Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Các tù nhân lương tâm tại Hải ngoại tiếp tục cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ

Những tù nhân lương tâm bị trục xuất từ nhà tù Việt Nam đến thẳng nước thứ hai định cư hiện có mặt tại Mỹ châu, Âu châu. Tuy nhiên, dù ở đâu, họ - vẫn theo cách riêng mình - tiếp tục cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ tại quê nhà. Hôm 8/9, một cuộc hội đàm đã diễn ra tại Houston (Mỹ) quy tụ những tù nhân lương tâm từ khắp nơi để chia sẻ tâm tình, nói lên nguyện vọng của mình về tình hình đất nước.

tnlt1

Hội đàm với các tù nhân lương tâm Việt Nam lưu vong ở Houston, Hoa Kỳ, hôm 8/9/2019 - Tường An

Kết nối các tù nhân lương tâm lại với nhau

Nhạc sĩ, MC Nam Lộc, một trong những người quan tâm đến cuộc sống của các cựu tù nhân lương tâm tại hải ngoại, chia sẻ :

"Đây là một trong những điều mà tôi thao thức từ lâu, là một trong những người có cơ hội sinh hoạt chung với các tù nhân lương tâm từ trong nước ra hải ngoại, tôi vẫn quan tâm đến đời sống an sinh của họ, đến hoạt động của họ, đến những thao thức của họ và những lý tưởng của họ. Cho nên tôi cứ mong làm sao có một ngày tạo cho họ cơ hội để họ nói lên lập trường, chính kiến của họ. Và quan trọng hơn cả là tạo cho các anh em tù nhân lương tâm có dịp để ngồi lại với nhau, trao đổi với nhau và biết đâu có thể thành lập một liên kết, một kết hợp nào đó để tương trợ, để bảo vệ lẫn nhau"

tnlt2

Những diễn giả tham dự Hội đàm Photo : RFA

Với mong muốn đó, cùng với nha sĩ Chu văn Cương, một người hoạt động năng nổ tại Houston và Giáo sư Nguyễn Chính Kết, ca nhạc sĩ Nam Lộc đã thực hiện cuộc Hội Đàm với sự tham dự của 8 tù nhân lương tâm lưu vong đang sống tại Hoa Kỳ, ngoài ra còn có những người hoạt động đấu tranh trong nước cũng tham gia phát biểu qua hệ thống Skype như nhà báo Phạm Đoan Trang, Chánh trị sự Cao Đài Hứa Phi, Hoà thượng Thích Không Tánh, luật sư Nguyễn Văn Đài (không xin được visa qua Mỹ), nhưng cũng chia sẻ tâm tình từ Đức qua mạng.

Là một trong 3 điều phối viên của buổi Hội đàm, ông Nam Lộc cho biết nội dung cũng như hy vọng của ông sau buổi Hội đàm :

"Tạo cho họ một nhịp cầu để nói chuyện với đồng hương chúng ta, để chia sẻ những tin tức của chính những người đấu tranh ở trong nước ra, những tin tức trung thực đến với quý vị đồng hương. Bên cạnh nội dung chính, tôi cũng có một mơ ước là ước gì họ ngồi lại được với nhau để hỗ trợ nhau, hỗ trợ cả những tù nhân lương tâm trong nước đang phải chịu đựng. Vì vậy cả những ước mơ chung cũng như ước mơ riêng coi như là đều đạt được trong lần họp mặt này".

Khoảng gần 1000 quan khách tại Houston và các tiểu bang khác tại Hoa Kỳ cũng như từ Âu Châu đã đến lắng nghe 15 diễn giả là những người đấu tranh còn sống trong nước, hoặc các tù nhân lương tâm đang lưu vong tại hải ngoại chia sẻ tâm tình cũng như quan điểm của họ về tình hình đất nước. Từ việc Trung Quốc xâm chiếm biển đông đến sự đàn áp của an ninh Việt Nam đối với những người hoạt động cũng như những phương pháp đấu tranh đã được các diễn giả trình bày qua phần thuyết trình cũng như đặt câu hỏi của cử tọa.

Tiếp tục "chung lưng đấu cật"

Một trong những diễn giả là ông Vũ Hoàng Hải, bị bắt năm 2006 và được trả tự do năm 2008, đến Hoa Kỳ năm 2010, hiện định cư ở California. Ông đại diện Khối 8406 và Nhóm Bạch Đằng Giang tại hải ngoại. Ông Hải cho biết, từ hải ngoại, ông đã liên kết với thành viên của nhóm đã định cư ở nước ngoài để tiếp tục vận động cho thành viên khối 8406 tại Việt Nam :

"Khi ra nước ngoài chúng tôi đã lên Quốc hội Hoa Kỳ để vận động Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ áp lực nhà cầm quyền Việt Nam phải thả những tù nhân lương tâm, đặc biệt là những tù nhân lương tâm của Khối 8406. Qua đây, chúng tôi vẫn liên kết, hỗ trợ cho nhau, hỗ trợ cho anh em còn kẹt lại tại Việt Nam. Gần đây tôi đã qua Thái Lan để gặp các anh em Bạch Đằng Giang. Tại hải ngoại chúng tôi luôn liên kết với các tổ chức chống Cộng để làm sao cho Việt Nam sớm có dân chủ, Hoà bình và Nhân quyền".

Ngoài ra, ông Vũ Hoàng Hải cũng mong muốn sau cuộc hôi đàm này sẽ có thể tạo một liên kết giữa các tù nhân lương tâm hải ngoại để bảo vệ lẫn nhau và có thể hoạt động hữu hiệu hơn.

"Hôm nay chúng tôi họp nhau đây, trước nhất là để thăm hỏi đồng bào, sau đó, chúng tôi muốn có một tổ chức để tương trợ lẫn nhau. Các tù nhân lương tâm mong ước thành lập một hội với tên Cựu tù nhân lương tâm Lưu Vong hay một cái tên gì đó với mục đích là tương thân, tương trợ lẫn nhau, đùm bọc cho nhau cũng như hỗ trợ cho nhau về vấn đề pháp lý vì rất nhiều tù nhân lương tâm bị đánh phá, bị châm chọc, nên chúng tôi muốn thành lập Hội tù nhân lương tâm Lưu vong và hội này sẽ rất mong các tù nhân lương tâm khác tham gia. Chúng ta phải đề ra phương hướng đấu tranh, tương trợ, gắn kết với nhau, dùng sức mạnh, dùng lá phiếu và dùng sức mạnh của công đồng người Việt hải ngoại để làm một cái gì đó cho quê hương dân tộc Việt Nam. Ra đến hải ngoại chúng tôi cũng sẽ tiếp tục đấu tranh. Mong các đoàn thể, các chính đảng cùng chúng tôi làm một cuộc cách mạng trên quê hương đất nước của chúng ta".

tnlt3

Cựu tù nhân lương tâm, blogger Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) phát biểu tại Hội đàm Photo : RFA

Tù nhân lương tâm bị trục xuất gần đây nhất là blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho biết, truyền thông vẫn là vũ khí đấu tranh hữu hiệu, và chị mong rằng với phương tiện này sẽ vực dậy được quần chúng cho một cuộc cách mạng trong tương lai :

"Đó là xây dựng sức mạnh quần chúng ! Cần phải khai thác truyền thông không chỉ để cho riêng phụ nữ mà tất cả các dối tượng. Nhìn về Hồng Kong, chúng ta thấy rằng cần phải xây dựng lực lượng, ngày càng nhiều người đân, không chỉ theo dõi hay ngồi đó cổ vũ mà còn chung tay hành động. Và chúng ta chỉ thực sự chiến thắng khi chúng ta có quần chúng. Hình ảnh cuối cùng của một cuộc cách mạng là đám đông xuống đường. Nhưng không thể nào có tất cả người dân xuống đường. Ở Hongkong có 7 triệu dân thì chỉ có 2 triệu xuống thôi. Nếu 2 triệu nhiều thì chúng ta sẽ đi kiếm 200.000 người. Hình ảnh cuối cùng mà chế độ độc tài CS ra đi là 200.000 người đứng ở quảng trường Ba Đình hô vang : đả đảo CS, giải thể chế độ CS ! Và chúng ta phải làm sao để có 200.000 người như vậy".

JB Nguyễn Hữu Vinh, một người hoạt động cho tự do tôn giáo tại Việt Nam, hiện đang định cư tại Hoa Kỳ nhận định, không hẳn tiếng nói từ trong nước sẽ có gía trị hơn tiếng nói hải ngoại, mà chỉ cần một tấm lòng, còn ở bất cứ nơi đâu, ai cũng có thể đóng góp cho đất nước bằng cách riêng của mình :

"Tôi nghĩ rằng nếu có một tấm lòng với đất nước thì ở bất cứ nơi nào trên thế giới đều có thể hướng về đất nước và đóng góp những công việc thiết thực. Có nghĩa là không chỉ phải ở ngay trong nước hoặc phải đối đầu ! Bởi vị bất cứ chỗ nào thì cũng có những thế mạnh, thế yếu của nó, cho nên không chỉ tù nhân lương tâm mà bất cứ người nào có lòng với đất nước thì đều có thể đóng góp cho công cuộc chung. Chưa hẳn là người trong nước sẽ có tác dụng hơn người hải ngoại, bởi 90 triệu người trong nước còn đắp chăn ngủ kín thì cũng không có tác dụng gì !".

Thành viên Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, Điếu Cày Nguyễn văn Hải, bị bắt năm 2008, được Chính phủ Việt Nam trả tự do năm 2014 và trục xuất sang Hoa kỳ, hiện định cư tại California, cho biết mong muốn từ rất lâu của các tù nhân lương tâm lưu vong là có cơ hội ngồi lại để cùng chia sẻ tâm tự cũng như chương trình hành động, ông đánh giá cao cuộc Hội đàm này.

"Đây là một cuộc Hội đàm rất đặc biệt, vì đây là lần đầu tiên anh em chúng tôi được mời chung để tham gia trong cùng một chương trình, có điều kiện để gặp gỡ nhau, cùng sinh hoạt chung với nhau. Đây là một điều vô cùng đáng quý đối với anh em chúng tôi. Điều này chúng tôi mong mỏi từ lâu nhưng chưa có ai giúp chúng tôi thực hiện cả cũng vì chúng tôi không đủ khả năng tài chính để đứng ra thực hiện. Nhưng anh em đều có mong muốn gặp gỡ nhau, đứng chung với nhau trong nhiều vấn đề đấu tranh sau này nữa cho nên buổi gặp gỡ này rất quan trọng với chúng tôi vì chúng tôi có thể chia sẻ nhiều vấn đề tình cảm cũng như những khó khăn trong cuộc sống cũng như những mục tiêu sắp tới của chúng tôi. Vì vậy đây là những bước đầu để chúng tôi tiếp tục kết hợp với nhau đấu tranh bên Hoa Kỳ cũng như hỗ trợ anh em trong nước tiếp tục cuộc chiến của mình"

Học hỏi từ Hồng Kông

Ngoài ra, ông Hải cũng mong muốn Việt Nam sẽ là một Hồng Kông trong tương lai

"Rõ ràng là Hồng Kông xuống đường với một phương thức hoàn toàn mới. Giới trẻ Hồng Kông rành tiếng Anh và hoạt động trên nền tảng công nghệ. Nhờ có sự tham gia của giới trẻ Hồng Kông và truyền thông tự do, thế giới đã nắm bắt được tin tức hàng ngày hàng giờ từ, những cách thức để bảo toàn lực lượng, không có lãnh đạo trong phong trào. Cho nên cách để tạo ra một phong trào là sử dụng truyền thông tốt, tham gia tốt các mạng xã hội dẫn tới sự thành lập của những nhóm hoạt động, cũng tham gia vào phong trào chung, thì đó là việc cần thiết mà chúng ta phải xây dựng ngay từ bây giờ để chúng ta có một Hongkong trong tương lai".

Khi cộng sản phóng thích một người tù nhân lương tâm ra hải ngoại thì họ cũng chuẩn bị một kế hoạch để chụp mũ, để vô hiệu hóa những người tù nhân lương tâm đó vô hiệu hóa họ và làm cho những tù nhân lương tâm đó không còn giá trị ở hải ngoại, đó là mục đích của người cộng sản... - Mục sư Nguyễn Công Chính.

Mục sư Nguyễn Công Chính, bị bắt năm 2011 và trục xuất sang Hoa Kỳ năm 2017, cũng có mặt tại Hội đàm. Theo Mục sư Nguyễn Công Chính, việc phóng thích các tù nhân lương tâm sau khi ra tù thay vì để họ ở lại trong nước là để vô hiệu hóa họ. Vì thế họ cần ngồi lại để chung tay tiếp tục đấu tranh để vô hiệu hóa ngược lại mục tiêu của cộng sản Việt Nam.

"Khi cộng sản phóng thích một người tù nhân lương tâm ra hải ngoại thì họ cũng chuẩn bị một kế hoạch để chụp mũ, để vô hiệu hóa những người tù nhân lương tâm đó vô hiệu hóa họ và làm cho những tù nhân lương tâm đó không còn giá trị ở hải ngoại, đó là mục đích của người cộng sản. Chính vì những điều đó mà hôm nay mới có buổi Hội đàm này. Để những người tù nhân lương tâm có cơ hội thể hiện tinh thần của họ, vì họ đã hy sinh công hiến cho hai chữ Tự Do. Ra ngoài này, đôi khi họ không có cơ hội đấu tranh ? Vì thế, tổ chức buổi hội đàm này để có một kế hoạch, một phương thức đấu tranh để tận dụng những cơ hội đó để đấu tranh cho dân tộc Việt Nam. Còn nhiều kế hoạch tiếp theo, chúng tôi sẽ chia sẻ với quý vị đồng hương".

Bên cạnh đó, ca nhạc sĩ Việt Khang cũng chia sẻ những khó khăn về cuộc sống và những tác phẩm mới đã được quảng bá đến quần chúng trên mạng xã hội. Nhà báo tự do Trương Quốc Huy chia sẻ những kinh nghiệm truyền thông...

Cuộc Hội đàm kéo dài từ 2 giờ trưa đến gần 7 giờ tối. Ngoài những chia sẻ tâm tư của các tù nhân lương tâm về các đề tài liên quan đến Việt Nam như vấn đề Biển Đông, sự đàn áp của công an Việt Nam hay hiện tình đất nước, khách tham dự cũng đặt rất nhiều câu hỏi cho các diễn giả.

Một cư dân Houston, ông Nguyễn Tấn Trí cho rằng một cuộc hội đàm như thế là vô cùng cần thiết để cư dân Houston có thể nghe được tiếng nói của những tù nhân lương tâm về sự đóng góp họ với đất nước cũng như được cập nhật các thông tin về hiện tình đất nước hiện nay :

"Chúng tôi thấy cuộc hội đàm này rất cần thiết để làm thức dậy tấm lòng yêu quê hương của mình đối với cuộc tranh đấu hiện nay", ông Nguyễn Tấn Trí chia sẻ.

