Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Thủ tướng lại chỉ đạo không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá

RFA, 20/03/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên hôm 19/3/2024 đã lập lại yêu cầu không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá, không chấp nhận tăng trưởng trước, dọn dẹp sau.

canbo1

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên hôm 19/3/2024 - Courtesy chinhphu.vn

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng độc lập, với hơn 30 năm kinh nghiệm làm trong ngành tài chính ngân hàng tại Mỹ, Đức và Việt Nam, hôm 20/3/2024 khi trả lời RFA cho rằng :

"Thật ra rất dễ để mà nói ‘chúng ta không tăng trưởng bằng mọi giá’, thế nhưng phải có một định nghĩa rõ ràng rằng ‘mọi giá’ đó là ‘giá’ gì ? Đó là ‘giá’ xã hội phải trả, đó là ‘giá’ ảnh hưởng đến đời sống công nhân viên, ‘giá’ phải trả cho môi trường… Nếu nói chung không tăng trưởng bằng mọi giá, có nghĩa chúng ta sẽ tăng trưởng một cách hài hòa hơn, thì cần phải có một định nghĩa rõ ràng, thì lúc bấy giờ các địa phương mới có thể theo sát các chỉ tiêu đó".

Chứ còn cứ nói chung chung thì theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, sẽ không đem lại hiệu quả.

Nhiều năm qua, Việt Nam luôn đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao, thậm chí còn cao hơn dự báo của các Tổ chức Tài chính quốc tế. Đơn cử như năm 2023 Quốc hội Việt Nam đề ra mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 cao hơn cả dự báo của IMF, ở mức 6 - 6,5%. Trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cho rằng, GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,8% trong năm 2024.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho biết thêm về những thiệt hại khi tăng trưởng bằng mọi giá :

"Để đạt được tăng trưởng bằng mọi giá chúng ta sẽ phải hy sinh rất nhiều. Cái thứ nhất, tăng trưởng bằng mọi giá sẽ bất chấp tất cả những hậu quả, kể cả chi phí kinh tế và xã hội… Cụ thể là những vấn đề về môi trường sẽ phải gánh chịu khi tăng trưởng bằng mọi giá, nó để lại hậu quả môi trường bị phá hủy, bị xâm lấn… Ngay cả vấn đề xã hội, nếu chúng ta tìm cách tăng trưởng bằng mọi giá thì có lẽ chúng ta có thể tìm cách tiết kiệm những chi phí an sinh xã hội, để dùng giải quyết những chuyện khác".

Liên quan việc tăng trưởng bằng mọi giá sẽ tác động đến đời sống người dân như thế nào ? Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nói :

"Nói riêng về chất lượng cuộc sống thì tăng trưởng bằng mọi giá sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Tức là con người có thể sẽ trở thành những bộ máy để sản xuất, để kinh doanh. Những vấn đề về tâm linh, văn hóa, tôn giáo, xã hội… có thể sẽ bị ảnh hưởng, vì chúng ta dùng tất cả nguồn lực vào tăng trưởng kinh tế".

Đại biểu Quốc hội Đặng Xuân Phương thuộc đoàn Nghệ An, tại một cuộc họp Quốc hội vào năm 2023 từng nêu câu hỏi : "Có buộc phải hoàn thành tăng trưởng bằng mọi giá ?"

Theo vị Đại biểu này, hiện nay tổng cầu thế giới giảm mạnh, khiến các doanh nghiệp bị sụt giảm đơn hàng. Điều đáng ngại của các nước đang phát triển như Việt Nam không chỉ các đơn hàng phi thiết yếu như dịch vụ du lịch giảm mạnh mà ngay cả lượng đơn hàng thiết yếu như giày dép, quần áo, nông sản chất lượng cao cũng giảm theo.

"Liệu các giải pháp như tăng quy mô tín dụng, giảm lãi suất ngân hàng nhất là đối với doanh nghiệp bất động sản, xuất nhập khẩu có thể giải quyết được căn cơ vấn đề đầu ra cho hàng hóa dịch vụ nước ta lúc này hay không ?" – Đại biểu Quốc hội Đặng Xuân Phương đặt câu hỏi.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương từ năm 1993 đến năm 2002, khi trả lời RFA hôm 20/3/2024 từ Hà Nội, đưa ra nhận định liên quan vấn đề này :

"Các biện pháp đó chắc chắn góp phần giảm được các chi phí đầu vào ở trong nước. Tuy vậy tác động của quốc tế như chi phí logictic và vận tải, tác động của việc an toàn ở biển Đỏ do các tàu vận tải phải đi vòng qua Châu Phi để đến được Châu Âu… là các yếu tố tăng thêm chi phí ngoài khả năng kiểm soát của Việt Nam, đây là các yếu tố bất lợi vì vậy Việt Nam phải đa dạng hóa các thị trường và tìm kiếm các thị trường cho những ngành dệt may, giày da và gỗ… đây là các ngành tạo ra nhiều công ăn việc làm và thu nhập".

Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, các bài học cho thấy tăng trưởng bằng mọi giá sẽ phải trả giá là hiệu quả kinh tế không cao, nợ công tăng lên, các công trình đầu tư vội vã không được hoàn thành… Ông Doanh nói tiếp :

"Ở Việt Nam có hiện tượng chu kỳ của lãnh đạo trong khoảng 5 năm. Mỗi lãnh đạo của tỉnh luôn muốn chứng minh dưới sự lãnh đạo của mình thì nguồn thu ngân sách tỉnh tăng lên, rồi công ăn việc làm… cho nên lãnh đạo đó đã đưa các biện pháp như ưu đãi đặc biệt để thu hút đầu tư nước ngoài, hay cấp đất với giá rất ưu đãi… Bằng cách đó chỉ tiêu trong 5 năm có thể đạt được, nhưng giá phải trả là rất lớn. Tức ngân sách sẽ phải chịu thiệt vì đã giảm giá đất, dưới cả mức quy định của luật pháp…"

Đặc biệt theo ông Doanh, yếu tố bảo vệ môi trường cũng cần phải được chú ý, kiểm soát :

"Cấp tỉnh rất cần các thành tụ để chứng minh kết quả của ban lãnh đạo mới, vì vậy cho nên trong khoảng một thời gian ngắn đã triển khai rất nhiều các biện pháp ưu đãi có thể có tác động ngắn hạn và để lại những hệ quả mà thế hệ sau về môi trường hay nợ nần…"

Vì vậy Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng, Việt Nam cần phải có một chính sách cân bằng hơn đối với đầu tư nước ngoài, chọn lọc hơn đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài quá nhỏ, công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.

Nguồn : RFA, 20/03/2024

************************

Cán bộ cấp chiến lược có là 'tinh hoa' của đất nước ?

RFA, 19/03/2024

Mới đây, tại phiên họp của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng cộng sản Việt Nam, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu cho rằng : ‘Cán bộ cấp chiến lược là tầng lớp 'tinh hoa' của đất nước, có đủ bản lĩnh, phẩm chất, trí tuệ và có uy tín cao để giải quyết những công việc ở tầm chiến lược…’

canbo2

Xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược - một nhiệm vụ trọng yếu của công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện nay

Phó Giáo sư – Tiến sĩ Hoàng Dũng từ Sài Gòn hôm 19/3/2024 cho RFA biết ý kiến :

"Cứ nhìn thấy bao nhiêu cán bộ chiến lược bị ở tù, mà có phải là tù đế quốc thực dân đâu, ở tù chính là do lò ông Trọng đưa vô, rồi biến thành củi của lò ông Trọng… để thấy rằng là cái câu của ông Trọng nói bị chính ông Trọng phản biện một cách mỉa mai như thế nào ?"

Theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Hoàng Dũng, bất kỳ xã hội nào cũng cần cán bộ lãnh đạo có tài, có đức… Nhưng vấn đề ở chỗ trên thực tế, làm thế nào để biến yêu cầu đó thành chuyện thực tiễn, chứ không phải chỉ là mơ ước. Thực tế ở Việt Nam theo ông Dũng điều đó vẫn chỉ là mơ thôi. Ông Dũng nói tiếp :

"Tài đức hay không có thể được đo lường bằng thực tiễn, các ông lãnh đạo làm ăn như thế nào ? Đời sống nhân dân lên đến đâu nhờ vào quyết sách của các ông lãnh đạo ? Cái lò của bác Trọng ngày càng rực lửa cho thấy các cán bộ chiến lược ấy nếu các vị ấy tài đức, thì chắc là chỉ có hai khả năng xảy ra. Một là các ông ấy bị đưa vào lò do oan, hoặc không oan… thì thật sự họ không có tài đức. Càng ngày người dân Việt Nam càng thấy rằng khả năng thứ hai là đúng. Nghĩa là các ông ấy không oan gì hết. Mà có lẽ còn nhiều các vị đáng đưa vô lò mà chưa đưa vô".

Cho nên Phó Giáo sư – Tiến sĩ Hoàng Dũng cho rằng, nói rằng người cán bộ lãnh đạo có tài, có đức… căn bản vẫn chỉ là mơ ước thôi.

Còn Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, đã tự giải thể, hôm 19/3/2024 khi nói với RFA từ Hà Nội cho rằng :

"Mỗi một người nghĩ tinh hoa theo một nghĩa khác nhau. Nếu tinh hoa dịch từ chữ elite chẳng hạn, thì elite không có nghĩa là tinh hoa, là tinh túy, là những gì cao đẹp, hay những gì cao sang nhất… nó chỉ đơn thuần có nghĩa là những người có quyền thế, có quyền lực mà thôi. Tôi không hiểu ông Trọng hiểu thế nào là tinh hoa ?"

Liên quan vấn đề tài đức của cán bộ, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận định :

"Vấn đề có tài, có đức cũng khá là phức tạp. Hiểu thế nào là tài ? ‘Tài’ chỉ là có năng lực, có sáng tạo, sắc sảo trong ra quyết định… thì là một nghĩa. Nhưng chữ ‘tài’ cũng có nghĩa là khôn lõi, biết luồn lách. Cho nên thật sự hoàn toàn phụ thuộc vào người ta hiểu những từ ngữ đấy như thế nào ? Còn về ‘đức’ cũng là một khái niệm khá mù mờ. Nếu người ta hiểu có ‘đức’ nghĩa là phải biết tôn trọng người khác, phải có đạo đức tốt là một chuyện. Nhưng ‘đức’ cũng có thể có nghĩa như thời cổ, là phải tôn trọng vua…"

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ nói cán bộ cấp chiến lược có đủ bản lĩnh, trí tuệ để giải quyết những công việc ở tầm chiến lược… mà ông Trọng còn nói để bảo vệ sự sống còn của chế độ.

