Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bắt xe tải chở 500 kg ma túy ở Sài Gòn (Người Việt, 20/03/2019)

Một vụ vận chuyển ma túy với số lượng gần 500 kg "lớn nhất từ trước đến nay" từ Đắk Nông về Sài Gòn đã bị Bộ Công An phối hợp với các lực lượng hữu trách bắt giữ.

matuy1

Gần nửa tấn ma túy bị bắt giữ. (Hình : Thanh Niên)

Theo báo Thanh Niên, vào 2 giờ 30 trưa ngày 20 tháng Ba, 2019, khoảng 100 người thuộc Cục Cảnh Sát Điều Tra Tội Phạm Về Ma Túy phối hợp với Công an ở Sài Gòn, Công an các tỉnh Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Tổng Cục Hải Quan… đã ập vào khu vực dân cư Bình Hưng Hòa B (quận Bình Tân, thành phố Sài Gòn) bắt vụ vận chuyển ma túy với số lượng được cho là "lớn nhất từ trước đến nay".

matuy2

Các nghi can trong vụ vận chuyển ma túy bị bắt giữ. (Hình : Thanh Niên)

Căn nhà nhóm tội phạm trú ngụ nằm trong khu biệt thự trên đường số 3, xung quanh vắng vẻ, thưa thớt người. Phía sau căn nhà là kho chứa hàng có mặt tiền rộng chừng 10 mét.

Đây là đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma túy đá từ Lào qua cửa khẩu đường bộ Bờ Y về Sài Gòn rồi phân phối ra khắp Việt Nam tiêu thụ. Công an đã bắt giữ tại chỗ ít nhất 5 người có quốc tịch Lào, Trung Quốc và Việt Nam, thu giữ xe bán tải chở gần nửa tấn ma túy (hơn 700 gói).

Đến 6 giờ chiều cùng ngày, lực lượng hữu trách vẫn đang tiến hành kiểm đếm tang vật, kiểm tra kho cất giữ "hàng" của đường dây tội phạm này trải dài từ Sài Gòn, Bình Dương, Tây Ninh, Đăk Nông, tạm bắt giữ tổng cộng 11 nghi can, trong đó 8 người Trung Quốc, 3 người Việt Nam. (Tr.N)

****************

Ma túy tại Việt Nam : nguồn cung khó cắt, cai nghiện thiếu hiệu quả (RFA, 19/03/2019)

Truyền thông trong nước gần đây thường xuyên đăng tải thông tin những vụ bắt giữ các đường dây mua bán, vận chuyển ma túy.

matuy3

Bắt đối tượng mua bán 294kg ma túy đá. RFA video

Mới đây nhất, Tòa án Nhân dân Hà Nội vào ngày 18/3 vừa tuyên án tử hình 3 người và một người án chung thân về tội vận chuyển ma túy bằng đường hàng không.

Trước đó, trong Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14/9/2018, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết chính phủ Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác đấu tranh triệt phá các đường dây mua bán, vận chuyển ma túy lớn, ngăn chặn ma túy lậu vào trong nước ; triệt xóa các tụ điểm phức tạp về ma túy.

Trước những thông tin này, một chuyên gia trên 10 năm kinh nghiệm làm việc về ma túy – mại dâm tại Thành phố Hồ Chí Minh nói với Đài Á Châu Tự Do :

"Bên ngăn chặn chỉ là bên bắt bớ kiểu công an bình thường hàng ngày thôi. Còn lực lượng buôn bán ma túy thì họ cấu kết từ xưa tới giờ. Việt Nam là một đất nước tham nhũng, không thể ngăn chặn việc đó ngày 1 ngày 2 đâu. Nói chung là ma túy liên quan tới tham nhũng rất nhiều. Những ngành chặn ma túy phải nói là ngành làm ra tiền khá là nhiều, như mafia vậy. Rất khó để chặn đường cung, thành ra tất cả nỗ lực phòng chống ma túy phải cần ngưng đường cung nhiều hơn mà cái đó thì không làm được".

Do đó, theo vị chuyên gia này, đây là nguyên nhân dẫn đến tình hình ma túy ở Việt Nam ngày càng xấu đi.

Bên cạnh đó, tình hình cai nghiện ma túy cũng được sự quan tâm của người dân trong nước khi ngày càng nhiều vụ việc các học viên tại các cơ sở cai nghiện công khai trốn trại.

Giải thích nguyên nhân vì sao lại có tình trạng như vậy, vị chuyên gia trên 10 năm kinh nghiệm làm việc về ma túy cho rằng :

"Thực tế thì các trung tâm cai nghiện đang cư xử với học viên như người tù vậy, đặc biệt các trung tâm nhà nước. Họ vẫn giữ đầu óc trong việc quản lý cai nghiện như tù nhân. Thành ra khi mà người cai nghiện bị đối xử như vậy thì dẫn đến việc phản kháng như một người mất tự do thôi. Hàng năm đều có những chuyện phá trại để trốn ra ngoài hay ra một cách chính thức, hàng loạt, vẫn xảy ra ở Việt Nam là chuyện bình thường. Tại vì không có một phương pháp cai nghiện nào hiệu quả, nhân văn hay cai nghiện theo một phương pháp tốt mà mình đang áp dụng giống như một trại tập trung hay một cái tù thì rất là khó".

matuy4

Học viên cai nghiện ở Vũng tàu trốn trại bị bắt trở lại, tháng 11/2016. AFP

Với kinh nghiệm từng đưa người nhà đi cai nghiện nhiều lần tại nhiều trại khác nhau, chị Linh Đỗ hiện đang sống ở Sài Gòn nói rõ hơn :

"Lần đầu tiên nhà nước mình kêu đi thì chị cho người nhà đi. Cái gì thuộc về nhà nước thì tất nhiên không tốt rồi, liệu trình cũng không nói. Nhưng đại loại là cho mình sinh hoạt rất bình thường, không có liệu trình gì đặc biệt hết. Giờ con nghiện ăn cùng lúc đó sẽ cho con mèo, con chó ăn uống ngon hơn, chăm sóc tốt hơn, làm người nghiện cảm thấy thua con vật, đại loại vậy đó. Rồi nếu la ó thì sẽ bị quýnh".

Sau khi nghe người nhà kể về trung tâm cai nghiện nhà nước, chị Linh đã chọn trung tâm tư nhân với mong muốn người nhà được đối xử tốt hơn dù phải trả một khoản tiền không nhỏ :

"Khi mình vô chỗ tư nhân sẽ khác, có bác sĩ đàng hoàng vì mình trả tiền. Đa phần sẽ cho uống thuốc vitamin thôi nhưng sẽ nói là thuốc an thần để người bệnh sẽ an tâm hơn. Rồi tới giờ thì có người dọn phòng, cho ăn uống chứ chả có thuốc gì cả".

Dưới góc nhìn của mình, vị chuyên gia về ma túy tại Sài Gòn cho rằng các trung tâm tư nhân có vẻ đang thương mại hóa, thực hiện theo quy trình để móc túi học viên bằng cách đẻ ra nhiều loại phương pháp. Ông cho rằng việc cai nghiện thực tế không khó, vì ông đã từng giúp rất nhiều người tiến hành cai nghiện tại nhà :

"Thực sự quy trình cai nghiện rất dễ, có rất nhiều cách để cai nghiện và có thể cai nghiện ngay tại cộng đồng. Ví dụ người nghiện nặng chỉ cần 1 tuần là họ có thể cắt cơn được ngay. Cai nghiện tại nhà thôi, chỉ cần một người trông rồi cho họ uống thuốc ngủ hoặc những loại thuốc để họ qua những đau đớn đó trong một tuần thôi là xong hết".

Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều người dù cai nghiện tại trung tâm nhà nước hay tư nhân, thậm chí tại nhà, thì tỉ lệ tái nghiện là rất cao.

Do đó, vị chuyên gia ma túy cho rằng đây là nguyên nhân vì sao cai nghiện ở nhà tuy dễ nhưng người thân con nghiện lại không thực hiện :

"Mặt bằng chung ở Việt Nam thì gia đình quá khổ sở với người nghiện, không biết cách nào để sống chung với người nghiện, cũng rất ít tổ chức đủ kinh nghiệm để làm việc đó. Thành ra gia đình muốn tống người nghiện vô trung tâm. Trung tâm ở Việt Nam từ tư nhân cho đến nhà nước đều giữ người nghiện khỏi gia đình càng lâu càng tốt".

Còn chị Linh Đỗ lại cho rằng môi trường và ý thức người nghiện sẽ quyết định xem họ có thể sẽ nghiện lại hay không. Vì khi ra khỏi trại cai nghiện, người nghiện về lại môi trường cũ sẽ vẫn biết được những người cung cấp ma túy, do đó nếu có thể, thay đổi môi trường sống mới sẽ phần nào hạn chế việc tái nghiện.

Theo số liệu thống kê của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội thuộc Bộ Lao động, thương binh và xã hội về tình hình sử dụng ma túy tại Việt Nam, chỉ trong nửa đầu năm 2018 đã có hơn 222.000 người nghiện ma túy trong nước có hồ sơ quản lý. Trong số này có 67,5% sống ngoài xã hội, 13,5% đang được cai nghiện bắt buộc tại các cơ sở.

Bên cạnh đó, thống kê cũng chỉ ra rằng người nghiện tại Việt Nam đang có xu hướng trẻ hóa và sử dụng nhiều loại ma túy mới.

********************

Ba người lãnh án tử hình vì buôn ma túy (RFA, 19/03/2019)

Tòa án Nhân dân Hà Nội vào ngày 18/3 vừa tuyên án tử hình 3 người và một người án chung thân về tội vận chuyển ma túy bằng đường hàng không.

matuy5

Các bị cáo phạm tội về ma túy bị đưa ra tòa xét xử. Courtesy of An ninh Thủ đô

Báo mạng VietnamNews loan tin ngày 19/3.

Ba người lãnh án tử hình là bà Vũ Thị Thu Hoài – 46 tuổi, cô Vũ Thị Hải Yến – 23 tuổi, và anh Lê Trung Thành – 39 tuổi. Ngoài ra còn có bà Phạm Thị Hợp, 41 tuổi, bị tuyên án chung thân vì có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Tất cả những người này đều đến từ thành phố Hải Phòng.

Theo cáo trạng, vào nửa đêm ngày 20/6/2017, Cảnh sát Điều tra tội phạm ma túy thuộc Bộ Công an và an ninh ở Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội đã tìm thấy ma túy đá được giấu trong một tá thanh long xanh trong túi xách tay của cô Yến.

Điều tra cho thấy từ giữa tháng 6/2017, bà Hợp đã đồng ý vận chuyển ma túy đá từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hải Phòng. Vì bận chăm con nhỏ, bà Hợp đã nhờ bà Hoài đi thay, sau đó bà Hoài đã rủ thêm cô Yến. Hai người này bị bắt khi đang giữ hơn 2,6kg ma túy đá.

Trong khi đó, anh Lê Trung Thành lại liên quan đến một đường dây khác khi cùng vận chuyển ma túy đá với bà Phạm Thị Hợp từ Campuchia về Việt Nam vào tháng 11 năm 2017. Anh Thành được bà Hợp hứa sẽ trả 20 triệu đồng sau khi xong việc.

Theo báo Công an, còn một người liên quan đến vụ án là bà Nguyễn Thị Liên hiện đang trốn lệnh truy nã.

Về tình hình sử dụng ma túy tại Việt Nam, theo thống kê của Cục Phòng, Chống Tệ Nạn Xã Hội, Bộ Lao Động - Thương Binh - Xã Hội trong nửa đầu năm ngoái có hơn 222.000 người nghiện ma túy tại Việt Nam có hồ sơ quản lý. Trong số này có 67,5% sống ngoài xã hội, 13,5% đang được cai nghiện bắt buộc tại các cơ sở.

Published in Việt Nam

Từ nhiều năm qua, Trung Quốc hết là "công xưởng toàn cầu" nhờ nhân công nhiều và rẻ. Nhưng đà tăng trưởng suy giảm và viễn ảnh thương chiến dai dẳng với Hoa Kỳ còn khiến giới đầu tư nước ngoài đi tìm thị trường kế cận là các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về trào lưu này.

Thanh Trúc : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Thanh Trúc xin kính chào kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa. 

Thưa ông, giới quan sát tài chính có thấy một trào lưu mới trong khu vực Đông Nam Á, gồm hơn 650 triệu dân và có sản lượng kinh tế tổng cộng chừng 3000 tỷ đô la một năm, là nơi tiếp nhận rất nhiều đầu tư trực tiếp của nước ngoài, và hiện tượng đó còn tăng tốc rất mạnh trong năm 2018 vừa qua. Đáng chú ý không kém là lượng đầu tư ấy còn cao hơn số đầu tư vào thị trường Trung Quốc. Như vậy, phải chăng giới đầu tư quốc tế đang rút khỏi Trung Quốc mà dồn tiền vào các nước Đông Nam Á ?

dautu1

Công nhân tại nhà máy lắp ráp linh kiện điện tử Samsung Electronics Vietnam - Vietnamnet

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Nhìn về dài thì khu vực Đông Nam Á được giới đầu tư quốc tế chú ý từ lâu, với lượng đầu tư tăng gấp đôi trong vòng 10 năm, trung bình là 7% một năm. Chiều hướng đó được đẩy mạnh từ năm sáu năm trước, khi kinh tế Trung Quốc hết giữ vai trò "công xưởng toàn cầu" nhờ có dân số đông và nhân công rẻ. Diễn đàn này của chúng ta dự báo sự kiện đó hơn năm năm về trước và nói đến triển vọng cho Việt Nam. Ngày nay, nhiều chuyển động khác còn đẩy mạnh chiều hướng đó hơn nữa.

Thứ nhất, kinh tế Trung Quốc không còn tăng trưởng mạnh như xưa ; thứ hai, khó khăn chính trị bên trong và nhiều mâu thuẫn đa diện với Hoa Kỳ ở bên ngoài khiến thị trường Trung Quốc hết là nơi đầu tư hấp dẫn. Vì vậy, trong năm 2018 vừa qua, lượng đầu tư trực tiếp của nước ngoài đổ vào Đông Nam Á lại cao hơn số đổ vào Trung Quốc… Xin nói thêm rằng người ta quen gọi tắt "đầu tư trực tiếp của nước ngoài" bằng Anh ngữ là FDI.

Thanh Trúc : Thưa ông, thính giả của chúng ta có thể thắc mắc là vì sao kinh tế Trung Quốc có một tỷ 400 triệu dân với đà tăng trưởng dù có sụt và chỉ còn dưới 7% và sản lượng kinh tế chừng 13 ngàn tỷ một năm, lại không thu hút được đầu tư của quốc tế ngoài bằng các nước Đông Nam Á dầu sao cũng chỉ có 650 triệu dân, và sản lượng chừng ba ngàn tỷ, với đà tăng trưởng coi như cao nhất là Việt Nam thì cũng chừng 7% một năm mà thôi ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Câu hỏi rất hay vì cho chúng ta thấy lối tính của các doanh nghiệp khi chọn nơi đầu tư. Về bối cảnh chumg thì năm ngoái, lượng đầu tư trực tiếp của quốc tế ra ngoài giảm gần 20%. Tại sao như vậy ? Thứ nhất, vì Hoa Kỳ dưới chính quyền của ông Donald Trump thay đổi đạo luật thuế khóa và khuyến khích doanh nghiệp Mỹ hồi hương tư bản để đầu tư ở nhà hầu tạo ra công ăn việc làm cho dân Mỹ. Thứ hai, trận thương chiến giữa Washington và Bắc Kinh khiến hàng hóa Trung Quốc có thể bị áp thuế nhập nội cao hơn. Thứ ba là mâu thuẫn Mỹ-Hoa sẽ chi phối các nghiệp vụ đầu tư của doanh nghiệp Mỹ vào thị trường Trung Quốc, nên họ phải tìm bãi đáp ở nơi khác, nơi đó là khu vực Đông Nam Á gần Trung Quốc. Và yếu tố thứ tư là khả năng xuất khẩu của Đông Nam Á khi mà sức nhập khẩu của Trung Quốc cũng giảm dần.

Thành thử khu vực Đông Nam Á sẽ trở thành bệ phóng cho việc xuất cảng ra ngoài, cho nên dù lượng đầu tư trực tiếp FDI toàn cầu có giảm 19% năm ngoái, đầu tư vào Đông Nam Á vẫn tăng đến hơn 10% lên tới 145 tỷ đô la, tương đương với 20% của tổng số đầu tư quốc tế. Nói cho gọn thì khu vực Đông Nam Á đang có thế mạnh khi đàm phán và tiếp nhận đầu tư của các nước khác.

Thanh Trúc : Nói về thế mạnh đó của Đông Nam Á, ông cho rằng những yếu tố nào là đáng kể nhất ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Nói chung thì thị trường hơn 650 triệu dân có mãi lực cao, lợi tức trung bình một đầu người là 4.600 đô la một năm chứ không ít. Thứ hai là phí tổn trong ngành chế biến tương đối vẫn còn thấp nên đầu tư dễ có lời cao trong một chuỗi cung ứng toàn cầu là nhiều nước cùng góp phần ráp chế một sản phẩm. Yếu tố thứ ba là 10 nước trong Hiệp Hội Quốc Gia Đông Nam Á, gọi là ASEAN, có giao kết tự do thương mại với các khối kinh tế lớn nên hàng hóa dễ bán hơn.

Thứ tư, khu vực này còn có đặc tính đa năng và đa diện khả dĩ đáp ứng nhiều yêu cầu khác nhau của thiên hạ, tôi xin nêu vài thí dụ : Singapore là một trung tâm tài chính có thể mở ra toàn khu vực ; Indonesia là nơi tiếp nhận đầu tư về công nghệ hay thuật lý cao ; Thái Lan, Malaysia và Philippines là những nơi có sẵn hạ tầng chế biến mặt hàng tiêu dùng, xưa kia là ưu thế của Trung Quốc nay sẽ cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Dù còn nghèo thì Lào vẫn là xứ có tiềm năng vế khoáng sản và thủy điện, Cam Bốt cũng đang bước từ nghề may mặc áo quần lên chế biến hàng điện tử, còn Miến Điện hay Myanmar cũng có thể ra khỏi khủng hoảng mà trở thành cửa ngõ giao dịch với Ấn Độ Dương.

