Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

jeudi, 28 septembre 2017 15:20

Phim Vietnam War và mặt trái đàng sau

Hôm 17/9/2017, kênh truyền hình PBS của Mỹ bắt đầu chiếu bộ phim có tên là "The Vietnam War" (Chiến tranh Việt Nam) gồm 10 tập dài 18 tiếng với một khối hình ảnh đồ sộ, do hai đạo diễn nổi tiếng người Mỹ là Ken Burns và Lynn Novick thực hiện. Hai nhà đạo diễn này cho biết họ đã bỏ ra khoảng 10 năm để đọc các tài liệu liên hệ đến chiến tranh Việt Nam và phỏng vấn các nhân chứng để thực hiện bộ phim này.

Chỉ mới xem hai tập đầu, nhiều người Việt hải ngoại đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ, cho rằng qua bộ phim này, hai nhà đạo diễn nói trên đã trình bày không trung thực những gì đã thật sự xảy ra trong cuộc chiến Việt Nam. Rất nhiều sai lầm của bộ phim đã được nêu ra, đa số là phần mô tả về phía cộng sản Việt Nam.

war1

Nhiều người Việt đã từng chiến đấu với Mỹ trong suốt 20 năm, đã sống trên đất Mỹ trên 40 năm và đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc chiến, nhưng cho đến nay vẫn còn tin rằng "Mỹ chống cộng và bảo vệ nhân quyền", và Mỹ vẫn là "đồng minh của ta". Sự thật bây giờ hoàn toàn khắc hãn.

Vài lối nhìn của người Mỹ

1. Quan điểm của học giả Spyridon Mitsotakis

Ngày 18/9/2017, Spyridon Mitsotakis, một học giả trẻ của Mỹ, sau khi xem 2 tập, đã  viết bài "Ken Burns' Vietnam : Episode 1. Very Good, But 2 Omissions" (Việt Nam của Burns : Tập 1 rất tốt. Nhưng tập 2 thiếu sót) đăng trên trang nhà dailywire, nói rằng Ken Burns đã tốn nhiều công để đọc cái đống tài liệu to như núi có tính tuyên truyền và đơn giản hóa theo phong cách Howard Zinn của những người chống chiến tranh trước đây, nên đã đưa ra những nhận xét khách quan hơn, chẳng hạn như Mỹ chỉ miễn cưởng ủng hộ Pháp sau khi phe cộng sản nắm quyền kiểm soát ở Trung Quốc, còn phe cộng sản Việt Nam, trên thực tế, là những người cộng sản. Họ không phải là "những người theo chủ nghĩa quốc gia bị bắt buộc phải rơi vào vòng tay của Liên Xô". Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam không phải là một lực lượng độc lập… Còn những chuyện Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam đã làm trong thời kỳ chống Pháp, có nhiều chỗ nói không đúng.

Theo ông, Mỹ đã tiếp tục gây áp lực để Pháp cam kết chấm dứt chủ nghĩa thực dân và mở đường cho chính phủ tự trị ở Đông Dương trong tương lai. Pháp phải điều đình và ký hiệp định Geneve 1954 là vì thất trận ở Điện Biên Phủ. Cả Hoa Kỳ và Nam Việt Nam đều không tham gia hiệp định đó.

Giáo sư Turner, Viorst và McGovern có tham gia ý kiến, nhưng toàn là những chuyện lẩm cẩm.

2. Cách nhìn của Peter Zinoman, Giáo sư Lịch sử và Đông Nam Á học

Ngày 19/9/2017, đài BBC đã phổ biến bài "Thấy gì từ tập đầu phim The Vietnam War ?" của Peter Zinoman, Giáo sư Lịch sử và Đông Nam Á Học, Đại học California ở Berkeley, cho rằng các bộ phim trước đó đều kể về một câu chuyện đặc trưng và rõ ràng với quan điểm "Nước Mỹ trên hết". Nhưng với cuộc chiến ở Việt Nam, chúng ta có thể biện luận rằng người Việt xứng đáng đóng vai chính trong câu chuyện. Xét cho cùng, từ 1 đến 3 triệu người Việt đã bỏ mạng trong chiến tranh, lớn hơn rất nhiều (gấp từ 20 đến 60 lần) con số khoảng 58.000 người Mỹ chết trong cuộc xung đột. Thế nhưng, ý đồ lấy Mỹ làm trọng tâm không hề giấu giếm trong Vietnam War được thể hiện rõ ngay trong 3 cảnh mở màn giới thiệu phần 1 của bộ phim tài liệu 10 tập này. Cảnh đầu tiên tả những người lính Mỹ tham chiến, cảnh thứ hai cho thấy một cuộc diễu binh của quân đội Mỹ, và cảnh thứ ba là lời bình luận của cựu chiến binh Mỹ Karl Marlantes. Bài hát Hard Rain của Bob Dylan làm nền nhạc kết thúc phần một càng báo hiệu rõ hơn nữa xu hướng "dĩ Mỹ vi trung" làm điểm tham chiếu.

Theo tác giả, tập đầu vẽ lại lịch sử hiện đại Việt Nam như một bức biếm họa, trong đó sự áp bức của thực dân Pháp chỉ bị thách thức bởi sự xuất hiện của Hồ Chí Minh, nhân vật có tinh thần quốc gia duy nhất trong thời thuộc địa đã được đề cập đến, trong khi vô số các lực lượng đối lập với Hồ Chí Minh trong phong trào chống thực dân rộng lớn hơn, bao gồm các phe quốc gia, phe lập hiến, phe trotskyists, phe cộng hòa, phe bảo hoàng, phe phát xít và phe tân truyền thống. (Những tên này nghe rất lạ !).

Về Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm, tác giả cho rằng Hồ Chí Minh, người được mô tả trong tập đầu, ít nhất là một phần nào đó, qua cách nhìn của người Việt, còn Ngô Đình Diệm chỉ được giới thiệu qua lời của giới chức Mỹ (ông "kiêu căng" và "ngạo mạn" một "đấng cứu thế không có thông điệp"). Mặc dù ông cầm quyền suốt gần 10 năm trong những hoàn cảnh vô cùng bấp bênh, tập phim đầu thể hiện rất ít sự quan tâm tới việc người dân Việt ở Miền Nam Việt Nam nghĩ gì về ông.

Cuối bài, tác giả nhận xét : Phần về phía Mỹ cảm động, sâu, đa diện - 8/10. Phần về phía Việt Nam quá hời hợt và phiến diện, may ra được 4/10. Đạo diễn phim tài liệu số 1 nước Mỹ làm phim này trong 10 năm mà chỉ có thế thì chưa đạt yêu cầu".

Đài RFI của Pháp ngày 22/9/2017 với đầu đề "Đạo diễn ‘Vietnam War’ hy vọng hàn gắn vết thương chiến tranh tại Mỹ" đã nhận xét rằng mong muốn của đạo diễn Ken Burns, được xem là bậc thầy về phim tài liệu, khi bỏ ra đến 10 năm và đầu tư đến 30 triệu đôla để thực hiện bộ phim đồ sộ này, cũng là nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh tại Hoa Kỳ, nơi mà thảm bại Việt Nam vẫn còn ám ảnh nhiều người.

Xem qua các tập phim, chúng tôi không nghĩ rằng Ken Burns và Lynn Novick thực hiện bộ phim này để "hàn gắn vết thương chiến tranh" mà chỉ nhắm yểm trợ chủ trương mới của Hoa Kỳ là biến cộng sản Việt Nam thành "đồng minh" thay thế Việt Nam Cộng Hòa trước đây.

Lối nhìn của một số người Việt

Người Việt ở trong và ngoài nước cũng có góp ý rất nhiều về bộ phim này, nhưng cả hai bên, đa số (kể cả những người có bằng tiến sĩ thật) vẫn chưa bỏ được "truyền thống dân tộc" là chỉ viết "cáo trạng" (accusation) hay "biện minh" (defense) chứ không viết những bài phân tích theo phương pháp khoa học. Bằng chứng thường là một nửa sự thật với kết luận bao giờ cũng là "Ta đúng Địch sai" hay "Ta thắng Địch thua", nên chưa đọc chúng ta cũng có thể biết kết luận như thế nào rồi.

war2

Ánh mắt sửng sờ của một phụ nữ đang nhìn ngôi mộ tập thể được khai quật tại Điện Bài, Thừa Thiên-Huế, sau Tết Mậu Thân

Luật sư Hoàng Duy Hùng cho rằng Ken Burns dành quá nhiều thời gian cho Mỹ, cho Bắc Việt, còn thời gian cho quan điểm của Việt Nam Cộng Hòa thì rất ít và nếu có thì chỉ trình bày những phần không quan trọng, hoặc chỉ liên quan đến tầm ảnh hưởng chiến thuật chớ không nói lên được quan điểm chiến lược. Chính Lê Duẫn sau này đã tuyên bố : "Ta đánh Mỹ là đánh cho Trung Quốc, đánh cho Liên Xô" nên ai nghĩ chuyện đấu tranh chống Thực dân Pháp của Hồ và của Đảng cộng sản Việt Nam là sự tranh đấu độc lập cho nước nhà là một sai lầm to lớn.

Trong buổi nói chuyện Bàn tròn với BBC tiếng Việt, cựu đạo diễn blogger Song Chi đã chia sẻ nhận định của bà về bộ phim Chiến tranh Việt Nam như sau :

"Vẫn là cái nhìn của người Mỹ về Việt Nam. Bộ phim tư liệu phỏng vấn nhiều người khác nhau, tuy nhiên cả ba phe đều thấy những điểm không hài lòng".

Nhà văn Trần Mai Hạnh, cựu phóng viên chiến tranh, đã có quan điểm khách quan hơn khi nói với BBC :

"Tôi nghĩ những sự kiện lịch sử chỉ diễn ra có một lần, cũng như đời người chỉ sống có một lần. Thời gian càng trôi xa, các sự kiện càng bị lớp bụi thời gian phủ mờ".

"Người ta rất dễ giải thích theo cái quan điểm của mình, hoặc đề cao quá mức, hoặc là thanh minh, hoặc là giải thích lại theo ý của mình những sự kiện lịch sử. Tôi quan niệm rằng cái quan trọng nhất của lịch sử chính là sự thật. Sự thật là món quà vô giá của Thượng đế trao cho con người. Nhìn từ phía nào cũng thế, phía người chiến thắng là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày ấy hay phía bại trận là phía Việt Nam Cộng Hòa và phía Hoa Kỳ, nhìn ở góc độ nào cũng được, nhưng cuối cùng nó phải là sự thật".

Hôm 25/9/2017, đài BBC đã đăng bài "'The Vietnam War' và khi Hoa Kỳ vào Việt Nam" của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, đặc biệt nhấn mạnh đến những thiếu sót của cuốn phim khi đề cập về Đệ I Việt Nam Cộng Hòa. Tôi đã đọc cuốn "Khi Đồng minh nhảy vào" của ông xuất bản năm 2016. Mặc dầu đã có những công trình nghiên cứu, chúng tôi thấy ông không phải là người đi với thời cuộc nên không nhận ra được trong đống tài liệu đó việc Mỹ đã xây dựng rồi phá sập chế độ Đệ I Việt Nam Cộng Hòa như thế nào để có thể đổ quân vào Việt Nam. Đây là vấn đề chúng tôi sẽ nói trong một bài khác.

Những tài liệu rất quan trọng

Việc làm của hai nhà đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick chỉ là một hình thức ráp nối một số sự kiện được chọn lựa để vẽ lại lịch sử theo đơn đặt hàng. Muốn viết lịch sử một cách trung thực phải có tầm nhìn khách quan về mục tiêu, chiến lược và chiến thuật của Mỹ khi mở cuộc chiến ở Việt Nam, và phải căn cứ vào các tài liệu lịch sử được công nhận là có giá trị. Quan điểm của một số cá nhân được phỏng vấn không phải là sử liệu.

Chính quyền cộng sản Việt Nam không hề công bố đầy đủ các tài liệu liên quan đến cuộc chiến về phía họ. Cuốn "Tổng kết cuộc Kháng chiến chống Thực dân Pháp thắng lợi và bài học" cũng như hai tập "Lịch sử Kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954–1975" của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ là những tài liệu tuyên truyền, trong đó nói phét quá nhiều. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng không công bố tài liệu lịch sử của cuộc chiến. Chỉ có một số cá nhân công bố một số tài liệu mà họ biết do vai trò của cá nhân. Cả hả hai bên đều viết theo định hướng "Ta thắng Địch thua" nên thiếu khách quan. Đó chỉ là thứ lịch sử giả tưởng, lịch sử được vẽ lại, chứ không phải là lịch sử thật.

Chỉ có Chính phủ Hoa Kỳ công bố các tài liệu lịch sử sau khi chiến tranh kết thúc. Trước hết là bộ The Pentagon Papers (Tài liệu của Ngũ Giác Đài) có tên chính thức là Report of the Office of the Secretary of Defense Vietnam Task Force, xuất hiện năm 1971, đến năm 2011 được giải mã toàn bộ và chính thức công bố. Tiếp theo là bộ "Foreign Relations of the United States" (Quan hệ đối ngoại của Hoa Kỳ) do Bộ ngoại giao Hoa Kỳ lần lượt xuất bản gồm rất nhiều tập từ 1950 đến 1975. Sau đó là hàng đống tài liệu được lần lượt giải mã và công bố tiếp theo. Số tài liệu về cuộc chiến Việt Nam của Mỹ lên trên 150.000 trang.

Ngoài các tài liệu nói trên, có ba cuốn hồi ký của ba nhân vật chủ chốt có thể giúp hiểu rõ hơn chính sách của Mỹ đã được thực hiện như thế nào tại Việt Nam : 

1. In the midst of wars (Vào giữa những cuộc chiến) của Đại tá Edward G. Lansdale, người đã được OSS (tức CIA sau này) phái đến để giúp Tổng thống Ngô Đình Diệm bình định và xây dựng một chế độ mạnh để chống Cộng. Chính ông là người thừa hành lệnh của Washington, giúp ông Diệm dẹp các giáo phái, thống nhất quân đội, truất phế Bảo Đại và xây dựng một đảng phái mạnh giống Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch. Ông cũng là người phản đối Đại sứ Elbridge Durbrow được Washington phái đến Nam Việt Nam để phá sập chế độ Ngô Đình Diệm và đổ quân vào. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng không nhận ra các tài liệu này.

2. In Retrospect the Tragedy and Lessons of Vietnam (Nhìn lại thảm kịch và những bài học của Việt Nam) của Robert S. McNamara, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, cho biết cuộc chiến đã được lệnh điều hành như thế nào.

3. Decent Interval (Khoảng cách vừa phải) của Frank Snepp, Trưởng phân tích chiến lược của CIA tại Sài Gòn, nói rõ kế hoạch Mỹ bỏ Miền Nam như thế nào. Cả cộng sản Việt Nam cũng như Việt Nam Cộng Hòa không hay biết gì về kế hoạch này nên cộng sản Việt Nam đã nướng quá nhiều quân trọng vụ Tết Mậu Thân năm 1968 và trong vụ Cổ thành Quảng Trị năm 1972 một cách vô ích, còn Việt Nam Cộng Hòa để mất Miền Nam chỉ trong vòng 40 ngày.

Vì Mỹ là nước chủ động trong cuộc chiến Việt Nam nên nếu không đọc những tài liệu chính thức do chính phủ Hoa Kỳ công bố, không thể biết chính xác mục tiêu của cuộc chiến là gì, nó đã diễn biến qua từng giai đoạn như thế nào và kế hoạch kết thúc cuộc chiến đó ra sao. Trước đây, Hà Nội biết rất ít về các tài liệu này nên nói phét rất thoải mái, nay đang bắt đầu tìm hiểu, nhưng chưa dám sử dụng vì nó khác xa với những gì Hà Nội đã mô tả.

Con đường Mỹ đang đi tới

Những sự kiện lịch sử chúng tôi vừa đưa ra cho thấy Mỹ đã đi vào và rút ra khỏi chiến tranh Việt Nam bằng những chiến lược và chiến thuật được tính toán rất tỉ mỉ và chính xác. Câu hỏi được đặt ra là tại sao bây giờ Mỹ phải cho vẽ lại một lịch sử chiến tranh với rất nhiều điểm trái với sự thật lịch sử ?

war3

Một Thủy quân lục chiến Mỹ - ảnh Time Magazine, 10/1966

Lord Palmerston (1784–1865), cố Thủ tướng Anh, đã từng nói một câu bất hủ : "Nations have no permanent allies or enemies, only permanent interests" (Các quốc gia không có đồng minh hay kẻ thù mãi mãi, chỉ có các quyền lợi mãi mãi).

Cựu Ngoại trưởng Kerry đi thẳng vào thực tế : "Không ai có thể hình dung ra đất nước Việt Nam như ngày hôm nay. Việt Nam, một cựu thù của Mỹ, bây giờ lại là một đối tác có mối quan hệ nồng ấm với Mỹ, trên cả bình diện con người lẫn quốc gia".

Như vậy Mỹ đang biến "cựu thù" thành "đồng minh" và "đối tác có mối quan hệ nồng ấm với Mỹ" để dùng cộng sản Việt Nam làm lá chắn ngăn chặn Trung Quốc tràn xuống Đông Nam Á, nên Mỹ phải vẽ lại lịch sử chiến tranh Việt Nam khi giao cho "cựu thù" Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đóng vai trò của Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975. Dĩ nhiên, Hà Nội biết rất rõ chiến lược và thủ đoạn này của Mỹ, nhưng tương kế tựu kế, chơi trò bắt cá hai tay để thủ lợi. Nếu có điều gì bất trắc, họ sẽ quay lại với Trung Quốc.

Khi Mỹ thay thế Việt Nam Cộng Hòa bằng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, liệu người Việt đấu tranh có thể tiếp tục sử dụng cuốn "Quốc văn giáo khoa thư chống cộng" hiện nay để "giải phóng quê hương" được không ? Câu trả lời là KHÔNG.

Muốn "giải phóng quê hương" không phải chỉ chống cộng mà còn phải "chống Mỹ cứu nước" nữa, vì Mỹ đang đứng trên cùng một chiến tuyến với cộng sản Việt Nam.

Nếu ngày 3/11/2015, qua kênh truyền hình PBS Hoa Kỳ đã ném cuốn phim "Terror in Little Saigon" do nhóm ProPublica and Frontline thực hiện lên đầu Đảng Việt Tân, một tổ chức chống cộng của người Việt đấu tranh được Mỹ bí mật hổ trợ, để ra lệnh lui binh, thì hôm 17/9/2017, cũng qua kênh truyền hình PBS, Mỹ cho phổ biến bộ phim "The Vietnam War", do hai đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick thực hiện, để nói cho người Mỹ và thế giới biết con đường mà nước Mỹ đang đi tới để tùy nghi thay đổi chiến thuật. Ai không thích ứng kịp mà lâm nạn thì tự lo liệu lấy. Con đường Mỹ đi thì Mỹ cứ đi. Chính trị là như thế.

Ngày 28/9/2017

Lữ Giang

Published in Diễn đàn

"Một ngày không có người Mễ" (A Day Without a Mexican) là tên của một cuốn phim do nhà đạo diễn Sergio Arau thực hiện năm 2004. Đây là một cuốn phim khôi hài - giả tưởng nói lên vai trò của người Mexican trong nền kinh tế của nhiều tiểu bang tại đất nước này.

aday1

Ở Mỹ chúng ta tất cả đều là di dân

Và đây cũng là cái tên chúng tôi mượn để nói về những hậu quả khi Tổng thống Donald Trump hủy bỏ văn kiện do bà Janet Napolitano, Bộ trưởng nội an của Hoa Kỳ ban hành ngày 15/6/2012 ấn định chương trình "Thực hiện theo quyết định của Công tố viên đối với những cá nhân đã đến Hoa Kỳ khi còn nhỏ", nay được gọi là "Tạm hoãn thi hành đối với hhững người đến Mỹ khi còn nhỏ" (Deferred Action for Childhood Arrivals - DACA).

Như chúng tôi đã nói nhiều lần, từ ngày nhận chức cho đến nay, Donald Trump chỉ làm có một công việc duy nhất là phá bỏ "di sản của Obama" để trả thù việc Tổng thống Obama và EU đã áp dụng lệnh cấm vận Nga kể từ ngày 12/9/2014 khiến ExxonMobil và Donald Trump phải ngưng các hoạt động kinh doanh ở Nga. Việc hủy bỏ chương trình DACA cũng nằm trong chủ trương trả thù đó. Trong bài "Donald Trump, người cầm đầu phá hoại", báo Le Figaro của Pháp gọi Donald Trump là "thủ lãnh gây rối trong một thời kỳ rối loạn".

Khái lược về chương trình DACA

Vì chương trình DACA do Bộ trưởng nội an Hoa Kỳ ký và ban hành chứ không phải Tổng thống Obama nên khi hủy bỏ Tổng thống Trump cũng đã làm như vậy. Ông quyết định phải hủy bỏ chương trình DACA nhưng giao việc này cho Bộ trưởng tư pháp Jeff Sessions làm.

1. Chọc cho người ta chửi

Ngày 5/9/2017, Bộ trưởng Jeff Sessions họp báo, cho rằng chương trình DACA "vi hiến và khiến việc làm của hàng trăm nghìn người Mỹ rơi vào tay những người nhập cư bất hợp pháp" nên phải kết thúc nó "một cách có trật tự và hợp pháp". Ông nhấn mạnh : "Việc không tuân thủ luật pháp trong quá khứ đã đặt quốc gia của chúng ta vào nguy cơ tội phạm, bạo lực và thậm chí là khủng bố. Chính vì vậy, Bộ Tư pháp không thể bảo vệ vấn đề này quá mức".

Bị dư luận phản đối, Trump đã đưa ra một Tweet nhẹ nhàng hơn : "Quốc hội, hãy sẵn sàng để làm công việc của quý vị - DACA. Không có sự sai lầm, chúng tôi đang đặt quyền lợi của công dân Mỹ trên hết. Những người nam và nữ bị bỏ quên sẽ không còn bị bỏ quên nữa". Ông dành cho Quốc hội sáu tháng để đưa ra luật lệ nhằm thay thế chương trình DACA. Nhưng Thống đốc tiểu bang Washington là Jay Inslee nói : "Tổng thống không thể chỉ biết đặt chuyện này lên vai Quốc hội. Ông phải có trách nhiệm điều chỉnh nó".

Nhiều người tin rằng hành động này của Donald Trump cũng chỉ để chọc cho người ta chửi như những gì ông đa làm trong hơn 8 tháng qua, chớ chẳng đem lại lợi ích gì cho nước Mỹ cũng như cho chính cá nhân ông.

2. Con dường đưa tới DACA

Chúng ta nhớ lại, vào tháng 9 năm 2001, do sáng kiến của hai Thượng nghị sĩ Lorin Hatch (Cộng hòa - Utah) và Richard Durbin (Dân chủ - Illinois), một dự luật được gọi là DREAM Act đã được đệ trình Quốc hội để giải quyết vấn đề pháp lý của một số thiếu niên di dân bất hợp pháp nhưng đang có cuộc sống và những đóng góp như người Mỹ. Chữ DREAM Act là viết tắt của cụm từ "Development, Relief and Education for Alien Minors Act". Ngày 9/12/2010, dự luật này đã được Hạ Viện thông qua, nhưng khi đưa ra thảo luật tại Thượng viện ngày 28/10/2011 thì bị kẹt lại. Bà Janet Napolitano, Bộ trưởng Bộ nội an, nói với các nghị sĩ rằng "thật là vô lý nếu chúng ta cố trục xuất những thanh niên không gây một đe dọa nào cho an ninh xã hội, những người lớn lên trên đất Mỹ và là những người muốn đóng góp cho quốc gia của chúng ta trong quân đội hoặc vào đại học".

