Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hạt nhân : Liệu Bắc Triều Tiên "mạnh tay" do thất vọng về Mỹ ?

Giáng Sinh năm nay, Donald Trump đã không nhận được "quà" từ Kim Jong-un. May mắn này liệu có kéo dài ? Vì từ nhiều tuần nay, lãnh đạo Bắc Triều Tiên không ngừng lên giọng.

hatnhan1

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un bắt tay tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc gặp tại khu phi quân sự biên giới hai miền Triều Tiên, ngày 30/06/2019. REUTERS/Kevin Lamarque

Nhật báo Libération đặt câu hỏi trong một bài viết nhỏ : "Tại sao Bắc Triều Tiên lại đe dọa ?"

Đúng ngày đầu Năm Mới, thay vì đọc diễn văn chúc mừng như thường lệ, truyền hình Bắc Triều Tiên đăng bài diễn văn dài... 7 tiếng được Kim Jong-un đọc trong phiên họp toàn thể Đại hội đảng Lao Động Triều Tiên diễn ra trong bốn ngày cuối năm 2019. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên khẳng định Bình Nhưỡng "chấm dứt lệnh cấm thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa", "chuẩn bị một loại vũ khí chiến lược mới".

Quyết tâm của Bắc Triều Tiên thể hiện sự thất vọng sau hai năm nỗ lực đàm phán với Mỹ ? Phía Washington muốn Bình Nhưỡng phải tiến hành phi hạt nhân trước khi bắt đầu mọi cuộc đàm phán. Trong khi vũ khí hạt nhân lại là yếu tố bảo đảm sự tồn tại của chế độ Kim Jong-un và lãnh đạo Bắc Triều Tiên sẽ không bao giờ từ bỏ chừng nào chưa ký được thỏa thuận hòa bình với Mỹ, trên giấy tờ hai bên vẫn trong tình trạng chiến tranh từ 7 thập niên nay.

Theo nhà nghiên cứu Féron, được Libération trích dẫn, vấn đề ở chỗ "Hoa Kỳ chưa quyết định bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Bắc Triều Tiên". Vì vậy, chế độ Bình Nhưỡng nối lại chính sách răn đe quân sự, từng được duy trì để gây sức ép với chính quyền của tổng thống Barack Obama.

Hiện tại, Bắc Triều Tiên chịu lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, cũng như từ Mỹ, Liên Hiệp Châu Âu và Canada, không chỉ dừng ở lĩnh vực quân sự và giới tinh hoa của chế độ, mà kể từ năm 2017 gần như mở rộng sang toàn bộ lĩnh vực thương mại và mọi giao dịch tài chính với Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, vẫn theo chuyên gia Féron, "Bình Nhưỡng luôn cho rằng thà chịu nghèo khổ hơn là phải đặt an ninh quốc gia đến rủi ro cao độ. Trong thập niên 1990, chế độ đã cầm cự được", nên chuyên gia Pháp không nghĩ là Bình Nhưỡng có thể nhân nhượng vào lúc này.

"Kim Jong-un lại tung lời đe dọa hạt nhân" cũng được Le Figaro đề cập. Cheong Seong Chang, nhà nghiên cứu thuộc Viện Sejong, ở Seoul, được nhật báo thiên hữu trích dẫn, có chung nhận định là "Kim Jong-un không vội đàm phán. Bất chấp các lệnh cấm vận, nền kinh tế vẫn cầm cự tốt, đặc biệt là nhờ Bắc Kinh nương nhẹ các biện pháp trừng phạt" được Trung Quốc áp dụng từ năm 2017, thông qua việc trao đổi thương mại với Trung Quốc được nối lại ở Đan Đông. Ngoài ra, còn phải kể đến số lượng du khách Trung Quốc và các chiến dịch tin tặc đánh cắp tài khoản ngân hàng do hacker Bắc Triều Tiên tiến hành.

Nhật báo thiên hữu trở lại hình ảnh lãnh đạo Bắc Triều Tiên cưỡi ngựa trắng lên đỉnh núi thiêng Paektu hồi tháng 10/2019, được chiếu lại vào tháng 12, và luôn được coi là biểu tượng để công bố những quyết định quan trọng.

Hình ảnh được dàn cảnh cho thấy vị thống chế trẻ xoa tay bên đống lửa trong khu rừng tuyết trắng, xung quanh là những vị tướng lĩnh đội mũ sapca, làm liên tưởng tới cuộc chiến tranh du kích của Kim Nhật Thành, ông nội nhà lãnh đạo hiện nay, chống ách thực dân Nhật Bản. Lần này, theo phát biểu của Kim Jong-un, là chống lại Hoa Kỳ do "nỗi đau xuất phát từ những chính sách thù nghịch của Mỹ đã nuôi dưỡng nỗi phẫn uất của dân tộc Bắc Triều Tiên".

Theo Le Figaro, nhờ khai thác tâm lý dân tộc chủ nghĩa của 25 triệu người dân Bắc Triều Tiên và có hai hậu phương vững chắc là Bắc Kinh và Moskva, Kim Jong-un tô điểm hình ảnh để bắt đầu năm 2020 trên thế mạnh và dọa làm hỏng chiến dịch tranh cử tổng thống của đương kim chủ nhân Nhà Trắng. Ông Lee Min Young, nhà phân tích của NK News, một trang thông tin ở Seoul, dự đoán "Rocket Man" sẽ cho tiến hành một vụ thử tên lửa vì "ông ấy (Kim Jong-un) sẽ đẩy nút nhấn xa nhất có thể để xem Trump có thể đi đến đâu".

Tổng thống Pháp kiên quyết cải cách hưu trí

Bài diễn văn chúc mừng Năm Mới dài 18 phút của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, với khẳng định quyết tâm cải cách chế độ hưu bổng đến cùng, được tất cả các nhật báo Pháp phân tích.

Ngoài các chủ đề như cuộc thảo luận toàn quốc, Nhà thờ Đức Bà Paris bị cháy, cựu tổng thống Pháp Jacques Chirac qua đời, vụ tấn công khủng bố trong Sở Cảnh sát Paris, vị trí của sinh thái, tầm quan trọng của Liên Hiệp Châu Âu… chủ nhân điện Elysée yêu cầu "một thỏa hiệp nhanh chóng" để có thể tiến hành cải cách hưu trí "theo đúng tiến độ" và để chấm dứt tình trạng đình công kéo dài trong ngành đường sắt và giao thông công cộng ở vùng Ile-de-France.

Nhật báo kinh tế Les Echos đưa tin trên trang nhất : "Hưu trí : Macron kiên quyết". Trong khi các nghiệp đoàn phản đối cải cách hưu trí hy vọng huy động được đông đảo lực lượng sau kỳ nghỉ lễ cuối năm. Philippe Martinez, lãnh đạo của nghiệp đoàn CGT, đã kêu gọi tổng đình công nhằm buộc chính phủ phải lùi bước.

Theo nhật báo Le Figaro, "Macron gây sức ép đối với Philippe (thủ tướng Pháp) và khiến phe đối lập chống lại thêm". Ông nhấn mạnh "tôi sẽ không nhân nhượng chút nào cho khuynh hướng bi quan hoặc sự bất động (…), vì có quá nhiều điều phải làm".

Bài xã luận "Ca ngợi lòng tin" nhấn mạnh : "Đối với mọi chính phủ, cải cách là một giai đoạn bắt buộc nếu họ muốn một ngày nào đó được đánh giá là "chính phủ cải cách"… Không một vị tổng thống nước Cộng hòa nào, không một thủ tướng nào sẽ nói với các vị rằng họ được bầu lên hoặc được chỉ định để duy trì mọi thứ theo trật tự trước đó và duy trì điều đang tồn tại". Ngoài việc cho rằng phải thừa nhận sự dũng cảm của tổng thống và thủ tướng Pháp, tác giả bài viết ủng hộ quyết tâm của chính phủ hiện nay vì nhiều đời chính phủ đã cố thực hiện cải cách hưu bổng… nhưng luôn thất bại, như trong những năm 1993, 1995, 1999, 2003, 2007, 2010 và 2013.

Quyết tâm cải cách hưu trí của tổng thống Pháp được Libération đánh giá "Macron đổ thêm dầu vào những lời chúc". Nhật báo thiên tả thấy rằng tổng thống nói ít về nội dung cải cách và những sửa đổi mà chính phủ có thể nhân nhượng với những nghiệp đoàn phản đối cải cách. Ngược lại, ông đẩy trách nhiệm lên nội các của thủ tướng Edouard Philippe.

Các nhật báo đều chờ đến ngày chính phủ thông báo những quyết định quan trọng, trong khi các nghiệp đoàn kêu gọi đình công đông đảo vào ngày 09/01.

Nhiều thay đổi có hiệu lực tại Pháp từ ngày 01/01/2020

Ngày 01/01/2020 cũng đánh dấu nhiều biện pháp, thay đổi bắt đầu có hiệu lực tại Pháp.

Le Figaro điểm một số biện pháp có hiệu lực như : giảm thuế thu nhập cho 17 triệu hộ gia đình, "tiền thưởng Macron" cho nhân viên được tiếp tục áp dụng, bệnh nhân không phải trả chi phí cho kính thuốc và sửa răng (theo biểu giá và mẫu mã quy định), một số thuốc liệu pháp không được bảo hiểm thanh toán… Tuy nhiên, thuế đối với một số mặt hàng gia tăng, như phí ngân hàng, bưu điện, thuốc lá… Đối với các doanh nghiệp, biện pháp "điểm thưởng-điểm phạt" được áp dụng để hạn chế số lượng hợp đồng lao động ngắn hạn.

Trong lĩnh vực truyền thông, luật nghe-nhìn sẽ được đưa ra thảo luận ở Hạ Viện Pháp vào tháng 02/2020 nhằm bảo vệ các cơ quan đài báo, phát thanh truyền hình Pháp trước sức ảnh hưởng của các mạng streaming và các tập đoàn Mỹ. Ngoài ra, ngay từ ngày 01/01/2020, các cơ quan của nhà nước Pháp, gồm France Télévisions (đài truyền hình Pháp), Radio France (đài phát thanh Pháp), INA (Viện Lưu trữ Quốc gia) và France Médias Monde (trong đó có RFI) sẽ được quy về thành một holding, theo mô hình của BBC của Anh.

2020 : Năm của nhiều thách thức lớn

Trong lĩnh vực tôn giáo, nhật báo Le Figaro cho rằng "2020, năm quyết định của Giáo hội Công giáo" với nhiều hồ sơ quan trọng đang chờ Giáo hoàng như kế hoạch cải cách Giáo hội, quản lý tài chính của Tòa Thánh, phong chức linh mục cho đàn ông có gia đình…

Giáo hoàng Francis cũng phải đối mặt với những chỉ trích ngày càng công khai tại Mỹ, theo La Croix. Hiện tượng này được nhật báo Công Giáo dành trang nhất và hai trang "Sự kiện" nói về "Những rạn nứt trong Giáo hội Hoa Kỳ".

Trong lĩnh vực môi trường, Libération dành trang nhất và 5 trang "Sự kiện" cho "Những ý tưởng điền rồ nhất để cứu hành tinh" được các nhà báo tập hợp từ những công ty khởi nghiệp. Có lẽ điều kiện tiên quyết, theo nhật báo, là phải "Cùng điên, cùng cứu hành tinh" vì những biện pháp được đưa ra đôi khi vẫn bị coi là "kỳ cục" : tái chế phân trẻ em, làm nhựa đường từ tảo biển, trở lại dùng thuyền buồm, tự sản xuất điện tại nhà nhờ hệ thống phong gió thu nhỏ…

Nhật báo kinh tế Les Echos đề cập đến : "Bất động sản : điều chờ đợi chúng ta trong năm 2020". Liệu cơn sốt bất động sản đặc biệt năm 2019 tại Pháp có kéo sang năm 2020 ? Theo nhật báo, điều này còn tùy thuộc vào mức lãi suất vay ngân hàng.

Carlos Ghosn và cuộc "vượt ngục" như James Bond

Cựu chủ tịch liên doanh Renault-Nissan Carlos Ghosn âm thầm rời Nhật Bản, trốn sang Lebanon, tiếp tục là chủ đề chính trên trang nhất các nhật báo.

Cả Le Figaro Les Echos miêu tả : "Carlos Ghosn, câu chuyện về một cuộc tẩu thoát không thể tin được". Dù trốn được phiên xét xử mà ông nói là bị nhắm đến, thì cựu chủ tịch liên doanh Renault-Nissan có nguy cơ sống dài dài trong "nhà tù" sang trọng ở Beyrouth. Nhưng ông chấp nhận cuộc sống này hơn là "như con sư tử bị nhốt trong lồng ở Tokyo", theo một bài viết khác của Le Figaro.

