Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Một cuộc thăm dò ở Đông Nam Á cho thấy giả định cho rằng chỉ có các chính phủ độc tài mới cấm cản tự do ngôn luận là sai lầm.

speech1

Một người biểu tình ủng hộ dân chủ Thái Lan giơ ba ngón tay chào trong một cuộc biểu tình sau khi đảng Pheu Thai tổ chức họp báo thông báo rằng Đảng Tiến lên phía trước (MFP) sẽ không còn là thành viên của liên minh 8 đảng. Sự kiện diễn ra tại trụ sở của Đảng Pheu Thai ở Bangkok vào ngày 2/8/2023 - Lillian Suwanrumpha/AFP

Một cuộc khảo sát  của Trung tâm Nghiên cứu Pew về ý kiến của những người theo Phật giáo và Hồi giáo ở Nam và Đông Nam Á đã mang lại những kết quả làm thất vọng những ai trong chúng ta vốn nâng niu tự do ngôn luận. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng sẽ là sai lầm nếu nghĩ rẳng kẻ thù duy nhất của tự do ngôn luận là những chính phủ độc tài trong khu vực.

Những người tham gia khảo sát từ bốn quốc gia Đông Nam Á được yêu cầu chọn giữa hai phát ngôn: "Người dân cần được nói lên ý kiến của mình một cách công khai cho dù những ý kiến này làm những người khác không vui hoặc thất vọng" và "sự hòa hợp với những người khác quan trọng hơn quyền nói ra ý kiến của mình".

Khoảng 2/3 số người trả lời - 69% ở Campuchia, 67% ở Indonesia và 64% ở Singapore – đã chọn sự hòa hợp thay vì tự do ngôn luận. Thú vị là, có 59% người tham gia khảo sát ở Thái Lan chọn theo hướng ngược lại.

Mặc dù không dễ dàng nhưng việc phê phán các chính phủ về việc họ đàn áp tự do ngôn luận sẽ trực diện hơn là tranh luận chống lại những tuyên bố phổ biến cho rằng tự do ngôn luận là một ảo tưởng hoặc các nền dân chủ cũng kiểm duyệt như các quốc gia độc tài.

Điều khó hiểu hơn và nguy hiểm hơn nếu không bác bỏ, đó là sự gợi ý rằng tự do ngôn luận là điều không được mong muốn và sự trung thực là một loại hành vi chống lại xã hội. Thực sự, giống như nói rằng bạn nên giữ  im lặng cho dù bạn biết bạn sẽ nói sự thực. Nhưng đó là điều mà người ta phải đối mặt ở Đông Nam Á, khảo sát của Pew cho hay.

speech2

Một người đàn ông Thái Lan cầu nguyện dưới mưa trong một buổi cầu nguyện của tất các tôn giáo cho hòa bình và hòa hợp tại công viên Lumpini, Bangkok năm 2010. Hàng ngàn cư dân đã tập trung vào lúc bình minh để cầu nguyện cho hòa bình tại các địa điểm trên khắp Bangkok, nơi người dân thiệt mạng và các tòa nhà cao tầng bị đốt cháy trong hai tháng bạo lực chính trị. Ảnh: Manish Swarup/AP

Tôi dùng từ "khó hơn" vì người ta chắc chắn nhận ra rằng không chỉ các chính phủ muốn chặn họng các bạn mà cả những người hàng xóm của bạn cũng vậy. Không điều gì trong hai điều này là dễ nghe. Đơn giản hơn nhiều khi nghĩ rằng tất cả sự chuyên quyền có nguồn gốc từ những người lãnh đạo, một phần bởi vì người ta phải hòa nhập vào trong xã hội với những người suy nghĩ khác mình và đồng thời bởi vì nó mang đến một cái cớ tiện lợi cho việc không hành động.  

Tuy nhiên, đây không phải là một điều mới mẻ. Năm 2015, Pew đã có một khảo sát toàn cầu  về thái độ của người dân đối với tự do ngôn luận. Chỉ có 29% người dân Indonesia tham gia khảo sát, nghĩ rằng người ta nên nói những gì họ muốn mà không cần kiểm duyệt và chỉ 21% cho rằng việc sử dụng internet không có kiểm duyệt là quan trọng/cần thiết.

Tự do ngôn luận có nghĩa lý gì nếu người ta chỉ được phép nói điều gì đó không gây tranh cãi hoặc những gì mọi người khác đã (dường như) nghĩ đến? Đó không phải là tự do ngôn luận; Đó là sự lặp lại. Và sự lặp lại không làm người khác thay đổi ý kiến cũng như không giúp họ hiểu biết hơn.

Vì sao không gắn chặt với những suy nghĩ khi bạn 16 tuổi và không bao giờ thay đổi? Nhưng để được phép đặt câu hỏi về những ý tưởng đã thành hình của bạn, nâng cao hiểu biết cho bản thân, bạn phải hiện diện cùng với những thông tin không làm cho bạn thoải mái, theo cách không thoải mái. Ít người vui vẻ khi bị nói rằng họ đã sai và rằng họ đã sai trong nhiều năm.

Tôi dùng từ "được phép" bởi vì điều đó là cốt lõi của tự do ngôn luận. Người ta thường cho rằng nạn nhân thực sự của sự kiểm  duyệt là người nói. Họ là nạn nhân và tất cả những người khác cũng vậy. Nếu những suy nghĩ của bạn bị kiểm duyệt, vậy tôi không thể nghe thấy chúng. Nếu những suy nghĩ của tôi bị kiểm duyệt, bạn sẽ không thể nghe được những suy nghĩ của tôi và đánh giá, so sánh chúng với những suy nghĩ của bạn. Như vậy, sự kiểm duyệt biến mỗi người chúng ta trở thành một tù nhân của những suy nghĩ của riêng họ và khiến xã hội trở thành những cái hầm chứa trống rỗng.

Thực thi ý chí của đa số

Tôi không chỉ trích Đông Nam Á một cách không công bằng. "Tự do tránh ngôn luận" là mong muốn phổ quát. Thật vậy, mong muốn có một "cuộc sống yên lành", được bảo vệ khỏi những sự thật khó chịu, tồn tại khá nhiều trong ý thức của người phương Tây, và xu hướng này ngày càng gia tăng.

Đó là đặc tính xác định của chủ nghĩa toàn trị – một khái niệm phương Tây – và của hầu hết các tôn giáo. Chẳng phải nguyên lý sáng lập của Kitô giáo, đạo Do Thái và đạo Hồi là Adam đã xấu xa vì đã từ bỏ "sự hòa hợp" của vườn địa đàng Eden để có một cuộc sống tự do, và tất cả chúng ta, những hậu duệ rõ ràng vẫn đang bị trừng phạt vì "tội lỗi" đó?

Người ta thường nói rằng sự kiểm duyệt bắt nguồn từ nhu cầu bảo  vệ những nhóm thiểu  số. It nhất, đó là cách "hòa hợp" xã hội thường được định nghĩa ở Singapore, Malaysia và Indonesia, các quốc gia đa sắc tộc với các hệ thống chính trị chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo.

Tuy nhiên, hết lần này đến lần khác những gì người ta tìm thấy trong thực tế là kiểm duyệt được sử dụng để thực thi ý chí của đa số đối với thiểu số. Tệ hơn nữa, điều này trở thành sự khẳng định rằng: Sự hòa hợp chỉ có thể được bảo vệ bằng cách truy tố thiểu số để đa số không tham gia vào bạo lực.

speech3

Cảnh sát trưởng Khalid Abu Bakar của Malaysia cảnh cáo báo giới: "Đừng làm bất cứ điều gì hoặc xuất bản tranh vẽ hoặc văn bản có thể gây bực tức trong cộng đồng". Ảnh: Alexandra Radu/AP file photo

Có rất nhiều ví dụ về điều này. Một ví dụ ít người biết đến là vào đầu năm 2017, một tờ nhật báo nhỏ viết bằng tiếng Trung ở Malaysia đã đăng một bức biếm họa về Chủ tịch Đảng Hồi giáo Malaysia (PAS) – một bức tranh được một số người xem là chống Hồi giáo.

Ngay sau khi bức biếm họa được đăng tải, dành cho một lượng độc giả nhỏ chủ yếu là người Hoa, một ủy viên của PAS đã cảnh cáo tờ báo đừng quên những gì đã xảy ra đối với những nhà báo của tờ Charlie Hedo -  một vụ việc trong đó 12 nhà báo đã bị sát hại tại văn phòng của tờ báo tiếng Pháp này ở Paris hai năm trước đó.

"Nếu các ngài còn nhớ, lần trước, một tờ báo Pháp đã đăng một bức biếm họa làm tức giận cả thế giới Hồi giáo" – ông Muhammad Fauzi Yusof nói  và thêm rằng tờ báo sẽ phải chịu trách nhiệm về những hậu quả "tàn khốc".

Cảnh sát trưởng lúc đó là Khalid Abu Bakar đã tham gia vào cuộc tranh luận. "Đừng làm bất cứ điều gì hoặc xuất bản tranh vẽ hoặc văn bản có thể gây bực tức trong cộng đồng. Chúng ta phải cẩn thận với những điều này" – ông chỉ đạo  các tờ báo và nhà báo.

Chúng ta rút ra điều gì từ vụ việc này? Rõ ràng, không phải tờ báo tiếng Trung đại diện cho thiểu số, dọa dùng bạo lực mà là nhà chính trị gia, thuộc đa số, đã nói với các nhà báo rằng họ có thể bị sát hại đồng loạt.

Và viên cảnh sát trưởng thì sao? Ông ấy đã không bắt nhà chính trị gia vì phát ngôn mang tính đe dọa sát hại tập thể. Thay vì thế, ông ta lại yêu cầu các nhà báo kiềm chế không làm tức giận những người khác – những người thuộc về đa số ở Malaysia. Vậy ai đã được bảo vệ? Khá rõ là đó là người đã dọa sử dụng bạo lực.

Bảo vệ kẻ dọa nạt

Ở Campuchia, đảng cầm quyền trong nhiều thập kỷ đã nói với công chúng khá rõ ràng rằng nếu họ mất quyền lực, đất nước sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng man rợ và hỗn loạn của thời Khmer Đỏ trong những năm 1970.

Lưu ý rằng những người mong muốn lấy chiếc ghế của Đảng Nhân dân Campuchia muốn làm điều này một cách ôn hòa và dân chủ. Dẫu vậy, lời cảnh báo của đảng cầm quyền thực ra là một sự đe dọa.

Nếu, Đảng này nói, chúng ta mất quyền lãnh đạo bằng một cuộc bỏ phiếu, chúng ta sẽ là những người mang bạo lực đến với đất nước. Câu hỏi đặt ra là lời cảnh báo này được công chúng Campuchia tin tưởng, chấp nhận ở mức độ nào? Sự "hòa hợp" mà những người Campuchia tham gia khảo sát của Pew đề cập tới có lẽ bao gồm sự tin tưởng này.

Một thực tế không thể trốn tránh khác là những chủ đề cấm kỵ và vượt quá giới hạn ở Đông Nam Á – những thứ ẩn  dưới nhu cầu về "sự hòa hợp" – có xu hướng là những vấn đề vô cùng quan trọng.

Ví dụ, vai trò của chế độ quân chủ Thái Lan, pháo đài rõ ràng của bản sắc Thái. Người Indonesia và Malaysia có nhiều khả năng phản đối những phát ngôn được coi là xúc phạm đến niềm tin tôn giáo hơn nhiều người nước khác, chẳng hạn như người Philippines và Việt Nam, theo khảo sát năm 2015 của Pew.

speech4

Những người ủng hộ Đảng Nhân dân Campuchia tập hợp tại Phnom Penh, ngày 21/7/2023. Đảng cầm quyền này cảnh báo rằng đất nước sẽ rơi trở lại vào tình trạng man rợ và hỗn loạn của thời Khmer Đỏ nếu Đảng này không nắm quyền. Ảnh: Heng Sinith / AP

Mặt khác, chỉ có 61% người Việt Nam nghĩ rằng người dân cần được đưa ra những bình luận công khai chỉ trính các chính sách của chính phủ trong khi con số này ở Indonesia là 73% và ở Malaysia là 63%.

Tất nhiên đây là cách tiếp cận từ trên xuống nhưng nó cũng cho thấy thực tế rằng rất nhiều người ở những nước này, có lẽ một cách vô thức, tán thành cùng một nguyên tắc rằng những chủ đề này vượt quá giới hạn và thực sự là những mối đe dọa cho sự hòa hợp.

Tựu trung là chính phủ các nước làm luật và các chính phủ độc tài đưa ra luật pháp hà khắc. Nhưng liệu chúng có được thực thi hay không và cảnh sát hành xử như thế nào phụ thuộc vào cách nhìn nhận chung trong nước. Ở Campuchia và Việt Nam, việc đỗ xe trên hầu hết các vỉa hè là bất hợp pháp nhưng vì mọi người đã làm điều này trong nhiều thập kỷ và không ai thực sự làm to chuyện nên cảnh sát hiếm khi thực thi luật.

Nếu có đủ số lượng người quan tâm tới tự do ngôn luận thì sẽ có nhiều hơn tự do ngôn luận, thậm chí ngay cả khi luật pháp không cho phép. Tuy nhiên, sẽ đơn giản hơn nhiều khi giả định vấn đề duy nhất nằm ở những nhà độc tài.

David Hutt

Nguyên tác : What to do about ‘freedom from speech?’, RFA, 24/09/2023

Nguồn : RFA, 27/09/2023

David Hutt là một nhà nghiên cứu tại Central European Institute of Asian Studies (CEIAS) và người phụ trách Chuyên mục Đông Nam Á của tờ Diplomat. Là một nhà báo, ông viết về chính trị Đông Nam Á từ năm 2014. Các quan điểm thể hiện ở đây là của riêng ông và không phản ánh quan điểm của RFA.

Published in Diễn đàn

Việc chửi mắng và bình phẩm ác ý về các nghệ sĩ và ca sĩ gần đây trên mạng xã hội được nhiều người, trong đó có giới luật sư, cổ súy và biện minh bằng quyền tự do ngôn luận, dựa trên lập luận rằng giới nghệ sĩ được xem là nhân vật công chúng, căn cứ Điều 19 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights -ICCPR).

Vậy cần hiểu thế nào về quyền tự do ngôn luận, và thế nào là nhân vật công chúng theo Điều 19 của ICCPR ? 

tudo1

Tự do ngôn luận bao gồm hai loại : tự do quan điểm và tự do biểu đạt.

1. Tự do ngôn luận

Tự do ngôn luận được công nhận là quyền con người theo Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) và ICCPR.

Tự do ngôn luận là nguyên tắc bảo đảm quyền tự do của một cá nhân hoặc cộng đồng trong việc biểu đạt quan điểm của họ mà không sợ bị trả đũa, kiểm duyệt hoặc xử phạt bởi luật pháp và/hoặc nhà cầm quyền.

Tự do ngôn luận bao gồm hai loại : tự do quan điểm (freedom of opinion) và tự do biểu đạt (freedom of expression). Đây là hai quyền tự do thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của con người và xã hội. Chúng gắn bó mật thiết với nhau, trong đó tự do biểu đạt mang đến phương tiện trao đổi và phát triển tự do các quan điểm.

Nói đến tự do ngôn luận còn nói đến quyền công dân đặt trong mối tương quan giữa công dân và nhà nước, và do đó mang tính chất công pháp (public law), chứ không phải trong mối tương quan giữa các cá nhân thuần tuý, do tư pháp (private law) chi phối.

Theo Điều 19 của ICCPR, việc thực hiện quyền tự do ngôn luận gắn liền với nhiệm vụ và trách nhiệm đặc biệt, và theo đó phải tuân thủ một số hạn chế nhất định để tôn trọng quyền hoặc danh dự của những người khác, nhằm bảo vệ đạo đức xã hội.

