Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nhà ngoại giao Hoa Kỳ tìm hiểu cáo buộc nhóm Hiến pháp bị đánh trong trại giam (VOA, 29/05/2020)

Một nhà ngoi giao Hoa Kỳ va gp gia đình ca các thành viên nhóm Hiến Pháp đ tìm hiu v cáo buc nói rng h b công an đánh đp trong tri giam thành ph H Chí Minh trước khi v án "phá ri an ninh" được đưa ra xét x.

vn1

Ông Gaetan Damberg-Ott, Viên chức Chính trị của Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ, gặp gỡ các nhà hoạt động và gia đình của Nhóm Hiến pháp,18/05/2020. Photo Facebook Vo Ngoc Luc.

Bà Huỳnh Thị Kim Nga, v ca nhà hot đng Ngô Văn Dũng, nói vi VOA :

"Ngày 18/05 tôi có đến tri giam Chí Hòa và gp anh Dũng và sau đó có hn gp nhà ngoi giao ca Tng Lãnh s quán Hoa Kỳ.

"Tôi có trình bày với h vic anh Dũng b đánh và cùm chân, nhập viện mt tun, ri b cùm chân mt tun na [ s 4 Phan Đăng Lưu], ri sau đó nh được chuyn sang tri giam Chí Hòa".

Bà Kim Nga thuật li ri ông Dũng k nguyên nhân ông b đánh và k lut t hôm 12/04 :

"Ảnh nói rng người ta đánh anh Lê Quý Lc, cũng là thành viên ca nhóm Hiến pháp. nh mi lên tiếng bo v anh Lê Quý Lc. H đin thoi vi nhau nói gì đó, sau đó có mười my người bt hết mt, vào ban đêm, đến m ca phòng, kéo anh Dũng ra ngoài. C mười mấy người đánh nh. nh b tét đu và đưa đi nhp viên mt tun".

VOAđã liên lạc vi Cơ quan An ninh Điu tra, Công an Thành ph H Chí Minh s 4 Phan Đăng Lưu, Bình Thnh, đ tìm hiu thêm v cáo buc này nhưng chưa được phn hi.

Nhà hoạt đng Ngô Văn Dũng, Lê Quý Lộc, cùng vi 6 thành viên khác ca nhóm Hiến pháp b bt giam t tháng 09/2018 vi cáo buc "phá ri an ninh" theo điu 118 B lut Hình s, do tham gia và t chc các cuc biu tình  Thành phố H Chí Minh. Sau hai ln b hoãn, v án cho đến nay vẫn chưa được xét x.

Bà Nga cho biết phía Hoa Kỳ bày t quan tâm v v án này và nói rng đi din ca h s xin phép chính quyn Vit Nam đ d khán phiên tòa sp ti.

Theo nhà hoạt đng tôn giáo Võ Ngc Lc Buôn Ma Thut, người cũng tham d cuc gp vi nhà ngoi giao M, ngoài vic tìm hiu v vic các thành viên nhóm Hiến Pháp b đánh, đi din Tng Lãnh s quán Hoa Kỳ còn hi thêm v tình hình sinh hot các tôn giáo, trong đó có Chùa Phước Bu, các h phái Tin lành, nht là Menonite.

*********************

Bộ Tài nguyên và môi trường giải trình về lùi sửa Luật Đất đai (RFA, 29/05/2020)

Bộ Tài nguyên và môi trường cho biết một trong những lý do chính phải lùi sửa Luật Đất đai là có một số nội dung phải được sửa đổi toàn diện và sẽ lấy kiến toàn dân cho việc sửa đổi bộ luật này.

vn2

Cuộc chiến pháp lý về đất đai ở Việt Nam - Ảnh minh họa.

Truyền thông trong nước, vào ngày 29/5 loan tin Bộ Tài nguyên và môi trường vừa gửi báo cáo đến đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành để giải trình về lý do lùi sửa Luật Đất đai với nội dung chính như vừa nêu.

Trong báo cáo này, Bộ Tài nguyên và môi trường nhấn mạnh rằng Luật Đất đai 2013 bộc lộ rất nhiều bất cập. Chẳng hạn như việc tổ chức thi hành pháp luật chưa tốt, làm giảm hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai. Hay việc quản lý, sử dụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước, đất cho các dự án du lịch có yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh chưa chặt chẽ. Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho một số dự án triển khai còn chậm, có nơi chưa hợp lý, ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất. Hoặc việc sử dụng quỹ đất để thanh toán cho nhà đầu tư theo hình thức xây dựng-chuyển giao (BT) chưa được quy định cụ thể, chặt chẽ, còn bị lợi dụng…

Bộ Tài nguyên và môi trường cho hay sau khi tổ chức các hội thảo và tham khảo ý kiến các bộ, ngành và giới chuyên gia thì nhận thấy rằng Luật Đất đai 2013 có 6 nội dung cần phải sửa đổi luật toàn diện, chứ sửa đổi và bổ sung sẽ không thể giải quyết được căn cơ vấn đề bất cập và hạn chế hiện nay.

Sáu nội dung được Bộ Tài nguyên và môi trường quyết định cần phải sửa đổi toàn diện có một số đáng chú ý như các chính sách mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân ; chính sách quản lý, sử dụng đất trồng lúa và vấn đề an ninh lương thực. Hoặc việc sử dụng đất có yếu tố nước ngoài nhằm bảo đảm được an ninh quốc phòng, ổn định chính trị, kinh tế xã hội, vừa không tác động xấu đến môi trường đầu tư kinh doanh có yếu tố nước ngoài…

Bộ Tài nguyên và môi trường cho biết thêm trong báo cáo rằng Đại hội Đảng XIII sẽ thông qua Nghị quyết Đại hội, trong đó có định hướng lớn về tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai và Nghị quyết này là định hướng quan trọng trong việc sửa đổi Luật Đất đai.

Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và môi trường cho rằng Dự án Luật Đất đai sửa đổi cần có thời gian chuẩn bị để lấy ý kiến của toàn dân vì bộ luật này có tác động rất lớn đến xã hội, phát triển kinh tế và ổn định chính trị-xã hội.

Dự án Luật Đất đai sửa đổi dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2020 và có hiệu lực vào giữa năm 2021. Tuy nhiên, trong phiên họp hôm 22/5, Chính phủ đã đề nghị lùi thời gian sửa Luật đất đai và dự kiến sẽ trình Dự án Luật đất đai sửa đổi tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa XV vào đầu năm 2021.

Tranh chấp liên quan đất đai được các cơ quan chức năng Việt Nam thừa nhận chiếm đa số các vụ kiện dai dẳng lâu nay. Những vụ việc gây chú ý công luận như Đồng Tâm, Thủ Thiêm, Dương Nội… đều liên quan đến tranh chấp đất đai giữa người dân và chính quyền địa phương, doanh nghiệp.

*******************

Tình trạng xuống cấp của đường băng sân bay Nội Bài tiếp tục bị cảnh báo (RFA, 29/05/2020)

Bộ Giao thông và vận tải tiếp tục đưa ra cảnh báo về tinh trạng xuống cấp ngày càng nghiêm trọng trên bề mặt cất hạ cánh và đường lăn của sân bay Nội Bài ở thủ đô Hà Nội.

vn3

Tình trạng xuống cấp của sân bay Nội Bài được ghi nhận. vtc.vn

Theo thông tin truyền thông trong nước loan đi vào ngày 29/5, Bộ Giao thông và vận tải cảnh báo tình trạng xuống cấp tại sân bay Nội Bài ngày càng nghiêm trọng khi xuất hiện vết lún vệt bánh tàu bay trên đường cất hạ cánh 11L/29R (1A) và 11R/29L (1B). Ngoài ra, các đường lăn có kết cấu bê tông xi măng, trên bề mặt thường xuyên xuất hiện hư hỏng như bong bật, nứt vỡ. Đặc biệt vào mùa mưa.

Thứ trưởng Bộ Giao thông và vận tải Lê Anh Tuấn yêu cầu Ban Quản lý dự án Thăng Long tổ chức xây dựng trình tự và kế hoạch, căn cứ tính chất kỹ thuật, tiến độ thực hiện dự án. Bên canh đó, đề xuất phân chia các gói thầu và xây dựng quy trình, tiêu chí đánh giá năng lực, kinh nghiệm, cập nhật thông tin nhà thầu đã tham gia thực hiện các dự án xây dựng công trình giao thông có quy mô.

Ngày 27/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý để Bộ Giao thông và vận tải thực hiện giao thầu dự án nâng cấp đường băng Nội Bài, Tân Sơn Nhất và yêu cầu Bộ Giao thông và vận tải chịu trách nhiệm toàn diện trong việc tổ chức thực hiện, bảo đảm tiến độ, hiệu quả ; không để phát sinh tiêu cực tham nhũng, gây thất thoát lãng phí tài sản nhà nước.

*******************

Công an triệt phá đường dây đánh bạc trực tuyến 64 ngàn tỷ đồng (RFA, 29/05/2020)

Công an Hà Nội hôm 28/5 cho biết vừa triệt phá một đường dây đánh bạc trực tuyến, với tổng số tiền giao dịch lên tới 64 ngàn đồng tỷ đồng.

vn4

Một đường dây đánh bạc trực tuyến, với tổng số tiền giao dịch lên tới 64 ngàn đồng tỷ đồng vừa bị triệt phá. Courtesy CTV - Ảnh minh họa

Truyền thông trong nước loan tin vừa nói hôm 29/5 và cho biết đường dây này bị phát hiện với sự phối hợp của Công an Hà Nội và Cục An ninh mạng Bộ Công an.

Lực lượng chức năng trong quá trình điều tra đã bắt giữ Trương Ngọc Tú, sinh năm 1983, trú tại phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội và 15 đồng phạm để điều tra việc tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên mạng.

Theo Công an Hà Nội, nhóm này tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên mạng Internet với trò chơi "Nổ hũ"... trò chơi này mô phỏng những trò chơi truyền thống như tá lả, tôm cua cá, xóc đĩa... Người muốn chơi phải nạp tiền thông qua hệ thống các đại lý để lấy điểm... rồi chơi bài, cá cược... sau đó nếu thắng thì đổi điểm qua trò chơi để lấy tiền thật.

Các thành viên tổ chức đánh bạc trực tuyến này sử dụng mạng xã hội, hoạt động kín kẽ, có phân cấp quản lý, giám sát chặt chẽ... mức cảnh báo, bảo mật cao.

Khi kiểm tra các địa điểm hoạt động của tổ chức này hôm 22/5, công an Hà Nội đã thu giữ 34 điện thoại, 23 thẻ ATM, 5 máy tính và hàng trăm sim điện thoại...

Tin cho biết, đường dây tổ chức đánh bạc trên Internet này hoạt động từ năm 2018 với quy mô đặc biệt lớn. Trò chơi "Nổ hũ", đã có hàng triệu tài khoản được đăng ký tham gia đánh bạc với 24 đại lý cấp 1 và hàng trăm đại lý cấp 2. Hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra vụ án.

Hồi cuối tháng 11 năm 2018, Tòa án tỉnh Phú Thọ đã xét xử vụ án đường dây đánh bạc nghìn tỷ qua mạng và có hai cựu tướng công an gồm Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh và và cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Cục trưởng Cục phòng chống Tội phạm Công nghệ cao lần lượt bị tuyên 9 và 10 năm tù giam vì những liên can trong đường dây đánh bạc này.

Published in Việt Nam

Cơ quan chức năng tiếp tục khống chế mọi thông tin và hoạt động liên quan cái chết cụ Lê Đình Kình (RFA, 17/04/2020)

Vài ngày trước ngày giỗ 100 ngày mất của cụ Lê Đình Kình, chính quyền địa phương đã điều động công an cơ động đến khu vực nhà bà Dư Thị Thành, vơ cụ Kình, để canh giữ.

ldk1

Tranh phát họa cụ Lê Đình Kình. Gofundme Đồng Tâm

Bà Thành cho RFA biết hôm ngày 17 tháng 4 :

"Từ ngày 15 tháng 4 đến giờ, công an người ta đến canh nhà tôi suốt cho đến ngày hôm nay là ngày giỗ 100 ngày của ông, thì người ta đến làm việc với dân là sau này có ai hỏi gì và không được nói gì. Người canh thì họ cứ ngồi ngoài đấy thôi ; có người đến thì họ gọi lên văn phòng. Còn những người (canh) thì họ cứ ngồi đấy thôi".

Hiện tại, liên quan đến vụ án Đồng Tâm, có tổng cộng 28 người đang bị giam giữ, trong số đó, bà Thành lo lắng nhất là anh Lê Đình Chức vì tình trạng sức khỏe rất nghiêm trọng sau khi bị đánh vỡ đầu vào ngày 9 tháng 1 :

"Chúng tôi có làm đơn để xin cho cháu Chức đưa đi ra để chữa bệnh nhưng người ta vẫn chưa đáp ứng ; Chức bị đánh vỡ đầu (trong vụ 9/1) bây giờ liệt hết nửa người rồi. Bây giờ làm đơn xin cho ra nhưng người ta không chấp thuận".

Bà Thành cho biết thêm, thông tin về tình trạng của tất cả 28 người đang bị giam giữ hiện gia đình vẫn không được cho biết :

"Mình không được biết, không được cho vào và làm gì hết. Họ như biệt tăm, không biết".

ldk2

Bà Dư Thị Thành trong đám tang cụ Lê Đình Kình. FB

Cùng ngày, nhà hoạt động Trịnh Bá Phương cho hay đã hơn một tháng qua, nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra hướng giải quyết sau khi đơn tố giác của gia đình cụ Kình và cụ Thành được gửi đến Viện Kiểm soát Tối cao, yêu cầu điều tra hành vi của hàng trăm cảnh sát cơ động tấn công và giết cụ Kình tại phòng ngủ. Ngoài ra, thông tin về 28 người bị bắt giam vẫn không được làm rõ :

"Qua thông tin của gia đình cụ Dư Thị Thành cho biết thì các luật sư của anh Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Uy và Lê Đình Doanh cũng có tham dự cung với các anh một lần. Trong khoảng 1 tháng nay do dịch bệnh Covid-19, nên bên cảnh sát điều tra họ cũng không tiến hành hỏi cung nên các luật sư vẫn chưa đến lần thứ hai".

Về vấn đề này, luật sư Ngô Anh Tuấn, luật sư đại diện và bào chữa cho ông Lê Đình Quang, một trong những người dân Đồng Tâm bị công an bắt giữ, cho biết hiện tại những người bị bắt đang tại trại giam số 2 tại Thanh Trì, Hà Nội. Theo luật sư Tuấn, tính đến nay ông cùng các luật sư bào chữa khác đã đến lấy cung một lần, nhưng từ khi dịch Covid-19 bùng phát hơn một tháng nay, cơ quan chức năng không có tiến hành lấy cung :

"Việc này trúng vào đợt dịch, nên chúng tôi cũng chưa gắt gao về việc ý kiến, nhưng sắp tới chúng tôi sẽ có ý kiến về vấn đề này, có nghĩa là yêu cầu họ phải trả lời cụ thể, chứ không phải nói sơ là ông chết vì lý do này, bắn vì phản động…, nếu chết người thì phải có lý do và có thông tin rõ ràng, nên chúng tôi sẽ yêu cầu làm rõ điều này. Hiện tại, chưa có bất cứ thông tin nào từ phía cơ quan công an, cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Hà Nội thi vẫn chưa. Viện Kiểm soát Cấp cao cũng đã truyền đơn xuống thành phố rồi, hiện tại họ vẫn chưa trả lời".

