Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đảng cộng sản Việt Nam có nhiều chứng bệnh lây nhiễm trong thời kỳ "đổi mới" như tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm và chia rẽ, nhưng 3 chứng "nhận vơ", "lười lao động" và "lười làm việc" của một bộ phận  không nhỏ cán bộ đảng viên đã khiến Đảng lo sợ.

nhanvo1

Tranh biếm họa – Mạnh Tiến (cổng thông tin báo điện tử https://dangcongsan.org.vn)

Dưới tiêu đề "Nhận diện những dạng thức mới của căn bệnh trầm kha", báo Quân đội Nhân dân viết : "Nhận vơ" thành tích, đùn đẩy trách nhiệm - căn bệnh trầm kha, mối nguy cho Đảng".

Báo này giải thích :"Nhận vơ" thành tích nhưng khi tập thể, cá nhân có khuyết điểm thì lại đùn đẩy, lo sợ trách nhiệm. Đây là căn bệnh nguy hại bởi nó là giặc "nội xâm", một loại "giặc từ bên trong", gây chia rẽ đoàn kết, kìm hãm sự phát triển, làm giảm sút sức sống, uy tín, ngăn cản bước tiến sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. Nguy hại là căn bệnh này đang lây lan trong phong cách làm việc của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Trị bệnh "nhận vơ" thành tích, đùn đẩy, lo sợ trách nhiệm vừa là công việc cấp bách, vừa là nhiệm vụ lâu dài của Đảng hiện nay" (báo Quân đội Nhân dân, ngày 30/05/2024).

Nhưng bệnh "nhận vơ" đã có từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 của toàn dân". Cuộc nổi dậy này có sự tham dự của nhiều đảng phái quốc gia, tiêu biểu  như Việt Nam Quốc Dân Đảng nhưng ông Hồ Chí Minh đã nhanh tay "cướp chính quyền" từ tay Chính phủ Trần Trọng Kim để chiếm quyền.

Ngày nay, cán bộ, đảng viên cộng sản Việt Nam cũng rập khuôn di theo đường cũ, đó là : "Mặc dù chẳng có đóng góp hoặc không đáng kể nhưng vẫn "nhận vơ" thành tích về mình, thậm chí phô trương thành tích để làm đẹp báo cáo, đánh bóng tổ chức và bản thân ; nhưng hễ có sai lầm, khuyết điểm gì thì lại lo sợ trách nhiệm và tìm mọi cách để chối bay, chối biến, đùn đẩy, không dám nhận. Đó là biểu hiện của sự sa sút về tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống ; một biểu hiện cụ thể, rất đáng báo động của chủ nghĩa cá nhân".

Tục ngữ Việt Nam có câu "Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau". Hành vi này, Quân đội Nhân dân gay gắt : "Đang ngấm ngầm diễn ra trong hoạt động công quyền ở các cơ quan nhà nước… Đây là hành vi ngang ngược mà biểu hiện thấy rõ nhất là khi cấp trên đề nghị báo cáo thành tích để khen thưởng thì các tổ chức, cơ quan đồng loạt báo cáo rất kêu. Ngoài việc "tô hồng" thành tích thì có cả những phần việc biết đơn vị, cá nhân mình không tham gia nhưng vẫn khai man, "dây máu ăn phần".

Để minh chứng, Quân đội Nhân dân kể  : "Chuyện thật như bịa ấy đã xảy ra ở tỉnh Vĩnh Long cách đây chưa lâu. Chuyện là, khi được cấp trên đề nghị báo cáo tiến độ Dự án xây dựng nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hòa Phú, lãnh đạo huyện Long Hồ đã vô tư khai man hoàn thành tiến độ để được biểu dương. Chỉ đến khi bị đoàn thanh tra của Chính phủ về làm việc thì mới lòi "cái đuôi chuột" ra".

Vẫn đang diễn ra

Bài viết của Quân đội Nhân dân còn chứng minh bệnh "nhận vơ" thời nào cũng có vì nó "là máu" trong người cộng sản. Chẳng thế mà bài báo đã cảnh giá c: "Nhận vơ" thành tích, đùn đẩy, lo sợ trách nhiệm là những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động, thực thi nhiệm vụ của tổ chức, một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay. Nó có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, là biểu hiện đáng báo động với các dạng thức mới của chủ nghĩa cá nhân, biểu hiện của tình trạng "tranh công, đổ lỗi". Căn bệnh này đang lây lan và có chiều hướng gia tăng, nhất là thời điểm trước thềm đại hội đảng các cấp. Thực chất nó tạo nên sự vững mạnh giả tạo, thành tích ảo ; triệt hạ sự phát triển".

Bệnh lười

Sau bệnh "nhận vơ" nhơ bẩn như thế, cán bộ, đảng viên cộng sản Việt Nam ngày nay còn bị nhiễm 2 chứng bện mới "lười lao động" và "lười làm việc".

Báo của Trung ương đảng (Đảng cộng sản Việt Nam) cho biết : "Tình trạng "lười lao động" trong đội ngũ cán bộ, đảng viên đang diễn ra ở không ít cơ quan, đơn vị. Đây là căn bệnh nguy hiểm, cần phải chữa ngay bằng "phương thuốc đặc trị" (Đảng cộng sản Việt Nam, ngày 28/05/2024).

Nhưng ngoài "lười biếng, lười lao động, lười làm việc", theo bài viết của Trung ương, đảng viên còn mắc bệnh "kèn cựa, cục bộ, thiếu kỷ luật, kém đoàn kết, tham ô, xa hoa lãng phí".

Các tệ nạn này như "trăm hoa dua nở dưới thời các Tổng bí thư Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh. Đến thời ông Nguyễn Phú Trọng, chiến dịch chống tham nhũng được gọi là "đốt lò" được thi hành. Nhưng các chứng bệnh trầm kha của chế độ cộng sản Việt Nam vẫn tồn tại.

Bằng chứng như báo Đảng viết : "Mới đây, phát biểu tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh, trong nhiệm kỳ tới đây sẽ cương quyết không để lọt vào Ban chấp hành Trung ương khóa XIV những người : "Không chịu nghiên cứu học hỏi ; bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm ; ý thức kỷ luật kém, không chấp hành sự điều động, phân công của tổ chức, uy tín giảm sút".

Đáng chú ý, theo báo Đảng, chính ông Trọng, cách nay 50 năm đã viết về : "Bệnh sợ trách nhiệm"đăng trên Tạp chí Cộng sản. Ông viết : "Làm việc cầm chừng cho đủ bổn phận, cốt sao không phạm khuyết điểm. Rụt rè, do dự khi giải quyết công việc, không phát biểu rõ ràng, dứt khoát ý kiến của mình, không dám quyết đoán những việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn được giao. Lấy lý do làm việc tập thể, tôn trọng tập thể để dựa dẫm vào tập thể, việc lớn việc nhỏ gì cũng đưa ra tập thể bàn, chờ ý kiến tập thể cho đỡ phiền..."

Nhưng tại sao họ cầm chừng, không dám quyết định ?

Báo Quân đội Nhân dân giải thích : "Tại Kỳ họp Quốc hội lần thứ bảy, khóa XV mới đây, lý giải nguyên nhân vì sao đầu tư công sau 4 tháng đầu năm 2024 chỉ đạt 17,46% kế hoạch, trong đó hơn 310 dự án có tỷ lệ giải ngân 0% ; 28 địa phương giải ngân dưới mức trung bình của cả nước ? Nhiều đại biểu quốc hội cho rằng một phần là do tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm còn khá nặng nề. Hệ quả là làm chậm quá trình phát triển của tổ chức, sự tiến bộ của cá nhân, nghiêm trọng hơn làm giảm sút niềm tin trong quần chúng với Đảng, Nhà nước, chế độ.

Đấu tranh ngăn chặn căn bệnh "nhận vơ" thành tích, đùn đẩy, lo sợ trách nhiệm là nhiệm vụ cấp bách của Đảng ta hiện nay".

Nhưng những "chứng hư tật xấu" này đã có từ khi ông Hồ Chí Minh còn sống mà chưa dẹp được. Huống hồ bây giờ là thời đại của "thập nhị sứ quân" hoành hành thì nếu chỉ nói mà không làm thì chứng nào vẫn tật ấy.

Phạm Trần

(06/06/2024)

Published in Diễn đàn

Tính vào lần họp bất thường mới nhất của Ủy ban trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, đã có 16 lần nhóm lãnh đạo cao nhất của Hà Nội đã phải khẩn cấp triệu tập, vừa để sa thải và vừa tìm người thay thế các vị trí chủ chốt. Tại phiên họp tuần trước, đơn từ chức của Trương Thị Mai đã được chấp thuận, hé lộ thêm những tình tiết khủng hoảng nội bộ chưa từng có.

amkich0

Ông Tô Lâm đã được giới thiệu với Ban Chấp hành Trung ương, với 200 thành viên, để đảm nhận vị trí "Chủ tịch nước" của Việt Nam.

Ông Tô Lâm đã được giới thiệu với Ban Chấp hành Trung ương, với 200 thành viên, để đảm nhận vị trí "Chủ tịch nước" của Việt Nam. Tuy có thể thấy, đây là một chức danh chủ yếu mang tính nghi thức, nhưng cho đến lúc này, được coi là bệ phóng tốt của Tô Lâm, hướng vào chiếc ghế Tổng bí thư tiếp theo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Lúc này, Tô Lâm đang chờ một diễn biến tự nhiên khác : Nguyễn Phú Trọng, người đã làm Tổng bí thư từ năm 2011, đã từng là ông chủ không thể tranh cãi của Đảng từ năm 2016, và đã nằm trong phòng hồi sức tích cực tại Bệnh viện Quân y 108, nay ngày càng ít xuất hiện trước công chúng đang càng lúc càng có nguy cơ không thể ngồi dậy được. Lúc đó, cánh màn nhung sân khấu của chức Tổng bí thư sẽ mở ra.

Lò của ông Trọng sẽ còn cháy tới đâu ?

Ông Trọng đang ngồi trên lò lửa đốt tham nhũng do ông tạo ra, nhưng sức nóng của nó đã kề bên ông ta. Trọng muốn thanh lọc đảng khỏi những đảng viên đã nhận hối lộ và những đảng viên không còn là người trung thành thực sự. Ông đã chọn làm điều đó bằng cách sử dụng các thể chế của đảng, không phải của chính phủ. Nhưng khi nhìn lại, sự trơ trọi chung quanh Trọng lúc này, đang điềm chỉ một suy nghĩ thầm kín đầy nguy hiểm của thành viên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng : Còn ông, và Tô Lâm thì sao ?

