Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP tại hội nghị cấp cao ASEAN 37 ở Hà Nội hôm 15/11/2020.

rcep1

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Thượng đỉnh RCEP lần thứ 4 ở Hà Nội hôm 25/11/2020 - AFP

Việt Nam ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP tại hội nghị cấp cao ASEAN 37 ở Hà Nội hôm 15/11/2020.

Đây là hiệp định giao thương tự do lớn nhất thế giới do Trung Quốc hậu thuẫn, bao gồm 10 quốc gia ASEAN cộng thêm  Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, Australia và New Zealand, với GDP toàn bộ 15 nước hơn 26 nghìn tỷ USD, chiếm gần 30% GDP toàn thế giới, chưa kể bao phủ 1/3 dân số toàn cầu.

Ngay khi đó Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, chuyên gia về giá cả thị trường, đưa ra nhận định ban đầu:

"Việt Nam mở ra với RCEP mà người chơi chính ở đây là Trung Quốc.Chắc chắn khi tham gia một thị trường rất lớn sẽ giúp Việt Nam cân bằng kinh tế đối ngoại, giảm thiểu rủi ro vào khi độ mở kinh tế của Việt Nam đang quá lớn".  

Vào ngày 24/2 vừa qua, trang mạng TheStar có bài thể hiện ý kiến các hiệp hội nông nghiệp trong nước, cho rằng RCEP là cơ hội quá tốt cho lúa gạo, hoa quả, rau trái… những mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam.

Trang mạng TheStar trích dẫn lời ông Lê Duy Minh, Chủ tịch Hiệp Hội Canh Tác Việt Nam, rằng RCEP là động lực cho đất nước bước vào thị trường rộng lớn nhất thế giới, cũng là cơ hội để Việt Nam thăng tiến năng lực cạnh tranh.

Ông nói, với 29% GDP toàn cầu, bên cạnh 2,2 tỷ dân số tham gia, RCEP là viễn cảnh hứa hẹn của nông sản xuất khẩu Việt Nam do mức cầu nông sản lẫn thực phẩm chế biến từ nông sản ngày càng tăng cao phía các nước thành viên trong khối.

Những quốc gia này, theo ông Lê Duy Minh, có qui định và tiêu chuẩn xuất nhập khẩu giống nhau, chưa kể giá biểu thuế quan hạ, mở ra cơ hội buôn bán với Trung Quốc qua các lãnh vực mới về giao dịch, tài chính, cung ứng và thương mại điện tử.

Người thứ hai, ông Nguyễn Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Trái cây và Rau quả Việt Nam, được trang TheStar trích dẫn rằng RCEP sẽ làm tăng lượng nông sản xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc, vốn đã và đang là thị trường tầm cỡ của Việt Nam.

Ông nói RCEP sẽ giảm mức thuế đánh trên ít nhất 64 mặt hàng nông sản, và trong vòng 15 đến 20 năm tới, Việt Nam cũng sẽ xóa 89,6% giá biểu thuế quan, đổi lại, các nước lân bang trong RCEP giảm đến 92% thuế đối với nông sản nhập từ Việt Nam.

rcep2

Vải thiều Bắc Giang được chất lên xe tải hôm 12/6/2020. Đây là một trong những mặt hàng nông sản được Việt Nam xuất sang Trung Quốc. Reuters

Người thứ ba, Tổng giám đốc công ty xuất nhập khẩu VinaT&T, ông Nguyễn Đình Tùng, tin rằng RCEP là cầu nối các nước liên quan đến nông sản xuất khẩu của mình.

Với doanh nhân này, phải nhìn RCEP như cơ hội để nông dân nâng cấp chất lượng sản phẩm, tăng cường khả năng cung ứng, duy trì sức cạnh tranh. Đây là thách thức đáng kể không chỉ đối với thị trường bên ngoài mà cả thị trường nội địa.

Dưới mắt chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, nông dân Việt chưa học được gì từ RCEP như đã học được từ Hiệp định Tự do Thương mại với EU (EVFTA), vì thế không nên quá lạc quan về hiệp định thương mại mới ký này :

"Việt Nam hiện vẫn còn vướng "đèn vàng" với Châu Âu về đánh bắt thủy sản. Khi mà RCEP chưa phát huy được tác dụng, chưa chứng minh được gì nhiều thì chưa thể lường trước được kể cả những thuận lợi cũng như những khó khăn, đặc biệt đối với các thị trường không có gì là quá mới mẻ đối với Việt Nam". 

Còn theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, chuyên gia cao cấp Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ISEAS của Singapore, cũng là chuyên gia về Việt Nam, dù RCEP đã được ký nhưng phải chờ Quốc Hội các nước thông qua và khi đó mới có thể nhận định một cách cụ thể : 

"Phê chuẩn lâu nhất là mấy nước trong ASEAN này. Người ta nói khoảng 3 năm, tôi cũng thấy là khoảng 3 năm, Quốc Hội các nước mới phê chuẩn hết thì sẽ thấy cái lạc quan của những người này không đúng".

"Nội dung của RCEP cho thấy giảm thuế, mở cửa thị trường của các nước, nhưng nhìn vào thì Trung Quốc là thị trường lớn nhất. Trung Quốc  nhập ít mà xuất nhiều, thế nên các nước trong đó có Việt Nam phải hết sức cẩn thận, nhập nhiều hơn xuất thì khổ".

Một điểm không hay khác của RCEP được tiến sĩ Hà Hoàng Hợp chỉ ra :

"RCEP này là một hiệp định mở rộng thương mại theo kiểu cũ, không chú ý đến các điều kiện để từng nước một khi tham gia phải tự đổi mới hoặc làm điều gì đó tốt hơn. Việt Nam hoặc  những nước khác phải có chính sách của chính phủ để giúp nông dân và những nhà sản xuất có thể làm tốt hơn. Tóm lại  không nên dựa vào những lời lạc quan tếu và không có cơ sở".

"Tham gia RCEP cũng tốt nhưng Việt Nam còn tham gia nhiều cái khác. Quan trọng nhất gần đây là CPTPP, không có Trung Quốc trong đó mà nó đòi hỏi  Việt Nam phải sửa lại  thị trường, sửa đổi năng lực sản xuất cũng như qui chuẩn về thuế quan. Cái nữa là EVFTA và thứ ba là UKVFTA (Hiệp định tự do thương mại với Anh) Việt Nam đã ký với Anh Quốc".

Đó là những động lực giúp Việt Nam tự cải tiến, chuyên gia Hà Hoàng Hợp nói tiếp, không thể chỉ chăm bẵm vào RCEP dù rằng tham gia hiệp định này cũng có mặt tốt của nó.       

Không thể dựa vào lượng nông sản xuất khẩu tăng cao để dự kiến một cách lạc quan khi vào RCEP, là khẳng định của chuyên gia nông nghiệp Võ Tòng Xuân, Đại Học Nam Cần Thơ :

"Đại dịch COVID-19 đưa tới việc nhiều nước không sản xuất đủ nông sản hay lương thực mà họ cần. Phải nói thiếu nhiều nhất là Trung Quốc vì dân của họ nhiều quá. Kế đó là Philippines, Indonesia, Malaysia. Việc tăng lượng xuất khẩu lương thực là do nhu cầu của các nước tăng lên".

"Việt Nam dù có bị biến đổi khí hậu nhưng cái may mắn là những lúc mình cần mưa thì có mưa, những lúc lúa đã trổ rồi và mình không cần mưa thì không có mưa, thành ra lúa của mình có sản lượng cao và chất lượng tốt, thỏa mãn được nhu cầu trong nước và còn dư trên 6,2 triệu tấn gạo để xuất khẩu. Trái cây cũng thế, con tôm con cá cũng thế, đều tăng lượng xuất khẩu hết".

rcep3

Các container chở hàng xuất khẩu xếp hàng ở cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn, trên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc hôm 20/2/2020. Reuters

Về dự báo là RCEP Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực sẽ giúp nâng lượng nông sản xuất sang Trung Quốc, rằng lợi tức của nông dân và doanh nghiệp sẽ theo đó mà tăng lên, giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng đừng vội mừng vì Trung Quốc trước giờ là một thị trường khó gỡ đối với nông sản nhập từ Việt Nam :

"Thực sự mình xuất hàng cho Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Châu Âu. Xuất cho Trung Quốc thì vừa không nhiều vừa không được giá cao. Trung Quốc khi muốn mua thì mở cửa, khi không mua thì viện lý do nọ kia để đóng cửa, cả ngàn xe container nông sản ra tới biên giới cứ nằm đó mà chờ. Cách đây 3 ngày, thủ tướng Việt Nam phải kêu gọi thì Trung Quốc mới mở cửa biên giới".

Vẫn lời Giáo sư Võ Tòng Xuân, FAO tức Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc, từng cảnh báo là lương thực, thực phẩm trên toàn thế giới có dấu hiệu giảm sút đáng ngại, nhờ đó sản lương nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam tăng cao là thực tế hiển nhiên chứ không phải nhờ RCEP, đặc biệt khi hiệp định mới ký này chưa tác động và chưa mang lợi ích cho nông dân cũng như doanh nghiệp Việt Nam :

"Tác động lớn nhất và thấy rõ nhất là EVFTA. Từ khi có EVFTA thì rõ ràng nông dân và doanh nghiệp phải hết sức chú ý truy nguyên nguồn gốc và chất lượng sạch, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, không dùng hoặc rất ít dùng phân bón hóa học hoặc thuốc bảo vệ thực vật".

"Với cách làm đó thì bên Châu Âu bằng lòng mua giá cao hơn, nhưng trong thực tế người tiêu dùng Việt Nam hưởng lợi. Thay vì trước kia cứ ăn đồ không sạch thì bây giờ sản xuất không sạch bớt trên 50% rồi. Tuy đầu tư thấp hơn vì không dùng nhiều chất hóa học nhưng sản phẩm làm ra thì giá cao hơn, do đó nông dân giàu hơn". 

"Doanh nghiệp thì rất sợ hàng xuất đi mà bị trả về, cho nên chính doanh nghiệp cũng như nông dân phải đảm bảo qui trình sạch, để khi giao hàng thì doanh nghiệp có thể sản xuất hàng có chất lượng và không có hóa chất"

Kỳ vọng về RCEP mà doanh nhân điều hành các hiệp hội nông sản xuất khẩu đưa ra trên mạng báo TheStar là không thực tế.

Có chăng nếu RCEP hứa hẹn mua nhiều sản phẩm của Việt Nam, thúc đẩy Việt Nam sản xuất theo qui trình sạch, an toàn và chất lượng, lúc đó mới có thể nói Việt Nam được hưởng lợi từ RCEP như thế nào, Giáo sư Võ Tòng Xuân kết luận.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 26/02/2021

Published in Diễn đàn

RCEP thực chất là một hiệp định thương mại mang đậm phong cách Trung Quốc : sáo rỗng và kém hiệu quả.

Tháng trước, 15 quốc gia đã ký Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một thỏa thuận thương mại đáng chú ý ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương được kỳ vọng sẽ "tạo ra các cơ hội việc làm mới, nâng cao mức sống, và cải thiện phúc lợi chung cho người dân". RCEP được khởi xướng bởi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bên đóng góp 10 nước trong số các quốc gia tham gia hiệp định. Tuy vậy, chỉ hai quốc gia là Trung Quốc và Nhật Bản đã chiếm khoảng 80% trên tổng GDP 25 nghìn tỷ USD của khối. Các nước ASEAN đóng góp 3 nghìn tỷ USD và phần còn lại đến từ Hàn Quốc, Úc và New Zealand.

1179902258

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong hội nghị thượng đỉnh Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) tại Bangkok vào ngày 4 tháng 11 năm 2019. Manan Vatsyayana / AFP

RCEP có lớn không ? Câu trả lời là ‘có’. Nhưng nó có ý nghĩa lớn không ? Câu trả lời là ‘không’. Những người theo chủ nghĩa quốc tế tự do (liberal internationalism) có thể ủng hộ việc ký kết bất kỳ một thỏa thuận thương mại mới nào trong bối cảnh toàn cầu hiện nay. Nhưng RCEP là một hiệp định cắt giảm hàng rào thuế quan trong lúc mức thuế cơ bản đã ở mức thấp và các quốc gia thành viên sẽ không ngần ngại áp đặt thuế quan trừng phạt nếu việc đó phù hợp với mục tiêu chính sách đối ngoại của họ. RCEP hầu như không đề cập gì đến vấn đề quản lý kinh tế (economic governance), ngay cả các điều khoản về thương mại cũng khó thực thi. Hiệp định này né tránh những vấn đề ‘gai góc’ như trợ cấp chính phủ, mua sắm công, trộm cắp tài sản trí tuệ, và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà nước với nhà đầu tư. Các tiêu chuẩn về lao động thậm chí còn không được đề cập đến. Hàng hóa là nông sản phần lớn được miễn trừ khỏi phạm vi áp dụng của các cam kết. RCEP chính xác là một hiệp định thương mại mang đậm "phong cách Trung Quốc" : sáo rỗng và kém hiệu quả.

Bất chấp những điều đó, RCEP lại được ca ngợi là "hiệp định thương mại lớn nhất thế giới", có thể dẫn đến sự hình thành một khối thương mại tương tự như mô hình của Liên Hiệp Châu Âu (EU) trong đó "một bộ quy tắc thương mại thống nhất theo kiểu EU" sẽ được áp dụng cho các nền kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Hiệp định này "được cho là sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch thương mại toàn cầu từ phương Tây sang khu vực Đông Á". Với việc không tham gia hiệp định, Hoa Kỳ rõ ràng đã thiệt hại "cả về ảnh hưởng quốc tế cũng như sự thịnh vượng về kinh tế". Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE) ước tính RCEP sẽ thúc đẩy GDP toàn cầu tăng thêm 186 tỷ USD mỗi năm, trong đó Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc được hưởng lợi lần lượt 85 tỷ, 48 tỷ và 23 tỷ.

Tất cả chỉ là sự cường điệu và thực tế là thế giới sẽ phải đợi 10 năm nữa để chứng kiến những mức tăng GDP đó : ước tính của PIIE là dự báo cho đến năm 2030. Dựa trên xu hướng tăng trưởng dài hạn trong quá khứ (và bỏ qua những tác động của đại dịch Covid-19), nền kinh tế thế giới dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 40% trong cả giai đoạn này. RCEP có thể đóng góp 0,2 điểm phần trăm vào con số đó sau khi đã được làm tròn. Về vấn đề hội nhập theo mô hình Liên Hiệp Châu Âu, sẽ không có một thị trường chung, quyền tự do đi lại ; thậm chí một cơ chế trọng tài mang tính ràng buộc để giải quyết tranh chấp cũng không có. Và mặc dù có đến 469 trang đề cập đến tự do hóa thương mại trong lĩnh vực dịch vụ, môi trường Internet của Trung Quốc vẫn sẽ đóng cửa.

Ngay cả những điều khoản cắt giảm thuế trong hiệp định cũng nên được nhìn nhận một cách thận trọng. Phần tóm tắt có đề cập đến việc sẽ tiến đến giảm thuế quan về 0, điều này nghe có vẻ rất ấn tượng. Nhưng khi đi vào chi tiết thì ấn tượng đó sẽ không còn là bao. Ví dụ, mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản sang Trung Quốc là máy móc, với hơn 10 tỷ USD một năm. Mức thuế cao nhất của Trung Quốc đối với hàng hóa Nhật Bản trong danh mục này hiện chỉ là 10%, dự kiến sẽ giảm xuống 0% vào năm 2030 hoặc 2035. Vấn đề là các loại máy móc quan trọng nhất trong danh mục này, là robot công nghiệp và máy móc dùng để sản xuất các bảng mạch tích hợp thì thuế suất hiện tại đã là 0%.

