Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nạn nhân Việt Nam trong hoạt động buôn người ở Đông Nam Á

BBC, 30/03/2024

Nhiều nạn nhân người Việt Nam sa vào các đường dây lừa đảo, buôn người. Interpol cho biết từ Đông Nam Á, hoạt động buôn người đã hòa vào mạng lưới toàn cầu, với doanh thu bất hợp pháp lên tới 3.000 tỷ USD mỗi năm.

buonnguoi1

Cảnh sát Indonesia bắt giữ các nghi phạm vì tội buôn người

"Ban đầu là một mối đe dọa tội phạm ở Đông Nam Á, giờ đây đã trở thành cuộc khủng hoảng buôn người toàn cầu, liên lụy đến hàng triệu nạn nhân, bao gồm những người bị nhốt ở các trung tâm lừa đảo qua mạng lẫn những nạn nhân trực tuyến".

Trên đây là phát biểu của ông Jurgen Stock, Tổng thư ký Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol), tại cuộc họp báo của cơ quan điều phối cảnh sát toàn cầu của InterpoI ở Singapore vào hôm 27/3 được Reuters dẫn lại.

Ông Jurgen Stock cho biết các trung tâm buôn người và lừa đảo qua mạng ở Đông Nam Á vốn phát triển mạnh trong đại dịch Covid-19 nay đã lan rộng thành một mạng lưới tội phạm trải rộng khắp thế giới.

Cuộc khủng hoảng toàn cầu

"Tính ẩn danh trực tuyến, các hình thức kinh doanh mới và Covid-19 đã giúp cho các băng đảng tội phạm có tổ chức này hoạt động với quy mô không thể tưởng tượng được so với một thập kỷ trước", ông Jurgen Stock nói.

Đại diện Interpol cho biết những trung tâm này dụ dỗ nạn nhân bằng lời hứa về công ăn việc làm tử tế, sau đó bắt nạn nhân phải tạo nguồn thu cho chúng từ việc buôn bán ma túy.

Theo ông Stock, buôn bán ma túy đóng góp từ 40 - 70% doanh thu của các băng đảng tội phạm này. Vị tổng thư ký của Interpol cho biết thêm các nhóm tội phạm này còn sử dụng tuyến đường vận chuyển ma túy cho việc buôn người, buôn vũ khí, trộm xe và các sản phẩm khác.

"Ngày nay, các ngân hàng, hay bất kể ai, đều dễ dàng bị cướp bằng bàn phím bởi một người nào đó bên kia đại dương hơn là bị cướp bằng súng", CNN dẫn lời nhận định của ông Stock.

Các nạn nhân từ khắp Châu Á thường bị lừa làm những công việc có vẻ hợp pháp trong khu vực và sau đó bị buôn bán vào các tổ hợp lừa đảo. Tại đó, họ buộc phải chịu đựng sự lạm dụng nghiêm trọng, bao gồm lao động cưỡng bức, bị giam giữ tùy tiện, bị đối xử tệ hại hoặc bị tra tấn – thường không có sự trợ giúp từ chính quyền địa phương hoặc có nhưng rất ít.

Đông Nam Á là điểm nóng

buonnguoi2

Một nạn nhân người Malaysia được giải cứu trong năm 2022. Anh bị lừa sang Myanmar với lời quảng cáo về công việc lương cao.

Một báo cáo được xuất bản vào tháng 8/2023 của Liên Hợp Quốc cho biết có hàng trăm ngàn người đã sa vào các mạng lưới lừa đảo trực tuyến.

Báo cáo cho thấy ít nhất 120.000 người trên khắp Myanmar và 100.000 người khác ở Campuchia có thể bị giam giữ và buộc phải thực hiện các hoạt động lừa đảo trực tuyến sinh lợi, từ cờ bạc bất hợp pháp đến lừa đảo tiền điện tử.

Các quốc gia khác bao gồm Lào, Philippines và Thái Lan cũng được xác định là những điểm đến chính của nạn nhân hoặc là nơi quá cảnh.

Trước đó vào giữa tháng 3/2024, cảnh sát Philippines đã đột kích một trung tâm lừa đảo và giải cứu 383 người Philippines, 202 người Trung Quốc và 73 người ngoại quốc khác. Vụ đột kích này xuất phát từ việc một nạn nhân người Việt Nam trước đó đã trốn thoát khỏi trung tâm lừa đảo nói trên và báo với chính quyền.

Vào năm 2022, BBC đã tiến hành điều tra một loạt hoạt động lừa đảo , dụ dỗ nạn nhân người Việt Nam sang Campuchia làm việc trong các đường dây liên quan đến cờ bạc. Sau khi sập bẫy, những người này phải làm việc như nô lệ và bị đe dọa tính mạng nếu tìm cách trốn thoát.

Những phụ nữ Việt Nam bị lừa sang Trung Quốc cũng là nạn nhân của nạn buôn người này.

Bà Lương Hồng Loan, Giám đốc Chương trình của Pacific Links Foundation - một tổ chức phi chính phủ hoạt động tích cực phòng chống nạn mua bán người tại các vùng biên giới Việt Nam - từng nói với BBC News tiếng Việt vào tháng 11/2023 :

"Đưa người sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch vẫn diễn ra trước và sau khi Trung Quốc mở cửa sau dịch Covid vào tháng 2/2023. Chúng tôi đã giúp đỡ trường hợp bị ngay chính bạn thân, người thân lừa bán sang Trung Quốc. Thủ đoạn cũ như quen qua mạng, hẹn ra chợ sát biên giới, có những tên đồng bọn ép các nạn nhân và đưa vào các vùng sâu ở Trung Quốc. Chiêu trò tuy cũ nhưng họ vẫn bị mắc bẫy".

Báo cáo về tình hình buôn người ở Việt Nam năm 2023 của Chính phủ Mỹ cho biết năm ngoái 121 đối tượng đã bị kết án tù giam về tội buôn người. Báo cáo đánh giá Chính phủ Việt Nam chưa đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu về bài trừ nạn buôn người, nhưng đang có nhiều nỗ lực.

Theo Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR), đại dịch Covid-19 và các biện pháp ứng phó liên quan đã thúc đẩy các hoạt động bất hợp pháp trên toàn khu vực với việc gia tăng công việc ảo và chuyển hoạt động kinh doanh sang những không gian ít được quản lý hơn.

Pia Oberoi, cố vấn cấp cao của OHCHR về Di cư và Nhân quyền ở Châu Á-Thái Bình Dương, cho biết tình hình này diễn ra ở những nơi có quy định yếu kém và quản lý lỏng lẻo, chẳng hạn như các khu vực biên giới bị ảnh hưởng bởi xung đột ở Myanmar hoặc đặc khu kinh tế ở Lào và Campuchia.

Nạn nhân của các hoạt động như vậy có thể bị lừa trung bình 160.000 USD mỗi người, thường thông qua các tập lệnh tinh vi được gửi qua các ứng dụng truyền thông xã hội không được kiểm soát.

BBC trước đây đã nói chuyện với những nạn nhân của các mạng lưới tội phạm này.

Nhiều người cho biết họ đến các quốc gia Đông Nam Á như Campuchia và Myanmar vì các quảng cáo việc làm cũng như các hứa hẹn về lương thưởng. Khi đến nơi thì họ sập bẫy và bị đe dọa buộc phải tham gia lừa đảo. Những người trốn thoát và những người sống sót kể rằng họ bị tra tấn và đối xử vô nhân đạo.

"Những người bị ép buộc làm việc trong các hoạt động lừa đảo này phải chịu đựng sự đối xử vô nhân đạo trong khi bị buộc phải thực hiện hành vi phạm pháp. Họ là nạn nhân. Họ không phải tội phạm", Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc Volker Turk nhấn mạnh.

Nguồn : BBC, 30/03/2024

***************************

Một người Việt chạy trốn, báo cảnh sát Philippines hốt trọn ổ lừa đảo tình yêu

BBC, 14/03/2024

Một người đàn ông Việt Nam đã leo tường, vượt sông để trốn khỏi một trung tâm lừa đảo ở Philippines, sau đó báo cảnh sát dẫn tới vụ đột kích giải cứu hơn 650 người.

buonnguoi3

Cảnh sát giải cứu hàng trăm nạn nhân khỏi trung tâm ở Bamban

Hàng trăm người vừa được giải thoát khỏi một trung tâm lừa đảo ở Philippines. Họ bị bắt đóng giả người tình trên mạng.

Cảnh sát cho biết họ đã đột kích trung tâm này vào hôm thứ Năm 14/3 và giải cứu 383 người Philippines, 202 người Trung Quốc và 73 người ngoại quốc khác.

Địa điểm này cách thủ đô Manila khoảng 100km về phía bắc và có vỏ bọc là một công ty cờ bạc trực tuyến.

Đông Nam Á đã trở thành một tụ điểm cho các trung tâm lừa đảo nơi mà ngay cả những kẻ gian manh cũng thường xuyên bị sập bẫy và buộc phải tham gia các hoạt động tội phạm.

Các nạn nhân trẻ và am hiểu công nghệ thường bị dụ dỗ thực hiện các hoạt động bất hợp pháp này, từ rửa tiền, lừa đảo tiền điện tử cho đến cái gọi là lừa đảo tình yêu, hay còn được biết đến với thuật ngữ “pig butchering” (mổ lợn). Thuật ngữ này được đặt theo phương pháp vỗ béo lợn trước khi lấy thịt.

Những hành vi phạm pháp này thường bắt đầu với việc kẻ lừa đảo sử dụng danh tính giả để chiếm được tình cảm và sự tin tưởng của nạn nhân, sau đó đem đến cho họ ảo tưởng về mối quan hệ lãng mạn hoặc thân mật để thao túng và lấy tiền từ họ. Nạn nhân thường bị dụ dỗ đầu tư vào các hình thức kinh doanh giả mạo.

Cảnh sát cho hay cuộc tập kích hôm thứ Năm gần Manila bắt nguồn từ lời mật báo của một người đàn ông Việt Nam, người đã trốn thoát khỏi trung tâm lừa đảo vào tháng 2/2024.

Winston Casio, người phát ngôn của ủy ban tổng thống chống tội phạm có tổ chức, cho biết người đàn ông Việt Nam đang ở độ tuổi ngoài 30, vừa mới đến Philippines vào tháng 1 năm nay sau khi nhận được lời đề nghị làm đầu bếp.

Nhưng anh ta sớm nhận ra mình cũng như hàng trăm người khác đã sập bẫy của những kẻ buôn người chuyên lừa đảo tình yêu và tiền điện tử.

Theo lời ông Casio, những người bị cầm giữ tại trung tâm Bamban buộc phải gửi đi những lời đường mật cho các nạn nhân, mà nhiều người trong số đó đến từ Trung Quốc.

Ông cho biết thêm những kẻ điều hành các trung tâm như vậy sẽ bẫy những người ưa nhìn để dụ dỗ thêm các nạn nhân khác.

Vào ngày 28/2, người đàn ông Việt Nam đã trốn khỏi trung tâm bằng cách leo tường, vượt sông và ẩn náu tại một nông trại. Chủ nông trại sau đó báo với cảnh sát.

Nhóm của ông Casio đã đến gặp người đàn ông Việt Nam vào đầu tháng 3/2024 và nhận ra những dấu hiệu tra tấn, bao gồm các vết sẹo và các vết điện giật.

Casio bổ sung rằng một vài trường hợp khác đã cố gắng đào tẩu nhưng luôn bị bắt lại.

Cảnh sát thu giữ được 3 khẩu súng bắn đạn ghém, 1 khẩu súng lục đạn 9mm, 2 khẩu súng lục ổ quay nòng 0.38 và 42 viên đạn từ trung tâm.

Ông Casio cho biết các cơ quan chức năng vẫn đang trong giai đoạn đầu của cuộc điều tra vì các nạn nhân được giải cứu hôm thứ Năm còn đang “run rẩy”.

Một báo cáo từ Liên Hợp Quốc vào tháng 8/2023 ước tính hàng trăm ngàn người từ khắp nơi trên thế giới đã bị vận chuyển lậu sang Đông Nam Á để phục vụ các hoạt động lừa đảo trực tuyến.

BBC trước đây đã nói chuyện với những nạn nhân của các mạng lưới tội phạm này.

Nhiều người cho biết họ đến các quốc gia Đông Nam Á như Campuchia và Myanmar vì các quảng cáo việc làm cũng như các hứa hẹn về lương thưởng. Khi đến nơi thì họ sập bẫy và bị đe dọa buộc phải tham gia lừa đảo. Những người trốn thoát và những người sống sót kể rằng họ bị tra tấn và đối xử vô nhân đạo.

Các chính phủ khắp châu Á, từ Indonesia cho đến Đài Loan, đã cảnh báo về sự gia tăng của những trung tâm lừa đảo kiểu này. Chẳng hạn, các đại sứ quán tại Campuchia và Thái Lan đã gửi lời cảnh báo đến công dân nước họ nhằm đề phòng việc bị dụ dỗ vào các trung tâm lừa đảo.

Nguồn : BBC, 14/03/2024

Published in Châu Á

Phần 1

Tháng 7/2022, B ngoại giao M công b "Báo cáo Thường niên v t nn buôn người 2022" (Báo cáo TIP - Trafficking in Persons 2022) sau khi kho sát hot đng phòng, chng buôn người ca 188 quc gia.

buonnguoi01

a tnh Trà Vinh pht ông Nguyn Vũ Hoàng Tun 13 năm tù và bà Thch Thi Kim Nhung 10 năm tù vì "mua bán người dưới 16 tui".

Du án đã được tuyên cách nay c tun song vn còn rt nhiu người bày t s xót xa, bt bình trước chuyn tòa tnh Trà Vinh pht ông Nguyn Vũ Hoàng Tun 13 năm tù và bà Thch Thi Kim Nhung 10 năm tù vì "mua bán người dưới 16 tui".

Ông Tun 29 tui, còn bà Nhung 22 tui. Tuy không đăng ký kết hôn nhưng theo nhiu ngun khác nhau, c chính thc(1) ln không chính thc(2) thì trên thc tế, h là v chng sut by năm va qua. C hai sng chung khi bà Nhung t Trà Vinh tìm đến Thành phố Hồ Chí Minh làm thuê ri gp ông Tun. Lúc bà Nhung mang thai đa con đu tiên thì ông Tun phi thi hành nghĩa v quân s. Hoàn thành nghĩa vụ quân sự, ông Tun và bà Nhung tiếp tc sng chung và h có thêm vi nhau ba đa con na.

Bi ch có mt mình ông Tun đi làm đ lo cho gia đình sáu người và lương ph h ch 120.000 đng/ngày nếu có vic nên c hai quyết đnh bán đa con th tư hai tui đ ly 18 triu nuôi dưỡng ba đa còn li và cùng tr thành ti phm...

***

V án va k có rt nhiu đim đáng chú ý. Đim đu tiên, khiến nhiu người xót xa, bt bình là ai s lo cho bn đa tr mà đa ln nht mi sáu tui, đa nh nht mi hai tui. Đim th hai là ti sao h thng truyn thông chính thc đng lot đưa tin v s kin này nhưng tường thut rt ngn gn, l đi tt c nhng tình tiết có liên quan đến hoàn cnh ngt nghèo ca ông Tun và bà Nhung vn là nguyên nhân chính dn ti vic h phm ti, thm chí còn xuyên tc bng cách xác đnh h ch là "v chng h" (3) ?

