Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nguồn : RFI, 31/01/2020

Nguồn : VOA, 31/01/2020

Published in Video

Trung Quốc đóng cửa sống trong nỗi sợ virus corona

Virus corona từ Vũ Hán tiếp tục hoành hành tại Trung Quốc và đe dọa cả thế giới. Vụ xử phế truất tổng thống Mỹ Donald Trump trở nên nóng khi cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton lộ diện. Tổng thống Trump bắt tay Israel đưa ra kế hoạch hòa bình mới với người Palestinee. Trên đây là những chủ đề nổi bật được các báo Pháp chú ý đặc biệt.

tq1

Một người dân ở Điền Gia Doanh (Tianjiayingcun), ngoại ô Bắc Kinh, Trung Quốc, kiểm tra xe hơi vào làng đề phòng dịch virus corona, ngày 29/01/2020 Reuters/Carlos Garcia Rawlins

Virus corona Vũ Hán tiếp tục lây lan, số người thiệt mạng tăng thêm mỗi ngày mặc dù tỉnh Hồ Bắc, nơi phát dịch, đã bị gần như cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Mỗi nơi, mỗi nước đang nỗ lực theo cách riêng của mình cố gắng kiểm soát dịch và bảo vệ người dân.

Nhật báo Le Monde có bài phóng sự mang tiêu đề "Bắc Kinh, thành phố chết, khép kín trong nỗi sợ" cho thấy, không chỉ Vũ Hán, nơi ổ dịch, mà giờ đây người dân thủ đô Trung Quốc đang cố gắng tránh bị phơi nhiễm virus corona 2019-nCoV. Thông tín viên của Le Monde tại Bắc Kinh mô tả : "Các cửa hàng đóng cửa, phố xá vắng tanh, hiếm hoi có vài chiếc xe bus gần như trống không chạy trên đường, Bắc Kinh thành phố 21 triệu dân giống như một thành phố ma. Ngay cả những người giao hàng, thường ngày có mặt ở khắp nơi, giờ cũng biến mất".

Tác giả bài phóng sự nhận thấy người Trung Quốc giờ đây cảnh giác với chính đồng bào mình. Người Trung Quốc nhìn người nước mình như là mối đe dọa. Ở ngoại ô Bắc Kinh, có nhiều làng hay các khu phố, người dân tự dựng rào chắn không cho người lạ vào. Các khách sạn từ chối khách người Hồ Bắc. Bảo vệ giờ đây kiểm tra chất vấn những người lạ đến tòa nhà chung cư để biết có tiếp xúc hay liên quan gì đến Vũ Hán hay không. Điều mà người dân bắc Kinh sợ lúc này là phải đến bệnh viện, ngay cả khi mắc các bệnh thông thường. Họ đóng kín cửa, tích trữ lương thực thực phẩm, sống trong nhà chờ dịch đi qua, nhưng không khí sợ hãi bao trùm khắp thành phố.

Hồng Kông cắt đứt với đại lục

Báo Les Echos nhìn sang Hồng Kông với bài : "Bị ám ảnh ký ức dịch SARS, Hồng Kông cắt đứt với Trung Quốc". Đặc khu hành chính đang có những phản ứng nhanh chóng và dứt khoát trước dịch viêm phổi cấp đến từ Hoa Lục.

Trận dịch virus corona lần này gợi lại cho Hồng Kông những ký ức đau thương của trận dịch SARS 2002-2003, từng làm 300 người chết tại thành phố. Lần này, chính quyền đặc khu đã quyết định đóng cửa gần như hoàn toàn với Trung Quốc hy vọng ngăn chặn dịch virus corona. Tất cả các tuyến giao thông, đường sắt và đường thủy nối với Hoa Lục đều đã bị ngừng lại từ hôm 25/01. Các chuyến bay đến từ đại lục cũng bị cắt giảm còn một nửa. Gần một nửa số trạm kiểm soát biên giới bị đóng cửa chờ có lệnh mới. Về phía Trung Quốc, Bắc Kinh ngừng cấp giấy thông hành cho du khách cá nhân đến Hồng Kông, các công ty du lịch cũng nhận được lệnh hủy tour đến đặc khu.

Les Echos nhận xét : "Từ trước đến nay, chưa bao giờ Hồng Kông có các biện pháp mau lẹ và triệt để như vậy. Ngay cả thời điểm xảy ra dịch SARS hồi 2002-2003, Hồng Kông cũng không không đến nỗi cô lập với Hoa lục như lúc này". Hiện tại mới có 8 người bị phát hiện nhiễm virus corona tại Hồng Kông. Họ đều đến từ Hoa lục bằng tàu hỏa.

Đặt trong tình trạng báo động y tế cao nhất từ thứ Bảy tuần qua, Hồng Kông quyết định đóng cửa nhiều địa điểm công cộng, như công viên giải trí, bảo tàng, trường học. Hàng loạt các hoạt động thương mại, du lịch, khách sạn, nhà hàng bị đình trệ. Các chuyên gia kinh tế nhận định những biện pháp khẩn cấp như vậy sẽ làm trầm trọng thêm tình hình kinh tế của đặc khu hành chính, vốn đã phải chịu nhiều hậu quả của cuộc thương chiến Mỹ-Trung và phong trào biểu tình phản kháng trong nhiều tháng qua.

Dịch có thể lên đến đỉnh điểm những ngày tới

Nhật báo Le Figaro có bài "Trung Quốc đối mặt với "con qủy" virus corona" với cảnh báo, dịch có thể lên tới đỉnh điểm trong chục ngày tới. Ở Trung Quốc hiện tại, hầu như ai cũng là những bệnh nhân tiềm ẩn. Họ được đề nghị đóng cửa ở trong nhà, người dân trong vùng bị cách ly tiếp tục cuộc sống khép kín trong thành phố chết, những người dân khác được khuyến cáo hủy tất cả các chuyến đi ra nước ngoài nếu không phải là cần kíp.

Mặc dù chính quyền Trung Quốc cố gắng minh bạch tình hình, nỗ lực huy động mọi nguồn lực để ngăn chặn dịch nhưng tình hình có vẻ vẫn không làm cho yên tâm. Trong nước số người chết và lây nhiễm tiếp tục tăng. Ở ngoài nước, virus corona bắt đầu xuất hiện thêm ở nhiều nước.

Theo Le Figaro, các nước có kiều dân ở Trung Quốc đang khẩn trương đề nghị đưa người của mình hồi hương. Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pháp đều đã lên kế hoạch đưa máy bay đến Vũ Hán đón các công dân về nước. Trong khi đó Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) có vẻ như vẫn mập mờ, không khuyến cáo di tản người nước ngoài khỏi Trung Quốc, theo như phát biểu của tổng giám đốc WHO trong chuyến thăm Bắc kinh hôm qua, được một thông cáo của chính quyền Trung Quốc trích dẫn. WHO thông báo Bắc Kinh đã chấp nhận để các chuyên gia quốc tế đến Trung Quốc nghiên cứu virus và điều hành hoạt động phòng chống dịch của quốc tế. Mọi người đang hy vọng sau khi lên đến đỉnh điểm, dịch sẽ lắng xuống tuy còn kéo dài vài tháng, như vẫn thường thấy trong các đợt dịch khác.

Mỹ -Israel ban phát hòa bình cho Palestine ?

Một thời sự khác thu hút sự chú ý của dư luận diễn ra tại Washington hôm qua : Tổng thống Mỹ Donal Trump và thủ tướng Israel Benyamin Netanyahou hoan hỉ công bố bản kế hoạch hòa bình cho vùng đất tranh chấp triền miên bao thập kỷ nay giữa người Israel và người Palestine.

Tựa lớn trang nhất của nhật báo Le Figaro : "Trump đề xuất một kế hoạch hòa bình dành riêng cho Israel" đã cho dư luận thấy có điều gì không ổn. Kế hoạch hòa bình Israel-Palestine nhưng lại chỉ được chuẩn bị soạn thảo với một trong hai bên tranh chấp, với lợi thế chủ yếu dành cho Israel, nước từ trước đến nay vẫn ỷ vào sức mạnh để lấn át người Palestine. Xã luận Le Figaro gọi đó là "nền hòa bình đơn phương". Nội dung của kế hoạch khập khễnh không tính đến các yếu tố lịch sử, thực tế. Để đổi lại được công nhận là Nhà nước độc lập, Palestine sẽ phải chịu thiệt thòi về lãnh thổ, đất đai đã bị Israel chiếm đóng từ trước, đặc biệt là thành phố thánh Jerusalem sẽ là thủ đô chính thức của Israel.

Kế hoạch ngay lập tức đã bị người Palestine bác bỏ vì nó chỉ xác nhận lập trường thân Israel của chính quyền Trump. Xung đột Israel – Palestine không thể chấm dứt được bằng một kế hoạch gọi là hòa bình áp đặt từ một phía.

Mỹ : Tình tiết mới trong vụ xử phế truất tổng thống

Nhiều tờ báo quan tâm đến tình tiết mới phát hiện liên quan đến phiên xử phế truất tổng thống đang diễn ra tại Thượng Viện Mỹ.

Trong lúc phiên xử phế truất tổng thống đang dành cho phần bào chữa thì trong một cuốn sách, được nhật báo Mỹ New York Times số ra hôm 26/01 tiết lộ một phần, cựu cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton, bị ông Trump sa thải hồi tháng 9/2019, đã có những cáo giác tổng thống trong vụ Ukraine. Trong cuốn sách ông Bolton khẳng định có việc ông Donald Trump dùng khoản viện trợ quân sự cho Ukraina để mặc cả với việc đề nghị Kiev mở điều tra các vụ việc liên quan đến đối thủ Joe Biden. Cựu cố vấn An ninh của Nhà Trắng khẳng định đã từng cùng các quan chức như ngoại trưởng Mike Pompeo, bộ trưởng quốc phòng Mark Esper phản đối quyết định này của tổng thống Trump.

Đây sẽ là nhân chứng quan trọng mà đảng Dân chủ đang rất cần đưa ra trước phiên tòa nhưng Thượng Viện từ chối ngay từ đầu. Các báo đều có chung phân tích là sự xuất hiện tình tiết mới này không chắc làm thay đổi cục diện phiên xử nhưng sẽ làm khó cho các luật sư biện hộ cho tổng thống trong những ngày tới và ít nhiều làm lung lay sự đồng lòng ủng hộ của các thượng nghị sĩ Cộng hòa với tổng thống Trump.

Nghiện màn hình nguy hại cho trí tuệ trẻ

Cuối cùng xin được đến với mục sự kiện của nhật báo Libération với thói quen gây không ít nguy hại đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ. Đó là chứng nghiện màn hình.

Libération dành 5 trang báo đề đề cập đến hiện tượng xã hội đang trở thành vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ nhỏ. Tờ báo cho biết : "Một nghiên cứu mới được công bố hôm 29/01 này đã chỉ rõ những nguy hiểm của hiện tượng phổ biến hiện nay là để trẻ em cứ dán mắt vào màn ảnh của máy thu hình, điện thoại thông minh, máy tính bảng. Điều này cho thất các bậc phụ huynh không được thông tin đầy đủ".

Các chuyên gia đều nhất trí cần phải tránh xa trẻ nhỏ khỏi các loại màn hình. Các nhà tâm lý học khẳng định một đứa trẻ ra đời bắt buộc cần phải có những giao tiếp tương tác con người, trước tiên là với cha mẹ. Thay thế mối quan hệ đó bằng các màn hình sẽ làm phát triển về tinh thần, trí tuệ của trẻ bị chậm lại.

Anh Vũ

Published in Châu Á

Trung Quốc : Corona, siêu vi tự do ngôn luận ?