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang, tổng kết tháng 1/2023 cho thấy gần 200.000 đảng viên (khoảng 1/25) đã bị kỷ luật trong giai đoạn 2013-2022. Các cuộc khảo sát tìm ra một điểm chết người là "chiến dịch chống tham nhũng đã phá vỡ một phần mối quan hệ chính trị-kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản". Đồng thời, có "sự chậm trễ trong quá trình hành chính", vì các công chức lo ngại rằng họ có thể bị điều tra, nên họ đã do dự trong việc chịu trách nhiệm các dự án hoặc cấp giấy phép.

Bên cạnh đó, "Bộ Công an, thường được coi là cơ quan thực thi chiến dịch chống tham nhũng, đã được trao quyền rất lớn" và "các quan chức cấp tỉnh, nhận thức rất rõ rằng việc thăng tiến của họ phụ thuộc vào thành công trong các vụ án chống tham nhũng tại địa phương, và bỏ bê các nhiệm vụ khác như phát triển kinh tế".

Vào Đảng cộng sản Việt Nam, để nhận quyền lợi, và tự tìm ra nguồn làm giàu cho mình, nên khi chiến dịch chống tham nhũng, bắt đầu từ hướng tiêu diệt băng nhóm, phe phái trong Đảng, nhiều quan chức nhận ra rằng nếu sống không tham nhũng, tiền lương của họ quá thấp so với mức lương trong khu vực tư nhân của Việt Nam, vì vậy, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang, không có gì ngạc nhiên khi "có một cuộc di cư ồ ạt khỏi bộ máy quan liêu kể từ năm 2020".

Chọn "an ninh", hơn là phát triển kinh tế !

Hà Nội cũng bộc lộ sự rối rắm trong các chính sách của mình, trong việc vừa thanh trừng nội bộ, vừa bắt bớ những dấu hiệu về một xã hội đang có tiếng nói khác biệt. Việc bắt giữ hàng loạt các nhà vận động môi trường sạch là một ví dụ cụ thể. Khi các đảng viên trung thành chỉ hành động theo lệnh bị loại dần vì tham nhũng, thì Hà Nội chột dạ và hốt hoảng khi nhìn thấy những tiến trình mới trong xã hội đang diễn ra. Từ đó, Bộ Công an được lệnh rà soát, không cho bất kỳ người Việt Nam nào không phải đảng viên tham gia cuộc đối thoại với các chính phủ nước ngoài, đặc biệt là với nhóm Hoa Kỳ và EC đã hứa cho vay và tín dụng trị giá 15,6 tỷ đô la Mỹ và chuyên môn.

Gần đây, các nhà đầu tư lớn, lẫn các đối tác Việt Nam đang âm thầm gióng lên hồi chuông cảnh báo khi họ tìm thấy tình hình "chọn an ninh hơn kinh tế", do đối mặt với một rào cản giấy tờ hành chính dày đặc như những năm 1980.

Một nhà quan sát khác có nhiều kinh nghiệm ở Việt Nam phát hiện ra "một không gian đóng lại cho xã hội dân sự". Mùa hè năm ngoái, Hà Nội tuyên bố quyết định nâng cấp mối quan hệ với Hoa Kỳ, Úc, Hàn Quốc và một số đối tác thương mại khác. Tuy nhiên, càng hô hào bắt tay và hữu nghị, người ta nhìn thấy tình trạng khủng bố xã hội diễn ra khắp nơi, do nỗi sợ hãi về sự sống còn của chế độ độc tài.

Hà Nội sẽ phải chấm dứt tình trạng đàn áp mọi nơi, nếu không điều đó sẽ khiến các nhà đầu tư nước ngoài mệt mỏi thất vọng. Các công ty làm ăn chọn Việt Nam, vì nghĩ rằng sẽ không hà khắc và vô lối như Trung Quốc hay Miến Điện, và nếu tình hình này không kiểm soát được, Việt Nam có thể mất đi những con số tăng trưởng kinh tế quan trọng hàng năm.

Chuyện gì xảy ra khi Trọng không thể ngồi thêm chiếc ghế Tổng bí thư để giữ cho con thuyển của cộng sản Việt Nam không chìm vội, và nếu Tô Lâm giành được thêm vị trí này, ai biết được Lâm sẽ là một Kim Jong-un của Việt Nam, hay sẽ là một người thay đổi quan trọng, với sự giơ tay biểu quyết trong riu ríu của gần 500 đại biểu Quốc hội và 200 thành viên của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam ?

Nam Việt

Nguồn : RFA, 24/05/2024

Published in Diễn đàn

Tuy Bộ Chính trị có diện mạo mới, quốc gia độc đảng vẫn có thể phải đối mặt với đấu đá chính trị nội bộ và áp lực kinh tế.

binhthuong01

Ông Vương Hộ Ninh (bên phải) - một quan chức của Đảng cộng sản Trung Quốc - gặp gỡ ông Đỗ Văn Chiến tại Bắc Kinh ngày 20/7/2023. Nguồn ảnh : Yue Yuewei / Xinhua/Getty Images

Đảng cộng sản Việt Nam vừa công bố bổ nhiệm một loạt các vị trí cấp cao tại một hội nghị toàn thể gần đây – một động thái được hy vọng sẽ giúp đảng này vượt qua nhiều tháng đấu đá kịch tính và trở lại trạng thái bình thường.

Nhưng mọi thứ có thể không suôn sẻ như vậy. Đang có sự phẫn nộ, oán hận âm ỉ về vai trò dẫn dắt của tân Chủ tịch nước Tô Lâm trong việc buộc 6 ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức kể từ tháng 12/2022 trong một chiến dịch chống tham nhũng tình cờ loại bỏ các đối thủ của ông này. Đội ngũ ủy viên mới cũng thiếu kinh nghiệm quản lý kinh tế trong khi [kinh tế] Việt Nam đang ở thời điểm bất ổn định.

Ông Lâm, 66 tuổi, người đang rời vị trí Bộ trưởng Bộ Công an, hôm thứ Tư (22/5) đã được Quốc hội Việt Nam bầu làm Chủ tịch nước – một chức danh chủ yếu mang tính nghi lễ nhưng lại thuộc "tứ trụ" trong số các vị trí chính trị hàng đầu ở Việt Nam. Tổng bí thư, thủ tướng và chủ tịch quốc tịch là những vị trí còn lại trong "tứ trụ".

Vị trí Chủ tịch nước cũng có thể chuẩn bị cho ông Lâm kế nhiệm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng – người được cho là có sức khỏe không tốt trong khi nhiệm kỳ năm năm lần thứ 3 của ông sẽ kết thúc vào năm 2026.

Có bốn hàm ý chính có thể rút ra từ những biến động mới nhất tại Hà Nội.

Thứ nhất, việc bà Trương Thị Mai - người đứng đầu Ban Bí thư và là người phụ nữ có được vị trí cao cấp nhất trong Đảng cộng sản Việt Nam – buộc phải từ chức đã khiến cuộc đua vào vị trí kế nhiệm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Đảng lần thứ 14 chỉ còn hai ứng cử viên đủ tiêu chuẩn theo quy định hiện hành, đó là : Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Tô Lâm.

Bà Mai là ủy viên Bộ Chính trị thứ 6 bị buộc phải từ chức trong vòng chưa đầy hai năm, "ngã ngựa" bởi chiến dịch "Đốt lò" - một chiến dịch chống tham nhũng đã hạ bệ một phần ba số ủy viên Bộ Chính trị được bầu vào tháng 1/2022.

Thứ hai, việc bầu chọn các thành viên mới của Bộ Chính trị cho thấy cả những bất an và ưu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam – và họ dường như đặt trọng tâm vào vấn đề an ninh nhiều hơn là nền kinh tế.

Bộ Chính trị thường được cơ cấu một cách cân bằng ở các khía cạnh lợi ích, vùng miền, xuất thân của các ủy viên từ hệ thống đảng hay nhà nước. Tuy nhiên, trong lần mở rộng này, ba trong số bốn ủy viên mới được bầu chọn đến từ những cấp cao nhất trong chính hệ thống Đảng.

Dân vận, tuyên truyền và kiểm soát

Bà Bùi Thị Minh Hoài, 59 tuổi, hiện là người phụ nữ duy nhất trong Bộ Chính trị gồm 16 thành viên. Bà giữ cương vị đứng đầu Ban Dân vận Trung ương. Từ năm 2011-2021, bà là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương - cơ quan được giao nhiệm vụ điều tra tham nhũng trong ban lãnh đạo cấp cao.

Ông Đỗ Văn Chiến, 62 tuổi, người dân tộc thiểu số duy nhất trong Bộ Chính trị, là người đứng đầu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – cơ quan quản lý, giám sát tất cả các đoàn thể, hiệp hội, các tôn giáo được chính thức công nhận, các tổ chức xã hội dân sự và các cuộc bầu cử. Công việc của ông là duy trì sự kiểm soát của đảng ở các tổ chức này.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa được cử làm người đứng đầu Ban Tuyên giáo Trung ương.

Không ai trong số ba người ngày có kinh nghiệm đáng kể hoặc kinh nghiệm gần đây trong quản lý nhà nước hoặc kinh tế. Họ đại diện cho các khía cạnh nỗ lực khác nhau của Đảng cộng sản Việt Nam trong hoạt động dân vận, tuyên truyền và kiểm soát.

Chỉ có duy nhất một người trong bốn ủy viên mới của Bộ Chính trị là có kinh nghiệm quản lý kinh tế đáng kể : Ông Lê Minh Hưng, 54 tuổi, con trai của cựu Bộ trưởng Công an Lê Minh Hương. Ông Hưng đã dành sự nghiệp ban đầu của mình làm việc trong lĩnh vực ngân hàng. 

Từ năm 2011 đến năm 2014, ông Hưng là Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - thời điểm Việt Nam đang cố gắng thu dọn vụ bê bối ngân hàng lớn đầu tiên của nước này. Từ đó, ông được chuyển sang làm Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

Từ năm 2016-2020, ông Hưng là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và là người trẻ tuổi nhất có được vị trí này. Tại Đại hội Đảng lần thứ 13 năm 2021, ông được điều động trở lại làm Chánh văn phòng Trung ương Đảng.

binhthuong02

Hoàng hậu Hà Lan Maxima, Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc về tài chính toàn diện gặp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng tại Hà Nội, ngày 31/5/2017. Nguồn ảnh : Kham/Reuters

Ông Hưng sẽ tiếp quản Ban Tổ chức Trung ương – cơ quan phụ trách việc bổ nhiệm tất cả nhân sự từ trung đến cao cấp trong Đảng – một công việc trọng yếu trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 14, dự kiến được tổ chức vào 1/2026.

