Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

NASA và Lockheed Martin vinh danh Cty công ngh ca người M gc Vit California

Vào ngày 3/5, Avatar Machine, mt công ty chuyên v các dch v sn xut các thiết b hàng không vũ tr ca người gc Vit ti thành ph Fountain Valley bang California, được phái đoàn ca Cơ quan Hàng không Vũ tr Hoa K (NASA) và công ty sn xut vũ khí Lockheed Martin đến thăm và vinh danh.

congnghe1

Công ty Avatar Machine được vinh danh. Photo Facebook Kim Constantine.

Avatar Machine đang hp tác vi Lockheed Martin, mt công ty v an ninh, hàng không vũ tr toàn cu, vi phn ln hot đng kinh doanh vi B Quc phòng Hoa K và các cơ quan chính ph liên bang Hoa K.

Phái đoàn đến thăm và ghi nhn v nhng đóng góp ca công ty Avatar Machine cho chương trình Artemis, mt chương trình ca NASA vi mc đích s đưa người ph n đu tiên và người da màu đu tiên lên Mt trăng, s dng các công ngh tiên tiến đ khám phá b mt mt trăng.

Trao đi vi đài VOA, ông Frank Nguyn, Tng giám đc ca Avatar Machine, cho biết rng khi sn xut hàng cho Lockheed Martin và NASA thì công ty ca ông rt là "thương ngh" và "mun làm cho mi vic thành công 100%".

"Khong 7, 8 năm nay thì NASA cũng liên lc vi công ty chúng tôi, nói là thy đ ca Avatar Machine thông qua Lockheed cũng rt là cht lượng và đúng gi", Ông Frank nói. "Và người ca NASA xung đ cm ơn chúng tôi và hy vng chúng tôi s tiếp tc làm nhng gì mà chúng tôi đã làm trong 15 năm qua đ cho các hãng khác làm chung s thành công trên nước M".

Ông Frank Nguyn cho biết ông thành lp công ty Avatar Machine năm 2008 cùng vi ông Liêm Đ, đng sáng lp, sn xut thiết b cho máy bay và phi thuyn ca công ty Lockheed Martin. Nhưng công ty ca ông không ng là công ty Lockheed Martin bán thiết b ca Avatar Machine cho NASA.

"Làm thiết b cho NASA có hai cái quan trng nht là đúng hn và cht lượng sn phm", Ông Frank nói. "Nhng phàn nàn hay hoàn tr sn phm làm cho Lockheed Martin và NASA chưa bao gi xy ra".

Theo báo Người Vit, bui thăm viếng ca đi din NASA và Lockheed Martin và trao bng khen (certificate of recognition) ca chính quyn đa phương có s tham d ca Th trưởng Thành ph Fountain Valley, bà Kim Constantine ; cu Th trưởng Thành ph Fountain Valley, ông Michael Võ, và các đi din ca các dân c Qun Cam như Dân Biu Trí T, Thượng Ngh Sĩ California Janet Nguyn, cùng đi din ca Dân Biu Liên Bang Michelle Steel.

Trên trang Twitter ca Thượng ngh sĩ Janet Nguyn ca Đa ht 36 bang California, bà đã chúc mng công ty Avatar Machine đã được NASA ghi nhn vi tt c s chính trc và cng hiến cho Chương trình Không gian Artemis. "Vi s giúp đ ca công ty", Bà Janet viết. "Hoa K s đưa các phi hành gia tr li mt trăng, cũng như mt phn ca thành ph Fountain Valley".

Trên trang web ca mình, NASA ghi nhn s đóng góp ca Avatar Machine trong s nhng nhà cung cp đ chế to máy bay X-59 cho NASA. Máy bay X-59 s to d liu v phn ng vi âm thanh mà nó to ra, và thiết b này được k vng s dn đến s thay đi trong các quy tc cm các chuyến bay siêu âm thương mi qua lãnh th Hoa K.

Vi 23 nhân viên làm vic, công ty Avatar Machine chuyên v các dch v gia công công ngh điu khin s (CNC) cho nhiu yêu cu thương mi và công nghip bao gm c hàng không vũ tr vi mc tiêu hướng ti đ chính xác.

Chương trình Artemis ca NASA viết : "Chúng tôi s hp tác vi các đi tác thương mi và quc tế và thiết lp s hin din lâu dài đu tiên trên Mt trăng".

Huy Nguyễn

Additional Info

  • Author Huy Nguyễn
Published in Việt Nam

Ông Trump, bầu cử Mỹ và cách nhìn qua bức màn kiểm duyệt ở Việt Nam

Ngô Ngọc Trai, BBC, 23/08/2020

Việc bầu cử Tổng thống Mỹ và khả năng thắng cử của ông Trump ra sao thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều người dân Việt Nam.

nguoiviet1

Ông Trump chấp nhận đề cử của đảng Cộng hòa hồi 2016, với vợ và con trai đứng bên cạnh

Tuy nhiên, do ở Việt Nam truyền thông sách báo bị kiểm duyệt cho nên nhiều người không có đủ thông tin chính xác về chính trường nước Mỹ.

Khó dự đoán

Thông tin đến với người Việt Nam lâu nay cho rằng ông Trump cư xử thô lỗ chợ búa, hủy hoại phép tắc ngoại giao, suy đồi đạo đức nhân cách người lãnh đạo, cho rằng ông Trump là một sự đột xuất sai lầm của cử tri Mỹ và đã đến lúc đưa mọi thứ trở lại bình thường.

Người ta muốn thấy lại những phép tắc ngoại giao được tôn trọng, muốn thấy lại ngôn ngữ lãnh đạo chính trị lịch thiệp.

Nhưng tôi cho rằng tính cách đó của ông Trump không phải là mới phát sinh từ khi ông làm tổng thống, kiểu thái độ cư xử của ông Trump với các vấn đề không gây ngạc nhiên bất ngờ với công chúng Mỹ.

Thực chất con người của ông Trump trước và sau khi làm Tổng thống là một, vẫn con người đó, vẫn tính cách đó và không giấu giếm. Ông Trump có cả một quãng thời gian dài làm truyền thông, tính cách của ông ấy ra sao người Mỹ đã biết và họ vẫn bầu chọn cho ông ấy.

Cho nên những ai ở Việt Nam nghĩ rằng tính cách và lối cư xử của ông Trump như vậy sẽ khiến ông ấy thất bại thì nên suy nghĩ lại.

Ngược lại với đó, tôi cho rằng có khả năng cao hơn cử tri Mỹ sẽ tiếp tục bầu cho ông Trump làm tổng thống.

Bởi lẽ một nhiệm kỳ đã qua, bốn năm, thời gian đó không đủ dài để có thể xử lý một vấn đề lớn như thâm hụt thương mại với Trung Quốc, không đủ thời gian để hành động đủ để đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại.

nguoiviet2

Hình ảnh đại hội đảng Cộng hòa hồi 2016

Bốn năm qua điều quan trọng nhất chính phủ của ông Trump đã làm được chính là chỉ ra, thuyết phục và đạt được sự chấp nhận rộng rãi về mối tai hại trong quan hệ thương mại của Mỹ với Trung Quốc.

Việc này được thực hiện khởi đầu không lâu trước khi tranh cử. Nên nhớ lúc đó quan điểm tranh cử của bà Hillary Clinton vẫn na ná như chính sách dưới thời Obama. Chính trường nước Mỹ lúc đó có lẽ chỉ có một dòng chảy truyền thông thông tin về vấn đề thương mại với Trung Quốc xuất phát từ nhóm tranh cử của ông Trump. Tuy ban đầu là mới và nhỏ nhưng nó đã sớm trở thành vấn đề cử tri quan tâm nhất.

Cho nên quãng thời gian bốn năm là không đủ để đạt được cái mục tiêu mà người Mỹ bốn năm trước đã nhận ra tính quan trọng và bầu cho ông Trump làm tổng thống. Người Mỹ hiểu điều đó, với nhận thức duy lý và tư duy logic họ sẽ thấy điều đó và khả năng cao là họ sẽ cho ông Trump thêm thời gian để hoàn tất chương trình của mình.

Kiểm duyệt sách

nguoiviet3

Bà Hillary Clinton đã dẫn điểm xa trước đối thủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng hồi 2016, nhưng ông Donald Trump lại là người giành chiến thắng cuối cùng

Thời điểm tranh cử năm 2016, cả hai ứng viên gồm bà Hillarry Cliton và ông Donald Trump đều cho xuất bản những cuốn sách để giới thiệu các đề xuất chính sách cũng như quan điểm của họ về các vấn đề xã hội Mỹ, để qua đó hai ứng viên kỳ vọng nhận được sự ủng hộ của cử tri.

Cuốn sách của ông Trump có tiêu đề "Đã đến lúc phải cứng rắn để khôi phục lại sự vĩ đại của nước Mỹ", còn cuốn của bà Hillary có tiêu đề "Bí mật quốc gia và sự hồi sinh".

Tôi đã đọc cả hai cuốn sách này sau ngày ông Trump đã giành phần thắng và chợt nhận ra vì sao kết quả lại như vậy.

Đó là cuốn sách của ông Trump mỏng, ngắn, rõ ràng dễ hiểu, sử dụng nhiều ngôn ngữ đường phố, đưa ra nhiều quan điểm thẳng thắn về chính sách đối nội đối ngoại. Trong khi cuốn sách của bà Hillary thì dày gấp đôi gấp ba, chia sẻ quá nhiều các dữ kiện chi tiết về đời sống Nhà Trắng, về các hoạt động của nhân vật.

Tôi đánh giá cuốn sách của bà Hillary mang tính hàn lâm dành cho người có trình độ cao, nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu về hoạt động của Nhà Trắng, trong khi cuốn sách của ông Trump nói rõ ràng về các quan điểm chính sách, dễ hiểu và dễ tiêu hóa hơn cho công chúng bình thường.

Kết quả là ông Trump thắng cử cho thấy những cuốn sách hẳn cũng là một lý do đưa đến.

Không chỉ thế, theo tôi những cuốn sách có vai trò rất quan trọng đối với các nhà lãnh đạo, bởi đó là cách để truyền tải đến công chúng các vấn đề quốc gia.

Các nhà lãnh đạo nhìn thấy được các xu hướng, các khuynh hướng, các dòng chảy chủ lưu trong đời sống xã hội giữa bề bộn các vấn đề sự kiện. Bằng cách chia sẻ tầm nhìn khát vọng và lộ trình kế hoạch, nhà lãnh đạo giao tiếp với công chúng và xác lập vị thế của người dẫn dắt.

Nhưng rất tai hại là ở Việt Nam lâu nay vẫn đang duy trì tình trạng kiểm duyệt xuất bản. Đối với những đầu sách không phù hợp với quan điểm đường lối của nhà nước thì sẽ không được cấp giấy phép.

Điều này khiến cho một trong những đầu sách rất quan trọng với đường lối tranh cử của ông Trump đã không đến được với công chúng Việt Nam.

Đó là cuốn của tác giả Peter Navarro có tiêu đề Death by China, bản dịch sang tiếng Việt có tiêu đề Chết bởi Trung Quốc, được in lậu và bán chui ở Việt Nam.

Cuốn sách này được tác giả Peter Navarro công bố xuất bản từ năm 2011. Khi đó và trong nhiều năm về sau Việt Nam vẫn giữ mối quan hệ hữu hảo với Trung Quốc cho nên đầu sách này được cho là không phù hợp với đường lối đối ngoại, nên đã bị kiểm duyệt không được xuất bản trong nước.

Nội dung cuốn sách hướng đến người Mỹ và phơi bày rất nhiều vấn đề về mối quan hệ với Trung Quốc, từ thâm hụt mậu dịch, thao túng tiền tệ, gián điệp thương mại, trộm cắp công nghệ, sự lớn mạnh của hải quân Trung Quốc và những cạnh tranh trong không gian.

Rất nhiều nội dung đã trở thành chính sách của Tổng thống Trump và thực tế là sau khi trúng cử ông Trump đã bổ nhiệm tác giả làm Giám đốc Hội đồng Thương mại Quốc gia của Nhà Trắng, có chức năng tư vấn các chính sách cho chính phủ.

Việc cuốn sách này và nhiều đầu sách khác bị kiểm duyệt không được cấp phép xuất bản chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lượng thông tin kiến thức của người Việt Nam về chính trường nước Mỹ.

Thiếu thông tin

Do sách báo bị kiểm duyệt cho nên lượng thông tin đến với người Việt trong nước không đầy đủ. Bởi vậy nhiều người thấy khó hiểu vì sao ông Trump hay có lời lẽ công kích thóa mạ giới truyền thông báo chí Mỹ.

Ở đây, phải thừa nhận bốn năm qua ông Trump đã làm cái việc rất ít người làm là gây sự chỉ trích hầu hết các tờ báo lớn của Mỹ.

Lý do vì sao ? Đó có phải là do ông Trump không biết cách xây dựng quan hệ với báo giới hay bản tính dị dạng của ông với truyền thông ?

Cần hiểu rằng 50 năm qua nước Mỹ chỉ có một đường lối thân thiện thương mại với Trung Quốc. Một đường lối như vậy không đứng trên chân không. Đường lối đó được xác lập thực hiện bởi chính các chuyên gia, các tờ báo, các cây viết hàng đầu của Mỹ.