Chủ đề chính của báo Pháp hôm nay vẫn là dịch viêm phổi mới hoành hành tại Trung Quốc và các hệ quả : Số người chết và bị lây nhiễm tăng vọt từng ngày, các cấp chính quyền nói nhiều nhưng bất lực, dân chúng nổi giận, thị trường chứng khoán dao động, quốc tế chuẩn bị di tản kiều dân và lần đầu tiên chế độ chuyên chế bị phê phán.

sieu1

Đường phố Vũ Hán vắng vẻ sau khi chính quyền tuyên bố cấm các phương tiện giao thông không thiết yếu lưu thông trong khu vực trung tâm, ngày mùng 2 Tết Nguyên đán Trung Quốc. cnsphoto via REUTERS.

Siêu vi Corona lan nhanh tại Trung Quốc. Chính quyền "tác chiến" trong thế hỗn độn. Lo sợ biến thành hoảng loạn tinh thần. Đây là cú "sốc" cho kinh tế Trung Quốc. Sàn giao dịch thế giới chao đảo. Doanh nhân Pháp tại Vũ Hán sợ tác động cho công việc làm ăn. Đó là một loạt tựa lớn trên trang nhất của Le Monde, Libération, Les Echos.

Tổng biên tập Hoàn Cầu Thời Báo chống kiểm duyệt thông tin

Vào lúc chính quyền trung ương chỉ đạo kiểm soát tình hình thì ở địa phương, chính quyền các thành phố lập hàng rào chống dịch trong hỗn loạn. Điển hình là ở Vũ Hán, trong số 11 triệu dân thì đã có 5 triệu người đi về quê. Chỉ trong vòng 2 ngày cuối tuần, số trường hợp lây nhiễm tăng gấp 4 lần, số tử vong tăng lên 5 lần. Nhưng thế nào là biện pháp "của trung ương" ? Le Monde mô tả : Truyền hình nhà nước cho thấy Tập Cận Bình triệu tập Bộ chính trị, chỉ đạo, còn 6 ủy viên ngồi ghi chép "tăng cường tập trung lãnh đạo và đoàn kết trung ương đảng".

Trong khi đó, chính quyền Vũ Hán bị tố cáo "che giấu, làm nhẹ khủng hoảng" vì nhiều lý do : vì sợ Tập Cận Bình, vì sợ gây hoảng loạn phải dẹp đại tiệc tân niên được chuẩn bị để phá kỷ lục về số món ăn thịnh soạn. Do vậy, chính quyền Vũ Hán cấm cơ quan y tế báo động công luận cũng như cấm báo chí loan tin. 

Ngay nhà báo Ngải Hiểu Minh, một nữ phóng viên làm phim tài liệu, dân Vũ Hán, có mặt tại địa phương từ tháng 12/2019 cũng chỉ nghe tin phong phanh. Đến khi Ngải Hiểu Minh được một người bạn cho biết trong bệnh viện nhân viên y tế "ngã bệnh hàng loạt" thì trên báo chí cũng chẳng có một dòng.

Nhà phân tích Alex Payet, chuyên gia về quyền lực tại Hoa lục cho rằng căn nguyên nguồn cội cũng từ bản chất chế độ độc tài. Cán bộ Đảng cộng sản Trung Quốc ở trong thế tế nhị : làm phiền Bắc Kinh vì một vấn đề nhỏ có thể bị trừng phạt, nói thật với dân thì sợ gây hoang mang trong mùa Tết. Làm gì cũng kẹt.

Không dám chỉ trích trung ương thì công kích chính quyền địa phương không tôn trọng quyền thông tin đa chiều. Đó là thái độ của Hồ Tích Tấn (Hu Xi Jin), chủ nhiệm tờ báo đảng Hoàn Cầu Thời Báo. Ông phê phán như sau : "Dịch truyền nhiễm này rất giống dịch SARS năm 2003. Họa này lẽ ra không thể xảy ra ở một nước như Trung Quốc, nơi mà y học phát triển rất tốt và có tổ chức xã hội vững chắc. Theo tôi, cơ quan hành chánh quản lý y tế có trách nhiệm. Nhưng còn nguyên nhân sâu xa hơn nữa là khả năng đối trọng của truyền thông đã bị suy giảm". Hồi Tích Tấn không ngần ngại tuyên truyền, trên blog, chống Bộ Công an, dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, kềm kẹp giới phóng viên nhà báo Trung Quốc. Ông được 87 ngàn người chia sẻ, ưa thích.

Bắc Kinh đang đánh cược uy tín

Các bài xã luận cũng cùng một chiều hướng phê phán. Le Monde nhận định "Trung Quốc chưa thuộc bài học dịch viêm phổi cấp tính 2003". Les Echos thì cho là Bắc Kinh đang đánh cược uy tín trên trường quốc tế.

Thị trường chứng khoán Châu Âu mất điểm 2%, giá dầu hỏa xuống dưới ngưỡng 60 đô la mỗi thùng, nhiều lĩnh vực kinh tế Trung Quốc bị tác hại mạnh vì siêu vi Corona : giao thông bị đình đốn, du lịch tê liệt, hoạt động thương mại, văn hóa, giải trí bị gián đoạn, Les Echos đưa một danh sách khá dài. Bài xã luận của nhật báo kinh tế nêu lên những thách thức của Đảng cộng sản Trung Quốc không phải chỉ về mặt y tế mà còn liên quan đến uy tín của nước Trung Hoa. Là lãnh đạo đầy quyền uy, Tập Cận Bình phải chứng tỏ đủ sức ngăn chận dịch bệnh đe dọa hàng chục triệu người, một cuộc chạy đua với thời gian vô cùng khó khăn vì cán bộ địa phương phản ứng chậm.

Thế mà Tập Cận Bình đang đứng trước một loạt thách đố lớn cùng một lúc từ cuộc nổi dậy tại Hồng Kông, tình hình kinh tế tăng trưởng chậm lại và thương chiến với Donald Trump. Trong "cuộc chiến chống siêu vi", chủ tịch Trung Quốc còn phải chứng tỏ là một người công khai, minh bạch, một thói quen mà ông không có. Đã vậy, Trung Quốc không phải một mình lãnh đòn siêu vi. Trong thời đại toàn cầu hóa, cả thế giới cũng bị thách đố. Pháp, Mỹ, Anh đã quyết định di tản kiều dân.

Bi kịch chống dịch : Quan chức đeo ngược khẩu trang

Phản ứng lúng túng, minh bạch nửa mùa của ban lãnh đạo Trung Quốc bị phê phán là "cội nguồn" của bi kịch cười ra nước mắt. Libération tường thuật qua bốn trang báo.

Được chỉ định làm "tư lệnh" lực lượng đặc nhiệm chống dịch, thủ tướng Lý Khắc Cường, trong bộ áo, mũ, khẩu trang chống trùng, chọn một bệnh viện ở Vũ Hán để chuyển "lệnh quyết chiến" của lãnh đạo số một. Thế nhưng, trong cuộc họp báo, tỉnh ủy Hồ Bắc ấp úng không biết tỉnh nhà làm được bao nhiêu khẩu trang, 18 tỷ, 1,8 tỷ hay 18 triệu. Trong khi đó, thị trưởng Vũ Hán lại đeo ngược khẩu trang. Những hình ảnh này biến thành đề tài chế giễu của dân Hoa lục.

Trong bài xã luận "sư phạm", Libération bi quan : Khi xảy ra đại dịch, giới chuyên gia sợ nhất hai nguy cơ : chính quyền không nhìn nhận sự thật và sau đó phản ứng quá trớn.

Theo nhật báo thiên tả, cái khó của chính quyền Trung Quốc là nói thật liệu có ai tin hay không ? Làm sao bây giờ, vì đó là chế độ độc tài chuyên chế. Tại Hoa lục, có hai đối tượng làm người dân luôn đề cao cảnh giác, để có thể sống còn : chính quyền và người láng giềng sát vách. Cho đến hôm nay, một số tín hiệu cho thấy chính quyền Trung Quốc có ít nhiều minh bạch nhưng nguy cơ dân chúng hoảng loạn chưa thể loại trừ. Các biện pháp đối phó làm hoảng loạn tinh thần chính là yếu tố thuận lợi cho dịch lan rộng.

Trung Đông : còn chỗ nào cho Palestine lập quốc ?

Chủ đề chính trị quốc tế được chú ý nhất là kế hoạch hòa bình Trung Đông của tổng thống Mỹ Donald Trump và chuyến đi vận động công luận Châu Âu của lãnh đạo đối lập Venezuela Juan Guaido.

Liệu kế hoạch hoà bình của Mỹ có thể áp dụng tại Trung Đông ? La Croix mời hai giáo sư chính trị học Paris góp ý. Đối với giáo sư Xavier Guignard, vì Israel và Palestine ngưng đối thoại từ 12 năm nay, vì Châu Âu ủng hộ một nước Palestine nhưng nói mà không làm, cho nên tổng thống Mỹ phải nhảy vào khoảng trống chính trị này. Kế hoạch của Donald Trump xuất phát từ nhận xét thực tế : Israel đã đóng đô ở Jerusalem, đã kiểm soát tất cả các thành phố lớn nhỏ khác… còn chỗ nào để lập quốc Palestine ? Câu hỏi duy nhất hiện nay là tương lai người Palestine ra sao ? Nhưng có ai quan tâm đến họ đâu.

Giáo sư Bertrand Badie cũng nhìn nhận kế hoạch này đã được Washington chuẩn bị từ 12 năm nay. Donald Trump đưa ra vào lúc này rất có thể là một công đôi ba việc : chứng tỏ ông can đảm hơn những người tiền nhiệm, tranh phiếu cộng đồng Do Thái và phục vụ nhu cầu địa chính trị thành lập một trục "thân Israel, chống Iran" trong khu vực.

Tuy nhiên, chính ở điểm này, kế hoạch của Washington có thể gặp khó khăn : hai đồng minh Saudi Arabia và Jordan không ủng hộ.

Venezuela : Maduro "liên kết với mafia"

Liên quan đến tình hình bế tắc ở Venezuela, Le Monde dành cho lãnh đạo đối lập một bài phỏng vấn dài nhân dịp ông đến Paris. Theo Juan Guaido, phương trình duy nhất để giải quyết khủng hoảng hiện nay là bầu cử tổng thống một cách dân chủ và minh bạch. Vấn đề là ông không ngờ Nicolas Maduro bằng mọi giá bám lấy quyền lực, kể cả nhượng quyền lợi kinh tế cho xã hội đen để có tiền chi trả cho dân quân đánh thuê bảo vệ chế độ. Cụ thể là giết thổ dân, chiếm đoạt đất đai khai thác mỏ vàng, kim cương, coltan …

Kết thúc điểm báo hôm nay với hai tin liên quan đến Pháp : Nạn thất nghiệp giảm mạnh trong năm 2019. Tin vui thứ hai là có thêm ba nhà hàng tại Pháp được cẩm nang ẩm thực Michelin chấm điểm "ba sao", trong đó có đầu bếp Nhật nổi tiếng Kei Kobayashi.

Tú Anh

Published in Quốc tế

Nguồn : RFI, 26/01/2020

Published in Video

Siêu vi corona, cơn ác mộng xuất phát từ Trung Quốc

Donald Trump, Tập Cận Bình, Vladimir Putin, Kim Jong-un vẫn là những chủ đề làm hao giấy mực trên báo chí. Nhưng dịch viêm phổi cấp tính với con siêu vi corona xuất phát từ Hoa lục mới là "mối đe dọa" tiềm tàng cho thế giới.

corona1

Công viên giải trí Disney Resort ở Thượng Hải đóng cửa dịp Tết nguyên đán. Ảnh chụp ngày 24/01/2020. Reuters/Aly Song

Trung Quốc "kiên quyết chặn dịch"

Một tháng sau khi dịch viêm phổi lạ phát sinh và phải chờ có người chết, chính quyền Trung Quốc mới có thái độ nghiêm túc. Với tựa : "Bắc Kinh cuối cùng xử lý nghiêm túc dịch bệnh tại Vũ Hán", tuần báo Courrier International điểm qua một loạt báo chí Hoa lục sau khi Tập Cận Bình, trước thềm năm mới, chỉ thị "ngăn chặn dịch bệnh quái ác lan rộng".

