Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đình công, đặc tính của lĩnh vực công tại Pháp ?

Ngày 04/04/2018, nhân viên ngành xe lửa Pháp bước sang ngày thứ hai của tuần đầu tiên trong đợt đình công dự kiến kéo dài 3 tháng, với nhịp độ hai ngày đình công, ba ngày đi làm. Theo số liệu của ban giám đốc công ty quốc doanh đường sắt Pháp (SNCF), gần 1/2 nhân viên (48%), thậm chí 3/4 lái tầu (77%) đã đình công trong ngày đầu tiên.

dinhcong1

Nhân viên ngành đường sắt Pháp biểu tình ở thành phố Lyon, ngày 03/04/2018. Reuters/Emmanuel Foudrot

Le Figaro đánh giá "tỉ lệ tham gia ở mức trung bình, nhưng rối loạn nặng nề". Đây chính là mục tiêu của nhân viên ngành đường sắt để mở đầu cho cuộc đọ sức dài hơi với chính phủ. Thậm chí, "dịch vụ tối thiểu", được quy định từ thời tổng thống Sarkozy, không còn được tôn trọng khi nhiều tuyến đường sắt bị hủy hoàn toàn, theo quan sát trên Le Figaro và Le Monde.

"Chính phủ vẫn tỏ ra cứng rắn về lập trường của mình", theo ghi nhận của Le Figaro. Còn Le Monde đánh giá "những cải cách tiếp theo trong nhiệm kỳ 5 năm sẽ được căn cứ theo phong trào này. Nếu tổng thống Pháp lùi bước trước nhân viên ngành đường sắt, mức độ tín nhiệm cải cách của ông sẽ bị ảnh hưởng".

Cuộc đình công phản đối dự án của chính phủ đối với SNCF chỉ là một trong những điểm bất bình của khu vực dịch vụ công hiện được thể hiện qua các cuộc đấu tranh xã hội. Do vậy, "Một cuộc đình công có thể ẩn chứa nhiều cuộc đình công khác", theo hàng tựa trên trang nhất của Libération. Sau thành công của ngày đầu tiên đình công, hàng loạt lời kêu gọi liên tục được đưa ra để hội tụ các cuộc đấu tranh của các nghiệp đoàn.

"Hội tụ" hiện chưa xảy ra, nhưng khiến chính phủ lo ngại bởi vì sự bất bình ngày càng hiện rõ trong nhiều lĩnh vực công : giới sinh viên phản đối hệ thống "Parcoursup" (tạm dịch : Hành trình đại học), nhân viên của hệ thống nhà dưỡng lão Ehpad và tại các bệnh viện muốn có nhiều phương tiện hơn, nhân viên Công ty Điện lực EDF cũng lo ngại về khả năng tư nhân hóa, phi công của Air France muốn được tăng lương…

Chính phủ tỏ ra bình tâm kháng cự đợt đình công dài hơi, dựa vào sự bất bình của hành khách và chỉ trích những "đặc quyền đặc lợi của nhân viên đường sắt SNCF". Tuy nhiên, xã luận của Libération cho rằng có một điểm yếu trong lập luận của chính phủ vì giữa các phong trào phản đối trên, có một điểm chung là sự cự tuyệt trước tự do hóa và bảo vệ truyền thống dịch vụ công tại Pháp. Thêm vào đó, tình hình kinh tế được cải thiện cũng là lý do chính đáng đòi hỏi tăng lương.

Bất chấp sự xuất hiện của "một thế giới mới", việc bảo vệ vai trò xã hội của Nhà nước vẫn là một giá trị bất biến của Pháp, vượt qua cả biên giới rào cản truyền thống giữa các đảng phái. Đến một ngày nào đó, như Euclid từng nói, trong hình học xã hội, những đường thẳng song song sẽ hội tụ tại một điểm, theo kết luận của Libération.

Pháp : Lĩnh vực công đang bị đe dọa ?

Vậy "phải chăng khu vực dịch vụ công đang bị đe dọa ?" Nhật báo công giáo La Croix đặt câu hỏi lớn trên trang nhất, vì phong trào đình công của nhân viên ngành đường sắt mở ra cuộc tranh luận trên quy mô lớn hơn về tương lai của dịch vụ công tại Pháp. Bảo vệ lĩnh vực công là sợi chỉ kết nối trên mặt trận xã hội của "các điểm nóng" SNCF, bệnh viện, thu gom rác thải và năng lượng, đại học và trường phổ thông…

Nhân viên ngành đường sắt khẳng định khi đình công, họ không chỉ bảo vệ quy chế của mình mà còn bảo vệ quyền lợi của người sử dụng giao thông đường sắt vì tại Pháp, khó có thể chấp nhận được một dịch vụ công lại không nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của Nhà nước.

Xã luận của La Croix đưa ra một vài ví dụ khá thuyết phục về một số trường hợp tự do hóa và mở cửa cho cạnh tranh trong 30 năm qua : nhiều ngân hàng được tư nhân hóa nhưng chất lượng và dịch vụ không thật sự được cải thiện ; cổ tức của các công ty quản lý đường bộ được chia cho cổ đông, trong khi lại có lợi cho ngân sách Nhà nước. Vì vậy, theo xã luận của La Croix, chính phủ phải suy nghĩ kỹ trước khi nhượng lại thị phần mới. Dịch vụ công chắc chắn đáng được bảo vệ vì tính chính đáng thực sự duy nhất trong truyền thống dịch vụ công tại Pháp là phục vụ người dân.

Hồng Kông : Phong trào đòi dân chủ bị trấn áp

Cuộc kháng chiến trường kỳ của một số nhà đấu tranh dân chủ Hồng Kông là chủ đề thời sự Châu Á hiếm hoi trên các nhật báo Pháp.

Nhật báo Libération nhắc lại bốn năm sau cuộc bạo động, phe đối lập bị chia cắt thành nhiều đảng phái nhỏ, vẫn hoạt động nhưng bị chính quyền Bắc Kinh trấn áp, đặc biệt trong cuộc bầu cử Quốc hội bán phần ngày 11/03/2018 với việc vô hiệu hóa một số ứng viên ủng hộ dân chủ. Không dừng tại đó, Bắc Kinh còn gia tăng ảnh hưởng trong xã hội dân sự Hồng Kông khi cho bắt nhiều chủ nhà sách và nhà xuất bản độc lập chỉ trích chế độ Trung Quốc.

Ba gương mặt đấu tranh được Libération miêu tả đều mang đầy "tiền án tiền sự", xuất hiện ở tòa án nhiều hơn ở nhà. Họ bất bình vì "người Hồng Kông hiểu chuyện gì đang diễn ra nhưng không dám đối đầu, không dám thể hiện và như vậy dần dần họ từ bỏ những quyền tự do của mình", như phát biểu của Tak Chi Tam, người truyền cảm hứng dân chủ trên đường phố ; hoặc tố cáo chính quyền trung ương "tẩy não để chế ngự giới trẻ Hồng Kông" như tuyên bố của Chu Đình (Agnès Chow), một sinh viên thuộc đảng Demosisto của La Quán Thông (Nathan Law) và Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) ; và lên án các vụ truy tố các nhà đấu tranh "một cách hệ thống hơn từ năm 2012", theo Avery Ng (chủ tịch đảng Liên Đoàn Dân Chủ Xã Hội), người từng ném áo phông vào phái đoàn của ông Tập Cận Bình khi thăm Hồng Kông và ném bánh mỳ kẹp thịt vào người đứng đầu cơ quan hành pháp đặc khu hành chính.

Cuba : 10 năm cải cách của Raul Castro không khôi phục được nền kinh tế

Mười năm cải cách tại Cuba là chủ đề được Le Figaro đề cập trong chuyên mục "Kinh tế"sau khi chủ tịch Raul Castro tuyên bố "nghỉ hưu". Trong vòng 10 năm, nhiều thứ đã thay đổi tại đảo quốc nhưng chưa đủ để khôi phục nền kinh tế.

Nhờ chính sách cải cách, người dân được lập doanh nghiệp nhỏ trong 200 ngành nghề, được phép bán nhà, bán xe hơi. Cuba tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài và thành lập khu vực miễn thuế ở cảng Mariel. Tuy nhiên, kết quả lại không được như mong đợi.

Một lý do được nhà nghiên cứu Omarr Everleny nêu ra là do hai đồng tiền CUC (peso hoán đổi) và CUP (peso Cuba) tồn tại song song, trong khi đồng CUC (thường được lưu hành trong lĩnh vực tư) có mệnh giá gấp 24 lần so với đồng CUP (trả lương cho công chức…). Đây cũng là điểm gây bất công, chia rẽ giầu nghèo trong xã hội. Nhưng hợp nhất hai đồng peso sẽ gây tác động tiêu cực đến các công ty quốc doanh và như vậy cần trợ giá của Nhà nước, trong khi ngân sách đã thâm hụt nghiêm trọng.

Một lý do khác được nêu ra là vấn đề dân số, ngày càng lão hóa ở Cuba. Đây là điểm giải thích một phần những khó khăn khiến tăng trưởng không vượt qua được ngưỡng 2%. Việc cho phép người dân ra nước ngoài, trong đó đa số là thanh niên trẻ, năng động, lại khiến vấn đề dân số càng thêm trầm trọng.

Nhà kinh tế học Pedro Monreal, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế tại La Havana nhận định : "Cuba hiểu là cần theo đuổi chương trình cải cách. Nhưng rất nhiều điểm bất đồng vẫn tồn tại trong quá trình áp dụng".

Nỗi nhọc nhằn "tư pháp" của Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump kể từ ngày vào Nhà Trắng chưa có một ngày yên tĩnh với tư pháp. Le Figaro cho biết ông "Trump bị các vụ tố tụng bủa vây". Bên cạnh nghi án Nga can thiệp bầu cử tổng thống, số đơn kiện vị doanh nhân bất động sản ngày càng nhiều, khiến ông trở thành vị tổng thống gặp nhiều phiền toái với tư pháp nhất tại Mỹ.

Quá khứ của tổng Mỹ vẫn bám đuôi áo Donald Trump, từ chuyện đời sống riêng tư (19 phụ nữ cáo buộc ông có những hành vi sàm sỡ) cho đến những bí mật trong chuyện kinh doanh. Bởi vì ông Trump chưa bao giờ khai thuế và vẫn giữ quyền sở hữu doanh nghiệp dù rằng việc quản lý đã được trao lại cho các con trai.

Đáng chú ý là việc các tổng chưởng lý của Washington và Maryland đều quan tâm đến một đơn kiện nhắm vào các hoạt động của khách sạn Trump International tại Washington, bị tố cáo là cạnh tranh không lành mạnh và xung đột lợi ích. Đơn kiện cho rằng ông Trump đã vi phạm Hiến Pháp, nghiêm cấm mọi quan chức chính phủ liên bang nhận tiền từ nước ngoài.

Cụ thể là nhiều quan chức nước ngoài đã đổ xô vào các cung hội nghị, khách sạn và nhà hàng của Trump, nằm không xa phủ tổng thống, để ăn mừng quốc khánh nước họ hay thuê chỗ ở cho các thành viên các phái đoàn đến thăm nhằm mục đích làm hài lòng chủ nhân Nhà Trắng.

Nga : Cuộc chiến giành giật ghế thủ tướng ?

Cuối cùng, nhìn sang nước Nga, Le Figaro cho hay "Vụ bắt giữ trùm tư sản Magomedov làm suy yếu Dmitri Medvedev". Hai tuần sau thắng lợi bầu cử của Vladimir Putin, ai sẽ đảm trách cương vị thủ tướng là câu hỏi đang được giới chuyên gia quan tâm đến nhiều. Trên nguyên tắc, thủ tướng mãn nhiệm được cho là có nhiều khả năng tiếp tục cầm quyền.

Tuy nhiên, theo Le Figaro, dường như đang có một cuộc chiến tranh giành vị trí này giữa các phe phái, mà nạn nhân đầu tiên là ông Ziavoudine Magomedov, chủ tập đoàn Summa, được cho là có quan hệ gần gũi với thủ tướng Medvedev. Nhà tỷ phú bị bắt cuối tuần qua cùng với người em trai Magomed, với các cáo buộc "lừa đảo" và "cầm đầu tổ chức tội phạm".

Giới chuyên gia Nga cho rằng đây rất có thể là một cuộc chiến giữa hai phe : Một bên là diều hâu, chủ trương đối đầu với phương Tây, thân tổng thống Nga và bên kia là phe chủ trương tự do, mà thủ tướng mãn nhiệm Dmitri Medvedev là một trong những người đại diện.

Thu Hằng

Published in Quốc tế

Miến Điện chấp nhận đón đại diện Hội Đồng Bảo An (RFI, 03/04/2018)

Trích lời chủ tịch Hội Đồng Bảo An, hãng tin Pháp AFP ngày 02/03/2018 cho biết : Miến Điện đã chấp nhận cho Hội Đồng Bảo An đến thăm sau nhiều tháng khước từ. Chưa rõ là các đại sứ Liên Hiệp Quốc có được đến bang Rakhine của người Rohingya hay không.

myanmar1

Người Rohingya tại bang Rakhine, Miến Điện. Ảnh ngày 31/03/2018. Reuters

Hội Đồng Bảo An đã đề nghị đến thăm Miến Điện vào tháng Hai, nhưng được trả lời là thời điểm không thuận lợi.