Thanh Trúc : Thưa ông, còn Việt Nam trong khu vực đó có những thế mạnh gì ?

dautu2

Công nhân xây dựng công trình đường sắt trên cao ở Hà Nội có vốn trợ cấp của Trung Quốc. AFP

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Việt Nam có dân số gần trăm triệu chứ không ít và với đà tăng trưởng được coi như cao nhất khu vực nên vẫn có hy vọng thu hút đầu tư vào các ngành chế biến sơ đẳng như áo quần, giầy dép, đồ gỗ lẫn ráp chế điện tử tương đối đòi hỏi tay nghề cao hơn. Năm qua, đầu tư trực tiếp vào Việt Nam tăng được 9%, là điều đáng mừng. Nhưng vì ba trở ngại là hạ tầng cơ sơ vật chất lẫn luật pháp chưa cải thiện bằng xứ khác, tham nhũng vẫn tràn làn và trình độ tay nghề của các nhân viên chuyên môn còn thấp nên Việt Nam chưa khai triển hết lợi thế của mình khi đàm phán và thuyết phục giới đầu tư nước ngoài. Việc cải cách cơ chế và thực thi các cam kết về môi sinh và lao động trong khuôn khổ Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương sẽ có sức thuyết phục rất cao.

Nhìn về dài cho một viễn ảnh phát triển trường kỳ thì Việt Nam nên thu hút đầu tư của nước ngoài làm lực đẩy cho đầu tư nội địa, của người Việt Nam. Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cũng đều tính toán như vậy.

Thanh Trúc : Nếu nhìn từ giác độ của giới đầu tư ngoại quốc như từ Hoa Kỳ, Âu Châu hay Đông Bắc Á thì họ thấy những gì là ưu thế lâu dài của Đông Nam Á để tới nơi rồi sẽ ở lại thay vì tìm bãi đáp khác ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Thật ra, việc tìm một bãi đáp khác cũng mất nhiều năm chứ không dễ đâu !

Trước đây, Trung Quốc là nơi hấp dẫn đầu tư để bán hàng ra ngoài cho tới khi kinh tế thay đổi vì yếu tố dân số khiến nhân công không còn rẻ và vì chiến lược của Bắc Kinh là từ bỏ dần các ngành chế biến hạng thấp để tiến lên trình độ sản xuất cao hơn thì Đông Nam Á là cơ hội điền thế vào khoảng trống Trung Quốc.

Bây giờ, khi đà tăng trưởng sút giảm và mâu thuẫn của Trung Quốc với Hoa Kỳ gia tăng thì cơ hội đó càng sáng tỏ. Mặc dù Trung Quốc vẫn còn ưu thế là có chuỗi cung ứng sản phẩm trải rộng nhưng động thái gay gắt của Bắc Kinh càng khiến giới đầu tư muốn tìm nơi khác.

Chẳng hạn như Đài Loan đã đầu tư rất mạnh vào thị trường Trung Quốc nhưng nay khuyến khích các doanh nghiệp của họ tìm xuống hướng Nam cho an toàn. Nam Hàn cũng thấy mức lời từ Trung Quốc giảm dần trong lâu dài nên tìm xuống các thị trường Đông Nam Á và đang thương thuyết hiệp ước tự do mậu dịch với Indonesia, Malaysia và Philippines.

Thanh Trúc : Ông nói tới "chuỗi cung ứng" của Trung Quốc là một ưu thế, thưa ông, thính giả của chúng ta có thể muốn biết cái đó là gì vậy ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Một sản phẩm hoàn tất kết hợp nhiều cơ phận và là đóng góp từ nhiều quốc gia. Thí dụ như sản phẩm nói là chế tạo tại Trung Quốc để bán ra ngoài có phần đóng góp của xứ khác khi sản xuất từng cơ phận chế ráp thành một sản phẩm hoàn tất. Nhà đầu tư hội nhập các yếu tố cung cấp từ nhiều nơi và dù có nhãn hiệu "Made in China", phần đóng góp thuần túy của Trung Quốc không là 100%.

Nhưng ngược lại, Trung Quốc cũng là thị trường nhập khẩu lớn của nhiều nước Á Châu như Đài Loan, Nam Hàn, thậm chí Việt Nam. Khi mâu thuẫn gia tăng với Mỹ và số xuất khẩu vào Trung Quốc giảm thì giới đầu tư muốn lập ra một hệ thống ráp nối khác, một chuỗi cung ứng khác.

Thanh Trúc : Nói về Việt Nam thưa ông, đâu là lợi thế và đâu là rủi ro của xứ này ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Kinh tế Việt Nam có nhược điểm là 1/ quá lệ thuộc vào đầu tư của nước ngoài để xuất khẩu và cơ bản là làm gia công cho xứ khác, 2/ mua nhiều nhất từ Trung Quốc nhưng lại bán nhiều nhất vào thị trường Hoa Kỳ, 3/ thiếu quân bình vĩ mô về công chi thu vả chính sách tiền tệ nên có thể kém sức cạnh tranh nếu so sánh với các lân bang trong khu vực.

Nhưng trận thương chiến Mỹ-Hoa lại mở ra cơ hội mới và đó là lợi thế. Như Tháng Giêng vừa qua, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam tăng hơn 50% so với năm ngoái, chủ yếu là vào các khu vực khoa học, điện tử, thông tin và viễn thông. Nói tới "chuỗi cung ứng" thì ta nhớ khái niệm "trị giá gia tăng", mọi quốc gia đều mong góp phần sản xuất với trị giá gia tăng cao hơn của mình. Muốn vậy thì Việt Nam nên nhân cơ hội nâng cấp đóng góp của nhân công và doanh nghiệp nội địa và đấy cũng là cơ hội thoát khỏi tình trạng quá lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc.

Thanh Trúc : Nói về viễn ảnh lâu dài, thưa ông, Việt Nam nên khai thác cơ hội này như thế nào cho năm bảy năm tới ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Nhìn trong trường kỳ, Việt Nam nên nhắm vào mục tiêu hơi trái ngược. Đó là phải ít lệ thuộc hơn vào xuất khẩu để tránh ảnh hưởng thăng giáng bất thường của thị trường quốc tế, chỉ dấu cảnh báo trước mắt là xuất cảng tháng trước đã giảm hơn 1,2%. Mục tiêu thứ hai là gia tăng khả năng đóng góp của doanh nghiệp nội địa hầu bớt lệ thuộc vào đầu tư của nước ngoài.

Nghịch lý hơi khó hiểu ở đây là khi giới đầu tư quốc tế đang nhìn vào Việt Nam như một nơi kiếm lời cao hơn thì Việt Nam phải chuẩn bị cho việc doanh nghiệp của mình sẽ có mức lời cao hơn. Sau Nhật Bản thì Nam Hàn hay Đài Loan cũng đã tính toán như vậy từ nửa thế kỷ trước, để ngày nay là những chủ đầu tư mà các nước Đông Nam Á đều trông ngóng, mời chào.

Thanh Trúc : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Thanh Trúc m xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phỏng vấn kỳ này.

Thanh Trúc thực hiện

Nguồn : RFA, 27/02/2019

Published in Diễn đàn

Trump : tình báo Mỹ 'ngây thơ' và nên 'đi học lại' (BBC, 31/01/2019)

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã gọi các cơ quan tình báo Mỹ là "ngây thơ" đối với Iran và ông cũng bác bỏ đánh giá của họ về mối đe dọa do Bắc Hàn đặt ra.

dna1

Tổng thống Donald Trump rút khỏi Thỏa thuận Hạt nhân Iran vào tháng Năm năm 2018

"Hãy cẩn thận với Iran. Có lẽ tình báo nên quay lại trường học !", ông Trump viết trên Twitter.

Phản ứng này được đưa ra sau khi một báo cáo tình báo Mỹ cho rằng Iran đang không chế tạo vũ khí hạt nhân.

Nó cũng nói rằng Bắc Hàn vẫn "không có vẻ từ bỏ" kho vũ khí và khả năng sản xuất của mình.

Giám đốc tình báo quốc gia Dan Coats và các giám đốc tình báo khác đã trình bày báo cáo Đánh giá Đe dọa Toàn cầu cho Thượng viện hôm thứ Ba, 29/01/2019.

Năm ngoái, Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận năm 2015 về hạt nhân Iran, động thái đã làm nảy sinh chỉ trích rộng rãi từ các đồng minh của Washington.

'Thụ động, ngây thơ'

Ông Trump cũng đưa ra một nỗ lực ngoại giao để cải thiện quan hệ với Bắc Hàn, gặp gỡ nhà lãnh đạo nước này, ông Kim Jong-un, tại Singapore vào tháng 6 năm ngoái để thảo luận về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Vào thời điểm đó, ông Trump cho biết cuộc gặp này đã chấm dứt mối đe dọa hạt nhân của Bắc Hàn- một tuyên bố bị một số chính trị gia và chuyên gia Mỹ nghi ngờ.

Báo cáo của tình báo Mỹ cũng cảnh báo rằng các mối đe dọa mạng từ Trung Quốc và Nga là mối lo ngại ngày càng tăng và cả hai nước có thể đang tìm cách gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020.

Trong một loạt các thông điệp trên Twitter, ông Trump cho hay giới chức tình báo Mỹ "dường như cực kỳ thụ động và ngây thơ khi nói về sự nguy hiểm của Iran. Họ đã sai !"

Iran, ông tiếp tục cho biết, đã "gây rắc rối trên khắp Trung Đông, và nhiều hơn thế nữa" vào năm 2016, nhưng đã "khác biệt nhiều" kể từ khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran mà ông Trump gọi là "khủng khiếp".

Tuy nhiên, ông Trump cảnh báo rằng Tehran vẫn là "nguồn nguy hiểm và xung đột tiềm tàng", khi ông đề cập các vụ thử hỏa tiễn gần đây của Iran.

Về Bắc Hàn, Tổng thống Trump viết rằng "thời gian sẽ cho biết điều gì sẽ xảy ra với Bắc Hàn, nhưng vào thời điểm cuối của chính quyền trước đó, mối quan hệ là khủng khiếp và những điều rất tồi tệ đã sắp xảy ra.

"Nay là một câu chuyện hoàn toàn khác. Tôi mong được gặp Kim Jong-un trong thời gian ngắn. Tiến trình đang được thực hiện - một sự khác biệt lớn !"

Không phải lần đầu

Đây không phải là lần đầu tiên Trump va chạm với giới lãnh đạo tình báo Mỹ ?

Một dẫn chứng là năm ngoái, ông Trump đã phải đối mặt với một loạt các chỉ trích từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa sau khi ông bảo vệ Nga về những tuyên bố rằng nước này đã can thiệp trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

Các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã kết luận vào năm 2016 rằng Nga đứng sau một nỗ lực tác động vào bầu cử Mỹ chống lại ứng cử viên Hillary Clinton của đảng Dân chủ, với một chiến dịch được nhà nước ủy quyền để tấn công mạng và tung tin tức giả mạo lên mạng xã hội.

Nhưng sau cuộc đối thoại trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Helsinki vào tháng 7/ 2018, ông Trump nói rằng không có lý do gì để nước Nga can thiệp.

Cố vấn đặc biệt của Hoa Kỳ Robert Mueller đang tiếp tục điều tra về các cáo buộc thông đồng với Nga trong cuộc bầu cử năm 2016 tại Hoa Kỳ.

Tổng thống Trump đã nhiều lần mô tả cuộc điều tra này là một "cuộc săn phù thủy" hay cố "bới lông tìm vết".

*******************

Viện ISEAS : Trung Quốc trỗi dậy khi Mỹ lơ là Đông Nam Á (RFA, 31/01/2019)

Một cuộc khảo sát được công bố trong tháng này của Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) tại Singapore chỉ ra rằng, Trung Quốc đang tăng cường mở rộng ảnh hưởng cả về kinh tế và chính trị, đồng thời hoài nghi về cam kết của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á. Nói cách khác là Trung Quốc đang lấp dần những khoảng trống mà Hoa Kỳ bỏ ngỏ.

dna2

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hôm 9/11/2017. AFP

Cuộc khảo sát có sự tham gia của hơn 1.000 học giả từ 10 nước trong Hiệp hội Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Họ là những giới chức chính phủ, doanh nhân, giới hoạt động xã hội dân sự và truyền thông. Họ được hỏi về các vấn đề địa chính trị, kinh tế và an ninh ảnh hưởng đến khu vực. Khảo sát được thực hiện trực tuyến từ giữa tháng 11 đến đầu tháng 12 năm 2018.

Trong bản báo cáo kết quả khảo sát dài 38 trang, một trong 32 câu hỏi được trả lời cho thấy 74,1% nhận định Trung Quốc - chứ không phải Liên minh Châu Âu (EU), Ấn Độ, Nhật Bản hoặc Nga - sẽ tranh giành quyền lãnh đạo chính trị để đáp lại sự lơ là ngày càng tăng của Hoa Kỳ đối với Đông Nam Á và ASEAN.

Kết quả khảo sát cho thấy hơn 70% học giả nói rằng, chính phủ nước họ nên thận trọng trong việc đàm phán các dự án trong phạm vi Sáng kiến Vành đai và Con đường để tránh rơi vào bẫy nợ của Bắc Kinh. Học giả ở Malaysia, Philippines và Thái Lan là những người lên tiếng mạnh mẽ nhất về việc này. Ngoài ra, một số ý kiến khác cũng cho rằng các dự án này thiếu các tiêu chuẩn về môi trường, khó thực hiện, thiếu khả năng thương mại và nghi ngờ về vấn đề xung đột lợi ích.

dna3

Hình minh họa. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (giữa) chụp hình cùng đại diện nước ngoài tại lễ khai mạc Diễn đàn Vành đai Con Đường ở Bắc Kinh hôm 2/7/2018AFP

Hơn 45% cho rằng Trung Quốc sẽ trở thành một "cường quốc xét lại với ý đồ biến Đông Nam Á thành khu vực ảnh hưởng của mình". Trong khi đó chưa đến 9% xem Trung Quốc là một "cường quốc hiền lành và rộng lượng".

Khảo sát cho rằng "Kết quả này là tiếng chuông thức tỉnh cho Trung Quốc để nước này cải thiện hình ảnh tiêu cực của mình tại Đông Nam Á, dù Bắc Kinh liên tục cam đoan về sự trỗi dậy hiền lành và hòa bình".

Ngoài ra, hơn một phần tư số người được hỏi bày tỏ sự mất niềm tin vào Hoa Kỳ với vai trò đối tác chiến lược và hỗ trợ an ninh quốc phòng trong khu vực.

Khảo sát nhấn mạnh Trung Quốc không giấu giếm tham vọng trong các vấn đề quốc tế và Đông Nam Á sẽ là nơi cho Bắc Kinh thử nghiệm. Đa số những người được hỏi lo ngại khu vực Đông Nam Á sẽ trở thành nơi cạnh tranh giữa các cường quốc, từ đó dẫn tới phân cực chính trị khu vực sâu sắc hơn nữa. Do đó các nước thành viên ASEAN cần đoàn kết để tránh trở thành con tốt trong trò chơi quyền lực của Trung Quốc hay Mỹ.

Liên quan đến Sáng kiến Vành đai và Con đường (OBOR) của Trung Quốc, các quốc gia Đông Nam Á lo ngại dựa trên kinh nghiệm của Sri Lanka và Malaysia với các dự án cảng chiến lược Hambantota và East Coast Rail Link do Trung Quốc hậu thuẫn.

Sri Lanka đang nợ Trung Quốc nhiều tỷ đô la do hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm cảng chiến lược Hambantota, và buộc phải cho Trung Quốc thuê cảng này trong thời gian 99 năm.

Một lưu ý được đưa ra là cuộc khảo sát chỉ dựa trên ý kiến phản hồi của 1.000 học giả ở Đông Nam Á, nên kết quả của cuộc khảo sát này không có nghĩa là đại diện, mà chỉ nhằm mục đích trình bày một quan điểm chung của những người có sự ảnh hưởng đến các chính sách chính trị, kinh tế và xã hội của những nước trong khu vực.

Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore là một tổ chức nghiên cứu công lập được thành lập bởi Quốc hội vào năm 1968 và được đổi tên thành Viện ISEAS - Yusof Ishak vào năm 2015.

Diễm Thi

Published in Quốc tế

Đông Nam Á trong trận thương chiến Mỹ-Trung

Le Figarohôm 14/11/2018 nhận định "Đông Nam Á muốn vượt qua cuộc đối địch Mỹ-Trung" : mười nước ASEAN vừa lệ thuộc vào Trung Quốc vừa là đối thủ cạnh tranh ; và cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ là mối lợi tình cờ cho Việt Nam.

dna1

Dây chuyền lắp ráp xe gắn máy tại Hải Phòng, Việt Nam. Ảnh chụp ngày 03/11/2018. Reuters/Kham

Các cường quốc đều muốn gia tăng ảnh hưởng kinh tế và chính trị tại khu vực thuộc loại năng động nhất thế giới, có 647 triệu người tiêu dùng. Phó tổng thống Mỹ Mike Pence, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường có thể gặp gỡ tổng thống Nga Vladimir Putin, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hay thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN đang diễn ra tại Singapore (tuy Donald Trump và Tập Cận Bình không tham dự, còn Châu Âu lại vắng mặt).

Mười nước thành viên ASEAN theo dõi cuộc song đấu giữa hai đối tác kinh tế chủ chốt Washington và Bắc Kinh với tâm trạng lo ngại xen lẫn hy vọng. Theo báo cáo của HSBC, có đến 86% chủ doanh nghiệp trong khu vực tin vào triển vọng thương mại, cao hơn mức bình quân thế giới.

Việc Mỹ áp thuế vào hàng Trung Quốc có thể làm tăng nhanh tốc độ dịch chuyển sản xuất từ Hoa lục sang Đông Nam Á – một hiện tượng đã diễn ra từ nhiều năm qua trong ngành dệt may và điện tử, do lương công nhân Trung Quốc tăng lên. Alicia Garcia Herrero, kinh tế gia trưởng của Natixis nhận định : "ASEAN rõ ràng có lợi trong cuộc chiến thương mại. Nhu cầu của Mỹ về hàng tiêu dùng thông dụng sẽ không giảm sút".

Đặc biệt đối với Việt Nam, trong số 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu, có đến 8 mặt hàng cùng loại với đối thủ Trung Quốc đang bị Mỹ đánh thuế. Đây là mối lợi bất ngờ cho Việt Nam, thu hút được hàng loạt đầu tư trực tiếp nước ngoài trong đó có những tên tuổi lớn như Samsung. Một số nước khác cũng đang hy vọng trong trung hạn, như nhận xét của Tony Cripps, tổng giám đốc HSBC ở Singapore : "Chuyển đổi một chuỗi sản xuất quy mô cần có thời gian. Nếu căng thẳng tiếp tục, Thái Lan hay Malaysia cũng sẽ được quan tâm".

