Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam ‘thành nước công nghiệp năm 2020’ bị thất bại (Người Việt, 02/01/2019)

Hôm 1/1/2020, cư dân mạng tiếp tục chế nhạo về lời tuyên bố đưa Việt Nam "trở thành nước công nghiệp vào năm 2020" của cựu Tổng bí thư cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh đã "tan thành mây khói".

vn1

Khoảng cách giàu-nghèo tại Việt Nam ngày càng gia tăng. (Hình : Paula Bronstein/Getty Images)

Báo Dân Việt viết : "Mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 đã không thành hiện thực, thậm chí còn tụt hậu so với Trung Quốc 20 năm, Nam Hàn và Malaysia 30 – 35 năm".

"Hơn 30 năm là khoảng thời gian để nhiều quốc gia như Nam Hàn, Nhật Bản ‘hóa rồng, hóa hổ,’ còn kinh tế Việt Nam dù tăng trưởng nhanh nhưng mới chỉ được xếp vào nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp", báo này cho biết thêm.

Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Văn Cường, phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, được báo Dân Việt dẫn lời : "Mức tăng trưởng GDP từ 6,8 – 7% cho năm 2020 hoàn toàn có thể đạt được. Kết quả này giúp Việt Nam hoàn thành kế hoạch 2016 – 2020, nhưng nếu chỉ duy trì mức tăng tưởng này thì chúng ta chỉ ổn định ở ngưỡng nước có thu nhập trung bình. Việc này dẫn đến khoảng cách giữa Việt Nam với các nước khác khó được rút ngắn. Do đó, ngay từ năm 2020 phải đưa ra được một kịch bản tăng trưởng cao và vượt trội hơn giai đoạn chúng ta đã duy trì thời gian vừa qua".

Điều kỳ lạ là mục tiêu "đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp" liên tục được giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam dời lại sau khi gần đến mốc thời gian ban đầu. Hồi tháng 3/2018, trang web của Đảng cộng sản Việt Nam cho hay : "Nghị quyết của Bộ Chính Trị xác định mục tiêu tổng quát : Đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại ; thuộc nhóm ba nước dẫn đầu khu vực ASEAN về công nghiệp, trong đó một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại".

vn2

Thủ tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại lễ ra mắt xe hơi Vinfast được cho là xe "sản xuất theo công nghệ Đức nhưng gắn thương hiệu Việt Nam". (Hình : Quang Hiếu/Thanh Niên)

Gần đây nhất, hôm 30/12/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được báo VnExpress dẫn lời : "Việt Nam sẽ duy trì mức tăng trưởng cao hàng năm để năm 2045 vào nhóm nước có thu nhập cao".

Công luận xem việc giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam "hứa hão" về mục tiêu "thành nước công nghiệp" là chiêu bài mị dân.

Luật sư Lê Công Định bình luận trên trang cá nhân hôm 1/1/2020 : "Sáng đầu năm 2020, trong tiết trời mát mẻ, ngồi uống cà phê lặng nhìn phố xá, cảm thấy tự tại xen lẫn tự hào trong lòng. Ôi đất nước ta, về cơ bản đã trở thành một nước công nghiệp, như nghị quyết đảng đã quán triệt, nhất là công nghiệp… nấu bánh canh !". "Bánh canh" ở đây được hiểu là từ tiếng lóng để chỉ lực lượng an ninh, canh gác nhà giới hoạt động, xã hội dân sự.

Ông Nông Đức Mạnh được ghi nhận không phải là người đầu tiên và duy nhất trong giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam đưa ra "bánh vẽ" và những tuyên bố "mạnh mồm" về vận nước. Nhà báo tự do Nguyễn Thông, từng công tác ở báo Thanh Niên, tiết lộ trên trang cá nhân rằng hồi năm 1975, ông Lê Duẩn (cựu tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam) tuyên bố "dứt khoát 10 năm nữa (tức năm 1985 – NV) ta sẽ đuổi kịp Nhật".

Hiện tại, người ta vẫn có thể tìm thấy link bài "Việt Nam trở thành nước công nghiệp năm 2020" đăng trên báo Tuổi Trẻ hôm 30/4/2006, trích dẫn phát biểu của ông Nông Đức Mạnh. (N.H.K)

*******************

Bị tuyên án tử hình vì mua bán 108 bánh heroin (RFA, 02/01/2019)

Thêm một tội phạm ma túy bị tuyên án tử hình vì mua bán chất cấm này tại Việt Nam.

vn3

Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình hôm 2/1/2020, đã tuyên tuyên phạt bị cáo Giàng A Lăng về tội "Mua bán trái phép chất ma túy", với mức án tử hình, theo điểm b, khoản 4, Điều 194, Bộ luật Hình sự năm 1999. Courtesy hoabinh.gov.vn

Theo tin truyền thông trong nước loan tin hôm 2/1, Tòa án Nhân dân tỉnh Hòa Bình hôm 2/1/2020, đã tuyên phạt bị cáo Giàng A Lăng về tội "Mua bán trái phép chất ma túy", với mức án tử hình, theo điểm b, khoản 4, Điều 194, Bộ luật Hình sự năm 1999.

Theo cáo trạng, bị cáo Giàng A Lăng, sinh năm 1984, trú tại xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, từ tháng 2/2010 đến tháng 4/2012, đã cùng các đồng phạm đã có 5 lần thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy, với tổng số 108 bánh heroin tương 38.019,34 gram.

Giàng A Lăng cùng các đồng phạm, hôm 21/4/2012, bị C ông an Bắc Giang phát hiện khi dùng xe hơi, mang 10 bánh heroin, tổng trọng lượng 3.500,8 gram đi bán. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng thực hiện kiểm tra, thì Giàng A Lăng đã bỏ trốn.

Sau điều tra mở rộng vụ án này, Bộ Công an đã khởi tố 30 bị can về các tội "Mua bán trái phép chất ma túy" và "Chống người thi hành công vụ". Trong đó, bị can Giàng A Lăng bị khởi tố ngày 29/8/2012 về tội "Mua bán trái phép chất ma túy", và bị truy nã.

Sau nhiều năm lẩn trốn, ngày 24/6/2019, bị cáo Giàng A Lăng đã đến cơ quan chức năng xin đầu thú. Ngày 26/6/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định phục hồi điều tra đối với Giàng A Lăng về tội "Mua bán trái phép chất ma túy".

Việt Nam là một trong những nước có các điều luật được cho là hà khắc nhất thế giới chống lại nạn buôn lậu và vận chuyển ma tuý. Người bị kết án sở hữu hoặc vận chuyển hơn 600 gram heroin hoặc hơn 2,5 kg methamphetamines có thể bị tử hình.

Việt Nam tuyên phạt tử hình đối với 15 loại tội phạm, bao gồm hãm hiếp, giết người, tham nhũng và các tội liên quan đến ma túy và an ninh quốc gia.

*******************

Quảng Ninh muốn xây kè gắn camera để đối phó tội phạm Trung Quốc (Người Việt, 02/01/2019)

Lo sợ tội phạm từ Trung Quốc tràn sang gây án nhưng không quản lý nổi, chính quyền tỉnh Quảng Ninh muốn xây kè có camera ở biên giới để "giám sát, ngăn chặn".

vn4

Công an thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, trục xuất 28 người Trung Quốc vào Việt Nam phạm pháp. (Hình : Lao Động/Công An tỉnh Quảng Ninh)

Ngày 2/1/2020, tỉnh Quảng Ninh cho biết chính quyền tỉnh muốn kè gắn camera để chặn tội phạm người Trung Quốc.

Báo Tuổi Trẻ dẫn giải thích từ đại diện tỉnh Quảng Ninh cho rằng do tỉnh này gần Trung Quốc "điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, hội nhập sâu rộng nên có nhiều người ngoại quốc tìm đến".

Cụ thể, trong năm 2019 có sáu triệu khách du lịch người Trung Quốc đến kinh doanh và sinh sống ở Quảng Ninh. Mặc dù "đã quản lý chặt chẽ nhưng vẫn phát hiện, xử lý 654 người Trung Quốc xâm phạm, nhập cảnh bất hợp pháp vào du lịch, kinh doanh và lao động, vi phạm pháp luật ở Việt Nam".

Đại diện tỉnh Quảng Ninh thừa nhận "công tác quản lý biên giới có lúc còn sơ hở, để tội phạm qua lại hoạt động do địa hình biên giới ở Quảng Ninh phức tạp, với hơn 40 đường mòn lối mở, cả người và hàng hóa đều có thể xuất nhập qua biên giới".

Vì vậy, tỉnh này đề nghị chính phủ hỗ trợ kinh phí, phối hợp để xây dựng tuyến kè lắp đặt hàng rào camera giám sát "chống xuất nhập cảnh trái phép đối với cả người ngoại quốc và người Việt Nam, ngăn chặn hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới đường bộ ở Quảng Ninh" càng sớm càng tốt.

"Hiện việc trao đổi thông tin về người ngoại quốc xuất nhập cảnh giữa địa phương và biên giới có lúc, có thời điểm chưa tốt, các lực lượng, ngành chưa có biện pháp bàn bạc thống nhất phương thức và cách thức phối hợp. Do đó, công tác phối hợp cần phải chủ động hơn", đại diện Quảng Ninh cho biết.

Tỉnh Quảng Ninh cho hay, theo Luật Xuất Nhập Cảnh, quá cảnh cư trú ở Việt Nam, người Trung Quốc được miễn thị thực và cấp tạm trú 15 ngày trong khu vực kinh tế cửa khẩu, nhưng có trường hợp ra ngoài khu vực này để vi phạm, giới hữu trách "khó khăn trong phòng chống".

vn5

Nhóm nghi can người Trung Quốc bị cảnh sát bắt giữ. (Hình : VnExpress)

Cùng ngày, theo báo Tuổi Trẻ, ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công an, thừa nhận : "Tình hình tội phạm ngoại quốc tăng trên nhiều lĩnh vực, công nghệ cao, mua bán, giết người… Không có loại tội phạm nào mà không có người ngoại quốc, thậm chí trộm cắp xe cộ công cộng, giết người cướp của. Hiện trại giam Bộ Công an đang quản lý 500 tội phạm người ngoại quốc của 25 nước".

Ông Lâm cho rằng hiện nay nhiều bộ ngành và địa phương "chưa xác định, chưa quan tâm đúng mức và quản lý chặt chẽ người ngoại quốc. Đơn cử đã có nghị định về quản lý người ngoại quốc nhưng chưa ban hành quy định quản lý cư trú người ngoại quốc, dẫn tới tình trạng nhiều doanh nghiệp làm thủ tục để xin phép cho người ngoại quốc ở Việt Nam, thu tiền dịch vụ. Do đó, tới đây sẽ siết chặt và quy trách nhiệm rõ rang".

