Thảo Vy, VNTB, 03/08/2018
Ông Nguyễn Thiện Nhân nói rằng ông cũng gặp lãnh đạo Thanh tra chính phủ hỏi thăm vụ Thủ Thiêm, thúc đẩy sớm có kết luận thanh tra.
Ông Nguyễn Thiện Nhân gặp các sơ Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm. Ảnh : Tuổi Trẻ
Bên lề Hội nghị lần thứ 14 Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hóc Môn (Thành phố Hồ Chí Minh) khóa XI nhiệm kỳ 2015-2020 ngày 31/07, trước câu hỏi của phóng viên vì sao kết luận của Thanh tra chính phủ chậm so với dự kiến ngày 15/07, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cho biết việc chậm kết quả thanh tra nằm ngoài ý muốn của Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện Thành phố Hồ Chí Minh cũng mong sớm có kết quả thanh tra này.
Chuyện luật
Theo Kết luận thanh tra 445/KL-TTCP-KTI ngày 6/8/2008, Quyết định 1997/Quyết định-UB ngày 10/05/2002 của Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh thu hồi, giao đất xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm do Phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh ký có sai sót về hình thức ban hành ; còn về nội dung, việc thu hồi và giao đất (621,4328 ha) và thời điểm giao đất (ngày 10/05/2002) theo Quyết định là đúng.
Luật sư Lê Trung Phát, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, bình luận : “Căn cứ vào điểm b khoản 3 điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 quy định “Quyết định, chỉ thị của ủy ban nhân dân” là văn bản quy phạm pháp luật. Như vậy quyết định của chủ tịch UBND không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 5 điều 1 Luật Đất đai sửa đổi 2001 (sửa đổi điều 23 Luật Đất đai năm 1993) cũng quy định trường hợp giao đất để sử dụng vào mục đích không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp thì sẽ thuộc về UBND tỉnh, thành trực thuộc trung ương chứ không thuộc thẩm quyền của chủ tịch UBND tỉnh, thành trực thuộc trung ương.
Đối chiếu với hai quy định trên, quyết định của chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh về việc thu hồi và giao đất xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm là trái pháp luật, cụ thể là không đúng thẩm quyền, và vì thế nên không có giá trị thi hành”.
Đó là một trong những lát cắt khi câu chuyện Thủ Thiêm được luật sư phân tích về mặt pháp luật.
“Nếu là tôi, tôi cũng chống các anh !”
Ở giác độ truyền thông của hệ thống báo chí nhà nước, không mấy bất ngờ khi ông cựu chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Võ Viết Thanh lại ‘biến mất’ cùng ‘tấm bản đồ’ quy hoạch Thủ Thiêm ban đầu được Thủ tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt.
“Sáng 7/05/2018, trong một dịp tình cờ, tôi gặp nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải. Tôi hỏi ông Hải rằng, “tại sao lúc đó lại ký thay quyết định của Thủ tướng” ? Tôi cũng hỏi thêm : “Nếu không xin ý kiến của Thủ tướng, phải bác bỏ Quyết định 6565 và những Quyết định sau này về quy hoạch Thủ Thiêm ?”. Ông Hải xác nhận với tôi, ký Quyết định đó, ông Nguyễn Văn Đua sai”. Ông Võ Viết Thanh đã kể với báo chí như vậy.
Đồ họa quy hoạch Thủ Thiêm. Ảnh : Sasaki Associates
Cũng câu hỏi đó, ông Nguyễn Tấn Dũng trả lời ông Võ Viết Thanh, rằng thời điểm đó, ông là Phó Thủ tướng. Chính phủ có ủy quyền cho thành phố ra văn bản khác, điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng khu đô thị mới Thủ Thiêm. Văn bản đã được sự đồng ý của Thủ tướng khi đó là Phan Văn Khải.
Ông Võ Viết Thanh kể : “Tôi có biết chuyện người dân đi phản đối. Khi nghe có bộ phận người dân Thủ Thiêm được đưa về định cư quận 12, tôi liền nói với lãnh đạo thành phố : Dứt khoát không thể chấp nhận. Nếu là tôi, tôi cũng chống các anh. Tái định cư là phải tại chỗ, hoặc xê dịch chút đỉnh thôi. Đưa họ đi xa như vậy, đất ở đây ai sử dụng ?
Bên cạnh đó, giải tỏa nhà thì phải đền bù cho người dân thỏa đáng, nơi tái định cư phải tốt hơn nơi ở cũ. Ví dụ, người nghèo chỉ có cái chòi dựng 20 m2. Khi đưa người nghèo đi tái định cư mà chỉ cấp có 20 m2 như nơi họ từng ở, thì xem sao được. Rồi bắt người dân phải xây nhà 3-4 tầng theo chuẩn của khu phố, nếu trong 6-12 tháng không làm thì bị thu hồi đất, nhưng người nghèo thì lấy tiền đâu ra để xây nhà 3-4 tầng. Đó là bất cập”.
Nếu chính quyền sai thì sửa sai như thế nào về Thủ Thiêm ?
Hòa thượng Thích Không Tánh, Viện chủ chùa Liên Trì (đã bị cưỡng chế đập bỏ) chia sẻ rằng ông chỉ muốn gìn giữ một ngôi chùa đã gần 100 năm ở vùng đất Thủ Thiêm. Nếu phải di dời, chùa Liên Trì cũng cần đúng cái điều mà ông Võ Viết Thanh nói ở trêm, đó là “tái định cư xê dịch chút đỉnh thôi”. Chứ còn dời chùa Liên Trì về khu vực Cát Lái giáp với Đồng Nai, vừa xa xôi địa lý, vừa lấy tiền đâu ra để mà tạo dựng lại chùa ?
Và hòa thượng Thích Không Tánh tuy cũng “dứt khoát không thể chấp nhận”, nhưng là vị chân tu, ông không thể như cựu tướng công an Võ Viết Thanh là “chống đến cùng”. Hiện tại ở nơi từng hiện diện chùa Liên Trì, sau giải tỏa vào tháng 9/2016, đến nay vẫn là bãi đất hoang.
Trong một diễn biến khác, bất chấp chuyện kết luận của Thanh tra chính phủ về quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm công bố sẽ như thế nào, mới đây Sở Tài nguyên - Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh vừa đưa ra thông tin là từ nay đến cuối năm 2018, Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố sẽ đưa ra bán đấu giá hơn 28 khu đất, nhà với diện tích gần 40 ha. Trong số đó có hơn 5.000 căn hộ và hàng chục nền đất tái định cư cùng nhiều khu đất giá trị cao, như 9 lô đất thuộc khu chức năng số 1 và khu đất ký hiệu 7-1 thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2), với tổng diện tích hơn 14 ha.
Nếu mai đây kết luận của Thanh tra chính phủ cho biết những người dân Thủ Thiêm đã cương quyết không chấp nhận di dời, bàn giao mặt bằng xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm trong nhiều năm qua là đúng, là có căn cứ pháp lý, thì liệu các hộ dân cư khác đã phải chịu cảnh cưỡng chế giải tỏa – như chùa Liên Trì chẳng hạn, liệu chính quyền có trả lại tài sản đất đai cùng những tháng năm 'trôi sông lạc chợ' chịu cảnh oan khuất của người dân ?
Thảo Vy
Nguồn : VNTB, 03/08/2018
********************
Hữu Nguyên, Người Việt, 01/08/2018
Người Việt Nam sống trong nước hiện nay đang hàng ngày phải tự sàng lọc cả khối thông tin xà bần thật giả không biết đâu mà lần, trong đó, các tin tức chính trị nóng luôn bị hỏa mù, đánh tráo, làm giả bởi hệ thống tuyên truyền của chế độ, của đám ‘dư luận viên đỏ’ và đôi khi của cả những người chống chế độ giả hiệu.
Cuộc biểu tình tại cầu vượt Lăng Cha Cả, Sài Gòn ngày 10 Tháng Sáu 2018 (hình FB Nhật Ký Biểu Tình)
Tuy nhiên trong đám rừng mù mịt tối tăm đó, người quan tâm thời cuộc nhạy bén vẫn có thể bắt gặp một dạng tin từ báo chí của chế độ hé lộ một phần tảng băng thông tin ngầm, mà họ cho là có tầm ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ chuyên chế.
Đơn cử như thông tin liên quan đến sự kiện biểu tình khổng lồ của người dân cả nước chống luật đặc khu và an ninh mạng ngày 10 và 17 tháng 6 năm 2018 dưới đây.
Ngày 24 Tháng Bảy, trang ‘Thanh Niên online’ và báo giấy Thanh Niên, một trong những tờ báo có số phát hành nhiều nhất nước và một số tờ báo lề đảng khác đưa tin bài, xin trích nguyên văn như sau.
“Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh gặp gỡ cán bộ cao cấp nghỉ hưu sống ở thành phố. Bí thư Nguyễn Thiện Nhân trả lời những thắc mắc của các cán bộ cao cấp đặt ra. Tham dự cuộc gặp có nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng nhiều nguyên lãnh đạo bộ ngành, thành phố và các tướng lĩnh nghỉ hưu”.
Điểm đáng chú ý của đoạn trích trên là hình ảnh ông Nguyễn Tấn Dũng ngồi ở hàng ghế đầu của cuộc họp. Trong sự kiện biểu tình rầm rộ vừa qua, một số bỉnh bút đã bình luận trên blog cá nhân và web nước ngoài, ngụ ý mấp mé ông cựu Thủ tướng cộng sản này và phe nhóm của ông ta có liên can đến cuộc biểu tình.
Đúng sai việc này ra sao thì không ai có thể xác định được, nhưng nếu nhìn từ góc dư luận cho là phe ông cựu thủ tướng và bản thân ông đang ở thế bị phe ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dồn vào lò đốt củi nên phải lợi dụng lá cờ chống luật đặc khu, luật an ninh mạng, thực chất là chống Trung Quốc ; và họ lợi dụng, cũng là đánh cắp áp lực biểu tình của người dân yêu nước để phát tín hiệu đổi chác quyền lợi chính trị, qua đó thoát hiểm, trở lại nắm quyền lực…
Tin bài từ Thanh niên online viết tiếp. “Nói về một số vụ tụ tập, gây rối diễn ra ở thành phố vừa qua, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho hay cơ quan chức năng Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện khoảng 700 người nòng cốt của các vụ tụ tập gây rối. Những người này vừa tham gia tụ tập gây rối, vừa tham gia vận động, trinh sát, tiếp tế… Công an phát hiện nhiều đối tượng xúi giục người dân biểu tình trái phép, thành phố đã lập danh sách những người này, có gặp gỡ, ký biên bản, nhắc nhở, vận động và bàn giao cho địa phương. Cũng theo ông Nhân, thành phố không bất ngờ và đã vô hiệu hóa những vụ tụ tập gây rối”.
Điều bất thường ở đoạn trích trên chính là ngôn từ chưa từng có trong suốt lịch sử chế độ độc tài cộng sản Việt Nam. Cán bộ cộng sản hàng lãnh tụ nói trong cuộc họp mà thành phần tham dự toàn là hàng chóp bu và tướng lãnh cộng sản, ông Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân chủ trì cuộc gặp gỡ đã dùng từ “700 người nòng cốt của các vụ tụ tập gây rối”.
Từ nòng cốt ở đây được dùng thay cho các cụm từ chụp mũ công dân quen thuộc như. Phần tử phá hoại, đối tượng chống phá lật đổ chế độ, thành phần phản cách mạng… Nhưng điều đáng kinh ngạc hơn nữa là ông Bí thư thành ủy chủ ý xác định với cuộc họp và sau đó thông qua báo chí đảng loan tin công khai trước dư luận ngoài ánh sáng và trong bóng tối về con số : 700 người nòng cốt.
Một trí thức từng là giảng viên ở một trường đại học, lúc tâm sự với thân hữu về bài báo đã nói : Tôi ấn tượng cũng như thấy ghê gớm nhất trong tình hình này là con số “700 người nòng cốt”.
Một nghệ sĩ đường phố, nói thêm. “Các ủy viên trung ương của cộng sản chỉ có hai trăm mấy, còn nòng cốt biểu tình trong ngày 10 Tháng Sáu là 700, lại thêm chuyện dùng từ y chang dành cho cán bộ Việt Cộng nằm vùng tổ chức biểu tình trước 1975 “là vừa tham gia vận động, trinh sát, tiếp tế” mới ghê chớ. 700 người này dư sức làm nòng cốt của đảng mới !”.
Dù để kết luận, bài báo trên dẫn các câu chữ vốn là công thức tuyên truyền mà một cán bộ cộng sản cao cấp như ông Bí thư bắt buộc phải nói nếu không sẽ bị mất ghế. “Công an phát hiện nhiều đối tượng xúi giục người dân biểu tình trái phép, thành phố đã lập danh sách những người này, có gặp gỡ, ký biên bản, nhắc nhở, vận động và bàn giao cho địa phương”.
Cũng theo ông Bí thư Nhân “thành phố không bất ngờ và đã vô hiệu hóa những vụ tụ tập gây rối”.
Trong đoạn phát ngôn kiểu tuyên giáo bắt buộc phải có này, điều khiến dư luận thêm kinh ngạc là ông Bí thư đưa ra một đáp số cho một bài toán thế sự bí hiểm : “Thành phố không bất ngờ.”
Có thể đáp số này là giả kiểu nghi binh nhưng giữa đỉnh điểm cuộc thế phe đảng chế độ sống chết tranh giành quyền lực như hiện nay, ai đoán được sẽ có thêm đòn nghi binh nào tiếp theo để che giấu ý đồ thật là tiếp tục duy trì chế độ độc tài bán nước hại dân.
Điều dư luận Việt Nam có thể hiểu là không đòn nghi binh nào có thể cứu được cái mà đảng độc tài gọi là : đại cục bảo vệ chế độ, một khi lòng dân hiện nay không còn tin chế độ này có thể sửa chữa mà chỉ có thể vứt bỏ vào thùng rác lịch sử.
Hữu Nguyên
Nguồn : Người Việt, 01/08/2018
Sau vô số tiếng khóc xé ruột và cả những cái chết tự treo cổ không thể nhắm mắt của người dân Thủ Thiêm, bản kết luận thanh tra vùng đất đẫm máu cưỡng chế này được hứa hẹn bởi Thanh tra chính phủ vẫn biệt tăm.
Người dân Thủ Thiêm uất nghẹn vì bị cướp đất tại buổi gặp gỡ “đại biểu quốc hội” hồi Tháng Năm, 2017. (Hình : Zing)
Liệu đã có một ý đồ toa rập giữa chính quyền ở Sài Gòn, mà cụ thể là của nhóm lợi ích “ăn đất” Thủ Thiêm và những quan chức lãnh đạo đương nhiệm của thành phố này, với các cơ quan chính phủ và với đích thân Thủ tướng Phúc, để dẫn đến những kết luận trơn tuột của ông Phúc như muốn cho vụ việc này chìm xuồng ?
