Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Khai mạc thượng đỉnh G20, trong bối cảnh "thế giới khủng hoảng lòng tin"

Anh Vũ, RFI, 09/09/2023

Ngày 09/09/2023, tại New Delhi, G20 khai mạc kỳ họp thượng đỉnh hàng năm, với sự tham dự của ba chục nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo chính phủ và nhiều tổ chức quốc tế. Chủ tịch Trung Quốc và tổng thống Nga vắng mặt. Nhóm nước quy tụ 19 nền kinh tế phát triển và mới nổi lên cùng Liên Hiệp Châu Âu có hai ngày làm việc để cố gắng tìm kiếm sự đồng thuận trên nhiều vấn đề quốc tế quan trọng, từ ứng phó với biến đổi khí hậu, gánh nợ cho các nước nghèo, thương mại cho đến chiến tranh tại Ukraina.

g20-1

Các đại biểu tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 9/9/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo ghi nhận của thông tín viên RFI tại New Delhi, sau khi đón tiếp các quan khách tại trung tâm hội nghị tại thủ đô vừa được khánh thành dành cho sự kiện, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đọc diễn văn khai mạc hội nghị. Với tư cách chủ tịch luân phiên G20, thủ tướng Narendra Modi muốn chứng tỏ với thế giới rằng Ấn Độ, nước đông dân nhất và là nền kinh tế đứng thứ 5 thế giới, có thể là nơi tập hợp sự đồng thuận của các quốc gia trong một thế giới đang trải qua một "cuộc khủng hoảng lòng tin", như ông tuyên bố.

Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh : "Chiến tranh đã làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt lòng tin này. Nếu chúng ta có thể đánh bại Covid, chúng ta cũng có thể vượt qua cuộc khủng hoảng lòng tin lẫn nhau ".

"Một trái đất, một gia đình, một tương lai" là khẩu hiệu được Ấn Độ rất tâm đắc đề ra cho thượng đỉnh lần này, trong khi mà thực tế, chưa bao giờ sự chia rẽ trong nhóm các nước G20 lại lớn như bây giờ. Biểu hiện rõ nét là sự vắng mặt của nguyên thủ hai nước lớn Nga và Trung Quốc.

Các nước không chỉ chia rẽ trên vấn đề chiến tranh tại Ukraina mà còn cả trong các chủ đề thảo luận ngay trong sáng nay đó là các cam kết về khí hậu. Ấn Độ, quốc gia tiêu biểu cho chủ nghĩa đa phương, cùng với Nga, Trung Quốc và Saudi Arabia đang cản trở các mục tiêu do phương Tây đề xuất, cụ thể là từ nay đến năm 2035 giảm 60% lượng khí thải. Mục tiêu tăng gấp ba năng lực của năng lượng tái tạo cũng là một chủ để bất đồng.

Dự kiến, kết thúc hội nghị ngày 10/09, các nhà lãnh đạo G20 sẽ ra một Tuyên bố chung, tập hợp các thỏa hiệp đồng thuận của khối. Bên lề thượng đỉnh G20 tại New Delhi, còn có nhiều cuộc họp song phương của các nhà lãnh đạo các nước.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, hôm nay đã đến Ấn Độ dự thượng đỉnh G20. Nguyên thủ Pháp đến trễ hơn không có mặt tại phiên khai mạc vì tối hôm qua ông có chương trình dự lễ khai mạc Cúp thế giới bóng bầu dục, tổ chức tại Pháp.

Theo tin mới nhất, hãng tin Anh Reuters ghi nhận trong bản thông cáo chung, G20 tránh nêu đích danh Nga nhưng lên án các hành vi "sử dụng vũ lực tại Ukraina để chiếm lĩnh lãnh thổ" . 

Anh Vũ

**************************

Mỹ đề xuất một dự án cạnh tranh với Con Đường Tơ Lụa của Trung Quốc ?

Thanh Hà, RFI, 09/09/2023

Mỹ thúc đẩy dự án "hành lang" giao thông nói liền Ấn Độ với Châu Âu, Trung Đông. Saudi Arabia đóng vai trò hàng đầu. Theo thông cáo của Nhà Trắng đây không đơn thuần là một thỏa thuận xây dựng các tuyến giao thông giữa các châu lục.

g20-2

G20, hội nghị bàn tròn chung quanh thủ tướng Ấn Độ về một dự án để cạnh tranh với Con Đường Tơ Lụa Trung Quốc. Ảnh ngày 09/09/2023. AP - Evelyn Hockstein

Thỏa thuận về nguyên tắc đã được ký kết tại New Delhi, bên lề thượng đỉnh G20 chiều ngày 09/09/2023 giữa Ấn Độ, Mỹ, Saudi Arabia, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Liên Âu, Pháp, Đức và Ý. 

Trong một cuộc họp bàn tròn, tổng thống Biden nói đến một sự kiện "thực sự quan trọng và mang tính lịch sử". Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu bà Ursula von der Leyen xem đây "không chỉ là một thỏa thuận về các tuyến đường xe lửa hay liên quan đến các dự án xây dựng hệ thống cáp quang". "Hành lang" này là một "đầu cầu về công nghệ xanh, về công nghê kỹ thuật số giữa các châu lục và các nền văn minh".

Trong thông cáo, phủ tổng thống Mỹ nhấn mạnh Washington muốn khởi động một "kỷ nguyên mới, các châu lục phải được kết nối với nhau qua ngả đường sắt, và đường biển". Mục tiêu đề ra nhằm tạo nên những "mắt xích thương mại để khuyến khích phát triển và xuất khẩu năng lượng sạch". Hoa Kỳ muốn đẩy mạnh tiến trình hội nhập của Trung Đông với thế giới.

Theo chuyên gia về Nam Á thuộc viện nghiên cứu Wilson Center tại Washington, Michael Kugelman, được AFP trích dẫn, kế hoạch thiết lập "hành lang giao thông" giữa Ấn Độ với Trung Đông và Châu Âu không hơn không kém là một công cụ để làm "đối trọng với dự án Một Vành Đai, Một Con Đường" của Trung Quốc.

Một nhà ngoại giao Pháp không vòng vo cho rằng sáng kiến của chính quyền Biden nhằm "cạnh tranh với Con Đường Tơ Lụa" của Bắc Kinh và thông báo được các bên đưa ra tại New Delhi hôm nay mới chỉ là "điểm khởi đầu của cả một chiến lược dài hơi". Về phía Pháp, Paris muốn lôi kéo cả Ai Cập vào dự án này.

Thanh Hà

**************************

Cuộc gặp Biden - Modi : Lãnh đạo Mỹ - Ấn ngợi ca "quan hệ đối tác vững chắc và lâu bền"

Thùy Dương, RFI, 09/09/2023

Đến New Delhi hôm 08/09/2023, tổng thống Mỹ Biden đã có cuộc họp kín với thủ tướng Modi tại phủ thủ tướng Ấn Độ, một hôm trước khi thượng đỉnh G20 được khai mạc.

g20-3

Tổng thống Mỹ, Joe Biden (trái) họp riêng với thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi trước khi G20 chính thức khai mạc tại New Delhi. Ảnh ngày 08/09/2023. AP - Evan Vucci

Theo AFP, sau cuộc họp, hai nhà lãnh đạo Mỹ - Ấn đã ngợi ca "quan hệ đối tác vững chắc và lâu bền" giữa hai nước. Tổng thống Mỹ Biden cũng khẳng định ủng hộ Ấn Độ trở thành thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Từ New Delhi, thông tín viên Sébastien Farcis cho biết thêm chi tiết về nội dung cuộc họp của hai nhà lãnh đạo :

"Vắng mặt lãnh đạo số 1 của Trung Quốc, thủ tướng Ấn Độ đã khẳng định giữ khoảng cách với Bắc Kinh về công nghệ, đồng thời nhắc lại ông ủng hộ chương trình Rip and Replace của Hoa Kỳ, vốn cấm các công ty Mỹ sử dụng công nghệ Trung Quốc về mạng di động 5G, một biện pháp từng được Ấn Độ áp dụngkhi công nghệ này được tung ra.