Trước tình trạng này, ngày 15/6/2012, bà Bộ trưởng nội an đã ban hành một văn kiện ấn định chương trình DACA. Chương trình đã đưa ra những quy định gì khiến Trump phải ra lệnh hủy bỏ ?

3. Khái lược về chương trình DACA

Chương trình DACA cho phép những người trẻ vị thành niên nhập cư tại Hoa Kỳ từ ngày 15/6/2007 mà không có giấy tờ hợp pháp, có thể được tạm hoãn trục xuất và được cấp giấy phép làm việc tạm thời trong 2 năm. Chương trình này có thể gia hạn sau 2 năm. Đại khái, để được hưởng chương trình DACA, phải hội đủ những điều kiện sau đây :

- Chưa tròn 31 tuổi tính đến ngày 15/6/2012 ;

- Đến Hoa Kỳ trước khi được 16 tuổi ;

- Cư trú tại Hoa Kỳ từ ngày 15/6/2007 cho đến nay.

- Hiện diện thực tế tại Hoa Kỳ vào ngày 15/6/2012, và lúc gởi đơn cho USCIS (Sở di trú) để xin hưỡng chương trình DACA.

- Không có tình trạng di trú hợp pháp, hoặc giấy tờ hết hạn vào ngày 15/6/2012.

- Đang đi học, đã tốt nghiệp hoặc có chứng chỉ hoàn tất trung học, hoặc đã có chứng chỉ hoàn tất chương trình GED ; là một cựu quân nhân danh dự của Quân đội hay Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ ; và

- Không có các tiền án về các tội đại hình, các tội tiểu hình nghiêm trọng, hoặc 3 hay nhiều lần các tội tiểu hình cộng lại, và không là mối đe dọa đến an ninh quốc gia và an toàn công cộng.

Hiện có khoảng 800.000 người nhập cư đến Mỹ từ khi còn nhỏ, đa số từ Mexico và các quốc gia Mỹ Latin khác, đang được hưởng chương trình DACA. Riêng Mexico đã có 650.000 người. Hơn 200.000 người đang sinh sống ở bang California và 100.000 người ở Texas. Phần còn lại ở các bang New York, Illinois và Florida và một số tiểu bang khác.

Chuyên viên di trú David Bier của Viện Cato cho biết, nếu chính quyền cho phép các đối tượng này ở lại làm việc cho đến khi hết hạn giấy phép thì vẫn có 110.652 người phải đối mặt với nguy cơ bị trục xuất trong năm 2017 ; 404.000 người vào năm 2018 và 275.500 người phải rời Mỹ trong 2 năm sau đó.

Phản ứng của giới luật gia và các tiêu bang

Trong tháng 8 vừa qua, đã có hơn 100 giáo sư và giảng viên luật ở Mỹ viết thư cho Donald Trump khẳng định DACA là hợp pháp. Lá thư viết : 

"Theo quan điểm của chúng tôi, không có nghi ngờ gì về việc DACA 2012 là sự thực hành hợp pháp thẩm quyền hành pháp. Kết luận của chúng tôi dựa trên nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này và nghiên cứu kỹ lưỡng Hiến pháp Hoa Kỳ, luật hành chính, những đạo luật di trú, những quy định của liên bang và án lệ".

Nhận xét này hoàn toàn đúng. Bản văn quy định (memorandum) về chương trình DACA không hề sửa đổi luật pháp về đi trú mà chỉ ấn định thể thức thi hành các luật lệ này mà thôi, đó là quyền được dành cho hành pháp, không thể bị coi là vi hiến được.

Đến nay đã có 20 tiểu bang nộp đơn kiện quyết định hủy bỏ chương trình DACA của chính quyền Trump với những lý do khác nhau : Có bang cho rằng chính quyền Trump đã phân biệt đối xử với người gốc Mexico, có bang cho rằng nền kinh tế của bang nguyên đơn sẽ bị tổn hại nếu trục xuất các cư dân này, v.v.

Bộ trương tư pháp New York Eric T. Schneiderman nói quyết định của Trump cho dừng DACA và buộc quốc hội có quyết định cuối cùng trong 6 tháng, là "tàn nhẫn, thiển cận và vô nhân đạo".

Phản ứng của các tập đoàn công nghiệp lớn

Trong một bài đăng trên Twitter, Sundar Pichai, Giám đốc điều hành của Google đã nói lên quan điểm của Google như sau : "Dreamers là những người hàng xóm của chúng tôi, bạn bè và đồng nghiệp của chúng tôi. Đây là nhà của họ. Quốc hội cần hành động ngay bây giờ để bảo vệ DACA".

Tổng giám đốc của tập đoàn Apple đã gởi một văn thư đến toàn bộ nhân viên của tập đoàn và nói : "Tôi thấy buồn lòng sâu sắc với ý nghĩ về việc 800.000 người Mỹ, trong đó có hơn 250 đồng nghiệp ở Apple, có thể sớm bị đuổi ra khỏi đất nước mà họ chưa từng bao giờ không xem là đất nước của mình".

Tập đoàn Microsoft cũng có 39 trường hợp có thể bị trục xuất khi DACA chấm dứt. Trong một văn thư công bố trên trang blog chính thức của mình, Microsoft viết : "Hợp pháp hóa cho chương trình DACA vừa là yêu cầu thiết yếu cho kinh tế vừa là chuyện cần làm về nhân đạo". Tập đoàn công nghệ này cho rằng đây là "một sự thụt lùi to lớn đối với toàn nước Mỹ".

Mark Zuckerberg - ông chủ của Facebook, nói rằng "đây là một ngày buồn của đất nước chúng ta". Ông cho rằng quyết định của chính quyền Trump "không chỉ tệ hại mà còn độc ác" và ông kêu gọi Quốc hội Mỹ phải hành động nhanh.

Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ phản ứng

Chỉ vài giờ sau khi Bộ trưởng Jeff Sessions tuyên bố chính quyền Trump sẽ chấm dứt chương trình DACA, Hồng y Timothy Dolan thuộc Giáo phận New York đã cùng hợp lực với một liên minh đa dạng gồm các nhà lãnh đạo thành phố New York và các nhà hoạt động, đưa ra một thông điệp đơn giản : "Chúng tôi sẽ bảo vệ các anh chị em".

aday2

 Hồng Y Timothy Dolan

Hồng y Dolan đã mô tả quyết định về việc hủy bỏ DACA là một quyết định "bất công" và đồng thời bày tỏ tinh thần liên đới với những người hưởng lợi của chính sách DACA hiện đang sống trong một "cơn ác mộng". Ngài nói : "Là một Mục tử, tôi có thể nói với anh chị em rằng những ‘Dreamers’ này không phải là những kẻ tội phạm, những người ngoài hành tinh… những kẻ xâm phạm… họ chính là chúng ta, họ là những người dân của chúng ta". 

Ngài nhấn mạnh : "Việc khinh thường họ như những mối đe dọa hoặc những kẻ khủng bố hoàn toàn trái ngược với Kinh Thánh, với tinh thần của Hoa Kỳ, New York cũng như sự chính đáng chung".

Trong một tuyên bố chính thức được công bố vào hôm 12/9/2017, Hồng y Dolan nói :

"Chúng ta phải luôn nhớ rằng, như Chúa Giêsu đã dạy chúng ta, lề luật đã được tạo ra để phục vụ con người, chứ con người không phải được đem ra để phục vụ lề luật".

"Người ta không thể giấu đằng sau thuật ngữ ‘tính hợp pháp’ trong việc hủy bỏ DACA. Đó là một sự ruồng bỏ đối với nhân loại, và đồng thời ruồng bỏ những người trẻ tài năng và đầy hy vọng, những người cũng là những công dân Hoa Kỳ như anh chị em cũng như tôi đây".

"Ngày nay, Chính quyền không chỉ đóng cửa biên giới mà họ còn đóng cửa tâm hồn và tâm trí của họ nữa",

Hồng y cho biết thêm : "Có một tinh thần nhiệt huyết, có một sự thống nhất, và các Giám mục cảm thấy chúng ta cần phải trở thành những người tiên phong về vấn đề này".

We are all immigrants !

Cuốn phim "A Day Without a Mexican" của nhà đạo diễn Sergio Arau đang được phổ biến trở lại với mục tiêu dạy cho Donald Trump biết vai trò của người Mỹ Latin di dân bất hợp pháp trong nền kinh tế Mỹ như thế nào và sự vắng mặt của họ sẽ gây thiệt hại cho nước Mỹ ra sao. Họ thường được gọi chung chung là người Hispanic, Latino hay Mexican (Mễ). Cuốn phim mô tả :

"Chúng ta thử tưởng tượng, một buổi sáng thức dậy, 1/3 dân số California, tất cả người Mễ trên tiểu bang này đều biến mất thì sự việc gì xảy ra ? Biến cố này quá trọng đại đến đỗi chính phủ phải ban lệnh California đang ở trong tình trạng khẩn cấp (State of Emergency)...

"Hôm nay, California

– 3/4 hàng quán phải đóng cửa, vì không ai rửa chén bát, nhặt rau, lau bàn ghế, phụ việc ở trong bếp ;

– đường sá đầy rác bẩn, không ai quét dọn ;

– không có xe đổ rác hôm nay ;

– cỏ trong vườn nhà, ngoài công viên không người cắt ;

– cam, nho, dâu trên cánh đồng thối rữa không kịp hái ;

- một số lớp mẫu giáo trẻ em phải nghỉ học vì không có cô giáo ;

– những ngôi nhà đang xây, gạch cát ngổn ngang, những con đường đang sửa bị bỏ dở ;

- ông Thượng Nghị Sĩ tiểu bang hôm nay không còn cô người Mễ giúp việc, người thường ngày đã dọn bữa điểm tâm cho ông, sắp món ăn trưa trong cái lunch-box cho ông mang đến nơi làm việc…".

aday3

Những người di dân làm cho nước Mỹ vĩ đại

Nhìn lại lịch sử, chúng ta thấy nhiều phần đất của Mỹ hiện nay là lãnh thổ của Mexico trước đây. Trước tiên Tây Ban Nha chiếm sau đó trả lại cho Mexico. Năm 1845 Hoa Kỳ tuyên bố sáp nhập Texas vào Hoa Kỳ, mặc dầu Mexico phản đối. Năm 1846 Lục Quân Hoa Kỳ chiếm New Mexico. California là một lãnh thổ rộng lớn của Mexico do Đế Quốc Tây Ban Nha chiếm, nó bao gồm cả Nevada, Utah, Arizona, và Wyoming, được gọi là Alta California (Thượng California), về sau Mexico cũng phải nhượng lại cho Mỹ. Hiện nay dân số Hoa Kỳ là 321 triệu, trong đó Mỹ trắng chiếm 73,9%, người Mỹ Latin 14,8%, người gốc Phi Châu 12,4%. Người Việt tuy to tiếng hơn ai hết và một số người tuyên bố sẽ bảo vệ Trump đến giọt máu cuối cùng, nhưng dân số chỉ có 0,5%.

Ngày 16/2/2017 một cuộc biểu lớn được tổ chức tại Houston, Texas, có tên là : "Ngày không có di dân" với những biểu ngữ như "tất cả chúng ta đều là di dân" (We are all immigrants), hay "Những người di dân đã làm cho nước Mỹ vĩ đại (Immigrants make America Great) để phản đối chính sách về di dân của Donald Trump. Cuốn phim "A Day Without a Mexican" đã cho người Mỹ thấy một ngày không có Mễ, tình trạng của nhiều tiểu bang sẽ như thế nào.

Điều may mắm là có nhiều nhà lập pháp, các tổ chức chính trị, tôn giáo, công nghiệp lớn… đã không chấp nhận chủ trương lạc hậu của Donald Trump là "Make Amrrica White Again", nên nước Mỹ vẫn sinh hoạt bình thường và tiếp tục phát triển, không cần biết Trump muốn gì hay làm gì.

Ngày 21/9/2017

Lữ Giang

Published in Diễn đàn

Theo số liệu mới nhất của Liên Hiệp Quốc công bố ngày 13/9/2017, có đến 370.000 người Rohingya đã chạy qua lánh nạn ở Bangladesh từ cuối tháng 8. Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã nói đến "một cuộc thanh lọc chủng tộc quy mô".

Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc bắt đầu họp về tình trạng người Rohingya kể từ ngày 13/9/2017. Ông Charbonneau nói tổ chức Human Rights Watch của ông muốn Hội đồng bảo an đe dọa trừng phạt, phong tỏa tài sản, cấm đi lại, cấm vận vũ khí... Nhưng Hội đồng đã quyết định họp kín, gây bất bình không ít đối với các tổ chức phi chính phủ. Theo ông Charbonneau, các nhà ngoại giao như vậy đã gởi đi một thông điệp không khác gì một "giấy phép sát nhân".

lg1

Bang Rakhine trong bản đồ Miến Điện

Bà Yanghee Lee, Đặc sứ Liên Hiệp Quốc về nhân quyền ở Myanmar, đã phát biểu trong một cuộc điều tra chung của BBC NewsnightBBC Our World : "Tôi cho rằng đây là tội ác chống nhân loại. Chắc chắn là tội ác chống nhân loại... do người Miến điện, quân đội Myanmar, lính biên phòng hay cảnh sát và các lực lượng an ninh gây ra".

Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng đã được các tổ chức bảo vệ nhân quyền và báo chí quốc tế nói đến rất nhiều kể từ 2012 đến nay. Tại sao có biến cố này ? Các cường quốc, nhất là Hoa Kỳ luôn to tiếng về nhân quyền, sẽ làm gì để giải thoát cho các nạn nhân ? Tuy nhiên, trước hết chúng tôi xin nói qua về người Rohingya.

Tình trạng người Rohingya

Người Rohingya là những người dân tộc Ấn-Arya theo Hồi giáo, đã sinh sống lâu đời ở bang Rakhine, một bang của Myanmar, người Việt thường gọi là Miến Điện. 

Thông tín viên Arnaud Dubus tại Bangkok, một người rất thông thạo về tình hình Myanmar, cho biết như sau : Bang Rakhine trước đây có tên là Nhà nước Arakan, và chỉ mới được sáp nhập vào Miến Điện vào năm 1785. Trong khoảng thời gian từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVII, Arakan là một vương quốc Hồi giáo, được các vị vua mang tước hiệu Hồi giáo Shah cai trị. Đa số người Rohingya đã sống trong Nhà nước Arakan từ trước khi lãnh thổ này được sáp nhập vào Miến Điện. Chỉ có một thiểu số đến từ Bangladesh trong hai mươi năm gần đây. Cư dân vương quốc này gồm cả người theo đạo Hồi lẫn đạo Phật và họ chung sống với nhau một cách tương đối hài hòa.

Vào thời Đệ nhị Thế chiến, nhiều người Hồi giáo gốc ở vùng Arakan - hiện nay được gọi là Rohingya - theo người Anh, trong khi những người Miến Điện theo đạo Phật, do Aung San, cha của bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, lại liên minh với Nhật Bản. Tính đến năm 2013, có khoảng 1,23 triệu người Rohingya sống ở Myanmar. Họ cư trú chủ yếu ở các thị trấn phía Bắc bang Rakhine, nơi họ chiếm 80-98% dân số.

Sau khi Myanmar được độc lập và đặc biệt là sau khi quân đội lên nắm quyền vào năm 1962, người Rohingya đã bị kỳ thị. Nhiều đạo luật đã được ban hành buộc người Rohingya phải chứng minh được rằng họ đã sống trên đất Miến Điện từ trước 1824 nếu muốn có quốc tịch Miến Điện. Lẽ dĩ nhiên, rất ít người có thể trình ra các loại bằng chứng này, và như vậy họ không được coi là công dân Miến Điện. Vì thế, họ không có quyền tự do đi lại, và phải chịu nhiều phân biệt đối xử trong quan hệ với các viên chức Miến Điện về các vấn đề như hôn nhân, sở hữu đất đai v.v...

Miến Ðiện có 135 sắc dân thiểu số được chính thức được thừa nhận theo đạo luật về quyền công dân năm 1982, nhưng sắc tộc Rohingya không có tên. Chính vì thế, người Rohingya lâm vào tình huống của những người vô tổ quốc mà chính phủ Miến Điện muốn áp đặt cho họ. Điểm mấu chốt của cuộc xung đột hiện nay là việc từ chối cấp cho người Rohingya quyền công dân Miến Điện, bất kể thời gian họ sống trên đất Miến Điện là bao lâu. Lý do họ bị từ chối quốc tịch là sự khác biệt về tôn giáo.

Chủ nghĩa Phật giáo dân tộc

Tài liệu thống kê cho biết Miến Điện có dân số khoảng 50 triệu, theo nhiều tôn giáo khác nhau, trong đó Phật giáo chiếm 89,3% dân số, Thiên Chúa giáo 5,6%, Hồi giáo 3,8%, đạo Hindu 0,5% và các tôn giáo khác khoảng 0,8%.

Phật giáo được phát triển ở Miến Điện từ thế kỷ thứ 5 và đến thế kỷ thứ 7, cả hai hệ phái Tiểu thừa và Đại thừa cùng có mặt. Nhưng đến thế kỷ 11, vua Anwrahta tuyên bố chỉ chấp nhận Tiểu thừa nên hệ phái Đại thừa biến mất.

Trong bài "Why are Buddhist monks attacking Muslims ?" (Tại sao các nhà sư Phật giáo tấn công người Hồi giáo ?) đăng trên BBC ngày 2/5/2013, Giáo sư Alan Strathern của Oxford University đã đặt câu hỏi :

"Trong tất cả những giáo huấn đạo đức đạo Phật được thấm nhuần trong các nhà sư, việc tránh sát sinh được nhắc tới đầu tiên, và nguyên tắc bất bạo động được cho là nằm ở vị trí trung tâm, quan trọng hơn nhiều đối với đạo Phật so với bất kỳ tôn giáo lớn nào khác. Vậy tại sao các vị sư lại có những bài diễn thuyết đầy thù hận chống lại người Hồi giáo và cùng hòa vào những đám đông giận dữ vốn đã khiến hàng chục người thiệt mạng ?".

Thông tín viên Arnaud Dubus của RFI tại Bangkok đã nhận định :

"Ở Miến Điện cũng như ở Cam Bốt và ở Thái Lan, có một sự đồng hóa chặt chẽ giữa Phật giáo với khối dân tộc đại đa số của đất nước như người Miến, người Khmer hay người Thái. Nếu sinh ra là người Miến Điện thì phải là người theo đạo Phật. Một người Miến Điện Hồi giáo hay Thiên chúa giáo bị coi là một điều quái đản".

MYANMAR-PROTEST/

Hàng ngàn nhà sư giận dữ biểu tình đòi trục xuất người Rohingya

Trên tạp chí Tricycle, trong bài "Buddhist Nationalism in Burma" (Chủ nghĩa Phật giáo dân tộc ở Miến Điện), Tiến sĩ Maung Zarni, người sáng lập tổ chức Liên minh Tự do Miến Điện, đã nhận định rằng "hệ thống hóa sự kỳ thị chủng tộc chống người Hồi giáo Rohingya đã dẫn Miến Điện tới con đường diệt chủng". Ông viết :

"Những điều hung ác ấy được nhân danh Chủ nghĩa Phật giáo dân tộc Miến Điện, vốn không thể nào kết nối được với lý tưởng của tâm-từ-bi (tiếng Pali : metta). Người Phật tử Rakhine đã ném những đứa bé Rohingya vào trong những đám lửa cháy ngay chính căn nhà của chúng trước mắt những người thân trong gia đình. Vào ngày 3 tháng Sáu, 10 người Hồi giáo ở ngoài địa phận tới hành hương, đã bị kéo lôi ra khỏi xe bus ở phố Rakhine, Taunggoke, chừng 200 dặm về phía tây Rangoon (thủ đô cũ), và họ bị đánh đập cho tới chết bởi một nhóm hơn 100 thanh niên Phật tử. Tội ác xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật, trước mắt của công chúng và nhân viên cảnh sát địa phương…

"Tinh thần Đông phương về Phật giáo đã được tô-hồng quá đậm đối với người phương Tây, làm cho họ vô cùng kinh ngạc khi nghe nói sự tàn ác xuất phát từ một quần chúng Phật giáo võ trang, hay một chế độ chính trị nào đó hỗ trợ hay xui khiển Phật giáo như là công cụ ý thức hệ…".

Trong thực tế, những điều hung ác ấy cũng đã từng xảy ra ở miền Nam Việt Nam từ 1963 đến 1968 khi một số nhà sư cực đoan muốn cướp chính quyền để thành lập môt chính phủ Phật giáo tại miền Nam. Trong Tết Mậu Thân, hai người cộng sản quá khích, Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh thuộc Đoàn sinh viên Phật tử Huế từ chiến khu trở về, đã đi ngay đến khu nhà thờ Phú Cam, lùng bắt các thanh niên công giáo, công chức và quân nhân Việt Nam Cộng Hòa ra bắn ngay tại chỗ. "Chủ nghĩa Phật giáo dân tộc" (Buddhist Nationalism) sau này được Lê Mạnh Thát hệ thống hóa và được Giáo hội Ấn Quang đưa vào Thông điệp hướng về thế Kỷ XXI ngày 21/2/2001. Cả Hoa Kỳ lẫn Đảng cộng sản Việt Nam nhận ra điều đó nên đã tìm cách dẹp tan để trừ hậu họa (1).

Thực hiện cuộc diệt chủng

Cả nước Miến Điện có hàng vạn đền, chùa, tháp, nằm rải rác trên khắp nơi. Riêng ở thành phố Bagan đã có hơn 4000 đền, chùa, tháp lớn nhỏ trên một diện tích chỉ khoảng 40km2. Tu sĩ Miến Điện có khoảng 500.000 người, theo truyền thống Nguyên thủy (Theravadin), được gọi là bhikkhu, nghĩa là tăng sĩ hành khất. Chủ nghĩa Phật giáo dân tộc do những tăng sĩ này đẻ ra.

Sau đây là các diễn biến đau thương đang xảy ra do chủ nghĩa này :

1. Không cho phép Hồi giáo…

Trong bài "No Muslims allowed" … (Không cho phép Hồi giáo…) đăng trên tờ The Guardian ngày 22/5/2016, phóng viên Poppy McPherson ghi lại :

Trước cổng làng Thaungtan, một tấm bảng đã được dựng lên. Bảng này có nội dung "Cấm người Hồi giáo ở lại qua đêm. Cấm người Hồi giáo thuê nhà. Cấm không được kết hôn với người Hồi giáo". Tấm bảng được người dân tại đây, vốn là những người theo đạo Phật, đề xuất. Họ đều đã ký tên đồng ý thực hiện theo những điều ghi trên tấm bảng này.

Về sau, nhiều làng khác trên khắp lãnh thổ Myanmar đã bắt chước theo làng Thaungtan, dựng lên những tấm bảng với nội dung tương tự và tạo thành những "ngôi làng chỉ của người theo đạo Phật". Không chỉ ác ý, những tấm bảng này còn đang thể hiện một sự căng thẳng tôn giáo có thể đe dọa đến vai trò của nhà nước dân chủ non trẻ do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo.

Ông Matthew Walton, giáo sư chính trị học của Đại học George Washington, cho biết trong khối người Phật giáo chiếm đa số ở Miến Điện không mấy ai lên tiếng phản đối những quan điểm cực đoan của một số các nhà lãnh đạo tôn giáo.