Đại sứ Peru Gustavo Meza-Cuadra, chủ tịch luân phiên Hội Đồng Bảo An, cho biết cần phải hoàn tất chi tiết chuyến đi, nhất là vấn đề đến bang Rakhine, vì cần đến hiện trường để nắm rõ tình hình.

Đoàn đại sứ Liên Hiệp Quốc cũng dự kiến đến thăm trại tị nạn người Rohingya tại Cox Bazar ở Bangladesh, nhưng chưa ấn định thời điểm.

Hiện có gần 700.000 người Rohingya sống ở bang Rakhine đã chạy lánh nạn sang Bangladesh từ tháng 8 năm ngoái.

Liên Hiệp Quốc từng tố cáo Miến Điện thanh lọc chủng tộc, phía Miến Điện luôn phản bác.

Mai Vân

**********************

Aung San Suu Kyi : Miến Điện đối mặt với " nhiều thử thách" (RFI, 02/04/2018)

Nhân kỷ niệm hai năm chính quyền dân sự nhậm chức, lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi kêu gọi toàn dân đoàn kết vì đất nước đang đối mặt với nhiều thách thức bên trong cũng như bên ngoài.

myanmar2

Lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi tại thượng đỉnh ASEAN ở Sydney tháng 03/2018. Mark Metcalfe/Pool via Reuters

Theo Reuters, trong bài diễn văn truyền hình vào chiều 01/04/2018, đánh dấu hai năm cầm quyền, bà Aung San Suu Kyi không đề cập trực tiếp cuộc khủng hoảng sắc tộc Rohingya. Vụ tai tiếng này chỉ được " cố vấn nhà nước" dẫn chứng gián tiếp khi cảnh báo rằng Miến Điện đang đứng trước " nhiều thách thức cam go từ bên trong cũng như từ bên ngoài, trong bối cảnh (Miến Điện) nỗ lực cải cách chính trị, phát triển kinh tế và xã hội".

Theo bà Aung san Suu Kyi, " Thế giới đang chú ý vào Rakhine, nhưng Miến Điện cũng cần phát triển đất nước một cách hài hòa". Bà Aung San Suu Kyi kêu gọi dân chúng " tôn trọng ý muốn và quan điểm của cộng đồng quốc tế", nhưng không giải thích cụ thể.

Hoa Kỳ cũng như Liên Hiệp Quốc xem việc quân đội Miến Điện đàn áp người Rohingya ở bang Rakhine, khiến 700.000 người trong số họ phải chạy sang Bangladesh tị nạn, là hành động " thanh lọc chủng tộc". Cho dù điều hành Miến Điện từ hai năm nay, nhưng chính quyền dân sự của bà Aung San Suu Kyi không có quyền kiểm soát quân đội.

Cũng trong bài diễn văn truyền hình, lãnh đạo Miến Điện kêu gọi toàn dân " đoàn kết mạnh mẽ hơn" để xây dựng hòa bình, ổn định, mà ưu tiên số một là " kết thúc cuộc xung đột kéo dài từ năm 1948 giữa một số sắc tộc thiểu số nổi dậy và quân đội chính phủ".

Trong khi đó tại biên giới Bangladesh, chính quyền địa phương bắt đầu cho di dời 100.000 người tị nạn Rohingya đến nơi cao ráo hơn, trước khi mùa mưa tới.

Banggladesh dành khoảng 14 km vuông rừng làm khu tạm cư cho 700.000 người Rohingya tị nạn, với sự trợ giúp của Liên Hiệp Quốc và nhiều hiệp hội thiện nguyện.

Tú Anh

Published in Châu Á

Pháp : SNCF khai màn đọ sức với chính phủ

Nhân viên hỏa xa đình công nhằm phản đối chương trình cải cách ngành đường sắt của chính phủ Pháp bắt đầu ngày 03/04/2018. Cuộc đọ sức giữa các nghiệp đoàn hỏa xa với chính phủ được dự báo là sẽ rất "dai dẳng". Chủ đề này thống lĩnh hầu hết các nhật báo lớn của Pháp trong ngày.

sncf1

Công đoàn Sud Rail của nhân viên ngành đường sắt tuần hành tại Paris ngày 03/04/2018. Reuters

Nếu như người sử dụng phải chuẩn bị nhiều phương án để có thể đi làm hay đi du lịch, chính phủ Pháp cũng cho biết sẵn sàng đối mặt với "cuộc chiến tiêu hao" của SNCF (Société nationale des chemins de fer française-Công ty quốc doanh đường sắt Pháp) như ghi nhận Le Figaro trên trang nhất.

Tiêu hao là vì các nghiệp đoàn ngành đường sắt đã đưa ra một chiến lược đấu tranh khá là "khôn ngoan" : hai ngày đình công, rồi quay lại làm việc ba ngày. Chiến lược hành động "đứt đoạn" này sẽ được kéo dài trong vòng ba tháng.

"Một cuộc đình công để ngăn chặn cải cách", Les Echos ngao ngán. La Croix cũng có cùng cảm nhận khi cho rằng "Đình công, chuyện của nước Pháp". Báo chí Pháp chia thành hai phe bên chống và bên ủng hộ các nghiệp đoàn SNCF.

Chính phủ trật rày ?

Nhật báo thiên tả Libération lẻ loi trong tuyến đầu bảo vệ cuộc biểu tình của nhân viên hỏa xa. Bài xã luận của nhật báo chỉ trích chính phủ đã "Bẻ ghi sai" về mục đích và phương pháp cải cách Công ty quốc doanh đường sắt Pháp SNCF.

Tờ báo khẳng định với lập luận "tốn kém", chính phủ thủ tướng Philippe đang cố tình bôi đen bức tranh của ngành hòng dìm chết nhân viên hỏa xa. Thế nhưng tờ báo cho rằng SNCF không phải là doanh nghiệp đang ở bên bờ vực thẳm như các vị bộ trưởng đã nhiều lần tuyên bố. Công ty này làm ăn có lãi, hoàn thành nghĩa vụ là dịch vụ công cộng và đa số dân Pháp hài lòng.

So sánh với các công ty hỏa xa Châu Âu khác, SNCF không hề đứng ở cuối bảng. Phải chăng doanh nghiệp cần chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh ? Đương nhiên, điều này đòi hỏi nhiều nỗ lực, tìm cách nâng cao năng suất và dịch vụ tốt hơn. Có thể đánh cược rằng các nhân viên hỏa xa ý thức được điều này, ngoại trừ một thiểu số mong muốn giữ nguyên trạng.

Vẫn theo tờ báo, với quyết tâm hành động phũ phàng, "khoa trương", ầm ĩ, chính phủ muốn thúc đẩy công luận chống lại "những ưu đãi" của nhân viên hỏa xa mà thực ra những ưu đãi này có được với cái giá là giờ giấc và điều kiện làm việc cực nhọc.

Do vậy, chính phủ đã thúc đẩy các công đoàn đoàn kết chống lại chính phủ và chĩa mũi nhọn vào đại đa số các cán bộ trong ngành trong lúc bản thân những cán bộ này không hề muốn bị toàn nước Pháp chỉ trích (…).

Nhật báo thiên tả cho rằng có rất nhiều khả năng cải cách SNCF mà không cần phải có cuộc tổng đọ sức như vậy. Tương lai sẽ cho thấy phải chăng lần này là một sự sai lầm bẻ ghi tàu. Trong khi chờ đợi câu trả lời, toàn nước Pháp vui mừng chuẩn bị đi bộ và đi chung xe hơi.

"Hãy vững tay chèo !"

Quan điểm này của Libération không được các đồng nghiệp khác chia sẻ. Le Figaro ủng hộ chính phủ "Hãy đứng vững" trong cuộc đối đầu này. Nhật báo cánh hữu nhận thức được rằng tổng thống Macron và chính phủ đang đánh một ván bài lớn.

Nếu nhượng bộ, họ có thể nói lời từ biệt hoặc gần như vậy, đối với hàng loạt cải cách mà chính phủ Pháp đang muốn tiến hành trên nhiều lĩnh vực. Nhất là cải cách chế độ hưu bổng. Do vậy, chính phủ không có sự lựa chọn nào khác là phải cầm cự, đứng vững.

Nếu so với cuộc tổng đình công năm 1995, buộc chính phủ phải lùi bước, do SNCF vẫn nhận được sự ủng hộ của công luận thì tình hình nay đã khác. Tâm thế và tâm lý của người dân Pháp cũng đã thay đổi.

Quy chế của nhân viên hỏa xa và hàng loạt các ưu đãi dành cho họ bị coi như là một sự lố bịch ngày càng khó chấp nhận, trong lúc những người về hưu thì phàn nàn về việc phải tăng mức đóng góp xã hội, giới sinh viên thì khó chịu bởi chương trình cải cách tuyển chọn đại học, giới công chức thì lo ngại.

Do vậy, mỗi giới đều biểu tình để bảo vệ quyền lợi của mình. Và cho đến lúc này, việc hội tụ các cuộc đấu tranh xã hội nói trên vẫn chỉ là điều mong muốn của công đoàn CGT (Confédération générale du travail-Tổng liên đoàn lao động) Pháp mà thôi.

Khi áp dụng cách thức bãi công chưa từng thấy - 2 ngày đình công, rồi 3 ngày quay lại làm việc và nhịp độ này kéo dài trong vòng 3 tháng - giới công đoàn muốn tạo ra một ảo giác, đánh lừa. Nguy cơ xáo trộn các phương tiện giao thông rất lớn, thậm chí có thể làm cho người sử dụng giao thông bất bình mạnh mẽ về chất lượng phục vụ giao thông, vốn dĩ đã yếu kém từ lâu nay.

SNCF, doanh nghiệp biểu trưng của dịch vụ công theo kiểu Pháp, không còn gì để tự hào. Giá vé thì cao, thường xuyên có sự cố, giờ giấc thì phập phù. Giới công đoàn sẽ khó có thể thuyết phục được công luận chấp nhận sự ương ngạnh của họ chống lại các thay đổi. Các lĩnh vực khác như viễn thông, vận tải hàng không hay lĩnh vực truyền thông nghe nhìn đều đã mở cửa chấp nhận cạnh tranh và dân Pháp không phàn nàn về những thay đổi này.

Le Figaro kết luận : "Mùa xuân năm nay, nước Pháp đang đứng trước một bước ngoặt. Nếu không vượt được chướng ngại này, nước Pháp sẽ còn bất động dài lâu, tiếp tục đứng bên lề các cải cách".

Nước Pháp, vô địch đình công

Nhật báo kinh tế Les Echos ngán ngẩm cho một nước Pháp, quán quân về đình công. Mỉa mai thay ngày hôm nay cơ quan tư vấn kinh tế Pháp, Business France theo dự kiến sẽ công bố bản tổng kết hàng năm về đầu tư nước ngoài tại Pháp, một trong những chỉ số rất được mong đợi, cho thấy nước Pháp đang trở nên hấp dẫn đối với giới đầu tư.

Vậy mà vào thời điểm công bố, giao thông bị đình trệ vì các cuộc đình công : không tầu, không máy bay. Tổng liên đoàn lao động Pháp kêu gọi nhiều ngành nghề khác cùng đình công (điện lực, thu gom rác…) để hội tụ các cuộc đấu tranh xã hội và lên kế hoạch đình công liên ngành vào ngày 19/04.

Tờ báo chua cay nhận xét bất chấp việc tổng thống Emmanuel Macron không ngừng quảng bá đất nước đang thay đổi, nhưng nước Pháp vẫn giữ vị trí vô địch thế giới về đình công. Cho dù không có các chỉ số đáng tin cậy - vì mỗi nước có định nghĩa khác nhau về xung đột xã hội - nhưng kinh tế Pháp vẫn có số ngày mà người lao động từ chối làm việc cao nhất thế giới.

Tuy nhiên, Les Echos cũng nhìn nhận có một số yếu tố làm giảm bớt bức tranh đen này : trong lĩnh vực tư nhân, các cuộc đình công thường suy yếu đi sau một thời gian ; trong lĩnh vực công, số các cuộc xung đột xã hội cũng giảm kể từ năm 2010 ; trong nhiệm kỳ tổng thống trước (thời tổng thống François Hollande), các vụ đình công cũng giảm cho dù Nhà nước không tăng lương cho công chức trong một thời gian dài.

Dù vậy, điểm đen đậm nhất vẫn là ngành giao thông, đặc biệt là Công ty quốc doanh đường sắt Pháp - SNCF - nơi liên tục có các cuộc đình công (từ 2002 đến nay, công đoàn Sud-rail đã đưa ra gần 200 thông báo đình công) và dường như đây là cửa ải-thử thách cần vượt qua. Các công đoàn ngành hỏa xa có khả năng huy động đình công cũng như gây phiền nhiễu rất cao.

Tuy đình công chưa lan tỏa như vết dầu loang - điều mong muốn của công đoàn CGT - nhưng cuộc đình công của giới hỏa xa bắt đầu hôm nay là một trắc nghiệm chính trị và sẽ còn kéo dài và sẽ là dấu ấn của nhiệm kỳ tổng thống. Trong hoàn cảnh này, Les Echos chỉ biết ngao ngán thốt lên rằng "Tại đất nước của các cuộc đình công".