Tương tự, Thượng tướng Lê Quý Vương, thứ trưởng Bộ Công an, cũng cho rằng tình trạng người Trung Quốc sử dụng mạng viễn thông, Internet để lừa đảo, đánh bạc, tổ chức đánh bạc với quy mô lớn xảy ra tại nhiều tỉnh ở Việt Nam với số tiền lớn "gây hậu quả nghiêm trọng, đang có xu hướng gia tăng".

Đáng chú ý là tội phạm lừa đảo, đánh bạc qua mạng chiếm đa số. Điển hình là vụ 395 người Trung Quốc điều hành nhiều website tổ chức cho công dân Trung Quốc đánh bạc trực tuyến qua mạng Internet (có máy chủ đặt tại ngoại quốc) tại Khu đô thị Our City, quận Dương Kinh, Hải Phòng. (Tr.N)

*******************

2 phụ nữ Việt bị 2 ông Trung Quốc bắt cóc, tống tiền ở Philippines (Người Việt, 02/01/2019)

Hai nữ công dân Việt Nam may mắn được cảnh sát Philippines giải cứu kịp thời khỏi hai kẻ bắt cóc, tống tiền người Trung Quốc tại thành phố Las Pinãs, Philippines, vào tối cuối năm 2019.

vn6

Li Muqin, một trong hai kẻ bắt cóc. (Hình : Thanh Niên chụp màn hình PDI)

Báo Thanh Niên dẫn tin từ tờ Philippine Daily Inquirer ngày 2 Tháng Giêng, 2020, cho biết cảnh sát Philippines vừa giải cứu hai nữ công dân Việt Nam bị hai ông Trung Quốc bắt cóc tại một ngôi nhà do bọn chúng thuê sẵn ở thành phố Las Pinãs, thuộc vùng đô thị Manila.

Cảnh sát bắt đầu điều tra sự việc sau khi bà Nguyen Anh Hong Trang trình báo người thân đang bị những kẻ bắt cóc đòi tiền chuộc một triệu Peso (khoảng 19.727 USD). Đến 8 giờ tối ngày 1/1, cảnh sát tìm thấy hai nạn nhân Pha Ti Khim Yin và Nguyen Thi Than Mai bị trói tay chân, miệng bị bịt bằng băng keo bên trong ngôi nhà.

Ngay sau đó, cảnh sát bắt giữ nghi can người Trung Quốc là Li Muqin (Lý Mục Thân), trong khi nghi can còn lại được xác định là Zhao Chao (Triệu Sao) đang bỏ trốn.

Các nạn nhân cho biết họ gặp hai người Trung Quốc này sau khi làm quen qua ứng dụng hẹn hò trên mạng xã hội vào hôm 30/12/2019. Ngay khi gặp nhau tại căn nhà trên, lập tức hai nữ công dân Việt Nam bị bắt trói chân tay, dán băng keo bịt miệng, đồng thời yêu cầu liên lạc với gia đình trả tiền chuộc mạng.

Một trong hai nạn nhân đã gửi được vị trí bị nhốt thông qua Google, nhờ đó cảnh sát mau chóng tìm đến giải cứu.

vn7

Cảnh sát giải cứu hai nữ công dân Việt Nam Pha Ti Khim Yin và Nguyen Thi Than Mai trong vụ bắt cóc ở thành phố Las Pinãs hôm 31/12/2019. (Hình : NCRPO)

Hiện nghi can Li Muqin đang bị giam giữ tại Văn phòng Cảnh sát Khu vực Thủ đô Quốc gia Philippines, đối diện với các tội danh "Bắt cóc và giam giữ người trái phép" ở cấp độ nghiêm trọng theo Bộ luật hình sự Philippines.

Báo Thanh Niên cho hay, trong những năm gần đây tội phạm người Trung Quốc ở Philippines gia tăng, đặc biệt là tại vùng đô thị Manila, nơi có nhiều dịch vụ cờ bạc qua mạng Internet. Cụ thể, số vụ án tăng nhanh dần trong bốn năm qua, từ 157 vụ vào năm 2016 tăng lên 235 vụ vào năm 2017 và vọt lên 468 vụ trong năm 2018.

Riêng trong năm 2019, tính từ ngày 1/1 đến 25/12, cảnh sát khu vực phía Nam Manila ghi nhận tổng cộng có 591 vụ án liên quan đến người Trung Quốc, trong đó có 54 vụ bắt cóc và giam giữ người trái phép. (Tr.N)

Additional Info

  • Author Tổng hợp
Published in Việt Nam

Lượng nhôm Trung Quốc trị giá 4,3 tỉ đô la gắn mác hàng Việt chờ xuất đi Mỹ (RFA, 29/10/2019)

Tổng cục Hải quan Việt Nam đã bắt giữ 1,8 tấn nhôm Trung Quốc trị giá 4,3 tỉ đô la Mỹ giả mạo xuất xứ nhôm Bà Rịa – Vũng Tàu của Việt Nam để xuất sang Mỹ.

nhom1

Một nhà máy thép của Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 5 tháng 3 năm 2018. AFP

Báo trong nước loan tin ngày 29/10, trích nội dung được thông báo trong cuộc họp liên ngành trong cùng ngày.

Theo đó, ông Nguyễn Văn Cẩn - Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết do chênh lệch thuế suất nên một tập đoàn có công nghệ đã nhập nhôm thỏi, nhôm thanh, nhôm bán thành phẩm về để nấu lại thành sản phẩm hoàn chỉnh rồi xuất khẩu sang Mỹ và các nước khác.

Do ảnh hưởng thương chiến Mỹ - Trung, hiện nay Trung Quốc đang phải chịu mức thuế lên đến 374% đối với mặt hàng nhôm khi xuất vào Mỹ. Trong khi đó, Việt Nam chỉ phải chịu thuế khoảng 15%.

Vì vậy, nhiều doanh nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu đã nhập khẩu hàng tỉ đô la mặt hàng nhôm.

Tuy nhiên, theo lời ông Nguyễn Văn Cẩn, đặc vụ Bộ An ninh Nội địa Mỹ khi đến việt Nam để điều tra đã cho biết kể cả khi doanh nghiệp dùng thủ đoạn mua nhôm thỏi, nhôm thanh, nhôm bán thành phẩm về để nấu lại thì cũng không đủ điều kiện có xuất xứ Việt Nam để được hưởng ưu đãi.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan khẳng định sẽ đấu tranh mạnh mẽ, không để Việt Nam trở thành điểm trung chuyển của hàng hóa gian lận.

Hiện hải quan Bình Dương cũng đang thu giữ 10 container xe đạp từ nước ngoài được gắn nhãn mác đầy đủ, chỉ còn chờ lắp ráp lấy xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu.

Nhiều lô hàng thành phẩm khác của Trung Quốc như quần áo, giày, linh kiện điện thoại… nhưng gắn nhãn hiệu việt nam để tiêu thụ trong nội địa cũng bị phát hiện.

Những container hàng giả xuất xứ này đang bị hải quan tạm giữ tại cảng Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…

******************

Dự thảo Luật xuất nhập cảnh bổ sung : Để giúp dân hay gây khó cho dân ? (RFA, 28/10/2019)

Dự thảo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam quy định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn việc người đó chạy trốn ra nước ngoài.

nhom2

Bên trong sân bay Nội Bài, Hà Nội. AFP

Có luật cũng như không…

Đó là kiến nghị bổ sung của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Thượng tướng Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh báo cáo trong phiên giải trình Quốc hội về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam hôm 28/10.

Phát biểu tại phiên thảo luận về dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam cùng ngày, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an khẳng định, Luật xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam được ban hành sẽ khắc phục những khó khăn bất cập trong việc quản lý xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam trong thời gian qua. Bên cạnh đó cũng đảm bảo quyền và trách nhiệm của công dân, trách nhiệm bảo hộ công dân, bảo đảm an toàn cho công dân và các hoạt động công vụ khác.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, người cũng từng bị gây khó khăn, cản trở khi xuất cảnh, nhận định với RFA hôm 28/10, liên quan vấn đề này :

"Thật ra đây là sửa đổi dựa trên luật cũ, bản thân luật cũ có quy định rõ như thế nào thì bị tạm ngừng, ví dụ về y tế thì do Bộ trưởng y tế quyết định, về thuế thì Bộ trưởng tài chính… hay an ninh quốc gia thì do Bộ trưởng công an quyết định từng trường hợp một. Nhưng rất đáng tiếc là có đến hàng trăm người bị thu hộ chiếu, bị khó dễ khi xuất cảnh nhưng không có trường hợp nào là do Bộ trưởng quyết định. Có luật nhưng họ vi phạm liên tục, đấy là vi phạm trắng trợn quyền của công dân".

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, chính quyền đang muốn sửa luật cũ, muốn mở rộng phạm vi tạm dừng xuất nhập cảnh, nhưng một số đại biểu quốc hội cho rằng việc này phải hết sức cẩn trọng, vì đây là quyền của công dân đã được hiến pháp quy định, nên cần quan tâm để không mở rộng một cách tùy tiện, và thực thi một cách tùy tiện như thời gian vừa qua.

Đại biểu quốc hội Đinh Công Sỹ thuộc đoàn Sơn La kiến nghị bổ sung nghiêm cấm nhóm hành vi "từ chối hoặc không giải quyết thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh mà không có lý do chính đáng". Ông cho rằng, hành vi này có thể gây ra thiệt hại vật chất, tinh thần cho công dân, đồng thời vi phạm quyền xuất cảnh, nhập cảnh của công dân như quy định tại Điều 5 của dự thảo luật.

Lo lắng của Đại biểu quốc hội Đinh Công Sỹ không phải là vô căn cứ khi thời gian qua, nhiều công dân Việt Nam bị gây khó khăn khi xuất nhập cảnh với lý do không rõ ràng. Như trường hợp của Cô Cao Vĩnh Thịnh, thành viên của nhóm dân sự độc lập Green Trees khi vào ngày 13 tháng 6 năm 2019, cô bị cơ quan chức năng Việt Nam cấm xuất cảnh với lý do "giữ lại để làm việc".

nhom3

Hộ chiếu Việt Nam Courtesy mofa.gov.vn

Hay trường hợp của Linh mục Giuse Nguyễn Duy Tân, chánh xứ Thọ Hòa tỉnh Đồng Nai, người được biết đến vì những phát biểu phản đối lại các sai trái của chính phủ Việt Nam, cũng bị cấm xuất cảnh khi đi du lịch theo tour đến Malaysia chỉ với lý do "làm theo lệnh".

