Gió Bấc, RFA, 07/12/2021
Y văn thế giới ghi nhận tỉ lệ bị sốc phản vệ vắc-xin Covid 19 là 4/100 triệu người, chưa ghi nhận tử vong do tiêm vắc-xin, trừ Việt Nam.
Reuters
Chỉ hơn một tuần, Việt Nam có hàng trăm người bị sốc phản vệ phải nhập viện, bảy người chết. Dân hoang mang phản ứng, giới khoa học yêu cầu phải điều tra độc lập. Đến nay, nguyên nhân tử vong còn hết sức mù mờ. Giới chức Bộ y tế nói nguyên nhân không phải do chất lượng vắc-xin hay do tiêm. Thủ Tướng chỉ đạo rút kinh nghiệm, xử lý truyền thông và tiếp tục tiêm thần tốc. Sẽ còn bao nhiêu người hy sinh ? Sinh mạng người dân Việt rẻ đến vậy sao ?
Tuần lễ cuối tháng 11 dư luận sôi sùng sục, lòng người bất an vì những cái chết liên tiếp sau khi tiêm vắc-xin. Đầu tiên ở Thanh Hóa : hơn 70 người bị phản vệ, bốn người chết sau khi tiêm Vero Cell đã gây bão dư luận. Vào Google tìm kiếm với từ khóa "Bốn người Thanh Hóa chết sau khi tiên Vero Cell" sẽ cho thấy 759.000 kết quả.
Chết vì vắc-xin quá hạn ?
Ngày 28/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp Bộ Công an, các bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa khẩn trương điều tra, làm rõ sự việc, xác định nguyên nhân sự cố sau tiêm vắc-xin phòng Covid-19, nghiêm túc rút kinh nghiệm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/11 (1).
Tiếp đó, ba học sinh chết sau khi tiêm Vắc-xin Pfizer trong lô hàng hết hạn vào đúng ngày 30/11 vừa được gia hạn thêm ba tháng nữa. Với từ khóa "3 học sinh chết sau tiêm vắc-xin" Google cho 12.800.000 kết quả.
Điều đáng nói là tỉnh Thanh Hóa (nơi có hơn 70 công nhân bị phản vệ phải nhập viện, có bốn người chết) ngày 2/12, huyện Hoằng Hóa ghi nhận 86 học sinh có phản ứng sau tiêm, phải nhập viện theo dõi (2).
Dư luận càng hoang mang hơn vì từ thắc mắc của phụ huynh, Bộ Y tế mới cho biết hai lô vắc-xin Pfizer tiêm cho học sinh hết hạn vào ngày 30/11 và được gia hạn thêm ba tháng nữa theo đề nghị của nhà sản xuất và được các tổ chức quốc tế như WHO, CDC Mỹ chấp thuận trong điều kiện bảo quản ở nhiệt độ từ 30-60 độ âm.
Dư luận báo chí đã quy trách nhiệm Bô Y tế chậm trễ công bố thông tin gia hạn. "Không thể bào chữa được cho sự tắc trách, chậm trễ của ngành y tế đối với công tác thông tin lần này. Nó có thể làm ảnh hưởng tới niềm tin của dư luận, khi mà chiến lược vắc-xin là chìa khóa then chốt để kiểm soát dịch bệnh, ổn định đất nước.
Nếu các bậc phụ huynh không lên tiếng vào thời điểm này thì liệu bao giờ ngành y tế Việt Nam sẽ công bố cho dư luận biết ? Hay là nếu không thắc mắc thì mặc kệ không lời giải đáp" (3).
Nhà báo Mai Bá Kiếm, cựu Thư ký Tòa soạn Báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh quy trách nhiệm mạnh mẽ hơn trong bài viết "Tội ác của Bộ Y tế : Nhập vắc-xin cận date còn gia hạn dùng ba tháng !". Ông vận dụng các quy định pháp luật Việt Nam cho rằng quan chức Bộ Y tế đã lách luật dùng tiền ngân sách mua hàng cận date gây ra hậu quả (4).
Tiến sĩ Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã nhận khuyết điểm về sự chậm trễ thông tin "Nguyên nhân Bộ Y tế chậm công bố việc gia hạn vắc-xin là do chưa từng gặp phải vấn đề này. Thông tin chấp thuận các lô vắc-xin đến với chúng tôi khá muộn nên chưa kịp cập nhật, đây là điều cần thay đổi" (5).
Tiến sĩ Thái chỉ nhận lỗi chậm công bố thông tin về việc gia hạn sử dụng vắc-xin nhưng vẫn khẳng định việc gia hạn phù hợp luật pháp và không ảnh hưởng đến chất lượng vắc-xin. Bộ trưởng đã họp báo thông tin về quy trình gia hạn, có sự giám sát của các tổ chức quốc tế như WHO, CDC Mỹ… Lô hàng gia hạn không chỉ sử dụng ở Việt Nam mà còn được nhiều nước khác sử dụng.
Một học sinh trong độ tuổi từ 12 - 17 được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 của hãng Pfizer/BioNTech ở Hà Nội hôm 23/11/2021. AFP
Bộ Y tế phủi tay
Nhưng những ý kiến ồn ào của dư luận báo chí Nhà nước chỉ là cơn bão trong miệng cốc, chỉ thông tin sự kiện và đặt nghi vấn vào hiện tượng hình thức là việc chậm thông tin gia hạn thời gian sử dụng vắc-xin. Có lẽ ở trong xứ sở thiên đường mà từ ông Thứ Trưởng Bộ học đến những chiến sĩ quân đội anh hùng hay tù nhân đang mạnh khỏe yêu đời đều có thể lăn ra tự chết thì việc bảy người chết sau tiêm vắc-xin đã thành chuyện bình thường.
Có thể là ở xứ sở thiên đường người ta đã quen với "thông tin tử vong sau tiêm vắc-xin". Không cần đợi công bố kết quả điều tra chính thức, dường như tất cả cùng "tiên lượng chính xác" và chấp nhận căn nguyên chỉ có thể là "sốc phản vệ do… cơ địa người tiêm". Thực tế, các bài viết liên quan tới sáu trường hợp tử vong ở Thanh Hóa, Bắc giang, và Hà nội, đều chung "đáp số" đó !
Không phải là thông tin phản động của thế lực xấu mà đa số là thông tin của báo chí lề Đảng. Các tờ trích dẫn báo cáo của Bộ Y tế cho biết sau thời gian tiêm hơn ba triệu liều vắc-xin cho học sinh "có 10.573 trường hợp gặp phản ứng thông thường sau tiêm chủng, chủ yếu là phản ứng tại chỗ, đau tại chỗ tiêm. Có ba trường hợp tai biến nặng sau tiêm ghi nhận tại Hà Nội và Bắc Giang, trong đó có hai trẻ 14 và 17 tuổi tử vong".
Báo cáo cũng cho rằng "nguyên nhân tử vong của hai trẻ này là phản ứng phản vệ độ IV, không liên quan đến vắc xin và thực hành tiêm chủng" (6).
Lý giải của Bộ Y tế gây cho người ta ấn tượng sâu đậm tiêm vắc-xin có phản vệ ;à chuyện bình thường và tử vong sau tiêm là do phản vệ không phải do vắc-xin.
Nhưng các chuyên gia độc lập thì có cái nhìn khác hẳn. Con số các ca phản vệ sau tiêm của lần này đã cao đến mức quá sức bất thường vượt xa y văn thế giới và tử vong vì vắc-xin Covid 19 là điều không thể xảy ra.
Lọ vắc-xin ngừa Covid-19 của hãng Pfizer/BioNTech ở Hà Nội hôm 23/11/2021. AFP
Phải điều tra vì phản vệ, tử vong cao ngoài sách vở
Bác sĩ Huynh Wynn Tran (Assistant Professor of Medicine and Pharmacy WesternU College of Pharmacy) sau khi trả lời phỏng vấn báo điện tử Vnexpress.vn dã viết thêm trên Facebook cá nhân bài viết tựa đề "Tỉ lệ tử vong cao ở trẻ em và người lớn sau khi tiêm vắc-xin Covid-19". Trong đó ông viện dẫn công bố nghiên cứu quốc tế cho thấy "có khoảng 4,7 ca sốc phản vệ khi tiêm một triệu liều vắc-xin Pfizer Covid-19 và 2,5 ca sốc phản vệ ở người lớn khi tiêm vắc-xin Moderna. Với vắc-xin Trung Quốc (Corona Vac) thì tỉ lệ sốc phản vệ khoảng 5.4 ca trên một triệu liều".
Theo nghiên cứu từ CDC, không có ca tử vong nào do sốc phản vệ sau khi tiêm 25 triệu liều vắc-xin cúm mùa ở trẻ em và người lớn. Theo nghiên cứu từ JAMA, không có cả tử vong nào do sốc phản vệ sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 mRNA.
– Thống kê Update cho thấy rủi ro tử vong khi bị sốc phản vệ giao động trong khoảng 0,7-2%, trung bình là 1%.
Tỉ lệ sốc phản vệ và tử vong do sốc phản vệ khi tiêm vắc-xin Covid-19 ở Việt Nam quá cao (8).
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn ( Đại học New South Wales, Australia) có nhiều bài viết trên Facebook cá nhân phân tích cho thấy tỉ lệ [phản vệ ở Việt Nam cao bất thường và ông cũng phản biện quan điểm của Bộ Y tế cho rằng Phát biểu "Hai trẻ tử vong sau tiêm không liên quan đến vắc-xin" là không đúng" (7).
Trả lời BBC tiếng Việt, Giáo sư Tuấn nói "Việt Nam đã tiêm 3.512.874 liều vắc-xin cho trẻ 12-17 tuổi. Theo y văn, xác suất tử vong vì sốc phản vệ sau tiêm vắc-xin là khoảng 0,00000004 (4/100 triệu), và với số ca tiêm vắc-xin đó thì không kỳ vọng một ca tử vong nào xảy ra. Thế nhưng trong thực tế ba em đã tử vong. Đó là một điều đáng quan tâm và cần phải có điều tra khoa học" (9).
Thủ tướng xử lý truyền thông !
Điều tra về cái chết oan uổng của bảy công dân sau tiêm vắc-xin để có giải pháp xử lý đúng, tránh những trường hợp tương tự và cũng phù hợp với chỉ đạo của Thủ Tướng Phạm Minh Chính sau bốn trường hợp tử vong ở Thanh Hóa là "điều tra và báo cáo trước ngày 30/11" như đã dẫn ở phần trên. Thế nhưng, không kết quả điều tra và báo cáo ra sao đến ngày 6/12 dù có thêm ba người tử vong lại là trẻ em, trong phiên họp thường kỳ Chính phủ mà nội dung chình là đẩy mạnh tiêm, mua, chuyển giao công nghệ và sản xuất vắc-xin trong nước.
Thủ tướng anh minh đã đổi giọng chỉ đạo "rà soát lại việc bảo quản, tổ chức tiêm vắc-xin, tiến hành thanh tra, kiểm tra, phòng ngừa, khắc phục các bất cập, sự cố xảy ra và làm tốt công tác truyền thông, "không để xảy ra khủng hoảng truyền thông" (10).
Yêu cầu điều tra đã rơi mất, bảy người chết oan vì tiêm vắc-xin, một thảm họa thách thức y học thế giới chưa có lời đáp bị biến thành vụ khủng hoảng truyền thông cần rút kinh nghiệm mà không biết là kinh nghiệm gì. Điều rõ nhất là giống như vụ Tô Lâm ăn thịt bò dát vàng, sau vài ngày ồn ào, từ sau 2/12 truyền thông lề phải không một chữ nào nhắc đến các vụ tử vong. Ngược lại làn sóng thông tin về thắng lợi tiêm 112 triệu liều vắc-xin, đạt tỉ lệ phủ cao, hoàn thành tiêm hai mũi cho người trên 18 tuổi và tiêm mũi 3 cho người trên 50 tuổi được tung hô ầm ỉ với khẩu hiệu mới "thần tốc".
Trước hiện tượng kỳ quái này, người ta buộc lòng băn khoăn liệu những chỉ đạo này thật sự giúp dân chống dịch hay chỉ là bàn đạp để Thủ tướng không cần mướt mồ hôi mà vẫn ngẩng cao đầu ngạo nghễ. Hay là còn động cơ khác của đỉnh cao trí tuệ mà dân đen không thể nào hiểu nổi
Lợi ích nhóm thương mại hóa ngành y ?
Cùng quan điểm về số lượng sốc phản vệ cao bất thường của Việt Nam, Tiến sĩ Trần Tuấn, chuyên gia Y tế cộng đồng nhiều kinh nghiệm và thông tin sâu sát về các chương trình tiêm vắc-xin ở Việt Nam còn phát hiện nhiều điều bất thường khác trong bài viết "Tại biến sau tiêm vắc-xin phòng chống dịch Covid-19 tuần 23-28/11/2021 : rất nhiều cái bất thường ! Cần thực hiện điều tra độc lập !".
Tiến sĩ Trần Tuấn phân tích các trường hợp phản vệ và tử vong đã xảy ra theo từng chùm Bắc Giang, Hà Nội, Thanh Hóa. Tiến sĩ Trần Tuấn, cũng phản biện quan điểm Bộ Y tế cố nhồi nhét cho xã hội là tử vong phản vệ không liên quan đến vắc-xin.
Tiến sĩ Trần Tuấn dẫn ra kinh nghiệm từ trước thời điểm 2010, tiêm chủng miễn phí ! Không xảy ra "trẻ chết sau tiêm vắc-xin". Rồi tử vong sau tiêm chủng Quinvaxem đột ngột xuất hiện, lặp đi lặp lại ! Điều tra lần nào cũng "sốc phản vệ--> do cơ địa trẻ" ! Lại thêm cả "tiêm nhầm thuốc" ở Quảng trị, khiến niềm tin vào hệ thống tiêm chủng công miễn phí bao năm sụt giảm. Người dân nghi ngờ chất lượng tiêm chủng công, chấp nhận trả tiền cho tiêm chủng ! Vắc-xin "tốt hơn Quinvaxem" được tư nhân nhập về. Tử vong sau tiêm lặp đi lặp lại cả vắc-xin khác nữa ! Sự khan hiếm vắc-xin dịch vụ nổi lên. Dân cầu cạnh, giá tiêm dịch vụ được đẩy lên !
Tiến sĩ Trần Tuấn yêu cầu "Điều tra ra sự thật để tiến tới thực hiện nghiêm tiến trình giám sát chất lượng tiêm chủng, báo cáo mọi trường hợp tai biến sau tiêm vắc-xin, không chỉ với Covid-19, mà mọi loại vắc-xin.
Và cần phải điều tra độc lập, để tránh lặp lại "chỉ có một căn nguyên" như bao năm qua !".
Tiến sĩ Trần Tuân đặt thẳng vấn đề là " để làm sáng tỏ giả thuyết có hay không thế lực can thiệp theo hướng hạ thấp niềm tin xã hội vào y tế công, đặc biệt y tế dự phòng, cho mục tiêu thủ lợi ?" (11).
Đây có thể là thuyết âm mưu, nhưng với những gì đã xảy ra trong ngành y nhà Sản như vụ án nhập thuốc ung thư giả, cho nhập hàng chục tấn dược phẩm tiền gây nghiện, mới nhất là chiến dịch ngoáy mũi trường kỳ với giá cao ngất ngưỡng, quy định cách ly bắt buộc trong khách sạn phe ta, mọi chuyện đều có thể xảy ra. Giấc mơ Việt Nam trở thành trung tâm xuất khẩu vắc-xin quốc tế vẫn đang cháy bừng trong ai đó !
Gió Bấc
Nguồn : RFA, 07/12/2021
Tham khảo :
1. https://baodantoc.vn/thu-tuong-chinh-phu-pham-minh-chinh-chi-dao-dieu-tra-su-co-sau-tiem-chung-vắc-xin-phong-Covid-19-tai-thanh-hoa-1638166269773.htm
3. https://danviet.vn/gia-han-vắc-xin-pfizer-tac-trach-hay-coi-thuong-du-luan-20211201190402548.htm
4. https://www.facebook.com/bakiem.mai/posts/1804092336449295
6. https://baotintuc.vn/y-te/truong-van-phong-tiem-chung-mo-rong-mien-bac-viec-gia-han-ngay-su-dung-khong-anh-huong-den-chat-luong-vắc-xin-20211201205436638.htm
8. https://www.facebook.com/huynhtranmd/posts/10159537162881183
9. https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59487789
10. https://vnexpress.net/thu-tuong-yeu-cau-ra-soat-viec-bao-quan-to-chuc-tiem-vắc-xin-4397624.html
11. https://www.facebook.com/trantuanrtccd/posts/10221310688931736
*******************
RFA, 01/12/2021
Hôm 1 tháng 12, Sở y tế thành phố Hà Nội ra quyết định ngưng dùng hai lô vắc-xin Pfizer ngừa Covid-19 số 124001 và 123002 do hết hạn sử dụng vào ngày 30 tháng 11.
AFP
Theo tin từ truyền thông Nhà nước, hai lô vắc-xin trên có khoảng ba triệu liều, ban đầu có hạn sử dụng vào ngày 30 tháng 11. Tuy nhiên, theo yêu cầu của Pfizer Việt Nam, Cục Quản lý Dược đã gia hạn sử dụng các lô này lên chín tháng trong điều kiện bảo quản lạnh giữa âm 90 và âm 60 độ C, nghĩa là đến cuối tháng hai năm 2022. Hội đồng tư vấn xét duyệt đăng ký thuốc đã quyết định gia hạn dùng lô thuốc.
Pfizer Việt Nam chịu trách nhiệm về chất lượng của những liều vắc xin được sử dụng cho dân chúng. Hai lô vắc xin Pfizer số 124001 và 123002 đã được Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương phân phối vào ngày 25 tháng 11.
Sau khi có thông tin về hai lô vắc-xin Pfizer phòng Covid-19 có hạn sử dụng đến ngày 30 tháng 11, Giáo sư Tiến sĩ Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho báo Nhà nước biết : Với vắc-xin Pfizer, từ ngày 22 tháng 8 đã được Cơ quan quản lý dược và thực phẩm Mỹ (FDA) và Cơ quan quản lý dược Châu Âu (EMA) ngày 10 tháng 9 thông qua nâng hạn sử dụng từ sáu tháng lên chín tháng. Có nghĩa là hai lô vắc xin Pfizer 124001 và 123002 nhập về Việt Nam còn hạn sử dụng ba tháng. Các lô vắc xin Pfizer được nhập về Việt Nam sau ngày 22 tháng 10 với hạn sử dụng sáu tháng in trên nhãn thì tự động tăng thêm ba tháng.
Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi chính thức triển khai từ đầu tháng 11 trên toàn quốc. Dự kiến sẽ tiêm chủng cho khoảng chín triệu trẻ trong độ tuổi này. Sau một tháng tiêm vắc xin ngừa Covid-19 trẻ em, hơn 10.500 trẻ bị phản ứng, ba trẻ tử vong ở Hà Nội, Bắc Giang và Bình Phước. Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương Trần Minh Điển cho báo chí trong nước biết, nguyên nhân hai trẻ tử vong ở Hà Nội và Bắc Giang là do phản ứng phản vệ độ 4, không liên quan đến vắc xin và việc tiêm chủng.
Nguồn : RFA, 07/12/2021
************************
RFA, 02/12/2021
Thanh Hóa ghi nhận hơn 120 trường hợp học sinh có phản ứng phải nhập viện sau tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19, trong đó có 17 trường hợp có dấu hiệu nặng. Truyền thông Nhà nước loan tin này hôm 2/12.
AFP – Hình minh họa
Vào ngày 1/12, huyện Hằng Hóa ghi nhận 86 học sinh có phản ứng phải nhập viện sau tiêm vắc-xin ngừa Covid-19. Đến sáng ngày 2/12, thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của huyện này cho biết cả 86 học sinh có sức khoẻ ổn định và đã được xuất viện về nhà.
Hôm 2/12, ông Vũ Văn Chính - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Trung, được báo chí trong nước trích lời cho biết có 22 học sinh (đa số là nữ) sau khi tiêm mũi một vắc-xin ngừa Covid-19 của hãng Pfizer đã xuất hiện triệu chứng buồn nôn, đau đầu, chóng mặt nên đã chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Hà Trung để theo dõi, điều trị.
Hai học sinh gồm một nam và một nữ sau đó xuất hiện triệu chứng co giật nên đã chuyển gấp lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa vào đêm 1/12. Những học sinh còn lại có sức khoẻ ổn định vào sáng ngày 2/12.
Nguyên nhân của các nhập viện sau tiêm ở Thanh Hóa hiện vẫn chưa được xác định nhưng giới chức y tế tỉnh này đã cho dừng sử dụng lô vắc-xin đang tiêm hiện còn khoảng 60.000 liều. CDC Thanh Hóa cho biết số vắc-xin này sau đó có thể dùng cho người lớn hoặc nhóm tuổi khác theo quy định.
