Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Không cho người nước ngoài biên soạn sách tiếng Anh : sai luật, sai cả nguyên tắc giáo dục

RFA, 15/01/2020

Trước thông tin Bộ Giáo dục và đào tạo không đồng ý để người nước ngoài tham gia biên soạn sách dạy tiếng Anh, một số chuyên gia về luật và giáo dục trong nước cho rằng quyết định này sai về mặt luật pháp và nguyên tắc giáo dục.

in1

Quầy bán sách giáo khoa lớp 1. RFA

Trả lời truyền thông trong nước hôm 13/1 vừa qua, ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ giáo dục tiểu học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết Bộ đã phải tham vấn rất nhiều cơ quan, ban ngành về tính pháp lý, vấn đề bản quyền sách nếu có người nước ngoài tham gia biên soạn. Do đó, Bộ sẽ chỉ công bố, phê duyệt những cuốn sách giáo khoa Tiếng Anh của tác giả người Việt và tham khảo các nguồn tài liệu có liên quan đến tính pháp lý, sở hữu bản quyền của các nhà xuất bản khác đúng theo thông lệ quốc tế. Còn người nước ngoài tham gia biên soạn sách Tiếng Anh, chiếu theo tinh thần của Thông tư 33 sẽ không được chấp thuận.

Chúng tôi có trao đổi với Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam để tìm hiểu về nội dung Thông tư 33 cũng như quyết định của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Luật sư Hậu nhận định :

"Thông tư 33 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 22/12/2017. Đây là một thông tin nói về tiêu chuẩn và quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa, tiêu chuẩn tổ chức cá nhân biên soạn sách giáo khoa, cũng như tổ chức hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa. Khi tôi đọc Thông tư 33 tôi thấy không có điều khoản nào cấm người nước ngoài tham gia biên soạn sách giáo khoa. Đội ngũ biên soạn sách giáo khoa phải đáp ứng những tiêu chuẩn theo như thông tư nói : có trình độ đại học, có chuyên môn, có đầy đủ quyền công dân, có phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt. Việc đầy đủ quyền công dân là đầy đủ thế nào cần phải giải thích rõ. Ở đây không có từ nào nói cấm người nước ngoài biên soạn sách giáo khoa. Chúng ta phải hiểu rõ tinh thần của quy định này, chỉ có một số từ ngữ trong thông tư này cần được giải thích rõ hơn".

Bên cạnh đó, Luật sư Hậu cũng cho rằng phát biểu của ông Thái Văn Tài không đúng về mặt pháp lý và cả Thông tư 33 khi nhắc đến ‘thông lệ quốc tế’ :

"Theo thông lệ quốc tế khi sử dụng tác phẩm của người khác mình phải xin phép, thậm chí phải trao đổi với họ khi mình sử dụng những cái mà họ là tác giả. Luật Việt Nam cũng có riêng Bộ luật sở hữu trí tuệ, tôi nghĩ cái này chẳng có gì tranh chấp. Thậm chí như ở Singapore, đặc biệt là sách giáo khoa, nếu anh đến hỏi họ còn tạo điều kiện để anh đưa những kiến thức của mình về cho bản xứ của họ học. Tôi cho rằng nói như vậy là không hiểu tinh thần chính xác của Thông tư 33 và chẳng có gì tranh chấp pháp lý về sở hữu bản quyền vì Việt Nam có luật riêng này rồi, vấn đề chỉ cần xử lý đúng luật là xong".

Trao đổi với Đài Á Châu tự Do, Thạc sĩ Đinh Gia Hưng, giảng viên môn tiếng Anh tại Đại học Đà Nẵng cho biết ông không đồng ý với chủ trương này của Bộ Giáo dục :

"Nguyên tắc việc soạn một chương trình ngoại ngữ là phải đảm bảo văn hóa nước đó, nước mà chúng ta học ngôn ngữ. Đặc thù chương trình ngoại ngữ như vậy cần được kết hợp bằng chương trình hỗn hợp giữa chuyên gia trong nước và nước ngoài. Nguyên tắc để biên soạn chương tình ngoại ngữ phù hợp với Việt Nam và phù hợp với thế giới phải đảm bảo những yếu tố về văn hóa, ngôn ngữ, những đặc điểm khác nên không thể thờ ơ, không thể thiếu sự tham gia của người bản địa nước ngoài".

Ông Thái Văn Tài vào ngày 13/1 vừa qua cũng cho biết thêm rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chuẩn bị những bước cuối cùng để công bố những sách giáo khoa tiếng Anh không có tác giả là người nước ngoài.

Theo đó, trong số 6 bản mẫu sách giáo khoa tiếng Anh lớp 1 được đánh giá đạt trong đợt đầu tiên, chỉ một mẫu sách có tổng chủ biên, chủ biên là người Việt Nam. Cuốn sách này nằm trong bộ "Cùng học để phát triển năng lực" do Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển giáo dục Hà Nội, một đơn vị thành viên của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thực hiện.

Theo Thạc sĩ Đinh gia Hưng, sách giáo khoa là là công cụ truyền tải kiến thức đến học sinh, đặc biệt là sách dạy ngôn ngữ mới cho trẻ em tiểu học. Vì vậy, ông cho rằng việc sách do người Việt biên soạn chưa chắc đã đáp ứng được việc thẩm thấu ngôn ngữ cho người học nhỏ tuổi :

"Tôi nghĩ bậc tiểu học rất nhạy cảm với việc tiếp nhận ngôn ngữ. Ngay trình độ ban đầu tất nhiên các em sẽ học được tiếng Anh, ngôn ngữ, văn hóa, phong cách ngôn ngữ, cách suy nghĩ, quan niệm của người Anh ngày trong những giáo trình tiếng Anh đó. Nếu những năm đó các em học chương trình tiếng Anh người Việt soạn không thì các em khó thẩm thấu ngôn ngữ mình đang học, theo tôi nó rất thiếu thốn và ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp nhận tiếng Anh cao hơn ở bậc sau này".

Do đó, Thạc sĩ Đinh Gia Hưng cho rằng đối với những thay đổi liên quan đến sách giáo khoa, những người lãnh đạo Bộ Giáo dục – Đào tạo cần phải suy xét kỹ :

"Các vị thực hiện chương trình này phải lắng nghe công luận và lắng nghe đội ngũ nhà giáo cũng như những chuyên gia khác trước khi có thể đưa ra quyết định cuối cùng bởi vì ảnh hưởng tới một quốc gia chứ không phải vài trường hoặc một vài địa phương. Mà triết lý dạy ngoại ngữ là dạy văn hóa của ngoại ngữ, ngoài những kỹ thuật thì còn phải dạy linh hồn của ngoại ngữ, chính là yếu tố người bản ngữ đặt vào các giáo trình ngôn ngữ".

Được biết, sách tiếng Anh trong bộ "Cùng học để phát triển năng lực" thuộc đề án ngoại ngữ quốc gia, và được thực hiện bằng ngân sách nhà nước. Việc sử dụng sách này đã khiến dư luận dấy lên câu hỏi về khẳng định đã hoàn toàn xã hội hóa việc làm sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo trước đây. Vậy đưa sách này vào chương trình học có trái với nội dung Bộ đề ra trước đó ?

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Thái Văn Tài giải thích rằng sách giáo khoa Tiếng Anh của đề án ngoại ngữ chỉ có từ lớp 3 đến lớp 12, còn sách lớp 1 là do đơn vị tư nhân tự biên soạn.

Nguồn : RFA, 15/01/2020

Published in Việt Nam

Nhóm nhân sĩ trí thức Sài Gòn biểu tình chống Trung Quốc (RFA, 10/08/2019)

Một nhóm 7 vị nhân sĩ - trí thức ở Sài Gòn được nhiều người biết đến vào ngày 10/8 tiến hành một cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Việt Nam trước Tổng Lãnh sự Trung Quốc ở Thành phố Hồ Chí Minh.

chong1

Nhóm nhân sĩ-trí thức Sài Gòn biểu tình trước Tổng Lãnh sự Trung Quốc ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm 10/8/2019 -Courtesy Facebook Dung Hoang

Những vị tham gia gồm các giáo sư Hoàng Dũng và Tương Lai, các ông Võ Văn Thôn, Lê Công Giàu, Hà Thúc Huy, Nguyễn Thanh Văn, Huỳnh Tấn Mẫm. Giáo sư Hoàng Dũng vào tối ngày 10/8 xác nhận tin vừa nêu với Đài Á Châu Tự Do.

Giáo sư Hoàng Dũng cho biết dù trong thời gian qua tư gia của một số vị như Giáo sư Tương Lai… bị lực lượng chức năng canh phòng chặt chẽ, nhưng những người tham gia vẫn tìm cách liên lạc và đến được địa điểm biểu tình.

Những người biểu tình mang theo băng rôn, biểu ngữ và hô ‘đả đảo’ Trung Quốc xâm lược.

Theo Giáo sư Hoàng Dũng thì cuộc biểu tình diễn ra thuận lợi, không có cử chỉ đàn áp. Tuy nhiên có công an trẻ ra khuyên giải những vị trí thức với luận điểm thông thường lâu nay là vấn đề chống Trung Quốc xâm lược Việt Nam đã có nhà nước Hà Nội lo. Giáo sư Hoàng Dũng thuật lại khi nghe điều đó, Giáo sư Tương Lai đã lớn tiếng phản bác.

Trong bài viết trên trang Facebook cá nhân, Giáo sư Hoàng Dũng viết về vụ việc này : "Chúng tôi đã đến trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc, cơ quan đại diện cho chính quyền Trung Quốc để biểu tỏ lòng yêu nước của dân Việt, để phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc. Nhưng bỗng nhiên có một bóng áo xanh : một anh công an rất trẻ, má còn lấm tấm mụn cám, xuất hiện và khuyên giải mọi người giải tán. Thực ra, anh nói cũng lễ phép và nhẹ nhàng. Anh Tương Lai nói to : "Chụp cho tôi với anh công an này một tấm ảnh nào"… Nghe thế, anh giãy nảy không chịu, lại tiếp tục khuyên. Nhưng đến câu này của anh : "Chuyện chống Trung Quốc để nhà nước lo" thì anh Tương Lai không chịu nổi, la lớn : "Láo ! Nhà nước nào lo chuyện chống xâm lược ?". Có lẽ Bộ Công an nên ra một chỉ thị cấm cán bộ của mình nói những câu phản động, phản truyền thống "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh" của dân tộc như thế".

Giáo sư Hoàng Dũng nhắc lại thực tế trước đây trong một số cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn, xâm lược Việt Nam có một số người tham gia bị lực lượng chức năng đánh đổ máu.

Đó là một trong những lý do mà kỳ này khi Trung Quốc xâm phạm Bãi Tư Chính của Việt Nam nhiều người dân tỏ vẻ thờ ơ.

Dẫu thế theo Giáo sư Hoàng Dũng, cuộc biểu tình của những vị nhân sĩ-trí thức Sài Gòn vào ngày 10/8 cũng nhằm đánh động tinh thần ‘nước mình, mình giữ’.

Vào ngày 6/8, tại Hà Nội một số nhà hoạt động cũng tiến hành một cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Việt Nam trước Đại sứ quán Trung Quốc.

Lực lượng công an cũng xuất hiện và yêu cầu giải tán.

********************

Quan ngại về mạng xã hội Trung Quốc xuất hiện ở Việt Nam (RFA, 10/08/2019)

Thông tin đăng ký tên miền Weibo.vn cũng như bảng hiệu của ‘Công ty cổ phần Weibo Truyền thông mạng xã hội Việt- Trung’ xuất hiện ở Hà Nội trong những ngày qua khiến nhiều người trong nước quan ngại mạng Weibo của Trung Quốc đến Việt Nam.

vn5

Hình ảnh bảng hiệu Công ty Cổ phần Weibo - Courtesy Facebook Nguyễn Lê Minh Quân (Johan)

Truyền thông trong nước vào các ngày 8 và 9 tháng 8 loan tin vừa nêu. mạng báo Thanh Niên cho biết theo tìm hiểu thì cách thời điểm bản tin loan đi một tuần lễ có công ty Weibo Joint Stock Company do người có tên Nguyễn Lê Minh Quân sinh năm 1988 ở Hà Nội đăng ký.

Còn mạng báo Tuổi Trẻ vào ngày 8 tháng 8 loan tin hiện có tên miền www.weibo.vn đăng ký vào ngày 31 tháng 10 năm 2018 do Nguyễn Lê Minh Quân là chủ thể đăng kỳ sử dụng. Người này cũng là người đăng ký giấy phép kinh doanh thành lập công ty cổ phần Weibo.

VTC News cũng có tin cho biết Sở Kế hoạch- Đầu tư Hà Nội là đơn vị cấp phép cho công ty cổ phần Weibo và tên miền www.weibo.vn.

Mạng báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn từ Bộ Thông tin- Truyền thông rằng cơ quan này chưa hề cấp phép hay xét duyệt hồ sơ xin cấp phép của doanh nghiệp nào có hoạt động liên quan đến mạng xã hội Weibo Trung Quốc. Bộ Thông tin- Truyền thông Việt Nam đến thời điểm này chưa nhận được thông tin gì từ phía Weibo Trung Quốc về việc mở hoạt động của họ tại Việt Nam.

Weibo hay Sina Weibo là trang mạng xã hội có 30% người sử dụng mạng ở Trung Quốc dùng. Weibo ra đời vì chính phủ Trung Quốc cấm Facebook và Twitter tại Hoa Lục.

***********************

Trung Quốc phá giá đồng tiền, xuất cảng Việt Nam bị ảnh hưởng (Người Việt, 09/08/2019)

Trung Quốc phá giá đồng CNY, các mặt hàng nông lâm thủy sản xuất cảng của Việt Nam sẽ khó cạnh tranh, trong khi rau củ quả giá rẻ từ Trung Quốc sẽ tràn vào cạnh tranh với hàng Việt.

vn2

Mặt hàng tôm Việt Nam sẽ khó cạnh tranh với các đối thủ tại thị trường Trung Quốc khi nước này điều chỉnh tỷ giá đồng CNY. (Hình : VietnamNet)

Trước sức ép gia tăng của cuộc thương chiến với Mỹ, Trung Quốc đã có động thái phá giá đồng Nhân Dân Tệ (CNY) khiến tỷ giá đồng tiền này so với đồng đô la đã rơi xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua. Đây được coi là biện pháp trả đũa việc Tổng Thống Donald Trump tuyên bố áp thuế thêm 10% đối với $300 tỷ hàng hóa của Trung Quốc.

Thế nhưng, việc Trung Quốc phá giá CNY không ảnh hưởng nhiều đến Mỹ mà khiến nông sản xuất cảng sang Trung Quốc của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.

Báo VietnamNet dẫn nhận định từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết đồng CNY liên tục bị phá giá và mất giá nhiều hơn so với mức mất giá của đồng tiền Việt Nam (VND) trước đồng đô la, sẽ tạo ra chênh lệch mất giá giữa đồng CNY so với VND "là rất lớn". Vì thế, giá trị của VND so với CNY tăng lên.

Trong trường hợp này, giá hàng hóa xuất cảng từ Việt Nam sang Trung Quốc sẽ cao hơn, gây khó khăn cho việc xuất cảng của Việt Nam.

Cụ thể với mặt hàng thủy hải sản, theo VASEP nước cạnh tranh xuất cảng lớn nhất của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc (nhất là mặt hàng tôm) là Ấn Độ hiện đang có nguồn cung tôm giá rẻ hơn, trong khi đồng Rupee cũng bị phá giá sâu so với đô la, nên chênh lệch mất giá với CNY ít hơn so với VND. Do vậy, Ấn Độ sẽ đẩy mạnh xuất cảng sang Trung Quốc và Việt Nam sẽ bị áp lực cạnh tranh mạnh hơn.