Tương tự trường hợp Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ của tù nhân lương tâm Trương Minh Đức, ngay khi đáp máy bay từ Đức về Sài Gòn vào sáng ngày 21/2/2019, bà đã bị công an xuất nhập cảnh sân bay Tân Sơn Nhất câu lưu gần 5 giờ đồng hồ và tịch thu hộ chiếu với lý do ghi trong biên bản rằng "là người thuộc diện chưa được xuất cảnh nay nhập cảnh"…

Từ một số những ví dụ đương cử như trên đủ để thấy rằng chính quyền Việt Nam đã và đang xử lý công việc quá tắc trách ; xâm phạm quyền riêng tư của công dân.

Từ Sài Gòn hôm 28/10, Nhà báo Sương Quỳnh nhận định với RFA :

"Không biết luật xuất nhập cảnh mới của ông Tô Lâm có tạo điều kiện gì mới cho công dân không ? Chứ từ trước đến nay, các nhà hoạt động khi ra nước ngoài và trở về đều gặp khó khăn, bị tạm giữ, có người bị thu luôn hộ chiếu, có người được cho đi nhưng rất khó khăn, điển hình như trường hợp nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh ngày xưa đi Mỹ từng bị. Có trường hợp khác thì bị thu luôn hộ chiếu, ngay cả các linh mục cũng bị thu hộ chiếu và cấm xuất cảnh ra nước khác. Thành ra luật mới theo tôi cũng ít hy vọng cải thiện đối với anh em tranh đấu".

Không áp dụng vào thực tế

Theo Thượng tướng Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh, các kiến nghị bổ sung dự thảo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam sẽ căn cứ tình hình thực tiễn để quy định chi tiết trường hợp chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh vì lý do quốc phòng, an ninh…

Quy định cấm xuất cảnh với "lý do quốc phòng an ninh" lâu nay cũng được cho là đã được áp dụng thường xuyên với một số nhà hoạt động tại VN. Mặc dù, ai cũng biết đó cũng chỉ là cái cớ của chính phủ Việt Nam đưa ra khi thực hiện biện pháp ngăn cấm việc đi lại của các nhà hoạt động, tuy nhiên cũng có thể thấy rằng cái cớ đó được áp dụng "rất có hiệu quả".

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, khi trao đổi với RFA hôm 28/10, nhận định :

"Theo ý kiến của tôi thì luật xuất nhập cảnh này không có giá trị lắm, bởi vì luật chỉ có giá trị khi nó được khai triển trên thực tế. Nhiều năm qua, họ sử dụng những nghị định, thông tư, mang tính chất đối phó, để cản trở quyền đi lại của người dân đã được quy định trong hiến pháp. Như trường hợp luật sư Lê Công Định, dù xong án tù và án quản chế từ rất lâu, nhưng vẫn bị cản trở đi lại, muốn đi nước ngoài không được.

Vì vậy theo Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, luật xuất nhập cảnh không có giá trị thực tế mà chỉ mang tính hình thức, để cho thấy rằng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có luật, nhưng tất cả các luật của họ đều không có giá trị để khai triển trong thực tế.

Để tìm hiểu thêm, hôm 28/10 RFA liên lạc Luật sư Lê Công Định qua tin nhắn, và được ông cho biết về việc mình bị ngăn cản đi nước ngoài như thế nào :

"Đầu tiên sau khi ra tù vào tháng 2/2013, tôi bị "quản chế" không ra khỏi nơi cư trú (tức là phường) trong 3 năm.

Sau 3 năm "quản chế", hộ chiếu của tôi vẫn còn hiệu lực, nhưng khi xuất cảnh tôi vẫn bị chặn lại với lý do "an ninh quốc gia" tạm thời chưa được xuất cảnh.

Vào năm 2018, hộ chiếu hết hiệu lực, tôi làm thủ tục cấp lại hộ chiếu thì không được nhận hồ sơ. Tôi ngạc nhiên, yêu cầu Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an ghi rõ văn bản vì sao không nhận đơn của tôi, thì họ từ chối và trả lời rằng nếu tôi muốn khiếu nại thì đến Cục quản lý xuất nhập cảnh mà khiếu nại.

Tôi thông báo cho Đại sứ quán Mỹ và Đức, vốn là hai nơi vận động cho các nhà tranh đấu bị cấm xuất cảnh, họ liền liên lạc với phía Bộ ngoại giao Việt Nam hỏi lý do từ chối cấp hộ chiếu cho tôi.

Bộ Ngoại giao Việt Nam nói phải hỏi ý kiến Bộ Công an, sau đó trả lời Đại sứ quán Mỹ và Đức rằng do tôi "không" nộp đơn xin hộ chiếu nên họ không có cơ sở cấp hộ chiếu cho tôi".

Luật sư Lê Công Định cho rằng họ từ chối nhận đơn bằng miệng nhưng không chịu đưa văn bản trả lời vì sao không nhận đơn, rồi cuối cùng trả lời không nộp đơn thì lấy gì để xét cấp hộ chiếu. Cách hành xử và phản hồi như thế theo Luật sư Lê Công Định là hoàn toàn dối trá !

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa bình luận về điều luật bổ sung lần này cho rằng, tạm hoãn xuất, nhập cảnh là điều rất nhạy cảm, chẳng những đối với Việt Nam mà đây là thước đo của cộng đồng quốc tế trong quá trình hội nhập. Ông cũng lưu ý, công dân phải có quyền khởi kiện nếu bị hoãn xuất cảnh không đúng.

Luật sư Đặng Đình Mạnh khi trao đổi với RFA qua tin nhắn hôm 28/10 cũng cho biết, xuất nhập cảnh là một quyền được Hiến pháp năm 2013 công nhận tại điều 23. Cấm xuất nhập cảnh đối với một công dân là một biện pháp để bảo đảm thủ tục tố tụng, bảo đảm thi hành nghĩa vụ dân sự cũng như trách nhiệm hình sự.

Là một thủ tục hạn chế quyền công dân, lẽ ra nó phải do Quốc hội quy định và giao cho các cơ quan tố tụng và thi hành án tiến hành. Quốc hội, với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có quyền lập hiến và công nhận các quyền công dân nên cũng phải là nơi có quyền quy định trường hợp nào thì quyền công dân bị hạn chế hay tước bỏ vì mục đích bảo vệ xã hội, trật tự chung.

Tuy nhiên theo Luật sư Mạnh, nhiều người trước đây bị cấm xuất nhập cảnh chỉ dựa trên một văn bản do cơ quan hành pháp ban hành : Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ. Nghịch lý ở đây là một nghị định của nhánh hành pháp lại mặc nhiên có thẩm quyền tương đương với một đạo luật do nhánh lập pháp ban hành.

Ngoài ra theo Luật sư Mạnh, Nghị định 136 trước đây còn trao cho Bộ Công an một thẩm quyền đặc biệt : cấm xuất nhập cảnh đối với một người "có liên quan đến công tác điều tra tội phạm". Với một phạm vi thẩm quyền rộng và không rõ ràng như vậy, đôi khi "công tác điều tra tội phạm" chỉ khởi đầu bằng một tin tố giác tội phạm.( ! ?)

Vì vậy nhiều người lo ngại, Dự thảo bổ sung một số quy định Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, có phải tạo điều kiện cho những nghị định như Nghị định 136 được luật hóa ?

****************

Công an thành phố Đà Nẵng thông tin vụ 5 người Trung Quốc dụ dỗ trẻ em quay phim khiêu dâm (RFA, 29/10/2019)

Tại cuộc họp báo quý III/2019 vào sáng ngày 29/10, Công an Thành phố Đà Nẵng đã thông tin về việc điều tra, xử lý 5 người mang quốc tịch Trung Quốc và 1 người phiên dịch Việt thuê trẻ em để sản xuất phim khiêu dâm.

nhom4

Những người bị bắt giữ ở Đà Nẵng - Courtesy of Phụ Nữ Pháp Luật

Theo Mạng báo Infonet tại cuộc họp, thượng tá Trần Nam Hải trưởng phòng cảnh sát hình sự công an Đà Nẵng cho biết, từ đầu năm 2019 giám đốc công an Đà Nẵng đã tiến hành 2 chuyên đề số 525 và 669 về công tác theo dõi, nắm tình hình, quản lý và phòng ngừa các loại tội phạm người nước ngoài trên địa bàn thành phố.

Qua đó, công an thành phố đã điều tra, phá án và bắt giữ 5 đối tượng mang quốc tịch Trung Quốc và 1 phiên dịch là người Việt Nam có hành vi giao cấu với trẻ em dưới 16 tuổi.

Công an thành phố đã quyết định khởi tố vụ án, bị can và ra lệnh bắt tạm giam 6 người này. Hiện nay phía công an thành phố Đà Nẵng vẫn đang tiếp tục xác minh làm rõ nhóm người này để điều tra thêm đồng bọn đồng thời kiểm tra và ngăn chặn phát tán các phim khiêu dâm trên mạng.

Công an điều tra thành phố khẳng định vẫn đang tiếp tục làm rõ một số vấn đề liên quan.

Trước đó, vào ngày 14/9 cơ quan cảnh sát điều tra công an thành phố Đà Nẵng đã tiến hành bắt khẩn cấp và tạm giam 5 người Trung Quốc và 1 người Việt Nam vì có hành vi lôi kéo các cô gái trẻ dưới 16 tuổi để quan hệ tình dục và quay phim khiêu dâm bán trên mạng xã hội. Công an Đà Nẵng xác định có ít nhất 4 cô gái trẻ đã bị lôi kéo và đường dây này, trong đó có một bé gái mới 15 tuổi 3 tháng.

Cũng trong cuộc họp, công an Đà Nẵng cho biết từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 7/2019, Đà Nẵng đã xảy ra 5 vụ đục két sắt trộm cắp tài sản của các doanh nghiệp. Đến ngày 16/10, Công an Đà Nẵng đã phá án, bắt 2 đối tượng người Trung Quốc và đã làm rõ được 4 vụ đục két trên địa bàn thành phố.

Published in Việt Nam

Liệu có phải do 'dẫn độ' mà tội phạm Trung Quốc tăng ở Việt Nam ? (RFA, 18/09/2019)

Một luật sư nhận định với RFA rằng với việc liên tiếp trao trả tội phạm người Trung Quốc phạm pháp tại Việt Nam thì Hà Nội "không chỉ tự đánh mất chủ quyền quốc gia về quyền tài phán mà còn vô tình biến Việt Nam trở thành mảnh đất màu mỡ cho tội phạm Trung Quốc".

toipham1

Công an đội nhập nhà trọ ở quận Sơn Trà, tạm giữ nhóm người Trung Quốc thuê trẻ vị thành niên Việt Nam để quay clip sex. Courtesy of Công an Đà Nẵng

Tội phạm Trung Quốc tăng ‘đột biến’

Phát ngôn vừa nêu được đưa ra trong bối cảnh thời gian qua tại Việt Nam diễn ra liên tiếp các vụ nghi phạm Trung Quốc tổ chức đường dây đánh bạc, sản xuất ma túy tại các tỉnh thành…

Gần đây nhất, ngày 17/9, Công an quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng bàn giao 34 người Trung Quốc có hành vi hoạt động tội phạm công nghệ cao, thao túng chứng khoán cho cơ quan chức năng để xử lý. Nhóm này gồm 34 người, xin visa vào Việt Nam với mục đích du lịch, sau đó cả nhóm thuê cả khách sạn Chula trên đường Võ Nguyên Giáp, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn để lưu trú.

Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Đà Nẵng tối 14/9 tiến hành bắt khẩn cấp và tạm giam 5 người Trung Quốc và một người Việt Nam (phiên dịch) vì có hành vi lôi kéo các cô gái trẻ, trong đó có cô gái mới 15 tuổi, để quan hệ tình dục và quay clip sex bán trên mạng xã hội.

Ngày 27/7, công an Việt Nam đã bắt giữ hơn 380 công dân Trung Quốc điều hành một đường dây đánh bạc bất hợp pháp tại thành phố cảng Hải Phòng, với số tiền vi phạm lên đến 10.000 tỷ đồng.

Hồi tháng 4/2019, một nhóm 40 người Trung Quốc nghi dùng công nghệ cao để lừa đảo cũng bị bắt giữ tại Nha Trang. Sau đó, công an Đà Nẵng cũng phát hiện 35 người Trung Quốc có hành vi vi phạm sử dụng visa du lịch đến Đà Nẵng nhưng thực tế là thuê nhà và tổ chức đánh bạc qua mạng Internet…

Báo Pháp Luật hôm 12/8 dẫn nguồn Bộ Công An cho biết, tính đến tháng 5/2019, hơn 1.400 phạm nhân là người nước ngoài thuộc 30 quốc tịch khác nhau đang chấp hành án hình sự tại Việt Nam. Đa số các phạm nhân bị kết án liên quan đến các tội phạm về ma túy và kinh tế. Số phạm nhân quốc tịch Trung Quốc (bao gồm Đài Loan, Hong Kong, Macao) chiếm khá nhiều… (?!)

‘Mảnh đất màu mỡ cho tội phạm Trung Quốc’

Hôm 17/9, Luật sư Phùng Thanh Sơn, giám đốc điều hành Công ty Luật Thế giới Luật pháp nói với RFA rằng đến thời điểm hiện nay bản thân ông và nhiều đồng nghiệp vẫn chưa tìm được cái mà ông gọi là "hiệp định dẫn độ tội phạm giữa Việt Nam và Trung Quốc". Luật sư Sơn nói đã tìm nhiều nguồn, kể cả xem lại chương trình nghị sự trước đây của Quốc Hội cũng không thấy có nội dung thông qua hiệp định dẫn độ tội phạm giữa Việt Nam và Trung Quốc. Luật sư Phùng Thanh Sơn nói tiếp :

"Do đó, tôi không thể có câu trả lời rằng vụ án này [nhóm người Trung Quốc thuê các bé gái đóng phim sex] có phải dẫn độ về Trung Quốc hay không. Tuy nhiên, vụ án thuê phụ nữ, trẻ em Việt Nam đóng phim người lớn này nó khác với vụ án đánh bạc online trước đây. Vụ án đánh bạc trước đây, theo Công an Việt Nam, thì nó chỉ liên quan đến người Trung Quốc. Còn vụ án này, các bị hại là người Việt Nam nên không thể nào trao trả về cho Trung Quốc như vụ án đánh bạc online trước đây."

"Trong hình sự và hành chính thì không có xung đột pháp luật. Do đó, tổ chức cá nhân người nước ngoài vi phạm pháp luật hình sự, hành chính của Việt Nam thì dứt khoát Việt Nam phải xử lý theo quy định pháp luật Việt Nam, đặc biệt là đối với những người phạm tội mang quốc tịch của những nước có chung đường biên giới với Việt Nam."

"Ngay cả vụ án chỉ liên quan đến người Trung Quốc nhưng hành vi tội phạm được thực hiện tại Việt Nam thì Việt Nam phải xử lý. Việc Việt Nam trao trả người Trung Quốc phạm tội tại Việt Nam cho Trung Quốc không chỉ Việt Nam tự đánh mất chủ quyền quốc gia về quyền tài phán mà còn vô tình biến Việt Nam trở thành mảnh đất màu mỡ cho tội phạm Trung Quốc. Minh chứng là thời gian một vài tháng gần đây, nhiều vụ án do người Trung Quốc cầm đầu tại Việt Nam tăng đột biến."

Theo tìm hiểu của RFA, Việt Nam và Trung Quốc hiện chưa công khai việc hai nước có ký kết Luật dẫn độ với nhau hay chưa. Hiện tại, công luận chỉ biết giữa hai nước có ký Hiệp định về tương trợ pháp lý về dân sự và hình sự.

Còn theo VOA Việt ngữ, Quốc hội Trung Quốc hôm 26/8 phê chuẩn hiệp ước gồm 22 điều khoản và theo Xinhua (Tân Hoa Xã), hiệp định này đã được hai nước bắt đầu bàn thảo từ năm 2013 và ký kết năm 2015.

Hôm 12/8, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Thành phố Hồ Chí Minh, nói với RFA : "Vấn đề tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự hình sự thì Việt Nam đã ký với nhiều nước như Hàn Quốc, Hungary, Bulgaria… trong đó có Trung Quốc, thì đã có rất lâu rồi, công dân nước này có thể hưởng bảo hộ pháp lý trên nước kia… Còn vấn đề dẫn độ là hợp tác tương trợ tư pháp giữa hai nước với nhau, có quyền yêu cầu bắt giữ hoặc chuyển giao người tội phạm. Việc dẫn độ được tiến hành giữa quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu, toàn bộ quá trình thực hiện hoạt động pháp lý này được thực thi theo pháp luật nước sở tại và các điều ước quốc tế song phương về tương trợ tư pháp."

‘Điều khó hiểu’

Tối 18/9, Luật sư Phạm Công Út, cựu thẩm phán Tòa án nhân dân quận 8 ở Thành phố Hồ Chí Minh, trả lời RFA : "Trước đây từng có những tội phạm là công dân Trung Quốc liên quan đến việc thuê nhà tại Thành phố Hồ Chí Minh rồi đặt máy trộm cước viễn thông, biến cuộc gọi quốc tế từ Trung Quốc vào Việt Nam thành cước nội mạng do nhiều nhóm tội phạm người Trung Quốc thực hiện. Vụ này gây thiệt hại đặc biệt cho ngành bưu điện của Việt Nam. Họ bị xử tù khá nghiêm khắc dù có sự can thiệp của Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh."

"Nhưng vài năm gần đây rộ lên việc người Duy Ngô Nhĩ vượt biên giới sang Việt Nam. Sau đó phía Việt Nam giao trả những người này. Rồi thì các vụ thuê phụ nữ Việt Nam đóng phim sex, vụ lừa đảo qua mạng ATM, vụ sản xuất ma túy với lượng tiền chất ma túy rất lớn, đường dây buôn bán trẻ em, tổ chức đánh bạc, bắt cóc do công dân Trung Quốc thực hiện... cũng lại có chuyện Việt Nam chuyển giao những công dân Trung Quốc có hành vi vi phạm pháp luật hình sự cho phía Trung Quốc mà chưa hề có Hiệp định dẫn độ được hai nước ký kết. Việc này khiến dư luận dậy sóng."

Luật sư Út bình luận thêm : "Điều khó hiểu là phía Bộ Công an Việt Nam chưa có thông cáo báo chí lý do chính thức việc chuyển giao hay dẫn độ tội phạm Trung Quốc là theo đạo luật nào."

"Có thể có một thỏa thuận chưa chính thức nào đó để các "củi tươi hay củi khô" của Việt Nam đào thoát qua đường Trung Quốc cũng sẽ được trao trả về Việt Nam như cách Việt Nam đã dành cho phía Trung Quốc như nguyên tắc quốc tế "có qua, có lại" cũng không chừng."

Nhìn lại các vụ việc liên quan đến nghi phạm Trung Quốc phạm pháp trên lãnh thổ Việt Nam thời gian qua, Luật sư Phùng Thanh Sơn đề xuất :

"Theo tôi, để ngăn chặn tội phạm từ các nước có chung đường biên giới nói chung và Trung Quốc nói riêng, Việt Nam chỉ nên chấp nhận dẫn độ đối với những người đã thực hiện hành vi tội phạm ở nước ngoài nhưng đang có mặt trên lãnh thổ Việt Nam. Đối với hành vi tội phạm được thực hiện tại Việt Nam thì Việt Nam phải xử lý."

Luật sư Sơn cho rằng Việt Nam không nên tự ràng buộc bằng các điều ước quốc tế song phương với Trung Quốc để phải trao trả người Trung Quốc phạm tội tại Việt Nam về Trung Quốc. Nếu Trung Quốc muốn gây rối an ninh, an toàn xã hội của Việt Nam thì họ thả tội phạm của họ qua Việt Nam hoặc khuyến khích công dân của họ sang Việt Nam gây án. Nếu bị cơ quan chức trách của Việt Nam bắt thì họ sẽ yêu cầu dẫn độ về Trung Quốc rồi sau đó sẽ trả tự do. Việt Nam thì không thể nào biết được là Trung Quốc có xử lý hình sự và thi hành án những người được dẫn độ đó trên thực tế hay không.

Ben Ngô

Nguồn : RFA, 18/09/2019

********************

34 người Trung Quốc bị bắt vì thao túng cổ phiếu tại Việt Nam (RFA, 17/09/2019)

Trong ngày 17/9, công an quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng đã bàn giao 34 người Trung Quốc có hành vi hoạt động tội phạm công nghệ cao, thao túng chứng khoán cho cơ quan chức năng để xử lý.

toipham2

Công dân Trung Quốc phạm tội ở Việt Nam bị bắt, ảnh minh họa. Courtesy VNN

Tin từ báo mạng VTC.vn cho biết, nhóm người Trung Quốc (gồm 34 người) xin visa vào Việt Nam với mục đích du lịch, sau đó cả nhóm thuê cả khách sạn Chula trên đường Võ Nguyên Giáp, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn để lưu trú.

Ngày 15/9, Công an quận Ngũ Hành Sơn phối hợp với Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công An Đà Nẵng đã ập vào khách sạn Chula, khống chế nhóm người Trung Quốc nói trên. Tại hiện trường Công an phát hiện nhiều laptop, điện thoại di động kết nối mạng để truy cập các trang web ở Trung Quốc nhằm đầu tư phi pháp, thao túng chứng khoán.

