"Bóc băng" cuộc đối thoại giữa Chủ tịch UBND Hà Nội với người dân Đồng Tâm đáp ứng nhu cầu về tính minh bạch, đồng thời có tác dụng "vỗ yên dân" bằng sự "thành tâm" của chính quyền, theo nhận định của một nhà quan sát chính trị Việt Nam đối với đề nghị của đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng.
Một cảnh sát cơ động cúi lạy người dân làng Đồng Tâm sau khi được thả ra vào ngày 22/4/2017.
Tại phiên thảo luận ngày 25/5, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực của Ủy ban Quốc hội về các vấn đề xã hội, đề nghị "bóc băng" cuộc đối thoại giữa Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung với người dân Đồng Tâm, chứ không chỉ cung cấp những báo cáo thường lệ, để các đại biểu có thể "nhìn một cách đầy đủ, đa diện vụ việc".
Ngày 15/4, dân làng Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, đã rào làng và bắt giam 36 cán bộ xã và cảnh sát cơ động sau khi giới hữu trách bắt cụ ông Lê Đình Kình, người đại diện cho dân làng để thương thuyết với chính quyền về việc thu hồi, cưỡng chế đất.
Ngày 17/4, Luật sư Trần Vũ Hải, Luật sư Nguyễn Hà Luân và Luật sư Lê Văn Luân đã đến Đồng Tâm để tìm hiểu vụ việc và giúp dân trao đổi với Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung qua điện thoại.
Sau khi không xuất hiện ngày hôm sau như trông đợi của dân, ngày 22/5, ông Nguyễn Đức Chung đến Đồng Tâm gặp một số đại diện dân làng.
Trao đổi với VOA, Luật sư Trần Vũ Hải cho biết buổi gặp gỡ thứ hai có sự hiện diện của báo chí nên nội dung đã được công khai. Còn cuộc đối thoại đầu tiên qua điện thoại giữa ông Chung và người dân thì nội dung tóm tắt chỉ được công bố trên trang Facebook cá nhân của một số luật sư.
Luật sư Trần Vũ Hải nói : "Bóc băng như thế thì chỉ nửa ngày là xong. Ít nhất là để cho các đại biểu Quốc hội, chính quyền biết rõ thực hư cuộc đối thoại như thế nào và ý kiến của người dân như thế nào".
Tại phiên thảo luận của Quốc hội, Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nhận xét rằng do công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại còn yếu kém nên đã dẫn đến nhiều vụ khiến kiện tràn lan, đặc biệt là vụ Đồng Tâm. Ông đề nghị phải bóc băng vụ việc để các đại biểu Quốc hội biết và giám sát việc này.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, một nhà quan sát và bình luận của Việt Nam, cho rằng việc lên tiếng của Quốc hội lúc này là "quá muộn", thay vì phải có sự đồng cảm "nhiều hơn hẳn" và "sớm hơn hẳn" đối với người dân.
Ông nói : "Chuyện này lẽ ra phải làm ngay từ đầu. Phải công khai hóa, minh bạch hóa ngay từ đầu. Không có gì phải giấu giếm cả, đặc biệt sau khi ông Chung đã có bản kết coi như gián tiếp thú nhận sự sai lầm của chính quyền".
Đề nghị của Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng được đưa ra 1 tuần sau khi Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng tuyên bố trong một cuộc họp ngày 18/5 rằng Đảng "không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, cọ sát ý kiến khác nhau để tìm ra chân lý".
Theo Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, việc chính quyền cho tới nay không công bố tiến trình thanh tra vụ Đồng Tâm, đặc biệt là những thông tin liên quan đến ông Lê Đình Kình, cho thấy sự "thiếu thành tâm" trong việc giải quyết vụ việc và cả tính khả thi của chủ trương đối thoại của Đảng.
"Rất thiếu thành tâm và nó liên quan đến cả chủ trương đối thoại của Đảng vừa rồi nêu ra. Tôi cho rằng nếu như đối với Đồng Tâm mà không thể giải quyết được, khi họ đã ở thế đường cùng rồi, thì làm sao có thể đối thoại với trí thức ? Làm sao có thể giải quyết được những vấn đề khúc mắc lớn hiện nay như Luật Đất đai, sở hữu đất đai tư nhân hay những vấn đề khác ?", Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhận định.
Nhà quan sát thời sự Việt Nam cho rằng việc bóc băng vụ Đồng Tâm sẽ mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài. Ngoài cung cấp cơ sở cho việc phân tích, đánh giá, giải quyết những khúc mắc của vụ việc, công bố toàn văn cuộc đối thoại còn có tác dụng "vỗ yên dân", khôi phục phần nào niềm tin đã mất của người dân vào sự minh bạch của chính quyền.
Trong cuộc phỏng vấn với VOA, Luật sư Trần Vũ Hải nói ông hài lòng vì ở Đồng Tâm không xảy ra "một biến tướng quá xấu" như nhiều người lo ngại, nhưng ông cho biết phải 1 tháng nữa mới có thể biết được liệu quyền lợi của người dân làng có được đảm bảo hay không.
Khánh An
Nguồn : VOA,26/05/2017
Ông Phúc sắp đi Mỹ
Nghe nói Nguyễn Xuân Phúc sẽ "công du" xứ Mỹ vào cuối tháng 5. Hôm qua tôi có viết, nhìn ông Phúc gục đầu đánh vần từng chữ (dờ đờ bờ cờ... chi đó quên rồi) bài diễn văn trên TV thấy thật là ái ngại. Hình dung ông này qua Mỹ, gặp ông Trump nói chuyện trong "Nhà trắng", khoe gạo, khoe mắm "ma dze in dziệt nam" thì vấn đề hết sức "tình hình".
Thì hôm qua, chính phủ của ông Phúc đã "trải thảm đỏ" chuẩn bị cho chuyến Mỹ du này.
Thi thể của anh Nguyễn Hữu Tấn sau khi chết có nhiều vết cắt và vết đâm nơi cổ (ảnh Facebook Minh Tri Huynh)
Thứ nhứt là công an Vĩnh Long "cắt cổ" ông Nguyễn Hữu Tấn. Với lý do là ông này có "cờ vàng" trong nhà. Công an khám nhà nghe nói bắt được "quả tang" lá cờ vàng. Còn qua lời gia đình ông Tấn, "lá cờ vàng" đó chỉ là miếng vải bọc các chai nước yến.
Chuyện con đường ngắn nhứt đi vào nghĩa địa là qua đồn công an từ lâu mọi người đã biết. Một người được "giấy mời" vô đồn công an, thì đi ra, nếu không vào nhà thương thì cũng ra nghĩa địa. Nhưng vụ "cắt cổ" người tạm giam như vậy là mới thấy. Mà chuyện này không hề cũ.
Bởi vì, mọi người cũng biết, thời chiến tranh trước 75, "bộ đội chính qui", tức dân miền Bắc vô Nam, luôn nhân từ hơn đám "du kích" địa phương. Bộ đội chính qui, họ có thể can đảm đến mức độc ác trên chiến trường. Nhưng họ không khi nào pháo kích bừa bãi vào trường học, chợ búa, đào đường, đấp mô hay quăng lựu đạn vào đám đông, đặt chất nổ... để khủng bố người dân (như cộng sản Nam kỳ chó). Tức là người cộng sản địa phương (Nam kỳ chó) luôn luôn tàn độc hơn cộng sản Bắc kỳ. Bởi vì người cộng sản Nam kỳ phải chứng minh mình là người "giác ngộ cách mạng".
Điều này cũng đúng sau 30/4. Sau ngày này, một số người hùa theo phía chiến thắng, gọi là "cách mạng ba mươi". Cuộc "đánh tư sản" thành công là nhờ vào đám "cách mạng ba mươi". Vì họ biết rành đường đi nước bước, biết ai giàu, ai nghèo, ai là ngụy... trong xóm. Biết bao nhiêu gia đình tan nát, bởi vì sự phá hoại, trả thù của đám Nam kỳ chó đẻ tay sai này.
Một thiếu niên có tóc dài bị cắt ngay giữa đường bởi các ông "cách mạng 30" sau ngày 30/04/1975 tại Sài Gòn - Ảnh minh họa .
Ta thấy công an Nam kỳ luôn tàn độc hơn công an Bắc kỳ. Vụ Đồng Tâm vừa rồi ta thấy cả một đoàn 30 người công an bị dân tóm gọn. Không người nào chống đối. Vụ này mà xảy ra trong Nam, bảo đảm "máu chảy thành sông".
Do "tâm lý" cần phải chứng minh bản thân, do đó dân Nam kỳ cộng sản, như Lê Duẩn, luôn tàn độc hơn các lãnh đạo cộng sản khác.
Vụ này làm "mát mặt" Phúc niểng. Phu nhân xinh đẹp của ông Trump làm sao có thể "bắt tay" với những bàn tay đẫm máu của vợ chồng Phúc niểng ?
Thứ hai, Chính phủ ông Phúc cũng trải thảm đỏ cho ông Phúc đi Mỹ bằng cách kích động xung đột tôn giáo, xung đột giữa các thành phần dân tộc, mục đích để chống linh mục Nam, người hướng dẫn dân Quỳnh Lưu đi khiếu kiện vụ Formosa.
Vụ này cũng sẽ làm "mát mặt" (mát chớ không phải mất nghe bà con). Ông Trump có thể (sẽ) bắt tay với cu Ủn, huống chi chuyện lẻ tẻ bắt tay với đồ tể Việt Nam. Nhưng bà Trump dễ thương kia chắc chắn là không rồi.
Nhưng chuyện tới cuối tháng Năm thì cũng còn xa. Nói trước đôi khi không hay.
Vụ Đồng Tâm
Vụ Đồng Tâm, chủ nhiệm văn phòng chính phủ nói rằng : "Nếu chính quyền sai thì nhận lỗi với dân, nếu dân sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật".
Hôm qua tôi có viết đây là thể hiện pháp luật của nền "pháp quyền", thực chất là "rule by law". Lãnh đạo nhà nước tự tiện dùng luật để "trị" dân. Trong khi đó cá nhân họ thì ở ngoài, hay ở trên pháp luật.
Nhưng đàng sau của câu nói trên, tôi cho rằng đồng bào ở Đồng Tâm coi chừng phải "chịu trách nhiệm trước pháp luật".
Nếu để ý, ta cũng thấy nhiều bài báo được đăng tải, đại khái (khích tướng) nói rằng luật quốc gia đã không được tôn trọng.
Mặc dầu rào đón trước, dân Đồng Tâm bắt ông Nguyễn Đức Chung ký giấy buộc ông Chung cam kết không được truy tố bất kỳ ai. Nhưng qua câu nói của ông chủ nhiệm Văn phòng chính phủ (và các bài báo), ta có lý do để lo ngại chính phủ của Phúc niểng sắp chơi trò phản thùng.
Bởi vì, theo ý tứ phát biểu, thì nhà nước có thể truy tố nhân dân Đồng Tâm ra tòa để "chịu trách nhiệm trước pháp luật". Bởi vì ông Chung không phải là "pháp luật". Ông này không có tư cách đại diện cho "luật pháp".
Ý kiến tôi viết ra đây, nhằm đề phòng dã tâm chính phủ Phúc niểng. Mấy chục héc ta đất Đồng Tâm "ngon" quá. Mồi đã tới miệng. Nhả ra sao được ?
Đó là ta phải hiểu "pháp luật là gì" ? Ai có quyền đặt ra pháp luật ?
Dĩ nhiên, trong một xã hội, pháp luật được đặt ra nhằm thiết lập "công lý", để giữ gìn an ninh trật tự cho mọi người trong cộng đồng xã hội.
