Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bầu cử tổng thống : Nước Mỹ trên thùng thuốc súng

Không có điều khoản nào trong Hiến pháp buộc tổng thống mãn nhiệm phải nhìn nhận thất bại. Theo giáo sư Rosa Brooks, "Joe Biden có thể tổ chức họp báo, còn tổng thống có khả năng huy động lực lượng lính nhảy dù". Và nếu Donald Trump một lần nữa chứng tỏ thăm dò lại sai lạc, ở lại Phòng Bầu Dục thêm bốn năm ? Khó thể hình dung Not Fucking Around Coalition buông súng.

baucumy1

Cảnh sát Mỹ can thiệp vào một vụ ẩu đả giữa người ủng hộ tổng thống Donald Trump và Black Lives Matter tại Oregon, ngày 07/09/2020. © Reuters/Carlos Barria

Chủ đề của L’Express tuần này là tỉ phú Bill Gates và vaccin chống virus corona, L’Obs đặt vấn đề "Các đại biểu đảng Xanh có đáng tin cậy ?", nhân 100 ngày sau chiến thắng trong cuộc bầu cử địa phương Pháp. Đặc biệt bầu cử tổng thống Mỹ là chủ đề chính mà các tuần báo Pháp đều quan tâm. 

Trang bìa của Le Point đăng ảnh hai ứng cử viên với hàng tựa "Nước Mỹ trên ngọn núi lửa (và chúng ta cũng như họ)". Courrier International chạy tựa trang nhất "Hoa Kỳ : Cuộc bầu cử với mọi hiểm nguy" : đất nước chia rẽ hơn bao giờ hết.

Le Point nhận định, cuộc bầu cử tổng thống ngày 03/11 tới là quan trọng nhất kể từ Đệ nhị Thế chiến cho đến nay. Bài điều tra về "một nền dân chủ đang trong lúc khó khăn nhất" được minh họa bằng hai bức ảnh. Một bên là ông Joe Biden đeo khẩu trang, đang quỳ gối trước một cậu bé da đen, bên kia là ông Donald Trump không hề bịt mặt, trong một cuộc mít-tinh rầm rộ ở Bắc Carolina.

Các nhóm bán vũ trang cực tả và cực hữu

Thông tín viên của tờ báo trước hết nói về Not Fucking Around Coalition (NFAC, tạm dịch Liên minh chống càn quấy), nhóm dân quân gồm các cựu binh da đen. Họ tập hợp lại ở Louisville hôm 05/09 để "đòi công lý cho Breonna Taylor", một thanh niên da đen 26 tuổi bị bắn chết hồi tháng Ba. Hàng mấy trăm người mặc toàn màu đen, trang bị súng trường, diễu hành trong im lặng. Trưởng nhóm John Jay Fitzgerald nguyên là rapper, từng đe dọa trong một cuộc biểu tình hồi tháng Bảy : "Nếu không có được sự thật, chúng tôi sẽ đốt ra tro thành phố khốn kiếp này".

Cùng ngày, ở phía đối thủ, Dylan Stevens, biệt danh Le Viking, đội chiếc nón có đôi sừng, chỉ huy 200 dân quân cực hữu mặc đồ rằn ri, vũ trang tận răng. Họ giơ cao những lá cờ Mỹ và biểu ngữ ủng hộ tổng thống Trump, tự nhận cho mình trách nhiệm duy trì trật tự và bảo vệ thành phố khỏi tay NFAC.

Ngày hôm đó, hai nhóm đều giữ một khoảng cách, không có sự cố nào xảy ra. Một phép lạ, nếu tính đến mật độ các khẩu súng liên thanh AR-15 trên mỗi mét vuông. Hồi tháng Bảy, ba thành viên của NFAC đã phải nhập viện vì bị trúng đạn do sơ ý.

Những cuộc biểu dương lực lượng của các nhóm bán quân sự đã trở thành chuyện bình thường. Từ sau cái chết của George Floyd, một người da đen bị cảnh sát đè nghẹt thở khi bắt giữ, số lượng vũ khí bán ra tăng vọt, và các lực lượng dân quân với những cái tên Oath Keepers (Những người gìn giữ lời thề), Proud Boys (Những chàng trai kiêu hãnh), Boogaloo Boys (Những chàng trai Boogaloo)… chiếm lĩnh đường phố.

Bạo lực và vũ khí

Tại Portland (bang Oregon), một ủng hộ viên của Donald Trump đã bị một người cực tả antifa (antifasciste, chống phát-xít) bắn chết. Bốn ngày trước đó ở Kenosha (bang Wisconsin), một thiếu niên 17 tuổi hạ sát hai người biểu tình Black Lives Matter.

Courrier International dịch bài viết của New York Times, trong đó một chủ cửa hàng vũ khí ở Portland cho biết từ tháng Ba đến nay đã bán ra 4,5 triệu băng đạn, khách hàng mua tất cả những gì mua được trong tiệm.

Ông Brian Levin, giám đốc Trung tâm nghiên cứu về hận thù và cực đoan ở trường đại học California cho biết, các nhóm bán vũ trang thì trước đây vẫn có, nhưng ngày nay đông đảo hơn, bạo lực hơn và thu hút đủ loại người.

Stewart Rhodes, thủ lãnh nhóm Oath Keepers viết trên Twitter : "Bây giờ đã là nội chiến. Chúng tôi cho Trump một cơ hội cuối cùng : tuyên bố đó là nổi dậy mác-xít và ông có bổn phận phải đè bẹp, nếu không chúng tôi sẽ làm nhiệm vụ đó". Tuy nhiên điều mới mẻ là nay các nhóm cực tả như NFAC cũng vũ trang không kém.

Cộng hòa và Dân chủ khó thể dung hòa

Nước Mỹ đã từng có những thời kỳ bạo lực, nhưng nền dân chủ vẫn đứng vững cho đến nay. Cánh tả đổ lỗi cho ông Donald Trump, tuy nhiên theo Le Point, đương kim tổng thống Mỹ chỉ là hậu quả chứ không phải nguyên nhân cuộc khủng hoảng.

Steven Levitsky, giáo sư Havard đồng tác giả cuốn "Cái chết của các nền dân chủ" nhấn mạnh, sự suy sụp của chế độ dân chủ đã bắt đầu từ lâu, trước khi Donald Trump bước vào Nhà Trắng năm 2016. "Từ thập niên 80, đã có sự phân cực mạnh mẽ về chính trị và chủng tộc, giống như ở Tây Ban Nha hay Đức trong thập niên 30".

Nay thì Cộng hòa và Dân chủ không chỉ là hai đảng đối thủ, mà còn là kẻ thù bất cộng đới thiên của nhau. Cử tri hoàn toàn khác biệt, từ màu da, tuổi tác, tôn giáo cho đến địa lý. Cộng hòa trở thành đảng của những người da trắng lớn tuổi, theo Công giáo và sống ở miền quê ; trong khi Dân chủ đa số da màu, trẻ hơn, là người thành thị. Thế nên quan điểm của đôi bên không thể dung hòa, từ bảo hiểm y tế, môi trường, phá thai cho đến việc đeo khẩu trang.

Căng thẳng càng tăng lên khi người Mỹ sống trong hai thế giới truyền thông khác biệt. Tùy theo bạn coi Fox News hay CNN, mà Donald Trump đã xử lý tốt cuộc khủng hoảng dịch tễ (hoặc không), Joe Biden là một ông già lú lẫn (hoặc không).

Hiến pháp khó sửa đổi nhất thế giới

Bối cảnh này khuyến khích các khuôn mặt dân cử địa phương không còn tôn trọng phương thức dân chủ. Lấy lý do chống gian lận, bang Georgia xóa 560.000 tên trong danh sách cử tri. Tại Florida, hơn 1 triệu tù nhân buộc phải đóng đủ số tiền phạt quy định trong bản án mới được bỏ phiếu.

Đặc biệt bưu điện nay thu hút mọi sự chú ý : do dịch corona, cử tri sẽ bầu ồ ạt bằng thư tín, nhưng ông Trump tố cáo cách bầu này dễ bị lợi dụng. Thế nên không có gì ngạc nhiên khi viện thăm dò Gallup cho biết 59% người Mỹ không tin vào thể thức bầu cử.

Theo nguyên tắc bất thành văn xưa nay, người ta nhìn nhận tính chính danh của đảng đối thủ, và các nhà lãnh đạo biết kềm chế. Nhưng nước Mỹ năm 2020 chừng như khác xa.

Bản Hiến pháp lập ra cách đây 230 năm liệu có thích hợp với thực tế ? Tại Thượng Viện, mỗi bang có 2 đại diện, và California với 40 triệu dân cũng chỉ có 2 thượng nghị sĩ như Wyoming có dân số ít hơn 66 lần, như vậy những vùng thưa dân vẫn có quyền chận lại các cải cách. Trong khi đó đến năm 2040, có 70% dân Mỹ sống tập trung trong 15 bang.

Nhưng theo tác giả Sanford Levinson, thì Hiến pháp Hoa Kỳ khó sửa đổi nhất thế giới vì mỗi tu chính án phải được 3/4 tổng số các bang đồng ý.

Các kịch bản bầu cử tổng thống Mỹ

Toàn cầu hồi hộp theo dõi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, các mạng xã hội tràn ngập những thông điệp nảy lửa, video cắt ghép, tin vịt… Hồi năm 2016, Nga bị điểm mặt chỉ tên về fake news, nay có thêm Trung Quốc, Iran…tham gia. Thậm chí có dân biểu cũng tin vào thuyết âm mưu.

Hồi năm 2000 do rắc rối khi kiểm phiếu ở Florida, phải chờ đến một tháng sau Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ mới tuyên bố George W.Bush là người chiến thắng. Điều gì sẽ diễn ra vào khuya 03/11/2020 nếu kết quả sơ khởi cho thấy tổng thống đương nhiệm dẫn đầu vì cử tri của ông Trump đích thân đến phòng phiếu, nhưng rốt cuộc Joe Biden thắng cử sau nhiều tuần lễ kiểm số phiếu qua thư ? Ông Donald Trump rất có thể sẽ tuyên bố chiến thắng mà không chờ kết quả chung cuộc.

Khoảng 100 chính khách, nhà báo, luật gia của hai đảng đã tham gia sáng kiến của giáo sư luật Rosa Brooks, đại học Georgetown, thử hình dung nhiều kịch bản khác nhau. Nói tóm tắt là tình hình sẽ hỗn loạn, trừ phi Biden thắng lớn.

Không có điều khoản nào trong Hiến pháp buộc tổng thống mãn nhiệm phải nhìn nhận thất bại. Giáo sư Brooks cho rằng nếu ê-kíp của ông Trump nhất quyết vẫn giữ quyền hành, thì khó biết ai có thể ngăn cản được. Bà nói : "Joe Biden có thể tổ chức họp báo, còn tổng thống có khả năng huy động lực lượng lính nhảy dù".

Còn nếu Donald Trump một lần nữa chứng tỏ thăm dò lại sai lạc, ở lại Phòng Bầu Dục thêm bốn năm ? Khó thể hình dung Not Fucking Around Coalition buông súng.

"Sủa nhiều nhưng cắn chẳng bao nhiêu"

Tuy nhiên nhà chính trị học Yascha Mounk khi trả lời phỏng vấn của Le Point có cái nhìn lạc quan hơn đôi chút.

Ông tin chắc rằng Donald Trump sẽ bác bỏ kết quả nếu thất bại. Ngay hồi năm 2016 khi đã đắc cử nhờ số đại cử tri, Trump vẫn không chấp nhận thực tế là bà Clinton được nhiều phiếu phổ thông hơn. Nhưng theo Yascha Mounk, Trump hơi giống như một chú chó con, sủa nhặng xị nhưng cắn chẳng bao nhiêu. Trump sẽ lên Twitter nói rằng ông đã thắng, rằng cuộc bầu cử đã bị gian lận, nhưng nếu tư pháp công nhận kết quả thì ông Trump không có cách nào khác.

Trả lời câu hỏi phải chăng dù là Trump hay Biden, tổng thống tương lai sẽ phải lãnh đạo một Mỹ quốc chia rẽ hơn bao giờ hết, nhà chính trị học cho rằng "Có một cuộc nội chiến về văn hóa trong giới tinh hoa nước Mỹ". Các chính khách tả cũng như hữu có quan điểm đối kháng trên tất cả mọi lãnh vực, họ đang đùa với lửa.

