Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trong hồ sơ Iran, Trump vẫn tiền hậu bất nhất (RFI, 17/09/2019)

Hiện giờ trách nhiệm của Iran trong vụ tấn công vào các cơ sở dầu hỏa của Saudi Arabia vẫn còn là vấn đề đang được bàn luận. Cuối tuần qua, ngoại trưởng Mike Pompeo đã chỉ đích danh Iran, và Tehran đã bác bỏ ngay những lời lẽ mà họ xem là "điên rồ".

crisis1

Tổng thống Mỹ, Donald Trump ngày 24/06/2019 ký sắc lệnh ban hành các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Iran. Reuters/Carlos Barria

Về phần tổng thống Donald Trump, hôm Chủ Nhật, ông tuyên bố trên mạng Twitter là Hoa Kỳ "sẵn sàng trả đũa". Nhưng hôm qua, khi trao đổi với các phóng viên trong Phòng Bầu Dục, Nhà Trắng, ông Trump lại nói lửng lơ : "Tôi không muốn can dự vào các cuộc xung đột mới, nhưng đôi khi cần phải làm thế".

Thận trọng hơn ngoại trưởng Pompeo, tổng thống Trump dường như muốn có thêm thời gian để quyết định. Ông nói : "Chúng tôi có rất nhiều phương án, nhưng hiện giờ tôi chưa tính đến. Chúng tôi muốn biết chắc chắn ai là thủ phạm".

Rõ ràng là chủ nhân Nhà Trắng đã bắn đi những tín hiệu trái ngược nhau về vấn đề Iran, khiến người ta phải đặt nghi vấn về chiến lược của ông trên hồ sơ này.

Trước đó, ông Donald Trump cũng đã có thái độ tiền hậu bất nhất về khả năng gặp gỡ tổng thống Iran Hassan Rohani tại New York vào tuần tới, bên lề Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Trong suốt tuần trước, chính tổng thống Trump đã khiến người ta nghĩ là ông sẵn sàng gặp đồng nhiệm Iran, thậm chí còn để cho hiểu là việc bãi bỏ một phần các biện pháp trừng phạt Tehran không còn là điều cấm kỵ nữa.

Nhưng Chủ Nhật vừa qua, trên mạng Twitter, tổng thống Mỹ thay đổi thái độ hoàn toàn, khi viết : "Các nguồn tin Fake News (tin giả) nói là tôi sẵn sàng gặp lãnh đạo Iran không điều kiện tiên quyết. Điều đó không đúng (như mọi khi)".

Nhưng chính bộ trưởng Tài Chính Steven Mnuchin, cách đây vài hôm còn khẳng định : "Tổng thống đã nói rất rõ, ông ấy sẵn sàng cho một cuộc gặp gỡ không cần điều kiện tiên quyết".

Cho nên, Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Richard Haass, được hãng tin AFP trích dẫn hôm qua, đánh giá : "Chúng ta không chỉ tỏ ra mơ hồ về chiến tranh ở Trung Đông liên quan đến các vụ tấn công vào cơ sở dầu hỏa của Saudi Arabia, mà còn mơ hồ về chính sách ngoại giao liên quan đến Hoa Kỳ". Ông Richard Haass lấy làm tiếc : "Tổng thống cáo buộc Iran mà không đưa ra bằng chứng, phủ nhận tin cho rằng ông sẵn sàng cho các cuộc thảo luận vô điều kiện với Iran và vẫn không có những mục tiêu rõ ràng về Iran".

Câu hỏi được đặt ra bây giờ là : sau nhiều tháng căng thẳng giữa Washington và Tehran, ông Donald Trump có sẽ ra tay hành động hay không, do có nguy cơ là cuộc đấu võ mồm sẽ biến thành leo thang quân sự ?

Hay là ngược lại : sau khi có những tuyên bố mang tính đe dọa, tổng thống Trump cuối cùng sẽ chọn con đường ngoại giao, nay nhân vật diều hâu, hiếu chiến như John Bolton không còn trong ê kíp của ông nữa ?

Đối với ông Ben Rhodes, nguyên là cố vấn thân cận của cựu tổng thống Barack Obama, những gì xảy ra trong 48 tiếng đồng hồ qua cho thấy là chiến lược của tổng thống Trump về Iran đã thất bại. Chiến lược đó là rút khỏi hiệp định hạt nhân 2015, để cho Saudi Arabia toàn quyền hành động trong cuộc chiến tại Yemen, tăng cường trừng phạt và liên tiếp đe dọa Tehran.

Trên mạng Twitter, ông Ben Rhodes nhấn mạnh : "Chính sách thảm hại của Trump đã đặt chúng ta bên bờ một cuộc chiến tranh còn rộng lớn hơn". Ông cảnh báo rằng một cuộc can thiệp quân sự của Mỹ "sẽ có những hậu quả không lường trước được".

Tóm lại, một lần nữa, ông Donald Trump lại rơi vào thế khó xử : một mặt phải chứng tỏ mình là một tổng thống kiên quyết, nhưng mặt khác, phải làm theo đúng lời hứa khi tranh cử, đó là chấm dứt sự can thiệp của Mỹ vào Trung Đông, mà ông cho là quá tốn kém.

Thanh Phương

*******************

An ninh, điểm yếu của vương quốc dầu hỏa Saudi Arabia (RFI, 17/09/2019)

Giá dầu trên thế giới đột ngột tăng 14 % trong phiên giao dịch ngày 16/09/2019. Hai ngày trước đó, hai cơ sở sản xuất dầu của Saudi Arabia bị tấn công, 5% lượng sản xuất dầu của toàn cầu bốc hơi. Riyadh thông báo phải tạm thời cắt giảm 50% lượng cung cấp.

crisis2

Nhà máy lọc dầu Abqaiq, miền đông Saudi Arabia bốc cháy sau loạt tấn công hôm 14/09/2019 Reuters

Căng thẳng trong vùng Vịnh không chỉ tập trung ở eo biển Ormuz mà đã lan tới tận vương quốc dầu hỏa của nhà vua Salman. Thế giới liệu có đứng trước nguy cơ khủng hoảng dầu lửa ? Lo ngại không chỉ thu gọn ở việc lượng dầu cung cấp cho thế giới tạm thời bị giảm sụt. Nghi vấn lớn nhất nằm ở chỗ các cơ sở dầu khí của nhà cung cấp số 1 cho hành tinh có được bảo đảm an toàn hay không ?

14/09/2019 là một ngày đen tối với ngành dầu hỏa. Báo tài chính Mỹ Wall Street Journal nói đến một "trận động đất lớn – the Big One". Thiệt hại còn lớn hơn cả so với hồi năm 1991, khi chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất khai mào, khi lực lượng của Saddam Hussein phóng hỏa, đốt 600 giếng dầu của Kuwait. Chiến dịch đốt phá giếng dầu lần đó gây ô nhiễm cho môi trường, nhưng đã không thực sự đẩy giá dầu trên các thị trường quốc tế lên cao.

Hơn một chục năm sau, vào những năm 2000, tổ chức khủng bố Al Qaeda tung hoành và đã nhắm vào các cơ sở dầu khí của Saudi Arabia, nhưng với sự trợ giúp của tình báo Mỹ, Riyadh đã phá vỡ được nhiều âm mưu của Al Qaeda đặc biệt là vụ gài thuốc nổ tại cảng Abqaiq, nhà máy lọc dầu lớn nhất, hiện đại nhất của tập đoàn dầu khí quốc gia Aramco. Nhờ vậy Abqaiq được an toàn cho đến cách nay ba hôm.

Trả lời trên đài RFI Pháp ngữ giám đốc điều hành tạp chí dầu hỏa Pétrostratégies của Pháp, ông Pierre Terzian trước hết phân tích về tác động đối với ngành công nghệ dầu khí Saudi Arabia sau loạt tấn công hôm 14/09/2019 nhắm vào nhà máy lọc dầu của Aramco ở Abqaiq và mỏ dầu tại Khurais :

"Saudi Arabia có khả năng sản xuất 10 triệu thùng dầu một ngày. Sau đợt tấn công lần này mức cung cấp rơi xuống còn từ 5 cho đến 7 triệu thùng một ngày. Điều đó có nghĩa là xuất khẩu dầu hỏa của Saudi Arabia sẽ sụt giảm.

Vấn đề đặt ra là không ai biết Riyadh cần bao nhiêu thời gian để sửa chữa và cho hai nhà máy ở Khusai và Abqaiq hoạt động trở lại. Hiện tại chính quyền còn đang điều tra. Tuy nhiên chúng ta biết rằng Riyadh có một khoản dự trữ chiến lược tương đương với 200 triệu thùng dầu và mỗi ngày để dành được 2 triệu thùng.

Điều đó có nghĩa là vương quốc này có thể cầm cự được trong vòng 33 ngày. Tức là Saudi Arabia có thể vẫn giữ mức xuất khẩu nếu sử dụng đến khối lượng dầu dự trữ này. Thế nhưng giải pháp này khá nguy hiểm về mặt chiến lược. Bởi vì khối dầu dự trữ đó là một chiếc phao an toàn. Không thể nào sử dụng cạn kiệt khối lượng 200 triệu thùng dầu đó".

Saudi Arabia mắt xích không thể thiếu

Hiện tại Saudi Arabia là nguồn sản xuất dầu số hai trên thế giới, sau Hoa Kỳ. Vậy câu hỏi đặt ra là liệu Mỹ và các nhà sản xuất khác có thể lấp vào chỗ trống 5 % mà Saudi Arabia tạm không cung ứng được hay không ? Câu trả lời không đơn giản.

Đành rằng Hoa Kỳ nhờ vào dầu đá phiến dư thừa vàng đen nhưng theo các chuyên gia trong ngành, khả năng sản xuất của Mỹ đã đạt tới mức tối đa là hơn 12 triệu thùng một ngày. Mức tối đa đó đã đạt được vào tháng 4/2019. Từ đó tới nay, chỉ số này ổn định ở mức 12 triệu thùng mà không thể tăng thêm lên được.

Điểm thứ nhì là để xuất khẩu nhiều hơn nữa, Washington sẽ phải vượt qua một loạt các hàng rào về luật pháp và điều đó đòi hỏi thời gian, bởi dầu hỏa là một vấn đề "an ninh quốc gia".

Nhìn đến những van dầu khác của thế giới : không thể trông chờ gì ở Venezuela. Algeri do thiếu đầu tư từ nhiều thập niên qua, không thể mơ chiếm thêm thị phần. Dầu hỏa của Iran đang bị Mỹ cấm vận. Còn lại có Nga, nguồn bảo đảm đến ba phần tư nhu cầu tiêu thụ cho toàn Liên Hiệp Châu Âu, thì gần đây điện Kremlin nêu lên khả năng mức cung cấp dầu thô của các tập đoàn nhà nước Nga có nguy cơ bắt đầu giảm từ năm 2021. Khả năng sản xuất và cung cấp của các quốc gia Trung Á thì có hạn.

Thêm một thực tế khác là chất lượng dầu của Saudi Arabia vẫn là số 1 trên thế giới. Một nhà môi giới trên thị trường chứng khoán New York nhận xét, dầu hỏa của Mỹ hay của Nga không thể đọ được với dầu của Saudi Arabia, bởi đây là nơi duy nhất dầu bơm từ giếng ra gần như có thể sử dụng được ngay mà không cần phải qua quá nhiều khâu tinh lọc.

