Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trong khi dư âm vụ đại án tham nhũng "chuyến bay giải cứu" vẫn còn âm vang trong công chúng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng "khoe" rằng công tác về người Việt Nam ở nước ngoài ở nước ngoài đã có những "có chuyển biến rất tích cực".

nuocngoai1

Vụ án rúng động ngành ngoại giao "chuyến bay giải cứu" khiến hàng loạt quan chức đầu ngành ngoại giao phải hầu toà và chịu án tù - Photo : RFA

Thứ trưởng Ngoại giao, bà Lê Thị Thu Hằng phát biểu như vậy với báo giới trong nước về kết quả hai năm triển khai thực hiện Kết luận số 12 của Bộ Chính trị ban hành hồi năm 2021 về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.

Cụ thể, theo bà Hằng, Kết luận 12 thể hiện rõ "tình cảm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài". Tất cả 94 cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài đều thực hiện tinh thần "chăm lo" và "trách nhiệm" ấy và đã đạt được nhiều kết quả mà bà Hằng nói là "tích cực", "thiết thực" và "ý nghĩa". 

Bà Thứ trưởng ngành ngoại giao cũng nêu lên một số kết quả nổi bậc đã đạt được trong hai năm thực hiện Kết luận này, bao gồm "chăm lo, hỗ trợ cộng đồng người Việt ở nước ngoài củng cố địa vị pháp lý ; Kịp thời triển khai công tác bảo hộ công dân, thực sự trở thành "điểm tựa" cho bà con trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn". 

Bỏ qua vụ án "Chuyến bay giải cứu"

Bình luận về công tác chăm lo cho người Việt ở nước ngoài của các cơ quan đại diện, ông Hoàng Hùng, một người Việt sinh sống ở Cộng hoà Czech, cho biết :

"Người Việt ở nước ngoài khi muốn liên lạc với các cơ quan đại din Việt Nam ở nước ngoài thì rất khó khăn. Nếu không tin các bạn có thể gọi điện liên lạc với các cơ quan đại diện người Việt Nam ở nước ngoài nhiều khi là không được. Thế nên, nhiều khi người Việt Nam cần sự giúđỡ và bảo hộ của cơ quan đại diện tại nước ngoài là không được".

Nhà văn Võ Thị Hảo, từ nước Đức, nhận định với RFA rằng bài phát biểu của bà Lê Thị Thu Hằng không đề đả động gì đến vụ án rúng động ngành ngoại giao "chuyến bay giải cứu" khiến hàng loạt quan chức đầu ngành ngoại giao phải hầu toà và chịu án tù :

"Khi mà đồng bào đang khốn khổ nhất, đang phải đấu tranh giữa cái sống và cái chết, người ta muốn về với người thân hoặc là có những người muốn tránh đại dch COVID ở Châu Âu hay ở Mỹ thì phải tìm đến những chuyến bay gọi là "giải cứu".

Họ đều là những nạn nhân bị hút máu qua các "chuyến bay giải cứu" trong hoàn cảnh khốn khổ nhất, thì mới có thể thấy rằng là cái mục đích và sự chịu trách nhiệm về "chăm sóc" cho quyền lợi thực sự của đồng bào Việt Nam ở nước ngoài tệ đến mức nào.

Trong đó, ông Bộ trưởng Ngoại giao là người có trách nhiệm cao nhất vẫn an nhiên tại vị".

Trong phiên toà xét xử vụ án "chuyến bay giải cứu" vào cuối tháng 7/2023, bốn quan chức đã nhận án chung thân, 45 quan chức khác và doanh nhân đã chịu án tù từ 16 tháng đến 20 năm. 

Gần 200.000 công dân Việt Nam từ 62 quốc gia khác nhau được cho là đã trở về thông qua khoảng 1.000 chuyến bay do Chính phủ Việt Nam tổ chức trong giai đoạn đỉnh điểm của đại dch vào năm 2020-2021. 

Hội đoàn người Việt ở nước ngoài

Cũng theo lời bà Hằng, tại những địa bàn có đông người Việt sinh sống, công tác phát triển hội đoàn người Việt cũng được chú trọng.

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu cho biết hiện nay, có khoảng 1.000 hội đoàn người Việt sinh sống, học tập và làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Những hội đoàn này, theo ông Hiệu, đã giúp tập hđồng bào hội nhập xã hội sở tại, gắn kết cộng đồng, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Do đó, một trong các nhiệm vụ trong thời gian tới của các cơ quan đại diện, theo bà Lê Thị Thu Hằng, là phải chú trọng công tác chăm lo, đầu tư nguồn lực cho công tác hỗ trợ người Việt ở nước ngoài, "Củng cố và phát huy hơn nữa vai trò của các hội đoàn để những hội đoàn này thực sự là hạt nhân để quy tụ, hỗ trợ, phát triển cộng đồng ngày càng đoàn kết, vững mạnh và hướng về quê hương".

Ông Hoàng Hùng cho biết, ở Cộng Hoà Séc hiện nay có khoảng 70000 người Việt sinh sống. Các hội đoàn thân với Sứ quán Việt Nam có nhiều hoạt động và thu hút được rất nhiều người tham gia. Tuy nhiên, theo ông Hùng, những hoạt động đó chỉ mang tính hào nhoáng bề ngoài chứ không giúp được những vấn đề thiết thực cho bà con :

"Các hội đoàn đó tại Cộng Hòa Séc có nhiều thành viên và các hoạt động của họ là trải rộng ra nhiều lĩnh vực và họ là một hội đoàn mạnh nhất ở Cộng hòa Séc. Thế nhưng mà bảo rằng là hỗ trợ cho người Việt ở Cộng hòa Séc hay không thì các hội đoàn này không có hỗ trợ được gì nhiều.

Ví dụ như vấn đề lạm thu hay là vụ "chuyến bay giải cứu" là các hội đoàn này trong suốt thời gian đó họ không hề lên tiếng bảo vệ cho người Việt.

Họ đã trực tiếp tiếp xúc với người dân và những tiếng than vãn là có đến tai của họ nhưng họ làm ngơ không quan tâm đến vấn đề đó thì những vấn đề khác, ví dụ như phát quà cho các cháu, tổ chức lễ hội trung thu… thì nói thật nó chỉ mang tính chất hào nhoáng chứ không thiết thực".

Vận động người còn định kiến

Một nhiệm vụ đáng chú ý khác mà bà Hằng có nhắc đến là "nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện chủ trương đại đoàn kết dân tộc đối với người Việt ở nước ngoài ; Kiên trì vận động những kiều bào mà bà Hằng cho là còn định kiến để bà con yên tâm hướng về Tổ quốc và hành động phù hợp với "lợi ích quốc gia - dân tộc".

Ông Hoàng Hùng bày tỏ rằng ông hoàn toàn ủng hộ các chủ trương như vậy. Vì vậy, các cơ quan đại diện nên chấn chỉnh từ những việc nhỏ, ví dụ như xoá bỏ định kiến của người Việt mỗi khi đến sứ quán làm giấy tờ :

"Cái chủ trương này nếu làm được thì tốt quá ! Thế nhưng mà liệu có làm được hay không.

Bây giờ, ví dụ như vấn đề về định kiến của người Việt khi lên công tác lãnh sự làm việc với cơ quan lãnh sự là trong hơn 20 năm nay rồi.

Người Việt Nam khi lên lãnh sự lẽ ra đó phải là một ngôi nhà chung của người Việt, nhưng mỗi lần lên đó người Việt cảm giác như là một lần "đi đánh trận" và các vấn đề lạm thu hạch sách vẫn còn rất nhiều". 

Nhà văn Võ Thị Hảo cho rằng bà Hằng đang làm thay nhiệm vụ của công an :

"Bà ấy tuyên bố như vậy là sơ hở. Bà ấy đang làm nhiệm vụ của công an chứ không phải là nhiệm vụ của ngành ngoại giao.

Nhiệm vụ của ngành ngoại giao là bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam ở nước ngoài, làm sao để cho những công dân Việt Nam ở nước ngoài có được một cuộc sống tốt hơn, hòa nhập tốt hơn chứ không phải để phá bỏ những định kiến.

Đừng có làm nhiệm vụ của ngành công an ở trong bộ Ngoại giao".

Nguồn : RFA, 20/12/2023

Published in Việt Nam

Hà Nội muốn thành lập các hội đoàn phủ kín cộng đồng người Việt ở nước ngoài

Chính phủ Việt Nam mong muốn thành lập các hội, đoàn của người việt tại 100% các địa bàn có cộng đồng người Việt ở nước ngoài với mục đích nhằm huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài tham gia phát triển đất nước trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

nguoiviet1

Người Việt ở Mỹ diễu hành với cờ của Việt Nam Cộng Hòa và cờ Mỹ tại Washington hôm 26/5/2013 - AFP

Đây là nội dung của một quyết định mới được Phó thủ tướng Trần Lưu Quang ký vào ngày 10/11/2023 phê duyệt Đề án nhằm huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài tham gia phát triển đất nước trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Truyền thông Nhà nước trích dẫn quyết định này cho thấy Chính phủ Việt Nam xác định cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là nguồn lực quan trọng đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy mục tiêu được đặt ra trong đề án này là tạo môi trường, cơ chế trong nước để người Việt Nam ở nước ngoài yên tâm gắn bó, phát huy nguồn lực của mình với đất nước. Xây dựng hành lang pháp lý để người Việt Nam ở nước ngoài cơ bản được hưởng môi trường pháp lý tương đương với người trong nước khi tiến hành các hoạt động đầu tư, kinh doanh, khoa học công nghệ, văn hóa thể thao, nhân đạo…

Đề án cũng nhìn nhận tầm quan trọng của nguồn tiền người Việt ở nước ngoài gửi về nước. Điều này thể hiện trong mục tiêu đặt ra là "duy trì đà tăng trưởng của kiều hối ; thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư FDI của người Việt Nam ở nước ngoài".

