minh hơn phi trường Bắc Kinh, hay Phố Đông-Thượng Hải. Sao nhỉ ? Hay vì lúc trên phi cơ ngồi cạnh một cô thật xinh, nói tiếng Anh như chim hót và được cô hẹn đưa đi ăn mì Vân Nam ? Tiếc quá, từ lúc đến Trung Quốc cho tới khi rời Thượng Hải, hai chiếc điện thoại tôi mang theo đều hoàn toàn nối kết được ViFi, nhưng không nói chuyện được. Chẳng biết cô có trách tôi thất hứa không ? Bao nhiêu bận rộn, mệt mỏi những ngày cuối cùng của chuyến đi khiến tôi đánh mất nhiều thứ, cả số điện thoại và địa chỉ của cô.
Không phải chỉ không găp lại cô bạn mới quen dễ thương, mà tôi bị mất kết nối thế giới bên ngoài mặc dù cả hai điện thoại của tôi đều tiếp được sóng Wifi rất mạnh ở mọi chổ có internet. Người ta đã bảo về điều này trước khi tôi đến Trung Quốc, tôi vẫn nghi hoặc, nhất là khi thấy các người Hoa tôi quen vẫn dùng điện thoại, có ViFi, internet rất đầy đủ. Hỏi ra, người ta bảo chỉ có thể dùng điện thoại sim trong nước. Việc này đồng nghĩa với bị nghe lén bị kiểm duyệt, bị theo dõi.
Người ta khuyên tôi không nên xài bất cứ cái gì như phôn, computer, sim card của Trung quốc. Tôi không muốn bị theo dõi, bị nghe lén. Tôi không muốn thành một tù nhân giam lỏng của chính quyền cộng sản Trung Quốc. Điều như vậy không xảy ra trong các xứ tự do, trừ phi đối với kẻ bị tình nghi khủng bố hay tội phạm nguy hiểm. Tôi bày tỏ sự khó chịu với bạn Trung Quốc, họ cười bảo : "Bây giờ chúng tôi sống tốt hơn trước nhiều. Sống như các anh cũng chẳng hơn gì chúng tôi". Tôi bảo hơn nhiều, nhiều lắm chứ. Họ bảo họ cũng có xe, có nhà cao, cửa rộng, ăn uống đầy đủ, muốn đi du lịch thì đi. Họ bảo không hiểu sao một số người trong họ còn đòi dân chủ, nhân quyền, tự do làm gì, họ bảo họ cóc cần đến mấy cái đó. Té ra họ không thể hiểu nổi hạnh phúc của những người đã hưởng đày đủ những quyền tự do đó. Tôi không thể cắt nghĩa cho họ về hạnh phúc của một người trưởng thành khi làm đầy đủ bổn phận của mình, với gia đình, với cộng đồng, với quốc gia thế nào. Nhiều người trong chế độ cộng sản, xã hội bị vo viên, đóng cửa, cảm thấy hạnh phúc như đưa trẻ sống trong nôi, như các người thiểu năng lẵng nhẵng theo chân bố mẹ. Họ bảo những người như Lưu Hiểu Ba, Ngải Vị Vị ôm rơm nặng bụng. Họ giống như những con cá chậu, chim lồng chưa bao giờ hít thở, vùng vẫy trong bầu trời tự do làm sao hiểu và tận hưởng được cái lẽ sống tự do, có trách nhiệm của đồng loại, nhưng có thể, nếu tôi sinh ra, lớn lên trong xã hội cộng sản, và được giáo dục như họ, có lẽ tôi cũng cảm thấy sống cảnh chim, cá kiểng vậy là có hạnh phúc.Tôi đã thấy nhiều đứa nhỏ sống với mẹ chúng trong tù vài năm, chẳng biết mất tự do, bất hạnh là gì, sân chơi của chúng là mấy cái giường của người tù nhân cùng phòng với mẹ nó và hạnh phúc của nó là được cho mấy miếng bánh của mấy bà, mấy chị vừa có thăm nuôi.
Thế là tôi phải sống một thời gian không với người thân yêu, không gia đình và bạn bè, không tin tức gì ngoài những việc xảy ra quanh mình trong bàn cờ vây vô hình của nhà tù Trung cộng. Một vị cựu đại sứ nói với tôi, ông sẵn sàng trả thêm tiền để quá cảnh một nước nào đó khác Trung Quốc. Ông có dùng cái ngôn ngữ thẳng tưng, phản ngoại giao như vậy để nói chuyện với các quan chức chính phủ Trung Quốc không nhỉ ?
Tôi không thấy cảnh người Trung Quốc chụp giật khi ăn uống như đã bị chụp hình, quay video. Nhà những người Hoa tôi quen có lẽ sạch hơn nhà tôi. Bàn trà, tủ rượu, phòng ngủ, cầu tiêu nhà tắm tinh tươm, ngăn nắp. Trong xe của họ cũng vậy, nhưng ngoài ngưỡng cửa các nhà, đặc biệt trong các quán ăn là nợi nhiều người Hoa khác thực hiện quyền làm chủ xã hội chủ nghĩa, cộng sản, theo truyền thống Trung quốc mạnh nhất.
Một đám người ngối gần bàn chúng tôi trong tiệm ăn hình như muốn cho mọi người phải biết họ là ông A chức vụ bcd, bà B chức vụ xyz… qua những câu chuyện ồn ào, khoe khoang. Họ xả ngập rác xuống gầm bàn, ngoài lối đi cho mọi người biết họ đã ăn gì, nhả ra cái gì. Họ thi nhau hò hét to nhất để vổ vũ đám tiếp viên robot nhăn nhó, vô cảm đang múa cho thực khách xem trên lối đi.
Chúng tôi gửi va li lại nhà một người bạn ở Vân Nam, theo gia đình anh đến thành phố H'Mông Tự thăm người chú ruột của anh. Họ tiếc cho chúng tôi lỡ dịp tối hôm qua, rằm tháng 7 âm lịch là ngày lễ lớn tại địa phương, người ta kéo ra đường hóa trang, mang mặt nạ quái dị, rước đèn trong thành phố, ăn uống, chơi đùa, bông lơn với nhau. Chú anh, gốc dân tộc Miao, quan chức của tỉnh Vân Nam sống hoàn toàn theo cách người Hoa, ông mới tậu miếng đất trong khu cư dân trung bình, xây một căn nhà lớn thô kệch, tường cao, hai cánh cổng sắt như cổng trại tù. Họ tiếp chúng tôi rất ân cần. Một bữa ăn với 12 món được dọn lên bên cạnh món miền miến mà tôi muốn được ăn thử, đó là món bột bắp. Ngô phơi khô, xay khá nhuyễn, như hạt kê, hấp ăn thay cơm. Họ bảo trước nghèo, chỉ miền miến, khá lên độn thêm cơm. Bây giờ khi nào thích, hoặc lễ tết thì ăn. Món này dân Nam Mỹ cũng có, cũng ăn như vậy hay làm bánh đa, bánh cuộn. Bột bắp bán đày trong chợ Mỹ, nhuyễn hơn, thường đề tẩm tôm, cá chiên dòn.
Ông chủ dành cho bạn tôi cái chân dê ninh nhừ nhìn thấy những sợi gân tưởng như dai dai, mềm mềm, sừn sựt vừa đủ, tôi bằng lòng với cái đuôi dê và đầu gà ông ân cần gắp cho. Chỉ mình ông trong bữa ăn là đảng viên Cộng Sản và như thế ông bà chỉ có một thằng con trai. Những người khác không làm trong nhà nước, không phải đảng viên thoải mái có hai đứa. Con trai ông, bặm trợn, xâm trổ về kịp lúc bữa ăn bắt đầu. Sau vài chung rượu, chú và các anh họ của nó bắt đầu lôi nó ra sửa trị. Thằng nhỏ nhìn ngầu ra mặt, nhưng chỉ biết cúi đầu vâng dạ. Cả nhà, mọi người đều ‘cho nó một trận’. Cuối cùng bố nó nhờ tôi, ông bác, nói với nó vài câu. Rượu ngà ngà, tôi đến khoác vai nó, cố rặn ra mấy câu tiếng tàu pha trộn cả tiếng phổ thông lẫn tiếng Quảng Đông học được hồi ở tù với đám Tàu Tưởng, Quốc dân Đảng trong Chí Hòa.
Tôi còn nhớ mấy câu học hồi còn nhỏ, nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô, hổ phụ sinh hổ tử, cứ thế mà diễn dịch, ‘dậy dỗ nó’. Nói xong một hồi, chẳng còn biết mình nói gì. Bố nó bắt tay cảm ơn tôi. Mọi người thấy tôi mệt, ép đi ngủ sớm. Rượu nặng thật, uống đến cháy cổ họng. Bọn họ uống đến hai giờ sáng. Bà chủ nhà ngồi với họ cho đến cuối bữa nhậu để phục vụ và dọn dẹp.Tôi phản đối chuyện này. Bà bảo đó là vinh dự và bổn phận để lo cho chồng và bạn bè của chồng. Dự định về khu tự trị Văn Sơn của người H'Mông, Choang của chúng tôi trễ hết hơn nửa ngày.
Người em rể của ông chủ nhà đêm qua hứa đưa chúng tôi đi Văn Sơn không thể dậy sớm nổi. Đêm hôm qua rượu say về, anh chồng kiếm chuyện với vợ bảo con gái không phải con anh ta, nó không có một tí nào giống bố, hai vợ chồng cãi nhau một trận dữ dội, nhưng vợ chồng cũng cố đến cùng cả nhà đi ăn sáng với chúng tôi. Anh chồng vẫn toe toét, bô lô, nhưng chị vợ hai mắt còn sưng.
Người ta đang xây một trung tâm nhiều hàng quán, quảng cáo sẽ là khu bán mì, hoằn thắn, hủ tíu lớn nhất thế giới. Sân phía trước rộng lớn trang trí 6 cái tô đường kính khoảng 4m, nhưng phải đến đầu năm mới khai trương. Chúng tôi đến một trong những quán có vẻ như đã lâu năm ở gần đó.
Vẫn tưởng các tô phở ở California, Houston, Dallas to nhất thế giới, có đường kính gần bằng đôi đũa nhựa gác ngang, nhưng tôi đã thấy ở Las Vegas trong một tiệm ăn Thái Lan, hai người đàn ông ăn trong hai tô to như cái thau nhỏ một món gì đó. Tiếc là lúc đó vừa ăn xong, đi ra, chứ nếu không tôi nhất định sẽ hỏi nhà hàng món gì để thử. Ở đây nhiều nơi bán hàng ăn với cái tô to hơn, sâu hơn. Khu chúng tôi đến ăn sáng có nhiều tiệm bán đồng giá mỗi tô hủ tíu chừng 3,4 đô la. Thực khách chỉ cho ông đầu bếp đang bên cạnh cái chảo to đùng, nước sôi ùng ục, ninh 5 - 7 con gà còn nguyên những món mình thích được bày chung quanh trên quầy, thịt heo ba chỉ, gà xé phay, lòng, mề,... Người đầu bếp bỏ những thứ khách muốn vào một tô, múc đầy nước lèo gà. Khách bưng qua quầy khác, chọn gia vị, rau, ớt, tỏi, đến quầy mì, bún, hũ tíu lấy bao nhiêu tô cũng được. Tôi tò mò đặt đôi đũa trong túi giấy thường thấy trong các tiệm ăn Á Châu đo tô hũ tíu của tôi. Chiều dài đôi đũa bằng đường kính cái tô. Chỉ ăn gần 1/3 tô, với một chén nhỏ mì, bụng tôi đã căng ra.
Nhiều quán ăn trong khu này không có nhà vệ sinh. Hỏi nhà vệ sinh, họ chỉ ra đầu đường. Lần ra đầu đường, họ chỉ đi nữa… ra đầu đường. Ra tận đầu đường, nơi ngay ngã tư, họ chỉ bên kia đường.
Bên kia đường, chiếm hết hai mặt tiền ngã tư là đồn công an. Tôi bảo đó là đồn công an. Họ gật gật đầu, chỉ thẳng vào đó, nói như hét, trong đó có chỗ đi tiểu tiện, cả đại tiện nữa. Tôi băng qua đường, mon men vào cổng có hai câu đối. Sân đồn công an giao thông rộng lớn chứa xe cảnh sát và nhiều xe hơi tôi đoán là xe bị giam. Tô hỏi chỗ đi vệ sinh, mấy người đứng ngoài sân chỉ đi thẳng vào đại sảnh. Bước vào, thấy hàng chục cảnh sát lố nhố đứng, ngồi. Một chú lính thấy tôi lơ ngơ, nói líu lo, chỉ vào phía sau. Trong đó có 2 dẫy phòng vệ sinh cho đàn ông, đàn bà đang có người lau chùi.
Ở một khu công cộng khác, chúng tôi vào một nơi có hàng chữ tiếng Hoa, Anh : Emergency toilet. Bạn tôi trào phúng bảo cầu tiêu cấp cứu ! Mắc lắm mới được vào, mắc vừa thì đi tìm đồn cảnh sát.
Người ta gọi taxi cho chúng tôi. Chở gần hai tiếng mới nghe bảo xe đến. Đứng dưới cái nắng hừng hực, hứng bụi đường gần nửa giờ taxi mới tới, trong xe đã có 2 hành khách, hai vợ chồng cùng đi Văn Sơn, người vợ ngồi ghế trước. Chiếc xe hiệu Trung quốc, hai chúng tôi và người chồng ngồi băng sau, kể cả cái nạng của ông ta gác bên hông cửa, chúng tôi bị ép như cá mòi hộp. Chị tài xế khoảng 40 tuổi diện như đi dạ hội, áo váy ren đen ôm thân hình còn trẻ trung, găng tay đen dài đến khuỷu, mắt kiếng cũng đen, tóc đen ngắn cắt xéo một góc có vẻ ngang tàng, nhưng mặt thì xấu và cũng đen đen. Một tiếng đồng hồ xe loanh quanh chúng tôi không ra khỏi Mộng Tự, chị tài bận đi đến hết chỗ này, đến chờ chỗ kia lấy hàng giao về Văn Sơn.
