Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

dimanche, 15 décembre 2019 17:13

Tin tức thời sự truyền hình 15/12/2019

Nguồn : RFI, 15/12/2019

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Video

Ấn Độ : Bạo động bùng lên sau khi luật về công dân được thông qua (RFI, 13/12/2019)

Nhiều vụ bạo động dữ dội đã nổ ra từ tối thứ Tư 11/12/2019 tại Ấn Độ sau khi dự luật về công dân được Quốc hội thông qua, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm thiểu số tôn giáo từ ba quốc gia láng giềng gia nhập quốc tịch Ấn Độ.

ando1

Biểu tình phản đối luật công dân mới tại Guwahati, Ấn Độ, ngày 05/12/2019. Reuters/Anuwar Hazarika

Tại miền đông bắc Ấn Độ, nhất là tại bang Assam, một phần dân số đang nổi loạn chống lại quyết định của chính phủ vì lo ngại rằng điều luật này sẽ làm thay đổi cơ cấu dân số trong vùng. Thông tín viên RFI tại New Dehli, Sébastien Farcis, phân tích :

Nỗi giận dữ rất to lớn và các cuộc biểu tình rất dữ dội từ hai ngày nay. Tình hình đã căng thẳng thêm sau khi luật công dân được thông qua vào tối thứ Tư. Tại thủ đô thành phố Guhawati, thủ phủ bang Assam, một biển người đã xuống đường tuần hành để phản đối luật mới thông qua.

Nếu ở thủ phủ Guhawati, các cuộc biểu tình tương đối ôn hòa, thì tại các vùng nông thôn, lực lượng an ninh đã hoàn toàn bị áp đảo : nhà của các đại biểu dân cử địa phương bị tấn công - một số bị đốt cháy - cũng như một bến xe buýt và nhà ga. Ngay cả trụ sở của cảnh sát và của tổ chức Ấn Độ Giáo RSS cũng bị phá hoại.

Các sự cố trên phản ánh thái độ cực kỳ phẫn nộ của một bộ phận cư dân bang Assam, đặc biệt là của nhiều sinh viên trẻ. Chính quyền bang Assam khẳng định rằng luật mới về quyền công dân sẽ cho phép họ hợp pháp hóa tình cảnh của 500.000 theo Ấn Độ Giáo bị coi là những người nhập cư bất hợp pháp tiềm tàng đến từ Bangladesh.

Vấn đề là tại bang Assam, những thành phần địa phương chủ nghĩa từ hơn 30 năm nay đã đấu tranh chống lại bất kỳ một hành vi nhập cư bất hợp pháp nào từ nước láng giềng Bangladesh. Đối với những người này, luật công dân thể hiện thái độ phản bội của đảng dân tộc chủ nghĩa Ấn Độ Giáo BJP đang nắm quyền ở New Delhi.

Thủ tướng Nhật hủy bỏ chuyến thăm Ấn Độ vì tình hình Assam

Bạo động tại bang Assam đã có tác hại về ngoại giao. Theo bộ Ngoại Giao Ấn Độ vào hôm nay, 13/12/2019, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã quyết định dời chuyến thăm Ấn Độ để tiếp xúc với đồng nhiệm Modi qua một thời điểm khác.

Trên nguyên tắc, ông Abe sẽ đến Ấn Độ ngày 15/12 tới đây, và sẽ có cuộc tiếp xúc với ông Modi ở thành phố Guwahati, ở bang Assam. Vấn đề là bang này đã biến thành tâm điểm của những vụ biểu tình bạo động chống luật mới về công dân.

Trọng Nghĩa

*******************

Ấn Độ : Hạ Viện thông qua luật cấp quốc tịch cho dân tị nạn, loại trừ tín đồ Hồi giáo (RFI, 12/12/2019)

Trong đêm hôm 11/12, rạng sáng nay 12/12/2019, Hạ Viện Ấn Độ đã bỏ phiếu thông qua luật cấp quốc tịch cho công dân một số nước láng giềng sống tị nạn tại Ấn Độ, với 311 phiếu thuận, 80 phiếu chống.

ando2

Cảnh sát bắt giữ một người biểu tình sau khi Quốc hội Ấn Độ thông qua dự luật sửa đổi về việc cấp quốc tịch cho công dân một số nước láng giềng, Agartala, ngày 12/12/2019. Reuters/Jayanta Dey

Theo luật này, thì công dân ba nước Afghanistan, Bangladesh và Pakistan - là người theo Ấn Độ Giáo, đạo Sikh, đạo Phật, đạo Thiên Chúa hay Hỏa Giáo - có thể được nhập quốc tịch Ấn Độ. Tuy nhiên, người Hồi giáo tị nạn không được cấp quốc tịch. Ba nước láng giềng nói trên là nơi dân cư đa số theo Hồi giáo. Luật mới về cấp quốc tịch thay thế cho luật quốc tịch năm 1955, cấm cấp quốc tịch cho dân nhập cư bất hợp pháp. Thông tín viên Sébastian Farcis tường trình từ New Delhi :

''Giấc mơ của hàng triệu người là nạn nhân và bị loại trừ giờ đây đã trở thành hiện thực. Bộ trưởng Nội Vụ Ấn Độ ca ngợi luật vừa được thông qua. Đối với chính phủ Ấn Độ, do phe dân tộc chủ nghĩa Ấn Độ Giáo điều hành, luật về cấp quốc tịch sẽ cho phép nhiều người Afghanistan, Bangladesh hay Pakistan, không theo đạo Hồi, được nhận quốc tịch Ấn Độ, nếu sống tại Ấn Độ từ 6 năm trở lên. Đối với những người nước ngoài khác, thời gian đòi hỏi là 11 năm.

Phe dân tộc chủ nghĩa theo Ấn Độ Giáo cầm quyền khẳng định luật này có mục tiêu bảo vệ các cộng đồng theo tôn giáo thiểu số ở ba quốc gia nói trên. Theo đối lập Ấn Độ, đây là một biện pháp để ngăn cản những tín đồ Hồi giáo trong khu vực được cấp quốc tịch Ấn Độ. Thậm chí còn có khả năng tạo điều kiện trục xuất cả những người đã sống tại Ấn Độ.

Luật này thậm chí có thể là bất hợp pháp, vì xâm phạm các nguyên tắc bình đẳng và thế tục, được ghi trong Hiến pháp. Đối với ông Palaniappan Chidambaram, nghị sĩ đối lập đảng Quốc Đại, dự luật này sẽ phải bị đưa ra trước Tòa án Tối cao. Ông nói : Người ta đã đòi hỏi các nghị sĩ phải thực thi một điều vi hiến. Dự luật này sẽ phải được đưa ra để các thẩm phán xem xét về tính hợp hiến. Tôi cho rằng chính phủ này sẽ dùng quyền lực để luật được thông qua nhằm thực thi chính sách coi người Ấn là thượng đẳng. Đây là một ngày đáng buồn !.

Tòa án Tối cao, vốn được coi là một định chế độc lập tại Ấn Độ, nhưng gần đây các thẩm phán của Tòa đã đứng về phía phe Ấn Độ Giáo chống lại người theo đạo Hồi. Tình hình hiện nay có lợi cho chính phủ".

Đối với nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền hay Hồi giáo, đây là một nỗ lực mới của chính quyền của thủ tướng Narendra Modi nhằm gạt cộng đồng Hồi giáo tại Ấn Độ sang bên lề. Đây là điều mà chính quyền Modi phủ nhận. Theo chính phủ Modi, luật mới không liên quan đến tín đồ Hồi giáo sinh sống tại Ấn Độ. Tuy nhiên, dự luật gây lo ngại tại nhiều bang Ấn Độ miền đông bắc, những người phản đối lo ngại làn sóng tị nạn người Ấn Độ Giáo từ nước láng giềng Bangladesh tràn sang.

Trọng Thành

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Châu Á

Pháp : Vô địch thế giới về… đình công !

Phong trào đình công rầm rộ tại Pháp chống kế hoạch cải tổ hệ thống hưu bổng bùng lên từ ngày 05/12/2019 dĩ nhiên đã được các tuần báo Pháp thông tin và bình luận rộng rãi, đặc biệt với trang bìa và hồ sơ chính trên hai tờ L’Express và Le Point.

greve1

Biểu tình, đình công tại Marseille, hôm 12/12/2019, ngày thứ 8 liên tục để phản đối dự luật hưu bổng của chính phủ Pháp. Reuters/Jean-Paul Pelissier

Trong lúc L’Express khoe một hồ sơ độc quyền "Mặt khuất của công cuộc cải tổ", thì Le Point cố tìm cách giải thích sự kiện "Nước Pháp đã nổi điên như thế nào". Với những số liệu cụ thể, Le Point không ngần ngại châm biếm : Nước Pháp quả không hổ danh là "Vô địch thế giới về môn đình công".

Dựa trên số liệu trong giai đoạn 2008-2016 đối với Pháp, và 2008-2017 đối với các nước khác, Le Point ghi nhận là số ngày đình công bình quân mỗi năm cho mỗi 1.000 người làm công ăn lương tại Pháp lên đến 118 ngày, đứng hạng nhất trong số các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OCDE).

Đây là một con số cao hơn rất nhiều so với các láng giềng của Pháp, như Bỉ chỉ có 88 ngày đình công, Tây Ban Nha (57 ngày), hay Anh Quốc, chỉ 21 ngày, hoặc Đức 16 ngày. Ít đình công nhất là Thụy Sĩ, vỏn vẹn 1 ngày, hay Mỹ chỉ có 5 ngày mà thôi.

Bài nhận định chung của Le Point đã tìm cách giải thích lý do vì sao mà nước Pháp lại trở thành "điên khùng" như vậy, và đã tìm thấy nguyên nhân ở trong một lịch sử hàng thế kỷ đấu tranh đọ sức giữa hai loại chủ quyền : chủ quyền Nhà nước và chủ quyền Nhân dân.

Theo François-Guillaume Lorrain, tác giả bài nhận định, một ca sĩ Pháp nổi tiếng (cụ thể là Michel Sardou trong bài Vladimir Ilich) đã từng kêu gọi Lênin đội mồ "Đứng dậy đi, họ đã điên rồi", trước những sai lệch của lý tưởng cộng sản. Thế nhưng người Pháp thì phải kêu ai mỗi khi diễn ra "cảnh tượng ngoạn mục của một nước Pháp phát sốt mỗi khi có một cải cách được công bố.

Theo Le Point, Pháp đúng là một đất nước có hai nhân cách, giống như tình trạng của nhân vật bác sĩ Jekyll và ông Hyde trong tiểu thuyết của Robert Louis Stevenson. Về mặt tươi cười thì đó là một nước hiếu khách, lịch sự, phong phú về nghệ thuật và phong cảnh, nhưng mặt tối khiến người khác phải sững sờ lại là tính dễ nổi nóng, dễ rơi vào bạo lực, thái độ bất lực trong việc đối thoại xây dựng.

"Pháp là thiên đường với cư dân tin rằng mình sống trong địa ngục"

Tác giả bài báo đã trích dẫn một câu nói của nhà văn Pháp Sylvain Tesson, nổi tiếng về những chuyến du hành vòng quanh thế giới, theo đó thì "Nước Pháp là một thiên đường có cư dân là những người tin rằng họ đang sống trong địa ngục".

Như để minh họa cho nhận định đó, Le Point đã trích dẫn một loạt số liệu thống kê, cho thấy là người Pháp đâu phải là khổ cực gì so với những nước khác.

Về thời gian lao động thực thụ chẳng hạn, trong vòng 40 năm gần đây, người Pháp nói chung càng lúc càng làm việc ít đi. Theo số liệu của viện thống kê Pháp Insee, nếu năm 1978, một người Pháp phải làm việc 1.943 giờ mỗi năm, thì đến năm 2018, họ chỉ còn phải làm việc thực thụ trong 1.609 giờ mà thôi.

So sánh với nhiều nước khác, thì người Pháp không hề phải nai lưng làm việc như thường nghĩ. Theo số liệu năm 2018 của Liên Hiệp Châu Âu, thì trong suốt cuộc đời của mình, người Pháp chỉ phải làm việc khoảng 35,4 năm, đứng thứ 19 trong số các nước Châu Âu. Trong khi đó thì người Đức phải làm 38,7 năm, người Anh, 39,2 năm, người Thụy Sĩ 42, 7 năm và đứng đầu bảng về số năm phải lao động là người Iceland, với 46,3 năm.

Dù làm việc ít hơn như thế, nhưng người Pháp thì lại thấy là mình rất khổ sở. Trong bảng xếp hạng theo chỉ số "hạnh phúc" năm 2018 của Liên Hiệp Quốc, người Pháp đứng thứ 18, trong lúc Iceland thì được xếp thứ 4, Thụy Sĩ xếp thứ 6, Đức xếp thứ 9 và Anh xếp thứ 10. cho dù những quốc gia này phải làm việc nhiều hơn.

Từ năm 1995 đến nay đã có 5 lần phản đối cải tổ hưu bổng

Để chống kế hoạch cải cách hệ thống hưu bổng mà chính phủ Pháp chuẩn bị ban hành, ngoài việc đình công, người dân Pháp cũng xuống đường biểu tình. Theo Le Point, từ thời thủ tướng Juppé vào năm 1995 đến nay, đã có 5 kế hoach cải tổ hưu bổng, và lần nào cũng bị đông đảo người dân xuống đường phản đối.