Chỉ cách đây không lâu, đã có những dấu hiệu cho thấy chính quyền ở Sài Gòn cày cục xin trung ương “xử lý nội bộ,” còn Thủ Tướng Phúc có lẽ chẳng mong gì hơn thế. Cùng lúc, có tin Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương Võ Văn Thưởng đã chỉ đạo báo chí ngừng đăng bài về vụ này.
Báo chí ‘câm miệng’ và ‘lò’ nguột ngắt
Từ Tháng Năm, 2018 đến nay, vẫn chỉ có mạng xã hội nhức nhối vụ Thủ Thiêm, còn báo chí nhà nước bị “khóa miệng” đến mức tuyệt đối.
Nhìn lại, vào tuần đầu tiên của Tháng Năm, 2018 đã xảy ra hiện tượng các tờ báo nhà nước được bật đèn xanh và do đó được “mở miệng” gần như không hạn chế và một vài Facebooker ẩn danh liên tiếp tung bài “đánh” phe nhóm Lê Thanh Hải.
Khi đó, thậm chí có những tờ báo còn dám chỉ mặt điểm tên các quan chức đứng đầu bảng về liên đới trách nhiệm phê duyệt quy hoạch Thủ Thiêm trong quá khứ : Nguyễn Văn Đua – phó chủ tịch ủy ban nhân dân TP.HCM, Lê Thanh Hải – chủ tịch và sau đó là bí thư thành ủy.
Nguyễn Văn Đua bị “tố” là đã ký một quyết định về quy hoạch Thủ Thiêm mà đã vượt quyền khi phủ nhận cả quyết định trước đó của thủ tướng chính phủ.
Chiến dịch cưỡng chế giải tỏa Thủ Thiêm xảy ra trong suốt chiều dài thời gian mà Lê Thanh Hải đảm nhiệm chức vụ chủ tịch (2001-2006) và 2 nhiệm kỳ liên tiếp giữ chức bí thư thành ủy (2006-2015).
Lê Thanh Hải lại là quan chức bị dân oan Thủ Thiêm tố cáo ghê gớm nhất về “cướp đất vàng” ở Thủ Thiêm. Vào thời đó, người được xem là “đệ tử ruột” của ông Hải là Tất Thành Cang là bí thư quận 2 đã có nhiều biểu hiện tiếp tay rất đắc lực cho các nhóm lợi ích để cưỡng chế đẩy đuổi dân nghèo Thủ Thiêm ra khỏi mảnh đất duy nhất của họ.
Nhưng sang tuần tiếp theo của Tháng Năm đã xảy ra một hiện tượng kỳ lạ : cũng báo chí nhà nước và cũng những tờ báo vừa lên tiếng mạnh mẽ nhất về vụ Thủ Thiêm, đã im bặt như thể bị ai đó khóa miệng.
Sau này mới biết chính Ban Tuyên Giáo Trung Ương đã chỉ đạo không cho báo chí đăng tiếp vụ Thủ Thiêm.
Phải chăng sau một thời gian làm đình đám và muốn “đốt lò” vụ Thủ Thiêm, Nguyễn Phú Trọng phát hiện ra vụ này liên đới quá nhiều quan chức, không chỉ quan chức đã về hưu mà cả những quan chức đương nhiệm và còn là quan chức cao cấp, nên ông Trọng đã phải vội vã cho Ban Tuyên Giáo Trung Ương chỉ đạo báo chí “câm miệng,” còn “lò” tạm ngừng hoạt động và đang tính toán lại làm sao để “đập chuột nhưng không vỡ bình ?”
Và phải chăng đã có sự thỏa hiệp, hay nói trắng ra là “đi đêm” giữa các nhóm quyền lực – lợi ích mới với nhóm quyền lực – lợi ích cũ để “chuyển giao lợi ích” và đương nhiên cho chìm xuồng vụ Thủ Thiêm cùng đổ sạch biển nước mắt của dân oan ?
Vào thời gian này, phải chăng Nguyễn Xuân Phúc đang muốn “chạy làng” vụ Thủ Thiêm, còn bí thư ở Sài Gòn là Nguyễn Thiện Nhân thì vẫn tiếp tục ma mị dân oan Thủ Thiêm nhưng thực chất lại chẳng làm bất kỳ điều gì để phục hồi cán cân công lý ở vùng đất thê thảm này ?
Từ Ngô Văn Khánh đến kết luận kiểm tra nước đôi
Chân đứng cho những nghi ngờ trên đang ngày càng trở nên hiện hình một cách đáng sợ, mà bằng chứng rõ nhất là kết luận kiểm tra mới đây (chứ không phải thanh tra) khu đô thị mới Thủ Thiêm của thanh tra chính phủ.
Vào năm 2015, vụ Thủ Thiêm đã từng bị thanh tra chính phủ tổ chức thanh tra, do Phó Tổng Thanh Tra Chính Phủ Ngô Văn Khánh “cầm đầu.” Nhưng cho tới nay, vẫn chẳng ai thấy mặt mũi kết luận thanh tra mà Phó Tổng Thanh Tra Chính Phủ Ngô Văn Khánh đã thực hiện tại dự án Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm.
Vào thời gian đó, có những dấu hiệu khuất tất khiến nhiều người dân Thủ Thiêm nghi ngờ rằng đã có một sự móc ngoặc giữa đoàn thanh tra chính phủ của Ngô Văn Khánh với giới quan chức nhiều tiền lắm của ở Sài Gòn. Rốt cuộc, hàng núi hồ sơ khiếu kiện và tố cáo của dân oan Thủ Thiêm đã bị quẳng vào một xó xỉnh nào đó, nước mắt dân oan vẫn tiếp tục tuôn ra, máu của dân oan vẫn tiếp tục đổ, còn Ngô Văn Khánh trở về Hà Nội, để từ đó báo chí càng bất ngờ khi phát hiện những tài sản ngồn ngộn mới cứng của nhân vật này.
Trong số những quan chức liên quan và phải chịu trách nhiệm hình sự một khi vụ Thủ Thiêm được khởi tố điều tra, cựu phó tổng thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh là một cái tên không thể bỏ qua. Cho dù vào thời gian đó Ngô Văn Khánh có cho công bố kết luận thanh tra khu đô thị mới Thủ Thiêm chăng nữa, dư luận vẫn tin chắc rằng ông Khánh đã làm nhẹ đi rất nhiều các sai phạm ghê gớm của giới quan chức từ Sài Gòn đến các bộ ngành trung ương mà do đó bản kết luận này về thực chất là “ăn bẩn.”
Còn vào ngày 15 Tháng Bảy, 2018 – thời điểm được chính phủ Việt Nam hứa hẹn sẽ công bố chính thức bản kết luận thanh tra khu đô thị mới Thủ Thiêm vốn đã kéo dài suốt hai chục năm trời của nước mắt, máu và cả nhiều cái chết uất nghẹn của dân oan nơi đây. Không phải hệ thống báo đảng và báo nhà nước công bố bản kết luận này, mà nội dung kết luận kiểm tra khu đô thị mới Thủ Thiêm của thanh tra chính phủ dài 17 trang lại được đăng tải trên… Facebook Lê Nguyễn Hương Trà.
Với bản kết luận kiểm tra khu đô thị mới Thủ Thiêm được công bố trên Facebook Lê Nguyễn Hương Trà vào Tháng Bảy, 2018, tình hình có vẻ không bớt đen tối hơn là bao.
Kết luận trên vẫn ghi nhận “thành tích” của thành ủy và Ủy Ban Nhân Dân ở Sài Gòn trong việc giải tỏa 99% “đất sạch,” trong khi chỉ đề cập một cách hết sức sơ sài đến diện tích giải tỏa lố 160 hécta theo tố cáo của người dân Thủ Thiêm. Còn phần kiến nghị xử lý của bản kết luận này lại hoàn toàn không nêu ra, như thể cố tình tránh né, bất kỳ cái tên nào của giới quan chức “ăn đất,” đặc biệt là bí thư thành ủy thời đó là Lê Thanh Hải, bí thư quận 2 thời đó là Tất Thành Cang, Nguyễn Văn Đua – phó chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố vào thời đó…
Sẽ chìm xuồng nếu dân oan không phản ứng !
Trong lúc cơ quan thanh tra chính phủ vẫn như giấu biến bản kết luận thanh tra khu đô thị mới Thủ Thiêm, vào ngày 16 Tháng Bảy – tức trùng với chuyến “công du” Thủ Thiêm của quan chức Nguyễn Thiện Nhân, Thành ủy Sài Gòn đã ra thông báo “sẽ thành lập tổ công tác giải quyết các trường hợp kiến nghị, khiếu nại liên quan công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư để thực hiện quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, do chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố làm tổ trưởng, phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố phụ trách đô thị làm tổ phó…”
Đã khá rõ là bản thông báo trên đang muốn thay thế cho bản kết luận thanh tra khu đô thị mới Thủ Thiêm, tức “khúc xương” Thủ Thiêm quá khó gặm đã được Thủ Tướng Phúc thảy cho chính quyền ở Sài Gòn, sau những dấu hiệu không kém rõ ràng về việc ông Phúc không muốn nhúng tay trực tiếp vào vụ việc này vì sợ đụng chạm quá nhiều kẻ “ăn đất,” bị dân chửi và dĩ nhiên sợ bị “mất uy tín,” và do vậy ông Phúc muốn “chạy làng.”
Cũng khá rõ về việc chính quyền ở Sài Gòn đã xin trung ương cho “xử lý nội bộ” vụ Thủ Thiêm, và cơ chế ưu ái đặc biệt này đã được trung ương thông qua.
Nếu đà ưu ái này tiếp diễn mà dân không phản ứng mạnh, chắc chắn sẽ chẳng có bản kết luận thanh tra khu đô thị mới Thủ Thiêm nào được công bố, chưa kể việc có được công bố chăng nữa thì cũng chỉ “đánh bùn sang ao” mà không xử lý bất kỳ bất công ghê gớm nào tại Thủ Thiêm.
Nhiệm vụ có vẻ như duy nhất giờ đây của Bí Thư Thành Ủy Nguyễn Thiện Nhân là “thăm” dân oan Thủ Thiêm và cố gắng thyết phục những người dân này dọn vào ở trong khu tái định cư Thủ Thiêm – chính là những khu nhà heo hút được xây tạm bợ mà không có gì bảo đảm về chất lượng công trình, thậm chí từ năm 2017 đến nay đưa ra đấu giá mà chẳng có “ma” nào thèm mua. Một khi dân oan đã “ổn định” trong khu tái định cư, giới quan chức ăn bẫm hy vọng làn sóng khiếu tố sẽ giảm bớt.
Hy vọng đó là rất “đúng quy trình.” Làm thế nào để chính quyền ở Sài Gòn – “tội phạm” trong vụ Thủ Thiêm – lại muốn xử lý những tội phạm “ăn đất” của người dân ? Làm thế nào để “bản lĩnh Nguyễn Thiện Nhân” dám “xử” Lê Thanh Hải và những quan chức ăn tạp khác ?
Việt Nam đương đại và quằn quại có quá nhiều bằng chứng về “kẻ phạm tội đi xử lý tội phạm,” mà dẫn chứng cập nhật nhất vào nửa đầu năm 2018 là Cục Phòng Chống Tội Phạm Công Nghệ Cao của hai tướng công an Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa lại bị biến thành cái ổ của “công an tổ chức đánh bạc và bảo kê cho đánh bạc công nghệ cao.”
Giờ đây, mọi việc lại phải bắt đầu từ đầu theo cách chính quyền ở Sài Gòn “xem xét, giải quyết các trường hợp kiến nghị, khiếu nại liên quan công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư để thực hiện quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm” – như bao nhiêu lần khác trong quá khứ.
Cũng là cái thói “xử lý nội bộ” và cuối cùng sẽ dẫn đến “đánh bùn sang ao,” khiến vụ Thủ Thiêm uất nghẹn chỉ còn cách bị nhấn chìm xuồng. Chìm xuồng hẳn.
Giờ đây, hàng ngàn dân oan Thủ Thiêm không còn gì để mất lại thêm một lần nữa nhận ra rằng họ vẫn chỉ là những con tốt thí trên bàn cờ lợi ích và chính trị của các nhóm quyền lực – những kẻ coi cái chết tự treo cổ vì phẫn uất do bị cưỡng chế của dân oan chẳng đáng một bữa nhậu của chúng.
Phạm Chí Dũng
Nguồn Người Việt, 29/07/2018
Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân bỗng nhiên tỏ ra quan tâm đến dân oan Thủ Thiêm một cách đặc biệt và… đáng ngờ.
Ông Nguyễn Thiện Nhân, bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Vẫn ma mị
Trong vòng chưa đầy một tháng, ông Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm dân oan Thủ Thiêm hai lần, mà lần gần đây nhất là vào ngày 16/7/2018. Chuyến ‘công du’ này lại xảy ra trong cảnh nạn bản kết luận thanh tra khu đô thị mới Thủ Thiêm của Thanh tra chính phủ thêm một lần nữa bị thất hứa trầm kha, khi trước đó cơ quan này và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã hứa hẹn sẽ công bố kết luận thanh tra vào ngày 15/7/2018 - tức vẫn bị trễ hẹn đến một tháng so với thời điểm hứa hẹn trước đó là ngày 15/6/2018, và trì muộn đến hàng chục năm trời từ lúc người dân Thủ Thiêm rên siết trong thảm cảnh bị cướp đất. Thế nhưng bất chấp nước mắt và máu đổ, cho đến nay vẫn biệt tăm bóng dáng bản kết luận thanh tra được dân quá trông đợi ấy.
Còn vào lúc này, lại vụt hiện hai hình ảnh quá bất xứng giữa hai lần Nguyễn Thiện Nhân - quan chức mà trong thực tế chưa hề có bất cứ hành động nào giúp đỡ dân oan Thủ Thiêm ngoài những lời hứa có cánh - đi ‘thực tế’ ở Thủ Thiêm.
Nếu trong lần ‘thực địa’ vào ngày 20/6/2018, ông Nhân ‘tay bắt mặt mừng’ với dân oan và được các tờ báo nhà nước bám theo mô tả như một vị ‘cứu tinh’ đối với những người dân đã khô mòn nước mắt bồi thường và niềm tin chế độ cầm quyền, thì đến lần thứ hai đi Thủ Thiêm vào ngày 16/7/2018, quan chức bí thư thành ủy này đã được đến vài chục nhân viên công an ‘nối vòng tay lớn’ bảo vệ, và Nguyễn Thiện Nhân cứ thế dạo bước trong cái vòng đó để né tránh làn sóng dân oan xô tới đòi hỏi ông Nhân phải cụ thể hóa những hứa hẹn của ông ta chứ không thể ‘để lâu cứt trâu hóa bùn’.