Trong suốt tháng 12/2019, báo chí Trung Quốc tránh đề cập đến dịch bệnh bí ẩn này để không làm dân chúng lo âu. Các cột báo tập trung vào sinh hoạt đón Tết Âm lịch. Thậm chí, trong số báo ngày 20/01/2020, Hồ Bắc Nhật Báo (Vũ Hán là thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc) còn chạy tựa lớn : "Vũ Hán phát động chiến dịch vệ sinh yêu tổ quốc" nhưng hoàn toàn không có một chữ về dịch bệnh. Nhưng cùng ngày 20, từ Bắc Kinh, chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi "mỗi cá nhân phải thể hiện tinh thần trách nhiệm cao vì y tế cộng đồng… chiến thắng dịch bệnh quái ác". Thế là sáng hôm sau, ngày 21, tuyên truyền đổi giọng ! Vũ Hán Nhật Báo "động viên toàn lực" trên trang nhất : "Kiên quyết chặn dịch". Cũng tờ báo chính thức này, ngày hôm trước không một câu về con siêu vi corona.

Báo chí trung ương cũng tham gia "xử lý" thông tin. Tân Kinh Báo đặt câu hỏi : Liệu Vũ Hán có đủ sức đối phó với dịch hay không ? Khu chợ bán sỉ hải sản đến từ đảo Hải Nam đã bị cô lập, hàng chục người có triệu chứng bị cách ly trong bệnh viện.

Trong khi đó, ở Quảng Đông, nơi xuất phát dịch viêm phổi cấp tính năm 2003 làm gần 800 nạn nhân, trong đó hơn 600 người Trung Quốc tử vong, trang mạng của báo Tài Tân (Caixin), qua một bài báo dài, phân tích hai yếu tố làm dịch lan rộng : Thứ nhất, nhà ga xe lửa Vũ Hán là trạm trung chuyển của 5,5 triệu hành khách trong mùa Tết, lại nằm gần ổ dịch khu chợ hải sản. Thứ hai, theo chuyên gia bệnh SARS, Chung Nam Sơn, siêu vi corona có khả năng truyền nhiễm từ người qua người, và do không thuốc trị liệu hiệu nghiệm, siêu vi cứ thế mà lây lan.

Cuối cùng, trên Wall Street Journal, các nhà khoa học nêu lên hai yếu tố đáng ngại khác : Siêu vi corona có cấu trúc tương tự như siêu vi bệnh viêm phổi cấp tính, đến từ một loài dơi. Thứ hai, con siêu vi này rất thích hợp với môi trường đông dân cư và chăn nuôi đại trà.

Donald Trump muốn làm Nga hoàng ?

Donald Trump (cũng) muốn làm tổng thống mãn đời ? Putin làm thế nào để duy trì quyền lực ? Courrier International trích các bài phân tích trên báo Anh và Nga.

Tuy không phải là Putin, càng không thể so sánh với Tập Cận Bình, nhưng Donald Trump của nước Mỹ bị phê phán gắt gao như một nhà độc tài thứ thiệt. Với câu hỏi : Trump làm tổng thống trọn đời ? Financial Times cảnh giác độc giả là nên để ý những lời tuyên bố của chủ nhân Nhà Trắng thường ca ngợi những nhà độc tài như Putin và Tập Cận Bình : "Lãnh đạo trọn đời rất tuyệt vời, có lẽ chúng ta cũng nên thử". Nhà báo Edward Luce đưa ra kịch bản đảng Cộng hòa sẽ ủng hộ con trai trưởng Donald Trump Jr., hoặc cô con gái Ivanka ra tranh cử vào năm 2024.

Chắc chắn Donald Trump sẽ không bị truất phế. Nếu ông tái đắc cử vào tháng 11/2020 thì nước Mỹ sẽ bị lôi vào một tương lai bất định. Donald Trump thêm kinh nghiệm muốn làm gì thì làm mà không bị trừng phạt. Một khi cảm thấy an tâm trong địa vị thì đó là lúc các nhà độc tài đánh rơi mặt nạ. Narendra Modi của Ấn Độ chuyển hướng độc đoán sau khi đảng của ông thắng lớn hồi tháng 5/2019, Putin của Nga cũng xoay chiều độc tài vào đầu nhiệm kỳ hai năm 2004.

Còn Donald Trump, ông sẽ làm gì trong nhiệm kỳ hai ? Theo nhà báo Edward Luce, nếu dựa vào những lời tuyên bố, ưu tư số một của Trump là "tính sổ với các kẻ thù chính trị". Lịch sử nhân loại chứng minh bệnh hoang tưởng là đặc tính của những nhà độc tài. Điều ám ảnh Donald Trump là lo sợ ngày bị lôi ra tòa. Nhưng bản án công chính nhất vẫn là lá phiếu của cử tri.

Tại Nga, với dự luật tu chính Hiến Pháp, chủ nhân điện Kremlin bắn phát súng khởi động tiến trình chuyển giao quyền lực. Bài phân tích của báo mạng Vedomosti từ Moskva đánh cược là Putin sẽ duy trì quyền lãnh đạo trên chiếc ghế chủ tịch Hội đồng Nhà nước : Chỉ cần nhìn thẩm quyền rộng rãi từ đối ngoại, đối nội, kinh tế, xã hội là đủ thấy "tính chất Putin" trong định chế tương lai này, và có thể suy đoán không sợ lầm là "chiếc ghế này dành cho ai".

Dân Iran xứng đáng có một số phận tốt hơn

Iran cần một chính quyền thật sự vì dân hơn là một chế độ tham vọng nhưng lừa dối. Lãnh đạo tối cao từ nay bị dân chúng công khai công kích. Người dân Iran đã đoạn tuyệt với giới lãnh đạo chính trị. Đó là nhận định dứt khoát của Al Araby al Jadid của The New Arab, trụ sở Luân Đôn về những biến động tại Iran.

Là một dân tộc ý thức có một lịch sử hào hùng, dân Iran không chấp nhận được đường lối bi đát của chế độ Cộng hòa Hồi giáo. Điều làm dân Iran bất bình xuống đường tố cáo là căn bệnh trầm kha của chế độ giáo quyền. Từ sau thảm nạn máy bay Ukraine mà thủ phạm là quân đội Iran được che giấu cả tuần lễ, sự nói dối và lừa bịp của các giáo sĩ mà người đứng đầu là giáo chủ Khamenei, đã đổ thêm dầu vào lửa.

Từ nhiều năm nay, chính quyền Iran lo bành trướng vùng ảnh hưởng tại Trung Đông, trong khi ở trong nước, thực trạng ngày càng tồi, ngày càng áp bức, bần cùng và tuyệt vọng. Tehran tiếp tục đưa quân can thiệp bên ngoài rồi bắt dân trả hóa đơn quân sự. Người nào từ chối sẽ bị xem là phản quốc, xứng đáng ngồi tù hay bị treo cổ.

Al Araby al Jadid tiếc cho nghịch cảnh của người dân Iran. Tự xem là dòng giống của một dân tộc có nền văn minh sáng chói nhất của nhân loại, dân Iran đôi khi tỏ ra kiêu ngạo nếu không muốn nói là kỳ thị. Nhưng chính tinh thần dân tộc này đã làm cho người Iran, mỗi sáng khi nhìn mặt trời mọc trên quê hương, không khỏi tủi thân. Lẽ ra Iran phải được may mắn hơn thay vì phải chịu số phận hẩm hiu với một chế độ bất tài và lừa dối.

Trước làn sóng phản kháng của người dân, giáo chủ Khamenei, trong bài thuyết giảng đầu tiên kể từ 2012, bốn lần phê phán "nhân dân" hành động sai bậy, thậm chí không phải là "người Iran" khi lên án chính sách can thiệp tại Lebanon và Palestine, khi xé chân dung tướng Qasem Soleimani, khi tin vào truyền thông quốc tế… Thái độ này của lãnh đạo tối cao Iran được trang mạng của Radio Prahah bình luận với tựa "Khamenei chống đường phố".

Còn nhìn từ Israel, nhật báo Ha’Aretz nhấn mạnh vào các nhược điểm của Iran. Bên dưới tranh biếm họa "năm cảnh sát chống bạo động Iran đứng sau lá chắn là tờ giấy bạn 1 đô la Mỹ với chân dung tổng thống Washington" là nhận định : Chế độ không có phương tiện để thực hiện tham vọng địa chiến lược. Muốn làm đại cường thì kinh tế phải vững chắc, phải có nền công nghiệp cao. Thế mà, Cộng hòa Hồi giáo Iran đang bên bờ sụp đổ.

Kim Jong-un không gửi "quà Giáng sinh"

Nói đến xung khắc Mỹ-Iran không thể bỏ quên khẩu chiến Washington-Bình Nhưỡng. Vì sao mấy tuần nay, lãnh đạo Bắc Triều Tiên có vẻ nhu mì. Lời giải thích nằm ở trang Châu Á-Thái Bình Dương của tuần báo L'Express.

Vì sao Kim Jong-un không gửi "quà Giáng sinh" cho Donald Trump như đã từng hứa hẹn với giọng điệu hù dọa ? Noel, Tết Dương lịch đã qua mà Bắc Triều Tiên vẫn im thin thít. Theo thông tín viên của L’Express tại Tokyo, bị Donald Trump làm thất vọng, Kim Jong-un tìm cách tranh thủ thời gian, chuyển hướng canh tân kinh tế. Trong khi tập trung vào kinh tế, trong bối cảnh vẫn vị Mỹ trừng phạt, Kim Jong-un sẽ giữ thái độ nhún nhường.

Một chuyên gia của Crisis Group phân tích : Lãnh đạo Bắc Triều Tiên sẽ âm thầm thực hiện chương trình hạt nhân quân sự nhưng tránh chọc giận Donald Trump. Quyết định chiến lược chuyển hướng này có thể rút từ bài học vụ Mỹ oanh kích giết tướng Iran Qasem Soleimani : "Lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã thấy những lời đao to búa lớn của Donald Trump không phải chỉ là đe dọa suông".

Bắc Triều Tiên sẽ làm gì ? Một cách thực tế, Bình Nhưỡng chờ qua bầu cử tháng 11/2020, nối lại đối thoại với Washington trên một sơ sở mới. Không phải để phi hạt nhân hóa, mà là để thương lượng một hiệp định "hạn chế" vũ khí hạt nhân, như Mỹ-Nga đàm phán với nhau từ… hàng thập kỷ, tức là ngang cơ với Mỹ, chuyên gia Hàn Quốc Kim Duyeon dự đoán.

Muốn ăn phải lăn vào bếp

Ngày Tết, ngày lễ hội, đoàn tụ và ẩm thực. Courrier International, với ảnh một quả chuối hấp dẫn trên trang bìa, giới thiệu công trình nghiên cứu của một nữ sử gia Mỹ Susan Pedersen : Làm cách nào chống thói quen ăn đồ béo ? Độc giả được đến với bếp Mỹ, bếp Nhật, bếp Tàu. Lý tưởng nhất vẫn là "muốn ăn (ngon), phải lăn vào bếp".

Theo Susan Pedersen, công nghệ thực phẩm chế biến, đường, chất béo, ăn uống thất thường, gấp rút, vừa nhai vừa làm việc… là những thói quen xấu. Hệ quả là hiện tượng béo phì lan rộng hơn là tình trạng suy dinh dưỡng.

Phương cách hay nhất để chặn đứng thói quen ăn tạp gây tổn hại cho sức khỏe là phải biết nấu nướng, biết tác dụng của từng loại thức ăn, phải có tinh thần trách nhiệm không hoang phí và phải dạy ý thức này cho con cái từ thơ ấu.