Nhật báo La Croix cũng thuật lại sự kiện "và nhiều khả năng có thể xảy ra". Lebanon không dẫn độ công dân nước họ và không ký thỏa thuận song phương về dẫn độ với Nhật Bản, tương tự Pháp cũng không có thỏa thuận dẫn độ với Nhật Bản. Cho nên ông Carlos Ghosn được bảo vệ ở hai nước này. Tuy nhiên, tại Pháp, ông Ghosn là đối tượng điều tra trong nhiều vụ như "lạm dụng tài sản xã hội" và "đưa và nhận hối lộ". Điều này giải thích tại sao ông chọn trốn sang Lebanon.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Bắc Hàn có thể thử hạt nhân trở lại (BBC, 16/03/2019)

Thứ trưởng ngoại giao Choe Sun-hui của Bắc Hàn nói Mỹ đã ném đi 'một cơ hội vàng' tại Thượng đỉnh lần hai ở Hà Nội.

bachan1

Thượng đỉnh Donald Trump - Kim Jong-un - Ảnh minh họa (Soha)

Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un có thể phá vỡ các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ và tiếp tục thử nghiệm tên lửa và hạt nhân, bà Choe Sun-hui nói.

Bắc Hàn đã đề nghị dỡ bỏ tổ hợp hạt nhân chính tại Yongbyon.

Nhưng các cuộc đàm phán thất bại sau khi ông Trump từ chối dỡ bỏ các lệnh trừng phạt trừ khi Bắc Hàn phá hủy tất cả các địa điểm hạt nhân của nước này.

Bắc Hàn đã nói gì ?

Ông Kim chuẩn bị đưa ra thông báo chính thức về lập trường của mình liên quan đến các cuộc đàm phán trong tương lai với Mỹ, bà Choe nói tại Bình Nhưỡng.

"Chúng tôi không có ý định nhượng bộ các yêu cầu của Mỹ dưới bất kỳ hình thức nào, chúng tôi cũng không sẵn sàng tham gia vào các cuộc đàm phán kiểu này", bà nói với các phóng viên ở Bắc Hàn, theo Thông tấn xã Tass của Nga.

Bà cáo buộc Hoa Kỳ có lập trường "giống như xã hội đen", theo Associated Press, nhưng nói thêm rằng "quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo vẫn tốt".

Bà Choe nói rằng yêu cầu của Bắc Hàn trong Thượng đỉnh lần hai tại Việt Nam là Mỹ gỡ bỏ 5 lệnh trừng phạt kinh tế, chứ không phải tất cả, như ông Trump nói sau khi cuộc đàm phán thất bại.

"Điều rõ ràng là Mỹ đã vứt bỏ một cơ hội vàng lần này", bà nói. "Tôi không rõ tại sao Hoa Kỳ lại diễn giải khác đi như vậy. Chúng tôi không bao giờ yêu cầu gỡ bỏ toàn bộ lệnh trừng phạt".

Lập trường của Mỹ

bachan2

Thứ trưởng ngoại giao Bắc Hàn, bà Choe Sun-hui tại Thượng đỉnh Trump-Kim ở Hà Nội 2/2019

Ông Trump và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rõ ràng sau cuộc hội đàm hồi tháng Hai rằng các quan chức Bắc Hàn đã yêu cầu gỡ bỏ toàn bộ lệnh trừng phạt.

"Họ muốn các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ hoàn toàn và chúng tôi không thể làm điều đó", ông Trump nói với các phóng viên. "Đôi khi bạn phải từ chối và lần này là vậy", ông nói.

Tại Washington tuần này, đại diện đặc biệt của Mỹ tại Bắc Hàn, ông Stephen Biegun, nói rằng các chinh sách ngoại giao vẫn "đang được thúc đẩy", mặc dù ông không nói có phải hai bên đã có bất kỳ cuộc đàm phán nào kể từ Thượng đỉnh lần hai, hoặc đã phác thảo bất kỳ kế hoạch nào cho các cuộc đàm phán tiếp theo.

Hai nhà lãnh đạo gặp nhau lần đầu tại Singapore năm ngoái, trong một hội nghị thượng đỉnh chưa có tiền lệ giữa một tổng thống Mỹ đương nhiệm và một lãnh đạo Bắc Hàn. Cuộc gặp lần hai của ông Trump và ông Kim được tổ chức vào tháng Hai tại Hà Nội.

Trong một cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh Hà Nội, ông Trump nói rằng không có kế hoạch nào cho hội nghị thượng đỉnh thứ ba, nhưng ông bày tỏ sự lạc quan về một "kết quả tốt" trong tương lai.

Cánh cửa ngoại giao vẫn mở

Laure Bicker, phóng viên BBC Seoul

Vậy thì, điều này có nghĩa sẽ lại có "lửa và giận dữ" ? Không hẳn. Có thể chiến thuật của Bắc Hàn là để mong có phản ứng từ Mỹ. Bình Nhưỡng nhận thức được rằng Donald Trump đã khoe khoang về khả năng khiến ông Kim ngừng phóng tên lửa và ngừng thử hạt nhân.

"Miễn là không thử vũ khí hạt nhân", ông Trump nói, "Tôi không vội vàng".

Sau khi hai nhà lãnh đạo không đưa ra được một thỏa thuận chung nào tại Thượng đỉnh ở Hà Nội và các biện pháp trừng phạt kinh tế vẫn còn đó, Bắc Hàn có thể đang cố gắng để đưa ông Trump trở lại bàn đàm phán với một thỏa thuận tốt hơn.

Điều đáng chú ý là bà Choe Sun-hui vẫn ca ngợi mối quan hệ cá nhân giữa Kim Jong-un và Donald Trump. Vì vậy, cánh cửa ngoại giao vẫn mở. Thay vào đó, bà đổ lỗi cho Mike Pompeo và Cố vấn an ninh quốc giaJohn Bolton vì đã làm cho lập trường của Mỹ trở nên cứng rắn hơn.

Bắc Hàn cũng có những cá nhân theo đường lối cứng rắn, những người có thể cho rằng chuyến tàu kéo dài 120 giờ của Kim Jong-un tới Hà Nội và quay về Bắc Hàn là một thất bại. Thông báo này cho họ, cùng với chính quyền Trump, biết rằng, ông Kim rất kiên định.

******************

Triều Tiên đo phản ứng của Mỹ trước khi có bước kế tiếp (VOA, 16/03/2019)

Triều Tiên đang xem xét đình chỉ các cuc đàm phán vi M và cân nhc li mt lnh cm các cuc th ht nhân và tên la tr khi Washington nhượng b, thứ trưởng ngoại giao Triu Tiên Choe Son-hui tuyên b hôm 15/3.

bachan3

Cố vn an ninh quốc gia M John Bolton được cho là người có lp trường cng rn vi Triu Tiên

Phía Triều Tiên đ li rng các quan chc cp cao của M ‘to ra môi trường thù đch và thiếu tin tưởng’ dn ti s đ v ca thượng đnh M-Triu ln hai Hà Ni vào tháng trước, đng thi cnh báo rng h có th s suy nghĩ li v chuyn tm ngưng các v phóng tên la và th ht nhân.

Phát biểu Washington, Ngoại trưởng M Mike Pompeo khng đnh M mong mun tiếp tc đàm phán vi Bình Nhưỡng và ‘hết sc mong ch’ nhà lãnh đo Kim Jong-un vn gi đúng cam kết không ni li các cuc th ht nhân và tên la.

Thứ trưởng ngoại giao Triu Tiên Choe Son-hui t cáo "lp trường hành x như lưu manh ca M" "đe da tình hình".

Cố vn an ninh quc gia Hoa Kỳ John Bolton phát biu vi các phóng viên bên ngoài Nhà Trng rng : "Tôi nghĩ điu đó không chính xác".

Còn Ngoại trưởng M Mike Pompeo thì nói vi báo gii rng đây không phi là ln đu tiên ông b Triu Tiên gi là ‘lưu manh’. "Và sau đó chúng tôi tiếp tc có cuc đi thoi rt chuyên nghip… Tôi hoàn toàn tin rng chúng tôi vn tiếp tc như vy", ông nói.

Ông cũng nói rằng trong tuyên b ca Triu Tiên vn đ ng kh năng tiếp tc đàm phán.

"Mong muốn ca chính quyn là chúng tôi tiếp tc đàm phán v vn đ này", ông Pompeo nói. "Như Tng thng đã nói khi ông Hà Ni, đ xut h đưa ra, đơn gin là không đến mc độ có th chp nhn được, xét trên nhng gì mà h đòi đ đáp li".

Lãnh đạo Triu Tiên Kim Jong-un đã cam kết nhiu ln vi Tng thng M Donald Trump Hà Ni rng ông s không ni li các v th ht nhân hay tên la, ông Pompeo cho biết. "Đó là li ca Chủ tch Kim. Chúng tôi hết sc trông ch ông y s gi đúng cam kết".

Lời phát biu ca thứ trưởng ngoại giao Triu Tiên th hin ging điu trước đây ca Bình Nhưỡng ti nhng thi đim căng thng trong vic đi phó vi Washington.

Chuyên gia về Triu Tiên Joshua Pollack tại Trung tâm James Martin v nghiên cu không ph biến vũ khí ht nhân Monterey, California, cho rng Bình Nhưỡng có th đang đưa ra ti hu thư.

Ông Joel Wit thuộc t chc ‘38 đ Bc’ nhn đnh Triu Tiên nhiu kh năng tr nên cng rn hơn sau khi thượng đnh Hà Ni sp đ. "H có th đang đo lường phn ng ca M trước khi đưa ra quyết đnh phóng tên la", ông nói.

Published in Châu Á

"Thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên tại Việt Nam là nền tảng cho tiến trình hòa bình. Washington muốn thúc đẩy cùng lúc vế giải trừ hạt nhân và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên". Trên đây là nhận định của chuyên gia Pháp thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược, FRS, Antoine Bondaz.

hatnhan1

Lãnh đạo Kim Jung-un tham quan một nhà máy hải sản tại Donghae : BTT nóng lòng đợi quốc tế xóa bỏ cấm vận. Ảnh ngày 01/12/2018. Korean Central News Agency/ Reuters

Một chục ngày trước thượng đỉnh tổ chức tại Việt Nam, Antoine Bondaz, nghiên cứu về Triều Tiên và Trung Quốc tại Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược – Fondation pour la Recherche Stratégique trả lời đài RFI Việt ngữ về những kỳ vọng trước cuộc hội kiến lần thứ nhì giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, về viễn cảnh các bên đạt hiệp định hòa bình và những tác động kèm theo, về mức độ đáng tin cậy của những cam kết giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

RFI : Có thể chời đợi gì ở thượng đỉnh Việt Nam ?

Antoine Bondaz : Điều hết sức quan trọng là trước mắt, các bên duy trì nhịp độ để tiến cùng một lúc trên hai điểm then chốt. Thứ nhất là giải trừ hạt nhân Bắc Triều Tiên. Thứ hai là cải thiện và nếu có thể là từng bước xây dựng một chế độ hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Điều đó sẽ cho phép chấm dứt tình trạng chiến tranh hiện nay, bởi như chúng ta đã biết, về mặt chính thức chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 chưa kết thúc.

Tháng 7 năm 1953, các bên mới chỉ ký một thỏa thuận đình chiến. Hiện thời cả Hàn Quốc lẫn Bắc Triều Tiên cùng muốn chấm dứt tình trạng đó để thực sự thiết lập hòa bình. Trong một thời gian rất dài, Mỹ quan niệm chỉ nói chuyện hòa bình nếu như Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng hạn nhân. Quan niệm này của Washington được cộng đồng quốc tế chia sẻ rộng rãi. Nhưng tổng thống Donald Trump ngày nay muốn thúc đẩy cả hai vế hòa bình và giải trừ hạt nhân cùng một lúc.

Đây là một sự thay đổi rất ngoạn mục. Những tuyên bố gần đây của nguyên thủ Mỹ cũng như là của đặc sứ Hoa Kỳ về Bắc Triều Tiên, Stephen Biegun, cho thấy Donald Trump muốn giải quyết hai việc cùng một lúc.

RFI : Washington và Bình Nhưỡng chấp nhận nhượng bộ những gì để đạt đến đích, nghĩa là Bắc Triều Tiên đòi quốc tế ngưng trừng phạt, còn Mỹ thì đặt điều kiện phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên một cách "hoàn toàn và không để đảo ngược" ?

Antoine Bondaz : Nói một cách dễ hiểu là trong một thời gian dài, Bắc Triều Tiên muốn có hòa bình trước đã và coi đó là điều kiện mở đường cho việc từ bỏ tham vọng nguyên tử. Ngược lại phía Hoa Kỳ lại xem việc giải trừ hạt nhân là điều kiện tiên quyết trước khi nói chuyện hòa bình. Nhưng bài toán thêm phức tạp do hàng loạt các đợt trừng phạt của quốc tế đã đè nặng lên Bắc Triều Tiên. Do vậy, Bình Nhưỡng đòi quốc tế xóa bỏ cấm vận.

Tuy nhiên khó có thể nghĩ rằng đòi hỏi đó sẽ được thỏa mãn, nếu Bắc Triều Tiên vẫn còn là một cường quốc hạt nhân. Tôi cho rằng, việc chọn Việt Nam tổ chức thượng đỉnh lần này quan trọng ở chỗ, Washington dùng Việt Nam là một tấm gương. Mỹ muốn nhấn mạnh với Bắc Triều Tiên rằng từng là hai nước cựu thù, Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn có thể bình thường hóa quan hệ.

RFI : Một khi các bên đạt đến đích, hiệp định hòa bình sẽ mang lại những thay đổi cơ bản nào trên báo đảo Triều Tiên và cả khu vực ?