Vào ngày 20/6/2018, phát ngôn có ý nghĩa nhất của quan chức Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân trong cuộc gặp với dân oan Thủ Thiêm là “những hộ ngoài ranh quy hoạch sẽ không phải di dời nữa”.
Khi đó, dân oan bất chợt lại nhen nhóm hy vọng sẽ được lấy lại phần nào công lý mà tưởng đã chìm hẳn vào đống bùn đen. Nhưng chẳng bao lâu sau đó, người dân lại ngớ ra : làm thế nào để xác định ‘ngoài ranh quy hoạch’, trong khi cho đến lúc đó toàn bộ chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh vẫn cố tình lấp liếm vụ ‘tấm bản đồ gốc biến mất’ ?
Vậy nếu chính quyền dựa vào bản đồ mới, tức quy hoạch ‘điều chỉnh’ mà một phó chủ tịch chính quyền vào thời đó là Nguyễn Văn Đua đã ký vượt quyền, để giải tỏa dân và do đó vẫn không chịu ‘sửa sai’ thì sao ?
Tại sao các cơ quan chức năng của Thành phố Hồ Chí Minh lại không tìm ra, hoặc cố tình không chịu tìm ra tấm bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm - đã bị một bàn tay đen đúa nào đó cho biến mất suốt nhiều năm qua - không những không tìm thấy ở Thành phố Hồ Chí Minh mà còn không hề được tìm ra ở các bộ ngành liên quan như Văn phòng chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… ?
Vào tháng Năm năm 2018, báo chí đã phải một lần nữa nhắc lại câu hỏi trên. Tuy nhiên, lời hứa hẹn ‘đang tìm’ của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh luôn có giá trị cứ sau mỗi thập kỷ.
Trong trường hợp bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm 1/5000 biến mất hay bị phi tang, những kẻ ‘ăn đất’ trong chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh và các bộ ngành liên đới sẽ có khả năng thoát tội vì cơ quan thanh tra không có cơ sở để đối chiếu và làm rõ con số 150 -160 ha đất ‘giải tỏa thêm’ so với quy hoạch cũ.
Phải chăng trong trường hợp tấm bản đồ xấu số trên bị phi tang, mà khả năng này là rất gần với những dấu hiệu trong thực tế, đã có một âm mưu thông đồng tập thể giữa nhiều quan chức ở nhiều cơ quan - hoàn toàn xứng đáng trở thành một vụ đại án với ít nhất một tội danh ‘cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng’ ?
Dân lại ‘ăn quả lừa’
Thủ Thiêm là một khu vực được giới bất động sản Sài Gòn xem là cực kỳ đắc địa, là khu ‘đất vàng’ chỉ cách khu trung tâm Quận Nhất có ba trăm thước bề rộng mặt sông Sài Gòn. Vào thời điểm công bố đền bù lần đầu tiên cho dân, giá đền bù chỉ từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng một thước vuông đất, trong khi giá thị trường khi đó đã lên đến vài ba chục triệu đồng một thước vuông. Còn hiện thời, giá thị trường năm 2018 đã vọt đến hàng trăm triệu đồng cho mỗi thước vuông đất ở Thủ Thiêm. Với mức giá đó và ứng với khoảng 140 ha đất giải tỏa lố - mà hoàn toàn có thể xem là ‘giải tỏa ăn cướp’, các doanh nghiệp đầu tư vào khu đô thị Thủ Thiêm và giới quan chức ăn theo có thể thu lời ngay cho riêng tiền chênh lệch đất ít nhất 140 ngàn tỷ đồng, tương đương hơn 6 tỷ USD !
Nếu chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện đúng như hứa hẹn của Nguyễn Thiện Nhân, sẽ có hy vọng cho hàng ngàn hộ dân Thủ Thiêm được lấy lại một phần công bằng, vẫn được định cư trên mảnh đất sinh nhai duy nhất của họ, và cũng có hy vọng làm rõ về những cái chết oan khuất tự treo cổ của người dân Thủ Thiêm khi bị chính quyền và công an cưỡng chế đẩy đuổi, dồn vào đường cùng.
Nhưng làm thế nào để có thể tin vào lời hứa và giá trị lời hứa của một quan chức cộng sản khi trong suốt hai chục năm qua, quá nhiều lời hứa đã bị ma mị, còn hàng chục ngàn người dân Thủ Thiêm đã rất nhiều lần bị ‘ăn quả lừa’ ?
Cho đến giờ này, không chỉ Bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm vẫn chưa thấy tăm hơi, mà cả kết luận thanh tra khu đô thị mới Thủ Thiêm của Thanh tra chính phủ cũng chẳng thấy đâu. Bi kịch ‘dân ăn quả lừa’ và ‘Thủ Thiêm chìm xuồng’ rất có thể lại một lần nữa tái hiện như rất nhiều lần cái bi kịch đó đã hành hạ người dân Thủ Thiêm trong suốt hai chục năm qua.
Tất cả đều bao che lẫn nhau ?
Trước kỳ họp quốc hội tháng 5 - 6 năm 2018, nước mắt dân oan và áp lực quá lớn của dư luận xã hội cùng cái lò lây lất khói của Tổng bí thư Trọng đã buộc đảng bộ và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh không thể nhắm mắt làm ngơ. Thế nhưng, bản báo cáo của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cho Chính phủ về vụ Thủ Thiêm đã hoàn toàn ‘xù’ trách nhiệm. Bản báo cáo này đã hoàn toàn không giải thích thỏa đáng về những dấu hỏi rất lớn mà dư luận xã hội và báo chí công phẫn nêu ra. Bản báo cáo này cũng không thừa nhận bất kỳ cái sai nào thuộc về trách nhiệm của đảng bộ và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, mà chỉ thòng một câu ‘UBND Thành phố đang xem xét, trao đổi với Thanh tra Chính phủ để thống nhất hướng xử lý báo cáo Thủ tướng Chính phủ’.
Cùng thời điểm Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phát ra báo cáo trên, như thể ‘hiệp đồng tác chiến’, vào trung tuần tháng Năm năm 2018 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có một cuộc họp chính phủ về vụ Thủ Thiêm. Tuy nhiên trong kết luận chỉ đạo của mình, Thủ tướng Phúc dường như đã cố tình bỏ qua việc làm rõ tính pháp lý của Quyết định 367 của Thủ tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm vào năm 1996 và quyết định ký vượt quyền của Phó chủ tịch chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Đua vào năm 2005 khi ‘thay thế’ Quyết định 367 trên. Ông Phúc cũng tỏ thái độ rất lập lờ khi chấp nhận 99% diện tích giải tỏa của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, tức chấp nhận cả phần ít nhất 140 đất giải tỏa lố mà đã đẩy đuổi cưỡng chế hàng chục ngàn người dân khỏi mảnh đất sinh nhai duy nhất của họ.
Ông Phúc cũng hoàn toàn không đề cập một từ nào về sự biến mất vô cùng khó hiểu của tấm bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm được phê duyệt vào năm 1996. Ông Phúc lại chỉ dùng từ ‘sai sót’ đối với trách nhiệm của giới quan chức Thành phố Hồ Chí Minh, trong khi vụ Thủ Thiêm có quá nhiều dấu hiệu của hành vi ‘cố ý làm trái’ và tham nhũng…
Sau đó, trong suốt kỳ họp quốc hội tháng 5 - 6 năm 2018, cả bà chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lẫn ông Phúc đã tuyệt đối ‘cấm khẩu’ về vụ Thủ Thiêm.
Thậm chí kỳ họp quốc hội tháng 5 - 6 năm 2018 đã kết thúc với một kết luận bất ngờ và rất đáng nghi ngờ : ban lãnh đạo thường vụ quốc hội cho rằng ‘do nội dung không nằm trong chương trình nên đề nghị của một số đại biểu Quốc hội về việc giám sát tối cao năm 2019 về tình hình và kết quả thanh tra, điều tra, xử lý, xét xử các vụ vi phạm nghiêm trọng như : AVG, Thủ Thiêm, tập đoàn Mường Thanh, các dự án thua lỗ, đội vốn nhiều… chưa được Quốc hội bổ sung vào chương trình giám sát năm 2019’.
Kết luận trên là hoàn toàn phản dội với một trong những kiến nghị khẩn thiết của dân oan thủ Thiêm và cử tri Sài Gòn thông qua đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh : Quốc hội Việt Nam và Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phải giám sát thực hiện dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Cử tri đề nghị việc thực hiện Dự án phải đúng quy định pháp luật, phải công khai, minh bạch. Nếu chính quyền thấy sai thì cần đối thoại với dân, cùng giải quyết và sửa sai, xác định rõ trách nhiệm cũng như xử lý nghiêm các trường hợp làm sai.
Sau vô số tiếng khóc xé ruột của người dân Thủ Thiêm, dư luận đang rất nghi ngờ về việc liệu đã có một ý đồ toa rập giữa chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, mà cụ thể là của nhóm lợi ích ‘ăn đất’ Thủ Thiêm và những quan chức lãnh đạo đương nhiệm của thành phố này, với các cơ quan chính phủ và với đích thân Thủ tướng Phúc, để dẫn đến những kết luận của ông Phúc như muốn cho vụ việc này chìm xuồng ?
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 23/07/2018
Đọc thêm :
https://thongluan-rdp.org/quan-di-m/item/7332-khu-do-th-th-thiem-quan-trung-qu-c-ch-tay-quan-vi-t-nam-thi-hanh
Phát ngôn có ý nghĩa nhất của quan chức Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân trong cuộc gặp với dân oan Thủ Thiêm vào ngày 20/6/2018 là "những hộ ngoài ranh quy hoạch sẽ không phải di dời nữa".
Quan chức Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân trong cuộc gặp với dân oan Thủ Thiêm vào ngày 20/6/2018. Ảnh : Zing.vn
Nhưng làm thế nào để xác định ‘ngoài ranh quy hoạch’, trong khi cho đến nay toàn bộ chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã cố tình lấp liếm vụ ‘tấm bản đồ gốc biến mất’ ?
Vậy nếu chính quyền dựa vào bản đồ mới, tức quy hoạch ‘điều chỉnh’, để giải tỏa dân và do đó vẫn không chịu ‘sửa sai’ thì sao ?
Thủ Thiêm là một khu vực được giới bất động sản Sài Gòn xem là cực kỳ đắc địa, là khu ‘đất vàng’ chỉ cách khu trung tâm Quận Nhất có ba trăm thước bề rộng mặt sông Sài Gòn. Vào thời điểm công bố đền bù lần đầu tiên cho dân, giá đền bù chỉ từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng một thước vuông đất, trong khi giá thị trường khi đó đã lên đến vài ba chục triệu đồng một thước vuông. Còn hiện thời, giá thị trường năm 2018 đã vọt đến hàng trăm triệu đồng cho mỗi thước vuông đất ở Thủ Thiêm. Với mức giá đó và ứng với khoảng 140 ha đất giải tỏa lố – mà hoàn toàn có thể xem là ‘giải tỏa ăn cướp’, các doanh nghiệp đầu tư vào khu đô thị Thủ Thiêm và giới quan chức ăn theo có thể thu lời ngay cho riêng tiền chênh lệch đất ít nhất 140 ngàn tỷ đồng, tương đương hơn 6 tỷ USD !
Nếu chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện đúng như hứa hẹn của Nguyễn Thiện Nhân, sẽ có hy vọng cho hàng ngàn hộ dân Thủ Thiêm được lấy lại một phần công bằng, vẫn được định cư trên mảnh đất sinh nhai duy nhất của họ, và cũng có hy vọng làm rõ về những cái chết oan khuất tự treo cổ của người dân Thủ Thiêm khi bị chính quyền và công an cưỡng chế đẩy đuổi, dốn vào đường cùng.
Nhưng làm thế nào để có thể tin vào lời hứa và giá trị lời hứa của một quan chức cộng sản khi trong suốt hai chục năm qua, quá nhiều lời hứa đã bị ma mị, còn hàng chục ngàn người dân Thủ Thiêm đã rất nhiều lần bị ‘ăn quả lừa’ ?
Trước kỳ họp quốc hội tháng 5 – 6 năm 2018, nước mắt dân oan và áp lực quá lớn của dư luận xã hội cùng cái lò lây lất khói của Tổng bí thư Trọng đã buộc đảng bộ và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh không thể nhắm mắt làm ngơ. Thế nhưng, bản báo cáo của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cho Chính phủ về vụ Thủ Thiêm đã hoàn toàn ‘xù’ trách nhiệm. Bản báo cáo này đã hoàn toàn không giải thích thỏa đáng về những dấu hỏi rất lớn mà dư luận xã hội và báo chí công phẫn nêu ra. Bản báo cáo này cũng không thừa nhận bất kỳ cái sai nào thuộc về trách nhiệm của đảng bộ và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, mà chỉ thòng một câu ‘UBND Thành phố đang xem xét, trao đổi với Thanh tra Chính phủ để thống nhất hướng xử lý báo cáo Thủ tướng Chính phủ’.
Như thể ‘hiệp đồng tác chiến’, cùng thời điểm Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phát ra báo cáo trên, vào trung tuần tháng Năm năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có một cuộc họp chính phủ về vụ Thủ Thiêm. Tuy nhiên trong kết luận chỉ đạo của mình, Thủ tướng Phúc dường như đã cố tình bỏ qua việc làm rõ tính pháp lý của Quyết định 367 của Thủ tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt quy hoạch khu độ thị mới Thủ Thiêm vào năm 1996 và một quyết định bị xem là ký vượt quyền của Phó chủ tịch chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Đua vào năm 2005 khi ‘thay thế’ Quyết định 367 trên. Ông Phúc cũng tỏ thái độ rất lập lờ khi chấp nhận 99% diện tích giải tỏa của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, tức chấp nhận cả phần ít nhất 140 đất giải tỏa lố mà đã đẩy đuổi cưỡng chế hàng chục ngàn người dân khỏi mảnh đất sinh nhai duy nhất của họ.
