Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nhiều chính phủ phương Tây đang chịu áp lực phải ngừng bán vũ khí cho Israel do cách mà Israel tiến hành cuộc chiến chống Hamas ở Dải Gaza.

israel1

Mỹ đã cung cấp cho không quân Israel các máy bay chiến đấu F-35, loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất từng được chế tạo – Reuters/BBC

Israel là một trong những quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn, nhưng quân đội nước này vẫn phụ thuộc nhiều vào các loại máy bay, bom dẫn đường và tên lửa nhập khẩu để thực hiện thứ mà các chuyên gia mô tả là một trong những chiến dịch không kích tàn khốc và dữ dội nhất trong lịch sử gần đây.

Các nhóm vận động và một số chính trị gia từ các quốc gia đồng minh phương Tây của Israel cho rằng cần đình chỉ việc xuất khẩu vũ khí tới Israel.

Theo họ, Israel chưa làm đủ trong việc bảo vệ tính mạng cho dân thường, cũng như không đảm bảo viện trợ nhân đạo đến tay người dân một cách đầy đủ.

Sau khi xem xét mức độ Israel tuân thủ luật nhân đạo quốc tế, vào ngày 3/9, Vương Quốc Anh tuyên bố đã đình chỉ khoảng 30 giấy phép xuất khẩu các thiết bị quân sự mà Israel sử dụng trong các chiến dịch quân sự tại Gaza.

Tuy lượng vũ khí Israel nhập khẩu từ Anh chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng lượng vũ khí nhập khẩu, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã lên án quyết định của Anh là "đáng xấu hổ".

Cuộc chiến ở Gaza nổ ra sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel vào ngày 7/10/2023, khiến khoảng 1.200 người thiệt mạng và 251 người khác bị bắt làm con tin.

Kể từ đó, cuộc chiến ở Gaza đã khiến hơn 40.000 người thiệt mạng, theo thông tin từ Bộ Y tế do Hamas kiểm soát.

Israel nói rằng các chuyến hàng viện trợ không bị hạn chế, đồng thời khẳng định lực lượng quân đội của mình vẫn đang nỗ lực tránh gây thương tích cho dân thường và cáo buộc Hamas cố tình đặt dân thường ở ngay hỏa tuyến.

Mỹ

Mỹ, nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Israel, đã giúp Israel xây dựng một trong những lực lượng quân đội sử dụng công nghệ tiên tiến nhất thế giới.

Theo Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), 69% lượng vũ khí thông thường chính mà Israel nhập khẩu trong giai đoạn 2019 – 2023 đến từ Mỹ.

Mỹ cung cấp cho Israel 3,8 tỷ USD tiền viện trợ quân sự hằng năm theo một thỏa thuận kéo dài 10 năm nhằm giúp Tel Aviv duy trì thứ mà Mỹ gọi là "ưu thế quân sự định tính" so với các quốc gia láng giềng.

Gói viện trợ này được ký kết vào năm 2016, dưới thời Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Benjamin Netanyahu.

israel2

Một phần trong gói viện trợ, tương ứng với khoảng 500 triệu USD/năm, được dành riêng cho các chương trình phòng thủ tên lửa, bao gồm các hệ thống phòng thủ tên lửa phát triển chung giữa Mỹ và Israel là Iron Dome (Vòm Sắt), Arrow (Mũi tên – sử dụng tên lửa Arrow) và David’s Sling (Dây quăng đá của David).

Trong cuộc chiến ở Gaza, Israel đã dựa vào những hệ thống này để tự vệ trước các cuộc tấn công bằng pháo phản lực, tên lửa và máy bay không người lái của các nhóm vũ trang Palestine ở Gaza, cũng như các nhóm vũ trang được Iran hậu thuẫn ở Lebanon, Syria, Iraq và Yemen.

Những ngày sau cuộc tấn công ngày 7/10/2023 của Hamas, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Mỹ đang "tăng cường viện trợ quân sự bổ sung" cho Israel.

Theo SIPRI, Mỹ đã nhanh chóng cung cấp hàng ngàn quả bom dẫn đường và tên lửa cho Israel vào cuối năm 2023, nhưng cho biết thêm rằng tổng lượng vũ khí Israel nhập khẩu từ Mỹ trong năm 2023 tương đương với năm 2022.

Vào tháng 12/2023, chính quyền ông Biden đã công khai hai thương vụ bán vũ khí khẩn cấp cho Israel sau khi sử dụng thẩm quyền khẩn cấp để không cần Quốc hội xem xét.

Một thương vụ là 14.000 quả đạn pháo xe tăng trị giá 106 triệu USD.

Thương vụ còn lại, trị giá 147 triệu USD, là các thành phần dùng để sản xuất đạn pháo 155mm.

israel3

Hệ thống phòng thủ Iron Dome của Israel giúp bảo vệ các thành phố và thị trấn khỏi các cuộc tấn công bằng pháo phản lực và tên lửa

Vào tháng Ba, truyền thông Mỹ đưa tin chính quyền ông Biden cũng đã âm thầm thực hiện hơn 100 thương vụ bán vũ khí khác cho Israel kể từ khi cuộc chiến ở Gaza bùng nổ, hầu hết có giá trị dưới mức yêu cầu cần thông báo chính thức cho Quốc hội Mỹ.

Các thương vụ này được cho là bao gồm hàng ngàn đơn vị đạn dẫn đường chính xác, bom đường kính nhỏ, bom xuyên hầm và vũ khí hạng nhẹ.

Vào tháng Năm, Mỹ lần đầu tiên cho dừng một lô hàng vũ khí đến Israel, khi mà các đại biểu Quốc hội thuộc Đảng Dân chủ của ông Biden và những người ủng hộ ngày càng lo ngại về kế hoạch tấn công trên bộ của Israel vào thành phố Rafah nằm ở nam Gaza.

Các quan chức Mỹ cho biết nước này sẽ giữ lại 1.800 quả bom nặng 2.000 pound (khoảng 907 kg) và 1.700 quả bom nặng 500 pound (khoảng 227 kg) vì lo ngại rằng dân thường có thể thiệt mạng nếu những quả bom này được sử dụng trong các khu vực đô thị đông dân cư.

Vào tháng Bảy, các quan chức Mỹ cho biết lô hàng bom 500 pound sẽ được cấp phép vận chuyển, nhưng loại bom 2.000 pound sẽ tiếp tục bị giữ lại do lo ngại về việc gây thương vong cho dân thường.

Tới tháng Tám, chính quyền Biden thông báo với Quốc hội rằng chính quyền đã duyệt các thương vụ bán vũ khí cho Israel với tổng trị giá 20 tỷ USD.

Những thương vụ này bao gồm :

- 50 máy bay F-151A và các bộ nâng cấp cho 25 máy bay F-15I mà Israel đang có, trị giá 18,8 tỷ USD ;

- Một lượng không xác định xe tải chở hàng trọng tải 8 tấn, trị giá 583 triệu USD ;

- 30 tên lửa không đối không tầm trung, trị giá 102 triệu USD;

- 50.000 viên đạn cối 120mm, trị giá 61 triệu USD.

Lượng vũ khí này dự kiến sẽ được giao tới Israel sớm nhất là vào năm 2026.

Đức

Theo SIPRI, 30% lượng vũ khí Israel nhập khẩu trong giai đoạn 2019-2023 đến từ Đức – biến quốc gia Châu Âu thành nhà cung cấp vũ khí lớn thứ hai của Israel.

Vào năm 2022, Israel đã ký một thỏa thuận trị giá 3 tỷ euro (3,3 tỷ USD) với Đức để mua ba tàu ngầm diesel lớp Dakar tối tân, dự kiến sẽ bắt đầu được giao vào năm 2031.

Ba chiếc tàu này sẽ thay thế các tàu ngầm lớp Dolphin, cũng do Đức chế tạo, mà Hải quân Israel đang sử dụng.

Năm ngoái, doanh số bán vũ khí của Đức cho Israel đạt 326,5 triệu euro (361 tỷ USD) - tăng gấp 10 lần so với năm 2022. Phần lớn giấy phép xuất khẩu được cấp sau cuộc tấn công ngày 7/10/2023 của Hamas.

Vào tháng Một, chính phủ Đức cho biết con số trên đến từ 306,4 triệu euro tiền trang bị quân sự và 20,1 triệu euro tiền "vũ khí chiến tranh".

Theo hãng tin DPA của Đức, "vũ khí chiến tranh" bao gồm 3.000 vũ khí chống tăng cầm tay và 500.000 viên đạn cho súng tự động hoặc bán tự động.

Hãng này cũng đưa tin rằng phần lớn các giấy phép xuất khẩu được cấp phép là cho các phương tiện mặt đất và công nghệ giúp phát triển, lắp ráp, bảo trì và sửa chữa vũ khí.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz là một người ủng hộ mạnh mẽ cho quyền tự vệ của Israel trong suốt diễn biến cuộc chiến ở Gaza.

Dù diễn ngôn của ông Scholz về hành động của Israel ở Gaza đã thay đổi trong những tuần gần đây và một số cuộc tranh luận đã nổ ra ở Đức, các thương vụ bán vũ khí dường như không có nguy cơ bị đình chỉ.

israel4

Israel phủ nhận các cáo buộc cho rằng họ chưa làm đủ trong việc bảo vệ tính mạng cho dân thường, đồng thời đổ lỗi cho Hamas – Reuters

Ý

Ý là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba vào Israel, nhưng chỉ chiếm 0,9% lượng vũ khí Israel nhập khẩu trong giai đoạn 2019-2023, theo SIPRI.

Ý được cho là đã xuất khẩu cả trực thăng và pháo hải quân tới Israel.

Chiến dịch Chống Buôn bán Vũ khí (CAAT), một tổ chức phi chính phủ ở Anh, cho biết tổng trị giá xuất khẩu và cấp phép hàng hóa quân sự tới Israel của Ý vào năm 2022 là 17 triệu euro (18,8 triệu USD).

Vào năm 2023, doanh số bán "vũ khí và đạn dược" đạt 13,7 triệu euro, theo thông tin được tạp chí Altreconomia trích dẫn từ Cục Thống kê Quốc gia Ý (ISTAT).

Trong đó, khoảng 2,1 triệu euro hàng xuất khẩu được cấp phép trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 12/2023, bất chấp những lời đảm bảo của chính phủ Ý rằng họ đang ngăn chặn các thương vụ này theo luật cấm bán vũ khí cho các quốc gia đang tiến hành chiến tranh hoặc bị coi là vi phạm nhân quyền.

Vào tháng Ba, ông Guido Crosseto, Bộ trưởng Quốc phòng Ý, nói với Quốc hội rằng Ý đã tuân thủ các hợp đồng hiện có sau khi xem xét từng trường hợp cụ thể và đảm bảo rằng "những đơn hàng này không bao gồm các loại vật liệu có thể được sử dụng vào việc gây hại cho dân thường".

Vương Quốc Anh

Vào tháng 12/2023, chính phủ Anh cho biết lượng xuất khẩu hàng hóa quân sự của nước này sang Israel là "tương đối nhỏ".

Tổng giá trị xuất khẩu từ Anh tới Israel giảm từ 42 triệu bảng Anh (55 triệu USD) trong năm 2022 xuống còn 18,2 triệu bảng trong năm 2023, theo hồ sơ của Bộ Kinh doanh và Thương mại.

Từ ngày 7/10/2023 đến ngày 31/5/2024, Anh cấp 42 giấy phép xuất khẩu hàng hóa quân sự. Cùng thời điểm, có 345 giấy phép đang còn hiệu lực.

Bộ Kinh doanh và Thương mại Anh cho biết những giấy phép này có hiệu lực cho các loại hàng quân sự như linh kiện của máy bay quân sự, phương tiện quân sự và tàu chiến.

CAAT nói rằng tổng trị giá giấy phép xuất khẩu vũ khí cho Israel mà chính quyền Anh cấp trong giai đoạn 2008-2023 là 576 triệu bảng.

Vào tháng 9/2024, Ngoại trưởng Anh David Lammy đã công bố đình chỉ ngay lập tức khoảng 30 giấy phép xuất khẩu của các mặt hàng được sử dụng trong các hoạt động quân sự của Israel tại Gaza.

Ông cho biết đã nhận được một bản đánh giá kết luận có "nguy cơ rõ ràng" rằng một lượng xuất khẩu quân sự có thể "được sử dụng để thực hiện hoặc tạo điều kiện cho việc vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế".

Ông cũng nhấn mạnh rằng "Anh tiếp tục ủng hộ quyền tự vệ của Israel theo luật pháp quốc tế".

Giấy phép xuất khẩu của Anh bao gồm các linh kiện cho máy bay quân sự (máy bay chiến đấu, trực thăng và máy bay không người lái - drone) cũng như các thiết bị hỗ trợ định vụ mục tiêu mặt đất.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã lên án quyết định của Anh là "đáng xấu hổ" và "sai lầm".

Ông Netanyahu tiếp tục khẳng định Israel đang theo đuổi một cuộc chiến công bằng qua các phương thức hợp pháp, đồng thời cảnh báo rằng các lệnh cấm vũ khí này sẽ khiến Hamas trở nên táo tợn hơn.

Ngành công nghiệp quốc phòng của Israel

israel5

Công ty Elbit Systems của Israel đã phát triển máy bay không người lái Hermes 450, hiện đang được sử dụng tại Gaza.

Với sự hỗ trợ của Mỹ, Israel đã xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng của riêng mình, tập trung chủ yếu vào các sản phẩm công nghệ cao thay vì thiết bị quân sự cỡ lớn, và hiện đứng thứ chín thế giới về xuất khẩu vũ khí.

Theo SIPRI, Israel chiếm 2,3% thị phần xuất khẩu toàn cầu trong giai đoạn 2019-2023, với ba khách hàng chính là Ấn Độ (37%), Philippines (12%) và Mỹ (8,7%).

Theo Bộ Quốc phòng Israel, xuất khẩu quốc phòng của Israel đạt hơn 13 tỷ USD vào năm 2023.

Trong đó, hệ thống phòng không chiếm 36%, rồi tới hệ thống radar và tác chiến điện tử (11%), hệ thống phóng và bắn (11%), máy bay không người lái (drone) và hệ thống điện tử hàng không (9%).

Vào tháng 9/2023, ngay trước khi cuộc chiến ở Gaza bắt đầu, Đức đã đồng ý một thỏa thuận trị giá 3,5 tỷ USD với Israel để mua hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow 3 có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm xa.

Đây là thỏa thuận quốc phòng lớn nhất từ trước đến nay của Israel và phải được Mỹ phê duyệt vì hệ thống Arrow 3 là sản phẩm phát triển chung giữa hai nước.

Kho vũ khí quân sự của Mỹ ở Israel

israel6

Có thông tin là Washington cho phép Tel Aviv lấy đạn pháo từ kho dự trữ của Mỹ tại Israel

Mỹ có một kho vũ khí lớn ở Israel, được thiết lập vào năm 1984 nhằm chuẩn bị sẵn nguồn cung cho quân đội Mỹ trong trường hợp nổ ra xung đột khu vực và giúp Israel có thể tiếp cận một lượng vũ khí nhanh chóng trong tình huống khẩn cấp.

Sau khi Nga bắt đầu chiến dịch xâm lược toàn diện vào Ukraine, Lầu Năm Góc đã vận chuyển khoảng 300.000 quả đạn pháo 155mm từ Kho dự trữ Vũ khí Chiến tranh tại Israel tới Ukraine.

Có thông tin là Israel cũng đã nhận đạn dược từ kho vũ khí này kể từ khi cuộc chiến ở Gaza nổ ra.

David Gritten

Nguồn : BBC, 05/09/2024

Published in Diễn đàn

Tiếp tục tấn công Gaza, Israel có nguy cơ bị "cô lập"

Cuộc chiến giữa Israel và Hamas ở vùng Cận Đông vẫn là chủ đề được nhiều báo Pháp, số ra hôm nay 17/11/2023, quan tâm, đặc biệt là cuộc tấn công của Israel vtại bệnh viện al Shifa ở dải Gaza, vốn bị chỉ trích từ nhiều ngày qua. 

israel1

Binh sĩ Israel tại dải Gaza, ngày 15/11/2023. VIA Reuters - IDF

Le Monde mô tả một thành phố từng là ngã tư giao thương giữa vùng Địa Trung Hải và phương Đông, liên tục bị bắn phá từ nhiều ngày qua, nay bị tàn phá không khác gì cảnh sau Đệ Nhất Thế Chiến năm 1917. Cả Le Figaro Le Monde đều nêu lại diễn biến chiến dịch tấn công từ phía Israel vào bệnh viện chính của Gaza, vốn là nơi ẩn náu của hơn 2300 y bác sĩ, bệnh nhân và dân thường. Quân đội Israel, hôm thứ Năm, đã đăng tải một video cho thấy các thiết bị quân sự được cho là Hamas đã bỏ lại bệnh viện. 

Theo Le Figaro dù cuộc chiến vẫn tiếp diễn nhưng Israel đã tính đến tương lai của Gaza. Nhật báo cánh hữu trích tuyên bố của tổng thống Israel Isaac Herzog, trả lời một báo Mỹ, nhận định : "Nếu chúng tôi rút khỏi Gaza thì ai sẽ thay thế chúng tôi, chúng tôi không thể để lại một khoảng trống đằng sau như vậy, và không ai chấp nhận để Gaza trở thành căn cứ cho khủng bố". Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, mong muốn chiếm đóng Gaza khó có thể được quốc tế chấp nhận, ngay cả từ phía đồng minh Hoa Kỳ. Tổng thống Joe Biden đã kêu gọi thiết lập một lãnh thổ hai Nhà nước, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cũng đã lên tiếng kêu gọi ngừng bắn nhân đạo. Le Figaro kết luận rằng Israel đang ngày càng bị đe dọa "cô lập" về mặt ngoại giao, khi mà số người Palestine bỏ mạng trong cuộc xung đột này đã lên đến hơn 11 000 người. 