Truyền thông báo chí đã nói nhiều về tính chất rầm rộ của phong trào biểu tình ngày 05/12 vừa qua chống kế hoạch Delevoye, với hơn 1,5 triệu người tham gia theo các công đoàn, hay 806.000 người theo số liệu cảnh sát.

Theo Le Point, con số này tính ra vẫn còn thấp hơn cuộc biểu tình ngày 12/12/1995, với con số tham gia khổng lồ là từ 1 triệu (theo Bộ Nội vụ) cho đến 2,2 triệu người tham gia, theo các công đoàn.

Tuy nhiên, dù mọi người thường hay nhắc đến thời điểm năm 1995, nhưng theo tạp chí Pháp, kỷ lục tuyệt đối về lượng người xuống đường là vào ngày 12/10/2010, với từ 1,23 đến 3,5 triệu người biểu tình chống kế hoạch Woerth. Trước đó 7 năm, ngày 13/05/2003, kế hoạch Fillon cũng đã bị từ 1,13 cho đến 2 triệu người xuống đường phản đối.

Quá trình hình thành kế hoạch cải tổ hưu bổng Delevoye

Cũng chú ý đến phong trào phản đối cải cách hưu bổng đang diễn ra, tạp chí L’Express đã dành tựa trang bìa và một hồ sơ 10 trang để nói về những điều chưa được tiết lộ về sự hình thành của kế hoạch mang tên ông Jean Paul Delevoye, người đứng tên cho chương trình cải tổ.

Dưới tựa đề câu khách "Hưu bổng : Lịch sử bí mật của công cuộc cải cách", L’Express cho rằng lẽ ra đây phải là kế hoạch cải cách tiêu biểu nhất trong nhiệm kỳ 5 năm của tổng thống Emmanuel Macron. Thế nhưng việc chuyển qua một chế độ hưu bổng phổ quát tính theo điểm đã biến thành một cơn địa chấn xã hội.

Theo tạp chí Pháp, quá trình hình thành kế hoạch cải tổ này bao gồm 9 bước, mà chính quyền muốn quảng bá thành một công trình đầy tính sáng tạo, cách mạng và công bằng. Thế nhưng, theo tờ báo, việc thực hiện một cam kết của ông Macron khi tranh cử tổng thống đó, đã gây nên một tình trạng hỗn loạn về mặt xã hội và chính trị.

Đối với L’Express, lý do đến từ những bất đồng ngay trong nội bộ chính phủ, cũng như một công tác tuyên truyền giải thích vừa thiếu nhất quán, vừa mơ hồ.

Hưu bổng : Chính phủ gặp khó khăn, nhưng đối lập cũng lúng túng

Việc cải tổ hưu bổng đang đẩy chính phủ Pháp vào tình thế lúng túng, thế nhưng, theo L’Express, các đảng đối lập, tả cũng như hữu, vẫn chưa tìm ra chiến lược rõ ràng để tranh thủ thời cơ.

Theo tuần báo Pháp, hô vang ý kiến bất đồng với kế hoạch cải cách mà ông Emmanuel Macron đã hứa là một điều tốt, nhưng đề ra một giải pháp thay thế rõ ràng còn tốt hơn nữa. Thế nhưng việc đó lại không dễ dàng chút nào.

Đối với đảng cánh hữu Những người Cộng hòa (Les Républicains - LR), việc xác định được một đường hướng chung của đảng về vấn đề lương hưu đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn và nhượng bộ.

Còn bên cánh tả, lãnh đạo của các đảng khác nhau, từ Jean-Luc Mélenchon của Nước Pháp bất khuất (La France insoumise - LFI) cho đến Olivier Faure của đảng Xã hội, thì vẫn mỗi bên một cách tiến. Để có mặt trận chung thì phải chờ thêm nữa.

Sau cùng, bên cánh cực hữu, bà Marine Le Pen, đảng Tập hợp Quốc gia (Rassemblement national - RN) thì khéo léo nuôi dưỡng một lập trường mơ hồ về chủ đề này, ngay cả khi điều đó có làm sứt mẻ phần nào uy tín của bà. Đối với L'Express, quan điểm của bà Le Pen rất rõ : Dại gì xây dựng một chương trình khi ta có thể lợi dụng được sự bất mãn chung mà không cần phải cực nhọc ?

Chiến thắng tuyệt đối của Boris Johnson

Chủ đề thời sự thứ hai được các báo chú ý là cuộc bầu cử ở Anh ngày 12/12. Chiến thắng của thủ tướng Boris Johnson đã được tuần báo Anh The Economist, lên khuôn vào thứ Sáu 13/12, kịp thời nêu bật ngay trang bìa, trong lúc Courrier International, dù cũng dành trang bìa và hồ sơ đặc biệt cho sự kiện này, nhưng vì ra trước ngày bầu cử nên chỉ nêu được những nhận định chung chung.

Trang bìa The Economist chỉ mang đơn giản một chữ "Victory – Chiến thắng", với bức biếm họa cho thấy ông Boris Johnson hả miệng cười toe, hai ngón tay giơ lên thành hình chữ V.

Đối với tuần báo Anh, kết quả cuộc bầu cử vừa rồi là một điều khó lường nhất trong nhiều năm gần đây, nhưng rốt cuộc lại là một chiều. Đảng Bảo thủ của ông Boris Johnson, đã gặt hái được thắng lợi lớn nhất kể từ thời cố thủ tướng Margaret Thatcher, trong lúc Công đảng Anh bị thất bại tồi tệ nhất kể từ những năm 1930.

Riêng đối với ông Johnson, người có khả năng trở thành một trong những thủ tướng có nhiệm kỳ ngắn nhất nước Anh, giờ đây đã biến thành một lãnh đạo chính phủ toàn năng.

Hệ quả trước mắt là, lần đầu tiên kể từ cuộc trưng cầu dân ý năm 2016, nước Anh rõ ràng sẽ rời Liên Hiệp Châu Âu, vào cuối tháng Giêng tới đây, cho dù tiến trình Brexit, như ông Johnson từng hứa hẹn, sẽ còn lâu mới hoàn tất.

Thế nhưng chiến thắng của đảng Bảo thủ cũng phản ánh một sự sắp xếp lại một cách sâu sắc đời sống chính trị Anh Quốc. Đảng của ông Johnson đã chiếm được các lãnh địa trong tay Công đảng từ gần một thế kỷ nay, tức là khu vực miền Bắc với đa số cử tri thuộc tầng lớp lao động và trung lưu.

Sau một thập kỷ mà các chính phủ đều phải điều hành với một đa số xít xao, thậm chí không có cả đa số, Anh Quốc giờ đây có được một thủ tướng với quyền lực cá nhân to lớn và hầu như nắm toàn quyền tại Quốc hội.

Giống như hai thủ tướng Thatcher và Tony Blair trước đây, đều đã có một đa số rộng rãi ở Hạ viện, ông Johnson giờ đây có cơ hội đưa Anh Quốc vào hướng đi mới, nhưng chỉ với điều kiện là chính phủ của ông giải quyết được với một số nhiệm vụ thực sự khó khăn.

Anh Quốc không chỉ có Brexit !

Như nói ở trên Courrier International cũng dành trang bìa cho thời sự nước Anh với cuộc bầu cử sắp diễn ra. Tuy nhiên tờ báo lại chạy tựa lớn "Trong đầu người Anh" với lời giải thích : "Hoàng gia, óc khôi hài, môn thể thao cricket : Chân dung của một nước Anh không chỉ tóm gọn trong vấn đề Brexit".

Đối với tạp chí Pháp, nói đến cuộc bầu cử tại nước Anh, không thể không nói đến câu chuyện dài nhiều tập Brexit đã thu hút sự chú ý của mọi người từ ba năm nay. Thế nhưng vì đây là đề tài đã được nhai đi nhai lại đến mức nhàm chán, do đó Courrier International đã quyết định thay đổi cách tiếp cận nước Anh nhân cuộc bầu cử ngày 12/12.

Thay vì kể lại những tình tiết mới nhất của cuộc vận động tranh cử hay nhắc lại các kịch bản về việc nước Anh rời bỏ Liên Hiệp Châu Âu, tạp chí Pháp đã tập trung phân tích những điều đã tạo thành bản sắc Anh. Và đấy chính là ý nghĩa của tựa lớn hồ sơ trong tuần của Courrier International được nêu bật ở trang bìa.

Trọng Nghĩa

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế

La Haye, cuộc chiến đấu cuối cùng của bà Aung San Suu Kyi

Le Mondesố đề ngày 13/12/2019 chú ý đến việc "Aung San Suu Kyi chối bỏ nạn diệt chủng người Rohingya", còn Le Figaro nhận định "Ở La Haye, cuộc chiến đấu cuối cùng của bà Aung San Suu Kyi".

aung1

Nhà lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi trước Tòa án Công lý Quốc tế (CIJ) tại La Haye ngày 10/12/2019 vì vụ kiện diệt chủng người Rohingya. Reuters/Yves Herman

Giải Nobel hòa bình 1991 không nối gót Mandela và Gandhi

Khi bước vào phòng xử án của Tòa án Công lý Quốc tế (CIJ theo tiếng Pháp, ICJ theo tiếng Anh), bà Aung San Suu Kyi phải đi ngang qua bức tượng bán thân bằng cẩm thạch của Nelson Mandela và Gandhi. Nhưng giải Nobel Hòa bình 1991 dường như không đi theo con đường của hai vĩ nhân này.

Le Figaro mô tả nhà lãnh đạo Miến Điện trong trang phục và phong cách quý phái, như đi dự một buổi tiệc trà. Tuy nhiên tại Cung Hòa Bình, bà lại ngồi ở hàng ghế bị cáo, và bên ngoài, một đám đông tò mò đến xem mặt thần tượng dân chủ mất ngôi. "Điều duy nhất khiến cái ác lên ngôi là sự bất động của những người thiện lành" - Abubacar Tambadou, bộ trưởng tư pháp Gambia nhấn mạnh trước tòa. Được sự ủy nhiệm của 57 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OCI), Gambia tố cáo Miến Điện vi phạm Công ước về diệt chủng năm 1948.

Le Monde cho biết, trong khi chờ đợi phán quyết của tòa, Gambia đòi hỏi những biện pháp khẩn cấp : ngưng ngay việc tàn sát người Rohingya và không được tiêu hủy các chứng cứ. Tuy nhiên theo bà Aung San Suu Kyi, "diệt chủng chỉ là một giả thiết", nêu ra "một cuộc xung đột vũ trang nội bộ". Bà không nói đến "thảm sát", mà cho rằng đó là một chiến dịch quân sự chống lại phe nổi dậy. Suu Kyi đòi hỏi tòa án giao trả "chủ quyền tư pháp" để Miến Điện xét xử một nhúm sĩ quan và lính vừa rồi phải ra tòa án quân sự.

Miến Điện còn phải đối mặt với Tòa án Hình sự Quốc tế (CPI) cũng tại La Haye, phụ trách xét xử các thủ phạm giết người hàng loạt. Tuy nhiên CPI chỉ xử nếu không có phiên tòa nào trong nước, trong khi bà Aung San Suu Kyi cho rằng Miến Điện có thể tự lo.

Thế giới đổi thay, ma thuật Aung San Suu Kyi không còn tác dụng

Trước Tòa án Công lý Quốc tế, các luật sư của Gambia nêu tên tướng Min Aung Hlaing, tổng tham mưu trưởng quân đội Miến Điện. Chân dung được phóng lớn của ông này ngự trị trên một xe tải giữa đám đông người biểu tình phía trước, chủ yếu là người Rohingya tị nạn. Ảnh chụp màn hình tài khoản Facebook của bà "cố vấn nhà nước" với hàng chữ "RAPE = FAKE" (hãm hiếp = tin vịt) được chiếu lên trước tòa, nhưng bà như chìm vào dòng suy nghĩ riêng, không nhìn thẳng vào 17 vị thẩm phán.

Theo Le Figaro, về mặt luật pháp, không có gì buộc "Daw Suu" phải đi đến tận La Haye để biện hộ trước cáo buộc "diệt chủng" nặng nề, dưới sự quan sát của báo chí quốc tế. Nhà lãnh đạo Miến Điện đích thân đến tòa để đương đầu – một quyết định chưa có tiền lệ trong lịch sử tòa án Liên Hiệp Quốc, bất chấp khuyến cáo của những người thân cận.

Ông Khin Zaw Win, cựu tù chính trị, nay là giám đốc Viện Tampadipa ở Rangon, thất vọng trước sự chuyển hướng sang độc tài của thần tượng, nhận xét : "Bà ấy không nghe ai cả, đó là tính cách của bà. Aung San Suu Kyi quyết định đến Châu Âu để vực dậy hình ảnh đang trở nên xám xịt của mình, đóng vai người bảo vệ tổ quốc. Bà chơi trò dân túy".

Tuy nhiên cũng theo ông : "Đó là một sự đặt cược đầy rủi ro. Bà muốn độc chiếm diễn đàn, nghĩ rằng ma thuật Aung San Suu Kyi sẽ có tác dụng như thời xưa. Nhưng thế giới đã thay đổi, và các cáo buộc thì rất sắc bén".

