Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hôm 11/03/2018, tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chính thức khai trương Liên minh Năng lượng mặt trời tại New Delhi. Mục tiêu của liên minh này là thúc đẩy mạnh năng lượng mặt trời tại các quốc gia đang phát triển, đa số nằm ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, vốn có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhưng cũng là nơi điện mặt trời rất kém phát triển.

solaire1

Khu dân cư Bestech Park View ở Gurgaon (ngoại ô New Delhi) đã cho lắp pin mặt trời trên nóc 8 tòa nhà, cung cấp 8% lượng điện tiêu thụ.© RFI/Sébastien Farcis

Liên minh Năng lượng mặt trời phải vượt qua nhiều thách thức để đạt được mục tiêu này, trước hết là làm sao để công nghệ điện mặt trời thích nghi được với các điều kiện khí hậu, môi trường tại chỗ.

Thông tín viên Sebastien Farcis tường trình từ New Delhi :

Một trong các nguyên tắc chính của Liên minh Năng lượng mặt trời là tập hợp nhu cầu của hàng chục quốc gia thành viên, để đưa ra các đơn đặt hàng chung, nhờ vậy mà hạ được giá cả. Đây cũng chính là đề nghị của Ấn Độ, khi gọi thầu 500.000 máy bơm sử dụng năng lượng mặt trời, để đáp ứng như cầu của nhiều nước Châu Á và Châu Phi.

Đây là một nỗ lực đúng hướng, nhưng khó áp dụng, theo ông Vinay Rustagi, giám đốc văn phòng tư vấn về năng lượng tái tạo Bridge to India. Ông nói : "Các tiêu chuẩn và nhu cầu kỹ thuật của các nước rất khác biệt, cũng như cách kinh doanh và quản lý các chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp Ấn Độ sẽ phải lưỡng lự khi tham gia vào các thông báo mời thầu, phục vụ thị trường nhiều nước Châu Phi hay Mỹ La tinh".

Theo chuyên gia này, ngược lại, Liên minh Năng lượng mặt trời mới ra đời có thể góp phần cải thiện công nghệ sản xuất tấm pin. Ông giải thích : "Phần lớn các công nghệ này được phát triển tại phương Tây và cho phương Tây, là nơi có khí hậu khô và không khí sạch. Như vậy, các tấm pin sản xuất theo lối này sẽ ít hiệu quả tại Ấn Độ, nơi không khí bị ô nhiễm, nhiều bụi bặm và khí hậu rất nóng. Vậy là công nghệ điện mặt trời cần phải thích ứng với các nước Châu Phi và Châu Á, và Liên minh Năng lượng mặt trời phải giữ được một vai trò trong hướng cách tân này".

Mục tiêu liên minh đề ra là huy động được 800 tỉ euro, từ đây đến 2030, cho đầu tư và nghiên cứu.

Published in Quốc tế

Trừng phạt của phương Tây đối với Nga chỉ tác động hạn chế

Nhật báo kinh tế Les Echos ngày 13/03/2018 có bài nhận định "Khó đánh giá tác động trừng phạt của phương Tây đối với kinh tế Nga". Các biện pháp trừng phạt của phương Tây được áp dụng sau khi Nga sáp nhập Crimea làm cho tăng trưởng kinh tế Nga bị mất 1,5% mỗi năm. Nhưng các biện pháp trả đũa của Nga – cấm vận đối với một số sản phẩm của phương Tây, đã thúc đẩy ngành công nghiệp thực phẩm Nga phát triển.

sanction1

Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thăm nhà máy bánh kẹo Samara ở thành phố Samara (Nga), ngày 07/03/2018.Sputnik/Alexei Druzhinin/Kremlin via Reuters

Đối với bộ trưởng công thương Nga Denis Mantourov đây còn là một cơ hội để đổi mới. Từ năm 2014, để trả đũa trừng phạt của Châu Âu và Mỹ, chính quyền Moskva đã áp dụng cấm vận đối với các sản phẩm thực phẩm của phương Tây.

Bộ công thương Nga thực hiện một loạt chính sách như cho vay với lãi suất ưu đãi, trợ giá mua thiết bị và nhiều chương trình hỗ trợ khác nhằm khuyến khích sản xuất các sản phẩm Made in Russia, thay thế hàng nhập khẩu. Kết quả là ngành công nghiệp thực phẩm của Nga đã có những bước tăng trưởng nhảy vọt, tăng từ 4 đến 5% mỗi năm.

Theo kinh tế gia Oleg Kouzmine, thuộc ngân hàng đầu tư Nga Renaissance Capital, được Les Echos trích dẫn, cũng do phương Tây trừng phạt Moskva, luồng vốn đổ ra ngoài giảm hẳn vì giới đầu tư Nga lo ngại căng thẳng ở bên ngoài, tốt hơn hết là giữ của cải ở trong nước Nga.

Trừng phạt của phương Tây tác động mạnh nhất đến lĩnh vực năng lượng Nga : hạn chế chuyển giao công nghệ và khả năng tiếp cận các ngân hàng phương Tây để huy động vốn. Một chuyên gia Nga cho biết, lệnh trừng phạt làm giảm tốc độ thực hiện các dự án sản xuất nhiên liệu, gây khó khăn về pháp lý, việc huy động vốn đầu tư trở nên phức tạp và nặng nề hơn.

Còn trong những lĩnh vực khác, các trừng phạt của phương Tây gây ra nhiều khó khăn lúc ban đầu, nhưng tác động của nó giảm dần cùng với thời gian. Tuy nhiên, cần phải thận trọng với đánh giá này vì không có nghiên cứu cụ thể nào về tác động của trừng phạt phương Tây đối với kinh tế Nga.

Theo kinh tế gia Nga Andrei Sharonov, nhiều lĩnh vực vẫn hoạt động tốt bất chấp các trừng phạt của phương Tây, nhưng về lâu dài, các khó khăn trong việc huy động nguồn tài chính ở nước ngoài sẽ hạn chế các động lực mới thúc đẩy tăng trưởng. Tổng thống Vladimir Putin đề ra mục tiêu có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn mức trung bình trên thế giới. Cho đến nay, tăng trưởng kinh tế Nga mới chỉ đạt gần 2% mỗi năm.

Syria : Sau Daech là dầu hỏa ?

Cuộc chiến tại Syria có lẽ sẽ không bao giờ biết ngày kết thúc. Sau khi đánh đuổi được Daesh, chiến sự tại quốc gia Trung Đông này nay chuyển sang một sắc thái khác, sau vụ nhiều lính đánh thuê Nga tử trận trong đợt không kích của Hoa Kỳ. Libération có bài nhận định cho rằng "Đối với Moskva, con đường dầu hỏa là qua ngả Syria".

Đầu tiên hết nhật báo thiên tả này đưa ra nhận xét các chiến dịch quân sự của Nga đều có mối liên hệ với những doanh nghiệp nào quan tâm đến việc hồi phục thị trường khai thác dầu hỏa Syria và xây dựng các đường ống dẫn khí đốt tại đây.

Bởi vì những vùng quan trọng có lính đánh thuê Nga can thiệp những năm gần đây đều tập trung ở phía đông Syria, nơi có nhiều khu vực khai thác dầu hỏa và khí đốt, những khu vực trước đây đã bị Daesh kiểm soát từ năm 2014.

Libération dẫn phân tích của ông Moiffak Hassan, cố vấn dầu hỏa Syria, từng làm việc cho hãng Total của Pháp cho rằng, tuy trữ lượng dầu hỏa và khí đốt của Syria không quan trọng bằng các nước láng giềng, và sản lượng khai thác hầu như là số không do chiến tranh, nhưng khu vực này lại có một vị thế chiến lược quan trọng đối với Nga.

"Đây chính là một hành lang quan trọng để khống chế các đường ống dẫn dầu và khí đốt sang Châu Âu. Sự hiện diện của binh sĩ Nga tại Syria sẽ khiến cho việc đưa ống dẫn dầu và khí đốt qua ngả Syria đến Thổ Nhĩ Kỳ và Châu Âu của Qatar và Iran, hai quốc gia sản xuất dầu và khí đốt lớn khác thêm khó khăn, nếu không muốn nói là không thể nếu không có sự đồng ý của Putin".

Điều này giải thích vì sao, khi chế độ Damascus lấy lại quyền kiểm soát khu vực cốt lõi này sau khi đã được Moskva cho phép, nhiều phái đoàn chính khách và doanh nhân Nga đã vội vã sang Damascus để ký các hợp đồng và các thỏa thuận chuyển nhượng, nhất là trong lĩnh vực dầu khí.

Libération lưu ý là khu vực xảy ra vụ đối đầu giết chết nhiều lính đánh thuê Nga hôm 07/02/2018 chỉ nằm cách Coneco, khu khai thác khí ga lớn nhất vài km và cách không xa khu khai thác dầu hỏa Omar, hiện đã rơi vào tay Lực lượng Dân chủ Syria FDS, được liên quân quốc tế do Hoa Kỳ dẫn đầu hỗ trợ sau khi đã chiếm lại được từ tay Daesh.

Tại túi dầu lửa của vùng Deir Ezzor này, Nga và Mỹ gườm nhau mỗi ngày, thông qua các đồng minh của họ trên địa bàn. Phe đầu tiên thì muốn tiếp tục cuộc chinh phục Syria, trong khi mà phe thứ hai thì trụ ở đó nhằm ngăn chặn một sự thống trị toàn diện của Putin lên khu vực.

Chủ tịch mãn đời, cú đảo chính Hiến pháp thành công

Báo Le Monde tiếp tục bình luận về sự kiện Trung Quốc sửa đổi Hiến pháp cho phép ông Tập Cận Bình nắm giữ quyền bính mãn đời. Bài viết nhận định "Tập Cận Bình đảo chính Hiến pháp thành công".

Thành công là vì ông chủ tịch Tập chỉ bỏ phiếu một lần thông qua hết 21 điều khoản sửa đổi, trong đó có việc hủy bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ cho chủ tịch nước. Số phiếu thuận cao ngất ngưởng 2.964 so với 2 phiếu chống, 3 vắng mặt và 1 phiếu vô giá trị. Cả một quá trình sửa đổi Hiến pháp như thế chỉ mất có hai tuần, kể từ ngày ra thông báo là 25/02 cho đến ngày bỏ phiếu thông qua 11/03.

Thành công là vì đây một cuộc sửa đổi Hiến pháp "thuận buồm xuôi gió" nhất, không một tiếng phản đối nào từ phía người dân. Bởi vì, mạng xã hội đã bị kiểm duyệt chặt chẽ. Mọi ý đồ thăm dò phản ứng của người dân của những báo đài nước ngoài hầu như đã bị khóa chặt.

Le Monde thuật lại trường hợp thông tín viên Heike Schmidt của đài RFI tại Bắc Kinh. Cô đã bị cảnh sát Trung Quốc câu lưu trong vài giờ chỉ vì đã thực hiện một phỏng vấn nhanh về việc kéo dài nhiệm kỳ của Tập Cận Bình, và buộc phải xóa sạch các đoạn ghi âm.

Theo giải thích của bà Chloé Froissart, chuyên nghiên cứu về Trung Quốc, "các giá trị mang tư tưởng tự do trong Hiến pháp Trung Quốc đã từng cho phép phát triển một trào lưu tích cực tuân thủ theo Hiến pháp. Thế nhưng, những hoạt động dựa theo Hiến pháp này đã dần dần bị gạt ra bên lề kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền"…

Bà Froissart kết luận vấn đề về giá trị phổ quát vẫn còn là điều tối kỵ đối với phe bảo thủ Trung Quốc và "điều đó làm họ lo sợ".

Thượng đỉnh Trump – Kim, Abe ngồi xem ?

Liên quan đến việc tổng thống Mỹ Donald Trump nhận lời mời gặp của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, báo Le Monde có bài viết cho rằng "Nhật Bản sợ bị gạt ra ngoài sau thông báo thượng đỉnh Trump - Kim".

Là một trong sáu nước tham gia vào đàm phán sáu bên về hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên, Bộ quốc phòng nước này lấy làm tiếc rằng Tokyo đã không được Nhà Trắng tham vấn. Đối với Nhật Bản, quyết định gặp lãnh đạo Kim Jong-un của Donald Trump đã hoàn toàn "gạt quần đảo này sang một bên".

Trang nhất các báo Pháp

Le Monde đưa tít "Mayotte : Nguy cơ bùng nổ xã hội". Tình hình an ninh bất an là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng trên vùng đảo thuộc Pháp này. Từ ba tuần nay, các cuộc tổng đình công đã diễn ra. Dân biểu, nghiệp đoàn, chủ doanh nghiệp báo động nạn nhập cư bất hợp pháp ồ ạt đang gây bất ổn xã hội.

Les Echos : "Tuyển chọn ở đại học, thách thức nóng bỏng". Các tú tài tương lai chỉ còn thời hạn đến tối thứ Ba này để đăng ký ngành học đại học. Les Echos dự báo những khó khăn các trường đại học gặp phải trong năm đầu tiên cải cách chương trình tuyển chọn đại học.

La Croix : "Thuế khóa, nỗi ngao ngán của những người về hưu". Từ nhiều năm qua bị nhiều biện pháp thuế nhắm đến, người về hưu thứ Năm này sẽ xuống đường biểu tình phản đối việc tăng một khoản thuế mới.

Libération : "Lính đánh thuê Nga tại Syria, cuộc chiến này, chúng tôi còn chưa bắt đầu, nhưng chúng tôi sẽ kết thúc". Nhật báo đăng lời chứng của một lãnh đạo công ty quân sự tư nhân chuyên đưa người sang tham chiến tại Syria theo yêu cầu của điện Kremlin.

Le Figaro : "Năm năm sau, cái nhìn của người Pháp về đức giáo hoàng Francis". Thăm dò do BVA-Le Figaro thực hiện cho thấy tín nhiệm của đức giáo hoàng vẫn luôn ở mức cao. Nhưng trong công luận Pháp, tỷ lệ được lòng giáo dân đã sụt giảm, nhất là ở những người sùng đạo.

"Hubert de Givenchy, ông hoàng của sự thanh lịch". Le Figaro trang trọng nhận định trên trang nhất. Nhà tạo mẫu Pháp qua đời hôm thứ Bảy 10/03/2018 ở tuổi 91. Năm 1995, ông đã rời ánh đèn sàn diễn, ít lâu sau khi người bạn tâm giao và cũng là nàng thơ của ông, nữ diễn viên điện ảnh Audrey Hepburn ra đi. Một lời thương tiếc dành cho một trong những bậc thầy cuối cùng thời kỳ vàng son nhất cuả ngành tạo mẫu thời trang Pháp.