Tuy nhiên bên cạnh đó chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ ảnh hưởng đến ASEAN, khi nhu cầu của Trung Quốc giảm xuống – nhà kinh tế Trinh Nguyen của Natixis dự báo. Kịch bản này gây lo ngại cho nước chủ nhà Singapore. Sự hội nhập của khu vực bị Donald Trump bỏ rơi từ sau khi rút khỏi TPP hãy còn phải chờ đợi : kết luận về hiệp định tự do mậu dịch RCEP do Trung Quốc chủ xướng đã được dời lại sang năm 2019.

Thế giới đảo điên, Trung Quốc thủ lợi ?

Cũng liên quan đến Châu Á, La Croix đặt câu hỏi với nhà sử học người Anh Peter Frankopan : "Phải chăng Trung Quốc được hưởng lợi nhiều nhất về tình trạng đảo lộn của thế giới ngày nay ?". Trong cuốn sách vừa xuất bản mang tên "Con đường tơ lụa mới, một thế giới mới xuất hiện", ông Frankopan cho rằng tương lai thế giới sẽ được vẽ lại theo những gì diễn ra dọc con đường này.

Nhà sử học nhấn mạnh đến vai trò của khu vực nằm giữa phía đông Địa Trung Hải và Thái Bình Dương. Trung Đông, Nga và Trung Á tập trung 70% trữ lượng dầu lửa và 65% khí đốt của thế giới, phân nửa số lượng lúa mì và 85% sản lượng toàn cầu về gạo. Về nguyên liệu, Trung Quốc và Nga chiếm ba phần tư sản lượng silicium, cần thiết cho vi điện tử và chất bán dẫn, riêng Trung Quốc sản xuất trên 80% đất hiếm dùng cho pin và máy tính xách tay. Theo Peter Frankopan, chúng ta đang sống trong thế kỷ của Châu Á.

Trung Quốc đã chuẩn bị cho kỷ nguyên này với sách lược "Một vành đai, một con đường". Hiểu rằng đầu tư vào kinh tế sẽ mang lại những lợi ích về chính trị, Bắc Kinh đang ve vãn những người bạn mới, không chỉ ở Châu Á và Châu Phi, mà còn tại Châu Âu và Trung Đông. Tuy nhiên câu hỏi vẫn đặt ra về cách thức Trung Quốc giải quyết những khó khăn trong các dự án hạ tầng lớn thuộc Con đường tơ lụa mới, và nợ nần quá cao của một số nước liên quan. Thách thức khác đối với Trung Quốc là tình trạng lão hóa dân số và bong bóng tín dụng.

Donald Trump thích dùng cây gậy thay vì củ cà rốt

Hoa Kỳ đã trễ tràng nhận ra thực tế thế giới đang thay đổi, và chính sách của Mỹ khá rối rắm, nếu không nói là phản tác dụng. Việc cắt giảm ngân sách của Bộ Ngoại giao đã làm giảm đi tính chuyên nghiệp, và cảm tình của thế giới đối với nước Mỹ.

Tổng thống Donald Trump muốn bảo vệ lợi ích của Mỹ, nhưng ông sử dụng cây gậy thường xuyên hơn củ cà rốt. Washington dùng các biện pháp trừng phạt và thuế quan, kể cả đối với bạn cũ và đồng minh ; rút khỏi các thỏa ước quốc tế như hiệp ước nguyên tử Iran, hiệp ước khí hậu Paris, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, thay vì đóng vai trò tích cực trong lãnh vực an ninh và thương mại thế giới.

Hoa Kỳ cũng nhận lấy rủi ro khi coi Saudi Arabia là trụ cột trong chính sách Trung Đông. Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan nay nghiêng sang Nga và Trung Quốc ; còn tại Syria, bộ ba Nga, Iran và Thổ qua mặt Mỹ trong các cuộc đàm phán hòa bình. Moskva cũng quay lại đóng vai trò trung gian hòa giải giữa chính quyền Afghanistan và phe Taliban.

Ngược lại, Washington coi Trung Quốc, Nga và Iran là những "nhân tố gây bất ổn". Nhà sử học Peter Frankopan bày tỏ hy vọng sự đối địch giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ không chuyển thành đối đầu quân sự, nhưng ông nhấn mạnh, lịch sử cho thấy chỉ một sự cố nhỏ cũng có thể dẫn đến leo thang căng thẳng.

Tân Cương, "quần đảo ngục tù" của người Duy Ngô Nhĩ

Cũng liên quan đến Trung Quốc, Le Monde tố cáo "Quần đảo ngục tù mới của người Duy Ngô Nhĩ". Tân Cương nay trở thành "Quần đảo Gulag" (hay "Quần đảo ngục tù") - tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nga Soljenitsyne – nhưng là một gulag kỹ thuật cao, chỉ dành riêng cho một sắc tộc.

Theo Le Monde, việc buộc cả triệu người Duy Ngô Nhĩ đi cải tạo, nằm trong giấc mơ muôn thuở là Hán hóa vùng đất rộng lớn này, biến một dân tộc nói tiếng Thổ và theo đạo Hồi thành những công dân Trung Quốc "yêu nước" qua quá trình tẩy não quen thuộc của cộng sản. Trại viên phải tự kiểm điểm, ca ngợi sự khoan hồng của đảng trước mỗi bữa ăn…

Đây cũng là quan điểm đồng hóa của Hồ Liên Hiệp (Hu Lianhe), lý thuyết gia được Tập Cận Bình đặt vào vị trí quan trọng trong Mặt trận Tổ quốc. "Giấc mơ Trung Hoa" của ông Tập là cứu cánh để biện minh cho mọi phương tiện. Nhưng công cuộc khủng bố này của Nhà nước Trung Quốc, dù chưa cụ thể thấy máu đổ, cho thấy Bắc Kinh khó thể chính danh khi nắm lấy quyền lãnh đạo Tân Cương, không cho vùng đất này được tự trị.

Thành công và hạn chế của phe Dân chủ Mỹ

Về cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua ở Hoa Kỳ, Le Monde phân tích về "Sự thành công và hạn chế của phe Dân chủ", hiện đang bị giằng co giữa cánh tả và cánh trung. Tuy chiến thắng trong cuộc đua vào Hạ Viện, nhưng các ứng viên cánh tả chỉ giành được lợi thế tại các đơn vị bầu cử không mấy quan trọng.

Dân chủ nay có được đa số tương đối trong Hạ Viện, và giành được thêm bảy ghế thống đốc, trong bối cảnh lý ra phải có lợi cho ông Donald Trump : kinh tế phát triển mạnh và không có cuộc khủng hoảng quốc tế quan trọng nào. Tuy nhiên "làn sóng xanh" không đạt được như mong đợi, Dân chủ thất thế tại các vùng nông thôn.

Những khuôn mặt hàng đầu trong cuộc bầu cử 2018 đều thuộc cánh tả mà Bernie Sander của năm 2016 là biểu tượng, họ chiến thắng nhưng tại các địa phương xưa nay vẫn bầu cho Dân chủ. Cánh tả này không lật đổ được một ghế nào ở Hạ Viện, mà chính phe ôn hòa của Tân Liên minh Dân chủ mới giành được thắng lợi tại 23/29 đơn vị nơi họ ra tranh cử.

Yemen trong tình trạng tuyệt vọng

Libérationnhìn sang Trung Đông, kêu gọi "Hãy nỗ lực tìm kiếm hòa bình cho Yemen". Sau vụ sát hại nhà báo Khashoggi, phương Tây gây áp lực với Riyad, để kết thúc một cuộc chiến đã kéo dài bốn năm trong sự thờ ơ của mọi người.

Tờ báo bày tỏ mong muốn "Yemen, giờ là lúc khởi đầu cho hồi kết của cuộc chiến ?". Cảng Hodeida, nơi thực phẩm và thuốc men từ bên ngoài đưa vào Yemen đang bị phong tỏa, khiến có nguy cơ xảy ra nạn đói.

Vốn là quốc gia nghèo nhất trong thế giới Ả Rập, phải nhập khẩu 90% thực phẩm, hiện nay có đến 22/28 triệu người Yemen phải sống nhờ viện trợ quốc tế. Nhiều trung tâm y tế không còn hoạt động, y bác sĩ không được trả lương từ tháng 8/2016. Yemen ba năm qua không có ngân sách, đồng tiền quốc gia mất giá 50%, giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng vọt. Hiện nay trên 420.000 trẻ em Yemen bị suy dinh dưỡng, và tuy nạn đói chưa diễn ra, nhưng tình hình chung được đánh giá là thảm họa.

Tình báo kinh tế, giá xăng… : Tựa chính báo Pháp

Trong lúc tổng thống Mỹ Donald Trump đả kích Pháp nặng nề chưa từng thấy, Le Figaro hôm nay báo động "Hoa Kỳ đã dọ thám các công ty của chúng ta như thế nào". Tờ báo tiết lộ một báo cáo của cơ quan tình báo Pháp, cảnh báo về các phương pháp tấn công dữ dội của người Mỹ, cho rằng Paris vẫn còn ngây thơ trước tình báo kinh tế.

Về chính trị trong nước, Le Monde nhận định "Tổng thống Pháp Macron lo ngại cử tri của mình sẽ bỏ sang phe Sinh thái" trong cuộc bầu cử Châu Âu sắp tới. La Croix dành trang nhất cho "Chiếc áo gilet phẫn nộ" : Chính phủ Pháp hôm nay loan báo các biện pháp để giảm nhẹ tác động của việc tăng giá xăng, trong lúc phong trào "Gilet vàng" (tức những chiếc áo dạ quang) chuẩn bị xuống đường rầm rộ vào thứ Bảy này để phản đối.

Les Echoschạy tựa lớn "Brexit : Bà May đặt cược vào kế hoạch ly dị" với Châu Âu. Sau nhiều tháng thương lượng, các bên đã đạt được một thỏa thuận về kỹ thuật, và các bộ trưởng Anh hôm nay cho ý kiến đồng ý hay không.

Thụy My

Published in Châu Á

Hình ảnh thuyền nhân và người tị nạn Việt Nam đứng trên trang đầu của truyền thông quốc tế cách đây mấy mươi năm, sau chiến tranh Việt Nam.

Những tưởng hình ảnh đó không còn nữa, nhưng nó vẫn còn ở các trại tạm cư Đông Nam Á, nhất là Thái Lan và Philippines.

Luật sư Trịnh Hội, điều hành tổ chức Voice chuyên giúp đỡ người tị nạn Việt Nam, từ Bangkok, Thái Lan cho Kính Hòa Đài RFA biết câu chuyện người tị nạn hiện nay.

tinan1

Nhóm người Hmong tìm quy chế tị nạn, ở Thái Lan kêu gọi UNHCR giải quyết hồ sơ bị hủy bỏ của họ. Hình chụp ngày 15/06/18. RFA

Trịnh Hội : Những người tị nạn Việt Nam là những người vì lý do này hay lý do khác trốn qua bên đây từ nhiều năm qua. Có người đã ở đây hai ba chục năm rồi. Có những người thì mới qua. Hiện nay nhóm bất hợp pháp sống ở đây rất đông, có thể mấy chục ngàn, nếu không muốn nói là cả trăm ngàn.

Nhưng nếu nói về những người tị nạn, đã xin được tị nạn thì khoảng 1 ngàn mấy 2 ngàn người.

Kính Hòa : Tức là trong những người này có những người rời Việt Nam vì lý do chính trị, cũng có những người vì lý do kinh tế ?

Trịnh Hội : Dĩ nhiên rồi, con người chúng ta rời đất nước thì với nhiều lý do, kinh tế, chính trị, tôn giáo.

Kính Hòa : Nếu chúng ta xếp chung một nhóm chính trị và tôn giáo thì họ có khoảng bao nhiêu phần trăm ?

Trịnh Hội : Chúng ta cần phân biệt, những người đang tầm trú, tức là xin đi tị nạn nhưng chưa được tị nạn, và những người đã được Cao ủy Liên hiệp quốc công nhận là tị nạn rồi.

Con số đang xin tị nạn tôi nghĩ khoảng 1000 người. Những người đã được công nhận tị nạn rồi chắc độ khoảng vài trăm trở lại.

tinan2

Hai em bé Việt Nam tại trại tị nạn Sikhiu ở Nakorn Ratchasima, Thái Lan hôm 19/2/1997 - AP

Kính Hòa : Việc đàn áp tôn giáo và chính trị trong nước có vẻ tăng lên trong thời gian hai năm qua, sau Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Anh có quan sát thấy những người chạy trốn có tăng không ?

Trịnh Hội : Dạ đúng. Chúng ta cần hiểu rằng một người được gọi là tị nạn nếu có một sự sợ hãi thật sự vì năm lý do, mà lý do chính trị chỉ là một. Ngoài ra còn những lý do khác như chủng tộc, tôn giáo, những thành phần xã hội,… thành thử cũng giống như những sắc dân khác đi tị nạn, người Việt chúng ta rời Việt Nam vì nhiều lý do chứ không phải một lý do duy nhất.

Kính Hòa : Những công việc gì anh và Voice làm để giúp đồng bào tị nạn ?

Trịnh Hội : Cách đây 26 năm là lần đầu tiên tôi giúp cho đồng bào mình làm thanh lọc ở Hong Kong. Sau đó qua bên Philippines ở 10 năm, thì giúp cho những người bị rớt thanh lọc bị kẹt lại. Nhờ sự vận động của chúng ta thì đại đa số đã được đi định cư rồi. Hiện giờ bên Phi còn kẹt ba hồ sơ mà thôi. Sau đó thì tới Thái Lan. Bên này có một nhóm thuyền nhân trước đây thì đã được giúp sang Canada vừa qua 108 người, và còn một số hồ sơ còn kẹt lại. Trong tương lai thì Voice và Voice Canada sẽ đứng ra giúp đỡ 50 người tị nạn. Trong 50 người này, đa số được công nhận là tị nạn, còn một số nhỏ thì chưa.

Kính Hòa : Anh có thể nói rõ cho quí khán thính giả biết thanh lọc là gì vậy ?

Trịnh Hội : Từ năm 1975 đến năm 1989 thì những người vượt biên đến được một nơi như Thái Lan hay Mã Lai, thì họ đi định cư thẳng, không phải qua thanh lọc, sau một thời gian ở trại khoảng 3, 6 tháng hay một năm. Nhưng đến năm 89 thì có đặt ra một hệ thống để xem một người nào đó có phải là thật sự tị nạn hay không, theo đúng luật tị nạn quốc tế.

Kính Hòa : Từ năm 89 cho đến năm 97 thì khi những trại tị nạn đóng cửa thì những người thuyền nhân, tầm trú đều phải trải qua thanh lọc. Trong chương trình đó nước sở tại, hoặc là Cao ủy sẽ phỏng vấn để biết người nào đó có phải là tị nạn hay không ?

Trịnh Hội : Có chứ. Tôi nhớ lần đầu tiên về Việt Nam vào năm 1996 để tìm hiểu xem những người hồi hương có bị sách nhiễu hay không, thì cái mức độ sách nhiễu, ai bị sách nhiễu nó phù thuộc vào thời gian họ hoạt động trong trại, hoặc cái nơi mà họ quay về.

Kính Hòa : Hiện nay những quốc gia tiếp nhận người tị nạn đang có những vấn đề chính sách đối nội, chính sách nhập cư của họ trở nên khắt khe hơn, như vậy công việc của Voice có khó khăn hơn ?

Trịnh Hội : Vâng, mỗi năm mỗi khó hơn. Ví dụ như trước đây ở bên Phi Luật Tân thì không cần tiền bạc gì, hiện nay thì chính phủ Canada bắt chúng ta phải trang trải mọi chi phí để giúp những người tị nạn trong một năm đầu.

Khó khăn hơn, nhưng tôi nghĩ nếu chúng ta cố gắng thì cộng đồng của chúng ta vẫn có thể giúp đỡ được. Hiện bên Canada có một chương trình bảo trợ tư nhân. Cộng đồng mình càng lên tiếng mạnh mẽ càng tìm ra được nhiều người bảo trợ thì càng giúp được nhiều hơn.

Kính Hòa thực hiện

Nguồn : RFA, 07/08/2018

Published in Diễn đàn

Đông Nam Á khép lại "giai đoạn dân chủ''

Các quốc gia Đông Nam Á chưa bao giờ được khen về tự do chính trị và tôn trọng nhân quyền. Nay hầu hết các nước thành viên ASEAN - một tổ chức mà sự thiếu đoàn kết hiển hiện rõ nét - dường như lại thống nhất với nhau để đặt dấu chấm hết cho mô hình dân chủ kiểu phương tây. Báo Le Monde chạy tựa "Đông Nam Á - giai đoạn dân chủ đang khép lại".

dna1

Các quốc gia thành viên ASEAN. Photo : http://asean.org

Hồi đầu năm 2018, giám đốc Viện nghiên cứu quốc tế thuộc đại học Chulalong-korn tại Bangkok, ông Thitinan Pongsudhirak đã dự báo trong một bài viết đăng trên trang Nikkei Asian Review của Nhật : "Năm 2018 sẽ đánh dấu điểm khởi đầu cho một giai đoạn trong đó các nguyên tắc toàn trị mà các chế độ "bán-dân chủ không tự do" áp đặt sẽ trở thành một quy chuẩn ở Châu Á".

Trên thực tế, mô hình phát triển hậu cộng sản Trung Quốc - sự pha trộn giữa độc tài chính trị và tự do kinh tế được áp dụng ở khắp khu vực Đông Nam Á. Theo nhà phân tích Joshua Kurlantzich, sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nhà lãnh đạo Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ La tinh học hỏi sát sao mô hình Trung Quốc, góp phần phá vỡ dân chủ tại đất nước mình.

Từ sau cuộc đảo chính năm 1962, Miến Điện nằm dưới sự kiểm soát của tập đoàn quân sự. Từ tháng 04/2016, khôi nguyên giải Nobel Hòa Bình Aung San Suu Kyi - biểu tượng cho cuộc đấu tranh vì dân chủ - lên cầm quyền. Khi đó người ta tin rằng Miến Điện sẽ trở thành biểu tượng dân chủ cho cả khu vực Đông Nam Á. Nhưng điều mỉa mai của lịch sử là dưới thời của bà Aung San Suu Kyi, tự do dân chủ còn kém hơn cả thời tổng thống Then Sein, dưới chế độ tập đoàn quân sự. Tất cả đều lo ngại về liên minh giữa bà Aung San Suu Kyi và quân đội.

