Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Khi nỗ lực che giấu dịch bệnh không thành, Trung Quốc đã phải huy động toàn Đảng, toàn dân của nước này ra để ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. Tuy nhiên, cuộc chiến chống lại dịch bệnh không vì thế mà ngăn chặn cỗ máy đàn áp tự do ngôn luận của Trung Quốc hoạt động hết công suất.

bop1

Ảnh : Người dân Hong Kong đốt nến cầu nguyện cho BS Lý Văn Lượng, ngày 7/2/2020

Với tình hình dịch bệnh lây lan nghiêm trọng, Bắc Kinh càng tăng cường các biện pháp kiểm duyệt, theo dõi và giới hạn các quyền tự do vốn đã hiếm hoi tại đất nước rộng lớn này.

Khởi đầu cho chiến dịch kiểm duyệt này là ngày 1/1/2020 chính quyền Trung Quốc cho bắt bác sĩ Lý Văn Lượng, người đầu tiên cảnh báo về sự xuất hiện của một loại virus gây triệu chứng hô hấp cấp tương tự như SARS từ ngày 30/12/2019.

Tiếp đó, cảnh sát liên tục cảnh cáo, truy bắt tác giả của những thông tin về dịch bệnh không có lợi cho Đảng cộng sản Trung Quốc. Có ít nhất 40 người đã bị cảnh cáo, phạt và giam giữ hành chính và hình sự chỉ trong hai ngày 24 và 25/01. Một nguồn tin khác nêu lên một con số lớn hơn : 254 công dân bị trừng phạt hơn vì "truyền bá tin đồn" tại Trung Quốc từ ngày 22 đến 28/01.

Đến ngày 05/02, Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) tuyên bố sẽ trừng phạt "các trang web, các diễn đàn và tài khoản" nếu đăng những nội dụng "gây hại" và "reo rắc sợ hãi" liên quan đến dịch bệnh mới.
Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc nêu đích danh các công ty sở hữu 3 mạng xã hội Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc nêu đích danh các công ty sở hữu 3 mạng xã hội phổ biến nhất của Trung Quốc là Sina Weibo (với mạng xã hội kiểu Twitter tích hợp Facebook của Trung Quốc), Tencent (với ứng dụng tin nhắn và mạng xã hội WeChat) và ByteDance (với nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội TikTok) đồng thời cho biết sẽ tiến hành "kiểm tra chuyên đề" trong các diễn đàn của những nhà cung cấp này.

Trang web chia sẻ video tương tự Youtube của Trung Quốc là YY đã bị kiểm duyệt theo từ khóa.

Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc nêu đích danh các công ty sở hữu 3 mạng xã hội phổ biến nhất của Trung Quốc là Sina Weibo (với mạng xã hội kiểu Twitter tích hợp Facebook của Trung Quốc), Tencent (với ứng dụng tin nhắn và mạng xã hội WeChat) và ByteDance (với nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội TikTok) đồng thời cho biết sẽ tiến hành "kiểm tra chuyên đề" trong các diễn đàn của những nhà cung cấp này.

Nhóm nghiên cứu Citizen Lab theo dõi được tất cả những lần cập nhật danh sách từ khóa bị kiểm duyệt của YY từ tháng 02/2015 cho biết : mạng YY kiểm duyệt theo các từ khóa, được cập nhật hàng ngày, và có thể thay đổi theo "thời cuộc", để xác định xem một trong những từ khóa đó có nằm trong tin nhắn, trao đổi của người sử dụng hay không. Nếu có một từ nằm trong danh sách kiểm duyệt, tin nhắn đó sẽ không được gửi đi.

Những từ và cụm từ bị kiểm duyệt đầu tiên đều liên quan đến dịch viêm phổi Vũ Hán. Trên mạng YY, ngày 31/12/2019, một ngày sau khi bác sĩ Lỹ Văn Lượng và 7 người khác cảnh báo về dịch bệnh mới, mạng YY đã cập nhật thêm 45 từ khóa (tiếng Trung giản thể và phồn thể) vào danh sách đen, liên quan đến những từ miêu tả bệnh viêm phổi, địa điểm được cho là nơi phát tán dịch bệnh, các cơ quan địa phương Vũ Hán hay những cuộc thảo luận về những điểm tương đồng giữa dịch ở Vũ Hán với SARS.

Những cụm từ liên quan đến cách kiểm soát dịch bệnh, cách xử lý dịch bệnh ở Hồng Kông, Đài Loan, Macao, triệu chứng bệnh, thông tin liên quan đến bác sĩ Lý Văn Lượng… cũng luôn bị kiểm soát gắt gao nhất trên mạng xã hội này.

Ngoài ra, còn có 192 cụm từ khóa bị kiểm duyệt liên quan đến các nhà lãnh đạo cấp cao, cũng như vai trò của họ trong cách quản lý dịch, trong đó 87% cụm từ liên quan đến chủ tịch Tập Cận Bình.

Nhóm Citizen Lab cũng phát hiện 138 cụm từ khóa liên quan đến các cơ quan chính phủ và hoặc chính sách của chính phủ về quản lý dịch, trong đó 39% là những bình luận chỉ trích, lên án chính quyền trung ương và địa phương cũng như các các cơ quan chính phủ đã giấu và xử lý không tốt dịch.

WeChat ứng dụng nhắn tin có thị phần lớn nhất tại Trung Quốc thị bị kiểm duyệt từ máy chủ.

Mạng WeChat bị kiểm duyệt ở máy chủ, có nghĩa là tất cả các quy định để tiến hành kiểm duyệt đều nằm trên hệ thống máy chủ từ xa.

Khi một người sử dụng WeChat gửi cho người khác một tin nhắn chứa một từ khóa bị kiểm duyệt, tin nhắn đó được chuyển đến máy chủ của tập đoàn Tencent (công ty mẹ của WeChat), máy chủ này phát hiện xem tin nhắn có chứa những từ nằm trong danh sách đen hay không, trước khi gửi cho người nhận.

Theo kết quả thử của nhóm Citizen Lab (tiến hành từ 01/01 đến 15/02/2020 từ mạng của đại học Toronto), WeChat kiểm duyệt một thông tin nếu tin nhắn đó chứa những cụm từ, trong đó có một hoặc nhiều từ khóa trong danh sách đen.

Nhóm nghiên cứu của Citizen Lab thử nghiệm các cuộc trao đổi kín từ ngày 01/01 đến 15/02 và phát hiện 516 cụm từ khóa liên quan trực tiếp đến dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bị kiểm duyệt, trong đó số cụm từ bị kiểm duyệt tăng lên gần gấp 4 lần chỉ trong hai tuần đầu tháng Hai, từ 132 cụm từ lên thành 516 cụm từ.
Một số ví dụ của các cụm từ bị kiểm duyệt gồm "chính quyền địa phương + dịch bệnh + (chính quyền) Trung ương + che dấu" và "Vũ Hán + rõ ràng + virus + lây từ người sang người".

Vượt lên sợ hãi, người Trung Quốc đã sáng tạo những cách lách kiểm duyệt độc đáo để lan tỏa những thông tin trung thực, chính xác trong cộng đồng.

Một trong những nội dung mà chính quyền Trung Quốc quyết liệt ngăn chặn phát tán trong người dân là bài trả lời phỏng vấnz của bác sĩ Ai Fen, trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán, với báo Renwu ngày 10/03.

Nữ bác sĩ này kể lại việc cô chia sẻ với những người khác trong nhóm WeChat, trong đó có bác sĩ Lý Văn Lượng, về bệnh án một bệnh nhân bị viêm phổi do một loại virus, giống virus corona từng gây dịch SARS.

Để truyền tải bài phỏng vấn này, người sử dụng mạng WeChat đã sử dụng nhiều cách như cố tình gõ sai chính tả, hoặc thêm các hình biểu tượng cảm xúc. Thậm chí, họ viết ngược bài phòng vấn hoặc sử dụng ký hiệu morse.

Những fan của phim khoa học viễn tưởng thì dịch sang ngôn ngữ của người ngoài hành tinh. Ví dụ fan của phim Star Trek "dịch" toàn bộ bài viết ra klingon, ngôn ngữ tưởng tượng của tộc người ngoài hành tinh cùng tên.
Ông Henry Gao, giáo sư luật thương mại Trung Quốc tại Singapore nhận định : người sử dụng mạng internet dám đề cập nhiều hơn đến những chủ đề có nguy cơ bị kiểm duyệt. Từ tháng Giêng, rất nhiều người trong số họ sử dụng cách này để truyền tải thông tin, trong khi trước đó, chỉ có những nhà đấu tranh dân chủ mới dùng đến phương pháp này.

Giới nghiên cứu phương Tây cho rằng : dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đang làm dấy lên công phẫn trong một phần xã hội Trung Quốc, và trước hết họ đã thực hiện một cuộc "phản kháng trên mạng". Rõ ràng cuộc phản kháng này đang lan tỏa mạnh mẽ từng ngày trong cộng đồng mạng khiến chính quyền cộng sản vừa dốc sức chống dịch, vừa tăng cường trấn áp.

Tại Việt Nam, từ khi xuất hiện dịch bênh viêm phổi Vũ Hán, nhiều facebooker bị công an bắt, đưa về đồn hoặc về phường, phạt tiền hàng triệu đồng, với lý do "đưa tin sai sự thật".

Báo chí nhà nước đưa tin : Theo thống kê từ các cơ quan chức năng đăng, từ khi xuất hiện dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đến nay, trên không gian mạng đã có gần 300.000 tin, bài đăng trên các trang thông tin điện tử, blog, diễn đàn ; gần 600.000 tin, bài, video clip liên quan đến dịch bệnh đã đăng trên mạng xã hội. Trong đó có rất nhiều tin, bài có nội dung chưa được kiểm chứng, xuyên tạc, sai sự thật, thu hút hàng triệu lượt bình luận, chia sẻ.

Tính đến ngày 13/3, công an cả nước đã xác minh, làm việc với 654 trường hợp đưa tin sai sự thật ; xử phạt vi phạm hành chính hơn 146 người.

Đối với việc tung tin đồn thất thiệt, những người vi phạm chịu mức phạt 7,5/30 triệu đồng tùy mức độ
Ngày 3/2, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2020 (có hiệu lực từ tháng 4) về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện để thay thế Nghị định 174 nói trên. Theo luật mới, cá nhân có hành vi đưa tin sai sự thật, xuyên tạc gây ra hậu quả sẽ bị phạt tiền 20/30 triệu đồng.

Ngoài ra, Nghị định mới nêu rõ nếu cá nhân vi phạm hành vi này nhiều lần, không tuân thủ cam kết, gây nguy hiểm cho xã hội có thể bị xử lý hình sự.

Dư luận trong nước rất bất bình với hành động trên và cho rằng chính quyền đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật và nỗi sợ hãi của dân chúng để bóc lột tiền của người dân vốn đang rất khó khăn vì dịch bệnh.

bop2

Ảnh : Nhà báo Phạm Đoan Trang

Nhà báo Phạm Đoan Trang khẳng định việc làm sai trái của chính quyền cộng sản bằng bài viết có tên "ĐĂNG TIN KHÔNG ĐÚNG BỊ LÔI VỀ PHƯỜNG : VIỆC LÀM MẤT DẠY, KHỐN NẠN CỦA CHÍNH QUYỀN" trên facebook cá nhân.

Nhà báo cho rằng : Trên khía cạnh các nguyên tắc chung của luật pháp, việc làm của công an được gọi là hình sự hóa hoặc hành chính hóa một hoạt động dân sự. Còn nói một cách nôm na, dân dã cho dễ hiểu, thì hành động đem công dân về đồn/phường thẩm vấn, truy bức, đè ra phạt tiền, là việc làm mất dạy, khốn nạn của chính quyền khi đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết và tâm lý sợ hãi công an của dân chúng để bắt chẹt, bịt miệng họ, ngăn cản quyền tiếp cận và truyền bá thông tin, tạo ra tâm lý chủ quan mất cảnh giác trước dịch bệnh.

Cô cũng đồng thời lên tiếng giới báo chí trong nước thay vì thực hiện sứ mệnh phát hiện và lên tiếng trước những bất công, sai trái trong xã hội, phản đối việc làm sai trái của các cấp chính quyền thì lại có xu hướng ngược lại : gần như hô hào, cổ vũ, hay nói cách khác, là toa rập, đồng loã với hành động "hình sự hóa", "hành chính hóa" hoạt động dân sự.

Cô cho rằng : Trong mọi trường hợp, công chúng mới là lực lượng phán xét, và một tòa án độc lập, công minh là nơi phán xử cuối cùng đối với hành động "đưa tin sai", "tung tin đồn nhảm" của một nhà báo hay facebooker. Đặc biệt, công chúng luôn là người có thẩm quyền cao nhất trong việc đánh giá uy tín, tài năng, sự công chính… của một nhà báo hay facebooker.