Tương lai nào cho SNCF ?

Về phần mình, xã luận của La Croix hòa dịu hơn kêu gọi các nghiệp đoàn nên "Xây dựng tương lai cho SNCF". Nhật báo công giáo cho rằng nếu như Công ty quốc doanh đường sắt Pháp hoạt động tốt, làm hài lòng mọi người thì chẳng có lý do gì phải cải cách.

Rất tiếc là chi phí cho dịch vụ đường sắt này lại cao, nợ của công ty rất lớn, việc bảo dưỡng hệ thống đường sắt không đủ, chất lượng phục vụ kém… Giả sử không phải đối mặt với cạnh tranh trong những năm tháng tới, thì SNCF cũng không thể tiếp tục giữ "nguyên trạng" như vậy được.

Trong tình hình đó, phải chăng quy chế "ưu đãi" dành nhân viên hỏa xa là yếu tố duy nhất làm cho công ty yếu kém ? Chắc chắn là không. Món nợ khổng lồ của SNCF phần lớn là do các quyết sách mang tính chính trị. Do các dân biểu địa phương muốn bằng mọi giá là tỉnh vùng của họ phải có các tuyến đường sắt cao tốc TGV, bất chấp thua lỗ, các chính phủ liên tiếp đã tỏ ra yếu kém trong quản lý và đổ nợ lên đầu SNCF.

Tuy nhiên, quy chế ưu đãi mà các nhân viên hỏa xa được hưởng cũng có phần trách nhiệm. Vấn đề chính đối với SNCF không phải là tài chính mà là sự cứng nhắc trong vận hành, làm cho doanh nghiệp này mất đi khả năng thích ứng với những mong đợi của người sử dụng.

Bảo vệ bằng mọi giá quy chế này, như các công đoàn tuyên bố, thông qua các cuộc đình công liên tiếp trong ba tháng tới, chắc chắn không phải là cách thức tốt nhất để bảo vệ trên nguyên tắc, quy chế của nhân viên hỏa xa và sự trường tồn của SNCF với tư cách là doanh nghiệp Nhà nước. Trên thực tế, tốt nhất là SNCF nên đàm phán điều chỉnh các quy định quyền lợi xã hội và đổi lại, Nhà nước đứng ra gánh chịu khoản nợ khổng lồ cho doanh nghiệp.

Các tin khác

Về thời sự quốc tế, một số báo Pháp đề cập đến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. "Bắc Kinh đánh vào hàng nhập khẩu của Mỹ", tựa của Les Echos, hay như "Bắc Kinh trả đũa Washington bằng cách đánh thuế 128 sản phẩm Hoa Kỳ", bài viết của Le Figaro.

Nước Nga của Putin vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm theo dõi của báo chí Pháp. Les Echos có bài phân tích đề tựa "Putin IV, triều đại mới với rủi ro cao". Bất chấp việc tái đắc cử với tỷ lệ cao, nhưng nhiệm kỳ thứ tư của ông Vladimir Putin sẽ không như là dòng sông êm đềm. Nỗi hụt hẫng xã hội, bối cảnh địa chính trị và vấn đề người kế thừa sẽ là gánh nặng bất định mà ông phải đối mặt.

Libération có bài nói về cuộc triển lãm đáng chú ý tại Berlin, tường thuật những mối liên hệ đầy mâu thuẫn người dân Đông Đức với vấn đề tính dục. Giữa một bên là sự kiểm soát của chính phủ và bên kia là chủ nghĩa hoan lạc. Trên nền ảnh bìa của tập sách FKK, Libération đề tựa "Đức : Cộng hòa dân chủ Đức, một đất nước theo chế độ tình dục".

Cuối cùng, Le Figaro đưa ra một thông báo không mấy lạc quan về môi trường : "Sahara đã rộng thêm 10% trong vòng một thế kỷ". Vùng sa mạc lớn nhất và nóng nhất hành tinh, có diện tích gần bằng nước Mỹ không ngừng mở rộng ở phía bắc cũng như ở phía nam. Hiện tượng tự nhiên này đã gia tăng cường độ do khí hậu ấm dần.

Minh Anh

Published in Quốc tế

Trung Quốc bách hại người Công giáo không "yêu nước"

Le Figaro có bài phóng sự "Tại Phúc Kiến, các tín đồ trung thành với Roma phải trốn tránh để cầu nguyện". Trong lúc Bắc Kinh và Vatican đang xích gần lại với nhau, những người Công giáo lâu nay từ chối quy phục đảng cộng sản lo ngại phải hành đạo theo Giáo hội "chính thức" dưới sự điều khiển của Nhà nước Trung Quốc.

conggiao1

Một nhà thờ ở Trung Quốc. Ảnh minh họa (Wikimedia)

Đặc phái viên Le Figaro ở Lạc Giang (Luojiang) cho biết bốn thế kỷ qua, từ khi các sư huynh dòng Đa Minh đến vùng Mân Đông ở phía bắc tỉnh Phúc Kiến, Công giáo đã bám rễ tại khu vực ngư nghiệp này. Các nhà truyền giáo bị cấm đoán trong hơn 100 năm vào triều đại nhà Thanh, cho đến khi phương Tây chiến thắng trong cuộc chiến tranh nha phiến thế kỷ 19. Sau đó cộng đồng Công giáo tiếp tục bị bách hại dưới thời Mao Trạch Đông, đặc biệt trong giai đoạn Cách mạng Văn hóa.

Cho dù trải qua các thời kỳ căng thẳng dữ dội với chính quyền, niềm tin của giáo dân không hề suy suyển. Ông Zhang, một tín đồ 74 tuổi, kể lại : "Khi tôi còn nhỏ, tất cả các nhà thờ đều trở thành đống gạch vụn. Chúng tôi phải bí mật cầu nguyện tại nhà".

Còn hiện nay ? Tờ báo mô tả : Một hang động có dòng suối chảy qua, lối vào hẹp đến nỗi phải cúi mình thật thấp. Bên trong, các giáo dân quỳ trước một bàn thờ nhỏ, trên có cây thánh giá, nến và những đóa hoa hồng, hát thánh ca bằng phương ngữ. Chính tại thôn Lan Khẩu (Lankou) này, giám mục Bai, tên thật là Pedro Sanz Y Jorda, cùng với bốn nhà truyền giáo Tây Ban Nha đã bị nhà Thanh hành quyết năm 1747. Đây là những thánh tử đạo đầu tiên tại Trung Quốc.

Trong số 80.000 giáo dân ở Mân Đông, đại đa số thuộc giáo hội "bất hợp pháp", nhìn nhận giáo quyền của Vatican. Họ chưa bao giờ chịu tham gia giáo hội của Nhà nước. Nhưng nay nhiều người đang lo ngại phải nằm dưới sự điều khiển của giáo hội Công giáo "yêu nước".

Một chủ quán ăn bất bình : "Tôi sẽ không đi lễ nếu giáo hội trở thành 'yêu nước'. Trong thập niên 80, một giám mục của giáo hội chính thức đã định đến đây nhưng bị chúng tôi đuổi đi !". Cũng như nhiều giáo dân khác, bà tỏ ra hãnh diện vì gia đình theo đạo dòng "chính thống"từ nhiều thế hệ. Nhưng một người khác cho biết : "Nếu Vatican và Bắc Kinh lập quan hệ ngoại giao, và Đức giáo hoàng gởi đến một giám mục 'yêu nước', chúng tôi không có chọn lựa nào khác".

Giai cấp công nông bị chính quyền cộng sản Trung Quốc xua đuổi

Cũng về xã hội Trung Quốc, một bài điều tra trên Le Figaro hôm nay cho biết "Bắc Kinh dẹp các trường học dành cho các công dân 'cấp thấp'". Chính quyền truy quét người lao động nhập cư qua việc phá hủy hàng loạt khu nhà ở và buộc các trường tư đang nhận con cái của họ phải đóng cửa.

Thông tín viên của tờ báo tại Bắc Kinh mô tả ngôi trường Hoàng Trang (Huangzhuang) ở quận Thạch Cảnh Sơn (Shijingshan), nằm ở ngoại ô phía tây Bắc Kinh. Được thành lập từ 20 năm qua, có gần 2.000 học sinh từ mẫu giáo cho đến trung học, đây là tư thục lớn nhất ở thủ đô Trung Quốc, đã gầy dựng được uy tín. Cho đến một ngày đen tối tháng 11 năm ngoái, chính quyền địa phương nói với ban giám hiệu là trường xây "bất hợp pháp". Từ tháng 8, một chiếc xe ủi đất đã xuất hiện trong sân trường, gây khủng hoảng cho tất cả mọi người.

Khoảng 20 trường tư dành cho con cái nông dân và công nhân đã bị Bắc Kinh đóng cửa vào năm ngoái, theo ghi nhận của tổ chức phi chính phủ New Citizen Program. Các em học sinh của Huangzhuang không còn cơ hội tiếp tục học tập tại Bắc Kinh, vì tại khu phố này có hai trường học đã bị phá hủy, và những trường còn lại không còn chỗ.

Phụ huynh vốn có công ăn việc làm ổn định tại thủ đô sẽ phải gởi con về vùng quê nghèo sống với ông bà. Tại đây các em có nguy cơ bị trầm cảm, học hành sa sút. Nhiều phụ huynh cùng với các giáo viên đã gởi thư ngỏ cho chính quyền, nhưng lá thư này đã bị cơ quan kiểm duyệt xóa mất trên internet.

Sự truy quét thô bạo các "mingong" ("dân công" theo từ Hán Việt, tức những người lao động từ tỉnh lẻ đến thành phố lớn làm việc) giúp chính quyền thành phố Bắc Kinh đạt mục tiêu hạn chế dân số ở mức 23 triệu người đến năm 2020, đồng thời thu hồi đất đai để bán lại với giá đắt. Nhà nghiên cứu Chloé Froissart nhận định : "Mặc dù về mặt chính thức, chính quyền hứa hẹn giảm bớt tình trạng bất bình đẳng, nhưng mục tiêu của họ rõ ràng là xua đuổi dân nghèo khỏi các thành phố lớn, để Bắc Kinh và Thượng Hải chỉ gồm toàn giới tinh hoa, giàu có và học vấn cao".

Chiếc cầu khổng lồ nối Hoa lục với Hồng Kông và Macao

"Một cây cầu khổng lồ để phát triển California của Trung Quốc", đó là tựa đề một bài viết trên Le Monde, nói về công trình dài 55 kilomet vượt qua dòng sông Châu Giang, nối liền Hồng Kông, Macao với Hoa lục.

Chi phí xây dựng cây cầu cùng với hai hòn đảo nhân tạo lên đến 120 tỉ nhân dân tệ (trên 19 tỉ đô la) do tỉnh Quảng Đông cùng với hai đặc khu Hồng Kông và Macao đài thọ. Ở đầu cầu Hoa lục, sau khi vượt qua rào chắn kiểm soát có thiết bị nhận diện, xe cộ từ Hồng Kông có thể đến Chu Hải, Quảng Đông hay sang Macao. Phía Hồng Kông, chiếc cầu bắt đầu từ đảo Đại Nhĩ Sơn (Lantau) gần sân bay quốc tế, cảng vận chuyển hàng không lớn nhất thế giới.

Một khi được đưa vào sử dụng, chỉ cần nửa giờ là sang đến bờ bên kia thay vì bốn tiếng đồng hồ đi phà như hiện nay. Chiếc cầu này sẽ góp phần phát triển kinh tế bờ tây Châu thổ, và cụ thể hóa sự hội nhập của Hồng Kông với miền nam Hoa lục, khu vực được coi là "California của Trung Quốc".

Tuy nhiên, vấn đề còn tồn tại là hải quan Hồng Kông và Macao tương đối độc lập so với Hoa lục. Công dân Trung Quốc cũng không thể tự do từ Hoa lục đi sang Hồng Kông hay Macao, và ngược lại.

1/3 người Hồng Kông sẽ được chính phủ tặng không 500 USD

Riêng về kinh tế Hồng Kông, Le Monde cho biết chính quyền đã phân phối lại thặng dư ngân sách cho người dân.

Làm gì đây khi có dư đến 138 tỉ đô la Hồng Kông (17,6 tỉ đô la Mỹ) trong ngân sách hàng năm ? Đây là bài toán nhức đầu đối với bộ trưởng tài chính Hồng Kông, từ 15 năm qua. Địa ốc và chứng khoán là nguồn thu chính cho ngân sách, và cả hai lãnh vực này đều phát triển.

Phản đối ý kiến "tái phân phối" cho tất cả cư dân, năm nay chính quyền quyết định cứ ba người dân thì có một người sẽ được phát 4.000 đô la Hồng Kông (500 đô la Mỹ) tiền mặt. Tính ra có khoảng 2,8 triệu người Hồng Kông sẽ nhận được khoản tiền này, đó là những công dân trên 18 tuổi không sở hữu nhà đất, không nhận trợ cấp và không thuộc diện phải đóng thuế.

Tuy giàu có nhưng từ nhiều thập niên qua, Hồng Kông vốn tự hào là nền kinh tế tự do nhất thế giới, không hề muốn tạo ra một hệ thống phúc lợi khiến người dân dựa dẫm vào Nhà nước, chẳng hạn không hề có trợ cấp thất nghiệp.