Bậc thang cuối cùng : Chức tổng thống Miến Điện

Lời biện hộ của bà không thuyết phục được dư luận quốc tế, tuy nhiên Aung San Suu Kyi chỉ quan tâm đến chính trường Miến Điện, và Le Figaro cho rằng bà đã thắng cuộc thử thách Hà Lan, trong mục tiêu lấn át ảnh hưởng của phe quân đội và tái đắc cử trong năm tới. Từ khi loan báo quyết định đến La Haye "chiến đấu", bà được hoan nghênh nhiệt liệt trên mạng xã hội, và các cuộc mít-tinh ủng hộ liên tục diễn ra.

Nhà nghiên cứu Moe Thuzar của ISEAS (Viện nghiên cứu Đông Nam Á) ở Singapore nhận định, người dân coi Aung San Suu Kyi như người hùng vì đã nhận lấy những chỉ trích của quốc tế về các hành động do quân đội gây ra. Chiến dịch "đặc nhiệm" ở La Haye với danh nghĩa ngoại trưởng, giúp bà củng cố quyền lực trước các tướng lãnh.

Cho dù phán quyết của tòa như thế nào đi nữa, Aung San Suu Kyi cũng sẽ thu được nhiều lá phiếu trong năm 2020. Bản án của tòa sẽ phải chờ đợi trong nhiều năm, còn cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào tháng 5 hoặc tháng 11 năm tới. Vào buổi hoàng hôn của một cuộc đời chiến đấu, con gái của người anh hùng dân tộc Miến Điện còn một bậc thang cuối cùng để bước tiếp : chức tổng thống của quốc gia 53 triệu dân có vị trí chiến lược giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Hiến pháp cấm bà giữ chức vụ tối cao này do kết hôn với một người ngoại quốc. Để sửa đổi quy định trên, The Lady cần được sự ủng hộ của 75% đại biểu, trong một Quốc hội có 1/4 là quân nhân. Chỉ khi nào thắng áp đảo trong cuộc bầu cử năm 2020, tham vọng này mới đạt được.

Một kịch bản khó thể diễn ra, theo nhiều chuyên gia, nhưng "Bà đầm thép" Miến Điện không phải là người chịu lùi bước. Khin Zaw Win than thở : "Đó là một nhà độc tài". Ngai vàng ở Naypyidaw xứng đáng cho cuộc chiến ở La Haye. Và những người Rohingya sẽ còn khốn đốn lâu dài trong những trại tị nạn bùn lầy ở Bangladesh, bên kia dòng sông biên giới Naf từng chở đầy xác người trong mùa mưa năm 2017.

Anh : Tắt hy vọng trưng cầu dân ý lần hai

Tại Châu Âu, Le Figaro nói về "Sự thất bại của chiến dịch đòi tổ chức cuộc trưng cầu dân ý thứ hai". Ba năm rưỡi sau khi 51,9% người Anh bỏ phiếu ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, những người ủng hộ việc ở lại Châu Âu, thiếu đoàn kết với nhau, đã mất hết hy vọng.

Một loạt những sai lầm chiến lược của các chính khách Anh đã khiến các "remainer" không còn gì để bấu víu : không có sự ủng hộ của một trong hai đảng lớn trong chính quyền, thì mơ ước của họ không thể thành sự thực. Không có một ai đủ sức thu hút để trở thành phát ngôn viên cho phe ủng hộ Châu Âu. Họ đã buông vũ khí, chỉ còn 47% trong số họ muốn tổ chức trưng cầu dân ý lại, theo thăm dò mới nhất.

Ukraine : Không đầu hàng để đổi lấy hòa bình

Cũng liên quan đến Châu Âu, Le Monde nhận định "Hòa bình ở Ukraine vẫn luôn xa vời". Chưa có tiến bộ cụ thể nào trong hội nghị "theo công thức Normandie" (Pháp, Đức, Nga, Ukraine), ngoài một số động thái nhân đạo.

Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine, xuất thân là diễn viên không có kinh nghiệm chính trường, không thể làm gì khác hơn trước một Vladimir Putin đầy mưu mô. Đa số cho rằng ông là nạn nhân lý tưởng của Putin, nhưng Zelensky đã không lùi bước. Ông nhắc lại lằn ranh đỏ mà nhân dân Ukraine đã khẳng định : hòa bình sẽ không được đổi bằng sự đầu hàng.

Mỹ co cụm về chính trị, nhưng vẫn là "sen đầm quốc tế" về quân sự

Nhìn sang Hoa Kỳ, cây bút bình luận Alain Frachon của Le Monde đặt câu hỏi "Phải chăng nước Mỹ rút lui trên toàn cầu ?". Tại Châu Á, Châu Âu và Trung Đông, bây giờ là khởi đầu của việc Hoa Kỳ co cụm lại cả về chính trị lẫn quân sự. Mỹ không bỏ rơi các nước đồng minh, nhưng những nước này không còn trông cậy vào sự bảo vệ của của Washington nữa. Thời kỳ "Hòa bình của Mỹ" (Pax americana) đã kết thúc chăng ?

Xu hướng thật ra có từ thời Barack Obama đã được đẩy nhanh với "America First" (Nước Mỹ trước hết) của ông Donald Trump. Ông tiến hành một chính sách ngoại giao đơn độc, đơn phương trong mục đích chỉ giành lợi ích cho nước Mỹ. Tuần này Washington còn tiếp tục làm tê liệt hoạt động giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Liệu Hoa Kỳ đang rút lui thực sự ? Theo tác giả, không đơn giản như thế. Hiện nay có đến 200.000 quân viễn chinh Mỹ, trong đó phân nửa trú đóng tại Châu Âu, 54.000 quân ở Trung Đông, số còn lại ở Châu Á, với một mạng lưới căn cứ quân sự rộng lớn tại nhiều nơi trên thế giới. Ông Trump giảm bớt cam kết chính trị của nước Mỹ, nhưng về quân sự thì không.

Ông muốn Nhật Bản, Hàn Quốc và Châu Âu phải trả nhiều tiền hơn cho công bảo vệ của Mỹ : Tokyo phải chi gấp năm lần, Seoul gấp bốn còn Bruxelles thì phải cố thêm một chút. Về tình trạng hoạt động (không nói đến chính trị), NATO đang có sức khỏe dồi dào. Riêng tại Trung Đông, lực lượng chiến lược của Mỹ đè bẹp sự hiện diện nhỏ nhoi của Nga, và có thể là Trung Quốc sắp tới. Donald Trump từng muốn bỏ rơi NATO, nhưng Quốc hội đã ngăn cản. Tóm lại, sự co cụm của Mỹ chủ yếu về chính trị chứ không phải quân sự.

Pháp : Mốc tuổi về hưu khiến những nhượng bộ của chính phủ ít được quan tâm

Tại Pháp, cải cách chế độ hưu là tựa chính của tất cả nhật báo Paris ra ngày 13/12/2019. Le Monde chạy tựa "Tranh luận về cải cách chế độ hưu : Mục tiêu còn là bảo đảm giảm chi", La Croix nói về "Những gì còn có thể thương lượng". Nếu Le Figaro quan tâm đến "Cuộc chiến về mốc tuổi" thì Les Echos chú trọng "Cuộc chiến công luận". Libération đặt câu hỏi "Noël : Đình công hay hưu chiến ?".

Hưu bổng và cuộc đình công phản đối đang kéo dài, không chỉ chiếm trọn các trang nhất mà còn là chủ đề chính của các bài xã luận.

Le Mondenhận định đây là "Một thách thức nhiều rủi ro cho chính phủ". Thủ tướng Edouard Philippe hứa hẹn "Sẽ không có người thắng lẫn người thua", nhưng rốt cuộc việc đồng nhất 42 chế độ hưu khác nhau đã khiến các nghiệp đoàn và các đảng đối lập đồng tâm nhất trí chống lại. Việc ấn định "mốc tuổi thăng bằng" là 64 – ai về hưu trước đó sẽ không được lãnh hưu bổng toàn phần – đã khiến nghiệp đoàn CFDT, vốn ủng hộ cải cách, phải kêu gọi đình công ngày 17/12 tới.

Những nhượng bộ của thủ tướng bỗng bị trở thành thứ yếu, trong khi rất đáng kể : bảo đảm hưu bổng tối thiểu 1.000 euro, tính thêm cho các bà nội trợ, người giàu đóng góp nhiều hơn. Không lặp lại các sai lầm trong thời kỳ "Áo Vàng", chính phủ đã cam kết quyền lợi với những người dễ bị tổn thương, và đền bù cho những ai bị thiệt thòi.

Tuy nhiên công cuộc cải cách không chỉ có nội dung mà còn bối cảnh. Kế hoạch cải cách được đưa ra khá trễ, trong một nhiệm kỳ 5 năm được đánh dấu bởi cuộc khủng hoảng xã hội chưa từng thấy, và quan hệ xấu đi với các nghiệp đoàn. Chính phủ chọn lựa việc dùng công luận để chống lại nghiệp đoàn, khiến đất nước rơi vào bất ổn.

"Nước Pháp thầm lặng" trước đình công

La Croixkhuyến cáo "Hãy chọn lựa mục tiêu ưu tiên" để có được sự ủng hộ của các nghiệp đoàn muốn cải cách, và ghi nhận từ hôm qua, ông Edouard Philippe đã tỏ ra muốn hàn gắn với CFDT của ông Laurent Berger. Le Figaro khi nói về mốc tuổi "thăng bằng", cột trụ của cải cách, đã ví von "cũng như ba vua ở xứ Galilea", mọi ánh mắt đều dõi theo ông Berger, người đứng đầu CFDT. Tờ báo cho rằng tuy nghiệp đoàn hàng đầu nước Pháp này đóng vai trò quan trọng, nhưng không thể đại diện cho cả xã hội.

Theo tờ báo cánh hữu, 64 tuổi là ít hơn một tuổi so với tuổi về hưu năm 1980, cách đây 39 năm. Tuổi thọ thời đó ngắn hơn, và tỉ lệ giữa người làm việc và người về hưu cân bằng hơn bây giờ. Đã hẳn là phong trào phản kháng đã cứng rắn hơn, và các cuộc biểu tình sắp tới sẽ đông đảo. Nhưng một nước Pháp thầm lặng, không xe lửa, xe điện ngầm, xe buýt, hàng ngày vô cùng vất vả trong việc di chuyển, sẽ không thể hiểu được bất kỳ nhượng bộ nào về mốc tuổi hưu, cột trụ của cải cách.

Tuổi thọ tăng, sinh suất giảm : Không thể không cải cách

Nhật báo kinh tế Les Echos kêu gọi : "Vững tâm để cải cách". Chấp nhận một thực tế đối với Pháp cũng như Châu Âu, là tuổi thọ ngày càng kéo dài trong khi sinh suất giảm, theo tờ báo, chỉ có một giải pháp chứ không phải 100 ! Chẳng lẽ về hưu ở tuổi 64 vào năm 2027 thay vì trung bình 63 tuổi như hiện nay, là đòi hỏi quá nhiều ? Nếu không sẽ phải tìm cho ra ít nhất 8 tỉ euro một năm kể từ 2025 để trả hưu bổng. Bảo đảm lương hưu mà không làm phương hại đến việc làm qua việc tăng thêm đóng góp của người lao động, chẳng phải là bước đầu của công bằng xã hội hay sao ?

Les Echos cho rằng người lãnh đạo nghiệp đoàn lớn nhất nước Pháp nên đặt lợi ích chung lên trên, như người tiền nhiệm Nicole Notat đã làm trong đợt tổng đình công quy mô hồi năm 1995. Còn Libération ghi nhận các công đoàn đang chia rẽ trong vấn đề có nên hưu chiến trong kỳ nghỉ lễ Noël cuối năm và Tết Dương lịch hay không. Nghiệp đoàn CGT ngành đường sắt cảnh báo sẽ không ngưng chiến, nhưng CFDT muốn tránh kịch bản này.

Thụy My

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế

Cải tổ hệ thống hưu bổng của Pháp : chẳng ai hài lòng

Cải tổ hưu bổng là đề tài chiếm trọn trang nhất tất cả các báo Pháp trong ngày : tất cả các công đoàn, người lao động, các đảng phái chính trị từ tả sang hữu đều bất mãn với kế hoạch cải tổ vừa được thủ tướng Pháp công bố hôm 11/12/2019.

caito1

Đông đảo người dân Pháp biểu tình chống cải tổ chế độ hưu trí, ngày 10/12/2019. Bertrand GUAY / AFP

Trước hết, các báo cùng trở lại với những biện pháp chính của kế hoạch. Le Figaro đúc kết "chế độ phổ quát tính theo điểm tích lũy được trong thời gian đi làm".

Chế độ phổ quát tính theo điểm

Báo La Croix nhìn thấy ít nhất ba "điểm then chốt" trong kế hoạch cải tổ đó : Một là thế hệ sinh năm 2004 sẽ được hưởng chế độ hưu bổng mới, tính theo điểm tích lũy trong thời gian đi làm, biện pháp cải tổ không liên quan đến tất cả những người lao động sinh trước năm 1975. Điểm quan trọng thứ hai là tuổi tối thiểu để về hưu. Bài toán không đơn giản vì có ít nhất ba trường hợp khác nhau : nếu đi làm sớm, ta có thể nghỉ hưu khi tròn 60 tuổi. Bình thường thì người ta có thể về hưu năm 62 tuổi, nhưng trong kế hoạch cải tổ, chính phủ Pháp đưa thêm một khái niệm nữa gọi là "ngưỡng" 64 : đấy là tuổi về hưu bảo đảm được lãnh đầy đủ lương hưu cơ bản. Về hưu trước 64 tuổi, sẽ bị "phạt" ngược lại đi làm thêm sau thì sẽ được "thưởng" thêm. Mức tiền phạt và tiền thưởng đó hiện chưa được ấn định chắc chắn.