Kẻ nắm "quyền lực" là kẻ áp đặt được "luật" của mình cho xã hội.
Trong vụ Đồng Tâm, dân ở đây biểu dương sức mạnh (và trí tuệ), bắt gọn 30 người công an, vốn là "đại diện cho pháp luật quốc gia".
Sức mạnh và trí tuệ của dân Đông Tâm là "quyền lực" áp đặt luật lệ mà nhà nước phải tuân theo.
Tức là tờ giấy mà ông Nguyễn Đức Chung ký với dân Đồng Tâm có hiệu lực pháp lý, đối với luật quốc gia cũng như luật quốc tế.
Nhiều trường hợp công lý bị chà đạp, do chính nhà nước (hay quan chức nhà nước), người dân nổi dậy chống đối. Các cuộc nổi dậy đôi khi đổ máu, đốt phá, chết chóc, bắt con tin... Nhưng khi mà đại diện nhà nước chịu thỏa thuận với người dân (như trường hợp dân Đồng Tâm và ông Chung), thì những thỏa thuận này phải được tôn trọng. Ngay cả khi những người chống đối, trong lúc nổi dậy đã bắt con tin, đã phá hoại tài sản quốc gia, đã xâm phạm của cải của người khác, hay thậm chí giết người.
Vì vậy ý kiến của chủ nhiệm Văn phòng chính phủ là muốn cướp đất của dân Đồng Tâm lần nữa. Trong khi ý kiến của các luật gia, theo tôi, những người này nên nghiên cứu lại nguồn gốc về "luật". Vụ Trung Quốc không nhìn nhận Tòa án trọng tài thường trực (CPA-Cour Permanent d'Arbitrage hay PCA-Permanent Court of Arbitration) cũng như phán quyết của Tòa là một thí dụ cần nghiên cứu.
Hội nghi trung ương 5
Hội nghị trung ương 5 khai mạc. Báo chí đăng tít lớn, là một câu hỏi của ông Trọng : "vì sao những hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra từ lâu, nhưng qua nhiều nhiệm kỳ đến nay tình hình vẫn chậm chuyển biến, thậm chí có mặt còn trầm trọng hơn ?".
Hiển nhiên mọi người muốn biết những "hạn chế, yếu kém" này là gì ? mức độ "trầm trọng" tới đâu ? Thuộc những lãnh vực nào mà từ nhiệm kỳ này sang nhiệm kỳ khác không trị được ?
Như thường lệ (nhà báo ăn lương nhà nước mà), vòng vo tam quốc tung hứng hồi lâu, các bồi bút rốt cục cũng "hé lộ" các yếu kém đó thuộc lãnh vực "doanh nghiệp nhà nước - doanh nghiệp nhà nước".
Mèn đét ơi ! Thiệt tình.
Mới đọc tựa đề chắc ai cũng nghĩ rằng những "hạn chế yếu kém" này phải thuộc "an ninh quốc phòng", thuộc diện "bí mật quốc gia", cho nên bàn tán hoài, trong nội bộ từ nhiệm kỳ này sang nhiệm kỳ khác mà không trị dứt được. Thí dụ như tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Càng "đấu tranh" thì Việt Nam càng nhượng bộ.
Ông Trọng chỉ ra nguyên nhân của các "hạn chế, yếu kém" như vầy :
"Phải chăng nguyên nhân chủ yếu là do : Chưa xác định rõ ràng, đúng đắn chức năng, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và chức năng, nhiệm vụ chính trị-xã hội của doanh nghiệp nhà nước ; chưa có chuẩn mực trong hạch toán kinh doanh đúng đắn và phù hợp với doanh nghiệp nhà nước trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hoá thông thường với sản xuất, cung ứng dịch vụ công ích".
Khi ông đặt câu hỏi, tự chỉ ra nguyên nhân, như vậy ông Trọng mặc nhiên thừa nhận ông cũng "bó tay" như các Tổng bí thư tiền nhiệm.
Bó tay là vì tất cả đảng viên đảng cộng sản của ông Trọng đều là những con chuột. Không chuột lớn thì chuột nhỏ. Con nào sa hủ nếp thì mập thây. Con ra rìa ở xó bếp thì lớn tiếng chí chóe đòi phần, "tâm tư". Mỗi khi đại hội trung ương chuột như mấy ngày nay thì tiếng chuột nghe nhức óc.
Đã là chuột, "ăn của dân không từ một thứ gì", thì làm gì có "nhiệm vụ sản xuất", "nhiệm vụ chính trị-xã hội" ?
Chúng ăn từ tấm ván hòm của người dân đang nằm chờ chết. Chúng ăn trên giọt mồ hôi của lao nô bán sang Đài Loan, Mã Lai... Chúng ăn trên giọt nước mắt tủi hờn của những người trinh nữ đang trân mình cho bọn đàn ông ngoại nhân rờ rẩm chọn hàng mua vợ. Chúng ăn của dân không từ một thứ gì. Từ miếng vườn hương hỏa cho tới thửa ruộng truyền tay từ bao nhiêu đời. Chúng ăn vào đất nước trơ xương. Cây rừng, hầm mỏ, dầu khí… chúng ăn sạch, bán sạch.
Ông Trọng, dù là chuột cống hay chuột xạ (chuột nhắt), cũng vẫn là chuột.
Nguyễn Xuân Phúc và Đinh La Thăng - Ảnh minh họa
Các đòn "ném chuột", như vụ "kỷ luật Đinh La Thăng", thật ra là thủ đoạn kéo con chuột mập ú ra khỏi hủ nếp dầu khí rồi thay thế con chuột khác vào hủ nếp này. Chuột cũng có vây cánh bè đảng. La Thăng thuộc phe Ba X. X xuống thì Thăng phải "thăng".
Dưới nhiệm kỳ của ông Trọng (đến nay đã trên 6 năm rồi). Tình hình doanh nghiệp nhà nước y chang như thời ông Mạnh. Điệp khúc muôn thuở :
"Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh và đóng góp của phần lớn doanh nghiệp nhà nước còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư. Nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, thất thoát, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực với những dự án đầu tư hàng nghìn tỷ đồng "đắp chiếu", làm trầm trọng thêm nợ xấu ngân hàng và nợ công quốc gia, gây bức xúc trong nhân dân…".
Từ thời Liên Xô, thời các xứ cộng sản Đông Âu đã vậy. Thì Việt Nam cũng phải vậy. Đó là "qui luật" cha chung không ai khóc. Chẳng có con chuột nào sa vô hủ nếp rồi ngồi đó "hoạch tính tài chánh" để hủ nếp ngày càng thêm đầy.
Ông Trọng quyết tâm dẫn đàn chuột của ông "lãnh đạo đất nước".
Trước đây không lâu ông này có nói rằng đường lên xã hội chủ nghĩa 100 năm nữa không biêt tới hay chưa ?
Rõ ràng quyết tâm của ông Trọng "muôn nắm đàn chuột".
Chớ nếu không, giải tán đàn chuột, tuyên bố bỏ cái đuôi "xã hội chủ nghĩa" của "kinh tế thị trường", những "hạn chế, yếu kém" kia đương nhiên bị diệt trừ.
Phúc hay không Phúc
Ông Phúc niểng coi vậy mà có "phúc", như cái tên cúng cơm của ông. Ông được lớp trí thức "xứ Quảng" ủng hộ nhiệt tình, mặc dầu đôi lúc nhìn ông trên TV cắm đầu đánh vần bài diễn văn mà thấy ái ngại trong bụng. Nghĩ tới cái lúc ông này qua Mỹ nói chuyện với ông Trump trong "Nhà Trắng", khoe gạo, mắm "ma de in dziệt nam"... tình hình thật là tình hình...
Chính phủ "liêm chính, kiến tạo" của ông Phúc khởi xướng đã hơn một năm, chưa thấy thành quả gì để kết luận về khả năng "kinh bang tế thế" của ông này. Vụ Formosa, phải nhìn nhận đây là một "khủng hoảng lớn" cho Việt Nam, về môi trường cũng như các mặt về xã hội. Nhưng qua đó ta lại thấy chính phủ của ông Phúc hoàn toàn thiếu sự "kiến tạo" trong cách xử lý khủng hoảng.
Vụ Đồng tâm, người Chủ nhiệm văn phòng chính phủ của ông vừa có một phát biểu gây sự "chấn động" trong dư luận. Nguyên văn đăng từ báo chí :
"Nếu chính quyền sai thì nhận lỗi với dân, nếu dân sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật".
Rõ ràng đây là cách "dụng pháp trị". Tức kẻ cầm quyền dùng pháp luật để trị dân nhưng bản thân họ thì đứng ngoài, nếu không nói là đứng trên pháp luật. Cái "pháp quyền" của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phải là "rule of law" như các học giả đã khoe. Nó là "rule by law".
Vậy mà không thiếu trí thức cầm bút (như cầm ống đu đủ) thổi phồng ông Phúc.
Những lúng túng của ông Phúc về kinh tế thì đổ thừa cho chính phủ tiền nhiệm. Mọi người nói rằng ông Dũng ăn ốc ông Phúc đổ vỏ.
Thôi thì cứ để ông Phúc lên làm Tổng bí thư. Không chừng vậy lại tốt cho Việt Nam. Cứ vậy mà "khởi nghiệp".
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb, 06/052017
Cuộc khủng hoảng đất đai và cầm giữ con tin tạm thời được giải quyết sau cuộc gặp mặt thành công giữa ông Chủ tịch thành phố Hà Nội và nông dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm.
Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đã có mặt bên trong hội trường UBND xã Đồng Tâm sáng thứ Bảy 22/4/2017 để bắt đầu đối thoại với người dân. Courtesy of VTC online
Báo chí nhà nước trích lời các quan chức trong Nam, ngoài Bắc về bài học Đồng Tâm.
Blogger, cư dân mạng xã hội cũng nói về bài học Đồng Tâm.
Blogger Đoan Trang quan sát thấy có những điều tích cực mà cô gọi là những điều vui sau cuộc khủng hoảng Đồng Tâm :
"Điều thứ nhất là đã không có thêm bạo lực và đổ máu.
Điều thứ hai là tạo nên một tiền lệ cho những cuộc đối thoại về sau.
Điều thứ ba là thay đổi suy nghĩ của nhiều người rằng công an và chính quyền cũng có thể sai, và người dân lúc nào cũng phải được bảo vệ.
Điều thứ tư là nếu công an không tiếp tay cho chính quyền và doanh nghiệp làm điều sai thì họ chẳng bao giờ bị dân chúng phản ứng bằng cách bắt giữ".
Ngoài ra Đoan Trang còn nêu lên những chia rẽ trong xã hội Việt Nam hiện tại lộ ra sau sự kiện Đồng Tâm, đó là sự chia rẽ giữa dân và chính quyền, sự chia rẽ của báo chí, thậm chí là sự chia rẽ trong quan niệm đấu tranh của những người muốn thay đổi xã hội Việt Nam theo hướng tốt hơn.
Riêng về báo chí, Đoan Trang nhận xét rằng :
"Một trong các chức năng nguyên thủy của báo chí là giám sát, phản biện chính quyền. Trong trường hợp phải lựa chọn giữa bảo vệ nhân quyền và bảo vệ chế độ, báo chí phải đứng về phía dân, đặc biệt là về phía đám đông thầm lặng, người yếu thế, hay nói đơn giản : Vì dân, không vì cường quyền. Nếu suy nghĩ một cách tiêu cực, có thể hiểu đó là sự dân túy, nhưng một cách tích cực thì nên hiểu đó là công lý".