Dân Miến Điện thất vọng về chính phủ Aung San Suu Kyi

Cũng tại Châu Á, Le Monde nhận định "Miến Điện thất bại về kinh tế, xã hội". Hai năm sau khi bà Aung San Suu Kyi lên nắm quyền, sự thất vọng của người dân là quá lớn, đặc biệt đối với những người nghèo khổ nhất.

Than Shein, phu xích lô 68 tuổi thổ lộ : "Tôi là người xưa nay vẫn ủng hộ "Lady", và tôi vẫn quý mến bà. Nhưng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD-National League for Democracy) không giữ lời hứa lúc tranh cử. Nói thẳng là tôi thất vọng".

Trong cuộc bầu cử năm 2015, ông đã chở miễn phí nhiều cử tri đến phòng phiếu để họ bầu cho "Quý bà Răngun". "Nhưng nay tôi thấy những gì ? Các láng giềng từ một khu ổ chuột khác bị đuổi đi với cớ không có hộ khẩu. NLD chẳng hề làm gì giúp cho người nghèo".

Wanna Soe, thuộc tổ chức phi chính phủ WE Generation Network, nhận định : "Trong các vấn đề xã hội, NLD không khác mấy so với chính phủ tiền nhiệm. Các nhà lãnh đạo không dành ưu tiên cho đời sống công nhân, nông dân và sinh viên". Y tế, giáo dục chẳng có tiến triển nào.

Theo Tim Aye Hardy, người khởi xướng một dự án giáo dục, vấn đề là "sự bất tài của các bộ trưởng, quan chức ; cùng với tình trạng tất cả đều phải tập trung vào bà Aung San Suu Kyi. Bà coi trọng sự trung thành hơn là năng lực cán bộ". Bên cạnh đó, chính quyền cũng thiếu tầm nhìn bao quát về kinh tế vĩ mô. Yan Myo Thein, nhà bình luận nổi tiếng, vốn là cựu tù chính trị, cũng bày tỏ sự thất vọng : "Bà Suu Kyi là một nhà lãnh đạo độc đoán, thích nói nhưng ít khi chịu lắng nghe người khác".

Mỹ ngoảnh mặt với Nga

Nhìn sang phương Tây, Le Figaro cho biết "Giữa Washington và Matxcơva không còn gì để nói với nhau", trong cuộc khủng hoảng ngoại giao hiện nay.

Ngay cả trước khi bị mất đi 60 "nhà ngoại giao" bị Hoa Kỳ cáo buộc là gián điệp, bị các cánh cửa tại thủ đô nước Mỹ lần lượt đóng lại trước mặt Anatoli Antonov, đại sứ Nga tại Washington. Những yêu cầu hẹn gặp các viên chức và dân biểu hoặc bị bác, hoặc không được trả lời, khiến ông Antonov phải "kêu cứu". Có ít nhất 20 nhà lãnh đạo Mỹ đã từ chối gặp đại diện Nga.

Tờ Washington Post nói thêm, các cố vấn Nhà Trắng có ba lựa chọn trong việc trục xuất các nhân viên ngoại giao Nga. Nhẹ nhất là trục xuất 30 điệp viên, giải pháp trung gian mà họ đã chọn là trục xuất 60 người trong đó có 12 nhân viên ở Liên Hiệp Quốc và đóng cửa lãnh sự quán ở Seatle. Còn giải pháp "hạng nặng" không được tiết lộ.

Tổng thống Donald Trump rất bực tức trước tuyên bố của ông Putin là các hỏa tiễn và ngư lôi nguyên tử Nga "bất khả chiến bại". Đến nỗi ông điện thoại cho tổng thống Pháp, thủ tướng Đức và Anh, nói rằng Nga "có vẻ nguy hiểm", phương Tây cần đoàn kết lại. Trong cuộc điện đàm với Vladimir Putin để hoan nghênh việc tái đắc cử tổng thống Nga, ông Trump đã nói : "Nếu ông muốn chạy đua vũ trang thì cứ chạy, nhưng tôi sẽ thắng !".

Giấc mộng chưa thành của Martin Luther King

Hôm nay là ngày nghỉ lễ Phục Sinh, làng báo Pháp chỉ có hai tờ xuất hiện trên các kiosque là Le FigaroLe Monde. Trang nhất của Le Figaro chạy tựa "Đức giáo hoàng kêu gọi giới trẻ dấn thân", còn Le Monde nói về mục sư Mỹ da đen nổi tiếng "Martin Luther King, 50 năm sau khi ông qua đời".

Le Mondedành phụ trang gồm 12 trang báo cho "Martin Luther King, giấc mộng chưa thành" -một cuộc du hành từ quá khứ đến hiện tại, từ mơ mộng đến thực tế ; theo dấu một nhân vật lịch sử mà vấn đề người da đen trong thời đại của Donald Trump vẫn còn là tâm điểm.

"Con người của một giấc mơ", đó là tựa đề một bài báo được đăng sau khi mục sư Martin Luther King bị ám sát hôm 04/04/1968 tại Memphis, tiểu bang Tennessee. Năm mươi năm đã trôi qua, những kỷ niệm về giải Nobel hòa bình 1964 vẫn còn sống động, cho đến nỗi đôi khi xóa nhòa những điểm yếu của ông.

"Giấc mơ" được bày tỏ trong bài diễn văn lịch sử "I have a dream" của mục sư King vẫn chưa thành. Cho dù một người da đen là Barack Obama đã trở thành ông chủ Nhà Trắng trong suốt tám năm, nhưng những rạn nứt và bất công mà Martin Luther King từng tố cáo vẫn còn đó.

Thụy My

Published in Châu Á

Bình Nhưỡng tiếp tục nước cờ ngoại giao "bất ngờ" với thế giới. Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson lần đầu tiên ghé thăm Việt Nam. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể tiếp tục cầm quyền sau năm 2023. Vladimir Putin "nhẹ nhàng" tái đắc cử tổng thống nhiệm kỳ 4 và vụ Skripal quấy nhiễu quan hệ Nga – Phương Tây. RFI tóm lược những sự kiện nổi bật trong tháng 03/2018.

btt1

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Jong-un bất ngờ đến Bắc Kinh gặp chủ tịch Tập Cận Bình ngày 26/03/2018. CCTV via Reuters

Thời sự quốc tế tháng Ba nóng bỏng không kém gì chảo lửa Trung Đông, nơi mà Syria bước vào năm thứ tám chiến sự, làm hàng trăm ngàn người thiệt mạng. Đáng chú ý hơn cả là hồ sơ Bắc Triều Tiên, với nhiều sự kiện dồn dập xảy ra. Lãnh đạo trẻ Kim Jong-un của quốc gia Đông Á nhỏ bé, 25 triệu dân, khép kín nhất hành tinh không ngừng đưa thế giới đi từ ngỡ ngàng này sang ngạc nhiên khác.

Ngay từ đầu tháng Ba, quốc tế đã sửng sốt trước thông báo của đặc sứ Hàn Quốc, cố vấn an ninh quốc gia Chung Eun Yong, cho biết tổng thống Mỹ Donald Trump chấp nhận lời mời gặp của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, dự kiến vào tháng Năm 2018. Thông báo này được đưa ra sau khi các đặc sứ Hàn Quốc đã gặp lãnh đạo Bắc Triều Tiên.

Ngay sau đó, các nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên hoạt động như con thoi, đến tham vấn các nước trong vòng đàm phán 6 bên, rồi sang Thụy Điển, tới Phần Lan. Và sau một ngày đồn thổi, chính quyền Bắc Kinh ngày 27/03 khẳng định lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã đi xe lửa đến Bắc Kinh, gặp chủ tịch Tập Cận Bình, trong khuôn khổ cuộc gặp thượng đỉnh "không chính thức".

Trả lời câu hỏi phóng viên Heike Schmidt đài RFI tại Bắc Kinh, ông Triệu Thông (Zhao Tong), chuyên gia về Chương trình Chính sách Hạt nhân, trực thuộc trường Đại học Thanh Hoa, nhận định, Kim Jong-un đến Bắc Kinh có thể là nhằm tìm kiếm sự hậu thuẫn của Trung Quốc trước các cuộc gặp thượng đỉnh Bắc Triều Tiên – Hàn Quốc (27/04) và Kim Jong-Un và Donald Trump vào tháng Năm để bàn về vấn đề "phi hạt nhân hóa" bán đảo Triều Tiên.

"Tôi nghĩ là giờ đây, Bắc Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân và bước vào một thời kỳ mới. Đó là cải thiện quan hệ với các nước lớn trong vùng. Trong thời gian qua, quan hệ giữa Bắc Triều Tiên và Trung Quốc đã xấu đi nghiêm trọng do vấn đề trừng phạt kinh tế. Nhưng giờ đây, Bắc Triều Tiên rất ý thức được rằng cuộc gặp thượng đỉnh với Hoa Kỳ sẽ là một nhiệm vụ rất khó khăn đối với Kim Jong-un.

Cuộc gặp có thể thất bại. Trong trường hợp này, Hoa Kỳ có thể tuyên bố rằng đàm phán đã thất bại và áp dụng các biện pháp trừng phạt khác, thậm chí cả giải pháp quân sự. Cần phải biết là hiện nay, Nhà Trắng có cả một Ban Chiến Tranh, trong đó những nhân vật như John Bolton, người mong muốn thượng đỉnh thất bại, để rồi sau đó có thể tấn công Bắc Triều Tiên.

Do vậy, có một mối nguy hiểm thực sự. Quan hệ tốt với Bắc Kinh sẽ cho phép Bình Nhưỡng cảm thấy được bảo vệ. Bởi vì việc có quan hệ tốt với Trung Quốc sẽ ngăn cản Hoa Kỳ tiến hành tấn công quân sự nhắm vào Bắc Triều Tiên".

Việt Nam : Carl Vinson ghé Đà Nẵng, quan hệ Mỹ - Việt thêm sưởi ấm

Nếu như quan hệ Mỹ - Triều vẫn chưa thể hồi sinh, tại Đông Nam Á, quan hệ giữa hai cựu thù Mỹ - Việt có vẻ như ấm nồng hơn. Từ ngày 05 đến ngày 09/03/2018, hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson cập cảng Đà Nẵng, Việt Nam. Giới chuyên gia đánh giá đây là một sự kiện "lịch sử, mang tính biểu tượng cao".

Bởi vì kể từ sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam thống nhất đất nước năm 1975, đây là lần đầu tiên hàng không mẫu hạm lớn nhất và hùng mạnh nhất của Hoa Kỳ, cập một cảng của Việt Nam. Theo nhận định của giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam, từng làm việc tại Học Viện Quốc Phòng Úc, đăng ở Chuyên mục trên mạng của RFI ngày 27/02/2018, chuyến thăm này được miêu tả như là một dấu hiệu đáng kể về việc tăng cường quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng sức mạnh quân sự và ngày càng có những thái độ hung hăng tại những vùng lãnh hải có tranh chấp trên Biển Đông.

"Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson có thủy thủ đoàn bao gồm 6.000 người. Tàu sẽ được hộ tống bởi khu trục hạm trang bị tên lửa dẫn đường với thủy thủ đoàn khoảng 370 người. Không phải tất cả số người nói trên đều đặt chân lên cảng Đà Nẵng, nhưng với số lượng thủy thủ và phi công làm việc trên hai tàu đến thăm Việt Nam, thì đây là sự hiện diện quân sự lớn nhất của Hoa Kỳ tại Việt Nam kể từ sau cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam hoặc có thể nói từ sau chiến tranh Việt Nam.

Chuyến thăm Việt Nam của tàu sân bay USS Carl Vinson thể hiện sự tiến triển trong hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Các quan chức Việt Nam đã được đưa lên tàu USS John C. Stennis vào năm 2009 và tàu USS George Washington năm 2010, để quan sát các hoạt động trên tàu khi hai chiến hạm này ghé qua Biển Đông. Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson sẽ cập cảng Tiên Sa Đà Nẵng. Đây là hàng không mẫu hạm lớn nhất và hùng mạnh nhất của Hoa Kỳ, cập một cảng của Việt Nam. Điều này tương phản với chuyến thăm Philippines vừa qua của tàu USS Carl Vinson vì lúc đó, tàu này thả neo ở ngoài khơi, cách bờ biển 10 km."

Trung Quốc : Tập Cận Bình lên ngôi "Hoàng đế"

Còn tại Trung Quốc, sự kiện đáng chú ý là việc Quốc Hội nước này ngày 11/03/2018 thông qua việc hủy bỏ điều khoản giới hạn 2 nhiệm kỳ 5 năm cương vị chủ tịch nước và tổng bí thư Đảng được quy định trong Hiến Pháp. Như vậy với 2.958 phiếu thuận, hai chống và 3 vắng mặt, ông Tập Cận Bình nghiễm nhiên trở thành lãnh đạo trọn đời.

"Chủ tịch mãn đời", "Tân hoàng đế", "Tân độc tài" là những cụm từ được các nhật báo lớn của Pháp dùng đến nhiều nhất về việc ông Tập Cận Bình có thể tiếp tục cầm quyền sau năm 2023. Nhiều nhật báo còn ví von cho đấy là "bước đại nhảy vọt" hay "cú đảo chính Hiến Pháp" của Tập Cận Bình.