Các nghi phạm này khai, do hành vi này bị cấm ở Trung Quốc nên cả nhóm sang Việt Nam để thực hiện việc thao túng chứng khoán. Những người này cho biết, đều làm thuê cho một ông chủ tại Trung Quốc.

****************

Bắt băng nhóm người Trung Quốc cho vay nặng lãi ở Sài Gòn (RFA, 17/09/2019)

Công an quận 2, thành phố Hồ Chí Minh, hôm 17/9 vừa triệt phá một đường dây cho vay nặng lãi do người Trung Quốc cầm đầu, thu giữ nhiều máy tính, điện thoại và nhiều hợp đồng cho vay… Truyền thông trong nước loan tin vừa nói cùng ngày.

toipham3

Chỉ cần ra cột điện thì có hàng chục tờ rơi dán trên cột điện mời chào, chỉ cần gọi số này số kia là trong vòng 15 phút chỉ cần có giấy tờ tùy thân là có thể vay được tiền. Courtesy photo

Theo công an quận 2, những người bị bắt gồm 6 người mang quốc tịch Trung Quốc và 3 người mang quốc tịch Việt Nam là : Song Yu Jie, Yan Ze Feng, Hao Chao, Zang Jin Cheng, Qian Ying Jie, Qian Liang Yo, Nguyễn Vương Bảo cùng trú ở quận 2, Nguyễn Thị Hoàng Mỹ từ Đồng Nai và Phạm Viết Thanh Nhã ở Bình Dương.

Theo điều tra, nhóm này có 2 công ty là công ty TNHH Kyushu và Star City chuyên hoạt động cho vay tín chấp. Hai công ty này do một người Việt Nam và một người Trung Quốc cầm đầu và khoảng 30 nhân viên làm việc.

Nhóm tội phạm này dùng các app ứng dụng đăng tải lên mạng xã hội facebook quảng cáo về hình thức vay tiền trên điện thoại di động. Khách có nhu cầu vay phải cung cấp thông tin, số tài khoản ngân hàng, số điện thoại người thân.

Nếu đủ điều kiện 2 công ty này sẽ cho vay từ 1,2 đến 4 triệu đồng, người vay phải chịu 24% trên tổng số tiền vay, thời hạn vay là 6 ngày với lãi suất 4%. Khi hết hạn vay, con nợ sẽ phải trả số tiền vay và tiền lãi, nếu không sẽ đóng phạt 4% mỗi ngày. Nếu khách không trả thì bị hăm dọa, uy hiếp hay đăng tải lên mạng xã hội để bôi nhọ danh dự…

Công an quận 2 đã chuyển các nghi phạm này cho Công an TPHCM để điều tra về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Published in Việt Nam

Những thân xác Việt Cộng mang hồn Trung Cộng

1. Ngày 20/03/2019 lực lượng công an Việt Nam ra quân cắt đứt đường dây vận chuyển ma túy do người Trung Quốc cầm đầu, thu tại nhà kho ở quận Bình Tân, Sài Gòn 300 kg ma túy, bắt 11 người, có 8 người Trung Quốc.

thuonglai1

Thương lái Trung Quốc gạ nông dân Việt Nam mua lúa non về... làm thuốc ?

Ngày 19/04/2019, công an Khánh Hòa bắt 40 người Trung Quốc dùng công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân Việt Nam.

Ngày 8/7/2019, công an Khánh Hòa bắt bốn người Trung Quốc giết chết một đồng bọn tàn bạo như xã hội đen thanh toán nhau ngay tại trung tâm thương mại Nha Trang trước rất đông khách bốn phương ở thành phố du lịch lớn nhất Việt Nam, gây khiếp đảm, bất an cho khách du lịch từ khắp thế giới tìm đến.

Ngày 27/07/2019 cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam phải huy động lực lượng lớn công an bộ, công an thành phố Hải Phòng bố ráp khu đô thị Our City ở thành phố Hải Phòng, hốt sòng bạc lớn chiếm cả một khu đô thị do người Trung Quốc vừa là chủ sòng bạc vừa là con bạc, bắt 395 người đều mang hộ chiếu màu nâu của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Ngày 6/8/2019 lực lượng công an của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy, bộ Công an và công an Kon Tum đột nhập nơi người Trung Quốc thuê nhà xưởng lập xưởng sản xuất ma túy trong làng nghề ở thị trấn Đắk Hà, Kon Tum, thu 13 tấn nguyên liệu điều chế ma túy, 15 máy sản xuất ma túy. Trong 14 người bị bắt có 9 người Trung Quốc là chủ xưởng và người trực tiếp sản xuất ma túy.

Trong chuyên án triệt phá hệ thống xưởng sản xuất ma túy của người Trung Quốc trên đất Việt Nam, cùng ngày 6/8/2019, một cơ sở sản xuất ma túy khác của người Trung Quốc tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định cũng bị lực lượng công an bộ và công an tỉnh Bình Định phanh phui. Trong kho của cơ sở này có tới 286 phuy, mỗi phuy 200 lít hóa chất ; hơn 400 bao quá khổ, mỗi bao 200 kg bột nguyên liệu điều chế ma túy cùng nhiều máy móc, thiết bị, dụng cụ chế biến ma túy đá. Đây cũng là tổng kho nguyên liệu của nhiều cơ sở sản xuất ma túy của người Trung Quốc ở nhiều tỉnh thành Việt Nam.

Hàng trăm tấn trang thiết bị và nguyên liệu sản xuất ma túy đá đó đều được chở bằng ô tô tải lớn từ Trung Quốc lừng lững qua trót lọt cửa khẩu quốc gia, qua dễ dàng hàng chục trạm kiểm soát cố định và di động của cảnh sát giao thông, của quản lí thị trường, của thanh tra giao thông trên hơn ngàn cây số đường bộ Việt Nam. Với số lượng lớn nguyên liệu và dây chuyền công nghiệp, hàng tháng sẽ có hàng tấn sản phẩm ma túy đá tuồn vào xã hội Việt Nam, đầu độc con người Việt Nam, hủy hoại thế hệ trẻ Việt Nam.

Ngày 11/08/2019 công an Sơn La bắt ba người Trung Quốc đang trên đường chạy trốn sang Lào sau khi giết chết tài xế taxi người Việt Nam và cướp xe.

 

2. Chỉ nêu những vụ việc nổi cộm ít ngày gần đây cũng thấy tội phạm người Trung Quốc ồ ạt tràn vào Việt Nam đông như trảy hội mùa xuân. Qui mô gây án rộng khắp. Mức độ tội phạm đánh phá cuộc sống bình yên, đánh phá nền kinh tế, đánh phá đạo đức xã hội Việt Nam, cướp đoạt tính mạng, tài sản người Việt Nam vô cùng tàn bạo, gây thiệt hại nặng nề nhiều mặt cho hiện tại và để lại họa đau đớn lâu dài cho xã hội và con người Việt Nam.

Tràn vào Việt Nam đông đảo như vậy, tạo ra những vụ án chấn động, gây nguy hại cho đất nước Việt Nam như vậy, và công an Việt Nam phải tập trung lực lượng lớn, mất nhiều thời gian, công sức, của cải mới bắt được một phần của đội quân tội phạm người Trung Quốc nhưng pháp luật Việt Nam không dám động đến đám tội phạm nhiều như nước lũ và nguy hiểm hơn dịch bệnh này. Gây án chấn động nhưng đám hung thần phá cuộc sống bình yên của đất nước Việt Nam, giết hại người dân Việt Nam lại được âm thầm và mau lẹ dẫn độ và bàn giao cho nhà nước đã cấp hộ chiếu cho họ đến Việt Nam gây tội ác.

Tân Hoa xã của nhà nước cộng sản Trung Hoa cho người dân của họ biết rằng Hiệp ước dẫn độ giữa Trung Quốc với Việt Nam gồm 22 điều khoản được ký kết từ năm 2015 và năm 2019 đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phê chuẩn. Nhưng đến nay nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn giấu nhẹm người dân Việt Nam về Hiệp ước dẫn độ đã kí với nhà nước cộng sản Trung Hoa từ năm 2015. Giấu việc kí kết Hiệp ước dẫn độ với nhà nước cộng sản Trung Hoa nhưng họ không giấu được việc răm rắp, mau lẹ thực hiện dẫn độ đám tội phạm người Trung Quốc sang giao cho nhà nước Trung Quốc như cúc cung chấp hành một mệnh lệnh của bề trên.

Nhà nước cộng sản Việt Nam giấu nhẹm Hiệp ước dẫn độ đã kí với nhà nước cộng sản Trung Hoa làm cho người dân lại phải liên tưởng đến sự bưng bít, giấu diếm về những thỏa thuận của lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười với lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân, Lí Bằng trong cuộc đi đêm tháng chín, 1990. Sự giấu diếm chỉ chứng tỏ Hiệp ước dẫn độ giữa hai nhà nước cộng sản Việt Nam – Trung Quốc là không bình thường, không bình đẳng và ẩn chứa những nguy hại khó lường cho Việt Nam như việc kí kết lén lút không bình thường Nguyễn Văn Linh – Giang Trạch Dân ở Thành Đô 1990.

 

3. Một nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong mọi bộ luật hình sự là tội phạm hình sự gây án ở đâu, thì xử ở đó. Vì vậy dẫn độ đúng đắn, tích cực phải là : Giữa những nước đã kí kết hiệp ước dẫn độ thì kẻ phạm tội hoặc người đã bị kết án hình sự dù chạy trốn đến nước nào khi bị bắt cũng bị dẫn giải về nước kẻ phạm tội gây án hoặc đã bị kết án để luật pháp nước đó xét xử.

Pháp luật phải bảo đảm công bằng và đúng đắn, đúng người, đúng tội. Do đó xét xử phải có tang chứng, vật chứng. Chỉ ở nơi kẻ phạm tội gây án mới có đầy đủ tang chứng, vật chứng xác đáng để buộc tội. Và cũng chỉ ở nơi phải gánh chịu hậu quả do tội phạm gây ra mới đủ tư cách, đủ nghiêm minh và đủ điều kiện xét xử công bằng để có mức án tương xứng với tội trạng.

Bộ luật hình sự Việt Nam cũng xác định dù là người nước ngoài mà phạm tội trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và vi phạm pháp luật Việt Nam thì Việt Nam hoàn toàn có thẩm quyền xét xử. Luật pháp Việt Nam xét xử người nước ngoài gây án ở Việt Nam còn là khẳng định chủ quyền Việt Nam, còn là danh dự quốc gia của Việt Nam. Người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam, phạm tội hình sự trên lãnh thổ Việt Nam mà pháp luật Việt Nam không được quyền xét xử là nhà nước Việt Nam đã mất chủ quyền, mất quyền xử lí những vụ việc gây tổn hại lớn lao cho xã hội và con người Việt Nam, diễn ra ngay trên đất nước Việt Nam. Đó là một nỗi nhục quốc gia.