Một doanh nghiệp trong ngành thủy sản ở Cà Mau lo ngại tôm, cá Việt Nam sẽ "hết đường sang Trung Quốc" khi nước này phá giá đồng CNY. Bởi vì nếu muốn xuất sang Trung Quốc sẽ phải giảm giá, giảm lợi nhuận để cạnh tranh với các đối thủ tại thị trường Trung Quốc, nhưng nếu giảm giá thành cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp thủy sản sẽ không có lãi, thậm chí thua lỗ.

vn3

Dự báo rau củ quả giá rẻ của Trung Quốc sẽ tiếp tục tràn về Việt Nam với số lượng lớn. (Hình : VietnamNet)

Chia sẻ với VietnamNet, đại diện Vina T&T Group, một doanh nghiệp chuyên xuất cảng, cho biết hiện việc mua bán trong xuất cảng chính thức (chính ngạch) và không chính thức (tiểu ngạch) của Việt Nam đối với Trung Quốc phần lớn giao dịch bằng đồng CNY. Vì vậy, khi đồng CNY mất giá đồng nghĩa các công ty xuất cảng của Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều.

Ở chiều nhập cảng, đồng CNY mất giá kéo theo hàng nông sản, nhất là rau quả từ Trung Quốc giá vốn rẻ sẽ càng rẻ hơn được nhập nhiều vào thị trường Việt Nam. Khi đó, nông sản Việt sẽ bị cạnh tranh rất lớn chính ngay trên sân nhà.

Theo thông tin từ VASEP, do Trung Quốc siết chặt kiểm soát thương mại mậu biên và kiểm tra an toàn thực phẩm, trong khi nhiều doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam vốn quen xuất cảng qua đường tiểu ngạch, thiếu thông tin về những quy định xuất cảng qua đường chính ngạch, dẫn đến việc thụ động, phá sản.

Đây là một phần nguyên nhân dẫn đến việc xuất cảng thủy sản sang Trung Quốc tính đến hết Tháng Sáu, 2019, giảm 2,3% so với cùng kỳ 2018, chỉ đạt 572 triệu USD.

Nói với báo VietnamNet, ông Phạm Tất Thắng, chuyên gia xuất nhập cảng, nhận định việc Trung Quốc phá giá đồng CNY sẽ ảnh hưởng tới toàn cầu, được dự đoán có thể dẫn tới nguy cơ kinh tế toàn cầu sẽ sa vào một đợt suy thoái nặng nề.

Riêng Việt Nam, Trung Quốc là thị trường xuất cảng lớn nhất của nông sản, thậm chí có nhiều mặt hàng chỉ xuất được sang Trung Quốc. Do vậy, khi giá trị đồng CNY thay đổi hạ thấp tính trên tỷ giá giữa VND sẽ ảnh hưởng trực tiếp, ngay lập tức tới hoạt động xuất cảng của Việt Nam. (Tr.N)

****************

Ngưng mua thịt heo Mỹ, Trung Quốc quay sang Việt Nam gom hàng (Người Việt, 09/08/2019)

Trả đũa Mỹ, Trung Quốc hủy mua thịt heo khiến không đủ nguồn thịt cung cấp cho thị trường 1,4 tỷ dân, buộc phải quay sang Việt Nam gom hàng dù trước đó đã "cấm cửa" mặt hàng này hơn hai năm.

vn4

Thiếu hàng, thương lái Trung Quốc sang Việt Nam gom từ heo sống đến thịt heo mảnh. (Hình : VietnamNet)

Báo VietnamNet ngày 9/8/2019, dẫn lời ông Nguyễn Văn Duy, một thương lái chuyên thua mua heo ở tỉnh Lạng Sơn, cho biết đang tăng thu mua heo sống để xuất sang Trung Quốc.

Theo ông Duy, trước đây heo Việt Nam được xuất cảng sang Trung Quốc qua đường không chính thức, nhưng từ năm 2017 đến nay thì bị cấm hẳn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng giá "heo hơi" ở Việt Nam hồi năm 2017.

Thế nhưng hiện tại, các đầu mối chuyên kinh doanh thịt heo bên Trung Quốc đặt mua heo trở lại. Thậm chí một số lò mổ ở Việt Nam còn bán cả thịt heo mảnh làm sẵn.

"Trung Quốc cũng giống Việt Nam đang bị dịch tả heo Châu Phi hoành hành dẫn đến nguồn cung thiếu hụt, giá heo hơi tăng cao hơn so với Việt Nam khoảng 1 USD/kg nên các thương lái bên Trung Quốc đẩy mạnh thu mua heo của Việt Nam", ông Duy cho biết.

Trước đó, ông Nguyễn Công Bắc, chủ trang trại lớn nhất nhì tỉnh Sơn La, cũng cho biết, hôm 2/8, một thương lái Trung Quốc đánh xe lên tận trại nhà ông để mua 150 con heo đưa sang Trung Quốc.

Nói với báo VietnamNet, ông Nguyễn Xuân Dương, quyền cục trưởng Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cho biết Trung Quốc đang bị khủng hoảng do dịch tả heo Châu Phi. Tính từ tháng 8/2018 đến nay, nước này đã phải tiêu hủy khoảng 200 triệu con heo (chiếm 30% tổng đàn) nên nguồn cung thịt heo thiếu hụt trầm trọng khiến giá tăng mạnh.

Cụ thể, theo số liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc, hồi cuối tháng Bảy vừa qua, giá heo bán buôn bình quân ở Trung Quốc tăng lên 18,6 CNY/kg (2,7 USD). Tại một số tỉnh như Quảng Đông, Quảng Tây, Sơn Đông, Cát Lâm… giá heo tăng lên tới 3,2 USD /kg, thậm chí Hà Bắc, Hà Nam giá đã tăng lên mức 3,6 USD /kg.

Trong khi đó, ngày đầu tiên của tháng 8/2019 Bộ Nông nghiệp Mỹ loan tin Trung Quốc quyết định hủy mua lô thịt heo Mỹ lớn nhất từ trước đến nay, với 14.700 tấn, dự kiến nhận trong năm nay và năm sau.

Trước đó, Trung Quốc đã hủy mua 53 tấn thịt heo Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 28/2, hủy mua 999 tấn trong tuần kết thúc ngày 21/3, hủy mua 214 tấn trong tuần kết thúc ngày 18/4 và hồi giữa tháng 5/2019, cũng đã đã hủy mua 3.200 tấn thịt heo của Mỹ.

Ông Dương nhận định : "Nguồn cung trong nước đang thiếu hụt, nguồn cung lớn thịt heo từ Mỹ cũng đã bị hủy, Trung Quốc sẽ phải tìm nguồn cung khác bù đắp vào sự thiếu hụt này và không đâu tốt hơn Việt Nam. Đây cũng là nguyên nhân khiến giá heo ở Việt Nam tăng trở lại".

Khảo sát trên thị trường hiện nay, giá thịt heo hơi xuất chuồng ở Việt Nam đang tăng, đặc biệt là tại các tỉnh phía Bắc giá heo hơi xuất chuồng đã tăng lên mốc 44.000-49.000đồng/kg (1,9 USD -2,1 USD)

Tại các tỉnh miền Trung, miền Nam, giá thịt heo hơi xuất chuồng cũng bắt đầu tăng nhẹ, hiện là 33.000-35.000 đồng/kg (1,4 USD -1,5 USD) tùy địa phương.

Theo Anova Feed dự báo, giá heo hơi ở Việt Nam dự kiến sẽ còn nhích lên từng ngày, bởi hiện lượng heo không còn nhiều vì số lượng đàn bị tiêu hủy do dịch tả heo Châu Phi khá lớn với gần 4 triệu con. (Tr.N)

******************

Việt Nam phản đối sách giáo khoa Trung Quốc về chủ quyền Biển Đông (VOA, 09/08/2019)

Bộ Ngoi giao Vit Nam hôm 9/8 phn bác các thông tin "trái vi s tht" trong b sách giáo khoa sp ra mắt của Trung Quc, trong đó nói Bin Đông là mt phn ca Trung Quc "t thi c đi" và khng đnh đây là hành đng không có li cho quan h hai nước.

gk1

Người phát ngôn BNG bình luận về thông tin trên Global Times (Hoàn cầu Thời báo) về việc Trung Quốc ra sách giáo khoa lịch sử tuyên bố Biển Đông thuộc Trung Quốc "từ thời cổ đại".

Trên trang Twitter chính thức ca B Ngoi giao Vit Nam, người phát ngôn Lê Th Thu Hng bình lun vi viết ngày 1/8 ca t Global Times (Hoàn cu Thi báo), trong đó nói b sách giáo khoa mà Trung Quc d đnh ra mt vào tháng ti s "nêu bt toàn vn lãnh th" ca Trung Quc Bin Nam Trung Hoa – mà Vit Nam gi là Bin Đông.

Bài viết ca t Global Times đưa ra mt ví d trong nhng nội dung được ci biên trong b sách giáo khoa lch s cho hc sinh trung hc, khi trích li Giáo sư s hc Ye Xiaobing, nói rng cm đo Điếu Ngư (thuc vùng bin phía Đông Trung Quc) và Bin Nam Trung Hoa (tc Bin Đông) "đã là lãnh th ca Trung Quc t thời c đi, và Trung Quc là nước đu tiên phát hin ra, đt tên, và tun tra các khu vc này".

Vẫn theo t báo ca Đng cộng sản Trung Quc, người Trung Hoa thi c đi đã đi qua bng đường bin và phát hin ra các đo trên Bin Đông t thi Nhà Tây Hán (từ năm 206 trước công nguyên đến năm 25 sau công nguyên).

Theo giáo sư Trung Quc, b sách này s được phân phi và s dng tt c các trường hc Trung Hoa đi lc bt đu t tháng 9.

"Việc Trung Quc tuyên truyn, giáo dc thế h tương lai bng nhng thông tin trái với s tht lch s và lut pháp quc tế là không có li cho mi quan h song phương gia hai nước", bà Hng nói trong phn đăng ti trên Twitter bng tiếng Anh ca Bộ Ngoại giao hôm 9/8.

Trước đó mt ngày, bà Hng được Tui Tr trích li nói trong bui hp báo thường kỳ ti Nhà khách Chính phủ vi khng đnh v "bng chng lch s" ca Vit Nam trên Bin Đông khi tr li câu hi ca phóng viên v thông tin b sách giáo khoa nói trên ca Trung Quc.

"Như đã nhiu ln khng đnh, Vit Nam có đy đ cơ s pháp lý và bng chng lch s đ khẳng đnh ch quyn ca mình đi vi hai qun đo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hp vi lut pháp quc tế", bà Hng nói hôm 8/8 ti cuc hp báo Hà Ni.

Trước đây Vit Nam tng nhiu ln phản đi Trung Quc khi nước này phát hành các b tem "xâm phm ch quyn bin đo ca Vit Nam trên Bin Đông" cũng như sn xut các qu cu nha in các tnh phía bc ca Vit Nam vào lãnh th Trung Quc.

Trong hơn 1 tháng qua, mi quan h gia Vit Nam và Trung Quốc đã rơi vào khng hong nghiêm trng vi các tàu chp pháp ca hai bên đi đu nhau ti Bãi Tư Chính Bin Đông, nơi Bc Kinh điu mt tàu thăm dò đa cht ti khu vc mà Hà Ni nói là thuc vùng đc quyn kinh tế ca mình.

Bà Hằng hôm 8/8 khng đnh vi báo chí rng tàu Hi Dương Đa cht 8 ca Trung Quc đã ri khi khu vc. Trong hơn 1 tháng qua, Vit Nam 3 ln lên tiếng phn đi hot đng thăm dò ca tàu này, nói rng làm như vy là "vi phm ch quyn và quyn tài phán ca Vit Nam". Tuy nhiên Hà nội không có hành đng pháp lý nào đ kin Bc Kinh ra tòa quc tế như nhiu chuyên gia quc tế và người dân kêu gi.

Published in Việt Nam

Giàn khoan Đông Phương : Trung Quốc nắn gân Việt Nam trước chuyến thăm Hoa Kỳ của TBT Nguyễn Phú Trọng (RFA, 11/04/2019)

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do về việc Trung Quốc đưa giàn khoan Đông Phương đến khu vực Vịnh Bắc Bộ nơi Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn đang tiếp tục đàm phán, Thạc sĩ Hoàng Việt – một chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông cho rằng đây là cách mà Trung Quốc muốn nắn gân Việt Nam trước khi Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ.

"Có lẽ đây cũng là cách mà Trung Quốc luôn luôn nhắc nhở Việt Nam rằng Hoa Kỳ thì ở xa mà Trung Quốc thì ở gần. Để Việt Nam biết được vai trò của Trung Quốc".

dongphuong1

Ví trí giàn khoan Đông Phương trên bản đồ. RFA edit

Tân Hoa Xã vào ngày 7 tháng 4 vừa qua loan tin cho biết Trung Quốc chuẩn bị đưa giàn khoan dầu khí lớn thứ nhì của nước này có tên Dongfang (Đông Phương) 13-2 CEPB ra lưu vực Yinggehai, hay còn gọi là lòng chảo Quỳnh Hải, nằm ở phía tây bắc Biển Đông, giữa đảo Hải Nam và bờ biển phía Bắc của Việt Nam.

Bốn ngày sau đó, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trong buổi họp báo thường kỳ cho biết các cơ quan chức năng chính phủ Hà Nội đang xác minh thông tin Trung Quốc đưa giàn khoan Đông Phương 13-2 đi vào thềm lục địa của Việt Nam ở khu vực Vịnh Bắc Bộ.

Trước đó, vào ngày 14/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ sang thăm Hoa Kỳ trong năm nay theo lời mời của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tuy nhiên, nhiều đánh giá cho rằng việc "nắn gân" này không làm ảnh hưởng gì đến mối quan hệ Việt – Mỹ đang trong giai đoạn chín muồi như lời Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, nguyên trưởng Nhóm Tư Vấn Lãnh Đạo Bộ Ngoại Giao Việt Nam, hiện là thành viên của tổ chức Minh Triết Làm Chủ Biển Đông nhận định :

"Tôi nghĩ sắp tới cần xem xét Trung Quốc làm thế này có phải là nhắc nhở, thậm chí là để dằn mặt Việt Nam hay không thì đây là một vấn đề cần đặt trong một bối cảnh rộng lớn hơn, chứ không phải chỉ vấn đề giàn khoan. Bởi vì quan hệ Việt – Mỹ bây giờ bước vào giai đoạn khó ai có được động thái ngăn cản được vì nằm trong tiến trình, trong sự thay đổi điều chỉnh chính sách lớn của phía Mỹ khu vực Indo-Pacific, nên những động thái ngăn trở chưa chắc đã có tác dụng".

Từ năm 2013, Việt Nam và Mỹ đã nâng tầm quan hệ lên Đối tác toàn diện. Hợp tác giữa hai bên trong các năm qua được phát triển trên nhiều lĩnh vực bao gồm kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hóa giáo dục và môi trường. Đặc biệt, Hoa Kỳ là nước cam kết giúp Việt Nam trong việc tăng cường năng lực biển qua việc cung cấp các tàu tuần tra cho Việt Nam.

Mới đây, hôm 1 tháng 4, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cho biết Mỹ đã chính thức bàn giao 6 xuồng tuần tra cao tốc Metal Shark cho Cảnh sát biển Việt Nam. Trước đó, Mỹ cũng đã tặng Việt Nam 12 xuồng tuần tra Metal Shark khác.