Liên quan đến việc kết nới với người Việt Nam ở nước ngoài, đề án mới đặt ra mục tiêu là củng cố mạng lưới người Việt Nam ở nước ngoài trên toàn thế giới. Hoàn thành xây dựng Đề án cơ sở dữ liệu về người Việt Nam ở nước ngoài. Phấn đấu 100% các địa bàn có đông cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài thành lập được các hội, đoàn.

Theo thống kê của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tính đến cuối năm 2022, có khoảng hơn 5,3 triệu người Việt đang sinh sống, học tập, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 80% là ở các nước phát triển.

Về mặt kinh tế, tính đến cuối năm 2021, có 376 dự án của kiều bào đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký hơn 1,7 tỷ USD và hàng nghìn doanh nghiệp có vốn góp của kiều bào.

Kiều hối cũng được coi là nguồn thu quan trọng của Việt Nam. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, kiều hối về Việt Nam mỗi năm từ 10-12 tỷ USD.

Đảng cộng sản Việt Nam từ năm 2003 đã có Nghị quyết 23 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, và Nghị quyết 36 về công tác với người Việt Nam ở nước ngoài, nhìn nhận tầm quan trọng của Việt Kiều mà họ thường gọi là "khúc ruột ngàn dặm".

Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến của các Việt Kiều ở các nước phát triển cho rằng Đảng và Chính phủ Việt Nam chưa thực tâm muốn đoàn kết với người Việt ở nước ngoài bằng nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, và vẫn còn cái nhìn thù địch với những người khác chính kiến.

RFA, 11/11/2013

Published in Việt Nam

Chiều 29 tháng 6 năm 2022, tại hội nghị bàn về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị mỗi ngành, mỗi địa phương cần quan tâm người Việt Nam ở nước ngoài. Cụ thể, khi xây dựng và triển khai các chính sách, quy định thì cần thực hiện sao cho mang lại lợi ích và tạo thuận lợi cho bà con Việt Nam ở nước ngoài.

vk1

Cộng đồng người Mỹ gốc Việt chuẩn bị cho năm mới tại Chùa Thiên Hậu ở Los Angeles, California vào ngày 16 tháng 12 năm 2018. AFP

Bộ trưởng Sơn cũng đề nghị phải vận dụng linh hoạt, không rập khuôn, cứng nhắc các chủ trương, chính sách nhằm thể hiện sự quan tâm đến người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.

Luật sư Vũ Đức Khanh ở Canada cho rằng, các chính sách của Bộ Chính trị đã thất bại hoàn toàn trong việc thu phục nhân tâm người Việt hải ngoại. Ông phân tích :

"Sau 17 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26/03/2004 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài và sáu năm thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 19/05/2015 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 36, ngày 12/08/2021, Bộ Chính trị đã phải chấp nhận một thực tế phũ phàng rằng Nghị quyết 36 đã thất bại hoàn toàn trong việc thu phục nhân tâm người Việt hải ngoại.

Việc vận động người Việt hải ngoại về thăm quê hương, sinh sống, làm việc, đóng góp và cống hiến cho đất nước chẳng những không có kết quả như mong đợi mà còn gây sự phản cảm của người Việt hải ngoại với chính quyền trong nước.

Từ nhận thức đó, Bộ Chính trị đã ra Kết luận 12-KL/TW ngày 12/08/2021 về công tác người Việt Nam ở nước ngoài và đề xuất một số cập nhật trong tình hình mới (2021-2026).

Thẳng thắn nhìn nhận rằng chủ trương "đại đoàn kết quốc gia dân tộc" luôn là một chủ trương đúng đắn trong mọi thời đại. Lịch sử từ ngàn xưa tổ tiên chúng ta đều làm thế để tập trung tất cả mọi nguồn lực cho việc dựng, giữ và phát triển đất nước.

Tuy nhiên, vấn đề là Đảng cộng sản Việt Nam vẫn chưa chịu nhìn nhận lịch sử Việt Nam trong thời kỳ 1945-1975 một cách khách quan. Lãnh đạo cộng sản Việt Nam vẫn cố tình không chấp nhận rằng đã từng có một bộ phận không nhỏ trong cộng đồng người Việt không có cùng quan điểm chính trị với họ, và cũng đã từng có một cuộc nội chiến Nam-Bắc kéo dài trên 20 năm giữa những người Quốc gia và Cộng sản".

Theo Luật sư Vũ Đức Khanh, với tư tưởng độc tôn, độc quyền và không tôn trọng nhân quyền, Đảng cộng sản Việt Nam đã đi ngược lại tâm tư, nguyện vọng cũng như quyền lợi tối thượng của dân tộc. Nghị quyết 36 sẽ không bao giờ thành công vì đã loại bỏ một bộ phận không nhỏ cộng đồng người Việt quốc gia tự do, không thực hiện đúng tinh thần hòa giải, hòa hợp, đoàn kết dân tộc.

Cũng tại hội nghị chiều 29 tháng 6, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, cho biết tình trạng vi phạm pháp luật của người Việt tại một số quốc gia có xu hướng tăng về số lượng cũng như tính chất nghiêm trọng. Một bộ phận nhỏ kiều bào còn định kiến về một số vấn đề của đất nước, cá biệt một số người còn có những hành động không phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc.

Nhà báo Tường An ở Pháp cho rằng, với tư duy coi những đóng góp "không thuận tai" của kiều bào là nói xấu chế độ thì rất khó có sự công bằng trong cách đối xử với người Việt xa quê. Bà nêu trường hợp của mình :

"Chị có ngay cái thí dụ của cá nhân chị. Nếu họ quan tâm đến người Việt ở nước ngoài và họ muốn tạo thuận lợi cho những người ở nước ngoài thì trước hết họ phải mở rộng cái tấm lòng của họ. Thí dụ trường hợp của chị, chị về Việt Nam để đám tang mẹ chị nhưng họ rất là khó khăn. Và khi về thì họ cũng không hề tạo những điều kiện thuận lợi nào để chị có dịp đi lại trong nước. Khi chị về thì họ kêu lên họ điều tra, rồi mỗi lần đi đâu thì họ gọi điện thoại để xem mình đi đâu. Họ đến nhà xem mình đã trở về hay chưa. Tức là họ không tạo một điều kiện nào thuận lợi cho người Việt Nam như chị cảm thấy thoải mái khi về lại quê hương. Họ xem việc cho mình được trở về Việt Nam là một sự mang ơn, thành gia khi trở về chị không cảm thấy thoải mái là đã trở về quê hương mình, mà nó gần giống như là một cái trại tù lớn khi bị họ kiểm soát. 

Cái chữ "người Việt ở nước ngoài" là trong đó họ đã phân biệt đối xử với một số thành phần rồi. Có những người muốn cho về và có những người họ không muốn cho về. Họ phải dẹp bỏ đi những cái phân biệt đối xử đó để cho mọi người có những cơ hội giống như nhau. Nếu họ muốn Việt Nam thực sự phát triển thì họ phải mở rộng tấm lòng và mở rộng tư duy của họ đối với những người Việt. Họ vẫn coi những sự đóng góp của một số người là nói xấu chế độ. Đóng góp thì nó có hai mặt tiêu cực và tích cực. Nếu đóng góp tích cực thì họ ok còn đóng góp tiêu cực thì họ cho là nói xấu chế độ. Họ phải phân biệt nói xấu và nói sự thật !"

Là một nhà văn sống ở Cộng hòa Czech, ông Trần Ngọc Tuấn đặc biệt quan tâm đến những người Việt Nam chưa có quốc tịch, thường xuyên phải ra đại sứ quán gia hạn giấy tờ. Ông nêu ý kiến :

"Đầu tiên là phải cải tổ các thủ tục hành chính, đỡ những cái quan liêu về giấy tờ tạo điều kiện cho những người còn quốc tịch Việt Nam đi gia hạn giấy tờ. Mỗi lần như vậy rất là mất thời gian và những cái biên lai thu tiền thì không rõ ràng. Họ thu tiền rất là tùy tiện gây khó khăn cho người Việt Nam Bộ máy hành chính rất là quan liêu. Giữa ngoại giao và tài chính cũng không rõ ràng minh bạch.

Mặc dù người Việt ở đây có sai về mặt hình sự thì họ vẫn là công dân Việt Nam. Theo luật pháp của nước sở tại họ vẫn có thể vào tù nhưng họ là người Việt Nam không thể bỏ họ được. Những ngày lễ tết thì cần có sự quan tâm và tác động đến chính quyền của nước sở tại. Có thể thuê luật sư hoặc là vào thăm hỏi họ. Nhân viên sứ quán Việt Nam họ ăn lương để làm những việc đấy mà không thấy cơ quan ngoại giao can thiệp cho họ".

Nói đến tình trạng người Việt vi phạm pháp luật ở nước ngoài, đại diện Bộ Công an Việt Nam, Thượng tướng Lương Tam Quang tại hội nghị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài diễn ra hôm 29 tháng 6 vừa qua cho biết, trong vòng ba năm qua, có hơn 25.000 người Việt bị nước ngoài trục xuất và gần 800 vụ việc Bộ Công an Việt Nam bị phía nước ngoài yêu cầu xử lý do người Việt vi phạm luật pháp ở nước ngoài. 