Nói cách khác, tự do ngôn luận không phải là quyền tuyệt đối, trái lại nó bị hạn chế để không trở thành hành động phỉ báng, vu khống, tục tĩu, khiêu dâm, xúi giục, kích động, gây hấn, tiết lộ thông tin mật, vi phạm bản quyền, bí mật thương mại, nhãn hiệu thực phẩm, quyền riêng tư, an ninh công cộng và khai man.

Vì vậy, không thể biện minh cho những phát ngôn vô trách nhiệm khiến gây tổn hại hoặc xúc phạm người khác và cộng đồng xã hội bằng tự do ngôn luận.

2. Nhân vật công chúng

Nhiều người viện dẫn Bình giải Tổng quát (General Comment) số 34 ngày 29/7/2011 về Điều 19 của ICCPR (sau đây gọi là Comment 34), để nhấn mạnh rằng các hạn chế nêu trên bị loại trừ và không áp dụng cho "nhân vật công chúng" (mà họ dịch từ thuật ngữ "celebrity" trong tiếng Anh).

Từ đó, họ cho rằng việc chửi mắng giới nghệ sĩ và ca sĩ được bảo hộ bởi ICCPR và, do đó, rất cần thiết đối với nền dân chủ trong một xã hội tiến bộ ( !). Có thật như vậy không ?

Đoạn 38 của Comment 34 nêu rõ như sau :

"As noted earlier in paragraphs 13 and 20, concerning the content of political discourse, the Committee has observed that in circumstances of public debate concerning public figures in the political domain and public institutions, the value placed by the Covenant upon uninhibited expression is particularly high".

Tức là, những cuộc thảo luận công cộng (public debates) về chính trị liên quan đến những nhân vật công chúng (ở đây thuật ngữ tiếng Anh là "public figures", chứ không phải "celebrity") trong lĩnh vực chính trị và định chế công quyền phải được bảo đảm dựa trên sự tôn trọng cao quyền biểu đạt không giới hạn.

Như vậy, ICCPR và Comment 34 chỉ nói rằng nhà nước không được cấm đoán những cuộc thảo luận công cộng liên quan đến chính trị ; và trong phạm vi đó, nhà nước cũng không được cấm đoán công dân chỉ trích các nhân vật công chúng thuộc giới chính trị và công quyền.

Cần lưu ý, Comment 34 chỉ sử dụng thuật ngữ "public figures", tức những nhân vật công chúng, và tuyệt nhiên không dùng hoặc ngụ ý từ nào nói đến giới "celebrity", dù rằng trên thực tế trong giới celebrity nhiều người cũng có thể đồng thời là public figure.

Đoạn 38 của Comment 34 còn nhấn mạnh các nhân vật công chúng được nói đến ở bản văn đó bao gồm những người sau đây :

"Moreover, all public figures, including those exercising the highest political authority such as heads of state and government, are legitimately subject to criticism and political opposition".

Nghĩa là các nhân vật công chúng, bao gồm cả những người có quyền lực chính trị cao nhất như nguyên thủ quốc gia và chính phủ, phải chịu sự công kích và đối kháng chính trị một cách hợp pháp.

Không nội dung nào ngụ ý ICCPR và Comment 34 khuyến khích quyền tự do công kích giới celebrity, bao gồm nghệ sĩ và ca sĩ, mà không liên quan đến chính trị và công quyền.

Tóm lại, việc viện dẫn quyền tự do ngôn luận và các công ước quốc tế hữu quan thực sự đòi hỏi người phát ngôn hoặc tranh luận phải có hiểu biết chính xác bên cạnh sự ngay tình và tính trung thực, dựa trên khả năng đọc hiểu tiếng Anh các văn kiện luật pháp quốc tế, chứ không theo lối trích dẫn bừa bãi rồi suy diễn theo ý riêng.

Vậy nên, muốn chửi mắng ai thì tùy, song đừng lôi quyền tự do ngôn luận và công ước quốc tế vào đó mọi lúc mọi nơi, không khéo toàn bộ kiến thức và nền giáo dục mà mình thụ hưởng sẽ bị phơi bày cho thiên hạ mục kích !

Lê Công Định

Nguồn : VNTB, 06/04/2023

Published in Diễn đàn

Gọi là ‘hiện tượng’, vì có lẽ bà Nguyễn Phương Hằng là một doanh nhân hiếm hoi công khai đăng đàn tố cáo đích danh một cựu ủy viên Trung ương Đảng, cựu phó chủ tịch nước.

tudongonluan1

Bà Nguyễn Phương Hằng là một doanh nhân hiếm hoi công khai đăng đàn tố cáo đích danh một cựu ủy viên Trung ương Đảng, cựu phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan

Một tài khoản facebook đăng nội dung như sau hôm 22/11/2021 :

"Quý vị thân mến,

Hôm qua trong buổi livestream tôi có nói rất rõ về câu chuyện hành trình đi làm từ thiện của tôi. Tôi có đóng góp vào quỹ của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, dự định số tiền là 100 tỷ đồng, tôi đã chuyển 10 tỷ đồng. Và tôi đề nghị các phóng viên báo chí hãy đi phỏng vấn cô Doan và Quỹ của cô xem những gì tôi nói có chính xác trăm phần trăm không ? Đó là sự thật, KHÔNG PHẢI LÀ TỐ CÁO, cũng KHÔNG PHẢI LÀ VU KHỐNG, nên cũng đừng cố gắng chụp mũ tôi vô nghĩa, mà hãy đi tìm hiểu sự thật. Vì giấy chuyển tiền tôi vẫn còn giữ, kể cả thư xin lỗi chúng tôi cũng vẫn còn lưu, nên đừng trân tráo dẫn dắt dư luận nữa. Tôi là người luôn TÔN TRỌNG SỰ THẬT và THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT. Đừng viết bài một chiều ! Tôi lại thưa kiện nữa đấy ! Đừng trách sao càng ngày càng lộ rõ bản chất của một sự tấn công, trả thù đối với tôi. Sự thật MÃI LÀ SỰ THẬT !

Nguyễn Phương Hằng".

Tài khoản không có dấu tích xanh nên cũng không rõ đây có phải là của bà Nguyễn Phương Hằng, mặc dù tài khoản này chỉ dành nói về người được gọi là CEO Nguyễn Phương Hằng của "Đại Nam Thần Tiên Bình An".

Một ghi nhận livestream tại phút 1:23, clip cho thấy bà Nguyễn Phương Hằng thuật lại câu chuyện về bà Nguyễn Thị Doan có cùng nội dung tài khoản facebook kể trên.

Một tài khoản facebook có tên Bùi Mạnh Cảnh, giới thiệu là cử nhân luật, cán bộ hưu trí sống tại Hải Phòng, bình luận như sau ở dưới bài viết đó :

"Tôi tin Nguyễn Phương Hằng không thể bịa ra câu chuyện đã chuyển 10 tỷ vào quỹ từ thiện của bà Doan. Với đồng tiền nó có ma lực rất lớn, Ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 131 nghìn đảng viên, đã thi hành kỷ luật hơn 110 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý (27 Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 4 Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, hơn 30 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang). Đây là bước đột phá trong công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng.

Tuy vậy Nguyễn Phương Hằng đấu tranh không có mục tiêu, kế hoạch rõ ràng. Thiếu tập trung vào một nhóm đối tượng, một số cá nhân nổi bật, nguy cơ bị xử lý theo pháp luật là có. Cái chính là sai về phương pháp đấu tranh. Động cơ, mục đích trong sáng nhưng ngôn từ không phù hợp, nặng về xỉ vả, mạt sát mặc dù những kẻ Nguyễn Phương Hằng nêu tên có thể xứng đáng nhận như thế. Đấu tranh quá tự tin vào cá nhân mình, trong khi phải có sự vào cuộc của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Thiếu sự trao đổi, xin ý kiến các cơ quan đó nên không tạo được ủng hộ, hậu thuẫn cho mình.

Trước tôi đã nói tới rủi do Nguyễn Phương Hằng có thể gặp phải, nay nhắc lại điều đó".

Đến nay thì nội dung liên quan đến bà Nguyễn Thị Doan từ tài khoản facebook và livestream, chưa thấy báo chí Việt Nam đưa tin và cũng không rõ nhà chức trách có ý kiến gì không, vì bà Doan hiện là Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, và bà cũng vừa đại diện tổ chức Hội này trong ký kết, phối hợp truyền thông giữa báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam, với yêu cầu "góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng các cấp, Đảng viên và Nhân dân về tầm quan trọng, ý nghĩa chiến lược của chủ trương xây dựng xã hội học tập, thúc đẩy việc học tập suốt đời cho mọi người, nhất là trong thời đại 4.0".

Vậy thì phải chăng từ tiền lệ Nguyễn Phương Hằng sẽ hứa hẹn mở ra một chương mới về quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam ; khi mà sắp tới đây người dân cũng có thể đăng đàn lên tiếng về những uất ức trong lòng, liên quan đến các nhân vật quan chức nào đó trong bộ máy chính quyền, lẫn đã hồi hưu mà không ngại đe dọa về các tội danh nói xấu Đảng.

Thế nhưng thực tế thì chẳng tìm thấy mấy ai tin vào việc từ "sự kiện Nguyễn Phương Hằng" sẽ mở ra một chương mới về quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam.

Bởi lâu nay ai cũng thấy rất rõ rằng trong xứ sở được Đảng lãnh đạo toàn diện, mọi ý kiến, tưởng chừng như cả hơi thở không hợp ý Đảng và Nhà nước đều bị khởi tố, bắt giam, xét xử, thì xem ra bà Nguyễn Phương Hằng lại được hưởng quy chế dân chủ đặc biệt ưu ái.

Nhà báo Trương Châu Hữu Danh và nhóm Báo Sạch đã bị xét xử về tội lợi dụng quyền tự do dân chủ mà cáo trạng không thấy ghi nhận hành vi viết sai sự thật vẫn bị kết án nặng nề vì để người khác lợi dụng xuyên tạc. Nhiều người chỉ than vãn vì tình trạng quẫn bách trong dịch bệnh cũng bị bắt giam. Riêng bà Phương Hằng vẫn ung dung một cõi trời Nam…

Trần Dzạ Dzũng

Nguồn : VNTB, 24/11/2021

Published in Diễn đàn

Bảo tồn các giá trị văn hóa Châu Á không xung đột với tự do ngôn luận.

giatri1

Một nhà báo Myanmar biểu tình phản đối chính quyền và quân đội nước này bắt giữ các đồng nghiệp của mình. Ảnh chụp ngày 30/6/2017. Nguồn : Reuters.

Quyền tự do biểu đạt (freedom of expression) là một quyền con người cơ bản được ghi nhận trong cả Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát (UDHR) lẫn Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR). Tuy nhiên, vai trò của quyền này trong hệ thống pháp luật tại các quốc gia Châu Á thì không tương xứng với cách mà pháp luật quốc tế ghi nhận.

Một trong những lý do thường được viện dẫn nhất là lập luận cho rằng các giá trị Châu Á (Asian values) không trùng lắp với các tiêu chuẩn nhân quyền vốn "chỉ do phương Tây áp đặt".

Lý luận này có hai dạng diễn ngôn đặc trưng.

Diễn ngôn đầu tiên cho rằng triết lý phương Đông đặt nặng lợi ích của cộng đồng chứ không phải quyền lợi cá nhân. Vậy nên trách nhiệm với cộng đồng, với gia đình và với nhà nước phải được ưu tiên so với lợi ích cá nhân.

Diễn ngôn thứ hai nghiêng về các vấn đề kinh tế. Ở thời điểm hiện tại, hầu hết các quốc gia Châu Á vẫn còn trong giai đoạn đang phát triển, và vì vậy, hy sinh lợi ích cá nhân để thống nhất quản lý và phát triển kinh tế mới là con đường đúng đắn.

Một số người cho rằng mối liên kết giữa việc quản trị nhà nước tốt và các giá trị nhân quyền cấp tiến thường bị nói quá lên, và có nhiều con đường để hiện đại hóa mà không cần thiết phải cải thiện các quyền cá nhân như tự do ngôn luận.

Những diễn ngôn này đúng đến đâu ? Liệu có phải cứ bảo tồn giá trị Châu Á là lúc nào cũng đi ngược lại với quyền lợi của từng cá thể ?

Có rất nhiều nghiên cứu mong muốn đào sâu vấn đề này, nhưng người viết cho rằng nghiên cứu của hai tác giả Fei Shen và Lokman Tsui vào năm 2018 mang tên "Revisiting the Asian Values Thesis : An Empirical Study of Asian Values, Internet Use, and Support for Freedom of Expression in 11 Societies"có giá trị khái quát tốt, độ tổng hợp cao và tính cập nhật nhất [1].

Thế nào là "giá trị Châu Á" ?

Là một nghiên cứu định lượng, hai tác giả trước tiên dành khá nhiều thời gian để liệt kê và đánh giá tình hình nghiên cứu về mối tương quan giữa các giá trị Châu Á và quan điểm của công chúng về kiểm soát hay đàn áp tự do ngôn luận.

Họ dẫn một vài ví dụ quan trọng như nghiên cứu của Chang và Chu có tên gọi "Confucianism and Democracy" [2]. Trong đó, hai tác giả Chang và Chu nhận thấy rằng niềm tin vào các giá trị truyền thống có tỷ lệ nghịch với niềm tin vào nền dân chủ tại Hong Kong, Đài Loan và Trung Quốc đại lục.

Trong một nghiên cứu khác có tên "Authority Orientations and Democratic Attitudes", hai tác giả Dalton và Ong tổng hợp hệ thống dữ liệu của riêng mình và khẳng định rằng tác động của "các giá trị xã hội truyền thống" (traditional social values) đến niềm tin và sự ủng hộ dành cho dân chủ và các định chế nhà nước cấp tiến giữa phương Tây và phương Đông không khác nhau đáng kể như người ta tưởng tượng [3].

Một số tác giả khác như Fetzer và Soper thì khẳng định trong nghiên cứu của họ về Đài Loan rằng các giá trị văn hóa truyền thống không đóng bất kỳ vai trò cản đường nào đối với các giá trị dân chủ.

Ngược lại, trong một nghiên cứu tập trung vào hệ thống dữ liệu của East Asia Barometer Survey, hai tác giả Park và Shin khẳng định các giá trị truyền thống Châu Á làm mất cân bằng cảm xúc của công chúng về dân chủ và hướng họ theo các chính thể độc tài [4].

Qua quá trình cân nhắc các nghiên cứu đã có, Fei Shen và Lokman Tsui nhìn nhận các kết quả còn quá khác biệt và chưa thống nhất. Mặt khác, hai tác giả cũng nhận thấy nhiều vấn đề trong cách mà các nghiên cứu trước định hình và cụ thể hóa giá trị Châu Á.

giatri2

Một tấm poster cổ động cho sự "hài hòa", một trong những giá trị cốt lõi cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế và xã hội Trung Quốc. Ảnh chụp tại Thượng Hải, Trung Quốc vào tháng 6/2019. Nguồn : Giovanna Puppin.

Ví dụ, nghiên cứu của Park và Shin cho rằng giá trị Châu Á xoay quanh hòa hợp nhóm (group harmony) với bốn chỉ số : phân cấp xã hội, hòa hợp xã hội, ưu thế nhóm và chống đa nguyên.

Chang và Chu thì đánh đồng giá trị Châu Á với giá trị Khổng giáo, từ đó phân tích thông qua các chỉ số như thói quen phục tùng, sự cần cù và định kiến giới.

Dalton và Ong lại cho rằng giá trị Châu Á chính là xu hướng chuyên quyền, với sáu tiêu chí đánh giá gồm : sự phục tùng và tôn trọng dành cho cha mẹ, nghĩa vụ dành cho cha mẹ, niềm tự hào gia tộc, tính phục tùng, ứng xử trước các hình thức kỷ luật trong công việc và cuối cùng là quan điểm về thẩm quyền nhà nước.

Hai tác giả của chúng ta cho rằng cách cụ thể hóa giá trị Châu Á như vậy là còn chưa đầy đủ và có nhiều vấn đề, đặc biệt khi một số tiêu chí được xem là Châu Á tự thân nó đã giả định tính độc đoán "phải có" của các giá trị truyền thống này. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả cuối cùng của các nghiên cứu và không phản ánh đúng bức tranh và quan điểm chính trị của người dân tại các quốc gia này.