Tiếp theo, hai nhà lãnh đạo Mỹ - Ấn đã đề cập đến việc triển khai hai nhóm làm việc chung để nghiên cứu và phát triển công nghệ 5 và 6G mới, được gọi là Open RAN, cho phép giảm lệ thuộc vào thiết bị của các nhà sản xuất trong ngành viễn thông. Sau đó, họ thảo luận về sự phát triển của ngành công nghiệp chất bán dẫn ở Ấn Độ, trong bối cảnh hai công ty Mỹ đã thông báo đầu tư hơn một tỷ euro để mở các nhà máy và trung tâm nghiên cứu ở Ấn Độ.

Cuối cùng, tổng thống Mỹ Joe Biden đã chúc mừng thủ tướng Narendra Modi về chuyến hạ cánh thành công của robot Ấn Độ lên mặt trăng hồi tháng trước, đồng thời khẳng định NASA mong muốn hợp tác với Cơ quan Không gian của Ấn Độ về một chương trình chung đưa phi hành gia lên không trung".

Trong thông cáo ngày 08/09/2023, Nhà Trắng cho biết đã đạt được một thỏa thuận với New Delhi để giải quyết xung đột thương mại song phương gần đây nhất liên quan đến việc Ấn Độ nhập khẩu nông phẩm của Mỹ.

Thùy Dương

************************

Liên Hiệp Châu Phi, thành viên mới của G20

Anh Vũ, RFI, 09/09/2023

Tại thượng đỉnh G20 lần này, có một chủ để đồng thuận giữa Ấn Độ, Trung Quốc và Hoa Kỳ, đó là việc kết nạp Liên Hiêp Châu Phi làm thành viên thường trực. Quyết định coi như được thông qua khi trong diễn văn khai mạc, thủ tướng Narendra Modi mời chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp Châu Phi ngồi vào ghế của thành viên thường trực G20. Mở rộng G20 cho Liên Hiệp Châu Phi được đánh giá là một thắng lợi ngoại giao quan trọng của thủ tướng Modi.

g20-4

Chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Phi Assoumani (trái) chính thức được mời vào ghế các thành viên thường trực G20. Ảnh ngày 09/09/2023 tại New Delhi via Reuters - Pool

Đặc phái viên của RFI Dominique Baillard có mặt tại hội nghị cho biết thêm thông tin :

Thủ tướng Narendra Modi ôm tổng thống Azali Assoumani là một trong những khoảnh khắc ấn tượng nhất trong phiên khai mạc. Tổng thống quần đảo Comores ngay lập tức tới ngồi vào bàn chính thức của G20 trong tiếng vỗ tay của những người đồng cấp. Việc Châu Phi gia nhập một trong những định chế lãnh đạo thế giới là một thành công không thể chối cãi đối với Ấn Độ nước chủ tịch luân phiên G20.

Một vùng rộng lớn ở nam bán cầu được chấp nhận trong một tổ chức do những nước giàu nhất hành tinh lãnh đạo. Tất nhiên đây cũng là thời khắc lịch sử đối với Châu Phi. Từ trước đến nay, mới chỉ duy nhất Nam Phi là thành viên thường trực của câu lạc bộ, có thể chuyển tải các đề nghị của năm chục quốc gia châu lục này. Liên Hiệp Châu Phi từ giờ sẽ có thể tham gia xây dựng các cam kết của G20 trên các vấn đề mà họ quan tâm hàng đấu, như xử lý nợ, tiếp cận nguồn tài chính cho phát triển bền vững. Nhưng đó cũng là một thách thức. Liên Hiệp Châu Phi sẽ phải làm việc với nhau nhiều hơn ở thượng tầng để có thế trình bày và cổ vũ cho quan điểm của mình trong khối các quốc gia mà trong tương lại sẽ là G20+1.

Anh Vũ

*************************

Tổng thống Mỹ Biden đề ra những ưu tiên trước thượng đỉnh G20

Minh Anh, RFI, 08/09/2023

Thượng đỉnh G20, nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu (gồm 19 quốc gia và Liên Hiệp Châu Âu) sẽ khai mạc tại Ấn Độ ngày mai, 09/09/2023. Tổng thống Nga Vladimir Putin không dự thượng đỉnh và cũng không có bài phát biểu trực tuyến như năm ngoái. Còn Trung Quốc thông báo thủ tướng Lý Cường sẽ thay mặt chủ tịch Tập Cận Bình đến New Delhi.

g20-5

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Auburn, bang Maine, Hoa Kỳ, ngày 28/07/2023. © AFP / Brendan Smialowski

Thông báo này của Bắc Kinh khiến tổng thống Mỹ Joe Biden thất vọng. Dù vậy, trước khi lên đường đến Ấn Độ, nguyên thủ Mỹ cho biết một số ưu tiên của Mỹ trong kỳ họp này.

Từ New York, thông tín viên đài RFI, Guillaume Naudin tường thuật :

"Điều trước tiên mà tổng thống Mỹ thể hiện trước khi đi dự G20 là nỗi thất vọng. Ông thất vọng vì không thể gặp trực tiếp nhân vật số một Trung Quốc Tập Cận Bình, sẽ không đến dự cuộc họp. Như vậy, sẽ không có một cuộc gặp giống như năm ngoái ở Bali và như vậy, bớt đi một cơ hội để cố gắng làm giảm căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Việc tổng thống Vladimir Putin vắng mặt 2 năm liên tiếp, đối với ông Biden, là một cơ hội để trình bày mô hình của ông trước các nước dự thượng đỉnh. Các cố vấn của ông giải thích rằng tổng thống tin tưởng vào cơ chế của G20, dù rằng nhiều tác nhân quan trọng đang xa lánh nhóm này và hiện giờ thì không chắc là thượng đỉnh sẽ ra được một thông cáo chung.

Tổng thống Mỹ muốn tán dương Bidenomics, tức là chính sách kinh tế của ông và nhấn mạnh đến phương pháp đầu tư của ông vào cơ sở hạ tầng và tập trung vào các thách thức về khí hậu và công nghệ. Chính vì vậy mà Hoa Kỳ ủng hộ cải tổ Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) để tạo thuận lợi cho các nền kinh tế đang trỗi dậy.

Điều này sẽ được bắt đầu từ nước chủ nhà Ấn Độ. Một cuộc hội đàm giữa tổng thống Mỹ và thủ tướng Narendra Modi dự trù diễn ra trước thượng đỉnh. Nhà Trắng cũng vui mừng chào đón Liên Hiệp Châu Phi lần đầu tiên trở thành thành viên chính thức của nhóm".