Từ Na Uy hôm 19/3/2024, Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ nhận định với RFA :

"Nếu cán bộ cấp chiến lược của Đảng là những người thực sự có đức và có tài, Việt Nam chắc chắn đã trở thành một cường quốc ở khu vực. Ai cũng biết tham nhũng hiện đã trở thành một đại nạn của quốc gia. Tham nhũng hiện diện ở khắp nơi, ở đủ các ban ngành. Tham nhũng đã phá hủy mọi nỗ lực dựng xây đất nước. Ai tham nhũng ? Chỉ có cán bộ mới có cơ hội để tham nhũng. Cán bộ càng ở vị trí trọng yếu càng tham nhũng mạnh. Các vụ như Việt Á hay đại án Trương Mỹ Lan gần đây đã cho thấy một phần của tảng băng chìm".

Cán bộ cấp chiến lược không có đức, nhưng vấn đề quan trọng hơn cho quốc gia theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, là họ cũng chẳng có tài. Chính vì không có tài, nên ngoài những khẩu hiệu hô suông, những chính sách đưa ra liên tục vấp phải những sai lầm lớn hoặc không có tác dụng thúc đẩy phát triển quốc gia. Hậu quả là mức sống của người dân Việt Nam trung bình vẫn còn ở khoảng cách rất xa so với những nước phát triển khác trong khu vực. Vì quá nghèo và thiếu cơ hội phát triển mà rất nhiều người dân Việt Nam mỗi khi có dịp sang nước ngoài thường tìm cách trốn ở lại bất chấp các rủi ro về an ninh. Ông Vũ nói tiếp :

"Muốn biết rằng cán bộ cấp chiến lược của Đảng cộng sản có thực sự là tầng lớp tinh hoa của đất nước hay không thì không khó. Chỉ cần cho các cán bộ cấp chiến lược của Đảng cộng sản ra tranh cử sòng phẳng trong một cuộc bầu cử tự do với các ứng viên độc lập khác.

Nếu các cán bộ của Đảng thể hiện một sự xuất sắc trước công chúng và sau đó thực hiện các chính sách tốt, thì lúc đó mới có thể nói rằng cán bộ chiến lược của Đảng cộng sản là tầng lớp tinh hoa của đất nước".

Nhưng theo ông Vũ, chắc chắn một điều rằng Đảng cộng sản sẽ không tự nguyện mở một cuộc bầu cử tự do để các cán bộ chiến lược của mình ra tranh cử sòng phẳng và tự do. Ông Vũ lý giải :

"Bởi vì làm điều đó là tự sát : đa số cán bộ chiến lược của Đảng cộng sản sẽ rớt. Họ biết chắc điều đó và điều đó đồng nghĩa rằng họ biết rằng các cán bộ chiến lược của họ còn lâu mới đạt tới trình độ mặt bằng trung bình của giới trí thức Việt Nam chứ chưa nói đến là tầng lớp tinh hoa của đất nước".

Theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, nếu Đảng cộng sản có nhiều lãnh đạo có đức, có tài thì đó quả thật là hồng phúc cho dân tộc, và Việt Nam đã nhanh chóng trở thành một quốc gia phú cường từ rất lâu. Thực tế theo ông Vũ đã chứng minh ngược lại, Đảng cộng sản đã đưa Việt Nam đi từ thất bại này đến khủng hoảng khác và hậu quả là khoảng cách về mức sống trung bình giữa người dân Việt Nam và các nước phát triển trong khu vực vẫn còn ở mức rất xa.

Nguồn : RFA, 19/03/2024

Published in Việt Nam

LTS : Báo Financiële Dagblad Hà Lan đã dành hai trang báo để đăng một bài về Việt Nam khi chuyến công du cấp nhà nước của Quốc Vương và Hoàng Hậu Hà Lan bị phía Việt Nam yêu cầu hoãn lại vì "hoàn cảnh nội bộ". 

tangtruong1

Kinh tế Việt Nam nhanh chóng phát triển một phần là do thương mại ngày càng tăng với Châu Âu và Mỹ.

Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh nhất, nhưng gần đây đã có những bất ổn về sức khỏe của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và tình trạng bất ổn về cách tiếp cận chống tham nhũng. Hiện chuyến thăm cấp nhà nước Hà Lan đã bị hoãn lại vào phút cuối ‘vì lý do nội bộ’.

Năm mới 2024 ở Việt Nam bắt đầu với nhiều tin đồn : Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản biến mất ? Lãnh đạo đảng 79 tuổi đã không xuất hiện trước công chúng kể từ cuối tháng 12. Sau khi ông Trọng nhập viện vào tuần thứ hai của tháng Giêng, trên mạng xã hội đã lan truyền tin đồn về sức khỏe và thậm chí cả cái chết của ông. Vài ngày sau, Nguyễn Phú Trọng xuất hiện tại một đại hội Đảng, tuy yếu nhưng khỏe mạnh.

Có nhiều kịch bản khác nhau về nguồn gốc của những suy đoán. Một là chính Nguyễn Phú Trọng đã tung ra tin đồn để xem các phe phái đối địch trong Đảng Cộng sản sẽ phản ứng thế nào nếu ông ra đi sớm hơn trước khi kết thúc nhiệm kỳ – năm 2026. Dù vậy, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang, một thành viên thỉnh giảng tại Viện Iseas-Yusof Ishak của Singapore, tình trạng bất ổn cho thấy đảng vẫn chưa chuẩn bị tốt cho sự thay đổi quyền lực dường như không thể tránh khỏi. Bởi vì rõ ràng Nguyễn Phú Trọng không thể giữ chức Tổng Bí Thư thêm một nhiệm kỳ nữa. Bên cạnh thực tế là ông Trọng đang ở nhiệm kỳ thứ ba – trong khi thực ra chỉ có hai nhiệm kỳ là tối đa – người đàn ông quyền lực nhất Việt Nam đang có sức khỏe yếu.

Điều đáng chú ý là ngày hôm qua chuyến thăm cấp nhà nước dự kiến ​​ca Đức Vua Willem-Alexander và Hoàng hu Máxima ti Vit Nam đã b hoãn li vào phút chót. Đáng l h s đến Vit Nam t ngày 19 đến 22 tháng 3, nhưng chuyến đi đó đã b hy vì lý do nội bộ’. Hiện vẫn chưa rõ chuyện gì đang xảy ra. Người ta cũng chưa biết liệu hai phái đoàn thương mại trùng với chuyến thăm cấp nhà nước có bị hoãn lại hay không. Hà Lan là nhà đầu tư Châu Âu lớn nhất tại Việt Nam.

‘Chính trị vô diện’

Khi Nguyễn Phú Trọng kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2026, nội bộ Bộ Chính trị mới sẽ bổ nhiệm "tứ trụ cột quyền lực" : chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội và Tổng bí thư. Rất có thể người kế nhiệm ông Trọng sẽ là một trong những lãnh đạo hiện nay. Trận chiến sẽ diễn ra ở hậu trường. Nguyễn Khắc Giang cho biết : ‘Việt Nam có chính sách vô danh, không ai muốn công khai thể hiện tham vọng của mình, vì khi đó sẽ nhanh chóng phải rời sân.’ Hơn nữa, ở Việt Nam không có tự do báo chí. Vì chỉ có truyền thông nhà nước nên thường chỉ có kết quả cuối cùng được công bố.

Nếu Nguyễn Phú Trọng từ nhiệm sớm hơn, ông Giang cho rằng xã hội sẽ bất ổn. "Người dân Việt Nam sẽ không bất mãn nhiều về điều đó." Thành quả kinh tế đã rất tốt trong thập niên qua và tình trạng nghèo đói trầm trọng trong quá khứ hầu như đã biến mất.

Việt Nam cũng được hưởng lợi trong những năm gần đây từ việc các công ty đa quốc gia tìm cách ít phụ thuộc hơn vào Trung Quốc trong chuỗi cung ứng, một phần vì căng thẳng địa chính trị giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng gia tăng. Hà Lan là nhà đầu tư Châu Âu lớn nhất tại Việt Nam. Năm ngoái, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng hơn 5%, mặc dù thấp hơn mục tiêu 6,3% do những biến động của kinh tế toàn cầu.

Gabor Fluit, Chủ tịch EuroCham Việt Nam và Giám đốc điều hành khu vực Châu Á của công ty thức ăn chăn nuôi De Heus, nhận định : "Chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam – đã diễn ra trong nhiều năm – cũng có tác động đến nền kinh tế. Chiến dịch này đang gây ra tình trạng bất ổn ở cả cánh tả và cánh hữu, và chiến dịch chống tham nhũng dường như vẫn chưa kết thúc."

Một trong những vụ án tham nhũng lớn nhất được đưa ra xét xử đầu tháng 3 là vụ đại gia bất động sản Trương Mỹ Lan. Bà Lan bị nghi ngờ biển thủ 12 tỷ USD. Nếu bị kết tội, bà Lan, người xuất thân từ một trong những gia đình giàu nhất Việt Nam, có thể phải chịu án tử hình. 85 người khác đang bị xét xử trong vụ án quy mô lớn này, trong đó có 15 nhân viên của ngân hàng trung ương Việt Nam. Những nỗ lực chống tham nhũng hiện nay cũng được tập trung vào khu vực tư nhân đã khiến thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp bị đảo lộn. Các nhà phân tích lo ngại rằng, nếu vẫn tiếp tục, chiến dịch chống tham nhũng sẽ có tác động lớn hơn đến tăng trưởng kinh tế.

Chiến dịch chống tham nhũng của Đảng cộng sản Việt Nam đã khiến hàng trăm quan chức chính phủ cấp cao và cấp cơ sở bị bắt giữ. Ông Fluit cho biết : ‘Đảng muốn gửi tín hiệu rằng họ muốn giữ cho hệ thống càng trong sạch càng tốt. Cũng để thuyết phục người Việt Nam rằng hệ thống độc đảng hiện nay là hệ thống mà nhờ đó Việt Nam có thể trở thành một quốc gia ‘có thu nhập cao’, như Hàn Quốc, Đài Loan hay Nhật Bản, vào năm 2050.’

Việt Nam muốn tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình, như Thái Lan và Philippines. Bước nhảy vọt – giàu trước khi già này phải xảy ra ngay bây giờ : trong 15 đến 20 năm nữa, Việt Nam sẽ phải đối mặt với một xã hội già hóa.

Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đã phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp kể từ những năm 1990 và là một trong những nền kinh tế mới nổi năng động nhất trên thế giới. Kể từ năm 2000, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng trung bình 6,2%/năm, giúp cho Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Hạn chế quyền tự do

Tuy nhiên, vẫn có những xu hướng đáng lo ngại. Ví dụ, Nguyễn Khắc Giang thấy rằng Đảng cộng sản Việt Nam đã có đường lối bảo thủ hơn kể từ năm 2016 và các quyền tự do cá nhân ngày càng bị hạn chế. "Vì Việt Nam đang mở cửa kinh tế nhiều hơn với phương Tây nên đảng cũng lo ngại tư tưởng phương Tây về dân chủ, tự do ngôn luận sẽ thấm vào xã hội".

Theo ông Giang, lãnh đạo hiện nay đang tích cực tìm cách chống lại điều này ; đồng thời quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí đã xuống cấp kể từ năm 2016. Các tổ chức nhân quyền như Tổ chức Theo dõi Nhân quyền và Tổ chức Minh bạch Quốc tế cũng xác nhận điều này. Các nhà hoạt động, nhà báo và những người có quan điểm chính trị khác ngoài Đảng cộng sản Việt Nam thường xuyên bị bắt và giam giữ. Ngoài ra kiểm duyệt hơn trên internet cũng gắt hơn. Ông Giang nhận xét : ‘Trước đây, Việt Nam tự do hơn Trung Quốc, nhưng bây giờ tự do internet ở Việt Nam cũng khá hạn chế.’

Ông Giang cho biết hiện nay thương mại với Hà Nội đang phát triển, EU và Mỹ càng khó chỉ trích Việt Nam gay gắt về vi phạm nhân quyền hoặc thiếu tự do báo chí. Điều này cũng làm đàn áp gia tăng vì có không kiểm tra và ít cân bằng hơn.

Một mặt, Việt Nam mở cửa giao thương với phương Tây nhưng đồng thời cũng cố gắng hết sức để ngăn chặn những ảnh hưởng văn hóa phương Tây. Theo ông Fluit, một người Hà Lan đã sống ở Việt Nam được 16 năm, phần lớn người dân không gặp khó khăn gì trong việc này vì họ thấy đất nước mình đang tiến bộ. ‘Rất nhiều thứ được đầu tư vào giáo dục, giới trẻ nói tiếng Anh tốt. Dân có thể đi du học và du lịch nước ngoài, dân ngày càng có nhiều tiền hơn".

Sợ chiến tranh

Ở một nước vẫn còn lo sợ về một cuộc chiến tranh khác hoặc sự can thiệp từ bên ngoài. ‘Những người trên 50 tuổi vẫn có thể nhớ về những thời điểm này, chẳng hạn như Chiến tranh Việt Nam. Họ nói với những người trẻ rằng họ nên trân trọng sự tự do và hòa bình tương đối mà họ lớn lên’, Fluit nói.

Lý do tồn tại của hệ thống hiện tại phụ thuộc vào mọi việc ở Việt Nam đang diễn ra tốt hay xấu như thế nào, ông Fluit cho rằng : ‘Có nhiều điều tốt đẹp đang diễn ra, nhưng cũng cần phải làm ngày càng tốt hơn. Chính phủ nhận thức được điều này." Theo ông, ở Việt Nam có một bầu không khí tích cực về kinh tế đang phát triển.

Ông Giang cũng cho rằng chỉ cần có tăng trưởng thì người dân sẽ ít bất bình. Rủi ro duy nhất là sự đấu đá nội bộ xem ai sẽ là người kế vị Nguyễn Phú Trọng. ‘Điều này có thể dẫn đến một số xung đột ở cấp cao nhất, sau đó lan sang cả xã hội. Nhưng điều đó sẽ không diễn ra nhanh như vậy."

Marianne Slegers

Nguyên tác : Het Financiële Dagblad – Onzekerheden overschaduwen het groeiwonder van Vietnam, 17/03/2024

Published in Diễn đàn

Kinh tế đầu tư trực tiếp từ nước ngoài của Việt Nam thay đổi thế nào để vượt qua khủng hoảng tăng trưởng ?

Kinh tế Việt Nam, trong đó khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là một trụ cột chủ yếu, phát triển theo mô hình Trung Quốc, cho thấy một chế độ cộng sản chấp nhận "tư bản" như một động lực tăng trưởng để củng cố nó cho đến lúc trở thành công cụ tranh giành ảnh hưởng với chế độ dân chủ phương Tây. Trong bối cảnh mới, FDI sẽ vẫn quan trọng cho tăng trưởng nhưng đòi hỏi Việt Nam cần phải đặt quyền tự quyết của quốc gia trên ý thức hệ trong quan hệ với các nước lớn, Trung Quốc và Phương Tây. Trong đó, tận dụng cơ hội để nâng cấp quan hệ chiến lược với Mỹ sẽ tạo ra khác biệt và, đó là sự thay đổi cần thiết để cải thiện chất lượng tăng trưởng.

tangtruong1

Công nhân làm việc trong một nhà máy lắp ráp ô tô của hãng Ford ở Hải Dương năm 2017 (minh họa) - AFP

Việt Nam được quốc tế, các quốc gia và các tổ chức toàn cầu như Ngân hàng thế giới WB hay Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF, đánh giá là một câu chuyện phát triển thành công. Đường lối Đổi mới kinh tế, mở cửa và cải cách, do Đảng cộng sản khởi xướng từ năm 1986 trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hoá thuận lợi, "thế giới phẳng" đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng hơn hai thập kỷ. Từ năm 2002 đến 2020, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP đầu người tăng 3,6 lần, đạt gần 3.700 đô la Mỹ (USD). Tỷ lệ nghèo (theo chuẩn 3,65 Đô la Mỹ/ngày, theo sức mua tương đương của tiền Đồng VN so với USD năm 2017, giảm từ hơn 14% năm 2010 xuống còn 3,8% năm 2020… Sự thành công trên có vai trò đóng góp lớn của khu vực kinh tế có đầu tư nước ngoài (ký hiệu FDI), một trụ cột chủ lực tăng trưởng kinh tế, chiếm hơn 20% tổng GDP và khoảng 72% tổng giá trị xuất khẩu, khoảng 50% sản lượng công nghiệp. Doanh nghiệp FDI chi phối 12/24 phân ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ; đóng vai trò chi phối ở 4/5 ngành công nghiệp xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là dệt may, da giày, điện tử và sản xuất đồ gỗ…

Khi FDI đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, Chính phủ Việt Nam luôn thể hiện nhất quán chính sách khuyến khích khu vực kinh tế này. Trong bối cảnh toàn cầu "không thuận lợi" như hiện nay khi dòng vốn FDI được dự báo đang suy giảm, đã có hai hội nghị với doanh nghiệp FDI được tổ chức với sự tham dự của ông Thủ tướng. Tháng 9/2022 trong hội nghị về chủ đề "Vượt qua thử thách, nắm bắt cơ hội, hợp tác phát triển" ông Thủ tướng đề nghị các nhà đầu tư hãy giữ vững niềm tin khi làm ăn tại Việt Nam, cùng chia sẻ lợi ích, rủi ro. Cuối tháng 4/2023, tại buổi gặp gỡ nghe ý kiến của họ ông Thủ tướng hứa Chính phủ sẽ sớm đưa ra giải pháp thu hút đầu tư, các hỗ trợ khác ngoài thuế trên cơ sở không trái các quy định quốc tế, chẳng hạn như "thuế tối thiểu toàn cầu", hài hòa lợi ích và bình đẳng giữa các doanh nghiệp và cam kết "không hình sự hoá các quan hệ kinh tế"…

Chính sách phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và khu vực FDI nói riêng có nguồn gốc từ Mô hình Trung Quốc "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" trong đó có hai điểm then chốt, một là củng cố vai trò của Đảng CS để phát triển đất nước, hai là chính sách "cải cách và mở cửa" dựa trên tư tưởng thực dụng được đề xướng bởi Đặng Tiểu Bình để vượt qua một mâu thuẫn lớn về ý thức hệ, mở cửa cho tư nhân tham gia vào các hoạt động kinh tế, khuyến khích làm giầu và mở cửa với thế giới bên ngoài để du nhập những kiến thức, phát minh mới và thu hút vốn của thế giới tư bản. Trong thời kỳ cao trào toàn cầu hóa và quan niệm của phương Tây rằng hội nhập kinh tế sẽ dẫn đến cải thiện đời sống xã hội và chính trị, nhờ chính sách nêu trên Trung Quốc đã thành công trong hội nhập với thế giới, đưa đất nước lên đến vị trí nền kinh tế thứ hai toàn cầu, hàng trăm triệu dân thoát nghèo, là một đối tác quan trọng của thế giới trong các lĩnh vực từ tài chính đến công nghiệp hàng không, không gian, công nghệ kỹ thuật số...

Mô hình Trung Quốc đã trở thành công cụ tranh giành ảnh hưởng với phương Tây với những đặc trưng như "tư bản" không nhất thiết cần "tự do" và thịnh vượng kinh tế đồng thời với bộ máy kiểm soát tinh vi mọi hoạt động trong xã hội dân sự, trong kinh tế cũng như đời sống cá nhân. Trung Quốc muốn chứng minh điều ngược lại với chế độ dân chủ rằng một chế độ độc đoán, chuyên chế bởi Đảng cộng sản cũng có thể đem lại thịnh vượng cho người dân. Tuy nhiên, các nước phương Tây đã "thay đổi thái độ" sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền năm 2012 khi những sự kiện như nạn cưỡng bức lao động ở Tân Cương, dân chủ bị bị bóp ngẹt ở Hồng Kông, đe doạ an ninh hàng hải quốc tế, tranh giành chủ quyền hải đảo, thái độ ủng hộ Putin trong cuộc chiến Nga – Ukraine…

Bối cảnh như vậy khiến phương Tây và Mỹ đã coi Trung Quốc như "đối thủ cạnh tranh chiến lược" trong quan hệ quốc tế và áp đặt những điều kiện như tăng thuế, hạn chế xuất khẩu công nghệ cao như chíp, thậm áp dụng tiêu chuẩn về dân chủ, nhân quyền trong thương mại, đầu tư… Việt Nam đang chịu ảnh hưởng bởi điều này. Chẳng hạn, mới đây nhất, ngành dệt may và giày dép xuất khẩu của Việt Nam bị tác động mạnh do Mỹ siết chặt thêm việc nhập khẩu bông vải từ khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc theo Đạo luật Ngăn chặn lao động cưỡng bức Người Duy Ngô Nhĩ – (UFLPA). Chẳng hạn, các lô hàng dệt may và giày dép nhập khẩu trị giá 15 triệu USD bị tạm giữ theo Đạo Luật UFLPA với hơn 80% là hàng nhập từ Việt Nam… Hậu quả làm tình hình thêm trầm trọng khi từ tháng 10 năm ngoái đến nay, ngành dệt may & giày dép xuất khẩu của Việt Nam đã phải cắt giảm 90 ngàn lao động do giảm đơn hàng toàn cầu…

