Thanh tra Chính phủ mới đây cho rằng có dấu hiệu ‘lợi ích nhóm’ trong xuất bản sách giáo khoa nên đã chuyển Bộ Công an điều tra.
Quầy bán sách giáo khoa lớp 1. RFA Photo
Một trong hai nội dung được Thanh tra Chính phủ chuyển Bộ Công an theo truyền thông nhà nước, là Bộ Giáo dục - Đào tạo và Nhà xuất bản Giáo dục có dấu hiệu ‘lợi ích nhóm’ trong in, phát hành sách bài tập.
Nội dung thứ hai kiến nghị điều tra là công tác lựa chọn nhà thầu cung cấp giấy in sách giáo khoa theo phương thức chào của Nhà Xuất bản Giáo dục có nhiều dấu hiệu bất thường, không bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Liệu đây có phải là tín hiệu tốt giúp làm trong sạch ngành giáo dục ? Trả lời RFA hôm 30/12/2022 từ Sài Gòn, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Hoàng Dũng, người có hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy đại học, nguyên giảng viên tại Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, nhận định :
"Cái đó tôi không tin được đâu, cơ chế Việt Nam thì cái gọi là lợi ích nhóm là cách nói nhẹ nhẹ. Nó lan truyền khắp nơi, làm sao mà ngành giáo dục lại là một ốc đảo, trở thành biệt lệ được, không có cái đó đâu. Họ đẻ ra vậy thôi, trước hay sau cũng vậy thôi, hoặc chỗ này hoặc chỗ nọ, chỗ to chỗ nhỏ Giống như chống tham nhũng thôi, chống tham nhũng hiện nay dân chúng vỗ tay hoan nghênh, nhưng mà chống tham nhũng như vậy, hay một triệu lần mạnh mẽ hơn thì kết quả vẫn có tham nhũng, vì cơ chế này nó đẻ ra như vậy, không có cách gì khác".
Luật giá năm 2012 quy định, sách giáo khoa không thuộc danh mục mặt hàng do Nhà nước định giá, mà do doanh nghiệp kê khai giá với Bộ Tài chính và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, phù hợp của phương án giá sách đã kê khai.
Tuy nhiên một người làm trong ngành giáo dục ở TPHCM không muốn nêu tên cho RFA biết, dù Nhà xuất bản phải trình Bộ Tài chính giá sách giáo khoa trước khi công bố ra thị trường nhưng không bao gồm các loại sách bổ trợ. Trong khi giá công bố bán lại phải theo yêu cầu của Bộ, nghĩa là gồm có cả sách bổ trợ. Theo người này, đây có thể là một kẽ hở.
Thầy Đỗ Việt Khoa, giáo viên trường Trung học Phổ thông Thường Tín - Hà Nội nói với RFA hôm 30/12 :
"Báo chí hôm nay đồng loạt đăng vụ giao cho Bộ Công an kiểm tra thông tin về có lợi ích nhóm trong việc in ấn phát hành sách giáo khoa của Bộ Giáo dục Đào tạo. Thật sự mình là dân ở cấp thấp để mà biết thực hư vụ án này ra sao, nhưng nếu một khi đã được đưa lên Bộ Chính trị, Bộ Công an thì có lẽ cũng nghiêm trọng. Vì thấy nói lợi ít nhóm này chia nhau cả ngàn tỷ đồng, nghe cũng rất là lớn, nhưng chia rải rác ra nhiều đơn vị phát hành, nhiều tỉnh thành thì mỗi một tỉnh thành, mỗi đơn vị không phải là quá lớn..".
Theo Thầy Đỗ Việt Khoa, nếu mà so với việc từng hiệu trưởng tham nhũng cộng lại, thì có khi gấp hàng ngàn lần con số vừa nói. Ông nêu dẫn chứng :
"Tôi lấy ví dụ Thầy Hiệu trưởng cũ của trường Vân Tảo mà tôi dạy trước kia, mỗi một năm tham nhũng hàng tỷ đồng, nhân lên với các hiệu trưởng trên cả nước về các chuyện lạm thu, rất nhiều quỹ bắt phụ huynh đóng Tôi nói thật sự nó phải lớn gấp ngàn lần chuyện độc quyền sách giáo khoa, làm lợi trong nhóm nào đó Cho nên nếu như triệt để làm trong sạch làm ngành giáo dục, thì có lẽ trung ương nên xử lý tình trạng lạm thu này ở tất cả các trường học, làm sao chấm dứt được các trường hợp tham nhũng công khai trắng trợn, thì đảm bảo ngành giáo dục sẽ trong sạch".
Cũng trong báo cáo gởi Chính phủ hôm 29/12 được báo chí nhà nước đăng tải, Thanh tra Chính phủ cho rằng Nhà xuất bản Giáo dục đã lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, độc quyền để đăng ký giá sách giáo khoa cao bất hợp lý.
Trước đó hôm 16/6/2022, Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về việc sách giáo khoa sẽ được bổ sung vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, khi sửa đổi Luật giá. Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trả lời báo chí Nhà nước khi đó biện minh, sở dĩ có sự chuyển dịch này là do quy định hiện hành về điều tiết giá sách giáo khoa không thực sự hiệu quả Dư luận cho rằng, nếu nhà nước định giá sách giáo khoa sẽ tạo nên ma trận ‘lợi ích nhóm’ của các quan chức giáo dục.
Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ khi trả lời RFA liên quan vấn đề này nhận định :
"Thực ra ai cũng biết là Bộ Giáo dục là nơi tham nhũng một cách trắng trợn, trơ trẽn và công khai nhất. Bằng chứng là Bộ này cố tình liên tục thay đổi các bộ sách giáo khoa và kèm với nó là tăng số lượng sách không cần thiết để bắt gia đình các học sinh phải mua, mà ai cũng biết sự thật đằng sau nó là lợi nhuận khổng lồ từ việc bán sách này sẽ được chia chác giữa các nhà xuất bản và các quan chức của Bộ Giáo dục".
Theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, muốn hỗ trợ chi phí sách giáo khoa cho các gia đình học sinh nghèo khó rất dễ. Dễ nhất là liệt kê những địa phương nào có học sinh khó khăn, chính quyền thông qua thư viện trường sẽ cho các em mượn sách để học. Cuối năm học xong, các em sẽ trả lại thư viện để cho các bạn khác được mượn. Học sinh nào giữ sách sạch sẽ, sẽ được khen thưởng. Ông Vũ cho biết tiếp :
"Còn muốn sách giáo khoa có giá rẻ cho học sinh dùng thì rất dễ mà không cần phải làm luật rườm rà. Chỉ cần cố gắng chắt lọc, giảm bớt số lượng sách, chỉ cần những sách rất cơ bản, giữ nguyên nội dung cố định ít nhất là 10 năm, và trong khi đó thầy cô có thể thêm những nội dung tham khảo tuỳ chọn thêm. Làm được như vậy thì sách cũ sẽ được tái sử dụng nhiều lần. Nếu sách mới đắt quá thì gia đình học sinh sẽ mua sách cũ học. Nhà xuất bản buộc phải hạ giá sách mới nếu muốn bán được sách. Cuối cùng thì giá sách mới sẽ không cao hơn bao nhiêu so với sách cũ".
Còn nếu Bộ Giáo dục có tâm, thì theo ông Vũ, chỉ cần đăng tải những bộ sách giáo khoa bản điện tử lên trang web của bộ mình. Ai cũng có thể tải về để học, và ai cũng có thể tải về để in ra bán. Sách điện tử này được xem như tài sản công của quốc gia. Lúc này thì giá sách giáo khoa sẽ chỉ bằng xấp xỉ giá in.
Những giải pháp vừa nêu theo Tiến sĩ Vũ rất dễ thực hiện, nhưng ông cho rằng, nó khó mà vượt qua được ma trận lợi ích nhóm của Bộ Giáo dục khi mà một nhóm quan chức cấu kết với các nhà xuất bản để móc túi các gia đình học sinh.
Nguồn : RFA, 30/12/2022
Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV hôm 16/6 vừa thông qua Nghị quyết về việc sách giáo khoa sẽ được bổ sung vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, khi sửa đổi Luật giá.
RFA Photo
Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường khi trả lời báo chí Nhà nước trong cùng ngày biện minh sở dĩ có sự chuyển dịch này là do quy định hiện hành về điều tiết giá sách giáo khoa không thực sự hiệu quả...
Trả lời RFA hôm 17/06/2022 từ Sài Gòn về vấn đề trên, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, người có hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy đại học, hiện là giảng viên tại Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, nhận định :
"Cái đó có thể nói là quay 180 độ. Trước đây có thể nói sách giáo khoa rẻ vì nó được trợ giá, còn bây giờ giao cho thị trường quyết định. Mà sách nếu không có yếu tố gì khác, thì nó đã mắc hơn cũ rồi. Vì từ năm 1999 cho đến bây giờ, ăn tô phở cũng đâu như năm 99, bây giờ nó đắt hẳn. Nếu so sánh sách giáo khoa với tô phở từ năm 99 đến nay, thì sách giáo khoa không đắt hơn, sách cũng chỉ tăng theo kiểu của phở tăng. Tất nhiên dù tăng ít thì cũng đánh vào túi tiền của người dân, và khi tăng thì người ta la làng, đứng về phía dân thì ai hiểu được".
Thật ra, theo lời của Tiến sĩ Hoàng Dũng, cũng có nhiều nguyên nhân để sách giáo khoa tăng giá, từ chuyện trượt giá cho đến chuyện Nhà nước cắt phần trợ cấp... Ông nói tiếp :
"Bây giờ Nhà nước quyết định giá thì Nhà nước phải chi tiền cho anh in sách chứ, vì đã giao cho họ theo kiểu kinh tế thị trường, có nghĩa nếu bán người ta không mua thì lỗ. Hiện nay ít nhất cũng có mấy bộ cạnh tranh với nhau. Bây giờ Nhà nước cấm bán theo giá thị trường thì phần chênh lệch Nhà nước phải bù vào, nghĩa là phần nào đó quay về cách cũ. Nếu quay về cách cũ, thì riêng sách giáo khoa tôi thấy không có vấn đề nhiều lắm. Nhưng tôi sợ cách cũ là cách khác, tức trở về như trước đây một chương trình một bộ sách giáo khoa. Trong khi hiện nay là một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, đó là một tiến bộ".
Luật giá năm 2012 quy định, sách giáo khoa không thuộc danh mục mặt hàng do Nhà nước định giá, mà do doanh nghiệp kê khai giá với Bộ Tài chính và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, phù hợp của phương án giá sách đã kê khai.
Tuy nhiên một người làm trong ngành giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh không muốn nêu tên cho RFA biết, dù Nhà xuất bản phải trình Bộ Tài chính giá sách giáo khoa trước khi công bố ra thị trường... nhưng không bao gồm các loại sách bổ trợ. Trong khi giá công bố bán lại phải theo yêu cầu của Bộ, nghĩa là gồm có cả sách bổ trợ. Theo người này, đây có thể là một kẽ hở.
Thầy Đỗ Việt Khoa, giáo viên trường Trung học Phổ thông Thường Tín - Hà Nội nói với RFA hôm 17/6 :
"Về giá cả thì nói thật sách giáo khoa là một thứ đặc biệt. Nếu để ở thị trường tự do thì giá của nó phải chấp nhận theo giá thị trường. Theo tôi, sách giáo khoa phổ không nên xem là sách giáo dục đặc biệt, không nên để nó theo thị trường tự do quyết định. Nhưng giá như vừa rồi mà báo chí đăng 500.000 một bộ theo tôi không hề cao nếu đúng kinh tế thị trường. Bởi vì bây giờ rất nhiều nhóm sách được tự biên soạn, in ấn, phát hành theo khung chung của bộ, Nhà nước nên quyết định sách giáo khoa phục vụ ngành giáo dục và can thiệp. Nhưng không phải ép giá người ta thế này thế kia, để người ta lỗ... mà phải chi ngân sách ra để hỗ trợ các nhà xuất bản khác nhau nhằm hạ giá xuống, cho người ta không bị lỗ khi phục vụ học sinh. Chứ bây giờ tư nhân in sách giáo khoa mà bắt người ta bán giá lỗ thì làm sao người ta chấp nhận được".
Trong khi đó, tại Phiên thảo luận ở Quốc hội về vấn đề giá sách giáo khoa, đại diện Bộ Tài chính lại cho rằng, chi phí phát hành đang chiếm khoảng 23% trong cơ cấu giá sách giáo khoa và cho rằng đây chính là một trong những lý do khiến sách giáo khoa mới có giá thành cao.
Để tìm hiểu thêm, RFA hôm 17/6 liên lạc PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá thuộc Bộ Tài chính, và được ông giải thích :
"Vấn đề đưa sách giáo khoa vào hàng hóa đặc biệt và Nhà nước định giá thế thì dù muốn hay không muốn thì so với cơ chế thị trường, sản phẩm độc quyền thì Nhà nước vẫn định giá, nhưng phải định giá sát với giá thị trường, không thể phi thị trường. Nhưng theo quan điểm cá nhân tôi, đối với sách giáo khoa, đã giao giáo dục là quốc sách và vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của một quốc gia... nên đối với đối tượng sách giáo khoa phổ thông thì Nhà nước cần phải có chính sách trợ giá, hỗ trợ, giúp đỡ... Nếu nguồn lực Nhà nước còn hạn chế, hạn hẹp thì phải mời nhiều đối tượng, nhưng đây là hàng hóa đặc biệt nên dù xã hội hóa thì vẫn phải có chính sách hỗ trợ, xã hội hóa ở khâu nào ? Chẳng hạn như khâu in ấn, phát hành... còn khâu biên tập có thể dùng tiền ngân sách nhà nước".
Còn Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ khi trả lời RFA từ Na Uy hôm 17/6, thì cho rằng, có rất nhiều cách giải quyết mà không cần phải sửa luật :
"Thực ra ai cũng biết là Bộ Giáo dục là nơi tham nhũng một cách trắng trợn, trơ trẽn và công khai nhất. Bằng chứng là Bộ này cố tình liên tục thay đổi các bộ sách giáo khoa và kèm với nó là tăng số lượng sách không cần thiết để bắt gia đình các học sinh phải mua, mà ai cũng biết sự thật đằng sau nó là lợi nhuận khổng lồ từ việc bán sách này sẽ được chia chác giữa các nhà xuất bản và các quan chức của Bộ Giáo dục.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, muốn hỗ trợ chi phí sách giáo khoa cho các gia đình học sinh nghèo khó rất dễ. Dễ nhất là liệt kê những địa phương nào có học sinh khó khăn, chính quyền thông qua thư viện trường sẽ cho các em mượn sách để học. Cuối năm học xong, các em sẽ trả lại thư viện để cho các bạn khác được mượn. Học sinh nào giữ sách sạch sẽ, sẽ được khen thưởng. Ông Vũ cho biết tiếp :
"Còn muốn sách giáo khoa có giá rẻ cho học sinh dùng thì rất dễ mà không cần phải làm luật rườm rà. Chỉ cần cố gắng chắt lọc, giảm bớt số lượng sách, chỉ cần những sách rất cơ bản, giữ nguyên nội dung cố định ít nhất là 10 năm, và trong khi đó thầy cô có thể thêm những nội dung tham khảo tuỳ chọn thêm. Làm được như vậy thì sách cũ sẽ được tái sử dụng nhiều lần. Nếu sách mới đắt quá thì gia đình học sinh sẽ mua sách cũ học. Nhà xuất bản buộc phải hạ giá sách mới nếu muốn bán được sách. Cuối cùng thì giá sách mới sẽ không cao hơn bao nhiêu so với sách cũ".
Còn nếu Bộ Giáo dục có tâm, thì theo ông Vũ, chỉ cần đăng tải những bộ sách giáo khoa bản điện tử lên trang web của bộ mình. Ai cũng có thể tải về để học, và ai cũng có thể tải về để in ra bán. Sách điện tử này được xem như tài sản công của quốc gia. Lúc này thì giá sách giáo khoa sẽ chỉ bằng xấp xỉ giá in.
Những giải pháp vừa nêu theo Tiến sĩ Vũ rất dễ thực hiện, nhưng ông cho rằng, nó khó mà vượt qua được ma trận lợi ích nhóm của Bộ Giáo dục khi mà một nhóm quan chức cấu kết với các nhà xuất bản để móc túi các gia đình học sinh.
Nguồn : RFA, 17/06/2022
Ý kiến của của ông Nguyễn Kim Sơn trong vai Đại biểu quốc hội, khi thảo luận với các đồng viện về giá sách giáo khoa, đại ý : Sách giáo khoa đắt hơn trước gấp hai, ba lần vì "khổ to, giấy đẹp" đã và đang khuấy động dư luận cả trên hệ thống truyền thông chính thức lẫn mạng xã hội...
Bộ Trưởng Nguyễn Kim Sơn.
Ý kiến của của ông Nguyễn Kim Sơn trong vai Đại biểu quốc hội, khi thảo luận với các đồng viện về giá sách giáo khoa, đại ý :Sách giáo khoa đắt hơn trước gấp hai, ba lần vì "khổ to, giấy đẹp" (1) đã và đang khuấy động dư luận cả trên hệ thống truyền thông chính thức(2) lẫn mạng xã hội...
Vì sao vẫn đại diện cho "ý chí, nguyện vọng của nhân dân" tại Quốc hội khóa 15 nhưng ông Sơn lại bị nhân dân chỉ trích kịch liệt, chẳng mấy người ai thèm thắc mắc ông Sơn đang đại diện cho "ý chí, nguyện vọng" của họ mà chỉ xoáy vào chuyện ông Đại biểu quốc hội kiêm Bộ trưởng Giáo dục – Đào tạo đang thay giới kinh doanh sách phân bua ?
Có người như Lê Đăng Minh nhận xét :Sao nói giống con buôn sách giáo khoa vậy (3). Có người xếp ông Sơn vào loại đại diện cho "lợi ích nhóm" (4). Có người rủa rất nặng lời như Dong Nguyen :Tăng giá gấp đôi, gấp ba vì "giấy tốt, khổ to" chỉ là trò ăn cướp kẹo trẻ con thôi, đừng vòng vo thêm nhục.Tưởng thếnào ! Cũng phường cắp trộm (5) !
Hoặc tham gia đóng góp cảm xúc với bạn bè qua việc giới thiệu một mẩu đối thoại như Trần Đắc Thắng :Chị bán xoài hả ? Xoài này bao nhiêu một ký vậy chị ? Đây là xoài cát chu, giá 35.000 đồng/ký.Còn đống xoài to to kia ? Đó là xoài Đài Loan, giá 15.000 đồng/ký ? Ủa sao xoài Đài Loan to hơn, đẹp hơn mà giá rẻ hơn nhiều vậy chị ?Vì nó không ngon,người ta ăn xoài cần ngon chứ đâu cần to, đẹp.Ờ, chị nói đúng. Vậy mà có th… nọ lên tới chức bộ trưởng, sách giáo khoa người ta cần kiến thức mà tụi nó lại in vừa to vừa đẹp để bán giá cao gấp hai, gấp balần so với trước. Ôi, anh chấp nhứt chi cái loại ngu dốt nhưng thừa thủ đoạn bóc lột đó. Có cơ hội moi tiền của dân là chúng moi tới cái lai quần luôn (6).