Hoa Kỳ cũng là nước nhiều lần lên tiếng phản đối các hành động quân sự hóa và lấn lướt của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền với các nước khác, trong đó có Việt Nam. Hoa Kỳ khẳng định mình có quyền tự do hàng hải và hàng không tại khu vực này.

dongphuong2

Hình chụp hôm 14/5/2014 từ tàu cảnh sát biển Việt nam cho thấy tàu hải giám của Trung Quốc (trái) đang đi gần giàn khoan dầu của Trung Quốc trong vùng nước tranh chấp ở Biển Đông. AFP

Thạc sĩ Hoàng Việt cho rằng chuyến thăm Hoa Kỳ của người đứng đầu nhà nước Việt nam sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến quan hệ Việt – Trung :

"Khi mà Việt Nam xích gần Hoa Kỳ hơn thì Trung Quốc có cái nhìn không được thiện cảm và an tâm cho lắm, theo cách nhìn của họ. Cho nên đó cũng là cách ảnh hưởng phần nào đến Việt Nam trong đối sách của Việt Nam. Gần đây, trong Hội thảo quốc phòng giữa Việt Nam – Hoa Kỳ, đó cũng giải thích vì sao ông Nguyễn Chí Vịnh ít khi nhắc, lên án chuyện Trung Quốc, trong khi Hoa Kỳ lên án rất mạnh mẽ. Việc này cho thấy thái độ của Việt Nam, giống như Việt Nam đang phải cân bằng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc".

Mặc dù Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn các tranh chấp ở khu vực Biển Đông, nhưng hai bên từ năm 2008 đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Việt Nam và Trung Quốc vào năm 2000 đã ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ với đường biên giới lãnh hải 2 nước ở khu vực ngoài cửa sông Bắc Luân.

Tuy nhiên, hiện cả Trung Quốc và Việt Nam vẫn chưa thể đi đến thống nhất trong việc phân định vùng cửa Vịnh Bắc Bộ, dù vẫn thường xuyên có các hoạt động tuần tra chung tại đây.

Do đó, Thạc sĩ Hoàng Việt cho rằng đây là một việc đáng quan ngại vì hiện nay vẫn chưa biết được giàn khoan Đông Phương đặt ở đâu. Ông chia thành hai trường hợp có hai trường hợp xảy ra :

"Nếu giàn khoan Đông Phương nằm trong vùng đã phân định thuộc về Trung Quốc thì không gì phải bàn. Nhưng nếu đặt giàn khoan này vào khu vực mà thuộc Việt Nam hoặc vùng chưa phân định thì đó là vấn đề chắc chắn Việt nam sẽ phản đối. Nếu Việt Nam không phản đối thì họ (Trung Quốc) sẽ làm tới và kịch bản vụ giàn khoan năm 2014 tiếp tục tái lập, hình thành những chuyện khác".

Đông Phương không phải là giàn khoan lớn đầu tiên được Trung Quốc đưa ra Biển Đông. Cách đây 5 năm, vào năm 2014, Trung Quốc đã cho triển khai giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 vào khu vực quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam. Vụ việc đã dẫn đến căng thẳng trong quan hệ hai nước trong nhiều tháng cho đến khi Trung Quốc quyết định rút giàn khoan về.

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng cho rằng ngoài chuyện xác định địa điểm của giàn khoan Đông Phương, còn phải xem xét kỹ lý do tại sao Trung Quốc lại công bố chuyện này vào thời điểm này ?

"Trung Quốc nói là chuẩn bị cái này lâu rồi, bây giờ tiến hành trên thực địa thôi. Tôi nghĩ Tôi cho rằng đây rõ ràng là một hoạt động mang ý nghĩa biểu kiến vì Trung Quốc không bao giờ làm việc gì chỉ mang một ý nghĩa.

Vụ Đông Phương này làm ta nhớ lại vụ giàn khoan Hải Dương 981 5 năm trước đây. Lúc bấy giờ chúng ta chỉ chú ý vào việc Hải Dương 981 vào Biển Đông thôi, nhưng sau đó chúng ta cũng kịp thời phát hiện rất nhanh là Trung Quốc nghi binh dư luận để cấp tập, cơi nới các đảo đá trên Biển Đông. Nhớ lại chuyện đó, chúng ta phải cảnh giác lần này Trung Quốc làm thế này để làm gì ?".

Việc Trung Quốc xây lấp các đảo nhân tạo và triển khai vũ khí ra khu vực Biển Đông đã bị quốc tế lên án. Tuy nhiên, Trung Quốc nói rằng nước này có toàn quyền đối với những thực thể mà Trung Quốc xây lấp ở Biển Đông.

Trung Quốc đã vẽ ra đường đứt khúc 9 đoạn đòi chủ quyền đến 90% diện tích Biển Đông, lấn cả vào vùng nước của các nước láng giềng như Việt Nam và Philippines. Tòa Trọng tài quốc tế hồi năm 2016 đã bác bỏ tính pháp lý của đường đứt khúc này nhưng Trung Quốc từ chối không tuân thủ phán quyết của tòa.

Vẫn theo Tiến sĩ Thắng, đến nay thì sự việc Trung Quốc đưa gian khoan dầu ra Biển Đông chưa thể đưa ra kết luận, vì ngay cả phía Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng nói rất có mức độ. Theo ông, những hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông là vô luân vô pháp. Do đó, không thể loại trừ trường hợp Trung Quốc sẽ tiếp tục gây hấn với Việt Nam để gây thêm căng thẳng trên Biển Đông. Tuy nhiên, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng cho rằng tất cả những chuyện này vẫn cần thêm thời gian để tiếp tục theo dõi.

********************

Việt Nam đang xác minh thông tin giàn khoan Trung Quốc Đông Phương 13-2 CEPB (VOA, 11/04/2019)

Bộ Ngoi giao Vit Nam va cho biết các cơ quan chc năng đang xác minh thông tin giàn khoan Đông Phương (Dongfang) 13-2 CEPB ca Trung Quc đang hot đng Bin Đông.

dongphuong3

Giàn khoan dầu Hải Dươ ng 981 c ủa Trung Quốc. Ảnh minh họa

Trả li câu hi ca báo chí v phn ng ca Vit Nam trước các thông tin cho rng giàn khoan Đông Phương 13-2 CEPB ca Trung Quc đang hot đng Bin Đông, Người phát ngôn B Ngoi giao Lê Th Thu Hng vào chiu ngày 11/4/2019 nói : "Các cơ quan chc năng Vit Nam đang xác minh thông tin như va nêu".

Bà Lê Thị Thu Hng cũng nhc li rng, hip đnh phân đnh Vnh Bc B đã phân đnh rõ phm vi và chế đ pháp lí lãnh hi, vùng đc quyn kinh tế và thm lc đa ca mi nước trong vnh Bc B, phù hp vi lut pháp quc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

Báo Tuổi Tr trích li bà Thu Hng nói : "Hai nước có trách nhim tuân th ngiêm túc quy đnh ca hip đnh trong vic qun lý, khai thác và bo v tài nguyên trong vùng đc quyn kinh tế và thềm lục đa ca mình, vì li ích ca mi nước, vì hoà bình, n đnh khu vc Bin Đông".

Trước đó, hôm 7/4, Hãng thông tn Tân Hoa xã ca Trung Quc đưa tin Trung Quc s đưa giàn khoan sn xut du khí xa b ln th hai là Đông Phương 13-2 CEFB vào bn trũng Yinggehai (Oanh Ca Hải) vnh Bc B vào ngày 10/4.

Tân Hoa xã cho biết giàn khoan ni này đã được Tp đoàn Châu Hi COOEC đóng xong vào đu tháng 4 ti tnh Qung Đông và d kiến s đi vào hot đng vào tháng 6.

u vc Yinggehai, nơi d kiến s đt giàn sn xut du khí ln th hai ca Trung Quc, nm phía tây bc Bin Đông, gia Đo Hi Nam và vnh Bc B ca Vit Nam.

Giữa năm 2014, quan h gia hai quc gia láng ging phương bc rơi xung mc thp nht trong nhiu năm sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan du Hi Dương 981 vào khu vc Hoàng Sa mà Hà Ni nói là Vùng Đc quyn Kinh tế ca mình.

Sự hin din ca giàn khoan du Hi Dương 981 Bin Đông đã dn ti các cuc biu tình bài Trung Quc gây chết người Vit Nam.

*****************

Sách giáo khoa tiếng Việt dạy học hay tuyên truyền (RFA, 11/04/2019)

Trong những ngày gần đây, trên khắp các trang mạng lan truyền một trích đoạn của một bài thơ của tác giả Trần Đăng Khoa được dùng trong sách giáo khoa tập Tiếng Việt và Toán lớp 2, tập 2 do nhà xuất bản giáo dục và được phát hành cho toàn học sinh Việt Nam.

dongphuong4

Trích đoạn thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa được đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt. Edited from FB Nhat Ky Yeu Nuoc

Trích một đoạn trong bài thơ :

"...Bác chào chú đứng gác

Rồi đi vòng quanh khắp trên thế giới

Để chăm sóc trẻ con

Nhất là đứa nào phải nằm trong bệnh viện...".

Ngay sau khi bài thơ được lan truyền trên mạng xã hội, dư luận phản ứng cho rằng những câu văn, câu thơ mang tính chất tuyên truyền và không chân thật này lại được Bộ Giáo dục đưa vào chương trình giảng dạy cho học sinh tiểu học.

Thầy giáo Đỗ Việt Khoa trao đổi với chúng tôi rằng, việc đưa hình tượng lãnh tụ vào sách giáo khoa thì đã có từ rất lâu rồi, từ thế hệ trước người ta đã sùng bái một con người và điều đó nó rất phổ biển ở nhiều nước.

"Như Trung Quốc có Mao Trạch Đông đúng sai đều sùng bái ca ngợi, ở Liên Xô có Lenin, ở Cuba có ông Castro… và Việt Nam có Cụ Hồ. Thì việc sùng bái cá nhân đó rất là nặng và họ coi các cá nhân lãnh đạo đó hơn cả thần, cả thánh, tổ tiên cha ông mình. Hành vi sùng bái quá mức, ca ngợi. Điều đó có thể có lợi đối với một số quốc gia, trong một số thời gian để đoàn kết đấu tranh ngoại xâm. Thế nhưng trong cái thời đại phát triển kinh tế thời bình như thời hiện nay chúng tôi nên nhìn lại vấn đề thì sẽ thấy việc đó hơi quá đáng, lố và bất thường. Thì những bài viết đó người ta cũng lẳng lặng quên đi thế vừa rồi trên mạng xã hội xuất hiện bài đó rồi người ta bới nó ra".

Thầy Khoa nói thêm rằng, nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng như thầy một thời tuổi trẻ sùng bái cá nhân như vậy nhưng bây giờ xã hội phát triển và nhiều thay đổi nên không cần thiết bới sâu lại.

"Chúng tôi thời trẻ chúng tôi cũng thế thôi, cũng sùng bái cá nhân như thế, cũng coi lãnh tụ của ta là nhất thế giới, đẹp nhất và cái gì cũng nhất thì bên giờ phải nhìn nhận lại khi mà nhiều cái thay đổi như tuổi tác, nhiều phương tiện đủ để cho trí khôn, người dân phát triển lên có cái nhìn lại. Thôi thì cũng nên thông cảm với nhà thơ Trần Đăng Khoa không cần thiết phải bới sâu lại làm gì".

Vài ngày sau sự phản ứng của dư luận, nhà thơ Trần Đăng Khoa có chia sẻ bài viết trên trang cá nhân của mình rằng, ông chính là tác giả của bài thơ nhưng được viết vào năm 1969 vào thời điểm ông Hồ mất và khi đó ông mới 11 tuổi và đang nằm trong bệnh viện Mắt Hà Nội. Ông khẳng định rằng đoạn thơ được trích ra từ một bài thơ dài của ông có tên là "Em Gặp Bác Hồ", tuy nhiên nhà xuất bản chỉ trích đoạn cuối bài và không để nguồn từ đâu nên gây sự hiểu lầm trong dư luận.

Ông viết rằng :

"Chỉ tiếc người làm sách lại trích mấy câu cuối, và đoạn trích lại tách ra khỏi bài, nghĩa là tách ra khỏi hoàn cảnh của câu chuyện nên người đọc không hiểu gì cả. Còn tất nhiên câu hỏi thì không có gì khó. Chỉ yêu cầu đặt câu hỏi cho những chữ in đậm thì em bé nào cũng làm được. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn những người làm sách nên cẩn trọng. Có những câu thơ tách ra, nó vẫn đứng được độc lập. Nhưng cũng có những câu không tách ra được. Trường hợp mấy câu trích này là thế. Muốn tách phải có lời dẫn. Ở đây không có lời dẫn. Đấy là điều rất tiếc".

Dư luận xã hội chia sẻ nhiều ý kiến cho rằng, đây không phải là lần đầu tiên những vấn đề tai tiếng liên quan đến sách giáo khoa tại Việt Nam, trước đây từng có những vụ việc lỗi trong sách giáo khoa hay những cách phát âm và sử dụng từ ngữ khó hiểu áp dụng cho bậc tiểu học khiến nhiều phụ huynh hoang mang.

Ngoài ra, trong sách Tiếng Việt 1 còn có nhiều bài thơ, câu văn được dư luận cho rằng dùng nhiều từ ngữ khó hiểu và đánh đố học sinh. Bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục được giảng dạy năm học 2018-2019 khiến phụ huynh và dư luận hoang mang vì cách đánh vần mới của bộ sách.

dongphuong5

Cách đánh vần mới lại và việc lựa chọn sách TIếng Việt của phụ huynh. RFA Edited

Theo giải thích của thầy Khoa rằng, các nhà xuất bản vẫn còn tư duy sùng bái cá nhân và họ cho rằng điều đó đúng, tại Việt Nam nhiều khi chỉ một vài cá nhân có thể quyết định cả vấn đề in hay không in một bài viết nên thành ra nó xảy ra những chuyện như vậy.

"Tôi nghĩ rằng đa số các sách giáo khoa hiện nay do Bộ giáo dục đào tạo thẩm định thì có sự chọn lựa rất là kỹ, hạn chế những bài viết không thật sự sắc xảo, không nghệ thuật, một số đơn vị tư nhân phát hành sách sách giáo khoa thường không có thẩm định cẩn thận cho nên là họ viết và họ đưa vào theo ý chủ quan của họ".

Một cô giáo không muốn nêu tên chia sẻ với chúng tôi rằng, hiện nay sách giáo khoa không chỉ của Bộ Giáo dục phát hành mà còn nhiều sách của các nhà xuất bản ở các tỉnh thành khác, khi phụ huynh muốn con em mình học khá hơn thì sẽ lựa chọn mua thêm những loại sách đó về tham khảo nhưng chắc chắn nó không đúng của Bộ Giáo dục nên thành ra lỗi. Cô nói thêm :

"Thậm chí có những bài cấu tạo câu, đáp án đáp số này kia đều sai hết. Sách giáo khoa của bộ giáo dục mà đưa về cho các trường thì đó mới là sách chính xác nhất còn sách giáo khoa bây giờ tràn lan thị trường nhiều lắm em, ra nhà sách là thấy liền nhiều lắm nên thông thường các loại sách đó thì sai rất nhiều. Bây giờ mạnh ai có đủ điều kiện thì cứ xuất bản ra rất là đại trà nhưng chỉ như là dạng sách tham khảo này kia thôi chứ đưa vào trường học thì không có và thậm chí nhiều phụ huynh mua sách đó về để dạy cho con em mình,rồi đến khi giáo viên vô trường dạy thì hoàn toàn sai, cái này là do ngoài thị trường này kia thôi".

Ngoài ra, vị giáo viên này còn nói với chúng tôi rằng cô hiện đang làm giáo viên dạy môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 2 và cô khẳng định bài thơ được cộng đồng mạng xôn xao mấy ngày qua là hoàn toàn không có trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 như trên.