Thực tế cho thấy quan hệ kinh tế quốc tế dần mang màu sắc chính trị ngày càng đậm nét. Người ta không chỉ nói về sự kết thúc của thời kỳ đỉnh cao toàn cầu hoá, sự lo lắng cao độ về xung đột khu vực như chiến tranh Nga – Ukraine ở Châu Âu, mà còn chú ý tới sự cạnh tranh ý thức hệ sẽ định hình tương lai trật tự thế giới thế nào. Việt Nam, phát triển theo mô hình Trung Quốc bởi sự tương đồng về chế độ chính trị, nhưng lại là quốc gia có vị trí địa chính trị trong chiến lược xoay trục sang Châu Á của Mỹ nói chung và liên minh an ninh Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương nói riêng. Những năm gần đây Mỹ đang thể hiện sự quan tâm nâng cấp quan hệ với Việt Nam vơi những dấu hiệu rõ ràng bởi động thái ngoại giao mạnh và dồn dập : Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đến Việt Nam tháng 8/2021, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken mới có chuyến thăm vào tháng 4/2023 với dự định nâng cấp quan hệ "đối tác chiến lược", dự lễ khởi công xây dựng Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội được cho là lớn nhất Đông Nam Á, lời mời thăm của hai nguyên thủ của hai nước… Đáng chú ý một phái đoàn gồm hơn 50 doanh nghiệp Mỹ, bao gồm các hãng quốc phòng, công nghệ, dược phẩm như SpaceX, Netflix, hay Boeing đã đến Việt Nam trong tuần tới để tìm cơ hội đầu tư và thương mại. Đây là phái đoàn doanh nghiệp Mỹ "lớn nhất từ trước đến nay" của Mỹ đến Việt Nam phản ánh dấu hiệu tăng cường phát triển kinh tế giữa hai nước trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ - Trung…

Liệu đây có là cơ hội đang mở ra rõ rệt để thay đổi kinh tế Việt Nam, bao gồm cả khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), một trụ cột chủ yếu của nền kinh tế, hay không dường như còn tuỳ thuộc vào phía Việt Nam, trong đó ý thức hệ là rào cản lớn. Việt Nam duy trì nỗ lực là nền kinh tế mở lớn có Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP trên 200%, đã tham gia đàm phán và ký kết 17 Hiệp định tự do thương mại (FTA) với khoảng 60 nền kinh tế và đang tiếp tục nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng, mở rộng thị trường xuất khẩu… Gần đây, trên diễn đàn ý kiến thảo luận về mối liên hệ giữa phát triển kinh tế và chuyển đổi dân chủ thông qua những bài học kinh nghiệm "độc tài, hóa rồng và dân chủ" ở Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore đã được quan tâm. Nhưng thực tế cho thấy răng, mặc dù cả Mỹ và Việt Nam đều cam kết tôn trọng sự khác biệt chế độ chính trị trong bang giao, nhưng liệu giới lãnh đạo có thể coi đây là thời cơ để thay đổi hay không khi những vấn đề gai góc về tự do biểu đạt, tôn giáo, nhân quyền còn gây tranh cãi về sự vi phạm.

Chúng ta sẽ cùng bàn thảo trường hợp lĩnh vực địa ốc khi nó được coi là trụ cột tăng trưởng nội cũng đang rơi vào khủng hoảng, để có thể lý giải thấu đáo căn nguyên để thay đổi cần thiết cho tăng trưởng kinh tế bền vững.

Phạm Quý Thọ

Nguồn : RFA, 03/05/2023

Phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm Quý Thọ : nguyên Trưởng Khoa Chính sách Công, Học Viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch- Đầu tư, Việt Nam

Published in Diễn đàn
dimanche, 23 avril 2023 21:38

Cơn nghiện Dopamine tăng trưởng

Hôm nay chúng ta sẽ thảo luận đôi chút về một số vấn đề kinh tế vĩ mô và dùng nó vào việc giải thích phần nào và nêu ra giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam.

THAILAND-DEMO-IMF

Đại diện các nông dân Lào, Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan biểu tình chống lại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới trước trụ sở của Ngân hàng Thái Lan tại Bangkok vào ngày 13/8/1999. (Ảnh minh họa : AFP / Pornchai Kittiwongsakul)

I. Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 và bộ ba bất khả thi

Thái Lan là nơi khởi điểm của cuộc khủng hoảng này. Lúc đó ngân hàng trung ương Thái vẫn duy trì ba chính sách tiền tệ :

1. Chính sách tiền tệ độc lập (không có sự gắn kết chặt chẽ với các định chế tài chính trong khu vực) ;

2. Chế độ tỷ giá hối đoái cố định 1 USD (dollar Mỹ) = 25 THB (baht Thái) ;

3. Hội nhập tài chính hoàn toàn (dòng vốn được tự do dịch chuyển giữa nền kinh tế Thái và quốc tế) và nền kinh tế Thái tăng trưởng chủ yếu dựa vào bất động sản.

Bây giờ chúng ta thử phân tích căn bệnh của nền kinh tế Thái trước khi đi vào câu chuyện tấn công tiền tệ (hay còn gọi là tấn công đầu cơ). Nền kinh tế Thái tăng trưởng nhờ hai con đường chính là bất động sản và hoạt động đầu tư gián tiếp từ nước ngoài. Hoạt động đầu tư gián tiếp từ nước ngoài mang lại nguồn ngoại tệ dồi dào cho Thái còn bất động sản giống như người anh em song sinh của nó là chứng khoán tài chính, không tạo ra tài sản thực cho xã hội nhưng nó giúp làm đẹp bản cân đối quốc gia và tạo cảm giác rằng nền kinh tế đang phát triển tốt từ đó thu hút dòng vốn ngoại đổ vào nền kinh tế (trước cuộc khủng hoảng từ năm 1985 đến năm 1995, nền kinh tế Thái liên tục tăng trưởng bình quân 9% hàng năm, được xem là một con hổ của Đông Nam Á).

Đầu tiên, xin bàn đến căn bệnh dai dẳng, không có thuốc chữa của mọi nền kinh tế, đó là lạm phát. Lạm phát có thể đến từ nhiều nguyên nhân, ở trường hợp Thái Lan vào trước cuộc khủng hoảng diễn ra, lạm phát đến từ việc nước này cố gắng duy trì bộ ba chính sách bất khả thi với tỷ giá hối đoái 1 USD ăn 25 THB. Đây là một mức tỷ giá được coi là hấp dẫn đối với các nhà đầu tư bằng nguồn vốn gián tiếp (cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, các giấy tờ có giá khác được định giá bằng đồng baht) vào Thái Lan. Chính sách kinh tế lúc đó của Thái Lan là khuyến khích các nhà đầu tư tăng đầu tư vào nước họ, từ đó họ có thể tận dụng nguồn vốn nước ngoài để phát triển bất động sản (ngành dễ phát triển nhất nhưng lại vô dụng nhất) bằng cách nâng lãi suất cao hơn so với các nước phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Âu. Do chính sách tự do hóa tài chính mà dòng vốn ngoại đổ vào Thái Lan nhiều gây áp lực tăng giá đồng baht. Để bảo vệ chính sách tỷ giá cố định, Thái Lan đã thi hành chính sách can thiệp không vô hiệu hóa (unsterilized exchange interventions) bằng cách bán nội tệ và mua vào ngoại tệ. Sai lầm ngớ ngẩn nhất đó là họ đã không thi hành thêm chính sách thanh khoản đối ứng (chính sách này liên quan đến nghiệp vụ thị trường mở, khi gặp áp lực tăng giá nội tệ, ngân hàng sẽ bán giấy tờ có giá và thu vào nội tệ) để ngăn chặn nguy cơ lạm phát, một mình công cụ lãi suất cao cũng không thể ngăn chặn được nguy cơ này, thậm chí trong trường hợp của Thái Lan, lãi suất cao tương đối so với các nước phát triến còn "khuyến khích" dòng vốn ngoại đổ vào nhiều hơn và gây nguy cơ lạm phát cao hơn. Khi thị trường đẹp thì cái gì cũng là hoa hồng cả, chính phủ và ngân hàng trung ương thường "thả phanh" để nền kinh tế tăng trưởng bất chấp cả lạm phát, điều này được gọi là "tư duy nhiệm kỳ", kinh tế tăng trưởng tốt thì chính phủ lại được người dân tín nhiệm và bầu thêm một nhiệm kỳ mới.

Cần giải thích tại sao cần chính sách thanh khoản đối ứng một chút. Khi ngân hàng trung ương thực hiện chính sách can thiệp không vô hiệu hóa trên thị trường ngoại hối nhằm ngăn chặn áp lực tăng giá đồng nội tệ. Đầu tiên ngân hàng nhà nước đã chuyển lượng nội tệ dự trữ ra nước ngoài thông qua thị trường giao dịch ngoại hối và thu về lượng ngoại tệ đã mua được. Sau đó hoạt động xuất khẩu của quốc gia mang lại nguồn ngoại tệ mới và các doanh nghiệp có nhu cầu đổi ngoại tệ sang nội tệ để tái đầu tư (họ đâu được dùng ngoại tệ để giao dịch trong nước vì đồng tiền còn thể hiện chủ quyền quốc gia). Con đường thứ hai là các nhà đầu tư nước ngoài mua chứng khoán nội địa tại Thái được định giá bằng đồng baht cũng có nhu cầu lớn về nội tệ Thái. Hai điều này làm tăng áp lực lạm phát khi thị trường nội địa không kịp phát triển để hấp thụ lượng nội tệ được bơm vào quá nhiều. Vì thế ngân hàng trung ương mới cần nghiệp vụ thị trường mở để hấp thụ giúp thị trường nội địa lượng nội tệ dư thừa trong thị trường. Ở trường hợp của Thái Lan trước khủng hoảng, tỷ giá của Thái được neo ở mức tỷ giá cao, không phù hợp nhiều cho hoạt động xuất khẩu, nó phù hợp với hoạt động đầu tư gián tiếp từ nước ngoài hơn, đó cũng là điểm bất hợp lý mà các nhà đầu cơ đã nắp thóp nền kinh tế để chuẩn bị cho cuộc tấn công tiền tệ.

