Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Thông điệp "vay nợ để trả nợ" với số tiền khủng và thách thức chủ quyền sẽ là tín hiệu cho thấy ai là người nắm giữ ngọn cờ trong nhiệm kỳ tới khi dám công khai quan điểm khả dĩ hợp lòng dân. Nó cũng sẽ là cơn lốc xé toang những rào cản âm thầm từ Hiến pháp do đảng cộng sản Việt Nam áp dụng hiện nay.

rut1

Những đồn đoán về dàn lãnh đạo chóp bu thường được gọi là "tứ trụ" vẫn chỉ tập trung vào các nhân vật đang nắm giữ chức vụ cao nhất.

Tin tức từ BBC New vừa loan tin tàu Khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc đã rời khỏi bãi Tư Chính vào ngày 24/10/2019 sau gần 4 tháng khảo sát tại đây.

Việc Trung quốc ngang nhiên đưa tàu thăm dò vào khảo sát ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh đang diễn ra Hội nghị Trung ương 11 của Đảng cộng sản Việt Nam cùng sự im lặng khó hiểu của cả bộ máy chế độ khiến cho dư luận và cả giới quan sát quốc tế cũng phải ngạc nhiên và bất bình. Không có bất cứ hành động ngăn cản quyết liệt nào để bảo vệ chủ quyền và cũng không có nổi một phát ngôn chỉ đích danh Trung Quốc ở bãi Tư Chính trong suốt một thời gian dài. Hội nghị Trung ương 11 vừa kết thúc và thông tin đầy u ám về nợ công khi con số được công bố là 32 triệu tỷ đồng được tung ra đúng lúc nhóm tàu khảo sát của Trung Quốc rút về... mọi việc vẫn có vẻ như chỉ là trùng hợp nhưng nếu chú ý kỹ các diễn biến liên quan thì khó khiến người ta không nghĩ nó có mối liên hệ mang chủ đích nào đó.

Hội nghị Trung ương 11 được coi là diễn đàn mấu chốt để quyết định danh sách nhân sự cho nhiệm kỳ tới, mặc cho Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm chủ quyền trên biển. Các quan chức chóp bu của Việt Nam rõ ràng đã có hàng loạt các động thái thể hiện để nhằm đánh bóng cho bản thân. Những đồn đoán về dàn lãnh đạo chóp bu thường được gọi là "tứ trụ" vẫn chỉ tập trung vào các nhân vật đang nắm giữ chức vụ cao nhất. Trong đó, đa số các bình luận và dự đoán trên mạng xã hội tập trung nhiều nhất vào vị trí Tổng bí thư do ông Nguyễn Phú Trọng đang nắm giữ. Mặc dù ông Trọng vẫn kiên trì không nhắc đến Trung quốc trong vấn đề Biển đông ; thừa nhận một phần tình trạng sức khỏe của cá nhân nhưng ông Trọng ít nhất đã bắn phát pháo để thắp sáng hình ảnh khi chỉ đạo "các cơ quan phải nghiên cứu, đánh giá tình hình Biển Đông để có biện pháp phù hợp". Rất rõ ràng, với đặc quyền Tổng Bí thư kiêm Chủ tích nước, ông Trọng đã dành cho mình lá bài phát ngôn về chủ quyền vào thời điểm then chốt nhất. 

Cũng chính trong giai đoạn Hội nghị 11 ; vụ án Mobiphone được đưa ra truy tố với những thông tin chấn động bậc nhất trong suốt cuộc chiến chống tham nhũng. Việc có tới 2 cựu Bộ trưởng cùng bị truy tố và cả 2 đều thừa nhận đã nhận hối lộ với số tiền cao kỷ lục dù khiến truyền thông dấy động. Tuy thông tin vụ án không đủ để che lấp vấn đề chủ quyền. nhưng rõ ràng nó là thông điệp có lợi, giúp cho ông Trọng khẳng định vị thế chính trị của mình. Nó cho thấy : ông Trọng chưa có ý định rời bỏ chính trường dù đã quá tuổi và đã giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ. Không chỉ là vấn đề sức khỏe, riêng độ tuổi và qui định về thời gian tại nhiệm lần này đối vông ông Trọng sẽ có những thách thức lớn hơn trước đây rất nhiều. Ông Trọng chỉ có thể tại vị với điều kiện sửa Hiến pháp, điều mà Bộ chính trị và Trung ương đảng đều không hề mong muốn lúc này bởi nếu sửa Hiến pháp thì đương nhiên sẽ nảy sinh nhiều vấn đề khác chứ không riêng vấn đề nhiệm kỳ của lãnh đạo.

Trên thực tế, nếu cách đây chỉ nửa năm, ông Trọng có tuyên bố từ giã chính trường để "nhường ngôi" chưa chắc đã có quan chức nào dám nhận cái ghế của ông trong tình thế các phe nhóm đang xung đột dữ dội. Bất cứ ai trong "thành phần không nhỏ" ngoi lên sẽ lập tức trở thành mục tiêu công phá của tất cả các nhóm. Những "đòn cảnh cáo" đến các vị trí cao nhất đã được tung ra là thông điệp rõ ràng nhất cho bất cứ ai có ý định "trèo cao" khi mang theo cả những "gót chân Asin" vào chính trường.

Hội nghị trung ương 11 kết thúc, chắc chắn vấn đề nhân sự chóp bu đã có những kết quả nhất định nhưng vẫn như thông lệ, không có thêm thông tin gì ngoài những nội dung có thể nói hết sức nhạt nhẽo, mấy khác năm 2016 khi phải quay cuồng với cuộc "ngã giá" để cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về "làm người tử tế". Cũng có thể vụ đầu độc nguồn nước của nhà máy nước Sông Đà sẽ hé lộ ra nhiều câu chuyện sau phát ngôn của ông Hoàng Trung Hải - Bí thư Hà Nội "cung cấp nước không sạch thì sẽ ký hợp đồng với đơn vị khác" hàm ý không khác một thông điệp "khai tử" đối với nhà máy nước Sông Đà. Điều đáng chú ý đây là phát ngôn "sốc" nhất sau một thời gian rất dài ông Hoàng Trung Hải kiên nhẫn im lặng kể từ khi "yếu tố người Trung Quốc" nổi lên sau vụ giàn khoan HY 981 năm 2014. Có hay không áp lực của Trung Quốc lên vấn đề nhân sự ở Việt Nam không ai có thể khẳng định, nhưng khả năng sẽ rất "trùng hợp" là Trung Quốc lại đưa giàn khoan vào hạ đặt trong vùng bãi Tư Chính sau thời gian "nghiên cứu các dữ liệu đã khảo sát" vừa qua đúng vào dịp bầu cử nhân sự Trung ương nhiệm kỳ mới vào cuối năm nay.

Thông điệp "vay nợ để trả nợ" với số tiền khủng và thách thức chủ quyền sẽ là tín hiệu cho thấy ai là người nắm giữ ngọn cờ trong nhiệm kỳ tới khi dám công khai quan điểm khả dĩ hợp lòng dân. Nó cũng sẽ là cơn lốc xé toang những rào cản âm thầm từ Hiến pháp do đảng cộng sản Việt Nam áp dụng hiện nay.

Thiên Điểu

Nguồn : VNTB, 26/10/2019

Published in Diễn đàn

"Bản chất các hiệp định hỗ trợ tư pháp giữa các quốc gia (Hiệp định dẫn độ) về căn bản đều xuất phát từ một nhận thức duy trì an ninh trật tự, giúp thế giới tốt hơn. Nhưng khi nó được ký kết giữa một nước lớn, hùng mạnh mang sẵn ý đồ thao túng thâm độc như Trung quốc với một nước nhỏ hơn, yếu hơn thì rủi ro, nguy hiểm cho nước nhỏ luôn là vô cùng nghiêm trọng".

dando1

Hàng triệu người Hồng Kông biểu tình phản đối luật Dẫn độ

Sau khi chật vật đối phó với việc người dân biểu tình phản đối dự luật dẫn độ, chính quyền đặc khu hành chính Hồng Kông đang phải đối mặt với thách thức sinh tử khi người dân Hồng Kông tiếp tục biểu thị sự bất tân dân sự với yêu sách đòi đặc khu trưởng Lâm Nguyệt Nga (Carrie Lam) từ chức. Bản thân chính quyền Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với nguy cơ ngày càng hiện thực là Hồng Kông lại một lần nữa tách khỏi thể chế của đại lục.

Mọi chuyện được khởi đầu bởi Trung Quốc đã quá vội vàng khi Hồng Kông được Anh quốc trao trả về cho Trung Quốc thì chính quyền đại lục gần như ngay lập tức, tìm cách thay thế bộ máy chính quyền ở Hồng Kông bằng việc đưa quá nhiều quan chức vào nắm giữ quyền lực, phớt lờ cơ chế bầu cử đã tồn tại ở Hồng Kông cả trăm năm. Chính điều đó đã khiến người dân Hồng Kông thấy quyền tự do bầu cử đã bị xâm phạm. Sự bùng nổ các hoạt động biểu tình phản đối chính quyền Hồng Kông thông qua Dự luật dẫn độ chỉ là một cái cớ như giọt nước tràn ly. Bằng chứng là mặc dù chính quyền Hồng Kông đã tuyên bố hủy bỏ dự luật dẫn độ nhưng người dân Hồng Kông vẫn tiếp tục xuống đường đòi lãnh đạo Hồng Kông phải từ chức, rõ ràng thông điệp đã từ việc phản đối một dự luật chuyển sang cuộc đối kháng không khoan nhượng giữa người dân và bộ máy chế độ.

Trên thực tế, Hồng Kông đã ký kết các thỏa thỏa thuận hỗ trợ tư pháp, dẫn độ với một số quốc gia khác. Trước làn sóng tội phạm liên kết với nhau, hoạt động như những liên minh ngầm trên khắp toàn cầu. Các quốc gia trên thế giới, tùy theo đặc thù quan hệ của liên quan quốc gia đã tiến tới ký kết hiệp định dẫn độ tội phạm nhằm đảm bảo các tội phạm bị bắt phải chịu sự trừng phạt thỏa đáng với hành vi phạm tội. Các thủ đoạn của tội phạm đã khiến những thỏa thuận về hỗ trợ tư pháp thông qua Tổ chức Cảnh sát quốc tế (Interpol) không đủ để bảo đảm việc xét xử tội phạm ở nước ngoài giúp quốc gia của tội phạm thuyết phục được người dân, từ đó nảy sinh bất ổn chính trị nên đòi hỏi mức độ pháp lý cao hơn - Hiệp định hỗ trợ tư pháp. Vậy tại sao người dân Hồng Kông lại quyết liệt ngăn chặn Hiệp định dẫn độ với Trung Quốc - chế độ mà trên thực tế hiện tại cũng là chế độ chính trị của họ, đồng thời là nhà nước chung nguồn gốc dân tộc với họ ?

- Về ý thức hệ : Người dân Hồng Kông quen và tin tưởng vào hệ thống tư pháp độc lập của thể chế dân chủ phương Tây.

- Về quan điểm chính trị : Người dân Hồng Kông không thích chế độ độc tài trong mô hình nhà nước cộng sản Trung Quốc.

- Về nhu cầu : Người dân Hồng Kông đang sống trong điều kiện ổn định, sung túc. Họ cần được tôn trọng các quyền con người một cách đầy đủ.

- Về lợi ích kinh tế : Người dân Hồng Kông không trông đợi lợi ích kinh tế từ Trung quốc đại lục' ;

- Về lợi ích bảo hộ luật pháp : Người dân Hồng Kông có nền dân trí cao, văn minh ; chấp nhận và tuân thủ hệ thống luật pháp minh bạch của thể chế tam quyền phân lập rất tốt. Rất ít tội phạm ở ngay trong nước chứ đừng nói ra nước ngoài....

Tất cả những điều đó Trung Quốc đại lục đều không có, chỉ có những thứ ngược lại hoàn toàn với mong muốn của người dân Hồng Kông. Khi ký kết hiệp định dẫn độ với Trung Quốc đại lục, với ý đồ thao túng chính trị đã lộ rõ qua những gì đã làm của chính quyền Trung Quốc. Người dân Hồng Kông tin rằng họ sẽ bị tổn hại và gặp nguy hiểm khi tội phạm Trung quốc rất có thể là được chính chính quyền Trung quốc đứng sau sẽ tràn vào Hồng Kông để tiếp tay cho âm mưu chính trị của chính quyền Trung Quốc.

Bản chất các hiệp định hỗ trợ tư pháp giữa các quốc gia (Hiệp định dẫn độ) về căn bản đều xuất phát từ một nhận thức duy trì an ninh trật tự, giúp thế giới tốt hơn. Nhưng khi nó được ký kết giữa một nước lớn, hùng mạnh mang sẵn ý đồ thao túng thâm độc như Trung Quốc với một nước nhỏ hơn, yếu hơn thì rủi ro, nguy hiểm cho nước nhỏ luôn là vô cùng nghiêm trọng.

Qua câu chuyện Hồng Kông, khi chính quyền vì quan hệ quyền lợi chính trị mà bất chấp lòng dân thì vấn đề ý thức hệ sẽ dẫn đến mâu thuẫn đối kháng đến mức sinh tử. Khi sự lo lắng bị tổn hại đã thành hiện thực thì mâu thuẫn sẽ trở thành thù hận. cái giá phải trả sẽ không chỉ đơn giản là là sự tồn tại của một bộ máy chính trị mà là cả vận mệnh của quốc gia.. Chính quyền Việt Nam qua việc âm thầm xúc tiến việc ký kết hiệp định dẫn độ với Trung Quốc đã thêm một bước dài trên con đường dẫn đến đối nghịch giữa người dân và chế độ, không khác những gì đã và đang xảy ra ở Hồng Kông.

Thiên Điểu

Nguồn : VNTB, 21/09/2019

Published in Diễn đàn

Bãi Tư Chính : Tranh chấp song phương hay đa phương và Việt Nam cần làm gì ?

Trương Nhân Tuấn, BBC, 29/07/2019

Trên BBC có bài phỏng vấn ông Ngô Vĩnh Long, giáo sư đại học Maine ở Mỹ. Giáo sư Long cho rằng "Việt Nam thua ở bãi Tư Chính", mà nguyên nhân là vì Việt Nam không "đa phương hóa Biển Đông". Đây là điều mà Giáo sư Long cho rằng ông đã đã cảnh báo Việt Nam "từ mười mấy năm nay". Dẫn nguyên văn :

tuchinh1

Tàu hải cảnh Trung Quốc trong vụ giàn khoan HD-981 hồi năm 2014

"Họ (Trung Quốc) muốn đây là vấn đề song phương, mà vấn đề song phương thì các nước khác không được dính líu vào. Chỉ là giữa Trung Quốc với Việt Nam thôi. Thì vấn đề này Việt Nam phải suy nghĩ, vì trong mười mấy năm qua chúng tôi nói là Việt Nam phải cố gắng đa phương hóa vấn đề Biển Đông".