Việt Nam bắt đầu chiến dịch tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi từ đầu tháng 11 với dự kiến số liều tiêm là khoảng chín triệu liều.
Truyền thông nhà nước cho biết đã có khoảng hơn 10.000 trẻ bị phản ứng sau tiêm, trong đó có ba ca tử vong ở Hà Nội, Bắc Giang và Bình Phước. Giới chức y tế Việt Nam xác định các ca tử vong là do sốc phản vệ, không liên quan đến việc tiêm hay chất lượng thuốc.
Trong khi đó, chính quyền Hà Nội hôm 1/12 đã có quyết định ngưng dùng hai lô vắc-xin Pfizer do hết hạn sử dụng vào ngày 30/11. Hai lô vắc-xin trên có khoảng ba triệu liều, ban đầu có hạn sử dụng vào ngày 30 tháng 11. Tuy nhiên, theo yêu cầu của Pfizer Việt Nam, Cục Quản lý Dược đã gia hạn sử dụng các lô này lên chín tháng trong điều kiện bảo quản lạnh giữa âm 90 và âm 60 độ C, nghĩa là đến cuối tháng hai năm 2022. Hội đồng tư vấn xét duyệt đăng ký thuốc đã quyết định gia hạn dùng lô thuốc.
Tình trạng học sinh có phản ứng sau thuốc thậm chí tử vong, và thông tin về việc gia hạn vắc-xin hết hạn diễn ra đồng thời khiến nhiều phụ huynh lo lắng khi cho con đi tiêm vắc-xin ngừa Covid-19.
*****************
RFA, 30/11/2021
Sau một tháng tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho trẻ em, hơn 10.000 trẻ bị phản ứng, hai trẻ tử vong. Đó là số liệu được đại diện Bộ Y tế thông tin đến báo chí Nhà nước vào sáng 30 tháng 11.
AFP
Cụ thể, trong số 3.512.874 mũi tiêm tính từ ngày triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi, có 10.573 (chiếm 0,3%) trẻ phản ứng thông thường sau tiêm, ba trẻ tai biến (hai ca đã tử vong). Vắc-xin sử dụng tiêm chủng cho trẻ em 12-17 tuổi là vắc-xin Comirnaty (Pfizer).
Báo Nhà nước dẫn lời Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương Trần Minh Điển cho biết, nguyên nhân hai trẻ tử vong ở Bắc Giang và Hà Nội sau tiêm vắc xin Covid-19 là phản ứng phản vệ độ 4, không liên quan đến vắc xin và việc tiêm chủng.
Bộ Y tế cũng cho hay, việc tiêm vắc xin Pfizer cho người lớn thời gian qua là trên 17 triệu liều nhưng chỉ ghi nhận 60 trường hợp phản ứng nặng, hầu hết là phản ứng phản vệ độ 2.
Trong khi đó, nhiều quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh đang cố gắng hoàn thành kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ trong ngày 30 tháng 11. So với kế hoạch tiêm vắc xin cho trẻ em đợt hai, nhiều quận, huyện trễ so với kế hoạch hai ngày.
Theo Sở Y tế, thống kê dân số trong độ tuổi từ 12 - 17 tuổi của thành phố hiện có hơn 702.500 người. Hiện đã có hơn 98% trẻ được tiêm mũi một và 85% trẻ được tiêm mũi hai.
*********************
RFA, 29/11/2021
Trong tuần qua, Việt Nam đã ghi nhận ít nhất sáu trường hợp tử vong sau khi tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 khiến Chính phủ phải yêu cầu Bộ Y tế và Bộ Công an vào cuộc điều tra nguyên nhân. Truyền thông Nhà nước loan tin hôm 28/11.
AFP
Hôm 28 tháng 11, Văn phòng Chính phủ có văn bản yêu cầu Bộ Y tế và Bộ Công an điều tra vụ bốn người tử vong sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 ở Thanh Hóa, báo cáo Thủ tướng trước ngày 30 tháng 11.
Hôm 23 tháng 11, Trung tâm Y tế huyện Nông Cống tổ chức tiêm vắc-xin mũi hai cho công nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn Giầy Kim Việt tại công ty. Trong quá trình tiêm chủng có năm trường hợp xuất hiện triệu chứng nặng, được chẩn đoán phản ứng phản vệ sau tiêm và được chuyển về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa điều trị. Tuy nhiên, bốn trường hợp đã tử vong.
Thanh Hóa đã quyết định dừng tiêm 43.000 liều vắc-xin Vero Cell đang lưu kho ở Nông Cống để điều tra.
Hôm 28 tháng 11, một học sinh ở Hà Nội tử vong một ngày sau khi tiêm vắc-xin của hãng Pfizer. Báo Pháp Luật dẫn lời ông ông Nguyễn Viết Bình (Chủ tịch UBND xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội) cho hay, học sinh này tiêm vắc xin hôm 27 tháng 11, hôm sau bị sốt, gia đình đưa xuống Bệnh viện Đa khoa Thường Tín, sau đó cháu được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu nhưng không kịp.
Thành phố Hà Nội triển khai tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho học sinh từ 23 tháng 11. Đến nay đã tiêm được khoảng 278.000 mũi.
Cũng theo thông tin từ truyền thông Nhà nước, hôm 24 tháng 11, Trung tâm Y tế huyện Sơn Động, Bắc Giang tổ chức tiêm vắc xin ngừa Covid-19 Pfizer mũi một cho học sinh hai trường trung học trong huyện.
Trong quá trình tiêm có bốn học sinh bị sốc phản vệ, trong đó có hai em sốc phản vệ độ 3 được chuyển xuống Bệnh viện Bạch Mai theo dõi, điều trị. Đến trưa 28 tháng 11 có một học sinh tử vong.
Gần 30 tỉnh, thành ở Việt Nam đã tổ chức tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi với hơn hai triệu liều vắc-xin được sử dụng là của hãng Pfizer. Theo thống kê của Bộ Y tế, khoảng 20% trẻ cả nước đã được tiêm ít nhất một mũi.
Để đạt được miễn dịch cộng đồng, Việt Nam, với dân số trên 96 triệu, cần ít nhất 150 triệu liều vac-xin. Hiện nay nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu và thế giới trong tương lai có lẽ phải sống chung với SARS-CoV-2 và các biến chủng của virus này, có nghĩa là có thể mỗi 6 tháng hay hằng năm phải chích ngừa bổ trợ.
Chích ngừa Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 08/08/2021, ngày mở đầu chiến dịch tiêm chủng tại Việt Nam. AP - Hau Dinh
Để đảm bảo nguồn cung và an ninh y tế, sẵn sàng ứng phó khi có những đại dịch có thể xảy ra trong tương lai, Việt Nam đang tiến hành kế hoạch sản xuất vac-xin nội địa, dự kiến được sử dụng trong năm 2022. Hiệu quả và tính khả thi của dự án sản xuất vac-xin nội địa là như thế nào, hôm nay chúng tôi xin mời quý vị nghe bài phỏng vấn dược sĩ Huỳnh Long Vân, tiến sĩ Vi khuẩn - Miễn dịch học, chuyên khảo về công nghệ vac-xin, nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long Úc Châu.
RFI : Xin kính chào ông Huỳnh Long Vân, trước hết xin ông nhắc lại là Việt Nam hiện nay nghiên cứu phát triển những vac-xin nội địa nào ?
Huỳnh Long Vân : Kính chào quý thính giả của Đài Phát thanh quốc tế Pháp RFI, kính chào Thanh Phương. Hôm nay tôi rất hân hạnh được trình bày với tất cả quý vị một số ý kiến và nhận xét của riêng tôi về một đề tài sống động liên quan đến sinh mạng của mọi người trên toàn cầu và đặc biệt đối với đồng bào của chúng ta ở Việt Nam dựa vào những kinh nghiệm thu thập được trong khoảng thời gian gần 15 năm nghiên cứu khoa học ở Đại học New England, Armidale NSW và Tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghiệp CSIRO của Úc Châu.
Hiện ở Việt Nam đang có 3 vac-xin đang trong giai đoạn triển khai là Nano Covax, 100% thuộc quyền sở hữu của những công ty quốc nội, Covivac do hợp đồng với các tổ chức nghiên cứu khoa học ngoại quốc và Self Amplifying mRNA ARCT-154, vac-xin dưới hình thức chuyển giao công nghệ.
RFI : Trong khi chờ phát triển xong các vac-xin nội địa đó, thì Việt Nam đã cấp phép sử dụng cho một số vac-xin của nước ngoài. Theo ông thì mức độ an toàn và hiệu quả của các vac-xin này là như thế nào ?
Huỳnh Long Vân : Sáu loại vac-xin đã được phê duyệt cho phép sử dụng ở Việt Nam được chia thành 3 nhóm :
Nhóm thứ nhất là vac-xin mRNA gồm : Pfizer-BioNTec và Moderna.
Nhóm thứ hai là vac-xin vector gồm : AstraZeneca, Janssen và Sputnik-V.
Nhóm thứ ba là Viro Cell của Sinovac, Trung Quốc, sản xuất theo công nghệ cổ điển.
Nếu dựa vào phê duyệt của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) làm chuẩn thì 5 trong 6 vac-xin Covid-19 được phép sử dụng tiêm phòng ở Việt Nam, kể cả Viro Cell của Trung Quốc, đạt tiêu chuẩn an toàn, ngoại trừ Sputnik -V, vac-xin của Liên bang Nga.
Nhưng nếu dựa vào những những kiến thức về công nghệ vac-xin, cùng với những dữ liệu đã được công bố rộng rãi trên các tạp chí khoa học thế giới về mức độ an toàn và hiệu quả của 6 vac-xin trên trong điều kiện thực tế, như đối với những triệu chứng của Covid-19, số ca phải nhập viện, số tử vong và đối với các biến chủng, 6 vac-xin đang sử dụng ở Việt Nam có thể được xếp hạng theo thứ tự phân nhóm 1,2,3 vừa trình bày và Viro Cell của Trung Quốc kém hiệu quả nhất.
Tuy kém, nhưng không thể kết luận Viro Cell vac-xin không có hiệu quả, bởi vì tiêm chủng là quá trình huấn luyện hệ thống miễn dịch giúp cơ thể phát triển khả năng chống lại mầm bệnh và vac-xin hoạt động bằng cách khai thác trí nhớ của hệ thống miễn dịch
RFI : Thế còn mức độ an toàn và hiệu quả của 3 loại vac-xin dự kiến sản xuất nội địa ?
Huỳnh Long Vân : Đối với 3 loại vac-xin dự kiến sản xuất nội địa vì hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng nên chưa thể đánh giá về mức độ an toàn và những hiệu quả phòng chống Covid-19 trong thực tế, ngoài một số thông tin sơ khởi thu thập được sau đây :
Trước hết về vac-xin Nano Covax, là vac-xin 2 liều tiêm cách nhau 4 tuần, do Công ty cổ phần công nghệ Sinh học Dược Nanogen ở Thành Phố Hồ Chí Minh kết hợp với Học viện Quân Y (Bộ Quốc phòng) nghiên cứu sản xuất. Nano Covax thuộc loại "Protein based subunit vac-xin", nên chỉ có tác dụng kích hoạt thể miễn dịch thể loãng (Humoral response) của hệ miễn dịch thích nghi để tạo ra kháng thể. Vac-xin này đã được phép thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 và kết quả của 1 phần thử nghiệm này đã được đệ trình lên Hội đồng Đạo đức, Bộ Y tế, cứu xét.
Nanogen rất lạc quan và tin rằng Nano Covax sẽ sớm được phê duyệt để sử dụng cho "mục đích khẩn cấp", vì với năng xuất 120 triệu liều/năm và Nano Covax được bảo quản trong môi trường từ 2-8°C. Đó là hai những yếu tố nhà chức trách Việt Nam mong muốn.
Theo Hội đồng Đạo đức, vì vac-xin là sản phẩm đặc biệt, có tác động trên cộng đồng nên phải cẩn trọng từng bước đánh giá về tính an toàn (ngắn hạn và dài hạn), sự bền vững của tính sinh miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ.
Ngoài ra, cho đến nay, hồ sơ của Nano Covax vẫn chưa được trình cho WHO để phê duyệt khẩn cấp, nên triển vọng vac-xin này được WHO phê duyệt vẫn còn xa.
Vì thế, việc công ty Nanogen ngày 8/8/2021 ký kết Hợp đồng bảo mật với công ty Vekaria Healthcare LLP của Ấn Độ để chuyển giao công nghệ, sản xuất và phân phối Nano Covax có phải là quá sớm ? Có phải Nanogen làm chuyện "đặt lưỡi cày trước con trâu", hay có ý định rập khuôn theo Sputnik-V vac-xin của Liên bang Nga, sẽ tung Nano Covax ra thị trường mà không cần phê duyệt của Tổ chức Y tế Thế giới WHO ?
RFI : Đó là nói về Nano Covax, loại vac-xin thuần túy nội địa, còn về Covivax, vac-xin được phát triển với sự hợp tác quốc tế ?
Huỳnh Long Vân : Covivax là vac-xin 2 liều chích cách nhau 4 tuần, do Viện Vac-xin và Sinh phẩm Nha Trang và Vabiotech phát triển. Đây là dự án hợp tác với các trường Đại học của Hoa Kỳ (Mount Sinai, New York, Texas, Austin) và tổ chức PATH, là một nhánh nằm trong liên minh sáng tạo và phát triển vac-xin Covid-19 (CEPI). Ba đơn vị sản xuất (IVAC-Việt Nam, GPO-Thái Lan, Butantan-Brazil) cùng nghiên cứu phát triển dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của tổ chức PATH.
Covivax được IVAC-Việt Nam bắt đầu nghiên cứu và phát triển từ tháng 5/2020, sử dụng công nghệ vector. Là một vac-xin vector nên Covivac có tác động giống như AstraZeneca, Janssen-J&J và Sputnik-V, kích hoạt toàn bộ hệ miễn dịch của chủ thể. Vac-xin này hiện đang được thử nghiệm trong giai đoạn 1 và sắp bước sang giai đoạn 2.
RFI : Còn về vac-xin Self Amplifying mRNA ARCT-154, sẽ được sản xuất nhờ chuyển giao công nghệ từ Công ty Arcturus Therapeutics, Inc. Hoa Kỳ ?
Huỳnh Long Vân : Đây là loại vac-xin 2 liều tiêm cách nhau 28 ngày, có khả năng chống lại các biến chủng mới nguy hiểm như Delta (Ấn Độ), Alpha (Anh), Beta (Nam Phi), Gamma (Brazil).
ARCT-154 sử dụng công nghệ sa-mRNA với đặc tính tự nhân phiên bản mRNA, tạo điều kiện để vac-xin được dùng tiêm chủng với liều lượng thấp hơn so với vac-xin Pfizer và Moderna, nên rất thích hợp cho tiêm chủng đại trà, và sớm đạt được miễn dịch cộng đồng.
Thêm một yếu tố hấp dẫn khác của mRNA ARCT-154 là khi thành phẩm sẽ được "đông lạnh-sấy khô" (freeze-dried) vận chuyển phân phối dễ dàng và thích hợp đối với các quốc gia có mức thu thấp.
Được sự hỗ trợ của Bộ Y tế và Chính phủ Việt Nam, VinBioCare thuộc Tập đoàn Vingroup đã ký kết với Arcturus Therapeutics, Inc, của Hoa Kỳ nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vac-xin sa-mRNA ARCT-154 và đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vac-xin tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
Ngày 2/8/2021, Bộ Y tế đã phê duyệt đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vac-xin ARCT-154 Covid-19, để đánh giá hiệu quả trong điều kiện thực tế : mức độ an toàn và hiệu quả đối với những triệu chứng của Covid-19, số ca phải nhập viện, số tử vong và đối với các biến chủng.
Với năng lực sản xuất lên tới 200 triệu liều/năm, dự kiến VinBioCare sẽ xuất xưởng những lô vac-xin phòng Covid-19 đầu tiên vào đầu năm 2022 để cung ứng duy nhất cho thị trường Việt Nam.
Đứng trên phương diện miễn dịch học và công nghệ vac-xin để đánh giá, thì 3 vac-xin dự kiến sản xuất nội địa có thể được xếp hạng theo thứ tự như sau :
1. Self Amplifying mRNA ARCT-154
2. Covivac, Nano CoVax
RFI : Như vậy phải chăng là nếu sản xuất dựa trên chuyển giao công nghệ như Self Amplifying mRNA ARCT-154 thì chúng ta sẽ có những vac-xin tốt hơn ?
Huỳnh Long Vân : Chuyển giao công nghệ là một quá trình thương lượng, không phải là vấn đề nài nỉ được hiến tặng. Vì thế thiết tưởng trong chiến lược "Ngoại giao Vac-xin", Việt Nam ở mọi cấp, mọi nơi, trong mọi tình huống và đối với bất cứ loại vac-xin Covid-19 nào, cũng không nên nhất cử nhứt động yêu cầu được chuyển giao công nghệ.
Ngoài ra cần phải so sánh và lựa chọn trong yêu cầu chuyển giao công nghệ :
Covivac của Vabiotech-Việt Nam là vector vac-xin sử dụng cùng công nghệ với AstraZeneca, Janssen-J&J và Sputnik-V, nhưng tại sao lại phải thương lượng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ với Quỹ đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga để đóng ống Sputnik-V với quy mô 5 triệu liều/tháng bắt đầu từ tháng 7/2021, và sẽ tiến tới chuyển giao công nghệ sản xuất với quy mô 100 triệu liều/tháng.
Nano Covax của Nanogen-Việt Nam và Covid-19 vac-xin của Shionogi Nhật Bản là loại "protein based subunit vac-xin" và S protein của SARS-CoV-2 được sản xuất từ cùng công nghệ tái tổ hợp protein và nếu có khác biệt gì đi nữa giữa Nano Covax và Shionogi Covid-19 vac-xin thì chỉ là ở chỗ S protein được sản xuất trong loại tế bào nào ? Insect cells hay vi trùng E. Coli v.v. ? Nhưng vì sao Vabiotech lại ký hợp đồng với Shionogi Nhật Bản để hợp tác sản xuất Covid-19 vac-xin ?
Phải chăng vì các công ty sinh học của Việt Nam tự hiểu là một thành phần còn non trẻ trong sân chơi toàn cầu về vac-xin, nên e ngại Nano Covax và Covivax là những vac-xin "Made by Vietnam" khó có thể chia phần trong thị trường tiêu thụ so với các vac-xin có nhãn hiệu của các quốc gia Âu-Mỹ nhưng "Made in Vietnam", nên vì thế phải chọn những quyết định trên ?
RFI : Theo ông thì liệu Việt Nam có đủ nguồn lực để sản xuất các vac-xin nội địa ?
Huỳnh Long Vân : Nano CoVax dự kiến được sản xuất tại sân nhà để góp phần chủ động nguồn vac-xin ứng phó với đại dịch. Theo một chuyên gia từ Viện nghiên cứu Woolcock ở Hà Nội và Đại học Sydney, thì "viễn ảnh của Nano Covax không mấy lạc quan, vì được nghiên cứu và sản xuất bởi những công ty nhỏ trong nước, chưa có nhiều kinh nghiệm và theo tiêu chuẩn Việt Nam ; và ngay cả khi Nano CoVax được sản xuất tại Việt Nam và vac-xin có an toàn, thì việc có đủ nguồn lực để sản xuất số lượng lớn là trở ngại lớn nhất".
Tuy nhiên, rất có thể Nanogen biết được điểm yếu của mình, nên đã đàm phán với các đối tác ở Hàn Quốc và Ấn Độ để sản xuất vac-xin Nano Covax tại hai quốc gia này.
Covivax là dự án hợp tác với các trường đại học của Hoa kỳ (Mount Sinai, New York ; Texas, Austin) và tổ chức PATH, nên theo dự đoán sẽ không vấp phải những khó khăn về nguồn lực trong sản xuất một khi được phê duyệt sử dụng.
Để kết luận, tôi có thể nói là tất cả những vac-xin được Việt Nam phê duyệt đều có hiệu quả chống lại SARS-CoV-2 tuy không đồng nhất. Vì thế, nếu chúng ta có quyền lựa chọn, thì hẳn phải tìm đến những sản phẩm ưu việt và hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay, cung không đáp ứng được cầu và các lãnh đạo của Việt Nam phải cầu viện với hơn 22 quốc gia để chia bớt vac-xin và với các tập đoàn Pfizer, Moderna, AstraZeneca v.v yêu cầu nhanh chóng gia tăng số lượng phân phối nhằm đáp ứng cho nhu cầu cấp thiết của Việt Nam, cho nên tuy biết rằng Viro Cell Sinovac của Trung Quốc có hiệu quả kém hơn các vac-xin của Âu-Mỹ, nhưng thiết nghĩ chúng ta không thể có cái xa hoa để từ chối, hoặc thuận ý theo triết lý an phận "có còn hơn không".