Tường An

Nguồn : RFA, 10/09/2019

Published in Diễn đàn

Thêm nỗ lực nói lên sự thật

Bộ phim The Vietnam War được trình chiếu hồi tháng 9 năm 2017 đã gây nhiều ý kiến trái chiều, nhiều người cho rằng bộ phim không phản ảnh đầy đủ những tiếng nói đã tham gia trong cuộc chiến Việt Nam. Do vậy, ông Nam Phạm và một số thân hữu đã thực hiện một cuốn phim khác mang tên The Vietnam War Through Our Eyes (Chiến tranh Việt Nam dưới cái nhìn của chúng tôi). Vừa qua, đoàn làm phim đã đến Paris để phỏng vấn thêm một số nhân vật cho phim. Ông Nam Phạm, người khởi xướng dự án này, cho biết lý do tại sao ông và các thân hữu quyết định phải thực hiện cuốn phim này :

phim1

Một cảnh trong phim "Chiến tranh Việt Nam dưới cái nhìn của chúng tôi" - Photo : RFA

"Thế giới Tây Phương vẫn còn có cái nhìn rất là sai lạc về cuộc chiến Việt Nam và nhất là vai trò của người Việt Nam ở miền Nam của chúng ta. Từ sự hy sinh anh dũng của quân lực Việt Nam Cộng hòa đến những thành quả của chính phủ Việt Nam Cộng hòa cho đến ngay cả nguyên nhân của cuộc chiến là do sư xâm lăng của đảng cộng sản"

phim2

Bộ phim The Vietnam War được trình chiếu hồi tháng 9 năm 2017

Qua sự giới thiệu của các cựu quân nhân Hoa Kỳ, ông Nam Phạm đã mời được đạo diễn Fred Koster tham gia. Chiến tranh Việt Nam là một câu chuyện với rất nhiều mảng tối chưa bao giờ được ghi lại với tất cả những sự trung thực nhất. Nó thường được nhìn bằng mặc cảm của bên thua cuộc hay sự tự hào của kẻ chiến thắng.
Đạo diễn Koster muốn trả lại sự thật cho lịch sử qua lời kể của các nhân chứng trong cuốn phim này, ông nói :

"Câu chuyện của người dân miền Nam là một trong những câu chuyện vĩ đại nhất của Thế Kỷ 20 mà chưa được kể lại. Lịch sử của người miền Nam Việt Nam đã bị trình bày sai lạc và không chân thật. Là một người làm phim, tôi rất hào hứng muốn kể câu chuyện bởi vì nó chưa bao giờ được kể lại. Nó giống như một điều bí ẩn"

Fred Koster là đạo diễn của cuốn phim nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam Ride The Thunder (Cỡi Ngọn Sóng). Cuốn phim nói về tình huynh đệ chi binh của trung tá Việt Nam Cộng Hòa Lê Bá Bình và Đại uý Hoa Kỳ John Ripley. Theo ông, phim Ride The Thunder chỉ nói 1 phần sự thật, cuốn phim The Vietnam War Through Our Eyes (Chiến tranh Việt Nam Dưới Cái Nhìn Của Chúng Tôi) sẽ nói lên nhiều sự thật hơn nữa :

"Bộ phim kế tiếp này, tôi nghĩ sẽ làm nhiều người ngạc nhiên vì chính những người miền Nam sẽ biết thêm về lịch sử mà họ không biết. Có rất nhiều cơ quan truyền thông đã kể cho chúng ta rất nhiều điều dối trá đến nỗi chúng ta bắt đầu tin vào đó. Với bộ phim này chúng tôi sẽ trình bày sự thật và thế hệ người Việt Nam trẻ sau này sẽ hãnh diện về những gì bố mẹ và ông bà của mình đã phải làm. Tôi nghĩ rằng điều rất quan trọng là những người thế hệ trẻ cần phải biết sự thật và hãnh diện về nó".

Nhiều người cho rằng, bộ phim The Vietnam War của đạo diễn Ken Burn và Lynn Novic đã không phản ảnh được những tiếng nói từ nhiều phía, nó thiếu hẳn tiếng nói của phe tham chiến miền Nam là phía quân đội Việt Nam Cộng hòa. Phân tích của tác giả Lâm Vĩnh Thế trên trang namkyluctinh.org cho thấy cuốn phim The Vietnam War phỏng vấn 51 người Mỹ (64%), 20 người Việt thuộc phe tham chiến từ miền Bắc (25,3%) và chỉ có 8 người Việt thuộc phe tham chiến miền Nam (10,1%)

Nhà báo Huy Đức (blogger Osin) người cố vấn cho phim này và cũng là người đã được phỏng vấn trong phim The Vietnam War, nhận xét về phim the Vietnam War như sau : "…quy gần như mọi tội lỗi cho Washington, đánh giá cao chiến binh của miền Bắc và có lúc, tỏ thái độ xem thường lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa…"

phim3

Phim "Chiến tranh Việt Nam Dưới Cái Nhìn Của Chúng Tôi" Photo : RFA

Trong khi đó, ông Nam Phạm cho biết, cuốn phim The Vietnam War Through Our Eyes (Chiến tranh Việt Nam Dưới Cái Nhìn Của Chúng Tôi) sẽ có tiếng nói của những cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, của những người đi từ miền Bắc Cộng sản, của những phụ nữ đã là nạn nhân của chế độ, v.v… Cuốn phim, theo ông Nam, gồm có 4 mục tiêu chính mà ông gọi là "Bốn trả".

"Mục đích căn bản chúng tôi tạm dùng là 4 trả : Thứ nhất là trả lại sự thật cho lịch sử, thứ nhì là trả lại danh dự cho người lính Việt Nam Cộng Hòa, thứ ba là trả lại sự công bằng cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và thứ tư là trả lại niềm tự hào về Cha Ông cho con em của chúng ta. Thành thử ra, tất cả những người mà chúng tôi tiếp xúc, những nhân chứng sống, cộng thêm những tài liệu lịch sử để mình nói lên được 4 điều đó"

Cuốn phim The Vietnam War Through Our Eyes (Chiến tranh Việt Nam dưới cái nhìn của chúng tôi) dài 2 tiếng, được thực hiện trong vòng 2 năm với một ngân khoản khá khiêm tốn (khoảng 250.000 mỹ kim) trong khi đó, bộ phim The Vietnam War của Ken Burn và Lynn Novic được thực hiện trong vòng 10 năm với một ngân khoảng dồi dào là 30 triệu mỹ kim, bộ phim dài 18 tiếng được chiếu làm 10 tập, nhưng nhà văn Nguyễn Quang Lập (blogger Bọ Lập) đã phê bình cuộn phim dài 10 tập mà không nói lên được điều gì mới thì chưa đạt yêu cầu. Và đó cũng là lý do để đạo diễn Koster quyết tâm bổ túc vào phần khiếm khuyết ấy, ông nói :

"Ken Burns có 18 tiếng để kể câu chuyện về người Việt Nam và chiến tranh Việt Nam. Ông ta có 18 tiếng mà ông ta không tìm được một giây để nói về nỗi thống khổ của thuyền nhân và 400,000 người bỏ mạng ở trên biển cả. Ông ta không nói về người tị nạn hoặc ông ta không nói về trại cải tạo. Nên nhớ là ông ta có 18 tiếng để làm việc này mà ông ta đã không làm. Đồng thời ông ta cũng không nói gì về quân đội của miền Nam, những chiến thắng mà họ đạt được và những thử thách mà họ phải đối phó. Tôi muốn nhiều người thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam biết rằng trong thời gian đầu của cuộc chiến, Mỹ đã không cung cấp cho quân đội miền Nam những vũ khí hiện đại. Họ đã đưa những vũ khí cũ kỹ. Như vậy trong thời gian đầu quân đội miền Nam đã chiến đấu với những vũ khí cũ kỹ trong khi Việt Cộng và bộ đội miền Bắc xử dụng vũ khí hiện đại. Và đó là một trong những điều mà tôi muốn thế hệ trẻ biết về những việc làm anh hùng của bố mẹ họ".

phim4

Nghĩ về chiến tranh Việt Nam, điều người Tây Phương nghĩ đến đầu tiên là những thây người ngã xuống trong tiếng máy bay trực thăng, là cô bé bị phỏng cháy Kim Phúc, là những cuộc biểu tình phản chiến.v.v. và người Mỹ thì mang nặng một mặc cảm với 58.000 lính Mỹ đã hy sinh. Trung tá Thủy quân Lục Hiến Hoa Kỳ, Richard Botkin, tác giả và cũng là nhà sản xuất Ride The Thunder làm cuộn phim đó với mong muốn "trả sự thật lại cho lịch sử" và "thay đổi nhận thức và ký ức sai lạc của người Mỹ về chiến tranh Việt Nam". Liệu cuốn phim The Vietnam War Through Our Eyes (Chiến tranh Việt Nam dưới cái nhìn của chúng tôi) có thay đổi được cái nhìn của Tây phương về chiến tranh Việt Nam ? Đạo diễn Fred Koster chia sẻ :

"Tôi nghĩ rằng chúng ta không thể thay đổi được bi kịch của chiến tranh Việt Nam, nhưng chúng ta có thể thay đổi được một bi kịch đó là việc lịch sử đã ghi nhận lại chiến tranh Việt Nam như thế nào. Đối với tôi, tôi có nhiều đau xót cho những người dân miền Nam và tôi muốn làm tất cả những gì có thể để kể câu chuyện. Tôi nghĩ rằng khi thế giới, người Mỹ biết được sự thật, họ sẽ đón nhận câu chuyện của người miền Nam và hiểu được những gì mà bạn đã phải trải qua. Một trong những chuyện mà không có trong các sách lịch sử và trong phim ảnh là câu chuyện của thuyền nhân, họ phải chịu khổ như thế nào, người tị nạn và các trai tù cải tạo. Trong những phim ảnh chính thống ở Mỹ không có những câu chuyện này. Không may, trong những sách lịch sử không được nhắc đến hoặc nếu có thì chỉ rất vắn tắt. Với bộ phim này, chúng tôi sẽ vinh danh những người này bằng cách kể lại câu chuyện của họ. Tôi nghĩ rằng đây là một trong những điều to lớn mà chúng ta có thể làm được cho những người đã phải chịu khổ hoặc chết là tưởng nhớ đến họ và nói lên sự thật"

Cuốn phim được dự định trình chiếu vào mùa thu năm nay, phim cũng sẽ được làm thành DVD để đưa vào các trường trung và đại học như một tài liệu giáo khoa để giới trẻ có thể tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam một cách đúng đắn.

Nếu Ken Burn và Lynn Novick cho biết trong cuộc phim The Vietnam War những người trả lời phỏng vấn sẽ kể lại câu chuyện của họ, thì ông Nam Phạm và đạo diễn Fred Koster cũng mong muốn mọi người đến xem cuốn phim The Vietnam War Through Our Eyes (Chiến tranh Việt Nam dưới cái nhìn của chúng tôi) để nghe câu chuyện của những người đã không có cơ hội có mặt trong cuốn phim của Ken và Lynn. Ông Nam Phạm hy vọng :

"Chúng tôi hy vọng qua cuốn phim này, chúng ta sẽ giúp cho những người cựu quân nhân Việt Nam được nói lên tiếng nói của họ, để cho họ biết rằng sự hy sinh của họ không bị quên lãng và con cháu của họ và ngay cả chúng ta rất là mang ơn sự hy sinh của họ. Nếu mà không có sự hy sinh của những người lính đó thì đã không có ngày hôm nay của chúng ta"

Tường An

Nguồn : RFA, 08/08/2019

Published in Diễn đàn

Để tránh sự bắt bớ, đàn áp của công an cộng sản Việt Nam, Thái Lan vẫn là nơi tạm trú của nhiều người bất đồng chính kiến trong khi chờ đợi xin tị nạn ở nước thứ ba. Trong đó có rất nhiều dân tộc thiểu số : Người Thượng và người H’Mong, đặc biệt có hàng trăm người H’Mong trốn thoát kể từ sau cuộc biểu tình tại Mường Nhé năm 2011. Hiện có khoảng 300 người H’Mong đang tạm trú tại Saphangmai, một tỉnh ở ngoại ô Bangkok.

hmong1

Người Hmong trong trại tị nạn Huai Nam Khao, Thái Lan, lo sợ bị trả về Lào - ©MSF - Ảnh minh họa

Trong số những người Việt Nam đang lẩn trốn tại Thái Lan để xin quy chế tị nạn tại Cao ủy Liên Hiệp Quốc, có những người thiểu số Tây Nguyên và người H’Mong. Phần lớn, những người H’Mong này đã tham gia cuộc biểu tình lớn nhất tại Mường Nhé từ ngày 30/4 đến 5/5/2011. Có mặt trong cuộc biểu tình, hiện đang tạm trú tại Thái Lan và xin quy chế tị nạn, ông Cừ A Páo nhớ lại :

"Năm 2011 là một sự đàn áp rất là khốc liệt đối với bản thân tôi và người H’Mong. Tôi đã bị công an Việt Nam tra tấn chúng tôi rất là nặng nề : dùng dùi cui điện đốt tôi từ đâu đến chân, đánh vào lưng và ngực, máu chảy ướt hết quần áo. Công an Việt Nam dùng điện đốt, tôi ngất đi thì công an đổ nước vào cho tỉnh lại để tiếp tục tra tấn rất nặng nề. Ở Mường Nhé 3 ngày 3 đêm không cho ăn cơm".

Mục đích cuộc biểu tình theo người dân H’Mong là đòi có nhà thờ Tin Lành riêng cho người H’Mong mà không phải chỉ dùng nhà nguyện. Thế nhưng, nhà cầm quyền Việt Nam cho là họ muốn lập Vương quốc tự trị Mông nên ra tay đàn áp khốc liệt. Theo nhiều nguồn truyền thông quốc tế cho biết có 28 người bị tử vong, trong đó có 3 trẻ em, 130 người bị bắt và hàng trăm người khác trốn vào rừng. Theo đạo Tin Lành từ năm 1999 và biểu tình đòi tự do tôn giáo, nhưng ông Cư A Páo bị gán vào tội muốn làm bộ trưởng bộ y tế cho Vương quốc H’Mong, ông nói :

"Công an tỉnh Điện Biên tên Trần Đình Tụi tra tấn tôi và gán cho tôi tội làm bộ trưởng bộ y tế của người H’Mong. Công an Việt Nam chuyển tôi từ Mường Nhé đến Điện Biên giam tại trại giam Lung Bua. Tại đó, họ cùm chân tôi 14 tháng

Tại trại giam Điện Biên, công an Việt Nam tra tấn tôi và công an Việt Nam ra lệnh cho người tù tra tấn người tù. Tôi đã bị tra tấn rất nặng nề từ khi tôi vào trại Lung Bua đó. Ngày 13/3/2012, tôi không đứng dậy được nữa, cùm chân tôi rất là lâu, tôi không đứng đạy được nữ. Khi đem tôi ra toà án Điện Biên thì tôi bị ngất xỉu, suýt mất mạng ở đó".

Theo lời kể của ông Cư A Vành thì nhà cầm quyền cho máy bay thải thuốc độc và cho quân đội đàn áp, ông phải trốn vào rừng sau đó sang Trung quốc nhưng bị trả về Việt Nam và bị công an Việt Nam đánh đập tàn tệ,ông bị kết án 5 năm tù và 3 năm quản chế. Ra tù, ông chạy trốn sang Thái Lan. Ông kể lại :

"Họ đem máy bay về bỏ thuốc độc, sau đó cho quân đội về đàn áp. Tôi không dám về nhà, phải trốn vào rừng, sau đó năm 2012 tôi trốn sang Trung quốc. Sang Trung quốc thì bị chính quyền Trung quốc bắt trả về Việt Nam. Chính quyền Việt Nam khoá chân tay, bịt miệng tôi và đánh đập tàn tệ".

http://www.dreamstime.com/royalty-free-stock-photo-hmong-refugees-idc-nong-khai-thailand-image10692785

Người Hmong trong trại Nong Khai, Thái Lan, tháng 8/2009 - Ảnh minh họa

Chị Mai thị Nga, một phụ nữ H’Mong cho biết con chị đã bị giết trong tù :

"Bọn em là người Thiên Chúa, chính quyền không cho mình sinh hoạt Chúa , họ bắt mình phải bỏ đạo, mình không bỏ. Con cái mình đi học, chính quyền không thích những người con của Chúa đi học nên họ đón đường họ giết. Con em bị chính quyền giết, móc hết cả mắt, gẫy hết cả cằm, gẩy hết cả răng, có đứa gẫy chân, có đứa gấy tay, có đứa gẫy xương vai. Nhà em cũng có lên tiếng để làm đơn kiện từ huyện, xã đến trung ương nhưng họ không can thiệp. Họ nói không biết".