Nhật Bản đã đi trước với kế hoạch bài bản. Nhật báo Nihon cho biết cụ thể : Với nhịp độ của cuộc sống ngày nay, các món ăn truyền thống ngày càng bị xao lãng. Lo ngại các món ăn truyền thống từ từ biến mất, từ 9 năm qua, các nhà bếp danh tiếng của Nhật, ngành công nghiệp nông sản và nhà nước cùng tham gia chiến dịch nấu ăn và truyền bá các món ăn Nhật ở các trường trung, tiểu học. Rất nhiều trẻ em lần đầu tiên mới thấy tận mắt một món gia vị hay tỏ ra ngạc nhiên trước những điều rất căn bản, như nêm nếm, mà thế hệ phụ huynh xem là chuyện đương nhiên.

Tú Anh

Published in Châu Á

Mỹ-Trung : Thương chiến chưa dứt, chiến tranh công nghệ chỉ bắt đầu

Dịch bệnh viêm phổi tại Trung Quốc, sau một thời gian bị bưng bít thông tin, có nguy cơ lan ra toàn cầu là một chủ đề chính của báo Pháp hôm 24/01/2020.

mytrung1

Mỹ-Trung vừa đối đầu, vừa hòa hoãn. Ảnh minh họa (Zing)

Trước hết, xin giới thiệu một phân tích đáng chú ý trên Les Echos về quan hệ Mỹ-Trung, sau thỏa thuận hưu chiến thương mại, vừa đạt được hôm 15/01.

Với tựa đề "Mỹ-Trung : Đằng sau thỏa thuận hưu chiến thương mại mong manh là rất nhiều bất đồng", Les Echos lưu ý là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chưa kết thúc, và cuộc chiến tranh về công nghệ chỉ mới bắt đầu. Nhật báo kinh tế Pháp mở đầu với mô tả về tính chất long trọng của buổi lễ ký kết thỏa thuận hưu chiến thuế, được tổng thống Mỹ trình ra với thế giới, như thể đây là một sự kiện lịch sử vô cùng trọng đại.

Ngồi hàng thứ nhất trong các quan khách tham dự, có cựu ngoại trưởng Henri Kissinger, người được coi là kiến trúc sư cho quan hệ giữa Hoa Kỳ và nước Trung Hoa cộng sản, đầu những năm 1970. Với việc mời Kissinger đến dự sự kiện này, ông Donald Trump muốn biến dịp ký thỏa thuận hưu chiến thành một ngày đặc biệt trong quan hệ Mỹ-Trung. Tại Washington và Bắc Kinh, các quan chức cao cấp nhất liên tục đưa ra những lời lẽ khẳng định đây là sự khởi đầu cho một "kỷ nguyên mới" cho quan hệ song phương. Đối với các thị trường, thì đây là một thời điểm mà hy vọng không khí yên bình thuận lợi cho việc làm ăn trở lại, sau 18 tháng xung đột thương mại.

Tuy nhiên, trên thực tế, không khí "chiến tranh" vẫn luôn còn đó. Điểm đặc biệt mà Les Echos muốn nêu bật là rất nhiều bất đồng giữa hai siêu cường chưa được giải quyết, cùng với việc thỏa thuận này làm đảo lộn các quy tắc thương mại đa phương, mà cộng đồng quốc tế đã nỗ lực xây dựng lâu nay. Thỏa thuận ngày 15/01 chỉ là một thỏa thuận hưu chiến, hoàn toàn không phải là chấm dứt xung đột thương mại. Cuộc chiến leo thang về thuế nhập khẩu đã ngưng lại, nhưng đa số các sắc thuế trừng phạt vẫn được duy trì. Hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ vẫn bị đánh thuế trung bình hơn 19% so với mức thuế 3% trước cuộc chiến tranh thuế, theo văn phòng nghiên cứu Gavekal, ở Bắc Kinh.

Washington sẵn sàng có các trừng phạt mới, nếu Trung Quốc không tuân thủ thỏa thuận. Một câu hỏi mà Les Echos đặt ra là : Liệu Bắc Kinh có khả năng thực sự tôn trọng thỏa thuận, đặc biệt với việc mua thêm tổng cộng 200 tỉ đô la hàng và dịch vụ của Mỹ trong vòng hai năm tới ? Cụ thể là Trung Quốc phải nhập gấp bốn lần hàng nông nghiệp Mỹ so với năm 2019. Một số nhà quan sát cho rằng, nếu ông Trump tái đắc cử tổng thống, cuộc đối đầu thương mại Mỹ-Trung sẽ nhanh chóng trở lại, bởi Bắc Kinh không thể đáp ứng các đòi hỏi của Washington.

Điểm quan trọng thứ hai, cho thấy quan hệ Mỹ-Trung vẫn cực kỳ căng thẳng, đó là yêu cầu Trung Quốc thay đổi "mô hình kinh tế", ưu đãi khu vực Nhà nước, vốn được coi là cột trụ của nền kinh tế, cũng là điều Bắc Kinh sẽ không nhân nhượng. Mười ngày trước lễ ký kết thỏa thuận với Mỹ, Bắc Kinh ban bố quyết định gia tăng vai trò của Đảng cộng sản trong các doanh nghiệp nhà nước.

Theo Les Echos, cuộc chiến về công nghệ là then chốt trong thế đối đầu Mỹ-Trung. Xung đột thương mại, từ 18 tháng nay, chỉ khiến Bắc Kinh thêm cương quyết trong việc gia tăng nỗ lực để tự chủ về công nghệ mũi nhọn. Từ bán dẫn, đến không gian, hạt nhân… không có lĩnh vực chiến lược nào về công nghệ không nằm trong tham vọng của Trung Quốc. Ở phía bên kia Thái Bình Dương, chính quyền Trump coi việc ngăn chặn tham vọng công nghệ cao của Trung Quốc là mối bận tâm chính, với Huawei là đối thủ hàng đầu. Hiện tại, hai qui định mới đang được chính quyền Trump chuẩn bị nhằm "giới hạn một cách nghiêm ngặt hơn việc tập đoàn truyền thông Trung Quốc tiếp cận với các công nghệ Mỹ", và cắt đứt chuỗi cung ứng các sản phẩm công nghệ cao, đặc biệt từ Đài Loan.

Tuy nhiên, theo Les Echos, nguyên nhân căng thẳng có thể là chủ yếu hơn trong quan hệ Mỹ-Trung đến từ một lĩnh vực khác : vấn đề hệ giá trị và tư tưởng. Phong trào dân chủ ở Hồng Kông, người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương bị đàn áp là những trở ngại khó vượt qua trong quan hệ giữa Mỹ và ban lãnh đạo Trung Quốc hiện nay. Cả ở Bắc Kinh và Washington, những thành phần chủ trương cứng rắn ngày càng đông hơn. Nguy cơ quan hệ Mỹ-Trung xa rời vượt quá khỏi phạm vi kinh tế.

Bắc Kinh : Không xuất khẩu "toàn trị", nhưng bóp dần tự do ngôn luận

Cùng hướng nhận định với Les Echos, nhà bình luận Alain Frachon, trong bài "Trung Quốc thách thức các nền dân chủ", nhấn mạnh đến một hiểm họa rất lớn khác đến từ Trung Quốc. Đó là việc Bắc Kinh sử dụng sức mạnh kinh tế, để siết chặt tự do ngôn luận ở các khu vực ngoài biên giới Trung Hoa. Không xuất khẩu trực tiếp mô hình cộng sản toàn trị tại Trung Quốc – như Liên Xô trước đây - sang các nước khác, nhưng mục tiêu trước hết của Bắc Kinh là làm cho thế giới trở nên "ngoan ngoãn", dễ bảo hơn, sẵn sàng ở vào vị thế chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng chính thống tại Trung Quốc, như nhận định của Peter Osnos, trên The New Yorker. Đối với rất nhiều quốc gia, làm ăn với Trung Quốc là bắt buộc phải "tự kiểm duyệt", nói cách khác là tránh chỉ trích Trung Quốc.

Một trong các ví dụ gần đây là, đối diện với các đàn áp của Trung Quốc nhắm vào người theo đạo Hồi ở vùng Tân Cương, rất nhiều quốc gia Ả Rập và Iran đã im lặng. Lý do đơn giản là Bắc Kinh là bạn hàng dầu mỏ hàng đầu của các quốc gia vùng Vịnh. Trước mọi hoạt động hợp tác song phương, như trao đổi văn hóa, thể thao, xây dựng cơ sở hạ tầng, tham gia vào thị trường nội địa của Trung Quốc, những ai muốn được là "đối tác" của Trung Quốc đều phải chấp nhận tự kiểm duyệt, tránh đả động đến các vấn đề mà Bắc Kinh coi là nhạy cảm, như Hồng Kông, Đài Loan, Tân Cương.

Có được "quan hệ đúng mực" với một nước Trung Quốc, đang ngày càng mạnh hơn, và hung hăng hơn, là một trong các thách thức hàng đầu của các nền dân chủ tự do thế kỷ XXI này.

Dịch viêm phổi : Vũ Hán, thành phố "Trung cổ"

Vẫn về Trung Quốc, nhưng trong vấn đề y tế. Báo chí Pháp hôm nay đăng tải nhiều tin bài về các phản ứng khẩn cấp của Bắc Kinh trước tình trạng dịch viêm phổi do virus Conora, có nguy cơ lan mạnh, sau một thời gian thông tin bị che giấu.

Theo Libération, Bắc Kinh đã đưa ra lệnh chưa từng có nhằm cô lập các ổ dịch. Vũ Hán (Wuhan) và ba thành phố láng giềng bị phong tỏa. Hàng loạt hoạt động đón mừng năm mới cổ truyền Trung Quốc bị hủy bỏ. Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh cũng bị cấm lai vãng. Le Figaro cho hay, khoảng 20 triệu dân cư bị ngăn chặn không được rời khỏi nơi cư trú.

Nhật báo công giáo La Croix có bài phóng sự mô tả tình trạng tại thành phố Vũ Hán (11 triệu dân). Một nhân chứng người Châu Âu - sống tại Vũ Hán từ nhiều năm nay - cho biết cảnh tượng kỳ lạ tại Vũ Hán, thành phố đông dân thứ bảy tại Trung Quốc, giờ đây, đường xá hoàn toàn trống trải, có cảm giác "ít nhiều giống như thời Trung cổ", hoang mang trước nạn dịch hạch, khi toàn bộ thành phố nội bất xuất, ngoại bất nhập, những người nhiễm virus buộc phải chôn chân tại đây chờ chết.

Khu chợ tại Vũ Hán bán các động vật sống – từ chuột, mèo, chó, rùa hay rắn…, dùng để làm thực phẩm, vốn là nơi bùng phát dịch bệnh – hoàn toàn ngừng hoạt động. Trên thực tế, các chợ bán động vật sống, với nguy cơ là trung tâm lan truyền dịch bệnh cao, vốn có mặt tại hầu hết các thành phố, thị xã Trung Quốc. Việc kiểm dịch gần như không có. Theo một kiều dân Châu Âu, mua động vật sống để làm thịt ăn là một thói quen lâu đời, và phổ biến tại Trung Quốc, việc kiểm tra vệ sinh an toàn gần như không có, do vậy không có gì ngạc nhiên, khi virus viêm phổi Corona lại dễ dàng lan ra từ đây.

Trước đó, chính quyền Trung Quốc, cho dù được Tổ chức Y tế Thế giới yêu cầu, đã phải mất đến cả tháng mới phản ứng. Với phản ứng quyết liệt nói trên, Bắc Kinh muốn cho cộng đồng quốc tế thấy là họ đã rút ra bài học từ nạn dịch viêm hô hấp cấp SRAS (hồi 2003), khiến gần 800 người chết trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng, Bắc Kinh cho đến nay vẫn bưng bít một phần thông tin về thực trạng dịch bệnh ngay tại chính Trung Quốc.

Theo Les Echos, tại Vũ Hán có khoảng một trăm doanh nghiệp Pháp hoạt động. 500 công dân Pháp cư trú tại thành phố đang bị phong tỏa này.