Nếu như việc ông Tập Cận Bình trở thành "ông hoàng đỏ" đã khiến cho nhiều nước trong khu vực cảm thấy bất an, lo sợ Trung Quốc bá quyền trong khu vực, thì chuyên gia Jean-Luc Domenach, giám đốc trung tâm nghiên cứu tại Sciences Po, cho rằng yêu cầu hủy bỏ giới hạn nhiệm kỳ còn nhằm mục đích bảo đảm đường thoái lui an toàn cho chính bản thân ông Tập Cận Bình

"Nếu như vào lúc này, ông Tập Cận Bình đề nghị có được sự thay đổi thuận lợi, đó là vì ông ta đã hướng tới giai đoạn hậu nhiệm kỳ khóa Quốc Hội hiện nay. Ông ta có lý. Bởi vì Quốc Hội khóa này sẽ hoạt động và tình hình sẽ thay đổi, thì lúc đó ông ta sẽ phải giải thích, biện minh cho những việc đã làm. Nếu vậy thì mọi việc trở nên phức tạp hơn.

Vấn đề được đặt ra lúc này liên quan đến cả kinh tế và chính trị. Bởi vì về kinh tế, Tập Cận Bình không thể mãi mãi bảo đảm duy trì được mức tăng trưởng từ 6 đến 7% như trong giai đoạn vừa qua. Thứ nữa là tại các tỉnh của Trung Quốc, có hàng loạt các đòi hỏi, yêu sách chống lại ban lãnh đạo trung ương. Đồng thời, cũng có những yêu sách trong lĩnh vực xã hội…Trong những năm tới, Tập Cận Bình sẽ ngày càng gặp khó khăn hơn. Cần chú ý là việc cải thiện mức sống của người dân sẽ giảm dần và do vậy, người dân sẽ ngày càng tỏ ra không tuân thủ ông ta nữa".

Nga : Thời kỳ Putin IV

Trung Quốc có "tân hoàng đế", Nga cũng không kém cạnh, ngấp nghé sắp có "Sa Hoàng" Putin. Tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 4 vẻ vang, sau khi đã gạt ra bên lề những đối thủ chính trị tiềm tàng, ông Vladimir Putin tiếp tục lèo lái con thuyền "nước Nga vĩ đại" trong một hoàn cảnh không mấy sáng sủa. Kinh tế tăng trưởng vẫn ì ạch, mức tăng dân số có hiện tượng suy giảm đe dọa an ninh quốc gia, các chiến dịch can thiệp quân sự tại Syria vẫn chưa biết lúc nào có hồi kết, thêm vào đó là căng thẳng ngoại giao giữa Moskva với phương Tây.

Câu hỏi đặt ra : Liệu rằng tổng thống Nga có sáng suốt chọn điểm dừng cho mình sau nhiệm kỳ thứ 4 hay lại đi theo đồng nhiệm Trung Quốc, trở thành "Sa hoàng" mãn đời ? Ông Andrei Gratchev, chuyên gia về chính trị, quan hệ quốc tế, từng là phát ngôn viên cho cựu chủ tịch Liên Xô Mikhail Gorbatchev, nhận định :

"Đó là một cái bẫy lớn đối với Putin bởi vì người ta không thể tiếp tục lắng nghe ông ta, mà sự lắng nghe này là một dạng bảo đảm chính trị dựa trên nỗi hoài niệm của đa số người dân về sự bình yên của thời kỳ Xô Viết, về những thành quả kinh tế tốt đẹp của thời kỳ sau chiến tranh.

Đã đến lúc cần lựa chọn mô hình bởi vì vào lúc mà mô hình phương Tây dường như bị gạt bỏ thì cần phải xây dựng một mô hình khác. Về điểm này, thì còn có một khía cạnh khác của cái bẫy : đó là cái bẫy nhiệm kỳ cuối cùng.

Liệu lần này, Putin có chấp nhận ra đi khi kết thúc nhiệm kỳ, như quy định của Hiến Pháp hay ông ta lại tìm cách xoay xở như lãnh đạo Trung Quốc, có nghĩa là tìm kiếm một giải pháp khi cơ hội xuất hiện, cho phép nắm quyền vĩnh viễn".

"Skripal" quấy nhiễu quan hệ Nga – phương Tây

Cũng liên quan đến Nga, một câu hỏi đang đặt ra là phải chăng Nga và Phương Tây đang trở về thời Chiến Tranh Lạnh ? Vụ cựu điệp viên hai mang người Nga Serguei Skripal và cô con gái bị đầu độc bằng chất độc thần kinh ngay trên lãnh thổ nước Anh đang làm quan hệ giữa Moskva với các nước phương Tây, vốn dĩ đã căng thẳng từ việc sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraina vào Nga, nay như sợi dây đàn bị căng quá mức.

Anh Quốc và Phương Tây cáo buộc Nga đứng sau vụ việc. Chính phủ Luân Đôn và nhiều thủ đô phương Tây khác trong tinh thần liên đới đã thông báo trục xuất hơn 100 nhà ngoại giao Nga. Câu hỏi đặt ra trong vòng xoáy cuộc chiến ngoại giao "trừng phạt – trả đũa" này, nước Nga của Vladimir Putin có lựa chọn nào khác để giải quyết cuộc khủng hoảng hay là tiếp tục tự cô lập như cáo buộc của Hoa Kỳ ? Chuyên gia Cyrille Bret, Viện Nghiên cứu Quốc phòng Quốc gia phân tích :

"Nga đang ở ngã ba đường. Từ hơn một chục năm lại đây, Nga là cường quốc "đập phá" quan hệ quốc tế, phản đối trật tự quốc tế hiện nay, thậm chí liên minh với Trung Quốc trong các tổ chức quốc tế để phản bác trật tự quốc tế hiện hữu.

Nga hiện nay đang phải giải quyết cuộc khủng hoảng Syria và muốn tỏ ra là một cuờng quốc có trách nhiệm. Nga cũng phải hành động sao cho thỏa thuận Minsk về ngừng bắn ở đông Ukraina được tôn trọng và phải tổ chức thành công giải Bóng đá thế giới sẽ diễn ra trong tháng Sáu và tháng Bẩy năm nay.

Như vậy, Nga có sự lựa chọn. Hoặc là về trung hạn, Nga sẽ có những thay đổi, thích ứng trong quan hệ với phương Tây để thực hiện thành công sự chuyển đổi từ một cường quốc "đập phá" thành một cường quốc "xây dựng". Hoặc là Nga sẽ tiếp tục hành động, như đã làm từ 2014 đến nay, tức là cứng rắn trong quan hệ với phương Tây, thúc đẩy vòng xoáy căng thẳng mà một số người gọi là thổi làn gió chiến tranh lạnh mới, gây căng thẳng và cạnh tranh với Châu Âu về địa chính trị".

Minh Anh

Published in Châu Á

Nguồn : RFI, 01/04/2018

Published in Video

Khi nước Nhật tiêu vong chỉ vì dân Nhật già đi !

Trong dòng thời sự được các tạp chí quan tâm và chạy tựa trang bìa khá đa dạng tuần này, tựa của tạp chí Courrier International khiến người đọc ngạc nhiên hơn cả : "Ngày mà Nhật Bản sẽ biến mất…", bên cạnh là bức ảnh một cụ già. Dòng chữ nhỏ bên trên hàng tựa giải thích : Đây là một phóng sự điều tra về thảm họa dân số đang đe dọa quần đảo. Bên trong là một hồ sơ dài 7 trang, lược qua tình hình và nói về những phương thức có thể khắc phục.

gia1

Một bà cụ vỗ tay gọi chó robot tại viện dưỡng lão Shintomi ở Tokyo, ngày 02/02/2018. Reuters/Kim Kyung-Hoon

Dân số Nhật hiện nay là 127 triệu. Theo kết quả nghiên cứu và những dự phóng gần đây thì vào năm 2065 số người trên lãnh thổ Nhật Bản chỉ còn lại 88 triệu. Đây là một quả bom nổ chậm đang đe doa xứ hoa anh đào.

Tạo chí Courrier International trích dẫn tờ báo Nhật Asahi Shimbun, đã rất lo lắng trước hiện tượng này và trách cứ chính quyền Nhật, là trong nhiều năm, đã không làm gì để ngăn chặn đà sụt giảm. Đây là một yếu tố đáng được quan tâm, trong lúc đó thì giới trẻ lại bị bỏ mặc. Quan điểm của thủ tướng Shinzo Abe hiện giờ trong việc khắc phục hiện tượng thiếu lao động, là không sử dụng lá bài nhập cư mà ưu tiên sẽ dành cho việc phát triển thông minh nhân tạo - robot - trong lao động và dịch vụ phục vụ con người. Nhưng mọi người đều hoài nghi.

Tuổi trẻ là sinh lực, nhưng lại bị lơ là

Báo Asahi Shimbun tỏ vẻ khá gay gắt trước hiện tượng tầng lớp trẻ, thế hệ kế tục, sức mạnh của đất nước, lại không được quan tâm, nâng đỡ đúng mức.

Trên chính trường, tờ báo lấy làm tiếc rằng thanh niên có quá ít người đại diện, những người dưới 30 tuổi hầu như không tiếng nói. Trong bối cảnh dân số già đi và giảm sụt nhanh chóng này, nhiều huyện dân cư thưa thớt hẳn, có nguy cơ không chóng thì chày biến mất, tầng lớp trẻ kế thừa phải tham gia năng động hơn vào sự vận hành của đất nước. Hiện nhiều người ở Nhật đã ý thức là phải cùng thanh niên xây dựng tương lai của đất nước.

Tờ báo còn nêu lại sự kiện một số công chức trẻ (20-30 tuổi) của các bộ kinh tế, thương mại năm ngoái 2017, đã đánh động dư luận qua một báo cáo đăng trên internet, tựa đề "Người lo âu, Nhà nước tê liệt", nêu bật tình trạng nước Nhật trở thành khô cứng, tê liệt, đời sống chính trị do tầng lớp cao niên thâu tóm trong lúc xã hội lại thờ ơ trước thế hệ trong tuổi lao động, thanh niên không phát huy được vai trò của họ.

Báo cáo vẽ ra một nước Nhật thảm hại : Tỉ lệ sinh đẻ giảm sụt, dân chúng già đi, bất bình đẳng, tình trạng nghèo khó gia tăng, công việc làm tạm bợ ngày càng nhiều. Trong mắt các tác giả, nước Nhật vẫn vận hành theo mô hình thời đại Showa trước đây, trong lúc đang ở thời đại Heisei (sẽ kết thúc khi đương kim Nhật Hoàng thoái vị vào ngày 19/04/2019). Cảm nhận của họ là Nhật Bản đang đi trên một con đường nguy hiểm nếu tiếp tục như hiện nay.

Theo báo Asahi Shimbun, hiên có 896 huyện trên đà tiêu vong. Tại những nơi mà số lượng phụ nữ trong tuổi có thể sinh đẻ giảm 50%, thì đà suy giảm dân số không thể đảo ngược.

Tại những huyện nói trên, tỉ lệ phụ nữ trong tuổi có thể sinh con giảm từ 50 đến 69%, có nơi giảm hơn 70%, đặc biệt là ở vùng phía bắc Nhật Bản như ở đảo Hokkaido, vùng Tohuku phía bắc Honshu.

Giải pháp của Shinzo Abe : Dùng robot chứ không cho nhập cư

Thủ tướng Abe như nói trên đã tuyên bố dứt khoát không nhờ đến lao động nhập cư để bổ khuyết tình trạng dân số suy giảm, tuy rằng trong thực tế, việc cấp visa đã dễ dãi hơn đối với một số thành phần lao động nước ngoài, đặc biệt trong những ngành nghề mà thanh niên Nhật không mấy hứng thú, và nhất là trước Thế Vận Hội 2020.

Theo giới chuyên gia thì Nhật Bản ít ra phải đón 200.000 người nước ngoài hàng năm, để dân số không xuống dưới ngưỡng 100 triệu dân. Thế nhưng chủ trương của thủ tướng Shinzo Abe là ưu tiên phát triển thông minh nhân tạo - sử dụng robot để bù đắp tình trạng thiếu hụt nhân công.

Theo viện nghiên cứu Nomura, thị trường về robot cho lãnh vực dịch vụ sẽ lên đến 38 tỉ euro từ đây đến năm 2020. Robot mang hình dáng con người có khả năng phát hiện cảm xúc để phản ứng như Pepper của SoftBank đã được triển khai ở 500 cửa hiệu. Theo dự kiến của bộ y tế Nhật, thì từ đây đến 2035, lãnh vục dịch vụ phục vụ người già sẽ thiếu 380.000 nhân công. Nhưng vấn đề sử dụng robot trong dịch vụ phục vụ con người còn gặp 2 vấn đề : giá cả và an toàn.

Courrier International nêu bật : Đời sống khó khăn ở Nhật những năm gần đây là một yếu tố quan trọng dẫn đến tình trạng sụt giảm dân số. Trong năm 2016, một người trên hai ở Nhật có việc làm tạm bợ. Năm 2015, một người đàn ông trên bốn sống độc thân. Theo tạp chí Pháp thì khi thu nhập hàng năm chỉ ở mức 3 triệu yen - 23.000 euro - thì một người đàn ông sẽ ít chịu lấy vợ vì sẽ phải một mình đảm trách chi tiêu gia đình. Đến giờ thì 70% phụ nữ Nhật ở nhà sau khi sinh đứa con đầu lòng.