Theo ông Tuấn, trong lần đi lấy cung đầu tiên ông không được cho biết là có tình trạng bức cung, tra tấn xảy ra trong trại giam :

"Trước đây, việc có bức cung hay không thì thực tế trong thời gian này thì không ai nói ; không ai biết những vết thương mà họ bị đánh. Nếu có chụp lại thì có thể xảy ra trước giai đoạn bị tạm giam, cho nên trong thời gian trong trại tạm giam, thì mặc dù không độc lập với các ngành khác, nhưng họ quản lý tương đối tốt".

Tuy nhiên, anh Trịnh Bá Phương cho biết những khi tìm hiểu qua cụ Dư Thị Thành và những nhân chứng khác, tình trạng tra tấn các tù nhân bị giam là có xảy ra :

"Theo tôi được biết, ngay sao vù đàn áp hôm 9 tháng 1, sau khi cảnh sát cơ động giết cụ Kình và bắt hơn 20 người đó thì rất nhiều người đã bị đánh đập rất tàn bạo. Cụ Dư Thị Thành trước khi về cũng chứng kiến con trai cụ là Lê Đình Công đã bị đánh rất dã man. Ông Bùi Đức Hiếu cũng bị đánh rất tàn bào, phải truyền nước. Rất nhiều dấu hiệu của sự tra tấn và bức cung. Rất nhiều nhân chứng và cụ Dư Thị Thành đã cho biết như vậy".

Bà Thành cho biết đến thời điểm này, thư tố giác cho vụ cụ Kình bị giết trong phòng ngủ vẫn chưa thấy cơ quan chức năng nào hồi đáp. Luật sư Ngô Anh Tuấn cho biết, thời hạn cho các cơ quan chức năng đưa ra kết luận cho đơn tố giác tội phạm là từ 2-4 tháng :

"Trong thời hạn đơn tố giác tội phạm, họ phải phân loại trong vòng 2 tháng họ phải trả lời. Nếu họ nói họ không có cơ sở thì họ cũng phải trả lời bằng văn bản trong vòng 2 tháng được đưa ra. Sua 2 tháng đó còn gia hạn thêm 2 tháng nữa là 4 tháng thì họ phải ra kết luận. Tối đa là 4 tháng họ phải ra kết luận thông báo về việc xử lý đơn, thư của mình. Nếu không có trả lời trong vòng 2 tháng thì các luật sư đại diện các nạn nhân sẽ có đơn thư ý kiến khiếu nại đối với các cơ quan có liên quan".

Hiện tại, bà Dư Thị Thành vẫn tiếp tục làm đám giỗ 100 ngày cho cụ Kình, nhưng chỉ bao gồm các thành viên trong gia đình do vẫn đang bị chính quyền canh giữ chặt chẽ.

Anh Trịnh Bá Phương cho biết chính quyền vẫn tiếp tục cử lực lượng công an đến canh nhà anh và nhiều nhà hoạt động khác quan tâm đến vụ án Đồng Tâm :

"Tôi nghĩ là có thể cũng trong dịp 100 ngày cụ Kình mất, công an đến để quấy nhiễu và khống chế gia đình để ngăn chặn mọi người có thể làm theo phong tục truyền thống, 100 ngày có thắp hương lên cụ Kình. Chắc là phía công an họ cũng sợ nên họ mới tổ chức canh giữ nhiều người đến vậy".

Anh Lã Việt Dũng cũng cho biết, trong thời gian này những nhà hoạt động như anh chỉ có thể lên tiếng, chứ chưa thể đi đến được Đồng Tâm để chia sẻ cùng gia đình :

"Bởi vì hiện tại đến bây giờ và chắc chắn là ngày mai nữa về việc công an họ đến canh từng nhà những người hoạt động về vụ Đồng Tâm. Họ canh suốt, nên chắc chắn họ sẽ không thể nào có thể động viên trực tiếp một sự chia sẻ, hay cúng viến và tham dự đám giỗ được".

Cũng theo anh Dũng, do tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn ra, nên việc đến thăm cũng là điều khó khăn cho nhiều người. Ngoài ra, anh Dũng cho rằng chính quyền có thể căn cứ vào việc ngăn chặn dịch bệnh và giãn cách xã hội để có lý do bắt người một cách trái phép.

**********************

Xiết chặt thông tin,Covid-19 : Giới nhân quyền lo ngại nghị định mới của Việt Nam về tin giả (RFI, 16/04/2020)

Hôm 15/04/2020, một nghị định mới bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam để xử phạt những người tung tin giả trong bối cảnh trên mạng có rất nhiều tin đồn, thông tin sai lạc về dịch Covid-19 đang hoành hành trên khắp thế giới và đã lây nhiễm 268 người ở Việt Nam tính đến hôm nay.

xiet1

Ảnh minh họa. Người dân ghi hình một sự kiện tại Hà Nội hôm 26/02/2019. © Reuters/Kim Kyung-Hoon

Nghị định mới quy định mức phạt từ 10 đến 20 triệu đồng đối với những tổ chức nào có hành vi "cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống". Đối với cá nhân vi phạm, mức xử phạt bằng phân nửa số tiền nói trên.

Từ nhiều ngày qua, các chính quyền địa phương đã phạt tiền hàng trăm người tung lên mạng các "fake news" (tin giả) về virus corona chủng mới. Nghị định mới thay thế cho nghị định 2003, nêu cụ thể hành vi "cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật".

Thật ra nghị định mới không phải là được ban hành nhằm đối phó với các tin giả trên mạng về dịch Covid-19, cho nên theo hãng tin Reuters, văn bản này gây lo ngại cho các tổ chức nhân quyền, vốn đã chỉ trích mạnh mẽ luật an ninh có hiệu lực từ năm ngoái ở Việt Nam.

Nghị định mới cũng quy định xử phạt những người nào chia sẻ trên mạng những bài viết bị cấm phổ biến ở Việt Nam, tiết lộ bí mật Nhà nước hoặc đăng các bản đồ không ghi rõ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

Reuters trích lời bà Tanya O’Carroll, giám đốc Amnesty Tech của tổ chức Ân xá Quốc tế, cho rằng nghị định này "cung cấp một vũ khí mới cho chính quyền Việt Nam trong việc trấn áp trên mạng"... Theo bà, nghi định có những điều khoản vi phạm hiển nhiên các nghĩa vụ của Việt Nam đối với quốc tế về nhân quyền.

Về việc đối phó với dịch Covid-19, theo báo chí trong nước, hôm qua, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý với kiến nghị kéo dài thời gian cách ly xã hội đến 22/04, thậm chí có thể đến 30/04, tại một số địa phương "có nguy cơ cao", trong đó có Hà Nội và Sài Gòn.

Thanh Phương

*****************

Việt Nam ra hình phạt cho việc phát tán ‘tin giả’ và ‘bí mật nhà nước’ (VOA, 16/04/2020)

Một ngh đnh mi nhm x pht vic phát tán "tin gi" hoc tin đn "gây hoang mang dư lun" trên mng xã hi va có hiu lc Vit Nam hôm 15/4 gia lúc nhng bình lun v đi dch Covid-19 ngày càng lan nhanh trên mng quc gia Đông Nam Á này.

xiet2

Người dân đeo khu trang đi qua mt áp phích cnh cáo v vic phát tán "tin gi" trên mng v virus corona Hà Ni hôm 14/4. Mt ngh đnh mi va được đưa ra đ x pht nhng người vi phm điu này.

Kể t khi dch viêm phi cp do virus corona gây ra bùng phát Vit Nam hi cui tháng 1, chính quyn đã x pht hàng trăm người vì đưa thông tin mà h cho là "tin gi" – mt thut ng tr nên ni tiếng sau khi Tng thng M Donald Trump dùng để ch trích các tin tc mà ông nói là ba đt trên truyn thông M – v loi virus đang làm hàng trăm nghìn người thit mng trên toàn thế gii. Tuy nhiên ngh đnh mi này, được son tho vào tháng 2 va qua, thay thế mt ngh đnh ban hành năm 2013, trong đó không có quy định v x pht "tin gi".

Nghị đnh 15/2020/NĐ-CP v x pht vi phm hành chính trong nhiu lĩnh vc, có hiu lc t ngày 15/4, đã c th hoá và "ưu tiên" mt mc đ quy đnh các hành vi vi phm thông tin trên mng, theo truyn thông trong nước, theo Thanh Niên.

Theo Điều 101 ca nghị đnh mi, hành vi cung cp thông tin "sai s tht, xuyên tc, vu khng, xúc phm uy tín ca cơ quan, t chc, danh d, nhân phm ca cá nhân" s b x pht lên đến 20 triu đng. Mc pht tương t s được áp dng cho hành vi cung cp và chia s thông tin "bịa đt, gây hoang mang trong nhân dân, kích đng bo lc, ti ác, đánh bc hoc phc v đánh bc…"

Việc tiết l thông tin mà chính quyn cho là "bí mt nhà nước, bí mt đi tư ca cá nhân và bí mt khác mà chưa đến mc truy cu trách nhim hình s" có thể b pht đến 30 triu đng, theo ngh đnh được Thanh Niên trích dn.

Các mức pht này còn áp dng cho nhng ai dùng mng xã hi đ "cung cp, chia s hình nh bn đ Vit Nam nhưng không th hin hoc th hin không đúng ch quyn quc gia" hay "chia sẻ đường dn đến thông tin trên mng có ni dung b cm", theo trích dn ca Tui Tr.

Nghị đnh này không ch nhm ti vic đi phó vi nhng thông tin và bình lun trên mng xã hi v đi dch Covid-19 Vit Nam nên nó đang gây ra nhng quan ngi cho các nhóm đấu tranh cho nhân quyn mà trước đây thường lên tiếng ch trích lut an ninh mng ca Vit Nam, được áp dng t đu năm ngoái.

"Nghị đnh này li cho các gii chc Vit Nam thêm mt vũ khí đ đàn áp trên mng", Giám đc v Công ngh ca t chc Ân xá Quốc tế (Amnesty International) Tanya O’Carroll, nói vi Reuters. "Nó bao gm nhiu điu khon vi phm trng trn nghĩa v nhân quyn quc tế ca Vit Nam".

Mark Little, CEO và nhà sáng lập công ty công ngh Kinzen và phóng viên ca TRE News Ireland, cho rằng nhng b lut như vy không bo v xã hi khi nhng thông tin sai s tht. Ông viết trên trang Twitter cá nhân rng đây là mt s tn công vào "nhng tin gi" mà chúng ta gi là mt nn báo chí t do.

Ngoài việc ngăn chn thông tin "sai s tht" về virus corona, chính quyn Vit Nam vào tháng trước đã phát đng mt chiến dch tuyên truyn bng hình nh trên các áp phích vi khu hiu "Tin gi gánh hu qu tht".

Tổ chc Người bo v Nhân quyn gn đây đã lên tiếng vic hơn 650 Facebooker ti Vit Nam bị triu tp và tra kho v các bài viết ca h v bnh dch Covid-19, và hơn 150 người b pht tin ti 15 triu đng vì nhng bài viết b coi là "không đúng s thc", trong đó có c gii văn ngh.

*********************

Dịp 100 ngày Cụ Lê Đình Kình bị giết, an ninh lại canh nhà những người công khai phản biện ! (RFA, 16/04/2020)

xiet3

Minh họa : Cảnh sát cơ động tại vùng Đồng Tâm.FB

Anh Lã Việt Dũng vào ngày 16/4 xác nhận với RFA tình trạng nhà anh đang bị an ninh canh chừng :

"Về lý do bị canh nhà là vì một, hai hôm nữa sẽ là ngày giỗ của cụ Lê Đình Kình và họ đã canh nhà phần lớn các anh em (nhà hoạt động) ở Hà Nội, trong đó có cả nhà mình. Lúc dịch bệnh thế này họ vẫn bắt 3-4 người ngồi trước ngõ.

Nói chung, mình nghĩ (việc ngăn, chặn) là quy trình từ trên xuống dưới của họ rồi, đặc biệt là ở Hà Nội và Sài Gòn. Khi mà có sự kiện nào đó mà họ cho rằng là nhạy cảm, chứ không cần phải là sự kiện có khả năng chống phá nhà nước gì cả, thì họ sẽ xua quân đi canh những người mà họ không lường trước được rằng những nhà hoạt động này sẽ làm gì, nên họ sẽ đi canh thôi".

Theo những người quan tâm thì dịp 100 ngày cụ Lê Đình Kình mất được nhận định là ‘nhạy cảm’, vì chính một số người vừa qua vào dịp 49 ngày mất của Cụ Lê Đình Kình phải khó khăn lắm mới đến thắp hương được cho người đã mất.

xiet4

Nhà hoạt động Lã Việt Dũng. AFP

Anh Trịnh Bá Phương, vào ngày 16 tháng 4, nhắc lại việc chính quyền địa phương tổ chức và điều động công an đến canh nhà những người có tiếng nói đấu tranh như anh là nhằm mục đích ngăn chặn, răn đe vì phía chính quyền sợ sự thật có thể qui tụ được số đông người.

Anh Phương cho biết, sau vụ việc gia đình bị cưỡng chế đất ở Dương Nội vào năm 2014, công an đã thường xuyên đến canh nhà anh :

"Trong vài năm qua, thường xuyên công an đến canh nhà tôi. Có những lúc họ đem một vài người đến canh ; lúc tôi có việc phải đi ra ngoài bằng xe máy thì họ chặn đầu xe tôi và bắt tôi về đồn công an. Những lần tôi đi taxi, họ cũng chặn đầu xe taxi, đi vào ngồi bên trong và và ép (tài xế) taxi chở thẳng về đồn công an".

Anh Dũng cho hay, việc bị canh, chặn cho anh cảm giác rất khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của anh :

"Thứ nhất là cảm giác bị canh rất khó chịu. Khi ngồi trong nhà cứ có cảm giác là đi đâu cũng sẽ bị cản trở. Thậm chí là khi mình đi chơi thể thao cùng bạn bè xung quanh. Mình vào sân tennis chẳng hạn, thì họ ngồi canh ở ngoài. Bạn bè mình thì không hiểu tại sao mình bị canh suốt, thì nhiều khi nó cũng gây cảm giác rất khó chịu với mình".

Đồng tình, anh Trịnh Bá Phương cũng cho biết việc bị canh nhà, theo dõi ngày đêm tại nhà anh đã ảnh hưởng đến anh và gia đình rất nhiều :

"Việc mà họ canh giữ như thế khiến cho những người dân làng, hàng xóm xung quanh tôi hoang mang. Tôi thấy nhiều người nói với tôi rằng là họ bị phiền, chẳng hạn như đêm hôm mà công an tập trung rất đông, hàng xóm họ không ngủ được. Qua việc công an anh giữ tôi như thế thì trong mắt của một số người dân, họ lại nghĩ tôi là đối tượng phản động và từ đó họ có cái nhìn suy nghĩ khác về tôi. Vợ tôi cũng đang mang bầu và con nhỏ cũng phản ứng rằng họ bị ảnh hưởng tâm lý".