Điều đáng tiếc là trong bài phỏng vấn, Giáo sư Long đã không cắt nghĩa để độc giả hiểu thế nào là "đa phương hóa tranh chấp ở Biển Đông", đặc biệt ở bãi Tư Chính.

Tranh chấp Tư Chính bắt nguồn từ tranh chấp chủ quyền

Vụ bãi Tư Chính, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao của cả hai bên lên tiếng phản đối nhau, nội dung xét ra không khác chi nhiều.

Phía Trung Quốc ra tuyên bố : "Việt Nam phải nghiêm túc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc đối với các vùng lãnh hải liên quan và không có bất kỳ hành động nào làm phức tạp tình hình".

Phía Việt Nam ra tuyên bố : "Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và các nước ở Biển Đông đều là thành viên".

Tranh chấp ở Bãi Tư Chính vì vậy là có nguồn gốc từ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ (chống lấn hải phận, tranh chấp quyền tài phán v.v…).

Câu hỏi đặt ra cho Giáo sư Long là làm thế nào để "đa phương hóa" một tranh chấp vốn có nguồn gốc lâu đời từ "tranh chấp về chủ quyền" ?

Theo tôi Biển Đông có rất nhiều vấn đề, vừa "đa phương" vừa "song phương".

Việc các quốc gia chung quanh Biển Đông phải tôn trọng quyền tự do hải hành của tàu bè các nước là vấn đề "đa phương". Việc các nước ASEAN cùng Trung Quốc thảo luận bộ "qui tắc ứng xử - COC" ở Biển Đông là một vấn đề "đa phương".

tuchinh1

Trung Quốc sử dụng nhiều phương tiện khác nhau, trong đó có các tàu 'nghiên cứu' Hải Dương Địa Chất, đưa vào các khu vực đang có tranh chấp ở Biển Đông và khu vực

Tôi không nghĩ tranh chấp Tư Chính sẽ được giải quyết trong khuôn khổ "quyền tự do hải hành" hay theo nội dung "tuyên bố ứng xử COC".

Các việc "song phương",chỉ có thể giải quyết bằng thiện chí giữa hai nước, như việc phân định hải phận giữa hai quốc gia kế cận, hay đối diện trên Biển Đông.

Việt Nam phân định biển với Thái Lan, Malaysia... Việt Nam nộp chung hồ sơ "thềm lục địa mở rộng" với Malaysia… là các vấn đề "song phương", không quốc gia nào có thể "xen vào".

Mọi tranh chấp về "chủ quyền" ở một vùng lãnh thổ đều được giải quyết giữa các bên "có yêu sách chủ quyền". Tranh chấp này có thể được "quốc tế hóa", phân xử bằng một trọng tài quốc tế, như Tòa án Công lý Quốc tế.

Việc phân định biển giữa hai quốc gia chỉ có thể được "quốc tế hóa", tiên khởi với sự đồng thuận của hai bên, bằng một tòa án, hay một trọng tài quốc tế, nếu hai bên tranh chấp không tìm được thỏa thuận trong việc phân định. Bất kỳ quốc gia thứ ba can dự vào các việc này đều có thể qui vào việc vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc "không được can dự chuyện nội bộ quốc gia khác".

Tranh chấp Tư Chính : "Đa phương" hay "song phương" ?

Ta hãy xét những hành vi của tàu nghiên cứu địa chất của Trung Quốc đã (và đang) diễn ra ở bãi Tư Chính và lô 6.1.

Bãi Tư Chính Trung Quốc đặt tên là Vạn An Bắc, bao gồm các lô 133, 134, 135, 136, 157, 158, 159 trên "bản đồ dầu khí" của Việt Nam.

Toàn bộ khu vực Tư Chính nằm trong thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, tính từ điểm cơ bản "Hòn Hải" thuộc cụm đảo Phú Quí.

Trung Quốc phản đối hệ thống điểm (và đường) cơ bản của Việt Nam, vì nó cách xa bờ. Giả sử Việt Nam từ bỏ hệ thống điểm cơ bản, điểm tính bề rộng hải phận 200 hải lý lấy từ ngấn nước cận bờ thì Bãi Tư Chính có một phần nằm ngoài khu vực 200 hải lý.

Lô 6.1 nằm ngoài khu vực Vạn An Bắc, thuộc bãi trầm tích Nam Côn Sơn, hoàn toàn nằm trong thềm lục địa tự nhiên (và pháp lý) của Việt Nam. Lô này hiện do công ty dầu khí lớn nhứt nước Nga là Rosneft khai thác (và phát triển) từ năm 2013 với 2 mỏ Lan Tây, Lan Đỏ. Trước đó lô 6.1 do BP khai thác, từ 2003 đến 2010 (BP rút lui do sức ép kinh tế của Trung Quốc).

Ngay cả khi đặt giả thuyết đảo Côn Sơn không đủ tiêu chuẩn "đảo" theo Điều 121 UNCLOS và Hòn Hải (thuộc cụm đảo Phú Quí) không có tiêu chuẩn để lấy làm "điểm cơ bản", thì lô 6.1 vẫn nằm trong vòng 200 hải lý, tính từ bờ biển Việt Nam (Trà Vinh hay Phan Thiết). Ghi lại các chi tiết này để thấy mọi yêu sách của Trung Quốc chống lại Việt Nam tại lô 6.1 là ngang ngược, phi lý.

"Bản chất" của tranh chấp khu vực Tư Chính là gì tại lô 6.1 là gì ?

Thứ nhứt, ở Bãi Tư Chính, nguyên nhân tranh chấp có thể đến từ sự đối nghịch lập trường giữa Việt Nam và Trung Quốc về việc giải thích nội dung của Luật Biển 1982, như việc giải thích hiệu lực các đảo Trường Sa theo điều 121.

Trung Quốc cho rằng họ có chủ quyền các đảo Trường Sa mà các đảo này có hiệu lực "đảo". Khu vực Tư Chính nằm trong vùng "chồng lấn" giữa các đảo Trường Sa và bờ biển Việt Nam.

Việc này vốn "song phương", đã được giải quyết bằng "quốc tế hóa", trong phán quyết của Tòa Trọng tài 11/7/2016 trong vụ Philippines kiện Trung Quốc, theo đó không có đảo nào ở Trường Sa có hiệu lực "đảo" để có 200 hải lý hải phận kinh tế độc quyền và thềm lục địa.

Thứ hai, tranh chấp Tư Chính có thể đến từ sự áp đặt về "chủ quyền lịch sử" của Trung Quốc, thể hiện qua bản đồ chữ U 9 đoạn.

Khu vực Tư Chính nằm trong vùng "chồng lấn" giữa "vùng nước lịch sử" (bản đồ chữ U) của Trung Quốc và vùng biển đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam tính từ bờ. Đây là một vấn đề vốn "song phương" nhưng đã giải quyết bằng "quốc tế hóa" qua phán quyết của Tòa Trọng tài 11/7/2016 nêu trên.

Theo phán quyết, Tòa cho rằng "biển lịch sử" hay "chủ quyền lịch sử" thể hiện trong bản đồ chữ U là các khái niệm không phù hợp với Luật Biển 1982.

Thứ ba, nếu Trung Quốc không nhìn nhận hệ thống điểm (và đường) cơ bản thì Bãi Tư Chính vẫn nằm trong thềm lục địa pháp lý của Việt Nam (thềm lục địa mở rộng 200+100 hải lý), còn lô 6.1 hoàn toàn nằm trong thềm lục địa địa lý và pháp lý (200 hải lý) của Việt Nam.

Như vậy, bản chất tranh chấp ở bãi Tư Chính là Trung Quốc "ngồi xổm" lên luật lệ, bất chấp phán quyết ngày 11/7/2016 của Tòa Trọng tài. Nội dung phán quyết có mục đích giải thích việc áp dụng Luật Biển 1982 tại Biển Đông. Bản thân của phán quyết vì vậy cũng là "Luật".

Tòa cũng phán rằng các bãi chìm ở Trường Sa, như Bãi Tư Chính, thuộc về thềm lục địa của quốc gia ven bờ (tức của VN). Chúng không phải là đối tượng lãnh thổ để chiếm hữu hoặc tuyên bố chủ quyền.

Trung Quốc cũng bất chấp thực tế pháp lý và lịch sử là Quần đảo Trường Sa chưa bao giờ thuộc về Trung Quốc.

Như vậy tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực Tư Chính là tranh chấp vừa "song phương" vừa có tính "quốc tế".

"Song phương" vì Việt Nam là nạn nhân của thái độ bành trướng ngang ngược, bá quyền ngồi trên luật của Trung Quốc. "Quốc tế" là vì mọi vấn đề liên quan đến việc "tuân thủ luật lệ" thuộc thẩm quyền của tất cả các quốc gia thuộc Liên Hiệp Quốc.

Nhưng ở lô 6.1 thì tuyệt đối không có tranh chấp chi cả.

Trung Quốc "đẩy" Việt Nam cái gì ?

Giáo sư Long có đề cập đến việc tự do thông lưu ở Biển Đông và trường hợp Đài loan để "minh họa" cho nội hàm "đa phương hóa" của mình. Dẫn nguyên văn :

"Là bởi vì nhiều nước trên thế giới đi ngang Biển Đông, nhưng Việt Nam lại rụt rè. Thành ra, Trung Quốc bây giờ càng ngày càng đẩy. Trung Quốc đẩy rất là 'hay', không những ở Biển Đông mà cả ở Đài Loan nữa. Họ đẩy từ từ.

"Ví dụ như Đài Loan, ngày xưa, thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc nói rằng là người Trung Quốc ở Đài Loan và người gốc Trung Quốc ở Đài Loan và người Trung Quốc ở lục địa đồng ý là chỉ có một nước Trung Quốc, không có nói gì vấn đề là Đài Loan thuộc về Trung Quốc".

"Nhưng Trung Quốc đẩy từ từ, bây giờ nói là Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc…"

Hết dẫn.

Mục đích "đa phương hóa" của Giáo sư Long, (nếu không lầm), là làm giảm sức "đẩy" của Trung Quốc.

Nhận định của cá nhân tôi, vấn đề "tàu bè nhiều nước qua lại trên Biển Đông" là một "vấn đề quốc tế", thuộc về tập quán quốc tế (Thông luật quốc tế - Droit International Coutumier), được cụ thể hóa qua điều 87 của bộ Luật quốc tế về Biển 1982.

Không ai "đa phương hóa" một vấn đề tự nó đã là một "vấn đề của quốc tế".

Về tự do thông lưu, trên không và trên biển, các đại cường như Mỹ, Pháp, Nhật… cho rằng hải đạo xuyên qua Biển Đông là một hải đạo quốc tế, các quốc gia cận biển phải tôn trọng quyền tự do thông lưu của các quốc gia khác.

Trung Quốc chủ trương "tự do thông lưu", tàu bè được tự do qua lại trong lãnh hải cũng như hải phận kinh tế độc quyền EEZ của Trung Quốc, nhưng điều này không áp dụng cho tàu chiến. Các quốc gia như Mỹ không chia sẻ lập trường này của Trung Quốc, như tại eo biển Đài loan, hay những vùng Trung Quốc mở rộng theo bản đồ chữ U ở Biển Đông.

Trên nguyên tắc, quyền tự do thông lưu thuộc về mọi quốc gia và quyền này được "luật quốc tế" bảo đảm. Mọi hành vi cản trở quyền tự do này đều xâm phạm đến lợi ích của tất cả các quốc gia khác.

Quyền tự do thông lưu trên Biển Đông thực tế chưa bao giờ bị cản trở.

Lo ngại chỉ bắt đầu dấy lên từ khi Trung Quốc hoàn tất việc xây dựng 7 đảo nhân tạo đồng thời "quân sự hóa" chúng (đầu năm 2018). Tuyên bố "vùng nước lịch sử" của Trung Quốc ở Biển Đông qua bản đồ chữ U 9 đoạn có thể đưa vào thực tế. Các quốc gia "nhỏ" chung quanh Biển Đông có nguy cơ bị Trung Quốc sử dụng áp lực kinh tế và quân sự buộc phải nhìn nhận thực tế này.

Để chống lại tham vọng của Trung Quốc, năm 2013 nội các Obama thành lập Chương trình FONOP (Freedom Of Navigation Operation Program) ở Biển Đông nhằm bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không.

Các chiến hạm Mỹ đã thực hiện chương trình FONOP, có lần đi qua lãnh hải 12 hải lý các đảo thuộc Hoàng Sa như đảo Phú Lâm và đảo Tri Tôn (USS Wilbur Curtis tháng giêng 2016, USS Stenthem tháng 7/2017) nhằm thách thức yêu sách "lãnh hải" và "vùng nước quần đảo" của Trung Quốc tại Hoàng Sa.

Các chiến hạm của Mỹ cũng thực hiện FONOP qua các chuyến đi vào khu vực 12 hải lý những đảo nhân tạo thuộc Trường Sa như đá Chữ Thập (USS W.P. Lawrence tháng 5/2016) , đá Gaven (USS Decatur tháng 9/2018)... nhằm thách thức yêu sách phi lý của Trung Quốc về hải phận của một cấu trúc nhân tạo trên biển.

Về hàng không thì phi cơ dọ thám Poseidon đã bay ngang qua đá Chữ thập để thách thức không phận đảo nhân tạo này (tháng 5/2015)...

Các quốc gia lo ngại rằng, với các bộ luật quốc gia của Trung Quốc hạn chế đáng kể các hoạt động của tàu bè trong một vùng "biển quốc tế", Trung Quốc có thể đơn phương ra tuyên bố vùng nước, vùng trời (như tuyên bố vùng Nhận dạng phòng không ADIZ) khu vực Biển Đông. Mọi phương tiện bay qua không phận Biển Đông, hoặc tàu bè qua lại trên Biển Đông đều phải thông báo hoặc xin phép Trung Quốc.

Vì vậy ta có thể hy vọng rằng chương trình FONOP của hải quân Mỹ vẫn được tiếp tục (mà không lo ngại rằng nội các Tổng thống Donald Trump sẽ bãi bỏ vì lý do "kinh tế" hay trao đổi lợi ích với Trung Quốc).

Hiển nhiên chương trình FONOP của Mỹ trong chừng mực là "quốc tế hóa", "đa phương hóa" Biển Đông mà Việt Nam là một bên có lợi.

Giải pháp nào cho tranh chấp Tư Chính ?