Trong cùng hồ sơ này, nếu Libération quan tâm đến tình hình cứu trợ nhân đạo cho người Palestine ở Gaza, thông qua cửa khẩu Rafal từ Ai Cập, thì thông tín viên của Le Monde từ Beyrouth nêu ra tình trạng căng thẳng leo thang quân đội Israel với nhóm Hezbollah của Lebanon, vốn đứng về phe Hamas, phản đối cuộc tấn công của Tel Aviv vào dài Gaza. 

Ở phía nam Lebanon, giáp ranh với Israel, hơn 26 000 người đã phải đi lánh nạn do các cuộc oanh tạc của quân đội Tel Aviv, hơn 40 000 cây ô liu, vốn là phương kế của người dân nơi đây đã bị thiêu rụi, hàng trăm héc ta đất canh tác cũng bị phá hủy. Phía Hezbollah vào tuần trước đã khẳng định sẽ không khoan nhượng trước Israel nếu vẫn tiếp tục chiến dịch ở Gaza. Hezbollah gần đây đã tăng cường các cuộc tấn công có mục tiêu, sử dụng drone tự sát. Israel cũng mạnh mẽ đáp trả, sử dụng tên lửa bắn vào các hạ tầng của Hezbollah. Có những ngày, Israel phóng hơn 30 tên lửa về phía Hezbollah ở Lebanon. Hôm 10/11, tên lửa của Israel đã tiêu diệt khoảng 10 lãnh đạo của Hezbollah. Vào cuối tuần trước, cuộc tấn công của Hezbollah đã khiến 1 người thiệt mạng và 18 người bị thương ở phía Israel. 

Le Monde trích dẫn trang Axios của Hoa Kỳ, cho biết quan chức Hoa Kỳ nghi ngờ Israel có khả năng "muốn kích động Hezbollah, tạo một cái cớ để mở rộng cuộc chiến ở khu vực này". Bộ trưởng quốc phòng Israel thì đã ám chỉ muốn mở ra một chiến trường thứ hai, và có thể khiến Hezbollah chịu chung số phận như Gaza, cáo buộc Hezbollah đùa với lửa.

Về cuộc xung đột này, La Croix đề cập đến lời kêu gọi hòa bình của hơn 600 nghệ sĩ tại Pháp, tổ chức một cuộc tuần hành ôn hòa, "không cờ, không khẩu hiệu, không chọn phe" vào thứ Bảy 18/11 tại Paris. Còn tại Israel, phóng sự của Le Figaro chỉ ra rằng những người Ả rập thiểu số, người Palestine, sinh sống ở Israel và có quốc tịch Israel phải chịu áp lực nặng nề. Một mặt, họ muốn bày tỏ ủng hộ người Palestine, mặt khác lại phải trung thành với Israel. Có những người đã công khai chọn phe, bày tỏ ý kiến trên mạng xã hội ủng hộ Palestine, và đã bị buộc tội "phản quốc", "ủng hộ khủng bố", theo như luật của Israel. 

Tập Cận Bình : Lãnh đạo Mỹ - Trung "phải có trách nhiệm duy trì hòa bình thế giới" 

Chuyến công du Mỹ của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng được nhiều báo số ra hôm nay quan tâm. Theo Le Monde, phía Hoa Kỳ đánh giá cuộc gặp giữa hai lãnh đạo đã cho phép đạt được đồng thuận trên một số điểm như nối lại liên lạc về quân sự, vấn đề Đài Loan, kiểm soát nạn buôn lậu ma túy từ Trung Quốc đổ vào Hoa Kỳ, hay tăng cường liên kết hàng không giữa hai nước. Trên mạng xã hội X, tổng thống Biden nhận định rằng "những thách thức quốc tế lớn đòi hỏi sự lãnh đạo chung, và hôm nay, chúng tôi đã có những bước tiến triển thực sự". 

Ông Tập Cận Bình cũng đưa ra nhận định tương tự, cho rằng hai cường quốc cần phải có trách nhiệm duy trì ổn định, nhưng không nói đến sự tiến triển nào, và khẳng định Trung Quốc "không có ý định soán ngôi Hoa Kỳ". Do vậy, Washington cũng nên làm điều tương tự vì tất cả các cuộc đối đầu sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Theo Le Monde, ông Biden dĩ nhiên sẽ phải coi cuộc họp thượng đỉnh này đạt được thành công để chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2024. Về phần mình, nếu Tập Cận Bình muốn Hoa Kỳ dỡ bỏ các hạn chế đối với chất bán dẫn của Trung Quốc, bớt ủng hộ Đài Loan, thì phải bày tỏ thái độ "đồng lòng" trong thông cáo chung, mặc dù không hoàn toàn ủng hộ Biden. 

Tuy nhiên sự đồng thuận giữa hai bên lại khá ngắn ngủi, khi vào hôm thứ Tư, Libération đề cập đến nhận định của ông Biden tái khẳng định "Tập Cận Bình là nhà độc tài theo cách mà ông ấy lãnh đạo một đất nước dựa trên một hình thái chính phủ khác hoàn toàn với chính phủ Mỹ". Trung Quốc đã nhanh chóng chỉ trích phát biểu được cho là sai lệch, là một "sự thao túng chính trị vô trách nhiệm". 

Trả ngàn đô để ăn tối với lãnh đạo Trung Quốc 

Le Figaro thì quan tâm đến bữa tối "2000 đô la" giữa Tập Cận Bình và lãnh đạo của hơn 300 doanh nghiệp tại khách sạn Hyatt Resgency ở San Francisco. Nếu như Tập Cận Bình cho rằng dù có "nhiều căng thẳng" nhưng Trung Quốc vẫn mở cửa với kinh doanh. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp Hoa Kỳ, trong đó có Elon Musk, chủ của Tesla, hay Tim Cook, CEO của Apple, hoặc lãnh đạo của tập đoàn dược phẩm Pfizer, chính quyền Bắc Kinh đã khiến việc kinh doanh của họ gặp khó khăn. Nhiều chỉ trích cũng được đưa ra từ phía Hoa Kỳ về cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ của Bắc Kinh. 

Một nghị sĩ Quốc hội bày tỏ "không thể chấp nhận" được việc các chủ doanh nghiệp trả tiền để đến ăn tối cùng ông Tập. Les Echos cho biết 2000 đô la là mức tối thiểu, và chi phí có thể lên đến 40 000 đô la để ngồi bàn gần với Tập Cận Bình, nghe lãnh đạo Trung Quốc nêu ra những khó khăn mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang gặp phải. Mặc dù Bắc Kinh kêu gọi đầu tư từ nước ngoài nhưng việc chính quyền thắt chặt kiểm soát "nhân danh luật an ninh, luật chống gián điệp", đã khiến nhiều nhà đầu tư do dự.

Tổng thống Pháp bị chỉ trích về đối nội và đối ngoại

Le Figaro chạy tựa lớn trang nhất "Ngoại giao hay đối nội, Macron bị mắc bẫy trong chính các hành động mâu thuẫn của mình". Tổng thống Pháp đã tổ chức một cuộc gặp với lãnh đạo các chính đảng tại Pháp vào hôm nay, để thảo luận về việc trưng cầu dân ý trong các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, lãnh đạo của đảng Nước Pháp Bất Khuất Manuel Bompard, đảng Xã Hội Olivier Faure và nhất là đảng Những Người Cộng Hòa, được Macron ví như "đảng của chính phủ Pháp", lần lượt thông báo vắng mặt. Macron được xem như là bị tẩy chay.

Theo La Croix, những tham vọng của tổng thống bị nhấn chìm trong những tuyên bố đầy mâu thuẫn. Le Figaro thì cho rằng từ nhiều tuần qua, ông Macron đã gieo rắc sự nghi ngờ. Lập trường của tổng thống Pháp về cuộc chiến giữa Israel và Hamas không rõ ràng, hôm trước nhận định rằng Israel có quyền tự vệ, hôm sau thì kêu gọi Israel ngừng bắn ở Gaza, đối thoại để giải quyết xung đột… đã khiến nhiều người tỏ ra nghi ngờ về đường lối ngoại giao của chính phủ, ngay cả trong chính phe của Macron. Trong chuyến thăm đến Thụy Sĩ, vào hôm thứ Hai 13/11, hơn 200 người đã biểu tình phản đối lập trường của Macron trong khuôn viên của đại học Lausanne.

Xã luận Le Figaro nhận định rằng ông Macron đang bị mất phương hướng. Hiện không ai rõ quan điểm của Macron là gì đối với những dự luật nhập cư, thu hút sự quan tâm của mọi người. Những đề xuất cải cách Hiến Pháp để tạo thuận lợi cho việc tổ chức trưng cầu dân ý, trên thực tế, chỉ là những lời hứa hẹn.

Nguyên thủ Pháp cố giữ lập trường cân bằng trong bối cảnh các hành động bài Do Thái ngày càng gia tăng tại Pháp. Sự vắng mặt của Macron tại buổi tuần hành quy tụ nhiều chính trị gia để lên án tình trạng bài Do Thái tại Pháp cũng khiến nhiều người nghi vấn. Nội bộ chính phủ Pháp cũng vướng nhiều bê bối về mặt pháp lý, khi bộ trưởng tư pháp Eric Dupond-Moretti bị kêu án tù treo, bộ trưởng lao động thì phải ra trình diện trước tòa vào ngày 27 tới vì bị cáo buộc có quan hệ không minh bạch với một doanh nghiệp. Về kinh tế, vốn là điểm mạnh của Macron thì tăng trưởng giảm, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng trở lại (trước năm 2017, tỉ lệ thất nghiệp là hơn 9% và đã giảm xuống còn hơn 7% từ năm 2022).

Theo Viện Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Pháp (INSEE), tỷ lệ thất nghiệp đã lên mức 7,4% vào quý ba của năm, tăng 0,2% so với quý trước đó. Hiện Pháp ước tính có hơn 2,3 triệu người thất nghiệp. Đây là một thách thức lớn của Macron khi dự luật về toàn dụng lao động vừa được Quốc hội thông qua. Tỷ lệ thất nghiệp được dự báo có thể tăng lên 7,9% vào cuối năm 2024, như vậy, theo Le Monde, Macron khó có thể đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 5% đối với những người trong độ tuổi lao động.

Vẫn về thời sự nước Pháp, cả Les Echos Le Figaro đều đề cập đến cuộc khủng hoảng địa ốc. Lãi suất ngân hàng tăng cao, nguồn cung nhà ở thiếu, lạm phát, các giao dịch bất động sản giảm mạnh, nhiều nhà mới xây dựng không bán được, một số doanh nghiệp nhỏ đã phải đóng cửa. Trang nhất báo Les Echos chạy tựa "chính phủ Pháp phải tìm ra giải pháp để đối phó với cuộc khủng hoảng địa ốc". Hôm qua, 16/11, thủ tướng Pháp Elisabeth Borne đã thông báo một kế hoạch huy động 500 triệu euro, mua lại nhà từ các bên kinh doanh bất động sản để giao cho các bên quản lý khai thác nhà xã hội. Điều này có thể cho phép giảm giá nhà cho thuê.

Chi Phương

Published in Quốc tế

Bệnh viện Gaza, trung tâm cuộc chiến truyền thông Israel-Hamas

Le Figaro ngày 16/11/2023 nói về "Phương cách khoanh gọn của Tsahal để kiểm soát bệnh viện Al-Shifa", Libération mô tả "những giây phút đáng sợ" tại bệnh viện này.

benhvien1

Một sĩ quan Israel chỉ vào những vũ khí được cho là của Hamas phát hiện tại bệnh viện Al-Shifa. Ảnh cắt từ video ngày 15/11/2023 của quân đội Israel. via Reuters - Israel Defense Forces

Quân Israel bắt đầu bị lục soát bệnh viện Al-Shifa

Vào lúc 1 giờ sáng thứ Tư, quân đội Israel loan báo "trên cơ sở dữ liệu tình báo và vì lý do cần thiết cho hoạt động", tiến hành chiến dịch nhắm vào Hamas tại một khu vực đặc biệt ở bệnh viện Al-Shifa. Theo Libération, binh sĩ Israel lục soát từng tầng nhà, tất cả các khoa phòng và mọi ngóc ngách.

Từ nhiều ngày qua, Israel đã siết lại gọng kềm quanh cơ sở mà từ đầu cuộc chiến họ đã tố cáo là nơi giấu một sở chỉ huy của Hamas. Nơi đây hầu như không còn hoạt động, không điện nước, thiếu thuốc men và thực phẩm, đang có 2.000 người tị nạn, 400 nhân viên y tế, 650 người bị thương và 36 trẻ sơ sinh thiếu tháng – theo Hamas.

Le Figaro nhận thấy các bệnh viện ở Gaza còn là trung tâm cuộc chiến truyền thông giữa Israel và Hamas, mà hôm qua là minh chứng. Phó đô đốc Daniel Hagari, phát ngôn viên quân đội Israel, tổ chức họp báo quốc tế, nhiều lần nhắc lại là họ "chiến đấu chống Hamas chứ không phải thường dân". Chiến dịch này nhằm tập hợp "các bằng chứng cụ thể" là phe Hồi Giáo sử dụng bệnh viện Al-Shifa vào mục đích quân sự, lực lượng Israel đã "đối mặt với bọn khủng bố trên các đường phố xung quanh bệnh viện, bốn trong số đó đã bị tiêu diệt".

Israel cố chứng tỏ chỉ tìm diệt Hamas

Ông Hagari khẳng định hành động từ từ và chính xác để hạn chế thiệt hại, tránh cho người vô tội bị Hamas dùng làm bia đỡ đạn. Các quân nhân Israel nói tiếng Ả rập và thiết bị y tế đã được đưa đến, các xe tăng chứa đầy thuốc men. Trong một video, người ta thấy những người lính vận chuyển những thùng dược phẩm, và những lồng ấp cho trẻ sơ sinh. Các báo ghi nhận việc Israel đã cho phép các đoàn xe cứu trợ được vào Gaza, Liên Hiệp Quốc công nhận lần đầu tiên 23.000 lít xăng dầu đã được đưa đến.

Vào đầu tuần, một loạt video khác quay ở tầng hầm nhà thương Al-Rantisi nhằm chứng tỏ Hamas đã dùng bệnh viện nhi này để chứa vũ khí và giấu con tin. Tsahal nói rằng đã tìm được súng ống, lựu đạn, thiết bị kỹ thuật, binh phục và một sở chỉ huy Hamas tại đây, phía Hamas bác bỏ. Trang web Le Monde đưa tin, quân đội Israel thông báo phát hiện thi thể một con tin gần bệnh viện Al-Shifa, đó là một phụ nữ bị bắt cóc ở kibbutz Beeri, đã được nhận diện là bà Yehudit Weiss. Những hình ảnh liên quan đến các con tin được tìm thấy tại một trong những máy tính của bệnh viện này.

Ngược lại, cũng trong ngày hôm qua, Mohammed Zaqout, tổng giám đốc các bệnh viện ở Gaza trực thuộc bộ y tế Hamas tố cáo : "Quân đội Israel biến bệnh viện Al-Shifa thành nhà tù, thẩm vấn nhân viên y tế và các thường dân trú ngụ tại đây". Một nhân chứng nói với AFP, binh sĩ Israel cầm súng xông vào, khám xét nam giới trên 16 tuổi, và Libération dẫn lời một nhân viên y tế nói rằng những phát súng có thể nghe thấy khắp nơi trong khuôn viên bệnh viện, một số người bị thô bạo bịt mắt dẫn đi.

Những giấc mơ tàn lụi trên sa mạc

Le Figaro dẫn lời một số người dân thành phố Gaza tố cáo việc Israel dùng drone bay ở độ thấp để bắn tỉa. Một bác sĩ cho biết đã chữa trị cho hơn 20 bệnh nhân bị drone bắn trúng, và một nhà báo Palestine ở cách bệnh viện Al-Shifa vài dãy nhà nói rằng đó là những drone rất nhỏ khó nhìn thấy, hoạt động như những bóng ma. Tuy không có bằng chứng, nhưng theo một chuyên gia, drone mang lại nhiều lợi ích : bảo đảm an toàn cho các tay súng, gây áp lực tâm lý… vì sự hiện diện của các drone tạo cảm giác bất an thường trực.

Phóng sự của Libération nói về "Nỗi kinh hoàng từ Kfar Aza đến Shefayim". Tại những kibbutz gần Gaza, quân đội Israel tiếp tục mở cửa cho báo chí chứng kiến hậu quả sự man rợ của Hamas, đến nỗi các tình nguyện viên vẫn chưa kết thúc được việc dọn dẹp những căn nhà mà đến nay mùi máu vẫn còn xông lên nồng nặc. Bên ngoài là một dãy nhà xinh xắn với hàng cây trĩu quả - giấc mơ Do Thái làm nở hoa trên sa mạc - nhưng đi vào phía trong, là những căn nhà bị đốt trụi, để những người trong nhà phải chạy ra ngoài và bị bắn giết.

Còn tại khu dành cho giới trẻ, gồm sinh viên và những cặp vợ chồng trẻ, nhà bị đốt, bị phá cửa bằng súng phóng rốc-kết, chỉ có hai người sống sót. Những người tình nguyện thu thập những mẩu thi thể vương vãi đem chôn, vì sự tôn trọng các nạn nhân. Cách đó 70 kilomet, những người may mắn thoát chết ở Kfar Aza tạm ngụ tại kibbutz Shefayim, cố quên đi thảm kịch để mà sống tiếp.

Ai đứng sau các NGO ồn ào chống Israel ?