"Nói chung mình hiện đang dạy môn văn học sinh lớp 2 và mình xác nhận hiện không có sách Tiếng Việt nào có bài thơ nào như vậy hết, chỉ có duy nhất một bài là "Cháu nhớ Bác Hồ" trong bài này thì câu cú này kia thì nó hơi hình tượng hóa, trừu tượng hóa nếu các em nhỏ chưa hiểu thì giáo viên phải giảng thôi, còn đối với bài thơ vừa nêu thì hiện nay mình không thấy có trong sách vì chính mình hiện đang dạy học sinh lớp 2 đây. Không biết tin ở đâu mà cộng đồng mạng lại đi nói như vậy. Còn việc thay đổi sách thì đến năm 2021 mới bắt đầu có sự thay đổi sách theo trình tự là cuốn chiếu".

Đồng ý với điều đó, thầy Khoa cho hay phụ huynh nên lựa chọn sách giáo khoa đã được chuẩn hóa và hiện nay trên cả nước vẫn thống nhất chỉ được sử dụng sách của nhà xuất bản giáo dục và được các cơ quan chức năng khắp nơi mang về trường. Thầy kêu gọi phụ huynh cùng các thầy cô nên lựa chọn những loại sách đạt chuẩn, cái gì chưa được cái gì còn kém thì bỏ đi đừng đưa học sinh kẻo làm trò cười cho thiên hạ cũng như những điều còn tồn đọng lâu nay.

Published in Việt Nam
mercredi, 10 avril 2019 14:42

Giá của ký ức

Trong những ngày này, trên các trang mạng đang lan truyền các bài thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa được dùng trong sách giáo khoa, được cho là nằm trong tập Tiếng Việt và Toán lớp 2, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, dùng cho học sinh toàn Việt Nam.

kyuc1

Hình minh họa. Nhà thơ Trần Đăng Khoa và bài thơ trong sách học của học sinh - Courtesy of FB, RFA edit

Cảm xúc hay tuyên truyền ?

Nhưng rồi đọc những vần thơ của ông Trần Đăng Khoa trên sách giáo khoa ấy, thật sửng sốt, và hơn nữa, "thơ" lại còn giúp mở ra những điều nghi hoặc về một vùng tối trong lịch sử cách mạng.

"Bệnh viện vừa truy điệu bác chiều nay

Nhưng bác chỉ yên nghỉ ban ngày

Chứ ban đêm là bác rời linh cửu

Bác chào chú lính gác

Rồi đi vòng quanh khắp trên thế giới

Để chăm sóc trẻ em

Nhất là đứa nào phải nằm trong bệnh viện"

(trích)

kyuc2

Trích trang sách học có thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa Courtesy of FB, blogger Tuấn Khanh

Những câu văn tuyên truyền vặt và nhảm nhí như vậy được đưa vào sách giáo khoa, đem lại một cảm giác đau đớn cho các thế hệ sau của Việt Nam, những đứa trẻ bị tù đày trong cái gọi là "trí tuệ xã hội chủ nghĩa" như vậy. Thật đáng thương.

Đọc thơ, lại dấy lên một nghi vấn về một vụ lobby tinh thần chính trị, được dựng lên để mê mị người dân miền Bắc trong những ngày tháng bị dẫn dắt vào cuộc chiến tranh thống khổ. Thậm chí, "thần đồng" có thể là một nghi án về văn chương, cần được thảo luận rộng rãi để làm rõ hơn.

Một nền giáo dục nát, và cả những con người nhân danh giá trị giáo dục, cũng nát – đang hiện rõ từ sách giáo khoa của con trẻ Việt Nam như vậy.

Ký ức có màu gì ?

Nhưng có vẻ chạm vào thơ của Trần Đăng Khoa, là chạm vào ký ức của rất nhiều người miền Bắc đã từng sống ở đó trước tháng 4/1975. Cũng có một ít người công khai lên tiếng phản đối việc tôi bất bình với sách giáo khoa và giá trị "thần đồng" của ông được dùng trong sách, mà danh hiệu ấy vốn được chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tuyên tặng rất trân trọng trong thời mở cuộc chiến vào miền Nam.

Ký ức của chúng ta luôn đẹp. Nhưng đôi lúc, ký ức chất chứa các giá trị được giảng rao vào lúc tri thức và thông tin khó khăn, khan hiếm, rồi cũng đến lúc chúng tự thú về các giá trị mang tính tạm dung - chuyên chở trong một giai đoạn.

Sự phản đối từ cách rất trí thức cũng như vô học của các ý kiến, cho thấy sự khác biệt văn hóa và tư duy rất lớn của 2 bên vĩ tuyến 17.

Miền Nam, nếu có ai đó đó đòi xét lại giá trị nghệ thuật của Nguyễn Du, điều đó sẽ mở ra những cuộc tranh cãi mang tính tri thức chứ không phải là việc giành giật cho những điều được ấn định trong tư duy, nhất định không thể thay đổi. Dù không có ý phân biệt vùng miền, hay kỳ thị, nhưng tôi nhận ra rằng không ít những anh chị bạn bè ở phía Bắc không dám thay đổi những giá trị trong ký ức mà họ đã được giáo dục, hay tệ hơn là những trường hợp từng bị gọi là nhồi sọ.

Người miền Nam có thể rất thích âm nhạc Trịnh Công Sơn nhưng đồng thời cũng có thể chỉ ra bất kỳ bài hát nào đó của ông để chê trách không tiếc lời. Thậm chí những quan điểm không đánh giá cao Truyện Kiều của Nguyễn Du hay Nhật Ký Trong Tù của Hồ Chí Minh đều được trao đổi, chia sẻ một cách hết sức bình thường.

Dĩ nhiên, đó là nói về công chúng và giới trí thức thừa hưởng tinh thần dân chủ và tự do ngôn luận được thừa hưởng từ 2 nền Cộng hòa của chính quyền miền Nam Việt Nam Cộng Hòa. Còn về giới trí thức đã quen o ép trong khung tư duy của chế độ độc tài thì không cần phải bàn.

Riêng về trường hợp của thần đồng Trần Đăng Khoa, cũng có rất nhiều lời xì xầm và chuyện những bài thơ xuất sắc của ông đã nhận được sự chỉnh sửa của nhà thơ Xuân Diệu và Chế Lan Viên, vốn là những bậc thầy về ngôn ngữ mà mục đích để tạo dựng một điểm tựa văn hóa tinh thần, và rồi sau đó được sử dụng trong tuyên truyền chính trị rất nhiều.

Dĩ nhiên, lời đồn đãi thì không thể kiểm chứng, nhưng những sự khác biệt cơ bản giữa những bài thơ xuất sắc của ông và những bài thơ thường ngày sau đó khiến cho người ta phải suy nghĩ rất nhiều. Khoảng cách thật xa.

Đặc biệt những giá trị "thần đồng" đó đã không thể nối dài, vào lúc nhà thơ đã trở thành một người chín chắn hơn, nhiều tri thức hơn, và trải đời hơn.

Ký ức thật quan trọng, nhưng ký ức không thể chỉ là bức tranh treo tường đầy màu sắc, mà đôi khi cũng cần được nhìn lại nội dung đó, mảng màu đó mang ý nghĩa gì với đời mình.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 10/04/2019

Published in Diễn đàn

Trung Quốc : Mỗi chương sách giáo khoa phải nhắc đến Tập Cận Bình

Libérationhôm nay 05/12/2018 có bài điều tra mang tựa đề "Cần phải nhắc tới Tập Cận Bình trong mỗi chương sách". Trong các trường đại học Trung Quốc, việc giám sát các giảng viên và sinh viên được tăng cường, dọ thám và tố cáo đã trở thành tiêu chí. Thậm chí các nhà nghiên cứu ngoại quốc và các công trình mang tính quốc tế cũng bị kiểm duyệt.

tcb1

Sách của Tập Cận Bình dịch ra nhiều thứ tiếng, được triển lãm tại Hội chợ Xuất nhập khẩu Thượng Hải ngày 07/11/2018. Reuters/Aly Song

Mác-xít trở thành mối đe dọa cho chế độ mang danh "cộng sản" Trung Quốc

Mở đầu bài viết, tờ báo tả lại cảnh mười sinh viên biểu tình trước cửa hàng Apple ở Bắc Kinh, vào một buổi sáng tháng 11, với biểu ngữ ủng hộ các sinh viên Trùng Khánh. Công an nhanh chóng đến nơi, tịch thu các khẩu hiệu và bắt hai sinh viên. Hôm sau, hơn một chục bạn học của họ, họp lại ngoài giờ học để nghiên cứu lý thuyết của Karl Marx, tìm cách áp dụng trong thực tiễn cho người lao động, đã bị những người mặc thường phục bắt cóc.

Nghịch lý là ở chỗ lý tưởng mác-xít về đấu tranh giai cấp lại trở thành mối đe dọa cho một chế độ nay chỉ còn là "cộng sản" ở cái tên. Tổng bí thư Tập Cận Bình chủ trương tư bản theo kiểu cứng rắn nhất, giành độc quyền diễn dịch các lý thuyết của triết gia Đức, lo ngại trước mọi phong trào có thể làm ảnh hưởng đến uy quyền của mình

Trong tất cả các trường đại học Trung Quốc, các sinh viên mác-xít đều bị theo dõi và có nguy cơ bị trừng phạt. Không chỉ có sinh viên, mà cả các giảng viên, nhà nghiên cứu, nhân viên hành chính… giới đại học ngày càng trở thành nạn nhân cho sự ám ảnh phải kiểm soát của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Wang, một giáo sư trẻ tuổi cho biết : "Có các camera trong lớp của tôi. Tôi biết rằng nếu nói điều gì làm chính quyền không vui đều bị ghi âm lại. Tôi tránh tất cả các chủ đề nhạy cảm, có thể bị coi là chỉ trích dù gián tiếp, về ý thức hệ hay về chính quyền. Từ khi tôi bắt đầu giảng dạy cách đây 5 năm, tự do ngày càng thu hẹp, ngày càng có nhiều chủ đề phải tránh né".

Tài liệu mật số 9 về "Bảy mối nguy phương Tây"

Sự cấm đoán này có nguồn gốc từ "Tài liệu mật số 9" dành riêng cho đảng viên, được nhà báo Cao Du (Gao Yu) – hiện đang ở tù - tiết lộ năm 2013. Văn bản trên định nghĩa "Bảy mối nguy phương Tây" : nhân quyền, dân chủ lập hiến, tự do báo chí, xã hội dân sự, chỉ trích những sai lầm của đảng, chủ nghĩa tư bản và độc lập tư pháp. Các trường đại học được lệnh không đề cập đến những chủ đề này, và các giáo sư được triệu tập đi họp, chỉ đạo đường hướng chính trị phải theo : "Tư tưởng Tập Cận Bình".

Nếu không chấp hành sẽ phải trả giá : hồi tháng Năm, Zhai Juhong, giáo sư khoa kinh tế và luật ở đại học Trung Nam (Zhongnan) đã bị ngưng công tác, sau khi cho thảo luận trong giờ học về việc sửa đổi Hiến pháp để Tập Cận Bình có thể làm chủ tịch suốt đời.

Ông Liu, giảng viên ở Bắc Kinh thổ lộ : "Hồi tôi còn là sinh viên trong thập niên 80, các thầy cô có thể chỉ trích chính phủ, đấu tranh cho nhân quyền. Ngày nay thì không thể mơ nổi, nhiều giảng viên đã bị kỷ luật", cho rằng "xã hội Trung Quốc hiện nay giống như thời Liên Xô cũ". Ông từ chối cho số liên lạc của các đồng nghiệp có tinh thần độc lập, vì dọ thám, tố cáo và kiểm duyệt nay đã trở thành tiêu chí trong các trường đại học.

Sinh viên làm mật thám trong nhà trường

Axel, một giảng viên người Châu Âu cho biết có từ ba đến năm camera trong mỗi giảng đường. "Trong nhóm thảo luận kín WeChat của chúng tôi, một đồng nghiệp chỉ nhắc đến một nữ sinh viên vừa phàn nàn nhưng không nói tên, nhưng hôm sau anh này đã bị bí thư chi bộ gọi lên yêu cầu tố cáo". Giáo sư Yi thì than phiền rất thích trò chuyện với sinh viên, nhưng nay phải cảnh giác.

Hồi tháng 11, trường đại học công nghệ Quế Lâm (Guilin) đòi kiểm soát tất cả điện thoại, máy tính và USB của trường. Chính quyền Trùng Khánh úp mở cho biết sắp tới các thí sinh sẽ được "điều tra về chính trị" - gợi nhớ đến thời Mao, khi những người "lý lịch xấu" không được vào học.

South China Morning Post tiết lộ : "Sau khi phổ biến ‘Tài liệu số 9’, các trường đại học bèn tuyển mộ các tay chỉ điểm trong số sinh viên, hàng tuần phải báo cáo về những ý kiến bất thường, nội dung bài giảng, thái độ trong lớp học". Hồi tháng 10, hiệu phó trường đại học Thông tin Chiết Giang (Zhejiang) đã bị đảng bộ địa phương "nghiêm khắc cảnh cáo" vì phê bình sinh viên "theo sách giáo khoa một cách mù quáng mà không có tinh thần phản biện".

Mỗi chương sách giáo khoa phải nhắc đến "Tư tưởng Tập Cận Bình"

Giáo sư Yi cho biết mỗi lần lên lớp đều phải mang theo một cuốn sách mác-xít, để hẳn lên bàn. Nhiều thầy cô đã nghĩ đến việc ra nước ngoài. Nữ giáo sư Wang thì đã dứt khoát chọn lựa : "Những ai chịu đề cao ‘Tư tưởng Tập Cận Bình’ thì bài viết được đăng trên những tạp chí danh giá. Tôi thì từ chối dẫn ra trong bài giảng, nhưng nếu một ngày nào đó người ta đòi hỏi điều này, tôi sẽ giải nghệ".

Axel nói thêm : "Từ nay trong khoa tôi, trong mỗi chương sách đều phải nhắc đến chủ nghĩa mác-xít và tư tưởng Tập Cận Bình, với những câu đại loại như ‘Chủ nghĩa Mác-Lê chữa lành mọi chứng bệnh’. Các đồng nghiệp người Hoa đang lo lắng về uy tín của họ đối với quốc tế".

Chloé Froissart, giảng viên trường đại học Rennes-II của Pháp, vừa trở về sau bốn năm làm việc tại đại học Thanh Hoa giải thích, nhiều nhà nghiên cứu ngoại quốc bị thu hút trước nguồn tài trợ phong phú của Bắc Kinh. Nhưng họ phải theo ý thức hệ của chế độ, nếu không phải nghiên cứu thuần về kỹ thuật, bỏ qua các vấn đề chính trị. Tất cả các báo cáo đều được duyệt kỹ. "Do không biết chính xác những gì bị cấm, nên chúng tôi đành làm việc về những chủ đề rất hẹp để tránh kiểm duyệt".

Việc tự kiểm duyệt không chỉ trong Hoa lục mà còn lan ra cả Hồng Kông, Châu Âu, Hoa Kỳ : sợ không được cấp lại visa, mất đi môi trường nghiên cứu, không ít người khi được phỏng vấn đã tránh chỉ trích Bắc Kinh. Đôi khi vì lý do thương mại, các nhà xuất bản tự cầm lấy chiếc kéo kiểm duyệt, như Cambridge University, Springer.

Công khai đàn áp

Trong những tháng gần đây, đàn áp đã tăng lên, không cần phải giữ gìn. Hồi tháng Tám, một giáo sư về hưu ở Sơn Đông khi đang trả lời điện thoại một đài phát thanh Mỹ, thì công an đã xuất hiện, cắt ngay lập tức cuộc phỏng vấn, và đến nay không biết số phận ông ra sao. Tháng 11, hai nhà trí thức được mời tham gia bàn tròn của Havard "Trung Quốc, 40 năm sau mở cửa", đã bị chận không cho lên máy bay, tuy họ không hề là nhà ly khai, mà chỉ là những người có tư tưởng tự do, không theo đường lối chỉ đạo của đảng.