Vấn đề thứ ba là trong chế độ mới lương hưu được tính theo điểm tích lũy, mỗi điểm tương đương với một số tiền. Nhưng ai là người ấn định giá trị của mỗi điểm lương hưu đó ?

Tờ báo kinh tế Les Echos nêu lên những câu hỏi thiết thực với người lao động : Với chế độ mới, các khoản đóng góp cho quỹ lương hưu của những người đang đi làm có tăng lên hay không ? Đổi lại, lương hưu trong tương lai tăng hay giảm ?

Libération chơi chữ trong bài báo "Từng điểm một" : Điểm ở đây vừa là những điểm tích lũy để về hưu trong chế độ mới và cũng là những điểm đã được thủ tướng Pháp nêu bật trong kế hoạch cải tổ sắp tới đây. Tờ báo đối chiếu quan điểm của chính phủ và giới công đoàn. Đương nhiên, thủ tướng Edouard Philippe và các bộ trưởng liên quan chỉ nói tới những điểm "lợi" trong kế hoạch mới, còn nhìn từ phía các công đoàn, thì người lao động sẽ "mất mát nhiều" với chế độ mới.

Đồng loạt chống đối

Trong bài xã luận tờ báo thiên tả này mỉa mai : Edouard Philippe đã rất thành công. Ông tìm cách hạ nhiệt tình hình trong công ty đường sắt quốc gia, muốn trấn an các giáo chức, muốn chia rẽ các tài xế lái xe điện ngầm... Thế nhưng, giới tài xế métro lại đoàn kết hơn bao giờ hết. Các thầy cô giáo càng lo lắng hơn sau khi nghe thủ tướng trình bày kế hoạch cải cách và căng thẳng trong ngành hỏa xa của Pháp không hề thuyên giảm. Ngay cả hai công đoàn tương đối ủng hộ tiến trình cải tổ là UNSA và CFDT cũng "nổi giận". Bài xã luận mang tựa đề "Chiffon Rouge", ngụ ý chính phủ khiêu khích công luận.

Trong khi đó, tờ Le Figaro thân hữu và báo kinh tế Les Echos tán đồng thái độ cứng rắn của chính quyền trên hồ sơ nhậy cảm này. Xã luận của Les Echos đánh giá đây là một kế hoạch cải tổ "cân bằng", chính phủ hành động một cách "có trách nhiệm" vì bắt buộc phải cải tổ nhưng đồng thời cũng đã kéo dài giai đoạn chuyển tiếp vì "công bằng xã hội". Cũng báo Les Echos đánh giá chính phủ đã có những bước "nhượng bộ không nhỏ". Vấn đề còn lại là liệu rằng "các điều kiện" để công đoàn chấp nhận kế hoạch cải tổ đó có được hội đủ hay không ? Tờ báo cho rằng, chính phủ Pháp "vẫn đang và sẽ phải tiếp tục trả giá cho mối quan hệ không suôn sẻ với các công đoàn".

Báo công giáo La Croix nhìn rộng hơn khi nêu lên câu hỏi "công luận Pháp liệu có sẵn sàng để thay đổi chế độ hưu bổng hay không ?". Tờ báo chơi chữ : Thủ tướng Edouard Philippe "cứng rắn" nhưng không "cứng nhắc" trên hồ sơ nhậy cảm này.

Tờ Le Monde nói đến tổng thống Emmanuel Macron trong thế của một người làm xiếc đi dây : nới lỏng một số quyết định để làm hạ nhiệt phong trào phản kháng, nhưng đồng thời cũng cần tránh để những người ủng hộ ông thất vọng. Bởi năm 2017 Emmanuel Macron đã được cử tri bầu lên với hy vọng vị tổng thống trẻ tuổi này thực sự cải tổ nước Pháp. Nhưng như một nhà chính trị học của Pháp bình luận : coi chừng, vì muốn làm mọi người vừa lòng, rốt cuộc chẳng một ai hài lòng !

Bầu cử Quốc hội Anh

Nhìn sang Anh Quốc, tương lai chính trị của thủ tướng Boris Johnson và tương lai nước Anh trên con đường Brexit tùy thuộc vào lá phiếu của cử tri trong cuộc bầu cử hôm 12/12/2019. Với Le Monde, bài toán khá đơn giản : trong trường hợp thủ tướng mãn nhiệm giành được đa số tại Nghị Viện, gần như chắc chắn là Luân Đôn sẽ ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu vào ngày 31/01/2020. Bằng không, vương quốc này lại mất "nhiều tháng đợi chờ" chân trong chân ngoài với Liên Âu. Libération nêu lên một kịch bản thứ ba : Sau cuộc bỏ phiếu hôm nay, không đảng nào có đa số rộng rãi để điều hành đất nước.

Theo báo Les Echos, đảng bảo thủ của thủ tướng Boris Johnson đang dẫn đầu các thăm dò về ý định bỏ phiếu nhưng khoảng cách đã "bị thu hẹp lại trong những ngày gần đây". Cùng lúc, thăm dò trên mạng YouGov cho thấy cử tri trong độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi đăng ký đi bầu tăng 55 % so với hồi 2017 và trong cuộc bầu cử cách nay hai năm, 66 % trong số này đã bỏ phiếu cho Công Đảng. Thông tín viên của báo Le Figaro tại Luân Đôn cũng nhận thấy rằng "tại trụ sở của đảng Bảo Thủ Anh, mọi người trong trạng thái bất ổn". Về phần cử tri, theo nghi nhận của báo La Croix, những người có truyền thống ủng hộ phe bảo thủ còn đang do dự không biết có nên tin tưởng vào Boris Johnson hay không, một số khác "đành cam chịu" vì biết rằng "không có sự chọn lựa nào khác".

Bầu cử tổng thống Algeria

12/12/2019 cũng là ngày cử tri Algeria được kêu gọi bầu lại tổng thống, sang trang thời đại Bouteflika, tất cả các ứng cử viên đều là người của "chế độ cũ" : 2 người từng là thủ tướng, 2 cựu bộ trưởng và 1 người từng là đại biểu quốc hội.

Libération dự báo "tỷ lệ người không đi bầu sẽ cao kỷ lục". Một ngày trước bầu cử tổng thống Algeri, hàng ngàn thanh niên tại thủ đô Alger vẫn hô to khẩu hiệu "không có chuyện quay lại với quá khứ". Tờ báo kết luận "không một cuộc bầu cử nào có thể bóp ngạt cuộc cách mạng mà giới trẻ Algeria đang tiến hành".

Le Figaro bi quan hơn qua đánh giá "quân đội và tiền bạc đỡ đầu cho một cuộc bầu cử giả tạo". Một cựu quan chức Algeria thổ lộ "ảnh hưởng của gia đình Bouteflika vẫn còn nguyên vẹn".

Aung San Suu Kyi phủ nhận cáo buộc diệt chủng

Về thời sự Châu Á, Libération không khỏi thất vọng vì bà Aung San Suu Kyi, một ngọn chờ đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền từng được thế giới ngưỡng mộ. Trước Tòa án Công lý Quốc tế La Haye, lãnh đạo Miến Điện hòa toàn chối bỏ các cáo buộc "diệt chủng" nhắm vào người Rohingya. Trong suốt bài phát biểu, bà không một lần nhắc đến tên sắc tộc thiểu số này và đã từ chối cộng tác với các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc. Aung San Suu Kyi tuyệt nhiên không giải thích vì sao 740.000 người phải bỏ xứ ra đi hồi tháng 8/2017 sau một đợt "thanh lọc chủng tộc".

Giải Nobel Hòa Bình năm 1991 tuyên bố "rất lấy làm tiếc là Gambia đã căn cứ trên những thông tin sai lệch và không đầy đủ về tình hình tại bang Rakhine" để cáo buộc Miến Điện phạm tội "diệt chủng".

Trung Quốc chuẩn bị một kế hoạch kích cầu ?

Cũng về Châu Á, thêm một dấu hiệu cho thấy kinh tế Trung Quốc bị chựng lại. Bắc Kinh phải chăng đang chuẩn bị một gói kích cầu trước viễn cảnh tỷ lệ tăng trưởng vào năm tới chỉ dao động khoảng 6 % ? Theo thông tín viên tờ Le Monde, chính quyền dường như đang chuẩn bị dư luận trước viễn cảnh "GDP nước này tăng ở mức thấp nhất từ 30 năm qua". Nhưng quan trọng hơn nữa là tranh cãi ngày càng trở nên gay gắt trong nội bộ Đảng. Một bên thì chủ trương "cải tổ" và bên kia dứt khoát ưu tiên đạt mục tiêu tăng trưởng cao để đổi lấy ổn định trong xã hội. Phe này đổ lỗi cho chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và dường như lập luận này đang thắng thế.

Dù vậy, điều hãn hữu là một chuyên gia kinh tế Trung Quốc, được tờ Trung Hoa Nhật Báo số ra ngày 11/12/2019 trích dẫn, dám đưa ra nhận định như sau : Không nên đổ lỗi cho Mỹ hay chính sách thương mại của Donald Trump. Mức tăng trưởng thực sự của Trung Quốc chỉ ở khoảng từ 5 đến 5,5% một năm. Những khó khăn của Trung Quốc chủ yếu xuất phát từ trong nước.

WTO chết não ?

Kể từ 12 giờ đêm 11/12/2019, tòa án trọng tài của Tổ chức Thương mại Thế giới ngưng hoạt động vì không còn đủ số tối thiểu ba thẩm phán. Les Echos cho rằng "Donald Trump đạt được mục tiêu làm tê liệt Tổ chức Thương mại Thế giới". Le Monde cũng đưa ra nhận định tương tự : Mỹ đã thành công, "dẹp bỏ công cụ bảo đảm mậu dịch đa chiều để áp đặt luật lệ của kẻ mạnh".

Facebook kém hấp dẫn ?

Trong bảng xếp hạng của Glassdoor về những tập đoàn có sức hấp dẫn nhất đối với nhân viên, năm 2019, Facebook bị tụt điểm. Tập đoàn do Mark Zuckerberg lập ra rơi xuống hạng thứ 23, tụt 17 bậc thang so với năm ngoái và mới chỉ cách nay hai năm, Facebook vẫn đứng đầu bảng. Theo tờ Le Figaro, thông thường, bảng xếp hạng Glassdoor căn cứ vào những tiêu chuẩn như là tiền lương, môi trường làm việc "thân thiện", điều kiện làm việc và trang thiết bị dành cho nhân viên trong những giờ giải lao. Điều an ủi duy nhất là trong số các tập đoàn GAFA, Google và Apple cũng bị tụt hạng. Còn Amazon thậm chí không có tên trong danh sách vàng này !

Thanh Hà

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế

Châu Âu muốn tăng tốc sang kinh tế Xanh : Ba thách thức trước mắt

Hai kế hoạch lớn của Châu Âu và Pháp dự kiến công bố là tâm điểm chú ý của báo chí Pháp. Thứ nhất là dự án cuộc cải cách hưu trí đang bị phản đối dữ dội tại Pháp. Sau nhiều tháng để không khí mơ hồ ngự trị, quyết định "hạ bài" của chính phủ Pháp hôm nay, 11/12/2019, là tựa trang nhất của nhiều nhật báo. Trước hết xin giới thiệu về dự án của tân Ủy ban Châu Âu tăng tốc đưa Châu lục chuyển sang nền kinh tế Xanh.

xanh1

Tân chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen trình bày cương lĩnh định hướng cuộc chuyển hóa sang nền kinh tế Xanh (Green New Deal), Bruxelles, 11/12/2019.Aris Oikonomou / AFP

Les Echos chạy tựa trang nhất : "Khí hậu : Chương trình 1.000 tỉ euro của Liên Âu", với hình tân chủ tịch Ủy ban, nữ chính trị gia Đức Ursula von der Leyen. Đầu tư cho cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế không sử dụng năng lượng hóa thạch là mặt trận đầu tiên của tân chủ tịch Ủy ban Châu Âu, kể từ khi nhậm chức.

"Green Deal" (Thỏa ước Xanh) là tên gọi của kế hoạch hành động khẩn cấp của Liên Âu. Với trọng lượng kinh tế đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ, nhưng chỉ chịu trách nhiệm 9% lượng khí thải toàn cầu, Liên Hiệp Châu Âu coi cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế Xanh vừa là chiến lược dài hạn, cơ hội riêng cho kinh tế Châu lục tăng trưởng, nhưng cũng vừa là con đường xây dựng một mô hình mới, đưa nhân loại thoát khỏi nguy cơ diệt vong nhãn tiền, với đà nóng lên nhanh chóng của khí hậu.

Tính khẩn cấp của cuộc chiến Khí hậu gắn chặt với tình trạng khẩn cấp về kinh tế. Chủ tịch Ủy ban Châu Âu nhấn mạnh : "Thỏa ước Xanh sẽ là chiến lược tăng trưởng mới của Châu Âu". Về mục tiêu chung, hai cái đích đã được đưa ra : Trung hòa khí thải vào năm 2050, và giảm từ 50 đến 55% khí thải vào năm 2030, so với cái đích giảm 40% trước đây.