Riêng đối với 3 loại vac-xin dự kiến sản xuất nội địa, rất mong những giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đạt được những kết quả mong muốn và sớm được phê duyệt để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp và góp phần vào kế hoạch tiêm chủng lịch sử phòng chống đại dịch Covid-19 của Việt Nam.
Thanh Phương thực hiện
Nguồn : RFI, 13/09/2021
Covid-19 : Việt Nam liên tục nhận được viện trợ vac-xin từ nhiều nước
Thu Hằng, RFI, 05/09/2021
Việt Nam sẽ nhận được ít nhất hơn ba triệu liều vac-xin trong thời gian tới nếu tính tổng số theo thông báo viện trợ từ nhiều nước trong những ngày gần đây. Đức là nước tiếp theo trong Liên Hiệp Châu Âu, ngày 03/09/2021, quyết định tặng vac-xin cho Hà Nội. Cùng ngày, Nhật Bản cũng thông báo gửi thêm vac-xin cho Việt Nam.
Tiêm ngừa Covid-19 tại Bệnh viện các Bệnh nhiệt đới Hà Nội, Việt Nam, ngày 08/03/2021. AP - Hau Dinh
Với khoảng 2,5 triệu liều vac-xin AstraZeneca, Đức là nước hỗ trợ Việt Nam nhiều nhất trong Liên Hiệp Châu Âu. Theo trang Thông tin Chính phủ, "sự giúp đỡ quý báu và kịp thời" của chính phủ Berlin là "minh chứng sống động" kỉ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt - Đức (10/2011-10/2021). Trước đó, nhiều nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu cũng viện trợ vac-xin cho Việt Nam trong tháng Tám : Pháp (670.000), Ý (801.600), Cộng hòa Czech (250.800), Romania (300.000), Hungary (100.000), Ba Lan (501.600)…
Về phía Nhật Bản, ngày 03/09, ngoại trưởng Toshimitsu Motegi thông báo hỗ trợ thêm 440.000 liều AstraZeneca cho Việt Nam, Thái Lan và Đài Loan. Lô vac-xin dự kiến đến Việt Nam ngày 09/09 là đợt viện trợ thứ 5 của Nhật Bản kể từ giữa tháng Sáu, với tổng cộng gần 3 triệu liều.
Ngoài số vac-xin chủ yếu là AstraZeneca từ những nước trên, Hà Nội cho biết sẽ nhận được khoảng 20 triệu liều vac-xin Sputnik V từ giờ đến cuối năm. Khi tiếp thứ trưởng Quốc Phòng Nga Krivoruchko Aleksei Iurievich ngày 04/09 tại Trung tâm Huấn luyện Quân sự quốc gia 4 (Hà Nội), bộ trưởng Quốc Phòng Phan Văn Giang đã đề nghị Nga tiếp tục hỗ trợ vac-xin cho Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh có đủ vac-xin cho người từ 18 tuổi
Theo Reuters, hiện chỉ có 3% trên tổng số 98 triệu dân Việt Nam được tiêm chủng đầy đủ ngừa Covid-19. Phía chính phủ cho biết thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Long An đã được phân bổ đủ vac-xin để có thể tiêm mũi 1 cho 100% người từ 18 tuổi, trong đó có cả vac-xin VeroCell của công ty SinoPharm Trung Quốc. Ngoài các điểm tiêm cố định, ba địa phương bị dịch tác động nặng nhất cũng tổ chức nhiều điểm tiêm lưu động.
Bộ Y Tế cũng yêu cầu khẩn trương tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 với chủ trương "người đã tiêm mũi 1 vac-xin nào, tốt nhất tiêm mũi 2 cũng loại đó". Trong trường hợp thiếu vac-xin cùng loại, có thể tiêm mũi 2 vac-xin Pfizer cho người đã tiêm mũi 1 vac-xin AstraZeneca nếu người được tiêm đồng ý ; không sử dụng vac-xin Moderna hoặc các loại khác để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm AstraZeneca.
Thu Hằng
**********************
Vắc-xin ngừa Covid-19 của Trung Quốc : Việt Nam quan ngại, Singapore "cháy hàng" ?
RFA, 01/09/2021
Thực hư ra sao ?
Báo điện tử SOHA vào ngày 31 tháng 8 năm 2021 đã cho đăng bài viết có tựa đề : "Vắc-xin Sinopharm ‘cháy hàng’ tại quốc gia Đông Nam Á giàu có : Phí tiêm 1,6 triệu VNĐ, dân xếp hàng cả tháng mới được tiêm".
Vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc - Reuters
Theo đó, nội dung bài báo có nói, do nhu cầu ‘áp đảo’ từ công chúng, các tổ chức y tế Singapore đã bắt đầu cung cấp vắc-xin Sinopharm từ ngày 30/8/2021. Tác giả bài viết đó còn dẫn chứng số liệu của Healthcare Singapore IHH rằng, tổ chức này đã nhập khẩu hơn 10.000 liều vắc-xin Sinopharm do Trung Quốc sản xuất và hơn 6.000 cá nhân đã đăng ký để được chích vắc-xin Sinopharm tại cơ sở này.
Tiến sĩ - Bác sĩ Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng - RTCCD, bác sĩ dịch tễ từng làm cho Viện vệ sinh dịch tễ và vắc-xin thuộc Bộ Y tế, khi trao đổi với RFA hôm 1/9 cho rằng có thể đây là cách quảng cáo của Trung Quốc :
"Chả biết mánh lới quảng cáo làm hàng của chúng (Trung Quốc). Chúng có thể tạo ra được một vài phòng khám ‘cháy hàng’ để phục vụ mục đích riêng của chúng. Vì bài viết cho thấy chỉ có số lượng nhỏ mà thôi".
Ngoài trích dẫn thông tin từ IHH Healthcare, bài viết trên báo điện tử SOHA còn trích dẫn thông tin từ Người phát ngôn của Phòng khám Phẫu thuật và Laser Medic cho biết, họ nhận thấy sự quan tâm lớn của người dân đối với vắc-xin Sinopharm như một khẳng định rằng, vắc-xin Sinopharm đúng là loại vắc-xin đang được "săn lùng" trong thời điểm việc tiêm chủng là cần thiết cho các quốc gia trong khu vực.
Để tìm hiểu thêm về nội dung trên, RFA hôm 1/9 liên lạc Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á - ISEAS của Singapore, và được ông giải thích :
"Tin này do người Trung Quốc (Trung Quốc) ở Singapore viết quảng cáo cho vắc-xin Sinopharm. Báo SOHA dịch và thêm chữ, rồi đăng lên. Quá bậy ! Singapore nhập vắc-xin Sinopharm để tiêm cho số công nhân xây dựng người Nam Á đang làm việc ở Singapore. Theo tôi, Singapore nhập vắc-xin này là do Bắc Kinh ép, nhưng họ cũng vui vẻ nhập vì 86% công dân Singapore là người gốc Tàu. Nhưng họ không xài đâu, mà chỉ tiêm cho những người Nam Á vì rẻ tiền. Tính đến ngày 30 tháng 8 năm 2021, Singapore đã tiêm đủ hai liều vắc-xin Covid-19 cho 80% dân số. Trong đó có 57% tiêm Pfizer, chỉ có 1% tiêm Sinopharm và Sinovac, khoảng 6% tiêm J&J, còn lại là tiêm Moderna".
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho biết, nhìn đến bản chất, vắc-xin Sinopharm có hiệu lực miễn dịch chỉ 63 - 64%, trong khi vắc-xin Pfizer có hiệu lực 94- 96%. Nhân sự việc này, Tiến sĩ Hoàng Hợp cũng giải thích thêm vì sao gần đây người dân Việt Nam sống ở tỉnh Bình Dương phải chấp nhận tiêm vắc-xin Trung Quốc. Ông nói :
"Ở Bình Dương, giữa sống sót và chết, thì người ta nên chọn tiêm vắc-xin Trung Quốc vì không có loại nào khác. Đến nay chỉ duy nhất có Vạn Thịnh Phát là công ty tư nhân mua năm triệu liều Sinopharm, họ mua và cho Thành phố Hồ Chí Minh để tiêm cho dân. Ngoài ra, Bắc Kinh hứa cho hai triệu liều. 200 nghìn liều Bộ quốc phòng Trung Quốc cho Bộ quốc phòng Việt Nam cũng đã nhận, nhưng 100% quân số lính Việt Nam đã tiêm đủ hai mũi vắc-xin khác rồi. Tôi chưa nghe Bộ quốc phòng Việt Nam dùng 200 ngàn liều đó vào việc gì".
Quảng cáo cho Vắc-xin Trung Quốc ?
Năm triệu liều vắc-xin Vero Cell của Sinopharm –Trung Quốc do tập đoàn Vạn Thịnh Phát tài trợ toàn bộ chi phí mua, đã được tập đoàn này chuyển đến Uỷ ban Nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (Thành phố Hồ Chí Minh) để tiêm chủng cho người dân vào ngày 9/8. Tuy nhiên, nhiều người dân Thành phố Hồ Chí Minh cho RFA biết họ từ chối tiêm vắc-xin của Trung Quốc cho dẫu có bị phạt vì nghi ngờ chất lượng và độ an toàn của vắc-xin do Trung Quốc sản xuất.
Sau đó, truyền thông Nhà nước Việt Nam (VN) cho biết UBND thành phố Hải Phòng đã có công văn gửi Bộ Y tế và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị được mượn tạm 500.000 liều vắc-xin Sinopharm để tiêm cho những đối tượng ưu tiên. Đến ngày 30/8, Thành phố Hồ Chí Minh lại tiếp tục nhường lại một triệu liều vắc-xin Sinopharm cho tỉnh Bình Dương.
Vắc-xin ngừa Covid-19 Nano Covax của công ty Nanogen. Nanogen Pharma.
Từ những số liệu dẫn chứng trên có thể thấy rằng, người dân Việt Nam đang không "mặn mà" với vắc-xin Trung Quốc vậy mà loại vắc-xin này đang khiến dân tình đảo quốc sư tử phải mất hàng tháng trời để được tiêm (như lời bài báo viết). Liên quan đến việc vì sao báo SOHA lại giật tít như trên, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhận định :
"Tôi nghĩ, do SOHA là báo của hiệp hội tiếp thị và quảng cáo, nên có thể đã nhận tiền của Bắc Kinh để quảng cáo cho vắc-xin Tàu, vậy thôi. Nguy hại hơn, SOHA còn từng có nhiều bài phân tích địa chính trị theo hướng thân Bắc Kinh. Họ làm vậy cũng chỉ vì tiền và được đám tuyên giáo cho phép. Thực chất thì tuyên giáo không ưa Bắc Kinh, nhưng làm thế để tung hỏa mù làm cho Trung Quốc không nắm được Cộng Sản Việt Nam thực sự nghĩ gì".
Tại cuộc gặp giữa Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba diễn ra hôm 24/8, Bắc Kinh hứa viện trợ cho Việt Nam thêm hai triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 và cam kết sẽ xem xét tiếp tục viện trợ vắc-xin cho Việt Nam trong thời gian tới.
Trước đó Việt Nam đã nhập về tổng cộng 2.700.000 liều vắc-xin Trung Quốc, trong đó gồm 500 ngàn liều đầu tiên là do Trung Quốc tặng có điều kiện, 200 ngàn liều do Bộ quốc phòng Trung Quốc tặng Bộ quốc phòng Việt Nam và hai triệu liều còn lại là do công ty Vạn Thịnh Phát đặt mua.
Bất nhất trong việc đưa tin
Trở lại với bài báo về vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc mà Soha đăng tải, Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già khi trả lời RFA hôm 1/9, nhận định :
"Việc các tờ báo Việt Nam gọi vắc-xin Trung Quốc cháy hàng thì, thứ nhất vắc-xin không phải là một món hàng thời thượng, thời trang mà người ta đang săn lùng vì vậy tôi cho rằng dùng chữ ‘cháy hàng’ là không nghiêm túc trong hiện tình thê thảm của Việt Nam. Thứ hai, ngoài các trang báo này thì các trang như Tuổi Trẻ, Thanh Niên từng đưa những tin vắc-xin Trung Quốc không an toàn, hiệu quả thấp. Tôi nhấn mạnh tất cả đây đều là báo chí quốc doanh, điều đó cho thấy báo chí quốc doanh của Việt Nam tỏ ra bất nhất trong cách đưa tin về vắc-xin. Bên cạnh đó nhiều nhà báo, nghệ sĩ nổi tiếng đứng trước vấn đề các loại vắc-xin thì bản thân họ chọn vắc-xin khác để chích, nhưng vẫn xúi giục người dân chích vắc-xin Trung Quốc. Thì tôi thấy đó là hành vi vô văn hóa và bất lương của những con người này".
Thứ ba theo Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, là việc công ty Vạn Thịnh Phát bỏ tiền giúp Thành phố Hồ Chí Minh mua năm triệu liều vắc-xin Trung Quốc, nhưng lại chích vắc-xin nước khác cho toàn bộ nhân viên công ty mình thì Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng đây là hành vi khiếm nhã và độ tin cậy rất thấp về lòng tốt của công ty Vạn Thịnh Phát. Ông nói tiếp :
"Điều đáng lấy làm lạ là cho đến nay, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thông qua báo chí vẫn không hề có tin tức gì về sự việc nổi trội này. Điều này càng làm dấy lên hoài nghi đủ căn cứ về lòng tin của đa số người dân trước các loại vắc-xin của Trung Quốc. Ý thứ tư, hiện nay ngoài vắc-xin Trung Quốc, thì còn có các loại của nhiều nước khác, khi nhập về Việt Nam đã gây nên tình trạng nhiễu loạn. Đặc biệt đã tạo ra tình trạng bất công, với biểu hiện tranh giành đầy tai tiếng khi để cho các khái niệm rất buồn cười như ‘cháu ông ngoại’ ‘cán bộ’ ‘con ông cháu cha’ thì được chích vắc-xin khác. Chính những hành vi này đã đi ngược lại lý tưởng cao đẹp suốt bảy tám chục năm qua của Đảng cộng sản Việt Nam".
Vì vậy, theo Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, việc bất công trong phân chia các loại vắc-xin đã đánh sập danh dự, uy tín còn sót lại một chút của toàn bộ đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hiện nay đứng trước đại dịch có thể nói là trăm năm có một thì họ đang bị sa lầy rất sâu trong câu chuyện chống dịch. Và Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho biết, ông chưa hề thấy được một tín hiệu gì sáng sủa hơn để nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thoát được cái đầm lầy mà họ đang lún rất sâu.
RFA, 01/09/2021
Phần 1 : Sinopharm và dịch là chuyện nhỏ
Người sử dụng mạng xã hội đang chuyển cho nhau xem video clip ghi lại phản ứng của dân chúng phường Bến Thành, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh sau khi nghe nhân viên hữu trách tuyên bố :Hôm nay, chúng tôi chích Vero Cell của hãng Sinopharm ! Sau tuyên bố vừa kể, có ai đó trong đám đông đang ngồi chờ được chích vaccine ngừa Covid-19 hỏi :Vaccine của nước nào ? Một vài người đáp :Của Trung Quốc ! Có người nhắc :Trung Quốc thì nói Trung Quốc !
Nhiều người dân bất bình bỏ về sau khi nghe thông báo chích vaccine Sinopharm tại sân bóng Tao Đàn, quận 1, Sài Gòn. (Hình chụp qua màn hình)
Sau đó, thiên hạ bắt đầu đứng dậy bỏ về Đám đông càng lúc càng ồn ào với những thắc mắc, kiểu như :Tại sao không thông báo là chích vaccine Trung Quốc ? Có người chất vấn nhân viên hữu trách :Đâu phải chỉ mình ông. Ở đây còn biết bao nhiêu mạng, sao không thông báo cho dân biết ? Khi nhân viên hữu trách đáp lại :Giờ có thuốc để chích là may rồi, đừng đòi hỏi lập tức có người phản bác :May thì mày chích, mày chích mà chết mày chịu không(1) ?
***
Sự hỗn loạn vừa xảy ra vào sáng 13/8/2021 ở điểm chích vaccine ngừa Covid-19 tại phường Bến Thành, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, minh họa cho thực trạng càng ngày càng hỗn loạn trong phòng, chống dịch Covid-19 ở Việt Nam : Muốn đưa sinh hoạt xã hội trở lại trạng thái bình thường thì phải sớm nâng tỉ lệ fully vaccinated (chích đủ lượng vaccine cần thiết và chờ đủ thời gian cần thiết để vaccine giúp cơ thể có thể kháng cự Covid-19) trong dân chúng lên cao và lên nhanh…
Tuy nhiên hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương tại Việt Nam đã cũng đang như một dàn nhạc mà các nhạc công sử dụng nhiều loại nhạc cụ khác nhau, thi nhau chơi theo sở thích, khả năng của họ và không có ai muốn làm nhạc trưởng ! Cứ nhìn vào cách hành xử đối với Vero Cell của Trung Quốc nói riêng và vaccine ngừa Covid-19 của Trung Quốc nói chung có thể thấy mức độ hỗn loạn thế nào và tại sao không có nhạc trưởng.
***
Ngày 3/6/2021, khi Thành phố Hồ Chí Minh đã tê liệt vì dịch Covid-19, Bộ Y tế Việt Nam loan báo đã đồng ý cho phép sử dụng vaccine ngừa Covid-19 của Sinopharm như loại vaccine ngừa Covid-19 thứ ba có thể dùng tại Việt Nam do tình huống khẩn cấp(hai loại kia là AstraZeneca và Sputnik V) (2). Kể từ đó, vaccine ngừa Covid-19 của Sinopharm bắt đầu được chích cho người Trung Quốc đang hiện diện tại Việt Nam, người Việt cư ngụ tại khu vực giáp biên giới Việt – Trung.
Việc tiếp nhận – cho phép sử dụng vaccine ngừa Covid-19 của Trung Quốc đã từng tạo ra một trận bão dư luận về hai khía cạnh :Chất lượng vaccine, trách nhiệm phê duyệt ! Bão dư luận tạm lắng cho đến ngày 31 tháng 7 thì bùng lên trở lại sau khi Thành phố Hồ Chí Minh được tặng một triệu liều vaccine của Sinopharm và sẽ còn được tặng thêm bốn triệu liều nữa. Năm triệu liều vaccine này cũng là quà nhưng nơi tặng là Vạn Thịnh Phát – một tập đoàn tư nhân tại Việt Nam mua tặng chứ không phải chính quyền Trung Quốc !
Trước sự phản ứng dữ dội của công chúng, ngày 3/8/2021, đại diện chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục dùng các loại vaccine như AstraZeneca, Moderna, để ngừa Covid-19,chưa sử dụng vaccine của Sinopharm vì đang chờ Bộ Y tế thẩm định về tính an toàn.Đồng thời nhấn mạnh rằng,chỉ chích vaccine của Sinopharm cho những người muốn được chích loại vaccine này (3). Quyết định vừa kể giúp bão dư luận lắng xuống thêm một lần nữa.
Quyết định chưa dùng vaccine của Sinopharm tuy giúp chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh được dân chúng hoan hô, nhiều người thở phào nhẹ nhõm vì có thêm cơ hội được chích các loại vaccine ngừa Covid-19 không phải do Trung Quốc sản xuất nhưng điều đó vẫn cho thấy một vấn đề đáng ngại trong dàn nhạc :Tại sao đầu tháng 6, Bộ Y tế đã thẩm định, cho phép sử dụng vaccine của Sinopharm mà đến đầu tháng 8, Thành phố Hồ Chí Minh phải chờ Bộ Y tế thẩm định, cho phép sử dụng lại ?
Giới hữu trách không có bất kỳ lời giải thích nào và vì thế người ta tin rằng, nguyên nhân dường như chỉ nằm ở chỗ, dân chúng Thành phố Hồ Chí Minh có thể nổi loạn nếu vaccine của Sinopharm dẫn tới những biến chứng nguy hại đến sức khỏe, tính mạng sau khi chích. Đáng lưu ý là những sự kiện diễn ra sau đó chẳng khác gì hỗ trợ cho suy đoán ấy : Ngày 6/8/2021, Bộ Y tế loan báo đã nhận được yêu cầu phê duyệt đề nghị giải trừ trách nhiệm cho Sinopharm và Sapharco – nơi được ủy nhiệm nhập vaccine của Sinopharm.