2. Phong trào 969 và vọng ngữ

Tuần báo L’Express của Pháp đã dành bốn trang để viết về nhà sư cực đoan bài Hồi giáo là Ashin Wirathu, với tựa đề "Người ta gọi ông là Hitler của Miến Điện".

lg3

Nhà sư Wirathu luôn tố cáo người Hồi giáo là "đạo quân thứ năm" cần phải diệt trừ

Trong những năm qua, Wirathu luôn tố cáo người Hồi giáo là "đạo quân thứ năm" cần phải diệt trừ. Năm 2015, phóng viên L’Express đã có dịp nghe ông giảng đạo tại Meiktila. Trước hàng trăm tín đồ, nhà sư hỏi : "Nên lấy một kẻ bụi đời hay một người Hồi giáo ?". Thính giả đồng thanh : "Bụi đời". "Lấy chó hay lấy người Hồi giáo ?"… Theo nhà sư, "chó không bao giờ buộc người khác phải cải đạo như Hồi giáo". Tại ngôi làng này, khoảng năm chục người đạo Hồi đã bị thảm sát hai năm trước đó.

Phong trào 969 đã được hình thành từ năm 2001, sau khi phiến quân Taliban tàn phá những pho tượng Phật cổ tại Bamiyan ở Afghanistan. Lãnh đạo phong trào là là Wirath, 44 tuổi, có trụ sở tại Mandalay. Wirathu cũng đã dùng vọng ngữ để kích động long hận thù tôn giáo và bạo loan, giống các nhà sư cực đoan Việt Nam trước 1975.

Wirathu giải thích rằng ba con số 969 là Tam Bảo (Tiratana) trong Phật giáo gồm 24 thuộc, con số 9 đầu là Phật, con số 6 ở giữa là Pháp, con số 9 ở sau là Tăng (9 Buddha, 6 Dhamma, 9 Sangha), tổng cộng là 24. Còn ba con số 786 được dùng trong truyền thống của Hồi giáo Nam Á, được mô tả là biểu hiệu cho con số 21 (7+8+6=21), có nghĩa là Hồi giáo sẽ thống trị thế giới trong thế kỷ 21.

Nhưng các nhà bình luận Tây phương lật tẩy ngay, họ nói đó là vọng ngữ đã được dùng để kích động lòng hận thù tôn giáo. Con số 786 chỉ là con số câu thứ 786 trong Kinh Koran, thường được người Hồi giáo ghi trước cửa nhà của họ. Lời kinh đó là : "Nhân danh đấng Allah, rất nhân từ, hằng thương xót" (In the name of Allah, the Most Gracious, the Ever Merciful).

Nhưng hiện nay, chúng ta có thể nhìn thấy ở khắp mọi nơi trên đất nước Myanmar dòng chữ số 969 trên lá cờ màu vàng của Phật giáo. Con số này được coi là biểu tượng đoàn kết của các tín đồ Phật giáo để đối kháng lại với con số 786 trên biểu tượng của cộng đồng tín đồ Islam thiểu số ở nước này !

Ngày 1/7/2013, trên trang bìa của tuần báo Mỹ Time Magazine đã cho đăng ảnh của nhà sư Ashin Wirathu, với dòng tít : "Bộ mặt của khủng bố Phật giáo" (The Face of Buddhist Terror). Đây cũng là nhan đề của một bài báo đăng trên tuần báo này. Chính quyền Myanmar đã ra lệnh cấm phổ biến số báo đó tại Miến Điện.

Số phận của người Rohingya

Bản tin VOA ngày 9/9/2017 cho biết các cơ quan của Liên Hiệp Quốc cho hay trong hai tuần qua, khoảng 270.000 người Hồi giáo Rohingya đã chạy sang Bangladesh để tìm nơi nương thân, trốn bạo lực và đàn áp ở Myanmar. Các bản tin chưa được kiểm chứng nói hơn 1.000 người đã bị quân đội Miến Điện giết chết từ ngày 25/8 khi xảy ra bạo lực ở bang Rakhine, miền bắc Myanmar.

lg00

Ông Duniya Aslam Khan, phát ngôn viên của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc, nói rằng các trại tị nạn đang quá tải và không thể tiếp nhận thêm bất kỳ người nào khác. Ông nói : "Họ đang ở trong tình cảnh tuyệt vọng, một tình huống nhân đạo hoàn toàn tuyệt vọng, không có đủ lương thực mà ăn... Họ nói họ đang sống ngoài trời, không có nơi trú ẩn để tránh cái nóng của mặt trời ở vùng nhiệt đới, không có nơi để trú mưa, trong khi con cái của họ không gì để ăn…".

lg4

Người Rohingya ra đi trong tuyệt vọng

Vấn đề được đặt ra là Liên Hiệp Quốc và các cường quốc, nhất là Mỹ, sẽ giải quyết vấn đề người Rohingya đang bị đàn áp như thế nào ?

Chúng ta nhớ lại, tối 8/4/1963, sau khi một trái lựu đạn phát nổ trước Đài phát thanh Huế khiến 8 người bị tử thương, CIA liền ra lệnh cho Trần Quang Thuận và Thích Đức Nghiệp tổ chức thiêu sống Thích Quảng Đức tại ngã tư Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng Sài Gòn vào ngày 11/6/1963 để kích động dư luận, sau đó ban hành lệnh đảo chánh lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm.

Ngày nay, biến cố Rohingya ở Miến Điện lớn gấp 100.000 lần vụ trước Đài phát thanh Huế năm 1963 và tội ác của chính quyền Miến Điện bị coi là "tội ác chống nhân loại", tội diệt chủng, phải bị truy tố trước Tòa Án Hình Sự Quốc Tế. Báo chí quốc tế gọi người Rohingya là "Những kẻ bị ngược đã nhất trên hành tinh" (The most persecuted people on the Earth). Hiện nay có 9 tổ chức Hồi giáo đang kiện Miến Điện tại Mỹ. Tại sao Hoa Kỳ lại im lặng ?

Để lôi kéo Miến Điện xa dần ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc, khi đến thăm Miến Điện ngày 19/11/2012, Tổng thống Obama đã đọc một bài diễn văn tại Đại học Yangon khá dài, rất xuất sắc và được nhiệt liệt hoan nghênh. Ở phần kết luận, ông có nói : "Hôm nay, tôi nói với các bạn, và tôi nói với tất cả mọi người có thể nghe thấy tiếng nói của tôi – rằng Hoa Kỳ ở cùng với các bạn, kể cả những người đã bị lãng quên, những người bị tước đoạt, những người đang bị tẩy chay, những người nghèo khổ...".

Đó là lời hứa của nước Mỹ, nhưng Donald Trump chẳng quan tâm gì. Ông chỉ lo phục vụ quyền lợi của gia đình và giới đại tư bản Mỹ. Hiện nay ông đang thổi phồng vụ Bắc Hàn lên để gạ Nhật Bản và Nam Hàn mua hỏa tiễn THAAD của Mỹ. Điều ông quan tâm nhất là làm sao giảm cấm vận với Nga để Trump Organization có thể quay trở lại Nga xây dựng các Trump Tower. Chuyện số phận của người Rohingya và chuyện nhân quyền ở Việt Nam, Trump không bao giờ nghĩ tới.

Vả lại, lúc này Hoa Kỳ cũng không muốn đụng đến Việt Nam hay Miến Điện vì sợ hai nước này sẽ nghiêng hẳn về phía Trung Quốc như Thái Lan và Philippines. Chính quyền cộng sản Việt Nam cũng như nhà cầm quyền Miến Điện hiểu rõ như thế nên đang mạnh tay đàn áp. Những người đang bị tra tấn, áp bức, tù đày, đói rách hay bị giết chết một cách bất công... đừng trông chờ gì ở Donald Trump cả.

Ngày 30/8/2017, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cũng đã triệu tập một cuộc họp kín nhằm thảo luận về tình trạng bạo lực ở bang Rakhine, nhưng không có tuyên bố chính thức nào được công bố !

Ngày 14/9/2017

Lữ Giang

(1) "Mục tiêu và chiến thuật đã bị bại lộ", Lữ Giang, ngày 23/2/2010.

Published in Diễn đàn
vendredi, 08 septembre 2017 08:23

Nhất Hạnh và mặt trái đàng sau

Đài BBC ngày 30/8/2017 cho biết Thiền sư Nhất Hạnh đã về thăm quê hương sau một thập niên xa cách. Chuyến bay đưa Thiền sư đã hạ cánh tại Đà Nẵng vào trưa hôm thứ Ba 29/08. Trong chuyến về Việt Nam lần này, "Sư Ông" sẽ về thăm Tổ đình Từ Hiếu, Huế - nơi "Sư Ông" bắt đầu con đường xuất gia tu học vào năm 1942.

Báo Tuổi Trẻ trong nước ngày 29/8 cho biết "tham gia đoàn đón thiền sư tại Đà Nẵng có Thượng tọa Thích Thanh Phong, Trưởng ban kinh tế tài chính trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm Thành phố Hồ Chí Minh".

nhathanh1

Thiền sư Nhất Hạnh về đến Đà Nẵng

Thượng tọa Thích Thanh Phong là một sư quốc doanh, hay nói rõ hơn, một sư công an, có tên thật là Phạm Đức Phong, sinh năm 1968 tại Hưng Yên, được đưa từ chùa Quán Sứ Hà Nội vào Sài Gòn năm 2000, Ủy viên Thường trực Hội đồng trị sự trung ương Giáo hội Phật giáo nhà nước, Ủy viên Đoàn Chủ tịch trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, được nhiều bằng khen và giấy khen. Nhiệm vụ của ông là theo dõi các hoạt động của Thiền sư Nhất Hạnh.

Một câu hỏi được đặt ra là ngoài việc thăm tổ đình Từ Hiếu, Thiền sư Nhất Hạnh còn có sứ mạng nào khác không ? Trước khi tìm câu trả lời, chúng tôi xin nhắc lại vài nét về Thiền sư Nhất Hạnh.

Vài nét về Thiền sư Nhất Hạnh

Lý lịch của Thiền sư Nhất Hạnh vẫn không được công bố như các vị tăng sĩ nổi danh khác, có lẽ vì có nhiều điều không muốn nói ra. Sau khi sưu tra tại Thừa Thiên, chúng tôi được biết Thiền sư Nhất Hạnh có tên thật là Nguyễn Đình Bảo sinh ngày 11/10/1926 tại làng Thành Trung, xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên. Khi viết sử, ông lấy bút hiệu là Nguyễn Lang. Thân phụ là người gốc Thanh Hóa, mẹ người làng Lệ Lộc, quận Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Ông là con thứ trong một gia đình 5 con. Ông có người em là Nguyễn Đình An dạy học ở Nha Trang trước 1975. Hiện ở Long Điền còn có tổ đình dòng họ Nguyễn Đình của ông, nên chúng tôi xác định được ông tên là Nguyễn Đình Bảo chứ không phải Nguyễn Xuân Bảo.

1. Bị Hòa thượng Trí Thủ đuổi ra khỏi chùa

Năm 1942, ông vào tu ở chùa Từ Hiếu, thôn Dương Xuân Thượng III, phường Thủy Xuân, Huế, do Hòa thượng Huệ Minh trụ trì. Chùa này lúc đầu là "Thảo Am An Dưỡng" do Hòa thượng Thích Nhất Định lập và về sau được vua Tự Đức ban cho "Sắc tứ Từ Hiếu tự". Vì sư tổ của Tổ đình Từ Hiếu là Hòa thượng Thích Nhất Định, nên khi đặt Pháp danh cho các tăng sinh tại đây, các vị chủ trì thường dùng chữ "Nhất" để làm chữ đệm. Có lẽ cũng vì thế, Nguyễn Đình Bảo đã được ban cho Pháp danh là Nhất Hạnh.

Cuối năm 1947, Phật học đường Trung Việt được lập tại chùa Báo Quốc do Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Giám viện. Tăng sinh Nhất Hạnh được đến học tại đây, nhưng không hiểu vì lý do gì sau một thời gian ông bị thầy Trí Thủ đuổi ra.

Ông Võ Văn Ái, người thường sát cánh với Thiền sư Nhất Hạnh đã tiết lộ :

"Việc thứ hai xẩy ra vào cuối thập niên 40, thời ông là học tăng tại chùa Bảo quốc, Huế. Chẳng biết phạm lỗi gì rất nặng nên bị đuổi ra khỏi chùa. Cố Hòa thượng T.T. (Trí Thủ) gửi thư đến các chùa từ miền Trung vào tới Nam ra lệnh cấm không được chứa chấp ông. Thế nhưng ông vẫn giữ bộ áo tăng sĩ, không ra đời. Tôi nghĩ những hành động đi riêng sau này của ông đối với Phật giáo Việt, phải chăng là một cách "trả thù" sự ép chế trước kia ?".

(Lê Thị Huệ, Phỏng vấn nhà thơ, nhà tranh đấu nhân quyền Thi Vũ Võ Văn Ái, Câu hỏi và trả lời, 43).

Thiền sư Nhất Hạnh không bao giờ tự nhận mình là Đại đức, Thượng tọa hay Hòa thượng. Những danh xưng này do người khác gán cho ông mà thôi. Ông không phải là tăng sĩ.

2. Được đi du học Hoa Kỳ

Cuối năm 1948, ông rời Huế và lên Đà Lạt cư trú ở chùa Linh Dơn do Hòa thượng Thích Từ Mãn trụ trì. Ông và Đại đức Thích Thiện Minh mở lớp Sơ đẳng Phật học dạy về Phật giáo. Sau đó ông xuống Nha Trang học trung học. Năm 1956, ông vào Sài Gòn học Đại học Văn khoa và cư ngụ ở Phật học đường Nam Việt, số 243 Sư Vạn Hạnh, Quận 10, Sài Gòn. Từ năm 1964, Phật Học Đường này trở thành chùa Ấn Quang. Sau khi tốt nghiệp Đại học Văn khoa, ông xin đi du học Mỹ.

Ông Huỳnh Văn Lang, hiện ở Orange County, lúc đó là Tổng giám đốc Viện Hối Đoái, cho biết năm 1961 có hai sinh viên Phật giáo được Tổng thống Ngô Đình Diệm cho đặc cách đi du học không phải qua Hội Đồng Du Học, đó là Đại đức Thích Trí Không (Trần Quang Thuận) và Thiền sư Nhất Hạnh.

Tôi biết Trần Quang Thuận được đi là nhờ ông Tôn Thất Hối, bạn đồng liêu với ông Diệm giới thiệu. Sau này ông Hối là bố vợ của Trần Quan Thuận. Thích Trí Không được đi du học Sri Lanka, rồi sau qua Anh. Sau khi xuất, Trần Quang Thuận làm việc cho CIA nhưng bị sa thải năm 1963 sau khi tổ chức vụ thiêu sống Thích Quảng Đức bị bại lộ.

Thiền sư Nhất Hạnh được ông Tôn Thất Thiết, Chánh văn phòng của ông Diệm giới thiệu. Thiền sư đã học về môn tôn giáo đối chiếu (comparative religion) tại Princeton University ở tiểu bang New Jersey, Hoa Kỳ, và tốt nghiệp tiến sĩ triết học tại đây.

3. Trở thành Thiền sư Đại vọng ngữ

Để tạo uy thế cho chính mình, năm 1964, Thượng tọa Thích Trí Quang đã mời Thiền sư Nhất Hạnh về nước để làm Viện trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh mới thành lập và giúp ông thống nhất Phật giáo. Nhưng Hòa thượng Trí Thủ, lúc đó là Viện trưởng Viện Hóa Đạo, đã bác bỏ, viện lý do Nhất Hạnh không phải là tăng sĩ vì đã bị ông đuổi năm 1948. Ông đòi đưa Thích Minh Châu từ Ấn Độ về. Cơ quan an ninh nói Thích Minh Châu là một đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam và đang hoạt động cho Hà Nội tại Ấn Độ với hồ sơ đầy đủ, nhưng Viện Hóa Đạo nhất quyết xin đưa ông về và cam kết không cho ông hoạt động cho cộng Sản nữa. Lâm vào thế kẹt, Thủ tướng Nguyễn Khánh đã phê vào hồ sơ : "Cứ cho về và theo dõi" !

Không được làm Viện trưởng Đại Học Vạn Hạnh, tháng 9 năm 1965 ông đi lập Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội (School of Youth for Social Service), lúc đầu tại chùa Từ Nghiêm. Mục tiêu của trường được ghi rõ là "Lớp học giáo lý và các buổi hội thảo về chấm dứt cốt nhục tương tàn", tức tuyên truyền phản chiến với những câu hát như "Kẻ thù ta đâu có phải là người, giết người đi thì ta ở với ai ?...". Tại đây ông đã gặp cô Fleurette Cao Ngọc Phượng, người Bến Tre, sinh năm 1938, và cô ta trở thành "Sư cô" của ông. Sau đó ông đi làm phản chiến.

Trong bài "Ngày em hai mươi tuổi", Thiền sư Nhất Hạnh có ghi lại : "Tôi rời đất nước năm 1966, vào tháng năm. Lúc đó chiến tranh Việt Nam đã đi tới mức khủng khiếp. Tôi nghĩ rằng mình phải ra đi để cất lên tiếng kêu gọi hòa bình...". Ông đến Pháp.

Cuối tháng 5 năm 1966, khi đang thuyết trình ở Pháp thì ông được tổ chức Fellowship for Reconciliation và Cornell University ở New York, hai tổ chức phản chiến của Mỹ, mời qua thăm Mỹ. Ngày 1/6/1966, ông đã được đưa ra trước diễn đàn Quốc hội Mỹ đọc một bản tuyên cáo nói về lập trương 5 điểm của Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang giống 5 điểm đòi hỏi của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Từ đó ông bắt đầu sử dụng vọng ngữ một cách trắng trợn để mô tả cuộc chiến của Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa chống lại cộng sản. Mọi người có thể tìm thấy các lời vọng ngữ này tràn ngập trong cuốn "Vietnam, Lotus in a Sea of Fire, a Buddist Proposal for Peace" (Việt Nam, Hoa sen trong biển lửa, một đề nghị hòa bình của Phật Giáo), trong tuyên bố của Giáo Hội Ấn Quang tại Hội Nghị Thế Giới về Tôn Giáo và Hòa Bình họp tại Kyoto từ 16 đến 22/10/1970, trong bài diễn văn về vụ Mỹ tàn sát tại Bến Tre…

Sau vụ 911 tại New York, ngày 25/9/2001 một nhóm phản chiến Mỹ đã đưa Thiền sư Nhất Hạnh đến nói chuyện về sự tàn ác của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam tại nhà thờ Riverside Church trước hàng ngàn cử tọa người Hoa Kỳ. Bài thuyết trình láo phét của ông về vụ Mỹ dội bom xuống Bến Tre trước năm 1975 khiến 300.000 người chết, đã làm nhiều người Việt phẫn nộ, biểu tình chống ông. Dân số Bên Tre lúc đó chỉ có khoảng 80.000, nhưng ông dám nói Mỹ đã giết tại đây tới 300.000 người ! Khi biết rõ sự thật, ông không hề đính chánh hay xin lỗi. Từ đó ông được gọi là "Thiền sư Đại vọng ngữ".

Kinh Pháp Cú, ở Phẩm Thế Gian, câu 176, có nói : "Những ai vi phạm đạo nhất thừa, những ai ưa nói lời vọng ngữ, những ai không tin tưởng đời sau, thì chẳng có điều ác nào họ không làm được".

Tham vọng của Thiền sư Nhất Hạnh

Thiền sư Nhất Hạnh là một cư sĩ, không phải là tăng sĩ nên ông theo Pháp môn Tịnh độ, nhưng ông biến cải pháp môn này lại thành "Pháp môn Tiếp hiện", thường được gọi là "Pháp môn Làng Mai", áp dụng cho cả tăng sĩ lẫn cư sĩ.

Trong Thông điệp đầu năm 2002, dưới đầu để "Phật giáo dân tộc - Đạo Bụt hiện đại", ông nói rõ mục đích của Pháp môn Tiếp hiện của ông là : "tất cả các chùa, viện, niệm Phật đường và tư gia thuộc môn phái thực hiện được những bước tiến sau đây trong đường hướng xây dựng một nền Phật giáo dân tộc và một đạo Bụt hiện đại". Ông mơ tưởng đưa Phật giáo Việt Nam trở lại thời nhà Lý, chính quyền và giáo quyền là một.

Phương pháp của ông là khởi đầu từ hỗn hợp giữa Yoga, Thái cực và Pháp luân công để tiến tới Thiền định rồi Thanh tâm tịnh. Pháp môn này sẽ dần dần thay thế các pháp môn khác ở trong và ngoài nước để biến Phật giáo Việt Nam thành một tổ chức thống nhất. Đây là phương pháp Mỹ cũng đang tìm cách áp dụng tại Trung Quốc để làm thay đổi xã hội ở đó.

Xóa bỏ Giáo hội Ấn Quang : sứ mạng không thành !

Xóa bỏ Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, thường đươc gọi là Phật Giáo Ấn Quang, ở trong nước là chủ trương và kế hoạch của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Thiền sư Nhất Hạnh chỉ "tương kế tựu kế" vì nó phù hợp với mục tiêu và chủ trương của ông. Điều kiện : Nhà cầm quyền cho phép Thiền sư Nhất Hạnh thiết lập Làng Mai Bát Nhã tại Lâm Đồng với điều kiện ông thuyết phục được Hòa thượng Quảng Độ và các chức sắc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất giải tán giáo hội này và sát nhập vào Giáo hội Phật Giáo nhà nước. Ông hy vọng với hạt mầm gieo được ở Lâm Đồng, ông sẽ làm cho Pháp môn Làng Mai lan ra cả nước, 400 thành 800, 800 thành 1.600... Chúng tôi gọi đó là "Chiến thuật vết dầu loang".

1. Một kế hoạch chu đáo

Để chuẩn bị cho việc khai thác Thiền sư Nhất Hạnh, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã cho Sư cô Thích Đàm Lan và Thượng tọa Đức Nghi qua Làng Mai ở Pháp "thọ giáo" với Thiền sư Nhất Hạnh, và mời Đoàn Thiền sư Nhất Hạnh và Sư cô Chân Không về thăm Việt Nam.

Thượng tọa Đức Nghi đã đến San Diego, nam California, thăm tu viện Lộc Uyển của Thiền sư Nhất Hạnh. Thượng tọa còn hứa sẽ khôi phục lại trường Thanh niên phụng sự xã hội do Thiền sư Nhất Hạnh lập năm 1964 và dâng tu viện Bát Nhã ở Lâm Đồng cho Thiền sư Nhất Hạnh. Tu viện này đã được đổi tên thành tu viện Làng Mai Bát Nhã.

Ngày 7/7/2006, Ban Tôn giáo chính phủ đã ban hành công văn số 525-TGCP-PG chấp thuận cho phép Làng Mai Bát Nhã tu học theo Pháp môn Làng Mai.

nhathanh2

Thiền sư Nhất Hạnh thăm và tặng hoa Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 2007

Với những sự "nới lỏng" như trên, Làng Mai tưởng mình đã "trúng mối" nên giúp thầy Đức Nghi phát triển Làng Mai Bát Nhã với hy vọng từ đó sẽ phát triển "Pháp môn Làng Mai" ở trong nước. Tăng thân Làng Mai kêu gọi Phật tử trong và ngoài nước giúp đỡ 2,8 tỉ VND để thầy Đức Nghi đứng tên mua 8 mẫu đất nhằm mở rộng cơ sở Làng Mai Bát Nhã, cấp cho thầy Đức Nghi 12,509 tỷ VND để xây dựng tăng xá, ni xá và các loại thiền đường, và 90.000 USD để xây dựng nhà dưỡng lão trên khuôn viên tu viện Bát Nhã, v.v. Thấy "thời cơ đã đến", Thiền sư Nhất Hạnh quyết định về Việt Nam thực hiện "diệu kế" của mình.