Cuối cùng, trên thế giới cũng chỉ có một mình Riyadh là có khả năng phản ứng nhanh, điều chỉnh giá cả vàng đen trên thế giới theo thời cuộc và chính điểm này khiến Saudi Arabia trở thành đối tác chiến lược "không thể thiếu" trong mắt Washington.

Chính vì là mắt xích không thể thiếu trong chuỗi cung ứng cho nên vụ các cơ sở của Saudi Arabia bị tấn công làm rung chuyển thị trường của thế giới : ảnh hưởng đến túi tiền của những người phải đổ xăng ở Pháp, cỗ máy sản xuất của Trung Quốc, Nhật Bản ... Chẳng vậy mà chính phủ Hàn Quốc đã vội vã thông báo sẵn sàng cho sử dụng đến kho dầu dự trữ chiến lược để bảo đảm cho cỗ máy công nghiệp vẫn hoạt động tốt.

Chuyên gia Pierre Terzian giải thích vì sao giới trong ngành xem đợt tấn công cuối tuần qua là cột mốc quan trọng trên bàn cơ năng lượng của thế giới :

"Phải ngược thời gian, trở lại với thời kỳ chiến tranh Iran-Iraq chúng ta mới thấy được mức độ nghiêm trọng của loạt tấn công lần này. Bởi vì đây là lần đầu tiên các cơ sở của Saudi Arabia bị tấn công ở quy mô lớn. Hơn nữa hai nhà máy bị nhắm tới là Khurais và Abqaiq. Đó là hai mắt xích rất quan trọng trong dây chuyền sản xuất và lọc dầu của Saudi Arabia. Cả hai cùng bị tê liệt.

Hơn thế nữa Khurais và Abqaid nằm trên trục đông-tây trên lãnh thổ Saudi Arabia. Rõ ràng là chiến tranh tại Yemen vượt ra ngoài biên giới quốc gia nhỏ bé này. Saudi Arabia đang trở thành một mặt trận mới trong cuộc xung đột đó. Ban đầu drone của phe nổi dậy Houthi ở Yemen bắn trúng một vài sân bay nhỏ của Saudi Arabia cách không xa biên giới Yemen. Nhưng lần này, khoảng một chục chiếc drone tấn công gần như cùng một lúc hai nhà máy hóa dầu của Saudi Arabia nằm cách xa biên giới Yemen khoảng một ngàn cây số. Rõ ràng sức công phá của phe nổi dậy Houthi đã tăng lên đáng kể. Đã tới lúc Saudi Arabia phải tự hỏi về vai trò của mình trong xung đột ở Yemen.

Ngoài ra, khi Hoa kỳ rút khỏi hiệp định hạt nhân với Iran, mọi người chờ đợi là khủng hoảng sẽ bùng lên ở eo biển Ormuz nhưng chẳng ngờ điểm nóng lại xuất phát ngay trên lãnh thổ Saudi Arabia và những người giật dây vụ này đã nhắm vào những điểm huyết mạch đối với Riyadh. Thành thử chúng ta đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ngay cả hai nước lớn như Mỹ và Saudi Arabia cũng bị bất ngờ".

Mức độ an toàn, nhược điểm của ông khổng lồ Aramco

Nói cách khác, thứ nhất điều khiến cộng đồng quốc tế lo ngại liên quan trực tiếp đến khả năng của Riyadh bảo đảm an ninh cho các cơ sở dầu khí. Đặc biệt là chính bộ trưởng Năng Lượng Saudi Arabia cho biết, thiệt hại tại mỏ dầu ở Khurais và nhà máy Abqaiq còn ảnh hưởng luôn cả đến khả năng sản xuất một số loại khí đốt và sẽ phải mất nhiều tuần lễ mọi việc mới trở lại bình thường. Giới chuyên gia thẩm định rằng "sẽ phải mất nhiều tháng" nhà máy Abqaiq mới hoạt động lại bình thường.

Điểm thứ nhì gây lo ngại là bất luận ai đứng đằng sau hai vụ tấn công vừa qua, nhưng đây là lần đầu tiên những kẻ ra tay đánh thẳng vào hai trung tâm huyết mạch của tập đoàn dầu khí quốc gia Aramco. Abqaiq là nhà máy lọc dầu lớn nhất của Saudi Arabia, một nền công nghệ bảo đảm đến 80 % thu nhập cho vương quốc dầu hỏa này. Abqaiq nằm cách trụ sở của Aramco được đặt tại thành phố Dharan 60 cây số. Còn Khurais là một trong những mỏ dầu lớn nhất tập đoàn Aramco đang khai thác.

Ngoài các nhà máy lọc dầu, các giếng dầu đang được khai thác, còn phải kể đến những hệ thống đường ống dẫn dầu, đến ít nhất là 5 kho dữ trữ có sức chứa hàng chục triệu thùng dầu được chôn trong lòng đất. Saudi Arabia đã chi ra hàng tỷ đô la để mua những trang thiết bị tối tân nhất nhằm bảo đảm an ninh cho các cơ sở hạ tầng của ngành dầu khí. Dù vậy chỉ cần hơn một chục chiếc drone cũng đủ để ông khổng lồ dầu hỏa này phải giảm 50 % lượng xuất khẩu.

Vả lại đây là lần thứ 3 trong chưa đầy 5 tháng nhà máy dầu khí của Aramco bị tấn công. Ngày 17/08, mỏ Shaybah ở miền đồng Saudi Arabia bị phóng hỏa. Trước đó vào tháng 5/2019 lực lượng nổi dậy ở Yemen tự nhận là tác giả vụ phóng drone phá hoại vào đường ống dẫn khí đốt gần thủ đô Riyadh. Phe nổi dậy Houthi tại Yemen nói rõ hành động này nhằm trả thù Riyadh dẫn đầu liên quân Ả Rập can thiệp vào Yemen từ năm 2015.

Có điều các vụ tấn công thường xuyên xảy ra hơn, và vũ khí được sử dụng ngày càng tinh vi hơn, hiện đại hơn. Chính điểm này khiến Riyadh lo ngại vào lúc mà vương quốc Saudi Arabia đang chuẩn bị tư hữu hóa tập đoàn dầu khí quốc gia cho phép hoàng gia thu về từ một tỷ rưỡi đến hai tỷ đô la.

Sau cùng, điều nguy hiểm ở đây là các vụ tấn công nhắm vào lãnh thổ Saudi Arabia khiến tất cả các nhà sản xuất dầu trên thế giới đều lo ngại về mức độ an toàn cho các cơ sở dầu hỏa.

Còn về địa chính trị, đợt phá hoại Khurais và Abqaiq vừa qua mà phe nổi dậy Houthi ở Yemen được Iran hậu thuẫn tự nhận là tác giả càng làm dấy lên hiềm khích vốn có từ muôn đời giữa Riyadh với Tehran. Sau loạt các tầu dầu bị tấn công trên eo biển Ormuz, các quốc gia phải nhập dầu của Trung Đông, lại thêm mất ăn mất ngủ.

Thanh Hà

********************

Mỹ chuẩn bị trả đũa vụ tấn công cơ sở dầu của Saudi Arabia (RFI, 17/09/2019)

Hoa Kỳ đang chuẩn bị trả đũa các vụ tấn công cơ sở dầu hỏa của Saudi Arabia, mà Iran bị cáo buộc là thủ phạm. Sau khi tuyên bố hôm Chủ Nhật "sẵn sàng trả đũa", hôm qua, 16/09/2019, tổng thống Donald Trump đã họp ê kíp của ông để bàn về tình hình hiện nay và mọi người đang chờ xem tổng thống Mỹ có ra lệnh oanh kích vào Iran hay không. Tuy nhiên, ông Trump lại có thái độ không dứt khoát.

crisis3

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói chuyện với báo chí, Nhà Trắng, Washington. Ảnh ngày 16/09/2019. Reuters/Sarah Silbiger

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet gởi về bài tường trình :

"Hôm Chủ Nhật, tổng thống tuyên bố trên mạng Twitter là ông sẵn sàng trả đũa vụ tấn công vào các cơ sở dầu hỏa của Saudi Arabia, sau khi ngoại trưởng Pompeo khẳng định chính Iran là thủ phạm. Nhưng hôm qua, thứ Hai ông Donald Trump lại có giọng điệu bớt đe dọa hơn. Ông nói : Tôi không muốn gây chiến với bất cứ ai, tôi không phải là một người muốn chiến tranh. Tổng thống Mỹ nói thêm : Rất có thể Iran là thủ phạm vụ tấn công này, nhưng hiện còn quá sớm để khẳng định điều đó.

Chủ nhân Nhà Trắng còn bảo đảm là hiện Hoa Kỳ chưa dự trù một chiến dịch quân sự nào, nhưng ông nhắc lại quân đội Mỹ là quân đội được trang bị tốt nhất thế giới, có những phi cơ hiện đại nhất, những tên lửa đáng gờm nhất, tức là nếu cần, có thể làm cho đối phương bị tổn thất nặng nề.

Ông Donald Trump tiếp tục khi thì tỏ ra cứng rắn, lúc thì có thái độ hòa dịu, nhưng về cơ bản, ông vẫn chống lại việc Hoa Kỳ tham gia vào một cuộc xung đột mới. Cách đây ba tháng, tổng thống Trump vào giờ chót đã từ bỏ việc tung lực lượng đánh Tehran sau vụ bắn rơi một máy bay không người lái của Mỹ".

Trong khi đó, hôm nay, trên trang web chính thức của ông, lãnh đạo tối cao của Iran, giáo chủ Ali Khamenei đã loại trừ khả năng thương lượng với Hoa Kỳ. Sau đó, trên mạng Twitter, giáo chủ Khamenei nói thêm là nếu Washington trở lại với hiệp định hạt nhân năm 2015, mà họ đã rút khỏi vào năm ngoái, Mỹ có thể tham gia vào các cuộc thảo luận với Iran và các nước khác đã ký hiệp định này.

Thanh Phương

******************

Cơ sở dầu hỏa của Saudi Arabia bị tấn công : Liên minh Riyadh và Washington bị thách thức (RFI, 16/09/2019)

Ngày 14/09/2019, hai nhà máy sản xuất dầu của tập đoàn dầu khí quốc gia Saudi Arabia bị tấn công bằng máy bay không người lái (drone) làm sản lượng dầu của nước này giảm đến một nửa. Phe nổi dậy Houthi tại Yemen thừa nhận trách nhiệm, nhưng Iran bị cáo buộc đứng sau giật dây. Tại sao vụ tấn công cơ sở dầu hỏa lại xẩy ra vào lúc này ?

crisis4

Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, hoàng tử Abdulaziz bin Salman, tại Hội nghị năng lượng thế giới, Abu Dhabi, Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, ngày 9/09/2019 Reuters/Satish Kumar

Hệ quả trước mắt của vụ tấn công là sản lượng dầu hỏa của Saudi Arabia, quốc gia xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới bị sụt giảm mạnh, giá dầu thô trên thị trường thế giới tăng thêm 12%. Tổng thống Donald Trump thông báo mở kho dự trữ của Mỹ để đáp ứng nhu cầu thị trường thế giới. Theo giới quan sát, vụ tấn công cơ sở dầu hỏa của Saudi Arabia mà Iran bị cáo buộc là thủ phạm chính, nhắm ba mục tiêu : kinh tế, quân sự và liên minh giữa Riyadh và Washington.

