Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mardi, 12 juillet 2022 20:02

Thu hồi sân golf Tân Sơn Nhất

Trách nhim ca Bí thư Quân y Trung ương

Bí thư Quân ủy Trung ương cần đưa ra quyết định cuối cùng về việc thu hồi sân golf Tân Sơn Nhất để trả lại đất cho sân bay này để mở rộng.

golf1

Có thật là lắng nghe ý kiến cử tri ?

Sáng 21/6/2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng tổ đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh có buổi tiếp xúc cử tri quận 1. Tham dự buổi tiếp xúc có ông Phan Văn Mãi – chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh.

Phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết trong nhiệm kỳ này, ông sẽ đi tất cả các quận huyện của thành phố để lắng nghe ý kiến của bà con cử tri, chứ không chỉ ở Hóc Môn và Củ Chi.

Lý lịch chính trị cho biết thời kỳ 2011 – 2016, ông Nguyễn Xuân Phúc giữ vai trò là Phó Thủ tướng thường trực, xử lý trực tiếp các nhiệm vụ, trọng trách của Chính phủ Việt Nam cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Phó Thủ tướng chuyển giao vị trí thời điểm khác nhau như Hoàng Trung Hải (2011 – 2016), Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Văn Ninh (2011 – 2016), Trương Hòa Bình (từ 2016), Phạm Bình Minh (từ 2013), Vương Đình Huệ (2016 – 2020), Vũ Đức Đam (từ 2013), Trịnh Đình Dũng (từ 2016).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong nhiệm kỳ của mình đã đề ra khái niệm Chính phủ kiến tạo mới so với Chính phủ điều hành trước đó. Chính phủ này có bốn đặc điểm chính là :

1. Chủ động thiết kế ra một hệ thống pháp luật, chính sách, thể chế tốt để nuôi dưỡng phát triển kinh tế chứ không chỉ điều hành trên những gì pháp luật có sẵn ;

2. Nhà nước không làm thay thị trường ;

3. Kiến thiết môi trường kinh doanh thuận lợi ;

4. Siết chặt kỷ luật cán bộ, xây dựng chính quyền điện tử.

Đến khi ông Nguyễn Xuân Phúc rời ghế thủ tướng thì đặc điểm thứ tư của "siết chặt kỷ luật cán bộ" vẫn chưa thực thi.

Giờ thì ông Nguyễn Xuân Phúc giữ loạt chức vụ : Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Việt Nam, Trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương.

Với những chức vụ như trên cho thấy ông Nguyễn Xuân Phúc có trách nhiệm "không thể lẫn trách" trong việc cần thiết thu hồi sân golf Tân Sơn Nhất, trả lại diện tích đất này cho chức năng vốn có của nó là sân bay.

Bí thư Quân ủy Trung ương không thể cứ im lặng

Một chuyện cũ. Hạ tuần tháng 3-2014, trong một văn thư được UBND Thành phố Hồ Chí Minh chuyển đến Bộ Giao thông vận tải với đề nghị "vui lòng phúc đáp UBND Thành phố trước ngày 25/4". Văn thư này có nội dung là cử tri quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục kiến nghị các cơ quan chức năng giải tỏa sân golf trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, và thu hồi ngay 157 héc-ta đất sân golf để mở rộng sân bay.

Cử tri cho rằng việc xây dựng nhà hàng, khách sạn, nhà cao tầng trong sân bay sẽ ảnh hưởng đường bay, gây nguy hiểm, chưa kể nguy cơ gián điệp nước ngoài trà trộn vào khu vực này làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Trước luồng ý kiến cho rằng, khu vực sân golf thuộc đất Quốc phòng, nếu cần thiết sẽ giữ lại để phục vụ Quốc phòng, phản biện quan điểm đó rằng Bộ Quốc phòng cũng chỉ là một bộ trong bộ máy Nhà nước và trực thuộc Chính phủ. Vì vậy, Bộ Quốc phòng cũng phải thực hiện việc quản lý và sử dụng đất theo luật.

Theo một tài liệu của Công ty tư vấn Pháp ADPi, thì công ty này có trình bày phương án đề xuất và được sự đồng ý của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về việc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất với năng suất 60 triệu hành khách/năm, mở rộng xây dựng nhà ga hành khách cả về phía Nam và về phía Bắc. Theo đó, mở rộng về phía Bắc thì cần giải quyết vấn đề thu hồi sân golf.

Theo đó, việc thu hồi sân golf sẽ giúp xây dựng thêm nhà ga hành khách T4 với diện tích 250.000 m2 và mở rộng sân bay về phía Bắc là phương án cần thiết và thuận tiện nhất để giải quyết việc ùn tắc từ mặt đất đến trên trời, ở bên trong và bên ngoài sân bay Tân Sơn Nhất nhằm tăng năng suất lên mức 50 – 60 triệu hành khách/năm để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân đến năm 2025 và lâu dài về sau.

Tuy nhiên đến nay thì Bộ Quốc phòng vẫn chưa đồng ý "trả đất". Chính điều này cho thấy nếu như ông Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị là "Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Việt Nam" vì lẽ nào đó vẫn chịu bất lực trước vấn đề này, thì cần thiết đến vai trò của Bí thư Quân ủy Trung ương – chức danh của người đứng đầu cơ quan lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây là chức danh lãnh đạo tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Hiền Vương

Nguồn : VNTB, 12/07/2022

Published in Diễn đàn

Sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất đi về đâu ? (RFA, 13/08/2019)

Sau hơn một năm kể từ khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thông báo quyết định mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất (Tân Sơn Nhất) cả về phía Nam và phía Bắc, đảm bảo các yêu cầu đặt ra, trong đó Thủ tướng từng khẳng định "cần đất ở phía nào thì lấy đất phía đó, cần đất sân golf thì lấy đất sân golf", nhưng, trong 2 cuộc họp gần đây về việc đầu tư các dự án giảm tải cho Tân Sơn Nhất (9/8) và thu hồi toàn bộ đất quốc phòng hoạt động sai phạm (8/8), cả Thủ tướng lẫn lãnh đạo thành phố HCM đều không hề đả động gì đến đất sân golf…

san1

Sân golf nằm trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh. AP

Sân Golf Tân Sơn Nhất đã "bốc hơi" ?

Trong cuộc họp thứ nhất, Thủ tướng VN đã yêu cầu Bộ quốc phòng thu hồi toàn bộ các hợp đồng đất quốc phòng hết thời hạn, hoạt động sai phạm và sử dụng kém hiệu quả để trình Bộ Chính trị xem xét và quyết định. Tại đây, Quân ủy Trung ương Bộ Quốc phòng cũng thừa nhận qua kiểm tra rà soát khu đất Bộ Quốc phòng có phát hiện sai phạm trong sử dụng và còn nhiều thiếu sót. Do đó sẽ kiểm điểm và xử lý kỷ luật nghiêm đối với tổ chức, cá nhân sai phạm và không có vùng cấm, xử lý công khai, minh bạch và rõ ràng.

Tại cuộc họp thứ hai, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh công bố 7 dự án đầu tư 5.600 tỷ đồng để giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất. Trong 7 dự án đó có việc xây nhà ga T3, mở rộng đường dẫn vào sân bay… nhưng tuyệt nhiên không nhắc đến việc lấy đất từ sân golf (chiếm diện tích 158 héc-ta của sân bay).

Phân tích về việc này, nhà báo Nguyễn Ngọc Già từ Sài Gòn nhận định :

"Theo tôi thứ nhất luật đất đai của Việt Nam thì nó chỉ có cho vui thôi, mà một trong những các cứ nghiêm trọng nhất hiện nay đó là quân đội, nó gần như là một nơi, một địa chỉ bất khả xâm phạm. Không chỉ riêng sân golf mà rất nhiều đất ngay trung tâm Sài Gòn, ngay quận 10, quận 3 và Tân Bình mà hầu như bên quân đội từ trước tới nay họ đều là tự tung tự tác, tự tiện, họ bất chấp luật lệ. Không chỉ riêng ông Nguyễn Xuân Phúc với tư cách là đương kiêm Thủ tướng đâu, mà trước đây thời ông Nguyễn Tấn Dũng còn là Thủ tướng hoặc trước nữa là ông Phan Văn Khải thì đều bất lực, vì vậy tôi không thấy làm lạ khi ông Nguyễn Xuân Phúc không hề dám đề cập đến sân Golf mà chỉ nói chung chung như vậy theo thiện ý của tôi là nhằm mục đích cho người dân thấy rằng họ chống tham nhũng không có vùng cấm nên tôi cho rằng điều đó bất khả thi".

Trong khi đó, Nhà báo Phạm Chí Dũng, chủ tịch hội nhà báo độc lập Việt Nam, một nhà quan sát từ Sài Gòn cho biết, hiện nay tại sân bay Tân Sơn Nhất còn tồn tại ba vấn đề, việc trao trả đất sân golf cho sân bay Tân Sơn Nhất đã bị chiếm dụng hơn 10 năm qua, tình trạng kẹt xe khu vực xung quanh sân bay ngày càng nghiêm trọng và vấn đề thủ tục giữa các ban ngành thành phố và Bộ Quốc phòng còn nhiều bất cập và dậm chân tại chỗ, khiến cho mọi quyết định của Thủ tướng cũng như Bộ Giao thông và vận tải vào thế như một trò đùa.

Ông phân tích thêm : "…tất cả mọi vấn đề tại sân bay Tân Sơn Nhất sẽ chỉ được giải quyết bởi sân bay Long Thành. Và từ rất lâu rồi và đặc biệt từ năm 2017 đến nay đã có những động tác của nhóm lợi ích vừa PR (quảng cáo) cho sân bay Long Thành vừa phá sân bay Tân Sơn Nhất để làm sao có thể dẹp luôn Tân Sơn Nhất chuyển toàn bộ tuyến bay về Long Thành. Như vậy sẽ đạt được ít nhất 2 mục đích, thứ nhất vừa kinh doanh sân bay Long Thành vừa đất đai 5.000 ha khu vực xung quanh Long Thành và thứ hai khi dẹp sân bay Tân Sơn Nhất thì sẽ lộ ra diện tích vàng rất lớn tới 800 ha và có thể nói đây là khu đất vàng khổng lồ và thậm chí nó còn lớn hơn cả khu Thủ Thiêm nữa thì lúc đó đất vàng đó sẽ rơi vào túi ai".

Ngoài ra, nhà báo khẳng định chắc chắn đã có những động tác cố tình dây dưa tất cả mọi vấn đề thủ tục liên quan đến việc mở rộng sân bay, chuyển trả đất sân golf.

Riêng tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, nguyên Viện trưởng viện nghiên cứu phát triển IDS thì nhận định rằng :

"Có một chuyện thực là những tài sản công mà người ta mang đi sử dụng không đúng mục đích của nó. Đất của sân bay thì chật mà dùng cái đó để làm sân golf phục vụ cho việc kinh doanh cho một số người thực sự thì đây là cách tham nhũng ăn cắp của công một cách khá trắng trợn mà người ta không đặt vấn đề ra trong việc thu hồi. Thì những sai phạm như thế nó dính đến nhiều những người có chức có quyền cao mà có thể cả những người muốn thu hồi thì thật sự giờ há miệng bắt oai".

Trả hay không trả - câu chuyện còn dài

Trước đó, ngày 16/4/2018, theo kết luận mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo, ngoài một nhà ga T3 được xây mới ở khu vực phía Nam, khu vực sân golf phía Bắc sẽ trở thành khu nhà ga dành cho hàng hóa, khu vực bãi đậu và bảo dưỡng máy bay. Chỉ đạo của Thủ tướng đã ban ra đến nay hơn một năm nhưng trong họp báo công bố 7 dự án giải quyết tình trạng quá tải ở sân bay Tân Sơn Nhất, Giám đốc Sở giao thông vận tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn không đề cập đến khu vực sân golf !

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng, không có phương án nào hiệu quả hết cho dù là mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất hay xây dựng mới sân bay Long Thành cũng không hiệu quả.

"Quan trọng nhất hiện nay là họ nói vậy thôi chứ không có tiền. Sân bay Tân Sơn Nhất còn kinh khủng hơn bởi vì có tiền cũng không tài nào có thể dùng từ của họ là "giải tỏa, giải phóng mặt bằng" thì đụng vô đó là toàn đụng vô thứ dữ không, chứ không phải đụng vô dân oan Thủ Thiêm hay dân oan Vườn Rau Lộc Hưng đâu. Đụng vô sân bay Tân Sơn Nhất là vùng phụ cận và vùng đất dự trữ đó toàn là đất con ông cháu cha, toàn là Cộng sản máu mặt không đó. Tôi nói một câu tôi thách Nguyễn Xuân Phúc làm được điều đó mặc dù tôi rất muốn giữ lại sân bay Tân Sơn Nhất theo ý kiến của tôi".

san2

Hình ảnh hoạt động tại sân bay Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh.AFP

Còn theo tiến sĩ Nguyễn Quang A thì phương án nào được đưa ra mà được bàn tán nhiều thì phương án đó không giải quyết được vấn đề.

"Vấn đề hiện tại thật sự ở đây có những nhóm khác nhau hoặc những nhóm không khác nhau lắm vẫn trong nhóm đó thôi là họ muốn làm tình hình Tân Sơn Nhất ngày càng khó khăn hơn để thúc đẩy việc làm sân bay Long Thành. Làm sân bay Long Thành thì việc người ta có thể chiếm đất này đất kia tại Tân Sơn Nhất hay trong sân bay thì theo tôi nguy cơ này rất có thể dễ xảy ra".

Chưa biết sân bay Long Thành có thể khởi công xây dựng vào cuối năm 2020 như lời đại diện Tổng công ty cảng hàng không (ACV) công bố trên truyền thông trong nước hay không nhưng rõ ràng theo tính toán của ACV nếu lùi việc xây dựng sân bay Long Thành 5 năm sẽ đội vốn lên 10 tỉ USD. Mặc dù chưa ai dám khẳng định sau khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động sẽ giảm tải và giảm kẹt xe tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất !

Nhà báo Phạm Chí Dũng nhận định "Đây là một thời hạn hết sức là dây thun có nghĩa không có quy định thời gian hạn chót của nó là bao nhiêu. Từ năm 2015, 2016 cho đến nay đã đốc thúc đến hàng chục lần rồi mà Bộ Giao thông và vận tải vẫn ì ra đó, nói thẳng ra là Bộ Giao thông và vận tải là nhóm lợi ích khổng lồ cứ nhìn các BOT là nhận thấy, giờ tiến tới đường cao tốc Bắc Nam, đường sắt cao tốc Bắc Nam thì cho thấy đó là nhóm lợi ích khổng lồ và sẵn sàng qua mặt cả Bộ Chính trị".

Đồng quan điểm này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A khẳng định nếu các phương án không được minh bạch, không được bàn cải tranh luận nhất là các chuyên gia lên tiếng thì rất có thể dính líu vào đại án tham nhũng được xem là "động trời".

Nhà báo Phạm Chí Dũng cũng cho rằng, theo các chuyên gia am hiểu và có khách quan độc lập đều khẳng định rằng sân bay Tân Sơn Nhất hoàn toàn có thể nâng công suất lên gấp đôi để giải quyết tình trạng quá tải cả trong lẫn ngoài như hiện nay nhưng với điều kiện phải thu hồi đất sân golf.

Nhưng ông cũng nói thêm : "Thật sự mà nói không trả cũng không được bởi vì hoạt động sân golf cho đến bây giờ là lỗ với lỗ thôi và con số lỗ hiện nay là hơn 3.000 tỷ đồng rồi. Tôi nghĩ nhóm lợi ích sân golf Tân Sơn Nhất không muốn bám víu sân golf làm gì nữa, nhưng muốn trả sân golf về cho sân bay họ lại đòi một điều kiện với chi phí lỗ hơn 3.000 tỷ đồng thì ai sẽ thanh toán cho họ. Hồi làm hợp đồng cho sân bay Tân Sơn Nhất thì đó là một hợp đồng vô pháp vô thiên và vô hiệu, hợp động ký trái pháp luật cho nên toàn bộ hợp đồng thuê và xây dựng sân golf là vô hiệu về mặt pháp luật. Chính ông Nguyễn Đức Kiên chủ nhiệm ủy ban pháp luật của Quốc hội đã khẳng định việc này từ năm 2017 rồi".

*******************

Tạm dừng quy hoạch Phú Quốc thành đặc khu (RFA, 13/08/2019)

Bộ Xây dựng vừa có văn bản đồng ý với đề nghị của Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc tạm dừng quy hoạch đảo Phú Quốc thành đặc khu với lý do lập quy hoạch tại thời điểm này là chưa đủ căn cứ và không phù hợp với quy định của pháp luật.

san3

Một phối cảnh quy hoạch đảo Phú Quốc - Courtesy of Baochinhphu.vn

Truyền thông trong nước loan tin hôm 13/8 theo trích dẫn hai văn bản chính thức của Bộ xây dựng liên quan đến vụ việc.

Điều này có nghĩa việc lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đảo Phú Quốc theo định hướng Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt sẽ bị tạm dừng.

Tuy nhiên, Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức lập mới Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc theo ý kiến đồng ý về chủ trương của Chính phủ trong văn bản ký ngày 8/6/2018, nhằm định hướng phát triển không gian của đảo trong giai đoạn tới.

Ông Mai Anh Nhịn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang trả lời báo trong nước hồi đầu tháng này cho biết lý do là vì vướng mắc về cơ sở pháp luật. Theo lời ông Nhịn, Luật quy hoạch mới của đảo Phú Quốc sẽ tích hợp vào quy hoạch cả tỉnh từ đầu năm nay, và phải chờ Quốc hội thông qua Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt mới đủ cơ sở pháp lý.

Tin cũng cho hay chính quyền tỉnh Kiên Giang e ngại nếu chờ luật quy hoạch mới thì sẽ gặp khó khăn cho Phú Quốc trong định hướng mục tiêu phát triển và kêu gọi đầu tư. Do đó, tỉnh Kiên Giang đề nghị được áp dụng hình thức lựa chọn và chỉ định tư vấn nước ngoài lập quy hoạch bằng cơ chế tự thỏa thuận.

