Mặc dù họ đúng khi cho rằng Việt Nam nên vượt qua quá khứ và hướng tới tương lai, nhưng các nhà lãnh đạo của Việt Nam giờ đây có thể nhận ra rằng việc bỏ qua hoặc che giấu lịch sử của đất nước - đặc biệt là một cuộc chiến lớn khi những ký ức vẫn còn sống động trong tâm trí của nhiều người Việt ngày nay là không khôn ngoan.
Một bài viết trên báo Nhân Dân về cuộc chiến tranh biên giới Việt Nam - Trung Quốc tháng 1/1979
Các nhà kiểm duyệt nhà nước Việt Nam đã thoải mái hơn một cách đáng chú ý đối về cuộc đụng độ trước đây với Trung Quốc vốn được coi là một chủ đề nhạy cảm Trận chiến Hoàng Sa tháng 1 năm 1974. Các tờ báo lớn như Thanh Niên, đã công khai nói rằng Trung Quốc sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa và từ đó đã sử dụng hàng loạt các chiến thuật bất hợp pháp nhằm chiếm quyền kiểm soát toàn bộ Biển Đông.
Trong vài ngày qua, truyền thông nhà nước đã viết nhiều về cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 với Trung Quốc, vốn từ lâu được coi là một chủ đề cấm kỵ.
Hầu hết các tờ báo và trang tin nổi tiếng, như Tuổi Trẻ, Thanh Niên và Vietnamnet, đã đăng các bài có nội dung về cuộc xung đột và gọi đó là một cuộc chiến chính đáng của Việt Nam nhằm chống lại quân xâm lược Trung Quốc.
Vào ngày 13 tháng 2, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã công bố một ý kiến của một học giả tại Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng,khi gọi cuộc xâm lăng của Trung Quốc là vô nhân đạo, phi nhân văn và vô lương tâm.
Vào ngày hôm sau, đài phát thanh quốc gia đã có cuộc phỏng vấn với ông Trần Công Trực, cựu Chánh văn phòng Ủy ban Biên giới Chính phủ. Trong phần giới thiệu, VOV cho biết cuộc chiến bảo vệ biên giới phía bắc Việt Nam là "một cuộc đấu tranh chống lại cuộc xâm lăng tàn khốc và bất công của Trung Quốc".
Người phỏng vấn đã nhận xét đúng rằng người Việt Nam, đặc biệt là những người trẻ tuổi, có quyền tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam nhưng trong một thời gian dài đã không có đủ thông tin. Ông Trực đồng ý với quan điểm này.
Trên thực tế, từ năm 1990 - khi hai Đảng tổ chức hội nghị thượng đỉnh bí mật ở Thành Đô, Trung Quốc, dẫn đến việc tái chuẩn hóa quan hệ ngoại giao vào năm sau - cho đến nay, cuộc xung đột biên giới năm 1979 gần như bị bỏ qua. Cuộc chiến hiếm khi được nhắc đến trong sách giáo khoa môn lịch sử. Tại một hội nghị quốc gia để kỷ niệm 40 năm sự kiện tại Hà Nội vào ngày 15 tháng 2, một số học giả Việt Nam đã nêu lên mối quan ngại về sự thiếu quan tâm đối với cuộc chiến.
Nhưng điều đó đã thay đổi trong năm nay. Tổng biên tập sách giáo khoa môn lịch sử đã cam kết tại hội nghị, nơi thu hút các học giả từ khắp đất nước, rằng chiến tranh biên giới sẽ được dạy đúng đắn ở trường trong tương lai.
Thật vậy, trong ba thập kỷ qua, các phương tiện truyền thông và học viện nhà nước hiếm khi nhắc đến cuộc chiến tranh biên giới rộng rãi, sống động và kịch liệt như vậy. Ở Việt Nam, một quốc gia bị kiểm duyệt chặt chẽ, tất cả những điều này chỉ có thể xảy ra với sự chấp thuận của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền.
Đánh giá về độ phủ sóng của truyền thông nhà nước, việc lên tiếng tại hội nghị và nhiều hoạt động khác để đánh dấu sự kiện trong vài ngày qua, rõ ràng rằng Việt Nam - hay chính xác hơn là Đảng Cộng sản Việt Nam - giờ đã cởi mở hơn rất nhiều về cuộc xung đột năm 1979. Đằng sau sự thay đổi về quan điểm này có nhiều lý do.
Một trong số đó là sự tàn bạo và hậu quả của cuộc giao tranh quân sự. Mặc dù chỉ kéo dài 27 ngày, nhưng sự tàn phá vô cùng to lớn. Con số thương vong vẫn còn chưa xác thực, vì Bắc Kinh hay Hà Nội chưa bao giờ công bố. Nhiều người ước tính rằng thương vong của Trung Quốc là từ 21.000 đến 63.000. Hàng chục ngàn người Việt Nam đã chết và bị thương, phần lớn là thường dân vì chiến tranh nổ ra đột ngột và chỉ diễn ra trên đất Việt.
Trận chiến biên giới đó cũng báo hiệu một thập kỷ thù địch giữa hai nước láng giềng, trong đó có một cuộc tấn công hải quân đơn phương vào năm 1988 dẫn đến sự hy sinh của gần 70 thủy thủ Việt Nam và Trung Quốc chiếm đóng một số đảo nhỏ và bãi đá ở quần đảo Trường Sa .
Từ quan điểm của người Việt, như đượ ccác phương tiện truyền thông nhấn mạnh rằng với bất kỳ lý do gì mà Bắc Kinh sử dụng để biện minh cho hành động của mình, cuộc tấn công tàn bạo vào một đồng minh cộng sản và nước láng giềng nhỏ hơn là không thể chấp nhận được
Ngày 17 tháng 2 kỷ niệm 40 năm bắt đầu cuộc xung đột quân sự ngắn ngủi nhưng đầy chết chóc.
Mặc dù họ đúng khi cho rằng Việt Nam nên vượt qua quá khứ và hướng tới tương lai, nhưng các nhà lãnh đạo của Việt Nam giờ đây có thể nhận ra rằng việc bỏ qua hoặc che giấu lịch sử của đất nước - đặc biệt là một cuộc chiến lớn khi những ký ức vẫn còn sống động trong tâm trí của nhiều người Việt ngày nay là không khôn ngoan.
Vai trò những lãnh đạo đất nước trong các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm - Nhật Bản, Pháp và Mỹ - của Đảng vẫn là một nguồn quan trọng cho tính chính danh của đảng.
Đoàn Xuân Lộc
Nguyên tác : Vietnam opens up about past clashes with China, Asia Times, 19/02/2019
Khánh Anh dịch
Nguồn : VNTB, 21/02/2019
Đã có những chỉ dấu Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ còn ngoài mặt giữ chuyện Biển Đông để được sống chung hòa bình với Trung Quốc.
Việt Nam kéo dài thêm phi đạo trên đảo Trường Sa Lớn
Chuyện này đã xẩy ra trong một chuỗi những hoạt động của hai nước tại một số diễn đàn quốc tế và giữa hai bên.
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 33 diễn ra tại Singapore từ ngày 13-15/11/2018, Trưởng đoàn Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có phát biểu về tình hình Biển Đông. Nội dung được cổng thông tin chính phủ phổ biến viết rằng :
"Về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Chính phủ chia sẻ và được nhiều nước đồng tình về tình hình trên thực địa còn diễn biến phức tạp, gây quan ngại cho tất cả các bên và có thể tác động không có lợi cho ổn định ở khu vực. Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nguyên tắc đã được nhất trí trong ASEAN về đề cao luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển 1982 trong giải quyết hòa bình các tranh chấp, kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không quân sự hóa, không làm phức tạp tình hình, tăng cường lòng tin, tích cực xây dựng một COC hiệu quả, thực chất và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố DOC" (1).
(Chinhphu.vn, 16/11/2018)
Tuy nhiên, khi nói lời tuyên bố của ông Phúc "được nhiều nước đồng tình" mà không nêu tên nước nào trong số 9 nước còn lại trong khối ASEAN đã gây ra sự hoài nghi về tính xác thực của vấn đề.
Nhưng tuyên bố của ông Phúc không có gì mới mà chỉ lập lại quan điểm cố hữu của Việt Nam đã được nói đi nói lại trong nhiều năm qua. Ông Phúc cũng không trực tiếp đối kháng Trung Quốc là nước đã quân sự hóa Biển Đông và sẵn sàng tấn công các vị trí đóng quân của Việt Nam ở Trường Sa bất cứ lúc nào.
Cũng có mặt ở Singapore nhưng Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, giống như các viên chức khác của Bắc Kinh trước đây, đã không bình luận tuyên bố của ông Phúc, vì ông Phúc tránh không dám nêu đích danh Trung Quốc là thủ phạm đang gây ra "diễn biến phức tạp" ở Biển Đông.
Một tin của zing.vn ngày 14/11/2018 viết :
"Lên tiếng tại cuộc họp (riêng với ASEAN), ông Lý Khắc Cường cho rằng ASEAN và Trung Quốc chưa bao giờ né tránh các bất đồng giữa hai bên. Ông khẳng định Bắc Kinh sẵn sàng làm việc với tất cả các nước ASEAN để hoàn thành quá trình tham vấn về COC trong 3 năm tới".
Nhưng tại sao phải đợi tới 3 năm nữa, tức năm 2021, Trung Quốc mới có thể "hoàn thành quá trình tham vấn" với ASEAN, thay vì thương thuyết ngay lập tức ?
Nên biết các ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc đã thông qua dự thảo khung về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) ngày 06/08/2017 ở Manila, Phi Luật Tân, sau nhiều năm trì hoãn.
Trung Quốc nhiều lần nói rằng Bắc Kinh chỉ thảo luận về COC với ASEAN khi nào không còn sự can thiệp từ bên ngoài, một cách ám chỉ đến các hoạt động của Hoa Kỳ ở Biển Đông.
Giờ đây, sau những căng thẳng và khác biệt lập trường giữa Mỹ và Trung Quốc về tình hình Biển Đông đã diễn ra ngày 09/11/2018 tại Bộ Ngoại giao Mỹ giữa Dương Khiết Trì (Yang Jiechi), Chánh văn phòng Ủy ban công tác ngoại sự Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc và Ngoại trưởng Michael Pompeo. Sau đó, giữa Phó Tổng thống Michael Pence và Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị APEC ở Papua New Guinea ngày 16/11/2018, không ai có thể biết tương lai COC sẽ đi về đâu, hay chằng bao giờ xẩy ra.