Theo quan sát của anh Trịnh Bá Phương, trong vài năm gần đây, quy mô cho việc canh, chặn của công an địa phương đã trở nên lớn hơn ; không chỉ canh, chặn một hộ gia đình hay một người, chính quyền còn điều động canh, chặn số đông lên đến hàng trăm người với mục đích ngăn không cho dân biểu tình :

"Thứ nhất, họ ngăn chặn được rất nhiều cuộc biểu tình mà dự kiến sẽ nổ ra, hoặc những lời kiêu gọi chuẩn bị biểu tình vào ngày, giờ nào đó hầu hết đều bị họ phá tan thành công bằng việc canh, chặn, bởi vì tất cả những nhân tố mà có thể đứng đầu huy động số đông có thể cùng người dân tổ chức các cuộc biểu tình đều bị ngăn, chặn tại nhà rồi. Chính vì vậy mà hầu hết các cuộc biểu tình dự kiến liên quan đến vấn đề dân chủ, nhân quyền đều đã bị dập tắt".

xiet5

Nhà hoạt động Trịnh Bá Phương. FB

Anh Phương cho rằng, do số người lên tiếng phản biện chính quyền ngày càng đông, nên việc bắt giam hết là điều không thể. Vì vậy, bộ máy công an nghĩ đến việc canh, chặn tại nhà là hình thức quản thúc, cầm tù người dân. Tuy nhiên, anh Phương cho rằng việc canh, chặn nhà dân của chính quyền vẫn không thể ngăn được cuộc đấu tranh của người dân :

"Hình thức canh, chặn tại nhà, hay những hình thức mà các chế độ độc tài sử dụng như giam tù, thì cũng không thể ngăn cản được cuộc đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền cũng như quyền lợi chính đáng của người dân trng tương lai. Đây chỉ là hình thức đối phó và cố kéo dài thêm chế độ cai trị của nhà nước Công sản Việt Nam".

Theo tiến sĩ Nguyễn Quang A, bất cứ chính quyền nào cũng có bộ phận nghiên cứu, phân tích và đưa ra lý lẽ lập luận cho những chính sách để kiểm soát tình hình địa phương :

"Trong số hàng trăm người, hàng ngàn người như thế, chính quyền sẽ lọc ra vài chục người, những người mà họ nghĩ sẽ nguy hiểm cho vị thế của họ và họ canh và đàn áp. Tôi nghĩ rằng nếu họ nghĩ lại cẩn thận thì họ không nên làm những chuyện (ngăn, chặn) lố bịch như vậy".

Anh Trịnh Bá Phương cho rằng một chế độ hà khắc, bạo lực và tàn bạo sẽ không tồn tại lâu dài :

"Chế độ có sự hà khắc, bạo lực hoặc có bộ máy công an tàn bạo, khát máu không thể duy trì được chế độ và lịch sử đã chứng mình được điều đó. Một chế độ có thể bảo đảm quyền dân chủ, nhân quyền mới có được sự ủng hộ của người dân và chế độ đó mới có thể tồn tại mãi mãi được".

Có người thường xuyên bị canh chặn như bà Đặng Bích Phương cho biết bản thân bà lúc đầu thấy khó chịu, nhưng dần rồi quen và bà trực tiếp nói chuyện với những người được cử đến làm nhiệm vụ.

Một số trong họ thú nhận chẳng thích thú gì, nhưng vì ‘miếng cơm,manh áo’ nên phải chấp nhận làm công việc canh chặn, rình rập quanh nhà người khác như thế !

********************

Lý do trì hoãn sửa đổi luật đất đai thiếu thuyết phục ! (RFA, 16/04/2020)

Lùi thời gian nghiên cứu sửa đổi luật

Tại cuộc họp lần thứ 27 của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, diễn ra vào ngày 16/4, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long cho hay Chính phủ đưa ra đề nghị chưa nghiên cứu Luật Đất đai sửa đổi trong năm 2020. Lý do vì nội dung của dự luật này còn một số vấn đề phức tạp, cần có thêm thời gian để nghiên cứu, chuẩn bị và đánh giá kỹ hơn.

xiet6

Hình minh họa. Cảnh sát cơ động trong vụ Đồng Tâm hôm 9/1/2020 và cụ Lê Đình Kình (hình phải) bị lực lượng chức năng bắn chết. RFA Edited

Thêm vào đó, ông Bộ trưởng Lê Thành Long còn cho biết sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Trung ương sẽ ban hành nghị quyết mới mang tính chiến lược, toàn diện về phát triển kinh tế-xã hội cho giai đoạn mới, trong đó có nội dung về đất đai. Do đó, Chính phủ giao cho Bộ Tài nguyên-Môi trường tiếp tục phân tích, đánh giá Luật Đất đai để định hướng, sửa đổi, bổ sung toàn diện cho luật này sau Đại hội Đảng XIII.

Bộ Tài nguyên-Môi trường được Chính phủ yêu cầu trong năm 2020 tập trung sửa 7 nội dung lớn của Luật Đất đai bao gồm chính sách thuế đất đai ; chính sách thu hồi đất ; chính sách đất trồng lúa và an ninh lương thực ; hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân ; quản lý, sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp ; chính sách quản lý, sử dụng đất tôn giáo ; đất có yếu tố nước ngoài.

Báo giới quốc nội, trong cùng ngày 16/4 cho biết đề nghị chưa nghiên cứu Luật Đất đai sửa đổi trong năm 2020 của Chính phủ được Ủy ban Kinh tế tán thành. Đồng thời, Ủy ban Kinh tế ủng hộ Luật Đất đai sửa đổi trình Quốc hội sau khi có Nghị quyết của Đại hội Đảng XIII.

Vào tối ngày 16/4, cựu Đại biểu Quốc hội Lê Văn Cuông lên tiếng với RFA rằng theo quan điểm của ông thì đề nghị này của Chính phủ là phù hợp. Ông Lê Văn Cuông lý giải :

"Nhu cầu cuộc sống thì đòi hỏi phải khẩn trương ban hành để ổn định xã hội và để giải quyết bức xúc của người dân. Thế nhưng, sự chuẩn bị của các cơ quan chức năng để trình Quốc hội có khi chưa đáp ứng kịp thời. Nếu như đưa ra Quốc hội để bàn luận hoặc thông qua mà chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống thì bị trở lại luật ban hành cần phải chỉnh sửa nữa, làm cho tuổi thọ của luật không được tốt. Cho nên các cơ quan chức năng căn cứ vào sự chuẩn bị thì cũng có thể báo cáo với Quốc hội để lùi lại. Mặc dù đấy là nguyện vọng chính đáng của người dân, nhưng mà các cơ quan chức năng chuẩn bị chưa chu đáo thì vấn đề này cần phải có sự thông cảm và tiếp tục xúc tiến để nhanh chóng được Quốc hội thông qua".

Phản đối đề nghị của Chính phủ

Đài RFA ghi nhận, tại cuộc họp lần thứ 27 của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cũng có ý kiến của Đại biểu Quốc hội không tán đồng đề nghị lùi thời gian nghiên cứu Luật Đất đai sửa đổi. Điển hình, báo giới dẫn lời của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tiến Sinh, tỉnh Hòa Bình, đề nghị Chính phủ cần quyết tâm nghiên cứu nội dung trong năm 2020 với nhấn mạnh đây là luật cơ bản để sử dụng nguồn lực và nếu không sửa thì e rằng khó thực hiện những luật khác liên quan như Luật Đầu tư công, Luật Đối tác công tư (PPP) do vướng mắc Luật Đất đai.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, vào tối ngày 16/4 khẳng định với RFA rằng :

"Tôi nghĩ rằng Luật Đất đai phải sửa một cách căn bản. Đây là một đòi hỏi rất bức xúc của người dân Việt Nam suốt nhiều chục năm qua. Nếu người ta lờ đi hoặc rút đi vì bất kể một lý do gì thì đấy là điều rất đáng lo ngại".

Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhắc lại Luật Đất đai hiện hành gây ra rất nhiều hệ lụy về kinh tế-xã hội trong hàng chục năm qua ở khắp nơi tại Việt Nam và hậu quả ngày càng nghiêm trọng hơn qua các vụ tranh chấp đất đai gây chấn động dư luận trong và ngoài nước như ở Văn Giang, Dương Nội, Đắk Nông, Lộc Hưng, Thủ Thiêm…và mới nhất là vụ Đồng Tâm xảy ra hồi tháng 1 năm 2020, dẫn đến sự phẫn nộ tột cùng trong công luận cho rằng Chính quyền Việt Nam đã gây ra tội ác với dân chúng tại Đồng Tâm.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A quả quyết rằng Nhà nước Việt Nam càng kéo dài thời gian sửa đổi Luật Đất đai bao nhiêu thì càng cho thấy bản chất thật sự của Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo bấy nhiêu trong vấn đề đất đai.

"Mua đất của nhân dân là phải mua theo giá của thị trường. Không để cho chuyện doanh nghiệp dùng bàn tay của chính quyền thu hồi đất một cách rẻ mạt của người dân, rồi để cho các đại gia làm giàu. Trớ trêu là chính Đảng cộng sản Việt Nam là một tổ chức luôn to mồm nói rằng phấn đấu cho sự công bằng xã hội, nhưng thực sự là họ tiếp tay cho sự tích tụ tư bản một cách man rợ, lấy của những người nghèo để cho những người giàu".

xiet7

Ba nông dân (từ trái qua) Đặng Văn Hiến, Ninh Viết Bình và Hà Văn Trường tại phiên tòa sơ thẩm ở Đắk Nông ngày 03/01/2018. Tòa án tuyên lần lượt các bản án tử hình, 20 năm tù giam và 12 năm tù giam đối với ba nông dân này. Courtesy : zing.vn

Chúng tôi đề cập với Tiến sĩ Nguyễn Quang A về một trong những nguyên nhân mà Chính phủ Việt Nam đề nghị rút khỏi Chương trình năm 2020 dự Luật Đất đai sửa đổi là do lo ngại có khả năng các thế lực thù địch lợi dụng, kích động khiếu kiện gia tăng, gây ảnh hưởng đến ổn định chính trị, trật tự xã hội vì trùng với thời điểm diễn ra đại hội Đảng các cấp. Tiến sĩ Nguyễn Quang A khẳng định thêm liên quan viện dẫn này của Chính phủ Việt Nam :

"Tất cả những gì mà họ không muốn làm thì họ đổ cho rằng thế lực thù địch lợi dụng gây bất ổn. Họ là thế lực thù địch lớn nhất của chính họ".

Đài RFA cũng liên lạc với một số người dân ở Thủ Thiêm và được họ chia sẻ rằng Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm kéo dài 2 thập niên qua mà các dân oan ở đây vẫn oằn mình tuân thủ pháp luật trong việc đi khiếu nại, khiếu kiện từ địa phương đến Trung ương thì không có lý cớ nào mà "chụp mũ" dân chúng Thủ Thiêm nói riêng, hay dân oan khắp Việt Nam bị lợi dụng hay bị kích động khiếu kiện. Ông Cao Thăng Ca, một nạn nhân trong dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, nhấn mạnh :

"Đó là lý do nực cười. Nói như vậy để lợi dụng chụp mũ, trù dập những người tố cáo, phản ảnh sai phạm của cán bộ".

Ông Cao Thăng Ca còn bày tỏ thêm rằng đối với người dân Thủ Thiêm, nếu như Luật Đất đai không bị lùi thời gian nghiên cứu sửa đổi và Luật Đất đai sửa đổi vẫn tồn tại quy định "sở hữu toàn dân" thì cũng không giải quyết được vấn đề gì.

"Nếu họ thực hiện đúng Luật Đất đai từ trước đến giờ mà họ đã ban hành và có hiệu lực thì người dân cũng đã mừng rồi. Tuy nhiên, Luật Đất đai Nhà nước ban hành đã tụt hậu và không đáp ứng lại sự mong muốn của người dân mà người ta vẫn không thực hiện được. Còn bây giờ sửa luật mới thì vẫn không thực hiện thành ra chúng tôi chả hy vọng gì nhiều. Tại vì Luật Đất đai quy định là đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lý. Nếu Luật Đất đai tiếp tục còn quy định đó thì người dân vẫn không có quyền hạn gì trong sở hữu đất đai hết".

Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, thuộc nhóm luật sư hỗ trợ pháp lý cho người dân vườn rau Lộc Hưng bị cưỡng chế đất đai nhà cửa hồi đầu tháng 1 năm 2019, từng đưa ra nhận định với RFA rằng Luật Đất đai vẫn còn tồn tại quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lý thì đất nước Việt Nam tiếp tục sẽ là "một cường quốc dân oan".

Trong khi đó, Tiến sĩ Vũ Quang Việt, cựu chuyên viên thuộc Cục Thống kê Liên Hiệp Quốc cũng khẳng định với RFA rằng Việt Nam không bỏ quy định sở hữu đất đai toàn dân trong Luật Đất đai thì không thể ổn định xã hội và phát triển kinh tế bền vững được.

Published in Việt Nam

Sử dụng sai mục đích

Báo trong nước vào ngày 6/3 loan tin cho biết Bộ Quốc phòng vừa gửi văn bản cho các đơn vị trực thuộc yêu cầu triển khai Chỉ thị 32 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10/12/2019. Chỉ thị 32 có nội dung về việc đẩy mạnh triển khai thi hành luật Quản lý sử dụng tài sản công và các văn bản liên quan.

luat1

Cổng vào sân golf Tân Sơn Nhất. Courtesy Thanh Niên

Trong văn bản Bộ Quốc phòng gửi ra có giao nhiệm vụ cho Bộ Tổng tham mưu chỉ đạo toàn quân thực hiện nghiêm túc, hiệu quả quy định pháp luật về quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công được giao theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, cần phải xử lý dứt điểm tình trạng sử dụng đất quốc phòng không đúng quy định như cho thuê, cho mượn, bố trí nhà ở, đất ở… sai mục đích.

Trao đổi với RFA vào tối ngày 6/3, Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường nói rõ Luật Đất đai 2003 đã có định nghĩa rất rõ đất quốc phòng và cách sử dụng đất quốc phòng :

"Theo đúng pháp luật đất đai của Việt Nam được quy định đất được gọi là đất quốc phòng bao gồm những đất phục vụ trực tiếp cho mục đích quốc phòng ví dụ như nơi đóng quân, trụ sở các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, nơi huấn luyện, trường bắn… Còn lại nếu sử dụng cho mục đích khác phải chuyển giao đất đó cho địa phương quản lý, đơn vị sử dụng vẫn có thể là đơn vị quân đội. Ngoài ra lực lượng vũ trang của quân đội hiện nay vẫn đang nắm giữ khá nhiều đất sản xuất kinh doanh. Hoặc một số đơn vị sử dụng cho thuê để kinh doanh dịch vụ chẳng hạn, đấy cũng bị gọi là sai".

Giáo sư Đặng Hùng Võ đưa ra một ví dụ cụ thể về sự nhập nhằng trong quản lý đất và sử dụng đất quốc phòng là sân golf tại Sân bay Tân Sơn Nhất. Ông nói rõ :

"Đấy là đất không thuộc phạm vi đất quốc phòng nhưng hiện nay vẫn do các đơn vị lực lượng vũ trang quản lý, sử dụng và theo pháp luật thì đất đó phải chuyển giao cho địa phương quản lý. Đấy được coi là chưa thực hiện đúng quy định pháp luật về đất đai của Việt Nam hiện nay".

Trong khi đó, căng thẳng tranh chấp đất đai quốc phòng được đẩy lên cao trào nhất phải kể đến sự việc xảy ra tại Đồng Tâm vào đầu tháng 1 vừa qua.