Đim th ba là ti sao ch có ông Tun và bà Nhung phía bán, b truy cu trách nhim hình s. Phía mua mt thanh niên 22 tui, tên là Nguyn Hu Dương, cư trú huyn Thch Hà, tnh Hà Tĩnh được min trách nhim hình s vì "đang b mt căn bnh dn đến mt kh năng nhn thc và điu khin hành vi", nên h thng tư pháp (t công an, kim sát đến tòa án) nht trí "tm đình ch điu tra" đ"áp dng bin pháp bt buc cha bnh". Theo thông tin chính thc, do túng thiếu, ông Tun và bà Nhung đã tng tìm nhng gia đình hiếm mun đ thương lượng v vic giao con gái út ri xin chút tin nuôi ba đa còn li nhưng không thành công. Cui cùng, h phi dùng mng xã hi và ông Dương xut hin ! Ông Dương có phi là "chim mi" – loi "bin pháp nghip v" mà công an Vit Nam thường xuyên s dng đ by ông Tun, bà Nhung hay là thành viên trong mt t chc mua bán tr con chuyên nghip ? Phi hi như thế vì rõ ràng, li loan tin ca h thng truyn thông ch ính thc v s kin này hết sc bt thường !

Đem s bt thường va đ cp đt bên cnh nhng ch trích kéo dài đã vài thp niên t cng đng quc tế v vic chính quyn Vit Nam dung dưỡng t nn buôn người(4) t không th không liên tưởng đến vic phi chăng chính quyn Vit Nam mun dùng ông Tun và bà Nhung như nhng "phương tin" đ chng minh thin chí chng buôn người và sau khi nhn đ loi tr giúp t cng đng quc tế, năng lc chng buôn người đã được ci thin(5) ?

***

Tháng 7 năm 2022, B ngoại giao M công b "Báo cáo Thường niên v t nn buôn người 2022" (Báo cáo TIP - Trafficking in Persons – 2022) sau khi kho sát hot đng phòng, chng buôn người ca 188 quc gia.

Vào thi đim đó, ngoài Malaysia, Myanmar, có thêm ba quc gia na thuc khi ASEAN b xếp vào "loi ba" - loi thp nht (còn b gi là "danh sách đen v t nn buôn người" bi dung dưỡng cưỡng bc lao đng, nô l tình dc), trong s này có Vit Nam (hai quc gia còn li là Campuchia, Brunei)(6). Mt trong nhng nguyên nhân khiến Vit Nam b xếp vào loi ba là cách x lý v H Xuân Siu (người Gia Rai, 15 tui, cư trú buôn Tơ Yoa, xã Cư A Mung, huyn Ea HLeo, tnh Đk Lk).

Trước na, cho dù có nhng bng chng rõ ràng v vic mt s doanh nghip chuyên xuất khẩu lao động ca Vit Nam đã tuyn c nhng bé gái dưới 16 tui, làm gi giy t đ đưa sang Saudi Arabia làm thuê mà đin hình là H Xuân Siu (đ bnh vì b hành h, b b đói, không được cha tr, van xin được hi hương nhưng không được h tr và chết trước khi có th lên phi cơ) nhưng ch có các t chc quc tế, sau đó là Liên Hip Quc bày t s lo ngi v thm trng ca ph n và bé gái Vit Nam được đưa sang Saudi Arabia.

Cũng vì vy, cui năm 2021, bn Đc sát viên và chuyên gia v nhân quyn ca Liên Hip Quc cùng ký tên vào mt văn bn, nhc nh chính quyn Vit Namv các nghĩa v pháp lý đivi cng đng quc tế tronghp tác chng t nn buôn người, t điu tra đếncung cp các bin pháphu hiu nhm khc phc và h tr các nn nhân, sau khi chng kiến nhiuphn và bé gái Vit Nam donghèo đói mà b gt ra bên l xã hi ri tr thành nn nhân buôn người và nhng k buôn người không b trng pht(7).

Tuy nhiên ch tóm tt là chưa đ. So sánh k lưỡng hơn v cách x lý v H Xuân Siu, bt chp phn ng ca cng đng quc tế vi vic x lý hình s ông Tun, bà Nhung s thy, không xây dng chủ nghĩa xã hội s không có nhng chuyn như đã biết.

*************************

Phn 2

Thiên h phn n khi chính quyn Vit Nam nhm mt làm ngơ trước nhng bng chng rõ ràng v tình trng ph n và các bé gái Vit Nam được... "xut khu" sang Saudi Arabia đ làm thuê b...

bancon1

H Xuân Siu, 15 tui, sc tc Gia Rai, ng buôn Tơ Yoa, xã Cư A Mung, huyn Ea HLeo, tnh Đk Lk, b bán sang Saudi Arabia làm vic như mt nô l, b hành h, b b rơi ri thm t.

S dĩ các Đc sát viên và chuyên gia nhân quyn ca Liên Hip Quc bt bình vì có rt nhiu bng chng cho thy H Xuân Siu là nn nhân buôn người và hot đng này có s tiếp tay ca viên chc hu trách nhiu cp, nhiu ngành nhưng chính quyn Vit Nam không làm gì c(8), đó là chưa k trong vòng hai tháng (t 3/9/2021 đến 28/10/2021), chính quyn Saudi Arabia và các t chc quc tế phát giác thêm 205 ph n Vit Nam na là nn nhân buôn người và đã h tr nhng ph n này hi hương.

Thiên h phn n khi chính quyn Vit Nam nhm mt làm ngơ trước nhng bng chng rõ ràng v tình trng ph n và các bé gái Vit Nam được... "xut khu" sang Saudi Arabia đ làm thuê b lm dng tình dc, bch hành h, tra tn dã man, b b đói, không được chăm sóc y tế, phi nhn mc lương thp hơn mc đã tha thun trong hp đng, thm chí không được tr lương tr thành ph biếnvà ch có chính quyn Saudi Arabia hành đng trước yêu cu "phi có bin phápca thiên h(9) !

Đâu phi t nhiên mà trong "Báo cáo Thường niên v t nn buôn người 2022" (Báo cáo TIP - Trafficking in Persons – 2022), B Ngoi giao M bày t s lo ngi đáng k v "s đng lõa ca viên chc" (10), trong đó có các trường hp được cho là do hai thành viên ca cơ quan ngoi giao Vit Nam thc hin.Theo đó : Mt viên chc B Ngoi giao Vit Nam được cho là đã quy ri, đe da và hn chế liên lc vi mt s nn nhân ca v cưỡng bc lao đng xy ra ti SaudiArabia sau khi h c gng yêu cu h tr. Mt s nn nhân đã trn thoát và c gng tìm kiếm s tr giúp ti Đi s quán Vit Nam nhưng b chính viên chc đó cưỡng chế trao tr cho nhng k buôn người. Trong nhng trường hp khác, sau khi nhng người sng sót tìm nơi trú n vi mt t chc đa phương, chính quan chc này được cho là đã la di h bng ha hn v vic hi hương đ d h ra ngoài và sau đó "bán" h cho nhng người ch mi đa phương, nhng người này tiếp tc bóc lt nn nhân bng cưỡng bc lao đng.

Ngoài vic ghi nhn :Các t chc phi chính ph và cnh sát Saudi Arabia đã tiến hành gom và hi hương hu hết nn nhân - được cho là không có bt k s tr giúp nào t chính ph Vit Nam - bt chp lut pháp Vit Nam quy đnh cung cp chi phí hi hương cho tt c người Vit là nn nhân ca nn buôn người ra nước ngoài-Báo cáo TIP 2022 lưu ý v các báo cáo :Chính ph VitNam đã kim tra, thanh tra và x pht hành chính 10/20 doanh nghip đưa lao đng sang Saudi Arabia nhưng các cơ quan hu trách không truy cu trách nhim hình s v vic to điu kin cho ti phm buôn người. Gii hu trách cũng pht mt công ty xuất khẩu lao động vì không gii quyết được tranh chp v tin lương, điu mà đi din các t chc phi chính ph gii thích là hành đng tr đũa ca chính ph đi vi nhng n lc ban đu ca h nhm đáp ng các cáo buc ca nn nhân bng các dch v h tr. Ti Vit Nam, thay vì h tr, công an đã sách nhiu và theo dõi các thành viên trong gia đình mt s nn nhân như n l c dp tt các cáo buc.

***

Đến gi, thc mc nhng ai phi chu trách nhim v vic H Xuân Siu (15 tui, sc tc Gia Rai, ng buôn Tơ Yoa, xã Cư A Mung, huyn Ea HLeo, tnh Đk Lk) b bán sang Saudi Arabia làm vic như mt nô l, b hành h, b b rơi ri thm t, du đã được phân tích hết sc cn k, rõ ràng v trách nhim nhưng vn chưa có câu tr li chính thc ! Nên hiu như thế nào khi chính quyn Vit Nam li hành x hết sc khc nghit vi ông Nguyn Vũ Hoàng Tun và bà Thch Thi Kim Nhung (11) ?

Đim th tư và cũng là đim cui cùng : Sp tròn 50 năm k t ngày được xem là "Gii phóng min Nam, thng nht đt nước" nhưng nhiu công dân Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam như Nguyn Vũ Hoàng Tun và bà Thch Thi Kim Nhung không có la chn nào khác đ nuôi dưỡng con cái ngoài vic bán đi mt đa. Rt nhiu người s dng mng xã hi đã đem hoàn cnh ca cp v chng tr này so vi nhân vt "ch Du" trong tác phm "Tt đèn" ca Ngô Tt T !

"Tt đèn" được gii thiu trên báo chí năm 1937, được xut bn ln đu năm 1939. Sau này được h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam khai thác tn tình đ t cáo chế đ thc dân đày đa người Vit trong nghèo kh. Tuy x s b đô h nhưng Ngô Tt T vn có th gii thiu "Tt đèn" trên Vit N báo ri in "Tt đèn" thành sách. Vì sao sau gn năm thp niên "đc lp, t do, hnh phúc", tr mng xã hi(12) không t báo nào dám đ cp đến H Xuân Siu hay hoàn cnh thê thm ca gia đình ông Tun, bà Nhung ?

Cui tháng trước, ti Hi ngh ln th 8 ca Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa 13, ông Nguyn Phú Trng Tng bí thư khng đnh : "Vic đm bo an sinh xã hi khác căn bn vi giai đon trước là chuyn nhn thc t h tr nhân đo sang đm bo quyn an sinh ca công dân" (13). Nếu có "h tr nhân đo" căn bn v cơm ăn, áo mc cũng như y tế, giáo dc ging như thiên h thì ông Tun và bà Nhung có bán đa con này đ nuôi ba đa con kia chăng ?

Nếu Nguyn Vũ Hoàng Tun 13 năm tù, Thch Th Kim Nhung 10 năm tù vì "mua bán người dưới 16 tui", bt k hoàn cnh, bt chp gia cnh thì nên pht nhng k có nghĩa v bo đm an sinh cho hàng trăm triu người Vit bao nhiêu năm tù bi ngoài chuyn ch ti toe, không to ra được bt k loi phúc li căn bn nào, đc bit là nhng phúc li thiết yếu nhm nâng đ các đi tượng yếu thế, cũng vì vy mà h b đy vào tuyt l, buc h phi tính đến chuyn bán mt đa nuôi ba đa ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 24/01/2024

Chú thích

(1) https://cand.com.vn/Ban-tin-113/ban-con-voi-gia-18-trieu-dong-hai-vo-chong-lanh-an--i720259/

(2) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02ebfxGCvbpa4XKB8jKm2kMwS6fQSgigtNLgXNHRydLurHULqVZJrQ52yttoebCVxpl&id=100059910855657

(3) https://tuoitre.vn/doi-vo-chong-ho-mua-ban-con-lanh-23-nam-tu-ve-toi-mua-ban-nguoi-2024011518150475.htm

(4) https://www.state.gov/reports/2022-trafficking-in-persons-report/vietnam/#report-toc__exec-summary

(5) https://tienphong.vn/viet-nam-noi-ve-bao-cao-buon-ban-nguoi-cua-my-post1545042.tpo

(6) https://thediplomat.com/2022/07/us-adds-vietnam-cambodia-brunei-to-human-trafficking-blacklist/

(7) https://news.un.org/en/story/2021/11/1104872

(8) https://www.voatiengviet.com/a/thieu-nu-nguoi-viet-17-tuoi-chet-sau-hai-nam-lao-dong-o-a-rap-xe-ut/6254569.html

(9) https://news.un.org/en/story/2021/11/1104872

(10) https://www.state.gov/reports/2022-trafficking-in-persons-report/vietnam/#report-toc__exec-summary

(11) https://cand.com.vn/Ban-tin-113/ban-con-voi-gia-18-trieu-dong-hai-vo-chong-lanh-an--i720259/

(12) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02ebfxGCvbpa4XKB8jKm2kMwS6fQSgigtNLgXNHRydLurHULqVZJrQ52yttoebCVxpl&id=100059910855657

(13) https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=83459

Published in Diễn đàn

Vit Nam cnh báo nguy cơ sinh viên tìm vic cui năm b la bán sang Campuchia

Mt s trường đi hc ti Thành phố Hồ Chí Minh gn đây cnh báo sinh viên v nguy cơ b bt cóc bán sang Campuchia khi tìm vic làm trên mng xã hi, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết hôm 8/1.

nguyco1

M t t h p nhà hàng, khách s n và sòng b c Sihanoukville, Campuchia. Hàng ngàn ng ườ i Vi t đã b l a bán sang Campuchia đ làm vi c trong các sòng bài.

"Tìm kiếm các công vic làm thêm đ có thêm thu nhp là cách thc được nhiu bn tr la chn vào dp cn Tết. Tuy nhiên, cũng cn hết sc cn trng vi by vic làm o trên mng xã hi", công an Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra cnh báo trên trang mng xã hi.

Cnh báo được đưa ra sau khi mt sinh viên tìm vic trên mng, sau đó được nhn làm vic ti kho hàng ca mt sàn thương mi đin t ln Long An. Phía công an cho biết các đường link đăng ký vic làm, phng vn và email xác nhn đu là gi danh, nhưng rt khó phân bit tht hay gi.

Sau khi xung ti Long An, sinh viên này b d d, la gt và b "bt cóc" đưa lên xe khách cùng nhiu người khác đ đưa sang Campuchia.

Sau khi qua biên gii, sinh viên này đã may mn trn thoát được và quay v Vit Nam.

Công an cnh báo sinh viên cn tìm hiu k v lch s và hot đng pháp lý ca các công ty trước khi ng tuyn và phng vn đ tránh rơi vào by buôn người sang Campuchia.

Mng lưới buôn người t Vit Nam sang Campuchia được công lun biết đến sau khi xy ra v 42 người Vit Nam tháo chy khi sòng bài Campuchia và bơi qua sông tr v nước, trong đó có mt người b chết đui và 1 người b bo v sòng bài gi li.

Sau đó, Vit Nam và Campuchia đã hp tác và gii cu khong 600 người b la bán sang Campuchia đ làm vic cho các sòng bc và công ty kinh doanh trc tuyến do người nước ngoài làm ch vi các hình thc lao đng cưỡng bc, la đo trc tuyến và bóc lt tình dc.

Các nn nhân thường b d d bng nhng khon lương hu hĩnh cho công vic "nh nhàng". Sau đó, h b buc phi la người chơi tham gia vào các trò chơi cá cược trên mng. Nếu mun v nước, h phi tr khon tin chuc t 100 - 150 triu đng.

B Ni v Campuchia trong mt báo cáo vào tháng trước cho biết h đã trit phá 137 v buôn người và bóc lt tình dc trong 10 tháng đu năm 2023, tăng so vi 134 v cùng k năm ngoái, và gii cu được 424 nn nhân.

Theo chính ph Vit Nam, hin không có s liu chính xác s người Vit Nam đang b la đo bán sang Campuchia, nhưng t Khmer Times trong mt bài viết cho biết hơn 2.000 người Vit Nam đã được đưa sang Campuchia làm công nhân bt hp pháp ti mt s sòng bc.

Nguồn : VOA, 08/01/2024

Published in Việt Nam

"Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trong các lĩnh vực tiếp tục gia tăng trên toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%".