Đã ồn ào vì hai người đàn bà nói chuyện như hét trên xe, lại còn phải chịu thêm nóng bức. Nóng ! Cửa sổ xe đóng hết, máy lạnh trên xe chỉ mở nấc thấp nhất, cộng với mùi mồ hôi và nước hoa của cô tài xế lẫn người đàn bà phía trước làm tôi muốn phát khùng. Tôi lẩm nhẩm đánh vần chữ Nhẫn của các cụ dậy. Cuộc đời này chỉ như cõi tạm, cuộc đời này như chung chuyến xe một lát rồi mạnh ai nấy rẽ lối khác, nhưng đến lúc mọi người xuống đi tiểu ở cái chỗ ‘nhà tiêu tiểu cấp cứu’, chữ Nhẫn của tôi rơi mất chữ Tâm, tôi lén mở máy lạnh đến mức số hai, chỉ số hai thôi. Leo lên xe, mở máy, có lẽ nghe tiếng nổ có tí khác, cô tài chuyển ngay máy lạnh về số 1, kéo mắt kính, nhìn xuống hàng ghế sau, liếc con đại Đao vào mặt tôi.Thôi mà ! Tiết kiệm không mở máy lạnh, thì kéo hết của sổ xe xuống đi, năn nỉ mà, nhưng mở cửa sổ gió thổi tung tóc của 2 nàng thì sao ? May mắn đường xa lộ tốt không thua gì ở Mỹ và cô nàng chạy qua mặt tất cả các xe cùng chiều. Đến Văn Sơn tôi cảm thấy hạnh phúc không thành con gà hấp.
Văn Sơn, khu tự trị của người H'Mông, Choang hiện ra trước mắt tôi không thua gì các thành phố ở Mỹ với chung cư cao tầng, đường rộng rãi và cửa hàng khang trang, sáng đèn, ngăn nắp, nhưng vắng người đi lại, mua xắm dù là chiều Chúa nhật. Một số đàn bà con gái mặc quần áo dân tộc H'Mông, Choang lếch thếch theo nhau. Lề đường rộng đủ cho xe hơi đậu hàng ngang và người đi bộ thoải mái.
Một cái skyway chung quanh một quảng trường lớn, khách bộ hành sang đường không phải đi qua các làn xe cộ thưa thớt.
Căn hộ trong một khu chung cư khá đẹp giá hơn 150 trăm ngàn đô một chút. Gần như nhà nào cũng có xe hơi và một hai xe gắn máy. Hầu hết xe nhãn hiệu Trung quốc.
Tôi thấy như có một cái gì vênh, chênh giữa sinh hoạt của cư dân thành phố với tầm to lớn đô thị trung tâm, họ có vẻ như lạc lõng ngay giữa thành phố đẹp đẽ của họ. Chính quyền có vẻ như muốn cố phô hết vẻ hào nhoáng ra bề mặt, còn phía sau lưng những căn nhà cao từng ít người ở, vô số ổ chuột. Cuộc sống của người dân và môi trường nghèo nàn ở đó có vẻ khớp với nhau.
Người H'Mông ở đây chỉ cho tôi những rặng núi xa xa chung quanh thành phố buồn rầu bảo tổ tiên họ có thời đã ròng rã 13 năm cố thủ trên nhũng ngọn núi đó chống lại quân xâm lược Hán. Khi người Hán chiếm được các cứ địa họ đã giết hết đàn ông con trai H'Mông chưa kịp trốn thoát, nhưng hậu duệ của những người hào kiệt, từng có thời tự hào đã từ miền băng tuyết một năm chỉ có hai ngày, sáng, tối, đến đây lập nghiệp từ hàng ngàn năm trước, chỉ còn biết sợ hãi lảng sang chuyện khác khi nghe hỏi đến Vương quốc H'Mông.
Những nhận xét của tôi về Văn Sơn có thể không chính xác. Tôi chỉ qua lại đó trong vài ngày. Nhưng tôi có cái cảm giác lành lạnh khi đến một nơi chỉ có xác mà không hồn, một cảm giác tôi không có khi đến Viên Chan, một thành phố nhỏ, nghèo nàn, nhếch nhác hơn nơi đây và mặc dù sự ấm áp của nó đã lạnh đi nhiều từ hàng chục năm sau chiến tranh.
Quang Nguyên
Nguồn : VNTB, 08/10/2018
Tôi muốn viết lên đây rõ ràng tên vùng đất rừng, gần Việt Nam, sát chân núi, cách thành phố nhiều tiếng đồng hồ, nơi người H'Mông Việt Nam trú ngụ trên đất Lào đang cố thích hợp với phong tục tập quán địa phương, bương chải để sống, nhưng người ta nhắn tôi đừng viết. Họ vẫn còn sợ bị truy nã. Họ vẫn sợ bị chính quyền Việt Nam tìm cách bắt họ về. Lúc đầu họ cũng e ngại, nghi ngờ tôi giống như những người H'Mông tôi gặp trong rừng sâu Miến Điện.
Điều đó làm tôi cảm thấy có lỗi trước mặt họ và buồn không ít. Chúng tôi không phải loại người Kinh bắt đạo, chúng tôi không phải người mang còng, súng ống đến bắt họ, chúng tôi không phải là tác nhân khiến họ phải bỏ nhà cửa, mồ mả tổ tiên chạy trốn.
Ai làm họ nghi ngờ người Kinh ? Ai gieo mầm vào sự chia rẽ Kinh Thượng ? Ai chia rẽ ngay cả người Kinh Thượng theo cùng một tôn giáo, một chi phái ? Ai gieo mầm cho người Thượng Tin Lành Tây nguyên nghi ngờ Hội thánh Tin Lành Việt Nam ? Ai xóa bỏ hẳn giáo hội Cao Đài chân truyền 1926 ? Ai dựng nên chi phái Cao Đài 1997 phá hỏng đạo sự ? Ai dựng nên các đoàn thể tôn giáo quốc doanh và bắt nhân dân đóng thuế nuôi các đoàn thể phá hoại này ?
Chúng tôi phải đi rất xa thành phố, cũng trên những con đường đất đỏ, quanh co dốc lên, dốc xuống, nhồi sóc, lắc lư đến chóng mặt. Hai bên đường chỉ thấy rừng tre, lồ ô và những khoảng trống cây thấp, thỉnh thoảng gặp vài chiếc xe thô sơ gắn máy của người làm ruộng chạy ngược chiều. Vài làng bản nhỏ bên đường và những chiếc nhà sàn, cột chống bằng xi măng. Gà, vịt, ngan, ngỗng, chó, heo,dê lang thang ngoài đường.
Cây cỏ dại trong vùng trung du thích hợp làm thức ăn cho dê hơn trâu bò, những con vật không còn cần thiết lắm trong công việc đồng áng. Ông bạn tôi hứa đãi tôi món miền miến vài món đặc biệt mà tôi tò mò muốn ăn như lõi cây song mây thấy bán dưới chợ Thành Phố 52, nhưng các chợ nhỏ trên đường đi không nơi nào bán, có thể rừng khu này không có song mây. Ông bạn tôi mua một tảng thịt heo cả chục kg và mớ rau cải to đùng đem lên xe ; tôi thấy trước được bữa ăn chiều ; cũng vẫn thịt heo đó, cũng vẫn loại rau đó, và có thể nói, cũng vẫn với những người ‘dẫn độ’ tôi từ nhà này sang nhà khác ở Hà Giang, Miến Địện, Thái Lan, tôi phải ‘đối diện’ với món truyền thống (?) của anh em H'Mông của tôi, thịt heo rang mặn, cải luộc và ớt trộn muối cục.
Chúng tôi vào nhà bác ruột của một người trong chúng tôi. Ông ôm chầm lấy cháu khóc. Hàng xóm, bà con lục tục đến, căn nhà khá rộng xây tường gạch bloc xi măng như chật lại, nhiều người phải ngồi phệt trên nền đất. Họ hỏi nhau chuyện nhà cửa, gia đình, công ăn việc làm. Người con dâu lui cui dưới bếp, cắt thịt heo bằng con dao to bản, nhọn hoắt dễ sợ, sửa soạn rang mặn.
Những người H'Mông ở đây từ Việt Nam sang, không hoàn toàn là người trốn chạy vì bị đàn áp tôn giáo, còn cả những người tìm một nơi dễ sống. Họ nói tiếng Việt. Họ là bà con của vài người đi với chúng tôi. Họ không dấu diếm nhau điều gì. Chúng tôi không ngần ngại hỏi họ về Vương Quốc H'Mông.
Họ đến đây, nhiều gia đình không visa, không hộ chiếu, người bản trưởng H'Mông Lào chấp nhận họ như người trong họ hàng. Chỉ cần 40 triệu đồng Việt Nam, họ có quốc tịch Lào để có quyền mua đất, mua ruộng.
Vang Dia cùng các anh trai, mua một miếng đất đồi dựng nhà gần nhau, giá 1 mẫu tây xê dịch tứ 7 ngàn rưởi đến 8 ngàn rưởi đôla, công ban đất đồi xuống thành nền nhà khoảng 1000 đôla, Nhà ở đây đàng hoàng hơn, ngăn nắp hơn và cố định, không chông chênh như nhà anh em H'Mông ở Miến.Đặc biệt các đồ gỗ trong nhà, từ giường, tủ, bàn ghế, và ngay cả vách nhà bếp đều làm từ nhưng loại gỗ rất chắc, quý. Họ chỉ cất công lên rừng xẻ gỗ mang về.
Nhà Vang Dia vừa hai giường ngủ, nơi ngồi tiếp khách và chỗ để thóc sau mùa gặt. Bếp riêng. Nhà khóa cửa bên cạnh của người anh làm thuê ở đồn điền chuối của Trung quốc cách bản chừng 100 cây số. Hai vợ chồng nhà này bỏ mấy đứa con cho người em trông coi giùm. Họ ký hợp đồng với đồn điền trồng chuối làm suốt năm mới về. Trừ tiến ăn ở, mỗi năm vợ chồng mang vể khoảng 70,80 triệu. Số tiền này chỉ đươc lãnh mỗi cuối hợp đồng. Hết năm họ về nhà một tháng, sau đó lên lại, nhà người anh có tủ lạnh, máy may. Hai vợ chồng người em ở nhà coi con, cháu, giống người dưới thành phố 52km, họ làm ruộng mướn. Họ cũng có một miếng ruộng nhỏ ở rất xa nhà, lúa gặt chỉ đủ ăn sáu tháng.
Sau nhà có giếng bơm từ mạch nước ngầm, công đào giếng một mét sâu 1 triệu đồng, buổi chiều cả gia đình, người lớn, cha mẹ con cái, cả người hàng xóm tắm gội chung ngoài trời, ì uồm xối nước, kỳ cọ cho nhau và giặt dũ luôn thể. Lúc đó là lúc họ vui vẻ chuyện trò, xả láng nhất. Ngay trước nhà,vừa bước qua cổng là bể phốt cầu tiêu, ống thông hơi đậy bẳng chai nhựa coca, hơi bốc lên thật khó chịu. Nhà nuôi khá nhiều gia súc, anh than phiền hay bị mất trộm. Những đứa nhỏ thẩn tha chơi với nhau trước cửa nhà, trên đường đi bùn lầy trong xóm giống như bọn trẻ con người H'Mông trốn chạy tại Miến.
Nhiều thanh niên ở đây nghiện hút, ăn cắp ăn trộm. Từ thành phố 52, cho đến các nơi như Viên Chan, Mường Phương, Mương Mường, Pa sọn. Nông Hai…lên đến Luang Namtha.. chúng tôi đều nghe đến nạn thanh niên Lào nghiện ngập thuốc phiện, ăn cắp ăn trộm.
Chúng tôi như những người đi tìm mua ruộng lội bộ vào các khu sâu hơn. Chỉ có ruộng lúa ngút ngàn. Người H'Mông bản địa phá rừng làm nương gần đường lớn. Người H'Mông Việt Nam đến sau vào sâu hơn. Xe cơ giới thô sơ giúp họ có thể đi lại dễ dàng cho đến hết đường đất đỏ. Nhiều cái lán xiêu vẹo trong các thửa ruộng bỏ lại sau mùa lúa, trơ trọi bên cạnh những cây đu đủ còi cọc và những cây ớt xum xuê trái. Hết ruộng là những cánh rừng không người ở.
Không phải tất cả mọi người đã sang đây đều muốn ở lại. Vàng Dế rất muốn trở lại Việt Nam, tôi ngạc nhiên khi nghe anh nói khó thích hợp với phong tục tập quán ở đây. Anh kể, Bí thư huyện, chủ tich huyện đều là người H'Mông, họ dễ dàng chấp nhân người đồng chủng tộc ở mọi nơi đến. Đất rộng, người thưa. Đất hoang có thể khai khẩn còn nhiều, nhưng những người H'Mông Lào ở đây vẫn giữ thói tục cũ, những tục lệ mà người theo Tin Lành cảm thấy không hợp nữa. Họ vẫn kéo vợ, họ vẫn làm ma chay lãng phí, hủ lậu và nhất là họ thoải mái dùng thuốc phiện, ma túy, rượu chè bê bối, Anh rất sợ chính anh rồi sẽ xa đà trở lại, con cái anh sẽ không thoát khỏi cám dỗ. Chính anh đã từng là một con nghiện, chỉ khi theo Tin Lành, sống trong cộng đồng Tin Lành anh mới dứt được con ma nghiện. Trong bản có nhà thờ Tin Lành, có mục sư nhưng tín đồ không có bao nhiêu, sống giữa cộng đồng thoải mái dùng thuốc phiện, anh lo sợ con cái anh, cả chính anh sẽ khó lòng giữ mình. Anh muốn trở về Việt Nam, nhưng đâm lao thì phải theo lao, cuộc sống có đỡ vất vả hơn, không ai bắt đạo, nhưng cơ hội sa ngã nhiều hơn.