Cách tiếp cận khác : Giá trị Châu Á và tự do ngôn luận 

Để giải quyết thỏa đáng mối tương quan giữa giá trị truyền thống Á Châu với tự do ngôn luận, hai tác giả cho rằng chúng ta cần phải giải quyết song song hai câu hỏi :

1. Các xã hội có xu hướng mong muốn gìn giữ giá trị Châu Á cao hơn có làm giảm đi tỷ lệ ủng hộ dành cho tự do ngôn luận hay không (tức nghiên cứu ở mức độ xã hội vĩ mô – macro-societal) ?

2. Các cá nhân xem trọng giá trị Châu Á có thật sự sẵn sàng hy sinh quyền được nói của mình để bảo vệ những giá trị truyền thống hay không (tức nghiên cứu ở mức độ cá nhân vi mô – micro-individual) ?

Ngoài ra, để bảo đảm không phạm lỗi giả định sớm của các nghiên cứu trước đó, hai tác giả đặt ra đến 16 tuyên bố làm nền tảng cho việc đánh giá giá trị Châu Á. Một số tuyên bố thú vị và có tính gợi mở cao có thể kể đến như :

- Không ai nên đi lệch ra khỏi các chuẩn mực xã hội hay gia đình ;

- Biểu lộ cảm xúc tốt hơn là nhẫn nhịn chịu đựng ;

- Thành công và vững vàng về mặt nghề nghiệp là cách quan trọng để giúp gia đình bạn tự hào ;

- Tôn trọng thẩm quyền nhà nước là điều tốt ;

- Con cái phải phục tùng cha mẹ không điều kiện ;

- Một người cần phải tuân thủ mệnh lệnh cấp trên trong mọi điều kiện dù không đồng ý với mệnh lệnh đó ;

- Tôn trọng và phục tùng các chủ thể có thẩm quyền trong xã hội là giá trị quan trọng nhất mà trẻ con nên được học.

Để bảo đảm số liệu mình thu thập có tính đại diện và bao quát hết cho khái niệm giá trị Châu Á, hai tác giả dành thời gian thu thập một lượng thông tin lớn từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Á (Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Pakistan, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam).

Theo họ, nhóm các quốc gia được khảo sát này bao quát sự đa dạng văn hóa của toàn Châu Á, với các quốc gia đại diện cho nền tảng văn hóa Phật giáo, Khổng giáo, Hồi giáo lẫn không tôn giáo. Đồng thời, các quốc gia này cũng tồn tại nhiều mô hình nhà nước đa dạng. Điều này sẽ giúp hai tác giả tránh khỏi các sai sót trước đó vì giới hạn nội dung nghiên cứu trong một vài quốc gia có văn hóa Khổng giáo áp đảo dù họ muốn đưa ra nhận định về giá trị Châu Á nói chung.

Kết quả nghiên cứu cho chúng ta những kết quả hết sức bất ngờ.

giatri3

Khảo sát người dân 11 quốc gia về tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do Internet. Nguồn : Nghiên cứu "Revisiting the Asian Values Thesis : An Empirical Study of Asian Values, Internet Use, and Support for Freedom of Expression in 11 Societies".

Trước tiên, người dân tại hầu hết các quốc gia Châu Á được khảo sát đều thể hiện mong muốn tự do biểu đạt, dù ở mỗi lĩnh vực thì có chút khác biệt.

Trường hợp cá biệt là Pakistan, khi kết quả cho thấy công chúng nước này có vẻ không ưa bất kỳ thể loại tự do biểu đạt nào.

Nhìn chung, công chúng của hầu hết các quốc gia được khảo sát đều ủng hộ tự do ngôn luận tổng thể (speech freedom). Ở mảng này, Việt Nam bất ngờ đạt vị trí cao thứ hai chỉ sau Hong Kong (trong bối cảnh của năm 2018 khi Trung Quốc chưa thực hiện đàn áp các phong trào đối lập tại thành phố này).

Người dân các quốc gia Châu Á được khảo sát có vẻ dè dặt hơn về tự do báo chí (press freedom). Kết quả khảo sát ở mảng này cho thấy Việt Nam rớt xuống vị trí thứ năm với số điểm giảm hẳn.

Tuy nhiên, xét về mức độ ủng hộ cho tự do Internet (Internet freedom), Việt Nam vượt tất cả các quốc gia (với mặt bằng chung tăng cao) để dẫn đầu nhóm khảo sát cùng với Ấn Độ, Malaysia và Hong Kong.

giatri4

Đồ thị xem xét mối tương quan giữa các giá trị Châu Á và sự ủng hộ dành cho tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do Internet tại các quốc gia được khảo sát. Nguồn : Nghiên cứu "Revisiting the Asian Values Thesis : An Empirical Study of Asian Values, Internet Use, and Support for Freedom of Expression in 11 Societies".

Phân bổ ủng hộ cho tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do Internet vào bảng điều chỉnh có ảnh hưởng của các giá trị Á châu, các tác giả cho biết chúng ta sẽ chỉ chứng minh được sự tương quan giữa hai nhóm tổng biến nếu đường đồ thị có xu hướng là đường thẳng. Do chúng ta không thể kết nối các điểm giá trị giao nhau bằng một đường đồ thị thẳng, có thể khẳng định giá trị Á Châu không tạo nên xu thế chống lại các quyền tự do trong cộng đồng các quốc gia nói trên.

Khi phân tích đến mức độ cá nhân – vi mô, hai tác giả còn phát hiện ra nhiều điều bất ngờ khác.

Các biến số như chủ nghĩa tập thể (collectivism), xem trọng chuẩn mực xã hội (norm conformity), xem trọng giá trị và thành tựu gia đình, tính khiêm tốn, v.v. thật ra thuận chiều với thái độ ủng hộ cho tự do ngôn luận.

Điều này có nghĩa là các cá nhân càng trân trọng và tuân thủ các giá trị Á Châu lại càng có thái độ ủng hộ các loại hình tự do ngôn luận nói chung.

***

Theo người viết, công trình của hai tác giả Fei Shen và Lokman Tsui (mới chỉ thực hiện vào năm 2018) là một nghiên cứu đặc biệt quan trọng để phản biện kiểu lập luận thường thấy cho rằng tự do ngôn luận là không phù hợp với "thuần phong mỹ tục" hay xã hội Châu Á vốn sống khép kín.

Vấn đề của tự do ngôn luận tại các quốc gia này có vẻ là vấn đề của thể chế và môi trường thù địch "nhân tạo" mà chính phủ các nước này áp đặt mà thôi.

Vincente Nguyen

Nguồn : Luật Khoa, 23/11/2021

Chú thích :

1. Shen F., & Tsui,L. (2018), "Revisiting the asian values thesis an empirical study of asian values, internet use, and support for freedom of expression in 11 societies", Asian Survey, 58(3), 535-556.

2. Yu-tzung Chang and Yun-han Chu, "Confucianism and Democracy : Empirical Study of Mainland China, Taiwan, and Hong Kong", Asian Barometer, Working Paper Series 1 (2002) : 3–32. 

3. Joel S. Fetzer and J. Christopher Soper, "The Effect of Confucian Values on Support for Democracy and Human Rights in Taiwan", Taiwan Journal of Democracy 3:1 (2007) : 143–54. 

4. Chong-Min Park and Doh Chull Shin, "Do Asian Values Deter Popular Support for Democracy in South Korea ?", Asian Survey 46:3 (2006) : 341–61. 

Published in Diễn đàn

Cái giá của tự do ở Việt Nam thực sự cay đắng. Hoặc bạn im miệng, hoặc bạn ngồi tù.

ngonluan1

Ảnh : Loan Phạm / Việt Nam Thời Báo.

Vào hai năm trước, một chiếc xe tuk tuk đưa đoàn nhà báo quốc tế ngoằn ngoèo qua những con hẻm ở Chiang Mai, Thái Lan, rồi dừng lại trước một trạm phát thanh tư nhân. Chú Sangmuang Mangkorn đưa đoàn chúng tôi vào tham quan MAP Radio. MAP là chữ tiếng Anh viết tắt của Migrant Assistance Programme – Chương trình hỗ trợ lao động di cư.

Nếu bạn nghĩ một trạm phát thanh phải thật to lớn với máy móc phải tối tân thì hãy đến xem MAP Radio. Ở đó chỉ có hai phòng phát thanh nhỏ. Hai nhân viên đang thực hiện chương trình trực tiếp vẫy chào chúng tôi sau tấm kính cách âm. Đó là tất cả những gì họ có.

Chú Sangmuang và những người bạn thành lập MAP Radio vào năm 1996, khi một luồng lao động di cư từ Myanmar đến Chiang Mai để tham gia các công trình xây dựng mọc lên như nấm. Những công nhân người Myanmar thường xuyên gặp rắc rối ở Thái Lan, và không biết tìm kiếm thông tin từ nguồn nào. MAP Radio vừa là đài phát thanh về quyền lao động, sức khỏe, giáo dục, luật pháp phục vụ người lao động di cư, vừa là tổ chức vận động quyền cho những lao động này. MAP Radio phát thanh bằng một số tiếng mẹ đẻ của lao động di cư.

ngonluan2

Một phòng thu ở MAP Radio – Chương trình hỗ trợ lao động di cư. Ảnh : MAP Radio/ Facebook.

Năm 2018, Malaysiakini, báo tin tức trực tuyến bằng bốn ngôn ngữ ở Malaysia, phát hành một ấn phẩm báo chí dữ liệu về những cái chết trong đồn cảnh sát. Tờ báo này khám phá ra rằng chỉ có khoảng 1/4 những trường hợp người chết trong đồn cảnh sát nước này được người dân chú ý đến. Tờ báo đã lập một trang riêng tổng hợp thông tin về những cái chết trong đồn cảnh sát, những cách cơ bản để bảo vệ bản thân, và trải nghiệm trở thành nạn nhân trong một vụ bắt giữ.

Năm 2021, tờ Malaysiakini bị tòa án Malaysia phạt 500.000 RM (hơn 120.000 USD) vì cho rằng năm bình luận của độc giả trên website báo này làm giảm lòng tin công chúng đối với ngành tư pháp. Ngay sau khi có quyết định xử phạt, Malaysiakini kêu gọi độc giả quyên góp tiền để họ nộp phạt. Chỉ sau vài giờ, số tiền quyên góp đã vượt qua số tiền nộp phạt.

So với phần còn lại của Đông Nam Á, tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam là một bức tranh rất khác.

Năm 2018, cũng liên quan đến việc thu thập thông tin về án mạng trong đồn công an, một nhà hoạt động ở Việt Nam phải nhận bản án 10 năm tù giam. Người đó là nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Sau hai năm ngồi tù, cô phải sang Mỹ tị nạn chính trị.

Năm 2020 là một năm nặng nề đối với báo chí ở Việt Nam. Báo chí chính thống bẻ lái theo quy hoạch báo chí của chính phủ. Báo chí độc lập mất đi trang Báo Sạch, mất ba thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, mất đi Phạm Đoan Trang, mất gia đình nhà hoạt động Cấn Thị Thêu cùng hai con trai, cùng rất nhiều người khác. Tất cả đều đang bị giam giữ vì những phát ngôn, hoạt động không làm hài lòng chính quyền.

Còn vài tháng nữa, Chung Hoàng Chương, chủ cửa hàng sim số tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ sẽ mãn án tù giam 18 tháng. Chương bị bắt vào đầu năm 2020 vì chia sẻ, bình luận những bài viết về sự kiện Đồng Tâm. Bài đăng cuối cùng trên Facebook của anh có khoảng 1.400 bình luận, rất nhiều trong số đó là bình luận sỉ vả anh vì dám chống chính quyền.

Cái giá của việc thực hành quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam thực sự cay đắng. Hoặc bạn im miệng, hoặc bạn ngồi tù.

Khi chính quyền hành xử như ông chủ

Các tội danh hình sự buộc tội người thực hành quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam, dù là Điều 331 (Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ…), Điều 117 (… tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước…) hay Điều 109 (Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân), chung quy đều là những tội danh làm ảnh hưởng đến quyền lợi của Đảng cộng sản Việt Nam.

Tôn giáo 2020

Từ trái sang, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, ông Nguyễn Tường Thụy và ông Lê Hữu Minh Tuấn – ba thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam đã bị kết án theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự. Ảnh : Luật Khoa tổng hợp.

Trong các cáo buộc như thế, nhà nước thường đánh đồng quyền lợi của đảng và quyền lợi của người dân. Khi quyền lợi của đảng bị ảnh hưởng thì quyền lợi của nhân dân cũng bị sứt mẻ.

Có lẽ bạn cảm thấy quen thuộc với mối liên hệ này. Đây là mối liên hệ thường xuyên xuất hiện trong các doanh nghiệp, giữa người lao động và giới chủ. Khi doanh nghiệp làm ăn khó khăn thì lương bổng của người lao động sẽ bị ảnh hưởng hoặc ngược lại.

Việt Nam luôn tuyên truyền về quyền làm chủ của người dân. Nhưng trong thực tế, đảng và chính quyền lại hành xử như người làm chủ. Nếu người dân chỉ trích họ, họ sẵn sàng trừng phạt người đó. Đảng khẳng định quyền làm chủ, chứ không phải nghĩa vụ phục vụ.

Trong doanh nghiệp, ông chủ có quyền xử phạt, đuổi việc người lao động vì họ là chủ sở hữu. Tuy nhiên, đất nước Việt Nam không phải do đảng sở hữu. Quyền sở hữu đất nước hoàn toàn thuộc về người dân.

Tại Myanmar, chính quyền quân sự do các tướng lĩnh quân đội nắm quyền đã kiểm soát đất nước trong một thời gian dài. Sau khi chuyển đổi sang chính quyền dân sự, quân đội mặc định họ sẽ luôn có 25% số ghế trong Quốc hội. Tuy nhiên, chính quyền trung ương và địa phương được những lãnh đạo dân sự điều hành.

Nếu thay cái mác tướng lĩnh quân sự thành mác đảng viên một đảng, tình hình Việt Nam còn tệ hơn Myanmar. Từ Quốc hội, tòa án, viện kiểm sát, chính quyền trung ương, đến các cấp địa phương, tất cả đều do đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam nắm quyền điều hành. Ngay cả trong bầu cử, Đảng cũng cử thành viên ra ứng cử, dàn xếp sao cho đảng đảm bảo được quyền lợi của mình. Một chính quyền như vậy không để người dân có một lựa chọn nào khác, ngoài việc phục tùng.

Tác dụng phụ của kiểm soát báo chí

Có bao giờ bạn tự hỏi một ngày bạn đọc tin tức về Việt Nam như thế nào ? Bạn có thể nghe đài khi làm vào buổi sáng, buổi trưa đọc báo mạng, buổi tối sau giờ làm xem TV hoặc xem mạng xã hội. Ngoại trừ mạng xã hội, những kênh thông tin còn lại mà bạn xem gần như được nhà nước kiểm soát hoàn toàn.

Hãy tưởng tượng bạn sống trong một khu dân cư mà chỉ được phép mua hàng ở một cửa hàng thực phẩm. Những hàng hóa trong cửa hàng đó sẽ quyết định bạn ăn gì trong ngày. Nếu hàng hóa dồi dào, bạn có thể đảm bảo dinh dưỡng cho gia đình. Nếu hàng hóa thiếu thốn hoặc kém chất lượng, bạn cũng đành chịu. Nói cách khác, sức khỏe của bạn và gia đình phụ thuộc vào cửa hàng đó, phụ thuộc vào chủ cửa hàng nhập hàng hóa nào.

Bây giờ hãy hình dung, nếu có nhiều cửa hàng trong khu phố, bạn không thích thực phẩm ở cửa hàng này thì có thể đến cửa hàng khác mua sắm. Các cửa hàng sẽ cạnh tranh với nhau cung cấp cho bạn những thực phẩm tốt nhất, họ tôn trọng nhu cầu của bạn, vì đáp ứng nhu cầu của bạn sẽ giúp họ tăng doanh thu.