Theo Đoan Trang, yếu kém của báo chí thể hiện rõ trong những bài họ mô tả cảnh ông Chung về làng để nói chuyện với dân. Theo cô chuyện một quan chức như ông Chung xuống làng để nói chuyện là một điều hết sức bình thường :
"Song dân chúng đã đón chào ông Chung như đón chào một ông tiên về làng.
Ở dân, điều ấy không đáng trách. Nó chỉ cho thấy dân Việt Nam quá khổ, khi mà hàng chục, hàng trăm năm nay họ đều phải cam phận sống như tầng lớp dưới của chính quyền, không hề có ý thức về sự bình đẳng giữa các công dân, về nghĩa vụ của quan chức với dân…
Ở báo chí – lực lượng luôn tưởng mình đi đầu trong công cuộc khai dân trí – sự tán dương ấy dành cho ông Chung mới là điều đáng ngại".
Cùng thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng Đồng Tâm, tại Mỹ có chuyện một bác sĩ người Mỹ gốc Việt bị hãng hàng không lôi khỏi máy bay một cách thô bạo, và báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin ấy, Nhà báo Nguyễn Thông viết trên blog :
"Thấy bên Mỹ có ông bác sĩ gốc Việt tên Đào bị đuổi ra khỏi máy bay Mỹ, gớm, cả nước cứ ồn lên, cực lực lên án như chính mình vừa bị đuổi khỏi máy bay của Vietnam Airlines. Vậy nhưng cả một xã Đồng Tâm ngay sát nách thủ đô vùng dậy đòi đất (đất với họ là sự sống) thì hầu hết lại chiêm quan một cách rất thờ ơ, thậm chí không biết".
Sự thờ ơ của báo chí, được blogger nhạc sĩ Tuấn Khanh đặt câu hỏi phải chăng họ đang sống trong một màn sương mù :
"Chưa thấy có bài báo nào phỏng vấn các nhân vật bị tạm giữ ở Đồng Tâm về những ngày họ mang giáp, cầm dùi cui hừng hực khí thế xông vào làng cho đến lúc thảnh thơi ra về, dĩ nhiên là với một nội dung phi tuyên truyền, để mọi người hiểu thêm về con người làng Hoành.
Cũng không có bài báo nào phỏng vấn 15 người nông dân qua những ngày bị bắt, bị cưỡng bức ra khỏi làng của mình, mở đầu cho cuộc khủng hoảng.
Có thể báo chí giờ đây quá trẻ con để có thể làm được những điều vừa sức như vậy, nhưng cũng có thể báo chí đã bị bóp nặn thành những đứa trẻ, chỉ thích ăn kẹo và hân hoan vui đùa trong cuộc sống mờ mờ sương mù".
Cũng cần phải nói thêm là bên cạnh sự thờ ơ như Nguyễn Thông đề cập, trước khi vụ khủng hoảng được giải quyết, một số tờ báo còn lên tiếng chỉ trích các luật sư, những người giữ kênh liên lạc duy nhất trong những ngày đầu căng thẳng của cuộc khủng hoảng, nói họ là những người cơ hội chính trị. Một trong những luật sư đó là ông Lê Luân :
"Chính trị, nếu có một cơ hội cho tôi, hoặc bất kỳ một ai khác để thực hiện, cũng chẳng phiền hà gì, tôi sẽ nắm lấy một cách chính đáng để có vị thế mà thay đổi đất nước này.
Và do đó, sẽ không còn câu chuyện độc quyền chính trị cho bất kỳ tổ chức hay đảng phái nào nắm trọn và loại trừ phần còn lại, sẽ không còn đất đai là sở hữu toàn dân, sẽ không còn những sự việc rúng động đầy bi thương và phẫn uất tương tự như đã xảy ra ở Đồng Tâm, Văn Giang hay Tiên Lãng,..".
Sau khi vụ Đồng Tâm được tạm thời giải quyết, có một câu hỏi được đặt ra là ai thắng ai thua.
Trên trang Việt Nam Thời Báo, tác giả Quang Nguyên nghi ngờ những bùng nổ mới trong tương lai, nhưng thấy rằng dân Đồng Tâm đã thắng, và đó là tấm gương cho những nông dân bị mất đất, phải đoàn kết và khôn ngoan như cư dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm để bắt nhà cầm quyền phải nhượng bộ.
Nhiều người nghi ngờ tờ giấy ký tay của ông Chủ tịch Nguyễn Đức Chung không phải là một văn bảng pháp lý và có thể dễ dàng bị nhà cầm quyền cố tình quên đi sau này.
Blogger Nguyễn Vũ Bình không cho là như thế, ông viết rằng :
"Việc một chủ tịch thành phố lớn, thủ đô, đã phải ký vào cam kết, những điều được toàn thể người dân, và cả nước biết như vậy, đã là một thành công tuyệt vời. Để có thể tráo trở, lật lọng một văn bản giữa thanh thiên bạch nhật như vậy, họ sẽ phải trả giá rất lớn cho uy tín của cá nhân và của nhà cầm quyền".
Trong số những ý kiến đáng chú ý của những phân tích về vụ Đồng Tâm là của tác giả Minh Tử viết trên trang Dân Luận. Minh Tử cho rằng trong suốt những ngày xảy ra cuộc khủng hoảng và có thể là đến cả hiện nay, chính quyền xã Đồng Tâm thực sự không tồn tại, đã bị lật đổ.
Sự việc đó được nhà báo Xuân Ba cảm nhận ở một góc độ khác, khi Xuân Ba nhìn thấy cái cổng làng ở thôn Hoành của xã Đồng Tâm. Làng chính là quyền lực thực sự của dân chúng ở vùng nông thôn Việt Nam. Cảm xúc của Xuân Ba được nhà báo Nguyễn Thông trích dẫn trên trang blog của ông :
"Làng ? Chợt giật thột cái điều, trong hệ thống văn bản pháp lý, cái từ làng, khái niệm làng bị quên bẵng đi hàng bao năm nay ? Và hình như các chức danh Trưởng thôn, Trưởng bản được tái lập và thiết lập cùng danh hiệu làng văn hóa gần đây như sợi dây làm bền chặt thêm quan hệ giữa Dân với Nhà nước ?"
Câu hỏi của Xuân Ba, cũng là câu hỏi nhiều người đặt ra khi chính quyền Hà Nội kêu gọi đại diện của dân làng Hoàng, xã Đồng Tâm đến nói chuyện với họ, điều đó có nghĩa là quyền lực của các hội đồng nhân dân xã, ở đây là Đồng Tâm, không đại diện cho dân làng, và những viên chức xã đó còn bị cầm giữ như con tin.
Câu chuyện Đồng Tâm được tác giả Nguyễn Quang Dy phân tích ở khía cạnh thể chế chính trị xã hội hiện nay của Việt Nam. Theo ông mâu thuẫn chủ chốt gây ra sự kiện Đồng Tâm là sự bác bỏ quyền tư hữu đất đai của đảng cầm quyền tại Việt Nam, trong khi đó đảng này lại công nhận cơ chế thị trường.
Ông Dy nói rằng một mô hình như vậy là một mô hình đầu Ngô mình Sở.
Ông Nguyễn Quang Dy phân tích thêm rằng Đồng Tâm chính là một quyền lực mới ở qui mô nhỏ làng xã. Nó có tác động thay đổi suy nghĩ của nhiều người, nó là một thay đổi bất ngờ con đường thay đổi thể chế ở Việt Nam.
Theo ông người dân Đồng Tâm vẫn chấp nhận bị cai trị nhưng có giới hạn. Trong khi đó chính quyền đã phải tìm cách thương lượng để giữ được quyền lực của mình, và cũng để khôi phục lại lòng tin của người dân đối với họ.
Ông Nguyễn Quang Dy cảnh báo rằng nếu chính quyền muốn khôi phục lòng tin của dân chúng, muốn tránh sự sụp đổ thì chỉ có cách là thay đổi toàn diện.
Ngay sau khi cuộc khủng hoảng Đồng Tâm được giải quyết, đã có một kiến nghị của hơn 60 cá nhân và tổ chức dân sự yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam thay đổi ngay luật đất đai hiện nay, mà theo họ là một bộ luật phản động gây nên xáo trộn xã hội, tạo điều kiện cho các quan chức làm giàu bằng tham nhũng.
Một trong những người ký kiến nghị đó là Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, ông viết rằng ngay cả những người cộng sản hiện nay cũng chẳng tin vào sự hợp lý của cái họ gọi là chế độ công hữu về đất đai nữa :
"Dân chúng bắt giam những chủ lực quân của đảng, chủ tịch Hà nội phải đến đích thân viết tay và điểm chỉ vào một bản cam kết giấy trắng mực đen…, thật là một sự đổi đời chưa từng có trong đêm dài Cộng sản, chưa biết ý nghĩa thật ra sao, phe nhóm trong lãnh đạo ra sao, có người đã quá vui vội gọi đó là cuộc "Cách mạng Tháng... Tư " (?). Ôi cái tháng Tư đỏ, tháng Tư đen lắm chuyện, mở đầu bằng một "ngày nói dối", một tháng đầy biến cố, và kết thúc bằng cái ngày 30 cuối tháng chắc gì đã hết mùi Cá tháng Tư ?"
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu nhắc lại tháng Tư lịch sử. Tháng Tư 1975 thống nhất đất nước bằng vũ lực, đẩy hàng triệu người đi lưu vong. Tháng tư 2016 bùng nổ thảm họa môi trường Formosa Vũng Áng, đẩy hàng ngàn ngư dân vào cảnh khốn cùng, hàng chục cuộc biểu tình trên dãy đất Bắc Trung bộ nghèo khó.
Tuy nhiên sự biến Đồng Tâm tháng Tư 2017 lại cho Minh Tử nhìn thấy tính tích cực, và thậm chí là thắng lợi của hệ thống chính trị xã hội hiện nay của Việt Nam :
"Nhiều người cho rằng đây là thất bại của chính quyền, nhưng cá nhân tôi cho rằng đây là thắng lợi của hệ thống chính trị Việt Nam, khi cho thấy họ vẫn có khả năng lắng nghe và điều chỉnh, thậm chí là bước qua ranh giới luật pháp hiện tại của chính quyền.
Đây cũng là một tham khảo tốt cho tiến trình dân chủ hoá ở Việt Nam bởi những bước tiến nhỏ nhưng liên tiếp từ đòi hỏi của người dân trước sau gì cũng dẫn tới những thay đổi lớn.
Đây là một thắng lợi của hệ thống chính trị Việt Nam, khi nó đã lựa chọn giải pháp thỏa hiệp tiếp thu, thay vì trấn áp bằng bạo lực. Đây là một yếu tố tích cực đối với tiến trình dân chủ hoá ở Việt Nam khi nó cho thấy người dân có thể đấu tranh, và với những cách thức đúng thì chính quyền buộc phải lắng nghe và tìm cách thoả hiệp điều chỉnh".
Kính Hòa, RFA
Nguồn : RFA, 01/05/2017
Trong suốt những ngày xảy ra xung đột đất đai tại Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, báo chí trong nước liên tục đăng tải những bài viết phản ảnh quan điểm của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho rằng những thế lực thù địch, phản động đã kích động người dân Đồng Tâm khiến tình hình thêm phức tạp và tuyên truyền những thông tin sai lệch sự thật.