Minh Anh

Published in Châu Á

Tổng thống Biden ti thượng đnh G20, Putin và Tp d kiến không d

VOA, 07/09/2023

Tng thng Joe Biden ti d hi ngh thượng đnh G20 n Đ vi nhng mc tiêu ln và hy vng cao rng Khi gm 20 nước giàu và nước đang phát trin hàng đu có th cùng nhau gii quyết các vn đ ln ca toàn cu, Tòa Bch c cho biết hôm 5/9 trong bi cnh có nhiu đn đoán v sc khe ca ông sau khi đ nht phu nhân Jill Biden xét nghim dương tính vi Covid mt ngày trước đó.

g20-1

Tng thng M Joe Biden phát biu ti Phòng phía Đông Tòa Bch c ngày 5/9/2023 trước ngày lên đường d thượng đnh G20 ti n Đ.

Phát ngôn viên Tòa Bch c Karine Jean-Pierre nói : ng y không có triu chng", đng thi cho biết thêm rng ông Biden có kết qu xét nghim âm tính vào sáng ngày 5/9 và s được xét nghim theo lch trình do bác sĩ ch đnh. Bà không cho biết kế hoch s như thế nào nếu ông có kết qu xét nghim dương tính trước khi khi hành đến New Delhi vào ngày 7/9.

C vn an ninh quc gia Jake Sullivan cho biết chính quyn s tp trung vào các vn đ như biến đi khí hu, tái cơ cu n và cuc chiến Ukraine. Cuc hp bt đu vào ngày 9/9 ti th đô ca n Đ.

Ông Sullivan nói : "Chúng tôi hy vng hi ngh thượng đnh G20 này s cho thy các nn kinh tế ln trên thế gii có th hp tác cùng nhau ngay c trong nhng thi đim đy th thách". "Vì vy, khi chúng tôi đến New Delhi, trng tâm ca chúng tôi s là cung cp cho các nước đang phát trin, đt được tiến b trong các ưu tiên chính ca người dân M t khí hu đến công ngh và th hin cam kết ca chúng tôi vi G20 như mt din đàn thc s có th, như đã nói trước đây, trao gi".

Các nhà phân tích cho rng s vng mt ca hai nhà lãnh đo ch cht Tng thng Nga Vladimir Putin và Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình s nh hưởng đến các tiến trình, đc bit là xung quanh thách thc ln nht mà nước ch nhà, Th tướng n Đ Narendra Modi, phi đi mt.

"Vn đ ln ca hi ngh thượng đnh ln này Delhi là liu các nước có th đt được mt thông cáo chung đng thun hoàn toàn hay không, điu mà h đã làm vào năm ngoái ti (hi ngh thượng đnh) cui cùng Bali, trong đó có nhng đon mà Nga đã đng ý, như thông cáo nêu rõ, rng h đã gây hn Ukraine", giáo sư John Kirton, người đng đu Nhóm nghiên cu G20 ti Đi hc Toronto, cho VOA biết.

"Liu ông Modi có th đưa ra mt thông cáo chung đng thun đy đ như cách Tng thng Joko Widodo ca Indonesia đã làm năm ngoái hay không, chúng ta s phi ch xem. Nhưng tôi nghĩ tin tt là ông Putin mt ln na quyết đnh b qua hi ngh thượng đnh, như ông đã làm Bali năm ngoái. Và thm chí có v như ông Tp Cn Bình ca Trung Quc có th s không xut hin. Điu đó s giúp tt c các quc gia khác hành đng d dàng hơn nhiu".

Ông Biden mi đây nói ông "tht vng" khi nhà lãnh đo quyn lc ca Trung Quc không có ý đnh tham d.

Tuy nhiên, ông Biden nói, "Tôi ri s gp ông y".

Ông Sullivan, ngày 5/9, không cho biết khi nào mt cuc hp như vy có th din ra.

Và các nhà phân tích nói h hy vng rng New Delhi và Bc Kinh có th vượt qua s bt đng ca h v bn đ mi ca Trung Quc mà n Đ tranh cãi.

Bà Stephanie Segal, thành viên cp cao ca chương trình kinh tế ti Trung tâm Nghiên cu Chiến lược và Quc tế, nói : "Căng thng đa chính tr chc chn đã có t trước năm mà n Đ t chc G20".

Bà cho biết bà hy vng các phái đoàn có th nhìn xa hơn nhng khác bit và tp trung vào ci cách các t chc đa phương như Ngân hàng Thế gii, mt đng thái mà các nhà phân tích cho rng s có tác đng trên din rng.

Bà nói : "Nhng ci cách đó, nếu thc s được thc hin, s đt được mc tiêu là tp trung nhiu hơn vào cái mà chúng ta gi là hàng hóa công toàn cu nhng th như khí hu, s chun b cho đi dch, tình trng mong manh, tình trng mt an ninh lương thc".

"Và nhng ci cách s cho phép các t chc này bao gm Ngân hàng Thế gii cung cp ngun tài chính b sung cho th trường mi ni ln các nước thu nhp thp và tài tr vi các điu khon ưu đãi hơn nhiu".

Nguồn : VOA, 07/09/2023

**************************

Những giả thuyết về sự vắng mặt của chủ tịch Trung Quốc tại thượng đỉnh G20

Minh Anh, RFI, 06/09/2023

Ngày 04/09/2023, Trung Quốc thông báo thủ tướng Lý Cường sẽ đến Ấn Độ dự thượng đỉnh G20 trong hai ngày 09-10/09/2023. Sự vắng mặt của chủ tịch Tập Cận Bình tại thượng đỉnh quan trọng này nói lên nhiều điều về tình hình quốc tế, nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu có những "lục đục" trong nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc.

g20-2

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Thượng đỉnh BRICS, Johannesburg, Nam Phi, ngày 23/08/2023. AP - Alet Pretorius

Thông báo đưa ra ngắn gọn không lời giải thích khiến giới truyền thông quốc tế "cảm thấy khó hiểu", bởi vì từ khi lên nắm quyền cách nay một thập niên, ông Tập Cận Bình chưa bao giờ bỏ lỡ một cuộc hẹn nào của G20. Ngay cả trong mùa dịch năm 2021, vì không thể đến Roma, lãnh đạo Trung Quốc cũng tham gia họp trực tuyến.

Lần vắng mặt này của lãnh đạo họ Tập ở G20 có lẽ sẽ tương phản nhiều với sự hiện diện đáng chú ý của ông tại thượng đỉnh BRICS vừa diễn ra ở Nam Phi hồi tháng 8/2023. Trả lời AFP, nhà Trung Quốc học Steve Tsang, Viện SOAS China, Đại học Luân Đôn, cho rằng tại thượng đỉnh BRICS, chủ tịch Trung Quốc là trung tâm của mọi sự chú ý vì đã thúc đẩy một sự mở rộng "lịch sử" khối này, ngược lại, Trung Quốc "không thể thống trị" nhóm G20. Bắc Kinh muốn tăng cường các mối quan hệ với các nước mới trỗi dậy, trong đó có BRICS, để "hình thành một mô hình thay thế cho trật tự thế giới do Mỹ thống trị". 

Bối cảnh quan hệ Trung - Ấn xuống cấp cũng có thể là một nguyên nhân khác của sự vắng mặt này. Nhà phân tích Tôn Vân (Yun Sun), chương trình Trung Quốc, thuộc Stimson Center, một trung tâm cố vấn của Mỹ, lưu ý, từ năm 2020, quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc đã trở nên tồi tệ, nhất là sau vụ lính biên phòng hai bên "ẩu đả" với nhau trên dãy Himalaya, làm 20 binh sĩ Ấn Độ và ít nhất 4 lính Trung Quốc thiệt mạng. 