Ông Hưng rõ ràng là một nhân vật đáng theo dõi trong tương lai và là người có vị thế thuận lợi để trở thành thủ tướng tiếp theo của Việt Nam.

Một lần nữa, không có đương kim phó thủ tướng nào được bầu vào Bộ Chính trị - một cơ quan vốn thiếu người có kinh nghiệm quản lý kinh tế.

Hàm ý thứ ba liên quan đến vai trò nổi bật của Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng với sự thăng tiến của Đại tướng Lương Cường. Vị sĩ quan quân đội 67 tuổi này đã thay thế bà Mai, tiếp quản Ban Bí thư, cơ quan điều hành các hoạt động hàng ngày của Đảng.

Ông Cường, với tư cách là người đứng đầu Tổng cục Chính trị của Quân đội Nhân dân Việt Nam, là vị chính ủy cao nhất của quân đội. Chức vụ này mang lại cho ông cấp bậc và địa vị tương đương với vị trí Tổng tham mưu trưởng – tư lệnh chỉ huy tác chiến cấp cao nhất.

Quân đội của Đảng

Giống như Trung Quốc, quân đội Việt Nam là quân đội của Đảng. Đây là cánh vũ trang của Đảng cộng sản Việt Nam, bị ràng buộc về mặt pháp lý để bảo vệ Đảng cộng sản Việt Nam và hệ thống xã hội chủ nghĩa và đặt việc bảo vệ Đảng và chế độ lên trên bảo vệ Nhà nước. Tất cả các sĩ quan thăng tiến lên đến một cấp bậc nhất định đều phải là đảng viên và quân đội hiện là nguồn cung cấp đảng viên lớn nhất ở Việt Nam.

Ông Cường đã phục vụ trong Ban bí thư Đảng cộng sản Việt Nam đồng thời phối hợp chặt chẽ các hoạt động của Tổng cục Chính trị với Ban bí thư.

Mặc dù việc thay thế một quan chức dân sự bằng một sĩ quan quân đội có vẻ như là vi phạm các mối quan hệ dân sự - quân sự, tuy nhiên, ở Việt Nam, điều này không được coi là đi ngược lại chuẩn mực vì "Đảng lãnh đạo, điều hành quân đội".

Tại Hội nghị Trương ương lần thứ 9, ông Cường đã ngồi trên bục, phía bên trái của Tổng bí thư Trọng và mặc thường phục. Vẫn chưa có công bố về việc ông sẽ rời khỏi quân đội hay không. Hai phó chủ nhiệm hiện tại của Tổng cục Chính Trị Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng đang là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Đại tướng Lê Khả Phiêu là vị sĩ quan quân đội điều hành Ban Bí thư gần đây nhất, thời điểm tháng Tư năm 1996. Sau đó, ông nhanh chóng trở thành Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, nhiệm kỳ 1997-2001.

binhthuong03

Đại tướng Lương Cường (bên phải), người hiện đứng đầu Ban Bí thư, cơ quan điều hành các hoạt động hàng ngày của Đảng cộng sản Việt Nam. Ảnh chụp ông tham dự lễ bế mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Hà Nội, ngày 1/2/2021. Nguồn ảnh : Minh Hoang/AP

Một trong những khuôn mặt mới mẻ trong Bộ Chính trị, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa cũng từng là người của quân đội nhưng đã ra khỏi ngành.

Giống như ông Cường, ông Nghĩa, 62 tuổi, đã dành toàn bộ sự nghiệp quân sự của mình làm việc trong Tổng cục Chính trị. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 năm 2021, ông Nghĩa đã thôi vị trí Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và chuyển sang giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Câu hỏi lớn hơn là Quân đội Nhân dân Việt Nam oai hùng sẽ đóng vai trò kiềm chế về mặt thể chế ở mức độ nào đối với ông Lâm và Bộ Công an ? Quân đội hiện nắm giữ 3 trong số 16 ghế trong Bộ Chính trị, chiếm 19%.

Việc quân đội gần đây bắt giữ một quan chức công an ở Lạng Sơn – thành phố cực bắc của Việt Nam - vì nghi làm gián điệp cho Trung Quốc cho thấy dấu hiệu của việc đấu đá nội bộ.

Tương tự, hiện có thông tin cho rằng các cơ quan điều tra của quân đội đang xem xét các hoạt động kinh doanh của ông Tô Dũng, em trai ông Tô Lâm. Một cuộc điều tra như vậy đối với Tập đoàn Xuân Cầu không thể diễn ra nếu không có sự chấp thuận của Tổng bí thư Trọng - người đứng đầu Quân ủy Trung ương.

Ông Lâm tạo kẻ thù

Điều này dẫn đến hàm ý thứ 4 : Hội nghị Trung ương lần thứ 9 vừa kết thúc gần đây đã đề cử ông Trần Thanh Mẫn thay ông Vương Đình Huệ làm Chủ tịch Quốc hội.

Ông Mẫn đã giữ cương vị Phó chủ tịch Quốc hội và là một người miền Nam hiếm hoi trong giới chính trị hàng đầu Việt Nam, vì vậy việc đề cử ông là hợp lý.

Nhưng việc đề cử ông Lâm làm Chủ tịch nước đang khiến nhiều người ngạc nhiên.

Đối với một số người, đây là bằng chứng cho thấy ông Tô Lâm đang bị gạt ra ngoài lề về chính trị trong cuộc đua giành chức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam. Quốc hội từ chối để Tô Lâm đồng thời giữ chức Bộ trưởng Công an và chức Chủ tịch nước là bằng chứng cho thấy có một số sự phản đối.

Ban Chấp hành Trung ương đã không ủng hộ Thượng tướng Lương Tam Quang – người ông Lâm mong muốn kế nhiệm mình – và ông Quang đã không được bầu vào Bộ Chính trị trong tháng này.

Thứ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Tỏ sẽ trở thành quyền Bộ trưởng Bộ Công an. Ông Tỏ là em trai của ông Trần Đại Quang, nguyên Bộ trưởng Công an và Chủ tịch nước của Việt nam đã qua đời năm 2018. Ông Tỏ không phải là đồng minh của ông Tô Lâm và nhiều người trong Ban Chấp hành Trung ương coi ông Tỏ là trở lực chống lại ảnh hưởng của vị tân Chủ tịch nước đối với Bộ này.

Bất cứ ai trở thành Bộ trưởng Công an đều phải được đưa vào Bộ Chính trị. Điều này đòi hỏi tổ chức Đảng này sẽ phải mở rộng số thành viên lên 17 người.

binhthuong04

Sau khi tuyên thệ nhận chức, tân Chủ tịch nước Tô Lâm (người ở giữa) ôm Thủ tướng Phạm Minh Chính. Người ở bên phải đang nhìn theo là Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Ảnh chụp tại nhà Quốc hội - Hà Nội, ngày 22/5/2024. Nguồn ảnh : Nghia Duc/Quốc hội qua AP

Tuy nhiên, việc giữ chức chủ tịch nước không ngăn cản việc ông Lâm là ứng cử viên cho chức Tổng bí thư. Thực tế, nó có thể là một thứ tài sản, giúp đánh bóng lý lịch chính trị của một người đã dành toàn bộ sự nghiệp làm việc ở Bộ Công an. Nếu ai đó đang cố gắng có được các vị trí cao nhất của đảng và nhà nước cùng một lúc, giống như ở Trung Quốc, thì đó là ông Lâm.

Nhưng ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy không phải tất cả các thành viên trong Ban Chấp hành Trung ương hài lòng với cách ông Lâm hạ bệ các đối thủ của mình một cách có tính toán thông qua việc sử dụng chiến dịch "Đốt lò". Bên cạnh 6 ủy viên Bộ Chính trị, có khoảng 20 ủy viên trung ương đã ngã ngựa trong chiến dịch này – điều này khiến ông Lâm không có nhiều bạn hữu.

Mặc dù việc bầu bốn ủy viên Bộ Chính trị mới là một nỗ lực báo hiệu ổn định chính trị đang quay trở lại, bức tranh trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 14 dự kiến diễn ra vào tháng 1/2026 vẫn tiếp tục chông chênh và bất định.

Zachary Abuza

Nguồn : RFA, 23/05/2024

Zachary Abuza là giáo sư tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ ở Washington và là trợ giảng tại Đại học Georgetown. Các quan điểm thể hiện trong bài viết này là của riêng tác giả và không phản ánh quan điểm của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Trường Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ, Đại học Georgetown hay RFA.

Published in Diễn đàn

Chính trường Vit Nam chưa bao gi xáo trn như trong thi gian gn đây. Ch trong hơn 1 năm, nhân dân chng kiến s ra đi ca 2 ch tch nước, 1 ch tch quc hi, 1 thường trc ban bí thư cùng hàng lot quan chc cao cp khác.

chutich3

Hai trong bn nhân vt này đã t chc, gm Vương Đình Hu (th hai t trái) và Võ Văn Thưởng (bìa phi). Hình chp ngày 15 tháng Giêng, 2024 ti Hà Ni.

S lượng u viên B chính tr ch còn 12 so vi 18 v t đu nhim k và vic bu b sung mi đây của Đảng không đm bo cho kh năng đy đ trong tương lai, ngược li còn d báo nhng u đá" d di hơn ca các phe nhóm trong thi gian ti.

Nhng quân c náo lon

Không ch trong nước, báo chí quc tế theo dõi rt sát sao và đưa tin nhiu v nhng xáo trn, đc bit là bài viết mi đây ca nhà báo Bill Hayton v s bt n chính tr Vit Nam có mt thông đip quan trng v vic nn ngoi giao cây tre đang "chuyn hướng v Trung Quc và xa ri phương tây".

Công cuc t lò" mà ông Nguyn Phú Trng khi xướng chưa kp làm gim tham nhũng nhưng đã kp làm cho b máy hành chính "tê lit" và s thit hi đã thy rõ. D liu th trường chng khóan cho thy bt chp mc tăng trưởng 22% ca th trường, k t đu năm 2023, các nhà đu tư nước ngoài đã bán đi khong 2 t chng khóan.

