Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Facebook lơ là với tự do ngôn luận tại Việt Nam (RFI, 20/10/2018)

Trả lời hãng tin Pháp AFP, ca sĩ Mai Khôi cho biết cô trao đổi với các lãnh đạo của Facebook tại San Francisco ngày 19/10/2018 và đã kêu gọi mạng xã hội này cần xem việc bảo vệ tự do ngôn luận cho những người sử dụng tại Việt Nam là một ưu tiên.

to1

Các Đại biểu quốc hội Việt Nam thông qua Luật An ninh mạng ngày 12/06/2018i.TTXVN/ AFP

Có dịp trao đổi với tập đoàn Facebook, nữ ca sĩ Mai Khôi đánh giá : 

"Facebook là không gian dùy nhất tại Việt Nam mà mọi người có thể trao đổi một cách tự do, bày tỏ chính kiến và tiếp cận thông tin mà không bị kiểm quyệt. Đôi khi đây cũng là không gian giúp tổ chức các cuộc biểu tình ôn hòa. Đó chính là điều khiến chính quyền của chúng tôi lo sợ. Vì thế mà họ tìm cách kiểm soát Facebook".

Mai Khôi cho biết thêm cô đã yêu cầu Facebook ngăn cản chính quyền Việt Nam dùng một công cụ của mạng xã hội này để bịt miệng những tiếng nói bất đồng. Mai Khôi được phía Facebook đáp lại là "đã quan tâm đến vấn đề nêu trên". Nhưng theo cô, "trên thực tế, tại Việt Nam, mạng xã hội của nhiều nhà báo độc lập và nhiều nhà đấu tranh vẫn bị cấm hoạt động và nhiều bài viết của họ đăng tải trên Facebook vẫn bị xóa hàng ngày". Bản thân Mai Khôi thường xuyên bị chính quyền Việt Nam kiểm duyệt.

Nữ ca sĩ kết luận : 

"Quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam không được bảo đảm và tôi không hiểu tại sao Facebook lại làm như không hay biết, mà họ lại giúp đỡ chính quyền để bóp ngạt các tiếng nói bất đồng. Tôi nghĩ là Facebook cần làm việc một cách nghiêm chỉnh để chứng minh rằng tập đoàn này bảo vệ quyền tự do ngôn luận".

AFP nhắc lại, Facebook là một mạng xã hội rất được phổ biến tại Việt Nam, với khoảng 53 triệu người sử dụng. Bất chấp chống đối từ phía các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, Việt Nam đã thông qua luật an ninh mạng, sẽ có hiệu lực từ tháng 1/2019.

Thanh Hà

***************

Người dân Thủ Thiêm yêu cầu kỷ luật ông Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang (RFA, 20/10/2018)

Tại cuộc họp với người dân Thủ Thiêm của đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh vào sáng ngày 20/10, một cử tri Thủ Thiêm yêu cầu thành phố phải "xử lý hình sự ông Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang", là những lãnh đạo thành phố có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện qùy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm.

to2

Một phần của khu đô thị Thủ Thiêm nhìn từ trên cao - RFA

Ông Cao Văn Ca, cử tri phường Bình Khánh, Quận 2 phát biểu trước đông đảo cử toạ cuộc họp rằng người dân Thủ Thiêm không muốn tiếp tục nghe lời xin lỗi của lãnh đạo thành phố, nhất là khi những lời xin lỗi đó lại không đến từ những người tham gia trực tiếp là cựu Bí thư thành phố Lê Thanh Hải và đương kim Phó Bí thư Thành ùy Tất Thành Cang. Ông Ca đề nghị phải quốc hội phải đưa vụ án khu đô thị Thủ Thiêm vào chương trình nghị sự tại cuộc họp sắp diễn ra vào ngày 22/10. Theo ông, từ đó ùy ban Kiểm tra trung ương Đảng mới có cơ sở để có hướng kỷ luật đảng những người mắc lỗi.

Ngày 21/9 và 18/10 vừa qua, lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh liên tục công khai xin lỗi người dân Thủ Thiêm về những sai phạm trong việc qùy hoạch Thủ Thiêm, đẩy nhiều người dân vào khốn khó.

Phát biểu trước hàng trăm cử tri tại cuộc họp, Bí thư thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cho biết sẽ xử lý cá nhân sai phạm ở Thủ Thiêm trong tháng 11 tới. Bí thư thành phố được truyền thông trong nước trích lời nói rằng trong tháng 11 này, các cán bộ thực hiện không đúng qùy hoạch, đền bù tái định cư phải kiểm điểm. Tùy mức độ đến đâu, xử lý đến đó. Ông khẳng định ‘việc này cả Thanh tra Chính phủ, Trung ương sẽ cùng làm… những người có liên quan phải chịu trách nhiệm trước pháp luật’.

Khu đô thị mới Thủ Thiêm nằm bên kia bờ sông Sài Gòn được bắt đầu qùy hoạch từ khoảng cuối những năm 90 và bắt đầu di dời giải toả vào khoảng đầu những năm 2000, tăng tốc vào giai đoạn 2012. Chính quyền thành phố muốn biến khu đô thị này thành một trung tâm tài chính giống như Phố Đông ở Thượng Hải. Tuy nhiên, quá trình giải tỏa đã khiến 14.600 hộ dân với khoảng 60.000 người phải di dời. Nhiều người trong số này không đồng ý với mức đền bù mà lãnh đạo thành phố đưa ra, và cho rằng có những nhóm lợi ích đứng đằng sau vụ qùy hoạch để tham nhũng. Nhiều hộ dân đã ra tận Hà Nội để khiếu kiện nhiều năm ròng.

Published in Việt Nam

Là người đứng đầu đảng cộng sản ở thành phố được đánh giá là có những hoạt động tài chính lớn nhất nước, song vài ngày gần đây dường như ông Nguyễn Thiện Nhân đã có những phát ngôn khiến người ta nghi ngờ trình độ văn hóa thật sự của ông.

nhan2

Ông Nguyễn Thiện Nhân đã có những phát ngôn khiến người ta nghi ngờ trình độ văn hóa thật sự của ông.

Từ câu chuyện dự án nhà hát giao hưởng…

Ông Nguyễn Thiện Nhân đăng đàn để khẳng định dự án nhà hát giao hưởng tại khu đô thị mới Thủ Thiêm là đúng quy hoạch, là phải làm và số tiền đã có sẳn từ bán đấu giá trụ sở của công ty xổ số kiến thiết.

Thế nhưng trong chiều ngược lại, ông Phan Nguyễn Như Khuê, Phó Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, nói với báo chí rằng khi thông tin về nhà hát giao hưởng tại Thủ Thiêm được công bố tại phiên họp bất thường của Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, ông vẫn chưa thấy được hình hài nhà hát và cũng không biết con số 1.500 tỷ đầu tư xây dựng đó dựa trên cơ sở nào ?.

Ông Nguyễn Phước Lộc, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương, Đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIII, XIV, thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh, cũng yêu cầu cung cấp thông tin bằng văn bản về nhà hát cho đoàn Đại biểu quốc hội, bởi – ông Lộc nói : "khi đoàn khác hỏi chúng ta phải có chính kiến, phải phân công đại biểu giải trình về vấn đề này".

Ông Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh có thật sự biết đến và đọc qua bản vẽ thuyết minh dự án nhà hát này hay chưa mà dám tuyên bố dự án nhà hát giao hưởng đặt ở Thủ Thiêm là lựa chọn hợp lý nhất ?

Mãi cho đến sáng hôm 19/10, ông Phan Nguyễn Như Khuê mới nhận được báo cáo gửi Đoàn Đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh về các nội dung liên quan dự án Nhà hát Giao hưởng, nhạc và vũ kịch tại khu đô thị mới Thủ Thiêm từ Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh sau yêu cầu của Đoàn Đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh (như đã nói ở trên !).

…đến độ tỉnh không ở bến Bạch Đằng

"Dự kiến xây dựng 2 cầu đi bộ nối quận 1 và Thủ Thiêm. Đó là chia sẻ của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân tại buổi tiếp xúc cử tri quận 4 chiều 18/10". Báo Người Lao Động có bài viết với nội dung như vậy trong số phát hành lúc 17g30 ngày 18/10 (1).

Nối quận 1 với Thủ Thiêm bằng 2 cây cầu dành cho khách bộ hành, xem ra chỉ có thể nằm trong giới hạn khúc bờ tây sông Sài Gòn từ đoạn gần Ba Son cũ, kéo dài đến cột cờ Thủ Ngữ, cùng trên đường Tôn Đức Thắng. Nơi đây lâu nay xà lan container và tàu tải đường sông vẫn thường xuyên ra vào các cảng. Độ tỉnh không an toàn cho tàu bè qua lại đối với cầu bộ hành sẽ có chiều cao bao nhiêu, độ dốc bao nhiêu độ để người đi bộ không phải quá gắng sức ? (2).

"Sau này từ phố đi bộ Nguyễn Huệ có thể đi chuyển sang Thủ Thiêm bằng cầu đi bộ". Báo Người Lao Động đã dẫn lời của ông Nguyễn Thiện Nhân. Như vậy, hàng cây cổ thụ trên đường Tôn Đức Thắng đã bị đốn sạch với lý do là để xây cầu nối quận 1 với Thủ Thiêm, sẽ phải như thế nào, khi ông Bí thư tính đấu thầu thêm cây cầu băng sông tính từ cuối đường Nguyễn Huệ sang Thủ Thiêm chỉ dành cho khách đi bộ ? (3).

Tầm nhìn của Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ?

Hàng loạt câu hỏi xin gửi đến ông Bí thư Nguyễn Thiện Nhân : Một, trên thế giới có quốc gia nào làm cầu đi bộ để bắc qua sông lớn như Thành phố Hồ Chí Minh để phục vụ mục đích thong dong thưởng ngoạn ?

Hai, các cầu bộ hành hiện tại ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ dài tối đa khoảng vài chục mét, cao tầm 2 - 3 m mà đa phần người đi bộ đã lười sử dụng. Trong khi đó, với cầu vượt bộ hành băng sông dự kiến tĩnh không 10m, bằng với độ cao cầu Thủ Thiêm, chiều dài ít nhất cũng khoảng 400m ; bởi chỉ riêng khoảng cách giữa hai bờ đông - tây sông Sài Gòn đoạn ngang quá bán đảo Thủ Thiêm đã là 350m.

Như vậy, liệu sẽ có bao nhiêu người chịu khó trèo lên độ cao này, rồi đi bộ hơn nửa cây số (bao gồm đường dẫn trên bộ ở hai đầu cầu) để qua sông Sài Gòn, nhất là ở Sài Gòn tiết trời chỉ dịu mát khi tắt nắng ?

Ba, khu vực đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hàm Nghi, Đồng Khởi của quận 1 hiện không có nơi giữ xe đủ đáp ứng nhu cầu khách đến làm việc. Để đi bộ qua cầu sang Thủ Thiêm, người dân phải gửi xe ở đâu ? Lý thuyết đô thị học cho biết việc xây cầu đi bộ chỉ thu hút được người dân khi khoảng cách và thời gian đi bộ là ngắn nhất.

Bốn, vốn để xây dựng ? Các hình thức BOT hay BT không thể gọi là xã hội hóa được, mà thực chất là huy động nguồn vốn khác ngoài vốn nhà nước. Đây thực chất là một dạng đổi đất lấy công trình. Chủ đầu tư sẽ tính đến cách này, cách nọ để thu hồi vốn ; đó là chưa kể các khoản ‘lợi quả’ khi ký kết làm ăn, nghiệm thu công trình.

Lưu ý, đồng hồ nợ công của Việt Nam, tính đến lúc 11g ngày 19/10/2018, bình quân là 55.994.554 đồng/người (4).

Một đồng nghiệp đã cảm thán với người viết về băn khoăn chuyện tầm nhìn Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, rằng hãy mời ông Nguyễn Thiện Nhân chịu khó đi thang máy lên tầng cao của Landmark ngó xuống, sông Sài Gòn như chỉ tay lọt thỏm giữa các gò đồi của bàn tay thành phố, mà đường mạng đạo bị lấn xén từng ngày. Không giữ, không khơi nó bằng tâm sạch, khí trong, chất tốt, thì trường mạng sẽ biến thành đoản mạng, lúc đó có Hoa Đà, Biển Thước cũng không cứu nổi…

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 20/10/2018

(1) http://bit.ly/2pYhpwk

(2) Độ tỉnh không cầu Thủ Thiêm hiện nay là 10 mét

(3) Nguồn đã dẫn

(4) https://countrymeters.info/en/Vietnam/economy

Published in Diễn đàn

"Nhìn thẳng vào sự thật, nói thẳng yếu kém để khắc phục", là một câu trong diễn văn của Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đọc tại Hội nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa X, diễn ra tại Hội trường Thành ủy ngày 15 và 16/10.

thanhuy1

Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cùng cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và người lao động các ban của Thành ủy, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Văn phòng Thành ủy đã tham gia soạn tin nhắn ủng hộ Quỹ Vì người nghèo. Ảnh : PLO

Người cộng sản hô hào rất… sướng tai (!?)

Ông Nguyễn Thiện Nhân có một ưu điểm là nếu báo chí ngồi làm tin ở cuối hội trường (hay là ‘buồng báo chí’ tại Hội trường Thành ủy), chỉ ‘nghe’ mà không ‘ngước nhìn’ ông Nhân đang đăng đàn, ít ai ngờ rằng ông ấy đang đọc diễn văn. Cái tài của ông Bí thư là ‘đọc’, mà cứ tưởng như đang ‘nói’, không chuẩn bị giấy tờ… "Nhìn thẳng vào sự thật, nói thẳng yếu kém để khắc phục", là câu đọc như nói ấy.

Trong bài diễn văn đó, đoạn huấn thị nêu trên có ngữ cảnh đầy đủ là vầy: "Tập trung nỗ lực cao nhất để hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế từ nay đến cuối năm về tăng trưởng, thu ngân sách và đảm bảo đời sống an sinh xã hội. Phải làm rõ trách nhiệm, nghiêm túc thái độ chính trị của Thành ủy, các đồng chí cán bộ chủ chốt của thành phố, của các sở/ngành, quận/huyện với sự phát triển của thành phố trước đồng bào. Tinh thần là nhìn thẳng vào sự thật, nói thẳng yếu kém để khắc phục".

Mẫu câu "nhìn thẳng…" rất hay được ông Nguyễn Thiện Nhân sử dụng trong các diễn văn ở những hội nghị đảng, đoàn. Tại buổi lễ biểu dương tập thể, cá nhân thực hiện tốt học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào sáng 15-5-2018, trong diễn văn của ông Bí thư Thành ủy có đoạn: "Đặc biệt là phải nhìn thẳng vào những hạn chế, yếu kém và quyết tâm khắc phục, sửa chữa để giữ gìn, phát huy bản chất và truyền thống tốt đẹp của Đảng bộ".

Hậu trường bếp núc cho các nội dung bản tin về Hội nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa X, các biên tập viên bởn cợt rằng có lẽ ông Bí thư nói cho sướng cái lỗ miệng, chứ ông và cả bộ sậu Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đều thích ‘nhìn nghiêng’. Nếu đã ‘nhìn thẳng’ thì ông Tất Thành Cang, Ủy viên Trung ương Đảng, không thể tiếp tục chểm chệ ngồi ghế phó Bí thư Thường trực Thành ủy.

…Nhưng làm thì rất tệ !

Tạm gác qua lùm xùm các ‘triều đại’ Võ Viết Thanh, Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, câu hỏi lớn nhất đặt ra cho chuyện vì sao Thành ủy của ông Nguyễn Thiện Nhân từ chối ‘nhìn thẳng’ sai phạm ở khu đô thị Thủ Thiêm (quận 2) ; hay vụ bán 320.000 m2 đất công giá rẻ ở Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận, 100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy, mà nhân vật Tất Thành Cang đương chức ‘trực tiếp nhúng chàm’ ?

Vì ‘nhìn nghiêng’ nên Ban Thường vụ Thành ủy của ông Nguyễn Thiện Nhân tự biện minh rằng "việc bán đất cho Quốc Cường Gia Lai chưa gây thiệt hại kinh tế" do kịp thời thu hồi. Thành ủy không biết hay không chịu làm phép tính ? 32 hecta đất đã đền bù nếu chuyển nhượng đúng cách, đấu giá theo thị trường, sẽ thu về gấp bao nhiêu lần tiền ? Trong một năm thì lãi suất của phần chênh lệch này là cả trăm tỷ đồng. Phải chăng vì ‘đồng hội, đồng thuyền’ nên chỉ có mỗi con chốt thí là Chánh Văn phòng Thành ủy Thái Thị Bích Liên bị kỷ luật với lý do ‘vi phạm trong công tác tham mưu’ cho phó Bí thư Thường trực, Ủy viên Trung ương Đảng Tất Thành Cang ?

Sở dĩ cần nhấn mạnh vai trò của ông Tất Thành Cang trong vụ lem nhem quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm, vì từ năm 2009 đến năm 2012, ông là Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 2.

Lý lịch của ông Tất Thành Cang cho biết ông có học vị cử nhân chính trị và thạc sĩ luật. Ông từng là phó Bí thư Đoàn trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Một người được cho là được đào tạo bài bản và có học vị thạc sĩ luật, chắc chắn Tất Thành Cang sẽ nhận ra rất rõ những khuất tất về quy hoạch Thủ Thiêm, khi ông có thời gian rất dài ngồi ghế Quận trưởng và Đảng trưởng quận 2, nơi có bán đảo Thủ Thiêm.

Đừng xí gạt nhau nữa

Nhà báo Đặng Tâm Chánh, cựu tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp Thị, nhắc lại một câu chuyện cũ, thời ông còn làm phóng viên chính trị của báo Tuổi Trẻ. Ông nói lúc tiến hành quy hoạch Thủ Thiêm, cũng là lúc thành phố tiến hành nhiều hoạt động chỉnh trang phát triển đô thị. Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Văn phòng kiến trúc sư trưởng thực hiện công bố công khai định hướng quy hoạch, rồi sau đó thực hiện cuộc triển lãm quy hoạch ở Nhà Văn hóa Thanh niên.

"Tham gia trực tiếp thực hiện sáng kiến này của Tuổi Trẻ và Văn phòng Kiến trúc sư trưởng, với sự chỉ đạo, đốc thúc của Kiến trúc sư trưởng Lê Văn Năm, giám đốc sở xây dựng Vũ Hùng Việt…, tôi muốn nhắc lại như một cơ sở nhận thức chung về thông tin quy hoạch, cũng như thông tin thực hiện quy hoạch Thủ Thiêm. Báo Tuổi Trẻ khi đó cũng tăng lượng phát hành, trên cơ sở lợi ích chính đáng của bà con được đáp ứng.

Câu chuyện Thủ Thiêm, cắt nghĩa đùi là cấp chính quyền đã làm thông tin quy hoạch giả, biến báo, làm sai lệch quy hoạch của Thủ tướng. Đó chính là nguồn gốc của thảm họa Thủ Thiêm hiện nay". Nhà báo Đặng Tâm Chánh chia sẻ đầy phẫn nộ, khi nhớ lại một thời bản thân ông đã bị chính quyền ‘mượn ngòi bút báo chí’ để lừa gạt người dân.

Nói một cách hình tượng, báo chí chỉ biết truyền đạt khẩu dụ của lãnh đạo, của đảng. Lãnh đạo chính quyền và lãnh đạo đảng thời đó chính là ông Lê Thanh Hải. Ông Tất Thành Cang được biết đến là thân tín của phe nhóm chính trị Lê Thanh Hải.

‘Nhìn thẳng’ vào Tất Thành Cang sẽ hiểu rõ Thành ủy là ai ?

Hồ sơ thưa kiện của dân oan Thủ Thiêm cho thấy suốt thời gian ông Tất Thành Cang ‘trấn giữ’ quận 2, trong quá trình thu hồi đất, chính quyền đã áp dụng nhiều biện pháp cưỡng chế hết sức cứng nhắc, khiến nhiều người uất ức và tâm lý mất niềm tin vào chính quyền.