Trước đó từ hồi năm 2010, Chính phủ đã xác định Phú Quốc sẽ là "khu hành chính - kinh tế đặc biệt".

Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất Việt Nam với diện tích khoảng 600km2, nằm trong khu vực Vịnh Thái Lan, trực thuộc tỉnh Kiên Giang.

Gần đây tại Phú Quốc, nước lũ dâng cao khiến nhiều tuyến đường con hẻm ngập sâu nhiều mét, nhiều vùng bị chia cắt hoàn toàn do cơn mưa lớn từ trưa ngày 8/8 kéo dài đến trưa ngày 9/8. Sân bay Phú Quốc đã phải đóng cửa, hàng loạt chuyến bay bị hủy để bảo đảm an toàn do mưa lớn kéo dài.

******************

Bắc Giang & Thái Nguyên đùn đẩy trách nhiệm xử lý dòng kênh ô nhiễm (RFA, 13/08/2019)

Tình trạng xác động vật trên kênh Trôi tại điểm giáp ranh giữa Bắc Giang và Thái Nguyên đến nay vẫn chưa được giải quyết dù đã có nhiều cuộc làm việc về vấn đề này giữa hai tỉnh.

san4

Xác lợn mắc dịch bệnh trôi sông. (Ảnh minh họa) - RFA

Truyền thông trong nước hôm 13/8 loan tin cho biết như vừa nêu.

Tin cho biết, kênh Trôi thuộc hệ thống thủy lợi sông Cầu. Trước khi đổ vào địa phận Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, kênh Trôi chảy qua nhiều địa phương tỉnh Thái Nguyên trong đó có huyện Phú Bình với chiều dài hơn 30 cây số.

Nhiều năm qua tình trạng rác thải trên dòng kênh Trôi chảy từ Thái Nguyên về Bắc Giang ngày một nhiều hơn và nhất khi có bệnh dịch tả lợn Châu Phi bùng phát từ đầu tháng 3/2019, khiến ngoài việc rác thải thì xác lợn trôi dạt về Bắc Giang mỗi ngày một nhiều.

Giám đốc trung tâm dịch vụ và kỹ thuật nông nghiệp huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang ông Nguyễn Quốc Mỹ xác nhận với báo giới rằng, trung bình mỗi ngày vớt khoảng 4 tấn lợn chết dưới dòng kênh mang đi tiêu hủy. Trong tháng 7, đơn vị của ông đã vớt gần 300 xác lợn tại đây.

Vào tháng 5 vừa qua, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân hai tỉnh đã có buổi làm việc để bàn công tác phối hợp phòng, chống dịch tả lợn lây lan và xử lý rác thải trên kênh Trôi. Trong đó, tỉnh Bắc Giang đề xuất xây dựng đăng chắn rác tại khu vực huyện Hiệp Hòa (điểm giáp ranh với huyện Phú Bình, Thái Nguyên). Tuy nhiên, ban lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên không chấp nhận với lý do sẽ làm thay đổi dòng chảy mất ổn định cũng như sự an toàn …,

Ban lãnh đạo Thái Nguyên thừa nhận chỉ có rác từ tỉnh này đổ về chứ không có lợn vì chính quyền tỉnh đã chi trả hỗ trợ tiền tiêu hủy lợn mắc dịch bệnh sớm nhất cả nước nên không có lý do gì xuất hiện xác lợn trôi dạt về Bắc Giang.

Nhiều cuộc thảo luận diễn ra nhưng không thành giữa hai tỉnh khiến lượng rác và xác lợn trôi về ngày càng nhiều hơn, Ủy ban Nhân dân huyện Hiệp Hòa đã cho xây dựng đăng chắn rác ngay vị trí giáp hai tỉnh khiến tình trạng rác và xác lợn ùn ứ khổng lồ lên tới hàng chục tấn, gây ô nhiễm trầm trọng.

Published in Việt Nam

Sài Gòn : Động thái ‘lạ’ của Sở Quy hoạch và kiến trúc

Bốn tháng sau quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất của Bộ Giao thông và vận tải, vào đầu tháng Mười Hai, 2018 Sở Quy hoạch và kiến trúc bỗng có một động thái lạ : cơ quan này gửi một văn bản cho Ủy Ban Nhân Dân ở Sài Gòn đề nghị loại bỏ sân golf Tân Sơn Nhất khỏi quy hoạch của thành phố. Văn bản này lấy cơ sở là quyết định hồi tháng Tám, 2018 của Bộ Giao thông và vận tải về điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Phần diện tích sân golf sẽ được làm nhà ga, khu hangar và một phần cây xanh hồ điều tiết.

golf1

Sân bay Tân Sơn Nhất (Hình : Getty Images)

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử tồn tại của mình, Sở Quy hoạch và kiến trúc có "dũng khí" đến thế khi dám nêu ra một đề xuất như vậy, dù cơ quan này bị coi là đã từng giấu biến nhiều tài liệu quy hoạch giải tỏa đất đai mà không thông báo cho người dân biết, đặc biệt cơ quan này còn dính dáng không nhỏ về trách nhiệm đối với phi vụ tấm bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm bị biến mất cực kỳ đáng nghi ngờ mà cho tới nay các cơ quan công quyền luôn "sẽ tìm kiếm" nhưng tìm mãi vẫn không ra.

Thậm chí đề xuất loại bỏ sân golf Tân Sơn Nhất còn được công khai cho báo chí và dư luận xã hội biết. Sẽ là một điều dối trá nếu cho rằng nhiều người tin rằng Sở Quy hoạch và kiến trúc, hoặc chính quyền ở Sài Gòn tự thân làm hoặc tự động chỉ đạo làm cái việc "nhạy cảm" còn hơn cả ăn gan trời đó, khi những cơ quan này đã câm lặng trong suốt hàng chục năm trời kể từ khi đại gia Dương Công Minh thẳng tay chiếm dụng 157 ha đất của sân bay dân dụng Tân Sơn Nhất để làm sân golf, gây ô nhiễm kinh khủng và hóa kiếp cảnh nạn tắc kẹt cả dưới đất lẫn trên trời ở sân bay dân dụng hiện hữu.

Đề xuất loại bỏ sân golf Tân Sơn Nhất chỉ có thể được "cho phép" hiện ra với tín hiệu bật đèn xanh từ Bộ Quốc Phòng – cơ quan chủ quản của chính sách kinh tế quốc phòng kiêm hoạt động kinh doanh sân golf Tân Sơn Nhất, Bộ Giao thông và vận tải – cơ quan được xem là tồn tại một nhóm lợi ích giao thông khổng lồ mà đã không ít lần ‘trùm mền’ cả Bộ Chính trị, và từ chính phủ ‘kiến tạo và hành động’ của Nguyễn Xuân Phúc.

golf2

Toàn cảnh sân bay Tân Sơn Nhất. (Hình : baoxaydung.com.vn)

Sân bay thời Việt Nam Cộng Hòa bị phá nát ra sao ?

Dù diện tích đủ để thiết lập một sân bay khổng lồ với hơn 3,000 ha thời Việt Nam Cộng Hòa để lại, nhưng từ sau 1975 sân bay Tân Sơn Nhất đã bị thẳng tay lấn chiếm diện tích bừa bãi khi đại gia nhóm lợi ích quân đội đã chiếm 157 ha đất vàng làm sân golf, nhà hàng, khách sạn, chung cư.

Tập đoàn Him Lam của đại gia Dương Công Minh – người mà giờ đây đang ngự trị ở Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – bị xem là thủ phạm chiếm dụng 157 ha đất của sân bay dân sự Tân Sơn Nhất từ hàng chục năm qua. Dự án sân golf Tân Sơn Nhất cũng do tập đoàn này làm chủ đầu tư. Tập đoàn này còn tai tiếng với loạt scandal như : xây không phép sân tập golf và nhà hàng Him Lam ; tự ý lấn chiếm hành lang sông Sài Gòn, xây vượt tầng trái phép ; coi thường pháp luật, ngang nhiên cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp khác ; lọt danh sách đen cưỡng chế nợ của Bộ Tài Chính với số tiền nợ lên tới 34.8 tỷ đồng… Theo nhà báo Nguyễn Đình Ấm là người có thâm niên trong ngành hàng không và hiện nay là hội viên Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, thậm chí chủ tập đoàn này còn nhẫn tâm "đầu độc" người dân Sài Gòn bằng 200 tấn thuốc trừ sâu đổ xuống sân golf Tân Sơn Nhất mỗi năm nhưng vẫn không hề bị truy cứu trách nhiệm.

Vào năm 2015, khi sân bay Tân Sơn Nhất bắt đầu rơi vào tình thế bế tắc giao thông, phía quân đội mà cụ thể là viên đại tướng bị coi là "thân Trung Quốc" Phùng Quang Thanh cùng con ruột là đại tá Phùng Quang Hải đã không một lần nhượng bộ đòi hỏi của làn sóng dư luận về thu hồi diện tích sân golf để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.

Khi đó, Đại tá Phùng Quang Hải chính là "chủ" một doanh nghiệp lớn trong quân đội mà được biết đã chiếm được rất nhiều khu đất vàng ở nhiều địa phương trên toàn quốc, trong đó có đất ở sân bay Tân Sơn Nhất.

Quay quắt Nguyễn Xuân Phúc

Vào giữa năm 2017, trước áp lực lớn của dư luận, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã phải chỉ đạo "mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về cả phía Bắc và phía Nam".

Chỉ đạo trên cho thấy rất nhiều khả năng ông Phúc muốn "đi hàng hai", vừa không mất lòng Bộ Quốc phòng và Quân ủy trung ương mà ông Nguyễn Phú Trọng là bí thư, cũng không đụng chạm đến nhóm lợi ích giao thông, vừa được tiếng "xử lý sân golf trong sân bay".

Nhưng 8 tháng sau đó, ông Phúc đột ngột "trở cờ".

Tháng Ba, 2018, không hiểu vì lý do "nể nang", "nhạy cảm" hay còn là "nhiệm vụ chính trị", cú "trở cờ" của ông Phúc té ra lại không khác gì cơ chế động não của Trương Quang Nghĩa khi "chỉ mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam", cho dù rất nhiều chuyên gia và người dân đã kiến nghị phương án dễ nhất là thay vì mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam, chính phủ hoàn toàn có thể lấy lại 157 ha sân golf Tân Sơn Nhất để làm sân bay mà còn không tốn một đồng ngân sách nào.

Quyết định "chỉ mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam" của Thủ tướng Phúc vào tháng Ba, 2018 như thể vừa bất chấp vừa thách thức làn sóng phản ứng phẫn nộ của dư luận xã hội và giới chuyên gia phản biện, bất chấp hình ảnh chình ình của sân golf Tân Sơn Nhất là nguồn cơn chính yếu dẫn đến tương lai cùng đường của "con tin sân bay Tân Sơn Nhất".

Nhưng dù vì lý do gì, quyết định trên của Thủ tướng Phúc đang khiến ông ta bị nghi ngờ đã "bắt tay" với nhóm lợi ích sân golf Tân Sơn Nhất và cả nhóm lợi ích sân bay Long Thành.

Chưa hết. Quyết định trên cũng "kiến tạo" một gót chân Asin toang hoác trên cung đường chính trị của ông Phúc – một tử huyệt mà rất dễ bị bất cứ đối thủ chính trị nào khoan chọc tung tóe vào bất kỳ thời điểm nào trong tương lai ngắn hạn hay cùng lắm là trung hạn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Bẵng đi một thời gian, vụ việc "sân golf trong sân bay" lắng dần theo lối nửa chìm xuồng nửa không. Tuy nhiên, vẫn có những phản ứng đáng kể xuất phát từ nội bộ đảng cầm quyền, để gần đây mới hiện ra động thái lạ của Sở Quy hoạch và kiến trúc khi cơ quan này gửi một văn bản cho Ủy ban nhân dân thành phố ở Sài Gòn đề nghị loại bỏ sân golf Tân Sơn Nhất khỏi quy hoạch của thành phố.

Đào đâu ra tiền để giải tỏa ‘phía Nam ?’

Nhưng nhiều người hiểu rằng nguồn cơn thực chất mà đã khiến nhóm lợi ích phải đành từ bỏ sân golf Tân Sơn Nhất là những cuộc thỏa thuận ngầm giấu giữa các nhóm lợi ích đã không thể đạt được kết quả như "nguyện vọng" : sau một thời gian đủ dài tính toán nhiều phương án, sau vài ba lần thay đổi kế hoạch từ "chỉ mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam" đến "mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất cả về phía Bắc lẫn phía Nam", rốt cuộc Thủ tướng Phúc và dàn quan chức cấp tướng của "Bộ sân golf" đã có thể nhận ra là cho dù họ có thể, và trong thực tế là sẵn sàng vượt qua sức ép không đáng kể của dư luận xã hội, có thể dùng Ban Tuyên Giáo Trung Ương làm vòng kim cô để siết bức hơn 800 tờ báo nhà nước theo cách "cho sủa mới được sủa" và có thể giữ riệt sân golf Tân Sơn Nhất còn hơn giữ bàn thờ, nhưng phần chi phí dùng để ‘mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam’ là cao như núi, cao đến mức không biết tìm đâu ra, và trong thực tế là vô phương tìm kiếm…

Rất nhiều khả năng là nếu chọn mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về phía Nam, chính quyền sẽ phải "đụng tường" khi đối mặt với một khu vực dân cư khổng lồ và các nhà hàng, khách sạn, chung cư cao cấp… của nhiều đại gia, trong đó không thiếu đại gia quân đội thuộc các quận Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình và cả công viên Gia Định – một trong hiếm hoi lá phổi xanh cuối cùng của Sài Gòn.

Vào năm 2017, một con số ước tính của giới chuyên gia cho biết nếu mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về phía Nam, kinh phí giải tỏa đền bù các khu dân cư sẽ lên đến hơn 9 tỷ USD. Nhưng trong thực tế, kinh phí bồi thường có thể còn cao gấp nhiều lần so với con số đó. Một dấu hỏi cực lớn là trong bối cảnh cạn kiệt và hàng năm phải trả nợ nước ngoài hàng chục tỷ đô la, ngân sách sẽ tìm đâu ra số tiền đó để bồi thường ?

Không thể kham nổi núi kinh phí giải tỏa khu vực phía Nam của sân bay Tân Sơn Nhất, đến lúc này Chính phủ, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông và vận tải đành phải từ bỏ một sân golf Tân Sơn Nhất lời chưa thấy chỉ thấy lỗ để lấy đất "phát triển sân bay dân dụng" và cũng được tiếng là chính phủ "đã lắng nghe và thấu hiểu tâm tư của nhân dân". 

Phạm Chí Dũng

Nguồn : Người Việt, 23/12/2018

Published in Diễn đàn

Nhóm lợi ích phải giơ tay đầu hàng bất đắc dĩ trước ‘số phận’ chứ chẳng phải quan tâm gì đến ích lợi của xã hội và nhân dân.

Bằng chứng rõ nhất về thái độ nhóm lợi ích muốn giữ được sân golf Tân Sơn Nhất là trong suốt một năm rưỡi kể từ khi mạng xã hội, dư luận xã hội và một số trong giới đại biểu quốc hội dậy sóng về cái mà một quan chức quốc phòng còn dám ngụy biện là ‘sân golf Tân Sơn Nhất là lá chắn phòng thủ quốc gia’, cho đến gần cuối năm 2018 nhóm lợi ích mới buộc phải từ bỏ ‘lá chắn’ này.

Vào đầu tháng 12 năm 2018, tức 4 tháng sau quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất của Bộ Giao thông và vận tải, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh bỗng có một động thái lạ : cơ quan này gửi một văn bản cho Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị loại bỏ sân golf Tân Sơn Nhất khỏi quy hoạch của thành phố. Văn bản này lấy cơ sở là quyết định hồi tháng 8 năm 2018 của Bộ Giao thông và vận tải về điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Phần diện tích sân golf sẽ được làm nhà ga, khu hangar và một phần cây xanh hồ điều tiết.

golf1

Thế lực đằng sau nhóm lợi ích quân đội lớn cỡ nào, mà phải mất hàng ngàn tỷ đồng ngân sách mở rộng sân bay về phía Nam ?

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử tồn tại của mình, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh có ‘dũng khí’ đến thế khi dám nêu ra một đề xuất như vậy.

Thậm chí đề xuất loại bỏ sân golf Tân Sơn Nhất còn được công khai cho báo chí và dư luận xã hội biết. Sẽ là một điều dối trá nếu cho rằng nhiều người tin rằng Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, hoặc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tự thân làm hoặc tự động chỉ đạo làm cái việc ‘nhạy cảm’ còn hơn cả ăn gan trời đó, khi những cơ quan này đã câm lặng trong suốt hàng chục năm trời kể từ khi đại gia Dương Công Minh thẳng tay chiếm dụng 157 ha đất của sân bay dân dụng Tân Sơn Nhất để làm sân golf, gây ô nhiễm kinh khủng và hóa kiếp cảnh nạn tắc kẹt cả dưới đất lẫn trên trời ở sân bay dân dụng hiện hữu.

Đề xuất loại bỏ sân golf Tân Sơn Nhất chỉ có thể xuất hiện với tín hiệu bật đèn xanh từ Bộ Quốc phòng - cơ quan chủ quản của chính sách kinh tế quốc phòng kiêm hoạt động kinh doanh sân golf Tân Sơn Nhất, Bộ Giao thông và vận tải - cơ quan được xem là tồn tại một nhóm lợi ích giao thông khổng lồ mà đã không ít lần ‘trùm mền’ cả Bộ Chính trị, và từ chính phủ ‘kiến tạo và hành động’ của Nguyễn Xuân Phúc.

Những kẻ chiếm dụng đất

Dù diện tích đủ để thiết lập một sân bay khổng lồ với hơn 3.000 ha thời Việt Nam Cộng Hòa để lại, nhưng từ sau 1975 sân bay Tân Sơn Nhất đã bị thẳng tay lấn chiếm diện tích bừa bãi khi đại gia nhóm lợi ích quân đội đã chiếm 157 ha đất vàng làm sân golf, nhà hàng, khách sạn, chung cư.