Bộ này yêu cầu chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh trả lời những vấn đề liên quan đến giao dịch giữa Sapharco và đại diện cho nhà sản xuất Sinopharm, năm triệu liều mà Sapharco nhập cảng theo đơn đặt hàng của Vạn Thịnh Phát chỉ sử dụng ở Thành phố Hồ Chí Minh hay những nơi khác, nguồn tiền dùng để mua và nếu là tài trợ thì có điều kiện nào đính kèm, nơi nào chịu trách nhiệm trả các loại chi phí liên quan đến thương vụ, kể cả chi phí phát sinh liên quan đến miễn trừ trách nhiệm cho Sinopharm (4)
Ba ngày sau, hôm 9/8/2021, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh có văn bản trả lời Bộ Y tế. Giống như văn bản của Bộ Y tế gửi chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, văn bản chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh trả lời Bộ Y tế cũng được chuyển cho báo giới để họ giới thiệu, giúp công chúng thưởng lãm. Không cần tinh ý thì đọc lược thuật về nội dung văn bản trả lời trên hệ thống truyền thông chính thức vẫn có thể thấy, Bộ Y tế cố tình kiếm chuyện và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh không ngại trả đũa
Đại loại, giữa tháng 6, Văn phòng Chính phủ đã cho phép chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh tìm mua và sử dụng vaccine ngừa Covid-19. Sapharco là một doanh nghiệp nhà nước chuyên nhập cảng dược phẩm đã từng được chính Bộ Y tế cho phép nhập cảng vaccine. Chi phí liên quan đến mua, vận chuyển, xuất - nhập, năm triệu liều vaccine của Sinopharm thì theo cam kết của nhà tài trợ và theo hợp đồng mua bán. Nói chung Bộ Y tế không cần phải lo, nếu vẫn còn lo thì Bộ Y tế cứ mở hồ sơ ra mà đọc.
Có một điểm đáng chú ý là trong văn bản vừa đề cập,UBND Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Bộ Y tế xem xét ký bản cam kết miễn trừ trách nhiệm của nhà sản xuất vaccine theo đề nghị của Sapharco và văn phòng đại diện cho nhà sản xuất Sinopharm tại Hà Nội GIỐNG NHƯ ĐỐI VỚI TẤT CẢ CÁC LÔ VACCINE PHÒNG CHỐNG Covid-19 KHÁC MÀ VIỆT NAM ĐÃ NHẬP TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY (5). Đề nghị này chính là minh họa đắt giá cho thấy, với các viên chức hữu trách tại Việt Nam, hậu quả, thiệt hại do dịch Covid-19 gây ra đối với dân sinh, kinh tế, xã hội dẫu có nghiêm trọng thế nào cũng là chuyện nhỏ. Với họ, chuyện lớn là chuyện phải đốn nhau !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 13/08/2021
Chú thích
(1) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=344852980461295&id=100048097861219
(2) https://ncov.moh.gov.vn/en/-/6847912-270
(3) https://tienphong.vn/tphcm-vac-xin-sinopharm-chua-duoc-dua-vao-chien-dich-tiem-chung-post1362102.tpo
(5) https://laodong.vn/y-te/tphcm-phan-hoi-bo-y-te-ve-viec-mua-vaccine-vero-cell-940090.ldo
********************
Phần 2 : Hợp xướng về vaccine là mạnh ai nấy nói cho sướng miệng !
Cho đến nay, tất cả các loại vaccine ngừa Covid-19 đang được phân phối – sử dụng trên toàn thế giới đều được các chính phủ phê duyệt chỉ vì có "tình trạng nguy cấp". Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận loại vaccine ngừa Covid-19 nào đó đủ điều kiện phân phối – sử dụng rộng rãi cũng với lý do tương tự. "Tình trạng nguy cấp" khiến các chính phủ, tổ chức quốc tế buộc phải giảm bớt những yêu cầu vốn dĩ hết sức nghiêm ngặt đối với vaccine, đặc biệt là yêu cầu phải theo dõi, ghi nhận, đánh giá tác động sau khi chích.
Vaccine Moderna - Ảnh minh họa
Cũng vì vậy, không ai dám khẳng định tất cả các loại vaccine ngừa Covid-19 thật sự an toàn đối với sức khỏe, tính mạng con người cả ở hiện tại lẫn tương lai. Đó là lý do các chính phủ kêu gọi tự nguyện chứ không dám cưỡng bức công dân chích vaccine ngừa Covid-19. Cưỡng bức không chỉ vô nhân đạo mà còn đồng nghĩa với việc phải chịu trách nhiệm về hậu quả vốn không thể tiên liệu sẽ như thế nào. Đó cũng là lý do các hãng dược phẩm bào chế vaccine ngừa Covid-19 luôn yêu cầu miễn trừ trách nhiệm.
Để có vaccine ngừa Covid-19, Việt Nam cũng phải chấp nhận yêu cầumiễn trừ trách nhiệm và trên thực tế, Bộ Y tế Việt Nam đã thay mặt chính phủ Việt Nam đồng ý miễn trừ trách nhiệm cho AstraZeneca, Sputnik V, Sinopharm, sau đó là Pfizer, Moderna, Janssen để có vaccine ngừa Covid-19 chích cho dân chúng. Thế thì tại sao ngày 6/8/2021 Bộ Y tế Việt Nam lại nhờ báo giới gửi thông tin đến toàn dân rằng Sinopharm và Sapharco xinmiễn trừ trách nhiệm ?
Khoan bàn đến chất lượng vaccine ngừa Covid-19 của Sinopharm thế nào và nên hay không nên sử dụng vaccine ngừa Covid-19 của Sinopharm chích cho người Việt. Muốn hiểu rõ hơn cả về tâm huyết, khả năng của các viên chức, cơ quan hữu trách tại Việt Nam trong phòng, chống dịch nói chung, lẫn mức độ khả thi của chính sách về vaccine nói riêng, cứ nhìn và đối chiếu những diễn biến xoay quanh vaccine ngừa Covid-19 của Sinopharm.
Một mặt, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền rồi hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam tìm đủ mọi cách thuyết phục công chúng, rằng họ nên chấp nhận Sinopharm nhằm nâng cao, tăng nhanh tỉ lệ fully vaccinated trong cộng đồng, giảm thiệt hại nhân mạng, giúp kinh tế - xã hội sớm hồi phục. Mặt khác, chính Bộ Y tế - một trong những trụ cột giúp chống đỡ đại dịch – bơm thông tin, Sinopharm và Sapharco (doanh nghiệp nhập cảng) muốn đượcmiễn trừ trách nhiệm (1) để gieo thêm hoang mang, bất bình !
Vì sao lại thế ? Nếu bạn đã đọc phần đầu bài này, bạn sẽ có câu trả lời : Vì chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã qua mặt Bộ Y tế trong việc tiếp nhận năm triệu liều vaccine ngừa Covid-19 của Sinopharm. Sau khi UBND Thành phố Hồ Chí Minh công khaiđề nghị Bộ Y tế xem xét ký bản cam kết miễn trừ trách nhiệm GIỐNG NHƯ ĐỐI VỚI TẤT CẢ CÁC LÔ VACCINE PHÒNG CHỐNG Covid-19 KHÁC MÀ VIỆT NAM ĐÃ NHẬP TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY (2), Bộ Y tế hồi đáp, Thành phố Hồ Chí Minh có thể sử dụng vaccine ngừa Covid-19 của Sinopharm vì bộ đã từng kiểm định, cho phép dùng loại vaccine này từ đầu tháng sáu (3) !
***
Tranh chấp giữa chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh và Bộ Y tế không chỉ có năm triệu liều vaccine ngừa Covid-19 của Sinopharm !
Ngày 10/8/2021, hệ thống truyền thông chính thức đồng loạt loan báo Bộ Y tế rất sốt ruột khi Thành phố Hồ Chí Minh chưa trả lời dứt khoát có mua năm triệu liều vaccine Moderna hay không(4) ? Theo đó, sau khi thuyết phục Zuellig Pharma (doanh nghiệp được Moderna chọn làm nhà phân phối vaccine của họ cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương) dành năm triệu liều Moderna cho Việt Nam, Bộ Y tế đã quyết định giao lô vaccine này cho Thành phố Hồ Chí Minh nhưng Thành phố Hồ Chí Minh chưa trả lời dứt khoát là có mua hay không ?
Do vậy, Bộ Y tế muốn Thành phố Hồ Chí Minh phải trả lời sớm để bộ này báo cáo Thủ tướng, chuyển lô vaccine này cho địa phương khác mua !
Một ngày sau (11/8/2021), văn bản mà chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh trả lời Bộ Y tế khiến những người quan tâm đến sự kiện này chưng hửng vì nhiều lẽ. Hóa ra hai doanh nghiệp do chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh ủy nhiệm mới là đối tác của Zuellig Pharma, họ đang chờ dự thảo hợp đồng từ Zuellig Pharma. Nếu thương vụ này thành công, có thể Zuellig Pharma sẽ giao tối thiểu hai triệu liều. Đại diện cho chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang thương lượng để mua thêm mười triệu liều Moderna nữa (5)…
Nhìn một cách tổng quát, Bộ Y tế lại tiếp tục thất bại khi tranh thủ báo công và chứng tỏ vai trò tiên phong phòng, chống dịch ! Tuy nhiên thất bại ấy vẫn có giá trị. Việc Bộ Y tế than phiền, Thành phố Hồ Chí Minh chậm trễ trong việc hồi đáp có mua năm triệu liều vaccine Moderna từ Zuellig Pharmacho thấy, nếu chính quyền các địa phương không xoay được tiền mua vaccine thì chắc chắn cư dân các địa phương ấy sẽ phải tiếp tục chờ được chích vaccine ngừa Covid-19, bất kể việc chẫm trễ khiến họ điêu đứng, nguy hiểm ra sao.
Theo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam, gần 8.200 tỉ mà dân chúng Việt Nam đóng góp hồi tháng 6 để mua vaccine chỉ mới dùng khoảng 2.500 tỉ. Lúc ấy, vì có tiền mà không mua được vaccine, khoảng 5.600 tỉ đã được gửi vào bốn ngân hàng để lấy lãi, trong đó, khoảng 1.600 tỉ được gửi theo dạng có kỳ hạn một tháng, 4.000 tỉ gửi theo dạng có kỳ hạn ba tháng (6). Chẳng lẽ các địa phương phải tự xoay sở tiền mua vaccine chỉ vì tiền mà dân đã góp để mua vaccine chưa đáo hạn, chưa thể rút ?
***
Có lẽ Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới đến hạ tuần tháng 2 năm nay vẫn chưa tính tới việc cần đặt mua vaccine ngừa Covid-19. TrongChiến lược phòng, chống dịch của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam, vaccine ngừa Covid-19 chỉ bao gồm 30 triệu liều thuộc gói viện trợ của COVAX - Liên minh Phát triển vaccine chống Covid-19 toàn cầu (7) và do một doanh nghiệp tư nhân (Công ty Vaccine Vietnam -VNVC) được chọn làm doanh nghiệp độc quyền nhập khẩu (8).
Việt Nam có lẽ cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới giữa đại dịch xảy ra những tranh chấp "trời ơi, đất hỡi" như đã mô tả giữa Bộ Y tế và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh. Những tranh chấp không có ai, nơi nào phân xử. Chẳng riêng mâu thuẫn giữa các cơ quan công quyền, mâu thuẫn giữa lợi ích của viên chức hữu trách với dân chúng cũng thế. Chuyện viên chức Bộ Y tế lợi dụng chức trách, ra lệnh cho hệ thống bệnh viện mua thực phẩm chức năng để phòng chống dịch bệnh Covid-19(9) hồi tháng trước cũng đâu có ai phân xử !
Một năm rưỡi sau khi đại dịch Covid-19 gieo rắc tang thương trên toàn cầu, Việt Nam có lẽ là quốc gia duy nhất trên toàn cầu không thèm quan sát, không thèm suy tính để rút kinh nghiệm, điều chỉnhChiến lược phòng, chống dịch sao cho hiệu quả nhất, tổn thất ở mức thấp nhất. Nguyên thủ vẫn bi bô :Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng vẫn ra lệnh phải tận lực truy vết, cách ly tập trung, khiến hậu quả dịch Covid-19 thêm thảm khốc và thảm nạn chưa biết đến bao giờ chấm dứt.
Việt Nam có lẽ còn là quốc gia duy nhất trên toàn cầu vung tay chi nhiều ngàn tỉ cho đại hội các cấp của một đảng rồi thản nhiên xòe tay xin tiền dân mua vaccine. Giữa lúc dân chúng quằn quại trong thiếu thốn, bệnh tật, mất mát, lãnh đạo đảng này tại Nghệ An ngồi xuống với nhau, xem xét, nhất trí sẽ xây dựng công trình có tên Thác chín tầng, trị giá 1.625 tỉ để tôn vinh thân mẫu lãnh tụ đảng của mình (10). Không ai khiển nên mới xảy ra những chuyện vừa phi nhân vừa phi chính trị như thế !
Thiếu viễn kiến, thiếu tiền, lại chỉ phóng tay chi cho những mục tiêu vô bổ, Việt Nam là quốc gia duy nhất nảy ra sáng kiến tăng lượng vaccine ngừa Covid-19 theo hình thức "hợp tác công – tư" (hệ thống công quyền hỗ trợ về thủ tục để các doanh nghiệp tự tìm mua vaccine ngừa Covid-19 chích cho những người có khả năng tài chính, cứ bán được năm liều thì tặng một liều miễn phí) và các bên đang thuyết phục lẫn nhau, rằng trong tình thế "nước sôi, lửa bỏng như hiện nay thì đó là giải pháp tối ưu (11) !
Từ lúc hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam biểu diễn tác phẩm vaccine, dàn nhạc giao hưởng không có nhạc trưởng, dường như nhiều cá nhân sợ công chúng nhận ra họ không biết gì và sợ phải chịu trách nhiệm cá nhân. Khi hợp xướng về vaccine, các bè tùy nghi lĩnh xướng sao cho thật "sướng" ! Đại dịch Covid-19 là dịp để mỗi người Việt cảm nhận tường tận hơn thế nào là tài tình, sáng suốt và mùi vị của "hạnh phúc" ra sao !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 14/08/2021
Chú thích
(2) https://laodong.vn/y-te/tphcm-phan-hoi-bo-y-te-ve-viec-mua-vaccine-vero-cell-940090.ldo
(5) https://tuoitre.vn/tp-hcm-phan-hoi-bo-y-te-ve-viec-mua-5-trieu-lieu-moderna-20210806224549361.htm
(8) https://www.tienphong.vn/suc-khoe/can-canh-lo-vac-xin-ngua-covid19-dau-tien-ve-viet-nam-1797542.tpo
(10) https://nhadautu.vn/nghe-an-thong-nhat-y-tuong-du-an-thac-9-tang-cua-tt-group-o-nam-dan-d56198.html
Đến đầu tháng 07/2021, Tokyo tặng Việt Nam 2 triệu liều vac-xin AstraZeneca được sản xuất tại Nhật Bản : 1 triệu liều đầu tiên được giao ngày 16/06 và 1 triệu liều tiếp theo được giao thành hai đợt, vào ngày 01 và 08/07. Món quà này có ý nghĩa rất lớn, "góp phần giúp Việt Nam ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 tại Việt Nam", theo bộ Y Tế ngày 29/06, trong bối cảnh Việt Nam đang đôn đáo tìm mọi nguồn cung ứng vac-xin.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tiếp đón đồng nhiệm Nhật Yoshihide Suga tại Phủ Chủ tịch, Hà Nội, Việt Nam, ngày 19/10/2020. AP - Minh Hoang
Phải nói rằng số 2 triệu liều được Tokyo viện trợ cho Hà Nội, chiếm gần một nửa số vac-xin mà Việt Nam nhận được từ mọi nguồn (kể cả chương trình Covax), sắp tới là 5,3 triệu liều, trong đó 4,3 triệu liều đã nhận được đến ngày 29/06. Việt Nam là một trong những nước trong khu vực (Đài Loan, Indonesia, nhiều đảo quốc ở Thái Bình Dương…) được Nhật Bản viện trợ vac-xin trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng mở rộng "ngoại giao vac-xin" trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tặng vac-xin ngừa Covid-19 cho Hà Nội cũng nằm trong chiến lược duy trì ảnh hưởng của Tokyo. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 12 của Nhật Bản, được thủ tướng Yoshihide Suga đánh giá "là đối tác quý báu". Đối với Tokyo, Việt Nam "đóng vai trò quan trọng để thực hiện "Tầm nhìn Ấn Độ-Thái Bình Dương mở và tự do" của Nhật Bản nhằm làm đối trọng với tham vọng mở rộng ảnh hưởng và quảng bá mô hình Trung Hoa của Bắc Kinh.
Điều này được thể hiện rất rõ qua chuyến công du nước ngoài đầu tiên vào tháng 10/2020 của ông Yoshihide Suga trong cương vị thủ tướng, kế nhiệm ông Shinzo Abe từ chức vì lý do sức khỏe. Ông Suga cũng là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được Hà Nội đón tiếp kể từ khi đóng cửa chống dịch Covid-19. Báo The Diplopmat ngày 11/09/2020 từng nhận định "dù người kế nhiệm ông Shinzo Abe là ai, hai nước có rất nhiều lý do để mở rộng và thắt chặt hợp tác trong nhiều lĩnh vực".
Trả lời RFI tiếng Việt qua thư điện tử ngày 03/07/2021, nhà nghiên cứu N. T., chuyên về chính sách đối ngoại của Việt Nam, phân tích một số lĩnh vực được Nhật Bản và Việt Nam tăng cường hợp tác trong thời gian gần đây.
*****
RFI :Để giúp Việt Nam chống dịch Covid-19, Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam hai triệu liều vac-xin ngừa Covid-19, cũng như cho một số nước khác trong khu vực. Đây có phải là chiến lược đối trọng của Tokyo trước việc Bắc Kinh liên tục tặng và bán vac-xin Trung Quốc cho các nước trong vùng ?
N. T. : Bản thân tôi cho rằng việc Nhật Bản gần đây gửi tặng hàng triệu liều vac-xin AstraZeneca cho nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, không hoàn toàn là nhằm đối trọng với "ngoại giao vac-xin" của Trung Quốc, do nhu cầu vac-xin của khu vực Đông Nam Á là rất lớn và một quốc gia không thể một mình cung ứng. Tuy vậy, Nhật Bản vẫn muốn duy trì ảnh hưởng của mình tại khu vực Đông Nam Á, nhất là tại các quốc gia mà Tokyo có quan hệ chiến lược như Việt Nam, Philippines, Thái Lan và Indonesia.
Ngoài ra, Nhật Bản có lẽ cũng nhận thấy rằng dù Trung Quốc đã tặng và bán hàng trăm triệu liều vac-xin cho khu vực, nhưng các quốc gia Đông Nam Á không hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn vac-xin của Trung Quốc mà muốn đa dạng hóa các nhà cung cấp. Do đó, việc Nhật Bản cung cấp vac-xin đem lại cho các quốc gia Đông Nam Á thêm lựa chọn, qua đó tăng cường ảnh hưởng của Nhật Bản và giảm bớt phần nào ảnh hưởng mà Trung Quốc có được qua hoạt động ngoại giao vac-xin. Ngoài ra, Nhật Bản tặng trực tiếp số vac-xin này thay vì thông qua Quỹ Covax, có lẽ vì muốn đảm bảo số vac-xin đến được các nước mà Nhật Bản muốn thắt chặt quan hệ.
RFI :Sau khi nhậm chức, thủ tướng Yoshihide Suga đã dành chuyến xuất ngoại đầu tiên đến thăm Việt Nam, sau đó là Indonesia. Việt Nam đóng vai trò như thế nào trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Nhật Bản ?
N. T. : Tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Nhật Bản gồm 3 trụ cột :
1) Thúc đẩy pháp trị, tự do hàng hải, thương mại tự do ;
2) Thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng và củng cố quan hệ kinh tế, và
3) Thúc đẩy hòa bình và ổn định thông qua tăng cường năng lực cho các quốc gia (an ninh hàng hải, phát triển nhân lực). Việt Nam có lợi ích và hợp tác chặt chẽ với Nhật Bản trong cả 3 trụ cột trên.
Hai nước đều phải đối mặt với một Trung Quốc quyết đoán hơn trong tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và biển Hoa Đông, nên đều ủng hộ một trật tự khu vực dựa trên quy tắc, tự do hàng hải và hàng không, giải quyết tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS). Hợp tác kinh tế song phương sẽ còn được thúc đẩy hơn nữa khi Việt Nam và Nhật Bản đều là thành viên của hai hiệp định kinh tế lớn trong khu vực là CPTPP và RCEP, và Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam cải thiện cơ sở hạ tầng.
Và trước một Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn, Nhật Bản cũng tăng cường hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực an ninh hàng hải, như xây dựng năng lực nhận thức biển (maritime domain awareness) và thực thi pháp luật trên biển. Hợp tác quốc phòng giữa hai nước, bao gồm chuyển giao tàu tuần tra, diễn tập chung, huấn luyện và đào tạo là vì mục tiêu này. Nhật Bản hiểu rằng một khi Trung Quốc kiểm soát được Biển Đông, nước này sẽ dồn lực gây sức ép với Nhật Bản trên biển Hoa Đông. Do đó, những năm gần đây Nhật Bản tăng cường hợp tác an ninh hàng hải với các nước có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông, nhằm giúp các nước này xây dựng năng lực đối phó với sức ép từ Trung Quốc.