Liệu nước Mỹ có thể trở thành một nền dân chủ không tự do như Hungary ? Theo Yascha Mounk, Hoa Kỳ là một Nhà nước liên bang, Donald Trump không thể tung hoành như Viktor Orban - đã làm suy yếu toàn bộ hệ thống.

Ông dẫn ra học thuyết của Francis Fukuyama, trong đó khẳng định hai điều. Trước tiên, không có gì thay thế được dân chủ tự do. Thế kỷ 20 cho thấy cả chế độ phát-xít lẫn cộng sản hay độc tài thần quyền kiểu Iran, độc tài quân sự đều không thể sánh được với chế độ tự do dân chủ. Thứ hai, đây là thể chế tốt nhất để giải quyết các vấn đề nội bộ và được người dân ủng hộ. Ông Mounk không đồng ý với giáo sư Fukuyama ở điểm này, vì ngay cả một nền dân chủ lớn như Mỹ cũng không thật vững chải như người ta tưởng.

Thế giới thời "Trump đệ nhị"

Nhà báo Pierre Haski trên L’Obs hình dung ra "Thế giới dưới chế độ Trump đệ nhị". Nếu ngày 20/01/2021, chính là Donald John Trump chứ không phải Joseph Robinette Biden Jr. tuyên thệ nhậm chức, thì thế giới sẽ ra sao bốn năm sau đó ? Cần phải chuẩn bị tinh thần ngay từ bây giờ.

Đã hẳn năm 2017 Donald Trump không gây ra thảm họa như nhiều người dự báo, nhưng đã làm xáo động trật tự quốc tế : rút khỏi hiệp định khí hậu Paris, hiệp ước Vienna về nguyên tử Iran, Tổ chức Y tế Thế giới… Đành rằng Trump không phải là người chịu trách nhiệm duy nhất về tình trạng xói mòn chủ nghĩa đa phương, nhưng sức nặng của Hoa Kỳ là quan trọng.

Khó có việc thái độ của "Trump đệ nhị" đổi khác nhiều so với "Trump đệ nhất", và một trong những mục tiêu mới có thể là NATO. Nếu Mỹ rút khỏi NATO, có thể tạo ra cú sốc cho Châu Âu vốn không sẵn sàng đóng vai trò đại cường quân sự.

Điều duy nhất có thể chắc chắn trong nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump, là Hoa Kỳ từ "sen đầm quốc tế" sẽ chuyển thành siêu cường ích kỷ. Mặt tốt là không còn chiến tranh liên miên, nhưng thế giới có nguy cơ trở thành rừng hoang phi luật lệ. Tuần báo cánh tả kết luận, nếu ông Trump tái đắc cử, cần phải "siết chặt thắt lưng an toàn, sẽ rung chuyển nhiều đấy !".

Thụy My

Published in Quốc tế

Năm 2020 là một năm đầy sóng gió cho nước Mỹ. Chiến tranh thương mại bước sang năm thứ ba. Đại dịch Covid-19 làm tê liệt nước Mỹ. Cộng thêm xung đột sắc tộc. Và đặc biệt hơn cả 2020 là năm bầu cử tổng thống. Tất cả những sự kiện trên đây, ít hay nhiều đều liên quan đến kinh tế. Chỉ còn đúng 50 ngày nữa là đến ngày bầu cử. Chúng ta thử kiểm điểm lại tình hình kinh tế cho bốn năm của Tổng thống Trump sắp qua và tiên đoán cho năm sắp tới.

hk11

Phát triển kinh tế

Mức phát triển kinh tế trong năm 2019 là 2,2%. Dự đoán trước đây cho 2020 là 2% và Hoa Kỳ sẽ trải qua thời kỳ trì trệ kinh tế vào 2021 như hầu hết các nhà kinh tế tiên đoán. Tuy nhiên vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, kinh tế trì trệ đã đến sớm hơn một cách bất ngờ. Kinh tế đã suy giảm -5% trong quý I và -31,7% trong quý II. Theo dự đoán của Conference Board Economic Forecast for the U.S. Economy, kinh tế Hoa Kỳ sẽ phát triển 32,9% và 1,3% trong quý III và IV của 2020.

Số trường hợp nhiễm coronavirus đã bắt đầu thuyên giảm từ cuối tháng 7/2020 nhưng cơ hội kinh tế mở cửa toàn phần vẫn còn xa vời. Tính đến sáng 14/09/2020,con số người nhiễm coronavirus tại Hoa Kỳ đã lên hơn 6,4 triệu người được xác nhận và ít nhất 190.000 người chết, đứng đầu thế giới Các con số này trên thực tế có thể cao hơn nữa vì các cơ sở y tế không có đủ máy thử nghiệm trái với điều Tổng thống Trump nói.

Tuy nhiên, không có gì chắc chắn Covid-19 sẽ không bùng phát trở lại như vào cuối tháng 6 vừa qua vì sự bất cẩn của công chúng và chính quyền Trump.  Các cơ sở thương mại phải chịu đựng sự bất ổn này và họ mất niềm tin vào khả năng của chính quyền để có thể ngăn chặn virus.

Bác sĩ Anthony Fauci, người lãnh đạo chương trình chống đại dịch, vào đầu tuần này nói báo chí rằng rất ít có triển vọng có thuốc chủng ngừa coronavirus vào cuối năm nay nhưng có hi vọng nhiều hơn vào đầu năm 2021. Ông nói tiếp dù có thuốc chủng ngừa, cuộc sống khó trở lại được bình thường ngay được. Sớm lắm là đến giữa năm tới và có thể cuối năm 2021. Ngoài ra việc sử dụng thuốc chủng cần phải được tiếp tục theo rõi trong khoảng 5 năm. Việc FDA tung ra tin sẽ có thuốc chủng vào cuối tháng 10 xem ra chỉ là một tin vận động tranh cử.

Biện pháp cứu nguy kinh tế của Quỹ Dự trữ liên bang

Để đối phó với Covid-19 Quỹ Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserve) vào ngày 03/03/2020 đã nhanh chóng hạ lãi suất của quỹ liên bang (federal funds) xuống trong khoảng 1% - 1,25% và chỉ hơn một tuần sau và vào ngày 15/03/2020 đã lại hạ lãi suất này xuống một lần nữa trong khoảng 0% – 0,25%. Ngoài ra Quỹ Dự Trữ Liên Bang còn mua công khố phiếu để bình thường hóa sự lưu hoạt tiền tệ trong thị trường trong khi đó Tổng thống Trump vẫn cố tình dấu nhẹm dân chúng về sự nguy hiểm của Covid-19 và vẫn nhiều lần công khai tuyên bố Covid-19 là chuyện đảng Dân chủ bịa đặt.

Nhờ vào những biện pháp cứu nguy kinh tế của Quỹ Dự Trữ Liên Bang mà thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đã phục hồi lại được hầu hết những mất mát do Covid-19 gây ra vào cuối tháng 2 và tháng 3 vừa qua.  Tuy nhiên, thị trường chứng khoán chỉ phản ảnh một phần nhỏ bé của nền kinh tế. Theo Market Watch, một yếu tố quan trọng đối với người đầu tư vào thị trường chứng khoán hiện nay không phải cuộc bầu cử cuối năm, không phải là Covid-19 bột phát trở lại, mà là những biện pháp can thiệp vào thị trường của Quỹ Dự Trữ Liên Bang và đặc biệt kinh tế sẽ hồi phục như thế nào : nhanh chóng (V), trì trệ, (W) hay chậm (U) dựa theo dạng hình của biểu đồ tổng sản phẩm nội địa (gross domestic product – GDP).

Biện pháp cứu nguy kinh tế của Quốc hội

Một tuần sau đó, Quốc hội Hoa Kỳ và Tòa Bạch Cung đạt được thỏa thuận về kế hoạch cứu nguy kinh tế trị giá 2,2 ngàn tỉ USD (Coronavirus Aid, Relief, and Economic Security Act viết tắt là CARES Act) trong đó bao gồm nhiều biện pháp khác nhau như bơm tiền vào thị trường bắng cách phát ngân phiếu 1.200 USD cho công chúng, thiết lập quỹ 367 tỉ USD để cho những cơ sở kinh doanh nhỏ vay,  quỹ 500 tỉ USD cho công nghệ, thành phố và tiểu bang vay, tăng cường quỹ bảo hiểm thất nghiệp, chương trình trợ giúp thực phẩm và các bệnh viện.

Quốc hội Hoa Kỳ đang còn thương lượng về gói kích thích kinh tế đợt II. Có hai đề nghị khác nhau :

Đảng Cộng hòa (1 ngàn tỉ USD) : Health, Economic Assistance, Liability Protection and School Act (HEALS).

Đảng Dân chủ (3 ngàn tỉ USD) : Health and Economic Recovery Omnibus Emergency Solution Act (Heroes).

Đảng Cộng hòa cho rằng kích thích đợt I là đủ rồi, Kích thích đợt II quá tốn phí. Trong khi đó Đảng Dân chủ nhận định rằng kích thích đợt II rất cần thiết. Quỹ Dự Trữ Liên Bang đã kêu gọi Quốc hội ủng hộ đợt kích thích II để ngăn chặn kinh tế không suy giảm nghiêm trọng hơn nữa trong năm nay. Nhiều quyền lợi từ gói kích thích I đã được Quốc hội chấp thuận vào tháng 3 đã hay sắp hết hạn. Thị trường lao động mới chỉ được hồi phục một phần. Khoảng 29 triệu người vẫn còn cần trợ cấp thất nghiệp tính đến đầu tháng 9. Theo kết quả của cuộc thăm dò dư luận Household Pulse Survey của chính phủ phổ biến vào cuối tháng 8 vừa qua, 64 triệu người Mỹ vẫn còn phải chịu đựng nhiều khó khăn. Nhiều người vẫn phải đối phó với nguy cơ bị đuổi nhà.

Đảng Cộng hòa chống lại một số biện pháp trong đề nghị của Đảng Dân chủ như 1 ngàn tỉ USD trợ giúp các thành phố và các tiểu bang đang bị thiếu hụt ngân sách, trợ cấp 1.200 USD cho mỗi cá nhân. Ngược lại, Đảng Dân chủ bác bỏ một số biện pháp trong đề nghị của Đảng Cộng hòa như trợ giúp các học sinh học trường tư, bảo vệ các cơ sở kinh doanh chống lại tranh tụng vì Covid-19. Sau hơn hai tháng tranh cãi, Đảng Dân chủ đồng ý giảm gói kích thích II xuống còn 2,2 ngàn tỉ USD. Cơ may để hai đảng đạt được thỏa thuận về gói kích thích kinh tế II trước ngày bầu cử xem ra rất mong manh.

hk2

Thất nghiệp

Tỉ lệ thất nghiệp vào tháng 1/2020 là 3,6% đã vọt lên 14,7% vào tháng 4/2020,nay đã giảm bớt xuống còn 10,2% và 8,4% vào hai tháng 7 và 8.  Tỉ lệ thất nghiệp sẽ tiếp tục cải thiện trong tháng 9 và các tháng sắp tới. Tuy nhiên hàng chục triệu người vẫn còn đang thất nghiệp vì Covid-19 đã buộc một phần kinh tế phải đóng cửa. Ít nhất 29,6 triệu người vẫn còn nhận tiền thất nghiệp tính đến 22/08/2020 và con số người lần đầu xin tiền thất nghiệp vẫn còn cao ở mức 884.000.

Nạn thất nghiệp đặc biệt ảnh hưởng nặng nề đến những gia đình lợi tức thấp và những người không có bằng đại học, phụ nữ, người Mỹ gốc Phi châu và Châu Mỹ Latinh. Nhiều người trong nhóm này không dư tiền bạc để có quỹ tiết kiệm hầu đối phó với những trường hợp khẩn cấp bất ngờ như Covid-19. Khu vực kinh tế chịu thiệt hại đáng kể là dịch vụ cần nhiều nhân lực như nhà hàng, tiệm bán thực phẩm, bán lẻ, chuyên chở công cộng, xây cất.

Ngân sách

Ngân sách thiếu hụt tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong những năm vừa qua từ 585 tỉ USD trong tài khóa 2016, tương đương với 3,1% GDP và theo dự đoán sẽ lên đến 1.083 tỉ USD trong tài khóa 2020, tương đương với 4,8% GDP. Tuy nhiên để đối phó với hậu quả của Covid-19, chính phủ phải chi thêm 2,2 tỉ USD cho kế hoạch kích thích kinh tế, nên ngân sách cho 2020 sẽ thiếu hụt 3,3 tỉ USD.

Vào đầu năm nay, trước khi xẩy ra đại dịch Covid-19, Tổng thống Trump đã đệ trình Quốc hội ngân sách 4,8 ngàn tỉ USD cho tài khóa 2020-2021. Ông đã đề nghị cắt giảm đáng kể hầu hết những chương trình an sinh xã hội, buộc những người có lợi tức thấp phải gánh chịu hậu quả của chính sách kinh tế sai lầm của ông. Đây là một việc bất công và thất nhân tâm (2/2019). Nay ngân sách thiếu hụt gia tăng gấp 3 lần từ 1,1 tỉ USD lên đến 3,3 tỉ USD, Đảng Cộng hòa lại có thêm lý do để áp lực cắt giảm những chương trình an sinh xã hội.

Các chương trình an sinh xã hội chiếm một ngân sách lớn nhất trong ngân sách quốc gia. Tiếp sau là ngân sách quốc phòng. Mặc dù ngân sách quốc gia thiếu hụt nghiêm trọng, chính quyền Trump tiếp tục gia tăng ngân sách quốc phòng trong 3 tài khóa vừa qua, từ 890,8 tỉ USD vào tài khóa 2018, lên đến 904,3 tỉ USD vào tài khóa 2019 và 935,8 tỉ USD cho tài khóa 2020 (đã được chuẩn chi). Riêng về tài khóa 2021 bắt đầu vào 1/10 sắp tới, ngân sách quốc phòng dự trù giảm xuống đôi chút 933,8 tỉ USD.

Ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ lớn hơn ngân sách quốc phòng của 10 nước kế tiếp cộng lại, lớn gấp ba lần ngân sách quốc phòng của Trung Quốc (250 tỉ USD) và gấp 10 lần ngân sách quốc phòng của Nga (61,4 tỉ USD).

Khi ra tranh cử Tổng thống Trump từng tuyên bố nhiều lần rằng nếu đắc cử ông sẽ cân bằng ngân sách và xóa hết nợ công. Nhưng cả hai mục tiêu này không những đã không đạt được mà ông còn làm tăng tới mức chưa từng có ngay cả trước khi có Covid-19.

Nợ công

hk3

Nợ công tăng từ 19.573 tỉ USD trong tài khóa 2016, tương đương với khoảng 104% GDP, lên đến 22.776 tỉ USD cho tài khóa 2019, tương đương với 106% GDP.  Trước khi có đại dịch, nợ công ước tính sẽ là 24.057 tỉ USD cho tài khóa 2020, tương đương với 108% GDP. Đây đã là những con số kỷ lục. Nay vì đại dịch, nợ công của Hoa Kỳ sẽ tăng lên đến 26.000 tỉ USD, tương đương với 136% của GDP theo ước tính của Congressional Budget Office.

Theo dự đoán của The Fiscal Times, lần đầu tiên kể từ sau Thế Chiến II, nợ công của Hoa Kỳ vượt quá tổng sản phẩm nội địa. Lần này ở trong thời bình.

Chính sách giảm thuế 2018 của Tổng thống Trump đã thất bại. Phát triển kinh tế không đạt được mục tiêu như ông Trump hứa hẹn là 4%-6% để chính phủ tăng thêm thu nhập. Đây là một trong nhiều nguyên nhân khiến cho ngân sách thiếu hụt trầm trọng và làm tăng nợ công ngay trước cả khi có đại dịch. Thay vì tăng trưởng, đại dịch Covid-19 đã làm kinh tế co cụm đáng kể. Do đó, kinh tế Hoa Kỳ đang ở trong tình trạng bi thảm.

Chiến tranh thương mại

Chiến tranh thương mại do Tổng thống Trump gây ra với Trung Quốc và một số nước đồng minh vào đầu năm 2018 đã làm cho kinh tế thế giới suy giảm và đặc biệt gây thiệt hại đáng kể cho cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ. Hầu hết các dự án đầu tư bị trì hoãn hay hủy bỏ vì tình trạng thị trường bất ổn. Nông dân Hoa Kỳ điêu đứng vì thuế quan. Họ đã mất hầu hết thị trường Trung Quốc trị giá khoảng 24 tỉ Mỹ kim.

Khu vực công nghệ rơi vào tình trạng co cụm. Theo một nghiên cứu của Federal Reserve Bank of New York, giới tiêu thụ và các công ty Hoa Kỳ đã phải chịu hầu hết những phí tổn do thuế quan gia tăng. Họ phải chi thêm khoảng 46 tỉ USD vì thuế quan. Một cuộc nghiên cứu của Moody’s Analytics vào cuối năm 2019 cho thấy rằng Hoa Kỳ mất khoảng 300.000 việc làm. Một phúc trình của Bloomberg Economics ước tính chiến tranh thương mại gây thiệt hại khoảng 316 tỉ USD cho kinh tế Hoa Kỳ trong năm 2020.

hk4

Số lượng hàng hóa trao đổi giữa hai nước giảm xuống còn 558,1 tỉ USD vào năm 2019 so với 659 tỉ USD vào 2018. Trong khi đó, nhập siêu thương mại của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc không hề giảm, mà còn có chiều hướng tăng. Hoa Kỳ mua nhiều hàng của Trung Quốc hơn là bán ra vào năm 2016 là 347 tỉ USD. Con số này tăng lên đến 375 tỉ USD vào 2017 và 419 tỉ USD vào 2018 và giảm xuống còn 345 tỉ USD vào năm 2019.

Đấy là chưa kể một số hàng Trung Quốc được lắp ráp ở những nước thứ ba, rồi xuất cảng qua Mỹ mà danh từ chuyên môn gọi là export diversion, theo báo cáo của tờ báo South China Morning Post. Phương pháp này vừa tránh được thuế quan vừa tạo việc làm cho nước chủ. Một số công ty dời khỏi Trung Quốc, không về Mỹ mà chuyển qua Việt Nam và Mexico. Trung Quốc tung ra một giải pháp mới gọi là "Made around China" thay vì "Made in China".

Phòng Thương Mại Hoa Kỳ tại Shanghai (American Chamber of Commerce in Shanghai) đã thực hiện một cuộc thăm dò các công ty Mỹ tại Trung Quốc, thành viên của phòng thương mại, vào giữa năm nay. Kết quả vừa công bố cho thấy 92,1% các công ty này quyết định ở lại Trung Quốc mặc dù Tổng thống Trump kêu gọi họ dời bỏ Trung Quốc, mối quan hệ giữa hai nước không tốt đẹp và thuế quan cao.   

Như tôi đã dự đoán trước, cuộc chiến thuế quan rơi vào bế tắc và thiệt hại quá to lớn khiến đôi bên đã phải thỏa thuận giải pháp cho giai đoạn I. Ông Trump từng tuyên bố nhiều lần "Tôi là người của thuế quan… Chiến tranh thương mại tốt và dễ thắng". Một vài người ủng hộ Tổng thống Trump cho rằng chỉ cần dùng thuế quan là có thể đánh gục được Trung Quốc. Bất chiến tự nhiên thành. Thực tế đã chứng minh Tổng thống Trump và nhũng kinh tế gia này đã sai lầm một cách nghiêm trọng.

Theo một cuộc thăm dò dư luận của viện Gallup mới đây, 60% những người được hỏi không tán thành cách Tổng thống Trump xử lý việc tranh chấp thương mại với Trung Quốc so với 48% vào năm 2019.  Trump nhiều lần nhấn mạnh về mục tiêu của chiến tranh thương mại là giảm chênh lệnh cán cân thương mại với Trung Quốc, cũng như mang việc làm và công ty về Mỹ. Cả ba mục tiêu này đều không thực hiện được. Tuy nhiên ông Trump đã thành công trong việc giảm thị phần (market share) của Trung Quốc tại thị trường Mỹ.

Vào cuối tháng 8 vừa qua, đôi bên dục dịch mở lại "trong những ngày tới" cuộc thương thuyết đã bị đình chỉ vì đại dịch Covid-19. Theo thỏa thuận đợt I Trung Quốc hứa sẽ mua thêm 200 tỉ USD hàng hóa và dịch vụ trong 2 năm để trở lại mức nhập cảng của Trung Quốc trước khi có thương chiến. Ngược lại Hoa Kỳ giảm một nửa thuế quan áp đặt trên 120 tỉ USD hàng Trung Quốc xuống còn 7,5%. Ngoài ra đôi bên hủy bỏ tất cả những dự tính tăng thuế quan khác. Tuy nhiên Covid-19 đã làm đảo lộn việc mua bán và ảnh hưởng tới thỏa thuận của giai đoạn I.

Dự đoán cho 2021

Một số các nhà phân tách kinh tế nhận định một cách lạc quan rằng kinh tế đã suy sụp nhanh chóng sẽ hồi phục cũng nhanh chóng theo mô hình chữ "V". Điều này có thể sẽ không xẩy ra vì thực tế đã cho thấy rõ vào tháng 4 một số tiểu bang mở rộng cửa vội vàng đã làm cho Covid-19 bột phát trở lại. Hiện nay kinh tế đang phải mở cửa từng giai đoạn và hồi phục dần dần. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund – IMF) nhận định rằng tương lai còn nhiều bất ổn và rủi ro to lớn khiến cho tổng sản phẩm nội địa của Hoa Kỳ khó có thể phục hồi lại mức trước khi có đại dịch.

Theo ước tính của IMF kinh tế Hoa Kỳ co cụm trung bình khoảng – 6,6% cho cả năm nay (July 2020), so với con số của CBO là – 5,8% (June 2020) và – 5,6% của Federal Reserve Bank of Philadelphia (Survey of Professional Forecast, May 2020). Dự đoán của IMF có thể gần với thực tế hơn vì thực hiện sau sự bột phát trở lại của Covid-19 vào cuối tháng 6.  Kinh tế Hoa Kỳ sẽ phát triển ở mức 5,1% cho năm 2021. Tỉ lệ thất nghiệp cho cả năm sẽ là 9,7% và sẽ giảm xuống còn 7,4% cho năm tới.

Nếu thắng cử tổng thống vào tháng 11 sắp tới, tôi nghĩ rằng ông Joe Biden sẽ mang Hoa Kỳ trở lại TPP (Trans-Pacific Partnership) mà nay gọi là CP-TPP (Comprehensive and Progressive TPP). Ông sẽ gỡ bỏ một số hàng rào quan thuế mà Tổng thống Trump đã dựng lên. Từ sau Đệ Nhị Thế Chiến Hoa Kỳ đã vận động các nước bỏ hàng rào quan thuế để mở mang việc trao đổi hàng hóa trên thế giới.

Mặc dù chống lại việc toàn cầu hóa kinh tế vì làm Hoa Kỳ mất việc làm công nghệ, ông Biden sẽ ủng hộ viêc tăng cường các cơ quan như World Bank và Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (World Trade Organization) mà Hoa Kỳ đã gầy công xây dựng để thiết lập liên minh thương mại thân thiện cần thiết với Hoa Kỳ.

Ông đồng ý về nhiều điểm của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc, nhưng không ủng hộ phương cách đối phó với Trung Quốc của Trump mà ông cho là thất thường, thiếu bài bản và tự làm hại mình.

Về kinh tế quốc nội, ông Joe Biden sẽ ủng hộ việc tăng lương tối thiểu quốc gia lên 15 USD/giờ. Ông sẽ vận động hủy bỏ luật giảm thuế 2017 (Tax Cut and Job Act) chủ yếu làm lợi cho những cá nhân giầu có. Ông ủng hộ việc thành lập những đại học cộng đồng và huấn nghệ cũng như chương trình đại học bốn năm miễn phí. Ông chủ trương duy trì ưu thế quân sự trước thái độ thù nghịch của Trung Quốc và Nga nhưng sẽ kiềm chế việc chi tiêu quốc phòng và sẽ chú trọng hơn về không gian và không gian mạng. 

Nguyễn Quốc Khải

(16/09/2020)

Published in Diễn đàn

Dân ch nghĩa là người dân có quyn c ra nhng người điu khin, ra lnh cho mình. Chế đ dân ch là nhng th thc đt ra đ thc hin điu này. Nhưng mi nơi có th chn các th thc khác nhau.

cutri1

B phiếu bu c sơ b ti Columbus, Ohio, 28 tháng Tư. Hình minh ha.

Tăng đoàn thi đc Pht ti thế là mt cng đng sng theo th thc dân ch sm nht, các chc v đu do đi chúng c ra, mi người mt phiếu. Truyn thng đó vn gi t 25 thế k qua, nhưng ch áp dng trong lãnh vc tư. Trên bình din quc gia, các thành th Hy Lp được coi là đi bước đu. Mun cho tht là dân ch, tránh cnh người b phiếu b đe da, mua chuc, hay b đánh la, Athens có lúc dùng cách quay x s, bc thăm đ chn người cai tr ! Dân ch tht ! Ai cũng có th lên nm quyn ! Nhưng Athens, ch mt thiu s người được b phiếu. Nhiu hin triết ly lng cũng không được b phiếu, vì h là nô l, không phi công dân. Cho nên các th thc dân ch không đ. Phi có t do, phi tôn trng nhng quyn căn bn ca mi con người.

Có t do, có nhân quyn ri, mi quc gia vn la chn các th thc dân ch khác nhau. Nước M là mt liên bang đã t chc chn tng thng qua hai bước. Bước th nht là dân mi tiu bang đi b phiếu la chn. Sau đó khong sáu tun l s hp C tri đoàn (Electoral College) ai thng tiu bang nào s nhn được tt c các phiếu dành cho tiu bang đó, tr Maine và Nebraska. C tri đoàn hin có 538 người, mi tiu bang có mt s phiếu ln bng tng s dân biu và ngh sĩ ca h.

Hiến pháp M ch áp dng th thc này sau khi ghi thêm Tu chính án s 12, vì mun tránh không tái đin cuc kim phiếu hn lon gia hai ng c viên Jefferson và Burr, năm 1800.

Tng thng Donald Trump đã nhiu ln t cáo h thng bu c M không đúng, ông đã nhiu ln nói rng các cuc b phiếu b "rigged", nghĩa là được xếp đt đ gian ln. Trước ngày b phiếu năm 2012, ông Trump báo đng rng ng c viên Mitt Romney (Cộng hòa) có th được nhiu người dân b phiếu ng h, chiếm đa s "phiếu ph thông", nhưng s thua ông Barack Obama (Dân chủ) vì kém phiếu trong c tri đoàn.

Li t giác này đúng s tht. Gn đến ngày bu c, ông Obama nm phn thng nhiu tiu bang ; mà khi cng s phiếu c tri đoàn ca các tiu bang đó li thì đã cao hơn 270 phiếu ri. Sau đó ông Obama được hơn ông Romney gn 4% phiếu ph thông ; nhưng dù thua ông Romney 1,5% phiếu ph thông thì ông Obama vn đ phiếu C tri đoàn đ được tái c.

Nhiu ln khác thì ngược li. Nhng năm 2000 và 2016 ng c viên đng Cộng hòa chiếm toà Bch c dù thua phiếu ph thông. Như thế thì li chn tng thng bng C tri đoàn không thiên v đng nào. Dân ch và Cộng hòa đu có th chiếm li thế nh cách thc này. Các nhà chính tr chp nhn kết qu sau khi kim phiếu ; vì, cũng như đá banh hoc đánh c, trước khi "tham d cuc chơi" h đã biết "lut giao đu" như thế nào ri.

Nhưng phi công nhn rng khi mt tng thng đc c dù thua đi th hàng triu phiếu ca dân đi bu thì coi k quá ! Cho nên nhiu người kêu gi phi đi. Nhưng sa đi thế nào ? Và làm cách nào đ được hai phn ba mi vin quc hi chp nhn ri được hai phn ba s tiu bang thông qua ?

Vì th tc tu chính hiến pháp M phc tp, khó khăn cho nên không th nào ch xóa b tu chánh án s 12 thành lp C tri đoàn, đ t nay dân M chn tng thng bng đa s phiếu ph thông. Nếu mun thay đi thì ch có th sa ngay trong th tc C tri đoàn đang được áp dng.

Nhưng mun biết nên sa đi ch nào thì phi biết ti sao li bu qua C tri đoàn đã đưa ti nhng kết qu bt thường.

cutri2

Mun ci t C tri đoàn thì phi xóa b lut l ược ăn c, ngã v không - winner-take-all"

Nhiu người ch trích C tri đoàn vì cho rng th tc này li cho đng Cộng hòa ; các vùng nông thôn dân sng ri rác cũng được li ; và nó thiên v, ưu đãi các tiu bang nh, dân s thp. Nhưng các li ch trích đó không đng vng.

Th nht, các cuc b phiếu năm 2000, 2012, 2016 đã cho thy, đng nào cũng có th được li nh li bu qua C tri đoàn, không ch riêng đng Cộng hòa.

Th nhì, dân chúng M sng các vùng nông thôn có li gì đc bit hay không ? Có th nói rng không. Mười tiu bang đông nông dân nht cng li ch có được 50 trong s 538 phiếu C tri đoàn, thua xa con s 55 phiếu dành cho California ! Đó là Maine, Vermont, West Virginia, Mississippi, Montana, Arkansas, South Dakota, Kentucky, Alabama và North Dakota. Còn 10 tiu bang đông người đô th nht thì chiếm 107 phiếu C tri đoàn, trong đó California giành hơn mt na.

Th ba, mi nhìn thì các tiu bang nh, ít dân, có v được li trong vic phân phi phiếu C tri đoàn, vì s dân biu thay đi theo dân s nhưng tiu bang nào cũng có hai ngh sĩ. Vì vy California vi gn 40 triu dân thì được 55 phiếu, còn Wyoming vi 587,000 dân được ba phiếu. Wyoming c gn 200 ngàn người dân đã có mt phiếu C tri đoàn trong khi hơn 727 ngàn dân California mi được b mt lá phiếu.

Nhưng nhìn k hơn thì chúng ta li thy mt hình nh khác ! Mt ng c viên thua Califronia dù ch chênh lch gia 19,5 triu phiếu và 20,5 triu phiếu, cũng mt 55 phiếu C tri đoàn. Nghĩa là 19,5 triu lá phiếu ca dân California đã b vt b vào thùng rác ! Còn 20,5 triu c tri thuc phe thng California chiếm được 55 phiếu C tri đoàn, nhiu hơn c 10 tiu bang ít dân nht nước M dù tng s dân ca h đông hơn ! Tc là nhiu c tri các tiu bang ln li được bit đãi.

Tóm li thì th tc bu tng thng qua C tri đoàn không thiên v đng nào, cũng không ưu đãi các vùng nông thôn và các tiu bang nh, thưa dân. S chênh lch do vic phân phi nhiu phiếu cho mi người dân Wyoming hơn dân California khi so sánh thy không đáng k, không nh hưởng bng hu qu ca mt lut l khác. Đó là lut cho phép ng c viên thng tiu bang nào thì chiếm trn gói các phiếu C tri đoàn ca tiu bang đó.

Nếu mt người chiếm hơn 50% phiếu California, dù ch hơn 1000 phiếu, cũng chiếm hết 55 phiếu C tri đoàn ; mun bù li thì phi chiến thng ti 15 tiu bang nh nht nước M !

Cách tính phiếu "ai thng tiu bang nào thì chiếm trn gói các phiếu C tri đoàn đó" (winner-take-all) là nguyên nhân chính khiến cho mt ng c viên có th được nhiu phiếu ph thông hơn mà vn thua phiếu trong C tri đoàn.

Cho nên mun ci t C tri đoàn thì phi xóa b lut l ược ăn c, ngã v không - winner-take-all" này. Các tiu bang Maine và Nebraska đã xóa b lut đó, h chia phiếu C tri đoàn cho mi ng c viên tng thng da trên s phiếu ph thông mi người nhn được, theo nhng cách khác nhau.

Nhưng thay đi lut l phân phi phiếu C tri đoàn như thế nào, là mt điu không d ; vì s sinh ra các cuc tranh tng, coi có vi phm hiến pháp M hay không. Mt điu may mn là trong năm qua, Ti cao pháp vin M đã dưa ra mt phán quyết v vic phân phi phiếu trong C tri đoàn, phán quyết được c 9 v Thm phán Ti cao đng ý. Da vào phán quyết đó, người ta có th ci t C tri đoàn mà không cn tu chính hiến pháp. Trong mt bài sau chúng ta s tìm hiu thêm.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 14/09/2020

Published in Diễn đàn

Đường vào Nhà Trắng : Donald Trump tung những lá bài lợi hại sau cùng

 

Covid-19 tăng tốc lây lan buộc chính phủ Pháp thay đổi chiến lược. Tại Belarus, lòng yêu chuộng tự do đối mặt với bạo lực chính trị. Tại Mỹ, liệu Joe Biden đủ cân sức khi Donald Trump xuất chiêu ? Đó là những chủ đề trên báo Pháp ngày thứ Hai 24/08/2020. 

trump1

Trung Tâm Hội Nghị Charlotte, bang Bắc Corolina - Hoa Kỳ, nơi được chọn làm Đại Hội đảng Cộng Hòa. Ảnh chụp ngày 22/08/2020.  Reuters - Leah Millis

Vào lúc còn hơn hai tháng nữa là đến ngày 03/11, Donald Trump tung những lá chủ bài lợi hại. Les Echos phân tích thế mạnh của chủ nhân Nhà Trắng và nhược điểm của đối thủ Joe Biden :

Đại hội đảng Cộng hòa cuối cùng sẽ diễn ra một phần có công chúng và một phần qua video. Đây là cơ hội để tổng thống Donald Trump trở lại những yếu tố cơ bản và một lần nữa đưa vào cuộc tranh luận chủ đề di dân nhập cư.

Mỗi đêm kể từ 22 giờ, chương trình vận động tranh cử bắt đầu với trọng tâm đả phá lập luận của phe Dân chủ gọi Donald Trump là mối đe dọa của nền dân chủ. Chủ nhân Nhà Trắng sẽ bất chấp hiểm nguy corona, gia tăng lấn chiếm địa hình, đích thân đến tận các bang then chốt, và nhấn mạnh đến những chủ đề mà cử tri bình dân ưu tư, trong đó có hồ sơ di dân nhập cư. Donald Trump cũng sẽ tự khen là nhờ ông mà hiện tượng "du lịch sinh nở" chấm dứt, không còn chuyện "lợi dụng kẽ hở luật pháp Mỹ" ôm bầu qua Mỹ sinh con để ở lại.

Theo Les Echos, chiến thuật này sẽ hiệu quả. Khác với Đại hội đảng Dân chủ, tập trung tấn công vào Donald Trump, Đại hội đảng Cộng hòa sẽ giới thiệu "những trường hợp cụ thể, những con người cụ thể, nhờ các biện pháp của chính quyền Trump mà đổi đời và những kỳ vọng vào Trump trong 4 năm tới".

Cuối cùng, Donald Trump sẽ sử dụng vũ khí sở trường là tấn công cá nhân, chiến thuật đã được thi hành vào năm 2016. Trong cuộc phỏng vấn của đài Fox News, Donald Trump như để hâm nóng công luận, tuyên bố là nhiều "vụ việc tai tiếng" sẽ được tiết lộ. Trong bài phân tích "Ba ẩn số trong một cuộc bầu cử", nhật báo kinh tế lưu ý sự khác biệt quan trọng nhất giữa bầu cử Pháp và Mỹ. Tại Pháp, nếu qua thăm dò ý kiến, một ứng cử viên được điểm tín nhiệm cao hơn đối thủ 10 điểm, thì có thể an tâm mình sẽ vào Điện Elysée. Tại Mỹ, Joe Biden dẫn đầu từ 4% đến 10% nhưng đó chỉ là "nhiệt độ toàn cảnh". Ai đoán được tâm ý của cử tri ngày đi bầu ở các bang mà tỷ lệ hai phe ngang nhau ?

Một ẩn số khác là trong bối cảnh đại dịch, cử tri đi bầu như thế nào ? Đa số người nghèo ủng hộ đảng Dân chủ bầu qua bưu điện, nhưng nếu tỷ lệ vắng mặt cao thì kết quả thiên về ai ?

Đó là chưa kể tuổi tác của Joe Biden cũng là một nhược điểm, cũng không có tài hùng biện gây hứng thú như Barack Obama. Trong khi đó, Donald Trump, cho dù nay thế này mai thế khác, nhưng lúc nào cũng chứng tỏ là một nhà lãnh đạo hành pháp có uy thế, nhất là đối với Trung Quốc và toàn cầu hóa. Công thức "một vị tổng thống bình thường" của Joe Biden không bao giờ là một công thức ăn khách, Les Echos kết luận.

Belarus : Công an là chiếc phao của nhà độc tài

Tự mình hại mình, vì khinh thường phụ nữ, Lukashenko gây ra phong trào cách mạng phụ nữ, nhận định của Le Monde. Nhật báo độc lập dành hai trang cho Belarus : phân tích về lòng trung thành của lực lượng an ninh đối với tổng thống Lukashenko và vì sao ông do dự trong việc huy động quân đội đàn áp biểu tình.

Le Monde cũng giới thiệu khuôn mặt phản kháng của Svetlana Tsikhanovskaya, không ai ngờ người mẹ 37 tuổi, một sớm một chiều làm điên đảo nhà độc tài và tiếp tục thách thức Lukashenko từ Litva. Nhưng với bộ máy đàn áp trong tay và Nga sau lưng, tổng thống Belarus sẽ dùng biện pháp mạnh.

Lukashenko, theo phân tích của một chính trị gia đối lập, đã bị thua một cách thảm hại. Bởi vì sự dối trá phủ kín chế độ, cho nên tổng thống Belarus không hiểu gì cả để rồi trở thành bù nhìn của Putin. Chiếc phao cuối cùng của chế độ là lực lượng công an, là mật vụ và nhất là 4.000 cảnh sát chống bạo động trung thành. Cho đến nay, số sĩ quan từ bỏ hàng ngũ theo phe đối lập chưa đủ đông nhưng 4.000 so với 9 triệu dân thì đâu có là bao. Ban hành tình trạng khẩn cấp để huy động quân đội cũng là một biện pháp nhưng 40% quân nhân là lính nghĩa vụ, không rõ tâm tư. Chính sự trung thành của lực lượng an ninh là yếu tố cho phép Lukashenko "đắc cử" và củng cố ghế lãnh đạo.

Le Figaro cũng đứng về phe dân chủ : Lukashenko ương ngạnh trước áp lực đường phố. Tổng thống Belarus bị dân chúng đả đảo nhưng được Moskva hậu thuẫn. Thế thì có lợi gì ? Một thanh niên trong đoàn biểu tình phân tích : Lukashenko mất lòng dân là hợp ý với Putin vì sẽ ngoan ngoãn hơn với Nga.

Libération dự đoán là tình hình trong những ngày tới sẽ rất căng. Theo lời kêu gọi của Svetlana Tsikhanovskaya, nhiều chục ngàn người xuống đường tại Minsk nhưng liệu có thể xem đây "hớp nước tự do cuối cùng ?". Lukashenko bay lên tận thành phố Grodno, gần Ba Lan, kích động tinh thần lực lượng biên phòng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ mà ông cho là mục tiêu tấn công của NATO để xâm lấn nước Nga, ông lên án Ba Lan muốn chiếm đoạt các nhà máy, các xí nghiệp của Belarus, còn Angela Merkel và Emmanuel Macron đứng sau giựt dây. Cũng từ vùng biên giới này, tổng thống Belarus đe dọa : "Kể từ thứ Hai sẽ không còn những cuộc xuống đường". Libération được một công nhân cho biết bị "các xếp" cảnh báo coi chừng bị đe dọa đuổi việc, đuổi ra khỏi nhà.

Trong chương trình thời sự của các đài truyền hình Nhà nước, nhà báo Nga thay thế nhà báo Belarus. Với Moskva sau lưng, sau hơn hai tuần lúng túng, Lukashenko có vẻ phục hồi được tinh thần.

Covid-19 : Pháp ưu tiên chống dịch thay vì chấn hưng kinh tế

Bị lưỡi gươm siêu vi corona treo lơ lửng trên đầu, chính phủ Pháp thay đổi chiến lược, ưu tiên ngăn dịch tái phát, chấn hưng kinh tế làm sau.

Nước Pháp : Giờ đeo khẩu trang, trong trường học, ngoài phố và trong xí nghiệp, tựa trên trang nhất của Le Monde. Covid-19 : Pháp chuyển hướng đeo khẩu trang bắt buộc nhưng chưa thấy có hiện tượng dân đổ xô mua khẩu trang tích trữ. Trong khi đó, Bộ Y tế và các cố vấn khoa học không loại trừ khả năng làn sóng Covid 19 bùng mạnh vào mùa đông, theo đà ngày càng đông người bị nhiễm.

Số người "dương tính" với siêu vi corona tăng nhanh nhưng số nhập viện cấp cứu lại ít đi là do đâu ? Một số nhà khoa học cho là siêu vi biến thể, nhưng theo Le Monde, ít có người tin.

Ngoài lý do y tế, sức khỏe, viễn cảnh đợt hai làm hàng quán, doanh nghiệp âu lo : Cứ thế này thì làm sao buôn bán ? Le Figaro bi quan : Chúng ta đang bị một lưỡi gươm treo trên đầu, Pháp cũng như thế giới đi trên con đường vô định với những câu hỏi không giải đáp : Đợt dịch thứ hai có hay không ? Mùa đông sẽ thuận lợi cho đại dịch bùng dậy ? Trẻ con có thoát vòng lây nhiễm ? Bị nhiễm một lần có bị tái nhiễm hay không ? Liệu sẽ có một loại vac-xin hay thuốc trị hiệu nghiệm trong tương lai gần ?

Trong không khí ảm đạm này, nhật báo thiên hữu đưa hai tin khích lệ : Bệnh viện Pháp chuẩn bị tốt hơn để canh chừng Covid tấn công đợt hai. Xí nghiệp Pháp tổ chức tốt và thích ứng với các biện pháp mới phòng dịch cho nhân viên ở chỗ làm.

Nhưng trước tương lai bất trắc, chính phủ Pháp đối phó ra sao ?

Hiếm khi báo chí Pháp tỏ ra đồng thuận từ chủ đề cho đến phân tích như hôm nay. Macron ưu tiên cho y tế trước đã. Kinh tế chờ bước qua tháng 9, tựa của Les Echos.

Nhật báo thiên tả Libération cùng nhịp : Hành pháp lo ngừa bệnh. Trước diễn biến khó lường của Covid-19 và mối đe dọa đợt hai, chính phủ xét lại chiến lược, đảo ngược ưu tiên. Khống chế dịch không để vượt tầm kiểm soát là nhu cầu khẩn cấp, vực dậy kinh tế chỉ là thứ yếu. Những gì đang diễn ra tại Úc cho phép suy đoán sẽ xảy ra đợt tấn công thứ hai vào mùa đông tại Châu Âu, Libération mượn lời một giáo sư y tế cộng đồng, kết luận.

Mùa tựu trường năm nay sẽ không giống bất cứ năm nào. Học sinh từ 12 tuổi trở lên phải đeo khẩu trang, các báo đều nhấn mạnh.

Còn ở cấp đại học, như để trấn an các tân sinh viên, Le Figaro cho biết các ban giám hiệu hiểu rõ thế hệ sinh viên vừa đậu tú tài "corona", không đủ bản lĩnh của các thế hệ đàn anh. Mỗi đại học, tùy theo phương tiện vật chất và nhân sự sẽ tổ chức giảng dạy sao cho sinh viên năm thứ nhất không bị bỡ ngỡ và bỏ cuộc giữa đường : video, lớp buổi tối, lớp thứ Bảy… theo một vị viện trưởng.

Tú Anh

Published in Quốc tế

Ông Trump, bầu cử Mỹ và cách nhìn qua bức màn kiểm duyệt ở Việt Nam

Ngô Ngọc Trai, BBC, 23/08/2020

Việc bầu cử Tổng thống Mỹ và khả năng thắng cử của ông Trump ra sao thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều người dân Việt Nam.

nguoiviet1

Ông Trump chấp nhận đề cử của đảng Cộng hòa hồi 2016, với vợ và con trai đứng bên cạnh

Tuy nhiên, do ở Việt Nam truyền thông sách báo bị kiểm duyệt cho nên nhiều người không có đủ thông tin chính xác về chính trường nước Mỹ.

Khó dự đoán

Thông tin đến với người Việt Nam lâu nay cho rằng ông Trump cư xử thô lỗ chợ búa, hủy hoại phép tắc ngoại giao, suy đồi đạo đức nhân cách người lãnh đạo, cho rằng ông Trump là một sự đột xuất sai lầm của cử tri Mỹ và đã đến lúc đưa mọi thứ trở lại bình thường.

Người ta muốn thấy lại những phép tắc ngoại giao được tôn trọng, muốn thấy lại ngôn ngữ lãnh đạo chính trị lịch thiệp.

Nhưng tôi cho rằng tính cách đó của ông Trump không phải là mới phát sinh từ khi ông làm tổng thống, kiểu thái độ cư xử của ông Trump với các vấn đề không gây ngạc nhiên bất ngờ với công chúng Mỹ.

Thực chất con người của ông Trump trước và sau khi làm Tổng thống là một, vẫn con người đó, vẫn tính cách đó và không giấu giếm. Ông Trump có cả một quãng thời gian dài làm truyền thông, tính cách của ông ấy ra sao người Mỹ đã biết và họ vẫn bầu chọn cho ông ấy.

Cho nên những ai ở Việt Nam nghĩ rằng tính cách và lối cư xử của ông Trump như vậy sẽ khiến ông ấy thất bại thì nên suy nghĩ lại.

Ngược lại với đó, tôi cho rằng có khả năng cao hơn cử tri Mỹ sẽ tiếp tục bầu cho ông Trump làm tổng thống.

Bởi lẽ một nhiệm kỳ đã qua, bốn năm, thời gian đó không đủ dài để có thể xử lý một vấn đề lớn như thâm hụt thương mại với Trung Quốc, không đủ thời gian để hành động đủ để đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại.

nguoiviet2

Hình ảnh đại hội đảng Cộng hòa hồi 2016

Bốn năm qua điều quan trọng nhất chính phủ của ông Trump đã làm được chính là chỉ ra, thuyết phục và đạt được sự chấp nhận rộng rãi về mối tai hại trong quan hệ thương mại của Mỹ với Trung Quốc.

Việc này được thực hiện khởi đầu không lâu trước khi tranh cử. Nên nhớ lúc đó quan điểm tranh cử của bà Hillary Clinton vẫn na ná như chính sách dưới thời Obama. Chính trường nước Mỹ lúc đó có lẽ chỉ có một dòng chảy truyền thông thông tin về vấn đề thương mại với Trung Quốc xuất phát từ nhóm tranh cử của ông Trump. Tuy ban đầu là mới và nhỏ nhưng nó đã sớm trở thành vấn đề cử tri quan tâm nhất.

Cho nên quãng thời gian bốn năm là không đủ để đạt được cái mục tiêu mà người Mỹ bốn năm trước đã nhận ra tính quan trọng và bầu cho ông Trump làm tổng thống. Người Mỹ hiểu điều đó, với nhận thức duy lý và tư duy logic họ sẽ thấy điều đó và khả năng cao là họ sẽ cho ông Trump thêm thời gian để hoàn tất chương trình của mình.

Kiểm duyệt sách

nguoiviet3

Bà Hillary Clinton đã dẫn điểm xa trước đối thủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng hồi 2016, nhưng ông Donald Trump lại là người giành chiến thắng cuối cùng

Thời điểm tranh cử năm 2016, cả hai ứng viên gồm bà Hillarry Cliton và ông Donald Trump đều cho xuất bản những cuốn sách để giới thiệu các đề xuất chính sách cũng như quan điểm của họ về các vấn đề xã hội Mỹ, để qua đó hai ứng viên kỳ vọng nhận được sự ủng hộ của cử tri.

Cuốn sách của ông Trump có tiêu đề "Đã đến lúc phải cứng rắn để khôi phục lại sự vĩ đại của nước Mỹ", còn cuốn của bà Hillary có tiêu đề "Bí mật quốc gia và sự hồi sinh".

Tôi đã đọc cả hai cuốn sách này sau ngày ông Trump đã giành phần thắng và chợt nhận ra vì sao kết quả lại như vậy.

Đó là cuốn sách của ông Trump mỏng, ngắn, rõ ràng dễ hiểu, sử dụng nhiều ngôn ngữ đường phố, đưa ra nhiều quan điểm thẳng thắn về chính sách đối nội đối ngoại. Trong khi cuốn sách của bà Hillary thì dày gấp đôi gấp ba, chia sẻ quá nhiều các dữ kiện chi tiết về đời sống Nhà Trắng, về các hoạt động của nhân vật.

Tôi đánh giá cuốn sách của bà Hillary mang tính hàn lâm dành cho người có trình độ cao, nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu về hoạt động của Nhà Trắng, trong khi cuốn sách của ông Trump nói rõ ràng về các quan điểm chính sách, dễ hiểu và dễ tiêu hóa hơn cho công chúng bình thường.

Kết quả là ông Trump thắng cử cho thấy những cuốn sách hẳn cũng là một lý do đưa đến.

Không chỉ thế, theo tôi những cuốn sách có vai trò rất quan trọng đối với các nhà lãnh đạo, bởi đó là cách để truyền tải đến công chúng các vấn đề quốc gia.

Các nhà lãnh đạo nhìn thấy được các xu hướng, các khuynh hướng, các dòng chảy chủ lưu trong đời sống xã hội giữa bề bộn các vấn đề sự kiện. Bằng cách chia sẻ tầm nhìn khát vọng và lộ trình kế hoạch, nhà lãnh đạo giao tiếp với công chúng và xác lập vị thế của người dẫn dắt.

Nhưng rất tai hại là ở Việt Nam lâu nay vẫn đang duy trì tình trạng kiểm duyệt xuất bản. Đối với những đầu sách không phù hợp với quan điểm đường lối của nhà nước thì sẽ không được cấp giấy phép.

Điều này khiến cho một trong những đầu sách rất quan trọng với đường lối tranh cử của ông Trump đã không đến được với công chúng Việt Nam.

Đó là cuốn của tác giả Peter Navarro có tiêu đề Death by China, bản dịch sang tiếng Việt có tiêu đề Chết bởi Trung Quốc, được in lậu và bán chui ở Việt Nam.

Cuốn sách này được tác giả Peter Navarro công bố xuất bản từ năm 2011. Khi đó và trong nhiều năm về sau Việt Nam vẫn giữ mối quan hệ hữu hảo với Trung Quốc cho nên đầu sách này được cho là không phù hợp với đường lối đối ngoại, nên đã bị kiểm duyệt không được xuất bản trong nước.

Nội dung cuốn sách hướng đến người Mỹ và phơi bày rất nhiều vấn đề về mối quan hệ với Trung Quốc, từ thâm hụt mậu dịch, thao túng tiền tệ, gián điệp thương mại, trộm cắp công nghệ, sự lớn mạnh của hải quân Trung Quốc và những cạnh tranh trong không gian.

Rất nhiều nội dung đã trở thành chính sách của Tổng thống Trump và thực tế là sau khi trúng cử ông Trump đã bổ nhiệm tác giả làm Giám đốc Hội đồng Thương mại Quốc gia của Nhà Trắng, có chức năng tư vấn các chính sách cho chính phủ.

Việc cuốn sách này và nhiều đầu sách khác bị kiểm duyệt không được cấp phép xuất bản chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lượng thông tin kiến thức của người Việt Nam về chính trường nước Mỹ.

Thiếu thông tin

Do sách báo bị kiểm duyệt cho nên lượng thông tin đến với người Việt trong nước không đầy đủ. Bởi vậy nhiều người thấy khó hiểu vì sao ông Trump hay có lời lẽ công kích thóa mạ giới truyền thông báo chí Mỹ.

Ở đây, phải thừa nhận bốn năm qua ông Trump đã làm cái việc rất ít người làm là gây sự chỉ trích hầu hết các tờ báo lớn của Mỹ.

Lý do vì sao ? Đó có phải là do ông Trump không biết cách xây dựng quan hệ với báo giới hay bản tính dị dạng của ông với truyền thông ?

Cần hiểu rằng 50 năm qua nước Mỹ chỉ có một đường lối thân thiện thương mại với Trung Quốc. Một đường lối như vậy không đứng trên chân không. Đường lối đó được xác lập thực hiện bởi chính các chuyên gia, các tờ báo, các cây viết hàng đầu của Mỹ.

Trong cuốn sách Death by China, tác giả Peter Navarro đã đưa ra hàng loạt cáo buộc đối với các tờ báo hàng đầu nước Mỹ như The New York Times, Wall Street Journal, Finance Times và Tuần báo Economist, vì có cùng khuynh hướng làm ngơ trước những thủ đoạn mậu dịch bất chính của Trung Quốc do sợ rằng việc trấn áp có thể làm suy yếu chế độ tự do mậu dịch toàn cầu.

Nhiều cây bút hàng đầu cũng bị cáo buộc chống lại những người đang thúc đẩy cải cách thương mại, ví như Thomas Friedman, biên tập viên kỳ cựu về chuyên mục ngoại giao và kinh tế của tạp chí New York Times, tác giả của cuốn sách nổi tiếng Thế Giới Phẳng.

Và rất nhiều tờ báo và chuyên gia tương tự.

Đường lối thân thiện với Trung Quốc là một lối lớn đã được bệ đỡ bởi những nhân vật lớn. Biết bao chủ doanh nghiệp trở lên giàu có nhờ làm ăn ở thị trường Trung Quốc.

Khi ông Trump đảo ngược đường lối đó thì mặc nhiên ông phải đối mặt với những người đó và những tờ báo lâu nay đi theo đường lối đó cho là đúng.

Nếu ông Trump không công kích họ thì họ cũng sẽ công kích ông Trump, đó là tất yếu và đã xảy ra.

Có điều lâu nay báo chí chỉ trích tổng thống thì đã là điều bình thường rồi còn khi Tổng thống ra mặt chỉ trích lại các báo thì nhiều người Việt thấy lạ mà thôi.

Song người Mỹ vốn có mặt bằng nhận thức cao và họ hiểu rõ về các lối sinh hoạt vận động chính sách. Nếu cử tri Mỹ coi đường lối mới của ông Trump là đúng thì họ sẽ hiểu vì sao ông ấy đôi co và cáo buộc báo chí Mỹ với những ngôn từ thóa mạ.

Và người Việt Nam nếu đọc được cuốn sách của tác giả Peter Navarro thì sẽ hiểu được vì sao ông Trump lại có quan điểm với báo chí như vậy.

Ngày bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 3/11. Kết cục chưa biết thế nào nhưng từ nay đến đó nhiều người Việt Nam sẽ vẫn dành sự quan tâm cho bầu cử Mỹ.

Ngô Ngọc Trai

Nguồn : BBC, 23/08/2020

Tác giả Ngô Ngọc Trai là luật sư đang làm việc tại Hà Nội.

*************************

Tại sao một số người Mỹ gốc Việt ủng hộ ông Donald Trump

Vic Satzewich, VNTB, 22/08/2020

Các vấn đề về chủng tộc và phân biệt chủng tộc đang nổi lên ở Hoa Kỳ khi người Mỹ chuẩn bị bỏ phiếu vào tháng 11.

nguoiviet4

Tuy nhiên, bất chấp tình trạng bất ổn chủng tộc đã làm rung chuyển Hoa Kỳ trong ba tháng qua, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vẫn nhận được sự ủng hộ của một số cộng đồng phân biệt chủng tộc, bao gồm cả người Mỹ gốc Việt.

Trong một cuộc thăm dò không chính thức gần đây do một nhà báo gốc Việt thực hiện trên Facebook, 94% người được hỏi cho biết họ sẽ bỏ phiếu cho Trump vào tháng 11.

Và một đoạn video gần đây cho thấy những người Mỹ gốc Việt đang trên đường đến Nhà Trắng để tuyên bố ủng hộ Trump.

Tại sao ?

Những người Mỹ gốc Việt này có dự định bỏ phiếu dựa vào các vấn đề liên quan đến kinh nghiệm nhiều mặt của họ ở Hoa Kỳ, về các vấn đề liên quan đến Việt Nam hay cái mà một số người gọi là "chính trị cộng đồng ?"

Là những học giả nghiên cứu về người hải ngoại, tôi và đồng tác giả tin rằng chúng ta cần nhìn lại lịch sử để hiểu những vấn đề này.

Lịch sử thuộc địa

Việt Nam có một lịch sử chịu ách đô hộ và thuộc địa của Trung Hoa, Pháp và Mỹ. Họ kiên nhẫn và phản kháng để giành lấy độc lập với rất nhiều khó khăn.

Điều này càng đặc biệt xảy ra vào năm 2020, khi Việt Nam đang đương đầu với một mối đe dọa hiện hữu của Trung Quốc nhằm khẳng định vị thế thống trị trong khu vực cả ở Đài Loan và Hồng Kông.

Ở phương Tây, Chiến tranh Việt Nam được nhiều người biết đến và ghi nhận. Nhưng cũng với nhiều người Việt Nam, thuật ngữ Chiến tranh Việt Nam là một cái gì đó bị nhầm lẫn ; họ coi chiến tranh là thứ do người Mỹ gây ra cho họ.

Nhưng rất lâu trước khi Mỹ chiếm đóng và trước đó là thực dân Pháp, Việt Nam đã nằm dưới ách đô hộ của Trung Quốc hơn 1.000 năm, từ năm 111 trước Công nguyên đến năm 938.

Việt Nam thống nhất vào năm 1975 sau khi lực lượng Cộng sản Bắc Việt đánh đuổi quân Mỹ. Sau đó là một cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi nhưng đẫm máu với Trung Quốc vào năm 1979 khi Trung Quốc âm mưu xâm lược và kiểm soát Việt Nam.

Việt Nam đã có thể hòa giải với Mỹ và Pháp, nhưng khi nói đến Trung Quốc thì lại có một cảm giác ngờ vực sâu sắc. Cảm giác này càng trở nên trầm trọng hơn trong những năm gần đây do nỗ lực không ngừng của Trung Quốc nhằm giành quyền kiểm soát phần lớn Biển Đông.

Những tuyên bố chủ quyền về lãnh thổ và hàng hải này không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với tài nguyên thiên nhiên, mà còn tạo cho Trung Quốc lối đi an toàn cho thương mại và lực lượng hải quân của họ. Trong nhiều năm qua, cả người Việt Nam trong nước và những người sống ở nước ngoài đã phản đối luật Đặc khu của chính phủ Việt Nam, được coi là phương tiện để Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng trong nước.

Cuộc di tản của người Việt

Sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, một cuộc di cư ồ ạt của người Việt Nam thoát khỏi Việt Nam Cộng sản bằng thuyền để tìm tự do. Từ năm 1975 đến 1997, hơn 1,6 triệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài, trong đó Hoa Kỳ chấp nhận số lượng người tị nạn lớn nhất trong làn sóng này.

Ngày nay, tổng dân số cộng đồng người Việt Nam trên toàn cầu ước tính vào khoảng 4,5 triệu người.

Trong số đó, khoảng 1,3 triệu người Việt Nam sống ở Hoa Kỳ, tuy nhiên, con số thực tế có thể là khoảng hai triệu khi tính cho những người tự nhận mình là chủng tộc hỗn hợp.

Mặc dù Trump vẫn thường ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhưng mối quan hệ giữa Nhà Trắng và Trung Quốc không thân thiện gì.

Chính quyền Trump đã đàm phán lại các thỏa thuận thương mại và áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc. Các hình phạt và lệnh trừng phạt khác cũng đã được áp dụng sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông.

Tháng trước, Hoa Kỳ cũng lên án mạnh mẽ các tuyên bố chủ quyền hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông và cho rằng những tuyên bố đó là trái pháp luật. Và giờ đây, ông Trump đã ký một lệnh hành pháp để ứng dụng truyền thông xã hội TikTok của Trung Quốc tìm người mua ở Mỹ đến giữa tháng 9, nếu không sẽ bị cấm hoạt động ở Hoa Kỳ.

Không hâm mộ chủ nghĩa cộng sản

Giống như những người Ukraine và những người Đông Âu khác đã rời bỏ quê hương trong Thế chiến thứ hai và xây dựng cuộc sống ở nơi khác, cộng đồng người Việt Nam hải ngoại không hâm mộ chủ nghĩa cộng sản.

Như vậy, họ có mối quan hệ mâu thuẫn với chính quyền Cộng sản Việt Nam hiện nay. Họ yêu quê hương của họ, nhưng không yêu chính phủ.

Đối với những người Việt Nam ở Hoa Kỳ, sự ủng hộ đối với ông Trump không chỉ được thúc đẩy bởi luận điệu chống chủ nghĩa xã hội của ông, mà còn bởi hy vọng và nhận thức rằng ông sẽ tiếp tục đứng lên chống lại Trung Quốc, và điều này sẽ gián tiếp bảo vệ Việt Nam.

Trong bối cảnh rộng lớn hơn, sở thích bỏ phiếu của người Việt Nam có vẻ không mang lại hiệu quả cao, nhưng nếu chúng ta xem xét rằng một số người sống ở các bang chiến trường, lá phiếu của họ có thể tạo ra sự khác biệt.

Cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại, đặc biệt là những người thuộc làn sóng nhập cư đầu tiên đến Hoa Kỳ, có thể tin rằng các chính sách Trung Quốc của Trump phục vụ lợi ích của họ ở Việt Nam. Nhưng chỉ tập trung vào vấn đề này có nghĩa là họ bỏ qua các khía cạnh rắc rối khác trong chương trình nghị sự chính sách đối nội và đối ngoại của tổng thống.

Vic Satzewich

Nguyên tác : Why some Vietnamese Americans support Donald Trump, The Conversation, 19/08/2020

Anh Văn dịch

Nguồn : VNTB, 22/08/2020

Published in Diễn đàn

Trump cáo buộc Obama vụ 'Nga can thiệp' (BBC, 25/06/2017)

Tổng thống Donald Trump cáo buộc người tiền nhiệm Barack Obama đã không có hành động khi biết Nga 'can thiệp' vào cuộc bầu cử ở Mỹ năm 2016.

trump1

Tổng thống Trump cho rằng cuộc điều tra về 'tác động của Nga' nên tập trung vào ông Obama.

Ông Trump nói ông Obama đã biết rõ trước cuộc bỏ phiếu ngày 8/11 về việc Nga 'can thiệp' và 'không làm gì cả'.

Những bình phẩm của ông đưa ra sau khi một bài báo trên tờ Washington Post nói ông Obama đã biết tin vào tháng Tám năm ngoái về "sự liên quan trực tiếp" của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Việc Nga được cho là có 'can thiệp' này là chủ đề của nhiều cuộc điều tra cấp cao ở Hoa Kỳ.

Tổng thống Putin đã nhiều lần phủ nhận bất kỳ sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ.

Bài báo Washington Post nói ông Obama đã được những nguồn tin ở sâu trong chính phủ Nga cho biết vào đầu tháng Tám năm ngoái rằng ông Putin đã trực tiếp tham gia vào một chiến dịch không gian mạng để phá vỡ cuộc bầu cử, gây tổn thương cho Hillary Clinton và giúp đỡ chiến thắng của Trump.

Tờ báo nói rằng ông Obama đã bí mật thảo luận về hàng chục phương án trừng phạt Nga nhưng cuối cùng đã chọn giải pháp bằng những gì được gọi là các biện pháp mang tính tượng trưng - trục xuất 35 nhà ngoại giao và đóng cửa hai cơ sở của Nga. Các động thái xảy ra vào cuối tháng Mười Hai, rất lâu sau cuộc bầu cử.

Obama quan ngại gì ?

trump2

Ông Trump cho rằng ông Obama đã biết về 'các can thiệp' vào bầu cử Mỹ của Nga và 'vai trò' của Tổng thống Putin, nhưng đã 'không làm gì'.

Washington Post cho hay ông Obama quan ngại rằng bản thân ông có thể bị xem như đang cố gắng tác động vào cuộc bầu cử.

Bài báo trích lời một viên chức của chính quyền tiền nhiệm nói rằng đã có 'cảm giác' trong giới quan chức và nhân viên về an ninh quốc gia rằng 'chúng ta đã làm hỏng chuyện này'.

Các biện pháp mà ông Obama đã xem xét nhưng không đưa ra hành động bao gồm việc đưa vũ khí không gian vào cơ sở hạ tầng của Nga và công bố các thông tin cá nhân gây tổn hại cho ông Putin.

Ông Trump viết trên Twitter vào hôm thứ Sáu :

"Chính quyền Obama biết từ lâu trước ngày 8/11về việc Nga can thiệp vào bầu cử. Không làm gì cả. TẠI SAO ?"

Ông tiếp tục viết tiếp trên Twitter hai thông điệp nữa vào ngày thứ Bảy, một thông điệp trong đó viết : "Quan chức chính quyền Obama nói họ "nghẹn ngào" khi phải hành động về việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử. Họ không muốn làm tổn thương Hillary chăng ?"

Ông Trump lặp lại lập luận này trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Fox News, dự kiến được phát sóng vào Chủ nhật.

"Nếu ông ta có thông tin, tại sao ông ta không làm điều gì đó ? Lẽ ra ông ta phải làm điều gì đó về việc ấy. Nhưng bạn đã không thấy thế. Thật buồn".

Các cáo buộc về sự thông đồng giữa ê-kíp vận động của ông Trump và giới chức Nga trong cuộc bầu cử đã 'phủ bóng' năm tháng đầu của ông Trump trên ghế tổng thống.

trump3

Tổng thống Trump đang bị điều tra về 'một số quan hệ' của ông với Nga và liệu ông có để cho 'bị tác động' hay không.

Ông đã nhiều lần phủ nhận các cáo buộc, gọi các cuộc điều tra là "khủng bố chính trị".

Các nhà điều tra Mỹ đang xem xét liệu tin tặc không gian mạng của Nga có nhắm tới các hệ thống bầu cử của Mỹ để giúp ông Trump giành chiến thắng hay không.

Truyền thông Hoa Kỳ nói cố vấn đặc biệt Robert Mueller cũng đang điều tra ông Trump vì có thể đã cản trở công lý theo các yêu cầu của Nga.

Các cản trở bị điều tra có thể liên quan đến việc tổng thống đã sa thải Giám đốc FBI ông James Comey, người từng lãnh đạo một trong các cuộc điều tra, và nỗ lực được cho là của ông Trump nhằm chấm dứt cuộc điều tra nhắm vào cố vấn an ninh quốc gia bị sa thải Michael Flynn.

******************

2016 : Obama đã biết Putin ra lệnh cho tin tặc Nga can thiệp bầu cử Mỹ (RFI, 24/06/2017)

Theo báo Washington Post ngày 23/06/2017, từ mùa hè năm ngoái, tổng thống Barack Obama đã có thông tin về việc đích thân tổng thống Vladimir Putin ra lệnh cho tin tặc Nga tấn công đảng Dân Chủ nhằm giúp Donald Trump thắng cử tổng thống. Câu hỏi đặt ra là tại sao công luận Mỹ đã không được biết tin trên và vì sao cựu chủ nhân Nhà Trắng đã không can thiệp nhiều hơn để ngăn chận hành vi đó ?

my1

Cựu tổng thống Barack Obama (phải) và ông Donald Trump trong lễ nhậm chức tân tổng thống ngày 20/01/2017. REUTERS/Carlos Barria/File Photo

Thông tín viên RFI Jean-Louis Pourtet tại Washington :

Mặc dù đã được thông báo từ tháng 8/2016, nhưng phải đợi đến tháng Giêng 2017 Nhà Trắng mới công khai nêu đích danh tổng thống Nga, Vladimir Putin, đã giật dây vụ tấn công tin học nhắm vào bà Hillary Clinton, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ, để giúp cho ông Donald Trump.

Tại sao chính quyền Obama lại kín tiếng và thận trọng như vây ? Theo lời Antony Blenken, nguyên là cố vấn của Barack Obama, thì tổng thống Mỹ muốn tránh để bị mang tiếng là tố cáo Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Hoa Kỳ nhằm tạo thuận lợi cho bà Clinton. Cựu lãnh đạo Nhà Trắng cũng lo ngại là nếu phản ứng quá mạnh sẽ khuyến khích Moskva mở chiến dịch tấn công đúng vào ngày bầu cử.

Dù vậy, đích thân ông Obama đã trực tiếp cảnh cáo Putin rằng can thiệp vào bầu cử tổng thống Hoa Kỳ "là điều không thể chấp nhận được". Washington đã trục xuất 35 điệp viên, ban hành lệnh cấm vận nhắm vào nước Nga và cho phép phát triển một chương trình tin học có khả năng phá hủy một số cơ sở hạ tầng của Nga trong trường hợp cần thiết.

Giờ đây, đến lượt bên đảng Dân Chủ chỉ trích chính quyền Trump làm ngơ trước những báo động khả năng Nga tiếp tục các chiến dịch tấn công tin học nhắm vào Hoa Kỳ.

Thanh Hà

******************

Áp lực gia tăng lên Tòa Bạch Ốc về vụ Nga-Trump (VOA, 23/06/2017)

Các dân biểu Dân ch trong mt y ban H vin đang áp lc Tòa Bch c phi công bố mt lot các tài liu v vic cho phép cu C vn An ninh Quc gia Michael Flynn và ông Jared Kushner, con r kiêm ph tá cao cp ca Tng thng Trump, được tiếp cn vi các tài liu mt.

trump1

Tổng thng Palestin Mahmoud Abbas gp c vn cao cp Tòa Bch c Jared Kushner ti thành ph Ramallah, vùng B Tây ngày 21/6/2017.

Trong một bc thư đ ngày 21/6, 18 thành viên ca y ban Giám sát và Cải cách Chính ph nói h hết sc quan ngi v cách Tòa Bch c x lý thông tin mt và chn lc người được phép tiếp cn nhng tài liu nhy cm.

Bức thư vin dn tin tc báo chí nói ông Kushner đã không tiết l nhiu mi liên lc vi các gii chức nước ngoài trong bng câu hi điu tra an ninh. Bc thư cũng thc mc ti sao Tòa Bch c cho phép ông Flynn tiếp cn thông tin mt sau khi đã biết ông khai gian vi các gii chc chính quyn v ni dung nhng cuc trao đi vi mt nhà ngoi giao Nga.

Khi phóng viên hỏi là liu Tòa Bch c s thôi cho phép con r ông Trump tiếp cn các tài liu mt hoc có chu trao nhng tài liu mà các dân biu Dân ch yêu cu hay không, phát ngôn viên Tòa Bch c Lindsay Walters tr li "Tôi s tr li vi quý v sau".

Luật sư ca ông Kushner, bà Jamie Gorelick, nói chưa được biết v lá thư ca các dân biu bên đng Dân ch và rng bà đang nước ngoài. Lut sư ông Flynn, Robert Kelner, t chi bình lun.

Ông Flynn đã bị cách chc v nhng tuyên b gây ng nhn và đang bị Quc hi cũng như công t viên đc bit Robert Muller điu tra trong v Nga can thip bu c Tng thng 2016 mà trong đó có th có s thông đng ca nhng ph tá ca ông Trump.

Ông Kushner hiện đang có mt ti Trung Đông đ giàn xếp mt tha thun hòa bình giữa các nhà lãnh đo Israel và Palestine. Ông Kushner cho biết sn sàng trao đi vi các nhà điu tra Quc hi và liên bang v nhng mi liên lc hi ngoi và nhng vic ông làm trong chiến dch vn đng tranh c ca ông Trump.

Trước đây lut sư Gorelick thừa nhn là ông Kushner, khi ông đin bng câu hi điu tra an ninh, đã không tiết l mt s liên lc ca ông vi các gii chc chính ph Nga. Ông Gorelich vào tháng 4 năm nay nói sai sót đó là "li hành chánh", và "không có ý đnh che du bt c cuc gặp nào vi người nước ngoài, k c vi người Nga".

Trong số nhng cuc gp ông không tiết l có cuc gp vi ông Sergey Kislyak, Đi s Nga ti M, và mt bui hp khác vi người đng đu Ngân hàng Nga.

Trong cuộc hp vi Đi s Kislyak ti Trump Tower ở New York vào tháng 12 năm ngoái, ông Kushner đề ngh mt kênh thông tin mt gia đin Kremlin vi toán chuyn tiếp ca ông Trump, theo tin t mt ngun biết rõ vic này.

Trong những cuc tho lun vi ông Kislyak, ông Kushner đưa ra ý kiến thiết lp mt đường dây liên lc vi Nga đ khuyến khích nhng cuc tho lun nhy cm cu xét nhng gii pháp kh dĩ ca chính quyn Trump ti Syria. Theo mt ngun tho tin, mc đích ca ông Kushner nhm ni kết ông Flynn, c vn an ninh cao cp ca ông Trump lúc by giờ, vi các nhà lãnh đo quân đi Nga. Báo Washington Post, ngun đu tiên đăng tin v cuc gp này, nói ông Flynn cũng có tham d.

Trong giai đoạn chuyn tiếp chính quyn t Obama sang Trump, ông Kushner cũng gp riêng ông Sergey Gorkov, giám đc điu hành hàng đầu ca ngân hàng VEB do nhà nước Nga ym tr. Tòa Bch c nói lúc đó ông Kushner đã hành đng trong tư cách là mt gii chc chuyn tiếp. Ngân hàng nói cuc gp nm trong khuôn kh mt chiến lược đu tư mi được thông báo cho các đnh chế t chc hàng đầu thế gii cũng như "người đng đu tp đoàn Kushner".

Trong thư, các dân biu Dân ch thuc y ban giám sát yêu cu Tòa Bch c cung cp các tài liu hay nhng liên lc liên h đến nhng cuc gp này và nhng cuc tiếp xúc khác ca ông Kushner vi các giới chc chính ph Nga và gii kinh doanh, cũng như nhng tài liu hay nhng tin tc chi tiết v nhng thông tin mt mà Kushner và ông Flynn tiếp cn được k t tháng 12 năm ngoái.

Các dân biểu Dân ch cũng yêu cu giao np nhng tài liu liên h đến bt c gii chc Tòa Bch c nào được phép tiếp cn nhng tin tc mt trong khi đang b cơ quan thi hành lut pháp điu tra, hay bt c gii chc nào ca Tòa Bch c t chc hay b sa thi vì đang b điu tra hình s hay không được phép tiếp cn tài liu mật.

Bức thư được sao gi cho tân Ch tch ca y ban, mt người thuc đng Cng hòa, dân biu Trey Gowdy. Tuy nhiên, hin không rõ bc thư có thành công trong vic thu thp nhng tài liu ca Tòa Bch c hay không. Cho ti nay, chính quyn Trump phn ln pht l nhng yêu cu ca các nhà lp pháp Dân ch, ch trao tài liu khi đng Cng hòa cùng yêu cu.

********************

Bầu cử tổng thống Mỹ 2016 : Tin tặc Nga tấn công 21 bang (RFI, 22/06/2017)

Guồng máy bầu cử của 21 bang Mỹ đã bị tin tặc Nga tấn công trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Thông tin trên được một quan chức cao cấp Mỹ, đặc trách về an ninh mạng, đưa ra ngày 21/06/2017 trước Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện hiện đang điều tra về nghi án tin tặc Nga.

trump2

Jeanette Manfra, quyền thứ trưởng đặc trách an ninh mạng tại Bộ An Ninh Nội Địa đang nghe điều trần tại Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện Mỹ ngày 21/6/2017. REUTERS/Joshua Roberts

Bà Jeanette Manfra, quyền thứ trưởng phụ trách an ninh mạng thuộc bộ An Ninh Quốc Nội Mỹ, khẳng định : "Cho đến nay, chúng tôi có bằng chứng là hệ thống máy liên quan đến cuộc bầu cử đã bị tấn công tại 21 bang". Tuy nhiên, vẫn theo quan chức này, không có chi tiết nào cho thấy kết quả bầu cử bị thao túng.

Cũng giải trình trước Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện, cựu bộ trưởng Nội Vụ Mỹ Jeh Johnson, nắm giữ chức vụ đến cuối nhiệm kỳ của tổng thống Obama, cho biết đã nhiều lần đưa ra cảnh báo về tình trạng tin tặc tấn công danh sách cử tri. Tuy nhiên, theo ông, lời cảnh báo này lại bị lu mờ trước tai tiếng về những lời lẽ coi thường phụ nữ của ứng viên đảng Cộng Hòa Donald Trump, bị ghi hình lén năm 2005.

Được hỏi tại sao chính quyền không cảnh báo nhiều hơn cho người dân, cựu bộ trưởng trả lời : "Chúng tôi rất sợ điều đó bị xem là đưa ra quan điểm riêng trong cuộc bầu cử".

Hãng tin Reuters nhắc lại các cơ quan tình báo Mỹ đã đi đến kết luận điện Kremlin là nguồn gốc của một chiến dịch tin tặc có quy mô lớn nhằm giúp ứng viên Donald Trump thắng cử.

Bị nghi ngờ cản trở tư pháp, bản thân chủ nhân Nhà Trắng cũng liên quan đến cuộc điều tra về nghi án Nga thao túng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và đội ngũ vận động tranh cử của ông có quan hệ với Matxcơva.

Thu Hằng

*******************

Cựu B trưởng an ninh ni đa : FBI trì hoãn thông báo v tn công tin tc (VOA, 22/06/2017)

trump3

Cựu B trưởng An ninh Ni đa Jeh Johnson điều trần trước Ủy ban an ninh của Quốc hội trong điện Capitol Hill, Washington, ngày 21/06/2017 về về việc  tặc Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016

Cựu B trưởng An ninh Ni đa M Jeh Johnson nói vi mt y ban ca Quc hi hôm th Tư rng có s trì hoãn gia thi đim FBI ln đu tiên liên lc vi y ban Đng Dân ch Toàn quc v vic Nga tn công tin tc máy ch ca t chc này và thi đim ông được thông báo ti B An ninh Ni đa.

Ông Johnson, người phc v dưới thi Tng thng Barack Obama, cho biết như vy khi ông ra khai chng v cáo buc Nga can thip vào cuc bu c Tng thng M năm 2016.

Bộ An ninh Ni đa đã đưa ra cnh báo v v xâm nhp vào cơ s d liu đăng ký c tri, nhưng ông Johnson cho biết thông báo không nhn được s chú ý mà ông mong mun.

Ông Johnson nói rằng v cun băng năm 2005 mà trong đó ông Donald Trump khoe khoang v chuyện tn công tình dc ph n đã thu hút s chú ý ca công chúng M vào thi đim cnh báo được đưa ra.

Khi được hi ti sao chính quyn Obama không làm nhiu hơn đ cnh báo công chúng v v tn công, ông Johnson nói, "Chúng tôi rt quan tâm ti chuyn chúng tôi không bị xem là đang đng v mt phe trong cuc bu c, xen vào gia mt chiến dch hết sc nóng bng".

Published in Quốc tế

Ông Putin : Tôi chưa bao giờ gặp ông Trump (VOA, 06/06/2017)

Tổng thng Nga Vladimir Putin khng đnh ông chưa bao gi gp Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump, đng thi bác b cáo buc cho rng Moscow đã thu thp thông tin v người đng cp M.

nga1

Tổng thng Nga Vladimir Putin trong bui tr li phng vn vi nhà báo Megin Kelly ca kênh NBC.

Phát biểu ca Tng thng Nga được đưa ra trong cuc phng vn vào tun trước với nhà báo Megyn Kelly ca kênh tin tc NBC. Mt phn ca bui phng vn được phát sóng vào đêm Ch nht (4/6).

Khi ông được hi rng liu ông có bt c điu gì gây tn hi cho ông Trump không, ông Putin nói "li thêm mt điu vô nghĩa khác".

"Chúng tôi lấy nhng thông tin này t đâu ? Ti sao chúng tôi có mt mi quan h đc bit vi ông ta ? Chúng tôi không có mt mi quan h nào c. Có ln ông y đến Moscow, nhưng quý v biết đy, tôi chưa bao gi gp ông y. Chúng tôi có rt nhiu người M đến thăm. Hiện nay, tôi nghĩ chúng tôi có đại din t 100 công ty M đến Nga. Quý v có cho rng chúng tôi đang thu thp nhng thông tin nhy cm v tt c h hay không ? Quý v b mt trí hết c ri sao ?"

Tổng thng Nga mt ln na bác b cáo buc vic Đin Kremlin can thiệp cuc bu c tng thng Hoa Kỳ hi tháng 11 năm ngoái qua vic xâm nhp các email ca Đng Dân ch.

Ông nói : "Các hacker có thể bt c nơi nào, có th Nga, Châu Á, thm chí M, M Latinh. Thm chí có th đó là tin tc Hoa Kỳ, vn rt khéo léo và chuyên nghiệp, đy trách nhim v phía Nga. Liu quý v có chp nhn điu đó hay không ? Trong mt cuc chiến chính tr đã được mưu tính, tiết l thông tin s thu li, vì vy h đã tiết l thông tin ri gán cho Nga".

Ông Putin nói không có lý gì mà Nga lại can thip vào vn đ này. Bi vì, theo ông, bt k ai là tng thng, thì Nga cũng biết phi trông đi gì t mt nhà lãnh đo M.

Ông cũng phủ nhn có bt c tiếp xúc nào vi v tướng hi hưu Michael Flynn, người đã b sa thi khi chc c vn an ninh quốc gia hi tháng Hai.

Hiện có mt bc nh chp ông Flynn và ông Putin đang ngi trong cùng mt bàn tic Moscow vào năm 2015, khi ông Flynn đang c vn cho chiến dch tranh c ca ông Trump.

Ông Putin có mặt trong ba tic ti vì có mt bài phát biu ti đó. Ông nói vi nhà báo Kelly rng ông gn như không nói chuyn vi ông Flynn và sau đó mi được biết đó là ông Flynn.

Ông Trump sa thải ông Flynn vì đã giu giếm vic gp g các gii chc Nga.

*********************

Putin khẳng định chỉ quen sơ một cựu cố vấn của Trump (RFI, 05/06/2017)

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định ông chỉ quen sơ Michael Flynn, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Donald Trump. Đây là nhân vật trung tâm trong nghi án thông đồng giữa Moskva với những người thân cận của tổng thống Mỹ.

nga2

Tổng thống Nga Putin trong cuộc gặp bên lề diễn đàn kinh tế Saint Petersburg, ngày 02/06/2017. Reuters

Trong bài trả lời phỏng vấn của đài truyền hình NBC cuối tuần 03-04/05/2017 tại Saint-Petersbourg, được phát toàn bộ tại Hoa Kỳ hôm 04/06/2017, ông Putin nói với người phỏng vấn Megyn Kelly rằng : "Tôi với cô quen biết nhau còn nhiều hơn cả tôi với ông Flynn".

Tổng thống Nga đã nói như trên khi được hỏi về quan hệ của ông với Michael Flynn, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Trump trong một thời gian ngắn. Ông Flynn đã phải từ chức vào giữa tháng 2/2017 chỉ sau 3 tuần giữ chức vụ này, vì bị cáo buộc đã nói dối về quan hệ giữa ông với các quan chức Nga.

Ngày 08/06 tới, cựu giám đốc Cục Điều tra Liên bang FBI, James Comey trên nguyên tắc sẽ ra điều trần trước Thượng viện về việc Nga có thể đã can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ. Câu hỏi đang được đặt ra là tổng thống Trump có sẽ ngăn cản ông Comey ra điều trần hay không ?

Từ Washington, thông tín viên Jean-Louis Pourtet tường trình :

"Tổng thống thật sự có thể "chặn họng" James Comey bằng cách sử dụng đặc quyền của hành pháp như nhiều tổng thống đã làm trong quá khứ, kể cả Obama. Nhưng trong trường hợp này, điều đó rất khó xảy ra, vì làm như thế sẽ nguy hiểm cho Donald Trump hơn là để James Comey ra điều trần.

Các thành viên Ủy Ban Tình Báo, và cùng với họ là hàng triệu người dân Mỹ, muốn biết những gì ? Ông Trump có đã yêu cầu giám đốc FBI ngưng điều tra về các mối liên hệ của cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn, về những mối liên hệ của nhân vật này với Nga trong thời gian tranh cử tổng thống và thời gian sau đó ?

Nếu đúng như thế thì ông Trump có thể bị truy tố về tội cản trở tư pháp, một lý do đủ để tiến hành thủ tục truất phế. Do đó, nhà tỷ phú New York dường như có lý do để dùng đến đặc quyền của tư pháp như đã nói ở trên.

Nhưng làm như thế thì chẳng khác gì "công nhận mình có tội". Cho nên, nhiều luật gia không nghĩ rằng tổng thống Trump sẽ ngăn cản James Comey trả lời các câu hỏi của các thượng nghị sĩ trong một cuộc điều trần có lẽ sẽ là một trong những cuộc điều trần được theo dõi nhiều nhất kể từ khi bà Hillary Clinton về vụ Benghazi".

Thanh Phương

Published in Quốc tế
Trang 2 đến 2