Trên bình diện kinh tế. Vụ tấn công có mục đích đánh thẳng vào "hầu bao" của Riyadh. Dầu hỏa chiếm đến 80-90% nguồn thu của nước này. Tuy nhiên trong những năm gần đây, Riyadh cũng bắt đầu gặp khó khăn về kinh tế, cán cân ngân sách bắt đầu bị thâm thủng. Từ một nước luôn trong tình trạng bội thu, Saudi Arabia đã bắt đầu đi vay nợ.

Hoàng thái tử Mohamed Bin Salman, khi đề ra chương trình cải cách kinh tế "Tầm nhìn 2030" trong đó có việc để giảm bớt nợ vay, đa dạng hóa các nguồn thu và Riyadh đã có kế hoạch đưa tập đoàn dầu hỏa quốc gia Aramco lên sàn chứng khoán vào năm 2020-2021. Thế nhưng việc hai nhà máy bị tấn công bằng drone làm lộ rõ những yếu kém về an ninh của những cơ sở sản xuất dầu của Saudi Arabia bất chấp hàng tỷ đô la đầu tư vào các hệ thống phòng không tinh vi. Như vậy, tiến trình cổ phần hóa tập đoàn Aramco có nguy cơ bị trì hoãn do các nhà đầu tư bắt đầu cảm thấy bất an.

Thứ hai, khi đánh vào "túi tiền" của Saudi Arabia, phải chăng Iran và các đồng minh của nước này là phe nổi dậy Houthi và lực lượng Shia thân Iran tại Iraq còn muốn làm suy yếu năng lực quân sự của Riyadh. Tại lò lửa Trung Đông này, Iran và Saudi Arabia là hai kẻ thù không đội trời chung và luôn cạnh tranh nhau về mặt ý thức hệ. Cuộc nội chiến tại Yemen là một minh chứng hiển nhiên.

Cuối cùng, vụ tấn công này còn nhằm "thử lửa" mối quan hệ đồng minh Mỹ - Saudi Arabia. Một mặt, giới phân tích cho rằng Tehera muốn gửi một thông điệp đến Washington, theo đó "Hoa Kỳ sẽ chẳng bao giờ được yên trong khu vực chừng nào người Mỹ vẫn áp đặt trừng phạt kinh tế nhắm vào Iran" như nhận định của tờ Middle East Eye.

Mặt khác, liệu Hoa Kỳ có sẽ thật sự dùng đến giải pháp quân sự chống Iran như tuyên bố của tổng thống Mỹ ? Theo ông Donald Trump, chỉ cần Saudi Arabia xác nhận Iran chính là thủ phạm thì Hoa Kỳ "sẵn sàng đáp trả".

Chỉ có điều thế giới không nên quên rằng, cội nguồn liên minh giữa Mỹ và Saudi Arabia dựa trên nguyên tắc "dầu hỏa đổi lấy bảo đảm an ninh". Hiệp ước Quincy năm 1945 cho phép Hoa Kỳ được độc quyền tiếp cận nguồn dầu hỏa đổi lấy việc bảo đảm quân sự cho vương quốc Ả Rập này. Nhưng hiệp ước này cũng có những lúc thăng trầm, và nhất là trong vụ tấn công khủng bố 11/09/2001, Saudi Arabia bị nghi ngờ là hậu thuẫn tài chính cho phe khủng bố cực đoan. Hơn nữa, với việc phát triển khai thác dầu đá phiến, Hoa Kỳ gần như không còn phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu.

Trung Đông sẽ càng trở nên bất định hơn bao giờ hết trước một Donald Trump khó đoán khó lường. Một điều mà giới chuyên gia cùng đồng ý là sau vụ hai nhà máy sản xuất dầu bị tấn công, Saudi Arabia chẳng khác gì vừa bị "đột quỵ" !

Minh Anh

*********************

Cơ sở dầu hỏa Saudi Arabia bị tấn công, Mỹ tuyên bố sẵn sàng đáp trả (RFI, 16/09/2019)

Giải pháp quân sự đối với Iran tại vùng Vịnh một lần nữa được tổng thống Mỹ đề cập đến. Donald Trump ngày 15/09/2019 tuyên bố sẵn sàng đáp trả các vụ tấn công nhắm vào cơ sở chế biến dầu lửa của đồng minh Saudi Arabia.

crisis5

Cơ sở dầu lửa tại Aramco, phía đông thành phố Abqaiq, Saudi Arabia bị tấn công ngày 14/09/2019 Reuters/STRINGER

Từ New York, thông tín viên Louna Anaki cho biết thêm :

Hoa Kỳ sẵn sàng đáp trả. Chúng tôi chờ Saudi Arabia cho biết họ coi ai là thủ phạm. Trên Twitter, ông Donald Trump một lần nữa khẳng định rằng các vụ tấn công nhắm vào Saudi Arabia sẽ không thể không bị trả đũa.

Tổng thống Mỹ khẳng định rằng không còn chút nghi ngờ gì về danh tính của thủ phạm. Thứ Bảy, 14/09/2019, chính quyền Mỹ đã nhanh chóng cáo buộc Iran đứng sau hai vụ tấn công nhắm vào các cơ sở chế biến dầu hỏa ở phía đông Saudi Arabia. Chính quyền Tehran đã bác bỏ những cáo buộc này.

Dù gì đi chăng nữa, các vụ tấn công này đã làm chao đảo thị trường dầu thô thế giới. Giá một thùng dầu đã tăng thêm ít nhất là 12%. Về điểm này, ông Donald Trump cũng đã quyết định cần phải ra tay. Để đối phó với những khó khăn cung ứng dầu hiện nay, ông đã cho phép sử dụng nguồn dự trữ khẩn cấp của Mỹ.

Các nguồn dự trữ này lên đến 645 triệu thùng dầu thô, lưu giữ trong các hầm ngầm, được kiểm soát chặt chẽ tại các vùng duyên hải Louisiana và Texas. Đây là kho dự trữ dầu hỏa lớn nhất thế giới. Hoa Kỳ chỉ ba lần dùng đến nguồn dự trữ này kể từ khi lập kho lưu giữ năm 1970. Nếu lần này lại dùng đến, thì phải mất ít nhất hai tuần, nguồn dự trữ này mới cung ứng được cho thị trường thế giới.

Minh Anh

*********************

Mỹ đổ lỗi cho Iran trong vụ tấn công nhà máy dầu Saudi Arabia (RFI, 15/09/2019)

Sau vụ tấn công bằng drone hôm 14/09/2019 gây hỏa hoạn tại hai nhà máy sản xuất dầu hỏa của tập đoàn dầu khí quốc giả Saudi Arabia, Riyadh thông báo tạm thời giảm 50 % khả năng sản xuất của Aramco. Phe nổi dậy tại Yemen nhận là tác giả vụ tấn công nói trên nhưng Hoa Kỳ quy trách nhiệm cho Iran trong vụ này.

6666666666666666

Nhà máy lọc dầu Aramco của Saudi Arabia. Reuters

Thông tín viên đài RFI Loubna Anaki từ New York giải thích :

Đã đến lúc Mỹ nghiên cứu khả năng tấn công cơ sở dầu hỏa của Iran. Thượng nghị sĩ đảng Cộng Hoàn Lindsey Graham tuyến bố như trên và ông cho rằng đây là phương tiện duy nhất, "để Tehran chấm dứt các hành vi khiêu khích".

Trước đó ngoại trưởng Mike Pompep trực tiếp tố cáo Iran đứng đằng sau các vụ tấn công nhắm vào nhà máy dầu tại miền đông Saudi Arabia. Trên Twitter ông Pompeo coi đây là một vụ tấn công chưa từng thấy nhắm vào các nguồn cung cấp năng lượng của thế giới.

Phe nổi dậy Houthi tại Yemen nhận là tác giả, thế nhưng Mike Pompeo cho rằng, "không có bằng chứng nào cho thấy mọi việc xuất phát từ Yemen". Ngoại trưởng Hoa Kỳ kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án hành vi gây hấn của Iran và nói thêm là Washington sẽ đưa ra những "biện pháp cần thiết buộc Tehran phải lãnh hậu quả cho những hành động của mình".

Nhà Trắng có cùng quan điểm. Tổng thống Donald Trump điện đàm với thái tử Mohamad Ben Salman và dường như nguyên thủ Mỹ cam kết sẵn sàng hỗ trợ Riyadh.

Vụ tấn công vừa qua lại làm dấy lên căng thẳng giữa Mỹ và Iran. Đây không phải là lần đầu tiên khả năng can thiệp quân sự được đề cập tới. Mùa hè vừa qua, Tehran bắn hạ một chiếc drone của Mỹ thâm nhập không phận của Iran. Khi đó Donald Trump đã quyết định mở chiến dịch oanh kích trả đũa Iran, nhưng rồi ông hủy chiến dịch đó vào phút chót.

Thanh Hà

Published in Quốc tế

Donald Trump tiếp tục dồn Iran vào chân tường ? (RFI, 29/06/2019)

Tạp chí Thế giới Đó đây tuần này xin được điểm lại những sự kiện đáng chú ý trong tháng Sáu này : Hoa Kỳ và Iran tăng cường đọ sức ; Hồng Kông nổi dậy chống dự luật dẫn độ ; Ba mươi năm sau vụ thảm sát Thiên An Môn – khát vọng tự do tan vỡ và Tập Cận Bình thăm Bình Nhưỡng để khẳng định vị thế của Trung Quốc trong hồ sơ bán đảo Triều Tiên.

gulf1

Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng với phó tổng thống Mike Pence(P) và bộ trưởng tài chính Steven Mnuchin tại Nhà Trắng ngày 24/06/2019, trước khi ký sắc lệnh trừng phạt lãnh đạo tinh thần tối cao của Iran… MANDEL NGAN / AFP

Cuộc đọ sức giữa Mỹ với Iran bỗng nhiên trở nên gay gắt gần như là chủ đề thời sự quốc tế trọng tâm trong tháng Sáu này. Một năm sau ngày tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo rút Hoa Kỳ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và đơn phương áp đặt các biện pháp trừng phạt, cả chính quyền Tehran lẫn Washington bắt đầu mất kiên nhẫn và có những phản ứng.

Sau vài sự cố tấn công tầu chở dầu với cáo buộc Iran là thủ phạm, rồi những lời đe dọa tấn công quân sự từ phía Mỹ, căng thẳng giữa Mỹ và Iran trong những ngày gần đây như được đẩy lên đỉnh điểm khi vào ngày 24/06/2019, Washington thông báo ban hành một loạt các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Iran.

Đích nhắm mới lần này chính là lãnh đạo tinh thần tối cao, giáo chủ Ali Khamenei và 8 quan chức cao cấp thuộc lực lượng Vệ Binh Cộng Hòa. Theo bộ Tài Chính Mỹ những người có liên quan sẽ bị phong tỏa hàng tỷ đô la ở nước ngoài.

Với đòn trừng phạt này, phải chăng Hoa Kỳ đang thật sự khép lại cánh cửa đối thoại ngoại giao với Iran như lời cáo buộc của chính quyền Tehran hay không ? Về điểm này, chuyên gia Benjamin Hautecouverture thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược, trả lời câu hỏi của RFI ngày 25/06/2019 có những phân tích như sau :

"Quả thật chúng ta vẫn còn đang chứng kiến cảnh leo thang khẩu chiến và những tuyên bố gây ồn ào. Cánh cửa ngoại giao vẫn chưa khép, cả phía Mỹ lẫn phía Iran. Nhưng đây là một hình thức để Tehran chứng tỏ rằng họ không chấp nhận bị ép đối thoại bằng sức mạnh và với những đòn trừng phạt mới có mục tiêu mà tổng thống Mỹ đưa ra hôm thứ Hai 24/06.