RFI : Nhật Bản đã tạo được uy tín tại Việt Nam về hợp tác kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng và cũng có tranh chấp với Trung Quốc về biển đảo. Liệu đây có thể là cơ sở giúp Tokyo và Hà Nội tạo niềm tin và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, trước một Trung Quốc không ngừng đòi hỏi chủ quyền trong khu vực ?
N. T. : Theo tôi, hợp tác kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn toàn là cơ sở tốt để hai nước thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng. Trong các năm gần đây, Nhật Bản luôn nằm trong nhóm 5 nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản không chỉ đặt chuỗi cung ứng tại Việt Nam mà còn thâm nhập vào thị trường tiêu dùng. Nhật Bản cũng là nhà cung cấp vốn ODA hàng đầu cho nhiều lĩnh vực như xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, quản trị nhà nước, cải cách pháp luật… Do đó, chính phủ Việt Nam có sự tin cậy chính trị rất cao đối với Nhật Bản. Niềm tin chính trị cao sẽ giúp thúc đẩy hợp tác quốc phòng
Một mặt, Nhật Bản hỗ trợ chuyển giao tàu tuần tra cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, đồng thời mời chào Việt Nam mua máy bay tuần tra trên biển của Nhật Bản. Mặt khác, hai nước còn hợp tác trong huấn luyện và đào tạo, an ninh phi truyền thống, đối thoại chính sách. Trong chuyến thăm Hà Nội mới đây của Thủ tướng Nhật Bản Suga, hai nước đã nhất trí về một thỏa thuận cho phép Nhật Bản xuất khẩu thiết bị và công nghệ quốc phòng cho Việt Nam. Đây là bước tiến lớn để hai bên tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng.
Tuy nhiên, vẫn còn những trở ngại nhất định. Bất chấp những thay đổi gần đây về chính sách đối ngoại dưới thời cựu thủ tướng Shinzo Abe, Nhật Bản nhìn chung vẫn bị ràng buộc bởi bản Hiến Pháp hòa bình của nước này, nên hợp tác quốc phòng Nhật-Việt hiện nay vẫn sẽ chỉ dừng ở các lĩnh vực ít gây tranh cãi như an ninh phi truyền thống, đào tạo huấn luyện, tìm kiếm cứu nạn. Trong chuyển giao, mua bán thiết bị quốc phòng cho Việt Nam, Nhật Bản sẽ phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ Nga và Ấn Độ, vốn là những đối tác quốc phòng lâu đời của Việt Nam và thiết bị của các nước này thường có giá thành dễ chịu hơn so với thiết bị của Nhật Bản.
RFI :Đại dịch Covid-19 buộc nhiều nước phải đổi chính sách, đa dạng hóa các đối tác và nguồn cung cấp. Có thể coi đây là cơ hội để Việt Nam và Nhật Bản thắt chặt hợp tác để tránh phụ thuộc vào Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế ?
N. T. : Việt Nam đã có chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ đối ngoại từ trước và Nhật Bản là một trong các đối tác Việt Nam mong muốn thắt chặt quan hệ. Hai nước cũng đều muốn giảm sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc do nhận thấy những rủi ro từ sự phụ thuộc đó đối với an ninh quốc gia và trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Bản thân Nhật Bản cũng từng là nạn nhân của hành vi cưỡng ép kinh tế của Trung Quốc hồi năm 2010, khi Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm, một nguyên liệu quan trọng đối với ngành chế tạo công nghệ cao của Nhật Bản, sau khi quan hệ song phương trở nên xấu đi liên quan tới tranh chấp quần đảo Senkaku.
Tôi cho rằng hai nước sẽ tăng cường hợp tác hơn nữa sau đại dịch trên một loạt lĩnh vực. Ngoài các lĩnh vực nổi bật như xây dựng cơ sở hạ tầng, hai nước có thể thúc đẩy hợp tác để đưa Việt Nam trở thành một trung tâm chế tạo tại khu vực Đông Nam Á. Bản thân Nhật Bản cũng có chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp nước này chuyển chuỗi sản xuất và cung ứng về Nhật hoặc sang các quốc gia Đông Nam Á. Trong đó, Việt Nam là điểm đến được lựa chọn nhiều nhất của các doanh nghiệp Nhật Bản.
Tuy nhiên, sẽ rất khó để hai nước giảm hoàn toàn phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, nhất là trong chuỗi cung ứng, vì nước này vẫn sở hữu một số lợi thế lớn như nhân công tay nghề cao, cơ sở hạ tầng tốt, nhà cung ứng đa dạng và thị trường tiêu dùng lớn. Ngoài ra, quy mô sản xuất tại Việt Nam còn quá nhỏ so với Trung Quốc, trình độ lao động còn chưa cao và cơ sở hạ tầng còn kém.
RFI tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu N. T., chuyên về chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Tranh cãi đã nổ ra liên quan đến tính minh bạch trong việc phát triển và sản xuất vaccine Nano Covax của Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Công ty Nanogen tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh
Đến thăm Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu tháo gỡ ngay mọi khó khăn, vướng mắc và nghiên cứu lập tổ hành động để thúc đẩy sản xuất vaccine phòng chống Covid-19 trong thời gian sớm nhất.
Trong khi đó, giới khoa học tiếp tục bày tỏ nghi ngờ và quan ngại về thông tin mà Nanogen đưa ra liên quan đến vaccine ngừa Covid-19 có tên gọi Nano Covax mà công ty này đang phát triển.
Việc ông Phạm Minh Chính tới thăm Công ty Nanogen tại Thành phố Hồ Chí Minh vào hôm 26/6 cho thấy Việt Nam đang nỗ lực tìm thêm phương án cung cấp vaccine bên cạnh việc nhập khẩu vốn đang gặp khó khăn do khan hiếm nguồn cung.
Bước đi trên cũng góp phần xua tan những đồn đoán rằng Công ty Nanogen đang bị làm khó về mặt thủ tục.
Trước đó, ngày 22/6, Nanogen cho biết đã có văn bản kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ Việt Nam xin cấp phép khẩn cấp cho vaccine Nano Covax.
Nano Covax là loại vaccine do Nanogen nghiên cứu, vừa kết thúc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2. Theo chia sẻ của Nanogen với báo chí, sản phẩm đã được Hội đồng đạo đức Bộ Y tế đánh giá tốt và đã thông qua đề cương nghiên cứu, triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 trên quy mô 13.000 người.
Tuy nhiên, ngay sau đó, một đại diện của Bộ Y tế nói rằng "kiến nghị cấp phép vaccine Nano Covax là nóng vội, chưa đầy đủ dữ liệu khoa học".
Trả lời báo Tuổi Trẻ vào ngày 22/6, ông Nguyễn Ngô Quang - Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo trực thuộc Bộ Y tế - nhấn mạnh : "Trong bối cảnh hiện nay, việc cấp phép khẩn cấp cho một loại vaccine phòng Covid-19 là điều cần thiết. Tuy nhiên, tất cả phải trên nguyên tắc đầy đủ các dữ liệu về mặt khoa học, phải chứng minh và trả lời được ba câu hỏi lớn là : Có an toàn không ? Có sinh miễn dịch không ? Có hiệu lực bảo vệ không ?".
Ông Quang cho biết ông là người theo sát phản biện, góp ý và hướng dẫn cho Nanogen trong suốt quá trình nghiên cứu nhưng "hoàn toàn không được biết về kiến nghị này".
Mặc dù cho rằng kiến nghị là quyền của doanh nghiệp, còn cơ quan quản lý phải căn cứ vào các quy định để quyết định cho phép hay không, nhưng vị quan chức Bộ Y tế lại đánh giá "kiến nghị của Nanogen là quá sớm và nóng vội khi chưa đầy đủ các dữ liệu về mặt khoa học".
Trong những ngày qua, báo chí trong nước dẫn thông tin từ Nanogen đã không ngừng đưa ra nhiều bài viết lạc quan về loại vaccine "made in Vietnam" này.
Báo Thanh Niên viết : "Nanogen cho biết dựa trên các kết quả thử nghiệm lâm sàng, khả năng sinh miễn dịch của vaccine Nano Covax đạt 99,4%. Nếu so sánh với các loại vaccine khác trên thế giới là không hề thua kém và có phần cao hơn. Dù vậy, giá bán dự kiến hiện thấp nhất thế giới, chỉ với 120.000 đồng/liều".
Phía Nanogen tiết lộ đã gửi mẫu Nano Covax cho WHO kiểm tra. Công ty này nói cũng khẳng định khi sản xuất vaccine là phải đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu. Không chỉ an toàn mà phải đảm bảo tính sinh miễn dịch và có hiệu lực bảo vệ thực sự.
Báo điện tử Chính phủ ngày 26/6 dẫn lời ông Hồ Nhân, Tổng giám đốc Công ty Nanogen, nói rằng công ty đang thử nghiệm lâm sàng vaccine Nanocovax giai đoạn 3 (gồm 3a và 3b) trên 13.000 tình nguyện viên và sắp tới sẽ tiêm thử nghiệm giai đoạn 3c trên 1 triệu người. Theo tờ báo này thì "đây là một trong những nghiên cứu có quy mô lớn nhất trên thế giới về vaccine".
Nhiều người cho rằng, báo chí Việt Nam đã tạo nên tinh thần lạc quan nơi một bộ phận công chúng.
"Tôi hoàn toàn tin tưởng vào các nhà khoa học Việt Nam, đặc biệt là vaccine Nano Covax. Nếu ngay bây giờ triển khai tiêm đại trà, tôi xin làm người tình nguyện đầu tiên, mong Thủ tướng có giải pháp đôn đốc để vaccine Nano Covax sớm được đến với người dân", một người bình luận sau bài viết trên báo Thanh Niên.
Nhiều ý kiến cũng kêu gọi nhà nước tạo điều kiện, thậm chí đầu tư tiền để Nanogen sớm cho ra sản phẩm vaccine nội địa, giải quyết bài toán khan hiếm nguồn cung.
Cho đến nay, tất cả những tuyên bố về tỉ lệ "sinh miễn dịch hàng đầu thế giới" hoặc các thông tin liên quan mà báo chí đưa đều xuất phát từ đại diện Nanogen. Giới khoa học độc lập với hoạt động phát triển vaccine này chưa có cơ hội tiếp cận số liệu để phân tích, đánh giá và phản biện.
Một số người cho rằng Nanogen đang nhập nhằng khi công bố thông tin "khả năng sinh miễn dịch của vaccine Nano Covax đạt 99,4%", so với các vaccine khác trên thế giới "không hề thua kém và có phần cao hơn". Con số này nếu đặt bên cạnh tỉ lệ hiệu quả bảo vệ sẽ dễ gây nhầm lẫn đối với người đọc không phải chuyên gia y tế, chẳng hạn Pfizer-BioNTech đạt hiệu quả bảo vệ 95%, theo thông tin của CDC Hoa Kỳ.
Sự khác nhau giữa hai khái niệm này đã được phó giáo sư Phạm Thị Vân Anh - Giám đốc Trung tâm Dược lý lâm sàng, Trường Đại học Y Hà Nội - chỉ ra trên tạp chí Sức khỏe Cộng đồng : Trong một số trường hợp, một vaccine có 'tính sinh miễn dịch' chưa chắc đã có 'hiệu quả bảo vệ'.
Điều quan trọng mấu chốt để đánh giá hiệu quả của một vaccine là hiệu quả bảo vệ, còn tính sinh miễn dịch chỉ là điều kiện cần, chưa phải điều kiện đủ.
Trên Facebook cá nhân, giáo sư Nguyễn Văn Tuấn ở Úc viết : "Theo tôi, vấn đề mà công chúng (và cả giới khoa học) quan tâm hiện nay là vaccine made in Vietnam có hiệu quả giảm nguy cơ lây nhiễm, giảm nguy cơ nhập viện và an toàn hay không".
Theo ông Tuấn, để biết vaccine có hiệu quả hay không thì cần làm nghiên cứu khoa học : "Nghiên cứu khoa học thì đi từ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu trên động vật, và thử nghiệm trên người. Thử nghiệm trên người phải qua ba giai đoạn 1, 2 và 3. Giai đoạn 1 và 2 chủ yếu là để đánh giá mức độ an toàn của vaccine, giai đoạn 3 là để đánh giá hiệu quả (và cả an toàn) của vaccine".
Có thể thấy đến nay Nano Covax chưa đáp ứng những yêu cầu về quy trình phát triển vaccine như giáo sư Tuấn nêu.
Giáo sư Tuấn viết tiếp : "Cho đến nay, chúng ta vẫn không biết vaccine đó có hiệu quả giảm lây nhiễm hay không. Chúng ta chưa biết vaccine đó giảm nguy cơ nhập viện hay không. Chúng ta chưa biết độ an toàn của vaccine (và có lẽ khó biết cho đến vài năm sau). Chưa công bố kết quả thử nghiệm giai đoạn 1 và 2 mà đã làm giai đoạn 3 thì quả là khá mạo hiểm. Ấy vậy mà người ta đã dự kiến vaccine đạt hiệu quả 90% ! Không thể hiểu nổi cách tính toán gì mà người ta có thể biết trước như vậy".
Ông Tuấn cũng cho rằng một số người lẫn lộn giữa tinh thần dân tộc và tinh thần khoa học. Ông kết luận rằng ông đồng ý với quan điểm của Bộ Y tế là cần phải chờ để có thêm chứng cớ rồi ra quyết định.
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ từ Viện Nghiên cứu ung thư City of Hope (California, Mỹ) cũng nói rằng việc đánh giá vaccine Nano Covax lúc này "khó như đi lên trời" bởi đội ngũ phát triển không hề chia sẻ các số liệu khoa học.
Ông Vũ viết trên facebook cá nhân rằng chỉ dựa vào thông tin công bố trên báo "phổ thông" là "Nanogen cho biết dựa trên các kết quả thử nghiệm lâm sàng, khả năng sinh miễn dịch của vaccine Nano Covax đạt 99,4%" mà có thể "đặt niềm tin" ở Nano Covax thì thật là "ngây thơ".
Và tiến sĩ Vũ đánh giá : "Kiến nghị cấp phép khẩn cho vaccine Việt Nano Covax trong lúc này là một việc làm rất 'hời hợt' của công ty Nanogen khi chưa chứng minh được một cách rõ ràng tính 'an toàn' và 'hiệu quả' của vaccine. Mình hoàn toàn đồng ý với ông Nguyễn Ngô Quang rằng 'để quyết định có cấp phép khẩn cấp hay không, Bộ Y tế cần có các dữ liệu khoa học'".
Nguồn : BBC, 27/06/2021
Ngày 21/06/2021, Nhà Trắng công bố danh sách các nước và vùng lãnh thổ, chủ yếu là Châu Á và Châu Mỹ Latinh sẽ được nhận vac-xin ngừa Covid-19. Đây là đợt cung cấp thứ hai trong khuôn khổ lô hàng 80 triệu liều mà tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết chia sẻ với thế giới từ đây đến cuối tháng 6/2021.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki họp báo tại Washington, Hoa Kỳ, ngày 21/06/2021. Reuters – Sarah Silbiger
Theo trang mạng Kyodo News, phát ngôn viên Nhà Trắng, Jen Psaki trong buổi họp báo nêu rõ, đợt cung cấp lần này liên quan đến số 55 triệu liều vac-xin còn lại. Khoảng 41 triệu liều sẽ được chia sẻ cho thế giới thông qua chương trình Covax của Liên Hiệp Quốc.
Cụ thể, 14 triệu liều được dành cho Châu Mỹ Latinh và vùng Caribbean, 16 triệu liều cho Châu Á bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và Đài Loan, và 10 triệu còn lại là cho Châu Phi.
Nhà Trắng nêu rõ, 14 triệu liều vac-xin sẽ được trao thẳng cho các nước Châu Á, Châu Phi và nhiều nơi khác, kể cả cho dải Gaza, khu vực người Palestine gần đây phải hứng chịu những trận oanh kích dữ dội từ Israel.
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo, bà Jen Psaki cũng nêu lên những khó khăn trong việc cung cấp vac-xin, đặc biệt là khâu hậu cần như kim tiêm, bông tẩm cồn và nhiều vật tư cần thiết khác cũng như là các phương tiện bảo quản vac-xin để bảo đảm nhiệt độ thích hợp.
Kyodo News nhắc, Ấn Độ và Đài Loan, hai khu vực đang phải đối mặt với tình trạng bùng nổ ca nhiễm mới, đã nằm trong số những điểm được cấp vac-xin trong đợt thứ nhất, khoảng 25 triệu liều.
Ngoài việc chia sẻ nguồn cung vac-xin, tổng thống Mỹ Joe Biden trước khi đến dự thượng đỉnh G7 tại Anh Quốc còn thông báo Washington sẽ mua thêm 500 triệu liều vac-xin Pfizer và trao tặng cho 92 quốc gia có thu nhập thấp, dưới mức trung bình và là thành viên của Liên Hiệp Châu Phi.
Minh Anh
Mua vắc-xin Trung Quốc : cứu cánh biện minh cho sự bế tắc và xem thường tính mạng người dân
Nguyên Anh, quyenduocbiet, 05/06/2021
Thông tin từ trong nước hôm nay cho hay Việt Nam đã đặt mua vắc xin chống virus Covid 19 từ hãng Sinopharm – Trung Quốc, điều này không nằm ngoài dự đoán trước đây của tôi trong bài viết 'Covid Việt Nam : Những ngày đen tối sắp đến'.
Việt Nam đã đặt mua vắc xin chống virus Covid 19 từ hãng Sinopharm – Trung Quốc
Mua vắc xin của Trung Quốc những người có trách nhiệm trong ngành Y tế Việt Nam sẽ cảm thấy bớt lo âu khi quốc gia của mình cũng có quỹ thuốc dự phòng cho người dân nhưng nếu bình tâm suy nghĩ lại thì tất cả mọi người đều nhận ra có quá nhiều vấn đề khi sử dụng loại vắc xin này :
- Thứ nhất đây là một chế phẩm chưa được thế giới công nhận về tính hữu hiệu chế ngự virus Corona, ngoài việc tổ chức y tế Liên Hiệp Quốc WHO công nhận vội vã ra thì chưa có một báo cáo khoa học nào ngoài Trung Quốc công nhận tính khả thi của loại vắc xin này và việc chích ngừa cho toàn dân là một hành vi vô cùng nguy hiểm từ sự tắc trách của những kẻ cai trị.
- Thứ hai Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia cựu thù truyền kiếp, việc Trung Quốc chứng minh tính hiệu quả vắc xin của họ với WHO là một chuyện, nhưng những lô hàng xuất qua Việt Nam có chất lượng như thế nào ? Không loại trừ một giả thuyết loại vắc xin này có công hiệu nhất thời chế ngự virus nhưng trong đó có một loại hóa chất hủy diệt cơ thể con người phát tác sau nhiều năm. Một kế hoạch thủ tiêu một dân tộc cứng đầu chống đối Trung Quốc xưa nay là điều mà Trung Quốc luôn nhắm tới, tất nhiên đây chỉ là giả thuyết, tuy nhiên với những gì đã từng xảy ra trong giòng lịch sử cho thấy đây là một giả thuyết có cơ sở (dù không đủ mạnh), nhưng đó là điều người Việt Nam phải dè chừng.
Hãy nhớ lại trước đây không lâu khi Việt Nam nhập khẩu vắc xin Quinvaxem 5 trong 1 để chích ngừa cho trẻ sơ sinh, đây là loại thuốc do Hàn Quốc sản xuất nhưng lại gây nên cái chết cho nhiều trẻ thơ do không chịu nổi 5 tác dụng trong một mũi tiêm, trước làn sóng dư luận ồn ào đòi Bộ Trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến từ chức thì y thị đã thản nhiên phát ngôn rằng không thể từ chức vì không có ai có thể làm tốt hơn mụ ta, và kịch bản Quinvaxem hoàn toàn có thể trở lại với loại vắc xin Sinnopharm của Trung Quốc sản xuất hôm nay…
Những loại vắc xin có thể chế ngự được Covid-19 có Pfizer (Mỹ - Đức), Moderna, Johnson&Johnson (Mỹ), Sputnik V (Nga) và Sinopharm của Trung Quốc, về hiệu quả cho thấy chỉ có Pfizer, Moderna là có công dụng thực tế rõ ràng, ngoài ra vắc xin của Nga cho thấy không công hiệu còn của Trung Quốc thì chỉ có họ mới biết tính hiệu quả của chế phẩm này, do đó việc Việt Nam đặt mua của Trung Quốc cho thấy vấn đề đảng cộng sản muốn là nhanh, rẻ và lấy tiếng là có lo cho người dân, còn hiệu quả thiết thực thì chưa ai biết.