Tập đoàn Him Lam của đại gia Dương Công Minh - người mà giờ đây đang ngự trị ở Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - bị xem là thủ phạm chiếm dụng 157 ha đất của sân bay dân sự Tân Sơn Nhất từ hàng chục năm qua. Dự án sân golf Tân Sơn Nhất cũng do tập đoàn này làm chủ đầu tư. Tập đoàn này còn tai tiếng với loạt scandal như : xây không phép sân tập golf và nhà hàng Him Lam ; tự ý lấn chiếm hành lang sông Sài Gòn, xây vượt tầng trái phép ; coi thường pháp luật, ngang nhiên cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp khác ; lọt danh sách đen cưỡng chế nợ của Bộ Tài chính với số tiền nợ lên tới 34,8 tỷ đồng…. Theo nhà báo Nguyễn Đình Ấm là người có thâm niên trong ngành hàng không và hiện nay là hội viên Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, thậm chí chủ tập đoàn này còn nhẫn tâm "đầu độc" người dân Sài Gòn bằng 200 tấn thuốc trừ sâu đổ xuống sân golf Tân Sơn Nhất mỗi năm nhưng vẫn không hề bị truy cứu trách nhiệm.

Vào năm 2015, khi sân bay Tân Sơn Nhất bắt đầu rơi vào tình thế bế tắc giao thông, phía quân đội mà cụ thể là viên đại tướng bị coi là "thân Trung Quốc " Phùng Quang Thanh cùng con ruột là đại tá Phùng Quang Hải đã không một lần nhượng bộ đòi hỏi của làn sóng dư luận về thu hồi diện tích sân golf để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.

Khi đó, Đại tá Phùng Quang Hải chính là "chủ" một doanh nghiệp lớn trong quân đội mà được biết đã chiếm được rất nhiều khu đất vàng ở nhiều địa phương trên toàn quốc, trong đó có đất ở sân bay Tân Sơn Nhất.

Mọi việc chỉ nhúc nhích chuyển động sau cú rớt đài của tướng Thanh tại Đại hội 12 của đảng cầm quyền vào đầu năm 2016, kéo theo cú ngã ngựa của Đại tá Hải vào cuối năm đó.

Sau câu chuyện "xuống chó" của cha con Phùng Quang Thanh và sau khi hai quan chức này biến mất không để lại tăm hơi trên chính trường lẫn thương trường, dường như xuất hiện cuộc "nổi dậy" của một nhóm tướng lĩnh trong quân đội - những người mà từ lâu đã bất đồng chính kiến với tướng Thanh về thái độ quỵ lụy với Trung Quốc và phản ứng với vô số lợi ích của gia đình tướng Thanh.

Tuy nhiên ngay cả khi nhóm tướng lĩnh trên có ra mặt ủng hộ chủ trương thu hồi sân golf Tân Sơn Nhất để lấy đất phục vụ sân bay dân sự, mọi chuyện vẫn không hề dễ dàng. Dù không còn Phùng Quang Thanh và Phùng Quang Hải, người dân vẫn e rằng "đạn" của những đại gia quân đội như Dương Công Minh vẫn còn quá dồi dào, đủ để bắn phá nhu cầu lưu thông thiết thân của dân chúng và khách quốc tế.

Trong thương trường và chính trường ở Việt Nam, "đạn" đã trở thành một ‘tôn giáo", được dân gian ví như "tiền là tiên là phật".

Không chỉ Dương Công Minh, mối đe dọa đối với dân cư và giao thông xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất còn là Bộ Giao thông và vận tải - cơ quan chủ quản của sân bay này.

Không biết lượng ‘đạn’ đã được ‘bắn’ nhiều đến mức nào, nhưng bằng chứng rõ nhất về thái độ nhóm lợi ích muốn giữ được sân golf Tân Sơn Nhất là trong suốt một năm rưỡi kể từ khi mạng xã hội, dư luận xã hội và một số trong giới đại biểu quốc hội dậy sóng về cái mà một quan chức quốc phòng còn dám ngụy biện là ‘sân golf Tân Sơn Nhất là lá chắn phòng thủ quốc gia’, cho đến gần cuối năm 2018 nhóm lợi ích mới buộc phải từ bỏ ‘lá chắn’ này.

Kẻ nào "bảo kê" sân golf Tân Sơn Nhất ?

Từ tháng 7 năm 2017 khi bị dư luận phản ứng dữ dội về thực tồn sân golf Tân Sơn Nhất gây ra nạn kẹt cứng ở sân bay dân sự cùng tên, có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy vai trò "bảo kê" cho sân golf Tân Sơn Nhất đã cấp tập được chuyển từ một số quan chức Bộ Quốc phòng sang một số quan chức Bộ Giao thông và vận tải.

golf2

Trương Quang Nghĩa (trái) là quan chức kế nhiệm Đinh La Thăng làm bộ trưởng Giao thông và vận tải

Bộ trưởng Giao thông và vận tải vào thời đó là ông Trương Quang Nghĩa, hiện là bí thư Đà Nẵng sau khi bí thư cũ là Nguyễn Xuân Anh bị ‘văng’ sau cuộc đấu đá sinh tử thất bại với Huỳnh Đức Thơ - chủ tịch thành phố này và được xem là ‘người thân’ của Thủ tướng Phúc.

Trương Quang Nghĩa là quan chức khư khư giữ quan điểm ‘chỉ mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam’ (tức toàn bộ các khu dân cư của các quận Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình và cả Công viên Gia Định - một trong hiếm hoi lá phổi xanh cuối cùng của Sài Gòn), mà không phải là phía Bắc (nơi ngự trị sân golf Tân Sơn Nhất).

Trương Quang Nghĩa cũng là người bị nghi ngờ lớn về mối quan hệ chằng chịt và sâu đậm với các nhóm lợi ích ODA và giao thông ở Bộ Giao thông và vận tải.

Từ năm 2017 đến nay, đường vào sân bay Tân Sơn Nhất đang trở nên nỗi kinh hoàng với tất cả hành khách. Rất nhiều lần tuyến chính dẫn vào sân bay là đường Trường Sơn cùng các đường nhánh bị kẹt suốt 3-4 tiếng đồng hồ, khiến nhiều hành khách phải bỏ xe hơi, ôm hành lý chạy vội vào nhà ga phi trường để khỏi lỡ chuyến bay.

Vào đầu năm 2018, trước bầu không khí búa rìu dư luận ngày càng sắc bén và nguy hiểm chính trị, ông Trương Quang Nghĩa có thể đã phải chọn lựa "giải pháp tình thế" là xin trung ương cho chuyển về Đà Nẵng làm bí thư thành ủy như một cách "hạ cánh an toàn".

Nhưng thay thế cho ông Nghĩa lại là một nhân vật mà đã gây tai tiếng đủ lớn về nạn "bảo kê BOT" chỉ vài tháng sau khi nhậm chức Bộ trưởng Giao thông và vận tải : ông Nguyễn Văn Thể.

Cùng lúc với việc để mặc cho các trạm BOT tha hồ ‘hút máu’ lái xe và doanh nghiệp mà đã khiến gây ra một phong trào phản đối rộng khắp từ Bắc chí Nam, tân bộ trưởng Nguyễn Văn Thể còn kế thừa nhiệm vụ "thuê tư vấn ngoại" của cựu Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa, tức thuê Công ty tư vấn ADP-I của Pháp.

Vào đầu tháng Ba năm 2018, ADP-I đã công bố đánh giá "mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam". Nhưng ngay lập tức, công bố này bị dư luận xã hội phản ứng và nghi ngờ là tổ chức tư vấn này "đi đêm" với Bộ Giao thông và vận tải.

Một con số ước tính của giới chuyên gia cho biết nếu mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam, kinh phí giải tỏa đền bù các khu dân cư sẽ lên đến hơn 9 tỷ USD, tương đương hơn 200 ngàn tỷ đồng. Ngân sách đang cạn kiệt sẽ tìm đâu ra con số đó ?

Trong khi đó, phương án dễ nhất là thay vì mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam, Chính phủ hoàn toàn có thể lấy lại 157 ha sân golf Tân Sơn Nhất để làm sân bay mà còn không tốn một đồng ngân sách nào.

Nhưng nếu làm theo phương án trên, ai sẽ đền bù cho nhóm lợi ích quân đội về tất cả chi phí nổi lẫn "ngầm" mà nhóm này đã bỏ ra ?

Trước phương án của ADP-I đưa ra, Báo Tuổi Trẻ dẫn ý kiến của Tiến sĩ Dương Như Hùng – Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh – cho rằng kết quả báo cáo không đáng tin cậy. Bởi tư vấn không dự báo nhu cầu mà chỉ dự báo khả năng cung ứng của Tân Sơn Nhất ; dự báo không tham khảo các phương pháp dự báo tăng trưởng hàng không của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), nghiên cứu của Boeing.

Tiến sĩ Dương Như Hùng cũng cho rằng dự báo của ADP-I thiếu cơ sở khoa học khi dự báo lưu lượng Tân Sơn Nhất tăng 44 triệu khách năm 2020 lên 51 triệu khách vào năm 2025, ứng với mức tăng trưởng 2,87% mỗi năm, sau đó tăng 1,5% mỗi năm…

Nhiều chuyên gia phản biện độc lập cũng phản đối ADP-I và tỏ ra nghi ngờ tính trung thực của công ty tư vấn này.

‘Chính kiến’ của Thủ tướng Phúc thay đổi ra sao ?

Vào giữa năm 2017, trước áp lực lớn của dư luận, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã phải chỉ đạo "mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về cả phía Bắc và phía Nam".

Chỉ đạo trên cho thấy rất nhiều khả năng ông Phúc muốn "đi hàng hai", vừa không mất lòng Bộ Quốc phòng và Quân ủy trung ương mà ông Nguyễn Phú Trọng là bí thư, cũng không đụng chạm đến nhóm lợi ích giao thông, vừa được tiếng "xử lý sân golf trong sân bay".

Nhưng 8 tháng sau đó, ông Phúc đột ngột "trở cờ".

Tháng 3 năm 2018, không hiểu vì lý do "nể nang", "nhạy cảm" hay còn là "nhiệm vụ chính trị", cú "trở cờ" của ông Phúc té ra lại không khác gì cơ chế động não của Trương Quang Nghĩa khi "chỉ mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam", cho dù rất nhiều chuyên gia và người dân đã kiến nghị phương án dễ nhất là thay vì mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam, Chính phủ hoàn toàn có thể lấy lại 157 ha sân golf Tân Sơn Nhất để làm sân bay mà còn không tốn một đồng ngân sách nào.

Quyết định "chỉ mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam" của Thủ tướng Phúc vào ngày 28/3/2018 đã khiến phát lộ ít nhất hai bất hợp lý - nghi vấn rất lớn :

Nghi vấn lớn nhất là vì sao ông Phúc lại chấp nhận 16 ha đất sân bay ở phía Nam do Bộ Quốc phòng "trả lại" để xây dựng nhà ga T3 công suất 20 triệu hành khách/năm theo đề xuất của Công ty tư vấn ADP-I (Pháp) - do Bộ Giao thông và vận tải thuê, trong khi sân golf Tân Sơn Nhất lại một lần nữa được giới chức chính phủ cho lủi thoát khỏi sự phẫn nộ đã gần như đã bùng nổ của dư luận xã hội, không những thế vẫn ung dung ngự trị đến tận năm 2025 ?

Sân golf Tân Sơn Nhất, nằm ở phía Bắc, từ nhiều năm nay đã chiếm dụng một diện tích 157 ha - gấp 10 lần con số 16 ha được "bồi thường" - nằm trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, chính là nguyên nhân chính khiến cho sân bay Tân Sơn Nhất rơi vào tình trạng kẹt cứng cả dưới đất lẫn trên trời.

Nghi vấn thứ hai là trong nội dung quyết định cuối cùng của Thủ tướng Phúc về mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, phương án mở rộng sân bay về phía Nam đã chỉ đề cập đến việc xây nhà ga T3 trên diện tích 16 ha của Bộ Quốc phòng, nhưng lại không, hoặc dường như cố ý mập mờ về việc có giải tỏa các khu dân cư hay không, và nếu giải tỏa thì diện tích giải tỏa là bao nhiêu.

Sau một số phát hiện của mạng xã hội về các công trình sân golf, nhà hàng, khách sạn trong khu vực sân golf Tân Sơn Nhất, vài tờ báo nhà nước cũng đã có những bài điều tra và xác nhận hiện tồn tương tự, trong lúc giới quan chức Bộ Quốc phòng và Tập đoàn Him Lam của đại gia Dương Công Minh cho rằng "chỉ có sân golf".

golf3

Vào năm 2017, một con số ước tính của giới chuyên gia cho biết nếu mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về phía Nam, kinh phí giải tỏa đền bù các khu dân cư sẽ lên đến hơn 9 tỷ USD. Nhưng trong thực tế, kinh phí bồi thường có thể còn cao gấp nhiều lần so với con số đó.

Từ sau chỉ đạo chung chung và có phần ma mị của Thủ tướng Phúc vào tháng 3 năm 2018, cho tới nay Bộ Giao thông và vận tải và Công ty tư vấn ADPi vẫn chưa nêu ra được phương án nếu mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về phía Nam thì sẽ cần giải tỏa những khu vực nào, trong đó khu dân cư chiếm bao nhiêu diện tích và phần kinh phí bồi thường sẽ lên đến bao nhiêu.

Rất nhiều khả năng là khi mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về phía Nam, chính quyền sẽ phải "đụng tường" khi đối mặt với một khu vực dân cư khổng lồ và các nhà hàng, khách sạn, chung cư cao cấp… của nhiều đại gia, trong đó không thiếu đại gia quân đội thuộc các quận Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình và cả công viên Gia Định – một trong hiếm hoi lá phổi xanh cuối cùng của Sài Gòn.

Vào năm 2017, một con số ước tính của giới chuyên gia cho biết nếu mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về phía Nam, kinh phí giải tỏa đền bù các khu dân cư sẽ lên đến hơn 9 tỷ USD. Nhưng trong thực tế, kinh phí bồi thường có thể còn cao gấp nhiều lần so với con số đó. Một dấu hỏi cực lớn là trong bối cảnh cạn kiệt và hàng năm phải trả nợ nước ngoài hàng chục tỷ đô la, ngân sách sẽ tìm đâu ra số tiền đó để bồi thường ?

Trong khi sân golf Tân Sơn Nhất vẫn không chịu nhúc nhích vì đã có "bảo kê", thì Bộ Giao thông và vận tải, Công ty tư vấn ADPi và các cơ quan liên quan lại… nghiên cứu, còn các tuyến đường dẫn vào phi trường Tân Sơn Nhất vẫn tiếp tục kẹt vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Dấu hỏi đặt ra một cách thách thức là nếu nhà nước thu hồi sân golf Tân Sơn Nhất, số kinh phí dùng để "bồi thường giải tỏa" cho cụm sân golf - nhà hàng - khách sạn - chung cư… đã được xây dựng quy mô và còn hứa hẹn sẽ phát triển thêm là quá lớn - lên đến ít nhất 3.000 tỷ đồng. Nhưng vào lúc đó, chính một chủ đầu tư của sân golf này - ông Trần Văn Tĩnh - đã nói ra con số đó và cũng toạc ra với báo chí : "sẵn sàng bàn giao sân golf Tân Sơn Nhất, nhưng phải bồi thường !" - như một cách mặc cả với ngân sách quốc gia cùng tiền đóng thuế của dân.

Quan điểm mặc cả trên lại rất nhất quán từ trên xuống dưới, và từ dưới lên trên trong hệ thống "nhóm lợi ích quân đội". Chỉ khoảng 3 tuần trước khi "phải bồi thường" của ông Trần Văn Tĩnh, Thứ trưởng quốc phòng Trần Đơn cũng đã "bắn ý" về "phải bồi thường" trong hội nghị quán triệt, triển khai kết luận của Thường vụ Quân ủy Trung ương về quản lý sử dụng đất quốc phòng khu vực sân bay Tân Sơn Nhất diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vào sáng ngày 8/8/2017.

Đó là một thách thức chưa từng có trước pháp luật. Bởi chính Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng hợp đồng xây dựng sân golf Tân Sơn Nhất là vô hiệu. Mà hợp đồng đã vô hiệu thì chỉ có giải tỏa trắng chứ không bồi thường gì cả.

"Vấn đề này phải quay lại quy định của Hiến pháp. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, sau giải phóng, nhà nước giao cho quân đội quản lý, sử dụng vào mục đích quốc phòng. Việc quân đội không sử dụng hết giao cho nhà đầu tư bên ngoài khai thác làm sai mục đích sử dụng đất là Bộ Quốc phòng đã vi phạm Luật Đất đai", ông Nguyễn Đức Kiên nêu quan điểm.

Ông Nguyễn Đức Kiên cho rằng xét về Luật Đất đai, các đơn vị ký hợp đồng sử dụng đất quốc phòng làm sân golf đều sai Luật. Bộ Quốc phòng đã ký kết hợp đồng xây dựng sân golf Tân Sơn Nhất sai thẩm quyền. Một hợp đồng kinh tế giữa Bộ Quốc phòng và đơn vị đầu tư ký sai thẩm quyền thì theo quy định pháp luật, hợp đồng này vô hiệu.

Do đó, biết hợp đồng được ký kết sai thẩm quyền nhưng các bên liên quan vẫn tiến hành, cả Bộ Quốc phòng và nhà đầu tư đều sai. Theo Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, ai là người ký kết hợp đồng sân golf người đó phải chịu trách nhiệm. Khi hai bên đều sai, nếu sân golf bị thu hồi, rủi ro kinh tế xảy ra cả hai bên đều phải chịu.

Nhưng đã không thấy một chỉ đạo nào từ Thủ tướng Phúc về trách nhiệm phải chịu đối với Bộ quốc phòng và những cơ quan liên quan.

Rốt cuộc, sân golf Tân Sơn Nhất đã bị biến thành "kẻ tống tiền", còn ngân sách quốc gia và tiền thuế của dân tạo ra ngân sách lại bị biến thành một thứ "con tin".

Ý đồ thực hiện "cặp đôi hoàn hảo" của hai nhóm lợi ích ODA và giao thông dành cho hai sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành cũng vì thế ngày càng phải đối mặt với nguy cơ phá sản thấy rõ.