Mục Ý kiến trên Le Figaro đăng lá thư của một tập thể giáo sư đại học, luật sư, nhà tư vấn với tựa đề "Khi các tổ chức phi chính phủ bộc lộ mặt thật sau vụ thảm sát ngày 07/10 tại Israel". Các tác giả tố cáo những tổ chức lâu nay ồn ào trên trường quốc tế, lại từ chối coi việc sát hại dã man cả gia đình tại nhà các nạn nhân, những thanh niên tham gia nhạc hội hòa bình, là tàn bạo. Nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO) không chấp nhận gọi Hamas là khủng bố, tuy tổ chức Hồi giáo này đã nằm trong danh sách khủng bố của Hội Đồng Châu Âu từ ngày 12/09/2003, được Tòa án Công lý Liên Hiệp Châu Âu công nhận ngày 23/11/2021 theo kháng án của… Hamas.

Có những NGO tự cho là bảo vệ "nhân quyền", chống tham nhũng, bảo vệ môi trường, nhưng lâu nay tỏ rõ xu hướng chống Israel. Trang web của Amnesty International France từ năm 2017 đã cáo buộc "chế độ quân sự Israel gây đau khổ cực độ cho người Palestine", kêu gọi tẩy chay hàng Israel (BDS). Việc tẩy chay này được Liên đoàn Ả rập tổ chức từ năm 1945, có nghĩa là không liên quan gì đến những khu định cư ở West Bank (Cisjordanie). Nhiều NGO khác theo chân, thu thập kiến nghị của sinh viên ở Châu Âu, Hoa Kỳ cổ vũ BDS.

Greenpeace France thì lặp lại từ ngữ của Hồi Giáo và cánh tả, cáo buộc "tội ác chiến tranh" trong khi lúc đó Israel chưa trong tình trạng chiến tranh, còn Hamas rõ ràng phạm "tội ác chống nhân loại" được Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) quy định trong điều 7. Những lời kêu gọi "ngưng bắn lập tức" nhằm giúp Hamas tiếp tục bắt bí về con tin và lấy lại sức, được giấu phía sau cái vỏ nhân đạo. Điều đáng lo là các NGO đứng về phía Ả Rập, Hồi giáo một cách vô điều kiện, lôi kéo được nhiều người trẻ ủng hộ "những người bị áp bức".

Qua việc phát hiện một trong những nhà tài trợ cho Greenpeace International là Rockefeller Brothers Funds - một trong những "mạnh thường quân" của chiến dịch tẩy chay Israel - tập thể tác giả yêu cầu các NGO phải minh bạch về những nhà tài trợ, như lâu nay họ vẫn đòi hỏi đối với người khác. Người dân đóng thuế cần được biết phía sau họ là những ai, mục đích thực sự là gì. Các NGO cần tuân thủ quy tắc minh bạch lâu nay vẫn được áp dụng cho các doanh nghiệp và chính đảng, trong một nền dân chủ tân tiến.

Ukraine và "trận bão hoàn hảo"

Liên quan đến chiến tranh ở Ukraine, Le Monde báo động về một "trận bão hoàn hảo" : Ukraine và các đồng minh đang trong giai đoạn khó khăn cả về quân sự, ngoại giao lẫn kinh tế. Nếu phương Tây không thắng được cuộc chiến ở Ukraine thì có thể thắng nổi cuộc chiến tranh nào ? Câu hỏi do ngoại trưởng Dmytro Kuleba của Ukraine trong cuộc phỏng vấn của báo Đức Die Welt hôm 10/11 đặt ra vấn đề cần suy ngẫm sau 20 tháng chiến tranh.

Cuộc xâm lăng hủy diệt của Nga hôm 24/02/2022 đe dọa an ninh châu lục, việc bảo vệ quốc gia bị xâm lược được các nhà lãnh đạo Châu Âu coi là vấn đề sống còn. Thế nhưng, cuộc chiến đang trong ngõ cụt, những đám mây đen che phủ, tình trạng mà người Mỹ gọi là "trận bão hoàn hảo" (perfect storm) : một cuộc khủng hoảng trầm trọng do hội tụ nhiều hiện tượng bất lợi.

Về quân sự, trả lời tuần báo Anh The Economist, tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine Valeri Zalujny nhìn nhận đã sai lầm khi nghĩ rằng buộc quân Nga chịu thiệt hại lớn về nhân mạng sẽ chấm dứt được chiến tranh, nhưng 150.000 mạng lính không làm Putin lùi bước. Nga tiếp tục huy động binh lính và tập trung nguồn lực cho cuộc chiến. Một chuyên gia Bắc Âu mỉa mai : "Trong lúc này Na Uy có thể chiếm Mourmansk vì miền bắc Nga chẳng có ai bảo vệ". Ukraine nhỏ hơn và dân số ít hơn, không thể động viên được với cùng tầm cỡ.

Nga sản xuất đạn 24/24, Châu Âu không thể bắt buộc tư nhân

Bù đắp thiếu hụt quân số bằng hỏa lực là một thách thức khác, cả về số lượng lẫn chất lượng. Nước Nga được đặt trong tình trạng kinh tế thời chiến, toàn bộ năng lực kỹ nghệ Nga đều phải đóng góp cho quốc phòng, để sản xuất đạn 24/24. Tại Châu Âu, lời hứa cung cấp 1 triệu quả đạn từ nay đến tháng 3/2024, đến nay chỉ thực hiện được 300.000 quả. Không thể trưng dụng các đại tập đoàn vũ khí tư nhân ở Châu Âu như Kremlin đã làm ở Nga. Về phần "sức bật công nghệ" mà tướng Zalujny kêu gọi, từ đầu cuộc chiến phương Tây chỉ cung cấp nhỏ giọt và quá trễ tràng cho quân đội Ukraine.

Trên mặt trận ngoại giao, cuộc chiến giữa Israel và Hamas xảy ra đã thu hút sự chú ý của Hoa Kỳ, buộc lòng quay lại Trung Đông khiến Ukraine lo ngại phải cạnh tranh với Israel về vũ khí, đạn dược. Nga lợi dụng dư luận thế giới ủng hộ cư dân Gaza để gieo nghi ngờ về sự hỗ trợ của phương Tây đối với Ukraine.

Cuối cùng là việc G7 và EU quy định mức trần giá dầu Nga 60 đô la tỏ ra không hiệu quả, vì Moskva tránh né bằng đoàn tàu dầu ma. Đội ngũ tuyên truyền của Nga tha hồ ca khúc khải hoàn, vụ nổi dậy của Prigozhin đã chìm vào quá khứ, không ai nghi ngờ Putin sẽ tái đắc cử tháng 3/2024. Chỉ còn thiếu có việc Donald Trump quay lại Nhà Trắng để làm nổ ra "trận bão hoàn hảo". Bây giờ là lúc Châu Âu thay vì than vãn, hãy "bịt những lỗ rò, gia cố căn nhà" để mở cửa đón Ukraine và Moldova, theo tác giả.

Nhà báo Đức nhận tiền để viết sách ca ngợi Putin

Cũng liên quan đến Nga, trong khuôn khổ hồ sơ mật "Cyprus Confidential", Le Monde tiết lộ "Một nhà báo Đức nhận tiền lo lót của một tài phiệt Nga để viết sách quảng bá cho Putin". Cuộc điều tra cho thấy ông Hubert Seipel đã nhận 600.000 euro từ một công ty bình phong liên quan đến tỉ phú Nga Alexei Mordashov.

Hubert Seipel, chuyên về địa chính trị Nga, tự khoe là "nhà báo phương Tây duy nhất tiếp xúc trực tiếp với Putin", sau khi gặp ông chủ điện Kremlin năm 2010 để chuẩn bị cho bộ phim tài liệu "Tôi, Putin, một bức chân dung". Cuốn sách xuất bản năm 2015 của ông bị báo chí Đức chỉ trích dữ dội vì "thiếu vắng những tiêu chuẩn căn bản nhất về đạo đức báo chí". Điều tra "Cyprus Confidential" còn chứng minh Kremlin đã âm thầm tác động đến những tranh luận tại Đức.

Cơ quan Cypcodirect Corporate Services tiết lộ hai cuốn sách của nhà báo Seipel được De Vere Worldwide Corporation, một công ty đặt trụ sở ở quần đảo Virgin thuộc Anh, chi tiền. Một "hợp đồng tài trợ" được ký ngày 16/03/2018 để "viết một cuốn sách về môi trường chính trị ở Liên bang Nga", số tiền 600.000 euro được chuyển cho nhà báo này làm hai lần thông qua một tài khoản ở ngân hàng Nga Sovcombank, năm 2018 và 2019.

Một tài liệu nội bộ khác cho thấy một hợp đồng tương tự đã ký năm 2013 cho "tiểu sử Putin", cuốn sách đầu của Hubert Seipel, xuất bản năm 2015. Nhiều dấu hiệu chứng tỏ người chi trả là Alexei Mordashov, cổ đông chính của tập đoàn luyện kim lớn nhất nước Nga Severstal. Tập đoàn này đăng ký thành lập De Vere Worldwide năm 2006 rồi sang tay cho Igor Voskresensky, một con cờ trong mạng tài chánh của tài phiệt này, đứng tên trong vài chục công ty liên quan đến Alexei Mordashov.

"Bidenomics" lấn lướt "Xinomics"

Trên lãnh vực kinh tế, Les Echos so sánh "Bidenomics" với "Xinomics", theo đó tình hình kinh tế hiện nay thuận lợi cho Hoa Kỳ hơn là Trung Quốc. Tấm hình duy nhất về cuộc gặp giữa Joe Biden và Tập Cận Bình hôm qua ở San Francisco là dấu hiệu hòa dịu cho thấy tuy không phải là bạn tốt nhưng biết tránh cho tình hình xấu đi.

Tuy Bắc Kinh tiếp tục ủng hộ Moskva trong cuộc chiến ở Ukraine, nhưng không tạo thành trục Trung Quốc-Nga-Iran-Bắc Triều Tiên chống lại phương Tây. Sự kềm chế của Tehran thông qua Hezbollah trong cuộc xung đột Gaza cho thấy lời cảnh cáo của Biden "Don't !" đã có tác dụng. Về kinh tế, Trung Quốc đang xuống dốc rất cần thị trường các nước tiếp tục mở cửa cho mình.

Năm 2021 Tập Cận Bình dự báo "Phương Đông tiến lên, phương Tây suy tàn". Nhưng tổng sản phẩm nội địa (GDP) Trung Quốc chiếm 75% so với Hoa Kỳ năm 2021 nay chỉ còn 64%, theo số liệu của Wall Street Journal hôm thứ Ba. Tỉ lệ tăng trưởng giảm mạnh trong khi Hoa Kỳ lại tăng, và đang tung ra cuộc chiến công nghệ. Sâu xa hơn, bong bóng địa ốc, nợ công khổng lồ của các địa phương, dân số sụt giảm và lão hóa, đàn áp doanh nghiệp tư nhân.

Tựa chính báo Pháp

Le Monde chạy tựa "Chiến tranh ở Gaza có nguy cơ làm tan vỡ đảng Fatah". Tham nhũng và đấu đá nội bộ làm phong trào Giải phóng Palestine nắm quyền ở West Bank (Cisjordanie) mất uy tín, một số còn đòi hỏi liên kết với Hamas. Le Figaro quan tâm đến "Những vị thành niên biến thành khủng bố Hồi giáo" : Từ tháng Giêng, phân nửa số bị cáo trong những vụ này dưới 18 tuổi. Hiện tượng trên đây bắt đầu từ những năm 2010 và tiếp tục tăng lên khiến giới chuyên gia lo ngại. La Croix cổ vũ đối thoại giữa người Do Thái giáo và người Hồi giáo, Libération kêu gọi bảo vệ trẻ em là nạn nhân của loạn luân. Nhật báo kinh tế Les Echos nói về việc hãng Renault phản công trong lãnh vực xe hơi điện. Ở các trang trong, sự kiện quân đội Israel tấn công vào bệnh viện Al-Shifa, cuộc gặp Joe Biden -Tập Cận Bình được chú ý nhiều nhất.

Thụy My

Published in Quốc tế

Tháng 2/2022, khi Nga tiến hành cuộc xâm lược vào Ukraine, Israel rơi vào một tình thế tế nhị về mặt ngoại giao. Giống như Mỹ và phương Tây, Israel phản đối cuộc xâm lược của Nga, nhưng lại cần sự hỗ trợ của Moscow để có thể tấn công các lực lượng tay chân của Iran tại Trung Đông. Do đó, để đáp trả sự hiếu chiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Israel đã chọn lựa cung cấp viện trợ nhân đạo cho Ukraine nhưng tránh cấp viện trợ quân sự, bỏ ngoài tay những chỉ trích của Hoa Kỳ và từ chối tham gia lệnh trừng phạt Nga của phương Tây.

israelhamas1

Hai phụ nữ Israel tại đám tang một người đàn ông bị Hamas giết hại hôm 7/10

Mặt khác, từ nhiều năm, bất kể những rủi ro của chính sách thực dụng, Israel cũng đã tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc và thu được những khoản đầu tư khổng lồ từ nước này Điển hình là Haifa Bayport do Tập đoàn Cảng Quốc tế Thượng Hải (SIPG, Shanghai International Port Group) trúng thầu xây dựng năm 2015 và hoạt động trên bờ biển Địa Trung Hải của Israel từ năm 2021.

Vì Israel hiện đã liên kết với Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (United Arab Emirates) và Bahrain thông qua Hiệp định Abraham năm 2020, các quan chức SIPG coi Haifa là cửa ngõ hàng hải quan trọng đến Trung Đông. Tầm nhìn này phù hợp với sáng kiến "Vành đai và Con đường" toàn cầu của Trung Quốc, nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông trên khắp thế giới và tạo ra Con đường Tơ lụa hiện đại, không bị gián đoạn.

Tháng 6 vừa qua, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu còn loan báo sẽ nhận lời mời thăm Bắc Kinh trong năm nay, gián tiếp cho Hoa Kỳ thấy "thái độ thiếu thân thiện của Tổng thống Joe Biden" vì từ khi thắng cử, ông Netanyahu chưa được có lời mời tới Washington.

Tuy nhiên, nếu chính phủ Netanyahu tính toán rằng việc tiếp cận chiến lược với Nga và Trung Quốc, bất chấp các đồng minh của Israel, sẽ mang lại kết quả ngoại giao khi Israel cần, thì phản ứng của hai nước này đối với ngày 7/10 đã là một cú giáng lạnh lùng vào Israel.

Các nền dân chủ có vẻ đang đứng về phía Israel còn các chế độ chuyên chế đang hỗ trợ kẻ thù của Israel ?

israelhamas2

Các nghị sĩ Mỹ cả hai đảng dự lễ tưởng niệm các nạn nhân Israel bị Hamas giết trong cuộc tấn công hôm 7/10

Sau cơn thịnh nộ khủng bố của Hamas ngày 7/10/2023, mà theo nguồn tin của Israel, Hamas và các đồng minh đã tra tấn và giết chết ít nhất 1.400 dân thường và binh lính, làm bị thương 4.100 người và bắt cóc khoảng 250 người khác, mối quan hệ của Tel Aviv với Bắc Kinh và Moscow trở nên tồi tệ rất nhiều.

Ngay sau cuộc thảm sát, liên minh chặt chẽ của Israel với Mỹ và phương Tây đã chứng tỏ giá trị của nó với viện trợ của Mỹ đến Israel và hai hàng không mẫu hạm cấp tốc được đưa tới khu vực, cùng với một danh sách dài các nhà lãnh đạo phương Tây đến thăm Israel để thể hiện tình đoàn kết. Họ coi nhà nước Do Thái tương đương một Ukraine mới, biểu tượng của sự thống nhất và quyết tâm của phương Tây, đồng thời khẳng định Israel là đồng minh thân cận.

Còn thái độ của Nga và Trung Quốc hoàn toàn khác.

Không một lời kết án Hamas, Putin chỉ lên tiếng để đổ lỗi cho "sự thất bại trong chính sách của Hoa Kỳ ở Trung Đông". Trong khi Hoàn Cầu Thời Báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cáo buộc phương Tây và Hoa Kỳ đã "thổi bùng ngọn lửa" và "tạo ra những trở ngại đáng kể cho việc giải quyết khủng hoảng". Đi kèm với lập trường chống Mỹ và chống phương Tây của họ là thái độ gián tiếp buộc tội Israel bằng cách chống chế, phớt lờ và thậm chí bào chữa cho hành động của Hamas.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong tuyên bố "về sự leo thang căng thẳng giữa Palestine và Israel" chỉ bày tỏ lo ngại về "sự leo thang căng thẳng và bạo lực", kêu gọi "các bên liên quan giữ bình tĩnh… [và] bảo vệ dân thường" và thúc đẩy giải pháp hai nhà nước mà không một lần nhắc đến tên Hamas hay cuộc thảm sát, ngay cả khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao bị các phóng viên trực tiếp hỏi, người này vẫn tránh né đề cập. Trong khi đó Ngoại trưởng Vương Nghị lai lên án Israel đã "vượt quá phạm vi tự vệ", và mô tả Israel đang "trừng phạt tập thể" người dân Gaza.

Không những không một lần nêu tên Hamas, Trung Quốc và Nga đã phủ quyết một nghị quyết do Mỹ đề xuất tại Hội đồng Bảo an Liên hiêp quốc nhằm lên án Hamas (2). Bắc Kinh tuy kêu gọi "sớm thả con tin", nhưng cáo buộc Israel đang "sử dụng vũ lực bừa bãi và không cân xứng" và "tấn công Bệnh viện Al-Ahli ở Gaza".

Rất nhiều thông điệp chống Do Thái xuất hiện trên các phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc, miêu tả Israel là những kẻ khát máu và người Mỹ gốc Do Thái có quá nhiều của cải và ảnh hưởng ở Mỹ, đồng thời Israel biến mất khỏi bản đồ trên các trang web lớn của Trung Quốc. Vì các phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc luôn bị kiểm duyệt gắt gao nên câu hỏi được đặt ra về thông điệp mà lãnh đạo Trung Quốc đang ngầm tung ra.