Nhiều người như Do Duy Ngoc đã góp phần lý giải tại sao dân chúng giận dữ :Dân càng lúc càng nghèo vì cái gì cũng tăng giá. Covid làm nhiều gia đình thiếu ăn. Sau Covid kiếm tiền chẳng dễ. Giờ thì học phí tăng gấp ba, sách giáo khoa cũng tăng y như thế. Giá sách cũ đã chạy tiền chết m… rồi, giờ lại tăng ba lần. Lại bày ra lắm đầu sách mà chỉ sử dụng có một lần. Năm sau lại mua. Thế là tiêu mộng cắp sách đến trường. Bộ trưởng bảo giá sách tăng là vì được in khổ to, giấy đẹp. Lại muốn chửi. Xứ giàu người ta in sách đẹp, khổ to nhưng phát không cho học sinh. Xứ ta nghèo, chạy ăn hộc máu lại bày in khổ to, giấy đẹp để thu tiền đầy túi. "Một ngày lạ thói sai nha, Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền". Các ông lúc nào cũng có lý do để nguỵ biện nhưng thực chất là do đồng tiền cả. Sách mỗi năm mỗi đổi. Học sinh mỗi năm phải mua sách mới với giá năm nay cao hơn năm trước. Các ông có biết có người phải bán máu để mua sách cho con không ? Các ông có hay có bà mẹ ngất vì đói để dành tiền mua sách không ? Hàng trăm, hàng ngàn tỉ các ông thu vềrút từ máu của những người cha, từ c ơn đói của các bà mẹ đấy. Tàn nhẫn quá. Ngày trước bảo làm cách mạng để trẻ con được có sách vở, được có tấm áo, được học hành. Giờ với học phí và sách giáo khoa tăng vùn vụt thế này, trẻ con lại phải xuống đường bán vé số, ra vỉa hè mưu sinh phụ giúp gia đình. Còn tâm trí đâu mà học hành, mà mở mang trí tuệ. Tuổi trẻ là tương lai của đất nước. Giờ tuổi trẻ như thế thì mai sau đất nước sẽ thế nào (7) ?
***
Cũng đã có một số người như ông Võ Đức Phúc nhắc lại chuyện năm ngoái, sau khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, ông Sơnđề xuất chính phủ giao Bộ Tài chính lập báo cáo để chính phủ trình Quốc hội xem xét việc đưa sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước quy định giá, không để các doanh nghiệp tự kê khai giá rồi tự chịu trách nhiệm báo cáo Bộ tài chính như cơ chế hiện hành. Rồi chỉ đạo gửi văn bản đến các nhà xuất bản, yêu cầu tiết kiệm tối đa chi phí trong các khâu biên soạn, in ấn, phát hành, làm sao để giá thành sách giáo khoa giảm để con em các gia đình khó khăn, vùng sâu, vùng xa dễ dàng tiếp cận. Ông Phúc khen đó là điều nhân văn và than :Thật đáng tiếc, chẳng hiểu sao lầnnày tại Quốc hội, Bộ trưởng lại "giải trình" cho các doanh nghiệp là các nhà xuất bản thay vì để Bộ Tài chính làm điều đó, mà không nghĩ đến cảm xúc của nhân dân. Tưởng Bộ trưởng muốn trình bày thì lên phường chứ. Hay Bộ trưởng muốn thể hiện điều gì với các nhà xuất bản ? Một chút vụng về thôi cũng đủ làm "mất điểm" trong mắt người dân cả nước. Giải trình mà không khéo thì mấy ai tin(8) ?
Bởi không tin vào "thành tâm, thiện ý" của Đại biểu quốc hội kiêm Bộ trưởngGiáo dục và đào tạo nên mới có nhiều người thắc mắc như Trần Xuân Thái :Tại sao mỗi năm hàng chục triệu cha mẹ phải mua lại sách giáo khoa cho con em củahọ mà không được xài sách giáo khoa anh chị củachúng để lại ? Tại sao sáchgiáo khoa phải liên tục thay mới, in mới và giá cả thì bảnsau cao hơn bảntrước ?Hay là vì bản án của tên Trương Quốc Cường chỉbốn năm quá nhẹ, nhẹ đến mức công nhiên thách thức nhân dân, khiến những BOT – sách giáo khoa, Việt Á – sách giáo khoa xem thường đến mức trêu ngươi ?Phải chăng, đó là một nền học thuật bị thương mại hóa, một chiến lược sáchgiáo khoa, sách dùng cho việc dạy và học bị lũng đoạn bởi các nhóm lợi ích COCC(con ông cháu cha)(9) ?
Trong vô số ý kiến kiến về biện minhSách giáo khoa đắt hơn trước gấp hai, ba lần vì "khổ to, giấy đẹp" của Đại biểu quốc hội kiêm Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Ngô Hữu Kinh Luân tâm sự rằng ông cảm thấy may mắn khi đi học vào thời "không có những ông Thượng thư Bộ Giáo dục và đào tạo như bây giờ, nếu có, chắc chắn mình sẽ thất học vì nhà mình nghèo quá, tiền ăn còn không đủ lấy đâu ra tiền đóng học phí, tiền sách giáo khoa liên tục đổi mới mỗi năm". Từ thực tế đang làm nhiều người, nhiều giới rên xiết, Luân thắc mắc : Ngành giáo dục có âm mưu hay hai lòng không khi liên tục cải cách, tăng họcphí, tăng giá sách giáo khoa trong lúc dân đang khốn khổ trăm đường và nhiều người bị bần cùng hóa ?
Và nhắn chung giới lãnh đạo :Lãnh đạo xa dân lâu quá rồi, lãnh đạo đã quen với những công trình trăm tỷ nghìn tỷ bỏ hoang, lãnh đạo đã quen với những vụ án triệu đô trăm triệu đô, lãnh đạo bóc gỡ những phi vụ sai phạm tiền tỷ hệt như chuyện bông đùa. Lãnh đạo đâu biết được rằng, phận dân khổ lắm. Có người cả đời không có nổi chỗ che thân, mất không có áo quan chôn, chôn rồi không có chỗ nhang khói. Mới đây thôi ở Phú Yên, không có tiền ma chay cho chị, dân đành chôn ngay trong nhà. Mới đây thôi, dân phải bó người thân tử vong tại bệnh viện bằng chiếu rồi cột trên xe máy chở về nhà để mai táng ở Sơn La vì nghèo. Lãnh đạo ơi, xưa còn có các đội nhận lệnh vua đi ghi chép dân sống sao về báo lại với Thiên tử, quan sát cách quan chăn dân sao về tấu lại với Thiên tử Vậy mà nay, có biết bao cơ quan thanh tra, giám sát, có biết bao người được nhà nước trả lương từ cấp ấp mà lẽ nào lãnh đạo không biết dân sống ra sao, hay sao ? Lãnh đạo ơi, lẽ nào lãnh đạo đã quên giáo dục là quố c sách của quốc gia, giáo dục là rường cột của tổ quốc, giáo dục là nền tảng của dân tộc hay sao ? Lãnh đạo ơi, nếu lãnh đạo hiểu thì lẽ nào cứ để các quan nhân ngành giáo dục mặc sức bào mòn sức dân, chia nhau máu thịt của dân mãi như vậy sao (10) ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 31/05/2022
Chú thích
(2) https://laodong.vn/giao-duc/sach-giao-khoa-co-can-kho-to-giay-dep-de-ban-duoc-gia-cao-1049674.ldo
(3) https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=5209530722426640&id=100001092916407
(4) https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=3193040704269543&id=2097614560478835
(5) https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=10217624178196089&id=1827708986
(6) https://www.facebook.com/100003333937433/posts/5055792687875146/
(7) https://www.facebook.com/doduyngoc/posts/10158914211108635
(8) https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=1523593154759091&id=100013252621250
(9) https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=3180592412221464&id=100008122083756
(10) https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=128926143119513&id=100080063825564
Thông tin sách giáo khoa mới đắt gấp 2-3 lần sách cũ và giải thích của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đang gây ồn ào trong dư luận Việt Nam.
Trong giờ ra chơi tại một trường Trung học cơ sở ở miền Trung Việt Nam
Trước ý kiến của một số đại biểu Quốc hội về các bất cập trong đổi mới sách giáo khoa tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội hôm 25/5, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn giải thích là do sách được biên soạn với khổ lớn hơn, giấy tốt hơn, theo báo Lao Động .
Ông Sơn cũng giải thích thêm rằng quy trình từ biên soạn cho đến giới thiệu, thử nghiệm, phát hành là các doanh nghiệp hoàn toàn đảm nhiệm và kê khai giá với Bộ Tài chính, theo truyền thông Việt Nam.
Phát biểu của ông bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã làm dấy lên những tranh luận trái chiều trên mạng xã hội. Trong đó, nhiều băn khoăn tập trung vào vấn đề liệu tăng giá sách giáo khoa Việt Nam có tương xứng với chất lượng hay không.
BBC News tiếng Việt phỏng vấn thầy giáo Đỗ Việt Khoa, giáo viên trường Trung học phổ thông Thường Tín, Hà Nội, người từng lên tiếng về gian lận thi cử ở Trường Trung học phổ thông Phú Xuyên A (Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội), Thạc sĩ nghệ thuật thị giác, Đại học Melbourne, Úc, bà Hoa Nguyễn và dịch giả Nguyễn Việt Long, hiện sống tại Hà Nội.
BBC : Đánh giá của quý vị về phản ứng của dư luận đối với phát biểu của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Nguyễn Kim Sơn rằng "sách giáo khoa mới đắt hơn vì khổ lớn hơn, giấy tốt hơn" ?
Hoa Nguyễn : Tất nhiên xã hội là đa chiều, vẫn có một số người ủng hộ quan điểm này, bất ngờ là trong đó có một số người có ảnh hưởng trên mạng xã hội.
Tôi đặc biệt quan tâm đến ý kiến của các thầy cô giáo và nhận thấy rằng họ thực sự bức xúc. Những chuyên gia giáo dục hàng đầu Việt Nam cũng đã lên tiếng. Họ chỉ rõ những câu hỏi và bất cập trong dự án GPE-VNEN (Mô hình trường học mới Việt Nam) đã nhận được 84,6 triệu đô la Mỹ của Liên Hiệp Quốc trong đó có 1,78 triệu đô cho sách giáo khoa thì tại sao sách mới lại phải đắt hơn ba lần.
Tôi quan sát thấy một số thầy giáo, trên mạng xã hội, nêu ý kiến về việc in thêm các sách mà họ cho là 'không cần thiết'. Chẳng hạn có ý kiến nói rằng các NXB đã 'bôi ra' thêm sách không cần thiết, từ 1 cuốn sách giáo khoa thành 4 cuốn, những cuốn sách dạy cho học sinh không có tên tác giả, sách phân phối độc quyền theo hệ thống ngành dọc quản lý, khép kín, đơn vị độc quyền phát hành sách VNEN là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội...
Nguyễn Việt Long : Giải thích của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, chỉ nêu một trong những lý do khiến sách giáo khoa mới đắt hơn chứ không phải lý do chủ yếu hay duy nhất. Báo giật tít để tăng lượng độc giả truy cập nhưng mạng xã hội, thậm chí một số đại biểu quốc hội có thể không đọc kỹ toàn bộ nội dung phát biểu và không suy ngẫm kỹ (ngay cả một số báo cũng không nêu các lý do khác) nên đã có phản ứng kiểu "dân túy", chạy theo xu hướng đang mốt hiện nay là phê phán khi chưa thấu đáo sự tình.
BBC : Nếu có loại giấy tốt đến thế thì cũng không khó biết tên loại giấy đó là gì. Nên giải thích như thế nào về việc này ?
Đỗ Việt Khoa : Như tôi được biết thì ông Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời giá sách giáo khoa đắt là do nhiều yếu tố, nhưng báo chí nhấn mạnh câu nói "sách giáo khoa mới đắt hơn vì khổ lớn hơn, giấy tốt hơn".
Khổ giấy to hơn thì số trang sẽ giảm đi. Giấy in sách giáo khoa mấy năm trước tốt rồi, đẹp rồi, không lẽ năm nay nó cực tốt. Cái này phải đợi vài tháng nữa họ in xong mới biết giấy gì.
Trên thực tế thì giá cả hàng hóa nhiều thứ năm nay đắt hơn trước rất nhiều. Nếu giá sách giáo khoa tăng thì phải chấp nhận, đó là kinh tế thị trường. Tuy nhiên tăng giá gáp 2-3 lần năm trước thì đúng là phi lý, dư luận sẽ lên tiếng thôi.Hoa Nguyễn :
Chỉ biết bật cười trước phát biểu này vì tất cả chúng ta đều hiểu nó hoàn toàn không có chức năng giải thích.
Nguyễn Việt Long : Giấy tốt hơn, kích thước lớn hơn không phải là nguyên nhân chính cho việc giá sách cao hơn sách của chương trình cũ 2 - 3 lần. Yếu tố chính là Nhà nước không còn bao cấp cho việc soạn sách mà các đơn vị kinh doanh phải bỏ tiền thuê các tác giả có uy tín và kinh nghiệm soạn sách, tự hạch toán và trang trải chi phí, cộng với một khoản lãi để tiếp tục tồn tại và phát triển. Bản thân tôi thấy giá bộ sách không cao so với mặt bằng giá, khi mà tiền thù lao cho các tác giả cũng nằm trong đó.
BBC : Một trong những lý do sách giáo khoa mới giá đắt được nêu là do sách có thể dùng lại cho các năm học sau. Quý vị có ý kiến gì về vấn đề này ?
Hoa Nguyễn : Kể từ năm 1979 đến nay đã có 3 cuộc cải cách sách giáo khoa. Lần gần đây nhất là năm 2018, được đánh giá là chưa có lần nào mà cải cách có "nhiều thị phi rối rắm" như vậy. Thời gian không phải là vấn đề, mà vấn đề là sự cải cách.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thực hiện cuốn chiếu. Năm học 2020-2021 triển khai ở lớp 1; năm học 2021-2022 triển khai ở lớp 2, lớp 6; năm học 2022-2023 triển khai ở lớp 3, lớp 7, lớp 10. Năm học 2023-2024 triển khai ở lớp 4, lớp 8, lớp 11; năm học 2024-2025 triển khai ở lớp 5, lớp 9, lớp 12.
Thế nhưng, chỉ sau gần hai năm triển khai thì những bất cập, hạn chế đã xảy ra. Trong đó có việc sách giáo khoa hiện có nhiều sạn. Do đó năm sau thường có chỉnh sửa và tái bản. Như vậy có nghĩa năm sau không thể dùng sách của năm trước.
Đỗ Việt Khoa : Từ trước đến nay, đa số sách giáo khoa đều được dùng lại nhiều năm, trừ một số ít sách tiểu học dành cho trẻ làm bài tập vào đó. Do vậy không phải nghi ngờ chuyện đó. Tôi đã tiếp xúc với vài bộ sách giáo khoa cấp Trung học phổ thông thì thấy rõ ràng điều đó, sách dùng lại được cho nhiều năm.
Điều đáng lo ngại nhất là về nội dung sách giáo khoa mới còn có chỗ sẽ phải điều chỉnh, sẽ dẫn đến việc phải tái bản hiệu chỉnh thậm chí phải thay một số cuốn sách giáo khoa. Cứ đợi một năm nữa sẽ biết rõ hơn.
Vấn đề đáng bàn là có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau do các nhóm chủ biên khác nhau được phát hành, thay vì chỉ có một bộ duy nhất như trước kia. Học sinh chuyển từ nơi này sang nơi khác có thể phải mua bộ sách giáo khoa mới vì mỗi địa phương sẽ chọn một bộ sách giáo khoa riêng cho mình.
Khá là rắc rối. Cái này lỗi cũng một phần do dư luận đòi xóa bỏ độc quyền một bộ sách giáo khoa.
Nguyễn Việt Long : Lo ngại không có gì chắc chắn giữ nguyên nội dung sách trong dăm năm, theo tôi là không có cơ sở qua cả thực tiễn lẫn lý thuyết. Mỗi lần cải cách (kèm theo sự thay đổi sách giáo khoa) là một lần huy động lực lượng, tập hợp đội ngũ, qua nhiều khâu chuẩn bị, phê duyệt ý tưởng, chương trình, tiến hành thử nghiệm… nên kinh phí không nhỏ, thời gian cũng kéo dài. Lần sau có kinh nghiệm và chỉn chu hơn lần trước, nhắm cái đích dài hơn, xã hội ổn định hơn trước, chi phí cũng tăng lên, thì thời gian sử dụng sách sẽ càng phải dài ra.
BBC : Phương Tây có câu : "Don't judge a book by its cover", nghĩa là đừng đánh giá một quyển sách qua cái bìa của nó. Theo ông giá trị của một bộ sách giáo khoa là gì ?
Nguyễn Việt Long : Đúng là đánh giá một quyển sách không chỉ qua cái bìa của nó, nhưng cái bìa cũng là bộ mặt bề ngoài, góp phần gây thiện cảm khi tiếp xúc lần đầu tiên.
Sách giáo khoa được soạn bám theo mục tiêu, chuẩn của chương trình giáo dục phổ thông của quốc gia, nên phải góp phần thực hiện thành công những chuẩn mực đó. Như vậy, sách giáo khoa phải có tính thực hành cao, cùng với giáo viên phải hướng dẫn phương pháp tư duy hơn là nhắm vào kiến thức hàn lâm đơn thuần mà ít gắn với thực tiễn.
Đỗ Việt Khoa : Nội dung sách giáo khoa lâu nay được dư luận bàn tán rất nhiều. Phổ biến nhất là nội dung muôn toán quá nặng nề, cần giảm bớt. sách giáo khoa mới có giảm, nhưng chỗ giảm ấy họ đi lướt qua. Ví dụ tôi có đọc sách giáo khoa toán lớp 10, thấy vẫn có 3 đường conic, dù dạy lướt, thay vì bỏ hẳn.
Nay mai những thứ nặng nề của nguyên hàm, tích phân liệu có bỏ hẳn hay vẫn đưa vào thì do cái chỉ đạo của Bộ Giáo dục Đào tạo cả. sách giáo khoa môn địa lí lớp 10 thì nội dung cơ bản vẫn như cũ, không nhẹ hơn sách giáo khoa cũ. Những môn khác tôi không thể đánh giá hết được.
Hoa Nguyễn : Ở Mỹ và Úc, hàng năm đều có những hội thảo về vai trò của sách giáo khoa trong giáo dục. Họ để học sinh tham gia các khảo sát. Nhưng ngay cả ở Mỹ, theo một bài báo nghiên cứu của Washington Post thì vai trò của sách giáo khoa ngày càng kém hiệu quả.