Trong cuốn sách Death by China, tác giả Peter Navarro đã đưa ra hàng loạt cáo buộc đối với các tờ báo hàng đầu nước Mỹ như The New York Times, Wall Street Journal, Finance Times và Tuần báo Economist, vì có cùng khuynh hướng làm ngơ trước những thủ đoạn mậu dịch bất chính của Trung Quốc do sợ rằng việc trấn áp có thể làm suy yếu chế độ tự do mậu dịch toàn cầu.

Nhiều cây bút hàng đầu cũng bị cáo buộc chống lại những người đang thúc đẩy cải cách thương mại, ví như Thomas Friedman, biên tập viên kỳ cựu về chuyên mục ngoại giao và kinh tế của tạp chí New York Times, tác giả của cuốn sách nổi tiếng Thế Giới Phẳng.

Và rất nhiều tờ báo và chuyên gia tương tự.

Đường lối thân thiện với Trung Quốc là một lối lớn đã được bệ đỡ bởi những nhân vật lớn. Biết bao chủ doanh nghiệp trở lên giàu có nhờ làm ăn ở thị trường Trung Quốc.

Khi ông Trump đảo ngược đường lối đó thì mặc nhiên ông phải đối mặt với những người đó và những tờ báo lâu nay đi theo đường lối đó cho là đúng.

Nếu ông Trump không công kích họ thì họ cũng sẽ công kích ông Trump, đó là tất yếu và đã xảy ra.

Có điều lâu nay báo chí chỉ trích tổng thống thì đã là điều bình thường rồi còn khi Tổng thống ra mặt chỉ trích lại các báo thì nhiều người Việt thấy lạ mà thôi.

Song người Mỹ vốn có mặt bằng nhận thức cao và họ hiểu rõ về các lối sinh hoạt vận động chính sách. Nếu cử tri Mỹ coi đường lối mới của ông Trump là đúng thì họ sẽ hiểu vì sao ông ấy đôi co và cáo buộc báo chí Mỹ với những ngôn từ thóa mạ.

Và người Việt Nam nếu đọc được cuốn sách của tác giả Peter Navarro thì sẽ hiểu được vì sao ông Trump lại có quan điểm với báo chí như vậy.

Ngày bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 3/11. Kết cục chưa biết thế nào nhưng từ nay đến đó nhiều người Việt Nam sẽ vẫn dành sự quan tâm cho bầu cử Mỹ.

Ngô Ngọc Trai

Nguồn : BBC, 23/08/2020

Tác giả Ngô Ngọc Trai là luật sư đang làm việc tại Hà Nội.

*************************

Tại sao một số người Mỹ gốc Việt ủng hộ ông Donald Trump

Vic Satzewich, VNTB, 22/08/2020

Các vấn đề về chủng tộc và phân biệt chủng tộc đang nổi lên ở Hoa Kỳ khi người Mỹ chuẩn bị bỏ phiếu vào tháng 11.

nguoiviet4

Tuy nhiên, bất chấp tình trạng bất ổn chủng tộc đã làm rung chuyển Hoa Kỳ trong ba tháng qua, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vẫn nhận được sự ủng hộ của một số cộng đồng phân biệt chủng tộc, bao gồm cả người Mỹ gốc Việt.

Trong một cuộc thăm dò không chính thức gần đây do một nhà báo gốc Việt thực hiện trên Facebook, 94% người được hỏi cho biết họ sẽ bỏ phiếu cho Trump vào tháng 11.

Và một đoạn video gần đây cho thấy những người Mỹ gốc Việt đang trên đường đến Nhà Trắng để tuyên bố ủng hộ Trump.

Tại sao ?

Những người Mỹ gốc Việt này có dự định bỏ phiếu dựa vào các vấn đề liên quan đến kinh nghiệm nhiều mặt của họ ở Hoa Kỳ, về các vấn đề liên quan đến Việt Nam hay cái mà một số người gọi là "chính trị cộng đồng ?"

Là những học giả nghiên cứu về người hải ngoại, tôi và đồng tác giả tin rằng chúng ta cần nhìn lại lịch sử để hiểu những vấn đề này.

Lịch sử thuộc địa

Việt Nam có một lịch sử chịu ách đô hộ và thuộc địa của Trung Hoa, Pháp và Mỹ. Họ kiên nhẫn và phản kháng để giành lấy độc lập với rất nhiều khó khăn.

Điều này càng đặc biệt xảy ra vào năm 2020, khi Việt Nam đang đương đầu với một mối đe dọa hiện hữu của Trung Quốc nhằm khẳng định vị thế thống trị trong khu vực cả ở Đài Loan và Hồng Kông.

Ở phương Tây, Chiến tranh Việt Nam được nhiều người biết đến và ghi nhận. Nhưng cũng với nhiều người Việt Nam, thuật ngữ Chiến tranh Việt Nam là một cái gì đó bị nhầm lẫn ; họ coi chiến tranh là thứ do người Mỹ gây ra cho họ.

Nhưng rất lâu trước khi Mỹ chiếm đóng và trước đó là thực dân Pháp, Việt Nam đã nằm dưới ách đô hộ của Trung Quốc hơn 1.000 năm, từ năm 111 trước Công nguyên đến năm 938.

Việt Nam thống nhất vào năm 1975 sau khi lực lượng Cộng sản Bắc Việt đánh đuổi quân Mỹ. Sau đó là một cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi nhưng đẫm máu với Trung Quốc vào năm 1979 khi Trung Quốc âm mưu xâm lược và kiểm soát Việt Nam.

Việt Nam đã có thể hòa giải với Mỹ và Pháp, nhưng khi nói đến Trung Quốc thì lại có một cảm giác ngờ vực sâu sắc. Cảm giác này càng trở nên trầm trọng hơn trong những năm gần đây do nỗ lực không ngừng của Trung Quốc nhằm giành quyền kiểm soát phần lớn Biển Đông.

Những tuyên bố chủ quyền về lãnh thổ và hàng hải này không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với tài nguyên thiên nhiên, mà còn tạo cho Trung Quốc lối đi an toàn cho thương mại và lực lượng hải quân của họ. Trong nhiều năm qua, cả người Việt Nam trong nước và những người sống ở nước ngoài đã phản đối luật Đặc khu của chính phủ Việt Nam, được coi là phương tiện để Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng trong nước.

Cuộc di tản của người Việt

Sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, một cuộc di cư ồ ạt của người Việt Nam thoát khỏi Việt Nam Cộng sản bằng thuyền để tìm tự do. Từ năm 1975 đến 1997, hơn 1,6 triệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài, trong đó Hoa Kỳ chấp nhận số lượng người tị nạn lớn nhất trong làn sóng này.

Ngày nay, tổng dân số cộng đồng người Việt Nam trên toàn cầu ước tính vào khoảng 4,5 triệu người.

Trong số đó, khoảng 1,3 triệu người Việt Nam sống ở Hoa Kỳ, tuy nhiên, con số thực tế có thể là khoảng hai triệu khi tính cho những người tự nhận mình là chủng tộc hỗn hợp.

Mặc dù Trump vẫn thường ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhưng mối quan hệ giữa Nhà Trắng và Trung Quốc không thân thiện gì.

Chính quyền Trump đã đàm phán lại các thỏa thuận thương mại và áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc. Các hình phạt và lệnh trừng phạt khác cũng đã được áp dụng sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông.

Tháng trước, Hoa Kỳ cũng lên án mạnh mẽ các tuyên bố chủ quyền hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông và cho rằng những tuyên bố đó là trái pháp luật. Và giờ đây, ông Trump đã ký một lệnh hành pháp để ứng dụng truyền thông xã hội TikTok của Trung Quốc tìm người mua ở Mỹ đến giữa tháng 9, nếu không sẽ bị cấm hoạt động ở Hoa Kỳ.

Không hâm mộ chủ nghĩa cộng sản

Giống như những người Ukraine và những người Đông Âu khác đã rời bỏ quê hương trong Thế chiến thứ hai và xây dựng cuộc sống ở nơi khác, cộng đồng người Việt Nam hải ngoại không hâm mộ chủ nghĩa cộng sản.

Như vậy, họ có mối quan hệ mâu thuẫn với chính quyền Cộng sản Việt Nam hiện nay. Họ yêu quê hương của họ, nhưng không yêu chính phủ.

Đối với những người Việt Nam ở Hoa Kỳ, sự ủng hộ đối với ông Trump không chỉ được thúc đẩy bởi luận điệu chống chủ nghĩa xã hội của ông, mà còn bởi hy vọng và nhận thức rằng ông sẽ tiếp tục đứng lên chống lại Trung Quốc, và điều này sẽ gián tiếp bảo vệ Việt Nam.

Trong bối cảnh rộng lớn hơn, sở thích bỏ phiếu của người Việt Nam có vẻ không mang lại hiệu quả cao, nhưng nếu chúng ta xem xét rằng một số người sống ở các bang chiến trường, lá phiếu của họ có thể tạo ra sự khác biệt.

Cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại, đặc biệt là những người thuộc làn sóng nhập cư đầu tiên đến Hoa Kỳ, có thể tin rằng các chính sách Trung Quốc của Trump phục vụ lợi ích của họ ở Việt Nam. Nhưng chỉ tập trung vào vấn đề này có nghĩa là họ bỏ qua các khía cạnh rắc rối khác trong chương trình nghị sự chính sách đối nội và đối ngoại của tổng thống.

Vic Satzewich

Nguyên tác : Why some Vietnamese Americans support Donald Trump, The Conversation, 19/08/2020

Anh Văn dịch

Nguồn : VNTB, 22/08/2020

Additional Info

  • Author Ngô Ngọc Trai, Vic Satzewich
Published in Diễn đàn

45 năm, từ làn sóng người Việt tị nạn đến Mỹ đầu tiên vào năm 1975, đến nay cộng đồng gốc Việt tại Mỹ được xem đã khá ổn định với nhiều thành công cá nhân và trong mỗi gia đình. Trải qua nhiều đời tổng thống, bất luận đảng phái nào, người gốc Việt đã từng bước hội nhập rồi thăng tiến trên đất nước thứ hai của mình. Đọc lại câu chuyện lịch sử để thấy không phải một sớm một chiều hay chỉ riêng với một đời tổng thống nào mới giúp họ tạo dựng nên cuộc sống hiện nay mà đó là cả quá trình trong suốt gần nửa thế kỷ qua. 

vuet1

Đài tưởng niệm những người lính Việt Nam và Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam tại khu phố Little Saigon, ở Westminster, California

Năm 1975, Sài Gòn bị thất thủ. Làn sóng người tị nạn Việt Nam đầu tiên đã di tản với nhiều phương tiện riêng hay do chính phủ Hoa Kỳ giúp đỡ. Khi con số người di tản vượt rất xa kế hoạch đón khoảng 18 ngàn người Việt mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ dự tính ban đầu, Tổng thống Gerald Ford của đảng Cộng hòa đã cho phép có thể nhận đến 200 ngàn người. 

Chiến dịch Gió Lốc (Operation Frequent Wind) đã đưa người di tản rời khỏi Việt Nam bằng trực thăng do Thủy Quân Lục Chiến Mỹ thực hiện cùng làn sóng tự di tản ra các tàu trên biển rồi đến đảo Guam và Phi Luật Tân. Người di tản sau đó được đưa sang các căn cứ quân sự trên đất Mỹ như Camp Pendleton tại California, Fort Chaffee tại Arkansas, Eglin Base tại Florida và Indiantown Gap tại Pensylvynia cuối cùng ước tính vào khoảng hơn 130 ngàn người. Đây là nhóm người Việt tị nạn đầu tiên đến Mỹ sau chiến tranh. 

Trong khi nhiều người vẫn còn ở đảo Guam thì Quốc Hội Hoa Kỳ khóa 94 do đảng Dân chủ chiếm đa số tại lưỡng viện đã họp bàn việc cứu trợ người tị nạn Đông Dương, phần lớn là người Việt Nam. Dân biểu Peter Rodino của đảng Dân chủ là người đề xướng Đạo Luât Hỗ Trợ Người Di Cư và Tị Nạn Đông Dương (Indochina Migration and Refugee Assistance Act - Dự Luật H.R.6755) tại Hạ Viện, nhằm giúp người tị nạn tái thiết và ổn định bước đầu đời sống mới. Dự luật được các dân biểu Dân chủ như Edward Kennedy và Liz Holtzman vận động sự ủng hộ trong khi một số dân biểu Cộng hòa bảo thủ chống đối vì cho rằng người tị nạn Việt Nam vào Mỹ quá nhiều sẽ không hội nhập được vào văn hóa nước Mỹ và phá hỏng hệ giá trị nước Mỹ, thậm chí còn có đề nghị cho định cư tại các vùng lãnh thổ của Mỹ. Tuy nhiên cuối cùng dự luật cũng được Quốc Hội thông qua và Tổng thống Ford ký sắc lịnh vào ngày 23 tháng 5 năm 1975. 