Một con đường bị dân chặn bởi đất đá ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ảnh chụp ngày 20 tháng 4 năm 2017. AFP photo
Truyền thông bóp méo sự thật
Gần đây nhất là ngày 25/4, tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, ông Nguyễn Văn Phong - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết trong bối cảnh sự kiện ở xã Đồng Tâm có không ít thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị cố tình tuyên truyền bóp méo, xuyên tạc, kích động để làm nóng tình hình. Ông Phong đã gửi lời cám ơn đến báo chí chính thống vì cho rằng chính các cơ quan báo chí đã góp phần quan trọng trong việc định hướng thông tin, cung cấp thông tin để bạn đọc có được những thông tin chân thực, chính xác.
Trước đó ngày 18/4, báo Hà Nội Mới đã tăng tải một bài viết với nội dung trong khi các lực lượng chức năng ra sức ổn định an ninh trật tự, đảm bảo cuộc sống cho bà con ở Đồng Tâm thì một số đối tượng cơ hội chính trị dưới danh nghĩa "luật sư", "chuyên gia", nhà "dân chủ" đã lên mạng xã hội liên tục có những phát ngôn, tuyên bố sai lệch, không đúng bản chất sự việc, tỏ vẻ "hào hiệp", sẵn lòng "hỗ trợ" người dân đòi "quyền lợi"... Trang báo này khẳng định rằng mục đích chính của các đối tượng này không gì khác là cố tình bôi đen sự thật nhằm làm chệch hướng dư luận, lợi dụng tình hình để nói xấu chế độ và kích động sự quá khích của một bộ phận nhân dân khiến tình hình càng thêm căng thẳng.
Chúng tôi đã trao đổi với luật sư Hà Huy Sơn, người đã đăng tải những lời khuyên nhủ dành cho người dân Đồng Tâm trên trang cá nhân :
Tôi cho rằng nếu báo muốn nói một điều gì đó thì phải có bằng chứng cụ thể. Luật sư nào, kích động hay bôi xấu như thế nào ? Chứ chỉ nói chung chung thì tôi cho rằng đó chỉ là những lời nhận xét chủ quan vu vơ. Tôi không tranh luận với những quan điểm hay những cách nói như thế !
Tôi từ trước đến nay cũng không biết thế lực phản động, thù địch là tổ chức nào, cá nhân nào. Cái kiểu nói vẫn không thay đổi ! Cái cách nói tôi vẫn gọi là nói vu vơ.
Khi được hỏi về những dòng chia sẻ trên trạng cá nhân liên quan đến Đồng Tâm của mình xuất phát từ mục đích gì, luật sư Hà Huy Sơn giải thích :
Những lời khuyên và ý kiến của tôi về vụ Đồng Tâm thứ nhất là xuất phát từ pháp luật hiện hành và thực tế trong xã hội Việt Nam là người nông dân thường không có tổ chức, tư tưởng đấu tranh thường là tự phát. Vì thế tôi khuyên họ hãy giảm bớt căng thẳng với phía chính quyền và chọn cách bảo vệ quyền lợi cho mình bằng cách kiện ra tòa.
Khi báo Hà Nội Mới đăng tải bài viết vừa nêu trên với tựa đề "Lật mặt những luận điệu sai trái lợi dụng sự việc xảy ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức", luật sư Trần Đình Triển đã đăng tải những dòng suy nghĩ trên trang cá nhân về bài viết này. Chúng tôi xin trích nguyên văn một số câu như sau : "Phải kìm chế hết mức, chớ vội bàn luận về đất đai đúng - sai khi chưa có kết luận chính xác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đừng phơi áo cho thiên hạ xem lưng, đã ngọng lại còn hay nói, dốt nát lại cho mình là siêu nhân". Ông cũng bày tỏ sự bức xúc khi trang báo này nói chung chung rằng một số luật sư là thế lực kích động : Hiện nay cả nước có hơn 10 nghìn luật sư. Luật sư nào sai phạm thì bài báo phải chỉ tên cụ thể, không vơ đũa cả nắm làm ảnh hưởng đến đội ngũ luật sư trong cả nước.
Không ai kích động người dân
Cảnh sát cơ động được người dân thả ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội vào ngày 22 tháng 4 năm 2017. AFP photo
Nhà hoạt động Lã Việt Dũng, người đã thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình Đồng Tâm và trực tiếp đến để gặp bà con nơi đây cho rằng người dân không hề bị kích động mà chính chính quyền đã kích động người dân nơi đây. Ông giải thích rằng vì bộ máy tuyên truyền của chính quyền cộng sản nên khi xảy ra sự việc người dân rất sợ tiếp xúc với người bên ngoài. Vì vậy những người hoạt động xã hội hay những luật sư không thể kích động được. Ông nói :
Khi chúng tôi đến ngỏ ý rằng sẽ hỗ trợ về truyền thông là họ từ chối. Vì thế nếu bảo họ bị đối tượng trung gian kích động là chuyện hoàn toàn bịa đặt.
Thứ hai chúng tôi cũng không ngạc nhiên khi báo Hà Nội Mới phát ngôn như vậy bởi vì sự kiện Đồng Tâm đã thể hiện rõ bộ mặt của chính quyền là làm cho dân rất bức xúc. Họ tìm mọi cách tước đoạt đất đai của người dân nhưng khi dân khiếu kiện họ không thèm trả lời và chỉ đến khi người dân nổi điên lên, bắt giữ gần 40 người làm con tin thì chính quyền mới chịu xuống nước.
Khi xuống nước như vậy họ rất sợ bẽ mặt trước công chúng nên họ rêu rao nói rằng đây là hành động nhân từ của chính quyền còn người dân vì không am hiểu luật pháp nên bị đối tượng xấu kích động.
Một diễn biến khác là tại cuộc họp báo sáng ngày 18/4 do Ban Tuyên giáo Trung Ương tổ chức, Phó giám đốc Công an Thành phố Hà Nội, Thiếu tướng Bạch Thành Định đã có lời phát biểu và sau đó được Báo Công an trích dẫn lại rằng "Từ đầu năm 2017 đến nay, số công dân khiếu kiện liên tục lôi kéo, kích động người dân có các hành vi vi phạm pháp luật với mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng ; xâm chiếm đất quốc phòng ; gây rối an ninh, trật tự trên địa bàn ; cản trở các hoạt động bình thường, sinh hoạt của quần chúng nhân dân ; chống người thi hành công vụ và bắt, giữ người trái pháp luật." Ông Bạch Thành Định nhấn mạnh rằng đây là những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần phải xử lý nghiêm minh.
Trước những nguồn thông tin và ý kiến như trên, chúng tôi đã liên hệ trực tiếp với người dân ở Đồng Tâm để kiểm chứng thì được biết :
Cái đó không phải do thù địch kích động gì cả. Chẳng qua là do mảnh đất của chúng tôi cán bộ lại muốn lấy để bán cho tập đoàn Viettel thôi thì dân bức xúc nên giữ lại thôi. Luật sư nói đúng sự thật thôi. Không hề bị kích động ! Tất cả là do tự người dân bức xúc thôi.
Từ trước đến nay cứ hễ xảy ra sự kiện gì khiến dân chúng nổi dậy biểu tình, khiếu kiện hay xung đột, một số cơ quan truyền thông trong nước thường loan rằng người dân bị các phần tử phản động, thế lực thù địch kích động. Điển hình như các vụ biểu tình phản đối Formosa, báo Nghệ An và Quân đội Nhân dân đăng bài cho là các linh mục lợi dụng tôn giáo kích động người dân.
Lan Hương, phóng viên RFA
Nguồn : RFA, 27/04/2017
trùm trên phần lớn các trang mạng dư luận viên và báo đảng, sau khi Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung chính thức ký tên và điểm chỉ vào bản cam kết lịch sử ngày 22 tháng Tư năm 2017 tại "làng kháng chiến" Đồng Tâm.
Đại diện lãnh đạo trung đoàn cảnh sát cơ động Hà Nội ôm chào tạm biệt người dân xã Đồng Tâm trước khi ra về - Ảnh : NGUYỄN KHÁNH
Tâm trạng và tâm lý thất vọng nơi giới dư luận viên có thẻ nhà báo lẫn nặc danh là hoàn toàn có thể "thông cảm" được đến từng chân tơ kẽ tóc.
Trước đó, còn hung hãn và tàn bạo hơn cả những kênh truyền thông của chính ngành công an, các dư luận viên đa phần nặc danh đã thổi bùng một chiến dịch công kích, lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm và quy chụp chính trị hết sức nặng nề đối với toàn bộ 6 ngàn người dân Đồng Tâm. Một lần nữa tương tự nhiều lần trong quá khứ xa và gần, những điều luật hình sự 258 (lợi dụng quyền tự do dân chủ…), 88 (tuyên truyền chống nhà nước), 79 (âm mưu lật đổ chính quyền) lại được ném lên các diễn đàn dư luận viên theo cách "nhắm thẳng quân thù mà bắn". Một lần nữa, tương tự với chiến dịch tấn công chửi bới và chụp mũ chính trị đối với các giáo xứ miền Trung trong đợt phản kháng Formosa, các dư luận viên ăn lương của đảng chỉ nghiến răng muốn biến người dân Đồng Tâm thành một thế lực cần được chính quyền dùng chuyên chính vô sản để thẳng tay tiêu diệt.
Nhưng xét cho cùng, bối cảnh chính trị - xã hội giờ đây đã khác xa, khác rất xa hai cuộc "khởi nghĩa" bị đàn áp ở Thọ Ngọc, Thanh Hóa năm 1989 và Quỳnh Phụ, Thái Bình năm 1997. Thậm chí đã khác hẳn so với tình hình còn một ít điều kiện thuận lợi để chính quyền Hải Phòng đàn áp gia đình Đoàn Văn Vươn vào năm 2012. Dòng nước đã cuốn đi quá khứ và đương nhiên lịch sử chính trị của đảng cầm quyền không thể nằm ì mãi một chỗ.
Lịch sử sắp sang trang. Tất cả đang biến động, biến động dữ dội.
Rốt cuộc, đã không hiện hình một lực lượng quân đội nào dám tấn công vào xã Đồng Tâm, cho dù lợi ích của cái gọi là "dự án A1" tại khu vực này là quá thiết thân với Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) cùng cấp chủ quản là Bộ Quốc phòng.
Lại càng không một chút bóng dáng công an mang nặng truyền thống lấy thịt đè người tấn công vào làng, sau vụ cả một trung đội cảnh sát cơ động bị người dân bắt giữ.
Vào những ngày bi kịch Đồng Tâm dần lên đến cao trào, những dư luận viên hiếu chiến và hỗn xược nhất đã luôn hóng hớt thông tin và chủ trương của "trên", mong đợi tín hiệu "đánh" hơn hẳn "đàm". Không có gì phải đối thoại, đối thoại sẽ tạo tiền lệ xấu, quyền lực trong tay mà không biết dùng vào lúc này thì còn khi nào, bắt bỏ tù mẹ chúng nó đi…
Nhưng chưa bao giờ trong lịch sử từ khi ra đời đến nay, giới dư luận viên của đảng lại phải chịu một thảm trạng ê chề bởi nạn suy nhược và ô danh quyền lực như thế. Rốt cuộc, đã không một lãnh đạo chóp bu nào - từ Tổng bí thư Trọng, Bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng công an Tô Lâm, đến Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải dám liều mình quyết định về phương án "đánh". Thậm chí trong suốt thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng Đồng Tâm, đã không có bất kỳ một nhân vật nào trong Bộ Chính trị đảng "đến với dân". Tất cả cứ như chui cả xuống đất…
Toàn bộ nền chính trị Việt Nam đương thời chỉ còn cảnh sắc chợ chiều của ai người đó giữ, thân ai người đó lo.