Lỗi là do sách giáo khoa kể cả cải tiến, cũng không giúp cải thiện nhiều thành tích của học sinh.
Vì thế, Phần Lan, nơi có nền giáo dục tốt nhất thế giới đã làm một điều ngoạn mục. Mặc dù sách giáo khoa và sách làm bài tập được chú trọng ở Phần Lan, nhưng họ để mỗi giáo viên có toàn quyền tự chủ; quyết định là của giáo viên về cách giảng dạy dựa trên bất cứ điều gì tốt nhất cho học sinh.
Sau trao đổi với ba vị khách nêu trên, được biết, một số đại biểu quốc hội Việt Nam đang có mong muốn chất vấn ông Nguyễn Kim Sơn về vấn đề sách giáo khoa của Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Việt Nga, Đại biểu quốc hội (ủy viên Ủy ban Văn hóa, giáo dục) cho biết đã ghi phiếu đề xuất chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn tại kỳ họp thứ 3 về vấn đề sách giáo khoa mới, trong đó có việc tăng giá sách.
Nguồn : BBC, 03/06/2022
80 triệu USD cho chuyện đổi mới sách giáo khoa
Tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang có chất vấn gửi đến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ về chi phí cho xây dựng chương trình sách giáo khoa.
Theo đại biểu Nguyễn Lân Hiếu thì, "Khi Bộ tham mưu cho Chính phủ khái toán kinh phí cho chương trình đổi mới giáo dục, Quốc hội khóa XIII là 462 tỷ đồng, hiện nay trên thực tế đã chi trả bao nhiêu tiền từ ngân sách quốc gia mà vay từ World Bank để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, biên soạn một cuốn sách giáo khoa, tài liệu và tổ chức tập huấn ?".
Trả lời chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, Chính phủ phê duyệt dự án đổi mới chương trình sách giáo khoa tổng thể là 80 triệu USD, trong đó 77 triệu vay vốn ODA còn 3 triệu USD đối ứng.
Trong cấu phần dành cho biên soạn một bộ sách giáo khoa như thiết kế ban đầu, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã báo cáo Chính phủ và Chính phủ đã báo cáo Quốc hội là không sử dụng khoản tiền này nữa. Do vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lại 16,5 triệu USD xây dựng bộ sách giáo khoa và để trong tài khoản của World Bank. Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa sử dụng số tiền này.
Về số tiền còn lại xây dựng chương trình, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết Bộ đã triển khai xây dựng chương trình và các hoạt động phát triển chương trình tổng thể và môn học.
Cho đến tháng 12/2020 dự kiến tiêu 12 triệu USD, như vậy là hơn 200 tỷ. Số tiền còn lại sau khi rà soát tất cả những chi phí không thiết thực liên quan đến tập huấn, tăng cường không hiệu quả, đặc biệt mùa Covid vừa rồi, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ trả lại Chính phủ, tổng cộng 29,7 triệu USD. Số tiền tiết kiệm sẽ được chi vào những khoản thực thi.
Những hạng mục bạc triệu đô-la ?
Liên quan đến khoản tiền 16 triệu USD để Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn một bộ sách giáo khoa, trao đổi với báo chí, bà Trần Thị Mỹ An, chuyên gia giáo dục cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB), cho biết như cam kết với Chính phủ Việt Nam, một trong những hoạt động hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông là biên soạn một bộ sách giáo khoa tương ứng với chương trình giáo dục phổ thông mới.
"Vào tháng 5/2019, Chính phủ Việt Nam thông báo nhiều nhà xuất bản đã biên soạn nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau cho nhiều môn học. Do đó, để tránh chồng chéo và đỡ lãng phí nguồn lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng WB đã thống nhất ngừng tự biên soạn bộ sách giáo khoa và tập trung nguồn lực cho việc thẩm định.
Khoản tiền 16 triệu USD hiện vẫn nằm trong tài khoản của WB. Chúng tôi vẫn đợi đề xuất chính thức của Chính phủ Việt Nam tới WB về việc sử dụng số tiền này vào một số mục tiêu của dự án sắp tới nhằm nâng cao hiệu quả của giáo dục thông qua việc cải tiến chương trình và sách giáo khoa" – bà Mỹ An cho hay.
Theo báo cáo ngày 23/03/2020 của Chính phủ gửi Quốc hội, nguyên nhân Bộ Giáo dục và Đào tạo không tổ chức biên soạn được bộ sách giáo khoa mà Nghị quyết 88 giao là bởi vì không có tác giả.
Vụ việc có thể diễn nôm thế này : Tháng 1/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo khởi động dự án vay WB 77 triệu USD để đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Số tiền đó được chia làm 4 cấu phần. Phần 1 trị giá 16,4 triệu USD hỗ trợ phát triển chương trình, gồm xây dựng chương trình tổng thể, chương trình môn học và thực hiện chương trình.
Phần 2 trị giá hơn 20 triệu USD gồm hỗ trợ biên soạn và thực hiện sách giáo khoa, chi 4,5 triệu USD mua sách cho học sinh vùng khó khăn và 16 triệu USD cho việc biên soạn một bộ sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện.
Phần 3 trị giá 37,5 triệu USD nhằm hỗ trợ đánh giá và phân tích kết quả học tập để liên tục cải tiến chương trình và chính sách giáo dục phổ thông, trong đó, 18,5 triệu USD dành cho việc xây dựng Trung tâm Quốc gia Phát triển Bền vững chất lượng Giáo dục phổ thông và Trung tâm Quốc gia Khảo thí ngoại ngữ.
Phần 4 trị giá gần 3 triệu USD là chi phí cho việc quản lý dự án. Tuy nhiên, sau đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo không thu hút được chuyên gia, tác giả biên soạn sách ; các bộ sách giáo khoa được xã hội hoá hoàn toàn.
"Chuẩn" của WB khác với "chuẩn" của Hà Nội ?
Theo quy định của WB, việc tuyển chọn tác giả phải được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi.
Việc tổ chức đấu thầu cần có đủ căn cứ pháp lý để xây dựng cơ cấu, thành phần, số lượng tác giả và biên tập viên kèm theo kinh phí biên soạn đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình nên chỉ có thể tiến hành sau khi các chương trình môn học đã được ban hành.
Ngay sau khi ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới vào ngày 26/12/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức đấu thầu tuyển chọn tác giả, nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên không tuyển chọn được đủ số lượng tác giả, trong đó nguyên nhân chính là hầu hết các chuyên gia có kinh nghiệm đã sớm ký hợp đồng với các nhà xuất bản và triển khai biên soạn sách giáo khoa.
Tới thời điểm Bộ Giáo dục và Đào tạo mời thầu, các nhà xuất bản đã có một số bản mẫu lớp 1 được chuẩn bị gần như hoàn tất, sẵn sàng để thẩm định và phê duyệt đưa vào sử dụng.
Đến ngày 26/2/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tổ chức đấu thầu lần 2 để tuyển chọn tác giả biên soạn, ứng viên nộp hồ sơ đăng ký tham gia đã đáp ứng yêu cầu về số lượng chủ biên, tác giả, biên tập viên cần tuyển chọn để tổ chức biên soạn sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 và lớp 6.
Tuy nhiên, việc thương thảo để ký hợp đồng chưa thành công do các tác giả yêu cầu nhuận bút lâu dài mà yêu cầu này thì Bộ Giáo dục và Đào tạo không đáp ứng được.
Thời điểm đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng hầu hết các ứng viên nộp hồ sơ tuyển chọn tác giả đều đang thực hiện hợp đồng biên soạn sách giáo khoa với các nhà xuất bản và đã hoàn thành bản mẫu lớp 1, chuẩn bị hoàn thành bản mẫu lớp 2, lớp 6. Vì vậy, các ứng viên không thể ký hợp đồng với Bộ để biên soạn từ đầu một bộ đầy đủ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12.
Như vậy nếu so với các yêu cầu đặt ra của WB cho thấy rất khó đáp ứng, vì vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo thay mặt Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép tiếp tục thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa và trường hợp có ít nhất 1 bộ sách bảo đảm chất lượng được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt thì Bộ không tổ chức biên soạn một bộ sách sử dụng ngân sách nhà nước nữa.
Khoản kinh phí 16 triệu USD dự kiến để biên soạn sách giáo khoa vẫn trong tài khoản của WB.
Nhìn từ giác độ quản trị hành chính công, thì nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn sách giáo khoa như tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 88, thì sẽ tăng cơ hội lựa chọn cho người dân khi mua được sách giáo khoa giá rẻ hơn, khi khâu biên soạn đã được kinh phí nhà nước chi trả, khiến giá sách giảm đáng kể.
Thay lời kết
Vì sao đặt vấn đề với lợi ích nhóm ở vụ việc biên soạn sách giáo khoa như tóm tắt ở trên ?
Dễ hiểu, một khi việc biên soạn sách giáo khoa là do các nhà xuất bản chi tiền mời chuyên gia viết, biên tập, thẩm định nội bộ, chỉnh sửa sau đó mới đem đi thẩm định. Đây là hoạt động kinh doanh có lãi của doanh nghiệp. Mà đã kinh doanh thì bắt buộc phải tìm mọi cách để có lời.
Nói thêm, theo một nguồn tin khả tín cho biết, việc tập huấn sách giáo khoa được giao cho các nhà xuất bản chịu trách nhiệm từ in ấn tài liệu đến tập huấn phương pháp giảng dạy. Trong khi đó phần gọi là "tập huấn về chương trình cho giáo viên" đã có kinh phí được tính trong tổng thể ở con số 80 triệu USD như đã nói ở phần đầu bài viết này.
Năm nào cũng vậy, cứ đến hè là giá sách giáo khoa cho năm học tới lại là vấn đề nhức đầu cho các nhà quản lý, và là nỗi lo lắng lẫn bực mình cho phụ huynh học sinh. Giá sách năm nay được nói là tăng gấp 2-3 lần năm trước. Theo lý giải của Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Kim Sơn sáng 25 tháng 5 vừa qua tại Quốc Hội, sở dĩ giá sách giáo khoa cao như thế là do được in trên giấy khổ lớn, phẩm chất giấy tốt, từ biên soạn đến giới thiệu, thử nghiệm, phát hành do doanh nghiệp đảm nhiệm.
hoto : baochinhphu.vn
Câu nói của ông Sơn lập tức được cư dân mạng xã hội trích dẫn, phản biện mạnh mẽ. RFA xin trích một đoạn từ status của danh khoản Facebook có tên Hoàng Dũng :
"Thật ra thì sao ? Thật ra thì tư tưởng con buôn nó đã thể hiện rõ ràng trong từng câu chữ của người đứng đầu ngành giáo dục. Người ta quan tâm đến chất lượng, nội dung của sách giáo khoa chứ không phải hoa hoè hoa sói khổ lớn, giấy tốt. Lấy lý do khổ lớn, giấy tốt để biện hộ là suy nghĩ rất ngu dốt của một kẻ làm giáo dục như Sơn. Nó thể hiện rõ tư duy kinh doanh, hình thức".
Ông Trần Trọng Nhân có năm con nhỏ đang tuổi đến trường chia sẻ suy nghĩ của ông với RFA về cách giải thích của ông Nguyễn Kim Sơn :
"Câu nói đó là không thuyết phục. Đó là sự ngụy biện của ông Bộ trưởng Bộ giáo dục. Năm nay thì vật giá có thể tăng ở tất cả các nước, đó là tình hình chung của thế giới chứ không chỉ riêng ở Việt Nam, nhưng với một quốc gia coi vấn đề giáo dục là quốc sách thì Chính phủ có nhiều nguồn lực để hỗ trợ, để giữ cho sách giáo khoa không tăng lên, gây khó khăn cho phụ huynh học sinh nghèo.
Cái thứ hai quan trọng, sách giáo khoa không cần phải in trên giấy tốt như vậy làm gì cho tốn tiền người dân. Cách giải thích như vậy là không thể thuyết phục, không hợp lý. Cái quan trọng có bộ sách giáo khoa là nội dung. Phải xây dựng các nội dung đúng chuẩn và thống nhất trên cả nước để học sinh từ vùng này qua vùng khác không bị lệch lạc về kiến thức. Nội dung sách mới là quan trọng chứ không phải cái hình thức. Hơn 40 năm giải phóng miền Nam và gần 80 năm giải phóng miền Bắc nhưng Việt Nam chưa xây dựng được một bộ sách giáo khoa hoàn thiện, hoàn chỉnh và đạt chuẩn. Đó là một sự thất bại thảm hại của những người cai trị".
Là đơn vị phát hành hai trong số ba bộ sách giáo khoa theo chương trình mới, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chỉ ra một số điểm khác biệt cơ bản giữa chi phí tổ chức biên soạn sách mới và cũ khiến giá sách tăng cao với truyền thông Nhà nước.
Thứ nhất, nguồn vốn do doanh nghiệp tự đầu tư, không bằng ngân sách nhà nước. Thứ hai, nhuận bút cao hơn để tìm kiếm và giữ chân các tác giả giỏi. Thứ ba, khổ sách lớn hơn, giấy dày, tốt in nhiều màu hơn. Thứ tư là chi phí quảng cáo do có nhiều đơn vị cùng tham gia.
Quầy bán sách giáo khoa lớp 1. RFA - Ảnh minh họa
Câu chuyện giá sách giáo khoa tăng cao những năm gần đây dường như chưa có hướng giải quyết. Cách đây hai năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt năm bộ sách giáo khoa lớp 1 mới để các hội đồng lựa chọn đưa vào trường học từ năm học 2020-2021. Các bộ sách mới có giá cao gấp bốn lần giá bộ sách hiện hành lúc đó.
Trong khi đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản số 115 gửi Chính phủ, Bộ Tài chính, kiến nghị giá sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới phải không vượt mức giá của bộ sách giáo khoa do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã bán ra thị trường trong năm học 2019-2020. Bộ Tài chính ra văn bản gửi các nhà xuất bản với đề xuất tương tự.
Một số chuyên gia nhận định, cách làm của Nhà nước trong lĩnh vực sách giáo khoa là xã hội hóa chứ không do Nhà nước bao cấp, hỗ trợ như trước. Mà xã hội hóa lại nửa vời vì Nhà nước vẫn muốn quản lý, không để thị trường cạnh tranh.
Chuyên gia kinh tế - Tiến sĩ Ngô Trí Long cho rằng, ông Bộ trưởng Đặng Kim Sơn đứng ở góc độ chi phí của nhà xuất bản, cho rằng việc tăng giá sách như thế là hợp lý. Nhưng quan điểm của ông thì lĩnh vực nào độc quyền thì Nhà nước chỉ định còn những lĩnh vực nào cạnh tranh thực sự thì để thị trường quyết định. Ông nói :
"Bộ Giáo dục phải có kinh phí thực hiện bộ sách giáo khoa, nhưng bộ này không thực hiện vì nếu thực hiện thì phải mời những người có năng lực, có trình độ vào để tham gia biên soạn. Nhưng với cơ chế tài chính của Việt Nam thì tính toán theo định mức, theo chi tiêu của Bộ Tài chính thì người ta không chấp nhận được vì chi rất thấp.
Muốn xã hội hóa, muốn được duyệt nội dung cuốn sách thì phải tập hợp những người trí tuệ, có năng lực thực sự để biên soạn thì mới cạnh tranh được, người ta mới duyệt. Bộ sách có giá trị hơn nhưng giá sách sẽ cao hơn. Nhà nước yêu cầu giá thấp thì đó là sự mâu thuẫn.
Nếu độc quyền chỉ có một anh sản xuất thì Nhà nước chỉ định. Nhưng nếu có nhiều nhà xuất bản cùng tham gia in một loại sách thì chắc chắn nó sẽ cạnh tranh. Khi đó Nhà nước không thể quyết định được giá. Đó là mô hình quản lý giá trong nền kinh tế thị trường. Vừa muốn xã hội hóa vừa muốn qui định giá thì không bao giờ được".
Xuất bản sách giáo khoa được coi là lĩnh vực kinh doanh với lợi nhuận cao ngất ngưởng, là thị trường béo bở của nhiều doanh nghiệp. Năm năm trước, Tạp chí Đầu tư Tài chính Việt Nam có bài viết "Công ty độc quyền xuất bản sách giáo khoa mỗi ngày lãi nửa tỷ". Theo đó, hoạt động xuất bản sách giáo khoa chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu với 72% của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, tương đương 621 tỷ đồng. Sau khi trừ giá vốn bán hàng, bình quân mỗi ngày đơn vị này lãi gộp hơn nửa tỷ đồng từ mảng kinh doanh đang nắm thế độc quyền trên thị trường.
Tuy lãi cao như thế nhưng Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam vẫn đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tăng giá sách với lý do nêu ra để "đảm bảo doanh thu bù đắp chi phí và tạo sức cạnh tranh, thu hút người tiêu dùng". Cứ như thế, giá sách năm sau lại cao hơn năm trước khiến người dân nghèo là đối tượng chịu thiệt thòi.
Diễm Thi
Nguồn : RFA, 26/05/2022
Dân bỏ xứ đi, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ ra sao ?
RFA, 17/12/2020
Đồng bằng sông Cửu Long : vựa lúa của Việt Nam
Khu vực miền Tây Nam Bộ, còn được gọi tên "Đồng bằng sông Cửu Long" là vùng châu thổ trù phú được thiên nhiên ưu đãi nhất ở Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long được dân gian truyền miệng rằng vùng đất Phương Nam "chim trời cá nước" là một nơi không bao giờ bị đói khát vì được bao bọc bởi những đồng lúa cò bay thẳng cánh và dòng Mekong mênh mông với 9 nhánh sông đầy ấp tôm cá quanh năm, nhiều nhất vào mùa nước tràn đồng mỗi năm.
Một người nuôi vịt chạy đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Courtesy of Tùng Thien
Đồng bằng sông Cửu Long được xem là vựa lúa của Việt Nam, góp phần quan trọng để trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Nơi đây còn là khu vực phát triển nông nghiệp chủ lực với nhiều mặt hàng nông sản đa dạng, không những cung cấp cho thị trường tiêu thụ nội địa mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.
Trong vòng 10 năm từ 2009 đến 2019, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long góp đến 54% sản lượng lúa, 70% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 60% lượng trái cây và xấp xỉ 18% GDP của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê, do Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Trung ương ghi nhận, trong năm 2020, tỷ lệ dân số ở Đồng bằng sông Cửu Long gần 17,3 triệu người, chiếm gần 18% dân số Việt Nam. Tỷ lệ tăng dân số ở Đồng bằng sông Cửu Long trong một thập niên qua thấp nhất Việt Nam, chỉ chiếm 0,05% trong khi chỉ số già hóa dân số lại cao nhất nước đến 58,5% và tỷ suất di cư thuần cũng cao nhất nước, ở mức 39,9%. Một trong những nguyên nhân dẫn đến các thông số này là do "sự đi ra khỏi vùng để làm ăn sinh sống của lớp người trong độ tuổi lao động".