Tôi hỏi anh có nên bỏ làng này, xuống thành phố mở một tiệm cà phê, tiệm tạp hóa, tách xa với những người dễ ảnh hưởng xấu đến mình, anh nói cần vốn nhiếu lắm. Anh mơ ước có được căn nhà giá 35, 40 ngàn đôla giống như căn biệt thự gần chợ Thành phố 52 để mở một tiệm Karaoke, nhưng cái ước mơ đó khó như tìm được kho tàng. Nhiều người H'Mông từ Việt Nam sang đều có ý như anh, họ muốn về, nhưng sợ sự trả thù. Vài lần họ đã lén lút về thăm mồ mả tổ tiên, rồi đi ngay. Người già thì không nghĩ họ sẽ trở lại được dù chỉ một lần.
Không ai trong họ biết đến cái gọi là Vương quốc H'Mông, họ chẳng bao giờ nghe thấy có một loại vương quốc H'Mông đang ra sức chống lại, lật đổ chính quyền Việt Nam. Họ lý luận thật đơn giản và thực tế : Nếu có một Vương quốc H'Mông như vậy nằm sát ngay nách Việt Nam, thì chỉ một sớm, một chiều quân Việt Nam sẽ dọn họ sạch sẽ. Họ nói Việt Nam nắm chặt Lào trong bàn tay, thuộc nước Lào không khác gì thuộc đường phố Hà Nội. Một vương quốc H'Mông như thế chỉ là bịa đặt.
Nghe tôi nói báo chí và chính quyền Việt Nam đưa tin người H'Mông theo đạo Tin Lành trốn ra khỏi nước để thành lập Vương quốc H'Mông chống lại Việt Nam, họ sợ. Họ không ngờ chuyện họ trốn khỏi Việt Nam vì lý do bị kỳ thị tôn giáo, hoặc tìm kế sinh nhai bị nhà nước Việt Nam chụp lên đầu cái mũ phản quốc như vậy.
Sợ bị chính quyền Việt Nam trả thù. Tôi nghe thấy câu đó ở mọi nơi có người H'Mông, người Việt Nam trốn ra khỏi nước. Họ đã bị bức hại phải ra đi,như họ nói, phải bỏ tất cả những gì thân thương nhất trong đời, biết không bao giờ có thể trở lại. Họ cũng giống như những người vượt biên sau 1975, ra đi tìm sự sống trong cái chết, không bao giờ nghĩ đến có thể trở lại. Nhiều người cả Việt, lẫn H'Mông đang tỵ nạn tại Hoa Kỳ đã mấy mươi năm vẫn sợ không dám trở lại Việt Nam, mặc dù nghe họ than thở nhớ Việt Nam lắm
Hình như nhà cầm quyền Hà Nội không học được một chút gì qua cuộc ra đi của hàng triệu người miền bắc di cư vào Nam năm 1954, lại càng không thấy được gì qua cuộc vượt biên đầy thảm thương , chết chóc sau 1975 của hàng triệu người dân miền Nam làm toàn thế giới rúng động. Người ta chỉ biết đổ tội cho người trốn chạy, cho kẻ thù của chế độ dụ dỗ người dân bỏ nước ra đi, thậm chí đổ tội trên đầu chính tôn giáo của người trốn chạy. Chỉ biết đổ tội. Họ không học được tý gì. Họ không có lòng khoan dung.
Những người H'Mông, trong suốt dọc dài lịch sử, từ Vân Nam, chỉ biết trốn chạy để tìm một nơi có thể dung thân lâu dài, được các chế độ phong kiến Việt Nam bao dung hàng trăm năm, nay lại phải bỏ nơi chôn rau, cắt rốn, bỏ mồ mả tổ tiên ra đi.
Chính quyền của người thắng trận, của kẻ mạnh không thấy được nỗi đau lòng của người trốn. Chính quyền không thấy hàng trăm, thậm chí hàng ngàn, hàng chục ngàn thuyền nhân chôn thân dưới lòng biển sâu, không thấy cả gia đình người chạy trốn bỏ thây nơi rừng già. Chính quyền Việt Nam không quăng một cáo phao nào ra cứu vớt, không một lời thành thật, thiết tha kêu gọi ở lại, và ngồi xuống với họ để cùng tìm ra một giải pháp khả thi.
Đối với chính quyền Việt Nam, buộc tội, thóa mạ, vói tay đánh tiếp theo, vói tay xô lật thuyền, đẩy người cô thế vào hang cọp, vào tay ăn cướp, hải tặc, vu khống cho người tỵ nạn tội ra đi lập quân đội chống lại chính quyền, tròng vào cổ họ trọng tội phản bội tổ quốc thì dễ hơn là ngồi xuống nói chuyện với đồng bào mình.
Tôi ghét câu cửa miệng của các quản giáo cộng sản Việt Nam leo lẻo mồm nói với chúng tôi : "Cách mạng đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại". Người H'Mông trong hoàn cảnh phải chạy đi, bị đánh dồn theo, bị đóng dấu trên trán tội ra đi thành lập vương quốc H'Mông nhằm lật đổ chính quyền, cũng như sau 30/04/1975 người bỏ trốn vượt biên bị ghép đủ tiếng xấu, nhưng người ở lại với cách mạng, kẻ bị ‘hoc tập cải tạo’ đến vài chục năm, kẻ chết rũ tù.
Chính quyền không chịu sửa sai, không chịu mở một chút khoan dung, hay họ không có lòng khoan dung? Bản chất của tôn giáo là khoan dung và người có tôn giáo càng cần đến sự khoan dung. Đừng trộn lẫn tôn giáo với đủ loại tội ác, hay tội lật đổ chính quyền. Ai cũng có thể lật đổ chính quyền bằng cách này cách khác, dù ở trong nước hay ngoại quốc, dù có tôn giáo hay không. Những người cộng sản vô thần vẫn thường tự hào lật đổ hết chính quyền này đến chính quyền khác.
Có lẽ giáo lý của các tôn giáo thường nói đến sự bình đẳng, giải phóng và tự do gây dị ứng cho đảng cầm quyền chủ trương toàn trị? Có người không tôn giáo tích cực đấu tranh cho tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, nhưng chưa hề thấy người cộng sản cổ vũ cho tự do tôn giáo, tự do ngôn luận.
Hãy dừng tay lại, hãy mở chút lòng khoan dung với các tôn giáo. Đừng nhìn tôn giáo là thế lực phản động. Đừng tạo thêm tội ác chồng lên tôi ác, vu khống chồng lên vu khống. Đừng để tất cả tội ác vu khống một ngày nào trở ngược lại chụp trên đầu mình.
Quang Nguyên
Nguồn : VNTB, 01/10/2018
Kỳ V
Lào - Luk 52 km
Công việc ở Bangkok xong. Chúng tôi có thêm vài người đi chung, phải thay đổi kế hoạch không bay đến Viên Chan mà đi xe buýt đến Nong Khai để vào Lào, như thế mất hết một ngày, thời gian ở Lào phải rút ngắn. Nhưng Lào chính là nơi chúng tôi cần thời gian ở lại lâu hơn.
Cạn tiền, ngay cả xe buyt hạng VIP cũng không dám đi. Xe chở khách của Thái đồng loại với Việt Nam, nhưng đàng hoàng hơn nhiều. Chúng tôi được phát nước và hai hộp thức ăn. Một hộp mì ăn liền ‘không người lái’, một hộp bánh ngọt. Xe sạch sẽ, ghế ngồi thoải mái, không dồn khách, không đón khách dọc đường, không mở nhạc inh ỏi, tài xế không tán chuyện với lơ xe, với vợ, với bồ bịch qua phôn. Tệ nhất của đám xe buyt trục Nam Bắc bắt khách dọc đường nằm trên hai lối đi. Cả bọn chủ xe, tài xế, lơ xe Việt không tôn trọng khách, mà chính người khách cũng tự coi rẻ mình. Cái tâm lý này của người mình đến bao giờ mới thay đổi ?
Lần đầu đi xe buyt từ Bangkok lên Chieng Mai xe chạy suốt đêm chỉ ngừng ở một bến xe cho khách xuống nghỉ ngơi khoảng 20 phút. Lần này từ Bangkok đến Nong Khai, xe cũng chỉ dừng cho khách ăn trưa tại một tiệm xềnh xoàng, bán các thứ cơm, mì rẻ hơn ở Bangkok . Khác hẳn với tình trạng lái xe ở Việt Nam móc nối với chủ quán, ép khách vào ăn để hưởng lợi,
Chiếc xe không chạy nhanh như chúng tôi nghĩ, nó đến Udon Thani vừa đúng 10 giờ tối, giờ đóng của khẩu. Chúng tôi ngao ngán không biết tính sao. Bến xe chỉ còn vài tài xế tuk tuk chờ khách đến trễ, Gần chúng tôi là ba cậu trẻ dân Âu châu, da rám nắng trễ xe về Bangkok, bên cạnh mấy cái balô to đùng, chúng từ Moscow, Nga.
Bất ngờ một tiếng sét giáng xuống như súng lệnh, cơn bão ào ào đến, gió cuồn cuộn thổi thốc tung mái nhà ga, điện phụt tắt. Tìm một chỗ không bị mưa, tôi nằm gối đầu lên balo, kệ giông tố, nghỉ cho khỏe. May quá, trận bão qua nhanh, mưa bớt nặng hạt, ông bạn tôi thuê xe tuk tuk ra cửa khẩu. Chúng tôi 8 người dồn lên một chiếc xe chật cứng. Đoạn đường chưa đến 15 phút, tài xế chém 200 baht.
Người bạn chờ chúng tôi bên kia biên giới cho biết anh sẽ ngủ lại trên xe đợi sáng. Chúng tôi ngồi trong nhà chờ sát ngay cổng hải quan. Có mấy chiếc võng của đám tài xế xe tuk tuk máng sẵn, tôi khoan khoái kéo một cái xuống nằm nghỉ, Ba người bạn tôi cũng đong đưa 3 chiếc võng ở ba phía. Số còn lại ngồi dựa góc.
Chuyện xảy ra dưới đây dù chưa đến mức nghiêm trọng, nhưng tôi cũng gặt được một kinh nghiệm, từ nay sẽ không lãng mạn, vớ vẩn như lần này nữa. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu hai tên ăn cướp đến trễ hơn một chút mà chỉ còn lại mình tôi ?
Ông bạn chúng tôi che cái dù mua ở BigC ngay gần nhà chờ đi tìm khách sạn. Một lúc lâu ông về, bảo chúng tôi kéo va ly, mang balô đi. Tôi nói tất cả đi đi, tôi muốn nằm ngủ võng ngoài trời đêm nay.
Trừ những lần ngủ võng khi đi cắm trại, và thời gian dài ở chiến trường đã qua từ rất lâu, tôi không có dịp nằm võng giữa trời đêm khuya.
Sau trận bão, trăng hòa lẫn ánh đèn đường, qua làn mưa lất phất trộn màu ánh sáng kỳ lạ. Bầy chim vỡ tổ lao xao, tiếng côn trùng, ếch nhái hòa bản nhạc loạn ly nao lòng. Quang cảnh ấy, tiếng nhạc ấy khiến tôi mơ màng trong sân khấu dát vàng vĩ đại của thiên nhiên huyền ảo.
Chúng tôi định kéo nhau vào BigC chọn mỗi người một, hai gói mì, thì vừa lúc một chiếc xe pick-up truck đến đậu ngay trước nhà chờ. Tôi bảo một cậu ở lại trông đồ.
Hai người đàn ông lực lưỡng, mặc áo không tay, phô hình xâm trổ từ chiếc xe truck đã ngồi trong nhà chờ. Chúng tôi trở lại chỗ mình, im lặng thưởng thức những ly mì nóng hổi, thơm phức. Một trong hai người lại gần tôi, giọng tiếng Anh trọ trẹ hỏi tôi từ đâu đến, tôi nói từ Mỹ. Y gằn giọng hỏi có visa không ? Tôi giả vờ không nghe, không trả lời. Y gằn giọng hỏi đến câu thứ 3, tôi ngửng lên nhìn y hỏi lại : Anh là cảnh sát ? Y bảo không. Y hỏi tôi có passport không, tôi trả lời không phải chuyện của anh. Y cứ lằng nhằng hỏi, tôi lặng thinh ăn mì. Y bỏ tôi, trở lại chỗ ngồi trong góc, lấy ra một chai bia, tu ừng ực, trong túi ni-long của y mang theo còn 5,6 chai.
Tôi sực nhớ ra sự tàn ác của lũ cướp biển Thái Lan với các đồng bào vượt biên của tôi sau khi cộng sản tràn vào Nam. Chúng có dao, có súng, chúng cướp, hiếp, giết, bắt cóc đàn bà con gái của chúng tôi. Lần này chúng tôi giáp mặt với bọn cướp cạn dùng chai bia làm vũ khí, rất dễ gây thương tích, thậm chí giết người, dễ chối tội. Tên cướp thứ hai đứng lên. Sáu người bạn trẻ của chúng tôi đứng lên. Họ sẵng sàng. Hai tên cướp chắc chắn không lường được sự ra đòn khủng khiếp của các tay bẻ gãy sừng trâu của bạn chúng tôi, nhưng tôi cũng nhớ đến các đòn Mui Thái ghê rợn. Họ nhìn nhau. Tôi nghĩ sẽ có đổ máu. Ông bạn tôi và tôi vẫn lắc lư trên võng.
Một hai phút nặng nề trôi qua, chợt ông bạn tôi, người cao hơn tôi một cái đầu và nặng gần gấp đôi tôi đứng dây, quát to bằng tiếng Thái :
- Thôi, đủ rồi. Ông ra lệnh cho chúng tôi :
- Về khách sạn ngủ hết, không ai ở lại.
Tôi líu ríu nghe theo. Bọn trẻ đẩy tôi đi trước, kéo va ly của tôi theo sau. Trời lại đổ mưa. Đến khách sạn chúng tôi ướt hết.