2. Thi hành "sứ mạng" thất bại

Đoàn Thiền sư Nhất Mạnh đã được nhà cầm quyền cho về thăm Việt Nam hai lần để thi hành "sứ mạng" :

Lần thứ nhất vào đầu năm 2005, dưới hình thức một đoàn múa lân đi trình diễn để hấp dẫn Phật tử. Ngày 11/1/2005, ông Phạm Thế Doanh, Phó Trưởng ban Tôn giáo chính phủ khẳng định : "Giáo hội Phật giáo sẽ tạo mọi điều kiện, cũng như đảm bảo an ninh cho đoàn trong thời gian ở Việt Nam".

Trong chuyến đi này, Thiền sư Nhất Hạnh đã thất bại trong việc xin tiếp kiến Hòa thượng Quảng Độ và gặp Thượng tọa Tuệ Sỹ, nhưng ông đã thuyết phục được các tăng sĩ và Phật tử của hai giáo hội ở Huế cùng "bồ tát" chung, với hy vọng sẽ dần dần tiến tới sáp nhập. Tuy nhiên, khi ông đi rồi, mỗi bên ai về nhà nấy.

Thất bại trong lần thứ nhất. Đoàn trở lại Việt Nam đầu năm 2007 dưới hình thức "Trai đoàn giải oan". Thiền sư Nhất Hạnh hy vọng rằng với danh nghĩa "cầu nguyện và giải trừ oan khổ cho tất cả những ai đã từng gánh chịu hậu quả khắc nghiệt của cuộc chiến tranh…", các tăng sĩ và Phật tử thuộc hai giáo hội sẽ cùng đến và ông sẽ CỘT cả hai bên lại với nhau. Nhưng phe Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất cũng không đến.

3. Làng Mai bị trắng tay

Vì Thiền sư Nhất Hạnh không thực hiện được sứ mạng giao phó, ngày 29/10/2008 ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng Ban Tôn giáo chính phủ đã công bố văn thư số 1329/TGCP-PG lên án các hoạt động của các tăng thân Làng Mai :

"Ba lần về Việt Nam, tăng thân Làng Mai (nước Pháp) đã thực hiện một số việc như : tấn phong giáo phẩm không thông qua Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đề cập sai lệch những vấn đề chính trị của đất nước, đưa lên internet (website Làng Mai) một số thông tin sai sự thực và thực tế ở Việt Nam. Những việc làm ấy là vi phạm pháp luật Việt Nam".

nhathanh3

Thiền hành cuối cùng tại tu viện Bát Nhã ngày 27/09/2009

Ngày 13/11/2008, công an xã Đambri, Lâm Đồng, đã áp dụng biện pháp cưỡng hành để trục xuất 400 đệ tử xuất gia và tăng sinh tu học theo pháp môn Làng Mai ra khỏi tu viện Bát Nhã. Trong số này, có 40 ni cô đến từ Huế và một số tu sĩ từ nước ngoài vào.

Nhất Hạnh trở về Việt Nam làm gì ?

Mục tiêu chuyến đi Việt Nam lần này của Thiền sư Nhất Hạnh đươc nói là về thăm Tổ đình Từ Hiếu, nhưng nhiều người tin rằng mục tiêu của ông là thử tìm xem có con đường nào khác để đưa Pháp môn Làng Mai xâm nhập vào Việt Nam trước khi ông từ bỏ cuộc đời này. Đó là ước vọng của ông. Nhưng đa số không tin ông có thể làm được chuyện đó vì cả nhà cầm quyền lẫn các chức sắc Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất đều biết rất rõ mục tiêu và chiến thuật của ông.

Ngoài ra, có nhiều dấu hiệu cho thấy người Mỹ đã nhận ra rằng Thiền sư Nhất Hạnh khó hoàn thành được sứ mạng trước khi qua đời, vì mục tiêu và chiến thuật của ông đã bị bại lộ. Trong thập niên gần đây, một số tăng sĩ Phật giáo Việt Nam khác đã được giúp đỡ để tiến hành kế hoạch mà họ muốn ông làm trước đây. Lá bài Nhất Hạnh không còn là lá bài duy nhất nữa.

Ngày 7/9/2017

Lữ Giang

Published in Diễn đàn

Có thể nói Donald Trump là một nhà lãnh đạo đầu tiên và có lẽ duy nhất của nước Mỹ, đã lãnh đạo đất nước không cần chính sách, đường lối, chiến lược, chiến thuật, kế hoạch hay các phương pháp khoa học. Ông thường hành động theo những suy nghĩ thô sơ của mình hay, như ông tự nhận, theo "bản năng của tôi" (my instinct), chẳng cần biết luật pháp quốc gia và quốc tế là gì. Ông rất thích làm các chuyện lặt vặt để "biểu dương khí thế".

Nói cách khác, Donald Trump  thường nói và làm theo cảm tính, theo ngẫu hứng và có khi theo sự xúi biểu của những "cố vấn" cực đoan như Steve Bannon hay Sebastian Gork (ngưu tầm ngưu, mã tầm mã !), nên trong 8 tháng cầm quyền, ông làm cái gì cũng hỏng.

Sau nhiều thất bại liên tục, có dấu hiệu cho thấy Donald Trump đang chấp nhận từ bỏ lối lãnh đạo theo "bản năng" để theo chính sách và đường lối của các nhà chiến lược Mỹ và đuổi dần các "cố vấn" làm việc theo cảm tính đi. Afghanistan là một vụ điển hình !

Những lời thú nhận

Trên Business Insider, số ra ngày 21/8/2017, dưới đầu đề "Trump : Bản năng của tôi là rút khỏi Afghanistan- đây là lý do tại sao tôi thay đổi ý định" (Trump : My instinct was to pull out of Afghanistan - here's why I changed my mind), phóng viên Maxwell Tani đã tường thuật lại bài phát biểu của Tổng thống Trump vào tối 21/8 về chính sách mới của Mỹ đối với Afghanistan. Bài phát biểu này đã khiến nhiều người ngạc nhiên vì từ trước ông luôn kêu gọi rút quân khỏi Afghanistan.

APTOPIX Trump Afghanistan

Tổng thống Trump phát biểu tại Fort Myer, Arlington, ngày 21/08/2017

Dĩ nhiên, đây không phải là một bài phát biều do chính ông viết mà do một ban biên tập đã biên soạn với những cân nhắc rất kỷ càng và khéo léo. Nhưng ông chịu đọc là coi như ông đã chấp nhận.

Nói chuyện với các thành viên quân sự ở Fort Myer, Arlington, Trump cho biết ông thông cảm với những người Mỹ "mệt mỏi vì chiến tranh mà không có chiến thắng" và nói ông chia sẻ "sự thất vọng của người dân Mỹ" với "một chính sách đối ngoại tốn quá nhiều thời gian, nghị lực, tiền bạc, và quan trọng nhất là những sinh mạng để cố gắng xây dựng lại những đất nước theo hình ảnh của chúng ta".

Ông cũng thừa nhận sự đảo chiều trong quyết định tăng cường sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại một quốc gia mà trước đó ông đã kêu gọi Hoa Kỳ hãy đi ra. Ông đọc :

"Theo khuynh hướng bẩm sinh của tôi là phải rút ra, và từ trước đến nay tôi thích làm theo những bản năng của mình, nhưng tôi nghe rằng những quyết định đưa ra sẽ khác khi anh đã ngồi trong Phòng Bầu Dục".

"Tôi đã nghiên cứu tình hình ở Afghanistan một cách chi tiết và từ những góc độ khác nhau. Sau những cuộc họp kéo dài nhiều tháng, chúng tôi đã tổ chức một cuộc họp vào ngày Thứ sáu vừa qua tại Camp David với Nội các của tôi và các tướng lãnh, để hoàn thành chiến lược của chúng ta".

Ông than phiền rằng ông đã phải giải quyết một "lá bài xấu và phức tạp". Ông nói một số nhân tố đã dẫn ông tới việc thực hiện "một sự thay đổi từ phương thức tiếp cận theo thời gian đến cách đánh giá căn cứ vào các điều kiện".

Ông thừa nhận rằng nếu Mỹ rút quân khỏi chiến trường này, các phần tử khủng bố của al-Qaeda và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng sẽ nhanh chóng tràn vào. Ông kêu gọi các đồng minh khác của Mỹ cùng tham gia. Nhưng Trump lại nhấn mạnh rằng chiến lược của Mỹ tại Afghanistan vẫn sẽ được thực hiện dựa trên kế hoạch mà ông đề ra từ khi còn tranh cử tổng thống : Quân đội Mỹ sẽ không tập trung vào việc "xây dựng nhà nước" ở Afghanistan và nước này phải đạt được những mục tiêu quân sự và kinh tế nào đó mới được Mỹ hỗ trợ.

Nội dung kế hoạch mới

CBS News đã tóm lược bài phát biểu của Tổng thống Trump về chính sách mới của Mỹ đối với Afghanistan như sau :

1. Chuyển từ cách tiếp cận phụ thuộc yếu tố thời gian sang một hướng mới dựa trên những điều kiện thực tế. Ông nói : "Từ bây giờ, những điều kiện trên thực địa phải là yếu tố quyết định chiến lược của chúng ta, chứ không phải là những thời biểu bó buộc".

2. Chỉ dựa vào sức mạnh quân sự sẽ không mang lại hòa bình cho Afghanistan. Theo ông, cuộc chiến tại Afghanistan cần phải được giải quyết trên tất cả các mặt trận từ ngoại giao, kinh tế đến quân sự.

3. Mỹ phải thay đổi cách tiếp cận trong vấn đề Nam Á, khu vực đang là mảnh đất màu mỡ cho các thế lực khủng bố. Ông kêu gọi tăng cường mối quan hệ với các nước đối tác. Ông đưa Ấn Độ ra làm thí dụ, ông cho rằng New Delhi có thể hỗ trợ Kabul trong các lĩnh vực kinh tế.

Tuy nhiên, ông không tiết lộ về số lượng binh sĩ Mỹ hay kế hoạch triển khai thêm quân tại Afghanistan như thế nào.

Thật ra đây chỉ là những chuyện mơ tưởng. Trong lịch sử, chưa cường quốc nào đã làm được những chuyện đó ở Afghanistan. Các nhà phân tích cho rằng trong bối cảnh như vậy, Mỹ không có nhiều lựa chọn và cũng không dễ dàng thoát khỏi tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi sa lầy quá lâu ở Afghanistan. Trong 16 năm qua, đã có 2.403 quân nhân Mỹ thiệt mạng ở Afghanistan và Mỹ cũng đã tiêu tốn gần 2.000 tỉ USD.

Phản ứng của các nước lien hệ

Ấn Độ, Anh và NATO ủng hộ chiến lược mới ở Afghanistan mà Tổng thống Donald Trump vừa công bố, trong khi Pakistan, Trung Quốc và Nga lại tỏ ra khá lạnh nhạt.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hoan nghênh "cách tiếp cận dựa trên các điều kiện" của Tổng thống Donald Trump và cho biết liên minh do Mỹ cầm đầu này cam kết gia tăng hiện diện tại Afghanistan. Ông Stoltenberg nói : "Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo Afghanistan không bao giờ trở thành nơi ẩn náu an toàn cho quân khủng bố, vì chúng sẽ tấn công các nước của chúng tôi".

Nhắc lại, hơn 12.000 binh sĩ NATO và các nước đối tác đã giúp "đào tạo, tư vấn và trợ giúp" Lực lượng An ninh Afghanistan từ tháng 1/2015, sau khi liên minh không trực tiếp tham chiến ở nước này nữa.

Ấn Độ vốn là kẻ thù truyền kiếp của Pakistan, đã hoan nghênh việc Tổng thống Trump yêu cầu Pakistan chấm dứt cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho các nhóm khủng bố vũ trang và khẳng định sẽ tham gia chính sách viện trợ tái thiết Afghanistan.

Zabiullah Mujahid, một phát ngôn viên Taliban, cảnh báo rằng Donald Trump chỉ "lãng phí" mạng sống của binh sĩ Mỹ. Ông ta nói : "Nếu Mỹ không chịu rút quân thì Afghanistan sẽ trở thành một nghĩa địa khác cho siêu cường này trong thế kỷ 21".

Trong khi đó, phát ngôn viên của quân đội Pakistan, ông Asif Ghafoor bác bỏ các cáo buộc của Donald Trump và quả quyết rằng Pakistan đã có những hành động và biện pháp ngăn chặn và chống lại các nhóm vũ trang trên lãnh thổ nước này : "Không có nơi ẩn náu nào cho những kẻ khủng bố ở Pakistan". Ngoại trưởng Pakistan đã gặp đại sứ Hoa Kỳ David Hale và nhấn mạnh rằng nước ông muốn tiếp tục hợp tác với cộng đồng quốc tế nhằm loại bỏ mối đe dọa khủng bố.

Sắc tộc Pashtun, nguồn nhân lực chính của quân Taliban, sống một nửa trên lãnh thổ Afghanistan và một nửa trên lãnh thổ Pakistan, nên Taliban chạy qua chạy lại giữa hai nước là chuyện thường. Hiện Mỹ đang sử dụng các căn cứ trên đất liền ở Pakistan để tấn công quân Taliban. Đã nhiều lần Mỹ làm áp lực buộc Pakistan phải ngăn chặn du kích quân Taliban tràn qua Afghanistan, nhưng mỗi lần Pakistan làm theo ý Mỹ, Taliban liền mở các cuộc khủng bố khắp nơi ở Pakistan. Để bào vệ an ninh của nước mình, Pakistan đã bắt tay với Nga và Trung Quốc và từ chối yêu cầu của Mỹ.

Sau khi kế hoạch mới của Trump được công bố, Bắc Kinh tuyên bố Pakistan đang "đứng mũi chịu sào" trong cuộc chiến chống khủng bố và đã "hy sinh to lớn" và "đóng góp quan trọng" trong cuộc chiến này. Trung Quốc đang đứng bên Pakistan thật ra trước hết là vì chính mình. Lâu nay, Islamabad luôn là đối tác quan trọng nhất trong chiến lược mở cửa ra Nam Á của Bắc Kinh. Với sự hợp tác đặc biệt của Pakistan, Trung Quốc nhắm gây dựng ảnh hưởng ở Afghanistan thời hậu chiến, để đối phó và ganh đua với Ấn Độ cũng như thực thi kế hoạch quy mô "Một vành đai và Một con đường".

Hãng Interfax trích dẫn một nguồn tin giấu tên của Bộ Ngoại giao Nga nói Nga không tin rằng chiến lược Afghanistan mới của Donald Trump sẽ dẫn đến những thay đổi tích cực đáng kể ở Afghanistan.

Taliban, con ngựa bất kham

Afghanistan có diện tích 647.500 cây số vuông, tức chỉ bằng tiểu bang Texas của Hoa Kỳ, nhưng rừng núi chiếm đa số. Khi Mỹ bắt đầu chiếm đóng Afghanistan năm 2001, dân số Afgahnistan là 19.701.940 người, hầu hết theo Hồi giáo : 84% theo giáo phái Sunni và 15% theo giáo phái Shiite, và 1% các tôn giáo khác. Mặc dầu đã trải qua một chuộc chiến tranh kéo dài 16 năm, dân số Afghanistan đã tăng quá nhanh, tới tháng 8/2017 đã lên đến 34.274.000 người. Người gốc Pashtun chiếm 49% dân số, Tajik 18%, Hazara 9%, Uzbek 8%, Aimaq 4%, Turkmen 3% và các sắc tộc khác 9%.

1. Lãnh địa của Taliban

Lực lượng Taliban phát xuất từ sắc tộc Pashtun. Sắc tộc này hiện nay có khoảng 17 triệu người sống ở phía đông và phía nam Afghanistan, và khoảng 10 triệu người trên đất Pakistan nằm sát với biên giới Afghanistan. Tổ chức này áp dụng luật Sharia của Hồi giáo khắt khe giống IS. Họ công nhận chế độ đa thê và trẻ gái từ 12 hay 13 tuổi đã có thể lấy chồng. Với chính sách "đẻ mau, đẻ mạnh, đẻ vững chắc", dân số Afghanistan đã tăng chóng mặt.

Sau vụ tấn công khủng bố ở Mỹ ngày 11/9/2001, Tổng thống Bush đã đổ quân sang lật đổ chế độ Taliban ở Afghanistan. Ông Hamid Karzai là người Afghanistan mang quốc tịch Mỹ lên cầm quyền. Nhưng Taliban không từ bỏ ý định "giải phóng" Afghanistan khỏi "quân xâm lược nước ngoài".

Theo đánh giá của NATO, chính quyền Afghanistan chỉ còn kiểm soát 57% lãnh thổ và 62% dân số, phần còn lại rơi vào tay Taliban. Trên thực tế, diện tích do Taliban kiểm soát đã lên đến 50%. Đôi lúc Taliban đánh chiếm được một thành phố lớn và kiểm soát một thời gian rồi rút.

2. Chiến thuật mới của Taliban

Nhà chức trách ở tỉnh Helmand phía nam Afghanistan cho biết quân đội đang đối mặt với lực lượng nổi dậy thiện chiến, có tổ chức và nhiều kỹ năng nhất từ trước đến nay. Lực lượng này được gọi là Sara Khitta (Nhóm Đỏ) khởi đầu với khoảng 200 tay súng, nay tăng lên khoảng 300 do Haji Nasar chỉ huy.

Sara Khitta áp dụng nhiều chiến thuật tác chiến tương tự như các quân đội tinh nhuệ nhất trên thế giới. Mỗi đơn vị nhỏ đều có một nhóm lính bắn tỉa trang bị hiện đại, chốt ở các vị trí trọng yếu để tiêu hao sinh lực đối phương và gây rối loạn đội hình. Họ được trang bị thiết bị nhìn đêm giúp nâng cao khả năng tấn công. Những thiết bị này có thể là do chiếm được từ các đơn vị cảnh sát, quân đội Afghanistan. Chỉ 4 tay súng Taliban đã chiếm một đồn cảnh sát và bắt giữ 20 binh sĩ ở đó. Tướng John Nicholson, chỉ huy lực lượng Mỹ tại Afghanistan cho biết, lực lượng chính phủ hứng chịu khoảng 20.000 trường hợp thương vong trong năm 2015. Con số nầy năm 2016 cao hơn khoảng 20%. Taliban đang kiểm soát 80% tỉnh Helmand.

Từ 2012, lãnh đạo các tổ chức Taliban ở Pakistan công bố chủ trương mở rộng hoạt động ở nước ngoài, nhắm tấn công các mục tiêu Anh và Mỹ như IS.

3. Nguồn tài trợ cho Taliban

Với Taliban, Helmand là vùng đất trung tâm. Họ chia sẻ sản lượng thuốc phiện, phần lớn từ khu vực người dân sắc tộc Pashtun. Họ hô hào người người trồng cây anh túc, nhà nhà cấy mủ và làng làng chế biến thuốc phiện. Cứ đến "mùa gặt", Taliban cho lái buôn đi thu mua rồi chế biến thành heroin và bán qua Âu Châu. Quân chính phủ thường xuyên đi phá, nhưng phá rồi dân sẽ trồng lại và có nhiều nơi quân đội không thể đến được. Thuốc phiện trở thành vừa là nguồn tài trợ chính cho cuộc chiến chống chính phủ Kabul trong 15 năm qua, vừa là nguồn lợi của người dân, nên dân theo Taliban.

afghanistan2

Trái cây anh túc dùng để chế biến thuốc phiện ở Afghanistan

Nguồn tài trợ của Taliban không chỉ từ doanh thu do bán ma túy mà còn lấy từ các loại thuế khác. Taliban tống tiền không chỉ từ người nông dân mà còn cả các tập đoàn viễn thông. Hãng tin Deutsche Welle của Đức cho biết trong một cuộc họp bí mật diễn ra vào tháng 12/2015 gần thành phố Quetta ở Pakistan, lực lượng Taliban đã áp đặt một chính sách "thuế bảo kê" với số tiền kếch xù từ các Công ty viễn thông Afghanistan.

Taliban còn được cho là đã nhận các khoản đóng góp tài chính từ các tổ chức từ thiện Hồi giáo và các tổ chức khác bên ngoài lãnh thổ Afghanistan. Những khoản tiền này đến từ những quốc gia tại khu vực Vịnh Ba Tư và quốc gia láng giềng Pakistan.

IS xâm nhập Afghanistan

Tháng 1/2015, một tác nhân mới xuất hiện trên bàn cờ Afghanistan. Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq và Syria bắt đầu xâm nhập và mở mặt trận mới tại Afghanistan. IS hoạt động ở miền Đông và Taliban hoạt động ở miền Nam và khu vực nông thôn.

Cả Taliban và IS cùng có chung một mục đích là lật đổ chính quyền Afghanistan. Tuy nhiên, Taliban và IS vẫn là đối thủ của nhau trong hoạt động tranh giành lãnh địa. Chúng vừa đánh chính quyền Afghanistan vừa đánh lẫn nhau. Trang Sputnik của Nga ngày 30/6 cho biết phiến quân IS đã đánh bật Taliban và giành quyền kiểm soát nhiều vùng trong tỉnh Nangarhar, miền đông Afghanistan. IS đã phát động chiến dịch chiếm căn cứ ở Afghanistan từ đầu tháng 6. Hiện tại, IS đã kiểm soát ít nhất 6 quận thuộc tỉnh Nangarhar, đồng thời tham chiến ở các quận Khogyani và Pachir Agam

Chuyên gia Olivier Guillard đánh giá ranh giới giữa Taliban và IS rất mờ nhạt. Cả hai bên đều thuộc giáo phái Sunni, chỉ cần bỏ ra vài triệu USD tuyên truyền chiêu dụ, quân bên này có thể rời bỏ hàng ngũ sang bên kia đánh nhau. Nhưng cho dù đứng bên nào, những tay súng này đều là mối đe dọa đối với Mỹ.

Trong quá trình hoạt động, Taliban và IS tấn công bất kể địa bàn nào. Từ một năm nay, tại thủ đô Kabul thường xuyên xảy ra các vụ đánh bom tự sát gây thương vong nặng nề. Taliban tố cáo các vụ đánh bom làm chết dân thường là do IS chủ mưu nhưng thật ra Taliban cũng không tha gì thường dân vô tội.

Trump khó đụng đến Afghanistan được

Chuyên gia Michael O’Hanlon thuộc Viện Brookings của Mỹ, là người từng ủng hộ việc đưa thêm quân Mỹ đến Afghanistan, cho rằng viễn cảnh tốt nhất cũng chỉ giúp quân đội Afghanistan áp đảo hơn trên chiến trường. Ông nói : "Tôi không nghĩ sẽ có nhiều người tin vào một chiến thắng". 

Khi chính quyền Donald Trump bị bắt buộc phải gia tăng áp lực đối với Nga và Trung Quốc về kinh tế và chính trị, hai cường quốc này đã bí mật yểm trợ võ khí và kỹ thuật cho Taliban để Taliban đặt Mỹ vào cái thế đứng ngồi không yên. Sự đối phó của Mỹ trở nên phức tạp hơn.