Theo tôi, sở dĩ có những vấn đề như Tư Chính hiện nay, nguyên nhân là do Trung Quốc không tuân thủ luật chơi quốc tế.

Nhiều người gợi ý Việt Nam copy hồ sơ của Philippines để đi kiện Trung Quốc.

Theo tôi, khó khăn của Việt Nam là làm thế nào để phán quyết của Tòa Trọng tài có hiệu lực chớ không phải đi kiện Trung Quốc với mô hình (hồ sơ) của Philippines.

Đi kiện (theo mô hình của Philippines) Việt Nam chắc phần thắng, nhưng hệ quả vẫn là một phán quyết y như phán quyết của Tòa tháng 7/2016.

Trung Quốc không tham gia, không nhìn nhận thẩm quyền của Tòa và dĩ nhiên không công nhận phán quyết của Tòa.

Việt Nam cần phải có "tư duy mới" và cách tiếp cận mới trong những vấn đề Biển Đông.

Mới đây viên chức Mỹ tố cáo Tập Cận Bình đã "bội ước" trong lời hứa "không quân sự hóa các đảo ở Biển Đông".

Theo nội dung bài báo trên VOA ngày 30/5/2019, Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, nhân phát biểu trong một cuộc trao đổi về quốc phòng ở Viện Brookings tại thủ đô Washington nói rằng : "Mùa thu năm 2016, Chủ tịch Tập Cận Bình đã hứa với Tổng thống Obama là họ sẽ không quân sự hóa các hòn đảo [ở Biển Đông]. Nhưng những gì chúng ta chứng kiến ngày hôm nay đó là các đường băng dài 10 nghìn bộ [hơn 3 nghìn mét], các kho chứa đạn dược, việc thường xuyên triển khai thiết bị có khả năng phòng thủ tên lửa, khả năng hàng không, v.v…".

"Vì thế, rõ ràng họ đã từ bỏ cam kết đó".

Hôm 11/7, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ, bà Morgan Ortagus, ra tuyên bố lên án Trung Quốc : "việc Trung Quốc quân sự hóa các tiền đồn tại vùng đang tranh chấp ở Biển Đông đã phản bội cam kết năm 2015 của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là không tiến hành những hoạt động đó".

Ý kiến của Tập Cận Bình có thể trở thành một "tuyên bố đơn phương" có giá trị pháp lý ràng buộc.

Việt Nam cần đứng đầu trong việc phát động phong trào phản đối, buộc họ Tập tuân thủ lời hứa, Biển Đông phải "phi quân sự" thì các quốc gia chung quanh mới có thể tránh được áp lực gay gắt từ Trung Quốc.

Ngoài ra ta không thể loại trừ giả thuyết ý đồ của Tập Cận Bình khẳng định sự hữu dụng của việc xây dựng 7 đảo nhân tạo. Những chiếc tàu hải cảnh quấy rối Việt Nam đều có ghé qua các đảo Chữ Thập và Subi để lấy nhiên liệu.

Báo South China Morning Post hôm đầu tháng có bài viết nội dung trích dẫn ý kiến của khoa học gia Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc đã không nghiên cứu kỹ về địa chất và thời tiết khi xây dựng các đảo nhân tạo. Kiến trúc bằng bê tông ở các đảo này bị hư hỏng sau ba năm (do tia tử ngoại) và khí tài bằng kim khí bị rỉ sét (vì nước biển) sau một năm. Riêng năm 2014 Trung Quốc đã phải chi phí 300 tỉ đô la, tương đương 3% GDP cho việc bảo trì gây ra từ việc rỉ sét (tàu bè, súng đạn, máy móc…).

Nếu các con số này là "sự thật" thì chi phí bảo trì cho các đảo nhân tạo cực kỳ lớn. Các đảo thay vì là các "tiền đồn trên biển" của Trung Quốc nhằm mục đích khẳng định chủ quyền thì trở thành những "cục nợ" mà Tập Cận Bình là thủ phạm.

Việt Nam không thể loại trừ viễn cảnh Trung Quốc sẽ cho tàu bè quấy rối Việt Nam lâu dài và thường xuyên. Tập Cận Bình không chỉ muốn chứng minh cho phe chống đối thấy rằng các đảo nhân tạo hỗ trợ đắc lực cho tàu hải cảnh cản trở công tác khai thác ở lô 6.1, hay các tàu thăm dò địa chấn ở bãi trầm tích Tư Chính (như đã thấy). Mà về lâu về dài, các vị trí quân sự đóng ở các đảo này sẽ can thiệp nhanh chóng để bảo vệ (trong tương lai) các giàn khoan của Trung Quốc hoạt động trong khu vực.

Vì vậy công tác hô hào "Tập Cận Bình phải giữ lời hứa không quân sự hóa các đảo Biển Đông" còn có hiệu quả làm giảm nhịp điệu gây hấn của Trung Quốc.

Nhưng quan trọng hơn cả là làm sao để Trung Quốc tuân thủ luật lệ quốc tế. Phán quyết ngày 11/7/2016 của Tòa Trọng tài thường trực có nội dung diễn giải và hướng dẫn cách thức áp dụng luật Quốc tế về Biển 1982 cho khu vực Biển Đông. Phán quyết vì vậy "cũng là Luật".

Việt Nam thua ở Bãi Tư Chính ?

Giáo sư Long nói "Việt Nam thua ở bãi Tư Chính".

Nói vậy theo tôi là hơi sớm. Thực tế đến nay Trung Quốc chưa "hút" được lít dầu nào ở khu vực này. Điều ta cần tìm hiểu là đàng sau vụ Tư Chính có những chuyện gì xảy ra.

Nếu ta nhớ lại vụ chiếc HD981 năm 2014 hoạt động ngoài khơi đảo Lý Sơn, Trung Quốc cũng không "hút" được lít dầu nào ở khu vực này.

Vấn đề là song song với "biến cố HD981" Trung Quốc cho xây dựng 7 đảo nhân tạo.

Việc Trung Quốc quân sự hóa 7 đảo nhân tạo (vốn chiếm của Việt Nam năm 1988) đã đe dọa an ninh quốc gia Việt Nam cũng như an ninh toàn khu vực.

Nhưng đó vẫn là "nghi vấn". Điều cần thiết, theo tôi Giáo sư Long cần giải thích thêm về nội hàm "quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông", đặc biệt trong trường hợp hiện nay Việt Nam và Trung Quốc ở vùng Tư Chính. Điều này sẽ giúp cho giới học giả Việt Nam về Biển Đông thêm cơ hội nghiên cứu để đóng góp vào công cuộc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ cũng như quyền và lợi ích của Việt Nam ở hải phận EEZ và thềm lục địa của đất nước mình.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : BBC, 29/07/2019

*********************

Bãi Tư Chính – Việt Nam chưa mất đã thua

Thiên Điểu, VNTB, 29/07/2019

"Sự im lặng của người dân đã lọt vào bẫy đúng kịch bản mà Trung quốc mong muốn nhất, đồng thời chỉ ra nguy cơ "chưa đánh đã thua" của chính quyền Việt Nam ít nhất là trên khía cạnh chính trị".

tuchinh3

Việc Trung quốc đưa tàu Hải Dương địa chất 8 vào thăm dò ở bãi Tư Chính là khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam đang đặt ra nhiều khả năng nguy hiểm. bản chất của vụ việc là hành vi công khai xâm lược của Trung quốc nhưng đến nay diễn biến vẫn tiếp tục có chiều hướng gia tăng thế đối đầu cho đến khi một bên phải chấp nhận rút lui hoàn toàn. Hành vi xâm lược của Trung quốc không có gì phải bàn cãi, nhưng hành xử của phía chính quyền Việt Nam và thái độ của người dân cho thấy trong vụ việc này Việt Nam đã thua – ít nhất là trên khía cạnh chính trị.

Quay lại thời điểm 2012, khi Trung quốc đưa tàu tới bãi cạn Scarborough do Philippin chiếm giữ. Chính quyền của Philippin đã ngay lập tức có nhiều động thái phản ứng mạnh mẽ về mặt chính trị. Đỉnh điểm là việc khởi kiện Trung quốc ra Tòa án quốc tế và thằng kiện. đây là một chiến thắng pháp lý có ý nghĩa tuyệt đối về mặt chính trị trong vụ tranh chấp chủ quyền tương tự vụ bãi Tư Chính của Việt Nam hiện nay. Dù thua kiện nhưng Trung quốc vẫn đang duy trì kiểm soát khu vực bãi cạn Scarborough, phía Philippin vẫn đang phải tiếp tục đối mặt những thách thức với Trung quốc về xác lập chủ quyền trên thực tế ở Scarborough. Nói cách khác là Philippin chỉ cầm giữ Trung quốc lấn thêm sau phán quyết của Tòa án quốc tế chứ không giành lại được chủ quyền ở khu vực này. 

Nguyên nhân chính do cả yếu tố chủ quan và khách quan : Về chủ quan, chính thái độ "xoay chiều" liên tục của chính quyền do Tổng thống Durante đã khiến quốc tế dần quay lưng với vấn đề Scarborough của Philippin. Dư luận và các chính phủ từng ủng hộ Philippin khi khởi kiện Trung quốc đã không còn ủng hộ mạnh mẽ sau những phát biểu và hành động bất nhất của Durate trong quan hệ với Trung quốc sau khi thắng kiện. Đồng minh quan trọng nhất của Philippin dưới thời của Tổng thống Obama vốn đã không mấy cứng rắn trong việc đối ngoại cũng đã im lặng vì thất bại trong thỏa thuận mở lại căn cứ quân sự ở Philippin đã bị chính Tổng thống Durante đóng cửa trước đó. Tất nhiên Mỹ không dại dội nhúng tay vào xung đột khi can thiệp cho một đồng minh đang bắt tay với chính kẻ xâm lược và thọc dao vào hông mình.

Trở lại vụ việc của Việt Nam. Trở lại thời điểm năm 2014. Sau khi bao vây, lấn chiếm bãi cạn Scarborough, đầu tháng 2/2014, Trung quốc đã đưa tàu Hải dương 981 vào thăm dò trong phạm vi thềm lục địa của Việt Nam. Vụ việc cũng được truyền thông mạng xã hội phát hiện từ thông tin từ kênh nước ngoài đăng tải. Sau đó đã thổi bùng lên những cuộc biểu tình của người dân khắp Bắc-Trung-Nam. Do thiếu kinh nghiệm, lại bị cuốn theo đạo diễn của thành phần giấu mặt, cuộc biểu tình đã xuất hiện một số tình huống bạo lực. Tuy vậy, chính thái độ của người dân đã truyền tải cho cả chính quyền Việt Nam lẫn Trung quốc một thông điệp rất rõ ràng : Nếu không rút giàn khoan 981 thì xảy ra chiến tranh là không tránh khỏi ! Kết quả sau hơn 2 tháng Trung quốc đã phải rút về nước.

Lòng dân đã giúp chế độ giành lại thế thắng trong tranh chấp chủ quyền năm 2014 là không thể chối cãi. Nhưng chính quyền Việt Nam sau đó đã bị một điểm lùi nghiêm trọng trong hành xử với người dân đã xuống đường biểu tình. Nếu nói việc xét xử những người biểu tình có hành vi quá khích như đốt, đập phá tài sản là việc "nhạy cảm" nhưng cần làm trên tinh thần pháp luật là có thể chấp nhận thì việc chính quyền Việt Nam bắt giữ, đánh đập nhiều người khác, truyền thông được Tuyên giáo bật đèn để qui chụp tất cả những người tham gia biểu tình chống Trung quốc là "phản động" là "đi biểu tình được 300.000 đồng" … đã khiến người dân nhìn vào chế độ bằng con mắt vừa nghi ngờ, vừa ác cảm. Nó là nguyên nhân chính dẫn đến lần này, Trung quốc đưa tàu Hải Dương địa chất 8 vào sâu hẳn trong vùng thềm lục địa Việt Nam ở bãi Tư Chính với sự tống của tàu quân sự còn nghiêm trọng hơn cả vụ tàu HD 981 năm 2014 rất nhiều nhưng người dân chỉ biểu thị quan điểm trên mạng xã hội. Không có bất cứ lời kêu gọi biểu tình hay động thái nào khác, thậm chí có người bày tỏ rõ quan điểm "để xem nhà nước xử thế nào" (!).

Vụ Trung quốc xâm phạm chủ quyền ở bãi Tư Chính được mạng xã hội cập nhật từ các kênh quốc tế. Truyền thông nhà nước đã im lặng hoàn toàn hơn 10 ngày kể từ khi vụ việc xảy ra. Mặt khác, ngay chính trong khi Trung quốc đưa tàu xâm phạm chủ quyền Việt Nam thì đương kim Chủ tịch Quốc hội đi thăm, làm việc tại Trung quốc đã không có bất cứ động thái hay phát ngôn nào liên quan ; 15 ngày từ khi Trung quốc xâm phạm bãi Tư Chính, thông tin "tàu Haiyang Dizhi 8 đã rút về " được tung ta tuy không xác định được nguồn nhưng rõ ràng là một âm mưu truyền thông nhằm "rút lửa" những ai quan tâm trong khi thực tế tàu Hải Dương địa chất 8 vẫn đang thăm dò, Trung quốc vẫn đang tăng thêm số lượng tàu quân sự trong khu vực bãi Tư Chính. 

Một phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng – đương kim Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước – cũng được đem ra mổ xẻ khi chỉ đạo "đề phòng sự lợi dụng của các thế lực thù địch" trước khi truyền thông nhà nước được bật đèn để "kêu gọi toàn dân đoàn kết chống lại mưu đồ xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung quốc" ; các chi tiết về diễn biến cũng như hành động của quân đội Việt Nam không hề được đưa ra trong khi thông tin một phái đoàn quân sự cấp cao của Việt Nam lại lên đường sang Trung quốc "thảo luận về hợp tác trên biển Đông".. Tất cả những thông điệp ấy đã dẫn đến sự im lặng lạnh lẽo, đầy rủi ro cho bài toán chính trị liên quan.

Chưa có dấu hiệu nào cho thấy sẽ có một kết quả tốt đẹp cho Việt Nam. Nhưng chính việc im lặng của người dân đang cho thấy sự thất bại rõ ràng về mặt chính trị của chế độ. Hậu quả của nó cũng sẽ dẫn đến chính quyền Việt Nam khó tìm được sự ủng hộ của quốc tế khi muốn đấu tranh với Trung quốc bằng giải pháp ngoại giao và quan hệ quốc tế. trong trường hợp phải sử dụng biện pháp quân sự để bảo vệ chủ quyền thì cũng sẽ không có cơ sở nào để khẳng định người dân sẽ tham gia hay ủng hộ mạnh mẽ trước động thái như vậy. điều này cũng khiến cho chính quyền Việt Nam cũng khó mà "mạnh miệng" khi tìm kiếm giải pháp hòa bình với Trung quốc. điều này cũng đương nhiên tạo ra lợi thế cho Trung quốc khi "yên tâm" gia tăng các áp lực và hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam.