Đó là nội dung trong Báo cáo của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao với Quốc hội đầu tháng 11/2023, sau 5 tháng có nhận xét của Bộ Ngoại giao Mỹ về tình trạng buôn người ở Việt Nam, theo đó : "Chính phủ Việt Nam chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu về xóa bỏ nạn mua bán người nhưng hiện đang thực hiện những nỗ lực đáng kể để thực hiện mục tiêu này".

buonnguoi01

Các thiếu nữ bị bán sang Trung Quốc được giải cứu về Việt Nam. 

Tội ác đủ loại

Qua lời đại biểu Lê Hữu Trí (đoàn Khánh Hòa), công luận được biết : "Các loại tội phạm nguy hiểm tăng mạnh như tội phạm giết người, cướp tài sản, cướp giật, lừa đảo chiếm đoạt tài sản : cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự, gây rối trật tự công cộng, tội phạm ma túy ngày càng tăng cao và nguy hiểm hơn" (Đài Tiếng nói Việt Nam (VoV, Voice of Vietnam), ngày 1/11/2013).

VoV loan tiếp : "Bên cạnh đó, sự xuất hiện một số loại ma túy núp bóng thuốc lá, điện tử, đồ uống thực phẩm gây tác hại nhiều mặt đến người sử dụng, nhất là thanh thiếu niên và đe dọa đến an ninh trường học, vi phạm pháp luật và tội phạm trên không gian mạng diễn biến khá phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi". 

Theo một báo cáo của Chính phủ hồi tháng 09/2023 thì : "Trong các loại tội phạm, số vụ tội phạm ma túy phát hiện tăng 18,42% : số ma túy tổng hợp thu giữ tăng đặc biệt cao (1.484,19%), cho thấy diễn biến hết sức phức tạp của tội phạm ma túy".

Báo cáo viết tiếp : "Tình trạng sử dụng trái phép ma túy, nhất là ma túy tổng hợp diễn ra ở nhiều địa phương : xuất hiện một số loại ma túy được "núp bóng" thuốc lá điện tử, đồ uống, thực phẩm,... gây tác hại nhiều mặt đến thanh, thiếu niên".

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Văn Tuyến nói với Quốc hội : "Số vụ và số ma túy thu giữ tăng, trong đó nhiều vụ là vận chuyển, trung chuyển qua địa bàn Việt Nam, không chỉ thuần túy qua đường bộ mà còn qua đường biển, đường hàng không. Các đường dây ma túy không chỉ từ khu vực "Tam giác vàng", mà còn cả từ Châu Phi trung chuyển qua Việt Nam sang nước thứ ba. Theo thống kê thì hơn 37,8% các vụ ma túy là trung chuyển qua địa bàn Việt Nam".

Tam giác Vàng (Golden Triangle) là khu vực rừng núi hiểm trở nằm giữa biên giới 3 nước LàoThái Lan, Myanmar, nổi tiếng là nơi sản xuất thuốc phiện lớn nhất thế giới trước đây.

Buôn người lan rộng

Bước sang lĩnh vực buôn người, báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ viết : "Tội phạm mua bán người lừa đảo đưa người Việt Nam ra nước ngoài, cưỡng bức lao động, cưỡng ép tham gia các hoạt động lừa đảo trên không gian mạng diễn ra phức tạp. Tội phạm xâm hại trẻ em diễn ra ngày càng tăng. Vẫn còn những băn khoăn, lo lắng trước những hạn chế, sai sót, vi phạm trong hoạt động tố tụng của các cơ quan thực thi pháp luật".

buonnguoi2

Nhiều người Việt Nam vượt biên bị ép đi trồng cần sa không dám tố giác vì sợ bị trục xuất về nước và bị trả thù - Ảnh : Cảnh sát Anh

Theo lời trình bầy của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí thì có nhiều yếu tố chung quanh, ông thắc mắc : "Vì sao khi chúng ta càng chống, càng đấu tranh quyết liệt, thì tình trạng vi phạm pháp luật, phạm tội lại càng tăng ?".

Ông Trí bức xúc : "Việc quan tâm, coi trọng và tập trung cho công tác phòng ngừa để có thể chủ động ngăn chặn kịp thời có lẽ một trong những giải pháp ngăn chặn tội phạm từ gốc".

Vì, theo ông Trí, "Công tác phòng ngừa tội phạm liên quan đến công tác xây dựng pháp luật. Bên cạnh đó, cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội phải cùng tham gia thì công tác đấu tranh mới hiệu quả".

Tuy nhiên, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao không đưa ra đề nghị cụ thể nào.

Bối rối trước đủ loại tội phạm

Cùng trả lời chất vấn của Quốc hội, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết chi tiết hơn những nguyên nhân của tội ác. Ông liệt kê :

"Một là, nhóm nguyên nhân thuộc về chủ quan của các cơ quan chức năng như vấn đề triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật : các vi phạm trong điều tra, xử lý tội phạm : về phối hợp giữa các cơ quan chức năng : về tinh thần, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, cá biệt có những trường hợp sai phạm, tiêu cực, vi phạm pháp luật. Nhưng tại sao lại "chủ quan", có nghĩa tự cho mình có khả năng chống tội phạm hay thờ ơ nên không đối phó kịp ?

Hai là, những khó khăn, vướng mắc về mặt pháp luật, cơ chế chính sách.

Ba là, "những khó khăn về nguồn lực trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật".

Ông Tô Lâm nói với Quốc hội : "Những vấn đề tồn tại, khó khăn, vướng mắc nêu trên có những vấn đề có thể khắc phục được ngay nhưng có vấn đề cũng cần phải có thời gian". 

Bên cạnh đó, theo báo cáo của ông Lâm thì : "Tình hình tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu còn diễn biến rất phức tạp".

Ông Tô Lâm kể : "Tình hình tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu còn diễn biến rất phức tạp : số vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế được phát hiện nhiều hơn 11,69% : số vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ được phát hiện nhiều hơn 51,63%. Tội phạm về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm còn xảy ra phổ biến trên nhiều lĩnh vực, địa bàn : số vụ được phát hiện nhiều hơn 18,87%, trong đó nhiều loại tội phạm tăng cao và có xu hướng phức tạp trở lại".

Ngoài ra, ông Tô Lâm cho biết thêm, "Tình hình tội phạm ma túy tiếp tục diễn biến phức tạp : số vụ được phát hiện nhiều hơn 17,68% : trong đó có một số đường dây vận chuyển ma túy với khối lượng lớn. Tình trạng sử dụng trái phép ma túy còn diễn ra ở nhiều địa phương...".

Về nạn buôn người, Bộ Ngoại giao Mỹ thắc mắc : Tại sao vẫn chưa làm tốt ?

Về tình trạng buôn người, một loại tội tác tồn tại lâu năm ở các tỉnh biên giới và vùng quê Việt Nam đã được báo cáo với Quốc hội nhưng không có chi tiết và giải pháp.

Những nhận xét của Bộ Ngoại giao Mỹ về nạn buôn người ở Việt Nam được công bố trong "Báo cáo Buôn người 2023" (2023 Trafficking in Persons Report), ngày 15/6/2023.

Theo đó, trong Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ hồi tháng 6/2023, những thiếu sót của Chính phủ Việt Nam đã được nêu ra như : "Chính phủ Việt Nam chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu về xóa bỏ nạn mua bán người nhưng hiện đang thực hiện những nỗ lực đáng kể để thực hiện mục tiêu này…".

Theo bảng xếp hạng của Bộ Ngoại giao Mỹ, thì Việt Nam đã có những cố gắng nên được "nâng hạng lên Nhóm 2 trong Danh sách theo dõi", đứng trên Trung Quốc, Campuchia, Miến Điện và Bắc Hàn. Tuy nhiên Việt Nam lại đứng sau Đài Loan, Tân Gia Ba, Phi Luật Tân, Hồng Kông, Nam Dương, Nhật và Lào.

Lý do Việt Nam được rút ra khỏi Danh sách hạng 3 "tồi tệ" là nhờ đã : "Tiến hành điều tra, truy tố và kết án nhiều đối tượng mua bán người hơn, tăng cường hợp tác thực thi pháp luật quốc tế và khởi tố vụ án hình sự đối với các quan chức bị cáo buộc tiếp tay cho tội phạm mua bán người. Chính phủ cũng xác định và hỗ trợ nhiều nạn nhân hơn và thực hiện các biện pháp bảo vệ cho người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài".

Tuy vậy, Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn nói thẳng với Việt Nam rằng : "Chính phủ vẫn chưa chủ động nhận diện các nạn nhân bị cưỡng bức lao động trong các đường dây lừa đảo trên mạng là nạn nhân bị mua bán để cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho họ, trong đó có cả các nạn nhân là người nước ngoài được xác định tại Việt Nam. Các cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành kiểm tra hàng ngàn cơ sở có nguy cơ cao xảy ra tội phạm mua bán người vì mục đích bóc lột tình dục nhưng chỉ xác định được hai nạn nhân, mặc dù trên thực tế các cơ sở như vậy rất phổ biến".

Nhìn chung, lực lượng Công an đồ sộ của Việt Nam đã thiếu kê hoạch chống nạn buôn người từ gốc, trong khi các "tai mắt quốc tế", trong đó có Mỹ, đã nhìn thấy rất rõ các tổ chức và mánh lới của bọn buôn người ở Việt Nam khiến dự luận nghi ngờ có tình trạng "tiếp tay" hay "cố tình làm ngơ để tham nhũng" của các viên chức chính quyền.

Phạm Trần

(28/11/2023)

Published in Diễn đàn

Việt Nam rượt đuổi Trung Quốc trên sân khấu từ bi của trò phóng sinh

Tuấn Khanh, RFA, 05/09/2023

Rằm Tháng Bảy âm lịch vừa qua, nạn phóng sinh như một trò trình diễn tín ngưỡng và từ bi bùng phát ở Việt Nam, khiến đến nhiều lời phê bình độc lập từ các trang mạng đã xuất hiện, thậm chí báo chí nhà nước cũng lên tiếng. Ở Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phát văn bản đến cho Giáo hội Phật giáo nhà nước ở tỉnh, cảnh báo về tình trạng bắt, bẫy, mua bán tràn lan các loại chim hoang dã. Cơ quan này còn cung cấp số điện thoại để giúp tố cáo các trường hợp mua bán loài vật trước cổng chùa, đưa cho công an giải quyết.

phongsinh1

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phát văn bản đến cho Giáo hội Phật giáo nhà nước ở tỉnh, cảnh báo về tình trạng bắt, bẫy, mua bán tràn lan các loại chim hoang dã. Ảnh minh họa Mua bán chim hoang dã để phóng sinh tại khu vực tượng đài Quan Âm, xã Thủy Bằng, Thành phố Huế. Ảnh : T.T.H

Năm 2023 được coi là năm đánh dấu sự bùng phát của những hủ tục hay những kiểu phô diễn tín ngưỡng đầy "sáng tạo" của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cơ quan vốn do nhà nước quản lý và được nhiều đặc quyền tập hợp tín đồ và phát động các loại lễ lạt. Rằm Tháng Bảy với lễ phóng sinh, đủ các kiểu tinh thần của sân khấu từ bi từ Trung Quốc đang tràn vào Việt Nam. Hãy cùng thử xem lại, phóng sinh ở Trung Quốc có gì khác biệt với Việt Nam ?

Một nghiên cứu ở Hong Kong về nạn phóng sinh đang diễn ra hàng năm ở Trung Quốc, cho thấy có tới một triệu con chim được bán mỗi năm cho các chùa và tín đồ. Tờ The Economist nói rằng ở Trung Quốc, các cơ quan bảo vệ động-thực vật ước tính khoảng 200 triệu cá, rắn, rùa, chim – và thậm chí cả kiến -​​được th ra mi năm : "Không làm sao có th có đủ manh mi để tính hết". Pht giáo đang giai đon được cưng chiu ca chính quyn trong vic dùng để thao túng dân chúng, nên các hot động gi là hi hè truyn thống ít bị dòm ngó, và thậm chí là được làm ngơ.

Fangsheng – tiếng Trung Quốc, có nghĩa là "phóng sinh". Hãy đọc to lên, để bạn nhận ra rằng nó rất gần với âm thanh "phóng sinh" của Việt Nam. Từ nhiều năm nay, các nhà xã hội học và nghiên cứu tôn giáo nhận ra, sự biến tướng của việc thực hành từ bi, đang trở thành câu chuyện khác, hoàn toàn không còn là ý nguyện của Đức Phật – người sáng lập tôn giáo này đề ra. Quy mô của việc mua động vật để "fangsheng", và trở thành động lực thúc đẩy những người chuyên đánh bắt, bẫy… là một vòng lặp tội ác. Lòng từ bi của Phật giáo đang bị diễn giải méo mó, trở thành vô cùng tiêu cực, mâu thuẫn trực tiếp với các nguyên tắc cốt lõi của việc chấm dứt khổ đau và "không làm hại" chúng sinh.

Thực ra, phóng sinh như của Phật giáo Trung Quốc hay Việt Nam hiện nay đang gây ra sự khốn cùng cho các loài bị ảnh hưởng, và đe dọa cả sự đa dạng sinh học cả ở vùng săn bắt, và thả ra. Việc giải phóng với "lòng thương xót" hiện đang dẫn đến nhiều tệ nạn, và luôn được che khuất với những bài kinh và tiếng tụng niệm không liên quan của các sư thầy và tín đồ.

He Yun, người lãnh đạo chương trình Liên minh Tôn giáo và Bảo tồn (Alliance of Religions and Conservation – ARC) của Trung Quốc, một tổ chức hoạt động nhằm thu hút các cộng đồng tôn giáo tham gia vào các vấn đề môi trường, nói cô gần như bó tay ở đất nước đang có khoảng 245 triệu Phật tử. Với niềm tin cố ngây thơ là "làm phước", người ta mua, bắt và thả một cách náo loạn, thay đổi môi trường sống và cưỡng bức di cư hàng triệu giống chim, rùa, cá. Thậm chí các sư thầy và tín đồ còn không phân biệt được vùng địa lý nào hoàn toàn bất lợi cho các loài cá, lươn, khỉ, rùa… khi chúng được thả ra.

Nhận thức cao quý của Phật giáo từ ngàn đời nay đang bị biến thành trò mê tín và trình diễn sân khấu từ bi. Việc tung tiền ra để phô trương số lượng và hình tượng, đã "tạo ra một ngành công nghiệp phát triển mạnh cho những người đánh bẫy, buôn bán và bán động vật hoang dã cho việc phóng sinh", Hòa thượng Refa Shi, chủ tịch Liên đoàn Phật giáo Hoa Kỳ ở New York, nói trong bản phát hành, tuyên bố do tổ chức Humane Society International (HSI) đưa đi đến tất cả các chùa.

Việc phóng thích động vật đã leo thang và biến tướng, khi sự có ăn có mặc xuất hiện ở các nước Châu Á. Người có tiền thường nghĩ đến chuyện giải thoát sinh mạng cho động vật, như thể chuộc được tội lỗi của mình. Đó là một trong những lý do dẫn đến chuyện ngày càng có nhiều người có danh hiệu Phật tử tranh nhau đi mua động vật để giải thoát. Mua nhưng phóng thích vô trách nhiệm là vấn nạn khác. Bao gồm vi phạm cả luật pháp. Chỉ trong Rằm Tháng Bảy, lính cứu hỏa đã làm việc không nghỉ để, cứu trăn, rùa và các động vật bị nuôi nhốt khác, được thả không tính toán trên một bãi biển ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.