Sau khi chuyển qua làm giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, ông Tất Thành Cang tiếp tục được báo chí ghi nhận là thêm nhiều khuất tất liên quan đến các hợp đồng đầu tư hạ tầng ở khu đô thị Thủ Thiêm.

Vụ điển hình nhất mà tòa soạn báo chí nào ở Sài Gòn cũng có hồ sơ, đó là một văn bản ghi ngày 28-10-2013, ông Tất Thành Cang khi ấy là Ủy viên UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, đã ký quyết định số 5872/QĐ-UBND về việc duyệt dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong khu đô thị mới Thủ Thiêm theo hình thức ‘đổi đất lấy hạ tầng’.

Công ty Đại Quang Minh là đối tác duy nhất của hợp đồng đó. Doanh nghiệp này được nhận phần đất lên tới 789.866,6 m2 (gần 79 ha), thuộc phường Thủ Thiêm và phường An Lợi Đông, quận 2.

Mong rằng khi không còn bận tâm giữ kẽ để ‘tranh’ chiếc ghế chủ tịch nước, ông Nguyễn Thiện Nhân sẽ dũng khí ‘nhìn thẳng’ vào chính nội bộ ban thường vụ Thành ủy, ‘nhìn thẳng’ vào phó Bí thư Thường trực Tất Thành Cang.

Mong rằng người cộng sản Nguyễn Thiện Nhân không chỉ biết hô hào suông, mà còn biết làm người thật tử tế. Song cũng công bằng mà nói, rất có thể ông Nhân lực bất tòng tâm, vì ông Tất Thành Cang là Ủy viên Trung ương Đảng, thuộc quyền ‘sinh sát’ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Áo mặc sau qua khỏi đầu.

Thảo Vy

Nguồn : VNTB, 17/10/2018

Published in Diễn đàn

Chính quyền thành phố có lắng nghe nguyện vọng của người dân ? (RFA, 16/10/2018)

Nhà hát, quảng trường Thủ Thiêm

Chiều ngày 16 tháng 10, trong buổi bế mạc hội nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định việc xây dựng nhà hát ở Thủ Thiêm là đúng theo quy định và đúng theo kế hoạch đã đề ra cách đây 25 năm. Vẫn theo ông Nhân, bây giờ mới bắt đầu xây dựng là đã trễ đi so với kế hoạch được đề ra vào năm 1993.

thuthiem1

Người dân trả lời phỏng vấn Đài RFA. RFA

Trước đó, vào ngày 12 tháng 10, Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh đề nghi đặt tên Quảng trường trung tâm và Công viên bờ sông trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm là ‘Quảng trường Hồ Chí Minh’, với tổng kinh phí lên đến 2.000 tỷ đồng.

Mặc dù dự án xây dựng Quảng trường trung tâm và Công viên bờ sông tại khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh thông qua vào ngày 29/10/2012, nhưng kiến nghị đặt tên thành Quảng trường Hồ Chí Minh được truyền thông trong nước loan đi vào ngày 12 tháng 10 vừa qua lại khiến dư luận thêm xôn xao.

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, một người dân bày tỏ bức xúc :

"Bây giờ dân còn đương khó khăn quá trời, đi vay nợ các nơi các nước mà sao còn bỏ tiền ra làm cái đó. Đi vay tiền các nước rồi mắc nợ đầy, mai mốt rồi con cháu trả".

Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng lại cho rằng những dự án này là hoàn toàn phù hợp với đà phát triển của thành phố, tuy nhiên cần phải lựa chọn thời điểm thích hợp:

"Tôi nghĩ rằng thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn, lớn nhất Việt Nam, cho nên Nhà hát nhạc vũ kịch giao hưởng lớn hay một quảng trường cho xứng đáng thì cũng là cần thiết. Những việc ấy Việt Nam nên có nhưng mà trong tương lai, khi mức sống của nhân dân đã lên cao hơn hiện nay. Ít ra cũng phải là nước thu nhập trung bình ở lớp trên, chứ hiện nay Việt Nam đang là nước thu nhập trung bình ở lớp dưới thấp chứ chưa phải là lớp giữa nữa cơ".

Đồng tình với Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Lương Hồng Quang, Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng việc xây dựng Nhà hát giao hưởng và Quảng trường Hồ Chí Minh hiện đang là vấn đề rất phức tạp :

"Vấn đề hiện nay là trong các ưu tiên về phát triển kinh tế - xã hội – văn hóa, thì các ưu tiên về phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng rất quan trọng. Mà cơ sở hạ tầng chủ yếu là đường giao thông, trường học, trại y tế, những cái đó cấp bách hơn rất nhiều. Còn bây giờ một cái quảng trường như thế trong bản thiết kế thì được, nhưng đưa ra để xây dựng ngay thì cần phải tính toán vì bây giờ còn rất nhiều ưu tiên, mà hơn nữa bây giờ đang là vấn đề về tranh chấp đất đai nữa".

Tuy nhiên, theo lời Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh trong buổi họp chiều ngày 16 tháng 10, việc xây dựng nhà hát mà mọi người phản đối chỉ tốn kinh phí 1.500 tỷ đồng, tương đương với 4% tiền xây dựng bệnh viện, trường học trong 5 năm qua là 34.000 tỷ đồng. Do đó, xét trên tổng thể thì việc xây nhà hát là điều nên làm vì hiện nay, chỉ duy nhất Nhà hát Thành phố có chức năng một nhà hát đúng nghĩa.

"Thành phố Hồ Chí Minh phải bước sang sông"

Trả lời truyền thông trong nước về dự án nhà hát giao hưởng, Trưởng ban Pháp chế Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, ông Trương Lâm Danh cho biết sở dĩ chọn Thủ Thiêm để xây vì thành phố đang phát triển khu phố Đông tại Thủ Thiêm.

thuthiem2

Phối cảnh Quảng trường Hồ Chí Minh. Courtesy of Báo xây dựng

Giải thích rõ hơn về phát biểu này, Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm nhận định thành phố Hồ Chí Minh phải bước sang sông :

"Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh chỉ là thành phố một bên sông, thế nhưng các nước phát triển bao giờ nó cũng ở hai bên sông. Sở dĩ chưa sang sông được vì công trình hạ tầng chưa đáp ứng được. Bây giờ Thành phố Hồ Chí Minh đã làm được một số cầu, một số hầm qua sông rồi, thì phát triển bên kia sông, chuẩn bị một khu vực như vậy cũng là cần thiết. Bởi vì theo tôi hiểu qua sông thì tiện hơn là mở rộng lên Củ Chi, Cần Giờ theo tôi không phù hợp. Trong khi đó phía đối diện trung tâm nay lại có một khoảng đất rộng, tại sao không làm ?".

Điều này được nhiều người nhận xét là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, địa điểm Thủ Thiêm và thời điểm công bố dường như chưa hợp lý vì theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Lương Hồng Quang, Thủ Thiêm đang gặp vấn đề về giải tỏa đền bù, vấn đề về quyền của người dân. Tính đến nay, thành phố vẫn chưa đưa ra những phương án đền bù thích hợp cho những người dân bị giải tỏa tại khu vực này.

Trước đó, vào ngày 21/9, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã họp báo thừa nhận trách nhiệm và những sai phạm liên quan đến đền bù và quy hoạch dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tuy nhiên, khoảng 14.600 hộ gia đình với hơn 60.000 người dân gốc ở Thủ Thiêm đã bị ảnh hưởng vì quy hoạch giải tỏa xây dựng khu đô thị này từ suốt 20 năm qua vẫn chưa nhận được phương án giải quyết thỏa đáng.

Ý kiến người dân có được lắng nghe ?

Trên trang web của Ban Quản lý đầu tư – Xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, trong bài thông tin quy hoạch về Quảng trường trung tâm tại Thủ Thiêm vào năm 2012 có đăng tải nội dung: Nhiệm vụ được tổng hợp dựa trên sự góp ý của các Sở - Ngành - Ban - Hội - Viện và các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực có liên quan (khoa học xã hội, môi trường, lịch sử, kiến trúc, quy hoạch…) dựa trên khảo sát ý kiến của người dân năm 2008.

Nhiều người dân tỏ ra bất bình khi đọc được thông tin này, vì theo bài báo thì ý kiến này đã lấy từ cách đây 10 năm trước, nhiều người còn bày tỏ thắc mắc không biết ý kiến này từ đâu ra như lời một người dân ở Thủ Thiêm :

"Ở đây chính quyền địa phương đâu có báo gì với dân, cái đó là chính quyền tự người ta làm chứ người dân có biết đâu".

Một người dân khác qua việc này cũng bày tỏ thất vọng đối với bộ máy điều hành :

"Không lẽ nói Quốc hội bù nhìn, tự tung tự tác, không hỏi qua nhân dân coi mình thay mặt nhân dân mà mình thông qua, người dân không biết gì hết, để cho người ta phản đối. Rõ ràng là mấy anh tự tung tự tác rồi !".

Những dự án tại khu đô thị mới Thủ Thiêm không phải là trường hợp đầu tiên người dân lên tiếng phản đối vì không hợp lòng dân. Điển hình như những cuộc biểu tình tại những trạm BOT đặt sai vị trí, những buổi tập trung trước cổng các nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm môi trường nhưng vẫn được phép hoạt động…

Hầu hết những người dân tham gia phản đối khi được hỏi đều cho biết, nếu chính quyền biết lắng nghe hơn, biết điều chỉnh cho hợp lý hơn, thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, theo ý kiến từ một người dân ở Sài Gòn cho rằng lý thuyết là vậy nhưng trên thực tế, quyết định vẫn là từ phía nhà nước, ý kiến người dân vẫn chưa được lắng nghe, hoặc có nghe nhưng chỉ để đó và không áp dụng sửa đổi.

*************************

Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh bảo vệ việc xây nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm (RFA, 16/10/2018)

Ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định việc xây dựng nhà hát ở Thủ Thiêm là đúng theo quy định và đúng theo kế hoạch đã đề ra cách đây 25 năm.

thuthiem3

Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân. AFP

Truyền thông trong nước đồng loạt loan tin này vào chiều 16 tháng 10, trong buổi bế mạc hội nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh.

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho biết thêm, những luồng ý kiến trái chiều về việc xây dựng nhà hát là do phía chính quyền không cung cấp đầy đủ thông tin.

Bên cạnh đó, Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng việc xây dựng nhà hát chỉ tốn kinh phí 1.500 tỷ đồng, tương đương với 4% tiền xây dựng bệnh viện, trường học trong 5 năm qua là 34.000 tỷ đồng. Do đó, xét trên tổng thể thì việc xây nhà hát là điều nên làm vì hiện nay, chỉ duy nhất Nhà hát Thành phố có chức năng một nhà hát đúng nghĩa.

Theo truyền thông trong nước, dự án nhà hát giao hưởng được đề ra vào năm 1993 và quyết định xây ở số 23 Lê Duẩn, quận 1. Sau đó, thành phố bán đấu giá khu đất này và đóng vào nguồn ngân sách thành phố để chi cho việc xây dựng nhà hát mới.

Đến tháng 5 năm 2009, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định dời sang công viên 23/9. Nhưng từ năm 2010-2012 thì dự án nhà hát giao hưởng được quyết định chuyển sang Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Trả lời truyền thông trong nước, Trưởng ban Pháp chế Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, ông Trương Lâm Danh cho biết sở dĩ chọn Thủ Thiêm để xây vì thành phố đang phát triển khu phố Đông tại Thủ Thiêm. Ông cũng cho biết tiền xây nhà hát được lấy từ tiền đấu giá khu đất trên đường Lê Duẩn.

Trước đó, vào ngày 21/9, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí đã họp báo thừa nhận trách nhiệm và những sai phạm liên quan đến đền bù và quy hoạch dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tuy nhiên, đến nay thành phố vẫn chưa đưa ra những phương án đền bù thích hợp cho những người dân bị giải tỏa.

Đã có khoảng 14.600 hộ gia đình với hơn 60.000 người dân gốc ở Thủ Thiêm đã bị ảnh hưởng vì quy hoạch giải tỏa xây dựng khu đô thị này từ suốt 20 năm qua.

********************

Thành phố Hồ Chí Minh lên kế hoạch bảo vệ chính trị nội bộ trên không gian mạng (RFA, 16/10/2018)

Lãnh đạo đảng của thành phố Hồ Chí Minh đang lên kế hoạch bảo vệ chính trị nội bộ trên không gian mạng.

thuthiem4

Thành phố Hồ Chí Minh bảo vệ cán bộ lãnh đạo trên không gian mạng, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với các đại biểu bên lề hội nghị (ảnh : Bảo Nghi)

Đề nghị này được đưa ra bàn tại Hội nghị lần thứ 18 Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh khóa 10 diễn ra vào sáng ngày 15/10.

Báo Thanh Niên trích thông tin từ cuộc họp cho biết Đảng ủy Quân sự thành phố và Đảng ủy Công an thành phố căn cứ luật và quy định của Chính phủ, của ngành phối hợp với cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch bảo vệ chính trị nội bộ trên không gian mạng, đặc biệt là bảo vệ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của thành phố và cán bộ diện Trung ương quản lý.

Quốc hội Việt Nam hồi tháng 6 vừa qua đã thông qua Luật An ninh mạng sẽ đi vào hiệu lực vào đầu năm tới. Luật mới quy định những hành vi vi phạm bao gồm tuyên truyền chống nhà nước, đưa thông tin có nội dung làm nhục, vu khống, đưa thông tin sai sự thật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

Bộ luật Hình sự 2015 của Việt Nam cũng có những điều luật quy định về tội tuyên truyền chống nhà nước và lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước.

Nhiều bloggers của Việt Nam thời gian qua đã bị bắt giam và xử án tù vì có những bài viết chỉ trích đảng, chính phủ và lãnh đạo. Họ thường bị kết án tù với tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước.

**********************

Quanh vụ Thành phố Hồ Chí Minh 'bảo vệ cán bộ trên không gian mạng' (BBC, 16/10/2018)

Nhà quan sát bình luận với BBC rằng việc Thành phố Hồ Chí Minh "bảo vệ cán bộ trên không gian mạng" là "biểu hiện đặc trưng của một chế độ phi dân chủ, nơi những lãnh đạo không phải do dân bầu lên".

thuthiem5

Nhiều người dùng Internet ở Việt Nam đang quan ngại trước luật An ninh mạng được thực thi từ đầu năm 2019

Theo báo Dân Trí hôm 16/10, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh giao các cơ quan liên quan "xây dựng kế hoạch bảo vệ chính trị nội bộ trên không gian mạng, nhất là bảo vệ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của thành phố".

Tuy vậy, các báo ở Việt Nam không cho biết chi tiết về kế hoạch nêu trên sẽ được triển khai như thế nào.

Có suy đoán rằng kế hoạch bảo vệ cán bộ sẽ được tiến hành chủ yếu trên mạng xã hội, nơi nhiều blogger thường xuyên bày tỏ ý kiến về phát ngôn của giới lãnh đạo.

'Khước từ tiếng nói bất đồng'

Hôm 16/10, trả lời BBC, nhà bất đồng chính kiến Phạm Lê Vương Các nói : "Đây rõ ràng là một chính sách nhằm gia tăng việc kiểm soát quyền tự do ngôn luận trên không gian mạng".

"Hoạt động này nhắm đến việc ngăn chặn và trừng phạt đối với những ai bày tỏ quan điểm phê phán hay chỉ trích lãnh đạo trên không gian mạng".

"Đây là biểu hiện đặc trưng của một chế độ phi dân chủ, nơi những lãnh đạo không phải do dân bầu lên thì hệ quả của nó là lãnh đạo sẽ khước từ tiếng nói bất đồng từ phía người dân".

"Có thể hiểu nó là một chính sách để thi hành luật an ninh mạng trong phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy chính quyền ở đây là nơi đi đầu của cả nước đang tích cực thi hành triệt để luật An ninh mạng dù luật này chưa có hiệu lực".

"Có thể họ đưa ra quyết định này là vì báo chí chính thống đang ngày càng gây mất niềm tin đối với quần chúng khi thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cho lãnh đạo".

thuthiem6

Giới blogger quan ngại luật An ninh mạng sẽ đe dọa quyền tự do ngôn luận và biểu đạt của người dân

"Theo tôi, một xã hội sẽ không thể phát triển bền vững nếu dập tắt những tiếng nói phê phán, chỉ trích đối với lãnh đạo".

"Luật nhân quyền quốc tế đã khuyến nghị các quốc gia cần phải dỡ bỏ các rào cản pháp lý, tạo ra một môi trường an toàn để người dân có thể bày tỏ quan điểm của mình về các chính sách quốc gia hay phê bình lãnh đạo trên không gian mạng".

"Chính sách này của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy họ đang đi ngược lại với các tiêu chuẩn của luật nhân quyền quốc tế".

Tác chiến mạng đến An ninh mạng

Dự kiện nhà nước Việt Nam chuẩbn bị Dự thảo nghị định hướng dẫn Luật An ninh mạng đang gây lo ngại cho một số giới.

thuthiem7

Các ý kiến nói với BBC họ quan ngại Luật An ninh mạng sẽ gây ảnh hưởng tới nhiều mặt trong đời sống người dân và các quyền trong xã hội.

Gần đây, viết trên Facebook cá nhân, nhà nghiên cứu Lê Nguyễn Duy Hậu viết về văn bản này:

"Nó khiến cho ta chỉ có thể đi đến một trong hai kết luận: hoặc chính quyền đã thực sự tuyên chiến chống một kẻ thù nào đó trên mạng internet, hoặc con người trên internet của ta không bằng con người ngoài đời thật của ta...".

"Nó sẽ mở đường cho sự lạm quyền, theo dõi quần chúng, giám sát tư tưởng, hay tệ hơn là sự kiểm soát cá nhân mang tính thù ghét".

Hồi tháng 1/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các lãnh đạo cao nhất của Bộ Quốc phòng dự lễ công bố Quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng.

Truyền thông Việt Nam nói việc này xuất phát từ một quyết định ngày 15/8/2017 của Thủ tướng Việt Nam, tuy không cho biết rõ nội dung cụ thể của quyết định này.

Như tên gọi, lực lượng mới này của quân đội sẽ tập trung hoạt động trên mạng internet để "bảo vệ Tổ quốc".

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Xuân Phúc tiết lộ Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng sẽ "phối hợp chặt chẽ" với Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông.

Ông dặn dò biên chế lực lượng "phải tinh gọn, trang bị vũ khí phải đồng bộ, hiện đại nhất", theo trang web chính phủ.

Đây sẽ là lực lượng "trung thành, kỷ luật, trí tuệ, nhạy bén, hiệu quả".

Thủ tướng Việt Nam cũng yêu cầu Bộ Tư lệnh "tuyệt đối không để các thế lực thù địch móc nối, làm ảnh hưởng đến uy tín của quân đội".

Hồi tháng 12/2017, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa - phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam - tiết lộ về "lực lượng 47", có có hơn 10.000 người.

Ông mô tả lực lượng 47 là "hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng", "vừa hồng vừa chuyên".

Published in Việt Nam

Dân biểu Alan Lowenthal yêu cầu Đại sứ Mỹ xác định tình trạng Tăng thống Thích Quảng Độ (Người Việt, 12/10/2018)

Dân biểu liên bang Hoa Kỳ Alan Lowenthal, ngày 12 tháng Mười, đã gửi một lá thư kêu gọi Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đến thăm Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ thuộc Tăng thống Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, để xác định tình trạng sức khỏe của ông.

quangdo1

Dân biểu Lowenthal và Tăng thống Thích Quảng Độ tại Việt Nam năm 2015. (Hình : Văn phòng Dân biểu liên bang Alan Lowenthal cung cấp)

Vị Tăng thống hiện thời 91 tuổi, đã 16 lần được đề cử Giải Nobel Hòa Bình và thường xuyên lên tiếng tranh đấu vì tự do tôn giáo tại Việt Nam, đã bị mất liên lạc từ khi ông bị buộc phải rời khỏi Thanh Minh Thiền Viện tại Sài Gòn gần một tháng trước đây.