Kiểm soát báo chí cũng giống như chuyện chỉ cho phép người dân mua hàng ở một cửa hàng duy nhất. Trong nhiều thập niên qua, chính quyền đã quyết định người dân nên biết gì và không nên biết gì. Họ quyết định những tòa soạn nào hoạt động, hoạt động như thế nào, không được đăng những tin tức gì… Toàn bộ việc kiểm soát này sẽ quyết định bạn tiếp cận thông tin như thế nào.

Báo chí độc lập mới là kênh thông tin tốt nhất đối với người dân. Một người dân bình thường không có đủ thời gian để tự tìm hiểu các vấn đề có thể ảnh hưởng đến họ. Một trạm thu phí không minh bạch được xây dựng, một cánh rừng bị biến thành sân golf, các loại thuốc chữa bệnh bị làm giả, các quan chức tham nhũng, ngân sách nhà nước bị sử dụng lãng phí, vấn đề về cải cách giáo dục… đều là những sự việc cần sự tham gia của báo chí. Và chỉ khi có sự độc lập, các nhà báo mới có thể mang đến những thông tin thực sự có giá trị.

Rất tiếc, mỗi người chúng ta đã bị ép buộc phải mua sắm ở một cửa hàng quá lâu. Chúng ta thậm chí không dám biểu lộ nhu cầu về tin tức của mình bởi việc đó là quá nguy hiểm. Thậm chí, một số người đã không còn biết bản thân thực sự có nhu cầu thông tin gì.

Không có thông tin độc lập, người dân không thể phản biện và ngày càng mất đi tiếng nói của mình. Rốt cuộc, họ sẽ không còn khả năng làm chủ nữa, hoặc sẽ trở thành một người chủ bù nhìn.

Tấn Thành

Nguồn : Luật Khoa, 24/04/2021

*************************

Ba thành viên nhóm Báo Sạch bị bắt, dư luận nói gì ?

Bùi Thư, BBC, 22/04/2021

Các nhà báo Nguyễn Thanh Nhã, Nguyễn Phước Trung Bảo và Đoàn Kiên Giang bị bắt liên quan đến hoạt động của nhóm Báo Sạch làm rúng động dư luận.

ngonluan4

Từ trái qua : ông Đoàn Kiên Giang, ông Nguyễn Thanh Nhã và ông Nguyễn Phước Trung Bảo

Ba nhà báo này bị Cơ quan An ninh Điều tra Công an Thành phố Cần Thơ khởi tố, bắt tạm giam hm 20/4 về hành vi "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền lợi, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".

Theo thông tin do công an công bố, ba người bị bắt gồm ông Nguyễn Thanh Nhã (sinh 1980), ông Nguyễn Phước Trung Bảo (sinh 1982), và ông Đoàn Kiên Giang (sinh 1985). Các ông Nhã và Giang cư trú tại Thành phố Hồ Chí Minh, còn ông Bảo cư trú tại Đà Nẵng.

Trả lời BBC News Tiếng Việt ngày 22/4, luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp nói tội danh trên "đọc qua thì có vẻ điều luật này rất rõ ràng, dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ thì chúng ta mới thấy điều luật này nó rất mù mờ và dẫn đến sự tuỳ tiện trong việc áp dụng. Chính những người áp dụng pháp luật cũng biết điều này".

Tranh cãi về vụ bắt giữ

Thông tin bắt giữ thêm ba thành viên nữa của nhóm Báo Sạch đã làm dậy sóng mạng xã hội. Trang facebook Lê Nguyễn Hương Trà viết : "Việc bắt gần cả nhóm chiều nay gây rúng động mạnh với giới truyền thông, ngay gần kề ngày bầu cử Quốc Hội 2021".

Nhà hoạt động Vi Yên cũng viết trên Facebook cá nhân : "Lên tiếng trước các sai phạm của cơ quan công quyền, gây quỹ ủng hộ bác sĩ đợt dịch bệnh vừa lan tới Việt Nam, hỗ trợ nước ngọt cho bà con miền Tây những ngày hạn mặn, giúp đỡ một bà mẹ đi tìm công lý cho con - lẽ nào những việc làm như thế này, ở Việt Nam, được gọi là 'lợi dụng các quyền tự do dân chủ' ?"

Facebooker Nguyễn Trường Sơn bình luận : "Xung quanh việc các nhà báo độc lập của Báo Sạch bị bắt, kì khôi thay, thứ mà nhiều người bàn luận lại là nghi vấn phe phái của những nhà báo này, chứ không phải là tính chất tùy tiện, độc đoán và sự sỉ nhục đối với hiến pháp và quyền con người của hành vi bắt giữ này. Hoạt động báo chí, dù ngòi bút của họ có bị cho là ở phía nào đi chăng nữa, cũng không thể là cái cớ để chính quyền bỏ tù nhà báo. "

Không ít người cho rằng quy định "lợi dụng các quyền tự do dân chủ" là một quy định mơ hồ, dễ dàng cho công an và tòa án có thể diễn dịch theo chủ ý của mình.

Một nhà báo giấu tên tại Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ với BBC News tiếng Việt : "Bạn tố cáo một quan chức nhà nước, dù theo đúng quy định của luật về khiếu nại và tố cáo, thì cũng dễ dàng bị khép vào tội này. Chưa kể, nếu bạn là người mà nhà nước coi là thành phần nguy hiểm, phản động, thì càng dễ bị khép tội hơn".

Theo ông, những quy định kiểu "lợi dụng quyền tự do dân chủ" này thực sự là một cái bẫy mà bất cứ ai đều có thể bị sập.

"Đó là chưa kể việc những người nắm quyền lực trong tay có thể lợi dụng các quy định này để bảo vệ lợi ích của cá nhân", nhà báo này nêu ý kiến. "Luật pháp nên tránh các quy định mơ hồ như vậy".

Trang facebook Lê Nguyễn Hương Trà cho biết nhóm Báo sạch ra đời năm 2019 "sau vụ việc của doanh nghiệp Asanzo trên Tuổi Trẻ. Thành viên nhóm bao gồm các nhà báo và đã gây nhiều tiếng vang, nhanh chóng đạt được lượng theo dõi khủng".

Hồi đầu tháng 4/2021, nhà báo Nguyễn Hoài Nam, người mà theo báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh là "từng viết một số bài điều tra gây tiếng vang", cũng bị bắt với tội danh này.

Bên cạnh nhiều ý kiến lên án cách hành xử của chính quyền trong vụ bắt giữ các thành viên Báo Sạch, một số khác lại thể hiện sự đồng tình. Một số trang mạng được cho là của dư luận viên do chính quyền quản lý, như Hội Cờ đỏ Thành phố Hồ Chí Minh, đã đưa tin theo chiều hướng ủng hộ công an.

Chính quyền nói gì ?

Theo Cổng thông tin Công an Thành phố Cần Thơ, Cơ quan An ninh điều tra, Công an Thành phố Cần Thơ đang thụ lý điều tra vụ án "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".

Sau khi khởi tố và bắt giam nhà báo Trương Châu Hữu Danh vào tháng 12/2020, cơ quan này tiếp tục khởi tố và bắt tạm giam thêm ba nhà báo nói trên vào ngày 20/4.

Báo chí Việt Nam hầu như chỉ đưa theo thông báo của công an về vụ bắt giữ này. Báo Tuổi Trẻ cho biết các quyết định khởi tố, bắt tạm giam trên đều được Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ phê chuẩn do vụ việc xảy ra tại Cần Thơ và một số địa phương khác.

ngonluan5

Nhà báo Trương Châu Hữu Danh

Cũng tờ báo này dẫn nguồn tin từ công an viết "quá trình khám xét nơi ở của các bị can, Cơ quan An ninh điều tra đã thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án".

Cả ba người vừa bị bắt và nhà báo Trương Châu Hữu Danh đều là thành viên của Báo Sạch, một nhóm hoạt động báo chí trên mạng xã hội.

Trong quá trình hoạt động, nhóm Báo Sạch được cho là tham gia đưa tin nhiều vụ việc được coi là đụng chạm tới chính quyền, trong đó có phiên tòa Hồ Duy Hải.

Báo Quân đội nhân dân ngày 12/10/2020 có bài viết tựa đề "Xử lý nghiêm chiêu trò tiếp tay truyền thông đen" phá hoại đại hội Đảng". Trong đó có đoạn nhận xét về nhóm Báo Sạch như sau :

"Báo Sạch bao gồm những đối tượng thường xuyên viết bài với nội dung phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, đả phá chế độ xã hội chủ nghĩa, đòi đa nguyên, đa đảng... đã mở một chiến dịch thông tin, liên tục bóp méo, nói xấu Đảng, Nhà nước, xuyên tạc ngành giáo dục và đại hội đảng các cấp".

Ngày 17/12/2020, ông Trương Châu Hữu Danh bị khởi tố và bắt tạm giam theo tội danh "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân". Trước khi tham gia nhóm Báo Sạch, ông Danh cũng đã nổi tiếng với các hoạt động phanh phui hoạt động mờ ám tại các trạm thu phí cầu đường BOT.

Trang Báo Sạch gần đây đã biến mất khỏi mạng xã hội Facebook và nhóm này cơ bản đã chấm dứt hoạt động.

Hiểu sao về tội danh của nhóm Báo Sạch ?

Các nhà báo Thanh Nhã, Trung Bảo và Kiên Giang đều bị bắt theo Điều 331 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Cụ thể, đây là tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân quy định : "Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm".

Trả lời BBC News tiếng Việt ngày 22/4, luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp phân tích : "Điều luật xuất hiện hai từ "lợi dụng" và "xâm phạm". Hai từ này làm nhiều người liên tưởng đến người không tử tế và có hành vi gây thiệt hại cho người khác nên rất dễ đồng cảm và chấp nhận điều luật này".

"Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do, tự do lập hội... là các quyền Hiến định. Tuy nhiên, hiện nay không có tiêu chí nào để xác định đâu là "sử dụng" và đâu là "lợi dụng" cả nên người sử dụng các quyền Hiến định này rất dễ bị quy kết là lợi dụng,'' ông Sơn lý giải.

Một khía cạnh khác mà luật sư Sơn nói đến là khi nói đến việc xâm phạm lợi ích của nhà nước. Điều luật này không phân biệt lợi ích đó có hợp pháp, có chính đáng hay không.

"Khi nhà nước làm sai, cán bộ làm sai, người dân làm đúng các trình tự thủ tục luật định nhưng quyền lợi của họ không được đảm bảo và họ buộc phải dùng đến phương tiện báo chí, mạng xã hội để công khai hoá toàn bộ sự việc cho nhân dân giám sát. Trong trường hợp như thế, chắc chắn ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến uy tín, lợi ích của cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước liên quan. Chính vì vậy nên người dân rất dễ bị cáo buộc vi phạm điều luật này", ông Sơn nhận định.

Trước đó, bình luận với BBC News tiếng Việt về vụ bắt giữ ông Trương Châu Hữu Danh, luật sư Ngô Anh Tuấn từ Hà Nội nhận định : "Điều 331 vốn phát triển từ điều 258 Bộ luật Hình sự cũ. Tôi đã tham gia nhiều vụ án tương tự như thế này, tôi biết rằng những yếu tố cấu thành nên tội này rất mơ hồ".

Luật sư Tuấn nói thêm : "Đa số những người bị bắt với cáo buộc vi phạm điều 331 và một số điều khác liên quan đến an ninh quốc gia, thực tế chỉ do việc họ 'gõ bàn phím', chứ không có hành vi nào thực sự gây nguy hại cho an ninh quốc gia như cáo buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền".

Bùi Thư

Nguồn : BBC, 22/04/2021

Published in Diễn đàn

Tôi phn đi nhng gì bn nói, nhưng tôi s bo v quyn được nói ca bn cho đến chết

(I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it)

Voltaire

tudo1

Các nhà báo đc lp Nguyn Tường Thy, Phm Chí Dũng và Lê Hu Minh Tun ti phiên tòa ngày 5/1/2021 ti Thành phố H Chí Minh. Photo Tin Phong

T do ngôn lun đang là đ tài nóng hi ti M, được s quan tâm theo dõi ca người Vit khp nơi.

T do ngôn lun là mt trong các quyn căn bn và t nhiên nht ca con người. Ai trong chúng ta mà không mun có quyn được công nhn chính thc và được t do nói lên nhng gì mình suy nghĩ, dù cho nó khó nghe và cho dù người ta không mun nghe. Ai không mun có quyn và t do nói điu không thun tai, không ch cho cp dưới mà nht là vi cp trên, nhng người có quyn uy, gii cm quyn.

T do ngôn lun cũng là nn tng ca mi t do khác. Không có t do ngôn lun thì không th trình bày các quan đim đúng đn và nhng gì được tin là tt nht cho chính mình và người khác. Không có, thì s không th đem li nhng thay đi tt đp cho bn thân, gia đình và xã hi. Như thế, chúng ta s không th tranh đu cho các quyn và t do căn bn khác ca con người.

Nhưng cũng như mi s t do khác, t do ngôn lun không th là tuyt đi. Nó cn đi đôi vi tinh thn trách nhim và s ràng buc. Không th dùng nó đ ph báng, m l người khác. Chng hn, không th dùng t do ngôn lun đ vu khng, chp mũ, kết ti và gây tn thương và uy tín ca người khác. Hay đ kích đng bo lc, hn thù, chia r v.v Cũng không th dùng t do ngôn lun đ phát tán thông tin không trung thc, thuyết âm mưu, s tuyên truyn di trá, hay các tin gi đc hi nhm đánh la dư lun.

Câu nói ni tiếng mang tính triết lý ca Voltaire "Tôi phn đi nhng gì bn nói, nhưng tôi s bo v quyn được nói ca bn cho đến chết". (cho đến nay, theođiu nghiên thì câu nói này rút ra t nim tin ca Voltaire nhưng do Evelyn Beatrice Hall viết ra) tr thành nguyên tc ca t do ngôn lun, đc bit trongTu Chánh Án 1 ca Hiến pháp M. Nếu đó là Voltaire, và nếu Voltaire còn sng, thì tôi không th tưởng tượng rng ông s bo v quyn được nói cho nhng li kêu gi đy hn thù và bo đng ca Nhà nước Hi giáo (ISIS), hay bao nhiêu nhng xu hướng tôn giáo và chính tr khác nhau mang đy hn thù và bo đng như thế.

T do ngôn lun là mt nhu cu quan trng ca người Vit Nam, nhưng dường như nó chưa bao gi được xem là khn cp.

Phi chăng đây là lý do văn hóa, xã hi ?

Đi sng vt cht vn luôn chiếm mi quan tâm và s ưu tiên hàng đu ca đi đa s người Vit, mc du người dân không còn thiếu ăn thiếu mc như xưa.

Mi quan h ca người Vit là mt th quan h cp bc. Không có gì biu hin rõ hơn mi quan h này qua cách xưng hô ca người Vit. Nó nói lên được cp bc trong gia đình, trong khi xã hi ch là mt gia đình m rng.

Trong mi quan h chng cht và cp bc này, nhng tiếng nói thp c bé ming, cho dù đúng đn và chính xác, cũng không d dàng gì được lng nghe hay chp nhn, ngoi tr người đó có quyn hay có tin (trong xã hi vt cht, có tin là có quyn, và có quyn là có tin). Dường như trong gia đình và xã hi Vit Nam, mt người ch được lng nghe nếu có quyn lc hoc nh hưởng (power or influence). Còn tiếng nói ca trí tu, lý lun, l phi, s tht v.v cũng ch là th yếu. Nó thường b gt ra bên l xã hi.