Tổ chức Y tế Thế giới họp lại hôm qua để bàn về cách thức đối phó.

"Nguy cơ diệt chủng Rohingya" : Thế đối đầu giữa quân đội và phe dân sự tại Miến Điện

Về thời sự Châu Á, báo Les Echos chú ý đến cảnh báo của Liên Hiệp Quốc về "nguy cơ diệt chủng" nhắm vào cộng đồng người Rohingya, theo đạo Hồi ở Miến Điện. Tòa án Công lý Quốc tế (CIJ), hôm qua, yêu cầu chính quyền Miến Điện đưa ra mọi biện pháp cần thiết. Phán quyết được Tòa án quốc tế nói trên đưa ra nhằm trả lời cho đơn khiếu nại của Gambia, hồi tháng 11/2019. Các phiên điều trần đã diễn ra trong tháng 12/2019.

Cùng với cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ, ở Trung Quốc, cộng đồng Rohingya là một trong các cộng đồng Hồi giáo lớn nhất bị chính quyền sở tại truy bức. Hơn 730.000 người đã phải chạy sang nước láng giềng Bangladesh tị nạn. Vài ngày trước phán quyết của Tòa CIJ, kết luận của một "ủy ban điều tra độc lập" - do chính quyền Miến Điện mà bà Aung San Suu Kyi là người đứng đầu đặt hàng – đã được đưa ra, theo đó trong các bạo lực nhắm vào người Rohingya, có "tội ác chiến tranh" và "xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng", nhưng các tội ác này không thể coi là "tội ác diệt chủng".

Cuộc khủng hoảng Rohingya cho thấy đối kháng sâu sắc giữa giới quân sự - hiện vẫn nắm nhiều quyền lực, với phe dân sự trong chính quyền, do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo. Hai bên có thái độ rất khác nhau đối với người Rohingya và cuộc khủng hoảng nói trên. Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc hồi tháng 8/2019 lên án việc quân đội thao túng nền kinh tế Miến Điện. Theo Liên Hiệp Quốc, các nguồn tài chính mờ ám thu được có thể đã góp phần vào các tội ác nhắm vào người Rohingya trong những năm vừa qua.

Pháp : Họp nội các bàn về dự luật cải cách hưu trí

Về thời sự nước Pháp, báo chí đặc biệt chú ý đến cuộc họp nội các hôm nay để lần đầu tiên bàn về dự luật cải cách hưu trí, được chuẩn bị từ hai năm rưỡi nay. Theo Le Figaro, vấn đề nguồn tài chính cho dự án lớn này vẫn còn chưa rõ ràng. Chính phủ sẽ còn phải thảo luận với các đối tác xã hội, về chủ đề gai góc này. Một hội nghị về cân bằng tài chính sẽ phải đưa ra các đề xuất cụ thể. La Croix dịp này có bài phỏng vấn thủ tướng Edouard Philippe, khẳng định cuộc cải cách hưu trí sẽ có một ý nghĩa lâu dài với nước Pháp.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Trung Quốc ho, cả thế giới lo

Coronavirus lạ gây bệnh viêm phổi cấp tính từ Trung Quốc làm cả thế giới lo ngại. Donald Trump từ Davos khiêu chiến thương mại với Liên Âu. Đó là hai chủ đề lớn của các tờ báo chính ra hôm nay.

ho1

Bệnh viện Prince of Wales, Hồng Kông, ghi nhận một ca nghi nhiễm coronavirus, ngày 22/01/2020. cnsphoto via Reuters

Như thường thấy với các chủ đề quan trọng, nhật báo Libération đăng bức ảnh lớn phủ kín trang nhất : Hai người Trung Quốc, mặt bịt khẩu trang, ánh mắt đầy lo lắng, cùng hàng tựa "Coronavirus : Cơn sốt". Tờ báo đưa con số thống kê mới nhất, đợt dịch viêm phổi cấp tại Trung Quốc đã làm 17 người chết cho đến hôm qua. Mức độ lây lan của dịch đang làm các cơ quan y tế trên khắp thế giới lo ngại, họ cố gắng phản ứng nhanh nhất. Libération dành 5 trang báo cố gắng giải mã nguồn gốc và những nguy cơ tiềm ẩn của đợt dịch viêm phổi cấp mới đến từ Trung Quốc.

Dưới tiêu đề "Trung Quốc ho, cả hành tinh lo", Libération điểm lại : "Sự xuất hiện một chủng virus lạ đã được báo hiệu từ hôm 30/12/2019, từ nhiều trường hợp bệnh nhân bị viêm phổi không rõ nguồn gốc tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Trong vòng ba tuần, một chủng mới trong họ coronavirus ra đời, tấn công vào bộ máy hô hấp của con người. Đến nay, loại virus này đã làm 17 người chết, theo con số thống kê mới ngày hôm qua của chính quyền Trung Quốc. Hàng trăm người được chẩn đoán đã nhiễm bệnh khác cũng được phát hiện ở Vũ Hán và rất nhiều tỉnh, thành phố của Trung Quốc. Còn hàng nghìn người khác cũng có thể đã bị nhiễm virus ở trong và bên ngoài Trung Quốc".

Tình hình đã trở nên nghiêm trọng, Tổ chức Y tế Thế giới (OMS) tối qua đã có cuộc họp khẩn, dự kiến hôm nay sẽ ban hành tình trạng "khẩn cấp về y tế trên phạm vi toàn cầu". Nếu lệnh báo động khẩn trên được ban hành tức là các quốc gia được kêu gọi khẩn cấp hợp tác nhằm tìm ra cách điều trị hay vaccin ngừa bệnh. Tình trạng khẩn cấp gần đây nhất được OMS ban hành là vào tháng 7/2019 đối với trường hợp của virus Ebola, đợt dịch từng làm hơn 2.000 người chết.

Virus gây bệnh viêm phổi ở Trung Quốc lần này được các chuyên gia y tế thế giới định tên là : "2019-nCoV", một chủng mới rất gần với virus gây ra dịch viêm phổi cấp SARS hồi những năm 2002-2003, cũng khởi phát từ Trung Quốc. Tuy nhiên, hoàn cảnh xuất hiện virus "2019-nCoV" vẫn còn là bí ẩn. Theo các chuyên gia, có nhiều khả năng, virus có nguồn gốc từ một loài vật sau được truyền qua người rồi đột biến.

Quy mô lây lan của bệnh thế nào ?

Theo các chuyên gia y học được Libération trích dẫn, hiện tại chưa thể nói được gì nhiều, chỉ biết rằng việc phát hiện bệnh nhân khá phức tạp khi mà các triệu chứng bệnh cũng giống như các bệnh cúm hay viêm phổi thông thường.

Mức độ nguy hiểm của virus ?

Theo các thông tin có được, nạn nhân của dịch này chủ yếu là người cao tuổi trước khi nhiễm virus đã mắc một số bệnh kinh niên. Nói cách khác, những người có sức đề kháng yếu có nguy cơ nhiễm virus cao. Hiện tại, chưa có cách điều trị hay vaccin phòng bệnh. Trong trường hợp bị lây nhiễm, người ta chỉ có thể điều trị bằng tăng cường kháng sinh, và trông chờ vào khả năng tự điều chỉnh của cơ thể. Có điều nguy hiểm là virus có thể đột biến và lây lan từ người sang người dễ dàng.

Trung Quốc : Sau tấm khẩu trang là lời hứa minh bạch

Có vẻ như đã rút được kinh nghiệm sau đợt dịch SARS 2002-2003, khi bị cộng đồng quốc tế lên án cố che đậy thông tin làm cho dịch trở nên nghiêm trọng khiến hơn 800 người chết, lần này chính quyền Trung Quốc phản ứng và cung cấp thông tin nhanh hơn.

Le Figaro nhận xét : "Dịch không kiểm soát được, Bắc Kinh bị áp lực" phải minh bạch thông tin và nhanh chóng đưa ra các biện pháp ngăn chặn dịch lây lan. Đặc biệt, đợt dịch bùng phát mạnh vào giữa kỳ nghỉ Tết nguyên đán, hàng trăm triệu người Trung Quốc phải di chuyển, tập trung đông đúc ở các đầu mối giao thông.

Về phía cộng đồng quốc tế, từ Châu Á, qua Châu Mỹ, Châu Âu đã có những phản ứng nhanh chóng, trước mắt là tăng cường kiểm soát phát hiện bệnh từ cửa khẩu và đặc biệt chú ý đến các hành khách đến từ Trung Quốc.

Hậu quả kinh tế có thể ?

Nhật báo Les Echos chú ý ở khía cạnh thiệt hại kinh tế mà trận dịch này có thể kéo theo. Theo Les Echos, nhiều chuyên gia nhìn vào những hậu quả kinh tế trong trận dịch SARS 2003 để dự tính khả năng thiệt hại của trận dịch lần này. Các nhà phân tích của ngân hàng UBS cho rằng nếu như trận dịch này không được kiềm chế nhanh thì chắc chắn nhiều lĩnh vực kinh tế như bán lẻ, du lịch, khách sạn, nhà hàng ở Trung Quốc sẽ phải chịu hậu quả trước tiên và sau đó là thị trường thế giới. Ngay từ giờ, trước nguy cơ dịch có thể lây lan rộng, các thị trường chứng khoán ở Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ đã có dấu hiệu bất ổn. Từ đầu năm, các hãng hàng không Trung Quốc, đã mất từ 5% đến 10% giá trị tài sản chứng khoán.

Chưa xong Trung Quốc, Donald Trump quay sang Châu Âu

Một thời sự nổi bật khác trên các trang báo Pháp là diễn đàn kinh tế thế giới Davos, với tâm điểm là sự xuất hiện hăng hái của tổng thống Mỹ Donald Trump. Le Monde chú ý đến "bài diễn văn tự đắc của Trump tại Davos".

Tờ báo ghi nhận ông Trump đã biến Davos thành diễn đàn vận động tranh cử tổng thống Mỹ cuối năm nay để khoe khoang thành tích trong nhiệm kỳ tổng thống. Ông Trump cũng không quên khẳng định lại thái độ hoài nghi về các vấn đề cấp bách của khí hậu đang đặt ra cho thế giới.

Có một điểm quan trọng khác được các báo Pháp chú ý hơn trong diễn văn của tổng thống Mỹ, đó là ông khiêu chiến thương mại với Châu Âu sau khi đã đọ sức với Trung Quốc, Mexico và Canada. Ông luôn cho là thành công. Tờ Les Echos chạy tựa trang nhất : "Thương mại : Trump thách thức Châu Âu".

Nhật báo kinh tế cho hay: "Tổng thống Mỹ tiếp tục theo đuổi chiến lược mà ông cho là thắng lợi bằng việc áp đặt lên các đối tác thương mại chính một tương quan lực lượng dựa trên sức mạnh. Sau khi ký được thỏa thuận thương mại ban đầu với Trung Quốc, ông Trump lại khuấy động Davos với đe dọa đánh thuế nặng lên xe hơi Châu Âu, nếu Mỹ không có được một thỏa thuận nhanh chóng với Liên Hiệp Châu Âu". Với Donald Trump, các nước Châu Âu không có sự lựa chọn nào khác khi mà kinh tế Mỹ phải thua thiệt hơn 150 tỷ đô la mỗi năm do cách trao đổi buôn bán hiện nay với Châu Âu. Để tăng áp lực, Donald Trump dọa tăng thuế 25% hàng xe hơi Châu Âu xuất vào Mỹ.

Thực ra, từ đầu năm 2019, 28 nước thành viên Liên Âu đã có chương trình đàm phán thương mại với Mỹ, nhưng các cuộc đàm phán chưa được khởi động vì mục tiêu của hai bên còn nhiều khác biệt. Hoa Kỳ từ chối ngồi vào đàm phán vì các sản phẩm nông nghiệp bị loại ra ngoài. Nông sản là lĩnh vực mà Châu Âu không chấp nhận đàm phán với Mỹ.