Chợ nổi ở Cần Thơ. Courtesy of Duy Black
1,3 triệu người di cư trong một thập niên
Một nhà báo sinh sống tại Đồng bằng sông Cửu Long, hiện đang làm việc trong lĩnh vực phóng sự truyền hình, vào tối ngày 17/12 chia sẻ thêm thông tin liên quan về người miền Tây di cư, qua ghi nhận cá nhân của ông.
"Do sự đô thị hóa quá nhanh và cơ cấu kinh tế dịch chuyển từ sự yếu kém của nông nghiệp sang hướng về thương mại, dịch vụ và công nghệp cho nên lực lượng lao động trẻ đi đến các tỉnh phát triển công nghiệp mạnh, như người ta nói câu ‘Đi Bình Dương’, cho nên thanh niên ở tuổi lao động đi Bình Dương, Đồng Nai làm công nhân hết, cho nên đất đai thì do người già làm công việc đồng án nhiều, chứ không phải thanh niên trẻ. Do đó, nguồn lao động ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị mất và nằm trong diện di cư".
Báo giới quốc nội mới đây trích lời phát biểu của Chủ tịch tỉnh Đồng Tháp, ông Phạm Thiện Nghĩa, tại lễ công bố báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long năm 2020, được tổ chức vào chiều ngày 14/12 ở Cần Thơ, rằng "Nói Đồng bằng sông Cửu Long là trù phú, lao động nhiều, nhưng tổng hợp lại 10 năm di cư trên 1,3 triệu người là vấn đề rất buồn. Gần 40% lao động không học tiếp phổ thông, trong xã hội hội nhập như hiện nay là điều rất đau đáu".
Nhà báo truyền hình, không muốn nêu tên, chia sẻ thêm với RFA rằng Đồng bằng sông Cửu Long tuy có rất nhiều thuận lợi về quỹ đất đai, phát triển nông nghiệp và được nhà nước đầu tư khoa học kỹ thuật, đặc biệt là nguồn nhân lực lao động trẻ dồi dào ; nhưng con số người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long di cư lên đến hơn triệu người, bởi khu vực này đang đối mặt với không ít khó khăn và thách thức.
"10 năm trở lại đây, bất lợi thứ nhất là biến đổi khí hậu và làm cho một số tỉnh ven biển bị ngập mặn như Bết Tre, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Nước ngập mặn xâm phạm vô vườn cây ăn trái hoặc các loại thủy hải sản, làm cho bị hư, bị chết. Rất nhiều trường hợp nông dân bị lao đao do biến đổi khí hậu đó. Còn những tỉnh không bị xâm nhập mặn như Đồng Tháp, An Giang… nhưng bị xói mòn và lở đất do dòng chảy của nước bị thay đổi. Nguyên nhân thay đổi là do khai thác cát, nhất là ở khu vực đầu nguồn Campuchia bị tận thu cát quá nhiều cho nên rất nhiều hộ dân phải sống khổ sở do vấn đề dòng chảy bị thay đổi gây ra".
Vị nhà báo ẩn danh còn liệt kê tình trạng các đập thủy điện được xây dựng ở Trung Quốc và Lào, khu vực thượng nguồn sông Mekong gây ra tình trạng khô hạn và phù sa không còn. Bên cạnh đó, hệ thống đê bao ngày càng nhiều cùng với việc nông dân gia tăng năng suất cây trồng bằng phân thuốc hóa học, thải ra dòng nước gây ô nhiễm môi trường và tác động ngược lại hệ thống nước tưới tiêu, làm cho ngành sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long bị tổn thất nặng nề.
Một phụ nữ đang làm việc tại lò gạch ở Đồng bằng sông Cửu Long. Courtesy of Duy Black
Bộ Tài nguyên-Môi trường Việt Nam, hồi năm 2016, công bố một báo cáo cho thấy các đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong gây ra nguy cơ làm mất đi hoặc thậm chí tuyệt chủng tới 10% các loài cá và thu nhập người dân có thể giảm tới 50%. Việt Nam bị tổn thất hàng năm về thuỷ sản và nông nghiệp, bởi các đập thuỷ điện đó, có thể lên đến khoảng 760 triệu USD.
Bà Kim, một nông dân ở Bến Tre, vào tối hôm 17/12, lên tiếng với RFA rằng gia đình bà không thể sống được qua thu nhập từ ruộng vườn nên bà phải tìm việc làm xa xứ.
"Tôi phải lên Đồng Nai làm công nhân từ năm 2008. Mức lương lúc đó chỉ có 38 ngàn đồng/ngày làm việc 8 tiếng đồng hồ. Thời gian mười mấy năm qua tôi không đủ sống, cho nên cũng khổ lắm và phải cố gắng bươn chải".
Chị Anh, một cư dân ở Đồng Tháp rời quê nhà đến làm việc ở Công ty Kinh Đô, tại khu công nghiệp Bình Dương từ năm 2001, tâm tình với RFA về cuộc sống công nhân của mình :
"Coi như gần 6 triệu đồng/tháng. Nếu tăng ca thì lãnh thêm được lên 7,8 triệu, có khi được tới 10 triệu. Làm việc 12 tiếng đồng hồ/ngày, từ 6 giờ sáng đến 6 giờ chiều".
Cuộc sống của chị Anh được cho làm tạm ổn khi chị đủ trang trải cho bản thân và gửi tiền về quê chu cấp cho bà mẹ già đơn thân, bệnh tật. Tuy nhiên, vào đầu năm 2020, chị Anh buộc phải trở về quê sinh sống, để chăm sóc cho mẹ vì bà bị xe đụng gãy chân, không đi đứng được. Dù trong dịch bệnh Covid-19, nhưng chị Anh cũng tìm được việc làm nhân viên lau dọn trong một công ty, nhờ vào sự giới thiệu của người hàng xóm.
"Hiện giờ làm mức lương 3,5 triệu/tháng. Nào là tiền điện, tiền nước, tiền ăn, tiền thuốc của má tôi. Chưa kể nhiều khi tôi bị đau ốm cho nên chi tiêu không đủ".
Ông K, giám đốc điều hành thuộc công ty tư nhân, kinh doanh các dự án bất động sản ở Đồng bằng sông Cửu Long, cho RFA biết về tình hình công ăn việc làm hiện nay tại khu vực này :
"Đồng bằng sông Cửu Long vừa bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 chung với cả nước và xâm nhập mặn làm cho nông nghiệp bị tác động nghiêm trọng và Covid-19 cũng gây ra hậu quả nặng nề cho lực lượng lao động trẻ có trình độ, còn lao động phổ thông thì còn tệ hơn nhiều. 1,3 triệu người di cư chỉ là một phản ánh rất khiêm tốn".
Ông Nguyễn Phương Lam, Phó Giám đốc Phòng Thương Mại- Công Nghiệp chi nhánh Cần Thơ, vào ngày 17/12 trong trả lời báo mạng VnEXpress cho rằng việc người dân miền Tây rời đi quá nhiều trong một khoảng thời gian nhất định cho thấy đó là tình trạng bức bách và vùng đất này kém phát triển. Về lâu về dài nếu không giải quyết, xã hội sẽ bất ổn.
Đạp xe lôi là công việc lao động phổ thông phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long. Courtesy of Đặng Đại
Viễn cảnh Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thế nào ?
Mùa hạn mặn năm 2020 tại Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là "khắc nghiệt" và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hồi đầu tháng 8, ra quyết định chi ngân sách cho 5 tỉnh bị thiệt hại bao gồm Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Cà Mau, Kiên Giang số tiền 70 tỷ đồng/tỉnh để hỗ trợ nguồn nước sinh hoạt và đời sống người dân.
Vào đầu tháng 11 vừa qua, tại một phiên chất vấn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng tuyên bố Chính phủ sẽ đặc biệt quan tâm và dành nguồn lực xứng đáng để đầu tư hạ tầng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trước tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng cũng như hạ tầng yếu kém do đầu tư chưa tương xứng với nhu cầu phát triển của vùng. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam còn đồng ý tăng thêm 2 tỷ USD cho quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.
Nhà báo truyền hình ẩn danh xác nhận với RFA hiện tại chính quyền các tỉnh và thành phố ở Đồng bằng sông Cửu Long đang thực hiện và tiến hành nhiều dự án theo quy hoạch vừa được đề cập. Ông nói rằng Đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai sẽ tập trung phát triển về công nghiệp, thương mại và dịch vụ du lịch. Đặc biệt, ngành nông nghiệp sẽ chuyển hướng nhắm đến nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng các thị trường xuất khẩu như Mỹ và Châu Âu.
Kiến trúc sư trẻ Duy Black, hiện sinh sống và làm việc ở Sài Gòn, nói với RFA rằng chắc chắn anh và rất nhiều người con của miền Tây Nam Bộ sẽ hồi hương nếu như vùng này được đầu tư và phát triển theo như kế hoạch đề ra :
"Tất nhiên rồi. Bất kể ai cũng muốn được ở gần quê và nếu có được cơ hội phát triển tốt thì sẽ quay trở về để phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống. Nếu như nhà nước đầu tư tốt, bài bản và phát triển bền vững thì mọi người sẽ quay trở về. Nhưng mà, thật sự điều đó hơi khó tại vì theo các căn cứ của cơ sở khoa học thì khu vực miền Tây Nam Bộ đang ngày càng chết dần, chết mòn".
Truyền thông Nhà nước Việt Nam, hồi tháng 6/2019, dẫn lời của Vụ trưởng Vụ Kiểm soát An toàn Thiên tai, ông Tăng Quốc Chính cho biết trước đó vào tháng 2, Đại học Utrecht, của Hà Lan công bố một nghiên cứu về mức độ lún sụt ở Đồng bằng sông Cửu Long và đưa ra cảnh báo với mức lún sụt như hiện nay thì đến năm 2100 gần như toàn bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam sẽ bị chìm dưới mặt nước.
Đài RFA mượn lời của nhà báo truyền hình ẩn danh để kết thúc bài ghi nhận này, rằng trong "bức tranh tối tranh sáng" đời sống xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long, ông rất đồng cảm với những người di cư như chị Anh và hàng chục ngàn "cô dâu" miền Tây phải ra đi tìm miếng cơm manh áo và thật thương cảm hơn về sự trở về của họ, mà trong đó có những hũ tro cốt của phận đời như nhánh lục bình trôi bập bềnh trên dòng Mekong sắp cạn.
Nguồn : RFA, 17/12/2020
*********************
Thêm 4 bộ sách giáo khoa lớp 1 có lỗi : chuyện nhỏ hay nguy hại ?
RFA, 17/12/2020
Trong số 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo buộc phải rà soát, thì có đến 4 bộ sách giáo khoa lớp 1 mới do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn phát hiện có lỗi.
Các bộ sách giáo khoa lớp 1 mới do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn. Courtesy Tiền Phong
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trong báo cáo về việc 4 bộ sách giáo khoa có lỗi cho biết đã tổ chức rà soát lại toàn bộ các cuốn sách giáo khoa của mình chịu trách nhiệm biên soạn, xuất bản, phát hành. Theo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có lỗ ở một số môn như tiếng Việt, Giáo dục thể chất, tiếng Anh... nhưng các lỗi được nhà xuất bản này cho là không lớn.
Tuy nhiên câu hỏi được nêu lên là vì sao lỗi của 4 bộ sách giáo khoa lớp 1 mới do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành, bị phát hiện quá muộn, trong khi học sinh đã được học nhiều tháng. Trách nhiệm về việc này thuộc về ai ?
Từ Hà Nội, thầy giáo Đỗ Việt Khoa nhận định với RFA hôm 17/12 :
"Có thể nói là một sự kỳ lạ của những người biên soạn sách giáo khoa gần đây, càng về sau này càng cởi mở cho phép nhiều bộ sách giáo khoa ra đời, khiến cho người ta cẩu thả không giám sát được hết. Cái này là trách nhiệm của những người giám sát sách giáo khoa. Thứ hai là cái tư duy của người soạn sách có vấn đề, sách lớp 1 mà toàn mấy cái chuyện ở Tây, ở đâu ở đẩu... hay chuyện ngụ ngôn quái dị đưa vào trong khi sách lớp 1 cần gần gũi, những thơ ca câu từ trong sáng đưa vào thì biến mất cả".
Thầy Khoa cho biết khi sắp học về sách mới, thì hầu như 100% giáo viên phải đi học bồi dưỡng về chương trình mới. Nhưng kỳ lạ là không ai biết sách như thế nào và không cho giáo viên thẩm định, đến khi in ra thì giáo viên mới tá hỏa sao lỗi nhiều quá, thiếu tính khoa học. Thầy nói tiếp :
"Nhưng đã muộn sao sửa, còn sửa chắp vá như Bộ Cánh Diều cũng không được, bỏ làm lại là cách tốt nhất. Cái này trách nhiệm, ý thức có vấn đề, Bộ giáo dục không kiểm soát chặt chẽ nên sẽ còn tiếp tục phát hiện lỗi. Đặc biệt từ năm học này sẽ dạy cuốn chiếu, năm nay lớp 1, năm sau sẽ lớp 2 sách mới... nhưng đáng lo là giáo viên không ai được thấy để góp ý trước khi phát hành đại trà".
Các lỗi trong 4 bộ sách giáo khoa lớp 1 mới do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn, được truyền thông nhà nước nêu lên như bộ 1 Kết nối tri thức với cuộc sống phải chỉnh sửa nhiều nhất với 37 trang... lỗi cụ thể ví dụ như : ngữ liệu "sách đâu ếch học bài ?" là "sách đâu em học bài ?"... Hay sách tiếng Việt 1 có lỗi khoảng 16 trang... trong đó có một trang phải điều chỉnh nội dung văn bản do ngữ liệu không đúng thực tế, v.v...
Một giáo viên tiểu học ở Sài Gòn không muốn nêu tên vì lý do an ninh, khi trao đổi với RFA hôm 17/12 cho biết, tuy không trực tiếp giảng dạy 4 bộ sách giáo khoa của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, nhưng việc đổi sách dù có huấn luyện trước nhưng cũng gây khó khăn :
"Nội dung chương trình lớp 1 mới thì hồi hè tụi tôi cũng phải đi học rồi. Đổi qua chương trình này thì tôi thấy rất nặng, có những bài bị dồn, đâm ra học sinh nắm không vững, chắc như những năm thế hệ trước. Do đó họ cũng gặp khó khăn nhiều".
Quầy bán sách giáo khoa lớp 1. RFA Photo.
Từ trước đến nay, độc quyền phát hành sách giáo khoa là Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, nhưng với Nghị quyết 88 của Quốc hội thì năm 2020 thế độc quyền này bị chia sẻ cho Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên dù có thay đổi thì vẫn có tới 24/32 sách giáo khoa mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đều của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Như vậy, các trường lựa chọn sách nào thì đa số cũng thuộc của nhà xuất bản này, do đó sách có sai sót đã đến với rất nhiều lớp học trong những tháng qua.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mạc Văn Trang, từng có kinh nghiệm hơn 30 năm công tác ở Viện Khoa học Giáo dục trước khi về hưu vào năm 2002, hiện sống ở Sài Gòn, khi trả lời RFA hôm 4/11, nhận định :
"Cách làm sách ở đây có nhiều sai lầm, quan điểm chưa rõ ràng, người biên soạn chưa làm hết trách nhiệm ; không thực nghiệm ; Hội đồng (kiểm duyệt) không làm hết trách nhiệm nên mới xảy ra sai sót ; nhà xuất bản biên tập cũng không làm hết trách nhiệm nên biên tập, xuất bản rồi đến khi nhân dân kêu mới nói ‘có những sai sót không tránh khỏi, sách giáo khoa phức tạp, khó lắm’… Sai căn bản từ đầu cứ đổ loanh quanh mà không ai chịu trách nhiệm, không ai bị kỷ luật".
Đây là năm học đầu tiên được triển khai chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, bắt đầu đối với lớp 1. Sau khi khai giảng vài tuần, Bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 trong bộ sách Cánh Diều đang nhận được nhiều sự chú ý từ phía dư luận và cả Quốc hội thời gian gần đây vì nhiều sai sót, nhưng đã được chính phủ chỉ đạo chỉnh sửa.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, nhà ngôn ngữ học, giảng viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, khi trả lời RFA hôm 17/12 cho biết sách giáo khoa nếu sai sót nhỏ thì cũng là điều bình thường :
"Sai sót là chuyện của con người mà, cho nên tôi quan đến những sai sót thuộc loại lớn, hay nó để ra từ một quan điểm sai lầm hay không. Tôi không có cơ hội đọc hết 4 bộ sách, nhưng tôi có đọc cuốn trong số đó thì thật ra cũng khó lòng mà nói sai. Mỗi người nói một kiểu nhưng tính chất sai nếu có cũng không lớn lắm, như thế là bình thường. Ngày xưa tôi ở miền Nam, sách giáo khoa đôi khi chỉ có 1 tác giả biên soạn thôi, và nếu cách nhìn như ngày nay thì sai sót nhiều lắm chứ không phải không, chúng ta phải bình tĩnh mà thấy những chỗ đó. Trông mong 1 bộ sách giáo khoa tuyệt đối không sai sót thì tất nhiên là mong ước chính đáng, nhưng không phải bao giờ cũng thỏa mãn đâu".
Tuy nhiên, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng cho rằng chuyện đáng lưu ý hơn lỗi sai của sách giáo khoa là người dân càng ngày càng phản đối giáo dục dữ dội. Ông giải thích thêm :
"Thật ra là người ta bất bình xã hội bằng cách trút giận chỗ đó, chứ còn đất nước Việt Nam có rất nhiều chỗ tệ hại, tệ hại lắm chứ không phải chỉ thế đâu. Nhưng giáo dục ảnh hưởng đến từng gia đình một, và người ta trút cái nỗi bất bình xã hội vào giáo dục là dễ thông cảm, chứ trút giận vào chỗ khác không dễ đâu".
Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Hoàng Dũng, ai ở trong nước đều biết, ngay cả nếu người dân muốn trút giận vào một ông quan có sai sót cụ thể cũng không dễ... vì sẽ có công an quân đội cần bắt ai là bắt... Cho nên người dân trút nỗi giận vô ngành giáo dục có vẻ sẽ an toàn hơn.
Nguồn : RFA, 17/12/2020
Ý kiến về lý giải của Bộ Giáo Dục Việt Nam về việc thay và tăng giá sách giáo khoa lớp 1
Trong báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa gửi các đại biểu Quốc hội về vấn đề sách giáo khoa năm học 2020/2021, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ có đưa ra giải thích về sai sót trong việc biên tập nội dung sách, lý do vì sao sách giáo khoa lớp 1 tăng giá cũng như việc ‘ép’ học sinh mua sách tham khảo.
Một phụ huynh chọn lựa mua sách giáo khoa cho con ở Sài Gòn. RFA
Theo thông tin được báo Nhà nước Việt Nam dẫn nội dung từ báo cáo và đăng tải ngày 24/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thừa nhận trách nhiệm trong việc ‘chỉnh sửa, hiệu đính’ sách giáo khoa gây ra bức xúc trong dư luận.