Tương tự, xuất khẩu chính của Úc sang Trung Quốc là quặng sắt đã được miễn thuế từ trước. Tuy nhiên, RCEP sẽ loại bỏ thuế quan 3% của Trung Quốc đối với than đá vào năm tới. Điều này sẽ có lợi cho Úc nếu như Bắc Kinh cho phép nhập khẩu than đá. Hiện 82 tàu chở than mang theo 8,8 triệu tấn than cùng 1.500 thủy thủ của Úc đang bị mắc kẹt bên ngoài các cảng của Trung Quốc trong lúc chờ thông quan để có thể cập cảng và dỡ hàng, đây là hành động cấm vận không chính thức của chính quyền Trung Quốc. Theo RCEP, mức thuế 14% của Trung Quốc đối với mặt hàng rượu vang nhập khẩu cũng sẽ được dỡ bỏ vào năm tới, nhưng từ nay đến lúc đó, Trung Quốc đã đánh thuế 200% đối với rượu vang của Úc. Nhìn bề ngoài thì đây có vẻ là một biện pháp chống bán phá giá, nhưng trên thực tế nó là cách gây áp lực buộc Úc từ bỏ nỗ lực ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc tại nước này.

Việc RCEP không có những phương thức nhằm kiềm chế các hành vi "xấu" của Trung Quốc có thể là lý do Ấn Độ rút khỏi hiệp định. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã bị chỉ trích vì bảo hộ nền nông nghiệp Ấn Độ nhưng cũng được ca ngợi vì đã bảo vệ ngành chế tạo. Những lời chỉ trích là vô căn cứ khi RCEP thậm chí còn không áp dụng đối với ngành nông nghiệp. Những lời khen ngợi thì có lý hơn khi việc gia nhập RCEP sẽ khiến Ấn Độ bị ảnh hưởng không nhỏ bởi hàng nhập khẩu giá rẻ của các nhà sản xuất nhỏ từ Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, nhưng việc bảo vệ nền sản xuất kém hiệu quả của nước mình chỉ là một phần của câu chuyện. Theo lời giải thích của Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar, lý do nước này rút khỏi hiệp định là vì những hàng rào phi thuế quan, vấn đề trợ cấp của chính phủ và sự thiếu minh bạch. Dường như không có lý do gì để nghi ngờ lời giải thích của chính ngài Ngoại trưởng nhưng có một lý do nữa mà ông ấy không đề cập đến, đó chính là Trung Quốc.

Ngay từ trước khi Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi năm 2016, các hiệp định thương mại đã được xem là lá bùa hộ mệnh của chủ nghĩa quốc tế, sự hợp tác toàn cầu và là biểu hiện rõ nét của một trật tự thế giới tự do. Kể từ khi ông Trump đắc cử, những người theo chủ nghĩa quốc tế tự do càng ủng hộ chúng mạnh mẽ hơn, xem những hiệp định này như bức tường thành chống lại chủ nghĩa dân tộc dân túy kiểu Trump, họ ca ngợi RCEP là cột mốc đánh dấu sự cáo chung của những phản ứng chống lại tự do thương mại. Tuy nhiên, ông Trump, với khẩu hiệu "nước Mỹ trên hết", không phải là người duy nhất lên án tiến trình toàn cầu hóa. Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Bernie Sanders với quan điểm cấp tiến và dân túy cũng đưa Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do chính quyền Bush và Obama đàm phán trở thành mục tiêu chỉ trích trong chiến dịch tranh cử năm 2016 của mình. Ngay cả ứng cử viên tổng thống Hillary Clinton của Đảng Dân chủ sau cùng cũng đã phản đối TPP. Sau bốn năm, Tổng thống đắc cử Joe Biden đã cam kết sẽ viết lại các quy tắc thương mại toàn cầu, trong đó ưu tiên các nhà cung cấp Hoa Kỳ trong hoạt động mua sắm của chính phủ cũng như sẽ dựng lên những rào cản mới đối với hàng nhập khẩu, chẳng hạn như thuế carbon.

Nhà lãnh đạo lớn tiếng tuyên bố ủng hộ tiến trình quốc tế hóa, một nền kinh tế toàn cầu mở, miễn giảm thuế quan, "tự do hóa thương mại và đầu tư" và "các hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao" không ai khác chính là…Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Điều này khiến cho những người theo chủ nghĩa quốc tế tự do rơi vào thế khó xử. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới hồi tháng 1 năm 2017, họ tung hô ông Tập là người chống lại Trump, một người theo chủ nghĩa toàn cầu với cam kết duy trì và mở rộng một hệ thống quốc tế mở. Bốn năm sau, mọi ảo tưởng mà thế giới từng có về tư tưởng tự do đầy triển vọng của ông Tập và Trung Quốc đã tan biến. Do đó, họ chuyển hướng sang tung hô các nước ASEAN qua thành tựu là RCEP hoặc đơn giản là cổ vũ cho tương lai của Châu Á nói chung và cố gắng phớt lờ đi sự hiện diện của "con gấu trúc khổng lồ".

Thực tế là các quốc gia ở Châu Á hay những khu vực khác trên thế giới đều không mấy mặn mà với một hệ thống quản trị toàn cầu sâu rộng. Chỉ khu vực Bắc Mỹ là có hiệp định NAFTA, nay là Hiệp định Hoa Kỳ – Mexico – Canada (USMCA) và Châu Âu có Liên Hiệp Châu Âu (EU). Cả hai mới chính là những thỏa thuận quản trị kinh tế thực sự, trong đó EU tiến xa hơn nhiều so với USMCA. Kể từ khi TPP thất bại, ở Châu Á không có bất kỳ một hiệp định nào có thể sánh được với nó. 11 quốc gia còn lại trong TPP sau khi Mỹ rút lui đã ký hiệp định của riêng họ vào năm 2018 với tên gọi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Tuy nhiên nó không hề toàn diện (vì loại bỏ hầu hết các điều khoản ban đầu về nông nghiệp, đầu tư và giải quyết tranh chấp của TPP) cũng như không hề tiến bộ (khi thiếu vắng áp lực chính trị từ Hoa Kỳ đối với quyền của người lao động, và 11 quốc gia còn lại đơn giản chỉ đưa ra một tuyên bố nhạt nhòa tái khẳng định "nghĩa vụ của họ với tư cách là thành viên của Tổ chức Lao động Quốc tế"). CPTPP cũng giống như RCEP chỉ là những hiệp định cắt giảm trực tiếp thuế quan tập trung vào các lĩnh vực mà mức thuế vốn dĩ đã thấp từ trước hoặc khối lượng hàng hóa trao đổi không đáng kể.

Những người theo chủ nghĩa quốc tế tự do có thể phản bác rằng "RCEP và CPTPP là những ví dụ mạnh mẽ chống lại quan điểm cho rằng thương mại dựa trên luật lệ đang thoái trào trên toàn cầu", nhưng đó chỉ là những ảo tưởng và đồng thời cũng là sự bi quan thiếu cơ sở. Các hiệp định cắt giảm thuế quan như RCEP và CPTPP phần lớn là vô hại, nhưng thiếu tác dụng tạo ra những chuyển biến theo hướng tích cực. Tuy nhiên, mạng lưới sản xuất toàn cầu đã chứng tỏ là một hệ thống vô cùng vững vàng khi vượt qua được những thách thức của đại dịch Covid-19. Các chuỗi cung ứng quốc tế đã nhanh chóng chuyển hướng rời khỏi Trung Quốc sang các quốc gia tuân thủ luật lệ hơn như Việt Nam, Bangladesh và Ấn Độ. Với tuyên bố sẽ gia nhập CPTPP cũng như những lời ca ngợi của ông Tập về thương mại tự do ở Davos, Trung Quốc có thể ghi điểm về mặt tuyên truyền bằng cách tỏ ra là quốc gia bảo vệ hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ, nhưng bản thân hệ thống này đang ngày càng xa rời Trung Quốc. Đó có thể là tin xấu đối với các nhà đàm phán thương mại quốc tế, nhưng lại là tin tốt cho thương mại toàn cầu.

Salvatore Babones

Nguyên tác : "Cutting Through the Hype on Asia’s New Trade Deal", Foreign Policy, 02/12/2020.

Nguyễn Thanh Hải dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 10/12/2020

Salvatore Babone là nhà bình luận của tạp chí Foreign Policy và là học giả thỉnh giảng tại Trung tâm Nghiên cứu Độc lập (CIS) có trụ sở ở Sydney.

Published in Diễn đàn

Tám năm qua, RCEP (Regional Comprehensive Economic Partnership-Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực) là ván cờ của Trung Quốc để đối trọng lại TPP (Trans-Pacific Partnership Agreement-Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương), nay là CPTPP (Comprehensive Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership-Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) do Mỹ cầm đầu. Việc Donald Trump rời bỏ TPP vào đầu năm 2017 là cơ hội vàng cho Trung Quốc. Mấy tháng qua, Mỹ và thế giới đã bị lôi cuốn vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ quá nhiều nên sao nhãng các vấn đề khác, trong đó có Hiệp định RCEP.

rcep1

Sơ đồ những quốc gia gia nhập CPTPP và RCEP

Khi Trump và Biden tranh giành quyết liệt để xác định ai là chủ Nhà Trắng thì đó là thời điểm không thể tốt hơn để Trung Quốc thúc đẩy việc ký kết RCEP tại Hà Nội ngày 15/11. Trong khi Ấn Độ đã rút khỏi đàm phán RCEP năm ngoái vì lý do riêng thì 10 nước ASEAN và 5 đối tác Thái Bình Dương (Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, Úc, và New Zealand) không thể cưỡng lại RCEP vì tổn thương do đại dịch.

Thời điểm này là tốt nhất cho Trung Quốc vì họ đang rất cần RCEP để xoay chuyển tình thế với Mỹ. Nhiều nước vẫn còn giận Bắc Kinh đã che giấu khi đại dịch bắt đầu bùng phát và tiếp tục đòi chủ quyền ở Biển Đông. Trung Quốc đã đỡ đầu cho RCEP và được ASEAN và các đối tác khu vực tham gia, nên đây là thắng lợi lớn của Bắc Kinh về tuyên truyền.

rcep2

Sơ đồ những quốc gia ASEAN tham gia vào RCRP và CPTPP

Các nước RCEP chiếm 30% dân số và 29% GDP của thế giới. Vì RCEP còn lớn hơn cả Hiệp định thương mại tự do Mỹ-Mexico-Canada và Mỹ-EU cộng lại, nên rõ ràng Trung Quốc là nước hưởng lợi lớn nhất từ RCEP, nhất là khi họ theo đuổi chiến lược "hai thị trường song hành" gồm thị trường trong nước và khu vực. Tuy một số nước ASEAN và đối tác cũng có lợi khi tham gia RCEP vì suy thoái do đại dịch, nhưng Việt Nam là câu chuyện khác.

Việc ký RCEP làm nhiều người Việt bất ngờ. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan "lo nhiều hơn vui" vì RCEP sẽ làm Việt Nam càng lệ thuộc vào Trung Quốc trong khi lẽ ra phải đa dạng hóa nguồn đầu tư bằng tăng cường hợp tác với các nước khác thông qua CPTPP và EVFTA. Vũ Quang Việt (cựu chuyên gia thống kê của Liên Hợp Quốc) lo ngại RCEP với các tiêu chí thấp về môi trường và bảo vệ lao động sẽ làm cho Việt Nam càng tụt hậu.

RCEP là hiệp định thương mại đa phương đầu tiên mà Trung Quốc ký nhằm loại Mỹ khỏi khu vực. Trung Quốc đang lấp lỗ trống quyền lực mà Mỹ để lại sau khi bỏ rơi TPP, nhưng chưa rõ liệu Mỹ có muốn tái gia nhập CPTPP hay không. Dù thế nào đi nữa, Việt Nam vẫn mắc kẹt vào tranh chấp Mỹ-Trung ở khu vực. RCEP gửi đi một thông điệp về kinh tế và ngoại giao rằng đây là "biến số lớn đối với Trung Quốc".

Những ẩn ý với Mỹ và Việt Nam  

Trung Quốc là nước có lợi nhất vì RCEP, nên hiệp định này là một thắng lợi quan trọng về địa chính trị đối với Bắc Kinh, góp phần biến "giấc mơ Châu Á" của Tập Cận Bình thành hiện thực. Một khi RCEP đã thành "chuyện đã rồi" thì các nước ASEAN không thể chống lại Trung Quốc, nhất là khi Mỹ không sẵn sàng bảo vệ họ. Các nhà phân tích cho rằng RCEP là "tiếng chuông cảnh tỉnh" và là thách thức mới đối với Washington khi họ định "tách rời" (decoupling) về kinh tế với Trung Quốc và lập "mặt trận thống nhất" ở khu vực để chống lại nước này.

Trong hai tháng tới, quan hệ Mỹ-Trung mà Joe Biden tiếp quản từ Donald Trump có khả năng còn xấu hơn nữa vì Trump có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt mới và trói tay chính quyền Biden. Biden khó lòng thay đổi các nguyên tắc cơ bản trong chính sách Trung Quốc của Trump, nên trở ngại lớn nhất để ổn định quan hệ Mỹ-Trung là chiến tranh thương mại, vì vậy Mỹ cần một thỏa thuận toàn diện mới cho giai đoạn hai.

Theo Derek Grossman (chuyên gia phân tích chiến lược tại RAND), "Việt Nam là một nhân tố tuyệt vời bổ sung cho Bộ tứ Mở rộng để đối phó với Trung Quốc. Việc mở rộng Bộ tứ bao gồm một nước Đông Nam Á sẽ làm suy yếu lập luận của Bắc Kinh cho rằng Bộ tứ chỉ là một nhóm nước ngoài khu vực để ngăn chặn Trung Quốc". Nếu không có bất ngờ, Biden chắc sẽ tăng cường ủng hộ Bộ tứ và Bộ tứ Mở rộng, bao gồm các cuộc tập trận hợp đồng chiến đấu không chỉ có Úc, Ấn Độ, Nhật Bản mà còn gồm các nước khác như Việt Nam.

Kent Calder (giám đốc Trung Tâm CEAS tại Johns Hopkins) tin rằng Biden sẽ tăng cường quan hệ với Việt Nam và ủng hộ ý tưởng "Bộ tứ Mở rộng" vì tầm nhìn Indo-Pacific, và sẽ bao gồm cả hợp tác an ninh hàng hải. Để tăng cường hợp tác thương mại đa phương, sẽ có nhiều công ty Mỹ rời bỏ Trung Quốc.

Theo giáo sư Carl Thayer (University of New South Wales), "Các lợi ích cơ bản của Mỹ sẽ không thay đổi khi Joe Biden tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 46".  RCEP sẽ là động lực mới để Washington xây dựng lại quan hệ đồng minh, vì ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ tăng lên khi họ dùng hiệp định kinh tế đầy hứa hẹn này để đẩy Mỹ ra rìa. RCEP có thể trở thành công cụ để Bắc Kinh xây dựng trật tự kinh tế mới ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Theo Viện Gallup, "79% người Mỹ cho rằng thương mại là cơ hội để phát triển" (tăng từ 45% cách đây một thập kỷ). Theo Lowy Institute, "75% người Úc phản đối Trump rút khỏi TPP. Nay RCEP đã được ký, Mỹ cần một kế hoạch mới về thương mại và đầu tư, nhưng vẫn chưa rõ liệu khi nào Biden có thể vận động chấp thuận một TPP sửa đổi. Nhiều người vẫn hoài nghi chừng nào chưa thấy Mỹ có nguồn lực bổ sung cho lời nói. Nếu Trung Quốc tiếp tục "làm nhiều hơn với nguồn lực lớn hơn", thì Mỹ không thể "làm nhiều hơn với ít hơn".