Trong hoàn cảnh mất dạng lãnh đạo ấy, giới dư luận viên còn có thể làm gì khác ngoài chuyện kêu gào nhưng lại ẩn nấp danh tính thật kỹ ?
Để sau khi Chủ tịch Chung "con" - người duy nhất bị "đẩy" ra để "đàm" - phải ký và điểm chỉ vào "hòa ước lịch sử" với người Đồng Tâm, nhiệm vụ rơi rớt còn lại của dư luận viên chỉ là cố múa bút làm sao để người đọc hiểu rằng các cảnh sát cơ động đã rất kềm chế, tự nguyện để bị dân bắt giữ chứ không đàn áp dân ; người dân Đồng Tâm đã biết ăn năn hối cải và chính quyền đã đại lượng khoan hồng ; rằng bản cam kết với Đồng Tâm cho thấy một chính quyền thực sự "của dân, do dân và vì dân"…
Nhưng chưa phải hết, và còn lâu mới hết. Ý chí phục thù nhân dân sau cái tát khiến tê liệt thần kinh tuyên giáo vẫn còn sôi sục trong não trạng dư luận viên và giới công an trị. Lại đang bắt đầu luận điệu "ông Chung không đủ thẩm quyền cam kết không truy cứu hình sự đối với toàn thể nhân dân Đồng Tâm". Thậm chí đang manh nha những lời đe dọa từ giới dư luận viên và có thể cho rằng phía sau đó là một số quan chức : "cứ để mọi chuyện êm vài tháng rồi sẽ bắt hết chúng nó…"
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 24/04/2017
Đồng Tâm là thắng lợi to lớn nổi bật của lòng dân không chịu bị đè nén hà hiếp, bóc lột. Bà con nông dân Đồng Tâm đã dạy cho lãnh đạo cộng sản thế nào là lễ độ, là có lễ với dân, cũng đồng thời nêu gương sáng dũng cảm cho đồng bào, nhất là cho giai cấp nông dân.
Sẽ còn nhiều ‘lươn lẹo’, ‘mưu mẹo’ ở Đồng Tâm
Hai bên, chính quyền và nhân dân đều có thể rút ra nhiều bài học quý để vận dụng trong thời gian tới. Trước hết trách nhiệm thuộc về lãnh đạo. Vì bao nhiêu khiếu nại, trình bày không được giải quyết công bằng, triệt để. Thượng bất chính, hạ tắc loạn là thế. Nếu như cấp huyện và thành phố giải quyết các vấn đề tranh chấp một cách công tâm, đúng thời hạn theo như luật định, thì tình hình sẽ ổn. Mong rằng 45 ngày nữa, như đã hẹn, chính quyền thành phố sẽ giải quyết công bằng và trọn vẹn vụ việc tranh chấp này.
Một kinh nghiệm quý là giải quyết vụ này có sự tham gia tích cực của giới báo chí và giới luật gia cũng như của một số đại biểu Quốc hội. Báo chí lề phải im lặng thì có các mạng thông tin tự do, các Blogger, Facebooker vào cuộc cùng vài nhà báo tuy thuộc lề phải đã tự mình phá rào vì lương tâm trong sáng (như cô Bảo Hà và cô Bạch Hoàn) do đó phá được sự bưng bít thông tin của Tuyên giáo đảng. Các đại biểu Quốc hội vốn do Đảng chọn dân bầu cũng nhận thức được trách nhiệm của mình để tự mình học tập rèn luyện trong thực tế. Một số luật sư có công tâm cũng tự mình lao vào nơi nóng bỏng để bênh vực công lý, lẽ phải.
Khi cô bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm, Nguyễn Thị Lan, đối thọai/đối kháng với Ủy Viên Trung Ương, Chủ Tịch kiêm phó Bí thư thành ủy Hà Nội, Nguyễn Đức Chung, về chuyện cụ Lê Đình Kình, đảng viên kỳ cựu (60 tuổi đảng) bị công an đánh trọng thương thì hình ảnh của đảng cầm quyền phân hóa, đối chọi thù oán nhau không thể che giấu được nữa.
Vụ Đồng Tâm nổi lên 2 vấn đề cấp bách về chiến lược, về đường lối chính sách mà Bộ Chính trị, Hội nghị trung ương V sắp tới không thể bỏ qua.
– Một là phải thảo luận kỹ để đi đến hủy bỏ sớm nhất cái quan niệm quái đản "Đất đai là thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà Nước thay mặt thống nhất quản lý" vì nhiều nhà luật học đã chỉ ra rằng toàn dân không phải là một "pháp nhân" theo luật định. "Toàn dân" không có căn cước, tên, tuổi, ngày sinh tháng đẻ, nghề nghiệp, nơi cư trú, để có thể đứng trước tòa án, để có thể đi kiện hay bị phạt tù. Cái toàn dân chỉ là bung xung để Nhà nước của Đảng, để Đảng viên có chức có quyền ăn cướp đất của nông dân một cách bừa bãi rộng khắp. Trên thế giới có nơi nào có quan niệm xằng bậy như thế ? Đảng đã cướp đất, cướp công khai phá của bao đời cha ông tổ tiên dân ta. Toàn dân, nông dân không hề có ý kiến về phương châm phi lý do Đảng áp đặt này. Đây là phạm tội diệt chủng đối với nông dân mà Đảng từng ca ngợi là có công lớn nhất về người và của cho chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Đảng cộng sản đã phản bội và phạm tội ác lớn, sau tội ác trong Cải Cách Ruộng Đất, giết 17.000 địa chủ, mà phần lớn là trung nông yêu nước.
– Hai là, lãnh đạo Đảng cộng sản phải thảo luận kỹ để đi đến tuyệt đối cấm Quân đội nhân dân và Công an nhân dân nhúng tay vào việc kinh doanh, làm kinh tế.
Về vấn đề này, họ chỉ cần tham khảo học tập ông anh Đảng cộng sản Trung Quốc. Vì vụ Đồng Tâm lôi thôi rắc rối to chỉ vì lòng tham vô hạn của nhóm tướng tá trong Tổng công ty Viettel – Tổng công ty Viễn thông quân đội, chuyên kinh doanh về bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, mà Tổng giám đốc là Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, cánh tay của đại tướng nguyên Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh, đã về vườn.
Từ nội bộ Viettel cho biết, tướng Hùng đã cam kết với Bí thư tThành ủy Hà Nội, Hoàng Trung Hải, sẽ bỏ tiền xây dựng "chính quyền điện tử" mẫu mực, trang bị kỹ thuật số hiện đại nhất cho Thủ đô để trở thành "thành phố thông minh" đầu tiên ở Châu Á, còn hứa hẹn xây dựng cho Hà Nội nhiều cơ sở hạ tầng lớn.
Đất Đồng Tâm được Viettel chọn để xây dựng cơ sở lớn của mình trên đất thủ đô. Viettel trở nên tập đoàn viễn thông đồ sộ nhất, có Viện Nghiên cứu phát triển Viettel, lại có Học viện Viettel, có cả Công ty Bất động sản Viettel, Trung tâm Thể thao Viettel, Công Ty Truyền Hình Viettel, Công ty mạng lưới Viettel. Tướng Nguyễn Mạnh Hùng được coi là tướng tỷ phú đỏ giàu sang nhất quân dội, do được kiêm chức phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng quân đội, là ngân hàng mạnh nhất vì lấy vốn chính từ ngân sách quốc phòng. Các Bộ trưởng thông tin và truyền thông trước đây đều phàn nàn sự lộng hành của Viettel lấn át, tranh giành dịch vụ béo bở của Cục viễn thông, của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thuộc bộ này, lấy thế của Đảng và Quân đội, lấy danh nghĩa bịp "quốc phòng " để dẫm chân, lấn át, bóp chết ngành bưu điện và ngành viễn thông vốn do chính phủ quản lý.
Nhưng Bộ trưởng Thông tin và truyền thông hiện nay, Trương Minh Tuấn, lại ăn chia nhân nhượng với Viettel. Tại Quốc hội đã có đại biểu yêu cầu cần nghiêm cấm các đơn vị quân đội như Viettel làm kinh tế, sai với chức năng cơ bản là giữ nước, bảo vệ tổ quốc, rất tai hại.
Đảng cộng sản Trung Quốc từ 14 năm nay đã nghiêm cấm tuyệt đối các đơn vị Quân giải phóng làm kinh tế, kinh doanh ; giải thể ngân hàng quân đội, sau khi xử vụ tham nhũng cực lớn, phó Đô đốc Vương Thủ Nghiệp bị tử hình, Tổng cục trưởng tình báo, tướng Cơ Thắng Đức, bị 15 năm tù, Trung tướng Cốc Tuấn San, Tổng cục hậu cần, bị tù chung thân vì làm dịch vụ vận chuyển hàng cấm, kinh doanh nhà đất, ngân hàng bằng ngân sách quốc phòng.
Theo Thời báo Hoa Nam, nghị quyết Bộ chính trị ở Bắc Kinh chỉ rõ quân đội làm kinh tế có lãi đến đâu cũng tệ hại, kích thích tướng tá ham mê tiền của, chạy theo lợi nhuận vô hạn, hưởng lạc, súng trong tay sẽ lỏng lẻo khi cần bảo vệ tổ quốc, sẽ có lúc dùng để bắn nhau và bắn vào dân, phản bội quân đội và đất nước, đi ngược chức năng cơ bản.
Sau vụ Đồng Tâm, Bộ chính trị, nhất là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và bà Kim Ngân cùng chính phủ, quốc hội rất nên tập trung sức giải quyết tận gốc vấn đề "sở hữu đất đai của toàn dân" vô lý, ngạo ngược, và vấn đề "cho phép hay cấm quân đội kinh doanh, làm kinh tế", vì gốc gác của vụ Đồng Tâm là từ 2 sai lầm chiến lược cực kỳ tệ hại này quyện xoắn vào nhau.
Bùi Tín
Nguồn : VOA, 25/04/2017
Dư luận những ngày qua vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh câu chuyện Đồng Tâm, về những cái "đầu tiên’ trong sự việc này.
Cảnh sát cơ động được người dân thả ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội vào ngày 22 tháng 4 năm 2017. AFP photo
Không thiếu những ý kiến trái chiều được đưa ra sau cách giải quyết của chính quyền Hà Nội, đặc biệt là bàn tán về tính chất pháp lý và nội dung của bản cam kết do ông Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, Nguyễn Đức Chung viết và ký.
Bên cạnh tính pháp lý, là những tranh về vấn đề mang tính xã hội đọng lại sau Đồng Tâm.
Chỉ trong một tuần lễ, cái tên Đồng Tâm, Mỹ Đức đã vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ Việt Nam, gây chú ý trên cả những trang tin tức nước ngoài.
Trong nước, có người so sánh và gọi đây là một Tiên Lãng thứ hai. Có người nhìn Đồng Tâm và nghĩ về Ô Khảm.
Nhưng trên tất cả, với người dân trong nước, Đồng Tâm, Mỹ Đức bỗng dưng trở thành hình ảnh đại diện "vượt rào lịch sử", là sự kiện chưa từng xảy ra trong lịch sử Việt Nam hiện đại, sau năm 1975.
Lần đầu tiên, tầng lớp "dân đen" phản kháng bằng cách bắt giữ 38 cán bộ và công an làm con tin.
Lần đầu tiên cuộc đối thoại chính thức diễn ra giữa chính quyền nhà nước và người dân, liên quan đến vấn đề gây nhức nhối cho xã hội từ nhiều năm nay, đó là cưỡng chế đất đai, khiếu kiện và luật pháp.