Bắc Kinh nghi ngờ New Delhi sử dụng thượng đỉnh G20 để xác quyết những yêu sách về lãnh thổ. Trung Quốc cũng tỏ ra khó chịu về việc Ấn Độ là tham gia liên minh QUAD với Mỹ, Nhật Bản và Úc, nhằm chống lại ảnh hưởng quân sự và kinh tế của Trung Quốc. Và nhất là Bắc Kinh cũng không hài lòng khi thấy New Delhi "phản đối mạnh mẽ những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông", theo như quan sát của Thời Ân Hoằng ( Shi Yinhong ), giáo sư Quan hệ Quốc tế tại đại học Nhân dân ở Bắc Kinh. 

Bị khiển trách 

Tuy nhiên, ông Katsuji Nakazawa, một phóng viên kỳ cựu của Nikkei Asia, hiện là trưởng văn phòng đại diện của tòa báo ở Bắc Kinh tiết lộ, nguyên nhân của quyết định này có thể đến từ sau kỳ họp Bắc Đới Hà hồi mùa hè. Đây là cuộc họp thường niên giữa những nhân vật lão thành và các nhân vật tại chức của đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Cuộc họp năm nay diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn chưa từng thấy kể từ khi nước này tiến hành "cải cách và mở cửa". Quân đội chìm trong hỗn loạn sau khi hai tướng hàng đầu của Lực lượng Tên lửa bị thanh trừng. Ngoại trưởng Tần Cương bị miễn nhiệm không rõ lý do khiến nghi ngờ lan rộng trong nội bộ đảng.

Tình trạng hỗn loạn này đã khiến những bậc cao niên điều hành đảng trong thời kỳ hưng thịnh nhất cảm thấy lo lắng. Nhiều nguồn tin tiết lộ, trước thềm cuộc họp Bắc Đới Hà, các vị trưởng lão đã thống nhất họp riêng, tổng kết và thống nhất các ý kiến, và có lời khiển trách nặng nề ông Tập Cận Bình cũng như nhiều lãnh đạo khác. 

Trong một nền văn hóa bí mật, ít ai biết được sự thật đằng sau quyết định đó là gì. Nhiều chuyên gia được AFP trích dẫn cho rằng đó cũng thể là do vấn đề sức khỏe, vì ông Tập Cận Bình nay cũng đã 70 tuổi. Theo giả thuyết được Alfred Wu, nhà nghiên cứu về chính trị, chuyên gia về Trung Quốc, đưa ra với hãng Bloomberg, thì sự vắng mặt này cũng có thể là một chiến lược mới, nhằm tránh trả lời các câu hỏi gây phiền phức như vấn đề Đài Loan, sự hậu thuẫn của Trung Quốc dành cho Nga, hay tương lai nền kinh tế Trung Quốc. 

Nhưng đây cũng có thể là biểu hiện của kiểu "tâm lý hoàng đế". Kể từ giờ, lãnh đạo Trung Quốc muốn để các đồng nhiệm nước ngoài đến gặp ông hơn là phải tự di chuyển, mà ví dụ điển hình các chuyến thăm Trung Quốc của lãnh đạo Đức và Pháp, cũng như của bốn quan chức cao cấp Mỹ gần đây. 

Minh Anh

Published in Quốc tế

Hội nghị G20 khai mạc tại Indonesia

Lam Vũ, Thanh Niên online, 15/11/2022

Hội nghị cấp cao thường niên của nhóm G20 (20 nền kinh tế phát triển và mới nổi) diễn ra trong hai ngày 15 - 16/11 tại Bali (Indonesia), giữa lúc kinh tế toàn cầu đối mặt nhiều thách thức.

Đây là sự kiện quy tụ nhiều lãnh đạo các nước dự trực tiếp sau khi dịch Covid-19 bùng phát toàn cầu vào đầu năm 2020. Với chủ đề "Recover Together, Recover Stronger" (Hồi phục cùng nhau, Hồi phục mạnh hơn), nước chủ nhà Indonesia đã vạch ra chương trình nghị sự tập trung vào các vấn đề như phục hồi kinh tế sau đại dịch, y tế toàn cầu và năng lượng bền vững, theo tờ The Guardian.

bali1

Hội nghị G20 diễn ra tại Bali (Indonesia) – Reuters

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh các nền kinh tế trên thế giới đều đang phải đương đầu những khó khăn, chứng kiến lạm phát không ngừng gia tăng và nguy cơ suy thoái ngày càng cận kề. Trong khi đó, xung đột ở Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu sớm kết thúc.

Giới quan sát dự báo rằng cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc có thể sẽ làm lu mờ triển vọng hợp tác về kinh tế tại hội nghị G20 năm nay. Indonesia đã tìm cách duy trì tính trung lập của diễn đàn G20, từ chối lời kêu gọi của Ukraine và các nước phương Tây về việc loại Nga khỏi hội nghị, đồng thời nhấn mạnh tiềm năng hợp tác về an ninh lương thực và năng lượng. Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết ông không muốn căng thẳng địa chính trị phủ bóng lên sự kiện mà theo ông "không phải là một diễn đàn chính trị". Một ngày trước hội nghị, ông kêu gọi Ủy ban Châu Âu và nhóm G7 thể hiện sự "ủng hộ và linh động" để hội nghị G20 có thể đưa ra tuyên bố chung, Reuters đưa tin.

Ngày 13/11, ông Widodo cũng đã ra mắt một quỹ phòng chống đại dịch của nhóm G20 nhằm cải thiện mức độ sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh trong tương lai. Đến nay, quỹ đã huy động được khoảng 1,4 tỉ USD, bao gồm đóng góp từ Indonesia, Mỹ và EU, cũng như từ các nhà tài trợ và các tổ chức từ thiện như Quỹ Bill và Melinda Gates.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long hôm qua cho biết các chủ đề sẽ được thảo luận tại hội nghị G20 bao gồm biến đổi khí hậu, kinh tế toàn cầu, an ninh và xung đột Nga - Ukraine. Ông không nghĩ hội nghị sẽ đạt được đột phá trong bất cứ vấn đề then chốt nào nhưng hy vọng các nước sẽ đi đến đồng thuận về đường hướng chung để tiếp tục tiến lên.

Lam Vũ

Nguồn : Thanh Niên online, 15/11/2022

***********************

Bên lề G20, Úc và Trung Quốc họp thượng đỉnh để cải thiện quan hệ song phương

Phan Minh, RFI, 15/11/2022

Lần đầu tiên sau hơn 5 năm, hôm 15/11/2022 bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Bali, Indonesia, thủ tướng Úc đã hội đàm với chủ tịch Trung Quốc nhằm xoa dịu căng thẳng giữa hai nước, mặc dù còn nhiều chủ đề gây tranh cãi.

bali2

Thủ tướng Úc Anthony Albanese (trái) gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh G20, tại Bali, Indonesia, ngày 15/11/2022. AP - Mick Tsikas

Từ Sydney, thông tín viên Grégory Plesse cho biết thêm chi tiết :

Dưới thời cựu thủ tướng Úc Scott Morrison, các thành viên của chính phủ Trung Quốc thậm chí còn không trả lời các cuộc gọi từ những người đồng cấp ở Canberra. Nhưng hai bên đã nối lại tiếp xúc ngay lập tức sau khi Công Đảng lên nắm quyền vào tháng 5 vừa rồi.