Trong một nhà nước công an trị, bóp nghẹt tự do ngôn luận tự do thông tin của người dân, vi phạm nghiêm trọng những quyền cơ bản của con người thì mỗi người cần chủ động tìm kiếm, chia sẻ thông tin và tự bảo vệ mình trước dịch bệnh cũng như trước thủ đoạn thâm độc của chính quyền.

Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán một lần nữa đã lật tẩy bộ mặt của một nhà nước do Đảng cộng sản lãnh đạo chuyên dùng lực lượng công an để đàn áp người dân, một nhà nước theo đuổi sự tồn vong của Đảng cộng sản chứ không phải nhà nước "của dân, do dân và vì dân" như những điều mà Tổng bí thư đảng vẫn thường huyênh hoang tuyên truyền.

Thu Thủy (Thành phố Hồ Chí Minh)

Nguồn : Thoibao.de, 24/03/2020

Published in Diễn đàn

Bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang) một trong 8 bác sĩ đầu tiên lên tiếng báo động nguy cơ virus Corona chết người ở Vũ Hán từ tháng 12/2019, đã qua đời đêm thứ Năm 6/2/2020 vì lây nhiễm siêu vi nCov từ một bệnh nhân trong bệnh viện Vũ Hán.

yeu1

Nhiều người đặt vòng hoa thương tiếc cố bác sĩ Lý Văn Lượng - Courtesy of AFP

Nhiều người dân Trung Quốc bằng mọi cách thể hiện sự thương tiếc, ngưỡng mộ, thậm chí cả sự bất bình trước cái chết của vị bác sĩ nhãn khoa 34 tuổi này. Qua sự kiện này yêu cầu về tự do ngôn luận cũng được nêu lên, mặc dù chính quyền Trung Quốc quyết dập tắt.

Theo cảnh báo của bác sĩ Lý Văn Lượng thì Vũ Hán đang đối diện nguy cơ bùng phát dịch bệnh do một loại virus tương tự siêu vi SARS gây dịch hô hấp cấp dẫn đến tử vong hồi năm 2003 đã khiến 800 người thiệt mạng.

Thế nhưng 4 ngày sau, công an Trung Quốc đã mời bác sĩ Lý cùng nhóm bạn của ông đi làm việc với cáo buộc "gieo rắc tin đồn thất thiệt", "gây xáo trộn trật tự xã hội nghiêm trọng" . Đến ngày 10/1/2020, bác sĩ Lý bắt đầu ho khan, qua hôm sau trở sốt cao.

Ngày 30/1/2020 bác sĩ Lý được chẩn đoán dương tính với virus Corona chủng mới. Đến 10 giờ đêm 6/2/2020 bác sĩ Lý Văn Lượng thở hơi cuối cùng, để lại đằng sau một cảm giác tiếc thương lẫn bất bình trong dư luận quần chúng Hoa lục.

"Cái chết thương tâm của bác sĩ Lý Văn Lượng, được ca tụng là can đảm và anh dũng, là hậu quả của thái độ bất minh, bưng bít thông tin, che giấu sự thật của nhà cầm quyền Bắc Kinh" hoặc "Sự ra đi của bác sĩ Lý Văn Lượng, người đầu tiên cảnh báo về nguy hiểm cao độ của siêu vi Corona chủng mới, là biểu tượng của sự đòi hỏi tự do ngôn luận trong một chính thể chuyên chế như Trung Quốc" … là những status đọc được trên các trang mạng dân sự, cho thấy Bắc Kinh vừa phải vất vả đương đầu với dịch bệnh hô hấp cấp nCov vừa phải đối điện cao trào đòi tự do ngôn luận và cải cách chính trị hiếm thấy trước nay.

Vô cùng xúc động và suy nghĩ nhiều về cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng, là phát biểu của bác sĩ Nguyễn Đăng Phấn, Khoa Tiết Niệu bệnh viện Sài Gòn :

"Đúng thật thì nên để cho ông ấy nói ra mà đừng qui kết là ông ấy có ý đồ gì chứ. Có cái gì đó không rõ ràng ở phía chính quyền Trung Quốc, họ cứ mập mờ, lấp liếm và không tin ai".

Đối với kiến trúc sư Trần Thanh Vân, càng cấm đoán thì càng khiến tin tức, mà nhất là tin giả, lan nhanh hơn và được mọi người tin hơn :

"Về nguyên tắc thông tin phải tự do, phải chuẩn xác, càng cấm càng lắm chuyện. Không cấm thì đỡ có tin xấu, càng cấm càng tệ hại hơn. Trung Quốc là điển hình của sự gian dối, tôi từng sống ở Trung Quốc tôi biết quá, nó thành cái bệnh rồi. Gian dối là bệnh truyền thống của họ, không chỉ dịch cúm lần này mà cả nhiều chuyện khác, toàn là bịa hết, bịa ra anh hùng, nhiều chuyện vô lý lắm, đấy là điều rất đáng tiếc".

Hình ảnh tự chụp khi nằm trên giường bệnh của bác sĩ Lý, được phát đi trên Internet và Facebook, đã tác động mạnh đến cộng đồng mạng ở Trung Quốc. Ngay sau khi hay tin bác sĩ Lý Văn Lượng chết, một số các nhà trí thức Trung Quốc, qua mạng xã hội Weibo, cho đăng 2 lá thư công khai . Thư thứ nhất, có chữ ký của một giáo sư ở một đại học danh tiếng trên Bắc Kinh, đưa ra 5 yêu sách trong đó có yêu cầu lấy ngày 6 tháng Hai làm Ngày Tự do Ngôn luận Toàn quốc. Người dân Trung Quốc tin rằng bác sĩ Lý Văn Lượng chết ngày 6/2/2020 chứ không phải ngày 7/2 như thông báo của nhà cầm quyền. Thư này sau đó đã bị kiểm duyệt.

Bức thư ngỏ thứ hai trên Weibo, cũng bị kiểm duyệt, do 10 giáo sư đại học Vũ Hán thảo ra, cũng đòi hỏi tự do ngôn luận như quyền được ghi trong Hiến Pháp Trung Quốc. Thư kêu gọi Bắc Kinh phải công khai xin lỗi đối với các bác sĩ đã đưa ra lời báo động, phải công nhận bác sĩ Lý Văn Lượng là anh hùng quốc gia.

Trước đó nữa, Hashtags có tên Tôi Muốn Tự Do Ngôn Luận với trên 5 triệu lượt người truy cập vào xem, cũng bị xóa đi.

Bất kể nhà nước Trung Quốc bắt đầu nhận ra sự nguy hại khốc liệt của virus Corona chủng mới mà họ tưởng có thể khống chế được như đã ém nhẹm thông tin để trấn áp sự hoảng loạn của người dân, thực tế đây là cuộc khủng hoảng chưa thể chấm dứt mà e là còn bùng phát mạnh hơn, là nhận định của ông Tần Tiền Hồng (Qin Qianhong), giáo sư đại học Vũ Hán hôm 8/2 vừa qua, được trang Asia Times trích dẫn lại.

Báo chí nước ngoài như Reuters hay AFP đều bình luận gần giống nhau rằng chế độ Tập Cận Bình không bao giờ học được bài học từ dịch SARS lây nhiễm mạnh hồi 2002/2003. Khi đó Bắc Kinh cũng tìm cách ém nhẹm thông tin khiến bị thế giới chỉ trích. Hậu quả của thái độ che giấu đó khiến hơn 650 người chết, 8.000 người bị nhiễm bênh.

Nhà nghiên cứu Đông Nam Á, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, đã về Việt Nam trước Tết, trở lại Singapore khoảng tuần nay, phân tích tình hình nCov ở Trung Quốc mà ông theo dõi được tính đến lúc này :

"Họ che giấu sự thật vì nghĩ rằng có thể kiểm soát được bệnh dịch nhưng đã không kiểm soát được nên cuối cùng phải công bố thông tin.

Nhưng đến nay mà nói thì không biết thông tin ấy có phản ảnh đúng sự thật hay không, bởi quanh Vũ Hán và Hồ Bắc có nhiều thông tin khác nhau mà không kiểm chứng được, đấy là vấn đề rất lớn của Trung Quốc.

Chưa bao giờ người ta tin Trung Quốc vế mức độ minh bạch cả. Trong minh bạch thì có một phần rất quan trọng là phần tự do ngôn luận. Lần này phản ứng rất chậm của Trung Quốc với dịch Corona ở Vũ Hán thì hậu quả không thể nào kiểm soát được, tạo ra sự nghi ngờ rất lớn cho thế giới bên ngoài cũng như cho bản thân người dân Trung Quốc".

Vẫn theo lời tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, số người nghi nhiễm nCov ở Singapore tính đến ngày 11/2/2020 đã lên tới 45. Như vậy, ông nói tiếp, mức độ nguy hiểm của nCov ở Singapore so ra nhiều hơn và lớn hơn Việt Nam :

"Chính phủ Singapore không đi theo hướng che giấu thông tin. Là nước nhỏ và họ kiểm soát con người, kiểm soát lượng du lịch vào khá chặc chẽ. Nhưng người du lịch từ Vũ Hán đến Singapore khá đông, cho nên không thể kiểm soát dịch lây lan một cách thật tốt được. Mặc dù Singapore có một hệ thống phòng ngừa cũng như kiểm soát thực sự rất tốt nhưng rõ ràng cũng không thể kiểm soát nổi. Đến chiều hôm nay thì số người bị nhiễm là 44 trường hợp. Với một ỷ lệ dân số hơn 5 triệu mà số nhiễm hơn 3 lần Việt Nam thì đấy là điều không tích cực đối với Singapore".

Trung Quốc đối phó với dịch bệnh mà cứ như đối phó với một đối thủ chính trị, trong lúc thực tế chỉ cần công khai minh bạch thì mới có thể cùng toàn dân chống đỡ và dập dịch ngay trên đất nước của mình, là khẳng định của Facebooker, cựu tù nhân nhân quyền Nguyễn Ngọc Già :

"Tôi nghĩ vấn đề Corona đang bị chính trị hóa trầm trọng từ nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh. Họ cần chữa trị ngay bằng tự do ngôn luận, tự do báo chí và thông tin trung thực nhất về số người nhiễm bệnh và người chết".

Tính đến ngày 11/2, Bộ Y tế Việt Nam xác nhận có thêm một ca nhiễm virus Corona mới trên một cháu bé 3 tháng tuổi. Báo chí trong nước loan báo tin bé gái này bị lây từ bà ngoại, và bà ngoại bị lây bệnh từ con gái là một công nhân từ Vũ Hán trở về. Đây là ca lây nhiễm thứ 15 ở Việt Nam.

Trước khả năng có thể xuất hiệm thêm nCov chủng mới ở Vĩnh Phúc, Bộ Y tế Việt Nam cũng đề nghị tỉnh Vĩnh Phúc mở rộng vùng cách ly, lập danh sách cần cách ly.

Tin nói tại huyện Bình Xuyên, là tâm dịch của tỉnh Vĩnh Phúc, đã thiết lập 8 chốt kiểm tra thân nhiệt ở các ngả đường tại vùng có người bị nhiễm và có nguy cơ nhiễm virus corona.

Được hỏi về tình hình phòng chống và ngăn chận virus Corona của Việt Nam, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho biết :

"Hiện nay người dân Việt Nam bắt buộc phải tin vào hệ thống thông tin chính thống của Nhà Nước. Nhà Nước kiểm soát rất kỹ nhưng thông tin đó và tôi cũng chưa thấy một lý do gì để nói chính phủ Việt Nam lúc này bưng bít thông tin".Có điều chắc chắn vì sự chậm trễ của Trung Quốc cũng như sự chậm trễ của Tổ chức Y tế Thế giới vừa rồi nên là Việt Nam cũng bị chậm. Nhưng sau sự chậm trễ đó thì phải công nhận từ phía chính phủ và người dân và các địa phương Việt Nam là có những sự cố gắng đáng kể để ngăn chặn sự lây lan của dịch này".

Tại Hoa lục, tính đến ngày 11 tháng 2, số người chết vì mắc bệnh viêm phổi do virus Corona chủng mới gây ra chỉ trong 1 ngày đã lên thành số 108, nâng tổng số người chết ở đây từ đầu đợt dịch đến giờ là 1016 người.