"Các loài động vật bị bẫy, bị giam giữ trong điều kiện khủng khiếp, được thả ra và thường mất đi khả năng thích nghi với môi trường tự nhiên, và lại dễ dàng bị bẫy trở lại", Martin Palmer, thành viên của ARC nói. Một nghiên cứu của tổ chức này còn cho thấy các thời hạn phóng sinh, trở thành mùa làm ăn không chỉ của người săn bắt, mà còn của cả các chùa và sư thầy. Trong một cuộc phỏng vấn bí mật của HKALPO (Hong Kong Animal Law and Protection Organisation) ở Trung Quốc, hầu hết các vị sư đều nhận thấy chuyện mình làm là không đúng, nhưng họ phải làm để tạo sự phát triển tín mộ và bảo vệ nguồn tiền cúng dường.

Văn bản lẻ loi năm 2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huế phát đi, chỉ có thể cảnh báo ngắn gọn chuyện phóng sinh, vốn nay như một sân khấu huyền ảo khó cưỡng của việc phóng sinh. Thực tế hơn, trong văn bản của HSI phát đi, kêu gọi với người Trung Quốc – có lẽ cũng như với người Việt Nam – rằng "nhiều loài động vật đã bị thương nặng trong khi chờ được "phóng sinh".

Những con sống sót sau khi được thả ra thường chết ngay sau đó vì kiệt sức, bị thương hoặc bệnh tật hoặc yếu ớt, hay dễ dàng trở thành con mồi của các loài khác. Một số được bắt lại sau kỳ lễ và rồi được bán lại". Mô tả về việc mua số lượng lớn và lười biếng thả ra ở những nơi không được tính toán, thì HSI nói "động vật có thể được thả ra ngoài môi trường sống tự nhiên của chúng và theo nhóm đủ lớn để thiết lập quần thể sinh sản, thường tàn phá hệ sinh thái địa phương. Một số loài xâm lấn có thể đe dọa sự tồn vong của các loài bản địa".

Thời Phật giáo gọi là thịnh vượng hôm nay đang có những điều thật đáng buồn. Trung Quốc và Việt Nam đang ngày càng giống nhau trong quy mô phô diễn lòng thương xót, dùng sinh mạng loài khác để mô tả sự cao quý của mình. Ngầm trong sự từ bi được phất lên là ý nghĩa của sự thống trị độc tài và quyền định đoạt sinh mạng của tự nhiên, chứ không là cách thiện lương, biểu trưng để tỏ lòng nhân ái.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 05/09/2023

****************************

Hỗn loạn, "cô hồn sống" từ đâu đến ?

Viết từ Sài Gòn, RFA, 04/09/2023

Những ngày bó gối nằm nhà vì giãn cách, phòng chống dịch, nhìn người người gởi tặng, chia nhau, đứng chờ, nhặt nhạnh từng bó rau… Có lúc chúng tôi ứa nước mắt và tin rằng sau đại dịch này, con người sẽ biết sống thương yêu, tử tế với nhau hơn, bởi qua cơn bĩ cực sống còn rồi, còn gì nữa đâu mà phải kèn cựa Thế rồi dịch vãn, dịch chấm dứt hoành hành, con người trở lại đời sống bình thường, nào ngờ, con người không những không tử tế hơn mà còn đáng sợ hơn, giật dọc, cướp bóc, hung hăng, tàn nhẫn có đủ cả, và phát triển như nấm mọc sau mưa, do đâu ?

Cận cảnh hàng trăm người 'giật cô hồn' rằm tháng 7 ở quận 5

Có hai vấn đề nổi cộm và nhức nhối trong xã hội cộng sản xã hội chủ nghĩa : Chân Lý Miếng Ăn và ; Tệ Nạn Quan Chức. Vậy hai vấn đề này có liên hệ gì tới tình trạng hỗn loạn hiện nay ?

Vấn đề thứ nhất Chân Lý Miếng Ăn, điều này xuất hiện trên cả ba miền đất nước từ năm 1975 mặc dù trước đó, chế độ cộng sản đã tồn tại ở miền Bắc khá lâu. Tuy nhiên, phải đến năm 1975 mới có sự biến động lớn về địa lý, tài sản quốc dân và mối tương quan thu tài sản giữa bên thắng cuộc với bên thua cuộc. Có thể nói rằng ngay cả với người cộng sản, biến cố 1975 là một biến cố khiến cho họ chới với trước tiếng gọi vật dục có được từ phía miền Nam và kích hoạt tính sở hữu cũng như lòng ham muốn của họ đến tột độ.

Nhưng, cũng chính cái mốc 1975, nền kinh tế tập trung bao cấp bao phủ toàn cõi Việt Nam với rất nhiều cơm thừa cá cặn của "bọn đế quốc, bọn ngụy" để lại đã tạo ra một cuộc tranh giành ngấm ngầm giữa nội bộ phe thắng cuộc. Tranh thủ mang về chiếc xe gắn máy, lít xăng, thùng bia, cái quạt điện, chiếc tủ lạnh, chiếc tivi Mọi thứ thủ đoạn giành giật đã manh nha từ chỗ này, trong bối cảnh những đoàn rồng rắn, chen chúc tranh giành từng lạng thịt, lát cá, ký gạo ở các cửa hàng lương thực nhà nước, các công ty lương thực và những trạm phân phối hợp tác xã...

Một bối cảnh mà ở đó, con người không cần suy nghĩ gì nhiều, triết học, văn hóa, đạo đức, phẩm hạnh hay lòng tự trọng là những thứ của rởm, những thứ bịa đặt của bọn tư bản rỗi hơi chứ không phải của con người xã hội chủ nghĩa. Với con người xã hội chủ nghĩa, hạnh phúc là đấu tranh, phải đấu tranh với cái bụng đói trước tiên, phải biên cơi nới những căn nhà thành phố thành những cái chuồng heo, phải biết nuôi heo bằng cách nào chúng nhanh lớn nhất, phải biết xếp hàng, kiên nhẫn chờ đợi ký gạo, lạng đường, phải biết chui luồn, kính cẩn, nịnh bợ ông thuế vụ, bà lương thực Tất cả những kĩ năng trên sẽ được kiết tập thành đạo đức mới, đạo đức xã hội chủ nghĩa.

Và, không có thứ đạo đức nào gắn kết sâu bền với con người hơn đạo đức được trộn trong dĩa thức ăn cho người đói. Người cộng sản đã làm được điều này, và cái đạo đức trộn thức ăn, về lâu về dài đã biến dạng thành Chân Lý Miếng Ăn. Nó trở nên hiển lộ mạnh mẽ khi thời đại mới tiến đến, thời đại coi trọng vật dục và kĩ năng lạng lách của con người đạt đến một trình độ mới - lợi ích nhóm trong cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ở đó, những người nào chịu không nổi hoàn cảnh mới thì đã tự đào thoát ra khỏi xứ sở bằng con đường này hoặc đường khác, người may mắn thì sang được bến bờ tự do, người không may mắn thì gởi xác đại dương, đó là chưa nói đến hàng triệu con người phải chết thảm nơi trại giam của chế độ mới với cái tên nghe khá là mỹ miều : Trại Cải Tạo. Những người ở lại, chắc chắn phải đối mặt với cuộc chơi mới, với đầy đủ lý lẽ và qui chiếu đạo đức mới phát sinh từ miếng ăn, được soi sáng bởi Chân Lý Miếng Ăn.

Mọi động thái của con người bây giờ là hệ quả đương nhiên của một công cuộc lâu dài trong lịch sử, công cuộc xã hội chủ nghĩa, trong một quốc gia nhỏ bé nhưng chứa đầy máu và nước mắt như Việt Nam. Và, khi hữu sự, như trường hợp biến cố dịch Covid-19 vừa qua, mọi yếu tố tương thân tương ái gần như rất nổi trội, bởi đây là thời cơ con người phản tỉnh và nhìn ra các giá trị "nhiễu điều phủ lấy giá gương", "lá lành đùm lá rách" Người ta hi vọng vào một ngày mai tươi sáng hơn, người biết yêu thương người, người biết chìa tay ra san sẻ trước cộng đồng, người biết rớt nước mắt thương nhau trước dịch họa, thiên tai Mọi cảm xúc ấy là có thật, là bản chất, lòng trắc ẩn ngủ quên rất lâu của người Việt.

Thế nhưng lòng trắc ẩn được thức tỉnh chưa bao lâu thì lòng thù hận lại bị chọc khuấy, nó bị chọc đến đỉnh điểm. Bởi, hàng vạn cái chết trong các đợt dịch không đơn giản chết vì dịch, mà dường như chết vì sự làm giàu vô tâm, man rợ của một số quan chức. Trong lúc nhân quần đang rên xiết chống dịch, đói kém, vật vã thì chính những quan chức, những "phụ mẫu" của dân lại ung dung đếm tiền, ung dung làm giàu, ung dung gom dân vào một chỗ để chọc ngoáy Mọi động thái từ phía nhà nước, chính phủ tác động về phía nhân dân đều có tính đàn áp, bóc lột và máu lạnh. Hàng vạn cái chết trở thành cừu thù thay vì thương tiếc và đau đớn. Nỗi đau nhanh chóng trở thành thù hận và khinh bỉ trước các "phụ mẫu" ác quỉ đội lốt người.

Và, khi lòng thù hận trỗi dậy, lòng trắc ẩn chưa kịp tỉnh thức đã bị lòng thù hận lấn lướt, nỗi cay đắng vì mất người thân, nỗi cay đắng vì bị lợi dụng, bị bóc lột Để rồi cuối cùng, những kẻ bóc lột chẳng phải đền tội nào, ra tòa, mang một ít tiền đã bóc lột ra đánh đổi, cuối cùng thì vài năm tù, rồi lại trở ra. Và kẻ bóc lột cũng không ngần ngại nêu công trạng, đọc thơ, giảng đạo đức ngay trong phiên tòa xét xử mình. Chuyện ấy vô hình trung dội thêm một gáo nước dơ vào vết thương dân tộc, khiến cho vết thương ấy thêm phần mưng phủ, làm độc. Và hiện trạng tranh giành, hỗn loạn vì miếng ăn trong những buổi lễ cúng cầu siêu, cầu an dịp Rằm tháng Bảy này là hiện trạng chung của dân tộc. Bởi có bao giờ dân tộc này bị biến thành cô hồn sống như thời đại này ? !

Khi con người đang cố gắng sống tử tế, đang cố gắng níu kéo sự tỉnh thức và vực dậy lòng trắc ẩn trong bối cảnh đặc biệt, sinh tử, để rồi người ta té ngửa nhận ra rằng mọi thứ gọi là sinh tử hay đau đớn của mình vốn dĩ là các biến động trong trò chơi của kẻ khác, kẻ có quyền lực Còn thứ gì có thể gây hỗn loạn, còn thứ gì có thể làm tuyệt vọng, còn thứ gì tạo bức xúc, còn thứ gì khiến con người trở nên manh động và bất chấp hơn những gì vừa có ? !

Cho đến lúc này, nếu hỏi vì sao đất nước này trở nên kinh khủng, đáng sợ và bất an, con người trở nên thèm ăn, chịu nhục để có miếng ăn trong khi cái đói dù sao cũng không còn gắt gao như trước đây vài mươi năm nữa, thì câu trả lời chính xác nhất chính là các cán bộ, quan lại cộng sản đã tạo ra một thứ không khí chuồng trại như vậy.

Nếu hỏi vì sao người dân hỗn loạn, đạp đổ hàng rào, bất chấp chủ nhà để cướp heo quay, cướp chén chè, mâm xôi Thì phải hỏi thêm và trả lời cho được vì sao quan lại bất chấp mạng sống của dân, bất chấp tiếng kêu rên xiết của nhân quần mà đập cửa, xông vào bắt người đi chọt ngoáy, lùa từng đoàn người vào trại cách ly, lùa từng đoàn người chạy trốn dịch vào chỗ chọt ngoáy để thu tiền !

Hãy hỏi vì sao quan lại trở nên thối tha, tàn nhẫn, mất tính người ? Và hãy hỏi tại sao bọn quan lại thối tha ấy vẫn không bị xử lý và trừng trị thích đáng khi chúng làm chết người hàng loạt. Trả lời được những câu hỏi ấy thì việc an dân sẽ dễ dàng hơn và việc vãn hồi trật tự, tránh những cuộc hỗn loạn, việc gieo ý thức thượng tôn pháp luật hay vãn hồi đạo đức xã hội sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với hiện tại !

Phải hiểu rằng, cô hồn sống đang đến từ các cơ quan nhà nước và chúng lan tỏa ra nhân dân một cách nhanh chóng bởi con đường "quan như phụ mẫu" của chúng. Đừng đặt nhân dân vào chốn cô hồn mà phải loại bỏ cô hồn từ trrong bộ máy công quyền !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 04/09/2023

***********************

Việt Nam là một trong những "nạn nhân của tội phạm xuyên quốc gia" đến từ Trung Quốc

RFA, 31/08/2023

Hôm 31/8/2023, Stimson Center, một think tank ở Washington DC, tổ chức hội thảo trực tuyến về nạn buôn người và tội phạm qua mạng ở Đông Nam Á. Hội thảo này nằm trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác Mekong - Hoa Kỳ do Chính phủ Hoa Kỳ bảo trợ. Chương trình Hợp tác Mekong - Hoa Kỳ được Chính phủ Mỹ khởi động vào năm 2020 nhằm mở rộng hợp tác với các quốc gia tiểu vùng sông Mekong như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan về các thách thức chiến lược của khu vực. Có bốn lĩnh vực được ưu tiên hợp tác là các thách thức an ninh phi truyền thống, quản lý tài nguyên thiên nhiên, kết nối kinh tế, và phát triển nguồn nhân lực. 

toipham1

Ông Mech Dara, người phát biểu tại Stimson Center hôm 31/8/2023, từng được Hoa Kỳ trao giải thưởng "Anh hùng báo cáo về nạn buôn người" hôm 15/6/2023. (Ảnh minh họa) - Reuters

Hội thảo về vấn đề buôn người và tội phạm qua mạng hôm 31/8/2023 của Stimson Center nhằm thảo luận về một số "thách thức an ninh phi truyền thống" trong khu vực. Hội thảo này không chỉ bàn về vấn đề buôn người mà còn tập trung cả vào những vấn đề như chống buôn bán động vật hoang dã, ma túy, buôn lậu và các loại tội phạm khác trong khu vực. 

Vấn nạn sát hại động vật hoang dã ở Việt Nam 

Bà Nga Bùi, chuyên gia cao cấp tại Traffic, một tổ chức phi chính phủ tập trung vào việc chống buôn bán động vật hoang dã, cho biết Việt Nam là nơi còn lưu lại nhiều niềm tin y học truyền thống, theo đó sử dụng các loại động vật hoang dã để chữa bệnh. Điều đó khiến cho việc săn bắt và buôn bán các loại động vật này trở nên phổ biến. 

Mặc dù Việt Nam có nhiều kế hoạch hành động cấp quốc gia và khu vực để chống nạn buôn bán động vật hoang dã nhưng vẫn chưa cải thiện tốt tình hình. Nhiều loại động vật hoang dã đã bị tuyệt chủng ở Việt Nam và ở phần lớn khu vực sông Mekong, do chúng có "giá trị thương mại". 

Một cách nghịch lý, tập tục "phóng sinh" theo niềm tin Phật giáo cũng gây hại cho động vật hoang dã. Người ta bắt động vật hoang dã như chim, cá nhốt lại để "phóng sinh" nhằm "lấy phước". Điều này khiến nhiều động vật hoang dã bị chết hoặc bị ảnh hưởng.

Theo các chuyên gia, trong học đường, mỗi địa phương có vấn đề riêng của mình nên cần có những chương trình giáo dục phù hợp. Nơi nào có tệ nạn săn bắt và buôn bán động vật hoang dã nghiêm trọng thì cần có chương trình giáo dục cho trẻ em, thanh thiếu niên những nhận thức về môi trường, y tế, xã hội để nâng cao ý thức bảo vệ tự nhiên. 

