Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tạp chí "Đối thoại" (Conversation) ở Massachusetts, ngày 12/11/2017, đã đăng bài "Tôn giáo không phải là lý do duy nhất khiến người Rohingya bị bắt cuộc phải rời bỏ Miến Điện" (Religion is not the only reason Rohingyas are being forced out of Myanmar). Tác giả bài viết là ba giáo sư Đại học Newcastle, các ông Giuseppe Forino, Jason von Meding và Thomas Johnson, đã phân tích vụ người Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine, Miến Điện, bị ngược đãi phải bỏ nước ra đi. Những tác giả cho rằng quyền lợi về chính trị và kinh tế là những yếu tố góp phần tạo ra biến cố này, cụ thể nhất là việc chính quyền Miến Điện đã ký khế ước cho phép Trung Quốc khai thác dầu khí ở bang Rakhine và đặt ông dẫn dầu từ các hải cảng của bang này chuyển số dầu mua được từ Trung Đông và Phi Châu về tỉnh Vân Nam của Trung Quốc thay vì phải đi qua eo biển Malacca của Mã Lai.

Phóng viên Damir Sagolj của hãng Reuters nói về "Kinh tế dầu mỏ và chính sách cưỡng chiếm đất đàng sau cuộc khủng hoảng di dân của người Rohingya ở Miến Điện". Còn trên tạp chí "The South China Morning Post" ở Hồng Kông, bình luận gia David Dodwell cho rằng những vấn đề của Miến Điện đi xa hơn cuộc khủng hoảng về di dân của người Rohingya, trong đó quyền lợi về kinh tế, chiến lược và chính trị của Trung Quốc đã lấn sâu vào đất nước này.

Có thể nói, nhà cầm quyền quân sự Miến Điện đang sử dụng sự hận thù tôn giáo để đẩy người Hồi giáo Rohingya ra khỏi bang Rakhine, nhằm chiếm đất của họ cho Trung Quốc khai thác.

Khái niệm về bang Rakhine

Miến Điện được chia thành 7 bang và 7 vùng hành chính. Bang Rakhine nằm ở bờ biển phía Tây Miến Điện, trên môt giải đất hẹp kéo dài từ Bangladesh xuống dọc theo theo vịnh Bengal, có chiều dài 640 km và chiểu ngang 145 km, diện tích là 36.762 km2 và thủ phủ là Sittwe. Phía đông là dãy núi Arakan với đỉnh Victoria Peak cao 3.063 m, chia cắt bang này với phần lãnh thổ chính của Miến Điện.

rakhine1

Bang Rakhine ở Miến Điện - ảnh The Conversation

Theo tài liệu chính thức, dân số bang Rakhine có 3.118.963 người, gồm nhiều sắc tộc khác nhau. Tính đến năm 2013, sắc tộc đa số là người Rohingya với khoảng 1,23 triệu dân, địa bàn cư trú chủ yếu là các thị trấn phía bắc Rakhine tiếp giáp với Bangladesh, cũng như các đảo Ramree và Manaung (Cheduba), nơi đây họ chiếm 80-98% dân số. Còn các sắc tộc thiểu số khác như Kamein, Chin, Mro, Chakma, Khami, Dainet, Bengali, Hindu và Maramagri sống ở vùng cao nguyên.

Bang Rakhine trước đây có tên là Nhà nước Arakan, và chỉ mới được sáp nhập vào Miến Điện vào năm 1785. Trong khoảng thời gian từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVII, Arakan là một vương quốc Hồi giáo, được các vị vua mang tước hiệu Hồi giáo Shah cai trị. Đa số người Rohingya sinh sống trong Nhà nước Arakan từ trước khi lãnh thổ này được sáp nhập vào Miến Điện. Chỉ có một thiểu số đến từ Bangladesh trong 20 năm gần đây. Cư dân vương quốc này gồm cả người theo đạo Hồi lẫn đạo Phật và họ chung sống với nhau một cách tương đối hài hòa.

Sau khi Miến Điện được độc lập và đặc biệt là sau khi quân đội lên nắm quyền vào năm 1962, người Rohingya đã bị kỳ thị. Nhiều đạo luật đã được ban hành buộc người Rohingya phải chứng minh được rằng họ sống trên đất Miến Điện từ trước 1824 để được có quốc tịch Miến Điện. Dĩ nhiên, rất ít người có thể trình ra các loại bằng chứng này, và như vậy họ không được coi là công dân Miến Điện. Vì thế, họ không có quyền tự do đi lại, và gặp nhiều khó khăn trong quan hệ với các viên chức Miến Điện, nhất là về vấn đề như hôn nhân, sở hữu đất đai, v.v... Gia đình người Rohingya bị cấm không được sinh quá 2 con.  Rakhine trở thành một bang nghèo nhất của Miến Điện, với tỉ lệ nghèo đói lên tới 78%, cao hơn gấp 2 lần tỉ lệ nghèo đói bình quân của cả nước.

Sự xuất hiện của Trung Quốc

Theo Dân biểu Sein Win của Miến Điện, nạn chiếm đoạt đất của nông dân đã xảy ra trong hai thập niên 1990 và 2000. Năm 2011 khi Tổng thống Thein Sein bắt đầu mở các cuộc điều tra, chính quyền Miến Điện đã tiếp nhận 17.000 đơn khiếu nại nhưng chưa giải quyết tới 1000 vụ. Như vây, việc chiếm đất của nông dân không phải là chuyện mới mẻ ở Miến Điện. Nhưng sự xuất hiện của Trung Quốc đã làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng.

1. Thiết lập ống dẫn dầu thô và khí đốt

Đại diện của Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc (China National Petroleum Corporation, CNPC) cho biết từ trước đến nay, có khoảng 80% số dầu Trung Quốc mua từ Trung Đông đã phải từ Ấn Độ Dương đi qua eo biển Malacca của Mã Lai để vào Thái Bình Dương và đến Trung Quốc. Con đường này khá xa và có nhiều bất trắc, nên năm 2009 Trung Quốc đã ký với Miến Điện một hiệp ước thiết lập một hệ thống ống dẫn dầu thô và khí đốt từ bang Rakhine chạy đến tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Đường ống này dài khoảng 2.500 km, trong đó có 800 km nằm trên lãnh thổ Miến Điện. Công ty PetroChina sẽ nhập khẩu dầu thô từ nước ngoài thông qua vịnh Bengal rồi bơm vào đường ống chuyển sang nhà máy lọc dầu ở tỉnh Vân Nam có công suất 260.000 thùng/ngày.

rakhine2

Sơ đồ đường ống dẫn dầu và khí đốt từ Miến Điện sang Trung Quốc

Năm 1998, Miến Điện đã có thể xuất khẩu khí đốt tự nhiên và từ năm 2000 Miến Điện đã trở thành nước xuất khẩu nhiều khí đốt tự nhiên nhất vùng Châu Á – Thái Bình Dương. Trung Quốc trở thành khách hàng chính về dầu khí của Miến Điện.

Hệ thống ống dẫn dầu thô và khí đốt khởi đầu từ bang Rakhine đi qua các vùng Magway, Mandalay và bang Shan, gồm 18 thành phố lớn nhỏ và điểm cuối là thành phố Muse nằm sát biên giới Miến Điện - Trung Quốc, đối diện thành phố Ruili thuộc tỉnh Vân Nam. Với hệ thống này, mỗi năm có 22 triệu tấn dầu thô và 12 tỷ mét khối khí đốt sẽ được chuyển đến Trung Quốc. "Công ty Đường ống dẫn Đông Nam Á" đã được thành lập với sự góp vốn của 4 quốc gia là Trung Quốc, Miến Điện, Ấn Độ và Nam Hàn. Số tiền đầu tư ban đầu là 2,54 USD.

Theo sự tính toán của Trung Quốc, sau khi hoàn thành, đường ống dẫn sẽ thu ngắn đường vận chuyển dầu thô của Trung Quốc từ Trung Đông và Châu Phi đến 1.200 km. Nó góp phần làm giảm chi phí vận chuyển bằng tàu qua eo biển Malacca nằm giữa Malaysia và Indonesia, và đảm bảo an ninh năng lượng hơn.

Ngày 28/7/2013, các ngọn đuốc dầu khí bùng sáng trên những giàn khoan khổng lồ ngoài khơi miền tây-bắc Vịnh Bengal ở Miến Điện đã gây ra một hiện tượng khác lạ. Cùng lúc đó, các đại diện bốn quốc gia Trung Quốc, Myanmar, Hàn Quốc và Ấn Độ cùng mở van đưa khí đốt từ Vịnh Bengal vào các đường ống dẫn dầu ở trạm phân phối đầu tiên là trạm Kyauk Pyu.

2. Thiết lập vùng kinh tế đặc biệt

Ngoài ra, Trung Quốc còn thiết lập Vùng kinh tế đặc biệt Kyauk Pyu nằm ở đảo Ramree, bang Rakhine. Vùng này rộng 1.600 hecta do công ty quốc doanh Trung Quốc CITIC phát triển, bao gồm một cảng biển trị giá 7,3 tỉ USD và một khu công nghiệp quy mô 2,3 tỉ USD, hứa hẹn sẽ đem lại 100.000 việc làm cho tiểu bang Rakhine…

3. Phong trào chống đối nổi lên

Dĩ nhiên, khi lập một hệ thống ống dẫn dầu và khí đốt quy mô như vậy, quân đội Miến phải chiếm rất nhiều đất đai của dân chúng để xây dựng căn cứ bảo vệ đường ống dẫn dầu thô và khi đốt này. Ngoài ra, hệ thống ống dẫn này còn lực lượng một đe dọa cho môi trường và sinh thái dọc suốt đoạn đường dài hàng ngàn cây số đến biên giới Trung Quốc, nên các phong trào chống đối đã nổi lên ở các nơi có hệ thống ống dẫn đi qua, nhất là tại bang Rakhine.

rakhine3

Ống dẫn dấu và khí đốt trên đất Miến Điện

Ông Wong Aung, người phát ngôn của Phòng trào chống ống dẫn khí đốt Shwe, cho rằng tác động của công trình sẽ lan rộng khắp Miến Điện. Bà Lway Aye Nang nói Miến Điện đã triển khai hơn 6.000 binh sĩ để tăng cường an ninh và ngăn chặn các cuộc biểu tình của các cộng đồng ở địa phương.

Quân đội vùng Kachin độc lập (Kachin Independence Army, KIA) phía bắc Miến Điện đã dùng lực lượng võ trang chống lại kế hoạch của chính phủ. Ngày 23/10/2011, lấy danh nghĩa bảo đảm an toàn cho việc xây dựng đường ống dẫn dầu khí, quân đội chính phủ đã tấn công vào lãnh địa của KIA ở bang Shan. Đường ống dẫn đi ngang qua vùng này dài hơn 50 kilomet

Theo hãng Reuters, vào đầu tháng 9/2017, gần 400 người đã thiệt mạng trong vụ xung đột bạo lực ở vùng tây-bắc Miến Điện. Những người thiệt mạng chủ yếu là người Hồi giáo Rohingya. Làn sóng bạo lực nổ ra từ ngày 25/8 khi những phần tử thuộc lực lượng Hồi giáo quá khích ARSA (Arakan Rakhine Salvation Army-Đội quân cứu rỗi người Rohingya bang Arakan) tấn công 24 đồn cảnh sát và đột nhập một căn cứ quân sự tại bang Rakhine.

Ông Antonio Guterres, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, cảnh báo về nguy cơ xảy ra thảm họa nhân đạo tại miền Tây Miến Điện do tình trạng xung đột bạo lực tại bang Rakhine.

Sử dụng sự hận thù tôn giáo

Trước tình trạng chống đối nói trên, Miến Điện quyết định dùng là bài tôn giáo để loại người Rohingya ra khỏi bang Rakhine. Sử dụng lá bài tôn giáo vốn là sở trường của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã từng dùng lá bài này để tạo ra các biến loạn dưới thời Việt Nam Cộng Hòa trước 1975 và trong những năm vừa qua ở Trung Đông. Miến Điện cũng đang bắt chước Hoa Kỳ.

Một nhà sư cực đoan bài Hồi giáo nổi tiếng là Ashin Wirathu đã xuất hiện với Phong Trào 969. Ông giải thích ba con số 969 là Tam Bảo, tức Phật, Pháp, Tăng. Trong một buổi "thuyết pháp" tại làng Meiktila, trước hàng trăm tín đồ, nhà sư hỏi : "Lấy chó hay lấy người Hồi giáo ?"… Theo nhà sư, "chó không bao giờ buộc người khác phải cải đạo như Hồi giáo". Tại ngôi làng này, khoảng năm chục người theo đạo Hồi đã bị thảm sát hai năm trước đó. Người ta gọi ông là Hitler của Miến Điện.

Các vụ đụng độ giữa các nhóm Phật tử cuồng tín và người Hồi giáo đã khiến cho 650 người thiệt mạng và hàng ngàn người phải di tản, nhiều hàng quán bị cướp phá, và nhiều làng mạc bị đốt phá thành bình địa.

rakhine4

Rohingya "Những kẻ bị ngược đãi nhất trên hành tinh" !

Vào ngày 3/6/2017, 10 người Hồi giáo ở ngoài địa phận tới hành hương đã bị kéo lôi ra khỏi một xe bus ở phố Taunggoke, bang Rakhine, cách Rangoon (thủ đô cũ) chừng 200 dặm về phía tây, và bị một nhóm hơn 100 thanh niên Phật tử đánh đập tới chế. Tội ác xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật, trước mắt của công chúng và nhân viên cảnh sát địa phương…

Liên Hiệp Quốc và Mỹ đã mô tả các hành động của quân đội Miến Điện là "thanh lọc sắc tộc,"và các tổ chức nhân quyền cáo buộc lực lượng an ninh Miến Điện đã thực hiện những hành vi tàn bạo, bao gồm hãm hiếp, phóng hỏa và giết người. Báo chí quốc tế gọi người Rohingya là "Những kẻ bị ngược đãi nhất trên hành tinh" (The most persecuted people on the Earth).

Lá bài tôn giáo của các tướng lãnh Miến Điện xem ra đã thành công : Hàng trăm ngàn người Rohingya đã phải bỏ của chạy lấy người qua Bangladesh vừa bằng đường biển vừa bằng đường bộ, số người bị chết rất cao. Số người Rohingya tị nạn đã lên trên 650.000, đang phải sống trong một tình trạng rất tồi tệ.

Giải pháp nào cho vấn đề ?

Vào cuối tháng 9/2017, Liên Hiệp Quốc nói bạo lực ở Miến Điện nhằm vào người sắc tộc Rohingya trở nên "tình trạng tị nạn khẩn cấp nhất thế giới" và là "cơn ác mộng nhân đạo".

Có lẽ người lo lắng nhiều cho vấn đề người Rohingya là Trung Quốc, vì nếu không có giải pháp ổn thỏa nào, Liên Hiệp Quốc và Mỹ có thể sẽ áp dụng các biện pháp chế tài đối với Miến Điện và Trung Quốc sẽ bị vạ lây. Tình trạng bất ổn và những cuộc biểu tình phản đối của dân địa phương đã làm chậm tiến trình của dự án, khiến số tiền đầu tư ban đầu là 2,54 tỉ đang tăng lên tới hơn 5 tỉ USD.

Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đến thăm Myanmar và đề xuất chương trình giải quyết xung đột biên giới giữa Miến Điện với Bangladesh.

Hôm 23/11/2017, bà Cố vấn Aung San Suu Kyi và Ngoại trưởng Bangladesh Abul Hassan Mahmood Ali đã ký kết một bản ghi nhớ (memorandum) về vấn đề hồi hương người tỵ nạn Rohingya. Nhưng ít ai tin chương trình này sẽ được thực hiện nghiêm túc.

Thông tín viên Sarah Bakalogou của RFI từ Rangoon (Yangon) cho biết theo quy định, để quay trở về Miến Điện, chính quyền buộc những người tị nạn Rohingya phải trình giấy tờ chứng minh họ đã cư trú tại Miến Điện. Rất ít người có thể chứng minh được các giấy tờ này. Vấn đề thứ hai là họ sẽ trở vê đâu và cuộc sống sẽ như thế nào, an ninh của họ có được bảo đảm không ? Đa số nhà cửa của họ đã bị quân đội đốt sạch, đất đai của họ đã bị cướp..., họ sẽ ở đâu và làm gì để sinh sống, có được đi lại tự do hay không ? Liên Hiệp Quốc có thể làm được gì tại đây ?

Chính quyền Miến Điện tuyên bố lơ lửng : "Miến Điện sẽ nhờ Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn giúp đỡ nếu cần, và vào một thời điểm thích hợp". Nói cách khác, Miến Điện không muốn Liên Hiệp Quốc kiểm soát hay theo dõi chương trình "hồi hương" người tỵ nạn Rohingya, họ chỉ muốn được cấp một số trợ cấp, còn họ muốn làm gì thì làm. Nhiều người tin rằng chương trình này chỉ là một chiêu bài trấn an dư luận quốc tế, một kế hoãn binh của Miến Điện.

Trước khi đến Miến Điện, ngày 18/11/2017  Giáo hoàng Francis đã gởi dến người dân Miến Điện một thông điệp trong đó nhấn mạnh : "Tôi sẽ đến để loan báo Tin Mừng của Đấng Kitô, một thông điệp của hòa giải, tha thứ, và hòa bình". Hôm 28/11/2017, tại Naypyidaw, Miến Điện, Giáo hoàng Francis kêu gọi "cố gắng chấm dứt bạo động, tạo dựng lòng tin và bảo đảm tôn trọng quyền lợi của tất cả những ai coi mảnh đất này là ngôi nhà của mình".

Mặc dầu tự xưng là theo đạo "thanh tâm tịnh" nhưng các nhà lãnh đạo Miến Điện hiện nay đang hành động theo "ác tâm động", bất chấp Luật Nhân Quả, nên người Rohingya rất khó thoát khỏi nạn diệt chủng. Liệu rồi Liên Hiệp Quốc và Mỹ sẽ làm được gì để cứu những người Rohingya ?

Ngày 30/11/2017

Lữ Giang

Published in Diễn đàn
samedi, 25 novembre 2017 15:12

Thế giới luôn thay đổi

Từ ngày ăn lông ở lổ đến khi lên tới mặt trăng, thế giới đã thay đổi quá nhiều và qua nhiều gian đoạn khác nhau. Ray A. Davis đã nói : "Tình trạng hiện tại được thực hiện để bị phá vỡ" (Status quos are made to be broken).

Chủ nghĩa cộng sản đã tàn phá thế giới, nhưng nó cũng đả phá tan được chế độ phong kiến lạc hậu của hai nước Nga và Trung Hoa, nếu không có nó, dân hai nước này ngày nay sẽ vẫn đi ăn mày hay làm việc với một số lương tối thiểu chỉ có 0,30 cent/giờ như dân Ấn Độ ngày nay.

cncs1

Chủ nghĩa cộng sản đã tàn phá thế giới, nhưng nó cũng đả phá tan được chế độ phong kiến lạc hậu của hai nước Nga và Trung Hoa

Những gì về chế độ tư bản mà Kark Marx đã mô tả trong Tư Bản Luận là hoàn toàn đúng vào thời đó, và chính sự ra đời của chủ nghĩa cộng sản đã bắt buộc chủ nghĩa tư bản bốc lột phải thay đổi nên chúng ta mới có một chế độ tư bản mới như ngày nay.

Trong Master of Stupidity, Toba Beta đã viết : "Giới trẻ muốn thay đổi thế giới. Giới cao niên muốn thưởng thức các tác phẩm của họ" (Youngsters want to change world. Elders want to enjoy their works).

Không phải chỉ giới cao niên mà bọn đại tư bản và bọn cộng sản cũng đều muốn như thế, nhất là khi "tác phẩm" của họ được tác thành bằng xương máu của những người khác.

Hiện nay, hầu hết các nước phát triển trên thế giới đều đã áp dụng chế độ y tế toàn dân (universal health care), tức mọi người sinh ra đều đương nhiên được hưởng một chế độ y tế gióng nhau. Người nào muốn có những tiện nghi hơn có thể xử dụng thêm các dịch vụ y tế tư nhân được cung cấp theo túi tiền của họ. Nước Pháp đã có chế độ y tế này từ lâu, nên khi họ đến đô hộ tại Việt Nam, chế độ y tế đó cũng được áp dụng. Mọi người đều được hưởng các dịch vụ y tế miễn phí.

Nước Mỹ trái lại, vẫn còn tiếp tục theo đuổi một chế độ y tế tư bản, trong đó các dịch vụ y tế đều do tư bản giành quyền cung cấp theo giá cả họ ấn định. Phải qua nhiều cuộc tranh đấu lâu dài và căm go, nước Mỹ mới có chế độ An sinh Xã hội, Medicare, Medicaid, rồi đến Obamacre... Nay họ đưa Trump lên để giàng giựt trở lại các thứ họ vừa bị mất. Quyền lợi của các tài phiệt quốc phòng, dầu mỏ, tài chánh, y tế... vẫn nằm trên quyền lợi của người dân và có khi trên quyền lợi quốc gia.

"Youngsters want to change world" nên khẩu hiệu tranh cử của Obama là CHANGE. Đó là ước muốn của ông và của nhiều người. Nếu có nhiều cuộc tranh đấu được tiếp tục, nước Mỹ sẽ thay đổi dần. Có thể trong 25 năm, 30 năm, 50 năm, 70 năm hay 100 năm nữa, chế độ y tế toàn dân sẽ toàn thắng, quyền bán súng và giữ súng bị hủy bỏ, v.v. Lúc đó đa số theo Trump đều đã xuống thuyền đài hết rồi và thế giới vẫn đi tới.

Julien Smith nói : "Bạn có thể thay đổi thế giới lần nữa, thay vì tự bảo vệ mình khỏi nó" (You can change the world again, instead of protecting yourself from it).