Trở lại câu chuyện Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn đề nghị các ban ngành phải quan tâm, tạo thuận lợi cho người Việt ở nước ngoài, Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Huy Vũ ở Na Uy nêu một số điều mà theo ông, phía Việt Nam phải thay đổi để tận dụng được sự hỗ trợ từ người Việt Nam ở nước ngoài để phát triển đất nước : 

"Việc trước nhất là tạo điều kiện để họ có thể đi lại dễ dàng về trong nước để du lịch, thăm thân nhân, và thậm chí ở lại để làm việc. Bất cứ người nào chứng minh được một cách hợp lý rằng mình có nguồn gốc Việt Nam, hoặc đã từng sinh sống lâu dài trước kia ở Việt Nam nên được cấp một giấy thường trú dài hạn, có giá trị 5 năm chẳng hạn, và sau đó có thể gia hạn hoặc chuyển đổi thành quốc tịch nếu muốn. Với giấy thường trú, thường trú nhân có tất cả các quyền như công dân Việt Nam ngoại trừ tham gia vào việc bầu cử quốc gia.

Việc thứ hai là phải tạo ra một cơ chế để người Việt ở nước ngoài có tiếng nói trong việc giúp quốc gia phát triển cũng như hỗ trợ cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Muốn vậy thì phải hình thành một uỷ ban đại diện cho người Việt ở nước ngoài đúng nghĩa. Đối với những nước có đông người Việt, mỗi vùng hay bang hay nước, tuỳ lượng người, nên để cho họ bầu ra một đại diện vào uỷ ban đại diện cho người Việt ở nước ngoài. Còn ở những nơi ít người Việt thì có một đại diện chung cho người Việt ở vài vùng. Uỷ ban này sẽ làm việc liên tục với Bộ Ngoại giao và các cơ quan khác của chính quyền để đưa ra những khuyến nghị giúp cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài và giúp cả nước Việt Nam". 

Việc cuối cùng, theo ông Vũ, chính quyền cộng sản Việt Nam phải có một lộ trình rõ ràng để thay đổi thể chế chính trị hướng về một thể chế dân chủ. Đại đa số người Việt ở nước ngoài sống ở các nước dân chủ. Họ quen lối sống tự do. Muốn có một sự hợp tác đúng nghĩa với họ và nhận lại một sự tôn trọng từ họ thì ít nhất chính quyền cộng sản phải đưa ra một lộ trình rõ ràng để hướng về một thể chế dân chủ và tự do.

Với sự phân cực của thế giới ngày càng tăng giữa hai phe dân chủ đứng đầu bởi Mỹ và Tây Âu và độc đoán đứng đầu bởi Nga và Trung Quốc, Việt Nam muốn có một tương lai, như mong muốn của nhiều người Việt trong và ngoài nước, tất cần phải cải cách thể chế chính trị để hướng đến một hệ thống dân chủ mà trong đó cho phép người dân được quyền bầu lãnh đạo đất nước của mình. 

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 30/06/2022

Published in Diễn đàn

Hành trình hội nhập vào nước Mỹ, ‘ai cũng khen cô Kiều’ (VOA, 27/03/2019)

Bà Liên Kiều, mt ph n M gc Vit, va được Dân biu Đng Dân ch Lou Correa, đi din Đa ht 46 Nam California, Hoa Kỳ, vinh danh là "Người Ph n năm 2019" vào ngày 26/3 ti trường Đi hc Chapman, Qun Orange, nhân "Tháng Lch s Ph n".

viet01

Bà Kelly Daniels, còn có tên là Quan Thị Liên Kiu, mc áo dài, bên cnh Dân biu Liên bang Hoa Kỳ Lou Correa, trong bui l vinh danh "Người Ph N Năm 2019", ngày 23/3/2019. Photo Văn Lang/Người Vit.

Trao đổi với VOA, n doanh nhân gc Vit được nhiu người biết đến thành ph Westminster, bang California, cho biết :

"Kiều có tên là Kelly Daniels, tên m đ là Quan Th Liên Kiu. Nhng đim nhn đ giúp Kiu thăng hoa trong công vic là làm CEO qun lý và điu hành Công ty New Horizon Immigration, chuyên hỗ tr bà con thi nhp quc tch, h tr cho ph n ln tui, nhng người có thu nhp thp".

Bà nói thêm :

"Hầu hết nhng người đến vi công ty đu có hoàn cnh hết sc khó khăn. Nh s giúp sc ca ekip làm việc mà bà con vượt qua được. Chúng tôi bt đu gn như là con s không, vượt qua bao kh luyn, vi nhiu phn đu và cui cùng đã được vinh danh".

Bà được vinh danh không ch vì là ph n gc Vit duy nht thành đt trong kinh doanh thuc Đa ht 46, mà còn là những đóng góp ca bà trong cng đng người Vit nhiu năm qua, theo báo Người Vit.

Công ty của bà chuyên lo các giy t cho người Vit di dân, dy tiếng Anh, dy thi quc tch, cũng như giúp nhiu ph n vượt qua nhng khó khăn trong cuc sng, xin trợ cp chính ph, tìm hiu cách xin vic làm, hòa nhp vào cuc sng, đc bit nhng người khuyết tt và nhng người kém may mn.

Bà Ngô Mũi Ghét, 72 tuổi, quê Bc Liêu, sang Qun Cam đnh cư năm 2000, nhưng mãi đến nhng năm gn đây bà mi thi nhp quc tịch M. Bà nói vi VOA rng bà rt may mn "thi là đu ngay, nh trung tâm ca cô Kiu tn tình ch dy".

"Tôi già rồi nhưng cũng ráng đi hc, nh cô Kiu dy và lo các giy t. Tôi ch hc có my tháng và đã thi đu quc tch. Cô Kiu và các thy cô giáo khác dạy và ct nghĩa v các vn đ M, v cuc sng đây…C tn tình dy cho nên ai ny đu thi đu c ! C chúng tôi ln tui thì đu được dy min phí. Ai cũng khen cô Kiu !".

viet02

Bà Kelly Daniels, tức Quan Thị Liên Kiều

Bà Trang Lâm, 59 tuổi, t Sài Gòn sang California đnh cư cùng gia đình năm 2012 và vừa nhp quc tch vào tháng 5 năm ngoái, chia s vi VOA :

"Tôi đi học hơn mt năm, va hc tiến Anh ESL va hc thi quc tch. Cô Kiu rt tt. Chng ca cô cũng vy. Lúc còn sng ng dy rt tn tình. Tôi vào ch đóng 100 đôla mà hc cho đến khi nào thi đậu thì thôi. Nhng người bn ca tôi cũng vy, nh không thi đu thì hc tiếp, không phi đóng thêm tin. Nhưng tôi đm bo chc chn rng ti đó hc thì đu".

Ông Peter Daniels, chồng quá c ca bà Kiu, đã cùng bà dc sc phát trin t hp New Horizon Immigration ngay từ lúc ban đu khi hai người thành hôn vào năm 2007. Ông đã cng hiến c đi mình đ tn ty phc v cho cng đng thông qua các hot đng xã hi. Ông là cu Ch tch Chương trình T nn ti Qun Cam – USA vi 36 năm điu hành, giúp đỡ chương trình Con Lai, Thuyn nhân Vượt bin đến M & giúp h hòa nhp vào xã hi M.

Tờ báo trích li ông Peter Daniels lúc sinh thi nói : "Kiu ni tiếp tôi h tr cng đng. Cô y là người v đm đang, là người m có đy đ phm cht, nhân cách tt và là tấm gương sáng cho người v, người m khác noi theo".

Báo Người Vit trích li giáo viên Thu Hào, cô giáo dy lp thi quc tch ti công ty New Horizon, cho biết : "Vì cm mến tm lòng ca Kiu, giúp đ hết tt c mi người, mun hc thi vào quc tch nhưng không đ điu kin. Qua nhng vic làm ca Kiu M cũng như người kém may mn Vit Nam, chính đó là đng lc đ tôi đến dy lp luyn thi quc tch này mà không nhn thù lao, cũng là đ tr ơn đt nước này nhng gì mà tôi nhn được".

Sang Mỹ định cư vào năm 2007, ngoài vai trò là CEO ca New Horizon Immigration Service, bà Liên Kiu còn là thành viên Hi Đng Qun tr ca Nhóm Giúp đ Người Vit T nn trên đt Thái Lan, Phó hi trưởng Hi Đng Tr s Trung ương Giáo hi Pht giáo Hòa Ho Hoa Kỳ, và Hội trưởng Hi Đng hương Cn Giuc.

Ngoài việc giúp người Vit M, bà Liên Kiu còn t chc nhiu hot đng t thin ti quê nhà :

"Chúng tôi cũng có các hoạt đng đ giúp đ cho các bà con Vit Nam. Chúng tôi đóng góp cho bà con Cn Giuc, mua quà cho người nghèo, người ln tui… Trong chuyến công tác va ri, chúng tôi có đến thành ph Tuy Hòa và Nha Trang đ giúp đ các em tr m côi, nhng người khuyết tt, cơ nh… Tôi tht vui mng khi được làm nhng công vic này".

***********************

Tại sao ông Nguyễn Quang Hồng Nhân bị trục xuất khỏi nước Đức ? (RFA, 28/03/2019)

Năm 1979, ông Nguyễn Quang Hồng Nhân được biết là một Tù Nhân Lương Tâm với án tù 20 năm, bị tòa án ở thành phố Nha Trang, Khánh Hòa cáo buộc “hoạt động tuyên truyền chống phá cách mạng”. Một thời gian dài, sau khi ra tù, ông Nhân và gia đình sống lặng lẽ tại Việt Nam.

viet03

Ông Nguyễn Quang Hồng Nhân và vợ cùng con gái Hồng Ân trong buổi lễ tốt nghiệp Đại học Âm nhạc Nürnberg hôm 12/02/2019 - Photo by thoibao.de

Năm 2011, Đức và Việt Nam ký quan hệ "đối tác chiến lược".