Antoine Bondaz : Trước mắt chưa thể nói đến một hiệp định hòa bình. Dù vậy, có khả năng các bên đưa ra một bản tuyên bố ngỏ ý hướng tới hòa bình. Trong bản tuyên bố đó, Mỹ có thể bày tỏ mong muốn kết thúc chiến tranh để hướng tới một hòa ước thực sự. Nhưng đó là cả một tiến trình dài hơi. Sẽ phải mất rất nhiều thời gian các bên mới đạt được hiệp định hòa bình.

Để trả lời câu hỏi "trong kịch bản này thì hậu quả sẽ ra sao ?", trước hết, cụ thể nhất là giảm thiểu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Nhưng cần nói thêm rằng cả tại Hàn Quốc lẫn Hoa Kỳ, một bộ phận vẫn hoài nghi về viễn cảnh hòa bình. Nhiều người đặt nghi vấn về liên minh Washington – Seoul.

Người thì cho rằng cần xét lại liên minh quân sự một khi Bắc Triều Tiên không còn là một mối đe dọa. Ngược lại, cũng có những tiếng nói cho rằng trục Mỹ- Hàn như hiện nay sẽ tồn tại cho dù mối đe dọa chiến tranh không còn.

Thứ nữa, nhìn rộng ra hơn, hiệp định hòa bình trên bán đảo Triều Tiên nếu có, sẽ làm thay đổi hẳn cục diện của khu vực. Hãy còn quá sớm để bàn chuyện đó, bởi mấu chốt của vấn đề vẫn là giải trừ hạt nhân Bắc Triều Tiên. Chúng ta biết chắc một điều là Bắc Triều Tiên mà chưa hoàn toàn từ bỏ vũ khí nguyên tử thì khó có thể nghĩ rằng, hòa bình sẽ được vãn hồi một cách lâu dài trong khu vực.

RFI : Với hiệp định hòa bình, liệu Mỹ sẽ hồi hương 28.500 lính đang đồn trú tại Hàn Quốc ? Không riêng gì Bắc Triều Tiên mà cả Trung Quốc cũng muốn Hoa Kỳ rút quân khỏi khu vực.

Antoine Bondaz : Mọi việc không đơn giản như vậy. Từ thập niên 1990, Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO vẫn tồn tại cho dù Liên Xô đã sụp đổ. Chúng ta hoàn toàn có thể hình dung ra liên minh quân sự giữa Mỹ với Hàn Quốc vẫn được duy trì ngay cả trong trường hợp kết thúc chiến tranh Triều Tiên. Năm 2009 Mỹ và Hàn Quốc củng cố mối liên minh quân sự. Từ đó, hợp tác giữa Washington và Seoul vượt ra ngoài phạm vi hồ sơ Bắc Triều Tiên. Đương nhiên là Trung Quốc có thể yêu cầu chấm dứt liên minh Mỹ -Hàn đó và gây áp lực để Washington rút quân khỏi khu vực nhưng vấn đề không đơn giản như vậy.

Theo tôi, Trung Quốc có hai ưu tiên : một là bảo đảm bán đảo Triều Tiên được ổn định, có nghĩa là tránh mọi khả năng nổ ra xung đột. Ưu tiên thứ nhì của Bắc Kinh là trong trường hợp có thể, giới hạn ảnh hưởng của Mỹ trong vùng. Đương nhiên nếu có tiến triển về hiệp định hòa bình, thì đây là cơ hội để Trung Quốc vận động Mỹ rút quân khỏi bán đảo Triều Tiên. Nhưng không có gì bảo đảm là Washington sẽ chiều lòng Bắc Kinh.

Tất cả vấn đề tùy thuộc vào hai nước Triều Tiên và vào bên thứ ba là chính quyền Mỹ. Trong bối cảnh hiện tại, tôi thấy một phần lớn công luận Hàn Quốc vẫn ủng hộ liên minh quân sự với Hoa Kỳ, ngay cả trong trường hợp Bắc Triều Tiên không còn là một mối đe dọa.

RFI : Ông đánh giá thế nào về thực tâm giải trừ hạt nhân của Kim Jong-un ?

Antoine Bondaz : Rất khó để đánh giá về mức độ thành thật của lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Tại nhiều quốc gia, chứ không riêng gì Bắc Triều Tiên, vẫn thường có những vụ tranh giành quyền lực nội bộ, mà điều đó thì rất khó phân tích.

Kim Jong-un là một lãnh tụ tối cao, đầy quyền lực trong tay nhưng không loại trừ khả năng ở bên trong guồng máy chính trị Bắc Triều Tiên, ông phải đối phó với những phe phái đối nghịch. Hơn nữa, Bắc Triều Tiên đã đầu tư rất nhiều, cả về mặt chính trị lẫn tài chính cho các chương trình hạt nhân. Khó mà tin rằng một sớm một chiều, Bình Nhưỡng xóa bỏ tất cả. Nhưng không loại trừ khả năng, Bắc Triều Tiên từng bước phi hạt nhân hóa bằng con đường ngoại giao. Từ bỏ hoàn toàn vũ khí nguyên tử là hồi kết của một tiến trình dài hơi.

RFI : Cảm ơn Antoine Bondaz, chuyên gia Pháp về Triều Tiên và Trung Quốc, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược FRS.

Thanh Hà thực hiện

Nguồn : RFI, 18/02/2019

Published in Diễn đàn

Hoài nghi về thực tâm giải trừ hạt nhân của Bắc Triều Tiên (RFI, 02/07/2018)

Bình Nhưỡng tiếp tục làm giàu chất uranium để chế tạo vũ khí nguyên tử. Ngoài cơ sở hạt nhân Yongbyon, nhiều cơ sở khác của Bắc Triều Tiên vẫn bí mật hoạt động. Căn cứ trên nhiều nguồn tin tình báo và các quan chức trong chính quyền Washington, truyền thông Mỹ liên tục tiết lộ những tin trên. Trong khi đó, tổng thống Trump một mực khẳng định tin tưởng vào tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, không nghi ngờ cam kết của Kim Jong-un.

hatnhan1

Truyền hình Hàn Quốc loan tin về việc phá hủy bãi thử hạt nhân Punggye-ri ngày 24/05/2018. Reuters/Kim Hong-Ji

Ba tuần sau thượng đỉnh Singapore, Bình Nhưỡng vẫn chưa đưa ra lịch trình và những thể thức cụ thể giải trừ vũ khí hạt nhân Bắc Triều Tiên. Một số dấu hiệu mà tình báo Hoa Kỳ thu thập được từ sau cuộc tiếp xúc lịch sử giữa Donald Trump và Kim Jong-un ngày 12/06/2018 cho thấy Bắc Triều Tiên vẫn bí mật triển khai các hoạt động chế tạo vũ khí nguyên tử và che giấu nhiều cơ sở hạt nhân khác ngoài hai địa điểm được nhắc tới nhiều là Yongbyon, cách thủ đô Bình Nhưỡng 100 cây số về hướng bắc và bãi thử Punggye Ri gần biên giới Trung Quốc - Nga.

Tình báo Mỹ : Bắc Triều Tiên không có ý định từ bỏ vũ khí nguyên tử

Sau khi trung tâm nghiên cứu rất có uy tín của Mỹ về Bắc Triều Tiên, 38 North, tiết lộ cơ sở hạt nhân Yongbyon vẫn tiếp tục được nâng cấp, đến lượt nhật báo Washington Post ấn bản ngày 30/06/2018 trích dẫn 4 quan chức Mỹ, tất cả đều xin giấu tên, cho biết họ đã được đọc hay được thông báo về báo cáo mới nhất liên quan hồ sơ nhậy cảm này.

Theo các nguồn tin trên, các giới chức Bắc Triều Tiên đang tìm cách đánh lừa Mỹ về số lượng đầu đạn hạt nhân, tên lửa và các loại vũ khí Bình Nhưỡng đang có. Bắc Triều Tiên cũng tin tưởng rằng Hoa Kỳ "sẽ kém cảnh giác về các hoạt động nguyên tử" của chế độ Kim Jong-un.

Nhiều chuyên gia Mỹ cho rằng dường như Bắc Triều Tiên đang nắm giữ khoảng 65 tên lửa có trang bị đầu đạn hạt nhân, nhưng các giới chức ở Bình Nhưỡng lại đưa ra một con số thấp hơn rất nhiều.

Yếu tố thứ nhì được tờ báo uy tín này nêu bật là ngoài địa điểm Yongbyon, còn có nhiều cơ sở hạt nhân khác tại Bắc Triều Tiên như là cơ sở Kangson phía tây nam thủ đô Bình Nhưỡng. Đây là những nơi sản xuất chất uranium được làm giàu và theo một báo cáo từ năm 2010, khối lượng uranium tại Kangson có thể còn "lớn gấp đôi so với ở Yongbyon".

Một ngày trước tờ Washington Post, đài truyền hình NBC cũng đã khẳng định rằng Bắc Triều Tiên sản xuất tại nhiều địa điểm được giấu kín chất uranium được làm giàu để chế tạo vũ khí hạt nhân.

Chuyên gia David Albright, nguyên là thanh tra viên của Liên Hiệp Quốc về vũ khí nguyên tử và là chủ tịch Viện Khoa Học và An Ninh Quốc Tế -Institute for Science and International Security, lo ngại trong các vòng đàm phán với Bắc Triều Tiên, Hoa Kỳ sẽ tập trung quá nhiều vào cơ sở hạt nhân ở Yongbyon mà xao nhãng với các cơ sở khác.

Liên quan tới cam kết phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên từng được lãnh đạo họ Kim tuyên bố với tổng thống Trump nhân thượng đỉnh Singapore, cũng NBC đánh giá Bình Nhưỡng có ý định đòi Mỹ "nhượng bộ được bao nhiêu, tốt bấy nhiêu, nhưng không thực lòng muốn từ bỏ vũ khí hạt nhân".

Một quan chức Hoa Kỳ xin được giấu tên xác định với đài truyền hình NBC rằng "có những bằng chứng không thể chối cãi là phía Bắc Triều Tiên muốn đánh lừa Mỹ", cho dù là Bình Nhưỡng từ nhiều tháng qua đã ngưng hẳn các vụ thử bom nguyên tử và tên lửa đạn đạo.

Trước mắt Nhà Trắng chưa lên tiếng về những tiết lộ của truyền thông Hoa Kỳ, nhưng cố vấn an ninh của tổng thống Trump, ông John Bolton trên đài truyền hình Fox News, ngày 01/07/2018, tuyên bố rằng "không một ai có mặt tại thượng đỉnh Singapore đã tỏ ra ngây thơ. Tổng thống Trump tuyên bố là ông sẽ không phạm phải sai lầm của những người tiền nhiệm". Lời lẽ này ngầm nhắm vào cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton và George W.Bush, vì cả hai đã không ngăn cản được Bình Nhưỡng phát triển chương trình tên lửa và hạt nhân.

Dù muốn hay không, tất cả những thông tin vừa nêu đang làm dấy lên mối nghi ngờ ngày càng lớn về thực tâm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên đã được ông Kim Jong-un nêu lên ra trong buổi gặp gỡ đầu tiên và mang tính lịch sử với tổng thống của siêu cường số một thế giới.

Thanh Hà

*********************

Bolton : ''Đã có kế hoạch phá hủy hạt nhân Bắc Triều Tiên" (RFI, 02/07/2018)

Phát biểu trên truyền hình ngày 01/07/2018, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton khẳng định Hoa Kỳ đã có kế hoạch phá hủy chương trình hạt nhân, hóa học và sinh học của Bắc Triều Tiên trong vòng một năm.

hatnhan2

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton. Ảnh chụp ngày 24/02/2017 tại Oxon Hill. Reuters/Joshua Roberts

Tuyên bố này được ông John Bolton đưa ra trong khuôn khổ chương trình "Face the Nation" trên kênh truyền hình CBS. Cố vấn An ninh quốc gia nói,khi quyết định bước vào đàm phán về hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên, chính quyền Donald Trump ý thức là chế độ Bình Nhưỡng trong quá khứ đã không giữ lời hứa.

Ông khẳng định "Nhà Trắng biết rất rõ đâu là những rủi ro. Bắc Triều Tiên luôn sử dụng các cuộc đàm phán nhằm kéo dài thời gian để tiếp tục theo đuổi các chương trình hạt nhân, hóa học, vũ khí sinh học và tên lửa đạn đạo".

Cố vấn an ninh cho biết thêm Ngoại trưởng Mike Pompeo có thể sẽ sớm thảo luận với Bắc Triều Tiên về kế hoạch trên. Theo nguồn tin của Financial Times, ông Mike Pompeo sẽ đi Bình Nhưỡng trong tuần này.

Sau những tuyên bố trên của Cố vấn An ninh quốc gia John Bolton, hãng tin Anh Reuters khẳng định chưa thể xác nhận dự án nói trên. Tuy nhiên, theo truyền thông Hàn Quốc, hôm qua, 01/07/2018, đặc sứ Hoa Kỳ Sung Kim đã có buổi trao đổi với thứ trưởng ngoại giao Bắc Triều Tiên, bà Choe Son-hui, tại khu phi quân sự Bàn Môn Điếm. Mục đích của cuộc gặp này rất có thể là để bàn thảo về chương trình chuyến công du Bắc Triều Tiên sắp tới của Ngoại trưởng Mỹ.