Và cuộc đối thoại kết thúc bằng một bản cam kết cũng chưa từng có trong lịch sử hành pháp và tư pháp của Việt Nam : Bản viết tay của chính ông Chủ tịch UBND Thành phố cùng với chữ ký của những vị đại biểu Quốc hội làm người đại diện, được đọc lên sau đó trước mặt toàn thể người dân thôn Hoành.
Niềm tin ?
Trước khi đề cập đến tính pháp lý, phản ứng đầu tiên của dư luận là vấn đề niềm tin.
Dịch giả Phạm Nguyên Trường đưa ra trên trang cá nhân của ông :
‘Đây là một thắng lợi chưa từng có và sẽ là khởi đầu của cả một phong trào’.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mạc Văn Trang bình luận trên trang cá nhân rằng :
"Theo tôi, Ông Chung đã công bố bản Cam kết giấy trắng mực đen, tự tay ông viết và ký (chứ không phải thư ký viết nhé). Bản Cam kết công khai trước toàn dân, trước thế giới, điều đó còn lớn hơn sinh mạng chính trị của ông. Ông có thể mất chức, chứ không bao giờ phản bội lại điều đã cam kết với dân. Vì đó là danh dự, nhân phẩm, nhân cách của con người – còn cao mọi cái. Hơn nữa ông Chung không phải dân thường, Ông là người đại diện cho Thủ đô ngàn năm Văn hiến, bao nhiêu cặp mắt dõi theo Ông, bao nhiêu niềm tin gửi gắm nơi Ông. Ông không thể phản bội lại người Dân và phản bội chính mình !"
Niềm tin này cũng được Luật sư Trần Quốc Thuận, Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đồng ý.
"Lời cam kết của ông Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội được viết thành văn bản, có chữ ký, kèm theo chữ ký của 1 số đại biểu quốc hội và một số cơ quan khác, được đọc công khai thì tôi nghĩ về nguyên tắc thì lời nói đó phải được thực hiện".
Ông Trần Quốc Thuận nói thêm ông tin lời hứa "Sẽ thanh tra trong vòng 45 ngày" của ông Nguyễn Đức Chung là hoàn toàn có thể thực hiện được.
Nhưng, cách Đồng Tâm khoảng 30 cây số, là làng Dương Nội, nơi có bà Cấn Thị Thêu, người đấu tranh giữ đất đang bị 20 tháng tù giam theo điều 254 Bộ luật hình sự. Con trai của bà, anh Trịnh Bá Phương, hoàn toàn không có niềm tin với lời cam kết của ông Nguyễn Đức Chung. Anh kể lại câu chuyện đầu tháng 4 năm 2014.
"Ông Nguyễn Đức Chung khi đó còn đang là giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc với mẹ em. Ông Chung nói rằng sẽ giải quyết khúc mắc của người dân Dương Nội, thì ít ngày sau, ngày 25 tháng 4 năm 2014, lực lượng công an gồm 1000 người, trong đó có khoảng vài trăm tên côn đồ cầm theo gậy gỗ đến đàn áp người dân Dương Nội. Bố em bị đánh rất tàn bạo. Mẹ em bị đánh bất tỉnh, rồi cho mẹ em vào bao tải rồi chở vào trại giam".
Tính pháp lý
Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung (áo trắng) xuống xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội vào ngày 22 tháng 4 năm 2017. AFP photo
Không được thuyết phục đối với lời hứa của ông Nguyễn Đức Chung, Trịnh Bá Phương đặt cả nghi vấn về tính pháp lý của bản cam kết. Vấn đề anh đưa ra cũng có khá nhiều ý kiến tương đồng từ dư luận.
"Việc ông Chung hiện nay là giới chức chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội mà đưa ra quyết định không truy tố không khởi tố là vi hiến".
Nói rõ thêm về vấn đề này, Luật sư Đặng Đình Mạnh, công tác tại Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh gọi là "tiếm quyền tư pháp". Theo biện luận của ông, tuy Việt Nam không có tam quyền phân lập, nhưng nguyên tắc xét xử, nguyên tắc tư pháp vẫn là nguyên tắc xuyên suốt, nguyên tắc độc lập. Dựa vào qui định của pháp luật hiện thời, luật sư Mạnh cho biết :
"Cái nội dung không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người dân có hành vi vi phạm là việc của cơ quan tố tụng, ông Chung không có thẩm quyền để cam kết việc đó. Ổng cam kết việc đó là vô hình trung ổng quyết định giùm cho một cơ quan khác. Ổng không có quyền làm như vậy".
Phân tích thêm về nội dung trong bản cam kết của ông Nguyễn Đức Chung, một lần nữa, ở góc độ pháp lý, luật sư Đặng Đình Mạnh cho biết luật pháp không có thủ tục này.
"Đối với ba nội dung nêu trong bản cam kết của ông chủ tịch, về mặt pháp lý, không hề có thủ tục này. Không có thủ tục nào để ông chủ tịch uỷ ban làm bản cam kết với dân cả. thật ra ông Chung là người đứng đầu bộ phận hành chánh của thành phố Hà Nội, thì ổng chỉ được phép làm những việc pháp luật cho ổng làm. Mà trong những việc đó thì không có việc cam kết".
Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Luật sư Trần Quốc Thuận, cũng đồng quan điểm ở nội dung này.
"Không truy tố truy cứu trách nhiệm hình sự với tất cả những người đó, theo pháp luật Việt Nam thì chưa đủ yếu tố pháp lý để có thể thực hiện. vì khởi tố hay truy tố là cơ quan tư pháp, công an, Viện Kiểm sát. Ông Chủ tịch Ủy ban không nói được".
Tuy nhiên, luật sư Trần Quốc Thuận nhớ lại một nội dung trong lời phát biểu của ông Nguyễn Đức Chung khi đưa ra bản cam kết :
"Ổng có nói rằng trước khi thông báo việc này tôi có trao đổi với ông Tô Lâm, là Bộ trưởng Bộ Công an và bên Viện Kiểm sát gì đấy. Nếu ông Tô Lâm chấp nhận để ổng nói thì lời hứa đó có thể thực hiện được".
Thử thách của nền tư pháp
Theo Luật sư Trần Quốc Thuận, câu chuyện Đồng Tâm còn nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ. Ông đặt câu hỏi :
"Tại sao những cảnh sát cơ động chịu buông tay để bị bắt giữ thì đó cũng là một câu hỏi cần phải làm rõ".
Một cách nhìn khác, vẫn ở khía cạnh pháp lý, luật sư Đặng Đình Mạnh đặt vấn đề cần quan tâm ở bản cam kết của ông Chủ tịch Ủy ban Thành phố Hà Nội. Ông xem đó như một sự thoả thuận giữa chính quyền và người dân Đồng Tâm. Chính sự thoả thuận đó, theo ông, là điều đáng lo ngại.
"Đáng lo ở chỗ nó sẽ tạo một tiền lệ rất xấu cho những trường hợp tương tự. Thật ra cái việc giải toả đất dẫn đến việc khiếu kiện của người dân thì không phải chỉ có ở Hà Nội, Đồng Tâm mới có, mà tất cả tỉnh thành tại Việt Nam đều có. Trước giờ người dân chọn giải pháp khiếu kiện một cách hợp pháp theo quy định của pháp luật. Chỉ một số ít trường hợp như Văn Giang, Tiên Lãng mang tính cách cá biệt, không phổ biến.
Riêng sự kiện ở Đồng Tâm rất có thể trở thành một ‘tấm gương’ một tiền lệ mà người ta sẽ theo đó làm. Vì người ta cho rằng chỉ cần manh động, bắt giữ người, chống người thi hành công vụ, huỷ hoại tài sản…rồi chẳng sao cả, rồi sẽ có một ông quan đầu tỉnh đến để có sự thương lượng, cam kết, rồi mọi chuyện ổn thoả. Tôi nghĩ đây sẽ là một thử thách rất lớn cho tương lai nền tư pháp nước nhà".
Trong những lời chia sẽ của luật sư Đặng Định Mạnh, ông đồng ý khái niệm ‘đối thoại’ thường được dùng cho biện pháp ngoại giao. Đối thoại để mang đến những giải pháp cả hai bên đều có lợi. Tuy nhiên, đối thoại giữa thôn Hoành và chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội thì theo ông, có vẻ như mang tính chất "đối phó" và "không còn cách nào khác".
Trên các trang mạng xã hội những ngày qua, rất nhiều lời ủng hộ và chúc mừng chiến thắng của người dân Đồng Tâm. Tuy nhiên, như luật sư Đặng Đình Mạnh, thì : "Nếu Đồng Tâm thắng, thì luật pháp nước nhà đã thua rồi".
Cát Linh, phóng viên RFA
Nguồn : RFA, 24/04/2017
Việc của Đồng Tâm kể đến hôm nay đã có thể gọi là tạm yên lòng những ai quan tâm.
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung dự cuộc họp với chính quyền và người dân xã Đồng Tâm hôm 22/4
Người viết cố gắng theo dõi mọi diễn biến và phải thừa nhận - nói gì thì nói - cách xử lý của ông Chủ tịch thành phố là đáng khen.
Dù bức xúc trước vụ việc nghiêm trọng xảy ra ngay ở thủ đô nơi mình lãnh đạo và lại chịu áp lực bởi Hội nghị Trung ương đang tới gần, ông Chủ tịch vẫn giữ được bình tĩnh, quyết đoán lựa chọn giải pháp và bước đi phù hợp, và thành công. Đáng khen nữa là ông có tư duy khá độc lập như việc đặt câu hỏi : tại sao cần dùng cảnh sát cơ động và quân đội vào vụ việc này ? Sự thành công của ông có lẽ đến từ tư duy ấy.
Nhưng phải nói ngay rằng vấn đề chưa hề đóng lại. Nó vẫn còn nguyên và chặng đường tiếp theo hẳn mới cam go. Bởi những lình xình chưa thấy câu trả lời.
Lình xình chưa có câu trả lời
Lình xình thứ nhất : Đây là đất nông nghiệp hay "đất quốc phòng" (theo cách gọi hiện hành), và đâu là mốc giới phân chia ? Có hay không việc một đơn vị quân đội đã bàn giao đất ấy cho địa phương sau khi công trình quốc phòng được dự kiến không khả thi ? Văn bản bàn giao, nếu có, đang nằm đâu ?
Lình xình thứ hai : Ai có quyền giao "đất quốc phòng" cho một đơn vị làm kinh tế, dù đơn vị ấy nằm trong quân đội ? Và sự ức chế của người dân địa phương tăng lên tột cùng khi mọi việc khiếu kiện đang còn đặt trên bàn thì một phần đất đã được cắt xén cho một số quan chức địa phương làm của riêng - Ai quyết định việc này ?
Lình xình thứ ba : các Luật Đất đai và Luật Đất đai sửa đổi (1993, 2003) có nêu vấn đề thu hồi đất cho mục đích quốc phòng như là những trường hợp đặc biệt nhưng đã không làm rõ trong trường hợp mục đích ấy không được thực hiện (như trường hợp này) thì phải hoàn trả địa phương như thế nào ?
Người dân Đồng Tâm đón chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung hôm 22/4
Quyết định thanh tra toàn bộ vụ việc là đáng hài lòng. Và nếu thanh tra được thực hiện nghiêm túc, đáng tin cậy (ông Chủ tịch kêu gọi nhân dân địa phương giám sát việc thanh tra) thì cũng không thể trả lời tất cả các câu hỏi nêu trên vì có những vấn đề thuộc quyền của cơ quan làm luật. Nhưng cho dù có trả lời được tất cả thì theo tôi - vốn là một người lính - thì đó cũng chỉ là giải quyết một trận đánh có tính chất chiến thuật, chưa giải quyết được vấn đề cơ bản có tính chiến lược : đó là vấn đề quân đội làm kinh tế. Đây là vấn đề trên cả lình xình hoặc có thể gọi là đại lình xình.