Năm 2014, con gái của ông Nhân - cô Nguyễn Quang Hồng Ân thắng tất cả 3 giải trong cuộc thi Piano Quốc Tế tại thành phố San Jose, Hoa Kỳ vào lúc 15 tuổi.

Năm 2015, do cô bé Hồng Ân dưới 18 tuổi, nên các kỳ thi âm nhạc của cô dành cho Piano đến Đức và Áo, luôn phải có cha mẹ tháp tùng.

Từ đó, gia đình ông Nguyễn Quang Hồng Nhân đã xin tị nạn chính trị tại Đức.

Hồ sơ xin tị nạn gặp trở ngại vì lúc bấy giờ Đức cho là nhà cầm quyền VN không có vấn đề nhân quyền bị vi phạm tại Việt Nam.

Cũng trong năm 2015, Việt Nam và EU cơ bản đàm phán xong hiệp định EVFTA.

Vào tháng 7/2016, tình "hữu nghị thắm thiết đó" bị Trịnh Xuân Thanh "phá hoại"  bằng cách đào thoát khỏi Việt Nam và đến Đức xin tị nạn chính trị, rồi bị phía nhà cầm quyền VN bắt cóc không lâu sau đó.

Từ đấy, quan hệ ngoại giao Việt - Đức chưa có dấu hiệu gì tiến triển tốt hơn, trong khi Đức vẫn đòi phải trả Trịnh Xuân Thanh như là một trong các chỉ dấu "phục thiện" của nhà cầm quyền Việt Nam.

Tháng 2/2019 Phạm Bình Minh - Bộ trưởng BNG sang thăm Đức vẫn phải xin visa nhập cảnh.

Tháng 3/2019 chuyến đi âm thầm của Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng BKHĐT đến Đức cũng theo "quy trình" xin cấp visa.

Vào ngày 24 đến 26/3/2019 Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức đã thăm chính thức Việt Nam.

Tại sao trục xuất ông Nguyễn Quang Hồng Nhân một cách bất ngờ và vội vã?

Sau khi bị Đức từ chối, ông Nguyễn Quang Hồng Nhân làm lại đơn xin tị nạn với chính quyền Canada tại Tòa Đại Sứ của nước nầy ở Áo - quốc gia đầu tiên gia đình ông đặt chân đến khi rời Việt Nam.

viet04

Vào lúc 8 giờ sáng thứ ba, ngày 26 tháng 3, cảnh sát Đức đã đến trại tị nạn ở thành phố Nürnberg thuộc bang Bayern miền Nam Đức bắt và trục xuất ông Nguyễn Quang Hồng Nhân và vợ về lại Việt Nam. Photo by thoibao.de

Cách đây hơn một tuần, Tòa Đại sứ Canada ở Vienna gửi thư báo tin cho ông hay, gia đình ông được mời phỏng vấn để tiến hành thủ tục cấp visa.

Ông Nhân và gia đình xin cơ quan thẩm quyền của Đức cấp giấy đến Vienna để được Tòa Đại Sứ Canada ở Vienna phỏng vấn, nhưng Đức từ chối. Không những thế, ngày 26/3/2019, cảnh sát Đức ép buộc cả 2 vợ chồng ông Nhân đến phi trường,  lên máy bay về Việt Nam.

Ông Nhân và vợ bị trao lại cho nhà cầm quyền Việt Nam ở sân bay Nội Bài, như cô Hồng Ân báo tin.

Điều vô cùng bất ngờ với dư luận là ông Nhân bị đối xử thô bạo và rất vội vã, ngay vào lúc Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức đang ở thăm Việt Nam!

Thật khó thay đổi !

Trịnh Xuân Thanh không thể được nhà cầm quyền trao trả cho phía Đức vì các lý do sau :

- Trịnh Xuân Thanh tự tay viết đơn đầu thú.

- Đã bị kết án chính thức tại tòa án của nhà cầm quyền Việt Nam.

Một khi trả Trịnh Xuân Thanh về Đức, mặc nhiên nhà cầm quyền Việt Nam tự tay xác nhận họ đã thực hiện hành vi bắt cóc.

Sự xác nhận này sẽ kéo theo những hậu quả lớn :

- Tất cả những viên công an tham gia vào đường dây bắt cóc này, buộc phải trả lời trước tòa án tại Berlin về việc xâm phạm an ninh quốc gia của Đức Quốc, bất chấp Trịnh Xuân Thanh có lên tiếng phủ nhận đi chăng nữa.

- Hiệp định EVFTA không thể biến thành hiện thực cho đến khi danh dự quốc gia của nước Đức được khôi phục trọn vẹn.

Ông Nguyễn Quang Hồng Nhân và vợ bị trục xuất khỏi Đức thô bạo và vội vã, như là một thông điệp không thể rõ ràng hơn của nhà nước Đức, đối với nhà cầm quyền Việt Nam:

- Nước Đức là của người Đức. Cho phép cư trú hay buộc phải ra "khỏi nhà" là quyền của người Đức.

- Nhân quyền là giá trị phổ quát toàn thế giới, nhưng nó vẫn buộc phải đi cùng danh dự - phẩm giá của người Đức và an ninh quốc gia của nước Đức.

- Những chuyến đi của Phạm Bình Minh, Nguyễn Chí Dũng và cả của Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức không mang lại một kết quả khả quan nào hơn cho quan hệ ngoại giao Đức - Việt.

Ông Nguyễn Quang Hồng Nhân và vợ thật vô phước, khi trở thành nạn nhân cho mối bang giao Đức - Việt rạn vỡ, vốn không phải do gia đình ông gây ra!

Nguyễn Ngọc Già

*******************

Nhà hoạt động Nguyễn Quang Hồng Nhân bị Đức trục xuất về Việt Nam (VOA, 26/03/2019)

Nhà hoạt đng nhân quyn Nguyn Quang Hng Nhân và v hôm 26/3 đã b trc xut t Đc v Vit Nam trong khi gia đình ông đang ch xin Canada xin cp cho quy chế t nn.

viet05

Vợ chồng ông bà Nguyễn Quang Hồng Nhân và con gái Nguyễn Quang Hồng Ân (Ảnh : Thoibao)

Chiều ngày 26/3 theo gi đa phương Đc, cô Nguyn Quang Hng Ân, con gái ông Nhân, cho VOA biết ba và m cô đã b cnh sát đưa ra sân bay Munich, áp gii v Vit Nam, vi chng dng chân Bangkok.

"Khoảng 8 gi sáng nay có khong 10 cnh sát đến nói rng ba m em phi ra khi nhà và sau đó áp gii đến thng sân bay Munich và trc xut v Vit Nam trong ngay chiu hôm nay".

Cũng trong ngày 26/3, ông Nguyễn Quang Hng Nhân viết email cho VOA : "Cnh sát Đc đã đến bt và giao tôi và v tôi v Vit Nam… Tôi đang t nn chính tr ti Đc. Canada cho t nn và chúng tôi chun b đi Canada".

Cô Hồng Ân nói thêm :

"Tôi cũng giải thích mi cách, đưa ra đủ mi giy t rng chúng tôi đang xin t nn ti Canada, nhưng h nht quyết làm theo mnh lnh. Đúng 8 gi 40 thì h lôi ba m tôi ra xe đưa đi".

Cô Hồng Ân nói thêm rng ba và m cô s có "công an Vit Nam ch sn đ tiếp nhn". Cô cho VOA biết như vậy sau khi nhận được cuc đin thoi cui cùng trước khi ba và m cô b tch thu đin thoi di đng và đưa lên máy bay Munich.

VOA chưa liên lc được vi chính quyn thành ph Nuremberg cũng như S Di trú Đc đ xác nhn vic ông Nguyn Quang Hng Nhân và v là bà Trnh Thúy Hnh b trc xut hôm 26/3.

Cô Hồng Ân lo s rng cha và m cô s b chính quyn Vit Nam giam cm và tù đày :

"Chắc chn rng khi b trc xut v Vit Nam thì ba m tôi s b bt giam, tù đày".

Ông Nguyễn Quang Hng Nhân, còn được biết đến là nhà văn, nhà hot đng nhân quyn Nguyn Quang, tng b chính quyn Vit Nam cm tù.

Năm 1979, ông Nguyễn Quang b tòa án thành ph Nha Trang, Khánh Hòa cáo buc "hot đng tuyên truyn chng phá Cách mng" và tổ chc đưa sinh viên, hc sinh ra nước ngoài.

Trong một cuc phng vn vi VOA vào đu năm 2018, ông Nguyn Quang Hng Nhân nói :

"Sau khi cộng sn chiếm min Nam thì tôi hot đng v nhân quyn, nhưng sau đó t chc b v. Sau khi ra tù tôi thy Vit Nam thiếu v ngh nghip nên tôi mi m mt trường công ngh Đà Lt đ đào to ngành ngh cho sinh viên, nhưng h biết tôi tù mi ra cho nên h đóng ca. Trong khong thi gian 8 năm lin tôi không làm được gì nên tôi ch viết sách – viết khong 20 quyển sách và phát hành trên Amazon cho đến khi tôi ri khi Vit Nam vào năm 2015.