Andrew Scobell (tác giả cuốn "Đại Chiến lược của Trung Quốc" do RAND xuất bản) nhận xét :  "Nói thẳng ra, Mỹ là bên thua cuộc. Đây là tiếng chuông cảnh tỉnh để Mỹ chú trọng hơn đến khu vực Indo-Pacific, và tham gia vào lĩnh vực hợp tác kinh tế. RCEP là một ví dụ điển hình về "củ cà rốt" mà Trung Quốc dành cho các nước láng giềng ASEAN. Eswar Prasad (chuyên gia kinh tế tại đại học Cornell) nói "hiệp định thương mại này sẽ buộc chặt vận mệnh kinh tế các nước thành viên vào Trung Quốc, và qua thời gian sẽ theo quỹ đạo Trung Quốc.

Trở về tương lai, lần nữa  

Để đáp lại RCEP, Joe Biden nói "Chúng ta chiếm 25% thương mại và kinh tế thế giới. Chúng ta cần liên kết với các nền dân chủ khác – 25% nữa hoặc nhiều hơn – để có thể quyết định luật chơi cho thương mại. Nếu không thì Trung Quốc và các nước khác sẽ quyết định kết cục vì đó là trò chơi duy nhất". Tuy Biden không nói cụ thể là Mỹ có định tái nhập TPP hay không, nhưng ông gợi ý, "Tôi hứa là sẽ có một kế hoạch cụ thể để công bố ngày 21/1".

Anthony Blinken (ngoại trưởng dự kiến của chính quyền Biden) cam kết chính quyền mới "sẽ có mặt và cộng tác với ASEAN về các vấn đề thiết yếu mà hai hai bên cùng quan tâm". Theo Michèle Flournoy (có thể trở thành bộ trưởng quốc phòng), "Washington vẫn chưa thực hiện lời hứa xoay trục sang Châu Á".  Nay Biden có "cơ hội" để điều chỉnh xu thế mới ở Châu Á. Washington cần đối ngoại khéo léo để tăng cường hợp tác khu vực và cơ chế an ninh như "Bộ tứ".

Tuy không gọi chiến lược Châu Á của Biden là "Xoay trục 2.0", nhưng người Châu Á vẫn nghĩ vậy. Hầu hết các đồng minh và đối tác đều lo ngại : một là liệu Mỹ có quá quan tâm đến các ưu tiên trong nước mà sao nhãng các vấn đề khu vực ; hai là liệu Mỹ có thể tăng cường đầu tư và thương mại ở khu vực hay không ; và ba là liệu Mỹ có thể răn đe Trung Quốc và trấn an đồng minh hay đối tác khu vực với nguồn lực hạn chế hay không ?

Đại sứ Úc John McCarthy cũng khuyên, "nếu Mỹ muốn quản trị hiệu quả các tác động tiêu cực của Trung Quốc trỗi dậy thì họ phải chú trọng đến khu vực Đông Nam Á". Một là Biden cần có mặt tại các cuộc gặp cấp cao của khu vực. Hai là vì Trump đã rút khỏi TPP, Biden phải sửa lại quyết định này. Ba là Mỹ cần điều chỉnh chính sách với các nước Đông Nam Á. Bốn là Mỹ phải cân bằng giữa việc đáp ứng các yêu cầu về an ninh và kinh tế với đòi hỏi phải có một chính sách ngoại giao dựa trên các giá trị.

Hiện nay có ba nhân tố đang tác động tiêu cực đến Mỹ. Một là nhiều người Châu Á cho rằng ảnh hưởng kinh tế và chính trị của Mỹ đang suy giảm. Hai là thấy Mỹ đang quay vào trong nước và hoài nghi các giá trị chung. Ba là lo ngại về chủ nghĩa Trump và tâm trạng "nước Mỹ trên hết". Việc giải quyết các nhân tố đó là thiết yếu để chính quyền Biden răn đe đối phương, trấn an đồng minh và đối tác về năng lực, cam kết, và độ tin cậy của Mỹ.

Ngoại trưởng Mike Pompeo và Cố vấn An ninh quốc gia Robert O’Brien đến thăm Việt Nam vào phút chót (30/10 và 20/11) trước khi nhóm chuyển giao của Biden bắt đầu làm việc (24/11). Theo tin báo chí, Robert O’Brien đã khuyên lãnh đạo Việt Nam chặn hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc trung chuyển qua Việt Nam, và nhập thêm hàng hóa của Mỹ để giảm thặng dư thương mại (55,7 tỷ USD năm 2019 so với39,4 tỷ USD năm 2018). Chính quyền Biden cũng có thể cứng rắn như chính quyền Trump về cáo buộc thao túng tiền tệ và gian lận thương mại. Tuy Hà Nội muốn trao đổi với nhóm của Biden nhưng không muốn làm Trump mất lòng, nên chắc sẽ phải cẩn trọng trong hai tháng tới.

Hai chuyến thăm vào phút chót của các quan chức Mỹ nhằm định vị di sản của Trump về tầm nhìn Indo-Pacific, và biến nó thành "chuyện đã rồi" đối với chính quyền Biden. Đó có thể là lý do làm Hà Nội chưa chúc mừng Joe Biden. Trong khi Robert O’Brien nhấn mạnh đến "nguy cơ kép ở Biển Đông và sông Mekong", ông đã khẳng định với Hà Nội là Mỹ sẽ chống lại các hành động cưỡng chế và bắt nạt của Trung Quốc ở Biển Đông và đe dọa ở lưu vực sông Mekong, với cam kết của Mỹ trong "Bộ tứ" mà Mỹ muốn Việt Nam tham gia.

Năm 2020 là bước ngoặt đặc biệt đối với nhiều nước khi bị lúng túng tại ngã ba đường. Dù ai lên cầm quyền ở Washington hay Hà Nội thì tương lai vẫn còn bất định, và trò chơi chính trị vẫn còn bấp bênh, làm hầu hết các nước phải đặt cược vào ván cờ thế.

Nguyễn Quang Dy

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 29/11/2020

Published in Diễn đàn

Tiếng Anh là "xưa rồi Diễm" !

Trương Nhân Tuấn, 20/11/2020

Vô được "sân chơi" RCEP Việt Nam liền lên tiếng hăm dọa đóng cửa Facebook. Dân Việt Nam cấp tốc phải học tiếng Tàu. Tiếng Anh là "xưa rồi Diễm". Việt Nam có thể sớm sử dụng các mạng xã hội theo mô hình Trung Quốc để thay thế.

Shanghai Verkehr

Kế hoạch "Made in China 2025" của Trung Quốc sẽ như thế nào khi sinh hoạt kinh tế trong nước hầu như không có - Ảnh minh họa hệ thống xa lộ ngoại ô Trùng Khánh vắng bóng xe vào đêm

Vấn đề là kế hoạch "Made in China 2025" của Trung Quốc đang đi vào thực tế, sớm hơn 5 năm theo dự tính, mặc dầu chỉ giới hạn trong "nội bộ" Châu Á của người Châu Á.

Nếu ta ví RCEP như cái chợ thì Trung Quốc có đủ thứ mặt hàng, thượng vàng hạ cám, áp đảo tất cả các quốc gia. Tầm Việt Nam chỉ có thể so sánh với "cám" của Trung Quốc. Úc sống khỏe (nhưng không bền) nhờ bán quặng mỏ. Hàng hóa "tinh xảo" và "kỹ thuật cao" của Trung Quốc sẽ cạnh tranh với hàng hóa của Nhật và Nam hàn. Chưa biết ai thắng ai, nhưng Trung Quốc ở thế thượng phong vì giá rẻ.

Vì vậy mâu thuẩn giữa Mỹ và Trung Quốc càng tăng. Trung Quốc lợi dụng "khoảng trống quyền lực" trong thời kỳ chuyển tiếp hậu bầu cử ở Mỹ để đi nước cờ chiến lược RCEP.

Tin báo chí cho biết là tổng thống vịt què Donald Trump muốn đánh Iran. Việc này không (hay chưa) xảy ra là do cấp dưới can ngăn. Ta không loại trừ khả năng vài ngày tới Mỹ sẽ đánh Iran, mục đích kiểm soát nguồn năng lượng của Trung Quốc. Điều này có thể sẽ được quyết định tại Hà Nội và Manilla, sau cuộc thăm viếng của O'Brien, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ. Một mũi tên bắn hai con chim. Mục tiêu củng cố uy tín của Trump trong nội địa nước Mỹ cũng như khẳng định tư thế đàn anh của Mỹ đối với các nước Châu âu. Thứ hai là kềm hãm Trung Quốc.

Mỹ và Châu Âu sẽ không bao giờ muốn kế hoạch "Made in China 2025" thành công. Vì nếu kế hoạch này thành công, vị trí độc tôn về khoa học kỹ thuật của Mỹ và Châu âu sẽ bị Trung Quốc chiếm đoạt. Cái gương 5G của Huawei cho ta thấy như vậy.

Nhưng Trung Quốc có thể trả đũa bằng cách đánh chiếm Đài Loan và giải quyết những vấn đề tranh chấp chủ quyền bằng vũ lực. Giả thuyết này tôi đã đề cập từ vài tháng trước.

Nếu chiến tranh không xảy ra, cái lợi của Việt Nam là có thể "mua đi bán lại", làm trung gian giữa RCEP và EVFTA. Thí dụ Việt Nam nhập nguyên liệu từ Trung Quốc, chế biến lại rồi xuất cho các nước Châu Âu. Việt Nam cũng có thể nhập "nguyên con" hàng Trung Quốc rồi đóng nhãn "make in Vietnam" để bán qua Mỹ và các nước khác.

Tức là Việt Nam cũng không thể "nghỉ chơi" với Mỹ và Châu Âu, kiểu đóng cửa Facebook. Việt Nam muốn "tồn tại và phát triển" thì vẫn phải "chơi" với Mỹ và Tây phương, tức phải chấp nhận Facebook cũng như các mạng internet của Mỹ. Nếu Việt Nam dứt khoát hướng về phương bắc, khấu đầu thần phục Bắc kinh, thì trong "bàn nhậu" RCEP Việt Nam sẽ chỉ là kẻ bồi bàn, chầu rìa, không cạnh tranh được với ai hết cả.

Vì vậy đe dọa cấm cửa Facebook là quá sớm.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : nhantuan.truong, 20/11/2020

***********************

Việt Nam dọa đóng cửa Facebook vì yêu cầu kiểm duyệt

James, Pearson, VNTB, 20/11/2020

Việt Nam đã đe dọa đóng cửa Facebook nếu Facebook không cúi đầu trước áp lực của chính phủ trong việc kiểm duyệt thêm bài viết về nội chính trong nước trên nền tảng facebook, một quan chức cấp cao Facebook nói với Reuters.

MOSCOW, RUSSIA - September 14, 2018: A smartphone in hand displaying the censored text. Logo of the Facebook blurred on background. The concept of censorship on popular social networks. Shallow DOF

Họ lại tìm cách yêu cầu chúng tôi tăng khối lượng bài chúng tôi đang hạn chế ở Việt Nam. Yêu cầu đó đi kèm với những đe dọa về những gì có thể xảy ra nếu chúng tôi không tuân thủ".

Facebook đã tuân thủ yêu cầu của chính phủ vào tháng 4 về việc tăng cường kiểm duyệt đáng kể các bài đăng "chống nhà nước" đối với người dùng địa phương, nhưng Việt Nam đã yêu cầu công ty một lần nữa vào tháng 8 tăng cường hạn chế các bài đăng quan trọng, quan chức này cho biết.

"Chúng tôi đã thực hiện một thỏa thuận hồi tháng 4. Facebook đã duy trì cam kết thỏa thuận và chúng tôi mong muốn chính phủ Việt Nam cũng làm như vậy", quan chức giấu tên nói.

"Họ lại tìm cách yêu cầu chúng tôi tăng khối lượng bài chúng tôi đang hạn chế ở Việt Nam. Chúng tôi đã nói với họ là không đồng ý. Yêu cầu đó đi kèm với những đe dọa về những gì có thể xảy ra nếu chúng tôi không tuân thủ".

Quan chức này cho biết trong những lời đe dọa là có việc doạ đóng cửa hoàn toàn Facebook tại Việt Nam, một thị trường lớn với đạt doanh thu gần 1 tỷ đô la Mỹ.

Facebook đã phải đối mặt với áp lực ngày càng lớn từ các chính phủ về các chính sách nội dung của mình, bao gồm cả những lời đe dọa về các quy định mới và tiền phạt.

Nhưng Facebook đã tránh được lệnh cấm ở khắp nơi, trừ một số nơi Facebook chưa bao giờ được phép hoạt động, chẳng hạn như Trung Quốc.

Ở Việt Nam, mặc dù cải cách kinh tế sâu rộng và ngày càng cởi mở hơn với thay đổi xã hội, Đảng cộng sản cầm quyền vẫn kiểm soát chặt chẽ các phương tiện truyền thông và không chấp nhận đối lập.

Việt Nam đứng thứ năm từ dưới lên trong bảng xếp hạng toàn cầu về tự do báo chí do Tổ chức Phóng viên không biên giới tổng hợp. (175/180).

Trả lời câu hỏi của Reuters, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Facebook nên tuân thủ luật pháp nước sở tại và ngừng "phát tán thông tin vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam và xâm phạm lợi ích nhà nước".

Một phát ngôn viên của Facebook cho biết họ đã phải đối mặt với áp lực gia tăng từ Việt Nam trong việc kiểm duyệt nhiều nội dung hơn trong những tháng gần đây.

‘Trách nhiệm rõ ràng’

Facebook có khoảng 60 triệu người dùng tại Việt Nam, và là nền tảng chính cho cả thương mại điện tử và các biểu hiện phản đối chính trị. Facebook hiện đang bị chính phủ giám sát liên tục.

Reuters đưa tin độc quyền vào tháng 4 rằng các máy chủ của Facebook tại Việt Nam đã bị đặt chế độ ngoại tuyến vào đầu năm nay cho đến khi Facebook tuân theo yêu cầu của chính phủ.

Facebook từ lâu đã vấp phải sự chỉ trích từ nhóm nhân quyền vì quá tuân thủ các yêu cầu kiểm duyệt của chính phủ.

"Tuy nhiên, chúng tôi sẽ làm tất cả để đảm bảo rằng các dịch vụ của chúng tôi vẫn hoạt động để mọi người có thể tiếp tục thể hiện bản thân", nữ phát ngôn viên nói.

Việt Nam đã cố gắng tung ra các mạng xã hội trong nước để cạnh tranh với Facebook, nhưng chưa có mạng nào đạt được mức độ phổ biến có ý nghĩa.

Quan chức Facebook cho biết công ty chưa thấy người dùng Việt Nam di chuyển sang các nền tảng địa phương.

Quan chức này cho biết Facebook đã phải chịu một "chiến dịch truyền thông tiêu cực kéo dài 14 tháng" trên báo chí Việt Nam nhà nước trước khi đi đến bế tắc hiện tại.

Khi được hỏi về lời đe dọa đóng cửa Facebook của Việt Nam, tổ chức Ân xá Quốc tế – Amnesty International cho biết thực ra Facebook vẫn chưa bị cấm sau khi bất chấp những lời đe dọa của chính phủ Việt Nam cho thấy công ty này có thể làm nhiều hơn để chống lại yêu cầu của Hà Nội. 

"Facebook có trách nhiệm rõ ràng là tôn trọng nhân quyền ở bất cứ nơi nào mà họ hoạt động trên thế giới và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ", bà Ming Yu Hah, Phó giám đốc khu vực phụ trách các chiến dịch của Tổ chức Ân xá, cho biết.

"Facebook đang ưu tiên lợi nhuận ở Việt Nam và không tôn trọng nhân quyền".