Thụy My

*********************

Bắc Hàn gia tăng chế tạo vũ khí nguyên tử tại những nơi bí mật (CaliToday, 01/07/2018)

Các cơ quan tình báo Hoa Kỳ tin là Bắc Hàn đã gia tăng sản xuất nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất vũ khí nguyên tử tại nhiều căn cứ bí mật trong những tháng gần đây.

hatnhan3

Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore - Ảnh : Reuters

Các cơ quan này tin là Kim Jong-un có thể tìm cách giấu giếm các nhà máy bí mật này trong lúc vẫn cố thương thuyết đòi Hoa Kỳ phải nhượng bộ thêm trong các cuộc đàm phán về vũ khí nguyên tử với chính phủ Trump.

Đánh giá của giới tình báo Hoa Kỳ có vẻ đã đi ngược lại các cảm giác lạc quan trong những bức điện Twitter của Tổng thống Trump, sau hội nghị Singapore hôm 12 tháng 6, nhất là câu ‘giờ đây không còn đe dọa về nguyên tử từ Bắc Hàn nữa, quý vị có thể ngủ ngon’

33333333333333333

Theo nguồn tin từ trên một chục nhân viên Mỹ biết chuyện thì CIA và các cơ quan tình báo Hoa Kỳ khác không có cái nhìn lạc quan của Tổng thống Trump. Họ vẫn xem chính thể Bình Nhưỡng khá ngoan cố trong lúc đàm phán, vẫn cố bám vào kho vũ khí nguyên tử của họ, xem đây như chuyện sống còn cho họ.

Tòa Bạch Ốc hôm thứ bảy 30/6 không trả lời ngay lập tức câu hỏi mà báo chí gọi vào về vấn đề này.

Theo đánh giá của giới tình báo mà 5 nhân viên biết chuyện cho hay, từ vài tháng qua, dù hai bên đã bắt đầu thảo luận ngoại giao, Bắc Hàn vẫn gia tăng nhịp độ sản xuất uranium tinh chế dùng để sản xuất vũ khí nguyên tử.

Trong bản tuyên bố chung mà Tổng thống Trump và Kim Jong-un ký vào sau hội nghị Singapore, có đề cập đến vấn đề giải trừ vũ khí nguyên tử trên bán đảo Triều Tiên, nhưng rất mơ hồ. Một viên chức Mỹ cho hay : "Bắc Hàn đang tìm cách che dấu chúng ta nhiều chuyện, như họ đã làm từ khá lâu trong quá khứ rồi"

Đào Nguyên

Published in Châu Á

Trung Quốc, Nam Hàn thảo luận vấn đề hạt nhân Bắc Hàn (RFA, 14/12/2017)

Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau tại Bắc Kinh vào thứ năm ngày 14/12 để thảo luận các vấn đề về Bắc Hàn và làm giảm căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước thời gian qua.

hatnhan1

Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) bắt tay tại lễ ký ở Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 14/12/2017 - AFP

Quan hệ giữa Bắc Kinh và Seoul đã trở nên căng thẳng sau khi Nam Hàn cho Mỹ thiết lập hệ thống chống tên lửa THAAD trên đất Hàn để đối phó với các mối đe dọa đến từ Bắc Hàn.

Văn phòng của Tổng thống Moon cho biế Nam Hàn hy vọng chuyến thăm sẽ làm bình thường hóa quan hệ hai nước sau khi Bắc Kinh áp đặt cá biện pháp kinh tế đối với các công ty Nam Hàn vốn được coi là để trả đũa việc Nam Hàn cho thiết lập hệ thống THAAD trên đất Hàn.

AFP trích lời một chuyên gia quốc tế từ trường Đại học Bắc Kinh cho biết bên cạnh vấn đề quan hệ hai nước, lãnh đạo hai bên cũng sẽ thảo luận khả năng Seoul và Bắc Kinh có thể bắt đầu cơ chế hợp tác và đối thoại về vấn đề hạt nhân của Bắc Hàn.

Những vụ thử hạt nhân và tên lửa gần đây của Bắc Hàn đã gây sức ép lên phía Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump mặt khác thúc giục Bắc Kinh phải xem xét lại lập trường của nước này với Bắc Hàn và ưu tiên việc cải thiện quan hệ với Nam Hàn.

********************

Quan hệ Hàn Quốc - Trung Quốc tan băng (RFI, 14/12/2017)

Tổng thống Hàn Quốc vào trưa 14/12/2017 hội kiến chủ tịch Trung Quốc tại Bắc Kinh. Seoul và Bắc Kinh trong giai đoạn hàn gắn bang giao sau nhiều tháng căng thẳng vì dự án triển khai hệ thống lá chắn chống tên lửa THAAD của Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc. Kinh tế cũng như hồ sơ hạt nhân và tên lửa Bắc Triều Tiên là trọng tâm chuyến công du Bắc Kinh lần này của tổng thống Hàn Quốc.

hatnhan2

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt đội quân danh dự tại Đại Lễ Đường Nhân Dân, Bắc Kinh, ngày 14/12/2017. AFP/Nicolas ASFOURI

Theo hãng tin Mỹ AP, nguyên thủ hai nước chứng kiến lễ ký kết một loạt các thỏa thuận hợp tác, nhưng lãnh đạo Trung Quốc và Hàn Quốc không đưa ra một tuyên bố chung.

Các nhà quan sát tại chỗ cho biết, Bắc Kinh vẫn đòi Seoul phải rút lại quyết định triển khai hệ thống lá chắn chống tên lửa THAAD của Hoa Kỳ đặt trên lãnh thổ Hàn Quốc, bởi theo quan điểm của Trung Quốc hệ thống này nhằm theo dõi các hoạt động quân sự trong khu vực tây bắc Trung Quốc.

Bất đồng liên quan đến hệ thống phòng thủ THAAD tác hại đáng kể đến các hoạt động kinh tế của nhiều công ty Hàn Quốc tại Hoa Lục. Khối lượng du khách sang Hàn Quốc giảm mạnh. Từ khi đắc cử tổng thống hồi tháng 5/2017, ông Moon Jae-in cố gắng tìm một thế cân bằng trong quan hệ với Bắc Kinh và Washington. Tuy nhiên, tổng thống Hàn Quốc cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao THAAD là một phương tiện "cần thiết" giúp Seoul đối phó với mối đe dọa xuất phát từ Bình Nhưỡng. Dù vậy, Seoul cam kết không mở rộng phạm vi hoạt động của hệ thống phòng thủ nói trên.

Một sự cố "đáng tiếc" đã xảy ra ngày 14/12 trong chuyến công du Trung Quốc của tổng thống Moon Jae-in : Nhiều phóng viên Hàn Quốc tháp tùng tổng thống Moon đã bị bảo vệ của Trung Quốc đánh đập, gây thương tích. Nhân viên của phủ tổng thống Hàn Quốc phải can thiệp. Đài truyền hình CNN thu thập được ảnh về sự cố nói trên. Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Hàn Quốc yêu cầu Bắc Kinh "làm sáng tỏ vụ việc".

Trước mắt, các hãng thông tấn chưa có nhiều thông tin về thảo luận giữa hai ông Tập Cận Bình và Moon Jae-in về Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, đang có mặt tại Tokyo, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres kêu gọi các bên kềm chế, tránh "lao vào chiến tranh như những kẻ mộng du".

Về phía Hoa Kỳ, chính sách đối ngoại của Washington đối với Bắc Triều Tiên tiếp tục bắn đi những tín hiệu trái ngược. Vài giờ sau khi Bộ ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố sẵn sàng đối thoại "vô điều kiện" với Bình Nhưỡng, Nhà Trắng ra thông cáo cho rằng "chưa đến lúc" để chìa bàn tay thân thiện với chế độ Kim Jong-un.

Thanh Hà

*********************

Láng giềng Trung Quốc có "gục ngã" trước chiến lược mê hoặc của Tập Cận Bình ? (RFI, 14/12/2017)

Ngày 13/12/2017, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in thăm chính thức Trung Quốc. Sự kiện này có thể là dấu hiệu quan trọng hâm nóng quan hệ song phương trở nên căng thẳng từ năm 2016 khi cựu tổng thống Park Geun Hye đồng ý để Mỹ triển khai hệ thống lá chắn tên lửa THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc.

hatnhan3

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau lễ ký kết tại Đại Lễ Đường Nhân Dân, Bắc Kinh, ngày 14/12/2017. AFP/Nicolas ASFOURI

Trong bài viết đăng trên South China Morning Post (11/12/2017), ông Douglas H. Paal, giám đốc chương trình Châu Á của Quỹ Carnegie về Hòa bình Quốc tế, cho rằng chuyến công du của tổng thống Hàn Quốc được theo dõi và phân tích để xem khả năng chèo lái của Seoul giữa những tham vọng cạnh tranh nhau của Bắc Kinh và Washington trong việc kiềm chế mối đe dọa hạt nhân ngày càng gia tăng của Bình Nhưỡng. Ngoài ra, chuyên gia về Châu Á cũng tìm hiểu chuyến công du này phù hợp với chính sách đối ngoại của Trung Quốc như thế nào ?

Thứ nhất, chuyến công du Bắc Kinh là một bài trắc nghiệm thực sự đối với tổng thống Hàn Quốc. Người tiền nhiệm Park Geune Hye từng trông đợi rất nhiều vào mối quan hệ với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình để kiềm chế mối đe dọa hạt nhân Bắc Triều Tiên, trước khi rơi vào cảnh bối rối vì chủ tịch Trung Quốc không nhận các cuộc gọi của bà sau một vụ thử nguyên tử nghiêm trọng của Bình Nhưỡng.

Khi bà Park chấp nhận để Hoa Kỳ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc, Bắc Kinh lại cho rằng sự việc này gây hại đến an ninh quốc gia và tung một chiến dịch tẩy chay, không chính thức nhưng rất hiệu quả, nhắm vào thương mại và ngành du lịch Hàn Quốc. Trong khi đó, Seoul lại cần tổ chức thành công Thế Vận Hội Mùa Đông vào tháng 02/2018 và sự đồng thuận của Trung Quốc là chìa khóa giúp các khán đài kín chỗ.

Về phần mình, Hoa Kỳ từng "chơi khó" tổng thống Moon khi một mặt, đẩy nhà lãnh đạo cánh tả ủng hộ phản ứng ngày càng hiếu chiến hơn của Washington trước hoạt động phát triển vũ khí đạn đạo và hạt nhân của Bắc Triều Tiên ; mặt khác, buộc Seoul phải đàm phán lại thỏa thuận tự do thương mại Mỹ-Hàn, đã hai lần được thảo luận lại trước đó dưới thời tổng thống Bush và Obama. Tác giả bài viết so sánh tổng thống Moon như con tép nhỏ giữa bầy cá voi, và một kết thúc có hậu thì rất khó dự đoán.

Ngược lại, chủ tịch Tập Cận Bình, với vị trí được củng cố hơn sau đại hội đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 19, đang điều hành một nền kinh tế vững mạnh với những tham vọng toàn cầu mới và một lực lượng quân đội được cải tổ và củng cố. Ông Tập Cận Bình cố duy trì mối quan hệ khá nồng ấm với tổng thống Donald Trump, dù còn rất nhiều căng thẳng về kinh tế và chiến lược cũng như việc loại bỏ lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, trong khi cả hai đều đồng ý về các biện pháp trừng phạt chưa từng có nhắm vào chế độ Bình Nhưỡng.

Từ chiến lược gây hấn…

Nhà nghiên cứu Douglas H. Paal cho biết, sau đại hội đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 19, nhiều mối quan hệ Trung Quốc thuyết phục ông theo dõi chính sách ngoại giao của Bắc Kinh vì họ tin rằng ông Tập Cận Bình có thể tung chiến lược quyến rũ các nước láng giềng.

Trước đó, ông Tập từng thử việc này. Năm 2013, một năm sau khi trở thành chủ tịch Trung Quốc, ông Tập đã mời các quan chức ngoại giao hàng đầu của nước này tham gia hội thảo về chính sách đối ngoại của Trung Quốc với các nước trong khu vực ; không che dấu là điều chỉnh những sai lầm trong đường lối ngoại giao của Trung Quốc sau năm 2008. Từ cuộc khủng hoảng tài chính tại Châu Á năm 1997 đến Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008, ngành ngoại giao Trung Quốc tỏ ra ngày càng ôn hòa và có lợi cho các nước láng giềng. Các nhà ngoại giao thì tài tình và cơ hội kinh tế nở rộ.