 

4. Hãy nhớ lại một thời gian dài chưa xa, đội quân người Trung Quốc trong vai thương lái, trong vai nhà buôn âm thầm len lỏi khắp làng quê Việt Nam đặt mua móng trâu, mua rắn với giá cao ngất ngưởng. Người nông dân công khai giết trâu hoặc lén lút làm cho trâu gày ốm để có cớ giết trâu lấy móng. Ngày đó nông nghiệp nước ta còn sản xuất thô sơ, máy cày còn quá hiếm. Con trâu là đầu cơ nghiệp mà trâu bị xẻ thịt để bán móng. Sản xuất nông nghiệp mất đi nguồn lớn sức kéo. Rồi làng quê lại rầm rộ đổ xô đi bắt rắn bán cho thương lái Trung Quốc. Cánh đồng mênh mông không còn một con rắn. Chuột đồng mặc sức sinh sôi, kéo đàn kéo lũ tàn phá hoa màu. Nông nghiệp Việt Nam thất bát.

Được thương lái Trung Quốc đặt cọc khoản tiền nhỏ tượng trưng rồi kí hợp đồng mua khoai lang, mua chuối với giá trên trời. Người nông dân đồng bằng Nam Bộ mừng rỡ có cơ làm giầu liền phá lúa trồng khoai lang. Người dân đất đỏ Tây Nguyên hối hả phá vườn cây trái lâu năm trồng chuối, sung sướng nghĩ đến chỉ ít tháng nữa có khoản tiền lớn trong tay khi thu hoạch chuối. Đến vụ thu hoạch khoai, thu hoạch chuối, thương lái Trung Quốc mất tăm. Người trồng khoai sạt nghiệp, đã nghèo càng nghèo thêm. Người trồng chuối điêu đứng, cơ nghiệp tan tành.

Vì lợi ích cá nhân và là người kinh doanh đích thực, chẳng ai kinh doanh móng trâu, chẳng ai kinh doanh rắn. Kinh doanh thực sự, chắng ai bỏ tiền đặt cọc trồng khoai, trồng chuối rồi chạy làng. Điều đó chỉ ra rằng những người Trung Quốc trong vai thương lái đi mua móng trâu, mua rắn, mua khoai lang, mua chuối không phải là sự kinh doanh tự phát cá nhân mà được tổ chức để thực hiện một chủ trương, một chính sách quốc gia, được nhà nước cấp kinh phí để làm nhiệm vụ chính trị : đánh phá nền kinh tế Việt Nam, dìm Việt Nam mãi mãi trong nghèo khó phải phụ thuộc vào Trung Quốc.

Mua móng trâu, mua rắn. Hợp đồng trồng khoai lang, trồng chuối. Dự án khai thác bô xít Tây Nguyên. Sản xuất thép Formosa Vũng Áng danh nghĩa là doanh nghiệp Đài Loan nhưng vốn liếng và con người là Trung Hoa đại lục. Xây dựng nhà máy điện than Vĩnh Tân, Bình Thuận. Thầu xây dựng nhà máy phân đạm Ninh Bình. Làm đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông. Làm đường cao tốc Bắc – Nam… Người Trung Quốc có mặt ở những nơi đó, người Trung Quốc không tiếc tiền ném ra hối lộ chủ thầu Việt Nam để trúng thầu những nơi đó chỉ với mục đích xuyên suốt : Đánh phá nền kinh tế Việt Nam. Đánh phá sự ổn định xã hội Việt Nam.

 

5. Một chính thể đã làm cả việc hèn mọn đưa người Trung Quốc vào Việt Nam đóng vai thương lái lừa đảo để đánh phá nền kinh tế Việt Nam thì chính thể đó chủ trương đưa tội phạm người Trung Quốc tràn vào Việt Nam gây án đánh phá sự ổn định, bình yên của xã hội Việt Nam cũng là điều quá bình thường.

Với điều khoản dẫn độ quái gở : Người Trung Quốc phạm tội ở Việt Nam được dẫn độ bàn giao cho nhà nước Trung Quốc, Hiệp ước đẫn độ không bình thường đó được kí kết từ năm 2015. Từ đó số người Trung Quốc gây án ở Việt Nam ngày càng tăng cao. Đến năm 2019, năm Quốc hội Trung Hoa cộng sản phê chuẩn Hiệp ước dẫn độ giữa hai nhà nước cộng sản Việt Nam – Trung Quốc, số người Trung Quốc gây án ở Việt Nam đột ngột bùng nổ như dẫn chứng ở phần 1. Không thể không có liên quan giữa Hiệp ước dẫn độ quái gở đó với sự bùng nổ số người Trung Quốc gây án ở Việt Nam. Không thể không có liên quan giữa Hiệp ước dẫn độ quái gở đó với sự bất an ngày càng gia tăng của xã hội Việt Nam.

Lịch sử Việt Nam sẽ phải ghi nhận về một thời cộng sản đen tối lịch sử và đau đớn giống nòi : Kẻ kí thòa thuận Thành Đô 1990. Kẻ ra lệnh cho người lính giữ đảo Gac Ma không được nổ súng chống trả bọn lính Trung Quốc cướp đảo năm 1988. Kẻ kí Hiệp định biên giới Việt Trung dâng hơn phân nửa thác Bản Giốc, dâng điểm cao 1509, dâng cổng nước Lạng Sơn cho Trung Quốc năm 1999. Kẻ kí kết giao đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông cho nhà thầu Trung Quốc năm 2008.

Kẻ kí kết Hiệp ước dẫn độ quái gở với nhà nước Trung Quốc năm 2015… đều là những phường bán nước, những thân xác Việt cộng mang hồn Tàu cộng !

Phạm Đình Trọng

(17/09/2019)

Published in Diễn đàn

Luật Dn đ đã xut hin rt lâu trong thế gii Tây phương, nó cho phép các nước ký kết vi nhau chia s nhng thông tin gia hai phía. Nó cũng cho phép ti phm ca nước này có th b nước kia bt và gi tr v nguyên quán. Tuy nhiên đó là những nghi phm can ti ti nước ca mình như tham nhũng hay các ti hình s khác.

dan1

Hình trích xuất t website báo Tui Tr.

Có những trường hp đc bit khi mt người b đt nước ca h kết án ti phm chính tr vì có nhng li nói, hành đng chng li chính quyn thì đa s các nước trong th chế dân ch s có điu khon t chi dn đ vì làm như vy thì người b cáo buc có th b nhng bn án rt nng n mà mt đt nước dân ch tht s không cho phép. Đây là điu mà dân chúng Hong Kong đang lo lng và cc lc phn đi lut dn độ do Trung Quc gi ý và bà trưởng đc khu đ ngh.

Cũng có những điu khon ngoi l trong lut dn đ nếu ti phm b tr v nguyên quán s b t hình thì nước th hai s không dn đ đương s v bn quc đ th án vì lý do nhân đo.

Một trong nhng điu khon thông thường nht là ti phm can án ti quc gia nào thì quc gia y trc tiếp dùng lut l ca mình đ x lý hành vi ca nghi can và ch tr đương s v nước sau khi thi hành án. Theo li Lut sư Nguyn Văn Miếng, khi tr lRFA hôm 12 tháng 8 năm 2019 giải thích v lut dn đ như sau :

"Bộ lut hình s Vit Nam có quy đnh v dn đ, tuy nhiên phi theo hip ước giữa hai bên, th hai là trường hp viên chc ngoi giao, mt trường hp na là do hai b ngoi giao làm vic vi nhau đ gii quyết. Tuy nhiên mt nguyên tc ti thượng trong b lut hình s là ti phm hình s xy ra đâu, thì x đó. Tc là xy ra ở Việt Nam thì Vit Nam phi x, riêng trường hp Trung Quc thì nó đc bit như thế nào đó mà hin nay tôi chưa hiu rõ là h căn c vào đâu đ h dn đ nhng công dân Trung Quc phm ti Vit Nam, vì v nguyên tc là phi x Vit Nam".

Ngoài ra, theo điều 27 ca Hip đnh tương tr tư pháp Vit Nam đã ký vi Trung Quc. Vit Nam cũng có th t chi tương tr tư pháp v các vn đ hình s.

Tuy nhiên thực tế nhng gì đang din ra ti Vit Nam li khác vi thông l thế gii, ngay c khác vi nhng quy định trong Bộ lut Hình s Vit Nam khi nhiu ti phm quc tch Trung Quc đến Vit Nam gây án li "được" dn đ v Trung Quc mà không qua xét x khiến dư lun ng ngàng và rt nhiu câu hi đt ra v hin tượng này.

Tháng 8 năm 2019 vừa qua, 395 ti phm người Trung Quc b phát hin và bt gi ti Hi Phóng vì t chc đánh bc trong khu vc mà Vit Nam cho phép h dùng đ làm resort. Ch my ngày sau phía Vit Nam đã dn đ 395 ti phm này cho phía Trung Quc.

Ngày 27 tháng 8 , Việt Nam cũng đã trao tr 28 người Trung Quc cho Cc Công an thành phố Đông Hưng ca Trung Quc đ x lý v hành vi điu hành sàn chng khoán gi ti Vit Nam.

Tại phiên hp ca y ban Tư pháp Quc hi sáng 4 tháng 9, Th trưởng B Công an Lê Quý Vương thông tin v lý do trao tr 395 người trong đường dây đánh bc b bt ti khu đô th Our City cho Trung Quc. Ông Lê Quý Vương lý gii vic trao tr 395 "con bc" cho Trung Quc là do Vit Nam và Trung Quc ký tha thun v hp tác trong công tác phòng chống ti phm.

Một vài tun sau, mt đường giây ma túy cc lbị phát hin ti Bình Đnh, bốn nghi can người Trung Quc b bt ti hin trường và Phó Ch tch UBND tnh Nguyn Tun Thanh li ký quyết đnh x pht vi phm hành chính đi vi 4 người này v hành vi cư trú bt hp pháp vi s tin 95 triu đng và buc phi tr v Trung Quc. Đây là 4 trong s 6 đi tượng liên quan đến 2 kho cha hóa cht dùng đ chế biến ma túy ti khu vc 7, phường Bùi Th Xuân, thành phố Quy Nhơn (Bình Đnh) va b Công an tnh Bình Đnh phi hp Cc Cnh sát điu tra ti phm v ma túy (B Công an) bt gi vào ngày 6-8.