Tất cả những giảng viên được Libération phỏng vấn đều cho biết đa số sinh viên Trung Quốc ngày nay là "phi chính trị", "quan tâm đến tiền bạc và giải trí hơn là ý thức hệ". Nhưng cũng có một số rất nhỏ muốn đấu tranh cho các quyền của mình. Còn thầy cô giáo, theo Chloé Froissart, nhiều người chỉ tuân thủ ngoài mặt để tự vệ, "không thể ngăn được người ta suy nghĩ".

Khi đè bẹp mọi khả năng biểu đạt, Tập Cận Bình nhận lấy rủi ro là sự phẫn nộ âm thầm sôi sục. Dấu hiệu cho thấy Đảng cộng sản Trung Quốc nhận ra sự dễ tổn thương của quyền lực tuyệt đối, là tăng cường cưỡng bức và tuyên truyền. Sắp bước qua năm 2019, một cựu quan chức Bộ Nội vụ đã được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường đại học Bắc Kinh danh giá. Tại đây, cách đúng một thế kỷ, đã nổ ra cuộc cách mạng Ngũ Tứ của sinh viên ngày 4 tháng Năm năm 1919, và đến năm 1989 là cuộc nổi dậy Thiên An Môn.

Hoàng Chi Phong : Bắc Kinh trấn áp dân chủ Hồng Kông

Cũng liên quan đến Trung Quốc, trả lời phỏng vấn nhật báo công giáo La Croix, lãnh tụ sinh viên Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), chủ tịch đảng Demosisto nhấn mạnh "Bắc Kinh đàn áp những người dân chủ Hồng Kông".

Hoàng Chi Phong cho biết sau khi bị tù ba tháng vì tham gia phong trào Dù vàng, anh đã được thả sau khi đóng tiền thế chân vào đầu năm 2018, nhưng bị tịch thu hộ chiếu. Anh không thể đến Washington để nhận giải thưởng Lantos về nhân quyền vừa được trao. Hiện có 30 nhà hoạt động đang bị giam giữ, và Hoàng Chi Phong lo ngại sẽ bị kết án vào tháng 4/2019, khiến anh bị loại hẳn khỏi đời sống chính trị. Đảng Demosisto (Dân chủ & Kháng cự) không đòi độc lập cho Hồng Kông, nhưng cũng có nguy cơ bị cấm hoạt động như đảng Quốc Gia mới đây.

"Áo Vàng" : Tựa chính của tất cả báo Pháp

"Áo Vàng" (Gilets Jaunes), đó là chủ đề chiếm trang nhất và rất nhiều trang trong của tất cả các báo Pháp hôm nay.

Trang nhất của Libération đăng ảnh tổng thống và thủ tướng Pháp, với tựa đề : "Lùi bước" (En marche arrière) hàm ý mỉa mai đảng của ông Emmanuel Macron (En marche, tức Tiến bước). Sau ba tuần lễ đấu tranh kèm theo bạo lực, rốt cuộc chính quyền đã loan báo nhiều nhượng bộ, nhưng chưa chắc có thể làm dịu đi cơn giận dữ của những người Áo Vàng.

Tương tự, Le Figaro nhận định "Chính quyền dịu giọng, Áo Vàng dấn tới" : động thái hôm qua hiện chưa đủ để phong trào phản kháng chùn chân. Le Monde chạy tựa trang nhất "Áo Vàng : Macron và Philippe thụt lùi", đăng ảnh các thành viên chính phủ Pháp đang họp với khuôn mặt đầy đăm chiêu. Les Echos nhận xét "Chính quyền đặt cược để ra khỏi khủng hoảng" và nhấn mạnh nên "Nhượng bộ để cứu vãn những gì cốt yếu".

Le Figaro dành đến 9 trang lớn bên trong, Libération 7 trang, Le Monde 6 trang… chưa kể những bài diễn đàn, để phân tích đủ mọi khía cạnh của cuộc khủng hoảng. Riêng La Croix phỏng vấn tổng thư ký nghiệp đoàn CFDT. Ông Laurent Berger hoan nghênh ý hướng đối thoại, nhưng cũng cảnh báo một trò chơi đã thấy trước thất bại.

Sự cô đơn của "hoàng đế" Macron trong cơn lốc Áo Vàng

Trong bài "Boomerang của sự nghi ngờ" đăng trên trang Ý kiến của Le Monde, tác giả Gérard Courtois nhắc nhở, cách đây 18 tháng, ông Emmanuel Macron đã "xóa bài" làm lại chính trường nước Pháp từ đầu ; các đảng phái truyền thống phải "ra rìa". Điều hành theo chiều thẳng đứng, nhanh chóng, hiệu quả, đó là chủ trương của nhiệm kỳ tân tổng thống. Macron tin rằng sự cai trị thông minh của ông hoàng trẻ tuổi đủ để giải giáp những người kháng cự, thu phục người ủng hộ. Nay những người Áo Vàng lại muốn xóa đi tất cả : không công nhận quyền lực của ông, thậm chí còn đòi Macron từ chức. Đối với Emmanuel Macron, tác động boomerang là khủng khiếp.

Đương kim tổng thống không phải là người duy nhất bị chống đối. Tượng De Gaulle từng bị đập trong thời kỳ cách mạng Tháng Năm 1968 (Mai 1968). Năm 1981, Valérie Giscard d’Estaing rời điện Elysée dưới những lời xỉ vả, và trong cuộc khủng hoảng tư thục năm 1984, François Mitterrand là người bị ghét nhất nước Pháp. Nicolas Sarkozy cũng từng bị ghét cay ghét đắng, François Hollande bị đả kích dữ dội.

Nhưng tất cả các tổng thống tiền nhiệm, ngay cả lúc ở trung tâm cơn lốc xoáy, vẫn có được sự hỗ trợ của phe mình : các đảng chính trị kinh nghiệm, các đại biểu cắm rễ sâu trong dân chúng, các bộ trưởng đầy kinh nghiệm… Còn Macron khác hẳn : một đảng lơ lửng trên mặt đất, dân biểu lần đầu bước vào Quốc Hội, chính phủ ít kinh nghiệm và các nghiệp đoàn đứng ngoài lề, thiếu vắng một cơ chế trung gian để đối thoại. Nhà vua đang "trần truồng", quá đơn côi, quá dễ tổn thương.

Thụy My

Published in Châu Á

Ở các nước tự do, vai trò chính phủ giới hạn trong việc lập chiến lược, đề ra chính sách và chương trình hoạt động. Chính phủ không giữ vai trò con buôn cạnh tranh sản xuất, mua, bán và phục vụ.

Nhưng Nhà nước Việt Nam thì khác, độc quyền ngay cả việc kinh doanh sách giáo khoa.

sgk1

Ở Việt Nam, Nhà nước độc quyền ngay cả việc kinh doanh sách giáo khoa

Nhà nước lo từ việc ra luật bảo vệ độc quyền, đầu tư, xây dựng, đến lập chương trình, soạn, thẩm định, in ấn và bán sách giáo khoa. Nói theo cách bình dân là lo từ A tới Z.

Điều đáng nói là các giới chức có thẩm quyền luôn đánh tráo các khái niệm về lợi nhuận, nhóm trục lợi và lợi ích nhóm, nhằm định hướng dư luận bảo vệ độc quyền kinh doanh.

Vì thế, khi được báo Lao Động phỏng vấn ông Nguyễn Đức Thái, Chủ tịch Hội đồng thành viên Nhà xuất bản Giáo dục cho biết làm sách giáo khoa là một nhiệm vụ chính trị quan trọng được cấp trên giao, không mang lại lợi nhuận.

Ông cho biết dư luận đã hiểu nhầm là có nhóm lợi ích trong độc quyền sách giáo khoa nhưng thật ra mỗi năm Nhà xuất bản Giáo dục còn bị lỗ trên dưới 40 tỷ từ việc in và phát hành sách giáo khoa.

Kinh doanh chịu lỗ…

Dưới chiêu bài nhiệm vụ chính trị các doanh nghiệp nhà nước thường hoạt động chỉ nhằm đạt được mục tiêu và mục đích nhà nước đưa ra. Còn phẩm chất phục vụ và kết quả thường không đạt.

Các doanh nghiệp tư nhân ngược lại luôn tìm cách giảm chi phí, giảm giá thành, tăng năng lực cạnh tranh, nâng cao phẩm chất phục vụ… để có thể đạt mức lợi nhuận cao nhất.

Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước vì thế lọt vào trường hợp liên tục thua lỗ, được nhà nước bù lỗ nhưng xã hội phải chịu thiệt thòi. Chưa kể việc độc quyền sản xuất, độc quyền kiểm soát giá mua nguyên liệu, độc quyền quy định giá bán thành phẩm… được ưu đãi về vốn, về ngoại tệ, về cơ sở vật chất, về chính trị. Các ưu đãi nói trên làm méo mó thị trường tự do gây thiệt hại khủng khiếp cho xã hội.

Các thiệt hại kinh tế do độc quyền nhà nước gây ra rất khó có thể ước tính mức lỗ bằng hiện kim. Như trường hợp độc quyền sách giáo khoa có thể lỗ kinh tế lên tới hằng trăm tỷ đồng không chừng.

Lợi nhuận từ đâu ra ?

Ông Nguyễn Đức Thái cho báo Lao Động biết phần lỗ từ sách giáo khoa mỗi năm trên dưới 40 tỷ đồng được bù đắp bằng các nguồn thu khác, như bán sách tham khảo, sách hổ trợ, cho thuê bất động sản…

Ông Nguyễn Đức Thái cho biết doanh thu sách giáo khoa năm 2017 là 703,9 tỷ đồng, chịu lỗ 38,14 tỷ đồng.

Trước đó ít hôm thông tin về tổng doanh thu Nhà xuất bản Giáo dục là 1.203 tỷ đồng với lợi nhuận đạt 150,8 tỷ đồng.

Như vậy ước tính doanh thu ngoài sách giáo khoa chỉ 499,1 tỷ đồng trong khi đó lợi nhuận lại lên tới 188,94 tỷ đồng. Thật là khủng khiếp : tỷ lệ lợi nhuận lên tới 38% !

Lợi nhuận cao khủng khiếp này là từ tiền bóc lột học sinh qua những phương cách như dạy "thí điểm" Tiếng Việt 1 Công Nghệ Giáo Dục cho trên 800.000 học sinh vào lớp 1.

Hiện tượng độc quyền bóc lột học sinh đã liên tục xảy ra trong nhiều năm qua bởi thế dư luận mới đặt vấn đề về nhóm thao túng trục lợi trong Nhà xuất bản Giáo dục.

Nhà xuất bản Giáo dục

Được thành lập từ năm 1957 Nhà xuất bản Giáo dục đã xây dựng một đội ngũ quản trị và một cách điều hành riêng biệt, để một mặt thực hiện nhiệm vụ chính trị Đảng cộng sản giao cho, mặt khác để bảo vệ độc quyền kinh doanh.

Theo báo cáo lương thưởng năm 2017 của Nhà xuất bản Giáo dục, thì mức thu nhập bình quân của người lao động hàng tháng là 21 triệu đồng, còn của viên chức quản lý ở mức 45,5 triệu đồng.

Trong khi lương cố Chủ tịch nhà nước Trần Đại Quang chỉ vỏn vẹn 18 triệu đồng mỗi tháng.

Theo báo chí trong nước Nhà xuất bản Giáo dục hiện có 10 công ty con và 22 công ty liên kết. Các công ty này có nhiệm vụ mua, bán hàng hóa và dịch vụ cho nhà xuất bản.

Một số công ty con và công ty liên kết còn có nhiệm vụ nhận nợ vay, lãi vay cho Nhà xuất bản Giáo dục. Thật khó hiểu chuyện này.

Cũng theo báo chí trong nước trong 3 năm từ 2015-2017, Nhà xuất bản Giáo dục đã rút toàn bộ vốn từ 5 công ty với tổng giá trị đầu tư rút về là 58,15 tỷ đồng.

Điều đáng nói là Nhà xuất bản Giáo dục không công bố cụ thể các đơn vị đã được họ rút vốn ra.

Vì mọi hoạt động của Nhà xuất bản Giáo dục đều ảnh hưởng trực tiếp lên xã hội, nên dư luận đặt ra rất nhiều câu hỏi chung quanh hoạt động kinh doanh của công ty nhưng hầu như chưa có câu trả lời.

Nhóm trục lợi…

Độc quyền kinh doanh gắn với đặc lợi để tạo ra nhóm trục lợi trong việc sử dụng ngân sách và kinh doanh.

Từ năm 1981 đến nay ngành giáo dục đã trải qua 3 lần sử dụng ngân sách để soạn sách giáo khoa lần nào cũng tốn kém hằng trăm triệu Mỹ kim mà phẩm chất sách giáo khoa và do đó giáo dục càng ngày càng suy thoái.

Riêng cho sách giáo khoa bắt đầu năm 2019, chính giáo sư Hồ Ngọc Đại đã tố cáo "Tiêu chuẩn cơ bản của nó là chia tiền", giáo sư cho biết :

"…nhiều lần biến động về con số, từ 70 nghìn tỷ đồng năm 2011 xuống 34 nghìn tỷ đồng tháng Tư 2014, xuống 462 tỷ đồng tháng Mười 2014 và hiện nay (2018) đang triển khai với 80 triệu Mỹ Kim".

Con số ước tính ban đầu 3 tỷ rưỡi Mỹ Kim xuống chỉ còn 80 triệu Mỹ Kim, khoảng chênh lệch hết sức to lớn phần nào nói lên tầm vóc việc trục lợi.

Với lợi nhuận khủng khiếp và ngân sách để bòn rút các nhóm trục lợi tìm cách thao túng thị trường, gây lãng phí, tham nhũng và luôn tìm mọi cách để bảo vệ độc quyền kinh doanh.

Nhiệm kỳ Bộ trưởng chỉ 4 năm trong khi nhóm thao túng trục lợi có thể đã bám rễ rất sâu vào ngành giáo dục và Nhà xuất bản Giáo dục nên không dễ gì có thể dứt ra được.

Bởi thế cải cách giáo dục và cải cách hành chính trong ngành giáo dục đều chỉ xảy ra trên mặt báo hay qua những lời tuyên bố. Trên thực tế ngành giáo dục càng cải cách càng khủng hoảng.

Cải cách giáo dục may ra có thể thành công khi nhà nước xóa bỏ hoàn toàn vai trò Nhà xuất bản Giáo dục, nhưng làm như thế lại mâu thuẫn với nhiệm vụ chính trị đã được Đảng cộng sản giao cho.

Hầu hết các quốc gia trên thế giới ngày nay việc soạn và phát hành sách giáo khoa là vai trò của tư nhân nhà nước không hề xen vào.

Ngay đến việc thẩm định sách giáo khoa cũng thường được giao cho các nhóm dân sự độc lập với Bộ Giáo Dục đảm trách.

Khoản ngân sách phải chi cho soạn sách giáo khoa chính là tiền thuế của dân, vì thế cần được sử dụng cho ích lợi giáo dục thay vì để nuôi dưỡng độc quyền kinh doanh.

Nhóm lợi ích là gì ?

Cụm từ nhóm lợi ích được dùng rất phổ biến tại Việt Nam nhưng lại không được giải thích một cách rõ ràng. Bởi thế đến nay dường như vẫn chưa xác định được nhóm nào là nhóm lợi ích.

Ở các quốc gia tự do mọi thay đổi chính sách đều dẫn đến những nhóm được hưởng lợi ích và những nhóm chịu thiệt thòi. Nếu chính quyền biết lấy bớt lợi ích của nhóm được hưởng lợi để chia sẻ cho nhóm chịu thiệt thòi thì sẽ tối ưu được việc hoạch định chính sách. Bằng không các nhóm hưởng lợi sẽ vận động để chính sách được thông qua, còn nhóm chịu thiệt thòi sẽ vận động ngược lại hay vận động để được đền bù thỏa đáng.