James Pearson

Nguyên tác : Exclusive : Vietnam threatens to shut down Facebook over censorship requests – source, Reuters, 20/11/2020

Khánh An dịch

Nguồn : VNTB, 20/11/2020

***********************

Vit Nam da đóng ca Facebook nếu không chu kim duyt thêm thông tin

VOA, 20/11/2020

Vit Nam đe da đóng ca Facebook nếu tp đoàn truyn thông xã hi khng l ca M không nhượng b áp lc ca Hà Ni đòi siết cht hơn na vic kim duyt các ni dung chính tr trong nước trên nn tng Facebook, mt quan chc cp cao ca Facebook nói vi Reuters.

facebook3

Vit Nam yêu cu tăng cường kim duyđáng k các bàđăng "chng nhà nước"đi vi người dùng đa phương

Tháng 4 năm nay, Facebook đã làm theo đòi hi ca Vit Nam yêu cu tăng cường kim duyt đáng k các bài đăng "chng nhà nước" đi vi người dùng đa phương, nhưng vào tháng 8 Vit Nam mt ln na li yêu cu Facebook siết cht kim duyt hơn na đ hn chế các bài đăng có tính phê bình, quan chc Facebook cho biết.

"Facebook đã thc thi trách nhim ca mình trong vic thc hin tha thun vào tháng Tư, và chúng tôi trông đi chính ph Vit Nam thi hành phn trách nhim ca h", quan chc Facebook đ ngh n danh nói, vin tính nhy cm ca đ tài.

"H li quay li đòi chúng tôi tăng thêm khi lượng ni dung b hn chế Vit Nam. Chúng tôi đã t chi. Yêu cu đó đi kèm vi mt s li đe da v nhng điu có th xy ra nếu chúng tôi không làm theo ý h".

Quan chc này cho biết trong nhng li đe da mi, có đe da đóng ca hoàn toàn Facebook ti Vit Nam, mt th trường ln ca Facebook, nơi doanh thu đt gn 1 t USD.

Facebook đã đi mt vi áp lc ngày càng tăng t các chính ph v chính sách ca công ty đi vi các ni dung ti lên mng xã hi này. Nhưng Facebook đã tránh được lnh cm tt c mi nước, tr mt s nơi chưa bao gi được phép hot đng, như Trung Quc.

Vit Nam, bt chp ci cách kinh tế sâu rng và ngày càng ci m hơn vi thay đi xã hi, Đảng cộng sản cm quyn vn kim soát cht ch các phương tin truyn thông và t ra ít khoan dung đi vi các ý kiến bt đng. Nước này b xếp hng 5 cui bng xếp hng toàn cu v t do báo chí ca T chc Phóng viên Không Biên gii.

B Ngoi giao Vit Nam tr li câu hi ca Reuters, nói rng Facebook nên tuân th lut pháp đa phương và ngng "phát tán thông tin vi phm thun phong m tc Vit Nam và xâm phm li ích nhà nước".

Người phát ngôn ca Facebook nói Vit Nam đã tăng áp lc đòi công ty tăng kim duyt nhiu ni dung hơn trong nhng tháng gn đây.

Tr li câu hi v vic Vit Nam đe da đóng ca Facebook, T chc Ân xá Quc tế nói vic Facebook vn chưa b cm bt chp nhng li đe da, cho thy Facebook có th cưỡng li hơn na các đòi hi ca Hà Ni. "Facebook có trách nhim rõ ràng là tôn trng nhân quyn bt c nơi nào h hot đng trên thế gii và Vit Nam không phi là ngoi l", Ming Yu Hah, Phó giám đc khu vc ph trách các chiến dch T chc Ân xá quc tế, nói.

Hôm 17 tháng 11, Mark Zuckerberg, người đng đu Facebook, đã ra điu trn trước y Ban Tư Pháp Thượng Vin Hoa Kỳ.

Như VOA đã đưa tin, khi thượng ngh sĩ Marsha Blackburn đ cp trc tiếp đến "chế đ Cng sn" và s lượng 60 triu người s dng Facebook ti Vit Nam, đt câu hi cho Zuckerberg rng liu Facebook có "theo lnh ca chính ph Vit Nam", đóng ca và cm tài khon ca mt nhà bt đng chính kiến Vit Nam ch vì người này ch trích chính sách đt đai ca chính ph hay không, thì Zuckerberg tr li : "Thưa Thượng ngh sĩ, tôi không rõ tt c chi tiết ca vic đó, nhưng tôi tin rng chúng tôi có th đã làm điu đó. Và nói chung, chúng tôi c gng tuân th theo lut pháp đa phương ca các quc gia khác nhau mà chúng tôi đang hot đng".

Thượng ngh sĩ Blackburn cáo buc người sáng lp kiêm Giám đc điu hành Facebook Mark Zuckerberg ưu tiên "li nhun hơn nguyên tc" khi bóp nght nhng tiếng nói bt đng chính kiến theo lnh ca các chính ph nước ngoài.

Nguồn : VOA, 20/11/2020

*******************

Mark Zuckerberg b Thượng ngh sĩ M cht vn vì ‘cúi mình’ trước chính ph Vit Nam

VOA, 18/11/2020

Ông ch mng xã hi ni tiếng Facebook, Mark Zuckerberg, va b cht vn ti U ban Tư pháp ca Thượng vin Hoa K v hành vi tiếp tay cho chính quyn Vit Nam kim soát vàđóng tài khon ca người s dng có tiếng nói bđng vi chính ph.

khoe2

CEO ca Facebook Mark Zuckerberg điu trn trc tuyến trước y ban Tư pháp Thượng vin Hoa K, Washington ngày 17/11/ 2020. Bill Clark/Pool via Reuters

Ti buđiu trn hôm 17/11 cùng vi ngườđng đu trang Twitter, Mark Zuckerberg nhđược câu hi cht vn t Thượng ngh sĩđng Cng hoà Marsha Blackburn rng liu Facebook có thường xuyên kim duyt tài khon ca người s dng theo lnh ca các chính ph nước ngoài hay không.

"Tôi không chc liu cóđiu gì c th mà ngàđang đ cđến hay không, nhưng nói chung chúng tôi không kim duyt", người sáng lp Facebook tr li.

Đ cp trc tiếđế"chếđ cng sn" và s lượng 60 triu người s dng Facebook ti Vit Nam, Thượng ngh sĩ Blackburn tiếp tđt câu hi cho Zuckerberg rng liu Facebook có"theo lnh ca chính ph Vit Nam"đóng ca và cm tài khon ca mt nhà bđng chính kiến Vit Nam ch vì người này ch trích chính sách đđai ca chính ph hay không.

"Thưa Thượng ngh sĩ, tôi không rõ tt c chi tiết ca viđó, nhưng tôi tin rng chúng tôi có thđã làđiđó. Và nói chung, chúng tôi c gng tuân th theo lut pháđa phương ca các quc gia khác nhau mà chúng tôđang hođng", Mark Zuckerberg tr li.

Thượng ngh sĩ Blackburn cũng cáo buc người sáng lp kiêm Giáđđiu hành Facebook Mark Zuckerberg đãưu tiê"li nhun hơn nguyên tc" khi bóp nght nhng tiếng nói bđng chính kiến theo lnh ca các chính ph nước ngoài.

Bà Blackburn ch ra hàng lot các dn chng cho thy Facebook "cúi mình" trước các chính ph Cng sn vàđc tài.

Chng hn, Facebook đã g b các bnh ca Nhà tiên tri Mohammed theo lnh ca chính ph Th Nhĩ Kđ tránh nguy cơ mt 40 triu người dùng  nước này.

Ti Nga, mng xã hi Facebook cũng đng ý g bàđăng ng h nhà bđng chính kiến người Nga Alexei Navalny, mđi th ni tiếng chuyên phê bình Tng thng Vladimir Putin và va bđđ Nga vài tháng trước.

"Ông có nghĩ rng nhim v ca Facebook là tuân th s kim duyt do nhà nước tài trđ có th tiếp tc hođng, kinh doanh và bán qung cá quc gia đó không ?", Thượng ngh sĩ Blackburn tiếp tc cht vn Mark Zuckerberg.

"Nhìn chung, chúng tôi c gng tuân theo lut phá mi quc gia mà chúng tôi hođng và kinh doanh", CEO ca Facebook lp li.

Đáp li, Thượng ngh sĩ ca bang Tennessee ha rng nhng ci cách pháp lý cĐiu mc 230 s"tước b lá chn trách nhim màông đã biến thành mt bc tường mo".

Điu mc 230 ca lut pháp Hoa K có vai trò then cht trong s phát trin ca mng xã hi ngày nay khi cho phép các nhà cung cp dch v Internet và Twitter, Facebook, YouTubeđược min trách nhim pháp lýđi vi ni dung do bên th ba đăng trên nn tng ca h trong hu hết các trường hp.

Thượng ngh sĩ Blackburn cho biếĐo luĐa dng Quan đim và T do Trc tuyến hiđã sn sàng đ b sung và kim chế mt s bin pháp bo v trên.

Mark Zuckerberg cùng vi Giáđđiu hành Twitter, Jack Dorsey, phi ra điu trn trước Quc hi Hoa K hôm 17/11 vì nhng cáo buc kim duyt, trong đó có c ni dung liên quan đến cuc bu c tng thng Hoa K va qua.

Nguồn : VOA, 18/11/2020

Published in Diễn đàn

RCEP tạo vị thế "chiến lược mạnh" cho Trung Quốc

Phạm Chi Lan, BBC, 20/11/2020

Trung Quốc có thể tận dụng tận dụng hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn Diện Khu vực RCEP vừa ký kết để đạt được các mục tiêu chiến lược của mình ở khu vực, kể cả làm bàn đạp cho sáng kiến Vành đai, Con đường trong tình hình mới, theo một chuyên gia kinh tế từ Việt Nam.

rcep1

Có ý kiến trong giới quan sát từ Việt Nam cho rằg với RCEP được ký kết, Trung Quốc đã có một "bước tiến", trong khi Hoa Kỳ "lùi" ở khu vực

Trao đổi với BBC News tiếng Việt từ Hà Nội tuần này về động thái của Trung Quốc, ngay sau khi nước này và bốn đối tác khác ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ký kết kết cùng với các nước Asean, trong đó có Việt Nam, gia nhập RCEP hôm 15/11/2020, bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), bình luận :

"Tôi nghĩ Trung Quốc chắc chắn trong mỗi quyết định, họ đều tính toán kỹ lưỡng trước mắt và đường xa và họ rất khôn ngoan trong việc chớp những cơ hội vào những thời điểm, thời cơ nhất định để đưa ra được những quyết định chiến lược, quan trọng.

"Thực ra RCEP đã được đàm phán cũng từ nhiều năm nay rồi, 8 năm trời đàm phán chưa đi đến kết quả, thì lúc này kết thúc, tôi nghĩ đây cũng là một sự thúc đẩy khôn ngoan của Trung Quốc để phù hợp với chiến lược của họ vào thời điểm này.

"Nhưng tôi phải nói ở đây có vấn đề rất rõ đối với Trung Quốc là với chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và với tất cả những đối đầu mang tính chất chiến lược về nhiều mặt để tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau giữa Trung Quốc và Mỹ ở khu vực này, thì tham gia RCEP đặc biệt từ thời điểm này đạt được yêu cầu chiến lược lớn của Trung Quốc là họ muốn khẳng định vị thế của họ ít nhất ở trong khu vực Châu Á và một phần Thái Bình Dương, riêng với cơ chế của RCEP.

"Thứ hai nữa là dù là về thương mại và các lĩnh vực khác, dù cả về công nghệ, Trung Quốc vẫn có thể giành vị thế có ảnh hưởng lớn hơn ở khu vực này về công nghệ, trong cuộc cạnh tranh công nghệ với Hoa Kỳ và với các nước khác.

"Và rõ ràng là với hiệp định RCEP này, sản phẩm, công nghệ của Trung Quốc sẽ có một thị trường rộng lớn hơn nhiều để Trung Quốc có thể vươn ra, kể cả trước mắt cũng như trong tương lai. Và như vậy, nó điều này có thể tạo cho họ một vị thế rất là tốt, kể cả trong cuộc cạnh tranh quan trọng về công nghệ lâu dài với Hoa Kỳ, với Liên minh châu Âu và những nước khác.

"Trung Quốc, như thế tôi cho rằng, bao giờ họ cũng tính đường dài, đường xa hơn nhiều so với một số nước khác, trong đó có Việt Nam, bởi vì dù sao họ cũng là một nước lớn với thế và lực trong và ngoài khu vực ngày càng tăng lên, tuy là trong thời gian gần đây họ có một số khó khăn hơn, nhưng họ vẫn sẽ luôn luôn tìm được cách để họ có thể vượt lên được nhằm đạt các mục đích, tham vọng đặt ra.

"Tôi nghĩ RCEP lần này, sau khi ký kết, đã có thể đáp ứng được với Trung Quốc về nhiều mặt , kể cả câu chuyện sáng kiến Vành đai, Con đường của họ cũng vậy, chiến lược đó thời gian vừa qua, nhất là với đại dịch Covid-19, làm cho nhiều nước phải suy nghĩ lại việc tham gia Vành đai, Con đường, nhưng Trung Quốc lại hoàn toàn tận dụng cơ chế hiệp định RCEP này để thúc đẩy chiến lược Vành đai, Con đường của họ ít nhất ở trong khu vực này."

Làm gì khi có bên quá lợi, bên lại quá thiệt thòi ?

hi được hỏi trong trường hợp có một thành viên được thụ hưởng lợi thế nhiều hơn tới mức thiên lệch so với và gây thiệt hại, thiệt thòi cho các thành viên còn lại, thì liệu có thể có cơ chế gì để tái cân bằng nội khối hay không, bà Phạm Chi Lan nói:

"Tôi chưa nghiên cứu cụ thể, chi tiết hết văn bản Hiệp định, nhưng tôi cũng chỉ e ngại là trong thực tế, khi tham gia một khối chung, trong đó có một nước quá lớn, quá mạnh so với các nước khác, thì thường nước đó dễ là nước nắm vai trò chi phối, thống trị, khống chế khối đó trên một số mặt, các nước khác đôi khi tuy đã cố gắng hợp tác, phối hợp, nhưng chưa chắc đã chặn được hết những hoạt động có tính chi phối gây bất lợi cho các thành viên khác mà đồng thời đem lại lợi ích lớn cho một thành viên nhất định.

"Hơn nữa, trong quan hệ giữa các nước Châu Á lâu nay cũng có nhiều cam kết giữa các nước với nhau, nhưng quá trình thực thi của nó nhiều khi không thực là sòng phẳng hoặc theo những cam kết đã có được và nó vẫn thường xuyên có chuyện các nước mạnh thì vẫn dễ thắng thế hơn so với các nước yếu.

"Tất nhiên cần phải nghiên cứu kỹ cơ chế đảm bảo việc kiểm soát quyền lực, vị thế của từng quốc gia một trong nội bộ khối RCEP như thế nào, hoặc tiếng nói trong các vấn đề lớn thì có thể đa số liệu có thể có tiếng nói áp đảo được hay không so với thiểu số của một vài nước có tiềm năng khống chế, chi phối nào đó."

RCEP giúp Trung Quốc kết liễu sự "bá chủ" của Mỹ ở khu vực ?

rcep2

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trưng Sắc lệnh rút Hoa Kỳ khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) ký ngày 23/01/2017 tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng ở Washington, DC

Mới đây, có báo chí đối ngoại của Trung Quốc đưa ra thông điệp cho rằng hiệp định đối tác kinh tế khu vực RCEP là một bước chiến lược để Trung Quốc "kết liễu" sự bá quyền của Mỹ ở khu vực Tây Thái Bình Dương, khi được đề nghị bình luận về điều này, đặc biệt nếu trong tình huống viễn cảnh tương lai khi Mỹ có thể tái hội nhập các hiệp định đa phương ở khu vực như CPTPP, kinh tế gia Phạm Chi Lan nói:

"Nếu như có kịch bản như vậy, thì như Trung Quốc kỳ vọng là chấm dứt ngôi vị bá chủ của Mỹ, thì sự kỳ vọng ấy sẽ không còn như Trung Quốc chờ đợi nữa.