"Tôi cũng cùng với bác sĩ Nguyn Đan Quế thành lp Hi cu tù nhân lương tâm, thành lp Din đàn Đi hc Nhân quyn, và sau đó là Vin Nhân quyn Vit Nam. Đó là nhng vic làm mà khiến chính quyn Vit Nam đ ý và theo dõi rt nhiu".

*******************

Công an Việt Nam thẩm vấn nhà hoạt động Nguyễn Quang Hồng Nhân vừa bị Đức trục xuất (RFA, 27/03/2019)

Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Quang Hồng Nhân và vợ bị Đức trục xuất hôm 26/3 đã về đến Việt Nam.

viet06

Cô Nguyễn Quang Hồng Ân, con gái của Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Quang Hồng Nhân. Screen capture

Cô Nguyễn Quang Hồng Ân, là con gái ông Nhân, vẫn còn tại Đức, xác nhận với RFA tin vừa nói hôm 27/3/2019.

Được biết gia đình ông Nguyễn Quang Hồng Nhân đang chờ xin Canada xin cấp cho quy chế tị nạn thì bị Đức trục xuất.

Trả lời RFA từ Đức hôm 27/3, cô Nguyễn Quang Hồng Ân kể lại :

"Bỗng dưng ngày hôm qua 26/3, một tốp cảnh sát chừng 6 hay 7 người ập vô, sau đó lên đến hơn 10 cảnh sát, họ đến chẳng nói gì cả, chỉ nói là phải rời khỏi đây. Em phải cố gắng hết sức để hỏi họ thì họ nói là có lệnh tống xuất Ba em về Việt Nam, họ bắt phải đi ngay bây giờ, đúng 8 giờ 40 phút thì xe bắt đầu chạy, bây giờ phải gói đồ. Họ hỏi có đem được gì không ? Nếu không thì chỉ đi tay không thôi. Lúc đó tình hình rất khẩn cấp, em không hiểu tại sao lại bị như vậy, em hỏi họ quyết định này từ đâu, thì họ có cầm một quyết định cho em coi nhưng rất nhanh và em chưa kịp đọc gì cả, và họ cũng không cho em chụp hình. Ba em rất là sốc, muốn liên lạc qua Canada nhưng không được, còn cảnh sát thì cứ la lối nên không làm được gì hết. Ba em bị ngã quỵ vì sốc, và cũng có nhiều bệnh, em có xin họ cho gặp bác sĩ và thuốc, họ có hứa cho nhưng họ đưa thẳng Ba em đến Munich, rồi đưa lên máy bay luôn".

Sau khi ông Nguyễn Quang Hồng Nhân và vợ bị cảnh sát Đức đưa ra sân bay trục xuất về Việt Nam được gần một ngày thì cô Nguyễn Quang Hồng Ân có lên trụ sở cảnh sát thành phố Nuremberg cũng như Sở Di trú Đức để hỏi thì được cho biết phía Đức đã giao Ba Mẹ cho công an Việt Nam tại Hà Nội. Cô nói tiếp :

"Em đã liên lạc được với Ba ở Việt Nam, Ba cho biết công an đã thẩm vấn Ba, hiện Ba rất xuống tinh thần. Sau đó họ đưa Ba đi đâu thì em không rõ".

Đài Á Châu Tự Do đã gọi các số điện thoại của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức nhưng không thể kết nối.

Cơ quan Di trú Liên bang Đức từ chối trả lời các câu hỏi của Đài Á Châu Tự Do về trường hợp của vợ chồng ông Nhân, lấy lý do để bảo vệ thông tin cá nhân trong thủ tục xin tị nạn.

Ông Nguyễn Quang Hồng Nhân là nhà hoạt động nhân quyền, nhà văn từng bị chính quyền Việt Nam cầm tù. Năm 1979, ông Nguyễn Quang Hồng Nhân bị tòa án Nha Trang, Khánh Hòa cáo buộc "hoạt động tuyên truyền chống phá Cách mạng" và tổ chức đưa sinh viên, học sinh ra nước ngoài.

Ông Nguyễn Quang Hồng Nhân và gia đình đến Đức vào năm 2015 và xin tỵ nạn tại nước này. Hồ sơ được nạp tại Nuremberg nơi gia đình ông tạm cư. Sau đó ông làm đơn xin tỵ nạn với chính quyền Canada tại Đại sứ quán nước này ở Áo.

Tuy nhiên chỉ ít ngày trước đây khi gia đình ông này xin cơ quan chức năng Đức cấp cấy giấy để sang Vienna, Áo để được phía Canada phỏng vấn thì bị từ chối và đến ngày 26 tháng 3 ông Nguyễn Quang Hồng Nhân cùng vợ bị phía Đức bắt giao cho Việt Nam như vừa nêu.

Ông Nguyễn Quang Hồng Nhân được cho biết là một trong 68 người sáng lập Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm tại Việt Nam.

Published in Việt Nam

Trung tuần tháng này, ngày 19 tháng 3, ông Nguyn Đình Bin, cu y viên Ban Chp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, cu Th trưởng Thường trc B Ngoi giao ca chính ph Cng hòa Xã hi ch nghĩa Vit Nam, than trên trang facebook ca ông "15 năm mt ngh quyết – Vết thương dân tc vn chưa lành !" (1).

ndb1

Một đon trong bài viết trên trang FB ca ông Nguyn Đình Bin.

Nghị quyết mà ông Bin đ cp là Ngh quyết 36 NQ/TW được B Chính tr Đảng cộng sản Việt Nam ban hành ngày 26 tháng 3 năm 2004, nhm đnh hướng v "công tác vi cng đng người Vit Nam nước ngoài". Ông Bin – mt trong nhng nhân vt chính, tham gia khai m Ngh quyết 36 NQ/TW, trăn tr, ti sao người Vit "vẫn chưa hòa gii được vi nhau" ?

***

Hạ tun tháng này, hôm 24 tháng 3, ông Nghiêm Xuân Vương, đi din cho Din đàn "Tôi và s quán", tiếp tc gi thêm mt Thư ng na cho gii lãnh đo h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam, hi thúc gii quyết tình trng lm thu ca các cơ quan ngoi giao ca Vit Nam nước ngoài đi vi… người Vit bên ngoài Vit Nam (2).

Diễn đàn "Tôi và s quán" hin có khong 30.000 thành viên (3). Mc tiêu chính ca din đàn này là chia s thông tin, ý kiến ca nhng người Vit đang cư trú bên ngoài Vit Nam v nhng vn đ có liên quan trong tương quan gia h vi các cơ quan ngoi giao ca Vit Nam ngoi quc.

Diễn đàn "Tôi và s quán" chính là mt trong nhng nơi góp vô s câu câu tr li cho… trăn tr ca ông Bin. "Hòa" thế nào khi các cơ quan ngoi giao ca Vit Nam ngoi quc ch xem người Vit cư trú nước ngoài như… mt công c, dùng đ mi phương tin đ vòi tin khi h cn đi h chiếu, xin hôn thú, khai sinh cho con, hoc b quc tch Vit Nam, xin visa, miễn th thc ?..

Đó cũng là lý do, trong bốn năm va qua, Din đàn "Tôi và s quán" luôn luôn sôi đng vi nhng t cáo c th và nhng chia s, hướng dn cũng hết sc c th ca nhng người Vit cư trú nước ngoài tng " trong chăn", nhm giúp nhau đối phó : Vận dng qui phm pháp lut nào ? Vi tng cơ quan ngoi giao c th ca Vit Nam ngoi quc, khi có nhu cu, buc phi liên h thì hành x ra sao ?...

Ngày 26 tháng 3 vừa qua, Ngh quyết 36 NQ/TW tròn 15 tui và vn là "kim ch nam" cho "công tác vi cng đng người Vit Nam nước ngoài", h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam tiếp tc th ha, trình bày n lc ging hòa nhưng mt s đ ngh ca người Vit đang cư trú ti nước ngoài, vn chính đáng và hết sc đơn gin vn không h được gii !

Tại sao các cơ quan ngoi giao ca Vit Nam ngoi quc vn không công b mt cách rch ròi nhng yêu cu khi người Vit cư trú ngoi quc cn h tr v th tc hành chính đ h không b "v", b "quay" cho ti khi chu dm dúi ? Ti sao các cơ quan ngoại giao ca Vit Nam ngoi quc vn không niêm yết phí ca tng loi th tc hành chính đ đng bào ca h không b đng chí ca h m, vt, vt ?...

Chẳng ai dám chc, thêm ln này, "nhng người cm nm sinh mnh dân chúng, tương lai ca đt nước", tác động trc tiếp ti "s nghèo hèn hay thnh vượng, s minh bch hay gian di" ca Vit Nam, có "thôi vì bn thân", chu "làm người có lương tri đ nghĩ cho dân chúng", không "nhn tâm biến công dân ca mình tr thành người vô cm, ngonh mt vi đt nước" như Din đàn "Tôi và s quán" kêu gi hay không ?

***

Chuyện Ngh quyết 36 NQ/TW tròn 15 tui, trăn tr ca ông Nguyn Đình Bin, s phn n ca nhng người Vit cư trú ngoi quc trên Din đàn "Tôi và s quán" trước tình trng các cơ quan ngoi giao ca Việt Nam nước ngoài lm quyn đ lm thu tiếp tc din ra gia "thanh thiên, bch nht", không biết bao gi mi dt,… khiến người viết bài này nh ti chương trình "Taglit-Birthright Israel" (Khám phá quyn tha kế Israel).