Ngoài việc bảo vệ Afghanistan để nước này không trở thành trung tâm lãnh đạo các tổ chức khủng bố của Taliban và IS tấn công vào Mỹ và trên toàn thế giới, Afghanistan còn là thị trường tiêu thụ vũ khí còn tồn động từ sau cuộc chiến Iraq đến nay của các công ty tài phiệt quốc phòng Mỹ, để sáng chế các vũ khí mới. Donald Trump không đụng vào chiến lược của Mỹ ở Afghanistan được.

Ngày 31/8/2017

Lữ Giang

Published in Diễn đàn

Hàng năm, cứ đến ngày 19 tháng 8, Đảng Cộng sản Việt Nam lại tổ chức mừng "Cách Mạng tháng 8". Ngày đó được báo chí nhà nước mô tả như sau :

"Ngày 15/8/1945, Xứ ủy Bắc Kỳ trực tiếp chỉ thị cho Hà Nội khởi nghĩa và thành lập Ủy ban khởi nghĩa. Hà Nội tràn ngập không khí Cách mạng. Sáng 19/8/1945, hơn 10 vạn đồng bào Hà Nội đã xuống đường tuần hành thị uy. Cuộc mít tinh lớn ở quảng trường Nhà hát Lớn đã chuyển thành khởi nghĩa giành chính quyền.

"Lực lượng quần chúng nhanh chóng chiếm Phủ Khâm sai, Tòa thị chính thành phố, Trại bảo an và các công sở quan trọng khác. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi nhanh chóng. Cuộc khởi nghĩa nổ ra và giành thắng lợi ở Hà Nội đã góp phần làm tan rã nhanh chóng toàn bộ hệ thống bộ máy chính quyền tay sai của Nhật trong cả nước. Đến ngày 28/8/1945, chính quyền trong cả nước đã thuộc về nhân dân".

Sự thật không đúng như vậy !

Một bí ẩn cần được nhắc lại

Có một điều quan trọng mà Đảng Cộng sản Việt Nam không bao giờ nhắc đến, đó là lúc đó Mỹ đang huấn luyện Việt Minh thành một công cụ để chống Nhật, nhưng chưa chiến đấu gì cả. Nhân khi Nhật vừa đầu hàng Đồng Minh, Việt Minh đã thừa cơ hội dùng lực lượng này để cướp chính quyền ngày 19/8/1945.

Trong cuốn "Những bí ẩn lịch sử trong cuộc chiến Việt Nam", xuất bản năm 1999 (Quyển I, tái bản hai lần và đã hết), chúng tôi đã ghi lại khá đầy đủ các diễn biến lịch sử kể từ khi Nhật đổ quân vào Đông Dương cho đến khi Nhật đầu hàng Đồng Minh và Việt Minh cướp chính quyền... căn cứ vào các tài liệu đã được tiết lộ và sự tường thuật của các nhân chứng lịch sử.

hcm1

Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và toán "Deer Team" của Mỹ

Cuốn "Why Vietnam ? Prelude to America’s Albatross" của Archimedes L.A. Patti (1913–1998) đã cung cấp cho chúng ta những tài liệu phong phú. Ông là một Trung tá trong Quân đội Hoa Kỳ, đã chỉ huy các cuộc hành quân của tổ chức Office of Strategic Services (OSS), tiền thân của CIA, chống Nhật ở Côn Minh (thủ phủ của tỉnh Vân Nam) và Bắc Việt trong hai năm 1944 và 1945, nên nắm rất vững các sự kiện xảy ra ở miền Bắc Việt Nam trong thời gian đó. Tài liệu của ông rất hữu ích.

Trong bài này, chúng tôi xin tóm lược lại chuyện ngày xưa Mỹ đã cố gắng biến Việt Minh thành môt công cụ chống Nhật như thế nào và nhờ đó Việt Minh có lực lượng để cướp chính quyền năm 1945, để giúp rút ra những bài học lịch sử khắc nghiệt.

Mỹ quyết định dùng Việt Minh

Mặc dầu đã có một tổ chức chung là Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (gọi tắt là Việt Cách), các đảng phái Việt Nam không ngồi lại với nhau được vì tranh chấp về quyền hành và vì không tổ chức nào muốn chịu sự điều khiển của những người thuộc tổ chức khác, nên không đáp ứng được yêu cầu của Mỹ và chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Do đó, Đại tá Austin Glass của Mỹ, chuyên gia OSS, và chính phủ Trung Hoa quyết định dùng Hồ Chí Minh và ra lệnh thả Hồ Chí Minh đang bị giam ra.

Sau khi được phóng thích, Hồ Chí Minh đến ở ngay trong hội quán của Việt Cách tại Liễu Châu, Quảng Tây. Ông kiếm một cái ghế bố đặt trong một góc để nằm. Ông khai vô đảng phái. Có ai đến hỏi chuyện, ông tránh né rất khôn khéo. Ông hòa nhã đối với mọi người và âm thầm ngồi chờ thời cơ. Nay thời cơ đã đến.

Năm 1944, do sự thúc đẩy của Mỹ, chính phủ Trung Hoa đã yêu cầu Việt Cách tổ chức một hội nghị tại Liễu Châu, Quảng Tây, vào ngày 19/3/1944 để thành lập một tổ chức đưa trở về Việt Nam hoạt động chống Nhật. Các yếu nhân trong tổ chức Việt Cách đều không muốn xung phong trở về. Do sự sắp xếp trước của tướng Trương Phát Khuê, Tư lệnh Đệ Tứ Quân Khu, Hồ Chí Minh liền giơ tay xung phong. Ông được cấp giấy giới thiệu của tướng Trương Phát Khuê và của Việt Cách, một giấy thông hành dài hạn, một bản đồ quân sự, một số tiền bạc và 20 cán bộ do ông lựa chọn.

Ông Hồ Chí Minh đã chọn 18 cán bộ sau đây : Dương Văn Lộc, Vi Văn Tôn, Hoàng Kim Liên, Phạm Văn Minh, Hoàng Văn Trao, Nông Văn Mưu, Hoàng Sĩ Vinh, Trương Hữu Chí, Hoàng Gia Tiên, Lê Nguyên, Nông Kim Thành, Hoàng Nhân, Hoàng Thanh Thủy, Hà Hiến Minh, Dương Văn Lễ, Đổ Trọng Viên, Lê Văn Tiến và Đỗ Thị Lạc. Đa số thuộc Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội và đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương. Đỗ Thị Lạc về sau có một đứa con với Hồ Chí Minh và đã bị thủ tiêu.

Trước khi lên đường, Hồ Chí Minh xin thêm 1.000 khẩu súng, 6 súng cộng đồng, 4.000 trái lựu đạn, 50.000 quốc tệ, 25.900 tiền Đông Dương và 15.000 viên thuốc quinine. Nhưng ông chỉ được cấp một súng lục tùy thân, thuốc quinine và 76.000 quốc tệ với lời hứa khi các đơn vị chiến đấu được thành lập, Mỹ sẽ huấn luyện và cung cấp vũ khí.

Hồ Chí Minh đã làm lễ tuyên thệ trước cờ của Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, hứa trung thành với Hội và giúp hai chính phủ Trung Hoa và Hoa Kỳ thiết lập hệ thống tình báo tại Việt Nam.

Tháng 7 năm 1944, Hồ Chí Minh đem nhóm cán bộ được tuyển chọn về Việt Nam. Khi đến Bắc Giang, có hai cán bộ bị giết vì không chịu theo Đảng cộng sản. Hồ Chí Minh chia ra hai đoàn, một đoàn do Đặng Văn Ý cầm đầu và một đoàn do chính Hồ Chí Minh lãnh đạo. Đặng Văn Ý là một cựu trung úy của quận đội Pháp, khi về đến Lạng Sơn đã chiêu mộ được một số quân và tổ chức thành những đơn vị chiến đấu rồi mở cuộc tấn công vào đồn Ban Lạc, Hà Giang. Hồ Chí Minh với sự phụ tá của Vũ Nam Long (sau gọi là tướng Nam Long) đã tiến về Cao Bằng, mở cuộc tấn công đồn Đồng Mu, Sóc Giang, rồi quay về Pắc Bó lập căn cứ địa. Ông ra lệnh cho Tỉnh ủy Cao Bằng và Lạng Sơn hoãn lại cuộc khởi nghĩa tại hai tỉnh này như đã dự tính, vì tình hình chưa thuận tiện. Đầu tháng 12, Hồ Chí Minh cho thành lập Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân. Đội này đã ra mắt ngày 22/12/1944. Bộ chỉ huy đóng tại Pắc Bó, Cao Bằng. Sau đó, ông đi Côn Minh dự Hội nghị đồng minh chống phát xít.

Mặc dầu Pháp đã ban hành Sắc luật ngày 26/9/1939 nghiêm cấm mọi tổ chức của Đảng cộng sản hoạt động trên lãnh thổ Đông Dương, nhưng sau khi Nhật đã tràn vào Đông Dương năm 1940, Pháp đã thay đổi thái độ, chấp nhận để cho Đảng cộng sản hoạt động chống Nhật.

Được Mỹ huấn luyện và trang bị

Trong hai năm 1944 và 1945, các sĩ quan tình báo của Hoa Kỳ trong cơ quan tình báo chiến lược của Hoa Kỳ là Office of Strategic Services (OSS) đã hợp tác với Hồ Chí Minh để chống Nhật. Lúc đó các viên chức OSS nhận xét Hồ Chí Minh là một người "thông minh và có khả năng" (brilliant and capable man), một người ôn hòa và thân Tây Phương.

Đại úy Archimedes L.A. Patti, Trưởng phòng hành quân của OSS đặt tại Côn Minh, nói rằng lúc đầu ông có ý sử dụng tất cả các đảng phái chính trị của Việt Nam càng nhiều càng tốt, nhưng về sau ông thấy hai đảng Đại Việt và Việt Nam Quốc Dân Đảng không đáng tin cậy. Đại Việt là đảng thân Nhật và hoạt động cho tình báo Nhật, còn Việt Nam Quốc Dân Đảng tổ chức theo kiểu Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Ông có sử dụng một vài người của Việt Nam Quốc Dân Đảng, nhưng thấy rằng những người này vừa cung cấp tin tức cho Hoa Kỳ, vừa cung cấp cho Trung Hoa và Pháp. Cuối cùng, ông nhận thấy Việt Minh là nhóm duy nhất có thực lực có thể giúp Đồng Minh đánh Nhật.

Ngày 16/7/1945, một toán biệt kích (commando) Mỹ - Pháp gồm 6 người do Thiếu tá Allison K. Thomas cầm đầu, được gọi là "Deer Team" (Toán Con Hươu), đã đến Việt Nam để thức hiện một sứ mạng được gọi là "Deer Mission" (Công tác Con Hươu). Toán nhảy dù xuống Kim Lung, Tuyên Quang, để huấn luyện cho quân đội của Hồ Chí Minh chống lại Nhật. Trong toán này người ta thấy có 3 người Mỹ là Thiếu tá Allison Thomas, Trung úy William Zeilski, Trung sĩ Logos, một người Pháp là Trung úy Montfort và một người Việt Nam. Hồ Chí Minh đã phái người đến đón họ và đưa về một căn cứ địa ở Cao Bằng. Trước cửa căn cứ có treo một cái biểu ngữ : "Hoan hô những người bạn Mỹ". Tuy nhiên, sau đó Hồ Chí Minh yêu cầu Thiếu tá Thomas cho viên sĩ quan Pháp trở lại Trung Quốc vì ông ta không muốn hợp tác với người Pháp. Ông nói rằng ông thích một số người Pháp, nhưng ghét những gì người Pháp đã làm trên đất nước ông và dân nước ông không chấp nhận sự hổ trợ của người Pháp. Nhưng rồi ông cũng phải nhượng bộ Mỹ và khoe rằng ông hiện đang có 3.000 tay súng ở khắp nơi !

Toán Deer Team đã huấn luyện cho các đơn vị của Võ Nguyên Giáp về hoạt động tình báo, từ thu thập và đánh giá tin tức, đánh cắp tài liệu, chỉ điểm, ám sát... đến tuyên truyền và giải cứu các phi công Đồng Minh bị bắn rơi.

Thiếu tá Thomas đã yêu cầu Hồ Chí Minh cho thành lập một trung tâm huấn luyện du kích và thiết lập một đơn vị biệt kích để ngăn chận sự vận chuyển của Nhật trên đất liền. Theo báo cáo của Thomas thì quân của Hồ gồm khoảng 200 tay súng. Thomas cho lập một phi trường để nhận tiếp tế, phi cơ L-5 có thể hạ cánh được. Công việc lập phi trường do toán AGAS thực hiện và đã hoàn tất vào ngày 20/7/1945. Thomas khuyến cáo Washington đừng tin vào các tin nhảm nói rằng Hồ Chí Minh là cộng sản. Ông quả quyết Hồ Chí Minh "không phải là cộng sản, không do cộng sản kiểm soát hay lãnh đạo".

hcm2

Toán "Deer Team" đang huấn luyện Việt Minh

Thomas lựa ra 100 người khỏe mạnh để huấn luyện. Mỗi ngày huấn luyện từ 5 giờ 30 sáng đến 5 giờ chiều. Sau khi huấn luyện xong, từ 10 đến 14/8/1945 Hoa Kỳ đã gởi đến cho Hồ Chí Minh các loại súng Carbines, Garant M-1, tiểu liên Tommygun, tiểu liên Brens, súng không giật Bazooka, súng phóng lựu, súng cối và lựu đạn.

Tình hình trở nên rối loạn

Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Ngày 10/3/1945 Tổng tư lệnh Nhật tại Đông Dương tuyên bố : "Chánh phủ Đông Kinh long trọng trao trả độc lập cho Việt Nam để cùng lập khối thịnh vượng chung Đông Nam Á". Ngày 12/3/1945 Cao Mên tuyên bố độc lập. Lào tuyên bố độc lập chậm nhất, vào ngày 15/4/1945. Ngày 17/3/1945 vua Bảo Đại tuyên chiếu rằng từ nay vua sẽ đích thân cầm quyền theo nguyên tắc "Dân vi quý" và chỉnh đốn lại quốc gia. Ngày 17/4/1945 chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập. Thành phần chỉnh phủ gồm 10 Bộ và ông là Tổng lý Nội các (Thủ tướng).

Ngày 15/8/1945 Nhật đầu hàng Đồng Minh. Khi nghe tin Nhật đầu hàng, Thomas ra lệnh án binh bất động để đợi tước khí giới Nhật. Như vậy, Việt Minh chưa góp phần gì trong việc hợp tác với Mỹ chống Nhật, trái lại đã tiếp nhận võ khí và hướng dẫn của Mỹ về kỹ thuật hoạt động tình báo và tác chiến. Đây cũng là một lý do khiến Hồ Chí Minh đã cướp được chính quyền.

Ngày 16/8/1945, Thomas và một số cán bộ Việt Minh tiến về Thái Nguyên, dù công việc huấn luyện chưa chấm dứt. Ngày 9/9/1945, Toán Con Hươu về tới Hà Nội bằng đường bộ và ngày 19/9/1945 rời Hà Nội về Mỹ.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ (1898–1967), Chủ tịch Ủy ban Giám đốc Chính trị Miền Bắc, cho biết sáng ngày 14/8/1945, Phó lãnh sự Nhật đã nói với ông : "Nous sommes à votre disposition" (Chúng tôi đặt dưới quyền sử dụng của các ông). Nếu muốn nhờ quân đội Nhật trong một tình thế nào, Nhật sẵn sàng giúp đỡ. Nhật biết Việt Minh sẽ cướp chính quyền nên đã gợi ý như vậy. Ý kiến của Bác sĩ Chữ là nên duy trì chính quyền hiện nay của Triều đình Huế, còn Phan Kế Toại đi theo Việt Minh.

Trong khi tình hình đang lộn xộn thì ông Nguyễn Xuân Tiếu, lãnh tụ đảng Đại Việt Quốc Xã cùng với một người nữa, đến Phủ Khâm Sai yêu cầu Khâm sai Phan Kế Toại từ chức và nhường quyền lại cho ông. Khâm sai Phan Kế Toại cho người đi mời Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ đến. Nguyễn Xuân Tiếu tự giới thiệu là lãnh tụ Đại Việt Quốc Xã và người đi theo là phó lãnh tụ. Ông cho biết đảng ông đã từng hợp tác chặt chẽ với Nhật trong cuộc đảo chánh ngày 6/3/1945 và đang được Nhật yểm trợ để nắm chính quyền. Ông yêu cầu Khâm sai Phan Kế Toại từ chức và trao quyền lại cho ông. Ông nói rằng người Nhật chỉ tin ở ông và giao vũ khí cho ông mà thôi.

Việt Minh chớp thời cơ

Sau khi toán Deer Team rời Hà Nội, Việt Minh đã ra lệnh cho Võ Nguyên Giáp đưa khoảng 100 quân vừa được Mỹ huấn luyện và trang bị, về Hà Nội ngay. Ngày 17/8/1945, các công chức Hà Nội tổ chức một cuộc biểu tình lớn trước Nhà Hát Lớn tại Hà Nội, biểu dương ý chí bảo vệ đất nước và ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim. Việt Minh lợi dụng cơ hội, cho cán bộ trà trộn vào đám biểu tình, bắn mấy phát súng, trương biểu ngữ của Mặt Trận Việt Minh lên và nhảy lên cướp máy phóng thanh, biến cuộc biểu tình đó thành cuộc biểu tình của Việt Minh.

Tối hôm đó, Đại Việt Quốc Gia Liên Minh họp khẩn cấp. Phía Việt Nam Quốc Dân Đảng có Chu Bá Phượng, Nguyễn Văn Viễn và Lê Khang. Phía Đại Việt Quốc Dân Đảng có Trương Tử Anh và Phạm Khải Hoàn. Đại Việt Quốc Dân Đảng cho rằng Việt Minh có cướp chính quyền thì cũng đi tới mục đích là giành độc lập cho quốc gia. Nhưng Lê Khang nói : "Thì ra đến giờ phút này mà các anh vẫn chưa hiểu rõ ‘Việt Minh cộng sản’ là thế nào cả, huống hồ là dân chúng !".

hcm3

Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân của Việt Minh

Sáng 19/8/1945, trong khi quân Nhật đang gác trên các đường ở Hà Nội, Việt Minh lại hô hào dân chúng đến biểu tình trước Nhà Hát Lớn. Khoảng 8 giờ, 30 dân quân giải phóng cầm 17 khẩu súng lục tiến vào Nhà Hát Lớn. Một cán bộ đọc những lời hiệu triệu. Đến 10 giờ, đoàn biểu tình kéo về Phủ Khâm Sai. Phan Kế Toại không có mặt. Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ ra lệnh cho lính Bảo an mở cửa, Việt Minh vào tước khí giới. Một toán khác cũng đã chiếm tòa thị chính Hà Nội. Tin được loan đi một cách nhanh chóng : "Đã cướp được Phủ Khâm Sai" !

Ngày 23/8/1945, Việt Minh công bố chính phủ lâm thời. Khi biết Việt Minh cướp chính quyền ở Hà Nội, Bảo Đại đã nói : "Trẫm có thiết gì ngôi vua đâu, miễn là bọn Việt Minh giữ được nền tự chủ của nước nhà là đủ. Trẫm muốn làm người dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ".

Ngày 25/8/1945, tại lầu Ngọ Môn, Huế, Bảo Đại tuyên chiếu thoái vị. Sau đó Bảo Đại trao quốc ấn và bảo kiếm cho đại diện của Việt Minh là Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận, và tiếp nhận huy hiệu "Người công dân thứ nhất của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" và lấy tên là "Công dân Vĩnh Thụy".

Ngày 22/8/1945, Archimedes L.A. Patti cùng với Carleton B. Swift Jr (OSS) và một viên chức Pháp đã đến Hà Nội lo về các tù binh. Ngày 26/8/1945, Patti đã gặp Hồ Chí Minh và giúp Hồ Chí Minh soạn bản tuyên ngôn đọc lập phỏng theo bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Mỹ.

Lịch sử đang được lặp lại

Năm 1944 và 1945, Mỹ phải sử dụng Việt Minh làm công cụ chống Nhật vì các đảng phái quốc gia không được tổ chức chặt chẽ và thiếu đoàn kết. Do đó, Việt Minh đã nắm được thời cơ và cướp chính quyền. Nay Mỹ đã ký tuyên ngôn "đối tác toàn diện" với Đảng Cộng sản Việt Nam về cả chính trị, kinh tế lẫn quân sự với mục tiêu dùng Đảng Cộng sản Việt Nam làm công cụ chận đứng Trung Quốc tràn xuống Đông Nam Á. Lịch sử đang được lặp lại.

Wynne McLaughlin đã từng nói : "Có lẽ lịch sử sẽ không phải lặp lại chính nó nếu chúng ta thỉnh thoảng lắng nghe" (Maybe history wouldn't have to repeat itself if we listened once in a while).

Những người biết ít về lịch sử, thường sợ sự thật lịch sử và thích sống hoang tưởng, rất dễ trở thành nạn nhân của tình trạng lịch sử được lặp lại, nhất là khi người chủ trương lại chính là "Đồng Minh" !

Ngày 17/8/2017

Lữ Giang

Published in Diễn đàn

Hiện nay, các cơ quan truyền thông quốc tế cũng như Việt ngữ đã bàn khá nhiều về vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc từ Đức đưa về Hà Nội.

txt1

Tại sao Hà Nội không áp dụng thủ tục dẫn độ mà phải đi bắt cóc ?

Nhiều câu hỏi đã được đặt ra, chẳng hạn như : Tại sao Hà Nội không áp dụng thủ tục dẫn độ mà phải đi bắt cóc ? Với lý do quan trọng nào khiến Hà Nội phải chấp nhận những hậu quả tai hại về ngoại giao, chính trị và kinh tế do bắt cóc để đổi lấy Trịnh Xuân Thanh ? Phải chăng Hà Nội đã tính toán kỹ ?

Nhìn lại con đường quan lộ của Trịnh Xuân Thanh, từ khi làm Phó Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PCV) năm 2007, rồi Chủ tịch Hội đồng quản trị tổng công ty này năm 2009 cho đến khi bỏ trốn ra nước ngoài và bị bắt cóc đưa trở về Việt Nam... chúng ta đều thấy chứa đựng nhiều bí ẩn khó hiểu.

Khái lược về Trịnh Xuân Thanh

Trịnh Xuân Thanh sinh ngày 13/2/1966 tại xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Bố là Trịnh Xuân Giới, sinh năm 1939, vào đảng năm 1962, Tiến sĩ Sử học, Cựu Hiệu trưởng trường Đoàn trung ương, cựu Phó trưởng ban Dân vận trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, hiện vẫn còn là Chủ tịch của Công ty TNHH Mai Phương.

1. Thăng quan tiến chức

Thanh tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Quy hoạch đô thị tại Đại học Kiến trúc năm 1990, sau đó sang làm việc ở Cộng hòa Liên bang Đức. Năm 1995, Thanh về nước và từ năm 1996 đến năm 2000, ông làm Phó giám đốc Công ty Detesco của Trung ương Đoàn. Từ năm 2000 - 2004, Thanh làm Phó giám đốc chi nhánh Hà Nội của Tổng công ty Sông Hồng, Việt Trì, Phú Thọ. Từ năm 2005 – 2007, Thanh làm Phó tổng rồi Tổng giám đốc của Tổng công ty Sông Hồng.

Năm 2007, Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được nâng lên thành Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PetroVietnam Construction - PVC), Thanh được chuyển về làm Phó tổng giám đốc rồi sau đó năm 2009 là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty này và được phong danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2011.