Chiến dịch "dời Tân Sơn Nhất về Long Thành " của các nhóm lợi ích cũng bởi thế càng thêm đổ bể.

Trước đây vào thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và vào lúc ODA vẫn còn được giới quan chức tham nhũng Việt xem là ‘bò sữa’ và ‘tiền từ trên trời rơi xuống’, ý đồ này đã được hoạch định theo chiêu thức vay nguồn ODA ưu đãi để xây dựng sân bay Long Thành, đồng thời "đánh lên " bất động sản quanh khu vực này để giới quan chức dễ dàng "thoát hàng". Một khi đã chuyển được ga hàng không chính về Long Thành, toàn bộ 800 ha đất vàng của sân bay Tân Sơn Nhất sẽ có thể rơi vào tay nhóm đặc quyền đặc lợi.

Nhưng người tính không bằng trời tính. Từ tháng 7 năm 2017, các nguồn vốn vay ODA ưu đãi hầu như đã đóng cửa với Việt Nam. Với các chủ nợ lớn nhất là Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng phát triển Á châu, Việt Nam sẽ phải vay vốn ODA của quốc tế với mặt bằng lãi suất tăng gấp ba lần trong lúc thời gian ân hạn giảm đi một nửa.

Từ năm 2017 đến nay, trong khi nguồn ODA từ quốc tế bị siết lại thì khu vực sân bay Tân Sơn Nhất lại "đổ đốn" đến mức kẹt cả dưới đất lẫn trên trời, khiến phát sinh làn sóng bức xúc trong kỳ họp quốc hội tháng 5-6 năm 2017 đòi sân golf Tân Sơn Nhất phải trả lại 157 ha cho sân bay cùng tên.

Chỉ đến lúc này mới hiện ra động thái lạ của Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh khi cơ quan này gửi một văn bản cho Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị loại bỏ sân golf Tân Sơn Nhất khỏi quy hoạch của thành phố - như một động tác nhóm lợi ích phải giơ tay đầu hàng bất đắc dĩ trước ‘số phận’ chứ chẳng phải quan tâm gì đến ích lợi của xã hội và nhân dân.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 19/12/2018

Published in Diễn đàn

Những ngày cuối năm 2017 sân bay Tân Sơn Nhất bị tắc nghẽn quá thảm hại làm cho nhiều đại gia quân đội có quan hệ với lợi ích ở đây lo lắng.

Hôm giáp tết năm ngoái tôi dự cưới ở nhà hàng 5 sao Himlam Palace của đại gia quân đội ở sân bay Gia Lâm, quanh câu chuyện những công trình thương mại hoành tráng cỡ nhất nước ở sân bay Tân Sơn Nhất và Gia Lâm, một sĩ quan đeo quân hàm đại tá nói trong sự lo lắng : 

"Bình thường thì ai đụng đến các công trình của "quân ta" làm gì nhưng ở Tân Sơn Nhất thì các sếp cũng hơi bị lo vì dạo này sân bay tắc nghẽn quá mà dư luận lại cứ đòi thu hồi đất khu sân golf"… 

Thế nhưng, từ hôm 28/3/2018 khi thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết phương án mở rộng Tân Sơn Nhất về phía nam với bản đồ quy hoạch chi tiết (xem ảnh) thì tất cả các đại gia, sếp có sân golf, nhà hàng, khách sạn, chung cư trên 157,6 ha trong sân bay có thể mở sâm banh "nằm cao gối" mà ngủ, đón dòng lợi khổng lồ mãi mãi chảy vào túi hàng ngày. 

tsn1

Phát triển sang hướng nam những công trình xây thêm ở phía bắc còn cách xa khu thương mại sân golf

"Người" tính đã hơn "trời" tính ? 

Qua đây cũng chứng tỏ kế hoạch dài hạn dùng sân bay Tân Sơn Nhất kinh doanh của các đại gia quân đội là rất chuẩn xác.

Đó là vào cuối năm 2003 trong buổi đi giao ban của cục hàng không Việt Nam tôi nghe cán bộ bàn tán về thông tin chính phủ xúc tiến dự án Long Thành để sắp thay sân bay Tân Sơn Nhất… Chuyện chỉ thoáng qua chẳng có gì đặc biệt nên tôi cũng không để ý. Tuy nhiên đến năm 2007 thì có tin "rò rỉ" thủ tướng đã cho phép đại gia quân đội làm sân golf, nhà hàng, khách sạn trong sân bay Tân Sơn Nhất vì "sân bay sẽ chuyển về Long Thành…".

Trước đó, sân bay Tân Sơn Nhất và ngành Hàng Không Việt Nam đề nghị thủ tướng cho mở rộng Tân Sơn Nhất sang phía quân sự 30 ha đất nhàn rỗi làm 30 chỗ đỗ (vì sân bay quá thiếu chỗ đỗ, nhiều chuyến bay đến Tân Sơn Nhất phải bay vòng chờ hàng tiếng đồng hồ), lúc đầu thủ tướng OK nhưng phía quân sự "không thỏa thuận" rồi sau đó không hiểu vì sao thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại âm thầm cho họ lấy 157,6 ha đất làm sân golf.

Dư luận ngành Hàng Không Việt Nam hồi đó rất phẫn nộ, nhiều người văng tục khi nghe thông tin vô lý này. Đến nay, tổng hợp tất cả các thông tin có thể hình dung ra kịch bản : Những năm 2000 giá đất sốt lên rất cao, các quan chức, đại gia quân đội bắt đầu "nhòm ngó" đến những khu đất vàng rộng mênh mông là các sân bay như Bạch Mai, Nha Trang, Gia Lâm, Cát Bi, Tân Sơn Nhất, Vũng Tàu… Từ đây các sân bay bị "chật trội, ô nhiễm" có nhu cầu phải chuyển ra xa thành phố hơn để lấy chỗ phát triển kinh tế "bảo vệ tổ quốc". Hiện tại sân bay Bạch Mai, Nha Trang, Gia Lâm đã đạt mục đích riêng sân bay Cát Bi suýt bị thành phố Hải Phòng chuyển sang Tiên Lãng. Việc "suýt" này đã gây họa cho nông nhân Đoàn Văn Vươn và vết nhơ bẩn khó rửa của huyện Tiên Lãng (Hải Phòng). 

Trong giai đoạn 2008- 2010 giá đất còn cao, thành phố Hải Phòng có ý kiến đề nghị bộ Giao thông vận tải chuyển sân bay Cát Bi ra Tiên Lãng (trong đó có phần nằm trên 40 ha đầm của ông Đoàn Văn Vươn), sau đó được thủ tướng chính phủ đồng ý dù trong quy hoạch cảng Hàng Không Việt Nam đến 2030 vẫn do chính phủ phê duyệt không có chuyện đó. Năm 2009 huyện Tiên Lãng đã "rục rịch" đòi thu hồi đầm tôm 40 ha của Đoàn Văn Vươn nhưng bị phản ứng, đuối lý họ dừng. Thế nhưng đến 2011 khi có thông tin chính thức sân bay Cát Bi chuyển về Tiên Lãng trong đó đầm tôm của Đoàn Văn Vươn nằm trong diện thu hồi thì huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng kiên quyết cưỡng chế trái pháp luật đầm tôm (mà theo dư luận là để giao cho bà con cán bộ huyện, xã mà theo tính toán nếu khu đất bị thu hồi chủ nhân sẽ có hàng trăm tỷ tiền bồi thường) dẫn đến sự kiện nhục nhã của chính quyền Hải Phòng còn anh em Đoàn Văn Vươn bị tù oan. Sự việc "nhùng nhằng" đến năm 2013 khi dự án chưa được thực hiện mà theo dư luận thì giá đất "down"(xuống) quá các đại gia, quan chức không "màng" nữa nên người ta đã chi 3.600 tỷ nâng cấp mở rộng sân bay Cát Bi. 

tsn2

Khu thương mại sân golf của các đại gia sẽ tuyệt đối an toàn và khả năng quân đội mở rộng nữa các công trình thương mại vĩnh viễn ở Tân Sơn Nhất là rất cao.

Với sân bay Tân Sơn Nhất, Thủ tướng nay đã quyết phương án : Sân bay Tân Sơn Nhất chỉ được khai thác tối đa 50 triệu khách/năm và phát triển về hướng nam chứ không phải hướng bắc theo ý kiến các chuyên gia Thành phố Hồ Chí Minh và ngành Hàng Không Việt Nam như Giáo sư Nguyễn Thiện Tống, Nguyễn Trọng Sành, phi công Nguyễn Thành Trung, Mai Trọng Tuấn… Quyết định này dù vô tình, hữu ý, khách quan hay chủ quan thì khu thương mại sân golf của các đại gia sẽ tuyệt đối an toàn và khả năng quân đội mở rộng nữa các công trình thương mại vĩnh viễn ở Tân Sơn Nhất là rất cao. Bởi vì, nếu nhu cầu khai thác vượt 50 triệu thì bắt buộc phải xây đường băng thứ ba mà đã "chốt" chỉ dược 50 triệu trở xuống thì không có chuyện xây thêm đường băng, nghĩa là không bao giờ đụng đến 157 ha sân golf nữa. Khi Tân Sơn Nhất đã chuyển về Long Thành rồi thì nhu cầu mở rộng sân bay ở đây sẽ không bao giờ có nữa vì hoạt động quân sự ở Tân Sơn Nhất chỉ là chiếu lệ lèo tèo vài chuyến bay tuần, tháng lại còn có căn cứ không quân lớn ở Biên Hòa rất ít hoạt động bay cách đó chỉ hơn 20 km.

Những năm gần đây dư luận phẫn nộ vì sân bay Tân Sơn Nhất, cửa ngõ hàng không chủ yếu của quốc gia (khách thông qua Tân Sơn Nhất chiếm hơn 50% toàn bộ các sân bay Việt Nam) tắc nghẽn thảm hại trong khi các đại gia quân đội chiếm đất quốc phòng kinh doanh còn các cơ quan, nhà khoa học, chuyên gia thì đã không biết bao nhiêu lần bàn bạc trong đó nghiêng về mở rộng sân bay sang hướng bắc để tận thu khu đất vàng 157,6 ha bị chiếm dụng trái phép mở thêm cửa ngõ cho sân bay ra hướng bắc…

Thế nhưng, cuối cùng thì "trời tính không bằng người" tính, và sân golf Tân Sơn Nhất muôn năm ! 

Nguyễn Đình Ẩm

Nguồn : VNTB, 31/03/2018

Published in Diễn đàn

Đã phát lộ ít nht hai bt hp lý - nghi vn rt ln liên đi trc tiếp đến quyết đnh cui cùng v "ch m rng sân bay Tân Sơn Nht v phía Nam" ca Th tướng Nguyn Xuân Phúc vào ngày 28/3/2018 :

Nghi vấn ln nht là vì sao ông Phúc li chp nhn 16 ha đt sân bay phía Nam do B Quc phòng "tr li" đ xây dng nhà ga T3 công sut 20 triu hành khách/năm theo đề xut ca Công ty tư vn ADP-I (Pháp) - do B Giao thông và vận tải thuê, trong khi sân golf Tân Sơn Nhất li mt ln na được gii chc chính ph cho li thoát khi s phn n đã gn như đã bùng n ca dư lun xã hi, không nhng thế vn ung dung ngự tr đến tn năm 2025 ?

phuc1

Thủ tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc

Sân golf Tân Sơn Nhất, nằm phía Bc, t nhiu năm nay đã chiếm dng mt din tích 157 ha - gp 10 ln con s 16 ha được "bi thường" - nm trong khu vc sân bay Tân Sơn Nhất, chính là nguyên nhân chính khiến cho sân bay Tân Sơn Nhất rơi vào tình trng kt cng c dưới đt ln trên tri.

Nghi vấn th hai là trong ni dung quyết đnh cui cùng ca Th tướng Phúc v m rng sân bay Tân Sơn Nhất, phương án m rng sân bay v phía Nam đã ch đ cp đến vic xây nhà ga T3 trên din tích 16 ha ca B Quc phòng, nhưng li không, hoc dường như c ý mp m v vic có gii ta các khu dân cư hay không, và nếu gii ta thì din tích gii ta là bao nhiêu.

Một thp k chiếm dng đt

Dù diện tích đ đ thiết lp mt sân bay khng l vi hơn 3.000 ha thi Vit Nam Cng Hòa đ lại, nhưng t sau 1975 sân bay Tân Sơn Nhất đã b thng tay ln chiếm din tích ba bãi khi đi gia nhóm li ích quân đi đã chiếm 157 ha đt vàng làm sân golf, nhà hàng, khách sn, chung cư.

Tập đoàn Him Lam ca ông Dương Công Minh b xem là th phm chiếm dng 157 ha đất ca sân bay dân s Tân Sơn Nhất t hàng chc năm qua. D án sân golf Tân Sơn Nhất cũng do tp đoàn này làm ch đu tư. Tp đoàn này còn tai tiếng vi lot scandal như : xây không phép sân tp golf và nhà hàng Him Lam ; t ý ln chiếm hành lang sông Sài Gòn, xây vượt tầng trái phép ; coi thường pháp lut, ngang nhiên cưỡng đot tài sn ca doanh nghip khác ; lt danh sách đen cưỡng chế n ca B Tài chính vi s tin n lên ti 34,8 t đng… Theo mt nhà báo có thâm niên trong ngành hàng không, thm chí ch tp đoàn này còn nhẫn tâm "đu đc" người dân TP Hồ Chí Minh bng 200 tn thuc tr sâu đ xung sân golf Tân Sơn Nhất mi năm nhưng vn không h b truy cu trách nhim.

Vào năm 2015, khi sân bay Tân Sơn Nhất bắt đu rơi vào tình thế bế tc giao thông, phía quân đi mà c th là viên đi tướng bị coi là "thân Trung Quc" Phùng Quang Thanh cùng con rut là đi tá Phùng Quang Hi đã không mt ln nhượng b đòi hi ca làn sóng dư lun v thu hi din tích sân golf đ m rng sân bay Tân Sơn Nhất.

Đại tá Phùng Quang Hi li là "ch" mt doanh nghip ln trong quân đội mà được biết đã chiếm được rt nhiu khu đt vàng nhiu đa phương trên toàn quc, trong đó có đt sân bay Tân Sơn Nhất.

Mọi vic ch nhúc nhích chuyn đng sau cú rt đài ca tướng Thanh ti Đi hi 12 ca đng cm quyn vào đu năm 2016, kéo theo cú ngã nga ca Đại tá Hi vào cui năm đó.

Sau câu chuyện "xung chó" ca cha con Phùng Quang Thanh, dường như xut hin cuc "nổi dy" ca mt nhóm tướng lĩnh trong quân đi - nhng người mà t lâu đã bt đng chính kiến vi tướng Thanh v thái đ qu ly vi Trung Quc và phn ng vi vô s li ích ca gia đình tướng Thanh.

Tuy nhiên ngay cả khi nhóm tướng lĩnh trên có ra mt ng h ch trương thu hi sân golf, mi chuyn vn không h d dàng. Dù không còn Phùng Quang Thanh và Phùng Quang Hi, người dân vn e rng "đn" ca nhng đi gia quân đi như Dương Công Minh vn còn quá di dào, đ đ bn phá nhu cu lưu thông thiết thân của dân chúng và khách quc tế.

Trong thương trường và chính trường Vit Nam, "đn" đã tr thành mt ‘tôn giáo", được dân gian ví như "tin là tiên là pht".

Không chỉ Dương Công Minh, mi đe da đi vi dân cư và giao thông xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất còn là Bộ Giao thông vận tải - cơ quan ch qun ca sân bay này.

Những ai "bo kê" sân golf Tân Sơn Nhất ?

Đến năm 2017, đường vào sân bay Tân Sơn Nhất đang tr nên ni kinh hoàng vi tt c hành khách. Rt nhiu ln tuyến chính dn vào sân bay là đường Trường Sơn cùng các đường nhánh b kt suốt 3-4 tiếng đng h, khiến nhiu hành khách phi b xe hơi, ôm hành lý chy vi vào nhà ga phi trường đ khi l chuyến bay.

Từ tháng 7/2017 khi b dư lun phn ng d di v thc tn sân golf Tân Sơn Nhất gây ra nn kt cng sân bay dân s cùng tên, có nhng dấu hiu rõ ràng cho thy vai trò "bo kê" cho sân golf Tân Sơn Nhất đã cp tp được chuyn t mt s quan chc B Quc phòng sang mt s quan chc B Giao thông vận tải.

Bộ trưởng Giao thông vận tải vào thi đó là ông Trương Quang Nghĩa.

Tại kỳ hp quc hi tháng 5 - 6 năm 2017, mt hin tượng rất đáng b điu tra đến nơi đến chn là B Giao thông vận tải - cơ quan ch qun ca sân bay dân s Tân Sơn Nhất và s là ch th được hưởng li nếu sân golf b thu hi đ tr din tích 157 ha v cho sân bay, li tìm đ mi cách đ bo v cho phương án "chuyn Tân Sơn Nhất v Long Thành". Khi đó, Bộ trưởng Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa đã thuyết m : "Chúng tôi đã tìm hiểu rt k càng, các đng chí bên B Quc phòng cũng rt ng h, nhưng vic m rng sân bay Tân Sơn Nht v phía bc là hoàn toàn không kh thi".

Vì sao "mở rng sân bay Tân Sơn Nht v phía bc là hoàn toàn không kh thi" ?

Sau một s phát hin ca mng xã hi v các công trình sân golf, nhà hàng, khách sn trong khu vc sân golf Tân Sơn Nhất, vài t báo nhà nước cũng đã có nhng bài điu tra và xác nhn hin tn tương t, trong lúc giới quan chức B Quc phòng và Tp đoàn Him Lam ca đi gia Dương Công Minh cho rng "ch có sân golf".