Chuyển hóa xã hội về mọi mặt

Thứ Sáu tuần trước, nhiều tài liệu làm việc của Ủy ban được công bố cho thấy hàng loạt lĩnh vực liên quan, từ chính sách năng lượng, vận tải, đa dạng sinh học, nông nghiệp, xây dựng, tài chính, thương mại quốc tế, quan hệ đối ngoại… Tóm lại, đây là một dự án chuyển hóa xã hội "trên quy mô toàn thể", theo nguồn tin từ các dân biểu Châu Âu.

Khí hậu, hay cuộc chuyển hóa sang xã hội không khí thải, là mục tiêu số một của Liên Âu, và dự án đầu tư 1.000 tỉ đô la trong 10 năm tới là điều đã rõ. Vấn đề cụ thể là Liên Âu nỗ lực "về tài chính và về chính trị" như thế nào để đạt được mục tiêu đề ra.

Chúng ta biết, các quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu sẽ có tiếng nói quyết định trong việc huy động ngân sách, trong khuôn khổ các thương lượng về kế hoạch 2021-2027 của Liên Hiệp. Các tranh luận tại thượng đỉnh Liên Âu ngày mai và ngày mốt hứa hẹn sẽ căng thẳng.

Trong lúc một số tổ chức phi chính phủ khẳng định số tiền trên chỉ đủ chi phí cho một phần ba nhu cầu, thì nhiều tập đoàn công nghiệp lớn cảnh báo là một quyết định tăng tốc chuyển đổi "quá nhanh chóng", với các mục tiêu "phi hiện thực" sẽ là "điều phản tác dụng".

Xã luận Les Echos, với tựa đề "Sinh thái : Nếu người ta tăng tốc thì sao ?" nhấn mạnh đến nỗi lo ngại : nếu Ủy ban Châu Âu đứng trước tình thế phải hành động quá gấp gáp, họ sẽ không có đủ thời gian để kịp thương lượng và thuyết phục bên lập pháp.

Ba thách thức lớn : Ba nước Đông Âu, thuế các-bon biên giới, thuế xăng dầu

Cũng trong hồ sơ này, Les Echos có bài "Nhiều căng thẳng tại Châu Âu sắp tới", nói về những thách thức mà Ủy ban Châu Âu phải vượt qua trong việc tìm kiếm các thỏa hiệp với các quốc gia thành viên và thuyết phục các ngành công nghiệp đồng hành trong công cuộc biến chuyển này.

Thách thức thứ nhất là từ nhóm ba nước miền đông (Ba Lan, Hungary, Cộng hòa Czech), vốn còn rất phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch (than đá). Ngày hôm nay, Ủy ban Châu Âu sẽ phải công bố các trợ giúp tài chính, để đổi lại thỏa thuận của ba quốc gia nói trên với mục tiêu chung của Liên Hiệp.

Thách thức thứ hai là ngành xe hơi. Để thuyết phục Đức, nhà sản xuất xe hơi hàng đầu nỗ lực hơn, Thỏa ước Xanh công bố hôm nay ắt hẳn sẽ phải đề xuất việc xây dựng lại hệ thống trao đổi hạn mức khí thải chung. Hệ thống mới sẽ phải bao gồm khí thải trong ngành vận tải đường biển, đường sông, cũng như giảm bớt các ưu đãi về thuế nhiên liệu với ngành hàng không.

Thách thức thứ ba là Liên Âu phải tạo được một cơ chế đánh thuế các-bon tại biên giới, dù không chính thức gọi là thuế. Số tiền thu được từ "cơ chế điều chỉnh các-bon tại biên giới" (tên gọi chính thức) có thể sẽ được đầu tư một phần cho các nước xuất khẩu hàng sang Châu Âu, để đầu tư cho năng lượng Xanh, một phần khác cho các đầu tư tại Châu Âu. Hiện tại vấn đề này vẫn đang được bàn thảo. Về nguyên tắc, loại thuế các-bon mới này phải bảo đảm "cạnh tranh bình đẳng", phù hợp với các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Cùng với việc thiết lập thuế các-bon tại biên giới Liên Âu, giá khí thải các-bon trong nội địa Châu Âu cũng sẽ phải được nâng lên.

Thị trường khí thải các-bon toàn cầu : Bế tắc tại COP25

Trong lúc Ủy ban Châu Âu chuẩn bị công bố Thỏa ước hành động khẩn cấp để chuyển sang nền kinh tế Xanh,cùng với vấn đề cách tính lượng khí thải, dự án thị trường mua bán tín dụng khí thải các-bon toàn cầu vẫn đang trong tình trạng bế tắc tại Thượng đỉnh Khí hậu COP25 (Tây Ban Nha).

Theo Les Echos, tại Madrid, cộng đồng quốc tế đang bị chia rẽ hơn bao giờ hết trong việc tìm ra phương thức thực thi điều 6 của Hiệp ước Khí hậu Paris 2015. Về nguyên tắc, Hiệp ước Khí hậu sẽ có hiệu lực kể từ năm tới 2020, thay thế cho Nghị định thư Kyoto. Nếu từ nay cho tới đó không đạt được đồng thuận về phương thức thực thi điều 6, thì việc phối hợp quốc tế để thực thi Hiệp ước Paris 2015 sẽ rất khó khăn.

COP25, sẽ kết thúc trong ba ngày nữa, về nguyên tắc là cơ hội lớn cuối cùng cho phép đạt đồng thuận trước khi Nghị định thư Kyoto có hiệu lực.

Mục "Hành tinh" của Le Monde có hồ sơ "Tại COP25, hồ sơ thị trường các-bon đầy gai góc" cho biết cụ thể là văn bản dài 34 trang, về chủ đề này, vẫn còn đến 423 điểm bất đồng.

Trên lý thuyết, thị trường mua bán khí thải sẽ cho phép các quốc gia nghèo nhận được nhiều đầu tư hơn cho năng lượng Xanh, từ các nước phát khí thải nhiều hơn mức cam kết. Tuy nhiên, thị trường này được ví như con dao hai lưỡi. Một trong các lo ngại lớn là hệ thống mua bán khí thải các-bon, nếu thiếu đi các nguyên tắc minh bạch, công bằng và hiệu quả, sẽ thay vì khuyến khích các bên nỗ lực hành động để cắt giảm khí thải, chỉ tạo ảo giác về tình trạng khí thải giảm mạnh nói chung, điều trái ngược với thực tế.

Cải cách hưu trí Pháp : "Chính phủ hạ bài"

Trở lại nước Pháp, trang nhất nhật báo Libération tóm rõ tình hình cuộc cải cách hưu trí với hai bức ảnh. Bên trên là thủ tướng Edouard Philippe (dự kiến công bố dự án cải cách hôm nay), phía dưới là hình ảnh một cuộc biểu tình chống cải cách trên đường phố. Ở giữa là hàng tựa : "Cải cách hưu trí : Mọi lá bài đã đặt trên mặt bàn".

Liệu có cơ hội thoát khỏi khủng hoảng hay không ? Có thể. Phong trào phản kháng bước có phần hạ nhiệt hôm qua, và hôm nay đến lượt thủ tướng Pháp công bố chi tiết dự án.

Bài xã luận của Libération, với tựa đề : "Cái giá phải trả", ghi nhận : nếu chính phủ trấn an được giới giáo viên, giới viên chức, thỏa mãn những yêu sách của các nghiệp đoàn CFDT và UNSA, thì chính quyền có thể hy vọng phong trào sẽ ít thu hút người tham gia hơn. Đặc biệt là tại hai tập đoàn vận tải RATP và SNCF, phản kháng sẽ giảm bớt, nếu chính phủ chấp nhận chỉ giới hạn áp dụng cải cách hưu trí với những người mới vào nghề. Nếu các nhân viên RATP và SNCF ít tham gia bãi công, giao thông công cộng sẽ được nối lại… Tóm lại, theo Libération, chính phủ cần phải trả giá.

Phong trào phản kháng sụt giảm, chính phủ "hạ bài" cũng là ghi nhận của Le Figaro trên trang nhất. Tuy nhiên, trong bài xã luận "Cứu vãn danh dự", nhật báo thiên hữu tỏ ra không mấy tin tưởng. Le Figaro dự đoán, con đường thoát khỏi khủng hoảng sẽ còn dài, trước khi mỗi người tìm thấy lối ra. Le Figaro nhấn mạnh là mục tiêu đầy tham vọng, tập trung hàng chục chế độ hưu trí khác biệt hiện hành trong một chế độ duy nhất công bằng hơn, hoàn toàn không phải là điều dễ dàng đạt được. Chính quyền sẽ bắt buộc phải có các nhân nhượng, nhiều khi rất đắt giá, và đôi khi không hề liên quan đến cuộc cải cách.

Theo Le Monde, ba nghiệp đoàn chính của cảnh sát kêu gọi bãi công kể từ hôm nay, chống lại dự án cải cách, mà theo họ xâm phạm đến quy chế đặc biệt của ngành nghề này. Báo La Croix dành hồ sơ chính chủ đề : mở rộng diện ưu đãi với những ngành nghề nặng nhọc có thể giúp cải cách hưu trí dễ được chấp nhận hơn.

Về cuộc cải cách hưu trí bị phản đối dữ dội, Le Monde giới thiệu trên trang nhất "Cảnh báo của các kinh tế gia gần gũi với Macron". Ba nhà kinh tế từng tham gia xây dựng cương lĩnh kinh tế tranh cử tổng thống của Macron hồi 2017 phê phán tình trạng "thiếu minh bạch trong việc tiến hành cải cách".

Vẫn Le Monde chú ý đến các lo ngại trong ngành khách sạn, nhà hàng về phong trào phản kháng kéo dài ảnh hưởng đến kinh tế, nhưng trước mắt xung đột xã hội không ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng, trái ngược với những khó khăn rất lớn hàng ngày mà người Pháp phải gánh chịu về giao thông đi lại. Le Monde nhắc lại kinh nghiệm từ cuộc bãi công khổng lồ kéo dài cuối năm 1995 tại Pháp, kéo dài cả tháng, gây tổng thiệt hại, được coi là tương đối không lớn, với khoảng 0,05% GDP nước Pháp.

Nợ gia đình Trung Quốc tăng vọt, nhiều dự án nhà chọc trời đóng băng

Về thời sự Châu Á, Le Monde có bài về tình trạng nợ gia đình quá cao tại Trung Quốc, đến mức Ngân hàng trung ương phải báo động, trong một báo cáo hôm 25/11, trong lúc tăng trưởng chững lại ở mức thấp nhất từ 28 năm nay. Chính quyền Trung Quốc lo ngại, vì tiêu thụ gia đình nội địa đóng góp 60% cho tăng trưởng (20% do xuất khẩu – theo thống kê quý một 2019). Một lý do chủ yếu của việc nợ gia tăng là do giá bất động sản gia tăng. Các gia đình trung lưu phải giảm bớt chi tiêu, cụ thể như trong việc mua sắm xe hơi. Trong hai năm vừa qua, số xe bán ra giảm 17%.

Chính quyền Trung Quốc thường dùng thị trường bất động sản làm đòn bẩy kích thích kinh tế, trong trường hợp tăng trưởng giảm sút. Bất động sản đóng góp thông thường từ 20 đến 30% tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, Le Monde ghi nhận tình trạng nhiều dự án nhà chọc trời của Trung Quốc đang bị đóng băng, do thiếu vốn. Theo báo Anh Financial Times, hiện tại hơn 10 dự án nhà cao hơn 300 mét đang bị đình trệ.

Trọng Thành

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế

Pháp tiếp tục tê liệt vì làn sóng chống cải cách hưu bổng

Thời sự chiếm trang nhất của các báo Pháp ngày 10/12/2019 vẫn là cải cách hưu bổng và các cuộc đình công biểu tình tiếp tục phong tỏa cả nước Pháp trước khi dự luật được thủ tướng chính thức công bố ngày 11/12. Nước Pháp tiếp tục bị tê liệt kéo dài bởi phong trào biểu tình đình công chống dự án cải cách hưu bổng.

phap1

Đoàn người biểu tình chống cải cách chế độ hưu trí tại thành phố Marseille, miền nam Pháp, ngày 10/12/2019. Reuters/Jean-Paul Pelissier

Báo La Croix đến với đối tượng giáo viên, những người đang lo ngại sẽ bị thiết thòi nhất trong chương trình cải cách hưu bổng. Tờ báo dành nhiều bài viết để giải thích giáo viên thực sự là những người sẽ bị thiệt trong cách tính lương hưu theo dự án cải cách của chính phủ. Đó cũng lý do để họ huy động tham gia đông đảo vào phong trào phản đối cải cách hưu bổng.

Nhật báo Libération có phóng sự dài trong các cuộc xuống đường chống cải cách hưu bổng ở khắp mọi miền đất nước để tìm hiểu căn nguyên nỗi phẫn nộ của phong trào phản kháng. Tờ báo cảnh báo sẽ có hàng trăm nghìn người trên khắp nước Pháp xuống đường ngày 10/12, trong bối cảnh mà nỗi bất bình dấy từ phong trào Áo Vàng vẫn còn đó.