Thái độ của Nga thẳng thừng hơn. Sau cuộc tấn công đẫm máu của Hamas, Putin đã mô tả hành động trả đũa của nhà nước Do Thái phong tỏa Gaza giống như cuộc bao vây Leningrad, ý so sánh với hành động của Đức Quốc xã khi xưa. Mãi tới mười ngày sau, theo tin của điện Kremlin, Putin mới điện thoại cho Netanyahu, thông báo những điểm quan trọng trong các cuộc trao đổi trước đó giữa ông ta và với các nhà lãnh đạo Palestine, Ai Cập, Iran và Syria.

Theo tờ Moscow Times, Tổng thống Nga bày tỏ "lời chia buồn chân thành tới gia đình và bạn bè của những người Israel đã thiệt mạng". Ông đã thông báo cho nhà lãnh đạo Israel về các biện pháp mà Nga thực hiện nhằm "thúc đẩy bình thường hóa tình hình, ngăn chặn bạo lực leo thang thêm và ngăn chặn thảm họa nhân đạo ở Dải Gaza". Tổng thống Nga cũng bày tỏ"mong muốn cơ bản của đất nước ông là tiếp tục hành động có chủ đích, nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng và đạt được "một giải pháp hòa bình thông qua các biện pháp chính trị và ngoại giao".

Nhưng ngày 26/10 Nga lại đón tiếp một phái đoàn Hamas do Moussa Abu Marzouk dẫn đầu đến thăm Moscow để gặp Mikhail Bogdanov, Thứ trưởng Ngoại giao Nga phụ trách Trung Đông, và một phái đoàn Iran do Thứ trưởng Ngoại giao Iran Ali Bagheri Kani dẫn đầu.

Sau cuộc gặp, Hamas ca ngợi quan điểm của Putin về cuộc chiến và ngỏ lời đánh giá cao sự hỗ trợ của Iran đối với người dân Palestine.

Bộ Ngoại giao Israel đã chỉ trích quyết định của Nga mời đại diện Hamas tới Moscow là gửi thông điệp "hợp thức hoá khủng bố chống lại Israel"và triệu Đại sứ Nga tại Israel, Anatoly Victorov, để khiển trách : Hamas vì là một nhóm khủng bố nên không thể là đối tác đối thoại.

Đối với một số nhà lãnh đạo cộng đồng Do Thái ở Nga, sự thay đổi địa chính trị gần đây của Điện Kremlin, tách khỏi Israel, cũng như chủ nghĩa bài Do Thái ngấm ngầm từ trước, đã đóng một vai trò trực tiếp trong các sự kiện ở Dagestan : hàng trăm người biểu tình xông vào sân bay Makhachkala truy lùng hành khách Do Thái trên chuyến bay đến từ Tel Aviv.

Theo truyền thông địa phương, đám đông cũng tràn vào một khách sạn ở Dagestan để tìm kiếm người Do Thái. Báo Kommersant đưa tin một trung tâm Do Thái đang được xây dựng ở Nalchik, cũng bị phóng hỏa. Người dân địa phương tìm kiếm người mang hộ chiếu Israel trong một khách sạn ở thành phố Khasavyurt.

Rabbi Goldschmidt, cựu giáo sĩ trưởng đạo Do Thái ở Moscow, người đã rời Nga vào năm 2022 sau khi Nga phát động chiến dịch xâm lược toàn diện Ukraine nói với báo chí :

"Tôi nghĩ rằng ở Nga, mọi thứ đều được chính phủ kiểm soát chặt chẽ, không thể tưởng tượng được rằng những cuộc bạo loạn này không phải do cơ cấu chính phủ xúi giục hoặc chỉ đạo".

Ngoài ra, giới lãnh đạo Israel cũng đang tỉnh giấc nhớ lại là các sĩ quan Nga còn đang chiến đấu bên cạnh những nhóm chiến binh ở nước láng giềng Syria.

Theo họ, mối quan tâm của Nga và Trung Quốc là ngầm gửi một thông điệp rõ ràng tới tất cả những người phản đối Hoa Kỳ trong khu vực : 'Chúng tôi cân bằng hơn vì chúng tôi không ngại cáo buộc Israel về tội ác chiến tranh.'

Mục tiêu chính của Nga và Trung Quốc có vẻ là muốn nhân đây đẩy Mỹ ra khỏi Trung Đông chứ không phải mang tính xây dựng giúp ngưng chiến và tái tạo hòa bình, là vấn đề cần thiết nóng bỏng cho Trung Đông và cho thế giới.

Thái độ của Nga và Trung Quốc hiện nay là tiếng chuông cảnh tỉnh Việt Nam và những quốc gia đang chủ trương "đu dây" hay "cân bằng quyền lợi" giữa họ và các nước Phương Tây.

Những điều Việt nam cần suy ngẫm

israelhamas3

Người dân Palestine ở Hà Nội dự lễ tưởng niệm hôm 4/11 tưởng nhớ những người thiệt mạng do các cuộc tấn công của Israel

Sau Chiến tranh Lạnh, gần như tất cả các nước Châu Á và Châu Âu đều ít nhiều uyển chuyển đường lối ngoại giao của mình để cố gắng cân bằng các lợi ích địa chính trị mâu thuẫn nhau, tránh kẹt vào thế chọn bên rõ ràng thành bạn hay thù. Đây là hình thức mà Việt Nam gọi là chính sách ngoại giao cây tre.

Nhưng cuộc chiến Israel-Hamas cho thấy sự cân bằng đó rất mong manh, so sánh với những toan tính thực dụng để lãnh đạo thế giới của các nước lớn, và bất cứ lúc nào cũng có thể lật nhào. Nếu Ukraine, Israel, và xa hơn nữa là Hàn Quốc còn đang có đồng minh thân tín, phụ lực là vì chính họ có nội lực, đã theo hệ thống dân chủ và nội lực này cho các nước lớn thấy đáng đầu tư vào họ, bất chấp nguy cơ chiến tranh.

Những toan tính lấn chiếm biển đảo của Việt Nam hiện khó có thể đến từ các láng giềng Đông Nam Á, mà chỉ có thể đến từ quốc gia phía Bắc là Trung Quốc. Nếu bị tấn công thì nội lực của Việt Nam nằm ở chỗ nào, kinh tế, chính trị hay văn hóa xã hội ? Và chắc chắn là Việt Nam không thể mong chờ bất cứ một trợ giúp nào từ một nước Nga suy sụp đang nương dựa chính Trung Quốc, nên câu hỏi là nội lực của Việt Nam có đủ để Mỹ và phương Tây thấy xứng đáng để đầu tư giúp Việt Nam đối đầu với Trung Quốc ? Câu chuyện Israel là bài học lớn để Việt Nam suy nghĩ.

Thục Quyên

Nguồn : BBC, 08/11/2023

Published in Diễn đàn

Israel trả giá đắt cho cuộc chiến chống Hamas : Tối thiểu 50 tỉ đô la

Sau mười ngày tiến quân một cách thận trọng, quân đội Israel bước vào giai đoạn chiến tranh đô thị của chiến dịch tấn công trên bộ tại Gaza. Theo Les Echos ngày 08/11/2023, Bộ Tài chánh Israel ước tính để tiêu diệt Hamas tại Gaza phải tốn kém tối thiểu 50 tỉ đô la, tương đương 10% GDP.

cuocchien1

Các binh sĩ Israel trong chiến dịch trên bộ để tiêu diệt nhóm Hồi giáo Hamas ở phía bắc Dải Gaza, ngày 08/11/2023. Reuters – Ronen Zvulun

Sau khi bao vây Gaza, quân đội Israel tiến thận trọng vào trung tâm

Trên chiến trường Trung Đông, Le Figaro mô tả "Quân đội Israel trong pháo đài thành phố Gaza". Tsahal nay bước vào giai đoạn chiến tranh đô thị của chiến dịch tấn công trên bộ, sau 10 ngày tiến quân một cách thận trọng, được không quân yểm trợ. Dọc theo bờ biển, các vụ oanh tạc liên tục diễn ra và những loạt súng có thể nghe thấy gần trại tị nạn Shati, bản doanh của Hamas, nơi từ lâu thủ lãnh chính trị của phe này là Ismail Hanniyeh ẩn náu. Ở phía nam. Phát ngôn viên Tsahal nói về một "môi trường khó khăn".

Quân đội Israel bao vây thành phố theo ba trục khác nhau. Ở tây bắc, từ căn cứ Zikkim đã vượt qua hàng rào an ninh và đi dọc theo phía biển ; ở đông bắc toán quân thứ hai tiến về hướng Beit Hanun và ở phía nam sư đoàn thiết giáp 36 dẫn đầu là lữ đoàn thám sát Golani đi xuyên qua dải đất này đến bờ biển, cô lập thành phố Gaza với phần còn lại. Trung tá Conricus cho biết : "Lực lượng chúng tôi hoạt động dưới dạng các nhóm chiến thuật gồm bộ binh, tình báo, hậu cần và công binh, với sự yểm trợ mạnh mẽ của không quân".

Cuối tuần qua, màn bí mật về chiến dịch đã được vén lên phần nào khi các phóng viên Israel và ngoại quốc được tháp tùng một đơn vị Israel vài tiếng đồng hồ, trên xe thiết giáp Namer, Eitan hay xe tăng Merkava. Một số xe trang bị lưới thép bảo vệ tháp pháo, chống lựu đạn do drone ném xuống. Nhưng các quân nhân cho biết việc giáp mặt với quân Hamas là hiếm hoi. Israel loan báo đã tiêu diệt được nhiều tay súng Hamas kể từ đầu chiến dịch, ước tính khoảng 900. Hiện giờ phía Hamas chưa có dấu hiệu bấn loạn, vì vậy phe này không vội vã thương lượng về số phận các con tin. Theo tin tức mới nhất, Hamas không còn kiểm soát được phía bắc Dải Gaza.

Ít nhất 50 tỉ đô cho cuộc chiến chống Hamas

Tại Gaza "Mt cuc chiến chng Hamas s khiến Israel tn kém rt nhiu",theo phân tích của Les Echos. Ước tính ban đầu của Bộ Tài chánh Israel cho thấy chi phí tối thiểu lên đến 50 tỉ đô la, tương đương 10% GDP. Tính toán này dựa trên giả thiết lạc quan nhất về một cuộc chiến tranh kéo dài 8 tháng đến một năm, chỉ liên quan đến những trận đánh ở Gaza, không lan sang Lebanon với Hezbollah, hay tệ hơn nữa là với Iran.

Đương nhiên chi phí quốc phòng là quan trọng nhất, chiếm khoảng 25 tỉ đô la. Quân đội Israel đã đặt mua 1,5 tỉ đô la vũ khí, để không phải bị động khi phải chiến đấu trên nhiều mặt trận. Các công ty Israel và Mỹ sẽ cung cấp drone, hỏa tiễn, hệ thống phòng không kiểu "Vòm St" chn được trên 90% rc-kết và ha tin do Hamas bn sang t Gaza hay Hezbollah t Lebanon. Xe cp cu, thiết b y tế và đủ loi xe quân s được đặt mua khn cp. Joe Biden ha tài tr thêm 14,3 t đô la bên cnh s 3,8 t hàng năm, để mua vũ khí made in USA.

Chính phủ cũng phải chi cho việc tái thiết 24 địa điểm ở Israel bị quân khủng bố Hamas tấn công và phá hủy hôm 07/10; trợ cấp cho 120.000 người dân phải bỏ nhà cửa ở quá gần Gaza và Lebanon, hiện tạm ngụ ở khách sạn. Bên cạnh đó là chi phí nằm viện cho hàng trăm người bị thương, vợ, chồng của các con tin được trợ cấp 3.700 đô la. Mối đe dọa suy thoái đang hiển hiện. Hoạt động kinh tế chậm lại vì trên 10% lao động là quân dự bị đã được huy động, không còn 200.000 công nhân Palestine chủ yếu trong ngành xây dựng, tiêu thụ sút giảm, khiến tăng trưởng không thể vượt quá 0,6% trong năm tới. Kinh tế Israel sau thời kỳ chao đảo vì Covid đã bật lên ngoạn mục với tăng trưởng 15%. Đây cũng là hy vọng của Ngân hàng Israel cho thời hậu chiến.

Mahmoud Abbas : Chật vật trong cuộc đua cuối đời

Hy vọng sẽ thay thế Hamas tại Gaza, nhưng lãnh đạo chính quyền Palestine 87 tuổi, sức khỏe kém, đang hụt hơi sau 16 năm nắm quyền. Gần 3/4 người Palestine muốn ông nghỉ hưu, hầu hết cho rằng ông đại diện cho một chế độ tham nhũng kinh niên, gia đình trị. Nhưng Abbas vẫn bám ghế, từ chối tổ chức bầu cử kể từ 2005, không chịu chỉ định người làm phó. Hai con trai ông là Yasser và Tarek bị cáo buộc gian lận đấu thầu của Cơ quan Mỹ trợ giúp người tị nạn, độc quyền nhập khẩu thuốc lá Mỹ và quảng cáo trên truyền hình công Palestine.

Dù vậy tên ông vẫn được một số người ở Israel và các nước nêu ra cho thời kỳ hậu chiến ở Gaza. Mahmoud Abbas cũng nuôi hy vọng này, ông nhấn mạnh Hamas "không đại diện cho người Palestine" và thận trọng nói thêm sẽ không quay lại Dải Gaza "trên xe tăng Israel". Tại West Bank (Cisjordanie), dưới sự kiểm soát của Mahmoud Abbas, ông cũng không ngăn được những nhóm vũ trang tự ý tấn công khủng bố người Israel.

Abbas thường xuyên đòi ngưng hợp tác về an ninh với Jerusalem, nhưng chỉ dừng lại ở lời nói vì sẽ thiệt thòi nếu đi xa hơn : Shin Bet (cơ quan chống khủng bố của Israel) có sự hỗ trợ quý giá, mọi mưu toan đảo chánh của Hamas – kẻ thù chung ở West Bank – đều thất bại. Tại châu Âu, những tuyên bố bài Do Thái của Mahmoud Abbas gây bất lợi cho ông, trong khi Liên Hiệp Châu Âu đã viện trợ gần 1 tỉ euro cho chính quyền Palestine từ năm 2000.

Ukraine, cuộc chiến tranh ngưng đọng

Liên quan đến cuộc xâm lăng của Nga, Libération đăng ảnh những chiến binh trong chiến hào với hàng tựa lớn "Ukraine, chiến tranh ngưng đọng".Tờ báo phân tích "Phn công : Ukraine t b cuc chiến chp nhoáng". Sau khi hy vọng trả đũa nhanh chóng, Kiev nay phải chấp nhận sự thật là cuộc chiến đang sa lầy, kéo dài hầu như bất phân thắng bại. Ở mặt trận và xung quanh ông Zelensky, những chiến lược mới đang được vạch ra.

Chiến tranh là súng ống, đại bác, xe tăng, xe phá mìn, phi cơ... Quá nhiều thứ mà Ukraine đang có rất ít hoặc chẳng có gì cả trong cuộc phản công. Tổng tham mưu trưởng Valeri Zalujny kêu gọi có bước đột phá về công nghệ để tránh một cuộc chiến tiêu hao theo kiểu Đệ nhất Thế chiến. Tuyên bố của ông vốn hướng về Quốc hội Mỹ, đã gây tranh luận dữ dội tại Kiev. Một cố vấn tổng thống cho rằng các quân nhân nên tránh bình luận với truyền thông về những gì diễn ra ngoài mặt trận.

Một dấu hiệu đáng chú ý nữa là Volodymyr Zelensky đã cách chức thiếu tướng Viktor Khorenko, chỉ huy trưởng lực lượng đặc biệt, thay thế bằng đại tá Serhiy Lupanchuk, "mt sĩ quan giàu kinh nghim". Khorenko nói rằng ông biết tin này qua báo chí, trong khi tướng Zalujny không thể nào giải thích. Tình hình căng thẳng vì những người lính đang hy sinh mà cuộc chiến chưa thấy lối ra. Cũng phải ghi nhận răng nhờ hỏa tiễn Scalp-EG và Storm Shadow của Pháp, Anh, cùng một ít ATACMS của Mỹ mà Ukraine đã giáng những đòn nặng nề cho hải quân và không quân Nga, phá thế phong tỏa ở Hắc Hải, một thành công lớn.

Kiev thay đổi kế hoạch phản công vì Nga phá đập Kakhovka

Stepan, một người lính tác chiến ở Donbass, nhận xét tình hình đang ngang ngửa : Nga có số lượng còn Ukraine có khả năng tấn công chính xác. Đơn vị của anh đã tham gia trận đánh ở làng Neskuchne hôm 19/06, 30 bộ binh Ukraine chống lại 250 quân Nga. Người lính này nói : "Chúng tôi không có đủ vũ khí, nht là xe tăng, và sau hai tháng b oanh kích, chúng tôi hiu rng đánh trn mà không có không lc ym tr thì hu như bt kh. Ai cũng nói đến F-16, nhưng trước khi các chiến đấu cơ này đến nơi, có th chng còn xe tăng nào. Nếu nói v phn công, phi giao tt c cùng mt lúc để đánh mt cú ln". 

Theo Stepan, lẽ ra cuộc phản công được tiến hành tại Kherson để cắt đường vào Crimea. Hôm 06/06, đúng vào ngày đồng minh đổ bộ ở Normandie, quân Ukraine dự định vượt sông Dniepr. Nhưng kế hoạch này Nga cũng biết và đã cho nổ tung đập Kakhovka, nên Kiev phải khẩn cấp thay đổi kế hoạch. Câu chuyện D-Day không thành này được một nguồn tin thứ hai xác nhận với Libération. Nga bất chấp thảm họa môi trường tệ hại nhất kể từ Tchernobyl, để đạt mục đích.