Ngày 25/11/2017

Lữ Giang

Published in Diễn đàn

Trên tạp chí Financial Times của Anh, bình luận gia David Gardner đã viết một bài dưới đầu đề "Donald Trump đã làm cho Nga vĩ đại trở lại ở Trung Đông như thế nào", nói rằng Donald Trump có thể phá vỡ sự cân bằng quyền lực ở Trung Đông bằng cách hợp tác với Nga về vấn đề Syria và Nga có được lợi thế hơn từ những hành động này. Trong khi đó, Stephen M. Walt, bình luận gia của tạp chí Foreign Policy viết trên Business Insider : "Hãy quên "chiến thắng", Donald Trump đang làm mất Trung Đông một cách thê thảm"…

orient1

Mê Putin, Trump bỏ rơi Trung Đông

Đây không phải chỉ là những lời báo động, mà là một thực tế đang diễn ra ở Trung Đông. Chiến lược một "Trung Đông Mới" đã được hai đời Tổng thống Mỹ thực hiện một cách rất vất vả để chặn đứng sự vùng dậy và bành trướng của khối Hồi giáo Trung Đông, đang bị Donald Trump phá vỡ vì ông ta không hiểu gì về tình hình thế giới cũng như các chiến lược mà Hoa Kỳ đã thực hiện từ thập niên này qua thập niên khác để bảo vệ an ninh và giữ vững vai trò lãnh đạo của Mỹ.

Đi vào tình trạng rối loạn

Hôm 17/11/2017 vừa qua, trong bài "Báo cáo về Cao ốc Trump ở Panama liên kết với Mafia Nga và tội phạm quốc tế", bình luận gia John Bowden cho biết theo một cuộc điều tra chung của NBC NewsReuters, các nhà đầu tư và khách hàng của khách sạn và tháp quốc tế mang tên Trump Ocean Club ở thành phố Panama có quan hệ mật thiết với tội phạm có tổ chức và buôn bán ma túy. Bản phúc trình này dài 7 trang do 6 ký giả quốc tế thực hiện. Trước đó, bình luận gia Craig Unger đã viết một bài dưới đầu đề "Tiệm rửa tiền Nga của Trump" dài 10 trang trình bày làm thế nào để sử dụng Trump Tower và các cao ốc sang trọng cao cấp khác để rửa tiền bẩn, điều hành một tổ chức tội phạm quốc tế, và đẩy một nhà phát triển bất động sản thất bại vào Tòa Bạch Ốc. Nhiều vụ vi phạm nói trên đã bị các cơ quan tư pháp điều tra và truy tố.

Các tài liệu này cho thấy rõ cách thức kinh doanh bất động sản không ngay thẳng của Donald Trump và gia đình trước khi được bầu làm tổng thống. Trump Organization và Trump Tower đã trở thành cái bình phong cho bọn Mafia Nga làm ăn bất chánh. Do đó, sau khi làm tổng thống, Trump tưởng rằng có thể sử dụng các mánh mung và tiểu xảo như khi kinh doanh bất động sản để lãnh đạo đất nước và thế giới, nên đã đưa nước Mỹ và thế giới vào tình trạng rối loạn. Trong chuyến đi Á Châu vừa qua, thay thực hiện trách nhiệm làm rõ chính sách và đường lối của Hoa Kỳ về Châu Á Thái Bình Dương, ông lại tranh quyền của Bộ Thương mại, đi lo chuyện bán võ khí và bị Trung Quốc đánh lừa.

Chiến lược một "Trung Đông Mới"

Đây là một chiến lược đã được chúng tôi trình bày nhiều lần : Ngày 17/8/2006, Tổng thống Bush tuyên bố rằng một "Trung Đông Mới" (New Middle East) sẽ xuất hiện trong đó nền dân chủ sẽ chứng tỏ là một sức mạnh không thể kháng cự lại, sẽ lan rộng và diệt trừ khủng bố và chế độ chuyên chế" (would spread and eradicate terrorism and despotism). Nhìn vào bản đồ một "Trung Đông Mới" được công bố chúng ta thấy Trung Đông mới bao gồm 22 nước Hồi giáo của thế giới Ả-rập, thêm Thổ Nhĩ Kỳ, Do Thái, Pakistan và Afghanistan. Khi thực hiện chiến lược một "Trung Đông Mới", Hoa Kỳ đã sử dụng các chiến thuật và thủ đoạn thâm độc và gian ác còn hơn trong chiến tranh Việt Nam.

orient2

Bản đồ một "Trung Đông Mới" của Hoa Kỳ năm 2006

Việc thực hiện chiến lược một "Trung Đông Mới" nhắm ba mục tiêu chính sau đây :

(1) Thanh toán các lãnh tụ Hồi giáo có chủ trương hình thành một chính quyền mạnh có thể lãnh đạo khối Hồi giáo giống như thời đế chế Ottoman ngày xưa.

(2) Nghiền nát (eradicate) khối Hồi giáo cực đoan ra từng mãnh và để cho các nhóm Hồi giáo thanh toán nhau, sức mạnh sẽ bị mất.

(3) Chia 5 nước trung tâm ở Trung Đông thành 14 nước để làm suy yếu sức mạnh của khối Hồi giáo.

Đây là một kế hoạch rất phức tạp, được thay đổi tùy theo các diễn biến của tình hình, chúng tôi đã cố gắng hệ thống hóa và trình bày vắn gọn.

Thi hành chiến lược được đưa ra

Cho đến nay chưa có mục tiêu nào trong ba mục tiêu nói trên đã được hoàn thành. 

Với mục tiêu thứ nhất, Hoa Kỳ chỉ mới thanh toán được Saddam Hussein, Hosni Mubarak và Muammar Gaddafi, nhưng chưa thanh toán được Bashar al-Assad. 

Với mục tiêu thứ hai, hai tổ chức cực đoan chính là al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo (ISIS) vẫn còn nằm ngoài tầm kiểm soát của Hoa Kỳ. 

Với mục tiêu thứ 3, Hoa Kỳ mới chỉ đập bể được Iraq, Libya và Yemen, còn Syria chưa đập bể được.

Mỹ quyết định phân chia các nước Libya, Iraq và Syria ra mỗi nước thành ba vùng tự trị, còn Yemen được chia thành hai. Với Iraq và Syria, Mỹ quyết định giành phần phía Nam cho khối Shia, phần giữa cho khối Sunni và phần phía Bắc sát Thổ Nhĩ Kỳ cho người Kurk, nhưng việc thực hiện không dễ dàng. Lực lượng Sunni do Mỹ hình thành, huấn luyện và trang bị với cái tên là Binh Đoàn Syria Tự Do (Free Syria Army - FSA) để đảm nhận phần đất mà Mỹ muốn dành cho họ ở Syria lại tranh nhau quyền lực, bể thành hàng chục mảnh.

Trước tình trạng này, Mỹ phải quay qua sử dụng một lực lượng Sunni khác có tên là Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (Islamic State of Iraq and the Levant - ISIL) hay Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria (Islamic State in Iraq and Syria - ISIS). Đây là một tổ chức của người Hồi giáo Sunni được thành lập từ năm 2006 với mục đích giải phóng người Hồi giáo Sunni Iraq khỏi "sự áp bức của Hồi giáo Shia và ngoại bang". Ngày 29/6/2014, giáo chủ Abu Bakr al-Baghdadi tuyên bố đổi tên tổ chức này thành Nhà nước Hồi giáo (Islamic State - IS - tiếng ả-rập gọi là Daesh) và đặt thủ đô ở Ar-Raqqah (hay Raqqa), một tỉnh nằm ở phía tây bắc Syria, sát với biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều thành phần thuộc Binh Đoàn Syria tự do đã bỏ hàng ngũ đi theo IS.

Ông Jeffrey D. Sachs, Giám đốc Viện Địa Cầu tại Đại học Columbia, cố vấn đặc biệt của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về Các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, nói rằng nguồn gốc thực sự của các chiến binh ISIL là những chiến binh thánh chiến Sunni được Cục Tình báo trung ương Hoa Kỳ (CIA) huấn luyện và trang bị vũ khí thông qua Saudi Arabia nhằm chống lại Iran và loại bỏ các chính quyền thân Nga tại Trung Đông.

Edward Snowden, một cựu viên chức NSA và CIA, tiết lộ rằng tình báo Anh, tình báo Mỹ và tình báo Israel đã làm việc với nhau để tạo ra ISIL và lãnh tụ Abu Bakr al-Baghdadi được tổ chức tình báo Mossad của Israel huấn luyện.

Phần đất mà ISIS được Mỹ giao cho tạm chiến để làm khu vực của người Sunni nằm giữa Syria và Iraq ở phía bắc. Ngày 10/5/2014, khoảng 800 quân ISIS đã mở cuộc tấn công thần tốc đánh vào thành phố Mosul ở phía bắc của Iraq. Khoảng 30.000 quân Iraq đã tháo chạy. Quân đội Iraq đã bỏ lại khoảng 40.000 đơn vị vũ khí cho ISIS bao gồm không chỉ vũ khí bộ binh, mà còn nhiều trang bị quân sự hạng nặng, hiện đại. Luật Hồi giáo Sharia ngay lập tức được áp dụng một cách khắt khe và tàn bạo. ISIS khai thác các khu dầu mỏ phong phú do Iraq để lại và chuyển bằng những đoàn xe bồn mỗi ngày qua các hải cảng của Thổ Nhĩ Kỳ để bán trước sự chứng kiến của Mỹ.

Kế hoạch dứt điểm chế độ Assad

Sau khi ISIS đã chiếm và giữ vững phần đất dành cho người Sunni ở phía Bắc Iraq, Hoa Kỳ lập kế hoạch thanh toán chế độ Assad của Syria.

Bắt đầu từ ngày 7/9/2015, các nhóm buôn người được huy động đến phía Bắc Syria, lùa khoảng 3 triệu người Syria vượt biên giới Thổ Nhĩ Kỳ chạy qua Châu Âu, rồi Mỹ mở cuộc oanh tạc để cho Binh Đoàn Syria Do đánh chiếm tỉnh Aleppo và phần Tây Bắc Iraq, còn Thổ Nhĩ Kỳ cho sắc tộc người Turk (Turkmen) tràn qua phía Đông Bắc Syria. Kế hoạch này có mục tiêu đẩy quân đội Syria lùi vể phía Tây và phía Nam Syria, sau đó mở cuộc tấn công vào chế độ Assad ở Damascus. Nhưng kế hoạch này đã thất bại vì bị Nga phát hiện và đem quân can thiệp kịp thời. Số 3 triệu người Syria được lùa qua Âu Châu đang gây ra nhiều thảm họa cho cả Âu Châu và Mỹ.

Sự can thiệp các Nga

Nhận ra kế hoạch chiếm Bắc Syria của Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 10/9/2016 Nga đã cho xe tăng đổ bộ và máy bay chiến đấu tiến vào vùng Latakia. Sau đó, Nga cho các chiến đấu cơ ném bom tập trung vào tuyến đường cao tốc Reyhanli-Aleppo, con đường tiếp vận chính giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria của các phiến quân... Trong một tháng, không quân Nga đã thực hiện gần 1.400 phi vụ, phá hủy hơn 1.600 mục tiêu của phiến quân. Với sự yểm trợ của không quân Nga, quân đội của Assad cũng đã giải tỏa được hầu hết các vùng bị bao vây.

Tiếp theo, Nga bắt đầu cho oanh tạc con đường ISIS chuyển dầu từ Iraq đến thành phố Zakho của Thổ Nhĩ Kỳ để bán hoặc đổi vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ. Không ảnh cho thấy, mỗi lần chuyển vận có hơn 11.000 xe được huy động. Mỗi ngày ISIS có thể sản xuất khoảng 50.000 thùng dầu. Nguồn lợi của ISIS bắt đầu kiệt quệ.

Hôm 2/2/2016, với sự hỗ trợ của bộ binh người Iran. Hezbollah và không quân Nga, quân đội Assad đã cắt đứt tuyến đường nối liền tỉnh Aleppo và biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, được biết đến với tên gọi hành lang Azaz. Vào đầu tháng 5/2016, quân của Assad đã thông báo cho các phiến quân trong vùng : hoặc đầu hàng, hoặc chạy qua Thổ Nhĩ Kỳ hay là chết. Ngày 30/6/2017, Aleppo đã được giải phóng toàn bộ.

Mỹ phải thay đổi cả chiến thuật lẫn chiến lược

Thấy tình trạng lâm nguy, Mỹ đã đề nghị với Nga ngưng chiến và mở hội nghị giữa Assad và các nhóm "đối lập ôn hòa" để tìm một giải pháp, trong thực tế là để cho phiến quân có thời gian chỉnh đốn lại hàng ngũ.

Bước thứ 2, hai Tổng thống Obama và Putin đã bàn đến một chiến lược mới : Thả Iran ra để nước này có thể củng cố và lãnh đạo khối Hồi giáo Shia đối đầu với khối Hồi giáo Sunni đang do Saudi Arabia lãnh đạo, tạo thành một chuộc chiến tranh ủy nhiệm, cho hai khôi Hồi giáo tự thanh toán nhau. Mỹ đứng đàng sau yểm trợ khối Sunni và bán vũ khí. Nga cũng làm như thế đối với khối Shia.

Ngày 14/7/2015, một hiệp ước về hạt nhân giữa Iran và Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Mỹ, Đức đã được thỏa thuận. Thỏa thuận này sẽ hạn chế khả năng phát triển vũ khí hạt nhân của Iran trong khi cho phép nước này duy trì một chương trình hạt nhân dân sự. Các nước P5+1 đồng ý bãi bỏ chế tài kinh tế đối với Iran ngay khi Iran tuân thủ các yêu cầu của thỏa thuận hạt nhân.

Trump phá vỡ chiến lược Trung Đông

Từ ngày đắc cử đến nay, Donald Trump chẳng quan tâm gì đế chiến lược một "Trung Đông Mới" của Mỹ để làm suy yếu khối Hồi giáo Trung Đông và bảo vệ an ninh, vì ông không biết gì về các chiến lược và chiến thuật của Mỹ trên thế giới. Trump chỉ chú trọng đến quyền lợi của hai giới tài phiệt dầu lửa và võ khí.

Hôm 21/1/2017, khi giới thiệu ông Mike Pompeo làm Giám đốc CIA, Donald Trump cho rằng Mỹ có thể chiếm lấy dầu của Iraq. Ông nói : "Bây giờ tôi nói về các lý do kinh tế. Nhưng nếu ông nghĩ về điều đó ông Mike à, nếu chúng ta chiếm lấy dầu, chắc ông sẽ không còn lo đến bọn ISIS nữa vì rằng chúng kiếm đâu ra tiền ở nơi đầu tiên, do đó chúng ta phải chiếm lấy dầu. Nhưng, được, có thể chúng ta sẽ có cơ hội khác". Ông đã gọi những người cho rằng hành động như vậy sẽ vi phạm luật pháp quốc tế là "những kẻ ngu ngốc, không phải là những chuyên gia".

Sau đó, tướng Mattis, Bộ trưởng quốc phòng, phải nói lại : "Chúng tôi không ở Iraq để chiếm dầu" (We're not in Iraq to seize oil). Không ai ngờ tổng thống của một cường quốc mà có thể nói những lời ngu xuẩn như thế.

Tháng 4/2016, khi quân đội Iraq bắt đầu dánh chiếm lại Mosul, Hoa Kỳ đã mở đường cho khoảng 9.000 quân IS chạy qua tỉnh Deir Ezzor ở miền Trung Syria với mục tiêu đừng cho quân của Assad chiếm tỉnh này. Nhưng Nga đã thấy trước chiến thuật của Mỹ, yểm trợ cho quân đội của Assad chiếm đóng ngay thành phố và mở rộng ra vùng xung quanh. Quân IS và phiến quân được Mỹ yểm trợ chạy từ Raqqa hay Mosul về Deir Azzor đã phải đóng trong các vùng sa mạc và đồi núi, bị máy bay Nga săn đuổi thường xuyên. Nhiều cố vấn Mỹ được tìm thấy chết tại mặt trận.

Hôm 20/7/2017, Tổng thống Trump đã ra lệnh cho CIA ngưng các chương trình huấn luyện và cung cấp vũ khí cho các nhóm nổi dậy chống Assad. Hãng thông tấn al-Masdar News ở Syria cho biết các cố vấn Mỹ đã rời khỏi căn cứ quân sự al-Tanf và đến Hasakah trong vùng người Kurk kiểm soát để có thể bí mật chỉ đạo các toán quân nổi dậy. Lợi dụng việc Donald Trump không quan tâm gì đến Trung Đông, Nga và Iran đã giúp Syria chiếm lại gần như toàn bộ lãnh thổ Syria.

Theo lệnh nói trên của Trump, chiến lược một "Trung Đông Mới" của Mỹ không thể được tiếp tục thực hiện tại Iraq và Syria. Một "Trung Đông Mới khác" đang phân chia lại các nước Trung Đông, trong đó Nga và Iran nắm vai trò ưu thế. Vì thế chúng ta không ngạc nhiên khi bình luận gia Stephen M. Walt viết : "Hãy quên "chiến thắng", Donald Trump đang làm mất Trung Đông một cách thê thảm"…

Kết quả, cuộc chiến do Mỹ phát động và điều hành ở Iraq và Syria đã làm trật tự ở Trung Đông đổ vỡ, dẫn tới cảnh hỗn loạn với những hậu quả không thể lường được và chưa biết sẽ kéo dài đến bao giờ.

Ngày 23/11/2017

Lữ Giang

Published in Diễn đàn

Vốn là một con buôn, Donald Trump không cần biết nước Mỹ đang như thế nào, rồi đây sẽ ra sao, thế giới sẽ đi về đâu… Công việc chính của ông ta khi được đưa lên làm tổng thống là bảo vệ quyền lợi của giới tài phiệt Mỹ, đứng đầu là tài phiệt quốc phòng, tài phiệt dầu mỏ, tài phiệt y tế, tài phiệt súng… Vì thế chúng ta không ngạc nhiên khi thấy Donald Trump đã biến chuyến đi tham dự hội nghị APEC năm nay tại Việt Nam thành một chuyến đi bán hàng…

banhang1

Chuyến đi tham dự hội nghị APEC năm nay tại Việt Nam thành một chuyến đi bán hàng : Trump đổi nhân quyền lấy bạc cắc

Nhiều người không biết "sứ mạng" của Trump là gì, cứ đem "dân chủ" và "dân quyền" ra bày hàng nên chẳng bán được xu nào ! Dưới đầu đề "Donald Trump đổi nhân quyền lấy bạc cắc", danlambao đã viết : "Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, Donald Trump đã tạt gáo nước lạnh vào mặt các tổ chức đấu tranh dân chủ, nhân quyền và các nạn nhân của chế độ cộng sản Việt Nam đang bị giam cầm chỉ vì muốn được sống tự do và dân chủ". Ông Brad Adams, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á trong tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói : "Tiếng nói của Mỹ về nhân quyền cơ bản đã biến mất".

Khái lược về tổ chức APEC

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation, viết tắt là APEC) được thành lập vào tháng 11 năm 1989 với 12 thành viên sáng lập. Hiện nay, APEC có 21 thành viên, thường được gọi là "thành viên kinh tế" (economic members), bao gồm gần 40% dân số thế giới, 55% tổng sản lượng quốc nội (GDP) và 44% mậu dịch thế giới.

Các kỳ họp thường niên của diễn đàn được lần lượt tổ chức tại các quốc gia thành viên và đã trải qua 25 hội nghị. Năm nay là lần thứ hai hội nghị APEC được tổ chúc tại Việt Nam. Lần trước được tổ chức tại Hà Nội vào năm 2006. Mỗi hội nghị có những chủ đề riêng. Chủ đề năm nay là "Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung". Sau khi thông qua "Tuyên bố Đà Nẵng" là lễ chuyển giao vai trò Chủ tịch APEC 2018 cho Papua New Guinea.

Các chủ đề được chọn hàng năm thường ít có giá trị thực hành, nó thường chỉ biểu hiện một hướng đi mong muốn. Nhưng nhiều người Việt đấu tranh lại rất háo hức. Có người đã viết trên Internet rằng với chuyến đi này, Trump sẽ tiêu diệt Bắc Hàn, trừng phạt Trung Quốc và ra lệnh cho Nguyễn Tấn Dũng làm đảo chánh lật đổ chế độ cộng sản Việt Nam và thành lập tổng thống chế… Họ tin rằng Trump đang làm nên lịch sử ! Đó là "niềm ảo vọng" cuối đời.

Chuyện bán võ khí không dễ

Hôm 11/8/2017, khi Donald Trump phóng ra trên trang Twitter lời đe dọa : "Các giải pháp quân sự giờ đã được đưa vào vị trí, súng đã nạp đạn, cò đã kéo lên, để phòng Bắc Triều Tiên có hành động thiếu khôn ngoan..".. Nhiều người đã hỏi chúng tôi "Có đánh nhau không ?" ; chúng tôi đã trả lời khi nói chuyện trên truyền hình : "Không có chuyện đánh nhau đâu. Chẳng có gì quan trọng cả. Trump đã thổi phồng để dụ Nhật và Nam Hàn mua vũ khí của Mỹ. Chỉ có thế thôi".

Khi Donald Trump lên đường đến Nhật Bản và Nam Hàn, tạp chí Politico viết : "Trump nói ông ta sẽ cho phép Nhật, Nam Hàn mua thêm trang bị quân sự từ Mỹ" (Trump says he'll allow Japan, South Korea to buy more military equipment from the US). Còn hãng Reuters đưa tin : "Trump đang sử dụng Bắc Triều Tiên để bán các vũ khí Mỹ giá rẻ ở Châu Á và tại quê nhà" (Trump is using North Korea to peddle pricey US weapons in Asia and at home).

Phát biểu hôm 6/11/2017, Tổng thống Trump đã gọi các lần thử hạt nhân của Bắc Hàn và lần phóng tên lửa đạn đạo qua Nhật Bản gần đây là "một mối đe dọa đối với nhân loại, với hòa bình và ổn định quốc tế". Ông đã gây áp lực với Nhật Bản, yêu cầu quốc gia này cắt giảm thâm hụt thương mại và tăng mua vũ khí từ Mỹ. Cụ thể, Trump nói : "Ông Abe đã sẵn sàng mua một số lượng lớn khí tài quân sự từ Mỹ. Và ngay khi việc mua bán hoàn thành, ông ấy sẽ cho bắn hạ các tên lửa của Triều Tiên". Trump nói thêm : "Cho đến nay, Mỹ vẫn là quốc gia sản xuất vũ khí tốt nhất".

Sau đó, Trump nói Mỹ sẵn sàng duyệt các thương vụ bán vũ khí "trị giá hàng tỷ USD" cho Nam Hàn, sau khi Bắc Hàn thử bom hạt nhân.