2. Những diễn biến khác thường

Đến năm 2013, khi PVC rơi vào tình cảnh thua lỗ trầm trọng trên 3.274 tỷ đồng (khoảng 150 triệu USD), và có nguy cơ mất vốn, Thanh được Bộ trưởng Bộ công thương Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm làm Phó Chánh văn phòng bộ trưởng đại diện Văn phòng miền Trung của Bộ Công thương tại Đà Nẵng. Tháng 2 năm 2014, Thanh được Bộ trưởng Bộ công thương bổ nhiệm lên chức vụ Vụ trưởng - Trưởng ban đổi mới doanh nghiệp Bộ công thương. Tháng 5/2015, Trịnh Xuân Thanh được luân chuyển làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016.

Năm 2016, Thanh ứng cử Đại biểu quốc hội khóa 14 tại Hậu Giang và trúng cử với tỷ lệ 75,28%. Nhưng ngày 15/7/2016, theo kiến nghị của Ủy ban Kiểm tra trung ương, Hội đồng bầu cử quốc gia biểu quyết không xác nhận tư cách Đại biểu quốc hội của Trịnh Xuân Thanh với 100% số phiếu.

3. Mất chức và đi trốn

Ngày 6/9/2016, Trịnh Xuân Thanh gửi đơn xin ra khỏi Đảng vì "không còn tin vào sự lãnh đạo của đồng chí Tổng bí thư". Ngày 8/9/2016, Ban bí thư trung ương Đảng họp dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã biểu quyết 100% bằng phiếu kín quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ Trịnh Xuân Thanh ra khỏi Đảng.

Ngày 16/9/2016, Cảnh sát điều tra Bộ công an ra Quyết định số 363/C46(P12) khởi tố Trịnh Xuân Thanh về tội "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại điều 165 Bộ luật hình sự, đồng thời ra lệnh bắt tạm giam và khám xét Trịnh Xuân Thanh.

Ngày 15/9/2016, cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố 4 bị can thuộc Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam gồm : Vũ Đức Thuận , nguyên Ủy viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc ; Nguyễn Mạnh Tiến, Phó tổng giám đốc ; Trương Quốc Dũng, nguyên Phó tổng giám đốc và Phạm Tiến Đạt, nguyên Kế toán trưởng Tổng công ty PVC.

Tháng 7/2016, Thanh đã gửi đơn đến tỉnh ủy Hậu Giang xin nghỉ phép từ 25 đến 29/7. Ngày 19/8, Thanh gửi đơn lần 2 xin nghỉ một tháng (3/8 - 2/9) để đi nước ngoài trị bệnh. Theo tài liệu của Bộ công an, Thanh đã bỏ trốn ra nước ngoài ngày 16/9/2016 và đã qua trú ẩn ở Đức.

Sau khi xác định bị can Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn, cơ quan Cảnh sát điều tra ra Quyết định số 19/C46-P12 truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh.

Tại sao không áp dụng thủ tục dẫn độ ?

Thủ thục dẫn độ theo quốc tế công pháp khá phức tạp, ở đây chúng tôi chỉ trình bày những khái niệm căn bản để tìm hiểu tại sao Hà Nội không yêu cầu áp dụng thủ tục dẫn độ đối với Trịnh Xuân Thanh ở Đức mà phải bắt cóc.

1. Những quy định về dẫn độ khá phức tạp

Hiện nay, Việt Nam đã ký hiệp định song phương về chuyển giao người bị kết án với 5 nước là Anh, Nam Hàn, Úc, Thái Lan và Hungary. Việt Nam cũng đã ký hiệp định song phương về dẫn độ với 5 nước là Algeria, Ấn Độ, Nam Hàn, Indonesia và Hungary. Nhưng Việt Nam chưa có hiệp ước dẫn độ song phương với Đức. Tuy nhiên, cả Việt Nam lẫn Đức đều đã tham gia vào Công ước Liên Hiệp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia được thông qua ngày 15/11/2000. Điều 16 của Công ước này có quy định về việc dẫn độ.

Tại sao Hà Nội không căn cứ và điều 16 của Công Ước này để yêu cầu Đức cho dẫn độ Trịnh Xuân Thanh ?

Điều 16 gồm 17 khoản quy định về dẫn độ. Điều này đòi hỏi điều kiện là hành vi phạm tội dẫn đến việc dẫn độ đáng bị trừng phạt theo pháp luật trong nước của cả quốc gia yêu cầu lẫn quốc gia được yêu cầu. Thành viên muốn dẫn độ sẽ phải chuyển ngay vụ việc này cho các cơ quan có thẩm quyền truy tố. Cơ quan có thẩm quyền đó sẽ đưa ra quyết định của họ và tiến hành tố tụng theo một trình tự thủ tục giống như đối với những hành vi phạm tội khác có cùng mức độ nghiêm trọng phù hợp với pháp luật trong nước của quốc gia thành viên nói trên. Các quốc gia thành viên hữu quan sẽ hợp tác với nhau trong quá trình tố tụng và về chứng cứ, để đảm bảo tính hiệu quả của việc truy tố. Khoản 15 còn quy định các quốc gia thành viên có thể từ chối yêu cầu dẫn độ với lý do hành vi phạm tội cũng liên quan đến vấn đề tài chính quốc gia.

Ngoài những quy định của điều 16, việc dẫn độ còn phải tuân thủ các nguyên tắc về dẫn độ được án định trong quốc tế công pháp nữa.

2. Nguyên tắc "In dubio pro reo"

Cho đến nay, trong danh sách những người bị truy nã của Cảnh Sát Quốc Tế (Interpol), người ta không thấy tên Trịnh Xuân Thanh. Điều này cho thấy bằng chứng (evidence) về tội phạm của Trịnh Xuân Thanh mà cơ quan tư pháp Hà Nội đưa ra không thuyết phục được.

Nhiều người chẳng biết gì về luật pháp, thường coi những lời tố cáo đối phương là tội phạm, nhất là các tin được phổ biến trên Wikileak. Nhưng với luật pháp, những lời tố cáo chỉ được coi là thông tin (information). Những thông tin đó nhiều khi không giúp tìm ra tội phạm mà chỉ là những lời mạ lỵ phỉ báng. Nguyên tắc của hình luật là "In dubio pro reo", tức khi còn nghi vấn phải coi người bị tố cáo là không có tội.

Với những quy định chặt chẽ của luật dẫn độ, Hà Nội thấy khó vượt qua được. Ngoài ra, trong một chế độ thường coi "miệng tao là luật", những người thi hành luật pháp thường không được huấn luyện đầy đủ, nên khó tiến hành các cuộc tranh tụng quốc tế. Hà Nội nhận ra những yếu kém đó nên đã không cho tiến hành thủ tục dẫn độ đối với Trịnh Xuân Thanh mà thi hành biện pháp bắt cóc !

Một vụ bắt cóc ngang ngược

Chiều ngày 31/7/2017, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, bà Lê Thị Thu Hằng nói trong cuộc họp báo : "Thông báo ngày 31/7/2017 của Bộ công an và đã được báo chí đăng tải, theo đó ngày 31/7/2017 Trịnh Xuân Thanh đã ra trình diện và đầu thú. Hiện nay, các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra".

1. Diễn biến của vụ bắt cóc

Trong một cuộc họp báo, Văn phòng Công Tố Đức tại Berlin cho biết Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt cóc ngay trước Khách sạn Sheraton Berlin - Grand Hotel Esplanade ở quận Tiergarten, Berlin, hôm 23/7 trong lúc ông đang ngồi trên ghế công viên ở sát bên cạnh dòng sông trên đường Lützowufer. Camera trên đường phố và camera của Sheraton Hotel đã ghi lại rõ hình ảnh bọn bắt cóc và luôn cả chiếc xe van màu đen, mang bản số Cộng hòa Szech. Cảnh sát đã nắm chắc sự kiện bắt cóc qua hình ảnh video – chiếc xe van đen mang bản số Cộng hòa Szech đã chạy sang Pháp qua ngả Belgium.

txt2

Chiếc xe bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức

Sở Cảnh sát Đức cho biết ở Berlin có tổng cộng hơn 15.000 CCTV cameras, trong số này có 3.200 cameras chuyển hình ảnh thẳng về Trung Tâm Chống Khủng bố của Cảnh sát.

Theo Cảnh sát Đức, An ninh sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa liên bang Đức đã phối hợp cùng một băng đảng xã hội đen tại Cộng hòa Szech để thực hiện vụ bắt cóc này. Bí thư thứ nhất Đại Sứ Quán Việt Nam tại Cộng hòa liên bang Đức là Nguyễn Đức Thoa đã bị ghi hình trong video an ninh tại Khách sạn Sheraton Berlin Grand Hotel trong thời điểm bọn bắt cóc vũ trang áp tải Trịnh Xuân Thanh lên chiếc xe đậu trước khách sạn này. Ông Thoa đã bị Cảnh sát Đức áp tải đến Phi trường Schönefeld ở Berlin và trục xuất trong một chuyến bay gần nhất.

Tối thứ tư ngày 3/8/2017, chương trình Heute Journal của Đài truyền hình quốc gia Đức ZDF, một trong 2 đài truyền hình lớn nhất nước Đức, đã dành hơn 3 phút tường thuật về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin rồi áp tải đến phi trường ở một nước Đông Âu (phi trường Praha ở Szech). Tại đây đã có một chiếc máy bay chờ sẵn, Trịnh Xuân Thanh được đặt trong một chiếc cáng thương, và các nhân viên mật vụ ngụy trang người chăm sóc bệnh nhân đã đem ông lên máy bay và đưa về Việt Nam. Cộng Hòa Szech đang mở cuộc điều tra.

2. Nhận diện ra người phụ nữ cùng bị bắt

Video cũng giúp nhiều người nhận diện ra người phụ nữ cùng ngồi với Trịnh Xuân Thanh trên ghế công viên bên bờ sông khi bị bắt, đó là cô Tô Linh Hương, con của ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ chính trị, cựu Trưởng ban Tổ chức trung ương Đảng, một nhân vật đầy quyền lực trước đây.

txt3

Ảnh của Tô Linh Hương trên trang web của Vinaconex – PVC.

Tô Huy Rứa là người đỡ đầu cho Trịnh Xuân Thanh. Ngày 14/4/2012, ông Rứa đã đưa cô Hương mới 24 tuổi vào làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Vinaconex do Trịnh Xuân Thanh thành lập. Nhưng công ty này lại quá tai tiếng về lỗ lã và liên tục làm vỡ đường ống nước Sông Đà nên ít tháng sau ông Rứa phải rút cô Hương ra. Những người đỡ đầu cho Trịnh Xuân Thanh đã bị cất chức và điều tra, nhưng ông Rứa chưa bị đụng đến vì là "người đồng hành" với Nguyễn Phú Trọng. Cô Hương đã qua tị nạn ở Đức và được nói là bồ nhí của Thanh. Nhiều người tin rằng Công an đã dùng Tô Linh Hương làm "chim mồi" để bắt Trịnh Xuân Thanh. Không ai biết cô Hương hiện đang ở dâu.

3. Phản ứng của chính quyền Đức

Thông cáo của Bộ ngoại giao Đức ra hôm 2/8 cho biết chính phủ Đức "không nghi ngờ" gì việc Bộ ngoại giao Việt Nam và mật vụ có dính líu vào vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hôm 23/7, và việc này "vi phạm luật pháp Đức và quốc tế".

Ông Martin Schaefer, phát ngôn Bộ ngoại giao Đức, nói rằng vụ việc này "có khả năng ảnh hưởng nặng nề tới các mối quan hệ (giữa 2 nước)". Ông gọi đây là "một sự bội ước lòng tin vô cùng lớn". Chính quyền Berlin cũng nói rằng Việt Nam đã "bội tín" sau khi từng yêu cầu dẫn độ ông Thanh về nước khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị G20 ở Đức hồi đầu tháng trước. Ông nhấn mạnh :

"Chính phủ Liên bang Đức yêu cầu phải để ông Trịnh Xuân Thanh quay trở lại Đức ngay lập tức để hồ sơ đề nghị dẫn độ và đơn xin tị nạn được xem xét theo đúng trình tự pháp lý".

4. Dùng trò cãi chày cãi cối

Tối 3/9, đài truyền hình VTV của Việt Nam đã cho chiếu đoạn phim được nói là đã quay ngày 31/7. Trong phim, Trịnh Xuân Thanh ngồi ở địa điểm không xác định, nói ông đã "suy nghĩ không chín chắn" và "đành phải về để đối diện sự thật". Ông nói "cần về gặp lại mọi người, đặc biệt là những lãnh đạo để báo cáo nhận khuyết điểm, xin lỗi". VTV cũng đưa hình về "đơn xin tự thú" viết tay ghi ngày 31/7 tại Hà Nội, được nói là của ông Thanh.

txt4

Trịnh Xuân Thanh trên đài truyền hình VTV

Bà Petra Schlagenhauf, luật sư của Trịnh Xuân Thanh ở Đức, nói với BBC sau khi xem đoạn phim : "Đây là 'tự thú' ép buộc. Ông ấy bị bắt cóc. Chúng tôi biết, cảnh sát Đức biết, chính phủ Đức biết". Bà nói thêm : "Tôi lo ngại cho sức khỏe của thân chủ. Ông ấy trông rất tệ".

Hôm thứ Sáu 4/8/2017, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel tuyên bố Đức đang cân nhắc các biện pháp trả đũa Việt Nam vì cáo buộc Hà Nội bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin. Ông nhắc lại Đức đã yêu cầu một sĩ quan tình báo Việt Nam rời Berlin vì tin rằng ông này liên quan đến việc bắt cóc. Ông nói : "Chúng tôi yêu cầu ông ta ra đi vì chúng tôi biết chắc rằng ông ta liên quan vụ bắt cóc".

Ông Sigmar Gabriel nói thêm : "Ông Trịnh Xuân Thanh bị đưa ra khỏi Đức, bằng các biện pháp mà chúng tôi tin rằng người ta xem trong các phim hình sự về Chiến tranh Lạnh. Đây là điều chúng tôi không thể chấp nhận".

Cả thế giới chẳng ai tin vào những lời biện bác của nhà cầm quyền Hà Nội nên mọi kịch bản cãi chày cãi cố đều vô ích.

Tại sao Hà Nội lại sử dụng biện pháp tồi tệ này ?

Đã có rất nhiều nhận xét khác nhau về việc Đảng cộng sản Việt Nam phải cho bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đưa về nước, nhưng giả thuyết được coi là thuyết phục nhất vẫn là thanh toán nội bộ : Phe Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải thanh toán cho xong phe Nguyễn Tấn Dũng, một nhóm được coi là có quyền lực và tham nhũng lớn nhất trong Đảng cộng sản Việt Nam từ trước đến nay, để trừ hậu họa.

Chúng tôi xin nhắc lại rằng khi Nguyễn Tấn Dũng đã tái đắc cử Thủ tướng nhiệm kỳ thứ 2 vào ngày 25/7/ 2011, Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI (2011–2015) có 175 ghế Ủy viên trung ương chính thức thì phe Dũng chiếm đến 70% (số 30% còn lại được chia cho các phe khác), nên Dũng tha hồ làm mưa làm gió. Nay Nguyễn Tấn Dũng đã bị mất chức, nhưng vẫn còn khoảng 50% người theo và tiếp tục liên kết với nhau để chống Nguyễn Phú Trọng, vì sợ bị thanh toán, mất cả chì lẫn chài.

Vụ tham nhũng điển hình nhất của tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng vẫn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, mà Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam là một chi nhánh. Trong thư tố cáo được phổ biến trên Facebook vào tháng 3 năm 2017, Trịnh Xuân Thanh đã tố cáo các cán bộ bán dầu gồm Công an, Hải Quan, Dầu khí… đã ăn trộm dầu ở các mỏ dầu ngoài khơi Vũng Tàu và bán cho nước ngoài. Ví dụ xuất bán 100.000 tấn dầu thì tàu mua chỉ trả 70.000 tấn qua ngân hàng có hóa đơn, còn 30.000 tấn thì họ trả bằng tiền mặt ngay trên tàu với giá chỉ bằng 50% giá thị trường và khoản tiền này không được đưa vào sổ sách.

Thư tố cáo nói rõ từ ngày Nguyễn Tấn Dũng lên làm Thủ tướng và Đinh La Thăng làm Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí, thì khách hàng mua dầu khoảng 70% là Trung Quốc… Chỉ tính trong 10 năm Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng, mỗi năm Việt Nam xuất bán 20 triệu tấn dầu thô với lượng dầu thô ăn cắp khoảng 30% tức là khoảng 6 triệu tấn/năm. Mỗi tấn tính rẻ 600 đô, như vậy là băng đảng Nguyễn Tấn Dũng và Đinh La Thăng đã ăn gọn là 10 x 6 x 600 = 36 tỷ đô. Đó là chưa kể đến hàng trăm khoản tham nhũng khác từ ngành Dầu khí như mua sắm thiết bị, vật tư, chi phí khai thác, mua sắm tàu bè…

Sau khi bị mất chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam vì tổng công ty này bị thua lỗ trầm trọng trên 3.274 tỷ đồng, Thanh vẫn được thăng chức nhờ chạy chọt. Cuộc điều tra của Bộ công an cho biết Thứ trưởng Bộ nội vụ Trần Anh Tuấn đã nhận 3 triệu USD cho việc khen thưởng, tuyển dụng, trình Thủ tướng phê chuẩn bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh chức danh Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. Hai Thứ trưởng Bộ nội vụ khác là bà Trần Thị Hà và Nguyễn Duy Thăng cũng được chia chác. Bà Thứ trưởng công thương Hồ Thị Kim Thoa vừa bị cách chức cũng vì dính vào vụ ăn tiền của Trịnh Xuân Thanh. Chuyện Trịnh Xuân Thanh đi trốn một cách dễ dàng cũng là do sự sắp xếp của nhóm viên chức tham nhũng.

Với một vài sự kiện được trình bày trên, chúng ta thấy Trịnh Xuân Thanh là một trong các thủ phạm chính và là một nhân chứng quan trọng trong các vụ án tham nhũng thời Nguyễn Tấn Dũng. Nếu bắt được Trịnh Xuân Thanh, có thể dùng Thanh để thanh toán tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng.

Tập đoàn Nguyễn Phú Trọng biết rất rõ tác hại do vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh gây ra sẽ rất nghiêm trọng, nhưng sẽ không bằng những tác hại do sự vùng dậy của tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng. Nếu tập đoàn này vùng dậy được, tập đoàn Nguyễn Phú Trọng sẽ bị tan vỡ ngay. Còn những quan hệ với Đức dù bị mất đi, trong khoản năm hay mười năm sau vẫn có thể phục hồi lại được. Đó là lý do khiến tập đoàn Nguyễn Phủ Trọng chọn giải pháp bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Ngày 10/8/2017

Lữ Giang

Published in Diễn đàn

Hôm 10/7/2017, trong một tuyên bố của Tòa Bạch Ốc, Tổng Thống Donald Trump nói rằng đánh bại nhóm chủ chiến ở Mosul "báo hiệu ngày tàn của chúng ở Iraq và Syria sắp đến". Cũng trong ngày hôm đó, Thủ tướng Haider al-Abadi chính thức tuyên bố Iraq đã chiến thắng tại thành phố Mosul, nơi IS từng tuyên bố là thủ đô của chúng. Nhưng đa số các chuyên gia không tin “ngày tàn của IS sắp đến”.

Ai cho chúng nó tàn ?

Theo phân tích của đài CNN, kể từ khi được thành lập, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (Islamic State - IS) đã chuẩn bị cho "hậu Nhà nước Hồi giáo". Lời kêu gọi của IS từ lâu đã là "Baqiya wa tatamaddad", tức "Duy trì và mở rộng". Trong khi sự mở rộng của IS có thể kéo dài nhiều thế hệ thì các lãnh đạo của tổ chức này cũng đã chuẩn bị cho một "Nhà nước Hồi giáo không có quốc gia" (Stateless Islamic State). Điều này có nghĩa là IS sẽ duy trì tổ chức thông qua ý thức hệ và bất kỳ công dân của một nước nào cũng có thể trở thành tay súng IS. Các chỉ huy hàng đầu và các tay súng lâu năm chắc chắn vẫn trụ lại Iraq và Syria, tạo thành một cuộc kháng chiến ngầm.

Image result for Pictures of IS in Mosul and Aleppo

Bản đồ nơi chiến địa : Aleppo, Raqqa (Syria) và Mosul (Iraq)

Về phía Hoa Kỳ, có nhiều dấu hiệu cho thấy Tổng thống Trump chẳng biết gì về kế hoạch “Một Trung Đông Mới” của Hoa Kỳ được ban hành từ năm 2008 nên ông mới nói như vậy. Theo kế hoạch này, sau khi thanh toán các lãnh tụ Hồi Giáo có chủ trương tái hình thành một dế chế Hồi giáo gióng Đế chế Ottoman ngày xưa, sẽ chia 5 nước trung tâm ra thành 14 nước. Hiện nay mới chỉ có Libya bể thành nhiều mãnh, còn Iraq và Syria chỉ mới bể làm hai, một phần thuộc về khối Shiite (còn gọi là Shia) và một phần thuộc về người Kurd. Khối Sunni chưa có đất dụng võ ở hai nước này.

Mỹ định cho nhóm Nhà Nước Hồi Giáo (IS) trở thành một Nhà Nước thuộc khối Sunni nằm ngang giữa hai nước Iraq và Syria, nhưng IS đã đi ra ngoài vòng kiểm soát nên phải thanh toán. Tuy nhiên, trước khi tấn công vào Mosul, Mỹ đã mở đường cho một toán quân lớn của IS gồm khoảng 9000 người di chuyển bằng xe về tỉnh Deir ez Sor của Syria, một tỉnh lớn nằm ở miền trung Syria sát với biên giới Iraq với mục tiêu bảo vệ phần đất mà Mỹ muốn dành cho khối Sunni. Nhưng Nga thấy rõ âm mưu của Mỹ nên đã cho quân đội Syria đến chiếm đóng tỉnh lỵ của tỉnh này. IS chỉ có thể đóng rải rác từ Raqqa xuống Deir ez-Sor. Điều này cho thấy Mỹ còn muốn dùng IS làm công cụ chia cắt cả Iraq lẫn Syria, biến mỗi nước thành 3 vùng tự trị khác nhau. Như vậy cuộc chiến với IS còn dài.

Sự bạo tàn của IS

Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh của Nhà nước Hồi giáo (IS), được đặt biệt danh là "thủ lĩnh vô hình" vì hành tung bí ẩn, luôn cẩn trọng để không tiết lộ nhiều thông tin về bản thân và nơi ở của mình. Sự tàn nhẫn và kỷ luật của y đã thu hút nhiều tân binh đi theo IS, nhóm thánh chiến nguy hiểm nhất thế giới.

Nhà báo Barham Omer, trưởng phòng thời sự kênh truyền hình KNN ở tỉnh Erbil, Iraq, nói :

Không thể kể hết những tội ác mà IS đã gây ra ở Iraq, không chỉ là các tội ác diệt chủng chống lại loài người, chúng âm mưu phá hủy những bằng chứng về nền văn minh nhân loại, các cổ vật được lưu truyền từ xa xưa. Người dân Iraq dù là người Shia, Sunni hay người Kurd đều trải qua cuộc sống địa ngục dưới sự cai trị của IS”.

Việc Mỹ đưa quân vào Iraq và lật đổ chế độ Saddam Hussein năm 2003 đã thay đổi trật tự ưu tiên cũ. 10 năm sau sự kiện này, dưới danh nghĩa chống khủng bố, người Kurd và người Shiite đã đánh đuổi những địa chủ người Sunni khỏi vùng đất của họ. Từ chỗ nắm quyền, người Sunni bị đẩy vào thế yếu. Do vậy, khi phiến quân IS tràn vào, người Sunni hỗ trợ lực lượng này vì muốn tạo ra sự thay đổi bộ máy do người Shiite đang cai trị với đầy rẫy những điều mà họ cho là bất công, áp bức”.