Trung tá Arnaud Beltrame : Một anh hùng Pháp

Tuần báo L’Obs đã dành trang bìa để vinh danh cố đại tá Hiến Binh Pháp Arnaud Beltrame, đã hy sinh bản thân để cứu một phụ nữ bị khủng bố bắt làm con tin ở tỉnh Aude hôm 23/03 vừa qua, với một bức ảnh của ông Beltrame bên cạnh câu hỏi lớn : "Thế nào là một anh hùng ?".

Câu trả lời đã được L’Obs nêu rõ ở bên trong, trong một hồ sơ dài 13 trang, với phần mô tả chân dung của Arnaud Beltrame, một người đã sống vì người khác.

Riêng về khái niệm anh hùng là gì được nêu ở trang bìa, tuần báo đã nhờ năm trí thức nổi tiếng tại Pháp thử đưa ra những lời giải đáp, từ các sử gia Jean-Noel Jeanneney, Pascal Ory, nhà tâm lý học thần kinh Boris Cyrulnik, nhà xã hội học Michael Wieviorka, cho đến triết gia Frederick Worms.

Đồng nghiệp của L’ObsLe Point cũng cho in một băng tang đen trên bìa ấn bản tuần này với hàng tựa bằng chữ trắng : "Arnaud Beltrame : Cuộc đời và số phận của một anh hùng". Bên trong, là một hồ sơ dài 7 trang do một ê kíp gồm 8 nhà báo thực hiện để nói về vụ khủng bố tại tỉnh Aude và người sĩ quan hiến binh Beltrame.

Riêng tuần báo L’Express thì chỉ dành một cột nhỏ để nói về Arnaud Beltrame, được tờ báo ghi nhận là một anh hùng, vừa là hội viên Hội Tam Điểm Pháp (Franc-maçonnerie française), vừa là một tín đồ Công giáo.

Thánh chiến Pháp, họ là ai ?

Nhưng, điều đáng chú ý là tạp chí đã dành hai trang để nói về công trình của Marc Hecker, một nhà nghiên cứu về các phần tử thánh chiến tại Pháp, sắp được đăng trong chuyên san Focus Stratégique số 79 của Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế Pháp IFRI, số ra tháng 4 năm 2018.

Nhà nghiên cứu này đã phân tích quá trình hoạt động của137 người, cả đàn ông lẫn phụ nữ, đã bị kết án về tội khủng bố mang tính chất Hồi giáo cực đoan tại Pháp trong thời gian qua. Kết quả cho thấy là 69% các phần tử thánh chiến này là người mang quốc tịch Pháp, và 22% là những người song tịch : Pháp-Maroc (như như Lakdim Radwan, kẻ khủng bố ở tỉnh Aude) ; Pháp-Algeria hay Pháp-Tunisia.

Trong 125 trường hợp trong số 137 đối tượng được nghiên cứu, nguồn gốc của cha mẹ những người này được nêu rõ : Vùng Bắc Phi Maghreb (74 người), Pháp (22 người) và Châu Phi hạ Sahara trong đa số trường hợp.

Về tôn giáo, 101 người xuất thân từ gia đình theo Hồi giáo, số còn lại là những người đã tự ý theo đạo Hồi. Rất nhiều người trong số này không biết gì về tôn giáo của họ.

Phân tích về đặc điểm vừa nêu, nhà xã hội học Farhad Khos Rokhavar đã cho rằng : "Tình trạng Hồi giáo trở thành cực đoan ở các vùng ngoại ô Pháp không bắt nguồn từ việc hiểu biết sâu rộng trước đó về đạo Hồi, mà ngược lại là một sự thiếu hiểu biết nghiêm trọng, đào sâu tâm lý cả tin, một dạng thức của sự ngây ngô".

Phương Tây trên đà suy đồi ?

Tuần báo L’Express đã dành trang bìa cho một câu hỏi đang đè nặng trên giới trí thức Âu Mỹ : "Phương Tây phải chăng đã tiêu tùng ?" (L’Occident est-il fichu ?), trước Daesh, Trung Quốc, Nga và sự co cụm của Mỹ.

L’Express đã dành như vậy là 12 trang cho điều đang được gọi là chủ nghĩa suy đồi - déclinisme - ở phương Tây, trong đó có 5 trang nói về tác phẩm mới của học giả nổi tiếng Bernard Henri-Levy, thường được gọi dưới tên tắt là BHL.

Quyển sách mang tựa đề "Đế chế và 5 vị vua", đã được nhà xuất bản Grasset phát hành, trong đó tác giả tìm cách mô tả một Châu Âu và một nước Mỹ đang bị năm thế lực đang vươn lên thách thức. Các thế lực đó là Trung Quốc, Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Ả Rập bao che và phổ biến chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.

Theo L’Express, dĩ nhiên là không phải ai cũng đồng ý với quan điểm cũng như con người của BHL. Một ví dụ : Trong bài "Những điều mù quáng nơi BHL", cựu ngoại trưởng Pháp Hubert Védrine đã cho rằng khung phân tích sự việc của tác giả quá trừu tượng.

Tuần báo Pháp cũng dành hai trang báo cho bài viết của Nicolas Baverez, kinh tế gia kiêm bình luận gia, người được cho là đã sáng tạo ra thuật ngữ "chủ nghĩa suy đồi - déclinisme".Đối với tác giả này, tại phương Tây ngày nay, "Các chế độ dân chủ đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng sâu sắc nhất kể từ những năm 1930, nhưng có thể vươn dậy bằng cách thúc đẩy một sự tăng trưởng toàn diện, không loại trừ ai, và tái khẳng định các giá trị và số phận chung của mình, vượt lên trên các lợi ích riêng tư. Họ phải tự võ trang không chỉ trên mặt quân sự, mà trên tất cả các bình diện chính trị, trí tuệ và đạo đức, và tin tưởng trở lại vào sự tự do".

Nhà Thờ Đức Bà Paris trong số kiệt tác kiến trúc bị lâm nguy

Trái với các đồng nghiệp, Le Point tuần này đã dành trang nhất và hồ sơ chính cho công cuộc "Cứu vớt di sản kiến trúc Pháp".

Tuần báo đã độc quyền công bố danh sách 250 công trình kiến trúc Pháp đang bị đe dọa, sắp xếp theo từng vùng, với tổng chi phí trùng tu được dự kiến, và số tiền hiện còn thiếu để sửa sang.

Điều mà ít người biết đến là Nhà Thờ Đức Bà Paris cũng nằm trong danh sách công trình bị lâm nguy. Trong 4 trang báo, Le Point đã nêu bật tình trạng thảm hại và trên đà rệu rã của công trình vẫn được 13 triệu khách tham quan mỗi năm. André Finot, người phụ trách truyền thông của Nhà Thờ Đức Bà đã phải công nhận rằng Nhà Thờ hiện nay giống như Liên Xô trước đây, "mặt tiền thì được phục hồi, nhưng phía sau là đống đổ nát".

Với số lượng cả chục triệu khách mỗi năm, câu hỏi đặt ra là tại sao không thu phí vào cửa, khiêm tốn thôi, để có tiền bảo trì và trùng tu nhà thờ, nhất là khi đây là điều đang được thực hiện ở các nhà thờ đẹp nhất ở Venise, hay tại nhiều danh lam thắng cảnh khác ?

Thế nhưng, câu trả lời cho đến nay vẫn là không, cho dù Nhà Thờ Đức Bà hiện tiêu tốn 800 euro tiền sưởi và 1.000 euro tiền điện mỗi ngày, chưa kể đến lương của 67 nhân viên.

Mai Vân

Published in Châu Á

Tại Trung Quốc, sử dụng phần mềm vượt tường lửa kiểm duyệt trở thành phức tạp hơn : người dân Hoa lục và các công ty quốc tế nhận thêm một vòng kim cô kể từ ngày 31/03/2018. Mạng ảo VPN bị nghiêm cấm. Muốn sử dụng phải thuê đường dây của….Nhà nước. Từ ngày Tập Cận Bình lên cầm quyền, không gian tự do tương đối của thời mở cửa khép lại dần dần.

gong1

Ảnh minh họa© gettyimages

Từ năm 2009, khi chính quyền Trung Quốc khóa chận các mạng xã hội như Facebook, Google, Twitter, Youtube…vẫn có hàng chục triệu cư dân mạng sử dụng mạng lưới ảo VPN (virtual private network) để vượt bức tường kiểm duyệt, nối kết, tiếp cận thông tin đa chiều.

Nhưng từ ngày 31/03/2018, những "con đường hầm thông tin" này sẽ bị đặt trong sự quản lý của "Tường thành lửa" Trung Quốc. Lệnh mới bắt buộc tư nhân và doanh nghiệp phải chọn một trong số dịch vụ VPN ít ỏi được chế độ Cộng Sản cho phép. Hồi tháng Giêng, giới phóng viên ở Bắc Kinh được một quan chức của bộ Công Nghiệp và Công Nghệ Thông Tin cho biết "mọi công ty nước ngoài muốn trang bị một hệ thống tiếp cận thông tin riêng phải gắn một đường dây "đối tiếp" hoặc thuê của cơ quan viễn thông Nhà nước".

Cho đến nay, để tránh kiểm duyệt, nhiều công ty ngoại quốc thuê công cụ VPN riêng đặt ở ngoài Hoa lục. Nhờ vậy mà các doanh nghiệp này có thể liên lạc qua các mạng xã hội bị cấm hoạt động tại Trung Quốc và để quản trị công ty qua internet. Từ nay, họ phải qua dịch vụ trung gian của ba công ty Trung Quốc.

Chủ tịch Phòng Thương Mại Hoa Kỳ tại Thượng Hải, Kenneth Jarret, dự báo : các doanh nghiệp nước ngoài và nhân viên của họ có nguy cơ bị thiệt hại do các biện pháp trói buộc mới này. Hầu hết các công ty nước ngoài, nhất là các doanh nhân và công ty nhỏ dùng công cụ kỹ thuật số của Google Analytics, Google Scholar. Họ càng thêm bất bình khi bị hạn chế sử dụng VPN giá rẻ.

Dụng ý của chính quyền Trung Quốc

Một chuyên gia "tường lửa" của GreatFire.org, nhóm tranh đấu chống kiểm duyệt cho rằng Bắc Kinh dùng chiến thuật "một công hai việc" : thứ nhất là loại trừ đối thủ cạnh tranh VPN giá thấp, một mình chiếm lĩnh lợi nhuận và thứ hai là để siết chặt hơn nữa quyền tự do thông tin. Nói cách khác, giới doanh nghiệp nước ngoài nằm trong quyền sinh sát của các công ty dịch vụ Trung Quốc.

Giới doanh nhân ngoại quốc phản ứng ra sao ? Một nữ giám đốc xin dấu tên nhìn nhận "là phải chịu thôi, nếu không muốn hoạt động bị xáo trộn, bị trừng phạt".

Tháng 12/2207, một công dân Trung Quốc bị cáo buộc sử dụng VPN "bất hợp pháp" và bị tuyên án 5 năm tù cộng thêm 500.000 tệ ( 70.000 đôla).

Nói và… làm ngược

Theo tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, gọng kềm kiểm duyệt thông tin từngười bước siết chặt từ khi Tập Cận Bình lên cầm quyền vào năm 2012. Vào năm 2013, tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc của Tập Cận Bình cam kết "tăng cường" các biện pháp bảo đảm tự do ngôn luận và tự do báo chí được manh nha xuất hiện dưới thời Hồ Cẩm Đào, phá rào đề cập đến ý kiến phản biện, thông tin đa chiều. Thế nhưng, thay vì "tăng cường tự do" thì Tập Cận Bình "củng cố kềm kẹp". Ngay từ 2013, qua chiến dịch "chống tin đồn", chủ tịch Trung Quốc bắt đầu siết lại kiểm duyệt. Báo chí Nhà nước và tư nhân bị đặt dưới sự quản chế trực tiếp của Ban Tuyên truyền của Đảng cộng sản, đầy thế lực. Mỗi ngày, cơ quan này triệu tập tổng biên tập từng nhật báo để trao một danh sách sự kiện nào cần đưa ưu tiên, thông tin nào bị cấm.

Đến tháng 7/2016, trong bối cảnh Panama Papers tiết lộ tên tuổi những người dấu tiền ở các thiên đường thuế, Bắc Kinh cấm trích dẫn thông tin trên mạng để viết bài.

Tháng 6/2017,Cơ quan không gian mạng Trung Quốc ACC buộc các cơ quan truyền thông mỗi khi muốn phổ biến thông tin trên các diễn đàn xã hội liên quan đến chính phủ, quân đội, kinh tế, xã hội…. đều phải xin phép. Một đạo luật mới được ban hành tăng cường sự thống trị của Đảng cộng sản trên các cơ quan truyền thông trên mạng : Khóa chặt "con đường hầm vượt tường lửa" cuối cùng là điều tất yếu đối với chủ tịch Tập Cận Bình, sau khi chiếm được thế độc tôn với nhiệm kỳ không giới hạn. Lần này, giới đầu tư nước ngoài được thấm thía.

Tú Anh

Published in Quốc tế

Dân Nga phẫn nộ với Putin sau vụ hỏa hoạn thương tâm

Liên quan đến vụ hỏa hoạn mới đây tại Nga làm 64 người thiệt mạng, Le Monde cho biết sự phẫn nộ của người dân tập trung vào tổng thống Vladimir Putin mới tái đắc cử.

nga1

Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm địa điểm xảy ra hỏa hoạn làm 64 người chết ở Kemerovo, ngày 27/03/2018. Sputnik/Alexei Druzhinin/Kremlin via Reuters

Ông Putin hứa sẽ trừng phạt những người liên quan, nhưng ngay trong những ngày quốc tang, ba hôm sau vụ cháy kinh hoàng ở Kemerovo ngày 25/3, ông chủ điện Kremlin vẫn bị chỉ trích dữ dội. Thành phố mỏ vùng Siberia bắt đầu chôn cất 64 nạn nhân trong đó có 41 trẻ em, bị chết cháy trong trung tâm thương mại Zimnaia Vishnia (Anh đào mùa đông).

Cửa khóa, bảo vệ trốn sạch, cứu hộ trễ…

Ngọn lửa bùng lên do chập điện, nhưng thiệt hại khủng khiếp của vụ hỏa hoạn là do một loạt những thiếu sót về an ninh. Các nhóm trẻ em bị kẹt trong phòng chiếu phim cửa khóa chặt, trong khi hệ thống báo động bị hư. Các nhân viên phụ trách an ninh là những người chạy trốn trước tiên, còn lực lượng cứu hỏa thì đến trễ.

"Chúng tôi sẽ không quên" - các áp-phích tại những địa điểm tưởng niệm ở Kemerovo, Moskva và trên toàn quốc hứa hẹn. Tuy muốn hạn chế các hoạt động tưởng niệm, nhưng chính quyền đành phải tuyên bố quốc tang hôm 28/3, và một phút mặc niệm trên cả nước. Cờ rủ, các chương trình giải trí bị hủy, hình ảnh trên các bảng quảng cáo được thay bằng những ngọn nến lung linh. Các tòa thị chính tổ chức các nơi tưởng niệm chính thức với nhạc tang lễ và cảnh sát canh gác.

Sự phẫn nộ của người dân tập trung tại quảng trường Pushkin ở trung tâm thủ đô. Dưới chân bức tượng nhà thơ nổi tiếng, hàng trăm người dân Moskva mang đến một rừng hoa và thú nhồi bông để tưởng nhớ các trẻ em đã thiệt mạng tại Kemerovo. Những tấm biển thẳng thừng lên án : "Hối lộ đã giết hại các em bé", "Chúng tôi không tha thứ sự tắc trách của chính quyền và việc lừa dối dân".

Aman Tuleyev, thống đốc Kemerovo – nằm trong số những quan chức bị đả kích – từ chối đến địa điểm xảy ra thảm họa, viện cớ không muốn làm phiền các nhân viên cứu hộ. Rồi sau đó ông ta lại đổ trách nhiệm cho bộ máy hành chính, bị tố cáo tham nhũng khiến các lãnh đạo trung tâm thương mại tránh né được các quy định an toàn trong suốt năm năm trời. "Hãy từ chức !" "Tên tội phạm !", "Sự thật !"… những người biểu tình ở Kemerovo hô vang. Nhưng Aman Tuleyev trốn biệt, và còn đổ thừa "những người đối lập lợi dụng thảm kịch".

"Tống cổ Vova vào tù !"

Đến Kemerovo hôm thứ Ba 27/3, tổng thống Vladimir Putin đòi trừng phạt những người có trách nhiệm, nhưng bản thân ông cũng tránh né đám đông phẫn nộ. Một biểu ngữ của người biểu tình tại quảng trường chính ở Kemerovo còn đòi hỏi "Tống cổ Vova và Aman vô tù !" (Vova là biệt danh của tổng thống Nga). Điện Kremlin cho đến nay không có ý định cách chức Aman Tuleyev, mà chỉ sa thải hai viên chức địa phương.

Một phụ nữ đứng dưới chân tượng Pushkin giận dữ nói với Le Monde : "Vấn đề rộng lớn hơn nhiều, đó là cả một hệ thống tham nhũng và vô trách nhiệm, đã phát triển trong 18 năm cầm quyền của Putin". Một doanh nhân nói thêm : "Tại Kemerovo, những người quản lý trung tâm thương mại chắc đã đút lót bộn bạc để tránh bị kiểm soát, làm giàu bất chấp sự an toàn. Tệ nạn này diễn ra trên khắp nước Nga".

Một bà mẹ nhấn mạnh : "Thảm kịch xảy ra ngay sau khi Putin tái đắc cử sẽ còn tái diễn như đã từng, trong quá khứ" - ám chỉ vụ tai nạn tàu ngầm Kursk năm 2000 làm 118 thủy thủ tử nạn, hay vụ bắt con tin tại trường học Beslan năm 2004 là 334 người chết trong đó có 186 em học sinh.

Cũng như trong các thảm họa trước đây, chính quyền bị tố cáo không chỉ chạy trốn trách nhiệm mà còn tìm cách giảm thiểu thiệt hại thực tế. Tại Kemerovo, dù tòa thị chính cam đoan sẽ mở cửa nhà tang lễ, nhưng nhiều cư dân khẳng định số người chết lên đến hàng trăm. Ông Vladimir Putin tuy đòi hỏi "điều tra hoàn toàn khách quan và minh bạch" và ra lệnh thanh tra tất cả các trung tâm thương mại trên toàn quốc, đã cáo buộc "mưu toan gây hoảng loạn" từ các "thế lực nước ngoài".

Thủ tướng Nhật tìm cách gặp Kim Jong-un

Nhìn sang Châu Á, thông tín viên Les Echos tại Tokyo cho biết "Nhật Bản xoay sở để tiếp xúc được Kim Jong-un". Từ khi đối thoại với Bắc Triều Tiên được tái lập, Nhật lo ngại bị đứng ngoài lề, và số phận của những công dân Nhật bị bắt cóc không được đề cập đến trong các cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới.

Tờ báo mô tả lại những biếm họa trên truyền hình Nhật, cho thấy ông Shinzo Abe đứng lẻ loi một góc, xa khỏi các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Hàn Quốc và Hoa Kỳ - tất cả đều đã có được lời hứa gặp thượng đỉnh với Kim Jong-un. Sau khi gặp gỡ Tập Cận Bình hôm thứ Ba 27/3, lãnh đạo Bắc Triều Tiên sẽ tiếp xúc với tổng thống Moon Jae-in ngày 27/4 tại biên giới liên Triều, và có thể đến cuối tháng Năm hội kiến với tổng thống Mỹ Donald Trump, tại một quốc gia chưa rõ.

Lo ngại lợi ích của đất nước mình bị bỏ qua một bên, chính quyền Shinzo Abe trong những ngày gần đây đã thúc đẩy nhiều kênh ngoại giao để nối lại đối thoại trực tiếp với Bình Nhưỡng. Tối qua 28/3, cánh tay mặt của thủ tướng Abe là ông Yoshihide Suga, phát ngôn viên chính phủ cho biết đôi bên đã thảo luận thông qua các đại sứ quán ở Bắc Kinh.

Nhật báo Asahi tiết lộ chính phủ đã nhờ đến Chongryon (Hiệp hội người Triều Tiên sống tại Nhật) – trên thực tế có vai trò như đại sứ quán Bắc Triều Tiên ở Nhật Bản. Được biết hàng trăm ngàn hậu duệ của những người Triều Tiên di cư sang Nhật thời Đệ nhị Thế chiến gồm hai nhóm, một gắn bó với Seoul, nhóm kia thân cận với Bình Nhưỡng. Theo Asahi, có khả năng Bắc Triều Tiên sẽ gặp thượng đỉnh với Nhật Bản vào tháng Sáu trước khi gặp Nga. Thủ tướng Shinzo Abe dự định đề nghị tổng thống Donald Trump nêu vấn đề người Nhật bị bắt cóc khi gặp Kim Jong-un, nhưng cũng muốn tự mình tiếp tục thương lượng.

Miến Điện : Tân tổng thống sẽ không chấp nhận làm bù nhìn cho bà Suu Kyi

Tại Đông Nam Á, trong bài "Một tổng thống mới cho Miến Điện", Le Monde cho biết tân tổng thống Win Myint cũng là người thân cận với bà Aung San Suu Kyi, tuy nhiên ông được cho là sẽ tìm cách mở rộng quyền hành.

Sau vụ từ chức bất ngờ vào tuần trước của tổng thống Htin Kyaw, đồng minh trung thành của "Lady" thời đấu tranh chống tập đoàn quân sự trước đây, ông Win Myint, một nhân vật thân thiết với bà Suu Kyi hôm 28/3 đã được bầu vào chức vụ tượng trưng này. Nhưng ngược với người tiền nhiệm chấp nhận làm con rối cho bà bạn Aung San Suu Kyi, tân tổng thống 66 tuổi là một chính khách lão luyện.

Cựu tù nhân lương tâm này tham gia làm chính trị từ năm 1988, khi những người biểu tình đòi dân chủ ngã xuống dưới lằn đạn của quân đội. Một số nhà quan sát cho rằng "Mệnh phụ Răngun" (Lady Rangoon), nay đã cầm quyền được hai năm, có thể sẽ tập trung chuẩn bị cuộc bầu cử năm 2020 và để cho tân tổng thống được rộng tay hơn. Tuy vậy trang web The Irrawaddy, lâu nay là tiếng nói của phe đối lập lưu vong, cảnh báo nếu tổng thống mới muốn mở rộng quyền hành, "sẽ buộc phải đối đầu với quân đội".

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung ?

Trên lãnh vực thương mại, nhật báo kinh tế Les Echos đưa tin Trung Quốc sẵn sàng trả đũa việc Hoa Kỳ đã mở ra "chiếc hộp Pandore" của chiến tranh thương mại, và các doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc bắt đầu lo lắng.

Những tuần lễ tới sẽ rất căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tổng thống Donald Trump vừa ra kỳ hạn 60 ngày cho Bắc Kinh, trước khi cho thi hành dự án thuế sẽ đánh lên 50 tỉ đô la sản phẩm Trung Quốc. Nếu cho đến nay, Bắc Kinh vẫn tỏ ra chừng mực, chỉ đe dọa đánh thuế trên 3 tỉ đô la hàng Mỹ, thì hôm qua bộ Thương mại Trung Quốc đã tuyên bố không chấp nhận sự áp đặt đơn phương. Tờ China Daily cảnh báo Trung Quốc có thể trả đũa trong nhiều lãnh vực, từ nông nghiệp cho đến hàng không, xe hơi, chất bán dẫn… còn thủ tướng Lý Khắc Cường khẳng định "Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ các biện pháp đáp trả".

Trước hết đã có sáu công ty Mỹ bị báo chí Hoa lục nêu tên : Apple (20% tổng doanh thu là từ Trung Quốc), Qualcomm (65%), Boeing, Texas Instruments, Intel, Micron Technology. Ngoài hàng rào thuế quan, các doanh nghiệp Mỹ còn lo ngại sẽ bị thọc gậy bánh xe đủ kiểu như thanh tra, rút giấy phép khai thác… Tuy nhiên các nhà quan sát cho rằng bên cạnh cây gậy, Bắc Kinh vẫn có thể sử dụng củ cà rốt như mở cửa thị trường tài chính, để tránh một cuộc chiến tranh thương mại mà cả đôi bên đều thua thiệt.

Pháp sắp đóng hàng không mẫu hạm thế hệ mới

Về quân sự, Le Figaro cho biết "Nước Pháp chuẩn bị đóng hàng không mẫu hạm kế thừa chiếc Charles de Gaulle". Bộ trưởng quốc phòng Florence Parly hôm qua 29/3 khẳng định cũng như Không quân và Lục quân, Hải quân Pháp sẽ được tăng cường sức mạnh, nhờ đạo luật về chương trình quốc phòng 2019-2025.

Gần 12 tỉ euro sẽ được đầu tư để nâng cao năng lực hải chiến, chiến đấu bằng tàu ngầm và tiềm thủy đĩnh tấn công. Hải quân sẽ nhận được 19 tàu tuần tra, bốn chiến hạm đa năng, hai chiến hạm cỡ trung và bốn tàu ngầm lớp Barracuda. Từ năm 2019, sẽ nghiên cứu đóng hàng không mẫu hạm thế hệ mới (PANG – Porte-Avion de Nouvelle Génération) với ngân sách 4-5 tỉ euro, để thay thế cho chiếc "Charles de Gaulle" dự định sẽ "về hưu" trong khoảng 2038-2040.

Tựa chính báo Pháp

Thời sự trong nước chiếm trang nhất các nhật báo Pháp hôm nay. Le Figaro chạy tựa "Thu thuế bằng cách trích thẳng từ lương : Những gì đang chờ đợi người đóng thuế". Les Echos cho biết "Chính phủ trấn an công nhân đường sắt như thế nào". Le Monde đặt câu hỏi "Đã bắt đầu ý thức được về nạn bài Do Thái, nhưng sau đó thì sao ?". Libération mở điều tra về việc người tiêu dùng chấm điểm, một hệ thống được các công ty sử dụng rộng rãi, nhưng đã làm các nhân viên thường xuyên bị áp lực, ảnh hưởng đến thu nhập của họ. Riêng La Croix dành trang bìa cho "Syria, một cuộc chiến bất tận".