Tại Hoa Thịnh Đốn, ông Dương Khiết Trì nói :
"Trung Quốc đã khẳng định lập trường chính thức về vấn đề này, và muốn nói rõ rằng Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên các đảo ở Trường Sa và vùng nước chung quanh. Trên phần lãnh thổ của mình, Trung Quốc đã thực hiện công tác xây dựng một số cơ sở dân sự và quân sự quốc phòng. Đây hoàn toàn phù hợp với quyền bảo vệ và tự vệ theo đúng luật pháp quốc tế chứ không dính dáng gì đền điều gọi là quân sự hóa".
Tại Họi nghị APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation, Tổ chức Hợp tác Kinh tế Á Châu-Thái Bình Dương), Phó Tổng thống Pence đã lặp lại lập trường cố hữu của Mỹ ở Biên Đông. Ông nói :
"Qúy vị có thể tin tưởng rằng : Hoa Kỳ sẽ tiếp tục duy trì tự do trên biển và không phận, nguồn thịnh vượng cốt lõi của tất cả chúng ta. Chúng tôi sẽ tiếp tục bay, lướt sóng ở bất kỳ nơi nào luật pháp Quốc tế cho phép, và vì quyền lợi quốc gia của chúng tôi. Đe dọa chỉ làm tăng thêm quyết tâm của chúng tôi, và chúng tôi sẽ không bao giờ thay đổi hướng đi. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ủng hộ những nỗ lực của khối ASEAN đạt tới thỏa thuận Bộ Quy tắc ứng xử có ý nghĩa là tôn trọng quyền của mọi quốc gia, bao gồm cả quyền tự do hàng hải ở Biển Đông".
(Tài liệu Tòa Bạch Ốc, 16/11/2018)
(Nguyên bản : "And you can be confident : The United States of America will continue to uphold the freedom of the seas and the skies, which are so essential to our prosperity. We will continue to fly and sail wherever international law allows and our national interests demand ; harassment will only strengthen our resolve. We will not change course. And we will continue to support efforts within ASEAN to adopt a meaningful and binding code of conduct that respects the rights of all nations, including the freedom of navigation, in the South China Sea").
Tại sao chỉ biên giới ?
Như vậy, trong khi Trung Quốc nói rõ lập trường của họ ở Biển Đông để khẳng định "quyền chủ quyền" theo chủ quan không có bằng chứng pháp lý thì Hoa Kỳ muốn chống lại chủ trương này để bảo vệ đường giao thông trên vùng biển huyết mạch của thế giới.
Nhưng Việt Nam, nạn nhân trực tiếp của chính sách bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông đang đứng ở đâu giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh ?
Hỏi vậy, nhưng ai cũng biết đảng Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức duy nhất cai trị độc quyền và độc tài, đã buông xuôi vận mệnh của họ từ lâu trong trận đồ Biển Đông. Sự có mặt của Quân đội cộng sản Việt Nam trên 21 vị trí mong manh ở Trường Sa chẳng nghĩa lý gì nếu Trung Quốc muốn đánh chiếm. Do đó, chẳng ai ngạc nhiên khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã bị nhận diện là người thân và chịu phục tùng Bắc Kinh trong mọi động tác ở Biển Đông.
Cách hành xử nhu nhược của ông Trọng trong vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc ngang nhiên vào tìm dầu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam trong 75 ngày (từ 2/5 đến 16/07/2014) là một bằng chứng.
Vì vậy, càng không ngạc nhiên khi thấy Bộ Quốc phòng Việt Nam, riêng biệt Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, một người được coi là thân Trung Quốc khác, và báo, đài nhà nước đã rùm beng ca ngợi cuộc Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần 5 tổ chức từ ngày 19-21/11/2018 tại tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Tướng Vịnh, con trai của cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nói với báo Tin Tức thuộc Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN, 16/11/2018) :
"Cuộc giao lưu nào cũng thu hút sự ủng hộ, tạo được sự phấn khởi cho người dân vùng biên, vì đối tượng trung tâm của giao lưu quốc phòng biên giới là nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc giáp biên giới. Các chương trình Giao lưu biên giới quốc phòng nhằm giúp nhân dân có một đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển và được quản lý chặt chẽ ; để người dân tham gia Giao lưu có niềm tin vào quan hệ bền vững giữa Việt Nam và Trung Quốc".
Ông Vịnh nói thêm :
"Giao lưu biên giới luôn đi liền với hội đàm giữa hai bên, trong đó nội dung quan trọng nhất là bàn giải pháp quản lý tốt khu vực biên giới tốt, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân thực sự trở thành những người chăm lo, xây dựng, bảo vệ đường biên giới của chính họ. Vì vậy, nhân dân ở các địa phương của Việt Nam - Trung Quốc giáp biên đều rất hồ hởi, phấn khởi".
Đoàn Việt Nam do Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn.
Đoàn Trung Quốc do Thượng tướng Ngụy Phượng Hòa, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc làm Trưởng đoàn.
Biết một dốt mười
Cao rao như thế nhưng tướng Vịnh, người đứng đầu Khối đối ngoại quốc phòng của Quân đội có biết rằng, tướng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa từng tuyên bố ngày 25/10/2018 tại Diễn đàn Hương Sơn - Bắc Kinh :
"Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ, dù chỉ một phân phần lãnh thổ của mình, cho dù là đảo Đài Loan hay vùng tranh chấp trên Biển Đông".
(Thông tấn Reuters)
(China will never give up an inch of its territory, whether the self-ruled island of Taiwan it claims as its own, or in the disputed waters of the South China Sea").
Ngoài ra báo Giáo dục Việt Nam ngày 25/10/2018 còn dẫn lời Thông tấn xã Đài Loan (CAN, Central News Agency), theo đó tướng Ngụy Phượng Hòa còn nói :
"Trung Quốc vẫn là nước lớn duy nhất trên thế giới chưa thống nhất lãnh thổ, quân đội Trung Quốc luôn luôn khắc cốt ghi tâm : lãnh thổ thiêng liêng của tổ tông để lại một tấc cũng không được để mất, cái gì của người khác một mẩu cũng không cần.
Các đảo ở Biển Đông từ xưa tới nay là lãnh thổ Trung Quốc, do tổ tông để lại, một tấc cũng không để mất.
Trung Quốc xây dựng trên các đảo ở Biển Đông là thực hiện chủ quyền và quyền tự vệ quốc gia, không liên quan gì đến quân sự hóa".
Như vậy thì khi tổ chức liên hoan hợp tác quốc phòng biên giới với Trung Quốc ở Cao Bằng thì liệu Bộ Quốc phòng nói riêng và Đảng Cộng sản Việt Nam và ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói chung, có còn nhớ đến trên dưới 40.000 đồng bào và binh sĩ đã chết và bị tàn sát bởi quân Trung Quốc trong cuộc chiến biên giới năm 1979 ?
Điều mà Đặng Tiểu Bình, lãnh tụ Trung Quốc thời đó nói là "dạy cho Việt Nam môt bài học" đã xẩy ra đẫm máu tại 6 tỉnh biên giới gồm Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Nhưng cuộc tấn công của 600.000 quân Trung Quốc không chỉ diễn ra trong 30 ngày, kể từ rạng sáng ngày 17/02/1979 mà sau đó đã kéo dài cho đến năm 1990 ở chiến trường máu chảy thành sông Vỵ Xuyên (Hà Giang).
Vậy mà, nếu không cúi đầu trước Tập Cận Bình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc thì tại sao cho đến bây giờ, 39 năm sau, ông Nguyễn Phú Trọng và Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không dám để dân và đồng đội của những người lính đã hy sinh tổ chức truy niệm và ghi ơn họ ?
Liệu có mũi dao nào sắc hơn mà Đảng Cộng sản Việt Nam chưa thấy sau những nụ cười của người phương Bắc trong cuộc Giao lưu quốc phòng Việt-Trung từ 19 đến 21/11/2018 ở Cao Bằng ?
Phạm Trần
(21/11/2018)
Chú thích :
(1) DOC, Declaration of Conduct : Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông. COC, Code of Conduct, Bộ Quy Tắc)
Giữa lúc Tổng bí thư đảng, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vùi đầu vào canh bạc chọn người cho Đại hội đảng khóa XIII diễn ra vào tháng 01/2021 thì Trung Quốc đã xiết gọng kìm để chuẩn bị bóp cổ Việt Nam ở Biển Đông.
Tại phiên họp lần thứ 11 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc diễn ra ngày 16/09/2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn), Trưởng đoàn Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã nói với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Pham Bình Minh rằng : "Cách tốt nhất để kiểm soát bất đồng trên biển (giữa Việt Nam và Trung Quốc) là hợp tác khai thác trên biển".
Phiên họp lần thứ 11 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc diễn ra ngày 16/09/2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh
Hiện tượng này diễn ra ở Việt Nam và Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ trong vòng 6 tháng nửa sau của năm 2018.
Lập trường của Vương Nghị không mới mà đã thường xuyên được phía Trung Quốc lập lại với Việt Nam mỗi khi có cuộc họp chính thức song phương, hay bên lề các cuộc gặp gỡ quốc tế. Sở dĩ Bắc Kinh muốn nhắc lại là muốn cho phía Việt Nam hiểu rằng Hà Nội không có lựa chọn nào khác, khi xét về tương quan lực lượng quân sự và sức mạnh kinh tế-chính trị của Trung Quốc đối với Việt Nam.
Nợ Trung Quốc bao nhiêu ?
Nếu đem yêu cầuViệt Nam "cùng hợp tác để khai thác trên biển" của Vương Nghị áp dụng vào món nợ khổng lồ của Việt Nam đối với Bắc Kinh thì "qủa đấm" của họ Vương dành cho ông Phạm Bình Minh không nhẹ chút nào.
Món nợ tài chính này đã được chuyên gia Vũ Quang Việt, nguyên Vụ trưởng Vụ Tài khoản quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hợp Quốc, tiết lộ trong bài viết trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ngày 03/09/2018. Bài này sau đó được đăng lại trên nhiều báo ở Việt Nam.
Ông Việt viết : "Theo một nghiên cứu chi tiết về các khoản nợ của các nước trong đó có Việt Nam với Trung Quốc, thì tổng số nợ của Việt Nam với Trung Quốc (bao gồm cả Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư) có thể đã lên tới 4 tỉ đô la Mỹ, chỉ có thể tính đến hết năm 2013. Số liệu trên cũng chưa thể tính trừ đi khoản nợ gốc đã trả".
"Tuy thế", ông Việt viết tiếp : "Nếu dựa vào số liệu nợ Trung Quốc là 4,1 tỉ đô la năm 2013, tính ra bằng 6,3% tổng số nợ nước ngoài của Việt Nam (kể cả nợ của doanh nghiệp) là 63,5 tỉ đô la vào năm 2013. Dựa vào cùng tỷ lệ trên, và với số nợ nước ngoài hiện nay ước là 100 tỉ đô la Mỹ, có thể ước nợ Trung Quốc vào năm 2018 đã trên 6 tỉ đô la. Ngân hàng Thế giới tính số nợ nước ngoài của Việt Nam là 86,9 tỉ đô la vào cuối năm 2016".