Thủ tướng Albanese đã xác nhận khi đến Bali rằng ông sẽ nói chuyện với chủ tịch Tập Cận Bình.

Ông cho biết : Chúng tôi tiến hành cuộc thảo luận này với thiện chí. Không có điều kiện tiên quyết nào cho cuộc trao đổi này và tôi hy vọng có một cuộc đối thoại mang tính xây dựng.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chủ đề gây căng thẳng. Trung Quốc đặc biệt chỉ trích Úc vì sự liên kết với Hoa Kỳ, và điều này vừa lại được bộ trưởng Quốc phòng Úc, trong chuyến thăm Washington gần đây, đã khẳng định rằng liên minh với Hoa Kỳ là yếu tố chính trong an ninh quốc gia và tầm nhìn của Úc về thế giới.

Và Úc không chấp nhận các biện pháp trừng phạt thương mại do Bắc Kinh, đối tác thương mại đầu tiên của họ, ban hành cách đây 2 năm, khiến Canberra mất hơn 12 tỷ euro doanh thu xuất khẩu.

Cuộc gặp thượng đỉnh này có thể cho phép dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nói trên. Trong mọi trường hợp, đây là điều mà một số người tin như vậy, khi vài ngày trước, thủ tướng Trung Quốc tuyên bố rằng Bắc Kinh sẵn sàng đi nửa chặng đường để nối lại liên lạc với Canberra.

Phan Minh

**********************

Bên lề G20, nguyên thủ Mỹ-Trung gặp nhau để duy trì kênh liên lạc, tránh dẫn đến xung đột

Phan Minh, RFI, 14/11/2022

Hôm 14/11/2022, tổng thống Mỹ và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh G20, tại Bali, Indonesia. Đây là lần đầu tiên hai lãnh đạo gặp nhau trực tiếp kể từ khi Joe Biden đắc cử tổng thống Mỹ. Mục tiêu của cuộc gặp là làm giảm căng thẳng song phương nhưng không phải nhượng bộ quá nhiều.

bali3

Tổng thống Mỹ Joe Biden và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh G20, tại Bali, Indonesia, ngày 14/11/2022. AP - Alex Brandon

Từ Washington, thông tín viên Guillaume Naudin tường trình :

Hai lãnh đạo nở nụ cười trong lúc bắt tay. Nhưng cuộc thảo luận được tổng thống Mỹ mô tả là thẳng thắn, bao gồm một loạt các chủ đề khác nhau. Theo ngôn ngữ ngoại giao, điều này có nghĩa là hai lãnh đạo hầu như không có cùng quan điểm trong nhiều chủ đề.

Nhà Trắng liệt kê các chủ đề đã được đề cập tới. Hành động chống biến đổi khí hậu, các vấn đề về thương mại và kinh tế, nhân quyền, đặc biệt liên quan đến người thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và tất nhiên là các vấn đề an ninh chiến lược.

Hoa Kỳ khẳng định sẽ bảo vệ các đồng minh của mình ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Joe Biden giải thích rằng theo quan điểm của ông, Trung Quốc không có lợi khi để một nước như Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân chiến lược ngay sát sườn vì điều đó sẽ dẫn đến việc Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực. Căng thẳng đang ở mức cao nhất về vấn đề Đài Loan. Joe Biden nhấn mạnh rằng Mỹ vẫn tôn trọng chính sách một nước Trung Quốc, do vậy việc các thay đổi và căng thẳng ở Đài Loan bắt nguồn từ thái độ của Trung Quốc.

Một trong những mục tiêu của cuộc trao đổi này, cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai lãnh đạo kể từ khi Joe Biden làm tổng thống, là tránh để cho cạnh tranh dẫn đến tình trạng giống như xung đột và luôn duy trì các kênh liên lạc. Điều này đã được khởi động ở Bali và sẽ được tiếp tục với chuyến thăm Trung Quốc tới đây của ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken.

Phan Minh

Published in Diễn đàn
vendredi, 28 juin 2019 10:19

Thượng đỉnh G20

Cuối tuần này, cấp lãnh đạo Nhóm G20 gồm 19 quốc gia và Liên Hiệp Châu Âu sẽ họp tại Osaka của Nhật Bản để thảo luận về các bài toán kinh tế của toàn cầu. Người ta chờ đợi gì ở một thượng đỉnh hàng năm như vậy, mục Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu sau đây...

g201

Thượng đỉnh G20 trước đây ở các nước Nga, Pháp, Mexico và Argentina. AFP

Vì sao có G20 ?

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Châu Á Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. 

Thưa ông, cuối tuần này hội nghị giới lãnh đạo của Nhóm G20 sẽ được triệu tập tại Osaka của Nhật Bản, người ta nên chờ đợi gì từ một diễn đàn quan trọng như vậy ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa :  Muốn tìm hiểu thì có lẽ ta nên đi ngược về quá khứ. Sau nhiều biến động an ninh và kinh tế, kể cả cuộc khủng hoảng dầu khí thời 1972-1973, vào quãng 1975 trở về sau, bảy nước công nghiệp hóa dẫn đầu thế giới vẫn họp hàng năm để phối hợp đối sách trước các bài toán lớn của toàn cầu. Đó là Nhóm G7, gồm có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Ý và Canada.

Nhưng kinh tế thế giới có thay đổi nên một số quốc gia đạt mức tăng trưởng cao và chi phối kinh tế toàn cầu trong khi Nhóm G7 và các định chế quốc tế hết thể ứng phó với các bài toán mới, điển hình là vụ khủng hoảng Đông Á tháng 7/1997. Vì vậy vào năm 1999, 19 nền kinh tế có sản lượng cao nhất mới nghĩ đến một diễn đàn thảo luận mở rộng, bên trong vẫn có Liên hiệp Châu Âu.

Đó là nguyên ủy của Nhóm G20, ra đời cách nay đúng 20 năm, quy tụ hai phần ba dân số toàn cầu, 90% sản lượng kinh tế và ba phần tư ngạch số ngoại thương. Ngoài Nhóm G7 thì 12 nước kia là Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Hàn, Brazil, Úc, Liên bang Nga, Mexico, Indonesia, Argentina, Saudi Arabia, Nam Phi và Turkey.

Nguyên Lam : Thưa ông, kết quả của diễn đàn mở rộng này là gì ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Ban đầu thì mới chỉ là sự đối thoại giữa các viên chức kinh tế tài chính của các nước với nhau. Nhưng tới vụ khủng hoảng tài chính năm 2008 và nạn Tổng Suy Trầm thì từ năm 2008, người ta mở ra trình độ hợp tác giữa nguyên thủ của các quốc gia trong nhóm. Thay vì là Hội nghị Cấp cao thì có Thượng đỉnh hay Summit. Nhưng căn bản của Nhóm G20 vẫn chỉ là diễn đàn thảo luận, chưa là một Khối thống nhất về đường lối. Hàng năm, một thành viên được làm chủ tịch luân phiên của cả nhóm, như năm nay, Nhật đăng cai tổ chức Thượng đỉnh sau Argentina năm ngoái và trước Saudi Arabia vào năm tới.