Sự im lặng của người dân đã lọt vào bẫy đúng kịch bản mà Trung quốc mong muốn nhất, đồng thời chỉ ra nguy cơ "chưa đánh đã thua" của chính quyền Việt Nam ít nhất là trên khía cạnh chính trị.

Thiên Điểu

Nguồn : VNTB, 29/07/2019

*******************

Sau Haiyang Dizhi 8, Trung Quốc sẽ làm gì ?

Tâm Don, VNTB, 29/07/2019

Đó là một tương lai có thể diễn ra nếu Việt Nam rụt rè và nhút nhát. Nếu tương lai đó diễn ra, Việt Nam sẽ mất 67 lô dầu khí nằm trọn trong đường lưỡi bò- đường chín đoạn do Trung Quốc ngang ngược vẽ ra. Đó sẽ là môt mất mát quá lớn, quá đau đớn và chua xót.

Việt Nam nên tiên liệu tương lai gần của bãi Tư Chính, lô 06.01 và hai lô 136-03, lô 07.03 để có các kịch bản ứng phó có hiệu quả đối với kẻ cướp biển Trung Quốc !

haiyang0

Trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ làm gì ở bãi Tư Chính, lô 06.01, lô 136.03 và lô 07.03 ? Đó là một câu hỏi cần được đặt ra.

Vào năm 2017 và năm 2018, Việt Nam đã yêu cầu Repsol ngưng triển khai dự án dầu ở hai lô 136.03 và lô 07.03, chấp nhận mất mát về kinh tế và mất mát về chủ quyền.

Trong tháng 6 và tháng 7/2019, Trung Quốc cho tàu Haiyang Dizhi 8 vào hoạt động địa chấn tại bãi Tư Chính ( Vanguard Bank) và tàu hải cảnh quấy rối tại lô 06.01 thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việt Nam đã có động thái phản ứng. Phản ứng này yếu ớt hay khá mạnh mẽ, vẫn là câu hỏi mà cộng đồng mạng chưa có câu trả lời thỏa đáng. Và đây có phải là phản ứng của một kẻ không thể chịu đựng thêm được nữa, không muốn mất mát thêm được nữa ? Rất khó có câu trả lời khi mà chính quyền Việt Nam luôn không công khai và minh bạch về tất cả các vấn đề nóng bỏng, kể cả vấn đề chủ quyền. Mọi diễn giải, mọi phân tích, mọi bình luận đều chỉ là võ đoán, suy đoán, suy diễn và thuyết âm mưu.

Trung Quốc luôn trung thành với chiến lược độc chiếm biển Đông theo cách tằm ăn dâu, theo cách mềm nắn rắn buông. Chắc chắn một điều rằng, phía Trung Quốc sẽ nghiên cứu cẩn thận các hình thức phản đối của Việt Nam trong vụ bãi Tư Chính và lô 06.01 nhằm xác định sự phản đối này nằm ở cấp độ nào : nhẹ nhàng, chiếu lệ hay mạnh mẽ, kiên quyết. Nếu Trung Quốc xác định sự phản đối của Việt Nam là mạnh mẽ và kiên quyết, Trung Quốc sẽ tạm thời để yên cho bãi Tư Chính và các lô nói trên. Nếu Trung Quốc xác định sự phản đối này nhẹ nhàng- chiếu lệ, Trung Quốc chắc chắn sẽ có những bước đi ngang ngược hơn ở lô 136.03, 07.03, bãi Tư Chính và lô 06.01 như hạ đặt giàn khoan để khoan thăm dò dầu khí ở các lô này và bãi Tư Chính, và sau đó là tiến hành triển khai các dự án khai thác dầu và khí. "Với Trung Quốc, khi yếu tố chính trị được đặt cao hơn yếu tố hiệu quả kinh tế, chỉ mất khoảng hai năm thăm dò địa chấn và minh giải tài liệu 3D hoặc 4C, Trung Quốc có thể triển khai ngay các giàn khoan khai thác dầu khí ở các lô này và bãi Tư Chính", một chuyên gia dầu khí ở Vũng Tàu nói với VNTB.

Sáng ngày 28/7, một tiến sĩ chuyên ngành địa chất dầu khí biển có 30 năm làm việc trong ngành công nghiệp khai thác dầu khí Việt Nam đề nghị dấu tên trao đổi với VNTB rằng, căn cứ vào sơ đồ đường đi của tàu Haiyang Dizhi 8 được truyền thông công bố, có thể xác định chắc chắn rằng, tàu Haiyang Dizhi đang sử dụng công nghệ 3D để thăm dò địa chấn. Vị tiến sĩ này cho biết, tàu Haiyang Dhizhi 8 phải mất ít nhất hai tháng cho việc thăm dò địa chấn ở bãi Tư Chính. Sau khi kết thúc thăm dò địa chấn, các chuyên gia của Trung Quốc phải mất từ 11 đến 12 tháng để minh giải tài liệu địa chấn thu được dù được trợ giúp từ những phần mềm chuyên dụng. Minh giải tài liệu địa chấn nhằm xác định các cấu trúc có khả năng chứa dầu, không có khả năng xác định trữ lượng dầu và khí. Sau khi xác định được các cấu trúc có khả năng chứa dầu mới triển khai khoan thăm dò nhằm xác định chính xác trữ lượng dầu và khí để đưa ra quyết định có khai thác thương mại hay không.

Vị tiến sĩ này cũng cho biết, rất khó để khẳng định dữ liệu địa chấn thu được của tàu Haiyang Dizhi 8 có chính xác hay không, vì rằng hoạt động của tàu này có thể bị nhiễu hoặc bị gây nhiễu. Nếu bị nhiễu hoặc bị gây nhiễu, dữ liệu mà Haiyang Dizhi 8 thu được hoàn toàn không khả tín, và sự minh giải sẽ đi vào bế tắc.

Vị tiến sĩ này nhận định rằng, trong vụ tàu Haiyang Dizhi 8, ý chí chính trị của Trung Quốc bao trùm lên tất cả, bất chấp việc không có kết quả chính xác. Ông cho biết : Chúng tôi là những người hiểu sâu về địa chất dầu khí biển, chúng tôi biết đâu là thực, đâu là hư. Vụ giàn khoan Haiyang 981 hạ đặt trong vùng biển Việt Nam vào năm 2014 không phải để khoan thăm dò mà chỉ đơn thuần là thực hiện một ý chí chính trị. Này nhé, Haiyang 981 hạ đặt tại vùng biển Việt Nam vào ngày 01/05/2014 và được kéo đi vào ngày 16/07/2014. Khoảng thời gian hạ đặt chỉ 75 ngày cho biết Haiyang 981 không khoan gì cả. Vì sao ? Vì việc mở một giếng khoan và gia cố giếng khoan đã mất 30 ngày. Để khoan một mũi khoan dầu khí biển, với công nghệ khoan tiên tiến nhất hiện nay cũng mất 70 ngày. Sau khi hoàn thành khoan phải mất thêm 15 ngày cho việc trám giếng khoan. Tổng cộng là 115 ngày. Haiyang 981 chỉ có 75 ngày hạ đặt, đó không phải khoan thăm dò, đó là một hành động biểu hiện ý chí chính trị.

Vị tiến sĩ địa chất dầu khí biển nhận định rằng, từ việc hạ đặt giàn khoan Haiyang 981 vào năm 2014 và vụ tàu Haiyang Dizhi 8 vào thời điểm này, có thể khẳng định rằng, hoạt động dầu khí của Trung Quốc chỉ đơn thuần là một hoạt động chính trị nhằm mục đích chủ quyền. Rất có thể, trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ tiến hành khoan thăm dò dầu khí tại bãi Tư Chính, hoạt động địa chấn tại các lô 136.03, lô 07.03 và lô 06.01. Tiếp theo, Trung Quốc sẽ hạ đặt giàn khoan khai thác cố định tại bãi Tư Chính, và tiến hành khoan thăm dò tại các lô 136.03, lô 07.03 và lô 06.01. Nếu Việt Nam không mạnh mẽ và quyết liệt, Việt Nam sẽ mất mát quá nhiều.

Đó là một tương lai có thể diễn ra nếu Việt Nam rụt rè và nhút nhát. Nếu tương lai đó diễn ra, Việt Nam sẽ mất 67 lô dầu khí nằm trọn trong đường lưỡi bò - đường chín đoạn do Trung Quốc ngang ngược vẽ ra. Đó sẽ là môt mất mát quá lớn, quá đau đớn và chua xót.

Việt Nam nên tiên liệu tương lai gần của bãi Tư Chính, lô 06.01 và hai lô 136-03, lô 07.03 để có các kịch bản ứng phó có hiệu quả đối với kẻ cướp biển Trung Quốc ! 

Tâm Don

Nguồn : VNTB, 29/07/2019

 

Published in Diễn đàn

"Có nên xóa bỏ thành phần kinh tế nhà nước hay không ? Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không ? Có cần phải sửa đổi điều lệ của Đảng cộng sản Việt Nam hay không ?".

thongdiep1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bình thản trở lại chính trường với một phong thái điềm nhiên như không có bất cứ vấn đề gì nghiêm trọng đã xảy ra với ông.

Sau sự cố ngã bệnh trong chuyến công tác tại Kiên Giang gây nhiều đồn đoán, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bình thản trở lại chính trường với một phong thái điềm nhiên như không có bất cứ vấn đề gì nghiêm trọng đã xảy ra với ông.

Sự trở lại của ông Nguyễn Phú Trọng đã được các quân thần thiết kế hoặc cũng có thể là từ sự chỉ đạo trực tiếp của ông một cách tỉ mỉ, cẩn thận. Giữa lúc vấn đề sức khỏe của ông đang trở thành tâm điểm nóng của dư luận, một động thái bất ngờ từ một kỷ luật, bắt giữ quan chức đậm nét "đốt lò", gây rúng động cả truyền thông lẫn chính trường Việt Nam là kỷ luật và khởi tố một loạt quan chức cao cấp, trong đó cộm cán nhất là một cựu Phó Thủ tướng. Có thể nói đó là thông điệp rất hữu hiệu, rõ ràng về vai trò và vị trí của ông vẫn tồn tại cho dù tình trạng sức khỏe cá nhân ra sao.

Một thông điệp khác mạnh mẽ hơn, đáng chú ý hơn nữa là ngay khi chính thức xuất hiện trở lại trên truyền thông. Tại Hội nghị Trung ương đảng lần thứ 10 (18/5/2019), ông Nguyễn Phú Trọng đưa ra một loạt vấn đề liên quan đến kinh tế, chính trị mang tính cốt tử của thể chế. 

Tại Hội nghị Trung ương 10, ông Nguyễn Phú Trọng đưa ra 3 câu hỏi lớn :

1. Có nên ‘xóa bỏ’ thành phần kinh tế nhà nước hay không ? 

2. Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không ?

3. Có cần phải sửa đổi điều lệ của Đảng cộng sản Việt Nam hay không ?

Dư luận đang tỏ ra hoài nghi, bàn tán khá nhiều về ý đồ thật sự của ông Trong khi đưa ra 3 câu hỏi như trên, Tuy nhiên trước đây, vào ngày 12 tháng 1 năm 2015, cũng tại Hội nghị 10, Khóa 11, trong bài phát biểu kết thúc kỳ họp, Cũng chính ông Nguyễn Phú Trọng đã từng nhấn mạnh : "Phải nắm vững và khẳng định : Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta...". Qui chiếu với phát biểu lần này thì rõ ràng nội dung là mâu thuẫn hoàn toàn với phát biểu của chính ông cách đây hơn 4 năm. Câu hỏi đã đặt ra, nhưng rõ ràng khó có ai dám trả lời nếu không đoán định được ý đồ thật sự của đương kim Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước.

Trên góc độ suy luận để dự đoán, nếu như việc lờ tịt đi chi tiết về tình trạng sức khỏe của ông là nằm trong kế sách "giả chết bắt quạ" mà vụ khởi tố các quan chức nói trên là một chỉ dấu thì rất có thể 3 câu hỏi của ông tiếp tục là cái bẫy để các quan chức mà ông cho rằng thuộc thành phần "suy thoái, tự diễn biến"... sẽ lộ mặt. Từ đó sẽ giúp ông nhận diện diện để biến thành phần này thành "củi" cho kế hoạch thanh trừng làm "trong sạch đảng" mà ông đang tiến hành. Cũng trên góc độ này thì 3 câu hỏi ông Trọng đưa ra cũng có thể là một cách để đo lường uy lực của ông hiện tại trong nội bộ chế độ mà ông đang nắm giữ vị trí tối cao.

Trên góc độ tích cực hơn với những người có ý tưởng lạc quan, kỳ vọng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ là người lãnh đạo thực tâm đưa đất nước tiến lên thì những câu hỏi mà ông đặt ra lại chính là những đáp án chính xác nhất cho xã hội Việt Nam ngày nay. Chính xác và vô cùng đơn giản khi chỉ cần thay đổi câu hỏi thành câu khẳng định. Điều này thì không cần phải bàn cãi. 

Vậy thông điệp của ông Nguyễn Phú Trọng là đơn giản, thực tâm hay là một ẩn ý sâu xa, phức tạp ? Có lẽ sẽ chỉ có chính ông Nguyễn Phú Trọng mới xác quyết được. Riêng ý nghĩa khẳng định quyền uy thì nhìn trên khía cạnh nào cũng luôn dễ dàng nhận ra.

Sự trở lại đầy uy lực khi chiến dịch "đốt lò" rõ ràng đang nóng hơn, lan rộng hơn. Với thông điệp mới, rất có thể chính trường Việt Nam sẽ đi vào giai đoạn ngã ngũ nhanh hơn dù cho được thực hiện theo hướng nào.