Chỉ bước qua lằn ranh hai nước, một nguyên là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Miến Điện, và một đang là cộng hoà xã hội chủ nghĩa Lào, độc đảng, theo chủ nghĩa Marx, đều thấy sự nghèo mạt so với nước tư bản Thái Lan. Viên Chan với những lá cờ Quốc gia và Búa liềm treo trước cửa mỗi nhà đã lâu không thay đổi, rách nát, bụi bặm như những tấm dẻ rách tả tơi.
Viên Chan không còn giữ được vẻ trầm mặc pha chút duyên dáng tây phương trước năm 75, mất cả mùi hương trầm từ các đền chùa cổ kính, chỉ còn tanh mùi của những thần tài bằng đá đứng trước các của hàng, ôm túi bạc với hai bàn tay bám đầy bụi. Các hàng cây xanh, rợp bóng ngày xưa biến đi gần hết, mọc lên nhửng căn nhà 5,3 từng nửa mùa, lố nhố, Họa may còn vài con phố giữ được vẻ sang trọng thời Tây thuộc địa. Đâu đâu cũng thấy dấu ấn phụ thuộc Tàu, Việt Nam. Người Tàu với các công trình xây dưng, các nhà máy, khách sạn, người Việt Nam với các ngân hàng, quán ăn, tiệm tạp hóa vặt vãnh. Viên Chan không còn chất Lào như các cô bạn xinh đẹp, trắng muốt, duyên dáng yểu điệu hiền lành có tên họ dài thoòng ở Mỹ của tôi.
Tôi đi qua Viên Chan bâng khuâng buồn bã như ngang nhà người tình đơn sơ, mộc mạc, thơm mùi trầm hương đã bỏ đi lấy chồng. Người ta chỉ cho tôi thấy nước đập thủy điện Sepien Senamnoi vỡ hồi tháng 7 trước, vẫn ngập hồ ao nhỏ dọc đường dẫn dến Thành Phố 52.
Luk 52 City đang trong trận mưa nặng hạt, bùn đỏ văng tung tóe, tôi nhớ đến các thành phố Tây nguyên Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuột thời chiến tranh, với bùn đỏ, lính và đĩ, điếm. Thành phố 52 km không có lính, chỉ có nhiều người mặc áo rằn ri đi làm ruộng rẫy, nhưng người dân ở đây nói đĩ, điếm nhiều. Anh bạn lái xe cho chúng tôi, Vang Shử, thổ công của thành phố này, hất hàm chỉ hai người đàn bà ngồi đối diện trong quán ăn bảo, đĩ đó.
Luk 52km không phải là thành phố du lịch cũng không có khu giải trí, loanh quanh thành phố chỉ vài chục quán hàng nhỏ. Vàng Shử bảo, thanh niên ở đây 70% nghiện hút, lười biếng. 1 phần 3 chồng của đàn bà ở đây nghiện ngập trốn lên Viên Chan trộm cắp, vợ ở nhà làm đĩ. Tôi không chắc chuyện anh nói đúng hay sai, chỉ buồn nhớ lại ngày sau 30/4.75 các quản giáo cộng sản vào Saigon lên lớp chúng tôi cũng giống như thế : "1/3 đàn bà Saigon của các anh làm đĩ". Chúng tôi đùa với nhau chua chat, nếu vợ tao, vợ mày, vợ nó ngồi với nhau, chắc chắn vợ nó làm đĩ. Nếu mẹ nó, vợ nó, con gái nó đi với nhau, một trong 3 người đang kiếm khách.
Chúng tôi đề nghị anh bạn lái xe dẫn chúng tôi đến ‘một quán đèn đỏ có gái bán hoa’. Người Mông cũng nói văn hoa trong chuyện này như người Kinh vậy. Chiều hôm đó, Vang Shử đưa chúng tôi đến một quán khá khang trang, vắng khách. Có 6 cô gái và một người đàn bà trung niên ngồi sẵn đó. Dù cạn tiền, chúng tôi cũng gọi món khá sang. Bọn trai trẻ ngồi sen kẽ giữa các cô gái, qua ánh đèn mờ tôi thấy vóc giáng rất trẻ của họ. Tôi ngồi bên cạnh một cô. Bạn tôi ngồi bên cạnh một cô. Tôi thấy hai người nói chuyện nho nhỏ với nhau.
Thức ăn dọn ra, các cô không uống bia. Họ có vẻ rụt rè không như bọn gái cùng nghề nơi khác. Các bạn trẻ của tôi lần đầu tiếp xúc với các cô gái loại này nên khá lúng túng. Bữa ăn có vẻ trầm trầm cho đến lúc ông bạn của tôi nói to bằng cả tiếng Việt, tiếng Mông :
- Chúng tôi đến đây để ăn chứ không phải để chơi, các con đều chỉ đáng tuổi con cháu chúng tôi, từ 13 đến 16 tuổi. Thôi ăn đi.
Bọn bạn trẻ của chúng tôi có vẻ thất vọng. Còn các cô gái thấy vui hơn, họ bắt đầu ăn như đã đói từ lâu. Ngạc nhiên nghe ông bạn tôi nói tuổi họ, tôi tò mò đến từng đứa hỏi tuổi. Quả thật, chúng từ 13 đến 16 tuổi. Tôi dội thêm xô nước lạnh vào đám bạn trẻ :
- Đừng dính vào lũ nhóc vị thành niên này mà mọt gông.
Bọn trẻ sau một chút tiếc rẻ, bắt đầu nói chuyện vui vẻ, cười đùa, giống như các người bạn.
Chúng từ 13 đến 16. Chúng không thoa son, trát phấn, mặt chúng còn lông măng, mắt mở to vừa lo sợ, vừa buồn bã. Không biết chúng đã phải bán thân bao nhiêu lần. Có thể từ lúc 12 tuổi chăng ?
Ăn xong, ông bạn tôi gọi tính tiền, ông bảo người chủ quán đầu trọc tếu, thân hình lực lưỡng, anh chị :
- Tôi trả thêm tiền cho mấy đứa nhỏ này tối nay cho anh. Tôi đưa chúng nó về.
Ông bảo tài xế đưa chúng về tận nhà chúng, chúng tôi phải chờ xe trở lại rất lâu.
Tôi thấy ông bạn tôi một con người nhân hậu.
Thành phố 52, có từ trước chiến tranh, nhưng chỉ phát triển cách đây chừng 30 năm. Rất đông người Mông Lào, Mông Việt và Việt Nam ở đây. Sau thất bại trong chiến tranh Việt Nam, người Mông Lào, trong vùng Xiêng Khoảng ảnh hưởng của tướng Vàng Pao, chạy tứ tán sang Thái Lan đi định cư hết ở nước khác. Nhiều người Mông theo cộng sản trong vùng Long Chinh bỏ Xiêng Khỏang đến thành phố này lập nghiệp. Người Mông Việt qua lập nghiệp ở đây không nhiều, họ tìm một khu vực dễ dàng kiếm sống.
Người Mông Lào đến Luk 52 phá rừng làm nương. Ruộng nương từ gần tỉnh lộ tiến dần ra xa, vào tới tận các chân núi. Nhờ các phương tiên chuyên chở cơ giới, họ có thể làm nương rất xa nhà. Họ cất lán tạm trên gò, trên ruộng, mang theo gạo, mắm muối sống vài tuần, một tháng không phải về nhà. Nhiều gia đình chịu khai hoang có đến hàng chục mẫu ruộng. Hệ thống dẫn nước tưới tiêu tốt giúp những mảnh ruông mạ mọc đều, bằng trang như cánh phản, nhưng cũng chỉ làm một mùa. Giá một mẫu tây ruộng ở đây khoảng từ 7 ngàn rưởi đến 8 ngàn đô la. Có người khẩn hoang, trồng cao su, thu hoạch khá cao và không cực nhọc như làm ruộng.
Tôi vào một số gia đình Mông Lào. Không thấy ai trong họ theo đạo Tin Lành. Họ cũng hình như không gắn bó lắm với tục lệ cũ. Họ giầu có hơn Mông Việt, hay người Việt. Gia đình Vang Shử ở căn nhà 4 tầng, sở hữu hai chiếc xe hơi, anh đưa chúng tôi đi bằng chiếc Toyota 7 chổ.
Mông Việt mới sang nghèo hơn nhiều. Những người chúng tôi găp đều không có ruộng đất, họ chỉ mua được một miếng đất nhỏ tạm dựng căn nhà vừa chỗ cho cả gia đình, đi làm ruộng mướn, giúp việc trong các tiệm ăn, bán hàng. Tôi nghe họ nói thì việc gì cũng 50 Kip một ngày.
Người Việt từ Thanh Hóa. Huế, Saigon... tập trung buôn bán trong một cái chợ khá lớn cung cấp thực phẩm, hàng hóa cho cả Luk 52.
Người Việt chiếm phần khang trang nhất mặt tiền chợ bán dụng cụ điện máy,quần áo, đồ trang sức, đồ gia dụng nhập từ Thái Lan. Một cửa hàng có vốn khỏang từ 600 triệu đến 1 tỷ tiền Việt Nam,, như họ nói. Họ có visa ở lại Lào, đóng tiền cho địa phương mỗi 6 tháng. Họ than phiền đại sứ Việt Nam, ở Viên Chan không bao giờ để ý đến họ. Họ muốn vào quốc tịch Lào, nhưng không biết có đường dây nào chạy, mặc dù biết đúng giá 40 triệu đồng cho một gia đình. Tôi biết rõ dường dây chạy vào quốc tich Lào, và chắc chắn tôi làm được, nhưng đó không phải việc làm của tôi. Nếu tôi làm việc này, tôi có thể đút túi riêng vài trăm triệu vì có hàng vài chục gia đình Việt Nam, ở đây muốn nhập tịch.
Phía sau chợ dành cho người Mông bản địa. Họ bán đủ thứ cho bữa cơm hàng ngày và các món ‘đặc sản’quái dị như chuột phơi khô, tổ ong đất...
Lần đầu tiên tôi biết lõi dây song mây có thể ăn được và bán khá đắt. Gần chợ có một số biệt thự đẹp đẽ, nhìn như bỏ hoang, có giá 35 đến 40 ngàn đô la.
Tỉnh lộ là phố chính của Luk 52km, ‘đi dăm phút đã về chốn cũ’, vài quán cà phê, nhiều sạp bán đồ rèn sắt, cuốc xẻng, rựa cho người làm ruộng, đi rừng, và một dẫy cửa hàng bán các loại rễ cây, củ, quả, hoa lá làm thuốc, nhưng cũng có ngân hàng, một văn phòng Moneygram nhận, gửi tiền online, một văn phòng DHL nhận hàng từ ngoại quốc và chuyền hàng từ địa phương đi. Tôi thấy có người gửi cả trăm kg quần áo, mũ truyền thống của người Mông làm bằng tay qua Mỹ. Có nhiều quán bán thức ăn nấu sẵn, quay vịt, gà, heo ngoài đường giống như ở Việt Nam,. Tôi mua một nắm sôi, một miếng thịt heo đang quay trên lò than, người bán hàng chặt một miếng bằng bàn tay, cắt thành từng miếng vừa ăn, bỏ chung với sôi và một bịch nước chấm, tôi trả tiền bằng cách chìa tay cho cô đếm nắm tiền lẻ tôi có, đem về gess house mượn muỗng đĩa. Cô chủ nhỏ đang nướng tôm trên lò than cho bữa cơm gia đình hào phóng cho tôi 4 con tôm càng. Đĩa cơm của tôi trở thành sang trọng, có giá ít nhất 30 đô la ở một nhà hàng trung bình của Mỹ.
Người ta quy tội cho tướng Vàng Pao theo CIA Mỹ, đứng đầu đội quân chống cộng sản, lập ra đạo Vàng Chứ, người Mông Việt theo Tin Lành là theo đạo Vàng Chứ, theo Vàng Pao, trốn ra nước ngoài lập Vương Quốc Mông chống lại chính quyền Việt Nam,. Chúng tôi đến Luk 52 mong tìm dấu vết của vương quốc này, nhưng những người Mông Lào từ Long Chinh, Xiêng Khoảng theo cộng sản, đến đây lập nghiệp, cười ngất bảo chỉ có bọn hoang tưởng, bọn say rượu mới nghĩ ra chuyện này. Hỏi người Mông Việt, ho không hiểu chúng tôi nói chuyện gì.
Trên mảnh đất Luk 52km, dù là người Mông Lào, hay người Mông chạy tỵ nạn vì bị đàn áp tôn giáo, hay qua tìm sinh kế, hay người Việt bỏ quê thì tất cả đều chăm chút mưu sinh. Tôi thấy họ không đến nỗi bận rộn, có lẽ rồi dần cũng giống như cách sống buông lỏng của người Lào từ trước đến giờ, trên mảnh đất hiếu khách, thừa thãi gạo, ngô để mọi người đều có thể cùng nhau chung sống. Tôi lại càng không tìm thấy dấu vết của sự hận thù đế quốc Mỹ, hay âm mưu lật đổ chính quyền Việt Nam nào trong họ.
Chưa bỏ cuộc tại Lào, chúng tôi cố đi tìm Vương Quốc Mông ở nơi cộng đồng người Mông Việt bỏ quê cha đất tổ sang lập nghiệp, trên một vùng cao, sát chân núi.
Quang Nguyên
Nguồn : VNTB, 24/09/2018
Kỳ IV
Người H'Mông tỵ nạn tại Bangkok
Chúng tôi bịn rịn, buồn bã chia tay dân bản H'Mông nằm sâu trong rừng, không ăn bữa sáng bà chủ nhà chúng tôi ngủ nhờ nấu sẵn, một phần vì muốn tiết kiệm cho họ, phần khác, chúng tôi sợ mất hết cả buổi sáng để phải đi đến 5, 3 nhà nữa ăn các bữa sau.