Vừa rồi chúng ta đã phân tích căn bệnh lạm phát có thể trở nên trầm trọng khi ngân hàng trung ương cố gắng giữ vững bộ ba bất khả thi, tôi sẽ minh định lại để quý đọc giả hiểu hơn trước khi chúng ta qua căn bệnh thứ hai. Đầu tiên, việc duy trì một mức tỷ giá cao của Thái nhằm ấn định đồng baht được làm cao giá, từ đó thu hút nguồn vốn nước ngoài. Tiếp theo, chính sách tiền tệ độc lập, không phụ thuộc vào một liên minh tiền tệ nào đã làm Thái điều chỉnh chính sách kinh tế thuận chu kỳ với lãi suất thấp (tuy nó vẫn cao hơn các nước phát triển khác dẫn đến dòng vốn nước ngoài đổ vào nhiều, lãi suất thấp còn khuyến khích các doanh nghiệp đi vay, từ đó làm tăng áp lực lạm phát) và chính sách không vô hiệu hóa. Thứ ba, hội nhập tài chính hoàn toàn (còn gọi là tự do hóa dòng vốn) làm cho chi phí giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài thấp, các rào cản tài chính không đáng kể đã thúc đẩy dòng vốn nước ngoài đổ vào Thái Lan quá nhiều (nhưng không bền vững vì bản chất của dòng vốn này là đầu tư gián tiếp qua các loại giấy tờ có giá).

Căn bệnh thứ hai của Thái là nền kinh tế yếu kém và phụ thuộc quá nhiều vào một ngành nhất định. Cũng như căn bệnh Hà Lan (mời xem lại bài viết "Gấu Nga trong cuộc thư hùng kinh tế), việc nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào bất động sản sẽ gây ra những hậu quả vĩ mô :

1. Nguồn lao động đổ dồn vào một ngành có khả năng sinh lợi cao làm tăng tiền lương cho người lao động và gây áp lực tăng lạm phát và lãi suất. Lý do tiền lương tăng đồng nghĩa sức mua tăng, sức mua tăng nhưng nền kinh tế chỉ chú trọng vào ngành không tạo ra tài sản thực như bất động sản thì phải tăng cường tiêu dùng hàng hóa nước ngoài, cộng thêm chính sách tỷ giá cố định, ngân hàng trung ương sẽ mau chóng cạn dự trữ ngoại hối vì nhu cầu ngoại tệ của các nhà nhập khẩu tăng, ngoại tệ hết thì hàng hóa khan hiếm và lạm phát tăng. Lạm phát tăng thì lãi suất danh nghĩa phải tăng để bù vào sự mất giá của đồng tiền dẫn tới hậu quả một đất nước có lãi suất cao (không kích thích doanh nghiệp đi vay để phục hồi nền kinh tế) và đình lạm (lạm phát và thất nghiệp đều cao khi ngành chủ lực đổ vỡ).

2. Quá trình phi công nghiệp hóa dẫn tới hậu quả ngành công nghiệp sản xuất bị đình trệ, xuất khẩu dần đóng góp ít hơn cho GDP quốc gia, hàng hóa nội địa dần trở nên khan hiếm, cuối cùng là tăng nhập khẩu. Nhập khẩu tăng làm cho thâm hụt tài khoản vãng lai dẫn tới một đầu nguồn thu nhập ngoại tệ bị tắc, chỉ còn một đầu là từ dòng vốn đổ vào nước ngoài. Quốc gia nào có đầu thu nhập ngoại tệ từ xuất khẩu bị tắc thực sự gặp rủi ro lớn trong ngắn hạn vì dòng vốn đầu tư gián tiếp rất nhạy cảm, nó có thể rút khỏi đất nước bất cứ lúc nào (trừ khi nước đó có ít nhất một trung tâm tài chính quốc tế lớn) trong khi thu nhập ngoại tệ đến từ xuất khẩu tuy có thể bị ảnh hưởng từ tình hình kinh tế thế giới trong dài hạn nhưng ít nhất không đe dọa nền kinh tế nội địa trong ngắn hạn nhiều như dòng vốn gián tiếp.

Từ đây cơn ác mộng bắt đầu, các nhà đầu cơ đã nhìn thấy nền kinh tế Thái tăng trưởng quá nóng vì phụ thuộc nhiều vào bất động sản, họ âm thầm chuẩn bị tạo một lực bán lớn (tấn công tiền tệ).

Với những nhà đầu cơ bình thường, họ sẽ đến ngân hàng trung ương Thái đổi 25 THB (25 baht này có thể đến từ vốn tự có của họ hoặc họ đi vay ngân hàng) thành 1 USD và chờ đợi.

Những nhà đầu cơ chuyên nghiệp thì sẽ sử dụng hợp đồng phái sinh, họ vay ngân hàng trung ương Thái 25 THB và ký với ngân hàng trung ương Thái một (hay nhiều) hợp đồng kỳ hạn với điều khoản trong tương lai họ có quyền bán 25 THB và thu về 1 USD.

Có nhà đầu cơ nào sử dụng hợp đồng quyền chọn không ? Đương nhiên là có, họ phải thiết lập vị thế mua với kỳ vọng rằng trong tương lai đồng baht sẽ giảm giá (dẫn đến USD tăng giá tương đối so với THB). Hành động mà họ làm lúc này là đầu cơ triệt để tức là thiết lập vị thế đầu cơ giá lên bằng cả hai cách bán quyền bán và mua quyền mua. Họ vay ngân hàng 25 baht, sau đó dùng nó để gom quyền mua lại với quy định trong hợp đồng là người nắm giữ sau này có quyền đổi 25 baht lấy 1 USD. Song song với đó, họ tạo hợp đồng quyền chọn bán và bán nó càng nhiều càng tốt để thu hồi và nắm giữ 25 baht (thường phí quyền chọn rất rẻ, chỉ bằng 10% so với tài sản thực, như vậy họ chỉ cần bán hết 10 quyền bán là có vốn để thực hiện quyền mua trong tương lai).

Những nhà đầu cơ khác liên tục bán khống theo phương thức vay nợ để vét sạch các tài sản được định giá bằng THB và liên tục đặt lệnh bán trên thị trường với kỳ vọng trong tương lai đồng THB giảm giá thì họ sẽ thu được một khoản lời lớn.

Cuộc "bòn rút" ngoại tệ và bán tháo tài sản được định giá THB của các nhà đầu cơ đã diễn ra khi họ nhìn thấy những điểm yếu chết người từ nền kinh tế Thái từ chính sách kinh tế vĩ mô không bền vững cho đến thông tin bất cân xứng đã khuyến khích các nhà đầu cơ tích trữ trong hoàn cảnh bất ổn. Điều gì đến cũng sẽ đến, vào ngày 14/5/1997, nền kinh tế Thái bị tấn công đầu cơ với quy mô lớn.

Ngày 30/6/1997, thủ tướng Chavalit Yongchaiyudh tuyên bố sẽ không phá giá baht. Lời tuyên bố này đã "giúp" ngân hàng Thái nhanh chóng cạn dự trữ ngoại hối đến mức "hòm chiến tranh" (khoản dự trữ ngoại tệ dự trù cho những trường hợp bất trắc xảy ra) đứng trước nguy cơ bị vét sạch. Ngân hàng trung ương Thái thật sự khủng hoảng, họ phải cùng các ngân hàng khác trong khối ASEAN và một số ngân hàng thuộc các nước Đông Bắc Á như Hàn Quốc, HongKong tổ chức Hội nghị cấp cao Đông Á Thái Bình Dương EMEAP nhằm dàn xếp một khoản vay ngoại tệ khẩn cấp, tuy nhiên kết quả thất bại và ai về nhà lo thân người đó. Ngân hàng Thái hết cách, phải tăng lãi suất hòng nâng giá khoản vay với hy vọng khoản vay đắt hơn sẽ khiến các nhà đầu cơ nhụt chí trong cuộc tấn công. Nhưng các thật tiếc cho ngân hàng Thái, các nhà đầu cơ là những người tuy hành động có tính bầy đàn nhưng những người dẫn đầu cuộc chiến lại duy lý, họ đã hiểu ngay rằng việc một ngân hàng phải nâng lãi suất trong một hoàn cảnh kinh tế bi đát chỉ có thể gợi ý một điều : lãi suất là vũ khí cuối cùng mà ngân hàng đó có. Lực bán lúc đó không những giảm mà còn tăng mạnh thêm.

Cuối cùng, không thể chịu nổi cuộc tấn công này, Thái Lan phải thả nổi đồng baht khiến giá đồng baht mất giá gần 50%, lúc đó 1 USD = 50 THB và nhà đầu cơ thắng lớn. Đa số sẽ có doanh thu ở mức 50 baht và lời dưới mức 25 baht vì họ đã nắm giữ 1 dollar cho đến khi đồng baht mất giá 50%, sau đó họ đổi 1 USD lấy 50 THB, trừ đi 25 baht đã đi vay và chi phí lãi suất, cuối cùng họ gom tiền và đổi về sang dollar và rút khỏi thị trường. Trong khi đó người thắng nhiều nhất là những nhà đầu cơ đã sử dụng quyền chọn, Lúc họ sử dụng các công cụ đòn bẩy để bán 25 baht (từ việc họ mua quyền mua), thực chất lực bán của họ lúc đó là 100% tức là phí họ bỏ ra 10%, 90% lực bán là họ mượn từ thị trường (từ việc họ bán quyền bán), như vậy khi họ đi vay nợ 25 baht để bán 25 baht đó trong tương lai, họ thực chất đã lời 250 baht vào thời điểm đó.

Khi đồng baht mất giá, 1 USD ăn 50 baht, họ lời đến tận 500 baht. Lý do họ lời như vậy là khi họ mua quyền mua, họ có quyền yêu cầu ngân hàng đổi 1 USD lấy 50 baht, chi phí mua 1 quyền chọn mua là 2,5 baht, vậy có 10 quyền chọn được mua (vì họ vay 25 baht lúc ban đầu) vậy là họ lời 500 baht. Còn khi họ bán quyền bán thì lúc đó đồng baht đã giảm giá quá nhiều nên ngân hàng sẽ từ chối thực hiện quyền chọn và họ bảo toàn phí quyền chọn mà họ đã kiếm được, với 10 quyền chọn như vậy, họ đã lời 25 baht. Sau đó họ chỉ việc trả lại 25 baht đã vay cùng với phí sinh ra từ lãi suất của ngân hàng, cuối cùng đổi số baht còn lại sang USD và rút, để lại một thị trường Thái hoang tàn đổ nát từ bất động sản cho đến thị trường chứng khoán.