Đây là năm học đầu tiên được triển khai chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, bắt đầu đối với lớp 1.
Nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh câu chuyện sách giáo khoa lớp 1 liên tục trở thành đề tài nóng trên mạng xã hội hiện nay. Câu hỏi được quan tâm nhất vẫn là : Có cần thiết thay đổi sách giáo khoa trong khi nội dung vẫn còn nhiều thiếu sót ?
Trao đổi với RFA tối 26/10, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, một chuyên gia về ngôn ngữ học, hiện đang giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đồng tình với việc nên thay sách giáo khoa vì chương trình giảng dạy hiện nay đã khác so với trước đây và cần phải phân biệt giữa việc cần đổi sách và nội dung sách sai. Ông giải thích :
"Chương trình cũ ta gọi là chương trình hướng về nội dung, còn chương trình mới hướng về năng lực. Sách ngày xưa dạy học trò chủ yếu về kiến thức, còn bây giờ người ta đặt ra câu hỏi người ta muốn học trò làm được gì thì người ta làm sao để học trò làm được cái ấy, người ta gọi là đào tạo hướng về năng lực là như thế. Một khi chương trình quốc gia đã thay đổi thì đương nhiên sách giáo khoa cũng không còn thích hợp nên người ta phải viết lại sách giáo khoa. Tốc độ thay sách giáo khoa ở Việt Nam quá chậm so với nhiều nước. Họ la làng như vậy nhưng không ai có chứng cớ, số liệu già cả. Tôi xin nói những chuyện đổi bộ sách giáo khoa, việc thăm dò ý kiến quần chúng là rất cần thiết nhưng quyết định phải là ý kiến chuyên gia, phải các vị chuyên gia ngồi bàn với nhau thực sự".
Tuy nhiên, với kinh nghiệm hơn 30 năm công tác ở Viện Khoa học Giáo dục trước khi về hưu vào năm 2002, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mạc Văn Trang từ Hà Nội lại cho rằng việc đổi sách nhưng lại không chuẩn bị kỹ càng khiến người dân mất niềm tin vào bộ sách mới, mất niềm tin vào hệ thống giáo dục. Ông cho rằng có thể thực hiện 2 phương án sau nếu thật sự cần thay đổi sách giáo khoa :
"Tôi nghĩ là phương án thứ nhất, khi thay đổi thì ta xem đánh giá quyển sách nào cần thay đổi thì thay đổi, quyền nào quá lạc hậu, không phù hợp nữa thì ta thay quyển đó, sách nào cần bổ sung, sửa chữa một chút thì ta bổ sung. Như thế rất ổn định và rất hiệu quả, không gây xáo trộn đối với giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh, tức đối với toàn xã hội mà nó tiết kiệm, không tốn kém.
Phương án thứ hai là khi thay toàn bộ sách đó thì sách này phải thực nghiệm từ lớp 1 dần dần trở lên và thực nghiệm phải qua nhiều năm. Người làm sách phải tự đi dạy như Thầy giáo Phạm Toàn, ông tự dạy, tự tập huấn cho giáo viên, dạy xong lại rút kinh nghiệm, dự giờ rút kinh nghiệm và điều chỉnh sách. Qua đến lần thứ 5, 6 thậm chí thứ 10 mới ổn định và đưa ra để sử dụng rộng rãi. Như thế rất cẩn trọng và mới có thể tránh được những sai sót đáng tiếc".
Từng đọc qua sách giáo khoa lớp 1 sau khi những lùm xùm về bộ sách này được chia sẻ rộng rãi, Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Dũng thấy được những sai sót trong sách nhưng ông cho rằng những lỗi mắc phải trong sách không quá khó sửa. Ông nhận định :
"Tác giả sách giáo khoa trước hết phải chịu trách nhiệm cái sai sót cuốn sách của mình. Mặt khác họ cũng là nạn nhân của việc phê phán thành phong trào trên mạng xã hội như hiện nay. Tất cả sự phê phán phong trào như vậy thực ra tôi đọc thấy vấn đề tâm lý xã hội. Đó là người ta thất vọng về nền giáo dục và cả cách quản lý của một đất nước, vì thế mọi sự chê bai rất dễ có sự hưởng ứng rầm rộ trên mạng".
Trước đó, trong buổi họp Quốc hội sáng 20/10, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn khi trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân về giáo dục đã phản ánh bức xúc của cử tri và nhân dân vì giá sách giáo khoa tăng cao so với năm học trước, có dấu hiệu "lợi ích nhóm", thiếu hướng dẫn và thông tin chưa rõ ràng việc sử dụng sách giáo khoa trong các nhà trường.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trong báo cáo gửi đi cho hay nguyên nhân tăng giá sách được nói do khổ sách lớn hơn, chất lượng giấy in tốt hơn, cũng như mực in được đảm bảo hơn.
Xác nhận thông tin vừa nêu, Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Dũng cho hay hình ảnh và in ấn trong sách giáo khoa mới xuất bản lần này được cải thiện rất nhiều.
Mặc dù vậy, Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Dũng cho biết ông tin có hiện tượng ‘ăn tiền’ sách giáo khoa nhưng chắc chắn không phải tác giả viết sách. Ông đưa ra thực tế tình hình viết sách trước đây :
"Sách cũ Tiếng Việt cấp 3 là 20 tiết mà 3 người viết, một tiết ban đầu chỉ trả 350.000 đồng, nói lắm thì 380.000, đến cuối cùng lên được 500.000 mà 18 tiết, chia 3 thì mỗi người được mấy đồng ? Họ rất cực khổ, trách nhiệm rất cao. Điều đó giải thích tại sao ở Việt Nam hiện nay chưa có đội ngũ người viết sách giáo khoa chuyên nghiệp, chỉ các thầy cô giáo bên cạnh việc nghiên cứu, giảng dạy được chào giá biên soạn sách giáo khoa chứ không ai ngồi chuyên về sách giáo khoa vì sẽ chết đói. Một món hàng nhạy cảm như sách giáo khoa, tác động đến hàng triệu gia đình như vậy rất cần vai trò của nhà nước".
Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Mạc Văn Trang, nhận định "lợi ích nhóm" trong việc tăng giá sách giáo khoa là hoàn toàn có thể xảy ra vì ‘không có lửa làm sao có khói’.
"Hiện nay xã hội Việt Nam trong thể chế này thì bất cứ người ta làm việc gì, bất cứ ngành nào, cấp nào, làm việc gì đều phải tính đến lợi ích của nhóm. Gọi lợi ích nhóm tức là sự kết hợp của một số những người có quyền chức trong chính quyền và những phía ngoài kết hợp với nhau để tính toán làm sao cho có lợi nhất".
Vẫn theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Mạc Văn Trang, trước đây một bộ sách được sử dụng từ thời anh sang thời em, gia đình đông con chỉ cần mua một bộ sách là có thể yên tâm.
Phó Giáo sư Tiến sĩ Mạc Văn Trang cũng đưa ra một ví dụ như ở nước Pháp, một nước giàu nhưng nhà trường có thư viện để sẵn sách giáo khoa cho học sinh mượn và trả lại sau khi kết thúc năm học. Với hình thức này, một cuốn có thể được sử dụng đến 10 năm và chỉ được thay thế bằng một cuốn sách tái bản khi đã quá cũ không thể sử dụng được nữa.
"Như thế rất tiết kiệm, hiệu quả và cũng giáo dục học sinh dùng quyển sách đó cho lớp sau học tiếp. Của ta bây giờ in loạn hết cả sách lên xong học sinh dùng rồi thì vứt đi. Vừa nước đã nghèo vừa tốn kém vừa khổ học sinh, khổ giáo viên, khổ cha mẹ học sinh".
Trong báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về vấn đề sách giáo khoa năm học 2020/2021, Bộ Giáo dục cho biết đã quán triệt nghiêm túc việc biên soạn sách giáo khoa để có thể sử dụng được nhiều lần.
Nguồn : RFA, 26/10/2020
Đôi lời chót minh oan cho sách Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều
Giang Tử, VNTB, 20/10/2020
Cơn bão lũ phản ứng sách Tiếng Việt 1 bộ cánh Diều vẫn chưa hẳn ngưng trên mạng xã hội, mặc dù những người làm sách đã hứa hẹn sẽ chỉnh sửa lỗi.
Chẳng phải họ thành tâm cầu thị. Ban đầu ông chủ xị ngạo nghễ lên tiếng xỉ mắng người góp ý là "không tử tế", "cạnh tranh không lành mạnh". Mấy người biên tập sách thì mắng giới FB là "bất lương", "xảo trá"… Đủ cả.
Chỉ vì ông thủ tướng Phúc đã giận dữ tuyên bố gay gắt về bộ sách này.
Nghe nói Quốc hội cũng chuẩn bị đưa chủ đề vào kỳ họp.
Chỗ rách sẽ càng rách to hơn.
"Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ".
Nhà báo Bạch Hoàn cho biết chị đã mua đủ 5 bộ sách và đọc một mạch.
"Không chỉ bộ Cánh Diều, bốn bộ sách khác của Nhà xuất bản giáo dục (thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo) cũng độc hại không kém. Sau khi dành hai ngày đọc hết tất cả các sách Tiếng Việt lớp 1, tôi thật sự xót xa và hoảng sợ. Con cháu chúng ta bị nhồi sọ từ những bước đầu đời, bị dạy dỗ những điều sai trái, những tư duy độc hại, phản giáo dục, phản văn minh… Điển hình là Bộ sách "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" – cũng đang tồn tại vô số lỗi sai và các thông điệp giáo dục độc hại.
Thông điệp giáo dục ẩn sau bài học mà lệch lạc và độc hại thì sẽ đáng sợ hơn nhiều so với câu từ vụng về, bài học nhạt nhẽo. Thế nên, tôi thấy mình có trách nhiệm phải tập trung vào thông điệp giáo dục, thay vì chỉ nhặt sạn câu từ. Với tôi, thông điệp giáo dục sai là một liều thuốc độc".
Trong số các ý kiến phản biện, có một ý kiến lãng mạn của nhà giáo Tiến sĩ Giáp Văn Dương. Anh học nước ngoài về (nước Áo), dạy Trường Tiểu Học Times School, Hà Nội, không hề biết gì về triết lý giáo dục Việt Nam. Bởi vậy anh khẳng định với vẻ đòi hỏi thúc bách:
"Triết lý giáo dục rất quan trọng, vì nó trả lời thẳng thừng vào câu hỏi : Chúng ta định đào tạo con người nào ? Chỉ khi nào có một triết lý giáo dục đúng đắn dẫn dắt, thì các hoạt động giáo dục mới trở nên có ý nghĩa và có tính hướng đích".
Vô số giáo viên dạy học nhưng rất ít người biết Luật Giáo dục đã qui định Triết lý giáo dục.
Nếu biết Luật, thầy cô sẽ biết rất rõ sản phẩm mình sẽ đào tạo ra cần có những phẩm tính gì, và làm thế nào để đạt được điều ấy. Trò cũng phải biết rất rõ học thế nào và học để làm gì. Nhà trường, và rộng hơn là cả hệ thống giáo dục, sẽ biết cách tổ chức và vận hành làm sao để hiện thực hóa được triết lý giáo dục mà mình đã lựa chọn.
Tuy nhiên, hiện giờ về mặt thực hành thì triết lý giáo dục là một sự bế tắc và một cơn đau đầu kinh niên của giáo dục Việt Nam. Đau đầu và bế tắc không phải vì không ai biết bệnh, mà vì không dám gọi tên một cách tường minh và tìm cách chữa trị nó. Vì thế, những cải cách trong mấy chục năm qua cứ quẩn quanh giậm chân tại chỗ.
Điều này cũng giống như một người không có triết lý và giá trị sống, nên không biết sống để làm gì và mất định hướng trong việc ra các quyết định quan trọng. Hệ quả là cứ chạy theo sự vụ và dư luận để đối phó và phản ứng.
Xin thưa, các nhà làm sách giáo khoa của ta không cần phải tự xác định mà Triết lý Giáo dục của Việt Nam đã được quy định rồi :
"Điều 3. Tính chất, nguyên lý giáo dục"
"1. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục Xã Hội Chủ Nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy Chủ Nghĩa Mác -Lê nin và Tư Tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng" (Luật giáo dục 2019).
Theo đúng Luật mà phân tích. nhà khoa học lão thành Trần Gia Ninh viết như sau :
1/ Thiên hạ phê phán chuyện Cò Cá Cua trong sách là dạy trẻ sai. Theo Mỗ, phê phán thế là chưa chuẩn. Dù sống cùng nhau trong một đầm lầy, nhưng Cá thiếu cảnh giác với kẻ địch là Cò nên bị Cò hại chết, còn Cua nhờ cảnh giác nên Cò không ăn thịt được. Đây chính là thể hiện lý thuyết Lênin về địch ta, về cảnh giác cách mạng. Dạy bài này cho trẻ là dựa trên "nền tảng chủ nghĩa Mác Lê", sao gọi là sai ?
2/ Lại nói chuyện nhóm Cánh Diều bị chê trách "dùng từ ngữ lạ hoắc, không phổ biến, khó hiểu", ví như "nhá", "chộp","tớp", "đợp","cuỗm"… Có lẽ không nên chê họ.
Ngôn ngữ là sự sáng tạo, gây ấn tượng, lúc đầu lạ sau quen, nói mãi sẽ thành hay. Ví dụ như chữ trong Tuyên Ngôn Cộng Sản của Mác là "Proletariat Dictature" dịch đúng phải là "Độc Tài Vô Sản". Tuy nhiên, dùng chữ như thế "thật quá", " nghe hãi quá". Vậy nên các tiền bối ngôn ngữ cách mạng bèn đổi "độc tài" thành ra "chuyên chính" (cả cụm từ là chuyên chính vô sản – trang chủ chú), tuy khó hiểu nhưng nghe cao siêu, hình ảnh hơn, sau thành quen, dân chấp nhận là ngôn ngữ cách mạng tiến bộ…
Noi gương đó, ngay từ đầu đời dạy các từ ngữ lạ cũng là một cách hay, không trái với phép tu từ ngôn ngữ Mác Lê. Vậy "Cánh Diều" dùng các ngôn ngữ lạ, tuy lúc đầu không hợp nhưng dần dần sẽ hay, giống như phương pháp tu từ trong Mác Lê là chuẩn. Dân mạng phê phán là do cảm tính, thiếu cơ sở lý luận !
3/ Chuyện "Ve và Kiến" của nước Pháp đổi thanh "Ve và Gà" khiến những người yêu La Phông ten phẫn nộ, cho là vô lý.
Thực ra cũng vô lý thật, ve và kiến chung sống thì hợp lý quá, con gà thấy ve thì mổ xơi ngay, sao mà bạn bè giúp nhau được! Nghĩ đi thì thế, nghĩ lại thì cũng có lý. Rõ ràng là anh chàng gà là khổng lồ so với ve, và lúc nào cũng sẵn sàng ăn tươi nuốt sống anh hàng xóm VE nhỏ bé. Nhưng Ve thì vẫn tin vào lòng tốt anh hàng xóm đó chứ sao không. Vì đại cục, vì cùng một kiểu làm ăn, cùng ý thức hệ thì sẽ gắn kết, còn được tặng 16 chữ vàng và lời hứa "bốn lành"nữa. Thế thì đổi ngụ ngôn gà thay kiến là một sáng tạo "đưa cuộc sống vào bài học", là đúng với Triết Lý xã hội chủ nghĩa, sao lại lên án ?
Còn rất nhiều thí dụ nữa, nhưng nói ra thì dài quá, mất thời gian. Thôi tự các vị theo mẫu đó mà phân tích sẽ thấy cái thiếu sót của mình. Đến ngay như Tiến sĩ Giáp văn Dương tuy đã nói rất đúng rằng phải đặt mục đích là viết sách giáo khoa sẽ được dùng để đào tạo con người nào. Nhưng Tiến sĩ lại vội tự trả lời là để "Đào tạo con người tự chủ, sống hạnh phúc, làm việc hiệu quả". Thế là trái với Luật giáo dục rồi!
Nhiều người phản biện có lẽ cũng nghĩ một cách lương thiện, tự nhiên như vậy.
Thực ra, theo Luật thì phải đào tạo ra "con người xã hội chủ nghĩa" chứ ! Vì vậy, tất cả các thành phần của chương trình giáo dục đều phải hướng đến việc hiện thực hóa triết lý giáo dục này.
Túm lại, cuộc tranh cãi sôi động về sách giáo khoa Cánh Diều TV1 này là không thể có kết thúc vì:
– Những người phản biện thì tin rằng, như bất kỳ nền giáo dục tiến bộ nào, giáo dục Việt Nam phải dựa trên triết lý nhân bản, khai phóng, đào tạo ra những con người tự do, tự chủ, biết tự trọng và chịu trách nhiệm với mình và xã hội.
– Họ không biết hoặc quên mất rằng luật quy định giáo dục Việt Nam phải dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác & Lê là "đào tạo ra những con người xã hội chủ nghĩa" (con người xã hội chủ nghĩa là thế nào xin tự trả lời lấy).
– Gốc là điều đã ghi trong Luật Giáo Dục. Có ai dám phản biện lại cái gốc là luật giáo dục đó không ?
Luật Giáo Dục là tập hợp của trí tuệ Việt Nam, đã được gần 500 đại biểu quốc hội sáng suốt thông qua, ngu gì mà lại dám góp ý. Vậy cho nên Mỗ rửa tai lắng nghe phản biện của những người dũng cảm, hiểu biết và lương thiện về cái gốc này.
Lời kết
Đừng quên rằng các anh đang bôi những nét mực đầu tiên lên tờ giấy trắng tâm hồn học sinh lớp một. Đó là nguyên lý giáo dục truyền thống dân tộc để lại.
Đừng quên: các anh đang đứng chân ở "vùng trũng nhất nhì thế giới về khoản này", nơi "thành tựu" còn đang ở mức "nhai lại dở dang".
Hãy nhìn vào thực tế thất bại thảm hại của ngữ văn phổ thông 20 năm qua.
Hãy cố gắng, dù chỉ một lần, nghĩ về nỗi đau khổ của người học và tổn thất mà xã hội đang gánh chịu vì phải học sách các anh soạn từ chương trình do chính các anh vẽ ra (ý kiến nhà báo Chu Vĩnh Hải).
Giang Tử
Nguồn : VNTB, 20/10/2020
Ghi chú :
Facebook nhà giáo Trần Gia Ninh
********************
Làm giáo sư có sướng hơn làm quan ?
Song Minh, VNTB, 20/10/2020
Vụ lùm xùm sách giáo khoa lớp một khiến người dân hoang mang vì toàn là những giáo sư tiến sĩ từng là quan chức, song lẽ nào lại dường như cũng không thể soạn ra hồn một cái giáo án ?