Trong khi chờ đợi xin quy chế tị nạn tại Bangkok, họ là những người sống bất hợp pháp, lúc nào cũng ở tình trạng lo sợ bị cảnh sát Thái lan bắt.

"Rất là sợ cảnh sát Thái Lan vì họ đang lùng bắt những người đang sống bất hợp pháp trên đất Thái Lan này, cho nên ở cũng rất là sợ, cũng không dám đi làm. Đi làm thì có những người chủ tốt thì họ cũng trả tiền, gặp chủ không tốt thì đi làm 2-3 tuần không có đồng nào, không có tiền trả tiền phòng. Tôi phải khất nợ 2 tháng, phải đi mượn tiền của hội Thánh để trả, khổ lắm !"

Những người Việt tị nạn tại Thái Lan có thể tạm chia thành 3 nhóm : Nhóm người Việt hoạt động, đấu tranh cho Tự Do, Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam, nhóm người Thượng và nhóm người H’Mong. Trong đó, phần lớn người H’Mong không biết tiếng Việt, không biết tiếng Anh, không biết cách trình bày câu chuyện của họ một cách dễ hiểu, suông sẻ. Nhiều gia đình bị Cao uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc từ chối cấp quy chế tị nạn. Anh Hơ A Sử cũng không hiểu vì sao đơn xin tị nạn của anh bị từ chối, qua lời phiên dịch của mục sư Hoà, anh khóc nức nở nói :

"Mình không hiểu rõ vì sao ? Có lẽ vì mình không biết cách trình bày hay do những gì mà bên Cao ủy họ không giải thích rõ ràng thì mình cũng không thể biết. Hiện nay hoàn cảnh gia đình cũng rất khó khăn. Bây giờ mình chỉ nhìn lên trên thấy trời và nhìn dưới thấy đất mình không biết phải làm gì ?".

Theo tổ chức Human Rights Watch, từ năm 2015 đến nay, Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc tại Bangkok đã trao trả về Việt Nam 68 người trong sáu đợt, riêng tỉnh Gia Lai có 25 người. Gia đình chị Mai thị Nga đã bị từ chối 1 lần và đang kháng cáo, hiện cũng sống trong tâm trạng lo lắng :

"Có cả ảnh, video… Có cả những bằng chứng kiện cáo. Nhưng họ (Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc tại Bangkok) đã có đơn trả lời, có dấu đỏ hẳn hoi, nhưng không biết làm sao UN đã từ chối, cho nên là rất là khổ. Bây giờ đang sống ở đây nhưng gia đình rất là lo, sợ Cao ủy Tị nạn không chấp nhận nữa thì không biết làm sao để sống được".

Gia đình ông Giàng Seo Dơ bị công an truy nã vì nhiều lần viết thư phàn đối việc nhà cầm quyền bắt ông bỏ đạo Tin Lành và thờ hình Hồ Chí Minh nên đã trốn sang Thái lan và nộp đơn xin tị nạn ngày 14/12/2016. Tuy nhiên, trong 3 năm, Cao ủy Tị nạn chỉ phỏng vấn gia đình ông 1 lần duy nhất ngày 13/11/2017, sau đó từ chối quy chế tị nạn và cũng không xét duyệt đơn kháng cáo.

hmong3

Những người lính Thái Lan trong một trại tị nạn Huay Nam Khao dành cho người Hmong  27/12/2009.AFP Pornchai Kittiwongsakul

Phản đối sự thanh lọc bất công, gia đình ông Giàng Seo Dơ đã biểu tình trước cơ quan của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc tại Bangkok từ ngày 1/4/2019 đến ngày 15/5/2019.

Gia đình ông đã biểu tình suốt ngày đêm, nằm ngủ trước văn phòng Cao uỷ Tị nạn Liên Hiệp Quốc gần 2 tháng trời. Cảnh sát Thái lan cho biết ông chỉ được phép biểu tình ban ngày, họ muốn đưa gia đình ông về đồn cảnh sát ngủ, nhưng do bất đồng ngôn ngữ, ông tưởng rằng cảnh sát bắt ông vào trại giam nên gia đình phản kháng quyết liệt. Sau một cuộc dằng co với cảnh sát, ông đã bị bắt vào trại giam giữ người nhập cư IDC tại Bangkok, còn con ông thì bị bệnh do đuối sức và bị muỗi cắn khi ngủ ngoài trời. Cuộc biểu tình của gia đình ông coi như chấm dứt. Con ông là Giàng Seo Minh nói :

"Bố bị bắt vì đi biểu tình tại Liên Hiệp Quốc đòi quy chế tị nạn".

Những người có quy chế tị nạn thì được Cao ủy trợ cấp một khoản chi phí nhỏ. Còn những người không có quy chế tị nạn thì phải tự sinh sống, họ cũng không được phép đi làm nên phải làm chui, nhiều gia đình phải nhặt thức ăn từ thùng rác, anh Cư A Vành nghẹn ngào xấu hổ không nói nên lời khi được một mục sư hỏi về nguồn thức ăn của gia đinh. Riêng chị Mai Thị Nga thì thẳng thắng cho biết :

"Buổi sáng 3 giờ phải đi nhặt rau đến 5 giờ mới về, nhặt ở mấy thùng rác to. Họ vất những thịt đã thiu, đã xanh rồi, cá cũng vậy, mình không có thì mình nhặt về rửa lại ăn".

Do không biết tiếng Việt, tiếng Thái cũng như tiếng Anh, họ không tự lên tiếng được cho chính mình. Trên 1000 người dân tộc thiểu số đang sống lây lất tại Thái Lan rất ít được thế giới và các NGO quan tâm. Dù là người Thượng hay người H’Mong, tất cả đều chỉ có cùng một mong ước, ông Nay Them nói :

"Rất mong cộng đồng quốc tế quan tâm đến dân tộc thiểu số chúng tôi và giải cứu chúng tôi thoát khỏi cảnh ngộ này".

Tường An

Nguồn : RFA, 26/07/2019

Published in Diễn đàn

Đã 46 năm trôi qua kể từ khi Hiệp định Paris được ký kết ngày 27/01/1973 tại thủ đô nước Pháp. Vừa qua, một nhóm người từ Mỹ, Canada và tại Pháp, có người đã từng tham dự Hiệp định Paris cũng như đã từng phục vụ trong chính phủ miền Nam Việt Nam Cộng hòa, đã đến thăm lại nơi chốn đã ký kết Hiệp định lịch sử này. Họ cũng là những người đang nỗ lực tái hợp lại Hiệp định Paris để tìm một giải pháp cho vấn đề biển Đông.

paris1

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Henry Kissinger (phải) bắt tay ông Lê Đức Thọ, đại diện phái đoàn Việt Nam tại lễ ký thỏa thuận ngưng bắn ở Paris hôm 23/1/1973 - AFP

Số 19 đường Kleber, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Centre de Conférences International), cách đây 46 năm, đã ghi nhận một sự kiện lịch sử : Hòa đàm Paris, nơi mà 4 thành phần (Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam) đã đặt bút để ký : "Hiệp định chấm dứt chiến tranh và tái lập hòa bình ở Việt Nam" (Accords sur la fin de la guerre et le rétablissement de la paix au Vietnam - Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Vietnam) thường được gọi tắt là Hiệp định Hòa bình Paris (Accords de Paix de Paris - Paris Peace Accords) hay Hiệp định Paris, quyết định số phận của miền Nam Việt Nam từ ngày 27/01/1973.

Trung tâm Hội nghị Quốc tế - nơi ký Hiệp định Paris - nay đã được chính phủ Pháp bán lại cho Tập đoàn khách sạn năm sao Peninsula (thuộc sở hữu của The Hongkong and Shanghai Hotels và Katara Hospitality, ex-Qatar National Hotels Co.) Mặc dù cư ngụ tại Pháp, nhưng lần đầu tiên trở lại nơi đây, nhìn lại cảnh cũ, ông Phạm Đăng Sum, nguyên Phát ngôn nhân và Giám đốc Nha Thông tin Báo chí của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa ngậm ngùi chia sẻ :

"Đến đây thì tôi rất là bỡ ngỡ, ngỡ ngàng. Bởi vì tôi không nhận ra được ! Lúc đó là buổi sáng, chúng tôi đến và ngồi ở cái phòng mà bây giờ tôi nhìn không ra mà có lẽ bây giờ họ đổi ra thành phòng ăn. Nó rộng lắm ! Có cái bàn rất rộng và trong đó có 4 phái đoàn : Lẽ tất nhiên là có phái đoàn Mỹ, phái đoàn Việt Nam Cộng hòa, phái đoàn Bắc Việt và phái đoàn miền Nam (Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam-RFA) Tôi nhớ là tôi ngồi ở chỗ mà nhìn ra con đường, lúc đó chưa có cổng này".

paris2

Hình minh họa. Hình chụp hôm 25/1/1969 ở Paris : hội nghị nhằm thiết lập hòa bình và chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam AFP

Hiệp định Paris ngày 27/01/1973 thực ra là kết cuộc của một chuỗi thương lượng kéo dài 4 năm 9 tháng bắt đầu từ ngày 13/05/1968 giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt, sau đó ngày 25/01/1969 có thêm Việt Nam Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam với 202 phiên họp chính thức và 24 cuộc họp không chính thức (còn được gọi là "đi đêm") giữa Ngoại trưởng Henry Kissinger và các ông Lê Đức Thọ, Xuân Thủy. Ông Phạm Đăng Sum còn nhớ lại sau khi Hiệp định được ký xong :

"Có một giai thoại là ông trưởng phái đoàn Bắc Việt và mấy anh ở trong Nam gặp chúng tôi cũng chào và nói rằng "Chúng mình nay mai sẽ thống nhất, gặp gỡ nhau. Trong việc này không ai được, ai thua hết. Chúng ta là dân Việt Nam cả, chúng ta từ này sẽ độc lập và theo những điều trong thỏa hiệp thì là không có những sự trả thù, không có những sự tranh đấu. Từ nay chúng ta sẽ thống nhất, hòa bình. Nhưng mà tiếc thay, lúc nói thì như vậy nhưng sau này thì sự thật thấy là sự thống nhất không được giải quyết bằng phương pháp hòa bình mà là sự cưỡng chế bằng vũ lực. Đó là điều không nói đến trong Hiệp định Ba-Lê, chỉ nói rằng sẽ có thống nhất với sự thỏa hiệp giữa hai miền chứ không có sự thống nhất bằng vũ lực như năm 1975. Đó là điều làm tôi rất buồn, rất tiếc".

Hiệp định Paris gồm 9 chương (8 chương chính và 1 chương phụ) và 23 điều khoản. Nội dung Hiệp định đòi hỏi các nước phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Geneve 1954 về Việt Nam đã công nhận. Quận đội Hoa Kỳ và đồng minh rút quân ra khỏi Việt Nam. Các bên cam kết tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam. Nhân dân miền Nam có quyền quyết định tương lai chính trị của mình thông qua Tổng Tuyển cử tự do và dân chủ có giám sát quốc tế. Sau đó, việc thống nhất nước Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở bàn bạc và thoả thuận giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào và không có sự can thiệp của nước ngoài.

Hiệp định Paris sẽ hết hiệu lực vào ngày Tổng tuyển cử 25/4/1976.

Điều 5, chương 2 của Hiệp định quy định Hoa Kỳ phái rút toàn bộ quân và cố vấn trong vòng 60 ngày sau khi ký hiệp định. Nhưng lại không nói gì đến lực lượng quân đội Bắc Việt còn ở lại miền Nam lúc ấy. Luật sư Lê Trọng Quát, Dân biểu thời Đệ nhất Cộng hòa , Quốc Vụ hanh thời Đệ Nhị Cộng hòa, phân tích :

"Điều khuất tất nhất trong Hiệp định Paris là không có nói chứ không phải là không nói rõ. Hoàn toàn không nói về sự tồn tại của 100.000 cán binh cộng sản ở miền Nam Việt Nam, cái hiệp định đó đã im lặng. Đó là sự nhượng bộ to lớn của Hoa Kỳ để cho Việt cộng ký hiệp định. Chúng ta biết rằng Hiệp định Paris có điều khoản cốt cán là quân đội Hoa Kỳ và các nước đồng minh phải rút lui sau khi hiệp định ký kết. Trong lúc đó thì 100.000 cán binh Việt cộng còn ở lại trong Nam mà hiệp định hoàn toàn không nói đến. Đó là một ẩn khuất quan trọng đã quyết định số phận của miền Nam Việt Nam"

paris2

Hình minh họa. Một người dân ngồi giữa đống đổ nát ở làng mình sau những vụ đánh bom hôm 27/01/1973, ngày ký hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh Việt Nam. AFP

Hiệp định bắt đầu có giá trị lúc 0 giờ , giờ quốc tế GMT đêm 27 rạng 28/01/1973, tức 8 giờ sáng giờ Việt Nam. Nhưng sáng ngày 28/01/1973, miền bắc Việt Nam đã lợi dụng những vùng ‘tranh tối, tranh sáng’ hay vùng ‘da beo’ nơi không phân biệt được quốc gia hay cộng sản, để tiến hành cái mà họ gọi là "cuộc đấu tranh của nhân dân ta để thi hành Hiệp định Paris, thực chất là cuộc đấu tranh để tiếp tục hoàn thành những nhiệm vụ của cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam kéo dài hơn 2 năm nữa mới kết thúc".

Theo lời Luật sư Lê Trọng Quát thì đây là sự vi phạm Hiệp định Paris : 

"Khi tiếng súng vừa chấm dứt vào lúc 1.00 giờ sáng ngày 27/01 thì Việt cộng ở phía Bắc đã bắt đầu vi phạm hiệp định bằng cách không ngưng tiếng súng mà còn vượt ra khỏi vùng họ đang chiếm đóng để chiếm cứ thêm đất đai và dân chúng ở những vùng đó. Có thể nói tình trạng" da beo" lúc bấy giờ giữa hai bên, dân cư của những vùng khác nhau trong lãnh thổ miền Nam Việt Nam đã tạo ra sự khó khăn cho việc thi hành hiệp định mà (Việt cộng) lợi dụng cơ hội đó tỏa ra để chiếm thêm đất đai, sự vi phạm bắt đầu từ đó.

Sự vi phạm thứ hai chúng ta đều biết là quân đội chính quy của Bắc Việt cộng sản đã hoàn tất cuộc xâm lăng, tràn vào chiếm cứ thủ đô Sài Gòn ngày 30/04/1975. Chúng ta thấy rõ ràng là họ vi phạm hoàn toàn Hiệp định Paris".

Để thoát ra khỏi vũng lầy của cuộc chiến Việt Nam, theo tài liệu của sử gia Trần Gia Phụng, truyền thông quốc tế sau này tiết lộ Tổng thống Hoa Kỳ Nixon đã nói với Ngoại trưởng Henry Kissinger :

"Tôi không biết rằng những lời đe dọa liệu có đủ hay không, nhưng tôi sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết như là - hay sẽ cắt đầu ông ta nếu cần" (Tin AFP, thứ Ba 23/06/2009. BBC thứ Tư 24/06/2009).

Ông Phạm Đăng Sum cũng khẳng định :

"Chúng tôi biết là cái Hiệp định này có nhiều cái bất lợi rồi, cho nên Tổng thống Thiệu lúc đó đã nhiều lần kéo dài không muốn ký, nhưng Hoa Kỳ đã ép buộc và đưa ra những đe dọa để bắt chính phủ Việt Nam Cộng hòa phải ký. Lúc qua đây, tôi là người ôm hồ sơ Hiệp định, tôi thấy rõ ràng có nhiều điều không tốt cho Việt Nam Cộng hòa. Nhưng mình nghĩ rằng nếu như thực hành nghiêm chỉnh thì cái Hiệp định đó có thể đưa ra sự hòa hợp, hòa giải giữa hai bên".