Năm 1979, trước làn sóng vượt biển ồ ạt của thuyền nhân Việt Nam, nước Mỹ đã mệt mỏi trong nỗi ám ảnh về cuộc chiến Việt Nam, theo như thăm dò của CBS/New York Times đã có đến 62% dân Mỹ không còn muốn nhận thêm người tị nạn Việt Nam. Bất chấp điều này, Tổng thống Jimmy Carter thuộc đảng Dân chủ vẫn gia tăng gấp đôi số người tị nạn được nhận mỗi tháng, cho phép người tị nạn Việt Nam được nhận ồ ạt vào Mỹ. Một lần nữa, Đạo Luật Người Tị Nạn (Refugee Act of 1980 - Public Law 96-212, S. 643  & H.R 2816) do Thượng nghị sĩ Edward Kennedy của Dân chủ khởi xướng, cho phép gia tăng số người tị nạn được nhận vào Mỹ và giúp đỡ họ tái thiết đời sống mới. 

Đi xa hơn, chương trình OPD (Orderly Departure Program) cho phép người Việt nhập cảnh cũng ra đời vào thời điểm này, giúp cho người Việt được sang Mỹ cùng một số quốc gia khác theo con đường chính thức và an toàn hơn. Chương trình này đã được Phó Tổng thống Walter Mondale của đảng Dân chủ họp bàn cùng Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) và nhiều quốc gia khác tại Geneva, Thụy Sĩ vào tháng 7 năm 1979. 

Cao Ủy đã thay mặt Hoa Kỳ cùng các quốc gia để thương lượng với Hà Nội nhằm bảo trợ và xúc tiến chương trình. Sáu tháng sau, tháng 1 năm 1980, văn phòng ODP được thiết lập tại Bangkok, Thái lan để bắt đầu nhận và giải quyết hồ sơ bảo lãnh. Mỗi hai tuần, các nhân viên văn phòng OPD Bangkok đã bay sang Sài Gòn để thực hiện các cuộc phỏng vấn. Văn phòng ODP đã phối hợp với Ủy Ban Di Cư Liên Chính Phủ ICM (Intergovernmental Committee of Migration) để lo việc  khám sức khoẻ tại Bịnh Viện Chợ Rẫy và thủ tục sang các trại chuyển tiếp hay trực tiếp sang Mỹ cho những người được chấp thuận.

Văn phòng ước tính đã nhận và giải quyết hồ sơ của khoảng 700.000 người Việt Nam, bao gồm nhóm đoàn tụ gia đình, con lai, cựu nhân viên chính phủ và các hãng Mỹ cùng những tù nhân chính trị qua chương trình HO về sau. Theo số liệu từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, loại trừ các hồ sơ không đủ điều kiện và man khai hay định cư tại các quốc gia khác, đã có hơn 558.000 người Việt các diện đã được cho phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ cho đến năm 1997.

Ở đây có thể nói thêm riêng về chương trình con lai và H.O (Humanitarian Operation) dành cho những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa bị tù sau 1975. Năm 1987, Thượng nghị sĩ John McCain thuộc đảng Cộng hòa đã trình dự luật Amerasian Home Act (S.1601 -100th Congress, 1987-1988) cho phép những người con lai Mỹ được phép định cư tại Hoa Kỳ. Tháng 5 năm 1987, Thượng nghị sĩ Edward Kennedy của đảng Dân chủ, đã trình nghị quyết 205 (S.Res. 205 -100th Congress, 1987-1988) yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do các tù nhân chính trị bị giam giữ, theo sau là nghị quyết 212 (H.Res.212) của dân biểu Robert Dornan thuộc đảng Cộng hòa tại Hạ Viện, được 58 dân biểu đồng bảo trợ (29 Cộng hòa và 29 Dân chủ).

Môt số dân biểu Hạ Viện sau đó cũng tiếp tục đưa các dự luật yêu cầu chính phủ thúc đẩy việc buộc Hà Nội trả tự do cho các tù nhân chính trị và cho phép họ định cư sang Hoa Kỳ.  Năm 1991, cũng chính Thượng nghị sĩ Edward đã trình nghị quyết 51 (S.Res. 51 -102th Congress, 1991-1992)  với sự đồng bảo trợ của 6 Thượng nghị sĩ cả Dân chủ và Cộng hòa, yêu cầu Việt Nam cho phép những người ở tù trên ba năm cùng gia đình họ được định cư tại Hoa Kỳ qua, mở đầu cho chương trình H.O từ năm 1991. Có thể ghi công cho chính Thượng nghị sĩ Edward Kennedy (Dân chủ), tức em trai Tổng thống Kennedy, là người đã đóng góp rất nhiều để những cựu tù chính trị cùng gia đình được sang Mỹ qua các nghị quyết nói trên.

Bên cạnh đó cũng nhắc thêm là, Thượng nghị sĩ John McCain đã tiếp tục đưa ra tu chính sửa đổi, cho phép các gia đình HO được sang thẳng Hoa Kỳ mà không phải sang Phi Luật Tân để học Anh ngữ trong sáu tháng, đồng thời chấp thuận con cái độc thân trên 21 tuổi của các gia đình HO và ODP được đi theo cha mẹ theo diện nhân đạo, hay cho phép những người Việt từng làm việc với chính phủ Mỹ  và hãng Mỹ được phép định cư (McCain Amendment, H.R 3540).

Các dự luật của lập pháp Hoa Kỳ liên quan đến cộng đồng Việt Nam trên đất Mỹ được nhắc đã không thể đầy đủ hết nhưng đó là những dự luật chính yếu và các nhà lập pháp kể trên đã đóng vai trò rất quan trọng và trực tiếp can dự đến hành trình này. Các dự luật này có thể tìm tại kho lưu trữ hồ sơ của Quốc Hội tại congress.gov/bill cho những ai muốn tìm hiểu cặn kẽ hơn. 

Điều quan trọng là khi đọc lại dăm sự kiện lịch sử để hiểu hơn về hành trình người Việt có mặt trên đất nước Hoa Kỳ và có được như ngày hôm nay ra sao, nó sẽ ít nhiều giúp cho một số người nhìn câu chuyện thời cuộc và tương lai với cái nhìn công tâm và xác thực hơn trong bối cảnh chính trị Hoa Kỳ sau 45 năm.  

Nhã Duy

(17/04/2020)

Additional Info

  • Author Nhã Duy
Published in Diễn đàn

Một ngày tháng 7 năm 1972, một phụ nữ da đen bước vào khu chung cư tại Brooklyn, New York do hãng Trump Management Inc. quản trị để thuê phòng. Không còn phòng trống, nhân viên trả lời với cô như vậy. Mươi phút sau, một phụ nữ da trắng bước vào thuê phòng và bà được dẫn đi xem hai phòng để chọn lựa.

maga1

Khu chung cư số 2611 West 2nd Street # 1 Brooklyn, NY, 11223 do tập đoàn Trump Management Inc quản lý - Ảnh minh họa

Đã có bằng chứng kỳ thị. Bởi cả hai đều là thám tử liên bang, đang giả làm người thuê nhà để điều tra, thu nhập chứng cứ mà những người da màu khiếu nại rằng chung cư do cha con nhà Trump làm chủ đã kỳ thị, từ chối cho họ thuê phòng. Suốt quá trình điều tra, các thám tử và công tố viên đã thu thập được nhiều chứng cứ, lấy lời khai các nhân chứng, nhân viên chung cư. Ám hiệu được ghi trên đơn người thuê phòng để phân loại màu da. "No. 9" - số 9 là người da đen, "C" (Colored) là người da màu, bất kể sắc dân nào.

Bộ Tư pháp đâm đơn kiện dân sự cha con Trump về tội kỳ thị, vi phạm Đạo luật Công bằng Gia cư (Fair Housing Act). Lúc này Donald Trump 27 tuổi và đã thay cha làm chủ tịch điều hành của hãng đang sở hữu nhiều cụm chung cư đến 14.000 phòng. Vụ kiện giằng co và thu hút sự chú ý công chúng ở tầm mức quốc gia lúc bấy giờ, vì kỳ thị gia cư đang là vấn đề chính sách được bàn thảo tại Quốc hội và Trump thuộc gia đình có máu mặt tại New York.

"Tiên hạ thủ vi cường", ra tay phủ đòn trước để né tội là thượng sách, là cách Trump sử dụng đến bây giờ. Trump cho các nhân viên mình phản cung, bảo rằng họ bị các công tố viên ép cung, phải khai man để khỏi bị án tù. Các luật sư lão luyện của Trump kiện ngược lại Bộ Tư pháp và các công tố viên vì cho rằng họ đã ngụy tạo bằng chứng, còn Trump là "nạn nhân".

Tòa bác bỏ các cáo buộc và đơn kiện của Trump, tuy nhiên vụ kiện đã kết thúc với các thỏa thuận mà tập đoàn của Trump sẽ phải thực hiện thay vì bị phạt. Trump cũng từng nhắc lại vụ kiện này nhưng bảo rằng nó là "chuyện nhỏ" và thắng được liên bang. Vụ kiện mang hồ sơ số 73C-1529, tại tòa liên bang New York cho những ai muốn tìm hiểu thêm.

Nhắc lại vụ kiện này để thấy rằng sự kỳ thị đã nằm trong máu của Trump từ trẻ với nhiều cáo buộc tương tự. Một sự kỳ thị rõ ràng, ra mặt từ trước khi trở thành tổng thống. Nhưng chính điều này là một lợi thế và là một trong những lý do đã giúp Trump thắng cử. Bởi, với nhóm cử tri da trắng bảo thủ và cực đoan, các nhóm cực hữu đã không chịu nổi một nước Mỹ "của họ" có ngày lại nằm dưới quyền của một tổng thống da màu - Tổng thống Barack Obama, trong suốt tám năm dài đằng đẳng.

Họ cảm thấy mình là nạn nhân của những vụ kỳ thị ngược, nhất cử nhất động đều bị nhóm Mỹ Châu Phi "lười biếng và ăn bám" hô to "kỳ thị" với những phong trào đại loại "Sinh mạng người da đen là quan trọng" - Black Lives Matter. Họ không muốn thấy Hồi giáo "khủng bố" hay các tôn giáo khác tự do trỗi dậy trên đất Mỹ. Họ không muốn nhìn nhóm Mỹ Latinh "đầu đường xó chợ" gia tăng vùn vụt trên đất nước mình. Họ ghét nhóm da vàng mũi tẹt thành đạt, giàu có và có học vấn hơn mình. Họ không muốn thấy một nước Mỹ mở cửa cho những kẻ xa lạ, khác màu da ngôn ngữ đổ vào, phá hủy văn hóa, xã hội mà họ quen thuộc. Những người Mỹ trắng với đầu óc bài ngoại và thượng tôn sắc tộc như vậy chất chứa sự ấm ức, giận dữ trong lòng đã từ lâu.

Họ cần một lãnh tụ da trắng tái lập lại trật tự. Một tay chính trị phi truyền thống. Một người không cần rào đón, không phải tuân thủ những nghi thức chính trị, lề lối xã hội hay đạo đức truyền thống. Người đã từng và đã dám đối đầu với công lý, sổ toẹt vào những giá trị lâu đời của nước Mỹ. Người muốn đóng cửa biên giới, tống cổ hết bọn di dân. Người có thể chỉ thẳng mặt đám da màu với ngôn từ dung tục như "hố phân", "cướp của, hiếp dâm", "khủng bố", "vi trùng Tàu chệt"…

Eureka ! Đã tìm thấy lãnh tụ, người có thể đưa nước Mỹ - của người da trắng thượng đẳng, lên hàng đầu với khẩu hiệu "America First" từng được KKK sử dụng. Người sẽ đưa nước Mỹ "vĩ đại" trở lại trong chiêu bài "MAGA - Make America Great Again", copy theo khẩu hiệu "Let’s Make America Great Again" của tổng thống Ronald Reagan trong ý nghĩa phục hồi nền kinh tế nước Mỹ vào đầu thập niên 80.

maga2

Có nên nạp đạn cho kẻ khác bắn vào đầu mình ? Ảnh minh họa cựu hoa hậu Michigan, Kathy Zhu, tuyên bố rằng cô thuộc nhóm Da trắng thượng đẳng và hãnh diện đội mũ MAGA để ủng hộ Donald Trump

Còn MAGA của Trump và người ủng hộ, là một chủ nghĩa dân tộc cực đoan, là chính sách bảo hộ mậu dịch vị kỷ, là một chính sách đối nội lạm quyền. Hay bất cứ điều gì, miễn đưa nước Mỹ trở lại một nước Mỹ của người da trắng thượng đẳng là điều họ mong muốn. Hãy làm như Trump đã từng làm với các khu chung cư của mình từ lúc còn trẻ : bóp nghẹt, dìm đầu hay tống cổ hết bọn da màu ra khỏi đất nước này. Họ đã chán ngấy với một nước Mỹ bao dung, hào hiệp, luôn vươn tay giúp đỡ kẻ khác. America First, Okay ?

Đó là lý do mà hàng chục chính trị gia thâm niên, lão luyện nhưng lối mòn của đảng Cộng hòa, không có ai xứng đáng hơn Donald Trump, là người đã trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ hiện nay. Biết bao nhiêu chính sách hay tuyên bố đầy kỳ thị từ khi Trump nắm quyền đã thỏa mãn được nhóm cử tri trung kiên này. Chúng nhan nhãn hàng ngày, từ các mẩu tin nhắn, trả lời phỏng vấn cho đến các chính sách của Trump. Và cứ nhìn vào thành phần nội các của Trump hiện nay để tự mình kết luận.