Đương nhiên có nhiều cách khác để kiếm lời từ hoạt động đầu cơ, nhưng trong phạm vi bài viết tôi sẽ không giới thiệu thêm vì nó khá khó với trình độ đại chúng và tôi cũng không muốn công cụ này rơi vào tay những người có đạo đức kém, họ sẽ dùng nó để phá hoại nền kinh tế non trẻ của Việt Nam.

tangtruong2

Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương Việt Nam không hoàn toàn độc lập khỏi quyết định của chính phủ nhưng lại hoàn toàn độc lập với các định chế tài chính khác trong khu vực

II. Kinh nghiệm nào cho Việt Nam ?

Hiện tại thị trường Việt Nam không có các cơ chế khuyến khích hoạt động đầu cơ và bán khống, trong khi đó chính sách tiền tệ của Việt Nam có những đặc điểm như sau :

1. Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương không hoàn toàn độc lập khỏi quyết định của chính phủ nhưng lại hoàn toàn độc lập với các định chế tài chính khác trong khu vực ;

2. Chế độ tỷ giá hối đoái là thả nổi có quản lý với biên độ hẹp, gần với họ tỷ giá cố định,

3. Hội nhập tài chính không hoàn toàn vì có nhiều rào cản gây khó khăn cho đầu tư gián tiếp.

Như chúng ta có thể thấy, chính sách tiền tệ của Việt Nam là một dạng chính sách lưng chừng, giao động giữa ba đỉnh của một tam giác nên nó không thể phát huy hoàn toàn cũng như không gây rủi ro quá lớn cho nền kinh tế. Nhưng nó lại không phải là một chính sách tốt cho dài hạn.

Thứ nhất về chính sách tỷ giá hối đoái, việc liên tục một tỷ giá thấp có biên độ ổn định tuy có lợi thế về ngoại thương, đầu tư trực tiếp và ít có nguy cơ bị tấn công đầu cơ (tấn công đầu cơ chỉ xảy ra tại những nước neo đồng tiền với tỷ giá hối đoái cao một cách giả tạo so với năng lực thật sự của nền kinh tế) nhưng nó khiến nền kinh tế vĩ mô dễ bị lây lan hai căn bệnh của nền kinh tế là lạm phát và thất nghiệp.

Căn bệnh 1 : lạm phát. Giả sử lạm phát tại Mỹ cao hơn lạm phát tại Việt Nam, điều này dẫn tới giá hàng hóa Mỹ đắt một cách tương đối so với giá hàng hóa tại Việt Nam. Hệ quả là người dân Mỹ tăng cường tiêu dùng hàng hóa Việt Nam từ đó tăng nhập khẩu hàng Việt. Nếu ngân hàng trung ương không can thiệp, tỷ giá hối đoái sẽ làm công việc của nó thông qua hoạt động ngoại thương. Khi Mỹ tăng nhập khẩu hàng hóa Việt Nam thì Việt Nam có nguồn thu nhập dollar dồi dào và điều này làm cho tỷ giá hối đoái bị giảm dẫn tới đồng dollar bị yếu đi và đồng VNĐ mạnh lên, điều này làm giá hàng hóa của Việt Nam nhập vào Mỹ trở nên đắt hơn giá hàng hóa Mỹ. Nhưng nếu ngân hàng trung ương can thiệp bằng cách mua vào lượng dollar mới thu được từ hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thì điều này sẽ khiến tỷ giá luôn được giữ vững, nhu cầu hàng hóa Việt Nam của người Mỹ vẫn cao dẫn tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam và các doanh nghiệp phải tăng cường sản xuất để phục vụ cho xuất khẩu hơn là phục vụ nhu cầu nội địa, hệ quả là giá hàng hóa nội địa Việt Nam trở nên đắt hơn và dẫn tới lạm phát do khả năng sản xuất không theo kịp tốc độ thu nhập quốc gia.

Căn bệnh 2 : thất nghiệp. Giả sử tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ cao hơn tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam. Điều này dẫn đến thu nhập quốc dân tại Mỹ giảm, người dân thắt chặt nhu cầu chi tiêu và hạn chế nhập khẩu hàng hóa Việt Nam. Việt Nam không xuất khẩu hàng hóa dược qua Mỹ thì không thu được ngoại tệ dẫn tới tỷ giá hối đoái tăng làm đồng dollar mạnh hơn đồng VNĐ. Khi đồng VNĐ yếu hơn đồng dollar thì Mỹ sẽ lại nhập khẩu hàng Việt Nam để phục vụ nhu cầu mua hàng giá rẻ của quốc dân. Nhưng nếu ngân hàng trung ương Việt Nam vẫn duy trì tỷ giá hối đoái cố định thì sao ? Lúc này, không có sự can thiệp của tỷ giá, việc nhập khẩu hàng hóa Việt Nam của Mỹ ngày càng giảm dẫn tới một lượng lớn nhân công tại Việt Nam trở nên thừa mứa và bị sa thải, như vậy căn bệnh thất nghiệp đã lây lan từ Mỹ sang Việt Nam. Cuối năm 2022, chúng ta đã có dịp chứng kiến các đơn hàng nước ngoài ngày càng ít đi trong khi công nhân Việt Nam lũ lượt về quê cũng là vì nguyên nhân này.

Thứ hai, chính sách tiền tệ không độc lập với chính phủ của ngân hàng trung ương Việt Nam có thể bị ảnh hưởng bởi tư duy nhiệm kỳ và sẽ có xu hướng ra những chính sách thuận chu kỳ nền kinh tế khiến nền kinh tế tăng trưởng quá nóng rồi lại mất thời gian rất lâu để phục hồi. Vào những năm 2019 - 2022, chúng ta đã chứng kiến sự tăng trưởng quá nóng của bất động sản để rồi bây giờ rơi vào tình trạng đóng băng khiến nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Việc độc lập khỏi các định chế tài chính khác trong khu vực có thể khiến ngân hàng trung ương Việt Nam "bơ vơ" và thiếu sự giúp đỡ kịp thời nếu gặp vấn đề tài chính.

Thứ ba, hội nhập tài chính không hoàn toàn thì đây là một chính sách đúng vì bản chất của các dòng vốn gián tiếp là cơ hội, nó luôn tìm cơ hội để kinh doanh chênh lệch giá giữa các quốc gia để kiếm lời, những nước có nền tảng kinh tế yếu kém nếu bị tấn công tiền tệ sẽ rất dễ rơi vào tình trạng phá sản.

Chính vì lẽ đó, việc tưởng tượng Việt Nam sau này phát triển (phát triển đồng nghĩa đồng nội tệ trở nên mạnh hơn) có vài cái đảo như Singapore không được khả thi lắm vì chính bản thân nền kinh tế không mạnh thì không thể tận dụng lợi thế để trở thành trung tâm tài chính lại dễ bị tấn công tiền tệ. Nhưng nếu muốn như thế chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm một số quốc gia như Mỹ, Anh Quốc.

1. Vùng lãnh thổ được coi là trung tâm tài chính thì các ngân hàng ở vùng đó nên là nơi tập trung các ngân hàng quốc tế và các ngân hàng nội địa chuyên phục vụ các giao dịch quốc tế, điều này ngăn chặn rủi ro có thể lây lan sang hệ thống ngân hàng nằm trong nội địa. Đương nhiên nó có khả năng cao được thực hiện bằng cách thiết lập hệ thống hành chính liên bang.

2. Hạn chế can thiệp ngoại hối và dành nguồn lực để ưu tiên làm những công việc khác như phát triển nền kinh tế nội địa mạnh, tăng cường dự trữ "hòm chiến tranh" phòng trường hợp bất trắc (không lo sợ bị tấn công tiền tệ thì cũng nên lo sợ dòng vốn tháo chạy khỏi đất nước khi tình hình nền kinh tế bất ổn như lúc FED tăng lãi suất, ngân hàng Việt Nam vì có dự trữ ngoại tệ thấp nên không thể "khô máu" trong cuộc chiến tăng lãi suất, cuối cùng phải ngậm ngùi chạy theo các ngân hàng lớn trên thế giới). Điều này chỉ có thể đạt được trong một thể chế dân chủ, trong đó những khoản chi mờ ám được giảm đi, doanh nghiệp có cơ hội phát triển và ngân hàng không phải lo gồng gánh để giữ cho mức tỷ giá thấp để phục vụ cho xuất khẩu.

Tóm lại, kinh nghiệm kinh tế cho chúng ta một câu trả lời duy nhất trước khi muốn nền kinh tế Việt Nam thật sự phát triển là phải dân chủ hóa đất nước và thiết lập một chế độ dân chủ đa nguyên. Hi vọng chúng ta sẽ không phải ngán ngẩm "ăn mừng" ngày 30/4 ngớ ngẩn này thêm chút nào nữa. Kinh tế lẹt đẹt, u ám như thế này thì chỉ có cạp đất mà ăn chứ tiền đâu mà đi chơi lễ. Thân ái, chào quyết thắng đến với các bạn, chúc người Việt Nam sớm "giác ngộ" và tham gia vào phong trào dân chủ hóa vẻ vang của quốc gia.

Thiên Cầm

(22/04/2023)

Published in Quan điểm

Trấn áp hoạt động môi trường để tăng trưởng giả dối, bệnh tật và nghèo đói

Độc tài toàn trị giữ cái cũ để mong muốn cầm quyền hoài hoài

moitruong1

Trấn áp hoạt động môi trường 

Tháng 7/2021, ông Đặng Đình Bách, Giám đốc "Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững", đã bị công an Hà Nội khởi tố, bắt tạm giam 3 tháng về tội trốn thuế. Tháng 8/2022, ông Bách bị tòa án Hà Nội tuyên án 5 năm tù giam về tội trốn thuế [1].

Tháng 12/2021, Viện Kiểm Sát Hà Nội truy tố nhà báo Mai Phan Lợi về tội ‘trốn thuế’. Ông Mai Phan Lợi và Bạch Hùng Dương- Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Giám đốc "Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng", bị cáo buộc đã trốn thuế. Tháng 1/2022 tòa án Hà Nội phạt ông Lợi 48 tháng tù về tội trốn thuế (sau giảm xuống còn 45 tháng) và ông Dương 30 tháng tù (sau giảm xuống còn 27 tháng) [2].

Tháng 2/2022, bà Ngụy Thị Khanh, giám đốc "Trung tâm phát triển sáng tạo xanh GreenID", bị công an Hà Nội khởi tố, bắt tạm giam vì hành vi trốn thuế. Tháng 6/2022, tòa án Hà Nội đã tuyên phạt bà Khanh 24 tháng tù về tội trốn thuế (sau giảm xuống còn 21 tháng) [3].

Cả ba trung tâm nầy hoạt động công khai, có đăng ký với Nhà nước và được cộng đồng quốc tế hỗ trợ.

Tăng trưởng giả dối

Trường hợp không kê khai nguồn thu để nộp thuế, thông thường chỉ bị phạt và truy thu thuế. Biện pháp hình sự chỉ áp dụng khi có biểu hiện lừa dối rõ ràng. Nhưng đối với cả ba trung tâm ở trên, chính quyền không truy thu thuế mà bỏ tù những người lãnh đạo theo bộ luật hình sự [4].