Người dân trong cuộc thì nói họ có đầy đủ giấy tờ chứng minh 59 héc ta đất Đồng Sênh là đất nông nghiệp. Họ mong được cơ quan chức năng đối thoại giải quyết thấu tình, đạt lý trong vụ tranh chấp đất đai này.

Phía Quân đội cho rằng người dân Đồng Tâm chống đối việc xây dựng tại đất quốc phòng Sân bay Miếu Môn. Do đó lực lượng chức năng huy động hơn 3.000 quân vào rạng sáng ngày 9/1 đến tấn công vào thôn Hoành, Xã Đồng Tâm với mục tiêu được nói là để tiêu diệt các phần tử phản động.

luat2

Hình minh họa. Cảnh sát cơ động ở Đồng Tâm hôm 9/1/2020 và cụ Lê Đình Kinh (hình phải) Courtesy of FB, edited by RFA

Hệ quả cuộc tấn công khiến cụ Lê Đình Kình, vị thủ lĩnh tinh thần của dân Đồng Tâm bị bắn chết, 3 chiến sĩ công an thiệt mạng, 27 người dân đang bị bắt giam.

Trước thực trạng này, Luật sư Đặng Đình Mạnh từ Sài Gòn đưa ra nhận định :

"Rõ ràng là sự không minh bạch, nhập nhằng giữa dân sự và quân sự gây ra sự tranh chấp, dẫn đến việc xảy ra sự bạo sát người dân mà ngay cả 3 chiến sĩ công an bị mất, còn phía dân bị mất một người lãnh đạo tinh thần. Lẽ ra sự minh bạch có ngay từ đầu sẽ không có việc này. Sự nhập nhằng, khuất tất là nguyên nhân xảy ra câu chuyện".

Một người dân không muốn nêu tên ở Đồng Tâm có người nhà đang bị chính quyền giam giữ khẳng định lại họ không lấn chiếm mà chỉ kiên quyết yêu cầu giải quyết thỏa đáng về khu đất nông nghiệp mà họ canh tác từ trước :

"Đất chúng tôi canh tác bao đời nay bây giờ người ta lấy, lấn chiếm. Đất cánh đồng Sênh có nhiều hang sân bay ngày xưa, hang núi người ta đào xuyên qua cả Trung Quốc. Nếu dân không giữ nay mai Trung Quốc nhảy vào thì chỉ thiệt cho dân, dân phải cố giữ lấy đất, không muốn bị mất đất".

Hướng giải quyết

Theo quan sát từ góc độ kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng đất quốc phòng đóng vai trò rất quan trọng ; đặc biệt Bộ Quốc phòng quản lý những vùng đất đai và địa điểm mang tính chiến lược về mặt quân sự và cả kinh tế.

Vì thế, Giáo sư Đặng Hùng Võ gợi ra phương hướng giải quyết những sai phạm trong đất quốc phòng bằng cách cương quyết thanh tra đất quốc phòng và gửi báo cáo cho Bộ Quốc phòng rồi trình Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, Giáo sư Võ cho rằng đây không phải là điều dễ dàng :

"Bởi vì vào các đơn vị quốc phòng thường phải đảm báo bí mật, khó khăn, lực lượng thanh tra bình thường vào cũng khó. Lực lượng thanh tra của quân đội phải làm trực tiếp việc này, kiểm soát tất cả cơ sở bên dưới đang sử dụng đất quốc phòng xem đang sử dụng mục đích gì, tình trạng ra sao. Giống cuộc thnah tra, kiểm tra đất đai nhưng thuộc lực lượng vũ trang".

Với kinh nghiệm làm luật lâu năm, Luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng việc Bộ Quốc phòng kiên quyết xử lý sai phạm đất công là việc hết sức cần thiết và cần phải triển khai từ lâu. Luật sư Mạnh cho biết do luật pháp Việt Nam đang trong quá trình xây dựng nên chưa hoàn hảo, cần thêm thời gian. Mặc dù vậy, ông cho rằng các bộ ngành liên quan nên gương mẫu hơn nữa trong việc tuân thủ luật pháp :

"Theo tôi tìm hiểu, đến thời điểm này đã có khá nhiều quy định quản lý đất quốc phòng khó tiến bộ, vấn đề là không được thực thi một cách đầy đủ. Việc này cả hai phía, phía chính quyền dân sự chắc chắn có sự kiêng dè, nể và không xử lý kiên quyết, bên phía quốc phòng rõ ràng không có sự gương mẫu cần thiết để thực hiện những quy định pháp luật vốn có. Trong bối cảnh hiện nay tôi nghĩ một mặt cần chờ sửa đổi những quy định pháp luật cho tốt hơn, mặt khác là đối với những quy định pháp luật đang có, các bên liên quan phải tôn trọng nó".

Vẫn theo Luật sư Đặng Đình Mạnh, theo nguyên tắc xây dựng nhà nước pháp quyền, tất cả mọi hành xử đều phải dựa trên cơ sở pháp luật. Cho dù có nguồn gốc là quốc phòng hay gì chăng nữa vẫn phải thực thi những điều luật định.

Published in Việt Nam
lundi, 20 janvier 2020 19:17

Ruộng ngô cay đắng

Dân gian vẫn nói ‘đắp chăn mới biết chăn có rận’ nên khó có ai hiểu phương pháp hành động (modus operandi) của Đảng cộng sản Việt Nam hơn chính các đảng viên đã được rèn luyện trong guồng máy đảng. Nhưng quan sát những biến động thời sự gần đây, người ta thêm tối mặt. Thật vậy, từ việc xử lý các quan chức tham nhũng đến vụ công an tập kích xã Đồng Tâm ngày 9/1/20, đã thể hiện hai thái độ khác nhau của đảng viên. Trong khi các quan chức cộng sản như Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Vũ Nhôm… trước tòa án đã công khai xin lỗi ông tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, công khai xin ông Trọng tha thứ cho về gặp mặt gia đình, thì ông Lê Đình Kình có 50 tuổi đảng thà bị bắn chết trong tay ‘cầm quả lựu đạn’ chứ không chịu giao đất !!!

Chỉ có một cách giải thích cho hai tình trạng đối nghịch này.

uc1

Với một đảng viên có hơn 50 tuổi đảng như ông Lê Đình Kình, cũng vì quá hiểu rõ đảng của mình, đã thà chết trong tư thế ‘cầm lựu đạn’ sau khi đã kêu gào chán chê lên công an và các tòa án xin đối thoại chỉ vô ích.

Với những quan chức tham nhũng, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mới là quan Chánh án Tối cao của nhân dân Việt Nam trên cả nước. Họ phải xin ông này khoan hồng tha thứ chứ dựa vào tính công bằng của nền Pháp quyền xã hội chủ nghĩa chỉ là sự ngớ ngẩn chết người. Nhưng với đảng viên có hơn 50 tuổi đảng như ông Lê Đình Kình, cũng vì quá hiểu rõ đảng của mình, đã thà chết trong tư thế ‘cầm lựu đạn’ sau khi đã kêu gào chán chê lên công an và các tòa án xin đối thoại chỉ vô ích.

Sự độc quyền thông tin và bưng bít thông tin của nhà cầm quyền đã góp phần gây ra phân cực trong công luận về vụ án Đồng Tâm. Thời đại internet cho phép mọi người tiếp cận thông tin đa chiều, nhưng nhà cầm quyền đã ra sức cản trở sự thông tin đa chiều trên internet về đêm tập kích xã Đồng Tâm. Công an đã không cho phép bất cứ một tổ chức hay cá nhân độc lập nào được tìm hiểu, điều tra, phỏng vấn, tường trình về phía nạn nhân ngoài sự chỉ đạo của họ. Sự ngăn cản này tự nó đã tố cáo sự khuất tất. Xem ra trong thời đại thông tin toàn cầu, Đảng cộng sản Việt Nam vẫn chưa hiểu sự độc quyền thông tin của đảng đã đến hồi cáo chung. Họ vẫn bình chân như vại và dương dương tự đắc với những phương pháp bạo lực truyền thống có từ thời trong hang Pác Bó. Nhưng thời đại thông tin toàn cầu đã khác rồi. Khi một thông tin từ một bên can dự, dù đó là phía nhà cầm quyền, công an, hung thủ hay nạn nhân mà không có sự đối chứng, kiểm tra, chất vấn từ một tổ chức, cơ quan truyền thông độc lập, bản tin đó sẽ không tránh khỏi bị nghi ngờ từ phía những người thụ hưởng nền thông tin toàn cầu. Ngay trong đêm tập kích Đồng Tâm công an đã ngắt điện, phá sóng và khóa mọi phương tiện thông tin điện tử của người làng Đồng Tâm, và sau cuộc tập kích, chỉ có nhà cầm quyền độc quyền tuyên bố kết quả. Một tướng công an sau đó làm na ná giống như Nguyễn Trãi viết một bài ‘Bình Ngô Đại Cáo’ khi xưa làm báo cáo lên các báo, đài của nhà cầm quyền! Bản báo cáo có nhiều lỗ thủng còn hơn tổ ong đã được các trang mạng xã hội ngoài luồng vạch ra sự bất nhất trong các chi tiết.

Nhưng bài viết ở đây không nhằm ‘bôi bác xuyên tạc nhà nước’ mà là thử nêu lên sự khác biệt trong ‘tinh thần pháp luật’ (the Spirit of Law) của cái gọi là nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nền dân chủ pháp trị của một chính quyền tiên tiến ở Châu Úc.

Thường thì luật pháp được nói là chỉ có lý chứ không có tình. Tình nếu có, chỉ để làm sáng thêm cái lý. Nhưng dân gian cũng nói, mọi chuyện phải được giải quyết có lý và có tình. Tình ở đây là tình người. Luật cưỡng chế đất đai của , Đảng cộng sản Việt Nam chỉ có lý và chỉ có bạo lực trấn áp tối đa để thể hiện cái lý. Tinh lý của Pháp quyền Xã hội chủ nghĩa là đất đai thuộc quyền ‘sở hữu của toàn dân’, tức là thuộc về đảng vì tuyên giáo của đảng vẫn rền rỉ đảng và nhân dân là một. Luật đã rành rành như thế ai chống lại sẽ bị tập kích như ở Đồng Tâm. Nhưng luật cưỡng chế đất đai của một nước dân chủ như Úc Đại Lợi không phải có lý mà thôi. Nó còn có tình, đôi khi cái tình thuyết phục được luôn cái lý.

Cuốn phim "The Castle" của Úc trình chiếu năm 1977 đã trở thành kinh điển trong dân gian và cho tới nay người dân vẫn còn trích dẫn những câu nói của phim này trong đời sống thường ngày. Ngắn gọn, phim này nói về luật cưỡng chế đất đai của Úc (Property acquisition law) qua vụ kiện của ông Darryl Kerrigan với một tập đoàn khai thác địa ốc được tòa án tiểu bang Victoria hậu thuẫn.

uc2

Cuốn phim "The Castle" trình chiếu năm 1977 kể lại việc thu hồi đất đai của gia đình ông Dale Kerrigan tại Úc. Ảnh minh họa

Tài xế xe kéo Darryl Kerrigan và gia đình 3 người con sở hữu miếng đất nhỏ trong vùng ngoại ô ở Melbourne. Không may nhà nước và một tập đoàn khai thác địa ốc có kế hoạch nới rộng một phi trường nội địa trong khu vực và tiến hành thu đạt mặt bằng. Ông Kerrigan cực lực phản đối và không chịu giao đất vì hai lý do. Số tiền bồi thường không đủ để ông mua một căn nhà khác tương đương và lý luận rằng giá trị một căn nhà không phải là đá gạch, cột kèo… mà là mái ấm gia đình (a home is not a house), nơi có tình yêu của vợ chồng và con cái dưới mái nhà, là những kỷ niệm gia đình mà không có tiền của nào mua được. Vụ việc được ông Kerrigan đưa ra tòa. Tòa phán Kerrigan thua kiện và phải giao đất. Tình cờ trong lúc ‘giải lao’ chờ đợi phán quyết của tòa, Darryl quen được ông Lawrence Hammil mà Darryl sau này mới biết là một trạng sư về luật hiến pháp đã về hưu. Cám cảnh nỗi đau buồn của Darryl, trạng sư Hammil tình nguyện biện hộ miễn phí cho Darryl và đưa vụ án lên Tòa Tối Cao Pháp Viện của Úc (High Court, có quyền phủ quyết các án lệnh của tòa thượng thẩm cấp tiểu bang). Ông Hammil đã thắng kiện vẻ vang vì gợi ý được các quan tòa áo đỏ về sự thiếu cân nhắc của các tòa cấp dưới liên quan đến điều luật cưỡng chế đất đai của liên bang khi bỏ qua hai từ ngữ đơn giản ‘just terms’ có ghi rành rành trong luật của chính quyền liên bang.

Luật cưỡng chế tài sản của Úc ghi :

"The Parliament shall, subject to this Constitution, have power to make laws with respect to the acquisition of property on just terms from any State or person for any purpose in respect of which the Parliament has power to make laws".

(Tạm dịch : Quốc hội Liên bang sẽ, chiếu theo Hiến Pháp, có quyền làm luật trên mọi tiểu bang hay cá nhân cho bất cứ mục đích nào liên quan đến sự cưỡng chế tài sản ‘một cách có cân nhắc’ xét theo quyền làm luật của Quốc hội).

uc3

Bộ đội xây tường bảo vệ 'sân bay Miếu Môn' - Ảnh minh họa vụ cưỡng chế đất đai ở Đồng Tâm đã không có sự cân nhắc lý, tình và sự tự tế nào của nhà cầm quyền. Nó chỉ có ‘just kill’ và ‘shut up’.

Điều luật này cho thấy hai vế : Một, nó cho phép chính quyền cưỡng chế tài sản vì một mục đích nào đó. Hai, nhưng nó chỉ cho phép sự cưỡng chế tài sản xảy ra sau khi đã có sự cân nhắc : lý, tình, và tử tế mà thôi.

‘Just terms’ rất khó dịch nhưng trong ngữ cảnh pháp lý này qua cách diễn đạt của trạng sư Hammil đã lập đi lập lại từ ‘just terms’để nó ray rứt, thôi thúc sự cân nhắc của các thẩm phán và nhất là thuyết phục rằng : ‘điều luật này không thể ghi ra từ ‘just terms’ mà không có một mục đích chuyên chở nào từ các nhà lập pháp liên bang. Phải chăng nó ngầm ý nhắn nhủ các tòa án tiểu bang phải cân nhắc thấu đáo, lý tình và tử tế khi ban lệnh cưỡng chế tài sản của người dân ?’.

Đặc biệt, trạng sư Hammil đã tài ba thuyết phục trước tòa tình cảm của ông Darryl khiến các thẩm phán cảm động : ‘Mái ấm gia đình không phải là đống gạch đá vô tri vô giác mà người ta mua bán, sang nhượng hay cưỡng chế được, mà nó là tình yêu gia đình, nó là kỷ niệm. Bất cứ tiểu bang nào không đắn đo về ‘just terms’ khi cho phép sự cưỡng chế sẽ không tránh khỏi sự quá đáng.

So sánh vụ kiện của ông Kerrigan, tinh thần pháp luật của nền ‘pháp quyền xã hội chủ nghĩa’ chỉ nhằm bảo vệ chế độ độc tài chứ không phải để bảo vệ con người và tôn trọng quyền con người của nền dân chủ pháp trị lấy dân làm gốc.