Một trạm kiểm soát trên đường biên giới Thái-Miến - Ảnh minh họa
Tưởng rằng khi về Tachileik không bị các nhà xe làm khó. Tôi khoan khái nghĩ đến lúc được ngồi dựa lưng trên ghế xe, cứng hay mềm, kệ, sẽ thoải mái hơn ngồi sau chiếc xe mô tô ê ẩm hết tất cả từ cổ đến gót chân. Nhưng tất cả xe đò đều từ chối chúng tôi thẳng thừng.
Những người dẫn đường lượt đi ngày hôm qua không còn nữa, chúng tôi phải nhờ hai thanh niên trong bản đưa đi. Họ có vẻ sợ khi thấy những chiếc xe chở đầy lính, võ trang đến tận răng rầm rập qua lại. Tôi nhớ lại thời chiến tranh u buồn Việt Nam, cũng với các xe chở đầy lính, các trạm kiểm soát và tiếng bom đạn.
Mỗi khi đến gần trạm kiểm soát, hai thanh niên bảo chúng tôi đi chung một xe, họ chạy trước. Vượt qua trạm kiểm soát trên đường trong các khu dân cư cũng dễ dàng, chúng tôi chỉ bình tĩnh, chầm chậm vòng vèo lách qua đủ thứ chướng ngại vật bắt xe phải giảm tốc độ. Nhưng bất ngờ, giữa đồng không mông quạnh, từ xa, chúng tôi thấy cây tre chắn ngang đường và người đứng gác. Đổi qua một xe, chúng tôi chạy theo hai thanh niên dẫn đường một quãng không xa lắm. Có vài xe đã đậu trước cây tre chắn, chúng tôi cũng vừa trờ tới. Hai người dẫn đường đã chạy mất tăm. Họ sợ. Mà có ở lại cũng chẳng giúp được gì, họ không biết tiếng Miến, chỉ nguy hiểm thêm.
Tôi thấy mọi người chẳng nói, chẳng rằng, móc túi cho hai người gác 200 đồng tiền Miến. Hai người gác, một mặc quần đùi, áo thung, một cuốn váy sa rông, ở trần, ốm nhách, nhếch nhác chẳng có dấu hiệu gì là ‘nhân viên công lực’. Bạn tôi lấy 200 đưa cho họ. Người mặc sa rông ở trần hau háu nhìn vào cái ví, y chỉ vào túi ông, nói nhí nhố gì không biết. Ông bạn tôi đưa cho họ xem tờ entry-permit. Y lật ngang, lật ngửa coi, xua tay lia lịa. Tôi cáu tiết, nghĩ mình là người ngoại quốc, nếu có vi phạm luật đi ra khỏi địa phương thì có lẽ chỉ bị đuổi ra khỏi nước. Việc mình đã xong, cũng chẳng sao.
Định làm căng, nhưng chợt nghĩ lại, xe chúng tôi chạy của người khác, nếu bị rắc rối, xe bị giữ có thể làm phiền đến họ, tôi nín thinh, ngậm bồ hòn làm ngọt. Ông bạn tôi mở ví, móc thêm vài tờ giấy bạc. Lần này thì thằng ăn cướp không còn chần chừ, y thọc tay vào xấp tiền của ông, chọn mấy tờ tiền Thái. Tôi thót tim thấy xấp 100 dollar xanh trong tay nó, may mắn, thằng ngốc ngắm nghía một chút rồi bỏ lại. Nó chọn tiền Thái. Đến lúc thấy không chịu nổi, ông bạn tôi ngăn tay nó lại, hai bên nhìn trừng trừng vào mắt nhau, nó chịu thua, phất tay cho chúng tôi đi. Mất một số tiền khoảng 30 đô. Kể chuyện lại, người bảo chúng là cảnh sát dân phòng, bọn nhân dân tự phát, người bảo bọn ăn cướp.
Còn cách thành phố khoảng 100km, chúng tôi thuê được xe ôm. Hai cậu dẫn đường trở lại bản. Giữa đường, mắc một trận mưa lớn, ướt hết, nhưng không lạnh.
Ngủ lại một đêm. Sáng hôm sau chúng tôi qua cửa khẩu rất sớm. Cô nhân viên hải quan Miến xinh đẹp vừa ăn sáng vừa làm việc với khách, không thèm để ý việc tôi lỗ mãng chụp hình.
Mệt mỏi. Chúng tôi lấy taxi về Chieng Rai. Ăn đĩa sôi nếp sầu riêng ngon lành tại phi trường. Ngủ thiếp đi trên máy bay về Bangkok.
Thái Lan đang chịu những cuộc tấn công nhập cư lậu của dân nhiều nước vùng Đông Nam Á. Không ít người Việt đến Thái tìm cơ hội làm việc. Họ làm đủ thứ nghề, từ bán hàng rong, thợ lao động phổ thông, phụ hồ, thợ xây, với giá rẻ mạt, số ít làm điếm. Không ít người Việt, H'Mông, Thượng đến Thái Lan, như họ nói, tỵ nạn chính trị, hay bị đàn áp vì lý do tôn giáo. Tôi gặp vài người Việt tỵ nạn chính trị, người quen có, người chưa quen có. Họ có khả năng, dễ thích nghi cho nên dù sống tạm bợ nhưng thường tìm được công việc thoải mái hơn.
Hai dòng người nhập cư lậu vì sinh kế và tỵ nạn hình như không có sự quan hệ, hay có thể nói, họ tránh nhau.
Nhập cảnh Thái Lan không khó, người cầm passport Hoa Kỳ không cần visa. Tôi găp mấy người Lào, Việt có visa đáo hạn, ra cửa khẩu biên giới, đóng dấu, về bên kia, đóng dấu, vào lại. Cũng theo họ nói, nhiều người gom hộ chiếu chung, một người cầm ra biên giới, ‘xuất, nhập cùng một phát cho tiện’, mỗi người mất vài ba ngàn baht. Người tỵ nạn thì khác, họ không quay trở về.
Theo quy định mới của Hải quan Thái Lan, du khách phải xuất trình tối thiểu 20.000 baht (tương đương 13,6 triệu VND) tiền mặt khi nhập cảnh. Bà Napasorn Kakai, Giám đốc Tổng cục Du lịch Thái Lan cho biết cơ quan của bà chưa ghi nhận trường hợp du khách Việt Nam nào bị từ chối nhập cảnh do quy định phải đem theo 20.000 baht tiền mặt, nhưng một người bạn của tôi đã bị hãng máy bay Jetstar Pacific Airlines, thay chính phủ Thái (!), từ chối cho anh lên máy bay tại Nội Bài. Biên bản không cho anh lên máy bay ghi : "Khách đi Bangkok, khách không mang theo tiền để nhập cảnh, có khả năng NTL". Không biết khả năng NTL là gì, nhưng anh không được trả lại tiền vé máy bay cả hai chiều khứ hồi.
Chúng tôi có dịp thăm nhiều gia đình H'Mông đang sống tại Bangkok đã trốn khỏi Việt Nam từ 3-5 năm trước vì bị đàn áp tôn giáo. Họ cho biết đã bị cướp đất đai, đánh đập, bỏ tù. Gia đình người H'Mông đông con, kể cả cha mẹ già, thường từ 7 đến 10 người, thuê căn hộ nhỏ trong khu chung cư, nóng nực, chật chội, không giường chiếu, bàn tủ, với giá khoảng 100 dollar một tháng, chưa kể tiền điện nước.
Một góc phòng dành cho các thứ ve, chai, thùng carton lượm về, chất đống chờ bán đồng nát. Để trang trải sinh hoạt phí, người lớn trong gia đình vơ vào bất cứ việc gì có thể với tiền công rẻ chỉ bằng 1 phần 3 công nhân Thái, họ phải làm việc cự nhọc, nguy hiểm hơn. Vừa làm, vừa trốn cảnh sát, hết sức nhịn nhục các công nhân Thái cùng làm, tránh đụng chạm, sợ bị trả thù. Họ ngồi nhà trông ngóng người trung gian công việc đến gọi đi làm, Rất may mắn nếu cả tuần làm được đủ 6,7 ngày. Ít ngày làm việc, thậm chí không có ngày nào, họ phải cắn răng nặn ra những đồng tiền dành dụm từ vài tháng trước để trang trải đủ thứ.
Các gia đình chúng tôi dến thăm thường thấy người lớn ngồi bó gối, bên các đứa nhỏ ngủ mê mệt trên nền xi măng nóng bức, hiếm nhà có quạt máy. Họ chỉ cho chúng tôi mấy túi gạo, mấy chai dầu nhận được từ nhà thờ, cơ quan cứu trợ, hay từ Phủ Cao Ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc và những rổ rau, củ, quả lượm được từ ngoài chợ.
Mỗi tuần họ có hai ngày đi nhặt các thứ ngoài chợ vứt đi. Thứ bảy, chủ nhật không có cảnh sát, họ dậy từ sáng sớm, đến các chợ gần nhà, chờ các cửa hàng đổ bỏ hàng cũ, chọn lựa, lượm về những thứ có thể còn dùng được.
Quần áo cũ cho người lớn, trẻ em thường dễ lựa chọn ở các nhà thờ.
Người Thái, người Việt giống nhau, dễ trộn lẫn với nhau, nhưng người tỵ nạn ra đường lúc nào cũng nơm nớp sợ bị bắt, bị tống vào, chỉ được tha khi bằng lòng ký giấy trở lại Việt Nam. Người có việc ra ngoài luôn để trong túi vài trăm baht đề phòng cảnh sát bắt, bỏ của chạy lấy người. Một người kể, khi anh mới trốn khỏi Việt Nam, lớ ngớ bị cảnh sát tóm, bảo anh cho coi giấy tờ. Thấy 200 đô anh dành từ Việt Nam để trong ví, y chộp lấy, bỏ túi, chỉ phía trước quát xí xa xi xồ. Dù không biết tiếng Thái, anh cũng đoán được ý, chạy vắt giò lên cổ. Dù vậy, người tỵ nạn nói thà ở tù Thái Lan chứ nhất định không trở về vì sợ sự trả thù của chính quyền Việt Nam. Ông Lor Nhia Thao, đã bị giam giữ tại Thái Lan hơn 10 năm, nhất quyết không chịu ký giấy trở lại Việt Nam. Theo luật, người nhập cư lậu hay người đã có quy chế tỵ nạn chờ định cư tại nước thứ 3, bị cảnh sát bắt đều phải ở tù. Một mục sư, gia đình đã có quy chế tỵ nạn, bị bắt khi đi làm, phải ở tù hơn một năm, cho tới ngày gia đình ông được Hoa kỳ nhận. Những người trong nhà ông phải đến trình diện cảnh sát để cùng vào tù trước khi được tha đi.
Một trong những an ủi cho dân tỵ nạn là chuyện con cái họ được ăn, học đàng hoàng.
Mặc kệ mấy ông lãnh đạo ở Việt Nam nói gì thì nói về chuyện chính phủ chăm sóc trẻ em, chuyện lo cho giáo dục tốn hàng trăm, ngàn tỷ, tôi chỉ mong các trẻ em ở Việt Nam được theo học trường như con người tị nạn tại Thái Lan.
Minh 6 tuổi (hình trên), con một gia đình trốn khỏi Việt Nam vì bị đàn áp tôn giáo. Cho đến nay họ vẫn chưa được cấp quy chế tị nạn của Liên Hiệp Quốc. Gia đình không được hưởng bất cứ quyền lợi nào, họ có thể bị cảnh sát bắt giữ, tống vào trại giam. Minh được nhận vào trường sơ, tiểu học (Primary school) của phủ tỵ nạn. Người ta không đòi hỏi một thứ giấy tờ gì để em có thể vào học. Em được phát 2 bộ đồng phục, người lớn trong nhà được thẻ vé xe buyt miễn phí để đưa, đón em đến trường. Lớp học từ 9 giờ sáng, 12 giờ ăn trưa, món ăn thay đổi mỗi ngày, kèm theo trứng, sữa và trái cây. Sau bữa ăn các em phải ngủ 2 tiếng đồng hồ và gia đình đến đón lúc 2g30. Chương trình học gồm Anh văn, tiếng Thái và Toán. Gia đình không phải đóng thêm một đồng nào cho nhà trường.
Hai chị của Minh, Một mới nghỉ học năm trước vì quá 16 tuổi, chị thứ 2 vẫn đi học, đồng phục, sách vở, ăn trưa và tiền xe buýt vẫn được cung cấp. Hai chị em học gần nhau, cho nên chị Minh đưa, đón em, dùng thẻ xe buýt của Minh, và dôi ra được phần tiền xe của mình.
Tôi có dịp ngồi ăn cơm với nhiều gia đình H'Mông ở đây. Dù nghèo khổ nhưng người ta vẫn chưa thoát khỏi tục lệ ăn uống phí phạm khi mời khách tại quê nhà.
Tôi đã khổ vì những bữa ăn với họ. Người H'Mông có câu : Chết cũng không được từ chối bữa ăn được mời. Không mời khách là không quý khách, mà được mời, không đi là coi thường chủ.
Dù ở Sơn La, Hà Giang, Điện Biên, hay Lào, Miến Điện, chúng tôi đều đã khổ bị đám đông điệu đi, hay rước đi, hiểu theo nghĩa nào cũng được, từ nhà này sang nhà khác. Rồi lại ngồi xuống với những người trong đám rước, cùng một món ăn y như bữa vừa xong, thịt heo, hay gà rang mặn, rau cải luộc, muối hạt đâm ớt. Ăn, nhậu không phải với bia, mà là sữa. Chúa ơi, từ hồi nhận Tin Lành, họ bỏ thuốc phiện, bỏ cả thuốc lá, rượu, bia để ‘nhậu’ với sữa đậu nành, hoặc với một thứ nước màu tím nhạt rất đẹp, lạt nhách, vô vị, nấu từ một thứ gỗ tôi quên mất tên, nhưng được bảo là tốt cho gan, thận, tì, vị, v.. v..Họ cụng các hộp sữa đậu nành với nhau, khà một tiếng, rồi gắp thức ăn cho người khác ! Tôi nghĩ nếu không có khách, bữa cơm của họ chỉ có rau luộc và muối ớt.