Cách tổ chức và hoạt động của các nhóm lợi ích đều được luật pháp quy định một cách rõ ràng và mọi hoạt động đều công khai minh bạch. Các doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức vận động hành lang hay tổ chức dân sự đều giữ vai trò vận động lợi ích nhóm.

Nói tóm lại các nhóm hoạt động vì lợi ích nhóm luôn tạo sự dung hòa trong chính sách, giảm thiểu bất công xã hội và là động năng phát triển xã hội dân chủ.

Nhóm lợi ích sách giáo khoa…

Trong bài viết trước "Giáo dục Việt Nam thời buôn chữ bán sách", tôi đã nêu rõ nhận xét phương cách Công nghệ giáo dục của giáo sư Hồ Ngọc Đại không có gì mới lạ và không hiệu quả như giáo sư Đại và nhiều người ủng hộ đề cao. Tuy nhiên, điểm tích cực cần nhìn nhận là bấy lâu nay giáo sư Hồ Ngọc Đại luôn vận động để thay thế độc quyền trong ngành giáo dục.

Điểm tiêu cực vì các nhóm trục lợi quá mạnh giáo sư Đại không thể thay đổi được tình thế nên mới trao quyền cho nguyên Bộ trưởng Phạm Vũ Luận "lách luật", cho phép dạy "thí điểm" các tài liệu Công nghệ Giáo dục. Đồng thời giáo sư Đại cho quyền Nhà xuất bản Giáo dục in và bán các tài liệu Công nghệ Giáo dục.

Chỉ riêng năm học 2018-2019 có 800.000 học sinh được dạy thí điểm. Mỗi bộ sách Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục giá 340.000 đồng nếu 800.000 phụ huynh phải bỏ ra mua sách thì đã lên đến 272 tỷ đồng. Số tiền không phải là nhỏ vì thế xã hội cần được biết rõ ai là người hưởng lợi về tiền bạc từ các quyết định "thí điểm" này.

Nghiệp đoàn giáo chức hay các Hội phụ huynh học sinh đúng nghĩa là những tổ chức dân sự bảo vệ và đấu tranh cho quyền lợi của thầy cô và của học sinh. Họ cần biết và đa số cần đồng ý với quyết định "thí điểm".

Điều đáng tiếc Nghiệp đoàn giáo chức chỉ là cánh tay nối dài của Đảng cộng sản, còn Hội phụ huynh học sinh là cánh tay nối dài của Hiệu trưởng các trường. Thầy cô, cha mẹ học sinh, học sinh hoàn toàn không có tiếng nói về "thí điểm" tài liệu Công nghệ giáo dục. Vì thế không ít cha mẹ học sinh sử dụng không gian mạng để "chửi" để "xả" nỗi bực tức.

Điều họ làm không có gì phải trách. Đáng trách là nếu họ biết mà im lặng không có phản ứng. Và đáng trách là những kẻ thờ ơ hay trục lợi từ học sinh và từ việc giáo dục.

Nói rõ hơn khi Luật Hội đoàn chưa có, hoạt động chưa công khai minh bạch thì hầu hết các nhóm khi mới mở ra còn mang mục đích công nhưng khi đã bị nhóm trục lợi lèo lái thì khó có thể đóng góp được nhiều cho xã hội.

Tình trạng độc quyền

Không chỉ riêng sách giáo khoa hiện nay nhà cầm quyền Hà Nội vẫn độc quyền nhiều ngành như điện, nước, cảng, phi trường, xuất cảng gạo, xăng dầu, khí đốt, khai thác tài nguyên… và đặc biệt là đất đai.

Hiểu được các khái niệm kinh tế bao gồm lợi nhuận kế toán, lợi nhuận kinh tế, nhóm thao túng và nhóm lợi ích, sẽ giúp chúng ta hiểu được hiện tình đất nước.

Độc quyền chính trị tạo ra đặc quyền, đặc lợi, các nhóm trục lợi và hậu quả là tham nhũng tràn lan. Các nhóm trục lợi bảo vệ quyền lợi nên bằng cách ngăn cản mọi nỗ lực thay đổi xã hội.

Bởi thế muốn phát triển xã hội trước tiên là phải thay thế độc quyền mà chính yếu là thay thế độc quyền chính trị bằng dân chủ tự do.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 25/09/2018

Published in Diễn đàn

Hiện nhiều phụ huynh có con nhỏ tại Việt Nam tỏ ra hoang mang khi bộ sách "Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục" do Giáo sư Hồ Ngọc Đại chủ biên đang gây bão dư luận. Lý do vì người trong cuộc phải chi ra hàng trăm tỷ đồng để con họ học cách đánh vần chữ Việt bị cho là "lạ".

hoc1

Một phụ huynh chọn lựa mua sách giáo khoa cho con ở Sài Gòn. RFA

Hoang mang, tranh cãi về cách đánh vần tiếng Việt "lạ"

Những ngày trước thời điểm niên học 2018-2019 chính thức bắt đầu, truyền thông trong nước đăng tải thông tin về bộ sách "Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục", do Giáo sư Hồ Ngọc Đại làm chủ biên, được áp dụng giảng dạy ở gần 50 tỉnh, thành và có hơn 800 ngàn học sinh, khoảng 50% học sinh lớp 1 trên cả nước học theo chương trình đánh vần mới trong bộ sách này.

Đài RFA ghi nhận một làn sóng phản đối mạnh mẽ không chỉ từ các phụ huynh mà gồm nhiều thành phần trong xã hội lên tiếng yêu cầu Bộ Giáo dục và đào tạo cần trả lời cho thắc mắc vì sao người dân bị buộc chi hàng trăm tỷ đồng để mua bộ sách này, mà học sinh phải học cách "đánh vần lạ" cũng như các từ ngữ không phổ thông và nội dung nhiều bài đọc không chấp nhận được. Một phụ huynh ở Cần Thơ nói với RFA :

"Đóng tiền học, tiền đồng phục, tiền mua sách vở mỗi năm đều cải cách thì số tiền cũng hơi cao đối với những người công nhân chúng tôi. Và vấn đề sách sao khoa cải cách như vậy thì tôi nghĩ con cái mình giống như ‘chuột bạch’ để thí nghiệm của nền giáo dục".

Vào ngày 11 tháng 9, Báo mạng Zing.vn dẫn lời của ông Nguyễn Đức Hữu, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo cho biết bộ tài liệu "Công nghệ giáo dục" được Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đánh giá mang lại những kết quả nhất định. Ông Nguyễn Đức Hữu cho rằng cách tiếp cận và truyền dạy của sách "Công nghệ giáo dục" tuy khác so với sách giáo khoa chính thống, nhưng cùng mục đích giúp học sinh "đọc thông, viết thạo" và vì được đánh giá tốt nên tài liệu sách này được triển khai rộng rãi khắp nước, chứ không chỉ tại trường Thực nghiệm.

Trong số hàng trăm ý kiến phản bác bộ sách "Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục" trên nhiều fanpage, truyền thông quốc nội cũng đăng tải ý kiến của những "người trong cuộc" là các học sinh đã từng học qua chương trình của bộ sách này. Phó Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Đại biểu quốc hội, một trong số học sinh khóa đầu tiên của trường Thực nghiệm, Hà Nội nêu lên vấn đề vì sao Công nghệ giáo dục áp dụng 40 năm qua, được đánh giá tốt mà không phải là sách giáo khoa và phải chăng có lợi ích nhóm đằng sau vụ tranh luận trên mạng xã hội chỉ trích với lời lẽ phản cảm chương trình Công nghệ giáo dục thời gian qua ?

Sách giáo khoa : Thị phần béo bở ?

Truyền thông trong nước loan tải số liệu kể từ năm 2000 đến nay, Nhà xuất bản Giáo dục, thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo độc quyền xuất bản sách giáo khoa, in 100 triệu bản mới mỗi năm và phụ huynh phải chi tới 1000 tỷ đồng để mua sách giáo khoa mới cho con em mình hàng năm.

Tuy nhiên Bộ Giáo dục và đào tạo cho biết theo Nghị quyết 88 của quốc Hội, việc độc quyền sách giáo khoa sẽ bị xóa bỏ và sẽ áp dụng một chương trình nhưng nhiều sách giáo khoa, bắt đầu từ năm 2019 hoặc năm 2020. Một cán bộ làm việc trong Phòng giáo dục ở Cần Thơ xác nhận với RFA về thông tin này :

"Chương trình sẽ khoán về cho các trường, tự mỗi trường lựa chọn và thống nhất với phụ huynh. Cả nước Việt Nam sẽ áp dụng quy định này từ lớp 1".

Báo mạng Zing.vn, vào ngày 11 tháng 9, trích đăng nhận định của Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, khẳng định rằng sách giáo khoa là "miếng bánh béo bở" lâu nay, và theo qui định mới của Bộ Giáo dục và đào tạo sẽ diễn ra cuộc cạnh tranh thị phần sách giáo khoa khi từ năm học 2019-2020 có nhiều nhà xuất bản khác được in sách giáo khoa.

Nên học bộ sách nào ?

Trong lúc có nhiều tranh cãi liên quan bộ sách "Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục" và chương trình áp dụng nhiều sách giáo mới, rất nhiều phụ huynh bày tỏ nỗi lo lắng về việc học hành của con em họ.

hoc2

Một trang trong sách giáo khoa thời Việt Nam Cộng Hòa. Courtesy : Netizens

Một phụ huynh, ở Sài Gòn trong lúc đi mua sách giáo khoa cho con, chia sẻ với RFA :

"Nếu cứ tiếp tục như thế thì từ từ phụ huynh dạy cho học sinh ở nhà để con em mình thành nhân. Bây giờ trong xã hội Việt Nam, học hành cao cũng đâu làm được gì, ra trường cũng thất nghiệp. Thà con tôi có đạo đức sống, thì vẫn tốt hơn học nhiều mà chẳng được gì. Học nhiều mà sách loạn xạ, chữ viết lung tung lang tang…đến mức không thể hiểu thì làm sao mà nói đến ‘tiên học lễ, hậu học văn’ ?".

Đài Á Châu Tự Do cũng ghi nhận trước sự hoang mang của phụ huynh, trên mạng xã hội những ngày vừa qua xuất hiện không ít ý kiến đề nghị các bậc cha mẹ nên sử dụng công cụ của công nghệ để tìm kiếm bộ sách giáo khoa thời Việt Nam Cộng Hòa, để phụ dạy cho con em mình ở nhà. Ông Hoàng Ngọc Diêu, một chuyên gia công nghệ ở Úc lên tiếng giải thích vì sao ông cũng là người đưa ra ý kiến này :

"Tôi thấy những cuốn sách giáo khoa thời Việt Nam Cộng Hòa được soạn thảo với mục đích rất rõ ràng và khoa học. Tại vì, sách giáo khoa cũng như chương trình giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa nhắm đến một nền giáo dục khai phóng và nhân bản, cho nên đó là một hệ thống mở mà người Việt nên học từ những loại sách đó.

Nền giáo dục của Việt Nam mấy chục năm qua không đào tạo cái gì cho rõ ràng. Chất xám, giá trị cũng như chất lượng đào tạo không đi đến đâu hết mà bị giáo điều, cũ kỹ và mang tính hình thức chứ không có chất lượng thật.

Tôi thấy có vẻ rất vô vọng, cho nên cần nghĩ đến một chọn lựa nào khác ; ít ra cũng bắt đầu từ một điểm nào đó thay vì cứ cắm cúi, đâm đầu vào một hệ thống giáo dục mà nó không mang lại một giá trị nào hết".

Facebooker Manh Kim, một người đồng thuận trong việc ủng hộ phụ huynh dùng bộ sách giáo khoa thời Việt Nam Cộng Hòa để dạy cho học sinh, đăng tải bài viết khẳng định chỉ có con đường duy nhất cho phát triển giáo dục là sự tự do. Facebooker Manh Kim nhấn mạnh rằng "Chỉ bằng tự do cạnh tranh mới có thể mang lại sự đào thải những mô hình giáo dục kém hòan thiện. Chỉ bằng tự do cạnh tranh, phương pháp đánh vần nào tốt hơn sẽ được xã hội đón nhận, không cần tốn thời gian tranh cãi. Chỉ bằng cạnh tranh trên tinh thần tự do thì mới dẹp được nạn tham nhũng thối nát, từ chạy bằng cấp đến tình trạng độc quyền sách giáo khoa".

Hòa Ái

Nguồn : RFA, 12/09/2018

Published in Diễn đàn

Cùng với bộ sách giáo khoa Tiếng Việt Công Nghệ Giáo Dục lớp 1, một bộ sách khác cũng dành cho lứa tuổi học sinh đó là bộ sách "Wow !- Những bí mật kỳ diệu dành cho học sinh" nhiều ngày qua cũng bị dư luận Việt Nam chỉ trích khá nhiều bởi bộ sách này có hình minh họa là bản đồ thể hiện "đường lưỡi bò" của Trung Quốc…

sach1

Trang sách in bản đồ đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc. Ảnh : V.T-VnEpress

Theo tìm hiểu, bộ sách "Wow !- Những bí mật kỳ diệu dành cho học sinh" gồm nhiều tập với nhiều chủ đề liên quan đến các lĩnh vực trong đời sống, xã hội thường ngày. Tuy nhiên, tại cuốn sách có chủ đề "Tìm hiểu về phương tiện giao thông" ở trang số 27 lại để hình minh họa bản đồ "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ôm trọn Biển Đông. Đây là bộ sách của một tác giả Trung Quốc, do Nhà xuất bản Thế Giới liên kết cùng Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ Văn hóa Đinh Tị xuất bản, phát hành. 

Trả lời báo đài Việt Nam vào ngày 4/9/2018, ông Đoàn Trần Lâm, Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Thế Giới thừa nhận đây là lỗi do sơ xuất đúng như dư luận đã phản ánh. Công ty Đinh Tị đã thu hồi, sửa lại toàn bộ cách đây một tuần và thay lại toàn bộ sách mới.

Một vụ việc tương tự diễn ra vào tháng 3/2013, Phòng Văn hóa – Thông tin Q.10 ở Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành kiểm tra và phát hiện tại Nhà sách Nhân Văn có bộ sách "Tiếng Hoa dành cho trẻ em- Tập 1", tại trang 35, bài 14 có in bản đồ "đường lưỡi bò" của Trung Quốc. Được biết, bộ sách Tiếng Hoa này gồm 3 tập do Công ty cổ phần Văn hóa Nhân Văn và Công ty cổ phần Giáo dục & Công nghệ Thế giới Thông minh liên kết phát hành, còn Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị xuất bản. Trước sự phản ánh của dư luận và cơ quan chức năng, đại diện Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh là bà Giám đốc Nguyễn Thị Thanh Hương sau đó cho biết đơn vị nhận trách nhiệm, xin lỗi độc giả về sai sót này. Đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng phát hiện và thu hồi giúp nhà xuất bản những cuốn sách sai phạm này còn sót trên thị trường.

Qua hai trường hợp như đã nêu trên, người viết cũng như không ít dư luận thắc mắc là không hiểu vai trò của Ban Biên tập, Ban Dịch thuật tại các Nhà xuất bản Việt Nam ở đâu khi để xảy ra những sai sót trên ? Đồng ý là các nhà xuất bản và phát hành sách ở Việt Nam mua bản quyền sách từ Trung Quốc nên phải lấy hình ảnh và nội dung sách của họ nhưng vai trò của Ban Biên tập, Ban Dịch thuật Việt Nam phải kiểm tra, chỉnh sửa và dịch thuật lại sao cho phù hợp với phía Việt Nam rồi mới đem bản quyền đi in ấn, phát hành ra thị trường như vậy thì những sai sót nghiêm trọng như in bản đồ "đường lưỡi bò" của Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam sao lại không phát hiện được ? Sai sót trong công việc là điều không tránh khỏi nhưng có những sai sót không thể chấp nhận được. Có chăng một sự cố tình hoặc tầm kiến thức kém, hay là mỗi lần sai sót thì nói lời xin lỗi, thu hồi và chỉnh sửa, sự răn đe "nhẹ nhàng" đến từ cơ quan chức năng nên các Nhà xuất bản và các đơn vị phát hành sách ở Việt Nam tỏ ra xem thường.