Vẫn theo tính toán của ông Việt thì : "Số nợ Trung Quốc thật sự có thể lớn hơn số trên, vì từ sau năm 2010, Bộ Tài chính chỉ theo dõi và công bố nợ công tức là nợ của Chính phủ và nợ của doanh nghiệp do Nhà nước bảo lãnh, theo định nghĩa của Việt Nam. Từ 2011, bộ đã chấm dứt công bố nợ nước ngoài bao gồm cả nợ của doanh nghiệp tư nhân. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có bản hướng dẫn về nội dung quản lý nhà nước đối với vay và trả nợ của doanh nghiệp (03/VBHN-NHNN, 12/07/2017). Như thế về nguyên tắc, Ngân hàng Nhà nước nắm được thông tin nhưng không công bố".
Với đống nợ to bằng cái đình làng như thế thì liệu Việt Nam có khả năng tránh được áp lực đòi cùng khai thác ở Biển Đông của chủ nợ không ?
Trả lời hay không ?
Đó là lý do tại sao phía Việt Nam, qua lời người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng của Bộ Ngoại giao, đã trả lời nửa vời khi được báo chí chất vấn về yêu cầu của Vương Nghị.
Bà Hằng nói chiều ngày 20/09/2018 :
"Việt Nam hoan nghênh hợp tác giữa các quốc gia, trong đó có hợp tác trên biển. Trên thực tế, Việt Nam đã có hợp tác song phương và đa phương về biển với các quốc gia, trong đó có Trung Quốc với nhiều hình thức khác nhau như nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm trên biển, hoạt động kinh tế...
Chủ trương của Việt Nam là hợp tác trên biển phải theo đúng các quy định và chế định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, phù hợp với quyền, lợi ích của Việt Nam và tôn trọng lợi ích của các bên liên quan khác".
(Bản tin chính thức của Bộ Ngoại giao).
Câu trả lời của Bà Hằng không bác thẳng tay yêu cầu của Vương Nghị mà ngụ ý sự hợp tác, nếu có phải được thảo luận dựa trên Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc, đòi hỏi các bên quan hệ phải tôn trọng quyền lợi và lập trường về biển đảo của đôi bên.
Nói cách khác, phía Việt Nam đã ỡm ờ giữa "có" và "không" để mua thời gian với cáo già Trung Quốc.
Cũng nên biết lập trường "gác tranh chấp để cùng khai thác" của Trung Quốc đã phát ra lần đầu tiên từ cửa miệng Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình năm 1979. Từ đó đến nay, các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc kế tiếp vẫn giữ nguyên như thế.
Nhưng nếu mắc bẫy Trung Quốc là chẳng khác nào bán thóc giống đi mà ăn. Bởi vì trước hết, Trung Quốc không có chủ quyền thực tế ở Biển Đông mà chỉ tự nhận các bãi đá, đảo và vùng nước chung quanhnhững vị trí này là của Trung Quốc từ ngàn xưa.
Câu nói ngang ngược của Tổng bí thư đảng, Chủ tịch nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Tân Gia Ba (Singapore) ngày 07/11/2015 là bằng chứng tham vọng của Bắc Kinh.
Họ Tập nói tại Đại học Quốc gia Singapore : "Xin hãy để tôi nói rõ : những hòn đảo trên Biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời xa xưa. Chính quyền Trung Quốc có nhiệm vụ phải bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích chính đáng của Trung Quốc".
Ông Tập rêu rao rằng "những hòn đảo của Trung Quốc" trên Biển Đông đang bị các quốc gia láng giềng chiếm đóng. Ông nói : "Những hoạt động xây dựng của Bắc Kinh trên Biển Đông là nhằm mục đích hòa bình".
Suy nhược - Phục tùng
Lập trường chủ quyền ở Biển Đông của Trung Quốc đã bước vào thời kỳ căng thẳng và nguy hiểm nhất từ 30 năm qua, sau khi quân Trung Quốc tấn công chiếm 7 bãi đá của Việt Nam ở Trường Sa từ năm 1988. Sau đó bồi đắp thành đảo lớn kiên cố và quân sự hóa gồm Vành Khăn, Tư Nghĩa, Subi, Gaven, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên.
Trung Quốc đã đồn trú binh lính, xây bến cảng, sân bay và lập tuyến phòng thủ Radar và xây một số Đài khí tượng trên 7 vị trí. Vì vậy, Việt Nam sẽ là nạn nhân đầu tiên, nếu xẩy ra chiến tranh, vì sức mạnh quân sự không cân bằng mặc dù Việt Nam đang kiểm soát tới 21 vị trí ở Trường Sa gồm :
Cụm Song Tử : Đảo Song Tử Tây, Đá Nam
Cụm Nam Yết : Đảo Nam Yết, Đảo Sơn Ca, Đá Lớn, Đá Núi Thị
Cụm Sinh Tồn : Đảo Sinh Tồn, Đảo Sinh Tồn Đông, Đá Cô Lin, Đá Len Đao
Cụm Trường Sa : Đảo Trường Sa, Đá Đông, Đá Lát, Đá Núi Le, Đảo Phan Vinh, Đá Tây, Đá Tiên Nữ, Đá Tốc Tan, Đảo Trường Sa Đông
Cụm Thám Hiểm : Đảo An Bang, Đá/Bãi Thuyền Chài
Một bằng chứng suy nhược của phía Việt Nam Cộng sản là quân đội đã không dám nghênh chiến với lính và tầu Trung Quốc mỗi khi chúng tấn công, bắn phá vá cướp tài sản của ngư dân Việt Nam hành nghề ở vùng biển Hoàng Sa (bị Trung Quốc chiếm từ tay Quân lực Việt Nam Cộng hòa tháng 1/1974) và ở Trường Sa.
Trưởng đoàn Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã nói với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Pham Bình Minh ngày 16/09/2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh
Ô nhục hơn, phần lớn báo đài nhà nước cộng sản Việt Nam không dám chỉ đích danh lính và tầu Trung Quốc đã hành động sát nhân vô nhân đạo chống ngư phủ Việt Nam mà chỉ dám gọi chúng là "tầu lạ" hay "tàu nước ngoài".
Tại Bộ Ngoại giao Việt Nam, mỗi khi Trung Quốc có động tác xác nhận chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa thì người phát ngôn chỉ biết nói đi nói lại đến nhàm tai rằng : "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế".
Dương Khiết Trì và Biển Đông
Khẳng định của Việt Nam, một lần nữa đã bị Dương Khiết Trì (Yang Jiechi), Chánh văn phòng Ủy ban công tác ngoại sự Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc gạt đi trong cuộc họp báo ở Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 09/11/2018.
Họ Dương và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe) đã đến Hoa Thịnh Đốn để họp thường niên với Ngoại trưởng Michael Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Jame Mattis.
Trả lời câu hỏi về hoạt động của Trung Quốc tại Biển Dông, Dương Khiết Trì nói :
"China reaffirmed its principled position on this issue and pointed out that China has indisputable sovereignty over islands in Nansha and its adjacent waters. On its own territory, China is undertaking some constructions to build civilian facilities and necessary defense facilities. That is the right of preservations and self-defense that international law has provided for sovereign state that has nothing to do with militarization".
(Tài liệu Bộ Ngoại giao Mỹ)
Tạm dịch :
"Trung Quốc đã khẳng định lập trường chính thức về vấn đề này, và muốn nói rõ rằng Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên các đảo ở Trường Sa và vùng nước chung quanh. Trên phần lãnh thổ của mình, Trung Quốc đã thực hiện công tác xây dựng một số cơ sở dân sự và quân sự quốc phòng. Đây hoàn toàn phù hợp với quyền bảo vệ và tự vệtheo đúng luật pháp quốc tế chứ không dính dáng gì đền điều gọi là quân sự hóa".
Lời tuyên bố mới nhất về Biển Đông của Dương Khiết Trì như gáo nước lạnh tạt vào mặt lãnh đạo cộng sản Việt Nam, vậy mà đảng và nhà nước, kể cả báo đài sống nhờ tiền dân và Ban Tuyên giáo chuyên nghề tuyên truyền đã không dám mở mồm bình phẩm hay phản ứng lấy nửa lời.
Là người lãnh đạo cao nhất nước, Tổng bí thư đảng, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có còn là người Việt Nam hay ông chưa biết Việt Nam đang chết đuối ở Biển Đông ?
Phạm Trần
(15/11/2018)
Tổng bí thư Trọng ca ngợi quan hệ với Trung Quốc đang tốt đẹp nhất (Người Việt, 30/09/2018)
Ông Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ca ngợi mối quan hệ với nước cộng sản láng giềng Trung Quốc "đang ở những lúc tốt đẹp nhất trong lịch sử bang giao giữa đôi bên".
Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (phải) tiếp ông Triệu Lạc Tế, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc, chiều 27 tháng 9, 2018 tại Hà Nội. (Hình : Tân Hoa Xã)
Tân Hoa Xã hôm thứ Bảy thuật lại lời nói của ông tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng như thế khi ông tiếp ông Triệu Lạc Tế, ủy viên Thường Vụ Bộ Chính trị, bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, tại Hà Nội chiều ngày 27 tháng Chín, 2018.
Cũng trong ngày này, chế độ Hà Nội bận rộn làm quốc táng cho ông chủ tịch nước Trần Đại Quang tại "lăng tẩm" của ông ta ở Ninh Bình.
Bản tin Tân Hoa Xã tường thuật chuyến thăm Việt Nam kéo dài bốn ngày từ 26 đến 29 tháng Chín của phái đoàn Triệu Lạc Tế có nội dung khác với những gì được TTXVN tường thuật, trong đó, ngoài gặp ông Nguyễn Phú Trọng, ông ta còn gặp bà Nguyễn Thị Kim Ngân, chủ tịch quốc hội, Nguyễn Cẩm Tú, bí thư Trung Ương Đảng, chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương, Phạm Minh Chính, trưởng Ban Tổ chức trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.
Tân Hoa Xã viết rằng ông Nguyễn Phú Trọng nói với ông Triệu Lạc Tế là "Mối quan hệ Việt Nam Trung Quốc hiện đang tốt đẹp nhất trong lịch sử (bang giao giữa hai nước). Ông nói thêm rằng những thành tựu của Trung Quốc đạt được không những đem lợi ích cho người Trung Quốc mà còn thúc đẩy Việt Nam phát triển và nâng mối quan hệ song phương".
Dịp này, theo Tân Hoa Xã, ông Trọng nhấn mạnh rằng "Phía Việt Nam sẵn sàng nâng tầm trao đổi về lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn, thực thi sự đồng thuận đã đạt được giữa hai đảng trên tất cả mọi cách và đàu sâu sự hợp tác trên mọi lãnh vực hầu phong phú hóa mối quan hệ hợp tác truyền thống giữa hai nước".