Những cử tri Mỹ trắng kia có lý do của họ. Vậy còn các sắc dân da màu, thiểu số thì sao ? Họ sẽ chống lại các chính sách kích động sắc tộc và chia rẽ, kỳ thị chính họ ? Không ! Có những người cảm thấy chính sách của Trump phù hợp với suy nghĩ, quyền lợi của mình. Hoặc cũng có thể họ nghĩ rằng họ thuộc về nhóm người Mỹ da trắng kia, cho dù thể xác hay màu da có khác xa. Dù bởi lý do nào thì các số liệu cho thấy khoảng 28% dân gốc Mỹ Latinh ủng hộ Trump, khoảng 8% người Mỹ Châu Phi và 18% người Châu Á đã bỏ phiếu cho Trump. Đây là điều tất nhiên trong xã hội dân chủ vì mỗi cử tri có những chọn lựa khác nhau.

Chỉ một điều khá đặc biệt là khoảng trên dưới hai phần ba (2/3) cộng đồng người gốc Việt tại Mỹ đã tỏ ra ủng hộ cuồng nhiệt cho Trump, cao nhất trong các cộng đồng thiểu số và gốc Châu Á. Và ở đây có một điều khá thú vị để mở ngoặc nói thêm là, sự ủng hộ này dường như chỉ trong hành vi, suy nghĩ trên các trang mạng xã hội hơn là hành động thực tế ngoài đời. Bởi theo báo cáo The Asian American Vote 2016 của AALDEF (Asian American Legal Defense and Education Fund), một tổ chức phi đảng phái, quy tụ hàng ngàn luật sư, sinh viên luật khoa gốc Châu Á, thì có đến 65% cử tri gốc Việt đã bỏ phiếu cho Hillary Clinton và chỉ 32% bỏ phiếu cho Trump. Như nhóm cử tri chung, nhóm ủng hộ Dân chủ là những cử tri trẻ, có học vấn và rành ngôn ngữ theo như thăm dò này. Dẫn điều này không ngoài việc để hiểu hơn về đặc tính nhân khẩu trong cộng đồng.

Tại sao và thái độ, cảm thức chính trị của cộng đồng gốc Việt thế nào thì có lẽ phải trở lại trong một bài viết khác. Còn ở đây, trong cơn dịch bịnh hiện nay, làn sóng tấn công vào người gốc Châu Á đang tăng cao, có cả cảnh báo từ cơ quan công lực liên bang kể từ sau khi Trump gọi coronavirus là "Virus Tàu".

Trump cuối cùng cũng lên tiếng rằng, "họ là người tốt, không phải lỗi họ" nhưng Trump không hề lên án những hành động tấn công, kỳ thị cần bị nghiêm phạt thích đáng. Nên chuyện còn lại là tùy thuộc những kẻ cực đoan đã ôm lòng ghét bỏ, kỳ thị, nay càng dễ bị kích động hơn khi bị thất nghiệp, bị cách ly túng quẫn hay có người thân bị nhiễm bịnh, qua đời. Họ không có thời gian và đủ kiên nhẫn để tranh luận trên mạng xã hội nhưng họ sử dụng súng tự động rất thành thạo.

Hãy nhớ lại vụ một tên Mỹ trắng cực đoan đã xả súng vào những người gốc Mexico tại El Paso, Texas vài tháng trước, vì cho rằng dân Mễ đang lấn chiếm Texas. 20 người chết và 26 người bị thương, tên này không kéo từng nạn nhân gốc Mễ ra hỏi rằng, mày có ủng hộ tổng thống Donald Trump và đứng về phe tao hay không, trước khi ra tay hạ thủ. Có cần nhắc lại con số xấp xỉ một phần tư (1/4) dân Mễ ủng hộ Trump hay không ?

Chiếc nón Make America Great Again không biến làn da những người gốc Mễ, gốc Việt hay bất cứ sắc dân da màu nào trở thành trắng trong mắt những tên Mỹ quá khích như vậy. Nên nếu còn tiếp tục ủng hộ một chính sách kích động lòng hận thù và tinh thần kỳ thị, bài ngoại kia, thì rủi ro người Việt nói riêng và người gốc Á nói chung, trở thành nạn nhân của chính sự kỳ thị, tấn công đó càng cao hơn.

Nhưng nghĩ cho cùng, nếu đó là lựa chọn và là niềm tin khăng khăng của họ thì biết làm sao hơn ? Bởi đó là cách mà họ tự nạp đạn rồi đưa cho kẻ ác bắn thẳng vào đầu mình.

Nhã Duy

(04/04/2020)

Additional Info

  • Author Nhã Duy
Published in Diễn đàn

Chính quyền Trump lặng lẽ ngừng trục xuất người nhập cư gốc Việt (VOA, 24/11/2018)

Chính quyền Trump đã lng l đình ch n lc trc xut mt s người nhp cư gc Vit sinh sng M nhiu năm qua, trong mt s dch chuyn chính sách đáng chú ý được hé l trong mt phán quyết ca tòa án California, báo The New York Times đưa tin hôm th Năm.

myviet1

li ệu - Cảnh sát của Cơ quan Thi hành Di trú và H ải quan trong một chiến dịch truy quét ở Atlanta, bang Georgia, ngày 9 tháng 2, 2017.

Năm ngoái, chính quyền đã bt đu câu lưu nhng người nhp cư lâu năm đến t Vit Nam, Campuchia và các nước khác và chun b trc xut h. Mt s người có th xanh nhưng chưa được nhp quc tch, và phn ln trong s này tng phm ti hình s trong quá khứ.

Nhưng M đã kí vi Vit Nam mt tha thun vào năm 2008 nói rng nhng người Vit Nam đến M trước ngày 12 tháng 7 năm 1995 - ngày mà hai nước cu thù thi chiến tái lp quan h ngoi giao - s không b trc xut.

Chính quyền Trump đơn phương quyết đnh din gii li tha thun này theo mt hướng khác, nói rng nhng người b kết ti hình s thì không được bo v. Chính quyn bt đu thúc ép Vit Nam nhn li mt s người đến M trước năm 1995.

Nhiều người nhp cư b đưa vào din trc xut đã b giam giữ sut nhiu tháng bi Cơ quan Thi hành Di trú và Hi quan (ICE). Điu này đã khơi ra mt v kin tp th chng li chính quyn Trump vào đu năm nay.

Trong một phán quyết mt phn xác chng v kin tp th, Thm phán Cormac J. Carney ca Tòa án Liên bang Hoa Kỳ Khu vực Trung tâm California cho biết chính quyn Trump nói vi tòa án rng h đã đt được mt tha thun vi Vit Nam vào tháng 8 mà theo đó "vic trc xut nhng người Vit Nam đến trước năm 1995 có phn chc s không din ra", t Times cho biết.

Ông cho biết chính quyn đã nói vi tòa án rng h s bt đu th nhiu người b giam gi và trong mt s trường hp b giam gi sut nhiu tháng ch chp thun trc xut. Báo Times cho biết văn phòng ca Thm phán Carney t chi bình lun v v vic.

Một phát ngôn viên ca B An ninh Ni đa, Katie Waldman, xác nhn vi báo này rng vic trc xut nhng người nhp cư gc Vit này không được cân nhc na vào thi đim hin ti. Nhưng bà mô t s chng đi chính sách này là nguy him, nói rng "nhng l hng nguy him và nhng quyết đnh sai lm ca tòa án" đang buc chính ph phi th "nhng người ngoi quc phm ti này" thay vì trục xut h.

Một phán quyết ca Tòa án Ti cao năm 2001 xác đnh rng chính ph không th giam gi nhng người nhp cư hơn 180 ngày nếu vic trc xut "có phn chc s không din ra". Tính đến ngày 15 tháng 10, 28 người nhp cư gc Vit đến M trước 1995 vẫn b ICE giam gi ; bn người đã b giam hơn 90 ngày.

Báo Times cho biết khi h hi ti sao ICE li giam gi nhng người không th b trc xut - và liu cơ quan này có đnh th h hay không - mt phát ngôn viên ca cơ quan, Brendan Raedy, nói rng h không bình luận v nhng v kin đang ch xét x. Khi được yêu cu xác nhn s người Vit Nam nhp cư trước năm 1995 hin đang b giam gi, ông này nói h không thng kê con s đó, theo báo Times.

Tờ báo cũng cho biết các quan chc B Tư pháp không tr li nhiều yêu cu xin bình lun gii thích cơ s pháp lí ca h cho vic tiếp tc các v giam gi này.

Tin cho hay quyết đnh trc xut nhng người Vit đến trước năm 1995 vào năm ngoái đã khiến đi s M ti Vit Nam, Ted Osius, phn n. Báo Times đưa tin ông Osius bị đình ch chc v vào mùa thu năm ngoái và sau đó t chc khi B Ngoi giao. Ông mô t n lc trc xut này là mt s tht ha đi vi các gia đình Vit Nam Cng hòa vn là đng minh ca M trong chiến tranh và rng h s không an toàn khi Vit Nam.

******************

Một loại giò chả Việt Nam gây nhiễm khuẩn ở nhiều tiểu bang Mỹ (VOA, 24/11/2018)

Đợt bùng phát nhim khun listeria trên nhiu tiu bang nước M đã được truy ra là bt ngun t mt nhà sn xut các loi giò ch Vit Nam Houston, bang Texas, CNN dn li Trung tâm Kim soát và Ngăn nga Dch bnh M (CDC) cho biết.

myviet2

Tiến sĩ vi sinh vt hc Molly Freeman CDC ly vi khun Listeria t ng nghim đ kim nghim

Hãng thực phm Long Phụng đã ra lnh thu hi các sn phm giò ch ca h vn được vn chuyn trên toàn nước M.

Bốn người đã nhp vin sau khi ăn giò ch ca hãng Long Phng được sn xut trong khong thi gian t ngày 21/5 cho đến ngày 16/11. Chưa có trường hp nào t vong được ghi nhn.

Nhiễm khun listeria là nguyên nhân gây t vong th ba trong các trường hp ng đc thc phm Hoa Kỳ, theo CDC, và đc bit nguy him đi vi nhng ai có h min dch b suy yếu, người trên 65 tui hoc ph n mang thai. Các triu chng thường xut hin trong vòng bn tun l k t khi nhim khun nhưng cũng có th lâu đến 70 ngày.

Trong một s trường hp, nhng triu chng nhim bnh đu tiên là tiêu chy hay các triu chng đường rut khác. Sau đó là các triu chng đau đu, c b cng, sốt, đau cơ, đu óc ri lon, mt cân bng và co git.

Phụ n mang thai là đi tượng d b nh hưởng nht. Theo CDC, h có kh năng nhim khun listeria cao gp 10 ln người khác, và nguy cơ này thm chí còn cao hơn na đi vi nhng ph n mang thai gc M Latin – cao hơn gp 24 ln.

Mặc dù ph n mang thai thường ch tri qua nhng triu chng ging cm, nguy cơ đi vi s phát trin ca thai nhi là rt cao. Nhim listeria có th dn đến sy thai, sinh non hoc thai chết lưu.

Trẻ sơ sinh b nhim listeria có thể s b nhim trùng máu, viêm màng não và nhng biến chng khác nguy him đến tính mng.

Các tiểu bang có người b nh hưởng là Texas, Louisiana, Tennessee và Michigan, nhưng B phn An toàn và Thanh tra Thc phm ca B Nông nghip nói rng h quan ngi các h gia đình có th còn đang tr giò ch ca Long Phng trong t lnh.

CDC khuyến cáo người tiêu dùng và các tim bán l vt b hoc tr li sn phm Long Phng chưa s dng đến nơi mà h đã mua, ngay c khi h đã ăn mà vn không có du hiu bnh. Các kệ và ngăn cha giò ch cn phi được lau chùi và kh trùng sch sẽ.

*******************

Thống đốc California ân xá 3 người tị nạn gốc Việt trong số nhiều người (VOA, 23/11/2018)

Một cu thượng ngh sĩ tiu bang b kết ti nói di v nơi cư trú và 3 người t nn t Vit Nam có th b trc xut nm trong s 38 người được thng đc California ân xá hôm 21/11 trước ngày l T Ơn.

myviet3

Thống đc California Jerry Brown ti mt bui hp báo hôm 14/11/2018 (nh tư liu)

Lệnh ân xá ca Thng đc Jerry Brown, người ca đng Dân chủ, cũng bao gm mt người đàn ông va mt nhà trong v cháy rng nh hưởng đến th trn Paradise.

Cựu Thượng ngh sĩ Roderick Wright đã b kết ti gian ln bu c và khai man vào năm 2014 khi mt bi thm đoàn Qun ht Los Angeles xác đnh rng ông sng ở ngoài khu vc mà ông làm đi din. Mt s nhà lp pháp lúc đó bo v ông Wright, cho rng lut tiu bang không rõ ràng v vn đ này. Quc hi ca bang đã sa lut đ hp pháp hóa tư cách ca ông Wright, và Tòa Ti cao ca tiu bang đã dn đường cho lệnh ân xá trong tuần này.

Ông Wright đã bị kết án 90 ngày tù giam và sau đó được th gn như ngay lp tc.