Trong một lá thư gửi ông Daniel Kritenbrink, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Dân biểu Lowenthal đã giải thích như sau, "Tăng thống Thích Quảng Độ đã rời khỏi Thanh Minh Thiền Viện, và ông chỉ mang theo được ba bộ quần áo. Từ ngày 15 tháng Chín đến ngày 5 tháng Mười, Tăng thống Thích Quảng Độ đã như là người ‘vô gia cư’ và đã phải tá túc tại nhiều tự viện khác nhau khắp Sài Gòn".

Ngày 5 tháng Mười, vị tăng thống đã đi xe lửa về lại quê cũ của ông ở tỉnh Thái Bình, miền Bắc Việt Nam. Hiện tình sức khỏe ông vẫn còn chưa được rõ và người ta đã mất liên lạc với ông. "Tôi vô cùng lo lắng đến tình trạng hiện nay của Đức Tăng thống Thích Quảng Độ", Dân biểu Lowenthal bày tỏ lòng quan tâm.

Trong bốn thập niên qua, Tăng thống Thích Quảng Độ đã nhiều lần bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam cũng như theo dõi.

Là một vị lãnh đạo Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất, Tăng thống Thích Quảng Độ đã phải chịu sự đàn áp từ chính quyền cộng sản Việt Nam vì phản đối sự thành hình của "Giáo hội Phật Giáo Việt Nam" do nhà cầm quyền thành lập và kiểm soát.

Năm 2015, Dân biểu Lowenthal đã gặp gỡ Tăng thống Thích Quảng Độ trong chuyến đi chính thức đến Việt Nam của phái đoàn Quốc hội Hoa Kỳ.

Vào tháng Tư, 2018, Dân biểu Lowenthal đã chính thức nhận "đỡ đầu" và tranh đấu cho vị tù nhân lương tâm Tăng thống Thích Quảng Độ qua chương trình "Defending Freedom Project" của Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos.

Trong đoạn kết lá thư, Dân biểu liên bang Alan Lowenthal đã yêu cầu Đại sứ Kritenbrink, "… cùng với phái đoàn Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đến thăm Tăng thống Thích Quảng Độ ở địa điểm quê cũ của ông càng sớm, càng tốt để có thể để xác định hiện trạng sức khỏe ông".

Vị dân biểu tiếp : "Tôi cũng mong muốn Đại sứ quán Hoa Kỳ thiết lập một đường dây liên lạc với vị Tăng thống trước những biến cố xảy ra gần đây".

Dân biểu liên bang Hoa Kỳ Alan Lowenthal đại diện cho các thành phố và khu vực bao gồm Westminster, Garden Grove, Midway City, Anaheim, Buena Park, Stanton, Cypress, Long Beach, Lakewood, Signal Hill, Avalon, Los Alamitos, và Rossmoor thuộc địa hạt 47, California. (ĐG)

****************

Cướp đất dân Thủ Thiêm, Việt Nam đề nghị xây nhà sàn và ao cá ông Hồ (Người Việt, 13/10/2018)

Trong bối cảnh Thủ Thiêm được coi là "thủ phủ dân oan mất đất", và những người dân ở đây phải đi khiếu kiện ròng rã hơn 20 năm trời mà chưa biết kết quả thế nào, thì chính quyền ở Sài Gòn lại tiếp tục công bố dự định xây nhà sàn và ao cá Hồ Chí Minh ở quảng trường tại Thủ Thiêm.

quangdo2

Hình đồ họa quảng trường ở Thủ Thiêm. (Hình : InfoNet)

Trước đó, chính quyền thành phố này còn muốn xây nhà hát giao hưởng hơn 64 triệu USD nằm bên cạnh Trung tâm Triển lãm quy hoạch thành phố trị giá 35 triệu USD nay đang bỏ hoang ở Thủ Thiêm, mà theo báo Zing hôm 11 tháng Mười, 2018, mô tả là "Hiện tại lô đất này là vùng đầm lầy, cây cối mọc um tùm. Một phần diện tích là mặt hồ đầy rau muống".

Theo báo InfoNet, ngày 12 tháng Mười, Ủy ban nhân dân thành phố ở Sài Gòn vừa có văn bản gửi Bộ Văn hóa-thể thao và du lịch đề nghị cho ý kiến về quảng trường trung tâm tại khu đô thị Thủ Thiêm.

Báo này cho hay, dự án quảng trường gồm các hạng mục "quảng trường, cột cờ tổ quốc, nhà trưng bày hiện vật về Hồ Chí Minh, nhà sàn và ao cá gắn liền với ông này".

Cũng cần nói thêm là ao cá ông Hồ tại Hà Nội gần như chỉ có công dụng là nơi để Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phô diễn màn cho cá ăn mỗi khi đón tiếp các nhà lãnh đạo nước ngoài đến thăm Việt Nam.

quangdo3

Người dân Thủ Thiêm đã chịu đựng khổ cực hơn 20 năm theo dự án Thủ Thiêm. (Hình : Dân Việt)

Khu quảng trường trung tâm và công viên bờ sông tại Thủ Thiêm dự trù được xây dựng trên diện tích 27 hécta. Quảng trường được công bố là "lớn nhất Việt Nam", bởi vì từ trước đến nay thành phố này "chưa đầu tư xây dựng quảng trường phục vụ lợi ích xã hội mang tầm vóc lớn, xứng tầm là một trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và giáo dục của cả nước để phục vụ nhu cầu của nhân dân".

Không thấy các báo ở Việt Nam đề cập về kinh phí xây quảng trường và những công trình liên quan đến ông Hồ, nhưng chắc chắn những con số cho dự án này không thể dưới trăm triệu đô la từ tiền thuế của dân.

Hôm 13 tháng Mười, nhiều blogger đồng loạt bày tỏ sự bất mãn trên mạng xã hội về đề nghị nêu trên. Hầu hết ý kiến cho rằng nếu đã xây các công trình liên quan đến ông Hồ ở Thủ Thiêm thì cần xây thêm "chi nhánh" lăng mộ của ông này cho "trọn vẹn".

Ông Nguyễn Quang A, nhà hoạt động xã hội dân sự ở Hà Nội, đưa giải thích trên trang cá nhân : "Một giáo sư Harvard khả kính đã nói con đường phi kinh tế nhất được xây dựng tại Việt Nam nhưng không ai dám phản đối vì những người quyết định đã đặt tên cho nó là đường Hồ Chí Minh. Nay mấy ông chính quyền ở Sài Gòn lại xài chiêu này để che đậy tội ác họ đã gây ra ở Thủ Thiêm ? Còn mấy năm sau, dân đổi tên thì các vị ấy đã tút sang Canada rồi".

quangdo4

Bà Trần Thị Mỹ, một người dân Thủ Thiêm, đã nhiều năm liên tục đi khiếu kiện do những sai phạm của chính quyền ở Sài Gòn khi triển khai dự án này. (Hình : Một Thế Giới)

Trong một diễn biến khác, nhằm giảm bớt phần nào sự phẫn nộ của công luận trước việc vung tay chi hàng chục triệu đô la xây nhà hát trong lúc trẻ em không đủ chỗ nằm trong bệnh viện, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố ở Sài Gòn Nguyễn Thành Phong được dẫn lời trên báo Zing : "Bên cạnh việc xây nhà hát giao hưởng, thành phố cũng xây thêm ba bệnh viện ở huyện Hóc Môn, Củ Chi và quận Thủ Đức".

"Không phải vì đầu tư nhà hát mà Ủy Ban Nhân Dân thành phố phải dừng lại các công việc cấp bách nói trên. Trước giờ ủy ban vẫn đang nỗ lực để đầu tư, cải thiện các vấn đề mà một đô thị lớn như Sài Gòn đang phải đối diện như kẹt xe, ngập nước, quá tải bệnh viện… Nên nếu so sánh như vậy là thiếu khách quan", báo Zing dẫn lời ông Phong. (T.K.)

*******************

Nhiều nhà hát ở Hà Nội hoạt động cầm chừng, ‘chỉ mong được bao cấp mãi’ (Người Việt, 13/10/2018)

Được xây dựng quy mô, đa số nằm ở vị trí đẹp, thế nhưng nhiều nhà hát ở thành phố Hà Nội thưa vắng khán giả, phải cho thuê tổ chức sự kiện hoặc chờ bao cấp để tồn tại.

quangdo5

Nhà hát Chèo Việt Nam "chỉ mong được bao cấp mãi". (Hình : VnExpress)

Hôm 13 tháng Mười, 2018, báo Việt NamExpress cho biết Hà Nội hiện có khoảng 20 nhà hát do Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Sở Văn Hóa-Thể Thao quản lý. Trừ Cung Văn Hóa Hữu Nghị có 1,200 ghế ngồi, số còn lại đều có quy mô từ 100 đến hơn 800 chỗ.

Lâu đời nhất với hơn 107 năm là Nhà hát Lớn Hà Nội, nơi luôn được giới nghệ sĩ xem là "thánh đường nghệ thuật". Khán phòng nhà hát cao ba tầng tổng cộng có 870 ghế ngồi.

Tuy mỗi tháng trung bình có khoảng tám chương trình đủ thể loại từ hòa nhạc giao hưởng, nhạc vũ kịch, ballet đến lễ kỷ niệm, show quảng cáo… được tổ chức, nhưng theo bà Nguyễn Thu Phương, trưởng Phòng Tổ chức Biểu diễn, cho biết : "Thường chỉ một vài buổi trong năm khách ngồi kín ghế". Chính vì vậy, bà cho hay : "Là đơn vị tự chủ, nguồn thu chủ yếu của nhà hát từ tiền cho thuê rạp".

Để tăng thêm thu nhập, hồi đầu tháng Chín, 2017, nhà hát mở tour thăm viếng hai ngày trong tuần có bán vé. Tuy nhiên, hoạt động chỉ được ba tháng rồi dừng cho tới nay vì không có khách.

quangdo6

Nhà hát Lớn Hà Nội "chỉ một vài buổi trong năm khách ngồi kín ghế". (Hình : Việt NamExpress)

Từ nhiều năm nay, Rạp Hát Kim Mã của Đoàn Chèo Việt Nam thưa vắng khách. Sau thời gian tu sửa với kinh phí 24,6 tỷ đồng (hơn 1 triệu USD), rạp hát hoạt động trở lại từ cuối năm 2009. Các buổi biểu diễn chèo được tổ chức định kỳ vào tối Thứ Sáu hằng tuần ở sân khấu 100 ghế ngồi.

"Nhiều buổi diễn chỉ có hai khách xem, chúng tôi chấp nhận bù lỗ để diễn vì tôn trọng khán giả. Một năm được vài buổi kín ghế. Chúng tôi hay nói đùa với nhau, bán vé như đi câu, ngày nhiều ngày ít. Vào mùa Hè, mùa du lịch, lượng vé bán rất ít. Diễn viên Nhà Hát Chèo Việt Nam vẫn phải thường xuyên đi diễn ở khắp nơi để kiếm sống", bà Vũ Hương Lan, quyền trưởng Ban Quản Lý Rạp Hát Kim Mã, cho biết.

Để không bị lạnh lẽo, Rạp Hát Kim Mã cho thuê rạp, làm nơi triển lãm ảnh. Ngay trong sân rạp hát có một quán cà phê rộng, mà theo bà Lan giải thích : "Hợp tác với quán này để bán vé và phục vụ trong lúc khán giả chờ đến giờ diễn".

Tương tự, Nhà Hát Múa Rối Việt Nam đang rất khó khăn. "Ở xa trung tâm nên khán giả có muốn đến cũng gặp khó. Mỗi ngày, chúng tôi chỉ đón được khoảng 100 khách", bà Ngô Thanh Thủy, giám đốc nhà hát, nói.

Về nguồn thu bà Thủy chia sẻ, vì là "đơn vị sự nghiệp có thu" nên vẫn được Bộ Văn Hóa bao cấp lương, bảo hiểm…"Tôi chỉ mong được bao cấp thế này mãi, không phải tự chủ là mừng lắm rồi", bà Thủy bày tỏ.

quangdo7

Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ "nếu tặng vé thì có người đến xem, chứ bán thì không ai mua". (Hình : VnExpress)

So với những nơi khác, Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ khá hơn tất cả nhờ có địa điểm thuận lợi nằm ngay trung tâm thành phố Hà Nội. Trung bình mỗi tháng nơi này diễn ra 15-16 sự kiện.

Ngoài các chương trình của đơn vị chủ quản là Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam được xây dựng để bán vé, Trung tâm Âu Cơ cũng phải cho thuê rạp tổ chức sự kiện đủ thể loại từ chèo, tuồng, cải lương, kịch, múa rối cho đến hội nghị, trao giải thưởng, lễ kỷ niệm… Với khoảng 800 ghế, mỗi năm trung tâm đón gần 100.000 lượt khán giả.

Song, ông Phạm Huy Hoàng, trưởng Ban Quản lý Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ, cho biết so với các đơn vị khác tuy nơi này "hoạt động có hiệu quả" nhưng cũng đang gặp khó.

Ông Hoàng thẳng thắn nói : "Công chúng hiện giờ chỉ mua vé xem chương trình của ngôi sao thời thượng. Nếu chúng tôi tặng vé thì có người đến xem, chứ bán thì không ai mua".

"Hiện trung tâm không phải bù lỗ, tự chủ tài chính. Chỉ khi mua sắm trang thiết bị hoặc sửa chữa lớn chúng tôi mới làm dự án trình lên Bộ Văn hóa thể thao và du lịch đề nghị cấp kinh phí", ông Hoàng cho biết và dự tính thời gian tới sẽ liên kết với các ngân hàng tổ chức sự kiện văn hóa, nghệ thuật. (Tr.N)

Published in Việt Nam
samedi, 13 octobre 2018 12:32

Thủ Thiêm rước Bác Hồ về

Câu chuyện về Nhà hát Giao hưởng còn đang trên bàn mổ chưa ngã ngũ thì chính quyền thành phố lại tung ra con bài mới, thách thức người dân cả nước, đặc biệt những ai đang phản biện vụ Nhà hát Giao hưởng khi Chủ tịch UBND thành phố đề nghị đặt tên quảng trường Hồ Chí Minh cho dự án Quảng trường Trung tâm & Công viên Bờ sông.

bac1

Địa điểm xây dựng Quảng trường Trung tâm & Công viên Bờ sông, nay đổi thành Quảng trường Hồ Chí Minh, Thủ Thiêm - Ảnh minh họa

Nếu nhà hát tốn 1.500 tỷ thì Quảng trường Hồ Chí Minh tốn tới 2.000 tỷ. Quảng trường này rộng 27 héc ta có sức chứa hơn 4 trăm ngàn người và quần thể chung quanh nó là nhà sàn, ao cá, công viên… Nói chung, đó là nơi để nhắc nhở người dân về Hồ Chí Minh, một lãnh tụ vĩ đại luôn "ám ảnh" những kẻ tai to mặt lớn, đến nỗi cứ có chuyện gì khó xử thì đem ông ấy ra như một cái bung xung nhằm che chắn cho những chính sách, hành động dối trên lừa dưới.

Theo báo chí phát hiện thì công ty Đại Quang Minh được thành phố chọn giao nhiều dự án với phương thức đổi đất lấy hạ tầng. Công ty Đại Quang Minh đầu tư 4 trục đường chính của khu Đô thị mới Thủ Thiêm và thành phố giao cho công ty này một số lô đất mà không phải qua đấu thầu : 4 trục đường có chiều dài 12 cây số và giá thành mỗi cây số là 1.000 tỷ, 12 ngàn tỷ được Đại Quang Minh đổi lấy đất của dân Thủ Thiêm thì ra bao nhiêu héc ta ?

Dự án Quảng trường Trung tâm & Công viên Bờ sông (nay đang được đề nghị đổi tên là Quảng trường Hồ Chí Minh) cũng do công ty này thực hiện trên phương thức đổi đất lấy hạ tầng, vì vậy nói rằng thành phố bỏ ra 2.000 tỷ là không chính xác, phải nói thẳng là thành phố đã cướp đất của dân Thủ Thiêm để xây dựng quảng trường này.

Trước cửa UBND thành phố đã hiện diện một pho tượng của bác nhiều chục năm nay, cũng công viên, ghế đá, chung quanh là khu vui chơi giải trí nhưng thú thật ngàn lần như một khi chạy xe ngang lúc nào tôi cũng tự hỏi tại sao lại vắng người như thế ? Mặc dù đây là địa điểm vàng của thành phố, người dân lúc nào cũng tấp nập qua lại nhưng không ai ghé vào những chiếc ghế đá trong công viên có tượng Bác để ngồi nghỉ hay ngắm nghía khung cảnh chung quanh.

Lý do thì có nhiều nhưng nói là người dân Sài Gòn không thích loại tượng đài như vậy cũng là một cách trả lời.

Khi Quảng trường Hồ Chí Minh thành hình, người dân thành phố chắc chắn sẽ đến vui chơi trong thời gian đầu tiên vì tò mò, vì muốn xem mức độ hoành tráng của nó như thế nào và nhất là họ sẽ ghé vào nhà sàn của Bác thăm ao cá, và sau đó rồi… thôi, không đến nữa vì quá xa và nhất là không có gì hấp dẫn để xem.

Sẽ có từng đoàn khách tham quan do các UBND các tỉnh (hay chính UBND Thành phố) vận động về thăm Quảng trường như một cách ghi nhớ công ơn của Bác, còn phía sau cái kết quả "ghi nhớ" ấy đố ai mà biết được có bao nhiêu phong bì sẽ tiêu tốn trong các lần "ghi nhớ" như vậy ?

Còn người dân Thủ Thiêm thì sao ?

Họ đâu còn ở Thủ Thiêm nữa mà đến những nơi sang trọng như Nhà hát Giao hưởng hay hoành tráng như Quảng trường Hồ Chí Minh. Nhưng có lẽ thời gian đầu họ sẽ lặn lội từ những nơi mà họ bị buộc di dời như Cát Lái, Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi và Nam Rạch Chiếc để đến mục kích những công trình mọc lên từ nước mắt lẫn máu của họ. Giống như thân nhân chết vừa mới chôn, sau ba ngày thì phải về mở cửa mả vậy.

Đó là những gia đình chấp nhận di dời vì không còn cách nào khác, còn hàng ngàn hộ đang vất vưởng người không ra người, ma không ra ma thì chắc chắc họ sẽ gọi nhau mà đến. Thay vì khiếu kiện tận Hà Nội thì sẵn có Bác đang ở đây họ thay nhau trình bày nỗi oan ức của mình cũng như sự tha hóa tận cùng của những cán bộ lãnh đạo của Thành phố. Đây là cơ hội vàng cho những con người khốn khổ lầm than mà không bút mực nào tả cho hết nỗi đau thấu trời của họ.

Rồi sẽ bắt bớ, sẽ xuống đường, sẽ đánh đập người dân như đã và đang xảy ra. Nhưng cùng khổ như dân Thủ Thiêm thì có gì làm họ khiếp sợ được nữa ?

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 12/10/2018 (canhco's blog)

******************

Thủ Thiêm, stop Hồ Chí Minh

Trương Duy Nhất, RFA, 13/10/2048

Thôi, không nói chuyện quốc tang, lăng mộ, với nhà giao hưởng nữa. Thiên hạ chửi thối trời rồi. Nhắc nữa, chỉ thấy thêm… căm thù !

bac2

Đất nước này, từ bắc chí nam, đã có biết bao những Hồ Chí Minh thế, nhiều vô kể, không đếm nổi. *Giờ nói chuyện quảng trường Thủ Thiêm, ngay từ cái tên gọi.

Hãy để Thủ Thiêm là chính Thủ Thiêm. Sao cứ phải gán chi cho ông Hồ ? Hoặc, cứ đặt là quảng trường Gà, Vịt, Cỏ, Nước, Đá, Cây gì đấy cũng được, há chẳng hay hơn, văn hóa hơn, sao cứ phải Hồ Chí Minh ?