Điều thứ 11, Chương 4 trong Hiệp định quy định hai bên sẽ thực hiện hòa hợp, hòa giải dân tộc, xóa bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử
với bên này hay bên kia, bảo đảm các quyền căn bản của người dân.

Theo Luật sư Lê Đình Thông, nguyên công cán ủy viên Bộ Thông tin dưới thời đệ II Cộng hòa, luật sư Tòa Thượng thẩm Sài Gòn, Giáo sư Quan hệ quốc tế Đại học Nanterre (Pháp) sự thực thi điều khoản trong Hiệp định là một sự mỉa mai vì chính những người ký và cam kết đã không tôn trọng nó, ông nói :

"Mỗi điều khoản của hiệp định đã đưa đến cho tôi một sự cay đắng, một sự mỉa mai, bởi vì những quy định này hoàn toàn không phù hợp với thực tế. Tôi phân tích vấn đề một cách khách quan và trong tinh thần đại học chứ không đứng trong quan điểm của bên này hay bên kia mà phân tích một cách thiên lệch : Như chúng ta thấy bản văn đã ghi rõ là "cấm mọi trả thù" vậy mà tại sao sau năm 75 chính những người đã ký kết họ đã trả thù một cách man rợ. Amnesty International đã nói rõ - mà con số này cũng do Hà Nội đưa ra - là có đến 1 triệu người đã phải vào các trại mà người ta gọi là "trại cải tạo" nhưng thực tế, "cải tạo" ở đây, theo cái nhìn của tôi là "cải tạo" từ "tự do sang nô lệ". Chữ "cải tạo" chỉ có một ý nghĩa như vậy thôi".

Điều 19 trong Hiệp định Paris quy định trong vòng 30 ngày sau khi ký kết, một Hội nghị sẽ được triệu tập để bảo đảm việc thực thi Hiệp định. Ngày 2/3/1973 một Hội nghị được triệu tập tại Paris để ký "Định ước của Hội nghị Quốc tế về Việt Nam" gồm 12 nước là bốn bên trong hội nghị Paris (Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng hòa miền nam Việt Nam) cùng 8 nước khác là Canada, Hungary, Indonesia, Poland, Anh, Cộng hòa Nhân Dân Trung Quốc, Liên Xô và Pháp trước sự chứng kiến của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kurd Waldheim. Định ước này gồm 9 điều khoản nhằm bảo đảm việc thực thi Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, giữ vững hòa bình tại Việt Nam. Luật sư Lê Trọng Quát cho biết :

"Định ước cuối cùng (Acte final) đó cũng ghi một điều rất quan trọng : Sự tôn trọng quyền lãnh thổ của nước Việt Nam. Nếu áp dụng đúng điều khoản đó thì Trung Cộng không thể xâm lăng những lãnh thổ, lãnh hải của chúng ta như chúng ta đã biết".

paris4

Luật sư Lê Trọng Quát trả lời phỏng vấn RFA Photo : RFA

Dựa vào những điều khoản đã ghi rõ trong Hiệp định cũng như điều 7 trong Định ước Quốc tế quy định về việc tái hợp Hiệp định Paris, Luật sư Lâm Chấn Thọ (Montreal, Canada) từ năm 1999 đã tìm cách tái hợp lại Hiệp định Paris. Theo ông, Cộng sản Việt Nam đã không tôn trọng các điều khoản trong Hiệp định, vì thế chính phủ Việt Nam Cộng hòa chưa bao giờ thật sự chấm dứt. Nếu có một Chính phủ Pháp định liên tục công quyền Việt Nam Cộng hòa thì việc vận động các quốc gia khác tái hợp Hiệp định Paris là điều khả thi.

Điều 7 trong Định ước Quốc tế bảo đảm việc thực thi Hiệp định Paris quy định : Nếu muốn tái hợp Hiệp định Paris thì có hai cách :

1. Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tức Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay) đồng ý tái hợp

2. 6 quốc gia trong 12 quốc gia đã ký kết trong Định Ước đồng ý tái hợp. Điều này có nghĩa là : Nếu Chính phủ Việt Nam Cộng hòa pháp định (hiện nay do Luật sư Lê Trọng Quát đảm nhiệm từ năm 2015) vận động được thêm 5 nước nữa đồng ý thì có thể tái hợp Hiệp định Paris.

Luật sư Lâm Chấn Thọ trình bày về công trình nghiên cứu của ông :

"Cái "Định ước Bảo đảm thực thi Hiệp định Ba-Lê" được định rằng : Khi có một vi phạm thì có một thủ tục mà chúng ta phải tuân theo để có thể tái hợp Hiệp định này lại. 

Thủ tục đó có hai phần : Phần thứ nhất : Tôi không hiểu vì lý do gì Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại có ưu tiên để tái hợp. Nếu họ đồng yêu cầu tái hợp thì mọi người phải họp. Còn nếu không thì 1 thành phần nào đó phải vận động 5 thành phần khác để được 6/12 thì mới tái hợp. Cái gì mà nó đưa tôi đến ý định đây là thời điểm mà chúng ta có thể làm việc được ? Tôi đã bắt đầu năm 1999 để kêu gọi đồng hương làm sao phục hoạt Việt Nam Cộng hòa thức dậy để dùng Việt Nam Cộng hòa kêu gọi những nước khác để có được 6 thành phần trên 12 để tái hợp Hội nghị, để đặt vấn đề bầu cử tự do ở Việt Nam và đặt vấn đề chiếm đóng Hoàng Sa, Trường Sa với Trung cộng".

paris5

Luật sư Lâm Chấn Thọ trả lời RFA Photo : RFA

Luật sư Lâm Chấn Thọ đã bắt đầu công việc khó khăn mà có người cho là "đội đá vá trời" này để tìm lại công đạo cho miền Nam Việt Nam đã bị bức tử cách đây 46 năm bởi lợi ích của Hoa Kỳ và Cộng sản Bắc Việt. Cuộc trường chinh kéo dài 20 năm dần dần đã có những kết quả cụ thể, luật sư Lâm Chấn Thọ cho biết :

"Một tin mừng cho quý vị và cho tôi là hiện giờ Canada có một quyết nghị của Thượng Viện Canada đòi hỏi Canada phải đóng một vai trò tích cực hơn để dùng Định ước Bảo đảm thực thi Hiệp định Ba-Lê (hay còn gọi là Kết ước của Hội nghị Quốc tế về vấn đề Việt Nam) dùng cái đó để giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông. Đó là công sức của ông Thượng nghị sĩ Canada gốc Việt (Ngô Thanh Hải-RFA). Thành ra chúng ta đã đi được con đường rất xa và đặc biệt là ông Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải đã vận động được bộ luật Canada lên tiếng kết án Cộng sản Việt Nam vi phạm Hiệp định Ba-Lê một cách trắng trợn. Bộ luật đó đã được chuẩn y bởi quốc hội Canada mà không có bất kỳ một phiếu chống nào. Cộng sản Việt Nam đang điên tiết về vấn đề này. Đó là con đường chúng ta đã đi ở Canada rồi. Ở bên Hoa Kỳ, tôi đã tìm ra được một bộ luật. Đó là bộ luật 93559 : Lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ đồng đòi hỏi Hành pháp Hoa Kỳ phải tái hợp Hội nghị quốc tế về vấn đề Việt Nam như chúng ta đã muốn. Nhưng bộ luật đó bị ngâm tôm trong vòng mấy chục năm nay. Đó là cơ hội ngàn vàng cho chúng ta. Và sau đó quý vị thấy tôi có mặt tại Âu Châu đây là vì đây là bước tiến tiếp theo của chúng ta. Quý vị hỏi tôi những nước nào ? Xin cho tôi tạm không nói, nhưng quý vị hiểu rằng chúng tôi có mặt ở Âu Châu thì muốn hay không muốn, có những vận động đang xảy ra".

Trung Quốc là một trong những quốc gia đã ký kết bảo đảm việc thực thi hiệp định này, trong đó có điều khoản bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của miền Nam Việt Nam vì thế, việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường sa cũng là một hành động vi phạm Hiệp định Paris. Luật sư Lâm Chấn Thọ tiếp :

"Trung cộng là một thành phần đã ký, Trung cộng đã hứa sẽ tôn trọng và bảo đảm sự vẹn toàn lãnh thổ của Việt Nam vậy tại sao Trung cộng đã chiếm Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988 mà bây giờ không ai đặt vấn đề đó hết. Bây giờ đã đến lúc chúng ta đặt vấn đề. Đặt vấn đề cách nào ? Đặt vấn đề tái hợp Hội nghị lại. Và khi chúng ta tái hợp Hội nghị lại chúng ta sẽ biến Hội nghị đó thành một cơ quan tài phán quốc tế. Tức là gì ? Là dùng ảnh hưởng của những nước (trong hội nghị Paris-RFA) để làm áp lực bắt Trung cộng phải có một thái độ đúng đắn về Hoàng Sa và Trường Sa".

Ngoài ra, Luật sư Lâm Chấn Thọ cũng trình bày trước công luận một hồ sơ mật đã được công bố : Đó là lá thư viết ngày 17/04/1975 của Ngoại trưởng Henry Kissinger gửi cho Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam lúc đó là ông Graham Martin. Trong đó, Kissinger viết : Pháp đã tiếp cận chúng ta và đưa ý kiến tái hợp lại Hội nghị Paris, nhưng chúng ta đã từ chối vì điều đó phản tác dụng (counterproductive) cho Hoa Kỳ.

Từ đó, Luật sư Lâm Chấn Thọ có một cái nhìn lạc quan khi trở lại nơi này :

"Có 9 nước bảo đảm với đất nước của tôi là Việt Nam Cộng hòa rằng họ sẽ tôn trọng và sẽ bảo đảm quyền tự quyết của nhân dân tôi. Cho nên đó là một món nợ mà họ đã thiếu nhân dân tôi. Khi đến đây, tôi nhìn thấy cảnh vật thay đổi thì tôi nghĩ rằng tình hình thế giới sẽ thay đổi và những người đã quên món nợ của họ phải nhớ lại. Cho nên, mấy chục năm nay tôi theo đuổi để làm sống dậy, cho họ tỉnh thức dậy để họ hiểu rằng họ chưa trả món nợ đó. Đồng thời họ còn thiếu cái nợ thứ nhì là họ bảo đảm sự vẹn toàn lãnh thổ của đất nước tôi mà Trung cộng là một thành viên đã ký ngang nhiên chiếm Hoàng Sa, Trường Sa. Và những người đã ký cùng Trung Cộng không làm gì để giúp cho Việt Nam. Cho nên, khi tôi thấy vật đổi sao dời thì tôi nghĩ rằng gió phải đổi chiều. Tôi mong rằng đây là thời điểm chúng ta có thể đi đòi những món nợ mà những người thiếu đất nước chúng ta sẽ phải trả".

Những điều khoản đã nằm yên trong ngăn tủ từ hơn 40 năm qua nay được mở ra. Liệu chúng có khả năng giúp hồi sinh những tia hy vọng mới như lời Luật sư Lâm Chấn Thọ vừa bày tỏ ?

Tường An

Nguồn : RFA, 13/05/2019

Published in Diễn đàn

Việt Nam đón chào năm mới bằng một tin không hề vui là Luật An Ninh Mạng bắt đầu đi vào hoạt động vào ngày 1/1/2019. Mặc dù đã biết từ tháng 6 năm ngoái, nhưng mọi người, nhất là giới đấu tranh vẫn không che dấu nỗi bất bình trước điều luật phản Nhân quyền này.

liven1

Luật An ninh mạng - Hình minh họa - Nguồn internet

Ngay cả trước khi Luật An Ninh Mạng có hiệu lực, đã có nhiều người sử dụng Face book phàn nàn là nhiều post hoặc lời bình có nội dung nhạy cảm hoặc đụng chạm đến Trung quốc đều bị facebook chặn lại. Trước những biến chuyển ấy, tiến sĩ Lê Trung Tĩnh đã giới thiệu một mạng xã hội mới mang tên Livenguide (1). Ý tưởng này được bắt đầu từ việc muốn kết nối mọi người lại với nhau để cùng làm chung một việc gì đó.

Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh cho biết : "Là một người hoạt động xã hội tôi mong muốn kết nối mọi người lại với nhau để làm những công việc chung vì xã hội, vì đất nước Việt Nam, là nơi mà tôi lớn lên và yêu quý. Livenguide là một sản phẩm, một sự tâm huyết của tôi đối với những giá trị hướng thượng ví dụ như  : Tự do biểu đạt, bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Tất cả những việc đó chỉ để cho cuộc sống, đất nước Việt Nam tốt hơn".

Qua Pháp du học năm 2003 về ngành xây dựng, ra trường với bằng cấp tiến sĩ, ông nghiên cứu về chất thải hạt nhân trong lòng đất. Hiện tiến sĩ Lê Trung Tỉnh đang quản lý dự án xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân tại Anh quốc.

Ông dự tính thành lập mạng xã hội để kết nối mọi người bắt đầu khi đặt chân đến Anh quốc năm 2015. Ông cũng là thành viên tích cực của Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông. Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh chia sẻ  :

"Từ lúc hoạt động xã hội là tôi đã muốn mọi người gặp nhau rồi. Sau khi qua Anh quốc, trước môi trường kinh doanh năng động, môi trường sử dụng công nghệ điện thoại thông minh càng đặt tôi trước mong muốn tạo ra một sản phẩm như vậy để mọi người có thể gặp nhau, trao đổi và biết vị trí của nhau để ví dụ như  : một người ở Paris muốn qua Luân đôn chơi hay gặp gỡ thì có thể lên Livenguide để bấm vào chữ Luân đôn ; sẽ hiện ra 10- vài trăm người ở Luân đôn. Hay là sở thích, người thích nghe nhạc Trịnh Công Sơn hay người có thể nó về môi trường thì có thể chọn người mà mình ưng ý để gặp nhau, để đi chơi cùng hay cùng tham gia một hoạt động nào đó như đi bộ vì môi trường ở Việt Nam hay đi thăm các bảo tàng ở Anh quốc hay đi tìm những hoạt động về đường lưỡi bò, từ những quan tâm cá nhân về xã hội của mình, mình không muốn chỉ làm một mình mà mình muốn làm cùng người khác".

Với 3,3 tỉ người sử dụng, chiếm 1/4 dân số toàn cầu, Facebook (FB) là mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay. Việt nam đứng thứ 7 trên thế giới về số người dùng FB. Việc tạo ra một mạng xã hội khác là một sự cạnh tranh khá liều lĩnh. Tuy nhiên, theo ông Lê Trung Tĩnh, Livenguide có nhiều điểm khác biệt với FB như sau  :

"Có nhiều điểm khác biệt giữa Livenguide và FB. FB đã là một công việc rất là tốt trong nhiều năm qua là kết nối nhiều tỉ người lại với nhau. Thật sự nó là một nền tảng rất tốt. Nhưng Livenguide thật sự muốn mọi người không chỉ kết nối, trao đổi thông tin, comment, like, yêu thương, giận hờn, ghen ghét.v.v…trên một màn hình, mà chúng tôi muốn mọi người hãy tạo những hoạt động, những hoạt động (activité) để làm cùng với nhau. Đó là một mong muốn, mà mong muốn này thể hiện rõ ràng trên giao diện của trang web Livenguide. Mọi người đều có một không gian riêng của mình, có profile riêng của mình để có thể đăng tải những thứ mình thích, đăng tải những hình ảnh, bài viết, những nội dung buồn, vui. Những nội dung đăng tải đó-cũng như trên FB- nó sẽ trôi đi với thời gian. Duy, những hoạt động các bạn tạo nên, là những thứ chúng tôi để lúc nào cũng trên cùng vì chúng tôi tâm niệm rằng  : Thực sự để làm một chuyện gì đó, dĩ nhiên mình là người bày tỏ thái độ, nhưng mình phải là người tham gia vào những hoạt động, phải tạo nên những hoạt động, phải cùng hoạt động với những người khác. Đó có thể là  : đi bộ vì môi trường, đó thể là mời một người đọc một quyển sách hay cùng với nhau, đó có thể là nói về chuyện kẹt xe, có thể trao đổi về chuyện giáo dục"

liven2

Màn hình mạng Livenguide của Tiến sĩ Lê Trung Tỉnh Courtesy Lê Trung Tỉnh

Mong muốn của Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh với Livenguide là khi mọi người biết nhau qua không gian ảo thì sau đó họ phải cùng nhau bước xuống đời thường, cùng nhau làm chung một việc gì đó trong đời sống thật và đó mới là điều quan trọng :

"Khác với mạng xã hội khác, mọt người chỉ gặp nhau trên màn hình hay bàn phím để trao đổi thông tin. Thực ra đó là những điều rất tốt. Livenguide mong muốn mọi người thật sự gặp nhau ở ngoài đường, ở quá cafe, ở những nơi tụ họp để làm những việc chung với nhau một cách thật sự. Trên Livenguide bạn có một bản đồ, đó là một ứng dụng mà tôi sẽ phát triển trong tương lai rất gần. Nếu muốn, bạn có thể kích hoạt nó lên thì một người dùng khác có thể biết bạn ở đâu. Ví dụ như là hai người có cùng một sở thích, trong cùng một lúc nào đó bật màn hình lên, có thể thấy người cùng sở thích với mình cũng đang ở gần đó thì có thể kết nối với nhau để cùng thực hiện sở thích đó, mối quan tâm đó".