Theo Wikipedia, "Taglit-Birthright Israel" là tên một chương trình dành cho nhng người gc Do Thái cư trú trên khp thế gii. "Taglit-Birthright Israel", hay "Birthright Israel" khuyến khích nhng cá nhân gc Do Thái trong đ tui t 18 đến 32 trên khp thế gii, chưa tng đến Israel, ghi danh tham dự. Khi đu t 1999, "Taglit-Birthright Israel" đã đưa khong 600.000 thanh niên gc Do Thái, cư trú 67 quc gia v Israel (4).

Trong chuyến hành hương v quê cha, đt t kéo dài mười ngày y, nhng thanh niên gc Do Thái được đưa đến nhiu nơi, nhìn tn mt, s tn tay lch s dân tc Do Thái mà h ch tng biết qua truyn khu t ông bà, cha m hay phim nh, sách báo. "Taglit-Birthright Israel" chỉ đài th mt phn ch không phi toàn b chi phí. Người tham gia phi góp phn còn li.

Năm ngoái, nhiều người s dng Internet chuyn cho nhau xem mt video clip, ghi li cnh Hc vin Nhc – Vũ kch Jerusalem, đ ra phi trường Ben Gurion, chào đón những đng bào gc Do Thái ca h, ln đu tiên v quê cha, đt t qua mt "Taglit-Birthright Israel" năm 2018, vào dp Quc khánh ln th 70 ca quc gia này (14/05/1948 – 14/05/2018) (5).

Ai không thích thú, không cảm đng khi thy cnh phi trường Ben Gurion đt nhiên vang lng tiếng đàn ca nhiu nhc công, tiếng hát ca nhiu ca sĩ, tưng bng vi vũ điu ca nhiu vũ công đ mi đ tui. Bài hát ch ba t "Hevenu Shalom Alehem" (li chào, li chúc hòa bình cho thế gii) lp đi, lp li nhiều cung bc khác nhau đã kéo nhng thanh niên gc Do Thái ln đu v Israel, sung sướng nhp cuc hát, múa như v nhà ?

Do Thái là dân tộc duy nht lưu vong khp thế gii trong 20 thế k (gia thế k th nht đến gia thế k 20) và cui cùng tái lp được quốc gia trên đt đai vn tng thuc v t tiên ca mình. Vì nhiu lý do, quc gia Israel nh bé, lt thm gia thế gii Rp b các quc gia Rp nm chung quanh xem là k thù nhưng dù "bt cng đái thiên", th không đi chung Tri vi Israel nhưng thế giới Rp vn chưa nut được Israel.

Ngày 14/5/1948, khi tuyên bố tái lp Israel, nhng người Do Thái Israel ch nói vài li, ch yếu là thông báo vi người Do Thái trên toàn thế gii rng h va có t quc, rng khát vng 2.000 năm ca ông bà, cha m họ đã thành sự tht, tuy nhiên s tht y hin hu trong bao lâu là trách nhim ca tng cá nhân t xem mình là Do Thái. Người Do Thái đã không đ Israel b thế gii Rp nut chng dù mi… ra ràng.

Không về Israel cm cuc đ xây dng, cm súng đ bo v quê cha, đất t, người Do Thái góp tin, góp sc, k c vn đng chính quyn quc gia nơi h cư trú và cng đng quc tế h tr x s ca h… Israel gi là quc gia có mc sng cao nht khu vc Trung Đông, kinh tế Israel – quc gia thiếu đ th tài nguyên, kể c nước, ch toàn đá và cát – gi đng th 32 trong bng xếp hng ca thế gii (6).

Israel là một trong s rt ít quc gia cưỡng bc thi hành nghĩa v quân s đi vi c nam (hai năm 8 tháng), ln n (hai năm) (7), đng thi thu nhn c nhng thanh niên gốc Do Thái đang sng ti nhng quc gia khác trên thế gii vào quân đi. Năm nào cũng có thanh niên gc Do Thái t 41 quc gia trên thế gii quay v Israel thi hành nghĩa v quân s (8) và không ít người an ngh trên quê cha, đt t sau nhng đt tn công khủng b.

***

Israel được như ngày hôm nay vì là quốc gia ca mi người Do Thái, k c nhng người ch có gc Do Thái nh cha m, hoc cha hay m mang dòng máu Do Thái. Thành qu mà Israel đt được, v trí mà Israel có được, luôn được khng đnh là công sc ca các thế h Do Thái trong và ngoài Israel, không có đng phái hay t chc chính tr nào Israel giành nhng thành qu y là công ca mình đ đòi lãnh đo toàn din, tuyt đi.

Israel không thuộc v bt kỳ đng phi, t chc chính tr nào nên không cn đnh hướng bi nhng th như Ngh quyết 36 NQ/TW. Còn đòi "hòa" mà vn không cho nói, không mun nghe, không khoan th nhng "đi tượng" không chu "th" mình, thm chí nhng chuyn rt nh như gii tr nhũng nhiu đng… bào ti các cơ quan ngoi giao đi din Việt Nam nước ngoài mà cũng không mun làm thì… gii thế nào được !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 27/03/2019

Chú thích :

(1) https://www.facebook.com/dinh.nguyen.94009841/posts/2249753065087013

(2) https://www.change.org/p/xuan-vuong-nghiem-sứ-quán-vit-nam-hãy-chm-dt-lm-thu-phí-lãnh-s

(3) https://www.facebook.com/groups/toivasuquan/

(4) https://en.wikipedia.org/wiki/Birthright_Israel

(5) https://www.youtube.com/watch?v=mZ_nbinWkvE

(6) https://en.wikipedia.org/wiki/Israel

(7) https://en.wikipedia.org/wiki/Conscription_in_Israel

(8) https://www.youtube.com/watch?v=Bu4eYgiAr70

Published in Diễn đàn

Lén lút trồng cần sa, nhiều người Việt bị bắt ở nước ngoài (Tiếng Chuông)

Gần đây có nhiều trường hợp người Việt phạm tội nuôi trồng cần sa trái phép đã bị bắt giữ. Theo tin của nhật báo Stoke Sentinel hôm thứ Bảy vừa qua, một người Việt đã bị giam, sau khi trồng 1.100 cây cần sa mà từ đó có thể sản xuất một khối lượng cần sa trị giá 595.000 đô la Mỹ.

Nguyễn Văn Ty, 37 tuổi, nhập cư vào nước Anh bất hợp pháp trong năm 2013. Công việc của ông này là tưới nước cho những cây cần sa được trồng tại một tiệm làm tóc cũ tại Pinnox Street, Tunstall, trước khi nơi này bị cảnh sát khám xét vào ngày 11/7 vừa qua. Hiện ông đã bị giam 32 tháng tù và sau đó sẽ tự động bị trục xuất.

drug1

Cảnh sát Anh kiểm tra các phòng trồng cần sa.

Công tố viên Fiona Cortese cho biết "Cảnh sát có thể ngửi được mùi cần sa, và cảm thấy một lượng nhiệt rất lớn. Bên trong nhà có một xưởng trồng cần sa đại quy mô, chiếm trọn bốn tầng lầu của tòa nhà. Tổng cộng có 1,133 cây cần sa đã bị tịch thu. Số lượng này có thể sản xuất 51 ký cần sa có trị giá đường phố từ 178,500 364,200 bảng Anh. Công ty điện lực đã bị qua mặt."

Khi cảnh sát đến, bị can đang ở trong tòa nhà, nhưng đã tẩu thoát qua mái nhà. Tuy nhiên, ông đã bị bắt giữ ở gần đó.

Trước đó, khi cảnh sát khám xét một căn hộ ở Bradford hồi tháng 9/2013 và tịch thu 218 cây cần sa. Bằng chứng tại hiện trường cho thấy ông Ty Van Nguyen cũng có liên can tới vụ này.

Do hám lợi, một số kiều dân gốc Việt ở Châu Âu, Mỹ và Châu Á bất chấp luật pháp tại các nước sở tại, đã lén lút trồng nhiều hecta cây cần sa và tham gia buôn lậu ma túy, có người đã bị cảnh sát bắt.

Một trường hợp khác là một người đàn ông Việt đã bị bắt tại Milford Haven hồi giữa tháng 8 vừa qua, sau khi cảnh sát phát hiện ở đây đã trồng lượng cây cần sa trị giá tới hơn 1 triệu bảng.

Người này tên là Ho Hoang, 29 tuổi, thừa nhận mình trồng cây cần sa nhưng khai báo với cảnh sát rằng mình chỉ là người làm vườn để có tiền gửi về cho gia đình ở Việt Nam.

Cảnh sát được Hoang cho biết, trước đó tại căn nhà nhỏ ở Milford Haven này đã có ba đợt trồng loại cây cấm. Khi cảnh sát khám xét căn nhà, ở đây vẫn có 430 cây đang lớn với giá trị khoảng 360 nghìn bảng. Như vậy tổng giá trị của 4 đợt trồng là hơn 1 triệu bảng. Anh này đã bị tù 3 năm và sẽ bị trục xuất sau khi mãn hạn tù.

Án tù nặng vì trồng cần sa tại Đan Mạch

Vào ngày 2/7 vừa qua, một tòa án ở Đan Mạch đã tuyên mức án nặng cho một nhóm tội phạm chuyên sản xuất, buôn lậu ma túy do một người gốc Việt cầm đầu.

Theo trang mạng Berlingske - một trang mạng có khuynh hướng trung hữu rất nhiều ảnh hưởng tại Đan Mạch, họ gồm 9 người (8 nam, 1 phụ nữ), hầu hết là người gốc nước ngoài, phải ra hầu tòa Kolding hôm 2/7/2014 trong vụ án lớn về việc lén lút trồng cây cần sa ngay trong vườn nhà hoặc mướn đất của người khác và buôn lậu chất gây nghiện.