Tinh thần của Nhóm G20 là linh động tìm hiệu năng qua đối thoại chứ không lập ra bộ máy điều hành mang tính chất thư lại, thí dụ như Tổng thư ký. Do đó việc chuẩn bị nghị trình thảo luận về chiến lược của cả Nhóm G20 cho Thượng đỉnh hàng năm được trao cho ba quốc gia đã, đang và sẽ tổ chức hội nghị.

Hoạt động của G20

Nguyên Lam : Ông nhấn mạnh đến yếu tố linh động của Nhóm G20, nhưng dường như tình hình an ninh và kinh tế vẫn tác động vào Thượng đỉnh hàng năm. Thí dụ như năm nay thì trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc khiến ai cũng nhìn vào cuộc họp giữa Tổng thống Donald Trump của Mỹ và Tổng bí thư Tập Cận Bình của Bắc Kinh, hoặc vụ khủng hoảng về xứ Iran tại Trung Đông, với ảnh hưởng vào lĩnh vực năng lượng của các nước. Đã vậy còn vụ khùng hoảng tại Hong Kông và cả Đài Loan nữa. Ông nghĩ sao về những vụ này ?

2222222222222222

Thượng đỉnh G20 2019 được tổ chức ở Osaka, Nhật Bản. AFP

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi nghĩ đến... Thủ tướng Nhật Shinzo Abe người sẽ đọc diễn văn chào mừng quan khách và khai mạc Thượng đỉnh 2019 !

Ông Abe nói về viễn ảnh kinh tế Châu Á qua nghị trình gồm ba chủ điểm là

1/ củng cố trật tự kinh tế toàn cầu dựa trên giao dịch tự do và công bằng ;

2/ tìm sự hợp tác quốc tế về nền kinh tế dựa trên kỹ thuật số với tiềm năng và rủi ro mới ;

3/ là đối phó với những thách thức về môi sinh của cả nhân loại. Ba đề tài đó rất đáng được giới lãnh đạo của Nhóm G20 thảo luận trong Thượng đỉnh tại Osaka, nhưng người ta lại chú ý đến các vấn đề nóng khác, như Thương chiến Mỹ-Hoa, hay chuyện an ninh vì Iran, Bắc Hàn, Hong Kong, thậm chí Israel.

Đâm ra, Thượng đỉnh của Nhóm G20 vẫn là hiện tượng "đánh trống bỏ dùi", vì các nước không khai triển tiếp sáng kiến được nêu ra cho ước vọng phát triển toàn cầu trong sự ổn định tài chính. Một thí dụ là lãnh đạo quốc gia sẽ đăng cai tổ chức Thượng đỉnh G20 năm tới là Saudi Arabia sẽ nêu ra vấn đề mới, rồi lại bị lãng quên.

Nguyên Lam : Nguyên Lam thấy rằng ông không mấy lạc quan về kết quả của Hội nghị G20 tại Osaka.

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Nhân loại đang ở giữa nhiều thay đổi lớn, dăm ba năm lại có thách đố mới mà Nhóm G7 không giải quyết được. Người ta bèn "nối vòng tay lớn", nên mời thêm 12 nền kinh tế đang phát triển để lập ra Nhóm G20.

Nhưng, 20 năm sau khi thành hình, Nhóm G20 vẫn chưa là chất xúc tác giữa các nước để giải quyết bài toán dài hạn của kinh tế toàn cầu, chưa kể nhiều vấn đề khác như vì sao không mời thêm nền kinh tế này hay quốc gia kia, nên mục tiêu kinh tế nguyên thủy lại bị tan loãng vào nhiều đề mục khác.

Một chuyện nữa là hệ thống tự do dân chủ thường bị báo chí chi phối nên phải quan tâm đến dư luận và thay đổi nghị trình, trong khi các nước độc tài lại duy trì hệ thống toàn trị ở bên trong và tác động đến nhận thức của thế giới bên ngoài.

Vì vậy, chúng ta mới có hai loại sân khấu : một là giới chuyên gia thảo luận về giải pháp song phương và đa phương cho kinh tế toàn cầu ; hai là giới lãnh đạo thì phải cho thấy thiện chí giải quyết các bài toán làm dư luận nôn nóng. Nhưng nếu dư luận chỉ chú ý tới cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo của Hoa Kỳ và Trung Quốc thì nỗ lực của Nhật Bản cho Thượng đỉnh năm nay sẽ chẳng có tiếng vang !

Nguyên Lam : Nếu như vậy, thưa ông, phải chăng truyền thông báo chí sẽ phải theo dõi một lúc hai chuyện gần như trái ngược ? Một là kết quả hội họp của giới chuyên môn, như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF, Ngân hàng Phát triển Châu Á và Thống đốc các Ngân hàng Trung ương của Nhóm G20, xem họ đề nghị những gì cho kinh tế toàn cầu. Chuyện kia là hội nghị tay đôi giữa vài nguyên thủ để thảo luận về các đề tài bao trùm lên an ninh lẫn kinh tế ?

Đánh trống bỏ dùi

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi e là tình hình còn rắc rối hơn vậy ! Trước khi tới Osaka dự Thượng đỉnh 2019 thì ban tham mưu của giới lãnh đạo các đại cường, như Hoa Kỳ, Trung Quốc hay Liên Âu và Nhật đã phải họp để thảo luận về bản tuyên bố chung ! Thứ nhất, có tuyên bố chung hay không ; thứ hai là nội dung của văn kiện đó sẽ gồm những gì, và vì sao. Văn kiện ngoại giao rất khắc nghiệt mà mơ hồ đó mới cho thấy kết quả thật của Thượng đỉnh năm nay. Hai tuần sau thì thiên hạ lại quên hết vì thế giới có thể gặp một biến cố nghiêm trọng khác....

Nguyên Lam : Như vậy, chuyện đó có khác gì thành ngữ "dã tràng se cát biển Đông, Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì" của chúng ta hay không ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Sự tình không đến nỗi thế vì khi gặp nhau nói chuyện thì ít ra người ta cũng khỏi bắn vào nhau !

Trở lại Thượng đỉnh G20, tôi thiển nghĩ các nước có thể rút kinh nghiệm của 20 năm qua mà tìm cách cải tiến. Nhóm G20 thiếu một "bộ nhớ" nên năm nào cũng làm trước quên sau. Mỗi thế hệ lãnh đạo lên cầm quyền đều thấy ra bài toán mới của họ mà nêu thêm vấn đề nhưng chưa chắc đã giải quyết được, trong khi đó, các vấn đề cũ vẫn còn nguyên vẹn. Vì vậy, người ta đánh trống rồi lại bỏ dùi !

Nếu tiếp thu được bài học đó, có lẽ Nhóm G20 nên cho thành lập một bộ phận chuyên môn gồm dăm ba công chức cao cấp người có thể đảm nhiệm vai trò của cơ quan Tổng thư ký hầu ghi lại và phổ biến cho toàn Nhóm những gì đã được thảo luận và đồng ý xúc tiến về sau này. Đấy sẽ là nền tảng của những gì nên làm.

Nguyên Lam : Vì thời lượng có hạn, Nguyên Lam xin đề nghị ông kết luận cho chương trình kỳ này.