Theo số liệu từ Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Mỹ đã bán các vũ khí tổng trị giá 5 tỷ USD cho Nam Hàn trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2016. Hàn Quốc là nhà nhập khẩu vũ khí từ Mỹ lớn thứ 4 trong giai đoạn trên, sau Arab Saudi, Australia và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Nhưng lần này xem ra đang gặp khó khăn.

Vào tháng 5/2017, các bệ phóng hỏa tiễn THAAD do Lockheed Martin Corp sản xuất đột nhiên được đưa đến Nam Hàn trước khi ông Moon Jae-in lên làm tổng thống, và đặt tại một căn cứ quân sự Mỹ. Tổng thống Trump yêu cầu Nam Hàn thanh toán chi phí lắp đặt hệ thống phòng thủ này với giá 1 tỷ USD.

Các xe tải chuyên dụng đã được điều động chở các thiết bị chính của THAAD đến vị trí ở huyện Seongju, tỉnh Bắc Gyeongsang, cách thủ đô Seoul khoảng 250 km. Cư dân tại đây đã cực lực phản đối Mỹ triển khai hệ thống này trong khu vực của họ. Những biểu ngữ màu đỏ cắm dọc hai bên con đường ngoằn ngoèo dẫn vào Câu lạc bộ Lotte Skyhill ở quận Seongju. Một số biểu ngữ ghi hàng chữ "Chúng tôi phản đối THAAD" và "Hãy đưa THAAD về nước Mỹ".

Tổng thống Moon Jae-in đã ra lệnh mở một cuộc điều tra về việc bốn bệ phóng tên lửa THAAD của Mỹ được triển khai tại Nam Hàn mà chính quyền mới không hề nhận được thông báo. Trước tình trạng này, Trump khó bán thêm vũ khí cho Nam Hàn. Tuy nhiêu, sau một cuộc thảo luận gay cấn, hôm 7/11, Trump cho biết hai bên đã thống nhất về hợp đồng vũ khí khổng lồ !

Các nhà lãnh đạo các nước trong vùng không ai tin rằng Bắc Hàn sẽ mở cuộc tấn công vào nước họ, trừ khi Kim Jong-un mắc bệnh tâm thần. Họ tin rằng Kim Jong-un chỉ là con rối của Trung Quốc và Nga, đã được lệnh quậy phá vì những áp lực mới của Mỹ lên hai nước này. Trong một phiên điều trần tại Ủy ban Quân vụ thượng viện Hoa Kỳ, ông Hyten phát biểu : "Tôi là một sĩ quan quân sự, trách nhiệm của tôi là cung cấp những lựa chọn quân sự cho Tổng thống… nhưng tôi nhìn vấn đề này từ quan điểm chiến lược và tôi không nhìn thấy một lựa chọn nào mà không có Trung Quốc".

Bản tin của tờ New York Times cho hay trong bài diễn văn được trực tiếp truyền hình, Tổng thống Moon Jae-in nói : "Không ai được phép quyết định có hành động quân sự trên bán đảo Triều Tiên mà không được sự đồng ý của Nam Hàn".

Cho Trump uống nước đường và ăn bánh vẽ

Ngày 8/11/2017, Donald Trump đã đến thăm Trung Quốc và được Tập Cận Bình đón tiếp long trọng khác thường và gọi đó là "chuyến thăm nhà nước đặc biệt", một danh từ chưa từng được Trung Quốc dùng từ năm 1949. Trên các diễn đàn, nhiều người đã hỏi tại sao Tập Cận Bình lại dành cho Trump một sự ưu ái đặc biệt như vậy, chúng tôi đã phóng lên một ý kiến vắn gọn : "Tập Cận Bình coi Trump chỉ là con nít, rất thích đồ ngọt nên cho uống nước đường và hứa với Trump đủ thứ, nhưng sẽ chẳng làm gì cả, đâu vẫn còn đó".

banhang2

Tập Cận Bình đang cho Trump uống nước đường và ăn bánh vẽ

Thật ra, tôi không phải là người đầu tiên gọi Trump là con nít. Nhiều nhân vật quan trọng ở Mỹ và trên thế giới đã coi Trump như như thế, và quả thật Trump đúng là con nít. Ông David Brooks, Giáo sư trường Đại học Yale, một đại học danh tiếng của Mỹ, đã viết trên tờ New York Times một bài dưới đầu đề "When the World Is Led by a Child" (Khi thế giới được lãnh đạo bởi một đứa trẻ) để nói về tư cách trẻ con của Trump khi lãnh đạo đất nước, còn tờ Libération của Pháp đã đăng hình Trump trên nền đen với cái tựa lớn "Nước Mỹ tìm kiếm người giữ trẻ".

Vào tháng 9 vừa qua, Donald Trump và Kim Jong-un đã khẩu chiến dữ đội, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã ví cuộc khẩu chiến này như một cuộc cãi vã trẻ con. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Bob Corker, vốn là một chính trị gia ôn hòa ủng hộ Tổng thống Donald Trump, phát biểu rằng Nhà Trắng chẳng khác gì một nhà trẻ và ông Trump phát ngôn liều lĩnh, có thể gây ra chiến tranh thế giới thứ ba, v.v. Trump thiếu chuẩn bị, thiếu văn hóa, thiếu chuyên nghiệp, dối trá v.v… Và giờ thì biết thêm Trump còn "tài lanh" khoe cơ bắp như một đứa bé 5 tuổi, tiết lộ các thông tin lẽ ra phải giữ kín !

Ông Max Baucus, cựu Thượng nghị sĩ của bang Montana, cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, nói với BBC News :

"Chính quyền Trump không biết xử lý quan hệ với Bắc Kinh ra sao, họ còn chưa có một nhóm chuyên về Trung Quốc, để tính toán xem cách giải quyết vấn đề thương mại, như tiếp cận thị trường Trung Quốc, bảo vệ sở hữu trí tuệ...

"Trung Quốc có nghìn năm lịch sử kinh nghiệm ‘tâng bốc’ và khen ngợi khách nước ngoài. Họ rất giỏi việc này còn nước Mỹ không có kinh nghiệm đó".

Sau khi đón tiếp Trump một cách long trọng, Tập Cận Bình để cho các công ty Mỹ và Trung Quốc ký những bản hợp đồng được coi là "béo bở". Ngày 9/11/2017, hai nước thông báo một loạt thỏa ước thương mại đã được ký kết với tổng trị giá lên đến 253,4 tỷ USD, trong rất nhiều lĩnh vực, từ điện lực, dầu khí, tin học, thép, đến xe hơi, hàng không, lương thực... Tập Cận Bình nói trước các lãnh đạo doanh nghiệp : "Tiếp tục mở cửa là chiến lược dài hạn của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không thu hẹp hay đóng cửa lại. Chúng tôi sẽ mở cửa ngày càng rộng hơn".

Nhưng khi xem lại các kết ước mới này, các nhà phân tích đã lắc đầu trước những mánh mung của Tập Cận Bình, nhưng Trump vì thiếu kiến thức và kinh nghiệm nên chẳng biết gì cả. Bruce Einhorn đã phân tích trên Bloomberg với kết luận : "Nhiều thỏa thuận không được chia thành các định giá riêng biệt, trong khi một số lượng lớn dưới hình thức bản ghi nhớ không ràng buộc (a large number were in the form of non-binding memoranda) hoặc liên quan đến các thỏa thuận với các đối tác Trung Quốc". Với những hiệp ước như thế thì Trung Quốc có thể phủi tay mà không làm gì nhau được !

Như vậy là Tập Cận Bình đã vừa cho Trump uống nước đường vừa ăn bánh vẽ. Thế là Trump hểnh mũi cao, bước lên diễn đàn ca vọng cỗ : "Ngài là một người rất đặc biệt… Lúc này, không may là cán cân thương mại rất không công bằng. Tôi không đổ lỗi cho Trung Quốc. Tôi đánh giá cao Trung Quốc… Tôi cảm thấy được khuyến khích rất nhiều thông qua các cuộc đối thoại, đặc biệt cuộc đối thoại tối qua với Chủ tịch Tập. Chúng tôi rất tương đồng nhau về vấn đề an ninh (!). Cả hai chúng tôi đều mong muốn điều này cho đất nước mình và cho thế giới".

Trump không dự thượng đỉnh ASEAN tại Manila hôm 14/11/2017. Ông Rex Tillerson, Bộ trưởng ngoại giao thay mặt ông. Trump tuyên bố đã thành công với ít nhất 300 tỉ USD trị giá các hợp đồng mà ông đem về cho nước Mỹ. Mục đích chuyến đi Á Châu lần này của Trump là bán hàng. Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN Manila không có ai mua hàng cả nên ông không đến. Vả lại, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva muốn nêu vấn đề nhân quyền lên tại đây nên Trump không muốn dính dấp vào.

Một giấc mơ hão huyền ?

Bài diễn văn Donald Trump đọc tại Hội nghị thượng đỉnh APEC hôm 10/11/2017 được nhiều người ca tụng là tuyệt vời và chuyền cho nhau một cách trân trọng. Dĩ nhiên, bài diễn văn này không phải do Trump viết vì Trump chữ đâu mà viết ? Bài diễn văn được nhóm soạn diễn văn ở Tòa Bạch Ốc phối hợp với Tòa Đại Sứ Mỹ ở Việt Nam biên soạn.

Thông thường, những bài diễn văn của các nhà lãnh đạo quốc gia tại những hội nghị như thế này chỉ nói lên quan điểm và đường lối mà quốc gia đó mong muốn tổ chức tiến tới, nó không có giá trị thực hành.

1. Khoe thành quả vĩ đại !

Mở đầu Trump ca tụng nước Mỹ đang trở thành vĩ đại do công trình của ông ta. Trump nói : "Chuyến thăm này diễn ra vào một thời điểm thú vị đối với nước Mỹ. Một tinh thần lạc quan mới đang lan tỏa khắp đất nước chúng tôi. Tăng trưởng kinh tế đạt 3,2% và đang tiếp tục tăng lên. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhấp trong 17 năm qua. Thị trường chứng khoán đang ở mức cao chưa từng có. Và toàn thế giới đã được hưởng lợi nhờ sự đổi thay của Mỹ".

Thật ra Trump đang thừa hưởng những di sản của Obama để lại sau 8 năm áp dụng biện pháp "nới lỏng định lượng" (Quantative Easing) với phí khoản lên đến trên 4.500 tỷ USD để cứu vãn nền kinh tế Mỹ sắp sụp đổ. Nay Trump cứ đòi làm như Obama, nhưng FED và Quốc hội không chấp nhận vì số bội chi đã vượt mức rồi. Trump bèn quay qua đòi giảm thuế cho nhà giàu để "phát triển kinh tế" !

Trong thực tế Trump chưa làm được gì cho đất nước này. Còn vấn đề cờ bạc của Thị trường Chứng khoán Mỹ gần như các tay chơi đều biết : cứ thổi giá lên để bán ra rồi lại hạ giá xuống để mua vào, làm hàng chục triệu người tan gia bại sản. Không thể căn cứ vào đó để thẩm định tình hình kinh tế hay hoạch định kế hoạch kinh doanh được. Đây là những vấn đề chúng tôi đã nói đến nhiều lần.

2. Chơi trò thổi ống đu đủ

Tiếp theo Trump chơi trò thổi ống đu đủ, đưa mước chủ nhà và một số nước trong vùng lên mây xanh. Ông ca tụng Việt Nam ngày nay "với nền kinh tế mở cửa, là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, tăng hơn 30 lần. Sinh viên, học sinh Việt Nam được xếp vào hàng những người trẻ ưu tú nhất toàn cầu. Điều đó thật ấn tượng".

Ông mô tả người dân Nam Hàn "đã biến quốc gia từ một nơi nghèo đói bị chiến tranh tàn phá, trở thành một trong những nền dân chủ giàu có nhất thế giới chỉ trong vài thập kỷ. Ngày nay, người Hàn Quốc thu nhập cao hơn người dân ở nhiều quốc gia thuộc Liên Hiệp Châu Âu", v.v.

3. Trump lại đe dọa Trung Quốc ?

Khi đi tranh cử cũng như sau khi mới đắc cử, Donald Trump dọa sẽ đánh thuế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc 45% và bắt các công ty Mỹ phải đem xí nghiệp trở về Mỹ với khẩu hiệu "Thuê người Mỹ" và "Mua hàng Mỹ". Giới bình dân ít hiểu biết về kinh tế quốc gia, nên hoan hô và bỏ phiếu cho Trump. Nhưng các nhà chính trị và các chuyên gia kinh tế, kể cả cựu Ngoại trưởng Kissinger, đã khuyên Trump chớ làm như thế, nền kinh tế Mỹ sẽ sụp đổ. Đầu thập niên 1990 Mỹ phải ồ ạt đầu tư vào Trung Quốc để cứu vãn nền kinh tế Mỹ. Nhật và Đài Loan chạy theo ngay. Nay tình hình đang đổi khác, phải tìm cách sửa đổi. Quay trở lại phương thức "Thuê người Mỹ" và "Mua hàng Mỹ" là tự sát.

Sau khi nghe những người "giữ trẻ" khuyên răn nhiều, hôm 10/11/2017, khi ra trước diễn đàn APEC ở Đà Nẵng, Trump đã đọc : "Chúng tôi đã trao đổi thẳng thắn về thương mại tự do. Tôi đã nói rất rõ với Trung Quốc, thể hiện sự mong muốn làm việc với Trung Quốc nhưng thương mại phải được thực hiện công bằng. Cách giao thương hiện nay là không chấp nhận được. Tôi không chấp nhận các nước lợi dụng Mỹ để tăng trưởng. Tôi không trách họ vì họ chỉ đang làm việc của mình. Vấn đề là những người tiền nhiệm đã không làm gì nhưng tôi thì sẽ làm". Từ nay, chúng tôi sẽ cạnh tranh trên một nền tảng công bằng. Nước Mỹ phải đặt lên trước".

Tuy bảo người khác đem cơ sở về Mỹ, nhưng Trump vẫn để con gái tiếp tục đầu tư ở Trung Quốc. Hiện nay Ivanka Trump Marks có khoảng 150 cơ sở kinh doanh tại Trung Quốc, nó trở thành những "con tin" hay "vật bảo chứng". Dù Trung Quốc có làm gì, Trump cũng không dám đụng tới Trung Quốc vì những lợi ích của chính mình và gia đình mình. Tập Cận Bình biết rõ như thế.

Đảng cộng sản Việt Nam "đẻ bọc điều" ?

Trước đây Việt Nam Cộng Hòa chỉ "bắt cá một tay" và cương quyết chống "hòa giải hòa hợp" đến sáng mai luôn, nên đã thua sạt nghiệp. Còn Đảng cộng sản Việt Nam đang "bắt cá ba tay" nên thu về rất nhiều lợi lộc.

Hiện nay các nước Đông Nam Á đã đứng hết về phía Trung Quốc như Lào, Cambodia, Thái Lan và Miến Điện. Ngay cả Philippines ở tận ngoài biển cũng đi theo Trung Quốc, nên Mỹ quyết giữ Việt Nam lại làm "tiền đồn chống Trung Quốc ở Đông Nam Á" thay Việt Nam Cộng Hòa. Mỹ đã dành cho Đảng cộng sản Việt Nam nhiều ưu đãi, ký tuyên bố thiết lập "đôi tác toàn diện" với Việt Nam, cho hàng hóa Việt Nam nhập cảng vào Mỹ dễ dàng : Năm 2015 bán cho Mỹ 38,1 tỷ, chỉ mua 7,1 tỷ, thâm hụt 30,9 tỷ. Năm 2016 bán 42 tỷ, chỉ mua 10,1 tỷ, thâm hụt 31,9 tỷ. Năm 2017 (đến tháng 9) : bán 34,4 tỷ, mua 5,8 tỷ, thâm hụt 28,5 !

Khi tranh cử cũng như sau khi đắc cử, Trump đòi cắt quota của Việt Nam. Nhưng tướng Matis và các cố vấn bảo Trump đừng có chơi dại, nó đi theo Trung Quốc như Thái Lan là mất cả vùng Đông Nam Á, nên Trump đành giữ lại quota của Việt Nam như cũ. Nay Trump gạ Việt Nam mua của Mỹ khoảng 9 tỷ USD hàng và vũ khí để giảm bớt số thâm hụt, Việt Nam đã đồng ý. Các chuyện dân chủ và nhân quyền được dẹp ra một bên. Nhiều người cho rằng Đảng cộng sản Việt Nam "đẻ bọc điều" nên mới gặp Trump !

Donald Trump đưa nước Mỹ đi về đâu ?

Với khẩu hiệu "Nước Mỹ trước hết", Donald Trump chỉ lo phục vụ quyền lợi của các giới tài phiệt Mỹ, bỏ rơi Âu Châu, Trung Đông, Á Châu, Biển Đông...

Khi Donald Trump lên đường đi Á Châu tờ The Economist của Mỹ đã tung ra một bài dưới đầu đề "Ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ đã giảm dần dưới thời Donald Trump", nhận định rằng "Một chuyến đi của Tổng thống ở Châu Á không thể giấu một thực tế là nước Mỹ đã quay lại hướng về phía trong, làm tổn thương chính mình và thế giới".

Trước đó, tạp chí này đã đăng bài phân tích dưới đầu đề "Nguy hiểm : Ảnh hưởng Mỹ bị suy yếu đi dưới thời Donald Trump" của Joseph S. Nye, Jr., cựu Chủ tịch Hội đồng Tình báo quốc gia, Giáo sư Đại học Harvard, tác giả của cuốn "Is the American Century Over ?". Đây là những vấn đề rất quan trọng, chúng tôi sẽ bàn sau.

Ngày 16/11/2017

Lữ Giang

Published in Diễn đàn

Về cuộc đảo chánh ngày 11/11/1960 chúng tôi đã viết nhiều bài đăng trên trên báo Sài Gòn Nhỏ (Little Saigon) cũng như phổ biến trên các diễn đàn trong các năm 2004 và 2007, căn cứ vào các tài liệu khác nhau. Nay một số độc giả trên Facebook đã yêu cầu chúng tôi nói rõ thêm về vai trò của Mỹ và nhóm Caravelle trong biến cố này. Điều này cho thấy độc giả bắt đầu nhận ra rằng chính Mỹ đã đứng đàng sau lèo lái toàn bộ cuộc chiến Việt Nam. Nếu không nắm vững chiến lược và chiến thuật của Mỹ, không thể hiểu được những chuyện đã xảy ra.

daochanh1

Cựu Đại sứ Eldridge Durbrow, người lèo lái cuộc đảo chánh 1960 thất bại - Ảnh 1979

Tài liệu căn bản cần tham khảo

Chúng tôi có khá đủ tài liệu của phía Mỹ cũng như Việt Nam liên hệ đến cuộc đảo chánh ngày 11/11/1960, kể cả phúc trình điều tra của Đại tá Trần Khắc Kính, và đã viết một bài tổng kết 30 trang về biến cố này. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài được đưa ra, chúng tôi sẽ trình bày tóm lược dựa trên ba tài liệu chính sau đây :

(1) Foreign Relations of the United States, 1958-1960, Vietnam, Volume I, của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ.

(2) Bản cáo trạng (actes d’accusasion) mang số TTL 38.036 ngày 4/7/1963 của Ủy Viên Chính Phủ Tòa Án Quân Sự Cách Mạng. Đây là bản cáo trạng được Luật sư Hoàng Cơ Thụy, một bị cáo, nhìn nhận rắng "phần trần thuật vụ án có lẽ dúng nhiều nhất với thực tế" (tr. 2818). Và phán quyết của tòa.

(3) Bộ "Việt sử khảo luận" của Luật sư Hoàng Cơ Thụy, người tự nhận là một trong ba lãnh tụ của cuộc đảo chánh ngày 11/11/1960 gồm Nguyễn Triệu Hồng, Vương Văn Đông và Hoàng Cơ Thụy. Bộ sách này xuất bản ở Pháp gồm 5 cuốn, dày đến 3238 trang nên rất ít người "vớ tới", kể cả những người viết sử. Biến cố 1960 được nói đến trong cuốn 5.

Khi Mỹ thay đổi chiến lược

Như chúng tôi đã nói trong bài "Khi Mỹ vẽ lại lịch sử cuộc chiến Việt Nam", tháng 7 năm 1954, khi ông Diệm mới trở vế chấp chánh, Mỹ đã đưa Trung tá Lansdale, một viên chức OSS, đến giúp ông Diệm hình thành một chính quyền bản xứ mạnh (a strong indigenous government) để ổn định tình hình và loại bỏ chế độ cộng sản (to rid the country of communists). Những tiết lộ của Đại sứ Frederick Reinhardt và Trung tá Lansdale cho thấy Mỹ muốn ông Diệm hình thành một chế độ độc đảng giống Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan, Park Chung-hy (Phác Chánh Hy) ở Nam Hàn, Sukarno ở Nam Dương hay Lý Quang Diệu ở Singapore.

Đến năm 1957, Mỹ thay đổi chiến thuật, muốn đổ quân vào miền Nam để thực hiện mục tiêu của các nhóm tài phiêt quốc phòng là tiêu thụ hết lượng vũ khí tồn kho từ Thế chiến thứ II và thử nghiệm các loại vũ khí mới. Khi ông Diệm không đồng ý, Mỹ liền đưa ông Elbridge Durbrow đến làm Đại sứ thay thế ông Frederick Reinhardt để làm áp lực buộc ông Diệm phải thay đổi. Các tài liệu cho thấy một cuộc tranh luận gay cấn đã xẩy ra giữa Đại tá Lansdale và ông Durbrow, nhưng ông Durbrow cứ làm vì đó là lệnh của Washington.

Hình thành các tổ chức "xã hội dân sự"

Khi Mỹ muốn làm áp lực về vấn đề gì hay muốn thay đổi một chế độ, công tác đầu tiên là hình thành các tổ chức "xã hội dân sự" (civil society). Nghĩa thông thường của tổ chức dân sự là "nơi người dân kết hợp hoạt động nhằm thăng tiến các lợi ích chung". Nấp dưới danh nghĩa đó, Mỹ yểm trợ thành lập và phát triển các tổ chức đối lập chống lại chính quyền sở tại. Ngày nay, các chính phủ có liên kết với Mỹ khi nghe Mỹ kêu gọi thành lập "xã hội dân sự" đều ở trong thế phòng vệ.