Bên cạnh đó, số trường hợp dương tính với nCoV ở Trung Quốc đã vượt ngưỡng 40.000 người. Những con số này vượt xa số liệu bùng phát và lây nhiễm SARS năm 2002/2003, qua đó hơn 8.000 người mắc bệnh, 774 người chết trên toàn cầu.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 11/02/2020

Published in Diễn đàn

Trung Quốc : Corona, siêu vi tự do ngôn luận ?

Chủ đề chính của báo Pháp hôm nay vẫn là dịch viêm phổi mới hoành hành tại Trung Quốc và các hệ quả : Số người chết và bị lây nhiễm tăng vọt từng ngày, các cấp chính quyền nói nhiều nhưng bất lực, dân chúng nổi giận, thị trường chứng khoán dao động, quốc tế chuẩn bị di tản kiều dân và lần đầu tiên chế độ chuyên chế bị phê phán.

sieu1

Đường phố Vũ Hán vắng vẻ sau khi chính quyền tuyên bố cấm các phương tiện giao thông không thiết yếu lưu thông trong khu vực trung tâm, ngày mùng 2 Tết Nguyên đán Trung Quốc. cnsphoto via REUTERS.

Siêu vi Corona lan nhanh tại Trung Quốc. Chính quyền "tác chiến" trong thế hỗn độn. Lo sợ biến thành hoảng loạn tinh thần. Đây là cú "sốc" cho kinh tế Trung Quốc. Sàn giao dịch thế giới chao đảo. Doanh nhân Pháp tại Vũ Hán sợ tác động cho công việc làm ăn. Đó là một loạt tựa lớn trên trang nhất của Le Monde, Libération, Les Echos.

Tổng biên tập Hoàn Cầu Thời Báo chống kiểm duyệt thông tin

Vào lúc chính quyền trung ương chỉ đạo kiểm soát tình hình thì ở địa phương, chính quyền các thành phố lập hàng rào chống dịch trong hỗn loạn. Điển hình là ở Vũ Hán, trong số 11 triệu dân thì đã có 5 triệu người đi về quê. Chỉ trong vòng 2 ngày cuối tuần, số trường hợp lây nhiễm tăng gấp 4 lần, số tử vong tăng lên 5 lần. Nhưng thế nào là biện pháp "của trung ương" ? Le Monde mô tả : Truyền hình nhà nước cho thấy Tập Cận Bình triệu tập Bộ chính trị, chỉ đạo, còn 6 ủy viên ngồi ghi chép "tăng cường tập trung lãnh đạo và đoàn kết trung ương đảng".

Trong khi đó, chính quyền Vũ Hán bị tố cáo "che giấu, làm nhẹ khủng hoảng" vì nhiều lý do : vì sợ Tập Cận Bình, vì sợ gây hoảng loạn phải dẹp đại tiệc tân niên được chuẩn bị để phá kỷ lục về số món ăn thịnh soạn. Do vậy, chính quyền Vũ Hán cấm cơ quan y tế báo động công luận cũng như cấm báo chí loan tin. 

Ngay nhà báo Ngải Hiểu Minh, một nữ phóng viên làm phim tài liệu, dân Vũ Hán, có mặt tại địa phương từ tháng 12/2019 cũng chỉ nghe tin phong phanh. Đến khi Ngải Hiểu Minh được một người bạn cho biết trong bệnh viện nhân viên y tế "ngã bệnh hàng loạt" thì trên báo chí cũng chẳng có một dòng.

Nhà phân tích Alex Payet, chuyên gia về quyền lực tại Hoa lục cho rằng căn nguyên nguồn cội cũng từ bản chất chế độ độc tài. Cán bộ Đảng cộng sản Trung Quốc ở trong thế tế nhị : làm phiền Bắc Kinh vì một vấn đề nhỏ có thể bị trừng phạt, nói thật với dân thì sợ gây hoang mang trong mùa Tết. Làm gì cũng kẹt.

Không dám chỉ trích trung ương thì công kích chính quyền địa phương không tôn trọng quyền thông tin đa chiều. Đó là thái độ của Hồ Tích Tấn (Hu Xi Jin), chủ nhiệm tờ báo đảng Hoàn Cầu Thời Báo. Ông phê phán như sau : "Dịch truyền nhiễm này rất giống dịch SARS năm 2003. Họa này lẽ ra không thể xảy ra ở một nước như Trung Quốc, nơi mà y học phát triển rất tốt và có tổ chức xã hội vững chắc. Theo tôi, cơ quan hành chánh quản lý y tế có trách nhiệm. Nhưng còn nguyên nhân sâu xa hơn nữa là khả năng đối trọng của truyền thông đã bị suy giảm". Hồi Tích Tấn không ngần ngại tuyên truyền, trên blog, chống Bộ Công an, dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, kềm kẹp giới phóng viên nhà báo Trung Quốc. Ông được 87 ngàn người chia sẻ, ưa thích.

Bắc Kinh đang đánh cược uy tín

Các bài xã luận cũng cùng một chiều hướng phê phán. Le Monde nhận định "Trung Quốc chưa thuộc bài học dịch viêm phổi cấp tính 2003". Les Echos thì cho là Bắc Kinh đang đánh cược uy tín trên trường quốc tế.

Thị trường chứng khoán Châu Âu mất điểm 2%, giá dầu hỏa xuống dưới ngưỡng 60 đô la mỗi thùng, nhiều lĩnh vực kinh tế Trung Quốc bị tác hại mạnh vì siêu vi Corona : giao thông bị đình đốn, du lịch tê liệt, hoạt động thương mại, văn hóa, giải trí bị gián đoạn, Les Echos đưa một danh sách khá dài. Bài xã luận của nhật báo kinh tế nêu lên những thách thức của Đảng cộng sản Trung Quốc không phải chỉ về mặt y tế mà còn liên quan đến uy tín của nước Trung Hoa. Là lãnh đạo đầy quyền uy, Tập Cận Bình phải chứng tỏ đủ sức ngăn chận dịch bệnh đe dọa hàng chục triệu người, một cuộc chạy đua với thời gian vô cùng khó khăn vì cán bộ địa phương phản ứng chậm.

Thế mà Tập Cận Bình đang đứng trước một loạt thách đố lớn cùng một lúc từ cuộc nổi dậy tại Hồng Kông, tình hình kinh tế tăng trưởng chậm lại và thương chiến với Donald Trump. Trong "cuộc chiến chống siêu vi", chủ tịch Trung Quốc còn phải chứng tỏ là một người công khai, minh bạch, một thói quen mà ông không có. Đã vậy, Trung Quốc không phải một mình lãnh đòn siêu vi. Trong thời đại toàn cầu hóa, cả thế giới cũng bị thách đố. Pháp, Mỹ, Anh đã quyết định di tản kiều dân.

Bi kịch chống dịch : Quan chức đeo ngược khẩu trang

Phản ứng lúng túng, minh bạch nửa mùa của ban lãnh đạo Trung Quốc bị phê phán là "cội nguồn" của bi kịch cười ra nước mắt. Libération tường thuật qua bốn trang báo.

Được chỉ định làm "tư lệnh" lực lượng đặc nhiệm chống dịch, thủ tướng Lý Khắc Cường, trong bộ áo, mũ, khẩu trang chống trùng, chọn một bệnh viện ở Vũ Hán để chuyển "lệnh quyết chiến" của lãnh đạo số một. Thế nhưng, trong cuộc họp báo, tỉnh ủy Hồ Bắc ấp úng không biết tỉnh nhà làm được bao nhiêu khẩu trang, 18 tỷ, 1,8 tỷ hay 18 triệu. Trong khi đó, thị trưởng Vũ Hán lại đeo ngược khẩu trang. Những hình ảnh này biến thành đề tài chế giễu của dân Hoa lục.

Trong bài xã luận "sư phạm", Libération bi quan : Khi xảy ra đại dịch, giới chuyên gia sợ nhất hai nguy cơ : chính quyền không nhìn nhận sự thật và sau đó phản ứng quá trớn.

Theo nhật báo thiên tả, cái khó của chính quyền Trung Quốc là nói thật liệu có ai tin hay không ? Làm sao bây giờ, vì đó là chế độ độc tài chuyên chế. Tại Hoa lục, có hai đối tượng làm người dân luôn đề cao cảnh giác, để có thể sống còn : chính quyền và người láng giềng sát vách. Cho đến hôm nay, một số tín hiệu cho thấy chính quyền Trung Quốc có ít nhiều minh bạch nhưng nguy cơ dân chúng hoảng loạn chưa thể loại trừ. Các biện pháp đối phó làm hoảng loạn tinh thần chính là yếu tố thuận lợi cho dịch lan rộng.

Trung Đông : còn chỗ nào cho Palestine lập quốc ?

Chủ đề chính trị quốc tế được chú ý nhất là kế hoạch hòa bình Trung Đông của tổng thống Mỹ Donald Trump và chuyến đi vận động công luận Châu Âu của lãnh đạo đối lập Venezuela Juan Guaido.

Liệu kế hoạch hoà bình của Mỹ có thể áp dụng tại Trung Đông ? La Croix mời hai giáo sư chính trị học Paris góp ý. Đối với giáo sư Xavier Guignard, vì Israel và Palestine ngưng đối thoại từ 12 năm nay, vì Châu Âu ủng hộ một nước Palestine nhưng nói mà không làm, cho nên tổng thống Mỹ phải nhảy vào khoảng trống chính trị này. Kế hoạch của Donald Trump xuất phát từ nhận xét thực tế : Israel đã đóng đô ở Jerusalem, đã kiểm soát tất cả các thành phố lớn nhỏ khác… còn chỗ nào để lập quốc Palestine ? Câu hỏi duy nhất hiện nay là tương lai người Palestine ra sao ? Nhưng có ai quan tâm đến họ đâu.

Giáo sư Bertrand Badie cũng nhìn nhận kế hoạch này đã được Washington chuẩn bị từ 12 năm nay. Donald Trump đưa ra vào lúc này rất có thể là một công đôi ba việc : chứng tỏ ông can đảm hơn những người tiền nhiệm, tranh phiếu cộng đồng Do Thái và phục vụ nhu cầu địa chính trị thành lập một trục "thân Israel, chống Iran" trong khu vực.

Tuy nhiên, chính ở điểm này, kế hoạch của Washington có thể gặp khó khăn : hai đồng minh Saudi Arabia và Jordan không ủng hộ.

Venezuela : Maduro "liên kết với mafia"

Liên quan đến tình hình bế tắc ở Venezuela, Le Monde dành cho lãnh đạo đối lập một bài phỏng vấn dài nhân dịp ông đến Paris. Theo Juan Guaido, phương trình duy nhất để giải quyết khủng hoảng hiện nay là bầu cử tổng thống một cách dân chủ và minh bạch. Vấn đề là ông không ngờ Nicolas Maduro bằng mọi giá bám lấy quyền lực, kể cả nhượng quyền lợi kinh tế cho xã hội đen để có tiền chi trả cho dân quân đánh thuê bảo vệ chế độ. Cụ thể là giết thổ dân, chiếm đoạt đất đai khai thác mỏ vàng, kim cương, coltan …

Kết thúc điểm báo hôm nay với hai tin liên quan đến Pháp : Nạn thất nghiệp giảm mạnh trong năm 2019. Tin vui thứ hai là có thêm ba nhà hàng tại Pháp được cẩm nang ẩm thực Michelin chấm điểm "ba sao", trong đó có đầu bếp Nhật nổi tiếng Kei Kobayashi.

Tú Anh

Published in Quốc tế

Bị Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) xếp vào danh sách những quốc gia có chế độ kiểm duyệt báo chí và internet nghiêm ngặt nhất, không ngạc nhiên gì khi trong báo cáo mới nhất của mình, CPJ đã xếp hạng Trung Quốc đứng đầu danh sách các quốc gia bỏ tù ký giả nhiều nhất, với ít nhất 48 ký giả đã bị bắt và bỏ tù trong năm 2019 này.

ngonluan2

Chủ tịch Tập Cận Bình và tự do ở Hong Kong - Tranh biếm họa của họa sĩ Rebel Pepper

Trong vài chục năm qua, chế độ kiểm duyệt và tự kiểm duyệt tại Hoa Lục đã rất nghiêm ngặt. Nguyên tắc "Ba T", tức Tibet, Tienanmen và Taiwan, liên quan đến Tây Tạng, Thiên An Môn và Đài Loan là những vấn đề cấm kỵ. Thời gian qua, danh sách cấm kỵ này còn thêm vào vô số điều, từ Pháp Luân Công cho đến người Duy Ngô Nhĩ và mới nhất là Hồng Kông. Đưa tin về Hồng Kông là một rủi ro lớn. Hồi tháng Mười vừa qua, Trung Quốc đã bắt giữ một ký giả tự do chuyên viết các phóng sự điều tra là Sophia Xueqin ngay sau khi cô này tường thuật trên blog của mình về cuộc tuần hành của giới trẻ Hồng Kông bằng chính trải nghiệm tham gia cá nhân ngay trên đường phố Hồng Kông.

ngonluan3

Người biểu tình đòi dân chủ cho Hong Kong hôm 26/11/2019 AFP - Hình minh họa.