Có l người Vit b đè nén quá lâu, b điu kin hóa t bao đi, bao ngàn năm dưới các triu đi phong kiến, ri quân ch tuyt đi, cho đến thc dân ri cng sn. Tt c các chế đ chuyên chế đu không chp nhn bt k điu gì, dù đúng đn my, nhưng có nguy cơ thách thc quyn lc cai tr ca h. Mi chế đ chuyên chế đu xem quyn lc là thước đo ca quyn được nói, k c láo phét. Cho nên hin nhiên, t do ngôn lun là mt thách thc ln nht ca các nhà chuyên chế. Là nhng nn nhân lâu đi, nên phn ln người Vit vn chưa hoàn toàn ý thc và t ch v nhu cu t do ngôn lun ca mi con người. Trong gia đình Vit Nam, chng hn, t do ngôn lun ch yếu được ưu tiên và đnh hình theo cp bc. Vì thế, cho đến khi nào điu này thay đi, nghĩa là t do ngôn lun được tôn trng mt cách tương đi cho mi thành viên, thì gia đình và xã hi Vit Nam cũng ch thay đi b ngo ài, không phi thc cht tinh thn bên trong.

T do ngôn lun không phi là nói đ làm va lòng người khác, bi nói điu đó không cn quyn hay t do. T do ngôn lun là nói lên các ý kiến khác bit ; thng thn phê bình vì mc đích "chân, thin, m" ; thách thc các ý kiến và quyết đnh ca cp trên, hay ca gii cm quyn, vì mun bo v và đ cao các giá tr và nguyên tc đúng mc ca con người v.v

Trong trường hp Vit Nam, t do ngôn lun, theo chun mc trên, là th khan hiếm ti Vit Nam. Nhưng là điu d hiu.

Mt thành phn không nh ti Vit Nam, gm hơn bn triu đng viên đng cng sn, gia đình ca h, cũng như nhng người ít nhiu được hưởng li t chế đ cm quyn hin nay, s bin minh cho chính th chuyên chế. Nếu không bin minh thì cũng im lng. H không có lý do gì đ phi lên tiếng phê bình, phn đi. Ngoài li ích cá nhân và gia đình, đánh đi đ có được t do ngôn lun là cái giá quá đt. Có người đã làm và đã tr giá, nhưng kết qu vn xa vi vi. Trường hp mi nht là nhà báoPhm Chí Dũng, b kết án 15 năm tù và Nguyn Tường Thy và Lê Hu Minh Tun 11 năm. Hay trường hp ca nhà báoPhm Đoan Trang. Hiu rng, nhng k xâm phm đây là nhng người đưa ra quyết đnh phi lý bt công dành cho các tù nhân lương tâm này, và đng bn quyn lc đng đng sau.

S tước đot và bóp nght quyn t do ngôn lun mt cách thô bo như ti Vit Nam s tiếp din cho đến khi nào phn ln xã hi dám đng lên đu tranh, và sn sàng đánh đi nhng th khác, đ có được t do ngôn lun đích thc. Nhưng t do ngôn lun s không có nghĩa lý gì nếu nó ch là lý thuyết. Khi nào nhng người thp c bé ming, như người nghèo, tr em, người khuyết tt, ph n v.v vn không được quyn, hay không dám nói, nhng gì mình nghĩ, và không th th hin trong cung cách sng và hành x gia con người vi nhau, thì nó chng có giá tr gì c.

Mt khi đã có quyn và t do ngôn lun thì vic đó cũng không có nghĩa là vĩnh vin. Đi đa s người dân phi cam kết và n lc bo v nó, và mi thế h cn phi tiếp tc công vic này không ngng ngh.

Cuc đu tranh cho t do ngôn lun ti Vit Nam ngày càng khó khăn hơn khi chính nó đang gp bao th thách ngay ti nhng nn dân ch hàng đu trên thế gii : Nhng phát biu xin dương bo lc, hn thù (hate speech) ; tin gi và tuyên truyn (misinformation/ disinformation) ; truyn thông xã hi và s thiếu quy đnh hóa (regulation/regularization) các cơ quan này đ ngăn nga s lm dng v phát biu hn thù và phát tán tuyên truyn lây lan v.v

Nhìn chung, t do ngôn lun đang b tn công t hai mt trn vi nhng tác hi khng khiếp. Mt, nó b bóp nght ti đa bng mi lý do ngu bin t các chính th chuyên chế. Hai, nó b làm mt giá tr bi chính nhng k vô minh lm dng và chà đp t c chính th chuyên chế và dân ch.

Nhng người t do và tôn trng s tht, và nhng người đang tranh đu cho t do đ có s tht, đang b tn hi nng n vì hai cuc tn công này. K hưởng li chính không ai khác là đc tài chuyên chế.

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 19/01/2021

Published in Diễn đàn

Lại nói về quyền tự do ngôn luận

Loan thảo, VNTB, 15/01/2021

Việt Nam không ‘bịt miệng’ người dân…

ngonluan1

"Ở bất kỳ quốc gia pháp quyền nào, việc thực hiện quyền tự do ngôn luận đi kèm với trách nhiệm và tôn trọng pháp luật của đất nước và quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức và xã hội.

Những điều này phù hợp với các công ước quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền mà Việt Nam là một bên, bao gồm Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) (Điều 193, 21 và 22.2). Việt Nam chỉ truy tố và đưa ra xét xử những người vi phạm pháp luật, chứ không phải những người thực hiện các quyền hợp pháp của họ đối với quyền tự do ngôn luận và hội họp. Việc tạm giam và xét xử vi phạm pháp luật được thực hiện theo quy trình pháp luật Việt Nam".

Đoạn trích ở trên nằm bản dịch Việt ngữ về phúc đáp của chính phủ Việt Nam đề ngày 28/12/2020, đối với thư chất vấn của Cao Uỷ Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, về các nhà báo thuộc Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, cùng Phạm Đoan Trang và Hồ Sỹ Quyết.

Câu văn thể khẳng định : "Việt Nam chỉ truy tố và đưa ra xét xử những người vi phạm pháp luật, chứ không phải những người thực hiện các quyền hợp pháp của họ đối với quyền tự do ngôn luận và hội họp", được hiểu như thế nào trong điều kiện ở vế trước đó : "Ở bất kỳ quốc gia pháp quyền nào, việc thực hiện quyền tự do ngôn luận đi kèm với trách nhiệm và tôn trọng pháp luật của đất nước và quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức và xã hội" ?

Các cụm từ cáo buộc về hành vi nêu tại Điều 117, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) : "tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân" – "tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân" – "tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý".

Cả 3 hành vi kể trên đều dùng chung một phương tiện gọi là "tuyên truyền thông tin". Vậy, "tuyên truyền thông tin" là gì ? Nó có đồng cách hiểu về công tác tuyên truyền của cơ quan Tuyên giáo Đảng ?

Theo cách hiểu của cơ quan tuyên huấn, công tác tuyên truyền, từ góc độ của khoa học chính trị, nhất là chính trị học, là hình thức hoạt động quan trọng và cần thiết của một đảng chính trị nhằm thực hiện nhiệm vụ giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước. Trong điều kiện Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, công tác tuyên truyền của Đảng không chỉ là phương thức truyền bá hệ tư tưởng chính trị, làm cho hệ tư tưởng của giai cấp công nhân trở thành hệ tư tưởng chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội; mà còn trở thành phương thức cầm quyền của Đảng.

Theo bài viết "Tác phẩm "Dân vận" của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn cho công tác dân vận hiện nay", tác giả Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, đăng trên Tạp chí Dân vận số tháng 10/2019, thì định nghĩa về tuyên truyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng : "Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó, là tuyên truyền thất bại". Cán bộ tuyên truyền cần xác định rõ ràng nội dung, đối tượng, mục đích và phương pháp : "Tuyên truyền cái gì ? Tuyên truyền cho ai ? Tuyên truyền để làm gì ? Tuyên truyền cách thế nào ?".

Thế nhưng quyền tự do ngôn luận của người dân lại không phải là câu chuyện của cách hiểu "tuyên truyền" của "dân vận".

Những bài viết được cho là "phỉ báng chính quyền nhân dân" – "nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân" – "tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý" đều không phải trong phạm trù của "tuyên truyền – dân vận", nên cần thiết có cách hiểu phù hợp về thế nào là phỉ báng, là bịa đặt, và thế nào là mức độ đưa đến chiến tranh tâm lý ?

Tất cả các vấn đề nêu trên, rất tiếc, chưa tìm thấy về điều khoản nào trong hệ thống văn bản pháp quy hiện hành có các yêu cầu chế tài liên quan về quyền tự do ngôn luận.

Giả dụ như các bài báo đều nhằm đả kích các chính sách của Đảng, thì không thể suy diễn là vì Đảng lãnh đạo toàn diện, nên đả kích chính sách của Đảng là gián tiếp đả kích chính quyền.

Rõ ràng quyền đả kích ở đây thuộc một điều khoản Hiến định tại Điều 4.2, rằng Đảng chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình. Khi Đảng bị đả kích, Đảng cần đối thoại qua yêu cầu của tuyên truyền dân vận. Đảng không thể dùng quyền lực chuyên chế để cho rằng đó là nhằm chống Nhà nước xã hội chủ nghĩa, rồi bịt miệng các tiếng nói được gọi là phản biện trái chiều !

Loan Thảo

Nguồn : VNTB, 15/01/2021

***********************

Mạng xã hội loại Donald Trump : Con dao hai lưỡi

Anh Vũ, RFI, 13/01/2021

Việc các công ty công nghệ kỹ thuật số gạt tổng thống Mỹ và nhiều người ủng hộ ông ra khỏi các mạng xã hội sau vụ tấn công đồi Capitol đã được hoan nghênh rộng rãi. Tuy nhiên nhiều câu hỏi lớn cũng đang được đặt ra xung quanh ảnh hưởng của những người khổng lồ của Thung lũng Silicon vào đời sống chính trị và các quyền tự do.

dao1

Dịch vụ tiểu blog và mạng xã hội Twitter của Mỹ đã đình chỉ ông Trump sau khi người hâm mộ của ông xông vào Điện Capitol của Hoa Kỳ ở Washington. Nguồn : Photothek

Cuối tuần qua, một loạt các ứng dụng công nghệ số Twitter, Facebook, Snapchat, YouTube, Instagram, TikTok và Twich lần lượt quyết định loại tổng thống Mỹ ra khỏi các nền tảng của họ, kể cả cấm cửa vĩnh viễn. Họ cho rằng các thông điệp của tổng thống, nhất là trên Twitter, có nội dung kích động những người ủng hộ trung thành tràn vào tòa nhà Quốc hội trên Đồi Capitol hôm 6 tháng Giêng vừa qua.

Các trừng phạt của những tập đoàn kkổng lồ công nghệ số không chỉ nhằm vào Donald Trump mà nhiều cử tri của tổng thống mãn nhiệm cũng đã trở thành những khách hàng không được chào đón của không gian mạng. Reddit và chat Discord đã dẹp bỏ những diễn đàn thảo luận của những người theo Trump một cách cực đoan hô hào làm cách mạng và phản đối bằng mọi giá kết quả bầu cử tổng thống hôm 03/11.

Các nhà cung cấp dịch vụ mạng còn đi xa hơn, xóa sổ các ứng dụng như Parler hay alt-Twitter trên các phần tải ứng dụng cho các loại điện thoại thông minh iPhone hay sử dụng phần mềm Android.

Cuộc thanh lọc lớn trên mạng được dư luận Mỹ đón nhận như vừa trút được gánh nặng. Như vậy mối quan hệ "độc hại giữa Trump và mạng xã hội cuối cùng đã kết thúc", như kênh truyền hình CNN bày tỏ hôm thứ Bảy 09/01. Thậm chí nhà bình luận về công nghệ Mỹ Nick Bilton trên tạp chí Vanity Fair còn cho rằng cuộc tảy rửa mạng xã hội này "tới hơi muộn".

Ngoài tính chất cơ hội của các quyết định trên, cuộc tấn công chớp nhoáng của các ông lớn Gafam (Google, Apple, Facebook, Amazon và Microsft) nhằm vào phe của Trump cũng nảy ra "những câu hỏi thực sự về chính sách điều hành của các nền tảng trên và quyền lực thực sự mà các ông lớn công nghệ số tác động trong tranh luận công chúng", Konstantinos Komatis, giám đốc về chiến lược của Internet Society, một tổ chức phi chính phủ Mỹ chuyên xúc tiến phát triển interne, nhấn mạnh.

Quyền sinh quyền sát của công nghệ số

Việc Twitter và Facebook đóng các tài khoản của Donald Trump đã khiến ông mất tiếng. Người ta có thể vui mừng với điều đó, như tờ báo New York Time đã viết : "ngày cuối tuần đi qua không bị tràn ngập tweet của tổng thống thực sự dễ thở".

Nhưng có điều đó cũng là một bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy giờ đây "các loại hình truyền thông có quyền thúc đẩy hay hạn chế một tác nhân chính trị trong môi trường công chúng", theo nhận xét của Lena Frischlich, chuyên gia về sức chống chịu dân chủ trong kỷ nguyên tuyên truyền của kỹ thuật số, thuộc đại học Munster (Đức) khi được France 24 phỏng vấn.

Quyền sinh quyền sát đối với phát ngôn của các lãnh đạo do các truyền thông xã hội định đoạt vẫn luôn tồn tại, nhưng thường không cảm nhận thấy.

Bởi vì các mạng xã hội Facebook và Twitter luôn tự cho mình là những nhà vô địch về tự do ngôn luận. Họ thà bị tố là buông lỏng còn hơn là bị quy kết là người kiểm duyệt,  trang mạng Silicon Republic ghi nhận trên một diễn đàn có tiêu đề : "Cấm Trump không phải là điều gì đáng hân hoan".

Giờ đây các mạng xã hội này quay sang nhằm vào nhân vật lớn như Donald Trump, thì người ta không thể "thờ ơ trước quyền lực ảnh hưởng của các Gafam đối với đời sống chính trị", trên France 24, Frans Imbert-Vier, tổng giám đốc UBCOM, văn phòng chuyên các vấn đề bảo mật kỹ thuật số của Thụy Sĩ, nhấn mạnh. Bởi vì hành động kiểm duyệt đó là đơn phương không có cơ hội khiếu nại. Theo ông Frans Imbert-Vier thì đây chính là nút thắt của vấn đề : "Thẩm phán mới là người có quyền quyết định ai được nói và ai phải im miệng tùy theo luật pháp hiện hành. Nếu Twitter và Facebook phải chờ quyết định của tư pháp mới hành động thì không có vấn đề gì. Nhưng ở đây hệ thống dân chủ đã bị đảo lộn hoàn toàn bởi các nền tảng đó lại tự phong cho mình đặc quyền nhà vua, hạn chế tự do ngôn luận không chịu sự kiểm soát nào".

Quả thực, các nhà mạng làm việc đó trong khuôn viên riêng của họ. Trên lý thuyết, các mạng cung cấp các dịch vụ thuộc các thực thể tư nhân, tự do ấn định các quy định điều chỉnh. Chính vì thế mà theo Konstantinos Komatis, được trích dẫn ở trên, thì quyết định của Amazon cắt nguồn với Parler còn đáng phê phán hơn vì vai trò của Amazon, về cơ bản là cung cấp dịch vụ, việc không hề có liên quan gì đến điều chỉnh nội dung".

Trong trường hợp của các mạng xã hội, ngày càng trở nên khó để bảo vệ quyền tự mình làm cảnh sát khi mà rất nhiều thông điệp được các quan chức chính trị đưa lên mạng có tác động lớn đối với đời sống thực.

Các nhà chính trị gieo nhân nào gặt quả đấy

Ông Frans Imbert-Vier khẳng định như thế là "các nhà chính trị đang gặt những gì mà họ đã gieo". Theo chuyên gia này, người Mỹ trong những năm 2000 đã để cho các cơ sở như thế lớn lên để bây giờ thoát khỏi sự kiểm soát của họ, bởi các nhà chính trị cho rằng đó là những công cụ hoàn hảo để khuếch trương thông điệp của họ và rằng không được có những quy định nào với các mạng xã hội.  