Minh Anh

Published in Quốc tế

Châu Á lo ngại "hoàng đế đỏ Trung Hoa"

Thời sự Châu Á hôm nay được các báo Pháp chú ý nhiều với hai sự kiện chính : Quốc hội Trung Quốc hôm qua, 11/03/2018, đã thông qua sửa đổi Hiến pháp để Tập Cận Bình có thể nắm quyền mãn đời và cuộc gặp thượng đỉnh Kim Jong-un – Donald Trump sắp tới, cùng nhiều câu hỏi được dư luận đặt ra.

chaua1

Ông Tập Cận Bình bỏ phiếu trong cuộc biểu quyết ngày 11/03/2018 về sửa đổi Hiến pháp cho phép ông làm chủ tịch suốt đời. Reuters/Jason Lee

Báo Le Figaro chạy tựa chính trang nhất "Trung Quốc : Hoàng đế mới" cùng với bài xã luận mang tựa đề "Ham muốn đế vương". Trong nhiều góc độ xung quanh sự kiện, Le Figaro có bài viết đáng chú ý : "Hoàng đế đỏ" làm dấy lên "vòng cung lo âu" khắp Châu Á.

Bài báo nhận xét, vào lúc ở Bắc Kinh vị "hoàng đế đỏ" mới Tập Cận Bình khẳng định quyền lực không chia sẻ, thì các nước láng giềng đang lo sợ đến một Trung Quốc bá quyền ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, khu vực được cho là ngã tư chiến lược mới của thế giới. Tờ báo dẫn nhận định của Jeff Kingston, giáo sư đại học Temple University, Tokyo : Đối diện với Trung Quốc, một vòng cung lo ngại đang hình thành từ New Delhi đến Tokyo và qua đến Canberra.

Theo tờ báo, việc sửa đổi hiến Pháp để mở đường cho chủ tịch Trung Quốc trị vì đất nước vô hạn định đang làm khơi dậy những ký ức của thời các hoàng đế Trung Hoa, thời mà các nước trong vùng phải đến Tử Cấm Thành nộp triều cống.

Bài viết nhận thấy Tập Cận Bình đã lấy "giấc mơ Trung Hoa" làm khẩu hiệu chủ nghĩa dân tộc nhằm đặt lại đất nước đông dân nhất thế giới vào vị trí tiền tiêu. Tờ báo nhắc lại, cụm từ "đại hồi sinh dân tộc Trung Hoa" đã được lặp đi lặp lại tới 27 lần trong văn kiện về chính sách đối ngoại của ông Tập tại Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc vừa qua. Mục tiêu là khép lại một thế kỷ rưỡi Trung Quốc bị phương Tây coi thường, kể từ cuộc chiến tranh nha phiến năm 1842.

Theo bài báo, không còn là ý tưởng "trỗi dậy hoàn bình" để trấn an các láng giềng như Hồ Cẩm Đào, ông Tập chủ động tấn công hơn trên trường quốc tế, cứ tấn tới nếu cần thiết, theo kiểu sự đã rồi. Bài báo dẫn chứng : Trên Biển Đông, ông Tập biến 7 bãi đá thành đảo nhân tạo, trang bị trên đó các phương tiện quân sự hiện đại nhất, bất chấp công ước Liên Hiệp Quốc, nhằm xác quyết chủ quyền ở các vùng biển đang tranh chấp với những láng giềng như Việt Nam, Philippines hay Malaysia. Hải quân Trung Quốc theo sát từng chiến hạm của hải quân Mỹ hay nước ngoài tuần tra trên vùng biển mà Bắc Kinh đòi chủ quyền tới 90%.

Tờ báo viết tiếp : Vào thời của mình, Đặng Tiểu Bình kêu gọi Trung Quốc trỗi dậy, nhưng khá nhún nhường với chủ trương "chờ thời". Cái thời đó đã đến với Tập Cận Bình.

Chuyên gia kinh tế Châu Á của tập đoàn tài chính Natixis tại Hồng Kông Garcia Herrero nhận định : "Trung Quốc không tôn trọng các quy định cạnh tranh quốc tế, mà lại muốn xuất khẩu mô hình của mình sang các nước láng giềng". Trong khi đó, chuyên gia Jeff Kingston nhận định "Nam Á đang bị cắt nhỏ, suy yếu và ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc".

Le Figaro diễn giải : Đó là hình ảnh của Malaysia hay Thái Lan, những nước đã tặng cả thị trường đường sắt cho Bắc Kinh. Cam Bốt, Lào, những nước nhỏ, đã dễ dàng chấp nhận thành vệ tinh của Trung Quốc trong khu vực. Việt Nam kháng cự gay gắt với người hàng xóm khổng lồ thì trở nên lẻ loi trong ASEAN. Còn tổng thống Philippines Rodrigo Duterte thì đã để Manila ngả về phe Bắc Kinh.

Theo giới quan sát, đó là chính sách "chia để trị" của Trung Quốc. Chỉ còn lại Nhật Bản, chính quyền của thủ tướng Shinzo Abe đang cố gắng ngăn chặn bàn tay thao túng của Trung Quốc trong ASEAN nhằm tìm kiếm thế cân bằng chiến lược.

Bài báo trích dẫn nhiều ý kiến của các nhà phân tích cho rằng điều chủ yếu là Bắc Kinh đã tận dụng thời cơ ông Donald Trump lên nắm quyền tổng thống Mỹ với một chiến lược rối tung đối với khu vực này.

Chuyên gia Kingston nhận định : "Trung Quốc nhắm tới sức mạnh kinh tế để giành ảnh hưởng chính trị, nhưng Trung Quốc cũng có trong ống tay áo lá bài tủ quân sự". Các nhà chiến lược trong khu vực đánh giá, dù hải quân Mỹ hiện còn bỏ cách xa Trung Quốc về công nghệ, nhưng thế thượng phong đó sẽ bị phá vỡ trong nay mai, dẫn tới những đảo lộn địa chính trị lớn trong vòng hai thập kỷ tới.

Thượng đỉnh Kim-Trump, hoài nghi và hy vọng

Đề tài Châu Á đang rất nóng là cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-un.

Đây là hồ sơ quốc tế chính của nhật báo công giáo La Croix qua hàng tựa : "Những thách thức của một cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử Kim-Trump".

Hôm 9/3 vừa qua, tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhận lời mời của lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-un cho cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử vào tháng 5 tới. Cuộc đối thoại này có thể sẽ mở ra khả năng phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Việc tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh như vậy sẽ đòi hỏi những bước chuẩn bị rất kỹ lưỡng và khẩn trương.

La Croix đặt ra những câu hỏi xung quanh sự kiện mà cả thế giới đang chờ đợi này :

Thượng đỉnh Kim–Trump sẽ diễn ra ở đâu ?

Địa điểm cho cuộc gặp là yếu tố đầu tiên rất quan trọng phải được Bình Nhưỡng và Washington thống nhất. Sự lựa chọn sẽ cho thấy phần nào thiện chí và tâm trạng của mỗi bên. Khả năng cuộc gặp diễn ra ở Bắc Triều Tiên là lý tưởng cho Bình Nhưỡng, nhưng chắc chắn Washington sẽ không dễ gì chấp nhận cũng giống như chiều ngược lại Kim Jong-un khó có thể chấp nhận thân chinh đến Mỹ. Tờ báo đưa ra một loạt địa danh có thể : Bàn Môn Điếm, trong khu phi quân sự hai miền Triều Tiên ; Genève, Thụy Sĩ (quốc gia trung lập nơi Kim Jong-un từng du học) ; Thụy Điển (nước vẫn làm đại diện cho Hoa Kỳ ở Bình Nhưỡng), thủ đô Mông Cổ Ulan Bator hoặc trụ sở Liên Hiệp Quốc…

Các trừng phạt Liên Hiệp Quốc đã có hiệu quả để dẫn tới cuộc gặp thượng đỉnh này ?

Washington thì muốn hiểu là như vậy. Nhưng theo La Croix, thực tế không đơn giản như vậy, vì chế độ Bình Nhưỡng có thể sẵn sàng hy sinh lớn hơn để không chịu nhượng bộ gì. Điều cốt lõi của vấn đề là : "sau khi đã chứng tỏ sức mạnh, Kim Jong-un giờ ở thế mạnh để đối thoại với Hoa Kỳ".

Bắc Triều Tiên thực sự muốn gì ?

Theo La Croix, từ hơn hai chục năm qua, Bắc Triều Tiên đã nhắc đi nhắc lại điều họ muốn là đối thoại "bình đẳng" với Hoa Kỳ. Bình Nhưỡng mong chờ một sự thừa nhận về ngoại giao. Chấp nhận đối thoại với Hoa Kỳ, Bình Nhưỡng mong muốn an ninh của họ được bảo đảm, vì thế đây sẽ là vấn đề trọng tâm của cuộc thương lượng tới.

Thực sự Mỹ muốn gì ?

Theo La Croix, đòi hỏi chính yếu của Washington là : Bình Nhưỡng giải trừ hạt nhân, ngừng chương trình tên lửa đạn đạo. Để đạt được điều đó cần phải có những bảo đảm vững chắc mới hy vọng thuyết phục Bắc Triều Tiên.

Ai sẽ đóng vai trò "bảo đảm" hay "đỡ đầu" trong trường hợp đạt thỏa thuận ?

Theo tờ báo, chỉ có Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ mới có thể bảo đảm cho một thỏa thuận, dưới bất kỳ hình thức nào. Các tác nhân khác có thể nhảy vào cuộc chơi, nhưng chỉ để hợp thức hóa tiến trình lâu dài và tế nhị này.

Bắc Kinh hay Moskva có thể đóng vai trò "bảo lãnh" cho tiến trình bảo đảm an toàn cho chế độ và lãnh thổ Bắc Triều Tiên. Sự nghi kỵ cố hữu của Bình Nhưỡng với Washignton khiến phải có những người "đỡ đầu" có trọng lượng để củng cố sự tin cậy cho Bình Nhưỡng. Nếu tiến trình giải trừ hạt nhân diễn ra, thì điều không thể thiếu là sự can dự của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA). Những chi tiết can thiệp của cơ quan này cũng phải được thương lượng rất kỹ.

Ngoài ra, ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu cũng có thể nhảy vào cuộc, vì đó là tác nhân trung lập nhất trong hồ sơ Bắc Triều Tiên. Tóm lại, sự kiện lịch sử trên nếu diễn ra, sẽ mang lại mức độ hy vọng và hoài nghi như nhau.

Đảng cực hữu Pháp : Bình mới rượu cũ

Về tình hình chính trị nội bộ Pháp, sự kiện chiếm trang nhất các báo là đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia - FN (Front National) muốn đổi tên mới thành Tập hợp Quốc gia - RN (Rassemblement National), sau những thất bại và rối ren kể từ cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2017.

Các báo Pháp đều có chung một ngờ vực và đặt câu hỏi : Phải chăng đây chỉ là sự thay đổi trong sự tiếp nối ? Liệu có sự thay đổi căn bản nào trong đường lối của đảng cực hữu, vốn đã bị nhiều tai tiếng trong dư luận báo chí Pháp này ?

Nhật báo Libération khẳng định lại, từ FN sang RN không có gì khác trong bản chất, chỉ là thay tên và vẫn là sự tiếp nối mà thôi.

Về phần Le Figaro, tờ báo được cho là thiên hữu, cũng tỏ nghi ngờ sự thay tên. Tờ báo ghi nhận, bà Marine Le Pen, chủ tịch đảng vừa được bầu lại, vẫn tiếp tục nghĩ rằng chỉ cần nói như trước để được lắng nghe theo cách khác.

Dịch tự động thông minh hơn

Kết thúc mục điểm báo hôm nay xin dành cho một thông tin về cải tiến công nghệ trên Le Figaro. Các nhà nghiên cứu đang áp dụng đưa mạng lưới tế bào thần kinh nhân tạo để cải thiện công cụ dịch tự động trên internet.

Những người sử dụng internet thời nay có lẽ không ít lần sử dụng đến ứng dụng dịch tự động trên Google. Đôi lúc kể cũng tiện lợi cho trao đổi thông tin, nhưng nhiều khi cũng cho ra những kết quả chuyển ngữ khôi hài. Sắp tới đây, các nhà nghiên cứu sẽ đưa hệ thống trí thông minh nhân tạo vào để giải quyết các vấn đề tồn đọng của dịch tự động vốn chỉ dựa trên thống kê đơn thuần ngữ liệu để giúp cải thiện chất lượng của việc dịch.

Phần mềm dịch tự động hiện có không ít, nhưng DeepL là ứng dụng dịch tự động mới hoàn thiện hơn rất nhiều, sử dụng trí thông minh nhân tạo, nhưng mới chỉ giới hạn việc chuyển ngữ trong khoảng 12 ngôn ngữ. Trong khi đó Google dịch tự động đến nay vẫn chuyển ngữ cả trăm ngôn ngữ, nhưng chất lượng thì còn nhiều điều phải nói. Hy vọng với tiến bộ công nghệ ngày nay, không bao lâu nữa, rào cản ngôn ngữ sẽ không còn là trở ngại cho giao lưu và sự hiểu biết lẫn nhau của con người.

Anh Vũ

Published in Châu Á

Nước Nga với năm "mùa" tổng thống Putin

Bầu cử tổng thống Nga 18 /03/2018 đang gần kề, một số tạp chí tuần này đã dành hồ sơ chính trang bìa và hàng chục trang trong cho "Nước Nga của Putin" như tựa của L’Obs, hoặc ngắn gọn : "Poutin", như tựa của L’Express, bên dưới nói đến "Hậu trường của mùa thứ 5"… trên nền một bức ảnh đập mắt của ông Putin, gợi lên loạt phim bộ truyền hình nhiều mùa, trình chiếu từ năm này qua năm khác.

nga1

Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc diễn văn tại Moskva, ngày 01/03/2018. Sputnik/Alexei Nikolskyi/Kremlin via Reuters

Tạp chí Courrier International thì chọn ảnh thời sự làm hồ sơ chính. Bên trên bức ảnh một thiếu niên Syria bị thương, đầu bị băng bó, mặt đầy máu me, tờ báo lấy câu hỏi : "Nên hay không nên cho thấy cảnh hãi hùng ?" làm tựa trang nhất. Nhưng tạp chí cũng không quên ông Putin, nhất là ảnh hưởng của ông đối với một số lãnh đạo Châu Âu.

Riêng The Economist, tuần báo Anh thiên về kinh tế, thì dành trang bìa để nói về quyết định đánh thuế trên nhôm, thép nhập khẩu của tổng thống Mỹ Donald Trump, với nhận định "Mối đe dọa đối với nền thương mại toàn cầu", bên trên hình một trái lựu đạn mang vẻ mặt của tổng thống Mỹ.

Putin mùa thứ 5 - "Poutine saison 5"

Như nói ở trên, tuần báo Pháp L’Express đã dành hồ sơ lớn cho tổng thống Nga Putin, nhân dịp nước này sắp bầu lại tổng thống.