Ông Phúc cũng hoàn toàn không đề cập một từ nào về sự biến mất vô cùng khó hiểu của tấm bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm được phê duyệt vào năm 1996. Ông Phúc lại chỉ dùng từ ‘sai sót’ đối với trách nhiệm của giới quan chức Thành phố Hồ Chí Minh, trong khi vụ Thủ Thiêm có quá nhiều dấu hiệu của hành vi ‘cố ý làm trái’ và tham nhũng…
Trong suốt kỳ họp quốc hội tháng 5 – 6 năm 2018, cũng như bà chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, ông Phúc đã tuyệt đối ‘cấm khẩu’ về vụ Thủ Thiêm.
Thậm chí kỳ họp quốc hội tháng 5 – 6 năm 2018 đã kết thúc với một kết luận bất ngờ và rất đáng nghi ngờ : ban lãnh đạo thường vụ quốc hội cho rằng ‘do nội dung không nằm trong chương trình nên đề nghị của một số đại biểu Quốc hội về việc giám sát tối cao năm 2019 về tình hình và kết quả thanh tra, điều tra, xử lý, xét xử các vụ vi phạm nghiêm trọng như : AVG, Thủ Thiêm, tập đoàn Mường Thanh, các dự án thua lỗ, đội vốn nhiều…. chưa được Quốc hội bổ sung vào chương trình giám sát năm 2019’.
Kết luận trên là hoàn toàn phản dội với một trong những kiến nghị khẩn thiết của dân oan thủ Thiêm và cử tri Sài Gòn thông qua đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM : Quốc hội Việt Nam và Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phải giám sát thực hiện dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Cử tri đề nghị việc thực hiện Dự án phải đúng quy định pháp luật, phải công khai, minh bạch. Nếu chính quyền thấy sai thì cần đối thoại với dân, cùng giải quyết và sửa sai, xác định rõ trách nhiệm cũng như xử lý nghiêm các trường hợp làm sai.
Hiện thời, người dân đang trông đợi bản kết luận của Thanh tra chính phủ về Thủ Thiêm, dự kiến sẽ được công bố vào giữa tháng Bảy năm 2018 – tức trễ khoảng một tháng so với hứa hẹn của chính quyền.
Nhưng một giả thiết đáng sợ được đặt ra từ khi vụ Thủ Thiêm bùng phát và dường như đang lao nhanh đến hiện thực : phải chăng đã có sự thỏa hiệp, hay nói trắng ra là ‘đi đêm’ giữa các nhóm quyền lực – lợi ích mới với nhóm quyền lực – lợi ích cũ để ‘chuyển giao lợi ích’ và đương nhiên cho chìm xuồng vụ Thủ Thiêm cùng đổ sạch biển nước mắt của dân oan ?
Thiền Lâm
Nguồn : CaliToday, 22/06/2018
Khoảng 50 nhà báo không được mời và rất nhiều dân oan Thủ Thiêm đã vây quanh khu vực diễn ra cuộc họp tiếp dân vào sáng 8/6 tại UBND Thành phố Hồ Chí Minh để theo dõi diễn tiến trao đổi giữa chính quyền và 7 người đại diện của họ.
Người dân căng bản đồ quy hoạch, được cho là bị mất, đòi làm việc với Ban Tiếp dân vào ngày 8/6/2018.
Một nhà báo giấu tên có mặt tại hiện trường cho VOA biết :
"Họ mời 5 báo để có người đưa tin, và mời 7 hộ dân. Nhưng chắc họ cũng không lường được là mặc dù mời 5 báo nhưng mình đếm có khoảng chừng 50 báo đến chầu chực ở ngoài cổng. Ở mấy quán cà phê dọc đó thì mỗi quán có chừng một chục phóng viên ngồi viết bài".
Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã trở thành một đề tài "nóng" sau khi chính quyền thành phố cho biết sẽ đấu giá công khai khu "đất vàng" này.
Bà Nguyễn Thị The, người đại diện chính cho các hộ dân khiếu kiện, cho biết trong buổi họp người dân đã yêu cầu Nhà nước phải lập đoàn thanh tra liên ngành để thanh tra toàn diện sai phạm tại Thủ Thiêm.
Bà nói với VOA : "Bây giờ chính quyền sai thì tự sửa với nhau, tự bắt tội nhau. Còn người dân chúng tôi chỉ yêu cầu có chỗ ở để ổn định cuộc sống. Về tinh thần và vật chất, nhà nước không đền bù nổi cho tôi đâu, không thể nào đền bù đủ được".
Người phụ nữ 74 tuổi cho biết bà đã mất cả chồng và con trai trong thời gian diễn ra quy hoạch, giải tỏa để xây dựng khu Đô thị mới Thủ Thiêm.
Sau khi chồng qua đời vì bị đột quỵ trước tin sốc sắp mất nhà, con trai bà đã ra sức giữ nhà trong khi các lực lượng chính quyền đến cưỡng ép thi công.
"Bức xúc quá, nên nó tự vẫn chết, vì nó biết rằng gia đình khổ. Nói không được. Nói người ta không nghe", bà The kể lại với VOA trong nước mắt.
Bà Huỳnh Thị Hồng Loan kêu khóc với hình ảnh và giấy tờ khiếu kiện trên tay.
Đại diện của các hộ dân cho biết bà đã cùng với những người dân khác lặn lội đi khắp các cơ quan chính quyền để khiếu kiện nhiều năm.
Lần này, bà hy vọng chính quyền sẽ "sửa sai" sau khi vụ việc đã ra tới trung ương và có chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc rà soát lại việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở Thủ Thiêm.
Tin cho hay trong thời gian diễn ra buổi tiếp 7 người đại diện, hàng chục người dân khác đã căng băng rôn, khóc lóc, kêu gào bên ngoài đòi được vào tham dự cuộc họp. Những người dân này cho rằng việc mời chỉ 7 người đại diện tham dự cuộc họp là không công bằng.
"Cho chúng tôi vào. Chúng tôi chỉ nghe thôi cũng được", VnExpress tường thuật lại lời kêu của người dân khi thấy đại diện chính quyền xuất hiện.
Hàng trăm hộ dân đã rơi vào tình trạng vô gia cư sau các quyết định giải tỏa gây tranh cãi trong suốt 20 năm qua, khi báo chí gần như im bặt tiếng trước lời kêu cứu, khiếu kiện của người dân.
Việc "mở cửa" thông tin, dù khá hạn chế, cho báo chí gần đây được xem là một thành công của mạng xã hội và nền "báo chí công dân". Nhà báo ẩn danh trên thừa nhận với VOA về tình trạng "lực bất tòng tâm" của báo chí Việt Nam. Ông nói :
"Nóng, nhưng bị dập hết rồi. Họ đâu có cho đăng đâu. Thực ra, các báo đi thì cũng là vì tinh thần trách nhiệm mà đi thôi. Chứ phân tích những cái ‘nóng’ thì cũng phải kềm lại bớt".
Dự án Khu Đô thị mới Thủ Thiêm được UBND Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt vào cuối năm 2005 với mục tiêu biến bán đảo này thành một trung tâm thương mại, tài chính với các tòa nhà cao tầng, khu mua sắm, hệ thống cơ sở hạ tầng tiên tiến, hiện đại.
Tuy nhiên, việc giải tỏa thi công đã vấp phải nhiều chỉ trích, phản đối của cư dân địa phương. Hàng trăm người dân đã bị đẩy vào cảnh màn trời chiếu đất để dành đất cho dự án. Thậm chí, cả một "hội dân oan" đã xuất hiện tại đây sau khi nhà cửa và cả sinh mạng của người thân họ mất đi.
Ngoài các hộ dân cư, một số cơ sở tôn giáo cũng nằm trong diện bị giải tỏa, trong đó có chùa Liên Trì, nhà thờ Thủ Thiêm và Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm.
Khánh An
Nguồn : VOA, 08/06/2018
Tất Thành Cang sẽ bị kỷ luật đến mức nào ? (CaliToday, 05/06/2018)
Bà Lê Thị Thủy-phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương cho biết cơ quan này đã làm việc với Thành ủy Hồ Chí Minh để bàn về vấn ông Tất Thành Cang, sau khi nhận được đề nghị kỷ luật từ phía lãnh đạo Thành ủy.
Ông Tất Thành Cang. Ảnh : Dân Trí
Bà Lê Thị Thủy đã nói điều này vào sáng 5/6 và được rất nhiều tờ báo trong nước thuật lại.
Ông Tất Thành Cang là Ủy viên trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, chức vụ hiện nay phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hồ Chí Minh. Do đó, ông là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý. Nên việc xử lý hay đưa ra quyết định kỷ luật không thuộc quyền của Thành ủy Hồ Chí Minh hoặc Ủy ban Kiểm tra trung ương, mà do Bộ Chính trị.
Cũng trong lần trả lời báo chí bên lề cuộc họp Quốc hội, bà Lê Thị Thủy không cho biết ông Cang sẽ bị kỷ luật đến mức nào.
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra tTrung ương trước đó, ông Tất Thành Cang là người phải chịu trách nhiệm trong việc làm thất thoát hàng ngàn tỷ đồng ngân sách trong việc bán Dự án Khu dân cư Phước Kiển cho Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai.
Vào năm 2009, chính quyền thành phố Sài Gòn đồng ý cho Công ty Đầu tư và Xây dựng
Tân Thuận làm chủ đầu tư Dự án Khu dân cư Phước Kiển. Công ty Tân Thuận là doanh nghiệp làm bộ phận kinh tài cho Thành ủy Hồ Chí Minh. Do đó, những dự án béo bỡ đều được chính quyền bàn giao cho công ty này. Trong khoảng thời gian từ 2009-2013, công ty này đã thảo luận để bồi thường, chuyển nhượng số đất 331.100m2 tại Phước Kiển (huyện Nhà Bè, Sài Gòn). Vậy nhưng đến cuối năm 2013, công ty này vẫn không thể hoàn tất thủ tục đầu tư. Lý do là không xoay sở đâu ra số tiền để làm công tác bồi thường, di dời…Do đó, đến năm 2017, Công ty Tân Thuận đề nghị với Thành ủy Hồ Chí Minh cho hợp tác với Công ty Quốc Cường Gia Lai để xây dựng Dự án Khu dân cư Phước Kiển. Toàn bộ diện tích 331.100m2 được định giá 358 tỷ đồng (tương đương với 1,1 triệu/m2).
Vậy nhưng đến tháng 6/2017, Công ty Tân Thuận lại thay đổi, chuyển nhượng toàn bộ đất cho Công ty Quốc Cường Gia Lai. Văn bản chuyển nhượng được chính ông Tất Thành Cang-phó Bí thư Thường trực Thành ủy phê duyệt. Giá đất được Công ty Tân Thuận bán cho Quốc Cường Gia Lai chỉ với giá 1,29 triệu đồng/m2, thu lại 419 tỷ đồng. Trong khi đó, theo giá thị trường thì toàn bộ diện tích khu dân cư Phước Kiển phải có giá lên đến 2.000 tỷ đồng.
Cũng cần nói thêm rằng, vào thời điểm mà ông Tất Thành Cang ký quyết định phê duyệt cho Công ty Tân Thuận bán toàn bộ lô đất Khu dân cư Phước Kiển cho Công ty Quốc Cường Gia Lai là thời điểm mà ông Đinh La Thăng bị kỷ luật. Và, lúc đó, ông Nguyễn Thiện Nhân-đương kim bí thư Thành ủy Hồ Chí Minh chưa được phê chuẩn để về làm lãnh đạo cao nhất của thành phố Sài Gòn. Tất Thành Cang đã lợi dụng thời điểm đó, với chức vụ phó Bí thư Thường trực Thành ủy, ông đã ký quyết định phê duyệt cho Tân Thuận bán cho Quốc Cường Gia Lai. Dư luận không rõ ông Cang kiếm được bao nhiêu tiền sau khi đặt bút ký, nhưng chắc chắn phần lại quả sẽ không hề nhỏ.
Vào ngày 4/6/2018, Ban Thường vụ Thành ủy đã ra đề xuất kỷ luật đối với ông Tất Thành Cang. Cùng với đó là kỷ luật một loạt lãnh đạo trong Công ty Tân Thuận.
Ông Trần Công Thiện-Tổng giám đốc công ty Tân Thuận bị cách hết các chức vụ trong đảng, tạm thời đình chỉ chức vụ Tổng giám đốc. Ông này cũng bị đề nghị cách chức Thành viên Hội đồng quản trị.
Ông Nguyễn Hoàng Việt, Kiểm soát viên Công ty Tân Thuận nhận hình thức Cảnh cáo. Còn các lãnh đạo khác của công ty, như : Trần Tấn Hải, phó Tổng giám đốc ; Nguyễn Xuân Tùng, Trưởng phòng kinh tế Tổng hợp ; bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, kế toán trưởng đều nhận hình thức kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.
Ngoại trừ ông Tất Thành Cang, những lãnh đạo trên của Công ty Tân Thuận đều thuộc quyền quản lý của Thành ủy Hồ Chí Minh, do đó cơ quan này đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với cán bộ của mình. Khi nhìn vào mức kỷ luật mà Thành ủy Hồ Chí Minh đưa ra không quá khó để dự đoán được mức kỷ luật mà ông Tất Thành Cang sẽ phải nhận lãnh. Đó là hình thức Khiển trách, mức kỷ luật nhẹ nhất đối với đảng viên cộng sản Việt Nam. Với mức kỷ luật này, ông Tất Thành Cang sẽ có thể tiếp tục tại vị phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hồ Chí Minh.
Người Quan Sát
*****************
Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh vẫn bao che cho Tất Thành Cang ? (CaliToday, 05/06/2018)
Phải gần một tháng sau lời hứa sẽ hoàn tất và công bố kết luận kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra thành ủy vào ngày 8/5/2018 về vụ bán giá bèo 30 ha đất Nhà Bè, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh mới có báo cáo gửi Ủy ban Kiểm tra trung ương và thông báo một phần nội dung của báo cáo này cho công luận biết.
Tất Thành Cang (trái) chúc mừng Nguyễn Văn Hiếu (giữa) nhậm chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều dư luận cho rằng Nguyễn Văn Hiếu đã chịu ơn nâng đỡ của Tất Thành Cang, mà như thế thì làm gì có chuyện Ủy ban Kiểm tra thành ủy làm công tâm, nếu không nói là có hành vi che chắn trong vụ đất Nhà Bè và vụ Thủ Thiêm. Ảnh : Thanh Niên
Theo báo cáo trên, "Ban thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã thống nhất đề xuất kỷ luật ông Tất Thành Cang – ủy viên trung ương Đảng, phó bí thư thường trực Thành ủy – vì những vi phạm : quyết định không đúng thẩm quyền, vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý tài sản, đầu tư trong các doanh nghiệp nhà nước, về kinh doanh bất động sản, không bảo đảm quy trình, nguyên tắc xử lý công việc của Đảng bộ Thành phố và thiếu kiểm tra trong triển khai thực hiện các quyết định của mình. Ban thường vụ Thành ủy giao Ủy ban Kiểm tra Thành ủy tập hợp đầy đủ hồ sơ tài liệu có liên quan để gửi báo cáo Ủy ban Kiểm tra trung ương xem xét xử lý theo quy định của Đảng".