"Còn đối với các nước thành viên khác của RCEP, có lẽ kịch bản Hoa Kỳ tái hội nhập sẽ tốt hơn nhiều ở chỗ là không chấm dứt vai trò của bá chủ này mà lại thay bằng một bá chủ khác, bởi vì với cơ chế của RCEP này, rất dễ hình thành bá chủ khác, khi không còn có Mỹ làm bá chủ ở đây nữa.

"Đối với các nước thành viên RCEP hay Châu Á và khu vực Thái Bình Dương nói chung, tất cả các nước, đều có nguyện vọng và mong muốn, kể cả với các nước lớn, là khi tham gia vào các hiệp định, cơ chế ở khu vực này, thì tham gia với một tinh thần hợp tác cạnh tranh một cách lành mạnh và quan tâm đến lợi ích chung của các nước khác, kể cả các nước nhỏ, chứ không nên để xảy ra chuyện nước lớn bắt nạt, ăn hiếp nước nhỏ bằng bất cứ cách thức nào.

"Cũng không có ai có thể độc quyền làm bá chủ ở khu vực này được, ở khu vực này có rất nhiều các quốc gia với quy mô lớn nhỏ khác nhau đang sinh sống, đang tồn tại, họ phải có những chủ quyền, quyền hạn của mình, chứ không phải là bị biến trở thành các nước chư hầu của một vài bá chủ nào đó."

Mỹ có nên quay trở lại CPTPP để tái hội nhập ?

rcep3

Phó Tổng thống Joe Biden nói chuyện với một lớp học tiếng Hoa tại South Gate, California hôm 16/02/2012, trong một chuyến thăm Trung Quốc của ông Tập Cận Bình (trái), khi đó là Phó Chủ tịch Trung Quốc

Khi được hỏi, sau sự kiện RCEP hình thành và được ký kết, Mỹ có nên quay trở lại và tái hội nhập với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương như qua một khuôn khổ dạng Hiệp định toàn diện và tiến bộ đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay không trong thời gian tới đây, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên tổ nghiên cứu, tư vấn chiến lược và chính sách cho Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thời kỳ trước đây, nói với BBC:

"Tôi nghĩ rằng đối với Mỹ, dù ông Joe Biden hay ông Donald Trump thắng cử lần này, mà chúng ta có thể chờ thêm một thời gian ngắn nữa để xem phía Mỹ công bố thế nào để rõ, thì dù ông nào đi chăng nữa, việc Trung Quốc thành công trong việc cùng với các nước khác ký RCEP lần này, cũng sẽ gây ra một thách thức trực tiếp đối với Mỹ và ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực này.

"Điều đó cũng cần nói rất thẳng ra, vì trước đây khi đàm phán TPP, thì một trong những động cơ của Mỹ cũng là tăng cường ảnh hưởng của Mỹ về kinh tế trong khu vực và từ đó có thể phần nào làm đối trọng với Trung Quốc đang lên.

"Tuy nhiên khi Mỹ quyết định rút ra khỏi TPP, tức là khi Tổng thống Donald Trump lên nhậm chức đầu năm 2017, ông đã làm cho việc trên không thực hiện được.

"Và bây giờ khi Trung Quốc thành công với RCEP ký kết, hình thành vào thời điểm này, thì nó có thể làm cho Mỹ sớm muộn phải xem xét lại.

"Tôi cũng chỉ mong là dù ông nào đắc cử đi chăng nữa, thì Mỹ cũng nên thực sự xem xét lại quyết định của mình về việc trở lại TPP mà nay là CPTPP.

"Nhưng tôi cho rằng trở lại CPTPP thì chỉ có tốt cho Mỹ, bởi vì tôi rất tán thành suy nghĩ của ông Joe Biden là giữa các nước phải liên minh, liên kết với nhau thì mới có thể làm được những mong muốn của mình.

"Và nhất là khi Mỹ vẫn muốn bản thân có vai trò của một cường quốc, thì rất cần sự hợp tác, sự liên kết với các nước khác, chứ không phải là nước Mỹ tự mình tách ra khỏi các đối tác, các đồng minh trước đây của mình và một mình một sân mà vẫn có thể thắng được trong công cuộc cạnh tranh với Trung Quốc trong toàn bộ giai đoạn này và tới đây," bà Phạm Chi Lan nói với BBC từ Hà Nội hôm 16/11/2020.

Nguồn : BBC, 20/11/2020

************************

RCEP trong chiến lược lớn của Trung Quốc

Andrew Scobell, Giang Nguyễn, RFA, 19/11/2020

RCEP là hiệp định tự do thương mại lớn nhất thế giới và được Trung Quốc hậu thuẫn nhưng lại không có sự tham gia của Hoa Kỳ.

1179902050

Lãnh đạo một số quốc gia tham dự thảo luận về RCEP tháng 11/2019 tại Thái Lan - Reuters

Việc này có ý nghĩa gì đối với siêu cường Châu Á đang trỗi dậy và các nước có lợi ích trong khu vực ? Giang Nguyễn trò chuyện với nhà khoa học chính trị cao cấp của Viện Nghiên cứu Rand Corporation của Hoa Kỳ, ông Andrew Scobell. Ông là tác giả chính trong bản báo cáo "Chiến lược Vĩ đại của Trung Quốc" viết cho Quân đội Hoa Kỳ để giúp hiểu rõ hơn chiến lược của Trung Quốc với tầm nhìn đến năm 2050.

rcep5

Giang Nguyễn : RCEP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện) vừa được ký kết vào ngày 15/11. Đây là hiệp định thương mại tự do lớn nhất từ ​​trước đến nay. Ai thng ai thua trong vic ký kết này ?

Andrew Scobell : Thành thật mà nói, kẻ thua cuộc lớn nhất có lẽ là Hoa Kỳ. Hiển nhiên Trung Quốc là một thành viên quan trọng và đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành khối. Nhưng khái niệm RCEP này ban đầu được đưa ra bởi các nước ASEAN. Những người chiến thắng là các nước tham gia RCEP, các nước ASEAN, Trung Quốc và các nước khác. Hoa Kỳ vắng bóng một cách đáng chú ý, và do đó là kẻ thua cuộc vì không có phần trong khối thương mại rộng lớn này.

Giang Nguyễn : Hoa Kỳ bị cho là thua thiệt khi RCEP được ký kết, vậy lâu nay họ làm gì để rơi vào tình huống này ?

Andrew Scobell : Nó rất quan trọng, nhưng nó chỉ là một quá trình, một khối giao dịch. Tôi không nghĩ chúng ta nên suy diễn quá nhiều về việc này. Vâng, nó là một bước ngoặt đáng kể cho thấy Hoa Kỳ cần phải nỗ lực hơn, quan tâm hơn đến khu vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Theo tôi trong những thập niên gần đây, Hoa Kỳ có xu hướng quân sự hóa quá mức chính sách đối ngoại của mình. Nói cách khác là họ dựa nhiều hơn vào khía cạnh quân sự. Số lượng thách thức mà chúng ta, thế giới và Hoa Kỳ phải đối mặt chắc hẳn đã đòi hỏi Hoa Kỳ phải đáp ứng bằng quân sự. Nhưng còn rất nhiều thách thức khác và giải pháp quân sự không phù hợp trong mọi tình huống. Vì vậy đây, là một cú cảnh tỉnh đối với Hoa Kỳ để, thứ nhất, là quan tâm hơn đến khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương và, thứ nhì, là để tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực kinh tế.

Giang Nguyễn : Điều đáng chú ý nữa là RCEP là hiệp định tự do thương mại đầu tiên giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Nam Hàn được ký trong khi các quốc gia này đang có những khác biệt về địa dư chính trị. Ông hiểu sao về điều này ?

Andrew Scobell : Tôi nghĩ điều này cho thấy rõ trong những năm gần đây Trung Quốc ngày càng tỏ ra quyết đoán về mặt quân sự và mạnh tay trong khu vực có tranh chấp lãnh thổ cũng như các vấn đề khác. Nhưng nếu chỉ nhìn Trung Quốc qua lăng kính đó thì tôi cho là quá đơn giản hóa sự việc. Trung Quốc sử dụng phương pháp "cây gậy và củ cà rốt". Gần đây, chúng ta thấy họ dùng "cây gậy" nhiều hơn, nhưng RCEP là một ví dụ điển hình của "củ cà rốt" mà Trung Quốc dành cho các nước láng giềng. Điều này cho thấy Trung Quốc vừa là thách thức vừa là cơ hội đối với các quốc gia khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Ngay cả với những căng thẳng trong thời gian gần đây với Trung Quốc, tất cả các bên đều miễn cưỡng để cho nó leo thang. Hầu như tất cả các nước đều cố gắng quản lý những căng thẳng đó, và họ yên tâm hơn khi thấy Trung Quốc có thể hợp tác với các nước khác vì lợi ích chung. Nó cũng khiến họ miễn cưỡng hoặc do dự hơn trong việc phản đối quá mạnh đối với Trung Quốc khi nước này có những hành vi ép buộc trong các lĩnh vực khác. Mọi việc trong khu vực trở nên phức tạp hơn, nhưng tôi nghĩ theo đường hướng tốt vì nó cũng giúp giảm căng thẳng và tăng cường hợp tác.

Giang Nguyễn : Trong bản báo cáo "Chiến lược Vĩ đại của Trung Quốc" ông và các tác giả khác đã phân tích về chiến lược của Trung Quốc tầm nhìn 2050. Ông có thể cho biết thêm về viễn cảnh này ?

Andrew Scobell : Đại chiến lược của Trung Quốc là một tầm nhìn dài hạn, bao trùm cho sự phát triển của Trung Quốc. Tất nhiên nó có khía cạnh quốc tế. Nhưng phần lớn cốt lõi của các kế hoạch quốc gia và chiến lược dài hạn mà Trung Quốc đang theo đuổi trong lãnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ vv, đều tập trung vào sự phát triển quốc nội. Trong lúc tập trung phát triển trong nước, họ hiểu rằng điều đó chỉ có thể xảy ra trong bối cảnh rộng hơn, nghĩa là Trung Quốc phải có những tương tác trên toàn cầu. Vì vậy, RCEP là một tin mừng trong bối cảnh Chiến lược Vĩ đại này, và theo tôi, cũng là tốt cho khu vực vì nó cho thấy Trung Quốc quan tâm và sẵn sàng hợp tác, mặc dù chắc chắn sẽ có những căng thẳng và xung đột.

rcep6

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh phát biểu khai mạc tại Hội nghị Bộ trưởng giữa kỳ lần thứ ba giữa các nước đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sáng 22/5 tại Hà Nội. Courtesy of Bocongthuong

Giang Nguyễn : Trong báo cáo, quý vị viết rằng "Đến năm 2030 Trung Quốc có vượt qua được các tranh chấp, xung đột trên một phạm vi rộng lớn của khu vực. Quân đội Hoa Kỳ như một phần của lực lượng chung, cần có khả năng ứng phó ngay với các cuộc khủng hoảng". Quý vị đã viết báo cáo này để giúp Quân đội Hoa Kỳ hiểu rõ hơn về Trung Quốc. Ông có thể giải thích thêm về việc này không ?

Andrew Scobell : Đối với sự phát triển quân sự của Trung Quốc, như tôi đã đề cập, họ có các mục tiêu trung hạn và dài hạn để Quân đội Giải phóng Nhân dân có khả năng thể hiện sức mạnh vượt ngoài ranh giới của Trung Quốc, và ngoài cả cái gọi là quần đảo đầu tiên. Đây là học thuyết của Quân đội Trung Quốc trong lúc này, bao gồm cái mà họ gọi là chiến tranh thông tin hóa và hợp tác chiến dịch. Nhưng đó là một học thuyết mong muốn. Các nhà lãnh đạo quân sự Trung Hoa thừa nhận hiện giờ họ chưa làm được. Nhưng họ đang đầu tư vào việc tái cấu trúc và hiện đại hóa quân đội của mình với mục tiêu có thể làm được điều đó trong 10, 15, 20 năm nữa. Hoa Kỳ và các quốc gia trong khu vực cần phải chuẩn bị cách đối phó với một Trung Quốc mạnh hơn không những chỉ về kinh tế, mà còn về quân sự.

Giang Nguyễn : Vậy thì đối với những quốc gia đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông như Việt Nam thì nên làm gì ?

Andrew Scobell : Tôi nghĩ họ nên tiếp tục làm những gì họ đang làm, đó là cố gắng có quan hệ tốt với Trung Quốc, đồng thời duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Hoa Kỳ. Thật khó khi phải sống trong cái bóng của Trung Quốc và có những tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông. Và hầu như giống mọi quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam cũng nằm trong quỹ đạo kinh tế của Trung Quốc. Trung Quốc vừa là cơ hội vừa là mối đe dọa và đây là thách thức mà Hà Nội phải đối mặt, làm thế nào để đẩy lui Trung Quốc khi có xung đột lợi ích và làm thế nào để hợp tác với Trung Quốc khi có lợi ích hỗ tương, và duy trì được sự độc lập của mình, cũng như hợp tác với các nước khác mà không khiêu khích Trung Quốc một cách không cần thiết. Do đó khối ASEAN thực sự quan trọng đối với Việt Nam, một khối với sức mạnh tổng hợp có khả năng chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc và có thể đàm phán từ một vị thế mạnh hơn. Vì vậy RCEP cũng là một tin vui cho Việt Nam.

Bạn biết đấy, ASEAN thường bị chê là một thực thể thiếu chặt chẽ không có tầm ảnh hưởng. Nhưng khối này có nhiều ảnh hưởng và tác động hơn nhiều người nghĩ.

Giang Nguyễn : ...và việc ký kết RCEP chắc chắn đã cũng nâng tầm quan trọng của ASEAN.

Andrew Scobell : Đúng vậy.

Giang Nguyễn : Rất cảm ơn thời gian của ông.

Giang Nguyễn thực hiện

Nguồn : RFA, 19/11/2020

Published in Diễn đàn

RCEP, Việt Nam cần thận trọng với Trung Quốc

Phạm Chi Lan, Thanh Hà, RFI, 17/11/2020

Thêm một hiệp định tự do mậu dịch cho Việt Nam. Ngày 15/11/2020 Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensible Economic Pảtnership–RCEP). Làm thế nào để thỏa thuận này là bàn đạp cho kinh tế phát triển hơn, để thúc đẩy xuất khẩu mà không quá lệ thuộc vào một thị trường lớn là Trung Quốc ? Đó là những thách thức RCEP đặt ra cho phía Việt Nam theo phân tích của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.

rcep1

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và bộ trưởng Công thương, Trần Tuấn Anh, trong lễ ký trực tuyến hiệp định RCEP, ngày 15/11/2020. AFP-Nhac Nguyen

Nếu như dịch Covid-19 không đe dọa một phần lớn nhân loại, chắc hẳn lãnh đạo 15 nước tham gia RCEP đã tề tựu về Việt Nam chứng kiến lễ ký kết một hiệp định tự do mậu dịch toàn diện với quy mô lớn hơn cả USMCA bao gồm ba nước Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Canada và Mexico) và hiệp định của Liên Âu cộng lại. Nhưng rốt cuộc sự kiện hằng mong đợi đó, sau tám năm đàm phán, đã chỉ có thể diễn ra qua cầu truyền hình.

RCEP là một sáng kiến được Bắc Kinh đề xuất từ năm 2012 và đã được 10 thành viên Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc, New Zealand hưởng ứng. Hiệp ước liên quan đến 2,2 tỷ dân toàn cầu, gần 1/3 tổng sản lượng của thế giới.

Một trong những mục tiêu của hiệp định là xóa bỏ đến 90% các hàng rào quan thuế giữa 15 nước, liên quan đến 29% tổng trao đổi mậu dịch toàn cầu.

Các bên tham gia đang trông thấy viễn cảnh khu vực xuất khẩu sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ một khi các hàng rào quan thuế gần như không còn nữa. Đây là điểm thu hút các quốc gia lấy xuất khẩu làm chủ đạo, đứng đầu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và kể cả đối với hầu hết các thành viên ASEAN.