Trang bìa tờ báo được trình bày giống như một tờ áp-phích quảng cáo phim bộ nhiều kỳ, với tựa phim chữ hoa, khổ lớn, POUTINE, bên dưới một hàng chữ nhỏ hơn giới thiệu nội dung phim "Cầm quyền từ 18 năm nay, ông ta sẽ tái đắc cử". Tiểu tựa hóm hỉnh "Hậu trường của mùa thứ 5", được giải thích bằng tựa đề ba bài viết trang trong : "Bí quyết của một sự tái đắc cử", "Những yếu nhân trong điện Kremlin", và "Nỗi buồn của giới trẻ Nga".

L’Express nhận thấy là vị chủ nhân lạnh như tiền của điện Kremlin đã làm cho người ta ít sợ hơn trước, không phải vì ông bớt lạnh lùng hơn mà là vì sau nhiều năm như vậy, thì gương mặt vị cựu đại tá tình báo KGB đã trở nên quen thuộc. L’Express tính nhẩm : Putin đã đồng hành với chúng ta 18 năm rồi !

Khi Boris Yeltsin giới thiệu với thế giới nhân vật trẻ tóc vàng này vào ngày 31/12/1999, thì Bill Clinton đã ở Nhà Trắng Mỹ, và Jacques Chirac ở điện Elysée Pháp ! Với thời gian, tổng thống Nga đã biết đến 3 đời tổng thống Mỹ và Pháp khác nhau. Tính đến năm 2017, Putin đã cầm cương nước Nga còn lâu hơn cả Leonid Brejnev (1964-1982), ông đã kinh qua 4 cuộc chiến tranh (Tchetchenia, Gruzia, Ukraina, Syria), đã sát nhập vùng Crimea vào Nga và tăng cường sức mạnh quân đội Nga.

Ông còn chủ tọa lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông Sotchi vào năm 2014, sắp tới sẽ chủ tọa Cúp Bóng Đá Thế giới 2018, đã xen vào cuộc bầu cử Mỹ và gồng mình chống đỡ cấm vận của phương Tây…

Vào ngày 18/03/2018, ông Putin sẽ tranh cử thêm một nhiệm kỳ nữa. L’Express tỏ vẻ không mấy tán đồng với từ "tranh", vì cuộc bầu cử chỉ là hình thức : ông Putin đã nắm chắc phần thắng trong tay.

Nhưng dường như có cái gì đó mỉa mai khi bên cạnh những bài viết mang tính chất phê phán đối với Vladimir Putin, L’Express lại giới thiệu và quảng cáo cho Hội Chợ Sách Paris năm nay, mở ra từ ngày 16 đến ngày 19/03, với khách mời danh dự lần này là nước Nga !

5 bí mật về "Sa Hoàng" Putin

Tạp chí L'Obs thì dành cả 40 trang nhìn về những thay đổi của nước Nga trong 20 năm qua, từ bình diện xã hội, văn hóa, cho đến chính trị, ngoại giao, và đặc biệt chú ý đến lực lượng người cosaque, hầu như được tái sinh. Trên 3 trang, tạp chí cũng không quên các đồng nghiệp nhà báo Nga hiện đang phải khó khăn đối mặt với chính quyền. Trên bình diện kinh tế, L’Obs đưa độc giả đến một nông trại Nga. Do bị cấm vận, không nhập được hàng, giờ đây người Nga phải tự sản xuất phô mát cho mình !

Riêng về bản thân ông Putin, trong bài viết "5 bí mật của "Sa Hoàng" (Putin)", L’Obs đã phân tích sâu hơn về một số điểm hiếm hoi mà người ta được biết về Vladimir Putin, cựu đại tá tình báo KGB, được tờ báo mệnh danh là "ông hoàng của đêm tối", biết khoác cho mình một tấm màn âm u đáng sợ.

Trong năm điều về ông Putin được tuần báo Pháp ghi nhận, đi đầu là sự kiện ông xuất thân là một siêu điệp viên. Kế đến ông là một người rất mưu mô, biết dùng thủ đoạn để vươn lên đỉnh cao quyền lực. Ngoài ra, còn có những thông tin cho rằng ông là một tỷ phú biết che giấu của cải. Trong chính trường Nga, theo L’Obs, Putin đã trở thành trọng tài của mọi phe nhóm.

Riêng trong cuộc sống cá nhân, ông nổi tiếng là một người bay bướm, đào hoa. Có điều, như tuần báo Pháp nhận định, đời sống tình cảm của ông Putin chính là bí mật được giữ kín nhất tại Nga, nhà báo nào dám khui ra là lập tức bị điện Kremlin hỏi chuyện ngay lập tức.

Dẫu sao thì đối với L’Obs, năm 2018 và sự kiện ông Putin tái đắc cử tổng thống chắc chắn sẽ đánh dấu ngày nước Nga trở lại manh mẽ trên chính trường quốc tế.

Tạp chí Le Point chú ý đến Nga nhưng chỉ giới thiệu trên một trang hai bộ phim tài liệu sẽ chiếu trên đài truyền hình Pháp France 5, ngày 16 và 18/03.

Vô số Tiểu Putin tại Châu Âu

Cũng nhìn về Putin, nhưng tuần báo Courrier International lại thấy một khía cạnh khác : Sự xuất hiện của một loạt những lãnh đạo, chính khách Châu Âu được tờ báo mệnh danh là "Mini-Putin", tạm dịch là Tiểu Putin, có những chủ trương rất giống tổng thống Nga.

Trích dẫn tờ Magyar Nemzet, xuất bản ở thủ đô Hungary, tờ báo đã liệt Thủ tướng Hungary Viktor Orbán và lãnh đạo Czech Milos Zeman, nổi tiếng là thân Nga và mới được bầu lên gần đây.

Theo nhật báo Hung : "Những người bạn đó của nước Nga cũng từ chối việc bị Bruxelles, tức là Liên Hiệp Châu Âu, và Washington chỉ đạo trong cách hành động. Họ đòi quyền được bảo vệ lợi ích quốc gia, giống như những gì tổng thống Mỹ Donald Trump đang làm".

Trong số các Tiểu Putin, còn có Thủ tướng Slovakia Robert Fico, đảng cực hữu Đức AfD, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö và tổng thống đảo Chyprus Nicos Anastasiades.

Đối với tác giả bài báo, sự xuất hiện của các Mini Putin đó nằm trong trào lưu "phục hưng bảo thủ", đang vươn lên nhờ sự suy yếu của giới tinh hoa truyền thống và cuộc khủng hoảng của tiến trình toàn cầu hóa.

Bắc Triều Tiên : Kim Jong-un sẽ đến Bàn Môn Điếm phó hội

Về Châu Á, Courrrier International là một trong những tuần báo Pháp hiếm hoi lần này chú ý đến khu vực, cụ thể là đến tình hình bán đảo Triều Tiên. Tuần báo Pháp không ngần ngại loan báo ngắn gọn : "Thượng đỉnh Liên Triều sẽ diễn ra cuối tháng Tư".

Courrier International đã trích các báo, từ Nhật Bản - với tờ Nihon Keizai Shimbun, đến Hàn Quốc - với hai tờ Korea Times, Hankyoreh, vốn đều loan báo là Seoul và Bình Nhưỡng đã đồng ý tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh, lần đầu tiên từ năm 2007 đến nay, và ở Bàn Môn Điếm.

Sau căng thẳng tột độ, tình hình có vẻ tươi sáng lên, Bình Nhưỡng còn muốn nối lại đàm phán với Washington trên vấn đề phi hạt nhân hóa và bang giao. Tất cả những thông tin trên được đưa ra sau chuyến đi của đoàn đặc sứ Hàn Quốc đến Bình Nhưỡng.

Tờ Hankyoreh theo dõi kỹ chuyến đi còn mô tả là đoàn Hàn Quốc đã ăn tối với Kim Jong-un và phu nhân Ri Sol-ju, và bữa tiệc kéo dài đến 4 tiếng 15 phút. Đây là lần đầu tiên mà Kim Jong-un chính thức gặp các quan chức Hàn Quốc, và cũng là lần đầu tiên mà đoàn Hàn Quốc được đảng Lao Động tiếp đón ở trụ sở của họ.

Thế nhưng, ngoài những thông tin "hình thức" nói trên, về nội dung cuộc gặp, tờ báo vẫn thấy chưa thỏa mãn. Tờ báo trích lời người phát ngôn chính phủ Hàn Quốc nói rằng : "Người ta cho tôi biết là cuộc gặp đã đạt một cái gì đấy và không gây thất vọng"… Tờ Hankyoreh suy ra là Bắc Triều Tiên ít ra là đã chịu ngưng thử nghiệm vũ khí hạt nhân và tên lửa liên quan đến vấn đề phi hạt nhân hóa.

Báo Korea Times nhắc lại là trước đó Kim Jong-un đã mời tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đến Bình Nhưỡng, nhưng ông Moon đã đưa ra điều kiện cho chuyến thăm là nối lại đối thoại Mỹ-Bắc Triều Tiên trên vấn đề phi hạt nhân hóa.

Donald Trump và mối đe dọa đối với thương mại thế giới

Khác với các đồng nghiệp Pháp, tuần báo Anh Quốc The Economist đã rất quan tâm đến nguy cơ luật lệ đang chi phối nền thương mại thế giới trở thành luật rừng sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định đơn phương đánh thuế trên thép và nhôm nhập vào Hoa Kỳ, một quyết định mà tờ báo cho rằng có thể chỉ là một sự bắt đầu.

Trong bài xã luận mang tựa đề "Hệ thống (thương mại) dựa trên luật lệ lâm nguy", The Economist trước hết công nhận rằng Donald Trump không phải là tổng thống Mỹ đầu tiên đơn phương đánh thuế đối với hàng nhập khẩu. Kể từ thời Jimmy Carter, chủ nhân nào của Phòng Bầu Dục cũng đều áp đặt một số biện pháp hạn chế nhập khẩu mang tính chất bảo hộ mậu dịch, thường là đối với thép.

Mức thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm mà ông Trump quy định trên các mặt hàng nhập vào Mỹ, tự nó cũng không thể tàn phá nền kinh tế thế giới vì lẽ hai mặt hàng này chỉ chiếm 2% trong tổng số hàng mà Hoa Kỳ nhập khẩu vào năm ngoái, tương đương với vỏn vẹn 0,2% GDP của Mỹ. Nhìn dưới khía cạnh đó, việc ông Trump làm đơn giản là một hành động tự gây tổn thương vô nghĩa.

Thế nhưng, theo tuần báo Anh, đó lại là một tai hoạ tiềm tàng - cho cả nước Mỹ lẫn nền kinh tế thế giới.

Không như những người tiền nhiệm, ông Trump là một người rất nghi kỵ thương mại tự do. Ông đã chế nhạo hệ thống thương mại đa phương, bị ông coi là một thỏa thuận không tốt đối với Mỹ… Việc ông Gary Cohn quyết định từ chức cố vấn kinh tế chính của tổng thống vào ngày 06/03/2018, đã làm cho Nhà Trắng mất đi một người hiếm hoi bảo vệ quyền tự do mậu dịch, dự báo rằng chính quyền Mỹ đã rơi hoàn toàn vào tay phe chủ trương bảo hộ mậu dịch. Kể từ khi ra đời vào cuối Đệ Nhị Thế Chiến, chưa bao giờ hệ thống thương mại toàn cầu lại đã phải đối mặt với một hiểm họa như vậy.

Nguy cơ này có nhiều khía cạnh. Thứ nhất là nguy cơ gia tăng trả đũa qua lại. Sau khi Liên Hiệp Châu Âu tuyên bố sẽ trả đũa thuế thép nhôm của Hoa Kỳ bằng các biện pháp trừng phạt đánh vào hàng hoá Mỹ, từ rượu Bourbon cho đến xe mô tô Harley-Davidson, ông Trump đã đe dọa tấn công vào ô tô nhập từ Châu Âu.

Nguy cơ thứ hai nằm ở lý do ông Trump viện dẫn để tăng thuế trên nhôm thép nhập khẩu : đó là dựa vào một đạo luật rất ít được sử dụng, cho phép tổng thống bảo vệ ngành công nghiệp nhân danh nền an ninh quốc gia. Lý do đó rõ ràng là sai lạc. Hầu hết hết thép nhập khẩu của Mỹ đều đến từ Canada, Liên Hiệp Châu Âu, Mexico và Hàn Quốc, các đồng minh của Mỹ. Canada và Mexico dường như tạm thời được miễn áp thuế, nhưng chỉ vì ông Trump muốn dùng điều đó để gây áp lực trên hai đồng minh trong việc thương lượng lại Hiệp Định Tự Do Thương Mại Bắc Mỹ, không liên quan gì đến an ninh quốc gia.

Đối với The Economist, khi viện dẫn lý do an ninh quốc gia để đánh thuế, ông Trump đang tạo ra một tiền lệ mà các quốc gia khác chắc chắn sẽ khai thác để bảo vệ giới sản xuất trong nước họ, với những lý do giả tạo như là của ông Trump.

Mai Vân

Published in Quốc tế

Độc tài, chạy đua hạt nhân, bảo hộ mậu dịch : Ba ''xu thế lớn''

Thành tích kinh doanh của các tập đoàn lớn nhất của nước Pháp, với tổng tiền lời gần 100 tỉ euro, là hàng tựa trang nhất của Les EchosLe Monde hôm nay. Chuyến công du Ấn Độ của tổng thống Pháp mang lại nhiều hứa hẹn, tựa lớn của La Croix. Le Figaro ám ảnh bởi "chiến tranh thương mại" toàn cầu có nguy cơ bùng phát sau tuyên bố của tổng thống Mỹ nâng mạnh thuế đối với thép và nhôm. Trước hết xin giới thiệu bài phân tích trên Le Monde tóm lược "ba xu thế lớn" của thế giới hiện nay, trong đó có vấn đề chiến tranh thương mại.

ba1

Chế độ độc đoán tại Bắc Kinh và chủ nghĩa đơn phương của Tổng thống Trump khiến thế giới lo ngại. Ảnh : cảnh tiếp đón chủ tịch Trung Quốc tại Mỹ, tháng 4/2017. Reuters/Joe Skipper

Giải mã xu thế vận động của thế giới đương đại, hay nói cách khác ghi nhận được "hơi thở của thời đại", là công việc vô cùng gian nan, ngay cả với các chuyên gia. Đây là điều mà nhà báo Alain Frachon của Le Monde – trong bài viết "Ba ngày trong thế giới chúng ta" - nhấn mạnh, nhưng ông cũng đồng thời khẳng định : Ba sự kiện lớn vừa diễn ra tại Bắc Kinh, Moskva và Washington, ít nhất cũng cho phép chúng ta khẳng định "ba xu thế lớn" của thế giới hiện nay. Đó là sự lên ngôi của các thế lực chính trị độc tài, sự trở lại của cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân và nguy cơ chiến tranh thương mại.