Một quảng trường Ba Đình cho ông Hồ là đủ.

Đây là đề nghị nghiêm túc, thiết nghĩ chính phủ (thậm chí Bộ chính trị) cần có hẳn một nghị quyết, hay "đảng lệnh" nào đó, nhằm chặn ngăn, stop cái tư duy… Hồ Chí Minh này.

Đất nước này, từ bắc chí nam, đã có biết bao những Hồ Chí Minh thế, nhiều vô kể, không đếm nổi. Đến dựng cả tượng bố ông Hồ.

Hãy để Thủ Thiêm là chính nó. Hoặc cao hứng, dựng hẳn tượng thằng cu cởi truồng, chĩa con chim khổng lồ đái vồng qua sông thành một cây cầu nước huyền diệu. Thi vị quá đi chứ !

Văn hóa là thế. Đâu phải cứ cột cờ với lãnh tụ.

Trương Duy Nhất

Nguồn : RFA, 13/10/2018 (truongduynhat's blog)

Published in Diễn đàn

Trích yếu : Giới chức Thành phố Hồ Chí Minh thì lại cho rằng chỉ cần xây Nhà hát nghìn tỷ là sẽ có "nền Văn hóa-Nghệ thuật phát triển". Suy nghĩ đó còn thua cả suy nghĩ của một đứa trẻ. Có xây vài ba cái Nhà hát nghìn tỷ mà vẫn còn tồn tại Sở Văn hóa Thành phố với chất lượng con người như hiện nay thì xây xong cũng chỉ để tổ chức dăm ba tiệc cưới, chục cái "Đại hội công nhân viên chức" là cùng.

Hãy đầu tư để có những con người dám cất lên tiếng nói, tiếng hát, tiếng đàn của chính mình, dám nhảy những điệu nhảy của chính mình. Xây Nhà hát nghìn tỷ để làm gì khi những "nghệ sĩ" của chúng ta vẫn im re trước những bất công, sai trái, vẫn co ro cúm rúm, bợ đỡ cường quyền ?.

Lại Nguyên Ân (FB)

lequang1

Ảnh mình chụp bên trong nhà hát hai chục nghìn tỷ Elbphilharmonie tại Hamburg, khán phòng chính 2100 chỗ, nhà hát có giá trị cụ thể của nó, nhưng môi trường Văn hóa Nghệ thuật thì có thể là vô giá (Lê Quang)

Bài viết này cố gắng bao quát hai khía cạnh hẹp của mối quan hệ đặc biệt giữa các Nhà hát và Thành phố, trong thời gian gần đây đã thu hút được sự chú ý của dư luận đối với dự án xây nhà hát nghìn tỷ tại Thủ Thiêm.

Trước hết, Nhà hát là yếu tố quan trọng trong thiết kế tổng thể cho mọi đô thị. Mối quan hệ của nó với một Thành phố đã được xác lập từ thời cổ đại, khi mà các thị trấn và thành phố thịnh vượng tự hào về những tòa nhà công cộng tráng lệ trong đó có các khán đường công cộng (khán phòng ngoài trời – Amphitheater) là những ví dụ dễ thấy. Ở thời kì Phục Hưng, lịch sử cho thấy rằng đã xuất hiện những sự quan tâm mới trong các nhà hát, nơi mà không chỉ là nơi diễn ra các vở kịch mà còn là nơi hấp dẫn đối với giới thượng lưu. Có một thực tế ở giai đoạn này, đó là khi một thành phố trở nên dư thừa về của cải vật chất và cơ sở hạ tầng được đầu tư dài hạn đã đạt đến độ chín của nó thì các nhà hát xuất hiện như một sự củng cố về các khoản đầu tư trung hạn. Mặt khác, Nhà hát còn là đại diện cho tinh hoa về văn hóa, nghệ thuật- những giá trị mà tiền bạc không thể mua được. Do đó, mặc dù có bản chất là một Kiến trúc bất động (immobility architecture) nhưng Nhà hát đã tạo ra một dạng sống trong lòng nó và ở cả ở bên ngoài nó. Cho dù Nhà hát nằm ở trung tâm hoặc ở bên lề của một Đô thị thì nó luôn có liên quan sâu sắc đến cấu trúc và sự tương tác có ý nghĩa dân sự.

Sang đến thời hiện đại, các Nhà hát dường như rũ bỏ lớp vỏ diêm dúa, hào nhoáng – vốn dành để tượng trưng cho sự dưa thừa về của cải vật chất của giới thượng lưu ; thay vào đó, các nhà hát được thiết kế để hướng tới số đông quần chúng và vẫn giữ được khả năng làm việc như một điểm nhấn của Đô thị. Các ví dụ có thể lấy ra như Nhà hát Sydney hoặc nhà hát Oslo với đường dốc thẳng từ vịnh biển lên đến mái, nó cung cấp cho quần chúng một loạt các khả năng cho hoạt động ngoài trời, hoàn toàn tự do và cung cấp chất lượng cuộc sống ở mức cao một cách miễn phí (đối với các không gian ngoài trời).

Gần đây, sau 20 năm đàm phán xây dựng, nhà hát ElbPhilharmonie tại vịnh Hamburg do Văn phòng Kiến trúc sư Thụy sĩ Herzog & de Meuron thiết kế đã khánh thành với kinh phí lên tới 789 triệu Euro (tương đương 22 nghìn tỷ VND). Sau khi hoàn thành, nhà hát này đã đón hơn 4 triệu lượt khách tới xem chỉ trong năm đầu tiên (tương đương một ga hàng không). Cũng giống với nhà hát Oslo, Elbphilharmonie cung cấp một platform ở trên mái của khu vực hành chính , ra vào hoàn toàn miễn phí và tạo ra một điểm nhìn toàn cảnh vịnh cảng và đường chân trời của cả thành phố.

Trong những tháng đầu đi vào hoạt động, cá nhân mình có kiếm được một vé mời đi xem kịch ở nhà hát này. Khi nói chuyện với bạn bè, các bạn rất bất ngờ và tỏ ra ghen tị, sau đó mình kiểm tra lại và được biết rằng vé vào xem tất cả các show diễn của nhà hát đã được đặt hết trong khoảng 2 năm trở lại. Qua ví dụ nhỏ đó, ta thấy rằng một nhà hát gần như được coi là một dạng văn bản đô thị, nó có tính đại diện và sẽ thành công khi đạt được tính đại diện.

Đằng sau sự thành công cả về khía cạnh văn hóa vẫn kinh tế của các Nhà hát nổi tiếng trên, chúng ta có thể nhận ra rằng xuyên suốt chiều dài lịch sử, Nhà hát, được coi là một hạng mục đầu tư trung hạn trong một Đô thị khi mà Đô thị đó đã đạt đến độ chín trong các khoản đầu tư dài hạn, như cơ sở hạ tầng, đường xá, không gian công cộng. Nói như các thầy giáo Kiến trúc sư già cả, thì Nhà hát nó giống như quả sơ-ri nằm trên đỉnh của một chiếc bánh ga-tô. Quả sơ-ri đó luôn là thứ đầu tiên mà người ta nhìn vào và xuýt xoa tán thưởng nhưng cần phải nhớ là nó luôn nằm trên 1 chiếc bánh ga-tô (với ngụ ý về các khoản đầu tư dài hạn, tạo nền móng của một đô thị). Và hẳn nhiên, ta sẽ không bắt gặp một quả sơ-ri nào nằm trên những miếng vụn bánh, hoặc có thể cũng có nếu ai đó cố làm, nhưng người ta sẽ chẳng bao giờ để tâm tới nó. Nhìn vào khối đô thị Hamburg, ta thấy đó là cả một khối thống nhất, đồng bộ từ cơ sở hạ tầng, phúc lợi, nhà ở, hệ thống giao thông công cộng và không gian công cộng. Tất cả mọi thứ được nghiên cứu bài bản và thực hiện triệt để qua nhiều năm với nguồn vốn dồi dào. Du khách khi đến thăm thành phố, điều đầu tiên họ nghĩ đến có thể chính là Nhà hát Elbphilharmonie nằm trên mũi vịnh với tên gọi Hafencity (thành phố Cảng). Tất nhiên, đó là trong con mắt của quần chúng, của khách du lịch phương xa. Người làm quản lý và quy hoạch thì lại không nên có cách nhìn đó. Nói cách khác, nhà hát Elbphilharmonie là kết cục trong cả một tiến trình phát triển của khu vực Hamburg Hafencity.

Cá nhân mình cảm thấy choáng ngợp trước tổng thể khu vực này hơn, đó là một cách tiếp cận rất khôn ngoan ở khía cạnh đô thị khi những kiến trúc sư đã đục khoét vào bên trong đường bờ sông để tăng chiều dài của nó lên gấp 6 lần, kéo theo đó là việc xây dựng những khu nhà ở, đường xá, văn phòng, trường học, bệnh viện – trên nền của một khu công nghiệp cũ đã quá hạn sử dụng (Hamburg trước đây là một trung tâm công nghiệp). Việc tăng chiều dài đường mặt nước (waterfront) đã biến cả khu vực thành một mỏ vàng cho đầu tư và kêu gọi vốn từ khối vốn cá nhân. Nhờ vậy, cả khu vực này đã chuyển mình mạnh mẽ cả ở khía cạnh kinh tế lẫn khía cạnh lịch sử khi mà nó vẫn giữ được bản sắc là một thành phố hậu công nghiệp.

Và rồi khi tất cả những đầu tư dài hạn đó đã đạt đến độ chín ở khía cạnh phát triển đô thị thì người ta mới đặt lên trên nó, tọa lạc tại một mũi vịnh – một lâu đài bằng kính, chính là khối nhà hát Elbphilharmonie được thiết kế bởi Herzog & de Meuron, một trong những Văn phòng Kiến trúc tên tuổi nhất Thế giới (hai kiến trúc sư này chính là những người đã thiết kế ra Điểu Sào Quốc gia Thể dục trường tại thê vận hội Bắc Kinh 2008) và phải nói thêm là đồ án đã được thực hiện trong một thời gian dài.

Tóm lại, không khó để chúng ta nhận thấy rằng Hamburg và Nhà hát nghìn tỷ của nó là một ví dụ điển hình cho phương pháp phát triển và phát huy các nguồn lực vốn có của một đô thị với những mục tiêu dài hạn và trung hạn cụ thể. Người Đức đã thành công với cách làm bài bản đó. Mặc dù Elbphilharmonie cho đến hôm nay, sau 2 năm đi vào hoạt động, vẫn còn hứng chịu không ít chỉ trích rằng nó là một công trình quá đắt đỏ và tốn kém nhất trong lịch sử loài người, nhưng cả Thế Giới vẫn phải thừa nhận rằng nó là một công trình đẹp và sự thành công của nó có tính chất liên ngành.

Đó là khía cạnh thứ Nhất đối với vai trò của Nhà hát trong một Đô thị.

Trở lại với bán đảo Thủ Thiêm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ta thấy có những vấn đề trái ngược : đầu tư dài hạn chưa có, chưa được lập kế hoạch, có một vài kế hoạch được lập ra trong quá khứ nhưng thực tế đã chứng minh rằng chúng không làm việc được (bởi vì nếu nó là kế hoạch tốt thì nó đã xảy ra rồi). Theo nhiều nguồn tin chính thống, Cấp quản lý thậm chí yếu kém tới mức đã làm mất bản đồ quy hoạch ! Thêm vào đó, những nhức nhối về giải phóng mặt bằng và những sai phạm rõ ràng từ Sở, Ban, Ngành đã bộc lộ và chính thức trở thành khủng hoảng về sở hữu đất trong nhiều năm qua. Cho nên không khó để nhận ra rằng việc phê duyệt quyết định xây dựng nhà hát Thủ Thiêm đã một lần nữa thể hiện sai lầm một cách cố hữu của cấp quản lý. Có một số nhận định cho rằng Thành phố muốn xây dựng một công trình công cộng tại đây, kéo theo nhân sự công cộng đổ vào khu vực thì sẽ làm chìm đi những lùm xùm về sở hữu đất (vốn dĩ đã kéo dài hàng chục năm) với các hộ dân ngụ cư.

Thành thực mà nói, nhận định đó là hoàn toàn có cơ sở bởi việc công cộng hóa các khu vực đất tranh chấp là phương pháp được coi là khá phổ biến của nhà cầm quyền đương thời trong khủng hoảng đất đai. Bởi điều này sẽ đần đẩy một cộng đồng yếu thế đang chịu oan ức vào thế bị cô lập. Tất nhiên, nhìn theo hướng nhân đạo hơn, có thể giới chức Thành phố Hồ Chí Minh chưa hẳn đã có dã tâm như vậy, có thể họ cũng có những thiên hướng tốt đẹp về Văn hóa Nghệ thuật thì sao ? Ngay cả trong tình huống bớt tồi tệ đó, thì kế hoạch mà họ đang phê duyệt và triển khai đã hoàn toàn sai cả ở yếu tố tầm nhìn đô thị lẫn yếu tố kinh tế. Như đã nói ở trên, đó có thể coi là những sai lầm căn bản có tính hệ thống. Nếu bỏ qua các vấn đề về dã tâm vốn được báo chí chính thống một mực phủ nhận, thì đây là vấn đề về trí tuệ và năng lực.

Rời xa khỏi khía cạnh thứ Nhất, ta đi vào khía cạnh thứ Hai của một Nhà hát, đó là tương tác văn hóa của nó đối với cộng đồng. Ở khía cạnh này, mình xin lấy ví dụ về thành phố Berlin.

Berlin cũng có dân số cao đến 4 triệu người (gấp đôi Hamburg) nhưng họ không xây Nhà hát nghìn tỷ mới tại đây, bởi các hệ thống đầu tư dài hạn chưa đạt đến độ chín. Thay vào đó, họ tập trung nâng cấp, cải tạo, làm mới các Nhà hát cũ có giá trị lịch sử, ví dụ như nhà hát Friedrichstad-Palast, nơi vẫn diễn ra các buổi biểu diễn tầm cỡ thế giới với chuyên môn cao. Hoặc như Cung thể thao Mercedez được sử dụng như không gian đa chức năng và có thể tổ chức các buổi diễn nhạc, kịch rất lớn. Hồi đầu năm mình có đi xem hòa nhạc Game of Thrones tại đây, khán phòng 12 nghìn chỗ ngồi không có lấy một chỗ trống. Ngoài ra thành phố còn có một số lượng lớn các nhà hát vừa và nhỏ, nhà hát tư nhân, các cụm rạp chiếu phim nghệ thuật, diễn kịch như cụm rạp Babylon…. Thậm chí ở ngay đằng sau nhà mình cũng có một Nhà hát nhỏ được tạo ra rồi hoạt động trong một khu tập thể cũ, nó là nơi để các nghệ sĩ trẻ có chỗ tập luyện và giới thiệu nghệ thuật của họ với một số lượng khán giả nhất định. Nói cách khác, Nhà hát nghìn tỷ của Berlin cũng có tồn tại nhưng thay vì ở một chỗ thì nó ở khắp mọi nơi, dưới nhiều hình thức và quy cách hoạt động. Người ta tự tạo ra các không gian tương tác nghệ thuật phù hợp với khả năng, họ thể hiện cam kết theo đuổi lâu dài và rồi nhận được không ít sự giúp đỡ và động viên từ cộng đồng và chính quyền sở tại. Nói cách khác, họ đưa Nhà hát đến với từng góc phố, đưa các bài hát, vở kịch đến gần với người xem và nhờ đó những Nhà hát nhỏ này sinh sôi, phát triển trong một môi trường bền vững, lành mạnh. Và sẽ thật nực cười khi chúng ta nói rằng các hoạt động nghiên cứu và phát triển âm nhạc (từ tự do cho đến hàn lâm) ở Berlin yếu thế hơn so với Hamburg. Trái lại, chính thành phố Berlin mới được coi là trung tâm âm nhạc vũ kịch của cả châu Âu bởi môi trường đầu tư cởi mở, nét duyên dáng và sự sôi động của nó hấp dẫn tất cả các nghệ sĩ chân chính trên toàn thế giới. Người nghệ sĩ, họ không cần một nhà hát lớn, thay vào đó, họ cần có khán giả và trên hết, họ cần được phát triển thứ Nghệ thuật của chính họ.

Điều đó đã chỉ ra rằng, việc có hay không có một nhà hát nghìn tỷ không hề quyết định môi trường thực hành Văn hóa, Nghệ thuật tại một thành phố. Môi trường thực hành Văn-Nghệ được định hướng và dẫn dắt bởi các cơ chế và chính sách. Văn hóa- Nghệ thuật luôn đòi hỏi một cơ chế mở, tự do và khuyến khích tất cả các thành phần của nó hoạt động hết khả năng. Giới chức Thành phố Hồ Chí Minh thì lại cho rằng chỉ cần xây Nhà hát nghìn tỷ là sẽ có "nền Văn hóa-Nghệ thuật phát triển" ! ? Suy nghĩ đó còn thua cả suy nghĩ của một đứa trẻ. Có xây vài ba cái Nhà hát nghìn tỷ mà vẫn còn tồn tại Sở Văn Hóa Thành phố với chất lượng con người như hiện nay thì xây xong cũng chỉ để tổ chức dăm ba tiệc cưới, chục cái "Đại hội Công nhân Viên chức" là cùng. Và đến khi các nhà hát không làm việc hiệu quả như mong đợi, chắc chắn họ sẽ quay sang đổ lỗi cho một thứ mơ hồ, được gọi là "cơ chế" –đứa con hoang chính họ đẻ ra nhưng chẳng bao giờ thừa nhận.

Trở lại năm 2015, đồ án Nhà hát nổi Holzmarkt trên sông Spree tại Berlin của cá nhân mình thiết kế được giải thưởng và lọt vào vòng phê duyệt của Thành phố. Tại thời điểm đó, mình nhận ra rằng ngay cả với một đồ án nhỏ với nguồn vốn xã hội cũng thu hút được sự quan tâm của rất đông đảo các giới chức. Người ta thực hiện những cuộc họp rất nghiêm túc tại trung tâm hội nghị Messe Berlin với sự tham gia của những đạo diễn chỉ đạo thiết kế sân khấu hàng đầu. Qua đó ta thấy rằng Môi trường nghệ thuật lành mạnh nó thúc đẩy những người trẻ nhiều đến thế nào. Sự thúc đẩy đó là vô giá.