Cũng thấy Tân Hoa Xã thuật lời ông Triệu Lạc Tế nói chuyến thăm viếng của ông ta nhằm thực thi những sự đồng thuận đã được tổng bí thư đảng của đôi bên đạt được… để nâng mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước lên tầm cao mới.
Trong khi đó, TTXVN trong bài tường thuật "Củng cố tin cậy chính trị và thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Trung Quốc", chỉ thấy thuật lời ông Nguyễn Phú Trọng nói với ông Triệu Lạc Tế là "quan hệ hai đảng, hai nước trong thời gian qua đã có nhiều tiến triển tích cực ; đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường chỉ đạo thực hiện những nhận thức chung và những thỏa thuận đã đạt được, nỗ lực thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác có tiến triển thực chất, tôn trọng lợi ích hợp pháp và chính đáng của nhau, xử lý thỏa đáng bất đồng trên biển, tăng cường tình cảm hữu nghị giữa nhân dân hai nước, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh, ổn định của quan hệ Việt-Trung".
Trong cuộc họp tổ chức ở Sài Gòn "lần thứ 11 ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc" ngày Chủ Nhật 16 tháng Chín, Ủy viên Quốc Vụ Viện Kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị được Tân Hoa Xã thuật lời đề nghị "Cách tích cực nhất để quản lý và kiểm soát tranh chấp trên biển là thảo luận hợp tác dò tìm dầu khí. Và sự tưởng nhớ 10 năm kỷ niệm đánh dấu đặt trụ mốc biên giới trên bộ giữa Trung Quốc và Việt Nam là thiết lập các khu vực hợc tác kinh tế xuyên biên giới thời gian sớm nhất".
Ngược lại với bản tin của Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của cộng sản Việt Nam chỉ tường thuật hai bên "nhất trí kiểm soát tốt bất đồng trên biển" khi viết rằng "Hai bên đã trao đổi thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước và "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc" ; "thúc đẩy các cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển đạt kết quả thực chất ; thực hiện toàn diện, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm bảo đảm môi trường thuận lợi cho tiến trình đàm phán COC ; tiếp tục tinh thần hợp tác, xây dựng và tích cực cùng các nước ASEAN trao đổi các nội dung cụ thể, thực chất của Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (COC) ; kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông".
Lời lẽ hoàn toàn khác nhau của hai cơ quan thông tấn chính thức của hai nước cho người ta thấy dù các lãnh tụ và chức sắc cấp cao của Hà Nội và Bắc Kinh mỗi khi gặp nhau đều hô hào "thúc đẩy hiệu quả" và "nâng lên tầm cao mới" mối quan hệ mọi mặt giữa hai nước Cộng Sản anh em, quan điểm về chủ quyền và tranh chấp biển đảo có vẻ vẫn dậm chân tại chỗ.
Hồi năm ngoái, chế độ Hà Nội đã phải dừng kế hoạch dò tìm và khai thác dầu khí tại lô 136-3 trên thềm lục địa Việt Nam vì bị Bắc Kinh dọa đánh chiếm các đảo ở Trường Sa. (T.N)
******************
Tổng bí thư Trọng : 'Quan hệ Việt-Trung đang tốt đẹp nhất' (BBC, 30/09/2018)
Tổng bí thư Trọng cũng nói với ông Triệu Lạc Tế, người hiện đang giữ chức Trưởng ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, rằng các thành tựu mà Bắc Kinh đạt được không chỉ đem lại lợi ích cho nhân dân Trung Quốc mà còn tạo động lực cho sự phát triển của Việt Nam và nâng cao mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia.
Ông Triệu Lạc Tế hiện là Ủy viên Bộ Chính trị,Trưởng ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
Báo chí Việt Nam thì nói nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đánh giá quan hệ hai đảng, hai nước trong thời gian qua "đã có nhiều tiến triển tích cực", theo VTV.
Ông Triệu nói chuyến đi của ông nhằm triển khai thực hiện những đồng thuận quan trọng mà tổng bí thư đảng hai nước đã đạt được, bên cạnh các vấn đề khác, nhằm "nâng tầm quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện Trung - Việt lên một tầm cao hơn".
Ông Triệu, sinh năm 1957, là một trong năm gương mặt mới được đưa vào Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan chính trị gồm bảy thành viên quyền lực nhất Trung Quốc, từ 10/2017, làm việc trực tiếp dưới quyền Chủ tịch Tập Cận Bình.
Chuyến thăm của nhân vật cao cấp trong Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra vào thời điểm ban lãnh đạo Việt Nam đang cân nhắc chọn phương án nhân sự cho chức Chủ tịch nước sau khi Đại tướng Trần Đại Quang qua đời, trong lúc có những ý kiến nói đây là cơ hội để nhất thể hóa hai chức tổng bí thư và chủ tịch nước, mô hình đã được áp dụng tại Trung Quốc từ lâu nay.
Ông Triệu Lạc Tế nhận sự ủy quyền của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đã tới viếng cố Chủ tịch Trần Đại Quang hôm 26/9.
Ông Triệu trong chuyến đi cũng gặp gỡ các quan chức cao cấp khác của nước chủ nhà, trong đó có Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Trần Cẩm Tú.
'Những chuyến thăm lịch sử'
Trong cuộc gặp Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, ông Triệu nói rằng năm nay đánh dấu 10 năm thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung, và ông nhắc tới các "chuyến thăm lịch sử" của tổng bí thư hai đảng hồi 2015 và 2017, là những thời điểm mà hai bên "đạt được sự nhất trí quan trọng".
Hồi 11/2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm chính thức tới Việt Nam sau khi dự hội nghị thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng. Hai bên ra tuyên bố chung nói sẽ "kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, không mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông".
Chủ tịch Trần Đại Quang tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm chính thức tới Việt Nam, 11/2017
Trước đó, hồi 1/2017, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến đi đầu tiên tới Trung Quốc sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12.
Sau chuyến thăm này, hai bên ra thông cáo chung theo đó xác định hai nước "đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có chế độ chính trị tương đồng, con đường phát triển gần gũi, có tiền đồ tương quan, chia sẻ vận mệnh chung", và khẳng định quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp "có ý nghĩa quan trọng đối với cả hai nước".
Bản thông cáo chung khi đó khẳng định quan điểm hai bên là "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" trong tinh thần "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".
Chuyến thăm trước đó của ông Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc là tháng 4/2015, gần một năm sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt Giàn khoan Hải dương 981 trên vùng biển có tranh chấp, dẫn đến nhiều cuộc biểu tình phản đối mạnh mẽ của người dân Việt Nam trên toàn quốc.
Chuyến đi Việt Nam của Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc Triệu Lạc Tế để dự quốc tang Chủ tịch Trần Đại Quang và bàn chuyện quan hệ song phương diễn ra vào lúc tình hình Biển Đông có nhiều diễn biến dồn dập.
Trung Quốc vừa tiến hành diễn tập bắn đạn thật trên Biển Đông, ngay sau khi Mỹ đưa máy bay ném bom B-52 bay qua vùng biển này.
Tin cho hay mới đây nhất, hôm Chủ nhật 30/09, một khu trục hạm của Hoa Kỳ đã áp sát phạm vi 12 hải lý gần Bãi Gaven và Bãi Gạc Ma thuộc Quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát từ 1988 và tiến hành bồi đắp, xây cất cơ sở kiên cố trên đó.
Trung Quốc lấy Gạc Ma từ tay Việt Nam sau trận hải chiến 14/3/1988, một cuộc chiến ngắn nhưng đẫm máu khiến 64 lính hải quân Việt Nam hy sinh.
Khi nhận được video clip quay cảnh Trưởng công an xã Hòa Khánh Tây, tỉnh Long An "vòi vĩnh" 100 triệu đồng để làm Chứng minh nhân dân cho người dân, cơ quan chức năng đã vào cuộc xác minh. Kết quả xác minh cho thấy, giọng nói trong đoạn clip đúng là của ông Nguyễn Hoàn Khải – Trưởng CA xã Hòa Khánh Tây.
Giải thích với cơ quan kiểm tra, ông Khải cho biết, do người dân cứ đòi "bồi dưỡng" để làm Chứng minh nhân dân, nên ông nói chơi "giá 100 triệu đồng" (nói ngoài giờ làm việc, bên ngoài cơ quan) để người dân ngán mà không quấy rầy ông nữa.
Trước đó, trong tháng 5-6 vừa qua, ông Lê Tùng Vân (ngụ xã Hòa Khánh Tây) cùng nhiều người dân khác đến xã làm hồ sơ xin cấp giấy Chứng minh nhân dân, hộ khẩu cho những người cơ nhỡ đã được ông Vân chăm sóc, nuôi dưỡng. Đến nay, những người này đã đủ tuổi công dân, có người ngoài 30 tuổi nhưng chưa được làm giấy Chứng minh nhân dân, hộ khẩu nên ông đến xã làm các thủ tục xin cấp giấy tờ nêu trên. Tuy nhiên, không hiểu vì sao, dù đã đủ điều kiện để cấp giấy Chứng minh nhân dân, hộ khẩu nhưng sau rất nhiều lần yêu cầu, chính quyền xã Hòa Khánh Tây vẫn không làm cho họ. Điều đáng nói, việc làm hộ khẩu, giấy Chứng minh nhân dân ở đây được ông Khải đòi giá 100 triệu đồng cho 1 người. Sau đó ông Khải tiếp tục nâng giá lên 150 triệu đồng 1 người.
Từ cấp Trung ương đến địa phương rõ ràng tham nhũng là kết quả tai hại từ sự độc quyền lãnh đạo đất nước của Đảng cộng sản Việt Nam. Vì đảng cầm quyền độc đoán cai trị nên tình trạng tham nhũng xảy ra toàn khắp trong giới cầm quyền nhưng không có luật pháp nào có thể ngăn cản được. Đến nay, tham nhũng trở thành một hệ thống và bản chất tự nhiên của chế độ. Với cơ chế độc tài lãnh đạo hiện nay, việc chống tham nhũng chỉ là một chiêu bài mỵ dân của chế độ. Không ai có thể chống lại hay giải quyết được quốc nạn này.