Thiên Điểu

Nguồn : VNTB, 22/05/2019

Published in Diễn đàn

Chấm dứt "dấu ấn Nguyễn Tấn Dũng" : cuộc chiến chống tham nhũng tiến vào "Vùng tử địa"

Sáu tháng cuối năm 2018, chính trường Việt Nam chao đảo với hàng loạt sự kiện liên quan các vụ án nhắm vào giới quan chức nắm giữ các ảnh hưởng quyền lực lẫn đầu dây mối nhợ của các nhóm lợi ích hàng đầu Việt Nam. Có thể là ngẫu nhiên, cũng có thể là một kịch bản "hợp lý" khi ông Trần Đại Quang đột ngột từ trần đã tạo một bước ngoặt cho việc thống nhất quyền lực về tay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

ntd1

Nguyễn Tấn Dũng thời còn đầy quyền lực, Lê Thanh Hải (phía sau, trái) không thể thoát khi mà chỗ dựa quyền lực lẫn dòng chảy kinh tài liên quan "gia tộc Lê Thanh Hải" đã bị đốn hạ - Ảnh AFP

Ngay sau khi kiêm chức Chủ tịch nước, 2 trong số 6 cựu tướng lĩnh cấp tổng cục và Tổng cục của Bộ công an bị bắt trước đó do liên quan vụ án tổ chức đánh bạc là Phan Văn Vĩnh và một Nguyễn Thanh Hóa ra tòa. Một động thái trước đám tang Trần Đại Quang, thái độ lừng khừng và nhiều thông tin manh nha cho thấy khả năng vụ án sẽ chuyển sang : xử lý nội bộ". Đây cũng là 2 trong số 4 tướng được ông Nguyễn Tấn Dũng thăng cấp và bổ nhiệm cùng lúc trước khi rời ghế Thủ tướng không lâu. Dư luận vẫn âm ỉ đồn đoán mục tiêu cuối cùng của công cuộc chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng chỉ thành công và chỉ kết thúc khi đạt đến đích là chính Nguyễn Tấn Dũng. Nhân vật quyền lực bất ngờ ngã ngựa vào phút cuối năm 2016, để lại câu nói để đời là khuyên các quan chức ở lại hãy "là người tử tế".

Trên mặt trận kinh tế, việc bắt ông trùm ngân hàng Trần Bắc Hà được xem như cú đốn hiểm và ngoạn mục nhất từ khi phát động cuộc chiến chống tham nhũng. Những người quan tâm tới hiện tình chính trị Việt Nam thì ai cũng biết tầm vóc của Trần Bắc Hà lớn đến mức nào. Có thể nói rằng : Nếu gom hết tất cả các vụ đại án kinh tế đình đám trong khoảng 10 năm trở lại đây cộng lại thì may ra cũng chỉ bằng 1/3 qui mô ảnh hường kinh tế của Trần Bắc Hà. Một nhân vật được xếp vị trí "chỉ dưới một người" là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc đương chức.

Song song với đó, dư âm vụ án quan chức Bộ công an bảo kê đánh bạc vừa tạm lắng thì vụ qui hoạch Thủ Thiêm đột ngột bùng lên dẫn đến lệnh bắt, tạm giam hai cựu Phó chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh là Nguyễn Hữu Tín và Nguyễn Thành Tài. Tiếp tục, ngày 14/12/2018, Bộ công an ra thông báo khởi tố vụ án và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với hai tướng công an là Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành. Đây chính là 2 trong số 4 tướng được nói ở trên. Như vậy : Việc khởi tố đối với Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành, tuy liên quan các vụ án khác nhau nhưng chỉ rõ một sự thật là các vị trí quyền lực nhất mà ông Dũng để lại trong Bộ công an đã bị đánh bại hoàn toàn. Các ảnh hưởng còn lại của ông Dũng trong Bộ công an nếu có cũng không còn đáng kể.

Việc khởi tố đối với các cựu quan chức Thành phố Hồ Chí Minh được dư luận đồn đoán là nhằm vào cựu Bí thư thành phố Lê Thanh Hải, hỗn danh là "Hải Japan, Hải heo"... Tuy nhiên, nếu chỉ nói đích đến là Lê Thanh Hải thì chỉ là xét đoán trên dấu hiệu bề nổi. Vì sớm hay muộn, chắc chắn Lê Thanh Hải không thể thoát khi mà chỗ dựa quyền lực lẫn dòng chảy kinh tài liên quan "gia tộc Lê Thanh Hải" đã bị đốn hạ.

Ẩn phía sau cái tên Lê Thanh Hải là câu chuyện khác hơn nhiều mà điểm bắt đầu phải kể đến là liên minh đứng sau để Lê Thanh Hải dám chống lại cả lệnh điều động của Trung ương, không chịu ra Hà Nội để bàn giao ghế Bí thư thành phố cho Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng (sau lên Chủ tịch quốc hội) cách đây gần 20 năm. Thế lực liên minh này phải đủ mạnh để khiến ngay cả bóng dáng Nguyễn Tấn Dũng lúc đương quyền cũng không đủ để Lê Thanh Hải phải quá e dè khi vẫn ung dung tự tại khiến Ngân hàng Bản Việt của Nguyễn Thanh Phượng – con gái ông Dũng chịu thất bại ngay ở Thành phố Hồ Chí Minh vào những năm 2007-2009. Đây cũng chính là một phần nguyên nhân tạo nên tên tuổi Trần Bắc Hà, từ một Giám đốc chi nhánh của Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV) tỉnh Bình Định, nhảy lên Chủ tịch BIDV, bất ngờ và nhanh chóng vươn tới vị trí mà dư luận còn có đánh giá khác là có thể "phớt lờ cả Ngân hàng nhà nước" (!)

Hướng tiến công của mặt trận mới đã hé lộ khi một nhân vật liên quan đường dây đưa Trịnh Xuân Thanh ra nước ngoài đã bị bắt và cả các đường dây mối nhợ liên quan Vũ "nhôm" sắp đưa ra xét xử sẽ lộ rõ, bất chấp mọi suy đoán và cái thế hừng hực đang có vẻ dồn vào hai cái tên Lê Thanh Hải và Nguyễn Tấn Dũng. Rất nhiều khả năng hướng tiến công không nhằm vào 2 ngọn cờ đã trong tình thế chơ vơ không có cả chân lẫn người bảo vệ. Hướng tấn công này khó khăn và nguy hiểm hơn cả cuộc chiến vừa qua ở Bộ công an.

Năm 2018 có thể sẽ kết thúc bằng lệnh bắt 2 thứ trưởng công an vừa bị khởi tố, nhưng năm 2019 ngọn lửa dữ dội sẽ không chỉ cháy trong "lò chống tham nhũng" mà cả bên ngoài lò, nơi cuộc chiến mặt trận mới đụng tới các chân tay của nhóm quyền lực bao trùm lên nền chính trị Việt Nam qua nhiều thế hệ chứ không đơn giản ở một số cá nhân mang tính biểu tượng. Chưa phải mặt trận cuối cùng, nhưng đây mới chính là mặt trận cam go, mang tính sinh tử lớn nhất mà Đảng cộng sản Việt Nam dưới tay ông Nguyễn Phú Trọng phải chiến thắng hoặc thất bại hoàn toàn.

Thiên Điểu

Người VNTB, 17/12/2018

Published in Diễn đàn

"Quyết định cho phép thanh toán đồng nhân dân tệ của Trung Quốc về thực chất sẽ đưa đến kết quả đồng nhân dân tệ trở thành công cụ tài chính chính thức, thay thế đồng tiền Việt Nam hiện nay. Điều này không có gì là khó hiểu và sẽ xảy ra sớm hơn rất nhiều dự đoán của bất cứ chuyên gia về tài chính nào khi mà Việt Nam đang trong tình thế áp lực trả nợ quốc tế – trong các khoản nợ đó thì Trung Quốc lại là quốc gia chiếm tỷ lệ rất lớn"...

nhandante0

Quyết định cho phép thanh toán đồng nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ thay thế đồng tiền Việt Nam hiện nay

Sau sự kiện Trần Đại Quang qua đời, động thái "nhất thể hóa" ở thượng tầng cụ thể là việc Tổng bí thư "được đề cử kiêm Chủ tịch nước" đã chỉ ra xu thế giành lại vị trí quyền lực tối cao vào tay phe đảng đã hoàn tất. Sẽ không có có gì để bàn cãi nếu xét vấn đề thuần túy trên khía cạnh ổn định bộ máy chính trị của chế độ trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, ngay sau đó là một chuỗi các sự kiện mang tính thông điệp liên tiếp xuất hiện, trong đó 2 sự kiện đang làm nóng dư luận mà rõ ràng bộ máy chính quyền đã âm thầm chuẩn bị từ trước bất ngờ được bạch hóa là Nghị định thi hành luật an ninh mạng và chính thức cho phép thanh toán đồng nhân dân tệ của Trung Quốc tại 7 tỉnh phía bắc.

Có lẽ không cần bàn sâu về tính pháp lý của các chính sách này vì nó cũng như bao nhiêu các quyết sách khác của chế độ Việt Nam hiện nay vốn luôn không tuân thủ các nguyên tắc luật pháp mà chính chế độ đề ra. Nói ngắn gọn và dễ hiểu nhất là cả 3 sự kiện đình đám trên thực tế đều vi hiến.

Trong việc Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước, tuy nó là xu thế tất yếu đối với cục diện chính trị nhưng rõ ràng bộc lộ ý đồ thống lĩnh quyền lực một cách hết sức nóng vội. Theo Hiến pháp hiện hành thì Tổng bí thư không thể kiêm Chủ tịch nước và vị trí Chủ tịch nước phải thông qua một quá trình bầu bán rộng rãi hơn, rõ ràng hơn. Nghĩa là nếu Đảng Cộng sản Việt Nam muốn như vậy thì phải sửa Hiến pháp trước khi thực hiện, tương tự như Tập Cận Bình ở Trung Quốc hay Putin ở Nga, đều phải đi qua một bước là sửa đổi hiến pháp trước khi thâu tóm quyền lực.

Tại sao ở Việt Nam lại không cần ? Câu trả lời hợp lý duy nhất là phe đảng đã có một niềm tin về một thứ quyền lực chống lưng đủ mạnh để bất chấp hướng bất ổn có thể xảy ra trong nội bộ đất nước, kể cả khả năng vấp phải sự phản đối ở trong và ngoài bộ máy nhà nước. Mặt khác, phía sau hẳn có những yếu tố bắt buộc nào đó đã khiến Trung ương đảng cộng sản không thể dành thời gian cho giai đoạn chuyển tiếp dù rất ngắn để thực hiện công việc chiếu lệ là sửa đổi hiến pháp – điều mà Đảng cộng sản Việt Nam hoàn toàn có thề làm dễ dàng chỉ trong vài ba tháng.

Về Nghị định thi hành luật an ninh mạng, – một văn bản dưới luật lẽ ra phải là Hướng dẫn thi hành – ngay khi nó được công bố thì cư dân mạng đã chỉ ra điểm bất thường : Nghị định được soạn thảo và công bố thời gian biểu quyết (lấy ý kiến) tại quốc hội trước khi thông qua luật an ninh mạng, chưa thể xác định qui trình biểu quyết, lấy ý kiến Nghị định trước luật là đúng hay sai. Nhưng điều đáng nói là ở chỗ : Bản thân Luật an ninh mạng vốn đã bộc lộ tham vọng kiềm chế xã hội, xâm phạm nhiều quyền của công dân trong hiến pháp nhưng Nghị định lại còn mở rộng hơn, sử dụng nhiều chi tiết theo hướng gia tăng quyền lực hành pháp cho ngành công an, bao trùm lên mọi lĩnh vực, tầng lớp và mọi ngõ ngách của xã hội. Theo nhiều ý kiến trên mạng thì Nghị định này cho phép Bộ công an "nắm đầu" bất cứ ai, kể cả quan chức và phớt lờ vai trò của các bộ khác trong các vấn đề liên quan đã được luật hóa. Nó không chỉ chúng minh chủ ý tập trung quyền lực vào tay Bộ công an mà còn chỉ ra ý đồ tổ chức Bộ công an thành công cụ siêu quyền lực để cai trị toàn xã hội.

Thông tin ngày 12/10/2018, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc được phép lưu hành, thanh toán ở 7 tỉnh phía bắc đã lý giải khá nhiều nghi vấn. Cũng không cần đi sâu về việc tại sao một quyết định như vậy lại im ắng trên truyền thông cho đến tận ngày có hiệu lực thực hiện. Điểm then chốt của nó là : Đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền lưu hành chính thức trên thị trường Việt Nam ! Con số "7 tỉnh" nghe qua thì người ta dễ ngộ nhận khi nghĩ nó chỉ là một khu vực, một phần lãnh thổ.. nhưng đồng tiền cũng như dòng máu, dòng nước.. khi ở trong cơ thể nó sẽ chạy đến từng tế bào cần nó để sống. "Thanh toán ở 7 tỉnh" vì vậy thực chất chỉ là cái bình phong đánh lừa người dân, che đi sự vi hiến của quyết định này – Theo hiến pháp thì tiền đồng Việt Nam là loại tiền tệ duy nhất được phép lưu hành. Trong quyết định này, việc không sửa hiến pháp thực chất là một chiêu trò cố ý để lấp liếm bằng lý luận kiểu ngộ nhận hạn chế từ con số 7 tỉnh thành nói trên.

Thực ra việc sử dụng đồng nhân dân tệ ở các tỉnh giáp biên với Trung Quốc đã có từ lâu nhưng chỉ giới hạn ở hoạt động biên mậu với Trung Quốc và mức độ ảnh hưởng của đồng nhân dân tệ lên tiền đồng Việt Nam bị hạn chế khá nhiều. Với văn bản "cho phép thanh toán đồng nhân dân tệ tại 7 tỉnh thành", thực tế bất cứ ở đâu cũng có thể lưu giữ đồng nhân dân tệ, thực hiện các giao dịch cho bất cứ lĩnh vực nào chỉ cần một điều kiện duy nhất là thực hiện "thanh toán" tại 7 tỉnh thành kia là được. Nói cách khác : Thực chất quyết định cho phép thanh toán đồng nhân dân tệ của Trung Quốc thực chất sẽ đưa đến kết quả đồng nhân dân tệ trở thành công cụ tài chính chính thức, thay thế đồng tiền Việt Nam hiện nay. Điều này không có gì là khó hiểu và sẽ xảy ra sớm hơn rất nhiều dự đoán của bất cứ chuyên gia về tài chính nào khi mà Việt Nam đang trong tình thế áp lực trả nợ quốc tế – trong các khoản nợ đó thì Trung Quốc lại là quốc gia chiếm tỷ lệ rất lớn – và tỷ trọng thương mại qua xuất nhập khẩu với Trung Quốc luôn áp đảo và ngày càng gia tăng khoảng cách thì đồng nhân dân tệ bóp chết tiền đồng Việt Nam hết sức dễ dàng. Chính trị Việt Nam phía sau sự thật đó là gì chắc không cần phải lý giải thêm.