Quân đội làm kinh tế
Có những quốc gia nào trên thế giới mà ở đó hiện nay, quân đội được phép tham gia vào các hoạt động kinh tế ? Có thể kể : Pakistan (nơi mà quân đội đã tuyên bố quyền của mình), một số quốc gia Trung, Nam Mỹ (đang ít dần) và vài ba quốc gia ở Đông Nam Á. Một điểm chung ở các quốc gia này là quân đội dính líu sâu vào chính trị và là những quốc gia kém dân chủ theo những tiêu chuẩn phổ quát.
Thế còn Việt Nam ? Việt Nam khác các quốc gia trên, việc quân đội làm kinh tế là do những điều kiện lịch sử cụ thể. Sau năm 1975, do nhiều nguyên nhân, Việt Nam đã trải qua một thời kỳ rất khó khăn. Cả một thập niên đói thiếu, khan hiếm hàng hóa và do đó, quân đội được mời gọi tham gia xây dựng kinh tế để giảm bớt khó khăn cho nhân dân, cho đất nước. Quân đội đã thành lập một cục , rồi tổng cục - Tổng cục Xây dựng Kinh tế - để trông coi việc này và sự thực là việc tham gia của quân đội đã đem lại kết quả tích cực, được hoan nghênh.
Nhưng đến một ngưỡng, bắt đầu xuất hiện những tiêu cực. Khi đất nước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì việc này (các lực lượng vũ trang tham gia làm kinh tế) càng nảy sinh nhiều vấn đề và hoàn toàn trái quy luật.
Trung Quốc, nước mà Việt Nam thường noi theo, cũng có việc quân đội tham gia làm kinh tế trong một thời kỳ trước đây. Và cũng rất nhiều vấn đề đã nảy sinh từ đấy, đặc biệt là việc chiếm dụng đất nhân danh quốc phòng. Cuối cùng thì, hai mươi năm trước, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã ra chỉ thị "tuyệt đối cấm" mọi hoạt động kinh tế nhân danh quân đội, chuyển các hoạt động kinh tế của quân đội sang dân sự. Việc được thực hiện nghiêm tắp cho đến nay.
Và Việt Nam ? Việt Nam còn hơn thế khi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã hai lần ra nghị quyết - lần cuối cùng mới vài năm trước đây - về việc các lực lượng vũ trang (an ninh, quốc phòng) không tiếp tục làm nhiệm vụ kinh tế. Các nghị quyết này đã không được thi hành hoặc không thi hành được.
Tại sao và ai chịu trách nhiệm ?
Vũ Cao Phan
Nguồn : BBC, 25/04/2017
Tiến sĩ Vũ Cao Phan từ Đại học Bình Dương gửi cho BBC tiếng Việt.
Dân và Nhà nước có thể thảo luận với nhau không ?
Có người quan sát vụ Đông Tâm rồi nói rằng "dân và nhà nước có thể thảo luận với nhau". Thật vậy không ?
Dân và nhà nước có thể thảo luận với nhau không ? - Ảnh VOV
Thử xét hai câu : "đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo" trong Bình Ngô Đại Cáo.
Nếu khi xưa quân thần Lê Lợi chỉ chủ về "đại nghĩa" và "chí nhân", bỏ qua việc binh bị, trui rèn vũ khí, huấn luyện quân sĩ... thì nước Việt đã không thoát khỏi ách thống trị của nhà Minh. Lời Khổng tử dù hay đến bao nhiêu, thuyết khách dù nói quyến rũ đến bao nhiêu, cũng không thể cản bước tiến quân thù.
Làm gì có chuyện "dân và nhà nước có thể thảo luận", nếu dân Đồng Tâm không có mớ cán bộ, công an làm con tin trong tay.
Kinh nghiệm đau thương "dân và nhà nước có thể thảo luận" là vụ Thái Bình.
Biến cố Thái Bình 1997 mức độ tranh chấp to lớn hơn Đồng Tâm nhiều lần. Theo các tài liệu còn lưu lại, nhà nước phải huy động 2.000 công an để trấn áp biểu tình. Qua các đợt trấn áp, 23 công an và cán bộ bị dân huyện Quỳnh Phụ bắt làm con tin. Nhưng các con tin này đã được dân thả ra không điều kiện.
Cuối cùng Phạm Thế Duyệt được cử làm "sứ giả" để "điều đình". Người dân nghe lời dụ ngọt, rốt cục nhận được kết quả thê lương : hàng trăm người được cho là cầm đầu đã bị bắt giam.
Theo lời kể của bà Dương Thu Hương năm 2006 thì những người bị bắt phần lớn đã bị giết trong trại giam.
Điều này đến nay không thấy ai kiểm chứng lại. Nhưng lời của bà Dương Thu Hương nhiều xác suất là đúng. Chưa thấy "nhân chứng", những người bị tù vụ Thái Bình 1997, lên tiếng để chứng tỏ rằng mình còn sống.
Nếu dân Đồng Tâm không giữ số con tin kia thì sẽ không có vụ chủ tịch Hà nội xuống tiếp xúc với dân. Và nếu không có dư luận trên mạng ủng hộ sau lưng dân Đồng Tâm, thì chủ tịch Hà Nội sẽ không bao giờ ký giấy cam kết với dân như đã thấy. Và trong tương lai, nếu không có dư luận trên mạng canh phòng, thì không có gì bảo đảm rằng nhà nước sẽ tuân thủ những gì họ đã ký kết.
Nhưng điều mà tôi nghĩ chắc chắn sẽ tới, là tất cả những người đứng sau vụ Đồng Tâm sẽ có cùng số phận với những người lãnh đạo Thái Bình 1997.
Hy vọng những người lãnh đạo cuộc "nổi dậy" ở Đồng Tâm hiểu được bản chất tàn bạo của đảng đối với những người bị xem là "phản đảng". Và họ cũng phải hiểu tính "quyền biến" của cái gọi là "pháp quyền xã hội chủ nghĩa".
"Pháp quyền" là con đẻ của "bắc kỳ biết lý luận", nói xuôi cũng được, nói ngược cũng xong. Nó không hề có nội hàm của "pháp trị - rule of law", theo kiểu "pháp trị xã hội chủ nghĩa" của Trung Quốc hay "Etat de droit" của các quốc gia tư bản Tây phương. Luật của Việt Nam là "luật rừng", họ muốn áp dụng thế nào cũng được. Cam kết, hợp đồng đối với họ đều là "phương tiện trong giai đoạn".
Vụ Đồng Tâm chưa chấm dứt
Vấn đề Đồng Tâm theo tôi là chưa chấm dứt. Không phải là tôi bi quan, nhưng với bản chất lưu manh, tráo trở của lãnh đạo cộng sản Việt Nam, tôi e ngại rằng nay mai chính những "con tin" sẽ đi kiện lại dân Đồng Tâm vì các tội như "bắt con tin", "giam giữ người trái phép". Không phải vì bất bình, vì "bức xúc" mà họ đi kiện. Bởi vì người dân đối xử họ trong thời gian họ ở lại còn hơn là "thượng khách". Dân ở đây chịu đói dành phần ba bữa đầy đủ cho "khách mời". Mà vì bọn lãnh đạo, tướng tá thuộc đảng cộng sản Việt Nam thúc giục họ đi kiện. Đất Đồng Tâm là đất vàng. Họ phải lấy "cục vàng" này lại.
Lãnh đạo cộng sản Việt Nam, ai cũng có gốc bần nông. Tâm lý này bàng bạc không chỉ ở cá nhân lãnh đạo, mà còn ở ngay trong các chính sách quốc gia. Vừa tủn mủn, vừa thiển cận, vừa ích kỷ vừa ác độc, vừa bủn xỉn nhưng tham lam vô độ. Cái cách gục đầu đánh vần từng chữ bài diễn văn của Nguyễn Xuân Phúc là một thí dụ. Điều này sẽ trở lại bàn tiếp nay mai.
Giấy cam kết của ông Chung có hiệu lực pháp lý rồi. Ông Chung đại diện nhà nước, không lẽ mới ký đó lại sổ toẹt đó ? Trước mặt quốc dân, những thế lực đen muốn lấy đất Đồng Tâm sẽ không dám làm áp lực với chủ tịch Hà Nội. Nhưng họ sẽ giật dây để những công an, cán bộ bị bắt làm con tin nộp đơn đi kiện.
Từ nam ra bắc, biết bao nhiêu vụ cưỡng chế đất, mỗi vụ nhà nước "qui hoạch" thành công thì mỗi lần người dân mất nhà mất đất, gia đình tan rã, chồng đi tù, vợ đi làm đỉ nuôi con.
Tôi e ngại rằng, nếu dân Đồng Tâm không lo liệu sớm, nguy cơ đất mất, nhà tan, thân tù tội sẽ sớm đến cho mọi người.
"Tâm lý bần nông", lãnh đạo chỉ có lòng căm thù mà không có chỗ cho lòng trắc ẩn nhân ái. Nhưng nhờ tâm lý này mà cán bộ nào cũng giàu vượt lên trên.
Họ làm giàu bằng bất kỳ phương cách nào. Họ rút ruột công trình nhà nước. Họ "đội giá", mua đồ cũ nhưng tính giá đồ mới. Họ rước voi (Formosa) về dày mả tổ. Họ bán nước, họ buôn dân. Họ cướp đất của dân nghèo rồi giao cho bọn tài phiệt địa ốc để chia chác với nhau... Họ sẵn sàng vì cái lợi (rất) nhỏ cho cá nhân để hy sinh cái lợi ích cực lớn của nhân dân, của đất nước.
Đồng tiền của họ có là máu, là ước mắt, là mồ hôi của dân nghèo. Đồng tiền họ có là tài nguyên quốc gia bán rẻ. Đồng tiền họ có là những món nợ công chất chồng trên đầu mỗi người dân...
Thử nhìn ra thế giới, ở bất kỳ nước nào, thành phần "nghèo" nhứt trong xã hội luôn là thành phần "quân đội". Ở đâu cũng vậy, thành phần nàu trên răng dưới dế, tài sản chỉ có cây súng cầm tay. Chỉ có nước Việt Nam là "đi ngược" lại. Các tướng lãnh ông nào cũng béo phì. Ông nào nắm trong tay các xí nghiệp quốc phòng, kiểu Viettel, thì giàu không tưởng tượng nỗi. Những tài phiệt chỉ "dựa hơi" mấy ông tướng này cũng đã là tỉ phú, triệu phú đô la.
Đất vàng Đồng Tâm làm sao thoát khỏi những tên tướng béo ị này ?
Tại sao Nhà nước nhượng bô ?
Tóm lại, nếu không có vụ APEC tháng 11 sắp tới thì còn lâu mới có chuyện nhà nước "nhượng bộ" Đồng Tâm.
Vụ Cồn Dầu cũng vậy. Tranh chấp ở đây kéo dài từ nhiều năm nay. Tuần rồi lãnh đạo Đà Nẵng "sang số de" đề nghị đền bồi, trao đổi đất đai thỏa đáng hơn. Vấn đề là người dân ở đây không còn ai tin tưởng vào cộng sản hết cả. Lãnh đạo Đà Nẵng gởi giấy mời 87 gia đình rốt cục chỉ có 3 người đến họp. Điều này hợp lý. Lãnh đạo Đà Nẵng đã gian dối từ cái bằng "tiến sĩ" để tiến thân. Thì thử hỏi, vịn vào điều gì để người dân tin tưởng ?