Những cuộc bắt giữ này đã liên tục gia tăng từ khi Tập Cận Bình thu tóm quyền lực và gia tăng việc kiểm soát truyền thông và internet. Từ sách báo, truyền hình, phim ảnh, âm nhạc cho đến trò chơi điện tử, đặc biệt là các trang mạng xã hội. Hàng ngàn trang mạng lớn và được đông đảo người khắp thế giới sử dụng như Google, Facebook, YouTube, Twitter... đều bị chặn tại Hoa Lục. Việc kiểm duyệt không chỉ trong mục đích chính trị mà còn để kiểm soát và tuyên truyền những gì nhà cầm quyền muốn người dân nghe-đọc và biết đến.

Không bỏ tù được các ký giả ngoại quốc của các hãng tin quốc tế đang thường trú tại Bắc Kinh, cách Trung Quốc vẫn hay áp dụng là trục xuất hay không tái gia hạn visa với những ký giả vi phạm sự kiểm duyệt. Trong năm nay Bắc Kinh đã không tái cấp visa cho một số ký giả của New York Times, Bloomberg, WSJ... sau khi các tờ báo này đăng vài bài báo liên quan đến sự giàu có của các gia đình lãnh tụ Trung Quốc hay liên quan đến thân nhân, bà con của Tập Cận Bình.

Chế độ kiểm duyệt, trấn áp quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận cùng quyền biểu đạt của người dân của mình vốn được áp dụng khắt khe trong các thể chế cộng sản và độc tài từ lâu. Nhưng không dừng ở đó, hiện nay Trung Quốc đang đưa chế độ kiểm duyệt này ra tận nước ngoài, đến các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thế giới trong những năm qua.

Như vài năm trước, Yun Shen - một đoàn ca vũ nhạc thường lưu diễn khắp nước Mỹ và thế giới và bị Trung Quốc xem là thuộc nhóm Pháp Luân Công, đã từng bị một nhà hát của Moldova - một quốc gia Đông Âu thuộc Liên Bang Xô Viết cũ bất ngờ hủy sô không báo trước ngay trước giờ trình diễn. Sự việc tương tự đã xảy ra tại Đan Mạch, điều mà sau đó một ký giả đã điều tra được là chính Đại sứ quán Trung Quốc đã làm áp lực với các nhà hát này để hủy bỏ các sô diễn của Yun Shen.

ngonluan5

Yun Shen - một đoàn ca vũ nhạc thường lưu diễn khắp nước Mỹ và thế giới và bị Trung Quốc xem là thuộc nhóm Pháp Luân Công - Ảnh minh họa 

Mới hồi tháng Tám, Bảo Tàng Viện Quốc Gia Victoria tại Úc cũng đã hủy sô diễn của nữ ca sĩ Hồng Kông Denise Hà Vận Thi, một trong những nhà tranh đấu mạnh mẽ tại Hồng Kông hiện nay với "lý do an ninh" được đưa ra. Denise chỉ trích là bảo tàng viện này đã "tự kiểm duyệt" trước Bắc Kinh. Denise cũng từng bị hãng mỹ phẩm Lancome của Pháp hủy bỏ giao kèo tài trợ sau khi cô bị Bắc Kinh đưa vào danh sách đen.

Việc kiểm duyệt và áp lực này lan sang đến Mỹ cùng các quốc gia tự do. Đầu tháng Mười vừa qua, sau mẩu tweet nhắn hàng chữ ủng hộ người biểu tình Hồng Kông từ tổng quản trị Daryl Morey của đội bóng rổ nhà nghề Houston Rockets, một chiến dịch tấn công Daryl đã được phát động rầm rộ trên các phương tiện truyền thông cùng các trang mạng xã hội tại Hoa Lục. Truyền hình, các liên đoàn thể thao, các nhà tài trợ, quảng cáo tại đây tuyên bố ngưng hợp tác với Houston Rockets và Liên Đoàn Bóng Rổ Quốc Gia Hoa Kỳ (NBA), không phát sóng các trận đấu NBA. Phản ứng này buộc NBA phải ra thông cáo chống chế, xin lỗi vụng về, dẫn đến việc một số nhà lập pháp và cổ động viên thể thao tại Mỹ đã lên tiếng chỉ trích thái độ của NBA.

ngonluan4

Người dân cầm tấm ảnh ủng hộ cầu thủ người gốc Thổ Nhĩ Kỳ chơi cho Arsenal, Mesut Ozil, trong một cuộc biểu tình ở Istabul hôm 4/12/2019 AFP - Hình minh họa.

Và mới trong tuần qua, sự việc đã tái diễn với cầu thủ người Đức Mesut Ozin, vốn là một tuyển thủ Hồi Giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ đang chơi cho câu lạc bộ ngoại hạng Arsenal của Anh. Sau khi Mesut gởi ra tin nhắn chỉ trích Trung Quốc đã ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ, anh đã lại bị cộng đồng mạng và báo chí Hoa Lục tấn công dữ dội, dù Bắc Kinh chưa có thông báo chính thức về việc trả đũa Mesut và CLB Arsenal như thế nào, có giống vụ NBA hay không.

Từ việc kiểm duyệt người dân trong nước, rõ ràng Trung Quốc đang ngày càng muốn kiểm duyệt cả quyền tự do ngôn luận của cộng đồng thế giới. Trung Quốc từng buộc Hollywood cũng như các hãng dĩa âm nhạc phải thay đổi kịch bản, lời thoại, diễn xuất nếu bị xem không đúng theo đường lối của họ để được công chiếu hay trình diễn tại đây.

Trung Quốc đang tái hiện một chủ nghĩa thực dân văn hóa khi áp đặt nền văn hóa kiểm duyệt lên cộng đồng quốc tế, dùng kinh tế như phương tiện kiểm soát và cưỡng chế công dân, doanh nghiệp, truyền thông, kỹ nghệ giải trí của nước khác. Thậm chí ở cấp quốc gia như vụ Moldova, Đan Mạch nói trên hay thái độ "tự kiểm duyệt" của các nước nhỏ, như việc Campuchia từng bắt giữ những người biểu tình chống Trung Quốc xây đập thủy điện hay Việt Nam cấm người dân của mình bày tỏ thái độ chống Trung Quốc.

Không phải cộng đồng quốc tế không nhận biết ý định của Trung Quốc, nhưng nó là bài toán khó cho các doanh nghiệp đơn lẻ. Đôi tháng trước, những nhà sản xuất phim hoạt họa truyền hình nhiều tập South Park đã ra tập phim "Ban Nhạc Trung Hoa" (Band of China) để giễu cợt việc kiểm duyệt truyền thông tại Trung Quốc cũng như chỉ trích thái độ thỏa hiệp của kỹ nghệ giải trí muốn làm hài lòng Bắc Kinh, dù họ biết rằng phải trả giá cho điều này. Trên thực tế, loạt phim truyền hình này đã bị cấm cửa và cái tên South Park đã lập tức bị xóa bỏ trên hầu hết các trang mạng xã hội tại Hoa Lục.

ngonluan1

Loạt phim truyền hình "Ban Nhạc Trung Hoa" đã bị cấm cửa và cái tên South Park đã lập tức bị xóa bỏ trên hầu hết các trang mạng xã hội tại Hoa Lục.

Thái độ ngang ngược của Trung Quốc khi muốn chứng tỏ một dạng "quyền lực mềm" qua việc kiểm duyệt này cần bị lên án và phải có biện pháp ngăn chặn. Bởi đó là hành động sách nhiễu và vi phạm nhân quyền. Nhượng bộ trước sự kiểm duyệt, lấn lướt của Trung Quốc có thể giữ được những mối lợi kinh tế nhất thời nhưng về lâu dài, nó giết chết những giá trị và tinh thần của xã hội dân chủ, tạo ra sự phụ thuộc vào chính sách tuyên truyền của Trung Quốc.

Chính lẽ đó, những chính sách đối ngoại, giao thương với Trung Quốc không chỉ dừng lại ở những thoả thuận trong vấn đề mua bán, đổi chác thương mại mà còn là việc nước Mỹ cùng thế giới tự do sẽ bảo vệ người dân và doanh nghiệp của mình như thế nào trước thái độ kiểm duyệt văn hóa và chính trị của Trung Quốc ngay chính trên lãnh thổ mình.

Đinh Yên Thảo

Nguồn : RFA, 19/12/2019

Published in Diễn đàn
vendredi, 14 juin 2019 16:51

Úc có tự do ngôn luận không ?

Tuần trước, nói chuyn vi mt người bn, ch cho biết bn ca chng ch va mi sang du lch Úc. Mt s hin đang là đng viên và gi vai trò cao cp trong chính quyn Vit Nam. H cho ch biết qua đây ri nói chuyn chính tr sướng quá, thoi mái quá, phê bình ai cũng được. Vit Nam h có mun nói cũng không dám !

uc1

Bản đ xếp hng t do báo chí ca Freedom House. Hình minh ha.

Tự do ngôn lun ti Úc, nghe qua câu chuyn này, tưởng như thế là tuyt vi ri ! Thế nhưng, cũng trong tun qua, t do ngôn lun có v đang b tn công, thách thc.

n tun qua, gii truyn thông Úc đã đồng lot mnh m lên tiếng phn đi cơ quan công quyn Úc v các v đt nhp khám xét hai cơ quan truyn thông ln ABC và News Corp. Cơ quan công quyn đây chính là Cnh sát Liên bang Úc AFP. V khám xét đu tiên xy ra ti tư gia ca ký gi Annika Smethurst thuộc News Corp vào th Ba 4 tháng Sáu. V th hai xy ra ngày hôm sau, th Tư 5 tháng Sáu, ti cơ quan truyn thông ABC.

Hai sự kin này hin nhiên xy ra công khai. Thông cáo báo chí ca AFP cho biếvụ ngày 4 tháng Sáu liên quan đến mt cáo buc v vic tiết l thông tin v an ninh quc gia mt cách trái phép, mà thông tin này được phân loi là mt, và vì như thế nên nó có kh năng phá hoại nn an ninh quc gia. AFP cũng cho biếvụ ngày 5 tháng Sáu liên quan đến vic ph biến tài liu được phân loi, trái vi quy đnh ca Đo lut Ti phạm 1914. V th hai là do s gii thiu/đ ngh t B Quc phòng Úc ngày 11 tháng By năm 2017. AFP cho biết hai s kin này không liên quan vi nhau, và AFP không d trù bt giam bt c ai khi tiến hành các v khám xét này. Sau khi b phn đi d di t cng đng truyn thông, t ký gi cho đến gii điu hành/lãnh đo, cũng như các lut gia chuyên môn v t do ngôn lun và truyn thông, AFP tung ra mthông cáo báo chí thứ hai vào chiều ngày 5 tháng Sáu, đ minh đnh hu rng đường dư lun. AFP cho biết các hành đng trên là do các cơ quan công quyn khác đ ngh, h ch thi hành công v mt cách đc lp và không thiên v, và h không nhn ch thị nào từ chính quyn đương nhim. H minh đnh các B trưởng trách nhim trc tiếp hay Th tướng Úc cũng không được biết trước khi cuc khám xét xy ra. AFP bin minh rng đây ch là mt phn trong tiến trình điu tra đ tìm hiu làm sao các thông tin mt được tiết l, và khi các thông tin này lt vào tay mt người khác, mt ký gi hay mt cơ quan truyn thông, thì nhng người này có được quyn ph biến rng rãi không, và nếu không thì h đã phm vào các quy đnh hay điu lut nào, v.v…

Dù lý do có chính đáng và lời gii thích có hp lý bao nhiêu, cng đng truyn thông Úc, và nhiu nơi trên thế gii, cũng đng lot mnh m lên án hành đng này.

Phát ngôn viên của News Corp cho rằng đây là hành động nguy him nhm gây hoang mang/lo s cho gii ký gi và các phòng thu thp tin tc khp Úc bi vì ký gi Annika Smethurst tiết l d đnh ti mt ca chính quyn cho phép giới tình báo mng ca Úc các quyn hn chưa tng có trước đây. Tim Singleton Norton, Giám đc ca t chc Quan sát Quyn Đin t (Digital Rights Watch) nhận đnh : "Đây là một s lm dng thô bo đi vi quyn lc an ninh quc gia - s dng nó đ cng c văn hóa bí mt và thiếu trách nhim trong gung máy thc thi pháp lut ca chúng ta."