Khi Mùa Xuân Ả rập nổ ra, họ nhận ra rằng các vũ khí tuyên truyền đó có thể quay lại chống chính các nhà lãnh đạo, nhưng "đã quá muộn để lùi lại rồi", Frans Imbert-Vier nhận định và cho rằng các nền tảng truyền thông đó đã có ảnh hưởng quá lớn trên quy mô toàn cầu và nguy cơ bị tấn công đã trở nên qua lớn đối với phần đông các quan chức chính trị.

Đôi khi, như trường hợp của Donald Trump, các nền tảng đó cũng có những quyết định làm hài lòng số đông hơn. " Nhưng sẽ ra sao nếu có ngày họ quyết định kiểm duyệt cả quan chức chính trị nào đó ít gây tranh cãi hơn ?", nhà đối lập Nga Alexei Navalny tự hỏi trên Twitter. Là người chỉ trích mạnh mẽ quyết định loại tổng thống Mỹ ra khỏi các mạng xã hội, nhà hoạt động Nga cho rằng "tiền lệ này sẽ có tác động sâu bởi nó sẽ được các kẻ thù của tự do ngôn luận khắp nơi trên thế giới khai thác. Mỗi khi muốn khóa miệng ai, như ở Nga chẳng hạn, người ta chỉ cần giải thích rằng Twitter cũng đã làm điều đó với Donal Trump".

(Theo France24.com)

Anh Vũ tóm lược

Nguồn : RFI, 13/01/2021

*******************

Google, Apple và Amazon ngăn chặn mạng xã hội Parler bị cho là nguy hiểm

Trọng Nghĩa, RFI, 11/01/2021

Ba đại tập đoàn internet trong nhóm GAFA đã quyết định đình chỉ mạng xã hội Parler vì đã không ngăn chặn các bình luận bị cho là nguy hiểm. Ngay hôm 09/01/2021, Google đã xóa ứng dụng này ra khỏi kho ứng dụng Play Store của mình. Vài giờ sau, đến lượt Apple cấm Parler trên kho AppStore. Cũng như vậy, tập đoàn khổng lồ bán hàng trực tuyến Amazon, cũng đã loan báo đóng cửa tài khoản Parler kể từ hôm nay, 11/01.

tudo1

Logo các tập đoàn Internet trong nhóm GAFA : Google, Apple, Facebook và Amazon. Ảnh 28/09/2017..  Damien Meyer AFP/Archivos

Được thành lập vào năm 2018 như một giải pháp thay thế cho các mạng xã hội chính thống, Parler luôn chứng tỏ là họ tự do hơn các mạng truyền thống. Thế nhưng, trong thời gian gần đây, mạng này đã thu hút giới ủng hộ nhiệt thành nhất của ông Donald Trump, trong đó có cả những thành phần cực đoan và chạy theo những loại thuyết âm mưu không một chút ôn hòa.

Mối đe dọa của các hoạt động bất hợp pháp

Ba tập đoàn khổng lồ của Silicon Valley đã biện minh cho việc trừng phạt của họ là do "sự gia tăng" của "các mối đe dọa bạo lực và các hoạt động bất hợp pháp" đối với Parler. Ban đầu được đánh giá cao trong giới cực hữu, Parler đã mở rộng đối tượng của mình trong những tháng gần đây khi Twitter và Facebook bị phe bảo thủ buộc tội kiểm duyệt và thiên vị đảng Dân chủ.

Ứng dụng này vào tháng 11 đã có 4 triệu người sử dụng tích cực, đã đứng đầu về lượt tải xuống vào thứ Sáu, 06/01, tại Hoa Kỳ.

Google, Apple và Amazon cáo buộc mạng xã hội Parler không biết cách xử lý những lời lẽ nguy hiểm, chẳng hạn như lời kêu gọi sát hại phó tổng thống Mike Pence. Một số người sử dụng cũng đã chuẩn bị hoặc kích động cuộc tấn công vào điện Capitol từ mạng xã hội này.

Trọng Nghĩa

********************

Việc Twitter xóa tài khoản của Donald Trump gây tranh luận mạnh mẽ

Trọng Thành, RFI, 10/01/2021

Việc mạng xã hội Twitter đóng cửa vĩnh viễn tài khoản của tổng thống mãn nhiệm Hoa Kỳ Donald Trump hôm 08/01/2021, sau vụ người biểu tình ủng hộ ông Trump tràn vào nhà Quốc hội Mỹ, gây nhiều tranh luận tại Mỹ cũng như tại Pháp. Những người chỉ trích lo ngại tự do ngôn luận bị xâm phạm nhân danh chống bạo lực.

tudo2

Twitter và tổng thống Trump : cơm không lành canh không ngọt.  AP - Matt Rourke

Theo AFP, hôm 09/01/2021 hàng loạt nhân vật thân cận với tổng thống mãn nhiệm Donald Trump đã lên tiếng phản đối, trong đó có ngoại trưởng Mike Pompeo, luật sư riêng của ông Trump, ông Rudy Giuliani, con trai cả của ông Trump, Donald Trump Jr. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa có nhiều ảnh hưởng, ông Ted Cruz, cho rằng quyết định trên của Twitter, là "võ đoán và hết sức nguy hiểm". Ông Ted Cruz đặt câu hỏi : "Tại sao một vài tỉ phú ở thung lũng Sillicon lại có được độc quyền kiểm soát các phát biểu về chính trị ?".

Tại Pháp, quyết định xóa bỏ tài khoản của ông Trump trên Twitter cũng bị nhiều chính trị gia phản đối, trong đó có chính trị gia phong trào cực tả Nước Pháp Bất Khuất Jean-Luc Mélenchon, lãnh đạo đảng cực hữu Marine Le Pen, cũng như nghị sĩ đảng cầm quyền Cộng hòa Tiến Bước LREM Aurore Bergé. Theo dân biểu LREM, bà Aurore Bergé, "ta có thể chống lại Trump và tình trạng hỗn loạn mà ông ta đã gây ra, nhưng không nên vui mừng với việc các tập đoàn tin học GAFA đơn phương ra quyết định về việc này, mà không chịu sự giám sát của tư pháp, cũng như không để ngỏ cho khả năng khiếu nại".

Cần xác lập các phương thức "giám sát dân chủ"

Về phần bộ trưởng phụ trách Kỹ thuật số của chính quyền Pháp, ông Cédric O, khẳng định việc đình chỉ vĩnh viễn tài khoản trên Twitter của tổng thống Mỹ Donald Trump là điều hoàn toàn có thể biện minh được, với tư cách một biện pháp "phòng ngừa khẩn cấp", nhưng quyết định này cũng "đặt ra nhiều vấn đề mang tính nguyên tắc", liên quan đến việc "điều tiết các phát biểu tại các không gian công cộng trên mạng".

Theo bộ trưởng phụ trách Kỹ thuật số của Pháp, để điều tiết các phát ngôn tại các không gian công cộng, như mạng xã hội Twitter, liên quan đến hàng tỉ người sử dụng, hành động một cách đơn phương, võ đoán như quyết định vừa qua của Twitter rõ ràng là "thiếu dân chủ". Trong tương lai, cần phải "thiết lập các phương thức giám sát dân chủ" đối với các mạng xã hội, bên ngoài quy định chống lại việc "truyền bá thù hận trên mạng" hiện nay.

Trọng Thành

**********************

Khi Twitter cấm ông Trump : Vị trí của mạng xã hội

BBC, 10/01/2021

Việc các mạng xã hội Twitter, Facebook và Instagram áp lệnh cấm đối với tài khoản của ông Donald Trump làm dấy lên câu hỏi lớn về việc mạng xã hội cần phải được kiểm soát như thế nào, Bộ trưởng Y tế của Anh, Matt Hancock nói.

tudo3

Twitter cấm vĩnh viễn tài khoản @realDonaldTrump của ông Trump hôm thứ Bảy

Các công ty trên đã có hành động sau khi những người ủng hộ Tổng thống Hoa Kỳ xông vào Điện Capitol ở thủ đô Washington DC hôm thứ Tư.

Bộ trưởng Y tế Anh nói rằng việc khóa tài khoản cho thấy nay các mạng xã hội đang có "những quyết định về đường lối biên tập tin tức".

Các nhà vận động thì muốn mạng xã hội được coi là các "nhà xuất bản" thay vì là các "nền tảng", có nghĩa là các mạng xã hội cần phải chịu kiểm soát nhiều hơn.

Nhưng những người phản đối thì nói làm vậy là đồng nghĩa với việc khiến cho chính phủ các nước rộng tay hạn chế quyền tranh luận.

Tổng thống Trump hiện đang đối diện với việc bị luận tội ; Đảng Dân chủ cáo buộc vị tổng thống thuộc phe Cộng hòa này là đã kích động bạo lực ở Washington, sự kiện khiến cho năm người thiệt mạng.

Twitter đã cấm vĩnh viễn tài khoản riêng của ông Tổng thống, @realDonaldTrump, vào hôm thứ Bảy và nhắc tới "nguy cơ có thêm việc kích động bạo lực".

Tuy nhiên, ông Trump gọi đây là hành động tấn công vào quyền tự do ngôn luận, và nói ông sẽ cân nhắc tới việc "xây dựng một nền tảng riêng của chúng tôi trong tương lai".

Lựa chọn tiếng nói

Đã có cuộc tranh luận kéo dài từ lâu về việc liệu các công ty vận hành mạng xã hội theo luật có cần phải được coi như các nhà xuất bản hay không. Nếu có, các mạng xã hội sẽ phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong việc xử lý nội dung do người dùng đăng tải có liên quan tới việc phỉ báng, phân biệt đối xử, thông tin sai hoặc kích động chống đối.

Ông Hancock, người từng giữ chức bộ trưởng văn hóa Anh, nói trong chương trình Andrew Marr của kênh truyền hình BBC One : "Những cảnh rõ ràng diễn ra do sự khuyến khích của Tổng thống Trump - những cảnh xảy ra tại Điện Capitol - là thật kinh khủng, và tôi rất buồn khi phải chứng kiến điều đó, bởi nền dân chủ Mỹ một điều đáng tự hào.

"Nhưng đã có những thứ thay đổi, đó là các nền tảng mạng xã hội đang đưa ra những quyết định có tính chất định hướng biên tập. Điều đó có nghĩa là họ đang lựa chọn ai là người được nói và ai là người không được phép lên tiếng trên các nền tảng của họ".

Ông Hancock nói rằng diễn biến như vậy nhiều khả năng sẽ tạo ra "những hậu quả".

tudo4

Trước đó, khi được hỏi về quyết định của Twitter trong việc đóng tài khoản của ông Trump, ông Hancock nói với hãng tin Sky News : "Tôi cho rằng điều này làm dấy lên một câu hỏi vô cùng quan trọng, đó là các nền tảng truyền thông xã hội nay đang đưa ra các quyết định về mặt biên tập.

"Và đó là một câu hỏi rất lớn, bởi nó làm dấy lên những câu hỏi về các đánh giá mang tính chất đường lối biên tập của họ và cách mà họ cần phải chịu các quy định quản lý, kiểm soát".

Twitter đã cấm tài khoản của ông Trump sau khi liên tục tăng cường cảnh báo đối với các post của ông nói về đại dịch Covid-19 và về kết quả kỳ bầu cử tổng thống Hoa Kỳ.

Trong một bài blog đăng hôm thứ Sáu, công ty nói rằng lợi ích công chúng mà Twitter muốn hướng tới là nhằm để công chúng được trực tiếp lắng nghe từ các quan chức được bầu và từ các nhà lãnh đạo thế giới.

Hãng nói thêm : "Tuy nhiên, chúng tôi phải nói rõ rằng nhìn lại những năm qua, các tài khoản này không đứng trên được các quy định của chúng tôi, và không thể sử dụng Twitter để kích động bạo lực. Chúng tôi sẽ tiếp tục minh bạch về chính sách của mình và về việc thực thi các chính sách đó".

Facebook và Instagram cấm tài khoản của ông Trump "vô thời hạn" từ hôm thứ Năm.

CEO của Facebook Mark Zuckerberg nói rằng lệnh cấm này sẽ không được dỡ bỏ ít nhất là cho tới ngày 20/1, là lúc ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức để trở thành tân Tổng thống Hoa Kỳ.

Nguồn : BBC, 10/01/2021

Published in Diễn đàn

Con người hình thành tiếng nói trước khi tạo ra con chữ. Tức là phải có "ngôn" rồi mới "luận".

ngonluan0

"Bảo đảm tự do ngôn luận chứ không cổ súy ngôn luận tự do" ?

Không rành văn phạm tiếng Việt

Báo Vietnamnet số ra ngày 31/7/2020 có bài [1] "Bảo đảm tự do ngôn luận chứ không cổ súy ngôn luận tự do" của nhà báo Thiện Văn. Bài báo gây ồn ào trên mạng xã hội về cách dùng chữ nghĩa "không giống ai".

Men theo bài báo nói trên, ngày 13/01/2020, trang kiemsat.vn (dẫn từ nguồn Tạp chí Cộng sản) có bài [2] "Tự do ngôn luận hay "ngôn luận tự do để xuyên tạc, kích động, chống phá đảng, nhà nước và nhân dân" của ông Nguyễn Trí Thức, được biết là một tiến sĩ.

Một người viết báo, điều tối kỵ là "đạo văn" người khác. Đó là điểm đầu tiên cần nhắc cho ông Thiện Văn với tư cách nhà báo chuyên nghiệp.

Điểm kế tiếp cũng nên nhắc nhở - cho cả ông Nguyễn Trí Thức và ông Thiện Văn - đã viết một bài báo, nên cẩn trọng khi đưa ra một ý tưởng mới.

Dư luận đang cười cợt đủ kiểu về khái niệm "tự do ngôn luận" và "ngôn luận tự do" của ông Nguyễn Trí Thức đưa ra mà ông Thiện Văn đánh cắp.

Trong văn phạm tiếng Việt, có phép đảo ngữ. Phép này cho người viết hoán chuyển từ, trạng từ, trạng ngữ với mục đích làm câu văn, câu thơ trở nên phong phú hơn, độc đáo hơn cũng như thể hiện cảm xúc riêng của tác giả và kể cả làm câu văn, câu thơ không nhàm chán theo một lối mòn. Tuy nhiên, phép đảo ngữ buộc phải vẫn giữ đúng nội dung và bản chất ý nghĩa chuyển tải tới người đọc.

Ví dụ 1 :

Thay vì viết "Người buồn cảnh có bao giờ vui đâu" (truyện Kiều), đại thi hào Nguyễn Du viết "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Trường hợp này, đảo ngữ để phù hợp với 2 câu thơ lục bát :

Cảnh nào cảnh chẳng gieo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

nhưng nội dung chuyển tải đến người không hề thay đổi.

Ví dụ 2 : 

Tôi tin mình có nhận định đúng về thị trường chứng khoán hiện nay, với kinh nghiệm trên 20 năm.

Đảo ngữ cho phép viết : Với kinh nghiệm trên 20 năm, tôi tin mình có nhận định đúng về thị trường chứng khoán hiện nay.

Trong khi đó, Nguyễn Trí Thức và Thiện Văn cố tình dùng phép đảo ngữ trong văn phạm để che mắt dư luận về thực tế tự do ngôn luận đang diễn ra tại Việt Nam. Bên cạnh đó, cả ông Thức và ông Văn chỉ đưa ra các văn bản luật chỉ có giá trị trên giấy và các cam kết với quốc tế về nhân quyền của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam nhưng không bao giờ thực hiện.

Trớt quớt

Với tư cách một nhà báo, tôi cảm thấy rất tiếc cho cả ông Thức và ông Văn khi họ không thuần thục văn phạm tiếng Việt trong viết lách.

Điều đáng nói nữa, trong văn chương, khi đưa ra một ý tưởng mới, ý tưởng đó phải có nghĩa. Khi ý tưởng trở thành khái niệm (tức khái quát hóa được hiện tượng, sự vật trong đời sống loài người) thuyết phục được đông đảo trong dân chúng, người đó được gọi là "nhà tư tưởng".