"Đây chắc chn là mt ngày t ơn đúng nghĩa đi vi tôi", ông Wright nói. Ông phát biu thêm rng ông cm thy ngây ngt v lnh ân xá và biết ơn ông Brown vì đã xem xét kỹ vào v vic ca ông.

Những lnh ân xá ca ông Brown dành cho nhng người t nn, tt c đu đến Hoa Kỳ khi còn là tr v thành niên, là n lc mi nht ca ông đ giúp đ nhng người nhp cư mà ti ca h có th khiến h nm trong din đáng b trc xut. Ông nói rng tt c nhng người đó đã th án xong và tr thành nhng công dân đàng hoàng xng đáng vi s khoan dung.

Các lệnh ân xá không mc nhiên dng th tc t tng v trc xut, nhưng chúng xóa án tích ca tiu bang mà da vào đó các cơ quan liên bang có th đưa ra các quyết đnh trc xut. Điu đó giúp cho các lut sư ca nhng người này có nhng lp lun pháp lý mnh m trước các thm phán v di trú đ c gng ngăn chn vic h b loi b khi nước M.

Ông Brown ân xá cho Tung Tanh Nguyen, người b kết ti giết người cướp ca hi năm 1994 ti Qun Cam. Lnh ân xá viết rng ông Nguyen đã bt chp mng sng ca mình để cu các dân thường trong mt cuc bo lon nhà tù, và k t khi ông được th "đã tr thành mt người ng h không mt mi cho vic ci cách tư pháp đi vi tr v thành niên".

Truong "Jay" Quang Ly, người b kết ti ng sát năm 1997 khi mt người khác trên chiếc xe mà Ly lái đã b bn chết mt tài xế khác, gi đây đang s hu by nhà hàng Nam California. Hai Trong Nguyen, người b kết ti cướp có súng ti Qun ht Los Angeles năm 1999, hin là tình nguyn viên cho các t chc chng tái phm và tái hòa nhập tù nhân.

Ông Brown nói cả 3 người k trên đã hành x tt sau khi th án.

Thống đc là mt cu chng sinh Dòng Tên và lâu nay vn ban hành lnh ân xá vào dp L T ơn và nhng ngày l ln ca Cơ đc giáo.

Vị thng đc nm quyn lâu nht ca California đến nay đã ban hành 1.593 lnh ân xá, tính c 404 lnh trong hai nhim kỳ đu tiên làm thng đc t 1975 đến 1983.

Published in Việt Nam

Một nghị viên gốc Việt của hội đồng thành phố tại California, Mỹ nói với BBC rằng Dự luật nhập cư mới của Mỹ - RAISE Act, "ảnh hưởng đến hàng trăm ngàn người Việt".

ditru1

Người biểu tình phản đối quyết định chấm dứt chương trình Daca của Tổng thống Donald Trump ở San Diego hôm 5/9

Dự luật tạm diễn giải là Cải cách Di trú Mỹ Vì Việc làm tốt, thay đổi luật về di trú theo diện bảo lãnh gia đình, dạng bảo lãnh "đa sắc tộc" và giới hạn dân tỵ nạn được nhận vào Mỹ.

Hôm 13/2, hai thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Tom Cotton và David Perdue đề xuất dự luật, cho biết họ trông đợi nó có thể giúp cắt giảm 40% lượng dân nhập cư tại Mỹ trong năm đầu được áp dụng và đến 50% trong năm thứ mười.

Dự luật đã được trình lên Thượng viện Mỹ hôm 13/2.

"Hiện tại, bình quân mỗi năm, nước Mỹ đón gần 1 triệu dân nhập cư, tương đương số dân của cả bang Montana, nhưng ước tính chỉ 1/15 dân nhập cư là có tay nghề cao, còn lại hầu hết ít hoặc không có tay nghề", ông Cotton nói.

Theo dữ liệu cuối tháng 11/2016 của Trung tâm Visa Quốc gia Mỹ, có hơn 200,000 người Việt đang chờ thủ tục bảo lãnh di trú vào Mỹ.

ditru2

Số người đang chờ bảo lãnh

Ông Cotton cho biết thêm : "Trong trường hợp cha mẹ của công dân Mỹ già yếu cần được chăm sóc, Mỹ sẽ cung cấp một loại thị thực có thể gia hạn cho những người này, với điều kiện họ không được phép đi làm, hưởng phúc lợi xã hội, và mọi trợ giúp về tài chính và bảo hiểm sức khỏe phải do con cái là công dân Mỹ cung cấp".

Hôm 22/2, trả lời BBC từ bang California, ông Tâm Nguyễn, nghị viên hội đồng thành phố San Jose, cho biết "Luật này nếu thông qua sẽ chấm dứt tình trạng được gọi là 'Chain immigration' tức là chỉ cần một người qua Mỹ thì sau đó bảo lãnh vợ, con, gia đình sui gia, anh chị em, và sau đó đến lượt họ bảo lãnh gia đình kế tiếp".

"Chỉ sau ba tuần công bố, dự luật nhận được sự ủng hộ của một số tổ chức bảo thủ, còn phe cấp tiến thân thiện với người di dân thì chưa thấy chống đối nào đối với dự luật".

"Tuy nhiên, hậu quả của luật này sẽ làm thay đổi toàn diện tương lai di trú và coi như chấm dứt việc bảo lãnh cho thân nhân đại gia đình người Việt vào Mỹ", ông Tâm nói.

Nếu RAISE Act được thông qua, chỉ có 8,470 đơn của dạng bảo lãnh vợ,chồng, con cái dưới 21 sẽ được chấp nhận. Còn lại hơn 250.000 đơn sẽ bị hủy.

ditru3

Thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa Tom Cotton (trái) và David Perdue (phải) tại buổi họp báo hôm 7/2

Con số 266.297 này chỉ tính số lượng đơn đã được Bộ Ngoại Giao Mỹ thông qua, còn một số lượng lớn đang ứ đọng ở Sở Di trú Hoa Kỳ (USCIS).

'Khả năng cao sẽ được thông qua'

RAISE Act phải được cả Thượng viện và Hạ viện thông qua, và sẽ trở thành luật sau khi Tổng thống Trump ký thành luật.

Đảng Cộng hòa vốn ủng hộ chính sách hạn chế nhập cư đều đang chiếm số đông trong cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ.

Ông Cotton nói trong cuộc họp báo rằng ông đã nói chuyện với Tổng thống Trump. Tuy không nói rõ ông Trump ủng hộ dự luật, nhưng ông cho rằng dự luật phù hợp với những ưu tiên trong chính sách về dân nhập cư của tổng thống.

Mặc dù có một số lượng lớn nghiên cứu minh chứng dân nhập cư giúp tăng trưởng kinh tế, nhưng ông Cotton hoàn toàn bác bỏ các nghiên cứu này trong buổi họp báo giới thiệu dự luật.

Nghị viên Tâm Nguyễn nói : "Do lưỡng viện Mỹ đang bị phe Cộng hòa kiểm soát tuyệt đối, khả năng dự luật được thông qua tương đối dễ dàng, giống như việc phê duyệt nội các của Tổng thống Trump, và mới đây là việc bổ nhiệm bà Betsy DeVos làm bộ trưởng giáo dục".

"Tôi thiết nghĩ tất cả cử tri Việt nên viết thư cho bà dân biểu Stephanie Murphy để vận động bảo vệ quyền lợi của các gia đình Việt Nam", ông Tâm Nguyễn nói với BBC.

Một luật sư người Mỹ gốc Việt từ Quận Cam, California cho rằng dự luật RAISE của Hoa Kỳ sẽ siết chặt nhập cư và nếu được thông qua, nó sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều người, trong đó có người Việt Nam.

Ông Nguyễn Quốc Lân, văn phòng Luật Nguyễn Quốc Lân và cộng sự, nói với BBC Tiếng Việt rằng dự luật tuy có thể gặp phải phản đối mạnh mẽ của phe Dân chủ, nhưng có khả năng được thông qua.

Đây là nỗ lực không chỉ nhằm giảm thiểu người di dân bất hợp pháp vào Hoa Kỳ, mà cả người di dân hợp pháp, và "gia tăng khả năng sống tự lập của những người di dân hợp pháp mà không trở thành gánh nặng cho của xã hội Hoa Kỳ", luật sư Lân nói.

Nếu chương trình này tổng quát thực hiện được, thì họ có thể giảm số lượng di dân toàn diện vào Hoa Kỳ từ một triệu xuống còn khoảng 500.000 người ngay trong năm đầu tiên".

Ông Nguyễn Quốc Lân cũng cho biết Hoa Kỳ sẽ xem xét lại cả mảng thị thực đầu tư và thị thực cho các chuyên gia vào quốc gia này.

Thùy Linh Nguyễn 

Published in Việt Nam

Thiền sư Thích Nhất Hạnh lặng lẽ rời Việt Nam (VOA, 11/09/2017)

Sau hơn mt tun lưu li Đà Nng và Tha Thiên Huế, Thin sư Thích Nht Hnh lng l ri Vit Nam tr li Trung tâm Làng Mai Thái Lan.

nhathanh1

Thiền sư Thích Nht Hnh thp hương ti T đình T Hiếu - Tha Thiên Huế ngày 4/9/2017 (nh : Báo Giác Ng)

Truyền thông Vit Nam loan tin Thin sư Thích Nht Hnh ri Đà Nng hôm 6/9 v li Thái Lan để tu nghip.

Theo báo điện t Zing, chiu ngày 3/9, thin sư Thích Nht Hnh t Đà Nng v ci ngun tâm linh ti c đô Huế - t đình T Hiếu, nơi thin s được các bc tôn trưởng ca t đình, có các hòa thượng chùa Bo Lâm, Giám t t đình và gn 500 chư Tăng Ni thuc t đình "cung đón".

Báo Giác Ngộ Sài Gòn nói : "Chuyến v thăm quê hương, chn T ca thin sư đã thc hin mt cách trn vn theo tâm nguyn, trong 9 ngày, t 29/8 đến 6/9 năm 2017".

Có tin cho hay sở dĩ có chuyến đi v Vit Nam ln này là vì một n bác sĩ người Thái tr liu cho Thin sư Thích Nht Hnh khuyên ngài nên v Vit Nam, vì cm thy nếu được v quê hương, quang cnh quen thuc cũ s tác đng giúp vic điu tr tiến trin nhanh hơn.

Tuy nhiên, VOA Việt ng không thể xác định được điu này vì không th liên lc được vi đi din Làng Mai đ phng vn.

Những người tháp tùng thin sư cho báo chí trong nước biết rng trong nhng ngày Vit Nam, "sc khe ca thin sư n đnh, và tĩnh giác trong mi hành vi".

Thiền sư Thích Nht Hnh b mt biến c v sc khe hi tháng 11/2014, được chn đoán là tai biến mch máu não. Sau đó thin sư Thích Nht Hnh được người thân đưa sang M, điu tr sau đt qu ti Trung tâm y tế UCSF (UCSF Medical Center). S phc hi ca thiền sư được cho là "kỳ diu" ngoài các d đoán thông thường so vi nhng người cùng b hin tượng sc khe này, tin cho hay.

Theo thông cáo từ Làng Mai, chuyến v Vit Nam ca Thin sư Thích Nht Hnh ln này là đ thăm li chn T, không có các s kin với công chúng.

Dịp này, Làng Mai cũng gii thiu b phim tài liu "Walk with me" [tm dch Theo chân Thầy] sẽ công chiếu vào ngày 14/9. B phim nói v sinh hot tu hc ca Thin Sư Thích Nht Hnh và Tăng Đoàn Làng Mai ti Pháp, cũng như nhng chuyến hoằng pháp tại M và các sinh hot tôn giáo ca thin sư.

Thiền sư Thích Nht Hnh năm nay 91 tui, được cho là xut thân tu hc ti T đình T Hiếu năm 16 tui.

Thiền sư thành lp Đo tràng Mai Thôn ti Pháp và nhiu trung tâm tu hc khác ti M. Thin sư đã trở v quê nhà hong pháp ln đu tiên vào năm 2005 và sau đó là vào năm 2007 và 2008.

******************

Gia đình Mỹ gốc Việt đòi bồi thường 20 triệu đôla (VOA, 11/09/2017)

Gia đình của mt sinh viên M gc Vit 20 tui b cnh sát bn chết hi tháng Sáu đang kin chính quyn ht King County, Văn phòng Cnh sát trưởng và Cnh sát trưởng John Urquhart, thuc thành ph Seattle, bang Washington, 20 triệu đôla, vi cáo buc gây ra cái chết sai trái và vi phm quyn công dân.

 

Tại mt cuc hp báo hôm 7/9, gia đình sinh viên Tommy Le khóc thm thiết, theo trang KUOW.

Ông Jeffery Campiche, luật sư ca gia đình nói rng tường trình giám định y khoa ca qun ht King cho thy anh Tommy đã b bn vào lưng hai phát và b bn vào phía mu mt bàn tay mt phát.

Luật sư Campiche nói rng điu này mâu thun vi ngun tin ca cnh sát cho rng anh Tommny đã b bn sau khi anh dùng mt cây bút tn công hai viên cảnh sát.

"Nếu như anh Tommy Lê tn công viên cnh sát, người sau đó đã bn anh, thì anh có th đã b bn vào ngc ri", lut sư Campiche nói.