Trước cảnh hàng trăm ngàn người Hồi giáo thiểu số Rohingya bị chính quyền quân sự "thanh lọc sắc tộc", lãnh đạo Aung San Suu Kyi vẫn lặng thinh trước mọi chỉ trích của phương Tây. Dư luận quốc tế cho rằng bà đang đứng về phía quân đội.

Trong khi đó, Philippines, quốc gia đã từng được ca ngợi sau cuộc Cách mạng lật đổ nhà độc tài Ferdinand Marcos hồi năm 1986, cũng đang rẽ dần sang ngả toàn trị. Đắc cử vào tháng 05/2016, tổng thống Duterte đã thóa mạ tổng thống Mỹ Barack Obama và Giáo Hoàng là "con hoang". Chiến dịch chống ma túy mà tổng thống Duterte tiến hành từ khi đắc cử mang tính bạo lực hiếm có : theo thống kê chính thức, gần 4.000 người đã bị cảnh sát Philippines sát hại, còn theo một thượng nghị sĩ đối lập, con số này là gần 20.000 nạn nhân.

Nếu như chiến dịch bài trừ ma túy của tổng thống Philippines có lẽ sẽ được lưu trong lịch sử như dấu ấn của một chính quyền ngày càng "điên loạn", thì Thái Lan lại là một vương quốc thường xuyên có đảo chính với những vụ trấn áp đẫm máu của tập đoàn quân sự cầm quyền. Từ năm 1932 đến ngày 22/05/2014, có tổng cộng 12 cuộc đảo chính. Gần đây, cũng có giai đoạn Thái Lan tổ chức bầu Quốc hội. Năm 1997, Thái Lan có Hiến Pháp mà nhiều người coi là mang tính dân chủ. Được đi bỏ phiếu, đối với nhiều người dân Thái Lan, là một điều quý giá và một hành động mà họ ao ước có được.

Nhưng kể từ đó, chính quyền Thái Lan "đóng dấu ngoặc đơn dân chủ". Từ sau cuộc đảo chính năm 2014, một lần nữa tập đoàn quân sự Thái Lan lên cầm quyền và lần lữa không muốn tổ chức bầu cử. Cho dù bầu cử được tổ chức vào đầu năm 2019 như dự kiến, thì nhờ có Hiến Pháp mới hồi năm 2016, chắc chắn các tướng lĩnh quân đội vẫn sẽ là những người cầm quyền thực sự tại đất nước này.

Còn theo tác giả Bruno Philip, các nước Việt Nam, Lào, Cam Bốt cũng chưa bao giờ có dân chủ thực sự, thậm chí gần đây các nước này còn ngày càng siết chặt gọng kiềm và "bịt miệng" dân chúng. Hồi tháng 06, Quốc hội Việt Nam đã thông qua luật an ninh mạng, theo đó nhà chức trách sẽ yêu cầu Facebook và Google gỡ bỏ mọi bình luận mang tính chỉ trích chính quyền Việt Nam trong vòng 24 giờ. Đối với tác giả Bruno Philip, dường như chỉ có Malaysia và Indonesia là hai quốc gia đặc biệt tại Đông Nam Á vẫn còn dân chủ.

Giải thích về sự mất dân chủ tại Đông Nam Á, giáo sư Thitinan Pongsudhirak cho rằng lý do đầu tiên là sự phát triển kinh tế trong khu vực, sự cải thiện mức sống vật chất đã cho phép các nhà lãnh đạo chính trị "làm dịu" nỗi bất bình của dân chúng.

Tuy nhiên, tác giả kết luận, không thể nói tới sự mất dân chủ ở những nước mà dân chủ chưa bao giờ tồn tại thực sự. Giống như nhận xét của giáo sư Thomas Pepinsky cộng tác với "Chương trình Đông Nam Á" thuộc Đại học Cornell, Hoa Kỳ : "Viễn cảnh thực sự trong khu vực này không phải là sự thụt lùi từ dân chủ sang toàn trị, mà là sự ăn sâu bám rễ bền lâu của chế độ toàn trị, tại những nước vốn không hề có dân chủ".

Tổng thống Erdogan : người "phân đôi" Thổ Nhĩ Kỳ

Giống như trong tuần qua, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recept Erdogan vẫn là nhân vật được báo chí Pháp nhắc tới nhiều. Báo Le Monde đăng bài phỏng vấn giáo sư Thổ Nhĩ Kỳ Soli Ozel, nhà nghiên cứu hợp tác với Viện Montagne Paris về các lý do khiến ông Erdogan tái đắc cử tổng thống : "Người Thổ Nhĩ Kỳ yêu quý tổng thống Erdogan ở những điểm mà phương Tây ghét bỏ". Trong mục Ý kiến và Tranh luận, báo Les Echos giới thiệu bài viết "Erdogan hay nghệ thuật nắm quyền".

Còn tờ Le Figaro nhận định trong bài viết "Erdogan : một vị tổng thống của hai nước Thổ Nhĩ Kỳ" là đằng sau sự tái đắc cử của tổng thống Erdogan là sự phân cực tại nước này. Đất nước Thổ Nhĩ Kỳ đương đại vốn là quốc gia chìm ngập trong căng thẳng và chia rẽ : những người theo tôn giáo chống lại những người không theo đạo, người Thổ chống người Kurdistan, thành phố đối đầu với vùng nông thôn… Nhưng nay, sau 16 năm cầm quyền, đến lượt chính con người tổng thống Erdogan khiến sự phân cực ở đất nước này lại trở nên trầm trọng hơn, hay nói cách khác ông đã đào thêm hố sâu ngăn cách tại đất nước Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo giáo sư khoa học chính trị Emre Erdogan, thuộc đại học Bilgi, kỳ bầu cử tổng thống vừa qua đã cho thấy hai phe cánh đối lập nhau : một bên là tín đồ tôn thờ chủ nghĩa cá nhân và tìm kiếm một lãnh đạo quyền lực, một "siêu tổng thống" và bên kia là những người khát khao dân chủ, chống sự thống trị của "một cá nhân duy nhất". Nhiều người phản đối tổng thống Erdogan vì chỉ muốn có "một cuộc sống bình thường". Họ lấy làm tiếc vì 16 năm qua ông Erdogan đã chia rẽ xã hội, chính trị hóa mọi lĩnh vực của xã hội. Từ đấu tranh cho nữ quyền, cho người đồng giới, bảo vệ môi trường, cho đến đấu tranh vì hòa bình… đều bị quy là làm chính trị.

Bà Jana Jabbour, chuyên gia về Thổ Nhĩ Kỳ, dự báo sau kỳ bầu cử, người ta hy vọng ông Erdogan sẽ có những cử chỉ mang lại hòa bình. Việc ông Erdogan tuần qua thông báo sẽ gỡ bỏ tình trạng khẩn cấp và trả tự do có điều kiện cho nhà báo Mehmet Altan dường như đi theo chiều hướng này.

Tuy nhiên, tổng thống Erdogan cũng sẽ liên minh với những người theo chủ nghĩa dân tộc cứng rắn, chống người Kurdistan và ủng hộ các chiến dịch quân sự bên ngoài lãnh thổ. Với sự ra đời của bản Hiến Pháp mới, ông Erdogan sẽ chừa lại rất ít chỗ cho đối thoại và chỉ trích, bằng chứng là một tòa án ở Izmir vừa mới ra lệnh tạm giam 12 người bị cáo buộc là "xúc phạm tổng thống".

Cuộc chiến thu hút và "giữ chân" nhân tài

Việc thiếu hụt nhân tài lên tới đỉnh điểm vào năm 2018, tại Pháp, việc tuyển dụng những người tài năng ngày càng khó khăn với các doanh nghiệp ; đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật số, phát triển phần mềm và khoa học dữ liệu. Trong bài viết "Cuộc chiến nhân tài : làm thế nào để thu hút và giữ chân họ", báo kinh tế Les Echos giới thiệu nhiều biện pháp.

Lắng nghe để thấu hiểu mong muốn và cảm nhận của các tài năng là điều quan trọng nhất, chứ không phải tiền lương. Giờ không còn là thời các các công ty tuyển dụng người tài mà là "người tài tuyển dụng doanh nghiệp". Thứ hai là nhà tuyển dụng phải làm nổi bật những ưu đãi đặc biệt so với các công ty khác, như số ngày nghỉ phép được hưởng lương, những ưu đãi về thuế thu nhập …

Tiếp theo là hiện đại hóa môi trường lao động và đảm bảo tiện nghi cho nhân viên, đề xuất cho họ những dự án thú vị trong tương lai, đào tạo và mang lại cho họ những cơ hội được thi tài. Và cuối cùng là đảm bảo cho nhân viên có sự cân đối hài hòa giữa công việc và cuộc sống cá nhân, chẳng hạn dịch vụ giữ trẻ cho các ông bố bà mẹ, khả năng làm việc từ xa …

Béo phì, tiểu đường : tác hại của thuốc trừ sâu

Tác hại của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm đối với con người hiện càng được chứng minh rõ ràng. Các nhà khoa học của Viện Nông học Quốc gia và Viện Quốc gia về sức khỏe và Nghiên cứu y khoa cho thấy các loài gặm nhấm tiếp nhận lâu dài thực phẩm có dư lượng 6 loại thuốc bảo vệ thực vật phổ thông trong ngưỡng cho phép, sẽ tích mỡ nhiều, tăng cân nhanh chóng và bị tiểu đường.

Các nghiên cứu năm 2013 và 2017 trên 50.000 người cũng chỉ ra rằng những người tiêu dùng nhiều thực phẩm sạch bio ít có nguy cơ thừa cân, béo phì và tiểu đường loại 2 hơn là những người khác.

Trang nhất các báo Pháp

Báo Le Monde quan tâm đến thời sự trong nước với tựa trang nhất "80km/h, câu chuyện về một quyết định không được lòng dân". Sau ba năm tỉ lệ tử vong của người tham gia giao thông tăng liên tục, thủ tướng Pháp mới đây ban hành quy định giảm bớt tốc độ chạy xe 10km/giờ, từ ngày 01/07/2018. Quyết định này bị đa phần công luận phản đối và làm giảm mức độ được lòng dân của chính phủ. Vẫn liên quan tới thời sự Pháp, báo kinh tế Les Echos nói tới "Bộ Tài Chính Pháp đối đầu với những cái bẫy ngân sách đầu tiên cho năm 2019".

Nhìn sang nước Đức, báo Le Figaro chạy tựa trang nhất "Angela Merkel bị lung lay vì cuộc khủng hoảng di dân". Tương lai chính trị của thủ tướng Đức vẫn bất định do các mâu thuẫn giữa đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo CDU của bà Merkel và phe cánh hữu thuộc đảng CSU. Chính phủ liên minh tại Đức vẫn có nguy cơ tan rã, do hai đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo CDU và đảng CSU không tìm được tiếng nói đồng thuận về hồ sơ người nhập cư, cho dù hồi tuần trước Hội Đồng Châu Âu đã đạt được thỏa thuận đón tiếp di dân.

Báo La Croix chú ý tới sự biến đổi khí hậu qua hàng tựa "Khí hậu, sự thay đổi tăng nhanh". Các nghiên cứu mới đây cho thấy tốc độ biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn so với chúng ta đang lo ngại. Còn báo Libération quan tâm tới thể thao qua hàng tựa "World Cup 2018 - Bằng cách nào Mbappé trở thành người dẫn đầu ?". 

Thùy Dương

Published in Châu Á

Mỹ tranh thủ Triển Lãm Hàng Không Singapore để rao bán vũ khí (RFI, 07/02/2018)

Nhân Triển Lãm Hàng Không Quốc Tế mở ra tại Singapore hôm 06/02/2018, Hoa Kỳ đã có một động thái hiếm hoi : Lần đầu tiên kể từ năm 2009 đến nay, Washington cử nhà ngoại giao hàng đầu chuyên trách việc bán vũ khí đến tận nơi để quảng bá cho vũ khí Mỹ. Mục tiêu không ngoài việc rao bán cho các nước trong vùng, đặc biệt là Đông Nam Á.

my1

Phi cơ F-35 của quân đội Mỹ.Ảnh : U.S. Air Force

Theo hãng tin Mỹ AP, bà Tina Kaidanow, nhân vật lãnh đạo bộ phận giám sát hồ sơ bán vũ khí tại bộ Ngoại Giao Mỹ, sẽ có mặt tại Singapapore trong suốt thời gian diễn ra cuộc triển lãm (6-10/02). Tháp tùng theo bà đến Singapore là một phái đoàn hùng hậu, trong lúc tại cuộc triển lãm đã có đến hơn 170 công ty Mỹ tham gia, với những gian hàng chiếm đến 1/3 không gian của hội chợ.

Phát biểu với hãng tin Mỹ, bà Kaidanow đã xác nhận hai mục tiêu đưa bà đến triển lãm Singapore. Đó là thúc đẩy việc bán vũ khí Mỹ, giúp người Mỹ có công ăn việc làm, đồng thời góp phần giúp các đối tác trong khu vực tăng cường an ninh. Một cách cụ thể, bà Kaidanow cho biết, phía Mỹ sẽ làm "tất cả có thể" để khuyến khích các chính phủ Châu Á mua vũ khí Mỹ, như máy bay chiến đấu F-35 do Tập đoàn Lockheed Martin sản xuất và tên lửa của hãng Raytheon.

Tại Singapore, hãng Lockheed Martin chẳng hạn, đã cho ra mắt phiên bản F35B, có thể cất cánh hay hạ cánh trên một đường bay ngắn, thậm chí bay lên hay đáp xuống gần như theo chiều thẳng đứng.

Theo ghi nhận của hãng Reuters, động thái của Mỹ tại Singapore mang hai ý nghĩa :

- Trước hết, đây là một bài trắc nghiệm thực tế chiến lược mới của chính quyền Donald Trump, muốn hai bộ Quốc Phòng và Ngoại Giao Mỹ đóng một vai trò tích cực hơn trong việc bán vũ khí ra nước ngoài, dĩ nhiên là vẫn đòi hỏi sự chấp thuận của bộ Ngoại Giao.

- Nhìn xa hơn, động thái này được cho là nhằm giúp Hoa Kỳ hạn chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại Đông Nam Á, đã không ngần ngại cho thấy sức mạnh thông qua kế hoạch Con Đường Tơ Lụa Mới, cũng như qua các hành động áp đặt chủ quyền tại Biển Đông.

Trên vấn đề này, hãng tin Mỹ AP nhắc lại rằng mới đây, tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra một chiến lược an ninh mới, trong đó có nhấn mạnh đến việc phải chống lại sự vươn lên của Trung Quốc và củng cố sự hiện diện của Mỹ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, nơi mà Bắc Kinh và Washington đang tố cáo lẫn nhau là tăng cường tiềm lực quân sự, làm dấy lên căng thẳng.

Việc đẩy mạnh bán vũ khí nằm trong chiến lược an ninh đó. Tại Châu Á, vũ khí Mỹ hiện có những khách hàng lớn như Nhật Bản và Hàn Quốc, Đài Loan, còn tại vùng Đông Nam Á, đó là Singapore, Indonesia, nếu chỉ kể đến những khách hàng quan trọng.

Gần đây, mối quan tâm của Mỹ cũng chuyển sang Việt Nam. Bản thân bà Kaidanow đã xác nhận rằng mới đây bà đã có một chuyến thăm "đặc biệt hữu ích" đến Việt Nam tham gia Đối thoại Chính trị và Quốc phòng Việt-Mỹ ở Hà Nội.

Sau khi nhắc lại việc chuyển giao tàu tuần tra cho Cảnh Sát Biển Việt Nam, bà đã tỏ hy vọng là Việt Nam "sẽ cân nhắc chọn các công ty Mỹ không chỉ trong lĩnh vực quân sự mà còn ở các mảng khác".

Tại Singapore, bà Kaidanow sẽ gặp các quan chức từ Nhật Bản, Canada và một số nước Đông Nam Á để thảo luận về việc mua vũ khí Mỹ. Theo bà, các nước Đông Nam Á nên hiểu rằng việc mua vũ khí của Hoa Kỳ "không chỉ là vấn đề an ninh, mà còn là vấn đề tương quan lực lượng khu vực".

Trọng Nghĩa

*******************

Quan chức Mỹ chào bán vũ khí ở ‘sân sau’ của Trung Quốc (VOA, 05/02/2018)

Nhà ngoại giao hàng đu ca Hoa Kỳ ph trách mua bán vũ khí hôm 5/2 cho biết rng bà s qung bá vũ khí M ti cuc trin lãm hàng không ln nht Châu Á, i du chân quân snh hưởng chính tr ca Trung Quc đang gia tăng, theo AP.

vukhi1

Máy bay máy bay chiến đu F-35 ca M.

Đại s Hoa Kỳ Tina Kaidanow nói vi các phóng viên trong cuc hp báo qua đin thoi ti trin lãm có tên gi Singapore Air Show rng phái đoàn ca bà đang "dc hết sc" đ khuyến khích chính ph các nước Đông Nam Á mua vũ khí ca M, như máy bay chiến đu F-35. Bà Kaidanow liên tc tìm cách xua tan ý nghĩ cho rng nh hưởng ca Hoa Kỳ đang suy gim.

Hãng tin Reuters nói, đây là lần đu tiên trong nhiu năm Hoa Kỳ c các nhà ngoại giao tham d trin lãm trên đ qung bá vũ khí M.

Chính quyền ca Tng thng Donald Trump tháng 12 năm ngoái đã vch ra mt chiến lược an ninh quc gia mi, trong đó đt trng tâm vào vic chng li s gia tăng quân s ca Trung Quc. Chiến lược này kêu gọi tăng cường s hin din ca Hoa Kỳ khu vc n Đ - Thái Bình Dương, nơi Bc Kinh và Washington cáo buc ln nhau vì châm ngòi cho mt cuc chy đua quân s nguy him trong khi c hai đang c gng gây nh hưởng trong khu vc.

Từ trước đến nay, Washington tìm cách lôi kéo các nước như Vit Nam, cu thù ca M, mua và chuyn giao vũ khí ca M vào thi đim mà Trung Quc đang tăng cường tuyên b ch quyn lãnh hi Bin Đông vi vic xây dng rm r các hòn đo nhân to.

Đại s Kaidanow đã thăm Hà Nội tun trước. Bà cho biết rng vic chuyn giao mt tàu tun duyên cho Vit Nam vào năm ngoái là mt điu "tích cc đáng kinh ngc".

"Họ có th s dng thiết b ca chúng tôi đ nâng cao nhn thc v t do hàng hi, an ninh hàng hi ... điu này rt quan trọng đi vi h", bà nói.

Trước đó, B trưởng Quc phòng Hoa Kỳ Jim Mattis cũng thăm Vit Nam, và tuyên b rng mt tàu sân bay M s thăm cng Vit Nam đ bày t tình đoàn kết.

Đề cp ti Vit Nam, bà Kaidanow nói : "Chúng tôi hy vng h s xem xét các công ty Mỹ, (không ch) trong lĩnh vc quc phòng mà còn trong các lĩnh vc khác".

Ngoài ra, bà nói sẽ gp các viên chc t Nht Bn, Canada và mt s nước Đông Nam Á đ tho lun vic mua bán vũ khí ti trin lãm trong nhng ngày ti và lp lun rng các nước Đông Nam Á nên cân nhc vic mua vũ khí ca M "không ch là vn đ an ninh mà là cân bng khu vc".

Về vic các tàu chiến Hoa Kỳ s duy trì hot đng t do hàng hi trong khu vc Bin Đông mà Trung Quc tuyên b ch quyn, bà nói thêm rng : "Chúng tôi chắn chn s tiếp tc duy trì hot đng này".

Trung Quốc lên án các hot đng t do hàng hi ca Hoa Kỳ, cho rng đó là nhng hành đng khiêu khích "liu lĩnh", làm tăng nguy cơ đi đu quân s gia hai cường quc.

***********************

Boeing tiếp cận Việt Nam về thiết bị quân sự (VOA, 05/02/2018)

Hãng chế to máy bay dân dng và quân s hàng đu thế gii cho biết đã có nhng đi thoi khi đu vi Vit Nam sau khi M d b lnh cm vn vũ khí vào năm 2016.

vukhi2

Máy bay ném bom chiến lược B-52 ca Boeing trong cuc trin lãm hàng không Singapore năm 2012.

Reuters dẫn li Phó Ch tch ph trách kinh doanh v Quc phòng và Không gian ca Boeing, ông Gene Cunningham, cho biết hôm 5/2 :

"Chúng tôi đã đến Vit Nam nhiu ln đ trao đi, nhưng chúng tôi vn còn đang trong giai đon xác lp".

Trả li trước cuc trin lãm hàng không ln nht Châu Á Singapore, ông Cunningham cho biết thêm rng Boeing s tuân th cht ch các th tc kim soát xut khu đc bit áp dng cho tt c các sn phm quân s ca M.

Theo lời đi din ca Boeing, hãng máy bay này đang có những cuộc tho lun trên khp Châu Á v nhng v mua bán thiết b quc phòng trong tương lai, như trc thăng tn công Philippines và Thái Lan.

Boeing cũng bày tỏ quan tâm đến mt cuc đu thu máy bay ti Canada, bt chp nhng bt đng gn đây khi Boeing khiếu ni hãng chế to máy bay ca Canada, Bombardier, bán phá giá máy bay trên th trường M. Mt y ban Thương mi ca M đã bác b khiếu ni này hôm 26/1.

Boeing sẽ có thi hn đến ngày 9/2 đ quyết đnh tham gia đu thu 88 máy bay tr giá t 15 t đến 19 tỷ đôla Canada (tương đương 12,1 t đến 15,3 t đôla M).

*******************

Mỹ sẽ thuyết phục Đông Nam Á mua vũ khí (RFA, 05/02/2018)

Một quan chức ngoại giao hàng đầu Hoa Kỳ chuyên giám sát thương mại quốc phòng hôm mùng 5 tháng 2 tuyên bố sẽ nỗ lực quảng bá những vũ khí của Mỹ tại triển lãm hàng không lớn nhất Châu Á diễn ra trong vài ngày tới tại Singapore.

vukhi3

Hình minh họa. Máy bay chiến đấu F - 35 của không quân Israel trình diễn trong lễ tốt nghiệp của phi công Israel ở căn cứ không quân Hatzerim hôm 27/12/2017 - AFP

Hãng AP dẫn lời Đại sứ Tina Kaidanow cho biết một phái đoàn lớn của Mỹ tham dự Triển lãm Hàng không Singapore (SAS) đang làm mọi thứ có thể để khuyến khích chính phủ các nước Đông Nam Á mua vũ khí của Mỹ, chẳng hạn như chiến đấu cơ F-35.

Bà Kaidanow hé lộ bà sẽ gặp gỡ giới chức Nhật Bản, Canada và nhiều quốc gia Đông Nam Á khác để bàn bạc các thỏa thuận mua bán vũ khí tại SAS 2018 diễn ra từ ngày 6 đến ngày 10/2. Bà Kaidanow cho rằng các quốc gia Đông Nam Á nên cân nhắc mua vũ khí Mỹ không chỉ vì vấn đề an ninh mà còn cân bằng khu vực.

Bộ Ngoại giao Mỹ trong một tuyên bố cho biết bà Kaidanow sẽ tư vấn các vấn đề liên quan đến thương mại quốc phòng và quảng bá hơn 150 công ty và tổ chức thương mại Mỹ trưng bày những công nghệ hàng không mới nhất.

Ngoài ra, bà Kaidanow còn khẳng định rằng chiến hạm Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện các chiến dịch tự do hàng hải FONOPs tại những vùng biển mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên biển Đông và tuyên bố Hoa Kỳ chắc chắn sẽ duy trì tần suất các hoạt động này.

Nhắc đến việc Washington bàn giao một chiếc tàu tuần duyên cho Việt Nam vào năm 2017, bà Kaidanow nhận định đây là một động thái hết sức tích cực bởi vì theo bà điều quan trọng là Việt Nam có thể sử dụng thiết bị của Mỹ cho nhận thức các vấn đề hàng hải (MDA), hay an ninh hàng hải. Bà hi vọng Việt Nam sẽ cân nhắc các doanh nghiệp của Mỹ không chỉ trong lĩnh vực quốc phòng mà cả các lĩnh vực khác.

Theo Reuters, đây là lần đầu tiên kể từ năm 2009 một quan chức hàng đầu giám sát hoạt động thương mại quốc phòng của Bộ Ngoại giao Mỹ tham dự Triển lãm Hàng không Singapore.

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng bành trướng quân sự và gia tăng ảnh hưởng chính trị trong khu vực.

Trước đó, vào tháng 12/2017, chính quyền Tổng thống Donald Trump công bố chính sách chiến lược an ninh quốc gia mới tập trung đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trong khi đó Hoa Lục xem chiến dịch tự do hàng hải của Mỹ là hành động khiêu khích nguy hiểm làm gia tăng rủi ro đối đầu quân sự giữa 2 quốc gia.

Vào tháng 1 năm 2018, Bắc Kinh chỉ trích mạnh mẽ vụ việc tàu khu trục Mỹ USS Hopper tiến gần Bãi cạn Scarborough – khu vực tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc.

Published in Châu Á

Các nước Đông Nam Á có những mối quan ngại thực sự trước những dự án của Trung Quốc. Sự "khập khiễng" về năng lực và nguyện vọng giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á sẽ là nguyên nhân chính cản trở sự tiến triển của những dự án đầy tham vọng của Trung Quốc.

bri1

Thượng đỉnh "Sáng kiến Một vành đai Một con đường" họp tại Bắc Kinh ngày 17/05/2017

Dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, Đông Nam Á chiếm một vị trí đặc biệt trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Về mặt chính trị, việc củng cố mối quan hệ tốt đẹp với các nước ở đó là một thành phần thiết yếu cấu thành chính sách ngoại giao ngoại vi của Trung Quốc.

Trong khuôn khổ Sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI-Belt and Road Initiative) đầy tham vọng của Trung Quốc, Đông Nam Á nằm ở giao điểm của Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa (Đông Nam Á trên đất liền) và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 (Đông Nam Á trên biển). Trung Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn nhất và giữ một vai trò đáng kể trong việc cấp vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng ở Đông Nam Á, đặc biệt là các nước lục địa bao gồm Myanmar, Lào và Campuchia. Ở các quốc gia biển, nguồn vốn của Trung Quốc cũng giữ vai trò ngày càng lớn, được chứng thực bởi cam kết tài trợ và đầu tư cho Indonesia và Philippines trong một vài năm qua.

Theo chính phủ Trung Quốc, nước này chú trọng vào 5 lĩnh vực khi phát triển BRI : sự phổ biến chính sách, sự kết nối các con đường, thương mại không bị cản trở, sự lưu thông tiền tệ và sự hiểu biết trong nhân dân. Trong khuôn khổ này, sự kết nối, đặc biệt là "kết nối phần cứng" thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, chiếm một vị trí trung tâm trong kế hoạch chiến lược của Trung Quốc. Các mạng lưới giao thông vận tải, đặc biệt là ở Đông Nam Á trên đất liền, sẽ tăng cường khả năng tiếp cận bán đảo Đông Dương và Ấn Độ Dương, cũng như củng cố hơn nữa ảnh hưởng chính trị và kinh tế của Trung Quốc trong khu vực. Những dự án mới cũng được kỳ vọng mang lại các cơ hội kinh doanh rất cần thiết cho ngành công nghiệp cơ sở hạ tầng của Trung Quốc vốn đang phải chịu gánh nặng dư thừa năng lực sản xuất ở trong nước. Trung Quốc cũng kỳ vọng những mạng lưới này sẽ giảm bớt rào cản và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư với các nước Đông Nam Á.

Trong khi sự quan tâm của Trung Quốc đến cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các mạng lưới giao thông vận tải ở Đông Nam Á, là không thể bác bỏ, thì cách thức các nước Đông Nam Á đón nhận sự hăng hái của Trung Quốc ít được xem xét hơn. Trong hoàn cảnh tốt nhất, phản ứng dường như là lẫn lộn. Tốc độ tiến triển đầy ấn tượng của các dự án cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc tuyên bố lại không đạt được do những sự trì hoãn liên tục, các cuộc đàm phán liên tiếp, và những mối nghi ngờ và quan ngại của các nước này, kể cả tình trạng tiến triển chậm hoặc không có tiến triển gì trong dự án Đặc khu kinh tế Kyaukpyu ở Myanmar, đường sắt Trung-Lào và đường sắt Trung-Thái – những dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất của Trung Quốc ở 3 nước này. Một sự xem xét kỹ lưỡng thái độ và chính sách của các nước Đông Nam Á đối với những dự án này tiết lộ những vấn đề căn bản về các tác động chính trị, kinh tế và quan trọng nhất là tài chính của chúng đối với chủ quyền, an ninh quốc gia và an ninh tài chính của 3 nước này.

Bài viết này đánh giá những tác động tiêu cực có thể có của 3 dự án này. Bài viết lập luận rằng sự "khập khiễng" về năng lực và nguyện vọng giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á sẽ tiếp tục cản trở sự tiến triển của những dự án đầy tham vọng này.

Vấn đề mang tên Kyaukpyu

Gần 2 năm đã qua kể từ khi tổ hợp liên doanh do công ty CITIC (một công ty đầu tư thuộc sở hữu nhà nước) của Trung Quốc dẫn đầu trúng thầu dự án xây dựng Đặc khu kinh tế (SEZ-Special Economic Zone) Kyaukpyu của Myanmar, có khả năng là dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất từng thấy ở nước này. Khi xét tới việc chính quyền Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) tập trung mạnh mẽ vào phát triển kinh tế trong nước và việc Trung Quốc kiên trì thúc đẩy thành công của các dự án của họ tại nước này, những câu hỏi và chuyện hoang đường về bối cảnh, nguồn vốn, các tác động chiến lược và quan trọng nhất là tương lai của siêu dự án này đã xuất hiện. Trước khi dự án có thể tiến triển một cách suôn sẻ, các cuộc thảo luận, việc chia sẻ thông tin và các hành động sẽ là cần thiết để ngăn chặn hậu quả như những gì đã xảy ra đối với dự án đập Myitsone xấu số.

bri2

Dự án Đặc khu kinh tế Kyaukpyu của Myanmar là dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất từng thấy ở nước này.

Kyaukpyu là 1 trong 3 SEZ lớn mà chính quyền Thein Sein quyết định theo đuổi cho chiến lược tăng trưởng trong nước của họ. Nằm ở bờ biển phía Tây của bang Rakhine, kế hoạch của nó gồm 3 thành phần cấu thành : một cảng biển nước sâu, một khu công nghiệp và một dự án phát triển nhà ở. chính phủ Myanmar đã mở thầu cho các nhà đầu tư vào mùa Thu năm 2014 và lựa chọn tổ hợp liên doanh do công ty CITIC dẫn đầu để phát triển cảng biển nước sâu và khu công nghiệp vào cuối tháng 12/2015. Kế hoạch sử dụng đất cho SEZ này đã được thông qua gần như đồng thời.

Tổng đầu tư từ Trung Quốc cho SEZ này được tính là ở mức 10 tỷ USD. CITIC dự định đi theo mô hình kinh doanh DBFOT đối với Kyaukpyu, chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng, cấp vốn, vận hành và chuyển giao các dự án. Tổ hợp liên doanh này sẽ có quyền phát triển và vận hành dự án trong vòng 50 năm với khả năng gia hạn thêm 25 năm nữa.

SEZ Kyaukpyu bị chỉ trích là một trong những thỏa thuận phút chót mà chính quyền Thein Sein đã thông qua trước khi từ chức, có thể lập luận là một cách vội vã nhằm xoa dịu Trung Quốc, mà không có sự thảo luận công khai thích đáng. Những sự tranh cãi như vậy được cho là lý do chính giải thích sự khởi công chậm trễ của dự án này. Hai năm sau khi dự án được thông qua, hầu như không có tiến triển thực sự nào được báo cáo. Những mối quan ngại về SEZ Kyaukpyu rõ ràng vẫn tồn tại bên trong chính quyền NLD, quân đội và xã hội.

An ninh tài chính Myanmar : Phải chăng SEZ Kyaukpyu sẽ phải gánh khoản nợ lớn đến mức không thể trả được cho đất nước ?

Một trong những mối quan ngại chính của giới chức Myanmar, ít nhất là trong các cuộc đối thoại riêng tư, là quy mô của SEZ Kyaukpyu lớn một cách không cần thiết. Nếu chính phủ của họ không thể cấp vốn, như điều người ta lo sợ, thì họ có thể sẽ phải nhờ cậy vào các khoản vay từ chính phủ Trung Quốc để trả phần đóng góp của mình. Nếu Myanmar phải góp 50% vốn, khoản đầu tư được yêu cầu có thể lên đến 5 tỷ USD, khoảng 7,5% GDP hàng năm trị giá 67 tỷ USD của nước này.

chính phủ và các công ty Trung Quốc có một mô hình cung cấp các khoản vay ưu đãi cho các nước để trả phần vốn góp của họ vào các dự án cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc xây dựng tại nước họ, chẳng hạn như những dự án theo BRI. Một trường hợp có thể so sánh là việc Lào phải vay Ngân hàng xuất-nhập khẩu Trung Quốc 2,1 tỷ USD để trả 30% vốn góp cho dự án đường sắt Trung-Lào. Vốn ban đầu mà Lào phải vay từ Bắc Kinh – 630 triệu USD – chiếm tới 5% GDP năm 2015 của Lào.

Được biết, tổng đầu tư cho cảng biển nước sâu Kyaukpyu là 7,3 tỷ USD. Kế hoạch ban đầu của chính phủ Myanmar quy định rằng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ kiểm soát không quá 85% vốn góp cho cảng biển nước sâu và 51% vốn góp cho khu công nghiệp. CITIC có vẻ nôn nóng muốn khai thác toàn bộ quy định này và đề nghị góp 70-85% vốn cho cảng. Có thể lập luận rằng điều này sẽ làm giảm mức đóng góp của Myanmar từ 3,6 tỷ USD xuống còn 1,1-2,2 tỷ USD. Giả sử Myanmar và Trung Quốc đều đang theo đuổi hình thức liên doanh theo tỷ lệ góp vốn 50-50 vào dự án khu công nghiệp trị giá 2,7 tỷ USD, thì Myanmar cần từ 2,5-3,5 tỷ USD để góp 15-30% vốn cho cảng biển nước sâu và 50% vốn cho khu công nghiệp. Đối với khoản vay dài hạn trong 30 năm, khoản tiền phải trả hàng năm sẽ vào khoảng 83-116 triệu USD, chưa kể lãi vay.

Liệu đây có phải là một khoản nợ lớn đến mức không thể trả được đối với chính phủ hay không là một câu hỏi, nhưng câu hỏi lớn hơn là liệu có nên giảm bớt quy mô dự án này để đáp ứng nhu cầu của Myanmar, chứ không phải nhu cầu của Trung Quốc mà tham vọng và năng lực áp đảo của nước này tương phản với nguyện vọng ôn hòa hơn và năng lực hạn chế hơn của Myanmar, hay không.

Người Myanmar đặt câu hỏi tại sao Myanmar cần vay tiền Trung Quốc để hỗ trợ một dự án đầy tham vọng của Trung Quốc được thiết kế chủ yếu nhằm phục vụ nghị trình chính trị và kinh tế của Trung Quốc. Lập luận phản bác của Trung Quốc sẽ là họ chỉ làm theo những hướng dẫn được quy định bởi chính quyền trước của Myanmar và vụ đấu thầu đã được tiến hành và thông qua theo đúng pháp luật. Sự trì hoãn hiện nay cho thấy mối quan ngại thực sự từ phía Myanmar.

An ninh quốc gia Myanmar : Liệu Kyaukpyu có trở thành căn cứ hải quân của Trung Quốc ?

Nếu Trung Quốc quả thật sẽ góp 85% vốn vào cảng biển nước sâu và cho Myanmar vay phần còn lại, thì những người chỉ trích lo lắng về quyền tự chủ ngày càng mở rộng của Trung Quốc trong việc quyết định cách thức phát triển và sử dụng cảng này – thậm chí cho rằng Trung Quốc có thể biến Kyaukpyu thành một cơ sở hải quân, hay chí ít là một cơ sở lưỡng dụng, tại vịnh Bengal như là một phần trong chiến lược Ấn Độ Dương của họ. Độ sâu của cảng Kyaukpyu (trung bình là 24 m và sâu hơn cảng Gwadar của Pakistan 10 m) tạo điều kiện thuận lợi cho mục đích sử dụng như vậy.