Vụ cưỡng chế đất đai ở Đồng Tâm đã không có sự cân nhắc lý, tình và sự tự tế nào của nhà cầm quyền. Nó chỉ có ‘just kill’ và ‘shut up’.

Nhìn người mà ngẫm đến ta, có sự cay đắng nào kể xiết.

Sơn Dương

(20/1/2020)

Published in Quan điểm

Du lịch Việt và khủng hoảng nguồn nhân lực (RFA, 17/04/2019)

"Đào tạo Nguồn nhân lực du lịch" là chủ đề được đưa ra trong một diễn đàn thảo luận tại hội trường Thống Nhất ở thành phố Hồ Chí vào trung tuần tháng 4 vừa qua. Hoạt động này do Đại học Hoa Sen và Sở Du lịch thành phố phối hợp tổ chức.

dulich1

Người dân Hà Nội xếp hàng mua vé máy bay giá rẻ trong một đợt khuyến mãi của Việt Nam Airlines tại Hội chợ Du lịch Quốc tế ngày 15 tháng tư năm 2016. AFP photo

Bên cạnh sự hiện diện của thủ tướng chính phủ và viên chức các ban ngành liên quan, còn có lãnh đạo các công ty du lịch, chuyên gia cùng đại diện các trường đào tạo ngành nghề du lịch.

Tại diễn đàn nhiều tiêu chí được đưa ra như đổi mới ngành du lịch, , phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chính sách của Nhà nước và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực, liên kết các cơ sở đào tạo nhằm phát huy nguồn nhân lực trong tương lai, biến du lịch thành ngành kinh tế mũi nhon…

Tuy nhiên đào tạo nguồn nhân lực được cho là ý kiến chủ đạo trong diễn đàn, vào khi tình hình thực tế phản ảnh qua báo chí cho thấy nhân lực trong ngành du lịch Việt Nam từ trong ra đến ngoài không những thiếu mà còn chưa thể đáp ứng được nhu cầu đang tăng của thị trường .

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, tổng giám đốc Viettravel doanh nghiệp du lịch lớn trong thành phố, phát biểu rằng tình trạng thiếu nhân lực ngành du lịch là vấn đề kéo dài lâu nay chứ không đợi tới giờ. Nguồn nhân lực nói tới ở đây, ông Nguyễn Quốc Kỳ nhấn mạnh, chính là số lượng ứng viên nộp hồ sơ khá đông nhưng nhưng ít người hội đủ tiêu chuẩn đáp ứng thực tế, chưa kể một khâu quan trọng khác là kỹ năng ngoại ngữ của ứng viên rất kém, dẫn đến chuyện khách đi thì đông mà người phục vụ đi theo thì rất ít.

Năm 2018, ông Nguyễn Quốc Kỳ trình bày tiếp, Viettravel đón 912.000 lượt khách. Hướng tới của 2019 là 1 triệu 100, ông nói, nhưng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng này Viettravel cần thêm khoảng 300 nhân viên nữa mà thực tế đã chứng minh là rất khó tuyển cho đủ.

Số liệu từ Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh cho thấy gần phân nửa hướng dẫn viên du lịch không thông thạo ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Hàn. Đây là trở ngại rất lớn cho ngành du lịch thành phố trong việc tiếp cận những thị trường tiềm năng, đại diện Sở Du lịch nhấn mạnh như vậy.

Không chỉ phía Nam mà khu vực phía Bắc, dù có trường đào tạo hướng dẫn viên du lịch, cũng lâm vào cảnh thiếu nhân sự một cách trầm trọng. Cô Giang, đang điều hành công ty du lịch TTB Tour ở Hà Nội, cho biết lúc cần thì chính cô cũng phải đi theo đoàn trong tư cách hướng dẫn viên du lịch :

Thứ nhất là thị trường tiếng, nhìn chung tour guide mà giỏi ngôn ngữ rất là hiếm. Thứ hai nữa là trách nhiệm của họ không cao, đạo đức nghề nghiệp của hướng dẫn viên thì xuống cấp.Họ không hết trách nhiệm không đam mê với công việc.

Ngoài việc không đào sâu kiến thức, họ nói theo bài bản thôi chứ không chịu mở rộng kiến thức. Khách bây giờ đặt rất nhiều câu hỏi thì mình nên mở rộng tầm nhìn ra. Nhưng mà số lượng tour guide như thế rất hiếm, có thể nói là khan hiếm vô cùng.

Thường thì một học viên ngành du lịch khi ra trường và được TTB Tour nhận thì công ty này phải đào tạo nghiệp vụ cho họ trong vòng một hay hai năm, nhưng :

Khi các bạn cứng việc rồi thì lại bay cao hơn, thường là như thế.

Những chuyện như vừa nói không có gì mới là khẳng định tiếp theo của ông Trần Long, tổng giám đốc Công Ty Truyển Thông Du lịch Việt ở thành phố Hồ CHí Minh :

Không phải chúng ta không có người. Mỗi một năm ra trường rất nhiều ngàn, nhân sự học du lịch ra có những lãnh vực như làm dịch vụ, buồng, bàn, bar hay kinh doanh đều có hết, nhưng cơ bản là chúng ta chưa tập trung đào tạo sâu về mặt chuyên môn cũng như chất lượng nghiệp vụ cho nguồn nhân sự, đâm ra nguồn nhân sự mà ra trường là chưa đáp ứng nổi nhu cầu thực tế của thị trường hiện nay.

dulich2

Du khách nước ngoài mặc áo dài Việt Nam tại Hà Nội hôm 20/10/2018. AFP

Dưới mắt ông Trần Long, các trường đào tạo hướng dẫn viên du lịch từ Trung cấp, Cao đẳng đến Đại học một năm đào tạo được rất nhiều, tuy nhiên giữa nhà trường và những đơn vị sử dụng lao động, tức sử dụng nguồn nhân lực, chưa phối hợp với nhau một cách chặc chẽ và chưa có một tiếng nói chung,chưa có một kế hoạch cụ thể mà gần như là chạy theo phong trào :

Trong khi đó du lịch cần sự nắm bắt, người làm du lịch phải có cái tố chất, cái năng khiếu từ hình thức từ giọng nói hay cung cách. Tôi nghĩ những yếu tố ấy không đơn giản mà ngay từ đầu vào, tức là tuyển sinh, mình cũng chưa chú trọng.

Bây giờ một hướng dẫn viên mà ăn nói thì ngọng hoặc hình thức nó kém quá thì khó thu hút du khách. Hay những người phục vụ mà không có một nụ cười, chuyên môn lại không cao, không nhanh nhẹn chẳng hạn, thì du lịch chúng ta sẽ luôn đi sau các nước phát triển về nguồn nhân lực.

Theo số liệu của Tổng Cục Thống , được ông Trần Long nói đến ở đây, thì hiện Việt Nam có trên dưới 25.000 hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ :

Tôi cho rằng 25.000 hướng dẫn viên du lịch này trình độ các bạn không đến nỗi tệ, nhưng về kỹ năng nghề, rồi cái văn hóa của mỗi công ty, cái cảm nhận và trách nhiệm thì hướng dẫn viên mình cần phải được đào tạo được nâng cao hơn nữa thì mới đạt được cái cơ bản.

Những trường phía Bắc thì đào tạo kiến thức có thể sâu hơn một chút, nhưng về kỹ năng thì ở phía Nam tốt hơn ở phía Bắc. Tôi nghĩ chúng ta cần thanh lọc lại, check lại, kiểm tra lại thường xuyên một năm một lần. Làm sao để mỗi cá nhân làm du lịch hiểu chúng ta đang làm cái gì mà tự học hỏi nâng cấp mình lên.

Bớt kêu ca và thay bằng việc làm cụ , đừng mãi lập lại cái điệp khúc rằng nguồn nhân lực Việt Nam thiếu và yếu trầm trong, ai cũng biết nhưng không ai có biện pháp giải quyết. Đó là góp ý của ông Nguyễn Văn Mỹ, thành viên Hội đồng quản trị công ty du lịch Lữ hành Lửa Việt :

Tôi có đăng ký phát biểu trong diễn đàn và tôi có bảo rằng làm sao mà bớt kêu ca đi, chuyện đó ai cũng biết rồi. Tôi chứng minh rằng nếu có thì thiếu cục bộ. Tôi dẫn chứng theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê thì năm 2018 Việt Nam còn trên 200.000 cử nhân và thạc sĩ thất nghiệp. Bản thân tôi có trực tiếp tham gia giảng dạy, tôi biết có những đại học có những lớp chuyên ngành du lịch, các em học xong đi làm chưa tới 10%, một sự lãng phí ghê gớm.

Vấn đề ở đây, ông Nguyễn Văn Mỹ phân tích tiếp, sinh viên thì học theo phong trào, cứ chọn ngành nghề có vẻ kêu như Quản Trị Du lịch chẳng hạn, trong khi thị trường cần những ngành cụ thể, thí dụ lữ hành thì cần hướng dẫn viên, cần thiết kế tour, cần điều hành tour. Nhà hàng khách sạn thì cần buồng, cần bar, cần pha chế, cần bếp… chứ không cần cái quản trị chung chung mà từ chỗ đó nảy sinh cái thừa và cái thiếu :

Và tôi cho rằng nếu thực sự có thiếu cục bộ đi chăng nữa thì có 200.000 tốt nghiệp cử nhân và cao đẳng và thạc sĩ, nếu cần thì đào tạo nghiệp vụ rồi chuyển qua thì không thể thiếu được.

Chính sách và thu nhập của ngành du lịch của Việt Nam không hấp dẫn cho nên người ta không làm đúng ngành nghế :

Trường Đại học Hoa Sen là đơn vị chủ trì hội thảo còn thay mặt diễn đàn để kiến nghị nhà nước giảm thuế cho các trường đại học, hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp tham gia đào tạo nguồn nhân lực. Tôi cho rằng những ý kiến này không khả thi, thậm chí rất khó thực hiện trong điều kiện hiện nay. Các doanh nghiệp cứ chê rằng nhà trường đào tạo không thực tế, Đúng. Nhưng nếu vậy thì doanyh nghiệp phải vào nhà trường để phối hợp đào tạo, mời sinh viên về để thực tập bởi đó là dịp tuyển chọn người tốt nhất.

Đây là mô hình đào tạo, một sự kết nối chặt chẽ giữa Sinh Viên-Nhà Trường-Doanh Nghiệp, qua đó vai trò sinh viên được chú ý và được đề cao hơn, ông Nguyễn Văn Mỹ khẳng định.

Được biết trong khuôn khổ diễn đàn Nguồn Nhân Lực Du lịch Việt Nam 2019, có 8 trường đào tạo sẽ ngồi lại với nhau để ký một văn bản liên kết đào tạo.

Giám đốc Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, bày tỏ niềm hy vọng diễn đàn không chỉ giúp ngành du lịch thành phố tìm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà còn giúp thành phố trở thành trung tâm đào tạo nhân lực du lịch cao cho cả nước.

Thanh Trúc

****************

Đặt lại vấn đề kỷ luật cán bộ hưu trí và công chức suốt đời (RFA, 17/04/2019)

Trong Dự Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức vừa được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 17/4 có hai đề xuất đáng chú ý là kỷ luật quan chức đã nghỉ hưu và bỏ ‘viên chức suốt đời’.

dulich3

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân phát biểu tại phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khi trình bày Tờ trình về dự án Luật Cán bộ, công chức hôm 17/4/2019. Courtesy moha.gov.vn

Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc khi trao đổi với chúng tôi hôm 17/4 nhận định :

"Đây là nội dung của việc sửa đổi Luật công chức mà dự kiến trong kỳ họp thứ 7 này sẽ đưa ra bàn. Hai nội dung mà anh vừa nói (kỷ luật quan chức đã nghỉ hưu và bỏ ‘viên chức suốt đời’) thì tôi nghĩ đối với người ở các quốc gia khác thì chuyện ấy cũng là đương nhiên thôi, nhưng rõ ràng ở Việt Nam đã được phát hiện từ lâu mà chúng ta chưa điều chỉnh lại".

Phát biểu tại phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khi trình bày Tờ trình về dự án Luật Cán bộ, công chức, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, theo dự thảo luật cán bộ, công chức mới đưa ra, có bổ sung vào khoản 5 vào điều 78 của luật hiện hành quy định, nếu cán bộ sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có vi phạm và đã bị xử lý kỷ luật về Đảng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu 1 trong 3 hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo hoặc xóa tư cách, chức vụ đã đảm nhiệm…

Điều khoản này trước đây từng được bộ trưởng Bộ Nội vụ, ông Lê Vĩnh Tân, khi trả lời chất vấn của các đại biểu quốc hội nhìn nhận việc kỷ luật hành chính đối với ông cựu bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng là vấn đề khó vì chưa có tiền lệ.

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 17/4/2019, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Chánh văn phòng Quốc hội Việt Nam, nhận định :

"Có lẽ người ta đưa ra biên bản đó vì người ta muốn xử lý chức vụ, thời kỳ đang làm việc, đang tại chức. Vừa qua có trường hợp ông Bộ trưởng đã nghỉ hưu rồi vẫn xử lý cách chức trong thời kỳ ông ấy đang làm, cái sửa đổi lần này có lẽ người ta muốn nhắm đến hướng đó. Còn sai phạm về hình sự, hành chánh thì thời hiệu không phân biệt là cán bộ công chức hay người dân thường. Còn nếu có chức có quyền thì người ta sẽ xử lý cái chức trong thời kỳ mình sai phạm… Vừa qua đảng và nhà nước có cách chức một số người đã nghỉ hưu, mà vẫn cách chức trong thời kỳ đang làm. Có lẽ bây giờ người ta hợp thức hóa vấn đề đó".

Xin được nhắc lại, cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, đã bị cách chức bí thư Ban cán sự đảng giai đoạn 2011-2016 do có những sai phạm bổ nhiệm trong thời gian giữ chức vụ này. Và bị tước tư cách quyền bộ trưởng.

Luật sư Trần Quốc Thuận cho rằng, bây giờ đưa vấn đề này ra để nhấn mạnh, những người đã nghỉ hưu không phải đã hạ cánh an toàn. Nếu sai phạm còn thời hiệu xử lý thì pháp luật không hạn chế. Theo ông, việc sửa đổi này thực tế cũng phù hợp với pháp luật, vì hành vi sai phạm còn thời hiệu.

Theo Luật sư Trần Quốc Thuận, về nguyên tắc, xử lý hành chánh hay hình sự có thời hiệu, tùy sai phạm nặng nhẹ, thời hiệu sẽ là 6 tháng, 1 năm, 5 năm, 10 năm hay 15 năm… khi sai phạm còn thời hiệu thì vẫn phải xử lý.

Ông Dương Trung Quốc nhận định :

"Về hưu thì người ta cho là hạ cách an toàn, chỉ lãnh lương hưu chứ không chịu trách nhiệm về những việc mình đã làm trong quá khứ, mà đâu phải sự việc gì cũng được phát hiện. Điều này tạo ra sự vô trách nhiệm đối với những việc mình làm, mình chỉ cần vượt qua thời kỳ đó là mình thoát. Điều này không có ở các nước khác, ngay cả lãnh đạo cấp cao như thủ tướng, tổng thống nếu sau này phát hiện sai phạm vẫn bị xử lý. Vì vậy rõ ràng đó là một yếu tố chúng ta thấy cần đưa vào luật".

dulich4

Ảnh minh họa : Công chức làm việc Courtesy dongnai.gov.vn

Ông Dương Trung Quốc cho rằng, đây là một xu thế phù hợp, để nâng cao trách nhiệm của công chức khi còn đương nhiệm. Và rõ ràng nó không tạo an toàn cho bất kỳ ai, làm những việc làm sai trái, sai pháp luật, nhất là liên quan đến công quỹ của nhà nước.