Đường giây ma túy này ln đến nỗi có chân rết ti nhiu tnh thành đã b phát hin ti thành ph Hồ Chí Minh, Kom Tum và đang tiếp tc điu tra ti nhiu nơi khác. Tt c 14 nghi can đu là người quc tch Trung Quc sang Vit Nam vi mc đích duy nht là sn xut và phát tán mt lượng ln ma túy cho người tiêu th ti Vit Nam. Tuy chưa có quyết đnh v s phn ca nhng ti phm người Trung Quc này nhưng dư lun cho rng h s được dn đ v Trung Quc như 4 phm nhân ti Bình Đnh.

Rất ít người dân biết được lut dn đ đã được Vit Nam ký với Trung Quốc, theo VOA dẫn li nhiu ngun t Trung Quc thì Hip đnh Dn đ gm 22 điu khon, bao gm các vn đ như nghĩa v dn đ, ti phm đ điu kin dn đ, nhng lý do có th và nên được s dng đ t chi dn đ và gii quyết tranh chp.

Hiệp đnh này được Hi đng Nhà nước y quyn, nhóm đàm phán Trung Quc gm các quan chc t nhiu b khác nhau, đã bt đu hi đàm vi phía Vit Nam hi tháng 10 năm 2013. Hai bên đã ký hip ước vào ngày 7/4/2015 ti Bc Kinh.

Cho tới nay chưa có thông tin chi tiết nào t lut dn độ được chính ph Vit Nam ban hành vì vy khi có mt cuc dn đ xy ra ngay c các lut sư là người phi am tường lut này cũng chu thua và ch suy đoán căn c theo B lut hình s Vit Nam. Vic ký kết này được xem là m ám và vi phm nghiêm trng ch quyền Vit Nam, vi phm Hiến pháp Vit Nam và pháp lut Vit Nam b nhng người đt bút ký Lut này vi Trung Quc thông đng vi Bc Kinh làm cho đt nước b đi x như mt mnh đt vô pháp lut.

Người dân Vit Nam cn biết rõ Lut Dn đ ký kết vi Trung Quốc có được thông qua Quc Hi hay không và vì lý do gì báo chí không công khai cho người dân biết. Người dân Vit Nam cũng rt cn biết ti sao nhà nước Vit Nam ưu tiên cho người Trung Quc vào Vit Nam vi s lượng rt ln và không kim soát tt c mi công việc h làm trên đt nước này đ khi xy ra v vic sn xut ma túy vi s lượng cc ln thì người dân mi biết ti Lut dn đ mà thc cht là dn ti phm v bn x đ tránh b xét x ti tòa án Vit Nam.

Phải chăng Trung Quc là đt m mà Vit Nam cần đưa người dân ca h v cũng như Hong Kong, Trung Quc mun bt ai thì bt qua Lut Dn đ đang gây phân rã mnh đt kiên cường này. Vit Nam không phi là Hong Kong và vì vy người dân có quyn biết nhng điu mà chính ph Vit Nam đang c giu.

Mặc Lâm

Nguồn : VOA, 13/09/20149

*********************

Dân phẫn nộ vì người Trung Quốc sản xuất ma túy ở Việt Nam chỉ bị phạt hành chính (VOA, 13/09/2019)

Việc nhà chc trách đưa ra mc x phạt hành chính đi vi 4 người Trung Quc tham gia đường dây sn xut ma túy "cc ln" Vit Nam đã làm người dân phn n khi h cho rng Vit Nam s là "thiên đường" ca ti phm Trung Quc.

dan2

Một cnh sát canh gác bên cnh lô hàng ma túy b thu gi Trung Quc năm 2018. B Công an Vit Nam đã phát hin và đang điu tra đường dây sn xut ma túy ca người Trung Quc Vit Nam, trong đó 4 người Trung Quc b pht "hành chính" 95 triu đng.

Truyền thông trong nước hôm 11/9 cho biết mt đường dây sn xuất ma túy được gi là "cc ln" do nhóm người Trung Quc cm đu tnh Bình Đnh đã b Công an Vit Nam trit phá. Bn người Trung Quc liên quan đến đường dây này b x pht hành chính v "hành vi cư trú bt hp pháp vi s tin 95 triu đng".

Quyết đnh xử pht ca tnh Bình Đnh đi vi nhng người Trung Quc, được VTC và Người Lao Đng trích dn, cho biết ông Zhou Liuging, 38 tui, b pht 35 triu đng do "không có giy t tùy thân và đã vi phm hành chính vi li là người nước ngoài cư trú ti Vit Nam mà không được phép ca cơ quan có thm quyn". Ba người còn li b pht mi người 20 triu đng do "nhp cnh hành ngh hoc có hot đng khác ti Vit Nam mà không được phép ca cơ quan có thm quyn".

Bốn người này nm trong s 6 nghi can va b Bng an bắt gi liên quan đến 2 kho cha hóa cht dùng đ chế biến ma túy ti phường Bùi Th Xuân, thành phố Quy Nhơn ca Bình Đnh, theo ghi nhn ca phóng viên VTC và Người Lao Đng.

Lực lượng cnh sát điu tra ti phm v ma túy ca B Công an đã thu gi 200 thùng phuy chứa hóa cht và nhiu dng c, máy móc đ sn xut ma túy.

Kết qu cho thy kho cha hóa cht Bình Đnh là nơi trung chuyn cho các cơ s sn xut ma túy ti nhiu tnh, thành trong nước do người Trung Quc cm đu va được B Công an Vit Nam triệt phá.

Trước đó, B Công an hôm 9/9 bt gi 8 người Trung Quc có hành vi sn xut ma túy ti tnh Kon Tum. Công an Vit Nam đã thu gi hàng chc tn hóa cht, tin cht ma túy cùng 20 tn máy móc, thiết b sn xut ma túy trong v đt kích nhà kho tỉnh trên Tây Nguyên, theo Thanh Niên.

Trong số nhng người phn đi mc pht "hành chính" đi vi 4 công dân Trung Quc, mt người dùng Facebook có tên Thuy Le cho rng "ti phm buôn bán, tàng tr, sn xut ma túy thường phi x nhiu năm tù hoc chung thân đến t hình". Facebooker này "phn nộ" trước vic nhng người Trung Quc ch b pht "vài chc triu đng".

Anh Linh, một người dùng Facebook, cũng nêu ý kiến phn đi khi cho rng "buôn bán sn xut 13 tn ma túy ch pht hành chính thì xã hi không lon mi l".

Trong khi đó, hôm 5/9 một tòa án ở thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên án chung thân đi vi mt công dân Úc gc Vit vì tham gia đường dây buôn bán ma túy t Vit Nam sang Úc.

Luật sư Hà Huy Sơn nói vi VOA rng khung hình pht theo B lut hình s Vit Nam cho hành vi sn xut ma túy vi khi lượng lớn như vy phi là t hình.

Nhận đnh v vic x pht 4 người Trung Quc ca chính quyn Bình Đnh, ông Lê Quang Huy, mt người dân sng thành phố Hồ Chí Minh nói vi VOA rng "ti phm ma túy là ti hình s" và do đó theo ông "ti phi xét x theo thm quyn lãnh thổ, nhưng Vit Nam b vướng vào hip ước dn đ vi Trung Quc nên phi tr cho Trung Quc". Ông Huy nói ông "phn đi điu này".

Trung Quốc tháng trước cho biết quc hi nước này đã phê chun mt Hip ước dn đ vi Vit Nam đã được ký kết t năm 2015, theo đó các tội phm ca Trung Quc s được đưa v nước h đ x. Vic phê chun này din ra hơn 1 tháng sau khi Vit Nam dn đ hơn gn 400 nghi phm người Trung Quc tham gia đường dây đánh bc được coi là ln nht Vit Nam qua mng internet ti Hi Phòng bằng đường b qua ca khu quc tế ti Lng Sơn.

Tháng trước, ba người Trung Quc b kết ti giết hi mt người lái xe taxi Sơn La ri vt xác xung sông nhưng li được trc xut v Trung Quc. V vic này cũng gây nên phn n t phía người dân.

Cũng trong tháng 8, Việt Nam đã dn đ 28 người Trung Quc giao cho Cc Công an thành phố Đông Hưng ca Trung Quc x lý v hành vi điu hành sàn chng khoán gi ti Vit Nam.

Luật sư Lê Đình Vit cho rng "Hip ước dn đ Vit-Trung s thu hút nhiu người Trung Quc qua Việt Nam phm ti" trong mt phn đăng ti trên Facebook cá nhân hôm 11/9.

Một Facebooker có tên Vova Bui, trong phn bình lun v vic x pht hành chính 4 người Trung Quc Bình Đnh, cũng cho rng "Vit Nam s là thiên đường ca ti phm Trung Quc".

"Để đm bo ch quyn và lut pháp được thc hin nghiêm minh thì ti phm xy ra trên đt nước Vit Nam cn phi được x lý bng pháp lut Vit Nam," theo Luật sư Hà Huy Sơn.

Published in Diễn đàn

Du khách Trung Quốc lập nhóm để trộm điện thoại ở Nha Trang (Người Việt, 08/06/2018)

Một nhóm du khách Trung Quốc bị tiểu thương ở chợ Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang, vây không cho đi vì cho rằng đã ra tay trộm điện thoại ở chợ, nhưng chính quyền "chưa giải quyết rốt ráo".

dukhach1

Nhóm khách Trung Quốc bị người dân Nha Trang vây lại ở chợ Vĩnh Hải. (Hình : Người Lao Động)

Theo báo Người Lao Động, thời gian gần đây trên mạng xã hội rộ lên clip một nhóm du khách Trung Quốc bị người dân vây kín ở chợ Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang, vì cho rằng nhóm người này chuyên trộm điện thoại và ví tiền của người đi chợ. Ban quản lý chợ Vĩnh Hải xác nhận sự việc là có thật.

Cụ thể, hồi đầu tháng Ba, Tổ Trật Tự của chợ Vĩnh Hải nhận được tin báo một tiểu thương bị mất điện thoại. Chiếc điện thoại này có bật chế độ định vị nên người nhà truy theo. Khi ra đến đường 2 tháng Tư thì phát hiện tín hiệu ngay trong một nhóm người Trung Quốc, liền sau đó mất tín hiệu cũng bị mất. Tiểu thương trong chợ tri hô, vây nhóm khách Trung Quốc lại. Người dân cho rằng nhóm khách Trung Quốc đã lấy, tắt điện thoại và chuyền tay nhau nên không tìm được.

Ban Quản Lý chợ Vĩnh Hải đã đưa toàn bộ nhóm khách về công an phường Vĩnh Hải để làm việc. "Sau đó tiểu thương vẫn không nhận lại được chiếc điện thoại đã mất", đại diện Tổ Trật Tự cho biết.