Myanmar, đặc biệt là quân đội Myanmar, cực kỳ nhạy cảm về vấn đề chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia của đất nước. Hiến pháp năm 2008 tuyên bố rõ ràng rằng "không quân đội nước ngoài nào được phép triển khai trên lãnh thổ Myanmar".

Thành tích trong quá khứ của Trung Quốc về các cảng lưỡng dụng ở Ấn Độ Dương không phải là hình mẫu. Dư luận rộng rãi trong khu vực tin rằng cảng Gwadar đã cung cấp các lợi thế quân sự cho Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Trong trường hợp cảng Hambantota của Sri Lanka, ở đó Trung Quốc chiếm 70% vốn góp, một yêu cầu của chính phủ Sri Lanka cấm Trung Quốc sử dụng cảng này cho các mục đích quân sự trước năm 2017.

Việc Trung Quốc gán cho Kyaukpyu tầm quan trọng chiến lược góp phần tạo nên những nghi ngờ của người Myanmar. Nó được xem là một thành phần cấu thành kế hoạch "chuỗi ngọc trai" vốn mở rộng tầm với khu vực của lực lượng hải quân, mang cho Trung Quốc khả năng về một sự hiện diện quân sự mới. Ngoài việc triển khai sức mạnh mang tính tượng trưng, cảng này không chỉ có thể là một kênh phục vụ nhu cầu năng lượng của Trung Quốc mà còn có thể trở thành một thành trì thực sự cho cả mục đích chiến đấu lẫn mục đích hậu cần. Điều này không có nghĩa là việc xây dựng cảng này rõ ràng sẽ dẫn đến một căn cứ quân sự, mà sẽ cần phải có những sự tái cam kết nghiêm túc và những thỏa thuận bằng văn bản để giải quyết các mối quan ngại của người Myanmar.

Ai là người chiến thắng ?

Trung Quốc nhìn thấy đủ lợi ích chính trị và kinh tế để biện minh cho một siêu dự án như SEZ Kyaukpyu. Họ coi Kyaukpyu là một tuyến đường thay thế then chốt cho một mạng lưới thương mại và vận tải bao phủ Đông Nam Á và Nam Á, với các lợi ích chiến lược đối với chiến lược Ấn Độ Dương của Trung Quốc. Nó có thể kích thích sự tăng trưởng của các tỉnh kém phát triển nằm sâu trong nội địa Trung Quốc bao gồm Vân Nam, Quảng Tây và Quý Châu, và tạo ra những cơ hội kinh doanh cho các công ty Trung Quốc, trong đó có CITIC. 

Trung Quốc cũng vẽ ra một bức tranh tương lai rực rỡ ở Kyaukpyu cho Myanmar, bao gồm việc tạo ra công ăn việc làm, các nguồn thu nhập từ cảng, những cải thiện về giao thông vận tải, những điều kiện thuận lợi cho thương mại, các nguồn thu từ thuế, giáo dục địa phương và các chương trình khác về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Họ hứa hẹn mang lại hơn 100.000 việc làm khi SEZ bắt đầu đi vào hoạt động ; 90% công việc quản lý sẽ dành cho người Myanmar trong vòng 10 năm đầu hoạt động và chính phủ Myanmar sẽ có được các nguồn thu từ thuế với tổng trị giá là 15 tỷ USD từ cảng và khu công nghiệp. Tuy nhiên, không có các chi tiết về cách thức và khung thời gian tạo công ăn việc làm. Và người ta không rõ có bao nhiêu doanh nghiệp sẽ xây dựng các nhà máy trong khu công nghiệp này. Nếu không tạo ra được năng lực công nghiệp như vậy, Kyaukpyu sẽ chỉ là một điểm trung chuyển cho hàng hóa Trung Quốc, chứ không phải một trung tâm phát triển.

Câu hỏi "Ai là người chiến thắng ?" không phải để ám chỉ rằng Myanmar sẽ thất bại. Nhưng việc thiếu thông tin và sự tranh luận công khai làm nổi bật tính chất bí mật của toàn bộ cuộc đối thoại về Kyaukpyu, khiến nhiều người nhớ lại số phận của một siêu dự án đầu tư khác của Trung Quốc – đập Myitsone.

Bất chấp những mối quan ngại này, tại thời điểm Myanmar nôn nóng tìm kiếm đầu tư nước ngoài, Kyaukpyu là một cơ hội tốt để có được sức mạnh từ nguồn vốn, các năng lực và sự hăng hái của Trung Quốc. Đầu tư của Trung Quốc dựa trên sự cân nhắc kỹ lưỡng các lợi ích quốc gia của chính họ. Myanmar có một cơ hội tốt để giành chiến thắng, nhưng một chiến thắng như vậy đòi hỏi những sự tính toán tinh vi. Việc trì hoãn khởi công phát triển dự án này làm dấy lên những nghi ngờ từ phía Myanmar. Cả Trung Quốc và Myanmar sẽ có lợi từ việc họ thảo luận công khai các mối quan ngại và giải pháp kịp thời cho chúng.

Tuyến đường sắt Trung-Lào đầy tham vọng

Mặc dù Trung Quốc nhận diện một vài lĩnh vực ưu tiên trong việc nâng cấp mối quan hệ của họ với Đông Nam Á trên đất liền, nhưng không có gì nổi bật hơn mạng lưới đường sắt xuyên Châu Á mà tuyến đường sắt Trung-Lào và tuyến đường sắt Trung-Thái làm mũi nhọn dẫn đầu.

bri3

Tuyến đường sắt biên giới Lào-Trung sẽ hoạt động năm 2021 - Ảnh minh họa

Ban đầu, có 3 lựa chọn về tuyến đường cho hệ thống đường sắt : tuyến phía Tây kết nối Côn Minh với bang Rakhine của Myanmar (đến vịnh Bengal) ; tuyến phía Đông chạy từ Côn Minh đến Hà Nội rồi xuôi xuống thành phố Hồ Chí Minh ; và sự lựa chọn tuyến giữa giữa Trung Quốc và Lào và giữa Lào và Thái Lan và cuối cùng kết nối Côn Minh với Bangkok. Cả tuyến phía Tây lẫn tuyến phía Đông đều trở thành những sự cân nhắc thứ yếu. Các nhân tố địa chính trị đóng một vai trò chính, khi chính quyền Thein Sein "xoay trục" sang phương Tây và chấm dứt hiệu lực biên bản ghi nhớ về tuyến đường sắt Trung Quốc-Myanmar vào năm 2014 và mối quan hệ Trung-Việt xấu đi do những tranh chấp trên Biển Đông. Tuy nhiên, tuyến giữa lại "đơm hoa kết trái" : Thỏa thuận cho dự án đường sắt Trung-Lào cuối cùng đã được ký kết vào tháng 11/2015 ; việc xây dựng đã được khởi công trong vòng 1 tháng và được xem là một thắng lợi lớn trong chính sách "ngoại giao đường sắt" của Trung Quốc.

Đường sắt Trung-Lào đã được đàm phán giữa 2 chính phủ. Biên bản ghi nhớ được ký kết ngay từ đầu tháng 10/2010, sau đó được Quốc hội Lào thông qua vào năm 2012. Mất 3 năm để đàm phán các điều khoản, nguồn vốn và việc xây dựng dự án trước khi được khởi công vào cuối năm 2015 tại Luang Prabang. Năm 2016, Công ty đường sắt Lào-Trung, một công ty liên doanh tại Lào, đã được trao quyền kinh doanh tuyến đường sắt này. Truyền thông Trung Quốc đã quảng bá dự án đầu tư đường sắt nước ngoài thứ hai này của Trung Quốc là sử dụng hoàn toàn "tiêu chuẩn Trung Quốc, công nghệ Trung Quốc và trang thiết bị Trung Quốc", sau dự án đầu tiên tại Indonesia.

Thực tế rằng các cuộc đàm phán về tuyến đường, giá thầu, nguồn vốn và nguồn nhân công mất tới 6 năm để hoàn tất cho thấy những khó khăn nội bộ và những bất đồng song phương. Bên trong Trung Quốc, cựu Bộ trưởng Đường sắt Lưu Chí Quân bị bắt vào năm 2011 vì những cáo buộc tham nhũng, điều đã dẫn đến việc xem xét lại các kế hoạch đường sắt cao tốc của Trung Quốc và việc tái cơ cấu Bộ Đường sắt. Bên ngoài, Trung Quốc tin rằng việc Việt Nam phản đối dự án này do những quan ngại về an ninh quốc gia của họ đã ảnh hưởng đến việc ra quyết định của Lào.

Trung Quốc và Lào đã phải mất thời gian để đạt được thỏa thuận về số vốn ước tính cần cho dự án là 7 tỷ USD, xấp xỉ 2/3 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này. Được biết, Quốc hội Lào có quan ngại về các khoản nợ lớn đang tích tụ và các chi phí trả nợ. Cũng có những bất đồng về vấn đề giải phóng mặt bằng, cũng như vấn đề tái định cư và đền bù cho nông dân.

An ninh tài chính của Lào : Liệu tuyến đường sắt này có khả thi về mặt tài chính hay không ?

Ước tính tổng chiều dài của tuyến đường sắt Trung-Lào là 427 km với tốc độ theo thiết kế là 200 km/h cho tàu khách và 120 km/h cho tàu hàng. Việc xây dựng được cho là sẽ hoàn tất trong vòng 5 năm vào năm 2021. Tổng đầu tư ước tính lên tới 7 tỷ USD, xấp xỉ 40 tỷ nhân dân tệ (tạp chí Nikkei Asian Review trích dẫn là 5,95 tỷ USD). Công ty đường sắt Lào sẽ đại diện cho chính phủ Lào nắm giữ 30% vốn góp, trong khi 70% vốn góp phía Trung Quốc được phân bổ cho : Công ty đường sắt Mowan (Mohan-Viêng Chăn) (40%), Công ty đầu tư Yukun Bắc Kinh (20%) và chính quyền tỉnh Vân Nam (10%). Mowan là một công ty liên doanh do 4 công ty xây dựng cơ sở hạ tầng thành lập nên.

Theo tạp chí Nikkei Asian Review, giai đoạn thi công đầu tiên đòi hỏi 2,38 tỷ USD, trong đó chính phủ Lào chịu trách nhiệm 715 triệu USD và chính phủ Trung Quốc chịu trách nhiệm 1,67 tỷ USD. Ngân sách quốc gia Lào sẽ đóng góp 50 triệu USD hàng năm trong giai đoạn 5 năm, cuối cùng chi tổng cộng là 250 triệu USD. Theo thỏa thuận giữa Lào và Trung Quốc, Lào sẽ vay số còn lại trong phần vốn góp 715 triệu USD của họ từ Ngân hàng xuất-nhập khẩu Trung Quốc với mức lãi suất thấp là 2,3%/năm với thời gian ân hạn là 5 năm và kỳ hạn phải thanh toán là 35 năm. Các khoản vay do Ngân hàng xuất-nhập khẩu Trung Quốc cung cấp được bảo lãnh bởi các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Lào – chủ yếu là bauxite.

Kế hoạch cấp vốn cho dự án này có sự khác biệt đáng kể so với phiên bản năm 2012, khi chính phủ Lào quyết tâm nắm toàn quyền sở hữu với nguồn đầu tư 7 tỷ USD có được nhờ một khoản vay từ Trung Quốc, một kế hoạch đã được thông qua tại phiên họp bất thường của Quốc hội. Chính phủ phải đưa ra sự đảm bảo tối cao cho khoản vay này, được cho là bao gồm không chỉ các khoản thu nhập từ dự án và tất cả tài sản của dự án mà còn cả các khoản tiền thuê mỏ từ các hoạt động khai thác mỏ của Trung Quốc : mỏ vàng và mỏ đồng ở quận Sepone và Vilabury của Savannakhet và mỏ bauxite ở Champassak. Kế hoạch ban đầu cũng nêu rõ chính phủ Lào không cần trả lãi khoản nợ trong 10 năm nhưng lãi sẽ phát sinh từ ngày đầu tiên sau khi khoản vay được thông qua và sẽ tăng vọt vào năm thứ 11 khi lãi phải được trả cùng với gốc. Trung Quốc sẽ nhận được 5 triệu tấn khoáng sản từ Lào, chủ yếu là bauxite.

Kế hoạch nắm toàn quyền sở hữu các siêu dự án được tài trợ 100% bằng khoản vay từ Trung Quốc rõ ràng là quá tham vọng, khi xét tới việc quy mô khoản vay sẽ chiếm 2/3 GDP của Lào năm 2015. Nó cũng gây nên những phàn nàn từ phía các nghị sĩ Lào rằng khoản vay này sẽ mang lại cho Trung Quốc toàn quyền kiểm soát tuyến đường sắt thông qua khoản vay mà chẳng tốn một xu.

Liệu kế hoạch mới có tốt hơn không ? Bất chấp việc tái cơ cấu khoản vay, các nhà quan sát vẫn nghi ngờ tính khả thi về mặt tài chính của dự án này và lo ngại rằng tổng chi phí sẽ đặt một gánh nặng quá lớn lên nền kinh tế Lào. Trong trường hợp chính phủ không thể cung cấp khoản đầu tư ban đầu của mình, một giải pháp khả thi có thể là nhượng lại đất cho Trung Quốc. Việc xây dựng tuyến đường sắt cũng sẽ kéo theo chi phí thông tin, liên lạc và công nghệ lên tới 3,67 tỷ USD. Hai nước đã nhất trí để cho 4 công ty là Công ty đường sắt Lào-Trung, Công ty viễn thông Lào, Công ty Châu Á-Thái Bình Dương và Công ty Huawei Trung Quốc cung cấp cả dịch vụ Internet lẫn dịch vụ điện thoại di động dọc tuyến đường này. 

Câu hỏi về an ninh tài chính dường như gay gắt hơn nếu xem xét bối cảnh rộng lớn hơn và khả năng sinh lời trong tương lai của tuyến đường sắt này. Cơ sở hạ tầng hiện tại của Lào thiếu sự phát triển, thậm chí ở mức độ sơ đẳng nhất. Phần lớn các tuyến đường bộ và đường sắt của nước này được xây dựng trong thời kỳ thuộc địa của Pháp.

Ngay từ đầu năm 2013, phân tích của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã cho thấy rằng những điều khoản về việc cấp vốn mà Ngân hàng xuất-nhập khẩu Trung Quốc đưa ra có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sự ổn định kinh tế vĩ mô của Lào. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã cảnh báo rằng dự trữ ngoại tệ nghèo nàn của Lào có thể dẫn đến khoản nợ hàng năm tương đương 70% GDP của nước này vào năm 2017.

Một số nhà quan sát bi quan lo ngại rằng một khi Lào trở nên không có khả năng thực hiện cam kết tài chính của mình, họ sẽ phải cung cấp cho Trung Quốc không chỉ quyền sử dụng đất mà cả các tài nguyên thiên nhiên của họ nữa, trong đó có hợp chất chứa kali và đồng, để đổi lấy sự khoan dung của Bắc Kinh.

Một nghiên cứu về tính khả thi do các chuyên gia Trung Quốc tiến hành cho thấy rằng tuyến đường sắt Trung-Lào sẽ lỗ vốn trong 11 năm vận hành đầu tiên, khẳng định niềm tin rằng các tuyến đường sắt xuyên quốc gia chậm sinh lời.

An sinh xã hội Lào : Việc thuê lao động địa phương và đền bù đất

Việc thi công tuyến đường sắt Trung-Lào được giao cho các công ty nhà nước của Trung Quốc. Lào đã tiếp nhận số lượng lao động Hoa kiều lớn nhất trong số tất cả các nước Đông Nam Á, lên tới 11.000 người vào năm 2015, do gặp khó khăn trong việc tìm lao động Lào có trình độ, chuyên môn kỹ thuật phù hợp cũng như khả năng sử dụng tiếng Trung hoặc tiếng Anh. Lào có số dân tương đối ít, 6,9 triệu người. Sự thiếu hụt lao động đã góp phần vào việc thuê lao động nước ngoài từ Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, chính phủ Lào đã đặt ra giới hạn về tỷ lệ phần trăm lao động nước ngoài tại các công ty nước ngoài ở Lào : 10% đối với lao động chân tay và 20% đối với quản lý với thời gian làm việc tối đa tại Lào là 4 năm.

Tính đến tháng 8/2017, phần lớn trong số 5.000 công nhân đang xây dựng tuyến đường sắt Trung-Lào là người Trung Quốc và Việt Nam, và chỉ một số lượng nhỏ công nhân Lào được tuyển chọn. Các công ty Trung Quốc đã thông báo kế hoạch tuyển dụng tận 7.112 lao động, bao gồm 211 chuyên gia, 505 kỹ sư, 56 quản lý văn phòng và 6.340 công nhân. Làm thế nào có thể đạt được một kế hoạch như vậy là điều vẫn cần phải xem xét. Các nhà đầu tư Trung Quốc và chính phủ Lào đều đã cam kết cung cấp đào tạo nghề cho công dân Lào.

Không tạo việc làm và thuê lao động địa phương, tuyến đường sắt Trung-Lào sẽ tạo ra một cú hích tạm thời cho nền kinh tế địa phương thông qua dòng người lao động nước ngoài chảy vào nước này, nhưng sẽ không tạo đà cho sự phát triển liên tục, bao gồm công nghiệp hóa và xây dựng năng lực.

Việc đền bù đất là một vấn đề gai góc khác mà chính phủ Lào miễn cưỡng chấp nhận thảo luận. Việc tịch thu đất để phát triển, thường không có sự thăm dò ý kiến dân chúng, tiến trình thỏa đáng hay sự đền bù công bằng cho người dân địa phương bị buộc phải rời bỏ quê hương, là nguyên nhân chính của sự phản kháng.

Trung Quốc đã nhờ chính phủ Lào xử lý vấn đề này đối với 3.800 ha đất bị tịch thu vĩnh viễn cho dự án đường sắt. Số liệu thống kê cư dân bị ảnh hưởng chỉ được thu thập vào tháng 12/2016, hơn 1 năm sau khi việc thi công bắt đầu. 599 tỷ kip đã được cấp cho công tác đền bù với những than phiền của người dân địa phương rằng cần phải gia tăng số tiền đền bù.

Ai là người chiến thắng ?