Chúng ta cũng biết rõ là bước kế tiếp rất có thể sẽ là những tuyên bố của Iran trong những ngày sắp tới, rằng Iran đã thật sự vượt ngưỡng mà thỏa thuận hạt nhân ký hồi tháng 7/2015 cho phép, liên quan số lượng chất uranium được làm giàu ở mức 3,67% đang được cất trữ trong nước.

Thật ra thông báo này cũng từng được đưa ra hôm 20/05/2019 và được nhắc lại vào đầu tháng 6/2019. Do vậy, đây rất có thể sẽ là một lập luận mới của Tehran để chứng tỏ rằng họ không lùi bước trước sự áp đặt bằng vũ lực của Mỹ. Nhưng tôi cũng không tin rằng cánh cửa đối thoại ngoại giao đã khép lại".

Đúng như dự báo của chuyên gia Hautecouverture, ngày 27/06/2019, chính quyền Tehran thông báo tăng tốc chương trình làm giầu chất uranium. Trước đó một hôm, chủ nhân Nhà Trắng lại dọa mở một cuộc tấn công chớp nhoáng. Trong bối cảnh căng thẳng cao độ như thế và nhiều sự cố liên tiếp xảy ra trong khu vực, liệu rằng khẩu chiến có nguy cơ chuyển thành một cuộc chiến vũ trang thật sự hay không ? Một kịch bản mà ông Benjamin Hautecouverture cho là giờ có thể nhắm đến.

"Đây là một kịch bản lúc này có thể nghĩ đến. Tại sao ? Bởi vì, trên thực tế, tổng thống Mỹ để rất ít chỗ cho đối thoại. Khi bắt Iran phải khuất phục, ông đang cản trở việc trao cho họ một khả năng thoát khỏi cuộc khủng hoảng trong danh dự. Do vậy, ông tiếp tục dồn Iran vào chân tường. Ông tiếp tục dồn họ vào một góc.

Chúng tôi có cảm giác là tổng thống Mỹ muốn đẩy họ đi đến chỗ phạm phải sai lầm. Và sai lầm đầu tiên mà trong một cách nào đó dường như đã xảy ra với vụ bắn hạ chiếc máy bay dọ thám. Hoa Kỳ tỏ vẻ phản ứng có chừng mực, nhưng khi làm như thế, họ đang tự cho mình một vai khá tốt. Vai nạn nhân chứ không phải vai kẻ gây hấn.

Nếu như có 2-3 sự cố như thế xảy ra, điều đó có thể sẽ tạo cớ cho phe diều hâu Mỹ để có thể mở một cuộc tấn công vũ trang chống Iran, những gì mà những người thân cận xung quanh tổng thống Mỹ mong muốn từ rất lâu.

Nhưng câu hỏi cần phải làm rõ : Liệu ông Donald Trump có chủ chiến hay không. Về điều này, quả thật là chưa chắc. Bởi vì như chúng ta đã thấy với Bắc Triều Tiên, tổng thống Mỹ là một người tỏ ra thận trọng khi ở bên bờ miệng vực thẳm, cho dù là ông thích nhiều hình thức xung đột khác nhau".

Hồng Kông : Những ngày tháng Sáu sôi bỏng

Hồng Kông trong tháng Sáu này cũng nằm trong tâm điểm thời sự quốc tế. Vụ việc bắt đầu từ cuộc tuần hành của hàng ngàn luật sư chống dự luật dẫn độ hôm 06/06/2019. Sự kiện đã thu hút sự chú ý của công luận Hồng Kông vì hiếm khi nào giới luật gia rầm rộ xuống đường.

Những ngày sau đó, hàng triệu người dân đặc khu hành chính đã xuống đường phản đối mạnh mẽ dự luật dẫn độ bị cáo buộc là phục vụ cho lợi ích của Bắc Kinh. Trước áp lực của đường phố, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), lãnh đạo đặc khu buộc phải rút dự luật vô thời hạn.

Theo nhận định của ông Eric Florence, giám đốc Viện Nghiên Cứu Pháp về Trung Quốc đương đại, việc đình chỉ biểu quyết dự luật còn cho thấy khả năng lùi bước của Bắc Kinh trước áp lực của làn sóng phản đối từ người dân địa phương và quốc tế.

"Theo nhiều nguồn tin không chính thức và ẩn danh, dường như có một cuộc họp đã diễn ra ở Thâm Quyến, rất gần với biên giới Hồng Kông. Sau cuộc họp này, chính quyền đặc khu Hồng Kông đã nhóm họp lại và đưa ra quyết định trên. Quả thật là đã có một vài phát biểu công khai ủng hộ dự luật dẫn độ, nhất là đến từ ông Hàn Chính (Han Zheng), phó thủ tướng đặc trách Hồng Kông và Macau. Đúng là có những phát biểu công khai như thế, tuy không nhiều lắm những cũng không kém phần quan trọng.

Quả thật là nếu như cuộc họp ở Thâm Quyến đã góp phần vào việc đưa ra quyết định trên, điều thú vị là có một sự phối hợp mạnh mẽ giữa địa phương và quốc tế, trong một bối cảnh căng thẳng quốc tế gay gắt như cuộc chiến thương mại Mỹ và Trung Quốc, rồi Hoa Vi… Tóm lại là Trung Quốc bị công kích từ mọi phía, và do vậy điều này có thể cho thấy là Trung Quốc đang lùi bước trước các áp lực".

Thảm sát Thiên An Môn : Phương Tây đồng lõa ?

Tháng Sáu năm 2019 còn mang đậm dấu ấn kỷ niệm 30 năm vụ thảm sát đẫm máu phong trào sinh viên đòi dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn ngày 04/06/1989.

Ba mươi năm sau, chính quyền Bắc Kinh vẫn khẳng định là đã có một quyết định đúng đắn vào thời điểm đó. Nhưng với những người lãnh đạo phong trào sinh viên năm xưa, cuộc thảm sát đó đã làm tan vỡ mọi khát vọng tự do không chỉ đối với những thế hệ sinh viên năm xưa mà cả cho những lớp tuổi trẻ ngày nay.

Hơn bao giờ hết chế độ Trung Quốc ngày càng trở nên độc đoán. Ông Ngô Nhĩ Khai Hy (Wu’er Kaixi), một trong những gương mặt đấu tranh năm xưa, trên đài RFI còn cáo buộc phương Tây đã tiếp sức cho Trung Quốc đi vào con đường độc tài này.

"Năm 1989 chúng tôi mang nhiều hy vọng, nhưng cuối cùng rồi sự việc lại kết thúc bằng một cuộc thảm sát. Ba mươi năm qua, tôi đã phải sống lưu vong, dù vậy tôi cũng không muốn mất hết hy vọng. Dẫu sao thì đối với giới trẻ Trung Quốc ngày nay, việc huy động để chiếm đóng một lần nữa quảng trường Thiên An Môn có lẽ sẽ còn cực kỳ khó khăn hơn, bởi vì cùng lúc chính phủ Trung Quốc đã trở thành một trong những chế độ chuyên chế nhất và tàn bạo nhất mà thế giới chưa từng biết đến.

Về phần tôi, tôi lên án thế giới và nhất là phương Tây đã giúp đỡ Trung Quốc trở thành một chế độ như thế. Rồi giờ đây người ta có thể đặt câu hỏi liệu người dân Trung Quốc có sẽ nổi dậy một lần nữa hay không nhưng đồng thời cũng biết rằng điều đó sẽ còn khó hơn rất nhiều. Phương Tây cũng có một phần trách nhiệm và sẽ phải thúc đẩy Trung Quốc theo hướng dân chủ.

Bởi vì, 30 năm qua, cộng đồng quốc tế đã đối xử với Trung Quốc như thể đó là một chính phủ có trách nhiệm. Ở thời kỳ đó, họ đã từng tin rằng đối thủ của chúng tôi, Nhà nước, sẽ quyết định đi theo con đường đúng đắn, chúng tôi rất muốn tin điều đó. Nhưng bất hạnh thay, chế độ đã chọn điều tệ hại nhất trong số các giải pháp cho Trung Quốc. Ngày nay cả thế giới đã thấy hậu quả của điều đã xảy ra".

Thăm Bình Nhưỡng : Tập Cận Bình khẳng định vai trò của Trung Quốc

Một sự kiện khác cũng thu hút sự quan tâm của giới chuyên gia. Trong hai ngày 20 – 21/06/2019 vừa qua, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm cấp nhà nước hai ngày tại Bình Nhưỡng. Đây là chuyến thăm Bắc Triều Tiên đầu tiên của một lãnh đạo Trung Quốc từ 14 năm qua.

Cuộc gặp này giữa hai nguyên thủ có tầm quan trọng cho cả đôi bên nhằm thắt chặt lại mối quan hệ đã bị đứt đoạn từ khi Kim Jong-un lên cầm quyền. Kim Jong-un và Tập Cận Bình trao đổi những gì ? Nội dung cuộc gặp không được tiết lộ. Nhưng theo nhận xét của thông tín viên Frederic Ojardias tại Seoul, với chuyến đi này, Tập Cận Bình muốn gởi đến nguyên thủ Mỹ một thông điệp : Trung Quốc là một đối tác không thể thiếu trong hồ sơ phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

"Không một thông báo thỏa thuận nào tức thì, cũng không có một cam kết phi hạt nhân hóa nào cả, nhưng những lời lẽ tuyên bố hùng hồn về tình hữu nghị và ủng hộ : Tập Cận Bình và Kim Jong-un đã thể hiện sự gần gũi và đoàn kết của mối quan hệ đồng minh của họ, sau vài năm quan hệ căng thẳng… Và đó chính là thông điệp chính của cuộc gặp này.

Tập Cận Bình muốn chứng tỏ vai trò trung gian trong cuộc khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên. Ông có lẽ sẽ chuyển kết quả cuộc thảo luận này với tổng thống Mỹ Donald Trump trong nay mai, bên lề cuộc gặp thượng đỉnh G20 ở Osaka. Theo Tân Hoa Xã, dường như chủ tịch Trung Quốc có nhiều lần đề cập đến vấn đề phi hạt nhân hóa.

Về phần mình, Kim Jong-un tố cáo Hoa Kỳ - mà nêu đích danh – đã không ʺđáp trả tích cựcʺ về ʺnhững nỗ lực nhằm hạ nhiệt căng thẳngʺ.

Nếu như không chắc gì trong trước mắt đạt được việc giảm nhẹ trừng phạt hay hợp tác, nhưng lãnh đạo Bắc Triều Tiên dẫu sao cũng đã thành công ở một điểm chủ chốt : trong bối cảnh căng thẳng ngày càng lớn với Hoa Kỳ, ông đã chứng minh cho người dân và những thành viên có thế lực biết rằng ông ấy có thể trông cậy vào sự ủng hộ của người "Anh Cả" Trung Quốc".