Mặc dù ở thế kỷ 21, nhưng đâu đó vẫn còn những tổ chức, hay ngay cả vài nhóm nhỏ cố tình ngăn cấm quyền tự do thông tin, tự do biểu đạt bằng hình thức kiểm duyệt thông tin hay những chế độ độc tài muốn bịt miệng người dân bằng Luật An Ninh Mạng thì Livenguide sẽ là một nơi tôn trọng quyền tự do thông tin của tất cả mọi người, ông tiếp  :

"FB trong những ngày gần đây được nhiều người trên mạng nói đến là họ có những động thái chưa tôn trọng người dùng đủ. Ví dụ như họ có thể xóa những bài đăng, xóa những cái post hay đóng những trang web của những người hay nhóm mà vì một lý do nào đó, một tổ chức hay quốc gia nào đó cho là nhạy cảm và không nói rỏ lý do, thậm chí là không nói lý do gì cả. Livenguide chúng tôi không làm chuyện đó. Chúng tôi tôn trọng người dùng, chúng tôi tôn trọng những ý kiến cá nhân, chúng tôi lưu giữ những ý kiến đó, lưu giữ những hình ảnh đó.

Ví dụ gần đây, chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, cũng là một người tham gia Livenguide. Chị có post một bài và một hình ảnh, là một bản cáo trạng của chị. Không biết vì lý do gì mà FB lại không cho đăng post đó, và xóa post đó đi và chị cũng đã đồng thời post lên Livenguide. Chúng tôi thấy không có lý do gì để mà xóa bài đó cả. Đó là một hình ảnh cần lưu giữ, đó là một thông tin. Nếu chúng ta cứ xóa dần những bản cáo trạng dành cho một người Tù nhân Lương tâm như chị Mẹ Nấm vì bất cứ lý do gì thì tương lai sẽ ra sao  ? Ký ức của xã hội sẽ được lưu giữ như thế nào  ? Chúng ta sẽ chỉ có thông tin một chiều. Ví dụ của trường hợp Mẹ Nấm trên Livenguide là một ví dụ tạo nên sự khác biệt lớn giữ Livenguide và những mạng xã hội hiện giờ"

liven3

Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh - Photo : RFA

Livenguide được sử dụng miễn phí, việc đăng ký vào livenguide rất đơn giản, ông Lê Trung Tĩnh chỉ dẫn  :

"Để đăng ký vào Livenguide, bạn chỉ cần bấm vào livenguide.com hoặc tìm chữ Livenguide trên Google hoặc bất cứ công cụ tìm kiếm nào đó. Bên phải phía trên bạn sẽ thấy chữ tiếng Anh "sign in" hoặc "sign up". Nếu là lần đầu tiên thì bạn bấm vào chữ "sign up" hoặc "đăng ký" nếu là tiếng Việt. Có hai cách để đăng ký  : hoặc bạn dùng tài khoản FB, hoặc bạn dùng email và 1 mật mã. Tôi khuyên các bạn nên dùng địa chỉ email và mật mã để độc lập hoàn toàn với tài khoản FB của bạn. Nếu vì lý do nào đó FB đóng tài khoản của bạn, thì bạn vẫn có thể vào Livenguide bằng email và mật mã".

Chị Trần thị Diễm Châu, sống tại Đức cho biết kinh nghiệm của chị khi sử dụng Livenguide như sau  :

"Tôi có họat động là ngày 22/1 sẽ biểu tình tại Thụy sĩ, trước tòa nhà của Liên Hiệp Quốc. Toi đã chia sẻ hoạt động của mình cho mọi người thấy để có thể cùng tham gia với nhau. Đó là ý nghĩa của việc sử dụng Livenguide, tức là chúng ta không chỉ sống ảo trên mạng, mà chúng ta có những dự án, những kế hoajhc hoạt động cùng với nhau. Toi rất là thích ý tưởng này".

Luật An Ninh Mạng bao gồm 20 điều nghiêm cấm, chủ yếu là những điều mà theo nhà cầm quyền Việt Nam là nói xấu nhà nước, xuyên tạc lịch sử, gây hoang mang trong quần chúng, tổ chức, kết nối chống lại nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, v.v… Theo Luật an ninh mạng, FB và Google phải đặt máy chủ tại Việt Nam và cung cấp thông tin cá nhân người dùng cho bộ công an khi có yêu cầu. Với Livenguide, tiến sĩ Lê Trung Tĩnh khẳng định sẽ đi đến cuối con đường của lý tưởng bảo vệ quyền tự do biểu đạt của người dùng không lệ thuộc bất cứ thế chế nào  :

"Luật An Ninh Mạng ra đời để hạn chế sự tiến lên, sự hướng thượng của con người. Chúng tôi sẽ tôn trọng con đường mà chúng tôi đi, chúng tôi sẽ giữ những giá trị đó, chúng tôi sẽ đi tiếp con đường của chúng tôi, tức là  : tôn trọng tự do biểu đạt và quyền bảo mật thông tin của người dùng".

Tường An

Nguồn : RFA, 05/01/2019

(1) Mạng xã hội mới cho người trong nước : LivenGuide

Published in Diễn đàn

Nhiều người Việt tại Pháp những ngày qua rất bất bình và đã phải lên tiếng phản đối sau khi có tin một nhóm người Trung Quốc mua một khoảng đất lớn tại thành phố Bussy Saint Georges, ngoại ô Paris. Nhiều người lo ngại người Trung Quốc mua đất để lập khu tự trị và gọi đó là vùng đất của Tộc Kinh.

toc1

Buổi trao cờ Tộc Kinh cho đại diện thành phố Bussy Saint George, Pháp hôm 21/5/2018 - Screen capture

Sự việc vỡ lở sau khi một video về một buổi họp tổ chức vào ngày 21/5 tại thành phố Bussy Saint Georges được công bố, cho thấy một nhóm người Trung Quốc và Việt Nam gặp gỡ các giới chức thành phố để bàn về việc thành lập một khu công viên văn hóa ở thành phố lên đến 350.000 mét vuông. Không những thế, những người dự cuộc họp còn đề cập đến việc tụ họp từ 3 đến 4 triệu người Kinh khắp nơi trên thế giới về để lập quốc tại thành phố Bussy Saint Georges. Trên video, người ta thấy có 7 lá cờ được trao cho các giới chức thành phố mà như một số người Việt tại Pháp hiểu là được giữ để sau này lập quốc.

Theo những trao đổi trong đoạn video, những người tại cuộc họp nói rằng cách đây 10 năm, một vài người Việt đã đi Nam Ninh, Trung Quốc, để tìm lại nguồn gốc xuất phát của người Kinh. Những phát biểu trong video cho rằng dân tộc Kinh là người Việt Nam, xưa gọi là An Nam, là một trong 56 sắc tộc được người Mãn Châu trả độc lập từ những năm 1884 – 1885, đi khắp nơi trên thế giới và hiện đã có từ 3 đến 4 triệu người thuộc Tộc Kinh sống trên 27 quốc gia, trong đó khoảng 1 triệu ở Mỹ và 1 triệu ở Châu Âu.

Để công bố rộng rãi thông tin và phản đối cái gọi là Tộc Kinh và trao cờ lập nước này, một cuộc hội thảo của những người Việt tại Pháp đã được tổ chức hôm 28/10 ở nhà thờ Saint Hippolyte, quận 13, Paris. Khoảng 100 người đã tham dự hội thảo này. Những người dự hội thảo được xem video về cuộc họp hôm 21/5 và được chia sẻ thêm các thông tin liên quan. Nhiều người dự cuộc họp đã bày tỏ sự tức giận của mình.

Bà Alice Hà, một người Pháp gốc Việt bức xúc nói tại hội thảo : "Cái vụ mà dân tộc Kinh mua đất này giống như con ngựa thành Troy vậy ! Nước Tàu đã làm những điều không hay mà cả thế giới đều biết. Cho nên khi đặc khu này mà nằm tại nước Pháp sẽ làm hại cho dân tộc Pháp như thế nào, vì vậy tôi có bổn phận phải lên tiếng với tư cách một công dân Pháp và yêu nước Pháp, tôi không muốn dân tộc Pháp một ngày nào đó bị tiêu diệt bởi dân tộc Tàu".

Ông Phan Quốc Uy, một tín hữu Cao Đài nhận xét : "Tại sao bây giờ mình đang ở hải ngoại mà lại không có phản ứng, mà có những người lại đi tiếp tay với những người như thế ? Có phải chăng vì tiền ? Vì tiền mà bán rẻ lương tâm của mình thôi !".

Ông Nguyễn Cao Đường, một người hoạt động lâu năm ở Paris cho rằng không phải người Việt hải ngoại nào cũng ham tiền mà bán rẻ lương tâm : "Chỉ có vài ba tên nô lệ đi theo bọn Tàu đó, chứ không phải là người Việt Nam Quốc gia 4 triệu".

Ban tổ chức hội thảo cho biết họ đã tìm hiểu được con số trên các lá cờ được trao tại cuộc họp hôm 21/5. Theo Ban Tổ chức, chữ số W943001635 trên 7 lá cờ là số đăng ký của một hội đoàn người Việt ở thành phố Villejuif, gần Paris. Hội đoàn này được thành lập với mục tiêu "Thúc đẩy sự tham gia của những người Trung Quốc và Việt Nam. Tạo điều kiện hợp tác về kinh tế, thương mại, tài chính và kỹ nghệ của người Việt hải ngoại giữa Trung Quốc, Hoa Kỳ và Châu Âu…".

Nhiều ý kiến tại hội thảo bày tỏ nỗi lo ngại Trung Quốc sẽ dùng tiền để mua đất tại Bussy Saint Georges và biến nó thành một khu tự trị, hay một quốc gia trong một quốc gia vì từ "hành chính" hay "chính phủ" đã được đề cập đến trong video.

toc2

Những lá cờ tại buổi họp ở thành phố Bussy Saint Georges, Pháp, hôm 21/5/2018 Screen Capture

Nhiều câu hỏi cũng được đặt ra bao gồm : 3 đến 4 triệu người Việt ở 27 nước như nói ở đoạn video là ai ? Người Việt hiện nay có phải là Tộc Kinh đã đi từ Tam Đảo trong những năm 1884 – 1885 hay không ? Liệu những người Việt tị nạn đang định cư ở 27 nước được nói đến trong đoạn video có bao gồm vào Tộc Kinh hay không ?

Những người dự hội thảo đã xác định được có ít nhất 7 người Việt trong đoạn video là những người có ít nhiều sinh hoạt trong cộng đồng người Việt tại Paris. Nhiều người có mặt tại buổi hội thảo thắc mắc tại sao những người Việt Nam tham gia cuộc họp của Tộc Kinh hôm 21/5 lại đồng ý với ngộ nhận rằng Tộc Kinh là những người Việt tị nạn ở hải ngoại.

Tình trạng người Trung Quốc mua nhiều đất ở Pháp thời gian qua cũng đã gây bất bình đối với người Pháp. Vào khoảng cuối tháng 8 vừa qua, hơn 100 nông dân ở miền trung nước Pháp đã biểu tình chống Trung Quốc. Những người biểu tình đòi các nhà đầu tư Trung Quốc đi khỏi vùng đất của họ và đòi lấy lại đất cho nông dân Pháp.

https://youtu.be/UM-kYrXOotQ

Tường An

Nguồn : RFA, 01/11/2018

Published in Diễn đàn

Ngày 10/10 vừa qua, tại số 100 place Luxembourg, Bruxelles, Nghị Viện Châu Âu đã tổ chức cuộc điều trần về đề tài Những lợi ích và giá trị của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên Âu (gọi tắt là EVFTA).

Nội dung buổi điều trần được nhắm đến 3 vần đề chính : Lao động, Nhân quyền và Môi trường.

nqvn0

Điều trần tại Nghị viện Châu Âu về EVFTA giữa EU và Việt Nam ở Brussels, Bỉ hôm 10/10/2018 RFA

Buổi điều trần có sự tham gia của đại diện Ủy ban Thương mại Châu Âu là bà Helena Konig và ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công thương. Các chuyện gia được mời gồm có ông Nicolas Audier, đại diện Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam, bà Karen Curtis, đại diện cho Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), đại diện Liên Hiệp Quốc về môi trường, bà Anja von Moltke, cố vấn kinh doanh của Châu Âu, bà Eleonora Catella và đặc biệt từ Việt Nam có ông Nguyễn Quang A, nhà hoạt động nhân quyền.

Được mời với tư cách một nhà chuyên môn trong lãnh vực Nhân quyền, dù gặp nhiều trở ngại về mặt hành chánh trước khi rời khỏi Việt Nam, cuối cùng, ông Nguyễn Quang A cũng đã có mặt tại buổi điều trần để nêu lên 3 điểm : 2 dữ kiện, 5 nhận xét và 3 khuyến nghị.

nqvn2

Tiến sĩ Nguyễn Quang A tại Nghị viện Châu Âu hôm 10/10/2018 - Photo : RFA

Hai dữ kiện mà ông Nguyễn Quang A đưa ra là :

- Văn bản EV FTA : đã được bàn thảo trong nhiều năm qua

- Tình hình Nhân quyền Việt Nam là xấu và ngày càng xấu đi.

Sau đó là Năm nhận xét của ông về khoa học, chính trị, các nghiện cứu về xã hội, các hoạt động của phong trào xã hội dân sự và vấn đề dân chủ hóa Việt Nam.

Theo ông, Việt Nam sẽ thoát được ảnh hưởng của Trung Quốc nếu có Hiệp định Thương mại với EU. Từ đó, ông đưa ra Ba khuyến nghị để giám sát việc thực hiện các điều khoản trong EV FTA, ông cho biết :

"Khuyến nghị thứ nhất là EU phải cố thúc Việt Nam phê chuẩn ba hiệp ước của ILO, đó là điều mà tôi thấy hết sức quan trọng. Điều thứ hai : trong cơ chế kiểm tra của EU thì phải mở ra cơ chế để kéo các tổ chức xã hội dân sự, kể cả các xã hội dân sự độc lập, không có đăng ký để tham gia vào quá trình giám sát việc thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do này. Và điểm kiến nghị cuối là EU phải dẫn chiếu đến điều khoản hợp tác BCA ký giữa EU và Việt Nam năm 2012, trong đó có những điều khoản nếu Việt Nam vi phạm thì Eu có thể chế tài, chúng tôi kiến nghị rằng các ông phải dùng những công cụ như thế để ép Việt Nam thực hiện tốt Hiệp định Thương mại giữ EU và Việt Nam này".