Trước đó, Ban thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh chỉ kết luận nhẹ nhàng và… trơn tuột : "Phó bí thư thường trực Thành ủy Tất Thành Cang đã chấp thuận chủ trương chuyển nhượng hơn 30 ha đất đã đền bù của Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và xây dựng Tân Thuận (Công ty Tân Thuận) tại dự án khu dân cư Phước Kiển, huyện Nhà Bè và chấp thuận chuyển nhượng cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai là không đúng thẩm quyền và chưa đúng quy định của pháp luật, không báo cáo thường trực Thành ủy và Ban thường vụ Thành ủy trước khi quyết định. Đồng thời, ông Cang thiếu kiểm tra việc thực hiện các kết luận chỉ đạo của mình, việc chuyển nhượng có nguy cơ gây thất thoát lớn cho Đảng bộ Thành phố".
Vậy trong thực tế, Tất Thành Cang đã ‘quyết định không đúng thẩm quyền, vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý tài sản…’ như thế nào ?
Với vai trò phó bí thư thường trực Thành ủy và lợi dụng khoảng thời gian tranh tối tranh sáng khi bí thư thành ủy khi đó là Đinh La Thăng bị điều chuyển ra Ban Kinh tế trung ương, còn bí thư mới là Nguyễn Thiện Nhân chưa về Sài Gòn, Tất Thành Cang đã "ký lén" phê duyệt cho vụ mua bán 30 ha đất Nhà Bè theo đề nghị của Công ty Tân Thuận mà không thông báo cho các thành viên trong "Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh" – bao gồm bí thư và các phó bí thư, cũng không thông báo cho "Ban thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh".
Nhưng nghiêm trọng nhất là Tờ trình của Công ty Tân Thuận đề xuất là "hợp tác kinh doanh" nhưng Phó Bí thư Tất Thành Cang còn lộng hành "vượt đề xuất", cho ý kiến chỉ đạo là chuyển nhượng luôn khu đất cho tư nhân.
Do đó, Tất Thành Cang bị một số dư luận nghi ngờ đã "nhúng chàm" và "ăn chia" trong vụ bán 30 ha đất trên.
Theo tính toán sơ bộ của báo chí, con số thất thoát trong vụ mua bán trên lên đến 2.400 tỷ đồng. Tất nhiên, con số này muốn đứng vững và "quy án" cần phải có cơ sở qua hoạt động kiểm tra và điều tra.
Nhưng ngay trước mắt, đã có một cơ sở để củng cố cho mối nghi ngờ về tình trạng "móc ngoặc" có thể đã xảy ra : theo bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai, bà đã mua khu đất này với giá lên đến hơn 600 tỷ đồng chứ không phải 419 tỷ như thông tin ban đầu (theo hợp đồng của Công ty Tân Thuận).
Như vậy, đã có một giá trị chênh lệch đáng kể gần 200 tỷ đồng giữa hợp đồng và "ngoài đời". Vì sao có số chênh đó, và số tiền chênh này "chui" vào túi ai ?
Căn cứ vào hồ sơ vụ việc mua bán thì rõ ràng đã có sự vi phạm nghiêm trọng trong việc bán chỉ định tài sản Nhà nước này, trong đó việc không thực hiện bán đấu giá theo quy định đã gây ra thất thoát rất lớn đối với tài sản Nhà nước. Việc không cho các đơn vị thẩm định giá trị tài sản trước khi chuyển nhượng tài sản của Nhà nước là dấu hiệu sai phạm hết sức nghiêm trọng, có thể bị xử lý truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, nội dung báo cáo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh – đứng đầu là Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân – lại không hề làm rõ những sai phạm rất rõ ràng và hành vi cố ý làm trái trên của Tất Thành Cang. Cái cách báo cáo và công bố thông tin như thế đang khiến nhiều dư luận phải đặt dấu hỏi nghiêm khắc về một sự bao che có chủ ý của Ủy ban Kiểm tra thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và Thường trực thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với Tất Thành Cang. Đặc biệt, Ủy ban Kiểm tra trung ương cần mổ xẻ vì sao Phó bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh là Nguyễn Thị Quyết Tâm vẫn khăng khăng cho rằng 30 ha đất Nhà Bè không phải là tài sản công – như một động tác ngụy biện rất lộ liễu cho người đồng cấp là Tất Thành Cang.
Vụ ‘bao che’ trên của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh là hành vi ‘xù’ trách nhiệm lần thứ hai trong vòng một tháng, sau báo cáo của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cho Chính phủ về vụ Thủ Thiêm.
Bản báo cáo trên đã hoàn toàn không giải thích thỏa đáng về những dấu hỏi rất lớn mà dư luận xã hội và báo chí công phẫn nêu ra. Bản báo cáo này cũng không thừa nhận bất kỳ cái sai nào thuộc về trách nhiệm của đảng bộ và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, mà chỉ thòng một câu ‘Ủy ban nhân dân TP đang xem xét, trao đổi với Thanh tra Chính phủ để thống nhất hướng xử lý báo cáo Thủ tướng Chính phủ’.
Vào trung tuần tháng Năm năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có một cuộc họp chính phủ về vụ Thủ Thiêm. Tuy nhiên trong kết luận chỉ đạo của mình, Thủ tướng Phúc dường như đã cố tình bỏ qua việc làm rõ tính pháp lý của Quyết định 367 của Thủ tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt quy hoạch khu độ thị mới Thủ Thiêm vào năm 1996 và một quyết định bị xem là ký vượt quyền của Phó chủ tịch chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Đua vào năm 2005 khi ‘thay thế’ Quyết định 367 trên. Ông Phúc cũng tỏ thái độ rất lập lờ khi chấp nhận 99% diện tích giải tỏa của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, tức chấp nhận cả phần ít nhất 140 đất giải tỏa lố mà đã đẩy đuổi cưỡng chế hàng chục ngàn người dân khỏi mảnh đất sinh nhai duy nhất của họ.
Ông Phúc cũng hoàn toàn không đề cập một từ nào về sự biến mất vô cùng khó hiểu của tấm bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm được phê duyệt vào năm 1996. Ông Phúc lại chỉ dùng từ ‘sai sót’ đối với trách nhiệm của giới quan chức Thành phố Hồ Chí Minh, trong khi vụ Thủ Thiêm có quá nhiều dấu hiệu của hành vi ‘cố ý làm trái’ và tham nhũng…
Những vụ việc ngập ngụa dấu hiệu cố ý làm trái và tham nhũng ở Sài Gòn đang tràn ngập nguy cơ chìm xuồng. Một trong những ‘vật cản’ lớn nhất hiện thời có lẽ là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Hiếu – nhân vật có ‘quá trình trưởng thành cách mạng’ gần tương tự với đàn anh của ông Hiếu là Tất Thành Cang, tức cũng từng là bí thư thành đoàn và sau đó là bí thư quận 2. Và nhiều dư luận cho rằng Nguyễn Văn Hiếu đã chịu ơn nâng đỡ của Tất Thành Cang, mà như thế thì làm gì có chuyện Ủy ban Kiểm tra thành ủy làm công tâm, nếu không nói là có hành vi che chắn trong vụ đất Nhà Bè và vụ Thủ Thiêm.
Thiền Lâm
**********************
Kỷ luật Tất Thành Cang, phó bí thư thường trực Thành Ủy Sài Gòn (Người Việt, 05/06/2018)
Ban Thường Vụ Thành Ủy Sài Gòn "thống nhất đề xuất kỷ luật" ông Tất Thành Cang, phó bí thư thường trực và gửi báo cáo để Ủy ban Kiểm tra trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam "xem xét xử lý".
Khu đất rộng hơn 30 ha tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, bán không qua đấu giá với giá 1.29 triệu đồng/mét vuông cho công ty Quốc Cường, Gia Lai. (Hình : Thanh Niên)
Báo Thanh Niên loan tin, bên lề họp Quốc hội sáng 5 tháng Sáu, bà Lê Thị Thủy, phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung Ương, cho biết : "Ðoàn công tác của Ủy ban Kiểm tra Trung Ương đã vào Sài Gòn ‘làm việc xung quanh việc ông Tất Thành Cang, phó bí thư thường trực Thành Ủy, bị đề xuất kỷ luật.’"
Theo bà Thủy, "…do ông Cang là cán bộ trực thuộc Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư quản lý, nên Ủy ban Kiểm tra Trung Ương sẽ phải làm việc trước. Các biện pháp tiếp theo sẽ tiến hành theo quy trình". Tuy nhiên, các công việc cụ thể chưa được bà Thủy tiết lộ.
Trước đó, chiều 4 tháng Sáu, Ủy ban Kiểm tra Thành Ủy Sài Gòn đã ra thông báo kết quả kiểm tra, khi có dấu hiệu vi phạm, kiểm điểm, xem xét thi hành kỷ luật đối với đảng viên vi phạm, tại công ty Đầu Tư và Xây Dựng Tân Thuận về trách nhiệm tại "Dự án khu dân cư Phước Kiển, huyện Nhà Bè".
Thông báo này có đề cập đến việc Ban Thường Vụ Thành Ủy Sài Gòn họp ngày 2 tháng Sáu, đã kết luận ông Tất Thành Cang có 4 vi phạm cụ thể : "Quyết định không đúng thẩm quyền ; vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý tài sản, đầu tư trong các doanh nghiệp nhà nước, về kinh doanh bất động sản ; không bảo đảm quy trình, nguyên tắc xử lý công việc của đảng bộ thành phố ; thiếu kiểm tra trong triển khai thực hiện các quyết định của mình".
Ban Thường vụ thành ủy Sài Gòn thống nhất đề xuất kỷ luật ông Tất Thành Cang và giao Ủy ban Kiểm tra thành ủy tập hợp đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan để gửi báo cáo Trung ương xem xét xử lý theo quy định của đảng.
Kết luận của Ban Thường vụ thành ủy Sài Gòn cũng cho biết, cho đến nay, qua kiểm tra dấu hiệu vi phạm, Ủy ban Kiểm tra thành ủy "chưa phát hiện dấu hiệu tiêu cực liên quan đến lợi ích cá nhân".
Sai phạm của Tất Thành Cang liên quan đến vụ bán đất cho công ty Quốc Cường Gia Lai.
Trong thương vụ công ty Đầu Tư và Xây Dựng Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn Phòng Thành Ủy Sài Gòn) bán khu đất ở huyện Nhà Bè cho công ty Quốc Cường Gia Lai với giá chỉ 1.290.000 đồng (56,7 USD)/mét vuông hồi tháng Sáu, 2017, ông Cang bị cáo buộc chịu trách nhiệm chính về việc "gây thất thoát cho ngân sách nhà nước hơn 2.000 tỷ đồng (hơn 87,9 triệu USD).
Trong buổi họp hôm 6 tháng Năm, Thành Ủy Sài Gòn loan báo sẽ "thanh tra toàn diện" công ty Tân Thuận và "yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm" của ông Cang.
Ban Thường Vụ Thành Ủy Sài Gòn đưa ra kết luận ông Cang "đã chấp nhận chủ trương chuyển nhượng không đúng thẩm quyền" và rằng công ty Tân Thuận "đã sang nhượng trái phép tài sản có giá trị lớn", "không đặt lợi ích của Đảng Bộ thành phố lên hàng đầu", "vi phạm nghiêm trọng". (Tr.N)
******************
Khôi hài : Vẫn kỷ luật dù Trần Bắc Hà đã vượt biên ! (CaliToday, 05/06/2018)
Câu chuyện Trần Bắc Hà – tưởng như đã rơi vào quên lãng trong cơn sóng dồn của khá nhiều sự kiện và bắt bớ chính trị ở Việt Nam, bỗng nhiên hồi sinh và biến thành một giai thoại không khác mấy vụ Trịnh Xuân Thanh.
Ảnh minh họa : Zing.vn
‘Liệu có kỷ luật được Trần Bắc Hà nếu ông Hà không có mặt ở Việt Nam ?’ – vài tờ báo nhà nước bắt đầu cắc cớ đặt ra câu hỏi này.
Câu trả lời là ‘được chứ’ – theo ý kiến một số quan chức, tướng lĩnh và cán bộ lão thành. Đảng ta muốn làm gì mà chẳng được.
Vào cuối năm 2016 khi Trịnh Xuân Thanh đã ‘ra đi tìm đường cứu nước’ và còn viết tâm thư thể hiện sự thiếu tin tưởng vào Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thanh đã phải nhận án kỷ luật bằng hình thức nặng nhất – khai trừ khỏi Đảng cộng sản Việt Nam.
Không biết Trịnh Xuân Thanh có giây phút nào hối hận vì bị khai trừ đảng hay không, chỉ biết rằng trong phiên tòa của Tòa án Thượng thẩm Đức xử nghi can Nguyễn Hải Long trong đường dân bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, những nhân chứng là vợ của Thanh và em họ của Thanh là Vũ Đình duy khai rằng trước khi bị mật vụ Việt Nam bắt cóc, Trịnh xuân Thanh sống ung dung ở Berlin với lịch sinh hoạt là… uống bia và đánh golf.
Trần Bắc Hà có thể đã trở thành cái tên tiếp theo của những Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, Lê Chung Dũng khi ‘ra đi tìm đường cứu nước’.
Đầu năm 2018, vụ án Phạm Công Danh – Ngân hàng Xây Dựng – Trầm Bê mà dẫn đến thất thoát 6.000 tỷ đồng đã được xét xử. Phạm Công Danh bị kêu án rất nặng. Tuy bị triệu tập đến phiên tòa này nhưng Trần Bắc Hà đã không có mặt.
Một điều tra của Tuổi Trẻ Online đã cho biết theo cơ sở dữ liệu của cơ quan chức năng Việt Nam, ông Trần Bắc Hà đang có mặt tại Việt Nam. Theo nguồn tin này, dữ liệu quản lý của cơ quan chức năng cho thấy lần cuối cùng ông Trần Bắc Hà làm thủ tục xuất – nhập cảnh là tại cửa khẩu Bờ Y (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum – giáp ranh với Lào) vào đầu tháng 11/2017. Từ đó đến nay, dữ liệu chưa ghi nhận ông Trần Bắc Hà làm thủ tục xuất cảnh ra nước ngoài.