"Nếu anh có tn công người khác, và cnh sát đã bn 6 phát đn, trong đó có 3 viên đn trúng anh, thì những viên đn kia l ra phi trúng vào nhng người mà anh có ý tn công. Trong trường hp này anh y không tn công ai c".

Thông qua một thông ngôn người Vit, bà Diu H, m ca anh Tommy Lê, nói khi biết được con trai b bn vào lưng làm ni đau ca bà "thm chí còn đau đn hơn".

Văn phòng cảnh sát nói rng trước khi anh Tommy b bn, 911 nhn được cuc gi cho rng anh đang cố đâm người khác bng dao, và hét lên : "Tôi là k giết người" và "Tôi là đng sáng to".

tommy1

Tommy Lê, mt sinh viên M gc Vit 20 tui b cnh sát bn chết hi tháng Sáu tại Qun King Cindi West, bang Seattle, Hoa Kỳ 

Cảnh sát không tìm thy dao hin trường nhưng nói rng h tìm thy mt cây bút. Kết qu khám nghim t thi cho thy không có ma túy trong cơ th ca anh Tommy Lê, và gia đình nói anh không có tiền s bnh tâm thn.

Bà Xuyên Lê, cô của anh Tommy cho biết gia đình, tt c nhng người Vit t nn đu nghi ng rng v này có thiên v do phân bit chng tc.

Bà Xuyên nói :

"Viên cảnh sát bn Tommy không phi là người Châu Á. Tommy là người Châu Á. Nếu Tommy thuc sc dân khác thì liu viên cnh sát này có bn anh Tommy không ?"

"Mọi vic c thay đi liên tc, và tôi không biết thc s là câu chuyn thc s là gì", cô Missouri Nguyn, người ch em h ca Tommy Lê nói.

Gia đình nói rằng Văn phòng Cnh sát ca ht King không đưa ra mt tường trình rõ ràng v nhng gì đã xy ra vào đêm anh y b giết, mt đêm trước khi anh tt nghip trung hc.

Luật sư Jeffery Campiche cho biết : "Anh y không có vũ khí, b bn vào tay, vào lưng, anh không tấn công bt c ai và không dùng ma túy".

"Con trai tôi đã không làm điều gì sai vy mà nó đã b giết chết", bà Diu H nói vi báo King 5.

Phát ngôn viên của Văn phòng Cnh sát trưởng Qun King Cindi West đã đưa ra mt tuyên b bng văn bn thay vì cho báo chí phỏng vn, cho biết văn phòng ca bà hy vng rng s có mt cuc điu tra "đ đưa ra tt c các khía cnh ca v vic".

Trong một tuyên b, Cnh sát trưởng Qun King John Urquhart cho biết văn phòng ca ông không trách nhim bình lun vào thời đim này vì cuc điu tra chưa hoàn tt. Cc Điu tra Liên bang M cũng theo dõi vic điu tra.

Khi gia đình anh Tommy Lê còn đang chờ nhng câu tr li, h luôn cm thy đau kh vì mt mt người người con tui thanh xuân, trang KUOW bình lun.

******************

Nghệ sĩ Hồng Vân : Dân Việt Nam ‘được hưởng toàn những điều giả dối’ (Người Việt, 10/09/2017)

Một bài viết ngắn trên mạng xã hội của nghệ sĩ kịch nghệ Hồng Vân gây tranh cãi vì nhận định "Người dân Nhật Bản được hưởng chế độ an sinh, tuyệt vời nhất. Chỉ thương người dân Việt Nam mình được hưởng toàn những điều giả dối, mà khủng khiếp nhất là thuốc chữa bệnh giả".

viet2

Nghệ sĩ Hồng Vân (Hình : Facebook Hồng Vân)

Bài viết của bà Hồng Vân đăng hôm 3 Tháng Chín chỉ đăng vỏn vẹn vài câu ngắn thể hiện cảm xúc của bà khi đặt chân tới Yokohama, thành phố lớn thứ hai của Nhật Bản sau Tokyo, nhưng nhận được đến 26,000 lượt like và 2,000 lượt share trên Facebook.

Bà Hồng Vân, 51 tuổi, là bầu show của sân khấu kịch Phú Nhuận, một trong những điểm diễn đông khách tại Sài Gòn. Bà được kết nạp vào đảng CSViệt Nam năm 2010.

Năm 2012, bà được nhà nước trao danh hiệu "Nghệ Sĩ Nhân Dân", một danh hiệu mà ngoài khả năng chuyên môn, nghệ sĩ còn phải nộp đơn xin, cũng như phải đạt thành tích, huy chương cũng như có các tác phẩm "đúng định hướng". Nói thêm ngoài lề là nghệ sĩ cải lương Út Bạch Lan trước khi qua đời nói rằng bà "không cần những danh hiệu do nhà nước phong tặng".

Bà Hồng Vân cũng từng là đại biểu Hội Đồng Nhân Dân tại Sài Gòn trong nhiệm kỳ 2012 – 2016.

Phát ngôn của bà gây tranh cãi vì nhiều dư luận viên lập luận rằng nghệ sĩ này là "người ăn cơm chế độ, hưởng thụ thành quả cách mạng" nên không thể "vô ơn, bạc nghĩa, có lập luận phản động, so sánh khập khiễng và chê bai dân tộc" như vậy được.

Trong một bài viết mới nhất hôm 10 Tháng Chín, bà Hồng Vân viết : "Hỉ-Nộ-Ái-Ố là những yếu tố cần và đủ để chứng minh rằng người đó chưa bị vô cảm, còn biết đau đớn và giận dữ với những việc xảy ra xung quanh mình. Tôi yêu biết bao nhiêu mảnh đất hình chữ S nơi tôi được sinh ra và lớn lên".

"Từng ngày, từng ngày ,bằng hết sức của mình tôi muốn làm cho nơi ấy tốt đẹp hơn và mọi người ở đấy đều hạnh phúc… Xin cảm ơn các bạn, những con người vẫn còn đủ Hỉ-Nộ-Ái-Ố và đang đồng hành cùng Vân, hứa với nhau nhé đừng để mình trở thành người vô cảm".

Tháng Chín, 2012, bà Hồng Vân đem vở diễn "Kỹ Nghệ Lấy Tây" trình diễn ở Little Saigon và bị cộng đồng phản đối đoàn văn công Việt Cộng do đảng viên, đại biểu Quốc Hội kiêm Nghệ Sĩ Nhân Dân Hồng Vân dẫn đầu".

Báo Thanh Niên ở thời điểm đó tường thuật vụ việc : "Nghệ Sĩ Nhân Dân Hồng Vân cho biết chị và các diễn viên kịch thuộc Sân khấu Kịch Phú Nhuận đang lưu diễn tại Mỹ vẫn bình an…"

Trước Hồng Vân, ông Thành Lộc, một nghệ sĩ kịch nghệ khác của Sài Gòn có danh hiệu Nghệ Sĩ Ưu Tú, cũng gây tranh luận trên mạng xã hội vì những phát ngôn "nói thẳng" của ông về thực trạng xã hội Việt Nam.

Hồng Vân cùng Thành Lộc, Hồng Đào, Việt Anh, Thành Hội được xếp vào nhóm diễn viên thế hệ vàng của sân khấu kịch Sài Gòn sau 1975. (T.K.)

Published in Việt Nam
lundi, 11 septembre 2017 08:06

Người Việt giữa tâm bão Irma

Nhiều người M gc Vit, nht là Tampa Bay, được cho là nm trên đường đi chuyn trc tiếp ca Irma, mt trong nhng cơn bão mnh nht p vào Hoa Kỳ trong mt thế k qua.

irma1

Bão Irma tràn qua Naples, Florida, hôm 10/9.

Bác sĩ Đỗ Văn Hi, người M gc Vit Tampa Bay, dn thông tin t chính quyn tiu bang Florida cho biết rng có khong 6,5 triu người đã được lnh phi di tn, và đây được coi là mt trong nhng đt sơ tán được coi là ln nht trong lch s Hoa Kỳ.

Ch tch chp hành ca cng đng người Vit quc gia liên bang cho VOA Vit Ng biết thêm về s đi phó vi Irma :

"Cộng đng người Vit chúng tôi cũng thông báo thường xuyên v lnh di tn ca chính quyn, nht là nhng người sng trong các nhà di đng và vùng đt thp cùng thông tin v nhng nơi trú n, tm trú. Dĩ nhiên chúng tôi không có đủ người đ giúp đ tng người, nhưng chúng tôi cũng thông báo bng email, bng đin thoi".

Ông Hội cho hay rng ông ti tiu bang Florida t năm 1985, và dù đã chng kiến rt nhiu trn bão nng n trong hơn ba thp k qua, "nhưng theo tin tc, chúng không ăn thua gì so với Irma quá to ln".

irma2

Người dân đi b trên mt con đường Florida hôm 10/9.

Theo bác sĩ Hội, hin có khong hơn 100 nghìn người Vit sinh sng Florida, nht là khu vc Tempa.

Ông cho biết rng cng đng đang vn đng cu tr cho nn nhân người Vit ca cơn bão Harvey đánh vào Texas my ngày trước, gây thit hi hơn 100 t đôla, thì li vp phi cơn bão Irma.

Ông cũng muốn gi mt thông đip ti nhng người Vit vn còn chưa đi sơ tán :

"Quý vị nào nhng vùng thp gi là vùng zone A, thì phi di tn, phi đến nhà bà con vng chc, hay các trung tâm tạm trú. Đáng l phi di tn trước đây my ngày ri, nhưng mà thôi, còn nước còn tát, còn hơn là rt tai ngi, huy him đến tính mng như [trong trn bão Harvey] Texas".

Còn ông Trần Công Thc, mt người Vit vùng Pinellas, được d báo s hng chịu thit hi nng nht t cơn bão, cho VOA Vit Ng biết ông đã phi chuyn vào mt nơi lánh nn do chính quyn lp nên cùng vi mt s người Vit khác.

Ông cho biết thêm : "Có nhiu ch (shelter) tm trú gi không nhn người na. Nhng người đến sau này không còn chỗ na. Mình có thân nhân nên không th nhà nước. Lnh ca nhà nước là mình phi vào nơi tm trú đ h giúp đ cho mình. Mình nhà, mình phi t lo. Tt c h thng 911 h không đến cu mình kp".

irma3

Nhiều người dân Florida, trong đó có người gốc Việt, đã phải rời bỏ nhà cửa để vào các trung tâm lánh nạn.

Trên mạng xã hi, nht là Facebook, cng đng người Vit Florida đã đăng ti nhiu thông tin v cơn bão Irma.

Trong một status (dòng trng thái), cng đng người Vit Quc gia vùng Tampa Bay đã "tha /thiết kêu gi tt c đng hương đi sơ tán ngay khi còn kp", kèm theo đa ch nơi trú tm trong khi Irma đổ b.

Trên Twitter, thống đc tiu bang Florida, ông Rick Scott cũng đã kêu gi "mi người dân Florida và các du khách tìm nơi trú n an toàn và chun b đi phó vi Irma".

Tới hơn 11 gi sáng 10/9, khong hơn mt triu h gia đình và cơ s kinh doanh đã mất đin, khi Irma bt đu tràn vào Florida vi sc gió lên ti 210 km mt gi, và đe da gây ngp lt nghiêm trng vùng duyên hi phía tây ca tiu bang này vì triu cường có th cao ti 4,6 mét.

n bão đã làm ít nht 22 người thit mng Caribbe đã làm út nhất mt nn nhân t vong Florida. "Hãy cu nguyn cho chúng tôi", thng đc Rick Scott được truyn thông M dn li nói.

Viễn Đông

Published in Việt Nam

Hình ảnh cảnh sát Mỹ cứu mẹ con gốc Việt trở thành biểu tượng trong bão Harvey

Hình ảnh mt thành viên ca lc lượng tinh nhu M bế mt ph n gc Vit cùng đa con nh ca ch trên tay ra khi khu vc ngp lt Houston đã lan truyn rng rãi trên mng trong nhng ngày qua, và tr thành mt biu tượng đp v s quan tâm giúp đ ca các cơ quan thi hành pháp lut M đi vi các nn nhân trong cơn hon nn.

CORRECTION Harvey

Cảnh sát đi SWAT ca Houston Daryl Hudeck gii cu Catherine Pham and con trai 13 tháng tui ca cô ra khi vùng lụt ca cơn bão nhit đi Harvey quét qua Houston hôm 27/8. Hình nh này đã lan ti nhanh chóng trên toàn thế gii vì biu tượng ca s chng tri vi cơn bão được coi là tàn khc nht trong thp niên qua.

Hình ảnh mà nhiu người cho là "rt cm đng" được phóng viên AP David Philip ghi vào ng kính hôm ch nht 27/8.

nh chp Daryl Hudeck, thành viên ca đội SWAT Houston, đang giải cu 2 m con ch Catherine Pham qua khu vc lt đến ngang đu gi gia lúc bão Harvey đang hoành hành d di Houston. SWAT, ‘Đi chiến thut và vũ khí đc bit’, là mt đơn v ưu tú trong các cơ quan thi hành pháp lut M.