Sự xuất hiện của Đại sứ Durbrow làm giới đối lập tại miền Nam lên tinh thần. Ngày 6/5/1957, nhóm Hoàng Cơ Thụy, Phan Quang Đán, Nghiêm Xuân Thiện và một số chính khách đã mở cuộc họp báo, tuyên bố thành lập Khối Liên minh dân chủ và xác định đây là một tổ chức đối lập hợp pháp với chính quyền. Sau đó tiến tới thành lập thành lập Khối Tự do tiến bộ quy tụ những chính khách nổi tiếng của miền Nam bất đồng ý kiến với chế độ.

1. Hình thành Khối Tự do tiến bộ (nhóm Caravelle)

Ông Trần Văn Văn cho biết vào tháng 3 năm 1960, theo lời mời của Bác sĩ Hồ Văn Nhựt, ông có đến hội kiến với một thương gia trong American Trading là ông Gouder. Đây là một nhân viên tình báo Mỹ hoạt động dưới hình thức một thương gia.

Cuộc hội kiến xoay quanh vấn đề thành lập những cơ cấu đối lập với chính phủ hiện hữu theo sáng kiến của ông Gouder. Tuy mọi người chưa biết nhiều về ông Gouder, nhưng biết ông ta quen biết nhiều ký giả và đại diện các hãng thông tấn ngoại quốc, nên muốn lợi dụng ông ta để phổ biến bản điều trần gởi Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ông Gouder có giới thiệu một số ký giả ngoại quốc. Ông Trần Văn Văn cũng có đi gặp một Mỹ kiều tên là Edward Chere để nhờ ông này vận động với chính quyền Mỹ tiếp tế cho dân chúng Đô thành và tìm cách kiềm chế bớt nhóm quân nhân.

Luật sư Trần Văn Tuyên cho biết vào khoảng tháng 5 năm 1960, ông Trần Văn Văn có mời một số người đến dự một cuộc họp tại nhà hàng Sinh Ký để thành lập Khối Tự do tiến bộ và bầu Ban thường vụ của khối. Vì nhóm này thường họp tại nhà hàng Caravelle nên được gọi là Nhóm Caravelle. Thành phần của Ban thường vụ được bầu gồm những nhân vật sau đây : Phan Khắc Sửu, Trần Văn Văn, Trần Văn Đỗ, Trần Văn Hương, Trần Văn Lý, Phan Huy Quát và Trần Văn Tuyên. Ông Phan Khắc Sửu được bầu làm đại diện tinh thần của nhóm, thường được gọi là Trưởng khối. Hàng tuần Ban thường vụ họp một lần tại nhà ông Phan Huy Quát hay ông Nguyễn Lưu Viên.

2. Hoạt dộng của Khối Tự do tiến bộ

Do sự vận động của Khối Tự do tiến bộ, ngày 26/4/1960, 18 nhân vật miền Nam họp tại nhà hàng Caravelle và đưa ra một bản tuyên ngôn yêu cầu "chính quyền thay đổi gấp chính sách để cứu vãn tình thế..." và xây dựng một quốc gia "thanh bình và thịnh vượng trong tự do và tiến bộ". Nhóm này gồm các nhân vật chính sau đây : Trần Văn Văn, Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Nguyễn Lưu Viên, Huỳnh Kim Hữu, Phan Huy Quát, Trần Văn Lý, Nguyễn Tiến Hỷ, Trần Văn Đỗ, Lê Ngọc Chấn, Lê Quang Luật, Lương Trọng Tường, Nguyễn Tăng Nguyên, Phạm Hữu Chương, Trần Văn Tuyên, Tạ Chương Phùng, Trần Lê Chất và Linh mục Hồ Văn Vui.

Trên đây chỉ là mặt nổi. Bên trong, Nguyễn Bảo Toàn và một số đàn em, nhất là Tạ Chí Diệp, Phan Thông và một số đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng đã đưa ra kế hoạch lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm. Trong cuộc họp tại nhà hàng Caravelle nói trên, Tạ Chí Diệp là người thuyết trình và điều khiển chương trình.

Tháng 6 năm 1960, Khối Tự do tiến bộ đã đệ trình Tổng thống Diệm hai bản kiến nghị yêu cầu ban hành tự do báo chí và chấm dứt việc bắt người trái phép. Sau đó, khối đã mở một cuộc họp báo tại nhà ông Trần Văn Đỗ để phổ biến bản kiến nghị này. Cuối tháng 7 năm 1960, Khối Tự do tiến bộ lại trình lên Tổng thống thư điều trần yêu cầu ngưng việc thành lập Khu trù mật.

Vào tháng 8 năm 1960, một số nhân vật trong Khối gồm các ông Trần Văn Văn, Trần Văn Đỗ, Phan Huy Quát và Trần Văn Tuyên đã góp tiền cho Phan Thông tổ chức một cuộc biểu tình chống chính phủ vào ngày 22/8/1960 tại Sài Gòn.

Âm mưu đảo chánh

Luật sư Hoàng Cơ Thụy tiết lộ rằng một hôm vào cuối tháng 10 năm 1960, ông có ướm hỏi ông George Carver, một nhân viên trung cấp Mỹ của CIA : "Nếu một nhóm người quốc gia chống cộng lật đổ được ông Diệm, thì chính phủ Hoa Kỳ sẽ có ủng hộ chính phủ Việt Nam mới đó hay không ?". Sau khi về hỏi thượng cấp, ông Carver đã trả lời : "Nếu nhóm ấy cướp hẵn được chính quyền ở Sài Gòn và thiết lập một chế độ thật sự dân chủ, thì Hoa Kỳ sẽ ủng hộ".

Theo Luật sư Thụy, Trung tá Nguyễn Triệu Hồng, Trung tá Vương Văn Đông và ông được coi như là nhóm tổ chức và lãnh đạo cuộc đảo chánh. Đại tá Nguyễn Chánh Thi chỉ mới được kéo vào sau khi cuộc đảo chánh đã được tiến hành. Trung tá Nguyễn Triệu Hồng, đảng viên Đảng Đại Việt, là cháu của Luật sư Thụy. Luật sư Thụy cho biết sự liên lạc giữa ba người kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10 năm 1960, nhưng cơ quan an ninh của chính phủ không hề hay biết. Nơi liên lạc thường là văn phòng của ông ở 81 đường Nguyễn Du, Quận 1, Sài Gòn, và có khi ngồi bàn trên xe đang chạy.

Các thành phần sẽ tham gia chính phủ mới gồm có Phan Khắc Sửu, Phan Bá Cầm, Phan Quang Đán, Vũ Hồng Khanh, Đinh Xuân Quảng, Nguyễn Thành Phương, Nguyễn Bảo Toàn, Bùi Lượng, v.v.

Tiến hành cuộc đảo chánh

Mặc dầu có những khó khăn, lệnh tấn công và chiếm giữ các mục tiêu trong Đô thành được thực hiện từ 3 giờ đến 3 giờ 30 sáng 11/11/1960. Các lực lượng đã được huy động để tham gia đảo chánh gồm có : 4 tiểu đoàn Nhảy dù, 3 đại đội Nhảy dù biệt lập, tiểu đoàn 3 Thủy quân lục chiến, 1 Đại đội Quân cảnh Quân khu Thủ đô và Tiểu đoàn 27 Pháo binh.

Các báo cáo liên tục gởi về Washington trong hai ngày 11 và 12/11/1960. Có nhiều báo cáo không chính xác, nó chỉ là những thứ "fake news" được dùng để đánh lừa Bộ ngoại giao.

Lúc 7 giờ ngày 11/11/1960, Đại sứ Durbrow đã gởi cho Bộ ngoại giao một công điện báo cáo sơ lược về tiến trình của cuộc đảo chánh. Ông cho biết Trung tá Vương Văn Đông, người lãnh đạo cuộc đảo chánh và các tướng lãnh đang thành lập chính phủ như Xuân, Chiểu, Big Minh, Đôn và Kim... Ông nói giả thiết những thông tin nói trên là đúng, ông định đưa ra lời tuyên bố với tư cách cá nhân rằng chính phủ mới đã lên cầm quyền ở Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ sẽ có những sự hợp tác chặt chẽ với chính phủ này, v.v. Ông đề nghị "Bộ soạn thảo một cách nhanh chóng để biểu lộ một cách công khai Hoa Kỳ ủng hộ tân chính phủ…".

Một công điện của ông Toland, Tùy viên không quân tại Việt Nam gởi cho ông White, Tham mưu trưởng không quân Hoa Kỳ lúc 11 giờ 55 đêm 11/11/1960 báo cáo rằng lúc này cuộc đảo chánh xem ra đang tiến bộ. Cuộc đảo chánh được nhóm phản loạn thực hiện tốt. Công điện viết : "AIRA tin rằng Diệm sẽ đầu hàng loạn quân hay sẽ tự sát trước khi đêm xuống" (It AIRA belief Diem will captulate to rebels or commit sucide before nightfall) !

Trong khi đó, sáng 11/11/1960, Trung tá Vương Văn Đông, người chỉ huy cuộc đảo chánh, cho biết Trung tá Nguyễn Triệu Hồng đã bị bắn chết và ông nhận được báo cáo của Thiếu tá Nguyễn Văn Lộc cho biết không thể chiếm Dinh Độc Lập được vì bị kháng cự quá mạnh và không có thiết giáp yểm trợ. Thiếu tá Lộc xin tiếp viện. Điều này chứng tỏ những tin nói trên là không đúng.

Lúc 2 giờ 02 phút sáng ngày 12/12/1963, Bộ ngoại giao đã trả lời công điện số 775 của Tòa Đại sứ Sài Gòn, nói rằng nếu tình hình quả đúng như vậy thì có thể công bố tuyên bố cá nhân như đã nói, nhưng sửa đổi một số điểm, xác định "chính phủ mới mạnh mẽ chống cộng" và "chúng tôi tìm cách tiếp tục những sự quan hệ tốt với dân chúng và chính phủ Việt Nam".

Nhưng tình hình không tốt đẹp như Đại sứ Durbrow đã báo cáo.

Cuộc đảo chánh thất bại

Luật sư Thụy cho biết, vào khoảng 11 giờ ngày 12/11/1960, Sư đoàn 21 của tướng Trần Thiện Khiêm từ miền Tây kéo về bao vây và yêu cầu quân đảo chánh đầu hàng. Vương Văn Đông đến nhà tướng Mc Garr, Trưởng phái bộ Viện trợ quân sự (MAAG) yêu cầu tướng này và Đại sứ Durbrow thúc đẩy ông Diệm điều đình với Hội đồng cách mạng, nếu không sẽ đi tới đổ máu rộng lớn giữa quân đội. Để cứu nhóm đảo chánh, Đại sứ Durbrow đã yêu cầu ông Diệm, nhưng ông Diệm đã không làm theo ý ông Đại sứ.

Một sĩ quan Hoa Kỳ được Tòa Đại sứ Mỹ phái đến cạnh Hội đồng cách mạng từ chiều 11/11/1960 để theo dõi, cho biết một đơn vị thiết giáp đang tiến về Bộ Tổng tham mưu, quân đảo chánh đang bị bao vây. Thấy không thể cầm cự được, các sĩ quan tổ chức đảo chánh như Nguyễn Chánh Thi, Vương Văn Đông, Phạm Văn Liễu… chạy về phía phi trường Tân Sơn Nhứt để tìm máy bay đi ra ngoại quốc.

Luật sư Hoàng Cơ Thụy cho biết ông cùng với vợ và đứa con trai tên Đức 15 tuổi đến trốn tại nhà ông Bùi Văn Lượng. Đến 20 giờ ngày 13/11/1960, lợi dụng trời tối, ông và đứa con trai đi xe taxi đến nhà ông bà Carvet ở đường Phan Đình Phùng. Nghe bấm chuông, bà Ruth, vợ ông Carver cầm súng lục ra xem, nhưng thấy Luật sư Thụy bà liền mở của cho ông vào, còn đứa con trở lại nhà ông Bùi Văn Lượng báo tin cho mẹ biết. Sau đó, người Mỹ đã đưa ông đến ở một ngôi biệt thự bỏ trống ở đường Ngô Đình Khôi và thỉnh thoảng lại thay đổi địa chỉ. Thường ông phải nằm trong một chiếc áo quan. Hôm 2/12/1960, ông có lén về nhà nhưng vợ ông đã đi trốn ở Chợ Lớn.

Hôm 4/12/1960, người Mỹ đã cho ông ngồi bó gối trong một bao bố lớn, cột dây lại thành một kiện hàng ngoại giao (une valise diplomatique), ôm lên xe rồi đưa ra phi trường Tân Sơn Nhất, đẩy lên một chiếc phi cơ quân sự của Mỹ và đưa ra khỏi Việt Nam.

Trước Tòa án quân sự đặc biệt

Bản cáo trạng của Ủy viên Chính thủ Tòa án quân sự đặc biệt cho biết ngoài một số sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, có rất nhiều nhân vật thuộc hai Khối Liên minh dân chủ và tự do tiến bộ (tức nhóm Caravelle) đã tham gia cuộc đảo chánh này.

Ngày 11/7/1963, Tòa án quân sự đặc biệt đã xét xử 35 bị cáo dân sự liên quan đến cuộc đảo chánh : 20 người bị án cấm cố, trong đó có các ông Phan Khắc Sửu, Phan Quang Đán, Vũ Hồng Khanh, Phan Bá Cầm, Lê Kiên tự Bùi Lượng, Nguyễn Chữ, Trương Bảo Sơn, v.v. Có 14 người được tha bổng, trong đó có Trung tướng Nguyễn Thành Phương, ông bà Đinh Xuân Quảng, bà Trần Thị Kim Dung, v.v. Ông Nguyễn Tường Tam (đã uống thuốc độc tự tử hôm 7/7/1960) được tuyên bố vô tội. Đại úy Ủy viên chính phủ nói ông Nguyễn Tường Tam chỉ bị lợi dụng.

Ngày 12/7/1960, Tòa án quân sự đặc biệt đã xử khiếm diện 9 quân nhân và dân sự liên hệ đến cuộc đảo chánh : Tòa tuyên án tử hình Đại tá Nguyễn Chánh Thi, Trung tá Vương Văn Đông, các Thiếu tá Trần Văn Đô, Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Huy Lợi, Phạm Văn Liểu, Nguyễn Quốc Tuấn, Luật sư Hoàng Cơ Thụy và ông Nguyễn Bảo Toàn.

Những "độc chiêu" tiếp theo

Vì Đại sứ Durbrow có nhiều tai tiếng trong vụ đảo chánh 1960, ngày 15/3/1961 Tổng thống Kennedy đã quyết định cử ông Federick E. Nolting làm Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn thay thế ông Durbrow.

daochanh2

Cuộc họp mặt giữa Tổng thống Ngô Đình Diệm và Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson ngày 9/5/1961

Phó Tổng thống Johnson đến Sài Gòn ngày 9/5/1961 yêu cầu Tổng thống Diệm cho Mỹ đổ quân Mỹ vào Việt Nam.

Sau cuộc đảo chánh 1960, Tổng thống Diệm rất tín nhiệm tướng Trần Thiện Khiêm và cho làm Tham mưu trưởng Liên quân. Mỹ liền tuyển mộ Khiêm làm nhân viên CIA.

Dùng lá bài các tổ chức đấu tranh chính trị năm 1960 thất bại, Mỹ quay qua dùng lá bài tôn giáo. Với một nước có trình độ văn hóa thấp như Việt Nam, Mỹ nghĩ đến việc sử dụng Phật giáo bằng cách kích động lòng hận thù tôn giáo, vì ông Diệm là người Công giáo. Chỉ cần tạo ra vụ nổ trước đài phát thanh Huế và vụ thiêu sống Thích Quảng Đức ở Sài Gòn, Mỹ đã đưa lòng hận thù tôn giáo của Phật giáo lên cao và làm cho tình hình trở nên căng thẳng, Mỹ liền ra lệnh cho tướng Trần Thiện Khiêm làm đảo chánh, chế độ Ngô Đình Diệm đã biến mất.

Có một điều rất quan trọng mà Khối Liên minh dân chủ, Khối Tự do tiến bộ, Giáo hội Phật giáo Ấn Quang và Đảng Việt Tân đều không biết, đó là sau khi làm công cụ cho Mỹ để phá sập một chế độ rồi, Mỹ cũng như cộng sản, sẽ không bao giờ dùng "trí, phú, địa, hào" để lãnh đạo đất nước, vì đó là những thành phần không thể sai khiến được. Mỹ cũng như cộng sản chỉ dùng đám "bần cố nông" (i-tờ-rít về chính trị) để dễ sai bảo như Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Văn Thiệu hay Đặng Văn Quang mà thôi.

Trên đây là những biến cố mà Đảng cộng sản Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đã rút được bài học lịch sử để phòng thân, trong khi người Việt đấu tranh vẫn còn cầm cờ đứng nhìn ngơ ngác !

Ngày 9/11/2017

Lữ Giang

Published in Diễn đàn

Các tài liệu được Mỹ tiết lộ cho thấy trong biến cố lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm năm 1963 để đổ quân vào Miền Nam Việt Nam, Mỹ đã đánh lừa Phật giáo, đánh lừa các tướng lãnh thuộc Quận Lực Việt Nam Cộng Hòa, đánh lừa chính phủ Ngô Đình Diệm, đánh lừa công luận Mỹ và thế giới, đánh lừa cả Tòa Thánh Vatican…, và cuối cùng định đánh lừa luôn cả Liên Hiệp Quốc !

http://www.dreamstime.com/stock-images-usa-un-flag-image7152884

Biến cố 1963 : Mỹ định đánh lừa Liên Hiệp Quốc - Ảnh minh họa

Sở dĩ Mỹ đánh lừa được như vậy vì Mỹ có những hệ thống truyền thông to lớn trong đó nhiều ký giả làm việc cho CIA được cài vào để phổ biến những thông tin lèo lái dư luận theo ý muốn của Mỹ hoặc chơi trò "cả vú lấp miệng em". Ký giả Carl Bernstein của tờ Wasington Post, người nổi tiếng trong việc điều tra vụ Watergate, cho biết theo hồ sơ của bộ chỉ huy CIA, trong khoảng 25 năm, có trên 400 ký giả đã được bí mật giao cho thi hành các công tác của CIA. Trong vụ thiêu sống Thích Quảng Đức, ký giả Malcolm Browne của CIA làm việc cho New York Times đã đóng vai trò chính, được Thích Đức Nghiệp, một cộng sự viên của CIA, thông báo trước địa điểm và ngày giờ nơi biến cố sẽ xảy ra, để thi hành "sứ mệnh". Anh ta chứng kiến Thích Quảng Đức đã bị thiêu sống chứ không phải tự thiêu, nhưng vẫn loan tin là tự thiêu ! John Mecklin, một ký giả và một nhà ngoại giao của Mỹ đang làm việc tại Toà Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn lúc đó cho biết tấm hình do Malcolm Browne đưa lên "đã có một kết quả gây xúc động về giá trị không thể lường được đối với động cơ của Phật giáo, trở thành một biểu tượng của những sự kiện quốc gia ở Việt Nam".

Nhưng việc đánh lừa tổ chức Liên Hiệp Quốc không phải là chuyện dễ, vì những người đại diện các quốc gia tại đây thường là các nhà chính trị và ngoại giao lão luyện, có khi là một điệp viên, biết rất rõ những trò giàn dựng các biến cố của Mỹ để dựa vào đó hành động, nên trong vụ Phật giáo năm 1963, ý đồ đánh lừa Liên Hiệp Quốc của Mỹ đã bị thất bại một cách thê thảm. Đây là một câu chuyện khá ly kỳ và đã trở thành bài học cho các chính phủ hay tổ chức muốn hợp tác với Mỹ.

Mỹ mở cuộc vận động tại Liên Hiệp Quốc

Để biến Liên Hiệp Quốc thành một công cụ yểm trợ cho việc Mỹ lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, Đại sứ Henry Cabot Lodge đã nhờ ông Senerat Gunewardene, Đại sứ Tích Lan ở Liên Hiệp Quốc, một người bạn thân của ông khi làm Đại sứ tại đây, đứng ra vận động các nước Á Phi đưa ra một bản tuyên cáo lên án chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo tại một phiên họp khoáng đại của Liên Hiệp Quốc.

bienco2

Phù thủy Henry Cabot Lodge bày trò léo lái Liên Hiệp Quốc.

Qua cuộc vận động của ông Gunewardene và Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, ngày 20/9/1963 một số nước trong khối Á Phi và Nam Mỹ đã đưa ra bản đề nghị Liên Hiệp Quốc thảo luận về vấn đề Phật giáo tại Việt Nam. Đề nghị này đã được chấp thuận và đưa vào nghị trình thảo luận tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc vào ngày 7/10/1963 dưới mục 77. Khi đệ nạp đề nghị này, ông Guanewardene đã lên án chế độ Ngô Đình Diệm rất nặng nề.

Tuy nhiên, chính phủ Ngô Đình Diệm đã trở tay kịp thời. Giáo sư Bửu Hội đã được cử làm Đặc sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Liên Hiệp Quốc. Ngày 24/9/1963, Giáo Sư Bửu Hội đến New York, tuyên bố rằng Liên Hiệp Quốc không thể thảo luận vụ Phật giáo Việt Nam khi chưa mở cuộc điều tra. Ông gởi cho ông Guanewardene một văn thư đề ngày 4/10/1963 trình bày đề nghị của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và nhờ ông ta chuyển đến Liên Hiệp Quốc.

Ngày 8/10/1963, Giáo sư Bửu Hội ra trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc trình bày đề nghị của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và xin Liên Hiệp Quốc cử một phái đoàn sang Việt Nam xem xét về vụ Phật giáo trước khi thảo luận. Mặc dầu có sự thúc đẩy của Hoa Kỳ phải thảo luận gấp, cuối cùng Liên Hiệp Quốc cũng cho rằng đề nghị của Việt Nam Cộng Hòa là hợp lý, nên quyết định hoãn bàn cãi về vụ này và cử một phái đoàn sang Việt Nam điều tra. Phái đoàn điều tra gồm có đại điện của 7 quốc gia sau đây : Afghanistan, Brazil, Costa Rica, Dahomey, Morocco, Ceylon và Nepal.

Mỹ sử dụng kế ly gián

Nếu để phái đoàn Liên Hiệp Quốc đi điều tra kiểu này thì kết quả có thể trái ngược và nhất là không kịp để cuộc đảo chánh xảy ra đúng thời hạn đã định, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã nghĩ đến một độc chiêu khác.