Những ngờ vực về hiệp ước Thành Đô sau việc công nhận đồng nhân dân tệ và các đặc khu dù chưa được luật hóa nhưng vẫn đang tiến hành đầu tư mạnh mẽ đến bất thường.. đã khiến các nghi ngờ không còn là ẩn số. Chắc chắn ngay đầu năm 2019 sắp tới, dòng vốn đầu tư từ nước ngoài (trừ Trung Quốc) vào Việt Nam sẽ nhanh chóng giảm dần và kết thúc, làn sóng thoái vốn của các nhà đầu tư ở các quốc gia sử dụng đồng dollar hay ngoại tệ khác sẽ tăng mạnh. Các nhà đầu tư chứng khoán đã thoái vốn qua đợt khủng khoảng vừa qua sẽ không dại dột đưa vốn trở lại chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang ngày càng gay gắt hơn bởi rủi do từ đồng nhân dân tệ.

Một viễn cảnh xáo trộn và hố sâu chôn vùi sự tồn vong của Việt Nam đã hiện hữu rõ ràng hơn bao giờ hết.

Thiên Điểu

Nguồn : VNTB, 18/10/2018

Published in Diễn đàn

Nắm lại quyền lực và tạm thời giữ được thế ổn định chính trị ở vị trí kiểm soát quyền lực nhà nước.

Đám tang chủ tịch nước Trần Đại Quang

"Cục diện chính trị Việt Nam những tháng cuối năm 2018 đã xuất hiện những tín hiệu đột phá mang tính đỉnh điểm điển hình. Báo hiệu cơn lốc xoáy dữ dội nhằm vào nền tảng của chế độ nhà nước cộng sản ở thượng tầng, đỉnh cao nhất của quyền lực".

Những đồn đoán và tranh cãi xung quanh cái chết bất ngờ nhưng thực ra hoàn toàn không bất ngờ của đương kim chủ tịch nước Trần Đại Quang đang có chiều hướng suy diễn mang tính võ đoán. Có khá nhiều bài viết cho rằng ông Quang bị đầu độc, là kẻ thất bại trong cuộc chiến củng cố quyền lực phe nhóm do ông Nguyễn Phú Trọng đang phất cờ dẫn đầu. Tuy nhiên, ở góc độ chính trị thì đó chỉ là những tiểu tiết trong bối cảnh cục diện chính trị Việt Nam đang tiến dần đến những xung đột mang tính sinh tử.

Nói cái chết của ông Quang bất ngờ là bởi chỉ mới hai ngày trước đó, ông Quang vẫn xuất hiện trên truyền thông qua sự kiện gửi thư cho thiếu nhi nhân dịp tết Trung thu. Nói không bất ngờ vì đã gần hai năm qua, trên cương vị Chủ tịch nước ông Quang đã liên tục phải nghỉ đi chữa bệnh. Thậm chí có những khoảng thời gian "biến mất" lặng lẽ mà đâu đó đã dấy lên những ý kiến đặt vấn đề soi thẳng vào vị trí Chủ tịch nước của ông vì lý do sức khỏe. Sau Hồ Chí Minh, ông Quang là lãnh đạo thứ 2 trong lịch sử chế độ hiện nay chết khi đang tại vị và là người chết trẻ nhất trong bộ tứ chóp bu quyền lực của thể chế.

cuocchoi1

Bộ trưởng công an Đại tướng Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2016 - Ảnh minh họa

Nhìn trên góc độ chính trị nó càng không bất ngờ khi năm 2016, thời điểm mà ông Quang liên minh với ông Trọng để loại cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khỏi ngai vàng quyền lực với bài toán "nửa nhiệm kỳ" ở vị trí Tổng bí thư.

Diễn biến chính trị sau 2016 là chuỗi những biến động mang tính sinh tử đối với chính ông Quang chứ không phải là ai khác. Những vụ án như Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, Vũ nhôm, trảm tướng công an… tốn khá nhiều giấy mực và rung động truyền thông thực ra không tách rời các yếu tử của ông Quang. Bởi chính ông là nhân vật nắm giữ quyền lực ở vị trí số 2 sau ông Nguyễn Tấn Dũng khi ông Dũng còn giữ chức Thủ tướng.

Bài toán mở "nhất thể hóa" với dữ liệu "nửa nhiệm kỳ, quá tuổi" từ nhân tố Nguyễn Phú Trọng là lý do để ông Quang quyết định bắt tay vào cuộc đua giấc mộng quyền lực mới. Tuy nhiên, ông Trọng đã nhanh chóng chỉ ra lối rẽ dẫn tới đáp án khác cho kết cục chính trị của ông Quang từ việc ông Trọng nhảy sang nắm giữ vai trò kiêm Bí thư Đảng ủy Bộ công an khi cái ghế Bộ trưởng Bộ công an đổi chủ. Những vụ án đình đám trong 2 năm qua cũng là những dữ liệu quá rõ chỉ ra cuộc chơi quyền lực đã nằm trọn trong tay ông Trọng và bộ cánh của mình.

Người ta ít thấy sự nổi bật của ông Quang trong thời hoàng kim của Thủ tướng Dũng vì khi đó, cả bộ máy chính trị do ông Dũng dẫn đầu đều lao vào kinh tế. Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng, Vũ nhôm, Út trọc hay các tướng công an bị trảm và cả Nguyễn Thanh Hải đang ngấp nghé cửa lò "chống tham nhũng" đều ít nhiểu liên quan hoặc ít nhất là được hậu thuẫn bởi quan hệ cánh hẩu của bộ đôi Dũng – Quang khi đang chi phối gần như toàn bộ quyền lực của chế độ.

cuocchoi2

Nguyễn Phú Trọng : ‘Người đốt lò vĩ đại’ - Phong trào tôn sùng cá nhân bắt đầu !

Nói cách khác : Số phận của ông Quang cũng không khác gì ông Dũng khi bởi sai lầm đã đặt cược sinh mạng của mình vào lời hứa – thứ không bao giờ có gì đảm bảo trong chính trị. Cái chết của ông Quang, dù vì lý do nào thì cũng là kết cục đương nhiên cần thiết về mặt chính trị khi đáp án của bài toán mở đã lộ rõ chỉ có 1 trong 2 kết quả : Hoặc là ông Nguyễn Phú Trọng "nhất thể hóa" hoặc là không nhất thể hóa nhưng ông Trọng dẫn dắt tất cả.

Cuộc đấu đá quyền lực xung quanh ngọn cờ "chống tham nhũng" của ông Trọng về đối nội đem lại cho phe Đảng một số thành quả nhất định : Nắm lại quyền lực và tạm thời giữ được thế ổn định chính trị ở vị trí kiểm soát quyền lực nhà nước. Nhưng yếu huyệt sinh tử của chế độ không hề được cải thiện mà trái lại càng trầm trọng hơn khi sự yếu kém trong hệ thống nhân sự đã bộc lộ năng lực tệ hại nhất kể từ khi chế độ cộng sản giành được quyền lực tới nay. Có thể nói : Những chính sách, đặc biệt là những phát ngôn của các quan chức chóp bu trong bộ máy lãnh đạo cấp cao trong 2 năm qua đã khiến sự khinh thường và chán ghét của người dân đạt đến bão hòa.

cuocchoi3

hủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại UN. Ảnh : Vietnamnet

Về đối ngoại, hình ảnh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đọc diễn văn tại diễn đàn Liên hiệp quốc cùng bức ảnh một cán bộ trong phái đoàn Việt Nam nằm ngủ ngon lành đang gây bão trên mạng mấy ngày qua là minh chứng rõ nét vị trí lẫn uy tín của Việt Nam trước quốc tế. Đa số dư luận tập trung châm biếm, phản biện lại việc truyền thông nhà nước công kích ông Trum "đơn độc" giữa hội trường kín đặc dự khán của các nước trên thế giới, trái ngược với hình ảnh ông Phúc độc thoại với khán phòng gần như trống rỗng (!)

Sự thật phía sau đó chính là kết quả đối ngoại mà bộ máy quyền lực "có lý luận" của ông Trọng đã tạo ra chỉ trong 2 năm vừa qua. Trong đó, vụ án Trịnh Xuân Thanh là lý do chính khiến khán phòng Liên hiệp quốc trống vắng hoàn toàn các đoàn Châu Âu và nhiều nước khác không chấp nhận hành động coi thường luật pháp của nước khác phản ứng qua vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức. Thái độ ngày càng lệ thuộc và ngả về hướng Trung Quốc là yếu tố thứ 2 khiến nhiều nước – liên quan khối liên minh với Mỹ - cũng vắng mặt khi ông Phúc đăng đàn vì bất đồng bởi yếu tố luật pháp quốc tế và lợi ích liên quan Biển Đông. Hình ảnh này không chỉ là bẽ bàng, nó là tối hậu thư, là câu trả lời dứt khoát cho việc lựa chọn khuynh hướng chính trị của chế độ cộng sản ở Việt Nam.

Qua 73 lần tổ chức diễn đàn toàn cầu, đây là lần đầu tiên trong lịch sử đại diện chính quyền Mỹ đã có bài phát biểu công khai chỉ mặt điểm tên đến cả từng cá nhân lãnh đạo các chế độ "phải xóa bỏ", trong đó chế độ cộng sản bị coi là "thất bại, tàn ác, tệ hại, vô nhân đạo...". Việt Nam tuy không nằm trong danh sách bị điểm danh của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng thông điệp tuyên chiến với Trung Quốc và các chế độ cộng sản – trong đó có Việt Nam – là rất rõ ràng. Khán phòng trống hay không thì vị thế, uy tín của Việt Nam ra sao trước quốc tế đã quá rõ.

Sau cái chết của ông Quang, sự xuất hiện vai trò "quyền Chủ tịch nước" của bà Đặng Thị Ngọc Thịnh - nhân vật không nằm trong Bộ chính trị - thực chất là động thái tung ra dữ liệu ảo cho một bài toán mở mới nhằm có thời gian chọn giải pháp và nhân tố phù hợp cho quyết định hướng cải tổ chính trị trong chính trường Việt Nam của chế độ. Dữ liệu mở kiểu lập lờ này sẽ tiếp tục tạo ra một cuộc đua quyền lực ở cấu trúc nhận sự cấp 2, đồng thời giúp các khái niệm "dân chủ, đoàn kết, ổn định…" tiếp tục có lý do để biện minh cho các bước đi tiếp theo.

Những bước đi chưa bắt đầu nhưng bóng dáng Trung Quốc đã phủ bóng qua chuyến "viếng tang" của Lật Chiến Thư – Nhân vật số 2 trong bộ máy quyền lực của Trung Quốc đương nhiệm.

Mức độ và diễn biến cụ thể ra sao có nhiều kịch bản, nhưng điều chắc chắn rằng : Qua những sự kiện trên, cuộc chiến đi đến nút thắt sinh tồn của chế độ và vận mạng của đất nước Việt Nam dưới chế độ hiện nay sẽ bùng nổ trong thời gian rất gần đang tới.

Thiên Điểu

Nguồn : VNTB, 01/10/2018

Published in Diễn đàn

Lệnh áp thuế mới của Chính phủ Mỹ đối với hàng hóa của Trung Quốc đã chính thức có hiệu lực. Cách đây hơn một tháng, ngay từ khi Nhà Trắng ra thông báo sẽ áp thuế trị giá tương đương khoảng 59 tỷ USD lên hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Thị trường thế giới đã lập tức có phản ứng tiêu cực trên hầu hết các quốc gia toàn cầu. Làn sóng thoái vốn không chỉ ở Trung Quốc mà cả các nước trong khu vực châu Á cũng bị ảnh hưởng, trong đó thị trường tài chính Việt Nam là chịu hậu quả nặng nề nhất, chỉ sau Trung Quốc. 

macket1

Chứng khoán Trung Quốc đỏ sàn trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Hậu quả mà Việt Nam gánh chịu là tất yếu, có nguồn gốc sâu xa cơ bản là do chính sách mở cửa quá rộng, lệ thuộc quá sâu về kinh tế lẫn chính trị với Trung Quốc. Chính sách sai lầm của chính quyền Hà Nội đã biến Việt Nam trở thành tội đồ khi rất nhiều sản phẩm của Trung Quốc đã đi qua Việt Nam, tràn sang thị trường khu vực và quốc tế. Trong đó thép Trung Quốc gắn mác Việt Nam xuất vào Mỹ là mặt hàng mang tính quyết định cho chính sách áp thuế trừng phạt mà Mỹ đưa ra được thực thi.

Để phát hiện ra điều này, chính quyền Mỹ đương nhiên không quá khó khăn khi trong suốt một thời gian dài, thép phôi Trung Quốc lũ lượt đi qua Lào Cai ; Cao Bằng ; Lạng Sơn ; Quảng Ninh… để lột xác thành thép "Made in Vietnam". Nhưng chỉ đến khi lòng tham không đáy khiến các con buôn trong liên doanh ma qủy Việt-Trung đã chủ quan, để sót cả cái mác "Made in Chine" trong lô hàng xuất đi thì chính quyền Mỹ mới đủ cơ sở tuyên bố thép xuất khẩu Việt Nam đều là thép Trung Quốc. Chỉ thị của Tổng thống Donal Trump nhanh chóng được lưỡng viện đồng thuận vì nó vốn đã được đặt ra từ lâu, dĩ nhiên là nó được kèm theo một loạt các sản phẩm khác. 

Lẽ ra, thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thật bị vạ lây. Nhưng việc chính quyền Hà Nội cùng lúc ban hành một loạt các dự luật đi ngược tiêu chuẩn và xu hướng của quốc tế. Trong đó, Luật an ninh mạng bị phản đối, chỉ trích gay gắt về mặt nhân quyền, Dự luật đặc khu bồi thêm mối nghi ngờ về trình độ lẫn xu hướng công khai ngả về phía Trung Quốc, tạo ra mối lo bất ổn chính trị mà các cuộc biểu tình của dân chúng bùng phát đã khiến cho chứng khoán Việt Nam lao dốc không gì cản nổi. Khối nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng suốt cả tháng và các phân tích thị trường đều khẳng định khối ngoại sẽ tiếp tục thoái vốn. Với tình cảnh nợ công chất chồng, chính quyền phải tìm mọi cách để tăng thuế, phí hòng bù đắp các nguồn chi thì việc chỉ trong nửa tháng đã mất đi gần 100 tỷ USD đối với Việt Nam là cú giáng nặng nề nếu không nói là còn ngiêm trọng và nguy hiểm hơn cả với Trung Quốc.