Phóng viên của nht báo Tin tc Dallas Bui sáng Luis DeLuca cũng đã ghi li được khonh khc trong đó đa con trai 13 tháng tui ca ch Catherine, Aidan Pham, đang ng trong vòng tay ca m khi được gii cu. Hình nh đó được mi người cho là đã làm "m lòng" người trong bi cnh các nn nhân đang vt ln gia s sng và cái chết gia cơn bão tàn khc nht tng xy ra Texas trong nhiu thp k qua.

Tờ Dallas News dn li cha ca Aidan, Troy Phm, nói con ca anh ng ngoan bi vì Aidan biết rng nó được an toàn. Tm nh được đăng trên trang nht ca t báo này s ra ngày th Hai 28/8 sau dó được lan truyn trên khp thế gii.

Sự vic din ra nhanh đến ni v chng ch Catherine không kp hi đa ch liên lc của v ân nhân đã cu mình, bi vì anh Hudeck ngay sau đó phi đi cu người khác trong khi toàn khu vc b ngp lt.

Chị Catherine và anh Troy Phm sau đó viết trên trang Facebook cá nhân, gi li cám ơn ti thành viên SWAT đã cu gia đình mình trong khi cả gia đình b kt trên tng 2 ca ngôi nhà ca h khu vc phía tây thành ph Houston.

Linh mục Thomas Trn Thiên Ân thuc giáo x La Vang cho rng hình nh này cho thy con người giúp đ nhau bt chp sc tc và màu da, trong khi đây là mt vn đ đôi khi gây chia rẽ sâu xa trong nước M.

"Đó là một hình nh rt đp", linh mc Thiên Ân nói. "Qua hoạn nn mi thy tình người nhiu hơn. Cuc sng bình thường nước M khi nghĩ rng người ta th ơ, người ta kỳ th v.v. nhưng thc ra không phi là như vy. Khi gp hon nn, h đu coi mi người như nhau, h đu rt trân trng, h sng sàng ẵm bế mình và giúp đ mình".

Giáo xứ La Vang là nơi đã đón gn 100 người lâm vào cnh không nhà trong cơn bão Harvey. Linh mc Thiên Ân cho biết nhà th không ch đón người Vit mà c nhng người thuc các cng đng khác k c M và người gc Latinh. Theo lời linh mc Thiên Ân thì nhà th m ca đón tt c nhng người cn được giúp đ.

Lực lượng cu h ca chính ph và quân đi đã đóng góp rt nhiu trong nhng ngày qua Houston, theo anh Kevin Nguyn, mt cư dân đây. Anh nói vi VOA rng hình nh của một nhân viên công lc giúp đ hai m con người Vit đã đoàn kết mi người và đng viên h giúp đ ln nhau nhiu hơn.

texas00

Người dân đi thuyn đ sơ tán khi khu vc lũ lt khi trn bão Harvey quét qua khu vc phía tây ca Houston, Texas, hôm 30/8.

"Khi nhìn thấy hình nh đó ca mt người lính quân đi giúp đ như vy thì nó to nên cho tt cả mi người mt ý chí đ mun giúp người khác hơn", theo anh Kevin. "Nó to thêm cho nhng người khác có tinh thn đ giúp đ nhng người khác hơn. Khi nhìn thy nhng hình nh như vy, người ta cũng thy là ti sao người ta giúp được mà mình không giúp được, thì nhng người đó s đng lên ra đường và giúp đ người khác".

Kevin Nguyễn đang cùng mt nhóm hơn 20 người Vit Houston tình nguyn tham gia công tác giúp đ nhng người khác trong khu vc gp nn. Nhóm ca anh và nhiu người khác chia s thông tin liên lc, qua trang Facebook ca cng đng người Vit Houston, tiu bang Texas nơi có s lượng người Vit sinh sng nhiu th nhì Hoa Kỳ, sau California.

Tất c nhng s giúp đ này đu min phí.

"Có những người đang nhà cao ca rng nay chu cnh màn tri chiếu đt thì h cũng phi sn sàng chui vào nhng ch t hại và những người có cơ hi giúp nhng người khác thì h chy xe đến và làm min phí hết. Rt m lòng", linh mc Thiên Ân nói vi VOA.

Linh mục Thiên Ân cho biết nhóm này giúp bng nhiu cách t đ ăn thc ung ti qun áo và thm chí nơi tm trú. Nhiu người trên trang Facebook Người Vit Houston đã tình nguyn chia s ch ca mình vi nhng người b mt nhà trong cơn bão.

Chị Hoàng Vân, một cư dân khác ca Houston, đang giúp đ mi người bng cách cung cp lương thc min phí cho các nn nhân ca bão Harvey.

"Nhà nào cũng thiệt hi", theo ch Vân. "Nhng người may mn hơn giúp nhng người kém may mn hơn mình và cái mà h cn nht bây giờ là đ ăn và nước ung vì h không đi ra ngoài được".

Sau khi hoành hành tại bang Texas, bão Harvey đang di chuyn v min đông v hướng tiu bang Lousiana, nơi mà cách đây 12, đã tri qua trn bão lch s Katrina, đã cướp đi hơn 1.800 sinh mng.

Nguồn : VOA, 30/08/2017

************************

Trong cuộc chiến Việt Nam (1960-1975), ngoài những cảnh đẫm máu của chiến tranh quân đội Mỹ đã để lại nhiều hình ảnh đẹp, đầy tình người và... cũng không cần một lời giải thích.

texas6 

Cứu trẻ em trong trận Tết Mậu Thân tại Huế, 1968 - Tấm hình này đã được giải nhiếp ảnh chiến trường cao nhất

texas7

Bế một mẹ già ra khỏi vùng chiến trận

texas5

Di tản trẻ sơ sinh ra khỏi vùng chiến trong trận Têt Mậu Thân ở ngọai ô Sài Gòn 

texas4

Giúp một bà mẹ đưa hai con thơ ra khỏi vùng chiến ở Quảng Nam

Vietnam War Tet Offensive

Giúp đưa một thương binh miền Nam ra khỏi vùng tranh chấp trong trận Mậu Thân Huế, 1968

Published in Văn hóa

Sau khi pháp lệnh hành chánh mà tổng thống Donald Trump ký ngày 27 tháng Giêng cấm nhập cảnh vô thời hạn đối với người tị nạn Syria dù đã có chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ hay chưa, kèm theo lệnh ngưng nhập cảnh trong 120 ngày tất cả người tị nạn thì một làn sóng hoang mang và bất bình lan rộng bên trong và bên ngoài nước Mỹ.

ditru1

Một cuộc biểu tình chống luật di trú của Tổng thồng Trump diễn ra ở Pháp hôm 31/1/2017. AFP photo

Sau 120 ngày sẽ ra sao ?

Không có tên nước Châu Á nào trong sắc lênh hành pháp của tổng thống Trump, nhưng không vì thế mà người Mỹ gốc Việt không lo lắng. Ít nhất có 3 gia đình tị nạn người Việt, sẵn sàng từ Thái Lan lên đường đến Mỹ trung tuần tháng Hai này, đột nhiên được giấy báo hoãn chuyến bay với lý do không được nhập cảnh :

UN và IOM rồi văn phòng luật sư của BPSOS nói cho biết, nói ông Trump ra lệnh không cho người tị nạn đi định cư ở Mỹ. Nói chung cũng mất tinh thần, hoang mang, phải chờ đợi không biết ngày mai ra sao nữa, rất là nhức đầu. Đi không được, giờ ở đây cũng không tốt như trước đâu. Chờ đợi lâu rời giờ rất là khổ, không biết tính sao, không biết làm sao nữa, ông Trump ra lênh như vậy rồi.

Đó là lời người đàn ông không muốn nên danh tánh trong một gia đình tị nạn người Việt ở Bangkok, đã có giấy tờ đi Mỹ ngày 8 tới đây. Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành BPSOS, tổ chức đang giúp đỡ về mặt pháp lý cho những người Việt từ trong nước chạy qua Thái Lan xin tị nạn, cho biết :

Ngay trước mắt 3 gia đình người Việt đã nhận được giấy báo có chuyến bay, chuẩn bị trình diện với trại giam di trú để bị xử phạt một tuần vì đã nhập cảnh bất hợp pháp vào Thái Lan trước đây rồi mới lên đường đi định cư tại Hoa Kỳ, nhưng mới đây sau pháp lệnh hành chính thì họ đã nhận được giấy thông báo rằng tất cả mọi chuyện đều ngưng lại không biết tới bao giờ.

Đó là một gia đình người Việt gốc Khmer Krom từ Việt Nam chạy sang Kampuchia xin tị nạn năm 2007. Gia đình thứ hai của một blogger từng bị tù tại Việt Nam, trốn sang Thái Lan năm 2012, gia đình thứ ba cũng có giấy đi Mỹ cùng ngày với gia đình thứ hai :

Gia đình gốc Khơ Me Krom chạy sang Kampuchia rồi sang Thái Lan từ năm 2007, năm 2014 mới được xét cho tị nạn, đáng lẽ ngày một tháng Hai thì 2 vợ chồng và 2 con nhỏ trình diện tại trại tam ghiam của Sở Di Trú Thái Lan một tuần để rồi ngày 8 tháng Hai sẽ lên đường bay đến Los Angeles là nơi định cư tại Hoa Kỳ. Khổ nỗi người vợ có thai đã 5 tháng rồi, nếu như phải chờ 120 ngày thì lúc ấy đã sinh con và có thể vì lý do đó sẽ tiếp tục bị nhưng không được vào Hoa Kỳ bởi phải làm lại hồ sơ cho người con và nó sẽ kéo rất dài và ảnh hưởng lâu dài.

Một gia đình nữa là gia đình một blogger khá nổi tiếng ở Việt Nam, sẽ lên đường định cư ở bang Washington ngày 18 tháng Hai này thì cũng đã nhận được lênh hoãn lại. Trường hợp thứ ba cũng đã nhận được giấy báo hoãn chuyến bay.

Hoang mang

US-POLITICS-IMMIGRATION-ISLAM-REFUGEE

Một cuộc biểu tình chống lại luật di trú của tổng thống Mỹ Donald Trump tại sân bay Reagan, Arlington, VA vào ngày một tháng 2 năm 2017. AFP photo

Điều rõ ràng pháp lệnh hành chính do tổng thống Trump ký chỉ áp dụng cho 7 quốc gia có đa số người theo Hồi Giáo thế nhưng nó đã tạo hiệu ứng toàn cầu nói chung và ảnh hưởng đến người Việt Nam đang sinh sống hoặc sắp đặt chân tới Mỹ nói riêng :

Giới chức di trú, kiểm soát các phi trường cửa ngõ vào Hoa Kỳ họ không biết ứng xử làm sao hết. Có lẽ vì vậy, để ăn chắc, họ đã chặn lại nhiều hơn là pháp lênh yêu cầu. Điều này tạo nên rất nhiều sự hoang mang của những người không nằm trong tầm ngắm của pháp lênh hành chính.

Di dân có thẻ xanh, tức là thường trú nhân tại Hoa Kỳ mà chưa có quốc tịch Hoa Kỳ, đều có thể bị kéo ra riêng ở tại phi trường để có cuộc phỏng vấn điều tra kỹ lưỡng hơn bình thường. Đó là thông tin mới nhất mà chúng tôi nhận được.

Người Việt ở Hoa Kỳ về ăn Tết Đinh Dậu bên nhà, có những người chỉ mới có thẻ xanh chứ chưa vào quốc tịch, nói với Thanh Trúc họ khá lo lắng và không biết nên về sớm hay không. Lại nữa, về sớm cũng không biết có được cho vào Mỹ không. Những người khác nói họ vẫn an tâm vì có quốc tịch Mỹ hoặc được người thân bảo lãnh một cách hợp pháp.

Tôi là người có quốc tịch Mỹ, tin đó không có làm tôi lo lắng đâu, có quốc tịch thì đi đâu cũng được hết trừ ra những người thẻ xanh thôi.

Trong lúc ông Trung nói ông không lo sợ thì bà Thúy, chỉ mới có thẻ xanh, đang tự trấn áp nỗi lo bằng suy nghĩ là :

Có thẻ xanh nay được một năm rưỡi rồi, về đây được 2 thang rồi, 15 tháng này là về Mỹ lại. Không lo gì hết tại mình nghĩ con mình có quốc tịch về bảo lãnh mình qua giấy tờ đầy đủ, không thấy hoang mang lo sợ gì hết.

Theo tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng của BPSOS thì phải chờ một thời gian ngắn nữa mới biết rõ tình hình :

Lệnh vừa rồi nó ảnh hưởng toàn cầu chứ không riêng người Việt đi về Việt Nam hoặc đi về Thái Lan rồi quay lại Mỹ. Di dân mới có thẻ xanh tức chưa trở thành công dân Hoa Kỳ thì chúng tôi nghĩ phải chờ thêm một vài tuần nữa mới biết cái ảnh hưởng nó như thế nào.Chính hành pháp Trump hiện nay, cứ vài tiếng đồng hồ, lại có một giải thích mới, chỉ thị mới, hướng dẫn mới. Thành ra chúng tôi nghĩ trong vài ngày tới đây sẽ có một số thay đổi về cách thức áp dụng sắc lênh hành pháp về vấn đề di dân và tị nạn của tổng thống Trump.

Người Việt lo lắng

ditru3

Ông Lê Minh Hải và Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International. Hình do Robert Mullins International cung cấp.