Minh Anh

*******************

Hội nghị khẩn về hạt nhân Iran : Tehran cho nỗ lực của Châu Âu chưa đủ (RFI, 29/06/2019)

Hôm 28/06/2019, 5 nước tham gia thỏa thuận hạt nhân Iran 2015, có cuộc họp khẩn với đại diện Tehran tại Vienna. Sau buổi họp, Tehran tuyên bố các tiến bộ vừa đạt được là chưa đủ để cứu vãn thỏa thuận.

gulf2

Đại diện Iran Abbas Araghchi (thứ hai phải qua) và đại diện ngoại giao Châu Âu Helga Schmid (hai trái qua), Vienna, 28/06/2019. ALEX HALADA / AFP

Theo Reuters, đại diện của chính quyền Iran và đại diện ngành ngoại giao Châu Âu, Helga Schmid, thông báo cơ chế Instex của Châu Âu giúp Iran lách trừng phạt Mỹ đã chính thức đi vào hoạt động.

Cơ chế Instex (tên viết tắt của Instrument in Support of Trade Exchanges), theo sáng kiến của Pháp, Anh và Đức, đề xuất hồi tháng 1/2019, cho phép trao đổi thương mại với Iran không thông qua đồng đô la Mỹ. Cơ quan đối ngoại Liên Âu ra thông báo, cho biết tất cả các thành viên Liên Âu đều có thể tham gia vào cơ chế này. Tuy nhiên, nhiều nhà ngoại giao cũng khẳng định cơ chế Instex chỉ phục vụ cho việc trao đổi với khối lượng nhỏ đối với các hàng hóa như dược phẩm, chứ không thể dùng để thanh toán việc mua dầu của Iran với khối lượng lớn.

Về phía Hoa Kỳ, cũng ngày hôm qua, đặc sứ Mỹ về Iran Brian Hook, trong chuyến công du Anh, nhắc lại là các doanh nghiệp Châu Âu chỉ có thể lựa chọn, hoặc làm ăn với Mỹ, hoặc với Iran.

Sau cuộc họp, đại diện Iran, thứ trưởng ngoại giao Abbas Araqchi, một mặt thừa nhận đã có một số tiến bộ trong việc hỗ trợ Iran vượt qua các hậu quả của trừng phạt Mỹ, nhưng điều này là "không đủ". Ông Abbas Araqchi nhấn mạnh là để cơ chế Instex có hiệu quả với Iran, các nước Châu Âu phải mua dầu của Iran. Nhà ngoại giao này cảnh báo, trong khi chờ đợi phía Châu Âu nỗ lực hơn, Tehran sẽ tiếp tục tiến trình rút từ từ khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015.

Đầu tháng 5, Iran ra tối hậu thư sẽ rút khỏi nhiều cam kết quan trọng trong thỏa thuận 2015, kể từ ngày 7/7/2019, nếu không được Châu Âu hậu thuẫn. Trên thực tế, chính quyền Tehran cũng tỏ ra thận trọng khi rút khỏi các cam kết của thỏa thuận 2015. Bởi một khi Iran từ bỏ các cam kết, các nước Châu Âu có thể tái áp đặt các trừng phạt.

Chính quyền Iran từng tuyên bố sẽ không tuân thủ quy định không vượt quá 300 kg uranium dự trữ, kể từ ngày 27/06. Tuy nhiên, đúng vào ngày này, đã không có gì thay đổi. Một giới chức Iran cho biết lượng dự trữ uranium của Tehran hiện vẫn dưới trần cho phép là 2,8 kg.

RFI tiếng Việt

******************

Mỹ triển khai tiêm kích F-22 đến Qatar để răn đe Iran (RFI, 29/06/2019)

Quân đội Mỹ lần đầu tiên cho triển khai những chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor đến căn cứ không quân Al Udeid ở Qatar. Lầu Năm Góc đã loan báo tin trên ngày 28/06/2019. Sự kiện này góp phần nhằm tăng cường sự hiện diện và sức răn đe của Mỹ trước những căng thẳng với Iran.

gulf3

Hai chiến đấu cơ F-22 Raptor trên bầu trời Syria ngày 07/08/2017. Ảnh minh họaU.S. Air Force photo by Staff Sgt. Trevor T. McBride

Theo Không Quân Mỹ cho biết, có khoảng 10 chiếc tiêm kích F-22 được triển khai đến Qatar nhằm bảo vệ lực lượng quân sự và quyền lợi của Mỹ.

Loại chiến đấu cơ F-22 được trang bị tên lửa không đối không và có thể thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất.

Trước đây, F-22 từng được điều đến căn cứ Al Dhafra ở Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, tham gia chiến dịch không kích của Mỹ nhằm vào các thành phần khủng bố ở Irak và Syria, trước khi được thay thế bằng các chiến đấu cơ F-15C vào năm 2018.

Việc điều động F-22 đến Qatar nằm trong một loạt động thái tăng cường lực lượng quân sự Mỹ đến khu vực trong bối cảnh quan hệ càng lúc càng căng thẳng với Iran.

Tháng 5/2019, Lầu Năm Góc đã triển khai các máy bay ném bom B-52 đến khu vực. Siêu pháo đài bay của Mỹ đã nhiều lần bay tuần tra qua khu vực vùng Vịnh, bên cạnh chiến đấu cơ F-15C và F-35.

Cũng trong tháng 5, nhóm tấn công tàu sân bay Mỹ USS Abraham Lincoln cũng được đưa tới khu vực Trung Cận Đông.

Gần đây Mỹ cũng gửi thêm 1.000 binh sĩ tới khu vực này sau khi chính quyền Mỹ tố cáo Iran thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào 2 tàu chở dầu ở Vịnh Oman.

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

NATO ngần ngại trước yêu cầu của Mỹ chống lại Iran (VOA, 28/06/2019)

Các đồng minh NATO không đưa ra cam kết vng chc nào là h s tham gia n lc toàn cu hu bo đm các tuyến đường thy quc tế trước các mi đe da t Iran, quyn B trưởng Quc phòng M Mark Esper cho biết hôm 27/6, khép li cuc hp NATO đu tiên ca ông.

iran1

Quyền B trưởng Quc phòng M Mark Esper phát biu trong mt cuc hp báo vào lúc kết thúc cuc hp ca các b trưởng quc phòng khi NATO Brussels, B, ngày 27 tháng 6, 2019.

Ông Esper cho biết M s quay tr li vào tháng sau và cung cp cho các đng minh thêm nhiu chi tiết hơn v cách thc chính xác mà mi đe da Iran đã leo thang trong nhng tháng gn đây, và cách mà các quc gia có th hp tác đ ngăn chn hành vi gây hấn hơn na.

"Chung quy là yêu cầu ca chúng tôi, trong ngn hn, là công khai lên án hành vi xu ca Iran", ông Esper nói khi ông chun b ri Brussels. "Và trong khi ch đi, đ tránh leo thang quân s, giúp chúng tôi gi gìn s t do hàng hi Eo bin Hormuz, ở Vnh Ba Tư bt c nơi nào".

Ông Esper không nhận được cam kết vng chc nào, dù ông nói mt s đng minh nơi riêng tư mun nghe M trình bày thêm.

Chuyến thăm ca ông Esper đến NATO, ch vài ngày sau khi ông lên nm quyn ti Lu Năm Góc, diễn ra trong bi cnh căng thng tăng mnh gia M và Iran. Chính quyn Trump đã quy trách Iran v các cuc tn công gn đây nhm vào các tàu ch du Vnh Oman, cũng như các v đánh bom Iraq. Các lc lượng Iran cũng bn h mt máy bay không người lái của M mà h nói là đã bay vào không phn ca h, điu mà M bác b.

Các cuộc tho lun ca ông Esper vi các đi tác NATO nhm cng c li kêu gi hành đng được đưa ra trước đó trong tun này bi Ngoi trưởng Mike Pompeo. Các nhà lãnh đo M mun xây dng một liên minh rng ln, bao gm các nước Châu Á và Châu Âu, đ chng li mi đe da quân s t Iran, và giúp giám sát vn ti khu vc Vnh Ba Tư, nơi các tàu ch du đã b tn công.

Các đồng minh NATO đã bày t s min cưỡng tham gia vào bt kì n lc quân sự nào giúp gi an ninh cho khu vc hoc chng li Iran. Châu Âu mun nhn mnh hơn vào vic gim thiu nguy cơ chiến tranh, đc bit là sau các s kin din ra vào tun trước, khi Tng thng Donald Trump chp thun tr đũa quân s Iran v v bn h máy bay không người lái, nhưng sau đó rút li lnh này vào phút cui.

***************

Giới chức Iran : ‘Chúng tôi chỉ muốn bán dầu’ (VOA, 28/06/2019)

Iran đe dọa s vượt quá mc ti đa v uranium được phép tinh chế theo tha thun 2015 đ tr đũa các chế tài ca M làm kit qu kinh tế Iran trong năm qua.

iran2

Yêu sách chính của Iran trong các cuc đàm phán nhm duy trì tha thun ht nhân Iran là kh năng được bán du mc như trước khi Washington rút ra khi tha thun cách đây 1 năm, Reuters dn li mt gii chc Iran ngày 27/6 cho biết.

Các giới chc cp cao t Iran và các bên còn li trong thỏa thun sau khi M rút lui s gp nhau ti Vienna ngày 28/6 trong mc tiêu duy trì tha thun. Tuy nhiên, các cường quc Châu Âu đã hn chế kh năng bo v nn kinh tế Iran trước các trng pht ca M.

"Yêu cầu ca chúng tôi là gì ? Yêu sách ca chúng tôi là khả năng bán du và ly li tin. Đây tht s là li ích ti thiu ca chúng tôi t tha thun", gii chc n danh nói vi Reuters.

"Chúng tôi không yêu cầu Châu Âu đu tư vào Iran... Chúng tôi ch mun bán du ca chúng tôi mà thôi".

Giới chc này nói thêm rằng Iran s tiếp tc con đường hin ti và vượt quá nhng gii hn đ ra trong tha thun tng đim mt, bt đu t mc tinh luyn uranium, cho ti khi nào yêu sách ca Iran được đáp ng.

Published in Quốc tế

Trước khi ra đòn trừng phạt, Trump "đấu dịu" đề nghị đàm phán với Iran (RFI, 24/06/2019)

Một ngày trước khi thông báo các biện pháp mới trừng phạt Iran, tổng thống Mỹ Donald Trump, ngày 23/06/2019, khẳng định không muốn đối đầu vũ trang và một lần nữa đề nghị đàm phán vô điều kiện với Tehran.

vinh1

Tổng thống Mỹ Donald Trump trả lời báo giới trong vườn của Nhà Trắng, Washington, ngày 22/06/2019. Reuters/Carlos Barria

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình NBC, nguyên thủ Mỹ nhấn mạnh, ông "không muốn có chiến tranh". Ông cũng tin rằng Iran không muốn đối đầu quân sự với Washington khi bắn hạ chiếc máy bay không người lái dọ thám của Mỹ.

Tổng thống Mỹ nói : "Tôi nghĩ rằng Iran muốn thương lượng. Và tôi tin rằng họ muốn có được một thỏa thuận. Và thỏa thuận của tôi liên quan đến hạt nhân. Quý vị hãy chờ xem, họ sẽ chẳng có vũ khí hạt nhân đâu. Tôi không tin rằng Iran ưa thích tình trạng hiện nay mà họ đang phải đối mặt. Kinh tế đất nước hoàn toàn kiệt quệ".

Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo đã đến Saudi Arabia hôm 24/06 để tham vấn các đồng minh trong khu vực về tình hình căng thẳng với Iran. Trước khi đáp chuyến bay đến Trung Đông, phát biểu trước báo giới, lãnh đạo ngoại gia Mỹ nhắc lại đề xuất đàm phán của Washington : "Chúng tôi sẵn sàng đàm phán không có điều kiện tiên quyết. Họ biết rõ gặp chúng tôi ở đâu".