Các chuyên gia quốc tế nhấn mạnh vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong việc hợp tác với chính phủ, đồng thời xây dựng mối quan hệ hợp tác với các nhà sư Phật giáo và các nhà lãnh đạo tôn giáo khác. Cơ chế hợp tác này có thể giúp sửa đổi những nhận thức sai lệch về việc "phóng sinh" cưỡng bách (bắt động vật để "phóng sinh"), hiến tế động vật và giúp hiểu rõ những tác hại lâu dài của những tập tục này. Ngoài ra, các nhà y học cũng cần nỗ lực giải thích cho công chúng về những rủi ro tiềm ẩn của thói quen ăn thịt động vật hoang dã. 

toipham2

Một con khỉ mặt đỏ bị giam giữ trong chuồng tại Văn Chấn, Yên Bái năm 2014 (minh hoạ). AFP

Tội phạm sử dụng mạng internet 

Trong những năm gần đây, một cuộc khủng hoảng về buôn người ở quy mô khu vực Tiểu vùng sông Mekong đã xuất hiện do các nhóm buôn người sử dụng công cụ trực tuyến ở Campuchia, Lào, và thậm chí lan sang Myanmar và Philippines. Nhiều người Việt Nam cũng là nạn nhân của vấn nạn này. 

Theo các chuyên gia tại hội thảo, sự phát triển nhanh chóng của truyền thông mạng xã hội, tiền điện tử và rửa tiền qua mạng đã gây bối rối cho cơ quan thực thi pháp luật của nhiều nước. Do các loại tội phạm này khéo léo hơn và phát triển nhanh hơn nền tảng pháp lý hiện có. Theo các chuyên gia, chính phủ các quốc gia ở Tiểu vùng sông Mekong vẫn chưa xây dựng năng lực kỹ thuật cho các nhân viên của mình để biết cách theo dõi dữ liệu. Ngoài ra, trong các vụ truy tố, hiểu biết pháp lý của giới luật sư và thẩm phán cũng còn hạn chế đối với việc phân tích các bằng chứng kỹ thuật số. Các nước Tiểu vùng sông Mekong trong đó có Việt Nam đang gặp một vấn đề lớn là ngay cả khi các chuyên gia phân tích dữ liệu có thể thu thập và phân tích dữ liệu kỹ thuật số liên quan đến tội phạm sử dụng mạng, thì những dữ liệu và cách phân tích này vẫn còn mới mẻ khó giải thích để hệ thống tư pháp có thể hiểu được. Theo các chuyên gia, các tổ chức quốc tế, các cơ quan thực thi pháp luật của Hoa Kỳ cần hỗ trợ nhiều hơn với các nước Tiểu vùng sông Mekong trong vấn đề này. 

Mafia Trung Quốc điều hành mạng lưới buôn người ở Campuchia 

Buôn bán người và đưa người di cư trái phép đang nổi lên như một mối lo ngại lớn trên khắp Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Hoạt động lừa đảo để buôn người rồi bán vào các khu vực lao động cưỡng bách như nô lệ đã tăng gần gấp đôi vào năm 2020 so với năm 2018. 

Tại hội thảo, RFA đặt câu hỏi với các chuyên gia về nạn buôn người Việt qua Trung Quốc và Campuchia. Theo các thông tin do nhà nước Việt Nam công bố, nhiều phụ nữ Việt Nam bị lừa sang Trung Quốc rồi bị bán vào các cơ sở mại dâm. Ở Campuchia, nhiều lao động bị đưa vào những tổ hợp lao động cưỡng bức. Vậy có điểm gì giống và khác nhau trong hai điểm nóng về buôn người mà người Việt là nạn nhân này hay không ? Ông Mech Dara, một chuyên gia Campuchia phát biểu tại hội thảo, cho biết nạn buôn người đưa vào các cơ sở lao động cưỡng bức tại Campuchia cũng do người Trung Quốc đứng sau thực hiện. Những ông chủ Trung Quốc này có hộ chiếu Campuchia, chỉ điều hành sau hậu trường chứ không bao giờ công khai, và thậm chí họ không sống ở Campuchia. 

Năm 2022, có một loạt các tường trình trên truyền thông quốc tế về các cơ sở buôn người và cưỡng bách lao động như nô lệ ở Campuchia do tội phạm đến từ Trung Quốc điều hành. Ông Mech Dara, người phát biểu tại hội thảo của Stimson Center hôm 31/8/2023, là người đầu tiên công bố những điều tra trên VOD về các ổ tội phạm giam giữ và cưỡng bách lao động tại Phnomphenh và Sihanoukville từ tháng 6 năm 2022. VOD là một tờ báo độc lập thuộc một tổ chức phi chính phủ là Trung tâm Truyền thông độc lập Campuchia (CCIM). Sau đó, đến tháng 7/2022, một chương trình truyền hình của Đài Al Jazeera còn cho biết có những quan chức Campuchia như Thượng nghị sỹ Kok An và Hun To, cháu trai Thủ tướng Hun Sen, liên quan đến những hoạt động này. Đến tháng 9, 2022, một tường trình trên Reuters cho biết là "Mafia Trung Quốc" điều hành các cơ sở này. Nạn nhân ở đó bị nhốt tù, tra tấn và mua đi bán lại như người ta "bán dê". Sau khi xuất hiện các tường trình này trên truyền thông quốc tế, Cảnh sát Campuchia đã thực hiện một loạt cuộc truy quét tội phạm ở Phnompenh Sihanoukville. Theo thông tin từ truyền thông của Nhà nước Việt Nam, khi đó có khoảng 1000 người Việt Nam được giải cứu từ các đợt truy quét tội phạm này của Chính phủ Campuchia.

Các chuyên gia khuyến nghị chính sách 

Các chuyên gia đưa ra một loạt khuyến nghị chính sách trong từng lĩnh vực để giải quyết các vấn nạn nêu trên. Đối với việc chống lại hoạt động săn bắt động vật hoang dã, các chuyên gia khuyến nghị cần có nỗ lực về văn hóa, giáo dục, chính sách nhằm giảm các loại niềm tin truyền thống thúc đẩy nhu cầu về động vật hoang dã. Việt Nam là một trong những nước trong khu vực có những niềm tin phổ biến như vậy. Ngoài ra, các cơ quan thực thi pháp luật quốc tế cũng cần hỗ trợ đào tạo cho các địa phương ở Tiểu vùng sông Mekong về các nguyên tắc xử lý những trường hợp phạm tội do bị cưỡng bách và lừa đảo. 

Các đặc khu kinh tế là nơi ưu đãi cho doanh nghiệp nước ngoài và chính quyền địa phương thường ít có quyền tiếp cận các hoạt động của họ. Do đó, tội phạm cưỡng bức lao động và buôn người cũng thường tận dụng địa bàn này. Các chuyên gia cho rằng các chính phủ trong khu vực nên cho địa phương thẩm quyền được tiếp cận thông tin về người lao động của các doanh nghiệp trong các đặc khu như vậy. 

Một trong những giải pháp quan trọng khác được đề xuất tại hội thảo là các cơ quan tình báo kinh tế theo dõi đường đi của các dòng tiền liên quan đến các loại tội phạm này. Do các loại tội phạm này thường là xuyên quốc gia, các cơ quan thực thi pháp luật trong khu vực phải có cơ chế để hợp tác được với nhau. 

Nguồn : RFA, 31/08/2023

Published in Diễn đàn

Liên minh quốc tế thúc giục Việt Nam điều tra cáo buộc tra tấn ông Trịnh Bá Phương

RFA, 24/08/2022

Đài Quan sát Bảo vệ Người Hoạt động Nhân quyền, một liên minh của Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH) và Tổ chức Thế giới Chống Tra tấn (OMCT) ra thông cáo báo chí yêu cầu Nhà nước Việt Nam điều tra cáo buộc tra tấn nhà hoạt động Trịnh Bá Phương trong thời gian tạm giam ông.

vn1

Ông Trịnh Bá Phương – Facebook

Trong thông cáo phát hành ngày 23/8, một tuần sau khi Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội bác bỏ kháng cáo của ông Phương và giữ nguyên bản án mười năm tù giam và năm năm quản chế, Đài Quan sát Bảo vệ Người Hoạt động Nhân quyền nói, nhà hoạt động về quyền đất đai này đã bị tra tấn và đối xử tàn tệ trong suốt thời gian điều tra trước xét xử và còn bị đưa vào bệnh viện tâm thần trong suốt tháng ba năm 2021, và không được gặp luật sư trong thời gian hơn một năm kể từ khi bị bắt giữ vào ngày 24/6/2020.

Trong phiên tòa sơ thẩm giữa tháng 12 năm ngoái, ông Phương cho biết ông đã bị điều tra viên tra tấn, đánh vào bộ phận sinh dục để buộc ông khai nhận theo cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước" theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.

Luật sư Nguyễn Văn Miếng, một trong những luật sư biện hộ cho ông Phương ở cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, cho Đài Á Châu Tự Do biết :

"Tại phiên tòa sơ thẩm ông Phương nói các hành vi tra tấn vào lúc bị bắt. Ông bị bắt và bị đánh ở công an phường. Khi đánh như vậy có bà Tâm (Nguyễn Thị Tâm- PV) chứng kiến".

Tuy nhiên, cũng theo luật sư Miếng, trong phiên tòa sơ thẩm, sau khi ông Phương tố cáo bị tra tấn ép cung, công tố viên đòi ông cung cấp bằng chứng của việc tra tấn này.

Trong lần thăm gặp chồng vào ngày 24/8 trong trại tạm giam của công an thành phố Hà Nội, lần đầu tiên được gặp lại chồng sau 26 tháng kể từ khi ông Phương bị bắt, bà Đỗ Thị Thu có hỏi chồng về việc ông bị tra tấn. Bà kể lại với phóng viên Đài Á Châu Tự Do :

"Anh Phương bảo là trong một ngày họ cũng đã tra tấn anh ấy, đánh anh ấy vào bộ phận sinh dục trong thời gian điều tra".

Không chỉ ông Phương tố cáo bị tra tấn, mà em trai ông là Trịnh Bá Tư, người bị bắt cùng ngày với cùng cáo buộc bởi công an tỉnh Hòa Bình, cũng nói với gia đình là ông bị đánh đập bởi công an dẫn đến thương tích nghiêm trọng. Bà Thu cho biết "Em Tư bị đánh sưng thận trái hôm em Tư bị bắt".

Theo luật sư Miếng, ông Phương tố cáo bị đối xử tàn nhẫn trong thời gian giam giữ trước và sau khi xét xử.

Ông bị biệt giam hơn một năm trước phiên sơ thẩm, và hơn tám tháng từ lúc sơ thẩm đến phiên phúc thẩm, trong khi Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định thời hạn đưa ra xét xử phúc thẩm đối với Tòa án nhân dân cấp cao là 90 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ vụ án. Sau phiên sơ thẩm, công an còn buộc ông ký vào giấy cam kết chấp nhận bản án, tuy nhiên, ông từ chối.

Về việc đối xử tàn nhẫn đối với bà Cấn Thị Thêu - mẹ của hai ông Phương và Tư – người cũng bị bắt cùng ngày với cùng cáo buộc, con gái bà là Trịnh Thị Thảo cho RFA biết như sau :

"Mẹ tôi bị giam chung với người nhiễm HIV. Trong tuần đầu tiên, mẹ tôi không được nhận quần áo gia đình gửi vào cho nên lúc nào mẹ tôi cũng phải mặc quần áo ướt, giặt rồi mặc ngay. Phòng 7 mét vuông mà giam giữ 13 người. Thời tiết vô cùng khắc nghiệt, nhiệt độ mùa hè ở phòng giam có lúc lên đến 45 độ mà lúc nào cũng thiếu nước và không có quạt điện trong điều kiện nắng nóng như vậy". 

Trong thông cáo báo chí của mình, Đài Quan sát Bảo vệ Người Hoạt động Nhân quyền chỉ trích việc kết án không công bằng, bắt giữ tuỳ tiện và quấy rối tư pháp đối với ông Trịnh Bá Phương cũng như đối với ông Trịnh Bá Tư và mẹ của hai ông, bà Cấn Thị Thêu, và bày tỏ sự quan ngại về nguy cơ cao họ bị tra tấn và đối xử tàn nhẫn trong nhà giam.

Liên minh này kêu gọi nhà chức trách Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho cả ba mẹ con- những người bị bắt và cầm tù với mức án tù dài hạn chỉ vì đấu tranh về quyền đất đai và dũng cảm cất tiếng nói bảo vệ những người dân oan bị cướp đất khác.

Dẫn tuyên bố của Các Thủ tục đặc biệt của Liên Hiệp quốc về Điều 117 của Bộ luật Hình sự "quá rộng và dường như nhằm bịt miệng những người tìm cách thực hiện quyền tự do ngôn luận", liên minh kêu gọi nhà nước Việt Nam chấm dứt việc lạm dụng điều khoản này trong việc truy tố và bịt miệng giới bất đồng chính kiến.

Liên minh cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế viết thư cho ban lãnh đạo Việt Nam, bao gồm Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Ngoại trưởng, Bộ trưởng nội vụ, và Tòa đại sứ của Việt Nam ở thủ đô Brussels (Vương quốc Bỉ) để yêu cầu điều tra ngay lập tức và minh bạch cáo buộc tra tấn và đối xử tệ bạc đối với ông Trịnh Bá Phương và buộc những kẻ thực hiện phải chịu trách nhiệm, đồng thời trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ba mẹ con bà Cấn Thị Thêu.

***********************

Đang tiến tới thành lập các chi bộ đảng trong Phật giáo Việt Nam ?

Nguyễn Nam, VNTB, 24/08/2022

Một khi việc bổ nhiệm, luân chuyển chức sắc Phật giáo là do Sở Nội vụ và Ủy ban tỉnh quyết định như công chức, cán bộ lãnh đạo của nhà nước, thì chuyện thành lập các chi bộ đảng trong Phật giáo, chỉ là chuyện sớm hay muộn.

vn2

Sở Nội vụ và Ủy ban tỉnh quyết định bổ nhiệm, luân chuyển chức sắc Phật giáo như công chức, cán bộ lãnh đạo của nhà nước

Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng ở tỉnh Quảng Ninh, đã được phân công đảm trách phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2022/2027, kiêm trưởng Ban Phật giáo quốc tế tại Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Quảng Bình lần thứ IV.

Ông Trần Đức Thủy – trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Bình cho rằng : "Việc bổ nhiệm người ở địa phương khác vào Ban trị sự Giáo hội Phật giáo của tỉnh là rất bình thường. Thẩm quyền luân chuyển bổ nhiệm thì do Sở Nội vụ và Ủy ban tỉnh quyết định và đã được Giáo hội Phật giáo Việt Nam phê duyệt".

Vậy có thể hiểu là người đang được gọi là Đại đức Thích Trúc Thái Minh, thật ra đó là một cán bộ của đảng, được đảng phân công về làm trụ trì chùa Ba Vàng. Nay vì yêu cầu của tình hình mới nên đảng quyết định phân công ông này về làm nhiệm vụ chính trị với chức danh "phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2022/2027, kiêm trưởng Ban Phật giáo quốc tế tại Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Quảng Bình lần thứ IV".

Khó thể có cách hiểu khác, vì cách đây tuần lễ, Hòa thượng Thích Gia Quang cho biết chùa Ba Vàng không chịu sự quản lý trực tiếp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có nghĩa là không nằm trong Giáo hội. Và như vậy thì người khoác áo cà sa được gọi là Đại đức Thích Trúc Thái Minh được ngồi vào ghế "phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2022/2027, kiêm trưởng Ban Phật giáo quốc tế tại Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Quảng Bình lần thứ IV", chỉ có thể là người của đảng nên chịu sự phân công của đảng.

Không có cách hiểu khác, vì Ban trị sự Phật giáo Quảng Bình là tổ chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nên khó thể có chuyện nhân sự đến chức "phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2022/2027, kiêm trưởng Ban Phật giáo quốc tế tại Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Quảng Bình lần thứ IV" lại là người bên ngoài Giáo hội.