Theo ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Thanh Hóa, trước đây có quy định khi chuyển công tác hay về hưu, thì những khuyết điểm trước đó có thể không được đề cập, không được xử lý. Chính điều này theo ông làm cho một bộ phận cán bộ công chức, cứ gần về hưu hoặc có hướng chuyển công tác, đã không nghiêm túc thực hiện trách nhiệm công vụ của mình, lợi dụng thời gian quá độ này để làm những điều pháp luật không cho phép. Ông nói tiếp :

"Vấn đề này làm xáo trộn trận tự xã hội và mất công bằng giữa những người nghiêm túc và những người lợi dụng sơ hở của pháp luật để tranh thủ làm chuyến tàu vét hoặc là tư duy nhiệm kỳ, để thực hiện ý đồ cá nhân hay tư lợi. Cho nên dư luận rất bất bình".

Cũng trong Dự Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức vừa được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần này việc bỏ ‘viên chức suốt đời’ cũng được nhắc đến.

Theo Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc, cái gọi là ‘viên chức suốt đời’ có lẽ là nối dài của việc người ta coi công chức là làm cách mạng :

"Tôi nhớ cách đây không lâu, khi khai lý lịch công chức thì có phần quá trình hoạt động cách mạng. Như vậy làm công chức không hoàn toàn là công việc của người làm công ăn lương trong bộ máy nhà nước. Có lẽ vì thế nó dẫn đến tình trạng cứ vào được biên chế coi như yên tâm, cứ chờ thăng tiến, trừ những trường hợp vướng sai lầm lớn mới bị kỷ luật. Nên đã tạo ra đội ngũ công chức mà sức ì rất lớn, sức phấn đấu không có, năng suất thấp. Nên người ta thấy điều này cần phải thay đổi trong luật".

Còn ông Lê Văn Cuông thì cho rằng, đây là một vấn đề rất tế nhị, liên quan đến cả một thể chế :

"Nó là một vấn đề rất tế nhị, liên quan đến cả một thể chế, trước đây khi tuyển dụng thì người ta chỉ an bài cho đến khi về hưu. Vấn đề thay đổi hay xử lý một cán bộ vi phạm cũng rất là khó, kể cả vấn đề ngồi chơi xơi nước, hiếm khi thay đổi các quy định pháp luật, hay cũng khó khăn để xử lý các trường hợp này. Cho nên nó làm trì trệ sự phát triển của xã hội và bất bình trong dư luận".

Ông Cuông cho rằng lần này, vấn đề bỏ "viên chức suốt đời" được cụ thể hóa bằng luật sẽ có tác dụng rất tốt, sẽ ngăn ngừa được tình trạng cố chạy chọt để có được một vé công chức.

Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, mọi người đều như nhau, có tội thì phải chịu tội, vi phạm thì phải bị xử lý, đó là điều đương nhiên, ai cũng tán thành.

Tuy nhiên ông Dương Trung Quốc lại cho rằng, tầng lớp công chức có vị thế riêng trong đời sống xã hội Việt Nam :

"Tầng lớp công chức có vị thế riêng trong đời sống xã hội Việt Nam, lý thuyết thì ai cũng bình đẳng trước pháp luật, nhưng rõ ràng công chức liên quan đến công việc nằm trong hệ thống của nhà nước".

Trong lúc dự luật đang thảo luận chứ chưa thông qua thì ông Dương Trung Quốc cũng dẫn chứng một số ý kiến cần suy nghĩ :

"Ở Việt Nam, đối với một công chức nắm chức vụ nào đó thì thường khi có sai sót gì thì họ luôn luôn đổ cho lịch sử, hoàn cảnh lúc đó dẫn đến sai sót đó… hay trách nhiệm tập thể… cả chi bộ đã thống nhất với nhau rồi… Nhưng chúng tôi là người dân hay nói ‘trách nhiệm tập thể nhưng tài khoản thì cá nhân’, lợi ích riêng tư thì bỏ túi được".

Cho nên ông Dương Trung Quốc cho rằng, vì vậy vấn đề này thường không giải quyết một cách dứt điểm được.

Trung Khang

******************

Thể chế và lợi ích nhóm : Nguyên do trì hoãn sửa đổi Luật Đất đai ? (RFA, 17/04/2019)

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai lại một lần nữa bị rút khỏi chương trình nghị sự tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 5 tới. Như vậy là qua hai lần sửa đổi, luật vẫn quy định "đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý".

dulich5

Cảnh sát chống bạo động đụng độ với người dân trong một vụ cưỡng chế đất ở tỉnh Nam Định, Hà Nội ngày 9 tháng 5 năm 2012. Reuters

Luật Đất đai của Việt Nam lần đầu tiên được ban hành ngày 8 tháng 1 năm 1988 do Chủ tịch Hội đồng nhà nước lúc đó là ông Võ Chí Công ký, sau đó được thay thế bằng Luật Đất đai năm 1993, có hiệu lực từ giữa tháng 10 cùng năm. Luật Đất đai năm 1993 đã được sửa đổi 2 lần vào năm 2003 và năm 2013.

Bà Cấn Thị Thêu, người phụ nữ Dương Nội từng bị tù vì lên tiếng đấu tranh về đất đai cho rằng Luật Đất đai cũ điều kiện có các quan chức cướp đất, chiếm đất của dân trên toàn lãnh thổ Việt Nam :

"Luật Đất đai cũ là một luật gây rất nhiều oan sai, tạo điều kiện có các quan chức cướp đất, chiếm đất của dân trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Luật này còn tồn tại ngày nào thì bà con còn đau thương ngày nấy, còn khổ ngày nấy. Hôm nay bà con cũng lên tiếng với ban tiếp dân của trung ương là phải mau chóng sửa đổi Luật Đất đai để bảo đảm quyền lợi của dân, chứ bây giờ đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý thì họ cứ nhân danh Nhà nước thích cướp của ai thì cướp, thích thu của ai thì thu rồi tự định ra mức giá bồi thường, hỗ trợ gần như là cướp trắng của người dân.

Ví dụ đất Dương Nội có chỗ họ bán hàng trăm triệu một mét vuông nhưng họ trả cho dân có 201.600 đồng một mét vuông".

Chuyện thu hồi đất của dân rồi bồi thường với giá rẻ mạt gây ra là sóng phản đối, biểu tình khắp nơi từ Bắc tới Nam hàng chục năm qua.

Vụ biểu tình ở Tây Nguyên đòi đất, đòi tự do tôn giáo năm 2004 với gần 10.000 người tham gia đồng loạt ở các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai và Đắk Nông.

Đến năm 2012, nông dân các huyện Văn Giang, Hưng Yên, Dương Nội, Hà Đông, và xã Vân Hà huyện Đông Anh đã kéo về tập trung trước trụ sở tiếp dân của Mặt trận tổ quốc ở số 46, Tràng Thi, Hà Nội biểu tình khiếu kiện đất đai bị nhà cầm quyền địa phương trưng thu.

Tháng 10 năm 2016, hơn 60 hộ dân thuộc Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm biểu tình trước Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng và Quốc hội đòi hỏi quyền lợi khi đất đai của họ bị trưng thu và đền bù với giá rẻ mạt.

Mọi chuyện chưa được giải quyết thì xảy ra vụ cưỡng phá hàng trăm căn nhà tại vườn rau Lộc Hưng, TP.HCM ngay trước Tết Nguyên đán 2019.

Tại phiên thảo luận của Quốc hội về kinh tế - xã hội chiều ngày 25 tháng 5 năm 2018, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương - Phó chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại nhấn mạnh "Không thể cứ kéo dài mãi tình trạng thu hồi hàng nghìn mét vuông đất, dù chỉ là đất ruộng, thậm chí đất không thể canh tác được, nhưng sau khi được đền bù thì người dân không mua nổi một suất đất hay một căn chung cư của chính dự án để sinh sống".

6666666666666666

Người dân Nam Định phản đối cưỡng chế đất bị cảnh sát cơ động đàn áp hôm 9/5/2012. Reuters

Năm 2013, cùng với đợt sửa đổi Hiến pháp, Quốc hội Việt Nam đưa ra dự thảo sửa đổi về Luật Đất đai với những tranh luận sôi nổi về việc đất đai thuộc sở hữu của ai, và thu hồi đất đai như thế nào. Luật Đất đai sửa đổi chính thức có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2014.

Trao đổi với RFA vào thời điểm đó, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Tư vấn kinh tế cho Thủ tướng Chính phủ nhận định rằng, muốn phát triển kinh tế và ổn định xã hội thì nên chấp nhận hình thức đa sở hữu, bao gồm phần của Nhà nước, phần của tư nhân, của doanh nghiệp, đoàn thể, hoặc tôn giáo. Bà nói thêm :

"Tôi rất tiếc về việc cho đến bản dự thảo hiện nay Nhà nước vẫn còn muốn thiên về hướng duy trì quyền sở hữu Nhà nước về đất đai. Tôi ở trong số những người có đề xuất khi tiến tới sửa đổi Luật Đất đai, theo đó nên công nhận nhiều hình thức sở hữu khác nhau".

Cho đến bây giờ Nhà nước Việt Nam vẫn quyết tâm duy trì đất đai là sở hữu toàn dân như một cách khẳng định quyền sở hữu này thuộc về Nhà nước cho dù người dân mong muốn cải cách. Thêm vào đó, luật này một lần nữa không được xem xét vào kỳ họp Quốc hội sắp tới. Bà Cấn Thị Thêu nêu ý kiến về việc này :

"Chính phủ Việt Nam là một chính phủ tham nhũng và không vì dân, cho nên nếu trì hoãn sửa đổi Luật Đất đai ngày nào thì họ còn có cơ hội cướp đất của dân ngày nấy".

Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, một luật sư hỗ trợ pháp lý cho người dân Lộc Hưng ở Sài Gòn cho rằng chương trình xây dựng luật do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết và việc thay đổi lịch trình thảo luận và thông qua các dự án luật là chuyện thường xảy ra, và ông đưa ra nhận định :

"Đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai bị lùi lại giữa lúc tình hình đất đai trong nước đang nóng khiến cho dư luận đặt vấn đề liệu sự chậm trễ có liên quan gì đến "nhóm lợi ích" đang thao túng nguồn tài nguyên đất đai hay không ?

Theo chúng tôi, trong tình hình hiện nay Quốc hội cần nỗ lực và khẩn trương hoàn thiện Luật Đất đai, một đạo luật đặc biệt quan trọng chi phối toàn bộ đời sống xã hội, khắc phục nhiều điều khoản bất hợp lý, thậm chí gây ra bất công, phát sinh môi trường thuận lợi cho tham nhũng, gia tăng khiếu kiện, tạo mầm mống bất ổn xã hội...

Tuy nhiên, hoàn thiện Luật Đất đai ở Việt Nam là chuyện quá khó khăn, thậm chí là không thể, bởi nó vướng đến yếu tố thể chế và thiết chế xã hội, đến tương quan lực lượng chống tham nhũng và tham nhũng... Chính vì thế, Luật Đất đai là đạo luật được sửa đổi và bổ sung nhiều lần nhưng cũng là đạo luật có nhiều lỗ hổng và bất cập".

Theo số liệu Tổng Cục Quản Lý Đất Đai thuộc Bộ Tài Nguyên - Môi trường thì năm 2016 có hơn 2.000 vụ khiếu kiện đất đai ; năm 2017 có trên 3.500 đơn khiếu nại về đất đai.

Tại buổi báo cáo trước Quốc hội công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2018, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái nêu rõ các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, đông người chủ yếu thuộc lĩnh vực đất đai, trong đó có những vụ việc đã được nhiều cơ quan giải quyết nhưng công dân không đồng ý, tiếp tục khiếu nại với thái độ bức xúc.

Diễm Thi

Published in Việt Nam

Chính phủ Vit Nam va gây thêm ‘ti ác’ khi mt ln na c tình lun lách nhm kéo dài thi hn trình ra Quc hi Lut Đt Đai - b lut mà đã trở thành mt trong nhng ti ác ln nht trong lch s Đảng cộng sản Việt Nam khi luôn mc đnh ‘s hu đt đai toàn dân’ mà không chu công nhn quyn s hu đt đai tư nhân và đã làm li cho vô s nhóm li ích - quan chc khi biến Đt thành Đô (dân gian đương đại Việt Nam thường gi là ‘Hai Đê’), trong khi biến hàng triu người dân Vit thành dân oan đt đai.

luat1

Thủ Thiêm, mt trong nhng "nhc nhi" ln nht liên quan đến đt đai Vit Nam.

‘Tội ác’ mi

Tại phiên hp ca y ban Pháp lut quc hi din ra trong hai ngày 25 và 26 tháng 3 năm 2019, sau khi xut hin mt s ý kiến ca đi biu quc hi yêu cu phi đy nhanh tiến đ Lut Đt đai sa đi đ sn sàng đưa vào chương trình và trình Quốc hội, phía Chính phủ đã đ ngh rút d án Lut Đt đai sa đi khi chương trình năm 2019 cho đến sau năm 2020, vi lý do đ cho vic sa đi tht "chín".

Bộ trưởng Tài nguyên và môi trường Trn Hng Hà, đi din ca cơ quan được ch đnh nghiên cu sa đi Lut Đt đai 2013, cũng là tác giả kiêm đo din ca thm ha x thi môi trường Formosa mà đã đy đến na triu dân các tnh min Trung vào cnh khn qun nhưng vn không h b x lý bng bt kỳ hình thc pháp lut nào, cho rng "đt đai ti Vit Nam là mt lãnh vc nhạy cm và phc tp và khi thc hin sa đi thì càng thy khó khăn và vướng mc".

Không thể cho rng Trn Hng Hà và nhng quan chc ca chính ph trc tiếp liên quan đến đt đai như Nguyn Xuân Phúc - th tướng, Trương Hòa Bình - phó th tướng thường trực và c gii quan chc bên đng ca ‘Tng tch’ Nguyn Phú Trng không nm lòng nhng bn báo cáo ca các cơ quan Thanh tra chính ph và B Tài nguyên và môi trường v mt ch đ cc kỳ nhy cm : đơn thư khiếu t đt đai chiếm đến 85 - 90% tng s đơn thư khiếu ni t cáo, đưa chính th đc đng đc tr Vit Nam tr thành mt trong nhng dn chng chói li nht trên bng vàng tham nhũng đt đai và cưỡng đot nhân dân - theo thng kê ca các t chc nhân quyn quc tế.

Đề ngh rút Lut Đt Đai ca phía chính phủ - b nghi ng rt ln v vic có bàn tay ‘thày dùi’ ca mt s nhóm li ích, tài phit, quan chc "vy máu ăn phn" trong đó, xy đến trong bi cnh cơn ung thư cưỡng chế đt vn không h thuyên gim trên toàn cõi Vit Nam, khiến cho ngày càng nhiu người dân trng tay ngay trên mnh đt chôn rau ct rn ca mình. V ‘cướp sch’ 5 ha đt Vườn Rau Lc Hưng do chính quyn Thành phố Hồ Chí Minh đích danh th phm vào giáp tết nguyên đán 2019 là chng c mi nht, quá đ đ thiết lp mt phiên tòa x gii quan chc v ti, li dng chc v quyn hn, c ý làm trái và biến người dân thành k thù bt đc dĩ ca chế đ cm quyn cường bo này.