Để trở thành "nhà tư tưởng", ông Nguyễn Trí Thức buộc phải giải thích sự khác biệt giữa "tự do ngôn luận" và "ngôn luận tự do" với tư cách một "tiến sĩ" [3] giữ chức trách Vụ trưởng - Trưởng ban Hồ sơ sự kiện Tạp chí Cộng sản và là một thầy giáo dạy về ngành báo chí. Một khi không thể tách bạch rõ ràng, tức là ông thầy Thức - chuyên dạy người khác làm báo - rơi vào phép ngụy biện "lý lẽ ngờ nghệch" (Ad ignorantium), bởi ông ta không chứng minh được sự khác biệt của hai loại khái niệm tự đưa ra, mà lại cố tình dùng nó để chối bỏ thực tế về "ngôn luận tự do" tại Việt Nam hiện nay.

Thực tế về "tự do ngôn luận" và "ngôn luận tự do" tại Việt Nam

Mới nhất, đài RFA [4] cho hay (trích) :

Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vào tối ngày 31/7/2020 đã tuyên phạt 8 người trong nhóm Hiến Pháp tổng cộng 40 năm 6 tháng tù giam với cáo buộc tội danh "phá rối an ninh" theo khoản 1, Điều 118 Bộ luật Hình sự 2015.

Cụ thể mức án đối với từng người là : bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh - 8 năm tù giam và Hoàng Thị Thu Vang - 7 năm tù giam.

Các ông Đỗ Thế Hóa, Lê Quý Lộc và Ngô Văn Dũng mỗi người bị tuyên 5 năm tù giam.

Ông Trần Thanh Phương có mức án 5 năm 6 tháng tù, ông Hồ Đình Cương là 4 năm 6 tháng tù giam, riêng bà Đoàn Thị Hồng mặc dù có con nhỏ dưới 3 tuổi vẫn bị tuyên 2 năm 6 tháng tù giam.

ngonluan00

Mỗi người đều sẽ bị quản chế tại nhà từ 2-3 năm sau khi trả xong án.

Luật sư Đặng Đình Mạnh, người bào chữa cho 2 ông Trần Thanh Phương và Hồ Đình Cương, vào tối 31/7 nói với phóng viên Đài Á Châu Tự Do như sau :

"Nói chung vụ xử thì nó cũng bình thường thôi, chỉ có điều là cái quan điểm của cơ quan bảo vệ pháp luật nó khắt khe quá.

Trong hồ sơ thể hiện những người này thật ra đang chuẩn bị thực hiện quyền biểu tình của mình thôi, nhưng lại khép họ vào cái tội nặng hơn rất là nhiều là 'phá rối an ninh'..." (hết trích).

Trong khi đó, tại Bộ luật hình sự 2015, theo điều 167 quy định "Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân" với mức án từ cải tạo không giam giữ đến 5 năm tù giam. Tất nhiên, loại tội danh này chỉ có người thi hành công vụ mới "đủ điều kiện" để phạm tội.

Tạm kết

Trên trang facebook cá nhân của cô Nguyễn Hoàng Vi có viết : "Nếu những người phổ biến Hiến pháp là sai thì người lập Hiến pháp tội gì ?" để bày tỏ sự phản đối trước những án tù phi pháp dành cho 8 con người chỉ dùng "tự do ngôn luận" để đòi "ngôn luận tự do" (!).

Trong khi đó, báo Người Lao Động - ra ngày 31/7/2020 - hả hê trước 8 án tù của 8 con người vô tội bằng tựa đề [5] "Âm mưu tổ chức biểu tình, tám đối tượng trả giá đắt" mà lại không hề hay biết chính họ đang cổ súy cho sự vi phạm điều 167 Bộ luật hình sự, dù phóng viên Di Lâm (viết bài) mang tiếng "nhà báo chuyên nghiệp" (!). Di Lâm và các ông (bà) nhà báo khác nên nhớ : Không được phép gọi "con người" là "đối tượng" - Một khái niệm vô nghĩa và cách gọi đó quả là sự nhạo báng Quyền Con Người tồi tệ nhất !

Sẵn đây, nhắc chung cho các ông (bà) mang danh nhà báo kể cả giáo sư - tiến sĩ các loại, quý vị ráng cố gắng dành chút ít thời giờ để ôn lại các khái niệm tiếng Việt, trau dồi thêm văn phạm tiếng Việt, cũng như "gia cố" nhân cách làm người trong tư cách một nhà báo.

Nhân quyền tại Việt Nam vẫn nằm trong nhóm cuối bảng của thế giới.

Tất nhiên, "tự do ngôn luận" hay "ngôn luận tự do" đều nằm trong khái niệm nhân quyền.

Và nhân quyền là... quyền con người (!)

Thật mỉa mai !

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 01/08/2020 (nguyenngocgia's blog)

---------------------

[1] htpps://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/dachieu/bao-dam-tu-do-ngon-luan-chu...

[2] htpps://kiemsat.vn/tu-do-ngon-luan-hay-ngon-luan-tu-do-de-xuyen-tac-kich...

[3] htpps://congly.vn/xa-hoi/doi-song/sinh-vien-bao-chi-can-phai-di-nhieu-do...

[4] htpps://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/8-members-of-constitutio...

[5] htpps://nld.com.vn/phap-luat/am-muu-to-chuc-bieu-tinh-8-doi-tuong-tra-gi...

Published in Diễn đàn

Tình trạng đàn áp tự do ngôn luận đáng báo động trong mùa dịch Covid-19

RFA, 03/06/2020

Bà Michelle Bachelet, Cao ủy viên Nhân quyền Liên Hợp Quốc (Liên Hiệp Quốc), bày tỏ lo ngại trước tình trạng đáng báo động về đàn áp tự do ngôn luận ở các khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, trong mùa dịch Covid-19.

Theo thông cáo báo chí của Liên Hiệp Quốc phát đi ngày 3 tháng 6, trong mùa đại dịch Covid-19, bà Bachelet cho biết đã chứng kiến sự kiểm duyệt thông tin chặt chẽ hơn ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, cùng việc bắt giam người dân khi họ lên tiếng chỉ trích chính phủ, hoặc chia sẻ thông tin, quan điểm cá nhân về đại dịch với cáo buộc cho việc loan truyền thông tin sai lệch thông qua báo chị và mạng xã hội.

ngonluan1

Chính quyền Việt Nam vừa bắt giữ nhà văn Phạm Thành, nhà báo Nguyễn Tường Thụy và nhà thơ Trần Đức Thạch (bìa trái sang). Photo : RFA

Cụ thể, các báo cáo từ nhà chức trách ở Việt Nam cho thấy đã triệu tập hơn 600 người dùng Facebook vì các bài đăng trực tuyến thông tin về dịch bệnh Covid-19. Nhiều người trong số họ đã bị xử phạt hành chính và bị đề nghị xóa bài viết. Tính đến thời điểm này, có ít nhất 2 người bị tuyên án hình sự vì đăng thông tin bị cho là sai lệch về dịch Covid-19 với mức án 9 tháng tù giam và phạt hành chính hơn 1,000 USD.

Thông cáo của Liên Hiệp Quốc nêu những lo ngại về mức độ nghiêm trọng trong việc đàn áp thông tin và việc tuyên án đối với các trường hợp liên quan đến quyền thực hiện tự do ngôn luận trực tuyến và ở đời thực.

Bà Michelle Bachelet kêu gọi chính phủ các quốc gia hãy để cho dân nước mình như các chuyên gia y tế, nhà báo, nhà hoạt động và người dân nói chung được tự do bày tỏ ý kiến về các chủ đề quan trọng đối với lợi ích công cộng.

********************

Ai bảo vệ những nhà báo chống tiêu cực tại Việt Nam ?

RFA, 02/06/2020

Đe dọa, khủng bố nhà báo

Phóng viên Nguyễn Vương của Báo VTC News, thường trú tại Huế, vào hôm 1/6 cho biết nhận cuộc gọi điện thoại từ ông Hồ Văn Hải, Tổng Giám đốc công ty Cổ phần Thiên An. Ông Hải đã đe doạ phóng viên Nguyễn Vương do viết bài phản ánh việc công ty làm lễ khởi công dự án sân golf khi chưa hoàn thiện các hồ sơ pháp lý được phê duyệt.

ngonluan2

Nhà báo Kiều Đình Liệu bị hành hung phải nhập viện ngày 26/9/19. RFA

Trong cùng ngày 1/6, Trưởng văn phòng đại diện Báo Nông thôn Ngày nay ở Hải Phòng, bà Vũ Thị Hải gửi đơn đến công an địa phương và các cơ quan báo chí phản ánh bị kẻ xấu khủng bố bằng cách đổ chất bẩn vào nhà rạng sáng ngày 31/5. Bà Vũ Thị Hải cho rằng việc làm này của kẻ lạ mặt nhằm mục đích đe doạ, khủng bố tinh thần, cản trở tác nghiệp báo chí của mình, vì thời gian gần đây bà và đồng nghiệp đã viết các bài phản ánh tiêu cực, sai trái ở một số đơn vị tại địa phương.

Đài RFA ghi nhận đây là hai vụ việc mới nhất được truyền thông quốc nội loan tin.

Trong năm 2019, vụ việc nhà báo Kiều Đình Liệu bị hành hung hồi cuối tháng 9 gây chú ý dư luận trong và ngoài nước. Nhà báo Kiều Đình Liệu bị nhóm 3 thanh niên đánh tại một quán cà phê đến mức phải nhập viện, sau khi ông phát hiện hai xe ô tô chở gỗ hộp lớn và đã gọi điện cho Hạt trưởng cùng Hạt phó Hạt kiểm lâm Đức Cơ, tỉnh Gia Lai để thông báo sự vụ.

Mặc dù, ngay sau vụ việc này xảy ra, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) ra thông cáo báo chí thúc giục giới chức Việt Nam phải tìm và trừng phạt những kẻ đã hành hung nhà báo Kiều Đình Liệu ; đồng thời mặc dù Công an thành phố Pleiku được nói là nhanh chóng vào cuộc điều tra nhưng cho đến nay vẫn chưa có công bố nào đến với công luận liên quan vụ việc được điều tra đến đâu.

Bên cạnh đó, hai vụ nhà báo bị thiệt mạng mà không rõ nguyên nhân là nhà báo Tôn Phúc của Tạp chí Dạy và Học Ngày nay và nhà báo Hải Đường của Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh cũng chưa được cơ quan chức năng thông báo về kết quả điều tra. Nhà báo Tôn Phúc được phát hiện chết, khi thi thể của ông được thấy trôi dạt gần khu vực bến phà Cát Lái, ở quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 8/2019. Còn nhà báo Hải Đường được tìm thấy xác trên sông Hồng hồi tháng 6/2018.

Từ Đà Nẵng, nhà báo Lê Hải lên tiếng với RFA về những vụ việc như vừa nêu xảy ra cho giới phóng viên, nhà báo tại Việt Nam :

"Thật ra việc đó ở Việt Nam là chuyện bình thường, chuyện xảy ra hàng ngày. Bây giờ người bảo vệ quan trọng nhất là người có tiền".

"Thế lực ngầm" khống chế truyền thông trung thực

Về cái chết của nữ nhà báo Hải Đường, Đài RFA từng được người trong giới xã hội cho biết là do doanh nghiệp gây ra và đút tiền cho chính quyền để làm ém nhẹm vụ việc, xác định nạn nhân chết là do ngạt nước và không phải điều tra.

Nhà báo Lê Hải nêu dẫn chứng về những thế lực khống chế truyền thông ở Việt Nam là những doanh nghiệp, là những nhóm lợi ích mà ông gọi là "người có tiền" có thể định đoạt số phận của nhà báo và thậm chí cả các cơ quan báo chí, truyền thông ở Việt Nam.

"Ví dụ như vừa rồi Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh đưa tin về Tập đoàn Sun Group thì sau đó bị Bộ Thông tin và truyền thông phạt 55 triệu và đình bản báo online 1 tháng. Dư luận cho rằng khi bài báo ra đời thì Tập đoàn Sun Group hoàn toàn không có ý kiến gì phản đối hết. Nếu như nói sai thì dứt khoát họ phải lên tiếng rồi, thậm chí họ kiện. Nhưng mà họ không kiện. Vậy lý do gì mà Bộ Thông tin và truyền thông lại phạt ? Việc này không theo một kiểu gì hết".

Từ Sài Gòn, nhà báo Nguyễn Ngọc Già tiếp lời liên quan vụ việc Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh :

"Câu chuyện của Tòa soạn Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh vừa rồi bị đình bản và bị phạt tiền vì đã dám động chạm đến Tập đoàn Sun Group thì nó vẽ lên cảnh chung của những người làm báo hiện nay ở một tình thế có thể nói rằng xã hội không còn phân biệt về lẽ phải, về đạo đức mà nó chỉ quan tâm đến tình trạng đó là sự thắng thua trên mặt trận thông tin truyền thông".

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già nhấn mạnh giới lãnh đạo trong Đảng cộng sản Việt Nam thao túng truyền thông, đặc biệt vào những dịp trước thềm Đại hội Đảng nhằm mục đích đấu đá quyền lực và lợi ích.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già nhận định tình hình của giới làm báo tại Việt Nam càng ngày càng tội tệ và trở nên càng nguy hiểm hơn :

"Báo chí của Việt Nam không tuân theo chuẩn mực của báo chí quốc tế. Thứ hai là không có luật pháp và thứ ba là bị chính trị hóa trầm trọng để phục vụ cho sự đấu đá của nội bộ người cộng sản Việt Nam, chứ cũng không phải phục vụ cho chế độ nữa. Bởi vì báo chí phục vụ cho chế độc độc đảng toàn trị thì nó cũng còn một chuẩn mực tối thiểu. Hiện nay báo chí bị dẫn đến một tình trạng hỗn loạn, hỗn mang và có thể nói là tình trạng hỗn độn. Người ta không biết một cái lề nào hết. Hồi trước còn gọi là ‘lề trái’, ‘lề phải’. Còn bây giờ coi như những nhà báo còn lương tri thì cảm thấy bế tắc và như là đi vào trong rừng rậm mà không có lối ra trong nghề làm báo".

Nhà báo được bảo vệ bởi ai ?

Nhà báo Lê Trung Khoa, Chủ bút của tờ Thoibao.de ở Đức từng phải trình báo với Sở Cảnh sát Berlin về việc ông bị dọa giết do đưa tin Chính quyền Việt Nam đứng phía sau vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc đưa về nước hồi năm 2018. Nhà báo Lê Trung Khoa cho RFA biết sau khi làm việc với phía Cảnh sát Đức thì ông được thông báo biện pháp bảo vệ cá nhân ông được nâng lên.

Còn tại Việt Nam, nhà báo Đỗ Cao Cường, từng bị dọa giết do đưa tin không qua kiểm duyệt về các vấn đề ô nhiễm môi trường, khẳng định nhà báo cất tiếng nói trung thực, phản ánh tiêu cực xã hội thì gọi nôm na là "một mình chống mafia" :

"Mình đang đấu tranh với sự thật thì mình có thể chống lại với tất cả, bao gồm cả nơi làm việc, cả doanh nghiệp, cả đồng nghiệp cho tới tất cả các mối quan hệ nữa. Để đi đến sự thật và bảo vệ những người yếu thế thì đôi khi mình chống lại tất cả đấy".

Hồi tháng 2 năm nay, gia đình ký giả Lê Hà, chủ kênh Tiếng Dân Tivi, một kênh Youtube độc lập lên tiếng đòi quyền lợi cho người dân, bị truy sát khiến mẹ và vợ ông phải nhập viện điều trị.

Vào tối ngày 2/6, Đài RFA liên lạc với ký giả Lê Hà để hỏi thăm thông tin về diễn tiến vụ việc vừa nêu và được ông cho biết :

"Tiến trình vụ án đó thì cơ quan điều tra của Công an tỉnh Tuyên Quang đang tiến hành các bước tố tụng theo quy định. Sắp tới đây chuẩn bị thực nghiệm điều tra để làm theo các bước tố tụng đó. Đối với gia đình của Lê Hà thì cơ quan Công an tỉnh Tuyên Quang đang thực hiện tiến trình đúng quy định".