Trên đường trở về Việt Nam, Giáo sư Bửu Hội và phái đoàn đã ghé Washington thăm Tòa đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ và thông báo một số chỉ thị cần thiết của Tổng thống. Khi phái đoàn của Giáo sư Bửu Hội vừa đến Washington thì Bộ ngoại giao Hoa Kỳ mời Giáo sư Bửu Hội đến nói chuyện. Nhưng khi phái đoàn đến thì Bộ ngoại giao bắt phái đoàn phải ngồi ở ngoài, chỉ mời riêng Giáo sư Bửu Hội vào nói chuyện với Thứ trưởng Averell Harriman, người đang lãnh đạo cuộc đảo chánh lật đổ Tổng thống Diệm. Sau cuộc tiếp xúc, Giáo sư Bửu Hội cho phái đoàn biết Bộ ngoại giao Hoa Kỳ thuyết phục ông tuyên bố chống chế độ Ngô Đình Diệm và hứa sẽ cho làm Thủ tướng sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ.

Giáo sư Bửu Hội chẳng những không đồng ý mà còn phái một đặc sứ trong phái đoàn về ngay Sài Gòn báo tin cho Tổng thống Diệm biết. Sau đó, Giáo sư đã đích thân trở về Việt Nam báo cáo mọi việc đã xẩy ra. Khi ông mới đến Sài Gòn, một lá thư lên án ông liền được tung ra và phổ biến cho báo chí. Lá thư ký tên bà Diệu Huệ, thân mẫu của ông. Lúc đó, bà Diệu Huệ đã được đưa đến ở trong chùa Xá Lợi. Khi được báo chí hỏi về lá thư đó, bà Diệu Huệ nói rằng bà không hề viết lá thư đó. Nhưng khi Giáo sư vào thăm bà ở chùa Xá Lợi, người ta xúi bà đừng tiếp !

Mỹ tìm cách ngăn trở cuộc điều tra

Nghe tin Liên Hiệp Quốc đã thành lập một phái đoàn để qua Việt Nam điều tra vụ Phật giáo, ông Cabot Lodge đánh ngay một công điện cho Washington nói rằng Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn tin rằng chính phủ Sài Gòn "sẽ chống cự kịch liệt quyết nghị cử một đại diện hay một phái đoàn Liên Hiệp Quốc đến tận nơi để cứu xét về những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam". Sau đó, khi biết chắc phái đoàn đang lên đường đến Việt Nam, ông lại gởi một công điện khác nói rằng "Những người Việt có học thức hân hoan chờ đợi phái đoàn, nhưng phần đông tin rằng Chính phủ Việt Nam sẽ không để cho phái bộ được tự do hành sự".

Ngày 25/10/1963, Phái đoàn Liên Hiệp Quốc đến Sài Gòn, vào thăm xã giao Tổng thống Ngô Đình Diệm và công bố nhiệm vụ cùng chương trình làm việc. Ông Cabot Lodge rất lo lắng về chuyện này. Ông lại đánh cho Washington một công điện nữa nói : "Tôi nghĩ rằng sẽ có nhiều lo ngại về khả năng bản phúc trình [của phái đoàn Liên Hiệp Quốc] sẽ thuận lợi cho chính phủ Việt Nam".

Đặc sứ Bửu Hội đã phản ứng ngược lại. Ông cam đoan với Ngoại trưởng Rusk rằng việc chính phủ Việt Nam mời phái đoàn Liên Hiệp Quốc đến điều tra không phải là một kế hoản binh, và phái bộ sẽ được tự do đi bất cứ nơi nào ở Việt Nam và gặp bất kỳ ai họ muốn. Ông Cabot Lodge liền tuyên bố phái đoàn sẽ ngây thơ nếu họ tin như vậy. Theo ông, "chính phủ Việt Nam sẽ không khi nào để cho họ thâu được những tin tức bất lợi cho chính phủ đó". Sau đó, ông lại đánh điện cho Washington nói rằng các sinh viên đang bị bắt và "tất cả bằng chứng cho thấy rằng chính phủ Việt Nam đang đe dọa đối phương để khép miệng những nhân chứng chống đối và ngăn cản không cho họ đến gặp phái đoàn, và phái đoàn sẽ đi một vòng du lịch theo kiểu Cooks".

Không như Cabot Lodge đã báo cáo, phái đoàn Liên Hiệp Quốc đã đi điều tra một cách tự do và gặp bất cứ những ai họ muốn gặp, kể cả những người có tên trong danh sách do Ủy ban Liên phái Phật giáo cung cấp. Nhờ được điều tra tự do, phái đoàn đã khám phá ra nhiều sự gian dối do CIA và nhóm Phật giáo đấu tranh đã dàn dựng để đánh gục chế độ Ngô Đình Diệm. Phái đoàn đã ghi nhận các sự kiện và không đưa ra lời kết luận nào.

Mỹ tìm cách ém nhẹm kết quả điều tra

Cuộc điều tra kéo dài trong hai tuần lễ. Khi phái đoàn đang điều tra thì cuộc đảo chánh xẩy ra, nhưng phái đoàn vẫn làm báo cáo và đệ trình lên Liên Hiệp Quốc. Bản phúc trình này đã được phổ biến tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc ngày 9/12/1963.

Ngày 20/12/1963, Đại sứ Fernando Volio Jimenez của Costa Rica đã nói với hảng thông tấn NCWC như sau :

"Cảm tưởng của riêng tôi là không có chính sách kỳ thị, áp bức hay khủng bố đối với Phật giáo trên căn bản tôn giáo. Những khai báo về phương diện này thường là nghe nói, và trình bày một cách mơ hồ và tổng quát.

"Mỗi khi một nhân chứng cố gắng tìm một bằng chứng cụ thể nào để trình Phái đoàn, rốt cục sự kiện chỉ là một hành vi lẻ tẻ hay cá nhân. Căn cứ trên bằng chứng, chính quyền không có chủ trương chính sách chống Phật giáo vì lý do tôn giáo".

Thấy nội dung bản phúc trình đã nói lên những sự bất lợi cho những âm mưu của mình, Đại sứ Cabot Lodge đã vận động để bản phúc trình này đừng được đưa ra thảo luận tại Liên Hiệp Quốc. Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc đã trình với Bộ ngoại giao Hoa Kỳ rằng "sự công khai hóa những điều mà phái đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc phát hiện được sẽ gây lúng túng cho chế độ mới ở Sài Gòn gồm những người đã phục vụ dưới thời ông Diệm. Thêm nữa, một cuộc bàn cãi công khai có thể cho thấy rằng chế độ mới này cũng chẳng kém độc tài hơn chế độ cũ và cho Hà Nội và Bắc Kinh thêm một dịp tố cáo chính phủ Hoa Kỳ đính líu vào cuộc đảo chánh". Do sự vận động khéo léo của Cabot Lodge và Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, ông Gunewardene, trưởng phái đoàn điều tra, đã đề nghị xếp luôn hồ sơ vụ này.

Nghị sĩ Thomas Dodd đòi đưa ra ánh sáng

Do sự vận động của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc đã xếp hồ sơ vụ điều tra chế độ Ngô Đình Diệm vi phạm nhân quyền. Nhưng khi bản phúc trình này được gởi đến cho Thượng Viện Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ Thomas Dodd, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp, đã đọc và khám phá ra những gian dối do CIA đã phối hợp với các nhà đấu tranh Phật giáo và báo chí dựng lên để đánh sập chính quyền Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa.

bienco3

Thượng Nghị Sĩ Thomas Dodd đòi dưa sự thật ra ánh sáng

Ông đã hỏi lại một số nhân vật trong phái đoàn điều tra, rồi viết một văn thư dề ngày 17/2/1964 gởi cho ông James Easland, Chủ tịch Tiểu ban Nội an của Thượng Viện, yêu cầu in bản phúc trình này ra và gởi cho các nghị sĩ biết. Trong lá thư đó, ông cũng tố cáo nhân dân Hoa Kỳ đã bị báo chí Hoa Kỳ lừa dối trầm trọng về tình hình quốc ngoại có tính chất cốt tử đối với họ. Trong văn thư có những đoạn như sau :

"Đại sứ Volio nói với tôi rằng, căn cứ trên những tường thuật mà ông đọc trong báo chí quốc tế, ông đã sẵn sàng bỏ phiếu lên án chế độ Diệm, nhưng khi Diệm mời Liên Hiệp Quốc gởi quan sát viên của chính cơ quan này sang Việt Nam, ông thấy rằng phải nhận lời mời này trước khi Liên Hiệp Quốc chính thức tỏ thái độ.

"Đại sứ nói rằng sau hai tuần điều tra ráo riết tại Việt Nam, ông đi đến kết luận là những lời buộc tội chế độ Diệm tại Liên Hiệp Quốc không có căn bản, không chấp nhận được ; ông nghĩ rằng những bằng cớ chất đống không cho thấy rằng có sự kỳ thị về tôn giáo hay xâm phạm tự do tôn giáo.

"Đại sứ Volio nói với tôi rằng Chính phủ Diệm đã tận tình hợp tác với phái đoàn, cho phép phái đoàn đi bất cứ nơi đâu phái đoàn muốn, và thâu lời khai của tất cả những nhân chứng mà phái đoàn thấy cần để ý đến. Ông trích một lời tuyên bố của Bộ trưởng ngoại giao đã đặc biệt xúc động ông : "Chính Phủ không hoàn toàn. Các Bộ Trưởng không phải là thánh. Nhưng chúng tôi sẽ sẵn sàng nghe ý kiến của các ông và cố gắng cải thiện những khuyết điểm của chúng tôi". Đại sứ Volio nhấn mạnh rằng đây là lần đầu trong lịch sử Liên Hiệp Quốc mà một Phái đoàn Liên Hiệp Quốc được thực hiện một cuộc đều tra tại chỗ về vụ một chính phủ thành viên bị tố cáo vi phạm nhân quyền. Ông nói rằng qua sự mời Liên Hiệp Quốc và hành vi trong thời gian điều tra, Chính Phủ Diệm đã gây cảm tưởng rằng họ sẵn sàng sửa chữa những sai lầm mà họ đã phạm, cũng như họ tin chắc rằng những dữ kiện căn bản sẽ chứng minh rằng họ không có tội.

"Tuy rằng bản phúc trình không đưa ra kết luận chính thức, chúng ta buộc phải nghi ngờ sự xác thực của một số lời khai và tính cách tự phát của loạt tự vận bằng tự thiêu. Bản phúc trình ghi lại với nhiều chi tiết về vụ tự thiêu của một vị sư 19 tuổi. Người này nói với Phái đoàn rằng ông ta đã được một "đội khuyến khích tự thiêu" chiêu mộ. Họ nói với ông ta rằng Hòa thượng Chủ tịch Hội Phật giáo đã bị giết, hàng trăm Phật tử đã bị dìm chết dưới Sông Sài Gòn, nhiều ni cô đã bị mổ bụng, và Chùa Xá Lợi đã bị đốt cháy. Ông được mời tình nguyện hy sinh tự vận vì Phật giáo, và được bảo đảm rằng ông ta sẽ được cho thuốc để khỏi đau đớn, và được đưa ba bức thư viết sẵn để ông ký. Ông ta bị cảnh sát bắt vừa kịp để biết được rằng những chuyện độc ác mà ông được nghe hoàn toàn là thất thiệt.

"Phái đoàn nói rõ rằng họ đã được phỏng vấn một số lãnh đạo và thanh niên Phật giáo mà người ta đã báo cáo là bị giết. Phái đoàn không tìm thấy bằng chứng nào xác nhận những báo cáo đã được công bố nói rằng có những vị sư đã bị liệng từ trên các tầng lầu trong vụ Chùa Xá Lợi bị đột kích.

"Tóm tắt, theo ý tôi, một lần nữa nhân dân Hoa Kỳ đã bị một số báo chí của họ lừa dối trầm trọng về một tình hình quốc ngoại có tính chất cốt tử đối với họ".

Báo chí Hoa Kỳ đã bị lên án rất nặng

Thượng nghị sĩ Thomas Dodd cũng đã đưa ra những lời tố cáo báo chí Hoa Kỳ rất nặng, chẳng hạn như :

"Báo chí Hoa Kỳ có một truyền thống đáng hãnh diện về phương diện tỉ mĩ và khách quan. Thật vậy, không có một nước nào trên thế giới ở đó người ký giả có lương tâm được hết sức tôn kính, hay các ký giả cạnh tranh nhau gắt gao đề giành giải thưởng toàn quốc. Nhưng, tiếc thay, trong một số trường hợp liên hệ đến những vấn đề ngoại giao, nhân dân, Quốc hội, và ngay cả Chính phủ Hoa Kỳ đã bị một số nhật báo lớn nhất lừa dối với những báo cáo không chính xác…".

"Gần đây hơn, có những tờ báo nói với nhân dân Hoa Kỳ rằng Castro không phải là cộng sản mà là một sự kết hợp giữa Robin Hood và Thomas Jefferson ; và kết quả là một chế độ cộng sản ở Cuba.

"Nay chúng ta lại là nạn nhân của một trò lừa dối khác, mà hậu quả là Chính phủ Ngô Đình Diệm đã bị tiêu diệt, gây ra một tình trạng hỗn loạn sẽ làm cho cho sự ngăn chặn cộng sản chiếm quyền khó khăn hơn.

"Quốc hội, cũng như nhân dân Hoa Kỳ, lệ thuộc báo chí về tin tức. Ngay cả các nhân viên Chính phủ cũng rất bị ảnh hưởng bởi những gì mà họ đọc trong báo tuy rằng họ có những nguồn tin tức đặc biệt. Cho nên có thể nói rằng báo chí có vai trò đặt ra chính sách là rất đúng nghĩa".

Bài học lịch sử được rút ra

Mặc dầu đã có lời cảnh cáo của Thượng nghị sĩ Thomas Dodd, bản phúc trình của phái đoàn Liên Hiệp Quốc vẫn không được in ra và phổ biến cho mọi người biết (chúng tôi đã dịch và sẽ cho in). Điều đáng buồn là sau khi giết hai tổng thống Việt và Mỹ để đổ quân vào Miền Nam bằng mọi giá, Hoa Kỳ lại đem bán Miền Nam cho Trung Quốc sau khi "nghiệp vụ" đã được thực hiện xong. Phật giáo Việt Nam cũng đã nhận ra rằng "đồng hành" với CIA là "thân tàn ma dại".

Đối với các quốc gia Châu Á, những lời của ông Sirak Matak, Thủ tướng Cambodia, gởi Đại sứ Mỹ John Gunther Dean ngày 12/4/1975, khi Mỹ bỏ chạy khỏi nước này, được coi là một bài học máu, không ai được quên :

"Quý ngài đã từ chối không bảo vệ chúng tôi nữa, chúng tôi chẳng còn biết làm gì hơn… Nhưng xin ngài nhớ rằng, nếu tôi phải chết ngay ở đây và trên quê hương mà tôi yêu mến, đó là điều bất hạnh, mặc dầu ai đã sinh ra rồi cũng có ngày phải chết. Có điều tôi đã phạm sai lầm này là tin tưởng nơi ngài và nơi những người Mỹ (I have committed this mistake of believing in you, the Americans).

Chúng ta hãy cùng nhau thắp một nén hương cầu cho linh hồn những người đã chiến đấu để bảo vệ đất nước.

Ngày 2/11/2017

Lữ Giang

Published in Diễn đàn
vendredi, 27 octobre 2017 09:10

Khi Mỹ chọn sát thủ cho biến cố

Hôm 21/10/2017, Tổng thống Trump viết trên Tweeter : "Nếu không nhận được thông tin gì mới, với tư cách là Tổng thống, tôi sẽ cho phép mở các hồ sơ mật và đóng kín từ lâu của Tổng thống Kennedy".

satthu1

Hồ sơ mật về cái chết của Tổng thống Kennedy hết hạn phải giữ bí mật có thể được cho công bố

Ông Trump lúc nào cũng thích làm cái gì đó đặc biệt để lấy le, mặc dầu chưa biết kết quả sẽ như thế nào. Theo luật Assassination Records Collection Act 1992, sau 25 năm một hồ sơ bí mật phải được công bố. Ngày 26/10/2017, hồ sơ mật về cái chết của Tổng thống Kennedy hết hạn phải giữ bí mật, nhưng nếu vì lý do an ninh quốc gia, Tổng thống có quyền ngăn cản không cho công bố. Các chuyên gia tin rằng hồ sơ mật về vụ ám sát Tổng thống Kennedy chẳng có chứa đựng cái gì ghê gớm cả. Vụ án đã được dàn dựng rất gọn gàng !

Lúc 12g30 ngày 22/11/1963, khi chiếc Limousine chở Tổng thống Kennedy tiến vào đường Elm ở Dallas thì ông bị bắn vào đầu và vai trái và được đưa vào bệnh viện Park Memorial để cấp cứu. Lúc 13g cùng ngày, bệnh viện thông báo Tổng thống Kennedy đã qua đời.

Thủ phạm là Lee Harvey Oswald đã bị cảnh sát Dallas bắt và thẩm vấn suốt 13 giờ, nhưng Oswald chối tội. Hôm 24/11/1963, khi Oswald bị dẫn giải đến nhà tù Dallas, một gã đàn ông lạ mặt bí mật bám theo và bắn thủng bụng Oswald. Oswald bị thương nặng, cũng được đưa vào bệnh viện Park Memorial và đã chết sau đó. Thủ phạm bị bắt giữ. Kẻ giết Oswald là Jack Ruby, điều hành một hộp đêm. Được hỏi tại sao giết Oswald, Ruby khai rất gọn gàng rằng y đã hành động vì đau buồn (he had acted out of grief). Thế là vụ án đã được đóng kín lại !

Nhưng vụ án hạ sát Tổng thống Ngô Đình Diệm, ông Cố vấn Ngô Đình Nhu và các nhân vật khác trong biến cố 1/11/1963 phức tạp hơn nhiều, vì nó nằm ngoài tầm tay của FBI và CIA. Việc thực hiện phải qua trung gian của nhiều nhóm khác nhau, nên kế hoạch hành động phải phải được soạn thảo rất tĩ mỹ và chu đáo mới thành công được.

Ai là sát thủ được chọn lựa ?

Kế hoạch đảo chánh lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm - do CIA phối hợp với hai tướng Trần Thiện Khiêm, Tham mưu trưởng Liên quân, và Trần Văn Đôn, quyền Tổng tham mưu trưởng, thành lập - đã được chúng tôi trình bày chi tiết nhiều lần trên các diễn đàn cũng như trên báo Sài Gòn Nhỏ.

satthu2

Sát thủ Dương Văn Minh bị bắt và tuyên bố đầu hàng ngày 30/4/1975

Việc điều quân được giao cho tướng Trần Thiện Khiêm, một nhân viên CIA. Tướng Trần Văn Đôn có nhiệm vụ huy động các lực lượng Thủy quân lục chiến, Nhảy dù và Thiết giáp phong tỏa các lực lượng của chính phủ trong thủ đô. Đại tá Nguyễn Văn Thiệu chỉ huy Sư đoàn 5 có nhiệm vụ chiếm Dinh Gia Long. Đại tá Nguyễn Hữu Có đi tiếp thu Sư đoàn 7 ở Mỹ Tho để chận sư đoàn này về cứu ông Diệm. Nếu Đại tá Thiệu không chiếm được Dinh Gia Long, Đại tá Có sẽ dùng Sư đoàn 7 tiếp ứng.

Trở ngại lớn nhất là tướng Tôn Thất Đính, Tư lệnh Quân đoàn 3, một người vẫn trung thành với ông Diệm. Trong báo cáo gởi Bộ ngoại giao Hoa Kỳ lúc 2 giờ 24 phút chiều 29/10/1963, Đại sứ Cabot Lodge cho biết các thân hữu trong ủy ban đảo chánh tiếp tục bao vây Tôn Thất Đính và những người này đã ra lệnh loại trừ tướng Đính nếu ông ta tỏ ra bất cứ dấu hiệu nào làm tổn thương đến cuộc đảo chánh (FRUS 1961 - 1963. Volume IV, tr. 473 - 451). Mỗi lần gặp tôi, tướng Đính thường xáp đến và lặp đi lặp lại câu nói sau đây : "Anh thông cảm cho tôi, vì lúc đó tôi không thể làm khác hơn được. Chính tướng Khiêm đã gặp tôi và cho biết các tướng đã theo phe đảo chánh hết rồi, nếu tôi không theo, chúng nó sẽ giết tôi. Tôi phải nhắm mắt đi theo thôi…".

Tướng Dương Văn Minh, tuy được tôn làm Tư lệnh cuộc đảo chánh, nhưng trong thực tế ông chỉ được CIA trao cho một nhiệm vụ duy nhất là làm sát thủ. Biết Dương Văn Minh đang bị ông Diệm cô lập vì hai vi phạm nghiêm trọng sau đây : (1) Biển thủ một thùng phuy vàng tịch thu được của Bình Xuyên và (2) chứa chấp một gián điệp cao cấp của Việt Cộng. Ngày 8/12/1962 Trung tướng Dương Văn Minh được cử làm Cố vấn quân sự Phủ tổng thống, một chức vụ được coi như "ngồi chơi xơi nước". Dùng một người đang bất mãn với ông Diệm để giết ông Diệm được coi là thượng sách.

Những người phải bị giết

Mặc dầu ban lãnh đạo ở Washington đã quyết định phải giết những ai, nhưng Lucien Conein được phái tới giả bàn với Dương Văn Minh để xem quan điểm của ông ta như thế nào.

Công điện đề ngày 5/10/1963 do Trạm CIA ở Sài Gòn gởi cho cơ quan CIA trung ương đã cho biết Lucien Conein báo cáo rằng hôm 5/10/1963, ông ta đã họp với tướng Dương Văn Minh trong 1 tiếng 10 phút tại bản doanh của tướng Minh ở đường Lê Văn Duyệt. Tướng Minh có giải thích rằng những người nguy hiểm nhất ở miền Nam Việt Nam là Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn và Ngô Trọng Hiếu. Tướng Minh nói rằng Hiếu trước đây là một người cộng sản và hiện nay vẫn còn là cảm tình viên của cộng sản. Khi Lucien Conein lưu ý rằng Đại tá Lê Quang Tung là một người nguy hiểm hơn, tướng Minh bảo rằng "nếu loại bỏ được Nhu, Cẩn và Hiếu, Đại tá Tung sẽ quỳ trước tôi".