Theo mt bài viết trên VOA trích dn mt bc thư do Liên Hip Quc và Ngân hàng Thế gii ti Vit Nam cùng 18 đi s ký tên gi Chính ph, mà Reuters xem được, thì "Vit Nam đã mt ít nht 2,5 t USD vin tr nước ngoài trong 3 năm qua và có th mt thêm 1 t USD na do tình trng tê lit b máy hành chính".

Bàn c chính tr Vit Nam rung lc và các quân c thì đang tán lon. Nhng nhân vt như Nguyn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Hu, Trương M Lan, Lê Thanh Hi hay các phó th tướng va b v vườn ch là nhng lát ct trong đi hý trường mà nhân dân biết được qua s rò r t các phe phái.

Bàn c vn chc do được "bê tông hóa" ?

Tuy bàn c chính tr đang rung lắc và bt cân bng, nhưng có v như nó vn đm bo mt s vng chc nht đnh. Đng cng sn vn là người đang sp đt các quân c và chơi c trên đu dân tc Vit Nam. Đng ch đng đng ngoài s can thip ca nhân dân trên mi phương din nhưng đang có xu hướng chn và được "chng lưng" bngmt phe mi trên thế gii đang hình thành.

Bu c chính là giai đon mà ý chí và nguyn vng ca Nhân dân đã b đng tước đot (hijack), (t lòng dân biến thành ý đng). Đng đã "cài cm" hơn 97% thành viên ca mình trong quc hi, công nhiên đt Hiến pháp dưới cương lĩnh Đng, Lut pháp dưới ng quy".

Chính vì vy, Đảng cộng sản có th ch đng di chuyn, thay đi nhng quân c bng cáchk lut, buc thôi vic và khai tr các cá nhân sai phm ri yêu cu quc hi thc hin nhng công vic hoàn toàn mang tính th tc đ hp thc hóa.

Cho nên dù đang có nhng xáo trn d di thượng tng thì vai trò cm quyn ca Đng cng sn Vit Nam hoàn toàn không b thách thc bt c khâu nào.

Trong sut hơn 70 năm qua, Đng đã "bê tông hóa" bàn c bng cách tuyên tuyn liên tc v s vĩ đi vô song và vinh quang rc r. Song song vi vic tuyên truyn là tiến hành "nhược hóa" nhân dân bng tăng cường đàn áp các tiếng nói bt đng, làm cho không mt t chc đi lp nào có th tp hp được qun chúng, chun b cho nhng thay đi có th xy ra.

Như chúng ta đã biết, khi "vươn ra" vi thế gii phương tây bng cách quyết đnh nâng cp Quan h đi tác chiến lược toàn din (CSP) vi nhiu quc gia phương tây, Đng đã ban hành mtCh th mt S 24/CT-Trung ương nhm"Bo đm vng chc an ninh quc gia trong bi cnh hi nhp quc tế toàn din, sâu rng" và ch th đã tr thành cơ s cho hàng lot bt b v ti "trn thuế" đi vi nhng nhà hot đng môi trường ôn hoà.

Tham nhũng là thuc tính ca quyn lc

Tham nhũng là s tha hóa trong vic s dng quyn lc, là khuyết tt ca quyn lc và là thuc tính có sn, gn lin vi quyn lc. Tham nhũng tn ti sut chiu dài lch s và có mt mi nơi, mi quc gia, bt lun là nó đc tài hay dân ch.

Tham nhũng bt đu t khi mt tù trưởng đng ra phân chia mt cách thiên v con thú săn được cho thành viên b lc ca mình và tiếp tc kéo dài mãi trong tương lai. Vào năm 2008, các chuyên gia ca Ngân hàng thế gii (WB) đã xut bn bng tiếng Vit cun sáchCác hình thái tham nhũng và coi "Thế gii đang đương đu vi mt đi dch xã hi".

Tham nhũng và phòng chng tham nhũng cũng bt đu rt sm trong lch s Vit Nam.

B Lut Hình thư ca Thi Lý (1042) đã tng đ cp đến nn tham ô và các chế tài x pht ; Quc Triu hình lut dưới thi Lê Thánh Tông (1483) có 722 điu thì có trên 107 Điu liên quan đến phòng, chng tham nhũng ; Triu Nguyn cũng đã có Lut Gia Long vi 398 điu thì có 79 điu quy đnh v các ti liên quan đến tham nhũng.

Đến thi k cng sn, t H Chí Minh cho đến các lãnh đo sau này đu lên tiếng chng tham nhũng và Đi hi VII và VIII ca Đảng cộng sản đu coi đó là nhng nguy cơ"đe do s tn vong ca Đng và chế đ".

Nhưng phi đi đến gn đây khi ban hànhQuyết đnh s 162/QĐ-Trung ương v Thành lp Ban ch đo Trung ương v Phòng chng tham nhũng do ông Nguyn Phú Trng làm trưởng ban, ri công cuc t lò" được thêm ci, đ xăng, thì người dân mi bt đu thy nhng cán b "gc" bước ra trước vành móng nga, như tn mt thy s d bay ra t chiếc hp Pandora.

Phi làm gì đ la không cháy c bàn c ?

Đ phòng chng được tham nhũng thì tôi cho rng có hai vn đ quan trng nht :

- Mt là phi xây dng mt mc lương cao đ sng cho cán b công chc, xây dng được mt nn đo đc công v tt và s liêm chính ca các công chc ;

- Hai là phi xây dng được h thng pháp lut nghiêm minh, các thiết chế đc lp đ mnh, trách nhim gii trình cao vi s giám sát ca xã hi dân s và báo chí t do.

Singapore là mt ví d v nn hành chính công v như vy.

Mc dù chưa có được mt xã hi thc s dân ch nhưng mc lương rt cao và đt nước nh, Singapore đã có nhng tiến b vượt bc trong công cuc chng tham nhũng. Theo T chc minh bch thế gii thì năm 2023, Ch s cm nhnTham nhũng ca Singapore đt 83/100 đim và xếp th 5/180 quc gia. Trong khi đó, Vit nam đt 41/100 đim, xếp hng 83/180.

Nh mc lương cao và s giám sát tt, các "hành vi lch chun" ca công chc đ mưu cu tư li được gim thiu và h s ít phá v nhng nguyên tc v o đc và s công chính" đ mưu cu li ích cho riêng mình hay phe nhóm ca mình.

Thc hin nguyên lý trên không khó, nhưng vì Vit Nam đang là mt chế đ nhà nước song trùng nơi có 2 b máy ca Đng và Nhà nước, cho nên s lượng người hưởng lương ngân sách tr nên quá đông so vi dân s và Đng hot đng thì hoàn toàn ging như mt "hi kín".

Ngoài vic phi tr lương cho toàn b công chc đm trách công vic, mt b máy đng vi hàng lotcơ quan oàn th" cũng đang bám theo t chc này t trung ương đến tn cơ s, làm cho b máy tr nên nng n quá ti.

Vic tăng lương t 1/7/2024 năm nay hoàn toàn không gii quyết được vn đ trong bi cnh lm phát đang cao như hin nay nếu như dòng ngân sách chi thường xuyên cho lương không gim đi được mt na.

Tt nhiên, vì đang làm ch cuc chơi, Đng cng sn hoàn toàn có th thc hin được điu đó nếu gii tán hoc biến tt c nhng cơ quan đoàn th" đang ăn bám tr thành nhng t chc hoàn toàn dân s.

Đó s là nhng bước ci t đu tiên, nếu không la vn s tiếp tc bùng to, làm cháy c lò, cháy luôn c bàn c tưởng như rt vng chc mà Đng đã dày công xây dng.

Lê Quốc Quân

Nguồn : VOA, 22/05/2024

Published in Diễn đàn

Nếu trường hp Quc hi s phê chun Phan Đình Trc làm Bộ trưởng công an thì chung kết gia Đình Trc, Tô Lâm và Minh Chính s kch chiến. Trò đi (La Comédie Humaine) t Đảng cộng sản Việt Nam s có nhiu tp hay hơn ca Balzac.

Khúc khuu đường dn đến l tuyên th

cungdinh1

Ông Tô Lâm tuyên th nhm chc Ch tch nước Vit Nam ti Quc hi Vit Nam ngày 22/5/2024.

Sáng 22/5/2024, Đi tướng Công an Tô Lâm đã tuyên th đ tr thành Ch tch nước (Ch tch nước) mi ca Vit Nam.Ông Lâm cam kết s thc hin nghiêm túc, đy đ nhim v, quyn hn ca Ch tch nước đã được Hiến đnh (1). Đáng chú ý là bui l ti Quc hi có s tham d ca đy đ các lãnh đo hàng đu ca Vit Nam, nhưng li vng mt Tng bí thư Nguyn Phú Trng vn theo thông l trước gi đu phi có mt ti nhng bui l như thế này, đng thi cũng không có c s hin din ca cu Ch tch nước Võ Văn Thưởng đ chúc mng người kế nhim (2). Sau khi bu ông Lâm làm Ch tch nước, Quc hi đã xúc tiến quy trình min nhim chc Bộ trưởng công an cũng trong bui sáng cùng ngày.

Tin ni chính ca Vit Nam nhng ngày này xoay như chóng chóng. Mi sáng hôm 19/5, báo chí nhà nước vn ‘đng ca bài chưa phê chun hoc min nhim B trưởng B Công an ti k hp th 7 (3).Bi l, sau bế mc Hi ngh Trung ương bt thường (Trung ương 9) ngày 18/5 trước đó, các bên vn chưa th thng nht được, chn ra ai s ngi vào ghế Bộ trưởng công an thay Đi tướng Tô Lâm.

Vic Ch tch nước kiêm nhim Bộ trưởng công an tưởng như đã là thng li chc chn ca Đi tướng Tô Lâm. y vy nhưng trưa ngày 21/5, gió đã đt ngt đo chiu. Truyn thông nhà nước đng lot thông tin, Quc hi căn c ý kiến cp có thm quyn (B Chính tr và cuc hp ca các lãnh đo ch cht), căn c quy đnh pháp lut, s b sung thêm ni dung min nhim chc v Bộ trưởng công an đi vi Tô Lâm, sau khi ông s được bu làm Ch tch nước trong bui sáng 22/5. Tc là vào phút 89 ca trn đu, cơ quan có thm quyn li lt kèo, t ch đng ý cho ngi hai ghế đến quyết đnh ch cho ngi mt ghế, cu cho Hiến pháp khi b khng hong. Trước đó, tr li BBC ngày 19/5, Tiến sĩ Hà Hoàng Hp, nhà nghiên cu cao cp t Vin Nghiên cu Đông Nam Á (Singapore) nói rng, theo quy đnh hin hành ca Hiến pháp, Ch tch nước không th kiêm nhim chc v Bộ trưởng công an. Vic kiêm nhim như thế s dn đến xung đt thm quyn và vi phm nguyê n tc phân công, phân nhim, phân quyn trong b máy nhà nước (4).Tm hình Tô Đi tướng mà tt c báo chí nước ngoài chuyn ti trưa 20/5, không th nào chua bên dưới là N cười chiến thng ca Tô Lâm ! Chưa thy Nguyên th quc gia nào nhm chc mà thiu não đến như vy !