Về chủ đề này, báo công giáo La Croix cũng lên tiếng qua bài xã luận khá bực dọc với tiêu đề : "Trump, kẻ gây rối".

Tờ báo nhấn mạnh : "Sự đe dọa này minh họa cho chiến lược của Donald Trump khi ông ta nhảy vào các cuộc mặc cả. Phương pháp thường thấy của ông vẫn là trừng phạt. Ông ta coi rẻ thương lượng và cơ cấu đa phương". Ông ta chơi trò ỉ thế mạnh đối lại với quan điểm về một thế giới có tổ chức xung quanh các định chế lớn vì sự cân bằng lợi ích các quốc gia khác nhau. La Croix viết tiếp : "Bằng chiến thuật thông tin rất cá nhân mang tính bản năng nhưng nhằm vào những tranh chấp cụ thể, tổng thống Mỹ công khai tỏ bất đồng với các nước đối tác. Bằng hết tweet này đến tweet khác, ông ta muốn chứng tỏ mình luôn có cú đánh trước để đánh lạc hướng đối phương và để làm thay đổi đường hướng. Nhưng cái hình thức quấy nhiễu đó đang phá hỏng lâu dài hệ thống quan hệ quốc tế. Không một ai, kể cả Mỹ có thể vui vì điều đó".

Anh Vũ

Published in Quốc tế
mercredi, 22 janvier 2020 23:00

Điểm báo Pháp - Trump đệ nhị ?

Trump đệ nhị ?

Về Hoa Kỳ, Le Monde có bài phân tích mang tựa đề "Trump đệ nhị vào tháng 11 tới ?". Trong nhiều tháng qua, nhiều người vẫn cho rằng ông Donald Trump sẽ bị đánh bại trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.

trump1

Tổng thống Mỹ Donald Trump, ngôi sao tại Diễn đàn Davos tại Thụy Sĩ lần thứ 50. Ảnh chụp ngày 22/01/2020. Reuters/Jonathan Ernst

"It’s the economy, stupid !"

Ông Trump bước vào Nhà Trắng với chiến thắng trong đường tơ kẽ tóc tại các tiểu bang thuộc "Vành đai han rỉ" (Pennsylvania, Ohio, Wisconsin). Chỉ cần một ít nhân viên cổ trắng từng bỏ phiếu cho ông hồi tháng 11/2016 thất vọng bỏ sang phía khác là xong, như trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018 với chiến thắng của phe Dân chủ tại đây. Ứng cử viên Donald Trump sẽ rơi rụng như một trái chín.

Tuy nhiên tác giả bài viết ghi nhận hình bóng một George W. Bush - tái đắc cử năm 2004 trước John Kerry bất chấp tai tiếng của cuộc chiến Iraq – đang dần hiện rõ. Có điều một bộ phận người Mỹ vẫn không muốn mở mắt, và dù sao cái nhìn của họ cũng không giống các quan sát viên Châu Âu.

Trước hết là sự trở lại của câu nói nổi tiếng "It’s the economy, stupid !" đã giúp Bill Clinton giành chiến thắng khi đối mặt với Bush cha năm 1992, do suy thoái kinh tế. Dưới thời ông Trump, kinh tế thịnh vượng, thất nghiệp ở mức thấp nhất, Wall Street ở mức cao nhất. Tất nhiên rồi sẽ đến hồi kết với thâm hụt ngân sách khổng lồ, đầu tư vào kỹ nghệ thụt lùi. Nhưng năm 2019 đã không xảy ra suy thoái như dự báo, cuộc chiến tranh thương mại thu hút mọi sự chú ý, trong khi những mức lương thấp được tăng lên đôi chút, đủ để không tạo ra dàn đồng ca chống lại bất bình đẳng.

Ông Donald Trump tả xung hữu đột : hưu chiến thương mại với Trung Quốc, Mexico và Canada ; Quỹ Dự trữ Liên bang giảm lãi suất. Phải kể thêm phiên tòa truất phế không làm ông mất đi một lá phiếu nào, và cuộc khủng hoảng Iran rốt cuộc là chiến thắng của Trump – ít nhất dưới mắt những người ủng hộ ông.

Bài học cho Dân chủ : Hơn 100 vòng bỏ phiếu mới chọn được ứng viên

Đối mặt với Donald Trump là phe Dân chủ đầy rắc rối. Phe này đề cập đến những quan ngại của người Mỹ : bảo hiểm y tế cho mọi người, học phí quá lớn, kiểm soát vũ khí, biến đổi khí hậu.

Cánh tả trong đảng đề nghị một cuộc cách mạng cấp tiến, điều này không phải là bất khả. Hoa Kỳ đã từng biết đến những sức bật : tổng thống Theodore Roosevelt (nhiệm kỳ 1901-1909) chống lại các tập đoàn độc quyền, Franklin Roosevelt (1933-1945) với New Deal, Lyndon Johnson (1963-1969) và các quyền dân sự.

Nhưng liệu có thể làm cách mạng mà thiếu đi xung động ? Ông Bernie Sanders, chủ trương xã hội chủ nghĩa, vẫn tin như thế. Tự tin với 21% ý định bỏ phiếu theo như thăm dò, ông cố đẩy bà Elizabeth Warren (14%) ra ngoài lề. Nữ thượng nghị sĩ bang Massachusetts tạo cảm giác xứng tầm với cương vị, nhưng bà bị thụt lùi từ khi sập bẫy "ý tưởng Pháp" : đánh thuế 6% nếu có tài sản trên 1 tỉ đô la để tài trợ cho y tế. Nay bà đã hạ giọng, từ khi mất đi sự ủng hộ của Bill Gates.

Ở cánh trung, có cựu phó tổng thống của ông Barack Obama là Joe Biden (32% ý định bầu), quá già ; thị trưởng một thành phố nhỏ ở Midwest, Pete Buttigieg (9%), quá mềm mỏng ; và cựu thị trưởng New York Michael Bloomberg (9%), quá giàu. Nhất là như bà Warren nói, nếu quay lại với "business as usual" như thời Obama, thì làm sao thắng được Trump ?

Tóm lại, sương mù bao phủ, và cuộc bầu cử sơ bộ tháng Bảy tới sẽ phức tạp nếu cử tri không nhanh chóng chọn lựa. Le Monde nhắc lại cuộc bầu cử sơ bộ ly kỳ nhất hồi năm 1924 : do hai ứng cử viên có quan điểm đối chọi nhau về việc cấm bán rượu, rốt cuộc một nhân vật thứ ba là John W.Davis được chọn làm ứng cử viên của đảng Dân chủ sau… 103 vòng bỏ phiếu, và thất cử sau đó.

Davos : Trump đả kích thái độ ngang ngược của Trung Quốc

Cũng về tổng thống Mỹ, Le Figaro ghi nhận "Donald Trump bảo vệ kết quả kinh tế tại Diễn đàn Davos". Còn chín tháng nữa là đến kỳ bầu cử tổng thống, ông chủ Nhà Trắng khoe sức mạnh nền kinh tế Mỹ và nguồn năng lượng vô tận của nước mình. Les Echos cho biết "Tại Davos, Trump tố cáo những ‘tiên tri vận rủi’ về khí hậu".

Hai năm sau khi tham gia Davos lần đầu tiên, Donald Trump quay lại một cách thuyết phục hơn bao giờ hết. Tổng thống Mỹ nêu ra những con số : tỉ lệ thất nghiệp 3,5%, tạo thêm 7,5 triệu việc làm trong ba năm qua, thị trường chứng khoán tăng 50% từ khi ông được bầu lên. Đối với ông Trump, sự năng động này đã giúp ích cho giai cấp trung lưu và người nghèo. Theo ông, các nước khác cần đi theo "mô hình Mỹ", nhấn mạnh "Chúng tôi sẽ không bao giờ để cho phe xã hội cực đoan phá hủy nền kinh tế Mỹ".

Trump khoe "nguồn năng lượng vô tận" của nước Mỹ với than đá sạch, khí đốt, dầu lửa, nguyên tử. Không một lời nào về năng lượng tái tạo, ông khuyến khích Châu Âu nên mua dầu khí của Mỹ - hiểu ngầm : đừng mua của Nga ! Nhượng bộ duy nhất về môi trường : Hoa Kỳ ủng hộ sáng kiến trồng 1.000 tỉ cây từ nay đến 2030 (tỉ phú Mỹ Marc Benioff đã hứa sẽ giúp trồng 100 triệu cây).

Donald Trump không quên tấn công Bắc Kinh : theo ông Trump, thỏa thuận thương mại vừa ký đã chận lại "thái độ thích ăn tươi nuốt sống người khác của Trung Quốc" mà những người tiền nhiệm đã để mặc. Le Figaro ghi nhận trong khán phòng, vài quan chức Trung Quốc đeo tai nghe phiên dịch có nhăn mặt đôi chút. Les Echos nhắc lại, trong Diễn đàn Davos lần đầu Donald Trump đã tỏ ra hết sức cứng rắn trước Bắc Kinh, khai mào cho cuộc song đấu mà ngày nay ông muốn thu lợi. Phía Trung Quốc, năm nay chỉ có một ít quan chức cấp thấp hiện diện, không thể phản pháo ông Trump.

Hậu toàn cầu hóa đã bắt đầu

Theo đặc phái viên Les Echos tại Davos, "Ở Diễn đàn Kinh tế Thế giới, hậu toàn cầu hóa đã bắt đầu".

"Đất nước chúng tôi ủng hộ toàn cầu hóa, mở cửa là một trong những đặc tính chủ yếu của nền kinh tế chúng tôi". Tại Davos, chỉ có mỗi mình ông Hàn Chính, phó thủ tướng thứ nhất Trung Quốc là còn tuyên bố kiểu này, những người khác không ai nhắc đến nữa. Klaus Schawab, nhà sáng lập Diễn đàn, không còn sử dụng từ ngữ mà trước đây xuất hiện trong tất cả các bài diễn văn. Richard Edelman, chủ nhân công ty quan hệ công chúng Mỹ khi giới thiệu về chỉ số lòng tin, xếp toàn cầu hóa vào các sự kiện của những năm 2000.

Và tổng thống Mỹ Donald Trump lúc nói về thỏa thuận vừa ký với Trung Quốc cho rằng đó là "thỏa thuận thương mại tiêu biểu cho thế kỷ 21". Tuy nhiên Bob Moritz, công ty tư vấn PwC cho biết các chủ doanh nghiệp Mỹ vẫn muốn đầu tư vào Trung Quốc nhưng đối với Bắc Kinh, Hoa Kỳ thậm chí không nằm trong danh sách năm nước đầu tiên mà giới chủ Trung Quốc muốn đầu tư. Bài viết kết luận, toàn cầu hóa trước đây là Mỹ hóa, nhưng giai đoạn sắp tới có thể là Trung Quốc hóa.

Venezuela : Thủ lãnh đối lập Juan Guaido được Colombia trải thảm đỏ đón tiếp

Tại Châu Mỹ la-tinh, trong bài "Tại Bogota, Pompeo tái khẳng định ủng hộ Guaido", Le Monde cho biết ngoại trưởng Mỹ đã gặp gỡ thủ lãnh đối lập Venezuela, đã bí mật vượt qua biên giới đến Colombia.

Việc ông Juan Guaido đến Bogota gây ngạc nhiên : ông đang bị chính quyền Maduro đặt trong vòng điều tra và cấm xuất cảnh. Nhưng thủ lãnh đối lập Venezuela được Colombia tiếp đón như một nguyên thủ, với thảm đỏ và duyệt hàng quân danh dự. Ông loan báo một vòng công du : ghé Luân Đôn, Bruxelles, Davos (Thụy Sĩ) dự Diễn đàn Kinh tế và rất có thể gặp được tổng thống Donald Trump, sau đó đến Paris vào thứ Sáu 24/1 tới.