Hiện tượng chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam trong những ngày qua sau khi tụt mốc 1.000 điểm, có lúc xuống tới 820 điểm nhưng gượng quay đầu tăng vào thời điểm sang sớm ngày hôm sau khi mới mở sàn rồi lại tụt xuống cho thấy bằng chứng về sự can thiệp từ bên trong. Các giao dịch kết chuyển bằng nguồn bơm từ ngân hàng nhà nước hoàn tất sau ngày làm việc chỉ đủ kéo chứng khoán lên chút ít vào sang hôm sau nhưng không đủ sức chịu trong vài giờ để rồi lại quay đầu đi xuống. Ngày 7/7 chứng kiến đợt bơm mạnh mẽ nhất kéo VN Index lên 917 điểm, nhưng kết thúc giao dịch cho thấy khối ngoại vẫn bán mạnh và các mã thương mại, đầu tư lớn vẫn màu vàng, đỏ là chủ đạo cho thấy sẽ vẫn không thể cầm cự được.

Với diễn biến như trên, cuộc đổ vỡ tài chính dẫn đến khủng khoảng kinh tế Việt Nam được dự đoán sẽ xảy ra sớm do Trung Quốc dù muốn cũng không thể giải cứu cho Việt Nam khi chính thị trường chứng khoán của Trung Quốc mỗi ngày cũng đang bị bốc hơi hàng trăm tỷ dolar. Điều đó cũng đồng nghĩa những dự án lớn của Việt Nam dung vốn vay từ Trung Quốc nằm trong chuỗi chiến lược "một vành đai, một con đường" cũng nhiều khả năng sẽ rơi vào tình thế phải dừng lại. Xu hướng bất đồng và mâu thuẫn gia tăng giữa người dân với chế độ sẽ gia tăng nhanh chóng khi kinh tế rơi vào túng quẫn. Màn đêm báo hiệu ngày tàn của chế độ đã hiện hữu rõ hơn bao giờ hết nhưng chính quyền lại đang chứng tỏ nghiêng về hướng dựa vào vũ lực để áp đặt chính sách sẽ khiến cho giải pháp tháo gỡ đã khó lại càng khó hơn.

Một sai lầm nhỏ của chế độ lúc này cũng sẽ trở thành con lăn đưa toàn bộ hệ thống chính quyền lao xuống vực không gì cứu vãn nổi.

Thiên Điểu

Nguồn : VNTB, 10/07/2018

Published in Diễn đàn

"Cú bấm nút thông qua Luật an ninh mạng có thể là tiếng chuông báo hiệu chấm hết mối quan hệ giữa chính quyền và người dân trong giai đoạn thoái trào của chế độ. Nút bấm thông qua Luật đặc khu sẽ là phát pháo kết thúc vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam vì dù có dùng sức mạnh để níu giữ quyền lực thì Đảng cộng sản Việt Nam chắc chắn sẽ phải đối mặt với cuộc hồi tố về tính chính danh của cả Đảng, Quốc hội và cả Chính phủ".

chinhdanh1

Hình ảnh biểu tình trước dinh độc lập ngày 10/06

Lịch sử là dấu mốc các sự kiện đã chuyển hóa, thay đổi theo thời gian. Các thể chế chính trị của nhân loại cũng theo dòng lịch sử mà hình thành, tịnh vượng rồi suy tàn để nhường chỗ cho một giai đoạn mới.

Nền chính trị Việt Nam sau gần 80 năm dưới chế độ Chủ nghĩa cộng sản là giai đoạn bi hùng, đậm nét về kiểu phát triển chậm tiến tương tự như các nước phe chủ nghĩa xã hội của cộng sản khác và khá giống với văn hóa chính trị Phi châu. Chính trị Việt Nam giống các nước phe cộng sản bởi chung ý thức hệ chính trị, chung đường lối lãnh đạo bởi những ý tưởng hoang đường và ý chí tàn ác bậc nhất trong lịch sử nhân loại. Giống văn hóa chính trị của Phi châu bởi sự chậm lụt về mặt nhận thức chính trị của số đông dân chúng. Nó khiến cho các thay đổi chính trị thực chất chỉ là thay đổi bộ máy quyền lực. Khi quyền lực chuyển từ nhóm cầm quyền này sang nhóm cầm quyền khác thì người dân lập tức quay về an phận với vị trí thần dân, tuân phục vô điều kiện cho đến khi bị bộ máy cầm quyền ấy đẩy vào đường cùng, bị lợi dụng bởi một nhóm tham vọng quyền lực khác mới chịu thay đổi vào sự hình thành bộ máy quyền lực mới. Đói nghèo và lạc hậu luôn là tất yêu với vòng quay bị xâu xé bởi các nhóm quyền lực thay nhau vơ vét là điều đương nhiên.

Sau gần 80 năm cầm quyền, bề nổi là một chế độ duy nhất nhưng nền chính trị cộng sản chủ nghĩa ở Việt Nam luôn mang đậm dấu ấn cá nhân không khác gì với mô hình chính trị thời phong kiến. Toàn cảnh kinh tế, xã hội Việt Nam trong suốt gần 80 năm đó có thể tóm tắt tựu trung lại là các thử nghiệm quản lý theo ý chí của nhóm lãnh đạo thay thế nhau được che giấu bởi cái vỏ bọc "bầu cử" giả tạo.

Trong thời kỳ mới hình thành, hòa chung với phong trào đấu tranh giải phóng thuộc địa toàn thế giới. thời kỳ Đảng cộng sản Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh có thể nói là thời kỳ được dân tin tưởng nhất trong lịch sử của chế độ cộng sản ở Việt Nam. Điều dó không hẳn là do bộ máy chính trị lúc đó tốt hay hoàn hảo mà nó đơn giản là một logic tự nhiên mà hầu hết các triều đại khi mới nổi lên đều nhận được. Chính yếu tố bang quan chính trị, tâm lý "buông tay" của đa số người dân chỉ muốn bình yên để làm ăn sau chiến tranh, không quan tâm tới quyền lực nhà nước và thể chế chính trị khiến xã hội Việt Nam dễ dàng chìm đắm trong các tuyên truyền kiểu thần thánh hóa.

Tâm lý bàng quan chính trị của người dân vô tình giúp chính quyền cộng sản nhanh chóng đi vào ổn định quyền lực. Cuộc cải cách ruộng đất đã là cái cớ dẫn đến vai trò thực sự của ông Hồ Chí Minh cùng các học trò thân tín nhanh chóng phải nhường chỗ cho phe nhóm mới giành được lấy quyền lực. Tiếp tục hoàn thành mục tiêu thống lĩnh quyền lực trên cả hai miền Nam Bắc. Cuộc chiến Bắc-Nam kết thúc năm 1975 tiếp tục cho bộ máy chính quyền thêm một vầng hào quang giả tạo dù để lại không ít đau thương nếu không nói là bi thảm trong lịch sử dân tộc. 

Sau khi thống nhất. cuộc cải tạo công thương nghiệp sau 1975 thực chất là một cuộc chiến nhằm thâu tóm những của cải còn sót lại sau chiến tranh vào tay nhà nước. Chính thức hình thành mô hình xã hội chủ nghĩa trên toàn nước Việt Nam. Mất 5 năm củng cố chế độ và 25 năm cho cuộc chiến thống nhất đất nước. Bộ máy cầm quyền của Đảng cộng sản Việt Nam đã không có thời gian để biết được những kinh nghiệm thật sự cần thiết của mô hình nhà nước chủ nghĩa cộng sản của các nước khác. Thành trì của chủ nghĩa cộng sản sụp đổ chỉ hơn chục năm sau khi Đảng cộng sản Việt Nam giành được trọn quyền ở Việt Nam. Nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam bị phân hóa và chi phối nặng nề cả về quan điểm chính trị và mục tiêu quản lý xã hội dưới ảnh hưởng tác động từ tình hình chính trị thế giới.

Về chính trị, trước thực tế sụp đổ toàn bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Học thuyết cộng sản đương nhiên không thể còn đủ thuyết phục ngay chính trong nội bộ Đảng nhưng việc tìm kiếm một mô hình chính trị mới lại gặp cản trở lớn bởi bộ máy nhân sự thiếu tầm vóc và trình độ cần thiết dẫn đến Đảng cộng sản Việt Nam bắt buộc phải duy trì danh nghĩa Chủ nghĩa xã hội và cả hình tượng Hồ Chí Minh như một bức bình phong trên con đường tồn tại. Tuy nhiên, sự giao thoa về văn hóa, chính trị trong thời đại công nghệ và internet đã khiến bức bình phong ngày cảng mỏng manh. Khó lòng thuyết phục và đứng vững chỉ bằng tuyên truyền mị dân cho xã hội.

Về mục tiêu. Sự đỗ vỡ trong nhận thức chính trị dẫn đến sự phân hóa mạnh mẽ, hình thành và tạo nên mâu thuẫn giữa các nhóm theo khuynh hướng khác nhau. Phe bảo thủ do thiếu kiến thức vĩ mô thì không dám từ bỏ bức bình phong chính trị ngày càng rệu rã. Phe lợi ích hình thành từ nhóm các quan chức vốn thực chất không còn coi trọng lý tưởng cộng sản, nhưng lại bị cản trở bởi phe bảo thủ nên quay sang tìm mọi cách vơ vét cho bản thân. Việc giàu lên nhanh chóng của phe lợi ích tiếp tục kéo theo thành phần trong phe bảo thủ cũng lao theo mục tiêu lợi dụng quyền lực để trục lợi, dẫn đến nạn tham nhũng ngày càng nặng nề, không thể kiểm soát khi không còn phe nhóm nào đặt lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc lên trên lợi ích cá nhân.

Tuy bề ngoài, các nhóm vẫn hợp tác với nhau vì mục tiêu duy trì quyền lực, nhưng các mâu thuẫn và tác động từ xã hội cả trong lẫn ngoài ngày càng nặng nề đã dẫn đến cuộc thay máu bằng phong trào "chống tham nhũng" do đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu năm 2016 đến nay.

Quan sát và phân tích những gì xung quanh cuộc chiến chống tham nhũng, thực tế đã cho thấy rằng nó chỉ là cuộc chiến tranh giành quyền lực. Tiếp tục rơi vào vòng xoáy cũ là chỉ nhằm thay đổi phe nhóm trong chế độ. Việc thay thế quyền lực và chuyển giao lợi ích giữa các phe nhóm cũ mới nhìn thấy khá rõ qua rất nhiều vụ án lớn :

- Vụ thanh tra mỏ Núi Pháo dẫn đến em trai của Chủ tịch nước Trần Đại Quang thay thế lãnh đạo cũ vốn là sân sau của con gái cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

- Dư luận cũng đồn đãi việc liên quan cá nhân ông Trần Đại Quang với Phan Anh Vũ (Vũ nhôm) ở Đà Nẵng và hàng loạt vụ án trong Bộ công an liên quan nhiều tướng lĩnh đều vốn là thủ hạ của ông Quang trước khi lên làm Chủ tịch nước ít nhiều chỉ ra sự xác tín là các lợi ích liên quan mỏ Núi Pháo, Mỏ vàng Văn Bàn (Lào Cai)…

- Các công ty bình phong làm kinh tế của Bộ công an… đã nhanh chóng thay chủ khác chỉ sau một thời gian ngắn mới đổi chú cho thấy có sự liên quan nào đó về tranh chấp chính trị ở thượng tầng.

- Sự nhùng nhằng trong vụ án AVG của Mobiphone ; một số đại án ngân hàng liên quan Bộ tài chính… cũng phản ánh mối nghi ngờ đang có những thế lực "bí mật" đúng sau những cuộc đấu tuy âm thầm nhưng vô cùng quyết liệt.

- Việc bàn tay nào đó gần như ngay lập tức phủ bóng lên các dự án đội vốn hàng chục, hàng trăm ngàn tỷ ở Ninh Bình cho thấy rõ ràng, vai trò của ông Nguyễn Phú Trọng thực chất cũng chỉ là hình tượng bề nổi của phe đang có ý đồ dẫn dắt và thâu tóm toàn bộ quyền lực trong chính trường Việt Nam.

Việc Đảng cộng sản Việt Nam bất ngờ đưa ra hai dự luật gây tranh cãi dữ dội là Luật An ninh mạng và Luật đặc khu được chính ông Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân công khai ra chỉ lệnh ban hành cho thấy phe đang muốn thâu tóm quyền lực đã chọn giải pháp ngả hẳn về phía Trung Quốc hòng tranh thủ sự hỗ trợ của Trung Quốc để hoàn thành mục tiêu nắm quyền hoặc chính phe này đã nhận được sự hỗ trợ của Trung Quốc từ trước để đi chung con đường theo chính sách mà Trung Quốc đã đề ra. 

Mâu thuẫn và tranh cãi về hai luật nói trên bùng nổ đến mức mà có lẽ chính ông Trọng và phe cánh của mình cũng không thể ngờ tới. Điều đó là minh chứng về khả năng kỹ trị quá yếu kém nên đã quá chủ quan khi nghĩ rằng cuộc chiến chống tham nhũng đã tạo được niềm tin trong nhân dân. Bước đi lộ liễu và thiếu tính toán này đã khiến chút lòng tin vừa được khơi dậy không những mất đi sạch sẽ mà còn đẩy chế độ đến sự đối nghịch với lợi ích quốc gia, lợi ích người dân khi nó tổn thương tới mọi ngóc ngách trong đời sống xã hội. Câu chuyện thị trường chúng khoán mỗi ngày mất đi mấy tỷ dollar Mỹ sau khi phê chuẩn Luật an ninh mạng rơi đúng vào bối cảnh các nhà đầu tư nước ngoài đang có xu hướng rút khỏi khu vực vì bất ổn liên quan cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Chính Luật An ninh mạng và Dự luật Đặc khu đã đẩy xu hướng này phản ứng nhanh hơn.

Sự tổn thương về kinh tế chắc chắn sẽ còn nặng nề hơn khi Luật đặc khu được đưa ra trong tháng 10 tới đây. Không có cơ sở nào cho thấy nhà nước có đủ khả năng chịu đựng được thiệt hại kinh tế trong tình cảnh nợ nần chồng chất như hiện nay.

Chính sách ngả về Trung Quốc, bẫy nợ và sự gia tăng hoạt động quân sự lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc sẽ đẩy bộ máy chế độ đi vào quẫn bách mà biểu hiện trấn áp dã man các cuộc biểu tình vừa qua là minh chứng sự bế tắc nghiêm trọng, không dễ gì tháo gỡ ngay cả với tầm quản lý Cú bấm nút thông qua Luật an ninh mạng có thể là tiếng chuông báo hiệu chấm hết mối quan hệ giữa chính quyền và người dân trong giai đoạn thoái trào của chế độ.

Nút bấm thông qua Luật đặc khu sẽ là phát pháo kết thúc vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam vì dù có dùng sức mạnh để níu giữ quyền lực thì Đảng cộng sản Việt Nam chắc chắn sẽ phải đối mặt với cuộc hồi tố về tính chính danh của cả Đảng, Quốc hội và cả Chính phủ. Người dân sẽ căn cứ cuộc bầu cử mà thực chất là cuộc chuyển giao giữa "người mãn nhiệm bầu cho người lên thay" một cách trơ tráo năm 2016 để làm nền tảng đấu tranh. Khi danh nghĩa lãnh đạo của chế độ đã bị người dân phanh phui và phủ nhận thì không cách gì chế độ có thể tồn tại.