Sự kiện trước hết là tại Bắc Kinh, ngày 26/02, chính quyền Trung Quốc thông báo sẽ cải cách Hiến pháp, bỏ quy định hai nhiệm kỳ tối đa đối với chủ tịch nước, mở đường cho ông Tập Cận Bình cầm quyền mãn đời. Kể từ những năm 1980, chế độ độc đảng Trung Quốc đề ra giới hạn hai nhiệm kỳ như một phương tiện chống độc tài trong nội bộ, và bảo đảm việc chuyển giao quyền lực diễn ra "không đảo chính", "không nội chiến". Theo nhà báo Le Monde, với việc hủy bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ, nước Trung Quốc cộng sản đang ngày càng hướng đến một chế độ "độc đoán hơn".

Hoàn Cầu Thời Báo, tờ báo chính thức của chính quyền Trung Quốc, lớn tiếng cổ vũ cho một "chế độ độc đoán", mà tờ báo coi là một phần trong "cuộc chiến ý thức hệ" Trung Quốc đang tiến hành, trong bối cảnh các nền dân chủ "lâu đời hàng trăm năm" ở phương Tây bị coi là bước vào giai đoạn "suy tàn".

Sự kiện lớn đáng chú ý thứ hai, theo Alain Frachon, là tuyên bố của tổng thống Nga về tình hình nước Nga hôm 01/03, trong đó ông Putin có một bài phát biểu mang đậm phong cách của tổng thống Mỹ Donald Trump, khi khoe là "nút bấm" hạt nhân trong văn phòng của ông ta cũng to như của đồng nhiệm Hoa Kỳ. Để minh họa cho phát biểu của tổng thống Nga là hình ảnh một tên lửa đạn đạo vượt qua bao núi đồi và đại dương, với cách đích cuối cùng là miền tây nước Mỹ. Moskva đe dọa sẽ phát triển một thế hệ vũ khí hạt nhân mới "bất khả chiến bại", có thể vượt qua mọi hàng rào phòng thủ. Vào tháng trước, Washington cũng vừa công bố chiến lược hiện đại hóa hệ thống vũ khí hạt nhân.

Sự kiện đáng chú ý thứ ba cũng diễn ra cùng vào ngày 01/03, theo nhà báo của Le Monde. Đó là việc tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ đánh thuế 25% với các mặt hàng thép nhập khẩu và 10% với nhôm, bất kể nguồn gốc từ đâu. Lệnh có hiệu lực trong hai tuần tới. Cho dù, cần phải tiếp tục theo dõi các diễn biến, để xem xem Washington hành xử cụ thể ra sao, nhưng trước hết có thể thấy rằng quyết định đơn phương của tổng thống Mỹ đang trực tiếp tấn công vào nguyên tắc đa phương của thương mại thế giới, bảo vệ tự do mậu dịch, vốn được coi là một trụ cột của các quan hệ quốc tế đương đại.

Theo Alain Frachon, ba sự kiện vừa diễn ra cho thấy các nguyên tắc của thời hậu Chiến Tranh Lạnh : tự do mậu dịch, giải trừ hạt nhân và sự lên ngôi của các nền dân chủ đang bị xâm phạm nghiêm trọng và có nguy cơ bị chôn vùi.

Mỹ lớn tiếng, Bắc Kinh đe trả đũa

Về cuộc chiến về thuế xuất nhập khẩu nói trên, Le Figaro có bài "Bắc Kinh dè chừng các tấn công khác từ Mỹ và đe dọa trả đũa". Trong lúc chính sách tăng thuế với thép và nhôm của Washington còn chưa chính thức được áp dụng, Bắc Kinh đe dọa sẽ tấn công các mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu, được coi là "một lĩnh vực chiến lược" của kinh tế Mỹ, cụ thể là nhắm vào hai mặt hàng đậu tương và cao lương. Năm ngoái, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 14 tỉ đô la đậu tương Mỹ. Ngoại trưởng Trung Quốc cũng có lời bóng gió đe dọa là hàng loạt tập đoàn lớn của Mỹ tại Trung Quốc, như Apple hay Walmart cũng sẽ bị vạ lây, nếu nổ ra chiến tranh thương mại.

Trong khi đó, hôm thứ Tư vừa qua, Bắc Kinh – nhà xuất khẩu thép và nhôm số một thế giới - cùng với 17 thành viên khác của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới - họp tại Genève để bàn về cuộc khủng hoảng thép nhôm, đã ra tuyên bố yêu cầu Washington hủy bỏ chính sách này.

Sẵn sàng trả đũa, nhưng Bắc Kinh cũng chìa củ cà rốt, với việc cử một đoàn quan chức cấp cao thăm Mỹ vào tuần trước, đứng đầu là ông Lưu Hạc (Liu He), cố vấn thân tín của Tập Cận Bình, để tìm kiếm các nhân nhượng với Washington.

Cuộc chiến thép – nhôm có gây ra "chiến tranh thương mại toàn cầu" ?

Báo Le Figaro có bài giải đáp vấn đề này về nhiều góc độ, với bảy câu hỏi. Trước hết, chiến lược đánh thuế nặng vào nhôm và thép, để bảo vệ sản xuất nội địa, chính là điều mà ứng cử viên Donald Trump coi là một nguyên tắc bất di bất dịch, trong thời gian vận động tranh cử tổng thống. Tăng thuế để bảo vệ sản xuất nội địa, và cũng đồng thời chống lại nạn nhập siêu mà tổng thống Mỹ coi Trung Quốc là thủ phạm số một.

Tuy coi Trung Quốc như đối thủ số một, nhưng chính sách nâng thuế thép – nhôm của tổng thống Trump trên thực tế lại nhắm chủ yếu vào nhiều đồng minh của nước Mỹ, bởi Bắc Kinh chỉ là nhà cung cấp thép thứ 11 của Hoa Kỳ, và lượng thép Trung Quốc xuất sang Mỹ đã liên tục giảm kể từ 2011, do các biện pháp chống phá giá trước đó dưới thời Obama. Le Figaro cũng dự đoán các biện pháp trả đũa mạnh mẽ, tương xứng từ phía Liên Âu, nếu Hoa Kỳ áp đặt biểu thuế mới.

Theo Le Figaro, trong giai đoạn hiện tại khó dự đoán mức độ leo thang căng thẳng. Nếu vấn đề chỉ dừng ở lĩnh vực thép – nhôm, tác động sẽ rất giới hạn, tuy nhiên, dù chỉ có như vậy, điều này cũng tạo nên một không khí "bất ổn" toàn cầu. Theo nhà phân tích Sebastien Jean, giám đốc trung tâm nghiên cứu kinh tế quốc tế Pháp (CEPII), với sự dâng cao của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, tất cả các bên đều sẽ thua, bởi bảo hộ dâng cao thúc đẩy lạm phát, các dây chuyền cung ứng quốc tế bị cắt đứt, đà cách tân kỹ nghệ bị bóp nghẹt…

Tổ Chức Thương Mại Thế giới có nguy cơ tê liệt

Trong lúc tác động đến nền kinh tế thế giới của chính sách nâng thuế thép – nhôm của Mỹ còn chưa rõ ràng, thì một trong nạn nhân đầu tiên của chính sách này có lẽ là Tổ Chức Thương Mại Thế giới (WTO), định chế làm nền tảng cho trật tự thương mại toàn cầu từ 20 năm nay.

Trên đây là ghi nhận của Les Echos. Theo báo kinh tế Pháp, định chế thương mại toàn cầu này có nguy cơ "tê liệt hoàn toàn trong nhiều tháng trời", do chính sách thuế của Mỹ, nhưng trước nhất là do việc việc Hoa Kỳ ngăn chăn bổ nhiệm ba thẩm phán về hưu của WHO.

Trong những tháng tới, sau khi một thẩm phán thứ tư về hưu, tại cơ quan phân xử các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên của WHO, sẽ chỉ còn ba thẩm phán tại vị, một người Mỹ, một Trung Quốc và một Ấn Độ. Mà theo quy định, để ra được các phán quyết phải có sự tham gia của ít nhất ba thẩm phán, trong đó không được có ai thuộc quốc tịch của quốc gia có liên quan. Nhìn dàn thẩm phán còn hoạt động nói trên, có thể thấy rõ sẽ không có bất cứ phán quyết nào có thể được đưa ra trong thời gian tới.

Tập Cận Bình thành "Phật sống" ở Thanh Hải ?

Trong lúc tổng thống Mỹ tấn công vào các định chế thương mại toàn cầu, thì tại Trung Quốc, chính quyền nằm trong tay ông Tập Cận Bình có hàng loạt biện pháp nhằm đưa chủ tịch Trung Quốc lên cương vị lãnh đạo tối cao, tuyệt đối.

Theo Le Figaro, đặc biệt đáng chú ý là thông tin về việc ông Tập Cận Bình được người dân du mục tại tỉnh Thanh Hải (Qinghai), tây bắc Trung Quốc, tôn thờ như "Phật sống", theo lời kể của bí thư Đảng tỉnh Thanh Hải, bên lề cuộc họp Quốc Hội thường niên, đang diễn ra, vừa được mạng xã hội WeChat truyền đi.

Tại sao lại là ở tỉnh Thanh Hải ? Le Figaro cho hay : Thanh Hải là nơi có rất đông đảo người dân tộc Tây Tạng sinh sống, cũng là nơi Đức Đạt Lai Lạt Mai – người có uy tín rất lớn trong cộng đồng Tây Tạng - ra đời. Ngày 10 tháng Ba sắp tới là ngày kỉ niệm cuộc nổi dậy của người Tây Tạng chống ách đô hộ Trung Quốc năm 1959.

Có thật đông đảo người dân Thanh Hải coi ông Tập Cận Bình là "Phật sống" hay không ? Hiện tại khó có câu trả lời, nhưng theo Le Figaro, tại Trung Quốc nhiều người lo ngại rằng cứ đà này, chẳng mấy chốc Tập Cận Bình sẽ trở thành một "Mao Trạch Đông mới", với biết bao hậu quả của nạn sùng bái lãnh tụ.

Nghi án Nga can thiệp Mỹ : Gái mãi dâm Belarus tiết lộ

Cũng về vấn đề tin đồn, các tin tức chưa được kiểm chứng, báo Le Monde đưa tin : một gái mãi dâm – người Belarus, đang bị giam giữ tại Thái Lan – tiết lộ là sẵn sàng cung cấp cho Hoa Kỳ nhiều bằng chứng cho thấy Moskva can thiệp vào bầu cử Mỹ hồi 2016.

Cô Nastya Rubka, 28 tuổi, có nhiều quan hệ với giới đại gia Nga, bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ tại thành phố du lịch ăn chơi nổi tiếng Pattaya. Trong cuộc trả lời phỏng vấn New York Times tại nhà giam ở Bangkok, nữ công dân Belarus khẳng định nắm trong tay hơn 16 giờ ghi băng các đàm thoại giữa cô với nhiều nhà tài phiệt Nga. Nastya Rubka nhấn mạnh là nếu được Hoa Kỳ bảo hộ cô sẵn sàng thông tin hết, đồng thời cho biết rất sợ trở về Nga.

Một trong các nhà tài phiệt Nga - quan hệ với cô gái bán dâm Belarus - bị cáo buộc có liên hệ với chính ông Paul Manafort, cựu lãnh đạo chương trình tranh cử của ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump.

"Tin giả" đi nhanh hơn tin thật

Về tin giả, Le Figaro có bài phân tích thú vị, nói về kết quả điều tra đầu tiên cho thấy trên mạng Twitter, "tin giả" đi nhanh hơn, được nhiều người tiếp nhập hơn so với tin thật. Nghiên cứu do nhóm ba nhà nghiên cứu của Massachusetts Institute of Technology de Camdrige (Viện MIT, Mỹ) thực hiện, công bố trên tạp chí Science, 09/03.

Twitter cũng được coi là mạng xã hội mà tình báo Nga từng sử dụng rộng rãi để tấn công ứng cử viên tổng thống Mỹ, cựu ngoại trưởng Clinton.

Tổng thống Pháp đi Ấn

Về thời sự quốc tế, báo chí Pháp cũng chú ý đến chuyến công du New Delhi của tổng thống Pháp. "Kinh tế, khí hậu và an ninh : ba ưu tiên của Macron tại Ấn Độ" nhấn mạnh là quan hệ song phương Pháp - Ấn còn rất nhiều tiềm năng phát triển, bởi Ấn Độ đang phát triển với tỉ lệ cao 7,5%, và từ nay đến 2050, sẽ có thêm khoảng 500 triệu người Ấn sống tại đô thị. Tuy nhiên, khác với các tập đoàn lớn, đối với nhiều doanh nghiệp trung bình của Pháp, thị trường Ấn Độ vẫn còn là một thế giới "bí ẩn".

Một trong các thách thức chính trước mắt của quan hệ Pháp-Ấn là khởi sự thành công Liên minh Năng lượng mặt trời, dự kiến chính thức khai trương Chủ Nhật này. Sáng kiến Liên minh Năng lượng mặt trời được các lãnh đạo Pháp và Ấn Độ chủ trương bên lề thượng đỉnh Khí hậu lịch sử COP 21 (Paris, tháng 12/2015).

Liên minh mở ra cho 121 nước nhiệt đới và cận nhiệt đới tham gia. Hiện tại đã có 30 nước phê chuẩn thỏa thuận khung (1).

Vì sao Liên minh Năng lượng mặt trời quan trọng ?

Trả lời Les Echos, một lãnh đạo ngân hàng Anh Quốc HSBC (ông Christian Deseglise) giải thích "(một phần) cuộc chiến chống biến đổi khí hậu sẽ được quyết định tại tiểu lục địa Ấn Độ". Theo ông, lý do là, nếu như nhu cầu năng lượng của Trung Quốc có thể sẽ đạt đỉnh trong vài năm tới, thì nhu cầu năng lượng Ấn Độ, cũng như nhiều quốc gia đang trỗi dậy sẽ còn tăng lên mạnh mẽ. Bài học thành công của Ấn Độ - với dân số đông thứ nhì thế giới - nếu xảy ra, sẽ trở thành một động lực lớn đối với các nước đi sau.

Hiện tại đầu tư cho năng lượng mặt trời đã rẻ chỉ còn một phần mười so với cách đây 10 năm, nhưng cái khó lớn của điện mặt trời là các dự án thường là nhỏ, rải rác, nên khó huy động tài trợ. Vấn đề chủ yếu hiện nay là, để thúc đẩy năng lượng mặt trời phát triển mạnh cần huy động được vốn. Mà để làm được điều này phải tạo ra được các cơ chế cho phép hợp nhất hàng loạt dự án nhỏ, để thu hút đầu tư. Liên minh Năng lượng mặt trời chính là cơ hội hy hữu cho phép tạo sự hợp nhất như vậy.

Cùng với năng lượng gió, việc phổ biến thành công năng lượng mặt trời là yếu tố quyết định cho sự thành công của Thỏa thuận Khí hậu Paris, điều "mang ý nghĩa sống còn đối với nhân loại".

Trọng Thành

(1) Xem thêm : http://isolaralliance.org

Published in Quốc tế

Thương mại thế giới náo loạn vì Donald Trump

Washington chuẩn bị ban hành sắc lệnh áp thuế nhôm - thép phá vỡ "khung thương mại" do chính Hoa Kỳ đã lập ra. Việc cố vấn kinh tế của tổng thống Trump từ chức đẩy mậu dịch toàn cầu vào một tương lai vô định.

trade0

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một cuộc họp về tăng thuế nhôm-thép vào Mỹ tại Nhà Trắng, Washington, ngày 01/03/2018. Reuters/Kevin Lamarque

Nhật báo kinh tế Les Echos ghi nhận : Việc cố vấn kinh tế của tổng thống Donald Trump từ chức phản đối chính sách bảo hộ làm náo loạn Nhà Trắng, đảo lộn thế cân bằng trong dàn cố vấn của lãnh đạo Mỹ trên một hồ sơ quan trọng. Phe chủ trương đẩy mạnh giao thương quốc tế với những gương mặt hàng đầu như ngoại trưởng Rex Tillerson, bộ trưởng quốc phòng James Mattis hay cố vấn kinh tế Gary Cohn bị suy yếu.

"Chủ trương bảo hộ chia rẽ Nhà Trắng", tựa một bài báo trên Libération. Le Figaro đưa tin "Phe ôn hòa trong Nhà Trắng yếu thế". Thêm một cộng tác viên thân cận của tổng thống Trump giũ áo ra đi. Le Monde nói tới "một sự chảy máu" về nhân sự ở phủ tổng thống.

Nhưng không chỉ có thế. Sự ra đi của ông cố vấn kinh tế Gary Cohn là một dấu hiệu cho thấy thế giới cận kề một cuộc chiến tranh thương mại.

Les Echos phân tích : có lẽ hồ sơ duy nhất mà từ khi bước vào Nhà Trắng, Donald Trump không hề thay đổi ý kiến là bảo hộ mậu dịch. Từ thép của Trung Quốc đến máy bay và gỗ nhập của Canada, từ máy giặt Hàn Quốc đến xe hơi Châu Âu... đều trong tầm ngắm của lãnh đạo Hoa Kỳ. Donald Trump không chỉ tăng thuế nhập khẩu, mà còn muốn phá vỡ luôn cả luật chơi thương mại từng do chính Hoa Kỳ đặt ra 70 năm về trước.

Vì muốn dành ưu tiên cho các thỏa thuận song phương thay vì đa phương, Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Tự do Mậu dịch xuyên Thái Bình Dương TPP. Ông cũng là người ngăn chặn việc cho bổ nhiệm ba trong số bảy thẩm phán của tòa án trọng tài thuộc Tổ chức Thương mại có trọng trách giải quyết các xung đột giữa các thành viên. Donald Trump đang đẩy thương mại thế giới vào hoàn cảnh "hỗn loạn chưa từng thấy từ nhiều thế kỷ qua".

"Thế giới trong tình trạng hỗn loạn" cũng là cụm từ được Libération sử dụng trong bài viết mang tựa đề "Liên Hiệp Châu Âu sẵn sàng đọ sức với Trump" để trả đũa đòn Washington áp thuế nhôm-thép.

Tờ báo cho rằng, tổng thống Hoa Kỳ dùng "nhầm vũ khí để giải quyết một vấn đề có thực", chính vì vậy mà Liên Hiệp Châu Âu phản ứng mạnh mẽ và dọa trả đũa đích đáng, tức là đánh thuế vào quần Jean Levi's, vào rượu whisky Bourbon hay bơ đậu phộng của Mỹ nhập vào thị trường Châu Âu.

TPP hồi sinh

Le Monde dành một bài báo dài nói về một Thỏa thuận Thương mại xuyên Thái Bình Dương được hồi sinh. Nhà báo Marie de Vergès nhắc lại những nguyên tắc cơ bản của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP - được 11 nền kinh tế cùng ký kết tại Chile.

Washington để ngỏ khả năng đàm phán để gia nhập câu lạc bộ này kèm theo một số điệu kiện. Có điều chính quyền Trump thiên về những thỏa thuận song phương, mà trước mắt "không một quốc gia nào muốn một mình đàm phán với Mỹ".

Viện nghiên cứu kinh tế Peterson Institute tại Washington đánh giá : với CPTPP giữa 11 nền kinh tế trong vành đai Thái Bình Dương, các doanh nghiệp Mỹ phải "đứng ngoài một tổ chức mà trớ trêu thay, do Hoa Kỳ từng là một trong những nhà kiến trúc". Rồi đây, với CPTPP, doanh nhân Mỹ mất lợi thế trên thị trường Nhật Bản so với các hãng của Canada hay Mexico.

Vì sao Kim Jong-un chọn giải pháp hòa hoãn ?

Tên tuổi người đàn ông thứ nhì xuất hiện nhiều trên các trang báo Paris trong ngày là Kim Jong-un. Kim Jong-un "mở mặt trận ngoại giao", tựa của Le Figaro.

Le Monde trên trang nhất đăng ảnh lãnh tụ Bắc Triều Tiên tiếp phái đoàn cao cấp của Hàn Quốc ở Bình Nhưỡng. Bên trên là hàng tựa : "Vì sao Kim Jong-un hòa hoãn ?".

Ở trang trong, nhà báo Philippe Pons giải thích : ông Kim "cũng muốn thoát khỏi tình trạng bế tắc". Dù có khả năng chống chọi với hàng loạt các biện pháp trừng phạt của quốc tế, Bắc Triều Tiên bắt đầu mệt mỏi. Bình Nhưỡng sưởi ấm quan hệ với Seoul nhằm "nới lỏng gọng kềm" của quốc tế.

Yếu tố thứ nhì là sau một loạt các vụ thử nghiệm, Bắc Triều Tiên đã buộc cả thế giới, đứng đầu là Mỹ, phải công nhận khả năng răn đe của chế độ được cho là còn rất khép kín này. Giờ đây, Bình Nhưỡng có thể tự cho phép thông báo "tạm ngưng các vụ thử nghiệm" trong lúc diễn ra đàm phán.

Trong mọi trường hợp, theo lời một chuyên gia về hạt nhân Bắc Triều Tiên thuộc Viện Nghiên cứu Sejong tại Seoul, Bình Nhưỡng sẽ không bao giờ từ bỏ các chương trình hạt nhân vì ba lý do : Một là không có vũ khí hạt nhận, an ninh của Bắc Triều Tiên dễ bị đe dọa. Hai là trang bị vũ khí nguyên tử ít tốn kém hơn so với việc trang bị các loại vũ khí quy ước. Sau cùng từ bỏ tham vọng hạt nhân có thể hiểu như một tín hiệu mềm yếu của bản thân Kim Jong-un.

Philippe Pons kết luận : Điều chắc chắn là thái độ hòa hoãn của Bình Nhưỡng đang khiến chính sách của Mỹ đối với Bắc Triều Tiên thêm nan giải.

Nga và Trung Quốc, điểm tựa của Hàn Quốc ?

Trong bối cảnh hai nước Triều Tiên giành lại quyền tự định đoạt lấy tương lai, Seoul giữ khoảng cách với đồng minh truyền thống là Washington, Le Figaro nhận định : trên bàn cờ quốc tế, "nhà độc tài trẻ" Bắc Triều Tiên từng được đào tạo ở Thụy Sĩ này đang làm tổng thống Hoa Kỳ bối rối.

Các chiến lược gia ở Washington còn hoài nghi về thiện chí của Bình Nhưỡng. Biết đâu, tổng thống Moon "có thể trông chờ vào Nga và Trung Quốc" làm hạ nhiệt tình hình bán đảo Triều Tiên.

Mục tiêu lâu dài của Kim Jong-un là làm suy yếu liên minh Mỹ-Hàn, chấm dứt các đợt tập trận chung giữa hai đồng minh truyền thống này và sau cùng là đẩy 28.500 lính Mỹ ra khỏi bán đảo Triều Tiên. Một cách gián tiếp, tác giả bài báo muốn nói là Trung Quốc và Nga tán đồng cả ba mục đích mà Bình Nhưỡng hướng tới.

Có một điều chắc chắn là trước mắt, việc Seoul - Bình Nhưỡng nối lại đường dây điện thoại đỏ "tạm thời xua tan đe dọa kịch bản đánh phủ đầu và đang làm dấy lên hy vọng quốc tế giảm nhẹ cấm vận Bắc Triều Tiên".

Kim Jong-un, không chỉ là một "Rocket man" như biệt danh mà tổng thống Mỹ Donald Trump dành tặng cho lãnh đạo Bắc Triều Tiên, mà nhân vật số 1 ở Bình Nhưỡng còn là một "chiến lược gia" tầm cỡ.

Nữ ứng cử viên tổng thống Nga duy nhất

Trở lại với những bài báo nhân Ngày Quốc Tế Phụ Nữ, La Croix phác họa chân dụng nữ ứng cử viên tổng thống Nga duy nhất, đương đầu với Vladimir Putin, là Ksenia Sobtchak.

Năm nay 36 tuổi, Ksenia Sobtchak là con gái cố thị trưởng thành phố Saint Petersburg. Ông này là người từng đỡ đầu cho sự nghiệp chính trị của Vladimir Putin. Thành danh trong làng giải trí, Ksenia từng được mệnh danh là con búp bê của đài truyền hình. Thuở bé, cô từng thấy Vladimir Putin rất thường xuyên lui tới trong gia đình, khi còn là "cộng tác viên và dưới quyền của cha cô là Anatoli Sobtchak". Những người xấu miệng cho rằng, cô gái tóc vàng Ksenia Sobtchak là "một ứng cử viên được điện Kremlin điều khiển từ xa".

Bình đẳng nam nữ, mục tiêu còn xa vời

Để đánh động công luận về phân biệt đối xử - nam nữ tại Pháp, báo Libération đặc biệt có hai giá báo khác nhau. Bán cho phụ nữ chỉ có 2 euro, và 2,5 euro cho các ông. Tờ báo giải thích : "Đây không phải để phạt nam giới mà chỉ nhằm xoáy vào cách biệt về mức lương giữa hai giới tính. Cùng công việc, cùng bằng cấp, lương phụ nữ thấp hơn so với các đồng nghiệp nam 25%". Les Echos chạy trang nhất : "Tổng thống Macron hứa bình đẳng về mức lương", một mục tiêu tờ báo đánh giá là "đầy tham vọng".

Bạo hành với phái đẹp

Le Figaro nhân ngày 8 tháng 3 dành trang nhất để nói về "dư âm từ vụ án Weinstein" trước hiện tượng phụ nữ bị bạo hành. Xã luận của tờ báo không phủ nhận những đóng góp của các phong trào bảo vệ nữ giới, của những sáng kiến từ các hội đoàn, từ những cá nhân... vạch trần những hành vi khiếm nhã dưới mọi hình thức của phái nam. Nhưng theo Le Figaro thì chìa khóa cho phép chấm dứt hiện tượng tiêu cực đó, là giáo dục. Le Monde đưa ra cùng quan điểm : Giáo dục là chìa khóa chống các hình thức kỳ thị và phân biệt giới tính.

Công trình dài hơi đó phải được thực hiện từ rất sớm, gần như là từ khi đứa trẻ mới lọt lòng. Không thể dậy cho con gái những đức tính như là dịu dàng, nhẫn nhục, hòa nhã... Còn con trai thì phải hùng, dũng, xông pha... Thậm chí, một số sách dành cho trẻ nhỏ bị chỉ trích là đưa ra một cái nhìn sai lệch về vai trò của nữ giới. Tại sao những nghề như cảnh sát, phi công, lính cứu hỏa... lại chỉ hướng về mấy cậu con trai ? Còn con gái thì được đọc sách về thần thoại, thiên nhiên, và được hướng về những ngành nghề như làm cô giáo, hay y tá ?

Tôn giáo không là lá bùa hộ mệnh cho phụ nữ

La Croix dành ba trang báo nhường lời cho những sáng kiến san bằng "bất bình đẳng" nam nữ. Người thì cho rằng, giải pháp hay nhất là bắt các ông tham gia nhiều hơn vào công việc nhà, vào việc dậy dỗ con cái. Người thì coi việc bảo đảm cho nữ giới độc lập về mặt tài chính là thượng sách. Nhưng có rất nhiều tiếng nói quan niệm, kiến thức và học vị là hai lá chắn khá hiệu quả, giới hạn rủi ro phụ nữ bị bạo hành hay bị lạm dụng.

Les Echos, trong một bài báo nhỏ mang tựa đề "Làn sóng phản kháng từ các nữ tu sĩ tại Vatican" cho biết, trong số báo gần đây nhất, nguyệt san Femmes Eglise Monde, tạm dịch là Phụ nữ Giáo hội Thế giới, được ấn bản chung với hãng thông tấn của Tòa Thánh, ba nữ tu sĩ lên tiếng về hiện tượng trọng nam khinh nữ trong Giáo hội Công giáo. Các vị nữ tu bị bóc lột. Nhiều người phải nhận lấy những công việc như là dọn bữa điểm tâm cho các "cha", quét dọn tu viện, giặt chăn màn... mà không được trả lương và giờ giấc làm việc của họ cũng không được ấn định rõ ràng như những quy định về luật lao động trong đời thường ngoài xã hội.

Hiện tượng bất bình đẳng về giới tính đã len lỏi vào cả các tu viện !

Thanh Hà

Published in Quốc tế

Bắc Kinh thụ động trước cuộc khủng hoảng Triều Tiên

Kể từ khi Thế Vận Hội mùa đông Pyeongchang kết thúc, Bắc Kinh đã kín đáo xoay sở để kéo dài thời gian lắng dịu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên : Bắc Triều Tiên ngừng thử tên lửa, còn Mỹ và Hàn Quốc tạm ngừng các cuộc tập trận thường niên (theo nguyên tắc sẽ được mở lại vào tháng Tư).

backinh1

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un chỉ đạo về chương trình vũ khí nguyên tử. Ảnh do KCNA đăng tải ngày 03/09/2017. KCNA via Reuters/File Photo

Đây lại chính là giải pháp giảm căng thẳng được Bắc Kinh đề xuất từ mùa hè 2017, theo nhận định của tác giả Brice Pedroletti trong bài viết : "Bắc Kinh thụ động trước cuộc khủng hoảng Triều Tiên" trên Le Monde. Nhưng liệu lần thử nghiệm này có thể chuyển được thành một thỏa thuận "hai điểm ngừng" hay không ?

Đề xuất "hai điểm ngừng" của Trung Quốc cho đến hiện giờ vẫn rất trừu tượng, "chỉ là ý tưởng chung chung", theo đánh giá của nhà nghiên cứu Trung Quốc Triệu Thông (Zhao Tong), chuyên gia về chính sách vũ khí hạt nhân ở Trung Tâm Carnegie-Tshinghua. Ông cho rằng nên "bắt đầu bằng từng bước mà hai bên cùng chấp nhận được : Bình Nhưỡng kiềm chế bắn tên lửa bay trên lãnh thổ Hàn Quốc và Nhật Bản, được cho là những hành động mang tính khiêu khích nhất trong các vụ thử tên lửa đạn đạo. Hoa Kỳ nên tránh điều oanh tạc cơ B-52 đến quá gần không phận Bắc Triều Tiên".

"Các cuộc mặc cả lớn" với Bắc Triều Tiên vào năm 1984 và 2005 đã trở nên vô hiệu vì bản chất bất cân xứng. Và điều này có nguy cơ xảy ra vì, một khi từ bỏ khả năng răn đe của mình, Bắc Triều Tiên tự thấy dễ bị tấn công. Trong khi cam kết từ phía Mỹ không tấn công Bắc Triều Tiên và bình thường hóa quan hệ chỉ là cam kết ngoại giao, một sớm một chiều có thể rút lại được. Ông Triệu Thông nhận định "nếu như sự bất tín từng ngăn các cuộc thương lượng lớn có hiệu quả, thì điều này còn sâu sắc hơn trong thời điểm hiện nay".

Đối với Trung Quốc cũng như Bắc Triều Tiên, mọi việc phải xuất phát từ thượng tầng, theo giải thích của ông Triệu Thông. Có nghĩa là "đầu tiên, chấp nhận nước kia như là một đối tác ngang hàng trên bình diện chính trị, trước khi chuyển sang các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Đối với Trung Quốc, các biện pháp trừng phạt kinh tế không phải là cách đã khiến cho Bắc Kinh mở cửa, mà phải là chuyến thăm Bắc Kinh của tổng thống Nixon(năm 1972)".

Trên thực tế, sự thụ động của Bắc Kinh cũng dễ hiểu. Ngoài lo ngại nguy cơ xảy ra xung đột ngay sát biên giới, Trung Quốc, cũng như Bắc Triều Tiên, đều ngờ vực lẫn nhau. Trung Quốc muốn tránh vai trò thi hành trừng phạt của Liên Hiệp Quốc vì như vậy sẽ biến Bắc Kinh thành kẻ thù trực tiếp của Bình Nhưỡng. Tiếp theo, sự thận trọng của Trung Quốc còn bắt nguồn từ những điểm khác biệt cơ bản với Hoa Kỳ trong cách nhận thức về nguy cơ. Đối với nhiều chuyên gia Trung Quốc, chế độ Bắc Triều Tiên nhìn nhận vũ khí hạt nhân là cách đảm bảo cho sự sống còn, không giống quan điểm "vũ khí để sử dụng" của Washington.

Ngoài ra, giữa Bắc Kinh và Washington cũng không có quan điểm chung về tương lai của bán đảo Triều Tiên trong trường hợp hai miền thống nhất, kể cả về lực lượng Mỹ đóng tại Hàn Quốc và liên minh quân sự giữa Washington và Seoul. Hiện nay, điểm này mới chỉ được trao đổi không chính thức giữa các cựu quân nhân và giới nghiên cứu Trung Quốc và Mỹ. Trên thực tế, Bắc Kinh không hoàn toàn tin rằng mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa Washington và Bình Nhưỡng sẽ mang lợi cho Bắc Kinh. Nhà nghiên cứu Triệu Thông kết luận : "Trong mọi môi trường ở Trung Quốc, chính phủ, quân nhân và giới nghiên cứu đều bận tâm đến việc Hoa Kỳ có thể bình thường hóa quan hệ với Bắc Triều Tiên và Whasington sẽ biến điều này thành lợi thế chiến lược trước một Trung Quốc ngày càng hùng mạnh".

Căng thẳng liên Triều tạm lắng trong bữa tối tại Bình Nhưỡng

Sự kiện phái đoàn gồm 10 quan chức Hàn Quốc được chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong-un long trọng đón tiếp và mời ăn tối đều được các nhật báo Pháp đề cập.

Với nhật báo Le Monde, đây là "bữa tối xoa dịu giữa hai miền Triều Tiên", vì khác với lệ thường, có cả phu nhân và em gái của lãnh đạo Kim Jong-un tham dự. Seoul muốn duy trì khoảng thời gian lắng dịu giữa hai miền sau khi căng thẳng lên đến đỉnh điểm vào năm 2017. Giờ Hàn Quốc phải thuyết phục được chính quyền Mỹ. Vì vậy, sau chuyến công du Bình Nhưỡng trong hai ngày 05 và 06/03, phái đoàn Hàn Quốc sẽ bay sang Washington báo cáo tình hình với chính quyền Mỹ.

"Hai miền Triều Tiên sẽ họp thượng đỉnh vào cuối tháng Tư" - sự kỳ diệu hậu Thế Vận Hội - là thông tin được La Croix đề cập. Bình Nhưỡng tuyên bố sẵn sàng ngừng các vụ thử hạt nhân và tên lửa, từ bỏ vũ khí nguyên tử nếu an ninh của Bắc Triều Tiên được đảm bảo, đồng thời sẽ đàm phán với Washington. Với Les Echos, đó là "sự biến chuyển ngoạn mục của Bắc Triều Tiên trong hồ sơ hạt nhân". Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh trên Twitter ngày 06/03 "những nỗ lực trong cuộc đối thoại với Bắc Triều Tiên… Cả thế giới đang hướng đến và chờ đợi !".

Cựu điệp viên Nga bị tấn công ở Anh

Ông Sergei Skripal, cựu điệp viên nhị trùng của cơ quan tình báo Anh, được phát hiện bất tỉnh hôm Chủ Nhật 04/03 cùng với con gái, trên ghế băng gần một trung tâm thương mại ở Salisbury, một thành phố tây nam Luân Đôn. Không chỉ trở thành chủ đề chính của các nhật báo Anh, "vụ đầu độc bí hiểm một cựu điệp viên Nga" cũng được các báo Pháp đề cập, như Le Figaro.

Libération đặt câu hỏi : "Vụ gián điệp Nga bị tấn công ở Anh : câu chuyện về chất độc đỏ ?". Theo nhật báo thiên tả, vụ việc lại làm dấy lên nghi ngờ về một âm mưu ám sát của Moskva.

Le Figaro cho biết điện Kremlin bác bỏ có mọi thông tin lên về "thảm kịch này" và tuyên bố sẵn sàng hợp tác với chính quyền Anh để làm sáng tỏ vụ việc. Bộ ngoại giao Anh cho biết cân nhắc những biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Nga và xem xét lại việc đội tuyển bóng đá Anh tham dự Cúp Vô địch Thế giới tại Nga vào mùa hè 2018.

Cuối cùng, Le Figaro cho biết nhiều cái chết bí hiểm của các nhà đối lập với chế độ Putin tại Anh vẫn chưa được làm sáng tỏ. Theo CIA, 14 người Nga đã thiệt mạng trong những năm qua, do các cơ quan nhà nước hoặc mafia Nga ra tay.

Chia 5 loại bệnh tiểu đường (diabète) để điều trị tốt hơn

Trên lĩnh vực y tế, nhật báo Le Figaro cho biết "sẽ có 5 loại bệnh tiểu đường, chứ không phải 2" như hiện nay. Sự phân loại này sẽ giúp điều trị tốt hơn người bệnh.

Hiện bệnh tiểu đường Type 1 chiếm khoảng 10% bệnh nhân tiểu đường. Ngay từ nhỏ, bệnh nhân không sản sinh hoặc sản sinh ít insulin, loại hooc-môn điều tiết tỉ lệ đường trong máu. Trong bệnh tiểu đường Type 2, các tế bào trong cơ thể trở nên kháng chất insulin hơn do nhiều yếu tố, trong đó có cả chế độ ăn uống không khoa học và thiếu hoạt động thể chất.

Sau một một nghiên cứu trên 14.000 bệnh nhân Thụy Điển, các bác sĩ ở nước này đã chia bệnh tiểu đường Type 2 thành bốn loại : bệnh nhân thiếu insulin (có đặc điểm giống bệnh nhân mắc bệnh Type 1) ; bệnh nhân kháng chất insulin và bị béo phì ; hai loại còn lại là bệnh nhân cũng bị béo phì nhưng không kháng insulin.

Các bác sĩ Thụy Điển cho rằng việc phân loại mới này sẽ giúp áp dụng các biện pháp điều trị tùy theo từng bệnh nhân và đây là "bước khởi đầu dẫn đến một ngành y chi tiết và chính xác".

Trang nhất báo chí Pháp

Cuộc tranh luận trên truyền hình tối nay để tranh chức thư ký thứ nhất Đảng Xã Hội Pháp là chủ đề được hai nhật báo Le FigaroLibération đề cập trên trang nhất. Với nhật báo thiên hữu Le Figaro, "Đảng Xã Hội trên đường xuống địa ngục". Bốn ứng viên tranh vị trí điều hành một đảng đang hấp hối, trong đó có cựu bộ trưởng nông nghiệp và phát ngôn viên điện Elysée, ông Le Foll, người được cho là có triển vọng nhất. Bài xã luận còn cay độc hơn với câu hỏi : "Cuộc tranh luận cuối cùng trước khi giải thể ?"

Trong mục "Sự kiện", Libération đăng chân dung chụp lúc nhá nhem tối của bốn ứng viên đảng Xã Hội, tăm tối như tương lai của "Đảng Xã Hội, đang đi tìm tiếng nói của mình", như hàng tựa trên trang nhất.

Hai chủ đề xã hội khác được đề cập là "Tổng thống Macron muốn hạn chế án tù đối với các tội danh nhẹ", được Les Echos đưa tin. Trang nhất của La Croix là hàng tựa "Chấm dứt bỏ tù tất cả" nhằm giảm tải cho các nhà giam.

Để chống tình trạng lạm dụng, bạo lực tình dục trẻ vị thành niên, một dự thảo luật sẽ được trình bày trước hội đồng bộ trưởng vào cuối tháng Ba, theo đó, độ tuổi đồng ý quan hệ tình dục được ấn định là 15 tuổi.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Bầu cử Ý : Phe dân túy về đầu, Liên Âu như "chuông treo mành chỉ"

Kết quả bầu cử Quốc hội tại Ý là chủ đề chính trên các báo Pháp số ra ngày 06/03/2018. Việc các đảng dân túy theo xu hướng chống hệ thống về đầu cuộc bầu cử như Phong Trào 5 Sao (M5S), hay như đảng cực hữu Liên Đoàn Phương Bắc (LEGA Nord) còn khiến cho số phận của Liên Hiệp Châu Âu thêm mong manh.

dantuy1

Roma, thủ đô Ý, ngày 05/03/2018, một ngày sau bầu cử Quốc hội - Reuters/Max Rossi

Thêm vào đó, chính trường Ý càng trở nên bất định do việc những đảng này tuy về đầu nhưng lại không có được đa số tuyệt đối như yêu cầu để có thể điều hành đất nước. Với Le Monde, đây là một "Tai biến bầu cử tại Ý".

Le Figaro cho rằng "Các đảng chống hệ thống tạo cú sốc tại Ý". Les Echos nói đến "Thắng lợi của phe dân túy làm cho nước Ý khó điều hành". Libération vẽ chân dung của "Matteo Salvini, người Ý làm rúng động Liên Hiệp Châu Âu". Nhân dịp này La Croix có lời báo động "Châu Âu trong tình trạng khẩn cấp".

Cơn địa chấn Ý trong Liên Âu

Bài xã luận của Le Monde tổng kết hai cuộc bầu cử tại Đức và Ý đưa ra nhận định "Roma, Berlin : tương lai Châu Âu bị treo lửng". Theo nhật báo, các cuộc bầu cử này báo trước những hậu quả nghiêm trọng đối với khu vực đồng Euro nói riêng và Liên Hiệp Châu Âu nói chung, mà tổng thống Pháp Emmanuel Macron muốn thúc đẩy cải tổ.

Tại Đức, việc đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo của thủ tướng Angela Merkel liên minh được với đảng Xã Hội Dân Chủ giúp cho Đức thoát khỏi khủng hoảng chính trị, không phải tổ chức bầu cử lại. Le Monde đặt câu hỏi : Bà Merkel sẽ tiếp tục làm thủ tướng, nhiệm kỳ thứ tư, nhưng để làm gì ?

Bởi vì, với liên minh này, Đức khó có thể đóng góp vào việc thúc đẩy cải tổ, xây dựng Châu Âu. Bộ trưởng Tài Chính tương lai Olaf Scholz, thuộc đảng Xã Hội Dân Chủ, tìm mọi cách trấn an rằng ông sẽ tiếp tục chính sách của cựu bộ trưởng Wolfgang Schauble, người nổi tiếng cứng rắn bảo vệ chính sách thắt lưng buộc bụng trong Liên Hiệp Châu Âu.

Còn bộ trưởng Nội Vụ tương lai, Horst Seehofer, thuộc Liên Minh Xã Hội Thiên Chúa Giáo Bayern bảo thủ, có nhiều cơ hội khi nắm quyền, để áp dụng chính sách hạn chế nhập cư. Trong tình cảnh như vậy, bà Merkel sẽ làm được gì ?

Còn tại Ý, kết quả cuộc bầu cử ngày 04/03 cho thấy rõ một sự thật phũ phàng. Các đảng hoài nghi Châu Âu về đầu, trong khi đó, đảng Dân Chủ của cựu thủ tướng Matteo Renzi, có xu hướng ủng hộ Châu Âu, thì chỉ thu được có 18,9% số phiếu.

Đối với Le Monde, đó là cảnh quan quen thuộc đáng buồn. Năm 2017, nước Pháp thoát ra khỏi thảm họa tương tự nhờ vào cơ chế bầu cử hai vòng. Năm 2016, nước Mỹ bầu Donald Trump làm tổng thống, chỉ 5 tháng sau khi dân Anh bỏ phiếu ủng hộ Brexit. Nước Ý trong cuộc bầu cử ngày 04/03, không muốn ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu nhưng sẽ làm mọi cách để ngăn cản Châu Âu tiến về phía trước.

Nói tóm lại, kết quả bầu cử này phản ảnh rõ thái độ phẫn nộ của người dân Ý đối với các chính đảng truyền thống cũng như là với Liên Hiệp Châu Âu trên các vấn đề kinh tế và di dân. Vì vậy mà bài xã luận của Le Figaro mới có tựa đề là "Tutti a casa !", nghĩa là "Ở nhà tất" ý muốn ám chỉ từ đảng cánh hữu của ông Berlusconi cho đến đảng Dân chủ Ý. Một kiểu "tống cổ" các chính đảng truyền thống theo kiểu Ý.

"Thảm hại Ý, Châu Âu bị đánh thẳng vào tim"

Theo Les Echos, tình hình kinh tế và nợ công được cải thiện chưa đủ để thuyết phục người dân Ý do tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao cũng như chưa thể giúp xóa nhòa những vết hằn để lại từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Thắng lợi của phe dân túy trên thực tế cho thấy rõ sự việc không chỉ giới hạn trong vấn đề kinh tế.

Bởi vì làn sóng dân túy và bài ngoại giờ đây tác động đến cả những nước không có thất nghiệp (Áo, Đan Mạch, Anh Quốc), những nước không gặp vấn đề di dân (Slovakia, Cộng Hòa Séc, Ba Lan) và cả những nước rất cởi mở (Hà Lan, Thụy Điển).

Nhật báo kinh tế này không ngần ngại chỉ trích trách nhiệm của các đảng Xã hội-Dân chủ, những đảng đã thành công trong việc cải thiện tình liên đới và các chính sách xã hội, nhưng nay đã làm mất đi khả năng đối thoại với tầng lớp bình dân cũng như là việc vạch ra một chân trời tiến bộ.

Quan điểm này cũng được tờ Libération đồng chia sẻ trong bài xã luận có tựa đề "Lưỡng nan". Châu Âu trở thành mục tiêu chỉ trích có chọn lọc do việc : quá tập trung quyền lực, quá ủng hộ đồng tiền chung, quá mở rộng Liên Hiệp, rất kỹ trị, và ủng hộ những nhóm vận động hành lang chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của những tầng lớp đặc quyền mà bỏ qua việc bảo vệ lợi ích người dân.

Chút hy vọng mong manh

Tờ nhật báo công giáo La Croix cho rằng vẫn còn "Cơ hội cuối cùng". Sau sự trỗi dậy của làn sóng dân túy tại Anh Quốc, Hungary, Ba Lan, Áo và mới đây là Ý, vẫn còn có hai nước thoát được số phận đen đủi này : đó là Pháp và Đức.

Nước Pháp với thắng lợi bất ngờ của ông Emmanuel Macron trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2017. Tại Đức, các cuộc thương lượng bền bỉ cuối cùng cũng mang lại tin tốt lành : một liên minh trung tả và trung hữu để thành lập chính phủ.

Trách nhiệm đè nặng trên vai hai nguyên thủ Pháp và Đức là rất lớn. Giờ đây, chính họ phải tạo ra được một xung lực cần thiết để có một cách tiếp cận đoàn kết hơn trong các hồ sơ nóng bỏng như thất nghiệp và di dân.

Đương nhiên, điều này đòi hỏi phải chấp nhận các rủi ro chính trị đối với cử tri Pháp và Đức, nhưng lại không thể thiếu để chấm dứt tình trạng lọm khọm trong công cuộc xây dựng Châu Âu vốn chỉ sẽ tạo ra những người thiệt thòi.

Trung Quốc : Chủ tịch nước trọn đời, dân xôn xao bàn tán

Le Monde, Le Figaro, Les Echos quan tâm nhiều đến tình hình chính trị, kinh tế của Trung Quốc. Đáng chú ý nhất là bài viết của Le Monde nói về "Sự khó chịu trong xã hội Trung Quốc về ‘nhiệm kỳ suốt đời’ của Tập Cận Bình".

Trong 10 ngày họp, bắt đầu từ hôm qua, thứ Hai, 05/03, Quốc hội Trung Quốc sẽ thông qua một loạt các sửa đổi bổ sung Hiến Pháp mà Đảng cộng sản Trung Quốc đã công bố ngày 25/02, trong đó có đề nghị xóa bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ đối với chức vụ chủ tịch nước.

Theo báo Le Monde, đề nghị sửa đổi này tất nhiên sẽ được Quốc hội Trung Quốc thông qua, nhưng gây ra một sự khó chịu có thể cảm nhận thấy rõ trong mọi tầng lớp xã hội Trung Quốc và ở nước ngoài. Do vậy, phát ngôn viên Quốc hội Trung Quốc, ngày 04/03, đã phải lên tiếng, giải thích rằng việc điều chỉnh (tức xóa bỏ giới hạn 2 nhiệm kỳ) là cần thiết để phù hợp với các quy định liên quan đến sự lãnh đạo của đảng và quân đội.

Cụ thể là không có giới hạn nhiệm kỳ đối với chức vụ tổng bí thư Đảng cộng sản và Chủ tịch Quân ủy trung ương. Và sự đồng nhất này tạo thuận lợi cho việc "duy trì quyền lực của Ban chấp hành trung ương Đảng, với Tập Cận Bình là lãnh đạo nòng cốt".

Báo chí chính thức của Trung Quốc cũng phải vào cuộc và nhấn mạnh rằng phải có một sự lãnh đạo vững mạnh để thực hiện "giấc mơ phục sinh đất nước Trung Hoa", rằng "hệ thống giá trị phương Tây đang sụp đổ"…

Kiểm duyệt mạng nhưng không "khóa được miệng" dân

Tranh luận công khai đương nhiên là không thể nhưng các cuộc tranh luận trong khuôn khổ gia đình, bạn bè, "không chính thức" lại rất sôi nổi. Báo Le Monde trích dẫn phát biểu của một nữ đảng viên trẻ, làm việc trong ngành giáo dục, xin ẩn danh, kể lại : Việc sửa đổi Hiến Pháp, xóa bỏ giới hạn 2 nhiệm kỳ chủ tịch nước, là "một cú sốc lớn".

Bạn bè của cô đều nói đến việc này. Một người nói rằng Đảng đã có những quy định riêng để điều chỉnh quyền lực trong nội bộ. Đã chỉ có một đảng lãnh đạo, giờ đây lại có một chủ tịch không nghỉ hưu. Người ta luôn luôn nói rằng các nhân viên phải tuân thủ quy định, nhưng các ông chủ, giới lãnh đạo lại có thể thay đổi luật lệ theo ý muốn của họ. Và đây là điều đang diễn ra.

Ngay tờ Minh Báo (Ming Pao) ở Hồng Kông, vốn thường có lập trường thân Bắc Kinh, cũng tỏ nghi ngờ về "nhiệm kỳ chủ tịch nước suốt đời". Xã luận ngày 27/02 của tờ báo viết : "Từ nay, Đảng cộng sản Trung Quốc phải trả lời câu hỏi làm thế nào để bảo đảm sự ổn định trong quá trình chuyển giao quyền lực, sau khi việc sửa đổi Hiến Pháp được thông qua, xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ đối với chức chủ tịch nước".

Ông Lý Đại Đồng (Li Datong) nguyên lãnh đạo một tờ báo chính thức và bị sa thải năm 2005 vì có quan điểm quá tự do, trên mạng WeChat, hôm 26/02, đã viết một bức thư gửi tới 55 đại biểu Quốc hội Trung Quốc, để chất vấn.

Theo thư viết, Hiến Pháp 1982 đã quy định giới hạn 2 nhiệm kỳ đối với các lãnh đạo Trung Quốc do Đảng đã gây ra nhiều đau khổ cho nhân dân trong Cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Quyết định này mang tính lịch sử, quy định giới hạn hợp pháp ngăn cản những cá nhân có ý đồ trở thành những kẻ độc tài.

Ông chưa bị công an "sờ" đến, nhưng ban biên tập tờ báo nơi ông đã làm việc, đã cử phó tổng biên tập đến gặp và yêu cầu ông không nên đề cập đến những chủ đề này, bởi vì ông có quá nhiều ảnh hưởng. Ông Lý tỏ thái độ bất bình : "Không ai được quyền gây chướng ngại trên con đường mà Trung Quốc đang đi tới một mức độ văn minh tối thiểu."

Bắc Kinh lại đe dọa Đài Bắc

Tờ Le Figaro cho biết "Bắc Kinh gia tăng áp lực lên Đài Bắc". Trong bài diễn văn khai mạc khóa họp Quốc hội thường niên, thủ tướng Lý Khắc Cường đã có những lời cảnh cáo mạnh mẽ nhắm đến Đài Loan. Ông nói : "Bắc Kinh kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, và sẽ không bao giờ dung thứ cho bất kỳ mưu toan hay hành động ly khai nào".

Nhật báo trích nhận định của ông Jean-Pierre Cabestan, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc tại trường Đại học Hồng Kông cho rằng ông Tập Cận Bình trong đầu luôn nghĩ đến việc hợp nhất Đài Loan bằng cách này hay cách khác. Do đó, Bắc Kinh sẽ tìm mọi cách gia tăng áp lực tâm lý lên hòn đảo tự trị này.

Trung Quốc tiếp tục tăng ngân sách quốc phòng

Lấy cớ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, kể cả những vùng lãnh hải đang có tranh chấp chủ quyền bị Bắc Kinh chiếm đóng và biến thành các tiền đồn quân sự trên Biển Đông, thủ tướng Lý Khắc Cường ngày hôm qua thông báo tăng ngân sách quốc phòng lên mức 8,1% (tức đạt mức 175 tỷ đô la), tăng 7% so với năm 2017.

Theo Le Figaro, nền kinh tế thứ hai thế giới đang tìm cách hiện đại hóa quân đội để bắt kịp Hoa Kỳ. Trong vòng có một năm, Trung Quốc đã tự trang bị cho mình một chiếc tầu khu trục có gắn tên lửa hành trình, một chiếc máy bay ném bom tàng hình đời mới nhất và có lẽ đang trong quá trình đóng chiếc hàng không mẫu hạm thứ ba - chiếc đầu tiên chạy bằng năng lượng hạt nhân. Hiện tại, tương quan lực lượng vẫn còn nghiêng về phía Hoa Kỳ.

Kim Jong-un "vuốt ve" tổng thống Moon

Để giúp độc giả hiểu rõ về tầm mức của cuộc đối thoại Liên Triều lần này, La Croix trong bài viết đề tựa "Hai miền Triều Tiên tiếp tục đối thoại tại Bình Nhưỡng", cố gắng giải thích qua ba câu hỏi : Ý nghĩa biểu tượng của cuộc gặp liên Triều lần này tại Bình Nhưỡng là gì ? Đâu là chiến thuật của tân tổng thống Hàn Quốc ? Sự hâm nóng quan hệ này liệu có thể dẫn đến hòa bình lâu dài hay không ?

Về phần mình, Le Figaro lại cho rằng "Kim Jong-Un đang ve vãn Hàn Quốc". Nhật báo trích phân tích của giáo sư Narushige Michishita, thuộc National Graduate Institute for Policy Studies (GRIPS) tại Tokyo có nhận định như sau : "Kim Jong-Un sẽ tiếp tục tán tỉnh Hàn Quốc cho tới khi nào nước này không thể nói không thì thôi. Nhưng mục đích của ông ấy là thương lượng trực tiếp với Hoa Kỳ. Tất cả những điều này đã được lên kế hoạch từ lâu".

Phía tổng thống Hàn Quốc cũng cho thấy rõ quyết tâm nối lại đàm phán liên Triều. Điều này được thể hiện rõ qua việc cử ông Chung Eui-Yong, một nhà ngoại giao kỳ cựu và ông Suh Hoon, lãnh đạo ngành tình báo Hàn Quốc, dẫn đầu phái đoàn thương thuyết của Seoul.

Mục đích là làm thế nào tìm được một điểm đồng thuận tối thiểu giữa người hàng xóm thích khuấy động và đồng minh tốt nhất của mình. Và trong một chừng mực nào đó, Seoul hy vọng giảm thiểu tối đa các rủi ro trượt đà nhằm duy trì ngọn đuốc đối thoại mong manh còn thắp sáng đến được chừng nào hay chừng đấy.

Khả năng đối thoại Mỹ - Triều mù mờ ?

Về điểm này các chuyên gia đều tỏ ra dè dặt. Các tín hiệu đưa ra cho thấy cuộc đối thoại giữa hai bên chẳng khác gì giữa những người điếc. Bình Nhưỡng và Washington đều khăng khăng giữ vững lập trường. Một bên cho rằng "không cầu cạnh, xin xỏ ai để đàm phán". Bên kia thì bám giữ lấy điều kiện tiên quyết là "Phải giải trừ vũ khí hạt nhân".

Tuy nhiên, chuyên gia Narushige Michishita tỏ ra có chút lạc quan nghĩ rằng cuộc đối thoại giữa những người điếc này cho phép hạ nhiệt căng thẳng và thăm dò đối thủ. "Chúng ta đang bước vào giai đoạn tiền thương thuyết. Trong suốt gia đoạn này, mỗi bên đều cố ra vẻ không quan tâm đến".

Phần tin khác

Cuối cùng mục điểm báo xin khép lại với hai thông tin khoa học. Le Figaro có bài giải thích cho biết "Loài muỗi có trí nhớ về mùi". Nghĩa là chúng có khả năng ghi nhớ các thông tin về mùi hương của con mồi. Các nhà khoa học trường đại học Washington giải thích được làm thế nào khả năng đó có thể tác động đến sự lựa chọn của loài muỗi nhắm vào một số con mồi mà chúng ưa thích.

La Croix có bài "Những bí ẩn về ma hút máu". Hình ảnh ví von ma hút máu ở đây chính là loài dơi quỷ. Nghiên cứu của nhà khoa học Tom Gilbert, đại học Copenhague, Đan Mạch cho thấy loài dơi quỷ sống ở Trung và Nam Mỹ có một chế độ dinh dưỡng hút máu rất nghiêm ngặt cho phép chúng vượt qua nhiều chứng bệnh về tiêu hóa.

Minh Anh

Published in Quốc tế

Sẽ không có quốc gia nào được miễn thuế đánh vào thép và nhôm nhập vào Hoa Kỳ. Đó là tuyên bố của hai quan chức cao cấp của Mỹ hôm qua, 04/03/2018.

nhom1

Tổng thống Mỹ Donald Trump họp về vấn đề thuế thép - nhôm tại Nhà Trắng, Washington, 1/3/2018 Reuters/Kevin Lamarque

Tổng thống Donald Trump đã thông báo là trong tuần này Hoa Kỳ sẽ ban hành thuế nhập khẩu 25% đối với thép và 10% đối với nhôm nhập vào Mỹ, chủ yếu là từ Canada và Liên Hiệp Châu Âu. Quyết định này đã bị nhiều nước phản đối và có nguy cơ gây ra một cuộc chiến tranh thương mại trên thế giới.

Trên đài truyền hình ABC hôm qua, bộ trưởng Thương Mại Hoa Kỳ Wilbur Ross tuyên bố ông chưa nghe tổng thống Trump nói về những trường hợp đặc biệt được miễn thuế đánh trên 2 mặt hàng này. Trên đài CNN, cố vấn của tổng thống về thương mại, Peter Navarro, cũng xác nhận rằng sẽ không quốc gia nào được miễn thuế nhập khẩu trên thép và nhôm. Ông Navarro còn khẳng định rằng việc đánh thuế trên 2 mặt hàng này sẽ không ảnh hưởng gì đến kinh tế Mỹ và nhất là không tác hại gì đến việc làm ở Mỹ.

Trên trang twitter cuối tuần qua, tổng thống Donald Trump đã dọa sẽ đánh thuế nhập khẩu trên các xe hơi của Châu Âu, nếu Liên Hiệp Châu Âu đáp trả quyết định của ông đánh thuế trên thép và nhôm nhập vào Mỹ. Hôm thứ Sáu tuần trước, Liên Hiệp Châu Âu thông báo đang chuẩn bị các biện pháp trả đũa trên các công ty Mỹ như hãng xe môtô Harley Davidson hay hãng sản xuất quần Jean Levi’s.