Tờ báo đặt câu hỏi, liệu chính quyền Venezuela có để ông Guaido quay lại sau chuyến đi này ? Hồi tháng 2/2019, thủ lãnh đối lập đã từng bí mật vượt biên giới để lãnh đạo một hoạt động chuyển hàng nhân đạo, và quay về Caracas trên một chuyến bay thương mại bình thường. Theo Le Monde, dù có sự ủng hộ của Mỹ hay không, việc ông quay về nước khó thể chắc chắn được.

Điệu vũ ba lê của những đồng đô la Mỹ tại Venezuela

Cũng về Venezuela, Libération có bài phóng sự "Điệu vũ ba lê của những đồng đô la xanh tại Caracas". Do siêu lạm phát, người dân Venezuela bỏ rơi đồng bolivar, dùng đô la Mỹ. Chính phủ nhắm mắt làm ngơ, bất chấp nguy cơ rửa tiền và tham nhũng.

Đồng đô la đi vào thị trường Venezuela một cách không chính thức, vừa bằng phương thức hợp pháp vừa bất hợp pháp.

Trước hết, những người lao động xuyên biên giới vốn ngày càng đông, họ sang Colombia và Brazil làm việc và quay về trong ngày. Tiếp đến là những người Venezuela giàu có gởi tiền ở nước ngoài nay đưa về một phần. Theo một chuyên gia, từ sau cuộc khủng hoảng tài chính thập niên 80, khoảng 1.000 tỉ đô la đã chạy ra khỏi Venezuela. Bên cạnh đó là kiều hối được 5 triệu người Venezuela sống ở nước ngoài gởi về, ước tính khoảng 3 tỉ đô la trong năm 2019.

Hiện tượng đô la hóa nền kinh tế giúp cho giới buôn lậu quặng mỏ và ma túy rửa tiền bẩn dễ dàng, khi chính phủ đã mất kiểm soát. Chính quyền Maduro trước đây đả kích "đồng đô la tội lỗi", nay dường như đã thuận theo kinh tế tư bản hoang dã đang thống trị đất nước.

Nhập cư, sinh thái, điện nguyên tử : tựa chính báo Pháp

Trang nhất các báo Paris hôm 22/01/2020 đều dành cho các vấn đề của nước Pháp. Le Figaro chạy tựa "Án tù : Cải cách gây bối rối cho các thẩm phán", Le Monde quan tâm đến "Những đề nghị gây sốc về chính sách nhập cư". Trang bìa của Libération đăng ảnh những bức tượng nàng Marianne tượng trưng cho nước Pháp, tất cả đều màu xanh lá cây, nhấn mạnh sinh thái là yếu tố quan trọng trong cuộc bầu cử địa phương sắp tới. La Croix nói về giới hạn của khái niệm "thuận tình" trong quan hệ, Les Echos chú ý đến việc "Pháp cam kết giảm số lượng nhà máy điện nguyên tử".

Thụy My

Published in Quốc tế

Phiên tòa truất phế Tổng thống Trump : "Lịch sử, nhưng kết quả đã an bài"

Trên báo chí Pháp ra ngày hôm nay, 21/01/2020, có hai chủ đề được bình luận rộng rãi : Phiên tòa truất phế tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức được tiến hành tại Thượng Viện Hoa Kỳ, và nguy cơ lan rộng của virus viêm phổi chết người xuất xứ từ Trung Quốc. Ngoài hai hồ sơ quốc tế đó, các báo tiếp tục quan tâm đến phong trào chống cải tổ hưu bổng tại Pháp vẫn chưa dứt hẳn.

truatphe1

Chủ tịch Hạ Viện Mỹ, bà Nancy Pelosi trong cuộc bỏ phiếu ngày 18/12/2019 tại Washington về việc tiến hành phế truất tổng thống Donald Trump. SAUL LOEB / AFP

Phiên tòa xét xử việc truất phế tổng thống Mỹ đã được nhật báo cánh hữu Le Figaro dành cho một hồ sơ dài, kèm theo một bài xã luận. Đối với tờ báo Pháp, để chống lại đảng Dân chủ muốn truất phế ông, "Tổng thống Trump dùng dư luận chống lại những người tố cáo", tựa lớn ngay trên trang nhất.

Le Figaro ghi nhận thực tế là chính nhờ vận động được dư luận, mà phiên tòa mở ra tại Thượng Viện để xem xét việc truất phế tổng thống đã bị những người ủng hộ ông Trump coi là một âm mưu thanh toán chính trị do đảng Dân chủ tiến hành.

Trong bài "Truất phế : Một phiên tòa lịch sử nhưng kết quả được an bài trước", tờ báo công nhận rằng phiên tòa dự trù kéo dài khoảng một tháng bắt đầu từ hôm nay quả là một sự kiện "hiếm thấy", nếu không muốn nói là lịch sử vì ông Trump chỉ là tổng thống Mỹ thứ ba phải ra trước Thượng Viện vì phạm "trọng tội".

Có điều là, theo Le Figaro, dù lịch sử nhưng kết quả phiên tòa đã được thấy trước vì ông Trump chắc chắn sẽ không bị hề hấn gì. Lý do rất đơn giản : "Tổng thống Trump thuộc đảng Cộng hòa, lại được Thượng Viện với đa số trong tay đảng Cộng hòa xét xử, do đó gần như không có bất kỳ nguy cơ bị kết án nào".

Tiến trình truất phế mang tính chính trị hơn là pháp lý

Theo Le Figaro, vụ truất phế này thực ra mang tính chất chính trị nhiều hơn là pháp lý. Đảng Dân chủ muốn thông qua tiến trình truất phế, tấn công vào toàn bộ những gì họ cho là sai trái nơi ông Trump, bị cho là đã "hạ thấp vai trò" của tổng thống và làm suy yếu nhà nước pháp quyền.

Ngược lại, khi chống lại việc truất phế, đảng Cộng hòa bảo vệ những gì mà ông Trump đã làm, giúp kinh tế thành công lâu dài, cắt giảm thuế, hành động quyết đoán, thậm chí tàn bạo, chống nhập cư, bổ nhiệm hàng loạt các thẩm phán bảo thủ...

Đối với Le Figaro, phiên tòa truất phế sẽ không khiến bất kỳ ai ở Mỹ thay đổi ý kiến. Nó sẽ không làm cho ông Trump bị suy yếu về uy tín chính trị, nhưng cũng sẽ không đảm bảo một trăm phần trăm khả năng được bầu lại của người tự cho mình là "nạn nhân".

Một chi tiết được cả Le Figaro lẫn đồng nghiệp Libération chú ý là dù chắc chắn là mình sẽ thắng, ông Trump vẫn cố tìm cách bảo vệ danh dự khi thuê hai luật sư sừng sỏ làm người biện hộ cho mình : Luật sư chuyên về luật Hiến Pháp Alan Dershowitz, từng bào chữa cho những tội phạm nổi tiếng, và cựu công tố viên bang Texas, Kenneth Starr, người đã điều tra để luận tội cựu tổng thống Bill Clinton trước đây trong vụ Monica Lewinsky.

Đối với Libération, thực ra, vai trò của hai luật sư sừng sỏ này không phải là để bảo vệ ông Trump trước Tòa Án ở Thượng Viện, mà là để đảm trách vấn đề truyền thông ngoài tòa, chắc chắn sẽ nổi sóng trong thời gian diễn ra phiên xét xử.

Virus 2019-nCoV bí ẩn nhưng chết người gây lo ngại

Hồ sơ lớn thứ hai được tất cả các báo lưu ý dù không đưa lên thành tựa lớn trang nhất là nguy cơ lây lan của con virus gây ra bệnh viêm phổi lạ nhưng chết người xuất phát từ thành phố Vũ Hán, miền trung Trung Quốc.

Nhật báo Le Monde đã nhấn mạnh nguyên nhân lo ngại chủ chốt trong hàng tựa chẳng khác gì tiếng chuông báo động : "Việc lây lan từ người sang người của con virus bí ẩn đến từ Trung Quốc có dấu hiệu được xác nhận".

Le Monde nhắc lại rằng Tổ chức Y Tế Thế Giới (OMS, WHO) sẽ phải họp khẩn vào ngày 22/01/2020 để xem xét khả năng tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế cấp quốc tế hay không.

Nhật báo Pháp Le Figaro cũng dành cho mối lo âu về mặt y tế này một tựa quan trọng trên trang nhất dù không phải là tựa chính : "2019-nCoV : Virus mới tại Trung Quốc đang khiến thế giới lo lắng".

Tờ báo giải thích rằng 2019-nCoV là tên gọi hiện thời được đặt ra cho con virus đang có tốc độ lây lan nhanh chóng vừa mới xuất hiện ở Vũ Hán, và đã lan ra các thành phố lớn của Trung Quốc. Le Figaro cũng không quên nhắc lại rằng rốt cuộc một chuyên gia giầu kinh nghiệm của Trung Quốc đã thừa nhận rằng căn bệnh này đã có thể truyền từ người sang người, làm tăng nguy cơ lây nhiễm.

Nhật báo Libération thì đã chú ý đến phản ứng của Trung Quốc, vừa đề cao cảnh giác, vừa hết sức lo ngại trước nguy cơ dịch viêm phổi Vũ Hán lan rộng, đặc biệt trong bối cảnh hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu người Trung Quốc chuẩn bị lên đường về quê hay đi du lịch nhân dịp Tết, làm tăng khả năng lây nhiễm.

Điều được Libération cảm thấy an ủi là so với dịch viêm phổi cấp tính SARS vào năm 2003, chính quyền Trung Quốc lần này có dấu hiệu được chuẩn bị tốt hơn và minh bạch hơn, hợp tác chặt chẽ hơn với các các cơ quan quốc tế, chứ không còn giấu diếm như trước đây để cho tình hình biến thành thê thảm.

Một trong những chi tiết mà theo Libération có thể khiến Trung Quốc mạnh tay chống dịch hơn là "lệnh" mà ông Tập Cận Bình đã đưa ra, đòi phải "kiên quyết" chặn đứng con coronavirus mới này.

Như nói ở trên, thời sự Pháp tiếp tục là chủ đề thu hút các báo Pháp, đặc biệt là hai tờ LibérationLes Echos đã giành tựa lớn trang nhất cho vấn đề cải tổ hưu bổng.

Kế hoạch cải tổ hưu bổng tác động mạnh đến mức lương cao

Trang nhất nhật báo kinh tế Les Echos chạy tựa : "Hưu bổng : Một vụ (thay đổi lớn như vụ nổ) Big Bang cho những mức lương cao". Theo tờ báo, những người có thu nhập hơn 120.000 euro mỗi năm sẽ phải chuyển sang chế độ tích vốn để bổ sung cho tiền hưu bổng của mình, và chính quyền sẵn sàng giảm nhẹ các quy định để tạo thuận lợi cho việc tiết kiệm để về hưu.

CFDT trước nguy cơ bị chia rẽ vì thỏa hiệp với chính phủ

Libération thì chú ý đến chủ trương thỏa hiệp với chính phủ của công đoàn CFDT trong vấn đề cải cách hưu bổng. Chủ trương tương nhượng với chính quyền đang đẩy công đoàn này vào thế bị người đình công đả kích, trong đó có cả những người trong công đoàn này tại các cơ sở.

Libération lưu ý là việc chấp nhận thảo luận với chính phủ về kế hoạch cải cách hưu bổng khiến CFDT có nguy cơ bị chia đôi như năm 1995, hay bị mất thành viên như năm 2003. Nhưng tổng thư ký của CFDT tin chắc rằng khi phối hợp với chính quyền, ông đang tham gia vào việc tạo ra một hệ thống công bằng.

Đã đến lúc Châu Âu bớt thờ ơ về Libya

Tình hình Libya, với tín hiệu tích cực đến từ hội nghị thượng đỉnh Berlin đã được Le Monde ghi nhận trong bài xã luận.