Với những người H'Mông tỵ nạn ở Bangkok, dù phải chắt chiu từng đồng, bữa ăn mời khách của họ có phong phú hơn, nhưng nạn phải ‘dẫn độ’ từ nhà này đến nhà khác vẫn không tránh khỏi. Tôi đã nhiều lần khuyên họ bỏ tục lệ phí phạm, mất thì giờ, hại sức khỏe nhưng không được. Họ nại lý do lâu lắm mới có khách từ xa đến. Đi thăm một nhà, từ lúc 5, 6 giờ chiều, sẽ phải ra về sớm nhất lúc 12 giờ đêm từ một nhà khác với cảm giác óc ách trong bụng, đau nhừ từ cổ đến mông vì phải ngồi xếp bằng dưới sàn nhà hàng bao nhiêu tiếng đồng hồ.
Trong những bữa ăn, ký ức về Việt Nam lần nào cũng trôi trở lại với nhiều ngậm ngùi, đau xót, trộn lẫn với những lo âu nếu không được cấp chứng nhận quy chế tỵ nạn, làm nhiều người khóc.
Một người đàn ông, gia đình đã có được quy chế tỵ nạn, khi tôi hỏi Phủ Cao Ủy Tỵ Nạn đã hỏi anh những gì để cấp chứng chỉ hợp lệ tình trạng tỵ nạn cho anh. Nước mắt long lanh, anh không trả lời.
Anh cũng như những người khác phải kể lại những hoàn cảnh bi đát họ trải qua. Anh phải trưng ra bằng chứng, hình ảnh của cha, mẹ, anh em ruột thịt bị bắt bớ, bị tra tấn, bị giết trong tù. Càng nhiều chứng cứ củng cố cho tình trạng bị bức hại có liên quan đến anh được nêu ra bao nhiêu, nỗi đau đã lên da non, bỗng chốc lại phải xé toạc ra lớn hơn bấy nhiêu. Anh phải phơi bày tất cả thầm kín, riêng tư của mình, xới tung những gì đã chôn chặt cho người khác thấy. Cuộc phỏng vấn không chỉ một lần, nó lập đi lập lại bởi các người chuyên môn có tài tìm ra sự giả dối. Ký ức anh bị cả người phỏng vấn và chính anh xới tung lên, bươi móc, phơi ra với máu và nước mắt, với những vết thương của roi đòn tra tấn như mưng mủ trở lại. Anh bạn tôi sau lần phỏng vấn đầu tiên về, đêm ngủ, mơ thấy các vết roi, cú đánh, đá trên người bỗng sống lại trên khắp cơ thế. Anh kêu khóc lăn lộn trên giường. Thần kinh trên da anh phản ứng ngược lại các hành động trấn an, xoa bóp, xức dầu nóng của vợ anh. Mỗi hành động chăn sóc của chị biến thành những roi vọt, đấm đá liên tục giáng trên người anh.
Người khác nhìn thấy thân nhân của mình hiện về với khuôn mặt phù nề bị thắt cổ, hay bụng bị mổ toang khi cơ thể bị đem đi xét nghiệm.
Phỏng vấn để cấp chứng nhận quy chế tỵ nạn với những người phải trốn chạy khác hẳn những lần bị chấp pháp Việt Nam thẩm cung. Đối đầu với những lần bị la hét, đánh đập, tra khảo trong trại tạm giam, tinh thần họ thành chai cứng, lì lợm, sẵn sàng nhận đòn thù, sẵn sàng nhận cả các hình phạt họ không lường trước. Phản ứng của họ có thể phẫn nộ, có thể dẫn đến thái độ, hành động chống lại người chấp pháp, và kết quả có thể là cái chết tức tưởi. Sau các buổi đi cung, họ trở về phòng giam, với thân thể mềm nhũn, tâm trạng có thể đau buồn, thù hằn, cũng có thể kiêu hãnh, bằng lòng với chính mình. Các cuộc phỏng vấn nhận quy chế tỵ nạn không như vậy, nó diễn ra giữa hai bên đang cùng cố tìm ra sự thật, với hộp giấy thấm nước mắt để sẵn trên bàn, cực kỳ đau thương. Giống như một cuộc quật mồ, hai bên cùng cố đào lên để nhìn thấy sự bi đát, thối rữa đã bị chôn vùi. Cả hai bên hợp tác thân thiện, nhưng không kém phần cứng rắn, đau khổ. Ánh mắt người phỏng vấn cho thấy trái tim họ không vô cảm, nhưng tìm ra bằng chứng sự thật sau các lời khai, là bổn phận, và tính công bằng, nhân đạo của họ.
Không ít người bị từ chối cấp giấy chứng nhận quy chế tỵ nạn. Tôi không biết tương lai của những người đó và gia đình sẽ ra sao.Mấy tuần lễ trước dây, hàng trăm người Thượng tỵ nạn ; cả những dứa bé đang ngồi trong trường học đã bị chính quyền Thái giăng lưới bắt trọn.
Tôi đã cố tình không hỏi họ biết gì về Vương quốc H'Mông của chính quyền Việt Nam. Tôi không dám để họ nghe về một thứ tội vô hình họ phải gánh. Không nên quàng lên thêm trên cổ họ một nỗi lo sợ mà tôi nghĩ là kinh khủng nhất, tội bỏ trốn khỏi Việt Nam để thành lập một Vương Quốc H'Mông nhằm lật đổ chính quyền nhân dân mà chính phủ Việt Nam xâm trên trán họ.
Tôi đã không nghe, không thấy về một Vương Quốc H'Mông như chính quyền Việt Nam nói trên xứ Thái, Miến qua những phần đất chúng tôi đã đến, với những người H'Mông chúng tôi tiếp xúc.
Vài ngày sau, chúng tôi đến biên giới Việt Lào, những vùng đất có thể là căn cứ địa của Vương Quốc này.
Quang Nguyên
Nguồn : VNTB, 18/08/2018
Kỳ III
Đi tìm anh em lạc loài
Sau 5 giờ đồng hồ đi taxi, với 3 lần đổi xe, từ Chiang Mai, Thái Lan chúng tôi đến cửa khẩu Chiang Rai chung biên giới với tỉnh Tacheleak, bang Shan, nước Cộng hòa Liên bang Myanmar. Thành phố này có tên tiếng Anh City of Golden Triangle.
Thành phố Tam giác vàng
Gọi là Tam giác Vàng vì nó nằm ngay biên giới Miến Thái Lào.
Trằn trọc qua một đêm trong cái gọi là hotel bẩn thỉu của ngươi Hoa ngay bên cạnh cửa khẩu. Thức dậy sớm, tắm rửa cho hết mùi hôi từ chăn gối của cái khách sạn Tàu thổ tả mà giá đắt gấp đôi ở Bangkok, chúng tôi đi bộ qua cửa khẩu sau khi ních no bụng tô bún ngon tuyệt của người bán rong, với giá bằng 1/5 Đôla.
Họa đồ cửa khẩu biên giới Thái-Miến
Hai cửa khẩu Thái Miến cách nhau cây cầu, vắt qua một dòng sông nhỏ nước cuồn cuộn, vàng phù sa. Cả hai bên đất Thái, Miến đều đông người của nhiều sắc dân. Đàn bà ở đây nhiều người bôi một lớp bột mỏng màu vàng trên mặt (tanaka).
Tại cửa khẩu Thái, người ta đóng một con dấu vào passport của chúng tôi. Tại cửa khẩu Miến, người ta cấp cho chúng tôi thẻ re-entry permit có chụp hình, cho phép chúng tôi đi lại trong tỉnh này thời hạn 14 ngày.
Nhưng, chúng tôi cần đến chỗ chúng tôi muốn.
Hai người ra đón chúng tôi, Mùa và Pao phải mất 6 giờ đồng hồ để chạy xe gắn máy, vượt đoạn đường đầy bùn 100km. Họ gặp chúng tôi với vẻ mặt sáng ngời, nụ cười ngoạc đến mang tai, phô hàm răng trắng bóng có chiếc bọc vàng, nhưng nhìn họ đầy làm lũ. Cả hai đều gốc Lào Kay đã ra khỏi quê hương, lẩn trốn 7 năm trên đất Miến. Tôi cảm thấy ấm lòng khi gặp được họ, tuy không khỏi ngậm ngùi.
Hai người đến sau, ăn mặc tươm tất. Một người gốc H'Mông, gia đình sinh sống ở Yangon từ nhiều thế hệ. Anh sẽ là người thông dịch tiếng Miến cho chúng tôi. Gia đình anh cũng như gia đình các dân tộc thiểu số khác chỉ được cấp sổ hộ khẩu, nhưng không ai có căn cước. Mấy năm gần đây, chính phủ Miển đàn áp các nhóm dân tộc thiểu số, gia đình anh chạy trốn, đến sống chung với những người cùng sắc tộc H'Mông chạy nạn từ Việt Nam sang. Những người không tổ quốc, không quốc tịch, không giấy tờ tùy thân, cùng bị đối xử bất công lây lất với nhau trốn tránh cường quyền tại các vùng rải rác trên đất Miến.
Tôi được giới thiệu là phóng viên Việt Nam Thời Báo. Họ có vẻ rất ngạc nhiên và vui mừng khi được sự quan tâm của một tờ báo. Tôi nói qua người thông dịch về tờ báo, có một sự hiểu nhầm gì đó khi phiên dịch, khiến họ cùng vui mừng reo lên bằng tiếng Việt "Việt Nam Cộng Hòa ?" làm tôi hơi ngỡ ngàng. Điều gì khiến những người sinh tại miền Bắc, hầu hết sau năm 1975 có phản ứng tích cực khi nghe đến danh hiệu một quốc gia đã thất trận, đã không còn nữa ? Tôi phải giải thích kỹ hơn về tờ báo.
Chúng tôi lấy một chiếc gọi là taxi ra bến xe để đến điểm chúng tôi muốn. Chiếc taxi không khác chiếc xe chở heo nọc gieo giống ở Việt Nam, chỉ khác có hai bằng ghế. Tài xế taxi chở chúng tôi vòng vèo qua các ngõ ngách rồi đến một chỗ gọi là bến xe mà thoạt đầu tôi tưởng là một nơi sửa xe.
Cò kè để được giá 2500 kyat bao xe đi 100 cây số, chúng tôi hy vọng sẽ gặp những người muốn gặp vào buổi tối.
Vừa yên chỗ, người có vẻ chủ xe đến, đòi xem giấy tờ. Ông ta lắc đầu nguầy nguậy từ chối không chở chúng tôi. Tờ re-entry permit cấp tại cửa khẩu giá 500 bath mỗi tờ, chỉ cho phép chúng tôi đi loanh quanh trong thành phố. Cảnh sát sẽ phạt rất nặng người chở chúng tôi. Chúng tôi đành trở lại cửa khẩu định xin visa để có thể đi ra ngoài tỉnh.
Tại cửa khẩu, họ bảo không có quyền cấp visa. Muốn có visa, chúng tôi phải trở lại Thái, xin qua mạng, rồi nhập khẩu qua sân bay, thời gian để được cấp visa khoảng 2 tuần. Chúng tôi không đủ thời gian làm như vậy. Họ đề nghị chúng tôi một giải pháp là cho một người đi theo chúng tôi, cùng với người này, chúng tôi có thể đi đến bất cứ chỗ nào trong tỉnh, với điều kiện chúng tôi phải trả cho họ 2500 bath, tiền Thái, gần 100 đôla một ngày, kèm tiền ăn, ở, tiền xe. Điều khó chịu không thể chấp nhận được là người này phải được tham dự các cuộc tiếp xúc của chúng tôi với bất cứ người bản xứ nào.
Đến đây thì tôi thông cảm hoàn toàn những người bạn Myanmar của tôi hoạt động trong các tổ chức dân sự về những lời phiền trách của họ đối với bà Aung San Kyu Suu, lãnh đạo quốc gia, từng là khôi nguyên giải Nobel Hòa bình. Trước kia họ đã từng kỳ vọng vào bà như thế nào!
Dù sao, đêm nay chúng tôi cũng được ngủ trong một cái khách sạn đúng nghĩa, có máy lạnh, có Wi-Fi,chăn nệm thơm tho trên đất Miến mà giá chỉ bằng 2/3 cái hắc điếm của bọn Tàu trên đất Thái.
Quang Nguyên
Nguồn : VNTB, 18/09/2018
Ky 2
Những anh em lạc loài ở Miến
Sau khi cò kè mãi chúng tôi cũng được một tài xế taxi bằng lòng đưa từ Chieng Mai lên Chieng Rai chỉ với giá đáng ngạc nhiên 1800 baht, so với những người khác đòi 3000 baht.
Chúng tôi có hẹn với những người dẫn đường bên kia biên giới Miến trước lúc hải quan Miến,Thái đóng cửa 7 giờ tối.
Chạy được khoảng 1 tiếng rưỡi, bác tài xế lễ phép bảo chúng tôi sang một taxi vừa chở hai người khách Âu Châu từ Chieng Rai về. Sau khi dặn chúng tôi không trả thêm một đồng nào cho người chạy thay, ông ta chở hai người Âu Châu ngược về Chieng Mai, Chúng tôi đi tiếp Chieng Rai.
Không thấy một Vương quốc H'Mông đâu, chỉ thấy những đứa bé trần truồng lê la đất bùn, những người thiếu thốn vật chất đủ bề
Đang ngủ gật, chúng tôi nghe tài xế bảo chạy xe liên tục từ sáng nên rất mệt, ông ta sẽ gọi một người bạn chở chúng tôi hết đoạn đường cuối, chúng tôi đồng ý. Hai xe gặp nhau giữa đường, Sau khi nghe dặn dò không phải trả thêm tiền, hai tài xế giúp chúng tôi mang đồ sang xe.