Chúng tôi tin rằng Conein đã lẫn lộ giữa Ngô Trọng Hiếu, Bộ trưởng Thông tin, với Dương Văn Hiếu, Trưởng đoàn Công tác đặc biệt, tức cơ quan mật vụ của ông Nhu. Sở dĩ Dương Văn Minh thù Dương Văn Hiếu vì chính ông này đã cho theo dõi và phát hiện ra ổ gián điệp Việt Cộng trong nhà Dương Văn Minh nên Dương Văn Minh không được trọng dụng nữa.

Tuy có ý kiến như đã nói trên, nhưng sau này Dương Văn Minh vẫn ra lệnh giết Lê Quang Tung như Lucien Conein đã gợi ý. Theo ý kiến của các nhân viên tình báo, Lê Quang Tung là người chỉ huy các toán nhảy Bắc của Mỹ. Lê Quang Triệu cũng nằm trong toán tuyển những người nhảy Bắc. Do đó, nếu cho giải ngũ, nhiều bí mật về tình báo có thể bị tiết lộ nên Mỹ quyết định phải giết cả hai để bảo toàn bí mật. Còn Dương Văn Hiếu không bị giết như Dương Văn Minh muốn vì Mỹ cần dùng Dương Văn Hiếu để tiếp tục theo dõi các hoạt động của Việt Cộng nằm vùng.

Ngoài những người được chỉ định, Dương Văn Minh còn có nhiệm vụ bắt giữ hay giết những người chống lại đảo chánh.

Đưa các nhân vật không có lệnh giết ra ngoại quốc

Mặc dầu đến ngày 29/9/1963 Công Đồng Vatican II mới họp kỳ thứ hai tại Roma, nhưng vào đầu tháng 9, có lẽ theo lời yêu cầu của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ, Khâm sứ Tòa thánh tại Sài Gòn là Giám mục Salavator Asta đã thúc đẩy Tổng Giám mục Ngô Đình Thục phải lên đường đi dự Công Đồng ngay.

Ngày 7/9/1963 Tổng Giám mục Ngô Đình Thục đã rời Sài Gòn. Cùng đi với Tổng Giám mục Thục có Giám mục Piquet, Giám mục Giáo phận Nha Trang.

Trong khi đó, ngày 10/9/1963 bà Ngô Đình Nhu, tức Trần Lệ Xuân, đã cầm đầu một phái đoàn dân biểu đi dự Hội nghị quốc tế nghị sĩ tại Nam Tư và nhân tiện sẽ ghé thăm nhiều nước Âu - Mỹ để "giải độc" dư luận quốc tế về vấn đề Phật giáo.

Các giới chính trị ở Sài Gòn tin rằng khi sắp có biến cố xẩy ra cho chính phủ Ngô Đình Diệm, chính phủ Hoa Kỳ không muốn để Tổng Giám mục Ngô Đình Thục và bà Nhu bị phương hại, vì sợ việc hạ sát hai nhân vật này có thể có ảnh hưởng không tốt đối với dư luận quốc tế, nên đã "dàn xếp" để hai nhân vật này đi ra ngoại quốc trước.

Bắt giam và giết những người chống đối

Vào khoảng 1 giờ trưa ngày 1/11/1963, khi mọi người có mặt đông đủ tại phòng họp Bộ Tổng tham mưu, tướng Dương Văn Minh và tướng Trần Văn Đôn vào phòng họp và tuyên bố Hội đồng Tướng lãnh quyết định lật đổ chính phủ hiện hữu, yêu cầu mọi người đoàn kết và hợp tác với Hội đồng Tướng lãnh và tuyên bố nếu người nào không hợp tác thì yêu cầu đứng dậy. Những người đứng dậy gồm có :

(1) Đại tá Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực lượng đặc biệt.

(2) Trung tá Nguyễn Ngọc Khôi, Tư lệnh Liên binh Phòng vệ Phủ tổng thống.

(3) Thiếu tá Nguyễn Đức Xích, Tỉnh trưởng Gia Định.

(4) Ông Lê Văn Tư, Giám đốc Nha Cảnh sát Đô thành.

(5) Đại tá Cao Văn Viên, Tư lệnh Lữ đoàn Dù. Tuy nhiên, khi đứng lên Đại tá Viên đã tuyên bố ông không chống đối Hội đồng Tướng lãnh, nhưng là một quân nhân ông không tham gia chính trị.

satthu5

Dương Văn Minh chủ tọa buổi họp Hội đồng Tướng lãnh trong cuộc đảo chánh 1/11/1963 - người ngồi phía sau bên trái tướng Minh là Nguyễn Văn Thiệu (sau này là Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa)

Tướng Dương Văn Minh liền ra lệnh cho quân cảnh dẫn 4 người đầu ra khỏi phòng họp và đưa đến một phòng nằm ở tầng trệt của ngôi nhà chính mà trên cùng là văn phòng của Tổng Tham mưu trưởng.

Do những sự can thiệp của tướng Đính và tướng Khiêm, Đại tá Cao Văn Viên được đưa đến giam ở phòng bên cạnh tướng Khiêm. Ít lâu sau, Trung tá Nguyễn Ngọc Khôi xin gặp tướng Dương Văn Minh và cũng được dẫn đến giam với Đại tá Viên.

Thiếu tá Lê Quang Triệu, em của Đại tá Tung, Phó Tham tham mưu Hành quân và Tiếp vận, khi nghe Đại tá Tung bị bắt, đã cùng với Trung úy Lê Văn Hành, chánh văn phòng của Đại tá Tung, đi vào Bộ Tổng tham mưu để hỏi tin, cũng bị giữ lại.

Giết Đại tá Hồ Tấn Quyền

Để thực hiện cuộc đảo chánh, tướng Dương Văn Minh đã gặp một trở ngại lớn là không thuyết phục được Đại tá Hồ Tấn Quyền, Tư lệnh Hải quân tham gia. Vì thế, Dương Văn Minh, phải tìm cách loại Đại tá Hồ Tấn Quyền và vô hiệu hóa lực lượng Hải quân. Dương Văn Minh đã móc nối được với những sĩ quan Hải quân sau đây chống lại Đại tá Hồ Tấn Quyền :

- Trung tá Chung Tấn Cang, Chỉ huy trưởng Giang Lực.

- Thiếu tá Khương Hữu Bá, Chỉ huy trưởng Duyên Lực.

- Thiếu tá Trương Ngọc Lực, Chỉ huy trưởng Vùng III Sông Ngòi.

- Đại úy Nguyễn Kim Hương Giang, gốc Thủy quân lục chiến, Chỉ huy trưởng Giang Đoàn 24 Xung Phong, kiêm Chỉ huy trưởng Đoàn Giang vận.

satthu3

Cố Đại tá hải quân Hồ Tấn Quyền

Thiếu tá Trương Ngọc Lực và Đại úy Nguyễn Kim Hương Giang là hai người được Đại tá Hồ Tấn Quyền đặc biệt nâng đỡ và được coi là như người thân của Đại tá Quyền, nên nhóm đảo chánh đã thuyết phục hai sĩ quan này gài mưu bắt giữ hay giết Đại tá Quyền.

Khoảng 10 giờ sáng hôm 1/11/1963, ngày lễ Chư Thánh được nghỉ buổi sáng, Đại tá Quyền đã đi đánh tennis với Trung tá Đặng Cao Thăng. Thiếu tá Lực liền đến sân tennis mời Đại tá Quyền đi Thủ Đức ăn trưa để mừng lễ sinh nhật thứ 36 của Đại tá Quyền do một số anh em Hải quân tổ chức. Đại tá Quyền không muốn đi vì đã được điện thoại mời đến họp tại Bộ Tổng tham mưu vào buổi trưa. Thiếu tá Lực năn nỉ mãi ông mới chấp nhận.

Đại tá Quyền đã trở về nhà thay quần áo rồi lái chiếc xe Citroen đen chở Thiếu tá Lực và Đại úy Giang cùng đi lên Thủ Đức. Đại Quyền cầm lái, Thiếu tá Lực ngồi ở ghế trên và Đại úy Giang ngồi ở ghế sau. Khi xe từ xa lộ Biên Hòa rẽ vào đường đi Thủ Đức, xe nghiêng, Thiếu tá Lực ngã vào Đại tá Quyền rồi rút dao găm ra đâm Đại tá Quyền. Đại tá Quyền nhanh tay đỡ và giựt được cây dao găm, đâm vào tay Thiếu tá Lực. Khi hai người giằng co nhau, xe ủi xuống lề đường. Đại úy Giang ngồi ở ghế sau chồm lên dí súng vào vai phải Đại tá Quyền và nổ súng. Đại tá Quyền ngả gục trên tay lái, con dao găm đầy máu rớt xuống phía trước. Ngay lúc đó, một chiếc xe dân sự do tài xế của Thiếu tá Lực lái từ sau chạy tới. Thiếu tá Lực và anh tài xế bê xác Đại tá Quyền bỏ vào thùng xe dân sự và cả ba lên xe này chạy về Sài Gòn.

Theo bà Đại tá Quyền, bác sĩ bệnh viện Cộng Hòa cho bà biết ông Quyền bị giết khoảng 11 giờ trưa, nhưng được đưa về nhà tướng Lê Văn Kim, đến 11 giờ 30 tối mới được đưa vào bệnh viện Cộng Hòa. Trung tá Lực đã chiếm luôn chiếc xe Citroen của chồng bà.

Giết Đại tá Lê Quang Tung và Thiếu tá Lê Quang Triệu

Hai nhân chứng cùng bị giam chung với Đại tá Lê Quang Tung ở Bộ Tổng tham mưu ngày 1/11/1963 là Đại tá Trần Cửu Thiên và Trung tá Phan Bá Kỳ đã kể lại : 

Khoảng 10 giờ tối, quân cảnh đem đến một chiếc xe GMC và một chiếc xe hồng thập tự bịt bùng. Quân cảnh còng tay những người bị giam lại. Trung úy Đẩu, Chánh văn phòng của Tướng Minh, yêu cầu mọi người, trừ Đại tá Tung và Thiếu tá Triệu, lên xe GMC. Sau đó, hai quân cảnh đến bắt Đại tá Tung và Thiếu tá Triệu nhốt vào trong xe hồng thập tự. Viên sĩ quan ngồi cạnh tài xế của xe hồng thập tự bảo tài xế lái xe đi ra cổng số 4 (cổng sau) của Bộ Tổng tham mưu. Còn Trung úy Đẩu lên xe GMC ngồi với tài xế và bảo chạy vào khám Chí Hòa.

satthu4

Cố Đại tá Lê Quang Tung

Tướng Lê Minh Đảo cho chúng tôi biết sau khi lật đổ ông Diệm xong, khi ngồi nói chuyện với anh em, Thiếu tá Nguyễn Văn Nhung, người được lệnh giết Đại tá Tung và Thiếu tá Triệu, có kể lại như sau :

Khi xe ra khỏi cổng sau của Bộ Tổng tham mưu, qua một sân Golf, có một đường mương sình lầy chảy bên con đường nhỏ đi từ Nghĩa trang Bắc Việt Tương Tế ra đường Võ Di Nguy ở Phú Nhuận, anh ta đã ra lệnh xe ngừng lại. Hai quân cảnh bảo Đại tá Tung xuống xe và đánh ngang hông bằng báng súng. Đại tá Tung kêu lên : "Các anh định làm gì tôi ?". Hai quân cảnh liền tiến tới đâm chết Đại tá Tung. Sau đó, hai quân cảnh đến kéo Thiếu tá Triệu xuống xe. Thiếu tá Triệu to con nên vùng vẩy rất dữ, nhưng cũng bị đánh bằng báng súng và đâm chết. Hai quân cảnh đã đào hai hố nhỏ ở bên đường và vùi xác hai nạn nhân ở đó. Nhưng có người có mặt tại Bộ Tổng tham mưu hôm đó lại nói rằng xác của hai nạn nhân đã bị ném xuống mương sình lầy.

Khi nói chuyện, tướng Đảo có vẽ trên tờ giấy khu Đại tá Tung bị chôn cho tôi xem. Ông nói ông thường đi qua lại khu này nên biết rất rõ. Ông có thể giúp gia đình Đại tá Tung đến tìm xác ở khu này. Có lẽ hai ông đều có mang thẻ bài.

Bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rũa

Qua vài câu chuyện được tóm lược nói trên, chúng ta thấy lời nguyền rủa của Tổng thống Johnson đối với những kẻ làm tay sai Mỹ trong cuộc đảo chánh ngày 1/11/1963 không có gì oan uổng :

"Tất cả chúng ta đã họp lại với nhau và sử dụng một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa để hạ sát ông ta. Bây giờ, chúng ta thật sự không có sự ổn định chính trị [ở Miền Nam Việt Nam] từ lúc đó".

Ngoài Tổng thống Ngô Đình Diệm, "bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa" còn tàn sát ông Ngô Đình Nhu, Đại tá Hồ Tấn Quyền, Đại tá Lê Quang Tung và Thiếu tá Lê Quang Triệu một cách dã man. Tướng Minh định giết luôn cả Đại tá Cao Văn Viên, Tư lệnh Lữ đoàn Dù, nhưng tướng Khiêm và tướng Đính ngăn cản kịp thời. Riêng Ngô Đình Cẩn, Mỹ giao cho tướng Nguyễn Khánh hành quyết. Thi hành xong "sứ mệnh", Mỹ loại tướng Khánh và giao cho những người được CIA lựa chọn đứng ra lãnh đạo Miền Nam, rồi sau đó đem Miền Nam bán cho Trung Quốc và tướng Minh lại được đẩy ra làm Hàng Tướng, trở thành sát thủ Việt Nam Cộng Hòa !

Nhìn lại, nhóm "ác ôn côn đồ" chẳng những làm cho tình hình Miền Nam mất ổn định mà còn làm mất Miền Nam luôn.

Ngày 26/10/2017

Lữ Giang

Published in Diễn đàn

Biến cố tháng 11/1963 tại Miền Nam Việt Nam đã gây khá nhiều rắc rối cho chính phủ Hoa Kỳ về đối nội cũng như đối ngoại. Nhưng cho đến nay, ít ai tin rằng Hoa Kỳ sẽ từ bỏ các phương thức đã áp dụng tại Miền Nam Việt Nam trước đây để bảo vệ quyền lợi của Mỹ, nhất là của nhóm tài phiệt quốc phòng, nên các nhà đấu tranh cho một nước Việt Nam dân chủ và phát triển cần rút kinh nghiệm lịch sử để không bị biến thành những con bài thí như Việt Nam Cộng Hòa trước 30/4/1975.

diem1

Tổng thống John F.Kennedy và Tổng thống Ngô Đình Diệm

Các tài liệu được tiết lộ cho thấy có ba nhân vật quan trọng của chính phủ Hoa Kỳ lúc đó đã dính líu trực tiếp đến việc hạ sát Tổng thống Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu, đó là Averell W. Harriman (1891-1986), Thứ trưởng ngoại giao đặc trách về Các Vấn đề Chính trị ; Henry Cabot Lodge (1902-1985), Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Cộng Hòa và Lucien E. Conein (1919-1998), đặc vụ của CIA tại Việt Nam. Trong ba nhân vật này Harriman là người đóng vai trò chỉ đạo và quyết định.

Tài liệu cũng cho thấy tại sao cả Tổng thống Diệm lẫn Tổng thống Kennedy phải bị giết.

Vai trò của Harriman

Ngày 4/4/1963, một nhà ngoại giao nổi tiếng của Mỹ là Averell W. Harriman được bổ nhiệm làm Thứ trưởng ngoại giao đặc trách về Các vấn đề chính trị, kiêm Chủ tịch Đoàn công tác đặc biệt về Chống du kích chiến. Ngoài các chức vụ này, ông còn được giao cho lãnh đạo bốn cơ quan tình báo chính của Hoa Kỳ nên quyền hành rất lớn.

diem2

Harriman (giữa) đang nói chuyện với Stalin và Churchill

"Toán Việt Nam của Harriman" (Harriman’s Vietnam team) được thành lập do Roger Hilsman đứng đầu. Hilsman là Phụ tá Ngoại trưởng đặc trách Viễn Đông Vụ, Cố vấn về chính sách Việt Nam và Giám đốc Văn phòng Tình báo và sưu tầm tại Bộ ngoại giao. Toán này gồm có 5 chuyên gia phụ trách về Đông Nam Á là Michael V. Forrestal, William Heal Sullivan, Joseph A. Mendenhall, Paul Kattenburg và James Thomson. Kế hoạch phá sập chế độ Ngô Đình Diệm đều do nhóm này đưa ra và thực hiện.

Ngày 8/3/1963, một vụ nổ trước đài phát thanh Huế đã làm cho 8 em tham dự biểu tình bị tử nạn. Cho đến nay, nguyên nhân của biến cố này vẫn chưa được xác định. Ngày 11/6/1963 Hòa thượng Thích Quảng Đức đã "tự thiêu" tại ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt, Sài Gòn. Tin này được các phóng viên CIA của Mỹ chụp hình và loan đi, làm thế giới rung động. Nhiều người tin rằng đó là một biến cố do Phật giáo tổ chức để chống ông Diệm. Nhưng sau này, các tài liệu mật của Mỹ công bố cho biết vụ này do CIA thực hiện. Người trực tiếp chỉ huy là William Kohlmann, và hai người có nhiệm vụ thi hành là Trần Quang Thuận, một nhân viên CIA, và Đại đức Thích Đức Nghiệp,một cộng tác viên của CIA. Cuốn video được công bố cho thấy Thầy Quảng Đức "bị thiêu" sống chứ không phải "tự thiêu" !

Ngày 18/8/1963, CIA bảo tướng Trần Thiện Khiêm, một nhân viên CIA, dẫn một số tướng lãnh Việt Nam vào Dinh Gia Long xúi ông Diệm ban hành lệnh giới nghiêm, lục xét các chùa và bắt các tăng ni gây rối loạn, nếu không thì quân đội sẽ không chịu chiến đấu nữa. Ông Diệm đã trúng kế CIA. Vụ lục xét các chùa đã xảy ra đêm 20 rạng ngày 21/8/1963.

Sau đó, Harriman bảo Roger Hilsman soạn thảo công điện ra lệnh đảo chánh. Họ gặp ông George Ball ở sân golf và yêu cầu ông gọi cho Tổng thống Kennedy ở Cap Cod biết. Kennedy trả lời rằng ông đồng ý công điện gởi đi nếu các cố vấn của ông cũng đồng ý như vậy. Thế là ngày 24/8/1963 một công điện ra lệnh đảo chánh mang tên DEPTEL 243 được gởi cho Đại sứ Cabot Lodge ở Sài Gòn để thi hành. Khi trở về và xem lại công điện đó, Tổng thống Kenndy đã tỏ ra hối tiếc :

"Theo sự xét đoán của tôi, bức điện đó đã được soạn thảo tồi tệ. Bức điện đó phải không bao giờ được gởi vào hôm thứ bảy. Tôi phải không bao giờ phát biểu đồng tình nếu không được thảo luận bàn tròn".

Vai trò của Đại sứ Cabot Lodge

Trong cuốn hồi ký "The Storm Has Many Eyes" (Bảo tố có nhiều con mắt), Đại sứ Henry Cabot Lodge đã kể lại rằng, một nhân viên tình báo cao cấp và hiểu biết rất rõ về Việt Nam đã nói với ông trước ngày ông đi Sài Gòn rằng "trừ khi họ rời đất nước của họ, không có một quyền lực nào trên trái đất có thể ngăn cản việc ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm, người em của ông ta là ông Ngô Đình Nhu và người em dâu của ông ta là bà Nhu". Theo ông, sự tiên đoán này đã trở thành chính xác một cách bi thảm. Ông Lodge cũng đã từng nói với ký giả David Haberstam, người đã viết nhiều sách về chiến tranh Việt Nam : "Chúng ta phải làm gì với họ nếu họ còn sống ? Bất cứ Đại tá Blimp (một nhân vật biếm họa) nào trên thế giới đều có thể sử dụng họ".

Trên đây là hai mẫu chyện được ông Lodge đưa ra để giải thích rằng việc giết ông Diệm và ông Nhu là chuyện phải làm.

Đại tá Mike Dunn, Phụ tá đặc biệt (Special Assistant) và là bạn thân của Đại sứ Lodge đã tiết lộ :

Sau khi đầu hàng, ông Diệm có gọi điện thoại cho ông Lodge một lần nữa vào lúc 7 giờ sáng ngày 2/11/1963 trước khi ông bị bắt và bị hạ sát. Ông Diệm xin ông Lodge giúp đỡ trong giờ cuối cùng của ông ta, ông Lodge bảo ông ta "giữ máy" (put on hold) rồi bỏ đi một lúc (có lẽ đi xin chỉ thị). Khi trở lại, ông Lodge đề nghị cho hai anh em được tỵ nạn, nhưng không hứa sẽ sắp xếp việc ra đi cho đến ngày mai. Khi đó Đại tá Dunn tình nguyện chính ông ta đi cứu hai anh em khỏi tay các nhà lãnh đạo cuộc đảo chánh. Ông Lodge đã từ chối một cách thẳng thừng : "Chúng ta không thể can dự vào việc đó".

Cũng trong cuộc phỏng vấn nói trên, ông Dunn cho biết khi ông Lodge bảo ông Diệm "giữ máy", ông liền thông báo cho Lucien Conein tại bộ chỉ huy của cuộc đảo chánh về ông Diệm đang ở đâu.

Trong cuốn "Lodge in Vietnam", bà Blair cho biết lúc 5 giờ sáng ngày 2/11/1963, ông Lodge đã leo lên một bao lơn (balcony) để quan sát thành phố và ở đó cho đến khi cuộc chiến đấu chấm dứt vào lúc 7 giờ. Không có nơi nào ghi lại những quyết định hay mệnh lệnh của ông trong những giờ đó.

Tướng Trần Văn Đôn, một thành phần của bộ chỉ huy đảo chánh, xác quyết : "Tất cả những sự việx xẩy ra đều có sự tiếp tay của Đại sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge" (Việt Nam nhân chứng, tr. 274).

Vai trò của Lucien Conein

Lucien Conein sinh năm 1919 tại Paris, đã từng làm điệp viên cho OSS (tiền thân của CIA) từ năm 1943. Từ 1954 đến 1956 ông đến Việt Nam hoạt động trong toán đặc nhiệm dưới quyền của Đại tá Edward Lansdale, sau đó ông trở về Mỹ và tham gia Lực lợng đặc biệt (Special Force). Năm 1961 ông đã xin về hưu, nhưng năm 1962 ông được CIA gọi làm việc trở lại và phong cho chức trung tá với bí danh là Lulu hay Black Luigi, rồi gởi qua Sài Gòn làm cố vấn cho Bộ nội vụ. Nhưng trong thực tế, Lucien Conein có nhiệm vụ móc nối với các tướng Việt Nam mà ông đã có dịp quen biết khi phục vụ dưới quyền của Đại tá Lansdale, để tổ chức đảo chánh lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm. Các tướng Trần Thiện Khiêm, Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh… đều do Lucien Conein móc nối. Đại sứ Henry Cabot Lodge gọi Lucien Conein là "the indispensable man" (con người cần thiết).

diem3

Lucien Conein (trên-giữa) và các tướng Kim, Đính, Đôn, Vỹ, Xuân.

Khi cuộc đảo chánh ngày 1/11/1963 xẩy ra, Lucien Conein đến Bộ Tổng tham mưu chỉ đạo trực tiếp cuộc đảo chánh. Ông ngồi trên ghế của tướng Lê Văn Tỵ, đặt hai túi bạc dưới ghế, hai chân gác lên bàn, bên cạnh có khẩu 375 Magnum, chỉ huy các tướng Việt Nam thực hiện đảo chánh. Trong cuốn Việt Nam Nhân Chứng, tướng Trần Văn Đôn cho biết khi hay tin ông Diệm và ông Nhu đã ra khỏi Dinh Gia Long, Lucien Conein đã hỏi : "Hai ông ấy đi đâu ? Phải bắt lại cho kỳ được, vì rất quan trọng". Lucien Conein đã nói với các tướng đảo chánh bằng tiến Pháp : "On ne fait pas d'omelette sans casser les oeufs" (Người ta không thể làm món trứng rán mà không đập trứng) (Việt Nam nhân chứng, tr. 228)

Tiết lộ của Tổng thống Johnson

Cuốn băng dài 30 tiếng đồng hồ do thư viện Johnson Library ở Austin, Texas, công bố ngày 28/2/2003, cho biết vào ngày 1/2/1966, Tổng thống Johnson đã gọi điện thoại cho Thượng nghị sĩ Eugene McCarthay nói về cuộc đảo chánh lật đổ và giết ông Diệm như sau :

"Johnson : ...Nhưng ngài nhớ, lúc đầu họ nói với tôi về ông Diệm...

MacCarthy : Có chứ.

Johnson : (rằng) ông ta tham nhũng và ông ta phải bị giết. Vì thế, chúng ta đã giết ông ta. Tất cả chúng ta đã họp lại với nhau và sử dụng một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rũa để hạ sát ông ta. Bây giờ, chúng ta thật sự không có sự ổn định chính trị [ở Miền Nam Việt Nam] từ lúc đó".

Ít phút sau, trong một cuộc nói chuyện với tướng Maxwell D. Taylor đang là Đại sứ Hoa Kỳ ở Nam Việt Nam, Tổng thống Johnson lại nhắc lại điều đó. Ông nói với tướng Taylor :

"Họ khởi đầu và nói : ‘Chúng ta phải giết Diệm, bởi vì ông ta không tốt. Chúng ta hãy lật đổ ông ta. Và chúng ta đã làm".

Tướng Taylor đồng ý :

"Phải, sự việc đã khởi đầu tất cả như thế. Đúng là sự việc đã khởi đầu như thế".

Tổng thống Johnson giận dữ trả lời :

"Và lúc đó tôi đã van nài họ, ‘Xin vui lòng đừng làm điều đó’. Nhưng sự việc vẫn được khởi sự. Và họ đã lật đổ ông ta".

Xác định người ra lệnh giết

Sau khi vụ hạ sát ông Diệm xảy ra, Tổng thống Kennedy đã ra lệnh cho ông William R. Corson, một nhân viên CIA cao cấp tại Sài Gòn năm 1963 điều tra xem việc gì đã xẩy ra và ai có trách nhiệm. Trả lời của ông Corson như sau :

"Mọi chỉ thị từ Averell Harriman... Các lệnh đưa đến cái chết của ông Diệm và bào đệ của ông ta phát xuất từ Harriman và được phụ tá quân sự của Henry Cabot Lodge thực hiện".

Phụ tá quân sự của Đại sứ Henry Cabot Lodge được ông Corson nói ở đây không ai khác hơn là Trung tá Lucien Conein.

Theo ông Corson, năm 1963, Harriman đã điều hành Việt Nam không cần hỏi ý kiến của Tổng thống hay Tổng trưởng tư pháp. Ông Corson cho biết Tổng thống Kennedy bắt đầu nghi ngờ rằng không một ai trong toán an ninh quốc gia là trung thành.

Trưởng trạm CIA tại Sài Gòn là "Jocko" Richardson được thay thế bằng một toán không tên (no-name team). Nhân vật chính là một sĩ quan của Đội hành quân đặc biệt (Special Operations Army), đó là Đại tá John Michael Dunn, nhận mệnh lệnh không phải từ hệ cấp CIA thông thường mà từ Harriman và Forrestal.

Theo Corson, "John Michael Dunn được biết như là người tiếp xúc với những người âm mưu đảo chánh", mặc dù vai trò của Dunn không bao giờ được công khai hóa trước công luận. Corson tin rằng Richardson bị cất chức để Dunn, một người được Đại sứ Cabot Lodge chỉ định cho "các công tác đặc biệt" (special operations), có thể hành động không bị trở ngại.

Tổng thống Kennedy không kiểm soát được !

Trong cuốn hồi ký "In Retrospect the Tragedy and Lessons of Vietnam", ôngt Robert S. McNamara, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ lúc đó, đã ghi lại phản ứng của Tổng thống Kennedy sau khi được tin ông Diệm đã bị giết như sau :

"Khi Tổng thống đọc mẩu tin này, mặt ông tái xanh như tàu lá. Tôi chưa hề thấy ông xúc động mạnh như vậy đến bao giờ. Theo ông Forrestal thuật lại, cái chết của hai người "đã làm ông rúng động một cách sâu xa, gây bàng hoàng tâm trí và đánh mạnh vào tiềm thức tín ngưỡng... làm lung lay lòng tin tưởng... về những gì ông được khuyến cáo liên quan đến Nam Việt Nam". Arthur Schlesinger Jr. ghi nhận rằng Tổng thống "rất buồn thảm và bối rối cùng cực", tinh thần suy sụp chưa từng thấy kể từ sau vụ thất bại ở Vịnh Con Heo.

"Đọc xong bản tin, Tổng thống nghĩ đến ảnh hưởng của cái chết của hai người có tác dụng xấu ngay trong nước và ở hải ngoại... Tổng thống nghĩ rằng sau hai mươi năm phục vụ quê hương Việt Nam, sinh mạng ông Diệm không thể kết thúc như vậy".

diem4

Tổng thống Kennedy họp báo ngày 01/08/1963

Sau khi ông Diệm bị lật đổ, Tổng thống Kennedy không còn tin tưởng vào cuộc chiến thắng tại miền Nam Việt Nam. Trong cuộc họp báo ngày 14/11/1963, Tổng thống hỏi :

"Bạn có chào thua tại miền Nam Việt Nam không ?".

Rồi ông tự trả lời câu hỏi của chính mình :

"Chương trình quan trọng nhất, dĩ nhiên là cho nền an ninh của chúng ta, nhưng tôi không muốn Hoa Kỳ đưa quân tác chiến sang đó".

Sau đó ông nói :

"Giờ đây mục tiêu của chúng ta là đưa quân nhân Hoa Kỳ về nước, cho phép Việt Nam tự duy trì lấy nước mình như là một quốc gia độc lập".

Ngày 22/11/1963, Tổng thống Kennedy đã bị hạ sát tại Dallas.

Lý do John F.Kennedy cũng bị giết những Ngô Đình Diệm

Lý do Tổng thống Ngô Đình Diệm phải bị giết đã được Đại sứ Henry Cabot Lodge giải thích rất rõ : "Chúng ta phải làm gì với họ nếu họ còn sống ? Bất cứ Đại tá Blimp (một nhân vật biếm họa) nào trên thế giới đều có thể sử dụng họ".

Còn Tổng thống Kennedy cũng phải bị giết vì hai lý do :

Lý do thứ nhất là báo cáo của ông William R. Corson, một nhân viên CIA cao cấp tại Sài Gòn, đã cho biết : "Các lệnh đưa đến cái chết của ông Diệm và bào đệ của ông ta phát xuất từ Harriman và được phụ tá quân sự của Henry Cabot Lodge thực hiện"... Biết rằng khó tránh khỏi các biện pháp thanh trừng nội bộ mà Tổng thống Kennedy sẽ đưa ra, các thủ phạm đã ra tay trước.

Lý do thứ hai là trong khi các thế lực quân phiệt đứng đàng sau đòi hỏi phải mở rộng chiến tranh để tiêu thụ kho vũ khí cũ và thí nghiệm các loại vũ khí mới, Kennedy gây trở ngại bằng cách ra ra lệnh rút quân khỏi Việt Nam nên ông phải bị giết.

Khi hay tin Tổng thống Kennedy bị ám sát, Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson chỉ vào bức hình Tổng thống Ngô Đình Diệm đang treo trong nhà ông và nói : "Chúng ta đã nhúng tay vào việc giết ông ta. Bây giờ chuyện đó lại xẩy ra ở đây".

Đúng như vậy ! Nhưng người Mỹ vẫn tiếp tục hành động theo quyền lợi của giới tài phiệt Mỹ, bất chấp những hậu quả tai hại có thể gây ra.

Ngày 19/10/2017

Lữ Giang

Published in Diễn đàn

Trong bài "Tất cả chính trị đều là ‘thực tế’ được dàn dựng", cựu Dân biểu Robert Linlithgow đã viết : "Chính trị được dàn dựng. Nó không phải là thực tế". (Politics is staged. It’s not reality). Quả đúng như vậy. Nhìn lại đống tài liệu về cuộc chiến Việt Nam từ 1954 đến 1975 dày khoảng 150.000 trang đã được Mỹ giải mã, chúng ta thấy các biến cố quan trọng đều do Mỹ dàn dựng rất công phu, từ việc lèo lái chính phủ Ngô Đình Diệm đi theo đường lối của Mỹ đến vụ giết hai tổng thống Ngô Đình Diệm và John Kennedy để đổ quân vào Việt Nam, thực hiệc mục tiêu của cuộc chiến rồi bỏ rơi Miền Nam… đều đã được tính toán rất tỉ mỉ và chính xác.

my1

Averell Harriman (phải), kẻ ra lệnh giết ông Diệm và ông Nhu

Mặc dầu đống tài liệu được giải mã cao ngất còn nằm sờ sờ trước mắt, từ 1975 đến nay, Mỹ đã cho dàn dựng lại cuộc chiến Việt Nam với nhiều tình tiết rất khác xa với thực tế và sử liệu đã được công bố, để phục vụ cho các chính sách và mục tiêu từng giai đoạn của Mỹ.

Những nổ lực đáng buồn

Có 4 bộ phim dàn dựng lại cuộc chiến Việt Nam đã được người Việt hải ngoại quan tâm và phản đối vì cho rằng không trung thực.

Bộ thứ nhất : "Vietnam The Ten Thousand Days War" (Việt Nam cuộc chiến 10.000 ngày), trọn bộ 13 tập, của Michael Maclear phổ biến 1980.

Bộ thứ hai : "Vietnam : A Television History" (Việt Nam : một Lịch sử Truyền hình), gồm 13 tập, do hãng WGBH-TV (thuộc PBS) ở Boston phổ biến năm 1983.

Bộ thứ ba : "Last days in Vietnam" (Những ngày cuối cùng ở Việt Nam), do đạo diễn Rory Kennedy thực hiện và phổ biến năm 2014.

Bộ thứ tư : "The Vietnam War" (Cuộc chiến Việt Nam), gồm 10 tập, do hai nhà đạo diễn Ken Burnes và Lynn Novick thực hiện, PBS mới phổ biến (2017).

Bộ thứ tư này quan trọng nhất, được mấy chục tổ chức tài chánh và truyền hình Mỹ tài trợ, đứng đầu là Bank of America, Corporation for Public Broadcasting (CPB), The Public Broadcasting Service (PBS), The Park Foundation, The Arthur Vining Davis Foundations… Đạo diễn Ken Burns khoe đã phỏng vấn gần 80 nhân chứng, bao gồm cả những người Mỹ từng tham chiến và những người phản chiến, những người lính chiến và dân thường của cả hai phía Việt Nam, người thắng và người bại trong cuộc chiến. Ông nói : Hơn bốn mươi năm đã trôi qua kể từ khi cuộc chiến kết thúc, chúng ta vẫn chưa thể quên Việt Nam. Và chúng ta vẫn còn tranh luận vì sao cuộc chiến này lại đi đến sai lầm, trách nhiệm thuộc về ai và có đáng có một cuộc chiến như thế này không".

Như chúng tôi đã nói, những thông tin được thu lợm kiểu này chỉ có thể được dùng để nói lên cách nhìn của một số cá nhân về cuộc chiến, hay đưa tới những kết luận mà người phỏng vấn muốn, chứ không thể dùng làm sử liệu được, vì việc chọn người được phỏng vấn nhiều khi thiếu khách quan, những điều họ biết nhiều khi chỉ là một phần nhỏ của vấn đề và cảm tính thường xen lấn vào…

Ngoài dùng phim ảnh, Mỹ còn tổ chức các cuộc hội thảo để vẽ lại cuộc chiến Việt Nam.

Trong ba ngày 26, 27 và 28/4/2016, "Hội nghị Thượng đỉnh về Chiến tranh Việt Nam" (Vietnam War Summit) đã được Hoa Kỳ tổ chức tại Thư viện LBJ, Austin, Texas, để vẽ lại lịch sử cuộc chiến Việt Nam và đưa chế độ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào thay chỗ của Việt Nam Cộng Hòa trước 1975. Nhân vật chính trong hội nghị là cựu ngoại trưởng Kissinger đã tuyên bố : "Không có ai muốn chiến tranh, không có ai muốn leo thang chiến tranh. Họ đều muốn hòa bình. Nhưng câu hỏi là, "Trong những điều kiện nào bạn có thể làm điều đó ?". Theo ông, thất bại của Hoa Kỳ ở Việt Nam là do chính người Mỹ tự gây ra, và trước hết là đã đánh giá thấp sự kiên trì của giới lãnh đạo Bắc Việt !

Khó gỡ thì tìm cách đạp xuống

Khi vẽ lại chiến tranh Việt Nam để biến đen thành trắng và trắng thành đen, điều mà Mỹ gặp khó khăn nhất là việc lật đổ và giết Tổng thống Ngô Đình Diệm. Trong cuốn hồi ký mang tên "The memoirs of Richard Nixon", Tổng thống Nixon có kể lại rằng khi đến Pakistan, ông đã gặp lại người bạn cũ là Tổng thống Ayub Khan. Tổng thống Khan đã nói một cách đau buồn về việc hạ sát Tổng thống Ngô Đình Diệm như sau :

"Tôi không thể nói-lẽ ra các ông đừng bao giờ ủng hộ ông Diệm ngay từ đầu. Nhưng các ông đã ủng hộ ông ta trong một thời gian dài và mọi người ở Á Châu đều biết điều đó. Dù họ có tán thành hay không tán thành điều đó, họ biết điều đó. Rồi đột nhiên các ông ngừng ủng hộ ông ta-và ông Diệm đã bị giết". Ông ta lắc đầu và kết luận : "Việc hạ sát ông Diệm có ba ý nghĩa đối với các nhà lãnh đạo Á Châu : làm một người bạn với Hoa Kỳ là nguy hiểm ; trung lập phải trả cái giá của nó ; và đôi khi làm kẻ thù (của Hoa Kỳ) lại tốt hơn ! Lòng tin cậy như một sợi chỉ mong manh và một khi nó đã đứt, rất khó mà nối lại".

Đó là một thực tế không thể phủ nhận được. Để làm giảm nhẹ bớt ảnh hưởng của biến cố tai hại này. khi vẽ lại lịch sử, Mỹ gần như không muốn nói về những gì đã xảy ra dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, chỉ đưa ra vài lời "chúc dữ" ông Diệm với ẩn ý giải thích tại sao Mỹ phải lật đổ và giết ông ta. Trong bộ phim "Vietnam: A Television History", Mỹ đặt tên tập 3 là "America's Mandarin (1954–1963)" (Vị Quan lại của Hoa Kỳ) trong đó mô tả ông Diệm đã áp dụng chế độ gia đình trị, nên Việt Cộng nổi lên chống Diệm và trở thành một sự đe dọa nghiêm trọng khiến Mỹ phải đưa quân vào để cứu Miền Nam. Trong bộ "The Vietnam War" Mỹ lại cho rằng ông Diệm "kiêu căng" và "ngạo mạn" một "đấng cứu thế không có thông điệp"…

Tuy nhiên, mặc dầu đã lấp liếm và đạp Đệ Nhất Cộng Hòa xuống như vậy, hiện nay không một nước nào ở Đông Nam Á chịu đi theo Mỹ như Việt Nam Cộng Hòa trước đây, một số đứng hẳn về phía Trung Quốc và một số bắt cá hai tay. Để ngăn chặn Việt Nam đứng hẵn về phía Trung Quốc, Mỹ phải ký tuyên bố "đối tác toàn diện" với Việt Nam và đang vẽ lại lịch sử chiến tranh Việt Nam để tiến tới "hòa giải hòa hợp".

Để làm sáng tỏ lịch sử trong giai đoạn này, trong phạm vi bài này chúng tôi sẽ căn cứ vào sử liệu do Mỹ công bố, trình bày khái lược những thủ đoạn Mỹ đã sử dụng khi xây dựng rồi phá sập chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa để tạo lý do đổ quân vào Việt Nam, thực hiện cuộc chiến mà Mỹ muốn.

Chuyện 'Khi Đồng Minh Nhảy Vào'

Cầm cuốn "Khi Đồng Minh nhảy vào" của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, tôi mở ra và tìm ngay có Nghị quyết số NSC 5429/2 ngày 20/8/1954 của Hội đồng an ninh quốc gia Hoa Kỳ hay không.

Ông Diệm mới chấp chánh ngày 7/7/1954 thì ngày 20/8/1954, tức chỉ 43 ngày sau, Hội đồng an ninh quốc gia Hoa Kỳ đã họp và ban hành nghị quyết nói về chính sách của Hoa Kỳ sau Hiệp định Genève (US policies toward post-Geneva Vietnam), đồng thời phái Trung Tá Lansdale thuộc cơ quan OSS (tiền thân của CIA) đến hướng dẫn ông Diệm làm. Ông Diệm và ông Nhu không hay biết gì cả. Nghị quyết này được in trong bộ Foreign Relations of the United States (FRUS), 1952–1954, East Asia and the Pacific, Vol. XII, Part 1. p. 769-976.

my2

Đại tá Lansdale được phái đển giúp ông Diệm

Tôi rất mừng khi thấy sách Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng có nghị quyết đó đăng ở trang 198–200. Nhưng tôi thất vọng khi thấy Tiến sĩ Hưng chỉ tóm lược phần phân tích và nhận định của nghị quyết mà thôi, còn phần các kế hoạch hành động cụ thể không được nói đến. Có lẽ Tiến sĩ Hưng chưa đọc hết các tài liệu liên quan, nên không biết kế hoạch đó nằm trong phần Phụ đính, không in trong bộ FRUS 1952-1954, mà in trong The Pentagon Papers !

Về phương diện chính trị, kế hoạch này đã ấn định như sau :

"Chính trị : Pháp phải trao trả độc lập hoàn toàn (gồm cả quyền rút lui khỏi Liên Hiệp Pháp) cho Nam Việt Nam và và yểm trợ một chính phủ bản xứ mạnh (a strong indigenous government). Diệm phải mở rộng căn bản chính phủ, bầu cử quốc hội, soạn thảo hiến pháp và truất phế Bảo Đại một cách hợp pháp (legally dethrone Bao Dai). Sự hợp tác và hỗ trợ của Pháp cho những chính sách này là cần thiết ; duy trì FEC (French Expeditionary Corps - Quân Đội Viễn Chinh Pháp), là chủ yếu đối với an ninh Nam Việt Nam".

(Gravel Edition, The Pentagon Papers, Volume I, Beacon Press, Boston, 1971, p. 204)

Chỉ với những câu viết vắn gọn như vậy, khi được triển khai, nó trở thành những biến cố lớn. Đọc các sử liệu tiếp theo, chúng ta sẽ hiểu tại sao ông Diệm phải truất phế Bảo Đại đến hai lần, việc dẹp tan các giáo phái, thống nhất quân đội và hình thành một chính phủ bản xứ mạnh (a strong indigenous government) bằng cách tiến tới một chế độ độc đảng giống Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan.

Tướng Lansdale đã tranh luận rất gay gắt với ông Frederick Reinhardt, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Cộng Hòa (1955-1957) lúc đó về việc thành lập Đảng Cần Lao. Nhưng Đại sứ Reinhardt bảo : "Vì ông Diệm nay là Tổng thống được bầu, ông ấy cần có một đảng riêng của ông". Tướng Lansdale cho biết thêm : "Ông Reinhardt nói với tôi một cách cương quyết rằng quyết định về chính sách của Hoa Kỳ đã được ấn định và tôi phải hướng các hành động của tôi theo nó".  Trong bản phúc trình 17/1/1961, Tướng Lansdale nói rõ : "Đảng Cần Lao không phải là ý kiến của nhà Ngô, trước tiên nó được đề xướng bởi Bộ ngoại giao Hoa Kỳ để loại bỏ cộng sản ra khỏi đất nước (the CLP was not their idea ; it "was originally promoted by the U.S. State Department" to rid the country of communists).

Tuy nhiên, khi Mỹ muốn đem quân vào Việt Nam để thực hiện mục tiêu mà Mỹ muốn, ông Diệm không đồng ý, Mỹ liền đảo ngược kế hoach lại.

Khi Mỹ quyết phá sập Đệ Nhất Cộng Hòa

Ngày 14/3/1957, ông Elbridge Durbrow được bổ nhiệm làm Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Cộng Hòa thay thế Đại sứ G. Frederick Reinhardt. Kế hoạch phá sập chế độ Ngô Đình Diệm bắt đầu.

my3

Đại sứ Durbrow được phái đến để phá sập Đệ Nhất Cộng Hòa.