Từ sự kiện pháp lênh hành chính do tổng thống Trump ký ngày 20 đến giờ, thiết tưởng có những điều người Việt ở Mỹ cần tìm hiểu kỹ càng hơn để tránh cho mình những nỗi lo không đáng có. Ông Lê Minh Hải, giám đốc điều hành Văn Phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International ở California, chi nhánh San Jose, nhận định :

Chúng tôi thấy rằng pháp lênh hành chánh của ông Donald Trump có liên quan trực tiếp đến người Việt Nam chúng ta. Thứ nhất là những người Việt Nam đang ở nước thứ ba mà xin tị nạn để được vào Mỹ, được cứu xét và được chấp thuận rồi thì bây giờ phải chờ ít nhất 120 ngày.

Thứ hai, những người đến Hoa Kỳ trước tuổi vị thành niên tức là 16 tuổi thì chính tổng thống Donald Trump có thể thay đổi chính sách và làm cho các em thành bất hợp lệ. Điều này khá quan trọng vì rất nhiều em Việt Nam theo cha mẹ đến đây không có giấy tờ hoặc ở lại quá hạn lúc dưới 16 tuổi, đã được ân huệ cấp phát giấy tờ sinh hoạt thì bây giờ có thể sẽ bị cắt bởi chính sách mới liên quan vấn đề di trú của tổng thống Trump.

Còn cái việc bà con mình hiện nay có thân nhân là thường trú nhân mà đi về du lịch ở Việt Nam cũng như đang ở ngoài Hoa Kỳ thì không biết rằng ngày trở về Hoa Kỳ của họ có bị ảnh hưởng như 7 nước mà ông tổng thống Donald Trump cấm nhấp không. Người Việt Nam chúng ta trước đây, khi chưa có pháp lênh này vẫn, bình thường vẫn bị đưa vào trong văn phòng làm việc của cơ quan di trú để chất vấn vì đi quá nhiều lần và quá lâu, có nghĩa là năm ba tháng, đôi lúc trên sáu tháng, dưới một năm hoặc trên một năm. Sự chất vấn đó có thể đưa tới hậu quả là bị rút lại thẻ xanh ngay tại phi trường.

Với câu hỏi là điều ông vừa trình bày có liên quan đến tờ đơn I-407 mà người Việt đang bàn tán :

Đó là tờ đơn I-407, mục đích của tờ đơn này là buộc phải hoàn trả lại qui chế di trú vì đã đi ra khỏi nước lâu và đi nhiều lần, mỗi lần trên hoặc dưới 6 tháng mà không có bằng chứng là vẫn duy trì sự thường trú, sinh hoạt, sinh sống tại Hoa Kỳ. Những đối tượng đó có thể bị buộc ký vào tờ đơn I-407 tức đơn từ bỏ qui chế di trú.

Thêm một điều quí vị cần biết là nhân viên di trú ở phi trường thì họ có rất nhiều quyền hạn để hỏi và chất vấn. Nhưng họ không có quyền chất vấn là quí vị chống đối hay ủng hộ pháp lênh hành pháp của tổng thống Donald Trump không. Đó là điều thuộc lãnh vực chính trị chứ không thuộc lãnh vực tự do phát biểu tự do suy nghĩ của đại đa số công chúng ở Hoa Kỳ này.

Pháp lệnh đang nói tới ở đây, ông Lê Minh Hải giài thích tiếp, còn liên quan tới những người có tiền án tiền sử phạm pháp, và người Việt Nam cũng không tránh khỏi vòng kiểm soát này :

Đây là việc có thể sẽ được cứu xét rất kỹ lưỡng và nó gây ra sự chậm trễ cho bà con nộp hồ sơ đi định cư tại Hoa Kỳ.

Đối với diện du học sinh hoặc nghiên cứu sinh từ Việt Nam qua Mỹ thì sao, khi về nhà đón Tết thì liệu khi trở qua Mỹ trong thời điểm này có gặp khó khăn rắc rồi gì không. Ông Lê Minh Hải :

Điều đó không ảnh hưởng gì cả. Du học sinh này khi đến Hoa Kỳ nếu học hành giỏi giang và không bị gián đoạn thì các em có quyền trở về quê nhà để ăn Tết hay để thăm viêng thân nhân. Khi visa hết hãn thì đến Đại Sứ Quán hoặc Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam để làm visa mới rồi trổ lại Hoa Kỳ.

Tuy nhiên có một số những trường hợp khi trở lại để xin visa thì bị từ chối là bởi sự gián đoạn mà ngay cả chính các em cũng không biết mình gián đoạn ở đâu. Đôi lúc ghi danh học một lớp mà vì lớp đó đông quá và họ bỏ ra không cho các em học mà các em không biết cứ nghĩ mình học toàn thời gian. Sau cùng đi Việt Nam rồi mới phát hiện ra và các em vẫn phải trả tiền cho trường . Khi khám phá ra thì quá trễ nên không được cấp chiếu khán để trở lại Hoa Kỳ.

Tóm lại tất cả các loại chiếu khán đến Hoa Kỳ theo cách tạm thời như du lịch, hay du học đều bị ảnh hưởng bởi sự duyệt xét gắt gao cũng như bởi vì thiếu ý thức làm sao để duy trì sự hợp lệ của các loại visa này. Cho nên vô tình hay cố ý quá hạn là những thành phần có thể nằm trong danh sách hai ba triệu người mà tổng thống nói là một trong những ưu tiên hàng đầu để ông trục xuất. Trong số hai ba triệu này có rất nhiều người Việt Nam chúng ta.

Thanh Trúc, phóng viên RFA

Nguồn : RFA tiếng Việt, 02/02/2017

*******************

Ý kiến trái chiều của giới trẻ Mỹ gốc Việt về sắc lệnh di dân mới (RFA, 02/02/2017)

ditru4

Hàng trăm người đã biểu tình hôm 01/02/2017 trước Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Munich phản đối sắc lệnh di trú mới của Tổng thống Trump. AFP photo

Nói về sắc lệnh hành chính dẫn đến việc tạm ngưng cho người Hồi Giáo tại 7 quốc gia Trung Đông được vào nước Mỹ, trong đó có cả những người đang giữ thẻ xanh, nghĩa là thường trú nhân hợp pháp của Hoa Kỳ, Chi Lan Vũ, một bạn trẻ tham gia nhiều hoạt động trong cộng đồng người Việt hải ngoại ở Virginia, Washington D.C cho biết cô không tán đồng, cũng không ủng hộ.

Khi người nào làm một điều gì đó là có lý do. Nếu mình muốn sửa thì mình tạm thời ngưng. Khi tạm thời ngưng không có nghĩa là bác bỏ. Người ta dùng thời gian đó để coi chương trình đó như thế nào, tốt hay xấu chứ không phải là bác bỏ vĩnh viễn. Có nhiều người Chi Lan thấy là hơi vội vã. Tổng thống Trump chỉ mới vào tuần thứ 2 làm việc của ông ta. Và ông ta muốn cải tổ thì phải tạm ngưng. Nếu không tạm ngưng mà cứ đi tiếp thì sẽ đi quá xa và sau đó mất thời gian để sửa nữa".

Cathy Hằng Ngô, một bạn trẻ sinh ra và lớn lên tại miền Nam California, nơi được gọi là cái nôi của người Việt tỵ nạn có cái nhìn hoàn toàn khác.

Em không tán thành vì hành động của ông không có gọi là tình yêu nhân loại".

Tờ Washington Post hôm Thứ hai đăng tải trong một bài viết những người thuộc Đảng Cộng hòa bày tỏ sự giận dữ và buộc tội ông đã không trao đổi với họ trước về những sắc lệnh lẽ ra cần phải có sự bàn luận.

Tuy nhiên, Chi Lan cho rằng theo ý của cô, những sắc lệnh mà Tân tổng thống đưa ra không vội vã.

Nó không có vội vã đâu. Ông ấy đã thấy những gì mà tổng thống Obama đã làm. Ông muốn sửa lại cho nhanh. Bằng cách nào ? Phải chặn lại trước đã, phải ngừa cái đã. Khi ngừa thì mình sẽ thấy những cách giải quyết, rồi khi đó mình áp dụng".

ditru5

Người tị nạn Việt Nam tại Thái Lan. Photo : BPSOS

Đặt câu hỏi liệu những sắc lệnh được Tân tổng thống Mỹ đưa ra có vi hiến hay không, Chi Lan Vũ cho biết theo quan điểm của cô thì một người làm chính trị cần phải có cái đầu sắc lạnh", và mọi người nên chờ xem ông ấy sẽ làm gì kế tiếp. Người mà cô muốn nói ở đây là Tổng tư lệnh Donald Trump.

Làm người lãnh đạo không phải dễ, tại vì phải qua kinh nghiệm. Ông Trump chưa bao giờ làm một người chính trị gia cả. Ông là một thương gia thôi, mà đổi qua chính trị gia là phải đổi qua một đường hướng khác, ông cần nguyên một team, mà team của ông ấy thì slowly getting together (kết hợp với nhau khá chậm), chưa ‘ready to run’ (sẵn sàng làm việc)".

Ông ta hứa những gì thì ông ta làm. Trong khi ông ra ứng cử ổng có nói trong 100 ngày đầu tiên ổng sẽ cut evalution.

Nói về vấn đề tị nạn, Chi Lan cũng là người tỵ nạn. Nhưng nếu tỵ nạn đó giúp cho một xã hội, đưa xã hội về nơi tốt hơn thì nên cho. Trong tỵ nạn có nhiều thành phần khác nhau như du học, lao động…thì tốt cho một quốc gia. Nhưng Chi Lan không muốn thấy một cái như 911 xảy ra trên thế giới. Nếu mình không ngăn chặn từ bây giờ thì khi nào mình mới ngăn chặn ? Ông Trump khác tất cả những tổng thống khác, là ổng nói mà ổng làm. Mà ổng làm là ổng quật một đòn rất mạnh nhưng hãy coi trong những ngày kế tiếp ổng sẽ làm thế nào. Ổng có 4 năm lận. Mọi người hơi nóng lòng.

Nước Mỹ là những người immigration và refugee. Ngay cả bà vợ ổng cũng thế. Ổng không nói là ổng ‘cut’ luôn. Ổng nói chỉ tạm thời thôi. Khi mình làm chính trị thì mình phải cứng và dứt khoát. Khi mình cứng và dứt khoát thì có thể không khôn khéo như ông Obama. Ông Trump lớn tuổi hơn thì ổng làm và ổng đánh một đòn rất nặng so với giới trẻ mà không thể tưởng tượng được".

Ý kiến ghi nhận từ Cathy Hằng Ngô thì ngược lại, khi cô nói về số người bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh được ông Donald Trump ban hành ngày thứ Sáu 27 tháng Giêng vừa qua.

Đó là quá tàn nhẫn vì họ không có làm gì sai. Họ là công dân Mỹ, họ chỉ là đạo Hồi thôi. Đâu phải cứ ai là đạo Hồi là có tội. Họ cũng là nạn nhân như ngày xưa Việt Nam chúng ta cũng đi tỵ nạn, đi tìm tự do, không chịu chế độ của thời đó".

Khác với Cathy khi có sự liên tưởng lại với cuộc di tản bằng thuyền của người Việt 40 năm trước, Chi Lan không cho đó là sự so sánh hợp lý.

Chi Lan không đồng ý, vì thứ nhất là thời điểm nó khác. Hồi đó chưa có social media, tin tức bị delay. Ngày nay tin tức nhiều quá đến nỗi có nhiều tin tức mà nó không đúng mà người ta cũng đi tuyên truyền. Người ta không biết tin nào thật, giả.

Hai giai đoạn thời gian khác và hai vị tổng thống khác nhau. Nên Chi Lan nói nó như lấy trái táo so sánh với trái cam. Nếu muốn so sánh thì hãy so sánh trái táo với trái táo, trái cam với trái cam.

Một cái đã là dĩ vãng, một cái đang ở trước mắt. Mình đang ở hiện tại và hãy nhìn về tương lai. Đó là quan điểm của Chi Lan".

Theo bạn trẻ Chi Lan, những người (bị cấm nhập cảnh Hoa Kỳ) ấy vẫn đang ‘hearing’ (trong thời gian chờ đợi). Cô cho rằng mọi người không nên vội vã đưa ra phán xét thời điểm này. Thay vào đó hãy tiếp xúc với các dân biểu là những người đại diện của mỗi thành phố hoặc tiểu bang để thúc đẩy họ lên tiếng với Quốc hội. Theo cô, nếu mình vội, hấp tấp quá thì sẽ đi đến một cái sai khác".

Trong sắc lệnh mới về di trú được ban hành bởi tân tổng thống Hoa Kỳ, có đề cập đến một nội dung ảnh hưởng đến chính sách di dân tỵ nạn. Ngày 31 tháng một vừa qua, một gia đình người Việt tỵ nạn ở Thái Lan phải hủy bỏ vé máy bay sau khi tổng thống Mỹ ban hành sắc lệnh hoãn việc nhập cư đối với tất cả người tỵ nạn và cấm nhập cảnh vô thời hạn đối với công dân từ 7 quốc gia Hồi giáo.

Cát Linh, phóng viên RFA

Additional Info

  • Author Thanh Trúc
Published in Diễn đàn