Tại cửa ngõ Châu Âu, thùng thuốc súng Libya có nguy cơ biến thành một cuộc xung đột quốc tế và một thảm họa cho con người tương đương với Syria. Đã đến lúc cộng đồng quốc tế, và đặc biệt là Châu Âu bớt thờ ơ, họp lại với nhau để đề ra sáng kiến nhằm cố gắng ngăn chặn vòng xoáy chiến tranh nguy hiểm.

Theo Le Monde, việc 11 lãnh đạo của các quốc gia liên quan, thậm chí can dự vào sự hỗn loạn của Libya, đã gặp nhau tại Berlin dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc hôm 19/01 là một diễn biến tích cực.

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Trung Quốc : Tôn giáo và dân số là công cụ chính trị

Bên cạnh ván cờ quốc tế ở Libya và bạo lực tại Lebanon, thời sự Trung Quốc ngự chiếm nhiều trang báo Pháp hôm nay nhưng do các chủ đề tiêu cực hơn là tích cực : thổi phồng dân số, viết lại kinh thánh theo định hướng

tongia01

Giáo hoàng Francis chụp hình với các giáo dân đến từ Trung Quốc, ngày 18/04/2018, tại quảng trường thánh Phêrô. TIZIANA FABI / AFP

"Hán hóa" kinh thánh và kinh Coran

Từ khi Tập Cận Bình nắm quyền vào năm 2013, đạo Hồi, đạo Thiên Chúa và Phật giáo Tây Tạng bị đàn áp thô bạo hơn. Mục tiêu của đảng cộng sản Trung Quốc là kiểm sóat triệt để sinh hoạt tôn giáo mà bước kế tiếp là viết lại kinh thánh và kinh Coran theo ý thức hệ cộng sản.

Với bài phóng sự "Con đường thập tự chinh của các tôn giáo" tại Trung Quốc, nhật báo thiên tả Libération mở đầu với lời kể của ba phụ nữ Trung Quốc, tín đồ Hội thánh Tin lành "Thượng đế toàn năng". Một người tên Louisa, thợ làm tóc 43 tuổi, kể lại : Tôi bị nhốt trong một nhà giam bí mật, cùng với 30 người trong một phòng giam. Cảnh sát trói tay chúng tôi, cầm quyển kinh thánh đánh đập thô bạo, bắt chúng tôi phải nói "Không có Chúa, chỉ có Đảng mang lại hạnh phúc cho nhân dân".

Nhân chứng thứ hai, Kate, 33 tuổi cho biết thêm : cả tuổi thơ của chị bị Nhà nước nhồi sọ phải hết lòng phục vụ Đảng. Chế độ chính trị sợ đạo Tin Lành nhưng càng đàn áp thì càng làm cho người bị đàn áp vững tin vào Thiên Chúa.

Được thả vào năm 2013, và hai năm cải tạo tại phường, Louisa bỏ địa phương lẩn trốn thêm hai năm trước khi sang được nước Pháp tị nạn.

Từ năm 2013 đến nay, từ khi Tập Cận Bình lãnh đạo Trung Quốc, chính sách đàn áp tôn giáo ngày càng khốc liệt hơn. Theo các nhà họat động nhân quyền, Hội thánh Thượng đế toàn năng có 4 triệu tín đồ tại Hoa lục, nhưng có đến 40.000 người bị bắt, khoảng 100 người chết vì bị tra tấn. Trong mục tiêu "Hán hóa" tôn giáo, 5.576 nhà thờ đã bị chính quyền đập phá. Tháng 10/2019, một giáo đường với sức đón tiêp 3.000 tín đồ bị ủi sập bằng xe ủi đất.

Cũng theo nhật báo cánh tả, từ năm 1949, khi chiếm chính quyền, chế độ Mao đã đàn áp mọi tôn giáo. Nhưng từ năm 1976, sau khi Mao qua đời, chùa chiền và đền thờ Lão giáo tương đối không còn bị trấn áp nữa. Để rồi, đến năm 2016, Tập Cận Bình đề xuất chính sách "Hán hóa" tôn giáo trong đó có biện pháp dịch lại Kinh thánh và kinh Coran theo định hướng ý thức hệ chính trị của đảng cộng sản. Đạo Tin Lành tại Hoa Lục, đạo Phật Tây Tạng, đạo Hồi Tân Cương bị xem là mối đe dọa cho chế độ.

Thái độ của Vatican như thế nào ? Theo Libération, thỏa hiệp bổ nhiệm giám mục, sự im lặng của Giáo hoàng về vụ viết lại Kinh thánh, về tình hình Hồng Kông trong khi Giáo hội Công giáo Hồng Kông và các hội thánh Tin Lành ủng hộ phong trào dân chủ cho phép quy đoán Tòa thánh muốn duy trì quan hệ tốt với Bắc Kinh.

Tuy nhiên, Bắc Kinh càng cấm thì tinh thần đồng tâm khắc sâu trong nền văn hóa Trung Hoa càng phát triển, thấy cái gì hay thì noi theo. Theo giáo sư Jean-Pierre Cabestan, tại Trung Quốc mối quan hệ nhân quả giữa xu hướng tôn giáo phục sinh và phong trào phản kháng tại Hồng Kông là điều có thật. Đó là một cách để đạt tới tinh thần độc lập cá nhân và chính trị, tái tạo những cộng đồng tin cậy lẫn nhau. Bài thánh ca "Vinh danh Thiên Chúa" trở thành bài hát của phong trào dân chủ tại Hồng Kông. Ban kiểm duyệt Hoa lục cấm bài hát này vì sợ siêu vi dân chủ lan rộng.

Tại Trung Quốc, năm Chuột đẻ ra voi ?

Trung Quốc hay Ấn Độ có dân số đông nhất địa cầu ? Ở Trung Quốc cái gì cũng sửa cho hợp với đường lối. Chuyên gia dân số học Dịch Phú Hiền (Y Fu Xian), đại học Mỹ Wisconsin-Madison, chỉ trích Nhà nước Trung Quốc sửa đổi thống kê để lừa thế giới.

Báo Pháp đồng loạt đưa tin những mỗi tờ mỗi kiểu. Sinh suất giảm mạnh tại Trung Quốc cho dù không còn chính sách một con, tựa của Le Monde. Còn theo Le Figaro, dân số là môn võ chiến đấu. Vì sao ? Từ ba hôm nay, một bài phân tích của chuyên gia Dịch Phú Hiền được phổ biến trên báo chí từ Mỹ đến Á Âu. Trong khi Trung Quốc loan báo một cách hãnh diện "dân số vượt qua ngưỡng 1,4 tỷ dân", nhà dân số học bị xem là "bất trị" này chứng minh Trung Quốc "nâng" số dân cao hơn sự thật đến 121 triệu người. Trên thực tế, với 1 tỷ 279 triệu dân, Trung Quốc đã bị Ấn Độ vượt qua mặt. Giáo sư Dịch Phú Hiền chỉ ra những bất cập trong thống kê chính thức. Một thí dụ cụ thể : năm 2000 thông báo có 17,700 triệu trẻ sơ sinh nhưng kiểm kê năm 2015 nói trên toàn quốc có 13,57 triệu trẻ em vị thành niên 15 tuổi, tức là thiếu 4 triệu.

Vậy Bắc Kinh "thổi phồng" thống kê dân số để làm gì ? Cũng theo tác giả, trong bàn cờ địa chiến lược, danh xưng quốc gia đông dân nhất địa cầu cho phép Bắc Kinh khẳng định là "đối tác không thể thiếu" với các nước Tây Phương. Mất "vương miện" này, sẽ làm cản trở Tập Cận Bình thực hiện giấc mơ đoạt ngôi siêu cường của Mỹ, theo một tiến trình mà bộ máy tuyên truyền gọi là "đặc thù của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc". Do vậy, bằng mọi cách, Trung Quốc không để cho năm Tý đẻ ra chuột, mà phải đẻ ra voi.

Miến Điện : Chốt chiến lược của Bắc Kinh

Trong khi Les Echos lưu ý tình trạng Trung Quốc bị giảm tăng trưởng nghiêm trọng nhất tính từ 29 năm qua thì La Croix nói đến chuyến "chinh phục của chủ tịch Tập Cận Bình" tại Miến Điện.

Hai ngày thăm viếng, 33 hợp đồng ký kết trong đó có xây đường sắt nối miền bắc đến miền trung Miến Điện và một hải cảng nước sâu ở bang Arakan. Nhưng ngoài Trung Quốc nước nào dám đầu tư ở Arakan nơi xảy ra khủng hoảng nhân quyền ? Một nhà hoạt động chia sẻ bi quan.

Miến Điện cũng cần sự ủng hộ của Trung Quốc vào lúc Tòa Công lý Quốc tế sắp công bố phán quyết về vụ đàn áp Rohingya và lá phiếu phủ quyết để chống lại các nghị quyết ở Hội đồng Bảo an trong tương lai.

Dù vậy, trong bối cảnh sắp bầu cử vào tháng 11, chính quyền Aung San Suu Kyi, rất lo ngại hệ quả xấu nếu bị lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Chính phủ Miến Điện đã đàm phán lại một dự án thủy điện khổng lồ làm giảm hóa đơn từ 8 tỷ đô la xuống còn 1,3 tỷ.

Dân chúng cũng như giới lãnh đạo chính trị đều thận trọng với các dự án lớn của Trung Quốc. Theo một dân biểu, chính phủ Aung San Suu Kyi sẽ không vướng bẫy nợ của láng giềng.

Người dân Lebanon không còn gì để mất

Tại Lebanon, sau bốn tháng tranh đấu chống chính quyền liên tôn giáo tham ô và bất lực, phong trào phản kháng bùng mạnh chưa từng thấy. Vì sao người dân Lebanon nổi xung ? Đây là hồ sơ quốc tế của La Croix :

Hơn 400 người bị thương trong đêm thứ Bảy vì xung đột với cảnh sát. Cơn giận của người dân Lebanon lên tột độ vì các phe tôn giáo chính trị vẫn bám trụ. Trong khi đó, do khủng hoảng tài chính ngân hàng thiếu tiền mặt, lương trả chậm, hàng hóa thiếu hụt, chính quyền quản lý tồi đưa Lebanon, từng có danh hiệu là Thụy Sĩ ở Địa Trung Hải vào nguy cơ bị tê liệt và sụp đổ toàn diện.

Tại Pháp, các phe cực đoan ủng hộ bạo lực coi chừng hệ quả

Đó là lời răn đe của Le Figaro.

Đình công tại Pháp tàn dần nhưng bạo lực gia tăng. Cá nhân tổng thống Macron bị biến thành mục tiêu tấn công theo nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. Le Figaro cảnh giác những lãnh tụ nghiệp đoàn hay đảng phái gián tiếp ủng hộ bạo lực

Cho dù sai hay đúng, đa số dân chúng luôn luôn quy trách nhiệm cho chính phủ khi có đình công. Tuy vậy, người dân không thích các hành vi bạo lực và sẽ nghiêm khắc với tác giả bạo lực. Thế mà, trong những ngày qua, tổng thống bị đe dọa khi đi xem sinh hoạt văn nghệ phải được sơ tán khẩn cấp sau khi một nhà báo cựu thành viên của đảng cực tả ngồi sau lưng, qua điện thoại di động nhắn tin chỉ điểm vị trí của nguyên thủ quốc gia. Nhiều bộ trưởng bị ngăn chặn la ó không cho phát biểu chúc Tết hay tham gia một cuộc hội thảo về bầu cử…

Những hành động này, theo Le Figaro, sẽ bị công luận dù không ưa tổng thống, sẽ lên án các tác giả của nó. Do hệ quả của phong trào chống dự án cải cách hồi hưu, hành pháp bị suy yếu. Nhưng thái độ của các phe cực đoan, theo đuổi những mục tiêu cực đoan, coi chừng sẽ thất thế trước tinh thần cởi mở, đối thoại và hiện thân của trật tự của chính phủ Macron, đã chứng tỏ qua nhượng bộ về "tuổi về hưu tối thiểu".

Tú Anh

Published in Châu Á