Sáng 22/5, Thượng tướng Th trưởng công an Trn Quc T đã được Th tướng Phm Minh Chính phân công điu hành hot đng ca Bộ Công an cho đến khi cp có thm quyn tc B Chính Tr, kin toàn chc danh Bộ trưởng công an.Ch có th gii thích s lt kèo này bng quyết đnh trong cuc hp ca lãnh đo ch cht nói trên.

đây mi thy hết tài thao lược ca Tng bí thư Nguyn Phú Trng. Khi B Chính tr đã trám được 4/6 ghế trng trong cơ quan quyn lc cao nht nước, tc B Chính tr đã có 14 thành viên, li hu hết là người bên Đng, đ đ thay đi tương quan lc lượng trong B Chính tr, nên đã thuyết phc được ông Tô Lâm buông ghế Bộ trưởng công an !Trong tay ‘Cơ quan có thm quyn có Phan Đình Trc, Trn Cm Tú, Nguyn Hòa Bình. Tt c đu là y viên B Chính tr, đã tng lãnh đo ngành, đa phương và đu đang là Đi biu quc hi, 100% đt tiêu chun Bộ trưởng công an, nhưng phía ông Tô Lâm chưa chu buông. Trong khi đó, các th trưởng ca Tô Đi tướng li còn non xanh, tuy đu y viên trung ương nhưng chưa tròn mt khóa, li không phi là Đi biu quc hi, thì rõ ràng đã không th trám vào mt trong hai ghế trng ca B Chính tr như ý mun ca Tô Đi tướng trước khi chp nhn ri Bộ Công an.

Không ‘trám’ được hai chiếc ghế trng

Đng sau câu chuyn B Chính tr không trám đ s ghế trng có th hé l my điu sau đây.

Th nht, phơi bày mt s tht là Trung ương 9 va qua đã v trn ! Vn đ nhân s cp cao xưa nay phn ln bàn trong B Chính tr là xong, ch đưa ra Trung ương đ b phiếu ly l (ít khi nào Trung ương chng li B Chính tr). Trường hp đưa ra mà không k lut ni Nguyn Tn Dũng cách đây my năm là mt ngoi l hiếm hoi. Nếu có v trí nào liên quan bên Nhà nước hoc Chính ph thì đưa thêm ra Quc hi đ bm nút.‘Đng ch tay, Quc hi giơ tay, Mt trn v tay là quy trình chán ngt đến mc người dân chng my ai quam tâm. Nhưng câu chuyn ca tun qua li hoàn toàn khác, nó không th ngy to như t trước ti nay rng, Trung ương 9 đã thành công tt đp.

Th hai, h ly ca vic ‘đ trng hai v trí trong B Chính tr s kéo dài cuc đu đá gia các lãnh đo ch cht chưa biết đến bao lâu. Các bè phái trong Đng phi tiếp tc dàn quân đ cho người ca mi cánh phi trám được vào nhng v trí béo b. Theo tin ni b không mun nêu danh tính, Quc hi s phê chun Phan Đình Trc làm Bộ trưởng công an. Nếu thế thì cuc chung kết gia Phan Đình Trc, Tô Lâm và Phm Minh Chính có th kch chiến.

Th ba, không trám đ ch trng còn liên quan đến vic tái phân công, phân nhim phm vi công tác ca bn tân y viên B Chính tr.Ai được kiêm nhim công tác cũ, ai phi đưa li phn vic cho người khác ? Li mt cuc xáo bài mi s tiếp din

Nhưng vic trám được hai ghế trng nóng, đ Tô Lâm và Trn Thanh Mn tuyên th nhm chc cũng li gây nên nhiu dư âm trong dân. Theo báo chí nhà nước mô t, dưới c đ sao vàng thiêng liêng ca T quc, trước Quc hi và đng bào, c tri c nước, hai tân thành viên T tr đã th bi bng nhng đon văn mu. Lâu nay, th bi là quy trình bt buc nhưng ch my ai đ ý. Quc hi, đng bào và c tri c nước tng nghe quá nhiu các li th như thế t my ông Nguyn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Hu đc thuc lòng các ‘đon văn mu y và cũng như nhng phát biu theo các công thc đnh sn. Chng có cách nào thm đnh được các li th y có xut phát t đáy lòng hay không và ràng buc người đng ra th bi như thế nào ?

Điu nghch lý tr trêu là nhng người dân chưa bao gi được biết, các T tr b rt đài tng th tht trước ng kính và dưới c đ thiêng liêng cho đến nay, đã mc phi nhng ti danh c th gì ? Nng nh đến mc nào ? Phm ti vì không gi được liêm chính trong thc thi công v hay phm ti do phn bi nhân dân, phn bi T quc ? Người dân giu nhi th cá trê chui ng (trôi tut và khó nm bt) có phi hàm ý như vy không ?Bi vì tt c th trước dân nhưng dân không biết chuyn gì thc s đã xy ra :

nhng ch lõm. li trên mt trăng sao,

nhng vết bùn trên tn đnh chín tng cao ?

(Thơ Vit Phương)

Th chế vn chưa đến đim ti hn

Trước khi ông Tô Lâm chính thc tr thành Ch tch nước, Tiến sĩ Bill Hayton đã viết trên trang web ca Chatham House, Vin nghiên cu Quc tế Hoàng gia Anh quc rng, Vit Nam s ngày càng tô đm n tượng v mt nhà nước công an tr (5). ‘T Tr gi đây quy t hai người đi lên t ngành công an là Ch tch nước Tô Lâm và Th tướng Phm Minh Chính. Tính c các nhân vt khác như các ông Trc, Tú và Bình thì B Chính tr có năm nhân vt xut thân t tướng tá công an. Nếu tính thêm hai ông Đi tướng (Giang và Cường) và mt Thượng tướng (Nghĩa) có gc gác quân đi thì B Chính tr có tám y viên là t các lc lượng vũ trang. Tám trên mười sáu, đúng 50%. Bn nhân vt va b sung ch yếu cũng li là người làm công tác Đng, tr Lê Minh Hưng có chuyên môn v Ngân hàng. Nhưng có l ông Hưng gi đây chng mun ai nhc li thi ông làm Thng đc Ngân hàng, vì đó là nhng năm t phú Trương M Lan tác oai tác quái trên đa bàn ca ông như ch không người. Cũng chưa ai cht vn ông v trách nhim người đng đu t ngày ông v đu quân làm Tr lý cho Tng bí thư.

Vi mt th chế mà đi ngũ "tinh hoa" gm nhng thành phn ưu vit như trên thì không có gì l là nhng ngày qua, khi ngoi đã bán ròng hơn 5.000 t VND. Nếu tính t đu năm đến nay, nhóm này bán ròng 25.000 t VND tương đương vi gn 1 t USD, vượt c giá tr bán ròng trong sut c năm 2023 (6). Bên cnh vic vn ngoi t rút khi sàn chng khoán, Vit Nam đã mt ít nht 2,5 t USD vin tr nước ngoài trong ba năm qua và có th mt thêm 1 t USD na do tình trng tê lit b máy hành chính. Thông tin này t lá thư do người đng đu Liên Hiệp Quốc và Ngân hàng Thế gii gi Th tướng Phm Minh Chính, kèm theo ch ký ca 18 Đi s, trong đó có Hoa K, Liên Hiệp Châu Âu, Nht Bn và người đng đu Ngân hàng Phát trin Châu Á ti Hà Ni (7). Trong mt din biến liên quan, Phó Th tướng Lê Minh Khái hôm 20/5 đã tha nhn nn kinh tế Vit Nam đang đi mt vi áp lc ngày càng tăng và cho biết chính ph s c gng duy trì các chính sách h tr tăng trưởng, dù sn xu t công nghip phc hi chm. Sn xut nông nghip, nht là ti vùng đng bng sông Cu Long gp nhiu khó khăn do hn hán, xâm nhp mn kéo dài và nng n hơn (8).

Vi nhng thách thc k trên, th chế lc lõng ca Vit Nam vn chưa đến đim ti hn. Mc du có nhiu d báo bi quan, nhưng vi mt th chế ly thành tích bo lc và đàn áp dân chúng làm tiêu chí duy nht đ n đnh xã hi, th chế đó vn còn không gian tn ti trong mt thi gian dài. Dân chúng tuy đã chán ngy dàn lãnh đo hin nay, nhưng tâm lý chung là vn là nhn nhn và cam chu. Chế đ toàn tr không ch dit hết mi tư duy sáng to, mà còn trit tiêu tt c mm mng phn bin và đi mi trên tt c các lĩnh vc ca đi sng hàng ngày. C xã hi hu hư nght th và lay lt vi nhng ni lo cơm áo. Trình đ c dân ln quan không khá hơn thi k c Phan Chu Trinh kêu gi Khai dân trí Chn dân khí Hu dân sinh cách đây trăm năm. Phi nhìn thng vào s tht như thế đ tránh mi o tưởng ! Đng thy lãnh đo đánh nhau trên thượ ng tng mà ng nhn rng, đt nước đng trước bước ngot. Các cuc tiến hóa không t trên tri rơi xung, nó phi t người dân đi lên. Chng nào người dân còn thái đ cam chu, thì không có lý do gì đ hy vng vào bước ngot hay s chuyn đi h thng mt cách ngon mc.