Về phía công an phường Vĩnh Hải cũng xác nhận và cho rằng "có sự việc trên nhưng không thể cung cấp thông tin vì vướng quy chế phát ngôn".

Như truyền thông Việt Nam loan tin, tỉnh Khánh Hòa hiện đang là "ổ chứa" các nhóm tội phạm Trung Quốc, song do lượng người Trung Quốc quá lớn nên không thể kiểm soát hết.

Báo Người Lao Động dẫn tin từ Sở Du Lịch tỉnh Khánh Hòa, cho biết từ đầu năm 2018 đến nay, khách ngoại quốc đến Nha Trang ước đạt 1,17 triệu lượt, trong đó riêng khách Trung Quốc liên tục tăng mạnh đạt 719,700 lượt, chiếm khoảng 60% cơ cấu khách ngoại quốc đến Nha Trang. Nếu năm 2016, chỉ đạt 525.000 lượt thì năm 2017 đạt 1,2 triệu lượt và sẽ tiếp tục tăng trong năm 2018.

Hiện nay, trung bình mỗi ngày có khoảng 25 chuyến bay từ Trung Quốc đến phi trường Cam Ranh, với hàng ngàn du khách, khiến khách du lịch như Pháp, Úc, Mỹ, Nam Hàn, Nhật Bản… giảm mạnh. Điều này dẫn đến việc mất cân đối thị trường khách quốc tế đến Nha Trang. (Tr.N)

******************

Bắt hai trùm xã hội đen Trung Quốc ở Khánh Hòa (Người Việt, 07/08/2018)

Công an Việt Nam đã bàn giao cho công an Trung Quốc hai người bị Trung Quốc truy nã đặc biệt. Đây chỉ là một trong nhiều vụ bàn giao tội phạm người Trung Quốc đang lẩn trốn ở Khánh Hòa.

vn3

Hai ông Xie Jin Ping và Xie Ying Po tại công an tỉnh Khánh Hòa. (Hình : Báo Khánh Hòa)

Xác nhận với báo Khánh Hòa ngày 7 tháng Sáu, ông Võ Đức Thân, công an tỉnh Khánh Hòa, cho biết đã bắt hai nghi can người Trung Quốc là ông Xie Jin Ping (43 tuổi) và ông Xie Ying Po (40 tuổi), quốc tịch Trung Quốc, là hai anh em ruột, thường trú tại thị trấn Sa Viện, quận Điện Bạch, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc bị truy nã đặc biệt, đang lẩn trốn tại thành phố Nha Trang.

Cả hai người này có lệnh truy nã quốc tế của công an Trung Quốc với các tội danh : "Tổ chức, chỉ đạo băng nhóm tội phạm có tính chất xã hội đen, mở trái phép sòng bạc, buôn lậu động vật quý hiếm, cố ý gây thương tích, giam giữ người trái pháp luật, phá hoại bầu cử và hủy hoại tài sản", do liên quan đến hàng loạt hoạt động phi pháp của một nhóm giang hồ khoảng 40 tên tại thành phố Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông".

Tin cho biết, đây chỉ là vụ mới nhất, bởi những năm gần đây, Khánh Hòa trở thành "ổ chứa" lý tưởng thu hút khách du lịch và cả bọn tội phạm người Trung Quốc. Theo ước tính của ngành du lịch Khánh Hòa, từ đầu năm 2018 đến nay, tỉnh này đã đón hơn 700,000 lượt du khách Trung Quốc.

Trước đó, các ngành chức năng tỉnh Khánh Hòa đã nhiều lần phát hiện các đối tượng phạm pháp bị truy nã ở nước sở tại tìm cách đến Khánh Hòa thông qua đường du lịch để lẩn trốn dài hạn.

Cụ thể, hồi tháng Mười Một, 2017, công an tỉnh Khánh Hòa đã bắt giữ ông Điền Nhị Kiệt (33 tuổi) và ông Trương Đại Thuyên (62 tuổi). Hai ông này bị công an thành phố Quảng Châu, Trung Quốc truy nã vào tháng Mười, 2017 do bán hàng đa cấp lừa đảo.

Trước đó nữa, vào tháng Sáu, 2017, hai người khác là ông Liu Kang Jian (41 tuổi) và ông Liu Ze Chong (24 tuổi) người tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã ra đầu thú tại công an tỉnh Khánh Hòa, sau khi bị công an Trung Quốc phát lệnh truy nã về tội "Kinh doanh trái phép". (Tr.N)

Published in Việt Nam

Đường thoát nước cho phi trường Tân Sơn Nhất chỗ nào cũng tắc (Người Việt, 07/06/2018)

Công tác chống ngập phi trường Tân Sơn Nhất theo kiểu "mạnh ai nấy làm" dẫn đến các đường thoát nước hiện tắc cả trong lẫn ngoài. Cứ đến mùa mưa, phi trường này lại "đứng ngồi không yên" lo đối phó với ngập.

vn1

Rác ngập kín Mương A4, một trong ba đường thoát nước chính của phi trường Tân Sơn Nhất. (Hình : Lao Động)

Theo Trung Tâm Điều Hành Chương Trình Chống Ngập Nước Sài Gòn, "Hệ thống thoát nước phi trường Tân Sơn Nhất không chỉ tắc nghẽn do rác, xây dựng nhà cửa lấn chiếm từ bên ngoài, mà phía trong phi trường cũng còn nhiều vấn đề".

Thông tin trên được truyền thông Việt Nam dẫn lại từ cuộc họp "Đánh giá về công tác chống ngập khu vực phi trường Tân Sơn Nhất" do Sở Giao Thông-Vận Tải Sài Gòn, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức ngày 7 tháng Sáu.

Báo Lao Động nêu cụ thể, ống cống đường kính 1m từ khu vực công ty xăng dầu Tân Sơn Nhất qua mương Nhật Bản có nhiều đoạn thoát nước kém do vướng chất thải xây dựng của nhiều đơn vị. Đặc biệt, đoạn mương hở phía sau công ty bay dịch vụ hàng không (VASCO) có dấu hiệu xuống cấp, sạt lở.

Tại cuộc họp, ông Hứa Quốc Hưng, phó chủ tịch quận Tân Bình cho rằng, "Tiết diện và khẩu độ của hệ thống thoát nước phía trong phi trường Tân Sơn Nhất không đồng bộ, việc kết nối với hệ thống thoát nước bên ngoài chưa tốt. Khu vực đỗ máy bay trong phi trường mặc dù cao hơn đường Phan Thúc Duyện (điểm đầu của tuyến mương thoát nước A41), nhưng nước không thể chảy tràn ra ngoài, do bị hàng loạt công trình gây cản trở. Ngoài ra, phía bên phải sân đỗ máy bay có độ đáy cống thoát nước không phù hợp vì thấp hơn cao độ đáy cống bên ngoài. Khẩu độ cống tròn ở khu vực kho hàng có tiết diện nhỏ hẹp, không đảm bảo thoát nước…".

Nói về việc chống ngập tại đây, ông Võ Huy Cường, phó cục trưởng Cục Hàng Không Việt Nam, cho hay : "Trước đây công các chống ngập phi trường Tân Sơn Nhất làm nhỏ lẻ, địa phương làm phần địa phương, ngành hàng không làm của ngành hàng không nên kết quả không được như mong đợi. Sắp tới, bên trong phi trường mở rộng các sân đỗ phục vụ hoạt động bay, diện tích mặt đất có thể thẩm thấu kém hơn sẽ khiến phi trường này có nguy cơ ngập khi mưa lớn…".

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Tiến, phó giám đốc Cảng Hàng Không Tân Sơn Nhất, lại cho rằng từ tháng Tám, 2015 đến nay, "Tình hình ngập tại khu vực phi trường được cải thiện đáng kể. Bên trong phi trường có ngập ở khu vực bãi đỗ nhưng đường băng cất hạ cánh không bị ngập. Do đó ngập úng không ảnh hưởng đến việc khai thác".

"Ở khu vực bãi đỗ này cảng đã đầu tư 2 máy bơm công suất lớn (750 khối/giờ) để giải quyết ngập", ông Tiến cho biết.

Ông Bùi Xuân Cường, giám đốc Sở Giao Thông-Vận Tải Sài Gòn, cũng biện minh cho rằng, "Các dự án chống ngập khu vực phi trường Tân Sơn Nhất cần thời gian thực hiện".

Thế nhưng, dư luận cho rằng, với sự bất tài của dàn lãnh đạo Sở Giao-Thông Vận Tải Sài Gòn, việc thành lập "nhóm này, nhóm nọ" để chống ngập, chẳng qua là tìm cách bòn rút thêm ngân sách nhà nước, bởi Sài Gòn hiện nay nơi nào cũng "tụ nước". (Tr.N)

*******************

Bình Dương : Mang 80 tấn rác thải công nghiệp đi chôn trộm (Người Việt, 07/06/2018)

Đang chôn trộm hàng chục tấn chất thải công nghiệp trái phép tại phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên, một cơ sở thu mua phế liệu đã bị công an tỉnh Bình Dương phát hiện bắt quả tang.

vn2

Số rác thải công nghiệp, nguy hại được chủ cơ sở chôn lấp xuống đất. (Hình : Tuổi Trẻ)

Ngày 7 tháng Sáu, báo Tuổi Trẻ dẫn tin từ công an tỉnh Bình Dương, cho biết Phòng Cảnh Sát Môi Trường (PC49) vừa bắt quả tang một cơ sở chôn lấp rác thải công nghiệp trái phép tại phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên.

Tin cho biết, vụ việc được phát hiện ngày 6 tháng Sáu, khi cảnh sát môi trường bắt quả tang các xe rác đang đổ trộm rác thải và tiến hành kiểm tra cơ sở thu mua phế liệu của bà Nguyễn Thị Liên, ngụ Bình Dương.

Tại hiện trường, lực lượng công an phát hiện một bãi đất rộng khoảng 600 mét vuông được sử dụng để chôn lấp chất thải công nghiệp chưa qua xử lý lên tới gần 80 tấn chất thải rắn gồm bao bì nylon, vải vụn và những chất thải khó phân hủy khác gây nguy hại cho môi trường.

Khai với cơ quan công an, bà Liên cho biết cơ sở của mình đi mua phế liệu từ các doanh nghiệp, nhà máy tại Bình Dương về phân loại lấy phế liệu tái sử dụng được. Số rác thải nguy hại còn lại thì cho công nhân đem đổ tại bãi đất trống, sau đó thuê người lấp đất lên.

Cảnh Sát Môi Trường đã lập biên bản yêu cầu chủ cơ sở thu gom toàn bộ số chất thải nói trên để chuyển đơn vị có chức năng xử lý, đồng thời tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc để xử lý các đối tượng liên quan. (Tr.N)

Published in Việt Nam