Riêng trong trường hợp Việt Nam, vừa thâm hụt mậu dịch với các đối tác ASEAN và vừa với Trung Quốc thì Hà Nội có thể chờ đợi gì từ Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực ? RFI đặt câu hỏi với kinh tế gia Phạm Chi Lan từ Hà Nội, nguyên phó chủ tịch, tổng thư ký Phòng Thương Mmại và Công nghiệp Việt Nam.

Phạm Chi Lan : Lợi ích chính đối với Việt Nam là thị trường Trung Quốc, chứ còn với những nước khác Việt Nam đã có sẵn với họ những hiệp định mậu dịch, như với Nhật Bản hay Hàn Quốc... Thậm chí, quy mô của những hiệp định đó còn lớn hơn nhiều so với RCEP. Riêng với nội bộ ASEAN thì các hàng rào quan thuế đã được xóa bỏ. Cái chính ở đây là đối với Trung Quốc : Việt Nam muốn tăng cường xuất khẩu và cải thiện cách thức quan hệ với Trung Quốc về đầu tư, về nhập khẩu… theo hướng cho phép Việt Nam tham gia nhiều hơn vào chuỗi giá trị. Tới nay Việt Nam chỉ tham gia ở mức rất thấp, chỉ làm gia công thôi. Đó là kỳ vọng của Việt Nam ở hiệp định này. Có đạt được mục tiêu đó hay không thì tôi cũng còn ngần ngại, chưa biết thực sự phía Trung Quốc và Việt Nam làm thế nào để đạt được kỳ vọng đó.

RFI : Trung Quốc là thị trường lớn nhất của Việt Nam từ nhiều năm qua và theo thống kê của Tổng Cục Hài Quan Việt Nam trong hai năm 2018 và 2019 tổng trao đổi mậu dịch hai chiều vượt ngưỡng 100 tỷ đô la. Nhưng Việt Nam bị thâm hụt so với Trung Quốc. Có nghĩa là nhập nhiều hàng của Trung Quốc hơn là khả năng xuất khẩu sang thị trường rộng lớn này vây thi hiệp định RCEP có giúp thu hẹp được khoảng cách bất lợi cho các nhà sản xuất Việt Nam hay không ? 

Phạm Chi Lan : Xuất khẩu sang Trung Quốc : Việt Nam đã cố gắng xuất khẩu nhiều và bây giờ chủ yếu trông chờ vào sự tăng trưởng của xuất khẩu nông sản. Trong lĩnh vực này lâu nay Việt Nam thường bị những vấn đề do phía Trung Quốc tạo ra. Đó là những hàng rào cả về thủ tục lẫn cung cách buôn bán không sòng phẳng của các thương gia Trung Quốc. Điều này gây khó khăn cho nông dân Việt Nam. Bây giờ Việt Nam kỳ vọng với RCEP làm ăn sẽ dễ hơn và đi theo con đường chính ngạch hơn. Mặt khác, hiệp định cũng có thể giúp cho doanh nghiệp Việt Nam hiểu là tham gia RCEP thì cũng phải cố gắng tận dụng để củng cố và xây dựng cách làm ăn mới với Trung Quốc cho đàng hoàng hơn, tránh gây thua thiệt cho nông dân Việt Nam, cho doanh nghiệp Việt Nam. Phía Việt Nam cũng phải tự mình thay đổi cung cách làm ăn.

RFI : Cụ thể hơn thì "thay đổi cung cách làm ăn đó" gồm những gì ?

Phạm Chi Lan : Nâng cấp hàng hóa, tổ chức tốt hơn, đáp ứng yêu cầu kể cả việc truy xét nguồn gốc sản phẩm, chú trọng vào chuẩn mực vệ sinh an toàn thực phẩm… Có như vậy Việt Nam mới chinh phục được các thị trường rộng lớn hơn để nếu như phía Trung Quốc có vấn đề gì thì còn có những đối tác thương mại khác mua hàng của Việt Nam. Trong trường hợp phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc cho đầu ra của một số nông sản Việt Nam, ngay cả khi có hiệp định mới, đây cũng là một rủi ro đối với Việt Nam. Tôi cho rằng ưu tiên vẫn phải là nâng cấp hàng hóa của mình và cố gắng đáp ứng yêu cầu mới tại các thị trường của các nước khác hơn là trông đợi ở RCEP để xuất khẩu sang Trung Quốc và lại vẫn buôn bán, vẫn lệ thuộc vào các thương lái Trung Quốc. Số này họ vào tận Việt Nam dụ dỗ các nhà sản xuất Việt Nam, họ mua hàng cho được một vài bận rồi họ bỏ. Nông dân Việt Nam lại kêu gọi nhau giải cứu. Đừng vì RCEP mà lại quay lại cách làm ăn như cũ.

RFI : Thực ra Việt Nam đã tham gia khá nhiều hiệp định tự do mậu dịch mà gần đây nhất là EVFTA với Liên Hiệp Châu Âu, hay Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương với một chục quốc gia trong vùng. Vậy đấy có là những ngõ thoát tránh để quá phụ thuộc vào một thị trường là Trung Quốc hay không ?

Phạm Chi Lan : RCEP không quá khó như các hiệp định tự do mậu dịch khác, chẳng hạn như với Liên Âu hay CPTPP nhưng Việt Nam vẫn phải cố gắng để vươn lên, phải cải thiện về mặt cơ bản để tận dụng cơ hội ở thị trường Liên Âu hay của các nước thành viên trong hiệp định tự do xuyên Thái Bình Dương hơn là ham thị trường dễ tính là Trung Quốc qua RCEP. Lâu nay Việt Nam xuất siêu nhưng lại luôn bị nhập siêu so với Trung Quốc. Điều đó rất bất lợi cho kinh tế Việt Nam vì như vậy các doanh nghiệp Việt Nam không vươn lên được. Thí dụ như Việt Nam chỉ làm gia công (dệt may, da giầy) cho Trung Quốc mà không tham gia được chuỗi cung ứng ở cấp cao hơn, không sản xuất được những sản phẩm trung gian do Việt Nam ỉ lại nhập khẩu từ Trung Quốc quá nhiều và quá dễ. Chính sách của Việt Nam cũng không khuyến khích doanh nghiệp phát triển và không tạo động lực phát triển cho ngành công nghiệp Việt Nam. Đấy là cái bất lợi lớn nhất. Nhập khẩu quá nhiều từ Trung Quốc kềm hãm kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp. Tôi cho rằng đó là mặt tệ nhất trong quan hệ kinh tế Việt Nam-Trung Quốc từ lâu nay.

Đành rằng RCEP là hiệp định thương mại lớn nhất thế giới đồng thời như chính tên gọi của nó, đây là một Hiệp định Đối tác Toàn diện không chỉ liên quan đến các luồng trao đổi mậu dịch mà còn bao gồm cả các dịch vụ từ ngân hàng tới viễn thông hay chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Vào lúc Hoa Kỳ đánh động công luận thế giới về việc Trung Quốc đánh cắp công nghệ, đe dọa an ninh quốc gia của nhiều nước trên toàn cầu, đó cũng là những vấn đề mà tất cả các thành viên tham gia RCEP, trong đó có Việt Nam, cần quan tâm. 

Thanh Hà thực hiện

Nguồn : RFI, 17/11/2020

*********************

Người dân Việt sẽ tha hồ xài đồ Trung Quốc giá rẻ

Võ Hàn Lam, VNTB, 17/11/2020

Hàng hóa Trung Quốc xuất sang Việt Nam sẽ được ưu đãi thuế.

rcep2

Hàng Trung Quốc giá rẻ tự do tuồn vào Việt Nam.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (tiếng Anh : Regional Comprehensive Economic Partnership, viết tắt RCEP), vừa được ký kết và có thể đi vào hiệu lực sau đó 18 tháng.

Người dân Việt Nam nghèo khó sẽ hưởng lợi trước tiên từ RCEP. Chuyện hưởng lợi này đến từ việc khi thị trường nội địa Việt Nam phải mở theo RCEP, thì các hàng hoá có cơ cấu sản phẩm tương tự sẽ tràn vào Việt Nam. Lúc ấy đương nhiên là hàng Việt phải cạnh tranh trực diện với các mặt hàng nhập khẩu từ RCEP, đặc biệt từ Trung Quốc.

Trung Quốc được xem là một trong những thách thức lớn từ các nước tham gia RCEP. Với lợi thế hàng hoá phong phú, giá rẻ, nền kinh tế tỷ dân này được đánh giá có thể gây ra những tổn thương đến sinh kế của người dân tại các nước khác. Đây được xem là một nguyên nhân chính khiến Ấn Độ, tháng 11 năm ngoái, quyết định rút khỏi RCEP.

Mức độ phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc của Việt Nam được xác nhận là đầu bảng ở Asean. Với nguồn Trung Quốc, RCEP càng không mang lại thêm lợi thế nào cho hàng Trung Quốc ở Việt Nam từ góc độ quy tắc xuất xứ so với hiệp định giữa ASEAN và Trung Quốc (ACFTA) đang có.

Dĩ nhiên ở đây còn là bài toán khó khi ngoài chuyện xuất xứ, còn có nguy cơ gia tăng nhập khẩu, do tăng mua nguyên phụ liệu từ Trung Quốc để sản xuất hàng xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan trong RCEP. Điều này đang cảnh báo sẽ dẫn tới tình trạng gây ‘ngập lụt’ thị trường nội địa Việt Nam hàng hóa toàn là "Made in China".

Những điều đáng lo ngại còn là "bẫy" trung chuyển hàng hóa từ thị trường này sang thị trường khác, mà điều này thì Trung Quốc vốn là bậc thầy khi sử dụng cửa ngõ Việt Nam lâu nay để đưa hàng sang Mỹ.

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) từng có báo cáo khẳng định về việc nhiều nghiên cứu đã cảnh báo các rủi ro cho các ngành sản xuất xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là ngành gỗ với một số bằng chứng về gian lận thương mại, xuất xứ hàng hóa từ Trung Quốc được xuất khẩu vào thị trường Mỹ qua con đường khác, nhằm né thuế đặc biệt là đối với các sản phẩm gỗ dán (HS 4412).

"Nếu như xuất khẩu gỗ dán sang Mỹ chỉ là 53 triệu USD năm 2010 thì đến năm 2017, con số này lên tới 387 triệu USD, năm 2018 đạt 632 triệu USD, và đến hết 7 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu gỗ dán sang Mỹ đã đạt 368 triệu USD", Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản thông tin.

Cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẳng định : Hiện trạng tăng xuất khẩu ồ ạt, đặc biệt là mặt hàng gỗ dán dẫn đến những quan ngại Mỹ sẽ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để chống lẩn tránh thuế đối với các sản phẩm gỗ dán của Việt Nam. Đồng thời, phát sinh nguy cơ Trung Quốc "mượn" nguồn gốc xuất xứ của Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ.

Mới đây, ông Nguyễn Tiến Lộc, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, thời gian qua, lợi dụng ưu đãi thuế quan của Việt Nam được hưởng đối với các nước ký kết hiệp định, có hiện tượng lợi dụng xuất xứ Việt Nam để được hưởng ưu đãi đối với các hàng hóa xuất khẩu.

Theo ông Lộc, với việc chính thức áp đặt bổ sung các mức thuế, bao gồm các sắc thuế : Thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp xuất khẩu của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nhiều mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc từ khi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung xảy ra, mức thuế bổ sung đánh vào hàng hóa Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc từ 7,5 – 285% tùy theo mặt hàng, dẫn đến sự chênh lệch về thuế giữa hàng hóa từ Việt Nam và hàng hóa từ Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ.

Để trốn tránh hàng rào thuế quan và hàng rào kỹ thuật nêu trên, thời gian qua, xuất hiện hiện tượng hàng Trung Quốc "đội lốt" Việt Nam để tìm đường xuất khẩu sang Mỹ. Đáng chú ý, trong số các ngành hàng của Trung Quốc bị áp đặt bổ sung thuế có nhiều ngành hàng thuộc nhóm ngành hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ có kim ngạch tăng đột biến như đồ điện tử, hàng may mặc, da giày, xe đạp, đồ gỗ nội thất, mặt hàng sắt thép, tấm pin năng lượng mặt trời.

"Tính trong 6 tháng đầu năm 2020, toàn ngành hải quan đã thực hiện kiểm tra, điều tra xác minh 76 vụ việc, phát hiện 24 vụ việc vi phạm về xuất xứ hàng xuất khẩu ; phối hợp với Bộ Công an điều tra 1 vụ việc có dấu hiệu làm giả giấy chứng nhận xuất xứ.

Trên cơ sở đó, ngành Hải quan đã tịch thu 3.590 xe đạp nguyên chiếc, hơn 4.000 bộ linh kiện xe đạp và hơn 12.000 bộ linh phụ kiện lắp ráp tủ bếp là tang vật vi phạm. Số tiền thu qua xử phạt hơn 33 tỷ đồng, bao gồm số tiền thu lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm ; xử phạt vi phạm hành chính và trị giá tang vật vi phạm bị tịch thu", đại diện Cục Kiểm tra sau thông quan thông tin.

Tuy nhiên tình hình ‘tịch thu – phạt vạ’ này khả năng sẽ sớm kết thúc khi RCEP hiệu lực thi hành tại Việt Nam.

Võ Hàn Lam

Nguồn : VNTB, 17/11/2020

************************

RCEP : Khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới ra đời

Vũ Ngọc Yên, 16/11/2020

Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 tại Hà Nội, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership, viết tắt RCEP) có quy mô lớn nhất thế giới đã được ký kết giữa 10 quốc gia thành viên Hiệp hội ASEAN (Brunei, Myanmar, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) và 5 đối tác (Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand).

rcep3

Nguồn : VnExpress

Mục tiêu của RCEP là hài hòa mạng lưới các Hiệp định thương mại tự do (FTA) "ASEAN+1" hiện có thành một hiệp định thống nhất, tạo ra một bộ quy tắc thương mại thống nhất và duy nhất cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. RCEP cũng bao gồm các điều khoản quản lý đối với nhiều vấn đề thương mại của thế kỷ XXI, bao gồm dịch vụ, đầu tư, thương mại điện tử, viễn thông và sở hữu trí tuệ.

Khi được thực thi, RCEP sẽ tạo nên một thị trường lớn với 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, với GDP xấp xỉ 26.200 tỷ USD, chiếm khoảng 30% Tổng sản lượng kinh tế (GDP) toàn cầu và sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới, vượt xa các khối thương mại khu vực khác như Liên minh Châu Âu (EU), Hiệp định thương mại Mỹ – Mexico – Canada (USMCA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Với các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. RCEP sẽ tạo cơ hội cho việc phát triển các chuỗi cung ứng mới trong khu vực. Theo ước tính, tăng trưởng GDP của 15 nước thành viên RCEP sẽ đạt 137 tỷ USD.

Với việc ký kết RCEP, thương mại giữa các quốc gia thành viên sẽ được thúc đẩy nhờ hàng rào thuế quan được hạ thấp, các quy định và thủ tục hải quan được quy chuẩn hóa, và cánh cửa thị trường được mở rộng hơn giữa các nước hiện chưa có Hiệp định thương mại tự do (iFTA) với nhau.

Chuyên gia Jeffrey Wilson của Học viện chính trị chiến lược Úc ASPI cho rằng "RCEP sẽ vẽ lại bản đổ chiến lược kinh tế của vùng Ấn Độ –Thái Bình Dương.Thoả ước thương mại tự do có ý nghĩa rất quan trọng.Thỏa ước sẽ đẩy mạnh những nỗ lực phục hồi kinh tế sau Đại dịch".