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Nói ra thì ngược đời nhưng Hoa Kỳ vẫn là cường quốc đã lập ra hệ thống toàn cầu có đóng góp cho sự thịnh vượng chung dựa trên các giá trị tinh thần như kinh tế tự do, xã hội dân chủ và luật lệ minh bạch. Ngày nay, trong Nhóm G20, Trung Quốc và cả Châu Âu hết khả năng đó và Nhật Bản còn cố gắng phát huy trong những điều kiện bất lợi. Nhưng bất lợi nhất là khi Hoa Kỳ gây ra ấn tượng là chỉ biết tranh thủ quyền lợi thương mại của mình trong khi vẫn phải căng mỏng phương tiện cho các nước khác có cơ hội thịnh vượng chung.

Nếu Nhóm G20 nhìn ra nghịch lý này thì thiên hạ sẽ được nhờ. Nếu không, truyền thông báo chí vẫn tìm ra đề tài ăn khách cho một Thượng đỉnh G20 !

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Châu Á Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích tuần này.

Nguyên Lam thực hiện

Nguồn : RFA, 28/06/2019

Published in Diễn đàn
mercredi, 05 juillet 2017 17:45

Thượng đỉnh G-20

Tuần này, lãnh đạo các nền kinh tế dẫn đầu thế giới có hội nghị cấp cao gọi là "Thượng đỉnh G-20" tại thành phố Hamburg của Cộng hòa Liên bang Đức với các nguyên thủ then chốt như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Liên hiệp Âu Châu và Anh, Đức, Pháp v.v… Trong bối cảnh đầy bất trắc về an ninh và chính trị, dường như lãnh vực kinh tế lại có vẻ khả quan hơn.

summit1

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch Trung Quốc Xi Jinping tại Berlin, Đức, ngày 5 tháng 7 năm 2017. AFP photo

Nguyên Lam : Thưa ông, chúng ta đang bước qua nửa thứ hai của năm 2017 có quá nhiều biến động nên hội nghị cấp cao của nhóm G-20 kỳ này tại Hamburg của Đức có thể là cơ hội cho lãnh đạo các nền kinh tế dẫn đầu thế giới rà soát lại tình hình hợp tác và tạo điều kiện tốt đẹp hơn cho kinh tế toàn cầu. Vì vậy, tiết mục chuyên đề của chúng ta sẽ theo dõi biến cố ấy để phần nào dự đoán ra tương lai ngắn hạn trước mắt, ông nghĩ sao về việc đó ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Quả thật năm 2017 có nhiều biến động trên thế giới nên khi lãnh đạo của 19 nền kinh tế có sản lượng cao nhất cùng với Liên hiệp Âu Châu hội họp thì ai cũng tin rằng Thượng đỉnh G-20 này sẽ đề cập trước tiên đến các hồ sơ an ninh và chính trị trong khi tình hình kinh tế nói chung lại có vẻ khả quan hơn trong nhiều quốc gia. Sự thật lại khác hẳn.

Trước hết, về các hồ sơ ngoài kinh tế, người ta nên chú ý tới các vấn đề sau đây. Thứ nhất là sự căng thẳng tại Đông Á với mâu thuẫn gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về vụ Bắc Hàn, Đài Loan và vùng Biển Đông Nam Á khiến việc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump của Hoa Kỳ và Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc sẽ được chú ý. Thứ hai là mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Liên bang Nga về cục diện Đông Âu khiến chúng ta nên theo dõi một thượng đỉnh khác được tiến hành trước đó tại Ba Lan. Đấy là khi Tổng thống Hoa Kỳ sẽ hội kiến từ hôm Thứ Năm mùng sáu này với lãnh đạo của 13 nước Liên Âu vây quanh ba vùng biển Baltic, Adriatic và Hắc hải. Người ta gọi đó là "Thượng đỉnh Ba Biển" và là cơ hội cho Hoa Kỳ khẳng định ý chí bảo vệ các nước Đông Âu trước sức ép của Nga. Từ đó, người ta mới chú ý đến cuộc họp tay đôi của Tổng thống Mỹ với Tổng thống Vladimir Putin của Nga về trách nhiệm của nước Nga và về Minh ước Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương NATO cùng mối ưu lo của các thành viên Âu Châu trong Minh ước này. Sau cùng thì người ta mới theo dõi quan hệ của Hoa Kỳ với cột trụ kinh tế Liên Âu là nước Đức, khi Đức sắp có bầu cử vào Tháng Chín tới. Nói chung, các nước đều e ngại mâu thuẫn về an ninh và chính trị nên lầm tưởng là tình hình kinh tế toàn cầu sẽ khả quan hơn trong thời gian tới, nhưng sự thật lại chưa hẳn như vậy.

Nguyên Lam : Nguyên Lam thú thật là không ngờ quan hệ giữa các cường quốc lại có quá nhiều mâu thuẫn từ Đông Á tới Đông Âu như vậy, cho nên việc truyền thông cần theo dõi các hội nghị tuần này tại Âu Châu. Nhưng thưa ông Nghĩa, vì sao ông lại cho rằng tình hình kinh tế toàn cầu lại chưa hẳn khả quan như các nước dự đoán ? Ông thấy những gì là đáng ngại ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Đầu tiên về bối cảnh chung thì các ngân hàng trung ương mạnh nhất thế giới đều thấy tình hình kinh tế có khả quan hơn, với áp lực lạm phát suy giảm nên đều nghĩ tới việc tăng dần lãi suất hoặc ít ra thì tiết giảm việc bơm tiền kích thích kinh tế.

Thứ hai, mạnh nhất trong các định chế tiền tệ quốc gia là Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ còn tin rằng một vụ khủng hoảng tài chính như đã thấy năm 2008 sẽ khó xảy ra trong thời gian tới, nhất là khi việc thẩm định khả năng ứng phó với khủng hoảng của 34 ngân hàng thương mại Mỹ kết luận rằng hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ nay đã có mức an toàn hơn mươi năm trước.

Thứ ba, người ta thấy đồng Mỹ kim hết tăng giá trong sáu tháng đầu năm nay nên điều ấy sẽ có lợi cho xuất khẩu của Hoa Kỳ và giảm bớt gánh nặng tài chính cho các nền kinh tế đang phát triển lỡ vay quá nhiều đô la Mỹ, thí dụ như trường hợp Việt Nam. Nhưng thật ra tình hình chưa được khả quan và đồng bộ như vậy nên người ta mới tự chuẩn bị cho những kịch bản bất ngờ sau này, nhất là khi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế BIS, được coi như ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương vừa cảnh báo hôm Chủ Nhật 25 vừa rồi là những biến động chính trị dồn dập có thể gây hậu quả bất lợi cho kinh tế toàn cầu. Bản thân tôi thì theo dõi kỹ sự phân tích chính xác của định chế này.

Nguyên Lam : Thính giả của chúng ta đã quen với cách nhận định của kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa khi ông trình bày bối cảnh rồi xoay ngược vấn đề nhằm cảnh báo chuyện bất ngờ. Thưa ông, đâu là những kịch bản bất ngờ mà ông vừa nhắc tới ?

GERMANY-CHINA-POLITICS-DIPLOMACY-G20

Thủ tướng Đức Angela Merkel bắt tay Chủ tịch Siemens Joe Kaeser (trái) tại Berlin vào ngày 5 tháng 7 năm 2017. AFP photo

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi xin khởi sự từ Hoa Kỳ trước. Năm 2006, dân Mỹ cũng hồ hởi như thế mà không ngờ lại gặp khủng hoảng khi trái bóng thị trường gia cư địa ốc bị bể chứ không xì và dẫn tới vụ khủng hoảng 2008. Nếu đối chiếu lời phát biểu của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương thời ấy là ông Ben Bernanke với bà Chủ tịch Janet Yellen thời nay, ta thấy sự lạc quan tương tự nên cần đề phòng phản ứng bầy đàn khi thấy giá nhà tại Mỹ nay cũng tăng quá mạnh.