Nếu không hiểu theo cách diễn giải ở trên thì việc bổ nhiệm, luân chuyển chức sắc Phật giáo sao lại do Sở Nội vụ và Ủy ban tỉnh quyết định như công chức, cán bộ lãnh đạo của nhà nước ?

Nói thêm, trên trang web của chùa Ba Vàng (*), còn cho biết cả một ê-kíp chùa Ba Vàng được "phân công" tham gia vào Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Bình ; cụ thể, Đại đức Thích Trúc Bảo Lực và Đại đức Thích Trúc Bảo Hội được phân công đảm trách Ủy viên Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Bình.

Một nhà báo đang là biên tập viên ở tòa soạn có cơ quan chủ quản là Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, ý kiến về chuyện nhân sự ở trên, đó là biểu hiện rõ nét cho thời mạt pháp, bởi nếu không thì sao có điều vô pháp này, khi mà Thích Trúc Thái Minh từng bị kỷ luật nặng !

Trước đó, ngày 12/-7/2019, trong thời gian làm trụ trì chùa Ba Vàng, Đại đức Thích Trúc Thái Minh từng bị Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra nghị quyết bãi nhiệm tất cả chức vụ trong giáo hội.

"Hay là Giáo hội Phật giáo Quảng Bình muốn mời ông Thích này về "trục vong", cúng dường kiếm chác ! ? Điều lạ là việc bổ nhiệm này đã được Giáo hội Phật giáo Việt Nam phê duyệt ! Phật giáo Việt Nam sẽ đi về đâu ?" – vị nhà báo nêu một câu hỏi tu từ.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 24/08/2022

(*) https://chuabavang.com/su-phu-thich-truc-thai-minh-cung-chu-tang-chua-ba-vang-duoc-bo-nhiem-cac-chuc-vu-trong-ban-tri-su-phat-giao-tinh-quang-binh-nhiem-ky/2022/2027-d5075.html

************************

Một đường dây lừa đảo buôn người sang Đông Nam Á bị triệt phá

Thùy Dương, RFI, 24/08/2022

Cảnh sát Đài Loan, Hồng Kông, Việt Nam và Trung Quốc đã mở một chiến dịch triệt phá đường dây lừa đảo quy mô lớn liên quan đến nạn buôn người sang nhiều nước Đông Nam Á.

333333333333333333333333

Nhiều nước Châu Á hợp tác phá vỡ một mạng lưới lừa đảo liên quan đến nhiều nước trong khu vực. Getty Images - Matt Anderson Photography

Mục đích của đường dây buôn người là đưa người sang một số nước như Cam Bốt, Thái Lan, Lào và Miến Điện, dồn họ tập trung đến một nơi rồi buộc những người này thực hiện các vụ lừa đảo trực tuyến. Số nạn nhân hiện vẫn chưa được nêu rõ, nhưng danh tính vài trăm người đã được xác định và nhà chức trách một số nơi đã tiến hành nhiều vụ bắt giữ.

Tất cả bắt đầu với một lời chào mời việc làm hấp dẫn, được trả lương cao tại một quốc gia Đông Nam Á, như Cam Bốt, Thái Lan, Lào hoặc Miến Điện. Những người nhẹ dạ cả tin rơi vào bẫy, được mua vé máy bay cho, nhưng khi đến quốc gia họ đã chọn thì bị tịch thu hộ chiếu. Sau đó, họ bị giam nhốt và phải thực hiện các trò lừa đảo, gian lận qua điện thoại hoặc trên mạng internet. Theo lời khai, những người này bị bạo hành cả về thể xác, tình dục, thậm chí không được cho ăn uống. Và chính các nạn nhân này còn bị dụ dỗ, ép buộc tìm thêm những người mới.

Theo nguồn tin của RFI ngày 23/08/2022, trong đường dây buôn người này, có nhiều nạn nhân là người Việt Nam và Đài Loan. Chính quyền Đài Bắc đã xác định có dưới 400 công dân Đài Loan bị mạng lưới mafia này lừa.

Ngay từ tuần trước, theo AFP, tại Hồng Kông, đã có 36 nạn nhân liên lạc với cảnh sát nhờ trợ giúp về các vụ lừa đảo liên quan tới việc làm. Cảnh sát hồng Kông đã bắt giữ 5 người bị nghi là tổ chức các vụ lừa đảo về việc làm sang các nước Đông Nam Á.

Cũng trong tuần trước, tại Việt Nam, một video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy khoảng 40 người Việt Nam tại Cam Bốt bị nhiều người cầm gậy đuổi theo. Theo truyền thông trong nước, họ là nạn nhân của mạng lưới buôn người, lừa đảo này và khi đó đang cố gắng chạy trốn về nước. Nhà chức trách Cam Bốt cũng đã công bố hàng trăm vụ bắt giữ.

Thùy Dương

Published in Việt Nam

Nạn buôn người gia tăng ở Việt Nam giữa đại dịch Covid-19

RFA, 14/06/2021

Những tổ chức nhân quyền lên tiếng cảnh báo về nạn buôn người và buôn lậu tăng đột biến giữa lúc số ca nhiễm Covid-19 vẫn tiếp tục gia tăng ở Việt Nam.

buon1

Chiếc xe container chứa thi thể của 39 người Việt được tìm thấy ở Essex, Anh hôm 23/10/2019 / Reuters - Ảnh minh họa

Bất chấp việc Việt Nam (VN) đã đóng cửa biên giới do đại dịch nhưng những kẻ buôn người và buôn lậu vẫn tìm ra những cách mới để không chỉ đưa người vào Việt Nam mà còn đưa người vượt biên, đó là những thông tin được đăng trên tờ VnExpress Online bản tiếng Anh loan vào hôm thứ hai ngày 14 tháng 6.

Michael Brosowski, người đồng sáng lập Tổ chức Rồng Xanh (Blue Dragon) có trụ sở tại Hà Nội, một tổ chức cứu hộ trẻ em, cho biết, hầu hết các vụ buôn người mà ông từng xử lý đều liên quan đến trẻ em gái và phụ nữ thuộc các dân tộc thiểu số. Ông cho rằng đợt bùng phát Covid-19 thứ tư tại Việt Nam xuất phát từ các khu công nghiệp (KCN) ở Bắc Giang và các quán Karaoke trong KCN cũng có thể là nguyên nhân của việc bùng phát dịch, đồng thời cũng có mối liên kết với việc buôn người. Do đó, ông cho rằng cần phải có quy định chặt chẽ hơn tại các KCN lớn như vậy.

Ông Brosowski nói rằng, trong năm qua, hơn 70 người đã được Blue Dragon giải cứu từ bên Trung Quốc (TQ). Tổ chức này đã đánh dấu cuộc giải cứu thứ 1.000 vào tháng một vừa qua. Ông cũng cho rằng, chính quyền Trung Quốc và Việt Nam đã và đang hợp tác để giải cứu và đưa những nạn nhân buôn người trở về quê hương của họ.

Ông Brosowski nói thêm, khi Trung Quốc tăng cường hệ thống giám sát cộng đồng trong những năm gần đây, các nhà chức trách Trung Quốc đã tìm thấy những người bị buôn bán từ 10 đến 30 năm trước.

Theo ông Brosowski nhiều trẻ em gái và phụ nữ từ Việt Nam tiếp tục bị buôn bán sang Trung Quốc làm dâu.

Không chỉ ở Việt Nam, tại Myanmar, nạn buôn người cũng đang gia tăng không kiểm soát khi quốc gia này đang trở thành điểm nóng vì sự hỗn loạn về chính trị.

Diane Truong, giám đốc truyền thông của Pacific Links Foundation, một tổ chức chống buôn người cho biết quỹ này cũng đang giải quyết việc người Việt Nam bị buôn bán hoặc nhập lậu đến Châu Âu.

Điển hình được nêu ra là những cuộc bố ráp người Việt nhập lậu vào Đức và Anh trong những năm qua. Đặc biệt là vụ 39 người Việt nhập cư lậu vào Anh đã bỏ mạng trên một chiếc xe container đông lạnh và được cảnh sát Essex, Anh phát hiện hôm 23/10/2019.

Các nạn nhân này phần đông là lao động sống tại các tỉnh phía Bắc & Bắc Trung Bộ Việt Nam gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Hải Phòng và Hải Dương.

********************

Việt Nam : Nạn buôn người gia tăng trong bối cảnh Covid

VNTB, 14/06/2021

Các nhóm nhân quyền đã cảnh báo về nạn buôn người ngày càng gia tăng khi đại dịch đẩy nhiều người dễ bị tổn thương đến bờ vực. Họ nói rằng bất chấp biên giới bị đóng cửa, người dân vẫn đang vượt biên trái phép sang Trung Quốc và Myanmar.

buon2

Các tổ chức nhân quyền cảnh báo số ca Covid-19 gia tăng  ở Việt Nam đã thúc đẩy nạn buôn bán người và buôn lậu người gia tăng khi người dân trở nên tuyệt vọng hơn về tài chính.

Họ cho biết thêm, bất chấp biên giới bị đóng cửa trong bối cảnh đại dịch, những kẻ buôn người và buôn lậu đã tìm ra những cách thức mới để vận chuyển người không chỉ trong nước mà còn qua biên giới.

Michael Brosowski, người đồng sáng lập Tổ chức Rồng Xanh có trụ sở tại Hà Nội, một tổ chức cứu hộ trẻ em, cho biết hầu hết các vụ buôn người mà ông từng xử lý đều liên quan đến trẻ em gái và phụ nữ thuộc các dân tộc thiểu số.

Các đợt nhiễm Covid-19 đã bùng phát ở tỉnh Bắc Giang.

Brosowski cho biết đã có báo cáo về việc các nữ vị thành niên bị buôn bán vào các quán karaoke, bình phong cho các nhà thổ.

"Các quán karaoke phục vụ công nhân trong các khu công nghiệp ở đó và cũng là nơi Covid-19 bùng phát, vì vậy tôi nghĩ rằng có mối liên hệ giữa hai cuộc khủng hoảng và điều này cho thấy sự cần thiết phải có quy định tốt hơn đối với các khu công nghiệp lớn như thế này", Brosowski nói với DW.

Các tuyến đường buôn người qua Trung Quốc và Myanmar

Brosowski nói rằng mặc dù biên giới của Việt Nam đã bị đóng cửa, nhưng nạn buôn người lậu sang Trung Quốc vẫn diễn ra.

Trong năm qua, hơn 70 người đã được Blue Dragon giải cứu từ sâu trong Trung Quốc. Tổ chức này đã đánh dấu cuộc giải cứu thứ 1.000 vào tháng Giêng. Chính quyền Trung Quốc và Việt Nam đã và đang hợp tác để giải cứu và đưa những nạn nhân buôn người trở về quê hương.

Theo báo chí trong nước, những phụ nữ mang thai khó khăn về kinh tế đã vượt biên trái phép sang Trung Quốc nhờ sự giúp đỡ của các mạng lưới buôn lậu để bán con.

Brosowski nói rằng khi Trung Quốc tăng cường hệ thống giám sát cộng đồng trong những năm gần đây, các nhà chức trách đã tìm thấy những người bị buôn bán sang đó từ 10 đến 30 năm trước.

"Chúng tôi đã giải quyết một tình huống gần đây có một người đã bị buôn bán cách đây 20 năm và có lẽ là một thiếu niên vào thời điểm đó, và trong những trường hợp đó, người sống sót đó sẽ cần được chăm sóc đặc biệt trong một thời gian dài", Brosowski nói thêm. trẻ em gái và phụ nữ từ Việt Nam tiếp tục bị buôn bán sang Trung Quốc làm vợ.

Theo Brosowski, tiếp quản quân sự ở Myanmar  đã khiến quốc gia Đông Nam Á trở thành điểm nóng của những kẻ buôn người dưới tình trạng được cho là thiếu thực thi pháp luật.

"Những kẻ buôn người đang trực tiếp khai thác sự hỗn loạn của cuộc tiếp quản quân sự, vì vậy đó là một sự phát triển mà chúng tôi đang giải quyết. "

Phòng chống buôn bán người

Diane Truong là giám đốc truyền thông của Pacific Links Foundation, một tổ chức chống buôn người cũng giải quyết việc tái hòa nhập và trao quyền cho những người sống sót.

"Chúng tôi tập trung rất nhiều vào việc trao quyền cho phụ nữ và thanh niên và chúng tôi coi buôn bán người là một vấn đề".

Ông Trương cho biết các cộng đồng dễ bị tổn thương nhất của Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn nạn buôn người. Quỹ mở các lớp tiếng Anh trực tuyến, trại hè và học bổng cho thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn từ các cộng đồng nghèo.

"Chúng tôi tiến hành đào tạo với các trường học, công nhân nhà máy và quản lý của họ, đồng thời chúng tôi cũng có một ứng dụng đặc biệt tập trung vào người lao động nhập cư để giúp họ đưa ra quyết định tốt hơn trong cuộc sống", ông Trương nói.

Mạng lưới buôn lậu Việt Nam của Châu Âu

Trương cho biết quỹ này cũng đang giải quyết vấn đề người Việt Nam bị buôn bán hoặc nhập cư lậu khắp Châu Âu.

Thủ đô Berlin của Đức là một trung tâm quan trọng cho đường dây buôn người và buôn lậu.

Vào tháng 3 năm ngoái, cảnh sát Đức thực hiện một loạt các cuộc truy quét trên khắp đất nước  trong một cuộc đàn áp chống lại một băng nhóm người Việt bị tình nghi buôn lậu.

Trong chiến dịch trấn áp, cảnh sát đã ban hành 13 lệnh bắt và tạm giữ sáu nghi phạm. Những người này bị truy nã với cáo buộc liên quan đến vụ buôn lậu ít nhất 155 người Việt Nam sang Đức kể từ năm 2018.

Những người đầu tiên được bay từ Việt Nam sang Đông Âu. Từ đó, họ được vận chuyển qua các tuyến đường khác nhau đến Berlin cũng như đến các nước khác, như Pháp, Bỉ và Anh qua tuyến đường Đức.

Những người buôn lậu được cho là đã nhận được từ 5.000 đô la (4.496 euro) đến 20.000 đô la (17.985 euro) cho mỗi lượt nhập cư lậu. Những kẻ buôn lậu đã giữ người trong mạng lưới các ngôi nhà an toàn cho đến khi họ phải trả tiền vé máy bay và thị thực.

"Tất nhiên, điều khác mà chúng tôi đang thực hiện là đào tạo nâng cao năng lực của chúng tôi ở Châu Âu, do đó, đào tạo cho những người ứng phó ở tuyến đầu, bao gồm cả nhân viên thực thi pháp luật và nhân viên xã hội, đồng thời hợp tác hỗ trợ những người có thể là nạn nhân", ông Trương nói.

Nguồn : Deusche Weiler

Published in Việt Nam

Nam Hàn vừa yêu cu công dân Vit Nam mun xin visa du lch phi np… bn gc ca s tiết kim. Không rõ các viên chc ngoi giao Nam Hàn tng nêu yêu cầu này vi công dân ca quc gia nào chưa (?) nhưng chc chn, yêu cu xut trình bn gc s tiết kim khi xin visa du lch thuc loi… hiếm có (1) !

vé máy bay đi buôn mê thuột

Chuyên cơ Việt Nam cũng trở thành phương tiện buôn người - Ảnh minh họa

Giống như nhiu quc gia khác, nhm hn chế vic li dng visa du lch đ đến và cư trú bt hp pháp ti x s ca mình, Nam Hàn cũng đòi người xin visa phi chng minh, cuc sng ca h đ n đnh (ngh nghip, thu nhp, nhng ràng buc trong quan h cá nhân như gia đình…) đ đi đâu thì đi ri cũng tr v sinh quán.