Trung tâm của ông Bách đăng ký từ năm 2007, trung tâm của ông Lợi từ năm 2012 và trung tâm của bà Khanh từ năm 2011. Cả ba trung tâm đăng ký với "Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam" và đã hoạt động hơn 10 năm. Thế thì tại sao đến gần 2022 nhà nước mới đồng loạt truy tố các trung tâm nầy với tội danh trốn thuế ? 

Có những yếu tố làm cơ sở cho các hành vi kỳ lạ của nhà nước trong việc giam cầm các nhà hoạt động môi trường. Nhưng một yếu tố khả nghi nhưng khả thi để phân tích là dấu vết của các mối tiền liên hệ đến hành vi lạ nầy.

Ước tính là 64% sản lượng điện của Việt Nam được tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch vào năm 2021 (52% than, 12% khí đốt), trong khi 36% đến từ các nguồn năng lượng sạch (30% thủy điện, 5% năng lượng mặt trời) [5]. Nếu cả nước tiếp tục sử dụng than cho các nhà máy nhiệt điện, những nhà sản xuất than sẽ tiếp tục thủ lợi lượng tiền rất lớn do xuất khẩu ngày càng tăng trong những năm tới.

Vinacomin, tập đoàn "Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam", là một công ty cổ phần thuộc sở hữu nhà nước, với tỷ lệ sở hữu nhà nước là 65%. Vinacomin chiếm 95% tổng sản lượng than sản xuất và cung cấp than cho ngành điện. Vinacomin ghi nhận doanh thu cao nhất từ ​​trước đến nay là 165,9 nghìn t (hơn 7 t đô la Mỹ) vào năm 2022, tăng 20% ​​so vi năm 2021 do sn xut than nhiu hơn và giá cao hơn[6].

Ở đây, nhà nước có xung đột lợi ích rõ ràng. Một mặt nhà nước muốn bảo toàn doanh thu của Vinacomin. Một mặt khác, các tổ chức hoạt động môi trường đề xuất giảm xử dụng than, với hậu thuẩn thế giới. Khi lãnh đạo các tập đoàn công nghiệp là một phần của giai cấp quyền lực, các tổ chức hoạt động môi trường phải đối mặt với những truy tố thuận tiện và tiện dụng. 

Rất nhanh, giai cấp quyền lực trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt, có thể đã chỉ đạo việc bỏ tù những nhà hoạt động môi trường với tội trốn thuế. Nói cách khác, chúng tăng trưởng sự giả dối.

Tăng trưởng bệnh tật

Việc phụ thuộc nhiều vào than đá để sản xuất năng lượng khiến Việt Nam trở thành quốc gia gây ô nhiễm lớn, đứng thứ 22 trên toàn cầu về tổng lượng khí thải cacbonic vào năm 2021 [5].

Khi than được đốt cháy, nó thải một số chất độc và chất gây ô nhiễm trong không khí [7]. Chúng bao gồm thủy ngân, chì, lưu huỳnh dioxit, nitơ oxit, hạt bụi và nhiều kim loại nặng khác. Các tác động sức khỏe có thể bao gồm từ hen suyễn và khó thở, đến tổn thương não, các vấn đề về tim, ung thư, rối loạn thần kinh và tử vong sớm.

Mặc dù gây khó khăn cho các vùng phụ thuộc vào các mỏ than, các nhà máy điện than và các công nghiệp dùng điện than trong sản xuất, nhưng việc chuyển đổi khỏi than là điều cần thiết để tránh một số tác động xấu về y tế công cọng nêu trên. Hơn nữa, các nguồn điện sạch khác dần dần trở nên rẻ hơn để thay điện than.

Tháng 3/2016, bà Ngụy Thị Khanh đã hỗ trợ nhà nước cho ra đời Quy hoạch điện 7 [8]. Quy hoạch này giảm đáng kể số nhà máy nhiệt điện than so với kế hoạch trước đây, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời và điện sinh khối lên 21% trong kế hoạch nguồn điện tổng thể đến năm 2030. 

Nhưng khi bắt giam hết các nhà hoạt động môi trường vào 2021-2022, nhà nước đã từ chối cẩn trọng các động thái sức khỏe của các nhà máy nhiệt điện. Hay nói cách khác, họ làm tăng trưởng bệnh tật.

Tăng trưởng nghèo đói

Các thể chế chính trị – chứ không phải văn hóa, tài nguyên thiên nhiên hay địa lý – giải thích tại sao một số quốc gia trở nên giàu có trong khi những quốc gia khác vẫn nghèo. Một ví dụ điển hình là Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc. Tám mươi năm trước, cả hai hầu như không thể phân biệt được. Nhưng sau một cuộc nội chiến, Bắc Triều Tiên chuyển sang độc tài độc đảng, trong khi Hàn Quốc nắm lấy thị trường và cuối cùng là nền dân chủ [9].

moitruong2

Ở trên chúng ta đã thấy thể chế độc tài độc đảng bị kiểm soát bởi lợi ích nhóm trong giai cấp quyền lực. Chúng hành động mặc mẹ lợi ích và rủi ro lâu dài của người dân. Không ai biết ban đầu các quyết định được đưa ra như thế nào. Ý kiến ​​​​bt đồng chính kiến ​​​​đã b b tù. Các gii pháp đổi mi đã b b vào st rác. Các tác gi ca nhng đổi mi này b b tù.

Ở các nước dân chủ với kinh tế thị trường, những đổi mới trong lĩnh vực công nghệ khí hậu được bảo vệ trong quy định của pháp luật. Những đổi mới nầy bao gồm năng lượng mặt trời, gió và hạt nhân cũng như các hệ thống lưu trữ năng lượng mới và các ứng dụng lưới điện sạch. Ngành nông nghiệp đang tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên thông qua canh tác chính xác, rô-bốt nông nghiệp và trang trại thẳng đứng.

Trên toàn cầu, số lượng các công ty công nghệ mới nổi đang giải quyết khủng hoảng khí hậu đã tăng gấp 4 lần, với hơn 35.000 công ty kể từ năm 2010 và đạt 44.595 vào năm 2022 (hình). Vương quốc Anh chỉ đứng sau Hoa Kỳ về số lượng công ty khởi nghiệp và mở rộng quy mô công nghệ khí hậu – với hơn 5.200 công ty tiên phong về công nghệ khí hậu hiện đang hoạt động, so với 14.300 của Hoa Kỳ [10].

Một số những công ty mới nổi nầy có thể triển khai một vài công nghệ đột phá (công nghệ thay thế công nghệ đã có và làm rung chuyển các ngành hiện có, hoặc một sản phẩm đột phá tạo ra một ngành hoàn toàn mới). Về lâu về dài, những công nghệ đột phá nầy tạo nên sự giàu có và liên tục phát triển, công nghệ cũ bị đào thải và công nghệ mới triển khai. 

Ngược lại, độc tài toàn trị không dám làm những chuyện như thế nầy. Bởi chúng giữ cái cũ để mong muốn cầm quyền hoài hoài, chúng tăng trưởng nghèo khó.

Phạm Đình Bá

Nguồn : VNTB, 03/02/2023

Nguồn :

1. VOV, Giám đốc Trung tâm LPSD Đặng Đình Bách bị tuyên y án sơ thẩm 5 năm tù, 11/08/2022.

2. Lao động, Bị cáo Mai Phan Lợi được giảm án tội "Trốn thuế"11/08/2022.

3. VOV, Giám đốc GreenID Ngụy Thị Khanh được giảm 3 tháng tù liên quan tội trốn thuế, 21/11/2022.

4. RFA, Sử dụng tội trốn thuế để xiết các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam !, 26/10/2022.

5. Reuters, Why G7 aims to crack Vietnam’s coal fix with $15.5 billion deal, 14/12/2022.

6. VnExpress, Leading miner Vinacomin posts record revenues, 11/01/2023.

7. Union of concerned scientists, Coal Power Impacts, 07/09/2019.

8. The Goldman Environmental Prize, 2018 Goldman Prize Winner – Khanh Nguy Thi, 2018.

9. NPR (National Public Radio), Why Nations Fail, America Edition. 19/01/2021.

10. Tech Nation, Climate tech report 2022, 2023.

Published in Diễn đàn

Sáng 2/2, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ với các địa phương tháng 1/2023.

tangtruong0

Phục hồi nhanh, phát triển bền vững ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm - Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1 năm 2023. Ảnh : Dương Giang/TTXVN

Phiên họp được tổ chức trực tuyến với các địa phương nhằm đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 1 và nhiệm vụ trọng tâm tháng 2 ; tình hình triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội ; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công ; tình hình triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia ; chủ trương xây dựng Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia ; đặc biệt, triển khai các nhiệm vụ sau Tết theo Chỉ thị 03 của Thủ tướng chính phủ.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu phân tích, dự báo tình hình, nhất là những vấn đề mới nổi lên, các bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành, từ đó đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp sát tình hình thực tế, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả cao để lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đạt kết quả tốt nhất, đặc biệt là đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực từ bên ngoài, phát huy tối đa mặt mạnh, làm được của năm 2022 và tháng 1/2023, khắc phục khó khăn, thách thức.

"Trên cơ sở đó, thúc đẩy, cổ vũ toàn hệ thống các cơ quan hành pháp và cả hệ thống chính trị tập trung phát triển kinh tế – xã hội với tinh thần phục hồi nhanh, phát triển bền vững ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm, giải quyết những vấn đề ách tắc, vướng mắc, tháo gỡ những vấn đề mà doanh nghiệp, nhân dân đang gặp khó khăn ; đặt nền tảng cho phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo" – Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi.

Hơn hai năm về trước.

Chiều 17/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ họp triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau Tết Nguyên đán Tân Sửu – 2021.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại đề nghị các bộ, ngành, cơ quan cần giữ vững sự kiên định niềm tin và lý tưởng về các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thời điểm đầu xuân Tân Sửu, người đứng đầu Chính phủ khi ấy nhìn nhận, "Chúng ta đang có hệ thống vĩ mô tốt nhưng phải bảo đảm ngày càng vững chắc hơn, thậm chí năm sau tốt hơn năm trước đối với các ngành ngân hàng, tài chính, công thương để phát triển bền vững đất nước".

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục hô hào khẩu hiệu : "Cần phải huy động toàn dân vào sự nghiệp cách mạng thì mới thành công trong thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng ; đồng thời đề nghị Ban Cán sự đảng Chính phủ chuẩn bị bộ máy Chính phủ mới, báo cáo Bộ Chính trị. Chúng ta phải luôn sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ nặng nề mà Đảng, nhân dân giao phó.

Các vấn đề cấp bách khác như chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, thu chi ngân sách, phát triển công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu… thì các bộ, ngành phải có giải pháp chỉ đạo cụ thể, bảo đảm hoạt động bình thường trong bất cứ hoàn cảnh nào".