TH
Dân gian ta có câu : Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa để chỉ hạng người ăn chơi thì giỏi, nói năng bẻm mép thì hay nhưng làm thì dở. Quan chức nhà nước cộng sản Việt Nam không phải chỉ làm dở, làm đâu hỏng đấy mà đến lời nói cũng ngô ngọng, ngớ ngẩn. Mở mồm ra nói là bộc lộ một nền tảng văn hóa thấp kém, một nhân cách hèn mọn, một tư cách công dân thiếu vắng.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp ông Dương Khiết Trì, Chánh Văn phòng Ủy ban Công tác ngoại sự trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Phủ Chủ tịch ngày 24/06/2016 - Ảnh minh họa quan lớn Trung Quốc đến Hà Nội dạy bảo quan nhỏ Việt Nam
Với mọi công dân bình thường thì lòng yêu nước luôn thường trực trong ý thức, trong tình cảm. Với lòng yêu nước, một núm cát của đất đai Tổ quốc cũng mang hồn thiêng của cha ông, cũng là hương hỏa thiêng liêng của cha ông để lại và không có gì lớn hơn, hệ trọng hơn là núm cát mang hồn thiêng ông bà tổ tiên, là chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Để cho khách du lịch Trung Quốc mặc áo vẽ bản đồ Trung Hoa có hình lưỡi bò liếm hết Biển Đông của lịch sử Việt Nam nghênh ngang đi trên đường phố Việt Nam đã là việc làm tồi tệ, không thể chấp nhận được của ngành du lịch, của an ninh cửa khẩu nhà nước cộng sản Việt Nam. Tồi tệ từ người làm việc ở cửa khẩu đến người làm quản lí ở cấp nhà nước.
Càng tồi tệ hơn khi người đứng đầu bộ máy quản lí du lịch nhà nước cộng sản Việt Nam, một người vóc dáng cơ bắp nhìn nhận chủ quyền lãnh thổ quốc gia bị xâm phạm, bị cưỡng chiếm chỉ là sự cố nhỏ khi con người cơ bắp ở vị trí Tổng cục trưởng Du lịch nói về những khách du lịch Trung Quốc thách thức người dân Việt Nam, xâm lãnh thổ Việt Nam bằng những chiếc áo in hình bản đồ Trung Hoa với cái lưỡi bò liếm cả Biển Đông của Việt Nam : Không để sự cố nhỏ ảnh hưởng đại cục.
Từ "đại cục" chính là từ những kẻ rắp tâm cướp Biển Đông của Việt Nam phun ra vừa lừa mị, bịp bợm, vừa trịch thượng, xấc xược dạy bảo lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam. Đưa hạm đội lớn, hạm đội nhỏ vào sâu vùng biển Việt Nam. Cấm dân Việt Nam đánh cá trên biển Việt Nam. Cướp tài sản, bắn giết dân lành Việt Nam. Ngang nhiêm xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam và gây những tội ác tày trời đó rồi Trung Quốc răn dạy những người đứng đầu nhà nước cộng sản Việt Nam rằng : Không để những chuyện nhỏ đó ảnh hưởng đến đại cục.
Kẻ cướp coi tính mạng người dân Việt Nam, coi lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam chỉ là chuyện nhỏ. Nước nhỏ chư hầu phải biết cam phận, phải biết hiếu hòa với nước mẹ mới là việc lớn, mới là đại cục. Không có lòng yêu nước làm sức đề kháng, lời bịp bợm, xấc xược của kẻ xâm lược đã thấm vào máu con người cơ bắp ở vị trí đứng đầu ngành du lịch nhà nước cộng sản Việt Nam. Nay với tâm thức chư hầu, tâm thức nô lệ, con người chỉ thấy có cơ bắp, không thấy có não, không thấy có tim lại phun ra lời bịp bợm xấc xược của kẻ xâm lược để răn dạy người dân Việt Nam : Không để sự cố nhỏ ảnh hưởng đại cục.
Quyền làm chủ đất nước của người dân Việt Nam đã bị đảng cộng sản cầm quyền tước đoạt. Đảng phân chia, ban phát quyền lực tước đoạt của dân cho quan chức của đảng. Người dân chỉ còn biết đau đớn nhìn đội ngũ quan chức cướp quyền lực của dân chỉ làm những việc hại dân, hại nước và người dân phải xót xa nhận ra một đại cục ở đội ngũ quan chức đó là : đại cục bán nước. Bán nước từ trong tâm thức.
Việt Nam tiếp tục đề cao tầm quan trọng trong mối quan hệ với Trung Quốc (RFA, 18/04/2018)
Tầm quan trọng về mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc được Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Văn Bình, nhấn mạnh trong cuộc gặp với Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn tại Bắc Kinh hôm 17/4.
Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Văn Bình gặp Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn tại Bắc Kinh hôm 17/4 - Courtesy of www.xinhuanet.com
Đây là chuyến viếng thăm Trung Quốc của đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do ông Nguyễn Văn Bình dẫn đầu từ ngày 15 đến 19/4.
Truyền thông trong nước cho biết ông Bình đề nghị hai quốc gia tiếp tục làm việc, duy trì và tăng cường tình hữu nghị ở cấp cao và nâng cao hiệu quả hợp tác thực tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tân Hoa Xã trích lời ông Vương Kỳ Sơn cho biết Việt Nam và Trung Quốc có chung đường biên giới, người dân hai nước chia sẻ những giá trị văn hóa chung và điều này có tầm quan trọng chiến lược. Ông nói lãnh đạo hai nước cần phải đạt được sự đồng thuận tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối sáng kiến Vành Đai Con Đường của Trung Quốc với kế hoạch Hai Vành đai một Hành lang Kinh tế của Việt Nam nhằm tạo bước tiến cho mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
*********************
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ chính trị, dẫn đầu đã sang thăm Trung Quốc từ ngày 15 tới ngày19/4/2018, theo lời mời của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tân Hoa Xã loan tin đoàn Việt Nam sáng ngày 17/4 đã được Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn đón tiếp tại Bắc Kinh.
Trong cuộc gặp gỡ, ông Vương Kỳ Sơn nói chủ nghĩa xã hội với đặc điểm Trung Hoa đã tiến vào một thời đại mới, quan trọng thiết yếu là phải duy trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và tiếp tục kiên định theo đuổi viễn kiến mới đầy sáng tạo, có phối hợp, tôn trọng môi trường, và phát triển mở cho tất cả.
Theo Tân Hoa Xã, ông Vương Kỳ Sơn nhấn mạnh 2 bên cần chọn một hướng tiếp cận có phối hợp trong mối quan hệ, cân bằng giữa sống còn và phát triển, tính hữu hiệu và sự công bằng trong tiến trình nền kinh tế Trung Quốc chuyển tiếp từ giai đoạn phát triển nhanh sang phát triển chất lượng cao, phù hợp với những nhu cầu cơ bản của nhân dân Trung Quốc.
Ông nói cần tăng cường các nỗ lực để thực thi sự đồng thuận của lãnh đạo hai nước, tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác và kết nối sáng kiến "Vành Đai-Con Đường" của Trung Quốc và "Hai Hành lang, Một Vành đai Kinh tế" của Việt Nam.
Truyền thông nhà nước Việt Nam cho biết ông Nguyễn Văn Bình đã có các cuộc làm việc với lãnh đạo Văn phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương, Trung tâm nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện, Ủy ban giám sát quản lý tài sản quốc hữu Trung Quốc
Báo chí nhà nước dẫn lời ông Nguyễn văn Bình khẳng định Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam, và hai nước sẵn sàng củng cố và phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước theo "phương châm 16 chữ" và "tinh thần 4 tốt".
*********************
Trong cuộc gặp, ông Vương nói chủ nghĩa xã hội với nét đặc sắc Trung Quốc nay đã đi vào một kỷ nguyên mới, cần phải giữ vững vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản, và cần cương quyết theo đuổi tầm nhìn mới trong việc sáng tạo, hợp tác, phát triển, phục vụ tất cả mọi người, Tân Hoa Xã tường thuật.
Chuyến đi của Ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Văn Bình, Bí thư Trung ương Đảng, cùng đoàn đại biểu Việt Nam diễn ra trong thời gian 15-19/4, "theo lời mời của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc", truyền thông Việt Nam loan tin.
Ông Vương nhấn mạnh với các vị khách về tới sự cần thiết phải có cách tiếp cận có phối hợp nhằm xử lý mối quan hệ giữa việc sinh tồn với việc phát triển, giữa hiệu quả với sự công bằng hợp lý, cũng như việc thừa nhận sự chuyển tiếp của nền kinh tế Trung Quốc, từ giai đoạn phát triển nhanh chóng sang phát triển đạt chất lượng cao.
Ông Vương nói rằng hai quốc gia xã hội chủ nghĩa có chung đường biên giới, và nhắc lại ý cộng đồng Việt-Trung có chung tương lai, mượn ý ông Tập Cận Bình từng nói thời còn là phó chủ tịch, "vận mệnh hai nước liên quan chặt chẽ với nhau", điều mà ông Vương nói rằng 'có tầm quan trọng chiến lược'.
Ông Vương cũng nói rằng ông tin là hai nước có những tiềm năng to lớn trong việc hợp tác.
Trong vấn đề phát triển kinh tế, ông Vương nói với vị khách, người hiện đang giữ chức Trưởng ban Kinh tế Trung ương, rằng hai bên cần nỗ lực thực hiện sự đồng thuận quan trọng mà lãnh đạo hai nước đã đạt được, và tạo môi trường ưu đãi để thực hiện hiệu quả sáng kiến "Một hành lang, một con đường" và "Hai hành lang, một vành đai kinh tế".
Ông Nguyễn Văn Bình nói rằng việc cải tổ và mở cửa thành công của Trung Quốc là điều Việt Nam tham khảo, và tỏ ý sẵn sàng phát triển quan hệ hợp tác Việt-Trung trong nhiều lĩnh vực.
Một trong những nội dung được ông Bình đề cập trong cuộc gặp gỡ là "chúc mừng và đánh giá cao thành công tốt đẹp" kỳ họp Quốc hội lần và hội nghị hiệp thương chính trị Trung Quốc mới đây, là sự kiện trong đó ông Vương Kỳ Sơn được bầu làm Phó chủ tịch nước.
Ông Vương là một chính trị gia có nhiều ảnh hưởng trong chính trường Trung Quốc.
Từng đứng đầu Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, ông Vương Kỳ Sơn, 69 tuổi, không còn nằm trong Ban chấp hành trung ương khóa 19 sau kỳ Đại hội diễn ra hồi 10/2017.
Tuy nhiên, hồi trung tuần tháng Ba, cánh tay phải của Chủ tịch Tập Cận Bình trong cuộc chiến chống tham nhũng, vẫn được bầu làm Phó Chủ tịch nước.
Trong cuộc đối đầu thương mại hiện nay giữa Bắc Kinh với Washington, ông Vương được kỳ vọng sẽ lèo lái được Trung Quốc khỏi cuộc chiến thương mại với Mỹ, theo một bài bình luận đăng trên trang businesinsider của Anh.
Ông Vương là một nhà thương thuyết cứng rắn, từng giữ vai trò chủ chốt trong các cuộc đàm phán kinh tế với Mỹ dưới thời Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, và từng được tạp chí Time chọn là một trong những người có ảnh hưởng nhất thế giới.