Chính phủ Lào đặt nhiều hy vọng vào dự án đường sắt, biến Lào từ một nước bị bao bọc bởi đất liền thành một trung tâm giao thông vận tải của Đông Nam Á trên đất liền. Nó có thể có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế quốc gia ; tuy nhiên, Lào đang phải trả giá đắt. Họ cần suy nghĩ thận trọng về việc dự án đường sắt này có thể hỗ trợ gì cho công nghiệp hóa hay tạo điều kiện thuận lợi gì cho thương mại vì sự phát triển bền vững.

Lào hầu như không có năng lực công nghiệp sản xuất hàng hóa giá trị gia tăng để vận chuyển hoặc là lên phía Bắc đến Trung Quốc hoặc là xuống phía Nam đến Thái Lan ; tuyến đường sắt sẽ biến Lào từ một nước bị bao bọc bởi đất liền thành một nước "đi ngang qua".

Trung Quốc không có khả năng là kẻ thất bại. Nếu Lào không trả được nợ thì Trung Quốc vẫn mở rộng mạng lưới giao thông vận tải của nước này, và việc không trả được nợ sẽ mang lại cho Trung Quốc thêm sức ảnh hưởng đối với chính sách đối nội và đối ngoại của Lào.

Tuyến đường sắt Trung-Thái : Tương lai không chắc chắn ?

So với tuyến đường sắt Trung-Lào, tuyến đường sắt Trung-Thái tỏ ra thậm chí còn khó khăn hơn và bị trì hoãn nhiều hơn. Mặc dù thông báo ban đầu về thỏa thuận này được đưa ra vào năm 2014, nhưng 3 năm sau đó dự án vẫn chưa được khởi công bất chấp sự bền bỉ của Bắc Kinh.

bri4

Tuyến đường sắt Trung-Thái tỏ ra thậm chí còn khó khăn hơn và bị trì hoãn nhiều hơn

Ít nhất có 4 nhân tố góp phần vào số phận không chắc chắn của tuyến đường sắt này : nội chính Thái Lan, các mối quan ngại về vốn, sự cạnh tranh của nước ngoài và các mối quan ngại về địa chính trị.

Nội chính Thái Lan

Đề xuất ban đầu của Trung Quốc ra điều kiện cho thỏa thuận xây dựng tuyến đường sắt cao tốc đổi lấy nông sản Thái Lan. Đề xuất này đã được thảo luận giữa Trung Quốc và chính quyền Yingluck vào năm 2013 và được ký kết vào tháng 10.

Ở Trung Quốc, kế hoạch này được gọi một cách sinh động là "Đổi gạo lấy đường sắt". Tuy nhiên, chính quyền Yingluck đã rơi vào khủng hoảng do những cáo buộc tham nhũng về chương trình trợ cấp nông nghiệp của bà (đặc biệt là chương trình thu mua gạo), điều đã dẫn đến cuộc đảo chính quân sự hồi tháng 5/2014. Ảnh hưởng trước mắt nhất là việc Trung Quốc hủy bỏ thỏa thuận mua 1,2 triệu tấn gạo của Thái Lan. Ba tháng sau cuộc đảo chính, hai nước đã quyết định tách các thỏa thuận gạo ra khỏi kế hoạch đường sắt. Kế hoạch "Đổi gạo lấy đường sắt" đã bị hủy bỏ. Các nhà ngoại giao Trung Quốc đã thừa nhận "những chênh lệch lớn về giá trị của gạo và tuyến đường sắt cao tốc" và rằng "việc gắn kết chúng lại với nhau là không công bằng cho các tuyến đường sắt của Trung Quốc".

Trong cộng đồng chính sách Trung Quốc, đánh giá ban đầu về sự thay đổi bất ngờ này là chính quyền quân sự do tướng Prayut lãnh đạo chống lại Trung Quốc vì họ phản đối chính quyền Yingluck "thân Trung Quốc". Mặc dù người Trung Quốc vẫn còn tiếc vì một dự đoán sai lầm nữa về một ứng cử viên chính trị ở Đông Nam Á, nhưng họ ngạc nhiên một cách dễ chịu là cuộc đảo chính quân sự đã làm xấu đi mối quan hệ giữa Thái Lan và phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Để tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế, chính quyền quân sự đã tiến về phía trước với việc ủng hộ dự án đường sắt cao tốc Trung-Thái vào cuối năm 2014 trong chuyến thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường, nhưng các cuộc đàm phán mang tính đảm bảo với chính quyền Prayut đã tỏ ra khó khăn.

Người Trung Quốc coi dự án này là "nạn nhân" của nội chính Thái Lan, các điều khoản bị hủy bỏ và đàm phán lại nhiều lần nhằm nâng cao "thành tựu chính trị" của chính quyền quân sự Thái Lan.

Kế hoạch tài chính

Kế hoạch tài chính của dự án này là trở ngại lớn nhất đối với cả Trung Quốc lẫn Thái Lan. Một bài báo của tạp chí Nikkei Asian Review năm 2016 cho rằng những bất đồng về tài chính trong đó có việc làm thế nào để phân chia khoản chi phí đầy tham vọng là 15 tỷ USD theo đề xuất ban đầu, hay việc 2 nước không thể nhất trí về khoản đầu tư của mỗi bên vào công ty phục vụ mục đích đặc biệt mà sẽ chịu trách nhiệm thi công tuyến đường sắt.

Trung Quốc bác bỏ đề xuất của Thái Lan rằng Trung Quốc đầu tư 60% vào công ty liên doanh phục vụ mục đích đặc biệt, trong khi đó Thái Lan không thể nhất trí về khoản cho vay của Trung Quốc với lãi suất hàng năm là 2,5%, khăng khăng đòi giảm lãi suất xuống còn 2%.

Một số nguồn cho biết chính phủ Thái Lan tin rằng tầm quan trọng địa chiến lược của nước này là nguyên cớ cho vốn đầu vào vô điều kiện từ phía Trung Quốc, khi xét tới việc tuyến đường sắt Trung-Thái là một thành phần thiết yếu cấu thành BRI ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa nhất trí nhượng bộ hơn vì Thái Lan đã từ chối trao cho họ quyền sử dụng đất dọc tuyến đường sắt, trong số các đặc quyền khác mà Trung Quốc ít nhất có thể giành được với các dự án của họ ở Lào.

Bộ trưởng Giao thông vận tải Thái Lan đã bày tỏ quan điểm rằng dự án này được xây dựng dựa trên "tình hữu nghị Trung-Thái" – mối quan hệ đã bước vào năm thứ 40 vào năm 2016 ; vì vậy Thái Lan hy vọng làm ăn với Trung Quốc với mức giá thấp hơn giá thị trường dành riêng cho "bạn bè", và Trung Quốc không nên chạy theo lợi nhuận.

Năm 2016, trước sự lo lắng và thất vọng lớn của Trung Quốc, Thái Lan tuyên bố rằng họ đã quyết định tự mình đầu tư vào giai đoạn đầu tiên của dự án, cho phép họ nâng tốc độ tối đa lên 250 km/h, từ tốc độ trung bình theo kế hoạch mà Trung Quốc yêu cầu. Tuy nhiên, vấn đề tài chính vẫn là một thách thức. Thái Lan đã quyết định giữ tốc độ tối đa là 250 km/h, thay vì tốc độ tiêu chuẩn là 300 km/h đối với tàu cao tốc, vì sự chênh lệch 50 km/h sẽ làm chi phí tăng lên 130%.

Thái Lan cũng đã và đang đàm phán với Trung Quốc để sửa lại thiết kế đường sắt thành một thiết kế chi tiết bớt tốn kém hơn, dự định giảm tổng ngân sách ban đầu từ 14,2 tỷ USD xuống còn 11,3 tỷ USD.

Ngoài ra, Thái Lan không ủng hộ mô hình Bắc Kinh đề xuất, mà theo đó nhà thầu/công ty kỹ thuật chịu trách nhiệm xây dựng và chuyển giao dự án hoàn chỉnh cho khách hàng. Thái Lan dự định chuyển sang mô hình Phương tiện mục đích đặc biệt (SPV-Special Purpose Vehicule), cho phép công ty mẹ thiết lập một công ty con riêng biệt được giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm về dự án, nhờ đó giải thoát cho công ty mẹ/chính phủ khỏi tất cả mọi nghĩa vụ pháp lý về tài chính trong trường hợp không thể thực hiện dự án hoặc phá sản. Đầu tư độc lập đem lại cho Thái Lan tính linh hoạt lớn hơn, nhưng nó có thể khiến chính phủ Thái Lan phải chịu gánh nặng quá tải khi xét tới thành tích nợ công còn phải trả của nước này. Một số nhà phân tích ở Thái Lan đã bày tỏ mối quan ngại rằng các dự án quy mô lớn có thể đẩy nợ công vượt mức 50% GDP. Cuối năm 2016, nợ công chiếm 41,2% GDP.

Hiện tại, như đã được cả Bắc Kinh lẫn Thái Lan thông qua, Trung Quốc sẽ chịu trách nhiệm thiết kế, giám sát, hỗ trợ công nghệ và chuyển giao công nghệ trong thời gian thi công tuyến đường sắt, và Thái Lan sẽ chịu trách nhiệm thi công và cấp vốn. Hai bên cũng đã nhất trí thuê kỹ sư và công nhân Thái Lan ở mức nhiều nhất có thể. Ưu tiên tương tự cũng áp dụng cho việc lựa chọn trang thiết bị và vật tư. Tuy nhiên, một số vấn đề pháp lý như giấy phép lao động tạm thời cho các chuyên gia tư vấn kỹ thuật Trung Quốc làm việc tại công trường vẫn chưa được giải quyết.

Sự cạnh tranh của nước ngoài

Theo phân tích của Trung Quốc, sự cạnh tranh của nước ngoài, đặc biệt từ Nhật Bản, là một nhân tố quan trọng trong sự trì hoãn liên tiếp và các cuộc đàm phán lại tuyến đường sắt Trung-Thái. Trung Quốc trước sau luôn nhận thấy một sự cạnh tranh giữa kế hoạch "Bắc-Nam" của họ đối với việc phát triển mạng lưới giao thông vận tải khu vực và ưu tiên "Đông-Tây" của Nhật Bản. Trong trường hợp tuyến đường sắt cao tốc Thái Lan, Nhật Bản đã đưa ra một kế hoạch tài chính với lãi suất 0,1% theo chương trình viện trợ phát triển chính thức (ODA) của họ, điều làm gia tăng ảnh hưởng đòn bẩy của chính phủ Thái Lan trong các cuộc đàm phán của họ với Trung Quốc. Việc Trung Quốc không thể đưa ra một lãi suất tốt hơn đã dẫn đến quyết định của Thái Lan là theo đuổi nguồn vốn của riêng họ.

Sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản về tuyến đường sắt cao tốc Thái Lan tương phản với dự án đường sắt Jakarta-Bandung, mà đề nghị cấp vốn cho nó từ phía Trung Quốc chứ không phải Nhật Bản đã được Indonesia chấp thuận bất chấp mức chênh lệch tương tự về lãi suất (Trung Quốc là 2,5% và Nhật Bản là 0,1%). Nhật Bản thất bại trong vụ đấu thầu đó bởi họ yêu cầu sự đảm bảo của chính phủ Indonesia. Nhật Bản hiện đang theo đuổi một dự án đường sắt cao tốc kết nối Bangkok với Chiangmai, điều mà người Trung Quốc tin là can thiệp vào tiến trình của dự án đường sắt Trung-Thái ở chỗ Thái Lan đang lợi dụng những sự nhượng bộ từ nước này để gây áp lực hơn nữa với nước kia.

Trong trường hợp việc khởi công xây dựng bị trì hoãn gần đây nhất vào tháng 10/2017, một chuyên gia Trung Quốc đã chỉ ra rằng việc Nhật Bản không thể đưa ra bất kỳ quyết định nào về dự án đường sắt Thái Lan của họ trong thời gian diễn ra cuộc tổng tuyển cử đã buộc Trung Quốc phải trì hoãn các dự án của mình.

Các mối quan ngại về chính trị

Ý định của Trung Quốc mang mục đích kinh tế đơn thuần hay "thực dân", khi xét tới việc họ hăng hái về dự án đường sắt trong khuôn khổ BRI và quy mô của dự án ?

Tuyến đường sắt cao tốc Trung-Thái được 2 chính phủ ủng hộ, quản lý và làm mũi nhọn dẫn đầu, mà hầu như không có sự tranh luận công khai nào về tác động chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường đối với người dân Thái Lan. Mặc dù mô hình này không mới ở Đông Nam Á, nhưng nó tạo ra những mối nghi ngờ lớn trong dân chúng. Một số nhà kinh tế Thái Lan lập luận rằng việc ưu tiên mối liên kết kinh tế với Trung Quốc thông qua tuyến đường sắt cao tốc không phù hợp với chính sách hiện tại là ưu tiên đầu tư và phát triển các khu vực duyên hải ở phía Nam. Đề xuất ban đầu "Đổi gạo lấy đường sắt" của Trung Quốc làm leo thang cuộc khủng hoảng chính trị trong nước, điều gián tiếp dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Yingluck và cuộc đảo chính quân sự.

Có thể nhận thức được là những bất đồng liên quan đến các dự án đầu tư của Trung Quốc có tác động gây bất ổn lên sự cân bằng chính trị trong nước vốn mong manh ở những nước như Thái Lan.

Kết luận

Nếu được hiện thực hóa, SEZ Kyaukpyu, tuyến đường sắt Trung-Lào và tuyến đường sắt Trung-Thái sẽ là những dự án lớn nhất của Trung Quốc lần lượt tại Myanmar, Lào và Thái Lan. Trong BRI của Trung Quốc xuyên qua Đông Nam Á, ba dự án này có tầm quan trọng chiến lược riêng.

SEZ Kyaukpyu được kỳ vọng sẽ mở rộng mạng lưới giao thông vận tải khu vực Tây Nam của Trung Quốc xuyên qua Myanmar đến Ấn Độ Dương. Sự kết hợp của tuyến đường sắt Trung-Lào và Trung-Thái sẽ làm thông suốt hành lang giao thông vận tải từ khu vực phía Nam Trung Quốc xuyên qua Đông Nam Á trên đất liền đến mũi phía Nam của bán đảo Đông Dương thông qua giao thông đường bộ. Chúng là những thành phần then chốt cấu thành Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa và sự hội tụ của nó với Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21. Trung Quốc đã cống hiến các nguồn lực kinh tế và chính trị to lớn để đảm bảo quá trình thực thi chúng diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ.

Tuy nhiên, sự thực bất lợi là những siêu dự án cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc đang thúc đẩy trong khuôn khổ BRI ở Đông Nam Á trên đất liền đã vấp phải những sự chối từ hay phản đối từ phía các nước tiếp nhận viện trợ.

Có một sự "khập khiễng" rõ ràng về năng lực và sự quyết tâm giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Trung Quốc kiểm soát các năng lực tài chính vô song và quyết tâm chính trị theo đuổi những dự án này. Tham vọng thiết lập các mạng lưới giao thông vận tải tiên tiến trên toàn khu vực Đông Nam Á trên đất liền của họ khó mà ăn khớp với năng lực khiêm tốn hơn nhiều và nguyện vọng ôn hòa hơn nhiều của các nước Đông Nam Á. Quả thực, so với giấc mơ của Trung Quốc là củng cố và hội nhập nền kinh tế khu vực vào một mạng lưới lấy Trung Quốc làm trung tâm, thì các nước như Myanmar, Lào và Thái Lan quan tâm trước hết đến sự tăng trưởng kinh tế trong nước, điều vốn không đòi hỏi trình độ mạng lưới hạ tầng tiên tiến mà Trung Quốc sẽ ưa thích.

Các nước Đông Nam Á tiếp nhận viện trợ bị giằng xé ít nhất bởi 2 tình thế tiến thoái lưỡng nan : giữa các lợi ích kinh tế và an ninh tài chính, cũng như giữa các cơ hội kinh tế và an ninh quốc gia. Mặc dù các dự án Trung Quốc sẽ đóng một vai trò trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, nhưng chúng sẽ tạo ra những món nợ đáng kể và các vấn đề về khả năng thanh toán. Sự phản đối của Thái Lan và Myanmar đối với các dự án quá lớn và các nguồn ngân sách quá "khủng" của Trung Quốc cho thấy rõ những khác biệt to lớn về kỳ vọng và sự từ chối gánh những khoản nợ quá mức vì chiến lược của Trung Quốc. Các công ty và chính quyền địa phương của Trung Quốc có xu hướng mạnh mẽ là mở rộng một cách không cần thiết quy mô của các dự án vừa phải nhằm gia tăng tầm cỡ của toàn bộ các hợp đồng bởi giả định tạm thời rằng tất cả các khoản vay cuối cùng sẽ được chính phủ các nước Đông Nam Á thanh toán.

Cái giá để phát triển cơ sở hạ tầng đối với những chính phủ này là quá lớn, chắc chắn làm xói mòn an ninh tài chính của họ trong tương lai. Chính phủ cả 3 nước đã có các biện pháp để giảm bớt quy mô của các dự án được đề xuất mà không có sự đảm bảo đối với các vấn đề về an ninh tài chính.

Để gia tăng tính khả thi về vốn, chính phủ và các ngân hàng chính sách Trung Quốc đã phác thảo các điều khoản nhượng bộ và các kế hoạch phân bổ quyền sở hữu để giảm bớt gánh nặng tài chính cho chính phủ các nước tiếp nhận viện trợ. Tuy nhiên, tỷ lệ sở hữu cao hơn cho Trung Quốc gây nên những mối quan ngại trước mắt về vấn đề chủ quyền và an ninh quốc gia.

Chính phủ Myanmar quan ngại một cách chính đáng về sự kiểm soát gần như độc quyền của Trung Quốc đối với cảng biển nước sâu tại Kyaukpyu, cũng như chính phủ Thái Lan quan ngại trước đòi hỏi về quyền sử dụng đất dọc tuyến đường sắt. Khi Trung Quốc đưa ra thỏa thuận trao đổi giữa các điều khoản nhượng bộ về tài chính và đòi hỏi lấn lướt và quá đáng hơn về các nguồn lực chiến lược, các nước Đông Nam Á bị buộc phải đưa ra sự lựa chọn khó khăn giữa các cơ hội kinh tế và mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh quốc gia.