Đến khi y, du hi đt ra môt cách thách thc là nếu nhà nước thu hi sân golf Tân Sơn Nhất, s kinh phí dùng đ "bi thường gii ta" cho cm sân golf - nhà hàng - khách sạn - chung cư… đã được xây dng quy mô và còn ha hn s phát trin thêm là quá ln - lên đến ít nht 3.000 t đng. Chính mt ch đu tư ca sân golf này - ông Trn Văn Tĩnh - đã nói ra con s đó và cũng toc ra vi báo chí : "sn sàng bàn giao sân golf Tân Sơn Nht, nhưng phi bi thường !" - như mt cách mc c vi ngân sách quc gia cùng tin đóng thuế ca dân.

Quan điểm mc c trên li rt nht quán t trên xung dưới, và t dưới lên trên trong h thng "nhóm li ích quân đi". Ch khong 3 tuần trước khi "phi bi thường" ca ông Trn Văn Tĩnh, Th trưởng quc phòng Trn Đơn cũng đã "bn ý" v "phi bi thường" trong hi ngh quán trit, trin khai kết lun ca Thường v Quân y Trung ương v qun lý s dng đt quc phòng khu vc sân bay Tân Sơn Nhất diễn ra ti Thành phố Hồ Chí Minh vào sáng ngày 8/8/2017.

Đó là một thách thc chưa tng có trước pháp lut. Bi chính Ch nhim y ban pháp lut quc hi Nguyn Đc Kiên cho rng hp đng xây dng sân golf Tân Sơn Nhất là vô hiu. Mà hp đng đã vô hiu thì ch có gii ta trng chứ không bi thường gì c.

Rốt cuc, sân golf Tân Sơn Nhất đã b biến thành "k tng tin", còn ngân sách quc gia và tin thuế ca dân to ra ngân sách li b biến thành mt th "con tin".

ADP-I có "đi đêm" với B Giao thông vận tải ?

Vào đầu năm 2018, trước bu không khí búa rìu dư lun ngày càng sc bén và nguy him chính tr, ông Trương Quang Nghĩa có th đã phi chn la "gii pháp tình thế" là xin trung ương cho chuyn v Đà Nng làm bí thư thành y như mt cách "h cánh an toàn".

Nhưng thay thế cho ông Nghĩa li là mt nhân vật mà đã gây tai tiếng đ ln v nn "bo kê BOT" ch vài tháng sau khi nhm chc B trưởng Giao thông vận tải : ông Nguyn Văn Th.

Tân bộ trưởng Nguyn Văn Th đã kế tha nhim v "thuê tư vn ngoi" ca cu B trưởng Trương Quang Nghĩa, tc thuê Công ty tư vn ADP-I của Pháp.

Vào đầu tháng Ba năm 2018, ADP-I đã công b đánh giá "m rng sân bay Tân Sơn Nhất v phía Nam". Nhưng ngay lp tc, công b này b dư lun xã hi phn ng và nghi ng là t chc tư vn này "đi đêm" vi B Giao thông vận tải.

Vậy "phía Nam" đó là gì ?

Đó là toàn bộc khu dân cư ca các qun Gò Vp, Phú Nhun, Tân Bình và c Công viên Gia Đnh – mt trong hiếm hoi lá phi xanh cui cùng ca Sài Gòn.

Một con s ước tính ca gii chuyên gia cho biết nếu m rng sân bay Tân Sơn Nhất v phía Nam, kinh phí gii ta đn bù các khu dân cư s lên đến hơn 9 t USD, tương đương hơn 200 ngàn t đng. Ngân sách đang cn kit s tìm đâu ra con s đó ?

Trước phương án ca ADP-I đưa ra, Báo Tui Tr dn ý kiến ca Tiến sĩ Dương Như Hùng – ĐH Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh – cho rng kết qu báo cáo không đáng tin cậy. Bi tư vn không d báo nhu cu mà ch d báo kh năng cung ng ca Tân Sơn Nht ; d báo không tham kho các phương pháp d báo tăng trưởng hàng không ca Hip hi Vn ti hàng không quc tế (IATA), nghiên cu ca Boeing.

Tiến sĩ Dương Như Hùng cũng cho rằng d báo ca ADP-I thiếu cơ s khoa hc khi d báo lưu lượng Tân Sơn Nht tăng 44 triu khách năm 2020 lên 51 triu khách vào năm 2025, ng vi mc tăng trưởng 2,87% mi năm, sau đó tăng 1,5% mi năm…

Nhiều chuyên gia phn bin đc lp cũng phn đi ADP-I và tỏ ra nghi ng tính trung thc ca công ty tư vn này.

Thế còn "quan đim" ca Th tướng Phúc là sao ?

Gót chân Asin

Vào giữa năm 2017, trước áp lc ln ca dư lun, Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc đã phi ch đo "m rng phi trường Tân Sơn Nhất v c phía Bc và phía Nam".

Chỉ đo trên cho thy rt nhiu kh năng ông Phúc mun "đi hàng hai", va không mt lòng B Quc phòng và Quân ủy trung ương mà ông Nguyn Phú Trng là bí thư, cũng không đng chm đến nhóm li ích giao thông, va được tiếng "x lý sân golf trong sân bay".

Nhưng 8 tháng sau đó, ông phúc đt ngt "tr c".

Tháng Ba năm 2018, không hiểu vì lý do "n nang", "nhạy cm" hay còn là "nhim v chính tr", Th tướng Nguyn Xuân Phúc đã quyết đnh "ch m rng sân bay Tân Sơn Nhất v phía Nam", cho dù rt nhiu chuyên gia và người dân đã kiến ngh phương án d nht là thay vì m rng sân bay Tân Sơn Nhất v phía Nam, Chính ph hoàn toàn có thể ly li 157 ha sân golf Tân Sơn Nhất đ làm sân bay mà còn không tn mt đng ngân sách nào.

Quyết đnh trên như th va bt chp va thách thc làn sóng phn ng phn n ca dư lun xã hi và gii chuyên gia phn bin, bt chp hình nh chình ình ca sân golf Tân Sơn Nhất là nguồn cơn chính yếu dn đến tương lai cùng đường ca "con tin sân bay Tân Sơn Nhất".

Nhưng dù vì lý do gì, quyết đnh trên ca Th tướng Phúc đang khiến ông ta b nghi ng đã "bt tay" vi nhóm li ích sân golf Tân Sơn Nhất và c nhóm li ích sân bay Long Thành.

Chưa hết. Quyết đnh trên cũng va "kiến to" mt gót chân Asin toang hoác trên cung đường chính tr ca ông Phúc - mt t huyt mà rt d b bt c đi th chính tr nào khoan chc tung tóe vào bt kỳ thi đim nào trong tương lai ngn hn hay cùng lm là trung hạn ca Th tướng Nguyn Xuân Phúc.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 29/03/2018

Published in Diễn đàn

Chờ đến năm 2025 mới mở rộng dịch vụ logistics hàng không là điều mà dân chuyên ngành logistics cho là "cực kỳ ngớ ngẩn", nếu không muốn nói là những tư vấn cố tình phá hoại (theo đúng nghĩa đen) nền kinh tế Việt Nam.

sanbay1

Tại cuộc họp về báo cáo cuối kỳ về quy hoạch, mở rộng, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất do Công ty tư vấn ADPi Engineering (Pháp) thực hiện tại Bộ Giao thông vận tải chiều 27-2, phía tư vấn nói rằng khu vực phía bắc sân bay, nên sử dụng cho phát triển giai đoạn sau năm 2025 với các công trình được đề xuất là nhà ga hàng hóa, dịch vụ logistics và sửa chữa, bảo dưỡng máy bay.

Tư vấn đã thiếu thông tin ?

"Khu vực phía bắc sân bay" mà tư vấn của Pháp nói đến chính là khu vực sân golf Tân Sơn Nhất hiện nay. Chờ đến năm 2025 mới mở rộng dịch vụ logistics hàng không là điều mà dân chuyên ngành logistics cho là "cực kỳ ngớ ngẩn", nếu không muốn nói là những tư vấn cố tình làm khó (nói nặng là "phá hoại") cho nền kinh tế Việt Nam. Lý do : Hiện nay, chi phí logistics Việt Nam bị đánh giá là rất cao, chiếm khoảng 25% GDP của Việt Nam ; trong khi đó, mức trung bình của thế giới là 15% GDP, của Mỹ chỉ chiếm khoảng 9%, Châu Âu khoảng 13%, Nhật Bản khoảng 11%, Singapore khoảng 8% GDP.

Càng chậm phát triển dịch vụ logistics, nền kinh tế Việt Nam càng yếu thế cạnh tranh.

Theo số liệu của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ trọng đóng góp của 9 ngành dịch vụ trọng yếu thành phố trong năm vừa qua chiếm 52,7%. Trong đó, 4 ngành chiếm tỷ trọng cao là thương nghiệp (13,0%), vận tải kho bãi - logistics (8,6%), kinh doanh bất động sản (7,3%), tài chính ngân hàng (6,3%) ; đây là những ngành chủ đạo chiếm 60,4% nội bộ khu vực dịch vụ. Trong đó, dịch vụ logistics đạt 91.541 tỷ, chiếm 8,6% và 14,8% trong khu vực dịch vụ. Đây là ngành có vị trí quan trọng thứ hai trong 9 ngành dịch vụ, có mức tăng trưởng 10,84% so cùng kỳ.

Trong nội dung điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa phê duyệt [có thể tải văn bản này], thì khu vực miền Nam có 9 sân bay, gồm 3 sân bay quốc tế (Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Phú Quốc), và 6 sân bay quốc nội (Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Phan Thiết, Côn Đảo, Rạch Giá, Cà Mau). Khuyến khích phát triển hoạt động hàng không chung kết hợp với hoạt động vận chuyển hàng không thường lệ tại các sân bay.

Như vậy, từ nội dung của điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 như nói ở trên, có thể thấy rằng phía tư vấn ADPi Engineering đã không cập nhật các dữ liệu, đưa đến tư vấn không phù hợp với chính sách quy hoạch phát triển vận tải hàng không của Việt Nam.

Công tâm mà nói, không chỉ là tắc trách của phía tư vấn, mà ngay cả Chính phủ Việt Nam cũng "ầu ơ - ví dầu" trong thực hiện các vấn đề mà nền kinh tế đang đòi hỏi ở logistics.

Hồi đầu tháng hai năm nay, ở Sài Gòn có diễn ra hội thảo chủ đề "Nâng cao hiệu quả dịch vụ logistics tại Việt Nam". Đăng đàn, ông Trần Chí Dũng, Trưởng ban cố vấn chuyên môn trường Hàng không và Logistics Việt Nam, đã dẫn lại phát biểu của Giáo sư Michael Porter khi ông đến thuyết trình tại Việt Nam một thập kỷ trước, rằng "Việt Nam cần đầu tư vào logistics để tạo năng lực cạnh tranh quốc gia".

Nhấn mạnh "chúng tôi rất bức xúc", ông Dũng cho biết đột phá trong chính sách hỗ trợ đầu tư logistics còn chậm, và cho rằng trong lĩnh vực logistics, "chúng ta nói thì nhiều, nhưng hành động thì chưa hiệu quả". Mặc dù thừa nhận Chính phủ đã quan tâm nhiều hơn đến logistics trong thời gian qua, nhưng cho đến đầu năm 2018, ông Dũng cho biết nhiều nội dung lên quan đến logistics vẫn đang trong giai đoạn "hoạch định chi tiết", hệ thống chính sách hỗ trợ hoạt động logistics thì vẫn chưa được thành hình.

Đang chạy thủ tục để có gì thì Nhà nước đền bù ?

Luật sư Trần Thành, một người đang "đeo đuổi" tính pháp lý của sân golf Tân Sơn Nhất, chia sẻ với người viết bài này rằng, rất có thể mốc thời gian 2025 mà ADPi Engineering đưa ra là nhằm để các bên trong liên doanh giữa Trường An và Long Biên hoàn tất các hồ sơ thuê đất ở sân bay Tân Sơn Nhất trong dự án sân Golf.

Theo luật sư Thành, qua tài liệu, thể hiện ngày 30/6/2006, công ty Trường An Bộ Giao thông vận tải và công ty cổ phần đầu tư Long Biên ký bản "Hợp đồng hợp tác liên kết đầu tư xây dựng" dự án sân golf và các công trình phụ trợ tại hai khu đất tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội) và Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) số 242/HĐHTKD.

Nội dung hợp đồng thể hiện hai bên sẽ cùng hợp tác đầu tư xây dựng các hạng mục sau tại sân bay Tân Sơn Nhất (thực chất là phía Long Biên bỏ tiền ra, còn Trường An là bên đại diện cho quyền lợi của Bộ quốc phòng) : Sân golf 36 lỗ và nhà câu lạc bộ ; xây dựng khu khách sạn và dịch vụ ; xây dựng khu căn hộ và biệt thư cao cấp ; xây dựng khu trường học cao cấp. Thời gian hợp tác : 50 năm.

Hợp đồng cũng quy định công ty Trường An có trách nhiệm hoàn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết để triển khai xây dựng sân golf và các công trình phụ trợ. Long Biên có trách nhiệm lập các Dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền có trong phương an kinh doanh được "Bộ quốc phòng phê duyệt".

Các bên cũng đặt ra tình huống là trong trường hợp khu đất bị nhà nước thu hồi, thì phía Trường An sẽ "không phải bồi hoàn cho Long Biên tất cả phần kiến trúc, trang bị và diện tích của khu đất bị thu hồi". Và về việc "bồi thường do thu hồi đất" hai bên sẽ cùng kiến nghị Bộ quốc phòng, Chính Phủ xem xét, giải quyết" (điều 3.3).

Cùng đó là trách nhiệm về tài chính đối với Bộ quốc phòng (Long Biên mỗi năm phải nộp 27 tỷ đồng trong suốt thời gian hợp tác) và trách nhiệm nộp thuế trong kinh doanh và sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Khi giao kết hợp đồng nói trên thì phía Trường An chưa có quyền sử dụng hợp pháp khu đất tại sân bay Tân Sơn Nhất, cũng như chưa có quyền được phép đầu tư, xây dựng sân golf tại Tân Sơn Nhất. Điều quan trọng hơn, là cả hai bên cùng nhận thức rõ, là dự án hợp tác của họ có khả năng bị gián đoạn, bị thu hồi lại đất.

Tuy nhiên, trên thực tế, hai bên đã không thực hiện đúng theo những gì đã thoả thuận trong Hợp đồng hợp tác. Theo công văn 749/CTC-QLCS ngày 13/3/2015 của Cục Tài Chính Bộ quốc phòng, đã thể hiện đến hết tháng 2/2015, hai bên vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính với Bộ quốc phòng và bị yêu cầu Trường An phải có trách nhiệm thực hiện đúng (khoản tiền 27 tỷ đồng/năm). Tại công văn này, còn thể hiện một thông tin quan trọng là đến tháng 2/2015, khu vực đất sân golf Tân Sơn Nhất vẫn chưa hề có Hợp đồng thuê đất theo quy định của Luật đất đai.

Tương tự góc nhìn như luật sư Trần Thành, luật sư Trần Hồng Phong lập luận : "Về mặt nguyên tắc, cơ quan có thẩm quyền không thể cấp phép cho dự án đầu tư hay giấy phép xây dựng trên khu đất mà chủ đầu tư chưa có quyền sử dụng hợp pháp. Hay nói khác đi, theo tôi các công trình trong khu vực sân gofl hiện nay (bao gồm cả sân golf, các khách sạn, trường học...) đã được xây dựng trái pháp luật. Tức là khu đất đã và đang bị các chủ đầu tư sử dụng không đúng mục đích. Tức là có sự vi phạm trong pháp luật về đất đai. Vì hiện nay không có căn cứ pháp lý nào để xác định khu đất quốc phòng này có mục đích là làm sân golf, hay khách sạn...".

Như vậy, nếu lúc này phía ADPi Engineering đưa ra tư vấn khu vực phía bắc sân bay cần kíp mở rộng ngay để làm dịch vụ logistics, đồng nghĩa thu hồi gấp sân golf Tân Sơn Nhất, sẽ dẫn đến khả năng vỡ lỡ mọi thông tin trong cú áp phe làm ăn giữa Bộ Giao thông vận tải và Bộ quốc phòng. Khi ấy sẽ làm khó "người đốt lò vĩ đại", vì biết đâu sẽ dắt dây tới kiểu "Lần này lại đến 'Phương Đông'. Tình xưa nghĩa cũ, mặn nồng 'Mường Thanh'. Cố lên các chị, các anh. Quê hương vẫn gọi, sử xanh lưu truyền" thì quả là rách việc lắm !