Trường hp ca ABC liên quan đến hai phóng viên Dan Oakes và Sam Clark, dựa trên các tài liu mt được tiết l. Hai phóng viên đưa ra nhng cáo buc v s giết hi (thường dân, kể c đàn ông và bé trai không vũ trang) bt hp pháp và hành x sai trái do quân đi đc nhim ca Úc gây ra ti Afghanistan. Liền sau đó Giám đc Điu hành ca ABC ông David Anderson nhn xét đây là trường hp "rt bt thường đ mt cơ quan truyn thông quc gia b khám xét như thế này". Ông Anderson nhn đnh rng các biến chuyn như thế là rt nghiêm trng, nó đưa ra các quan ngại chính đáng v t do báo chí/truyn thông, và tác đng đến s giám sát nghiêm minh đi vi các vn đ an ninh quc gia và quc phòng. Ông Anderson thng thn cho biết lp trường ca ABC là đng v phía các phóng viên, s bo v các ngun tin của mình, và s tiếp tc đưa tin tc và báo cáo mà không s hãi hoc thiên v v vn đ an ninh và tình báo khi nhng điu đó mang li li ích cho công dân. Đi xa hơn, Ch tch ca Ban Điu hành ABC, bà Ita Buttrose, người được Th tướng Scott Morrison b nhim vào đu năm nay, bày t s quan tâm sau xa sau hai cuc khám xét trên. Bà Buttose cho rằng hành động này "rõ ràng được thiết kế đ gây quan ngi" cho ABC và các phóng viên ca mình. Bà Buttose cho biết bà đã gi đin thoi bày tỏ quan đim ca mình vi B trưởng Truyn thông Úc Paul Fletcher vào th Năm ngày 6 tháng Sáu, mt ngày sau v khám xét. Bà Buttrose cho biết "Mt cơ quan truyn thông không b can thip (t do đc lp) là quan trng đi vi các din ngôn công cng và với nn dân ch. Đó là cách mà công dân Úc được thông báo v thế gii và tác đng ca nó đến cuc sng hàng ngày ca h."

Trong tuần qua, hàng trăm bn tin, bình lun và phân tích thuc đ mi th loi khác nhau trên mi cơ quan truyn thông khác nhau đã không ngng lên tiếng v s kin này. Các áp lc lên AFP nói riêng, cũng như các cơ quan công quyn và chính quyn v an ninh quốc phòng và các lut pháp cn phi điu chnh li đ bo v ký gi và ngun tin ca h, đã làm cho chính quyn không th tiếp tc im tiếng trong vic này, dù có mun. B trưởng Truyn thông Fletcher rt cucông bố chính thc quan điểm ca ông rng t do báo chí/truyn thông là "nguyên tc nn tng" ca chính quyn hin nay. Trước đó, ông Morrison đng ý tự do truyn thông là quan trng nhưng ông cũng nhn mnh không ai được đng trên pháp lut. Hôm qua 11 tháng Sáu, bà Buttrose và ông Anderson đã gp Th tướng Morrison và B trưởng Truyn thông Fletcher đ đi thoi vi nhau v s kin này. Bà Buttrose cho biếcuộc trao đi này mang tính xây dựng và rt là hiu qu.

Ông Fletcher và Thủ tướng Morrison đang chu áp lc m ra mt cuc điu tra v hai v khám xét va ri, và làm thế nào đ sa đi lut đ bo v ký gi khi h đang thi hành công v đ đưa thông tin quan trng và cn thiết đến người dân, mà vn bo v các ngun tin và nhng người t giác/thi còi (whistleblower). Không th s dng chiêu bài an ninh quốc gia đ ngăn chng thông tin, bi vì người dân cn biết chính quyn đi din h làm đúng hay sai, và ưu tiên hàng đu phi là người dân có quyn được biết đến các vn đ ca đt nước, trong đó truyn thông đóng vai trò quan yếu. Nếu lut hin hành không đáp ng được các nhu cu cơ bn này thì nó cần phi sa đi, theo quan niệm ca nhiu chuyên gia thuc đ mi lĩnh vc khác nhau, k c v lut.

Sự cân bng gia t do ngôn lun (đc bit được th hin qua truyn thông bng nhng gì h đưa tin, dù là tin mt đi na) và vn đ an ninh quc phòng (và tình báo đ quyn li quc gia không b phá hoi) là vn đ tinh vi, phc tp và khó khăn, nht là trong thời đi chính tr quyn lc/Chiến tranh Lnh II, đang tr li. Nht báo The Age biện lun rằng các cơ quan truyn thông phi báo cáo v các vấn đ liên quan đến quyn li quc gia, k c tình báo và giám sát, đ thc thi trách nhim đi vi người dân đã bu lên người đi din cho mình và có lòng tin vi chính quyn ; nhưng nim tin đó không th nào mù quáng. Còn trng sư nhân quyn ni tiếng ca Úc ông Geoffrey Robertson bày tỏ quan ngi sâu xa đến s vi phm quyn t do ngôn lun qua hai v khám xét này. Ông Robertson cho rằng khó th nào nghĩ điu này có th xy ra ti Úc, mt nn dân ch tiên tiến hàng đu mà phn ln các quyn này được hiến pháp và pháp lut bo v. Lý do là vì Úc, không ging các nn dân ch cp tiến khác, không có hiến chương nhân quyn, nên các quyền này không được ghi nhn trong hiến pháp. Ông Robertson đ ngh sa đi pháp lut, hoc tt hơn na, hình thành mt Hiến chương Nhân quyn (Charter of Rights, or Bill of Rights) như đã được bo v ti Hoa Kỳ, Anh, Âu châu. Như Tu chính Án 1 (đến 10) trong Hiến pháp ca Hoa Kỳ.

Vấn đ này đã được gii tinh hoa ca Úc bàn đi tán li trong nhiu thp niên qua, nếu không phi là trước khi chính thc thành lp Liên bang Úc, năm 1901. Có người tng cho rng nó không cn thiết vì tt c mi quyn này đã được công nhn trên thc tế. Qu tht là nó được công nhn và tôn trng trên thc tế ti Úc, ngay c nhng người Vit Nam ch mi ti Úc my ngày đã cm nhn được ngay bu không khí t do, nht là t do ngôn lun. Nhưng nhiu chuyên gia v lut, như ông Robertson, hay giáo sưGillian Triggs, cựu Ch tch ca y ban Nhân Quyn Úc, cho rng Hiến chương Nhân quyn là cần thiết và cp bách hơn bao gi. Cn phi đưa vào lut rõ ràng, hoc tt hơn nữa, vào hiến pháp, thì mi có th gim thiu nhng s vi phm nhân quyn như đã tng din ra. Như Tng thng th nhì ca Hoa Kỳ, ông John Adams, nói ngn gn nhưng đy đ : "Mt chính quyn ca pháp lut, không phi ca con người" (A government of laws, and not of men).

Làm thế nào các quyn t do căn bn ca người Úc, nht là t do ngôn lun, phn ln được tôn trng trong hơn mt thế k qua, nhưng li không nm trong Hiến pháp và không có mt Hiến chương Nhân quyn ? Đây là đ tài cho mt bài khác mà khi có dịp s tr li.

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 14/06/2019

Published in Diễn đàn

Forbes công bố danh sách 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 'VOA, 04/03/2019)

Tạp chí của Mỹ tại Việt Nam vừa công bố danh sách 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam vào ngày 4/3, chỉ ít ngày trước ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

vn1

Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (hàng trên, bên trái), Tổng giám đốc VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo (hàng trên, bên phải), Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (hàng dưới, bên trái) và Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam H’Hen Niê.

Đây là lần thứ hai Forbes công bố danh sách này, dựa trên tiêu chí về ảnh hưởng tài chính, tầm ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng tích cực của họ đối với xã hội Việt Nam, Forbes cho biết trên trang web của tạp chí.

Xuất hiện trong "top 50" năm nay bao gồm những gương mặt trong nhiều lĩnh lực : chính trị, kinh doanh, khoa học-giáo dục, hoạt động xã hội, truyền thông-sáng tạo và giải trí-thể thao.

Trong lĩnh vực chính trị, những người được chọn bao gồm Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó chủ tịch thường trực quốc hội Tòng Thị Phóng, Trưởng ban Dân vận trung ương Trương Thị Mai, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Thị Hồng, Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang Bùi Tuyết Minh, Cục trưởng Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc Nguyễn Thị Ngọc Đẹp.

Trong số 20 phụ nữ được bình chọn trong lĩnh vực kinh doanh năm nay, có nhiều gương mặt "quyền lực" quen thuộc như bà Mai Kiều Liên- Tổng Giám đốc Vinamilk, bà Cao Thị Ngọc Dung-Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận, bà Trương Mỹ Lan-Chủ tịch Vạn Thịnh Phát, bà Nguyễn Thị Phương Thảo-Chủ tịch thường trực HD Bank, Tổng Giám đốc VietJet Air, nơi vừa ký hợp đồng mua 100 máy bay của Mỹ trong kỳ thượng đỉnh Trump-Kim tuần qua…

Lĩnh vực khoa học và giáo dục có bà Phan Thị Hà Dương-Viện Toán học-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, bà Trần Vân Khánh-Đại học Y Hà Nội, Phó Giáo sư Trần Thị Lý-Đại học Deakin, Úc, bà Lê Thị Kim Phụng-Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, bà Chu Cẩm Thơ-Sáng lập, Giám đốc nghiên cứu và phát triển POMath.

Có tổng cộng 16 gương mặt phụ nữ được bình chọn trong lĩnh vực hoạt động xã hội, truyền thông-sáng tạo và giải trí-thể thao, trong đó có Hoa hậu chuyển giới quốc tế 2018 Nguyễn Hương Giang, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, vận động viên điền kinh giành huy chương vàng ASIAD 2018 Bùi Thị Thu Thảo, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam H’Hen Niê, người sáng lập và điều hành trung tâm CHANGEVN Hoàng Thị Minh Hồng, Trưởng đại diện báo Phụ Nữ Nguyễn Thu Trang, người sáng lập dự án Sáng kiến Ung thư Muối Trương Thanh Thủy…

Lần đầu tiên Forbes bình chọn 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam là vào năm 2017.

Một chi tiết thú vị là danh sách những gương mặt phụ nữ trong lĩnh vực chính trị của danh sách năm nay gần như lặp lại của năm 2017. Chỉ có một người không có trong danh sách năm nay là bà Nguyễn Thị Phương Nga-Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, và thay vào đó là 2 tướng Công an Bùi Tuyết Minh và Nguyễn Thị Ngọc Đẹp.

Một chi tiết đáng chú ý khác trong lĩnh vực kinh doanh là sự vắng mặt của bà Nguyễn Thanh Phượng (con cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)- Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty chứng khoán Bản Việt.

Đại diện của Forbes Việt Nam nói rằng điểm chung của những gương mặt phụ nữ trên là "tinh thần dấn thân, dám nghĩ dám làm, bền bỉ, giúp họ vươn lên thành công trong lĩnh vực của mình, đồng thời xác lập và khẳng định những giá trị mới với người phụ nữ hiện đại", Thư ký tòa soạn Võ Quốc Khánh cho biết trên trang web của tạp chí.

https://youtu.be/wHKK4NbAAh4?list=PL231429C17BE39E34

***************

Tự do ngôn luận : Giới nhân quyền hối thúc Liên Âu gây áp lực với Hà Nội (RFI, 04/03/2019)

Ngày 04/03/2019, Liên Hiệp Châu Âu dự kiến có cuộc đối thoại nhân quyền lần thứ 8 với chính quyền Việt Nam. Nhân dịp này, một số tổ chức nhân quyền lên tiếng kêu gọi Bruxelles gia tăng áp lực để Hà Nội chấm dứt đàn áp tự do ngôn luận, tôn trọng quyền lập hội, phóng thích tù nhân chính trị.

vn2

Một số nhà hoạt động và blogger Việt Nam bị bỏ tù vì bị coi là đối lập chính trị (Ảnh : www.hrw.org)

Cuộc đối thoại về nhân quyền lần thứ 8 Liên Âu-Việt Nam được tổ chức ở Bruxelles trong bối cảnh Nghị Viện Châu Âu có kế hoạch bàn thảo về Hiệp Định Tự Do Thương Mại Liên Âu-Việt Nam (EVFTA) trong những tháng tới. Giới bảo vệ nhân quyền hy vọng việc thông qua hiệp định thương mại này phải đi liền với việc cải thiện đáng kể tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.