Nhưng với Thế Vận Hội và khủng hoảng tài chính toàn cầu, tính tự cao tự đại có vẻ phổ biến ở Trung Quốc. Hoa Kỳ thì lại bị coi trên đà xuống dốc. Bắc Kinh hành xử ngạo mạn. Các vụ tranh chấp nổ ra gần như khắp nơi xung quanh Trung Quốc : với Nhật Bản về các hòn đảo ngoài khơi biển Hoa Đông, với Việt Nam về Biển Đông, với Ấn Độ là đường biên giới, với Miến Điện là cách đầu tư tham nhũng của Trung Quốc…

Hội thảo tháng 10/2013 có dụng ý tập trung lại ngành ngoại giao và các nguồn lực Trung Quốc để cải thiện quan hệ với các nước láng giềng. Mục tiêu mang tính thực tiễn, theo nghĩa Trung Quốc biết rằng không thể biến các láng giềng thành đồng minh. Nhưng đúng hơn, mục đích còn nhằm ngăn cản khả năng Hoa Kỳ, Nhật Bản và có thể là cả Ấn Độ hình thành một liên minh với các nước xung quanh Trung Quốc để tạo đối trọng trước sức mạnh và ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc. Khi đưa ra những cơ hội thương mại, cơ sở hạ tầng (dự án "Một Vành Đai, Một Con Đường") và hạn chế các vụ xung đột, Bắc Kinh có thể sớm gạt bỏ những ý đồ như vậy.

Những tham vọng đầu tiên của ông Tập Cận Bình bị sụp đổ. Dự án "Một Vành Đai, Một Con Đường" chưa thành hình hài ngoài biểu tượng. Chủ tịch Trung Quốc giám sát việc tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không - bất ngờ và không được hoan nghênh - tại biển Hoa Đông. Ông cũng tiến hành gây hấn ở Biển Đông, với yêu sách "đường lưỡi bò" đòi chủ quyền phần lớn vùng biển này, nhưng tuyên bố đã bị Tòa trọng tài La Haye bác bỏ.

...đến chiến lược quyến rũ đề phòng láng giềng liên kết chống Trung Quốc

Dường như ông Tập Cận Bình hiện muốn tái khởi động chiến dịch quyến rũ. Mục đích chiến lược là ngăn chặn một liên minh bài Trung Quốc giữa các nước làng giềng vẫn không hề thay đổi. Động cơ thúc đẩy ông Tập có thể là chiến lược "xoay trục sang Châu Á" của cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, bị đánh giá là bất thành trước sự lớn mạnh của Trung Quốc, và đến giờ là "chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương" của tổng thống Donald Trump với mục đích rõ ràng là cạnh tranh với Trung Quốc, dù không được chính thức nêu tên. Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Trump có thể được công bố trong những ngày tới.

Dấu hiệu đầu tiên của chiến lược quyến rũ của Trung Quốc khá thuyết phục. Trong những ngày sau đại hội đảng, Bắc Kinh thông báo tìm được một thỏa thuận mới và cơ chế với Hà Nội để giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông.

Thỏa thuận cũng đạt được giữa ngoại trưởng Trung Quốc và Hàn Quốc để hạn chế việc triển khai hệ thống lá chắn tên lửa THAAD, đổi lại là bình thường hóa quan hệ. Cũng trong thời gian này, Bắc Kinh và Tokyo cũng tiết lộ ý định chủ tịch Tập Cận Bình công du Nhật Bản vào năm 2018, và cùng nhất trí về một cơ chế, từ lâu bị đình trệ, để quản lý căng thẳng trong vùng biển Hoa Đông.

Tại Đông Nam Á, Trung Quốc tiếp tục vuốt ve chính quyền của tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Còn các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự Miến Điện cũng liên tục sang thăm Trung Quốc trong thời gian gần đây. Cuối cùng, phải kể đến dự án "Một Vành Đai, Một Con Đường" được thúc đẩy trên nhiều mặt. Ông Tập Cận Bình biết nắm lấy thời cơ mà tổng thống Mỹ đem lại để bảo vệ hệ thống quốc tế.

Hoa Kỳ không hoàn toàn ngồi im. Chính quyền Trump sớm nhận ra rằng chiến lược của cựu tổng thống Barack Obama về Đông Nam Á đã để cho những trở ngại nhỏ hơn tác động đến các mục tiêu lớn hơn ở Thái Lan, Malaysia và Philippines. Nhà Trắng cố gắng nối lại quan hệ với lãnh đạo của các quốc gia này thông qua các cuộc gặp gỡ của tổng thống, có vẻ được đánh giá cao. Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn còn bị cản trở với việc rút khỏi hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhiều vị trí chính trị vẫn còn khuyết, thái độ thờ ơ của người dân đối với trật tự quốc tế và vẫn chưa thoát được sự lún sâu, tốn kém ở Trung Đông.

Trung Quốc có thể sẽ lại thất bại với chiến lược quyến rũ. Nhiều vấn đề vốn đã đầu độc mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trong nhiều thập kỷ sẽ không biến mất. Điều đó sẽ thúc đẩy các nhà quan sát theo dõi xem Trung Quốc xử lý những vấn đề này, các bất đồng như thế nào, cũng như cách mà Washington, Tokyo và có thể là cả New Delhi thể hiện vai trò lãnh đạo và huy động các nguồn lực để chống lại hoặc khai thác các hành động "tán tỉnh" của Bắc Kinh.

RFI tiếng Việt 

Published in Châu Á

Máy bay ném bom của Mỹ diễn tập (RFA, 03/11/2017)

Hai máy bay ném bom chiến lược của Hoa Kỳ vào ngày 2 tháng 11 tiến hành diễn tập tại Hàn Quốc chỉ ít ngày trước khi tổng thống Donald Trump đến thăm khu vực này.

btt1

Máy bay Mỹ tập trận chung cùng Hàn Quốc vào ngày 18/9/2017. AFP

Không quân Hoa Kỳ loan báo như vừa nêu vào ngày 3 tháng 11 và tin về máy bay ném bom của Mỹ diễn tập tại Hàn Quốc cũng được hãng thông tấn chính thức của Bắc Hàn KCNA loan đi trước tiên cũng trong cùng ngày.

KCNA lên án cho rằng đế quốc Mỹ là nước duy nhất làm tăng căng thẳng tại Bán đảo Triều Tiên, cũng như tìm cách gây ra một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Vào ngày chủ nhâại Bán đảo Triều Tiên, cũng như tìm cách gây ra một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Kể từ ngày 15 tháng 9 cho đến nay Bắc Hàn chưa tiến hành vụ phóng hỏa tiễn nào. Đây được cho là khoảng thời gian ngưng lâu nhất trong năm nay. Tuy nhiên vào ngày 2 tháng 11, cơ quan tình báo Hàn Quốc cho Quốc Hội nước này biết là nhiều hoạt động bị phát hiện tại cơ sở nghiên cứu tên lửa của Bắc Hàn ở Pyongyang ; điều này cho thấy có thể Bình Nhưỡng sẽ tiến hành một vụ phóng tên lửa.

Vào ngày chủ nhật 5 tháng 11, tổng thống Donald Trump sẽ đặt chân đến Châu Á trong chuyến thăm đầu tiên khu vực này ở cương vị người đứng đầu chính quyền Mỹ.

**********************

Ông Trump cảnh báo Nhật có thể ra tay đối với Bắc Hàn (RFA, 03/11/2017)

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vào ngày 2 tháng 11 lên tiếng cảnh báo Trung Quốc là nước Nhật có thể tự giải quyết vấn đề nếu như mối đe dọa Bắc Hàn không được giải quyết.

btt2

Nam Hàn bắn tên lửa Hyunmu-2 trong một cuộc diễn tập bắn đạn thật nhằm đối phó với vụ thử tên lửa của Bắc Hàn hôm 15/9/2017. AFP

Ông Trump phát biểu với Kênh Fox News như vừa nêu. Theo lời ông này thì Nhật Bản là một quốc gia võ sĩ chiến binh và bản thân ông nói với Trung Quốc cũng như bất cứ nước nào khác rằng sẽ phải gặp rắc rối lớn với Nhật Bản nếu như cứ để chuyện Bắc Hàn tiếp diễn.

Phát biểu như vừa nêu của tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump được đưa ra trước khi lên đường công du Châu Á trong chuyến thăm được cho là dài nhất của một vị nguyên thủ nước Mỹ kể từ năm 1991 đến nay.

Bắc Hàn vào tháng 7 vừa qua cho phóng hai hỏa tiển đạn đạo liên lục địa mà được nói có khả năng đến được đất Mỹ. Tiếp sau đó Bình Nhưỡng cho bắn hai hỏa tiễn ngang qua lãnh thổ Nhật Bản và một vụ thử nguyên tử thứ sáu được cho là mạnh mất từ trước đến nay.

Tổng thống Donald Trump từng lên tiếng cảnh báo sẽ đáp trả bằng ‘lửa và cuồng nộ’ đối với mối đe dọa từ Bắc Hàn. Người đứng đầu chính quyền Nhà Trắng bỡn cợt gọi lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un là ‘chàng tên lửa’ ; đáp lại lãnh tụ Bình Nhưỡng gọi ông Trump là ‘lão già lẩm cẩm’.

*********************

Không quân Mỹ-Nhật-Hàn tập trận trước lúc TT Trump đến Châu Á (RFI, 03/11/2017)

Không quân Mỹ ngày 02/11/2017 thông báo : Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tiến hành một buổi tập trận chung trên không phận Hàn Quốc. Cuộc thao dợt này diễn ra vài ngày trước chuyến công du Châu Á của tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu từ ngày 03/11.

btt3

Oanh tạc cơ B-1B Lancer của Không Quân Mỹ cất cánh từ căn cứ Andersen trên đảo Guam để đi tham gia thao diễn cùng với máy bay của Nhật Bản và Hàn Quốc gần Biển Nhật Bản. Ảnh tư liệu chụp ngày 10/10/2017. Senior Airman Jacob Skovo-Lane/U.S. Air Force/Handout via Reuters

Theo nội dung một thông cáo của không quân Mỹ, hai oanh tạc cơ B-1B Lancer đến từ căn cứ Andersen trên đảo Guam cùng với các chiến đấu cơ của Nhật Bản và Hàn Quốc tập trận trên không phận ngoài khơi phía nam Hoàng Hải.

Thông cáo nêu rõ chương trình tập huấn này đã được lên kế hoạch từ lâu trong khuôn khổ chương trình "sự hiện diện liên tục của oanh tạc cơ Mỹ" tại Thái Bình Dương và không nhằm "đáp trả bất cứ sự kiện nào trong khu vực". AFP nhắc lại, cách đây chưa đầy một tháng không quân ba nước cũng đã có một cuộc biểu dương sức mạnh tương tự.

Phía Bình Nhưỡng hôm nay đã có phản ứng mạnh mẽ xem cuộc tập trận này là một bài "diễn tập tấn công hạt nhân bất ngờ". Hãng thông tấn KCNA lên án "Hoa Kỳ làm cho tình hình bán đảo thêm nghiêm trọng và gây ra một cuộc chiến tranh hạt nhân".

Cuộc diễn tập này diễn ra vài ngày trước chuyến công du Châu Á của tổng thống Mỹ. Ông Donald Trump sẽ lần lượt đến thăm hai quốc gia đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc trong ba ngày từ 05-07/11/2017.

Hoa Kỳ hoàn tất thủ tục trừng phạt Bắc Triều Tiên

Cũng trong ngày hôm qua, Washington thông báo đã hoàn tất các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Bắc Triều Tiên. Theo đó, Hoa Kỳ sẽ ngăn chặn Bắc Triều Tiên tiếp cận hệ thống ngân hàng Mỹ. Lệnh cấm mới này chủ yếu nhắm vào Ngân hàng Đan Đông nằm sát biên giới Bắc Triều Tiên. Đây sẽ là ngân hàng Trung Quốc đầu tiên bị hứng đòn phạt của Hoa Kỳ.

Một tài liệu khác cũng được bộ Tài Chính Mỹ công bố, cảnh báo các định chế tài chính trên thế giới hay được chế độ Kim Jong-un sử dụng để lẩn tránh các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và quốc tế.

Tổng thống Mỹ trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Fox New cho biết đã cảnh báo Trung Quốc rằng "Nhật Bản có thể có những hành động nếu như mối đe dọa Bắc Triều Tiên không được xử lý".

Trong khi đó, cơ quan tình báo Hàn Quốc hôm qua báo động khả năng Bình Nhưỡng đang chuẩn bị một vụ thử tên lửa mới. Cơ quan này ghi nhận nhiều phương tiện vận chuyển đang hoạt động tích cực tại cơ sở nghiên cứu tên lửa của Bình Nhưỡng.

Minh Anh

Published in Quốc tế

Trung-Hàn họp thượng đỉnh để cải thiện quan hệ song phương (RFI, 31/10/2017)

Phủ tổng thống Hàn Quốc, hôm nay 31/10/2017, thông báo, tổng thống Moon Jae-In sẽ gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương – APEC, sẽ diễn ra vào tuần tới tại Đà Nẵng, Việt Nam.

hanquoc1

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong cuộc họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (NSC) tại Seoul ngày 03/09/2017. Reuters

Cuộc gặp thượng đỉnh này được đánh giá là bước đầu tiên để bình thường hóa trao đổi thương mại và hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực. Bộ Ngoại Giao Hàn Quốc, trong một thông cáo, cho biết thêm là hai bên đã quyết định thúc đẩy phát triển quan hệ đối tác chiến lược, đồng thời sẽ thảo luận về các vấn đề liên quan tới lá chắn phòng thủ tên lửa Thaad mà Washington cho triển khai ở Hàn Quốc hồi cuối tháng 4 vừa qua. Tuy nhiên, trong hồ sơ lá chắn tên lửa, lập trường của cả hai bên dường như không thay đổi, cho dù Bắc Kinh vẫn "hy vọng phía Hàn Quốc xem xét các vấn đề một cách thích hợp".

Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Bắc Kinh và Seoul trở nên xấu đi, sau khi Mỹ bắt đầu triển khai lá chắn phòng thủ tên lửa ở Hàn Quốc. Cả Seoul và Washington đều khẳng định, lá chắn tên lửa này là cần thiết nhằm đối phó với những đe dọa quân sự của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, nỗ lực phòng thủ chung Mỹ-Hàn này vấp phải sự phản đổi của Bắc Kinh, với lo ngại hệ thống phòng thủ tên lửa trên sẽ làm suy yếu năng lực quân sự của Trung Quốc.

Là đối tác thương mại số 1 của Hàn Quốc, chính quyền Bắc Kinh đã thông qua một loạt các biện pháp trả đũa kinh tế gây bất lợi cho các doanh nghiệp Hàn Quốc, đồng thời cấm người dân du lịch tới nước này. Các biện pháp trên đã có tác động mạnh lên một số doanh nghiệp lớn nhất Hàn Quốc, trong đó có tập đoàn bán lẻ Lotte và nhà sản xuất xe hơi Huyndai.

Duy Anh

****************************

Trung Quốc, Hàn Quốc hàn gắn bất đồng (RFA, 31/10/2017)

Trung Quốc và Nam Hàn đã quyết định bình thường hóa quan hệ sau những căng thẳng liên quan đến việc Seoul cho lắp đặt Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao THAAD.

hanquoc2

Người biểu tình và cảnh sát giữ trật tự khi những chiếc xe mang thiết bị phòng thủ tên lửa của Mỹ THAAD vào một địa điểm ở Seongju sáng 26 tháng 4 năm 2017. AFP photo

Việc Nam Hàn triển khai hệ thống THAAD của Mỹ bấy lâu nay gây ra phản ứng dữ dội từ Bắc Kinh vì lo ngại hệ thống này sẽ thâm nhập vào lãnh thổ Hoa Lục. Mâu thuẫn này đã gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Hàn Quốc phụ thuộc vào khách hàng Trung Quốc.

Trong một thông cáo công bố ngày 31/10, Bộ Ngoại giao Nam Hàn nói rằng cả hai bên đều nhìn nhận thấy việc tăng cường trao đổi và hợp tác giữa hai quốc gia phục vụ cho lợi ích chung cho cả hai phía. Vì vậy hai bên đã nhất trí bình thường hóa mối quan hệ trao đổi và hợp tác như trước đây.

Phó Giáo sư Uông Đông, thuộc khoa nghiên cứu quốc tế, đại học Bắc Kinh nhận định rằng tại thời điểm này các nước nên cùng hợp tác với nhau để giải quyết vấn đề hạt nhân của Bắc Hàn thay vì gây chuyện với nhau.

Việc Bắc Kinh và Seoul bình thường hóa quan hệ diễn ra chỉ vài ngày trước khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump bắt đầu chuyến thăm Châu Á vào ngày 4/11 tới đây.

**************************

Chủ tịch Trung Quốc và Tổng thống Hàn Quốc bàn về THAAD tại Việt Nam (VOA, 31/10/2017)

Các nhà lãnh đạo Hàn Quc và Trung Quc s đàm phán trc tiếp vào tun ti, kết thúc mt năm căng thng ngoi giao v vic Seoul trin khai h thng phòng th phi đn ca Hoa Kỳ.

hanquoc3

Tổng thng Hàn Quc Moon Jae-in (trái) gp Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình, tháng 7, 2017.

Văn phòng Tổng thng Hàn Quc hôm Th Ba 31/10 ra tuyên b cho biết Tng thng Moon Jae-in và Chủ tch Trung Quc Tp Cn Bình s gp bên l Hi ngh Hp tác Phát trin Kinh tế Thái Bình Dương (APEC) din ra ti Vit Nam t ngày 10-11/11.

Mối quan h gia hai cường quc trong khu vc tr nên lnh giá sau khi Seoul trin khai h thống Phòng thủ Phi đn (THAAD) thành ph Seongju. Hàn Quc nói THAAD được trin khai đ chng li nguy cơ xy ra mt cuc tn công tên la t Triu Tiên, nhưng Trung Quc phn bác rng lá chn tên la này nh hưởng ti an ninh ca chính h.

Bắc Kinh tr đũa bằng cách hn chế hot đng ca mt s công ty Hàn Quc Trung Quc, và cm không cho các đoàn du lch ln đến thăm Hàn Quc.

Quan hệ gia hai nước dường như đã được ci thin t khi Tng thng Moon và Ch tch Tp gp nhau vào tháng 7 va ri. Hai bên gần đây đng ý m rng trao đi song phương v tin t.

Trong một tuyên b hôm th Ba 31/10, B Ngoi giao Trung Quc xác nhn cuc đàm phán song phương s din ra vào tun ti ti Vit Nam.

Bộ này cũng nhc li lp trường ca Trung Quc phn đi vic triển khai hệ thng THAAD ti Hàn Quc, nhưng nói thêm rng h ghi nhn quan đim ca Seoul, và hy vng s gii quyết vn đ mt cách thích hp.

Published in Châu Á

Đe dọa hạt nhân của Bắc Hàn 'tăng tốc' (BBC, 28/10/2017)

Mối đe dọa tấn công hạt nhân của Bắc Hàn đang gia tăng, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis nói trong chuyến thăm Hàn Quốc.

hatnhan1

Đe dọa tấn công hạt nhân của Bắc Hàn đăng gia tăng, theo Bộ trưởng Quốc phòng Mattis

Ông Mattis cảnh báo rằng Bắc Hàn sẽ phải đối mặt với "phản ứng quân sự to lớn" nếu sử dụng vũ khí hạt nhân.

Trong một diễn biến riêng biệt, Bắc Hàn đã thả một tàu đánh cá của Hàn Quốc mà Bình Nhưỡng nói là đã được tìm thấy hiện diện trong vùng biển Bắc Hàn bất hợp pháp.

Mười người trên tàu cá đã được trả tự do hôm thứ Sáu, theo giới chức Nam Hàn.

Động thái diễn ra trong thời điểm căng thẳng tăng cao ở khu vực, với cả hai miền trên bán đảo Triều Tiên đang tiến hành một loạt các diễn tập quân sự.

'Bất hợp pháp, không cần thiết'

"Bắc Hàn đang đẩy nhanh mối đe dọa mà nước này gây ra cho các nước láng giềng và thế giới thông qua các chương trình vũ khí hạt nhân và phi đạn hạt nhân bất hợp pháp và không cần thiết", ông Mattis nói.

Ông nói rằng Bắc Hàn đã có hành vi "trái pháp luật" và nói rằng hợp tác an ninh giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc đang có "tính cấp bách mới".

Washington không thể chấp nhận một Bắc Hàn có vũ khí hạt nhân, ông nói thêm, trong lúc cùng phát biểu với người đồng nhiệm Hàn Quốc Song Young-moo.

Ông Mattis đang ở Seoul để tham gia các đối thoại quốc phòng thường niên với Hàn Quốc.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump dự kiến sẽ thăm Hàn Quốc vào tháng 11/2017 trong một phần chuyến đi đến Châu Á của ông.

Hồi tháng Chín, Bắc Hàn đã tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần thứ sáu, đây là vụ thử hạt nhân có qui mô lớn thứ nhì được ghi nhận.

************************

Mỹ nhắc lại : Không chấp nhận Bắc Triều Tiên thành cường quốc hạt nhân (RFI, 28/10/2017)

Căng thẳng giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí, hôm 28/10/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đã cảnh cáo rằng Washington sẽ có đòn "đáp trả quân sự ồ ạt" nếu Bình Nhưỡng có bất kỳ động thái sử dụng vũ khí hạt nhân nào ; đồng thời nhắc lại rằng Hoa Kỳ không cho phép Bắc Triều Tiên trở thành cường quốc hạt nhân.

hatnhan2

Ảnh minh họa : Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Mattis (T) và Hàn Quốc, Song Young Moo, trả lời báo giới tại Bàn Môn Điếm, ngày 27/10/2017. Reuters

Lời cảnh cáo đã được tướng James Mattis đưa ra trong cuộc họp báo chung cùng với đồng nhiệm Hàn Quốc Song Young Moo nhân một hội nghị quốc phòng thường niên Mỹ-Hàn tại Seoul, với chủ đề nổi cộm là hồ sơ Bắc Triều Tiên.

Theo hãng tin Pháp AFP, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đã khẳng định rằng : "mọi cuộc tấn công nhằm vào Hoa Kỳ hoặc các đồng minh sẽ bị đánh bại", và "bất kỳ động thái sử dụng vũ khí hạt nhân nào của Bắc Triều Tiên sẽ phải hứng chịu một phản ứng đáp trả quân sự ồ ạt, hiệu quả và rộng khắp".

Tuy vậy, ông James Mattis vẫn xác định rằng con đường ngoại giao vẫn là "lộ trình hành động được ưu tiên", cho dù cũng nhấn mạnh là ngoại giao chỉ có hiệu quả khi dựa trên một sức mạnh quân sự đáng tin cậy.

Người đứng đầu Lầu Năm Góc tỏ thái độ cứng rắn khi tuyên bố : "Washington không chấp nhận một nước Bắc Triều Tiên (có vũ khí) hạt nhân". Đối với tướng Mattis, ông không thấy được bất kỳ "điều kiện nào cho phép Hoa Kỳ chấp nhận Bắc Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân".

Lên tiếng đe dọa đáp trả bằng quân sự nếu Bình Nhưỡng dùng đến vũ khí hạt nhân, nhưng bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ lại không chỉ rõ giới hạn chấp nhận được của hoạt động hạt nhân Bình Nhưỡng, để không châm ngòi cho một hành động đáp trả quân sự mạnh mẽ.

Hội nghị quốc phòng Mỹ-Hàn diễn ra ngay trước thềm chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của tổng thống Donald Trump, dự kiến vào ngày 7-8/11 tới đây. Mọi quan sát quốc tế sẽ đổ dồn về thông điệp mà tổng thống Trump sẽ gửi đến chính quyền Bình Nhưỡng và nhà lãnh đạo Kim Jong Un.

RFI tiếng Việt

********************

Hoa Kỳ chọn nỗ lực ngoại giao để giải quyết vấn đề Bắc Hàn (RFA, 27/10/2017)

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis hôm 27/10 lên tiếng nhấn mạnh việc giải quyết vấn đề căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên cần phải được thực hiện thông qua các nỗ lực ngoại giao chứ không phải giải pháp quân sự.

hatnhan3

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis (trái) bắt tay Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn Song Young-moo (phải) khi đến thăm Bàn Môn Điếm, khu phi quân sự trên biên giới hai miền Triều Tiên hôm 27/10/2017 -  AFP

Phát biểu tại vùng biên giới giữa hai miền Nam-Bắc Triều Tiên, Bộ trưởng James Mattis nói mục tiêu của Hoa Kỳ là phi hạt nhân hóa toàn bộ bán đảo Triều Tiên chứ không phải là chiến tranh.

Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn Song Young-moo có mặt cùng với Bộ trưởng James Mattis cho biết Nam Hàn sẽ tiếp tục cùng với Mỹ bảo vệ hòa bình với ý chí và sức mạnh của mình. Ông cũng cho biết việc Hoa Kỳ triển khai các trang thiết bị vũ khí đến bán đảo Triều Tiên đã có hiệu quả trong việc ngăn chặn những đe dọa từ Bắc Hàn.

Vào đầu tháng 11 tới, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ lên đường đến Châu Á. Nhân chuyến công du này, ông sẽ tới Nam Hàn và gặp Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in. Tổng thống Donald Trump trước đó đã từng lên tiếng đe dọa sẽ phá hủy Bắc Hàn nếu bị gây hấn.

Mỹ trừng phạt quan chức Bắc Hàn

Trước đó, hôm 26/10, Hoa Kỳ cũng đã áp dụng lệnh trừng phạt nhắm vào 7 giới chức Bắc Hàn và ba cơ quan khác của nước này vì những vi phạm nhân quyền như giết người, tra tấn, cưỡng bức lao động và truy lùng những người tìm kiếm quy chế tị nạn ở nước ngoài.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin ra tuyên bố cho biết lệnh trừng phạt nhắm vào các quan chức quân đội và chính quyền Bắc Hàn cùng các cơ sở tài chính giúp kiếm ngoại tệ cho chính phủ Bắc Hàn qua những hoạt động cưỡng bức lao động.

Trong số những người thuộc danh sách có giám đốc và phó giám đốc cơ quan an ninh quân sự Bắc Hàn, thứ trưởng thứ nhất Bộ An Ninh và Bộ trưởng Lao động. Ngoài ra, viên tổng lãnh sự Bác Hàn ở Thẩm Dương, Trung Quốc và một nhà ngoại giao Bắc Hàn ở Việt Nam cũng nằm trong danh sách này.