Nhưng trang điện tử Zing.vn lại tung ra một điều tra riêng dẫn đến một kết luận ngược lại Tuổi Trẻ Online. Trang này dẫn ra bản chụp hộ chiếu được hợp pháp hóa lãnh sự cho thấy ông Trần Bắc Hà đã dùng hộ chiếu được Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Pakse (Lào) cấp vào tháng 11/2017. Tại một trang hộ chiếu cho thấy ngày 7/12/2017, ông Trần Bắc Hà xuất cảnh rồi sau đó nhập cảnh vào ngay cửa khẩu La Lay từ Quảng Trị qua tỉnh Saravan (Lào). Trong thời gian cuối năm 2017 đến đầu năm 2018, ông Trần Bắc Hà đi lại giữa Thái Lan và Lào bằng đường bộ thông qua cửa khẩu Vang Tao. Ngày 7/1/2018, ông Trần Bắc Hà tiếp tục đi qua cửa khẩu Vang Tao qua Thái Lan, rồi từ đó đáp chuyến bay từ Bangkok đi Singapore…
Như vậy, một khả năng lớn là ông Trần Bắc Hà đã từ Lào qua Thái Lan và bay đến Singapore.
Tại sao phải đi một đường lòng vòng quá mất công như thế, trong khi từ Hà Nội chỉ mất hơn một giờ đồng hồ lại đáp xuống sân bay Singapore ?
Lào – Thái Lan – Singapore lại là lộ trình rất có thể được thực hiện bởi Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ – tức đại gia Vũ "Nhôm", vào những này cuối năm 2017 khi nhân vật này chính thức "ra đi tìm đường cứu nước".
Còn giờ đây, không phải ngẫu nhiên mà vài tờ báo nhà nước bắt đầu cắc cớ đặt dấu hỏi ‘Liệu có kỷ luật được Trần Bắc Hà nếu ông Hà không có mặt ở Việt Nam ?’.
Ngay sau khi Ủy ban Kiểm tra trung ương phát đi bản thông cáo báo chí sau kỳ họp cuối tháng Năm năm 2018, kết luận những vi phạm của ‘đồng chí Trần Bắc Hà’ là ‘rất nghiêm trọng’, dư luận đã ồn ào về việc Trần Bắc Hà đã ‘đào thoát thành công’.
Thậm chí đại gia này đã vượt biên ngay sau vụ ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng bị khởi tố và phải ta tay vào còng vào đầu tháng Mười Hai năm 2017.
Một thông tin trên mạng xã hội cho biết vào đầu tháng Giêng năm 2018, tại ngôi biệt thự rộng hơn 1.000m2 tại bản Kè, huyện Pakse, tỉnh Champasak (Lào), nơi Trần Bắc Hà và những người thân thuê để ở, làm việc mỗi khi sang đây, biển hiệu đã được đổi và không còn ai, kể cả chiếc xe mà Trần Bắc Hà hay đi cũng biến mất.
Được xem là một con cáo già trong thương trường và chính trường ở Việt Nam, Trần Bắc Hà đương nhiên đã biết được không ít tin tức cung đình, đặc biệt những tin tức liên quan đến an nguy của mình. Rất có thể trong thời gian gần đây và đặc biệt sau khi Đinh La Thăng bị bắt, ông Hà đã nắm được một nguy hiểm nào đó sẽ xảy đến với mình, để từ đó quyết định đào tẩu như Trịnh Xuân Thanh và Phan Văn Anh Vũ đã từng.
Nếu quả thật Trần Bắc Hà đã ‘biến’, việc kỷ luật đảng đối với ông ta chỉ còn mang tính hình thức và trở nên vô nghĩa, bởi mục tiêu chính của Tổng bí thư Trọng là bắt được Trần Bắc Hà nhằm ‘truy thu tài sản tham nhũng’ để nuôi bộ máy đảng.
Nhưng sau vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ mà đã dẫn đến cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức – Việt, triển vọng Interpol quốc tế đáp ứng yêu cầu của Bộ Công an về phát lệnh truy nã đặc biệt đối với Trần Bắc Hà là gần như vô vọng. Đó cũng là cơ hội trời cho để Trần Bắc Hà có thể trốn chui nhủi trong xó xỉnh nào đó trên thế giới để… uống bia và đánh golf.
Thiền Lâm
Quốc hội Việt Nam một lần nữa chứng tỏ cái năng lực nổi bật của nó : không chỉ hùa theo các nhóm lợi ích để tăng vọt thuế và ‘bóc lột dân ta đến tận xương tủy’, ‘cơ quan dân cử’ này còn tiến xa hơn một bước bằng một kỳ họp châu đầu vào ‘luật bán nước’.
Bị bức tử, một dân oan Thủ Thiêm tự thắt cổ dến chết. Ảnh : Việt Nam Dân Đen
Dự luật về đặc khu kinh tế, có tên đầy đủ là Luật Đơn vị hành chính-kinh tếđặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, đang được Quốc hội xem xét trước khi bỏ phiếu theo lịch dự kiến vào ngày 12/6/2018.
Nhưng rất nhiều người dân và trí thức đang dậy lên một làn sóng phản kháng phẫn nộ, so sánh Dự luật về đặc khu kinh tế với hình thức nhượng địa mà chỉ đất nước nào nghèo đói lạc hậu mới cần đến, mặt khác họ cảnh báo nó có thể bị nước láng giềng Trung Quốc lợi dụng để di dân.
Tuyệt đại đa số gần 500 đại biểu quốc hội vẫn tiếp tục thói ‘ngủ ngày’ trong cơn mộng du vong bản và vong dân.
Nhưng lại không có một quan chức ‘có trách nhiệm’ nào của Quốc hội hé môi về vụ Thủ Thiêm – vụ việc đã kéo dài suốt hai chục năm trời mà đã đẩy hàng ngàn người dân vào cảnh bị cướp trắng đất đai và mất sạch kế sinh nhai cuối cùng.
Trong khi đó, một báo cáo của chính quyền TP.HCM cho Chính phủ về vụ Thủ Thiêm đã hoàn toàn ‘xù’ trách nhiệm.
Bản báo cáo trên đã hoàn toàn không giải thích thỏa đáng về những dấu hỏi rất lớn mà dư luận xã hội và báo chí công phẫn nêu ra. Bản báo cáo này cũng không thừa nhận bất kỳ cái sai nào thuộc về trách nhiệm của đảng bộ và chính quyền TP.HCM, mà chỉ thòng một câu ‘Ủy ban nhân dân TP đang xem xét, trao đổi với Thanh tra Chính phủ để thống nhất hướng xử lý báo cáo Thủ tướng Chính phủ’.
Vào trung tuần tháng Năm năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có một cuộc họp chính phủ về vụ Thủ Thiêm. Tuy nhiên trong kết luận chỉ đạo của mình, Thủ tướng Phúc dường như đã cố tình bỏ qua việc làm rõ tính pháp lý của Quyết định 367 của Thủ tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt quy hoạch khu độ thị mới Thủ Thiêm vào năm 1996 và một quyết định bị xem là ký vượt quyền của Phó chủ tịch chính quyền TP.HCM Nguyễn Văn Đua vào năm 2005 khi ‘thay thế’ Quyết định 367 trên. Ông Phúc cũng tỏ thái độ rất lập lờ khi chấp nhận 99% diện tích giải tỏa của chính quyền TP.HCM, tức chấp nhận cả phần ít nhất 140 đất giải tỏa lố mà đã đẩy đuổi cưỡng chế hàng chục ngàn người dân khỏi mảnh đất sinh nhai duy nhất của họ.
Ông Phúc cũng hoàn toàn không đề cập một từ nào về sự biến mất vô cùng khó hiểu của tấm bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm được phê duyệt vào năm 1996. Ông Phúc lại chỉ dùng từ ‘sai sót’ đối với trách nhiệm của giới quan chức TP.HCM, trong khi vụ Thủ Thiêm có quá nhiều dấu hiệu của hành vi ‘cố ý làm trái’ và tham nhũng…
Cần nhắc lại, Đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM đã có văn bản gửi Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phản ánh ý kiến của cử tri thành phố liên quan đến khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Theo đó, có 4 nhóm vấn đề được cử tri phản ánh đến Quốc hội :
Thứ nhất và quan trọng nhất, cử tri đề nghị làm rõ các vấn đề liên quan đến cơ sở pháp lý để thành phố thực hiện quy hoạch, thu hồi nhà đất để tiến hành dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Cử tri cho rằng quyết định số 367 (ngày 4/6/1996) của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch Thủ Thiêm gồm các nội dung : khu đô thị mới Thủ Thiêm có diện tích 930 ha, trong đó khu đô thị mới rộng 770 ha, khu tái định cư 160 ha và quyết định này cũng phân định rõ khu vực trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm và khu tái định cư liền kề nhau. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã không như quy hoạch ban đầu khi thành phố lấy thêm đất của dân ngoài ranh giới để nhập vào khu trung tâm đô thị. Sau đó, phần đất tái định cư cho người dân thì bố trí rải rác nhiều nơi.
Tại các buổi tiếp xúc, nhiều cử tri cho rằng nhà, đất của họ nằm ngoài ranh quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm nhưng vẫn bị cưỡng chế. Ủy ban nhân dân Quận 2 không ban hành quyết định thu hồi đất đến từng hộ dân mà chỉ căn cứ vào quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố để thu hồi là trái pháp luật.
Cử tri đề nghị làm rõ việc Ủy ban nhân dân thành phố điều chỉnh quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm bằng quyết định 6565 ngày 27/12/2005 có đúng quy định không ? Cử tri cho rằng quyết định 6565 này không thể thay thế quyết định 367 của Thủ tướng và đề nghị xem xét lại việc này.
Cử tri cũng yêu cầu công khai bản đồ kèm theo quyết định 367. Cử tri có nhiều ý kiến bức xúc trước thông tin chưa tìm thấy bản đồ quy hoạch gốc 1/5.000 khu đô thị Thủ Thiêm và đặt ra nhiều nghi vấn liệu có khuất tất trong vấn đề này ? "Có cử tri cho rằng chính quyền đã cưỡng chế xong rồi, giờ lại nói bản đồ quy hoạch bị thất lạc thì chính quyền căn cứ vào đâu mà cưỡng chế nhà dân ? Nếu không có bản đồ gốc thì làm sao để quản lý, triển khai các bước quy hoạch tiếp theo ?".
Nội dung thứ 2, cử tri cho rằng trong quá trình triển khai dự án, có nhiều việc thực hiện chưa đúng quy định pháp luật. Theo đó, cử tri nêu nhiều ý kiến phản ánh chính sách, cơ sở để tiến hành kiểm đếm, lập hồ sơ giải tỏa, đền bù trong nhiều trường hợp không đúng quy định pháp luật,chưa chính xác, lập hồ sơ thiếu… Một số cử tri phản ảnh không nhận được quyết định cưỡng chế, không được mời làm việc, chính quyền không lập hồ sơ di dời, gia đình chưa ký các văn bản liên quan… vẫn bị cưỡng chế, giải tỏa.
Cử tri cũng cho rằng các chính sách đền bù, giải tỏa, tái định cư còn nhiều bất cập, giá bồi thường cho người dân quá thấp. Có cử tri dẫn chứng chỉ được đền bù 18 triệu đồng/m2, nhưng khi liên hệ với một doanh nghiệp bất động sản để hỏi giá đất dự án nhà ở Thủ Thiêm thì được báo giá 350 triệu/m2. Có cử tri phản ảnh khi giải tỏa chỉ được nhận đền bù 94 triệu đồng, được tái định cư nhưng phải đóng thêm 800 triệu mới được mua một căn chung cư tái định cư, người dân không đủ tiền mua nên rất khó khăn… Đề nghị phải xem lại đơn giá bồi thường cho người dân bị ảnh hưởng và đề nghị làm rõ có hay không có tiêu cực, lợi ích nhóm, tham nhũng trong quá trình thực hiện dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm ?
Ở nhóm nội dung thứ ba, cử tri đề nghị đại biểu Quốc hội báo cáo Quốc hội, Chính phủ và Trung ương để tổ chức đoàn thanh tra liên ngành của Trung ương, tiến hành thanh tra toàn diện đối với dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm. Làm rõ các nội dung bức xúc, trong đó cử tri nêu một số nội dung cụ thể như cơ sở pháp lý trong quá trình thực hiện, điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm chưa đúng, quá trình triển khai có những việc thực hiện không đúng quy định pháp luật.
Cử tri cũng đề nghị làm rõ từ khi triển khai thực hiện dự án đến giờ, ngân sách nhà nước thu được bao nhiêu, trong khi số tiền đi vay để đền bù giải tỏa là rất lớn. Cử tri phản ánh thông tin và đề nghị làm rõ việc 4 con đường chưa đầy 12km trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm giá rất cao (12.000 tỉ đồng), thanh toán bằng quỹ đất có giá trị rất lớn. Cử tri cho rằng người dân đồng tình thực hiện quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm, nhưng phải làm đúng quy hoạch, hiện nay là không thực hiện đúng như quy hoạch.
Tại nhóm ý kiến cuối cùng, cử tri đề nghị đoàn đại biểu Quốc hội thành phố, hội đồng nhân dân thành phố phải giám sát thực hiện dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Cử tri đề nghị việc thực hiện Dự án phải đúng quy định pháp luật, phải công khai, minh bạch. Nếu chính quyền thấy sai thì cần đối thoại với dân, cùng giải quyết và sửa sai, xác định rõ trách nhiệm cũng như xử lý nghiêm các trường hợp làm sai.
Thiền Lâm
Nguồn : CaliToday, 06/06/2018
Cứ nhìn qua nội dung báo cáo của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cho Chính phủ về vụ Thủ Thiêm thì không khó để hình dung ra vụ việc chấn động xã hội này đang tiến đến tương lai ‘đầu voi đuôi chuột’ và ‘đánh chuột sợ vỡ bình’.
Bị bức tử, một dân oan Thủ Thiêm tự thắt cổ dến chết. Ảnh : Việt Nam Dân Đen
Vào đầu kỳ họp quốc hội đang diễn ra trong tháng Năm năm 2018, bản báo cáo trên, được thông tin bởi báo Người Lao Động, đã hoàn toàn không giải thích thỏa đáng về những dấu hỏi rất lớn mà dư luận xã hội và báo chí công phẫn nêu ra trong tuẩn đầu tháng Năm. Bản báo cáo này cũng không thừa nhận bất kỳ cái sai nào thuộc về trách nhiệm của đảng bộ và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, mà chỉ thòng một câu ‘UBND Thành phố đang xem xét, trao đổi với Thanh tra Chính phủ để thống nhất hướng xử lý báo cáo Thủ tướng Chính phủ’.