Đáp lại lời đe dọa nói trên của tổng thống Trump, trong cuộc họp báo hôm nay tại Berlin, phát ngôn viên của thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng Hoa Kỳ đang "đi lầm đường" khi chọn chính sách thu mình lại và bảo hộ mậu dịch. Về phần tổng thống Pháp Emmnuel Macron, hôm nay ông cũng vừa tuyên bố là Liên Hiệp Châu Âu phải có phản ứng nhanh chóng về các biện pháp bảo hộ mậu dịch của Mỹ.

Thanh Phương

Published in Quốc tế

Chủ tịch suốt đời : Tập Cận Bình đại nhảy vọt hay đại thụt lùi ?

Hôm 05/03/2018, ngày Quốc hội Trung Quốc họp nhằm hợp thức hóa việc ông Tập Cận Bình làm chủ tịch suốt đời, hầu hết các báo Paris đều bàn luận về vấn đề này.

tcb1

Chân dung ông Tập Cận Bình trên đường phố Thượng Hải, Trung Quốc, 24/10/2017. Reuters/Aly Song

Trong bài "Cuộc đại nhảy vọt của Tập Cận Bình", tác giả Nicolas Baverez trên Le Figaro nhận xét, cánh cửa đã mở ra cho nhân vật mà tư tưởng được ghi vào Điều lệ Đảng, ngang hàng với Mao Trạch Đông. Năm 2023, ở tuổi 69, ông Tập không chỉ ở lại thêm một nhiệm kỳ, mà còn có thể tại vị vĩnh viễn.

Việc định chế hóa tính chất độc tài của quyền lực Tập Cận Bình song hành với sự quay lại của hiện tượng tôn sùng cá nhân lãnh tụ, và việc bổ nhiệm một loạt chức trách Nhà nước, sau khi ông Tập đã đưa hàng loạt người của mình vào những chức vụ cao trong Đảng, dập tắt mọi lực lượng đối lập.

Sự ngả sang chế độ kiểu phong kiến này đánh dấu một bước ngoặt to lớn đối với các nguyên tắc mà Đặng Tiểu Bình đã vạch ra để tránh một cuộc Cách mạng văn hóa thứ hai. Đảng cộng sản từng tái khẳng định độc quyền lãnh đạo một cách thô bạo, sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989. Đổi lại là sự lãnh đạo tập thể, người giữ chức vụ cao nhất không được giữ ghế quá 10 năm ; đồng thời giảm bớt kiểm soát ý thức hệ trong kinh tế xã hội, giáo dục và truyền thông. Tất cả nay đã trở nên lỗi thời.

Trung Quốc mở cửa không có nghĩa là dân chủ hóa

Tập Cận Bình cũng chôn vùi ảo tưởng của phương Tây, là việc chuyển sang chủ nghĩa tư bản sẽ khiến Trung Quốc tiến đến một nền kinh tế thị trường, thiết lập Nhà nước pháp quyền và chấp nhận một số dạng thức dân chủ. Nhưng nay đã chứng tỏ chủ nghĩa tư bản và công nghệ không củng cố được dân chủ tại Trung Quốc, mà là độc tài núp sau bộ mặt ngụy dân chủ.

Sự tham gia của Trung Quốc vào hệ thống trao đổi và thanh toán tiền tệ thế giới, không phải là hội nhập, mà là đối đầu trực diện với các giá trị phương Tây. Quyền lực đang gia tăng mạnh mẽ của Trung Quốc không nhằm ổn định thế giới mà nhằm tranh giành vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ.

Tập Cận Bình biện minh việc nắm quyền vô thời hạn của mình bằng sự cần thiết phải cải cách mô hình kinh tế Trung Quốc, với thuận lợi là Donald Trump đã tự làm suy giảm các công cụ tạo thành sức mạnh Mỹ.

Sự chuyển đổi từ một nền kinh tế dựa vào xuất khẩu hàng giá rẻ sang tăng trưởng chất lượng hơn, hướng về tiêu dùng nội địa và dịch vụ, là điều bắt buộc.

Nhưng trong nhiệm kỳ đầu tiên, ưu tiên của ông Tập lại là củng cố quyền lực. Nay ông phải cố gắng đấu tranh chống tình trạng nợ nần, tín dụng đen, ô nhiễm, nghèo đói ; quốc tế hóa đồng nhân dân tệ và thực hiện tham vọng vượt qua Hoa Kỳ, đặc biệt trong lãnh vực trí thông minh nhân tạo.

Tham vọng bành trướng và rủi ro của quyền lực tuyệt đối

Chiến lược toàn cầu của Trung Quốc để trở thành đại cường số một thế giới vào năm 2030 đang được tăng tốc. Chiến lược này dựa trên bốn trụ cột : tái khẳng định sự độc tôn của đảng và ý thức hệ ; ưu đãi doanh nghiệp Trung Quốc bất chấp sự thiệt hại của nhà đầu tư nước ngoài ; bành trướng trên Biển Đông, nhất là quân sự hóa các đảo chiến lược ; tăng áp lực lên Đài Loan, mua chuộc các đồng minh của Mỹ tại Châu Á như Philippines, Malaysia. Cuối cùng là xuất khẩu mô hình kinh tế chính trị Trung Quốc thông qua Con Đường Tơ Lụa Mới, huy động 1.000 tỉ đô la liên quan đến khoảng 100 nước.

Tuy nhiên theo Le Figaro, việc quay lại với quyền lực tuyệt đối thời Mao mang lại những rủi ro không nhỏ. Hiện đại hóa nền kinh tế, hướng về dịch vụ có giá trị tăng thêm cao – đòi hỏi kiến thức và sáng tạo, khó thể song hành với việc tăng cường kiểm soát ý thức hệ và đàn áp. Chủ tịch muôn đời theo kiểu phong kiến, độc tài và tôn sùng lãnh tụ gây phản ứng mạnh mẽ trong giới tinh hoa, giới trẻ và xã hội dân sự. Quyền lực vô hạn định có nguy cơ gây ra những cuộc phiêu lưu với bên ngoài một khi gặp khó khăn trong nước.

Khi bỏ qua một bên sự thận trọng của họ Đặng và lao vào cạnh tranh công khai với Mỹ về công nghệ, quân sự và chiến lược, Trung Quốc của Tập Cận Bình gây lo sợ, làm bất ổn quá trình toàn cầu hóa vốn đã giúp cho Bắc Kinh cất cánh.

Le Figaro nhấn mạnh, không có ví dụ nào trong lịch sử cho thấy một cá nhân nào nắm quyền vô hạn định mà có được một kết cục có hậu.

Bước đại thụt lùi của Trung Quốc

Nếu nhật báo cánh hữu mỉa mai gọi đây là bước đại nhảy vọt của ông Tập, nhà Trung Quốc học Jean-Pierre Cabestan trong bài "Tập Cận Bình, tân độc tài lạc hậu" trên Le Monde lại nhận định, đây là một bước đại thụt lùi của đời sống chính trị nước này.

Chuyên gia Cabestan gọi là "sự Putin hóa" của ông Tập. Tuy nhiên khác với tổng thống Nga, Tập Cận Bình nay gom một lúc đến ba chức vụ, vì không có hạn chế nào đối với chiếc ghế tổng bí thư và chủ tịch Quân ủy Trung ương.

Nhưng người ta có thể đặt câu hỏi về ý nghĩa của sự đi thụt lùi lại 100 năm, vào thời kỳ mà Viên Thế Khải (Yuan Shikai, 1859-1916) tìm cách xưng đế. Quyền lực ông Tập được củng cố, nhưng đến đâu, và ông có thể cải cách như đã hứa ?

Đảng cộng sản hoạt động như mafia

Đã đành vừa loan báo, việc sửa đổi Hiến Pháp đã gây phản ứng rộng rãi trên mạng xã hội (và bị kiểm duyệt ngay). Trong nội bộ đảng cũng bất đình, vì biện pháp này được loan báo lúc Trung ương Đảng chưa thông qua. Nhưng từ sau Đại hội 19, Tập Cận Bình đã mạnh lên, khống chế được đa số trong 25 ủy viên Bộ Chính trị. Và nếu có một vài tiếng nói phản kháng trong Quốc hội kỳ này, ông Tập có thể trông cậy vào Lật Chiến Thư (Li Zhanshu), dự kiến sẽ là chủ tịch Quốc hội.

Theo tác giả, Tập Cận Bình có thể thành công, vì hiện không có lực lượng nào đủ mạnh để thách thức ông. Tăng trưởng kinh tế tiếp tục tuy chậm hơn, tiêu thụ và dịch vụ tăng tiến, quá trình hiện đại hóa Nhà nước tiếp diễn, xã hội ngày càng phó mặc cho Tập gia gia độc tài chính trị.

Tuy ổn định trước mắt, nhưng chế độ Trung Quốc có thể duy trì tình trạng này lâu dài ? Chuyên gia Cabestan cho rằng việc sửa đổi Hiến Pháp đi ngược lại các quy định xưa nay, làm tăng thêm sự mập mờ, độc đoán thậm chí mafia trong đảng cộng sản Trung Quốc. Cũng như tất cả các hội kín, đảng có thể kéo dài nhiệm kỳ của "bố già" hiện nay, nhưng không thể bảo đảm sự chuyển giao quyền lực một cách minh bạch và êm ái.

Hòa giải liên Triều : Mỹ phải làm khán giả

Cũng liên quan đến Châu Á, Le Monde nhận định "Washington bị hai nước Triều Tiên cho đứng bên lề".

Tờ báo cho biết, hôm 02/03/2018 là ngày làm việc cuối cùng của Joseph Yun, đặc sứ Mỹ về Bắc Triều Tiên. Nhà ngoại giao đầy kinh nghiệm quyết định về hưu, về mặt chính thức "vì lý do cá nhân", nhưng thực ra do người chủ trương đối thoại này đã đụng chạm với đường lối cứng rắn của Nhà Trắng.

Ông Yun đã phục vụ trong suốt ba thập niên, là kênh gặp gỡ không chính thức với phái bộ Bắc Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc. Ông ra đi sau khi Victor Cha, ứng viên chính cho chiếc ghế đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc bỏ trống từ một năm qua, bị Nhà Trắng từ chối. Ông Cha - cũng chẳng phải là "bồ câu" vì đã từng tham gia chính quyền ông Bush – đã dám phê phán lý thuyết "đánh cho sặc máu mũi", tức đánh phủ đầu Bắc Triều Tiên, trong khi Seoul chỉ cách vùng phi quân sự có 50 km.

Hai sự ra đi này cho thấy ngoại giao Mỹ đang phải đứng ngoài lề, vào lúc một đường điện thoại khẩn đã được thiết lập giữa hai nước Triều Tiên. Nay Mỹ chỉ còn hy vọng ông Moon Jae-in không nhượng bộ Bình Nhưỡng quá nhiều. Hoa Kỳ không còn cách nào hơn là phải nhìn nhận khả năng can thiệp quân sự là không tưởng, và buộc lòng chấp nhận con đường đối thoại mà ông Moon đã mở ra.

Trump và chiến lược của người điên

Le Figaro nhìn sang nước Đức láng giềng, đăng ảnh bà "Merkel, thủ tướng chân đất sét". Việc đảng SPD bỏ phiếu đồng ý liên minh giúp cho bà Angela Merkel tiếp tục nhiệm kỳ thứ tư, nhưng uy thế của bà yếu đi hơn bao giờ hết.

Về thời sự nước Pháp, nhật báo La Croix chạy tựa "Bure, rác thải nguyên tử đầy rắc rối". Cuối tuần qua, nhiều người dân vùng Meuse lại xuống đường phản đối dự án chôn rác thải hạt nhân tại đây, đã được tranh cãi từ hơn 30 năm qua.

Libérationnói về "Cuộc phản công của Hidalgo", đô trưởng Paris thuộc cánh tả đang bị chống đối, chủ yếu vì việc cấm xe hơi sử dụng con đường vòng quanh sông Seine ở nội đô Paris.

Về kinh tế, nhật báo Les Echos chạy tựa "Chiến tranh thương mại : Bóng ma của sự leo thang".Hồ sơ của tờ báo liệt kê sáu câu hỏi để hiểu quyết định gây sốc của ông Trump, cho biết Liên Hiệp Châu Âu bắt đầu trả đũa, và thị trường tài chính bị rối loạn vì lo sợ.

Trang nhất của Le Monde nói về "Thương mại : Chiến lược của Châu Âu trước Donald Trump". Theo tờ báo, các sản phẩm Mỹ xuất sang Châu Âu có tổng trị giá khoảng 2,8 tỉ euro sẽ là đối tượng bị đánh thuế, trong đó có những tên tuổi mang tính biểu tượng : quần jean Levi’s, mô tô Harley-Davidson.

Bài xã luận của Les Echos mang tựa đề "Trump, hay chiến lược của người điên" cho rằng với việc đánh thuế lên thép và nhôm, Donald Trump dường như đã quyết định mở rộng sang lãnh vực kinh tế chiến lược mà ông đã áp dụng với Bắc Triều Tiên.

Được gọi là "madman strategy", chiến lược mà cặp bài trùng Nixon-Kissinger từng vạch ra trong chiến tranh Việt Nam thập niên 70, nhằm làm cho địch thủ không biết đường nào mà lần, và tin rằng mình có thể làm mọi thứ.

Phương Tây không thể mù quáng

Quyết định của tổng thống Trump mang ý nghĩa chính trị, gởi đến các công nhân Mỹ và giới lobby về thép, vốn hiện diện không ít trong chính phủ ; tuy nhiên theo Les Echos, lại không mang tính kinh tế bao nhiêu. Nếu trừng phạt các nước "chơi không đẹp" - như Trung Quốc vì tài trợ xuất khẩu - là chính đáng, việc ngáng chân các nước tuân thủ luật lệ là không thể hiểu được. Ông Donald Trump nói : "Có ít Chevrolet ở Berlin hơn là Mercedes ở New York". Nhưng phần còn lại của thế giới có thể đáp trả : Amazon và Google, cũng như Coca Cola hiện diện khắp nơi.

Tất nhiên Châu Âu không thể mãi đóng vai "thằng khờ trong ngôi làng toàn cầu". Và quan trọng nữa là phải siết chặt hàng ngũ trước chính sách mị dân của Donald Trump, vì ông đã vận dụng đến một văn bản từ năm 1962 nhằm bảo vệ lợi ích Mỹ trong thời Chiến tranh Lạnh. Vào lúc Tập Cận Bình tự trao cho mình quyền lực suốt đời, Vladimir Putin tung hoành ở Syria, Lybia và không mấy giấu diếm ý đồ tác động lên bầu cử tại các quốc gia dân chủ, sự chia rẽ của phương Tây, theo Les Echos, còn tệ hơn cả sự vô trách nhiệm. Đó là sự mù quáng !

Thụy My

 

Published in Châu Á