Các siêu dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc có khả năng làm trầm trọng hơn tính mong manh trong nội bộ của các nước tiếp nhận viện trợ. Trong trường hợp của Thái Lan, đề xuất "đổi gạo lấy đường sắt" và các kế hoạch nhập khẩu gạo có liên quan của Trung Quốc đã góp phần vào các trường hợp tham nhũng vốn dẫn đến cuộc đảo chính quân sự năm 2014. Quyền sở hữu chủ đạo của Trung Quốc đối với cảng biển nước sâu Kyaukpyu làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa quân đội Myanmar vốn quan ngại về vấn đề chủ quyền và an ninh và chính quyền dân sự Myanmar trước đó và hiện nay, khiến cho tương lai chính trị vốn mong manh của nước này càng không chắc chắn hơn.

Xét một cách toàn diện, cả 3 dự án này đầy những mối quan ngại về xã hội và môi trường, kể cả việc chiếm dụng và đền bù đất, sự thiếu tính minh bạch và thảo luận công khai, dòng người lao động Trung Quốc chảy vào và những đánh giá không rõ ràng về tác động đối với môi trường.

Các nước Đông Nam Á có những mối quan ngại thực sự, điều đã dẫn đến sự thực thi thất thường và tương lai không chắc chắn của các dự án trước sự không hài lòng của Trung Quốc. Bài học quan trọng đối với Trung Quốc là sự "khập khiễng" về năng lực và nguyện vọng giữa các nước Đông Nam Á và Trung Quốc trong việc phát triển cơ sở hạ tầng quyết định việc BRI đầy tham vọng của Trung Quốc sẽ phải chịu những sự kiềm chế then chốt và vấp phải sự chống đối của địa phương.

Việc phát triển cơ sở hạ tầng Trung Quốc-Đông Nam Á trong tương lai cần dựa trên sự nhất trí lẫn nhau về các lợi ích chung chứ không phải là sự áp đặt đơn phương các tham vọng của Trung Quốc.

Yun Sun

Biên dịch : Trần Quang

Nguồn : nghiencuubiendong, 27/11/2017

Yun Sun là nhà nghiên cứu liên kết cấp cao Chương trình Nghiên cứu Đông Á, Trung tâm Nghiên cứu Stimson, chuyên viên nghiên cứu không thường trú tại Viện Nghiên cứu Brookings. Bài viết được đăng trên The Asan Forum.

Published in Diễn đàn

Nhật muốn đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí sang Đông Nam Á (RFI, 13/06/2017)

Nhật Bản đang tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu thiết bị quân sự sang các quốc gia Đông Nam Á trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.

nhat1

Chiến đấu cơ F-35A, sản phẩm quốc phòng hàng đầu của Nhật, do Mitsubishi lắp ráp. Ảnh chụp ngày 05/06/2017.STR / JIJI PRESS / AFP

Theo hãng tin AP, giám đốc Cơ quan Hậu cần và Công nghệ của bộ quốc phòng Nhật, ông Hideaki Watanabe vừa cho biết là ngày, 15/06/2017, Tokyo sẽ chủ trì một cuộc họp với các quan chức quốc phòng từ các nước Đông Nam Á để thảo luận về việc chia sẻ các công nghệ và thiết bị quân sự. Ông Watanabe thông báo như trên vào ngày 12/06 nhân cuộc một cuộc triển lãm vũ khí quốc tế gần thủ đô Tokyo, với sự tham dự của hàng trăm quan chức quốc phòng và lãnh đạo ngành công nghiệp từ khắp nơi trên thế giới.

Cuộc họp ngày mai là nằm trong khuôn khổ chính sách của thủ tuớng Shinzo Abe thúc đẩy vai trò quân sự của Nhật trên trường quốc tế, đồng thời gia tăng xuất khẩu thiết bị quốc phòng của Nhật, đặc biệt là sang các nước Đông Nam Á, khu vực mà Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh việc bán vũ khí.

Chiếu theo bản Hiến pháp hoà bình được ban hành sau Đệ nhị Thế chiến, cho tới nay Nhật Bản vẫn hạn chế tối đa việc xuất khẩu vũ khí, chủ yếu là giới hạn trong việc cùng nghiên cứu và phát triển vũ khí với Mỹ trong khuôn khổ hiệp ước quốc phòng song phương. Kể từ khi các quy định đó được nới lỏng, Nhật Bản nay đã có các thỏa thuận phát triển thiết bị quân sự chung với Anh Quốc, Úc và Pháp. Để thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng của Nhật, Tokyo đã tăng ngân sách nghiên cứu lên hơn 10 tỷ yen (90 triệu đôla) năm nay.

Trong thời gian gần đây, Nhật Bản đã xúc tiến việc chuyển giao công nghệ thiết bị quốc phòng sang các nước Đông Nam Á để giúp các nước này nâng cao khả năng bảo vệ an ninh trên biển trước việc Trung Quốc gia tăng sự hiện diện ở Biển Đông. Tuy nhiên cho tới nay, Tokyo chỉ mới ký hợp đồng cho Philippines thuê ít nhất 5 phi cơ giám sát TC-90 để tuần tra trên biển. Hai chiếc đầu tiên đã được giao cho Manila tháng 3 vừa qua và 3 chiếc còn lại sẽ được giao vào tháng 3 năm tới. Các phi công của hải quân Philippines sẽ được huấn luyện tại Nhật để lái các chiếc TC-90 này.

Nhân chuyến viếng thăm Việt Nam đầu năm nay, thủ tướng Shinzo Abe cũng đã thông báo quyết định cung cấp cho Việt Nam thêm 6 tàu tuần tra mới để nâng cao năng lực của lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam.

Theo hãng tin AP, hiện giờ các nhà sản xuất của Nhật vẫn còn thận trọng về viễn cảnh xuất khẩu thiết bị quân sự. Chẳng hạn như Mitsubishi Heavy Industries, nhà sản xuất khu trục hạm Aegis và chiến đấu cơ phản lực, không dự trù sẽ tăng mạnh số bán ngay lập tức, vì các thương vụ bán thiết bị quốc phòng của Nhật hiện tập trung nhiều hơn vào các lĩnh vực phòng chống thiên tai và hòa bình quốc tế.

Đông Nam Á là một thị trường tuy nhỏ, nhưng có rất nhiều hứa hẹn đối với Nhật, vì cùng với đà tăng trưởng kinh tế, các nước khu vực này đang đồng loạt gia tăng chi tiêu quân sự, nhất là để đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc. Cuộc triển lãm vũ khí gần Tokyo, do các bộ quốc phòng, ngoại giao và công nghiệp Nhật bảo trợ, sẽ là dịp để các nhà sản xuất Nhật "chào hàng" với các đối tác Đông Nam Á. Nhưng họ sẽ phải cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, nhất là vì Trung Quốc bán vũ khí giá rẻ hơn cho các nước Đông Nam Á.

Thanh Phương

*****************

hật Bản muốn đẩy mạnh bán vũ khí cho Đông Nam Á (Tiền Phong, 13/06/2017)

Chính phủ Nhật Bản muốn đẩy mạnh bán vũ khí, công nghệ quân sự cho Đông Nam Á, trong bối cảnh khu vực đang đối mặt nhiều thách thức an ninh và Tokyo dần dần thay đổi chính sách quân sự.

nhat2

Mô hình máy bay tìm kiếm, cứu nạn US-2 do Cty Nhật Bản ShinMaywa Industries sản xuất. Ảnh: Getty Images.

Một quan chức quốc phòng Nhật Bản hôm qua cho biết, Nhật Bản đang muốn đẩy mạnh bán vũ khí cho các quốc gia ở Đông Nam Á, trong bối cảnh căng thẳng ở khu vực đang gia tăng. Đây là một phần trong chiến lược của Thủ tướng Shinzo Abe nhằm tăng cường vai trò quân sự của Nhật Bản và đẩy mạnh bán trang thiết bị quốc phòng, đặc biệt cho Đông Nam Á, nơi Trung Quốc đã mở rộng bán vũ khí.

Ông Hideaki Watanabe, Giám đốc Cơ quan Mua sắm công nghệ và hậu cần thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản, cho biết, Nhật Bản sẽ tổ chức một hội nghị vào thứ 5 tuần này với các quan chức quốc phòng từ ASEAN để thảo luận về việc chia sẻ thiết bị và công nghệ. Ông Watanabe cho biết như vậy tại một triển lãm vũ khí quốc tế gần Tokyo, với sự tham gia của hàng trăm quan chức, lãnh đạo quốc phòng khắp thế giới.

Ông Watanabe nói rằng, gần đây có nước nỗ lực hung hăng nhằm thay đổi hiện trạng trên biển Đông. “Cần phải duy trì vùng biển mở và ổn định theo nguyên tắc pháp quyền. Bảo đảm an toàn hàng hải và an toàn bay góp phần duy trì hòa bình, thịnh vượng ở Nhật Bản và quốc tế. Việc Nhật Bản nghiên cứu và phát triển trang thiết bị quốc phòng chất lượng cao đóng góp cho quốc phòng của Nhật Bản và những nơi khác”, ông Watanabe nói.

Ngành công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản hiện nay mới đạt doanh thu mỗi năm khoảng 16 tỷ USD, trong khi ngành công nghiệp ô-tô của nước này đạt 470 tỷ USD. Nhật Bản phải hạn chế xuất khẩu vũ khí do hiến pháp hòa bình, nên nước này chỉ có một số hoạt động nghiên cứu và phát triển vũ khí hạn chế theo một thỏa thuận an ninh song phương với Mỹ. Từ khi nới lỏng quy định năm 2014, Nhật Bản giờ đang có những thỏa thuận nghiên cứu chung với Anh, Úc và Pháp.

Để tăng quy mô ngành công nghiệp quốc phòng, chính phủ Nhật tăng chi cho nghiên cứu lên hơn 90 triệu USD trong năm nay. Nhật Bản cũng đang thúc đẩy chuyển giao trang thiết bị quốc phòng cho các nước Đông Nam Á để giúp họ nâng cao năng lực an ninh trên biển, trong khi Trung Quốc quyết liệt quân sự hóa trên biển Đông. Nhưng đến nay, Nhật Bản mới có thỏa thuận bán máy bay  giám sát TC-90 cho Philippines.

Bớt e ngại

Trong khi đó, Trung Quốc đã xuất khẩu rất nhiều thiết bị quân sự giá rẻ cho các nước Đông Nam Á. “Điều rất quan trọng với Đông Nam Á là chi phí và Trung Quốc sẽ mời chào với giá rẻ”, ông Paul Burton, giám đốc hàng không, quốc phòng và an ninh tại công ty dịch vụ tài chính IHS Markit ở Singapore, nhận xét.

Triển lãm Công nghệ và hệ thống hàng hải châu Á (MAST) diễn ra trong 3 ngày, được các ngành công nghiệp, quốc phòng và ngoại giao Nhật Bản tài trợ. Khi MAST diễn ra lần đầu tiên năm 2015, các công ty Nhật Bản còn e ngại việc quảng cáo các sản phẩm quốc phòng của họ vì không muốn bị hiểu là Nhật Bản đang quay lại thời kỳ quân phiệt. Khi đó chỉ có tập đoàn NEC có gian triển lãm riêng, còn các công ty khác gộp chung với nhau.

Sự e ngại đó dường như đã bớt đi. Triển lãm năm nay chứng kiến ít nhất 16 công ty Nhật Bản có gian trưng bày riêng, trong đó có nhà sản xuất vũ khí hàng đầu là Mitsubishi Heavy Industries, nhà sản xuất máy bay tuần tra săn tàu ngầm P-1 Kawasaki Heavy Industries, và nhà sản xuất thủy phi cơ US-2 ShinMaywa Industries. “Chúng tôi muốn giới thiệu hàng loạt sản phẩm và công nghệ với những người tham gia sự kiện”, phát ngôn viên của Mitsubishi Heavy nói.

Việc Nhật Bản đang từng bước trở thành một quốc gia “bình thường” dường như vẫn là vấn đề nhạy cảm với một số nước ở châu Á, nhưng việc Tokyo đóng góp ngày càng lớn trong các vấn đề khu vực được nhiều quốc gia hoan nghênh, ông Yoon Sukjoon, chuyên gia quốc phòng vốn là sĩ quan hải quân Hàn Quốc, nói khi đang dự triển lãm. “Chúng tôi đối mặt mối đe dọa thực sự từ Triều Tiên”, ông Yoon nói.

“Nhật Bản là nước láng giềng của chúng tôi. Khi chúng tôi chia sẻ lợi ích chung, chia sẻ khái niệm an ninh chung thì không có lý do gì để chúng tôi gạt bỏ hợp tác về trang thiết bị quốc phòng và chia sẻ thông tin”, Reuters dẫn lời ông Yoon.

Published in Châu Á

Indonesia giải tán nhóm Hồi Giáo cực đoan (BBC, 08/05/2017)

Một tổ chức Hồi giáo có khuynh hướng cực đoan tên là Hizb ut-Tahrir (gọi tắt là HTI) có thể bị giải tán ở Indonesia.

dna1

Giáo sĩ Abderraouf Amri, lãnh đạo tổ chức Hồi giáo cực đoan Hizb ut-Tahrir, phát biểu tại trụ sở đảng ở ngoại ô Tunis, Ariana hôm 15 tháng Tư năm 2017 AFP photo

Ông Bộ trưởng An ninh Indonesia Wiranto nói như vậy trong ngày 8 tháng 5 và giải thích rằng những hoạt động của HTI đe dọa an ninh quốc gia cũng như sự thống nhất của dân tộc Indonesia.

Ông Wiranto nói là sẽ dùng những biện pháp pháp lý, đưa HTI ra tòa để giải tán tổ chức này.

Tổ chức HTI hoạt động từ hàng chục năm qua ở Indonesia, quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới, tổ chức này kêu gọi thực thi các giáo luật khắt khe của Hồi giáo tại Indonesia, cũng như thành lập một thể chế kiểu nhà nước Hồi giáo thời trung cổ, còn gọi là caliphate.

Vừa qua HTI đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình rộng lớn chống cựu thị trưởng Jakarta là ông Purnam, với lý do ông này báng bổ kinh thánh Koran. Kết quả là ông Purnama đã thất cử và vị trí đô trưởng Jakarta về tay một người Hồi giáo.

******************

Mỹ vẫn tiếp tục tuần tra khu vực Biển Đông (RFA, 08/05/2017)

dna2

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, đô đốc Scott Swift. AFP photo

Chính sách về tuần tra tự do hàng hải của Hải quân Hoa Kỳ sẽ không có gì thay đổi dưới thời của tổng thống Donald Trump.

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, đô đốc Scott Swift, phát biểu với báo giới như vừa nêu tại Singapore vào ngày 8 tháng 5. Theo ông này thì trong hai, ba tháng qua không có thay đổi gì đáng kể.

Dưới thời của chính quyền tổng thống Barack Obama, Hải quân Hoa Kỳ tiến hành những chuyến tuần tra tự do hàng hải ở khu vực Biển Đông, nơi mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đến 90%. Tuy nhiên, từ khi tổng thống Donald Trump lên nắm quyền đến này thì chưa có hoạt động tương tự nào được tiến hành trong khu vực này.

Tờ The New York Times tuần rồi cho biết một vị chỉ huy ở khu vực Thái Bình Dương vào tháng ba có đề nghị cho thực hiện chuyến đi gần bãi cạn Scaborough, thế nhưng bị Ngũ Giác Đài bác bỏ.

*******************

Tàu chiến Việt Nam thăm Singapore (RFA, 08/05/2017)

Tàu hộ vệ tên lửa 011 Đinh Tiên Hoàng của Hải quân Việt Nam đã rời cảng Cam Ranh đi Singapore tham gia những hoạt dộng nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Hải quân Singapore. Báo Quân đội nhân dân loan tin này hôm nay. Tàu có 137 sĩ quan và thủy thủ, do đại tá Lê Hồng Chiến, Phó từ lệnh vùng 4 Hải quân làm trưởng đoàn.

dna3

Tàu 011 - Đinh Tiên Hoàng rời quân cảng Cam Ranh thăm Singapore năm 2016. Courtesy of tuoitre

Các hoạt động của tàu hộ vệ tên lửa 011 Đinh Tiên Hoàng tại Singapore bao gồm duyệt binh tàu quốc tế, diễn tập biển đa phương trong khuon khổ Hội thảo Hải quân các nước Tây Thái Bình dương lần thứ 6 (WPNS-6), diễn tập chi sẻ thông tin hàng hải năm 2017 và tham gia triển lãm Quốc tế về Hàng hải quốc phòng Châu Á 2017.

Theo báo Quân đội Nhân dân, tàu của hải quân Việt Nam đến Singapore lần này là nhằm thực hiện quan điểm chỉ đạo của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, đường lối đối ngoại của Đảng về tích cực chủ động hội nhập quốc tế.

Hồi cuối tháng 3 vừa qua, tàu buồn huấn luyện Lê Quý Đôn của Hải quân Việt Nam cũng đã đến thăm Trung Quốc, Philippines và Brunei. Quân chủng Hải quân Việt Nam cho biết chuyến đi nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ nữu nghị, hợp tác, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa quân đội và hải quân các nước.

************************

Mỹ-Phi tập trận chung qui mô nhỏ (RFA, 08/05/2017)

dna4

Trung tướng Hải quân Philippines Oscar Lactao (trái) và người đồng cấp Mỹ, Trung tướng Lawrence Nicholson khai mạc cuộc tập trận ở Trại Aguinaldo, Quezon City, Manila ngày 8/5/2017. AFP photo

Cuộc tập trận Vai Kề Vai hàng năm giữa quân đội Philippines và Mỹ đã diễn ra vào hôm nay ngày 8 tháng 5 nhưng ở mức độ nhỏ hơn so với các năm trước và không bao gồm hoạt động bảo vệ lãnh thổ.

Hoạt động diễn tập này tập trung chủ yếu vào đối phó thảm họa và phòng chống khủng bố.

Có khoảng 5.400 quân sẽ tham gia cuộc diễn tập, chỉ bằng khoảng một nửa so với con số 11.000 quân tham gia vào năm ngoái.

Tổng Thống Philippines Rodrigo Duterte đã yêu cầu có những thay đổi trong nội dung diễn tập năm nay.

Kể từ khi lên nắm quyền vào hồi giữa năm ngoái, Tổng thống Duterte đã có những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Philippines, theo đó Philippines muốn cải thiện quan hệ tốt hơn với Trung Quốc. Tổng thống Duterte cũng không chỉ trích Trung Quốc mạnh mẽ về vấn đề tranh chấp biển Đông giữa hai nước so với người tiền nhiệm là Tổng thống Benigno Aquino.

Published in Châu Á