Thường thì người xin visa ch đng la chn phương tin chng minh và vì d tìm, d thuyết phc khi phi thc hin nghĩa v chng minh, người xin visa hay chn bng lương, t khai thuế, s tiết kiệm, các loi giy chng nhn quyn s hu bt đng sn, đng sn, k c visa nhp cnh nhng quc gia khác… làm phương tin chng minh.

Việc Nam Hàn buc người Vit phi dùng s tiết kim làm phương tin chng minh, thm chí phi xut trình bn gc s tiết kim đ kim tra cho thy các viên chc hu trách ca Nam Hàn đã dư… kinh nghim đ… rút và sau khi… rút, không dám tin vào s chân thc ca các phương tin chng minh khác !

***

Theo chương trình Kỳ hp th 8 ca Quc hi khóa 14, tun này, trước khi giải tán, các đi biu Quc hi s xem xét và b phiếu cho 12 d lut, ngh quyết. Nói cách khác, sut mt tháng hi hp ti Hà Ni, không đi biu nào đi din cho "ý chí, nguyn vng ca nhân dân" cht vn, đòi các viên chc hu trách tr li v scandal có tới chín người tháp tùng phái đoàn ca bà Nguyn Th Kim Ngân, Chủ tịch quốc hội Vit Nam sang thăm Nam Hàn, ri li Nam Hàn bt hp pháp…

Chuyện chín công dân Vit Nam được "chuyên cơ" ch Chủ tịch quốc hội Vit Nam h tr thc hin kế hoch đến Nam Hàn cư trú trái phép xy ra hi cui năm ngoái. Đến tháng 9 năm nay mi đ b thành scandal sau khi 2/9 b Nam Hàn bt và mt người khác ra đu thú đ được hi hương !

Tuy scandal vừa k liên quan đến th din quc gia, thiên h sng st vì "chuyên cơ" ca Chủ tịch quốc hội Vit Nam cũng b biến thành phương tin buôn người (xưa nay, thiên h vn cho rng, sp đt đ ai đó có th nhp cnh hp pháp hay bt hp pháp nhm cư trú trái phép quc gia nào đó đu là… buôn người) nhưng sut hai tháng va qua, các viên chức hu trách Vit Nam tìm đ mi cách đ né tránh vic tr li ti sao, như thế nào, ai phi chu trách nhim !

Cuối tháng 9, B Kế hoch và đu tư đng ra nhn trách nhim trong vic t chc cho các "doanh nhân" tháp tùng Chủ tịch quốc hội và để xy ra scandal chín thành viên trong phái đoàn li Nam Hàn bt hp pháp. Ngoài tuyên b "nghiêm túc rút kinh nghim", B Kế hoạch và đầu tư ha s "x lý nghiêm khc" nếu "phát hin sai phm" (2).

Đầu tháng 10, ti cuc hp báo đnh kỳ ca chính ph, B Công an t chi công b danh tính ca chín người được chuyên cơ ca Chủ tịch quốc hội đưa sang Nam Hàn cư trú bt hp pháp vì B Kế hoạch và đầu tư "đã có tr li ban đu" và Tng Thư ký Quc hi "đã trao đi thông tin vi báo chí" (3).

Tuy nhiên đến trung tun tháng 10, ti mt cuộc hp báo quc tế, ông Nguyn Hnh Phúc – Tng Thư ký Quc hi, vn ch lp li điu mà ông tng tuyên b trước đó : Tt nht là không cho đi nh na ! Ông Phúc khng đnh ông không biết danh tính chín người và bo báo gii đng hi na vì B Kế hoạch và đầu tư, Bng an đã từng… tr li hi đu tháng 10 (4).

***

Cho dù phát giác chín người li dng "chuyên cơ" ch Chủ tịch quốc hội Vit Nam đ đến Nam Hàn cư trú bt hp pháp nhưng chính quyn Nam Hàn im lng, ch có h thng truyn thông Nam Hàn loan tin sau khi các viên chức hu trách ca Nam Hàn bt được 2/9 và thêm mt người ra đu thú.

Hai tháng vừa qua, chính quyn Nam Hàn tiếp tc im lng, dù gii thích ca Tng Thư ký Quc hi Vit Nam, tuyên b ca đi din B Kế hoạch và đầu tư, đi din B Công an Vit Nam khiến ngay c người Vit cũng lc đu ngao ngán… Mi đây, Nam Hàn đưa ra yêu cu mi, mun xin visa du lch, công dân Vit Nam phi xut trình… s tiết kim bn gc !

Có bốn trong s mười quc gia khu vc Đông Nam Á mà công dân ca h có quyn đến Nam Hàn bt kỳ lúc nào họ mun. Trong đó, công dân ca Malaysia, Singapore và Thái Lan có quyn cư trú ti Nam Hàn đến ba tháng và công dân Brunei có quyn cư trú ti Nam Hàn mt tháng mà không cn visa (5) !

Chuyện phi xut trình s tiết kim bn gc khi xin visa du lch Nam Hàn lại làm người ta nh đến s t đc ca ông Nguyn Phú Trng, Tổng bí thư kiêm Ch tch nhà nước Vit Nam khi ông tuyên b Vit Nam chưa bao giược" như hin nay, kèm nhn đnh "ta như thế nào" thì "v thế" trong cng đng quc tế mi như lúc này !

Scandal chín người dùng "chuyên cơ" ch Chủ tịch quốc hội đ đến cư trú bt hp pháp Nam Hàn, ri chuyn phi xut trình s tiết kim bn gc khi xin visa du lch Nam Hàn cũng làm người ta nh đến vic bà Nguyn Th Kim Ngân tng vài ln bo công dân Vit Nam phải t hi "đã làm gì cho đt nước" !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 25/11/2019

Chú thích

(1) https://plo.vn/kinh-te/du-lich/xin-visa-du-lich-han-khach-viet-nop-so-tiet-kiem-goc-870790.html

(2) https://tuoitre.vn/vu-9-nguoi-tron-o-lai-han-quoc-bo-ke-hoach-va-dau-tu-nghiem-tuc-rut-kinh-nghiem-20190926132715047.htm

(3) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/ly-do-chua-cong-bo-danh-tinh-9-nguoi-tron-lai-han-quoc-573430.html

(4) https://tuoitre.vn/vu-9-nguoi-bo-tron-lai-han-quoc-tot-nhat-la-tu-sau-khong-cho-di-nho-nua-20191018160113589.htm

(5) https://en.wikipedia.org/wiki/Visa_policy_of_South_Korea

Published in Diễn đàn

Một thiếu nữ ở Hậu Giang liên lạc với Đài Á Châu Tự Do để báo tin cô theo người môi giới sang Trung Quốc để làm việc nhưng lại bị gạ bán đi lấy chồng bản xứ mà nếu không chịu thì bị bán đi làm gái.

DOUNIAMAG-VIETNAM-CHINA-WOMEN-TRAFFICKING-CRIME-RESCUES

Ảnh minh họa - AFP

Cô sinh năm 1994, tạm gọi tên là Bê như yêu cầu, từ thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang lên thành phố Hồ Chí Minh kiếm việc làm.

Ngày 27 tháng Hai, Bê nghe theo một nam môi giới tên Nhật tầm 30 tuổi, và một nữ môi giới người miền Tây chừng 35 tuổi hướng dẫn cô ra miền Bắc rồi sang Trung Quốc làm việc trong một công ty với mức lương từ 15 đến 20 triệu VND một tháng.

Sang đến Quảng Đông, Bê và một cô gái đi cùng được tách rời ra mỗi người một nơi. Họ đưa Bê vào một ngôi nhà bẩn thỉu như nhà hoang, sau đó vừa thuyết phục vừa dọa dẫm cô phải lấy chồng Trung Quốc còn không thì họ sẽ bị bán cô đi làm gái trong một động mãi dâm gần đó.

Qua Facebook và trang mạng Zalo, Bê tìm cách liên lạc với Đài Á Châu Tự Do để nhờ giúp đỡ. Sau đây là phần trao đổi giữa Bê với phóng viên RFA :

Thanh Trúc : Em đang ở chỗ nào của Trung Quốc em biết không ?

Bê : Dạ Hồ Nam, mấy cô đang tìm người để kết hôn. Đi đường biên qua tới Nam Ninh.

Thanh Trúc : Em phải trả bao nhiêu tiền ?

Bê : Dạ tính ra là 6.000 tiền Trung Quốc… Bọn nó đang ở đây nè…

Thanh Trúc : Họ có đánh đập gì em không ?

Bê : Họ hăm dọa, em không chịu nhưng mà họ đưa đi càng ngày càng xa. Em sợ quá chị ơi, cứu em đi...

Thanh Trúc : Họ có chỉ cho em thấy người chồng mà họ bắt em lấy chưa ?

Bê : Họ đang tìm, tới nay là mười mấy ngày rồi.

Thanh Trúc : Khi đưa em qua họ nói em đi làm việc hay đi gả chồng cho em ?

Bê : Đi làm việc, nếu làm không được sẽ đưa em về. Nhưng mà em nói em về thì họ đưa em đi xa hơn, từ Quảng Đông mà đưa tới Hà Nam.

Thanh Trúc :Bao nhiêu người canh giữ em ở chỗ đó ?

Bê : Hai người. Họ dọa nếu em không chịu lấy chồng họ bán em làm gái mãi dâm, em sợ em không kéo dài được thời gian, cứu em nhanh đi em sợ không kéo được thời gian…

Trong lúc hoảng hốt vì biết mình bị lừa, Bê đã nhanh trí dùng điện thoại để ghi âm lại cuộc nói chuyện của những người đang cầm giữ cô :

Đại khái người phụ nữ nói tiếng Hoa trong đoạn đối thoại với người môi giới nói tiếng Việt là họ chỉ ở cách nhau không xa lắm, nghĩa là trong cùng một làng. Người phụ nữ Hoa này còn cho hay họ nằm trong nhóm gọi là nhóm số 3 nhưng mỗi lần người phụ nữ Việt gọi tới thì bà này không biết.

Vẫn theo lời người đàn bà Hoa khoảng chừng 36 tuổi đó thì bà thuộc gia đình họ Lưu ở trong làng, bà thường mai mối cho người ta lập gia đình. Sau đó hai bên còn đùa cợt với nhau rằng người con trai họ nhắm đến cho Bê rất cao lớn trong lúc Bê hơn 20 mà trông bé xíu, rằng giá mà cô già hơn 10 tuổi cũng còn được nữa là.

Thấy Bê khóc lóc và một mực đòi quay về nhà, những phụ nữ này nói sẽ gởi cô về. Thay vì đưa trở lại Việt Nam, Bê kể tiếp, họ đã đưa cô vào sâu hơn trong nội địa Trung Quốc. Khi nói chuyện với phóng viên Ban Việt Ngữ RFA, Bê cho hay cô đang ở Hồ Nam. Tuy nhiên theo phóng viên Ban Hoa ngữ RFA giúp dịch lời thoại thì đích xác Bê đang ở Henan tức Hà Nam bên Trung Quốc.

Trước đó, hôm 9 tháng Ba, Bê đã text cho một người bạn tên Nguyễn Đức ở thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời gởi kèm định vị nơi cô đang ở cho anh luôn :

"Cô ấy nói là cô đi tầm 12 đến 16 ngày, đi theo chỉ dẫn của một người từ Việt Nam, mua vé từ Tân Sơn Nhất bay đi Hà Nội, bắt xe từ đó hình như là ba đoạn xe. Họ liên lạc với nhau qua 2 trạm xe, có người chở lên một góc núi rồi thả xuống. Có một phụ nữ Việt lại vờ như giúp đỡ em, dắt em đi theo đường rừng, một phút thấy một hàng rào có người Trung Quốc ra đón, dẫn đi chừng khoảng mấy tiếng có một chiếc xe đón chở xuống đó là Nam Ninh hay gì đó ở Trung Quốc".

Do nghi ngờ cô Bê bị gạt, anh Nguyễn Đức đã tức tốc làm đơn trình công an hôm thứ Hai ngày 11 vừa qua nhưng :

"Tôi làm đơn ra công an phường thì công an phường chỉ lên Công an Thành phố luôn. Lên Công an Thành phố thì người ta không nhận đơn kêu là không đủ chứng cứ, kêu là người này đi chơi hay sao đó chứ không phải bị bắt cóc hay bị lừa từ bên đây qua.

Hỏi mấy người từng sống bên đấy thì người ta nói lúc check in cái vị trí thì đấy là Henam là cái chỗ chuyên buôn người về nó tập kết ở đó, Henan Hà Nam gì đó. Trên bộ cũng có hướng dẫn là bây giờ về bảo người nhà làm đơn xong gởi lên Sở Nội vụ cho người ta giúp".

Anh Nguyễn Đức cũng gọi điện báo cho gia đình của Bê ở Vị Thanh, Hậu Giang. Tuy nhiên theo anh thì hình như người chị ruột của Bê không quan tâm lắm. Ngày 12 tháng Ba, đường dây viễn liên được nối về thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, gặp bà Mi là chị ruột của Bê :

"Chỉ mới liên lạc hồi qua nay, nói chung không gọi điện mà nhắn tin rồi kêu ai điện cho tôi. Tôi điện lại thì nó không nghe máy".

"Hiện tại bây giờ họ đã di chuyển em 3 nơi khác nhau, mỗi một nơi càng xa đường về quê hương…" là đoạn text mới nhất mà Bê gời cho RFA rạng sáng thứ Tư 13 tháng Ba giờ Việt Nam.

Cô Bê cho biết cô không dám ngủ vì sợ bị bán đi hay bị mỗ lấy nôi tạng như tin đồn. "Xin hãy cứu em thoát khỏi địa ngục này", Bê kêu cứu như vậy. Cô nói cô rất sợ họ không cho cô sử dụng điện thoại nữa thì lúc đó mọi hy vọng trở về Việt Nam sẽ tắt vì không ai tìm được cô nữa.

Liên quan đến chuyện đưa người sang Trung Quốc bất hợp pháp, bản tin trên VOV.vn hôm 12 tháng Ba cho hay Tòa Án Nhân Dân tỉnh Nghệ An mở phiên xét xử một vụ mua bán trẻ em mà nạn nhân là một cô gái vị thành niên bị người bà con đưa sang Trung Quốc rồi bán cô với giá hơn 200 triệu VNĐ.

keucuu2

Hình minh họa. Hình chụp hôm 27/10/2018 một phụ nữ Việt Nam và là mẹ của một em gái bị mất tích, nghi là bị bán sang Trung Quốc từ tỉnh Hà Giang. AFP

Theo tin thì bị cáo tên Lang Thị Liên có chồng Trung Quốc, trú quán tại ở xã Mậu Đức, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Năm 2016, nhân dịp về nhà ăn Tết , bà Lang Thị Liên đã dụ dỗ người dì họ tên Hoài An, khi đó mới 14 tuổi, sang Trung Quốc trông con cho bà ta.

Sau đó từ Trung Quốc bà Liên báo tin cho gia đình cô Hoài An là gả chồng đàng hoàng cho cô nhưng thực chất là bán cô cho một người đàn ông bản xứ với giá 210 triệu VNĐ.

Nội vụ đổ bễ do Hoài An báo lại với gia đình, đến tháng Sáu 20017 thì Hoài An được người quen dắt đi trốn nhưng bị phát hiện. Bà Lang Thị Liên bắt họ lại và đòi tiền chuộc 400 triệu đồng. Một tháng sau, Hoài An và người phụ nữ dắt cô đi trốn được công an Trung Quốc giải cứu đưa về Việt Nam.

Tòa Án Nhân Dân Nghệ An tuyên phạt bà Lang Thị Liên 8 năm tù giam vì tội buôn bán trẻ em, bồi thường 62 triệu Đồng cho gia đình cô gái bị hại.