Cũng theo truyền thông trong nước, hôm nay Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế đã đàm phán cùng hãng J&J Mỹ để đặt mua vắc xin thế nhưng đáp lại, đại diện của hãng này cho biết sẽ triển khai đến cuối năm 2021 200 triệu liều qua chương trình COVAX, đây là một chương trình chia sẻ toàn cầu cho nên sẽ được phân bổ đồng đều đến mọi quốc gia chứ không riêng gì Việt Nam. Điều này cho thấy sự bế tắc vắc xin của Việt Nam vẫn không lối thoát và sẽ góp phần thúc đẩy nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam mua vắc xin của Trung Quốc để phòng bị, dù cho đó là sự chuẩn bị cho một kế hoạch không biết trước được hiệu quả cũng như hậu quả !
Cũng trong cuộc đàm phán này Nguyễn Thanh Long, người đứng đầu ngành Y tế Việt Nam, có một gợi ý rất con nít khi đề nghị hãng J&J chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin Covid 19 sang Việt Nam để "cùng hợp tác" !
Không hiểu khi Nguyễn Thanh Long nói như thế y có cảm thấy ngượng mồm không ? Và cũng không biết rằng người đại diện của J&J có khinh bỉ một quan chức nhà nước cộng sản Việt Nam hay không ? Nhưng chắc chắc rằng ít nhiều gì họ cũng sẽ cười thầm trong bụng, khinh bỉ một lũ người không có đóng góp gì cho thế giới, chỉ biết lợi dụng những phát minh khoa học của thiên hạ và bấu vào đó để có lợi cho mình.
Để phát minh ra một loại thuốc đề kháng lại virus tấn công con người như virus Corona các nhà khoa học phải tìm ra chuỗi hình thành và phát triển của nó, từ đó mới nghiên cứu ra loại công thức hóa chất thích hợp khống chế và tiêu diệt, với những phòng thí nghiệm tối tân cùng các nhà khoa học hàng đầu, nghiên cứu và thử nghiệm nhiều lần mới đưa ra sử dụng với sự cho phép cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm FDA mới được lưu hành. Biết bao nhiêu công đoạn phải vượt qua để hình thành lên tên tuổi một dược phẩm phục vụ con người, thế nhưng Việt Nam lại muốn đem công thức đó cho không thì đó không phải là suy nghĩ của con nít thì phải gọi là gì ?
Đảng cộng sản Việt Nam hãy nhìn lại quốc gia của mình đi, một đất nước chỉ chuyên nói phét, nói điêu, một quốc gia tự hào rằng mình có hàng chục ngàn tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, thế nhưng tìm không ra một nhà khoa học đích thực, một phòng Lab hiện đại theo tiêu chuẩn của thế giới thì làm sao mà có thể nghiên cứu, tìm tòi ra những công trình khoa học phục vụ loài người ? Đảng chỉ có tầng lớp trí thức ăn theo nói leo, loại tiến sĩ, giáo sư nói phét, loại tốt nghiệp hệ chính trị, chứ còn lĩnh vực khoa học kỹ thuật thì hoàn toàn không có.
Cuối cùng hãng dược Johnson&Johnson Mỹ cũng sẽ chuyển giao công thức bào chế vắc xin Covid-19 cho Việt Nam, nhưng có lẽ là khi dân số toàn thế giới đã được chích ngừa gần hết, khi đó thì Việt Nam cứ việc thoải mái sản xuất ra để mà bán, bởi vì lúc đó con virus Corona hôm nay đã là dĩ vãng...
Lúc này thì đảng đã thấm mùi về cái kế hoạch "hồng hơn chuyên" hằng mấy thế kỷ của mình hay vẫn còn tiếp tục ‘ngu lâu dốt bền’.
Nguyên Anh
Nguồn : quyenduocbiet, 05/06/2021
Tham khảo :
https://www.quyenduocbiet.com/a10115/covid-viet-nam-nhung-ngay-den-toi-sap-den
**********************
Thanh Phương, RFI, 05/06/2021
Hôm 04/06/2021, bộ Y tế Việt Nam đã phê duyệt "có điều kiện" vac-xin của tập đoàn Trung Quốc Sinopharm. Đây là loại vac-xin thứ 3 được phê duyệt ở Việt Nam, nhưng theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, chính phủ sẽ phải nỗ lực thuyết phục người dân chấp nhận cho chích loại vac-xin này, do tâm lý bài Trung Quốc trong công luận Việt Nam.
Dân Việt Nam rất nghi ngại vac-xin Trung Quốc. Ảnh minh họa. © flickr
Hiện giờ, Việt Nam chích ngừa Covid-19 với hai loại vac-xin là AstraZeneca và Sputnik của Nga, nhưng trên tổng dân số hơn 97 triệu dân chỉ mới có khoảng hơn 1 triệu được tiêm phòng. Để có thể đẩy nhanh việc tiêm phòng, chính phủ đã ký hợp đồng mua 31 triệu liều vac-xin Pfizer/BioNTech, sẽ được giao cuối năm nay và đang thương lượng với Moderna để được cung cấp đủ thuốc tiêm ngừa cho 70% dân số.
Cũng nhằm "phục vụ nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch tại Việt Nam", bộ Y tế hôm qua đã phê duyệt thuốc tiêm ngừa của Sinopharm, nhưng theo South China Morning Post, một nhà nhập khẩu thiết bị y tế ở Sài Gòn cho biết ông đã "ngay lập tức" nói "không" với vac-xin Trung Quốc. Ông khẳng định đây cũng là quan điểm phổ biến ở Việt Nam, dựa trên kinh nghiệm cung cấp thiết bị y tế ngoại quốc cho các bệnh viện ở miền nam.
Nhật báo Hồng Kông trích lời nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang, Viện Nghiên cứu Chính sách và Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, có hai mối quan ngại về việc mua vac-xin Trung Quốc. Thứ nhất là vấn đề minh bạch, vì một số nước như Nepal khi ký hợp đồng mua vac-xin Trung Quốc đã buộc phải ký thỏa thuận về "bảo mật thông tin", cụ thể là không được tiết lộ những thông tin như giá vac-xin. Thứ hai, Trung Quốc có thể dùng vac-xin để gây áp lực với Việt Nam trên những vấn đề khác, ví dụ như vấn đề Biển Đông.
South China Morning Post nhắc lại là ngay cả trước khi được Tổ chức Y tế Thế giới phê duyệt, hàng trăm triệu liều vac-xin của Trung Quốc đã được bán hoặc được tặng cho các nước đang phát triển trong nỗ lực của Bắc Kinh thi hành chính sách "ngoại giao vac-xin".
Cũng theo nhật báo Hồng Kông, một sinh viên ở Sài Gòn cho biết anh muốn chờ được chích vac-xin Pfizer/BioNTech. Trên báo mạng vnExpress, một người sử dụng Internet cũng nói : "Nếu không có AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sputnik, tôi sẽ chờ được chích NanoCovax". NanoCovax là loại vac-xin tiến xa nhất trong 3 vac-xin đang được phát triển ở Việt Nam, theo dự kiến có thể được đưa ra sử dụng trong quý 4 năm nay.
Tuy vậy, cũng có những người chấp nhận cho tiêm ngừa với bất cứ vac-xin nào, cho dù là vac-xin Trung Quốc, nếu được bảo đảm về độ an toàn, như ý kiến của một nhân viên công ty thiết bị nước ở Hà Nội được South China Morning Post trích dẫn.
Theo hãng tin Kyodo News hôm nay, 05/06, trích lời một dân biểu Đảng Tự Do Dân Chủ LDP đang cầm quyền ở Nhật, Tokyo chuẩn bị tặng cho Việt Nam các liều vac-xin AstraZeneca mà Nhật đã mua về nhưng chưa đưa vào chương trình tiêm chủng ở nước này, do đã xảy một số ca đông máu ở các nước khác.
Thanh Phương
*******************
Anh Vũ, RFI, 04/06/2021
Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin chính thức tại Việt Nam cho biết, hôm 04/06/2021, bộ Y tế Việt Nam đã chính thức phê duyệt vac-xin ngừa Covid do hãng Sinopharm của Trung Quốc sản xuất, trong bối cảnh chính quyền vừa lo chống đợt địch dịch mới, đồng thời gấp rút tìm nguồn cung ứng vac-xin.
Ảnh minh họa : Vac-xin ngừa Covid-19 do Trung Quốc sản xuất © Reuters - Dado Ruvic
Đây là vac-xin phòng Covid thứ ba được chính quyền Việt Nam phê chuẩn, sau vac-xin AstraZeneca của Anh và Sputnik V của Nga. Việt Nam đang phải đối phó với đợt dịch Covid-19 thứ tư, bùng lên từ hồi cuối tháng 4 vừa qua với mức độ lây nhiễm lớn và phức tạp hơn tất cả các đợt trước. Cũng từ đợt dịch thứ tư này, Việt Nam mới bắt đầu đẩy mạnh chương trình mua vac-xin .
Ngày 02/06, bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Việt Nam đang cố gắng tìm nguồn cung ứng để trong năm nay có được 150 triệu liều vac-xin đủ tiêm chủng cho 75% của 98 triệu dân để hy vọng đạt miễn dịch cộng đồng vào đầu năm tới. Lãnh đạo Y tế Việt Nam cũng thông báo sẽ được cung ứng 20 triệu liều vac-xin Sputnik V của Nga trong năm nay.
Theo báo chí trong nước, chính phủ Việt Nam quyết định cấp phép "có điều kiện" đối với vac-xin của hãng Sinopharm Trung Quốc. Trong khi chờ đưa ra sử dụng, viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, phối hợp với cục Khoa học Công nghệ (bộ Y tế) tổ chức đánh giá tính an toàn và hiệu quả của vac-xin. Nguồn tin riêng của báo Tuổi Trẻ cho biết, hiện Việt Nam chưa đặt mua vac-xin này, "nhưng Việt Nam được phía Trung Quốc tặng vac-xin, số lượng tặng chưa được thông báo".
Đến giờ Việt Nam mới nhận được gần 2,9 triệu liều vac-xin ngừa Covid AstraZenzeca và đã triển khai tiêm được 1 triệu liều.
Tổng số ca nhiễm ghi nhận từ đầu dịch tại Việt Nam đến ngày hôm qua là 8.115 ca, trong đó gần 60% là của đợt dịch lần này. Việt Nam cũng ghi nhận có tổng cộng 49 người tử vong.
WHO không công nhận "biến thể lai" Anh - Ấn Độ tại Việt Nam
Liên quan đến thông tin về sự xuất hiện "biến thể lai" giữa hai chủng Anh và Ấn Độ, theo thông báo của bộ trưởng Y tế Việt Nam hôm 29/05, trả lời báo Nhật Nikkei Asia, hôm 02/06, ông Kidong Park đại diện của WHO tại Việt Nam khẳng định : "biến thể được phát hiện (theo thông báo của bộ Y tế Việt Nam) thuộc biến thể Delta (tức chủng Ấn Độ theo tên gọi chính thức mới của WHO), với một số đột biến gien bổ sung" và "vào thời điểm hiện tại, không tồn tại một biến thể lai mới tại Việt Nam, theo định nghĩa của WHO".
Đại diện của WHO tại Việt Nam nhấn mạnh là bản thân biến thể Delta (tức chủng Ấn Độ) đã là "nguy hiểm", bởi virus này có mức độ lây nhiễm rất cao, và biến thể mà bộ Y tế Việt Nam mới công bố, cho dù có một số thay đổi, nhưng vẫn thuộc chủng Delta đã phát hiện. Hiện WHO không đưa ra báo động nào về biến thể này. Theo đại diện của WHO tại Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới sẽ tiếp tục theo dõi biến đổi của chủng Delta tại Việt Nam trong những tuần tới.
Anh Vũ
Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt vắc xin Trung Quốc, người dân có muốn tiêm ?
Giang Nguyễn, RFA, 04/06/2021
Bộ Y tế Việt Nam vào hôm thứ năm ngày 3 tháng 6 đã phê duyệt vắc xin của hãng Sinopharm của Trung Quốc cho nhu cầu cấp bách phòng ngừa Covid-19 trong nước.
Một phụ nữ được tiêm vắc-xin AstraZeneca tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Hải Dương, tỉnh Hải Dương hôm 8/3/2021.- Reuters
Sinopharm là vắc xin thứ ba được khẩn cấp phê duyệt tại Việt Nam sau AstraZeneca của Anh và Sputnik V của Nga. Tuy nhiên, việc phê duyệt vắc xin của Trung Quốc được nói "có điều kiện". Theo Tuổi Trẻ Online hôm 4 tháng 6, vắc xin được đảm bảo về an toàn, nhưng thông tin về tỷ lệ miễn dịch, cũng như số lượng do Trung Quốc trao tặng cho Việt Nam chưa rõ và phía Hà Nội cũng chưa đặt mua vắc xin này.
Việt Nam đang phải nỗ lực rất lớn vì số ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng thuộc đợt bùng phát mới nhất từ ngày 27/4 đến nay khá nhiều. Cụ thể, số liệu do Bộ Y tế công bố vào tối ngày 4/6 cho thấy, trong đợt bùng phát thứ tư có 5.174 trường hợp lây nhiễm cộng đồng, trên tổng số 6.744 tính từ đầu mùa dịch, tức từ tháng 1/2020 đến nay.
Tiến sĩ, bác sĩ Đinh Đức Long đặc biệt chú ý đến hai khía cạnh trong việc phê duyệt vắc xin Sinopharm :
"Tôi cũng mới được nghe thông tin sáng nay đọc thì nghe nói là Bộ Y tế đã có liên hệ và sẽ mua vắc xin của Trung Quốc nhưng thông báo là mua để tiêm chủng nếu có điều kiện. Tức là ít nhất về mặt pháp lý thì chuyện mua này không như đối với các loại vắc xin khác. Khác ở câu là ‘có điều kiện’. Mà điều kiện gì thì mình chưa nghiên cứu. Nên tôi không biết rõ ràng là có sự khác biệt gì. Đó là điều thứ nhất. Thứ hai, vắc xin Trung Quốc này đã được Tổ chức Y tế Thế giới cấp phép, nghĩa là thế giới đã công nhận. Tổ chức Y tế Thế giới là cao nhất rồi và cũng đã được dùng ở nhiều nước. Nhưng tất nhiên kết quả thì không được như của Mỹ của Anh".
Vắc xin Sinopharm đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp từ ngày 7/5/2021. Việt Nam đặt mục tiêu miễn dịch cộng đồng trong năm 2021 với 150 triệu liều vắc xin để tiêm chủng cho 70% dân số từ 18 tuổi trở lên. Theo số liệu của hãng tin Reuters, cho đến ngày 4 tháng 6 Việt Nam đã tiêm 1.156.056 liều. Nếu mỗi người phải có hai mũi tiêm thì con số này tương đương với 0,6% dân số.
Bác sĩ Đinh Đức Long cho biết, ông đã được tiêm một mũi AstraZeneca. Nhưng ông nhận định, trong bối cảnh hiện nay, có được vắc xin từ Trung Quốc là điều đáng mừng và cần thiết :
"Hiện nay, thứ nhất là đại dịch đang lan tràn. Thế thì tôi nghĩ là trong hoàn cảnh cụ thể này thì nếu có được cái gì trước mắt, lúc đói này thì có cái gì ăn còn hơn là nhịn đói. Thứ hai là người Trung Quốc họ đang vẫn dùng.
Hơn nữa là về mặt ngoại giao, bao giờ Việt Nam làm điều gì cũng có yếu tố chính trị. Người ta thì không thể lường được, người ta sẽ đặt ra rằng vì sao anh chỉ mua vắc xin của Mỹ và của phương Tây mà không quan tâm vắc xin Trung Quốc ? Thì đấy cũng là một sự cân bằng về ngoại giao".
Nhà báo Lương Nguyễn An Điền bình luận trên tờ Nikkei Asia hôm 27/5/2021 rằng, Hà Nội đã liên tục phải đánh đu giữa việc xoa dịu định kiến của người dân Việt ngày càng chống Trung Quốc và nhu cầu duy trì quan hệ song phương lâu dài với Bắc Kinh. Dữ liệu công khai về vắc xin ngừa Covid-19 của Trung Quốc khiến nhiều người, đặc biệt tại Việt Nam, còn e ngại về sự an toàn của nó. Ông nói, có lẽ chính quyền Hà Nội không muốn đánh mất niềm tin của người dân sau khi đã thành công phòng chống dịch trong những đợt trước.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, vắc xin Sinopharm sau hai liều có hiệu quả 79% chống Covid-19.
Bộ Y tế Việt Nam hôm 3/6/2021 phê duyệt khẩn cấp vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc. Ảnh : Reuters
Hà Nội trong những ngày qua đã tập trung tìm kiếm nguồn cung cấp vắc xin từ các quốc gia trên thế giới, mới nhất là được Nga đồng ý cung ứng 20 triệu liều vắc xin Sputnik V trong năm nay.
Nhà hoạt động Trần Bang nói, Nga hay Trung Quốc cũng đều là xã hội chủ nghĩa, không mấy tạo niềm tin ở nơi người dân :
"Người dân Việt Nam từ trước đây đã không thích dùng hàng của xã hội chủ nghĩa, đặc biệt của Trung Quốc và của Nga cũng vậy. Câu chuyện dùng thuốc của xã hội chủ nghĩa với thuốc phương Tây làm tôi lại nhớ câu chuyện khi tôi đi bộ đội về được phân công vào miền Nam công tác hồi năm 1986. Họ đồn là mang thuốc của Nga, của Bulgaria vào Việt Nam tiêu thụ tốt lắm. Mình cũng nghĩ là mang vào để sống qua ngày. Tôi mang vào, người ta cười, họ nói người Sài Gòn không có dùng thuốc của Nga không có dùng thuốc Bulgaria, không có dùng thuốc xã hội chủ nghĩa. Phải là thuốc gửi từ Mỹ, từ Canada, từ Pháp gửi về. Ông mang thuốc vào đây chỉ có vứt đi thôi. Bây giờ thì cũng vậy thôi.
Đi chữa bệnh thì người ta đi Mỹ, đi Singapore. Hỏi ông Nguyễn Bá Thanh ông ấy đi chữa ở đâu ? Ông Trần Đại Quang đi chữa ở đâu ? Chữa ở Nhật, ở Pháp chứ không có ai đi chữa ở Nga, ở Trung Quốc".
Một số quốc gia đã sử dụng vắc xin Sinovac và Sinopharm phòng Covid-19 của Trung Quốc, và cho đến ngày 2 tháng 6, Bắc Kinh đã tiêm 704 triệu liều cho người dân Hoa Lục. Tuy vậy ông Trần Bang vẫn không tin tưởng vào vắc xin của Trung Quốc :
"Cũng giống như người Việt Nam, họ dùng cho họ hoặc dùng cho cán bộ cao cấp của họ thì có thể họ làm cẩn thận. Nhưng mà khi họ bán đại trà, nhất là bán qua các nước có tham nhũng hay phải lót tay mới bán được hàng hóa thì chất lượng nó không ra gì".
Bà Ngọc Vũ, một người dân Sài Gòn nói cho dù bà lo ngại về sự lây lan của dịch trong cộng đồng nhưng bà nhất quyết sẽ không tiêm vắc xin của Trung Quốc, cho dù có được ngay :
"Với chị thì chị sẽ nói ‘Không’.
Ví dụ như chị là hàng hóa, quần áo, giày dép mà không liên quan trực tiếp đến sức khỏe thì có thể người ta còn dùng. Bạn thân nhà chị vẫn dùng... Còn thuốc thì hoàn toàn là 100% với chị, với gia đình chị là không sử dụng thuốc của Trung Quốc và không sử dụng bất kỳ một cái loại thực phẩm chức năng nào của Trung Quốc, chứ đừng nói đến vắc xin. Tại sao ? Bây giờ Việt Nam mình mới nhập về và chưa có thử vào ai. Chưa có thử vào người dân, chưa có một cái gọi là một giấy chứng nhận an toàn cho người dân. Đối với cá nhân chị thì chị sẽ nói không".
Trong cuộc thăm dò ý kiến của Đài Á Châu Tự Do trên Fanpage từ ngày 2 tháng 6 thì chỉ có 44 người đồng ý tiêm vắc xin của Trung Quốc trên tổng số hơn 4.000 người tham gia khảo sát. Trong đó có 3.600 người phản đối việc tiêm vắc xin của nước láng giềng phương Bắc.
Bà Ngọc Vũ nói thêm, bà cũng sẽ thận trọng đối với những loại vắc xin khác :
"Chị dám chắc chắn trả lời với em là chị sẽ không phải là người tiên phong. Chị và gia đình chị sẽ không phải là những người đầu tiên để trích những cái mũi đó. Chị sẽ chờ đợi trong thời gian nhất định xem người ta chích như thế nào. Chị xem là người dân Việt Nam, người Châu Á có hợp với vắc xin của Mỹ hay là của Anh không. Chị sẽ theo dõi. Còn so sánh giữa vắc xin của Mỹ hay Trung Quốc, thì chắc chắn chị sẽ chọn Mỹ".