Ảnh minh họa
Rất nhiều người thắc mắc, tại sao viết sách toàn những giáo sư tiến sĩ mà không có sản phẩm nào ra hồn ? Tại sao chất lượng giáo sư lại kém cỏi đến thế ?
"Để trả lời cho câu hỏi nhức nhối này, các anh chị nên biết một câu chuyện gây bàng hoàng và nhức nhối không kém" – nữ nhà báo Bạch Hoàn, một cây bút tự do, kể :
Phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Thời Trung, Viện trưởng Viện khoa học tính toán, thuộc trường Đại học Tôn Đức Thắng, vừa bị Hội đồng giáo sư Nhà nước loại khỏi danh sách phong giáo sư năm nay. Một trong những lý do chính là vì phó giáo sư Nguyễn Thời Trung có hàng trăm công bố quốc tế. Số công bố quốc tế tăng đột biến trong hai năm gần đây. Trong khi tiêu chí phong giáo sư chỉ cần 3 công bố quốc tế !?
Vậy là, ít công bố quốc tế (bằng chứng cho thấy năng lực của nhà khoa học) thì được phong giáo sư, còn nhiều công bố quốc tế sẽ bị loại !?
Bất chấp, Hội đồng giáo sư Nhà nước không chứng minh được bất cứ một công bố nào của phó giáo sư Nguyễn Thời Trung là kém chất lượng. Bất chấp, các nghiên cứu ấy đều được đăng tải trên các tạp chí khoa học uy tín. Bất chấp, chỉ đến giữa năm 2019, Phó giáo sư Nguyễn Thời Trung đã sở hữu trên 5.500 trích dẫn khoa học theo ISI, làm chủ nhiệm và hoàn thành 5 đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, đạt giải thưởng Luận án tiến sĩ xuất sắc nhất của Đại học Quốc gia Singapore…
Đặc biệt, Hội đồng giáo sư Nhà nước loại khỏi danh sách phong giáo sư vì thành tích quá xuất sắc của Phó giáo sư Nguyễn Thời Trung, mà một trong những thành tích ấy là Phó giáo sư Nguyễn Thời Trung được Tạp chí PLoS Biology (Mỹ) đưa vào danh sách 100.000 nhà khoa học hàng đầu trên thế giới.
Vì sao người bị loại lại có nhiều nghiên cứu công bố quốc tế – với con số mà cả cuộc đời những người ngồi ở Hội đồng giáo sư Nhà nước cũng không dám mơ ước ? Là vì Phó giáo sư Nguyễn Thời Trung giỏi giang, xuất sắc hơn người, lại đam mê khoa học. Vị Phó giáo sư này đang là phó Hiệu trưởng trường Đại học Tôn Đức Thắng mà tự xin từ chức, để chuyên tâm làm công việc nghiên cứu…
"Đấy, người tài năng, người được nhiều tổ chức quốc tế thừa nhận, người có thành quả vượt trội, người đam mê khoa học, không tham lam quyền chức… lại bị cái gọi là Hội đồng giáo sư Nhà nước khước từ phong giáo sư. Nghĩa là, những người năng lực khiêm tốn hơn, kém cỏi hơn cả trăm lần mới được xét duyệt phong giáo sư! Đến đây thì các anh chị có thể tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi vì sao sản phẩm của các giáo sư nhà nước mà chất lượng lại ở mức tồi" – nhà báo Bạch Hoàn, kết luận bi phẫn.
Đứng đầu Hội đồng giáo sư Nhà nước hiện tại là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Phùng Xuân Nhạ.
Ông Phùng Xuân Nhạ xuất thân khoa bảng là cán bộ giảng dạy của Trung tâm Bồi dưỡng lý luận Mác Lênin, thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, từ tháng 4/1986 đến tháng 8/1993.
Khi được Đảng ‘phân công’ ông Phùng Xuân Nhạ sang làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thì với chức tước mới này ông cũng đương nhiên đồng thời kiêm luôn chức vụ Chủ tịch Hội đồng giáo sư Nhà nước. Vậy là tư đây ông Chủ tịch Hội đồng giáo sư Nhà nước đối mặt với những tố cáo từ một số nhà khoa học về chuyện ông Phùng Xuân Nhạ đã ‘gian lận học thuật’.
Bản tin đăng trên BBC, cho hay ông Nguyễn Tiến Dũng, giáo sư có quốc tịch Pháp từ Đại học Toulouse, đã gửi bản báo cáo dài 10 trang cáo buộc "sự giả khoa học" cũng như "thiếu cả về đạo đức và trình độ" của Bộ trưởng Nhạ đến Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước của Việt Nam.
Trong bản báo cáo, ông Dũng nêu chi tiết về các hành vi "tự đạo văn, trích dẫn khống, thiếu trình độ tiếng Anh, hời hợt thiếu khoa học, tạp chí giả khoa học" liên quan đến các bài báo khoa học của ông Nhạ. Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng cũng đặt câu hỏi về việc "Hội đồng Chức danh Giáo sư có bị thao túng ?". Ông Dũng cũng công khai diễn biến của vụ việc trên trang Facebook cá nhân.
Tuy nhiên cái kết câu chuyện tố cáo công khai ở trên đã không được Chính phủ Việt Nam quan tâm ; và chính điều này góp phần giải thích cho thắc mắc nêu ở phần đầu bài viết này, đó là "tại sao viết sách toàn những giáo sư tiến sĩ mà không có sản phẩm nào ra hồn ? Tại sao chất lượng giáo sư lại kém cỏi đến thế ?"…
Nói thêm, câu chuyện Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng tố cáo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, lẽ ra phải được ông Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam đặc biệt quan tâm, vì theo lý lịch, ông Nguyễn Phú Trọng cũng có hàm "Giáo sư".
Song Minh
Nguồn : VNTB, 20/10/2020
******************
Vi Tiểu Bảo, VNTB, 17/10/2020
Xoay quanh vấn đề sách giáo khoa Tiếng Việt 1 của nhóm Cánh diều, ông Nguyễn Minh Thuyết làm Tổng chủ biên kiêm chủ biên, nhiều ý kiến cho rằng nội dung một số bài tập đọc không rõ ràng, từ ngữ không rõ nghĩa.
Với một người có học hàm giáo sư như ông Thuyết, việc sai những lỗi nhỏ nhặt là điều quả thật khó tin. Đó là chưa kể đến việc sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 mới thuộc bộ ‘Cánh diều’ có quá nhiều sạn. Vậy mà nó vẫn được hội đồng thẩm định sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt thì thật khó hiểu !
Để đạt được học hàm giáo sư như ông Thuyết, là cả một quá trình. Tốt nghiệp trung học phổ thông, rồi cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư rồi giáo sư. Có thể nói, đó là một quãng thời gian khá dài, có người phải dành hơn nửa đời để làm điều đó. Khi một sinh viên gặp vị giáo sư trong trường đại học, bên cạnh lễ nghĩa của kẻ nhỏ – người lớn mà còn là sự kính trọng khối lượng kiến thức mà vị giáo sư đó sở hữu.
Khi còn là một sinh viên, làm một tiểu luận – đề tài nghiên cứu khoa học, tôi đã phải chú trọng kỹ càng từng nội dung sao cho trúng, dư dả thời gian hơn một tí, ngồi nghiên cứu xem khi đề tài của mình đưa lên thuyết trình trước đám đông, sẽ bị "bắt giò" ở những đoạn nào và trả lời ra sao ?
Đến khi tốt nghiệp ra trường, lại càng phải chú ý hơn, không khéo trường sẽ bị mang tiếng. Cho nên, thiết nghĩ, ở vai trò là giáo sư, ông Thuyết lại càng phải cẩn trọng hơn nữa so với một thằng chỉ có bằng cử nhân. Nhất là cái mảng của ông Thuyết lại vô cùng quan trọng, tổng chủ biên kiêm chủ biên soạn sách giáo khoa Tiếng Việt cho học sinh lớp 1.
Vậy thì tại sao lại có những cái sai sờ sờ ra đó mà ông Thuyết lại không nhận ra ? Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng không nhận ra, để rồi phê duyệt, cho phép sử dụng trong giảng dạy ? Hay là ông Thuyết cũng như Bộ có một ý đồ gì khác, có một thông điệp gì khác nữa gửi gắm vào từng bài tập đọc mà nhiều người không nhận ra ? Nếu đúng như vậy, đến tận thời điểm hiện tại vẫn chưa thấy giáo sư Nguyễn Minh Thuyết lên tiếng về cái ngụ ý trong những truyện được viết lại này ?
Là một người có học, chắc là ông Thuyết sẽ biết đến cái câu gọi là "tam sao thất bản", đó là chưa kể đến việc mỗi người sẽ có mỗi khả năng tiếp thu, nhìn nhận vấn đề khác nhau. Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 do ông làm Tổng chủ biên kiêm chủ biên, nhiều bài tập đọc có chữ Hoàng Nam kể, Thành Vân kể, Nguyễn Minh kể….
Câu hỏi đặt ra, không biết những cái tên đó kể như thế nào, kể ra sao mà được ông Thuyết trình bày trong quyển Tiếng Việt 1 lại bị nhiều phản ứng đến thế ? Tìm một quyển sách truyện cổ nước ngoài là không khó, tại sao lại không ghi cụ thể theo truyện cổ gì đó mà lại nghe kể, rồi viết ra ?
Trả lời cho lý do tại sao kho tàng văn học dân gian Việt Nam phong phú, đa dạng, ông Thuyết lại không sử dụng để cho mấy em học mà lại phỏng theo câu chuyện của nước ngoài, có lẽ ông đang muốn Việt Nam vươn ra tầm thế giới.
Phải chăng ông đang cố gắng tập ngay từ lúc nhỏ cho mấy em quen với các câu chuyện cổ nước ngoài ? Hay chăng, do những câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn ở Việt Nam dở quá, không có tính giáo dục gì, là một người học cao hiểu rộng nên ông nắm rất rõ điều này ?
Nếu thật sự ông giáo sư Nguyễn Minh Thuyết sọan sách giáo khoa không phù hợp, còn nhiều "hạt sạn", vậy thì chẳng lẽ nhiều phụ huynh, giáo viên, người dân Việt Nam phản ứng nội dung là sai ?
Trẻ em là tương lai của đất nước, nếu cứ theo sách giáo khoa Tiếng Việt 1 của ông Thuyết, xem ra, có cái gì đó không ổn lắm thì phải…
Vi Tiểu Bảo
Nguồn : VNTB, 18/10/2020
************************
Ồn ào sách Cánh Diều : Ba nguyên nhân nhưng chỉ một sơ sót ?
Quốc Phương, BBC, 17/10/2020
Có ba nguyên nhân chính dẫn đến việc công luận chú ý, trong đó có nhiều khen chê trái chiều xoay quan bộ sách giảng dạy tiếng Việt của nhóm Cánh Diều do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm xuất bản tại Việt Nam, theo một chuyên gia giáo dục học từ Sài Gòn.
Giáo dục là vấn đề được quan tâm ở Việt Nam
Tuy nhiên, trong số những nguyên nhân gây chú ý chỉ có một là 'sơ sót', trong khi cũng có điều đáng 'khen' vẫn theo ý kiến này.
Hôm thứ Năm, 16/10/2020, khi được hỏi có thể đánh giá thế nào về vấn đề, nguyên nhân chính mà các cuốn sách của nhóm Cánh Diều gặp phải và nên xử lý thế nào, từ đâu, Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, Phó giám đốc (học thuật) của Trung tâm Bồi dưỡng và Hỗ trợ Chất lượng giáo dục (EQTS) thuộc Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam, nêu quan điểm riêng với BBC.
"Theo tôi, có ba nguyên nhân chính : ngữ liệu được chọn có một vài hạt sạn nhỏ (từ địa phương, từ thông tục) ; nội dung sử dụng nhiều truyện ngụ ngôn được chỉnh sửa không hợp ý người đọc ; và phương pháp giảng dạy mới, khiến một số giáo viên không quen và gặp khó khăn trong lúc mới sử dụng.
"Trong ba nguyên nhân trên thì chỉ có nguyên nhân đầu có thể xem là sơ sót. Nếu chuyên nghiệp hơn thì cần có những quy định về tiêu chuẩn chọn ngữ liệu (ví dụ như tránh từ địa phương, nếu buộc phải dùng thì cần chú thích).
Nguyên nhân thứ hai liên quan đến "khẩu vị" của người đọc nên không đáng gọi là sai sót.
Nguyên nhân thứ ba thật ra phải xem là ưu điểm ; vấn đề ở đây không phải là cuốn sách tiếng Việt mà là việc chuẩn bị tập huấn phương pháp cho giáo viên.
Có gì cần rút kinh nghiệm ?
Trước câu hỏi có thể góp ý gì để rút kinh nghiệm thêm về phương pháp luận nói chung đối với các nhà soạn thảo sách giáo khoa, như trường hợp này là sách giáo khoa dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 1, Tiến sĩ Vụ Thị Phương Anh nói :
"Cần xây dựng các quy định rõ ràng, chi tiết, kỹ lưỡng về chuẩn mực liên quan đến việc chọn ngữ liệu và nội dung bài đọc, chú trọng mục tiêu dạy học và tâm lý của trẻ em lớp 1.
"Những quy định này cần được phổ biến công khai, có thể bằng cách đưa lên trang mạng của Bộ Giáo dục & Đào tạo chẳng hạn. Như thế, quá trình xây dựng, thẩm định và lựa chọn giáo trình sẽ được công khai, minh bạch và tránh được sự nhiễu loạn dư luận như vừa qua".
Là một người đã từng đi học ở miền Nam Việt Nam trước 30/4/1970, khi được hỏi có thể học hỏi được điều gì hữu ích từ việc soạn sách giáo khoa, dạy và học tiếng Việt ở tiểu học ở miền Nam Việt Nam trước đây, bà Phương Anh đáp :
"Ký ức thì bao giờ cũng đẹp, nên nhận xét của tôi về sách giáo khoa tiểu học thời Việt Nam Cộng Hòa có thể có chút ít thiên vị chăng. Nhưng tôi cho rằng việc đáng học hỏi nhất là việc khéo léo lựa chọn ngữ liệu để vừa luyện tập âm, vần và chính tả, vừa chở những bài học đạo đức nhẹ nhàng phù hợp với tâm lý trẻ em và quan điểm đạo đức của đa số người vốn ảnh hưởng văn hóa Khổng - Mạnh.
"Tuy nhiên, đó chỉ là một khía cạnh của việc dạy tiếng Việt ; tôi không dám chắc rằng cách dạy trước đây có giúp cho học sinh dễ dàng nhận biết mặt chữ và biết ghép vần, viết đúng chính tả ... dễ dàng hơn hiện nay hay không.
"Quả thật có mới mẻ" ?
Khi được đề nghị bình luận về vai trò của triết lý giáo dục trong việc soạn sách dạy tiếng Việt cho học sinh lớp một, Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh bình luận :
"Theo tôi thì chắc chắn bất cứ cuốn sách giáo khoa nào cũng chứa trong nó một quan điểm hoặc dùng từ to tát hơn là triết lý về giáo dục. Việc cẩn trọng lựa chọn ngữ liệu sao cho trang trọng đẹp đẽ, nội dung chứa đựng những bài học đạo đức luân lý thể hiện một quan điểm về giáo dục khác hẳn với quan điểm của một cuốn sách giáo khoa tiếng Việt đặt trọng tâm vào việc cung cấp thật nhiều ngữ liệu như những bài tập rèn luyện giúp học sinh nhanh chóng nhận được mặt chữ, ghép được vần, và nhanh chóng đọc được tiếng Việt trong sách báo.
Một bên nhắm đến mục đích lâu dài là dạy người, bên kia nhắm đến mục tiêu cụ thể của môn học tiếng Việt lớp 1. Nhưng tôi không cho rằng quan điểm nào là đương nhiên tốt hơn hoặc đúng, mà tùy thuộc vào tình hình cụ thể, nhu cầu của người học hoặc mục đích của nhà trường. Nếu học sinh ngày nay lên đến lớp 12 vẫn còn viết sai chính tả và có một cuốn sách tiếng Việt giúp học sinh lớp 1 nhanh chóng đọc thông viết thạo tiếng Việt thì tại sao chúng ta lại không dùng cơ chứ ?
Cuối cùng, tôi có một điều muốn nói thêm, đó là cuốn sách tiếng Việt lớp 1 của Cánh Diều đã được đưa lên mạng và tôi đã đọc qua, thì thấy quả thật là có phương pháp mới mẻ hơn trước đây.
Quốc Phương
Nguồn : BBC, 17/10/2020
***********************
Soạn sách dạy tiếng Việt cho trẻ cần đến triết lý gì ?
Quốc Phương, BBC, 16/10/2020
Hiện tượng sách giáo khoa dạy tiếng Việt cho học sinh lớp Một tại Việt Nam gặp nhiều chỉ trích và phản ứng xã hội hiện nay có thể có nguyên nhân từ thiếu vắng một triết lý giáo dục giản dị, nhưng đúng đắn, phù hợp, ý kiến từ khách mời hội luận Bàn tròn thứ Năm tuần này nói với BBC hôm 15/10/2020.
Mới đây, dự luận quan tâm tới sách giáo khoa dạy tiếng Việt cho học sinh tiểu học ở Việt Nam tỏ ra xôn xao về một bộ sách tiếng Việt lớp một do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành.
Đã có nhiều ý kiến và quan điểm trái chiều khen chê về bộ sách của nhóm tác giả "Cánh Diều", từ Sài Gòn, cựu giáo chức Hoàng Hưng, nhà thơ, dịch giả và sáng lập viên Tủ sách Tâm lý học Giáo dục, thuộc Nhà xuất bản Tri thức bình luận với BBC về một khía cạnh mà ông quan tâm, đó là vai trò của một triết lý giáo dục đằng sau việc soạn sách và ứng dụng cần thế nào.
Ông nói : "Vấn đề triết lý giáo dục tôi thấy cũng bàn cãi rất nhiều rồi, có người nêu rằng triết lý giáo dục mang tính chất rất khái quát, ví dụ giáo dục ở miền Nam ngày trước người ta đề ra triết lý giáo dục rất khái quát là "dân tộc, nhân bản, khai phóng" những cái đó tôi thấy quá tốt, quá hay rồi.
"Nhưng xã hội của Việt Nam bây giờ, Bộ Giáo dục và các nhà lãnh đạo bảo rằng triết lý giáo dục bây giờ thì trong đường lối của đảng đã nêu ra rồi, tức là giáo dục cho học sinh trở thành những người yêu nước, yêu Chủ nghĩa Xã hội, thành những người lao động v.v… thì theo họ đấy là triết lý giáo dục.
"Như thế tức là không phải không có triết lý giáo dục mà triết lý giáo dục đó quy định như thế rồi, đó là những cái mang tính chất khái quát.
"Thế nhưng tôi xin lưu ý với mọi người là nó còn có những triết lý giáo dục đi vào cụ thể hơn, tức là cả hai "triết lý" ở trên đều tương đối khái quát, dù rằng chê hay khen thì tôi không biết và về quan điểm cá nhân tôi khen triết lý của giáo dục ở miền Nam Việt Nam trước kia, mà tôi thấy là đầy đủ, rõ ràng rồi và hay.