Như vậy, toàn bộ vụ Thủ Thiêm đang phụ thuộc vào kết quả của Thanh tra chính phủ. Kết quả này có thể được công bố vào tháng Sáu tới, nhưng xem ra không mấy hy vọng sẽ làm rõ vô số khuất tất trong vụ này.
Vào trung tuần tháng Năm năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có một cuộc họp chính phủ và cũng đã giao trách nhiệm thanh tra cho Thanh tra chính phủ.
Tuy nhiên trong kết luận chỉ đạo của mình, Thủ tướng Phúc dường như đã cố tình bỏ qua việc làm rõ tính pháp lý của Quyết định 367 của Thủ tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt quy hoạch khu độ thị mới Thủ Thiêm vào năm 1996 và một quyết định bị xem là ký vượt quyền của Phó chủ tịch chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Đua vào năm 2005 khi ‘thay thế’ Quyết định 367 trên. Ông Phúc cũng tỏ thái độ rất lập lờ khi chấp nhận 99% diện tích giải tỏa của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, tức chấp nhận cả phần ít nhất 140 đất giải tỏa lố mà đã đẩy đuổi cưỡng chế hàng chục ngàn người dân khỏi mảnh đất sinh nhai duy nhất của họ.
Ông Phúc cũng hoàn toàn không đề cập một từ nào về sự biến mất vô cùng khó hiểu của tấm bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm được phê duyệt vào năm 1996. Ông Phúc lại chỉ dùng từ ‘sai sót’ đối với trách nhiệm của giới quan chức Thành phố Hồ Chí Minh, trong khi vụ Thủ Thiêm có quá nhiều dấu hiệu của hành vi ‘cố ý làm trái’ và tham nhũng…
Như vậy, có thể nhận ra đã có một sự đồng pha như thể cố ý giữa kết luận chỉ đạo của Thủ tướng Phúc và báo cáo giải trình của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh về vụ Thủ Thiêm.
Sau vô số tiếng khóc xé ruột của người dân Thủ Thiêm, dư luận đang rất nghi ngờ về việc liệu đã có một ý đồ toa rập giữa chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, mà cụ thể là của nhóm lợi ích ‘ăn đất’ Thủ Thiêm và những quan chức lãnh đạo đương nhiệm của thành phố này, với các cơ quan chính phủ và với đích thân Thủ tướng Phúc, để dẫn đến những kết luận của ông Phúc như muốn cho vụ việc này chìm xuồng ?
Ngay trước đó, có đồn đoán cho biết có dấu hiệu chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh xin trung ương ‘xử lý nội bộ’. Cùng lúc, có tin Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng đã chỉ đạo báo chí ngừng đăng bài về vụ này.
Trong thực tế, vào tuần đầu tiên của tháng Năm năm 2018 đã xảy ra hiện tượng các tờ báo nhà nước được bật đèn xanh và do đó được ‘mở miệng’ gần như không hạn chế và một vài facebooker ẩn danh liên tiếp tung bài ‘đánh’ phe nhóm Lê Thanh Hải.
Đã có những tờ báo chỉ mặt điểm tên các quan chức đứng đầu bảng về liên đới trách nhiệm phê duyệt quy hoạch Thủ Thiêm trong quá khứ : Nguyễn Văn Đua – Phó chủ tịch ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Lê Thanh Hải – Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh và sau đó là Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Văn Đua bị ‘tố’ là đã ký một quyết định về quy hoạch Thủ Thiêm mà đã vượt quyền khi phủ nhận cả quyết định trước đó của Thủ tướng chính phủ.
Vụ giải tỏa Thủ Thiêm diễn ra trong suốt chiều dài thời gian mà Lê Thanh Hải đảm nhiệm chức vụ chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh (2001-2006) và 2 nhiệm kỳ liên tiếp giữ chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2006-2015).
Lê Thanh Hải lại là quan chức bị dân oan Thủ Thiêm tố cáo ghê gớm nhất về ‘cướp đất vàng’ ở Thủ Thiêm. Vào thời đó, người được xem là ‘đệ tử ruột’ của ông Hải là Tất Thành Cang là bí thư quận 2 đã có nhiều biểu hiện tiếp tay rất đắc lực cho các nhóm lợi ích để cưỡng chế đẩy đuổi dân nghèo Thủ Thiêm ra khỏi mảnh đất duy nhất của họ.
Thủ Thiêm là một khu vực được giới bất động sản Sài Gòn xem là cực kỳ đắc địa, là khu ‘đất vàng’ chỉ cách khu trung tâm Quận Nhất có ba trăm thước bề rộng mặt sông Sài Gòn. Vào thời điểm công bố đền bù lần đầu tiên cho dân, giá đền bù chỉ từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng một thước vuông đất, trong khi giá thị trường khi đó đã lên đến vài ba chục triệu đồng một thước vuông. Còn hiện thời, giá thị trường năm 2018 đã vọt đến hàng trăm triệu đồng cho mỗi thước vuông đất ở Thủ Thiêm. Với mức giá đó và ứng với khoảng 150 ha đất giải tỏa lố – mà hoàn toàn có thể xem là ‘giải tỏa ăn cướp’, các doanh nghiệp đầu tư vào khu đô thị Thủ Thiêm và giới quan chức ăn theo có thể thu lời ngay cho riêng tiền chênh lệch đất ít nhất 140 ngàn tỷ đồng, tương đương hơn 6 tỷ USD !
Nhưng sang tuần tiếp theo của tháng Năm đã xảy ra một hiện tượng kỳ lạ : cũng báo chí nhà nước và cũng những tờ báo vừa lên tiếng mạnh mẽ nhất về vụ Thủ Thiêm, đã im bặt như thể bị ai đó khóa miệng.
Một lần nữa kể từ sau vụ Formosa, ‘nền báo chí cách mạng’ cùng hơn 800 tờ báo như thể bị một cái bạt tai ‘rọ mõm’.
Phải chăng sau một thời gian làm đình đám và muốn ‘đốt lò’ vụ Thủ Thiêm, Nguyễn Phú Trọng lại phát hiện ra vụ này liên đới quá nhiều quan chức, không chỉ quan chức đã về hưu mà cả những quan chức đương nhiệm và còn là quan chức cao cấp, nên ông Trọng đã phải vội vã cho Ban Tuyên giáo trung ương chỉ đạo báo chí ‘câm miệng’, còn ‘lò’ tạm ngừng hoạt động và đang tính toán lại làm sao để ‘đập chuột nhưng không vỡ bình’ ?
Thiền Lâm
Nguồn : CaliToday, 25/05/2018
Những yếu tố mờ ám liên quan đến câu chuyện qui hoạch bán đảo Thủ Thiêm (quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh) thành Khu Đô thị mới giờ lại trở thành mờ mờ, ảo ảo.
Tấm màn bất công chụp xuống đầu 15.000 gia đình cư trú ở bán đảo này suốt hai thập niên vừa qua, vừa được vén lên, nay đã thả xuống.
Sau hai thập niên nhấp nhứ, hệ thống truyền thông chính thức nhập cuộc, lao vào đâm chỗ này, ngoáy chỗ kia trong hai tuần rồi đồng loạt rút lui có trật tự.
Scandal qui hoạch Thủ Thiêm xẹp xuống không phải vì đã được giải quyết thấu đáo, có lý, có tình mà vì một tin nhắn.
Tin nhắn đến vào cuối tuần vừa qua, nội dung được một số facebooker trích dẫn giống nhau : "Từ phản ánh dư luận, báo chí về Dự án Khu Đô thị Thủ Thiêm, Thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan chức năng đang xem xét, xử lý theo quy định. Yêu cầu các cơ quan báo chí tạm dừng thông tin về vấn đề này. Cám ơn các anh chị".
Uất ức, bất bình nhưng không facebooker nào đang lận lưng chứng chỉ hành nghề báo chí đủ dũng khí tiết lộ, tin ấy do ai nhắn…
***
Nhân dịp hệ thống truyền thông đồng loạt lùi lại, Hoang Hung – một facebook từng làm báo, đăng lại bài thơ "Con chó" của Tường Vân : Bả o ra đường. Ra đường. Bảo nằm gầm giường. Nằm gầm giường. Bảo sủa. Sủa. Bảo im. Im. Cứ thế triền miên. Một đời con chó ! Hoàng Hưng nói thêm, vì đăng bài thơ đó mà cuối thập niên 1980, tập san Văn Học và Dư Luận do ông cùng Nhật Tuấn thực hiện bị đình bản. Chuyện vừa xảy ra với scandal Thủ Thiêm khiến Hoàng Hưng thêm một lần đấm ngực ăn năn : Tôi đã từng làm chó. Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi.
Qua trang facebook của Hoang Hung, Tuệ Nguyên cười khan, nhận định : Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật giăng mắc khắp nơi, từ năm này qua năm khác thật ra là : "Sống và làm việc theo chỉ thị thôi !".
Ngọc Vinh – một facebooker đang còn làm báo thì tự sự - sáng nay, thấy facebook của một đàn anh đăng tấm ảnh chụp lại trang nhất của tờ Tuổi Trẻ, kèm nhận xét đầy mỉa mai : "Sự im lặng của bầy cừu" làm Ngọc Vinh thấy buồn. Đàn anh từng làm báo nhiều năm, biết hết "những ngóc ngách của nghề báo ở xứ này" mà còn nói vậy thì trách chi những người không làm báo, không hiểu nghề báo miệt thị báo giới nước nhà ! Vinh nhắc cả đến trang facebook của Hoang Hung và bài thơ con chó rồi tự vấn : Từ bao giờ báo chí Viêt Nam được ví với chó và cừu ? Theo Vinh chắc là từ khá lâu, trước khi Tổng Biên tập một tờ báo công khai tự ví mình như chó. Vinh nêu thắc mắc với các động nghiệp rằng họ có thấy, nhục nhã, xấu hổ không (?) rồi tự trả lời luôn là… rất có !
Vinh bảo chính giới lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đã nhấn báo chí xuống bùn, đã hạ nhục "công cụ cách mạng" của họ trước nhân dân bằng những lệnh cấm đăng, cấm nói, vô lối và phi lý. Thủ Thiêm là sai phạm của hệ thống chính quyền địa phương, có nhiều yếu tố cho thấy một số viên chức lãnh đạo chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã câu kết với các đại gia địa ốc để "bỏ túi" tài sản của nhân dân. Thay vì khuyến khích báo chí hành động, điều động các cơ quan chống tham nhũng điều tra thì những người cai quản báo chí lại ra lệnh cho báo chí im lặng...
Vinh gọi đó là kiểu lãnh đạo thiếu viễn kiến, không hề biết tới giá trị thật sự của nền báo chí tự do, lành mạnh, lấy sự thật làm tiêu chuẩn và thước đo đạo đức. Khi báo chí trở thành thành cừu và chó thì nền dân chủ mà dân chúng mong muốn vẫn còn xa tít tắp. Một quốc gia chỉ có lò và củi, chỉ có cừu và chó sẽ là một quốc gia bi đát không có tương lai.
Nhiều người sử dụng mạng xã hội đã dẫn lại bài "Từ sự kiện Thủ Thiêm- Những bộ mặt nhà báo" của Lan Nguyên, đăng trên Trí Việt News – một tờ báo điện tử mới ra đời cách nay chừng một tháng. Lan Nguyên bình luận : Cánh nhà báo đang tự thú, tự hối, xỉa xói nhau và bị đám đông xỉa xói. Những nét chấm phá này – kể cả một số đông nhà báo chọn thái độ không bao giờ viết gì về nghề nghiệp trên Facebook – vô tình tạo nên bức tranh tổng thể về nghề báo, với nhiều bộ mặt. Có bộ mặt sầu thảm, đau đáu nỗi niềm làm nghề nhưng bị bó tay, bịt miệng. Có bộ mặt cau có giận dữ, chửi bới vung vít. Có bộ mặt của những người gió chiều nào cũng sống tốt, sáng xách cặp đi, tối xách cặp về, đều đặn lãnh lương. Không thiếu những bộ mặt câng câng thỏa mãn vì mới mua được miếng đất này, cổ phần kia với giá ‘thân hữu’. Lại có những bộ mặt đóng vai ‘nhà báo dũng cảm’, với những hợp đồng truyền thông béo bở, sẵn sàng dùng ngôn từ hạ cấp nhất để đấu tố đồng nghiệp bên đối phương !
‘Bức tranh’ những người ngoài nghề ‘vẽ’ dân làm báo trong mấy ngày qua, ôi thôi, rất, rất nhiều chê trách, sỉ nhục, không kể xiết. Nào là hèn, bút nô, ‘ho sủa mới được sủa’… Không phải tới tận bây giờ người ta mới nhận ra báo chí Việt Nam chỉ là công cụ của Đảng và chính quyền. Tuy nhiên vụ Thủ Thiêm là một minh họa trực quan, dễ hiểu và hài hước nhất. Ai đời một sự kiện xảy ra ở sát trung tâm thành phố, liên quan đời sống cả mười mấy ngàn dân, nhiều người mất đất, mất nhà oan khuất, hàng tấn đơn từ, vạn lời kêu khóc… mà chìm vào im lặng suốt mười năm ?
Tiến sĩ Erik Harms, Đại học Yale (Mỹ) nói với tờ Zing : "Những người dân Thủ Thiêm đã bị (chính quyền – người viết) phớt lờ và thường bị đối xử như thể họ không hề tồn tại".
Ở đây có lẽ phải bổ sung rằng người dân Thủ Thiêm chẳng những không hề tồn tại dưới mắt nhà cầm quyền mà còn trở nên "vô hình" trước gần 1.000 tờ báo, tạp chí và hơn 17.000 nhà báo (thỉnh thoảng họ cũng có xuất hiện, lướt qua, trong vài bài báo hiếm hoi). Thế rồi đùng một cái, báo chí đồng loạt kêu khóc vang trời cho dân Thủ Thiêm, bài vở tới tấp không kịp đọc.
Lan Nguyên kết luận : Đã là công cụ thì sẽ bị sử dụng. Chẳng qua việc sử dụng tùy thời, tùy nơi, tùy cách, có lúc khéo léo, kín đáo, có lúc lộ liễu, công khai. Đã là nhà báo, chắc chắn ai cũng biết ‘chức năng’ công cụ của mình. Người thì tặc lưỡi sống, người thì đành nương theo đó để làm được gì giúp ích được cho xã hội, cho người yếu thế thì làm, người thì lợi dụng nó để kiếm chác. Chỉ có bạn đọc có thể không nhận ra (trước đây) thôi.