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 05/03/2018

***********************

Qui hoạch sân bay Tân Sơn Nhất : báo cáo của tư vấn Pháp có đáng tin ? (VNTB, 05/03/2018)

"Nếu các nội dung cả về yếu tố kỹ thuật liên quan qui hoạch và các cơ sở nghiên cứu, khảo sát.. của ADPi Engineering chưa được làm rõ. Phương án qui hoạch sân bay Tân Sơn Nhất mà ADPi Engineering đưa ra rất có thể sẽ dẫn đến hậu quả một núi tiền đổ ra nhưng không những không giúp Tân Sơn Nhất hoạt động tốt hơn mà còn có thể có những yếu tố tiêu cực làm cho năng lực hoạt động giảm xuống".

x-default

Phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh minh họa

Điều hiển nhiên là sân bay Tân Sơn Nhất đang gặp vấn đề về năng lực cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng không trong hiện tại lẫn tương lai gần. Đã qua hơn mưới năm, chính quyền Việt Nam chỉ tập trung mục tiêu khai tử Tân Sơn Nhất bằng bằng dự án thay thế là sân bay Long Thành. Cũng hơn 10 đi theo phương án này, các phe nhóm lợi ích trong quân đội đã tranh thủ hợp pháp hóa hơn 100ha đất phía Bắc của sân bay (nay là khu vực giữa đường Phan Văn Bạch và đường Nguyễn Văn Quá). Khu đất này ban đầu bị một số cán bộ, sĩ quan tự chiếm hoặc mua rẻ của dân lấn chiếm làm nông nghiệp dạng giấy tay, sau đó xây nhà ở rồi sang nhượng. Sau này việc lấn chiếm được đẩy mạnh hơn một cấp là các dự án khu dân cư không có đầy đủ thủ tục được chia nhỏ để dễ qua mặt cơ quan quản lý cấp cao. Cho tới tận thời điểm khoảng cuối năm 20014 thì rất ít hộ dân, kể cả thành phần là sĩ quan có nhà trong khu vực này được cấp sổ vì vướng nguồn gốc là đất quốc phòng (thuộc sân bay), xây dựng không phép.. - ngoại trừ lô nhà tiếp giáp với đường Nguyễn Văn Qúa. Cùng với việc dự án sân bay Long Thành được đưa ra trình Quốc hội, khu vực đất sân bay bị lấn chiếm từ trái phép đã được hợp thức hóa, chính thức trở thành khu dân cư thuộc quận 12 (trước đây toàn bộ thuộc quận Tân Bình). Xóa sạch dấu vết bất hợp pháp về nguồn gốc đất quốc phòng, đất của sân bay.. Phần còn lại của "mỏ vàng" sân bay Tân Sơn Nhất ngay lập tức tiếp tục lọt vào tay một nhóm lợi ích khổng lồ qua việc nuốt trọn 157ha để làm sân golf. Nhìn qua thì đây gần như là toàn bộ phần diện tích mà sân bay Tân Sơn Nhất chưa đầu tư hoặc không khai thác mặt đất nhưng đồng thời là khu vực mà nếu qui hoạch khai thác sẽ cho phép mở thêm đường băng và diện tích cho khu hậu cần đáng kể. Bằng những lý do hết sức ngô nghê như : Hạn chế chim chóc gây nguy hiểm cho máy bay ; không ảnh hưởng không lưu.v.v. Dự án sân golf Tân Sơn Nhất tuy vấp phải làn sóng phản đối dữ dội từ dư luận vì lộ rõ dấu hiệu của nhóm lợi ích qua những lý do không thuyết phục. Nhưng trong khi còn tranh cãi thì sân bay Tân Sơn Nhất bỗng dưng ngập gần ¼ khu vực phiá nam đường bay số 1 và hai sau những cơn mưa không phải là quá lớn so với trước đây, giúp cho dự án sân golf có thêm chức năng "chống ngập úng" để ung dung đè bẹp mọi phản biện từ dư luận. 

Từ năm 2016, dự án sân bay Long Thành đã được trình và Quốc hội thông qua năm 2017 nhưng bế tắc về nguồn vốn trong bối cảnh ngân sách cạn kiệt thì phương án nâng cấp Tân Sơn Nhất mới được đặt trở lại. Tuy nhiên, việc vẫn triển khai sân bay Long Thành sau khi nhiều ý kiến tư vấn chỉ ra sân bay Tân Sơn Nhất hoàn toàn có thể nâng cấp, thêm đường băng.. sẽ hiệu quả hơn đầu tư sân bay Long Thành ít nhất trong tầm nhìn vài ba chục năm. Cũng năm 2017, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận chỉ ra việc cấp phép sân golf là sai nhưng đã không có một quyết định rõ ràng về phương án xử lý sân golf trái phép. Trên truyền thông, thông tin vụ sân golf Tân Sơn Nhất cũng khi nóng khi lạnh rồi im bặt cho thấy cuộc so găng với phe nhóm lợi ích đứng sau đã buộc phải có những thỏa thuận ngầm nào đó bằng việc đưa ra qui hoạch nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất song song với phê duyệt thiết kế sân bay Long Thành. Tuyệt nhiên không tìm thấy bất cứ thông tin nào về việc thu hồi hay quan chức liên quan vụ sân golf bị xử lý. 

Thông tin mới nhất về qui hoạch sân bay Tân Sơn Nhất là việc một Công ty tư vấn đến từ Pháp (Công ty tư vấn ADPi Engineering) đưa ra phương án qui hoạch với những ý kiến về giải pháp qui hoạch rất mù mờ, tiếp tục làm dấy lên luồng dư luận tranh cãi không kém gay gắt với sự kiện thông tin dự án sân golf trước đây. Bài trên vnexpress.net cho biết : 

"Tư vấn nêu (ADPi Engineering-NV), khu bay Tân Sơn Nhất hiện có hai đường băng song song với khoảng cách chỉ 365 m nên không thuận lợi cho khai thác ; hệ thống đường lăn tạo nút thắt giữa đường cất hạ cánh, công cụ khai thác vùng trời chưa tối ưu. Các hệ thống này chỉ đảm bảo khai thác 36 triệu hành khách mỗi năm như hiện tại ; để tăng lượng hành khách thì cần phải mở rộng hạ tầng… 

Tư vấn cũng chỉ ra hai phương án xây dựng nhà ga hành khách về phía bắc hoặc phía nam. Ở phía bắc (khu vực có nhiều đất quốc phòng) sẽ có nhiều bất lợi là khai thác thiết bị không tối ưu, đi lại của hành khách giữa hai khu sẽ khó khăn, ảnh hưởng đường cất hạ cánh, gây tốn nhiều chi phí. Do đó, phương án tối ưu hơn là xây nhà ga hành khách ở phía nam để liên hoàn với khu vực nhà ga hiện có. Cùng với đó, tư vấn đề nghị bổ sung nhiều vị trí đỗ, mở rộng nhà ga, sân đỗ về phía nam để tăng khả năng đỗ phương tiện ; xây nhà nhà ga hàng hóa để đảm bảo vận chuyển một triệu tấn hàng hóa mỗi năm và khu bảo dưỡng máy bay ở phía bắc. 

Phương án của công ty tư vấn khá giống với nhóm phương án thứ 3 do Công ty thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không (ADCC - Bộ quốc phòng) nghiên cứu trước đây. Nội dung cụ thể của phương án này là không xây mới đường cất hạ cánh, chỉ xây mới các nhà ga, sân đỗ, khu kỹ thuật ở phía bắc, phía nam và cả hai phía bắc nam của sân bay…". 

Điểm qua những luận điểm cơ bản mà đơn vị tư vấn này đưa ra như trên có thể thấy 3 nội dung chính : 

1. Điểm trọng tâm trong phương án qui hoạch là chuyển khu vực bảo dưỡng (khu vực xưởng A45, hiện đang sử dụng chung với quân sự) ở khu vực phía nam - hướng khu vực đường Hoàng Hoa Thám, Cộng Hòa - sang khu sân gofl ở hướng Bắc. Xây dựng các công trình dịch vụ ở khu phía Nam để nâng công suất bốc dỡ hàng hóa, bãi đỗ.. 

2. Không xây dựng thêm đường băng số 3 vì tính toán của tư vấn khuyến nghị hạn chế công suất dưới 50 triệu lượt khách/năm. 

3. Phương án đề xuất của tư vấn Pháp "khá giống với nhóm phương án thứ 3 do Công ty thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không (ADCC - Bộ quốc phòng)". 

Ở nội dung thứ nhất, chưa cần nói tới chức năng sửa chữa, bảo trì cả máy bay dân sự và máy bay quân sự hiện tại của xưởng A45 - có thể tách phần quân sự lên sân bay Biên Hòa ? - thì việc chuyển khu bảo trì sang khu vực phía bắc sẽ mâu thuẫn với chính lý do mà ADPi Engineering đưa ra. Vì ai cũng biết, việc bảo dưỡng, bảo trì máy bay là hoạt động thường xuyên sau mỗi chuyến bay, theo ý kiến tư vấn của ADPi Engineering đồng nghĩa các máy bay sẽ phải di chuyển từ phía Nam sang phía Bắc để sửa chữa, bảo trì sau đó trở lại phía Nam để thực hiện hành trình mới. Dù tách khâu bảo trì thực hiện tại sân đỗ thì vẫn bắt buộc phải thiết lập đường lăn phụ cho máy bay sửa chữa vòng qua hướng Tây, phía đường Trường Chinh (trước là Cách Mạng tháng 8) hoặc vòng qua phía Đông (đường Nguyễn Kiệm). Đồng nghĩa sân bay Tân Sơn Nhất sẽ bị hạn chế cất hạ cánh khi có máy bay di chuyển từ khu sửa chữa, bảo trì sang khu đón trả khách. Yêu cầu giải quyết mở rộng khả năng cất hạ cánh sẽ không những không được cải thiện mà có thể bị hạn chế thêm vì cách qui hoạch này làm phát sinh hoạt động di chuyển đi qua đầu đường băng 1 và hai như vậy ! ? 

Trong luận điểm thứ 2, tạm bỏ qua phân tích về việc đúng sai giữa việc ADPi Engineering đưa ra con số 50 triệu lượt khách/năm và ý kiến phản biện mà TS Dương Như Hùng (Đại học Bách khoa TP HCM), cho rằng "một số nghiên cứu đã dự báo đến 2025 lưu lượng hành khách qua Tân Sơn Nhất có thể tới 80 triệu lượt hành khách, phù hợp với các dự báo của Boeing, Hiệp hội hàng không quốc tế". Chỉ xét trên thực tế, việc nâng cấp năng lực bốc dỡ, tiếp nhận hành khách (dịch vụ dưới mặt đất) mà không kèm năng lực cất hạ cánh (hoạt động không lưu, tiếp nhận...) có thật sự hợp lý ? Đặc biệt là lý do mà ADPi Engineering đặt ra lại chỉ là "Ở phía bắc (khu vực có nhiều đất quốc phòng) sẽ có nhiều bất lợi là khai thác thiết bị không tối ưu, đi lại của hành khách giữa hai khu sẽ khó khăn, ảnh hưởng đường cất hạ cánh, gây tốn nhiều chi phí…" ( ?) Tại sao ADPi Engineering không chỉ ra nếu mở thêm đường băng số 3 thì thiết bị nào là không tối ưu ? Đất quốc phòng là đất công, do nhà nước quản lý, hiện làm sân golf tại sao lại khó khăn ? ADPi Engineering dựa vào đâu khi đưa ra dự báo lượng khách thấp hơn quá xa với dự báo của Boing (một trong hai hãng máy bay cung cấp số lượng đầu máy bay lớn nhất cho Việt Nam hiện nay) và Hiệp hội hàng không quốc tế ?

ADPi Engineering dựa vào đâu trong tiêu chí "tốn kém" khi so sánh phương án qui hoạch đầu tư hơn 19.000 tỷ, hạn chế ở công suất 50 triệu lượt khách/năm tỷ để so sánh với phương án thêm đường băng thứ 3 có chi phí hơn 23.000 tỷ đồng và công suất 80-100 triệu lượt/năm để kết luận ? 

Có thể còn nhiều vấn đề khác trong nội dung mà báo cáo tư vấn của ADPi Engineering đưa ra. Nhưng chỉ cần đánh giá mấy vấn đề trên, với tiết lộ rằng phương án của ADPi Engineering "khá giống với nhóm phương án thứ 3 do Công ty thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không (ADCC - Bộ quốc phòng)" khiến không khỏi không nghi ngờ về năng lực của ADPi Engineering lẫn khả năng có sự mập mờ rằng ai đó mượn tay ADPi Engineering là một Công ty tư vấn "nước ngoài" nhằm tạo cớ hợp thức ý đồ qui hoạch lợi ích riêng. 

Nếu các nội dung cả về yếu tố kỹ thuật liên quan qui hoạch và các cơ sở nghiên cứu, khảo sát.. của ADPi Engineering chưa được làm rõ. Phương án qui hoạch sân bay Tân Sơn Nhất mà ADPi Engineering đưa ra rất có thể sẽ dẫn đến hậu quả một núi tiền đổ ra nhưng không những không giúp Tân Sơn Nhất hoạt động tốt hơn mà còn có thể có những yếu tố tiêu cực làm cho năng lực hoạt động giảm xuống, đúng sai sẽ được hợp thức bằng những lý do ngớ ngẩn kiểu "chỉ có ở Việt Nam( !)". Hàng loạt các dự án ngàn tỷ bị thao túng bởi các nhóm lợi ích là minh chứng khi bàn tay lợi ích phía sau như thế nào. Liệu dự án nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất có phải là ngoại lệ ?

Thiên Điểu

Published in Diễn đàn

Kỳ họp vào tháng 5 - 6 ca Quc hi Vit Nam đã bt chợt ghi mt du n đáng ngc nhiên so vi rt nhiu kỳ hp trước đây cũng ca cơ quan dân c này - xét trên phương din "m ming".

golf1

Sân bay Tân Sơn Nht.

Hai "thành tựu m ming" là n xu quc gia và sân golf Tân Sơn Nht.

Nợ xu

Chưa bao gi trong lch s tn ti ca mình, Quốc hi Vit Nam phi nhn mt trng trách ln đến như vy khi được Chính ph t nguyn "nhường phn" trách nhim x lý n xu.

Cũng chưa bao gi gii đi din na đi biu na ngh sĩ trong ngh trường quc hi li "bng bng khí thế" như lúc này, khi họ lần đu tiên cm thy sc ép trách nhim thc s đt lên vai mình.

Lần đu tiên s đi biu chu "m ming" v n xu nhiu đến mc báo chí đã đúc kết "10 phát ngôn bc xúc v n xu", dù 10 con người đó mi ch chiếm có 2% trong tng s gn 500 tâm trng mà dư lun vn ma mai là "ngh gt".

Phải nói, nói thay cho quá kh phi im lng trước "cường quyn".

Ít nhất, Quc hi s phi ban hành mt bn ngh quyết v x lý n xu. Nhưng ngh quyết không thôi chưa đ, và s không ging vi vô s ngh quyết khác, mà nghị quyết ln này còn ràng buc trách nhim ca Quc hi vào tng điu khon. Chính ph khôn ngoan s căn c vào đó mà làm.

Chính phủ li tht khôn ngoan. Sau thi "phá chưa tng có" ca các ông Nguyn Tn Dũng và Nguyn Văn Bình, thi Th tướng Phúc đã phi lãnh trách nhim "đ v" cho ít nht 600 ngàn t đng n xu theo thng kê chc chn chưa đy đ. Trong hơn mt năm k từ lúc thành lập tân chính ph ca chế đ đc đng, cho ti gi tt c đu tht vng đến mc vô vng, n xu không nhng không gim đi mà còn đi lên, còn Công ty qun lý tài sn các t chc tín dng (VAMC) - mt doanh nghip được đ ra t thi Nguyn Văn Bình - đã hầu như chng làm được gì ngoài chuyn kê biên và luân chuyn n xu trên giy. Thm chí 2 ngàn t đng vn lưu đng mà ngân sách cp cho VAMC còn không được dùng ti mt đng nào đ mua n xu.

Bây giờ, nhiu đi biu quc hi phi "lên rut".

Vào cuối năm 2014, gn 500 "ngh gt" ca Quc hi đã được nghe Thng đc Nguyn Văn Bình ln đu tiên tiết l con s n xu lên đến 500 ngàn t đng. Còn trước đó, Thng đc Bình ch báo cáo n xu vào khong 100 ngàn - 150 ngàn t đng mà không có bt kỳ cơ sở nào đính kèm. "Biết cho vui, chng làm gì được" - mt s đi biu t cám cnh. Ri cũng như mt thói quen đã ăn vào não trng, các đi biu quc hi ch biết gt gù ri gt đu biu quyết cho mt bn ngh quyết chp nhn con s đó.

Nhưng đến cui năm 2015 thì tình thế đã cháy bng. Khi đó din ra chiến dch "ép n xu v dưới 3%", được ch đo bi Nguyn Tn Dũng nhm ly thành tích trước Đi hi 12. Mt ln na, Quc hi ca mt y viên b chính tr sp hết thi là ông Nguyn Sinh Hùng li ch biết gc gặc. Không ai biết n xu thc là bao nhiêu và cũng chng biết nó s gây ra hu qu ln đến mc nào.

Điều duy nht mà Quc hi làm được vào cui năm 2015 là phn đi vic dùng ngân sách đ gii quyết n xu - mt hành đng phn đi dũng cm mt cách đáng ngạc nhiên nếu so vi thái đ gn như cm khu trước Nguyn Tn Dũng và Nguyn Văn Bình vào nhng năm trước.

Tuy nhiên, câu trả li cho s ngc nhiên trên li tht đơn gin : ngân sách cui năm 2015 đã "ch còn 45 ngàn t đng mà không biết chi cho cái gì" - như trn thut đy chua chát ca b trưởng kế hoch đu tư khi đó là ông Bùi Quang Vinh.

Không còn bất kỳ khon kết dư nào, ngân sách dù có mun đ ra đ gii quyết n xu cũng đành bó tay. Gii đi biu quc hi cũng bi thế đã mnh ming hơn mt chút.

Còn giờ đây, không nói thì chết. N xu đã tr nên vô phương cu cha, hn nhiu dân biu đã nhn thy như vy.

Nhất là khi h đã nhn ra mt s di trá vĩ đi trong quá kh : nhng con s báo cáo ra Quc hi, nếu được cng dn li, s cho thy tng n xu đã xử lý và chưa x lý lên ti khong 1.200 ngàn t đng, chiếm đến hơn 40% tng dư n cho vay là hơn 3 triu t đng vào giai đon năm 2011-2012, gp đến 10 ln so vi t l n xu ch 4% t báo cáo ca Ngân hàng nhà nước vào thi gian đó !

Sân golf Tân Sơn Nhất

Nhưng trào lưu "m ming" bùng n và đáng ngc nhiên hơn c là v "sân golf trong sân bay Tân Sơn Nht".

Trước kỳ hp quc hi tháng 5 - 6 năm 2017, có l nhóm li ích sân golf Tân Sơn Nht và B Quc phòng khó ng v mt làn sóng "đu t" quyết liệt đến thế t đi biu quc hi đi vi sân golf Tân Sơn Nht được ưu ái t thi "tướng cha bnh" Phùng Qang Thanh.

Còn hơn c làn sóng "m ming" đi vi quc nn n xu, không biết được tiếp liu ngun nha sng nào mà con s đi biu quc hi gián tiếp lẫn trc tiếp "t cáo" nhóm li ích quân đi chiếm dng 157 ha ca sân bay tân Sơn Nht trong hàng chc năm tri đã vượt qua c t l 2% tng s ngh sĩ.

Không chỉ là mt ít gương mt phn bin cũ như chuyên gia Nguyn Thin Tng, nhiu chuyên gia khác cũng đã lần đu tiên lên tiếng v s đa đày trên.