Trần Đông A

Nguồn : VOA, 23/05/2024

Tham kho :

(1) https://baochinhphu.vn/tan-chu-tich-nuoc-to-lam-thuc-hien-nghiem-tuc-day-du-nhiem-vu-quyen-han-cua-chu-tich-nuoc-da-duoc-hien-dinh-102240522100253473.htm

(2) https://www.voatiengviet.com/a/tan-chu-tich-nuoc-to-lam-tuyen-the-ong-nguyen-phu-trong-vang-mat/7622043.html

(3) https://tuoitre.vn/chua-phe-chuan-hoac-mien-nhiem-bo-truong-bo-cong-an-tai-ky-hop-thu-7-20240519083042417.htm

(4) https://www.bbc.com/vietnamese/articles/ckddwe5k9pjo

(5) https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cd1816966m9o

(6) https://vneconomy.vn/xa-rong-1-ty-usd-tu-dau-nam-nhung-khong-tiec-tien-gom-mot-co-phieu-khoi-ngoai-da-tot-nghiep-va-truong-thanh-hon.htm

(7) https://www.reuters.com/world/asia-pacific/vietnam-forfeits-billions-dollars-foreign-aid-amid-anti-graft-freeze-document-2024-05-17/

(8) https://www.voatiengviet.com/a/7619468.html

Published in Diễn đàn
mercredi, 22 mai 2024 09:28

Nhân sự mới – Tư duy cũ

Đảng cộng sản Việt Nam đã hoàn tất bổ sung "4 ủy viên Bộ Chính trị", nhưng viễn ảnh xóa ảnh hưởng của Quân đội và Công an trong đường lối cai trị độc tài đã mờ nhạt.

nhansu1

Ngày 16/5/2024, Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã bầu bổ sung bốn ủy viên Bộ Chính trị (ông Đỗ Văn Chiến, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, bà Bùi Thị Minh Hoài, ông Lê Minh Hưng) và hai Chủ tịch nước (ông Tô Lâm) và Quốc hội (Trần Thanh Mẫn)

Trước hết, sự kiện Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm làm Chủ tịch nước  đã gợi lại hình  ảnh Đại tướng Công an Trần Đại Quang giữ chức Chủ tịch nước năm 2016, sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng loại xong ảnh hưởng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Tướng Tô Lâm là người có công giúp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thành công trong công tác chống tham nhũng, thường được gọi  là "đốt lò" từ khóa đảng XII. Vì vậy, việc  thăng cấp tướng Tô Lâm làm Chủ tịch nước được  coi như sự "trả công" của ông Trọng, mặc dù chức vụ này "không có quyền hành thật sự".

Tướng Tô Lâm sinh ngày 10/7/1957, quê quán tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Các vụ tham nhũng lớn

Khi giữ chức Bộ trưởng Công an, tướng Tô Lâm được ghi nhận có công trong các vụ  án gồm :

- Vụ Trịnh Xuân Thanh

Trịnh Xuân Thanh, nguyên Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang và Đại biểu Quốc hội khóa XIV. Năm 2016, Trịnh Xuân Thanh bị điều tra và kết luận có nhiều khuyết điểm, vi phạm nghiêm trọng trong thời gian công tác tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Trịnh Xuân Thanh bị án chung thân.

- Vụ Đinh La Thăng
:

Đinh La Thăng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, bị khởi tố, xét xử, kết án 30 năm tù do những sai phạm quản lý kinh tế khi giữ chức Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

-  Vụ Nguyễn Bắc Sonvà Trương Minh Tuấn  :

Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn, cả hai đều là nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông,bị xử về tội vi phạm  quy định về quản lý, sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng và nhận hối lộ, lần lượt chịu chịu án tù chung thân và 14 năm tù.

- Vụ Nguyễn Đức Chung :

Nguyễn Đức Chung, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, bị bắt giữ, điều tra về tội chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước. Năm 2022, ông Chung bị điều tra thêm trong vụ bê bối lớn liên quan đến các chuyến bay giải cứu và Kit test dởm của công ty Việt Á làm nhiều quan chức bị điều tra và bỏ tù.

Với thành tích này, liệu ông Tô Lâm có tiếp tục làm công tác "đốt lò" thành công hơn, hay ông đã thỏa mãn với chức "ngồi  chơi xơi nước" ?

Điểm qua những gương mặt mới trong Bộ Chính trị

Tân Chủ tịch quốc hội Trần Thanh Mẫn sinh ngày 12/8/1962, quê quán ở xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, từng giữ chức  Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hộiPhụ trách điều hành hoạt động của Quốc hội, và là Đại biểu quốc hội khóa XV nhiệm kì 2021 – 2026, thuộc đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Hậu Giang.

Ông  Mẫn là người min Nam duy nhất còn lại trong hàng ngũ "lãnh đạo chủ chốt", nhưng quyền hành của Quốc hội phải lệ thuộc vào quyết định của Bổ Chính trị.  Do đó Quốc hội chỉ là thứ "bung xung" cho Bộ Chính trị.

Bộ Chính trị cũng đã phân công Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam vào Ban Bí thư và giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư.

Ông Lương Cường sinh ngày 15/8/1957 tại xã Dữu Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Ông Cường thay bà Trương thị Mai bị cách chức, nhưng không kiêm nhiệm chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

Nhiệm vụ Trưởng ban Tổ chức Trung ương được giao cho ông Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng,  Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

Sự có mặt của tướng Cường được coi là sự cân bằng quyền lực giữa Quân đội và Công an trong Bộ Chính trị.

Đáng chú ý nhất là sự tồn tại của Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi. Ông giữ chức Thủ tướng từ năm 2021, thay ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Phạm Minh Chính, sinh ngày 10/12/1958 tại xóm Hoa Trường, xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.  Ông mang cấp bậc Trung tướng Công an và từng là Bí thư tỉnh Quảng Ninh năm 2011. Ông Chính cũng được nói đến là người có công trong chiến dịch chống Covid, và thân với Bắc Kinh.

Như vậy, ông Chính hiện nay là ứng viên sáng giá nhât để thay ông Nguyễn Phú Trng làm Tổng bí thư. Ông Trọng, 80 tuổi, đã làm Tổng bí thư 3 nhiệm kỳ, từ năm 2011.

Nhìn chung, Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam vừa được bổ sung những gương mặt lãnh đạo mới, nhưng tư tưởng của những người này phần lớn xuất phát từ Ban bí thư dưới sự lãnh đạo trực tiếp của ông Nguyễn Phú Trọng, do đó rất nặng về phía Tuyên giáo, nghĩa là sẽ rất giáo điều và lạc hậu. Họ là lớp người tiêu biểu của đường lối cầm quyền độc tài chuyên chính của Đảng cộng sản Việt Nam.

Phạm Trần

(22/05/2024)

Published in Diễn đàn

'Đổi' nhưng liệu có 'mới' ?

Các nhà quan sát, bình luận thời sự và chính trị từ Việt Nam và hải ngoại thảo luận một vài khía cạnh liên quan thay đổi, bổ khuyết nhân sự cấp cao của Đảng cộng sản Việt Nam và ý nghĩa, tác động từ hiện tượng nhà tu hành Thích Minh Tuệ thu hút ra sao công luận tại Việt Nam.

Nguồn : VOA, 21/05/2024

Published in Video

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt ? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn ? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng cộng sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn ? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam...

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi : Ông Lý Thái Hùng - Chủ tịch Đảng Việt Tân, Luật sư Vũ Đức Khanh - Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam

Nguồn : RFA, 22/04/2024

Published in Video

Luật sư Vũ Đức Khanh (từ Ottawa, Canada) và Luật sư Lê Quốc Quân (từ Washington D.C. Hoa Kỳ) bình luận các quyết định tái phối trí, bổ sung, bổ khuyết nhân sự cấp cao vào Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư... của Đảng cộng sản Việt Nam và phân tích xem liệu Đảng có vừa 'đánh chuột' vừa vẫn 'giữ được bình' thành công hay không, cũng như tương lai của Đảng có thể sẽ thế nào.

Liệu 'đánh chuột vẫn giữ được bình' ?

Nguồn : VOA, 19/05/2024

Published in Video

Càng bám ghế, Tổng càng đẩy Đảng vào cảnh tương tàn khốc liệt !

Hoàng Anh, Thoibao.de, 17/05/2024

Cơn bão chính trường trong gần 2 tháng qua, được xã hội quy tội cho ông Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an. Chính Tô Lâm tạo phản ; Tô Lâm đốn ngã Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ ; khiến bà Trương Thị Mai rũ áo ra đi ; và cũng không loại trừ sẽ có thêm người trong Bộ Chính trị tiếp tục rơi rụng.

trong1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ai cũng biết, Tô Lâm làm loạn là để triệt hết những người có khả năng cạnh tranh với ông chức Tổng bí thư nhiệm kỳ tiếp theo. Theo truyền thống của Đảng, các phe phái vẫn thường xuyên đấu đá tranh giành chức vụ. Tuy nhiên, chưa có bao giờ, cuộc đấu đá lại khốc liệt như bây giờ.

Nếu nói, kẻ khiến Bộ Chính trị tan hoang như hôm nay, là Tô Lâm cũng đúng, mà là Tổng Trọng cũng đúng. Trước đây, để được ngồi vào ghế Tổng bí thư, các ứng viên phải được sự tín nhiệm của Tổng bí thư đương nhiệm, và nhờ đó, được Tổng bí thư giới thiệu tại Đại hội Đảng. Một khi đã được đương kim Tổng bí thư giới thiệu, thì gần như chắc chắn trúng cử. Vương Đình Huệ từng muốn đi theo con đường như thế, tuy nhiên, Tô Lâm nổi lên và đạp đổ tất cả.

Giờ đây, việc tranh giành ghế Tổng bí thư đang hỗn loạn hơn bao giờ hết. Tô Lâm sẵn sàng đánh mọi đối thủ, còn Bộ Chính trị thì muốn lùa Tô Lâm lên ghế Chủ tịch nước, và chặn phe Hưng Yên, không cho nắm Bộ Công an. Nghĩa là muốn cô lập họ Tô. Chính vì đấu nhau loạn như thế, nên luật duy nhất áp dụng cho cuộc chơi này, là "luật của kẻ mạnh".

Nhiều người đổ cho Tô Lâm đã gây ra tình cảnh hỗn loạn này, nhưng thực chất, điều này là do chính Tổng Trọng gây ra.

Chính vì ông Trọng tham quyền cố vị, muốn bám ghế Tổng bí thư suốt đời, đã khiến cho những kẻ bên dưới mất kiên nhẫn và làm phản. Để ngồi lại nhiệm kỳ thứ 3, ông Tổng đã đạp lên trên Đảng luật, để tự ban ân huệ cho chính mình. Ông Trọng đã tự tạo ra tiền lệ như thế, thì Tô Lâm cũng hoàn toàn có thể làm theo và phá bỏ những trật tự trước đây.

Đáng lẽ, với vai trò là người đứng đầu Đảng cầm quyền của một quốc gia, ông Trọng phải biết tôn trọng pháp luật. Tuy nhiên, không những ông Trọng chẳng coi luật pháp quốc gia ra gì, mà ngay cả Đảng luật, ông cũng sẵn sàng chà đạp.