Tiến trình hình thành RCEP 

Buổi thảo luận đầu tiên diễn ra tại hội nghị cấp cao ASEAN 2011 tại Indonesia, tiến trình đàm phán RCEP chính thức bắt đầu tại hội nghị cấp cao ASEAN 2012 tại Campuchia. RCEP được khởi xướng, như một sáng kiến của ASEAN nhằm thúc đẩy thương mại giữa các nước trong khối và 6 đối tác thương mại lớn Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, New Zealand và Hàn Quốc.

16 nước xúc tiến đàm phán RCEP vào năm 2013, trong khi một thỏa thuận thương mại lớn khác là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng đang được đàm phán. Do Trung Quốc tham gia RCEP và Mỹ đang dẫn đầu TPP – thỏa thuận khi đó được kỳ vọng sẽ trở thành FTA lớn nhất thế giới – đã có nhiều ý kiến cho rằng RCEP dưới sự tham gia của Trung Quốc sẽ là một cách để Bắc Kinh đối trọng với ảnh hưởng gia tăng của Washington trong khu vực.

Trải qua 8 năm đàm phán, 30 vòng thương thảo, 18 Hội nghị cấp bộ trưởng và 6 lần trì hoãn hạn ký kết kể từ cuộc đàm phán đầu tiên. Cuối cùng đến năm 2020, 15 quốc gia tham gia RCEP đã thống nhất kết thúc đàm phán trên văn bản cho tất cả 20 chương của hiệp định và các vấn đề tiếp cận thị trường.

Năm 2019,New Delhi tham gia đàm phán RCEP từ đầu, nhưng 2019 đã rút lui khỏi thỏa thuận, vì lo ngại không bảo vệ được các nhà sản xuất trong nước. Theo tin từ Bloomberg, Ngoại trưởng Ấn Jaishankar đã phát biểu trong một cuộc thảo luận ở Singapore là Ấn Độ vẫn còn nghi ngờ về sự tiếp cận thị trường "không bình đẳng" ở Trung Quốc và "các chính sách bảo hộ mậu dịch" gây mất cân đối thương mại lớn giữa hai nước.

Trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2019, Ấn Độ có thâm hụt thương mại 53,6 tỷ USD với Trung Quốc. Sự thận trọng của Ấn Độ chính là một trong những rào cản chính đối với tiến trình đàm phán RCEP trong thời gian qua.

Một số thành viên RCEP, trong đó có Nhật Bản, xem sự tham gia của Ấn Độ vào thỏa thuận có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trên phương diện kinh tế cũng vai trò của nước này như một đối trọng với Trung Quốc, điều này dễ hiểu bởi Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ ba Châu Á và là một thị trường tiêu dùng lớn.

Công ty tư vấn The Economist Intelligence Unit (EIU) cho rằng "Không có Ấn Độ, RCEP giảm tầm quan trọng, nhưng con đường tiến tới thực thi thỏa thuận này trở nên êm ái hơn".

Hiệp định RCEP đã được ký chính thức vào ngày 15/11/2020, có hiệu lực vào năm 2021 hoặc tháng 1/2022 .

RCEP - Một sự thất bại cho Mỹ 

Vừa bước vào Toà Bạch Ốc vào đầu năm 2017, Tổng thống Donald Trump đã vội tuyên bố rút Mỹ khỏi Hiệp định TPP vì cho rằng đây là một thỏa thuận tồi cho Mỹ. Các nước còn lại trong thỏa thuận tiếp tục đàm phán, đi đến ký kết một Hiệp định mới vào cuối tháng 10/2018. Thỏa thuận này đã được đổi tên thành Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với 11 nước (Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật, Malaysia, Mexico, Peru, New Zealand, Singapore và Việt Nam). Đến nay chỉ có bẩy nước phê chuẩn.

CPTPP có 480 triệu dân và chiếm khoảng 13% GDP toàn cầu.

Trong bốn năm cầm quyền, Trump đã áp thuế quan lên nhiều mặt hàng từ các đối tác thương mại của Mỹ mà ông cho là có hành vi thương mại bất bình đẳng. Đặc biệt, cuộc chiến thương mại khởi động chống Trung Quốc đã kéo dài hơn 1 năm rưỡi, gây sụt giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Trong lãnh vực đối tác quân sự, Mỹ nâng cao vị thế của "Bộ tứ kim cương" gồm Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Australia và lôi kéo thêm một số quốc gia khác tham gia, trong đó có Hàn Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, vì chính sách của Mỹ nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc hơn là đem lại lợi ích cho các nước "Kim Cương+" nên không mấy thu hút được sự tham gia của các quốc gia này.

Về kinh tế, các doanh nghiệp tư nhân Mỹ đã đầu tư 384 tỷ USD vào các nước ASEAN. Năm 2019, kim ngạch thương mại 2 chiều đạt hơn 354 tỷ USD. Mỹ là nước từng khởi xướng Hiệp định Tự do Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) vốn được coi là hiệp định tự do thương mại lớn nhất thế giới trước RCEP, nhưng sau đó Trump đã đơn phương rút khỏi hiệp định .Điều này khiến Mỹ không có mặt trong cả hai hiệp định tự do thương mại bao phủ khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Các quốc gia thành viên RCEP vẫn còn quan ngại 

Việc ký kết Hiệp định RCEP không mang ý nghĩa là mọi vấn đề giữa các đối tác thương mại đã được dẹp bỏ hay nhiều quốc gia thành viên bớt lo ngại về mức độ gia tăng sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Nhật bản đang cân nhắc chuyển đổi chuỗi cung ứng ở Trung Quốc. Cuộc xung đột giữa Úc và Trung Quốc vẫn căng thẳng vì Trung Quốc giới hạn hàng nhập khẩu từ Úc.

Sự hợp nhất ký kết RCEP chỉ là sự biểu dương thái độ không ủng hộ đường lối chủ trương tách rời (Decoupling) kinh tế và công nghệ ra khỏi Trung Quốc do Donald Trump quảng bá.

Hơn nữa, cuộc thương chiến Mỹ-Trung đã đặt các nước ASEAN vào một hoàn cảnh mới. và là động lực thúc đẩy thành lập RCEP. Hiệp định RCEP được xem là một nỗ lực của các nước chống lại chính sách bảo hộ thương mại của Trump.

Nhật Bản, Hàn Quốc đã tham gia nhiều Hội nghị ASEAN+ đã ủng hộ RCEP với các động cơ khác nhau. Hàn Quốc và đặc biệt là Nhật Bản đều muốn chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á với hơn 650 triệu dân, lớn gấp rưỡi Liên minh kinh tế Âu Châu (EU), tương đương Châu Mỹ Latinh và gấp 3 lần thị trường Mỹ.

Với việc hoàn tất RCEP và việc thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại các quốc gia đã phê chuẩn, Châu Á hiện có thể khai thác hai FTA lớn để thúc đẩy hội nhập sâu rộng trong khu vực.

Thành công cho Trung Quốc ?

Trung Quốc muốn dùng RCEP để ngăn chặn sự kiềm chế của Mỹ. Đối với Trung Quốc, đây là cơ hội để họ tạo thêm khả năng phá vỡ vòng kiềm tỏa của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương và tiếp tục thực hiện Chiến lược "Vành đai-Con đường".

Tại hội nghị lần thứ 19 giữa các Bộ trưởng kinh tế ASEAN và Trung Quốc, hai bên đã thống nhất một số nội dung chính. Thứ nhất, Trung Quốc hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN từ năm 2009, đạt tổng giá trị giao dịch lên tới 507,9 tỷ USD vào năm 2019 (theo số liệu thống kê từ phía ASEAN) và chiếm 18% tổng giao dịch thương mại của ASEAN. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc vào khối ASEAN đạt khoảng 10,2 tỷ USD vào năm 2019, chiếm 6,6% tổng giá trị FDI của ASEAN.

Hai là, hai bên ghi nhận rằng năm 2020 là năm đặt dấu mốc quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và ASEAN, do đây là thời điểm kỷ niệm tròn 10 năm thiết lập quan hệ toàn diện về kinh tế giữa ASEAN và Trung Quốc.

Bắc Kinh đã khen ngợi cộng sản Việt Nam đã chu toàn trách nhiệm trong việc hoàn tất RCEP, đồng thời Trung Quốc kỳ vọng RCEP sẽ mang lại lợi ích chiến lược dài hạn và củng cố quan hệ với các nước láng giềng.

Ý nghĩa RCEP đối với Việt Nam

Với Việt Nam, sau khi thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và ký kết Hiệp định Thương mại Tự do với Liên minh Châu Âu (EVFTA) vào tháng 6/2019, việc kết thúc đàm phán RCEP sẽ mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị mới trong khu vực và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.

RCEP được ký kết và có hiệu lực sẽ giúp mở cửa để nhập khẩu hàng hóa rẻ hơn, đặc biệt là các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm tổ chức thương mại thế giới (WTO) và Hội nhập, thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng RCEP được ký kết và đi vào thực thi, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ tiếp cận thị trường tiêu thụ lớn, có quy mô GDP gấp đôi hiệp định CPTPP, mà còn tiếp cận được nguồn nguyên liệu, phục vụ chuỗi sản xuất các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu hiện nay.

Thay lời kết

Trong khi Mỹ ngày càng mất ảnh hưởng trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, thì Trung Quốc thông qua Hiệp định thương mại tự do mới lại tiếp tục gia tăng sức mạnh.

Qua cuộc bầu cử Tổng thống ngày 3/11/2020, Nước Mỹ sẽ có chính quyền mới dưới sự lãnh đạo của Tân Tổng thống thắng cử Joe Biden. Tổng thống Biden đã công bố chủ trương một chiến lược cập nhật, cứng rắn hơn chính sách xoay trục hay tái cân bằng thời Tổng thống Obama.Chíến lược kiềm chế Trung Quốc sẽ thực hiện qua hai phương cách : Hợp tác với Liên Hiệp Châu Âu trong lãnh vực thương mại và kinh tế ; Liên minh với các đối tác Châu Á trong lãnh vực quân sự.

Thế giới đang chờ đợi phản ứng của Mỹ trước việc ra đời Hiệp định RCEP dưới sự dẫn dắt của Trung Quốc. Liệu Tổng thống Biden có quyết định đưa Mỹ gia nhập Hiệp định CPTPP hay đề xuất một liên minh kinh tế mới thay thế ? 

Vũ Ngọc Yên

Nguồn : VNTB, 16/11/2020

***********************

Trung Quốc hả hê với RCEP

Diễm My, VNTB, 16/11/2020

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực – RCEP của 15 quốc gia vùng Đông Nam Á Thái Bình Dương gồm cả Trung Quốc cho thấy rằng ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực đang tăng lên.

rcep4

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh hân hoan trưng bày văn bản tham gia RCEP ký ngày 15/11/2020 trong cuộc họp báo trực tuyến

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực – (RCEP)

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực – (RCEP) Regional Comprehensive Economic Partnership – được xem là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới cho đến nay. Hiệp định này gồm có 10 quốc gia Đông nam Á và các quốc gia Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật và Trung Quốc.

GDP của toàn bộ khối này chiếm là hơn 26 nghìn tỷ đô la, chiếm gần 30% GDP toàn thế giới, và bao phủ 1/3 dân số thế giới, nơi được xem là các nền kinh tế lớn nhất và sôi nổi nhất trong khu vực.

Mục đích của hiệp định này là để thúc đẩy thương mại và tăng trưởng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế toàn cầu.

RCEP được thiết kế để giảm chi phí và thời gian cho các công ty và thương nhân bằng cách cho phép họ xuất khẩu hàng hóa của họ sang bất kỳ quốc gia ký kết nào mà không cần đáp ứng các yêu cầu riêng biệt đối với từng quốc gia. Thỏa thuận dự kiến có hiệu lực vào năm 2021.

Có đánh giá cho rằng mức độ bao phủ của các dịch vụ là chắp vá và hầu như không liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp. Ví dụ, Nhật Bản sẽ duy trì thuế nhập khẩu cao đối với một số sản phẩm nông nghiệp "nhạy cảm về chính trị" đã được cắt giảm theo TPP như gạo, lúa mì, thịt bò và thịt lợn, sữa và đường.

Trong khi đó ông Lương Hoàng Thái, Trưởng phòng Chính sách Thương mại Đa biên tại Bộ Công Thương Việt Nam cho biết RCEP "sẽ giúp giảm hoặc loại bỏ thuế quan đối với các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp và đặt ra các quy tắc truyền dữ liệu".

Hiệp định này được xem là tương tự như hiệp định TPP mà chính quyền Trump đã rút khỏi ngay sau khi Tổng thống Trump nhậm chức khiến Nhật, Singapore và Việt Nam thất vọng. Tuy nhiên, RCEP không có một điều khoản nào đề cập đến các cam kết về lao động cũng như môi trường và quy tắc cho các doanh nghiệp nhà nước.

Báo The Economist cho rằng với việc ký kết hiệp định này đánh dấu một thắng lợi cho Trung Quốc và đã bỏ Mỹ cũng như Ấn Độ lại phía sau. Trong khi Hoa Kỳ rút lui khỏi RCEP vì cho rằng đây là một thỏa thuận lỗi thời không như TPP, và với Ấn Độ lo ngại sẽ làm tổn hại đến các ngành công nghiệp và nhà sản xuất trong nước.

Trung Quốc hả hê

Liu Zongyi, một học giả người Trung Quốc viết trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo, tỏ vẻ hả hê rằng Ấn Độ đã bỏ lỡ "cơ hội cuối cùng để hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa". Với sự vắng mặt của Hoa Kỳ trong hiệp định này, câu nói trên có lẽ cũng có thể ám chỉ cho cả siêu cường số một trên thế giới.

Báo EU Today cho rằng "Nhờ ông Donald Trump, Hoa Kỳ hiện bị loại khỏi cả RCEP và TPP, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương do Obama dẫn đầu, khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới bị loại khỏi hai nhóm thương mại trải dài khắp khu vực phát triển nhanh nhất trên trái đất.

Khi tham gia hiệp định thương mại đa phương đầu tiên này, Trung Quốc có thể thể hiện việc họ cam kết tự do hóa thương mại vào thời điểm Mỹ dường như tương đối xa rời khu vực và vẫn đang theo đuổi cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.

Lý Khắc Cường, thủ tướng Trung Quốc, vui mừng gọi RCEP là "một chiến thắng của chủ nghĩa đa phương và thương mại tự do", à "tia sáng và niềm hy vọng".

Trong khi xuất khẩu sang EU đang giảm và thì trong 6 tháng đầu năm nay ASEAN đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.

Tờ Asian Times nhận định RCEP sẽ được Trung Quốc tận dụng như một tín hiệu cho Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden về việc Bắc Kinh đã mở rộng chương trình thương mại tự do đa phương của họ ra sao dưới thời chính quyền Donald Trump khi ông Trump theo chủ nghĩa đơn phương và hướng nội hơn.

RCEP sẽ được coi là minh chứng cho cách tiếp cận chậm chạp đối với các cuộc đàm phán từ thương mại đến Biển Đông. Nhưng về lâu dài, một số thành viên của tổ chức này cũng lo lắng về việc Trung Quốc sẽ có thể thống trị Châu Á về kinh tế, chính trị và quân sự.

Vì lý do đó, nhiều người ở ASEAN sẽ hy vọng rằng dưới thời Joe Biden, Hoa kỳ sẽ tái tham gia mạnh mẽ hơn với khu vực.

Diễm My

Nguồn : VNTB, 16/11/2020

*************************

15 nước ký Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) do Trung Quốc hậu thuẫn

RFA, 15/11/2020

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) do Trung Quốc hậu thuẫn với sự tham gia của 15 quốc gia khu vực Châu Á Thái Bình Dương vừa được ký kết nhân Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 tại Hà Nội hôm 15/11.

rcep5

15 quốc gia khu vực Châu Á Thái Bình Dương vừa được ký kết nhân Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 tại Hà Nội hôm 15/11.