Ông Nguyễn Văn Bình từng giữ chức thống đốc ngân hàng Việt Nam trong thời gian 2011-2016, trước khi được điều chuyển sang làm Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
Cách đây hơn một tháng, một loạt tờ báo "lề đảng" đã đưa tin về một sự kiện đáng chú ý : Tàu container liên vận Việt Nam - Trung Quốc bắt đầu hoạt động.
Biến "đối tượng" Trung Quốc thành "đối tác" là sai lầm chiến lược của Việt Nam ?
Theo thông tin trên các tờ báo, đoàn tàu gồm 33 container 40 feet chứa các loại hàng hoá như nội thất văn phòng, thực phẩm, phụ tùng linh kiện ô tô... xuất phát từ Nam Xương, Giang Tây ngày 22/11 và đến ga Yên Viên, Hà Nội ngày 25/11. Sau khi đến Việt Nam, đoàn tàu quay về cùng các hàng hóa như nông sản, khoáng sản, sản phẩm điện tử... Việc tổ chức chạy tàu giúp rút ngắn thời gian vận chuyển từ 15 ngày bằng đường biển xuống còn 4 ngày ; cước phí vận chuyển chỉ bằng một nửa so với đường bộ. Dự kiến, hai bên sẽ tiến hành chạy đều đặn với tần suất 1 chuyến/tuần, rồi nâng dần lên 3 chuyến/tuần.
"Ý đảng" trái "lòng dân"
Nếu sự kiện nói trên là bằng chứng cho thấy sự tăng cường kết nối giữa hai nền kinh tế láng giềng nào đấy thì chắc chắn đó là tin vui cho cả lãnh đạo lẫn nhân dân hai nước.
Tuy nhiên, điều này lại không đúng với hai quốc gia "núi liền núi, sông liền sông" Việt Nam - Trung Quốc. Và trong khi một số cơ quan truyền thông nhà nước đưa tin về sự kiện này với thái độ hồ hởi (một số khác tỏ ra bình thản) thì công chúng Việt Nam lại đón nhận thông tin trên vừa bất ngờ, vừa không khỏi âu lo.
Vì sao vậy ?
Câu trả lời tưởng không có gì khó hiểu. Đối với ban lãnh đạo Việt Nam, Trung Quốc là một đối tác như tất cả các quốc gia khác trên thế giới, theo đường lối ngoại giao "Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy" của các nước trong cộng đồng quốc tế.
Trong khi đó, đối với phần lớn người Việt, hai chữ Trung Quốc lại đồng nghĩa với hiểm hoạ, mà bằng chứng là từ lịch sử 4 nghìn năm dựng nước và giữ nước, cũng như từ những vấn nạn "made in China" trên khắp Việt Nam hiện nay. Nghĩa là với họ, Trung Quốc là một "đối tượng" cần thường xuyên đề cao cảnh giác.
Từ "bá quyền", "xâm lược" đến "4 tốt", "16 chữ vàng"
Mối quan hệ Việt - Trung dưới thời cộng sản cũng lúc thăng lúc trầm giống như lịch sử hàng ngàn năm trước. Dù vậy, bất kể mối quan hệ đó đang thăng hay trầm, nồng ấm hay lạnh nhạt thì thực tế không bao giờ thay đổi là : Trung Quốc không bao giờ từ bỏ dã tâm thôn tính quốc gia láng giềng phương Nam – một "chân lý" đã được "kiểm nghiệm" qua hàng ngàn năm lịch sử.
"Đỉnh cao" của "chân lý" ấy là việc Bắc Kinh phát động cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam suốt 10 năm liền, từ năm 1979 đến 1989. Xen giữa quãng thời gian đó là sự kiện Trung Quốc thảm sát 64 chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam và chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam ngày 14/3/1988. Hệ quả là trong Lời nói đầu Hiến pháp Việt Nam 1980, Trung Quốc bị vạch mặt, chỉ tên là một quốc gia "bá quyền", "xâm lược".
Cuối thập niên 1980, cuộc khủng hoảng chính trị - kinh tế - xã hội trầm trọng đã dẫn đến sự sụp đổ của một loạt nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Lo sợ cho số phận của mình, một số nhân vật chủ chốt trong ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã quay sang cầu cứu lãnh đạo Trung Nam Hải. Và từHội nghị Thành Đô ngày 3/9/1990, hai nước từng bước bình thường hoá quan hệ.
Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 25/2 đến 2/3/1999 của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" lần đầu tiên được đưa vào Tuyên bố chung của hai nước. Từ đấy về sau, "16 chữ vàng" ấy luôn xuất hiện trong các bản tuyên bố chung giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Chưa hết, trong chuyến công du Việt Nam từ ngày 31/10 đến 2/11/2005 của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, tinh thần "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt" đã được đưa vào Tuyên bố chung Việt - Trung. Và kể từ đó, "16 chữ vàng" và "4 tốt", những mỹ từ mô tả mối quan hệ giữa hai quốc gia, đã trở thành "một phần tất yếu" của các bản tuyên bố chung Việt - Trung.
Từ "đối tượng" đến "đối tác"
Ngược dòng lịch sử, trong bang giao với quốc gia láng giềng phương Bắc, các triều đại phong kiến Việt Nam thường áp dụng kế sách "trong đế ngoài vương", một sách lược ngoại giao mềm dẻo và sáng suốt.
Ở trong nước, các vị vua Việt Nam vẫn lên ngôi hoàng đế nhằm thể hiện tinh thần độc lập và bình đẳng với hoàng đế Trung Hoa, song bên ngoài họ lại để cho hoàng đế Trung Hoa phong vương và chấp nhận chế độ triều cống như một nước chư hầu. Những lời lẽ nhún nhường trong các tờ biểu mà hoàng đế Việt Nam dâng lên hoàng đế Trung Hoa hoàn toàn không ảnh hưởng đến vị thế độc lập của Việt Nam trước Trung Quốc, mà chỉ giúp cho các hoàng đế của "vương quốc trung tâm" tự mãn với danh hiệu "thiên triều", để không có cớ gây sự với Việt Nam.
Trong khi đó, các triều đại phong kiến Việt Nam luôn coi quốc gia láng giềng phương bắc là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc, tức là "đối tượng" mà người Việt không được phép lơ là, mất cảnh giác.
Dưới thời cộng sản, cho dù các nhà lãnh đạo Việt Nam mô tả mối quan hệ Việt - Trung bằng những mỹ từ cao đẹp đến đâu đi nữa, họ cũng không thể che lấp được một sự thật là Trung Quốc vẫn luôn rình rập nhằm phá hoại và thôn tính Việt Nam.
Thậm chí, ngay trong những ngày tháng mặn nồng nhất của "mối tình cộng sản" Việt - Trung, Bắc Kinh đã đưa quân sang "giúp" Việt Nam làm đường theo kiểu "rất Tàu" như thế này : đặt mìn tiêu hủy "hòn đá Liễu Thăng" tại Lạng Sơn ; ở Côn Sơn, nơi ẩn cư của Trần Nguyên Đán và Nguyễn Trãi, họ đã đào xuyên ngang dọc quả núi thành đường hầm và bít cửa vào, không ai biết họ làm gì trong đó ; nhiều di tích như An Sinh, nơi gần đây mới xây đền thờ các vị vua Trần, hết thảy tượng đá thời Trần đều bị phạt cụt đầu hoặc bắn vào bụng ; ở Ngọa Vân am, tháp Phật Hoàng đựng xá lị Trần Nhân Tông và tháp Đoan Nghiêm cổ kính bị đào rỗng ruột, toàn bộ bài vị trong tháp bị đập nát, tấm bia do Trịnh Căn lập bị đập thành ba bảy mảnh, 13 ngọn tháp đứng thành một hàng chạy xuống phía Tây Nam đều bị phạt ngang, phía dưới có một đường hầm lộ thiên đào thông tháp nọ với tháp kia (nhằm phá long mạch nhà Trần lừng lẫy chiến công chống giặc phương Bắc, tức là phá long mạch Việt Nam chăng ?) ; khai thác trộm của cải, thăm dò ngầm tài nguyên, địa thế...
Hội nghị Thành Đô đã diễn ra trong bí mật.
Mặc dù "16 chữ vàng" và "4 tốt" đã được lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc xác định là "kim chỉ nam" cho mối quan hệ giữa hai bên, song suy cho cùng thì đó cũng chỉ là ngôn ngữ ngoại giao. Chúng chẳng khác gì mấy so với tinh thần của những tờ biểu mà các hoàng đế Việt Nam ngày xưa vẫn dâng lên hoàng đế Trung Hoa, hay những bức "điện mừng" mà nguyên thủ hai quốc gia láng giềng thù nghịch Toracanxi và Hopantomola vẫn cấp tập gửi cho nhau ngay trước khi lao vào nhau để quyết một phen sống mái. Và kể từ năm 1979 đến nay, Việt Nam vẫn bố trí một lực lượng quân sự hùng hậu và tinh nhuệ thường trực tại các tỉnh biên giới phía bắc, mà lý do chủ yếu là để đề phòng đội quân xâm lược từ bên kia biên giới.
Vậy điều gì đã góp phần quyết định khiến các bản tuyên bố chung Việt - Trung thời gian sau này luôn kèm theo những thoả thuận hợp tác cụ thể và nguy hại, dẫn đến thực trạng báo động đỏ hiện nay là đâu đâu trên khắp Việt Nam người ta cũng thấy bàn tay lông lá của Tàu cùng những hiểm hoạ "made in China" lơ lửng trên đầu dân tộc ?
Thật trớ trêu, thủ phạm hoá ra lại là "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong hình hình mới" do Hội nghị Trung ương 8 khóa IX thượng tuần tháng 7 năm 2003 đề ra và Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 về "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới" do Hội nghị Trung ương 8 khoá XI ban hành. Chính xác hơn, đó là sự mơ hồ, ngây thơ và chủ quan khi định nghĩa khái niệm "đối tượng" và "đối tác", cũng như chủ trương biến đối tượng thành đối tác, trong hai văn kiện đóng vai trò "kim chỉ nam" cho hệ thống chính trị liên quan đến nhiệm vụ tối quan trọng là bảo vệ Tổ quốc.
Khi dẫn ra câu "không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia, dân tộc là vĩnh viễn" trong hai nghị quyết nêu trên, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã (cố tình) bỏ qua điểm quan trọng nhất : người đầu tiên phát ngôn câu đó – Lord Palmerston – là một ngoại trưởng và về sau trở thành thủ tướng Anh, chứ không phải là một hoàng đế Việt Nam, và địa chính trị nước Anh hoàn toàn khác với địa chính trị Việt Nam. Tiền đề sai lầm đó đã dẫn đến hàng loạt sai lầm trong việc định nghĩa "đối tượng" và "đối tác", cũng như sự ngây ngô, duy ý chí trong chủ trương biến đối tượng thành đối tác.