Thực tế bản đồ "đường lưỡi bò" của Trung Quốc từ du khách, văn hóa phẩm không ngừng xâm nhập vào Việt Nam, không chỉ dừng ở sách thiếu nhi mà ngay cả đồ chơi thiếu nhi cũng có in hình bản đồ "đường lưỡi bò" của Trung Quốc. Cụ thể vào tháng 8/2018 vừa qua, người tiêu dùng Việt Nam cho biết sàn thương mại điện tử Shopee khi ra bán sản phẩm đồ chơi trẻ em có hình bản đồ "đường lưỡi bò". Cơ quan chức năng tại Hà Nội sau đó vào cuộc thu hồi được 30 thùng đồ chơi tại các địa chỉ người bán có hình ảnh sai phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Bản thân sàn thương mại điện tử Shopee hứa thu hồi những sản phẩm đã lỡ bán ra thị trường.

"Đường lưỡi bò" hay còn gọi là "Đường 9 đoạn" được phía Trung Quốc dùng chỉ định chủ quyền lãnh hải của mình trên Biển Đông, đây là hành động đơn phương không tuân thủ luật pháp quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền quyền lãnh hải của nhiều quốc gia sinh sống xung quanh Biển Đông trong đó có Việt Nam.

Vào ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài Thường trực quốc tế (gọi tắc là PCA) ở The Hague, Hà Lan chính thức tuyên bố bác bỏ tính pháp lý của "Đường lưỡi bò" của Trung Quốc, phán quyết Trung Quốc không có "quyền lịch sử" đối với Biển Đông và "Đường lưỡi bò" do Trung Quốc đơn phương tuyên bố không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

Ngay sau phán quyết của PCA về tính pháp lý "đường lưỡi bò", Tân Hoa Xã đưa tin Trung Quốc bác bỏ phán quyết này, đồng thời không ngừng gia tăng quân sự theo cái gọi là "bảo vệ" chủ quyền lãnh hải quốc gia trên Biển Đông. Động thái này, không chỉ Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng tình hình Biển Đông với các quốc gia chung sống trong khu vực mà còn lôi kéo Hoa Kỳ và Phương Tây vào cuộc, đẩy căng thẳng Biển Đông hiện tại là một trong những mối lo hàng đầu của toàn thế giới.

Như vậy, có thể nói việc "đường lưỡi bò" của Trung Quốc xuất hiện ở văn hóa phẩm thiếu nhi Việt Nam không hẳn đơn thuần là lỗi sai sót do sơ ý, bởi nó tái diễn khá nhiều lần, tràn lan. Không loại trừ có sự tiếp tay của những kẻ có âm mưu chính trị nằm trong các nhà xuất bản ở Việt Nam. Thực hư cơ quan chức năng Việt Nam cần làm rõ và phải làm mạnh tay, xử lý nghiêm những kẻ sai phạm để tránh tái diễn. 

Minh Hải

Nguồn : VNTB, 08/09/2018

Published in Diễn đàn

Kể từ 1945 khi Cộng sản cướp chính quyền để "xây dựng một chế độ mới" tại Việt Nam đến nay, đã 73 năm qua đi. Ít nhất đã có 3 thế hệ được giáo dục bởi "một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam" – Hồ Chí Minh, Thư gửi học sinh ngày khai trường 1945.

Ba thế hệ ấy, đã lớn lên làm chủ xã hội này rồi sinh con đẻ cháu để cùng được hưởng một nền giáo dục cách mạng. Thế nhưng, đến nay khi nhìn lại, sau 73 năm, ngành giáo dục Việt Nam vẫn loay hoay với cải cách, cải tiến và liên tục thay đổi, đổi mới.

giaoduc01

Đã từ lâu, cả xã hội rối loạn về hệ thống giáo dục này. Không thiếu những chuyện bi hài của nền giáo dục đã được đưa vào hò vè, thơ phú và nhất là những câu chuyện hài được phổ biến trong xã hội.

Dù giáo dục được xác định là quốc sách, là ưu tiên, là vì tương lai đất nước. Nhưng ngày nay, các thế hệ được giáo dục bởi nền giáo dục "hoàn toàn Việt Nam" đó đã đưa đất nước đi từ cuộc chiến tương tàn này sang cuộc chiến khủng khiếp khác. Đồng thời, tạo ra những "bầy sâu" đục khoét xã hội.

Tham nhũng lan tràn từ cao xuống thấp, người dân trở thành đối tượng để bóp nặn và cướp bóc. Nạn cướp bóc của cải, tài sản của người dân, của những kẻ cô thế trong xã hội được coi như là một cách làm giàu nhanh chóng nhất. Đất đai, nhà cửa của người dân từ bao đời gây dựng, cho đến một ngày, đảng hô hào "quần chúng" đến cướp sạch, phá sạch để chia nhau như một thắng lợi. Theo cách làm đó, ngày nay những dự án, những chương trình cướp bóc vẫn diễn ra đều đặn.

Kinh tế kiệt quệ, tài nguyên khoáng sản bị đào bán sạch sành sanh, con cháu được thừa kế những món nợ khổng lồ mà các thế hệ "con người mới xã hội chủ nghĩa" để lại. Nợ nước ngoài tăng ca vùn vụt, Việt Nam trở thành con nợ của thế giới.

Mỗi người dân là một người tù dự khuyết, mọi quyền làm người, đều bị hạn chế và tước đến mức tận cùng. Người dân bị bịt miệng, bị trấn áp bắt bớ nếu muốn nói lên ý nghĩ, mong muốn của mình, dù đó là lòng yêu nước.

Lãnh thổ của cha ông để lại từ ngàn đời nay, đã dần dần bị mất, bị đem đi dâng cúng cho kẻ thù phương bắc, hầu chỉ nhằm giữ sự độc tài và cai trị của đảng cộng sản.

Tất cả những lĩnh vực trên, đều được thực hiện bởi "bạo lực cách mạng" bằng "chuyên chính vô sản" với ý thức "Vật chất quyết định ý thức" của thứ tư tưởng hoang đường và tàn bạo mang tên Mác – Lenin.

Đạo đức xã hội suy đồi, tình người biến mất, sự thực dụng trở thành lẽ sống, sự vô cảm trở thành bình thường và bạo lực trở thành phương châm hành động trong xã hội.

Bạo lực lan tràn xã hội từ học đường cho đến mọi nơi, mọi lúc. Luật pháp chỉ là tấm vải che đậy và là tấm lưới để vét vào tay nhà cầm quyền những thứ họ muốn.

Tìm hiểu nguyên nhân của xã hội với hiện trạng bi đát ngày nay, người ta có nhiều cách lý giải. Nhưng, điều không ai có thể phủ nhận được là giáo dục có vai trò hết sức quan trọng.

Một bài thơ được cho là của Hồ Chí Minh đã viết rằng : "Dữ hiền, hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên".

Vậy hẳn nhiên một xã hội bạo lực như hôm nay có nguồn gốc xuất phát từ giáo dục như thế nào ?

Có lẽ không cần bàn đến nhiều những nội dung có tính chất cao siêu về khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội hay những vấn đề lớn lao khi nhà nước Việt Nam muốn đào tạo những lớp "Con người mới Xã hội chủ nghĩa". Chỉ cần nhìn vào một số nội dung giáo dục để đào tạo con người, chúng ta thấy gì ?

Trong giáo dục, sách giáo khoa là nơi cung cấp kiến thức, được biên soạn với mục đích dạy và học tại trường học. Sách giáo khoa là chuẩn mực cho việc giáo dục trong một đất nước.

Khi vào đời, học sinh tiếp xúc và được dạy dỗ những điều cơ bản định hướng cả cuộc đời bằng sách giáo khoa thông qua thầy cô giáo và hệ thống nhà trường. Ở đó, học sinh như một tờ giấy trắng và những nét vẽ vào đó góp phần quan trọng vào sự hình thành nhân cách, lối sống của cả một thế hệ. Trong văn học, đã có câu thơ rằng :

Tâm hồn trẻ như tờ giấy trắng
Chưa hề in cong thẳng nét gì
Ta như cây thước, ngọn chì
Vạch từng nước bước, đường đi buổi đầu
Kẻ đường thẳng về sau thẳng mãi
Vạch đường cong, sau lại càng cong.

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam không thiếu những câu chuyện hay, những câu chuyện đầy tính nhân văn và nội dung giáo dục con người trở thành lương thiện, thân ái và đoàn kết tạo nên sức mạnh.

Thế nhưng, chỉ cần điểm một số nội dung được đưa vào giáo dục cho các trẻ thơ, chúng ta thấy được vì sao xã hội đầy bạo lực.

giaoduc2

Câu chuyện Tấm Cám là câu chuyện dân gian, được đưa vào giáo dục cho cho học sinh từ lớp 4 ngày xưa và lớp 10 sau này. Câu chuyện cổ tích kể về cô Tấm đẹp người, bị dì ghẻ và em cùng cha khác mẹ đối xử ích kỷ nên đã "vùng lên đấu tranh" bằng cách lừa sẽ làm cho Cám xinh đẹp bằng cách đào hố và dội nước sôi cho Cám chết. Sau đó lấy xác Cám làm mắm gửi cho dì ghẻ ăn. 

Thế nhưng, cả hệ thống từ văn học, sách giáo khoa, hệ thống giáo dục luôn luôn ca ngợi cô Tấm là cô gái đẹp người, đẹp nết… như một gương mẫu cho các thế hệ măng non Việt Nam học tập.

giaoduc1

Sở dĩ người ta đưa câu chuyện đó vào hệ thống giáo dục, chỉ vì tư tưởng "Đấu tranh giai cấp" là tư tưởng chủ đạo của chủ nghĩa Mác – Lenin, là kim chỉ nam cho mọi hành động của "con người mới xã hội chủ nghĩa", con người cộng sản. Khi đã vào cuộc cách mạng đấu tranh giai cấp theo đường lối của Cộng sản, thì tình nghĩa máu mủ, ruột rà… cũng đều không có ý nghĩa.

Chính vì vậy, mà lớp "con người mới" này đã học tập triệt để trong những cuộc "con tố cha, vợ tố chồng" dưới sự lãnh đạo của đảng sau này.

Có lẽ cũng vì thế, mà ngày nay, người ta không thấy hiếm những trường hợp vợ giết chồng phân xác bỏ thùng rác, cướp giết một cách tàn bạo như Lê Văn Luyện. Và phong trào học tập Lê Văn Luyện đang sôi nổi, dâng cao trong giới trẻ được học tập Cô Tấm qua sách giáo khoa và hệ thống văn học Cộng sản.

Câu chuyện thứ hai là câu chuyện : "Trí khôn của ta đây".

Câu chuyện kể về một con hổ từ rừng đi ra thấy người nông dân cày dưới ruộng và con trâu kéo cày vất vả dưới sự điều khiển của con người nên tò mò hỏi vì sao. Được trâu trả lời là do con người có trí khôn.

giaoduc3

Khi con hổ đến hỏi con người thì con người hứa sẽ về lấy Trí khôn cho con hổ xem. Rồi lừa con hổ buộc vào gốc cây và châm lửa đốt đồng thời hô rằng : "Trí khôn của ta đây, trí khôn của ta đây". Trâu thấy vậy cười lăn ngã ra đất gãy cả hàm răng còn hổ thì cháy loang lổ đứt dây chạy thoát.

Câu chuyện này giáo dục cho trẻ con được điều gì ngoài quan hệ giữa con người với động vật tự nhiên là mối quan hệ tiêu diệt, con người chỉ rình để hại các loài vật ? Con hổ rõ ràng không có ý định hại người, nhưng con người đã lợi dụng "trí khôn" để tiêu diệt nó. Vậy thì lớp trẻ lớn lên sẽ hành động ra sao với thiên nhiên khi sử dụng trí khôn mà nó được học ?

Và điều ngu hại hơn, là con trâu, cũng là thân phận con vật bị hành hạ, cùng kiếp con vật làm trâu cho người. Nhưng nó đã hả hê khi con hổ bị lừa và đốt cháy. Như vậy, tính cộng đồng, tính nhân văn của bài học chỗ nào và con người có nên đối xử với các loài vật như vậy không ?

Phải chăng vì thế, ngày nay xã hội Việt Nam có thể tiêu diệt bất cứ thứ gì nhúc nhích, ăn bất cứ con gì có thể ăn được. Chuyện tiêu diệt động vật bằng mọi cách từ lớn đến bé, từ trưởng thành đến trứng nước là chuyện bình thường ?

Câu chuyện thứ ba : Chuyện Lê Văn Tám.

Lê Văn Tám, một nhân vật hư cấu dùng để tuyên truyền cho cộng sản, mục đích là để xúi giục các trẻ thơ làm những điều tàn bạo mà chúng không ý thức được, chỉ biết một khái niệm là "yêu nước và căm thù giặc sâu sắc" khi tự châm lửa vào mình và đốt kho đạn của giặc.

Thế nhưng, ngoài việc câu chuyện này được bịa đặt nhưng vẫn đưa vào làm gương mẫu cho học sinh học tập, thì điều nguy hại, là với lứa tuổi non thơ, người cộng sản đã bơm vào đầu chúng chỉ có căm thù, chỉ có giết, cướp và đốt phá.

Những bài toán đố : Nhiều bài toán dạy cách tính cho học sinh tiểu học, đã dùng những ví dụ hết sức "đấu tranh cách mạng". Chẳng hạn : "Trong đợt chiến đấu 1 đơn vị bộ đội tiêu diệt toàn bộ một tiểu đoàn quân địch .Đợt 1 tiêu diệt được 1/5 quân địchvà bắt sống 15 tên ,đợt 2 tiêu diệt được 1/3 số còn lại và bắt sống 30 tên, đợt 3 giết được 3/4 số còn lại sau cả hai đợt và bắt sống 52 tên còn lại. Hỏi tiểu đoàn đó giết được bao nhiêu quân xâm lược và bắt sống được bao nhiêu tên ?"

Ở đây, không nói đến vấn đề giải bài toán đó ra sao. Chỉ có điều là trong cuộc sống không thiếu bất cứ điều gì để có thể làm ví dụ, nhưng người Cộng sản đã muốn lồng ghép những chuyện giết giặc vào đó để giáo dục trẻ em. Bởi họ không nghĩ rằng với trẻ em, thì giặc cũng là người, giết giặc cũng là giết người là chuyện bình thường.

Thậm chí, trong một chương trình truyền hình trước đây, phụ huynh còn phản ánh một bài toán như sau : "Em có 5 ngón tay, em chặt bớt 2 ngón, hỏi còn mấy ngón ?". Đến mức này, thì quả thật không có thể nói được điều gì hơn để có thể cổ vũ cho bạo lực và những cảnh ghê rợn.

Mới đây, chương trình Công nghệ giáo dục của một vài Giáo sư được mạng xã hội làm ầm ĩ và bị "ném đá" tơi bời. Ở đây không nói đến vấn đề đúng, sai ở chương trình này. Nhưng khi người ta quan tâm đến nó mới phát hiện ra những bài học dành cho thiếu nhi hoàn toàn thiếu tính giáo dục.

giaoduc4

Đó là câu chuyện hai đứa bé nhặt được quả bứa nhưng chưa chia cho nhau công bằng, thì gặp cậu Cả lớn tuổi nhờ phân xử. Và cậu Cả phân xử bằng cách chia cái vỏ cho hai đứa, còn phần ruột cậu vừa ăn vừa bỏ đi.