Các nhà lãnh đạo Việt Nam sẽ phải phấn đấu để đảm bảo nguồn cung ứng vắc xin, hoặc là qua chương trình tiếp cận toàn cầu với vắc xin ngừa Covid-19 gọi tắt là COVAX do Tổ chức Y tế Thế giới dẫn đầu, hoặc là qua đàm phán với các nơi cung ứng như Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, đồng thời sẽ phải đương đầu với sự do dự tiêm chủng nơi người dân.
Chính phủ nói không thiếu tiền sao phải huy động tiền dân mua vaccine ?
RFA, 04/06/2021
"Chính phủ không thiếu tiền cho việc bảo vệ sản xuất, bảo vệ sức khỏe, tính mạng và đời sống của nhân dân". Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành khi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh vào chiều ngày 2/6/2021.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành khi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh vào chiều ngày 2/6/2021 và những tin nhắn cơ quan chức năng kêu gọi dân góp tiền mua vaccine - RFA Edited
Trong khi ông Thành nói không thiếu tiền bảo vệ dân, bảo vệ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê, gần 60.000 doanh nghiệp trên toàn lãnh thổ Việt Nam đã phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động hoặc giải thể chỉ trong năm tháng đầu năm 2021 vì ảnh hưởng dịch Covid-19.
Trong mấy ngày qua, các phương tiện truyền thông của nhà nước Việt Nam liên tục kêu gọi dân đóng góp tiền cho Quỹ vaccine phòng Covid-19 của Chính phủ Việt Nam. Quỹ được lập nhằm giúp Chính phủ Việt Nam mua, nhập khẩu và nghiên cứu, sản xuất vaccine ngừa Covid-19.
Trao đổi với RFA tối 4/6, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, một chuyên gia về ngôn ngữ học, hiện đang giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, nhận định :
"Chuyện Chính phủ không thiếu tiền tôi tin, theo tính toán của một anh bạn tôi, số tiền cần để tiêm vaccine là 450 triệu đô la. Số tiền đó đối với quốc gia không phải quá lớn, vì có dự trữ 100 tỷ đô. Đó là chưa kể hiện nay rất nhiều doanh nghiệp, thậm chí cá nhân, một là góp tiền cho nhà nước chống dịch, hai là họ tự mua vaccine đễ tiêm cho người của họ. Do đó câu chuyện tiền bạc ông Thành nói là có cơ sở để tin tưởng".
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng cho rằng, việc giúp cho người dân sao cho vượt qua dịch này, đặc biệt là tầng lớp bị ảnh hưởng ‘nặng nhất’ theo nghĩa tương đối... là thử thách đối với Nhà nước. Bởi một người giàu có thể bị ảnh hưởng nặng, mất nhiều tiền... nhưng trong mối tương quan... chưa chắc thê thảm bằng người dân nghèo. Vì người dân nghèo sống trông vào thu nhập hàng ngày, dịch bệnh như vầy sẽ có người đói thật sự. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng nói tiếp :
"Cái thử thách đấy càng lớn bởi vì ta biết rằng xã hội, thể chế Việt Nam nó không thể khiến người tham nhũng họ đủ sợ hãi để họ không làm. Hay nói cách khác, với nền tư pháp Việt Nam, thì còn lâu lắm mới giải quyết được chuyện tham nhũng. Trong xã hội như vậy, thì từ cái tiền của nhà nước đế người dân đáng lẽ được thụ hưởng nó có hao hụt đi, thì tôi nghĩ không có một người dân nào ở Việt Nam mà không nghĩ tới. Đây là một thử thách rất lớn đối với nhà nước, đối với toàn bộ thể chế".
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, nếu như mà việc cứu trợ không làm đến nơi đến chốn, nếu đồng tiền từ ngân sách Nhà nước đến người dân bị hao hụt quá lớn, thì đây là một đòn nặng đối với uy tín của nhà nước. Còn ngược lại, nếu Nhà nước làm sao để chuyện hao hụt ở ngưỡng thấp, thì uy tín của Chính phủ mới sẽ được tăng lên.
Không chỉ các doanh nghiệp kinh doanh hay người lao động ở thành thị gặp khó khăn cần cứu trợ. Từ đầu năm 2020 đến nay, ngành nông nghiệp Việt Nam phải chịu nhiều tác động tiêu cực đa chiều từ diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Các loại nông sản của Việt Nam đa phần có tính chất mùa vụ, dễ gặp khó khăn, áp lực tiêu thụ khi vào mùa vụ thu hoạch... nhưng năm nay, người trồng trọt còn phải đối mặt với dịch Covid-19 khi nhiều vùng trồng trọt không có thương lái đến mua vì bị cô lập chống dịch. Chưa kể nhiều vùng không bị cách ly thì khách mua cũng ít do tình hình kinh tế khó khăn.
Từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam, Chính phủ Việt Nam cũng công bố nhiều gói cứu trợ lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng để giúp doanh nghiệp và người dân bớt khó khăn vì dịch bệnh. Tuy nhiên theo lời ông Hai Lúa ở Cần Thơ nói với RFA, từ năm 2020 đến nay, ông không hề nhận được một đồng cứu trợ nào.
Bộ Y tế Việt Nam hôm 3/6/2021 đồng ý phê duyệt có điều kiện vaccine Sinopharm của Trung Quốc cho nhu cầu cấp bách phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam. Reuters.
Anh Quang, một người dân miền Trung, khi trao đổi với RFA hôm 4/6, cho biết ý kiến của mình về phát biểu của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, khi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh vào chiều ngày 2/6/2021 đã khẳng định là ‘Chính phủ không thiếu tiền để bảo vệ sản xuất, bảo vệ sức khỏe, tính mạng và đời sống nhân dân !’ :
"Theo tôi, phát biểu này chẳng qua đó là cách trấn an người dân tỉnh Bắc Ninh, nhưng nói Bắc Ninh không chỉ là Bắc Ninh mà cũng là trấn an nhân dân cả nước thông qua báo chí, chứ thực ra thì chính phủ đã hết tiền. Vấn đề này tôi dựa vào các căn cứ sau :
-Vào khoảng quý IV năm ngoái, bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thì Kim Ngân từng phát biểu ‘ngân sách Nhà nước như dòng sông đã cạn’ ! Một trong ‘tứ trụ’ của nhà nước mà phát biểu như vậy thì không thể sai hay nói chơi được ;
-Chính phủ không có tiền nên mới thành lập ‘Quỹ vaccine phòng Covid’ và kêu gọi mọi tổ chức, cá nhân, mọi người dân đóng góp vào Quỹ này để có kinh phí mua vaccine, nghiên cứu sản xuất vaccine trong nước ;
Theo Anh Quang, có thể khi Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phát biểu ‘Chính phủ không thiếu tiền...’ cũng đã dựa vào khả năng Quỹ này sẽ được huy động đầy đủ đáp ứng theo dự trù là 25 ngàn tỷ VND. Anh Quang nói tiếp :
"Đặc biệt là có nhiều tập đoàn kinh tế của tư nhân vừa qua đã đóng góp với kinh phí khá lớn, thậm chí có một doanh nghiệp đã đóng góp vào quỹ này với số tiền trên 1.400 tỷ VND. Nhưng qua việc nhiều doanh nghiệp đóng góp với số tiền như vừa nói trên, thì cũng có thể hiểu là không có gì doanh nghiệp cho không, mà họ đều có thỏa thuận ngầm ‘Ông bỏ chân giò thì bà thò chai rượu’, ‘Bánh ít trao đi thì bánh quy trao lại’, có nghĩa là Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này trong kinh doanh, đặc biệt là liên quan đến đất đai !"
Tính đến chiều ngày 3/6, theo truyền thông Nhà nước Việt Nam, Quỹ vaccine phòng Covid-19 của Chính phủ Việt Nam đã huy động được gần 104 tỷ đồng (chưa kể tiền đô la và euro) từ người dân trong và ngoài nước. Việt Nam đặt ra mục tiêu mua được 150 triệu liều vaccine để tiêm cho khoảng 75 triệu dân trong năm 2021.
Bộ Tài chính Việt Nam ước tính, Quỹ cần hơn 25 ngàn tỷ đồng. Trong số này, ngân sách Trung ương dự kiến bố trí khoảng 16 ngàn tỷ đồng. Số còn lại là hơn chín ngàn tỷ đồng sẽ được chi bởi ngân sách địa phương và huy động từ dân.
Trở lại với khẳng định ‘Chính phủ không thiếu tiền...’ của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành hôm 2/6, ông Trần Bang - Một người bất đồng chính kiến, khi trả lời RFA từ Sài Gòn hôm 4/6, cho biết ý kiến của nình :
"Các ổng từ trước đến nay vẫn nói thế, Đảng Cộng sản là bách chiến bách thắng mà, cái gì cũng làm được hết. Các ổng nói như vậy nhưng thực sự ra thì tiền ở túi dân, dân lo cho ổng thì đúng hơn. Dù các ổng có lấy ngân sách ra mua vaccine cho dân thì cũng là tài sản của dân, tài sản của đất nước tích lũy ngàn năm nay mới giữ được đất nước. Dù có là vàng hay dầu khí thì gọi là của Nhà nước chứ thật sự là của nhân dân. Nhưng tiền đó được chi xài có đúng mục đích không la chuyện khác, còn lúc nào họ cũng nói lo cho dân. Nhưng dân nghèo, dân oan rồng rắn cả 20 năm nay ngoài Hà Nội thì có bao giờ các ổng gặp gỡ và giải quyết chưa ? Hay những người già 70 - 80, mỗi tháng được 380 ngàn, nghe nói sẽ tăng lên 500 ngàn, thì có đủ sống không ? Thế thì lo chỗ nào ? Các ổng chỉ nói mồm..".
Theo ông Trần Bang, đây là cách tuyên truyền của Đảng Cộng sản từ trước đến nay... nói thì cứ nói... nhưng dân phải tự lo lấy thôi. Còn lãnh đạo nhà nước nếu chi ngân sách đúng thì giữ được ghế, nếu không họ sẽ giữ ghế bằng cách khác... giữ bằng bạo lực và tuyên truyền bằng dối trá.
Chính phủ Việt Nam huy động được gần 104 tỷ đồng từ dân cho quỹ vaccine ngừa Covid-19
RFA, 04/06/2021
Tính đến chiều ngày 3/6, Quỹ vaccine phòng Covid-19 của Chính phủ Việt Nam đã huy động được gần 104 tỷ đồng (chưa kể tiền đô la và euro) từ người dân trong và ngoài nước. Truyền thông Nhà nước loan tin này hôm 3/6.
Một người dân được tiêm vaccine ngừa Covid-19 ở Hà Nội hôm 17/5/2021 - AFP
Quỹ được lập nhằm giúp Chính phủ Việt Nam mua, nhập khẩu và nghiên cứu, sản xuất vaccine ngừa Covid-19. Việt Nam đặt ra mục tiêu mua được 150 triệu liều vaccine để tiêm cho khoảng 75 triệu dân trong năm 2021.
Bộ Tài chính Việt Nam ước tính, Quỹ cần hơn 25 ngàn tỷ đồng. Trong số này, ngân sách Trung ương dự kiến bố trí khoảng 16 ngàn tỷ đồng. Số còn lại là hơn chín ngàn tỷ đồng sẽ được chi bởi ngân sách địa phương và huy động từ dân.
Cho đến lúc này, Việt Nam mới chỉ nhận được khoảng 2,6 triệu liều vaccine, chủ yếu là qua chương trình COVAX toàn cầu của WHO. Chỉ khoảng 1% dân số Việt Nam được tiêm vaccine ngừa Covid, chủ yếu là những người làm việc trên tuyến đầu phòng chống dịch.
Bộ Y tế Việt Nam mới đây cho biết Bộ này đã đàm phán mua 170 triệu liều vaccine cho năm 2021 nhưng các nhà sản xuất không đảm bảo tiến độ giao hàng.
Vào sáng ngày 4/6, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã có buổi làm việc trực tuyến với hãng sản xuất vaccine của Mỹ là Johnson & Johnson để đề nghị mua vaccine từ hãng và đề nghị hãng chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine.
Theo truyền thông Nhà nước, tại cuộc họp, hãng Johnson & Johnson cho biết hãng đã tham gia cơ chế COVAX với cam kết cung ứng 200 triệu liều từ nay cho đến cuối năm 2021. Đại diện hãng cũng hứa sẽ thúc đẩy quá trình cung cấp vaccine qua cơ chế COVAX để Việt Nam có thể sớm nhận được vaccine. Hãng cũng cho biết đã nộp hồ sơ đăng ký vaccine tại Việt Nam.
Đại diện Johnson&Johnson cho biết, hãng sẽ nghiên cứu khả năng chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cho Việt Nam.
Thu Hằng, RFI, 24/05/2021
Việt Nam đang chống chọi đợt dịch Covid-19 thứ 4, bùng phát từ ngày 17/04/2021 trên diện rộng từ bốn nguồn khác nhau. Mức độ nguy hiểm của các biến thể virus từ Anh và Ấn Độ, được phát hiện ở Việt Nam, buộc chính phủ thúc đẩy chương trình tiêm chủng. Không chỉ đàm phán để mua vac-xin, Hà Nội còn đề xuất sản xuất vac-xin cho các tập đoàn quốc tế.
Việt Nam tổ chức bầu cử Quốc Hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp ngày 23/05/2021 trong lúc đối phó với làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4. Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội, Việt Nam. AP - Hau Dinh
Chỉ riêng đợt dịch thứ 4 đã có 2.036 ca nhiễm tính đến hết ngày 23/05, cao gấp 2,5 lần so với đợt dịch đầu năm. Điểm đặc biệt là đợt dịch này có bốn nguồn lây nhiễm cùng lúc, theo trang Nhân Dân điện tử ngày 10/05.
Nguồn thứ nhất là thành phố Đà Nẵng gồm ca bệnh từ khu cách ly tập trung rồi về tỉnh Hà Nam, từ một quán bar và một cơ sở thẩm mỹ lan ra nhiều tỉnh. Nguồn thứ hai từ tỉnh Yên Bái, qua các chuyên gia Ấn Độ, Trung Quốc lan xuống Vĩnh Phúc và một số tỉnh khác. Nguồn thứ ba từ Hải Dương nhờ phát hiện ca bệnh liên quan đến lịch sử dịch tễ ở Lào về. Nguồn thứ tư là từ Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 2 lan ra rất nhiều tỉnh và sang Bệnh viện K.
Nhìn chung, nguồn gốc lây nhiễm chính là từ các khu cách ly, theo nhận định của bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh, khi trả lời RFI Tiếng Việt ngày 14/05 :
"Có lẽ nguồn lây là từ những khu cách ly và từ những người vượt biên trái phép - không chính xác hẳn. Tại vì hai chủng này là mới sau này, chứ không phải là âm ỉ từ trước đến giờ. Đó là chủng của Anh và chủng của Ấn, phát hiện song song ở những vùng khác nhau, trong khi trước đây Việt Nam đâu có hai chủng đó, thì chắc chắn là mới lọt vô đây. Nó đi theo đường lén về hoặc chính là những chuyến bay Việt Nam đưa chuyên gia hoặc người Việt Nam từ nước ngoài về và họ vô trong khu cách ly. Chỉ có hai nguồn đó ! Nội tại Việt Nam từ trước đến giờ chưa có hai chủng này".
Bộ Y tế Việt Nam quyết định kéo dài thời gian cách ly tập trung người tiếp xúc gần với ca dương tính Covid-19 cũng như người nhập cảnh Việt Nam lên thành 21 ngày kể từ ngày 05/05. Tuy nhiên, theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, cần phải xem xét lại cách quản lý trong khu cách ly và ý thức của người tham gia :
"Một người trong khu cách ly mà cách ly không tốt thì sẽ bị lây trong khu cách ly. Bởi vì trong khu cách ly, nếu không gắn camera, không kêu người ta tuân thủ việc giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, thì chắc chắn là, ví dụ trong khu cách ly có 30 người mà trong đó có một người bệnh thì sẽ lây hết cho những người xung quanh. Dù đủ 14 hay 21 ngày, nhưng trong ngày thứ 13 hoặc những ngày khác mà họ bị lây thì đâu biết được, xét nghiệm chưa ra, nhưng ra tới ngoài rồi mới phát bệnh. Đó là một trong những cách mà virus từ khu cách ly thoát ra ngoài.
Và đặc biệt là Việt Nam đã khuyên là từ khu cách ly ra thì phải ở trong nhà, khai báo tại địa phương cho đủ thêm 2 tuần nữa. Nhưng rõ ràng một số người bị lây, ngay cả những người khách nước ngoài, khi trở về sau khi cách ly, họ không tuân thủ điểm đó. Họ đi khắp nơi, tham gia các cuộc tụ họp đông người nên mới lây ra".
Covid-19 đã khiến ba người tử vong trong đợt dịch thứ 4. Điều đặc biệt là một số bệnh viện, nơi bị virus tấn công như trong đợt 2 ở Đà Nẵng, chưa ghi nhận ca tử vong nào (Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện K, Bệnh viện Bạch Mai). Bác sĩ Trương Hữu Khanh giải thích :
"Trường hợp của Đà Nẵng trong đợt dịch thứ hai là do virus tấn công vào bệnh viện lâu mà không biết, tấn công khoa bệnh nặng và tấn công vào vài khoa bệnh nặng của những bệnh viện khác của khu vực Đà Nẵng nên mới tạo một gánh nặng rất lớn.
Còn hiện nay, điều may mắn thứ nhất là mình bắt đầu phát hiện ra những ca lọt ra cộng đồng. Và sau trường hợp Đà Nẵng lần trước, tất cả các bệnh viện đều có phòng thủ, sau đó có Bạch Mai, cũng phòng thủ ngay từ đầu. Và nguyên tắc của Việt Nam là không cho virus tấn công khu ngoại trú (khu khám ngoài), không cho tấn công khu nội trú, không cho tấn công khoa bệnh nặng. Cho nên đợt này, ở một vài bệnh viện cũng có nhưng nằm ở khúc thân nhân bệnh nhân và khu bệnh nhẹ, còn hiện nay, tấn công đúng khoa hồi sức của khoa bệnh nặng thì chưa có".
Covid-19, đặc biệt với hai chủng mới, hoành hành ở các nước láng giềng Việt Nam, từ Thái Lan đến Cam Bốt, xa hơn là Ấn Độ… Vậy đâu là hướng ngăn ngừa và phòng chống ở Việt Nam để tránh lây nhiễm cộng đồng ?
"Thật ra chủng Anh hay chủng Ấn, thế nào chúng cũng lây sang các nước khác thôi, như Việt Nam cũng là một trong những nước các chủng này tới. Vấn đề chính hiện nay là mình muốn chặn nó trước, điều này phụ thuộc vào năng lực truy vết và năng lực xét nghiệm. Nếu chủng lây nhanh thì mình phải làm nhanh hơn nó, phải mở rộng hơn nó. Nếu chủng lây nhanh thì mình phải làm khai báo y tế thật tốt. Và bản thân những người dân chưa phải là nguy cơ thì cũng phải tuân thủ "5K" (gồm Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế) thì lúc đó mới khống chế được dịch".
Ngoài vấn đề quản lý trong các khu cách ly, đợt dịch thứ 4 cũng đặt ra câu hỏi về ý thức của một bộ phận người dân, phần nào được thấy qua kỳ nghỉ cuối tuần kéo dài 30/04 đến 02/05. Và về lâu dài, có thể tiếp tục đóng cửa chống dịch như hiện nay ? Bác sĩ Trương Hữu Khanh nhận định :
"Cái tính của người Việt Nam là vậy, khi nào nghe thấy bệnh thì bắt đầu tuân thủ, khi mà lâu lâu không thấy bệnh thì họ lại lơi ra. Nhưng hiện nay bắt đầu tuân thủ trở lại và người ta cũng hiểu khá nhiều về "5K". Nhưng lẽ đương nhiên, sẽ có một nhóm, một số thành phần không tuân thủ, thì lúc đó mình phải ép thôi.
Cái chính hiện nay là không thể nào bắt người ta như vậy hoài đâu, chỉ có vac-xin mới giải quyết được vấn đề. Ví dụ, Việt Nam có nguyên tắc "5K", để có thể dỡ bỏ được một vài "K" trong "5K" đó thì chỉ có vac-xin làm được, chứ còn nếu mình cứ như vậy hoài thì hết đợt này lại tới đợt khác, không làm sao khác được".
Năm 2020, khi dịch bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, chính phủ thẳng thắn xác định là hệ thống y tế còn yếu, khó có khả năng chống dịch nếu để dịch bùng phát. Liệu có phải lo đến khả năng này không vì tốc độ lây nhiễm đợt dịch này cao hơn tất cả những lần trước, khả năng lây nhiễm trong cộng đồng rất lớn, đặc biệt là ở tỉnh Bắc Giang ?
"Theo tôi, việc chống dịch phải có sự đồng lòng giữa chính quyền và người dân. Việt Nam có được điểm đó. Thực ra đợt dịch này Việt Nam đã chuẩn bị trước đó. Có nghĩa là nếu trong trường hợp xấu nhất, có 30.000 người cùng lúc mắc bệnh, thì Việt Nam đã mở các nơi điều trị tới huyện rồi. Mình rải đều ra, chứ không tập trung như một số nước khác, làm sao để đừng tạo gánh nặng cho khối điều trị đặc biệt, khối điều trị bệnh nặng.