Khi Tổng bí thư phá bỏ những trật tự trong quy trình xét chọn ứng viên cho vị trí Tổng bí thư, thì liệu, Tô Lâm có cần phải tôn trọng những quy định do ông Trọng đưa ra hay không ?

Việc Tô Lâm lợi dụng câu nói mị dân của ông Tổng, là "chống tham nhũng không có vùng cấm", để đốn ngã chính những tay chân thân tín của ông Tổng, thì cũng chẳng có gì sai. Chỉ có người tự ban "ân huệ" cho chính mình, đạp lên luật pháp và cả Đảng luật, thì mới đáng bị lên án.

Việc tạo tiền lệ xấu của Tổng Trọng, đã khiến cho các cấp dưới của ông làm loạn, thì việc Tô Lâm lợi dụng phát ngôn mị dân của ông Trọng để làm loạn, cũng sẽ là tiền đề cho những kẻ muốn nổi loạn tiếp theo.

Cứ như vậy, Đảng cộng sản Việt Nam sẽ rơi vào vòng xoáy khủng hoảng không có hồi kết.

Là người đứng đầu Đảng, lẽ ra, ông Tổng phải là người làm gương cho toàn Đảng, về tính nghiêm minh của Đảng luật, đằng này, ông tự ý chà đạp nó, nghĩa là, tự ông đã phá bỏ trật tự trong Đảng.

Đến lúc này, ông Trọng đã già và quá nhiều bệnh tật, mà vẫn quyết bám ghế. Chẳng phải, ông đang nêu một tấm gương xấu cho Đảng hay sao ? Lúc này, có lẽ, chỉ có cách dùng "bạo lực cách mạng", may ra mới buộc được ông rời ghế.

Đẩy Đảng cộng sản Việt Nam đến tình cảnh hỗn loạn như ngày hôm nay, không ai khác, chính là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Hoàng Anh

Nguồn : Thoibao.de, 17/05/2024

***************************

Bốn gương mặt được bổ sung vào Bộ Chính trị gồm những ai ?

BBC, 16/05/2024

Trong ngày làm việc đầu tiên (16/5), Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 đã bầu bổ sung 4 ủy viên Bộ Chính trị.

bau01

Từ trái qua : ông Nguyễn Trọng Nghĩa, bà Bùi Thị Minh Hoài, ông Lê Minh Hưng, ông Đỗ Văn Chiến

Theo thông cáo do Văn phòng Trung ương phát ra chiều cùng ngày, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu bổ sung 4 ủy viên Bộ Chính trị khóa 13, gồm :

- Ông Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng ;

- Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương ;

- Bà Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương ;

- Ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Với việc bầu bổ sung này, hiện nay Bộ Chính trị có 16 ủy viên :

1. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

2. Thủ tướng Phạm Minh Chính

3. Đại tướng, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường

4. Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú

5. Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc

6. Phó Chủ tịch Thường trực điều hành hoạt động của Quốc hội Trần Thanh Mẫn

7. Đại tướng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm

8. Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang

9. Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình

10. Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng

11. Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên

12. Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng

13. Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chánh văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng

14. Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài

15. Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa

16. Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến

Vào đầu khóa 13 (đầu năm 2021), Bộ Chính trị có 18 ủy viên. Trong thời gian hơn hai năm qua, có tới 6 ủy viên đã bị loại khỏi hàng ngũ quyền lực này vì các nguyên nhân liên quan tới kỷ luật, bao gồm : Phạm Bình Minh, Nguyễn Xuân Phúc, Trần Tuấn Anh, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và Trương Thị Mai. Trước khi bầu bổ sung vào hôm nay (16/5), Bộ Chính trị có 12 người.

Ông Lê Minh Hưng là ai ?

Ông Lê Minh Hưng sinh năm 1970, quê ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh ; trình độ chuyên môn thạc sĩ chính sách công.

Ông là Bí thư Trung ương Đảng khóa 13 ; Ủy viên Trung ương Đảng khóa 12 và 13 ; Đại biểu quốc hội khóa 15.

Ông Hưng từng giữ nhiều vị trí : Phó trưởng phòng rồi Trưởng phòng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ; Phó Vụ trưởng rồi Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế ; Vụ trưởng Vụ Tổ chức-Cán bộ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tháng 10/2011, ông làm Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Năm 2014 ông giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng trong 2 năm rồi giữ chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ 4/2016 - 10/2020.

Từ tháng 10/2020, ông Lê Minh Hưng được Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng cho đến nay.

Khi vụ án Vạn Thịnh Phát và SCB được đưa ra xét xử sơ thẩm, đã có những câu hỏi đặt ra về trách nhiệm quản lý nhà nước của Thống đốc Lê Minh Hưng.

"Tôi nghĩ ông Lê Minh Hưng nên có trách nhiệm vì đã không ngăn chặn được vấn đề, dù không phải là người mở màn cho sai phạm nhưng tôi chắc rằng ông ấy phải nhận thấy vấn đề và lẽ ra phải ngăn chặn nó", một nhà quan sát chính trị nói với BBC trước khi tòa tuyên án vụ Vạn Thịnh Phát.

Ông Lê Minh Hưng là con của cố Thượng tướng Lê Minh Hương - Bộ trưởng Bộ Công an giai đoạn 1996-2002.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa là ai ?

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa sinh ngày 1962 ; quê quán ở xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang ; trình độ chuyên môn cử nhân khoa học xã hội và nhân văn.

Ông là Bí thư Trung ương Đảng khóa 13 ; Ủy viên Trung ương Đảng khóa 12 và 13 ; Đại biểu quốc hội khóa 14, 15 ; quân hàm Thượng tướng.

Ông từng giữ các chức vụ : Phó phòng, Trưởng Phòng Tuyên huấn Cục Chính trị, Quân khu 7 ; Phó Chính ủy, rồi Chính ủy Sư đoàn 5, Quân khu 7 ; Phó Chủ nhiệm Chính trị, Quân khu 7 ; Chính ủy Quân đoàn 4.

Từ tháng 9/2012 - 1/2021, ông làm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ông giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương từ tháng 2/2021 cho đến nay.

Bà Bùi Thị Minh Hoài là ai ?

Bà Bùi Thị Minh Hoài sinh năm 1965, quê xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam ; trình độ chuyên môn thạc sĩ, cử nhân luật.

Bà Bùi Thị Minh Hoài là Ủy viên Trung ương Đảng khóa 10 (dự khuyết), 11, 12 và 13 ; Đại biểu quốc hội khóa 15.

Bà Bùi Thị Minh Hoài có thời gian dài gắn bó với ngành thanh tra, kiểm tra và từng giữ các chức vụ : Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy Hà Nam ; Bí thư Thành ủy Phủ Lý ; Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân Việt Nam…

Tháng 3/2011, bà giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, rồi Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Từ 4/2021, bà làm Trưởng Ban Dân vận Trung ương cho đến nay.

Ông Đỗ Văn Chiến là ai ?

Ông Đỗ Văn Chiến sinh năm 1962, quê ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang ; trình độ cử nhân nông nghiệp.

Ông là Ủy viên Trung ương dự khuyết khóa 10 ; Ủy viên Trung ương Đảng khóa 11, 12 và 13 ; Đại biểu quốc hội khóa 13, 14 và 15.

Ông Chiến lần lượt kinh qua nhiều chức vụ quan trọng ở Tuyên Quang : Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương ; Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy ; Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Yên Sơn.

Tháng 9/2001, ông làm Phó Chủ tịch rồi Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Tuyên Quang và trở thành Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang sau đó.

Tháng 8/2011, ông được luân chuyển, giữ vị trí Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái nhiệm kỳ 2010-2015.

Tháng 2/2015, ông làm Thứ trưởng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và giữ chức Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc từ tháng 4/2016.

Ông giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa 9, nhiệm kỳ 2019-2024 từ tháng 4/2021 cho đến nay.

Bộ Chính trị có vai trò gì ?

Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (gọi tắt là Bộ Chính trị) được Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam bầu ra. Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam 2011, Bộ Chính trị có các vai trò và nghĩa vụ như sau :

- Lãnh đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương ;

- Quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ ;

- Quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương ;

- Báo cáo công việc đã làm trước hội nghị Ban Chấp hành Trung ương hoặc theo yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương.

Ngoài ra, khi có những vấn đề cấp bách, đột xuất thuộc trách nhiệm giải quyết của Ban Chấp hành Trung ương nhưng chưa thể họp thì tập thể Bộ Chính trị sẽ bàn bạc quyết định và báo cáo lại với Ban Chấp hành Trung ương trong kỳ họp gần nhất.

Bộ Chính trị còn có vai trò trong lĩnh vực nhân sự nhà nước khi là cơ quan có quyền quyết định hay giới thiệu nhân sự cho các chức vụ quan trọng trong bộ máy Đảng, Nhà nước và các đoàn thể ngoại trừ các chức danh do Ban Chấp hành Trung ương hay Ban Bí thư quyết định theo phân cấp.

Bộ Chính trị được coi là tập hợp những nhân vật quyền lực nhất của Đảng cộng sản Việt Nam.

Nguồn : BBC, 17/05/2024

***************************

Chọn 'Tứ Trụ' : quy trình Đảng quyết, Quốc hội thông qua như thế nào ?

BBC, 16/05/2024

Ban Chấp hành Trung ương Đảng có lịch họp từ 16-18/5 để bàn các vấn đề nhân sự, bao gồm giới thiệu các chức danh chủ chốt của Đảng và nhà nước trước khi Quốc hội khai mạc cuộc họp thường kỳ vào 20/5.

bau2

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chính trị Việt Nam đang vào giai đoạn có nhiều sự xáo trộn, nhất là sau khi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lần lượt từ chức chỉ cách nhau hơn một tháng.

"Tứ Trụ" Việt Nam hiện còn trống hai ghế.

Theo nhiều nhà quan sát mà BBC phỏng vấn, "kiện toàn" được các chức danh lãnh đạo thì Việt Nam mới có thể trấn an các nước đối tác cũng như làm nhẹ sự nghi ngại của các nhà đầu tư nước ngoài về tình hình chính trị nội bộ.

Trong thể chế chính trị "Đảng lãnh đạo toàn diện", các bước bầu chọn nhân sự cấp cao sẽ theo một quy trình như thế nào ?

Bộ Chính trị họp

Bộ Chính trị khóa 13 hiện chỉ còn 13 người, con số này đầu khóa là 18.