Trái lại. Không cần lấy ví dụ xa xôi, hãy nhìn vào Bảo Tàng Hà Nội với chi phí xây dựng 6 nghìn tỷ đồng. Cho đến tận ngày hôm nay, sau 7 năm đi vào hoạt động thì nó tổ chức được bao nhiêu triển lãm Nghệ thuật ? bao nhiêu sự kiện Nghệ thuật ? đơn vị vận hành lưu trữ thêm được bao nhiêu hiện vật ? Bộ sưu tập các tác phẩm được tăng lên bao nhiêu ? bao nhiêu dự án bảo tồn được thành lập ? bao nhiêu nghệ sĩ trẻ nhận được tài trợ để phát triển sự nghiệp ? kết nối được với bao nhiêu cơ sở nghệ thuật trên toàn thế giới ?, đào tạo ra được bao nhiêu curator (nhà định hướng Nghệ thuật) ? Tổ chức được bao nhiêu cuộc đấu giá tác phẩm ? Bán được bao nhiêu tác phẩm ? Khả năng tự tạo ra của cải và khả năng sinh lãi là bao nhiêu ?… Chẳng ngại ngần, ta khẳng định tất cả các thông số đó đều tiệm cận với số "0". Thứ duy nhất không gần với số "0", thẳng thắn mà nói, đó chính là chi phí vận hành và bảo trì công trình, chi phí này, chắc chắn không ít hơn hơn 10 chữ số một năm. Mình vẫn còn nhớ năm 2010, mình đi thực tập cho Văn phòng Gmp của Cộng hòa liên bang Đức (chính là văn phòng Kiến trúc đã thiết kế ra cái nhà bảo tàng này và cả Trung tâm hội nghị quốc gia), sếp tổng của VP, thầy Gerkan có dẫn cả nhóm sinh viên lâu nhâu bọn mình đi tham quan Trung tâm Hội nghị và Bảo tàng Hà Nội. Lúc đi qua Trung tâm Hội nghị thầy tỏ ra đau lòng khi nhìn thấy người ta đang trang hoàng phần tiền sảnh một cách hơi lòe loẹt để tổ chức một Đại hội Công nhân viên chức. Lúc sau, khi cả nhóm đi sang nhà bảo tàng, bọn mình thấy thầy dường như vui hơn vì công trình lúc đó còn đang thi công dở dang chưa đi vào hoạt động. Ngày nay nếu có dịp gặp lại, mình có lẽ không dám nói ra sự thật với thầy rằng, chí ít thì cái Trung tâm Hội Nghị vào dịp vắng hội họp thì nó còn tổ chức được đám cưới cho con cái các sếp to, còn bên nhà bảo tàng thì người ta chả làm được gì. Và ta phải nhìn vào thực tế đó để rút ra các vấn đề về công tác vận hành. Công trình Văn hóa, dù đẹp, dù sang đến mấy mà thiếu đi sự sống bên trong lòng nó thì cũng không ổn và tuyệt nhiên không phải cứ xây cho được cái bảo tàng to đẹp, hoành tráng thì tự thân số lượng nghệ sĩ sẽ nhiều lên, nhiều mẫu vật hơn, có nhiều tranh hơn, nhiều tác phẩm điêu khắc hơn… Tất cả những điều đó sẽ chẳng bao giờ xảy ra khi chúng ta không tạo ra một cơ chế và môi trường cởi mở cho hoạt động nghệ thuật chân chính.

Có lần mình mua TV mới, lúc đầu, cháu mình rất thích vì TV mới to, màn hình tinh thể lỏng và có khả năng chơi video độ phân giải cao, tuy nhiên một thời gian sau cháu chẳng màng đến nó nữa bởi chiếc TV mới không được cắm cáp truyền hình với các kênh mà cháu bé yêu thích. Cháu mình quay trở lại xem chiếc TV nhỏ với những chương trình thiếu nhi phù hợp với cháu. Một em bé 3 tuổi chẳng mất mấy thời gian để nhận ra rằng vấn đề không nằm ở kích cỡ.

Như vậy, qua hai khía cạnh hẹp của vai trò của Nhà hát đối với một Thành phố. Chúng ta nhận ra rằng, vào lúc này việc đầu tư nghìn tỷ để xây Nhà hát nghìn tỷ ở Thủ Thiêm là chưa phù hợp, thay vào đó, hãy đầu tư nghìn tỷ để thúc đẩy hoạt động Văn hóa Nghệ thuật một cách bài bản, tạo ra môi trường cởi mở và thân thiện cho người nghệ sĩ (vốn tự nhận mình là thấp cổ bé họng). Hãy đầu tư nghìn tỷ để tạo ra những người Nghệ sĩ chân chính, và chính họ sẽ tạo ra Nghệ thuật chân chính và rồi tự khắc sẽ có Nhà hát hay Bảo tàng nghìn tỷ. Hãy đầu tư để có những con người dám cất lên tiếng nói, tiếng hát, tiếng đàn của chính mình, dám nhảy những điệu nhảy của chính mình. Xây Nhà hát nghìn tỷ để làm gì khi những "nghệ sĩ" của chúng ta vẫn im re trước những bất công, sai trái, vẫn co ro cúm rúm, bợ đỡ cường quyền ?

Xây Nhà hát nghìn tỷ làm gì khi tất cả những thứ "nghệ thuật" được phê duyệt chỉ là thứ nghệ thuật nửa vời, được tạo ra bởi những người tự xưng là "nghệ sĩ" - đang dò dẫm trong đêm tối và phó mặc cho sự may rủi sẽ đưa mình đến với cái nơi mà nơi đó vốn dĩ chỉ dành cho những kẻ can đảm và có đức tin ?

Để kết lại xin trích dẫn lời của William Ralph Inge :

"Nhà hát ? Hẳn nhiên nó là phản chiếu của cuộc đời và có lẽ chúng ta nên cải thiện cuộc đời của chúng ta trước khi nghĩ đến việc chúng ta có thể cải thiện bất cứ nhà hát nào hay không".

XND, Berlin trong một ngày mùa thu chưa có lá bay

Lê Quang

(11/10/2018)

Nguồn : VNTB, 12/10/2018

Published in Diễn đàn

Ca sĩ Mỹ Linh bị ‘ném đá’ vì bảo vệ dự án nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm (VOA, 10/10/2018)

Ngôi sao nhạc pop hàng đu Vit Nam, ca sĩ M Linh, đang b dư lun mng xã hi công kích d di vì chia s quan đim bo v d án xây dng nhà hát giao hưởng trị giá hơn 1.500 t đng (khong 65 triu đôla) Khu đô th mi Th Thiêm.

nang1

Ca sĩ Mỹ Linh.

Trong lúc một s người đ ngh mi "diva" này v "ăn vi dân oan mt thi gian cho sáng mt", thì các nn nhân mt đt khu vc Th Thiêm nói vi VOA rng h mun gp trc tiếp ca sĩ Mỹ Linh đ hi rõ lý do vì sao cô ng h cho vic xây dng nhà hát "trên xác người" này.

"Cô ca sĩ Mỹ Linh đang ch nào ? Tôi cn gp cô đó. Lý do gì mà c ng h nhà hát đó trong khi tài sn ca nhân dân chúng tôi b cướp hết ? Người dân chúng tôi phải sng kh s, lm than, đói khát. Tài sn ca dân thì không tr, mà chính quyn li ct nhà hát giao hưởng 1.500 t trên phn đt ca dân chúng tôi, ct nhà hát giao hưởng trên xác người, trên m hôi nước mt ca nhân dân", bà Trương Th Yến, mt đi din ca nhóm dân oan Trường Thnh-Th Thiêm, bc xúc nói vi VOA.

Trong ảnh chp màn hình bài viết đang lan truyn nhanh chóng trên mng xã hi ca Facebooker Linh M Đ (ca sĩ M Linh) có đon viết : "Ngày xưa nhà mình thiếu đói quanh năm, go ăn đong tng bữa mà đến kỳ lương m vn mua hoa v cm, l hoa bé gin d thôi mà nó ngi lên. C góc nhà hy vng, Tết thiếu miếng tht nhưng ch thiếu cành đào đón xuân, tt thy ch vì yêu cái đp thôi. Ai dám phán xét người nghèo không có cái quyn yêu cái đp ?".

Bài viết sau đó tiếp tc chia s câu chuyn ca mt người khác k v vic mt nhóm nhà giàu, là ch các báo đa phương M, đi tham quan các tnh nghèo b nh hưởng chiến tranh Vit Nam. Trong nhóm này, có mt người thay vì tng tp v, bút, bánh quy, qun áo… thì lại tng nhng l nước hoa bé tí "xa x" cho nhng đa tr nghèo.

Cuối câu chuyn, người viết nói rng "Các bn phn đi xây nhà hát Th Thiêm, mình tôn trng. Nhưng đng phn đi vì lý do "dân không cn ba lê và nhc giao hưởng""… Ai cho các bn quyền phán xét đó. Rt có th nước mình bây gi nhiu s vô cm, thô l, vì ngày xưa có nhng nhà cách mng vô sn đã nghĩ đúng như vy : Dân ch cn cày cuc không cn ba th tư sn như ca hát múa may !"

nang2

Khu đô thị mi Th Thiêm trong tương lai.

Bài viết trên Facebook Linh M Đ đã được rút khi chế đ công khai cho mi người xem, nhưng nhng tm nh chp màn hình đã được chia s khp nơi. Không ít nhà báo, gii trí thc t ra bc xúc và đòi khơi li v ca sĩ này đã xây bit th khu rng cm Sócn, Hà Ni, trước đây. Facebooker An Nguyen đ ngh "cưỡng chế" bit th xây dng trái phép này đ ca sĩ M Linh "hết múa mép !"

Bà Bích Phượng, mt cư dân Hà Ni, nói vi VOA rng bài viết cho thy quan đim "ngh thut v nhân sinh" ca ca sĩ hàng đu này quá kém.

Bà nói : "Cô ta cho rằng bt c ai, dù nghèo, cũng có quyn được hưởng nhng cái tinh túy ca ngh thut. Nhưng cô không hiu rng khi bng đói, rét, không có nhà thì còn tâm trng đâu đ thưởng thc ngh thut".

Bà Phượng nói thêm rng ngh thuật ca nhng người nghèo có chăng ch là ngh thut dân gian, ngh thut đường ph, "ch không phi th ngh thut cao siêu mà bn thân nhng người trí thc thành ph cũng chưa chc cm nhn được".

"Tôi tin chắc rng ngay c các quan chc ca chính quyn này cũng không đ trình đ đ thưởng thc nhc giao hưởng", bà Phượng nói.

VOA đã liên lạc vi ca sĩ M Linh đ tìm hiu thêm v quan đim ca cô nhưng chưa nhn được tr li.

nang3

Người dân Th Thiêm kêu gào đòi gp quan chc chính quyn sau hàng chc năm đi khiếu kin.

Những sai phm nghiêm trng trong vic quy hoch đt cho Khu đô th mi Th Thiêm đã đy hàng trăm người dân nơi đây lâm vào cnh màn tri chiếu đt sut gn 20 năm qua. Trong lúc sai phm còn chưa được gii quyết, UBND Thành phố Hồ Chí Minh li đ xut ý tưởng xây nhà hát trị giá 1.508 t đng và cho rng công trình này là đ "đáp ng và nâng cao trình đ thưởng thc" ca hơn 10 triu dân.

Các quan chức thành ph còn nhn mnh đây là mt nhu cu "cn thiết và cp bách", "mang tính biu tượng ca thành ph", theo Soha.

Sau khi công bố công khai trên báo chí vào ngày 9/10, d án nhà hát giao hưởng đã b người dân phn đi mnh m. Bên cnh nhng ý kiến ch trích s "vô cm" ca các quan chc, nhiu người đ ngh chính quyn hãy s dng tin đ xây bnh vin, trường hc, chng ngập lt hay xây dng nhng công trình dân sinh đang rt thiếu thn ti thành ph đông dân.

Bản thân nhng nn nhân mt đt Th Thiêm nói rng chính quyn trước tiên hãy bi thường công bng nhng phn đt đã ly ca dân, ri sau đó "mun xây gì thì xây".

"Trước mt, h không có quyn làm như vy. Chúng tôi s đi kin h na", bà Lê Th The, mt người m có con trai đã chết vì tht c sau khi ngôi nhà bà b cưỡng chế, nói vi VOA.

Người ph n 75 tui này t ra nghi ng "có âm mưu v tài chính" trong dự án xây dựng nhà hát nghìn t trên mnh đt thm đm m hôi, nước mt và c máu ca người dân.

https://youtu.be/o7uThBAjo2I

*********************

Yên Bái : Bức xúc vì xô xát núi Nà Kèn ? (BBC, 10/10/2018)

Đến ngày 9/10, một số người dân nói họ không dám lên tiếng về vụ việc, nhưng hàng ngày, một tốp người vẫn cứ lên núi, túc trực để canh giữ.

nang4

Vụ việc tại Nà Kèn được chính người dân đăng tải trên mạng xã hội Facebook, gây ra phản ứng từ chính quyền

"Nếu mà thấy người của nhân viên R.K là dân sẽ hô hoán báo cho nhau lại kéo lên núi", một người dân ở Yên Bái xin giấu tên nói cho BBC biết.

Gần đây nhất, hôm 3/10, một số người dân Nà Kèn lại bày tỏ bức xúc vì một công văn của chính quyền yêu cầu công an "tổng hợp các chia sẻ, bình luận tiêu cực liên quan đến hoạt động thăm dò khoáng sản tại khu vực trên mạng xã hội…".

Viết trên Facebook, một người dân Yên Bái viết :

"Nói lấy dân làm gốc mà lời nói của dân có ai nghe, giờ dân bức xúc thì bảo cấm không cho bình luận chia sẻ trên mạng vậy công bằng ở đâu ?"

Theo tờ Người Lao Động (01/10), đến chiều 30/09, vẫn có hàng trăm người dân vẫn "túc trực tại các lều lán trên núi đá Nà Kèn để ngăn cản doanh nghiệp khai thác đá", từ vụ việc hôm 2709.

Sự việc xảy ra khi Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt Nam tổ chức thăm dò khai thác đá ở Nà Kèn, gây ra phản đối của dân địa phương, theo tờ báo.

Phản đối trở thành xô xát giữa dân và nhóm vệ sĩ do công ty R.K. thuê.

Người dân phản đối vì cho rằng họ sống dựa vào nguồn nước trong lòng núi để sinh hoạt và tưới tiêu, và công tác thăm dò, xúc rửa máy làm dầu loang gây ô nhiễm nguồn nước, làm cá và vịt của dân bị chết.

Bắt đầu năm 2014, công tác này bị tạm ngưng.

Nhưng đến năm 2016 : Bộ Tài nguyên Môi trường vẫn cấp giấy phép cho R.K. thăm dò khai khác mỏ đá hoa trắng tại núi Nà Kèn, với thời hạn đến 2020.

Tháng 9/2018 : Yên Bái vẫn đồng ý cho thăm dò, vụ việc trở nên bạo lực hơn.

Ngày 30/9/2018 : Yên Bái ra công văn "Tạm dừng công tác khảo sát phục vụ thăm dò khoáng sản".

Tỉnh cũng giao cho huyện Lục Yên lấy ý kiến dân, báo cáo lại trước ngày 05/10.

"Nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu của xã Lâm Thượng không phải từ núi Nà Kèn, mà từ một con suối khác cung cấp", theo chủ tịch UBND huyện Lục Yên, ông Bùi Văn Thịnh nói với báo Nông Nghiệp Việt Nam.

nang5

Đã xảy ra va chạm giữa nhóm vệ sĩ do công ty R.K thuê, được trang bị dùi cui điện và gậy gộc với người dân địa phương ở Nà Kèn

"Đối với việc một người dân xã Lâm Thượng đang bị công an huyện tạm giữ, tôi đã chỉ đạo lực lượng chức năng khẩn trương điều tra, xác minh. Việc xô xát giữa vệ sĩ Cty Đông Á, được Công ty R.K thuê, cũng sẽ được điều tra làm rõ, xử lý triệt để",

"Huyện kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, nhưng không chấp nhận bất cứ hành vi nào hành xử theo kiểu luật rừng", ông Thịnh nói.

Về việc thăm dò, UBND tỉnh trước đó cũng nói rằng doanh nghiệp mới chỉ thăm dò và nếu có thể thì hai năm nữa mới quyết định cho khai thác hay không.

"Để có được giấy phép khai thác thì bắt buộc phải có đánh giá tác động môi trường, lúc đó sẽ có sự tham vấn, lấy ý kiến của người dân. Ngay từ bây giờ, công ty đã sẵn sàng cam kết bằng văn bản đáp ứng đủ nguồn nước đến khi được cấp giấy phép khai thác", ông Thịnh nói thêm.

Đầu tư lớn được quan tâm

R.K Việt Nam là có 100% vốn đầu tư của Tập đoàn R.K Marble Ấn Độ.

Theo công ty này, họ đã tạo việc làm cho hơn 600 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng.

27/11/2017 : Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị Trần Quốc Vượng ghé thăm công ty.

1/08/2018 : Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiền, nguyên là Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, Bí thư tỉnh đến thăm R.K.

Các dự án đầu tư lớn luôn được lãnh đạo Việt Nam quan tâm vì góp phần vào thúc đẩy nền kinh tế, tạo việc làm nhưng trong nhiều trường hợp lại vướng phải vấn đề tranh chấp đất và môi trường.

*******************

Năng lượng tái tạo thay vì điện than (RFA, 09/10/2018)

Nam An : Thưa Giáo sư, năm 2014, Giáo sư đã có dịp bình luận về kế hoạch 7 phát triển năng lượng và điện năng của Việt Nam (giai đoạn 2011- 2020 hướng đến 2030.) Nay xin Giáo sư cho biết quan điểm về kế hoạch 7 này đã được chính phủ sửa đổi và công bố ngày 18/3/2016 ra sao ?

nang6

Những người biểu tình tụ tập gần nhà chính phủ để phản đối việc xây dựng một nhà máy điện than ở Bangkok, Thái Lan vào hôm thứ Ba, ngày 20 tháng 2 năm 2018. AP

Nguyễn Khắc Nhẫn : Kế hoạch 7 sửa đổi về phát triển điện năng của Việt Nam tăng cường xây dựng các nhà máy điện chạy than. Dù giảm 5.3% vào năm 2020, sản lượng điện từ than vẫn chiếm tỉ lệ quá lớn (49,3% vào năm 2020, 55% vào năm 2025, và 53,2% năm 2030)

Mục tiêu của chính phủ về Năng lượng tái tạo vẫn quá khiêm tốn, nếu xét đến tiềm năng to lớn của đất nước về tài nguyên thiên nhiên.

Không kể thủy điện, tổng sản lượng gió, mặt trời và sinh khối chỉ chiếm

6,5% vào năm 2020, 6,9% năm 2025 và 10,7% năm 2030.

Trên các lưới truyền tải và phân phối, sự tổn hao còn lớn.

Hệ số đàn hồi (tỉ lệ giữa tăng trưởng của sự tiêu thụ điện và tăng trưởng PIB) giảm không đáng kể. Tiết kiệm năng lượng không vượt quá 10% tổng tiêu thụ và tỉ lệ tăng trưởng hằng năm về tiêu thụ điện còn quá cao (13% từ 2006 đến 2010 và 10% từ 2010 đến 2015). Tính trung bình, tỉ lệ này sẽ khoảng 8,2% trong suốt 20 năm tới.

Tổng công suất đặt năm 2016 xấp xỉ 40.000 MW (thủy điện : 17.022 MW, nhiệt than : 12.705 MW, khí : 7.684 MW, dầu : 1.154 MW, gió : 140 MW)

Từ 2016 đến 2030, công suất đặt cần thiết của Việt Nam sẽ vào khoảng 90.000 MW, tức là hơn gấp đôi con số hiện nay.

Nam An : Vậy Giáo sư có những đề xuất gì mới không ?

Nguyễn Khắc Nhẫn : Sau COP 21 tại Paris, phần lớn các nước trên thế giới từ bỏ dần việc xây dựng các nhà máy điện than, thay vào đó là phát triển năng lượng tái tạo. Việt Nam chọn con đường ngược lại, với lí do kinh tế. (Dư luận lên tiếng chỉ trích Trung quốc đã xuất khẩu máy móc cũ và than xấu trong lúc họ tiến hành việc đóng cửa hàng loạt nhà máy điện ô nhiễm).

Ưu tiên ngắn hạn mà không nghĩ đến tương lai có nguy cơ khiến đất nước phải trả giá đắt. Đó là chiến lược hết sức nguy hiểm đối với môi trường và sức khỏe người dân.

Lượng khí thải CO2 hiện nay của lĩnh vực điện đã chiếm một nửa lượng khí thải quốc gia. Nó sẽ còn tăng 3 đến 4 lần vào năm 2030. Trong giai đoạn quá độ chờ đợi năng lượng tái tạo, chính quyền nên khuyến khích xây dựng nhà máy điện chạy bằng khí đốt, ít ô nhiễm hơn nhiều so với nhà máy điện than (350g C02/kWh đối với khí, trong khi 950g CO2/kWh đối với than). Điều này thật đáng tiếc vì Điện lực Việt Nam có nhiều kinh nghiệm với tua-bin khí, vốn được thiết kế nhanh hơn.

Việt Nam cần theo đuổi gấp một chiến lược mới về năng lượng, dựa trên ba trụ cột chính : Năng lượng tái tạo, Tiết kiệm năng lượng, và Hiệu quả năng lượng.