Thứ hai là Việt Nam chuẩn bị mở rộng xét nghiệm. Lúc trước chỉ làm PCR thì tới đây có thể làm xét nghiệm nhanh để khoanh vùng sớm hơn. Việt Nam cũng đang làm những xét nghiệm định kì. Ví dụ ở Bệnh viện Nhi Đồng 1 và những bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh trong vòng hôm qua (13/05) và hôm nay (14/05) đã xét nghiệm toàn bộ nhân viên y tế và toàn bộ bệnh nhân trong bệnh viện kể cả thân nhân bệnh nhân, lúc đó mới có khả năng đánh giá virus tồn tại trong cộng đồng như thế nào để truy vết nhanh hơn. Đó là những cách mà Việt Nam sẽ phải làm".
Việt Nam là một trong những nước không bị cuốn vào chiến lược ngoại giao vac-xin của Trung Quốc. Bộ Y tế đàm phán với nhiều quốc gia, tổ chức, nhà sản xuất để đa dạng hóa nguồn cung vac-xin. Tổng cộng có khoảng 110 triệu liều (trên tổng số 170 triệu liều đặt mua) được cam kết cung cấp cho Việt Nam trong năm 2021-đầu 2022 : 38,9 triệu liều từ chương trình COVAX của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, 30 triệu liều từ AstraZeneca, 31 triệu liều từ Pfizer/BioNTech.
Ngày 24/02, Việt Nam được giao 117.600 liều vac-xin đầu tiên từ nhà cung cấp AstraZeneca. Trong khuôn khổ chương trình COVAX, Việt Nam đã nhận được hai đợt giao hàng : 811.200 liều AstraZeneca vào ngày 01/04 và 1,682 triệu liều vào ngày 16/05. Về khả năng tiêm chủng của Việt Nam, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết :
"Việt Nam, nếu có vac-xin là chích nhanh lắm. Việt Nam có thể chích một ngày hơn 90.000 liều tại vì hệ thống tiêm chủng mở rộng của Việt Nam mạnh từ trước đến giờ, rải khắp các vùng, thậm chí tới xã, tới ấp, xuống tới tận vùng sâu vùng xa. Cho nên vấn đề ở chỗ là có vac-xin hay không thôi. Còn có là chích được ngay. Ví dụ đợt vừa rồi về đến Việt Nam là đã chích hết. Sắp tới về thêm khoảng 1,6 triệu liều nữa và nghe nói là sẽ về thêm 4-5 triệu liều. Cứ có là sẽ chích hết vì hệ thống tiêm chủng của Việt Nam mạnh lắm !"
Việt Nam kêu gọi các quốc gia "miễn trừ bản quyền" với vac-xin Covid-19. Trong một cuộc họp với đại diện của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Bộ Y tế Việt Nam đã đề xuất phía WHO tạo điều kiện đàm phán để một doanh nghiệp trong nước được chuyển giao công nghệ sản xuất vac-xin ARNm (Pfizer/BioNTech và Moderna). Theo quan điểm của Hà Nội, thông qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng hôm 13/05, chỉ khi "các loại vac-xin sớm có thể phổ biến rộng rãi ở tất cả các nước trên thế giới" thì mới "mở ra cơ hội khống chế lây lan dịch bệnh nguy hiểm này".
Ngoài việc tìm hướng sản xuất, Việt Nam còn "tự chủ động nguồn vac-xin" với ba loại vac-xin ứng viên đang được thử nghiệm : Nano Covax của Công ty cổ phần Công nhệ sinh học dược Nanogen kết hợp với Học viện Quân Y (Bộ Quốc phòng), Covivac của Viện Vac-xin và Sinh phẩm - IVAC (thuộc Bộ Y tế, sẽ thử nghiệm giai đoạn 1 vào tháng 07/2021) và Vabiotech của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vac-xin và Sinh phẩm số 1 (thuộc Bộ Y tế).
Trong ba loại này, vac-xin Nano Covax bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C, bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với 10.000 người tại Việt Nam và ở một số nước như Philippines, Bangladesh… từ giữa tháng Năm, dự kiến hoàn tất "trong tháng 8 hoặc tháng 9". Vac-xin đầu tiên "made in Vietnam" có thể được sử dụng vào cuối năm 2021. Tuy nhiên, theo thứ trưởng Bộ Y tế, giáo sư Trần Văn Thuấn, "trong trường hợp bệnh dịch lan tràn và thiếu vac-xin, Bộ Y tế có thể xem xét cho đánh giá giữa kỳ để cấp phép trong tình trạng khẩn cấp".
Ông Đỗ Minh Sĩ, giám đốc nghiên cứu và phát triển của Nanogen, khẳng định với báo Sydney Morning Herald rằng công ty (trụ sở ở thành phố Hồ Chí Minh) có khả năng sản xuất 120 triệu liễu mỗi năm. Tuy nhiên, hai chuyên gia, Nguyễn Thu Anh chuyên về các bệnh truyền nhiễm thuộc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock Việt Nam (Đại học Sydney) và Rogier van Doorn, nhà vi sinh vật học người Hà Lan đứng đầu một đơn vị nghiên cứu lâm sàng của Đại học Oxford ở Hà Nội, đều đặt câu hỏi về khả năng sản xuất trên quy mô lớn của Việt Nam, về nguồn tài chính, cũng như công tác kiểm soát chất lượng.
*********************
Minh Anh, RFI, 23/05/2021
Reuters dẫn nguồn tin truyền thông Việt Nam ngày 22/05/2021 cho biết một trung tâm nghiên cứu trực thuộc Bộ Y tế đang tiến hành các cuộc đàm phán với Nga để sản xuất vac-xin Sputnik V ngừa Covid-19.
Sản phẩm vac-xin ngừa Covid - 19 của Nga Sputnik V. AP - Andre Penner
Trang mạng VnExpress trích dẫn các nguồn tin ẩn danh từ Polyvac – Trung tâm nghiên cứu trực thuộc Bộ Y tế Việt Nam, cho biết thỏa thuận chia làm hai giai đoạn. Ban đầu, phía đối tác Nga cung cấp bán thành phẩm. Giai đoạn kế tiếp, sẽ sản xuất vac-xin từ dung dịch hỗn hợp. Nếu thỏa thuận được thông qua, mỗi năm Việt Nam có thể sản xuất đến 50 triệu liều. Tuy nhiên trang mạng này không cho biết rõ đối tác Nga là ai.
Cũng theo bài viết này, Việt Nam đang đàm phán mua vac-xin Sputnik V ngừa Covid-19 để sử dụng trong nước trước khi có thể tự sản xuất trong nước. Với quyết định này, Việt Nam sử dụng đến ba loại vac-xin để ngừa Covid-19 gồm AstraZeneca, Pfizer và Sputnik V.
Ngoài ra, Việt Nam còn nhận được 2,6 triệu liều vac-xin thông qua chương trình Covax của Liên Hiệp Quốc. Bộ Tài chính Việt Nam trong tuần thông báo kế hoạch lập quỹ 1,1 tỷ đô la để mua 150 triệu liều vac-xin cho chiến dịch tiêm ngừa Covid-19 cho toàn dân. Tính đến hôm nay, với số dân gần 100 triệu người, Việt Nam đã tiêm ngừa được khoảng một triệu người, kể từ khi Hà Nội mở chiến dịch tiêm ngừa hồi tháng Ba năm 2021.
Số liệu do Bộ Y tế Việt Nam hôm nay cho biết có thêm 33 ca nhiễm mới, phần lớn ở các tỉnh phía bắc như Bắc Ninh (29), Ninh Bình (2) và hai ca nhập cảnh. Tính tổng cộng từ ngày 27/4, khi dịch bùng lên trở lại, cả nước ghi nhận 2.067 ca bệnh tại 30 tỉnh thành.
Minh Anh
Nguồn : RFI, 23/05/2021
Trung Quốc mở rộng "ngoại giao vac-xin" trên khắp thế giới, trong khi chỉ có khoảng 3,6% người dân nước này được tiêm ngừa Covid-19. Tại sao Trung Quốc lại chậm trễ trong việc tiêm chủng ? Đây là câu hỏi được nhật báo kinh tế Les Echos đặt ra trong số ra ngày 04/03/2021.
Trung Quốc đã không hoàn thành mục tiêu đề ra : 50 triệu người được tiêm chủng vào trước Tết Nguyên Đán 12/02 và chỉ tiêm cho 40 triệu người tính đến ngày 09/02. Tính trên 100 dân, chỉ có 3,6 liều được tiêm, thấp hơn so với 6,9% của Pháp và 23,5% của Mỹ, theo trang Our world in data.
Trong một nghiên cứu công bố ngày 02/03, ông Ernan Cui, thuộc văn phòng nghiên cứu Gavekal Dragonomics ở Bắc Kinh, nêu hai lý do chính giải thích cho sự chậm trễ này : thứ nhất là do "nhiều vấn đề liên quan đến sản xuất", thứ hai là "tâm lý không vội tiêm chủng vì số ca nhiễm Covid-19 không đáng kể ở trong nước".
Vì kiểm soát được dịch ở trong nước, chính phủ Trung Quốc đã chọn chiến lược "ngoại giao vac-xin". Bắc Kinh đã tặng vac-xin cho 53 nước và ký kết thỏa thuận thương mại với 27 nước khác. Một phần tư sản lượng hàng năm của Trung Quốc, tương đương với khoảng 560 triệu liều, được xuất ra nước ngoài. Bắc Kinh sẽ phải giữ cam kết giao hàng với các nước đối tác, trong đó có nhiều nước chấp nhận thử nghiệm trên lãnh thổ của họ.
Tuy nhiên, Bắc Kinh có thể thay đổi chiến lược tiêm chủng và suy nghĩ về giải pháp "sổ tiêm chủng" (hộ chiếu tiêm chủng) để tạo điều kiện cho việc di chuyển. "Trung Quốc có thể khuyến khích người dân tự nguyện tiêm chủng và dần dần cấp giấy chứng nhận cho những người được tiêm", theo thông tin ngày 02/03 của Hoàn Cầu Thời Báo, được Les Echos trích dẫn.
Bắc Kinh đề ra mục tiêu mới là tiêm chủng ít nhất một mũi cho 40% dân số từ nay đến tháng 6, tương đương với khoảng 500 triệu người. Bản nghiên cứu của văn phòng Gavekal Dragonomics lại cho rằng "mục tiêu tiêm chủng này là phi thực tế" vì Trung Quốc "thiếu lọ thủy tinh chuyên biệt để đựng vac-xin". Ông Ernan Cui nêu ví dụ của Sinovac, "chỉ sản xuất được 400.000 triệu liều mỗi ngày vào tháng Giêng, tương đương với 30% khả năng", và "mới thừa nhận là do gặp vấn đề về cung cấp lọ chứa".
Vấn đề tiếp theo là nhiều người dân Trung Quốc tỏ ra lưỡng lự về tiêm chủng. Chưa đầy một nửa số người được Gavekal Dragonomics thăm dò vào tháng Hai cho biết sẵn sàng tiêm chủng vì nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc là rất thấp.
Theo tình hình hiện nay, Trung Quốc sẽ mất rất nhiều năm để có được miễn dịch cộng đồng. Và nếu muốn tiếp tục "Zero Covid", quốc gia đông dân nhất thế giới sẽ phải tiếp tục đóng cửa biên giới trong thời gian dài.
Covid-19 không còn làm xáo trộn Đại hội Đại biểu nhân dân toàn Trung Quốc (Quốc hội) như năm 2020. Khoảng 5.000 đại biểu sẽ bắt đầu kỳ họp chính thức ngày 05/03 với trọng tâm là kinh tế và Hồng Kông, theo Le Monde.
Nhật báo Pháp nhận định, về mặt chính thức, bao trùm đại hội sẽ phải là tinh thần lạc quan vì nhiều lý do : virus corona bị đánh bại, đó là "chiến thắng của dân tộc" ; Trung Quốc không còn hộ nghèo, "một điều kỳ diệu mà không nước nào có thể làm được trong thời gian ngắn như vậy", theo ca ngợi của ông Tập Cận Bình ngày 25/02 ; tăng trưởng năm 2020 của Trung Quốc vẫn đạt 2,3% bất chấp đại dịch và suy thoái ở nhiều cường quốc đối thủ.
Tuy nhiên, hai điểm chính được trông đợi trong kỳ đại hội này là định hướng kinh tế cho năm 2021 và tương lai chính trị ở Hồng Kông. Nhiều chuyên gia kinh tế Trung Quốc và quốc tế hướng đến mức tăng trưởng 8%. Đại hội lần này còn định ra các mục tiêu cho kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025), cũng như những đường hướng để đưa Trung Quốc trở thành "một quốc gia hiện đại" vào năm 2035.
Liên quan đến Hồng Kông, báo Le Monde cho rằng Bắc Kinh sẽ không nhân nhượng bất kỳ điều gì. Sau cuộc họp hai ngày (28/02 và 01/03) tại Thâm Quyến (Shenzhen), các quan chức Trung Quốc phụ trách hồ sơ đặc khu hành chính cho rằng "những hỗn loạn" ở Hồng Kông là do áp dụng thiếu triệt để nguyên tắc "người yêu nước điều hành Hồng Kông". Theo Tân Hoa Xã, giải pháp được đưa ra là "phải nhanh chóng có những biện pháp để cải thiện hệ thống bầu cử ở Hồng Kông cũng như những hệ thống khác phù hợp với pháp luật và tôn trọng vai trò dẫn dắt của chính quyền trung ương trong hệ thống bầu cử".
Ngoài vấn đề Hồng Kông, số phận người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và quy chế của Đài Loan là những hồ sơ căng thẳng chính giữa Bắc Kinh và Washington. Tuy nhiên, theo kết luận của Le Monde, nhờ thành tích kinh tế, chưa bao giờ Trung Quốc cho thấy là sẽ không nhân nhượng về mặt ý thức hệ như hiện nay.
Ngày 26/01, Hoa Vi (Huawei) tổ chức lễ khánh thành nhà máy đầu tiên bên ngoài Trung Quốc, được đặt ở gần thành phố Strasbourg, phía đông nước Pháp. Nhật báo Le Monde đăng bài điều tra dài về "French Connection của Hoa Vi tại Paris" đã vận động hành lang như thế nào trong nhiều năm để thực hiện được kế hoạch này.
Theo Le Monde, lấy được niềm tin từ những nhà hoạch định chính sách ở Paris là trọng tâm chiến lược của tập đoàn đứng đầu thế giới về công nghệ 5G. Năm 2019, Hoa Vi đã dành gần 500.000 euro để thúc đẩy lợi ích của tập đoàn và trấn an các nhà quyết định chính sách ở Paris.
Về phía chính phủ Pháp, không cấm hoàn toàn Hoa Vi, nhưng Paris đã lập vạn lý trường thành với hàng loạt quy định về kỹ thuật. Tập đoàn công nghệ của Trung Quốc được phép sản xuất điện thoại, bán trang thiết bị cho các nhà công nghiệp và ở lại Pháp, nhưng phải chịu kiểm soát chặt chẽ. Chỉ có các công ty Châu Âu và Mỹ có thể truy cập thiết bị dẫn trọng tâm của mạng 5G, được cho là điểm đầu nối của tất cả các dữ liệu truyền thông.
Cuộc khủng hoảng ở Miến Điện tiếp tục được báo Le Monde và Libération đề cập. Tính đến tối 03/03, ít nhất 38 người bị chết và vài chục người bị thương tại nhiều thành phố lớn của Miến Điện. Nhà báo Arnaud Vaulerin của Libération nhận định : "Tại Miến Điện : Chế độ không trấn áp mà giết người".
Libération nêu hai trường hợp cụ thể : Một thiếu niên 14 tuổi bị nhắm bắn vào đầu ở Myingyan và Kyel Sin, một thiếu nữ 19 tuổi, bị bắn vào đầu từ đằng sau. Hình ảnh những người bị thương, đẫm máu vì đạn và những công cụ trấn áp khác của cảnh sát được truyền trên mạng xã hội. Những ví dụ này cho thấy "chính quyền quân sự không lùi bước, không trấn áp mà nhắm mục tiêu là giết".
Bên cạnh việc sử dụng đạn cao su, hơi cay, lựu đạn gây choáng để giải tán những đám đông biểu tình, cảnh sát còn gieo rắc nỗi sợ, cái chết bằng đạn thật. Chọn một mục tiêu và hạ gục họ ở giữa một nhóm là công việc bẩn thỉu của những kẻ bắn tỉa để gây sợ hãi và chia rẽ.
Nhật báo Le Monde lại quan tâm đến những doanh nghiêp Pháp hoạt động ở Miến Điện. Năm tài khóa 2019-2020, đầu tư của các doanh nghiệp hoạt động tại Miến Điện là 5,6 triệu đô la. Đây là con số khiêm tốn so với các đối thủ Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore hay Thái Lan.
Tuy nhiên, theo điều tra của Le Monde, hầu hết các tập đoàn, từ kinh doanh khách sạn như Accor, tập đoàn dầu khí Total, Canal+… đều có liên quan đến tập đoàn quân sự, vừa tiến hành đảo chính ngày 01/02. Khi được Le Monde đặt câu hỏi, các tập đoàn này đều trả lời chung chung "theo dõi diễn biến ở Miến Điện" hoặc tôn trọng quy định của nước sở tại.
Trở lại câu hỏi tại sao tập đoàn quân sự đảo chính ? Một trong những lý do được Le Monde nêu lên là lợi ích kinh tế "hệ thống quân đội" bị đe dọa. Ví dụ, theo một báo cáo của tổ chức Ân Xá Quốc Tế, chỉ riêng tập đoàn Myanmar Economics Holdings Limited (MEHL), một trong hai tập đoàn lớn nhất Miến Điện hoạt động trong nhiều lĩnh vực chủ đạo như xây dựng, dược phẩm, sản xuất, bảo hiểm, ngân hàng, khai thác mỏ..., đã đóng góp 18 triệu đô la cổ tức, từ 1990-2011, cho giới quân đội đang hoạt động hoặc nghỉ hưu.
Giáo sư Htwe Thein, trường đại học Curtin của Úc, nhận định : "Trong vòng nhiều thập niên, quân đội tích lũy của cải bằng cách kiểm soát bộ máy quan liêu Nhà nước và gần như trở thành độc quyền trong nhiều lĩnh vực chủ đạo của nền kinh tế. Thế nhưng, chương trình cải cách của chính phủ do đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ (LND) đứng đầu đe dọa làm suy yếu dần dần hệ thống sinh lợi" của quân đội. Tập đoàn quân sự cảm thấy phần nào đó lo lắng khi đảng LND cho thấy sẽ minh bạch trong môi trường kinh doanh và chống tham nhũng.
Cùng với việc cải tổ tư pháp và sự kiện Pháp-Algeria hòa giải ký ức lịch sử, Covid-19 là chủ đề thời sự chính tại Pháp được các báo đề cập.
Theo nhật báo kinh tế Les Echos, chính phủ để ngỏ khả năng thấy ánh sáng cuối đường hầm sau "thời gian dài". Gabriel Attal, phát ngôn viên của chính phủ, cho rằng Pháp có thể "thận trọng mở cửa trở lại" từ giữa tháng Tư. Các chỉ số về dịch bệnh "vẫn tăng và đáng báo động" nhưng không phải là "bùng nổ" và tình hình vẫn "đồng đều".
Để làm được việc này, chưa bao giờ chính phủ lại trông chờ vào chiến dịch tiêm chủng như vậy. Chiến dịch được tăng tốc khiến "bác sĩ đa khoa bị chìm trong yêu cầu tiêm chủng", theo nhận định của Libération. Từ khi vac-xin AstraZeneca được mở rộng cho đối tượng là những người từ 65 đến 74 tuổi có bệnh lý, các bác sĩ đa khoa đã tiêm 2/3 trong tổng số 290.000 liều vac-xin được giao cho họ từ ngày 25/02 đến 02/03.
Phong tỏa hay không phong tỏa cuối tuần ? Nhật báo thiên tả Libération đề cập việc 20 tỉnh được đặt vào diện theo dõi đặc biệt từ tuần trước sẽ biết được số phận trong buổi họp báo chiều 04/03 của thủ tướng và bộ trưởng Y tế Pháp. Tuy nhiên, Le Figaro cho biết là vùng Ile-de-France, nơi có thủ đô Paris, sẽ không bị phong tỏa cuối tuần như hai thành phố Nice và Dunkerque.
Riêng nhật báo công giáo La Croix điều tra về những di chứng kéo dài của những người bị nhiễm Covid-19. Tại Pháp, có khoảng 250.000 đến 300.000 người vẫn bị ảnh hưởng vì tình trạng này.
Thu Hằng