Thông báo của Bộ Tài chính Mỹ cáo buộc ông Ku Sung-sop, tổng lãnh sự Bắc Hàn ở Thẩm Dương và ông Kim Min-chol thuộc đại sứ quán Bắc Hàn ở Hà Nội đã tham gia vào các hoạt động cưỡng bức người Bắc Hàn tìm quy chế tị nạn về nước.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung quốc Cảnh Sảng nói tại buổi họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh rằng Trung Quốc không chấp nhận việc những nước khác sử dụng luật của mình đơn phương áp đặt lệnh cấm bên ngoài khuôn khổ của Liên Hiệp Quốc. Ông Cảnh Sảng nói Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì các hoạt động trao đổi và hợp tác với Bắc Hàn bình thường trên cơ sở áp dụng các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc đối với Bắc Hàn.

Bắc Hàn trả tàu cá Nam Hàn có ngư dân Việt Nam

Bắc Hàn hôm thứ sáu 27/10 cho biết nước này sẽ gửi trả lại một tàu cá Nam hàn và các ngư dân bị Bắc Hàn bắt giữ vì đã vượt biên giới trên biển ở vùng phía đông giữa hai miền.

Truyền thông Bắc Hàn cho biết quyết định này dựa trên cơ sở nhân đạo. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng không rõ việc thả các ngư dân Nam Hàn có liên quan gì đến ý định muốn làm giảm căng thẳng với miền Nam hay không.

Tuyên bố mới được Bắc Hàn đưa ra chỉ vài giờ trước khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đến thăm vùng biên giới hai nước.

Bắc Hàn có kế hoạch sẽ gửi trả tàu cá và 10 ngư dân về vào 6g30 chiều ngày 27/10.

Theo hãng thông tấn Bắc Hàn KCNA, chiếc tàu cá Nam Hàn bị bắt vào sáng sớm thứ bảy tuần trước sau khi xâm nhập bất hợp pháp vào vùng nước của Bắc Hàn. Tuy nhiên các ngư dân đã xin lỗi, và xin được khoan hồng.

Trong số các ngư dân bị bắt có cả 3 ngư dân Việt Nam. Hãng tin AP trích lời một chuyên gia thuộc Viện Thống Nhất Quốc Gia Triều Tiên ở Nam Hàn cho biết sự có mặt của 3 ngư dân Việt Nam có thể gây ảnh hưởng đến quyết định trao trả tàu cá nhanh chóng của Bắc Hàn.

********************

Bắc Kinh cảnh báo Bình Nhưỡng về nguy cơ nơi thử hạt nhân bị sụp (RFI, 28/10/2017)

Các chuyên gia địa chất Trung Quốc vừa cảnh báo các đồng nghiệp Bắc Triều Tiên về nguy cơ khu vực gần biên giới Trung Quốc mà Bình Nhưỡng đã chọn để thử nghiệm hạt nhân bị sụp đổ với hệ quả thảm khốc. Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 28/10/2017, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Địa Chất và Địa Vật Lý Trung Quốc đã trực tiếp chuyển lời cảnh báo trên cho một phái đoàn Bắc Triều Tiên ở Bắc Kinh vào cuối tháng 9.

hatnhan4

Các chuyên gia địa chất Trung Quốc cảnh báo Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên về nguy cơ khu vực thử hạt nhân ngầm của nước này có thể đổ sập hoàn toàn. Ảnh minh họa (Đầu Báo)

Theo các khoa học gia Trung Quốc, vùng núi Punggye Ri cách biên giới Trung Quốc khoảng 80 km, nơi Bắc Triều Tiên đã xây dựng cơ sở thử nghiệm hạt nhân sâu dưới lòng đất, có nguy cơ bị sụp xuống do các vụ nổ liên tiếp.

Sau khi Bắc Triều Tiên tuyên bố đã cho nổ một quả bom khinh khí tại cơ sở Punggye-ri vào ngày 03/09, một nhà khoa học hạt nhân kỳ cựu của Trung Quốc đã báo động rằng các vụ thử nghiệm trong tương lai tại cơ sở đó có thể thổi bay đỉnh núi và gây nên sụp đổ nghiêm trọng.

Không biết có phải vì những lời cảnh cáo trên đây hay không, mà hai ngày sau cuộc gặp của giới khoa học Trung-Triều tại Bắc Kinh, ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Ri Yong-ho đã bất ngờ thông báo trước Liên Hiệp Quốc là Bình Nhưỡng có thể cho nổ một quả bom hydro "mạnh nhất" trên Thái Bình Dương, tức là ngoài trời chứ không phải dưới lòng đất như trước.

Vụ thử hạt nhân lần thứ 6 mới đây của Bắc Triều Tiên được ước tính có sức công phá lớn hơn toàn bộ 5 vụ nổ nguyên tử trước đó. Sau vụ thử, nhiều trận động đất và sạt lở đất đã xảy ra ở nơi thử nghiệm, khiến nền đất ở khu vực này trở nên cực kỳ thiếu vững chắc.

Một số nhà khoa học Trung Quốc cho biết nguy cơ cả ngọn núi bị sụp xuống hiện lớn hơn bao giờ hết. Điều đáng sợ là nguy cơ chất phóng xạ rò rỉ và bay qua biên giới, gây hại cho Trung Quốc.

Đối với các chuyên gia Trung Quốc, nếu muốn tiếp tục thử nghiệm vũ khí hạt nhân, Bắc Triều Tiên phải tìm một địa điểm mới, khác với dãy núi Punggye Ri.

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Hạt nhân Bắc Triều Tiên : Donald Trump bế tắc

Châu Âu không tìm được giải pháp trước làn sóng thuyền nhân vào Ý, thượng đỉnh khối G20 tại Hamburg đầy bất trắc và nguy cơ khủng hoảng Bắc Triều Tiên vượt tầm kiểm soát là một số chủ đề thời sự chính trên báo Pháp ngày 06/07/2017. Về khủng hoảng Bắc Triều Tiên, Le Monde có bài phân tích "Trump bế tắc trong vấn đề Bắc Triều Tiên".

hatnhan1

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tự hào sau vụ thử tên lửa liên lục địa ngày 04/07/2017. KCNA/via REUTERS

Trong cuộc điện đàm ngày thứ Hai 03/07, tổng thống Mỹ và chủ tịch Trung Quốc có cùng một nhận định chung, đó là quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đang xấu đi. Donald Trump đe dọa sẽ hành động đơn phương trong "hồ sơ Bắc Triều Tiên gai góc" không cần đến Trung Quốc. Chỉ 24 giờ sau đó, Bình Nhưỡng tuyên bố thử thành công hỏa tiễn xuyên lục địa đầu tiên, có thể bắn đến Mỹ. Ngày tiếp theo, Hoa Kỳ tỏ ra cứng rắn hơn với cuộc tập trận chung trên biển cùng Hàn Quốc, một loạt tên lửa được phóng cùng với những lời đe dọa.

Hy vọng dùng Trung Quốc để giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên của tổng thống Mỹ đã không mang lại kết quả. "Tuần trăng mật" ngắn ngủi giữa Washington và Bắc Kinh, mở đầu với chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tại tư dinh của tổng thống Mỹ ở Florida, hồi tháng 4/2017, dường như đã kết thúc. Cuộc gặp dự kiến giữa Trump và Tập tại thượng đỉnh G20 ở Hamburg cuối tuần này chắc chắn "sẽ lạnh nhạt hơn nhiều" so với cuộc gặp lần trước.

Theo Le Monde, chủ trương của tổng thống Trump cho đến nay là gắn liền triển vọng của quan hệ Mỹ-Trung với việc giải quyết hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên. Trong khi đó, về phía Trung Quốc, những tiến triển trong vấn đề này sẽ không thể nhanh chóng. Nói một cách khác, Washington sẽ khó có thể trông cậy ở Bắc Kinh.

Các giải pháp thu hẹp

Theo cựu bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ William Perry, vụ bắn thử tên lửa xuyên lục địa vừa qua làm thay đổi "mọi tính toán", thu hẹp các giải pháp của Hoa Kỳ trong vấn đề này.

Cựu bộ trưởng Perry là người từng chủ trương đánh phủ đầu để ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng. Năm 2006, ông ủng hộ việc tấn công trực tiếp để phá hủy các hỏa tiễn ngay trên bệ phóng. Tuy nhiên, mới đây cựu lãnh đạo quốc phòng Mỹ cũng thừa nhận là ý tưởng này đã lạc hậu, bởi hiện tại Bình Nhưỡng đã phát triển được một hệ thống "quá đa dạng", khiến chiến thuật này bị vô hiệu hóa.

Cũng trong bài phân tích nói trên, Le Monde chỉ ra tính mơ hồ trong chiến lược của Donald Trump. Khác với tổng thống George W. Bush hồi 2006, sau vụ Bắc Triều Tiên thử hạt nhân lần đầu tiên, đã đặt ra một "lằn ranh đỏ". Đó là Bình Nhưỡng sẽ phải chịu "hoàn toàn trách nhiệm" nếu chia sẻ công nghệ hạt nhân với một quốc gia hay một tổ chức khủng bố. Còn đối với Donald Trump, đã không có một lằn ranh đỏ rõ ràng. Trong một tweet tung ra hồi đầu năm, ông Trump chỉ tuyên bố chung chung là Bắc Triều Tiên sẽ không thể có được tên lửa tấn công Hoa Kỳ.

Quan điểm của Bình Nhưỡng

Về phía Bình Nhưỡng, hồi tháng trước, đại diện của Bắc Triều Tiên tại Pháp, ông Kim Jong-il, nhắc lại quan điểm của Bắc Triều Tiên là muốn đàm phán trực tiếp với Mỹ và Bình Nhưỡng sẽ ngưng chương trình hạt nhân, đổi lại Mỹ ngưng tập trận tại khu vực bán đảo Triều Tiên. Đây cũng là một đề nghị mà Trung Quốc đưa ra từ lâu. Trong thượng đỉnh Nga-Trung hôm 04/07, tổng thống Nga Putin cũng ủng hộ quan điểm này.

Tổng thống Mỹ không có chiến lược đối phó

Vẫn về khủng hoảng Bắc Triều Tiên, Le Figaro có bài "Bắc Triều Tiên : Trump tìm cách trả đũa" và nhận xét : "Các tweet của Donald Trump có thể hiệu quả khi đả phá truyền thông, nhưng sẽ không giúp gì trong các khủng hoảng quốc tế".

Theo Le Figaro, tổng thống Mỹ tới Hamburg dự thượng đỉnh G20, đã không hề có chiến lược nào để đối phó với thách thức khẩn cấp Bắc Triều Tiên. Trước khi lên máy bay, ông Trump chỉ nói : "Chúng tôi sẽ lo liệu ổn thỏa".

Tối hôm 05/07, tại Hội Đồng Bảo An, Hoa Kỳ được sự ủng hộ của Pháp cho biết sẽ đệ trình một dự thảo nghị quyết đề nghị gia tăng trừng phạt Bình Nhưỡng, trong những ngày tới. Tuy nhiên Moskva phản đối các trừng phạt mới và không chấp nhận biện pháp quân sự.

Về khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên, Les Echos phỏng vấn ông Scott Snyder, thuộc Council on Foreign Relations (CFR), một tổ chức tư vấn Mỹ có nhiều ảnh hưởng. Chuyên gia về Triều Tiên này thừa nhận chính quyền Mỹ không có một chiến lược thực sự trong giai đoạn hiện tại.

Ông dự báo vụ thử hỏa tiễn xuyên lục địa, có thể tấn công nước Mỹ, sẽ dấy lên tranh luận dữ dội tại Hoa Kỳ. Chuyên gia CFR vẫn đặt hy vọng vào việc quốc tế gia tăng áp lực và trừng phạt Bình Nhưỡng, đồng thời sẵn sàng cho khả năng can thiệp quân sự.

G20 : Hamburg, thành phố "bị phong tỏa"

Trở lại thành phố cảng Hamburg, nơi sẽ khai mạc thượng đỉnh G20 ngày mai. Theo Le Figaro, Hamburg có dáng dấp của một thành phố "bị phong tỏa". Phong trào tranh đấu chống "chủ nghĩa tư bản" muốn biến Hamburg thành một đấu trường.

Khoảng 20.000 cảnh sát đã được huy động để bảo vệ an ninh, trong lúc khoảng 8.000 người tranh đấu bạo động dự kiến sẽ có mặt. Việc lựa chọn tổ chức G20 tại trung tâm một thành phố bị phê phán. Kể từ thượng đỉnh G8 năm 2001, G20 luôn được tổ chức tại các vùng ngoại vi. Trong dịp G8 tại thành phố Genes, Ý, bạo động diễn ra trong ba ngày, khiến một người chết và 600 người bị thương.

Đức tỏ ra thắm thiết với Trung Quốc

Bài "Merkel ca tụng tình hữu nghị Đức-Trung trước thềm G20" trên Le Figaro giới thiệu việc Angela Merkel-Tập Cận Bình đến thăm hai gấu trúc tại vườn thú Berlin. Hai gấu trúc mà Bắc Kinh mới cho Đức mượn, với hợp đồng 15 năm, được thủ tướng Đức gọi là "hai nhà ngoại giao dễ thương". Hôm qua, Đức và Trung Quốc ký nhiều hợp đồng, trị giá khoảng 2,8 tỉ đô la.

Theo Le Figaro, thủ tướng Đức muốn gửi đến tổng thống Mỹ "một thông điệp", khi dàn cảnh quan hệ nồng ấm với Trung Quốc.