Thụy My

Published in Quốc tế

Kim Jong-un đi Bắc Kinh : Tiền âm thầm, hậu ồn ĩ

Sự kiện được nhiều tờ báo chính ở Pháp quan tâm đặc biệt là chuyến thăm của lãnh tụ Bắc Triều Tiên tới Bắc Kinh gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, một chuyến viếng thăm giữ bí mật hoàn toàn và chỉ được loan báo ồn ào khi đoàn tàu đặc biệt của Kim Jong-un đã trở về qua biên giới.

kim1

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un cùng phu nhân và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân tại Bắc Kinh, ngày 28/03/2018. Ảnh chụp từ màn hình của CCTV.CCTV via Reuters

Chuyến thăm được thông báo là "không chính thức" nhưng đánh một dấu mốc mới trong quan hệ hai nước cũng như trong hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên. Ông Kim Jong-un và vợ, bà Ri Sol-Ju, đã được lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp với nghi thức long trọng tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh. Các báo Pháp đều nhìn nhận đây là sự kiện có tầm quan trọng lớn đối với hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên đang diễn ra trong tiến trình ngoại giao nhiều khả quan.

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của lãnh đạo Kim Jong-un, điểm đến lại là Trung Quốc, được Le Monde mô tả là "Cuộc gặp lịch sử …". Trong khi đó, báo Le Figaro chạy tựa bài viết : "Kim và Tập trưng bày mặt trận thống nhất tại Bắc Kinh". Trước cuộc gặp thượng đỉnh với tổng thống Mỹ Donald Trump, lãnh đạo Bắc Triều Tiên củng cố vị thế bằng cách dựa vào người láng giềng Trung Quốc, Le Figaro nhận định khái quát về chuyến công du âm thầm nhưng lại rất ồn ào khi đã qua này.

Qua các hình ảnh được truyền thông hai nước phổ biến, Le Figaro nhận xét : "Không hề tỏ ra rụt dè bên cạnh chủ tịch một cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới, Kim Jong-un muốn tỏ cho thấy mình là một lãnh đạo được tôn trọng, tự tin". Còn về phần chủ nhà, tờ báo bình luận : "Tổ chức cuộc gặp này, Tập Cận Bình đã khéo léo thành công đặt mình vào trung tâm ván bài ngoại giao về hồ sơ hạt nhân bắc Triều Tiên" và "Trung Quốc không thể đứng ngoài cuộc để bảo vệ lợi ích chiến lược của mình".

Theo Le Figaro, Bắc Kinh tìm cách giảm bớt đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên mà không biến Bình Nhưỡng thành kẻ thù, tránh được sự sụp đổ của chế độ Bình Nhưỡng mà hậu quả là Hàn Quốc cùng đồng minh Mỹ áp sát biên giới Trung Quốc. Còn Bình Nhưỡng thì muốn an tâm được Bắc Kinh bảo vệ trong trường hợp các cuộc thương lượng với Hàn Quốc hay với Mỹ chuyển hướng xấu. Nhưng "khó khăn của Bình Nhưỡng là ở phần tiếp theo. Tức là làm sao để không trở nên quá lệ thuộc vào người láng giềng lớn", Le Figaro nhận định.

Trung Quốc trở lại quân bài Bắc Triều Tiên để đối phó với Mỹ

Vẫn xung quanh chuyến đi Bắc Kinh lịch sử của Kim Jong-un, nhật báo Les Echos có bài phân tích nhận định cuộc gặp bất ngờ này cho thấy Bắc Kinh đang lập lại "mối liên minh thần thánh đối phó với Trump".

Tờ báo ghi nhận là từ khi thành lập nước đến giờ, Bắc Triều Tiên vẫn sống trong tình trạng bị bao vây cùng với mối hoang tưởng thường trực bị tấn công. Bình Nhưỡng vẫn lý giải rằng kho vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo là phương tiện đáp trả chiến lược trước mối "đe dọa" của Hoa Kỳ. Việc giải trừ vũ khí chỉ có thể khi mà các kẻ thù của họ cũng làm tương tự.

Trước mắt, Bình Nhưỡng muốn Hoa Kỳ bỏ thỏa thuận liên minh quân sự với Hàn Quốc và rút 35 nghìn quân ra khỏi khu vực bán đảo Triều Tiên. Trong cuộc gặp thượng đỉnh với tổng thống Trump tới đây, có thể Kim Jong-un sẽ đồng ý đề cập đến vấn đề giải trừ hạt nhân nhưng cũng đừng bao giờ mong Bình Nhưỡng hủy hết kho vũ khí hạt nhân mà theo họ, đó là sự bảo đảm cho sự tồn vong của chế độ. Nhìn chung là còn rất nhiều điều mà Washington khó có thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, theo Les Echos, Bắc Triều Tiên vẫn luôn là quân bài chiến lược của Trung Quốc trong khi Bắc Kinh đang tìm mọi cách hạn chế ảnh hưởng của Mỹ tại Châu Á, khu vực mà họ đã thống lĩnh trong nhiều thế kỷ. Với Trung Quốc lúc này, bất kể lãnh đạo Bắc Triều Tiên là ai, nền tảng tư tưởng của chế độ là gì, miễn là giúp cho chiến lược bảo vệ lợi ích của Trung Quốc.

Đón tiếp Kim Jong-un long trọng, tuyên truyền ồn ào sau đó, Bắc Kinh khẳng định sự trở lại ngoạn mục với hồ sơ Bắc Triều Tiên sau khi dường như bị thông báo cuộc gặp thượng đỉnh Kim-Trump gạt ra ngoài lề. Les Echos kết luận : "Một lần nữa, hai chế độ cộng sản từ 1953 từng không ít lần bất hòa rồi lại tái hợp nhau, đang tìm được sự đoàn kết chung đối mặt với kẻ thù Mỹ".

Pháp : Quốc tang tôn vinh trung tá hiến binh Arnaud Beltrame

Trang nhất hầu hết các báo Pháp đều trở lại sự kiện ngày 28/03 nhà nước Pháp tổ chức tang lễ quốc gia cho trung tá hiến binh Arnaud Beltrame, người đã thế mạng sống của mình để cứu con tin vô tội trong vụ khủng bố xảy ra tại thành phố Trèbes, đông nam nước Pháp hôm 23/03.

Một bức ảnh được các báo sử dụng gần như đồng loạt để minh họa sự kiện là tổng thống Emmanuel Macron nghiêng mình kính cẩn trước quan tài phủ quốc kỳ của trung tá Arnaud Beltrame, được đặt giữa sân khu bảo tàng quân đội Invalides. Các báo dành những lời ca ngợi, tôn vinh người anh hùng của nước Pháp cùng sự phẫn nộ với khủng bố Hồi giáo cực đoan.

Tổ chức tang lễ quốc gia để tôn vinh hành động quả cảm phi thường của người sĩ quan hiến binh nhưng cũng là dịp để nước Pháp thể hiện nhất loạt đoàn kết, không phân biệt đảng phái chính trị, đối với khủng bố luôn rình rập đất nước.

Nhiều tờ báo như La Croix hay Le Parisien lấy lại cụm từ "Tinh thần kháng cự" trong diễn văn của tổng thống đọc tại tang lễ trung tá Arnaud Beltrame để chạy tựa lớn trang nhất. Các báo đều nhấn mạnh hành động trên là sự kháng cự trước cái gọi là "đầu óc mu muội man rợ", trước "kẻ thù qủy quyệt" là "con quái vật Hồi giáo cực đoan".

Anh : Ngổn ngang Brexit một năm trước ngày ly dị Châu Âu

Liên quan đến thời sự Châu Âu, tính từ ngày hôm nay, như vậy là chỉ còn đúng một năm nữa, nước Anh sẽ chính thức chia tay Liên Hiệp Châu Âu. Brexit lại trở thành điểm chú ý của nhiều tờ báo Pháp.

La Croix ghi nhận : "Ở Vương Quốc Anh, những người ủng hộ ở lại EU lên tiếng". Người dân Anh dường như bắt đầu cảm thấy vị đắng của cuộc ly hôn. Trong khi đó, các cuộc thương lượng chia tay giữa Luân Đôn với Bruxelles đang ngổn ngang bất đồng, rắc rối, thì ở trong nước chiến dịch tổ chức trưng cầu dân ý về Brexit đang bị tố cáo có gian lận tài chính. Những người phản đối Brexit muốn huy động lại phong trào phản đối tìm cách ngăn chặn tiến trình chia tay với Liên Hiệp Châu Âu.

Trong khi đó, theo nhật báo kinh tế Les Echos, "một năm trước Brexit, các doanh nghiệp vẫn trong mù mờ" và "một bầu không khí bất định vẫn tiếp tục đè nặng lên giới doanh nghiệp" ở Anh.

Nhật báo Les Echos ghi nhận những tiến bộ chính trị trong tháng qua về Brexit là rõ rệt. Một thỏa thuận nguyên tắc đã đạt được với sự nỗ lực lớn giữa Luân Đôn và Bruxelles như việc thanh toán tiền bạc tồn đọng trước khi ly dị, hay về số phận của những kiều dân Liên Hiệp Châu Âu sống tại Anh cũng như kiều dân Anh sống ở EU.

Tuần trước, hai bên đã đạt được nhất trí về thời hạn chuyển tiếp sau ly dị sẽ kéo đến tháng 12/2020. Trong thời gian đó, Luân Đôn tiếp tục được áp dụng luật chung của Liên Hiệp và có thể bắt đầu đàm phán các thỏa thuận thương mại với các nước ngoài EU. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều vấn đề chưa thể giải quyết được như một giải pháp cho việc phân định biên giới mậu dịch giữa Cộng hòa Ireland độc lập muốn duy trì quan hệ với Châu Âu và Bắc Ireland sẽ cùng Anh khăn gói chia tay.

Một bất trắc lớn khác đó là tương lai các mối quan hệ thương mại mới giữa Vương Quốc Anh và Liên Hiệp Châu Âu thời kỳ hậu Brexit vẫn còn chưa biết thế nào. Cựu thủ tướng Anh thuộc Công Đảng, ông Tony Blair, trong tuần còn lên tiếng kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý thứ 2 về Brexit.

Ukraine : Nadiya Savchenko từ thần tượng quốc gia thành kẻ thù dân tộc

Le Figaro đến với Ukraine với một câu chuyện như phim vừa xảy ra trên chính trường nước này qua bài : "Kiev tống giam cựu thần tượng Savchenko".

Tờ báo cho hay, nữ quân nhân Nadia Savchenko, tù binh chiến tranh bị Nga giam giữ gần 2 năm và được trả tự do tháng 5 năm 2016, từng được truyền thông Ukraine thổi lên như là một thần tượng của tinh thần ái quốc, tuần trước đã bị bãi nhiệm dân biểu đồng thời bị chính quyền Kiev bắt giam ngay lập tức. Người nữ anh hùng 36 tuổi này bị cáo buộc lên "kế hoạch đảo chính đẫm máu" tại thủ đô Ukraine.

Chưởng lý Ukraine, Yuriy Lutsenko thông báo có những "bằng chứng không thể chối cãi"cho thấy Nadiya Savchenko đã lên kế hoạch "tấn công khủng bố" nhằm vào Quốc hội Ukraine khi tổng thống Petro Porochenko phát biểu trước các nghị sĩ. Bằng chứng đó là nữ nghị sĩ trẻ này bị bắt hôm 15/3 vừa qua trước cửa tòa nhà Quốc hội, trong người có giấu vũ khí. Theo cáo buộc, Savchenko còn dự tính ném nhiều quả lựu đạn vào diễn đàn tổng thống đang phát biểu sau đó xả súng vào các nghị sĩ. Chuyện quả thực như một kịch bản phim hành động.

Kịch bản của cáo buộc còn mô tả Savchenko còn lên kế hoạch hành động khủng bố đẫm máu ở nhiều nơi trong thủ đô với mục tiêu lật đổ tổng thống Porochenko.

Vậy là chỉ trong vòng 2 năm, Nadiya Savchenko đã từ một nữ anh hùng dân tộc đã trở thành nhân vật đáng bị phỉ nhổ, kẻ thù của đất nước.

Để hiểu thêm về nhân vật này, Le Figaro cho biết : "Từ khi được trả tự do, phụ nữ trẻ này được mô tả như là một người có đầu óc dân tộc cực đoan. Cô trực tiếp kêu gọi thiết lập chế độ độc tài ở Ukraine và thường xuyên có các phát ngôn bài Do Thái. Nhưng có một nghịch lý nữa là từ hai năm qua, Nadiya Savchenko hay nhắc lại quan điểm của Kremlin về cuộc xung đột ở Ukraine. Cựu nghị sĩ này coi cuộc chiến vùng Donbass là cuộc "nội chiến", một cách diễn giải mà Ukraine không chấp nhận" vì Kiev luôn coi chiến sự Donbass là cuộc xâm lăng của Nga.

Điều này khiến nhiều nhà quan sát cho rằng nữ anh hùng này đã quay sang phục vụ cho Nga và trở thành một "con ngựa thành Troy" của Kremlin trong bàn cờ chính trị Ukraine.

Anh Vũ

Published in Quốc tế