Ngày 07/10 nhân sinh nhật mình, Putin tung quân vào Avdiivka gần Donetsk, tiếp tục chiến thuật cối xay thịt bất chấp mạng lính. Oleksiy Danilov, chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh, bực tức : "Nếu viện trợ phương Tây đến sớm hơn thì kết quả đã khác", đồng thời nhìn nhận Ukraine cũng phải thay đổi phương pháp. Theo nhiều nguồn tin, tướng lục quân Oleksandr Syrsky vẫn chỉ huy theo kiểu xô-viết, khác với các sĩ quan trẻ. Ông bị chỉ trích là "gi lính đi b đến tái chiếm nhng bi cây",vào lúc mà việc bổ sung quân số đang cấp bách. Stepan than thở xin nghỉ phép mà không được, có lẽ vì không có ai thay.

Philippines xích lại gần Nhật Bản để đối phó Trung Quốc

Tại Châu Á, Le Monde nhận thấy "Trước mối đe dọa Trung Quốc, Philippines xích gần lại với Nhật Bản". Những hiệp định quốc phòng mới giữa Tokyo và Manila mang tính chất hầu như là "liên minh", trong khuôn khổ hợp tác ba bên với Mỹ để đối phó với Trung Quốc ở Đài Loan và Biển Đông.

Địa chính trị Châu Á đã thay đổi, mà bằng chứng là lần đầu tiên thủ tướng Nhật Fumio Kishida phát biểu trước lưỡng viện Quốc hội Philippines, sự kiện được coi là lịch sử. Hai nước cam kết mở đàm phán về một hiệp định cho phép quân đội của đôi bên huấn luyện và hoạt động trên lãnh thổ của nhau, việc đưa quân và vũ khí vào được tạo điều kiện dễ dàng. Báo chí Nhật Bản cho rằng quyết định này tương đương với việc ký kết hợp tác với Úc và Anh hồi đầu năm.

Tokyo đã thay đổi thái độ tại Đông Nam Á và từ 2022 đã hỗ trợ đất nước từng thuộc Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á thời Đệ nhị Thế chiến, thông qua viện trợ cụ thể về quốc phòng, được gọi là Official Security Assistance (OSA, "viện trợ chính thức cho an ninh"). Philippines nằm trong số những nước đầu tiên được thụ hưởng bên cạnh Malaysia, Bangladesh ở Nam Á và quần đảo Fidji ở Thái Bình Dương. Với Philippines, Nhật cung cấp radar giám sát vùng duyên hải và nhiều tàu tuần duyên.

Tokyo đánh giá cao quyết tâm chống Bắc Kinh của Manila

Nhật Bản dưới thời cựu thủ tướng Shinzo Abe là quốc gia đầu tiên đưa ra khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương, mười năm sau được Washington tiếp thu để đối phó sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Ông Kishida nêu ra "hợp tác ba bên để bảo vệ tự do hàng hải", giữa Nhật Bản, Philippines và đồng minh Mỹ. Tổng thống "Bongbong" Marcos, được bầu lên từ tháng 5/2022, đã đồng ý mở 4 căn cứ quân sự mới cho Mỹ, thêm vào 5 căn cứ đã có.

Trên Biển Đông, nơi Trung Quốc đã đào đắp nhiều đảo nhân tạo, biến thành căn cứ quân sự, căng thẳng tăng cao từ khi ông Marcos lên nắm quyền. Không một tuần nào mà không có va chạm hoặc xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế. Chuyên gia Zachary Abuza nhận định trên Japan Times, "Nhật Bản coi Philippines là một nước có năng lực rất hạn chế nhưng quyết tâm chống lại sự hà hiếp của Trung Quốc ngày càng mạnh hơn".

Việc Bắc Kinh giương oai diễu võ với những cuộc tuần tra và các đảo nhân tạo nằm trong một chiến lược dài hạn nhằm "thống nhất" Đài Loan. Và chính viễn cảnh Trung Quốc tấn công Đài Loan đã khiến Mỹ, Nhật, Phi siết chặt hàng ngũ. Chuyên gia địa chính trị Richard Heydarian trên Asia Times phân tích : "Nhật coi việc hỗ trợ các nước Đông Nam Á, đặc biệt Philippines, là chủ yếu để răn đe mọi hoạt động quân sự chống lại Đài Loan".

Bắc Kinh trong bài xã luận của Hoàn cầu Thời báo hôm 03/11 tố cáo việc "quân sự hóa" của Nhật Bản tại Đông Nam Á thông qua OSA và các "gói quà" mới dưới dạng "vũ khí sát thương". Sau khi thống trị tại khu vực chiến lược này nhiều thập niên, Nhật Bản đối mặt với "Con đường tơ lụa mới" của Tập Cận Bình, mà Trung Quốc vừa kỷ niệm mười năm, pha trộn giữa viện trợ kinh tế, ảnh hưởng chính trị và thủ đắc lợi ích chiến lược. Philippines không bị lừa. Cuối tháng 10, bộ trưởng giao thông loan báo dừng hẳn dự án đường sắt ký với Bắc Kinh thời Duterte. Để trả đũa, Bắc Kinh chưa bao giờ hồi đáp yêu cầu tín dụng của Manila.

Thụy My

Published in Quốc tế

Vì sao Israel phải chiến đấu đến cùng để diệt Hamas ?

The Economist giải thích "Vì sao Israel phải chiến đấu". Một khi Hamas vẫn còn nắm quyền, thì hòa bình vẫn ở ngoài tầm tay với. Theo L’Express, ngay từ đầu, Hamas đã ra sức phá hoại tiến trình Oslo của chính phủ cánh tả Israel bằng các vụ thảm sát thường dân. Hậu quả là cử tri Israel đã bầu cho chính khách dân tộc chủ nghĩa Netanyahou. Nay nếu ngưng bắn, để tổ chức khủng bố này tồn tại, Trung Đông sẽ không bao giờ yên ổn.

israel1

Các chiến binh Israel tiến vào Dải Gaza trong khuôn khổ chiến dịch trên bộ chống Hamas. Ảnh không đề ngày do quân đội Israel cung cấp. AP - HO

"Hiến binh quốc tế" không thể rút chân khỏi Trung Đông

L’Express nhận thấy "Hiến binh quốc tế đã quay lại". Sau khi đắc cử năm 2020, Joe Biden hứa hẹn với đồng minh là nước Mỹ đã thay đổi sau bốn năm dưới thời Donald Trump. Nhưng việc rút quân vội vã khỏi Afghanistan, lập liên minh AUKUS với Anh và Úc đã gây ngờ vực, và nay cuộc xâm lăng Ukraine cùng với vụ khủng bố của Hamas tại Israel đã làm đảo lộn thế giới. Hậu quả là Chú Sam phải quay lại với vai trò lãnh đạo một phương Tây đang lao đao trước các chế độ độc tài và Hồi giáo.

Trước một Châu Âu chia rẽ và sự bất động của Liên Hiệp Quốc, "tổng tư lệnh" Joe Biden 81 tuổi không có chọn lựa khác. Còn một năm nữa đến bầu cử tổng thống Mỹ, chắc hẳn ông thích tập trung cho kinh tế và nội trị hơn là leo lên chiếc Air Force One, không chỉ để trấn an Israel - đồng minh từ nửa thế kỷ nay - mà còn nhằm lên tiếng trước các bên liên quan trong khu vực. Với chiến dịch trên bộ ở Gaza, mối đe dọa chưa bao giờ lớn lao như thế, với Iran đứng sau xúi giục. 

Vụ khủng bố của Hamas hôm 07/10, man rợ chưa từng thấy, không chỉ cho thế giới thấy những nhược điểm của Nhà nước Do Thái, kẻ thù bất công đới thiên của Tehran, mà còn buộc Tsahal phải trả đũa, đưa vấn đề Palestine lại trở thành trung tâm chú ý của thế giới. Nhất là khiến cho những thỏa thuận giữa Israel và các nước Ả rập, có thể cô lập Iran, bị tạm dừng nếu không phải là xóa bỏ. Và những hình ảnh oanh kích Gaza kèm theo danh sách dài các nạn nhân gây giận dữ trên đường phố Ả rập, làm bất ổn những chế độ kém dân chủ và thù địch với Iran.

David Rigoulet-Roze, tổng biên tập tạp chí Chiến lược Phương Đông cảnh báo : Đến nay Iran được coi như kẻ hưởng lợi lớn, nhưng họ đang đi dây vì không ngờ Mỹ có thể hành động nhanh và xa như vậy. Khi điều hai hàng không mẫu hạm đến Địa Trung Hải, huy động các căn cứ quân sự trong khu vực, hỗ trợ Israel hết mình về mọi mặt, đồng thời oanh tạc Syria, Hoa Kỳ đã cảnh báo thẳng thừng Iran. Nếu Tehran tiếp tục chơi trò phóng hỏa, Washington sẽ ra tay : "sen đầm" quốc tế đã tái xuất.

Thoát được Afghanistan và Iraq, Mỹ lại sa vào hai cuộc chiến tranh mới

Tương tự, L'Obs nhận định "Chiến tranh Israel-Hamas : Nước Mỹ lại vướng phải vấn đề Cận Đông". Hoa Kỳ nghĩ rằng còn nhiều việc để làm hơn là miệt mài tái thúc đẩy một tiến trình hòa bình mà chẳng ai muốn. Washington phải đối địch với Bắc Kinh, không còn muốn làm hiến binh cho Cận Đông và Trung Đông ; nay phải hiện diện quân sự ở Địa Trung Hải, đưa oanh tạc cơ đến Jordan, oanh kích các mục tiêu Iran ở Syria, đánh chặn hỏa tiễn từ Yemen... Và đây chỉ mới là khởi đầu. 

Cứ như là định mệnh, Mỹ vừa thoát được hai "cuộc chiến không hồi kết" những năm 2000 ở Afghanistan và Iraq, lại phải đối phó với hai cuộc chiến tranh mới ở Ukraine và Cận Đông. Và một cuộc chiến thứ ba đang chờ đợi với Trung Quốc, xung quanh Philippines và Đài Loan. Cứ như không thể nào cởi bỏ được vai trò bảo vệ trật tự thế giới từ nửa thế kỷ qua, mỗi điểm nóng đều cần đến uy tín và sức mạnh của siêu cường Mỹ. 

Hamas : Kẻ thù của tiến trình Oslo

Giáo sư Frédéric Encel nhấn mạnh trên L'Express : Hamas chính là kẻ thù của tiến trình hòa bình. Không có bất cứ điều gì biện minh được cho những hành động phi nhân của tổ chức khủng bố này.

Thời kỳ 1993-1996, chính phủ Israel là cánh tả với cặp Rabin-Peres, được đảng Ả rập ở Knesset (Quốc hội) ủng hộ, thương thảo với chính quyền Palestine của ông Yasser Arafat và đạt được thỏa thuận Oslo ngày 13/09/1993. Ngay từ đầu, Hamas không chỉ bác bỏ mà còn ra sức phá hoại bằng các vụ thảm sát thường dân, khủng bố. Hậu quả là ngày 29/05/1996, đa số người Israel phẫn nộ và đau buồn đã bầu cho chính khách dân tộc chủ nghĩa Netanyahou thay vì Peres.

Tháng 6/2007, khi Tsahal (quân đội Israel) và 20 khu định cư đã rút khỏi Dải Gaza từ hai năm trước theo chủ trương của chính quyền Sharon, Hamas tiến hành một vụ đảo chánh đẫm máu chống lại... chính quyền Palestine hợp pháp của chủ tịch Mahmoud Abbas. Là chi nhánh của Huynh đệ Hồi giáo, Hamas cũng gây sợ hãi cho các chế độ Ả rập ôn hòa. Chính Huynh đệ Hồi giáo hoặc tay sai đã ám sát giải Nobel hòa bình Anouar el Sadate (tổng thống Ai Cập năm 1981), và nhiều thủ tướng, bộ trưởng, dân biểu, trí thức, công dân bình thường trong thế giới Ả rập.

Trong hiến chương Hamas, người Do Thái (chứ không chỉ là công dân Israel) bị coi là "khỉ và heo", còn Do Thái giáo là "tôn giáo giả hiệu". Không có hỏa tiễn nào của Hamas bắn vào khu vực người Ả rập ở Israel. Tổ chức này có cùng logic với Daesh (tổ chức Nhà nước Hồi giáo), Al Qaeda và các tổ chức khủng bố khác trên thế giới. Không chỉ bài Do Thái, Hamas còn ra tay sát hại người Thiên Chúa giáo, người đồng tính, phụ nữ ngoại tình... áp đặt toàn trị Hồi giáo lên Dải Gaza. Chính quyền của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) tham nhũng, Hamas cũng không kém, chưa kể sự nham hiểm khi đặt ngầm sở chỉ huy nơi các trường học, bệnh viện.

Ăn chặn viện trợ quốc tế để sản xuất vũ khí, làm giàu cá nhân

Trên lãnh vực kinh tế, tình trạng kém phát triển của Gaza chỉ một phần do Israel phong tỏa, mà chủ yếu vì tổ chức khủng bố này ăn chặn viện trợ quốc tế - theo nhà kinh tế Nicolas Bouzou trên L'Express.

Hai phần ba dân số Gaza (2,2 triệu dân) sống nhờ viện trợ nhân đạo. Khó thể biết được con số chính xác, vì có quá nhiều trung gian. Theo số liệu của OCDE (Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế) và UNRWA (Cơ quan Liên Hiệp Quốc hỗ trợ người tị nạn Palestine ở Cận Đông), viện trợ quốc tế cho người Palestine khoảng 2 tỉ đô la một năm. Riêng Ai Cập và đặc biệt Qatar viện trợ trực tiếp bằng tiền mặt và xăng dầu, điện, Israel hỗ trợ chi phí điều hành công.

Thế nhưng đa số tiền viện trợ bị Hamas dùng để sản xuất vũ khí, mua xe hơi, xây những căn nhà sang trọng. Thay vì nuôi sống người dân, viện trợ phát triển lại nuôi dưỡng một tổ chức có mục tiêu hủy diệt Nhà nước Do Thái. Từ 2007, Israel áp đặt kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu vì lý do an ninh, chẳng hạn cấm nhập thép để tránh Hamas sản xuất súng. Israel bị cáo buộc cô lập lãnh thổ này, nhưng thực tế Ai Cập cũng từ chối mọi quan hệ thương mại với Dải Gaza để giữ an toàn cho mình.

Hơn nữa Hamas bóp chết mọi ý định phát triển từ trong trứng nước, ngăn chặn lãnh vực tư nhân, vì lý do chính trị. Đàn áp phụ nữ, người đồng tính, giáo dục Hồi giáo, tất cả đều bị kiểm soát để tránh "phương Tây hóa" xã hội. Cô lập, tham nhũng, mất tự do, Hồi giáo cực đoan : đó là nguyên nhân tạo ra cảnh nghèo khó của người dân Gaza.

Không tiêu diệt Hamas, Trung Đông không bao giờ yên ổn

The Economist giải thích "Vì sao Israel phải chiến đấu". Việc oanh kích Dải Gaza đã tạo ra những tác động khủng khiếp, nhưng một khi Hamas vẫn còn nắm quyền, thì hòa bình vẫn ở ngoài tầm tay với.

Tại Gaza, cứ 10 tòa nhà lại có 1 bị tan tành vì bom pháo, hàng ngàn người đã thiệt mạng, tình trạng thiếu thốn thực phẩm, nước uống và xăng dầu đe dọa cuộc sống của hàng ngàn người khác. Trên khắp thế giới có những lời kêu gọi ngưng bắn hoặc hủy bỏ chiến dịch trên bộ của Israel, cho rằng mạng sống người Palestine bị coi nhẹ, hy vọng hòa bình mong manh sẽ bị chôn vùi trong những đống gạch vụn ở Gaza. Đó là lý lẽ khá thuyết phục, nhưng lại dẫn đến kết luận sai lầm. Ngay cả khi Israel ngưng chiến dịch và để cho mọi viện trợ vào được Gaza, con đường duy nhất để có hòa bình là giảm thiểu khả năng Hamas dùng dải đất này làm nguồn cung ứng và căn cứ quân sự. Tiếc thay, muốn vậy cần phải có chiến tranh.

Để biết vì sao, cần phải hiểu những gì đã xảy ra hôm 07/10. Khi người Israel nói rằng vụ tấn công của Hamas là mối đe dọa cho sự tồn vong, đó là sự thực chứ không phải là cách nói hoa mỹ. Đã từng chịu đựng nạn diệt chủng thời Liên Xô và Đức quốc xã, Israel có khế ước xã hội duy nhất : thành lập một quốc gia, nơi mà người Do Thái biết rằng họ sẽ không bị sát hại, đàn áp chỉ vì là người Do Thái. Nhà nước Israel từ lâu vẫn bảo đảm lời hứa này. Vụ thảm sát của Hamas đã hủy hoại tất cả. Hơn 1.400 người Do Thái bị sát hại ngay trong lãnh thổ nước mình, quân đội và tình báo Israel bị lăng nhục.

Ngưng bắn sẽ hủy diệt hy vọng hòa bình

Chủ thuyết an ninh sụp đổ dẫn đến việc Israel oanh tạc dữ dội vào Dải Gaza, chứng tỏ với các kẻ thù là mình biết tự vệ. Nhất là khi sát hại người Israel bất chấp số lượng người Palestine sẽ thiệt mạng khi bị trả đũa, Hamas tỏ ra bất trị. Cách duy nhất để ra khỏi chu kỳ bạo lực là hủy diệt sức mạnh của Hamas, có nghĩa là trừ khử các thủ lãnh và phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự. Người Israel không cảm thấy an toàn, chính quyền phải oanh kích Gaza để răn đe, còn người Palestine trở thành bia đỡ đạn sẽ cực đoan hơn.

Theo The Economist, thay đổi phải từ cả hai phía : ông Benjamin Netanyahou sau chiến dịch này phải ra đi, người Palestine cần có các nhà lãnh đạo ôn hòa được bầu lên một cách dân chủ. Hiện giờ thì không, một phần vì Netanyahou đã làm Hamas mạnh thêm, mặt khác do Mahmoud Abbas đã loại đi các đối thủ tiềm tàng. Vấn đề là làm thế nào ngăn trở Hamas hay lực lượng kế thừa kiểm soát trở lại Dải Gaza trước khi những nhà lãnh đạo dân cử xuất hiện.