Trong một thông báo ra ngày hôm nay, 04/03, Liên Đoàn Quốc Tế về Nhân Quyền (FIDH) và Ủy ban Bảo vệ Nhân Quyền Việt Nam (VCHR) kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu gây áp lực với Việt Nam yêu cầu "ngừng các cuộc đàn áp nhắm vào những người bất đồng chính kiến bày tỏ quan điểm ôn hòa, hủy bỏ các điều luật đàn áp, trả tự do ngay lập tức cho toàn bộ tù nhân chính trị".

Theo tổng thư ký Liên Đoàn Quốc Tế về Nhân Quyền, "các hành động tấn công đang diễn ra của chính quyền Việt Nam nhắm vào các quyền tự do chính trị và dân sự làm xói mòn khả năng của chính quyền trở thành một đối tác kinh tế bền vững của Liên Hiệp Châu Âu. Châu Âu cần gây áp lực để Hà Nội ngừng đàn áp xã hội dân sự và tiến hành khẩn cấp các cải cách về luật pháp và định chế".

Về phần mình, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch (HRW), cuối tháng 2/2019, cũng gửi một tờ trình đến Liên Hiệp Châu Âu để yêu cầu Liên Âu "gây sức ép để Việt Nam ngay lập tức phóng thích các tù nhân và những người bị tạm giam vì lý do chính trị ; chấm dứt đàn áp các quyền tự do ngôn luận, lập hội, nhóm họp và đi lại ; cho phép tự do thông tin ; ngừng can thiệp vào các công việc tôn giáo và có các biện pháp cụ thể để ngăn chặn nạn công an bạo hành».

Nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền đánh giá năm 2018 là năm mà đàn áp nhân quyền tại Việt Nam gia tăng. Theo HRW, chính quyền Việt Nam đã kết án và bỏ tù ít nhất 42 blogger và nhà hoạt động nhân quyền, căn cứ theo nhiều điều luật mang tính đàn áp. Số án tù trong năm 2018 tăng gấp ba lần so với năm 2017.

Liên Đoàn Quốc Tế về Nhân Quyền (FIDH) cũng ghi nhận việc đàn áp, bạo hành nhắm vào những nhà bảo vệ nhân quyền, các nhà tranh đấu, các blogger bất đồng chính kiến và thành viên của nhiều nhóm tôn giáo gia tăng trong năm 2018. Ít nhất 150 tù nhân chính trị đang bị giam giữ.

FIDH đặc biệt chú ý đến các đàn áp nhắm vào những người bày tỏ quan điểm ôn hòa trong các cuộc biểu tình hồi đầu mùa hè năm 2018 chống lại hai dự luật về Đặc Khu Kinh Tế và An Ninh Mạng. Hàng trăm người biểu tình bị bắt. Ít nhất 118 người tham gia bị phạt tù sau đó.

Nhân quyền gắn chặt với Hiệp định khung về hợp tác Liên Âu-Việt Nam

Tháng 10/2018, Ủy Ban Châu Âu tuyên bố chấp thuận Hiệp Định Tự Do Thương Mại Liên Âu-Việt Nam. Hiệp định nói trên đang chờ sự phê chuẩn của Hội Đồng Châu Âu và Nghị Viện Châu Âu. Hiệp định EVFTA ràng buộc chặt chẽ với Hiệp Định Khung về Đối Tác và Hợp Tác Toàn Diện giữa Liên Âu và Việt Nam (PCA), ký kết năm 2012.

Tuy nhiên, Hiệp định PCA có thể bị đình chỉ, nếu Việt Nam không tuân thủ các nghĩa vụ về nhân quyền. Tháng 9/2018, 32 nghị sĩ Nghị Viện Châu Âu ký thư ngỏ kêu gọi Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền trước khi Hiệp Định Tự Do Thương Mại được đưa ra bỏ phiếu.

Trọng Thành

********************

Quanh việc VietJet mua 100 máy bay Boeing của Mỹ (BBC, 04/03/2019)

Hai hãng hàng không Việt Nam VietjJt và Bamboo Airways mới đây đã ký hợp đồng mua hơn 100 máy bay của hãng Boeing trị giá hơn 15 tỷ đôla. Trong đó riêng Vietjet mua 100 chiếc.

vn3

Tổng thống Donald Trump gặp CEO VietJet Nguyễn Thị Phương Thảo hôm 27/2 tại Phủ Chủ tịch nhân sự kiện hãng này mua 100 máy bay Boeing

Thương vụ diễn ra trong thời điểm Thượng đỉnh Trump-Kim lần hai được tổ chức tại Việt Nam từ 27-28/2.

Reuters bình luận rằng lễ ký kết diễn ra khi Trump đang ở Việt Nam sẽ góp phần thắt chặt quan hệ kinh tế và quân sự giữa hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam.

Bài báo trên Reuters cũng cho hay VietJet - một hãng hàng không tư nhân - thường nhân dịp các Tổng thống Mỹ tới Việt Nam là 'trưng' ra các đơn hàng 'khủng' mua máy bay của Hoa Kỳ.

Hãng này trước đây đã ký hợp đồng mua 100 máy bay Boeing 737 MAX thân hẹp khi cựu Tổng thống Mỹ Obama sang Việt Nam, bài báo trên Reuters cho hay.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO của VietJet Air nói với Reuters là bốn máy bay trong 100 chiếc nói trên sẽ được trao cho Việt Nam vào cuối năm nay.

Lần này, khi Tổng thống Trump sang Việt Nam, VietJet ký hợp đồng sẽ mua thêm 100 máy bay Boeing 737 MAX trị giá gần 13 tỷ đô la. Thương vụ này đã được thỏa thuận vào năm ngoái tại the Farnborough Airshow.

Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ, trong quyết định cho phép các hãng hàng không Việt Nam bay đến Mỹ lần đầu tiên, và mã hóa với các hãng hàng không Hoa Kỳ, tuyên bố tuần trước rằng Việt Nam tuân thủ các tiêu chuẩn hàng không quốc tế.

VietJet cho biết họ đã lên kế hoạch mua các máy bay thân rộng để mở đường bay đến các thành phố có cộng đồng người Việt lớn ở Hoa Kỳ, chẳng hạn như ở California.

Ngoài VietJet, hãng hàng không Bamboo của ông chủ Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cũng ký hợp đồng mua 10 máy bay Boeing 737 thân rộng, và đang đàm phán để mua 25 máy bay Boeing 737 thân hẹp, theo Reuters.

"Thương vụ này là một phần trong chiến lược của chúng tôi nhằm mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế, bao gồm cả việc bay đến Hoa Kỳ và Châu Âu", ông Quyết nói với Reuters.

Bamboo Airways dự kiến mở đường bay quốc tế vào quý hai năm nay tới Japan, South Korea, Thái Lan và Singapore, và đường bay thẳng tới Mỹ vào cuối năm nay.

Năm ngoái, Bamboo Airways cũng đã đặt hàng 20 máy bay thân rộng Boeing 787 trị giá 5,6 tỷ đôla theo giá niêm yết.

Còn quá sớm ?

vn4

Máy bay hãng hãng không VietJet - Ảnh minh họa

Nhưng một nguồn tin giấu tên nói với Reuters là quá sớm để VietJet đặt hàng máy bay thân rộng.

Một nguồn tin khác thì cho hay 100 máy bay Boeing 737 MAX nói trên đã nằm trong sổ đặt hàng của hãng Boeing với tên người mua 'không xác định'.

Hãng Boeing cũng nói thương vụ mới nhất của VietJet đưa tổng số đơn hàng mua Boeing của hãng này lên tới 200 chiếc, bao gồm 80 chiếc thuộc mẫu 737 MAX 10 mới nhất của hãng.

VietJet đưa vào vận hành 385 chuyến bay mỗi ngày trong nội địa Việt Nam và tới các nước như Japan, Hong Kong, South Korea, Taiwan, Singapore, China, Thailand, Myanmar and Malaysia.

Tuy nhiên, các nhà phân tích ngành công nghiệp đã đặt câu hỏi liệu Boeing có giao tất cả các máy bay theo đơn đặt hàng khi mà ngành công nghiệp đã đạt đến đỉnh cao của giai đoạn tăng trưởng mở rộng.

Nhà Trắng ước tính tổng số tiền của thương vụ này khoảng 21 triệu đô la.

Các thương vụ này sẽ giúp hơn 83.000 việc làm ở Mỹ và mang lại sự an toàn, tin tưởng cho các hành khách quốc tế và Việt Nam, phát ngôn viên Nhà Trắng cho hay.

Tại Thượng đỉnh Trump-Kim diễn ra vừa qua tại Việt Nam, ông Trump đã nhắc đến thương vụ mua Boeing của VietJet tại bữa ăn trưa, theo Reuters.

"Chúng tôi đánh giá rất việc quý vị đã [góp phần] làm giảm thâm hụt thương mại với Hoa Kỳ, điều rất nhức nhối trước khi tôi đến đây, và hiện nay chúng tôi hạn chế nó bằng những đơn đặt hàng lớn như đơn hàng mà quý vị đã đưa ra hôm nay," ông Trump nói.

Vì sao mua nhiều thế ?

vn5

Máy bay hãng hàng không Bamboo - Ảnh minh họa

Nhiều phân tích từ các cây bút trên mạng xã hội thu hút quan tâm của đọc giả khi tìm cách lý giải vì sao lại có thương vụ lớn như vậy vào thời điểm này.

Một trong các bài viết nói trên là của Facebooker Nguyễn Giang Nam thu hút hơn 3000 lượt likes và hàng ngàn lượt shares.

Lý giải vì sao ông Quyết và bà Thảo được cho là "không thể có chừng ấy tiền" "để mua đống máy bay đó", ông Nam viết :

"Trong hàng không có một nghiệp vụ được dùng khá phổ biến, đó là nghiệp vụ "sale and leaseback". Hãng hàng không mua máy bay của hãng sản xuất (Boeing và Airbus) rồi bán lại cho các hãng cho thuê máy bay với cam kết thuê lại chính các máy bay đó. Các hãng hàng không khi mua đạt số lượng thì sẽ luôn được Boeing, Airbus chiết khấu. Nếu số lượng đủ lớn và đúng dòng máy bay đang bán chậm thì mức chiết khấu khá cao. Giống như mua điện thoại Samsung giá niêm yết sẽ được tặng quà hoặc thối lại tiền."

"Tuy nhiên các hãng hàng không không thể kiếm được một số tiền lớn để mua máy bay. Thế nên các hãng này mới phải làm thêm nghiệp vụ "bán đi rồi thuê lại". Bán toàn bộ số máy bay vừa đặt mua cho một hãng chuyên cho thuê máy bay với giá niêm yết, xong ký hợp đồng thuê lại. Khi đó hãng hàng không "lời" ngay một số tiền hoa hồng đáng kể. Nếu mua nhiều thì "tiền lời" có thể lên đến cả tỉ đôla."

"Sẽ có bạn thắc mắc vậy thì mua càng nhiều, càng lời. Mấy hãng hàng không sao không mua luôn 1000 chiếc cho lời nhiều ? Thực tế cái lời đó là lời giả. Bản chất chính là lấy lợi nhuận của tương lai ra mà ăn trong hiện tại..."

"Điều này lý giải tại sao VietJet và Bamboo Airways liên tục mua máy bay với số lượng khủng. VietJet đã đặt mua tổng cộng 250 máy bay trong khi hiện tại chỉ đang vận hành tổng cộng 64 máy bay. Bamboo ký mua 44 chiếc trong khi chỉ đang vận hành 6 chiếc.

Đặc biệt Bamboo Airways mua khá nhiều Boeing 787 là loại máy bay to bay đường dài, thường chỉ có hãng lớn, bay tuyến xa, nhu cầu lớn mới khai thác, trong khi Bamboo Airways thậm chí còn chưa được phép bay quốc tế. Lý do là vì dòng máy bay này tỉ lệ chiết khấu hoa hồng cao hơn mấy dòng máy bay kia. Và FLC có lẽ đang trong giai đoạn thiếu hụt vốn trầm trọng nên phải dùng Bamboo Airways để giải quyết nhu cầu vốn trước mắt".

*******************

Dân tham gia kiểm tra ‘minh bạch’ tại BOT ‘bẩn’ ! (RFA, 04/03/2019)

Mạng VTC loan tin ngày 2 tháng 3 về việc có một nhóm người dân tại tỉnh Khánh Hòa tiến hành lập lán trại, ngồi đếm xe ở trạm thu phí đường bộ BOT Ninh Lộc.

vn6

Hình minh hoạ. Các tài xế phản đối một trạm thu phí BOT - Courtesy FB

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, anh Nguyễn Minh Hùng, người đại diện nhóm đếm xe qua trạm thu phí BOT Ninh Lộc, tỉnh Khánh Hòa từ ngày 26/2 - 4/3 cho biết nguyên nhân vì sao có quyết định lập nhóm kiểm đếm như thế :

"Trạm cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương sau khi kết thúc lòi ra việc gian lận thu phí. Với lại vụ cướp trạm Long Thành-Dầu Giây thì cũng lòi gian lận thu phí, nên người dân nghi ngờ những trạm thu phí ngày khai báo gian lận, không minh bạch. Hùng nhà gần đây nên đi ra kiểm đếm thử coi đúng hay không.