Rất khó có khả năng để Đảng cộng sản Việt Nam lùi bước để thay đổi trước khi quá muộn vì rất có thể đường lui đã bị chặn lại bởi một âm mưu quyền lực ghê gớm hơn.

Thiên Điểu

Nguồn : VNTB, 24/06/2018

Published in Diễn đàn
vendredi, 08 juin 2018 14:15

Phê chuẩn Luật Đặc khu kinh tế

Phê chuẩn Luật Đặc khu kinh tế : mù mờ nhận thức hay cố ý đánh tráo khái niệm ?

"…từ một đề xuất qui hoạch phát triển kinh tế mang tính khu vực địa phương, đổi tên thành Luật đặc khu một cách khập khiểng nhưng "đúng qui trình" mà không có một chuyên gia kinh tế hay quản lý nhà nước nào có thể hiểu được lý do và cơ sở hình thành của nó".

ldk1

Hình ảnh đồ họa về Đặc khu Vân Đồn

Dư luận và truyền thông đang sôi sục về việc Quốc hội đưa ra bàn thảo, biểu quyết về 3 Đặc khu kinh tế. Phản ứng bùng lên rất nhanh và hầu hết đều phản đối và thậm chí kết luận đó là hành vi bán nước. Bản chất và nội dung liên quan các Đặc khu kinh tế này như thế nào ? Tại sao dư luận lại bùng lên phản ứng bất ngờ như vậy ?

Trên truyền thông, việc xây dựng đề án về 3 Khu kinh tế trọng điểm gồm Phú Quốc (Kiên Giang) ; Vân Phong (Khánh Hòa) ; Vân Đồn (Quảng Ninh) đã được đưa ra từ lâu. Trong đó Phú Quốc và Vân Phong được truyền thông nhà nước đăng tải từ những năm 2009-2012, cùng với Khu kinh tế Vũng Áng (Formosa Hà Tĩnh). Vân Đồn chỉ mới được đưa vào khoảng 2015 trở lại đây. Sau một khoảng thời gian yên ắng vì các đề án chưa thống nhất và làm rõ về qui mô và định hướng phát triển trọng tâm tại các khu kinh tế này.

Một điểm cần lưu ý : Khi đó Phú Quốc, Vân Phong, Vân Đồn, Vũng Áng đều được lập với tên là Đề án Khu kinh tế trọng điểm chứ không phải là Đặc khu kinh tế. Đặc khu kinh tế Phú Quốc có được nhắc tới trong một vài ý kiến đề xuất bổ xung nhưng không rõ ràng vì vào khoảng 2015-2016, nghị trường và thông tin cuốn vào đề xuất lập Đặc khu hành chính kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh làm thí điểm. Chính việc truyền thông mù mờ giữa Khu kinh tế trọng điểm và tiến trình xây dựng đề xuất thành lập các khu kinh tế trọng điểm đã âm thầm chuyển sang Đặc khu kinh tế là một trong những nguyên nhân dẫn đến phản ứng bất ngờ của dư luận những ngày qua.

Về thời hạn 99 năm của các Đặc khu kinh tế. Giai đoạn trước 2016, khi ông Nguyễn Tấn Dũng đang còn làm Thủ tướng, việc qui hoạch các khu kinh tế trọng điểm : Vũng Áng, Vân Phong, Phú Quốc... với nhiều ưu đãi lớn đã thúc đẩy Quảng Ninh đệ trình thêm Vân Đồn là do một cuộc vận động nào đó hay đơn giản là theo kiểu phong trào "xí phần" tương tự phong trào tượng đài, cổng chào...

Việc phê duyệt cho khu công nghiệp Formosa Vũng Áng thời hạn 70 năm, dẫn đến ông Võ Kim Cự bị mất chức sau sự cố môi trường biển thực chất chỉ là cái cớ để thí chốt thay cho ông Dũng vì thời hạn 70 năm là thời hạn dài nhất theo luật Đầu tư hiện hành và thuộc thẩm quyền của Thủ tướng quyết định. Ông Võ Kim Cự chỉ là người thừa ủy quyền mà Thủ tướng đã ký qua văn bản chấp thuận.

Việc xuất hiện con số 99 năm có lẽ đã manh nha hình thành khi mà Formosa liên tục tìm cách đòi hỏi các quyền lợi ưu đãi mà các doanh nghiệp Việt Nam nằm mơ cũng không thể có. Lập luận : "Thay vì tăng các chính sách ưu đãi thì kéo dài thời hạn đầu tư" đã bắt đầu từ đây, cùng giai đoạn này là hàng loạt dự án B.O.T về giao thông được viết theo bài "chi phí đầu tư cao, nguồn thu thấp" để kéo dài thời hạn thu phí. Dự án Cảng biển quốc tế Vân Phong – Khu kinh tế Vân Phong – cũng vì vậy mà khi đưa ra Quốc hội đã không có giải trình thuyết phục. Bị loại ra để nghiên cứu thêm cho đến nay.

Đối với Phú Quốc, ý tưởng Đặc khu kinh tế vốn hình thành từ một đề xuất nghiêm túc đến từ Mỹ. Sau khi dỡ bỏ lệnh cấm vận, vào thời của Tổng thống Bill Clinton còn tại nhiệm đã có 2 đề xuất quan trọng là Hành lang giao thông hàng hải quốc tế ngang qua Vịnh Thái Lan - Phú Quốc, Cảng Cam Ranh (dự án kênh đào Kra). Các thông tin chính thống từ Mỹ cho biết rằng chính phía Mỹ đã đề xuất biến Phú Quốc thành điểm trung chuyển hàng hải với kế hoạch đào tuyến vận tải đi ngang qua eo biển Thái Lan giúp tàu bè đi qua Biển Đông thu ngắn được một quãng đường khá dài nhờ lợi thế về vị trí đặc biệt trong vịnh Thái Lan.

Chuyến đi Mỹ của ông Dũng lần đầu lúc còn ở nhiệm kỳ Thủ tướng thứ nhất cũng mang lá bài chủ chốt là kế hoạch hợp tác này. Thất bại ở khoản hứa viện trợ 20 tỷ USD sau đó không được thực hiện là do Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam đã gạt đi vì không muốn đáp ứng các điều kiện liên quan nhân quyền và chính sách kinh tế thị trường mà phía Mỹ đưa ra, do chưa sửa luật đầu tư thời hạn trên 70 năm hay do bàn tay Trung Quốc thọc vào thì không khẳng định được. Chỉ biết rằng cả 2 vị trí "sáng giá" nhất của Việt Nam đã không còn được tiếp tục xúc tiến với Mỹ.

Khoản viện trợ để đối phó khủng khoảng kinh tế từ Mỹ đã chuyển sang khoản vay từ ông chủ Trung Quốc và không phải 20 tỷ mà là hơn 80 tỷ Mỹ kim. Điều kiện đi kèm là Bauxite Tây Nguyên và Formosa mà mọi người đã biết. Kể từ đây, cuộc bùng nổ các dự án mà nguồn vốn từ Trung Quốc hoặc do nhà đầu tư Trung Quốc ào ạt vào Việt Nam, song song với đó là cuộc lấn chiếm, cải tạo các đảo đá ở khu vực Trường Sa – Hoàng Sa của Việt Nam cũng được Trung Quốc ráo riết thực hiện.

Bí mật truyền thông chấn động do một đại biểu quốc hội công bố : Tàu Trung Quốc hoạt động cách bờ biển chỉ 30 hải lý (!). Thông tin này xem như xác nhận toàn bộ vùng biển Việt Nam đã vào tay Trung Quốc mà chính quyền Hà Nội đã bưng bít lâu nay. Phải chăng việc Trung Quốc nối các điểm đứt quãng của đường lưỡi bò thành nét liền là một thông điệp xác nhận khác rằng đã hoàn tất việc thâu tóm Biển Đông ? Không cần bàn thêm vì hẳn ai cũng có thể hiểu khi chắp nối hai thông điệp Việt-Trung lại với nhau.

Trở lại với Luật về 3 đặc khu kinh tế. Vân Đồn, vị trí địa đầu phía bắc trên biển, Vân Phong, nằm giữa miền Trung và Phú Quốc, cực nam của Việt Nam.

Trong khi Luật Đầu tư vẫn chưa sửa đổi về thời hạn cho thuê đất, giao đất. Đề án thành lập Đặc khu kinh tế với thời hạn 99 năm nếu được thông qua chắc chắn dẫn đến phải sửa luật đầu tư. Theo tính kế thừa của ban hành luật thì sau đó rất có khả năng các dự án ở vùng đặc biệt khó khăn mà giấy phép theo luật hiện tại là 50 năm, 70 năm sẽ được điều chỉnh theo. Hàng loạt các dự án trên đất liền, những vùng núi đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng hiện nằm trong tay nhà đầu tư Trung Quốc sẽ đi tiên phong vì cũng là nhà đầu tư nước ngoài. Các yếu tố và điều kiện đáp ứng tiêu chuẩn theo luật là như nhau, khi đó dù muốn hay không cũng không dễ để không phải tiếp tục nhượng bộ.

Mô hình Đặc khu kinh tế khác với Khu kinh tế trọng điểm và Đặc khu hành chính - kinh tế như thế nào ?

Tên đầy đủ dự luật mà dư luận Việt Nam đang phản đối là Đặc khu hành chính-kinh tế. Đặc khu (Special Economic Zone – còn có tên khác là Khu kinh tế đặc biệt, Khu thương mại tự do..) là cách gọi những khu vực mà việc quản lý - điều hành được thực hiện theo phương thức đặc biệt. Có những chính sách cả về hành chính và kinh tế khác với các qui định theo luật quản lý hành chính, luật đầu tư, luật thuế... đang được áp dụng chung trên các khu vực khác trong nước.

Đặc khu kinh tế - Khu kinh tế đặc biệt, là khu vực chỉ khác biệt về chính sách thuế. Hiện nay, trên thế giới, các nước phát triển áp dụng theo hướng này và được gọi là các Khu thương mại tự do. Một trong những ví dụ điển hình là "Thung lũng Silicon" ở Bắc California (Mỹ).

Tại Việt Nam, các khu công nghệ cao Láng-Hòa Lạc (Hà Nội), công nghiệp Đồng Ky (Bắc Ninh), công nghệ cao quận 9 (Thành phố Hồ Chí Minh), công viên phần mềm Quang Trung (Q12, Thành phố Hồ Chí Minh)… chính là mô hình Khu kinh tế đặc biệt dạng này. Cũng không có sự khác biệt về quản lý hành chính ở các mô hình của Việt Nam và thế giới ở mô hình khu kinh tế đặc biệt – cơ chế quản lý hành chính vẫn là mô hình chính quyền địa phương và cơ chế quyền lực, luật pháp là áp dụng chung. Tuy nhiên, do tầm vóc và qui hoạch cũng như chiến lược phát triển manh mún, thụ động nên ở Việt Nam đã không đạt được hiệu quả như các dự án vẽ ra, vô hình chung nó chỉ gần nghĩa với "Khu công nghiệp đặc thù" chứ không có gì nổi bật.

Đối với mô hình Khu kinh tế trọng điểm. Sau nhiều năm loay hoay với qui hoạch kinh tế ngành, trên thực tế chính quyền Việt Nam đã lập ra khá nhiều vùng kinh tế trọng điểm theo kiểu phân vùng theo nhóm sản phẩm. Một kiểu tư duy kinh tế què quặt mà Liên-xô đã dùng trước đây. Việt Nam cho ra đời loại qui hoạch thực chất không rõ rệt trong khái niệm giữa Khu kinh tế đặc biệt và Khu kinh tế trọng điểm. Chẳng hạn như các khu công nghiệp (dạng khu kinh tế tập trung ; khu kinh tế trọng điểm) : Khu công nghệ cao Quận 9 được xác định tập trung sản xuất về lĩnh vực y tế, dược phẩm, Khu Công viên phần mềm Quang Trung, Láng Hòa Lạc.. là công nghệ cao, phần mềm, tin học.. nhưng cuối cùng lại trở thành nơi hoạt động rất nhiều các lĩnh vực khác nhau đến mức có thể nói là tạp nham. Một số Khu kinh tế trọng điểm về nông nghiệp, công nghiệp khác lại chồng chéo vào nhau, trong đó phong trào làm Khu công nghiệp ở vùng trung tâm sản xuất lúa gạo ở miền tây Nam bộ để lại một di sản hàng trăm ngàn tỷ đồng đầu tư rồi bỏ hoang hoặc sử dụng không theo qui hoạch vì không phù hợp. Kéo theo đó là việc tài nguyên đất bị mất cân đối nghiêm trọng.

Năm 2016, khi mới ngồi lên ghế Thủ tướng chính phủ, ông Nguyễn Xuân Phúc đã ký một văn bản chỉ đạo đề xuất lập đề án xây dựng các khu kinh tế trọng điểm. Ngày 22/3/2017, Ban chấp hành trung ương ra Thông báo số 21/TB-TB kết luận của Bộ chính trị về "các đề án đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt". Năm 2018 dự thảo Luật đặc khu hành chính kinh tế Vân Đồn, Vân Phong,  Phú Quốc được trình làng tại Quốc hội Việt Nam. Như vậy, chỉ trong khoảng thời gian 2 năm, từ một đề xuất qui hoạch phát triển kinh tế mang tính khu vực địa phương, đổi tên thành Luật đặc khu một cách khập khiễng nhưng "đúng qui trình" mà không có một chuyên gia kinh tế hay quản lý nhà nước nào có thể hiểu được lý do và cơ sở hình thành của nó.

Chỉ qua các ví dụ nêu trên, các mô hình thí điểm về khu kinh tế và khu kinh tế trọng điểm đã cho thấy chỉ có một trong hai lý do : Một là sự mù mờ về chính sách, thiếu nhận thức khi lẫn lộn giữa chiến lược phát triển ; khái niệm về các mô hình kinh tế và cơ chế thực hiện các định hướng phát triển kinh tế. Hoặc hai là cả một ý đồ đánh tráo khái niệm thông qua diễn biến thay đổi các khái niệm để ban hành các văn bản pháp lý.

Bản chất sự thật phía sau "Luật đặc khu hành chính – kinh tế Vân Phong, Vân Đồn và Phú Quốc" là gì ? Câu trả lời chắc chắn không quá khó để lý giải.

Thiên Điểu

Nguồn : VNTB, 08/06/2018

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2