Nhưng ông Sheik Ghazi Mohammed Hamoud, tộc trưởng người Sunni tại thị trấn Rabia từng bị IS kiểm soát trước khi được người Kurd giải phóng, nói với Washington Post rằng dần dần người Sunni cũng nhận ra họ đã phạm sai lầm : “IS không chừa một ai. Chúng như cơn sóng thần càn quét cả người Sunni. Chúng tôi mất tất cả, nhà cửa, người thân, công việc”.

Ông Zawahiri, lãnh đạo mạng lưới al-Qaeda thuộc khối Sunni, từng yêu cầu IS tập trung vào Iraq và để lại Syria cho nhóm al-Nusra. Nhưng lãnh tụ Baghdadi và các chiến binh IS đã công khai thách thức họ. Nhiều nhà bình luận cho rằng điều này đã làm tăng uy tín của Baghdadi đối với nhiều chiến binh Hồi giáo !

Ngày 16/6/2017, quân đội Nga tuyên bố Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh tối cao của Nhà nước Hồi giáo (IS), đã bị tiêu diệt trong cuộc không kích của Nga. Nhưng tin này chưa kiểm chứng được.

Biến nơi chiếm đóng thành “địa ngục trần gian”

Trong 3 năm qua, có khoảng sáu triệu người đang sống trong các vùng lãnh thổ mà nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) chiếm đóng. Khu vực này trải dài ở các vùng phía bắc Iraq và đông Syria.

Image result for Pictures of IS in Mosul and Aleppo

Trên đường tháo chạy

Liên Hiệp Quốc cho biết tình trạng bạo lực của IS đồng nghĩa với hàng loạt những vi phạm nhân quyền – “tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người, và có thể cả tội diệt chủng”. Các cuộc tấn công do Mỹ dẫn đầu nhằm vào nhóm này cũng khiến nhiều thường dân thiệt mạng oan.

Tờ Global Post ghi lại chia sẻ của những người dân bỏ trốn, trong đó cho thấy phần nào vào cuộc sống dưới sự thống trị của IS.

1. Tiêu diệt những người không cùng tôn giáo

Người Yazidi, thành viên một nhóm tôn giáo thiểu số ở miền bắc Iraq bị hành hạ suốt nhiều thế kỷ vì đi theo một kiểu tôn giáo cổ xưa. Với IS, người Yazidi bị coi là ngoại đạo. Khi lực lượng IS nắm quyền kiểm soát hàng chục ngôi làng Yazidi ở vùng Sinjar, họ đã hành quyết đàn ông và bắt cóc hàng ngàn phụ nữ và trẻ em. 

Tổ chức Hội Yazidi bí mật đóng tại Sinjar nhưng hiện tại đang hoạt động ở tại thành phố thủ đô Erbil của của người Kurd tại Iraq đã ghi tên được hơn 12.000 người Yazidi mất tích – trong đó có 5.000 phụ nữ và 7.000 nam giới. Những người này được cho là đã thiệt mạng hoặc bị bắt cóc.

Có ít nhất 47 người trong số đó đã trốn thoát. Họ kể lại những vụ cưỡng bức, cưỡng hôn, và bị đày làm nô lệ. Rất nhiều người như cô Sara nói rằng họ bị gả làm vợ của phiến quân IS, hoặc bị bán làm nô lệ với giá từ 100 - 1.000 USD. Cô Sara kể lại : Có khoảng 20 chiếc xe. Chúng đều có vũ khí hạng nặng. Chúng tách đàn ông, đàn bà riêng ra. Một số nam giới định trốn và bị bắn. Chúng nhốt mẹ tôi với các phụ nữ lớn tuổi ở một căn phòng. Những cô gái Yazidi trẻ hơn bị đưa lên xe. Khi xe chở đủ người và đi khỏi, Sara nghe thấy tiếng súng nổ ở phía sau. Bà Narin cho biết : Chúng tôi chỉ còn lại sáu phụ nữ. Sau khi nghe ngóng và không thấy tiếng động lạ, mọi người tìm cách mở cửa. Cửa mở, họ thấy hàng chục xác nam giới đã chết. Trong đó có cả con trai bà. Cơ quan Giám sát Nhân quyền Syria của Anh cho biết có 300 vụ phụ nữ Yazidi bị IS đưa sang Syria, một số người trong đó bị bán ở chợ tại Aleppo.

Image result for Pictures of IS in Mosul and Aleppo

Một nơi IS vừa đi qua

Kinh hoàng bắt đầu đến với cô Leila 19 tuổi khi cô chạy trốn khỏi ngôi làng ở Sinjar với chồng và gia đình. Xe của IS đuổi kịp họ, phiến quân đã bắt đàn ông phải nằm sấp xuống mặt đất rồi bắn họ, trong đó có cả những thiếu niên mới khoảng 14 tuổi. Leila tận mắt chứng kiến cảnh chồng cô bị giết. Leila ôm lấy đứa con cùng với các phụ nữ khác bị đưa tới thị trấn Sebai, rồi cuối cùng là tới Mosul. Leila kể lại : “Chúng tôi đi qua rất nhiều thi thể. Thậm chí là có xác trẻ con”. Cô với hơn 1.000 phụ nữ khác bị giam trong một tòa nhà. Các cô đều bị yêu cầu cải sang đạo Hồi. Leila đã trốn thoát thành công khi cô được một người đàn ông Ảrập cứu và đưa khỏi vùng bị nạn, giúp cô đoàn tụ với những người thân tại Erbil. 

Ông Samer kể lại : Ông cùng vợ và con trai bị đuổi khỏi nhà ở Bashiqa, Iraq, sau khi IS chiếm thị trấn. Họ đưa chúng tôi tới một bãi đất trống trước một cái mương. Họ bảo chúng tôi xếp thành hàng. Chúng tôi nhìn xuống và thấy các thi thể. Firas, 15 tuổi, cho biết cậu thoát chết khỏi một vụ thảm sát người Yazidi ở Kocho và nói : “Chúng tôi nằm xếp chồng lên nhau. Họ nghĩ là đã giết chết hết mọi người. Họ bắn vào đầu và lưng từng người rồi bỏ đi”.

Đằng sau cánh cửa những tòa nhà trông không mấy nổi bật ở thành phố Fallujah, Iraq, là nơi IS sử dụng để tra tấn, hành quyết tù nhân dã man như thời trung cổ.

Hệ thống nhà tù địa ngục này là dấu tích còn sót lại sau hàng loạt những vụ tra tấn dã man những người bị bắt vì những tội danh như ăn cắp, hút thuốc, tranh chấp đất đai hay vi phạm quy định về trang phục của nhóm phiến quân.

Ngay khi đặt chân vào nơi này, Đại tá Haitham Ghazi, một sĩ quan tình báo của đơn vị phản ứng khẩn cấp của cảnh sát Iraq đã phải thốt lên : “Bạn có thể cảm thấy hơi thở của tù nhân còn quanh quẩn đâu đó bên trong nơi này”.

2. Khống chế phụ nữ

Bà Sherazade - 35 tuổi, làm nghề dạy học - nhớ lại : "Ngày đầu tiên Mosul vào tay IS, khi ra đường, tôi thấy một biểu ngữ rất lạ vẽ trên tường : "Cái đẹp chân chính cần phải được che giấu". Họ hô hào phụ nữ phải che giấu nhan sắc bằng cách dùng vải đen che toàn bộ thân người.

Qua ngày 11/6/2014, chính quyền IS ban hành "Wathiqat al-Madina" (Hiến pháp của thành phố), trong đó đặc biệt nhấn mạnh "phụ nữ không được ra khỏi nhà trừ khi có việc tối cần thiết". Phụ nữ còn bị cấm uống nước nơi công cộng, nhìn vào mắt đàn ông lạ hoặc nói chuyện với họ, thậm chí không được ra vườn nhà phơi đồ nếu không che mạng trên mặt. Phụ nữ phải mang đủ 5 phụ kiện : giày đen, bao tay đen, jibab (áo chùng che toàn thân), niqab (khăn trùm đầu) và miếng che mặt để che mắt. Với trang phục này, phụ nữ cảm thấy rất nóng nực và luôn bị vấp té vì không thấy khi bước đi. Tục tảo hôn được IS cho phép. Bé gái lên 9 có thể lấy chồng, sinh con.

Để thực thi luật Sharia, IS lập đội cảnh sát Hồi giáo Diwan al-Hisba (riêng nữ có đội Katiba al-Khansa) rảo khắp Mosul bằng xe chuyên dụng. Hình phạt được áp dụng ngay tại hiện trường, nhẹ nhất là đánh 25 roi. Một bà mẹ cho con bú để lộ một phần ngực trong bệnh viện lập tức bị al-Khansa trừng phạt bằng cách lấy kìm kẹp núm vú, thậm chí dùng răng cắn chảy máu.

3. Dùng dân làm bia đỡ đạn

Một trong những tội ác lớn khác của IS là dùng thường dân Mosul làm lá chắn sống khi giao tranh với quân đội Iraq. Chúng nấp sau lưng thường dân, đẩy họ ra phía trước để tấn công quân Iraq. Ai không muốn trở thành lá chắn sống phải nộp tiền tươi. Đây cũng là một cách bổ sung ngân sách nuôi dưỡng bộ máy IS. Phóng viên Fox News từng chứng kiến cảnh IS chất đầy trẻ em lên xe khi di chuyển từ thị trấn này sang thị trấn khác để máy bay Mỹ và đồng minh không dám ném bom.

Chuyên gia chống khủng bố Iraq Karim Aljobory nói với phóng viên đài Fox News : "Chúng quấn đai bom vào phụ nữ và trẻ em Iraq. Chúng tôi không thể phân biệt ai là lính IS, ai là thường dân. Nhiều người trong chúng tôi chết vì những người đeo đai bom bất đắc dĩ đó".

Mosul là thủ phủ tỉnh Nineveh. Đa số dân ở đây là người Kurd theo đạo Hồi phái Sunni. Sau khi Mỹ đánh chiếm Iraq năm 2003, Mosul trở thành chiến trường ác liệt nhất, đặc biệt khi nó rơi vào tay IS cách đây 3 năm.

Những sự tàn bạo của IS đã tạo nên “chính nghĩa” cho Hoa Kỳ khi thanh toán họ. Chuyện dài về IS còn rất dài, có dịp chúng tôi sẽ kể tiếp.

Cuộc chiến vẫn còn tiếp tục

Kế hoạch “Một Trung Đông Mới” của Mỹ đang gây ra những hậu quả rất tàn khốc. Các nước Iraq, Libya và Syria đã phải gánh chịu những hậu quả nặng nề nhất, tiếp theo là các nước Châu Âu, nơi các phong trào di dân Hồi giáo được lùa đến. Mỹ là chánh phạm nhưng bị tổn thương nhẹ nhất. Nhưng kế hoạch này chỉ mới hoàn thành chưa đến một nữa, nên cuộc chiến còn kéo dài, có khi hai ba năm, có khi mười hay hai mươi năm nữa…

Nga đã can thiệp vào Syria để bảo vệ chỗ đứng của Nga ở Trung Đông, trong khi chính sách của Donald Trump đã làm nhiều nước Châu Âu muốn tách rời khỏi kế hoạch của Mỹ ở Trung Đông, do đó gánh nặng của Mỹ sẽ lớn hơn trong giai đoạn tới. Chúng tôi sẽ trình bày trong một bài khác.

Ngày 28/7/2017

Lữ Giang 

Published in Diễn đàn
vendredi, 21 juillet 2017 01:55

Trump vướng Vòng Kim Cô của Putin ?

Hôm 11/7/2107, bỗng nhiên bà Luật sư người Nga là Natalia Veselnitskaya lại xuất hiện trên chương trình “Today” của đài NBC của Mỹ và cho biết bà được “triệu tập” đến Trump Tower ở New York vào tháng 6 năm 2016 để gặp con trai trưởng của Donald Trump. Bà được hỏi liệu bà có tin tức gì bất lợi cho bà Hillary Clinton hay không… Từ đó, câu chuyện được mở rộng dần và làm phát hiện nhiều bí mật chung quanh chuyện quan hệ giữa Trump và Nga, đưa Trump lên ngồi trên đóng lửa.

Résultat de recherche d'images pour "Natalia Veselnitskaya and Trump Jr"

Luật sư Nga Natalia Veselnitskaya và Trump Jr.

Tại sao lại có những sự tiết lộ từ Nga bất lợi cho Trump như thế này ? Putin đang muốn gì ?

Putin đang dùng Vòng Kim Cô ?

Putin biết Trump là một con buôn có nhiều mánh mung, đã đạt được một số thành quả đáng kể trên thương trường, nhưng về phương diện chính trị, ông ta lại là một người thiếu kiến thức và kinh nghiêm nhưng lại rất tự phụ và háo thắng, nên đã dùng Vòng Kim Cô để lái Trump đi theo con đường mà mình muốn.

Như chúng ta đã biết, trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không đã nhận được 3 chiếc lá dương liễu thần từ Quan Âm Bồ Tát và một món "quà" khác mà Tôn Ngộ Không chẳng hề muốn là chiếc Vòng Kim Cô. Tôn Ngộ Không vốn coi mình là Tề Thiên Đại Thánh, có thể hô phong hoán vũ, tự tung tự tác theo cái bản năng khỉ của mình, coi trời bằng vung. Mỗi khi Tôn Ngộ Không tự tung tự tác, Đường Tam Tạng chỉ đọc niệm chú, cái Vòng Kim Cô liền siết chặt vào đầu gây đau đớn khủng khiếp, khiến Tôn Ngộ không không làm theo ý mình được.

Khi đi vào chính trường, Donald Trump cũng tưởng mình là Tề Thiên Đại Thánh, tự tung tự tác như Tôn Ngộ Không, nên Putin đã tìm cách đặt Vòng Kim Cô để sai khiến. Những lời tiết lộ của Luật sư Natalia Veselnitskaya cho thấy Putin bắt đầu đọc “niệm chú”…

Trước hết, chúng ta thử tìm hiểu tại sao Donald Trump lại tôn sùng Putin và sau đó sẽ nói về cái Vòng Kim Cô của Putin.

Tại sao Donald Trump dín vào Putin ?

Báo chí Mỹ phát hiện trong cuộc vận động bầu cử tổng thống năm 2016, Trump đã ca tụng Putin rất nhiều lần, tôn vinh Putin lên hàng "đinh cao của trí tuệ loài người".

Hôm 7/9/2016 Trump nói rằng Putin kiểm soát mạnh mẽ đất nước và “trong hệ thống đó, ông ấy là một nhà lãnh đạo thực sự, vượt xa tổng thống của chúng ta”... Đối lại, Putin là nhà lãnh đạo quốc tế duy nhất đưa Trump lên mây, gọi Trump là một người "tài năng và đa sắc". Trump nói : "Người ta gọi tôi là một thiên tài và tôi phải khước từ họ ư ? Không, tôi sẽ không làm như vậy". Trump không biết đó chỉ là thổi ống đu đủ !

Tờ Guardian hỏi rằng “Trump muốn gì ở ông Putin ?”, rồi tờ này trả lời : “Đây là điều khó đoán”. Nhà sử học Francis Fukuyama từng viết trên tờ Financial Times : Không ai có thể biết rõ các tỷ phú Nga có liên quan đến bất động sản của Donald Trump hay không, càng không ai có thể rõ liệu ông Putin có trong tay "vũ khí bí mật" gì mà khiến tỷ phú bạo miệng Mỹ "chưa bao giờ buông một từ chỉ trích Putin". Ông cho biết lần gần nhất Trump tới Mạc tư khoa là tháng 11/2013, khi cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ được tổ chức tại đây. Nhưng nay đột nhiên Putin để cho các nhân vật liên hệ của Nga bật mí.

Ngày 12/7/2017, ông Aras Agalarov, một nhà tài phiệt Nga thân cận với Tổng thống Putin và là người giữ vai trò liên lạc giữa Trump và Putin, đã tiết lộ rằng vào tháng 11/2013, khi Mạc tư khoa chuẩn bị cho cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ ở Mạc tư khoa, Donald Trump đã ký một hợp đồng kinh doanh chính thức với ông ta để xây Trump Tower tại thủ đô Mạc tư khoa. Sau đó, Donald Trump đã giao cho con trai trưởng (Donald Trump Jr) giám sát dự án này.

Résultat de recherche d'images pour "Aras Agalarov and Donald Trump"

Nhà tài phiệt Nga Aras Agalarov và Donald Trump

Ông Robert Goldstone, một cựu ký giả và một nhà phát hành âm nhạc, rất quen thân với gia đình Donald Trump, cho biết Ivanka Trump đã bay đến Mạc tư khoa vào năm 2014 để gặp Emin Agalarov, con trai nhà tài phiệt Aras Agalarov, một ca sĩ nhạc pop và phó chủ tịch tập đoàn Crocus Group, để xác định địa điểm cho dự án.

Thế nhưng vào tháng 10/2016, khi đang tranh cử, Donald Trump đã phủ nhận việc ông có giao dịch kinh doanh ở Nga. Ông nói : "Tôi không liên quan gì đến Nga" !

Thât ra từ năm 2007 Trump đã mô tả "Nga là một trong những địa điểm đầu tư hấp dẫn nhất thế giới" đồng thời hứa hẹn đế chế của ông "một lúc nào đó sẽ có măt tại Mạc tư khoa".

Theo ông Goldstone, dự án xây Trump Tower ở Mạc tư khoa chỉ bị đình chỉ sau khi các biện pháp trừng phạt Nga của Mỹ và Liên Âu (EU) được áp đặt vì Nga can thiệp ở Ukraine.

Như chúng tôi đã nói nhiều lần, khi làm ăn ở Nga, Trump đã đi đôi với tập đoàn tài phiệt dầu mỏ lớn nhất thế giới là ExxonMobil, vì thế khi lên làm tổng thống, Trump đã chọn ông Rex Tillerson, một cựu Giám đốc điều hành của ExxonMobil làm Bộ trưởng ngoại giao, mặc dầu ông này chẳng có một chút kinh nghiệm gì về chính trị và ngoại giao. Tập đoàn dầu khí ExxonMobil đã ký dự án đầu tư khai thác dầu mỏ với công ty Rosneft của Nga. Nhưng khi đang tiến hành khoan thăm dò tại giàn khoan West Alpha trên biển Kara của Nga và lập ống dẫn dầu khí từ Nga đến Âu Châu qua ngả Ukraine, Tổng thống Obama đã tạo ra biến cố Ukraine rồi ban hành lệnh cấm vận Nga, khiến việc đầu tư bất động sản của Trump và khai thác dầu mỏ của ExxonMobil bị đình chỉ. Nga và ExxonMobil liền tìm cách vận động đưa Trump lên làm tổng thống để lật lại thế cờ.

Nhưng Trump là một tên hữu dõng vô mưu nên đang làm hỏng cuộc. Thay vì vận động một con đường để khai thông, Trump chủ trương phá sập “di sản” của Obama bằng mọi giá để trả thù, gây nên những mâu thuẫn và đối kháng nghiêm trọng. Hiện nay, cả Cộng Hòa lẫn Dân Chủ đang hợp tác với nhau để ngăn chặn việc hủy bỏ cấm vận cho Nga và tách Trump dần ra khỏi Nga. Ngày 18/6/2017, Thượng Viện Mỹ đã thông qua nghị quyết tiếp tục cấm vận Nga với 98 phiếu thuận và 2 phiếu chống. Như vậy, Cộng Hòa và Dân Chủ đang hợp tác với nhau trong kế hoạch chận Trump làm ăn với Nga.

Putin tìm cách khai thông bế tắc

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã tiết lộ một số chi tiết thú vị liên quan tới cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin bên lề Hội nghị G20 tại Hamburg ở Đức ngày 7/7/2017. Đây là một cuộc họp bí mật gồm 6 người : Tổng thống Mỹ, Tổng thống Nga, Ngoại trưởng của hai bên và hai thông dịch viên.

Theo lịch trình ban đầu, cuộc hội đàm sẽ chỉ kéo dài trong khoảng thời gian 30 phút.  Giới chức Mỹ bắt đầu tỏ ra “sốt ruột” khi thấy Tổng thống Putin và Tổng thống Trump không hề có ý định dừng cuộc hội đàm mặc dù hơn một tiếng đã trôi qua. Ông đã vài lần nhắc Tổng Thống về thời lượng của cuộc hội đàm, song mọi việc vẫn không chuyển biến như mong muốn. Trong tình huống đó, phía Mỹ đã “cầu viện” tới Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump, nhưng cách đó cũng không hiệu quả. Cuộc hội đàm đã kết thúc sau 2 giờ 16 phút.

Theo hãng tin Sputnik của Nga, hôm 7/7/2017 sau cuộc họp, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cùng với người đồng cấp Mỹ Rex Tillerson đã thông báo kết quả cho báo chí biết. Ông Tillerson chỉ nói về sự “sốt ruột” của cuộc họp, còn ông Lavrov đọc bản kết quả cuộc họp. Theo ông, hai bên đã đạt được 4 điểm đồng thuận trong hàng loạt vấn đề được đem ra thảo luận. Đó là những điểm sau đây :

1. Một lệnh ngừng bắn ở phía Tây-Nam Syria sẽ có hiệu lực vào giữa trưa ngày 9/7/2017 (giờ Damascus).

2. Lập kênh truyền thông song phương giữa các đại diện của Nga và Mỹ nhằm thúc đẩy giải quyết xung đột ở Ukraine trong hòa bình dựa trên cơ sở thỏa thuận Minsk.

3. Hợp tác thành lập “Đơn vị Quản trị An Ninh Mạng” (Cyber Security Unit) (theo đề nghị của Tổng thống Trump).

4. Thực hiện các thủ tục cần thiết về việc bổ nhiệm tân đại sứ Mỹ tại Nga và tân đại sứ Nga tại Mỹ.

Theo các chuyên gia, trong 4 điểm “đồng thuận” nói trên chỉ có điểm 4 là thực hiện không có gì khó khăn. Các điểm 1 và 2 chỉ là chuyện cũ lặp lại. Điểm 3 về an ninh mạng, Ngoại trưởng Lavrov cho biết Tổng thống Trump đã chấp nhận các tuyên bố mà Tổng thống Putin đưa ra rằng Nga không hề can thiệp bầu cử Mỹ.

Được tin này, Quốc hội Mỹ, các cơ quan tình báo Mỹ và các cơ quan truyền thông đã phản đối mạnh mẽ vì cho rằng chính Nga đã dùng không gian mạng để phá hoại cuộc bầu cử Mỹ nên không thể hợp tác với Nga về lãnh vực này được. Một ngày sau đó, Donald Trump tuyên bố rút lui điểm đồng thuận này.

Trên đây chỉ là “diện”. Điểm chủ yếu trong cuộc họp mật nói trên là Putin muốn Trump phải thi hành những cam kết về việc bỏ cấm vận cho Nga mà Tướng Flynn đã đưa ra trong 5 lần diện đàm với Đại sứ Sergey Kislyak hôm 29/12/2017 : "Chúng tôi sẽ thực hiện các bước tiếp theo để giúp hồi sinh mối quan hệ Nga-Mỹ dựa trên các chính sách mà chính quyền của Trump sẽ theo đuổi”. Nhưng Trump thấy khó thực hiện được vì sẽ bị Quốc Hội ngăn chặn.