Thứ hai, về việc đồng đô la Mỹ hết tăng mà còn có thể bị mất giá so với nhiều ngoại tệ mạnh thì ta còn nên nghĩ tới một nguyên nhân khác là tình trạng ách tắc chính trị tại Hoa Kỳ khiến nhiều đề nghị cải cách ngân sách và thuế khóa của Chính quyền Donald Trump bị đình hoãn hoặc gặp trở ngại nên chỉ còn một đòn bẩy kích thích kinh tế là xuất khẩu để giảm thâm hụt cán cân thương mại nhờ đô la rẻ hơn.

Nhưng nếu chiều hướng sút giảm hối suất của Mỹ kim so với các ngoại tệ khác đã kéo dài sáu năm trong một chu kỳ thường là bảy năm thì mình chẳng nên quên là kinh tế Mỹ cũng có thể bị suy trầm nhẹ vào năm tới sau tám năm liền chưa bị suy trầm, là điều chúng ta có trình bày kỳ trước. Và lần này có khi một trong nhiều yếu tố tác động lại có thể đến từ kinh tế Trung Quốc. Nếu kinh tế Mỹ bị suy trầm nhẹ thì hậu quả chưa đến nỗi tai hại cho Hoa Kỳ bằng cho nhiều quốc gia khác, nhất là cho Trung Quốc và Đức.

Nguyên Lam : Nói về nước Đức thì dư luận báo chí thường quan tâm đến lập trường tương phản của bà Thủ tướng Angela Merkel với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Riêng ông thì còn thấy cái gì khác mà chúng ta nên chú ý ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi cho rằng ta nên thấy ra một nghịch lý quan trọng hơn nữa. Đó là cột trụ kinh tế của cả khối Liên Âu là Đức lại có một nhược điểm quan trọng là quá lệ thuộc vào xuất khẩu, trước hết là vào sức mua của các nước khác như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên Âu hay Vương quốc Anh, mà sức mua đó lại có thể giảm. Nhìn sâu xa hơn, kinh tế của cường quốc này không thể kiểm soát được nhiều động lực phát triển của mình, như tình hình Liên Âu, việc Vương quốc Anh đàm phán việc triệt thoái là Brexit và nhất là sự thăng giáng hay sa sút của kinh tế Hoa Kỳ.

Tuần qua, ba trung tâm nghiên cứu Đức là Viện IFO, German Institute for Economic Research và Ngân hàng Trung ương đều công bố dự báo lạc quan về viễn ảnh giữa năm của kinh tế Đức nhờ sức tiêu thụ nội địa gia tăng nhưng sự thật thì kinh tế Đức vẫn tùy thuộc vào sức nhập khẩu của các nền kinh tế khác. Chính là trong bối cảnh ấy, quan hệ kinh tế và chính trị giữa Hoa Kỳ với Đức là điều nên theo dõi trong thượng đỉnh G-20 của tuần này.

Ngoài ra, cũng xin nói là ta còn nên theo dõi một hồ sơ kia là tương lai của Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP giữa 11 nước sau khi Hoa Kỳ triệt thoái từ đầu năm nay. Tôi cho là các nước còn lại, nhất là Nhật Bản, cũng khuyến khích các quốc gia khác xúc tiến kế hoạch và nhìn từ quan điểm về an ninh của Nhật, có thể là Thủ tướng Shinzo Abe sẽ kín đáo thúc đẩy sự tham gia của Nam Hàn và có khi cả Đài Loan nhằm giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc. Việt Nam không nên quên hồ sơ này và quyền lợi kinh tế của mình với nhiều đối tác khác.

Nguyên Lam : Thưa ông, trong khung cảnh đó tình hình Việt Nam sẽ là gì ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Năm nay, tới phiên nước Đức tổ chức Thượng đỉnh G-20 và Thủ tướng Angela Merkel của Đức có mời Thủ tướng của Hà Nội tham dự mặc dù Việt Nam chưa được ở trong nhóm 19 quốc gia có nền kinh tế giàu mạnh nhất. Sau đó, Thủ tướng Hà Nội sẽ thăm Vương quốc Hà Lan. Đây là cơ hội cho lãnh đạo Việt Nam nhìn rộng ra ngoài và phát triển quan hệ với nhiều nước khác, nhưng chẳng thể quên được sự phê phán của thiên hạ khi Hà Nội tuyên án 10 năm tù một phụ nữ đấu tranh bất bạo động là Mẹ Nấm. Đây là điều xấu hổ mà các nước dân chủ văn minh khó chấp nhận được. Dù báo chí Hà Nội chẳng nói ra, tôi cho rằng Thủ tướng của Hà Nội sẽ được lãnh đạo các nước nhắc nhở điều kỳ cục đó.

Tuy nhiên, về kinh tế thì vấn đề của Việt Nam lại nằm ở nhà khi công quỹ cạn kiệt và đi vay quá khả năng làm nhiều dự án xây dựng hạ tầng bị đình hoãn và nhà nước nhìn vào khối vàng hay ngoại tệ của dân như giải pháp ! Tôi thiển nghĩ ưu tiên của nhà cầm quyền Việt Nam là nên nhìn vào hệ thống doanh nghiệp nhà nước quá lớn và kém hiệu năng nên gây tốn kém oan uổng cho nền kinh tế. Vì vậy, họ nên thúc đẩy và thực hiện tiến trình giải tư, tư nhân hóa hay cổ phần hóa một cách thực tế và minh bạch để phần nào thu hồi lại cho công quỹ một khối tài nguyên bị lạm dụng với quá nhiều tham ô lãng phí. Cho tới nay, Hà Nội mới chỉ nói mà không làm trong khi các khó khăn cứ chồng chất và nhiều doanh nghiệp bị nguy cơ vỡ nợ.

Nguyên Lam : Việt Nam có dễ thở hơn không trong giả thuyết là đồng đô la Mỹ sẽ còn sụt giá từ nay đến cuối năm ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi nghĩ rằng không vì nhiều lý do. Mỹ kim có thể sụt giá nếu so với nhiều ngoại tệ mạnh khác chứ điều ấy chẳng có nghĩa là gánh nặng hoàn trái hay trả nợ của Việt Nam sẽ giảm mạnh. Thứ hai, gánh nợ công hay là công trái của Việt Nam thật ra cao hơn con số chính thức vì phải bao gồm cả các khoản vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước do nhà nước đứng ra bảo lãnh từ chục năm trước. Nó có thể cao gấp 10 lần khối dự trữ ngoại tệ của Việt Nam và hơn gấp đôi khả năng sản xuất của kinh tế trong một năm. Gánh nợ quá lớn này sẽ còn đè nặng đến tương lai kinh tế Việt Nam và ngoài nạn phá sản dây chuyền thì ta không nên quên kịch bản suy trầm của kinh tế Hoa Kỳ rồi của nhiều nước khác vào năm tới. Đấy là viễn ảnh thực sự không lạc quan cho Việt Nam, ngoài nhiều vấn đề rất đáng quan ngại khác ở bên trong.

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ ông Nghĩa về bài phân tích kỳ này.

Nguyên Lam, RFA

Nguồn : RFA, 05/07/2017

Published in Diễn đàn