Nguy cơ xảy ra đối đầu trực diện giữa hai nước ngày càng lớn sau vụ Iran bắn hạ một chiếc drone dọ thám của Mỹ hôm thứ Năm 20/06 mà Tehran cho là đã xâm phạm không phận nước này. Hoa Kỳ hôm thứ Bảy 21/06 khẳng định đã mở một chiến dịch tấn công tin học nhắm vào các vị trí quân sự của Iran.

Bộ Viễn Thông Iran trên mạng xã hội Twitter ngày 24/06 khẳng định : "Hoa Kỳ đã hoài công vô ích tiến hành tấn công tin học nhắm vào các vị trí quân sự của Iran".

Minh Anh

******************

Gia tăng sức ép Iran, Tổng thống Trump có nguy cơ gây xung đột quân sự ngoài ý muốn (RFI, 24/06/2019)

Mỹ hay Iran, bên nào sẽ châm ngòi cho chảo lửa vùng Trung Đông ? Câu hỏi được đặt ra vào lúc Hoa Kỳ liên tục gia tăng sức ép buộc Iran ngồi đàm phán lại thỏa thuận hạt nhân. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, tổng thống Mỹ đang thực hiện một chiến lược nguy hiểm có nguy cơ dẫn đến đối đầu quân sự mà cả hai bên đều không mong muốn.

vinh2

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng, Washington, ngày 23/06/2019. Reuters/Mike Theiler

Ngày 23/06/2019, tổng thống Mỹ cho biết không muốn có chiến tranh và muốn đàm phán với Iran trước khi áp đặt một số biện pháp trừng phạt nhắm vào Iran kể từ thứ Hai 24/06. Trước đó vài ngày, nguyên thủ Mỹ khẳng định vào giờ phút chót đã ra lệnh tạm hoãn oanh kích các vị trí quân sự của Iran.

Ông Robert Malley, cựu cố vấn cho đời tổng thống Barack Obama về Trung Đông trên đài RFI, nhận định rằng những tuyên bố trái ngược của Donald Trump "lúc cương, lúc nhu" cho thấy rõ tâm trạng đầy mâu thuẫn trong con người vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ.

Nỗi ám ảnh làm sao tái đắc cử vào năm 2020 đã khiến tổng thống Mỹ như bị phân đôi trước hai xu hướng : Một mặt, ông luôn hoài nghi về các khả năng can thiệp quân sự của Mỹ : Một trong những chủ đề chính trong cuộc vận động tranh cử tổng thống của ông năm 2016 là phản đối các chiến dịch quân sự, đặc biệt là tại Trung Đông.

Mặt khác, nguyên thủ Mỹ lại có nhu cầu đưa ra hình ảnh một vị lãnh đạo "mạnh mẽ", sẵn sàng đàm phán để có được một thỏa thuận tốt hơn so với người tiền nhiệm, nghĩa là sẵn sàng cứng rắn hơn với Iran, bóp nghẹt nền kinh tế Iran và muốn rằng nước này phải chấp nhận tất cả các đề nghị của ông.

Thế nhưng, kiểu chính sách này của Donald Trump dường như đang đi ngược lại những ý định của ông là không muốn có chiến tranh. Bởi vì chiến lược gia tăng áp lực nhắm vào Iran có nguy cơ dẫn đến đối đầu quân sự.

Một quan điểm cũng được bà Armelle Charrier, chuyên gia địa chính trị đồng chia sẻ trên kênh truyền hình France 24. Không như Venezuela và Bắc Triều Tiên, trong cuộc đọ sức với Iran "còn có những thách thức lớn mang tầm cỡ khu vực và có liên quan đến dầu hỏa. Iran là một cường quốc trong khu vực và có một quân đội tinh nhuệ, không biết sợ và quen với chiến trường".

Mỹ sẽ làm gì nếu như Iran sẽ vi phạm thỏa thuận hạt nhân ? Phải chăng tổng thống Mỹ đang đi quá đà ? Vẫn theo ông Robert Malley, điều này có thể giải thích phần nào phản ứng của Iran trong những ngày qua.

Theo ông, sự việc cho thấy Tehran đã hết kiên nhẫn và nhận thấy rằng cần phải hành động. Thời hạn một năm qua đã đủ, nền kinh tế nước này hầu như kiệt quệ. Do đó, giới lãnh đạo Iran cho rằng phải hành động, hoặc Donald Trump phải thay đổi đường lối chính sách tức là đàm phán trong thế "ngang vai phải lứa" hoặc phải đối đầu quân sự - một điều không bên nào muốn.

Căng thẳng Mỹ - Iran hiện giờ chẳng khác gì một cuộc đọ súng giữa hai đối thủ, lườm mắt gờm nhau mà không ai dám "bóp cò" trước. Ông Ali Vaez, chuyên gia thuộc International Crisis Group ICG trên France 24 cảnh báo : "Chỉ cần một phán đoán sai lầm có thể dẫn đến một cuộc xung đột do tầm mức của những xung khắc hiện nay cũng như là do thiếu vắng những kênh liên lạc giữa hai nước. Và đây sẽ là một miền đất mầu mỡ cho những tính toán sai lầm".

Minh Anh

*********************

Mỹ-Iran : Tổng thống Trump đủ tỉnh táo thoát "bẫy" chiến tranh ? (RFI, 24/06/2019)

Mỹ và Iran liên tục khẩu chiến gay gắt, để tránh bị mất mặt, từ hôm 20/06/2019 khi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran bắn hạ một máy bay do thám không người lái RQ-4 Global Hawk của Mỹ. Chiến sự tưởng như sắp nổ ra tại chảo lửa Trung Đông khi tổng thống Donald Trump ra lệnh tấn công ba mục tiêu tại Iran vào tối 20/06, rồi bất ngờ rút lệnh chỉ vài phút trước khi bắt đầu chiến dịch.

vinh3

Ảnh minh họa máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk của Không Quân Mỹ tương tự với chiếc bị quân đội Iran bắn hạ ngày 20/06/2019. Reuters/U.S. Air Force/Bobbi Zapka

Lý do được chủ nhân Nhà Trắng giải thích trên mạng Twitter rằng ông không muốn "150 người sẽ bị thiệt mạng" vì cuộc tấn công trả đũa "bất cân xứng với vụ bắn hạ máy bay không người lái". Chủ Nhật 23/06, phát biểu trước báo giới trong vườn của Nhà Trắng, tổng thống Trump lại mang triển vọng phát triển kinh tế ra hứa với người dân Iran rằng "họ sẽ có một đất nước giầu có, họ sẽ rất hạnh phúc và tôi sẽ là người bạn tốt nhất của họ" với điều kiện Tehran từ bỏ tham vọng vũ khí nguyên tử.

Mỹ-Iran nắn gân nhau qua lời nói

Vừa mới mang củ cà rốt ra nhử, tổng thống Trump mang luôn cả gậy ra dọa khi tuyên bố áp dụng ngay từ thứ Hai 24/06 một số biện pháp trừng phạt "quan trọng" đối với Iran, song song với cuộc chiến tranh mạng dường như đã được tiến hành để trả đũa hai tầu dầu mới bị tấn công ở biển Oman. Chưa viện đến giải pháp quân sự, nhưng tổng thống Mỹ cho biết không loại trừ khả năng này.

Là người luôn ủng hộ biện pháp đáp trả quân sự, John Bolton, cố vấn "diều hâu" về an ninh của tổng thống Mỹ, cảnh báo : "Cả Iran hay bất kỳ nhân tố thù nghịch nào khác đừng nên nhầm lẫn giữa thận trọng, kiềm chế của Mỹ và yếu đuối. Lực lượng quân sự của chúng tôi (Mỹ) sẵn sàng hành động".

Tuy nhiên, Iran cũng không khoanh tay để Mỹ "dọa". Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif vạch thêm tội của quân đội Mỹ từng thâm nhập vào không phận của Iran vào cuối tháng 05/2019 mà hậu quả là một máy bay không người lái MQ9 của Mỹ bị quân đội Iran bắn hạ. Kamal Kharazi, một quan chức ngoại giao cấp cao Iran, đánh giá vụ máy bay Mỹ thâm nhập không phận Iran lần thứ hai là một "bằng chứng" mới cho thấy "băng đảng Bolton suýt kéo được (Trump) vào chiếc bẫy chiến tranh" chống Iran, đồng thời nhận định "sự thận trọng đã tránh được điều này, nhưng "Khủng bố kinh tế" gây thêm căng thẳng".

Tướng Abolfazl Shekarchi, phát ngôn viên của bộ tham mưu hỗn hợp các lực lượng vũ trang Iran, từng cảnh báo hôm 22/06 rằng "Bắn một viên đạn về phía Iran là sẽ châm lửa đốt lợi ích của Mỹ và các đồng minh" ở Trung Đông.

Iran sẽ tổ chức bầu cử lập pháp trong 8 tháng nữa, giới chính trị gia siêu bảo thủ xoa tay hy vọng kéo tổng thống Trump vào cuộc chiến mà ông không hề muốn. Vincent Eiffing, chuyên gia về Iran thuộc đại học Công giáo Louvain (Bỉ), nhận định với Le Figaro (22/06/2019) : Giả sử nếu xảy ra, các cuộc tấn công của Mỹ sẽ càng khiến người dân Iran tăng cường tinh thần dân tộc và chắc chắn, phe bảo thủ sẽ không từ bỏ cơ hội để khai thác tình huống này. Vì vậy, Iran sẽ tiếp tục khẩu chiến để tránh bị mất mặt, đồng thời vẫn kiềm chế gây thêm khiêu khích.

Có thể chính những hậu quả nặng nề nếu tấn công Iran đã khiến tổng thống Mỹ hạ hỏa, trong đó có một số hậu quả tức thì, theo liệt kê của nhà nghiên cứu Vincent Eiffing : "Iran rút khỏi thỏa thuận hạt nhân và tái khởi động chương trình nguyên tử, Lực lượng Vệ binh Cách mạng được tăng thêm ảnh hưởng trong quá trình đưa ra quyết định, khả năng Iran tăng cường hoạt động tên lửa đạn đạo ở Trung Đông - điều mà các nước phương Tây tìm cách kiềm chế - và tấn công trả đũa thông qua các lực lượng chi nhánh của Iran ở Trung Đông nhắm vào Hoa Kỳ hoặc những lợi ích của nước này".

Tehran đánh tiếng rằng sẽ tiếp tục phá rối Hoa Kỳ thông qua các lực lượng đồng minh chủ chốt. Lực lượng Hezbollah Liban - có hơn 100.000 tên lửa sẵn sàng chĩa vào Israel, lực lượng vũ trang Hồi giáo hệ phái Shia ở Iraq, từ một tuần nay, gần như hàng ngày vẫn nã rocket vào các căn cứ quân sự nơi có lính Mỹ đồn trú, và lực lượng nổi dậy Houthi ở Yemen tăng cường bắn vào lãnh thổ Saudi Arabia.

Theo nhà nghiên cứu Clément Therme, thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Bahrain, chính quyền Tehran biết lợi dụng tình thế tổng thống Trump, vừa thông báo ra tranh cử nhiệm kỳ thứ hai, "bị kẹt giữa một bên là cử tri phản chiến và bên kia là đội ngũ cố vấn diều hâu ủng hộ tấn công Iran". Nhưng để được bầu lại làm tổng thống Mỹ, trong vài tháng tới, chủ nhân Nhà Trắng sẽ cần đến cử tri nhiều hơn.