A. Năng lượng tái tạo :

Ngay trước COP21, ngày 25/11/2015, Thủ tướng Việt Nam công bố một văn bản luật rất quan trọng, nêu rõ chiến lược phát triển Năng lượng tái tạo đến năm 2030, với tầm nhìn 2050. Tất cả mọi chủ đề đều được đề cập cụ thể (các mục tiêu được lượng hóa, công việc bắt buộc với các bộ, cơ quan hành chính, đại học, cao đẳng…).

Đầu tư lớn vào năng lượng tái tạo, trong khuôn khổ của phát triển bền vững trước biến đổi khí hậu, sẽ cho phép đáp ứng nhiều mục tiêu dài hạn : đảm bảo an ninh năng lượng, giảm mạnh khí thải gây hiệu ứng nhà kính, giảm ô nhiễm không khí, giảm tỉ lệ thất nghiệp, và cũng không quên mục tiêu chính bảo vệ sức khỏe người dân.

Có thể khai thác với số lượng nhỏ, ở mức độ hộ gia đình, hay địa phương với các dự án của người dân, các nguồn thông lượng phù hợp với hệ thống phân tán, mà ở đó người tiêu thụ cũng là người sản xuất. Mỗi vùng, mỗi thành phố, mỗi địa phương có trách nhiệm tìm mọi cách để đạt được tự chủ năng lượng.

Sự giảm ấn tượng về chi phí sản xuất năng lượng tái tạo đến từ hiệu ứng số lượng lớn và đột phá về công nghệ (từ nghiên cứu – đổi mới).

Những tiến bộ khoa học kĩ thuật nhanh chóng và liên tục trong các phương pháp mới về lưu trữ năng lượng, cho phép giải quyết vấn đề gián đoạn, đồng thời đẩy mạnh công suất và vai trò quan trọng của năng lượng tái tạo.

Từ nay trở đi, cách thức sản xuất và tiêu thụ năng lượng phải được chuyển đổi.

Tất nhiên, đưa năng lượng tái tạo vào hệ thống điện sẽ làm cho việc quản lý mạng lưới thêm phức tạp, do đặc tính gián đoạn của nó. Nhờ công nghệ thông tin và truyền thông, lưới điện thông minh sẽ cho phép tối ưu toàn bộ các nút trong hệ thống điện, đồng thời cải thiện hiệu suất của các nhà máy điện và giảm tổn hao đường dây.

Ngày nay, giá thành mỗi kWh điện gió đất liền và pin mặt trời đã cạnh tranh được với các nhà máy điện chạy dầu, than, khí và ngay cả với nhà máy điện hạt nhân. (Điện gió ngoài khơi vẫn còn đắt nhưng tiềm năng ở Việt Nam đầy hứa hẹn).

Giá năng lượng tái tạo tiếp tục hạ thấp trong khi đó giá của các nguồn năng lượng khác tăng nhanh vì tài nguyên thiên nhiên khô cạn hoặc vì phải tăng cường mức an toàn ở các nhà máy điện hạt nhân.

B. Tiết kiệm năng lượng :

Sử dụng năng lượng một cách điều độ liên quan đến việc loại bỏ lãng phí ở tất cả các khâu trong hệ thống tổ chức của xã hội và trong hành vi của mỗi cá nhân. Điều độ không phải là hạn chế quá mức hay dè xẻn. Nó đơn giản là bắt buộc xây dựng tương lai của chúng ta trên nền tảng nhu cầu năng lượng không quá mức độ, kiểm soát tốt hơn, và cân bằng hơn.

Việt Nam còn có thể tiết kiệm nhiều hơn nữa. Chúng ta phải tiết kiệm điện mọi nơi (cơ quan hành chính, hộ gia đình, trung tâm thương mại, công nghiệp, giao thông, chung cư…).

Tùy theo quốc gia, có thể giảm tiêu thụ năng lượng và nguyên liệu từ 2 đến 3 lần nhờ vào các kĩ thuật đã được chứng minh cụ thể.

Những kWh không tiêu thụ là tốt nhất.

C. Hiệu quả năng lượng :

Hiệu quả năng lượng liên quan đến việc làm giảm nhiều nhất có thể sự tổn hao so với tài nguyên sử dụng. Tiềm năng cải thiện trong công nghiệp, đời sống, giao thông và thiết bị là rất lớn.

Nâng cao hiệu suất của thiết bị và máy móc cho phép giảm mạnh tổn hao.

Cần khuyến khích cải thiện hiệu suất năng lượng trong tất cả các lĩnh vực công nghiệp, kinh tế, và hành chính.

Nam An : Muốn thành công, theo Giáo sư phải giải quyết những vấn đề gì ?

Nguyễn Khắc Nhẫn :Trong bài báo của tôi được công bố trên trang web của Hội người Việt Nam tại Pháp (UGVF) và Forum Diễn Đàn : Việt Nam có thể đạt 100% Năng lượng tái tạo năm 2050, tôi đã liệt kê một số đề xuất phần lớn được ghi trong danh sách sau đây :

Sự thành công phụ thuộc phần lớn vào quyết tâm chính trị của Chính phủ.

Thành lập Bộ Năng lượng tái tạo

Cần có sự quan tâm đặc biệt của chính phủ, các cơ quan hành chính, doanh nghiệp và người dân.

Thực hiện gấp các giải pháp

Dừng xây dựng các nhà máy điện than

Giảm tỉ lệ tăng trưởng hằng năm về tiêu thụ điện (mục tiêu ngắn hạn :

dưới 5 %)

Huy động toàn xã hội

Quảng bá rộng rãi, thông tin và truyền thông

Giáo dục ở các cấp tiểu học, trung học và đại học

Thay đổi hành vi, suy nghĩ

Tinh thần trách nhiệm chung

Giảm tác động của mỗi cá nhân đến môi trường

Thay đổi quan điểm tăng trưởng, bỏ những hạn chế của mô hình hiện tại

Quy hoạch đất đai một cách thông minh

Phát triển giao thông công cộng và chia sẻ, giao thông sạch, và xe đạp điện

Ưu tiên thiết bị và sản phẩm địa phương (tránh quãng đường xa)

Bỏ rào cản hành chính và pháp lý cứng rắn

Chính sách mua lại giá thấp, hỗ trợ thuế

Giá carbon

Ủng hộ đổi mới và sáng kiến ở địa phương

Triển khai các dự án thăm dò về "năng lượng dương"

Phát triển thành phố thông minh

Đầu tư vào các phương pháp lưu trữ năng lượng, đặc biệt là STEP (Trạm chuyển năng lượng bằng bơm)

Dừng xây dựng các đường dây truyền tải dài 500 kV

Phân tán, xây cất các nhà máy điện nhỏ, tự chủ năng lượng của các vùng

Chống lãng phí ở mọi cấp độ

Đưa ra chính sách, mục tiêu, đầu tư nhằm sử dụng năng lượng điều độ và cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng

Chương trình kiểm định, chuẩn mới, và luật phù hợp

Phát triển điều hòa nhiệt độ sinh học (điều hòa nhiệt độ hiện nay tốn quá nhiều điện)

Tìm cách bổ sung cho khí đốt và điện

Vai trò lớn của rừng và nông nghiệp (giảm khí thải nhà kính, lưu trữ carbon)

Kinh tế vòng (tái chế và sản xuất vật dụng và thiết bị bền vững)

Nếu có thể thì nên sửa chữa, thu hồi, tái sử dụng, tái chế sản phẩm

Nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu (dầu, khí) chỉ dành cho các mục đích không liên quan đến năng lượng

An ninh lương thực và đa dạng sinh học :

Nam An : Khí thải CO2 của điện than có ảnh hưởng lớn đến hiện tượng thay đổi khí hậu và các lĩnh vực lương thực, đa dạng sinh hoc và sức khỏe như thế nào thưa Giáo sư ?

Nguyễn Khắc Nhẫn : Việt Nam là một trong những nước dễ bị ảnh hưởng nhất trước biến đổi khí hậu.

Việt Nam (xếp thứ 26) nằm trong nhóm các nước có rủi ro đặc biệt cao. Cũng như một số nước Châu Á khác, các nguy cơ chính là : nắng nóng, mưa lớn, bão mạnh và thường xuyên hơn, ngập nước và lụt, xâm nhập mặn, sạt lở đá, xói bờ biển, sạt lở đất, đất đai khô cạn, cháy và mất rừng, giảm tài nguyên nước và dự trữ nước ngọt, nước biển dâng cao, hiệu suất nông nghiệp giảm, tàn phá hệ động thực vật, đói, di dân, an ninh bị đe dọa, côn trùng di cư, bệnh mới, dị ứng, tỉ lệ chết tăng liên quan đến tiêu chảy, dịch tả lan rộng do nhiệt độ tăng…

Ở những vùng nguy hiểm, cần làm ngay các công việc sau : xem lại kế hoạch đô thị hóa và dự báo, nên xây dựng lại nhà cửa và cầu đường, bảo vệ các cơ sở, làm sạch nguồn nước, bảo vệ hồ, đê, đập (khoảng 1200). Không nên quên rằng nông nghiệp là nguồn sản xuất metan rất lớn (độc hại hơn 40 lần so với CO2). Gia súc ăn cỏ, đồng ruộng, rơm, sự lên men tự nhiên của rau cỏ thừa cũng tạo ra metan.

Với dân số tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi của Việt Nam thấp, do thiếu quyết tâm chính trị và tài chính.

Cần nhắc lại ở đây rằng ngày vượt ngưỡng của năm 2018 đã đến từ ngày 1/8. Đó là ngày nhân loại đã xài hết tổng tài nguyên mà trái đất có thể tạo ra trong một năm. Ngày này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo : cách chúng ta sử dụng tài nguyên (nguyên vật liệu, nước, năng lượng) không còn có thể chịu được nữa.

Từ nhiều năm, Việt Nam đã chịu đựng biết bao nhiêu ảnh hưởng tệ hại của biến đổi khí hậu (đường phố thành sông ngòi, hàng trăm tấn cá chết, cháy rừng, bão thường xuyên…).

Những tín hiệu cảnh báo đã xuất hiện khắp nơi, nhưng hành động lại chưa được tương xứng với những thách thức như vậy.

Theo doanh nhân người Mỹ hoạt động trong lĩnh vực môi trường Paul Hawken, chủ dự án Drawdown, trong số 100 giải pháp hiệu quả nhất đối với biến đổi khí hậu, có cả sự giảm lãng phí thực phẩm và giảm tiêu thụ thịt. Ta đã lãng phí quá mức. Trên thế giới, hằng năm khoảng 1600 tỉ tấn thực phẩm bị bỏ đi, chiếm 1/3 lượng thực phẩm được tạo ra. Lượng carbon liên quan đến số thực phẩm sản xuất ra nhưng không tiêu thụ ước tính là 3.3 Gt CO2, tức 1/3 lượng khí thải nhà kính của Trung Quốc.

Từ hơn 20 năm nay, theo Alain Gojon, giám đốc trung tâm nghiên cứu về hóa sinh và sinh lý học phân tử cây trồng (CNRS -INRA- Sup Agro, Université de Montpellier), chúng ta biết rằng CO2 làm giảm chất dinh dưỡng trong gạo.

Trong tạp chí Revue Nature Climate Change, 27/8/2018, hai nhà nghiên cứu người Mỹ của trường Đại học Harvard đã tuyên bố rằng sự gia tăng CO2 trong không khí sẽ dẫn đến một lượng lớn cây trồng bị thiếu protein, sắt, kẽm, gây hậu quả xấu đối với sức khỏe. Ảnh hưởng rộng lớn này tác động đến tất cả các loại cây trồng ở tất cả các quốc gia, đặc biệt các nước ở Nam Á và Đông Nam Á, Trung Đông và Châu Phi. Việc trồng lúa ở vùng đồng bằng sông Mekong ở Việt Nam bị tác động mạnh nhất, do sự thay đổi thất thường giữa ngập nước trong mùa mưa và xâm nhập mặn vào mùa khô. FAO (Tổ chức Lương nông của Liên Hiệp Quốc) vừa lên tiếng cảnh báo. Trong báo cáo ngày 11/9/2018, FAO cho rằng các hiện tượng khí hậu bất thường là nguyên nhân chính gây ra mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng trên thế giới. Sự mất mùa ngũ cốc ở Châu Á là một vấn đề nóng, liên quan đến carbon, cách dùng nước và đất trồng trọt. Nguyên do chính là sản lượng quá lớn và vai trò của trồng lúa, nguồn tạo ra metan lớn. Ở Châu Á, việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên vẫn tiếp tục : 60 % đồng cỏ bị thoái hóa, 25 % loài đặc trưng bị đe dọa, phần lớn sông ngòi bị ô nhiễm vì rác thải nhựa. Sự tăng nhiệt độ quá 1.5°C sẽ tàn phá đa dạng sinh học. Với tốc độ hiện nay, đến cuối thế kỉ, vùng đất tự nhiên với cây cỏ và động vật sẽ thoái hóa mạnh (hơn một nửa đối với 2/3 các loài côn trùng và cây cỏ, và hơn 40% đối với động vật có vú).

Sự suy giảm của đa dạng sinh học đe dọa cả trái đất. Ngày 19/03/2018, Ngân hàng thế giới cảnh báo những đợt di cư lớn do khí hậu. Từ đây đến 2050, ba vùng : Nam Á, Mỹ Latin và Châu Phi hạ Sahara, có 143 triệu dân di cư. Ngày 13/11/2017, tạp chí Bioscience đưa ra lời cảnh báo của 15.000 nhà khoa học của 184 quốc gia về trạng thái đáng báo động của trái đất, do sự suy thoái nghiêm trọng của môi trường dưới tác động của con người. Lời cảnh báo đầu tiên của 1.700 nhà nghiên cứu, trong đó có hàng chục nhân tài đạt giải Nobel, được đưa ra vào năm 1992, sau hội nghị thượng đỉnh về Trái đất tại Rio (Braxin). Lời cảnh báo như sau : loài người và thế giới tự nhiên đang trên đường va chạm nhau. Đáng tiếc là một phần tư thế kỉ sau, con đường đó vẫn không có gì thay đổi. Trong thời gian đó, khoảng một phần ba số động vật có vú, bò sát, lưỡng cư, cá và chim đã biến mất.

Tác hại về sức khỏe :

Đáng tiếc là trên các phương tiện truyền thông, ta thường nghe nói về biến đổi khí hậu mà gần như không nghe những tác hại về sức khỏe. Nhưng, đối với dân chúng, sức khỏe là vấn đề quan trọng nhất.

Dân chúng ở Việt Nam không nên quên rằng ô nhiễm không khí giết người hàng loạt. Theo bản tổng kết gần nhất, ngày 2/5/2018, của OMS (Tổ chức y tế thế giới), mỗi năm, 7 triệu người chết trên thế giới (đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ) do hít thở không khí chứa nhiều hạt bụi nhỏ. Con số này còn lớn hơn cả số nạn nhân cộng dồn từ tiểu đường (1,6 triệu), lao (1,4 triệu), tai nạn giao thông (1,3 triệu), và sida (1,1 triệu). Hằng ngày, 9 trên 10 người tiếp xúc với không khí ô nhiễm nặng. Sau đây là những con số kinh hoàng do Maria Neira, giám đốc sức khỏe cộng đồng và môi trường của OMS, công bố tháng 12/2017 : 36% chết vì ung thư phổi, 34% do AVC và 27% do nhồi máu cơ tim, liên quan đến ô nhiễm không khí. Ở Liên minh Châu Âu, người ta thống kê 400.000 người chết trẻ mỗi năm, với nguyên nhân đến từ 43 triệu ô tô diesel thải oxit ni-tơ quá mức cho phép.

Với những biện pháp mạnh, Trung Quốc muốn đưa chất lượng không khí thành ưu tiên hàng đầu và giải quyết tình trạng ô nhiễm. Theo Bắc Kinh, những biện pháp đầu tiên đã cho phép giảm 30% số bệnh nhân nhập viện. Đã từ nhiều năm, người Việt Nam ở những thành phố lớn, cũng như dân Trung Quốc, ra đường phải đeo mặt nạ, nhưng điều này cũng không bảo vệ được hoàn toàn.

Giới hạn hằng năm theo khuyến cáo của OMS là 10 µg (microgrammes)/m³ đối với các phân tử mịn PM2,5 (đường kính nhỏ hơn 2.5 micromètres). Những phân tử mịn không những đi vào đường hô hấp mà cả hệ thống tim mạch.

Nam An : Nếu Giáo sư còn lời cảnh báo gì quan trọng xin Giáo sư cho biết ?

Nguyễn Khắc Nhẫn :Việt Nam thuộc vùng chịu ảnh hưởng nặng nhất nhì về biến đổi khí hậu.

Đất nước chúng ta có thể phát triển kinh tế mà không tàn phá môi trường bằng cách thực hiện chính sách sản xuất và tiêu thụ sạch hơn và không lãng phí.

Cần nhanh chóng thiết lập nền kinh tế ít carbon. Nếu chúng ta càng trì hoãn một giải pháp tổng thể thì ta càng khó khăn đối mặt với những hiểm họa, và thiệt hại càng lớn và rất khó quản lý.

Tất nhiên, đó là thách thức dài hạn. Nhưng xét đến tốc độ tăng khí thải nhà kính, chúng ta cần phải hành động ngay. Đừng quên rằng phần lớn khí thải này tồn tại rất lâu trong khí quyển. Một lượng CO2 thải ra tại một thời điểm nào đó thì phải cần 100 năm sau mới giảm đi một nửa !

Sự tích lũy khí thải nhà kính là vô cùng to lớn kể từ ít nhất là 800.000 năm qua. COP 21 dự kiến phải giảm sự tăng nhiệt độ bằng cách giới hạn ở mức dưới 2°C (hay 1,5°C) so với giai đoạn trước cách mạng công nghiệp, trong khi mức hiện nay đã gần 1°C. Nếu tiếp tục tốc độ, cái ngưỡng 1,5°C sẽ bị vượt qua trong khoảng giữa năm 2030 và 2052, và nhiệt độ có thể sẽ tăng 3,2°C, thậm chí là 5,5°C, vào cuối thế kỉ. Tuy nhiên, trong báo cáo đặc biệt trình bày vào ngày 8/10/2018 tại Hàn Quốc, GIEC hi vọng rằng vẫn còn có cơ hội để giới hạn sự tăng nhiệt độ ở mức 1,5°C. Nhưng để đạt được điều đó cần phải có những biến đổi hết sức mạnh mẽ chưa từng có trong tất cả các lĩnh vực của xã hội. Măc khác, cũng cần phải đạt được sự trung hòa (neutralité) carbone vào năm 2050, đó là điểm cân bằng giữa lượng khí thải nhà kính phát ra trên thế giới và khả năng trái đất thu hồi và lưu trữ CO2.

Theo Al Gore, đồng nhận giải Nobel hòa bình với GIEC* năm 2007, khí quyển như một cái cống lộ thiên bởi nó nhận mỗi ngày gần 100 triệu tấn khí thải ô nhiễm tức gần 41 tỉ tấn/năm (con số 2017). Ba phần tư khí thải độc hại là do các nguồn năng lượng hóa thạch : than, dầu, khí.

Các thảm họa gây nên bởi hiện tượng thời tiết bất thường trở nên thường xuyên hơn và kinh hoàng hơn.

Theo nhà khí hậu học Jean Jouzel, cựu phó Chủ tịch GIEC, giả thiết về vai trò của CO2 đối với hiệu ứng nhà kính được đưa ra từ năm 1824 dựa vào những tính toán lí thuyết của Jean Baptiste Joseph Fourier, nhà toán học nổi tiếng người Pháp và cựu Chủ tịch Đại học Grenoble. Nhiệt độ trái đất hiện nay cao hơn nhiệt độ của phần lớn thời gian trong 11 ngàn năm qua. Thách thức thực sự chính là khả năng thích nghi của chúng ta trước tốc độ thay đổi đáng sợ. Tại Pháp, dự kiến có thể sẽ đưa vào hiến pháp qui định bắt buộc về đấu tranh chống biến đổi khí hậu.