EVFTA khi có hiệu lực sẽ giúp loại bỏ 99% dòng thuế xuất khẩu giữa Việt Nam và 28 nước thành viên Liên minh Châu Âu và ngược lại. Việt Nam là nước thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, sau Singapore, có Hiệp định Thương mại tự do với EU.

EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai và là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Theo đánh giá, sau khi ký kết FTA, Việt Nam sẽ là quốc gia hưởng lợi lớn nhất trong các nước ASEAN với mức tăng 35% về xuất khẩu, 15% về GDP và 13% về lương bổng cho người lao động.

Sau 6 năm khởi động đàm phán, bà Maria Arena thuộc đảng Xã Hội của Vương quốc Bỉ, là thành viên của Nghị Viện Liên Âu cho biết không thấy nhiều tiến triển về phía Việt Nam, bà nói :

"Năm nay là năm 2018, từ năm 2012-2018 chúng tôi nhận thấy các tiêu chí về quyền Nghiệp đoàn và nhân Quyền của Việt Nam vẫn chưa tiến bộ một cách đầy đủ. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể chờ thêm 6 tháng nữa để Việt Nam thực hiện lời hứa. Nhưng không chỉ là lời hứa mà là sự đảm bảo, ngay cả trước khi Nghị viện Liên Âu phê chuẩn hiệp định này. Nghị viện Liên Âu cần Việt Nam có những chỉ dấu tích cực chứ không chỉ là lời hứa. Chúng tôi có thể cho thêm thời gian, nhưng thời gian đó phải được Việt Nam sử dụng để có những hành động

Theo góc nhìn của một người hoạt động nhân quyền, ông Nguyễn Quang A cho rằng hiệp định EVFTA sẽ đem lại nhiều cơ hội cho việc cải thiện nhân quyền và phát triển của phong trào xã hội dân sự hiện đang bị đàn áp mạnh tại Việt Nam,

"Việc phát triển kinh tế sẽ thúc đẩy cho những điều kiện cấu trức xã hội, và những điều kiện ấy tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc cải thiện nhân quyền và dân chủ hóa. Những kinh nghiệm lịch sử của thế giới cho thấy rằng một đất nước hội nhập càng sâu vào với thế giới thì áp lực của quốc tế càng có hiệu quả".

Trong khi đó, luật sư Nguyễn Văn Đài cho rằng Việt Nam phải cải thiện nhân quyền trước khi được phê chuẩn hiệp định thương mại này :

"Về bối cảnh nhân quyền thì cần phải cải thiện tình trạng nhân quyền trước khi Quốc hội EU thông qua Hiệp định Thương mại giữa hai nước, còn sau khi Việt Nam đã gia nhập vào, hiệp định đó đã được ký kết thì rất là khó khăn để ép buộc nhà nước Việt Nam phải cải thiện Nhân quyền"

Ông Nguyễn Quang A cho biết có nhiều ý kiến trái chiều trong phong trào xã hội dân sự trong nước về việc Việt Nam vào FTA, một số ý kiến ủng hộ cũng như nhiều ý kiến phản đối. Theo ông Nguyễn Quang A, cần có một sự thảo luận đúng đắn để nêu lên những cái lợi và hại của vấn đề này. Ông nói :

"Cần có một sự thảo luận rất là đường hoàng giữa tất cả những tổ chức xã hội dân sự để chúng ta hiểu kỷ hơn về hiệp định này như thế nào ? Nó tác động ra sao về dài hạn, trung hạn và kể cả ngắn hạn, và nếu chúng ta hiểu kỷ thì tôi nghĩ rằng số người ủng hộ sẽ nhiều hơn".

Việt Nam tái gia nhập Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 1993, tuy nhiên, cho tới hôm nay, Việt Nam chỉ mới phê chuẩn 21/187 công ước của ILO, trong đó chỉ có 5/8 công ước cơ bản. Còn 3 công ước như công ước số 87 về quyền Tư do Hiệp hội và bảo vệ quyền được tự do thi hành quyền tổ chức, nói cách khác là quyền tự do thành lập nghiệp đoàn, điều 98 về thương lượng tập thể và điều 105 về cưỡng bức lao động vẫn chưa ký.

Việt Nam và các quốc gia thành viên của Liên Âu đều là thành viên của ILO, vì vậy EVFTA trao quyền phán quyết việc tuân thủ các tiêu chí đã phê chuẩn cho các cơ quan giám sát của ILO. Để thông qua cửa ngỏ vào EVFTA, Việt Nam sẽ phải phê chuẩn điều khoản 87, 98 và 105. Trong đó, điều 87 về việc thành lập các nghiệp đoàn độc lập là quan trọng nhất. Tuy nhiên, nhiều ý kiến quan ngại là Việt Nam sẽ thành lập những nghiệp đoàn độc lập trá hình, về việc này, ông Nguyễn Quang A cho ý kiến :

"Cái đó rất có thể, về việc này, nếu chúng ta biết trước thì chúng ta phải có cách để đối phó bằng cách vạch mặt đây không phải là tổ chức nghiệp đoàn thật mà đây là tổ chức nghiệp đoàn trá hình. Nhưng cái quan trọng là nếu người ta phê chuẩn công ước ILO thì có nghĩa là công nhân Việt Nam nghiễm nhiên là có quyền đó và tôi phải nói thực thực sự ngay bây gờ công nhân Việt Nam cũng có cái quyền đó, chỉ có cái là nó chưa được luật hóa một cách chi tiết ra và lúc bấy giờ là hoàn toàn phụ thuộc vào chính người Việt Nam chúng ta có thực thi cái quyền đó của mình hay không ?".

nqvn3

Thứ trưởng Thương mại Trần Quốc Khánh tại Nghị viện Châu Âu hôm 10/10/2018 RFA

Mặc dù người bảo vệ của Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết Thứ trưởng không trả lời phỏng vấn, nhưng sau buổi điều trần, chúng tôi cũng đặt được vài câu hỏi chớp nhoáng với người đại diện cho Việt Nam trong buổi điều trần. Ông Khánh đánh giá buổi điều trần diễn ra tốt đẹp. Khi được hỏi về vấn đề nhân quyền như một trong các điều kiện để đạt được EVFTA, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nói :

"Việt Nam và EU đã có một lịch sử đối thoại rất là dài với nhau về nhân quyền, tôi tin rằng hai bên sẽ càng ngày càng hiểu nhau hơn và nếu có vấn đề gì thì sẽ cùng giải quyết".

Trong khi đó thứ trưởng Công an, Thượng tướng Lê Quý Vượng đã có lần cho rằng EU không hiểu rõ cơ chế Việt Nam khi gắn chặt các đòi hòi về nhân quyền với Hiệp định Thương mại Tự do.

Buổi điều trần có rất đông đại diện các dân biểu, nghị sĩ cũng như những tổ chức NGO chứng tỏ sự quan tâm của họ về Hiệp định này, về phía Việt Nam cũng có một phái đoàn hơn 10 người tham dự. Nhận xét về buổi điều trần vừa qua, ông Nguyễn Quang A chia sẻ :

"Tôi tham dự lần đầu tiên nhưng tôi thấy rất là hay, người ta xới lên rất là nhiều vấn đề và những ý kiến về vấn đề nhân quyền, về vấn đề môi trường, về vấn đề pháp trị của Việt Nam là những vấn đề mà được giới Châu Âu nêu lên. Nếu những người trong phái đoàn chính phủ Việt Nam tham dự cuộc điều trần này truyền đạt lại một cách trung thành cho những người có trách nhiệm tại Việt Nam thì tôi nghĩ những người có trách nhiệm tại Việt Nam cũng phải để ý đến những ý kiến của Châu âu này và lúc đó họ phải ứng xử một cách phù hợp".

EVFTA được khởi động đàm phán từ tháng 6/2012. Cho đến nay, hai bên đã có 14 vòng đàm phán chính thức và nhiều vòng đàm phán giữa kỳ. EVFTA chính thức kết thúc đàm phán tháng 12 năm 2015 và dự định ký kết trong tháng 12/2017 nhưng sau đó bị hoãn lại tới đến giữa năm 2018, rồi lại được hoãn lại đến tháng 3 năm 2019.

Cuộc điều trần ngày 10/10 vừa qua rất có thể sẽ là yếu tố quyết định cho con thuyền EVFTA ghé bến vào Việt Nam tháng 3 năm tới hay không. Nếu không Việt Nam sẽ lại phải tiếp tục cuộc hành trình đầy chông gai để đạt những mục tiêu mong muốn.

Tường An

Nguồn 

Published in Diễn đàn

Sau gần 1 tháng đặt chân đến Cộng Hòa Liên Bang Đức, ngày 1/7 vừa qua thông tín viên đài RFA có cơ hội tiếp xúc với luật sư Nguyễn Văn Đài tại thành phố Suttgart, trong dịp này, luật sư Đài kể lại diễn biến trong hơn hai năm từ lúc bị bắt giam đến lúc đặt chân lên máy bay đi tị nạn tại Đức và những dự định trong tương lai của ông để vận động Dân Chủ cho Việt Nam.

nvd2

Luật sư Nguyễn Văn Đài (thứ 3 từ trái sang) sau khi ra tù - Blogger Nguyễn Văn Đài

Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt ngày 16/12/2015, rời khỏi nhà tù Hà Nội đêm 7/6/2018, cùng vợ là chị Nguyễn Thị Minh Khánh và cộng sự viên Lê Thu Hà lên đường sang Cộng Hòa Liên bang Đức tị nạn. Từ Beilstein, thành phố Stuttgart, Cộng Hòa Liên Bang Đức, Luật sự Nguyễn Văn Đài kể lại :

"Quá trình tôi ra khỏi nhà tù Việt nam là một quá trình rất lâu dài vì tôi bị bắt từ ngày 16/12/2015, mà mãi đến tận ngày 7/6/2018 mới ra khỏi nhà tù Việt Nam, tức là gần 2,5 năm bị giam trong tù. Trong quá trình tạm giam thì từ ngày 12/5/2016 thì an ninh Việt Nam đã vào trại giam thuyết phục để thuyết phục tôi đi định cư ở Úc. Nhưng lúc đó 2 tháng liền vợ tôi không vào thăm nên tôi sợ vợ tôi có vấn đề về sức khỏe nên tôi yêu cầu họ cũng cấp thông tin về tình trạng sức khỏe vợ tôi rồi tôi mới quyết định có đi hay không. Sau này tôi mới biết vợ tôi đang đi vận động quốc tế vì vậy họ không đáp ứng yêu cầu của tôi, vì vậy việc đó không thành công".

Sau khi gặp vợ là bà Vũ Minh Khánh ngày 1/11/2016, luật sư Nguyễn Văn Đài đã quyết định chọn nước Đức làm nơi định cư. Tuy nhiên, sự việc không đơn giản, để đổi lại việc ra đi của luật sư Nguyễn Văn Đài, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cần thu lại lợi nhuận nhiều hơn trong việc trao đổi này. Và đó là lý do mà thêm 4 người của Hội Anh Em Dân Chủ là các ông Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển và Phạm văn Trội phải vào tù :

"Trước khi mà cho tôi ra đi, chắc chắn họ phải làm một cái gì đó để phá hoại toàn bộ những gì mà tôi đã gầy dựng ở Việt Nam trong suốt những năm vừa qua. Cho nên việc thành lập cũng như hoạt động của Hội Anh Em Dân Chủ. Và đúng như tôi dự đoán thì ngày 27/7/2017 thì họ quyết định khởi tố bổ xung với tôi, họ chuyển tội danh từ điều 88 sang điều 79 với cáo buộc thành lập Hội Anh Em Dân Chủ để nhằm mục đích lật đổ chính quyền và sau đó mấy ngày thì họ đã bắt hàng loạt những thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ".

Việc chuyển từ tội danh "tuyên truyền chống nhà nước XHCN" của điều 88 bộ luật hình sự sang tội danh " lật đổ chính quyền nhân dân" theo điều 79 bộ luật hình sự với khung hình phạt có thể tù từ 12 năm đến tù chung thân hoặc từ hình không ngoài mục đích kéo dài thời gian tạm giam và bắt buộc luật sư Đài nhận tội. Tuy nhiên, luật sư Đài vẫn không nhận đã thành lập Hội Anh Em Dân Chủ, cho đến khi an ninh cho xem bản cung với lời khai của 4 thành viên hội Anh Em Dân Chủ thì ông chuyển sang phương pháp đấu tranh khác :

"Tôi dự định là sẽ không thừa nhận tất cả những chứng cứ họ đưa ra, nhưng sau khi đọc thấy tất cả anh em đã thừa nhận việc tham gia Hội Anh Em Dân Chủ rồi thì tôi chuyển sang phương cách khác, nghĩa là đấu tranh để đòi quyền tự do thành lập hội, đấu tranh với ý tưởng, mục tiêu xây dựng đa nguyên, đa đảng tại Việt Nam, đấy là quyền hợp hiến, hợp pháp của mình và đấy là chính nghĩa của mình".

Phiên tòa sơ thẩm diễn ra một cách nhanh chóng ngày 5/4/2017 với tổng cộng 66 năm tù giam và 17 năm quản chế cho 6 thành viên Hội Anh Em Dân Chủ. Vì đã biết trước là dù sao cũng sẽ phải rời khỏi Việt Nam nên luật sư Đài và cô Lê Thu Hà đã quyết định không chống án để có thể đi càng sớm càng tốt để có thể tiếp tục cuộc đấu tranh trên một đất nước khác :

"Như tôi đã từng nói là tôi đã trải qua 3 phiên tòa rồi, 2 phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm của năm 2007 thì đều là những phiên tòa hết sức bất công. Họ không chấp nhận những lời nói của tôi cũng như lời bào chữa của luật sư của tôi và phiên tòa sơ thẩm cũng vậy, nên tôi mới quyết định là không chống án nữa, không chấp nhận bị xét xử trong một phiên tòa bất công thứ 4 nữa và đồng thời mình cũng muốn bản án nhanh chóng kết thúc để mình có thể nhanh chóng rời khỏi nhà tù đó để mình còn có cơ hội để tiếp tục đấu tranh cho đồng bào của mình".

Mặc dù đã được các quốc gia Úc, Mỹ nhận cho đi định cư, thế nhưng, luật sư Nguyễn Văn Đài vẫn chọn nước Đức để bắt đầu lại cuộc sống và tiếp tục cuộc đấu tranh, ông cho biết lý do :

"Đến nước Đức không phải là để mưu cầu cuộc sống tốt cho bản thân mình mà mình đến nước Đức để có nhiều thời gian hơn, điều kiện đấu tranh tốt hơn cho đồng bào của mình trong nước. Nếu mình đến nước khác thì mình phải mưu cầu cuộc sống, phải đi làm, đi lao động phục vụ cuộc sống thì mình sẽ không còn tâm trí, không còn thời gian để dành cho những anh em của mình trong nước nữa"

Chấp nhận bỏ quê hương không phải là để có cuộc sống an nhàn mà là để có điều kiện tiếp tục đấu tranh. Trả lời câu hỏi làm thế nào để có thể tiếp tục đấu tranh cho dân chủ Việt Nam một cách hiệu quả khi không còn nằm trong chính cuộc chiến đó, luật sư Nguyễn Văn Đài cho đài RFA biết một chi tiết mà ông cho là khá bất ngờ làm cho ông có thêm động lực :

"Từ lúc đến Đức thì tôi cũng đã kịp liên lạc với các anh em và đã hỏi anh em là việc họ bắt những người lãnh đạo của Hội Anh Em Dân Chủ và xử một mức án rất là cao thì các anh em có sợ hay không ? Họ nói rằng họ không có sợ và họ chỉ hỏi rằng kinh nghiệm của anh trong tù như thế nào ? Tôi hỏi : Tại sao anh em không hỏi cuộc sống của anh ở nước Đức thế nào ? Họ bảo là : Không, bọn em chưa cần biết điều đấy, bọn em đang bị chính quyền truy đuổi cho nên bọn em có thể bị bắt bất cứ lúc nào nên bọn em cần kinh nghiệm của anh để nếu khi nào không may bị bắt thì bọn em có kinh nghiệm đối phó với cơ quan anh ninh Việt Nam thôi chứ họ không có ý định rời khỏi Việt Nam, thì đối với tôi đây là điều khích lệ tôi rất là nhiều. Tôi rất cảm động với sự kiên cường của anh em trong nước và tôi cũng đã kịp hướng dẫn anh em làm sao có thể hoạt động hiệu quả hơn và an toàn hơn".