Nhật báo Le Monde chạy tựa chính : "Hưu bổng : Chính phủ tới giờ lựa chọn". Le Monde gọi đây là "tuần đầy nguy hiểm của hành pháp". Tờ báo cho biết : Ngày thứ 5 đình công, các cuộc họp liên tiếp ở phủ tổng thống và thủ tướng để có được quyết định mấu chốt trước khi trình toàn bộ cuộc cải cách ngày 11/12. Các tổ chức công đoàn vẫn không chịu lùi bước trong khi chính phủ vẫn quyết tâm thực hiện bằng được chương trình cải cách bị phản đối rộng khắp.

Trong khi đó, Le Figaro ngắn gọn bằng hàng tựa lớn trang nhất : "Phong tỏa lớn". Tờ báo dành tới 6 trang báo cho sự kiện. Trong bài xã luận, Le Figaro nhấn mạnh vấn đề cốt lõi của cuộc cải cách hưu bổng : "Đó là hệ thống hưu trí của chúng ta không thể chịu được về mặt tài chính. Ở đất nước của chúng ta cũng như nhiều nơi khác, mọi người giờ ngày càng sống lâu hơn, tức là thời gian không làm việc cũng kéo dài hơn. Không tính đến thực tế hiển nhiên này tức là để lại cho thế hệ tương lai gánh nặng không chịu nổi. Các nước trên thế giới đều hành động, quyết định kéo dài tuổi về hưu, thường là 65 tuổi, muộn hơn Pháp 3 năm. Vậy thì phải đợi đến bao giờ chúng ta mới hành động cho có trách nhiệm".

Một trong những điểm gai góc nhất của cuộc cải cách này là chính phủ muốn xóa bỏ một số chế độ đặc biệt về hưu bổng, những ưu đãi có từ thế kỷ trước mà chỉ có nhân viên đường sắt và một số ngành nghề hay ngạch công chức được hưởng. Đây cũng là điểm mà các công đoàn quyết giữ bằng được.

Le Figaro cũng cho biết thêm, theo một thăm dò dư luận của Viện Elabe, 43% người dân Pháp cho rằng phong trào đình công hiện nay trước hết là cuộc huy động chống lại chính sách của tổng thống Emmanuel Macron trước khi phản đối cải cách hưu bổng. Người ta đang chờ đợi chính phủ sẽ nhượng bộ đến đâu để chèo lái con thuyền cải cách rất cần phải có đi trong trong bão tố xã hội.

Giải Nobel Hòa Bình Aung San Suu Kyi ra trước tòa án quốc tế

Về chủ đề quốc tế, các báo Pháp đặc biệt chú ý tới sự kiện, ngày 10/12, lãnh đạo chính quyền Miến Điện, giải Nobel Hòa Bình 1991, bà Aung San Suu Kyi ra trước Tòa Án Quốc Tế La Haye giải trình về những cáo buộc Miến Điện phạm tội diệt chủng trong các cuộc đàn áp người thiểu số Hồi giáo Rohingya.

Hiện nắm giữ chức cố vấn đặc biệt Nhà nước, bà Aung San Suu Kyi từ năm 2016 thực chất là lãnh đạo chính quyền Miến Điện.

Le Monde nhận xét việc bà Aung San Su Kyi phải đích thân đến Tòa Án Quốc tế để biện minh cho đất nước Miến Điện là một trớ trêu của số phận. Trong thời gian dài là nhà ly khai, kình địch của giới quân sự Miến Điện, từng bị chính quyền quân sự quản thúc tại gia trong suốt 15 năm, giờ bà Aung San Suu Kyi đích thân đến Hà Lan làm một cái việc đầy nghịch lý mà thực chất là biện hộ cho những hành động tàn bạo của quân đội.

Le Monde nhận thấy, từ đầu thảm kịch của người Rohingya, bà Aung San Suu Kyi đã tạo cảm giác cho thấy dường như bà là người đang bênh vực các tướng lĩnh quân đội. Bà vẫn lập luận là các nước phương Tây không hiểu gì về thực tế chính trị, xã hội ở bang Rakhine (Arakan), nơi có đa số dân là người Rohingya.

Theo tác giả của bài viết, thực tế thì bà Aung San Suu Kyi quan tâm trước hết là vấn đề đối nội Miến Điện khi đến La Haye. Người dân tộc Miến, chiếm 70% dân số của nước này, hầu hết thù ghét người Rohingya do nhiều yếu tố lịch sử để lại. Tờ báo phân tích : "Đến La Haye để bảo vệ đất nước sẽ được người ủng hộ trong nước nhìn nhận như là một hành động can đảm". Đó sẽ là một hình ảnh đẹp, có lợi cho bà trong cuộc bầu cử Quốc hội vào năm 2020. Trong kỳ bầu cử trước 2015, đảng của bà Aung San Suu kyi, Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (LND) đã giành chiến thắng lớn, giờ đây đang chuẩn bị cho một cuộc đua mới.

Cùng thời sự này, La Croix có bài "Diệt chủng người Rohingya, Aung San Suu Kyi lên tuyến đầu". Biểu tượng của dân chủ ở Miến Điện một thời sẽ ăn nói thế nào với các quan tòa ? Tờ báo trích dẫn nhận định của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu chính trị. Theo các nhà nghiên cứu, tại La Haye, "bà Aung San Suu Kyi sẽ đề nghị cộng đồng quốc tế kiên nhẫn, bà sẽ biện hộ cho tính chất vô cùng phức tạp của tình hình và công cuộc tái thiết đang diễn ra trong đất nước bà. Bà sẽ bảo đảm người Rohingya có thể trở về…".

Nhưng dù sao thì lần xuất hiện trước tòa án Quốc Tế La Haye lần này cũng làm mờ nhạt thêm hình ảnh của một giải Nobel Hòa Bình, từng là "nhà vô địch" của phương Tây về dân chủ.

Hồ sơ Bắc Triều Tiên trở lại vạch xuất phát

Liên quan đến Châu Á, báo Les Echos đề cập đến hồ sơ Bắc Triều Tiên với nhận định : "Bắc Triều Tiên cố tình khuấy động lại căng thẳng". Tờ báo nhận thấy, "Từ hàng thập kỷ qua luôn là bên kiểm soát lịch trình ngoại giao, giờ đây Bình Nhưỡng đã khép lại giai đoạn hòa dịu hai năm vừa qua bằng một loạt các vụ thử tên lửa và ngày càng cứng giọng với Washington. Bắc Triều Tiên cũng vừa cho mở lại căn cứ quân sự chiến lược mà họ đã cho đóng cửa năm 2018".

Sau thời gian hai năm thử hòa hoãn đàm phán không được như ý muốn, Bình nhưỡng bắt đầu thay đổi chiến thuật, thậm chí đại sứ Bắc Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc Kim Song hôm thứ Bảy 07/12 còn tuyên bố : "Vấn đề giải trừ hạt nhân không còn đặt trên bàn đàm phán nữa". Dường như thái độ cứng rắn trở lại của Bắc Triều Tiên cũng lại một lần nữa tìm sự chú ý của Washington.

Nga bị xóa tên trên bản đồ thể thao thế giới

Một thời sự khác đang gây xáo động làng thể thao thế giới "Nga bị gạch tên khỏi bản đồ thể thao thế giới", tựa của báo Le Figaro. Cơ quan Chống doping Thế giới (AMA) tại Lausanne Thụy Sĩ hôm 09/12 vừa thông báo một loạt trừng phạt chưa từng có, cấm các vận động viên Nga trong vòng 4 năm tham gia các cuộc thi đấu quốc tế.

Như vậy, các vận động viên Nga sẽ bị loại khỏi Thế vận hội mùa Hè Tokyo 2020 và mùa Đông Bắc Kinh 2022. Trong thời gian trên, Nga còn bị cấm đăng cai các sự kiện thể thao quốc tế. Nga sẽ phải rút quyền tổ chức giải vô địch thế giới bóng chuyền và vật vào năm 2022. Tất nhiên Nga và Cơ quan chống doping của mình (Rusada) có 21 ngày để kháng nghị lên Tòa án Trọng tài Thể thao, định chế phán xử cao nhất.

Le Figaro ghi nhận, đây là "những trừng phạt nặng nề nhất trong lịch sử của Cơ quan Chống doping Thế giới" (thành lập năm 1999). Đây cũng là sự đáp trả mạnh mẽ vụ bê bối từ nhiều tháng qua đã đầu độc bầu không khí thế thao thế giới.

Ngược lại thời gian, Le Figaro cho biết : Năm 2014, Sochi đã trở thành biểu tượng của niềm kiêu hãnh khi Nga đứng đầu bảng tổng sắp huy chương ở Thế vận hội mùa Đông. Mặt trái của vị thế thống trị của thể thao Nga lộ ra sau phát giác vụ bê bối tổ chức cho các vận động viên Nga sử dụng doping một cách có hệ thống từ năm 2011 đến 2015, trong đó có sự tham gia chỉ đạo của nhiều cơ quan của chính phủ như Bộ Thể thao và cơ quan tình báo FSB. Từ đó đến nay, các vận động viên Nga đã bị nhiều trừng phạt cấm tham gia các giải thi đấu quốc tế lớn.

Xác định cơ quan chống doping Nga đã cung cấp các dữ liệu sử dụng doping giả mạo, không đúng sự thật, MAM quyết định ra đòn trừng phạt nặng lần này. Nhật báo Libération ghi nhận quyết định đã tác động tới cả một thế hệ vận động viên chân chính. Họ vừa cảm thấy bất công nhưng đồng thời phẫn nộ với chính định chế thể thao của nước nhà.

Các vận động viên Nga vẫn có cơ hội được tham gia các cuộc thi đấu quốc tế nhưng dưới màu cờ trung lập. Đặc ân này sẽ trở nên vô nghĩa khi các vận động viên thể thao đến so tài ở các cuộc thi đấu quốc tế là vì màu cờ sắc áo của đất nước và vì niềm tự hào của dân tộc.

Anh Vũ

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế

Từ bầu tổng thống Mỹ đến tổng thống Pháp, bàn tay can thiệp của GRU

Tại Pháp, Cuộc tổng đình công chống dự án cải cách hưu trí tiếp tục làm tê liệt giao thông. Hôm nay, Paris tiếp tổng thống Nga và Ukraine trong nỗ lực tái lập hoà bình tại Donbass, một nhiệm vụ bất khả.

baucu1

Ảnh minh họa : Tranh cử tổng thống Pháp 2017. Reuters/Robert Pratta

Bên cạnh thời sự nóng bỏng này, chọn đúng ngày Putin đến Pháp, nhật báo Le Monde công bố bằng cớ chứng minh tình báo quân đội Nga can thiệp vào bầu cử Pháp, đánh phá Emmanuel Macron năm 2017.

Cuộc tấn công đến từ nước Nga : APT28 và 26165

Qua tựa "MacronLeaks, cuộc tấn công đến từ nước Nga", Le Monde trưng bày những bằng chứng sau hai năm điều tra với kết luận : cuộc tấn công mạng đánh phá chiến dịch tranh cử của ứng viên Macron năm 2017 là do mạng lưới tin tặc của GRU, An ninh Quân đội Nga, sau khi đã thành công đánh phá ứng cử viên đảng Dân chủ Hoa Kỳ Hillary Clinton năm 2016.

Sau hai năm kiên nhẫn phanh ra từng manh mối, khởi đầu máy điện tử của ban vận động bầu cử của Emmanuel Macron bị xâm nhập và tiếp theo là một số thông điệp bị phát tán ngay trước ngày bầu cử tổng thống Pháp, Le Monde có thể kết luận "hai đơn vị tin tặc của Nhà nước Nga đã tìm cách khuynh đảo bầu cử Pháp". Vào lúc đó, ban tham mưu của ứng viên Macron chỉ tố cáo "một dạng can thiệp" từ nước ngoài.

Trong cuộc tìm kiếm sự thật này, còn có các chuyên gia của Google, của hãng an ninh mạng Fire Eyes. Tất cả đều truy đến gốc hai đơn vị trực thuộc cơ quan an ninh quân đội Nga gọi tắt là GRU, gần đây cải danh thành GU. Bắt đầu là nhóm APT28, từ tháng 03/2017 gài bẫy đối tượng bằng thông điệp mồi để từ đó xâm nhập đánh cắp mật mã và dữ liệu. Vào thời điểm đó, quan hệ giữa APT28 với GRU chỉ là mối nghi ngờ. Nhưng qua công cuộc điều tra tỉ mỉ của Chưởng lý đặc biệt Mỹ Robert Muller, người ta biết rõ APT28 và đơn vị 26165 của GRU là một nhà. Một số điệp viên của 26165 đã bị tư pháp Mỹ nêu đích danh là thủ phạm đánh cắp thư điện tử của Hillary Clinton rồi tiết lộ cho WikiLeaks phát tán để đánh phá uy tín ứng cử viên đảng Dân chủ Hoa Kỳ. Phương pháp hành động này vào năm 2016 tại Mỹ không khác gì chiến thuật tiến hành tại Pháp giữa hai vòng bầu tổng thống vào năm 2017.

Để đánh lừa những người thân cận của ứng viên Macron, tin tặc dưới tên Sandworm, dùng mồi là một bài báo liên quan đến kinh tài của đảng cực hữu mà Le Monde đăng ngày 25/02/2017, trước bầu cử ba tháng, gửi vào máy của tổ chức "Tiến Bước". Các chuyên gia lần tìm ra đến nguồn cội và phát hiện một đơn vị đứng sau Sandworm : đơn vị 74455, ít ai biết nhưng luôn phối hợp với đơn vị 26165 của GRU.