Theo nhận định của bà Geranmayeh với Le Figaro, "nếu không có nỗ lực từ một bên thứ ba, hoặc từ phía Washington, thế giới sẽ chứng kiến những hậu quả leo thang mới trong vài tháng tới". Laurence Nardon, phụ trách chương trình Bắc Mỹ thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) có chung nhận định, khi trả lời báo Le Parisien (21/06) : "Nếu cuối cùng Mỹ khai chiến, điều này có lẽ sẽ rất nguy hiểm vì Iran không phải là Afghanistan". Tương tự, theo ông Pascal Boniface, chủ tịch Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS), giả sử xảy ra thêm một vài sự cố khác, "mọi chuyện đều có thể, ngoại từ việc can thiệp ồ ạt vào Iran vì điều này sẽ là sự điên rồ của quân đội Mỹ".

Tại sao Tehran lại ám ảnh Donald Trump ?

Trong số những đối thủ không đội trời chung của tổng thống thứ 45 của Mỹ, từ Hillary Clinton đến truyền thông… Iran luôn là mục tiêu tấn công ưu tiên của Donald Trump. Ngay từ khi tranh cử tổng thống, nhà tỉ phú địa ốc New York từng gọi nước Cộng Hòa Hồi Giáo Iran là "chế độ cuồng tín", "Nhà nước lưu manh"… Iran có đủ tiêu chuẩn để trở thành đối thủ hoàn hảo của tổng thống Trump, theo giải thích với báo Le Parisien của Dominique Moïsi, cố vấn tại Viện Montaigne.

Thứ nhất, Iran bị coi là kẻ thù từ 40 năm của Mỹ, sau khi xảy ra khủng hoảng con tin dưới thời giáo chủ Khomeyni. Tiếp theo, "Iran còn là kẻ thù chính của Israel và Saudi Arabia, hai đồng minh của Mỹ ở Trung Đông vì tổng thống Trump muốn chuyển giao quyền lực vùng Trung Đông để dần rút khỏi khu vực này nhằm toàn tâm toàn lực vào mục tiêu chính : Đối đầu chiến lược với Trung Quốc".

Vì vậy, tố cáo thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 chỉ là cái cớ để tổng thống Trump xóa bỏ thành quả của người tiền nhiệm Obama, đồng thời tấn công đối thủ mà ông ghét cay ghét đắng. Tuy nhiên, theo nhà sử học Nicole Bacharan, Donald Trump lại là "người bốc đồng và đơn giản. Ông không bao giờ dự đoán được những quyết định bất ngờ của mình và lèo lái giữa những mâu thuẫn". Hậu quả là tổng thống Mỹ bị rơi vào cuộc leo thang căng thẳng có thể sẽ kéo đến một cuộc chiến tranh mà ông không hề muốn.

Chiến lược về Iran của Trump : Càng khó hiểu càng tốt

Vậy chiến lược về Iran của tổng thống Trump là gì ? Theo Jean-Eric Branaa, chuyên gia về Hoa Kỳ tại đại học Panthéon-Assas (Paris), đó là "làm cho chiến lược đó không thể hiểu nổi. Khi tổng thống Mỹ nói sẽ trừng phạt Iran, người ta không biết liệu ông ra lệnh phá một căn cứ địa pháo hay… một con thuyền". Tuy nhiên, "chính tính cách khó lường này lại làm nên sức mạnh của ông".

Có cùng quan điểm trên, Dominique Moïsi, cố vấn Viện Montaigne, còn "sững sờ" về chiến lược ngoại giao của tổng thống Mỹ mà ông đánh giá là "mưu mẹo và thậm chí là xuất sắc theo cách riêng của ông Trump… Dù sao, ông ấy là người điều khiển cuộc chơi, và đôi khi nhận được kết quả như chiến lược cứng rắn về thương mại với Trung Quốc".

Nói to, đe dọa rồi đàm phán quả quyết từng là cách làm của nhà tỉ phú địa ốc, nổi tiếng cứng rắn trong kinh doanh. Theo nhà nghiên cứu Dominique Moïsi, phương pháp này lại được áp dụng để thể hiện với cử tri Mỹ rằng "ông là người tài giỏi khi gây được sức ép tối đa với Tehran, sau đó ông sẽ nới lỏng sức ép để thể hiện rằng ông là người có trách nhiệm".

Tuy nhiên, giảng viên Jean-Eric Branaa, đại học Panthéon-Assas lại cho rằng áp dụng chiến lược "vừa đấm vừa xoa", tổng thống Mỹ phải đối mặt với nhiều rủi ro, trong đó "Chỉ cần phía Mỹ có một người chết, Trump sẽ không được bầu lại" làm tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2021-2024.

(Tổng hợp từ Le Figaro, Libération và Le Parisien)

*****************

Anh kêu gọi Iran ngừng các cuộc tấn công ở Vịnh Oman (BBC, 24/06/2019)

Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh Andrew Murrison cảnh báo rằng Iran "cần ngưng" các cuộc tấn công trên vịnh Oman.

vinh4

Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh Andrew Murrison gặp ngài Kamal Kharazi ở Tehran hôm 23/6

Chuyến thăm tới Tehran của ông diễn ra sau khi Mỹ cáo buộc Iran tấn công tàu chở dầu vào đầu tháng này, điều mà Iran phủ nhận.

Ông Murrison nói rằng Vương quốc Anh tin rằng Iran "gần như chắc chắn chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công" và nói rõ mối quan ngại của Anh đối với các hoạt động trong khu vực.

Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt cho biết tình hình "vô cùng nghiêm trọng" và ông đã trao đổi với các quan chức Iran "thường xuyên".

"Chuyến thăm này đã tạo cơ hội quan trọng cho sự tham gia cởi mở, thẳng thắn và xây dựng với chính phủ Iran", ông Murrison nói, sau cuộc hội đàm với chính phủ Iran vào cuối tuần này.

"Ở Tehran tôi đã rõ về những lo ngại từ lâu của Vương quốc Anh đối với các hoạt động của Iran trong khu vực".

vinh5

Cuộc khủng hoảng bắt đầu khi tàu chở dầu bị tấn công ở eo biển Hormuz

"Và tôi hiểu rõ rằng Vương quốc Anh sẽ tiếp tục đóng vai trò đầy đủ của mình cùng với các đối tác quốc tế để tìm kiếm các giải pháp ngoại giao nhằm giảm căng thẳng hiện nay".

Chuyến thăm của ông Murrison đã diễn ra khi căng thẳng tiếp tục leo thang giữa Mỹ và Iran.

Sáng thứ Năm (20/6), Hoa Kỳ đã suýt không kích Iran sau khi nước này bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ.

Chính phủ Mỹ và Iran tranh luận liệu máy bay không người lái có ở trong không phận quốc tế vào thời điểm đó.

vinh6

Quân đội Hoa Kỳ xác nhận máy bay không người lái bị rơi hôm thứ Năm là RQ-4A Global Hawk của Hải quân Hoa Kỳ

Việc bắn rơi máy bay không người lái diễn ra sau những cáo buộc của phía Mỹ rằng Iran tấn công hai tàu chở dầu ngoài eo biển Hormuz, thuộc Vịnh Oman.

Iran phủ nhận cáo buộc này.

vinh7

Chuyến thăm của ông Murrison cũng nhằm nêu mối lo ngại quốc tế về việc Iran đe dọa ngừng tuân thủ thỏa thuận hạt nhân Iran sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận vào năm 2018.

Nhưng theo hãng tin Reuters, Thứ trưởng Ngoại giao Iran, Abbas Araqchi, khẳng định nước này sẽ kiên quyết với quyết định thu hẹp một số cam kết của mình theo thỏa thuận năm 2015.

"Các bên tham gia ký kết thỏa thuận từ Châu Âu thiếu ý chí cứu vãn thỏa thuận", ông nói sau cuộc gặp với ông Murrison.

"Quyết định giảm cam kết của chúng tôi đối với thỏa thuận là một quyết định quốc gia và nó không thể đảo ngược chừng nào yêu cầu của chúng tôi không được đáp ứng".

vinh8

Nazanin Zaghari-Ratcliffe, một phụ nữ gốc Iran mang quốc tịch Anh, bị một tòa án ở Iran kết án tù năm năm vào năm 2016 vì tội gián điệp mà cô phủ nhận.

Trong chuyến thăm của mình, ông Murrison cũng đã thúc đẩy việc thả Nazanin Zaghari-Ratcliffe, một phụ nữ gốc Iran mang quốc tịch Anh.

Cô bị một tòa án ở Iran kết án tù năm năm vào năm 2016 vì tội gián điệp mà cô phủ nhận.

Cô và chồng đã tuyệt thực để phản đối việc giam giữ cô.

Published in Quốc tế

Quan chức Iran dọa đánh chìm tàu chiến Mỹ bằng ‘vũ khí bí mật’ (VOA, 25/05/2019)

Iran có thể đánh chìm các tàu chiến của Mỹ được điều đến khu vực Vùng Vịnh bằng phi đạn và "vũ khí bí mật", một quan chức quân sự cao cấp của Iran được dẫn lời phát biểu bởi hãng thông tấn bán chính thức Mizan vào ngày thứ Bảy.

vinh1

Siêu ngư lôi, tên lửa khủng Iran dọa nhấn chìm tàu Mỹ ?

Mỹ hôm thứ Sáu loan báo điều động 1.500 binh sĩ đến Trung Đông, mô tả đây là một nỗ lực nhằm tăng cường phòng thủ chống lại Iran trong khi họ cáo buộc Vệ binh Cách mạng của Iran chịu trách nhiệm trực tiếp về những vụ tấn công tàu chở dầu trong tháng này.

"Mỹ... đang gửi hai tàu chiến đến khu vực. Nếu họ có hành vi ngu xuẩn dù chỉ nhỏ nhất, chúng tôi sẽ gửi những con tàu này xuống đáy biển cùng với thủy thủ đoàn và máy bay của họ bằng cách sử dụng hai phi đạn hoặc hai vũ khí bí mật mới", Tướng Morteza Qorbani, cố vấn cho bộ tư lệnh quân đội Iran, nói với Mizan.

Đây là những hành động mới nhất của chính quyền Trump trong khi họ nêu bật điều mà họ coi là mối đe dọa tấn công tiềm tàng của Iran, và theo sau các quyết định tăng tốc triển khai một nhóm tàu sân bay tấn công cũng như điều các máy bay ném bom và phi đạn Patriot bổ sung đến Trung Đông.

Các chuyên gia phương Tây cho rằng Iran thường phóng đại năng lực vũ khí của mình, dù có những lo ngại về chương trình phi đạn và đặc biệt là phi đạn đạn đạo tầm xa.

*******************

Mỹ điều 1.500 quân tới Trung Đông dằn mặt Iran (VOA, 25/05/2019)

Mỹ hôm 24/5 loán báo trin khai 1.500 binh sĩ đến Trung Đông, mô t đây là mt n lc nhm tăng cường phòng th chng li Iran trong khi cáo buc V binh Cách mng ca nước này chu trách nhim trc tiếp v các v tn công tàu ch du trong tháng.

vinh2

Chính quyền ca Tng thng Donald Trump cũng vin dn mi đe da t Iran đ tuyên b tình trng khn cp liên quan đến an ninh quc gia đ xúc tiến vic bán vũ khí tr giá hàng t đôla cho Saudi Arabia, Liên hip Các Tiu vương quc -rp và các quc gia khác mà không có sự chp thun ca Quc hi.