Những ủy viên Bộ Chính trị bị loại khỏi nhóm quyền lực này gồm : Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Tất cả họ đều đã phải ra đi vì "mắc khuyết điểm".

Bộ Chính trị là nhóm những nhân vật quyền lực nhất trong Đảng và là nơi đưa ra những quyết định trọng đại đối với nội bộ của Đảng và của đất nước, bao gồm vấn đề nhân sự.

Quy định số 80-QĐ/TW ban hành ngày 18/8/2022 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử có nêu trách nhiệm và quyền hạn của Bộ Chính trị.

Cụ thể, Bộ Chính trị sẽ trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng những vấn đề lớn về công tác cán bộ, chiến lược cán bộ ; chuẩn bị và giới thiệu nhân sự để :

"Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, bầu Tổng bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương), Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương và giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội".

Như vậy, Bộ Chính trị sẽ họp, rồi trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng danh sách các nhân sự gồm các chức chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội và thủ tướng chính phủ.

bau3

Những ủy viên Bộ Chính trị loại khỏi hàng ngũ trong khóa 13

Tiếp đó, Ban Chấp hành Trung ương sẽ có cuộc họp để xem xét và cho ý kiến về công tác cán bộ, dựa trên danh sách đề cử cho từng chức vụ mà Bộ Chính trị trình.

Trung ương Đảng sẽ thông qua và giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu các chức danh chủ tịch nước, thủ tướng Chính phủ, chủ tịch Quốc hội. Đây là ba chức danh trong "Tứ Trụ" do Quốc hội bầu, theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội 2014.

Chức danh còn lại cũng là chức danh quyền lực nhất trong "Tứ Trụ" là tổng bí thư. Đây là chức danh của Đảng nên nằm trong quyền quyết định của Đảng.

Cần lưu ý, với các chức danh "Tứ Trụ", Quy định 214-QĐ/TW của Bộ Chính trị có nêu rằng trường hợp đặc biệt sẽ do "Ban Chấp hành Trung ương xem xét".

Trong cuộc phỏng vấn với Vietnamnet, Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông, Tổng thư ký kiêm ủy viên thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, đã giải thích thêm về vai trò của Bộ Chính trị trong việc chọn nhân sự.

Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Thông thì với những trường hợp đặc biệt, Tiểu ban Nhân sự và Bộ Chính trị cho ý kiến trước.

"Thảo luận trong Tiểu ban Nhân sự, sau đó tiểu ban báo cáo Bộ Chính trị, rồi Bộ Chính trị trình Trung ương. Lúc này Trung ương thảo luận rất kỹ để xem trường hợp này có nên đặc biệt hay không", ông Thông giải thích.

Tiểu ban Nhân sự khóa 12, 13 và 14 đều do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng tiểu ban.

Trung ương Đảng xem xét

Theo quy định, những đề xuất nhân sự của Bộ Chính trị sẽ được trình Ban Chấp hành Trung ương phê duyệt.

Ban Chấp hành Trung ương với 180 ủy viên (chưa xét đến sự "hao hụt" trong nhiệm kỳ) là bên có tiếng nói cuối cùng, trước khi giới thiệu phương án nhân sự cho Quốc hội.

Xét quy trình ông Võ Văn Thưởng và ông Vương Đình Huệ vào "Tứ Trụ" có thể thấy rõ thực tế này.

Với ông Võ Văn Thưởng, vào ngày 1/3/2023, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 đã họp để xem xét và cho ý kiến về công tác cán bộ.

Tại cuộc họp này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định giới thiệu nhân sự để bầu giữ chức chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.

Ngày 2/3/2023, ông Võ Văn Thưởng đã chính thức tuyên thệ sau khi được Quốc hội bầu trong kỳ họp bất thường.

Ông Thưởng nhận được 487/488 phiếu tán thành từ các đại biểu Quốc hội, qua đó thay thế ông Nguyễn Xuân Phúc, người phải rời ghế giữa chừng.

Trường hợp ông Vương Đình Huệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội cũng có sự tương đồng. Tại Đại hội Đảng lần thứ 13 vào tháng 1/2021, các đại biểu dự Đại hội Đảng đã được thông báo :

- Ông Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu tái cử Tổng bí thư

- Ông Nguyễn Xuân Phúc đề cử Chủ tịch nước

- Ông Phạm Minh Chính đề cử Thủ tướng

- Ông Vương Đình Huệ đề cử Chủ tịch Quốc hội

Tới ngày 31/3/2021, ông Vương Đình Huệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia thay bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Theo quy trình Đảng quyết, Quốc hội thông qua như trên thì Trung ương Đảng họp để chốt vấn đề về nhân sự trước thời điểm Quốc hội họp.

Bắt đầu từ tuần tới, Quốc hội sẽ có cuộc họp thường kỳ lần 7, được chia thành hai đợt : đợt 1 từ 20/5 đến 8/6 ; đợt 2 từ 17/6 đến 27/6.

BBC đã tìm thấy lịch làm việc của một số ủy viên Trung ương Đảng cho thấy Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ có hội nghị từ ngày 16-18/5.

Đơn cử, lịch công tác của ông Lê Trường Lưu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên-Huế, đăng trên cổng thông tin của HĐND tỉnh này cho biết ông sẽ họp Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hà Nội vào ngày 16/5 (cho đến ngày 18/5).

Trên cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang, ông Nghiêm Xuân Thành - Bí thư tỉnh ủy Hậu Giang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng - có lịch "đi công tác tại Hà Nội" trong những ngày này.

Như vậy, Trung ương Đảng sẽ họp để chốt vấn đề nhân sự theo danh sách mà Bộ Chính trị trình, bao gồm ít nhất hai chức danh là chủ tịch nước và chủ tịch quốc hội. Sau đó, Trung ương Đảng giới thiệu những nhân sự này để Quốc hội bầu theo thủ tục.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng còn là cấp quyết định kỷ luật cuối cùng đối với các đảng viên, kể cả ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, ủy viên Bộ Chính trị và ủy viên Ban Bí thư.

Theo Quy định 22-QĐ/TW, với trường hợp ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật các mức cách chức hoặc khai trừ thì Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định.

Trong quá khứ, đã có trường hợp Bộ Chính trị quyết định kỷ luật một đảng viên nhưng Ban Chấp hành Trung ương Đảng không thông qua.

Tại Hội nghị Trung ương 6 Khóa 12 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi phát biểu bế mạc đã thông báo :

"Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị".

Tuy nhiên, ông Trọng kết luận : "Về việc đề nghị xem xét kỷ luật, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị".

Như vậy, dù Bộ Chính trị đã thống nhất kỷ luật ủy viên Bộ Chính trị này - người được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gọi là "đồng chí X" - nhưng khi Trung ương Đảng không đồng ý thì nhân vật này vẫn không phải chịu bất kỳ hình thức kỷ luật nào.

Quốc hội bầu, phê chuẩn

Theo Luật Tổ chức Quốc hội 2014 thì Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội cũng là cơ quan bầu ra nhiều vị trí trong bộ máy nhà nước, trong đó có ba chức danh trong "Tứ Trụ":

Chủ tịch Quốc hội được bầu trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách đề cử của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch nước, trong số các đại biểu Quốc hội, theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội

Thủ tướng Chính phủ trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước

Quốc hội cũng phê chuẩn các chức danh trong chính phủ (chẳng hạn bộ trưởng) theo sự đề xuất của thủ tướng.

Trong dịp này, nếu Bộ trưởng Công an Tô Lâm làm chủ tịch nước như đánh giá của nhiều nhà phân tích với BBC, thì vị trí bộ trưởng mà ông để lại cũng cần Quốc hội phê chuẩn.

Trên thực tế, với cơ chế Đảng lãnh đạo toàn diện, các sắp xếp trong Đảng Cộng sản Việt Nam được coi là quyết định và việc bỏ phiếu tại Quốc hội là bước hợp thức hóa sự sắp xếp ấy của Đảng, bao gồm cả việc bầu hay miễn nhiệm các chức vụ.

Chẳng hạn, với trường hợp ông Võ Văn Thưởng và ông Vương Đình Huệ mới đây thì Đảng họp và "cho thôi" các chức danh trong Đảng cùng các chức danh nhà nước, bao gồm chức chủ tịch nước (đối với ông Thưởng) và chủ tịch Quốc hội (đối với ông Huệ). Sau đó, Quốc hội họp và bỏ phiếu miễn nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu, cùng với tư cách đại biểu Quốc hội.

bau4

Ông Võ Văn Thưởng và ông Vương Đình Huệ, hai trong "Tứ Trụ" xin thôi chức chỉ cách nhau hơn một tháng

Vào ngày 20/3, Trung ương Đảng đã họp bất thường trước để quyết định cho ông Võ Văn Thưởng thôi các chức vụ trong đảng và nhà nước, bao gồm chức chủ tịch nước. Một ngày sau đó, Quốc hội họp, thống nhất việc miễn nhiệm ông Thưởng và đồng thời cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.

Quy trình tương tự cũng được áp dụng với ông Vương Đình Huệ: Đảng họp ngày 26/4, Quốc hội họp ngày 2/5.

Khi "cho thôi chức" ông Thưởng và ông Huệ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng không khẳng định đó là một hình thức kỷ luật (trong 4 mức kỷ luật đảng : khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ). Tuy nhiên, xét quy trình "cho thôi chức" đối với hai ông này và xét quy định của Đảng (khoản 1 Điều 11 Quy định 22-QĐ/TW), có thể thấy về bản chất đây là hình thức tương ứng với mức kỷ luật cách chức, mức nặng thứ nhì trong thang kỷ luật của Đảng cộng sản Việt Nam.

Có thể thấy, với cơ chế Đảng lãnh đạo toàn diện, thì về vấn đề nhân sự (miễn nhiệm hoặc bổ nhiệm), một khi Đảng quyết thì coi như vấn đề đã xong.

Một điều đáng lưu ý nữa là, trong nhiều cuộc họp của Trung ương Đảng để quyết định các vị trí nhân sự chủ chốt của đất nước, tức là đưa ra các quyết định liên quan đến vận mệnh của đất nước, thì Đảng cộng sản Việt Nam không công bố trước.

Chẳng hạn các cuộc họp để miễn nhiệm Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ mới đây, người dân chỉ biết qua các kênh báo chí độc lập như BBC hoặc qua "tin đồn". Chỉ sau khi mọi việc kết thúc thì Ban Chấp hành Trung ương Đảng mới ra thông báo.

Nguồn : BBC, 16/05/2024

Published in Diễn đàn