"Song đi vào ví dụ cụ thể, gần đây tôi có đọc ý kiến của Tiến sĩ Giáp Văn Dương, ông nói rằng nhóm của ông cũng có một triết lý cụ thể, theo đó là xây dựng, đào tạo học sinh với những phẩm chất cụ thể, còn riêng chúng tôi khi chúng tôi làm tủ sách Cánh Buồm, chúng tôi cũng có một triết lý giáo dục.
"Trong đó đề ra là học sinh của chúng tôi đào tạo ra làm sao được và phải là những người tự chủ, có tâm hồn phong phú và có sự đồng cảm với mọi người. Đó là một triết lý và cụ thể.
"Theo tôi, cái mà Việt Nam bây giờ thiếu là thiếu những cái rất cụ thể cho hệ thống mà đi vào giáo dục học sinh như thế nào, còn những cái nói chung chung yêu nước, thì cái đó chung quá".
Đốt đi thì dễ, nhưng xây mới thế nào ?
Trước một số ý kiến từ trong công luận về những bất cập của các bộ sách giáo khoa tiếng Việt, trong đó đòi hỏi nếu có sai sót nghiêm trọng, thì cần loại bỏ, ông Hoàng Hưng nói :
"Việc người ta nói là đốt hết cả Cánh Diều lẫn Cánh Buồm đi, thì tôi cho rằng đây là một sự bức xúc, cũng chẳng có gì để bình luận cả, vì người ta có quyền bức xúc vì làm mất hết cả hy vọng, người ta không còn niềm tin.
"Người ta nói là đổ nát hết rồi, không cứu vãn được gì nữa đâu, thôi đốt hết đi… thì tất nhiên đó là phát biểu trong lúc quá bức xúc, chứ còn đốt xong rồi thì làm sao ?
"Đốt thì dễ nhưng bây giờ xây dựng thế nào mới khó. Sợ đốt xong, xây dựng lại một cái gì mà quái gở hơn thì sao ?
"Việt Nam đã làm bao nhiêu cuộc Cách mạng để "đốt" xã hội cũ rồi đấy, tốn bao nhiêu xương máu để đốt rồi đấy, đốt xong xây dựng xã hội mới.
"Rồi thấy thế rồi hóa ra nó lại không bằng xã hội cũ, thế thì nói chuyện sách cũng thế thôi, nói chuyện đốt thì dễ lắm, nhưng vấn đề là phải làm lại như thế nào ?
Trước câu hỏi, nếu có một "triết lý" và "lô-gic" khác là coi sách giáo khoa là hàng hóa, học sinh, cha mẹ học sinh v.v… là thị trường, trong trường hợp sách không đạt yêu cầu, có vấn đề chất lượng, thì có phải hoàn trả lại tiền cho "khách hàng" hay không, cựu giáo chức Hoàng Hưng đáp :
"Tôi xin nói rất thật là tôi không thích tham gia những chuyện cụ thể như thế cả, bởi vì tôi đã nói quan điểm và suy nghĩ của chúng tôi về giáo dục khác hoàn toàn, quan điểm của tôi và nhóm chúng tôi là ai cũng có quyền soạn và cứ việc đưa ra.
"Tất nhiên sẽ có một bộ phận kiểm định, tức là gì, tức là nếu như tư tưởng nó không nghiêm túc, dạy người ta những cái bậy bạ về mặt đạo đức v.v…, thì không được, hay là về mặt chuyên môn kém quá, sai sót… thì không được.
"Còn lại thì mặc, ai soạn cứ soạn, như thời xưa, thời Pháp thuộc cũng thế mà ở miền Nam trước đây cũng thế và ở các nước tư bản cũng thế thôi, ai soạn cứ soạn, vấn đề là người ta có thích, người ta có mua hay không.
"Mà việc có thích, có mua hay không đó, là phụ thuộc vào người thầy có đủ trình độ để thẩm định rằng sách này hay và người ta dạy cho học sinh và miễn làm sao đạt kết quả.
"Quan điểm của chúng tôi như thế, nên tôi không thích tham gia vào những chuyện của hệ thống giáo dục mà nó đã như thế này rồi, tôi xin thua, không biết bình luận như thế nào cả".
Học ngôn ngữ là để "học làm người"
Từ London, nêu quan điểm của mình về việc phải chăng đằng sau những vấn đề mà giáo dục Việt Nam nói chung và việc soạn sách giáo khoa như trong trường hợp sách dạy tiếng Việt cho học sinh lớp một ở tiểu học đang gặp phải hiện nay có liên quan đến thiếu vắng một triết lý giáo dục phù hợp, nhà ngữ học Đoàn Xuân Kiên nói với BBC :
"Khái niệm triết lý giáo dục nên được hiểu một cách với nhiều tầng bậc, nếu mà cả định hướng giáo dục, thì có một triết lý giáo dục khác.
"Ở đây chúng ta đang bàn về một quyển sách cụ thể, ở một trình độ cụ thể, thì triết lý giáo dục của nó cũng có, cần phải có, nhưng triết lý giáo dục của nó rất là cụ thể.
"Đó là đào tạo tinh thần năng động cho trẻ phát triển tư duy trong lúc học tiếng, thứ hai là học tiếng để học ngôn ngữ, học ngôn ngữ để học làm người. Triết lý giáo dục nó đơn giản như vậy, nó rõ ràng như vậy.
"Cho nên đừng nghĩ rằng học tiếng chỉ là âm thanh mà học tiếng còn là học làm người. Điều đó đặt ra cho người soạn sách giáo khoa một trách nhiệm rất nặng.
"Đó là phải tìm tài liệu để mà học tiếng, phải tìm tài liệu về văn chương, chữ nghĩa để cho học trò phát triển năng lực văn học, chữ nghĩa, hay nói là ngôn ngữ đi đã, rồi từ đó nâng lên đến cả ngôn ngữ văn học.
"Thế cho nên, nếu mà nói triết lý giáo dục cho một quyển sách cụ thể, tôi nghĩ là người soạn sách cũng phải chắc chắn và phải bám sát triết lý giáo dục của mình.
"Và nếu dựa trên điều mà tôi vừa phát biểu, thì tôi thấy cần phải cải thiện một số bài đọc, cần phải cải thiện một số ngữ liệu mà những nhà phê phán đã đưa ra để cho bộ sách hoàn thiện, nhưng mà phát triển tư duy về ngôn ngữ trong bộ sách này, tôi nghĩ là điều xứng đáng được trân trọng và phát huy, chứ không phải hoàn toán nó là con số không để mà chúng ta nói đến chuyện là tiêu hủy toàn bộ".
Cần vượt qua "đầu óc bản vị" ?
Nhân dịp này, nhà ngữ học Đoàn Xuân Kiên chia sẻ điều mà bức xúc của cá nhân ông, khi ông quan sát sách giáo khoa dạy tiếng Việt ở Việt Nam thời gian qua và hiện nay.
"Những bức xúc này làm cho tôi nhớ lại những cuộc tranh luận những năm trước qua việc sử dụng ngôn ngữ trong sách giáo khoa.
"Hình như là bao lâu nay chúng ta có một quan điểm rất là lạ, đó là dựa vào phương ngữ Hà Nội, hay là dựa vào phương ngữ miền Bắc để soạn sách giáo khoa.
"Mà còn tệ hơn nữa, khẩu ngữ, chứ không phải là phương ngữ nữa, những tiếng thông tục mà người ta nói ngoài đường phố mà chưa được thuần hóa là tiếng nói văn học, văn hóa của một vùng, miền ngôn ngữ được đưa vào, thế thì chúng ta đưa những ngôn ngữ đường phố vào trong bài học ngôn ngữ là một sự lãng phí.
"Và ở đây tôi muốn nhắc lại bức xúc của tôi là những nhà soạn sách giáo khoa cần phải suy nghĩ điều này - đó là phải phá bỏ đầu óc bản vị địa phương.
"Phải chân thành tìm hiểu ngôn ngữ phổ thông của kho từ vựng tiếng Việt.
"Cách đây 70 năm, những người soạn từ điển tiếng Việt đã bỏ công đi sưu tập tất cả những mục từ của Nam, Trung, Bắc để mà soạn bộ Việt Nam Từ điển.
"Vậy mà ngày hôm nay, chúng ta soạn sách giáo khoa chỉ nghĩ đến người ở miền Bắc thôi, thì những người ở Huế làm sao, Nha Trang thế nào, Sài Gòn ra làm sao ?
"Chúng ta phải có một ý thức, nếu mà nâng lên thành triết lý giáo dục, thì chúng ta phải đặt triết lý giáo dục này mà tức là lợi ích của trẻ ở toàn thể nước Việt Nam.
"Chứ không thể lấy một cái bản vị, địa phương nào, và tôi xin vắn tắt những bức xúc của tôi như thế", từ London, nhà ngữ học Đoàn Xuân Kiên nói với BBC.
Quốc Phương
Nguồn : BBC, 16/10/2020
***********************
Tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều : 'Có sạn nhưng không đến mức phải thu hồi'
Mỹ Hằng, BBC, 15/10/2020
Sách Tiếng Việt lớp 1 thuộc bộ Cánh Diều hiện đang gặp chỉ trích dữ dội từ cộng động mạng về 'sai sót' nội dung. Những sai sót này nghiêm trọng tới đâu ? Liệu có biện pháp nào để giải quyết khi sách đã được đưa vào giảng dạy ?
Học sinh tiểu học ở một trường làng thuộc Cần Thơ, Việt Nam
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, dịch giả, nhà nghiên cứu Nguyễn Việt Long nhận định rằng bộ Cánh Diều có một vài chỗ 'chưa hoàn thiện', nhưng không tới mức 'phản giáo dục', 'thô tục', v.v… như các bình luận trên mạng, thậm chí có nhiều đổi mới giúp tăng khả năng từ vựng và thời gian đọc hiểu của trẻ, nhất là với sự hỗ trợ của kênh hình (hình vẽ, video) và giáo viên.
Ông Long nói với BBC :
"Tôi thấy tựu chung có ba ý phê phán chính trên mạng xã hội gồm : việc sử dụng từ ngô nghê, thô tục, dùng phương ngữ thay vì từ chuẩn quốc gia ; việc chia đôi truyện ngụ ngôn (phần 1, phần 2) dễ gây hiểu nhầm ; việc truyện ngụ ngôn bị chỉnh sửa đến mức "thiếu logic, phản cảm, thiếu nhân văn".
"Mới đọc các chỉ trích này thì thấy rất có lý, thậm chí dễ gây tăng xông. Nhưng thực tế là rất ít người nêu được khía cạnh chuyên môn, sư phạm của các vấn đề trên mà chủ yếu mạt sát, suy diễn, quy chụp, thậm chí bịa đặt, để công kích người soạn và thẩm định sách, thậm chí mang cả con cháu họ lên mạng để tấn công".'
Sự phẫn nộ trên mạng xã hội
Các bình luận trên mạng chủ yếu cho rằng bộ sách dùng nhiều phương ngữ thay vì ngôn ngữ chuẩn. Chẳng hạn 'không' thì dùng 'chả', 'gà con' thì thành 'gà nhép', 'ăn' thành 'nhá' ; hoặc những từ được cho là xa lạ với trẻ nhỏ như giá đỗ, cá diếc, cá măng, gà gô, yểng, lồ ô, quả trám…
Thậm chí một số từ ngữ bị chê là 'thô tục' như 'thở hí hóp'….
Ngoài ra, cộng đồng mạng còn bất bình vì một số bài đọc phỏng theo truyện ngụ ngôn của các tác giả nổi tiếng, nhưng lại 'cắt xén', 'thay đổi' nhân vật, "làm mất đi tính giáo dục". Ví dụ truyện 'gà và kiến' thì đổi thành 'gà và ve', 'quạ và cáo' thì thành 'quạ và chó'…
Nhiều bình luận giận dữ cho rằng nhóm biên soạn sách, trong đó GS Nguyễn Minh Thuyết là chủ biên, cùng hội đồng thẩm định sách, đã "ngậm miệng ăn tiền".
Vì sao dẫn đến tranh cãi ?
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Việt Long, do phải đảm bảo tiêu chí học sinh học đọc xong sớm để có thời gian học các kiến thức khác, sách Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều đã đưa vào nhiều mẩu truyện từ các bài học đầu tiên. Khác với sách Tiếng Việt cũ chủ yếu dạy đánh vần, đến cuối sách mới có một, hai mẩu truyện.
Chính vì phải dạy học sinh đọc truyện sớm trong khi chưa học đầy đủ các vần, người viết sách lâm vào thế 'kẹt' : Họ phải chỉnh sửa, gò ép từ ngữ để đảm bảo không đưa vào truyện từ có âm vần chưa học.
Đó là lý do vì sao ở bài 1 có từ 'chả' gây tranh cãi chứa vần 'a', thay cho từ 'không' chứa vần 'ông' mãi đến bài 85 mới học. Bài 33 có từ 'nhá' thay cho 'ăn' chứa vần 'ăn' đến bài 58 mới học.
Cây bút Phan Hồ Điệp, đứng ở góc độ của người từng viết sách cho học sinh lớp 1, cũng có chung ý kiến này.
"Vì nguyên tắc đó mà người viết sách phải lập một "ma trận" để chọn đúng tiếng/ từ có chứa âm vần trẻ đã học....dẫn đến những câu gượng ép, những đoạn mà các bạn cho là ngây ngô", bà Điệp viết trên Facebook cá nhân.
Về những từ bị cho là 'thô tục' như 'chả', 'tợp', 'cuỗm', nhà nghiên cứu Nguyễn Việt Long không đồng tình. Ông nói : "Chúng có thể là khẩu ngữ suồng sã dùng với các đối tượng ngang hàng. Chúng không thể làm méo mó tính cách học sinh, nhất là khi có giáo viên hướng dẫn khi nào dùng".
"Trong đời sống hằng ngày nhiều từ trong số đó vẫn xuất hiện bình thường, hoặc trong thành ngữ tục ngữ, như bà nhá /nhai cơm cho cháu, tớ chả biết đâu, Ai chả biết ma ăn cỗ…"
Ông Long nói thêm : "Một số từ bị chê khác như 'thở hí hóp', các tác giả nói lấy từ thơ Trần Đăng Khoa. Quạ kêu 'quà quà' (thay vì 'quạ quạ') lấy từ tác phẩm của Ma Văn Kháng. Tôi cho rằng từ tượng thanh thì 'quà quà' hay 'quạ quạ' là dựa vào cảm nhận chủ quan mỗi người và nội dung cần hướng tới của truyện".
"Nhiều từ bị chê là phương ngữ vùng miền xa lạ với học sinh như giá đỗ, cá diếc, cá măng, gà gô, yểng, lồ ô, quả trám…thực tế là những từ khá phổ biến hoặc là tên gọi chính thức một loài cây hay cá, thậm chí không có từ khác thay thế".
"Hoặc bắt bẻ từ "râm bụt", cho rằng phải là "dâm bụt", trong khi từ điển tiếng Việt ghi nhận "râm bụt". Theo tôi đây có vẻ như là việc bới lông tìm vết. Làm giáo viên mà không biết hoặc không tra cứu nổi những từ này thì nên làm việc khác. Chưa nói phương châm của người soạn sách là cung cấp một số từ địa phương tương đối phổ biến (có trong từ điển tiếng Việt) cho học sinh".
"Nhiều từ địa phương rất phổ biến, có trong từ điển tiếng Việt hoặc là tên gọi động vật, thực vật thì nên học chứ không phải phụ huynh không biết thì con họ không thể hay không cần biết. Và ngoài chữ còn có kênh hình và giáo viên hỗ trợ học sinh hiểu đúng từ và cách dùng".
"Việc đưa truyện ngụ ngôn vào sách gặp rào cản là nội dung thường vượt quá số lượng từ và số dòng cho phép trong mỗi bài học, nên phải chỉnh sửa dưới hình thức "phỏng theo", "kể lại", có khi phải chia làm hai bài phần một, phần hai".
"Chỗ này cũng gây tranh cãi ác liệt, có người không chấp nhận, bảo cắt đoạn như thế gây hiểu lầm về ý nghĩa, làm hỏng học sinh, là dạy cách nói năng hỗn láo, thói gian manh, lươn lẹo. Nhưng ở đây học sinh có tự học với sách đâu, mà luôn có giáo viên hướng dẫn hiểu đúng bài học kia mà !"
Những 'hạt sạn'
Tuy vậy, nhà nghiên cứu Nguyễn Việt Long cũng chỉ ra những chỗ ông gọi là 'sạn', 'thiếu logic', 'cần chỉnh sửa' trong sách.
Ông nói rằng với truyện ngụ ngôn, khi chỉnh sửa cần tuân thủ những gì phù hợp với tự nhiên và quan niệm đúng xưa nay về loài vật.
Ví dụ, cáo đại diện cho sự tinh ranh. Nếu thay bằng chó là loài vật bạn với con người thì không nên. Hay thay kiến bằng ve thì tương quan nhân vật đã thay đổi. Vì gà sẽ ăn ve ngay chứ không ở đó mà nói chuyện làm bạn hay giúp đỡ.
Có chỗ không chuẩn mực lắm hoặc hơi khó hiểu, như truyện 'Ve và gà'. Ve nói 'cho ve tí gì đi' nghe rất khó hiểu. Dù vậy, trong tình huống trò chuyện thì chấp nhận được. Sách lại có hình vẽ cái lá và những câu trước giúp hiểu rõ hơn.
Theo ông Long, trước sức ép dư luận, nhóm biên soạn sách tới đây sẽ sửa một số chỗ 'sạn', nhưng không đến mức phải thu hồi.
Những ý kiến lẻ loi
Ngoài sự giận dữ của cộng đồng mạng, vẫn có những ý kiến được coi là 'lẻ loi' khi đứng ra bênh vực bộ sách.
Bác sĩ Trần Văn Phúc - người có tài khoản hơn 56.000 người theo dõi trên Facebook - cho rằng "đây là một cuốn sách tốt". Ông viết :
"Về ý kiến cho rằng cuốn sách xuyên tạc những câu chuyện gốc, tôi không đồng tình như vậy, việc làm này cũng giống như các em học sinh vui nhộn thích "chế" lại bài hát như "Chúng ta không luộc được rau", mà trước đó ca sĩ Sơn Tùng cover từ bài "We don't talk anymore" để trở thành bản hit nổi tiếng".
"Về ý kiến cho rằng những từ địa phương, từ không phù hợp ; bản thân tôi không nghĩ thế. Rõ ràng số lượng từ vựng tiếng Việt rất hạn chế, nên việc đưa các từ địa phương vào chỉ làm cho vốn từ của các em thêm phong phú hơn thôi, chưa kể cách sử dụng từ trong cuốn sách cũng khá mới lạ tạo nên sự hấp dẫn cho câu chuyện".