Dưới mắt Lan Nguyên, tin nhắn của Ban Tuyên giáo Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam là : Khẳ ng định nối dài cho cái ý rằng, gần 1.000 tờ báo - tạp chí chỉ có một tổng biên tập và hơn 17.000 nhà báo chỉ có một bộ mặt - bộ mặt của Tuyên giáo. Phàm đã mang bộ mặt này thì người sang cũng như kẻ hèn, người chính trực lẫn kẻ gian manh, nhà báo tử tế hoặc những tay ‘điếm bút’, cũng cùng xếp vào một rọ như nhau cả thôi !
Sự kiện Thủ Thiêm cho thấy rõ điều này hơn bao giờ hết. Nó bộc lộ rõ ‘thế đứng’ của báo chí trong tình thế hiện thời – một ‘thế đứng’ có thể bị xô ngã bất cứ lúc nào, một thế đứng kỳ dị tạo nên một diện mạo xấu xí khó có thể nhận được đồng cảm xã hội. Sự thật này, có muốn tránh, có thể tránh được sao !
Kim Dung/Kỳ Duyên – một blogger và cũng là một nhà báo – xem bài viết của Lan Nguyên là "thân phận của nhà báo nước Việt".
***
Tin nhắn yêu cầu báo giới ngưng đề cập đến scandal Thủ Thiêm vô tình rơi đúng vào dịp tròn mười năm hai phóng viên, một của Tuổi Trẻ, một của Thanh Niên bị khởi tố vì đã thu thập thông tin, ý kiến về vụ tham nhũng ở PMU 18 – sự kiện mà giới thạo tin cho rằng đã đốt sạch nhiệt tâm vốn đã chẳng nhiều nhặn gì nơi báo giới Việt Nam.
Khi ngồi dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, bao nhiêu trong số 17.000 người đang lận lưng chứng chỉ hành nghề báo chí tại Việt Nam đã học : "Chở bao nhiêu Đạo thuyền không khẳm. Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà" của Đồ Chiểu, bao nhiêu người còn nhớ và bao nhiêu người dùng "Thời thế, thế thời, thời phải thế" làm kinh nhật tụng ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 19/05/2018
Tháng Năm năm 2018. Trong tuần đầu tiên của vụ ‘khủng hoảng Thủ Thiêm’, đã có dấu hiệu khá rõ về ‘cả hệ thống chính trị vào cuộc’, không chỉ liên quan vụ biến mất Bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, mà còn ‘hồi tố’ toàn bộ quá trình xây dựng quy hoạch, trình duyệt phê chuẩn và triển khai bồi thường, giải tỏa và cưỡng chế tại khu vực này.
Bản đồ Thủ Thiêm. (courtesy image of NamPhatLand)
Tuần đầu tiên bùng nổ
Trong tuần đầu tiên đó, vụ Thủ Thiêm đã được xới tung lên và trở nên ồn ào một cách đầy chủ ý. Báo chí nhà nước ồ ạt vào cuộc và tung tin bài như thể vô số bất công của vụ Thủ Thiêm mới được phát hiện lần đầu tiên.
Nhiều quan chức của Thành phố Hồ Chí Minh và bộ ngành liên quan vội vã lên tiếng thanh minh để tránh trách niệm của quá khứ và hiện tại…
Cũng khá nhanh chóng, đã có những tờ báo chỉ mặt điểm tên các quan chức đứng đầu bảng về liên đới trách nhiệm phê duyệt quy hoạch Thủ Thiêm trong quá khứ : Nguyễn Văn Đua - Phó chủ tịch ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Lê Thanh Hải - Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh và sau đó là Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Văn Đua bị ‘tố’ là đã ký một quyết định về quy hoạch Thủ Thiêm mà đã vượt quyền khi phủ nhận cả quyết định trước đó của Thủ tướng chính phủ.
Nguyễn Văn Đua, mà trong giới quan chức thường gọi là ‘Anh Ba Đua’, là người ‘trưởng thành’ từ đoàn thanh niên cộng sản, từng được kỳ vọng là một chính khách trong sáng và tâm huyết. Nhưng sau khi từ Phó chủ tịch thành phố trở thành Phó bí thư thường trực thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh vào thời Lê Thanh Hải làm bí thư, ‘Anh Ba Đua’ đã nắm khối an ninh nội chính và mau chóng trở thành một ‘sát thủ’ đối với giới hoạt động dân chủ nhân quyền ở Sài Gòn.
Nhiều trận đàn áp, bắt bớ người hoạt động nhân quyền đều in đậm dấu ấn của ‘Anh Ba Đua’. Vào ngày Nhân quyền quốc tế 10/12 năm 2013, trong khi các nhà hoạt động nhân quyền đang tụ tập ở công viên Quách Thị Trang tại trung tâm quận Nhất để tổ chức kỷ niệm trong vòng vây của hàng trăm nhân viên công an, thì hàng chục bịch mắm tôm từ tứ phía ào ạt ném vào đám đông kỷ niệm. Rất nhiều người đã bị dính mắm tôm, bốc mùi kinh khủng. Ngay sau đó, một số nhà hoạt động nhân quyền nhìn thấy từ một góc công viên, Nguyễn Văn Đua hiện ra giữa một đám công an. ‘Anh Ba Đua’ hỏi gấp ‘Bọn nó đâu ?’, và đám công an chỉ thẳng vào những nhà hoạt động nhân quyền đang bị phủ từ đầu xuống chân bởi mắm tôm…
Một số tờ báo nhà nước cũng đã bắt đầu chỉ đích danh Lê Thanh Hải - vào thời còn là chủ tịch thành phố, đã ‘dọn đường’ cho việc thay đổi quy hoạch Thủ Thiêm giải tỏa lố sang 160 ha đất mà trước đó dùng làm khu vực tái định cư cho dân, đẩy đuổi thêm nhiều ngàn người dân Thủ Thiêm khỏi nơi ở và cũng là chỗ sinh nhai duy nhất của họ.
Chỉ sau 5 ngày từ thời điểm một phóng viên ‘vô tình’ đặt câu hỏi đối với Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc tại sao không thấy tồn tại Bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, ‘Đoàn đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh’ - một cơ quan được xem là đại diện cho tiếng nói của các cử tri tại thành phố này - đã xuất hiện.
Điều đáng nói, đây là lần đầu tiên ‘Đoàn đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh’ đến làm việc một cách chính thức với dân oan Thủ Thiêm, cho dù khoảng thời gian khiếu nại và tố cáo của người dân nơi đây đã kéo dài suốt từ mười mấy năm qua mà chẳng có cơ quan chính quyền hay ‘đoàn đại biểu quốc hội’ nào thèm đoái hoài.
Từ ‘đoàn đại biểu quốc hội’ đến đại án quốc gia ?
Đợt ‘đấu tố’ của báo chí nhà nước và cú nước rút thần tốc của ‘Đoàn đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh’ là hai dấu hiệu mà từ đó có thể cho rằng vụ Thủ Thiêm đang bị ‘hồi tố’ và thậm chí còn có thể trở thành một đại án quốc gia trong năm 2018.
Cái cách báo chí nhà nước đăng bài ồ ạt như trên lại khá giống với vụ ‘xe Lexus’ của Phó chủ tịch Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh - cũng được báo chí làm đậm vào tháng Sáu năm 2016. Tháng Sáu ấy lại được đặc thù bởi ‘việc cần làm ngay’ của Nguyễn Phú Trọng.
Phải chăng Nguyễn Phú Trọng đang đi một nước cờ chưa từng có kể từ lúc khởi động chiến dịch ‘đốt lò" : xới tung hồ sơ một vụ việc gây ảnh hưởng diện rộng đối với dân chúng và do đó vừa diệt cả quan chức tham nhũng cấp ‘tập đoàn quân’, vừa thu hồi tài sản tham nhũng, vừa được tiếng lo cho dân ?
Khởi đi từ vụ ‘mất bản đồ Thủ Thiêm’, hiện tượng ‘Đoàn đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh’ đang cho thấy có thể sẽ dẫn đến một đại án quốc gia về tham nhũng, trực chỉ ‘gia tộc Lê Thanh Hải’ và phe cánh chính trị mà quan chức ‘đại gia tư bản đỏ’ này đã dày công gây dựng từ vài chục năm qua ở Sài Gòn.
Chỉ từ đầu tháng Ba đến nay, đã có 3 người thân của Lê Thanh Hải bị ‘lên thớt’ : Lê Tấn Hùng - em ruột ông Hải - với vụ chi khống 13,3 tỷ đồng, Lê Trương Hải Hiếu - con trai ông Hải - với vụ ‘có con ngoài giá thú không báo cáo với tổ chức đảng’, và gần đây nhất là Tất Thành Cang.
Tất Thành Cang - Phó bí thư thường trực Thành phố Hồ Chí Minh - sẽ chắc chắn mất chức vì chỉ đạo vụ công ty Tân Thuận của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh bán trái phép 32 ha đất Nhà Bè cho tư nhân. Khi con bài này bị ‘cháy’, Lê Thanh Hải sẽ mất đi một lá chắn mạnh nhất trong Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, và do vậy ông Hải sẽ phải đối mặt với rủi ro lớn hơn hẳn khi bị kiểm tra, thanh tra và điều tra trong thời gian tới.
Theo kế hoạch, sau khi tiếp xúc dân oan Thủ Thiêm và kiểm tra lại hồ sơ khiếu nại tố cáo, ‘Đoàn đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh’ sẽ báo cáo vụ việc này cho Quốc hội - dự kiến sẽ bắt đầu kỳ họp quốc hội từ ngày 20/5 tới.
Khác với vụ Trịnh Xuân Thanh, vụ Thủ Thiêm không chỉ được khởi phát bằng dấu ấn của ‘báo nói’, mà còn là hoạt động tiền trạm của cơ quan dân cử.
Người ta cũng còn nhớ là vào ngày 8/12/2017 khi Đinh La Thăng bị bắt, ngay trước đó đã diễn ra động tác Ủy ban Thường vụ quốc hội tiến hành bãi miễn tư cách đại biểu quốc hội của ông Thăng.
Cứ theo cách đó, vụ việc Thủ Thiêm có thể được đẩy lên tầm mức quốc gia, nhưng không phải được khởi động ngay bằng hoạt động thanh tra, kiểm tra hay điều tra, mà bằng ‘tiếng nói dân cử’.
Một khả năng có thể là sau khi nghe báo cáo của ‘Đoàn đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh’, Quốc hội - mà cụ thể là Ủy ban Thường vụ quốc hội - sẽ đặt vấn đề cần có một văn bản hoặc quan trọng hơn hẳn là một nghị quyết để yêu cầu chính phủ phải ‘vào cuộc’ nhằm thanh tra toàn diện vụ quy hoạch và đền bù giải tỏa ở Thủ Thiêm để ‘chống tham nhũng’ và ‘lấy lại niềm tin của nhân dân’.
Và sau thanh tra có thể sẽ là điều tra, tức vụ việc Thủ Thiêm sẽ được chuyển sang chân Bộ Công an…
Tuần tiếp theo im bặt
Trong những ngày này, chắc chắn không ít dư luận người dân và công chức đang ủng hộ Nguyễn Phú Trọng trong chiến dịch truy quét tham nhũng ở Thủ Thiêm. Tuy nhiên, cái tuần tiếp theo im bặt của báo chí đã khiến người dân lại lờ mờ nhìn thấy bóng dáng một nhóm quyền lực và lợi ích khổng lồ nào đó đứng đằng sau, hoặc sát bên cạnh chiến dịch này, thậm chí sát cạnh ông Trọng.
Sau tuần đầu tiên với hiện tượng các tờ báo nhà nước được bật đèn xanh và do đó được ‘mở miệng’ gần như không hạn chế và một vài facebooker ẩn danh liên tiếp tung bài ‘đánh’ phe nhóm Lê Thanh Hải, sang tuần tiếp theo đã xảy ra một hiện tượng kỳ lạ : cũng báo chí nhà nước và cũng những tờ báo vừa lên tiếng mạnh mẽ nhất về vụ Thủ Thiêm, đã im bặt như thể bị ai đó khóa miệng.
Vào cuối tuần đầu tiên của vụ Thủ Thiêm, có tin Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng đã vào Sài Gòn làm việc và yêu cầu báo chí ngừng đăng bài về vụ này.
Một lần nữa kể từ sau vụ Formosa, ‘nền báo chí cách mạng’ cùng hơn 800 tờ báo như thể bị một cái bạt tai ‘rọ mõm’.
Trong vụ Formosa, báo chí nhà nước cũng bị Ban Tuyên giáo trung ương ‘khóa miệng’ sau khoảng một chục ngày ‘xả xu pap’.
Cũng đang có dấu hiệu chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh xin trung ương ‘xử lý nội bộ’. Còn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa tổ chức một cuộc họp về vụ Thủ Thiêm với kết luận rất nước đôi và rất yếu ớt, như thể ông Phúc đang cố che chắn cho một nhóm lợi ích nào đó đã ‘ăn đất’ ở cái vùng đất đã chứng kiến không ít oan hồn dân oan phẫn uất này.
Nhóm đó là nhóm nào, gồm những ai ? Nhóm quyền lực - lợi ích này có lợi dụng chiến dịch ‘đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng để ‘tống tiền’ nhóm quyền lực - lợi ích cũ của Lê Thanh Hải ?
Bởi một kịch bản mà nếu trở thành hiện thực thì người dân sẽ phải dìm chút hy vọng còn lại vào Nguyễn Phú Trọng xuống tận đáy : sau khi đã có kết quả kiểm tra hoặc thanh tra, một thế lực chính trị - lợi ích sẽ lấy kết quả đó để tống tiền và ngã giá với những quan chức sắp bị tống vào ‘lò’. Lối thoát duy nhất của những quan chức tham nhũng là phải ‘ói ra’, tức phải nhả ra nhiều lô đất vàng tại khu vực Thủ Thiêm cho nhóm lợi ích mới với giá cực thấp hoặc ‘cho không’. Nếu chịu ‘ói ra’, sẽ chẳng có quan chức ‘ăn đất’ nào phải trả giá, hoặc cùng lắm chỉ bị ‘cách hết mọi chức vụ trong quá khứ’ như một động tác ma mị đối với dân chúng. Và cũng chẳng có đồng tiền bồi thường nào đến tay dân oan, mà tất cả sẽ chui vào túi của những kẻ tống tiền.
Phải chăng vào khoảng thời gian báo chí bị ‘khóa miệng’, một nhóm quyền lực - lợi ích mới đang bí mật đàm phán với nhóm quyền lực - lợi ích cũ để ‘chuyển giao với giá rẻ’ một phần lớn hoặc toàn bộ đất vàng ở Thủ Thiêm ?
Liệu Nguyễn Phú Trọng có biết âm mưu đó ?
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 18/05/2018