Trời sập tối, mưa như trút, hai chiếc gạt nước trên kính xe phầm phậm lia lịa vẫn khó thấy đường, chiếc xe rẽ nước như tàu thủy trên xa lộ. Chúng tôi đến sau khi cửa khẩu đóng. Ông tài xế từ chối lời chúng tôi mời ăn tối, ông bảo nhà ông cũng loanh quanh trong thành phố. Ông ta lái chầm chậm theo lề đường cho chúng tôi tìm một khách sạn rẻ tiền, nhìn bề ngoài tươm tất, vác ba lô, đội mưa chạy ù vào.
Đó là một cái hắc điếm trong chuyện Tàu. Những người tiếp tân rặc Tàu. Không ăn thịt người, nhưng nó ăn thịt chúng tôi với giá một đêm gần gấp đôi tiền phải trả cho một khách sạn tương đương ở Bangkok. Ngay sau quầy lễ tân, là cả một sự lộn xộn, nhếch nhác khác hẳn sự ngăn nắp sạch sẽ chúng tôi thấy ở mọi nơi có dịp qua trên xứ Thái.
Khách sạn, nhà hàng này có hai phần, phần trước gồm khu tiếp tân và các bàn ăn. Bắt qua một cái cầu trên con lạch nước cuồn cuộn, đục ngầu phù sa là khu các phòng ngủ. Ông Tàu già cầm chìa khóa, chỉ chúng tôi căn phòng trong một ‘ngõ hẻm’ rồi thoắt cái biến mất. Tôi cố mãi mới mở, đẩy được cánh cửa cũ kỹ, nặng nề, kẽo kẹt. Mùi hôi mốc sộc vào mũi khiến tôi phải lùi lại, đi ra kêu thay phòng khác. Khốn nỗi, mới thoắt đó, cánh cửa trên cây cầu đã khóa chặt, ‘bell boy già Tàu’ cũng biến dạng, kêu mãi chẳng thấy ai.
Mở cái quạt trần duy nhất, tưởng cho bớt mùi hôi, nào ngờ các thứ mùi đang yên nghỉ trong các ngóc ngách được đánh thức, chúng thoải mái vùng lên chiếm ngự căn phòng hẹp té. Không có điện thoại gọi tiếp tân. Nhịn đói, tắm vội dưới vòi nước lạnh, rồi lăn quay trên chiếc giường cứng ngắc, drap rách, hôi hám. Tưởng mệt sẽ ngủ qua, nào ngờ mùi hôi từ chăn gối chọc vào mũi, không ngủ được. Sáng dậy thật sớm, tắm kỹ cho bớt mùi hôi bám đầy người, chúng tôi uể oải kéo vali, vác balo ra. Lúc này ‘cánh cửa tù’ bắt qua con lạch đã mở. Không thấy tiếp tân đâu, chỉ thấy một chị, mặt trát một thứ bột vàng vàng, nhoe nhoét trên hai má đang ngồi lặt rau, toe toét nhìn chúng tôi cười. Gặp người vui tính, tôi chỉ chỏ, ý hỏi thứ bột vàng bôi trên mặt là gì, chị ta bẽn lẽn cười bảo đó là rễ cây, mài ra, bôi cho trắng da. Không biết chúng tôi hiểu có đúng ‘ngôn ngử chỉ chỏ’ của nhau không, nhưng tôi không thấy cô nào da trắng lại bôi thứ này. Tiệm bán đồ làm đẹp cho qúy nương nương cũng bán mấy thứ thuốc làm trắng da.
Bù lại nỗi bực mình, mất ngủ, đói từ trưa hôm qua, chúng tôi may mắn gặp được một chiếc xe đẩy hàng rong tuyệt ngon và rẻ, chỉ 20 baht một tô bún, hoặc chan nước giống như riêu cua, hoặc trộn khô với cà ry và đủ thứ bày trên xe. Bà hàng rong khác với nhiều người, từ các bé gái nhỏ đến các bà sồn sồn bôi thứ bột vàng trên mặt. Hai chúng tôi không dại gì mà không kêu hai tô khác nhau. Ăn xong, ông thần khẩu tham ăn và cái bụng còn đói meo bảo phải gọi thêm hai tô khác nhau nữa. Mấy ngày sau trở về từ Miến Điện, dù bụng đói, chúng tôi cố kéo vali đi tìm bà này, tiếc thay không gặp.
Chúng tôi dễ dàng qua khẩu Thái, qua cầu biên giới, chợt nhớ bài hát cùng tên của Phạm Duy, nhưng trong hoàn cảnh này không hợp tí nào. Dưới cầu nước cuồn cuộn, sánh phù sa ; một nhánh con lạch rẽ về hướng hắc điếm tối qua chúng tôi lạc vào.
Hải quan Miến bảo chúng tôi nộp 1000 baht cho hai tờ Entry Permit. Họ giữ passport, dặn khi nào về thì trả lại. Vùng tiểu bang Shan, khách sạn, lái xe ôm, người bán rong, cảnh sát hải quan, ngay cả bọn ăn cướp đều chuộng tiền Thái.
Xế trưa, những người chúng tôi muốn găp mới đến. Sau khi ăn uống, chúng tôi vội vã gọi taxi ra bến xe. Chiếc taxi đi lòng vòng qua mấy con hẻm dẫn chúng tôi nơi mà thoạt đầu tôi tưởng là một cái garage sửa xe với những chiếc xe lôi đóng đầy bụi, vài chiếc xe đang sửa và chỉ có một chiếc xe 15 chỗ ngồi. Vừa yên chỗ, một người có lẽ là chủ xe đến hỏi chúng tôi đi đâu, ông bảo chúng tôi cho xem giấy tờ, rồi giẫy nẩy lên bảo chúng tôi xuống cho nhanh như đuổi hủi. Ông cho biết tờ entry permit chỉ cho phép chúng tôi đi loanh quanh trong nội ô thành phố. Xe chở chúng tôi ra khỏi thành phố sẽ bị phạt rất nặng, còn bị giam xe. Ông bảo chúng tôi phải có visa. Chúng tôi gạ trả giá cao cho vài người lái taxi, xe ôm, nhưng tất cả họ đều đòi xem giấy tờ và từ chối thẳng thừng. Lếch thếch trở lại của hải quan xin visa, họ từ chối. Nếu muốn có visa chúng tôi phải trở về Bangkok, xin tòa đại sứ Miến. Tuy vậy, nếu chúng tôi muốn du lịch ngoài thành phố, đến khắp nơi trong tiểu bang Shan, họ có thể cung cấp cho chúng tôi một người lái xe đưa đến bất cứ chỗ nào, với điều kiện là tiền xe 100 dollar một ngày, cộng với tiền xăng, tiền ăn, ngủ cho tài xế và nhất là người đi theo này có quyền ‘chĩa mũi’ vào bất cứ chuyện gì chúng tôi trao đổi với người địa phương.
Bực bội, chúng tôi đi tìm khách sạn và gọi về Hoa Kỳ. Chúng tôi có một vài người bạn, những người này chỉ cách cho chúng tôi đến được chỗ chúng tôi muốn.
Chúng tôi đã đến được chỗ chúng tôi muốn an toàn, nhưng không kém phần khó nhọc (*).
Chúng tôi đã đến với những người H'Mông lữ hành, Exodus, trốn tránh người Ai Cập thời hiện đại. Họ ở đâu đó trong vùng phía bắc tiểu bang Shan, giáp ranh biên giới Miến, Trung, Lào. Chúng tôi đã nghe họ khóc, nghe họ kể chuyện. Chúng tôi đã ăn chung một tô cơm, chấm chung một bát muối ớt, ngủ bên cạnh họ trên nền đất bazan lổn nhổn đá và dứt tay với họ ra đi, bất lực nhìn cuộc sống của họ trôi dạt không biết sẽ về đâu để bảo vệ niềm tin họ mới chấp nhận, nhưng đã cắm rễ rất sâu trong lòng họ.
Chẳng thấy dấu vết Vương quốc H'Mông mà nhà nước Việt Nam gán cho họ đâu nơi 54 gia đình chúng tôi găp, và khoảng 600 trăm gia đình chúng tôi được biết, nhóm 5, nhóm 7, trong cả hai vùng giao tranh giữa Liên Bang Miến và Miến Điện Mới, tiểu bang Shan, nơi không xa biên giới Trung Quốc, Thái, Lào. Chúng tôi chỉ thấy một đời sống nhọc nhằn, vô định của những người chân đất để bảo vệ niềm tin của họ. Họ sống trong âu lo, sợ hãi, trôi nổi như những bầy kiến tổ bị lụt nước tôi thường chăm chú nhìn theo hồi còn bé, chúng bám lấy nhau từng đàn, từng dề. Bầy kiến trong cơn mưa lũ bám chặt lấy nhau, ôm chặt lấy trứng, mặc dòng nước cuốn đi, cố gắng bảo vệ sự sống còn và tương lai của cộng đồng. Tương lai và lẽ sống của cộng đồng H'Mông theo đạo Tin Lành chính là đức tin của họ.
Chúng tôi chỉ thấy những người thật thà, chân phương, nhút nhát như nai, như thỏ mà đối với chính quyền Việt Nam họ là người đang âm mưu thành lập một Vương quốc H'Mông nhằm xóa bỏ nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đối với chính phủ Miến, họ là những người nhập cư bất hợp pháp. Sự thật, họ là những người đang trốn tránh tận sâu trong rừng rú hẻo lánh để tìm nơi có thể được tự do thờ phượng và thực thi lòng tin của họ với đấng Cứu Thế, Chúa Giê-Su, mà ở Việt Nam bị gán là một thứ tà giáo cần phải loại bỏ.
Mỉa mai thay, những nơi họ đến, có tự do tôn giáo, nhưng không có đất cho họ dựng nên chỉ một nơi thờ phượng nho nhỏ ngoài căn nhà của họ. Đất đai không thuộc về họ. Ngay cả khi có người nằm xuống, xác phải cho trôi sông, hoặc bị đốt, tro trải trong rừng. Họ bị ruồng bắt bởi cả 3 chính quyền, Việt Nam, chính quyền Liên bang Miến và chính quyền Miến Điện Mới.
Cuộc sống của họ không ngớt bị đe dọa. Để có thể yên thân trong vùng Miến Điện Mới, một người đàn ông trong gia đình phải đi lính, suốt đời và không lương. Gia đình phải di chuyển theo đơn vị của người lính này.
Điều kiện để gia đình ở lại trong vùng đất của chính quyền Liên Bang cũng gần giống vậy, chỉ khác người đi lính phải sống trong quân đội đến 50 tuổi.
Nhập ngũ, cầm súng giết người để được ở yên, trái với lời dậy yêu thương kẻ thù và sự hòa bình của Chúa mà họ mới tìm được. Họ chỉ biết trốn chạy. Thân phận vô tổ quốc nổi trôi nơi lưu đầy còn tệ mạt hơn những người Bohemian Âu châu. Họ nghi ngờ người lạ mặt, nhất là nghi ngờ bất cứ người Kinh nào. Với họ, những người H'Mông tin Lành đang phải trốn chạy chính quyền Việt Nam, người Kinh là bộ mặt của sự đe dọa, sự bắt bớ, trừng phạt, bắt bỏ niềm tin tôn giáo họ vừa mở mắt nhìn thấy. ‘Người Kinh’ gán ghép, vu khống họ vào tội "thiết lập vùng an toàn dọc theo các biên giới Lào, Trung, Việt, Miến trong chiến lược lập một Vương quốc H'Mông", gieo vào các chính quyền quốc gia có chung biên giới với Việt Nam, ngay cả Miến Điện, sự nghi ngờ, săn lùng, xua đuổi họ. Chính những ‘người Kinh’ có chức, có quyền, có dùi cui, có còng số 8, có súng đạn đã làm hoen ố hình ảnh của tất cả các người Kinh khác. Những ‘người-Kinh-bắt-đạo’ là nguyên cớ của sự nghi kỵ, chia rẽ Kinh-Thượng, chia rẽ dân tộc.
Không thấy dấu vết của một Vương quốc H'Mông nhằm xóa bỏ nhà nước Việt Nam đâu, chỉ thấy một nhóm người tan tác. Già làng, trưởng bản của họ cũng thất lạc nơi nao. Sống ở bản làng xưa, truyền thống tôn trọng, tuân theo già làng, trưởng bản của họ khiến họ giờ như con chim mất định hướng, con rắn mất đầu. Chúng tôi ngồi nghe họ than thở, bây giờ chẳng biết nghe ai, theo ai, giờ mỗi người một ý, mỗi người một đường. Không ai trong họ có thể dám nói chuyện với chính quyền địa phương, và nói cho dân thuận lòng. Mỗi lần bị ruồng bắt, mạnh người nào người nấy bồng bế con, cõng cha mẹ già trốn. Như đám bèo, tụ rồi tan, tan rồi tụ. Chỉ giờ cầu nguyện là lúc nối kết với nhau. Họ cầu xin Chúa cho có một mục sư hay chí ít một thày giảng đạo đến với họ để nghe dậy bảo, nhưng họa chăng có phép lạ.
Không thấy một Vương quốc H'Mông đâu, chỉ thấy những đứa bé trần truồng lê la đất bùn, những người thiếu thốn vật chất đủ bề. Chưa khai khẩn được nương, phần lớn họ làm công cho chủ đồn điền trồng chuối gần đó nếu không thể đi hơn 50 cây số đường rừng sang trồng chuối bên Trung Quốc.
Không thấy một vương quốc H'Mông nào, nhưng thực tế sờ sờ trước mắt, cuộc sống của họ đang trong tay những ông vua Trung Quốc to, nhỏ. Kẻ là đầu nậu trung gian, kẻ là chủ đồn điền trồng chuối.
Chúng tôi bỏ lại cộng đồng dân cư người H'Mông đang trốn tránh chính quyền Miến Điện và Việt Nam để về xuôi. Bỏ lại họ với những vấn đề của họ mà chúng tôi chỉ biết bó tay cúi đầu thở dài, bất lực, bỏ lại họ với cái tội chết bị kết án bởi chính quyền Việt Nam : "[…]âm mưu, hoạt động nằm trong chiến lược "Diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch. [...] là mũi nhọn, ngòi nổ tiến công để phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc, kích động ly khai, tự trị, lập "Nhà nước- Vương quốc" trong vùng dân tộc thiểu số, tiến tới mục tiêu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam".