Cuộc họp riêng giữa Trump và Putin kéo dài trong 2 giờ vào tối 7/7/2017 đã làm nhiều viên chức Mỹ lo ngại vì không biết Trump đã cam kết những gì với Putin. Hôm 20/7/2017, Donald Trump đã ra lệnh cho cơ quan CIA ngưng hổ trở cho quân nổi dậy chống Chính phủ Assad vốn đã được thực hiện kể từ năm 2013. Toàn bộ quân đội Mỹ ở Syria sẽ rút khỏi tỉnh Al-Tanf và triển khai về vùng người Kurd ở tỉnh Hasakak. Một viên chức Mỹ nói rằng quyết định mới là "tín hiệu gởi tới ông Putin rằng chính quyền muốn cải thiện quan hệ với Nga".

Theo báo Izvestia của Nga, chính quyền Nga đã “thất vọng” về cuộc gặp giữa Tổng thống Vladimir Putin với Tổng thống Donald Trump bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 vừa qua, vì không thể giải quyết được mâu thuẫn trong câu chuyện ngoại giao nói trên.

Vụ Trump ra lệnh rút quân Mỹ ra khỏi Syria cho thấy việc sử dụng Vòng Kim Cô của Trump bắt đầu có hiệu quả. Nếu Trump không thi hành được các cam kết căn bản, Putin đành phải sử dụng Vòng Kim Cô để dồn Trump vào cái thế phải có giải pháp có lợi cho Nga.

Vòng Kim Cô oái oăm của Putin

Bà luật sư Natalia Veselnitskaya cho biết trong cuôc họp vào tháng 6/2016 còn có mặt của hai người khác là con rể của Trump là Jared Kushner và cố vấn hàng đầu Paul Manafort, nhưng Kushner rời phòng chỉ sau vài phút, còn ông Manafort chỉ nói điện thoại (giả vờ). Con trai trưởng của Trump cũng khai tương tự như thế và nói không có tài liệu nào được cung cấp cả. Nhưng các tài liệu được phổ biến sau đó cho thấy đó chỉ là một phần của sự thật !

Rob Goldstone cho biết ông đã gởi email cho con trai trưởng của ông Trump vào tháng 6/2016 và đề nghị chuyển giao những thông tin bất lợi về bà Hillary Clinton cho anh ta. Email viết : “Các tài liệu này rất hữu ích cho cha của ông. Nó chứng tỏ sự ủng hộ của chính phủ Nga đối với ông Donald Trump”. Vài phút sau đó, Donald Trump Jr trả lời : “Nếu những gì ông nói là sự thật thì tôi rất thích”. Trong một email vào ngày 3 tháng 6, Goldstone nói với Trump Jr : “Công tố viên hàng đầu của Nga... đề nghị cung cấp cho chiến dịch Trump một số tài liệu và thông tin chính thức có thể cho thấy hành vi sai trái của Hillary và những giao dịch của bà ta với Nga và sẽ rất có ích cho cha của ông”. 

Vài ngày sau đó, Goldstone cho biết bà Veselnitskaya là “luật sư chính phủ Nga” đang bay từ Mạc tư khoa  qua Mỹ để gặp gỡ Trump Jr. Cuộc gặp đã diễn ra ngày 9/6/2017 tại Trump Tower. Có tất cả 8 người tham dự cuộc họp. Người sau cùng mới được phát hiện là Ike Kaveladze, Phó Chủ tịch Tập doàn Crocus, một công ty bất động sản.

Résultat de recherche d'images pour "Rinat Akhmetshin"

Điệp viên Nga Rinat Akhmetshin

Rinat Akhmetshin, một cựu sĩ quan tình báo Nga cũng lên tiếng xác nhận ông có tham dự cuộc gặp đó. Ông nói với Washington Post rằng ông đi cùng bà Veselnitskaya tới cuộc gặp ở Trump Tower sau khi gặp nữ luật sư này trong một bữa ăn trưa. Ông đã di cư sang Mỹ từ 2009 và hiện mang hai quốc tịch vừa Nga vừa Mỹ. Ông đăng ký hoạt động vận động hành lang tại Mỹ. Ông nói với hãng tin AP rằng ông từng phục vụ trong một đơn vị quân đội Liên Xô thuộc cơ quan phản gián, nhưng ông chưa từng chính thức được đào tạo làm điệp viên.

Sau đi đọc “niệm chú” Vòng Kim Cô nói trên, Putin đã gởi đến Donald Trump một thông điệp nói rõ yêu cầu trước tiên của Nga. Hôm 11/7/2017, Ngoại trưởng Lavrov của Nga tuyên bố Nga đang cân nhắc các biện pháp trả đũa việc Mỹ tiến hành trục xuất các nhà ngoại giao Nga tại Mỹ và thu giữ tài sản của Nga tại Mỹ năm 2016, và cho rằng đó là một việc làm “xúc phạm”. Ông yêu cầu Trump trả lại các các trụ sở ngoại giao của Nga đã bị Mỹ tịch thu. Ông nói : “Nếu điều này không xảy ra, dĩ nhiên chúng tôi sẽ có hành động đáp trả”.

Những chuyện gì sẽ đến tiếp ?

Trên đây mới chỉ là Vòng Kim Cô số 1 được Putin đưa ra để thúc ép Trump thi hành những cam kết ngày 29/12/2016. Putin thừa biết Trump khó làm được chuyện đó vì Quốc Hội Mỹ sẽ không để cho Trump làm. Trong trường họp đó, Putin có thể sẽ đưa ra những Vòng Kim Cô tiếp theo để thúc đẩy Quốc Hội Mỹ có biện pháp hạ Trump xuống và sử dụng một người có hiểu biết về chính trị và ngoại giao để ổn định chính sách của Mỹ và thế giới. Putin có thể tin rằng thương lượng với một người có hiểu biết dễ dàng hơn nói chuyện với một tên ù ù cạc cạc, tính khi bất thường và đang bị chống đối từ mọi phía như Donald Trump.

Lá bài Trump hết xài được rồi và Putin đang tính lá bài khác ?

Ngày 20/7/2017

Lữ Giang

Published in Diễn đàn

Ngày 26/6/2017, báo chí Việt Nam đưa tin cuốn hồi ký “ Một Cơn Gió Bụi” (Kiến văn lục) của nhà sử học Trần Trọng Kim (1883-1953) đã bị nhà cầm quyền trong nước thu hồi. Cuốn hồi ký này đã xuất bản lần đầu tiên năm 1949, được nhà xuất bản Vĩnh Sơn ở Sài Gòn in lại năm 1969. Đầu năm 2017, nhà xuất bản Hội Nhà văn liên kết với Nhà Sách Phương Nam cho in lại và phát hành.

Sau đầu đề của cuốn “Một Cơn Gió Bụi”, chúng ta thấy có ba chữ “Kiến văn lục” được ghi vào trong ngoặc đơn, có nghĩa là ghi chép những chuyện mắt thấy tai nghe, ngày nay gọi là hồi ký.
Sợ sự thật lịch sử
Ông Chu Văn Hòa, Cục trưởng Cục Xuất bản, in và phát hành, giải chích rằng ngoài một số nội dung không phù hợp, cuốn sách còn được xuất bản không đúng theo đề tài đã trình lên Cục. Nhà xuất bản Hội Nhà văn đăng ký “Một Cơn Gió Bụi” thuộc thể loại thơ văn nhưng cuốn sách thực chất là hồi ký. Nói trắng ra là nhà cầm quyền không cho phát hành vì Sợ Sự Thật lịch sử.
Chính phủ Trần Trọng Kim.jpg
Hình Chính phủ Trần Trọng Kim 1945
Sử gia Trần Trọng Kim có cuốn “ Việt Nam sử lược” nổi tiếng, được viết năm 1919, phát hành năm 1921, gồm hai tập. Đến năm 1951 nhà xuất bản Tân Việt Hà Nội in lại Tập I và năm 1971 Trung Tâm Học Liệu của Bô Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa in lại Tập II. Chúng tôi thấy đây là một cuốn lịch sử Việt Nam đầu tiên được viết theo phương pháp sử học của Tây phương, có nội dung khách quan, chính xác, biết tôn trọng sự thật.
Từ năm 1945 đến nay, kể từ khi cuộc chiến tranh ý thức hệ phân chia Việt Nam thành hai chiến tuyến, không bên nào còn viết lịch sử theo phương pháp sử học, tức viết theo sự thật nữa. Hầu hết đều viết theo ý thức hệ của phe mình với định hướng “TA THẮNG ĐỊCH THUA”. Ngay cả các cổ sử cũng đã được cắt xén hay chế biến lại cho phù hợp với mục tiêu mình muốn, mặc dầu lịch sử Việt Nam đã có đến 1000 năm nô lệ giặc Tàu, 100 năm nô lệ giắc Tây, 30 năm nội chiến từng ngày…!
Cuốn hồi ký Một Cơn Gió Bụi của Trần Trọng Kim gồm 12 chương, mỗi chương kể về một giai đoạn trong cuộc đời tác giả, gắn chặt chẽ với bối cảnh lịch sử Việt Nam từ năm 1942 đến 1948. Ông nói lên những suy nghĩ của mình về các sự kiện lớn xảy ra trong nước trong giai đoạn đó. Sau khi Nhật lật đổ Pháp ngày 9/3/1954, ông được vua Bảo Đại cử ra thành lập chính phủ do ông làm Thủ tướng, rồi cuộc Cách mạng tháng Tám xảy ra, Việt Minh cướp chính quyền và Hoàng đế Bảo Đại thoái vị...
Trong bản do Vinh Sơn ở Sài Gòn in năm 1969, ở trang 75 nói về chuyện Hồ Chí Minh được Tàu và Mỹ giao cho đem một số người từ Tàu về Việt Nam lập cơ sở chống Nhật, có đoạn viết:  "Trong số 22 người ấy có một nữ đảng viên tên Đỗ Thị Lạc là người sau này có đứa con gái với Hồ Chí Minh. Vể sau người ta nói khi về đến địa hạt Bắc Giang, có ba đảng viên trong 22 người ấy bị giết vì không chịu theo cộng sản". Đoạn này đã bị cắt bỏ trong bản của Phương Nam in 2017.
Diễn Đàn Sinh Viên Việt Nam nêu ra ở Chương 12 có đoạn ông Trần Trọng Kim viết về chủ nghĩa cộng sản như sau: “Cái chủ nghĩa cộng sản về đường luận thuyết cũng có điều bảo thủ như là muốn chữa những điều bất công trong xã hội, nhưng về đường kinh tế, thì lại áp chế quá, làm lắm điều hà khốc và dùng những thủ đoạn quỷ quyệt giả dối, khiến người ta mất lòng tin cậy. Ðem cái bất công bình nọ mà phá cái bất công bình kia thì dù có thắng lợi đi nữa, cũng không chắc đã vững bền”.Viết như thế làm sao không bị Đảng thu hồi ?
Trước khi đề cập đến nạn ngăn chận, cách xén và chế biến lại lịch sử của cả hai bên chiến tuyến từ năm 1945 đến nay, chúng tôi xin nói qua vài nét về sử gia Trần Trọng Kim.
Vài nét về sử gia Trần Trọng Kim
Trần Trọng Kim sinh năm 1883 tại làng Kiều Linh, xã Đan Phố, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình Nho giáo. Từ nhỏ ông học chữ Hán, năm 1897 ông theo học tại Trường Pháp-Việt Nam Định. Năm 1900, ông thi đỗ vào Trường Thông ngôn và tốt nghiệp năm 1903. Năm 1904, ông làm Thông sự ở Ninh Bình. Năm 1905, ông qua Pháp học Trường Thương mại ở Lyon, rồi học ở Trường Yhuộc địa. Năm 1909 ông vào học trường Sư phạm Melun, tốt nghiệp ngày 31/7/1911.
Trở về nước, ông lần lượt dạy Trường trung học Bảo hộ, Trường Hậu bổ và Trường nam Sư phạm. Ông giữ nhiều chức vụ trong ngành giáo dục như Thanh tra Tiểu học (1921), Trưởng ban Soạn thảo Sách Giáo khoa Tiểu học (1924), dạy Trường Sư phạm thực hành 1931, Giám đốc các trường nam tiểu học tại Hà Nội (1939)… Ông cũng viết nhiều sách về sư phạm và lịch sử như : Sơ học An Nam sử lược (1917), Sư phạm yếu lược (1918), Việt Nam Sử lược (1919), Truyện Thúy Kiều chú giải (1925), Quốc văn giáo khoa thư và Việt Nam văn phạm (cùng Bùi Kỷ, Nguyễn Mạnh Tường) (1941).
Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp với khẩu hiệu “Châu Á của người Á Châu” và trao quyền cho Bảo Đại. Ngày 11/3/1945, triều đình Huế tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam. Sau khi tìm kiếm ông Ngô Đình Diệm không được, Hoàng Đế Bảo Đại đã giao cho ông Trần Trọng Kim thành lập chính phủ. Nội các Trần Trọng Kim ra mắt tại Huế ngày 17/4/1945 do ông làm Thủ Tướng. Ngày 7/4/1945, Hoàng đế Bảo Đại đã ký dụ số 5 chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim và ngày 12 tháng 5 giải thể Viện Dân biểu Trung Kỳ. Tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là  Đế quốc Việt Nam, quốc thiều là bài " Đăng đàn cung"; quốc kỳ có " nền vàng hình chữ nhật, giữa có hình quẻ Ly màu đỏ thẫm".
Résultat de recherche d'images pour "Trần Trọng Kim và những kẻ sợ Sự Thật"
Hình cờ Quẻ Ly
Quẻ Ly là quẻ thứ 30 trong trong Kinh Dịch. Sở dĩ ông chon cờ quẻ Ly vì quẻ Ly ứng với phía Nam của đồ hình, tạo thành trục Bắc - Nam là Khảm - Ly. Quẻ Ly còn mang ý nghĩa là quốc kỳ của nước phương Nam. Nhà Nho không quên Kinh Dịch được!
Ngày 2/9/1945 Nhật đầu hàng Đồng Minh. Ngày 17/8/1945 Bảo Đại gởi điện văn cho Tổng Thống Mỹ Truman và các quốc gia đồng minh xin giúp Việt Nam xây dựng độc lập và hòa binh. Cũng trong ngày đó, Bảo Đại kêu gọi các nhà ái quốc ra giúp nước. Tổng Hội Công Chức biểu tình ở Hà Nội ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim.
Lúc đó Việt Minh có một toán quân khoảng 100 người do Võ Nguyên Giáp chỉ huy ở Cao Bằng đang được toán “ Deer Team” (Toán Con Nai) của Mỹ do  Đại Tá Allison K. Thomas cầm đầu huấn luyện và trang bị để chống Nhật. Thấy thời cơ đã đến, ngày 19/8/1945 Việt Minh đưa toán quân này về Hà Nội cướp chính quyền. Ngày 22/8/1945 Việt Minh tuyên bố thành lập chính phủ lâm thời. Ngày 25/8/1945 vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị và chính phủ Trần trọng Kim bị giải tán.
Khi các nhà lãnh đạo các đảng phái quốc gia bị Việt Minh truy bắt, Trần Trọng Kim đã đi lưu vong ở nước ngoài. Sau nhiều năm tháng ở Quảng Châu và Hồng Kông, ngày 6/2/1947, ông trở về Sài Gòn và sống tại nhà Luật Sư Trịnh Đình Thảo. Năm 1948, ông qua Nam Vang và sống với người con gái. Sau đó, ông lại trở về Việt Nam sống thầm lặng và mất tại Đà Lạt vào ngày 2/12/1953, thọ 71 tuổi.
Bôi đen hay cắt xén sự thật lịch sử ?
Cuốn “Việt Nam sử lược” của sử gia Trần Trọng Kim gồm 2 tập, Tập I có 280 trang và Tập II 396 trang, nhưng nội dung khá đầy đủ và chính xác, ít nhân vật viết sử sau đó theo kịp. Cả hai phe có ý thức hệ đối nghịch đều sợ sự thật: một phe tìm cách bôi đen, còn một phe cắt xén bớt các sự thật mà họ cho rằng “không thích hợp”.
1. Phe tìm cách bôi đen lịch sử
Có thể nói Đảng cộng sản Việt Nam không viết lịch sử, chỉ viết các tài liệu tuyên truyền để đánh lừa quần chúng. Họ rất cay cú với cuốn Việt Nam sử lược và cuốn hồi ký Một Cơn Gió Bụi của Trần Trọng Kim. Họ cho rằng đó chỉ là “ các quan điểm sử học thực dân phong kiến trong một số sách lịch sử do bọn bồi bút thực dân biên soạn, mà tiêu biểu là cuốn Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim” (Khoa học lịch sử Việt Nam trong mấy chục năm qua). Họ cho rằng chính phủ Trần Trọng Kim thân Nhật với mục tiêu biện minh cho chuyện Việt Minh cướp chính quyền năm 1945. Viện trưởng Viện sử học Trần Huy Liệu đã từng viết: “ Chính phủ bù nhìn gắn liền vận mạng của nó với phát xít Nhật, đặc biệt là phát xít Nhật trong lúc giẫy chết. Vì vậy nó ra đời cũng chỉ có chiều hướng đi xuống, chết yểu và sống nhục”. Họ đưa ra một số sự kiện để chứng minh lập luận của họ, nhưng chỉ là ngụy biện
2. Tìm cách cắt xén hay che dấu sự thật lịch sử
Một sinh viên Việt Nam khi làm tiểu luận đã cố gắng vẽ lại cuộc đời của anh hùng Lê Lợi mà anh tìm thấy được trong các sách ở các nhà sách và thư viện tại Mỹ, nhưng khi nạp vào thì giáo sư bảo đó chỉ mới là một nữa sự thật. Anh nhờ tôi xem lại. Tôi lật xem có “Tờ tấu cầu phong” của Lê Lợi hay không thì không thấy. Tôi mở cuốn “Việt Nam sử lược” của Trần Trọng Kim ra và bảo anh ta đọc đi. Anh ta rất ngạc nhiên và hỏi tại sao các sách nói về vua Lê Lợi bán trên thị trường lại không nói đến chuyện đó? Thì ra các “sử gia” sợ rằng nói lên sự thật sẽ mất hình ảnh oai hùng của Lê Lợi nên đã bỏ đi.
Lúc đầu Lê Lợi mượn danh nghĩa nhà Trần để cầu phong với tên Trần Cao. Đoạn chính của tờ biểu này đã viết như sau:
Khi vua Thái-tổ-cao-hoàng-đế mới lên ngôi, tổ-tiên tôi là Nhật Khuê vào triều-cống trước nhất, bấy giờ ngài có ban thưởng, phong cho tước vương. Từ đó nhà tôi vẫn nối đời giữ bờ cõi, không bỏ thiếu lễ triều-cống bao giờ.
Mới rồi nhân họ Hồ thoán-nghịch, vua Thái-tông Văn-hoàng-đế đem quân sang hỏi tội. Sau khi đã dẹp yên rồi, ngài có hạ chiếu tìm con-cháu họ Trần để giữ lấy dòng dõi cúng tế. Bấy giờ quan tổng-binh Trương Phụ tìm chưa được khắp, đã xin đặt làm quận huyện.
Nguyên tôi lúc trước vì trong nước có loạn, chạy trốn vào xứ Lão-qua, cũng là muốn để tìm chốn yên thân mà thôi, không ngờ người trong nước, vẫn quen thói mọi, nhớ đến ân-trạch nhà tôi thủa trước, lại cố ý ép tôi phải về, bất-đắc-dĩ tôi cũng phải theo…
Dám xin Hoàng-thượng ngày nay lại theo như lời chiếu của vua Thái-tông Văn-hoàng-đế, tìm lấy con cháu họ Trần, nghĩ đến cái lòng thành vào triều-cống trước nhất của tổ-tiên tôi ngày xưa, mà xá cái tội to như gò núi ấy, không bắt phải cái phạt nặng bằng búa rìu, khiến cho tôi được nối nghiệp ở xứ nam, để giữ chức triều-cống…”.
Vua nhà Minh bấy giờ là Tuyên-tông xem biểu biết rằng giả dối, nhưng cũng muốn nhân dịp ấy để thôi việc binh, bèn đưa tờ biểu cho quần-thần xem, mọi người đều xin hòa. Minh-đế sai quan Lễ-bộ thị-lang là Lý Kỳ đưa chiếu sang phong cho Trần Cao làm An-nam quốc-vương, bỏ tòa Bố-chính, và triệt quân về Tàu.
Lần thứ hai, lấy lý do con cháu nhà Trần không còn ai nên Lê Lợi xin phong vương cho chính mình. Tờ biểu đã viết :
Thần Lê Lợi, tri phủ phủ Thanh-hóa thuộc ty Bố-chính Giao-chỉ, sợ hãi cúi đầu kính dâng lời :

Thần trộm thấy lúc đại quân mới bình định, có chiếu tìm lập con cháu họ Trần cho phụng thờ tôn tự. Bấy giờ các quan Đô Bố Án chưa kịp tìm kiếm khắp nơi, chỉ hỏi thổ nhân nói tâu rằng con cháu họ Trần đều bị họ Hồ tru diệt, không còn ai có thể kế tập…

Tự biết ngẩng đầu lên là phạm phép; nhưng lo không có chỗ để đặt mình. Có đau phải kêu, ấy thực tình người tất thế; biết lỗi thì đổi, đã xin lượng thánh cũng dung. Rỏ máu giải tình; kêu trời xin mệnh . Kính thấy Hoàng đế bệ hạ, trời che đất chở, nhật chiếu nguyệt soi. Tựa biển chừa, tựa xuân sinh, lượng bao dung gồm cả như may đi, như mưa rắc, ân cởi mở khắp tràn. Tất tôn tiền vương mà chọn kẻ nối thờ; tất dựng diệt quốc mà nối dòng đã tuyệt. Tất như Hán Võ lấy việc bỏ Luân-đài mà nhận lỗi; tất như Đường Thái lấy việc đánh Cao-ly mà ăn năn. Lỗi thì xá, tội thì tha, lòng hiếu sinh rộng mở; binh được thôi, dân được nghỉ, việc yển vũ sớm bàn.
Thực lòng quy thuận; hết sức tỏ trung . Dâng biểu xưng thần, dám nguyện hầu phiên trọn chức; sợ trời thở lớn, chỉ xin tiểu quốc hết thành. Thần kẻ dưới hèn mọn, xiết nỗi trông trời ngóng thánh, cảm kích lo sợ, dâng biểu kính tâu, tỏ lời trần tạ”.
Tờ biểu của vua Quang Trung, dưới tên là Nguyễn Quang Bình, do Ngô Thời Nhậm viết, còn bi thảm hơn tờ biểu do Nguyễn Trãi viết cho Lê Lợi nhiều, nhưng cả hai tờ biểu đó đã biểu hiệu cho chính sách ngoại giao khôn khéo của cha ông chúng ta, tránh cho Việt Nam thoát khỏi chiến tranh tàn khóc. Nó được ghi lại trong cổ sử và sử gia Trần Trọng Kim đã chép lại cho con cháu biết, tại sao các “sử gia” hai bên lại tìm cách che dấu?

Robert A Heinlein nói :

Một thế hệ ngoảnh mặt lại với lịch sử là một thế hệ không có quá khứ - và cũng không có tương lai”.  (A generation which ignores history has no past - and no future).
Nếu quá khứ chỉ được xây dựng bằng những huyền thoại thì tương lai cũng chỉ là những chuyện hoang đường. Ngày 13/7/2017 Lữ Giang
Published in Diễn đàn
Trang 5 đến 5