Nhìn lại ti ác cũ

Việt Nam t sau thi m ca kinh tế nhng năm 90 ca thế k 20 đã chng kiến vô s cnh ly đt, cướp đt tàn bạo ca nhiu doanh nghip và chính quyn đa phương.

Có hàng ngàn ví dụ trong mt phn tư thế k qua Vit Nam, k t thi đim bt đu đường parabol hướng lên ca th trường bt đng sn t năm 1995 và kéo theo rt nhiu v thu hi đt không tha đáng, trái pháp luật và sau này là bt chp đo lý đi vi nông dân.

Cùng với cơ chế đn bù cho nông dân vi giá ch bng 1/10 đến 1/20 giá th trường, rt nhiu khuôn mt đi gia đã pht lên qua nhng con sóng bt đng sn t năm 1995 đến năm 2011. Rt nhiu nạn nhân liên quan đến chính sách thu hi đt đai đã phi ròng rã khiếu kin nhiu năm tri, to thành nhng đám đông biu tình ghê gm. Nhiu nn nhân đã phi vào tù chế đ và tr thành tù nhân lương tâm.

Tất c nhng bt công trên đã tích t đ dày đ biến thành ý thức phn kháng ca mt b phn nông dân b mt đt, biến h thành dân oan và to nên mi xung khc, dn ti xung đt vi gii quan chc chính quyn ti nhiu đa phương. V thu hi đt hết sc bt công ti huyn Văn Giang, tnh Hưng Yên năm 2012, vụ âm mưu ‘cướp sch’ 59 ha đng Sênh ca người dân xã Đng Tâm Hà Ni năm 2017, v ‘cướp trng’ khng l khu đô th mi Th Thiêm ti Sài Gòn mà hu qu còn kéo dài đến nay là nhng bng chng đin hình.

Đặc thù tâm lý trong xã hi Vit Nam là lòng dân càng bất mãn thì phn ng ca người dân càng lúc càng tr nên thiếu kim chế. Trong mt s v vic nhng năm gn đây, đã xut hin du hiu vượt khi tâm lý kim ta s hãi đ bước đến tâm trng phn kháng, thm chí sn sàng đi đu, cho dù đó ch là hành động đi kháng t phát ch không được t chc. Có th nêu ra hàng lot v vic người dân phn ng v đt đai nhiu đa phương như Nam Đnh, Bc Giang, Hưng Yên, Ngh An, Sài Gòn… và ngay ti ngoi thành Hà Ni, rt gn vi tng hành dinh ca chính phủ và Bộ Chính trị đng. Vic ngày càng hin ra nhng người dân như Đoàn Văn Vươn Hi Phòng năm 2012 và Đng Ngc Viết Thái Bình năm 2013 ni lên chng đi chính quyn chính là đin hình cho lòng phn ut đã biến thành t phát vô cm đến mc bt chp ca dân oan, đối din vi thói vô lương tâm ca gii quan chc đa phương.

"Tập trung tích t đt đai" cho k nào ?

Trong khi hoàn toàn chưa có cơ s nào đ tin rng ch trương "Tp trung tích t đt đai" ca đng cm quyn s "tăng năng sut lao đng và làm cho nông dân đỡ khn kh hơn" như li tuyên giáo không còn biết liêm s là gì ca h thng báo đng, ch trương này đã b biến thành công c ca nhng k "tay không bt gic", không ch là tai ha xã hi mà còn là mt nguy cơ chính tr khng khiếp đi vi chế đ theo cách "ch thuyn là dân mà lt thuyn cũng là dân".

Dù chưa chính thc, "Tp trung tích t đt đai" bt đu b soi mói li dng, và nếu không được kim soát cht ch, vô hình trung ch trương này có th tiếp tay cho hành vi "ly ca người nghèo chia cho người giàu".

Hãy nhớ, tương t như xã hi Trung Quc, khong 70% triu phú và t phú đô la Vit Nam có xut thân "đi lên t đt". Xã hi Vit Nam cũng bi thế đang ‘vươn lên mt tm cao mi’ bng s phân hóa ghê gm gia giai tng t phú đô la đang đội cao như núi vi vô s dân chúng b nghèo hóa và bn cùng hóa, lao đến mt tương lai không li thoát.

Vườn Rau Lc Hưng cũng là mt trong nhng biu hin đu tiên v ch trương ‘tp trung tích t đt đai’ ca đng cm quyn - phát sinh t năm 2017 - khiến người nông dân Vit Nam mt đi mnh đt và kế sinh nhai cui cùng.

Tìm mọi cách câu gi đ không chu sa đi Lut Đt Đai theo hướng công nhn quyn s hu tư nhân nhưng li đy nhanh tc đ ‘tp trung tích t đt đai’ vào tay các nhóm li ích mafia, đã quá rõ là Chính phủ, B Tài nguyên và Môi trường và các tp đoàn li ích móc xích vi quan chc đang lao vào hi chng ‘ht cú chót’ khi chng kiến màn đêm buông trùm lên chế đ.

Đó là một th ti ác thuc loi tri không dung đt không tha, s b người dân m tòa xét x trong không bao lâu na - đi vi tng quan chc vy máu ăn phn - khi bóng đêm không còn ng tr trên di đt qun qui ch S này na.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 05/04/2019

Published in Diễn đàn

Tìm mọi cách câu giờ để không chịu sửa đổi Luật Đất đai theo hướng công nhận quyền sở hữu tư nhân nhưng lại đẩy nhanh tốc độ ‘tập trung tích tụ đất đai’ vào tay các nhóm lợi ích mafia, đã quá rõ là Chính phủ, Bộ  tài nguyên và Môi trường của các tập đoàn lợi ích móc xích với quan chức đang lao vào hội chứng ‘hốt cú chót’ khi chứng kiến màn đêm buông trùm lên chế độ.

dat1

Không bao lâu sau chủ trương 'tập trung tích tụ ruộng đất', khu Vườn Rau Lộc Hưng của người dân đã bị chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh phá sạch và 'cướp sạch'. 

Tại phiên họp của Ủy ban Pháp luật quốc hội diễn ra trong hai ngày 25 và 26 tháng 3 năm 2019, sau khi xuất hiện một số ý kiến của đại biểu quốc hội yêu cầu phải đẩy nhanh tiến độ Luật Đất đai sửa đổi để sẵn sàng đưa vào chương trình trình Quốc hội, phía Chính phủ đã đề nghị rút dự án Luật Đất đai sửa đổi khỏi chương trình năm 2019 cho đến sau năm 2020, với lý do để cho việc sửa đổi thật "chín".

Bộ trưởng Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà, đại diện của cơ quan được chỉ định nghiên cứu sửa đổi Luật Đất đai 2013, cũng là tác giả kiêm đạo diễn của thảm họa xả thải môi trường Formosa mà đã đẩy đến nửa triệu dân các tỉnh miền Trung vào cảnh khốn quẫn nhưng vẫn không hề bị xử lý bằng bất kỳ hình thức pháp luật nào, cho rằng "đất đai tại Việt Nam là một lãnh vực nhạy cảm và phức tạp và khi thực hiện sửa đổi thì càng thấy khó khăn và vướng mắc".

Đề nghị rút Luật Đất đai của phía chính phủ - bị nghi ngờ rất lớn về việc có bàn tay ‘thày dùi’ của một số nhóm lợi ích, tài phiệt cùng một lũ quan chức được vấy máu ăn phần trong đó, xảy đến trong bối cảnh cơn ung thư cưỡng chế đất vẫn không hề thuyên giảm trên toàn cõi Việt Nam, khiến cho ngày càng nhiều người dân trắng tay ngay trên mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình. Vụ ‘cướp sạch’ 5 ha đất Vườn Rau Lộc Hưng do chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đích danh thủ phạm vào giáp tết nguyên đán 2019 là chứng cứ mới nhất, quá đủ để thiết lập một phiên tòa xử giới quan chức về tội, lợi dụng chức vụ quyền hạn, cố ý làm trái và biến người dân thành kẻ thù bất đắc dĩ của chế độ cầm quyền cường bạo này.

Vườn Rau Lộc Hưng cũng là một trong những biểu hiện đấu tiên về chủ trương ‘tập trung tích tụ đất đai’ của đảng cầm quyền - phát sinh từ năm 2017 - khiến người nông dân Việt Nam mất đi mảnh đất ở và kế sinh nhai cuối cùng.

Trong khi hoàn toàn chưa có cơ sở nào để tin rằng chủ trương "Tập trung tích tụ đất đai" của đảng cầm quyền sẽ "tăng năng suất lao động và làm cho nông dân đỡ khốn khổ hơn" như lối tuyên giáo không còn biết liêm sỉ là gì của hệ thống báo đảng, chủ trương này đã bị biến thành công cụ của những kẻ "tay không bắt giặc", không chỉ là tai họa xã hội mà còn là một nguy cơ chính trị khủng khiếp đối với chế độ theo cách "chở thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân."

Trong thời gian gần đây, đã diễn ra một làn sóng nhẹ nhiều doanh nghiệp chuyển sang đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Từ năm 2016, như "đánh hơi" được chủ trương "Tập trung tích tụ đất đai" sắp được đảng khởi phát, một số doanh nghiệp chuyên kinh doanh bất động sản bắt đầu tính toán "nhảy" vào lĩnh vực nông nghiệp, bất chấp tỷ suất lợi nhuận trong lĩnh vực này luôn thuộc loại thấp trong số các ngành sản xuất và kinh doanh ở Việt Nam.

Dù chưa chính thức, "Tập trung tích tụ đất đai" bắt đầu bị soi mói lợi dụng, và nếu không được kiểm soát chặt chẽ, vô hình trung chủ trương này có thể tiếp tay cho hành vi "lấy của người nghèo chia cho người giàu."

Hậu quả ghê gớm có thể nhìn thấy trước là chủ trương "Tập trung tích tụ đất đai" nếu không được kiểm soát và chế tài trong quá trình triển khai, đặc biệt về việc doanh nghiệp phải triển khai đúng công năng đối với đất nông nghiệp, tất sẽ phát sinh tràn lan tình trạng nhiều doanh nghiệp lợi dụng chủ trương này để cưỡng bức nông dân phải vào cơ chế "tập đoàn hóa" của họ như thời "kinh tế mới" ngay sau năm 1975, hoặc tồi tệ hơn là doanh nghiệp "tay không bắt giặc" khi cấu kết với chính quyền địa phương để cưỡng bức thu hồi đất của nông dân, biến những người đang sở hữu mảnh đất chôn rau cắt rốn và là kế sinh nhai duy nhất thành dân oan đất đai, sau đó chuyển công năng đất nông nghiệp thành đất đô thị để bán kiếm lời khủng.

"Triển vọng mất trắng" của nông dân là có thực. Một trong những phương án "hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân" mà chính quyền nêu ra là doanh nghiệp sẽ tổ chức canh tác trên đất của nông dân, còn nông dân sẽ biến thành "công nhân nông dân" làm thuê cho doanh nghiệp đó. Lẽ dĩ nhiên, mức thu nhập của nông dân được "vẽ" theo phương án này là không tệ (4-5 triệu đồng/người/tháng). Nhưng trong thực tế, đã có quá đủ kinh nhiệm xương máu về việc nhiều doanh nghiệp đã "từ tâm" đến thế nào để từ lợi dụng nông dân đến cướp đất của họ. Một khi đã lấy được đất của nông dân, không có gì bảo đảm là doanh nghiệp sẽ thuê nông dân làm công cho họ, mà nếu có thuê thì cũng chẳng có gì chắc chắn là nông dân sẽ được hưởng một mức lương đủ sống.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 02/04/2019

Published in Diễn đàn

Cuộc khủng hoảng tại Đồng Tâm, Mỹ Đức Hà Nội, liên quan đến việc thu hồi đất đai nông nghiệp để giao cho các doanh nghiệp kinh doanh. Việc thu hồi đất đai như vậy, không phải diễn ra lần đầu tiên tại Việt Nam, và diễn ra rộng khắp trên cả nước. Có thể kể ra những vụ tiêu biểu như Văn Giang, Đông Anh, Trịnh Nguyễn, Tiên Lãng,… Ngoài ra tại các cơ quan của đảng cộng sản và chính quyền trung ương ở thủ đô Hà Nội, người ta thấy sự có mặt thường xuyên của những đoàn nông dân mất đất khắp nơi trên cả nước tụ tập về để kêu oan.

lay1

Hơn 150 nông dân biểu tình bên ngoài văn phòng Quốc hội tại Hà Nội hôm 16/1/2007 do chính quyền địa phương thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây tịch thu ruộng đất của họ vào cuối năm 2005 nhưng không bồi thường thỏa đáng.  AFP photo

Chúng tôi xin trích ý kiến của bà Phạm Chi Lan, một chuyên viên kinh tế xung quanh những vấn đề đất đai nông nghiệp tại Việt Nam. Bà Phạm Chi Lan từng làm phó chủ tịch phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, thành viên ban nghiên cứu của thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Cuộc trao đổi với chúng tôi diễn ra 10 ngày trước khi bùng nổ cuộc khủng hoảng Đồng Tâm.

Đề nghị sở hữu tư nhân bị từ chối

Cho đến hiện nay đất đai tại Việt Nam, theo nguyên tắc cộng sản công hữu về tư liệu sản xuất, là thuộc về toàn dân. Người dân chỉ có một quyền gọi là quyền sử dụng đất.

Các vấn đề tranh chấp đất đai, nhất là đất nông nghiệp, bắt đầu nảy sinh từ khi Việt Nam chấp nhận cơ chế thị trường. Một trong những lý do nảy sinh tranh chấp là quyền sở hữu đất đai là của toàn dân do nhà nước đại diện, nhưng trên thực tế có nhiều thành phần khác nhau trong xã hội khai thác đất đai.

Vì lý do này vào năm 2013, một số trí thức và chuyên gia Việt Nam đã đề nghị nhà nước Việt Nam thay đổi luật đất đai với sự công nhận nhiều loại sở hữu khác nhau, trong đó có sở hữu tư nhân. Bà Phạm Chi Lan là một trong số những người đề nghị đó :

"Chúng tôi kiến nghị trước hết là cho nông dân, để cho người nông dân họ được sở hữu mảnh ruộng của họ hơn là chỉ có quyền sử dụng đất. Mà quyền sử dụng đất đó tuy luật pháp giao cho nhiều quyền, nhưng nó khá mong manh, ở chổ là nhà nước vẫn giữ cái quyền thu hồi đất. Mà quyền thu hồi đất đó được thực hiện ở tới bốn cấp khác nhau, trong đó có cả cấp xã. Tức là ở cấp cơ sở người ta có thể thực hiện một cách rất là tùy tiện, chứ không đúng theo yêu cầu của luật, mà luật thì để ra một phạm vi quá rộng những tình huống mà nhà nước có thể thu hồi lại đất. Thành ra nó cho người nông dân được quyền sử dụng đất nhưng người ta cũng cảm thấy rất mong manh".