Quang Nguyên
Nguồn : VNTB, 13/09/2018
(*) Xem thêm :
1. https://www.youtube.com/watch?v=h5PeGvENBVI&t=623s
2. https://www.youtube.com/watch?v=Tx7a3ynmGwg&t=457s
3. https://www.youtube.com/watch?v=6KIII06k6vs&t=31s
4. https://www.youtube.com/watch?v=MCIJtW87bVo
5. https://www.youtube.com/watch?v=dDSz7EBJkRg
http://www.vietnamthoibao.org/2018/09/vntb-ky-su-mien-ien-i-tim-anh-em-lac.html
http://www.vietnamthoibao.org/2018/08/vntb-ky-su-mien-ien-i-tim-anh-em-lac.html
http://www.vietnamthoibao.org/2018/08/vntb-ky-su-mien-ien-i-tim-anh-em-lac_11.html
Kỳ 1
Người H'Mông tị nạn tại Bắc Thái Lan
Tuyên truyền của nhà nước Việt Nam về những người H'Mông (còn được gọi là người Mông) theo đạo Tin Lành qua các nước vùng Đông Nam Á, thành lập một vòng đai chiến lược quanh biên giới Việt Nam, Vương quốc H'Mông, nhằm vào âm mưu thâm độc xóa bỏ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thúc đẩy sự tò mò của tôi, mong khi có cơ hội thử tìm xem thực hư ra sao.
Một người phụ nữ H'Mông
Báo Biên Phòng số ngày 29/5/2017, trong bài Cảnh giác với âm mưu "tôn giáo hóa" vùng dân tộc thiểu số, tác giả Lê Xuân Trinh viết :
"Tôn giáo hóa" vùng dân tộc thiểu số là âm mưu thâm độc, nguy hiểm của các thế lực thù địch phản động đang ráo riết thực hiện trong vùng dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay. Thực chất đây là âm mưu, hoạt động nằm trong chiến lược "Diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch. Chúng coi đây là mũi nhọn, ngòi nổ tiến công để phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc, kích động ly khai, tự trị, lập "Nhà nước - Vương quốc" trong vùng dân tộc thiểu số, tiến tới mục tiêu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam".
Chúng tôi đã có dịp đến các cộng đồng người H'Mông tại Miến Điện, Thái Lan, Lào và Trung Quốc
Người H'Mông tại Chieng Mai - Bắc Thái Lan
Xuống phi trường Don Mueang, Bangkok, Thái Lan, nghỉ một đêm, chúng tôi lấy bus đi Chiang Mai. Chúng tôi nghĩ có thể tìm ra người H'Mông Việt mới sang tại những buổi cầu nguyện của hội Những Người Bạn rao giảng Tin Lành được tổ chức một tuần lễ tại Chieng Mai.
Những buổi cầu nguyện của hội Những Người Bạn rao giảng Tin Lành được tổ chức mỗi năm một lần. Chúng tôi nghĩ sẽ gặp những người H'Mông đã trốn chạy khỏi Việt Nam ở đây trong người H'Mông đến từ các phần đất phía Bắc Thái, Chieng Mai. Nhiều tín đồ từ các bản làng xa, Lào, Campuchia, Miến Điện, mang cả gia đình, cha mẹ già và các con nhỏ đến trên các chiếc xe tải nhỏ.
Chúng tôi có mặt một tuần lễ trong các buổi cầu nguyện này. Không thấy bóng dáng của những người H'Mông Việt trốn trên đất Thái. Nhưng chúng tôi gặp vài người H'Mông từ Việt Nam sang chỉ để cầu nguyện chung và học cách rao giảng Tin Lành, xong các buổi cầu nguyện, họ về lạiViệt Nam.
Chúng tôi thăm hỏi những người H'Mông đến từ khắp nơi, kỹ nhất là từ Việt Nam để tìm hiểu về Vương Quốc H'Mông, nhưng mọi người đều lắc đầu trước sự tò mò có vẻ ngớ ngẩn của chúng tôi. Có người cười bảo, Vương quốc của người H'Mông Tin Lành ở trên trời chứ không phải ở dưới đất.
Nhiều người mách chúng tôi nên đến Bản Don Pui, một khu du lịch toàn người H'Mông Thái, có thể tìm thấy người H'Mông Việt đến chơi hay tìm việc làm. Lời khuyên rất hay.
Các buổi cầu nguyện và giảng kinh thánh được tổ chức bởi một số mục sư từ Hoa Kỳ, người dẫn đầu là một muc sư từ Minnesota, Hoa kỳ, coi sóc một nhà thờ gần 4000 tín đồ. Các mục sư này thuộc H’mong District, có hàng trăm người trong họ đi truyền đạo ở nhiều nước trên thế giới như Úc, Canada, Pháp… và nhiều nước Phi Châu, Á Châu. Không thể tin được một dân tộc trước đây 40 năm, chưa đọc thông chữ viết của họ, và chỉ biết cúi đầu nghe những lời dậy bảo của người khác, nay đi rao giảng Kinh Thánh trên thế giới.
Mỗi ngày có 3 buổi cầu nguyện, hát thánh ca, nghe giảng Thánh Kinh ; bắt đầu từ 9 giờ sáng đến 10 giớ tối.
Có người ghé tai tôi bảo sẽ thấy phép lạ xảy ra trong các buổi cầu nguyện. Tôi không thấy phép lạ nào, nhưng nhìn phong cách cầu nguyện, cách họ đối xử với nhau mọi nơi, mọi lúc trong suốt một tuần họ sống với nhau, tôi nghĩ phép lạ đã xảy ra trong thâm tâm khoảng 400 tín đồ cùng chung một niềm tin.
Chúng tôi ở với anh em H'Mông cho đến ngày cuối cùng, khoan khoái thưởng thức miễn phí những bửa ăn đầy hương vị Thái, với trái cây tráng miệng ê hề, tươi rói, thơm phức, với những đêm êm đềm, thôn dã của khu resort và nhất là để hân thưởng các bài thánh ca, tôi không hiểu nghĩa, họ nhiệt tình, say mê hát ca tụng đấng Christ.
Sau buổi lễ cầu nguyện kéo dài 1 tuần, nhiều người nhận phép rửa tội tại ngay hồ bơi của khu nghỉ dưỡng, trong đó có một thanh niên H'Mông từ Việt Nam qua.
Bản Don Pui, Suthep, Chieng Mai
Cắt nửa chừng các buổi cầu nguyện cùng Hội các người Bạn rao giang Tin Mừng, chung tôi đi Ban Don Pui, quận Suthep. Tỉnh Chieng Mai
Vị Mục sư Tin Lành nổi tiếng thuộc H’mong District, đứng dầu tổ chức các buổi cầu nguyện và rao giảng Thánh Kinh, hầu như biết hết các cộng đồng dân cư H'Mông Tin Lành tại Thái Lan, cho chúng tôi biết rõ hơn về bản này. Chúng tôi hy vọng nghe, tìm thấy tăm hơi của người H'Mông Việt Nam tại khu du lịch nổi tiếng vùng Chieng Mai của người H'Mông Thái. Có thể là một hy vong hão, nhưng cứ thử xem sao.
Bản Mong Doi Pui - Suthep, Chieng Mai (Thailand).
Đây là một khu du lịch nổi tiếng gần biên giới Miến, cách Chieng Mai khoảng 30 phút. Chúng tôi thuê một chiếc xe van 7 chỗ với giá 3000 bath, khoảng 100 đôla/ngày, thay vì đi songthaew, một loại xe sơn màu đỏ, xe bus thùng, có hai hàng ghế hai bên, với giá 40 bath mỗi người/lần.
Không phải chơi sang để tiêu 100 đôla một ngày thuê xe riêng, nhưng chúng tôi cầu xin vận may mỉm cười, có thể tìm ra được một người H'Mông Việt Nam biết về Vương Quốc H'Mông nơi đây, có thể làm quen và đưa, hay đi theo họ về tới... tổ con chuốn chuồn.
Có một câu hát quen thuộc ở Văn Sơn, Vân Nam (Trung Quốc) : "Người Hán, Hồi ở chợ, người Choang, Thái dọc theo sông, ngòi, người H'Mông, Lô Lô ở núi cao, người Dao ở trong vùng rừng tre nứa".
Người H'Mông thường tìm nơi núi cao tránh xa các dân tộc khác. Từ trăm năm trước, để tránh sự đàn áp của người Hán, nhiều người H'Mông đã bỏ chạy sang miến núi bắc Thái, họ chọn một trong những điểm cao nhất của Thái Lan, trong đó có Ban Doi Pui, giáp ranh biên giới Miến, độ cao khoảng 1700 m. Bây giờ thành khu du lịch.
Người lái xe van cũng là người H'Mông, nhưng ở trong thành phố Chieng Mai, ông lái vun vút qua những khúc quanh thật gắt không dành cho các tay mơ, khiến tôi nhớ lại những chuyến ngồi sau các tay lái mô tô leo tuốt đỉnh núi cao Điện Biên, Lao Kay… Những tay lái trẻ người dân tộc thiểu số lượn như bay qua những gấp khúc gần như thẳng đứng, đá tảng lẫn bùn, trơn trợt, rộng chừng một mét, một bên là vách đá, một bên là vực sâu, đưa tôi lên các đỉnh núi mờ sương.
Đường từ Chieng Mai lên Ban Don Pui trải nhựa rất tốt, rộng, 2 xe tránh nhau vừa đủ, khúc khuỷu như các khúc ruột non. Luôn thấy các bảng lưu ý lái xe giảm tốc độ, dùng số thấp, xe vẫn lấn sang phần đường bên kia, bóp còi inh ỏi khi quẹo cua, lao vun vút. Những tay lái xe máy vẫn cứ vượt qua, chóng mặt người ngồi cạnh tài xế xe cùng chiều.
Chúng tôi đến Don Pui lúc sáng sớm, các quán hàng vừa mở. Khách du lịch còn vắng.
Xe đậu ở bãi trước bản. Chúng tôi đi vào các ngõ ximăng dốc trong làng. Người bán dạo chạy theo đon đả mời khách khoai, sắn, sôi bốc khói thơm phức và những miếng đào, ổi, soài cắt sẵn.
Hai bên đường là những cửa hàng bán quần áo, túi xách, mũ theo truyền thống của người H'Mông sặc sỡ, cầu kỳ, duyên dáng.
Không thiếu cửa hàng bán trà, đồ kỷ niệm, các khí cụ, nhạc cụ của người dân tộc H'Mông như thấy ở Việt Nam. Có một quán bán cồng, chuông, khánh và đồ thờ Phật giáo. Thanh niên chủ quán tốt nghiệp trường đại học Chiang Mai, nói tiếng Anh lưu loát. Cậu chỉ tôi cách miết dùi vào thành ngoài chuông phát ra tiếng rít dần dần lớn lên đến chói tai. Tôi có thể làm điều đó được, nhưng không điệu nghệ bằng cậu ta. Tôi cũng thích chuông, nghe chuông. Theo tôi chuông Huế được mài rũa bằng tay, nhìn xấu, nhưng tiếng vang, rung, ngân hay không chuông nào của Tàu, Đài Loan, Miến hay Tây Tạng, Ấn Độ...có được, và vì chuông Huế mài rũa bằng tay, cho nên mỗi chuông ‘lời của nó’ có chút riêng biệt. Tôi mua một món đồ, hỏi tin tức về người H'Mông Việt Nam, cậu ta lắc đầu nói chưa hề bao giờ nghe về những người như thế. Chúng tôi la cà hết quán này đến tiệm nọ, mua vài món lặt vặt, uống vài ly trà làm quen, dò hỏi.
Tình hài hước và tài chơi một số nhạc cụ dân tộc của Mục sư Wang lôi kéo được nhiều người đến nghe ông nói chuyện, thổi khèn, chơi đàn cò, nhưng chúng tôi cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu thành thật cho biết không nghe gì đến những người H'Mông Việt Nam.
Một trong những người có gốc tích rõ nhất chúng tôi nói chuyện, biết được là người chủ tiệm một quán cà phê nằm ngất ngưởng trên phần cao nhất của bản, trong khu bảo tồn H'Mông.
Một góc của khu bảo tồn H'Mông Thái Lan.
Ông ta cởi mở nói chuyện về nguồn gốc. Ông nội của ông quê Vân Nam đã đến đây từ 100 năm trước để trồng thuốc phiện. Ông ta chỉ những cây anh túc đang trổ hoa rực rỡ trong vườn khu bảo tồn, cười : "Bây giờ thì thôi rồi, người ta chỉ yêu cầu chúng tôi trồng vài cây trong khu này". Đất trồng thuốc phiện đã lâu của gia đình chuyển qua trồng cà phê. Ông có một xưởng chế biến nho nhỏ. Cà phê chín, hái, ủ, rang, xay, bán. Ông bảo đảm organic, nguyên chất, không pha trộn. Người con gái duy nhất đã có chồng và một con của ông học cách trồng, chế biến cà phê từ đại học Chiang Mai.
Cả ông ta và tất cả những người H'Mông chúng tôi gặp ở Don Pui không ai nghe về những người H'Mông trốn chạy từ Việt Nam, ngay cả vài tay bán kim cương giả lắm mồm, chúng tôi tin biết rất nhiều chuyện ngồi lê đôi mách, cũng lắc đầu bảo họ không bao giờ nghe được chuyện này.
Chúng tôi trở lại Chiang Mai, dự tiếp các buổi cầu nguyện và nghe tin tức từ những tín hữu ở xa tới trễ.Buổi trưa ngay sau ngày kết thúc, chúng tôi không kịp ăn trưa, lấy taxi đi thẳng đến Chieng Rai.Thành phố có cửa khấu vào Miến Điện.
Chúng tôi đến với người H'Mông chạy trốn từ Việt Nam đang lẩn tránh ở Miến Điện.
Quang Nguyên
Nguồn : VNTB, 12/09/2018