Tại vì trạm BOT này lúc trước nói rằng đầu tư 1.437 tỷ và dự kiến thu phí là 14 năm 5 tháng, nhưng không biết vì lý do gì mà họ lại nói là họ đầu tư 2.644 tỷ 478 triệu và họ dự kiến thu phí tới 21 năm 8 tháng 16 ngày. Trong khi lưu lượng xe năm sau cao hơn năm trước, thì thời gian thu phí đáng lẽ phải rút ngắn lại chứ sao lại tăng lên nên người dân sợ không minh bạch trong thu phí nên người dân đang kiểm đếm xe."

Vào chiều ngày 3/3, trao đổi với truyền thông trong nước, lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết Tổng Cục đã nắm được sự việc đếm xe qua trạm BOT Ninh Lộc. Đồng thời cho rằng những người ngồi tại trạm nhưng không gây cản trở gì tới hoạt động thu phí, nên chưa có biện pháp can thiệp. Nhưng nếu có hành động gây rối, gây khó dễ tới hoạt động thu phí, gây mất trật tự tại khu vực trạm thì Tổng cục sẽ đề nghị cơ quan công an vào cuộc.

Anh Nguyễn Minh Hùng cho biết thêm tình hình tại trạm BOT Ninh Lộc trong những ngày qua :

"Lúc đầu thì mấy anh em lập lán trại ở gần trạm BOT thì chính quyền địa phương mới tới yêu cầu tháo dỡ đi vì đất đó là đất công nên mấy anh em mới tháo dỡ để di dời vô đất của Bồ Công Anh cho đúng pháp luật, không cản trở gì đâu."

Hiện tại, anh Nguyễn Minh Hùng và các cộng sự cho biết chưa thể công bố số liệu kiểm đếm được trong những ngày qua, vì kết quả sau cùng sẽ gửi lên Bộ Giao thông-Vận tải, Kiểm toán nhà nước, cũng như Thanh tra chính phủ.

Trước thông tin chính phủ Hà Nội đang thúc đẩy áp dụng hệ thống thu phí điện tử, anh Hùng bày tỏ sự ủng hộ, hoan nghênh :

"Vì thu phí tự động có những mặt lợi của nó là xe đi qua nhanh hơn, tránh gây ùn tắc giao thông hơn như là thu phí thủ công như thế này. Và sẽ minh bạch hơn so với thu phí thủ công, nhưng không hiểu sao thì họ chậm tiến hành không biết nữa."

vn7

Trạm BOT cầu Đồng Nai là trạm đầu tiên thực hiện thu phí tự động. Courtesy : Citizen’s photo

Việc triển khai hệ thống thu phí tự động đã được nhắc đến trong Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14 ngày 21/10/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ; Quyết định 07/2017/QĐ-TTg ngày 27/3/2017, và Chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ ngày 27/2/2018.

Trước đó, Tổng Cục đường bộ Việt Nam có thông báo cho biết cả nước sẽ tiến hành thu phí tự động trên tất cả cao tốc vào cuối năm 2019.

Vẫn hy vọng hệ thống thu phí tự động sớm được đưa vào sử dụng để giảm bớt tình hình BOT phức tạp như hiện nay, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, cho rằng :

"Tôi thấy chỉ thị của Thủ tướng là hợp lý nhất. Tức là áp dụng việc thu phí tự động. Trên cơ sở đó thì cứ thu được xe nào thì thông báo trực tiếp cho các cơ quan giám sát. Điều đấy có lẽ phù hợp với các thông lệ quốc tế."

Tuy nhiên, tài xế Nguyễn Minh Hùng cho rằng hệ thống thu phí tự động cũng chỉ minh bạch hơn so với thu phí thủ công thôi chứ không minh bạch tuyệt đối :

"Hùng thấy cái nào cũng gian lận được hết, như trạm BOT TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương. Lúc đó họ cũng thu phí tự động, nhưng sau khi kết thúc thu phí tự động, họ lại truy tố 5 người dùng phần mềm chèn vô để gian lận thu phí."

Vào ngày 1 tháng 1 vừa qua, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đã bắt giữ 4 cán bộ thuộc công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh (công ty quản lý trạm thu phí cao tốc TP. Hồ Chí Minh-Trung Lương) và 1 người thuộc công ty Xuân Phi với hành vi mua bán, sử dụng phần mềm trái pháp luật nhằm che giấu doanh số thu phí, trốn thuế xảy ra tại các trạm thu phí trên tuyến cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Trung Lương.

Do đó, theo anh Nguyễn Minh Hùng, cách tốt nhất hiện nay là :

"Chỉ có cách minh bạch là nhà nước mình thanh tra tổng phí ban đầu, rồi đưa lên bảng điện tử ở trên trước trạm thu phí đó, và mỗi xe đi qua thì họ trừ dần xuống, nếu trừ về 0 thì lúc đó chấm dứt (thu phí). Còn nếu trong thười gian thu phí họ có xây dựng, nâng cấp, sửa chữa thêm thì họ sẽ cộng thêm hạng mục đó là bao nhiêu, công khai cho người dân biết. Lúc đó mỗi xe đi qua thì sẽ trừ, người dân có quyền giám sát hết thì mới minh bạch được thôi."

Thông tấn xã Việt Nam ngày 4 tháng 3 vừa loan tin cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu kiểm soát chặt chẽ và đúng quy định pháp luật đối với hoạt động thu phí tại các trạm BOT trên cả nước. Đồng thời cần thực hiện nghiêm việc triển khai hệ thống thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng.

Nhận xét về yêu cầu này của Thủ tướng, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết :

"Tôi nghĩ đây là một biện pháp tốt mà nhiều nước trên thế giới đã thực hiện rồi và tôi hy vọng chỉ thị này của Thủ tướng sẽ được thực hiện sớm."

Việc người dân như nhóm anh Nguyễn Minh Hùng chủ động tham gia đếm xe qua trạm BOT Ninh Lộc cũng như ‘chốt’ được dân lập nên tại BOT Bắc Thăng Long- Nội Bài cho thấy ý thức ngày càng được nâng cao của nhiều người trong nước đối với các vấn nạn sai trái. Tuy vậy đã xuất hiện thông tin cáo buộc nhóm ở BOT Ninh Lộc bị ‘kích động’ bởi thế lực nào đó. Chiêu thức này từng được áp dụng như tại BOT Cai Lậy, BOT An Sương… vừa qua khi người dân và các tài xế phản đối những sai trái tại đó.

Published in Việt Nam

Facebook đang làm tổn hại đến tự do ngôn luận tại Việt Nam như thế nào ?

"Zuckerberg nói rằng công việc của anh ta là giúp mọi người tạo ra những tác động tích cực nhất, điều này có đúng không ? Theo tôi, Facebook cho phép nền tảng của nó được lạm dụng để chia rẽ mọi người và Mark Zuckerberg chịu trách nhiệm về ảnh hưởng xấu đến tự do ngôn luận ở Việt Nam"

Mai Khôi

 

face1

Năm ngoái, Giám đốc Điều hành Facebook Mark Zuckerberg cho biết : "Công việc của chúng tôi tại Facebook là giúp mọi người tạo ra tác động tích cực nhất trong khi giảm thiểu sự chia rẽ và cô lập mà các lĩnh vực công nghệ và truyền thông xã hội có thể tạo ra". 

Là một nghệ sĩ âm nhạc Việt Nam lớn lên trong một xã hội độc tài, tôi có thể chứng thực những tác động tích cực mà Facebook đã mang lại. Trong quá khứ, không có nơi nào người Việt Nam có thể tự thể hiện bản thân. Kiểm soát của chính phủ mở rộng đến mọi khía cạnh của đời sống xã hội của chúng tôi. Sự ra đời của truyền thông xã hội đã thay đổi điều đó. Nó cung cấp một không gian nơi chúng tôi có thể nói được suy nghĩ của mình, truy cập thông tin bị kiểm duyệt và tổ chức nhiều cuộc biểu tình ôn hòa. Điều này có nghĩa là tự do ngôn luận công khai không còn bị hạn chế. Ngoài các phương tiện truyền thông nhà nước, mọi người có thể công khai tranh luận về chính sách, và, đôi khi, chính phủ thậm chí có thể chịu trách nhiệm.

Vào năm 2016, tôi đã tự đề cử mình như là một ứng cử viên độc lập trong cuộc bầu cử Quốc hội. Bị luật pháp ngăn chặn vận động công khai, tôi đã sử dụng Facebook để châm ngòi cho một cuộc tranh luận toàn quốc về dân chủ. Khi cảnh sát đột kích các buổi hòa nhạc của tôi và tôi đã bị cấm hát, Facebook cho phép tôi phá vỡ hệ thống kiểm duyệt và phát hành trực tuyến album mới của tôi. Và khi tôi gặp Tổng thống Barack Obama sau khi bị từ chối không công bằng trong cuộc bầu cử, Facebook là nền tảng duy nhất mà mọi người có thể truy cập tin tức về cuộc gặp mặt này. Nhưng tôi cũng đã thấy cách Facebook có thể được sử dụng để làm câm lặng bất đồng chính kiến. Khi tôi bắt đầu một chiến dịch kêu gọi 1 triệu người tự đề cử mình trong cuộc bầu cử Quốc hội, tài khoản của tôi đã bị khóa ngay lập tức.

Hôm nay ở Việt Nam, Facebook cho phép nền tảng của nó bị lạm dụng để phân chia và cô lập con người. Lực lượng dư luận viên hùng hậu và cả một đơn vị quân đội được huy động trên Facebook để thao túng dư luận và tấn công giới bất đồng chính kiến. Những kẻ được trả tiền để ủng hộ chính phủ lạm dụng tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook để xóa các bài viết quan trọng. Chỉ trong tháng qua, tài khoản Facebook của nhiều nhà báo độc lập hàng đầu của Việt Nam và người bảo vệ nhân quyền đã bị đóng băng. Có nguy cơ cao là việc chúng tôi mất không gian duy nhất mà chúng tôi có thể phát biểu một cách tự do.

Nhưng đây không chỉ là vấn đề của người Việt. Những điều tương tự đang xảy ra ở Philippines, nơi mà Facebook đang được sử dụng để làm câm lặng giới bất đồng chính kiến. Bất chấp những kiến nghị của các nhóm dân sự và nhiều nghị viên của Quốc hội Hoa Kỳ. công ty vẫn chưa thực hiện bất kỳ biện pháp nào để sửa lỗi này.

Giám đốc điều hành Facebook Sheryl Sandberg đã làm chứng tuyên thệ trước một ủy ban Thượng viện. Cô ấy nói Facebook "sẽ chỉ hoạt động ở một đất nước khi chúng tôi có thể làm như vậy để giữ giá trị của chúng tôi".

Tôi hoan nghênh lời hứa của cô ấy. Tuy nhiên, nếu những gì cô ấy nói là đúng, thì Facebook có một số giá trị đáng ngờ. Ở Việt Nam, nơi công ty hoạt động, tôi có thể vào tù vì viết bài này. Vào tháng Chín, hai người dùng Facebook đã bị bỏ tù vì "lạm dụng quyền tự do dân chủ". Đầu năm nay, một nhà hoạt động dân chủ ôn hòa đã bị kết án 14 năm tù vì phát trực tiếp một cuộc biểu tình trên Facebook. Gần đây hơn, nhiều cuộc biểu tình trên toàn quốc chống lại luật An ninh mạng đã bị đàn áp một cách tàn bạo ; 40 người biểu tình đã bị cầm tù. Luật yêu cầu Facebook thiết lập văn phòng tại Việt Nam (nơi hoạt động có thể được kiểm soát), trao thông tin cá nhân cho chính phủ và xóa nội dung trong vòng 24 giờ kể từ khi có yêu cầu của chính phủ. Trong bối cảnh không có quyền cơ bản nào được đảm bảo, Facebook cần phải làm rõ các giá trị của nó và báo cáo về cách nó tôn trọng quyền con người.

Tuyên bố trên Facebook cho biết : "Cũng có những lúc chúng tôi phải xóa hoặc hạn chế quyền truy cập nội dung vì vi phạm luật ở một quốc gia cụ thể, mặc dù nó không vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của chúng tôi".