Mà Sandworm và Fancy Bear, tên khác của APT28 là hai mặt của một đồng tiền từng xâm nhập phá Thế Vận Hội Pyeonchang, Hàn Quốc năm 2018 và xâm nhập vào máy tính quản trị bầu cử tại Mỹ năm 2016.

Giới điều tra may mắn phát hiện tên của một tin tặc bị tình nghi là thành viên của đơn vị 26165, bị để sót lại trong một tài liệu phổ biến được đánh cắp từ máy vi tính của ban tham mưu ứng viên Macron.

Theo Le Monde, những phát hiện về hành động bất hảo của Nga từ năm 2014 đối với Ukraine, đối với Tây phương và tổng thống (tương lai) Macron sẽ được tư pháp của Pháp quan tâm. Một cuộc điều tra đầu tiên đã được tiến hành liên quan đến các vụ đánh cắp thông điệp. Biện lý Paris từ chối tiết lộ thêm.

Điệu Tango của Putin và phương án B của Kiev

Trong bối cảnh NATO chia rẽ, tổng thống Pháp cố tạo điều kiện hòa giải với nước Nga của Putin, báo chí Pháp đưa một loạt bài phân tích thiệt hơn. La Croix phân tích "điệu nhảy Tango" sàng qua sàng lại của Putin.Trong hồ sơ nhân quyền tại Nga, Le Monde phân tích một số bản án tùy tiện, kết án thật nặng những blogger nhưng rồi phải thả trước áp lực đường phố. Trong bài "cuộc thử thách hòa bình tại Donbass", nhật báo độc lập cảnh báo "Macron bán ảo giác".

La Croix cũng không tin Putin có thiện chí. Trong bài xã luận, nhật báo công giáo phân tích hai lập trường : Zelensky tuyên bố không phát động chiến tranh tái chiếm lãnh thổ nhưng muốn kiểm soát toàn vùng biên giới của nước mình. Còn tổng thống Putin, tự xưng là người bảo vệ Donbass nhưng giựt dây cuộc chiến này để đánh phá, cản trở nước láng giềng phát triển kinh tế và gia nhập vào Liên Hiệp Châu Âu.

Le Figaro cũng suy đoán hòa bình khó tái lập tại Donbass. Nhưng theo nhật báo thiên hữu, tổng thống Ukraine tham gia hội nghị tay tư và song phương tại Paris với hai kế hoạch A và B chuẩn bị sẵn.

Nếu kế hoạch A, Nga rút quân, Ukraine tổ chức bầu cử theo thỏa thuận Minsk, không được Putin chấp thuận, thì Kiev tiến hành phương án B : không mất thời giờ tranh cải, tuyên bố hai tỉnh Donbass bị Nga chiếm đóng, tăng cường binh lực ở chiến tuyến, rồi gia tăng đầu tư, tạo điều kiện cho dân chúng hai bên trao đổi buôn bán và chuyển ngân, thu hút cư dân Donbass qua vùng chính phủ kiểm sóat làm việc để từ từ làm suy kiệt phần đất do phe thân Nga cai trị.

Nhật báo kinh tế Les Echos cũng tham gia luận bàn chính trị với bài phân tích Châu Âu cần NATO trong bối cảnh Nga càng ngày càng hung hăng. Theo Les Echos, nguy cơ làm rạn nứt liên minh không phải vì tuyên bố gây "sốc" của Macron hay của Erdogan. Uy tín của NATO bị đe dọa nghiêm trọng là do "một người lãnh đạo mưu lược, hiểm độc và bất nhân đang ngồi tại Washington".

Cải cách hưu trí : tuần lễ của sự thật

Trở lại cuộc khủng hoảng xã hội Pháp, dưới bức ảnh tổng thống Macron đăm chiêu, Libération chơi chữ : Cải cách hồi hưu hay hồi bộ ? Nhưng vì sao dân Pháp muốn cải cách nhưng lại sợ cải cách ? Trong khi chính phủ im lặng một cách khó hiểu, giải pháp nào khả dĩ hợp lý ?

Libération cho rằng chỉ có cách "lùi bước" là có thể cứu vãn tình hình bế tắc hiện nay. Le Figaro phân tích tại sao một dự án to lớn, quan trọng cho cả nước trong 50 năm tới mà biến thành một cuộc đọ sức chính trị.

Xavier Bertrand, một cựu bộ trưởng Lao Động có uy tín, chê trách chính phủ thiếu chuyên nghiệp nên biến một dự án cải cách mà chưa ai biết mặt mũi ra sao thành một con ngáo ộp làm 30 triệu người lo sợ và chống đối.

Trên Les Echos, cựu bộ trưởng tài chính Eric Woerth đưa ra đề nghị đơn giản : Mọi người đều được trợ cấp hồi hưu căn bản 40.000 euro mỗi năm. Ai đóng góp nhiều hơn trong suốt thời gian lao động sẽ được chế độ đặc biệt phụ cấp thêm.

Kim Jong-un và chiến thuật "nhất cử lưỡng tiện"

Trong hồ sơ Châu Á, Le Figaro phân tích ý nghĩa vụ Bắc Triều Tiên thử động cơ tên lửa.

Kim Jong-un đập cánh cửa vào mũi Donald Trump và phô trương cơ bắp không phải là không có lý do. Thử nghiệm "quan trọng làm thay đổi quy chế chiến lược" thông báo hôm thứ Bảy tuần trước là tín hiệu Bình Nhưỡng sắp phóng hỏa tiễn liên lục địa có tầm bay đến tận đảo Guam và Alaska. Biết tổng thống Mỹ bị trói tay trong bối cảnh bị Hạ viện tìm cách truất phế vào lúc sắp tái tranh cử, lãnh đạo Bắc Triều Tiên đánh một đòn "nhất cử lưỡng tiện" vừa gây sức ép với chủ nhân Nhà Trắng vừa tránh bị cáo buộc vi phạm lời cam kết không thử nghiệm tên lửa đạn đạo và hạt nhân. Chế độ Bình Nhưỡng "chỉ cải tiến động cơ" tên lửa để củng cố khả năng hù dọa, theo phân tích của chuyên gia Leif-Eric Easlay, đại học Seoul, được Le Figaro trích dẫn.

Chưa hết, đại sứ Bắc Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc còn khẳng định : hồ sơ hạt nhân không còn đặt trên bàn đàm phán. Tất cả những sự kiện trên xác định Bình Nhưỡng theo một chiến lược mới, một tiến trình xuyên suốt từ vụ làm thất bại nỗ lực nối lại đối thoại tại Thụy Điển vào ngày 05/10 năm nay. Khai thác tối đa những khó khăn của chủ nhân Nhà Trắng, Bắc Triều Tiên sẽ tiếp tục gây sức ép. Với tối hậu thư kỳ hạn Mỹ phải nhượng bộ trước cuối năm nay, Kim Jong-un đe dọa làm hỏng cơ may tái đắc cử của Donald Trump.

Để đáp lại áp lực của Bắc Triều Tiên, tổng thống Donald Trump đánh lá bài thấu cáy : Kim rất thông minh và thừa thông minh để hiểu là lòng tham không đáy sẽ làm Kim mất tất cả, nếu gây sự với Mỹ.

Ung thư và thể thao liệu pháp

Trong lãnh vực y khoa, lợi tích của thể dục thể thao trong việc trị liệu ung thư không phải là phỏng định mà đã được chứng minh.

Theo giải thích của bác sĩ chuyên khoa Thierry Bouillet, đồng sáng lập hiệp hội thể thao và ung thư Cami và giáo sư Martine Dusclos, đại học y khoa Nantes (Pháp), tập thể thao thường xuyên, ít nhất mỗi tuần ba lần, sẽ làm giảm khối tế bào mỡ, nhà máy sản xuất kích thích tố adipokines, trong đó có một chất giúp sản sinh mạng lưới mạch máu nuôi khối u. Tế bào mỡ cũng phối tạo kích thích tố œstrogène thuận lợi cho những khối u lệ thuộc vào kích thích tố sinh dục.

Tế bào mỡ còn nguy hiểm hơn nữa vì nó là nguồn cội của tình trạng "kháng insuline". Hệ quả là lượng đường trong máu gia tăng, buộc tụy tạng phải tiết ra insuline, làm ung thư phát triển.

Nói cách khác, tập thể thao để cơ bắp co giản làm bớt mỡ và hiện tượng tăng lượng insuline trong máu. Thể thao liệu pháp giúp cho bệnh nhân không bị mệt và đau đớn trong khi dùng hóa trị hay xạ trị mà còn làm giảm nguy cơ ung thư tái diễn.

Tú Anh

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế
dimanche, 08 décembre 2019 18:37

Tin tức thời sự truyền hình 08/12/2019

Nguồn : RFI, 08/12/2019

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Video

"Vừa đấm vừa xoa", Trung Quốc thao túng Liên Hiệp Quốc

Sóng gió trong xã hội Pháp là chủ đề chính của các tuần báo kỳ này.

lhq1

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong buổi họp báo về quan hệ ngoại giao với đảo quốc Kiribati, bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, New York, ngày 27/09/2019. Reuters/Mark Kauzlarich

Trang nhất của L’Obs đăng tấm ảnh nhìn nghiêng của tổng thống Emmanuel Macron với dòng tựa "Chế độ hưu : Macron đối mặt với cơn giận dữ". Trang bìa L’Express là hình ảnh một chiếc tàu cao tốc và dòng tít "SNCF, sự phá sản của Pháp", Courrier International chạy tựa lớn "Tháng 12 đen". Riêng Le Point dành chuyên đề cho cách sống của những người yêu đời.

Cây gậy và củ cà rốt

Liên quan đến Châu Á, The Economist có bài viết "Một chiến trường mới: Tại Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc vừa đấm vừa xoa để áp đặt quan điểm".

Mặc dù có quyền phủ quyết ở Hội đồng Bảo An, Bắc Kinh ít khi sử dụng đến. Tuy nhiên, trong hậu trường, các viên chức ngoại giao Trung Quốc sẵn sàng nhe nanh múa vuốt, còn các đồng nghiệp phương Tây lo chống đỡ. Liên Hiệp Quốc trở thành chiến trường của các quan điểm đối nghịch về trật tự thế giới.

Hồi tháng 10, cuộc đấu tranh chống lại việc tống giam hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ là bằng chứng cho sự dữ dội của cuộc chiến ngoại giao. Anh Quốc bất ngờ đóng vai trò hàng đầu trong việc lên án vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc. Đại diện Anh, bà Karen Pierce ra tuyên bố với chữ ký của 22 nước, kêu gọi cho tự do đến quan sát các trại cải tạo ở Tân Cương. Trung Quốc thuyết phục được khoảng mấy chục quốc gia độc tài, nhất là các nước Hồi giáo Trung Đông, ký một tuyên bố hoan nghênh hành động "chống khủng bố" của Bắc Kinh ở Tân Cương.

Ngoài ra còn có những đe dọa và trả đũa. Các viên chức ngoại giao Trung Quốc nói với các đồng nhiệm Úc là nếu Canberra ký vào tuyên bố của Anh, thì sẽ không có được mảnh đất mà chính phủ Úc muốn để làm trụ sở mới cho đại sứ quán ở Bắc Kinh. Dù vậy Úc vẫn cứ ký ! Trung Quốc hủy một sự kiện với Albania, một nước đồng ký tên khác. Jonathan Allen, phó đại sứ Anh tại Liên Hiệp Quốc, cho biết có quá nhiều áp lực, "nhưng chúng tôi phải bảo vệ các giá trị của mình cũng như nhân quyền".

Chen chân vô các định chế, cài khẩu hiệu của Tập vào tài liệu Liên Hiệp Quốc

Những nỗ lực của Trung Quốc trải rộng từ vấn đề nhân quyền cho đến phát triển kinh tế, và có hai mục đích chính. Trước hết là tạo ra một không gian an toàn cho Đảng cộng sản Trung Quốc, bảo đảm không bị các nước khác chỉ trích, mà họ gọi là "can thiệp vào chuyện nội bộ". Kế đến là tìm cách đưa vào các văn bản của Liên Hiệp Quốc những từ ngữ của Tập Cận Bình.

Bắc Kinh cảm thấy việc tổng thống Mỹ Donald Trump xa rời dần các định chế đa phương như Liên Hiệp Quốc là cơ hội cho mình. Từ khi ông Tập lên ngôi năm 2012, Trung Quốc đã tăng mạnh việc tham gia vào Liên Hiệp Quốc. Nay Trung Quốc là nước đóng góp nhiều thứ nhì, chỉ đứng sau Hoa Kỳ, cả về ngân sách lẫn công tác gìn giữ hòa bình.

Các quan chức Trung Quốc còn giữ các vai trò hàng đầu trong nhiều định chế Liên Hiệp Quốc, kể cả chức giám đốc Tổ chức Lương Nông (FAO) – đánh bại một ứng cử viên được Mỹ ủng hộ, gây bất ngờ cho nhiều người. Sang năm, Trung Quốc sẽ trở thành một trong ba ủy viên của ủy ban kiểm sát việc chi tiêu của Liên Hiệp Quốc.