Thế nên điều kiện thứ nhì cho hòa bình là phải có một lực lượng bảo đảm an ninh cho Gaza. Đó có thể là một liên minh quốc tế gồm các nước Ả rập chống lại Hamas và người đứng sau là Iran, với sự lãnh đạo của Hoa Kỳ. Ngưng bắn chính là kẻ thù của hòa bình, vì giúp tổ chức khủng bố này tiếp tục nắm quyền ở Gaza, với hầu hết vũ khí và quân lính vẫn tồn tại. Vì lợi ích của người Israel và người Palestine, phải tạo cơ hội tốt nhất cho hòa bình, nhưng ngưng bắn sẽ hủy diệt hoàn toàn khả năng này.

Tác giả Abnousse Shalmani trên L’Express nhắc nhở, có đến 57 quốc gia Hồi giáo trên thế giới, tuy nhiên chỉ có một Nhà nước Do Thái dân chủ. Một Nhà nước Do Thái nhưng 20% dân số là người Ả rập, giám đốc Ngân hàng Quốc gia là người Ả rập, nhiều dân biểu, bác sĩ, kỹ sư, thương nhân, sinh viên cũng vậy. Dù vẫn còn không ít vấn đề, nhưng những người Ả rập sống ở Israel tự do hơn bất kỳ nơi nào trong số 57 quốc gia Hồi giáo.

Giải pháp hai Nhà nước đã chết ?

Tương tự, tờ báo trung tả Ha’Aretz ở Tel-Aviv băn khoăn "Thanh toán xong Hamas, rồi sau đó sẽ như thế nào ?", Courrier International dịch sang tiếng Pháp. L’Obs đặt câu hỏi : "Phải chăng giải pháp hai Nhà nước đã chết ?". Ngay từ đầu cuộc xung đột, hai tổng thống Joe Biden và Emmanuel Macron đã nhắc đến giải pháp đã bị quên lãng từ vài năm qua. Tuy là con đường chính thức, nhưng đa số chuyên gia về Cận Đông coi là ngõ cụt.

Những người hòa hoãn nhất của cả hai phía gần đây cổ vũ "giải pháp một Nhà nước" dân chủ theo kiểu Nam Phi. Nhưng chủ trương này đã bị dừng lại sau ngày 07/10 và có thể chết hẳn với cuộc chiến. Chính khách cánh tả Israel Yossi Beilin và luật sư Palestine Hiba Husseni đề nghị "Liên minh Đất Thánh" : hai Nhà nước độc lập có chủ quyền trong cùng một định chế, không Quốc hội hay chính quyền chung, như cộng đồng Châu Âu vào thời kỳ đầu. Bên cạnh đó còn có ý kiến lập nhưng bang đồng nhất về sắc tộc và tôn giáo, liên kết bằng chế độ liên bang như Thụy Sĩ…

Tất cả những sáng kiến trên đều cần tinh thần cởi mở, Israel và Palestine chấp nhận lẫn nhau – những viên gạch đầu tiên khó thể đặt ra. Hơn nữa theo The Economist, người dân của cả hai bên đã mất niềm tin vào giải pháp hai Nhà nước. Một cuộc thăm dò tháng 9/2022 cho thấy chỉ 32% người Do Thái ở Israel ủng hộ, giảm xuống so với 47% của 5 năm trước. Còn người Palestine, theo một cuộc khảo sát vào tháng 6/2023, chỉ 28% ủng hộ trong khi 10 năm trước tỉ lệ này lên đến 53%.

Tướng Zaluzhny : Tôi đã sai khi nghĩ rằng thương vong quá lớn của Nga sẽ chấm dứt chiến tranh

Hồ sơ các tuần báo kỳ này có những chủ đề khác nhau. L’Express báo động nguy cơ từ thực phẩm bị biến đổi quá nhiều, Courrier International lo ngại trước cách sống "vay trước, trả sau" dẫn đến nợ nần. L’Obs nói về mặt trái của đảng cực hữu Pháp, Le Point tố cáo những lệch lạc Hồi giáo và bài Do Thái của thủ lãnh đảng cực tả. Nhưng bao trùm lên tất cả vẫn là cuộc chiến giữa Israel và Hamas, ít ai còn chú ý đến cuộc chiến chống xâm lăng của Ukraine. Le Monde số cuối tuần nhận thấy "Kiev lo sợ bị mất đi sự ủng hộ của các đồng minh".

Trên The Economist, tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine, tướng Valery Zaluzhny thừa nhận cuộc chiến đang bế tắc, cần có bước đột phá bằng công nghệ với chiến tranh điện tử. Theo ông, Ukraine cần tìm ra phương cách để đạt được một chiến thắng nhanh chóng, thậm chí có nguy cơ "thất bại" nếu vũ khí được chuyển giao chậm, vì lực lượng quá chênh lệch, nhất là Nga không tiếc mạng lính. Ông nhận rằng đã sai lầm khi nghĩ rằng có thể chặn được đà tiến khi buộc quân Nga phải trả cái giá nhân mạng thật cao.

"Tôi đã sai. Nga mất ít nhất 150.000 quân, ở bất kỳ quốc gia nào khác, thiệt hại cỡ như vậy đã làm chiến tranh kết thúc. Thành thật mà nói, đó là một Nhà nước phong kiến mà tài nguyên rẻ nhất là mạng sống con người", ngược lại, với Ukraine tài nguyên đắt nhất lại chính là con người. Tuần báo nói thêm, Vladimir Putin luôn so sánh với hai trận đại chiến thế giới, trong đó nước Nga mất hàng mấy chục triệu người. Một cuộc chiến tranh kéo dài sẽ có lợi cho Nga, quốc gia có dân số gấp ba lần và nền kinh tế lớn gấp mười lần Ukraine.

Trong bài "Cuộc chiến khác vẫn đang diễn ra", phóng viên tờ Spectator được Courrier International dịch lại cho biết thậm chí khi muốn đến Lviv làm phóng sự, chiến tranh Ukraine đã gần như trở thành quá khứ. Tổng biên tập nói "Anh đã chọn nhầm cuộc chiến" : các nhà báo khác đều đang chuẩn bị lên đường sang Israel !

Thụy My

Published in Quốc tế

Israel "tiến thoái lưỡng nan" trước hệ thống địa đạo của Hamas ở Gaza

Tình hình chiến sự giữa Israel và Hamas vẫn là chủ đề được nhiều báo Pháp số ra hôm nay, 03/11/2023, quan tâm, đặc biệt là vụ Israel oanh kích một trại tị nạn Jabaliya ở Gaza, bị tố cáo là "phạm tội ác chiến tranh", cũng như các hệ thống địa đạo chiến lược của Hamas ở Gaza, khiến Israel rơi vào bẫy.  

gaza1

Người Palestine tiếp tục tìm kiếm nạn nhân trong đống gạch vụn một ngày sau khi Israel tấn công vào trại tị nạn Jabaliya ở phía bắc Dải Gaza, ngày 01/11/2023. Reuters - Stringer

Le Monde chạy tựa trang nhất "Tại Gaza, Israel rơi vào bẫy của Hamas". Những hình ảnh hiếm hoi từ Gaza hôm 01/11, cho thấy đống đổ nát, khói bụi sau vụ oanh kích, mà Hamas cho biết hơn 190 thường dân thiệt mạng và nhiều người khác bị thương. Mặc dù không thể kiểm chứng được số thương vong qua nguồn tin độc lập nhưng ngay sau vụ oanh kích, Bolivia đã cắt quan hệ ngoại giao với Israel, nhiều nước đã triệu hồi đại sứ của mình tại Nhà nước Do Thái. Điều đáng nói là vụ tấn công của Israel vào khu vực này hoàn toàn có chủ đích, chứ không phải nhắm bắn nhầm.    

Quân đội Israel khẳng định tấn công vào trại Jabaliya vì đó là những mục tiêu quân sự, các địa đạo, là nơi ẩn náu của một trong những chỉ huy của nhóm Hồi giáo Hamas, Ibrahim Bieri. Chuyên gia về chiến tranh tại đô thị, Daphné Richemond-Barak, tại đại học Reichman de Tel-Aviv ở Israel, được Le Monde trích dẫn, cho rằng việc các tòa nhà sụp đổ gần như hoàn toàn là "cái giá phải trả" để tiêu diệt Hamas, vì hố bom sâu như vậy chứng minh rằng có các địa đạo ở dưới lòng đất. Trên mạng xã hội X, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc bày tỏ lo ngại về các cuộc tấn công của Israel, khiến nhiều thường dân thiệt mạng, "có thể cấu thành tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người".      

Le Monde chỉ ra rằng, kể từ đầu cuộc tấn công Hamas trả thù, Israel chưa nêu rõ bao nhiêu thủ lĩnh của Hamas đã bị tiêu diệt, tuy nhiên số người thương vong có thể lên đến hàng ngàn người, đặc biệt là ở Gaza. Nhật báo cho rằng Israel rơi vào thế "tiến thoái lưỡng nan", và đã đưa ra những lựa chọn sai lầm, nhắm vào các mục tiêu quân sự bất chấp ở đó có thường dân hay không, với biện minh là đã kêu gọi người dân di tản xuống phía nam Gaza. Thế nhưng, theo như tường trình của La Croix, cả nam bắc Gaza đều bị oanh kích, người dân Gaza phải sống trong điều kiện không có điện nước, viện trợ nhân đạo khó tiếp cận từ 27 ngày qua.     

Le Monde kết luận rằng chuyện xảy ra ở trại tị nạn Jabaliya như là một hình thức tóm tắt về diễn biến của cuộc xung đột, về cách triển khai quân sự của Israel : ưu tiên mục tiêu quân sự, bất chấp thiệt hại về nhân mạng và tài sản có thể lớn gấp đôi, gấp ba. Tình hình này có thể lặp lại tại nhiều nơi khác và có nguy cơ trở nên khó chấp nhận trong mắt các bên vẫn ủng hộ Israel.     

Trên thực tế, đó là cái bẫy của Hamas, và Israel không phải ngẫu nhiên bị rơi vào bẫy ở Gaza. Theo Le Monde, hệ thống đường hầm ngầm đã được bố trí khắp Gaza, thậm chí dẫn ra biển, có nơi sâu đến 60 mét. Các đường hầm này trở thành nơi di chuyển, vận chuyển hàng hóa, chứa vũ khí và cũng là nơi hoạt động của nhóm Hamas. Cái bẫy này đã khiến Israel khó có thể tấn công vào Hamas nếu không phá hủy các tòa nhà của cư dân ở phía trên.     

Về phần mình, Libération dẫn lời chứng của một con tin được Hamas thả ra, cho biết anh đã phải đi bộ trong vòng 2 hay 3 tiếng dưới lòng đất, trong một mạng lưới đường hầm như mạng nhện. Các hệ thống đường hầm đã có ở Gaza từ lâu, nhưng đã tăng mạnh kể từ năm 2007, đến năm 2021, Hamas cho biết hệ thống địa đạo dài lên đến 500 km ở Gaza.     

Về chủ đề này, Libération cho biết quân đội Israel cũng đã có sự chuẩn bị, lập một tiểu đội chuyên biệt, được trang bị kính nhìn trong bóng tối, robot điều khiển từ xa để thiết lập các bản đồ đường hầm, cũng như loại bom GBU-28, có thể phá hủy các đường hầm với độ sâu 30 mét. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chiều sâu và chiều rộng của các địa đạo vượt quá khả năng chuyên môn của Israel, đặc biệt là các hệ thống này được ẩn dưới lòng đất tại khu vực rộng 365 km và có tới 2 triệu dân sinh sống ở phía trên. Le Figaro thì nhấn mạnh đến số phận của những thường dân Palestine, nêu ra lời cảnh báo của các tổ chức phi chính phủ và y sĩ về các hành động "trái với luật pháp quốc tế", biến Gaza thành "mồ chôn của trẻ em".    

Về chiến tranh Ukraine, Les Echos đề cập đến "quy luật tàn nhẫn của thời sự", khi diễn biến chiến sự giữa Nga và Ukraine với những tiên đoán về Đệ tam Thế chiến, đã bị thay thế bằng một đe dọa khác đối với hành tinh khi cuộc xung đột ở Israel có thể lan rộng sang Lebanon, đến Iran, hay việc Hoa Kỳ có thể can thiệp quân sự vào Trung Đông. Theo cây bút Yves Bourdillon của nhật báo kinh tế Pháp, "đúng là tội ác của Hamas, hay các vụ đánh bom ở Gaza" có vẻ kịch tính ngoạn mục hơn là những chiếc xe tăng, drone bị phá hủy thường ngày ở Ukraine. Hai cuộc chiến ở hai bối cảnh khác nhau, trên thực tế lại như hai mặt của đồng xu. Cuộc xung đột ở Hamas đối đầu với Israel, thách thức phương Tây, giống như Ukraine là bức tường chống lại Nga, đe dọa an ninh Châu Âu. Hamas cũng được hỗ trợ bởi Iran – vốn là đồng minh của Nga. Cuộc chiến giữa Israel và Hamas dường như khiến phương Tây mất tập trung, nhưng những hỗ trợ bằng lời nói, hay tài chính mà phương Tây hứa hẹn giành cho Kiev không giảm đi. Hơn nữa cuộc phản công của Ukraine ít nhiều cũng có được kết quả tích cực trên chiến trường.    

Vẫn về thời sự quốc tế, cả La Croix, Le Monde và Le Figaro đều quan tâm đến việc Pakistan trục xuất 1,7 triệu người tị nạn Afghanistan khỏi nước này. Phóng sự của Le Monde cho biết các loa phát thanh phát đi thông báo tại các khu phố tập trung đông người Afghanistan ở Karachi : những ai không có giấy tờ sẽ bị bắt giữ, sau đó trục xuất về Afghanistan. Pakistan là điểm đến của hàng triệu người di cư từ Afghanistan sau các cuộc chiến tại nước này. Thông báo trục xuất đã được đưa ra từ đầu tháng 10, và đến cuối tháng 10, chính phủ Pakistan đã mở ra 49 trại tạm giam trên khắp đất nước. Ngoài đường phố, các xe bus nối dài, chất đầy hàng hóa, thảm đệm, đồ đạc của những người quyết định bỏ nhà cửa, tài sản ở Pakistan để trở về Afghanisan. Có những người buộc phải trở về, dù không còn gì ở Afghanistan và phải đối mặt với nhiều rủi ro từ chính quyền Taliban và các chính sách Hồi giáo hà khắc đối với phụ nữ (trẻ em nữ không được đến trường).     

Những người tị nạn từ Afghanistan, vừa không được chào đón bởi chính quyền Islamabad, và cả đại đa số người Pakistan, bị truyền thông nước này coi là "những kẻ khủng bố", buôn ma túy… Từ đầu tháng 10, ước tính có khoảng 140 000 người Afghanistan không có giấy tờ đã rời khỏi Pakistan. Làn sóng trục xuất những người tị nạn "chưa từng có" này, trên thực tế là chính sách được đưa ra bởi một chính phủ lâm thời, do thủ tướng Anwar-Ul-Haq Kakara lãnh đạo từ tháng 08/2023, sau khi cựu thủ tướng Iram Khan bị lật đổ vào tháng 4, và bị bắt giữ hồi tháng 8 vì tội "tiết lộ tài liệu mật". Quân đội "đầy quyền lực" của Pakistan cũng đang giám sát chặt chẽ việc trục xuất để gây áp lực với chính quyền Taliban ở Kabul. Quan hệ giữa hai nước đã trở nên căng thẳng sau khi Taliban lên nắm quyền vào năm 2021. Le Figaro nêu ra 473 vụ tấn công khủng bố đã xảy ra tại Pakistan từ năm 2021 đến 2023, lấy đi sinh mạng của 785 người.      

Về phần mình, La Croix nêu ra cuộc chiến đấu của các luật sư Pakistan, đấu tranh cho dân chủ, quyền công dân, trước sự kiểm soát của quân đội tại nước này, bày tỏ ủng hộ đối với cựu thủ tướng Iram Khan. Ủy ban bầu cử đã quyết định ngày tổ chức bầu cử lãnh đạo đất nước vào tháng 2/2024, nhưng các luật sư lo ngại rằng khi quân đội vẫn thao túng chính trị, kinh tế, thì kết quả bầu cử khó có thể công bằng.     

Về thời sự nước Pháp, hầu hết các báo đều đề cập đến cơn bão Ciaran với sức gió lên đến 200km/h, đã gây ra nhiều thiệt hại tại miền bắc và miền tây nước Pháp vào giữa tuần qua. Ít nhất hai người đã thiệt mạng, nhiều người đã bị thương. Hệ thống điện và đường xá bị hư hại tại nhiều nơi, hàng ngàn cây đã bị gió quật đổ. Nếu phóng sự của La Croix tại khu vực Bretagne cho thấy cuộc huy động của các dân biểu tại địa phương để đối phó với bão thì Libération dành trang nhất và hồ sơ lớn nói về chủ đề này, nêu ra khả năng dự báo thời tiết và các phương tiện cảnh báo người dân phòng tránh bão hiệu quả, đã giúp hạn chế được hậu quả từ cơn bão. Cường độ của bão Ciaran đã giảm nhưng Le Figaro đưa tin, nhiều vùng ở Pháp vẫn trong tình trạng cảnh báo cao độ và chuẩn bị đối phó với một cơn bão mới vào cuối tuần này, với tên gọi Domingos.    

Về tin tức thể thao, Le Figaro số ra hôm nay chạy tựa trang nhất về tình trạng bạo lực trong bóng đá Pháp, được ví như một dịch bệnh. Sau vụ bạo loạn tại sân vận động tại Saint Denis vào năm ngoái, vào Chủ nhật vừa qua, trong khuôn khổ giải Giải bóng đá vô địch quốc gia Pháp (Ligue 1), các xe buýt chở đội tuyển và cổ động viên của Câu lạc bộ Olympique Lyonnais đã bị ném đá, tấn công trước trận đấu với Câu lạc bộ Olympique Marseille. Hình ảnh của huấn luyện viên Gennaro Gattuso mặt đầy máu xuất hiện khắp các mặt báo Pháp và quốc tế. Theo Le Figaro, bóng đã Pháp đã bị biến dạng bởi những tệ nạn bị tích tụ trong nhiều tháng, từ bạo lực, phân biệt chủng tộc, cho đến kỳ thị đồng tính. Liên đoàn bóng đá Pháp cho biết từ 2016 đến 2021, 4.500 trọng tài đã bỏ việc vì lo sợ trước tình trạng an ninh bất ổn ngày càng gia tăng tại các trận bóng. Nhật báo cánh hữu đặt câu hỏi : lỗi là tại ai ? Bộ trưởng Nội vụ Gerald Darmanin, gần đây đã cáo buộc tuyển thủ Benzema, quả bóng vàng của Pháp năm 2022, có liên hệ với khủng bố, đã nhanh chóng quy trách nhiệm cho các câu lạc bộ. Tờ báo chỉ ra rằng bóng đá trên thực tế chỉ là tấm gương phản ánh một xã hội ngày càng bạo lực, không chỉ riêng Pháp mà tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Đức, Tây Ban Nha, hay Hà Lan. Điều đáng lo nhất là Pháp chuẩn bị đăng cai Thế Vận Hội mùa hè vào năm sau, nhưng vẫn chưa có giải pháp cụ thể với căn bệnh "bạo lực này".  

Chi Phương

Published in Quốc tế

Khi Israel và Hamas dần bước vào một cuộc chiến tổng lực, Nga trông giống như kẻ đứng bên lề hơn là vai chính. Không có bằng chứng nào cho thấy Moscow trực tiếp hỗ trợ hoặc tiếp tay cho cuộc tấn công khủng bố của Hamas chống lại Israel vào ngày 7/10, bất chấp một số gợi ý ban đầu. Tương tự, về mặt ngoại giao, Điện Kremlin có tầm quan trọng không đáng kể, không thể xoa dịu căng thẳng đang lan rộng.

israel1

Tuần trước, trạng thái bên lề của Nga đã được làm sáng tỏ. Trong lúc Tổng thống Biden tới Israel như một phần của hoạt động ngoại giao con thoi chuyên sâu của Mỹ trên khắp Trung Đông, thì Tổng thống Vladimir Putin – người đã đợi gần 10 ngày mới trò chuyện qua điện thoại với Thủ tướng Benjamin Netanyahu của Israel – thay vào đó lại tới Bắc Kinh. Tại Liên Hiệp Quốc, các quan chức Nga bày tỏ sự thương tiếc đối với thương vong dân sự trong chiến tranh và thúc giục ngừng bắn nhân đạo. Nhưng đó chỉ là hành động bề ngoài. Thiếu đòn bẩy đối với các bên xung đột, Moscow không thể làm trung gian để Hamas thả con tin hoặc đảm bảo các hành lang nhân đạo, chứ đừng nói đến việc ngăn chặn giao tranh.

Tuy nhiên, bất chấp ảnh hưởng hạn chế của mình, Nga đang nổi lên như một nước hưởng lợi lớn từ cuộc chiến Hamas-Israel. Chỉ với nỗ lực tối thiểu, Moscow đang thu được lợi ích lớn từ tình hình hỗn loạn ở Trung Đông, vốn đang đe dọa đẩy người Israel và Palestine vào cảnh hoang tàn. Trong ba lĩnh vực chính – chiến dịch quân sự chống lại Ukraine, các kế hoạch của Nga ở Trung Đông, và cuộc chiến toàn cầu với các nước phương Tây – Nga sẽ được hưởng lợi từ một cuộc xung đột kéo dài. Chẳng cần làm gì nhiều, Putin đang đạt được điều mình muốn.

Đầu tiên và quan trọng nhất, các sự kiện ở Gaza đang khiến các nhà hoạch định chính sách và công chúng phương Tây mất tập trung vào cuộc chiến ở Ukraine. Phải tiến hành một cuộc phản công khốc liệt trong khi chịu đựng những đợt bắn phá không ngừng của Nga, Ukraine giờ đây còn phải chia sẻ sóng phát thanh với Israel và Palestine. Nỗi lo các xã hội phương Tây đang bắt đầu "mệt mỏi vì Ukraine", vốn đã xuất hiện từ trước ngày 7/10, sẽ tiếp tục gia tăng. Đối với Nga, điều đó có thể mang lại một quãng nghỉ sau khi họ thường xuyên bị giám sát chặt chẽ về tội ác chống lại Ukraine. Tuần trước, trong lúc mọi sự chú ý đều đổ dồn vào Gaza, người ta đã quên mất một cuộc tấn công tên lửa chết người của Nga nhắm vào thành phố Zaporizhzhia của Ukraine.

Việc thiếu hụt sự chú ý của giới truyền thông sẽ dẫn đến thiếu hụt đạn dược. Biden đã cam kết rằng Mỹ đủ khả năng hỗ trợ các nhu cầu an ninh của cả Israel và Ukraine, đồng thời đang yêu cầu Quốc hội cấp 105 tỷ USD tài trợ khẩn cấp để trang trải cho những nhu cầu này. Nhưng Israel cuối cùng có thể cần đến những loại vũ khí mà hiện Ukraine đang thiếu, bao gồm cả máy bay không người lái có vũ trang và đạn pháo. Bị mắc kẹt trong một cuộc chiến tiêu hao do chính mình tạo ra, Nga hẳn đang thích thú khi một cuộc xung đột mới xuất hiện và gây khó khăn cho người Mỹ, làm cạn kiệt sức mạnh đối thủ của họ.

Hơn nữa, cuộc chiến ở Gaza có nguy cơ trì hoãn – nếu không muốn nói là làm chệch hướng – những nỗ lực của chính quyền Biden nhằm bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Ả Rập Saudi. Từ trước tháng 10, Washington đã phải đảm nhận trọng trách dung hòa những yêu cầu khác biệt của các bên liên quan đối với sự bảo đảm an ninh của Mỹ, chương trình hạt nhân dân sự của Saudi, và số phận của người Palestine. Chu kỳ bạo lực mới hiện đang đe dọa huỷ hoại sáng kiến này.

Điều đó sẽ làm hài lòng các quan chức ở Moscow, những người luôn coi Hiệp định Abraham, loạt thỏa thuận giữa Israel và một số quốc gia Ả Rập được ký vào năm 2020, vốn mở đường cho quá trình bình thường hóa quan hệ với Ả Rập Saudi, là một dự án của Mỹ nhằm gạt Nga sang một bên. Thất bại của hiệp định này sẽ mang lại cho Nga nhiều thứ hơn là niềm vui thuần túy khi chứng kiến Mỹ chật vật. Moscow có kế hoạch của riêng mình về hợp tác hạt nhân với Ả Rập Saudi, và cũng hy vọng sẽ cản trở sự phát triển quan hệ đối tác quốc phòng Ả Rập-Israel chống lại Iran, một đối tác ngày càng thân thiết của Nga.

Nhưng lợi ích lớn nhất của Nga có lẽ đến từ dư luận toàn cầu. Điện Kremlin đã từ chối gọi cuộc tấn công ngày 7/10 là "khủng bố" và đổ lỗi rằng sự leo thang là do những sai lầm trong chính sách của phương Tây. Thông điệp này của Moscow khiến quan điểm của Nga phù hợp với tâm lý của công chúng trên khắp Trung Đông. Ẩn sau những quan điểm như vậy, những lời kêu gọi bảo vệ mọi thường dân, và sự thừa nhận quyền tự vệ của Israel là những dấu hiệu cho thấy quan điểm ủng hộ Palestine. Trên các phương tiện truyền thông Nga, hình ảnh đau khổ của người Palestine ở Gaza đã chiếm vị trí trung tâm, và các quan chức Nga đã nêu bật những lo ngại về nhân đạo trong khi tránh bất kỳ sự chỉ trích trực tiếp nào đối với Hamas. Sự ủng hộ của Moscow với sự nghiệp của người Palestine không phải là mới, nhưng Điện Kremlin đang khiến điều đó trở nên rõ ràng hơn.

Tuy nhiên, tham vọng của Nga đã vượt ra ngoài Trung Đông. Tự phong mình là David đối đầu với Goliath phương Tây, Nga đã coi cuộc chiến chống Ukraine là một cuộc chiến "chống thực dân" nhằm chấm dứt sự thống trị toàn cầu của phương Tây – khai thác những bất bình mạnh mẽ ở các nước đang phát triển đối với sự kiêu ngạo và đạo đức giả của phương Tây. Phản ứng của Điện Kremlin đối với cuộc chiến ở Gaza, tạo khoảng cách giữa nước này với lập trường ủng hộ Israel rõ ràng của Washington, được thiết kế để khai thác những cảm xúc đó hơn nữa. Đối với Nga, việc kích động sự vỡ mộng với phương Tây và thậm chí thu hút thêm những nhân tố mới ủng hộ nước này thách thức trật tự toàn cầu hiện tại sẽ là những bước tiến quan trọng, đáng để chấp nhận nguy cơ khiến Israel khó chịu. Và việc quan điểm này gây ra căng thẳng ở Châu Âu cũng là một kết quả phụ đáng mong muốn.

Nga đã thể hiện thái độ hoài nghi một cách rõ ràng. Tại Liên Hiệp Quốc, Moscow kêu gọi một phiên họp khẩn cấp liên quan đến vụ tấn công một bệnh viện ở Gaza – mà ngó lơ sự thật rằng họ đã dành 20 tháng để ném bom các tòa nhà dân cư và cơ sở hạ tầng dân sự ở Ukraine. Tuy nhiên, tại các quốc gia đang phẫn nộ và đau khổ vì các hành động quân sự của Israel ở Gaza, những lời chỉ trích của Nga đã đánh trúng vào những định kiến về Israel và những người ủng hộ phương Tây của họ. Trong bối cảnh đau đớn, rạn nứt giữa thế giới đang phát triển và phương Tây sẽ ngày càng mở rộng. Nga sẽ không lãng phí cơ hội để làm sâu sắc thêm rạn nứt đó.

Đã ủng hộ Ukraine trong 600 ngày qua, và hiện đang sát cánh cùng Israel sau thời khắc đen tối nhất của nước này, các quan chức phương Tây đã cố gắng thuyết phục phần còn lại của thế giới rằng trật tự toàn cầu và các giá trị dân chủ đang bị đe dọa. Nhưng khi Israel và Hamas rơi vào vòng xoáy bạo lực, phương Tây còn lâu mới giành được chiến thắng trên mặt trận quan điểm. Cuộc chiến ở Ukraine đã lùi dần về phía sau. Nền ngoại giao do Mỹ dẫn đầu ở Trung Đông đang rơi vào hỗn loạn. Còn phương Tây và phần còn lại của thế giới đối mặt ở vực thẳm của sự thiếu hiểu biết lẫn nhau.

Trong bối cảnh đó, Nga sẽ cố gắng hết sức để thu được lợi ích.

Hanna Notte

Nguyên tác : "Putin Is Getting What He Wants", New York Times, 26/10/2023

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 27/10/2023

Hanna Notte là giám đốc Chương trình Không phổ biến Vũ khí hạt nhân Á-Âu tại Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến Vũ khí hạt nhân James Martin ở Monterey, California.

Published in Diễn đàn
jeudi, 26 octobre 2023 12:06

Rồi ai sẽ thắng ở Gaza ?

Đu mi ca các cuc xung đt trong vùng bt ngun t mâu thun gia dân Israel và người Palestine, t năm 1948 khi nước Israel thành lp và dân Á Rp chy t nn chiến tranh.

gaza1

Nhng ct khói bc lên t phía Bc Gaza sau không kích ca Israel.

Chính ph M tuyên b s ng h Israel đến cùng, sau v đt kích và tàn sát 1.400 thường dân do nhóm Hamas ch mưu. Tng thng Joe Biden nói cho nước Israel yên lòng, sau đó mi ng li khuyên Th tướng Benjamin Netanyahu : Không nên hành đng trong lúc nóng gin. Ông nhc li kinh nghim ca nước M sau v khng b làm chết 3 ngàn người New York.

Kinh nghim ca nước M cho thy đánh chiếm mt nước đi nghch có th d dàng, nhưng phi tính trước s làm gì sau đó. Hai tháng sau v 11/9/2001, quân M đã chiếm được th đô Kabul ca Afghanistan. Mười năm sau bit kích M giết được lãnh t al-Qaeda, Osama bin Laden, Pakistan. Năm 2021 quân M phi rút khi Afghanistan sau khi hy sinh 2.400 binh sĩ ; phe Taliban tr li nm chính quyn. Ti Iraq, quân M cũng đánh chiếm th đô Baghdad nhanh chóng, ri bt, giết Saddam Hussein. Ri cũng phi tiếp tc giúp chính ph Iraq tiêu tr các nhóm ni dy. Hơn 4.500 quân M thit mng, cùng vi 300.000 người Iraq.

Ông Netanyahu có v nghe theo li ông Biden khuyên, đến hôm nay quân đi Israel chưa đánh vào gii Gaza đ "tiêu dit" t chc Hamas, như ông đã tuyên b. Chính ph Israel phi tính trước hai điu : Đánh thế nào ? Và đánh chiếm được ri, s làm gì ?

Israel đã cai tr gii Gaza t năm 1967 đến năm 2005. Sau đó, quân Israel đánh vào gii Gaza 4 ln, ln cui vào các năm 2009 và 2014 ; nhưng mi ln ch khong 18 ngày sau đã rút quân v. Bây gi, cuc đánh, chiếm c còn khó khăn gp bi. Th nht, là sut 16 năm qua quân Hamas đã đào 500 km đường hm chng cht dưới nhng khu gia cư chen chúc, trong mt gii đt ch rng khong 10 km và dài 40 km. Các v tinh nhân to và máy bay không người lái không th nhìn thy các đường hm. Khi quân tn công chui vào hm thì các làn sóng dùng cho radio và h thng đnh v GPS hết hiu lc. Sau chiến dch năm 2014, quân đi Israel đã hun luyn các toán quân chuyên môn đánh trong đường hm. H tìm cách khám phá các ca đu hm, các đa đim khi các máy đin thoi di đng ca quân Hamas bng dưng mt sóng. Cuc chiến trong đường hm có th s kéo dài nhiu tháng, có th hàng năm.

Khó khăn th hai là s dân cư đông đúc, hơn 2 triu người, khó phân bit đâu là c đim quân s, ch nào ch có thường dân. Quân đi Israel đã yêu cu dân Palestine phía Bc gii Gaza hãy tn cư v phía Nam trước khi b tn công. Hơn mt triu người đã di tn, nhưng máy bay Israel cũng đánh bom c nhng vùng phía Nam, giáp biên gii Ai Cp. Trong hai tun l, hơn 6.000 thường dân đã chết vì bom, cao hơn s thương vong trong nhng cuc tn công vào gii Gaza trước đây. Nếu Israel tiến quân và cuc chiến kéo dài, s thường dân chết s lên cao, c thế gii s xúc đng, to áp lc ngoi giao yêu cu Israel ngưng chiến. Ngay bây gi, Hoàng hu Rania, nước Jordan, đã kết án các nước Tây phương im lng, làm ngơ trước con s hơn 6.000 dân Palestine t vong, trong đó có hơn 2.000 tr em.

Ví th quân Israel đánh chiếm, làm ch được các th trn Gaza, thì sau đó s làm gì ? H có th truy lùng, tiêu dit hết các th lãnh quân Hamas, ri quay v. Nhưng khi quân Israel rút đi, tàn quân Hamas s t hp li ngay, nhng th lãnh mi s xut hin. Dù các người ch huy b giết hay b bt hết, s có nhng người khác ni lên, ch nghe lnh ca gii lãnh đo chính tr Hamas vn sng lưu vong ti vương quc Qatar.

Ngược li, quân Israel có th đóng li Gaza lâu dài, như h đã cai tr vùng này trong nhng năm 1967 2005. Tng thng Joe Biden đã khuyến cáo Israel không nên tính chuyn chiếm đóng Gaza lâu dài sau cuc tn công "tiêu dit" nhóm Hamas, như ông Netanyahu đe da. Chính ph Israel s chu trách nhim v cuc sng ca 2,3 triu dân, vi gánh nng chi phí trên mt vùng đt không có tài nguyên nào đ khai thác, chưa k phi duy trì mt lc lượng quân s, cnh sát gi an ninh. Các cuc ni dy chng đi không bao gi ngưng, s đưa ti nhng cuc đàn áp. C thế gii chng kiến s lên tiếng ch trích Israel.

Gii pháp có v p nht" là Israel trao c vùng Gaza li cho chính quyn Palestine ca Tng thng Mahmoud Abbas, đang cai tr vùng Tây Ngn. Nhưng dân Palestine gii Gaza không còn chút lòng kính trng nào đi vi ông Abbas. Nếu Israel đưa Abbas v li Gaza sau nhng cuc oanh tc và tn công đm máu, dân chúng s coi ông như mt k phn bi đóng vai "bù nhìn". Sau khi đng Hamas thng c Gaza năm 2006, quân Fatah ca ông Abbas đã đánh nhau vi h và thua, rút hết v Tây Ngn. Ti nay, ông Abbas ch trc tiếp cai tr vi hơn mt triu trong s gn 2,7 triu dân, trong mt phn ba đt vùng Tây Ngn. S còn li do Israel kim soát và dân Palestine luôn luôn xung đt vi 700.000 người Israel ti lp tri đnh cư ri rác trong vùng này. Lc lượng cnh sát ca ông Abbas, 60.000 người, hoàn toàn bt lc trước các v đng chm liên miên đó.