Nếu khởi đầu Mỹ muốn ông Diệm hình thành tại miền Nam một chế độ gióng các chế độ chuyên chế của Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan, của Park Chung Hee ở Nam Hàn, của Sukarno và Suharto ở Nam Đương hay của Lý Quang Diệu ở Singapore... để loại bỏ cộng sản khỏi đất nước (to rid the country of communists), thì nay Đại sứ Durbrow yêu cầu ông Diệm "thực hiện dân chủ để được lòng dân và thắng cộng sản". Tướng Lansdale đã phản đối vì cho ràng việc thay đổi nhanh như thế sẽ làm Miền Nam trở thành bất ổn.

Năm 1960 Đại Sứ Durbrow đã yểm trợ thành lập Khối Tự Do Tiến Bộ, thường được gọi là nhóm Caravelle, do ông Phan Khắc Sửu làm Trưởng Khối, để vận động thay thế ông Diệm. Tướng Lansdale đã viết giác thư đề ngày 20.9.1960 phân tích những sai lầm của Đại Sứ Durbrow. Nhưng Washington im lặng.

Một cuộc đảo chánh đã xảy ra ngày 11/11/1960, có nhiều thành phần của nhóm Caravelle tham dự. Cuộc đảo chánh thất bại. Hôm 4/12/1960, Đại sứ Durbrow đã phải cho Luật sư Hoàng Cơ Thụy ngồi co gối trong thùng ngoại giao (valise diplomatique) để đưa ra khỏi Việt Nam.

Vì Đại sứ Durbrow có nhiều bất đồng với chính phủ Ngô Đình Diệm và tai tiếng trong vụ đảo chánh ngày 11/11/1960, ngày 15/3/1961 Tổng thống Kennedy đã quyết định cử ông Federick E. Nolting làm Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn thay thế Durbrow. Nhưng ngày 17/8/1963 Bộ ngoại giao đã cử ông Henry Cabot Lodge đến làm đại sứ tại Sài Gòn để tổ chức lật đổ và giết Tổng thống Diệm.

Mở đường cho Bắc Việt Nam xâm nhập vào miền Nam

Từ ngày 12 đến 22/1/1959, Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã họp Hội nghị lần thứ 15 tại Hà Nội dưa ra nghị quyết "giải phóng miền Nam". Tháng 5 năm 1959, Hà Nội quyết định mở đường Trường Sơn Tây trên đất Lào để xâm nhập vào Miền Nam, lấy tên là Đường 559, thường được gọi là đường Hồ Chí Minh.

Muốn đi vào Nam, bộ đội Bắc Việt phải từ Quảng Bình theo quốc lộ 12 đi qua Lào bằng đèo Mụ Giạ rồi tiến vào Nam. Cái trở ngại lớn mà Cộng quân gặp phải là con đường số 9 nối liền Đồng Hà với tỉnh Savannakhet, nơi có quân đội Việt Nam Cộng Hòa tuần phòng thường xuyên. Cộng quân phải lập mật khu 601 gần Tchépone, nằm cách biên giới Việt-Lào khoảng 40 cây số để làm nơi trú quân. Từ đó Cộng quân vượt qua đường số 9 rồi đi lên cao nguyên Boloven để xuống ngã ba Tam Biên.

Chính phủ Ngô Đình Diệm đã ký hiệp ước với Lào cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đóng chốt ở Tchépone và Mường Phín, đồng thời giao cho Thiếu tá Trần Khắc Kính, Phó Giám đốc Sở Liên Lạc, mở các cuộc hành quân trên đất Lào để ngăn chặn Cộng quân xâm nhập vào miền Nam. Số quân Việt Nam Cộng Hòa đóng chốt và hành quân ở Lào có lúc lên đến khoảng 170.000 người. Cộng quân khó xâm nhập được.

Đùng một cái, ngày 25/1/1963, Tổng thống Kennedy tuyên bố ông muốn biến Lào thành "một nước độc lập, hòa bình và không liên kết". Averell Harriman, Thứ trưởng ngoại giao về chính trị, được coi là người có quyền hành nhất lúc đó tại Tòa Bạch Ốc, cho rằng phải trung lập hóa Lào để ngăn chặn Cộng quân dùng đất Lào xâm nhập vào Miền Nam. Ngày 16/5/1961, một Hội nghị quốc tế Giải quyết vấn đề Lào được triệu tập tại Genève. Chính phủ Ngô Đình Diệm phản đối rất mạnh, nhưng Harriman cứ tiến tới. Ngày 23/7/1962, Hiệp Ước Hòa Bình tại Lào đã được ký kết, 666 cố vấn Mỹ và toàn bộ quân đội của Việt Nam Cộng Hòa phải rút khỏi Lào. Bắc Việt cũng cam kết như thế. Nhưng thực tế không như Harriman tuyên bố. Theo báo cáo của CIA, sau khi Lào tuyên bố trung lập, khoảng 7.000 bộ đội Bắc Việt chẳng những không chịu rút khỏi Lào mà còn bành trướng thêm.

my4

Henry Cabot Lodge, kẻ thi hành lệnh đảo chánh, giết ông Diệm và ông Nhu

Nhiều người tin rằng Harriman đã mở đường cho Bắc Việt tràn vào Miền Nam rồi viện vào lý do đó tuyên bố phải đổ quân vào để "cứu Miền Nam"!

Lịch sử vẫn là lịch sử…

Trên đây là những nét đại cương về tình hình Miền Nam dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa được tìm thấy trong sử liệu của Mỹ, nhưng khi vẽ lại lịch sử chiến tranh Việt Nam để phục vụ mục tiêu mới, Mỹ đã tìm cách bôi bác để che dấu sự thật.

Robert F. Turner, Giáo sư Luật tại Đại học Virginia và cũng là một học giả nổi tiếng về chủ nghĩa cộng sản Việt Nam, đã từng nhận định rằng đa số những gì về chiến tranh Việt Nam đang được giảng dạy tại các trường trung học và đại học ở Mỹ lại gần với thần thoại hơn là lịch sử.

Như Dalai Latma đã nói : "History is history. And my statement will not change past history". Lịch sử là lịch sử. Và lời tuyên bố của tôi không thay đổi được lịch sử đã qua.

Ngày 12/10/2017

Lữ Giang

Published in Diễn đàn

Hôm 21/9/2017, trang báo mạng The Washington Free Beacon ở Washington DC công bố một tài liệu mới cho biết Bắc Kinh đã thông qua chiến thuật mới về chủ quyền trên Biển Nam Trung Quốc (tức Biển Đông) : nhóm đảo Tứ Sa thay thế Đường 9 Đoạn bị coi là bất hợp pháp !

Trang báo cho biết, trong một cuộc họp kín với các viên chức Bộ ngoại giao Hoa Kỳ vào hai ngày 28 và 29/8/2017 tại Boston, ông Mã Tân Dân (Ma Xinmin), Cục phó Cục Hiệp định và Pháp luật thuộc Bộ ngoại giao Trung Quốc, đã khẳng định "quyền lịch sử của Trung Quốc tại Tứ Sa". Các viên chức Mỹ tỏ ra rất ngạc nhiên về cách diễn dịch mới này.

tusa2

Bản đồ vùng Tứ Sa trên Biển Đông

Nói một cách rõ ràng hơn, theo ông Mã Tân Dân từ nay Trung Quốc sẽ không còn xử dụng quan niệm "Đường 9 Đoạn" (9-Dash Line) hay "Dường lưỡi bò" để chứng minh chủ quyền pháp lý trên Biển Đông nữa mà dùng khái niệm về đường cơ sở bao vòng quanh Tứ Sa. Theo ông, Tứ Sa (Four Sha) gồm 4 nhóm đảo trên Biển Đông là Đông Sa (Dongsha) tức Pratas Islands của Đài Loan, Tây Sa (Xisha) tức Hoàng Sa, Nam Sa (Nansha) tức Trường Sa và Trung Sa (Zhongsha) tức bãi cạn Macclesfield, một bãi ngầm nằm cách Hoàng Sa 75 hải lý. Ông nói rằng Trung Quốc có "chủ quyền và quyền hàng hải" kéo dài xung quanh bốn nhóm đảo nói trên và đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý xung quanh 4 nhóm đảo này.

Tại sao Trung Quốc phải đưa ra một căn bản pháp lý mới để chứng minh chủ quyền trên Biển Đông thay vì "Đường 9 Đoạn" ? Tại vì khái niệm "Đường 9 Đoạn" đã bị phán quyết ngày 13/7/2015 của Tòa Trọng Tài Thường Trực ở La Haye tuyên bố là "không có cơ sở pháp lý", nên Trung Quốc phải đi tìm một "căn bản pháp lý" khác.

Trung Quốc xài đồ cũ để lấp liếm

Những quy định về chủ quyền trên biển theo quốc tế công pháp về Luật Biển rất phức tạp. Trong vụ Philippines kiện Trung Quốc trước Tòa Trọng Tài quốc tế, hồ sơ tranh luận lên đến trên 4.000 trang với 40 bản đồ khác nhau. Mặc dầu Trung Quốc tuyên bố "Chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông là bất khả tranh cãi" và người Việt cũng tuyên bố tương tự như thế, nhưng phán quyết của Tòa hoàn toàn khác với những sự xác quyết này. Nói theo cảm tính là nói cho sướng mồm và nói để tuyên truyền mà thôi. Khi ra tranh tụng trước công lý, chỉ có các bằng chứng luật định và luật lý được chấp nhận, còn cảm tính và những lời xác quyết dao to búa lớn thường bị xếp vào thùng rác.

Chúng tôi xin nhắc lại, trong cuộc hội thảo được tổ chức tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế ở Washington ngày 20/6/2011, giáo sư Tô Hảo (Su Hao), Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc trường Đại Học Ngoại Giao Trung Quốc, đã lên diễn đàn đọc một bài diễn văn chứng minh Trung Quốc đã có chủ quyền về lịch sử không chối cãi đối với Biển Đông từ 2000 năm về trước. Từ đời nhà Tống cách đây vài trăm năm, Trung Quốc đã có một cơ quan phụ trách hành chính về khu vực này và đã có đội tàu đi tuần trên biển. Ông đem theo một thùng tài liệu rất lớn chứng minh Trung Quốc đã làm chủ Biển Đông từ thời ông Bành Tổ.

Nhưng khi ông vừa thuyết trình xong, ông Termsak Chalermpalanupap, Phụ tá đặc biệt của Tổng thư ký ASEAN đã lên tiếng như sau : "Tôi không cho rằng Công Ước Của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) công nhận lịch sử là cơ sở để tuyên bố chủ quyền". Giáo sư Peter Dutton thuộc Đại học Hải quân Hoa Kỳ cũng có quan điểm tương tự : "Về quyền tài phán đối với các vùng biển, lịch sử không liên quan gì cả, mà phải tuân theo UNCLOS".

Từ 1975 đến nay, rất nhiều người Việt đã đi sưu tầm tài liệu lịch sử để chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, như Phủ Lục Tạp Biên của Lê Quí Đôn, Đại Nam Nhất Thống Chí… Tại sao "mấy thằng cha này" lại dám bảo Luật Biển Liên Hiệp Quốc  không công nhận lịch sử là cơ sở để tuyên bố chủ quyền ?

Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi xin trình bày khái niệm về quyền sở hữu lịch sử đối với các đảo và "vùng nước lịch sử" (historic water) ở Biển Đông do Trung Quốc nại ra. Đây là những khái niệm đã một thời được quốc tế công pháp về luật biển công nhận, nay đã trở nên lỗi thời, nhưng Trung Quốc vẫn lôi ra xài để lấp liếm. Một số người Việt không biết gì về luật biển, cũng đã bắt chước Trung Quốc làm y như thế khi chứng minh chủ quyền của Việt Nam !

Quyền sở hữu các đảo trên biển

Luật La Mã ngày xưa quy định rằng "Res nullius naturaliter fit primi occupantis", có nghĩa là "đối với vật vô chủ, quyền sở hữu thuộc về người chiếm hữu đầu tiên". Các đảo nổi lên trên biển (insula in mara nata) được coi là vật vô chủ (rex nullus), quyền sở hữu cũng thuộc về người chiếm hữu đầu tiên.

Nhưng quy định này đã đưa tới những tranh tụng không giải quyết được. Ví dụ Việt Nam cho rằng Việt Nam đã chiếm Hoàng Sa từ đời nhà Lý hay nhà Trần thì Tàu lại đưa tài liệu khác chứng minh Tàu đã chiếm Hoàng Sa và Trường Sa từ thời ông Bành Tổ, nên rất khó phân định. Vì thế Định Ước Berlin ngày 26/2/1885 đã đưa ra một số nguyên tắc chính được dùng dể chứng minh quyền sở hữu các đảo trên biển như sau :

1. Chủ thể chiếm hữu phải là một quốc gia.

2. Việc chiếm hữu phải thực hiện trong hòa bình và đảo chiếm hữu phải thật sự vô chủ (rex nullus) hay đã bị bỏ (rex derelicto).

3. Phải thực hiện chủ quyền liên tục và thật sự (exercise continuous and actual sovereignty) trên đảo đã chiếm.

Sau này, án lệ coi điều kiện thứ ba là quan trọng nhất. Năm 1898, Tây Ban Nha nhường lại Philippines cho Mỹ, trong đó có đảo Palmas đã được Tây Ban Nha chiếm trước đây và có ghi vào bản đồ của Philippines. Nhưng sau đó Mỹ lại khám phá ra Hà Lan đang thực hiện chủ quyền trên đảo Palmas. Mỹ liền nộp đơn kiện trước Tòa Án Trọng Tài Thường Trực để đòi lại hòn đảo này. Kết quả, trong phán quyềt ngày 23/1/1925, Tòa tuyên bố đảo Palmas thuộc về Hòa Lan vì sau khi chiếm Philippines, Tây Ban Nha không thực hiện chủ quyền thực sự và liên tục trên đảo Palmas, trái lại Hà Lan tuy đến chiếm sau nhưng đã thực hiện chủ quyền thực sự và liên tục trên đảo đó, nên Palmas được coi như thuộc quyền sở hữu của Hà Lan. Sau này Hà Lan đã giao lại đảo Palmas cho Indonesia.

Như vậy, việc thực hiển chủ quyền liên tục và thực sự (continuous and actual) trên hoang đảo là yếu tố pháp lý căn bản để chứng minh chủ quyền chứ không phải là việc chiếm trước hay chiếm sau, có ghi trên bản đồ hay không ghi.

Dùng thuyết "Vùng nước lịch sử"

Bài thuyết trình của giáo sư Tô Hảo (Su Hao) ngày 20/6/2011 tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế ở Washington năm 2011 cho thấy Trung Quốc muốn dùng học thuyết "vùng nước lịch sử" (historic water) trong quốc tế công pháp về luật biển cũ để chứng minh Biển Đông là "ao nhà" của Trung Quốc.

Vậy, "vùng nước lịch sử" là gì ?

Nói một cách vắn tắt, "vùng nước lịch sử" là vùng biển mà một quốc gia đã chấp hữu qua nhiều thế hệ và trở thành vùng sống còn của quốc gia đó.

Từ lâu, "vùng nước lich sử" chỉ có trong học lý chứ không hề có trong Luật Biển. Năm 1951, Na Uy kiện Anh xâm nhập vùng đánh cá của Na Uy. Trong phán quyết ngày 18/12/1951, Tòa Án Công Lý Quốc Tế (International Court of Justice) công nhận "quyền đứng tên lịch sử" (historic title) của Na Uy về vùng biển nằm sát Na Uy, và Anh không có quyền xâm phạm. Vùng này có bề ngang chưa đến 100 miles tính từ bờ biển Na Uy.

Mặc dầu Tòa Án Công Lý Quốc Tế đã công nhận "vùng nước lịch sử" (historic water) và "quyền đứng tên lịch sử" (historic title), Luật Biển 27/4/1958  không hề nói đến "vùng nước lịch sử".

Theo đề nghị của một số quốc gia, Hội Nghị Liên Hiệp Quốc về Luật Biển đã ra nghị quyết yêu cầu Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc cho nghiên cứu về "chế độ pháp lý của các vùng nước lịch sử" (the juridical regime of historic waters), kể cả các "vịnh lịch sử" (historic bays).

Trong các cuộc họp về dự thảo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển từ năm 1973 đến năm 1982, Colombia đã yêu cầu đưa "vùng nước lịch sử" và "vịnh lịch sử" vào dự thảo công ước, nhưng Ủy Ban Luật Quốc Tế Liên Hiệp Quốc không xét. Sở dĩ Ủy Ban đã quyết định không đưa chế độ "vùng nước lịch sử" và "vịnh lịch sử" vào Công Ước Liên Hiệp Quốc, vì cho rằng nó rất mơ hồ, có thể đưa tới nhiều vụ tranh tụng rắc rối. Cuối cùng, thay vì công nhận "vùng nước lịch sử" và "vịnh lịch sử", Ủy Ban đã nới rộng lãnh hải của quốc gia ra đến 12 hải lý (thay vì 3 hải lý như cũ) và đặt thêm vùng đặc quyền khai thác kinh tế (EEZ-Exclusive economic zone) đến 200 hải lý trong Luật Biển 1982. Như vậy chế độ "vùng nước lịch sử" và "vịnh lịch sử" không còn trong luật biển.

Tuy nhiên, ngày 20/6/2011, đại diện của Trung Quốc lại viện dẫn học thuyết "vùng nước lịch sử" (historic water) đã bị hủy bỏ để chứng minh Biển Đông là "ao nhà" của Trung Quốc. Như vậy Trung Quốc đã viện dẫn một học thuyết không còn giá trị để chứng minh chủ quyền của mình.

Vả lại, cho dù học thuyết "vùng nước lịch sử" còn có hiệu lực, Trung Quốc cũng không thể đưa ra được các bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã hành xử chủ quyền của mình liên tục và thực sự (continuous and actual) trong "Đường 9 Đoạn"  trong suốt tiến trình lịch sử. Vì thế, phán quyết ngày 13/7/2015 của Tòa Trọng Tài Thường Trực ở La Haye đã tuyên bố rằng "Đường 9 Đoạn" của Trung Quốc "không có cơ sở pháp lý".

Ngụy tạo mới về chủ quyền Biển Đông

Bị Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye bác bỏ "Đường 9 Đoạn", Trung Quốc đi tìm một căn bản pháp lý khác để lấp liếm, đó "Quốc gia quần đảo" (Etat archipel) và đường cơ sở bao vòng quanh nhóm quần đảo đó, được quy định trong Luật Biển 1982. Có 3 vấn đề được Trung Quốc nại ra :

1. Dựng ra nhóm Tứ Sa và coi đó là "Quần đảo quốc gia" của Trung Quốc.

2. Dùng đường cơ sở quanh 4 nhóm đảo thuộc Tứ Sa làm ranh giới.

3. Đòi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý choTứ Sa.

tusa1

Trung Quốc dựng ra nhóm Tứ Sa và coi đó là "Quần đảo quốc gia" của Trung Quốc.

Cả ba yêu sách này đều trái với quốc tế công pháp về luật biển.

1. Vấn đề "Quốc gia quần đảo"

Luật Biển 1982 đã dành Phần IV, từ điều 44 đến điều 54 để nói về "Quốc gia quần đảo" (Etat archipel). Điều 46 quy định rất rõ : "Quốc gia quần đảo" là một quốc gia hoàn toàn được cấu thành bởi một hay nhiều quần đảo và có khi bởi một số hòn đảo khác nữa".

Trên thế giới có rất nhiều "Quần đảo quốc gia" rất quen thuộc với nhiều người, chẳng hạn như Úc, Brunei, Cuba, Nhật Bản, New Zealand, Philippines, Sri Lamka… Đó là những quốc gia độc lập có chủ quyền được cấu tạo bằng các nhóm đảo nổi trên biển. Nay Trung Quốc đã gom bốn quần đảo trên Biển Đông lại là Đông Sa (Đài Loan), Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa) và Trung Sa (bãi cạn Macclesfield) thành một nhóm quần đảo và gọi đó là "Quần đảo quốc gia Tứ Sa". Như vậy Trung Quốc đã hình thành một quốc gia mới trong quốc gia Trung Quốc !

Sự hình thành này hoàn toàn trái với Luật Biển 1982 và không được quốc tế công nhận, nên không thể đòi hỏi các quyền lợi pháp lý như các "Quần đảo quốc gia" khác trên thế giới được.

2. Đường cơ sở quanh Tứ Sa

Điều 47 Luật Biển 1982 đã quy định rất kỷ về đường cơ sở (baselines) của các Quần đảo quốc gia. Khoản 1 của điều 47 cho phép một quốc gia quần đảo có thể vạch các đường cơ sở thẳng của quần đảo nối liền các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá lúc chìm lúc nổi của quần đảo… Nhưng Tứ Sa không phải là một Quần đảo quốc gia theo định nghĩa của điều 46 Luật Biển, nên Trung Quốc không thể tự ý vẽ ra một đường cơ sở giống các Quần đảo quốc gia thứ thiệt được.

3. Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý

Phán quyết ngày 13/7/2015 của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye đã xác định rằng các đảo trên Biển Đông đều là đảo đá, không có sự sống tự nhiên, nên không có đặc quyền kinh tế 200 hải lý như các đảo có sự sống tự nhiên khác được quy định trong Luật Biển. Với quốc tế công pháp, án lệ được coi như luật nên Trung Quốc không thể chống lại phán quyết này của Tòa.

"Pháp lý" mới của Trung Quốc cũng bỏ đi

Ông Michael Pillsbury, thuộc Hudson Institute và là Giám đốc Center for Chinese Strategy, nhận định rằng yêu sách về pháp lý trên đây của Trung Quốc là một trong "Tam chủng chiến pháp" do Quân ủy Trung ương đưa ra từ năm 2003, gồm tâm lý chiến, chiến tranh thông tin và chiến tranh pháp lý.

Còn hai chuyên gia về công pháp quốc tế Julian Ku và Christopher Mirasola trên trang Lawfare - một trang chuyên về an ninh do Lawfare Institute và Brooking Institution thực hiện, với sự hợp tác của nhiều luật gia – đã đi đến kết luận rằng về mặt pháp lý, lý lẽ về "Tứ Sa" của Trung Quốc cũng chẳng hơn gì so với "Đường lưỡi bò" lâu nay. Theo hai ông, lý lẽ về "Tứ Sa" không mấy vững, thậm còn chí yếu hơn cả "Đường 9 Đoạn"!

Ngày 5/10/2017

Lữ Giang

Published in Diễn đàn