Đây là những hành đng mi nht ca chính quyn Trump trong khi h nêu bt điu mà h coi là mi đe da tn công tim tàng ca Iran, và theo sau các quyết đnh tăng tc trin khai mt nhóm tàu sân bay tn công cũng như điu các máy bay ném bom và phi đn Patriot bổ sung đến Trung Đông.

Những hành đng này, b Iran lên án là leo thang, din ra trong bi cnh liên lc trc tiếp gia M và Iran đình tr, làm dy lên lo ngi v nguy cơ ngày càng ln mt xung đt vô tình xy ra.

Tuy nhiên ông Trump mô tả các v điều đng mi nht là mang tính phòng th v bn cht. 1.500 binh sĩ bao gm nhân viên vn hành các h thng phòng th phi đn, do thám trên không đ phát hin các mi đe da và các kĩ sư giúp cng c phòng th. Cũng có mt phi đi máy bay chiến đu được điều đi.

Sự trin khai này tương đi nh so vi khong 70.000 binh lính M hin đang đóng quân trên mt khu vc tri dài t Ai Cp đến Afghanistan. Ngoài ra, khong 600 trong s 1.500 binh lính "mi" đã có mt Trung Đông đ vn hành các phi đn Patriot, nng nhim v ca h s được kéo dài.

Đồng thi, B Ngoi giao Hoa Kỳ thông báo vi Quc hi rng h s xúc tiến 22 hp đng bán vũ khí tr giá khong 8 t đôla, các tr lí Quc hi cho biết. Bước đi này gt phăng mt tin l t lâu là Quc hi duyt xét các thương v như vy.

Một s nhà lp pháp và tr lí Quc hi đã cnh báo hi đu tun này rng ông Trump, bc bi vi vic Quc hi ghim li nhng thương v vũ khí như mt tha thun ln bán đn dn hướng chính xác ca công ty Raytheon cho Saudi Arabia, đang xem xét sử dng k h này đ xúc tiến.

Published in Quốc tế

Căng thẳng vùng Vịnh, Moskva lo ngại (RFI, 11/06/2017)

Trước nguy cơ khủng hoảng Qatar kéo dài, Nga đề nghị làm trung gian hòa giải giữa các nước vùng Vịnh. Hôm thứ Bảy 10/06/2017, năm ngày sau khi Saudi Arabia và các đồng minh Shia cắt đứt quan hệ với Doha và phong tỏa Qatar, ngoại trưởng Qatar bay sang Moskva cầu cứu.

golfe1

Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdulrahman bin Jassim al-Thani (trái) gặp đồng nhiệm Nga Sergey Lavrov tại Moskva ngày 11/06/2017 - Yuri KADOBNOV / AFP

Từ Moskva, thông tín viên Jean-Didier Revoin phân tích :

Khi gặp đồng nhiệm Qatar, ngoại trưởng Sergey Lavrov nhắc lại là nước Nga có một nguyên tắc là không can thiệp vào nội bộ nước ngoài, không nhúng tay vào quan hệ song phương của các nước khác. Tuy nhiên, ngoại trưởng Nga nhấn mạnh là Moskva không vui thích gì khi thấy bang giao giữa các đối tác của Nga bị suy thoái. 

Nhân tiếp ngoại trưởng Qatar, Mohamed ben Abderrahmane al-Thani, Moskva không bỏ lỡ cơ hội để khẳng định vai trò đại cường không thể thiếu trong việc giải quyết một vấn đề hệ trọng trên trường quốc tế.

Hơn thế nữa, căng thẳng đang gây chấn động các vương triều vùng Vịnh có thể sẽ tác động đến cuộc khủng hoảng tại Syria, nơi mà Nga đang đứng bên cạnh chế độ Bachar al-Assad dấn thân vào cuộc chiến quyết định chống Daesh.

Moskva lo ngại cuộc khủng hoảng ở vùng Vịnh sẽ vượt ra khỏi biên giới các nước liên can và lan đến Trung Đông. Vì lý do này mà ngoại trưởng Sergey Lavrov tuyên bố muốn các nước vùng Vịnh giải quyết xung khắc bằng con đường đàm phán và Nga sẵn sàng hành động "với sự đồng ý và trong quyền lợi của mỗi bên liên can" qua một giải pháp ngoại giao.

Iran tiếp viện Qatar chống đỡ phong tỏa

Chủ nhật 11/06/2017, phát ngôn viên hãng hàng không Iran Air cho biết đã sử dụng năm chuyến bay, mỗi chuyến 90 tấn, tiếp tế rau quả cho Qatar để tránh tình trạng thiếu thực phẩm. Hãng thông tấn Tasnim đưa tin là có ba tàu biển chuẩn bị chở sang Doha "350 tấn thực phẩm".

Theo AFP, tuy lãnh thổ bị phong tỏa, kiều dân bị trục xuất nhưng Doha không sử dụng biện pháp tương tự, trả đũa các nước vùng Vịnh và Ai Cập, trục xuất 11.000 kiều dân các nước này.

Tú Anh

********************

Washington can thiệp vào khủng hoảng vùng Vịnh (RFI, 10/06/2017)

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua, 09/06/2017, đã thúc giục Qatar "ngưng ngay lập tức việc tài trợ cho khủng bố", đồng thời kêu gọi quốc gia đang bị Saudi Arabia và các đồng minh phong tỏa chống lại các phong trào cực đoan.

vungvinh1

Quốc vương Qatar Tamim Bin Hamad Al Thani hội đàm với tổng thống Mỹ Donald Trump tại Ryad ngày 21/05/2017. REUTERS/Jonathan Ernst/File Photo

Nhà Trắng, bộ Ngoại Giao Mỹ rồi đến Lầu Năm Góc lần lượt đưa ra những tuyên bố nhằm can thiệp vào cuộc khủng hoảng chưa từng thấy tại vùng Vịnh, sau nhiều ngày tỏ thái độ nhập nhằng, thậm chí mâu thuẫn nhau.

Ông Donald Trump trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng tuyên bố : "Rất tiếc là Qatar luôn tài trợ cho khủng bố". Ngoại trưởng Rex Tillerson tỏ ra khoan dung hơn với Qatar, kêu gọi có những tiến triển mới trong chống khủng bố. Đặc biệt ông Tillerson đề nghị các nước liên quan hãy giảm bớt phong tỏa Qatar, nêu ra các hậu quả nhân đạo đối với người dân, nhấn mạnh những trở ngại trong cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (Daesh, IS).

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Jeff Davis quan tâm đến Al Udeid, căn cứ quân sự chiến lược của Mỹ đặt tại Qatar, với 10.000 quân nhân đồn trú. Ông nhận xét : "Tuy các hoạt động tại căn cứ Al Udeid không bị ngưng lại hoặc giảm sút, nhưng tình hình hiện nay gây trở ngại cho việc vạch ra các chiến dịch quân sự lâu dài. Qatar rất quan trọng cho các phi vụ của liên minh để chống Daesh trong khu vực".

Về phía Qatar hôm qua tìm kiếm sự ủng hộ của các nước. Ngoại trưởng Mohamed Ben Abderrahmane đã bất ngờ sang Đức, rồi sáng nay đến Matxcơva để gặp đồng nhiệm Serguei Lavrov, và điện đàm với ngoại trưởng Mỹ. Phía Đức xác nhận đang diễn ra những cuộc thảo luận với Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực. Ngoại trưởng Qatar khẳng định với AFP là cuộc khủng hoảng hiện nay không thể biến thành xung đột vũ trang.

Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Bahrein, Ai Cập và Yemen hôm thứ Hai 5/6 đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, ngưng các liên lạc hàng không, hàng hải và đường bộ, với lý do vương quốc dầu lửa nhỏ bé này "ủng hộ khủng bố". Cơn địa chấn ngoại giao vùng Vịnh xảy ra chỉ 15 ngày sau khi tổng thống Donald Trump thăm Ryad, và đề nghị các nước Hồi giáo kiên quyết chống lại xu hướng cực đoan.

Tối thứ Năm rạng sáng thứ Sáu 9/6, các nước trên đã công bố một danh sách "khủng bố" mà theo họ là được Doha ủng hộ, gồm 59 cá nhân và tổ chức. Doha tố cáo những cáo buộc trên là "vô căn cứ". Saudi Arabia và các đồng minh Hồi giáo Sunni cũng chỉ trích Qatar gần gũi với Iran theo hệ phái Shia. Về phía Iran cho biết sẵn sàng tiếp tế cho Qatar bằng đường biển.

***********************

Saudi Arabia công bố danh sách các tổ chức "khủng bố" được Qatar hậu thuẫn (RFI, 09/06/2017)

vungvinh2

Vua Saudi Arabia Salman Al Saud (P) tiếp Quốc vương Bahrein Hamad al Khalifa, tại Jeddah, ngày 07/06/2017 REUTERS

Theo AFP, hôm nay, 09/06/2017, Saudi Arabia và ba quốc gia vùng Vịnh, đã công bố một danh sách bao gồm 12 tổ chức và 59 cá nhân bị coi là "khủng bố", được Qatar ủng hộ.

Bốn quốc gia vùng Vịnh ra một thông cáo chung khẳng định là Qatar đã thi hành một chính sách hai mặt, vừa tuyên bố chống khủng bố, lại vừa hậu thuẫn về mặt tài chính và kể cả cho phép nhiều tổ chức khủng bố sử dụng lãnh thổ của mình. Trong danh sách nói trên có nhiều tổ chức có nguồn gốc Ai Cập, Libya và Bahren.

Danh sách cá nhân và tổ chức khủng bố nói trên là một diễn biến mới trong cuộc khủng hoảng giữa Qatar và nhóm các nước Ả Rập do Saudi Arabia đứng đầu. Các nước này cáo buộc Qatar liên minh với Iran, vốn là một đối thủ chính của Saudi Arabia trong khu vực.

Ngay sau khi danh sách trên được công bố, Qatar thông báo bác bỏ hoàn toàn các cáo buộc. Ngoại trưởng Qatar lên án chính sách cấm vận, phong tỏa của các quốc gia vùng Vịnh, và khẳng định đang tiến hành các nỗ lực ngoại giao, phối hợp với các "quốc gia bạn hữu", để hạn chế tác hại của khủng hoảng, "dỡ bỏ cuộc phong tỏa bất công", và "khởi sự đàm phán".

Vẫn về Qatar, hôm qua, theo báo Le Monde, kênh truyền hình Al-Zazeera thông báo bị tin tặc tấn công trên quy mô lớn. Al-Zazeera là một hãng truyền thông lớn, do chính phủ Qatar thành lập năm 1996, có gần 80 văn phòng trên khắp thế giới, và sử dụng nhiều thứ tiếng. Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới lên án vụ tấn công, và khẳng định kênh này là "nạn nhân" của chiến dịch tấn công chống lại Doha, do Saudi Arabia đạo diễn.

Về quan hệ Pháp – Ai Cập, hôm nay, ngoại trưởng Pháp Jean Yves Le Drian có chuyến công du Cairo, với trọng tâm là siết chặt hợp tác về an ninh chống khủng bố, đặc biệt là tại Libya.

Trọng Thành

Published in Quốc tế