Phải chăng, câu chuyện này muốn dạy cho các cháu cách hành xử cướp bóc trắng trợn trong xã hội đối với kẻ yếu thế ?

Có thể nói, rất nhiều những bài học, những câu chuyện về giáo dục cần được nói đến. Bởi nền giáo dục đã đưa nhiều thế hệ đến chỗ coi thường bạo lực, lấy bạo lực cướp.

Như trên đã nói, nguồn gốc của tất cả những bài học bạo lực, bài học về đâm chém, giết chóc, ích kỷ và vô cảm… được đưa vào hệ thống giáo dục Việt Nam mấy chục năm qua đã không ngoài mục đích đào tạo ra những con người như đảng cộng sản mong muốn.

Lớp người đó phải thuộc nằm lòng về Chủ nghĩa Mác – Lenin, lấy đấu tranh giai cấp làm mục tiêu, lấy việc tôn thờ thứ chủ nghĩa ấy một cách vô thức, bất chấp mọi vấn đề xã hội, đạo đức…

Kết quả của nền giáo dục ấy, đã đào tạo nên những lớp người Việt hôm nay, tạo nên đất nước với tình trạng như hiện tại. Ở đó, người dân chỉ là những con trâu kéo cày và cười văng cả hàm răng khi con hổ bị "trí khôn" của "con người" tiêu diệt.

Và cả đàn trâu bò, hổ báo kia đều đang bị tiêu diệt bằng nhiều cách khác nhau.

Ngày 4/9/2018, ngày mở đầu một năm học mới ở Việt Nam

JB Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 04/09/2018 (nguyenhuuvinh's blog)

Published in Diễn đàn
vendredi, 21 avril 2017 21:03

Biên soạn lại sách giáo khoa

Bài 1

Đã cải tiến thì đừng ‘lửng lơ’

sgk1

Để có các cuốn sách giáo khoa ngày một tốt, điều quan trọng nhất là phải xác lập cho được một cơ chế biên soạn dân chủ, khoa học.

Trong cuộc cải cách giáo dục lần thứ tư tính từ 1945 đến nay, thường được gọi là cải cách giáo dục toàn diện và triệt để, toàn bộ sách giáo khoa ở trường phổ thông sẽ được biên soạn lại. Theo dự kiến, những cuốn sách mới đầu tiên sẽ phải được đưa vào sử dụng trong năm học 2018-2019.

Như vậy, về mặt lý thuyết, việc biên soạn sách giáo khoa mới đang được xúc tiến mạnh ở những giai đoạn cuối cùng.

Không có những cuốn sách giáo khoa hoàn hảo

Quan sát dư luận trên báo chí và mạng xã hội sẽ thấy những tiếng nói kì vọng vào sách giáo khoa mới không phải là ít. Điều đó rất dễ hiểu, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam khi sách giáo khoa thường được chỉ ra như là một trong những nguyên nhân làm trì trệ giáo dục phổ thông.

Tuy nhiên, cho dù cải cách giáo dục được tiến hành tốt thế nào cũng sẽ không bao giờ có một bộ sách giáo khoa hoàn hảo. Ngay cả ở các nước có nền giáo dục tiên tiến, sách giáo khoa vẫn bị chính các chuyên gia giáo dục ở đó chỉ trích. Đơn giản vì sách giáo khoa suy cho đến cùng chỉ là "phương án" giáo dục của một nhóm các tác giả nhất định.

Một khi đã là sách giáo khoa, cuốn sách sẽ có những nhược điểm cố hữu, như phải viết dựa trên chương trình định sẵn và tuân theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt để có thể vượt qua quy trình thẩm định. Điều này vừa giúp đảm bảo tiêu chuẩn vừa làm hạn chế tầm nhìn và cách tiếp cận phong phú. Do một số yếu tố, dung lượng sách giáo khoa cũng sẽ phải tuân thủ trong một giới hạn.

Để đảm bảo tính hệ thống tuân thủ theo chương trình, sách giáo khoa sẽ được viết theo kiểu "trình bày la liệt". Đây là một trong những yếu tố khiến cho rất nhiều người chỉ trích sách giáo khoa lịch sử của Việt Nam kêu lên rằng "tại sao sách lại viết nhiều sự kiện, số liệu, ngày tháng như thế, làm sao học sinh nhớ và thuộc được ?".

Thực ra, nếu xét về số liệu và dữ kiện thì sách giáo khoa ở Việt Nam rất sơ sài. Những ai từng tiếp xúc với sách giáo khoa của các nước có nền giáo dục tiên tiến hơn đều rõ trong sách giáo khoa của họ có vô vàn các loại dữ liệu được tổng hợp lại dưới dạng biểu đồ, bảng biểu, số liệu thống kê, hình ảnh, bản đồ, nhưng được đưa vào và bố trí để học sinh phân tích, nghiên cứu chứ không phải để nhớ hay thuộc.

Những hạn chế trên dẫn tới một đặc điểm là sách giáo khoa, nhất là của các môn xã hội thường chỉ trình bày được "kết quả" mà không trình bày được quá trình tìm ra kết quả : phương pháp nghiên cứu nào, xuất phát từ giả thiết gì, nghiên cứu thế nào... ? Cách trình bày này làm cho học sinh cảm thấy các môn khoa học, chẳng hạn như khoa học lịch sử, thiếu sức hấp dẫn.

222222222222222222222222

Ảnh minh họa. Nguồn : Tuổi trẻ

Sự lạc hậu của sách giáo khoa thực ra là nằm ở tư duy làm sách mà dễ thấy nhất là việc xác định vai trò của sách cũng như kĩ thuật tổ chức, cơ cấu các dữ kiện trong sách một cách có chủ đích nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục.

Vì vậy, để có các cuốn sách giáo khoa ngày một tốt, điều quan trọng nhất là phải xác lập cho được một cơ chế biên soạn dân chủ, khoa học, đảm bảo cho tất cả những ai là công dân Việt Nam có mối quan tâm và tài năng đều có thể tham gia và được cạnh tranh bình đẳng. Nếu cơ chế này được xác lập và bảo họ bằng pháp luật, các cuốn sách giáo khoa tốt sẽ tồn tại, còn kém chất lượng sẽ bị loại bỏ.

Đừng thay đổi lửng lơ

Cơ chế biên soạn, phát hành và tuyển chọn sách giáo khoa có ảnh hưởng lớn tới chất lượng và quan niệm về sách giáo khoa. Về đại thể, trên thế giới hiện nay có 3 hình thức chủ yếu : "kiểm định", "quốc định" và "tự do" (thường tồn tại ở các nước Bắc Âu).

Trong hình thức kiểm định (như tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan), nhà nước sẽ chấp nhận sự tham gia của nhiều nhóm tác giả và nhà xuất bản vào việc biên soạn, phát hành và nhường quyền tuyển chọn sách giáo khoa cho các trường hay địa phương. Cơ chế quốc định (một chương trình một sách giáo khoa) chỉ thừa nhận duy nhất một bộ sách do bộ giáo dục biên soạn và phát hành trên toàn quốc.

Cơ chế kiểm định sách giáo khoa không hoàn hảo, vì trên thực tế chẳng hạn Nhật Bản khi thực hiện cũng đã gặp nhiều vấn đề. Tuy nhiên, nó vẫn là cơ chế tiến bộ hơn nhiều so với cơ chế quốc định.

Việt Nam trong cuộc cải cách giáo dục cơ bản, toàn diện lần này cũng sẽ thực hiện cơ chế "một chương trình - nhiều sách giáo khoa", đó là cách diễn đạt khác của cơ chế "sách giáo khoa kiểm định". Tuy nhiên cho đến thời điểm này, cách làm của Việt Nam cho thấy có sự pha trộn giữa hai cơ chế, khi bộ GD&ĐT vẫn tham gia cả vào việc biên soạn, lựa chọn tác giả sách giáo khoa.

Ở Nhật Bản sau khi cơ chế kiểm định sách giáo khoa có hiệu lực từ năm 1947, Bộ giáo dục Nhật Bản vẫn tiếp tục biên soạn và phát hành nhiều cuốn sách giáo khoa khác cho bậc học phổ thông. Đó là bước đệm trong thời kì chuyển giao cơ chế và đã kết thúc sau một thời gian ngắn.

Ở Việt Nam, cần phải có lộ trình minh bạch, công khai về giai đoạn bước đệm này, bởi nếu kéo dài nó sẽ làm cho cơ chế "một chương trình, nhiều sách giáo khoa" chỉ tồn tại được trên danh nghĩa.

Khi thực hiện hoàn chỉnh cơ chế này, bộ giáo dục chỉ làm hai việc chủ yếu là ban hành, sửa đổi quy chế và thẩm định sách giáo khoa, rút khỏi việc trực tiếp biên soạn sách giáo khoa và tài trợ cho các nhóm biên soạn hay các bản thảo được đánh giá cao. Kinh phí làm sách giáo khoa sẽ do cơ chế thị trường đảm nhận, nhà xuất bản nào làm sách giáo khoa tốt sẽ giành được thị phần lớn và ngược lại.

Nguyễn Quốc Vương

 *******************

Bài 2

Dạy kiểu 'rót nước' làm thui chột tư duy phản biện

Sách giáo khoa tốt phải là cuốn sách giúp cho cả giáo viên và học sinh cảm thấy tự do, thoải mái trong quá trình truy tìm chân lý.

"Tín ngưỡng sách giáo khoa"

Trong cải cách giáo dục, cho dù Sách giáo khoa (sách giáo khoa) có tốt đến mấy đi chăng nữa mà nó không được sử dụng hiệu quả ở trường phổ thông thì kết quả cải cách cũng sẽ không mấy khả quan. Trên thực tế, do cơ chế một chương trình - một sách giáo khoa tồn tại quá lâu cùng với tư duy coi trọng truyền đạt tri thức và thi cử, "tín ngưỡng sách giáo khoa" ở Việt Nam rất thịnh hành. Xu hướng coi những gì viết trong sách giáo khoa hoàn toàn đúng và là chân lý tuyệt đối rất mạnh.

Kết quả là cả giáo viên và học sinh có xu hướng coi nội dung của sách giáo khoa trùng khớp hoàn toàn với nội dung giáo dục. Vì vậy, việc giảng dạy của giáo viên và việc học của học sinh trên thực tế biến thành việc truyền đạt và lĩnh hội nội dung sách giáo khoa.

Thế nên, trong các kì thi giáo viên giỏi, thật hài hước là có rất nhiều giáo viên được đánh giá là "giỏi" thực chất chỉ là người diễn giải và truyền đạt nội dung sách giáo khoa logic hơn, dễ hiểu hơn hay biết cách minh họa nội dung đó sinh động hơn các đồng nghiệp khác.

Đó là lối dạy học kiểu minh họa - thứ làm thui chột tư duy phản biện và sáng tạo của học sinh. Các sinh viên đi thực tập cũng thường bị các giáo viên hướng dẫn và người chấm yêu cầu phải "bám sát sách giáo khoa". sách giáo khoa kết cục đã trở thành cái "phao" cho những người bơ vơ về lý luận giáo dục.

Mặt khác ở Việt Nam do sự lạc hậu về lý luận giáo dục, các giáo viên có xu hướng giảng dạy truyền đạt trực tiếp các nội dung kiến thức hay chân lý vào học sinh theo kiểu "rót nước".

Trong khi đó, ở nhiều nước trên thế giới, người giáo viên để làm cho học sinh lĩnh hội một chân lý, một nội dung sẽ phải dùng "giáo tài" (hình ảnh, số liệu thống kê, kết quả điều tra thự tế, tư liệu…) trong tư cách "chìa khóa" là một mảnh của nội dung giáo dục, để chuyển hóa nội dung đó thành nhận thức của học sinh thông qua thí nghiệm, trải nghiệm và các hoạt động trí tuệ tương tác khác.

Việc nghiên cứu tìm ra các "giáo tài" đó và sử dụng chúng trong thực tế tạo ra các "thực tiễn giáo dục" của giáo viên ở trường học.

sgk3

Ảnh minh họa. Nguồn : Thanh niên

Mở ra hành trình truy tìm chân lý

Trong lý luận giáo dục hiện đại, sách giáo khoa cho dù là thứ được biên soạn và xét duyệt căn cứ vào chương trình đi nữa, cũng chỉ là một tài liệu tham khảo chủ yếu trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Nội dung của sách giáo khoa không thể là toàn bộ nội dung giáo dục.

Người quyết định nội dung giáo dục cuối cùng phải là người giáo viên, người am hiểu cả chương trình, sách giáo khoa lẫn tình hình thực tế của trường học, địa phương và đối tượng học sinh. Nội dung giáo dục phải được giáo viên tự tay xây dựng thông qua các điều tra, nghiên cứu cả tài liệu và thực tiễn của bản thân.

Trong các môn xã hội, những môn có mối quan hệ chặt chẽ với đời sống và trải nghiệm của học sinh cũng như xã hội ở địa phương, điều này càng có ý nghĩa sống còn. Nội dung giáo dục đó phải được "chuyển hóa" thành nhận thức của học sinh thông qua sự gia công sáng tạo của giáo viên. Ở Nhật Bản từ năm 1947 trong cuộc cải cách giáo dục thời hậu chiến, lý luận này đã được Bộ giáo dục Nhật Bản nhấn mạnh trong các tài liệu hướng dẫn dành cho giáo viên và phổ biến rộng rãi, duy trì đến tận ngày nay.

Khi tuân thủ lý luận này, chuyện sách giáo khoa dày hay mỏng sẽ không còn quan trọng nữa.

Chẳng hạn trong môn lịch sử, sách giáo khoa theo quan điểm hiện đại sẽ không phải là một hệ thống các bài viết theo lối trần thuật "khách quan" và "vô nhân xưng" của các tác giả theo trật tự thời gian hay chủ đề nữa. Nó sẽ là một tài liệu hướng dẫn học tập ở đó có hướng dẫn về phương pháp học tập, có tập hợp các tư liệu, các câu hỏi gợi mở giúp học sinh khám phá lịch sử, giải mã được quá khứ và tìm ra ý nghĩa của nó trong việc lý giải đời sống xã hội hiện tại bằng các phương pháp của nhà sử học. 

Quan trọng nhất ở đó phải có các tư liệu gốc đáng tin cậy và các "khoảng trống lịch sử", các "vấn đề" được cài cắm, bố trí theo ý đồ sư phạm để học sinh được làm "nhà sử học tí hon" khám phá và giải mã lịch sử.

Ý nghĩa thực sự của cơ chế "một chương trình - nhiều sách giáo khoa" suy cho đến cùng là nằm ở chỗ nó giúp "tương đối hóa" chân lý trong sách giáo khoa và khuyến khích, đảm bảo sự tự chủ về nội dung giáo dục của giáo viên.

Tóm lại, trong một cuộc cải cách giáo dục có hệ thống và toàn diện thì việc biên soạn mới chương trình và sách giáo khoa là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, sách giáo khoa chỉ là thứ đi sau trong logic của một cuộc cải cách giáo dục. Thứ cần làm trước đó là phải là làm rõ được hình ảnh xã hội tương lai và hình ảnh con người mơ ước có khả năng kiến tạo và bảo vệ xã hội đó hay nói khác đi và ngắn gọn hơn là xây dựng mà minh định triết lý giáo dục.

Mặt khác, trong khi cải cách sách giáo khoa cũng không được quên việc tạo ra một cơ chế hợp lý để cho các cuốn sách giáo khoa liên tục được cải tiến bằng sự tham gia của những người có năng lực. sách giáo khoa tốt phải là cuốn sách giúp cho cả giáo viên và học sinh cảm thấy tự do, thoải mái trong quá trình truy tìm chân lý, một hành trình vừa gian khổ vừa hấp dẫn khôn cùng.

Nguyễn Quốc Vương

Nguồn : VietnamNet, 21/04/2017

Published in Diễn đàn
Trang 3 đến 3