Sau cuộc gặp chủ tịch Trung Quốc, bà Angela Merkel tỏ ra không mấy hy vọng vào "một đồng thuận" tại G20. Bà nói : "Tôi hy vọng là chúng ta có thể vượt qua một số trở ngại, cho dù tôi chưa hình dung được kết quả cuối cùng sẽ là gì". Trong thượng đỉnh G7 hồi tháng 5, thủ tướng Đức đã thừa nhận nhiều bất đồng với chính quyền Donald Trump, đặc biệt trong vấn đề khí hậu, hay cuộc chiến chống chủ nghĩa bảo hộ của Washington, để bảo vệ trước hết ngành sản xuất thép.

Thỏa thuận Âu - Nhật trước G20 : Tín hiệu mạnh với Donald Trump

Ngay trước thềm thượng đỉnh G20, Liên Hiệp Châu Âu và Nhật Bản dự kiến ký kết thỏa thuận "về nguyên tắc" đối với Hiệp định tự do thương mại song phương (JEFTA), dự kiến sẽ mang lại thêm 0,76% GDP cho Châu Âu. Bài "Thương mại : việc Mỹ co lại thúc đẩy Tokyo và Bruxelles xích gần nhau" trên Les Echos tin tưởng là thỏa thuận sẽ được ký kết, các thỏa hiệp đã được đúc kết trong hai lĩnh vực chủ chốt là công nghiệp thực phẩm và xe hơi.

Theo Le Monde, Ủy Ban Châu Âu đã cố tình lựa chọn ngày 06/07, ngay trước thềm G20, như để biểu thị thái độ mạnh mẽ chống lại tổng thống Mỹ, "người theo chủ nghĩa bảo hộ".

Bài "CETA, TAFTA, JEFTA !" của Le Monde nhận xét Hiệp định thương mại giữa Liên Âu và Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ tư thế giới, cho đến nay rất ít được các tổ chức phi chính phủ, truyền thông và chính giới chú ý, trong khi các hiệp định với Hoa Kỳ (TAFTA) và Canada (CETA) lại khiến mọi người "sôi sục".

Mới đây, ngày 23/06, tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace mới để lộ ra 200 trang tài liệu về các thương thuyết liên quan đến Hiệp định tương lai. Tuy nhiên, các thông tin này cũng không được truyền thông hồ hởi đón nhận.

Le Monde bảo vệ Ủy Ban Châu Âu trước cáo buộc đã che giấu các đàm phán với Nhật, khởi sự từ năm 2013. Theo tờ báo, nhiều tài liệu quan trọng đã được định chế này công bố. Tuy nhiên, vấn đề là Liên Âu đã không rút ra được bài học về thất bại của TAFTA, không chỉ do phía Mỹ, mà còn do công luận nhiều nước ngày càng ngờ vực.

Le Monde đặt câu hỏi : Tại sao Nghị Viện Châu Âu chưa có chương trình thảo luận tại phiên toàn thể về hiệp định quan trọng này, trong khi Ủy Ban dường như đang vội vã xúc tiến các đàm phán với Tokyo ?

Trong khi đó, báo Libération có bài phân tích dài giới thiệu về thỏa thuận thương mại "rất được giữ kín" giữa Liên Âu và Nhật Bản. Tờ báo dẫn lại quan điểm của Greenpeace, theo đó "các vấn đề môi trường ít được nêu ra".

Greenpeace đặc biệt lên án nạn nhập khẩu gỗ lậu vào Nhật. Theo một báo cáo của Cơ Quan Điều Tra Môi Trường EIA (6/2016), Nhật là thị trường nhập gỗ lậu lớn nhất thế giới.

Làn sóng vượt biển vào Ý : SOS !

Làn sóng vượt biển vào Châu Âu qua ngả nước Ý khiến ít nhất 2.200 người thiệt mạng là chủ đề trang nhất của Libération, với hình ảnh thi thể người trôi trên mặt biển. Tờ báo thiên tả chất vấn : "Người di cư : Ai sẽ chịu trách nhiệm. Liệu Liên Âu vẫn sẽ thúc thủ ? Con đường qua bán đảo Balkan đã bị cắt, dòng người di cư giờ đây chọn ngả Libya hỗn loạn… Chính quyền Ý kêu gọi sự hỗ trợ của các đối tác, nhưng đa số đều giả điếc".

Theo Libération, chắc chắn là không có giải pháp triệt để, nhưng nếu có thiện chí cải thiện tình hình, thì có nhiều cách. Ví dụ như việc phân bổ lượng người tiếp nhận một cách hợp lý, tăng cường các phương tiện cấp cứu, kiểm soát…

Pháp : Cuộc cải cách "không vội vã"

Trở lại nước Pháp, chủ đề chính của Le Monde là chính sách của thủ tướng Pháp Edouard Philippe, được công bố trước Quốc Hội hôm thứ Ba, 04/07, với hồ sơ trang nhất : "Dự án của Philippe nhằm đưa xã hội Pháp thoát khỏi bế tắc". Các lĩnh vực chủ yếu được nêu ra là việc làm, nhà ở, giáo dục hay công nghệ. Để không gây sốc cho dân Pháp, thủ tướng Pháp lưu ý "Chúng ta sẽ tiến lên, nhưng không vội vã". Các cam kết giảm thuế sẽ được đẩy lùi lại, để không làm ảnh hưởng đến mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách công, với quyết tâm rút xuống dưới mức 3% GDP trong nhiệm kỳ năm năm.

Về chủ đề này, Le Monde có bài xã luận "Con đường hẹp của thủ tướng", nhấn mạnh đến việc tổ chức của giới chủ Medef bất bình về việc hoãn giảm thuế, trong lúc công đoàn CGT lên án chính sách "thắt lưng buộc bụng" của chính phủ. Theo Le Monde, "chỉ một bước đi sai (của chính phủ) cũng có thể làm núi lửa thức dậy".

Pháp : Simone Veil yên nghỉ cùng chồng tại Panthéon

Vẫn về nước Pháp chính quyền Pháp tổ chức nghi lễ trọng thể đưa chính trị gia, Simone Veil, vào điện Panthéon, nơi chôn cất những tên tuổi lớn của nước Pháp. Nhà tranh đấu cho nữ quyền, nổi tiếng với việc hợp pháp hóa quyền phá thai của phụ nữ Pháp, sẽ mãi mãi yên nghỉ nơi đây cùng chồng. Quyết định được tổng thống Pháp đưa ra, sau khi thỏa thuận với gia đình.

Le Figaro nói đến mối tình thắm thiết 65 năm của Simone Veil và người chồng, ông Antoine, chính là nguồn gốc của quyết định "hiếm có".

Tham dự nghi thức long trọng này có hầu hết các lãnh đạo chính trị Pháp, hai cựu tổng thống Nicolas Sarkozy và François Hollande, "ít nhất" tám cựu thủ tướng.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ca ngợi các "cuộc chiến" thường trong đơn độc của Simone Veil, vì nhân quyền. Ông Macron cảnh báo là những chiến thắng của Simone Veil không phải là những thành quả "vĩnh viễn", "rất nhiều nơi trên thế giới, kể cả Châu Âu, các quyền tự do đang bị đe dọa".

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Hạt nhân Bắc Triều Tiên : Tổng thống Mỹ điện đàm với chủ tịch Trung Quốc và thủ tướng Nhật (RFI, 02/07/2017)

Hôm 02/07/2017, tổng thống Hoa Kỳ có kế hoạch điện đàm với lãnh đạo Trung Quốc và thủ tướng Nhật Bản. Theo giới quan sát, chương trình hạt nhân Bắc Triều Tiên chắc chắn sẽ là chủ đề chính của các cuộc nói chuyện.

bac1

Ảnh minh họa : Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un theo dõi một cuộc bắn thử tên lửa tháng 5/2017. KCNA/ via REUTERS

Nhà Trắng cho biết tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có cuộc trao đổi với thủ tướng Nhật Shinzo Abe bắt đầu từ 20 giờ, giờ Washington (tức 0 giờ, giờ quốc tế). Tiếp theo đó ông Donald Trump sẽ cuộc nói chuyện với chủ tịch Trung Quốc Quốc Tập Cận Bình vào lúc 20 giờ 45, giờ Wahsington (tức 0 giờ 45, giờ quốc tế).

Trong thời gian những tháng cầm quyền đầu tiên, tổng thống Mỹ chủ trương trước hết dựa vào Trung Quốc, đồng minh chủ yếu của Bắc Triều Tiên, để gây áp lực buộc Bình Nhưỡng ngưng chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Thế nhưng trong thời gian gần đây, ông Trump tỏ ra thất vọng về hiệu quả của can thiệp Trung Quốc. Trong một thông điệp trên Twitter hồi tuần trước, Donald Trump tuyên bố nỗ lực của Trung Quốc đã "không có kết quả". Nguyên thủ Mỹ cũng cho rằng thời kỳ của "kiên nhẫn chiến lược" với Bắc Triều Tiên đã kết thúc.

Theo báo Nhật Japan Times, trong cuộc hội kiến giữa ông Donald Trump và thủ tướng Hàn Quốc tại Washington hồi giữa tuần, Washington và Seoul đã nhất trí cần có một tiếp cận "đồng bộ và toàn diện" nhằm buộc Bình Nhưỡng phải đình chỉ các nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân, trong khi vẫn để ngỏ cánh cửa cho đối thoại với Bắc Triều Tiên với "một số điều kiện".

Japan Times nhấn mạnh là thông cáo chung Mỹ-Hàn tái khẳng định thỏa thuận hợp tác an ninh ba bên Mỹ-Nhật-Hàn, nhằm chống lại các thách thức từ Bắc Triều Tiên. Các lãnh đạo Mỹ, Nhật, Hàn sẽ có cuộc hội kiến bên lề thượng đỉnh G20 tại Đức cuối tuần này.

Trọng Thành

***********************

Trump dự kiến điện đàm với lãnh đạo Nhật, Trung (VOA, 02/07/2017)

Tổng thng Donald Trump s có các cuc đin đàm riêng r vi các lãnh đo ca Nht Bn và Trung Quc.

bac2

Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm với lãnh đạo nước ngoài (ảnh tư li ệu, 28/1/2017)

Một thông báo ca Tòa Bch c không cho biết ông Trump s tho lun gì vi Th tướng Nht Shinzo Abe và Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình. Tuy nhiên, các cuc đin đàm nhiu kh năng xoay quanh s tht vng ngày càng tăng ca ông Trump v Bc Triu Tiên và hàng loạt các cuc th tên la gn đây ca nước này.

Mới đây, ông Trump đã phát biu rng "Thi ca kiên nhn chiến lược dành cho chế đ Bc Hàn đã tht bi, trong nhiu năm tri, vic đó đã tht bi. Nói thng ra, s kiên nhn đó đã hết".

Cuộc đin đàm din ra trước cuc hp ca các nhà lãnh đo G20 ti Hamburg, Đc vào tun ti. đó, ông Trump d kiến có các cuc hp song phương vi các ông Abe, Tp và Tng thng Hàn Quc Moon Jae-in.

************************

Thượng định G20 sắp tới ở Hamburg (RFA, 30/06/2017)

Thượng đỉnh G20 sẽ diễn ra tại Hamburg, Đức Quốc trong hai ngày 7-8/7/ tới đây.

bac3

Một chiếc xe cảnh sát đứng trước biểu tượng G20 tại Trung tâm Hội nghị Thế giới ở Bonn, Tây Đức, vào ngày 16 tháng 2 năm 2017. AFP

Theo Reuters, thủ tướng nước chủ nhà là bà Angela Merkel có quyết định khá táo bạo khi chọn địa điểm phiên họp lần này ở thành phố cảng Hamburg, nơi mà các nhà quan sát cho là quá thuận lợi đối với những cuộc biểu tình phản đối thường xảy ra mỗi khi có những sự kiện quốc tế như thượng đỉnh G8 hay G20.

Nguồn tin của Reuters cũng nói đây là điểm khác biệt của hội nghị G20 lần này so với những lần trước ở các nước khác. Tình hình cho thấy thủ tướng Angela Merkel có vẻ như không sẵn lòng dành nhiều ưu thế cho tổng thống Donald Trump của Mỹ trong thượng đỉnh G20 lần này. Tin nói những cuộc họp tiền trạm để chuẩn bị vẫn được tiến hành với viễn ảnh sẽ có nhiều chính sách khá là xung khắc trong nghị trình họp sắp tới.

Theo lời một viên chức người Đức chuyên trách công việc tổ chức G20 vào tuần tới, vấn đề an ninh là ưu tiên hàng đầu song không ai rõ chuyện gì sẽ xảy ra ở Hamburg tuần tới và nhóm nào sẽ là tác nhân gây bất ổn.

Vẫn theo lời viên chức này, nếu có chuyện xảy ra tương tư như thượng đỉnh G8 ở Genoa hồi 2001 thì coi như G20 năm nay thất bại.

Tại thượng đỉnh G8 năm 2001, xung đột dữ dội đã xảy ra giữa lực lượng an ninh với các nhóm biểu tình mà hậu quả là một người bị bắn chết và hàng trăm người khác bị thương.

Published in Quốc tế
Trang 1 đến 2