Nhưng điều gì xảy ra khi việc xóa bài viết để tuân thủ luật pháp địa phương mà lại vi phạm luật nhân quyền quốc tế trong bảo vệ quyền tự do ngôn luận ? Tự do ngôn luận là tội phạm tại Việt Nam. Nhiều người bị bỏ tù vì "lạm dụng quyền tự do dân chủ" hoặc "tuyên truyền chống nhà nước". Luật An ninh mạng cấm đăng tải nội dung "chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam" và nội dung "xúc phạm quốc gia, cờ quốc gia, quốc ca, người vĩ đại, lãnh đạo, người nổi tiếng và anh hùng dân tộc". Facebook có tuân thủ các hạn chế này không ? Một trường hợp mà Facebook loại bỏ một bài viết quan trọng về gia đình hoàng gia ở United Arab Emirates theo yêu cầu của chính phủ UAE cho thấy rằng công ty này sẽ làm thế.

Facebook, với hơn 52 triệu người đăng ký ở Việt Nam (hơn một nửa dân số), là một mạng xã hội thiết yếu tại Việt Nam. Tuy nhiên, mạng này không chịu trách nhiệm với công dân Việt Nam. Không giống như ở Hoa Kỳ, nơi xã hội dân sự có thể tự do tổ chức và Zuckerberg có thể bị điều trần bởi quốc hội, không có sự giám sát độc lập các hoạt động của Facebook tại Việt Nam. Các quyết định về chính sách được đưa ra mà không cần tham vấn cộng đồng (mặc dù kênh truyền thông chuyên dụng đã được thiết lập với chính phủ), và các giám đốc điều hành công ty gặp gỡ các nhà lãnh đạo không được chọn của chúng tôi trong khi phớt lờ xã hội dân sự. Do ảnh hưởng Facebook lên đời sống xã hội ở Việt Nam, có một yêu cầu nghiêm túc để làm sâu sắc hơn trách nhiệm giải trình công khai của Facebook.

Để bắt đầu, Facebook nên ngăn chặn dư luận viên trong việc lạm dụng nền tảng này, báo cáo về cách tôn trọng nhân quyền theo khuôn khổ nguyên tắc hướng dẫn của Liên Hợp Quốc và đưa ra tuyên bố chính sách từ chối tuân thủ luật pháp địa phương, những điều luật nhằm đàn áp giới bất đồng chính kiến và vi phạm quyền riêng tư. Các cuộc họp tiếp theo mà công ty sẽ tổ chức tại Việt Nam cũng nên có sự tham gia của đại diện dân sự-xã hội.

Facebook đã là một lực lượng lớn cho tự do ở Việt Nam, nhưng hiệu ứng tích cực này hiện đang được đảo ngược khi nền tảng truyền thông xã hội được chuyển giao cho chủ nghĩa độc tài. Tôi cho rằng Mark Zuckerberg chịu trách nhiệm về điều này.

Mai Khoi

Nguyên tác : How Facebook Is Damaging Freedom of Expression in Vietnam, The Washington Post, 03/10/2018

Vũ Quốc Ngữ chuyển ngữ

Nguồn : VNTB, 06/10/2018

Published in Diễn đàn

Việt Nam gia hạn miễn thị thực visa cho 5 nước Châu Âu (RFA, 04/05/2018)

Tờ Tân Hoa Xã hôm 4/5 đưa tin cho biết Chính phủ Việt Nam quyết định gia hạn miễn thị thực cho các công dân Anh, Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha đến năm 2020.

vn1

Khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam - AFP

Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết, trước đây công dân của 5 quốc gia nêu trên được miễn thị thực chỉ trong một năm, sau đó họ phải yêu cầu gia hạn thêm một năm nữa.

Vấn đề này được thử nghiệm đầu tiên từ năm 2015 đến năm 2016.

Theo Tân Hoa Xã, Việt Nam đã đón 720.000 lượt khách Tây Âu vào năm 2015, khoảng 855.000 lượt khách trong năm 2016 và 1,5 triệu vào năm 2017.

Du lịch Việt Nam có kế hoạch đón từ 16 đến 17 triệu du khách nước ngoài và 78 triệu du khách trong nước trong năm 2018, đạt doanh thu 27,5 tỷ đô la.

************************

Việt Nam có dự trữ ngoại hối 63 tỷ đô la Mỹ (RFA, 04/05/2018)

Trong lĩnh vực kinh tế, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt mức 63 tỷ đô la Mỹ tính đến thời điểm hiện nay.

vn2

Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt mức 63 tỷ đô la Mỹ tính đến thời điểm hiện nay.

Cơ quan chức năng chính phủ Hà Nội cho biết trong hơn hai năm qua, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam mua thêm tới 32 tỉ đô la Mỹ và đến thời điểm Tết Nguyên Đán vào đầu tháng 2 vừa qua, con số dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt khoảng 60 tỷ đô la Mỹ.

Trong 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất siêu gần 3,4 tỷ đô la Mỹ và nguồn cung ngoại tệ trên thị trường được cho là dồi dào giúp cơ quan quản lý tăng cường mua vào ngoại tệ.

Trong một diễn tiến khác, từ ngày 11 đến 13 tháng 9 năm nay, Hà Nội đăng cai tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) 2018.

Tin này được ban tổ chức thông báo vào ngày 3 tháng 5.

Một điểm được nêu ra là trong thời gian 15 năm tới, lực lượng lao động của 10 nước ASEAN được dự báo tăng mỗi ngày chừng 11 ngàn người. Trong khi đó thì các robot công nghiệp là đối tượng cạnh tranh với lực lượng lao động kỹ năng thấp ; trí thông minh nhân tạo cũng là thách thức lớn đối với lĩnh vực dịch vụ.

Lao động giá rẻ là một lợi thế cạnh tranh lâu nay của nhiều nước đang phát triển thuộc khối ASEAN như Việt Nam, Campuchia…

*******************

Đối thoại chính sách Việt Nam – EU (RFA, 04/05/2018)

Bộ Công thương Việt Nam vào sáng thứ Sáu 4/5/2018 phối hợp với Phái đoàn Liên minh Châu Âu tổ chức cuộc họp "Đối thoại chính sách" liên quan đến chương trình "Hỗ trợ chính sách phát triển năng lượng và tăng cường tiếp cận năng lượng bền vững tới khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo", sử dụng vốn ODA không hoàn lại do Liên minh Châu Âu tài trợ.

vn3

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh - AFP

Truyền thông trong nước dẫn lời Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định mục tiêu của Việt Nam là hoàn thiện thị trường điện cạnh tranh và hướng đến phát triển xanh. Đại sứ Bruno Angelet cho biết EU đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu này.

Theo cam kết của chính phủ Việt Nam, ‘Đối thoại chính sách" sẽ diễn ra thường niên từ nay đến năm 2020, với mục đích minh bạch nền tài chính công, thu hút các nhà đầu tư mới vào ngành điện, đặc biệt phát triển năng lượng tái tạo.

Theo trang web của phái đoàn EU tại Việt Nam, hiện EU là nhà tài trợ không hoàn lại lớn nhất của Việt Nam. EU cam kết đóng góp 400 triệu euro cho Việt Nam cho hợp tác phát triển giai đoạn 2014 – 2020, tập trung vào lĩnh vực quản trị công hiệu quả, năng lượng và biến đổi khí hậu.

**********************

Luật an ninh mạng sẽ siết chặt tự do ngôn luận ? (VOA, 04/05/2018)

Trong tháng này, Quốc hi Vit Nam s biu quyết thông qua d tho lut an ninh mng. Nếu được ban hành, lut này được cho là s tht cht thêm vic khng chế nhng ý kiến bt đng đi vi chính ph và Đng cộng sản Vit Nam.

vn4

Chính ph Vit Nam đã nhiu ln yêu cu Facebook và Google ngăn chn nhng thông tin mà h cho là "độc hi".

Dự tho lut an ninh mạng đã được trình Quc hi xem xét và tho lun t kỳ hp cui năm 2017. Lut này nm trong 7 d án lut d kiến được xem xét và thông qua ti kỳ hp th 5 Quc hi khóa 14 s khai mc ngày 21/5 ti Hà Ni, theo truyn thông trong nước.

Tại phiên tho lun kỳ hp cui năm ngoái, có nhiu ý kiến cho rng mt s ni dung ca d tho chưa tách bch rõ ràng gia an ninh mng vi an toàn thông tin mng và mt s ni dung liên quan đến vic hn chế quyn con người và quyn công dân.

Theo ghi nhận ca Dân Trí, nhng ý kiến này cho rng vic giao các quyn con người, quyn công dân cho Chính ph quy đnh là chưa phù hp vi Hiến pháp.

Đối vi nhng nhà hot đng thường đưa ra các ý kiến trái chiu vi Đng cộng sản hay ch trích các điu hành ca chính ph thì b luật mi là mt công c đ nhà cm quyn siết cht vic qun lý h, theo mt nhà hot đng dân ch Hà Ni, Nguyn Chí Tuyến.

"Luật này thông qua thì nó s phn nào tht cht kim soát thông tin trên mng", anh Tuyến nói vi VOA. "Quc gia nào cũng phi tăng cường bo v an ninh mng nhưng thc s h nhm vào tiếng nói ca người dân hơn, h mượn chuyn an ninh quc gia đ h tròng vào cổ người dân".

Theo toàn văn dự tho được đăng trên trang web ca Quc hi, điu 49 quy đnh B Quc phòng và B Công an phi hp vi các b ngành có liên quan "phòng nga, phát hin, ngăn chn và x lý phn mm đc hi" gây nh hưởng đến "an ninh quc gia" và "trt t an toàn xã hi".

Đây là một trong nhng điu mà nhng người có tiếng nói bt đng vi chính quyn như anh Tuyến, người tng b chính quyn sách nhiu và bt gi vì tham gia biu tình Hà Ni, "lo ngi" nht.

"Họ đt ra nhng t, cm từ trong các điều khon ví d như thông tin ‘xu’ và ‘đc hi’. Mt t như thế không có đnh lượng và căn c như thế nào là ‘xu’ và như thế nào là ‘đc hi’. Bi vì có th đi vi mt quan chc tham nhũng, thông tin này đưa ra người ta có th coi là xu nhưng đối vi nhân dân, người ta li h hi mng r đón nhn".

"Thòng lọng mơ h"

Anh Tuyến, mt thành viên sáng lp hi Câu lc b bóng đá No-U Club đ phn đi đường lưỡi bò 9 đon ca Trung Quc trên Bin Đông, cho rng nhng cm t "chung chung" khi được thông qua thành luật s tr thành "thòng lng mơ h" ca chính quyn đ "chp lên ai mà người ta mun".

Theo các chuyên gia, sự phát trin cơ s h tng v internet ca Vit Nam đã vượt xa kh năng quy đnh kim soát ca chính ph. Điu tt nht h có th làm là ngăn chặn s tiếp cn vào các website nht đnh mà h cho là ‘xu đc.’

Đảng cộng sản Vit Nam đã nhiu ln yêu cu Facebook và Google ngăn chn nhng thông tin "đc hi". Theo B Thông tin và Truyn thông, Google và Facebook đã ngăn chn và g b hàng nghìn video ‘xấu đc’ và thông tin ‘bôi nh lãnh đo, tuyên truyn chng phá Đng, Nhà nước".

Tháng 12 năm ngoái, chính phủ Vit Nam thành lp Lc lượng 47 vi 10.000 ‘binh s đu tranh trên mng’ đ ‘phn bác các quan đim sai trái.’ Sau đó, vào tháng 3 năm nay, Bộ tư lnh tác chiến không gian mng vi chc năng "bo v T quc" được thành lp theo mt quyết đnh ca Th tướng Chính ph.

Việt Nam là mt trong 7 quc gia có tc đ phát trin Internet, mng xã hi nhanh nht thế gii. Hin có 80 triu tài khoản Facebook và 50 triu thuê bao Internet quc gia Đông Nam Á này.

Tổ chc theo dõi nhân quyn Human Rights Watch cho biết Vit Nam hin đang giam gi hơn 100 nhà báo, blogger và nhng nhà hot đng dân ch tng ‘ch trích’ chính ph.

Một điu khon khác trong dự lut này cũng đang gây ra tranh cãi là vic yêu cu "cơ quan đi din và lưu tr d liu người s dng Vit Nam trên lãnh th Vit Nam". Quy đnh này, theo y ban Thường v Quc hi, là đáp ng được yêu cu "bo v ch quyn quc gia" và "trt t xã hi".

Trước đó, Lut An ninh mng đã yêu cu Facebook, Google… đt máy ch "qun lý d liu người s dng Vit Nam trên lãnh th Vit Nam". Nhưng sau nhiu tranh cãi, điu lut này đã b lược bỏ.

Published in Việt Nam
Trang 2 đến 2