Ngày 19/9/2018, Kristalina Georgiera, giám đốc Ngân hàng thế giới, đã tuyên bố rằng chúng ta là thế hệ cuối cùng để có thể làm được điều gì đó chống biến đổi khí hậu. Theo bà, điều đó đưa đến đánh thuế việc thải khí nhà kính, tức là carbon. Ngày 19/12/2017, Trung Quốc đã chính thức đưa ra thị trường carbon ở phạm vi quốc gia.

Theo lý thuyết kinh tế, cần lựa chọn giải pháp ưu tiên của toàn xã hội, tức là toàn bộ người dân (mà ưu tiên mỗi người thường ngược nhau). Nhưng trong các vấn đề môi trường, rất khó có các ưu tiên mang tính tập thể. Cái giá của sự yên lặng là rất lớn. Một số ngưỡng, một khi đã bị vượt qua, sẽ tạo nên những tình huống nguy hiểm vì không thể đảo ngược. Nếu chính quyền Việt Nam chậm trễ trong việc tái định hướng mô hình kinh tế trước biến đổi khí hậu thì nay mai sẽ là quá trễ. Đầu tư vào một thế giới mới với giải thuật, thông minh nhân tạo, robot, công nghiệp 4.0 … là xu hướng thời thượng, nhưng ở Việt Nam, cũng như những nước có nguy cơ cao, trước mắt, cần bảo vệ môi trường và sức khỏe của người dân.

Nam An : Xin cảm ơn Giáo sư đã dành thời gian.

Published in Việt Nam

Nhà hát 1.500 tỷ đồng ở Thủ Thiêm : 'Quyết định bất thường' ? (BBC, 09/10/2018)

Một luật sư nói với BBC rằng việc Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đồng ý xây dựng nhà hát giao hưởng trị giá 1.500 tỷ đồng ở Thủ Thiêm cho thấy "không phải mọi nghị quyết của Hội đồng nhân dân đều thể hiện đúng ý chí của người dân" trong lúc một nhà quan sát nói đây là "quyết định bất thường ở kỳ họp bất thường".

nhahat1

Cảnh Thành phố Hồ Chí Minh

Mạng xã hội dấy lên tranh cãi sau khi các báo Việt Nam cho hay Thành phố Hồ Chí Minh xây nhà hát 1.500 tỷ đồng tại Thủ Thiêm là "vì cần cho người dân".

Kinh phí xây dựng được hiểu là "từ nguồn ngân sách thành phố".

Quyết định này được thông qua tại kỳ họp bất thường Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hôm 8/10.

Theo báo Dân Trí, nhà hát này được xây dựng với quy mô 1.700 chỗ, có khán phòng lớn 1.200 chỗ và khán phòng nhỏ 500 chỗ. Dự kiến, thời gian thực hiện từ 2018-2022. Chủ đầu tư là Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình thuộc Sở Văn hóa và Thể thao.

Tờ báo cũng mô tả đây là "công trình điểm đến cho tương lai".

nhahat2

Người dân Thủ Thiêm bức xúc khi trao đổi với các đại biểu Quốc hội ngày 9/5

'Đảng cử, dân bầu'

Hôm 9/10, Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp, nói với BBC : "Nếu xét về khía cạnh pháp lý thì việc thông qua đề xuất xây nhà hát ở Thủ Thiêm hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nếu hỏi việc này có thể hiện đúng nguyện vọng của nhân dân thành phố hay chưa thì câu trả lời chắc chắn là chưa vì trên các diễn đàn, mạng xã hội thì rất nhiều người phản đối".

"Vì người ta thấy nó chưa thực sự cần thiết vào thời điểm hiện nay".

"Qua việc này cho thấy một điều không phải mọi nghị quyết của Hội đồng Nhân dân đều thể hiện đúng ý chí của người dân thành phố".

"Hiện nay không có cơ chế nào để người dân có thể ngăn chặn Hội đồng Nhân dân ra các nghị quyết như vậy".

"Bởi thực tế đại đa số đại biểu Hội đồng Nhân dân là Đảng viên. Đảng cử dân bầu nên chắc chắn Hội đồng Nhân dân không thể đại diện cho ý chí của cử tri một cách đầy đủ".

"Theo tôi, đã đến lúc cần có cơ chế để Hội đồng Nhân dân làm việc hiệu quả và đảm bảo các quyết sách của cơ quan được xem xét một cách thấu đáo và thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng của người dân".

'Quyết định bất thường'

Cùng ngày, trả lời BBC, ông Cù Mai Công, một nhà báo sinh ra ở Sài Gòn và là tác giả sáu tập sách Saigon By Night, nói : "Đây quả là quyết định bất thường ở một kỳ họp bất thường. Nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ đồng được thông qua khi bản giao hưởng "nước mắt Thủ Thiêm" còn đây !".

"Theo Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Quyết Tâm, các đề án trong kỳ họp này, đặc biệt là dự án nhà hát, rất quan trọng cho sự phát triển, nâng cao đời sống người dân thành phố. Bà khẳng định đây là dự án có tầm vóc thế kỷ, được người dân thành phố chờ đợi từ lâu nên đề nghị các đại biểu cân nhắc".

"Một số đại biểu của dân lại có vẻ "không chờ đợi" khi vẫn còn nhiều băn khoăn. Trong đó, đáng lưu ý là ý kiến của bà Võ Thị Ngọc Thúy : "Thành phố đã khảo sát thị trường để biết được nhu cầu nhạc giao hưởng, vũ kịch của khán giả ra sao ?".

"Nhưng hình như không đại biểu nào nói về việc Thành phố Hồ Chí Minh quyết xây dựng nhà hát giao hưởng này khi bản "giao hưởng nước mắt" 20 năm của bà con Thủ Thiêm tới giờ vẫn chưa có kết quả cụ thể sau khi Thanh tra Chính phủ công bố bản điều tra (chưa phải kết luận thanh tra)".

"Cuối cùng thì dự án 1.500 tỷ đồng đã được thông qua nhanh chóng tại kỳ họp này".

nhahat3

Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang khánh thành năm 2015 được mô tả là "thánh đường không trọn vẹn"

"Kỳ họp bất thường không phải để giải quyết chuyện nóng bỏng thời sự, chẳng hạn như Bệnh viện Nhi đồng 1 đang "vỡ trận" mà quyết một công trình dự kiến mấy năm mới xong (2018-2022). Lẽ nào sinh mạng của hàng trăm, hàng trăm, hàng ngàn công dân bé nhỏ ở Sài Gòn không được người dân ưu tiên bằng nhà hát giao hưởng ?"

"Rõ ràng là bất thường. Càng bất thường hơn khi kinh phí hơn 1.500 tỉ đồng xây nhà hát này là tiền đấu giá lô đất 23 Lê Duẩn (có người cho rằng lô đất này có giá trị 2.500 tỷ đồng chứ không phải 1.500 tỷ đồng), tức tiền dân mà không phải từ những doanh nghiệp bất động sản đang thu lợi cực lớn ở Thủ Thiêm".

Nhà báo Cù Mai Công cho biết thêm :

"Đầu thế kỷ 20, khi Chú Hỏa (Hui Bon Hoa) được hưởng lợi từ các lô đất chính quyền Pháp ở Sài Gòn cấp cho khi làm đường Trần Hưng Đạo hiện nay, ông ta phải xây tặng cho Sài Gòn các công trình lớn cho tới nay vẫn xài tốt : Bệnh viện Từ Dũ, khách sạn Majestic, Trường Minh Đức (đường Nguyễn Thái Học, Q.1) và Trung tâm cấp cứu Sài Gòn hiện nay".

"Trước đó, hai nhà hát Hòa Bình, Bến Thành được xây dựng sau 1975 cũng đã được kỳ vọng lớn. Giờ hai nhà hát này hoạt động ra sao thì ai cũng biết : Vừa xuống cấp vừa không đạt tiêu chuẩn tổ chức các buổi diễn quốc tế".

"Đó là chưa kể mới đây, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang với những kỳ vọng vực dậy bộ môn cải lương sau khi đội vốn từ 60 tỷ đồng lên 132 tỷ đồng, đưa vào hoạt động thì chỉ cầm chừng vì chật chội và sai... thiết kế".

"Thực tế người dân đủ mọi thành phần thì đang nói đầy trên Facebook", ông Cù Mai Công bày tỏ ý kiến.

Ben Ngô

****************

Nhà hát giao hưởng 1.500 tỉ : Cần nhưng không phải lúc này ! (RFA, 09/10/2018)

‘Chúng tôi không cần’

"Không ! Tôi nói thẳng 1 tiếng là không. Việt Nam mà, đâu có ai biết nhạc giao hưởng gì nhiều đâu. Một trăm người chỉ có 1 người biết. Cái đó nó mới lạ với Việt Nam lắm.

nhahat4

Hình chụp từ trên cao khu đô thị Thủ Thiêm - RFA

Dùng từ ‘giao hưởng’ là chọc người ta, vì xây nhà giao hưởng không ai coi hết đó, nhà hát thường còn không ai coi, nói gì đến giao hưởng ?".

Đó là ý kiến của bà Hương, một người dân Thủ Thiêm nói với RFA qua điện thoại vào tối ngày 9 tháng 10, một ngày sau khi diễn ra kỳ họp thứ 10, còn được gọi là kỳ họp bất thường của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa IX. Kỳ họp được truyền thông trong nước loan báo sau đó là sau hơn 3 giờ đồng hồ thảo luận, các đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã thông qua dự án đầu tư nhà hát 1.500 tỉ đồng.

Báo Người Lao động cho biết chi tiết đây là nhà hát đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2). Nhà hát có quy mô 1.700 chỗ, gồm hai khán phòng lớn và nhỏ.

Tại kỳ họp, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Lê Thanh Liêm nêu lý do cần phải có 1 nhà hát giao hưởng vì : "Thành phố (Hồ Chí Minh) là một thành phố văn minh, hiện đại, là đầu mối giao lưu không chỉ về kinh tế, khoa học mà còn các giá trị văn hóa xã hội khác nên rất cần những công trình văn hóa xứng tầm".

Ngoài ra, ông Liêm nhấn mạnh thêm xây dựng nhà hát này còn để đáp ứng và nâng cao trình độ thưởng thức văn hóa nghệ thuật cho hơn 10 triệu người dân và hàng triệu du khách viếng thăm mỗi năm, góp phần nâng cao trình độ hưởng thụ văn hóa của người dân Thành phố trong bối cảnh hội nhập với quốc tế.

Nếu xét về khía cạnh xây dựng và vai trò của người lãnh đạo, khó có ai có thể phủ quyết chủ trương khai phóng, khai minh của ông Phó Chủ tịch UBND Thành phố. Thế nhưng, khi một công trình văn hóa ra đời với trọng trách truyền tải những loại hình nghệ thuật đến cho quần chúng, như lời ông nói, mục đích là để ‘đáp ứng và nâng cao trình độ thưởng thức văn hóa nghệ thuật cho người dân". Vậy thì người dân đón nhận ý tưởng này ra sao ?

Ông Lê Văn Lung, 59 tuổi, một doanh nhân ở Thủ Thiêm nay đã bỏ việc để dành trọn thời gian cho việc khiếu kiện cho ông và cho những gia đình mất đất khác, cho chúng tôi biết xây nhà hát giao hưởng không phải là vấn đề bức thiết của người dân :

"Cái việc thưởng thức nhạc giao hưởng này thì nó rất xa vời với người dân trung lưu trở xuống. Tui nói là trung lưu luôn. Họ chưa có khái niệm gì về nhạc này và chưa hiểu gì về nhạc này cả. Nó xa vời với người dân lắm. Nó không phải là vấn đề bức thiết của người dân".

nhahat5

Rạp hát Hưng Đạo xưa - Courtesy of internet

Đối với ông Lung, cái ông gọi là bức thiết nhất của người dân lúc này là bệnh viện và trường học. Đây cũng là suy nghĩ của bà Hương nêu lên với RFA :

"Bây giờ xây bệnh viện người dân hưởng ứng liền. Xây những nhà từ thiện, nuôi trẻ mồ côi hay cái gì đó cho người già thì người ta hưởng ứng liền. Còn cái này giống như "chọc gai" tụi tui".

Không phải thời điểm này !

Trong một xã hội phát triển chưa đồng đều, một xã hội còn tồn tại sự chênh lệch khá lớn giữa cái giàu, cái nghèo thì rất khó để xác định sự cân bằng giữa cái cần và cái đủ trong đời sống chung. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng người dân trong xã hội không nhận thức được họ cần gì và khi nào họ cần điều đó.

Nhà khảo cổ Nguyễn Thị Hậu chia sẻ với RFA về tâm tư của bà về sự cần thiết của những công trình văn hóa đối với 1 xã hội :

"Nếu như đứng ở 1 góc độ là sự hưởng thụ văn hóa và việc xây dựng văn hóa thành phố thì rõ ràng không thể nói là Thành phố mình không cần những công trình văn hóa như thế, không thể nói là mình không cần bảo tàng lớn hơn, nhà hát giao hưởng hay những công trình văn hóa như quốc tế họ đã có".

Tuy nhiên, cũng chính nữ khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu đã thẳng thắn bảy tỏ thêm ý kiến của bà trước quyết định của Hội đồng nhân dân Thành phố và phản ứng của cộng đồng trong nước.

"Thật sự tôi không tán thành quyết định xây nhà hát vào lúc này và nhất là lại trên mảnh đất Thủ Thiêm, cái nơi mà hiện nay còn rất nhiều vấn đề về đất đai chưa được giải quyết. Việc xây nhà hát hay nói cách khác là xây 1 công trình văn hóa mà đối với nhiều người dân thành phố còn rất xa lạ, ở 1 thời điểm và 1 vị trí rất nhạy cảm thì theo tôi đấy là 1 quyết định rất thiếu khôn ngoan về mặt chính trị".

Thực tế từng cho thấy, từ thưở rất xa xưa, người dân miền Nam đã từng chen chúc, hứng khởi chờ đón hai cánh màn nhung mở ra để nghe những câu cải lương ngọt lịm của những vở tuồng kinh điển như "Đời cô Lựu", "Tiếng trống Mê Linh"…Sân khấu của những vở tuồng ấy không lung linh hào nhoáng như sân khấu nhạc kịch, nhưng ai đã từng sống qua thời ấy đều hiểu rằng, sân khấu đó thật sự là của họ, của khán giả. Và những vở diễn đó được viết cho người dân miền Nam lúc đó thưởng thức.

nhahat6

Sân khấu vở tuồng Áo gấm Khôi Nguyên Courtesy of cailuongvietnam.com

Ngày nay, xã hội đã phát triển hơn, đời sống đã văn minh hơn, nhưng đã cần và đủ cho việc xây dựng 1 nhà hát giao hưởng chưa ? Nhà văn Nguyễn Đông Thức có chia sẻ trên trang cá nhân của ông :

"Nhà hát Giao hưởng ? Thì cũng được đi, bởi một thành phố hiện đại, văn minh thì rất nên có.

Nhưng nó bao giờ cũng phải đi kèm với một trình độ văn hoá, một khả năng tiếp thụ và thưởng thức của người dân mức nào đó. Các trình độ đó đã có chưa ?"

Ông Lê Văn Lung, "khán giả" tương lai của nhà hát giao hưởng 1.500 tỉ chia sẻ ý kiến của ông :

"Nói là trong thời điểm này thì cụm từ này nó rất chính xác trong thời điểm này. Tất nhiên nói cần thì nó rất cần nhưng không phải trong thời điểm này.

Những công trình văn hóa thì sau này kìa, khi mà đời sống cao lên, những nghèo đói, những cơ bản cuộc sống nó đã cao thì mới thưởng thức những cái đó".

Phân tích cái cần 1 cách khoa học hơn, nữ khảo cổ Nguyễn Thị Hậu cho rằng không có nghĩa là khi mình còn nghèo thì mình không có quyền nghĩ đến và không có quyền chăm lo cho người dân có quyền thụ hưởng giá trị văn hóa của dân tộc cũng như văn hóa của quốc tế.

Tuy nhiên, điều cần thiết là sự chuẩn bị từ gốc.

"Nếu muốn người dân có thể thụ hưởng được những công trình văn hóa thì chúng ta phải có sự chuẩn bị từ rất sớm, phải đưa những văn hóa đó vào giảng dạy ngay từ trong nhà trường, hội hoạ, loại hình âm nhạc. Khi thế hệ đó lớn lên thì họ mới có nhu cầu. Và khi người dân có nhu cầu thì khi nhà nước đưa ra rất dễ gặp sự đồng thuận".

Các công trình văn hoá, nghệ thuật vốn dĩ được sinh ra là để phục vụ cho con người, bất kể giàu, nghèo, sang, hèn. Họ hoàn toàn có quyền được thụ hưởng những cái đẹp trong cuộc sống. Nhân vật cô gái làng chơi trong bộ phim Pretty Woman cũng được quyền hưởng thụ và rơi nước mắt cho vở nhạc kịch La Traviata chỉ dành cho giới quí tộc. Nhưng đó là nhân vật trong phim. Còn với dự án nhà hát giao hưởng 1.500 tỉ cho người dân Việt Nam, thì nhà văn Nguyễn Đông Thức có nêu câu hỏi : "Ai sẽ đến thưởng thức được nhạc giao hưởng ở cái nhà hát được xây trên vùng đất đầy nước mắt ấy ?"

Cát Linh

******************

Dự án nhà hát 1.500 tỷ ở Thủ Thiêm bị dân phản ứng dữ dội (VOA, 09/10/2018)

Hàng nghìn ý kiến th hin trên mng xã hi trong hai ngày qua cho thấy rt nhiu người dân phn đi kế hoch ca chính quyn thành ph H Chí Minh cho xây mt nhà hát tr giá 1.500 t đng khu đô th mi Th Thiêm.

nhahat7

Khu đất Th Thiêm d kiến dành cho vic xây nhà hát 1.500 t đng

Một s kiến trúc sư danh tiếng phát biu vi hai báo mng ln, Zing và VietnamNet, cnh giác rng "không nên vi vàng" xây nhà hát như vy, h nói thông qua ch trương xây nhà hát mi như vy là "quá nóng vi".

Tin tức trên báo chí trong nước cho hay Hi đng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hôm 8/10 đã hp bt thường và thông qua d án xây dng mt nhà hát giao hưởng, nhc và vũ kch mi, s nm qun 2, vi s tin đu tư tương đương hơn 65 triu đô la.

Các bản tin cho biết thêm là s tin k trên có ngun gc là tin bán đu giá mt khu đt có v trí đc đa qun 1, trung tâm thành ph.

Phó Chủ tch y ban Nhân dân thành phố, ông Lê Thanh Liêm, được mt s báo trích li phát biu rng vic xây dng mt nhà hát giao hưởng, nhc và vũ kch đt tiêu chun quc tế là "tht s cn thiết và cp bách".

Nhưng ngay sau khi các bn tin xut hin, rt nhiu người lp tc bày tỏ "bt bình" và "phn đi" d án được lên kế hoch dành cho khu đô th vn đy nhng bê bi vì vic gii ta sai quy hoch đã b báo chí liên tc m x, phân tích.

Cách đây hơn mt tháng, Thanh tra Chính ph đã ra kết lun rng chính quyn Thành phố Hồ Chí Minh, B Xây dng và Văn phòng Chính ph "có nhiu sai phm" trong quá trình quy hoch Th Thiêm, "phá v quy hoch", th hin "s buông lng qun lý, s dng đt". Đây là kết qu ca khong 10 năm ròng rã khiếu kin ca nhiu người dân đa phương.

nhahat8

Qui hoạch Khu đô th mi Th Thiêm (Zing.vn)

Nhưng t khi có kết lun ca thanh tra đến nay, chính quyn thành ph "chưa ngi li" vi người dân đ gii quyết nhng điu bc thiết, theo li ông Lê Văn Lung, mt nn nhân mt đt, cho VOA hay.