Trong vụ khủng hoảng về đất đai mới nhất là Đồng Tâm, căn cứ theo những dữ liệu được báo chí chính thống Việt Nam nêu ra từ năm 2014 đến nay, có hai vấn đề gây nên khủng hoảng : thứ nhất là quyền sử dụng đất đã rất không rõ ràng giữa đất của quốc phòng và đất nông nghiệp giao cho nông dân sử dụng, thứ hai là việc lạm dụng quyền lực của các viên chức cấp xã và cấp huyện trong vấn đề phân chia quyền sử dụng đất.

Bà Phạm Chi Lan cho rằng cần hạn chế quyền của nhà nước trong việc thu hồi quyền sử dụng đất của người :

"Cá nhân tôi rất muốn gỡ bỏ điều trong luật hiện nay nói là nhà nước, trong những lý do thu hồi đất, thì có lý do là những dự án phát triển kinh tế xã hội khác, vì cái đó nó quá rộng, không làm rõ các dữ liệu khác nhau nên dẫn tới tình trạng thu hồi đất thuần nông của dân rồi giao cho một ông doanh nghiệp khác để làm. Người dân được đền bù một thì đối với ông doanh nghiệp giá đất sau đó có thể lên đến cả trăm lần. Từ đó gây nên những chuyện khiếu kiện đất đai tràn lan ở Việt Nam. Chuyện đất đai trở thành một trong những cái bất công nhất ở Việt Nam hiện nay".

Tại sao giao lấy đất của dân cho mục tiêu thương mại cá nhân ?

Chuyện các cá nhân hay công ty thu lợi từ đất đai nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng sang xây cất nhà cửa thường xảy ra ở những khu vực ven thành phố lớn, nơi đang chứng kiến một quá trình đô thị hóa rất nhanh chóng của Việt Nam.

VIETNAM-AGRICULTURE-ECONOMY

Nông dân ngồi trên một khu đất nông nghiệp đã biến thành dự án khu dân cư ở ngoại thành Hà Nội hôm 4/4/2016. AFP photo

Ngoài ra còn có các khu công nghiệp, các công ty xây nhà máy, khu vui chơi, cũng thu lợi từ việc lấy đất giá rẻ của nông dân qua bàn tay nhà nước, như trường hợp dự án Eco park ở Hải Dương, sân golf Đông Anh, dự án Viettel tại Đồng Tâm, đều dẫn đến những xung đột mà trong đó lực lượng chức năng của nhà nước giúp các nhà kinh doanh lấy đất.

Nhưng trong luật đất đai của Việt Nam lại có nêu ra rằng nhà nước sẽ thu hồi đất của dân vì những dự án phát triển kinh tế xã hội.

Bà Phạm Chi Lan cho rằng người dân Việt Nam sẳn sàng hiến đất của mình để xây dựng các căn cứ quân sự bảo vệ quốc gia, xây trường học, cầu đường, nhưng nếu chỉ là mục đích thương mại thì chuyện trưng dụng đất của người dân là không thỏa đáng :

"Cái đó nó gây ra sự lạm dụng nhiều nhất, tức là nhân danh dự án kinh tế xã hội thì người ta làm là có thể nhà nước đứng ra thu hồi đất nhưng lại giao cho một tư nhân khác, một tư nhân, hoặc một cơ sở của nhà nước, nhưng làm cái dự án mới hoàn toàn mang tính chất thương mại, chứ không phải mục đích công ích phục vụ công cộng".

Bà Phạm Chi Lan nói rằng ngay cả khi Việt Nam công nhận quyền tư hữu về đất đai thì nhà nước cũng có quyền giữ cho mình quyền thu hồi đất của dân như tất cả những quốc gia khác, nhưng với điều kiện việc thu hồi đó phải thực sự là dùng vào mục đích công cộng.

Đề nghị của bà Phạm Chi Lan và các trí thức Việt Nam vào năm 2013 đã không được chấp nhận, và luật đất đai của Việt Nam cũng như hiến pháp 2013 sửa đổi chỉ công nhận một quyền sở hữu duy nhất là sở hữu nhà nước về đất đai.

Nhưng bà Phạm Chi Lan cho rằng nhiều chuyển biến lớn đã xảy ra từ năm 2013 đến nay đã khiến cho nhà nước Việt Nam bắt đầu có sự điều chỉnh, như mới đây chính phủ cho phép nghiên cứu để nới rộng quyền được canh tác trên diện tích lớn hơn của nông dân. Ngoài ra còn có quyền tài sản được bao gồm quyền sử dụng đất :

"Bộ luật dân sự Việt Nam được quốc hội Việt Nam thông qua vào tháng 11 năm 2015, có điều luật về quyền tài sản. Trong quyền tài sản có ghi quyền sử dụng đất cũng được coi là quyền tài sản. Coi quyền sử dụng đất là quyền tài sản và đưa vào luật đất đai là một mức độ công nhận cao hơn rất nhiều so với người có quyền sử dụng đất rồi. Quyền tài sản theo luật định lại là quyền bất khả xâm phạm. Có nghĩa là nếu sau này nhà nước muốn thu hồi đất thì phải có đền bù cho người dân theo cái cách là bù lại tài sản cho người ta, chứ không phải trưng dụng thu hồi như cơ chế trước đây nữa".

Trong tình trạng luật pháp hiện nay, bà Phạm Chi Lan cho rằng nhà nước vẫn có quyền giữ lại đất đai để có thể sử dụng cho những chương trình, dự án của đất nước :

"Nhưng giữ lại như thế nào thì phải thật minh bạch, phải hỏi ý kiến người dân trước khi lấy lại cho một mục đích gì đó. Rất minh bạch trong cơ chế thi hành thì mới có thể được. Cái gây ra bất bình lâu nay là nó không minh bạch, không dân chủ trong quá trình lấy lại, gây ra uất ức, cảm thấy oan ức cho những người bị thu hồi đất. Nó đem lại lợi ích cho một nhóm nhỏ, thậm chí một cá nhân, một công ty tư nhân nào đó chứ không phải cho lợi ích chung của cộng đồng".

Trong trường hợp giải tỏa thu hồi đất đai ở làng Trịnh Nguyễn, dân chúng đã bất bình vì mặc dù nhà máy của tư nhân được xem là dùng để xử lý nước thải bảo vệ môi trường, nhưng lại sử dụng vùng đất màu mỡ của nông dân, và người nông dân cũng lo ngại nhà máy đó gây ra ô nhiễm cho đời sống của họ nên họ đã phản đối.

Trong trường hợp xã Đồng Tâm hiện nay, theo số liệu của báo chí Việt Nam, mỗi người dân chỉ có 230m2 đất trồng lúa và 134m2 đất trồng hoa màu, cho nên họ rất không đồng ý khi có hàng chục hectare đất lại được giao cho một công ty dù là của nhà nước như Viettel, nhưng lại là một công ty thương mại.

Kính Hòa, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 19/04/2017

Published in Diễn đàn

datdai1

Chính sách đất khiến dân phải sống nghèo ?

Một người dân ở xã Nam Mỹ, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định mới nhờ tôi tư vấn pháp lý một việc, đó là gia đình ông từ mấy năm trước do nhu cầu sản xuất đã xây dựng một khu chuồng trại ấp trứng gia cầm và xưởng ép nhựa trên đất nông nghiệp trồng lúa.

Mới đây chính quyền huyện Nam Trực đã tổ chức cưỡng chế phá dỡ với lý do công trình xây dựng trái phép, cùng trong danh sách các hộ bị cưỡng chế là 6 trường hợp khác.

Tôi giải thích cho vị khách hàng rằng ông muốn xây dựng hợp pháp thì phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất và phải nộp tiền. Tôi hướng dẫn cho ông làm thủ tục thực hiện nhưng không biết liệu có được hay không.

Tự ý chuyển đổi

Đây là trường hợp điển hình cho tình trạng phổ biến hiện nay đó là tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích mà lâu nay thường bị quy cho là những hành vi vi phạm pháp luật.

Việc người dân có nhu cầu xây dựng chuồng trại nhà xưởng để sản xuất là sự thật, đây là nhu cầu chính đáng bộc lộ năng lực khát vọng vươn lên thoát nghèo nơi người dân. Và để có mặt bằng sản xuất kinh doanh thì người ta nhìn vào mảnh ruộng nhà mình vốn biết nó từ lâu không đem lại hiệu quả kinh tế.

Theo tính toán hiện nay thì cấy một sào ruộng hai vụ lúa sau khi trừ đi các khoản tiền giống, tiền phân bón, tiền công cày bừa, tiền công cấy gặt, tiền thuốc sâu, tiền thủy lợi, và nhiều khoản khác thì một năm chỉ được vài trăm nghìn đồng. Nếu năm nào thời tiết không thuận lợi khiến sâu bệnh phá hoại hay chuột cắn thì coi như mất trắng, thực tế nhiều nơi ruộng bị người dân 'bỏ sấm' tức là bỏ không để cỏ mọc.

Đứng trước bài toán kinh tế so sánh giữa cấy lúa và sản xuất phi nông nghiệp người dân dễ dàng nhìn ra lời giải đáp và theo lẽ thường họ làm theo cái việc tất yếu là chuyển đổi mục đích sử dụng theo cách tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất.

Nhưng pháp luật về đất đai hiện nay lại trói buộc người dân khi không cho họ được tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Luật buộc họ phải xin phép trong khi sự cho phép lại theo cơ chế xin cho với những yếu tố mơ hồ như vấn đề quy hoạch, khiến cho hành lang pháp lý thay vì là cơ chế bảo vệ quyền lợi cho người dân thì đó lại là thử thách lớn nhất mà người dân phải vượt qua để tự bảo vệ quyền lợi của mình.

Đến khi người dân xây dựng và chính quyền cưỡng chế phá dỡ thì đó lại là lối xử lý bế tắc vô trách nhiệm, vì dù sao đi nữa đất đó cũng chẳng thể khôi phục trở lại làm đất nông nghiệp được, và đất đó cũng vẫn thuộc quyền sử dụng của chủ hộ. Không cho người dân xây xưởng sản xuất lại buộc người ta làm nông nghiệp trong khi họ không muốn thì sẽ ra sao ?

Yếu tố quy hoạch

Hộ gia đình nêu trên sau khi bị phá dỡ chuồng trại nhà xưởng thì hoạt động sản xuất bị đình trệ, gia đình lâm vào tình cảnh chơi vơi mà nếu không có giải pháp thì sẽ dần bị bần cùng kinh tế.

Cho nên việc cấm cản người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất đang là vấn đề bất cập nhất trong số các quyền của người sử dụng đất hiện nay.

Theo pháp luật hiện nay thì đất đai thuộc sở hữu nhà nước còn người dân chỉ được giao quyền sử dụng, người dân tuy không là chủ sở hữu nhưng cũng được thực hiện gần đủ các quyền của người sở hữu như được phép giao dịch chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp, cầm cố.

Duy chỉ còn vấn đề mục đích sử dụng thì vẫn bị bó buộc hạn chế, và mặc dù pháp luật cũng cho phép người dân được xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng, nhưng những cơ chế đi kèm nhiều nhiêu khê nên gây nhiều hệ lụy tiêu cực.

Lấy ví dụ, một con đường quốc lộ được làm cắt ngang cánh đồng. Những hộ có ruộng ven đường rất muốn san lấp để xây dựng một quán bán hàng hay một xưởng mộc, xưởng cơ khí nhưng không được phép. Nhưng nếu một doanh nghiệp mua gom nhiều ruộng rồi lập đề án xin xây dựng nhà máy xí nghiệp thì lại được.

datdai2

Chính sách đất đai ảnh hưởng cuộc sống người dân

Khi đó thì thử hỏi yếu tố quy hoạch đâu phải là vấn đề, vì doanh nghiệp kia làm theo cái mục đích mà người dân cũng muốn làm. Vậy thì tại sao người dân thì không được làm mà doanh nghiệp thì lại được ? Câu trả lời chỉ có thể là do yếu tố tiêu cực mua bán giấy phép dự án, một hình thức cấu kết giữa doanh nghiệp và quan chức trục lợi trên pháp luật mà thôi.

Một ví dụ khác cho thấy sự bất công lớn trong chính sách đất đai, ví như khu Dương Nội thuộc quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Nhiều gia đình có đất vườn hay đất nông nghiệp ở đây nếu họ được phép chuyển mục đích sử dụng sang đất ở thì họ có thể cắt một sào 360m2 ra làm hai ba suất bán đi thu về nhiều tỷ đồng.

Nhưng họ không được làm thế vì quy định luật không cho phép, song cũng đất đó nếu một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản xin phép chính quyền lập dự án thu hồi và bán với giá thị trường thì thu về không biết bao nhiêu tiền.

Yếu tố quy hoạch cùng sự cho phép trở thành cái mơ hồ tùy tiện lúc được lúc không, chính nó tạo ra sự bất công mà một đằng là bần cùng hóa người dân một đằng là tài phiệt hóa những doanh nghiệp bất động sản.

Cần mở rộng quyền

Hiện tôi cũng đang tư vấn pháp lý cho các hộ dân ở thôn Trường Xuân, xã Xuân Dương, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội liên quan đến việc khiếu nại dồn điền đổi thửa mà lý do chính là người dân không muốn bị lấy bớt đi 20,5m2 mỗi sào để làm giao thông thủy lợi nội đồng.

Tôi tư vấn cho bà con rằng ngoài việc đòi hỏi phải giao đủ diện tích thì anh chị cần đấu tranh đòi quyền cho người dân được tự chủ lựa chọn cơ cấu sản xuất cây trồng vật nuôi, vì đây là vấn đề bức thiết nhất của người sử dụng đất hiện nay, đòi quyền này không chỉ cho các anh chị mà là vấn đề của người dân cả nước.

Ví như sau dồn điền đổi thửa người dân phải được quyền lựa chọn loại hình canh tác như có thể trồng khoai tây, rau màu, trồng hoa, cây cảnh, ruộng trũng thì thả cá và có thể xây chuồng trại để chăn nuôi, chứ không thể cứ bắt người dân phải cấy lúa.

Các yếu tố quy hoạch đủ các loại phải được các cấp chính quyền tính toán thật khoa học rõ ràng để trở thành yếu tố thúc đẩy kiến tạo cho người dân sản xuất kinh doanh chứ không được trói buộc người dân.

Việc cưỡng ép người dân sử dụng đất chỉ vào một mục đích, đó là sự rập khuôn máy móc, lười biếng trong suy nghĩ hành động, nghèo nàn trong nhận thức hiểu biết của tầng lớp cán bộ mà rồi cuối cùng kìm hãm sự phát triển do không tạo ra hiệu quả canh tác.

Nay đứng trước bài toán đòi hỏi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và giảm tránh những bất công xã hội đang ngày một lan rộng, Chính phủ cần nhìn ra và tháo gỡ nới lỏng cho người dân được tự chủ trong mục đích sử dụng đất.

Những lo ngại về quy hoạch này nọ thực chất là sự níu giữ những quyền hạn lợi lộc hẹp hòi cho một bộ phận giới chức, trong khi người dân hơn ai hết chính họ biết cách sử dụng đất vào việc gì cho đạt hiệu quả, và hiệu quả kinh tế cho họ cũng chính là hiệu quả đem lại cho nền kinh tế.

Luật sư Ngô Ngọc Trai

Nguyễn BBC tiếng Việt, 17/01/2017

Luật sư Ngô Ngọc Trai đang hành nghề tại Hà Nội.

Published in Diễn đàn
Trang 2 đến 2