Tháng Mười Hai năm 2018, Blue Dragon Việt Nam, một tổ chức thiện nguyện nước ngoài ở Hà Nội, cho biết đã có 400 nạn nhân phần lớn là phụ nữ hay thiếu nữ bị bán sang Trung Quốc rồi bị ép vào đường mãi dâm hay lấy chống bản xứ, được Blue Dragon giải cứu đưa về Việt Nam từ năm 2007.

Trước đó, từ năm 2016, một bản tin Reuters trích dẫn lời bà Mimi Vũ thuộc Vòng Tay Thái Bình đang hoạt động ở Việt Nam, cho thấy 75% nạn nhân buôn người là phụ nữ và các em gái, bị bán qua Trung Quốc để làm vợ, để hành nghề mãi dâm hoặc làm việc cực nhọc trong các phân xưởng.

Vẫn lời bà Mimi Vũ, trong quá khứ đa phần các cô bị bán qua Trung Quốc là người ở vùng biên giới miền Bắc giáp Trung Quốc, thế nhưng từ 3 năm trở lại đây thì nạn buôn người đã lan xuống các tỉnh phía Nam, đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 23/03/2019

Published in Diễn đàn

Huỳnh Tấn Vinh : 'Sơn Trà là miếng mồi ngon' (BBC, 24/11/2018)

Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng, người vừa bị Đảng cộng sản xóa tên, nói với BBC rằng bán đảo Sơn Trà là miếng mồi ngon luôn có nguy cơ bị các nhóm lợi ích xâu xé.

sontra1

Ông Huỳnh Tấn Vinh đã nhiều năm nay lên tiếng bảo vệ bán đảo Sơn Trà khỏi bị tàn phá vì các dự án bê tông hóa

"Tôi khá ngạc nhiên vì sao họ lại công khai thông tin này cho báo chí, và vào thời điểm này", ông Nguyễn Thế Vinh nói với BBC hôm 22/11 về cảm giác của ông khi chính quyền Đà Nẵng công bố xóa tên ông khỏi danh sách Đảng viên Cộng sản Việt Nam.

"Tôi đã bỏ sinh hoạt đảng từ bốn năm nay. Có nhiều trường hợp người ta bỏ sinh hoạt đảng nhiều năm và xóa tên là việc bình thường trong nội bộ của Đảng, đâu nhất thiết phải đưa lên công luận ?"

"Tôi không thấy thật vọng hay tức giận gì, vì tôi cho rằng đó là việc đương nhiên. Khi không còn sinh hoạt nữa thì nên bỏ tên trong tổ chức đó".

Thông tin này được truyền thông Việt Nam đăng tải rộng rãi hôm 21/11.

Bị đe dọa vì bảo vệ Sơn Trà ?

sontra2

Một góc của bán đảo Sơn Trà

"Nếu việc này liên quan đến việc tôi bảo vệ bán đảo Sơn Trà thì tôi cho rằng nó không được hay cho lắm", ông Sơn nói từ Đà Nẵng.

Về lý do bỏ đảng, ông Vinh nói bán đảo Sơn Trà là một phần của "những gì trong thực tế xảy ra không còn phù hợp với lý tưởng" mà ông từng phấn đấu, hi sinh để đi theo.

Ông Vinh cũng cho rằng dư luận đặt câu hỏi lý do đảng xóa tên ông liệu có liên quan đến việc ông bảo vệ Sơn Trà là do ông đã làm việc này nhiều năm nay và cũng gặp không ít sức ép.

"Vào cuối những năm 2016, đầu 2017, là một người dân sống ở Đà Nẵng, làm công tác du lịch, tôi nghĩ rằng cần phải gìn giữ bán đảo Sơn Trà như một tài sản thiên nhiên quý giá để hấp dẫn du khách, để Đà Nẵng phát triển bền vững".

"Tôi rất ngạc nhiên, bất ngờ khi thấy rằng chính quyền đã có một quy hoạch để phá vỡ bán đảo Sơn Trà bằng cách phá rừng để bê tông hóa với quy mô gần hết bán đảo".

sontra3

Voọc chà vá quý hiếm tại Sơn Trà là một trong những loài mà ông Huỳnh Tấn Vinh lên tiếng bảo vệ

"Do đó tôi cùng cộng đồng ở Đà Nẵng, Việt Nam và quốc tế lên án việc này. Từ đó, chính phủ đã xem lại dự án, cho dừng quy hoạch để điều tra việc phá rừng, giao đất cho doanh nghiệp".

"Thanh tra chính phủ đang làm việc đó. Từ đó đến nay bán đảo Sơn Trà đã tạm thời được bảo vệ".

"Tôi nghĩ rằng nếu vào tháng 3/2017, cộng đồng không lên tiếng kịp thời thì năm 2018 Sơn Trà đã tan hoang".

"Chính vì thế mà tôi bị đe dọa và gây sức ép từ nhiều cấp độ ở khác nhau. Từ việc họ đe dọa, gây sức ép lên tôi để tôi dừng công cuộc bảo vệ đó, đến hăm dọa ba mẹ, vợ con tôi".

"Các mối nguy hiểm với gia đình nay đã giảm đi rồi. Nhưng những sức ép khác như từ các phía khác nhau thì vẫn còn".

"Dù vậy, với sức ép nào thì việc bảo vệ bán đảo Sơn Trà luôn luôn là tiếng gọi với tôi và cộng đồng và tôi sẽ tiếp tục đấu tranh".

"Sơn Trà là một nơi hoang dã chỉ cách thành phố Đà Nẵng 15 phút chạy xe. Không có nơi nào trên thế giới mà ngay cửa sổ nhà mình có thể nhìn thấy Sơn Trà mỗi ngày".

"Đó sẽ luôn luôn là miếng mồi ngon cho những nhà đầu tư, những người muốn ăn xổi ở thì, muốn hái ra tiền ngay, bất chấp việc phá hủy môi trường hay thế hệ tương lai sẽ như thế nào. Nên đó luôn luôn là thách thức cho những người bảo vệ môi trường", ông Huỳnh Tấn Vinh nói với BBC.

"Mong cộng đồng, những người yêu tự nhiên hãy lên tiếng bảo vệ Sơn Trà cho đất nước".

'Làm ồn ào để hạ uy tín' ?

Bình luận về sự việc của ông Huỳnh Tấn Vinh, nhà báo Trương Duy Nhất nói với BBC rằng ông "cũng lấy làm lạ" với hành xử của chính quyền Đà Nẵng.

"Dư luận hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi vì sao thành phố Đà Nẵng lại làm ồn lên như vậy trong khi ông Vĩnh đã tự ra khỏi đảng từ hơn bốn năm nay rồi ?

"Nhiều anh em báo chí bạn tôi là đảng viên khi nghỉ hưu cũng nghỉ sinh hoạt đảng ở các tổ hưu địa phương, tổ chức đảng cũng nghiễm nhiên coi họ không phải là thành viên nữa thì đây đâu phải là việc công bố ồn ào đâu ?"

"Yêu cầu xóa một điều đã không còn nữa là điều vớ vẩn".

"Có vấn đề gì đối với cá nhân ông Vinh hay không ? Hay là do ông ấy đã lên tiếng quá dữ dội, và được coi là thủ lĩnh trong vấn đề bảo vệ voọc chà và bán đảo Sơn Trà thời gian qua. Chúng ta hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi có phải đó là lý do khiến người ta không ưa ông Vinh nên làm ồn ào để hạ uy tín của ông ?"

"Việc tự ra khỏi Đảng không phải là cá biệt. Theo tính toán của tôi, có tới hàng vạn người ra khỏi đảng trong vài năm qua".

Liên quan đến việc ông Huỳnh Tấn Vinh bị Đảng cộng sản xóa tên xảy ra chỉ ít sau khi Đảng tuyên bố xóa tên Giáo sư Chu Hảo, ông Nhất nói :

"Có lẽ đó là một chủ trương của đảng, mà lâu nay Trung ương đảng thường gọi ám chỉ là thành cho thành phần "tự diễn biến, tự chuyển hóa".

"Đã qua giai đoạn mà ý chí của những người cầm quyền trong đảng cho những người đó mặc nhiên ra đi một cách nhẹ nhàng. Nay họ muốn trừng phạt để răn đe những thành viên còn lại trong tổ chức của họ".

"Biện pháp răn đe này theo tôi có hiệu quả. Vì với những ai chán đảng rồi, tự ra khỏi đảng rồi thì họ chả làm sao. Nhưng với những quan chức còn trong hệ thống thì vì cái ghế, vì chức quyền đang có được thì họ phải sợ. Vì tổ chức chỉ chớm đặt vấn đề này với họ thì coi như đường tiến thân của họ không còn".

Bị xóa tên khỏi Đảng cộng sản

Truyền thông Việt Nam đăng tin rộng rãi việc ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng bị xóa tên khỏi Đảng Đảng cộng sản Việt Namhôm 21/11.

Theo đó, Quận ủy Hải Châu (Thành phố Đà Nẵng) đã chỉ đạo Ban Tổ chức Quận ủy phối hợp với các cơ quan chức tiến hành làm quy trình để xóa tên đảng viên đối với ông Huỳnh Tấn Vinh.

Ông Vinh được cho là đã tự ý bỏ sinh hoạt đảng từ năm 2014.

Theo Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam, đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng, thì chi bộ xem xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền xóa tên trong danh sách đảng viên.

Ông Huỳnh Tấn Vinh từng bị đề nghị xử lý năm 2017 vì có những phát biểu thiếu chính xác liên quan đến Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà. Theo đó, ông Vinh được cho là đã nói quy hoạch Sơn Trà vi phạm Luật Bảo vệ phát triển rừng, Luật đa dạng sinh học, Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo...

Sau đó Bộ Văn hóa thu hồi văn bản này với lý do có một số nội dung "chưa phù hợp, dễ gây hiểu lầm".

Năm 2017, ông Vinh từng gửi tâm thư đến thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét về bản Quy hoạch tổng thể khu du lịch quốc gia Sơn Trà.

****************

Tướng Tô Lâm ký cam kết mới chống buôn người với Anh Quốc (BBC, 23/11/2018)

Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam và Bộ trưởng Nội vụ Anh đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác phòng, chống mua bán người ở London trong tuần này.

sontra4

Bộ trưởng Nội vụ Anh Sajid Javid và Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam, Thượng tướng Tô đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác phòng, chống mua bán người hôm thứ Tư 20/11 ở London - Ảnh VietnamPlus

Trang web Chính phủ Anh đưa tin hôm 21/11 hai nước ký một biên bản ghi nhớ về buôn bán người nhằm tạo điều kiện để cộng tác sâu rộng hơn trong việc chia sẻ thông tin tình báo, hỗ trợ nạn nhân và công tác phòng chống nạn buôn người.

Bản tin mô tả đây là quan hệ đối tác mới nhằm giải quyết vấn nạn nô lệ hiện đại.

Chính phủ của đảng Bảo thủ Anh và đích thân Thủ tướng Theresa May từ mấy năm qua luôn coi chống buôn người và 'nô lệ thời hiện đại' là nghị trình quan trọng hành đầu trong đối ngoại của họ.

Chỉ tính riêng năm 2017, nhà chức trách Anh đã xác định 738 nạn nhân được cho là 'nô lệ hiện đại đến từ Việt Nam'.

Phát biểu sau khi ký kết thỏa thuận với Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam, Bộ trưởng Nội vụ Anh Sajid Javid được dẫn lời nói :

"Nạn nô lệ hiện đại là một tội ác ghê gớm hủy hoại cuộc đời của các nạn nhân.

"Chính phủ Anh cam kết làm mọi thứ có thể để bảo vệ người dân trước thực trạng bóc lột ở Anh và ở nước ngoài.

"Hợp tác với các quốc gia khác, chẳng hạn như Việt Nam, nơi nhiều nạn nhân bị buôn bán, là hết sức quan trọng trong việc ngăn chặn nạn nô lệ hiện đại đang diễn ra và có thể quyết tâm truy bắt thủ phạm", Bộ trưởng Nội vụ Anh Sajid Javid nói.

"Sự hợp tác chặt chẽ này sẽ là một vũ khí mạnh mẽ trong cuộc chiến chống nạn nô lệ hiện đại".

Được biết Chính phủ Anh đã cam kết cấp vốn tổng cộng 200 triệu bảng để giải quyết nạn nô lệ hiện đại trên toàn cầu.

Cam kết chống buôn người và nô lệ thời hiện đại

Cam kết này bao gồm quỹ chống nạn nô lệ hiện đại trị giá 33,5 triệu bảng của Bộ Nội vụ với trọng tâm là các quốc gia như Việt Nam và Nigeria, nơi có nhiều nạn nhân bị buôn bán vào Vương quốc Anh.

Báo Công an Nhân dân hôm 21/11 đưa tin trong thời gian tới, hai nước nhất trí hàng năm duy trì, triển khai hoạt động trao đổi đoàn các cấp nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm công tác, thông tin nghiệp vụ trên các lĩnh vực về phòng, chống mua bán người.

"Các hoạt động này bao gồm trao đổi thông tin, điều tra các vụ án, đường dây, băng nhóm tội phạm, truy bắt, bàn giao đối tượng và giải cứu, bảo vệ, hồi hương nạn nhân bị mua bán ; tăng cường hợp tác trong đấu tranh chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm tài chính, ngân hàng, rửa tiền và phòng, chống di cư bất hợp pháp.

"Hai bên xúc tiến xây dựng, đàm phán và sớm hoàn thành các thủ tục để ký Hiệp định dẫn độ tội phạm và các văn bản hợp tác khác, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động hợp tác song phương giữa hai Bộ".

Bộ Tư pháp Việt Nam cho biết trong những năm gần đây tội mua bán người diễn biến hết sức phức tạp và có chiều hướng gia tăng về số vụ, tính chất nghiêm trọng với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi.

Mắc nợ và bị cưỡng bức lao động

sontra5

Cảnh sát Anh thường xuyên phá các ổ trồng cần sa, nơi nô lệ thời hiện đại bị cưỡng bức lao động trong hoàn cảnh, điều kiện tồi tệ

Bên cạnh nhiều bức tranh người Việt du học, làm ăn thành công tại Anh cũng có nhiều trường hợp người ở Việt Nam bị mắc nợ hoặc bị băng đảng kiểm soát được đưa vào Anh để trồng cần sa.

Trong một ví dụ mà BBC Southeast kết hợp với BBC Tiếng Việt tại Anh điều tra hồi tháng 12/2017, một nạn nhân, ông Trần Văn Nam (không phải tên thật) từ Quảng Bình bị mắc nợ xã hội đen và phải đi bán sức lao động.

Sau khi sang một nước Đông Nam Á, ông đã được chuyển vào Anh bất hợp pháp, và làm việc gần một năm trong một cơ sở đóng gói hàng hóa.

Sang năm 2016, ông bị "bán" cho một băng đảng trồng cần sa, và bị bắt, ra tòa ở Southampton, Anh Quốc.

Sau khi ngồi tù được sáu tháng, ông Nam được xác nhận là nạn nhân của tệ buôn người, và được giao cho Salvation Army và hội từ thiện Hestia chăm sóc để chờ cứu xét tỵ nạn nhân đạo.

Mới trong tháng 11 năm nay, tin cảnh sát Anh đưa ra là họ tìm ra 21 người gồm 15 trẻ em 'đến từ Việt Nam' trong một xe chở nước đóng chai từ Pháp sang Vương quốc Anh.

sontra6

Cảnh sát Anh phá vỡ trại trồng cần sa khổng lồ của người Việt - Ảnh minh họa 

Nhóm này, được cho là từ Việt Nam, được giấu trong một xe tải tại cảng Newhaven ở Sussex hôm thứ Năm tuần trước.

Thông tin chi tiết của Cục Biên phòng Anh Quốc chỉ mới được công bố, nhưng một cuộc điều tra tội phạm ngay lập tức được tiến hành.

Published in Việt Nam
Trang 1 đến 2