Ông Lung, 59 tuổi, mt đi din cho "dân oan" Th Thiêm, nói với VOA rng h "rt bc xúc" v ch trương xây nhà hát :

"Thành phố không tích cc ngi li vi người dân gii quyết trước mt đ người dân chúng tôi có cuc sng n đnh qua thi gian dài ngoài đường đ đi đu tranh. Bây gi li thông qua xây dng nhà hát thì nó rất là phn cm, vô cm đi vi bà con chúng tôi ngay vùng đt Th Thiêm. Nó ging như đang thách thc nhng dân oan chúng tôi".

Ông Lung cho biết hơn mt tháng nay, nhng người dân mt đt liên tc ngóng ch hàng ngày, hàng gi, nhưng không thy "bt c tín hiu nào c" v vic chính quyn s sa cha sai lm và đn bù cho dân.

Để thúc gic chính quyn tr li nhà đt ca dân b gii ta sai, ông Lung và nhng người dân oan khác đã tiến hành các cuc biu tình 2 ngày hàng tun trước các tr s của Thành y và UBND. Ông nói vi VOA rng trong cuc biu tình hôm 9/10, dân oan cũng phát loa phn đi d án xây nhà hát.

Một video được lan truyn trên trang Facebook ca bà Trương Th Yến, mt dân oan Th Thiêm, vào cùng ngày cho thy mt ph n trung niên đứng trước cơ quan công quyn Thành phố Hồ Chí Minh nói qua loa phóng thanh trong 17 phút, trong đó có đon :

"Ông [Tổng bí thư] Nguyn Phú Trng ơi, bây gi ông phi ch đo v Thành phố Hồ Chí Minh ngưng ngay [vic xây] ct cái nhà [hát] giao hưởng, và phi gii quyết toàn b cho dân Thủ Thiêm và Trường Thnh. Các v ct cái nhà giao hưởng ch đó là ct trên xương máu, m hôi, nước mt và xác người dân oan Trường Thnh và Th Thiêm chúng tôi đó".

Nhà hát 1.700 ghế ngi trong tương lai được gii chc thành ph mô t là có mc đích "đáp ng, nâng cao trình đ thưởng thc văn hóa ngh thut cho hơn 10 triu người dân thành ph và hàng triu du khách mi năm", theo các báo.

Tuy nhiên, từ góc nhìn của người dân, ông Lê Văn Lung cho rng nhà hát giao hưởng rt "xa vi" vi đa s cư dân thành ph. Ông nói vi VOA :

"Đối vi dân thượng lưu có trình đ âm nhc thì hoc may người ta mi ti. Còn s đông người dân Thành phố Hồ Chí Minh này, trung lưu tr li, thì cũng chưa hiu. Nhng bnh vin, hay trường hc vùng kế cn ni thành chưa bao gi được xây nhng cái ln đ mà [phc v] nhng cái bc thiết ca đi sng người dân. Ti sao li đi xây mt cái nhà hát giao hưởng rt xa l vi người dân ? Chúng tôi thy điu này là bất hp lý".

Trên mạng xã hi, hàng trăm người đã bày t ý kiến cá nhân hoc viết các bình lun trong các cuc tho lun trên mt s din dàn mng rng h ng h và có chung quan đim vi nhng người dân Th Thiêm.

Trong số nhng người phn đi d án là các nhà hoạt đng xã hi dân s, mt s nhà báo, nhà văn, lut sư, doanh nhân có tm nh hưởng ln trên mng internet, như ông Đoàn Bo Châu, ông Lê Luân, bà Lê Hoài Anh, ông Võ Văn To, ông Đ Cao Cường, và ông Trương Châu Hu Danh.

nhahat9

Người dân Th Thiêm đi khiếu kin vì mt đt trong hơn 10 năm qua

Trên báo chí chính thống, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, mt chuyên gia quy hoch kiến trúc đng cp quc tế, được các trang Zing và VietnamNet hôm 9/10 trích li nói rng "Điu mà Th Thiêm cn ngay bây gi, có l không phi là nhà hát mà là xây cu và h tng".

Kiến trúc sư có 30 năm kinh nghim nhn đnh rng vic xây cu "giúp kích thích Th Thiêm hơn nhà hát nhiu", và theo ông vi 1.500 t thành ph "có th xây được 2-3 cây cu".

Cùng ngày, mục Bn đc ca báo Pháp lut Vit Nam đăng bài ca người viết có tên Tuấn Ngc đưa ra ý kiến rng trong khi người dân ngã sp mt vì đường ph lt li khi triu cường, và Bnh vin Nhi đng b quá ti, vic Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vn quyết xây nhà hát cho thy h đang "quá xa dân" và quyết đnh ca h "không hp đo lý chút nào".

Những tin tức trước đây cho thy Cn Thơ và Vĩnh Long ln lượt khánh thành các bnh vin 500 và 800 giường vào các năm 2016 và 2018 vi giá tr là 860 t và 970 t, thp hơn nhiu s tin Thành phố Hồ Chí Minh d dnh dành đ chi cho nhà hát giao hưởng đang b dân phn đi.

*********************

Nhà hát giao hưởng Thủ Thiêm : khúc tráng ca sầu bi… CaliToday, 09/10/2018)

Chiều tối ngày 8/10, gõ cụm từ "nhà hát giao hưởng Thủ Thiêm" trên bộ máy tìm kiếm google cho ra khoảng 445.000 tin, bài có cụm từ này với thời gian tìm kiếm là 0,78 giây.

nhahat10

Nhà hát mới dự kiến xây tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm - Hội đồng nhân dân đồng ý xây Nhà hát 1.500 tỷ ở Thủ Thiêm - Ảnh Lê Quân

Lấy tiền bán đất để xây Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch ?

Sáng ngày 8-10, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa IX khai mạc kỳ họp thứ 10 (bất thường) để thông qua nhiều vấn đề được nhấn mạnh là quan trọng, trong đó có chủ trương đầu tư dự án công nhóm A với công trình Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch tại khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Ông Lê Thanh Liêm, phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đọc báo cáo nói rằng Nhà hát có quy mô 1.700 chỗ, gồm hai khán phòng lớn và nhỏ, với kinh phí dự kiến 1.508 tỷ đồng lấy từ nguồn thu bán đấu giá khu đất 23 Lê Duẩn (quận 1).

Để dễ hình dung, khu đất 23 Lê Duẩn vốn là trụ sở của Công ty Xổ số Kiến thiết Thành phố Hồ Chí Minh, với 2 mặt tiền đường Lê Duẩn và Nguyễn Du, lại cực kỳ vuông vắn (55x55m2).

Sổ tay phóng viên cho thấy con số kinh phí mà ông Lê Thanh Liêm nói rằng "từ nguồn thu bán đấu giá khu đất 23 Lê Duẩn", là không hề phù hợp với số tiền thu được từ chuyện bán đấu giá. Trở ngược thời gian, cuộc đấu giá mặt bằng 23 Lê Duẩn, quận 1 hôm 23-6-2015 đã có 13 nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia đấu giá, với 16 vòng đấu thì mới xác định người trúng đấu giá là Công ty Tân Hoàng Minh.

Giá khởi điểm 550 tỷ đồng, giá trúng đấu giá 1.460 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng đến 32,68% tổng giá trúng đấu giá của 215 cuộc đấu giá), tăng 2,6 lần so với giá khởi điểm đấu giá.

Tuy nhiên số tiền thực tế mà chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh thu được trong việc bán đấu giá này từ Tân Hoàng Minh là hơn 1.693 tỷ đồng ; bao gồm tiền trúng đấu giá 1.430 tỷ đồng và tiền chậm nộp hơn 264 tỷ đồng (Theo quy định, quá thời hạn 180 ngày kể từ ngày trúng đấu giá mà đơn vị trúng đấu giá không nộp đủ tiền mua tài sản thì phải nộp phạt, hoặc có thể bị hủy kết quả và mất tiền đặt cọc).

Như vậy ở đây có khoản tiền chênh lệch 185 tỷ đồng đã lọt vào túi những ai ? Điều đó không được ông Lê Thanh Liêm ‘tự nguyện’ giải trình, và cũng không có đại biểu tham dự nào nhớ đến để mà chất vấn.

Người Sài Gòn có nhu cầu nghe nhạc giao hưởng ?

Bên cạnh câu chuyện món bạc 185 tỷ đồng, thì câu hỏi khác đã được đặt ra nhưng không có số liệu nào được viện dẫn rằng người dân Sài Gòn có thật sự nhu cầu thưởng thức thể loại nhạc giao hưởng, một âm nhạc được gọi là hàn lâm ?

Sinh thời, giáo sư Hoàng Thiệu Khang trong tiết dạy về cái đẹp ở trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, mà người viết bài từng được theo học môn Mỹ học của thầy, có kể rằng thời đó thầy được giấy mời vào dự hòa nhạc ở Nhạc Viện Thành phố Hồ Chí Minh. Khi kết thúc một chương của bản hòa nhạc, theo thói quen, thầy… đã vỗ tay, và lập tức nhận ra vô số cặp mắt đang trố ra nhìn vào thầy.

Sau lần đó, thầy phải về tự học thế nào là hòa nhạc, là giao hưởng, và vì sao người dự hòa nhạc chỉ vỗ tay khi nào nhạc trưởng hạ đũa chỉ huy xuống, quay xuống khán giả cúi chào ? Thầy kể rằng ông phải tự học về cách gọi tên của những nhạc cụ trong dàn giao hưởng. Cái đẹp của nhạc giao hưởng, có lẽ cũng cần những tai nghe thích hợp, những ‘thẩm âm’ của công chúng có kiến thức về âm nhạc cổ điển.

"Một bài giao hưởng hay một bài hòa tấu được nhạc tác giả viết ra với những chương nhanh và chậm, sôi nổi và trầm lặng nối tiếp nhau để cấu tạo nên một tổng thể, một kiến trúc tinh vi chứa đựng những diễn biến của cảm xúc và tư tưởng.

Những chỗ ngừng lại giữa các chương cũng là những thành phần cần thiết thuộc về cái kiến trúc đó. Vì thế, những tràng vỗ tay bất ngờ xen vào những khoảng im lặng giữa các chương có thể khiến cho cuộc thưởng thức mất đi sự trọn vẹn". Nhà báo Bạch Xuân Sơn, hội viên Hội Âm nhạc Việt Nam, giải thích kiểu ‘bình dân học vụ’ như vậy.

Người viết bài này ‘ngoại đạo’ với âm nhạc hàn lâm, chỉ mê cải lương, mê nhạc âm hưởng quê hương kiểu như điệu bolero. Dẫu vậy, nghề phóng viên rong ruỗi đây đó, trong những lần tiếp xúc với các nhạc sĩ đang là giảng viên ở Nhạc Viện Thành phố Hồ Chí Minh, phần lớn họ đều đồng ý là Sài Gòn cần có một nhà hát giao hưởng đúng tầm.

Khúc tráng ca sầu bi tưởng niệm dân oan Thủ Thiêm…

Năm 2012, với sự đồng ý của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh từng quy hoạch khu công viên 23 tháng 9 làm nhà hát giao hưởng, nhưng sau đó có nhiều luồng ý kiến xung đột nhau nên mọi việc không đi tới đâu, và nghe nói phần đất này cũng đã đem bán được hơn 1.400 tỷ đồng.

Tuy nhiên không phải vì thế mà nhu cầu xây dựng nhà hát giao hưởng đúng như lý do mà tờ trình của UBND Thành phố Hồ Chí Minh nêu ra và được sự đồng ý của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh : "Việc xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch là thật sự cần thiết và cấp bách, để đáp ứng và nâng cao trình độ thưởng thức văn hóa nghệ thuật cho hơn 10 triệu người dân và hàng triệu du khách viếng thăm mỗi năm, với vai trò là đầu tàu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội".

Đồng ý là rất nhiều lần trên các diễn đàn báo chí, nhạc trưởng Trần Vương Thạch, Giám đốc Nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh (HBSO), từng kêu gọi : "Cho đến giờ Thành phố Hồ Chí Minh vẫn không thể là điểm đến trong các chuyến lưu diễn hằng năm của các dàn nhạc lớn trên thế giới và chúng tôi không đủ can đảm mời một dàn nhạc đầy đủ trên 100 người đến diễn bởi chúng tôi không có một không gian để họ diễn.

Mình không cần xấu hổ khi nói về điều này bởi đó là thực tế. Chúng ta chỉ có đoàn trong nước, vài nghệ sĩ nước ngoài ; như đoàn múa London mấy năm trước sang họ chỉ sang ba cặp vì không đủ chỗ để họ nhảy ; dàn nhạc Petronas sang diễn ngoại giao cũng phải tinh giản dàn nhạc và trong quá trình diễn chia dàn nhạc nhỏ ra cho từng tác phẩm bởi chẳng có chỗ ngồi diễn…" (1). [ 

Tuy nhiên trong bối cảnh khu đô thị mới Thủ Thiêm còn đang vướng rất nhiều vụ việc giải tỏa, đền bù trái pháp luật dẫn đến khiếu kiện kéo dài hơn 20 năm qua, thì nếu liệu mai này ‘lộ’ thêm những sai phạm khác nằm ngay trên diện tích đã phê duyệt xây dựng nhà hát, khi đó chắc đành phải soạn bản giao hưởng ‘khúc tráng ca sầu bi’ cho người dân oan Thủ Thiêm ?

Hơn nữa, kiểu lập luận đầy trịch thượng : ‘10 triệu người dân Sài Gòn cần được nâng cao trình độ thưởng thức văn hóa nghệ thuật bằng đến dự những buổi hòa nhạc thính phòng’ (nêu trong tờ trình), cho thấy đó là một sự ngạo mạn trong áp đặt của lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm cả Thành ủy và Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh), khi tự cho mình cái quyền tùy tiện sử dụng ngân sách và tài sản công thổ để phục vụ một quyết định mang tính duy ý chí.

Theo VNTB

(1) Nguồn : http://bit.ly/2C1qN9U ]

Published in Việt Nam
mercredi, 10 octobre 2018 16:33

Sự vĩ đại của ‘nguyện vọng’

Tuy Quốc hi Vit Nam chưa b phiếu nhưng chc chn ông Nguyn Phú Trng, Tng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam s chính thc tr thành Ch tch Nhà nước Cng hòa Xã hi ch nghĩa Vit Nam trong tháng này.

thuthiem1

Khu đất Th Thiêm d kiến dành cho việc xây nhà hát 1.500 tỷ đng.

Chưa rõ t l đi biu Quc hi tham gia Kỳ hp th sáu ca Quc hi khóa 14, tán thành vic ông Trọng kiêm nhim thêm vai trò Ch tch Nhà nước là bao nhiêu, song có th mnh dn khng đnh, t l đó s rt cao, thm chí có th là 100% như Hi ngh Trung ương ln th tám ca Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12 (1).

Về lý thuyết, Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam không dính dáng gì tới Quc hi Vit Nam, song trên thc tế, 176 y viên Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam quyết đnh tt c các vn đ liên quan ti vn mnh quc gia, s phn ca dân tc.

Đó cũng là lý do phải ti 22 tháng này, các đi biu ca Quc hi Vit Nam khóa 14 mi đ v Hà Ni tham d Kỳ hp th sáu và ai là Ch tch Nhà nước s do 485 cá nhân đi din cho nguyn vng, ý chí ca 96 triu người Vit quyết đnh nhưng tun trước, sau khi Hi ngh Trung ương ln th tám ca Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12 bế mc, Phát ngôn viên B Ngoi giao của Chính ph Vit Nam đã long trng tuyên b, chuyn ông Trng kiêm nhim vai trò Ch tch Nhà nước là "nguyn vng ca c tri và nhân dân" (2).

Hai từ "nguyn vng" tht là… vĩ đi. "Nguyn vng" cho phép lăng m Hiến pháp, lăng m Quc hi và nghiêm trng hơn, lăng m 96 triu người Vit – vn được xem là có đy đ các quyn căn bn ca con người. Dù mun hay không, hoan h hay bt bình thì cũng chẳng khác gì nhau.

Đó là chuyện ca tun trước…

***

Tuần này, thêm mt ln na, hai t "nguyn vng" li chng minh s vĩ đi ca nó…

Tại phiên hp bt thường din ra vào sáng 8 tháng 10, toàn b đi biu ca Hi đng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa chín (105 người) – đại din cho ý chí, nguyn vng ca khong chín triu dân thành ph này - đã b phiếu tán thành vic chi 1.508 t đng đ xây "Nhà hát Giao hưởng, Nhc và Vũ kch" ti Th Thiêm, qun 2 (3).

Theo Tờ trình mà chính quyn Thành phố Hồ Chí Minh trình cho Hi đng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa chín, thành phố này hin có ba Nhà hát nhưng c ba (Nhà hát Ln – 406 ghế, Nhà hát Hòa Bình – 2.500 ghế, Nhà hát Bến Thành – 1041 ghế) đu đã xây t lâu, quy mô nh, không đ đ t chc nhng chương trình tm c, chưa k còn xung cp trm trọng. Cũng vì vy, cn phi xây "Nhà hát Giao hưởng, Nhc và Vũ kch" vi hai khán phòng : Ln (1.200 ghế), Nh (500 ghế), snh có th dùng làm sân khu ngoài tri đ biu din các chương trình ngh thut phc v công chúng. Cũng theo T trình va k, chi phí xây dựng "Nhà hát Giao hưởng, Nhc và Vũ kch" là tin bán đu giá khu đt s 23 Lê Dun, qun 1 nên không ngi thiếu.

Lần này, Hi đng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa chín hp bt thường không phi đ bàn bc – la chn gii pháp h tr ngay lp tc hàng chc ngàn gia đình ở Th Thiêm sm có cuc sng n đnh sau hai thp niên sng vt vưởng không ra hn người vì vic t chc – thc hin quy hoch bán đo Th Thiêm, mi được xác đnh là sai.

Lần này, Hi đng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa chín hp bt thường cũng không phải đ bàn bc – la chn gii pháp s dng khon tin khng l thu được t vic bán đu giá công th, công th đ thc hin các công trình dân sinh (trường hc, bnh vin,…) vn thiếu nhiu ch và xung cp trm trng hơn c h thng nhà hát.

Lần này, Hi đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa chín hp bt thường ch nhm khng đnh… ý chí, nguyn vng ca dân chúng Thành phố Hồ Chí Minh là phi có… "Nhà hát Giao hưởng, Nhc và Vũ kch". V nguyên tc, quyết đnh ca Hi đng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh va hp hiến, va hp pháp. Quyết đnh y chỉ không bình thường ch các đi biu được triu tp đ hp bát thường vì vic khi công đã quá tr so vi… kế hoch !

***

Cho đến gi vn còn rt nhiu người Vit khng đnh h không màng ti chính tr và thường xuyên diu ct hot đng bu c Vit Nam rồi… thôi. Du Đảng Cộng sản Việt Nam đã sp đt mi chuyn đ duy trì quyn lãnh đo toàn din, tuyt đi ca h ti Vit Nam, cho dù bu c din ra như tu hài nhưng vì thế mà làm ngơ thì s vĩ đi ca hai t "nguyn vng" còn… lâu. Không phi t nhiên Đảng Cộng sản Việt Nam dụng nhiều công đến thế trong vic sp mâm, bày bát. Bàng quan vi tiếm danh cxhng khác gì h tr biến mo danh thành chính danh.

Trân Văn

Nguồn : VOA, 10/10/2018

Chú thích

(1) http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/trung-uong-gioi-thieu-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-de-bau-lam-chu-tich-nuoc-481165.html#inner-article

(2) https://dantri.com.vn/chinh-tri/bo-ngoai-giao-thong-tin-ve-viec-gioi-thieu-tong-bi-thu-lam-chu-tich-nuoc-2018100418182055.htm

(3) http://plo.vn/xa-hoi/tphcm-bam-nut-du-an-nha-hat-giao-huong-hon-1500-ti-796650.html

Published in Diễn đàn