Cui cùng, Israel có th quay tr li gii pháp cũ khi h tng cai tr gii Gaza : Hp tác vi Ai Cp (Egypt), tuyn chn, b nhim nhng th lãnh dân s đa phương, nm quyn lo vic hành chánh, có quân đi Israel bo đm an ninh. Nhưng hin nay chính ph Egypt không th cng tác vi Israel, cũng như các quc gia Á rp khác trong vùng, k c các nước như Morocco, UAE, gn đây bt đu giao ho vi Israel. Dân Á rp đã biu tình phn đi Israel khp nơi vì các v đánh bom trên dân Palestine Gaza.

Trong lúc Israel chun b tn công Gaza thì các lc lượng chng Israel các nơi khác cũng hot đng. Ti biên gii Lebanon phía Bc, đng Hezbollah, có quân đi riêng, là mt mi đe da thường xuyên t gn 40 năm nay. Đo quân Hezbollah xut hin sau cuc tn công ca quân Israel vào x Lebanon năm 1982 đ đui các lãnh t Mt trn Palestine ra khi x này. Nhóm Hezbollah quy t nhng người theo giáo phái Shi A trong Hồi giáo, đng đo vi đa s dân chúng Iran. Nhóm này, cũng như Hamas, đu được Iran vin tr tài chánh, vũ khí và hun luyn quân s.

Trong khi chun b cuc tn công vào gii Gaza, chính ph Israel đã yêu cu dân hai chc làng gn biên gii Lebanon, trong vòng vài chc cây s, phi di tn. Di đt nm gia hai nước có th tr thành mt vùng oanh kích t do, đ phòng quân Hezbollah tn công đ quân đi Israel phi chia ra chng đ ti hai chiến trường. Th lãnh nhóm Hamas đã gp người đng đu đng Hezbollah Lebanon, cùng vi nhóm Thánh chiến Hồi giáo Palestine, bàn vic phi hp.

Chính ph Biden gi hai hàng không mu hm ti phía đông Đa Trung Hi là mt li cnh cáo đi vi lc lượng Hezbollah và Iran. Nhưng không ai đoán được chế đ thn quyn Tehran s toan tính thế nào. H có th xúi dc các đám quân do V binh Cách mng Hồi giáo Quds (IRGC-QF) bo tr, ti các nước Iraq, Syria, Lebanon, Yemen, đng lot m các cuc tp kích, nhm vào Israel và các căn c ca 30.000 quân M trong vùng Trung Đông. H có th lôi cun Israel, và M, vào mt cuc chiến tranh hao mòn lâu dài, trong khi nước Iran vn đng ngoài, không tham gia trc tiếp.

Gn đây chính ph M đã "trao đi tù binh" vi Iran, nhân đó, tháo khoán 6 t m kim ca Iran đang b phong ta. Nhưng ngay sau khi quân Hamas đt kích tàn sát người Israel, s tin đó đang nm ngân hàng ti Doha, th đô x Qatar, đã b Washington và Doha phong ta li, Iran không nhn được đng nào. Nếu Iran thúc đy các đám quân ph thuc ca h đánh vào Israel và quân đi M Trung Đông, Israel có th s bn ha tin thng vào Tehran ; cuc chiến có th lan rng, lôi kéo không lc M trên các mu hm vào mt trn.

Đu mi ca các cuc xung đt trong vùng bt ngun t mâu thun gia dân Israel và người Palestine, t năm 1948 khi nước Israel thành lp và dân rp chy t nn chiến tranh. T đó đến nay, phn ln dân Palestine vn sng trong các "tri t nn". Gii pháp "hai quc gia" sng bên cnh nhau được các nước nói ti nhiu ln, nhưng gn đây chính ph Israel đã b qua. Th tướng Netanyahu nghĩ ông có th chia r chính quyn Abbas và khi Hamas khiến dân Palestine bt lc, không cn đt vn đ "hai quc gia" na. V tàn sát ngày 7 tháng 10 đã đánh thc c thế gii Á rp và Hồi giáo, khiến h phi nh li s phn lưu vong ca dân Palestine trong 75 năm qua.

Hoàng hu Jordan, Rania Al-Abdullah, đã nhc đến các bà m trong gii Gaza viết tên con trên bàn tay các đa bé, đ nếu chết vì bom n thì hy vng vn có th nhn din, không b chôn vào m tp th. Bà nói, "Tôi ch mun nhc nh c thế gii rng các bà m Palestine cũng yêu con như tt c các bà m trên thế gii", và kết lun : "…ch có mt con đường, là thiết lp mt nước Palestine t do, có ch quyn, sng hòa bình bên cnh nước Israel".

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 26/10/2023

Published in Diễn đàn

Xung đột Israel-Hamas : Ai là thủ phạm vụ nổ bệnh viện ở Gaza ?

Xung đột ở Gaza và những hệ lụy, chính sách nhập cư lỏng lẻo của Châu Âu, giải thưởng Sakharov được truy tặng cho cô Mahsa Amini là những chủ đề được các tờ báo Pháp quan tâm nhất hôm nay 20/10/2023.

benhvien1

Bệnh viện Al-Ahli tại dải Gaza nhìn từ trên không sau vụ nổ. Ảnh chụp ngày 18/10/2023. AP

Vài ngày sau vụ nổ tại bệnh viện Al-Ahli ở Gaza hôm 17/10, làm dấy lên làn sóng phẫn nộ trong thế giới Ả Rập, nhật báo Le Monde dành trang nhất cho việc Palestine và Israel tiếp tục đổ lỗi cho nhau về thảm kịch nói trên.

Một số video cho thấy vụ nổ đi kèm với những giây phút trước đó, được phát trên kênh Al-Jazeera, đã được nhiều chuyên gia quân sự nghiên cứu. Một loạt rocket, được bắn từ lãnh thổ Palestine, trong bóng tối, lúc 18h59 giờ địa phương. Một trong số rocket này đã phát nổ khi đang bay mà nguyên nhân không thể được xác định rõ ràng. Vụ nổ đầu tiên xảy ra sau đó vài giây, tiếp theo là vụ nổ thứ hai ở bệnh viện Al-Ahli.

Hình ảnh về thiệt hại do vụ nổ gây ra được chụp vào ngày hôm sau, cũng được đăng tải trên mạng xã hội, cho thấy một lỗ thủng có đường kính và độ sâu tương ứng với điểm tiếp xúc tại bãi đậu xe của bệnh viện, được cho là của quả đạn phát nổ. Có rất nhiều chiếc xe bị cháy, nhưng phạm vi thiệt hại dường như tương đối hạn chế và các tòa nhà của bệnh viện nhìn chung vẫn không suy suyển.

Cho đến thời điểm này, các chuyên gia quân sự vẫn chưa thể thống nhất ý kiến và đi đến một kết luận dựa trên những hình ảnh này. Justin Bronk, nhà nghiên cứu tại Royal United Services Institute (RUSI) ở Luân Đôn, chuyên gia về các vấn đề trên không, nghiêng về luận điểm của quân đội Israel rằng đây là một tai nạn do những quả rocket mà tổ chức Hamas bắn đi, và được cho là đã bị Iron Dome, hệ thống phòng không của Israel, đánh chặn, khiến chúng rơi xuống bãi đậu xe và khu vườn của bệnh viện, nơi có nhiều dân thường. Đối với nhiều chuyên gia, quy mô của sức công phá được trông thấy trên mặt đất dường như không tương ứng với quy mô của một vụ ném bom, đặc biệt là bom điều khiển từ xa – được gọi là JDAM – một loại vũ khí truyền thống được sử dụng bởi lực lượng không quân Israel.

Việc tên lửa bắn từ Gaza rơi xuống lãnh thổ Palestine thường xuyên xảy ra do chúng bị đánh chặn hoặc do quỹ đạo bị lỗi. Đại tá Michel Goya của lực lượng hải quân Pháp nhắc lại cuộc xung đột giữa Israel và Hamas vào mùa hè năm 2014, với 188 quả rocket được phóng từ Palestine đã bị rơi trước khi băng qua biên giới. Hôm 18/10, quân đội Israel tuyên bố tổng cộng 450 quả rocket của Palestine bị đánh chặn đã rơi xuống dải Gaza kể từ khi xung đột nổ ra hôm 07/10.

Tuy nhiên, luận điểm của Israel cũng khơi dậy sự ngờ vực đối với một số chuyên gia, bởi vì trong quá khứ, các bằng chứng do Nhà nước Do Thái đưa ra để "thoát tội" đã từng bị phản biện. Điển hình là trường hợp của Shireen Abu Akleh, nhà báo của kênh Al-Jazeera, bị quân đội Israel bắn chết vào tháng 05/2022 tại Jenin, Cisjordanie. Mặc dù chính phủ Israel một mực cáo buộc các chiến binh Palestine về cái chết của cô, song các cuộc điều tra của một số cơ quan truyền thông và tổ chức nhân quyền đã bác bỏ luận điểm này.

Macron lưỡng lự về chuyến đi Israel

Về khía cạnh ngoại giao, Le Monde quan tâm đến việc tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang suy tính có nên đi Israel hay không, và đi với mục đích gì ? Ông Macron đang cân nhắc mọi khả năng, đánh giá những rủi ro và lợi ích. Vào thời điểm Israel chuẩn bị tiến hành một cuộc tấn công trên bộ vào dải Gaza, nguyên thủ quốc gia Pháp dường như sẵn sàng, nhưng vẫn do dự khi tính đến chuyện đi Tel Aviv. Bên lề chuyến thăm chính thức Albania, hôm 17/10, chủ nhân điện Elysée đã thừa nhận ông có thể sẽ tới Israel "trong những ngày hoặc tuần tới". Ông phát biểu : "Mong muốn của tôi là có thể đến đến Israel và đạt được một thỏa thuận cụ thể về việc xuống thang hoặc về các vấn đề nhân đạo".

Chuyến thăm của tổng thống Pháp tới Israel đã được lên kế hoạch từ ngày 07/10 ngay sau các cuộc tấn công của Hamas nhắm vào Israel, nhưng dường như ông Macron vẫn đang lưỡng lự, trong khi hàng loạt các nguyên thủ quốc gia trên thế giới đã đổ xô tới Israel, từ thủ tướng Đức Olaf Scholz đến tổng thống Mỹ Joe Biden, và gần đây nhất là thủ tướng Anh Rishi Sunak.

Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al-Sissi cũng đã mời tổng thống Macron dự một hội nghị diễn ra vào ngày mai 21/10 để thảo luận về tương lai cuộc đấu tranh của người Palestine, điều có thể khiến ông Macron quyết tâm tới Trung Đông, tạo điều kiện cho Pháp khẳng định lập trường của mình, giữa việc ủng hộ Israel đối mặt với chủ nghĩa khủng bố và mối quan tâm đối với chính nghĩa của Palestine. Tuy nhiên, Paris lo ngại rằng hội nghị thượng đỉnh này sẽ dẫn đến một thông cáo chống Israel, điều khiến điện Elysée lo lắng.

Chính sách nhập cư của Pháp cần được sửa đổi

Bài xã luận của tờ Le Figaro chỉ trích gay gắt chính sách nhập cư của Pháp. Hãy nghe lại phát biểu hồi đầu tuần của em gái thầy Samuel Paty, người bị một kẻ khủng bố chặt đầu cách đây 3 năm. Bà Mickaëlle Paty nói : "Nếu cái chết của anh trai tôi đã thay đổi được gì thì lẽ ra thầy Dominique Bernard vẫn còn sống". Chỉ một câu nói, người phụ nữ này đã tóm tắt tâm trạng của đại đa số người dân Pháp. Các nhà lãnh đạo đã làm gì trong suốt 3 năm từ bi kịch ở Conflans-Sainte-Honorine cho đến ở Arras, hai vụ có rất nhiều điểm tương đồng : chủ nghĩa Hồi Giáo, quá khứ của hung thủ, nghề nghiệp của nạn nhân, phương thức gây án, những sai sót trong chính sách nhập cư của Pháp ? Phát biểu của bà Paty được hiểu như một phán quyết cuối cùng : "Đã không có biện pháp cụ thể nào được thực hiện, và cái chết của anh tôi không hề được phân tích tỉ mỉ".

Liệu cuộc tấn công ở Arras cuối cùng có thức tỉnh các nhà lãnh đạo, và buộc Pháp phải nhìn thẳng vào sự thật ? Nhật báo thiên hữu quả quyết rằng toàn bộ chính sách nhập cư của Pháp cần phải được xem xét lại để kiểm soát tốt hơn dòng người nhập cư. Cần phải đóng cửa biên giới đối với những nhân vật không được hoan nghênh, hoặc là trục xuất họ. Cần phải tỏ ra cứng rắn, thậm chí là tàn nhẫn đối với những người có thể trở thành sát thủ, những kẻ đã hạ sát Samuel Paty và Dominique Bernard. Le Figaro cho rằng cần phải dẹp bỏ các ngoại lệ vì lý do gia đình, đẩy nhanh thủ tục pháp lý liên quan đến vấn đề này, ngưng hỗ trợ các hiệp hội giúp đỡ di dân, dẫn đến việc "sản sinh" ra những kẻ lạm dụng lòng tốt của chính quyền để thực hiện những hành động man rợ. Giờ đây, các bài diễn văn không còn đủ sức thuyết phục, những bài diễn văn sáo rỗng sau mỗi cuộc tấn công khủng bố, kể từ vụ tấn công của Mohammed Merah tại Toulouse hồi năm 2012.

Thay vì chú ý đến những phát biểu của Karim Benzema, bộ trưởng Nội vụ Gérald Darmanin nên tìm cách thông qua những đạo luật siết chặt nhập cư phù hợp với những thách thức mà đất nước đang đối mặt. Thay vì lên án "sự ngây thơ" của các thể chế Châu Âu khi đối mặt với chủ nghĩa thánh chiến, thì trước tiên, Pháp phải thừa nhận những sai sót trầm trọng trong vấn đề này. Tổng thống Emmanuel Macron từng nói rằng "mọi nền dân chủ đều có điểm yếu". Điều đó không sai, nhưng khi đối mặt với chủ nghĩa khủng bố Hồi Giáo thì tốt hơn hết là không nên phạm sai lầm.

Thụy Điển muốn thắt chặt chính sách nhập cư

Theo nhật báo kinh tế Les Echos, Thụy Điển cũng có những mối quan ngại tương tự. Trong bối cảnh Arras tổ chức tang lễ cho thầy Dominique Bernard, nhà giáo bị đâm chết trong cuộc tấn công thánh chiến và hai công dân Thụy Điển bị bắn chết ở Bỉ, Liên Hiệp Châu Âu (EU), hôm qua, đã đề cập đến những hồ sơ này trong cuộc họp ở Luxembourg.

Trước đó một hôm, trong cuộc họp với thủ tướng Bỉ Alexander De Croo, đồng nhiệm Thụy Điển Ulf Kristersson nhấn mạnh : "Chúng ta phải có khả năng bảo vệ biên giới của mình. Chúng ta cần biết ai đang ở Thụy Điển, hợp pháp hay bất hợp pháp. Những người sồng bất hợp pháp sẽ bị trục xuất".

Uỷ viên Nội vụ Châu Âu, bà Ylva Johansson, cũng nhấn mạnh rằng việc kẻ khủng bố giết hai người Thụy Điển tại Bruxelles đã ở lại Liên Âu kể từ năm 2011, mặc dù đơn xin tị nạn của người này đã bị bốn quốc gia từ chối, là một "hồi chuông cảnh báo". Do đó, bà Johansson kêu gọi khối 27 phối hợp chặt chẽ hơn trong việc trục xuất những người không có giấy tờ hợp lệ và khẩn trương xem xét lại các quy định có hiệu lực từ năm 2008.

Các bộ trưởng của Liên Âu cũng thảo luận về việc tăng cường hợp tác xuyên biên giới giữa cảnh sát, cuộc chiến chống thông tin sai lệch và tình trạng cực đoan hóa trực tuyến. Hiện tượng này ảnh hưởng đến những người ngày càng trẻ, bao gồm cả những thiếu niên ở độ tuổi 11-14.

Mahsa Amini được truy tặng giải thưởng Sakharov

Về lĩnh vực xã hội, tờ La Croix dành bài xã luận cho sự kiện giải thưởng nhân quyền Sakharov năm nay được trao cho cô Mahsa Amini và phong trào "Phụ nữ, Cuộc sống, Tự do" ở Iran. Mahsa Amini đã chết vì đeo khăn trùm đầu "không đúng cách". Để ngăn hiện tượng tương tự xảy ra, người dân Iran đã vùng lên từ hơn một năm qua. Một năm đầy thách thức đối với chế độ Hồi Giáo qua những cuộc biểu tình công khai với mái tóc tung bay trong gió. Một năm với những cuộc đàn áp, tra tấn, bỏ tù và giết chóc, bằng chứng cho thấy chế độ thần quyền và quyền tự do của phụ nữ khó lòng hòa hợp được với nhau.

Lòng dũng cảm đáng kinh ngạc của những người tham gia biểu tình trong phong trào "Phụ nữ, Cuộc sống, Tự do" tiếp tục khơi dậy sự ngưỡng mộ trên toàn thế giới. Việc Nghị Viện Châu Âu hôm qua quyết định trao giải thưởng Sakharov danh giá cho những người tham gia phong trào, cũng như cho người vô tình khởi xướng nó, cô Mahsa Amini, bị chết sau khi cảnh sát bắt đi, là bằng chứng của sự ngưỡng mộ này. Cùng với chủ tịch Nghị Viện Châu Âu Roberta Metsola, các dân biểu đã "kêu gọi tập hợp tất cả những người bảo vệ sự bình đẳng, nhân phẩm và tự do ở Iran".

Nhật báo công giáo kết luận, giống như giải Nobel Hòa Bình, được trao cách đây vài ngày cho nhà báo và nhà hoạt động người Iran Narges Mohammadi, giải thưởng Sakharov lần này chứng tỏ "cộng đồng quốc tế" không nhắm mắt trước những vấn đề liên quan đến nhân quyền, rằng quyền lợi của cả nam giới lẫn phụ nữ đều cần được tôn trọng.

Phan Minh

Published in Quốc tế
Trang 1 đến 2