Và kết cục tất yếu
Việc "đối tượng" Trung Quốc được ban lãnh đạo Việt Nam phù phép thành "đối tác" đã mở đường cho việc hai nước ký kết hàng loạt thoả thuận hợp tác nguy hại cho Việt Nam, đặc biệt là mỗi dịp lãnh đạo nước này thăm viếng nước kia, vốn diễn ra với tần suất xoành xoạch. Kết quả là vô số người Tàu lũ lượt theo chân hàng trăm "dự án kinh tế" – đến 90% dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – trên khắp Việt Nam, từ một Hà Nội ồn ào náo nhiệt đến những cánh rừng đầu nguồn biên giới xa xôi hẻo lánh, đặc biệt là những vị trí xung yếu về an ninh quốc phòng.
"Đối tượng" Trung Quốc đã trở thành "đối tác" nên Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cứ việc vô tưhợp tác với Bắc Kinh để họ đào tạo cán bộ cấp cao cho Việt Nam hay phó thác cho họ nhiệm vụ đào tạo cán bộ cho một loạt tỉnh biên giới.
Chưa dừng lại ở đó, Việt Nam còn đang đứng trước làn sóng xâm lăng kinh tế mới của "đối tác tốt" Trung Quốc thông qua những phương thức như "tàu container liên vận", thương mại điện tử, mua bất động sản hay thâu tóm doanh nghiệp… bất chấp thực tế những gì mà các doanh nghiệp Trung Quốc đem đến cho người dân Việt Nam luôn "lợi bất cập hại".
Không còn nghi ngờ gì, chủ trương biến đối tượng thành đối tác trên thực tế đã trở thành sai lầm chiến lược vô cùng nguy hiểm của ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam.
Lê Anh Hùng
Nguồn : VOA, 02/01/2018
"Tứ trụ" của Việt Nam đã gửi điện mừng tới lãnh đạo Trung Quốc nhân quốc khánh lần thứ 68 của quốc gia láng giềng, nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác "toàn diện" với Bắc Kinh.
Quan chức Việt Nam nâng cốc với Chủ tịch Tập khi nhà lãnh đạo Trung Quốc thăm Việt Nam năm 2015.
Trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 1/10 đăng "điện mừng Quốc khánh nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Ngoài việc, "chúc mừng những thành tựu mà nhân dân Trung Quốc đạt được trong 68 năm qua", các lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam còn "chúc Đại hội lần thứ 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc thành công tốt đẹp" và "bày tỏ tin tưởng" vào "sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do đồng chí Tập Cận Bình làm hạt nhân".
Công ty Repsol của Tây Ban Nha bị buộc phải ngưng dự án thăm dò dầu khí với Việt Nam ở Biển Đông vì được cho là vấp phải áp lực từ Trung Quốc.
Điện mừng được Tân Hoa Xã đăng lại còn "khẳng định đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam hết sức coi trọng việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Trung Quốc, sẵn sàng cùng đảng, nhà nước và nhân dân Trung Quốc tiếp tục phát huy quan hệ hữu nghị truyền thống, đi sâu hợp tác thực chất, đưa quan hệ hai Đảng, hai nước không ngừng phát triển ổn định, lành mạnh, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, góp phần vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung của khu vực cũng như thế giới".
Giới quan sát cho rằng mối quan hệ từng được coi là "môi hở, răng lạnh" giữa Hà Nội và Bắc Kinh đang ở trong "giai đoạn sóng gió nhất" trong nhiều năm, nhất là chuyện có tin Trung Quốc "đe dọa sử dụng vũ lực nếu Việt Nam tiếp tục khoan thăm dò dầu khí ở Bãi Tư Chính [ở Trường Sa]", buộc Hà Nội "phải ngưng hoạt động của công ty Repsol của Tây Ban Nha tại đó".
Phía Bắc Kinh được cho là đang tìm cách "xoa dịu" Việt Nam trước Đại hội Đảng 19 ở Trung Quốc, sau khi một phái đoàn quân sự nước này do Phó Chủ tịch Quân Uỷ Trung ương Phạm Trường Long dẫn đầu tháng trước đã tham dự một cuộc giao lưu trên biên giới với Việt Nam, trong đó hai bên nhất trí duy trì ổn định biên giới và thúc đẩy quan hệ song phương, theo Tân Hoa Xã.
Tướng Phạm là người từng bất ngờ cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam hồi tháng Sáu mà giới quan sát cho rằng do đôi bên bất đồng về dự án thăm dò dầu khí của công ty Tây Ban Nha Repsol với Việt Nam.
Vào lúc Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp diễn ra, một tướng lãnh cao cấp của Giải phóng Quân Trung Quốc đã gửi tín hiệu hòa giải với Hà Nội sau khi quan hệ hai nước xấu đi với những diễn biến gần đây trên Biển Đông.
Giao lưu quốc phòng biên giới Việt-Trung (Ảnh chụp màn hình SCMP)
Tại một sự kiện giao lưu quốc phòng biên giới Việt-Trung mới đây, Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, đã được tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) ẫn lời nói với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch rằng hai nước "cần nhìn về đại cục, củng cố lòng tin lẫn nhau và luôn làm sâu sắc thêm liên lạc thực tế".
"Quân đội Trung Quốc sẵn sàng làm việc với quân đội Việt Nam để kiểm soát đúng đắn khác biệt giữa hai nước và tiếp thêm năng lượng cho quan hệ song phương phát triển," ông Phạm được Tân Hoa Xã dẫn lời nói.
Sự kiện giao lưu quốc phòng hai ngày này diễn ra tại vùng biên giới giữa tỉnh Lai Châu của Việt Nam và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Lãnh đạo quốc phòng hai nước đã thị sát các cuộc diễn tập chống khủng bố và tuần tra của lực lượng biên phòng hai bên.
Hồi tháng Sáu, tướng Phạm Trường Long đột ngột hủy tham gia sự kiện giao lưu quốc phòng này và cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam sau khi Hà Nội từ chối ngưng khoan thăm dò khí đốt tại vùng biển có tranh chấp trên Biển Đông theo yêu cầu của Trung Quốc.
Việt Nam sau đó đã ngưng khoan thăm dò tại Bãi Tư Chính (Vanguard Bank), một số nguồn tin cho là vì sức ép của Bắc Kinh. Trung Quốc đã dọa sẽ dùng vũ lực để tấn công một số thực thể đang nằm dưới quyền kiểm soát của Việt Nam trên Biển Đông.
Tại một hội nghị quy tụ ngoại trưởng các nước ASEAN sau đó ở Philippines, Hà Nội tiếp tục làm cho Trung Quốc tức giận khi tìm cách đưa vào tuyên bố chung nội dung phản đối Trung Quốc lấp đất đắp đảo trên Biển Đông.
Ông Hứa Lợi Bình, một nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, được tờ SCMP dẫn lời, nhận định rằng sự hiện diện của ông Phạm tại sự kiện giao lưu biên giới này là "một cử chỉ thiện chí" của Bắc Kinh đối với Việt Nam.
"Thông thường thì Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc tham dự", ông Hứa giải thích, "tuy nhiên ông Phạm đã quyết định chủ trì sự kiện này sau khi hủy sự kiện này một vài tháng trước đây. Điều này có nghĩa là Trung Quốc vẫn tiếp tục trân trọng quan hệ với Việt Nam".
Tờ báo này nói chuyến đi Hà Nội của ông Lưu Vân Sơn, ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và là nhân vật xếp hàng thứ năm trong bộ máy lãnh đạo Trung Quốc, hồi tuần trước cũng được thực hiện trong tinh thần hòa giải với Việt Nam.
Ông Lưu đã gặp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ông Lưu được Tân Hoa Xã dẫn lời nói với ông Trọng rằng hai nước Việt-Trung "chia sẻ cùng vận mệnh" và hai nước "phải sát cánh để hỗ trợ lẫn nhau".
Giáo sư Hứa Lợi Bình nhận định rằng chuyến thăm của ông Lưu Vân Sơn phản ánh mối quan hệ tổng thể giữa hai nước, nhất là giữa hai đảng cộng sản cầm quyền. Ông Hứa nói các chuyến thăm gần đây cho thấy hai nước đang cố gắng xây dựng lòng tin.
Trung Quốc sắp sửa tổ chức Đại hội Đảng vào tháng sau – sự kiện chính trị quan trọng nhất ở nước này diễn ra năm năm một lần – trong khi Việt Nam cũng đang chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương ở Đà Nẵng vào tháng 11.
"Không nước nào muốn những sự kiện chính trị quan trọng này bị xáo trộn. Đó là lý do tại sao hai nước đang tìm cách đảm bảo ổn định trong quan hệ song phương," ông Hứa nói.
Trong diễn biến mới nhất, hôm 26/9, bà Trương Thị Ngọc Anh, phó Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đã được ông Du Chính Thanh, Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương nhân dân Trung Quốc, và là nhân vật xếp hàng thứ tư trong bộ máy lãnh đạo, nghênh tiếp ở Bắc Kinh. Ông Du được dẫn lời nói với bà Ngọc Anh rằng sẽ nỗ lực xử lý khác biệt để củng cố mối quan hệ với Việt Nam.
Cũng trong nỗ lực duy trì môi trường khu vực trước Đại hội Đảng, Trung Quốc kêu gọi Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, đã đến thăm Bắc Kinh tuần trước, giúp thúc đẩy mối quan hệ giữa Trung Quốc với ASEAN.
Mỹ hết kiên nhẫn với Triều Tiên : Mũi tên nhiều đích ? (Đất Việt, 02/07/2017)
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ ra khôn ngoan và đạt được nhiều mục đích khi tuyên bố hết thời kỳ kiên nhẫn với Triều Tiên.
Mỹ hết kiên nhẫn với Triều Tiên
Ngày 30/6, trong cuộc gặp với người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae-in tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đã hết kiên nhẫn đối với Triều Tiên đồng thời khẳng định đây là khoảng thời gian cần phải ra các hành động đáp trả đối với Bình Nhưỡng.
"Chính sách kiên nhẫn chiến lược với Triều Tiên đã thất bại. Và nói thẳng, Mỹ đã hết kiên nhẫn", ông Trump nhấn mạnh.
Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ còn kêu gọi các quốc gia trên thế giới và cường quốc trong khu vực gia nhập cùng Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Triều Tiên.
Mỹ tuyên bố hết kiên nhẫn với Triều Tiên
"Chúng ta đang cùng nhau phải đối mặt với mối đe dọa của một chế độ liều lĩnh và bạo tàn. Triều Tiên cần chọn một con đường tốt đẹp hơn và phải nhanh chóng làm điều đó – và một tương lai khác cho những người dân đang chịu đựng trong đất nước đó", ông Trump khẳng định.