Cũng ở nhiệm kỳ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ghi nhận ở bài diễn văn bế mạc Hội nghị Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu, với phương châm đoàn kết, kỷ cương, đổi mới sáng tạo và khát vọng phát triển, các bộ, ngành và địa phương phải nỗ lực phấn đấu ngay từ ngày đầu tháng đầu.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại đánh giá của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, đó là "năm 2020 vẫn được xem là năm thành công hơn năm 2019 và là năm thành công nhất trong 5 năm vừa qua với những kết quả, thành tích đặc biệt".

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hồ hởi cho rằng, "Những kết quả, thành tích đó đã góp phần làm nên những thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, với nhiều dấu ấn nổi bật của nhiệm kỳ khóa XII và thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của 35 năm đổi mới, làm cho đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay đúng như lời của Tổng bí thư"…

Như vậy nếu những thành tích mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra vốn được thực thi đúng như tuyên bố đầy hứng khởi "Tiền hô hậu ủng" – "Nhất hô bá ứng" – "Trên dưới đồng lòng" – "Dọc ngang thông suốt" ở phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ngày 16/8/2021, thì tin chắc sẽ không có chuyện ngày 2/2/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính lại phải lên tiếng kêu gọi : "Ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm, giải quyết những vấn đề ách tắc, vướng mắc, tháo gỡ những vấn đề mà doanh nghiệp, nhân dân đang gặp khó khăn"…

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 03/02/2023

Published in Diễn đàn

Ngay trước thi đim din ra hi ngh trung ương 6 ca đng cm quyn vào đu tháng 10/2017, phía chính ph ca ông Nguyn Xuân Phúc đã tung ra bn báo cáo vi thành tích tăng trưởng kinh tế quý 3/2017 lên đến 7,46%, và còn dự kiến quý 4/2017 s đt t l tăng trưởng 7,31%, đ tính chung c năm 2017 có mc tăng trưởng là 6,7%.

tang00

Tăng trưởng là do in tin t ?

Trong bài diễn văn ca mình, ông Nguyn Phú Trng lp li nhng t l trên vi thái đ có v hài lòng.

ng c viên tng bí thư

Sau vụ c hai ông Đinh Thế Huynh và Trn Đi Quang đu thình lình "b bnh", danh sách ng c viên cho chc v tng bí thư mt khi Nguyn Phú Trng ngh đã rút ngn hn. Theo đó, Nguyn Xuân Phúc vn gi v trí c đnh và được xem là "đy tim năng". Năng lc ca ông Phúc còn trở nên "đc thù" hơn na khi ông là mt trong s hiếm hoi y viên b chính tr được xem là "có chuyên môn và kinh nghim điu hành kinh tế", dù rng thành tích điu hành vn còn lc nhp xa vi thc tế ca mt nn kinh tế đy ry nn tham nhũng, tht thoát và suy thoái đến năm th 9 liên tiếp tính t 2008.

Không biết vô tình hay hu ý, t tháng By năm 2017 khi có tin "Trnh Xuân Thanh v", s xut hin ca Nguyn Xuân Phúc trên mt báo chí nhà nước là dày đc hơn hn, không my kém thua "hin tượng n ào Đinh La Thăng" vào năm 2016. Mt trong nhng xut hiện dày nhất ca ông Phúc là đi thăm các tnh thành cùng phát ngôn lp đi lp li vu tàu kinh tế" dành cho nhiu đa phương.

Thời Nguyn Tn Dũng không my sính dùng "đu tàu kinh tế" mà là "qu đm thép", cho dù rt nhiu "qu đm thép" như Vinashin Vinalines cùng ít nhất 12 d án ngàn t đã tr nên mc ra cho ti gi.

Hẳn nhiên có th nhn ra rng ông Nguyn Xuân Phúc đang rt cn nhng thành tích kinh tế đ tôn to vai trò không ch th tướng mà còn ng c viên tng bí thư.

Tuy nhiên, ngày càng dày đặc du hiu cho thy ông Phúc đang sa vào li mòn v ch nghĩa cường điu và khoe khoang thành tích không biết chán ca Nguyn Tn Dũng.

Quốc hi cũng phn ng

Nhiều con s mà ông Phúc "đc" t báo cáo ca các cơ quan tham mưu như B Kế hoch và Đu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước… đã chng my thuyết phc v tính cơ s khoa hc ca nó.

Đến ni, ti phiên hp ca y ban thường v quc hi vào gia tháng 10/2017, Ch tch quc hi là bà Nguyn Th Kim Ngân đã phi đt ra hàng lot câu hi : "Tăng trưởng GDP 6,7% nhưng tăng thu ngân sách so vi d toán ch 2,3% ? Gii ngân vn đu tư thì chm mà tăng trưởng li cao, điu này nghe có mâu thun ?...".

Quả thc, s thu ngân sách trong 10 tháng đu năm 2017 đã b ht thu so vi d toán đu năm ít nht 7-8%. Nhiều địa phương không đt kế hoch thu ngân sách như nhng năm trước, phn ánh mt thc trng ngày càng đen ti là tình hình sn xut và kinh doanh ca nhiu doanh nghip đang rt khó khăn và bế tc đu ra.

Tỷ l s doanh nghip phi ngng hot đng và phá sản vẫn tăng so vi cùng kỳ năm 2016. Trong khi đó, con s mà cui cùng B Lao đng, Thương binh và Xã hi phi tha nhn là có đến hơn 200.000 c nhân, thc sĩ ra trường b tht nghip. Tuy nhiên, t l tht nghip chung là cao hơn rt nhiu mc công b chỉ có hơn 2% : đến hơn 20% - theo đánh giá ca nhng nhà phân tích và phn bin đc lp.

Nhiều phân tích đc lp cũng đánh giá GDP thc cht ca Vit Nam ch vào khong 1-2%.

Vậy làm thế nào đ GDP trong báo cáo ca Th tướng Phúc có th vt đến 6 - 7% ?

In tiền và đy tin t ra th trường ?

Hãy nhìn vào công thức tính GDP ca mt nn kinh tế :

GDP = C + G + I + NX

Trong đó, C (tiêu dùng) là tất c chi tiêu hoc tiêu dùng cá nhân trong nn kinh tế ca mt quc gia ; G là chi tiêu chính ph ; I (đu tư) là tng s lượng đu tư vn kinh doanh ca mt quc gia ; NX (xut khu ròng) là tng giá tr xut khu hàng hóa và dch vụ ca quc gia tr đi tng giá tr nhp khu.

Về tiêu dùng, đã t lâu C - tc người dân - phi tht lưng buc bng trong bi cnh nn kinh tế đã suy thoái đến năm th 9 liên tiếp. Còn G, t năm 2015 đến nay, đã phi ct gim ngày càng mnh, nếu không mun rơi vào tình cnh không còn tin tr lương công chc viên chc.

Trong khi đó, NX trong 3 quý đầu năm 2017 là gn như bng 0, nghĩa là giá tr xut khu bng giá tr nhp khu.

Chỉ còn li phn đu tư I thì may ra mi có th khiến "tăng trưởng GDP 7,46%".

Liên quan đến I, cn tham kho mt hin tượng tài chính và tín dng : chưa bao gi ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mi ngp tin như hin thi !

Bởi dư n cho vay ca khi ngân hàng vào cui năm 2016 đã lên ti 6 triu t đng, gp hơn hai ln so với 6-7 năm trước.

Và "để hoàn thành kế hoch tăng trưởng 6,7% như mc tiêu đ ra" cùng "Th tướng chính ph đã giao nhim v cho ngân hàng nhà nước c gng nâng mc tăng trưởng tín dng năm 2017 lên 21%-22% thay vì mc 18% như kế hoch đ ra t đu năm", khối ngân hàng thương mi đang mang trên mình s mnh phi cp tc đy ra th trường mt lượng tin khng l lên ti 1,2 triu t đng trong năm 2017.

Có một ngun cơn - rt có th mang tính quyết đnh - mà đã khiến cho h thng ngân hàng không cách nào tránh được tình trng tràn tin đng : in tin.

Vào năm 2008, tổng dư n cho vay ca khi ngân hàng là 2,3 triu t đng, nhưng đến cui năm 2016 đã lên đến hơn 6 triu t đng, chưa k tn khong 1,2 triu t đng. Phi chăng mt cách tương ng, lượng tin được Ngân hàng nhà nước cho in và b sung vào lưu thông đã có th vào khong 500.000 t đng mi năm, tc phn "lm phát in tin" đã chiếm đến 10 - 15% hàng năm – mt t l in tin rt cao so vi t l in tin bình quân ca các nước phương Tây ?

Tốc đ in tiền bt chp lm phát cũng lý gii vic ti sao trong nhng năm qua và đc bit trong my năm gn đây, gii cán b hưu trí li thường phn ánh nhn được lương hưu vi nhiu t tin có mnh giá 200.000 đng và 500.000 đng, mi cng và chc chn chưa được lưu hành ngoài th trường.

Gần đây, Ngân hàng thế gii (WB), mt trong nhng ch n ln nht ca Vit Nam, đã phi cnh báo Vit Nam không nên in tin quá nhiu.

Nếu kh năng in tin là có cơ s, l đương nhiên th trường tín dng phi tràn ngp tin, đ ngun tin quá dư d nhưng khó có li thoát này li tr thành "đng lc kiến to" khiến GDP quc gia tăng vt trong các báo cáo ca chính ph, dn đến phn ng của chính Quc hi.

Trong thời gian gn đây, có nhng biu hin cho thy bà Kim Ngân và mt phn trong gii quan chc lãnh đo ca Quc hi có hơi hướng mun "tách khi chính ph", thay cho tư thế quá ph thuc và ch biết "gt" thi ch tch quc hi cũ là Nguyễn Sinh Hùng trước th tướng cũ là Nguyn Tn Dũng.

Biểu hin "đc lp tương đi" mi nht ca Quc hi là đã đ can đm lc đu trước t trình ca Chính ph v tăng thuế bo v môi trường t 3.000 đng vt đến 8.000 đng mi lít xăng. Hn là bà Kim Ngân đã hiểu quá rõ là phía chính ph mun đá qu bóng vào chân Quc hi và ct cht trách nhim ca Quc hi vào Lut thuế Bo v môi trường, đ nếu thông qua lut này thì chính bà Kim Ngân và dàn lãnh đo Quc hi s tr thành tâm đim b hàng chc triệu dân Việt cùng báo chí c "l phi" ln "l trái" công kích ln lên án, trong khi nhóm li ích xăng du va cười ct va ung dung móc sch túi dân chúng.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 18/10/2017

Published in Diễn đàn