Nhà nghiên cứu Nguyễn Việt Long cũng có một số ý kiến bênh vực cuốn sách.
Ông Long nói nhiều người 'hoài cổ', muốn dùng lại bộ sách Tiếng Việt ngày xưa với những áng văn thơ đẹp đẽ, tràn trề đạo đức. "Nhưng thực ra trí nhớ không hoàn toàn trung thành với họ", bởi thực tế sách Tiếng Việt cũ chủ yếu học vần (suốt tập một gồm 83 bài), mà không có một câu chuyện hoàn chỉnh nào.
Trong khi sách TV Cánh Diều, với ý muốn đổi mới của các tác giả : giúp học sinh biết đọc biết viết nhanh hơn, đa dạng vốn từ, gần với đời sống hơn chứ không gói gọn trong dăm câu thơ ba câu văn tả cảnh lãng mạn, chữ nghĩa luôn mượt mà trong khuôn phép, lề thói, ngay từ đầu sách (bài 3) đã có trang nghe kể chuyện không phụ thuộc vào học vần, sau đó cứ sau dăm bài lại có một câu chuyện như thế.
Cây bút Phan Hồ Điệp sau khi thanh minh cho bộ sách là cần phải tuân thủ nhiều nguyên tắc dẫn đến "nhiều ngữ liệu thiếu "độ đẹp", thiếu tính nhân văn", trích cuốn Đối thoại với tương lai của Nguyễn Trần Bạt :
"Tôi cho rằng, cải cách giáo dục là tổ chức một loạt các công nghệ hợp lý và tổ chức một thái độ hợp lý. Thái độ hợp lý và công nghệ hợp lý đối với chúng ta hiện nay là nhặt nhạnh và vứt bỏ một cách rất yên tĩnh tất cả những yếu tố không còn hợp lý trong nền giáo dục đang có, và bỏ vào đấy một cách yên tĩnh những cái mới".
"Tất cả sự lấy ra và bỏ vào ấy phải đảm bảo tính yên tĩnh của một nền giáo dục, không được làm náo động tâm lý của thầy và trò".
Nên duy trì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông hay thay bằng hình thức khác ?
Diễm Thi, RFA, 02/10/2020
Tại cuộc họp của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực vào chiều ngày 23 tháng 9 năm 2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặt câu hỏi : "Thi tốt nghiệp Trung học phổ thông hàng năm học sinh cả nước đậu với tỷ lệ 97-98%, liệu chúng ta có nên tiếp tục tổ chức thi ?".
Một học sinh Trung học phổ thông sau ngày đầu tiên của kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia tại Hà Nội vào năm 2015. AFP
Đa số các thành viên Hội đồng, hiệu trưởng các trường đại học lớn và các chuyên gia vẫn muốn giữ lại kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông như hiện nay cho những năm tới. Riêng ông Trần Đức Cảnh, thành viên của Hội đồng nêu ý kiến không nên tiếp tục tổ chức thi tốt nghiệp Trung học phổ thông sau 5 năm nữa. Ông đề xuất chuyển hẳn sang học theo tín chỉ. Học sinh phải học đủ các môn bắt buộc theo tín chỉ. Thi đạt yêu cầu các môn thì đương nhiên tốt nghiệp Trung học phổ thông. Tín chỉ là chuẩn của thế giới.
Là một thành viên của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực có tham dự buổi họp này, ông Dương Trung Quốc nêu quan điểm của ông với RFA :
"Câu hỏi Phó thủ tướng đưa ra không phải là cái gì mới mẻ cả. Cá nhân tôi có nêu một vấn đề đơn giản thế này : Cái thời tôi đi học thì hiện tượng lưu ban rất nhiều, khá phổ biến. Điều đó cho thấy việc thi cử theo chương trình từng năm một trong quá trình học nó hết sức quan trọng. Nếu không đạt thì phải học lại cho đủ.
Quan niệm của cá nhân tôi thì đồng ý đã học thì phải thi, nhưng phải thi từng lớp một cho nghiêm chỉnh để trình độ đồng đều đúng với yêu cầu. Tôi cho rằng nếu làm tốt việc dạy thật, học thật thì kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông nó phản ảnh thực hơn. Nó sẽ giảm được những hiện tượng tiêu cực. Như thế việc thi cử không cần đưa ra quá nhiều giải pháp để giám sát lẫn nhau, để chống tiêu cực…".
Trước năm 2015, học sinh học hết lớp 12 phải tham dự kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và sau đó là kỳ tuyển sinh đại học và cao đẳng cho những học sinh nào đậu phổ thông và muốn học lên nữa. Đến năm 2015, ngành giáo dục Việt Nam bắt đầu tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Đây là kỳ thi 2 trong 1, được gộp lại bởi hai kỳ thi là Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và Kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng.
Năm 2020, do những tác động từ đại dịch Covid-19 đến việc dạy và học ở các nhà trường, kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia phải tạm dừng, trở lại là kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông với cách thức tổ chức tương tự kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia và với mục đích chính là xét tốt nghiệp Trung học phổ thông. Các trường đại học vẫn có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp làm căn cứ tuyển sinh đại học.
Một lớp học tại một trường trung học ở ngoại thành Hà Nội. Reuters
Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Dũng giảng dạy tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nêu ý kiến của mình về việc có nên tổ chức thi tốt nghiệp Trung học phổ thông hay không :
"Về mặt toán học mà nói thì 98% đậu hay 100% đậu cũng giống nhau. 2% không có nghĩa gì cả bởi một sự sàng lọc bình thường cũng có thể cho sai số 2%. Vì thế, từ rất lâu Giáo sư Hoàng Tụy đã đề nghị bỏ thi. Nếu thi mà cứ đậu 98% thì không cần phải thi nữa. Nếu bỏ thi thì chúng ta sẽ có được rất nhiều cái lợi, tiết kiệm được hàng ngàn tỷ chứ không ít.
Nhưng ở Việt Nam thì việc bỏ thi hay không cũng sẽ tới nhưng nó tới chậm. Từ trước đến nay mọi sự thay đổi như vậy đến rất chậm. Đó là đặc trưng của xã hội. Không chỉ trong chuyện thi cử này đâu mà trong tất cả mọi thứ đều nước đến chân mới nhảy. Cái nhìn dài hạn rất hiếm".
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa khẳng định, năm nào làm nghiêm thì tỷ lệ đỗ thấp. Ông cho biết, năm 2006, Việt Nam lần đầu chấn chỉnh bằng cuộc vận động "hai không" thì tỷ lệ đậu trung bình cả nước chỉ đạt 56%, còn lại là trượt. Theo ông, nếu tổ chức thi thật nghiêm thì nên thi, không thì nên bỏ. Ông nói :
"Nếu mà làm nghiêm thì tỷ lệ đậu tất là thấp. Nhưng theo tôi cứ phải nghiêm. Nghiêm thì học sinh sẽ phải chăm học. Như thế tác dụng sẽ rất tốt. Nó bớt sự giả dối trong ngành giáo dục. Hiện nay cứ mặc nhiên chấp nhận sự giả dối. Quá ít người đấu tranh để có kỳ thi nghiêm túc và cũng bị vô hiệu hóa bởi tính gian dối lâu dài trong các cấp, trong người dân cho nên rất khó để chấn chỉnh.
Tôi là người từng phản ánh tiêu cực tốt nghiệp một lần năm 2006, một lần năm 2012, một lần năm 2016 và vẫn theo dõi liên tục về tình hình thi tốt nghiệp. Có thể thấy kỳ thi này chỉ nghiêm túc trong một, hai năm có chấn chỉnh sau cuộc vận động "hai không". Sau đó vào năm 2015, khi Bộ giáo dục nhập thành kỳ thi quốc gia và tổ chức đưa giảng viên đại học xuống coi thi, thì đấy là kỳ thi nghiêm túc. Nhưng chỉ được một năm thôi. Năm sau các địa phương lại nghĩ cách gian dối để đối phó".
Cuộc vận động "hai không" mà thầy Khoa đề cập là "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục". Trong năm học 2006-2007, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt chú trọng chất lượng thật, Bộ Giáo dục và đào tạo đã phát động cuộc vận động này theo Chỉ thị số 33 của Thủ tướng Chính phủ về "chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục".
Cuối năm 2017, Bộ Giáo dục và đào tạo gửi công văn đến các sở giáo dục, đào tạo, các trường đại học, các học viện và các trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm trên toàn quốc nhắc lại Chỉ thị số 33 được ban hành từ 11 năm trước.
Một vụ tiêu cực trong thi cử có thể coi là chấn động xảy ra vào năm 2018 mà báo chí Nhà nước dùng cụm từ "Vụ gian lận thi cử 2018" hoặc "Vụ gian lận thi Trung học phổ thông Quốc gia 2018".
Đây là vụ sai phạm trong công tác tổ chức, chấm thi ở Kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2018 liên quan đến hàng loạt bài thi của thí sinh được nâng điểm ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình. Trong quá trình điều tra, 11 cán bộ ngành giáo dục bị bắt tạm giam. Có tới gần 350 bài thi được nâng điểm.
Ông Dương Trung Quốc nêu thêm một yếu tố giải thích vì sao số lượng học sinh thi đậu tốt nghiệp gần đạt 100% như những năm qua :
"Tôi cho rằng nguồn nhân lực nó quyết định chuyện thi cử. Ngày xưa học hết phổ thông đã là tương đối cao rồi. Học đại học là rất cao. Tiến sĩ là chuyện hiếm hoi. Bây giờ phải có bằng đại học mới tìm được công việc bình thường cho nên nó dẫn đến áp lực phải có bằng cấp. Rồi cái bộ máy công quyền cũng đưa ra những tiêu chí bằng cấp cho các chức vụ. Chính đó là động lực không lành mạnh, không thực chất. Nó dẫn đến tình hình giáo dục bị tác động bởi những yếu tố đó".
Duy trì hay bỏ kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông dường như vẫn là bài toán khó mà ngành giáo dục Việt Nam chưa thể giải dù đã trải qua nhiều lần sửa đổi cách thi, cách chấm…
Diễm Thi
Nguồn : 02/10/2020
*********************
Giáo viên, phụ huynh kêu chương trình sách giáo khoa lớp 1 nặng ; Bộ nói không !
RFA, 02/10/2020
Sau hơn 4 tuần áp dụng chương trình sách giáo khoa lớp 1 mới, trên mạng xã hội, nhiều phụ huynh cho biết cảm thấy vất vả khi học cùng con và nhận định chương trình khá nặng so với các em ở độ tuổi vừa bước vào lớp 1. Ngoài ra, nếu không học trước mỗi tối tại nhà, thì khi vô trường sẽ không theo kịp.
Một phụ huynh chọn lựa mua sách giáo khoa cho con ở Sài Gòn. RFA
Theo truyền thông nhà nước Việt Nam, không chỉ phụ huynh cảm thấy vất vả mà ngay cả với các giáo viên cũng vậy. Nhiều giáo viên dạy lớp 1 kể họ phải ‘vật lộn’ với chương trình. Nhất là vùng có đồng bào dân tộc, học sinh vào lớp 1 nhưng không thuộc bảng chữ cái, không biết cách cầm bút thì rất khó để mà dạy theo chương trình mới.
Một giáo viên tiểu học ở Sài Gòn không muốn nêu tên vì lý do an ninh, khi trao đổi với RFA hôm 2/10, nhận định :
"Tôi thấy chương trình lớp một quá sức so với chương trình cũ nhiều. Ví dụ chương trình cũ mỗi ngày bé chỉ học một âm thôi, nhưng chương trình mới mỗi ngày bé phải học 3 âm, như vậy là rất khó. Ví dụ bé nào thông minh tiếp thu nhanh thì mới học tốt, còn các bé khác thì sẽ rất khó khăn trong việc tiếp thu 3 âm một ngày. Còn vấn đề đọc bài, thì lớp một chỉ nên đọc những văn bản đơn giản thôi, chỉ khoảng 2 câu, 3 câu hoặc nhiều nhất 4 câu... Nhưng sách lớp một hiện tại văn bản còn dài hơn sách lớp 2. Do đó chương trình rất nặng so với các bé lớp 1, không chỉ tiếng Việt mà những môn khác như toán
Theo các giáo viên lớp 1, để học được chương trình lớp 1 mới, học sinh cần được làm quen, biết cầm bút viết các chữ cái ở lớp mẫu giáo. Vì chương trình lớp 1 mới có quá nhiều chữ so với chương trình cũ, nên học từ 7 giờ sáng đến 9 giờ ra chơi thì vẫn chưa xong 2 tiết học vần. Thời gian học đánh vần không đủ, nên các em học sinh rất khó tiếp thu.
Một phụ huynh có con nhỏ đang học tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh, khi trả lời RFA cho biết, bây giờ thì buộc bà phải cho con đi học thêm :
"Giờ chỉ có theo thôi chứ lên tiếng sao được ? Ở đây là phải chịu vậy thôi. Thường cái gì đề xuất thì mạng xã hội như Zalo, Facebook quan tâm lên tiếng. Thầy cô giáo, hiệu trưởng cũng thấp cổ bé họng thôi, chỉ có những người trên Bộ soạn sách, bán sách là có quyền".
Theo vị giáo viên tiểu học ở Sài Gòn không muốn nêu tên, nói chung chương trình tiểu học nặng nhiều so với chương trình cải cách lúc trước. Chương trình trước không nặng nhưng học sinh học rất chắc, học được lý thuyết và vận dụng tốt. Cô nói tiếp :
"Đổi qua chương trình này thì tôi thấy rất nặng, có những bài bị dồn, đâm ra học sinh nắm không vững. Cho nên dần dần trình độ của các bé không được chắc, vững như những năm thế hệ trước, không chỉ riêng lớp 1, các lớp khác từ lớp 2 đến lớp 5 nói chung chương trình đều nặng".
Tuy nhiên, khi trả lời báo chí nhà nước nước, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo lại cho biết, tới thời điểm này, Bộ Giáo dục và đào tạo chưa nhận được phản ánh chính thức nào từ nhà trường, giáo viên, phụ huynh học sinh hay nhà khoa học về việcchương trình học lớp 1 quá nặng. Ông cho rằng nhận định như vậy là chưa đủ căn cứ xác đáng.
Dưới góc nhìn của một phụ huynh, cô giáo ở Sài Gòn nhận xét :
"Nội dung chương trình lớp 1 mới thì hồi hè tụi tôi cũng phải đi học rồi, và từ đó đứng ở vai trò phụ huynh thì mình cũng thấy là sẽ rất khó đối với những bé có phụ huynh lao động, cách tiếp cận chữ hay âm, hay tiếp cận sớm với chững viết... thì cũng không được bằng những phụ huynh làm văn phòng có trình độ hơn. Do đó họ cũng gặp khó khăn nhiều".
Sách giáo khoa tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại. (Ảnh minh họa) Courtesy TN
Theo ông Thái Văn Tài, chương trình lớp 1 mới có quy định chuẩn đầu ra và khung thời lượng cho năm học. Thí dụ, môn tiếng Việt lớp 1 là quy định trong một phút các em đọc được bao nhiêu từ, viết được bao nhiêu từ… Và để đạt được tiêu chuẩn ấy thì chương trình quy định môn tiếng Việt ở lớp 1 hiện nay là 420 tiết. Ông Tài cho biết, tất cả 5 bộ sách giáo khoa được phê duyệt đều thiết kế dựa trên khung thời lượng và chuẩn đầu ra đó.
Trong khi ở chương trình lớp 1 trước đây, số tiết môn tiếng Việt cho các em học sinh lớp 1, chỉ là 350 tiết. Chỉ môn tiếng Việt lớp 1 đã thêm 70 tiết học mà lãnh đạo ngành giáo dục lại cho là không tăng nặng (!?).
Trao đổi với RFA hôm 2/10 liên quan vấn đề này, Giáo sư Hồ Ngọc Đại, người nhiều năm dành nghiên cứu giáo dục tiểu học, và cũng là người biên soạn Bộ sách giáo khoa Công nghệ giáo dục, cho biết ý kiến của mình :
"Họ không hiểu gì đâu, họ khác... Họ không hiểu trong thời hiện đại này thì tiểu học là quan trọng nhất, chứ không phải đại học đâu. Tiểu học là quan trọng nhất nên phải dạy cho tiểu học ngay từ đầu tất cả một cách toàn diện như thế nào đấy. Nhà trường phải đảm bảo chức năng của nhà trường, tất cả mọi việc trẻ con phải làm xong ở trường hết. Trẻ con sống ở trường phải tự nhiên như sống ở nhà. Nhưng cách làm của họ hoàn toàn khác, họ vẫn theo cách cũ, chỉ thay chữ chỗ này chỗ khác thế thôi... Trình độ tôi biết, tôi đã bảo trước... nhưng họ đông quá nên chịu thôi... thứ hai họ vụ lợi quá nên chịu thôi".
Vào đầu năm 2018, Sách giáo khoa tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại từng khiến dư luận hoang mang, khi có các ô vuông, hình tròn tượng trưng cho mỗi tiếng, được cho là gây nhiều nhầm lẫn... Sau đó vào tháng 7 năm 2018, Hội đồng thẩm định quốc gia đã yêu cầu nhóm biên soạn của Giáo sư Đại chỉnh sửa một số nội dung và kết luận nếu được chỉnh sửa thì tài liệu tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục có thể là phương án lựa chọn cho học sinh và giáo viên trong tương lai.
Tuy nhiên ngày 12/9/2019 Bộ sách giáo khoa môn tiếng Việt và toán lớp 1 - Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại lại bị Hội đồng thẩm định quốc gia loại ngay ở vòng thẩm định (!?)
Trao đổi với RFA hôm 2/10, Thầy Đỗ Việt Khoa, một giáo viên từng nhiều lần lên tiếng phản đối những bất cập trong giáo dục, đưa ra nhận định :
"Thật đáng tiếc tôi chưa được xem chương trình lớp 1, tôi không biết nó nặng hay nhẹ. Thế nhưng theo quan điểm của tôi là chương trình học của Việt Nam toàn do người lớn biên soạn cho trẻ con. Người lớn chủ quan lắm, có rất ít người lớn đứng ở góc độ tâm lý của trẻ. Trẻ lớp 1 có một việc duy nhất đó là tập đọc, tập cộng trừ trong phạm vi 10... thế thôi cho thạo đi đã. Còn lại để cho các cháu được chơi, được học các lớp kỹ năng sống như bơi lội, vui chơi giải trí chứ đừng nhét cho các cháu những kiến thức nặng nề quá. Đấy là quan điểm của tôi".
Ông Chế Quốc Long, giảng viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh khi trả lời RFA trước đây từng cho rằng, đối với những đứa trẻ 6 tuổi 7 tuổi, là tuổi để chơi chứ không phải để vùi đầu vô học. Theo ông, trẻ con hiện nay đã bị ép học quá sức với chương trình nặng nề, quá tải, thiên về nhồi nhét kiến thức, giết chết sáng tạo, làm cho trẻ em không thể suy nghĩ độc lập được.