Những năm gần đây, việc bắt và trục xuất những người bất đồng chính kiến hình như là một tiền đề cho một sự trao đổi nào đó giữa Việt Nam và các quốc gia khác. Việc trả tự do cho luật sư Đài được nhiều dư luận cho rằng : "nhằm bình thường hóa mối quan hệ Đức-Việt đã xấu đi do vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh"

"Tôi được biết tại buổi bàn giao giữa đại diện Bộ ngoại giao Việt Nam, đại diện sứ quán Đức và đại diện EU tại Hà Nội, trước khi tôi ra máy bay, họ ký biên bản bàn giao người thì phía Việt Nam kể công với đại diện sứ quán Đức là họ đã cố gắng hết sức để cho việc ra đi của tôi được nhanh chóng thành công. Phía Đức cũng lịch sự cám ơn Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã phối hợp với họ trong vụ này, và ông đại sứ Đức có nói một câu là việc mà Việt Nam trả tự do cho tôi và cô Lê Thu Hà là một trong những điều kiện, một trong những bước tiến bộ để cải thiện quan hệ giữa Việt Nam và Cộng Hòa Liên bang Đức. Đằng sau còn những điều kiện nào thì tôi không được biết, nhưng mà trả tự do cho tôi, đó là một điều kiện tiên quyết của phía Đức để bình thường hóa quan hệ Việt Nam".

Ngoài 9 thành viên lãnh đạo Hội Anh Em Dân Chủ đã bị bắt, luật sư Đài đã liên lạc với số thành viên còn lại trong nước và Thái Lan, ông cho biết dự định trong thòi gian gần của Hội sẽ là :

"Một trong những nhiệm vụ cơ bản của tôi trong thời gian tới là phải hoàn thành Bản Tuyên Ngôn của Hội Anh Em Dân Chủ, đường hướng phát triển của Hội Anh Em Dân Chủ trong thời gian tới ra sao ? Làm sao cho nó đi sát với thực tế hơn, đem lại hiệu quả hơn, trong khi đó vẫn giữ được sự an toàn cho các anh em trong nước. Đây là một nhiệm vụ nặng nề mà tôi phải hoàn thành trong thời gian ngắn nhất".

Thay đổi môi trường đấu tranh nhưng không thay đổi vai trò đấu tranh, ông tin rằng tại hải ngoại, ông sẽ có điều kiện hoạt động tốt hơn :

"Ở trong nước thì công việc mình làm bị an ninh kiểm soát chặc chẻ nên làm được rất ít và cũng ở mức độ vừa phải. Khi ra hải ngoại, với sự phát triển của công nghệ thông tin thì tôi ngồi ở Franfurt, Berlin, Whashington hay Hà Nội thì công nghệ thông tin sẽ giúp mình thu ngắn được khoảng cách và sẽ không còn sự giói hạn nào nữa. Tôi tin rằng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin thì sẽ giúp cho công việc đấu tranh không chỉ của riêng Hội Anh Em Dân Chủ mà tất cả các tổ chức chính trọ trong và ngoài nước hiệu quả hơn rất nhiều".

Ngược lại, có luồng dư luận cho rằng, ra đến hải ngoại, vai trò của những người hoạt động dân chủ tị nạn sẽ mờ nhạt đi rất nhiều khi không còn phải đối diện với thực tế trong chế độ độc tài, luật sư Nguyễn Văn Đài cho rằng trường hợp của ông sẽ khác :

"Tôi từng sống ở nước ngoài và đi nước ngoài rất nhiều lần. Cái khác biệt của tôi là tôi có tổ chức của tôi. Hội Anh Em Dân Chủ đã đâm rể, đã có cơ bản trong nước dù thời gian vừa qua họ đánh phá rất mạnh, nhưng dù sao, anh em trong nước vẫn còn và trong suốt nhiều năm hoạt động, từ khi tôi ra tù sau bản án đầu tiên thì tôi đã có kết nối rất nhiều với các xã hội dân sự trong nước. Cái mà mình có duy trì được không là mối quan hệ giữa mình với trong nước và mối quan hệ giữa mình với các tổ chức quốc tế. Một thuận lợi nữa là khi trong nước thì tôi cũng đã có những mối quan hệ quốc tế rất là nhiều và đã từng được sự ủng hộ của họ về mọi mặt, bây giờ mình tiếp nối mối quan hệ đó. Điều đó sẽ đem lại hiệu quả trong nước và những kiến thức của tôi vẫn giúp đỡ cho anh em trong nước rất là nhiều. Cho nên tôi tin rằng tôi sẽ có những khác biệt với những người đi trước và sẽ góp phần vào sự thành công trong việc đem lại Tự do, Dân chủ cho Việt Nam".

Về luật an ninh mạng sắp tới đây sẽ bịt miệng người dân trong nước và ngăn cản sự trao đổi thông tin, luật sư Nguyễn Văn Đài đưa ra giải pháp :

"Bây giờ phải nhờ đến vai trò của người Việt hải ngoại. Trước đây, khi các anh quay các clip thì các anh chị em có thể tải trực tiếp lên mạng Facebook của họ. Để bảo đảm cho các anh em trong nước thì chúng ta phải qua một khâu trung gian, tức là chuyển tải ra bên ngoài, và người Việt hải ngoại phải đóng vai trò đẩy thông tin đó lên quốc tế và đẩy thông tin đó trở về trong nước, để đảm bảo cho trong nước an toàn hơn, đó là sứ mệnh của chúng ta ở hải ngoại".

nvd3

Luật sư Nguyễn Văn Đài tại lễ trao giải Nhân Quyền của Liên đoàn Thẩm phán Đức ở Berlin hôm 13/6/2018 Blogger Nguyễn Văn Đài

Về tình hình sức khỏe, luật sư Đài cho biết sức khỏe của cô Lê Thu Hà đã ổn định, Đầu tháng bảy, cả ba người sẽ bắt đầu khóa học hội nhập 20 ngày trước khi bắt đầu học tiếng Đức, luật sư Đài cho biết thêm về tình hình sứ khỏe hiện tại của chính ông :

"Trước đây sức khỏa tôi rất là tệ : tôi bị bệnh đại tràng, bệnh dạ dày, bệnh đau lưng, lở ngứa hai gan bàn chân. Từ khi sáng đây, môi trường sống rất tốt, ăn uống không phải lo ô nhiễm về thức ăn, được sự quan tâm, yêu mến của những người Việt Nam tại Đức cũng như sự thăm hỏi của đồng bào khắp nơi gửi về. Khi tôi vào FB tôi thấy tất cả những lời chúc mừng cho gia đình đã thoát khỏi ngục tù cộng sản thì tôi vô cùng cảm động. Nhưng việc đó như những viên thuốc thần tiên làm cho tôi phục hồi sức khỏe rất nhanh. Cả hai vợ chồng tôi đều phục hồi sức khỏe tốt và lúc nào cũng đầy đủ năng lượng để tiếp tục cuộc đấu tranh cho cuộc đấu tranh Dân chủ cho Việt Nam".

Cuối cùng, luật sư Nguyễn Văn Đài gửi lời cám ơn đến với những cá nhân tổ chức trong và ngoài nước đang dấn thân cho công cuộc đấu tranh dành Tự do Dân chủ cho Việt Nam !

"Trước hết tôi vẫn phải cám ơn đồng bào, anh em trong nước rất là nhiều, tôi có xem clip họ gửi cho tôi xem khi họ đến thăm gia đình tôi. Tôi rất làm cảm động bởi sự quan tâm, giúp đỡ của những anh em đã không quên tôi khi tôi trong hoàn cảnh khó khăn, họ đã động viên tôi rất nhiều, điều đó giúp tôi rất là vững vàng, rất là tin tưởng và rất là tự hào về những gì mà tôi đã làm cho đất nước này, dân tộc này. Và lời tôi nhắn gửi đến anh em là : Yên tâm, tôi không bao giờ quên ai cả, tôi sẽ làm tất cả những gì đó để ủng hộ, giúp đỡ cho anh em đứng vững vàng và tiếp tục con đường đấu tranh cho lý tưởng cao đẹp của mình, con đường chính nghĩa của mình nhằm đem lại Tự do, Dân chủ cho tất cả người dân Việt Nam".

Tường An

Nguồn : RFA, 04/07/2018

Published in Diễn đàn
mardi, 05 septembre 2017 19:43

Thuốc giả và văn hóa từ chức

Chung quanh vụ việc công ty VN Pharma giả mạo giấy tờ nhập thuốc trị ung thư giả, đã có nhiều dư luận đòi bà bộ trưởng bộ y tế phải từ chức.

thuoc1

Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến.  AFP

Trách nhiệm của người đứng đầu

Những ngày gần đây, dư luận xôn xao về vụ công ty cổ phần VN Pharma làm giả con dấu, buôn lậu 200.000 hộp thuốc trong đó có 9.300 hộp thuốc trị ung thư H capita 500 mg với chất lượng kém, không đủ tiêu chuẩn làm thuốc trị bệnh cho người. Thuốc giả có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe con người, Nhà báo Từ Thức, và cũng là một nhân viên làm việc lâu năm trong công ty dược phẩm ở Pháp cho biết quá trình kiểm tra thưốc trước khi được đưa vào sử dụng :

"Sau khi đã có giấy phép rồi thì cũng phải theo những điều kiện rất là khó khăn, chỉ sơ sót không đúng tiêu chuẩn, không đúng số lượng trong thành phần của thuốc đã là một lỗi quan trọng rồi, nhưng mà làm giả là một chuyện cực kỳ nghiêm trọng. Làm thuốc giả, bán thuốc giả hay đồng lõa với chuyện buôn bán thuốc giả coi như tội giết người, còn hơn cả tội giết người vì liên hệ tới một số nạn nhân rất lớn".

Việc để thuốc nhập lậu làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, trách nhiệm cuối cùng vẫn là người đứng đầu ngành y tế : trong trường hợp này là bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến. Nhiều dư luận cũng yêu cầu bà Kim Tiến từ chức, có cả một trang fan page lập ra để lấy ý kiến về việc bà bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nên từ chức. Luật sư Lê Trọng Quát, một cựu công chức trong chính phủ Pháp đồng tình :

"Bà bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đáng lẽ phải từ chức, cái đó quan trọng lắm. Sức khỏe của nhân dân, Tây họ gọi là "Santé publique" là một trong hai, ba điều quan trọng nhất của chính phủ mà phải thực hiện. Đây là sự an toàn, an ninh, sức khỏe của nhân dân. Cái đó rất quan trọng".

Về văn hóa từ chức cũng đã từng được Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc đề cập đến thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi xảy ra những sai lầm nghiêm trọng ảnh hưởng đến quốc gia. Gần đây, ông Dương Trung Quốc cũng đặt lại vấn đề này với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Theo ông Dương Trung Quốc, tại Việt Nam khái niệm "từ chức" thường được coi như là "mất chức", ông nói :

"Các hiện tượng gần đây mà các bạn ở nước ngoài cũng theo dõi được về những lợi ích nhóm, việc mua quan bán chức tạo ra những lợi ích cá nhân trong cơ quan công quyền thì vấn đề từ chức nó không những chỉ là một sức ép mà cố gắng tạo thành một giá trị của xã hội. Có rất nhiều người trong lòng họ không muốn làm việc nữa vì có nhiều cái bức xúc, nhưng đôi khi họ cũng rất khó để tự xử vì người ta vẫn cảm giác đồng nhất cái "từ chức" với cái "mất chức", chứ tôi chưa nói đến chuyện mất đi quyền lợi, kể cả danh vị, danh nghĩa, danh dự thôi".

Ở các nước tự do dân chủ, việc từ chức thường để chứng tỏ trách nhiệm của mình. Năm 2013, Bộ y tế Saudi Arabia đã sa thải một số viên chức cao cấp khi một đứa bé bị nhiễm HIV do truyền máu. Tại Pháp, vào thập niên 90, một bệnh nhân đã bị nhiễm virus HIV khi truyền máu, các nhân viên liên hệ cũng đã bị trừng phạt, nhà báo Từ Thức kể lại :

"Sự thực thì lúc đó người ta không biết nhiều về virus Sida (HIV) hết đó nên xảy ra sự sơ xuất đó và chính phủ lúc đó không có một trách nhiệm gì trực tiếp hết vì việc đó là việc của nhà thương, của các bác sĩ. Nhưng, mặc dù vậy, Thủ tướng Pháp thời đó là ông Laurant Fabius và bộ trưởng y tế cũng bị đưa ra tòa. Về vụ thuốc giả, bà Kim Tiến có liên hệ rất là trực tiếp, Về phương diện luân lý thì đáng lẽ bà Bộ trưởng Kim Tiến đã phải từ chức từ lâu rồi. Bà phải chịu trách nhiệm trực tiếp. Trước nhất là bà phải từ chức và không thể làm khác hơn được".

Văn hóa từ chức

Ở các nước khác, từ chức là một hình thức nhận trách nhiệm của mình, nhưng tại Việt Nam từ chức đồng nghĩa với hình phạt, ông Dương Trung Quốc nói :

"Người ta từ chức vì một lý do rất chính đáng nhưng người ta vẫn có cơ hội được thăng chức khi họ có đóng góp, công tội rất rõ ràng. Nhưng cơ chế ở Việt Nam anh mà đã từ chức thì rất khó có cơ hội ngóc lên được".

Theo nhà báo Từ Thức, văn hóa từ chức không phải một ngày, một buổi mà có được, mà nó bắt đầu từ sự ý thức trách nhiệm của mỗi con người.

"Văn hóa thì không thể nào nhập cảng được, đó là bổn phận của mỗi người. Thí dụ như ở Nhật Bổn, khi Bộ trưởng có lỗi, họ không những từ chức, họ còn ra trước đài truyền hình xin lỗi nhân dân, rồi họ từ chức. Đại Hàn chẳng hạn, xảy ra một tai nạn đắm đò, ông Phó hiệu trưởng cảm thấy có trách nhiệm trong vụ đó, ông ấy đã tự tử. Đó là chuyện xảy ra rất thường ở nước ngoài, ở những xứ mà họ còn có luân lý, họ còn có tinh thần trách nhiệm".

Mặc dù Việt Nam cũng là một trong những nước có những giá trị đạo đức lâu đời, thế nhưng ở cơ chế hiện tại, ý thức trách nhiệm hầu như không được coi trọng. Luật sư Lê Trọng Quát chia sẻ :

"Quan niệm từ chức thay đổi rất lớn tùy theo trình độ dân chủ và ý thức trách nhiệm của những người lãnh đạo trong quốc gia đó. Ý thức trách nhiệm đó đã cho thấy nhiều lần ở Nhật bản, Đại Hàn, Ở Âu Châu hì có những vụ từ chức nhưng ít hơn. Ngược lại, ở Việt Nam xã hội chủ nghĩa bây giờ thì chuyện đó không bao giờ đặt ra cả. Ông Bộ trưởng hoặc ông Thủ tướng có làm bậy đi, thiệt hại cho quyền lợi nhân dân thì họ cũng lờ đi, không có ý thức trách nhiệm của mình".