Phản ng t nhiu tng lp xã hi li kéo theo phn bác ca chính gii quân nhân và cu quân nhân. Thm chí, báo chí còn c gan đăng ti kiến ngh ca mt cu sĩ quan quân đi là Trung tá Lê Trng Sành - nguyên Cục phó Cc tác chiến Quân chng Phòng không không quân - cho rng "Quân y trung ương cn có ý kiến".

"Quân ủy trung ương" đây không ai khác là Bí thư quân y Nguyn Phú Trng và Phó bí thư quân y kiêm b trưởng quc phòng Ngô Xuân Lch - nhng nhân vật chưa bao gi dám l din đ hi âm trước đòi hi "tr sân golf v sân bay" ca công lun.

Cũng có những nhân vt khác như th c ý không chu l din. Ti kỳ hp quc hi tháng 5 - 6 năm 2017, hình như Ch tch quc hi Nguyn Th Kim Ngân đã không th "làm ch tình hình" trước con sóng "m ming" ca nhiu đi biu. Duy có điu đáng tiếc, tht đáng tiếc là bà Ngân, trong lúc luôn din nhng b váy áo đa sc và đt tin, đã chng thy biu hin chính kiến nào v quc nn n xu ln "sân golf trong sân bay".

Trên phương din công lun và phát biu công khai, mt nhân vt y viên b chính tr khác cũng nín tiếng mt cách đáng ngc nhiên là Nguyn Thin Nhân - ph trách khu vc Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có "sân golf trong sân bay". Bt chp vic t báo Tuổi Tr - sau một thi gian khá dài chìm lng - đã như "lên đng" bng lot bài phong phú nhm phn bin nn sân golf Tân Sơn Nht, ông Nhân vn gi tư thế "khép ming truyn thng" như ông vn thế nhiu kỳ hp quc hi trước.

Rốt cuc là "cái gì cũng đến tay th tướng" - như than vãn ca vài quan chc trước tình trng gn hết 63 tnh thành ngày càng l ý đ mun bt ông Nguyn Xuân Phúc phi chu trách nhim liên đi vi nhng quyết đnh thun túy trong thm quyn đa phương. Vào ln này, cũng như bà Ngân và ông Nhân khi không chịu l din và chng chu có phát ngôn nào, Th tướng Phúc đã "âm thm" hp thường trc chính ph đ đưa ra mt phương án nước đôi : m rng sân bay Tân Sơn Nht c v phía Bc (khu vc sân golf Tân Sơn Nht ) ln phía Nam.

Phía Bắc là khu vc sân golf Tân Sơn Nht.

Còn "phía Nam" là gì ?

Đó là toàn bộ các khu dân cư ca các qun Gò Vp, Phú Nhun, Tân Bình và c Công viên Gia Đnh - mt trong hiếm hoi lá ph xanh cui cùng ca Sài Gòn.

Nhưng đã không thy mt ch đo nào t Th tướng Phúc v truy cứu trách nhim đi vi B Quc phòng và nhng cơ quan liên quan v v hp đng trái phép xây dng sân golf Tân Sơn Nht trong mt thi gian rt dài.

Phải chăng Th tướng Phúc mun "đi hàng hai", va không mt lòng B Quc phòng và Quân y trung ương mà ông Nguyễn Phú Trng là bí thư, cũng không đng chm đến nhóm li ích quân đi, va được tiếng "x lý sân golf trong sân bay" ?

Rõ ràng, phương án d nht là thay vì m rng sân bay Tân Sơn Nht v phía Nam, Chính ph hoàn toàn có th ly li 157 ha sân golf Tân Sơn Nht đ làm sân bay mà còn không tn mt đng ngân sách nào.

Một con s ước tính ca gii chuyên gia cho biết nếu m rng sân bay Tân Sơn Nht v phía Nam, kinh phí gii ta đn bù các khu dân cư s lên đến hơn 9 t USD, tương đương hơn 200 ngàn t đng. Ngân sách tìm đâu ra con s đó, trong lúc "ch có" vài chc ngàn tỷ đng đ gii ta đn bù khu vc d án sân bay Long Thành Đng Nai mà còn tìm không ra ?

Vì sao được "m ming" ?

Cần nhc li, nhiu kỳ hp quc hi trước đây, đc bit là kỳ hp quc hi vào cui năm 2016 khi sân bay dân s Tân Sơn Nht đã "kt cả dưới đt ln trên tri", Quc hi Vit Nam vn ch chăm chăm bàn đến vic làm sao có tin đ trin khai sân bay Long Thành. Vài ý kiến đi biu v "sân golf trong sân bay" đã b mt hút. Còn Chính ph thì bt tăm.

Vậy làm sao vào kỳ hp ln này, nhiu đi biu quc hi và nhiu t báo được "m ming" ?

Sân golf phải tr v cho sân bay đương nhiên là công bng và tt cho xã hi, cho người dân. Nhưng li chng h tt cho nhóm li ích quân đi và gii quan chc, đi gia ăn theo. Đó là khía cnh xã hi.

Nhưng một khía cnh khác cũng có th thú v nếu được m x : tương quan chính tr.

Việc tìm hiu nhng lc lượng chính tr nào đã "bt đèn xanh" cho trào lưu "m ming" v "sân golf trong sân bay" có th dn đến vài đánh giá và d đoán sát thc hơn v biến din của chính trường Vit Nam, ít nht trong na cui năm 2017.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 26/06/2017

Published in Diễn đàn

Ngày 11 tháng sáu, hơn 40 nhân sĩ trí thức thuộc các nhóm xã hội dân sự gửi thư ngỏ lên Thủ tướng, bày tỏ sự đồng tình với nhiều ý kiến trong quốc hội muốn thu hồi diện tích đất sân golf trả về cho sân bay Tân Sơn Nhất đang bị quá tải, và bày tỏ sự phẫn nộ đối với điều mà họ gọi là sự tham lam của một số thế lực trong quân đội.

Ngày 11 tháng sáu, hơn 40 nhân sĩ trí thức thuộc các nhóm xã hội dân sự gửi thư ngỏ lên Thủ tướng, bày tỏ sự đồng tình với nhiều ý kiến trong quốc hội muốn thu hồi diện tích đất sân golf trả về cho sân bay Tân Sơn Nhất đang bị quá tải, và bày tỏ sự phẫn nộ đối với điều mà họ gọi là sự tham lam của một số thế lực trong quân đội.

tsn1

Cổng vào sân golf Tân Sơn Nhất. Courtesy Thanh Niên

Hôm 12 tháng sáu năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố quyết định sẽ mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, điều đó có nghĩa là có thể sân golf 157 ha nằm phía bắc sân bay đang do quân đội quản lý sẽ được thu hồi để làm đường băng.

Hy vọng và nghi ngờ

Sau quyết định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, một cựu ủy viên trung ương đảng không muốn nêu danh tánh nói với đài Á Châu Tự Do rằng sau vụ sân bay Tân Sơn Nhất sẽ có những nghiên cứu từ đảng và nhà nước Việt Nam về việc tách quân đội ra khỏi những hoạt động thương mại :

"Tôi hy vọng là sau việc này sẽ có chủ trương nghiên cứu về vấn đề đó. Hướng lâu dài tôi cũng tin là sẽ giảm cái việc kinh doanh làm kinh tế của quân đội. Rồi đến lúc quân đội sẽ không làm nữa. Nhưng mà cái đó không thể giải quyết nhanh gọn, sau cái này thì ổn thỏa việc kia đâu. Cái đó nó cũng phải có quá trình".

Những người trong nhóm các nhân sĩ trí thức gửi thư đến Thủ tướng mà chúng tôi tiếp xúc được đều nói là họ phấn khởi vì áp lực công luận đã thắng.

Tuy vậy ông Kha Lương Ngãi, một trong những người ký thư ngỏ, nguyên Phó tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng, không hoàn toàn tin rằng sau vụ sân bay Tân Sơn Nhất, chuyện chuyển quân đội ra khỏi việc kinh doanh thương mại sẽ thành công :

"Chừng nào đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam chấp nhận đổi mới thể chế, thì mới hy vọng việc họ thay đổi là quân đội với công an không làm kinh tế nữa là tin tưởng được. Chứ còn bây giờ họ đành chấp nhận trước tình thế dư luận phản đối mạnh mẽ quá thì họ đành lùi một bước vậy thôi. Chứ không biết là họ có thật lòng trả lại sân golf cho sân bay Tân Sơn Nhất hay không, cái đó cũng chưa chắc".

Việc đổi mới thể chế mà ông Ngãi đề cập là việc chuyển hệ thống chính trị Việt Nam sang đa đảng, trong đó quân đội không phải thề trung thành với đảng cầm quyền như hiện nay. Ông Kha Lương Ngãi cùng nhiều nhân sĩ, trí thức khác đã ký một kiến nghị về việc này, gửi đảng cộng sản và chính phủ Việt Nam vào năm 2013. Tuy nhiên kiến nghị đó đã không được chấp nhận.

Ông Ngãi nghi ngờ rằng việc nghiên cứu có tư vấn nước ngoài trong quyết định của Thủ tướng về việc xây thêm đường băng sân bay chỉ là kế hoãn binh của quân đội, vì theo lời ông chỉ cần quyết định thu hồi hay không thu hồi số đất đang làm sân golf mà thôi.

Quyết định của Thủ tướng cũng không nói rõ là sẽ xây đường băng ở phía bắc, nơi có 157 ha sân golf, hay là ở phía nam, nơi quân đội đã trao lại hơn 20 ha đất làm nhà đỗ máy bay.

Thiếu tướng Lâm Quang Đại, phó chính ủy quân chủng phòng không không quân đang quản lý đất của sân bay Tân Sơn Nhất, trả lời báo mạng Dân Trí trong nước vào ngày 12 tháng sáu rằng nếu có nhu cầu quốc phòng phát sinh thì sẽ thu hồi phần đất rộng 157 ha ở phía bắc sân bay, hiện là đất ông cho là nhàn rỗi đang được dùng để làm sân golf.

Báo Dân Trí và Thiếu tướng Lâm Quang Đại không làm rõ là nếu làm thêm một đường băng sân bay thứ ba thì đó có phải là một nhu cầu quốc phòng hay không.

Quân đội, một thế lực kinh tế hùng mạnh

Việc quân đội Việt Nam có các đơn vị làm ăn thương mại lớn, cũng như có một quỹ đất lớn để kinh doanh đã được nhiều nhà quan sát trong và ngoài nước nói đến từ lâu, với nhiều quan ngại. Ví dụ như Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động dân sự sống ở Hà Nội nói với chúng tôi :

"Nguy cơ tham nhũng khủng khiếp ở trong hoạt động của quân đội là luôn xảy ra. Giờ lại lẫn lộn giữa hoạt động quân sự và hoạt động kinh tế, thì đó là sự lạm dụng. Trong những chuyện như thế họ có thể vin đủ thứ để không ai dám đụng đến. Vì là quân đội nên tòa bên ngoài không dám đụng đến thì xác suất, khả năng tham nhũng càng nhiều hơn. Ở đấy hầu như không có sự minh bạch vì họ vin vào đó là lĩnh vực quân sự".

tsn2

Một cửa hàng Viettel ở Hà Nội, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP PHOTO

Tuy nhiên, ông Carl Thayer từ học viện quốc phòng Úc, người đã có nhiều nghiên cứu về quân đội Việt Nam nói với đài Á Châu tự do rằng việc kinh doanh của quân đội là rất phức tạp vì họ nuôi sống binh sĩ và gia đình của các binh sĩ của quân đội Việt Nam.

Trong một nỗ lực tách rời hoạt động chuyên ngiệp của quân đội ra khỏi hoạt động kinh tế, vào năm 2007, đảng cộng sản Việt Nam ra nghị quyết trung ương số 4 nói rằng quân đội chỉ có quyền được nắm những công ty có liên quan đến an ninh quốc phòng mà thôi.

Ngay sau nghị quyết này ra đời, nguyên Tổng Bí thư đảng là ông Lê Khả Phiêu có trả lời báo chí Việt Nam rằng cần phải chuyển các đơn vị kinh tế của quân đội sang cho nhà nước quản lý, và việc này theo ông sẽ tạo điều kiện cạnh tranh công bằng của các đơn vị kinh tế không phải quân đội, và quân đội sẽ chuyên tâm vào nhiệm vụ bảo vệ đất nước của mình.

Theo ông Lê Khả Phiêu, những chuyển biến đó phải được thực hiện trong năm 2007.

Tuy nhiên theo sách trắng của bộ quốc phòng Việt Nam năm 2009, thì quân đội Việt Nam cũng có được nhiệm vụ làm kinh tế.

Theo nhận xét của ông Kha Lương Ngãi, nguyên Phó tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng, thì từ khi có nghị quyết trung ương số 4 đến nay, hoạt động kinh tế của các công ty của quân đội ngày càng mạnh hơn :

"Từ nghị quyết trung ương bốn khóa 11, đã có việc cấm không cho quân đội làm kinh tế. Tôi nhớ như thế. Đã có nghị quyết rồi, nhưng nghị quyết đó cứ bị chìm chìm đi, và quân đội cứ tiếp tục làm kinh tế, càng mạnh bạo hơn, lợi dụng chuyện làm kinh tế chiếm đất đai của người dân nhiều hơn".

Một trong những công ty quân đội làm kinh tế rất hùng mạnh là công ty viễn thông Viettel, cung cấp dịch vụ internet và điện thoại di động rất lớn ở Việt Nam.

Vào tháng tư năm nay, tại xã Đồng Tâm ngoại thành Hà Nội đã bùng nổ một vụ nông dân bắt giữ 38 cảnh sát cơ động cùng với một số quan chức chính quyền để phản đối việc họ cho là quân đội lấy đất canh tác của họ giao cho công ty Viettel kinh doanh.

Giải thích nguyên do của việc không thực hiện được nghị quyết trung ương số 4 khóa 11, ông Kha Lương Ngãi nói :

"Lợi ích nhóm của phe phái quân đội quá mạnh. Trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam. Có một bộ phận phải dựa, phải lôi kéo, một lực lượng với số phiếu rất là đông của quân đội về phía mình cho nên họ không cương quyết thực hiện chủ trương cấm quân đội làm kinh tế. Họ vẫn để cho quân đội thực hiện hoạt động theo lợi ích nhóm của cánh quân đội. Dĩ nhiên là cánh quân đội cũng có cánh trong nội bộ đảng cầm quyền, nhà nước cầm quyền, trong đó họ vì lợi ích nhóm lợi ích phe phái của họ, họ kết với nhau nên cái chủ trương cấm quân đội làm kinh tế không thực hiện được".

Nhận xét này của ông Kha Lương Ngãi cũng đồng nhất với ý kiến của ông Carl Thayer rằng quân đội hiện đang nắm một số phiếu rất quan trọng trong các cơ quan quyền lực cao của Việt Nam là Bộ chính trị và trung ương đảng cộng sản Việt Nam.

Kính Hòa, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 14/06/2017

Published in Diễn đàn

Hội đoàn dân sự gửi thư đến Thủ tướng Phúc vụ sân bay-sân golf (BBC, 13/06/2017)

Cựu phó tổng biên tập một tờ báo Đảng nói với BBC rằng ông ký vào thư ngỏ gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về vụ sân bay-sân golf Tân Sơn Nhất vì 'bất bình chuyện quân đội làm kinh tế từ lâu.'

sanbay1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo dừng hoạt động xây dựng tất cả các công trình liên quan hạ tầng phụ trợ sân golf

Hôm 13/6, báo Điện tử Chính phủ cho hay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, thuê tư vấn nước ngoài tiến hành làm việc độc lập để nghiên cứu, đánh giá, khảo sát theo hướng mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất "với cách làm phải khách quan, trung thực nhất về hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng đất".

"Thủ tướng chỉ đạo dừng hoạt động xây dựng tất cả các công trình liên quan hạ tầng phụ trợ sân golf, như trường đào tạo năng khiếu golf, khu biệt thự, chung cư cao cấp cho thuê… để chờ các cơ quan tư vấn và các nhà khoa học xem xét trước khi quyết định", báo này viết.

Cùng thời điểm, các hội đoàn dân sự, giới nhân sĩ trí thức Việt Nam trong và ngoài nước ký thư ngỏ gửi thủ tướng về vụ việc với những nội dung chính : Phản đối Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa "ngụy biện phản khoa học và vô trách nhiệm tại diễn đàn Quốc hội" khi bác yêu cầu chính phủ sớm thu hồi đất sân golf ; Bày tỏ sự phẫn nộ trước "thái độ tham lam bất chấp kỷ cương phép nước, quyền dân của nhóm lợi ích và một số thế lực trong quân đội" ; Yêu cầu tổ chức hội thảo thẩm định khách quan và khoa học những vấn đề được đặt ra ; Yêu cầu chính phủ khẩn trương thu hồi toàn bộ đất sử dụng không đúng mục đích để phục vụ công ích.

Trong danh sách ký vào thư ngỏ có các nhân vật : Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, Nhà giáo Nguyễn Khắc Mai, Nhà thơ Hoàng Hưng, cựu Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh Võ Văn Thôn, cựu Phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Huỳnh Sơn Phước...

'Áp lực mạnh'

Hôm 13/6, trả lời BBC từ Thành phố Hồ Chí Minh, ông Kha Lương Ngãi, cựu Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng, một trong những người ký vào thư ngỏ, nói : "Tôi ký vào thư vì đã bất bình chuyện quân đội làm kinh tế từ lâu".

"Thử hỏi đất của sân bay mà họ còn lấy được thì đất của người dân thì thế nào ?"

"Việc quân đội lấy đất sân bay làm sân golf là sai trái, bất hợp pháp, gây nhiều hệ lụy cho người dân".

sanbay2

Việc tắc nghẽn giao thông ở Thành phố Hồ Chí Minh được cho là có liên quan đến tình trạng quá tải ở sân bay Tân Sơn Nhất

"Và lẽ ra với việc Bộ Giao thông Vận tải bỏ qua trách nhiệm của họ trong vụ này thì người đứng đầu bộ phải từ chức chứ không chỉ trả lại đất rồi thôi".

Thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng - Sài Gòn nói thêm : "Tôi hy vọng là với áp lực mạnh từ phía công luận, Thủ tướng Phúc sẽ buộc quân đội phải thực hiện việc trả lại đất làm sân golf chứ không chỉ dừng lại ở những chỉ đạo ban đầu".

"Nhưng nói thật là trong vụ này, tôi chỉ biết hy vọng chứ chưa biết kết cục ngã ngũ ra sao vì chưa tin tưởng hoàn toàn".

"Trọng trách của Bộ Quốc phòng là bảo vệ tổ quốc, lãnh thổ, nhưng có thể do đường lối, chủ trương của Đảng những năm trước tạo điều kiện cho những người nhân dân quân đội thực hiện lợi ích nhóm".

"Theo như tôi biết, trên thế giới không có nước nào cho quân đội làm kinh tế, ngoại trừ Trung Quốc và Việt Nam".

"Nhưng Trung Quốc đã thấy nguy cơ và bỏ rồi, còn Việt Nam cách đây hai, ba năm có nghị quyết về việc này nhưng rồi tình trạng này vẫn tiếp tục".

Nhà báo Kha Lương Ngãi là một trong những người tuyên bố công khai bỏ Đảng và tham gia các hoạt động chống Trung Quốc.

Cùng thời điểm, nhà báo Huy Đức lên tiếng trên mạng xã hội : "Sân golf xây trong Tân Sơn Nhất cho công luận một cơ hội lớn để lên tiếng".

"Không chỉ là mở rộng Tân Sơn Nhất hay không mà vấn đề chính là cần buộc các cơ quan quyền lực phải tuân thủ quyền lực nhà nước".

"Quân đội cần bao nhiêu đất để phục vụ cho mục đích quốc phòng thì dân sẵn sàng và nhà nước phải đáp ứng liền. Phần đất nào không còn phục vụ cho mục đích quốc phòng thì phải trả lại".

"Nếu muốn sân golf không còn xây trong sân bay, cao ốc không còn mọc ra sau các bức tường quân sự, Chính phủ nên căn cứ Điều 65 của Luật Đất đai & Nghị định số 09/CP (Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký ngày 12/2/1996) để tuyên vô hiệu một số hợp đồng chuyển mục đích và chuyển nhượng đất trái thẩm quyền của một số đơn vị quân đội cũng như của các cơ quan quyền lực khác. Và, từ nay phải nghiêm cấm các đơn vị công an, quân đội, các cơ quan công quyền khác chuyển quyền sử dụng đất hay tự ý thay đổi mục đích sử dụng đất (từ doanh trại, trận địa, trụ sở... sang đất phục vụ cho các nhu cầu dân sự)".

"Các đại biểu Quốc hội không chỉ lên tiếng mà nên ngồi lại soạn thảo một nghị quyết nhằm ngăn chặn tiến trình "dân sự hóa" một cách khuất tất đất quân đội và các loại đất chuyên dùng khác".

*******************

Thủ tướng chỉ đạo dừng mọi công trình tại Sân Golf Tân Sơn Nhất (RFA, 12/06/2017)

Thủ tướng Việt Nam cùng các phó thủ tướng vào chiều tối ngày 12 tháng 6 họp cùng các bộ ngành liên quan quyết định thuê tư vấn nước ngoài nghiên cứu mở thêm 1 đường băng nhằm tăng công suất khai thác Sân bay Tân Sơn Nhất.

golf1

Sân Golf bên trong sân bay Tân Sơn Nhất. Courtesy Zing

Đây là cuộc họp thứ hai của Thường trực Chính phủ Hà Nội về Sân bay Tân Sơn Nhất.

Sau buổi họp mới nhất về Tân Sơn Nhất, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ Việt nam, ông Mai Tiến Dũng cho báo chí biết thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao cho Bộ Giao thông- Vận tải chủ trì thuê tư vấn nước ngoài để rà soát, lên phương án mở rộng Sân bay Tân Sơn Nhất. Cụ thể mở thêm đường băng số 3 trên cơ sở hiệu quả, tiết kiệm và bảo đảm tiến độ nhanh nhất để giải quyết tình trạng quá tải, ùn tắc hiện nay.

Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng trả lời báo giới trong nước là cuộc họp không tính toán đường băng mới nằm ở phía bắc hay phía nam sân bay hiện hành. Cơ quan tư vấn sẽ tham mưu về chiều rộng, độ dài và địa điểm của đường băng thứ ba ; thế nhưng việc đầu tư đường băng thứ ba Tân Sơn Nhất là ưu tiên số một.

Ngay trong tháng 6 này phải có khảo sát, đánh giá báo cáo cho thủ tướng.

Người đứng đầu chính phủ Hà Nội cũng giao cho Bộ trưởng Quốc phòng chỉ đạo dừng tất cả các công trình liên quan hạ tầng phụ trợ sân golf tại Tân Sơn Nhất gồm trường đào tạo năng khiếu golf, khu biệt thự, chung cư cao cấp cho thuê…

**********************

Tăng sức ép đòi quân đội trả đất cho Tân Sơn Nhất (VOA, 12/06/2017)

Sức ép tăng cao nhng ngày này trong dư lun và báo chí Vit Nam, đòi quân đi tr li đt đ thành ph H Chí Minh m rng sân bay Tân Sơn Nht.

golf2

Sân bay Tân Sơn Nht ngày càng quá ti

Báo chí trong nước tường thut tình trng sân bay Tân Sơn Nht ngày càng quá ti, nhưng chưa th m rng vì vướng "đt quc phòng", đây là đ tài nóng trong các cuc tho lun ti kỳ hp quc hi đang din ra, cũng như trong công chúng.

Khu vực đt gây nhiu tranh cãi rng 157 hecta được gi là "đt d phòng ca quc phòng", do quân đi qun lý trên danh nghĩa "để bảo v Thành phố Hồ Chí Minh và sân bay Tân Sơn Nht". Trước đây là vùng đt trng, t năm 2015 mt phn ln khu đt đã tr thành mt sân golf thuc quyn s hu ca B Quc phòng và mt s công ty thương mi.

Dự án liên doanh này đã b phn đi quyết lit cách đây 6 năm khi nó bắt đu hình thành. thi đim đó, trung tá Lê Trng Sành, cu Trưởng phòng Qun lý bay, sân bay Tân Sơn Nht, đã phân tích rt k trên báo Thanh Niên v nhng h ly ca d án sân golf đi vi vn đ an toàn bay. Nhưng sau đó d án này vn được tiến hành.

Giờ đây các d án này li b ch trích mnh m hơn gia lúc tình trng quá ti ca sân bay Tân Sơn Nht ngày càng thêm nghiêm trng.

Theo quy hoạch được B Giao thông và vn ti quyết đnh hi tháng 9/2015, sân bay quc tế ca thành ph ln nht Vit Nam có công sut phc v 25 triu khách/năm. Tuy nhiên, trên thc tế ngay năm đó lượng khách đi, đến qua sân bay đã đt 26,5 triu. Trong năm tiếp theo, 2016, lượng khách tăng mnh 22,6%, đt 32,5 triu.

Sự gia tăng này gây ra tình trng quá ti mi mt liên quan đến sân bay, t vic các snh đi đông nght người xếp hàng làm th tc, đến máy bay xếp hàng dài ch ct cánh, hay phi bay vòng tròn trên tri đi h cánh, cho đến tc nghn giao thông trên các tuyến đường quanh sân bay.

golf3

Sân bay Tân Sơn Nht đã tng được m rng nhưng không theo kp lượng khách tăng cao

Theo tường thut ca báo Người Lao Đng, sáng 12/6, bên hành lang Quốc hi, B trưởng Kế hoch và đu tư Nguyn Chí Dũng nhn mnh : "Do yêu cu ca cuc sng, do nhu cu cp thiết, thy cn cho quc gia, cái gì li nht, cái gì tt nht thì cũng phi làm k c vic b sân golf Tân Sơn Nht".

Trong công chúng, nhiều người lên tiếng trên mng xã hi cho rng sân golf là mt hình nh phn cm. Cùng lúc, có nhng người khác coi nó như mt khi u gây nhc nhi cho hàng triu người, cn phi ct b.

Trên báo chí chính thống, nhiu chuyên gia nhn mnh "cn x lý ngay" sân golf trong lòng sân bay.

Phát biểu vi báo Thanh Niên, Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyn Lê Ninh, y viên Hi đng Tư vn Khoa hc K thut Môi trường, y ban Mt trn T quc Thành phố Hồ Chí Minh, nhn xét "đt sân bay là phi làm nhim v phc v sân bay ; an ninh quc phòng cũng phi cho sân bay". Ông bình luận thêm rng vic các bên liên quan không tr li đt "th hin ý thc kém ca các cán b thc thi th chế, tm nhìn hn hp, đt quyn li cá nhân, li ích nhóm lên trên li ích ca dân, ca nước".

Ông Hà Ngọc Trường, Phó Ch tch Liên hiệp các hi Khoa hc, k thut Thành phố Hồ Chí Minh, nói trong mt bn tin ca VOV rng "vn đ rt bc xúc" nên phía nhà nước và quc hi cn phi đưa ra "ch trương gii phóng nhanh khu vc sân golf".

Nhận đnh v trình t thu hi đt s d dàng hay khó khăn, lut sư Trn Vũ Hi Hà Ni vin dn Điu 50 khon 2 ca Ngh đnh 43 v thc hin Lut đt đai để phân tích với VOA.

Ông Hải cho biết điu lut quy đnh rng nếu mt đơn v không s dng, hoc s dng không đúng mc đích quc phòng, chính quyn cp tnh có thm quyn thông báo và yêu cu đơn v đó s dng đúng mc đích quc phòng, nếu không, chính quyn có quyn thu hi đt và giao cho người khác.

Nhưng trên thc tế, có th chính quyn Thành phố Hồ Chí Minh s cn "đèn xanh" t lãnh đo đng cng sn và nhà nước. Ông Hi nói thêm :

"Trong vụ này, UBND Thành phố Hồ Chí Minh s là người quyết đnh. Tuy nhiên, đt này liên quan đến không quân, Bộ Quc phòng, cho nên UBND Thành phố Hồ Chí Minh và c thành y na chc h s thn trng hơn. H có th gi các thư thông báo đy đến Quân chng Phòng không-Không quân, B Quc phòng. Ngoài ra, còn gi đến Bí thư Quân y Trung ương là ông tng bí thư và Ch tịch Hội đng Quc phòng An ninh là ông ch tch nước đ báo cáo vic này. Nếu làm đúng th tc ri, sau mt năm mà nhng người đng đu Quân y Trung ương và Hi đng Quc phòng An ninh không có ý kiến gì, đương nhiên ông [chính quyn thành ph] thc hin quyền ca mình là thu hi, sau mt năm t ngày thông báo".

Trong một bài báo ca Dân Trí, PGS Tiến sĩ Nguyn Thin Tng, nguyên Ch nhim b môn K thut hàng không, trường Đi hc Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, khng đnh vic thu hi sân golf đ m rng sân bay là "kh thi". Ông Tng nhn mnh "kh năng thu hi đt sân golf đ phát triển sân bay Tân Sơn Nht là nm trong quyn lc ca Chính ph".

Nhà khoa học này cho rng vic này giúp sân bay Tân Sơn Nht gii được 3 bài toán là kt xe cng ra vào sân bay, ngp nước trong sân bay, và quá ti c bên dưới ln bu tri vì thiếu đường băng.

Báo chí Việt Nam dn li B trưởng Giao thông vận tải  Trương Quang Nghĩa nói chiu 12/6 cho hay vào chiu ti cùng ngày, chính ph hp đ bàn vn đ m rng sân bay Tân Sơn Nht.

Tại phiên hp, B Giao thông Vn ti d kiến gii trình vi chính ph v tính khả thi ca vic xây đường băng và nhà ga sân bay quc tế Tân Sơn Nht trên khu đt hin là sân golf theo đ ngh ca các chuyên gia.

Các phản ng trên mng xã hi cho thây công chúng Vit Nam kỳ vng chính ph s ra quyết đnh thu hi sân golf, thay vì đy nó lên tầm cao nht trong h thng chính tr ca đt nước là Tng bí thư Đng, Bí thư Quân y Trung Ương Nguyn Phú Trng.

********************

Hội đoàn dân sự gửi thư đến Thủ tướng Phúc vụ sân bay-sân golf (BBC, 13/06/2017)

Cựu phó tổng biên tập một tờ báo Đảng nói với BBC rằng ông ký vào thư ngỏ gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về vụ sân bay-sân golf Tân Sơn Nhất vì 'bất bình chuyện quân đội làm kinh tế từ lâu.'

111111111111111111

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo dừng hoạt động xây dựng tất cả các công trình liên quan hạ tầng phụ trợ sân golf

Hôm 13/6, báo Điện tử Chính phủ cho hay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, thuê tư vấn nước ngoài tiến hành làm việc độc lập để nghiên cứu, đánh giá, khảo sát theo hướng mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất "với cách làm phải khách quan, trung thực nhất về hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng đất".

"Thủ tướng chỉ đạo dừng hoạt động xây dựng tất cả các công trình liên quan hạ tầng phụ trợ sân golf, như trường đào tạo năng khiếu golf, khu biệt thự, chung cư cao cấp cho thuê… để chờ các cơ quan tư vấn và các nhà khoa học xem xét trước khi quyết định", báo này viết.

Cùng thời điểm, các hội đoàn dân sự, giới nhân sĩ trí thức Việt Nam trong và ngoài nước ký thư ngỏ gửi thủ tướng về vụ việc với những nội dung chính : Phản đối Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa "ngụy biện phản khoa học và vô trách nhiệm tại diễn đàn Quốc hội" khi bác yêu cầu chính phủ sớm thu hồi đất sân golf ; Bày tỏ sự phẫn nộ trước "thái độ tham lam bất chấp kỷ cương phép nước, quyền dân của nhóm lợi ích và một số thế lực trong quân đội" ; Yêu cầu tổ chức hội thảo thẩm định khách quan và khoa học những vấn đề được đặt ra ; Yêu cầu chính phủ khẩn trương thu hồi toàn bộ đất sử dụng không đúng mục đích để phục vụ công ích.

Trong danh sách ký vào thư ngỏ có các nhân vật : Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, Nhà giáo Nguyễn Khắc Mai, Nhà thơ Hoàng Hưng, cựu Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh Võ Văn Thôn, cựu Phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Huỳnh Sơn Phước...

'Áp lực mạnh'

Hôm 13/6, trả lời BBC từ Thành phố Hồ Chí Minh, ông Kha Lương Ngãi, cựu Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng, một trong những người ký vào thư ngỏ, nói : "Tôi ký vào thư vì đã bất bình chuyện quân đội làm kinh tế từ lâu".

"Thử hỏi đất của sân bay mà họ còn lấy được thì đất của người dân thì thế nào ?"

"Việc quân đội lấy đất sân bay làm sân golf là sai trái, bất hợp pháp, gây nhiều hệ lụy cho người dân".

222222222222222222

Việc tắc nghẽn giao thông ở Thành phố Hồ Chí Minh được cho là có liên quan đến tình trạng quá tải ở sân bay Tân Sơn Nhất

"Và lẽ ra với việc Bộ Giao thông Vận tải bỏ qua trách nhiệm của họ trong vụ này thì người đứng đầu bộ phải từ chức chứ không chỉ trả lại đất rồi thôi".

Thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng - Sài Gòn nói thêm : "Tôi hy vọng là với áp lực mạnh từ phía công luận, Thủ tướng Phúc sẽ buộc quân đội phải thực hiện việc trả lại đất làm sân golf chứ không chỉ dừng lại ở những chỉ đạo ban đầu".

"Nhưng nói thật là trong vụ này, tôi chỉ biết hy vọng chứ chưa biết kết cục ngã ngũ ra sao vì chưa tin tưởng hoàn toàn".

"Trọng trách của Bộ Quốc phòng là bảo vệ tổ quốc, lãnh thổ, nhưng có thể do đường lối, chủ trương của Đảng những năm trước tạo điều kiện cho những người nhân dân quân đội thực hiện lợi ích nhóm".

"Theo như tôi biết, trên thế giới không có nước nào cho quân đội làm kinh tế, ngoại trừ Trung Quốc và Việt Nam".

"Nhưng Trung Quốc đã thấy nguy cơ và bỏ rồi, còn Việt Nam cách đây hai, ba năm có nghị quyết về việc này nhưng rồi tình trạng này vẫn tiếp tục".

Nhà báo Kha Lương Ngãi là một trong những người tuyên bố công khai bỏ Đảng và tham gia các hoạt động chống Trung Quốc.

Cùng thời điểm, nhà báo Huy Đức lên tiếng trên mạng xã hội : "Sân golf xây trong Tân Sơn Nhất cho công luận một cơ hội lớn để lên tiếng".

"Không chỉ là mở rộng Tân Sơn Nhất hay không mà vấn đề chính là cần buộc các cơ quan quyền lực phải tuân thủ quyền lực nhà nước".

"Quân đội cần bao nhiêu đất để phục vụ cho mục đích quốc phòng thì dân sẵn sàng và nhà nước phải đáp ứng liền. Phần đất nào không còn phục vụ cho mục đích quốc phòng thì phải trả lại".

"Nếu muốn sân golf không còn xây trong sân bay, cao ốc không còn mọc ra sau các bức tường quân sự, Chính phủ nên căn cứ Điều 65 của Luật Đất đai & Nghị định số 09/CP (Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký ngày 12/2/1996) để tuyên vô hiệu một số hợp đồng chuyển mục đích và chuyển nhượng đất trái thẩm quyền của một số đơn vị quân đội cũng như của các cơ quan quyền lực khác. Và, từ nay phải nghiêm cấm các đơn vị công an, quân đội, các cơ quan công quyền khác chuyển quyền sử dụng đất hay tự ý thay đổi mục đích sử dụng đất (từ doanh trại, trận địa, trụ sở... sang đất phục vụ cho các nhu cầu dân sự)".

"Các đại biểu Quốc hội không chỉ lên tiếng mà nên ngồi lại soạn thảo một nghị quyết nhằm ngăn chặn tiến trình "dân sự hóa" một cách khuất tất đất quân đội và các loại đất chuyên dùng khác".

Published in Việt Nam
Trang 1 đến 2