Đây là hiệp định tự do thương mại lớn nhất thế giới được Trung Quốc hậu thuẫn nhưng lại không có sự tham gia của Hoa Kỳ.

Các nước tham gia hiệp định bao gồm 10 quốc gia thuộc ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, Úc và New Zealand. GDP của toàn bộ 15 nước là hơn 26 nghìn tỷ đô la, chiếm gần 30% GDP toàn thế giới, và bao phủ 1/3 dân số thế giới.

Phát biểu tại Thượng định lần thứ 4 RCEP, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc nói rằng : "Việc hoàn tất đàm phán RCEP, hiệp định tự do thương mại lớn nhất thế giới, sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ về vai trò đi đầu của ASEAN trong việc ủng hộ hệ thống thương mại đa phương, giúp tạo nên một cấu trúc thương mại mới trong khu vực".

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường phát biểu tại lễ ký RCEP rằng : "Đây là một chiến thắng của chủ nghĩa đa phương và tự do thương mại".

Theo Bộ Công thương Việt Nam, các điều khoản giảm và bỏ thuế trong hiệp định mới sẽ giúp các công ty của các nước ASEAN thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt là vào các đối tác thương mại chính.

RCEP được 10 nước ASEAN và 6 đối tác của khối đề xuất và được bắt đầu đàm phán từ năm 2012 tại Thượng đỉnh ASEAN ở Phnom Penh, Campuchia. Trong số 6 quốc gia đối tác có Ấn Độ. Tuy nhiên tại lần đàm phán vào tháng 11/2019 ở Thái Lan, Ấn Độ đã quyết định rút khỏi hiệp định vì một số vấn đề không thể giải quyết, đặc biệt là đối với thuế cho hàng nông nghiệp.

VIETNAM-ASEAN-DIPLOMACY

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (trái) vỗ tay khi Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Zhong Shan cầm bản thỏa thuận trong lễ ký RCEP tại Thượng đỉnh ASEAN ở Hà Nội hôm 15/11/2020 - AFP

Hoa Kỳ nước từng khởi xướng Hiệp định Tự do Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) vốn được coi là hiệp định tự do thương mại lớn nhất thế giới trước RCEP, nhưng đã rút khỏi hiệp định này dưới thời của Tổng thống Donald Trump. Điều này khiến Hoa Kỳ không có mặt trong cả hai hiệp định tự do thương mại bao phủ khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Reuters trích lời Iris Pang, Kinh tế gia trưởng của ING nhận định, RCEP có thể giúp Bắc Kinh bỏ sự lệ thuộc vào các thị trường nước ngoài và công nghệ, một sự thay đổi đang gia tăng bởi một rạn nứt sâu hơn với Washington.

Nguồn : RFA, 15/11/2020

Published in Diễn đàn

RCEP là hiệp định đang được thương thảo mang tính đa phương và toàn diện giữa Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và một số nước trong đó có Trung Quốc. Nói là toàn diện vì nó không chỉ liên quan đến buôn bán hàng hóa mà còn có dịch vụ, trong đó có viễn thông, ngân hàng và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Lợi ích của hiệp định mang tính đa phương là tạo cơ chế để giải quyết các tranh chấp. Nhưng câu hỏi cơ bản đặt ra cho Việt Nam là liệu nó có làm suy yếu an ninh quốc gia không ? Và liệu nó có giúp Việt Nam hiện đại hóa không ?

rcep1

Vấn đề của thế giới

Thế giới hai phe đã biến mất sau chiến tranh lạnh. Các định chế toàn cầu mang tính pháp lý để xây dựng phe chống Liên Xô do Mỹ cổ vũ đã cho phép thương mại thế giới phát triển mạnh. Tỷ lệ ngoại thương so với GDP thế giới từ 24% năm 1960, lên 38% khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, và tiếp tục lên gần 61% năm 2008.

Trung Quốc được Mỹ và phương Tây chào đón vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), mở rộng thị trường cho hàng Trung Quốc, nhưng lại được biệt đãi để giữ lại nền kinh tế phi thị trường, bảo hộ mậu dịch. Là một nước đông dân, Trung Quốc là nước được hưởng lợi nhất. Những năm 1960 nước này chiếm dưới 2% thị phần xuất khẩu của thế giới, nhưng năm 2015 đã chiếm tới 14% và hiện nay là 12,8%.

Trung Quốc vượt xa Mỹ, nước đứng thứ hai, chỉ chiếm 8,7%. Trung Quốc lại không chỉ gia công, họ đã nhanh chóng hấp thụ công nghệ mới vì biết sử dụng mồi "thị trường lớn" khôn khéo dụ hoặc ép buộc doanh nghiệp phương Tây, đặc biệt là Mỹ, chuyển giao công nghệ.

Theo ước tính của tác giả, vào năm 2035, kinh tế Trung Quốc sẽ bằng Mỹ, mỗi nước chiếm khoảng 19% GDP thế giới, vượt xa Nhật (6,9%) và Nga (1,6%).

Trung Quốc đã trở thành cường quốc về kinh tế và quân sự, và là mối đe dọa lớn ở Châu Á, nhất là quanh vùng biển Đông ở Đông Nam Á.

Vấn đề Trung Quốc muốn bá chủ thế giới đã trở thành thời sự mà không ai có thể bỏ qua. Ở Mỹ, Tổng thống trước đây là ông Obama đã phải chuyển chiều chiến lược, trở lại Châu Á. Nhưng không đủ quyết liệt, chính vì thế ông Donald Trump đã tạo được thế đứng chính trị khi nêu cao khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết", bảo vệ quyền lợi của người Mỹ, bảo vệ thị trường và đã thắng cử Tổng thống trong nhiệm kỳ hiện nay.

Đòi hỏi bảo vệ thị trường để giữ công ăn việc làm, không chỉ Tổng thống Mỹ Donald Trump mà các chính phủ sau này khó lòng thay đổi. Toàn cầu hóa khó lòng tiếp tục như ngày xưa, nếu như mọi người không cùng có lợi.

Kiểu khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết" đang lan tràn sang nhiều nước. Và như thế, thế giới hai phe để đối phó với Trung Quốc cũng khó mà hình thành, dù các nước đều thấy nguy cơ Trung Quốc.

Để cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường thế giới, Trung Quốc đánh cắp công nghệ, xâm nhập an ninh quốc gia ở mọi mặt, và dùng chiến lược một vành đai một con đường, cho vay với điều kiện sử dụng công nghệ lạc hậu của Trung Quốc và công nhân Trung Quốc, và khi mất khả năng trả nợ giá phải trả là chuyển giao sở hữu cho họ. Tất cả có thể vì Trung Quốc sẵn sàng bằng mọi cách để đạt mục tiêu.

Cho đến nay, Việt Nam khuyến khích đầu tư nước ngoài mà gần như không quan tâm là các dự án đó chỉ dùng công nghệ lạc hậu, ô nhiễm, và lao động không chuyên giá rẻ làm hàng xuất khẩu sang Mỹ và các nước khác. Và cũng chẳng mấy quan tâm đến vốn đi từ đâu, mà thực chất một phần không nhỏ là mượn từ ngân hàng Việt Nam. Mới đây, để đối phó tranh chấp thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã lợi dụng những kẻ hám tiền để đội lốt hàng 

Việt Nam xâm nhập vào thị trường Mỹ. Nhưng với luật pháp hiện hành của chính mình, Việt Nam có thể dùng để chận đứng hành động này và cũng có thể tự chuyển hướng chiến lược phát triển với tỷ lệ nội hóa cao.

Chiến lược đó là chỉ thu hút đầu tư nước ngoài với công nghệ cao hoặc đòi hỏi tỷ lệ nội địa hóa cao, ít nhất là 40%, và tỷ lệ nội địa hóa này dựa trên giá tính theo phương pháp kế toán chi phí bình quân (average cost pricing) của hệ thống kế toán quốc tế GAAP, tức là bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu và dịch vụ, lao động, khấu hao và lợi nhuận dự kiến. Tác giả đã viết về vấn đề này trong bài Một đề nghị về định hướng lại chính sách công nghiệp hóa đăng trên TBKTSG số ra ngày 10/07/2019.

rcep2

Việt Nam hiện nay chỉ là bàn đạp cho nước khác làm hàng xuất khẩu xâm nhập vào Mỹ và các nước khác với chính nguyên liệu cao cấp phải nhập từ chính quốc. Điều này phản ánh trong bảng 1 qua thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam với Trung Quốc và Hàn Quốc rất lớn vì phải nhập hàng để gia công xuất khẩu. Với Trung Quốc, Việt Nam thâm hụt 23-32 tỉ đô la Mỹ một năm.

Với Hàn Quốc, xuất siêu của Việt Nam năm 2010 đã biến thành nhập siêu cực lớn, lên tới 30 tỉ đô la Mỹ một năm. Xuất siêu của Việt Nam vào Mỹ đã lên 40 tỉ đô la Mỹ, còn xuất siêu với EU trên 30 tỉ đô la Mỹ. Nhưng thực chất đây là xuất siêu của Trung Quốc và Hàn Quốc. Chính vì thế Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ lên tiếng đòi hỏi Việt Nam tăng nhập từ Mỹ để giảm xuất siêu với họ : điều Việt Nam không thể thực hiện.

Việt Nam và RCEP

Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại (bảng 2), vậy tại sao lại cần bàn đến hiệp định RCEP ? Đó là vì nó là hiệp định liên quan đến quan hệ kinh tế một cách toàn diện, trong đó có Trung Quốc.

Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership) gọi tắt là RCEP khác hẳn các hiệp định mà ASEAN ký với từng nước khác (gọi là AFTA). AFTA chỉ liên quan đến thuế xuất nhập khẩu. Nhưng RCEP sẽ là hiệp định mang tính toàn diện mở rộng cho tự do đầu tư trực tiếp, thương mại dịch vụ kể cả dịch vụ viễn thông, dịch vụ bán hàng điện tử với các nước thành viên trong đó có Trung Quốc. Hiện nay nội dung chưa được tiết lộ, nhưng theo báo chí, hiệp định nhằm :

- Xóa bỏ các hạn chế định lượng và phi thuế quan.

- Xóa bỏ hay giảm mạnh thuế quan giữa các nước thành viên nhưng có đặt vấn đề quan tâm đặc biệt đối với các nước kém phát triển nhất trong nhóm.

- Xóa bỏ hạn chế về thương mại dịch vụ, kể cả tài chính và viễn thông, bán hàng điện tử, và dịch vụ chuyên môn (bỏ phân biệt đối xử giữa đơn vị trong và ngoài nước).

RCEP đang được 15 nước thương thảo, trong đó có Trung Quốc, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN (cho đến đầu tháng 11/2019 còn có cả Ấn Độ).

rcep3

Quan hệ giữa Việt Nam với 15 nước đang thương thảo RCEP được phản ánh trong bảng 1, cho thấy vai trò không mấy sáng sủa của Việt Nam như đã được nói đến ở trên. Vậy thì có phải nó sẽ luật hóa tình trạng quan hệ giữa Việt Nam với các nước khác, trên cơ sở Việt Nam chỉ là bàn đạp ?

Là hiệp định quốc tế, Việt Nam phải tuân thủ các điều khoản đã ký, vì vậy đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng các điều khoản đang được bàn, và như đã nói, các điều khoản phải bảo đảm giúp Việt Nam thực hiện ba điều : (1) một chiến lược mới về công nghiệp mang tính hiện đại hóa, và như thế cần đòi hỏi hiệp định có tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu đối với đầu tư trực tiếp cũng như nhập khẩu, (2) chống bán phá giá (dumping) và (3) quan trọng nhất, là hạn chế sự tham gia vào một số hoạt động kinh tế và địa phương nhằm bảo đảm an ninh quốc gia.

Đây là hiệp định mà Trung Quốc là nước cổ vũ mạnh mẽ nhằm đối trọng với TPP (hiện nay là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) không có Trung Quốc và giúp nước này mở rộng tầm ảnh hưởng với kinh tế các nước ASEAN trong chiến lược Một vành đai, một con đường của họ. Rất tiếc là Mỹ đã rút khỏi TPP.

Với những nước cần mua hàng rẻ của Trung Quốc và xâm nhập vào thị trường lớn của nước này, như Nhật Bản hay Hàn Quốc thì hiệp định rất có lợi. Nhưng với các nước cùng cạnh tranh hàng công nghiệp rẻ tiền với Trung Quốc thì có thể bất lợi.

Nhận ra điều này, Ấn Độ vừa quyết định rút lui khỏi đàm phán vì muốn bảo vệ thị trường nội địa. Lý do là Ấn Độ hiện nay có thâm hụt lớn với các nước trong RCEP (105 tỉ đô la Mỹ) trong đó có 54 tỉ đô la Mỹ với Trung Quốc cho nên càng lo ngại những vấn đề sau :

- Hàng hóa công nghiệp rẻ tiền của Trung Quốc sẽ tràn ngập thị trường, tàn phá công nghiệp nhỏ.

- Hàng nông nghiệp của New Zealand và Úc sẽ làm phá sản nông dân Ấn Độ.

- Chấm dứt việc Ấn Độ sản xuất và cung cấp thuốc đã qua thời kỳ được bảo vệ sở hữu trí tuệ.

Việt Nam không thể không giao tiếp với Trung Quốc và một hiệp định đa phương với sự có mặt của nhiều nền kinh tế quan trọng cũng là điểm lợi giúp bảo đảm tránh việc bị chèn ép.

Vấn đề chính là phải xem xét kỹ lưỡng các điều khoản của RCEP và Chính phủ đến lúc nào đó cần công bố để nhân dân và Quốc hội thảo luận.

Vũ Quang Việt

Nguồn : TBKTSG, 27/11/2019

Bảng 2. Một số hiệp định thương mại đa phương Việt Nam tham gia

Có một số hiệp định đa phương quan trọng đã có hiệu lực hoặc vừa ký kết, rất có lợi cho Việt Nam như :

1. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) vừa ký kết

Chỉ gồm Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU), do đó tránh thương thảo với từng nước EU. Có lẽ đây là hiệp định có lợi nhất cho Việt Nam :

- Hiệp định sẽ xóa bỏ 99% thuế nhập khẩu, trong đó đưa thuế xe hơi, thuốc, rượu vang bằng 0% trong bảy năm.

- Bảo vệ lao động theo đúng điều khoản của ILO.

- Mở cửa thị trường dịch vụ và cung cấp hàng hóa/dịch vụ cho khu vực công.

2. Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP/TPP) đã có hiệu lực

Hiệp định này có điều khoản bảo vệ quyền lao động, bảo vệ môi trường để bảo đảm rằng các nước nghèo không thể bóc lột lao động, tàn phá môi trường để xuất khẩu và có cơ chế chặt chẽ hơn trong việc giải quyết tranh chấp. Hiệp định rõ ràng tạo lợi ích cho Việt Nam vì có thể trao đổi với các nước tiên tiến hơn.

Việc mở cửa thị trường không bị đe dọa bởi sự xâm nhập mang tính phá hoại về kinh tế và những vấn đề khác như với Trung Quốc.

3. Hiệp định Thương mại tự do ASEAN (AFTA) đã có hiệu lực

Hiệp định này không tạo ra chuẩn mực giống nhau về thuế xuất nhập khẩu giữa ASEAN với các nước khác, nhưng giữa các nước trong khối với nhau, thuế xuất sẽ là 0-5% tùy loại hàng hóa. Để hưởng thuế xuất ưu đãi này, 40% giá trị sản xuất phải xuất phát từ khu vực.

Từ năm 2015, mọi nước thành viên đều phải áp dụng vì không còn khoản ưu đãi cho thành viên mới như Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar. ASEAN sau đó cũng mở rộng hiệp định thương mại giữa ASEAN với Nhật Bản, với Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc... Các hiệp định loại này không bao gồm điều khoản nào về đầu tư trực tiếp hay gián tiếp.

Published in Diễn đàn