Đây không phải là lần đầu tiên, bà bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bị đòi phải từ chức. Năm 2013, vụ bệnh viện thẩm mỹ Cát Tường làm chết người hoặc tiêm thuốc chích ngừa giả làm chết 3 trẻ sơ sinh năm 2014, đã nhiều ý kiến đòi bà Tiến từ chức. Nhưng bà vẫn né tránh, cho rằng không từ chức vì còn nhiều việc phải làm. Hoặc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không từ chức vì còn phải thực hiện nhiệm vụ Đảng giao cho. Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng đó không thể là lý do để biện hộ :

"Có lẽ ở Việt Nam có nhiều lý do khiến từ "từ chức "không bình thường, thí dụ như một lập luận rất đơn giản, tưởng rất là hay, đây là "nhiệm vụ cách mạng", một người làm cách mạng phải đến hơi thờ cuối cùng, cấp trên cho nghĩ thì mới nghĩ, hoặc là cách chức thì mới được thôi".

Nếu phương pháp sự tự xử không được áp dụng thì theo ông Dương Trung Quốc, cần phải có biện pháp dứt khoát :

"…thì cách chức thôi ! Và tôi nhắc lại câu chuyện từ chức không phải còn lâu, tôi không nói lâu, nhưng nó phải có một quá trình, ngắn hay dài tùy theo quá trình vận động của Thủ tướng".

Nhà báo Từ Thức đồng tình :

"Ít nhất là chính phủ phải cách chức, không cách chức vĩnh viễn thì cũng cách chức tạm thời trong khi chờ đợi kết quả của cuộc điều tra. Nhưng ở Việt Nam không có cuộc điều tra nào hết, không có chuyện từ chức, không có chuyện cách chức, điều đó chứng tỏ những người lãnh đạo Việt Nam hoàn toàn vô trách nhiệm, coi sinh mạng người dân rẻ như bèo".

Văn hóa từ chức, thật ra không phải là một điều gì xa lạ trong xã hội Việt Nam, ông Dương Trung Quốc chia sẻ :

"Các bạn sống ở Pháp hay các nước khác, từ chức là chuyện rất bình thường. Ngay ở Việt Nam, từ chức đâu phải là chuyện mới mẻ, xa xưa các cụ nhà mình từ quan chẳng hạn, đôi khi vì những lý do, bây giờ thì rất bình thường nhưng ngày xưa thì rất là hệ trọng như về cư tang Cha mẹ chẳng hạn, về chăm sóc phụng dưỡng Cha Mẹ để làm tròn chữ hiếu. Cái tự xử là quan trọng lắm, để bảo vệ cái uy tín của mình. Các cụ hay dung chữu "liêm sĩ". Cái đó phải nói thật là thiếu".

Nếu ở Việt Nam ngày xưa, văn hóa từ chức đã là một chuyện bình thường, thế tại sao trong xã hội Việt Nam hiện tại, việc từ chức không thể được coi là một hình thức trách nhiệm để bảo vệ cái liêm sĩ của mình ?

Theo nhà báo Từ Thức, chính thể chế hiện tại đã làm mất đi cái liêm sĩ vốn có của người xưa :

"Cái tinh thần trách nhiệm, cái luân lý đó hoàn toàn mất ở Việt Nam. Bây giờ phải tạo một xã hội mới. Mà không thể nào có một xã hội mới nếu mà chế độ này còn tiếp tục, bởi vì cái xã hội đó là hậu quả của cái chế độ này từ mấy chục năm nay ở Việt Nam".

Tường An, thông tín viên RFA

Nguồn : RFA, 05/09/2017

Published in Diễn đàn

Vụ án Trịnh Vĩnh Bình kiện nhà nước Việt Nam cách đây hơn 10 năm nay lại làm xôn xao dư luận khi ông Trịnh Vĩnh Bình quyết định tái khởi kiện nhà nước Việt Nam lần thứ hai tại Tòa án Quốc tế vào ngày 21 tháng 8 tới đây tại Paris.

Ông Trịnh Vĩnh Bình.

Ông Trịnh Vĩnh Bình. Courtesy of Trinh Vĩnh Bình

Khởi kiện lần đầu

Ông Trịnh Vĩnh Bình đến Hà Lan tháng 9 năm 1976. Từ một thuyền nhân trở thành một doanh gia thành đạt tại Hà Lan với danh hiệu “vua chả giò Hà Lan” trở về nước năm 1990 để đầu tư. Sau 6 năm xây dựng và phát triển sự nghiệp rất thành công. Bất ngờ, ông bị nhà nước Việt Nam ghép vào tội “vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai”, an ninh Việt Nam đã vào các công ty ông lấy tất cả tư liệu, tài sản. Ông bị tạm giam 18 tháng 20 ngày và 1 năm 6 tháng quản chế. Năm 1999, ông bị kết án 11 năm tù. Năm 2000, ông trốn ra ngoài và vượt biên lần nữa về Hà Lan. Hồi tưởng lại thời gian này, ông Bình tâm sự :

“Cái đó thì phải nói thật là khủng khiếp… Khi phải nói tới đoạn này tôi cảm thấy xúc động. Xúc động vì tôi thấy chính phủ Việt Nam đối xử với một Việt kiều một cách tàn nhẫn như vậy. Tàn nhẫn đến độ người ngoài không thể tưởng tượng được. Trước đây tôi từng đọc những sách về tù cải tạo, nhưng mà riêng về tôi, tôi thấy chuyện này quá khủng khiếp ! Họ cho mình vào một cái phòng thiếu oxy đã được thiết lập sẵn để cho mình ngộp, để mình khủng hoảng, mình sợ để mình ký nhận một cái gì đó có tội mặc dù mình không có tội. Ngoài ra, họ còn dùng còng sắt còng vào hai chân, đến khi đi tiểu đi tiện, mình phải bò lại một lỗ cống chứ không đi được, làm sao đi được ? Họ cũng không cho nước. Thời gian mấy chục năm ở xứ hàn đới (Hà Lan) nếu mà ở một xứ nhiệt đới một ngày không tắm là có thể lên sốt, chết liền ! Đây là những cái khủng khiếp nhất, còn nhiều nữa nhưng tôi chỉ nói như vậy thôi !”.

Sau khi ra đến hải ngoại, năm 2003, ông Trịnh Vĩnh Bình khởi kiện nhà nước Việt Nam lần thứ nhất tại Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế ở Thụy Điển về việc nhà nước Việt Nam vi phạm luật đầu tư, chiếm đoạt tài sản và ông Trịnh Vĩnh Bình đòi nhà nước Việt Nam phải bồi thường trên 150 triệu đô la thiệt hại. Vụ kiện lẽ ra sẽ được đưa ra Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế tại Stockholm, Thụy Điển tháng 12 năm 2006. Tuy nhiên, trước khi vụ kiện được đưa ra Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế thì nhà nước Việt Nam đã thương lượng với ông Trịnh Vĩnh Bình để ký một thỏa thuận tại Singapore năm 2006. Trong thỏa thuận này, về phía nhà nước Việt Nam đã cam kết :

- Việt Nam bồi thường các chi phí phát sinh từ việc theo đuổi phiên tòa

- Miễn án cho ông Trịnh Vĩnh Bình

- Trả lại toàn bộ tài sản cho ông Trịnh Vĩnh Bình

- Tạo điều kiện cho ông Trịnh Vĩnh Bình trở lại Việt Nam đầu tư

Về phía ông Trịnh Vĩnh Bình :

- Ngưng phiên tòa quốc tế ở Stockholm (Thụy Điển)

- Không tiết lộ về nội dung thỏa thuận với các cơ quan truyền thông

Ông Trịnh Vĩnh Bình đã giữ đúng lời hứa là không tiết lộ với truyền thông bất cứ chi tiết nào về thỏa thuận hai bên này và cũng đã trở lại Việt Nam đầu tư với tâm nguyện xây dựng đất nước. Ông chia sẻ :

“Nhưng phải nói là lúc đó tôi còn đặt hết Kỳ vọng là mình trở về mình khôi phục lại. Lúc còn ở Hà Lan, tôi đã có tâm nguyện trở về đầu tư tại Việt Nam. Đang sống vững vàng tại Hà Lan, tại sao lại về cho nó nguy hiểm, cho nó cực ? Vì tôi nghĩ : Lá rụng về cội, lớn tuổi rồi, muốn giúp cho kinh tế khá lên. Cho đến giờ phút này, mình thấy lạ là ở Việt Nam cũng không thấy được họ làm như vậy là họ phá hoại những người có tấm lòng muốn giúp cho quê hương, đất nước”.

Khởi kiện lần hai

Tuy nhiên, bên phía Việt Nam đã không thực hiện đúng như lời cam kết. Vì thế, năm 2014, ông Trịnh Vĩnh Bình quyết định khởi kiện nhà nước Việt Nam lần thứ hai, ông cho biết thêm :

“Có một điểm nhất quán giữa hai vụ kiện là : tôi kiện chính phủ Việt Nam lần thứ nhất là vì lý do đòi bồi thường tài sản, trong đó có vấn đề bồi thường nhân thân : nhốt tôi oan. Khi mà ký thỏa thuận ở Singapore thì chính phủ Việt Nam hứa trả lại toàn bộ tài sản. Nhưng sau 7 năm trời chính phủ Việt Nam không trả, dù một tài sản nhỏ cũng không trả. Tôi đọc trong một hồ sơ tôi thấy có những điểm rất là tệ. Khi họ đến công ty tôi thì họ ập vào phòng riêng của tôi. Trong đó có mấy cái két sắt, trong đó tôi giữ những đồ cổ do tàu Âu Châu chở đồ sành sứ của Trung Quốc bị chìm ở hòn Cao, đồ sành sứ do tàu chìm, trong đó họ lấy đi 394 món của tôi. Bên Bộ Tư Pháp Việt Nam nói : phần này có thể trả lại cho ông Trịnh Vĩnh Bình nhưng với điều kiện ông phải chứng minh đây là tài sản hợp pháp”.

Cong-Ty-Binh-Chau-cua-TVB-truoc-khi-bi-tich-thu

Công ty Bình Châu của ông Trịnh Vĩnh Bình trước khi bị tịch thu. Courtesy of Trịnh Vĩnh Bình

Rất bất bình trước cáo buộc vô lý này, ông Trịnh Vĩnh Bình nói :

“Tôi không biết họ có còn nhân tính hay không nữa ? Trước khi anh vào nhà tôi, anh muốn lấy một cái chén, một cái ly, một món đồ nào đó thì anh phải chứng minh đó là món đồ phạm pháp, đồ ăn cắp. Còn một khi anh đã lấy đi rồi anh bắt tôi chứng minh là đồ hợp pháp ? Đồ trong nhà tôi là đồ hợp pháp. Chứng minh đó là đồ phạm pháp để lấy đi là trách nhiệm của quý anh. Muốn lấy đồ của người khác đi thì cơ quan công quyền phải chứng minh đó là đồ phạm pháp. Tôi không có trách nhiệm phải chứng minh đó là hợp pháp. Quý vị đã thấy lòng tham lam của quan chức Việt Nam như thế nào. Sự vô nhân tính của họ như vậy. Nói đến đây tôi rất là bức xúc. Từ một chuyện nhỏ quý vị suy ra chuyện lớn, họ chiếm đất đai, nhà cửa. Từ đây tôi là một mốc xích để tôi cảm thấy là phải kiện chính phủ Việt Nam lần thứ 2 !”.

Tháng 4 năm 2014. Ông Trịnh Vĩnh Bình mướn văn phòng luật sư King & Spalding LLP, một văn phòng luật sư lớn tại Hoa Kỳ, kiện Việt Nam ra tòa án Quốc tế. Đây là lần đầu tiên, một cá nhận kiện nhà nước Việt Nam phải vào ghế bị cáo ở tòa án Quốc tế.

Ngày 21/8/2017, tòa án quốc tế sẽ xét vụ án này tại Paris với nguyên đơn là ông Trịnh Vĩnh Bình đòi nhà nước Việt Nam bồi thường vì :

- Vi phạm luật đầu tư liên quan đến Hiệp thương đầu tư song phương giữa Hà Lan – Việt Nam (BIT)

- Vi phạm Nhân quyền : nhốt người oan sai

Luật quốc tế

Năm 2013, một sinh viên tên Daniel Chong đã được chính phủ Hoa Kỳ bồi thường 4 triệu vì bị bỏ quên trong nhà giam 4 ngày. Với tiền lệ này thì trường hợp của ông Bình, chỉ riêng phần bị giam giữ oan, số tiền bồi thường có thể lên đến trên 700 triệu USD. Nếu góp tất cả các tài sản bị mất mát và các thiệt hại khác thì con số bồi thường có thể lên đến một vài tỉ đô-la. Ông nói :

“Trước nhất, nói đến con số thì cho đến giờ này, không ngoại lệ khi mà giờ cuối chúng tôi tái đánh giá lại tài sản của chúng tôi thì con số mà chúng tôi đòi đã trên 1 tỷ (đô la) rồi. Nhưng quyền quyết định là của tòa án quốc tế. Chúng tôi đòi dựa theo chứng cứ là tài sản đã bị mất của chúng tôi”.

Ông Trịnh Vĩnh Bình cũng cho biết tổ hợp luật sư đã kết luận về hồ sơ phản hồi gồm 326 trang của bên nguyên đơn như sau :

“Phía luật sư họ kết luận thế này : Trong vụ án của ông Trịnh phía Việt Nam đã vi phạm, có thể nói đã cấu thành nên một trong những nhóm hành vi từ chối xét xử công bằng và vô nhân đạo nhất trong lịch sử luật pháp Quốc tế”.

Theo ông Trịnh Vĩnh Bình, vụ án này nếu thắng, có thể sẽ trở thành một tiền lệ cho các vụ án của hàng trăm ngàn người tù cải tại bị bắt oan sai, bị lừa dối đi tập trung 10 ngày biến thành hàng chục năm tù trong các trại cải tạo khắc nghiệt. Ông nói :

“Điểm này là điểm đương nhiên ! Ở tòa án quốc tế thì luật sư cả hai phía vận dụng những án lệ trước đây của các tòa án quốc tế. Họ vận dụng những vụ vi phạm hoặc không vi phạm để đưa vào tòa án quốc tế. Ở Việt Nam thì dựa vào những chỗ không vi phạm để cãi, còn mình thì dựa vào những chỗ vi phạm. Đương nhiên, khi đưa vụ án ra quốc tế thì trở thành tư liệu về án. Mà khi đã tuyên rồi thì trở thành những án lệ, không thể xóa được, tức là muôn đời không xóa được.

Cái án lệ này sẽ cung cấp cho những trường Đại học Luật, những viện học Luật và những văn phòng luật sư quốc tế, những văn phòng luật họ bắt đầu nghiên cứu, kể cả những người đam mê về luật. Đây có thể nói là một án lệ.

Rồi còn những vị, dù cho tù cải tạo hay là gì đều có những cái tương đồng, những vi phạm, có người bỗng dưng bị bắt. Và chính phủ Việt Nam vi phạm về quyền con người, vi phạm luật pháp quốc tế thì đều có quyền đi kiện. Tập họp lại kiện”.

Có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử, nhà nước Việt Nam bị một cá nhân kiện ra tòa 2 lần. Vụ án ngày 21 tháng 8 tới đây sẽ phơi bày ra trước ánh sáng công luận nhiều mảng tối của những vụ tham nhũng, hối lộ, những thủ đoạn chèn ép, lừa đảo, tịch thu tài sản để ăn chia bất hợp pháp của những quan chức công quyền trong chế độ hiện hành.

Tường An, thông tín viên RFA

*****************

Chính phủ CSVN đang lao đao khốn đốn khi bị Việt Kiều Trịnh Vĩnh Bình kiện ra tòa án quốc tế

Nguồn : 108Tv Channel, 12/07/2017

Published in Diễn đàn