Được biết, cảnh sát đã bóc gỡ đường dây này và người bị cho là cầm đầu là một công dân Đan Mạch gốc Việt, 32 tuổi, thường trú tại vùng Kolding. Ông ta bị kết tội điều hành 13 trại trồng cần sa ở Jylland và Fyn, với tổng công suất thu hoạch mỗi vụ mùa khoảng 1 tấn lá cây cần sa khô.

Cũng theo hồ sơ của cảnh sát thì ông ta có một công ty tại Kolding chuyên bán phân bón hóa học và các thiết bị làm vườn, và thực hiện trồng ươm nuôi cần sa thông qua công ty này từ nhiều năm nay. Khi bị bắt tại khu vườn riêng, nhiều cây cần sa đã đến mùa thu hoạch lá. Tại hiện trường, cảnh sát thu được hàng chục ngàn cây con cần sa đang được ươm nuôi.

Tại phiên tòa, ông này cũng bị kết tội buôn lậu 10 kg chất gây nghiện Amphetamines hồi tháng 1/2013 và 4,9 kg hồi tháng 2/2013. Mức án dành cho bị cáo chủ chốt này là 16 năm tù và trục xuất vĩnh viễn khỏi Đan Mạch.

6 người Việt bị bắt ở Nhật vì nghi trồng cần sa

Nạn trồng cần sa cũng khá phổ biến trong giới tội phạm người Việt ở Châu Á. Báo Asahi Shimbun của Nhật đưa tin cảnh sát nước này hôm 12/4/2014 đã bắt 6 người mang quốc tịch Việt Nam (có cả nam lẫn nữ) ở tỉnh Hyogo vì nghi ngờ những người này trồng cần sa. Ngoài ra Cảnh sát Hyogo còn tịch thu 1.300 cây cần sa.

Được biết, số lượng 1.300 cây cần sa được trồng ở một số địa điểm, bao gồm nhà xưởng bỏ hoang ở thành phố Himeje. Cảnh sát cũng đã thu giữ nhiều thiết bị chiếu sáng được sử dụng tại các "trại cần sa" này.  Cảnh sát Nhật cho rằng đây là vụ trồng cần sa có quy mô lớn, tổ chức rất chặt chẽ từ khâu chọn, ươm giống đến trồng, chăm sóc và thu hoạch.

Tuy chủ nhân cố tìm mọi cách tránh tội, nhưng cảnh sát khẳng định rằng ông ta có kế hoạch làm từ khâu đầu cho đến khâu cuối, sau khi phơi sấy khô, ông chỉ đạo cho nhân viên tinh chế lá cần sa thành một loại thuốc lá điếu, rồi đóng thành từng bao. Cảnh sát cũng nhận định rằng do giới chức an ninh không giám sát chặt chẽ thị trường thuốc điếu nên tất yếu loại thuốc lá vấn từ cần sa của kẻ mới bị bắt, cũng như của một số người khác, hiện được chào bán tại tất cả các tỉnh, thành phố lớn của Nhật Bản.

Theo báo giới Nhật, nạn trồng cần sa khá phổ biến trong giới tội phạm người Việt ở Anh và Châu Âu, nhưng đây có lẽ là lần đầu tiên có vụ án cần sa đối với người Việt ở Nhật.

Theo Tiengchuong.vn

****************

Bắt người gốc Việt trồng cần sa ở Anh mỗi năm thu 58 tỉ (Dân Việt, 10/06/2017)

Riêng tiền điện để thắp sáng cho 20 phòng trồng cần sa đã ngốn của nhóm tội phạm hơn 7 tỉ đồng/năm.

drug2

Plamen Nguyễn bị bắt hồi đầu năm nay.

3 người đàn ông đã thừa nhận tội trạng trước tòa án Anh sau khi sử dụng một boongke tránh bom từ thời Chiến tranh Lạnh để trồng cần sa. 3 người bị bắt giữ gồm 2 công dân Anh và một người gốc Việt có tên Plamen Nguyễn, 27 tuổi.

Khi cảnh sát ập vào bắt giữ, 3 nghi phạm đang trồng hơn 4.000 cây cần sa ở Wiltshire. Nơi đây từng được dùng làm boongke trú ẩn, tránh các vụ tấn công hạt nhân trong thời điểm Chiến tranh Lạnh leo thang.

drug3

Boongke được chia làm 20 phòng và chuyên trồng cần sa. Cảnh sát cho biết mỗi năm nhóm đối tượng thu lời 2 triệu bảng Anh (khoảng 58 tỉ đồng) từ hoạt động bất hợp pháp này. "Địa điểm này không còn thuộc sự quản lý của Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, boongke vẫn nguyên vẹn và được nhóm tội phạm sử dụng vào mục đích bất chính", tòa án Anh nói.

drug4

Mỗi năm, nhóm tội phạm này mất tới 250.000 bảng Anh (khoảng 7,2 tỉ đồng) tiền điện. Việc trồng cần sa đòi hỏi các đèn công suất lớn bật suốt ngày đêm. Cảnh sát cho biết mỗi sáu tuần lại có một lứa cần sa được xuất xưởng. Cơ quan điều tra cho rằng đây là nhà máy sản xuất cần sa lớn nhất khu vực Tây Nam nước Anh.

Cảnh sát cho biết thêm, chính vị trí biệt lập và bản chất là một boongke trú ẩn nên việc phát hiện hành tung của nhóm tội phạm gặp nhiều khó khăn. Ngoài phòng trồng cần sa, nhóm tội phạm thiết kế phòng sấy, phòng y tế và phòng ở. Đây là một quy trình khép kín nhằm sản xuất cần sa quy mô lớn.

Di Pope, cảnh sát trưởng vùng Wiltshire cho biết mất tới 10 ngày mới có thể khám xét toàn bộ 20 phòng trồng cần sa.

Quang Minh

Theo Daily Mail

*****************

Hai người Việt ngồi tù vì sở hữu trại cần sa 150.000 USD (news.zing, 10/03/2015)

Hai người Việt điều hành một trang trại gồm 500 cây cần sa tại Anh và bào chữa rằng họ nghĩ loại cây này là "rau phương Tây".

drug5

Chien Nguyen và Hieu Nguyen đối mặt với án tù vì trồng cần sa tại Anh. Ảnh : Daily Mail

Tòa án tại Anh hôm 9/3 tuyên phạt Chien Nguyen, 32 tuổi, và Hieu Nguyen, 35 tuổi, lần lượt 3 năm và 3 năm 4 tháng tù với tội danh điều hành trang trạng trồng cần sa trị giá 100.000 bảng Anh (150.000 USD).

Ngày 19/10/2014, cảnh sát phát đã đột nhập căn hộ 4 tầng của Chien và Hieu ở thành phố Leeds, hạt West Yorkshire, sau khi nhiều hàng xóm thông báo rằng họ ngửi thấy "mùi rất nặng của thuốc lá loại B" từ căn hộ.

Chien nấp dưới khung ghế sofa, trong khi Hieu lần trốn bằng cách leo lên trần nhà giả khi nhà chức trách khám xét nhà của họ. 

Theo Daily Mail, cảnh sát đã phát hiện hơn 500 cây cần sa trái phép trong 11 căn phòng. Hai người này cũng lắp 100 bóng đèn xung quanh căn hộ nhằm kích thích sự phát triển của cây.  

Tuy nhiên, cả Chien và Hieu đều không nhận tội mà nói rằng cây mà họ trồng là một "loại rau phương Tây" và họ không biết đó là cần sa.

Theo các nhà phân tích, 500 cây cần sa trong trang trại của Chien và Hieu có thể sản xuất hơn 16 kg thuốc phiện.

Chien và Nguyen là những người nhập cư bất hợp pháp. Họ tới Anh qua Cộng hòa Czech.

Nguyễn Ngọc

**********************

Cứu người Việt trồng cần sa ở Anh (news.zing, 27/02/2015)

Những mong được đổi đời, nhiều người Việt bị đưa lậu sang Anh để trồng cần sa trong điều kiện sống tồi tệ. Cuộc sống của họ hiện lên trong phóng sự của Reuters.

drug6

Bên trong một trại trồng cần sa trị giá 2,3 triệu USD ở Hull bị cảnh sát Anh phá dỡ hồi tháng 6/2014. Hai người Việt cầm đầu nơi này là Nguyễn Văn Thư và Nguyễn Văn Thắng. Ảnh : AFP

Luật sư Philippa Southwell chỉ vào tập hồ sơ dày cộp trên bàn trong văn phòng nhỏ của bà ở nam London. Bên dưới sàn, các chồng hồ sơ đầy kín chứng tỏ hồ sơ vụ việc bà theo đuổi đang tăng lên.

Nạn nhân của bọn buôn người

Những năm gần đây, bà Southwell chuyên "cãi" cho số khách hàng cụ thể : các thanh niên bị bọn buôn người đưa từ Việt Nam sang Anh để làm việc quần quật trong các trại trồng cần sa. Họ chủ yếu đến từ các gia đình nghèo, hi vọng sang Châu Âu để mong đổi đời.

Bộ Nội vụ Anh ước tính có tới 13.000 nạn nhân của tình trạng nô lệ hiện đại ở Anh trong năm 2013. Các nạn nhân hầu hết đến từ Albania, Nigeria, Việt Nam và Romania.