Ký giả Lê Hà chia sẻ rằng tuy vụ việc gia đình ông bị truy sát được công an điều tra đúng quy định nhưng ông không thể phủ nhận tình trạng các nhà báo kể cả làm việc trong cơ quan báo chí quốc doanh hay nhà báo độc lập đều không được bảo vệ. Thậm chí, theo quan điểm cá nhân ông thì Chính quyền Việt Nam đã không tôn trọng và thực thi theo pháp luật và Hiến pháp Việt Nam lẫn những điều quy định về báo chí của Liên Hiệp Quốc trong việc bắt giữ và cầm tù giới cầm bút, như mới nhất là bắt giữ nhà thơ Trần Đức Thạch, nhà văn Phạm Thành và nhà báo Nguyễn Tường Thụy.

Những nhà báo cất lên tiếng nói trung thực ở Việt Nam, đất nước bị xếp vào vị trí thấp trong bảng tự do truyền thông thế giới, cùng khẳng định rằng dù bị đe dọa, hành hung, bắt bớ, tù đày thì họ vẫn phải làm tròn trách nhiệm của một nhà báo, như nhà báo Đỗ Cao Cường khẳng khái tuyên bố rằng "Giết tôi rồi hãy bắt tôi im lặng !".

Nguồn : RFA, 02/06/2020

*****************

Nhà báo liên tục bị đe dọa vì viết bài chống tiêu cực

RFA, 01/06/2020

Trong các ngày qua, một số nhà báo trong nước đã lên tiếng phản ánh việc họ và gia đình bị đe dọa vì đã có những bài viết phản ánh tiêu cực tại địa phương.

ngonluan3

Hình nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải trên trang đầu báo Thanh Niên hôm 13/5/2008 ở một sạp báo ở Hà Nội. Đây là hai nhà báo bị bắt giữ vì có bài viết phản ánh tham nhũng - AFP

Cụ thể, VTC hôm 1/6 cho biết phóng viên của báo này là Nguyễn Vương, thường trú tại Huế, cho biết nhà báo đáo nhận cuộc gọi điện thoại từ ông Hồ Văn Hải, Tổng Giám đốc công ty Cổ phần Thiên An, đe dọa phóng viên này vì đã viết bài phản ánh việc công ty làm lễ khởi công dự án sân golf khi chưa hoàn thiện các hồ sơ pháp lý được phê duyệt.

Theo VTC, sân golf do công ty Cổ phần Thiên An xây dựng ở thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế được khởi công hôm 30/5. Lễ khởi công sân golf có sự tham dự của lãnh đạo UBND thị xã Hương Thuỷ ; nguyên lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và nguyên lãnh đạo một số bộ ngành.

VTC đã phỏng vấn một lãnh đạo của tỉnh Thừa Thiên - Huế và được cho biết việc khởi công này là chưa phù hợp với quy định hiện hành.

Cũng trong ngày 1/6, báo Thanh Niên cho biết một nhà báo khác là bà Vũ Thị Hải, Trưởng văn phòng đại diện Báo Nông thôn Ngày nay ở Hải Phòng đã bị kẻ xấu khủng bố bằng cách đổ chất bẩn vào nhà.

Theo Thanh Niên, vào sáng ngày 1/6, bà Vũ Thị Hải đã có đơn gửi Công an Quận Hải An, Công an TP Hải Phòng và các cơ quan báo chí, phản ánh việc kẻ xấu vào rạng sáng ngày 31/5 đã đổ dầu luyn pha mắm tôm vào cửa căn nhà ở Hải Phòng mà bà Hải vừa chuyển nhượng cho người khác trong tháng 5.

Trong đơn của mình, bà Hải cho rằng kẻ lạ mặt đổ chất bẩn vào cửa nhà bà vào rạng sáng ngày 31/5 nhằm mục đích đe doạ, khủng bố tinh thần, cản trở tác nghiệp báo chí của mình.

Bà Hải cho biết, thời gian gần đây, bà và đồng nghiệp ở Hải Phòng đã viết các bài phản ánh tiêu cực, sai trái ở một số đơn vị tại địa phương. Ngoài ra, bà cũng viết trên trang Facebook cá nhân phản ánh một số chủ trương của chính quyền Hải PHòng như định giao 99 ha đất để thanh toán dự án BT, chi tiền hàng trăm tỷ đồng mua ấm chén tặng người dân nhân kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng Hải Phòng.

Published in Diễn đàn

Tự do ngôn luận trong cách hiểu của Tổng thống Donald Trump

Nhã Duy, 28/05/2020

Được thành lập ngay đầu thế kỷ 19, Học viện Quân sự West Point tại New York là một trong những học viện quân sự danh tiếng và lâu đời nhất thế giới. Hơn 200 năm qua, West Point đã từng đào tạo nhiều nhân vật nổi tiếng của nước Mỹ và thế giới, từ tổng thống, các tướng lãnh quân đội, viên chức chính phủ cao cấp cho đến phi hành gia, chủ tịch tập đoàn thương mại...

fact1

Hơn 200 năm qua, West Point đã từng đào tạo nhiều nhân vật nổi tiếng của nước Mỹ và thế giới

Khác với các viện đại học dân sự, kể cả khối Ivy danh giá như Harvard, Yale, Columbia..., sinh viên West Point được tuyển chọn có phần khác biệt. Họ là những thanh niên có ý chí và tinh thần kỷ luật cao, mang ý hướng phục vụ quốc gia mạnh mẽ khi chọn cuộc đời binh nghiệp. Bởi họ phải phục vụ quân đội tối thiểu là năm năm sau khi tốt nghiệp.

Năm đầu tiên được xem là một năm đầy thử thách cho các tân sinh viên. Sau sáu tuần huấn nhục quân sự, sinh viên West Point bắt đầu chương trình lý thuyết học đường. Một trong những điều bắt buộc cho sinh viên năm nhất của West Point là phải thuộc nằm lòng cuốn kiến thức tân binh 325 trang, gọi là The Bugle Notes.

The Bugle Notes được ví như là "Kinh Thánh Tân Binh" (Plebe Bible), bao gồm những kiến thức cùng vô số "fact" khác nhau, từ quân sự, vũ khí, danh ngôn, lịch sử, nguyên tắc ứng xử, cấp bậc, binh chủng, bài hát..., bắt buộc sinh viên phải thuộc lòng. Các sinh viên khóa trên hay sĩ quan huấn luyện có thể chặn các tân sinh viên để hỏi các điều trong sách bất cứ lúc nào.

Duty, Honor, Country - West Point Glee Club (Lyric Video)

Một điều khá thú vị khác về West Point là các tân binh mỗi ngày phải đọc báo New York Times, cũng để phải trả lời các tường trình, dữ liệu trong báo khi được hỏi. Một cách huấn luyện về "fact", về thời cuộc và những tường trình về nước Mỹ và thế giới từ một tờ báo uy tín và lâu đời của nước Mỹ.

Nhắc đôi chuyện trong chương trình huấn luyện của West Point để thấy học viện này xem trọng các "fact", huấn luyện nguyên tắc làm việc cho các sĩ quan tương lai của quân đội Hoa Kỳ là phải dựa vào sự việc và sự thật, dữ liệu và số liệu để đưa ra các phán đoán, quyết định trong suốt đời sống của họ sau này, từ trong quân đội cho đến đời sống dân sự khi xuất ngũ . Bởi "fact" là thực tế, là sự thật. Nó cần thiết không chỉ với sinh viên West Point mà cả cho nhiều người, nhiều lãnh vực khác nhau. Từ chính quyền, tập đoàn thương mại đến luật pháp, truyền thông báo chí...

Tự điển Oxford định nghĩa "fact" là điều được biết là đúng, đặc biệt khi nó có thể được chứng minh. Tổng thống Trump đi đánh golf khi người dân Mỹ bị chết đạt đến con số 100 ngàn người là "fact", là sự thật. Nó hoàn toàn khác biệt với ý kiến và nhận thức khi cho rằng đó là việc bình thường hay lỗi đạo theo từng quan điểm cá nhân. Nhưng dù mỗi người đều có quyền có ý kiến và nhận xét của riêng mình thì không thể có những "fact", những sự thật của riêng mình.

Tự thân của "fact" đã là câu chuyện mà không cần lập luận nhưng đã lập luận, cần phải có "fact", có dữ liệu, số liệu chứng minh hay đi kèm. Rất tiếc là những nguyên tắc căn bản này lại bị bỏ qua, trong thời đại thông tin và sự phát triển các phương tiện mạng xã hội khi mà vô số những ngụy tạo, bịa đặt, sự suy diễn vô lý vốn được gọi là "thuyết âm mưu" được phát tán bừa bãi.

fact2

Hãng Twitter vừa thêm đường dẫn kiểm chứng thực hư (fact-check) để cảnh báo người sử dụng với hai mẩu tweet sai lệch của tổng thống Trump - Ảnh minh họa

Xuất hiện trên mạng hiện nay là vô số bản tin, bài báo, clip thu hình... không có "fact" và dữ liệu, số liệu đi kèm hay bị sửa đổi theo ý đồ, mà không ít số này chỉ mang ý kiến, suy luận thiếu chứng cứ. Chúng được đón nhận, cổ vũ và phát tán từ một số người đọc dễ dãi. Bởi không ít người chỉ thích theo dõi những điều hợp với suy nghĩ hay chính kiến của mình, bất luận có chứng cứ hay không. Những người tự đánh mất quyền được biết sự thật của mình vì thành kiến. Đó là lý do những mạng xã hội như YouTube, Facebook, Twitter... đã gỡ bỏ vô số bản tin, video như vậy trong thời gian qua.

Và đó cũng chính là lý do mà hãng Twitter vừa thêm đường dẫn kiểm chứng thực hư (fact-check) để cảnh báo người sử dụng với hai mẩu tweet sai lệch của tổng thống Trump, cáo buộc thiếu chứng cứ việc bầu cử khiếm diện qua đường bưu điện trong đôi ngày qua. Lần đầu tiên Twitter làm điều này với Tổng thống Trump, người vốn không thiếu những tuyên bố hay tin nhắn phản khoa học, thiếu xác thực và lừa công luận kể từ khi nắm quyền. Đại loại như tuyên bố dịch bịnh sẽ tự biến mất đi như "phép màu" của ông. Và hơn hết, là dù không hề có bằng chứng về những điều Trump đưa ra nhưng chúng có thể ảnh hưởng, dẫn dắt đến hàng triệu người ủng hộ ông ta mà đến lúc Twitter cần phải có biện pháp với người sử dụng phương tiện và dịch vụ của họ.

Sự thật là sự thật, chúng không biến mất đi vì suy nghĩ hay diễn giải phi lý của Donald Trump hay người khác. Chỉ có qua câu chuyện về việc kiểm chứng thực hư "fact-check" này, người dân bỗng nghi ngờ hơn với sự hiểu biết về quyền tự do ngôn luận của người lãnh đạo nước Mỹ, vị tổng tư lịnh thiếu vắng những phẩm hạnh của những sĩ quan West Point tương lai được huấn luyện nguyên tắc sống rằng, "sẽ không nói dối, lừa đảo, trộm cắp hay dung túng cho những ai làm vậy" (A cadet will not lie, cheat, steal, or tolerate those who do).

Trump và người ủng hộ cho rằng Twitter đang "bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận", vốn được định nghĩa là quyền được biểu đạt ý kiến của người dân mà không bị chính phủ kiểm duyệt, ngăn cản hay trả thù. Nó được thiết lập trên mối quan hệ về quyền lực giữa nhà cầm quyền và người dân, không phải mối quan hệ dân sự bình đẳng. Twitter hay bất cứ trang mạng xã hội khác chỉ là những hãng tư nhân, có những nguyên tắc và luật lệ về việc sử dụng, được áp dụng với bất cứ ai, kể cả tổng thống mà thôi.

Nhưng việc Tổng thống Trump hăm dọa trả đũa hay đóng cửa các trang mạng xã hội, cũng như đã tấn công vào truyền thông báo chí trong vài năm qua, thì đó mới là vấn đề đàn áp quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của người dân. Nó cho thấy Tổng thống Donald Trump đã hiểu sai và đang đi ngược lại với Hiến pháp Hoa Kỳ. Chính vì vậy, cuộc chiến để bảo vệ Hiến pháp, những giá trị cùng nền tảng lâu đời của Hoa Kỳ và để bảo vệ những quyền phổ quát của người dân ngày lại càng cần thiết hơn bao giờ hết trong giai đoạn hiện nay.

Nhã Duy

(28/05/2020)

*********************

Bị Twitter cảnh báo, Donald Trump tố cáo can thiệp bầu cử

Thụy My, RFI, 26/05/2020

Twitter hôm qua 26/05/2020 đã cảnh báo thông tin sai lạc, dưới một tweet của tổng thống Mỹ. Đây là lần đầu tiên - từ trước đến nay mạng xã hội này chưa bao giờ dán nhãn cảnh báo đối với hàng ngàn bài viết của Donald Trump, cho dù ông thường tự do tweet mà không quan tâm đến sự thật. Bài bị cảnh báo liên quan đến việc bỏ phiếu qua thư, bị ông Trump coi là cách thức dễ dẫn đến gian lận.

twitter0

Biển quảng cáo Twitter, mạng xã hội ưa thích của tổng thống Donald Trump, trước thị trường chứng khoán New York, Mỹ, ngày 7/11/2013. Reuters - Lucas Jackson

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :

Khi tổ chức bầu cử qua thư, sẽ dẫn đến gian lận. Chúng ta sẽ không để cho đất nước bị hủy hoại bằng hệ thống tệ hại này". Tổng thống Donald Trump chiều hôm qua đã khẳng định như trên.

Ông Trump chỉ lặp lại lời tuyên bố vào buổi sáng cùng ngày trên Twitter. Nhưng một hàng chữ màu xanh theo sau một dấu chấm than đã hiện lên phía dưới dòng tweet của tổng thống Mỹ "Xem sự thật về bầu cử qua thư".

Theo đường dẫn này sẽ thấy thông tin là : "Ông Trump đưa ra tuyên bố không có căn cứ về việc bầu qua thư. Không có bằng chứng nào cho thấy cách bầu cử này dẫn đến gian lận. Bầu qua thư được nhiều bang sử dụng".

Mạng xã hội Twitter cũng ghi chú thêm, là ngược với những gì tổng thống khẳng định, California sẽ không gởi phiếu bầu cho tất cả những ai sống tại bang này.

Đây là lần đầu tiên tập đoàn ở California can thiệp để chỉnh lại những gì Donald Trump viết, cho dù ông có thói quen đưa những thông tin không cụ thể, và thường xuyên chuyển tiếp những tin thuộc loại thuyết âm mưu.

Tổng thống không ưa lời cảnh báo của mạng xã hội này. Ông tố cáo "Twitter can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2020", và nói thêm "Twitter bóp nghẹt tự do ngôn luận, tôi sẽ không để cho họ làm như vậy !". Thông điệp này tất nhiên được đăng trên tài khoản Twitter của ông Trump.

Hôm nay tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ "chấn chỉnh" hoặc "đóng" các mạng xã hội, cáo buộc những mạng như Twitter muốn "kiểm duyệt" tiếng nói của phía Cộng Hòa.

Khẩu trang : Biden chỉ trích Trump

"Ông ấy thật là khùng !". Hôm qua 26/05/2020, ông Joe Biden đã trả đũa như trên, sau khi bị ông Donald Trump chế giễu vì đeo khẩu trang.

Trong lúc việc mang khẩu trang hay không đã trở thành một hành động mang tính chính trị tại Mỹ, ứng cử viên Dân chủ sau hai tháng im hơi lặng tiếng, đã xuất hiện với chiếc khẩu trang màu đen, và thay ảnh đại diện che mặt trên mạng xã hội Facebook và Twitter.

Một hành động hoàn toàn đối lập với ông Trump, vốn luôn tránh xuất hiện trước công chúng với chiếc khẩu trang.

Thụy My

Nguồn : RFI, 27/05/2020

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2