Ông chủ Nhà trắng thông báo, Washington đang làm việc với Hàn Quốc, Nhật Bản cũng như các đối tác khác trên toàn cầu, thông qua các biện pháp ngoại giao, an ninh và kinh tế để bảo vệ các đồng minh và công dân Mỹ trước mối đe dọa mang tên Triều Tiên.
"Mục tiêu của chúng ta là hòa bình, ổn định và sự phát triển trong khu vực. Nhưng Mỹ sẽ tự bảo vệ mình, luôn là như vậy và chúng ta cũng sẽ bảo vệ đồng minh", ông Trump nhấn mạnh thêm.
Phát biểu tại buổi gặp, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in khẳng định chỉ có việc đảm bảo an ninh mới mang lại hòa bình.
Theo ông Moon, ngoài việc duy trì kênh đối thoại đối với Bình Nhưỡng, Seoul sẽ đẩy mạnh các biện pháp cải tổ quốc phòng và tiếp tục tăng cường khả năng phòng thủ của đất nước.
"Chỉ có năng lực quốc phòng mạnh mẽ mới có thể mang đến một nền hòa bình đích thực", ông Moon nhấn mạnh.
Tuyên bố cứng rắn trên của Tổng thống Donald Trump được đưa ra 1 ngày sau khi Washington tuyên bố áp dụng các biện pháp trừng phạt nhắm vào một ngân hàng Đan Đông (Trung Quốc) bị cáo buộc giúp Triều Tiên rửa tiền.
Washington cũng áp đặt trừng phạt với Tập đoàn Vận tải Đường thủy Đại Liên và 2 cá nhân người Trung Quốc bị cáo buộc thông đồng với những hành vi phạm pháp của Triều Tiên. Cùng với đó, Hoa Kỳ cũng thông qua thỏa thuận bán vũ khí trị giá tới 1 tỷ USD cho Đài Loan.
Mũi tên trúng nhiều đích
Quyết định trên của Washington đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt từ phía Triều Tiên cũng như Trung Quốc.
Trong một thông cáo phát đi, Bình Nhưỡng lên tiếng cáo buộc Washington đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào nước này đồng thời đe dọa sẽ hủy diệt Mỹ.
Theo phát ngôn viên Ủy ban Chiến tranh phi hạt nhân của Triều Tiên, Hoa Kỳ không nên kích động sự hỗn loạn, mà hãy suy nghĩ kỹ về những hậu quả thảm khốc có thể xảy ra nếu tiến hành những động thái quân sự liều lĩnh như vậy.
Triều Tiên phóng thử tên lửa Musudan
"Mỹ nên hiểu rằng tinh thần và ý chí của quân đội cũng như nhân dân Triều Tiên sẵn sàng hủy diệt mọi kẻ thù và có thể không thua kém gì Mỹ", Bình Nhưỡng cảnh báo.
Trong khi đó, Trung Quốc đã triển khai trực thăng tấn công, lực lượng đặc nhiệm tới khu vực biên giới sát với Triều Tiên để đề phòng trường hợp khẩn cấp khi căng thẳng liên quan tới Bình Nhưỡng tiếp tục gia tăng.
Dù vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ Bắc Kinh và Bình Nhưỡng tuy nhiên nhiều người cho rằng động thái trên của chính quyền Tổng thống Donald Trump là một mũi tên trúng nhiều đích.
Hồi đầu tháng 3 vừa qua, Mỹ đã tuyên bố bắt đầu lắp đặt hệ thống hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao (THAAD) tại Hàn Quốc sau khi Triều Tiên phóng thử tên lửa.
Tuyên bố trên ngay lập tức đã vấp phải sự phản ứng không hề nhỏ từ phía các nghị sĩ cũng như người dân Hàn Quốc.
Hôm 8/5, hơn 500 người dân sống gần khu vực triển khai hệ thống phòng THAAD của Mỹ tại Hàn Quốc gửi kháng nghị tới Toà án Hiến pháp để xin lệnh của toà chống lại việc xây dựng và cấp phép hoạt động của cơ sở quân sự này.
Nghị sĩ Woo Won-shik, người đứng đầu nhóm Nghị sĩ của đảng Dân chủ cầm quyền tại Quốc hội Hàn Quốc còn đề nghị phải xem xét mọi vấn đề, kể cả khả năng gửi trả THAAD nếu việc này chưa hoàn tất các thủ tục pháp lý tại Hàn Quốc.
Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia phản ứng mạnh mẽ nhất việc Mỹ lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao tại Hàn Quốc khi cho rằng sẽ đe dọa đến an ninh của nước này.
Theo giới phân tích, quyết định cứng rắn đối với một số ngân hàng của Trung Quốc vào thời điểm này được xem như một động thái nhằm "dằn mặt" Bắc Kinh trong vấn đề vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, quốc gia từ lâu được cho là nằm dưới sự bảo trợ mạnh mẽ của Trung Quốc. Dù Bắc Kinh đã lên tiếng phủ nhận tuy nhiên cáo buộc trên cũng khiến các nước tỏ ra thận trọng, xem xét với Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên.
Ngoài ra, trong bối cảnh Bình Nhưỡng liên tiếp triển khai các kế hoạch thử nghiệm vũ khí hạt nhân, thái độ có phần yếu ớt của Bắc Kinh trong vấn đề này thì việc Mỹ triển khai hệ thống THADD tại Hàn Quốc dường như là một lựa chọn không thể thay thế.
Những nguy cơ mới từ Triều Tiên được các bên cảnh báo phần nào sẽ khiến người dân Hàn Quốc tin tưởng hơn vào việc Washington đặt THADD tại quốc gia này.
Cùng với đó, động thái cứng rắn từ phía chính quyền Tổng thống Donald Trump còn trực tiếp cảnh cáo đối với Triều Tiên. Nếu Bình Nhưỡng còn tiếp tục gia tăng các căng thăng và có ý đồ dựa Nga để qua mặt Mỹ, Nhật Bản hay Hàn Quốc thì quốc gia này sẽ bị trả giá thật sự.
Tuấn Hùng
*******************
Không lâu sau khi Mỹ tuyên bố hết kiên nhẫn chiến lược với Triều Tiên, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã điều một đơn vị tinh nhuệ tới khu vực gần biên giới với Triều Tiên. Về phần mình, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lo Mỹ sẽ hành động đơn phương với Bình Nhưỡng và Moskva từng có động thái tương tự Trung Quốc.
Ngày 15/6, trang China Military Online (Trung Quốc) đăng hình ảnh các binh sĩ thuộc Sư đoàn lính nhảy dù số 15 tham gia huấn luyện cùng trực thăng tấn công WZ-10 gần Trường Xuân, thủ phủ tỉnh Cát Lâm.
Thành viên Sư đoàn lính nhảy dù số 15 của Trung Quốc.
Trang Huaxia.com (Trung Quốc) nhận định rằng cuộc luyện tập sẽ giúp các binh sĩ chuẩn bị tốt hơn cho "tình huống khẩn cấp".
Sư đoàn lính nhảy dù số 15, vừa được tái cơ cấu trong tháng 4 vừa qua khi chia thành các lữ đoàn nhỏ kết nối với những đơn vị quân sự trên bộ ở khắp Trung Quốc, từng có kinh nghiệm hoạt động ở Triều Tiên trong thời gian diễn ra chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).
Sư đoàn này đóng quân tại Xiaogan, tỉnh Hồ Bắc với phần lớn lực lượng được triển khai tại tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam thuộc miền Trung Trung Quốc. Như vậy, nếu tính theo địa hình thì đây là khu vực lý tưởng để lực lượng lính nhảy dù có thể tỏa đi bất cứ địa điểm nào khắp Trung Quốc.
Một bài viết trên trang Sina có nhận định rằng những chiến dịch nhanh chóng và bảo đảm được việc phá hủy vũ khí hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên là rất cần thiết đối với Trung Quốc nếu chiến tranh nổ ra. Điều này để bảo đảm an toàn cho những thành phố lớn của Trung Quốc có thể nằm trong tầm tấn công của tên lửa thuộc Bình Nhưỡng.
Động thái nói trên của Sư đoàn lính nhảy dù số 15 của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh Mỹ đã hết kiên nhẫn với Triều Tiên.
Ngày 27/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng một cuộc "xung đột " với Triều Tiên có thể xảy ra từ chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng. Tại cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hôm 30/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói : "Thời kỳ kiên nhẫn chiến lược với chính quyền Triều Tiên đã sụp đổ. Và nói thẳng ra thì sự kiên nhẫn đó đã kết thúc".
Tổng thống Trump nói thêm : "Mục tiêu của chúng tôi là hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực. Tuy nhiên, Mỹ sẽ tự phòng vệ, luôn luôn như vậy và chúng tôi cũng bảo vệ cho các đồng minh".
Hãng tin Reuters (Anh) đưa tin Mỹ từng đề nghị Trung Quốc tạo áp lực kinh tế và ngoại giao lên Triều Tiên để hạn chế chương trình hạt nhân và tên lửa nước này. Trung Quốc trong khi đó nhắc lại nhiều lần rằng ảnh hưởng của Bắc Kinh tới Triều Tiên có hạn chế và nước này đã làm mọi điều có thể.
Đây không phải lần đầu tiên Mỹ nói hết kiên nhẫn với Triều Tiên. Ngày 17/4, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tuyên bố "thời kỳ kiên nhẫn chiến lược (với Triều Tiên) đã chấm dứt" và Bình Nhưỡng nên nhìn những gì Mỹ đã từng làm ở Syria và Afghanistan, đồng thời cảnh báo Triều Tiên đừng khiêu khích quyết tâm này hay "sức mạnh các lực lượng vũ trang của Mỹ".
Ngay sau đó, Nga cũng có động thái động binh như Trung Quốc. Các đơn vị phòng không ở thủ đô Moskva của Nga bao gồm hệ thống phòng thủ tên lửa S-400, S-300 và Pantsir-S đã được đặt vào tình trạng báo động cao. Theo Bộ Quốc phòng Nga ngày 18/4, động thái trên là một phần trong các cuộc diễn tập sẵn sàng tính chiến đấu cho binh sĩ nước này.
Các chương trình tập trận mới của Nga diễn ra trước nguy cơ xảy ra một cuộc Chiến tranh thế giới thứ 3 bùng phát từ Bán đảo Triều Tiên. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố việc Mỹ không còn "kiên nhẫn chiến lược" với Bình Nhưỡng không góp phần vào giải quyết khủng hoảng, đồng thời hy vọng sẽ không có chuyện Mỹ lặp lại cuộc tấn công nhằm vào Triều Tiên như ở Syria.
Hà Linh