Nhiều nạn nhân Việt Nam là trẻ em từng phải vượt qua hàng ngàn kilômet bằng đi bộ, tàu thuyền, xe tải và chuyến đi kéo dài hàng tháng trời trước khi tới được bờ biển nước Anh. Luật sư Southwell khẳng định : "Họ bị vận chuyển qua ngõ Nga, Ðức, Pháp. Một số người phải đi bộ qua những cánh rừng hàng ngày trời. Họ ngủ trong lán trại dựng tạm và sau đó được giấu trong thùng xe tải trong những điều kiện dơ bẩn, tệ hại". Theo bà, các nạn nhân phải im như thóc trong thùng xe tải đã được cải tiến để giấu người, thiếu không khí để thở, thậm chí họ phải tiểu tiện ngay tại chỗ.

Sang đến Anh, các nạn nhân bị những kẻ buôn người giam giữ như tù nhân và buộc phải trồng cần sa trong những ngôi nhà có hệ thống làm nóng phức tạp và đèn cao áp để trả số tiền họ nợ, đôi khi lên đến 46.000 USD. "Ở đấy rất nguy hiểm. Dây điện ở khắp nơi. Cửa sổ bị đóng đinh chặt để họ không thể bỏ trốn. Không có chút ánh sáng mặt trời", bà Southwell mô tả.

Các nạn nhân thường bị đưa đi tản mát khắp nước Anh, tránh xa các thành phố lớn để tránh tầm ngắm của cảnh sát. Nhưng theo các nhà hoạt động bảo vệ quyền con người, khi bị phát hiện, thường là trong các đợt truy quét của cảnh sát, những người nhập cư lậu này lại bị coi như tội phạm chứ không phải nạn nhân.

Luật đang thay đổi

Năm 2013, tòa án ở Anh ra phán quyết các nạn nhân của nạn buôn người không nên bị truy tố khi tòa hủy bỏ phán quyết kết tội ba người Việt Nam, trong đó có một thân chủ của luật sư Southwell, vì các tội liên quan đến ma túy. Nhưng từ đó trở đi mọi chuyện ít có tiến triển.

Còn giám đốc tổ chức từ thiện giúp đỡ những trẻ em bị buôn người ECPAT ở Anh Chloe Setter cho rằng cảnh sát vẫn bắt giữ những người trồng cần sa trong khi lại không truy tìm chứng cứ giúp lật tẩy ông trùm các đường dây buôn người. Ví dụ, cảnh sát hiếm khi điều tra các số điện thoại trong điện thoại di động thu giữ được từ những nạn nhân trồng cần sa.

Luật sư Southwell còn kể rằng trong nhiều trường hợp, luật sư của các em thường khuyên các em nhận tội khi bị bắt mà không nhận ra rằng các em có thể là nạn nhân của nạn buôn người. Bởi thế, công việc của bà Southwell ngày càng bận rộn do tìm cách đảo ngược các bản án và giúp truy tố các nạn nhân.

Năm 2013, Chính phủ Anh đã công bố một dự luật nhằm giải quyết các vụ buôn người và nô lệ đang tăng lên. Ðạo luật nô lệ hiện đại, dự kiến được thông qua trước kỳ bầu cử vào tháng 5, ghi nhận rằng các nạn nhân của nạn buôn người có thể bị cưỡng ép phạm các tội hình sự.

Bà Setter nhớ lại trường hợp một bé trai đã khai : "Bọn chúng dọa chị của em. Em đành phải đi". Bà kết luận : "Ðó là nô lệ thời hiện đại. Không phải lúc nào cũng có xiềng xích và bị nhốt. Ðó là cách kiểm soát về tinh thần".

Sau khi thụ án xong, các nạn nhân thường bị trục xuất về nước. Nhưng với tiền án và thiếu sự hỗ trợ, họ quay lại đường dây buôn người cũ.

Quy mô trồng cần sa đã thu hẹp

Trao đổi qua điện thoại với Tuổi Trẻ ngày 26/2, đại diện Ðại sứ quán Việt Nam tại Anh xác nhận có tình trạng người Việt tham gia việc trồng cần sa tại nước này trong những năm gần đây. Ðại sứ quán đã phối hợp với Chính phủ Anh xử lý những trường hợp này theo đúng luật pháp nước sở tại, đồng thời tiến hành bảo hộ công dân theo công ước quốc tế ký kết với Anh.

Vị đại diện này khẳng định quy mô và số lượng người Việt tham gia trồng cần sa ở Anh đã thu hẹp trong thời gian gần đây. Ðể ngăn chặn tình trạng này, Ðại sứ quán phối hợp với Chính phủ Anh đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, khuyến cáo bà con hành động trồng cần sa là bất hợp pháp và không được Chính phủ Anh chấp nhận.

Những trường hợp bị phát hiện sẽ phải nhận hình phạt nghiêm khắc và gánh chịu hậu quả khó lường.

Ðại diện Ðại sứ quán Việt Nam đề nghị các cơ quan truyền thông ở Việt Nam tuyên truyền rộng rãi cho người dân rằng trồng cần sa ở Anh là bất hợp pháp.

Vị đại diện cho biết người dân có thể liên hệ đường dây nóng của Ðại sứ quán Việt Nam tại Anh, đường dây nóng bảo hộ công dân của Bộ Ngoại giao, hoặc tổng đài bảo hộ công dân (04.62.844.844, nếu gọi từ nước ngoài 00.84.4.62.844.844) để được cung cấp thêm thông tin.

Ngành kinh doanh béo bở

Cần sa bị xem phạm pháp ở Anh từ năm 1928 nhưng đây vẫn là thứ ma túy thông dụng nhất ở nước này cho đến nay. 2,7 triệu người tiêu thụ hơn 1.000 tấn cần sa mỗi năm, trị giá ước tính 5,9 triệu bảng Anh (9,17 triệu USD).

Số liệu cảnh sát cho biết hầu hết cần sa tiêu thụ ở Anh được trồng trong nước. Trong giai đoạn 2011-2012, số trại trồng cần sa lậu đã tăng gấp đôi so với 4 năm trước đó, lên gần 8.000 điểm.

Việt Phương (Tuổi Trẻ)

******************

Người Việt bị bắt ở Anh vì làm việc cho nhà máy cần sa (news.zing, 01/12/2014)

Một thanh niên người Việt bị lừa sang Anh từ lúc 15 tuổi, ở tù 8 tháng và bị trục xuất sau khi bị phát hiện làm việc cho nhà máy cần sa.

drug7

Các cây cần sa do Tâm chăm sóc và quản lý. Ảnh : George Odling

Trong cuộc đột kích hồi tháng 8, cảnh sát phát hiện một khu vực trồng 279 cây cần sa, 99 cây khác đã thu hoạch cùng hệ thống tưới nước và chiếu sáng tại một căn hộ trên đường Deacons Walk, vùng Hampton, London, tờ This Is Local London đưa tin hôm 27/11.

Cảnh sát phát hiện Lê Xuân Tâm, 19 tuổi, trốn trong nhà bếp của một căn hộ có 3 phòng ngủ, đồng thời thu giữ một bản chép tay hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc cây cần sa bằng tiếng Việt.

Theo cảnh sát, với số lượng cây cần sa này, đối tượng có thể thu về 12,7 kg chất thành phẩm, bao gồm 8,1 kg từ những cây đang trồng và 4,6 kg từ những cây đã thu hoạch. Giá trị toàn bộ số hàng lên tới 68.800 USD.

Tại phiên tòa xét xử hôm 25/11, Công tố viên Alexandra Boshell cho biết, Tâm không nói được tiếng Anh, cư trú bất hợp pháp tại Anh từ tháng 1/2010, khi mới 15 tuổi. Tâm khai rằng ban đầu anh dự định tới Đài Loan để làm việc tại các công trình xây dựng nhưng bị đưa sang Thái Lan, sau đó tới Nga. Tại đây, cảnh sát Nga đã tịch thu toàn bộ giấy tờ của anh.

Tâm được đưa vào trại giáo dưỡng ở thị trấn Worthing, hạt Sussex, đông nam nước Anh. Tuy nhiên, Tâm sống tách khỏi những người chăm sóc và đi làm thuê trong các nhà hàng trước khi vào làm việc tại nhà máy cần sa.

Bị cáo cho biết, anh đang chuẩn bị rời khỏi căn hộ bởi nhiệm vụ chăm sóc đã hoàn thành, các cây trồng sắp đến thời gian thu hoạch.

Thẩm phán Birts QC cho hay, cần sa rất có hại cho người sử dụng. Mặc dù bị cáo không phải là chủ nhưng là người quản lý sản phẩm và phụ trách việc tuồn nó vào thị trường.

"Tôi đã chứng kiến ma túy hủy hoại cuộc sống của các con nghiện. Phiên tòa sẽ xem xét nghiêm túc hành động phạm tội nghiêm trọng này. Bị cáo đã phải trải qua một thời gian đau khổ do bọn buôn người lợi dụng. Chúng tôi không hoan nghênh sự hiện diện của anh ở đất nước chúng tôi và tôi không còn lựa chọn khi tuyên bố, anh bị trục xuất", vị thẩm phán tuyên bố.

Cảnh sát Constable Kris Latham thuộc Cục điều tra hình sự Richmond cho rằng, kết quả xét xử hoàn toàn thỏa đáng. Đây là một minh chứng rõ ràng về sự phối hợp giữa cảnh sát và người dân trong việc ngăn chặn các hành vi phạm tội. Bị cáo đến từ một đất nước khác nhưng không thể tránh khỏi sự trừng phạt của pháp luật.

Tuy nhiên, các nhà điều tra vẫn chưa tìm ra kẻ đứng sau điều hành hoạt động của nhà máy cần sa. Bị cáo Tâm khai anh không biết thông tin của người này.

Tống Hoa

Published in Việt Nam