Vụ "giải phóng vỉa hè" ở Sài Gòn (hay ở các tỉnh) cũng đến từ APEC 2017.
Hội nghị APEC kỳ này tổ chức vào tháng 11 tại Đà Nẵng, nghe nói có Trump tham dự. Dĩ nhiên lãnh đạo cộng sản Việt Nam cố gắng từ đây cho tới tháng 11 chỉnh trang đô thị cho ra vẻ là một "quốc gia giàu có", kiểu Singapore. Mục đích "câu" tài phiệt nước ngoài vào đầu tư.
Đã có đề nghị cấm xe gắn máy trong thành phố. Lại còn thêm luận điệu "đừng đem cái nghèo ra đe dọa nhau"... Cho thấy lãnh đạo cộng sản Việt Nam muốn cởi bỏ cái áo ăn mày "cái bang chín túi". Nhưng chuyện này coi bộ khó vì đi đâu lãnh đạo cũng còn thói quen ngữa nón xin tiền. Mới đây lãnh đạo cộng sản còn năn nỉ các định chế tài chánh quốc tế rằng Việt Nam nằm trong thứ hạng "các nước kém phát triển", mục đích được vay nợ lãi suất thấp.
Vấn đề là đám tài phiệt quốc tế họ đâu có ngu. Nhà băng mà nghe ai nói bùi tai đều cho mượn tiền hết thì phá sản sớm.
Nhớ mang mán cách đây không lâu, lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng thế giới hỏi Việt Nam rằng mượn tiền rồi lấy gì trả ?
Tài phiệt quốc tế thấy rõ Việt Nam chỉ còn lại cái khố rách.
Vì vậy các việc dọn dẹp vĩa hè, ổn định trị an... chỉ là hành vi sơn lớp sơn lòe lọet lên một chế độ thúi nát sắp mục rã.
Nhưng đây sẽ là "thời cơ vàng" để những tranh chấp dằn co giữa người dân và nhà nước, về đất đai hay vấn đề Formosa, được nhà nước chú tâm tới.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb/nhantuan.truong, 21-25/2017
Vụ việc vừa qua ở xã Đồng Tâm đã gây chia rẽ đáng kể và củng cố thêm các chia rẽ hiện có trong xã hội Việt Nam, ngay cả sau cuộc "đối thoại lịch sử" giữa chính quyền Hà Nội và dân địa phương.
Nhà báo tự do Đoan Trang
Xin cố ghép lời bài hát "Ta đã thấy gì trong đêm nay ?" của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vào hoàn cảnh hôm nay, ngày 22/4/2017, sau khi Chủ tịch TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đến gặp và đối thoại với bà con xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội).
"Ta đã thấy gì trong đêm nay ?
Cờ bay trăm ngọn cờ bay
Rừng núi loan tin đến mọi miền
Gió hòa bình bay về muôn hướng
Ta đã thấy gì trong đêm nay ?
Bàn tay muôn vạn bàn tay
Những ngón tay thơm nối tật nguyền
Nối cuộc tình, nối lòng đổ nát
Bàn tay đi nối anh em…".
Nhưng thực tế không được êm đẹp như trong bài hát : Vụ việc ở xã Đồng Tâm đã gây chia rẽ đáng kể và củng cố thêm các chia rẽ hiện có trong xã hội Việt Nam, ngay cả sau khi đối thoại.
Mâu thuẫn chính quyền - nhân dân
Vụ Đồng Tâm làm nổi bật lên mâu thuẫn bấy lâu nay giữa chính quyền và người dân trong một vấn đề mang tính nguyên tắc cốt tử của thể chế hiện nay : quyền sở hữu đất đai. Sự kiện này đã không xảy ra nếu công an và quân đội không phối hợp cưỡng chế đất của dân cho những mục đích không thỏa đáng và không minh bạch, bất cần đối thoại, tham vấn.
Nó bộc lộ rõ ràng hơn bao giờ hết sự nghi ngờ, mất niềm tin của cả hai bên - chính quyền và người dân - vào nhau. Vụ Đồng Tâm có thể đã không kéo dài (từ sáng 15/4 đến chiều 22/4) nếu công an tin được dân mà không tìm cách đe dọa, tấn công dân, và nếu dân tin được công an mà thả con tin. (Thực ra, cho đến giờ phút này, nhiều người vẫn nói rằng thật may mà Đồng Tâm không thả hết 38 cán bộ, chiến sĩ công an ngay một lần, chỉ thả dần dần từng đợt ; nếu không, lấy gì đảm bảo họ không bị bắt và truy tố với những tội danh nặng nề ?).
Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung về gặp người dân và chính quyền xã Đồng Tâm hôm 22/4
Chia rẽ báo chí chính thống - báo chí công dân
Nó gây chia rẽ giữa giới báo chí chính thống và các facebooker - nhà báo công dân. Trong những giây phút căng thẳng đêm 19/4, khi có tin rò rỉ từ xã Đồng Tâm ra ngoài rằng có tới 300 côn đồ đang tấn công vào làng, cộng đồng mạng đã gần như náo loạn. Ngày hôm sau, báo chí "lề phải" trích lời bà con Đồng Tâm nói rằng không có chuyện gì xảy ra cả, chỉ có những tin đồn được tung lên mạng làm nhiễu tình hình. Điều này đã củng cố thêm định kiến của nhiều người về hoạt động đưa tin (nghiệp dư) của các công dân mạng và làm giảm tính chính danh của cộng đồng mạng.
Tuy nhiên, cần nhìn nhận một cách công bằng rằng : Để xảy ra tình trạng facebooker phải vào cuộc đưa tin, phần lỗi thuộc về một nhà nước hạn chế tự do ngôn luận và của một nền báo chí bị nhà nước kiểm soát. Ngoài ra, nếu ngay từ đầu chính quyền không làm gì sai thì đã không có vụ Đồng Tâm, và nếu không có mạng xã hội lên tiếng - bình luận, phân tích, mở rộng vấn đề thay vì chỉ đưa tin - thì rất có thể Đồng Tâm đã bị đàn áp trong im lặng như những Nghệ An, Thái Bình, Tây Nguyên năm nào.
Ta nhớ đến triết gia Đức Hannah Arendt với cuốn sách nổi tiếng "Bản tường trình về sự tầm thường của cái ác" (1963) và "thí nghiệm Milgram" nổi tiếng của nhà tâm lý học Đại học Yale, Stanley Milgram (1961), theo đó, một người bình thường có thể làm những điều tàn ác khi họ biết rõ họ sẽ không phải chịu trách nhiệm cá nhân. Nếu không bị mạng xã hội biết đến và tố cáo sai phạm, nếu không phải chịu hình thức xử lý nào từ cấp trên và dư luận, lực lượng công quyền chẳng có lý do gì để không mạnh tay đàn áp dân chúng, trong vụ Đồng Tâm cũng như tất cả các vụ tương tự.
Chia rẽ trong làng báo
Bản thân làng báo nội chính ở Việt Nam cũng chia rẽ vì sự kiện Đồng Tâm, nhất là sau khi một số cơ quan báo chí (Đài Truyền hình Việt Nam VTV, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, báo Hà Nội Mới…) đăng tải những bình luận theo hướng phê phán, thậm chí mạ lị người dân Đồng Tâm. Cái đáng nói là, tuy luôn thể hiện tinh thần "thượng tôn pháp luật", nhưng tất cả đều chỉ đòi hỏi điều ấy ở người dân mà thôi.
Họ không đả động gì tới những kẻ thực sự đã có hành vi nguy hiểm và phạm pháp : dùng bạo lực cưỡng chế đất đai, bắt người trái phép, hành hung ít nhất một người - cụ Lê Đình Kình, 83 tuổi.
Các tác phẩm báo chí và tác giả đó bị nhiều đồng nghiệp công kích. Làng báo càng thêm rạn nứt.
Một trong các chức năng nguyên thủy của báo chí là giám sát, phản biện chính quyền. Trong trường hợp phải lựa chọn giữa bảo vệ nhân quyền và bảo vệ chế độ, báo chí phải đứng về phía dân, đặc biệt là về phía đám đông thầm lặng, người yếu thế, hay nói đơn giản : Vì dân, không vì cường quyền. Nếu suy nghĩ một cách tiêu cực, có thể hiểu đó là sự dân túy, nhưng một cách tích cực thì nên hiểu đó là công lý.
Tuy nhiên, một số đông nhà báo Việt Nam có vẻ đã quên hoặc không biết đến sự lựa chọn bắt buộc ấy.
Một người dân chào những cảnh sát cơ động khi họ được thả tự do hôm 22/4
Chia rẽ "phe chủ chiến" - "phe chủ hòa"
Có lẽ điều đáng mừng duy nhất trong câu chuyện Đồng Tâm là bạo lực cuối cùng đã không xảy ra. Nhưng cũng chỉ là "có lẽ", bởi thực tế, có không ít ý kiến trên mạng thể hiện sự thất vọng : Họ muốn dân Đồng Tâm quyết tâm phản kháng, chấp nhận đàn áp và đổ máu. Có thể họ nghĩ rằng như thế, ít ra mâu thuẫn cũng sẽ được đẩy đến cùng để rồi tức nước vỡ bờ, còn hơn là kéo dài tình trạng tranh chấp đất đai như hiện nay.
Ý thức về chính trị, pháp luật còn xa vời
Phần đông người dân trong xã hội Việt Nam dường như không nhận thấy một trong các nghĩa vụ quan trọng nhất của quan chức và chính quyền là bảo vệ quyền lợi của dân, nếu không làm được điều đó thì mất chức.
Để làm được điều đó thì lẽ tất nhiên, quan chức, chính quyền phải lắng nghe dân - nghĩa là phải đảm bảo không gian tự do ngôn luận và đối thoại. Do vậy, việc một quan chức như Chủ tịch TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đến gặp dân Đồng Tâm để nghe giãi bày là chuyện hết sức bình thường, không có gì phải tán dương.
Song dân chúng đã đón chào ông Chung như đón chào một ông tiên về làng.
Ở dân, điều ấy không đáng trách. Nó chỉ cho thấy dân Việt Nam quá khổ, khi mà hàng chục, hàng trăm năm nay họ đều phải cam phận sống như tầng lớp dưới của chính quyền, không hề có ý thức về sự bình đẳng giữa các công dân, về nghĩa vụ của quan chức với dân…
Ở báo chí - lực lượng luôn tưởng mình đi đầu trong công cuộc khai dân trí - sự tán dương ấy dành cho ông Chung mới là điều đáng ngại.
Tuy vậy, dù sao thì nỗ lực đối thoại của ông Chung với dân Đồng Tâm hôm nay cũng xứng đáng được ghi nhận như là một tiền lệ cho việc quan đối thoại với dân thay vì đối đầu, giải quyết mâu thuẫn thông qua đàm phán thay vì bạo lực.
Và cuối cùng, ý niệm về "tam quyền phân lập", "nhà nước pháp quyền" còn rất xa vời ở Việt Nam, khi mà một lãnh đạo thành phố (nhánh hành pháp) lại quyết định được việc của cả viện kiểm sát, tòa án (nhánh tư pháp), và được báo chí hoan nghênh nhiệt liệt, được dân vỗ tay vang trời - dù rằng đó là quyết định đúng đắn.
Đoan Trang
Nguồn : BBC, 23/04/2017
Blogger Đoan Trang là một Nhà báo tự do sinh sống tại Hà Nội. Bài viết đã được đăng trên tạp chí Luật khoa và được tác giả đồng ý đăng trên BBC Tiếng Việt