Các vị trí mà quan chức Trung Quốc nắm lấy trong các định chế quốc tế thường ít được các nước quan tâm, nhưng mỗi một chiếc ghế giành được lại giúp tăng thêm một ít ảnh hưởng cho Bắc Kinh. Mỗi lần có cuộc bỏ phiếu về một vấn đề mà Trung Quốc coi là quan trọng, các nhà ngoại giao nước này thường thẳng thừng đề nghị một sự đổi chác : hoặc tài trợ cho một dự án nào đó, hoặc đe dọa cắt nguồn tiền ; tóm lại là mua quan hệ.

Quan chức Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc lộng quyền

Ảnh hưởng của Tập Cận Bình là rất rõ. Đa số các từ ngữ mà quan chức Trung Quốc cố gắng cài vào các tài liệu Liên Hiệp Quốc là các khẩu hiệu của ông Tập, chẳng hạn "hợp tác đôi bên cùng có lợi", "một cộng đồng cùng chia sẻ tương lai nhân loại" (hàm ý "đừng đụng vào Trung Quốc đấy !").

Trong ba năm liên tiếp, Trung Quốc đã thành công khi đưa vào nghị quyết về Afghanistan khái niệm Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI) của Tập Cận Bình, được coi là một kế hoạch cơ sở hạ tầng toàn cầu "đôi bên cùng có lợi".

Bắc Kinh chiêu dụ được các quan chức Liên Hiệp Quốc cao cấp, kể cả tổng thư ký António Guterres, ca ngợi BRI là một mô hình phát triển toàn cầu. Năm 2018, Trung Quốc thuyết phục Hội đồng Nhân quyền ở Genève (mà Mỹ đã rút ra) "thúc đẩy hợp tác cùng có lợi" - có nghĩa là kềm chế những chỉ trích.

Năm 2017, Trung Quốc cũng đã thành công trong việc cắt giảm ngân sách cho các tổ chức và chương trình xúc tiến nhân quyền. Cùng năm ấy, Ngô Hồng Ba (Wu Hong Bo), phó tổng thư ký Ủy ban Kinh tế Xã hội Liên Hiệp Quốc, đã trục xuất ông Dolkun Isa, một nhà hoạt động Duy Ngô Nhĩ ra khỏi một diễn đàn mà ông Isa là khách mời, đại diện cho một tổ chức phi chính phủ Đức. Tuy giữ một vị trí buộc phải khách quan, Ngô Hồng Ba sau đó lại lên truyền hình nhà nước Trung Quốc khoe khoang : "Chúng ta phải kiên quyết bảo vệ lợi ích đất nước".

Một nhà ngoại giao nhận xét, Trung Quốc đã làm quá lố, và đến một lúc nào đó người ta sẽ bắt đầu chống lại. Tuy nhiên cũng có một số nước nhỏ ở Châu Phi và Trung Đông, hầu hết là độc tài, lại không thích sự thống trị của Hoa Kỳ ở Liên Hiệp Quốc hậu chiến tranh lạnh.

Quan chức Tân Cương bị trừng trị vì đàn áp người Duy Ngô Nhĩ chưa đủ mạnh

Cũng liên quan đến Trung Quốc, Courrier International trích dịch các bài báo của The Guardian và New York Times, là những tờ báo đã tiết lộ 400 trang tài liệu mật bị rò rỉ từ trong nội bộ đảng Cộng sản, về các trại cải tạo Tân Cương. Tài liệu cho thấy Tập Cận Bình đã đích thân ra lệnh phải thẳng tay sử dụng các công cụ chuyên chính đối với người Duy Ngô Nhĩ.

Một số văn bản còn mô tả số phận dành cho các quan chức không đủ cứng rắn khi thi hành chính sách đảng. Điển hình là trường hợp Vương Dũng Trí (Wang Yongzhi), qua bản báo cáo kiểm tra nội bộ đảng gồm 11 trang và bản cung dài 15 trang, có lẽ là bị bức cung.

Khi bắt đầu việc bắt đi cải tạo hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ, Vương Dũng Trí đã tỏ ra mẫn cán, cho xây thêm hai trại cải tạo mới và gởi đến đó 20.000 người. Nhưng dần dà, lo ngại về hậu quả kinh tế và mối quan hệ với dân chúng, ông Vương đã "từ chối bắt những người cần bắt" – một lỗi lầm không thể tha thứ dưới mắt đảng.

Thậm chí Vương Dũng Trí còn ra lệnh trả tự do cho 7.000 người đang bị cải tạo, "một hành động khả nghi cần phải cách chức, bắt giam và xét xử". Báo cáo và bản thú tội của Vương Dũng Trí đã được đọc lớn giọng trước tất cả các đảng viên ở Tân Cương, như một lời cảnh cáo cho những ai không nhanh nhẩu chấp hành.

Cải cách hưu bổng gây sóng gió tại Pháp

Tại Pháp, phong trào phản đối cải cách chế độ hưu bổng đang gây tranh cãi và làm rối loạn hoạt động xã hội qua đợt tổng đình công kể từ ngày thứ Năm 05/12/2019, chiếm rất nhiều trang báo.

L’Obs than thở "Thật là đáng tiếc !". Có đến 76% người Pháp ủng hộ cải cách, và 61% cho rằng nên chấm dứt các "chế độ hưu ưu đãi" hiện nay. Tuy nhiên chỉ có một số nhỏ phản đối cuộc đình công do các nghiệp đoàn ngành giao thông khởi xướng để bảo vệ chính những "chế độ hưu đặc biệt" trên. Vì sao lại có nghịch lý này, trong khi ai được, ai mất vẫn chưa rõ vì chưa có kế hoạch cụ thể, và cải cách hưu bổng vốn là cam kết tranh cử của ông Macron ?

Theo L’Obs, đó là do tổng thống Macron đang nghiêng sang cánh hữu, thay vì chiều theo cử tri dân chủ xã hội mà ông cho rằng luôn trung thành với mình. Tuần báo cho rằng giảm bất bình đẳng xã hội, gia tăng bảo vệ môi trường là cách duy nhất để dập lửa và tái chinh phục lòng dân.

Đối với Le Point, việc cải cách chế độ hưu bổng là cần thiết. Nếu vào năm 1980, chỉ có 2 người về hưu so với 10 người làm việc, thì nay tỉ lệ này là 3/10, và đến 2060 là 6/10. Sự bất bình đẳng rất rõ giữa 42 chế độ hưu khác nhau, do các ưu tiên cho lãnh vực công và các chế độ đặc biệt – vốn đang chiếm 5,5 tỉ euro tiền của người đóng thuế mỗi năm. Tuy nhiên, chính phủ thiếu phối hợp, không nhất quán, nên mới để xảy ra cớ sự.

Courrier International trích dịch báo chí các nước nói về cuộc khủng hoảng xã hội Pháp : cải cách hưu bổng, đời sống bấp bênh của sinh viên, ngành y tế sa sút vì thiếu đầu tư… ; đa số đều cho rằng tổng thống Macron phải xem lại phương pháp cải tổ. Tuy nhiên, thông tín viên tại Pháp của tờ báo Ý La Republica nhận xét, người Pháp luôn phàn nàn về nghèo khó, thất nghiệp… nhưng bên ngoài nhìn vào lại thấy Pháp có hệ thống phúc lợi tuyệt vời. Pháp được xem là một trong những thành trì cuối cùng của Nhà nước phúc lợi, hơn cả các nước Bắc Âu mà nay không còn là mô hình để noi theo.

Mali : Paris đơn độc trên tuyến đầu chống khủng bố

Trên lãnh vực quân sự, tác giả Christian Makarian trên L’Express chua chát nhận định: "Mali : Lợi ích cho toàn thế giới, nhưng chỉ một mình nước Pháp phải hy sinh".

Bức ảnh mà bộ trưởng Quân lực Florence Parly đăng trên Twitter gây xúc động: 13 chiếc quan tài phủ lá cờ ba màu xanh, trắng, đỏ xếp hàng trong một căn cứ quân sự ở Gao (Mali). Các quân nhân tinh nhuệ này đã tử nạn do hai trực thăng đụng nhau trong đêm đen, khi họ đang truy lùng một nhóm thánh chiến. Tên họ sẽ được khắc lên tượng đài tưởng niệm những người lính viễn chinh hy sinh vì nước Pháp, vừa khánh thành tại quận 15 Paris cách đây ba tuần.

Chiến dịch Barkhane của Pháp có sự hỗ trợ về hậu cần của các đối tác Châu Âu, chủ yếu là Anh, Đan Mạch và Estonia. Bên cạnh đó là lực lượng huấn luyện EUTM gần 600 người, nhóm EUCAP Sahel Mali giúp đào tạo cảnh sát, vài trăm quân Đức, và lực lượng đặc biệt Châu Âu Takuba đang hình thành. Tuy nhiên chỉ có Pháp với 4.500 quân là trực tiếp tác chiến ở tiền phương, trong khi quân khủng bố Mali đang thách thức cả thế giới.

Tờ báo nhắc lại, hôm 11/01/2013, theo yêu cầu của chính quyền Mali, tổng thống François Hollande đã quyết định gởi quân đến chận đứng đoàn xe hàng trăm chiếc chở đầy quân thánh chiến đang lao thẳng đến thủ đô Bamako. Chiến dịch mang tên Serval là thành công lớn, có sự ủng hộ của Liên Hiệp Quốc. Một nhà quân sự nhận xét, không có một cuộc xung đột quốc tế nào có thể giải quyết trong không đầy 10 năm. Thời gian không còn nhiều nữa, nếu Pháp không muốn bị sa lầy trong một cuộc chiến không có hồi kết.

Pháp : Các hoa hậu trí thức

Về văn hóa, cụ thể là về cuộc thi hoa hậu Pháp năm nay, tác giả Patrick Besson trên Le Point khẳng định các thí sinh sẽ không gặp khó khăn gì trước các câu hỏi ứng xử của ban giám khảo. Đó là vì đa số trong 30 người đẹp đi thi lần này đều có trình độ học vấn cao.

Chẳng hạn hoa hậu vùng Aquitaine đang chuẩn bị cử nhân luật. Hoa hậu Auvergne, Bourgogne có bằng thạc sĩ sinh học, hoa hậu Bretagne thạc sĩ tâm lý thần kinh, hoa hậu Centre-Val de Loire thạc sĩ truyền thông…Bên cạnh các người đẹp thạc sĩ còn có một nữ kỹ sư xây dựng, một hoa hậu đang thi vào trường quân sự.

Anh : "Dịch hạch Johnson và dịch tả Corbyn"

Nhìn sang nước Anh đang bấn loạn với Brexit, L’Obs nói về "Cuộc trường chinh của Corbyn Đỏ", còn Le Point ví von "Georges Marchais (cố lãnh tụ Đảng cộng sản Pháp) tái sinh ở Luân Đôn".

Gần như là cực tả, ông Jeremy Corbyn, lãnh tụ Công Đảng gây chấn động cho cánh ôn hòa và làm phe tự do lo ngại. Trước đó, năm 2015 không ai và kể cả bản thân ông Corbyn nghĩ rằng ông sẽ là người đứng đầu Công Đảng. Một nghị sĩ ít người biết, không có gì thu hút. Còn nay nếu Corbyn trở thành thủ tướng ? Cũng chẳng ai tin.

L’Obs nhận xét, Corbyn, người đã 500 lần bỏ phiếu ngược lại khuyến cáo của đảng mình, ly dị người vợ thứ hai vì bà này muốn cho con đi học trường tư, một người có vẻ vô hại, bốn năm sau khi lên làm lãnh tụ đã trở thành một nhà cách mạng cực đoan. Chống khắc khổ, chống nghèo đói, quốc hữu hóa ngành đường sắt, điện, nước, bưu điện và viễn thông, miễn học phí đại học, đánh thuế lên 5% người giàu nhất… Suốt ba năm qua, Corbyn vẫn lần chần không xác định quan điểm chống hay ủng hộ Brexit. Nhưng dù ở trong hay ngoài Liên hiệp Châu Âu, mục tiêu của ông rất rõ: một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Theo Le Point, ba năm rưỡi sau khi bỏ phiếu cho Brexit, cử tri Anh nay phải chọn lựa giữa "dịch hạch Johnson và dịch tả Corbyn". Đất nước của Winston Churchill và Margarett Thatcher chưa bao giờ thảm hại đến thế. Người đứng đầu đảng bảo thủ không xứng tầm, còn lãnh tụ đảng đối lập nếu lên làm thủ tướng sẽ là thảm họa.

Tây Ban Nha : Buôn ma túy bằng tàu ngầm

Tại Tây Ban Nha cách đây hơn mười năm, các điềm chỉ viên của cảnh sát đã nói đến việc buôn lậu cocain bằng tàu ngầm ở ngoài khơi cảng Galice.

Theo đó, bọn buôn lậu chuyển hàng sang các ho-bo hay tàu đánh cá, xong đánh đắm luôn tàu ngầm. Nhưng đến ngày 24/11 vừa qua, cảnh sát Tây Ban Nha mới bắt được chiếc tiềm thủy đĩnh ma túy đầu tiên từ Châu Mỹ la-tinh đến, với 3.000 kg cocain, trị giá 100 triệu euro.

Các nhà điều tra cho biết những tàu ngầm này được lén lút đóng trong rừng rậm Surinam hay Guyane, dài khoảng 22 mét, chỉ cần hai, ba thủy thủ điều khiển. Đó là loại tàu ngầm "xài một lần rồi bỏ", trị giá 1,5 triệu euro.

Thụy My

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế