Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ.

Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ…"

(Thơ "Tiếng Việt" của Lưu Quang Vũ)

"Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi. Mẹ hiền ru những câu xa vời. À à ơi, tiếng ru muôn đời… Tiếng nước tôi, bốn nghìn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi… 

(Bài hát "Tình ca" của Phạm Duy)

Tình Ca – Nhạc và lời : Phạm Duy - Hợp ca Thúy Nga

Chẳng rõ ngoài tiếng Việt ra, trên thế gian này còn có thứ tiếng dân tộc nào được cả thi sĩ lẫn nhạc sĩ ca ngợi bằng những lời lẽ nghĩa lý sâu xa, tình cảm thắm thiết đến thế ? Ắt hẳn tiếng Việt phải có khả năng tạo nên một sức hút kỳ diệu khiến trái tim các nhà nghệ sĩ rung lên phát ra thành lời thơ mượt mà, điệu nhạc du dương như trên. Là những người có giác quan nhạy cảm trước mọi cái đẹp, cái vượt trội, các nghệ sĩ bẩm sinh có khả năng nhận ra những cái người thường khó nhận thấy. Mấy câu ca lời thơ trích dẫn ở trên chứng tỏ điều đó.

Lưu Quang Vũ mở đầu bài thơ ca ngợi tiếng Việt bằng một nhận xét tinh tế, chính xác, khiến các nhà ngôn ngữ học bậc thầy cũng phải ngạc nhiên : "Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói". Nhà thơ muốn nhắc lại một sự thật lịch sử quan trọng mà các học giả ta ít để ý tới : Cách đây hơn 2000 năm, trước ngày chữ Hán chính thức vào Việt Nam theo chân đội quân của Triệu Đà, người Việt chưa hề biết chữ viết là gì, còn người Hán đã sử dụng chữ viết được hơn nghìn năm. Thế nhưng hồi ấy tổ tiên ta đã làm chủ một ngôn ngữ nói hoàn thiện, chín muồi tới mức "vẹn tròn", có các ưu thế như ngữ âm cực kỳ phong phú, phát âm thống nhất trong cả nước, thích hợp dùng chữ viết biểu âm, được toàn dân yêu quý gìn giữ như một vật báu –– đó là tiếng Việt.

Tiếng mẹ đẻ của dân tộc ta có đặc điểm nổi trội nhất là ngữ âm cực giàu, ví dụ số âm tiết (syllable) nhiều gấp hơn chục lần tiếng Hán [1]. Vì thế tiếng Việt khác hẳn và không chung nguồn gốc với tiếng nói của các chủng tộc láng giềng phương Bắc, là những ngôn ngữ nghèo ngữ âm. Tiếng Việt thuộc ngữ hệ Nam Á (Austroasiatic), tiếng Hán và tiếng các tộc Bách Việt thuộc ngữ hệ Hán-Tạng (Sino-Tibetan) hoặc Tai-Kadai. Đây là một trong những căn cứ để suy ra cộng đồng người nói tiếng Việt là cư dân bản địa chứ hoàn toàn không phải là cư dân di cư từ phương Bắc tới [2].

Cũng do ngữ âm phong phú kỳ lạ như vậy nên tư duy ngôn ngữ của người Việt rất linh hoạt. Hiếm có dân tộc nào như dân tộc ta, trong lịch sử ngắn ngủi (4000 năm ?) của mình từng thành công sử dụng tới 3 loại chữ viết : chữ Hán/Nho, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.

Nhờ ngữ âm phong phú, tổ tiên ta đã vay mượn chữ Hán và từ ngữ tiếng Hán theo một cách cực kỳ khôn ngoan là dùng tiếng mẹ đẻ để đọc chữ Hán – còn gọi là cách đọc Hán-Việt, nhờ thế đã học được chữ Hán mà không học và không nói tiếng Hán. Toàn bộ chữ Hán đều được phiên âm thành từ Hán-Việt, tức phần ngữ âm của chữ Hán nào cũng được Việt Nam hóa.

Về sau dân ta gọi chữ Hán được phiên âm sang tiếng Việt là chữ Nho. Mỗi chữ Nho là một từ Hán-Việt ; chữ Nho trở thành ký tự ghi từ Hán-Việt của tiếng Việt. Qua đó tổ tiên ta đã mượn được chữ Hán về dùng cho mình và xây dựng được nền giáo dục chữ Nho phát triển.

Học giả Phạm Quỳnh nói : Chữ Tàu phổ thông trong dân gian đến nỗi ngày nay có người gọi chữ Hán là "chữ ta", "chữ Việt Nam". Thử về nhà quê đưa cho ông già hay đứa trẻ một tờ chữ Nho hỏi là chữ gì, tất ai cũng đáp "chữ Việt Nam". Mười, hai mươi năm trước có ai nghĩ cái chữ mình học là chữ của ngoại quốc đâu [3] ?

Rõ ràng, nếu không phiên âm sang tiếng Việt mà cứ đọc chữ Hán theo âm Hán thì người Việt không thể coi chữ Hán là "chữ ta" và không thể học chữ Hán giỏi như vậy. Triều đình nhà Đường Trung Quốc từng cho phép người Việt đỗ tiến sĩ Hán học ở Việt Nam sang Trung Quốc thi tiếp, Khương Công Phụ người Thanh Hoa đỗ Trạng nguyên, được vua Đường trọng dụng.

Ngữ âm phong phú cũng giúp chúng ta ngày nay có thể vay mượn thành công hầu như bất cứ từ vựng ngoại nào, ví dụ ô tô, pho mát, sô (show), ây ai (AI)… nhưng ngược lại ngoại ngữ nào nghèo ngữ âm thì khó có thể mượn dùng được tiếng Việt.

Hơn thế nữa, việc phiên âm chữ Hán còn làm cho từ ngữ tiếng Việt phong phú thêm bội phần do hấp thụ được nhiều từ ngữ trong biển Hán ngữ mênh mông. Nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo nói từ Hán-Việt chiếm khoảng 70% từ vựng tiếng Việt. Thực ra, từ Hán-Việt đã tạo nền tảng để từ đó sản sinh ra không biết bao nhiêu từ ngữ mới, ví dụ linh mục, cận nghèo, tái đàn, vi tính…, khiến cho kho từ vựng tiếng Việt có khả năng tăng vô hạn, khó có thể thống kê chính xác.

Trong khi người Trung Quốc bỏ ra gần một thế kỷ nghiên cứu làm chữ viết biểu âm mà không thành công, tất cả chỉ vì Hán ngữ nghèo ngữ âm, thì tiếng Việt tuy cũng là ngôn ngữ đơn lập (đơn âm tiết, monosyllabic) như Hán ngữ nhưng do ngữ âm phong phú nên làm được chữ Nôm có tính biểu âm, nhờ đó tạo dựng được nền văn học dân tộc tuyệt vời, và sau cùng tiếp nhận được chữ Quốc ngữ là chữ Nôm được Latin hóa, hiện đại hóa — chữ viết lý tưởng nhất cho người Việt.

Có thể khẳng định : nếu không đọc chữ Hán bằng tiếng Việt mà cứ đọc chữ Hán theo âm Hán, thì tiếng Việt đã biến mất từ lâu do nước ta từng bị người Hán đồng hóa ngôn ngữ trong hơn nghìn năm Bắc thuộc. Nhờ áp dụng cách đọc chữ Hán bằng tiếng Việt nên dân ta đời đời nói tiếng Việt, không nói tiếng Hán, vì thế tiếng Việt vẫn không hề suy suyển, kết quả là "Tiếng ta còn, nước ta còn", tổ tiên ta giữ được nòi giống và tổ quốc Việt Nam để lại cho con cháu muôn đời.

Học giả Phạm Quỳnh nhận xét : "Tổ tiên ta có công trạng lớn là làm cho toàn dân suốt từ Bắc đến Nam đều cùng một tiếng nói, một phong tục ; vì thế "cái tính tình, tư tưởng cũng không khác gì nhau… Dân Việt Nam ta thật được hơn các dân khác là chỉ có một thứ tiếng suốt trong bờ cõi… người Việt đi đến đâu cũng có thể nghe hiểu" [4]. Toàn dân nói cùng một ngôn ngữ là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự thống nhất văn hóa, thống nhất dân tộc. Ngay từ thời chưa có chữ viết mà ngôn ngữ nói của người Việt đã hoàn thiện như thế, thật đáng tự hào. Tại Trung Quốc năm 2020 vẫn còn 20% dân chưa biết nói tiếng Phổ thông, mặc dầu họ đã có chữ viết từ hơn 3300 năm trước.

Có ý kiến cho rằng toàn dân ta nói một ngôn ngữ cơ bản thống nhất là do tiếng ta đơn giản dễ học dễ dùng và ngữ âm cực kỳ phong phú. Tiếng Việt thuộc loại ngôn ngữ đơn lập, mỗi tiếng một âm tiết, tương đối đơn giản so với ngôn ngữ đa lập (đa âm tiết, multisyllabic, như tiếng Nga, Anh, mỗi tiếng có thể có 2 âm tiết hoặc hơn). Khi đặt câu tiếng Việt chỉ cần chắp chữ (tiếng) theo thứ tự trước sau. Chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ. Trạng ngữ thường đứng ở đầu câu. Động từ sau chủ ngữ. Tính từ hoặc cụm tính từ sau danh từ. Ngữ pháp tiếng Việt đơn giản, không có khái niệm "thì, số, giống, cách", tất cả các từ đều không biến đổi ; thường dùng hư từ (ví dụ : đã, sẽ, rồi, cứ) để lập mối quan hệ giữa các từ.

Ngữ âm phong phú đã tạo thuận tiện tăng vốn từ ngữ, hầu như người bình dân nào cũng có thể tự đặt ra từ mới. Một số từ có thể đảo ngược thứ tự mà không đổi ý nghĩa, ví dụ tha thiết – thiết tha, đày đọa – đọa đày. Một số từ có thể láy lại hoặc thêm đuôi để tăng hiệu quả lời nói, ví dụ ào ào, rầm rầm, láo nháo, nhảm nhí. Nguồn từ tả âm thanh hầu như không bị hạn chế, như tả tiếng gió có thể dùng ù ù, rì rào, vi vu. Ngữ âm phong phú làm cho tiếng Việt có tính quốc tế cao, phiên âm được hầu hết các ngoại ngữ, tạo thuận lợi cho người Việt dễ tiếp xúc với ngôn ngữ, văn học, văn hóa nước ngoài, qua đó hấp thu được kho từ vựng phong phú, cấu trúc ngữ pháp trong sáng của tiếng nước ngoài, làm cho tiếng Việt luôn phát triển, trở thành một ngôn ngữ giàu từ vựng, đáp ứng yêu cầu của đời sống xã hội hiện đại.

Tiếng Việt "vẹn tròn" ở chỗ có thể diễn đạt chính xác, rõ ràng, gãy gọn mọi ý nghĩ, tư duy của người Việt. Khi đọc các tác phẩm văn học chữ Nôm ra đời từ mấy trăm năm trước, ta thấy hầu như không tác phẩm nào có sai sót đáng kể về dùng từ và ngữ pháp, chứng tỏ tiếng Việt trước khi có chữ Nôm đã rất hoàn thiện. Lời nói hàng ngày của người dân quê mù chữ cũng vậy, ví dụ câu "Hôm qua tát nước đầu đình, để quên chiếc áo trên cành hoa sen…". Toàn bộ ca dao, tục ngữ, thành ngữ, ngạn ngữ tiếng Việt thời xưa đều vừa dễ hiểu vừa đúng chuẩn ngữ pháp và từ vựng.

Tiếng Việt lại "óng mượt như tơ", mềm mại như lụa, giàu âm điệu, giàu từ ngữ, dễ đặt câu, tạo điều kiện rất thuận tiện để sáng tác thơ ca, ca dao, tục ngữ, hát nói, tuồng chèo, dân ca… Các thể loại văn học này đều có vần điệu, rất dễ nhớ, dễ truyền miệng, nhờ thế tổ tiên ta khi chưa có chữ Nôm đã tạo lập được một kho tàng từ ngữ vô cùng phong phú. Sau khi chữ Nôm ra đời, các tài năng Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, v.v… đã vận dụng vốn từ ngữ đó viết các tác phẩm văn thơ chữ Nôm nói lên được tư tưởng, tình cảm của đông đảo bình dân, làm nên một thời kỳ văn học rực rỡ trong lịch sử nước nhà. Áng thơ Nôm "Truyện Kiều" là bộ sưu tập tuyệt vời về nghệ thuật sử dụng từ ngữ tiếng Việt bác học và dân gian, nhiều từ ngữ đạt trình độ tinh tế cao về ý nghĩa và âm điệu. Như câu :

"Thoắt trông nhờn nhợt màu da

Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao !"

"Chơi cho liễu chán hoa chê

Cho lăn lóc đá cho mê mẩn đời".

Rõ ràng, văn học chữ Nôm, tức văn học tiếng Việt thời xưa, tuy tồn tại không lâu nhưng đã tỏ ra có sức sống mãnh liệt, xét về mọi mặt đều vượt xa văn học chữ Hán do người Việt sáng tác trong hai nghìn năm.

Có lẽ chính vì chậm có chữ viết nên người Việt rất chuộng văn chương truyền khẩu, dùng ngôn ngữ bình dân truyền miệng khắp cả nước vô vàn ca dao, tục ngữ ý vị, chung đúc bao nhiêu luân lý đạo đức, học thức, nhân sinh quan của dân tộc. Nghệ thuật truyền miệng ấy đạt trình độ rất cao, nhờ thế kho tàng từ ngữ tiếng Việt vô cùng phong phú và nhiều tác phẩm văn học dân gian vẫn được lưu giữ lâu dài trong dân chúng, cho dù thời ấy nước ta chưa có chữ viết, hoặc có rồi nhưng hầu hết dân mù chữ, cho dù quân đội nhà Minh trong mấy chục năm chiếm đóng nước ta đã tiêu hủy gần như toàn bộ thư tịch, văn bản do người Việt Nam viết.

Học giả Phạm Quỳnh nhận xét : "Tôi dám quyết rằng văn chương truyền khẩu là thứ rất phong phú, không nước nào có một cái văn chương truyền khẩu giàu như nước ta. Người nào hay chê tiếng Việt là nghèo hãy về nơi dân thôn hay ra chốn chợ búa, nghe bọn phụ nữ nói năng. Tôi tưởng các bậc tu mi [đàn ông] phải ghê cái tài hùng biện của các bạn quần trồi [đàn bà]… [điều đó] đủ chứng minh rằng tiếng Việt ta giàu biết bao nhiêu. Hãy thử nghe hai người đàn bà nhà quê nói chuyện hay cãi nhau, từ đầu chí cuối toàn là phương ngôn tục ngữ cả, cứ từng hồi, từng tràng, như một bài diễn thuyết trường thiên. Tiếng ta có nhiều tiếng rắp đôi hay lắm, hay vô cùng, tưởng không có tiếng nước nào bằng" [5].

Tiếng Việt gắn kết kỳ diệu với vận mệnh dân tộc ta, như lời ca "Tiếng nước tôi, bốn nghìn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi." Sự thực lịch sử này càng làm tăng giá trị của tiếng Việt, chứng tỏ tiếng Việt đích thực là hồn cốt của dân tộc. Suốt mấy nghìn năm xưa, tầng lớp phong kiến và nhà Nho cổ hủ ở ta luôn khinh rẻ, hắt hủi tiếng Việt bình dân mà họ chê là nôm na mách qué, khiến cho ngôn ngữ và văn học dân gian bị kìm hãm, khó phát triển. Sai lầm đó bắt nguồn từ tâm lý mù quáng sùng bái văn hóa Hán và chữ Hán. Ví dụ, sĩ tử đi thi phải thuộc lòng Tứ thư Ngũ kinh, trong đó có 300 bài thơ Kinh Thi – đều là tác phẩm văn, sử học của người Hán, mà chẳng học văn học và lịch sử dân tộc mình. Kinh Thi là cái gì mà ta phải học ? "Kinh Thi chẳng qua là những lời ca dao trong dân gian Trung Quốc, được thánh nhân [cụ thể là Khổng Tử] biên tập, san định, truyền cho đời sau, tôn sùng làm một bộ kinh sách thánh thần có nghĩa huyền bí. Tôi thiết tưởng nhiều bài ca dao của ta lại còn hay hơn những bài trong Kinh Thi nhiều, chỉ vì không có lòng mê tín sùng thượng nên thường bị coi là nôm na" [6]. Đúng thế. Kinh Thi lấy đâu ra những câu ca dao tuyệt vời cả về văn và về ý nghĩa, toàn bộ dùng từ thuần Việt như "Hỡi cô tát nước bên đàng, sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi ?". Chẳng qua vì người Việt là kẻ nô lệ nên "mẫu quốc" bắt học cái gì cũng phải học.

tiengviet1

Cuộc thi viết chữ đẹp trường Trưng Vương (Quảng Trị) nawm. Ảnh Trường Trưng Vương

Ví dụ sau đây một lần nữa cho thấy tiếng Việt gắn chặt với vận mệnh dân tộc ta. Thực dân Pháp sau khi chiếm nước ta đã chủ trương buộc dân ta học tiếng Pháp từ bậc tiểu học, nhằm tiến tới toàn dân chỉ nói tiếng Pháp, như chúng đã làm ở nhiều thuộc địa Châu Phi. Thấy rõ chủ trương đồng hóa ngôn ngữ ấy sẽ giết chết tiếng Việt, giới trí thức tiến bộ nước ta đã lên tiếng phản đối. Năm 1922, học giả Phạm Quỳnh khi diễn thuyết trước Viện Hàn lâm Pháp ở Paris đã nói : Việc Chính phủ Pháp dự định dạy tiếng Pháp cho người An Nam (tức Việt Nam) từ nhỏ đến lớn, kết quả chỉ đủ làm cho dân nước chúng tôi mất tính cách An Nam, thành ra một giống lửng lơ thật nguy hiểm. Muốn tránh nguy hiểm ấy chỉ có một cách là dạy trẻ con An Nam học tiếng An Nam cho hết bậc tiểu học [7]. Trước sự phản đối của dân ta và sau khi thấy chữ Quốc ngữ đủ khả năng thực hiện công cuộc khai hóa Việt Nam, Chính phủ Pháp đã bỏ chủ trương nói trên. Nhờ vậy dân tộc ta lần thứ hai tránh được thảm họa đồng hóa ngôn ngữ.

Sau ngày nước nhà độc lập, tiếng Việt trở thành ngôn ngữ chính thức duy nhất. Tất cả các bậc học đều giảng dạy bằng tiếng Việt. Trong hơn 70 năm, tiếng Việt được gìn giữ và được quan tâm nghiên cứu phát triển, cơ bản đáp ứng yêu cầu mới của thời đại : hiện đại hóa, tin học hóa, quốc tế hóa, toàn cầu hóa. Tuy vậy trên thực tế vẫn có tình trạng sử dụng tiếng Việt lệch chuẩn, nói viết sai ngữ pháp, sai chính tả, dùng sai từ Hán-Việt, tùy tiện nhập từ ngữ nước ngoài làm cho tiếng ta bị pha tạp, thiếu trong sáng…

Tóm lại, dân tộc ta có một lịch sử ngôn ngữ rất vẻ vang. Tiếng Việt cùng với chữ Quốc ngữ đã góp phần quan trọng đưa nền văn minh Việt Nam lên tới tầm cao như hiện nay. Tiếng Việt cùng với chữ Quốc ngữ thực sự là một tài sản phi vật thể vô giá của toàn dân ta, mãi mãi đáng tự hào, đáng tôn vinh, và mãi mãi phải được bảo vệ, được phát triển đúng hướng.

Nguyễn Hải Hoành

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 01/01/2024

[1] Nguyễn Quang Hồng : "Âm tiết và loại hình ngôn ngữ", Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 1994. Nguyễn Hải Hoành : "Một vài tìm tòi về ngôn ngữ", Tạp chí Tia Sáng số 11 (8/6/2020).

[2] Trần Trí Dõi : "Lịch sử ngôn ngữ người Việt – Góp phần tìm hiểu văn hóa Việt Nam", Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2022.

[3] Phạm Quỳnh : "Luận giải văn học và triết học", Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 2016.

[4] Như trên.

[5] Như trên.

[6] Như trên.

[7] Phạm Quỳnh : "Tuyển tập du ký", Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội 2012.

Published in Diễn đàn

Cuộc phỏng vấn được thực hiện với ông Hoàng Hưng, cựu giáo viên trung học môn Văn, nhà thơ, dịch giả, từ miền Bắc, và ông Lê Nguyễn, nhà nghiên cứu lịch sử độc lập, cựu Phụ tá Tỉnh trưởng đặc trách Phát triển Kinh tế dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, từ miền Nam.

tiengviet1

Nhà thơ Hoàng Hưng, nhàn nghiên cứu lịch sử Lê Nguyễn

Song Chi : Thưa nhà thơ Hoàng Hưng, thưa nhà nghiên cứu Lê Nguyễn, bây giờ phải nói là hiện tượng sai chính tả hay "nói ngọng" từ những biểu ngữ, bảng hiệu ngoài đường, trong sách giáo khoa dạy vỡ lòng, cấp 1, cấp 2 cho tới báo chí truyền thông chính thức… không phải ít ; tệ hơn nữa, ngay một số từ điển chính tả mà cũng bị sai chính tả-đã từng có những trường hợp cuốn sách bị thu hồi vì bị dư luận lên tiếng. Có những người bào chữa cho rằng "cũng chưa có quy định nào về chuẩn chính tả do Nhà nước ban hành".

Hai ông nghĩ thế nào về chuyện này ? Có phải là do chưa có chuẩn ? Nhưng so với các thế hệ trước, tại sao bây giờ chuyện "nói ngọng" lại nhiều như vậy ?

Hoàng Hưng : Phải nói ngay là nguyên nhân chủ yếu của mọi hiện tượng yếu kém về ngôn ngữ có gốc chung là chất lượng giáo dục, đặc biệt là môn Ngữ Văn. Hệ thống giáo dục ở Việt Nam ngày càng mở rộng đến mọi thôn xóm vùng sâu vùng xa tất yếu làm suy giảm chất lượng giáo dục. Thêm nữa, ở Việt Nam lâu nay không có một thiết chế đủ thẩm quyền và uy tín để san định, thống nhất ngôn ngữ. Viện Ngôn ngữ, Viện Từ điển và Bách khoa thư của Việt Nam không làm được công việc của Viện Hàn lâm Pháp ngữ (Academie Française) thế kỷ 17 dưới sự chỉ huy trực tiếp của Hồng y Richelieu (trong vai trò như Thủ tướng nước Pháp). Cho nên những sai sót đáng kể về ngôn ngữ ngay trong giới trí thức, quan chức cấp cao, trong các sách công cụ như từ điển, sách giáo khoa là điều dễ hiểu !

Viết sai chính tả là vấn nạn chung của mọi người cầm bút Việt Nam, không chỉ bây giờ hay chỉ ở một vùng nào. Khi làm hồ sơ "Văn học miền Nam 1954-1975" tôi phát hiện không ít trường hợp viết sai chính tả ở những tác phẩm thời đó. Bản thân tôi khi viết cũng không đảm bảo đúng chính tả, nhất là những trường hợp s/x, d/gi/r… Các biên tập viên, nhân viên sửa morasse của những nhà xuất bản, những tờ báo nghiêm túc luôn phải tra cứu từ điển tiếng Việt khi sửa bài ! Và chắc không chỉ ở Việt Nam đâu ! Tổng thống Hoa Kỳ D. Trump hay bị chỉ trích vì những câu viết sai chính tả trên Twitter mà ! Nước Pháp chắc cũng có vấn đề không nhỏ về chính tả, nên vừa mới đây đã tổ chức một ngày hội viết chính tả hoành tráng có hàng ngàn người lớn và trẻ em tham gia ở trung tâm thủ đô Paris !

Riêng hiện tượng "nói ngọng" (lẫn lộn l/n) thì… là vấn đề chỉ có ở Việt Nam ! Những năm 1990, bản thân tôi đã sững sờ khi nghe trên tivi một ông Giám đốc Sở Giáo dục Hà Nội nói ngọng, và khi dự một hội thảo văn hoá nghe một ông vụ trưởng của Bộ Văn hoá nói ngọng ! Đến những năm gần đây, ông Bộ trưởng Giáo dục nói ngọng líu ngọng lô đã là hồi chuông cảnh báo một "quốc nạn", cứ nghe các quan chức nói trên tivi thì biết !

Hiện tượng "ngọng l/n" vốn khá phổ biến ở nhiều vùng quê miền Bắc. Tôi nhớ lại những năm dạy học cho sĩ quan quân đội và học sinh xuất thân nông thôn (1960-1973), tôi thường xuyên phải sửa ngọng cho học viên ! Thời đó, "nói ngọng" đồng nghĩa với "ít học". Nhưng thời đó, số trường cấp hai, cấp ba không nhiều lắm, và giáo viên cấp ba thường xuất thân từ thành phố (không nói ngọng) nên việc chỉnh sửa cho học trò là khả thi ! Sau này, có lẽ vì chính số không ít giáo viên xuất thân nông thôn cũng nói ngọng, nên việc sửa ngọng thành bất khả thi !

Lê Nguyễn : Lập luận cho rằng "chưa có quy định nào về chuẩn chính tả do Nhà nước ban hành" nhằm biện bạch cho những sai sót nghiêm trọng về chính tả Việt ngữ đã bộc lộ một thái độ thiếu trách nhiệm đối với ngôn ngữ nước nhà. Dù Việt Nam chưa có một Hàn Lâm viện đúng nghĩa để có thể nghiên cứu và ban hành những chuẩn mực về ngôn ngữ áp dụng cho cả nước, nhưng sau hàng trăm năm tiến hóa, tiếng Việt vẫn có những "chuẩn mực bất thành văn" được cả xã hội công nhận.

Khi cả xã hội viết là bàng hoàng, ta không thể viết là bàn hoàn ; khi cả xã hội viết là con trai (một loại hải sản), ta không thể viết là con chai ; trầy trật không thể viết là chầy chật, tréo ngoe không thể viết là chéo ngoe, thành ngữ xuôi chèo mát mái không thể viết là xuôi chiều mát mái ; sung công không thể viết là xung công ; giở trò không thể viết là dở trò ; rục rịch không thể viết là dục dịch ; ma trơi không thể viết là ma chơi ; trìu mến không thể viết là trừu mến ; sa trường không thể viết là xa trường ; xét xử không thể viết là xét sử ; xuýt xoa không thể viết là xít xoa ; sừng sộ không thể viết là xừng xộ ...

Thế mà ngần ấy lỗi sơ đẳng về chính tả có đủ trong một quyển sách gọi là "Từ điển chính tả tiếng Việt", được soạn thảo bởi những người có bằng cấp và chức danh thuộc vào hàng bậc nhất trong ngành giáo dục Việt Nam ! Đó chỉ mới là những lỗi tiêu biểu được công luận vạch ra, nếu xem kỹ từng trang, không biết sẽ còn bao nhiêu những "thảm họa" như thế nữa.

Từ điển vốn dĩ là loại hình văn hóa phẩm mẫu mực về ngôn ngữ của một nước mà có những sai sót nghiêm trọng như vậy thì đây là điều rất đáng báo động. Mặt khác, đây là trách nhiệm không chỉ của người soạn thảo từ điển, mà của cả một hệ thống điều hành tại nhà xuất bản, từ người biên tập, người đọc bản thảo hoàn chỉnh, người ký duyệt trước khi đưa đến nhà in.

Song Chi : Thứ hai, phải nói là đọc báo chí VN bây giờ nhiều khi câu cú rất lủng củng, gây hiểu nhầm, hoặc sơ xuất một cách tắc trách, hoặc đưa vào bài viết ngôn ngữ đường phố, ngôn ngữ tuổi teen, ngôn ngữ lai căng nửa Anh nửa Việt v.v…

Nguyên nhân nào đưa đến những tình trạng này ? Và tại sao đã có hàng bao nhiêu cuộc hội thảo về vấn đề "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" với sự tham gia của các nhà báo, nhà giáo, nhà ngôn ngữ học…nhưng tình trạng sai sót, lệch chuẩn về ngôn ngữ, về sử dụng tiếng Việt trên báo chí, truyền thông cho tới sách vở vẫn diễn ra ?

Hoàng Hưng : Riêng ở lĩnh vực truyền thông đại chúng, thì việc phát triển ồ ạt báo chí, kênh truyền hình… thuộc các tổ chức chính quyền và đoàn thể đủ các cấp, nặng tính tuyên truyền, không mang tính chuyên nghiệp như ở các nước không thuộc hệ thống "xã hội chủ nghĩa", dẫn đến không đảm bảo chất lượng cần thiết về văn hoá, ngôn ngữ, nghiệp vụ của người viết, người biên tập, người xướng ngôn…

Riêng việc đưa ngôn ngữ đường phố, tuổi teen… vào báo hàng ngày lại là chuyện khác. Hiện tượng này không chỉ thấy ở báo Việt Nam. Có lẽ vì báo ngày có xu hướng dùng "khẩu ngữ" để tăng tính sinh động, tiếp cận đông đảo người đọc và cập nhật đời sống, lôi kéo bạn đọc trẻ. Theo tôi, khẩu ngữ, trong đó có việc lai ghép tiếng nước ngoài trong xu thế hội nhập toàn cầu về kinh tế, văn hoá… chính là tài nguyên tốt để phát triển, làm phong phú ngôn ngữ của một dân tộc, không nên bài bác quá ! Tiếng Việt hiện đại có vô số từ vốn lấy từ tiếng Pháp, tiếng Anh, lâu ngày được Việt hoá ! Tôi nhớ những năm 1990, khi dẫn một bạn người Đức đi thăm vườn đào Nhật Tân Hà Nội, khi tôi hỏi anh chủ vườn còn trẻ : "chỗ đi tiểu ở đâu ?" anh ấy ngớ ra, rồi hỏi lại tôi : "toa let hả bác ?". Nay thì chắc chắn "nơi tiểu tiện, đại tiện", "nhà vệ sinh" đã bị thay thế bằng "W.C", "toa lét" trong ngôn ngữ hàng ngày ! Đó là xu thế của đời sống, khó cưỡng !

Lê Nguyễn : Sự xuống cấp của ngôn ngữ báo chí hiện nay là điều có thật, tất nhiên trách nhiệm này thuộc về đội ngũ các nhà báo chuyên nghiệp, không ít trong số đó là những người tốt nghiệp khoa Báo chí bậc Đại học.

Một trong những hậu quả trước mắt của tình trạng này là trong ngôn ngữ báo chí thường xuất hiện nhiều câu cú lủng củng, mù mờ, sự kết hợp chủ từ, động từ, túc từ trong các mệnh đề để lộ nhiều sơ hở đáng chê trách.

Theo thiển ý của tôi, tình trạng này xuất phát từ mấy nguyên nhân sau :

- Nhà báo hay ban biên tập báo chủ trương đặt những tựa cho thật kêu để thu hút độc giả mà không quan tâm đến sự chính xác của cú pháp Việt ngữ.

- Nhan đề bài báo bị rút gọn tối đa hay sắp xếp luộm thuộm khiến người viết nghĩ một đàng mà người đọc hiểu theo một nẻo khác. Một bài báo gần đây có cái tựa về việc một người bị xe tông chết rồi mà vẫn còn đủ sức lực để rời khỏi hiện trường là một ví dụ ( ! ! !). ("Thành phố Hồ Chí Minh : Người đàn ông đi sinh nhật về bị xe tải cán tử vong rồi rời khỏi hiện trường", báo Công An Thành phố Hồ Chí Minh). Đó là lỗi cú pháp nghiêm trọng, nhà báo muốn nói rằng chiếc xe đụng người xong rồi rời khỏi hiện trường nhưng cách đặt câu lại khiến người đọc hiểu rằng nạn nhân dù chết rồi vẫn rời khỏi hiện trường !

- Chương trình đào tạo khoa Báo chí bậc đại học còn nặng nề về chính trị (Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học...) khiến nhiều sinh viên ra trường và trở thành nhà báo vẫn chưa vận dụng nhuần nhuyễn tiếng mẹ đẻ, vốn ngoại ngữ yếu kém, không dịch chính xác tên nhiều cơ quan, tổ chức thông thường trên thế giới, xướng ngôn viên (phát thanh viên) truyền thanh và truyền hình không đọc đúng tên của nhiều nhân vật quen thuộc với khán thính giả của đài. Chỉ cái tên Troussier của huấn luyện viên người Pháp dẫn dắt đội tuyển quốc gia mà cũng được nhiều người đọc theo nhiều cách khác nhau, không biết đâu mà lần.

Song Chi : Một hiện tượng nữa cũng hay gặp ngay trên báo chí truyền thông chính thống là viết sai từ Hán Việt do không hiểu nghĩa. Chữ Nôm và chữ Hán hiện nay không được giảng dạy đại trà trong hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam, mà chỉ được giảng dạy và nghiên cứu trong các chuyên ngành về Hán-Nôm tại bậc đại học.m Hai ông nghĩ sao về chuyện nên cho giảng dạy lại một số giờ chữ Hán, chữ Nôm ở bậc phổ thông ? Hay là do những vấn đề về chính trị trong mối quan hệ giữa Việt Nam-Trung Quốc nên sợ rằng có nhiều người sẽ đả kích chuyện này ?

Hoàng Hưng : Đúng là những thế hệ sau 1975 ngày càng ít biết về các từ Hán-Việt, từ gốc Hán. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do chất lượng môn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông ! Cũng có lý do ở "tâm lý dân tộc" không muốn thừa nhận gốc Hán của số lớn từ tiếng Việt (có người thống kê lên đến 70-75% ! ! !). Cho nên mới có việc dùng sai những từ như "cứu cánh" (nghĩa đúng là "mục đích cuối cùng" giờ đây được hiểu rất phổ biến là "biện pháp giải cứu"), "yếu điểm" (nghĩa đúng là "điểm trọng yếu", giờ được hiểu là "điểm yếu")…

Một số chuyên gia ngữ-văn đã đề xuất dạy chữ Hán (và cả chữ Nôm) trong nhà trường phổ thông để khắc phục tình trạng trên ! Tôi nghĩ, cũng không nhất thiết, nhất là trong khi chương trình học vẫn bị coi là quá tải, mà nhu cầu sử dụng tiếng Anh trong thực tế vẫn đòi hỏi nhà trường nỗ lực nhiều hơn ! Bản thân tôi, đã học Trung Văn ở Đại học Sư phạm Văn trong 3 năm, mà giờ đây cũng quên gần hết ! Tuy nhiên, vẫn có thể nắm được các từ Hán Việt viết bằng chữ quốc ngữ nếu như chương trình Ngữ Văn phổ thông lưu ý đầy đủ việc dạy từ gốc Hán và kết cấu Hán (tính-danh) tồn tại trong tiếng Việt ! Biết rõ kết cấu tính-danh của từ gốc Hán thì không thể nhầm "yếu điểm" (hoàn toàn gốc Hán) với "điểm yếu" là từ kết hợp Hán (điểm) + Việt (yếu) theo kết cấu danh-tính của tiếng thuần Việt.

Việc hiểu sai những từ gốc Hán đã tồn tại khiến cho ngôn ngữ bị nhiễu loạn, không lợi cho sự phát triển khoa học, văn hoá, giáo dục. Nó khác với cách tạo từ mới không quá phụ thuộc vào từ gốc Hán (thường kết hợp từ thuần Việt với từ gốc Hán đã quen thuộc), là điều có thể chấp nhận, như "cát tặc", "phượt thủ"…

Lê Nguyễn : Về mặt văn tự, chữ Hán - Nôm và từ Hán -Việt khác nhau hoàn toàn, song hình như hiện nay có không ít ngộ nhận về hai thứ ngôn ngữ này. Chữ Hán là văn tự của người Trung Quốc, chữ Nôm là thứ chữ mà từ thời Trần, cha ông ta đã cải biên từ chữ Hán để phát âm đúng theo tiếng nói của người Việt, song hình thức vẫn như cách viết chữ Hán. Đó là trường hợp các tác phẩm văn học cổ điển : truyện Phan Trần, Cung Oán Ngâm Khúc, Chinh Phụ Ngâm (bản dịch), truyện Hoa Tiên, truyện Kiều ...

Trái lại, từ Hán-Việt là những từ Việt có xuất xứ từ âm chữ Hán, nhưng viết theo dạng chữ La-tinh, mà nay ta thường gọi là chữ quốc ngữ, ví dụ, những từ sau đây là từ Hán-Việt : xuất phát, xuất khẩu, nhập khẩu, nguyên nhân, tranh đấu, tiến hóa, văn minh, tiếp kiến, yết kiến, sử dụng, thông dụng…

Tại miền Nam trước 1975, ở bậc Tiểu học và Trung học đệ nhất cấp (cấp 1 và cấp 2 ngày nay), học sinh không được dạy chữ Hán. Lên đến bậc Trung học đệ nhị cấp (cấp 3), họ được chọn một trong 4 bốn ban :

- Ban A (môn chủ yếu là Lý Hóa, Vạn vật [nay là Sinh vật])

- Ban B (môn chủ yếu là Toán, Lý Hóa)

- Ban C (còn gọi là Ban Văn chương, Sinh ngữ, gồm các môn Việt ngữ, Triết học, Sử Địa, Anh ngữ, Pháp ngữ)

- Ban D (còn gọi là Ban Cổ ngữ, gồm chủ yếu Triết học, Việt ngữ, Hán ngữ hay La (tinh) ngữ).

Ở bậc Đại học, các trường Đại học Văn khoa và Đại học Sư phạm có hẳn ban Việt-Hán dành cho các sinh viên theo học chữ Hán.

Ngày nay, ngành giáo dục xem nhẹ việc rèn luyện từ Hán-Việt cho học sinh và cả sinh viên ở bậc Đại học, khiến cho không it người, kể cả những người thường xuyên sử dụng chữ Việt trên sách báo, không phân biệt được nghĩa của từ yếu điểm khác với điểm yếu như thế nào, không phân biệt được yết kiến và tiếp kiến khác nhau ra sao.

Tình trạng này dẫn đến một hệ lụy khá phổ biến hiện nay là người ta ghép từ một cách vô tội vạ, chẳng hạn như vịt nuôi có khả năng tăng trọng cao thì gọi là "vịt siêu thịt", bọn lấy trộm cát ở sông là "cát tặc", bọn rải đinh trên đường là "đinh tặc", xe hơi (ô tô) đẹp, sang là "siêu xe"... Cách ghép chữ bừa bãi đó đã vi phạm một nguyên tắc bất thành văn đã tồn tại trong xã hội từ rất lâu đời, được cha ông ta tuân thủ chặt chẽ, đó là chỉ được ghép một từ Hán-Việt với một từ Hán-Việt khác, không được ghép một từ Hán-Việt với một từ Việt thuần túy. Trong các ví dụ trên, "siêu" là từ Hán-Việt, còn "thịt", "xe"là từ Việt thuần túy ; "tặc" là từ Hán-Việt, còn "cát", "đinh" là từ Việt thuần túy..., chúng không thể ghép chung với nhau được.

Hiện tượng yếu kém về từ Hán-Việt trong tiếng Việt ngày nay không chỉ xuất phát từ sự thiếu sót trong giảng dạy ở học đường, mà gần đây còn xuất phát từ ý thức chính trị nữa. Tinh thần yêu nước, chống lại thái độ kẻ cả của người bạn láng giềng phương Bắc trong những năm qua ảnh hưởng đến cả sự nhận biết về ngôn ngữ, nhiều người ngộ nhận giữa chữ Hán của người Trung Quốc với từ Hán-Việt được người dân ta sử dụng hàng ngày, coi việc phải học và sử dụng đúng từ Hán-Việt là một hành vi "lệ thuộc Tàu", mà không biết rằng từ Hán-Việt là di sản ngôn ngữ đã được cha ông ta tạo ra và sử dụng từ nhiều thế kỷ trước.

Song Chi : Kể từ sau khi Việt Nam thống nhất, ngôn ngữ của Miền Bắc dần dần được xem là "chuẩn" và lấn át trong cuộc sống của người dân cả nước. Có những chữ người Miền Nam dùng bị thay thế, bị biến mất, sách giáo khoa dạy trẻ em cũng rất nhiều phương ngữ miền Bắc mà trẻ con miền Nam không hiểu. Có rất nhiều ví dụ về chuyện này. Trong khi người thời xưa mà soạn sách còn cẩn thận chú thích những cách gọi khác nhau tùy theo vùng miền thì bây giờ lại không làm như vậy, và nhiều khi cũng do tâm lý coi ngôn ngữ của miền Bắc là chuẩn mực của ngôn ngữ cả nước. Hai ông nghĩ sao về việc bảo vệ tính địa phương, vùng miền trong ngôn ngữ ?

Hoàng Hưng : Sau khi thống nhất đất nước, có 2 trào lưu ngược nhau :

Trong đời sống hàng ngày, phương ngữ miền Nam rất hấp dẫn người miền Bắc ! Và nhiều từ ngữ đã thành phổ biến khắp nước : "Bao ăn", "bao ngon", "bao xa"… , "trà" (thay cho "chè Tàu"), "xe hơi" (thay cho "ô tô"), "trục xe" (thay cho "moay ơ"), "sên" (thay cho "xích"), "thắng" (thay cho "phanh"), "rau ngò" (thay cho "rau mùi")… Ngược lại, sau khi người Bắc vào Nam sinh sống ồ ạt, thì phương ngữ Bắc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến người Nam, nhất là ở những thế hệ sinh sau 1975.

Nhưng trong văn bản hành chính và sách giáo khoa, vì được soạn thống nhất từ Hà Nội, và đông đảo quan chức gốc Bắc vào "lãnh đạo" miền Nam, rõ ràng có chiều hướng coi ngôn ngữ miền Bắc (Hà Nội) là chuẩn mực !

Tôi nghĩ việc thống nhất thuật ngữ trong các văn bản hành chính có hiệu lực toàn quốc là đúng ! Nhưng những từ ngữ đặc thù của mỗi địa phương lại cần tôn trọng. Ví dụ : không việc gì phải đổi "Tân Sơn Nhứt" thành "Tân Sơn Nhất" !

Lê Nguyễn : Cách đây gần 370 năm, giáo sĩ Alexandre de Rhodes là một trong những người đầu tiên nghĩ ra cách diễn đạt ngôn ngữ Việt bằng chữ la tinh, và thứ văn tự này được cải tiến dần thành chữ quốc ngữ chúng ta sử dụng ngày nay. Khi làm công việc quan trọng này, De Rhodes đã ở Đàng Ngoài 3 năm và Đàng Trong 8 năm (nhiều đợt), nhờ vậy, ông nắm hiểu được nhiều phương ngữ khác nhau. Dù cách ký âm trong Từ điển Việt-Bồ-La (1651) của Alexandre de Rhodes còn phôi thai, song nhờ sự trải nghiệm qua nhiều vùng miền, ông viết "ma trơi" hay "(lá) trầu" theo cách đọc của người Đàng Trong, chứ không viết "ma chơi" hay "lá giầu" theo cách đọc của người Đàng Ngoài. Soạn từ điển, De Rhodes đã ý thức được tính đa dạng của ngôn ngữ Việt và áp dụng nhận thức đó trong biên soạn.

Gần chúng ta hơn, song cũng đã hàng trăm năm trước, khi soạn sách giáo khoa cho học sinh, các thế hệ đi trước đã biết quan tâm đến sự khác biệt về ngôn ngữ các vùng miền. Trong bộ sách Quốc văn Giáo khoa Thư được xuất bản lần đầu vào thập niên 1920, các nhà biên soạn sách giáo khoa sinh sống, làm việc tại miền Bắc (Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận), đã soạn thảo sách với một tinh thần trách nhiệm rất cao. Trong các bài đọc, khi viết từ "lợn", các cụ chú thích ở cuối trang là "heo" ; khi viết từ "bẩn", các cụ chú thích thêm là "dơ". Sự cẩn trọng của các cụ còn lên đến mức có hẳn một ghi chú chung như sau : "Trong sách này những tiếng đứng giữa ngoặc đơn là tiếng Trung kỳ của tiếng Bắc kỳ đứng trước, những tiếng có số ở dưới bài là tiếng Nam kỳ của tiếng Bắc kỳ có số viết lên trên (superscript) tương ứng".

Người xưa tinh thần trách nhiệm là thế, ngày nay sách giáo khoa cùng nhiều văn hóa phẩm khác được soạn thảo ra sao ? Nhiều tác phẩm biên soạn hay dịch thuật xuất phát từ miền Bắc đã tùy tiện sử dụng cách gọi của miền này làm chuẩn mực cho cả nước, nhiều khi làm thay đổi hẳn tên gốc của địa phương hay nhân vật ở các vùng miền khác. Có thể viện dẫn nhiều ví dụ của việc làm này : tên gốc Huỳnh Tịnh Của được đổi thành Hoàng Tịnh Của ; Châu Văn Tiếp thành Chu Văn Tiếp, Ngô Tùng Châu thành Ngô Tòng Chu, Đỗ Thành Nhơn thành Đỗ Thanh Nhân ...

Về biên soạn sách giáo khoa, có lúc dư luận mạng xã hội rộ lên về sự cẩu thả của người biên soạn, giống lạc đà được liệt vào loài... chim, viết cho học sinh cấp một mà "ăn" viết là "chén", "nhai" viết là "nhá", "uống" viết là "tợp"…, thì tính nghiêm túc của nhà soạn sách giáo khoa cần phải được xem lại, nếu không, sẽ phương hại đến tương lai của lớp người trẻ sau này.

Song Chi : Hồi năm 2022 có chuyện ồn ào đòi đổi tên hàng trăm tên đường ở Sài Gòn với lý do trùng hoặc tên không chính xác nhân vật lịch sử, địa danh, tên không ý nghĩa và cần sửa đổi. Nhưng trong đó cũng có lý do đưa ra là tên đặt không chuẩn ví dụ như Lê Thánh Tôn (được cho rằng chính xác phải là Lê Thánh Tông), Ngô Thời Nhiệm (được cho là chính xác phải là Ngô Thì Nhậm).

Nhưng thật ra với người miền Nam thì tên đường Lê Thánh Tôn, Trần Nhân Tôn, Ngô Thời Nhiệm không hề sai. Đổi thành Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Tông Đản, Ngô Thì Nhậm mới là sai chánh tả đối với người miền Nam. Cũng giống như người miền Nam có họ Võ, người miền Bắc có họ Vũ, người miền Nam có họ Huỳnh, người Bắc có họ Hoàng…không lẽ cũng thay đổi ?

Thưa các ông nghĩ sao ?

Hoàng Hưng : Như ở trên tôi đã nói, những gì thuộc một địa phương, không có hiệu lực toàn quốc thì cần tôn trọng phương ngữ ! Tên đường phố lưu hành ở đâu thì nên theo phương ngữ vùng đó ! Việc bắt buộc thay đổi theo "chuẩn quốc gia" ở đây là máy móc, không cần thiết, lại dễ gây phản cảm của người dân địa phương, và gây phiền nhiễu về nhiều mặt thực tế !

Lê Nguyễn : Trong câu hỏi này, có hai ý khác nhau, xin được trả lời riêng từ ý một :

a) Về việc tên các vì vua Việt Nam được đặt tên đường, đúng là có sự khác biệt giữa miền Nam và miền Bắc. Miền Bắc viết Lê Thánh Tông thì miền Nam trước 1975 viết là Lê Thánh Tôn ...

Đây là sự khác biệt không quan trọng về tập quán ngôn ngữ của hai miền, trong một phạm vi thật nhỏ hẹp ; theo tôi, ngày nay, nên đồng nhất hóa việc viết và đặt tên đường các vì vua Việt Nam dưới hình thức có chữ "Tông" ở cuối, thay vì "tôn", điều này phù hợp với các bộ sử chính thống của nước ta.

b) Riêng với việc "Bắc hóa" một cách tùy tiện các nhân danh và địa danh xuất phát từ nhiều địa phương trong cả nước, điều này cần được bài bác, vì nó làm sai lạc tên gốc của các nhân vật lịch sử hay vùng miền. Các ví dụ tiêu biểu đã được nêu ra trong phần trả lời câu hỏi số 4.

Song Chi : Xin hai ông cho vài ý kiến, quan điểm riêng về việc làm thế nào để khắc phục tất cả những điều này ?

Hoàng Hưng : Giáo dục, truyền thông đại chúng và hành chính là 3 hệ thống có ảnh hưởng lớn nhất đến ngôn ngữ dân tộc. Trong đó giáo dục Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông là nền tảng. Gần đây, vẫn có những ý kiến tranh cãi về chức năng của môn Ngữ Văn : coi trọng dạy tiếng (ngữ) là liệu có làm mờ nhạt việc dạy văn chương ? Tôi cho rằng ở bậc phổ thông, chức năng dạy sử dụng đúng và thành thạo tiếng Việt vẫn là điều cần cải thiện rất nhiều, vì sự bất cập của nó chính là gốc sinh ra những yếu kém về ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày cũng như trong các sinh hoạt văn hoá cao mà ta đang chứng kiến. Dạy văn chương trước nhất cũng là dạy tiếng Việt, "tiếng Việt đẹp" !

Lê Nguyễn : Xin nêu mấy việc cần làm.

1) Phải cải thiện tình trạng yếu kém về từ Hán-Việt trong hiểu và viết tiếng Việt của công chúng nói chung, của học sinh, sinh viên nói riêng, bằng cách tăng cường việc giảng dạy loại ngôn ngữ này trong học đường. Ngay cả thành phần giáo viên dạy tiếng Việt cũng cần được tu nghiệp, rèn luyện thêm. Khi một Phó giáo sư, tiến sĩ còn phạm những lỗi sơ đẳng về chính tả Việt ngữ thì chuyện rèn luyện thêm cho đội ngũ giáo viên văn không phải là điều vô ích.

Về chữ Hán-Nôm, có thể khuyến khích nhiều sinh viên bậc Đại học chọn môn học này để sau khi ra trường, họ sẽ góp phần nghiên cứu, dịch thuật và phổ biến nhiều tác phẩm Hán Nôm do cha ông để lại nhưng đến nay vẫn còn nằm yên trong các văn khố.

2) Trong lúc Việt Nam chưa có Hàn lâm viện để có thể đưa ra những chuẩn mực cần thiết trong việc sử dụng tiếng Việt, nhà nước cần huy động chất xám của các nhà ngôn ngữ học có tài năng, giàu tâm huyết để góp phần làm trong sáng tiếng Việt, mặt khác, cần ngăn chặn sớm những hành vi "cải tiến ngôn ngữ" mà không có căn cứ xác đáng, làm xáo trộn môi trường xã hội đang cần sự ổn định và lành mạnh.

3) Triệt để bài bác việc "cải tiến ngôn ngữ" bằng cách lấy cách nói của người miền Bắc làm chuẩn mực cho cả nước, ví dụ "con trâu" viết thành "con Châu", "rục rịch" thành "dục dịch", "tréo ngoe" thành "chéo ngoe" ....

4) Sách giáo khoa dù được biên soạn hay xuất bản ở đâu, cũng phải tránh tối đa những từ ngữ chỉ phổ biến ở một vùng miền nhất định, trong trường hợp chẳng thể làm khác hơn thì phải có chú thích thêm về cách gọi ở những vùng miền khác. Đội ngũ biên soạn sách giáo khoa phải được tuyển chọn kỹ trong số những người có kiến thức rộng về ngôn ngữ các vùng miền khác nhau.

5) Trong dịch thuật các tài liệu văn hóa-lịch sử, cần tôn trọng triệt để tính chính xác về nhân danh và địa danh, không "Bắc hóa" theo kiểu họ Huỳnh đổi thành họ Hoàng, núi Châu Thới (thuộc tỉnh Bình Dương) đổi thành núi Chu Thái, tên Ngô Tùng Châu đổi thành Ngô Tòng Chu ....

Song Chi : Xin cảm ơn nhà thơ Hoàng Hưng và nhà nghiên cứu lịch sử Lê Nguyễn.

Song Chi (thực hiện)

Nguồn : RFA, 10/07/2023

Published in Văn hóa
vendredi, 06 janvier 2023 16:41

Tiếng nước mình

Giữa khe cửa trước nhà, bữa rồi, thấy có gài một mẩu giấy quảng cáo – với dòng chữ in đậm – trộn lộn cả hai thứ tiếng Việt/Anh : "Under New Management - Tăng Cường Ẩm Thực". Tăng cường giờ mở cửa tới midnight. Đọc nghe hơi chương chướng nhưng tui cũng hiểu được liền, và còn đoán được luôn tác giả : cha nội Hải Ký Mì Gia – ở ngay ngã tư đầu đường – chớ còn ai vô đó nữa !

tieng1

Tiệm này "chuyên trị" mì gà chiên và mì vịt tiềm. Thỉnh thoảng, tui vẫn ghé qua và lần nào cũng có trao đổi với chủ nhân đôi câu chào hỏi (xã giao) nên biết cái kiểu nói chuyện và hiểu ý của ổng mà : "Tiệm có quản lý mới. Thực đơn phong phú hơn. Từ đây sẽ mở cho tới tận khuya".

Ông chủ người Minh Hương, sinh trưởng ở Bạc Liêu, vượt biên hồi đầu thập niên 1980. Dân Việt gốc Hoa, sống ở Mỹ gần nửa thế kỷ mà vẫn viết được "tiếng nước tôi" như vậy là ngon lành cành đào rồi – đúng không ?

Tôi đã từng "đụng chuyện" với một vị "người Hoa gốc Tầu" nữa kìa. Ổng viết tiếng Việt (theo kiểu gu gồ) đọc mà muốn khóc bằng… tiếng Tây luôn. Thằng chả (chắc) là chủ nhân của một hãng làm thức ăn khô của Đài Loan hay Hồng Kông gì đó, và sản phẩm được bầy bán ê hề ở California, bao bì cũng in một dòng chữ trộn lộn cả hai thứ tiếng Việt/Anh : "Chuẩn Bị Con Cá Mực – Prepared Cuttlefish" !

Cái gì vậy, hả Trời ? Thông minh tới cỡ tui mà phải mất mấy chục giây mới hiểu (té ra) là… "khô mực ăn liền". Thiệt là thầy chạy !

Tiếng Việt, cũng như dân Việt – trên bước đường lưu lạc – tránh sao khỏi những cảnh ngộ bi hài hay những mảnh đời tơi tả. Kampuchea là nơi không thiếu những cảnh tình này. Nhà báo Ngy Thanh đã từng cảm thán : "Người ta bảo sông có khúc, người có lúc. Thế mà, khúc đời nào của Việt Kiều Cambodia cũng nhiêu khê. Thời nào của họ cũng là thời mạt vận".

Việt ngữ ở đây cũng thế, cũng "mạt vận" chả khác chi người.

Theo tường trình của MIRO (Minority Rights Organization ) thì có khoảng 5%, hay 750.000 người gốc Việt đang sinh sống ở Xứ Chùa Tháp. Đây là nhóm dân thiểu số đông nhất ở đất nước nhỏ bé này. Phần lớn đều không có được một tờ giấy lận lưng (không khai sinh, cũng không căn cước) nên không được quyền tiếp cận với bất cứ dịch vụ xã hội nào cả. Họ cũng không có quyền sở hữu tài sản hay đất đai gì ráo. Bởi vậy, rất nhiều kiều bào ở Miên hiện vẫn sống trong những túp lều tranh (lều bều như mấy dề lục bình) trên mặt Biển Hồ – Tonlé Sap.

Chắn chắn không nơi nào trên trái đất này mà dân Việt phải sống lam lũ và thảm thương đến thế. Y tế cũng như giáo dục đều là những điều xa xỉ, nói chi đến chuyện báo/đài hay một cái trường (Việt ngữ) cho những đứa bé luôn trôi nổi bấp bênh.

Vậy mà chả hiểu nhờ vào cơ duyên nào đó, năm 2008, bỗng dưng có vài người Việt từ Canada lặn lội đến tận làng Kampong Luong (Kampong Luong Floating Village) làm tặng cho dân ấp Koh Ka Ek một ngôi trường tử tế.

Mãi đến năm 2014, tôi mới theo chân sư Minh Trí (người sáng lập Hội Vì Dân – Vidan Foundation) lò dò tìm đến chốn này. Tới nơi thì trường học đã nằm chỏng chơ trên cạn vì nổi hết được rồi.

Sau khi gắn vô mấy chục cái thùng phuy nhựa mới (mỗi cái cỡ 25 mỹ kim) và dặm thêm một mớ lồ ô hai bên cạnh sườn (không có tre để giữ cân bằng nó sẽ bị bồng bềnh) rồi sửa sang lại chút đỉnh thì kể như êm. Tụi nhỏ lại có cơ hội đến trường ê a ("mờ a ma sắc má" – "ba a ba huyền bà") như trước.

Năm 2012, lại có thêm một cơ duyên kỳ diệu nữa, người Việt từ Perth (Australia) cũng lặn lội đến tận làng Kandal – thuộc xã Phsar, tỉnh Kampong Chhnang – để xây tặng cho đồng bào mình một ngôi trường bề thế, tốn kém cả trăm ngàn mỹ kim chứ không phải ít.

Vài ba năm sau, sư Minh Trí cũng đưa tui đến đây luôn. Chúng tôi đều hân hoan khi nhìn thấy ba lớp học được dựng trên những cột xi măng vuông vắn và vững chắc, bên trong được trang bị bàn ghế đàng hoàng. Chỉ kẹt cái là nó không có điện, cũng không có nước nên WC vô phương sử dụng.

Chuyện nhỏ thôi (so với tiền của và công sức của bao nhiêu người Việt Nam tại Úc) nên chúng tôi hăng hái bắt điện, bơm nước, gắn quạt máy, và còn lát xi măng luôn cả cái nền để vào mùa khô học sinh có chỗ chơi đùa.

Từ đó – theo sự cắt đặt của nhà sư – tôi vẫn thường trở lại thăm non hai cái trường này (cùng dăm ba lớp học ở vài nơi khác nữa) để mang sách vở bút viết cho học sinh, và chút tiền trợ cấp cho mấy vị giáo viên.

Tới đâu, tôi cũng đều "lớn tiếng" lập đi lập lại cái quan niệm rất thực tiễn và cấp tiến của mình : Xin quý thầy cô đừng quá quan tâm đến Việt Ngữ. Thay vào đó hãy dùng thời giờ dậy các em làm được mấy phép tính (cộng – trừ – nhân – chia) căn bản, và đọc được tiếng Miên để sau này chúng có thể sinh tồn một cách dễ dàng hơn nơi đất nước này.

tieng2

Cái quan niệm "đúng đắn và cấp tiến" đó, mới đây, vừa bị thử thách (một cách vô cùng nghiêm trọng) khi tôi ghé qua lớp học ở Bati – nằm trong khuôn viên của Chùa Ông Quan Đế, thuộc huyện Peam Ro, tỉnh Prey Veng – vào tháng 11 năm rồi. Đây là một nơi hết sức đặc biệt vì người Việt chả những có chùa (và ban trị sự) mà còn có cả hội đồng hương tề luôn nữa.

Tôi được coi là khách quý, đến tự phương xa, và được hân hạnh họp mặt với tất cả quý vị chức sắc địa phương. Họ đều thuộc vào hàng lão hạng nên tôi rất nhỏ giọng khi lập lại quan niệm (cố hữu) của mình là con cháu chúng ta cần học toán và học tiếng Khmer để sinh tồn, chứ không phải là Việt Ngữ. Mỗi đứa trẻ chỉ được tới trường vài ba năm thôi, mất thời giờ học tiếng Việt làm chi khi mà cái cơ hội đọc được một tờ báo (hay viết một cái thư) bằng Việt Ngữ kể như là bằng không. Chỉ cần sắp nhỏ vẫn nói chuyện bằng tiếng nước mình là cũng đã tốt lắm rồi, chớ…".

Tôi chưa dứt lời mà không khí buổi họp đã trầm hẳn xuống. Những ánh mắt, và những nụ cười chứa chan thiện cảm mà mọi người đã dành cho tôi từ lúc ban đầu (bỗng) tan biến hết trơn. Rồi một vị lão nhiêu, chắc cũng đã bát tuần, mới nhỏ nhẹ đáp lời :

"Chúng tôi lại có chút suy nghĩ khác. Người Việt ở nơi đây từ đời này qua đời nọ nên bây giờ ai cũng đen thủi, đen thui y như người bản xứ. Ngó qua thiệt khó nhận ra là "Duồn" ai là "Miên" nữa. Sự khác biệt chỉ còn ở cái tiếng nước mình thôi. Bởi vậy, khi đã có cơ hội cắp sách đến trường thì ưu tiên là phải dậy bầy trẻ đọc viết tiếng mẹ đẻ cái đã, chớ còn nói như ông thì...".

Ông anh cũng chưa hết lời nhưng tôi đã cảm được sự đồng tình của mọi người hiện diện. Rồi có lẽ vì quá xúc động (hay quá bất nhẫn) ổng đưa tay gạt nước mắt và ngồi phịch xuống ghế, tựa như là muốn đứng cũng không nổi nữa !

Những "giọt lệ như sương" của vị đồng hương cao niên khiến tôi chợt nhận ra sự nông nổi và thiển cận của mình. Cùng lúc, tôi cũng "ngộ" được đôi điều quan trọng khác :

Nào phải là tình cờ mà những người Việt từ Bắc Mỹ, từ Úc Châu đều đã cất công tìm đến Cambodia để làm trường học. Cũng đâu phải là vô cớ mà chỉ riêng ở tiểu bang California (Hoa Kỳ) đã có đến cả chục Trung tâm dạy Việt ngữ và hầu như ở khắp mọi nơi trên thế giới, nơi đâu có dân Việt là có những lớp học cho trẻ Việt cùng với sự tham gia (tự nguyện) của hàng vạn giáo viên – từ nửa thế kỷ qua.

tieng3

Khi Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ cho phép giảng dậy Việt Ngữ ở một số trường trung học và đại học tại quốc gia này thì giản dị chỉ vì đó là chủ trương nhân bản và bao dung (đa văn hóa) của xứ sở này. Còn mọi cố gắng, chắt chiu, thương khó để bảo tồn tiếng mẹ đẻ của hàng triệu người dân Việt, đang lưu lạc ở khắp bốn phương (có lẽ) là do sự thôi thúc tiềm ẩn từ vô thức. Đây là phản ứng tự nhiên từ vô thức tập thể (collective uncounciousness) của cả một giống nòi (trong cơn quốc biến) khi ngôn ngữ của họ đang "bị tha hóa, bị thao túng, bị phá sản một cách có hệ thống" – theo như lời báo nguy của nhà giáo và nhà báo Thái Hạo.

Lời báo động muộn màng này cũng đã giúp tôi hiểu ra lý do mà sư Minh Trí – sau khi xuất gia, từ bỏ mọi hoạt động chính trị – đã hết lòng tận tụy chăm lo cho những lớp học Việt Ngữ, ở Kampuchea, cho đến… hơi thở cuối !

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 06/01/2023

Published in Văn hóa
mercredi, 16 novembre 2022 19:00

Tiếng Việt quái dị !

Ngỡ là nhỏ nhưng cách dùng tiếng Việt hiện nay rất quái dị, đang mài mòn và làm méo mó, xấu xí tiếng Việt Nam.

tiengviet0

Cách dùng tiếng Việt hiện nay rất quái dị, đang mài mòn và làm méo mó, xấu xí tiếng Việt Nam. Ảnh minh họa

Xin phép dẫn ra một vài ví dụ :

1. Cực hay, cực chuẩn : Chữ "cực" đúng nghĩa, nó chỉ phương hướng trong địa lý : cực Nam, cực Bắc, v.v. Khi dùng "cực hay" nhằm ám chỉ "cực kỳ hay" nhưng nói riết rồi sau này, sanh ra cách nói gom lại vì tật làm biếng, như chữ "danh thắng", vốn phải dùng đủ "danh lam thắng cảnh". Cũng như vậy, chữ "cực chuẩn" bị dùng sai. Bởi vì chuẩn nghĩa là "mực thước" mà như vậy tức phải có tiêu chuẩn. Khi nói về "tiêu chuẩn" tức phải có nhiều yếu tố kết hợp lại theo hệ thống, mới ra chuẩn mực. Ví dụ, một loại sản phẩm nào đó phải tuân theo tiêu chuẩn ISO... Hoặc người ta cũng thấy cách dùng kỳ khôi như chữ "cực lớn", vốn ám chỉ cho nghĩa "rất lớn". Chỉ có "cực đại" và "cực tiểu" dùng trong toán học và các môn khoa học tự nhiên - kỹ thuật.

2. Bức xúc : Ý nghĩa của chữ này, ban đầu muốn nói về sự bực bội hay khó chịu (nghĩa là chưa đến mức giận dữ hoặc cao hơn là phẫn nộ). Chữ này ngày càng dùng để thay thế cho tất cả cảm xúc của con người, khi bị mất đất, bị xử oan ức đến nỗi người bị oan có thể gây ra hành vi dại dột để phản kháng lại bản án. Do đó, sau này chữ "bức xúc" thay thế tất cả tâm trạng. Nó sai, vì ngày nay được dùng phổ quát, để thay thế cho tất cả các cảm xúc khác nhau của con người.

3. Tự hào : Ngày nay, chữ "tự hào" được dùng vô tội vạ, đến nỗi một em bé phải lấy nhiều máu để xét nghiệm nhưng không khóc, cũng làm cho người cha "tự hào" (!). Ngoài ra những chữ mang nặng yếu tố mơ hồ như : Bản lĩnh, lý tưởng cũng được khuếch trương và nâng cao để ru ngủ và mị dân và dùng theo cách rất nông cạn và hời hợt, ngay cả trong trận đá banh cũng thấy tràn ngập.

4. Tranh thủ : Thời bao cấp ở miền Bắc, chữ "tranh thủ" dùng để chỉ sự chụp giựt, tranh giành (tranh tức là giành, thủ tức là hàng đầu) khi xếp hàng mua gạo, dầu hôi, v.v. Sau này du nhập vô Nam và dùng rất rộng rãi (nhứt là thời cũng theo chánh sách bao cấp, sau 1975). Ý nghĩa của chữ này, thu xếp thời gian sao cho khoa học để giải quyết được nhiều việc nhưng xài lâu ngày người dân hiểu như là giỏi giang - đảm đang - xoay đầu này chụp đầu kia v.v. Ví dụ : Tôi tranh thủ chạy qua thăm anh chút xíu, rồi còn đi làm cho kịp và nhiều ví dụ khác mà bất kỳ ai cũng có thể thấy, được sử dụng hàng ngày.

5. Động viên : Vốn là danh động từ. Chữ này có nghĩa là sự huy động số lượng con người, cho một việc gì đó. Trước 1975, chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa có thời gian dài "tổng động viên" cho quân dịch, lúc mà hiệp định Paris 1973 đã ký xong. Sau này, chữ "động viên", bị xài rộng rãi đến mức gây ác cảm, khi nghe đến chữ "động viên". Tới đám ma hay đi thăm người bịnh, người ta cũng dùng "động viên". Lẽ ra, phải dùng chữ "an ủi", "chia buồn", "khích lệ", v.v.

6. Quan hệ : Nhằm nói lên có mối liên quan - liên hệ với nhau trong nhiều việc, ví dụ như : Quan hệ cha - con, quan hệ mẹ - con, quan hệ - anh - chị - em, quan hệ bằng hữu, quan hệ đồng nghiệp, quan hệ đối tác, quan hệ ngoại giao v.v. Không biết từ khi nào, chữ "quan hệ" nhằm để giải quyết cho cái âm đạo và cái dương vật thỏa mãn. Vì vậy, báo chí ngày nay cố ý né tránh chữ nhục dục để thay bằng "quan hệ không trong sáng". Tiếng Việt trở nên méo mó và gây đàm tiếu.

7. Phản bội : Trong một nhạc phẩm có tựa "Mẹ" của Phú Quang, được nhiều ca sĩ trình diễn, có đoạn [*] :

Mẹ là người đầu tiên

Người đàn bà mãi mãi

Không bao giờ phản bội

Ngay cả khi con ngu dại một đời...

Người Việt Nam bình thường nào không biết nghĩa của từ "phản bội" ?

Kẻ phản bội - Tên phản bội - Người vợ phản bội - Người chồng phản bội - Người bạn phản bội, v.v. đầy nhóc trong cuộc sống và trên cả sách báo - tiểu thuyết - phim kịch, v.v. Nhưng chưa một người bình thường nào, lại gán chữ "phản bội" dù ở thể phủ định (nghĩa là có chữ "không bao giờ" đứng trước) để nhằm ca ngợi đấng sanh thành - dưỡng dục như nhạc sĩ Phú Quang.

Dĩ nhiên, ai có đầu óc bình thường cũng hiểu, bản nhạc hàm ý sự thương yêu của mẹ, ngay cả khi con mình lầm lỗi. Thử hỏi, thiếu gì chữ, như : bao dung, vị tha, rộng lượng, hy sinh, v.v. để diễn đạt về tình mẹ vô bờ vô bến ?

Không thể nói rằng "Thơ mà ! Nhạc mà ! Cần cảm nhận hơn là bắt bẻ". Hãy học, hãy đọc hàng ngàn bản nhạc của các nhạc sĩ Việt Nam trước 1975 để tỏ để tường về cách dùng chữ Việt Nam thanh cao - sang trọng, chứ không phải thô kệch và báng bổ vào hình ảnh người mẹ như bản nhạc nói trên !

Thử hỏi, khi đứa con tham nhũng, đứa con phạm tội ác tày trời, mà sau này tràn ngập trong đời thực, không lẽ bà mẹ vẫn nên che giấu - binh vực - dung túng để được gọi là bà mẹ "Không bao giờ phản bội" con mình (?)

Còn rất nhiều chữ làm cho tiếng Việt ngày càng quái dị và mất phẩm giá người Việt Nam. Hãy vui lòng nhớ cho : Không có tiếng Bắc, không có tiếng Nam - tiếng Trung - tiếng Nghệ An, v.v. Chỉ có tiếng Việt Nam mà thôi. Và tiếng mẹ đẻ không phải lúc nào cũng trùng khớp với tiếng Việt. Bộ Giáo dục và đào tạo, Ban Tuyên giáo trung ương cùng các cơ quan hữu trách cần phải nhanh chóng sửa chữa - đính chính và gầy dựng lại tiếng Việt Nam. Tiếp tục để chữ nghĩa tiếng Việt quái dị lan tràn như hiện nay, càng làm phẩm giá người Việt Nam sa sút thảm hại.

Tiếng nước tôi, bốn ngàn năm ròng rã buồn vui

Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi

Tiếng nước tôi, tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi

Thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi.

(Tình Ca - Phạm Duy)

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 16/11/2022

[*] https://nhac.vn/bai-hat/me-tung-duong-sovzeX1

Published in Văn hóa

Đng cộng sản Vit Nam lo lng giúp người Vit t nn hoc di cư sng nước ngoài. H lo dân Vit xa quê có ngày s không còn đ tiếng Vit đ xài na, dù có c gng tiết kim, ch dn dn xài mi ngày mt chút cho đ tn. Cho nên, đ giúp đ hơn 5 triu người Vit 130 quc gia trên thế gii, Đng đã chn ngày 8/9 làm ngày đ cao Tiếng Vit.

tiengviet02

"Sau khiva chmvào mô-tô", chiếc xe ti "tiếp tc va chm" vào chiếc xe đp

Theo ký gi Sen Nguyen, trên the South China Morning Post Hng Kông ngày 10/09/2022, mt ông phó th tướng tên là Phm Quang Hiêu (Hiếu, Hiu, hoc Hiu), nói đã có mt "kế hoch 8 năm" nhm vin tr tiếng Vit cho đng bào rut tht !

Trong khi ch đi "kế hoch 8 năm" được thi trin, bà con di cư t nn mun nếm th mt chút ít "tiếng Vit cộng sản" có th tìm đc ngay trên báoNhân Dân.

Báo Nhân Dân, số ra ngày 19/09/2022, có mt bn tin v "tai nn giao thông nghiêm trng" hôm trước. Mt chiếc -tô ti" do mt anh tên Triu lái đã tông vào mt "xe mô-tô" do mt anh khác lái ch theo mt Vit kiu t M v chơi.

Thay vì viết anh Triu "lái" chiếc xe, "Tiếng nói ca Đng, Nhà nước..." đã viết rng chiếc xe do anh iu khin lưu thông". Người lái chiếc mô-tô cũng được mô t là "điu khin" chiếc xe gn máy. Sau đó, chiếc ô-tô ti b lt nhưng li đng vào mt chiếc xe đp do mt "hc sinh lp 10điu khin". Không nói "lái xe", xe hơi, xe bình bch hay xe đp, phi nói "điu khin".

Thêm mt ch na : "va chm". Báo Nhân Dân viết tiếp, "Sau khiva chmvào mô-tô", chiếc xe ti "tiếp tc va chm" vào chiếc xe đp, chúng tôi in ch nghiêng. Thông thường người Vit dùng hai ch "va chm" đ t hai vt hay hai người đng chm hoc va nhau, mt cách nh nhàng. Nhưng trong báo Nhân Dân các "va chm" đó làm chết hai người !

Trên cùng trang nht t báo này, thy "v vic mt du khách nước ngoàiva chmvi đoàn xe la Lào Cai-Hà Ni", may mn thoát chết ! Nhưng oàn tàu… va chm vi du khách" đã "phi dng li gii quyết s c, tuyến đường ùn tc". Tt nht, bà con nước ngoài, dù gp cnh "s c ùn tc" cũng nên tránh không "va chm" vi ch nghĩa ca các ông cng sn.

Hai ch "s c" cũng như ch "s kin" được dùng t do, th dàn trên báo đài trong nước. Mt t báo viết v cô ca sĩ : "Bà m mt con tr trung, xinh đp như thiếu n đôi mươi tis kin". Ti "s kin ?". Nhng "s kin" đó là cái gì !

Mt bài khác viết v N hoàng Elizabeth II, nói bà thích mt nhãn hiu đng h ni tiếng, bà "thường xuyên được bt gp đeo thương hiu đng h đến các s kin xa hoa… bà thm chí còn cho mượn đ ca mình khi đi s kin". Bà n hoàng i s kin". Tc là bà đến d mt l lc. Bà li ược bt gp" đeo đng h ! Đây là nhng cách nói tiếng Vit mi l chưa tng thy. Người ta dùng ch"s kin" đ dch nguyên văn ch "event" trong tiếng Anh, vì lười, không mun tìm nhng tiếng Vit chính xác hơn !

Ch "event" hay "s kin" nói v nhiu th khác nhau. Có th viết "s kin" thay vì l hi, tp hp, mt bui trình din, trưng bày ngh thut, mt t chc, hi tho, mt trn đu th thao, mt trường hp, hoàn cnh, nghi l, s vic, vân vân. Nhng chs c, hay biến c, nói v mt chuyn đã xy ra, ch "c" vi ý nghĩa là đã xong ri, cũng được thay thế bng ch "s kin".

Nếu ông Phm Quang Hiêu mun vin tr ngôn ng cho đng bào nước ngoài, ông có th gi nhng chuyến máy bay ch 1.000 thùng ch "điu khin", 1.000 thùng ch "va chm", 15.000 thùng nhng ch "điu khin", "s kin", "s c", vân vân, tng cho bà con người Vit sng Paris, Los Angeles hoc Melbourne. H s m mt ra, thy không cn dùng nhng ch như c l như "lái xe", "bui hp" hay "ba tic" na.

Nhưng báoNhân Dân còn có th cung cp nhiu hơn nhng ch l t như "s kin", "va chm" hocđiu khin". Ông Hiêu có th gói tng bà con nhng đon văn dài đy ch nghĩa. Mi quý v đc th my câu dưới đây (xin ngưng đc ngay, nếu cm thy khó th, chóng mt, hoc bun nôn).

Đây là văn chương báoNhân Dân : viết v "Công nghip văn hóa".

"Công nghip văn hóa to ra nhiu cơ hi hc tp mi cho người lao đng, góp phn thu hp khong cách v trình đ dân trí gia các vùng min, nâng cao đi sng tinh thn cho nhân dân nói chung. H thng các sn phm và dch v văn hóa ngày càng đa dng. Di sn văn hóa tr thành ngun cung cp nguyên liu đu vào phong phú cho nhiu ngành công nghip như âm nhc, đin nh, trò chơi đin t, t đó giúp thiết lp li thế cnh tranh, s đc đáo và nhn din thương hiu cho nhng ngành này th trường trong nước, cũng như th trường khu vc và thế gii".

Cm tưởng đu tiên là nó "Rt khó tiêu !"

Đc hết c đon trên cũng chưa hiu "Công nghip văn hóa" là nhng th gì. "Thu hp khong cách v trình đ dân trí" là thế nào ? "H thng các sn phm và dch v văn hóa" nghĩa là gì ? Di sn văn hóa cung cp "nguyên liu đu vào"… "cho nhiu ngành công nghip !". Nghe như k chuyn mt nhà máy xay lúa !

Đây là mt căn bnh thâm căn c đế trong các chế đ cng sn : Ăn to, nói ln. Khoe khoang ch nghĩa. Hô khu hiu ! Xác đnh lp trường ! Không khác gì nhà giàu hm hĩnh khoe ca.

Căn bnh này không ch xut hin trên báo chí mà đã lan truyn trong cuc sng hàng ngày ca tt c mi người. Bên b h Hoàn Kiếm quý v có th thy hai tm bng treo trên mt ca ra vào, viết ging ht nhau, mt cái treo ngoài đường, mt cái trước ca bên trong.

22222222222222222222

Mt nhà v sinh công cng bên b h Hoàn Kiếm.

Tm bng xanh lá cây viết bn hàng ch trng, tt c viết hoa, như thế này :

CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MT THÀNH VIÊN MÔI TRƯỜNG ĐÔ TH

XÍ NGHIP MÔI TRƯỜNG ĐÔ TH S 2

NHÀ V SINH CÔNG CNG TOILET

ĐA CH : S 8 LÊ THÁI T, HOÀN KIM, HÀ NI ĐT : 043.8288072 043.9288508

Tt c tm bng 41 ch và s, cui cùng, ch có mt ch mi người cn biết, là "Toilet !". Người đi đường, các du khách ch cn đc ch "Toilet" hay "Toa Lét" là hiu ngay ! Không hiu ti sao người ta phi đc 25 ch VIT HOA lòng thòng ri mi được thy ch "Toilet !" Cũng không hiu ti sao phi ghi c đa ch cái toa lét này ? Người di tìm toa lét có ai chn mt đa ch trước, đúng đa ch mi vào, hay không ? Li còn s đin thoi na ! Có cn gi đin thoi xin hn trước, gi ch, mi được dùng toa lét hay không ?

Người Vit Nam sng nước ngoài chc không ai mun dùng tiếng Vit theo đường li nhiêu khê ca Đng !

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 21/09/2022

Published in Văn hóa

Báo Tuổi Trẻ đưa tin ngày 3 tháng Giêng năm 2019, Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức đối thoại - về sách giáo khoa dạy theo "công nghệ giáo dục" - với ông Hồ Ngọc Đại, ông Nguyễn Kế Hào và các cộng sự của hai ông. Bài báo cho biết [1] "cuộc đối thoại có những lúc rơi vào cãi cọ, nặng lời, xúc phạm nhau" giữa "nhà nước" và "đối phương".

tiengviet1

Ông Hồ Ngọc Đại (trái) và ông Nguyễn Kế Hào (phải).

Cho đến mãi sau này, người ta biết thêm, sách "công nghệ giáo dục" do ông Hồ Ngọc Đại "cầm đầu" đã được đưa vào sử dụng từ 40 năm trước và có chỉnh sửa nhiều lần, trước khi dẫn đến bộ sách mới nhất bị dư luận khen chê nhiều chiều, trong đó phần "chê" chiếm số đông.

Không ai gọi "tiếng cha đẻ".

tiếng Việt vốn đơn âm, vì vậy, khi dạy cho trẻ việc gọi là "tách tiếng" là việc làm phản khoa học. Ví dụ : chữ "cho anh", "cho em" không được phép đọc thành "choanh" hay "choem" ; Chữ "cái áo" không được phép đọc thành "cáo" hoặc chữ "thị tình" không được đọc thành "thịt tình" v.v...

tiengviet2

Học sinh được tự do chọn hình khối, màu sắc để biểu thị cho các tiếng, theo phương pháp đánh vần của Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục. Ảnh: Quỳnh Trang.

Không chỉ người Việt Nam, bất kỳ dân tộc nào, trẻ em (nếu không mắc bệnh kiếm thính) đã biết nói trước khi biết chữ. Vì lẽ đó, khi tiếp xúc với chữ, trẻ con không cần phải hiểu có bao nhiêu âm (ví dụ : một câu có 6 âm, 8 âm v.v...). Điều này vô nghĩa.

Bước vào năm học đầu đời của trẻ, nhìn mặt chữ và làm quen chữ cái cũng như các âm (nguyên âm, phụ âm, nguyên âm đơn, nguyên âm đôi, nguyên âm ba) được các nhà nghiên cứu giáo dục quan sát, phân tích rồi đúc kết để tạo ra lý thuyết phù hợp cho trẻ, theo cách giản dị : Từ dễ đến khó và từ đơn giản đến phức tạp.

tiếng Việt cũng phát âm khác nhau theo vùng miền. Do đó, có những vùng miền này nói, vùng miền khác không hiểu. Đó là điều bình thường như đã và đang diễn ra trên xứ sở Việt Nam. Nhưng, chữ viết buộc phải giống nhau và phải hiểu đúng cùng một ý nghĩa.

Vì vậy, không thể nào chấp nhận cách dạy trẻ con đọc các chữ : C, K, Q cùng đọc là "cờ". Cho đến nay, cuốn gọi là "sách" có tựa "Đường Kách Mệnh" của Hồ Chí Minh chủ biên là một bằng chứng khó chối cãi về sự bảo thủ cùng cực của người cộng sản Việt Nam. Đã thành "thánh nhân" như Hồ Chí Minh nhất quyết không bao giờ sai (!).

Cũng không thể chấp nhận cách dạy trẻ con đọc các chữ : D, G, R cùng đọc là "dờ". Đây là bằng chứng cho thấy sự bào thủ của ông Hồ Ngọc Đại bằng tư duy phiến diện với phát âm theo kiểu người Bắc. Ngay cả chữ D, GI, R người miền Bắc cũng phát âm giống nhau. Điều này cũng bình thường nốt. Nhưng không được phép viết "cây dù" (umbrella) trở thành "cây giù" hay "cây rù".

Nói đến đây, có thể nhiều người sẽ nói rằng : Hãy gọi là "cái ô". Không sai. Nhưng đó lại thêm bằng chứng xác nhận ngôn ngữ địa phương không phải là ngôn ngữ của một quốc gia. Không ai dám nói chữ "mẹ" hay chữ "má" (chữ "u", chữ "đẻ", chữ "bầm"...) hoặc chữ "ba", chữ bố" (chữ "thầy, chữ "cha", chữ "tía"...) chữ nào "đúng hơn", "hay hơn", "đẹp hơn" cả. Lý giải này, cho thấy rõ hơn tư tưởng đơn nguyên trong sách giáo khoa của người cộng sản Việt Nam ngày càng làm cho tiếng Việt nghèo nàn.

Trong tiếng Việt, chữ P, Q đứng riêng hoàn toàn vô nghĩa. P phải luôn luôn đi cùng H để tạo ra "PH". Q chỉ có nghĩa khi kết hợp với các nguyên âm đôi, nguyên âm ba để tạo ra "QU" (ví dụ : qua, quới v.v...).

Tiếng mẹ đẻ - không ai gọi là "tiếng cha đẻ" - dùng để nói lên mối liên hệ không gì thay thế được cho một đứa trẻ từ lúc lọt lòng mẹ. Người mẹ là người thầy đầu đời cho em bé, dù lúc đó nó chưa hiểu gì "chữ nghĩa".

Tiếng Việt không phải là tiếng Anh, nó không mang tính phổ quát toàn cầu. Vì vậy, tham vọng của Hồ Ngọc Đại - khi ông ta cho rằng - trong tương lai có thể phiên âm tiếng Việt ra "bất cứ thứ tiếng nào cũng được" [2] là một phát ngôn hoang tưởng - điều không nên có ở một người làm khoa học, đặc biệt lại làm khoa học về giáo dục mà lại là giáo dục căn bản cho trẻ em !

Tiếng Việt không còn giản dị, đẹp và dễ hiểu

Người dân có thể không nhớ từ khi nào chữ "Y" và chữ "I" được "coi như một" - chỉ khi có nguyên âm đôi, chữ "Y" mới còn vai trò của nó - nhưng người ta biết chính Hồ Ngọc Đại đã tàn phá chữ "Y" trong cái cách ông ta gọi là "sáng tạo" (!)

Ban đầu nhiều bậc phu huynh vô cùng khó chịu khi phải nhìn thấy những chữ : kì lạ, kỉ niệm, kí sự, lí lẽ, mĩ từ, ma quỉ v.v...nhưng người đời không biết làm sao, hơn là tập quen dần.

Trong khi tập quen dần, sự xỏ xiên lại bắt đầu nở rộ, ví dụ : người ta bỡn cợt khi gọi chữ "thúy" thành ra chữ "thúi", chữ "uy" thành ra chữ "ui" và nhiều người cũng phân vân không biết nên dùng chữ "quý" hay chữ "quí" để rồi cuối cùng chấp nhận "chữ nào cũng được" (!). Thế cho nên những người nào có tên hay chữ lót như : Đặng Đình Quý (Quí) - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Nguyễn Quý Hòa (Nguyễn Quí Hòa) - Nguyên tổng giám đốc Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, nghệ sĩ hài Phú Quý (Quí) v.v... họ cũng mắc kẹt giữa mớ bòng bong do Hồ Ngọc Đại gây ra cảnh "nồi chữ xáo nghĩa" như thế !

Đó không thể là khoa học, bởi khoa học không được phép dung chứa "cái kiểu nào cũng được".

Chính từ việc tàn phá chữ "Y", sẽ rất kệch cỡm khi buộc phá bĩnh bằng nhưng chữ : iêu (thay vì yêu), thyểu não (thay vì thiểu não), phyền muộn (thay vì phiền muộn) v.v...

Không dừng lại ở hình thức "chữ", tiếng Việt - về "nghĩa" - cũng mai một theo thời gian.

Hai chữ : "xin" và "cho" cần được dùng chính xác với ngữ cảnh đặt ra. Ví dụ rất nhiều, người viết xin phép dẫn ra bằng một vài nhạc phẩm để rộng đường dư luận :

- Xin cho tôi yên ngủ phận này (Xin cho tôi - Trịnh Công Sơn)

- Xin hát lên cho mặt trời tình yêu rọi sáng chốn âm u ngục tù (Lửa tù - Đình Đại)

- Xin hỏi anh là ai, sao bắt tôi ? Tôi làm điều gì sai ? (Anh là ai - Việt Khang)

Nếu trong nhạc phẩm "Xin cho tôi" và "Lửa tù", chữ "xin" nói lên nỗi lòng thiết tha, khao khát về một điều gì đó thì nhạc phẩm "Anh là ai", chữ "xin" là một sự mỉa mai nhưng rất lịch sự (tương tự với câu : Anh lấy tư cách gì bắt tôi ?).

Ngày nay, người ta bắt gặp chữ "xin" và chữ "cho" đầy dẫy trong đời : Đơn xin tố cáo (tố cáo mà cũng phải xin !) ; Đơn xin cứu xét (người ta cứ ngỡ "cứu" là cứu giúp" nhưng "cứu xét" nghĩa là nghiên cứu-xem xét) ; Xin mời (đầy trong các hội nghị, diễn văn của quan chức từ cấp cao nhất) ; Đơn xin phong tặng (các loại) nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân, thầy giáo ưu tú, thầy giáo nhân dân, thầy thuốc ưu tú, thầy thuốc nhân dân và tất cả các loại danh hiệu (anh hùng, liệt sĩ, huân chương này, huy chương nọ v.v...)

Không biết có phải do nền "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" tạo cảnh lá lai với "chữ nghĩa ăn mày" đầy nhóc như thế không nữa ?! Chỉ biết người cộng sản Việt Nam vốn luôn luôn thích thú sự "ban ơn bố thí" cho toàn dân, nên "cứ mở ti-vi" lên là nghe thấy... Thật não nề và ê chề cho dân tộc Việt Nam !

Kết Luận

Không thể nhìn giáo dục như một "trào lưu thời trang" để thay đổi xoành xoạch như Hồ Ngọc Đại và cộng sự của ông ta làm, rồi gọi tên "công nghệ" - một loại giống như "công nghệ tiệc cưới" vốn vô hồn trong các đám cưới ngày nay !

Không thể cải cách giáo dục trên vũng lầy "vô văn hóa - vô giáo dục" - nguồn gốc xuất thân của người cộng sản. 

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 05/01/2020 (nguyenngocgia's blog)

[1] https://tuoitre.vn/doi-thoai-gay-gat-giua-hoi-dong-tham-dinh-sach-va-gia...

[2] https://vnexpress.net/giao-duc/40-nam-thang-tram-cua-sach-tieng-viet-con...

Published in Diễn đàn
mercredi, 03 juillet 2019 14:16

Hãy khóc cho tiếng Việt !

Thay vì làm to chuyện vi mt slogan qung cáo thì "cơ quan chc năng văn hóa" nên tìm gii pháp khn cp đ chn chnh tình trng hn lon tiếng Vit. Cái gi là "rt phn cm, thiếu văn hóa và thiếu thm m" đang hin din tràn lan và không ch vi mt t mà vi vô s t và vô s câu.

molon01

VTV loan tin mẫu qung cáo M lon Vit Nam b pht 25 triu đng. Photo VTV

Nếu nói tiếng Vit là mt trong nhng tm "căn cước" đnh tính cho văn hóa dân tc thì cách s dng tiếng Vit thi đi này đã cho thy tm căn cước tiếng Vit đang b phá phách u t đến mc đáng h thn. T vic ghép t tội v đến tình trng đt ra nhng "khái nim" ng nghĩa méo mó (chng hn "trm thu giá"), tiếng Vit đang b s dng vi mt thái đ va cưỡng bc va khinh r. Nếu cn tìm mt bng chng cho thy văn hóa xung cp và chn ra nn nhân tiêu biu thì tiếng Việt là nn nhân không th không nhc.

Không chỉ "cưỡng hôn" – được hiu lch lc là "cưỡng bc đ được hôn", còn có vô s kiu nói kỳ quái khác. Trong thc tế, có bao gi chúng ta nói "Nè, khi đang tham gia giao thông thì tt qua tim bánh mì mua giùm cho một " ! Có bao gi người ta nói, "đang tham gia giao thông thì tôi gp cu y…" ! Ai đt ra cái cm t d hm này ? Ngoài ra, có th k vô s t bình thường khác cũng đang được dùng mt cách bt thường. "Quá trình" là mt ví d. Cái gì cũng "quá trình". Trường hp nào cũng "quá trình". S vic nào cũng "quá trình"… "Mt thí sinh dùng máy tr thính trong quá trình thi" ; "Mt giáo viên t nn trong quá trình làm nhim v coi thi". Chưa hết, "trong quá trình ung café", "trong quá trình ăn tô h tíu", "trong quá trình tham gia giao thông"… Kinh hoàng hơn là gn đây người ta "tinh gin" luôn ch "trong" khi nói v mt "quá trình" – chng hn "Quá trình đi t bàn mình đến bàn nn nhân, hung th rút sn con dao ra cm trên tay" ! Trong khi đó, "quá trình" – được đnh nghĩa trong T đin Tiếng Vit (ch biên Hoàng Phê, Vin Ngôn ng hc, Nhà xuất bản Hng Đc 2018) – như sau : "Tng th nói chung nhng hin tượng ni tiếp nhau trong thi gian, theo mt trình t nht đnh ca mt s vic nào đó".

Dĩ nhiên chẳng ai đòi hi viết báo phải dùng câu ch đp đ và kiêu kỳ như nhc ng trong âm nhc Phm Duy nhưng biến mình thành hc trò tiu hc khi viết báo thì tht không nên ! Vic viết sai chính t mt cách bt chp và báo chí đăng sai chính t mt cách bt k đã không còn là "hin tượng". Nó đã tr thành mt t nn, mt thm trng tht s đi vi ch Quc ng. Viết sai chính t là "chuyn nh". Bây gi là thi ca nhng ln xn gia "bàng quan" và "bàng quang" ; gia "rt cuc" và "rt cc" (sai) ; gia "kết cc" và "kết cuc" (sai)… Giờ là thi "thích là xài", chng cn tìm hiu hay mt thi gi tra cu t đin, cho nên mi không phân bit được "đim yếu" và "yếu đim" ; cho nên mi viết "thăm quan" thay vì "tham quan".

Tình trạng tiếng Vit b h xung trình đ "cp tiu hc" li xy ra với mt nghch lý là thích làm sang. Thay vì viết "tôi thy" thì người ta c nói "tôi mc s th" ! Gia vic trang đim ngôn ng vi vic làm dáng nhưng không giu được điu b gi to che đy cái lp quê mùa ch nghĩa là mt ln ranh không phi không khó thấy. Nhân tin nói thêm, vic nhm ln các t Hán Vit cũng là "hin tượng thi đi". Mi đây, tôi đã đc mt bài đim sách, trong đó, v nhà báo ni tiếng n đã ví ngôn ng văn chương như mt th "thn quyn" đ phc v cho "thn dân" !

Không chỉ sai lệch ch và nghĩa mà tiếng Vit ngày nay còn méo mó cu trúc. Thay vì nói "Chương trình này được Sony tài tr" ; người ta thích nói "Chương trình này được tài tr bi Sony". Như thế còn đ. Người ta thm chí còn nói "Th tướng VN đã được đón tiếp bi ông Shinzo Abe". Người ta không thy l khi nói "Đi mũ bo him đi vi người đi xe máy", mà thay vì phi nói mt cách bình thường : "Người đi xe máy phi đi mũ bo him". Thay vì nói "Thí sinh này Tin Giang" thì li dùng "Thí sinh này đến t Tin Giang", như th phi vy mi là ngôn ng ca thi hi nhp. Where are you from, h anh/ch dn chương trình ? Are you from Vietnam ?

Rồi còn "fan hâm m", ri "cp đôi", ri còn đy nhng câu không h có ch ng : "Sc vi phát biu…" ; "Choáng vi hình nh"… Nếu thi chiến tranh người ta "khóc cười vi vn nước ni trôi" thì ngày nay chúng ta cn phi biết khóc trước s bi thm mi lúc mi t ca ch Quc ng. Trong thc tế, nhiu hi tho "làm trong sáng tiếng Vit" đã liên tc được t chc nhưng nếu đc các tham lun này sẽ thy hu hết đu nhc đi nhc li li nói ca ông H Chí Minh v vic đ cao "làm trong sáng tiếng Vit". Vic vin dn phát biu ca mt người mà tiếng Vit ca ông ta luôn đáng "minh ha" cho s bi thm ca tiếng Vit – được ông y dùng trong cái thời mà Vit Nam có vô s nhân vt có th nói là bc thy ngôn ng, t c Phan Khôi đến các nhà văn-thi sĩ kit xut phi lâm vào cnh bi thương trong cái "v án" gi là "Nhân văn Giai phm" – cho thy điu đó chng có ý nghĩa gì c. Thm chí ngay c khi ông Hồ có tài gii tiếng Vit thì vic trích li ông ta cũng không phi là gii pháp. Cn phi làm gì, làm như thế nào, làm t đâu… mi là điu nên bàn.

Báo chí cũng đừng nhc đi nhc li na câu nói ca c Phm Quỳnh "Tiếng nước ta còn, nước ta còn". Báo chí cần t sa mình trước, thay vì c nói. Tìm kiếm gii pháp toàn din cho vic "cu" tiếng Vit không phi là vic ca mt cá nhân hay mt t chc, nhưng trước mt, và cn kíp, chính báo chí phi tiên phong trong vic chn chnh li biên tp. Báo chí phi noi gương trong vic "làm trong sáng tiếng Vit". C thích đ cp đến bo tn và gìn gi văn hóa, ti sao li đi x vi tiếng Vit theo cách như đang chng kiến ! Khi nhà báo còn viết đy li chính t, thường xuyên và c ý, như có th thy hàng ngày trên trang cá nhân của h, thì sao h có th dy con mình yêu tiếng Vit, hoc chng t cho con em mình thy mình quý tiếng Vit bng vic đi thp nhang m các bc tin nhân khai xướng tiếng Vit ? Khi nhà báo than th trước hin tượng di tích văn hóa xung cấp trong một bài viết nghch ngoc chm phy tùy hng thì s xung cp văn hóa đã vô tình b đy xung thêm mt cp na ri.

Mạnh Kim

Nguồn : VOA, 03/07/2019

********************

Công ty quảng cáo ‘Mở lon Việt Nam’ cho Coca-Cola bị phạt 25 triệu (VOA, 02/07/2019)

Sáng 2/7, đại din Coca-Cola Vit Nam cho biết đã tháo d bin qung cáo "Coca-Cola - M lon Vit Nam - Trúng vàng mi ngày" ti mt tuyến đường Hà Ni sau khi công ty đi tác ph trách treo bin qung cáo b Thanh tra S Văn hóa và Th Thao Hà Ni pht 25 triệu đng ngày 27/6.

molon2

Quảng cáo "Mở lon Việt Nam" của Coca-Cola bị phạt 25 triệu đồng. Báo Doanh Nghiệp (02/07/2019)

Cụm t "M lon Vit Nam" đã gây xôn xao dư lun trên mng xã hi Vit Nam trong nhng ngày va qua.

Báo Zing loan tin rằng trước đó hãng Cola-Cola đã buc phi sa cm t "M lon Vit Nam" thành "Cơ hi trúng vàng mi ngày" cho các chương trình khuyến mãi sn phm ca hãng trên truyn hình và các phương tin qung cáo khác sau khi Cc Văn hóa Cơ s thuc B Văn hóa, Th thao và Du lch cho rng ni dung qung cáo cha cm t "M lon Vit Nam" "có du hiu v hành vi qung cáo thiếu thẩm m, không phù hp thun phong m tc Vit Nam".

Hôm 1/7, ông Tô Văn Động, Giám đc S Văn hóa và Th thao Hà Ni, xác nhn vi báo Tin Phong rng s này đã x pht đi vi mu qung cáo ‘M lon Vit Nam’ 25 triu đng, cho rng công ty qung cáo Probina "không thông báo nội dung" v mu qung cáo này và cáo buc bin qung cáo "làm mt m quan và an toàn xã hi".

Trang Người Lao Động trích lời bà Ninh Th Thu Hương, Cc trưởng Cc Văn hóa Cơ s, B Văn hóa, Th thao và Du lch, cho biết tên gi Vit Nam không th tùy tin s dng vi mc đích qung cáo, gn vi các slogan mt cách thiếu trang trng.

Vẫn theo li bà Hương, t "lon" đng mt mình, không gn vi t Coca-Cola hay bia... có th được hiu theo rt nhiu nghĩa. Ví d, nếu thêm du, thêm mũ vào cho t đó... thì từ "lon Vit Nam" có rt nhiu vn đ.

Báo Tiền Phong trích li đi din công ty nói chương trình khuyến mãi vi thông đip ban đu được thiết kế ch nhm đưa ra hướng dn c th v cách thc xem mã khuyến mãi dưới np khoén sn phm Coca-Cola và đã không xét đến các yếu t ng văn khác trong cm t "M lon Vit Nam".

Ông Đỗ Mnh Hùng, Phó Tng Giám đc Công ty s hu Công nghip - B Khoa hc Công ngh, nói vi trang Giáo dc và Thi đi rng "lon" là mt vt dng có t lâu và được phn ánh trong t đin vi tư cách là mt danh t riêng bit, đnh danh mt s vt c th, ch không h mang n ý hay gi lên nhng suy tưởng thô tc, phn cm nào c.

Cũng với quan đim trên, trang này dn li Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngôn ng Nguyn Phương Trang – Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, nói : "Nếu xét trên văn bn ngôn ng thì cm t đó cũng không đến mc vi phm thun phong m tc - nhng thói quen tt đã ăn sâu vào đi sng xã hi, được mi người công nhn và làm theo".

Bà Nguyễn Phương Trang nói : "Tôi thy chúng ta không nên quá khiên cưỡng và bt b v nghĩa ca các t "lon Vit Nam" trong cm t "M lon Vit Nam" rng đó là t ti nghĩa ch vì trong tiếng Vit không có t "lon Vit Nam".

Published in Diễn đàn
mardi, 28 novembre 2017 23:17

Ông này không làm thơ

Những tháng cui năm ca Seattle rt nhiu mưa. Thnh thong mi có mt ngày nng m. Nhìn mưa nh ra nhng người bn xa sp ti chơi nguyên c tun, gp mưa như thế này s ngi và chán lm.

lamtho1

Một ví d ci tiến ca ông Bùi Hin. (Hình : M.Q. / trích t website báo Thanh Niên)

Tôi phi có sn my câu thơ đ hi l. Chc là s va ôm vai vừa đọc ngay cho bn khi ra đón phi trường.

Nắng đây hiếm hoi như hnh phúc
Anh có về
gi nng đến cho em
Anh có về
mang theo chút tình riêng
Em sưở
i m trong nhng ngày mưa bi. 

(Gọi Nng-Trần Mộng Thu)

Hy vọng nhng người bn yêu thơ được dúi cho vào tay mnh giy có my câu thơ này chc s bao dung vi đt tri.

Tôi ngồi vào bàn viết, m máy tính ra gõ xung câu thơ. Cái máy tính mi đượ"đổi mi" mấy hôm trước đ dùng cho nhng tho chương quá cũ cn thay đi hay b đi. My câu thơ hin ra trên cái màn nh nhỏ :

Nắq đây hiếm hoi n’ư hn’ fúc
An’ có v
gi náq đến co em
An’ có v
maq weo n’út tìn’ riêq
Em s
ưởi m troq n’q qày mưa bi

Tôi dụi mt đc li. Đc mãi vn không hiu mình đang đc mt câu thần chú gì.

Hình như tiếng Vit trong máy ca tôi đã b mt m phù thy phá phách. Cái m mc áo choàng đen đi mt cái mũ nhn, nét mt rt ác và có cái mũi khom, cưỡi trên mt cái chi bay ngang mái nhà thường xut hin vào ngày Halloween đ da tr con.

Tôi hốt hong vào ngay Google tìm bài thơVang Vang Trời Vào Xuân của Thanh Tâm Tuyn.

Mặt ci hq n’ư chăq
W
c lòq ta bui sm
Zó núi w
i rn ràq
G
i qe bin đy sóq

Đọc hai ba ln cũng không tìm ra được câu thơ nguyên tác ngày cũ.

Mặt tri hng như trăng
Thứ
c lòng ta bui sm
Gió núi thổ
i rn ràng
Gọ
i nghe bin dậy sóng 

(Thanh Tâm Tuyn)

Bài Thơ này là bài Thơ tôi quý nht trong nhng bài Thơ sau 1975 ca Thanh Tâm Tuyn.

Hay là tôi đi tìm thi sĩ Mai Thảo. Thi sĩ này đã đem hình mình đt trong tn "miếu đn" chc m phù thy áo đen đó không dám rn mt.

Tôi trích một đon trong bài thơ dài ca ông :

Ta wấy hìn’ ta n’q miếu dn
T
ượq th qìn b n’q côq viên
Sao xôq xói v
i hươq sùq ki’n’
Đ
u qát wơm t huyt lãq kuên

Đọc đi đc li bn câu trên, tôi thy thương thi sĩ quá, chc khi nào xung California tôi s ghé qua nghĩa trang t ti cùng thi sĩ vì không đui được m phù thy áo đen đ m bay c vào đn thi sĩ có hình trong đó. Tôi s đc li câu thơ nguyên thy trước mộ ông :

Ta thấy hình ta nhng miếu đn
Tượ
ng th nghìn b nhng công viên
Sao không, khói vớ
i hương sùng kính
Đề
u ngát thơm t huyt lãng quên 

(Mai Thảo)

Tôi viết thư cho các bn, lc li nhng trang báo trên mng thì mi biết là tiếng Vit "Tiếng Nước Tôi" đang bị mt ông Tiến sĩ mun đi mi.

À hóa ra không phải là mt m phù thy như tôi tưởng. Đây là mt ông Tiến sĩ tht (không phi tiến sĩ giy) Phó giáo sư Tiến sĩ Bùi Hin, ông in thành sách đoàng hoàng và bài đã được đưa vào gii thiu trong k yếu hội tho v ngôn ng hc tháng 9/2017, do Hi Ngôn ng hc Việt Nam  và Đi hc Quy Nhơn t chc.

Tôi tò mò tự hi : "Trong nước có bao nhiêu người hưởng ng vic thay đi cách viết mi này". Báo Tuổi Tr trong nước, đăng bài ca ông lên và kêu gi ý kiến ca đc giả. Chưa bao gi có mt con s góp ý nhiu như thế : 535 li bình.

Tôi đọc th mt vài li mà không nhn được cười : Xin trích ra đây vài câu đc cho vui mùa Xuân :

- Giờ mi hiu ti sao chúng ta cn thêm 9000 tiến sĩ

- Ông này muốn ghi danh vào lch s đây

- Thần Kinh

- Cái này em thấy nó ging ngôn ng ca tui teen trao đi vi nhau, thí d như o thik (không thích), wá đc (quá được) v.v... Nếu "th tiêq Vit" này được dùng, "ông Google" cũng chng th dch ni loi "ch" này.

- Mất thi gi, vô ích.

- Ngoài ra toàn bộ d liu v lch s Vit Nam cn đi và hin ti (t khi có ch quc ng) s tr thành đ b đi do các thế h sau khi sa đi ngôn ng s không ai khai thác được, nhiu công trình s phi đc phá, sa cha, kinh phí thay đi s khng l, quan h ngoi giao với các nước b đình tr.

- Ngày nay các nhà ngôn ngữ cp tiến ti Trung Quc cũng đã tha nhn rng vic dùng ch gin th đã khiến cho nhiu thế h ct đt vi quá kh, vi văn hóa - lch s… 

- Ông Tiến sĩ này có đnh xóa Lch S Vit đ dn dn đng hóa với Tu không đy (Mt ý kiến ca đc gi trên mng).

Thay đổi cách viết tiếng Vit theo như đ xut ca cá nhân ông Bùi Hin s đe da, gây nguy cơ xáo trn và đt gãy tng th... trong các hot đng ca đt nước và ca dân chúng.

Giả d ci tiến ca Phó giáo sư, tiến sĩ Bùi Hin thành hin thc, không nhng Hiến pháp phi in li, mà ngay c đng tin, đơn xin vic, giy kết hôn, th căn cước, tên người, các danh t riêng... đu phi sa và in li. (Nhà nghiên cu Li Nguyên Ân)

trong nước hin nay s người có bng Tiến sĩ rt cao và con s này mi năm mt tăng. Tiến sĩ nhiu quá nên chc các ngài phi nghĩ ra mt điu gì rt l đ đánh bóng hc v ca mình và tìm đường vào văn hc s, hay chính nhng v Tiến sĩ này mun cho nhng thế h sau không còn đc được Lch S Vit Nam. Đi xa hơn na, nếu chng may ‘D án điên r" này được chp thun, mt ngân qu tin t s được đ ngh chi ra cho vic in li sách. Bao nhiêu sách cũ được in li trung thc ? Bao nhiêu tin s chi tiêu cho vic in sách và bao nhiêu tiền s bc hơi bay vào túi các ngài ? Ch có Tri biết.

Cuốn sách đã được in ra : Ngôn Ng Vit Nam- Hi Nhp và Phát Trin (tp 1) Sách dày 2,200 trang do Nhà xuất bản Dân Trí phát hành.

Tiến sĩ cũng cho chúng ta mt bng hướng dn đ chúng ta đc mt chương dưới đây xem có hiểu gì không ?

Sẽ b ch Đ ra khi bng ch cái tiếng Vit hin hành và b sung thêm mt s ch cái tiếng Latin như F, J, W, Z.

Bên cạnh đó, thay đi giá tr âm v ca 11 ch cái hin có trong bng trên, c th : C = Ch, Tr ; D = Đ ; G = G, Gh ; F = Ph ; K = C, Q, K ; Q = Ng, Ngh ; R = R ; S = S ; X = Kh ; W =Th ; Z = d, gi, r.

Vì âm "nhờ" (nh) chưa có kí t mi thay thế nên trong bn trên tạm thời dùng kí t ghép N' đ biu đt.

Thử đc mt bài viết bng ngôn ng mi xem "Hàn Lâm" đến thế nào ?

Tôi là người làm Thơ, tôi tht bi ri vô cùng. Nếu dùng loi ngôn ng "phù thy" này chc là trái tim tôi không cách nào theo kp. Tôi nh li cách đây hơn 20 năm, hi tôi chưa dùng máy vi tính. Tôi viết tay mt bài Thơ gi đi, thư ký tòa báo s đánh li b in.

Khi báo ra, câu Thơ ca tôi ch sai mt "du" đc đã khác nghĩa ri.

Câu thơ là : Trái tim tôi bi thương. Chữ "bi" in ra có du nng thành "b thương" Tôi mt ng ba đêm và thy mình "b thương" tht.

Bây giờ bt tôi phi làm thơ vi ngôn ng đi mi này, chc tôi phi thay nguyên tim, óc, mi và c hai bàn tay mi. Tôi chc ông Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Hin này không đc thơ bao gi và chc chn không làm thơ ri. Nếu có, ông đã chng n đi x vi ch nghĩa tiếng Vit như thế.

Trần Mng Tú

Nguồn : VOA, 28/11/2017

Published in Văn hóa
samedi, 25 novembre 2017 16:06

Đừng để dân chúng lộn… ruột

Gã tán đồng với nhà báo, nhà giáo Huỳnh Ngọc Chênh khi ông kêu gọi hãy tôn trọng những ý tưởng cải cách chữ Việt của tiến sĩ Bùi Hiền.

tiengviet1

Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Hiền và kiểu chữ được ông đề xuất cải cách. Ảnh : Thanh Niên/ Kul. t

Sự sáng tạo nào cũng có thể bị người đương thời phản ứng. Chuyện thường. Thói quen đã đi vào cuộc sống và thói quen không muốn thay đổi cái gì mà mình đã cảm thấy dễ dàng với mình rồi ở bất cứ đâu, ở bất cứ thời khắc nào đều ẩn chứa sự bảo thủ và sự vô tình cản trở cái mới, cái sáng tạo.

Gã cho rằng tiến sĩ Bùi Hiển có quyền thay đổi hệ thống chữ viết Việt Nam hiện nay theo ý mình mà ông cho là khoa học hơn. Có điều ông đã tách chữ viết ra khỏi âm, với bất cứ ngôn ngữ nào âm tức là tiếng mới là hồn, cốt cách, văn hóa của dân tộc sử dụng ngôn ngữ ấy.

Chính vì vậy Phạm Quỳnh mới nói : truyện Kiều còn tiếng Việt còn. Mặc dù chữ viết mà Nguyễn Du viết truyện Kiều chả giống gì chữ Việt hiện nay và chắc chắn càng khác xa với chữ Việt mà tiến sĩ Hiển đề xuất.

Chính vì vậy Phạm Duy cất lên tiếng hát : tôi yêu tiếng nước tôi từ thuở nằm nôi, nước ơi !

Tiếng là một phần của ngôn ngữ nhưng lại là phần hồn. Chữ là phần còn lại của ngôn ngữ nhưng là phần xác. Thay đổi phần xác mà phần hồn bị rơi rụng không ăn nhập thì sẽ bị phản ứng là lẽ đương nhiên. Mắt là công cụ để đọc chữ, nhưng mắt cũng là cửa sổ tâm hồn được cài đặt sẵn khi đọc chữ đã quen đọc thì cùng lúc vang lên âm thanh của hồn. Làm xiêu vẹo hoặc điều chỉnh sự cài đặt này dù cho khoa học hơn đều thất bại trước mắt.

Khi trên mạng, chát chít đứa trẻ viết tắt "em k yêu a đâu" thì bạn chát chít đọc thành âm trong đầu là "em không yêu anh đâu"chứ không hề đọc thành âm, "em ca yêu a đâu"., vì chúng đã tự cài đặt riêng cho mình việc đọc và viểt tắt này.

Vì vậy không thể thay cách viết khác mà không làm rối loạn phần âm, tức phần cảm, phần hồn được cài đặt với từng chữ được.

Tuy vậy có một số chữ viết có thể cải cách mà không ảnh hưởng đến tiếng, như ph thay bằng f, q bằng k… để viết phai nhạt bằng fai nhạt, vinh quang bằng vinh koang. Nhưng để làm gì ? Rối mắt ?

Vậy thì thay đổi chữ viết, cải tiến chữ viết cho gọn và khoa học hơn không quan trọng bằng nói và viết tiếng Việt sao cho thuần Việt và đẹp hơn. Cái này thuộc về văn hóa của người nói, người viết.

Và điều quan trọng hơn nữa là làm sao viết và nói tiếng Việt với nhau mà con người yêu thương con người hơn, dân tộc đùm bọc vì nhau, mọi người từ nhà lãnh đạo đến người dân thấy gần gũi nhau hơn.

Chứ như bây giờ, dân chúng cứ phải lộn ruột với các bố, các bác quan trên viết rất đúng chính tả, phát âm rất chuẩn tiếng Việt, ai đọc, ai nghe cũng hiểu cả nhưng mà ruột gan cứ lộn tùng phèo lên vì thấy ngố, thấy dơ, thấy ngu, thấy… ác, thấy… đểu.

Lưu Trọng Văn

Nguồn : Tiếng Dân, 25/11/2017

***********************

Phải cho đi học lại cách đánh vần "alphabet latin"

Trương Nhân Tuấn, 24/11/2017

Cha nội này phải cho đi học lại cách đánh vần "alphabet latin" để biết qui ước quốc tế phát âm các chữ cái "Q", "W", "K"... như thế nào.

tiengviet2

Kiểu chữ cải tiến

Không ai chống việc "sáng chế" từ ngữ mới để tiếng Việt gọn gàng trong sáng hơn. Nhưng cái gì cũng phải có "nền tảng" của nó. Cách phát âm "ng" (đọc là ngờ), "th" (thờ), "nh" (nhờ)... muốn "đơn giản hóa" thì phải tìm một chữ tương đương, mà việc này không dễ.

Bởi vì tiếng Việt hiện nay nguyên thủy không phải của người Việt, mà là cách "ghi lại cách phát âm tiếng Việt bằng chữ cái Latin" của các cố đạo người Bồ Đào Nha và Pháp, lúc quí ông này sang Việt Nam truyền đạo.

Một số cách phát âm của người việt, như vần "ng" (ngờ), "nh" (nhờ), "th" (thờ)... không tìm thấy cách phát âm tương đương, từ alphabet Ả rập, Nga, Hy Lạp, Latin....

Tức là, cách nào thì ta cũng phải chấp nhận cách dùng "ng", "th" hay "nh"... vì không có chữ nào khác thay thế.

Chữ "Q" phải đọc "qw", vì đây là chữ Latin. Không thể phát âm cách khác. Chữ W cũng vậy, không thể đọc thành "th" (thờ) như cha nội này.

Riêng chữ "Z", zõ zàng cha nội này muốn "bắc kỳ hóa" tiếng Việt. Mà đất nước VN đâu phải chỉ ở miền bắc và giọng nói của người Việt đâu phải chỉ có giọng bắc ?

Trương Nhân Tuấn

***********************

Khi 'Tiếng Việt' được viết thành 'Tiếq Việt' (TNO, 24/11/2017)

Chúng ta nghĩ sao nếu chữ 'luật giáo dục' phải viết là 'luật záo zụk', 'nhà nước' là 'n’à nướk'… Nhưng đó là cách viết cải tiến mà Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Hiền đề xuất trong một cuốn sách mới xuất bản gần đây. Điều này gây ra nhiều tranh luận không chỉ trong giới chuyên môn mà cả những người đang sử dụng tiếng Việt.

Chữ viết của tiếng Việt hiện tại chưa hợp lý ?

Đó là cuốn sách Ngôn ngữ ở Việt Nam - Hội nhập và phát triển (tập 1) dày 2.200 trang, do nhà xuất bản Dân trí phát hành, nhân Hội thảo ngữ học toàn quốc được tổ chức tại Trường Đại học Quy Nhơn hồi tháng 9. Trong rất nhiều bài viết của các nhà ngôn ngữ học, có bài "Chữ quốc ngữ và hội nhập quốc tế" của tác giả Bùi Hiền với đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt gây nhiều tranh cãi.

tiengviet3

Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Hiền - NVCC

Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Hiền (Nguyên Hiệu phó trường Đại học Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội, nguyên phó Viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy - học phổ thông) cho biết : "Từ năm 1924, khi toàn quyền Đông Dương ký nghị định cho phép dạy chữ quốc ngữ bắt buộc ở cấp tiểu học, trải qua gần một thế kỷ, đến nay chữ quốc ngữ đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, nên cần phải cải tiến để giản tiện, dễ nhớ, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian, vật tư…".

Những bất hợp lý mà Phó Giáo sư Bùi Hiền đưa ra, đó là hiện tại, chúng ta sử dụng 2, 3 chữ cái để biểu đạt một âm vị phụ âm đứng đầu. Ví dụ C – Q – K (cuốc, quốc, ca, kali), Tr – Ch (tra, cha), S – X (sa, xa)… Bên cạnh đó, lại dùng 2 chữ cái ghép lại để biểu đạt âm vị một số phụ âm đứng cuối vần như Ch, Ng, Nh (mách, ông, tanh…).

"Đó là những hiện tượng không thống nhất, không theo một nguyên tắc chung nào dẫn đến khó khăn cho người đọc, người viết, thậm chí gây hiểu nhầm hoặc không hiểu được chính xác nội dung thông tin. Người học như trẻ em hay người nước ngoài, cũng rất hay mắc lỗi do sự phức tạp này mang lại", tác giả Bùi Hiền chia sẻ.

Từ đó, Phó Giáo sư Hiền kiến nghị một phương án làm cơ sở để tiến tới một phương án tối ưu trình nhà nước. Chữ quốc ngữ cải tiến của tác giả Bùi Hiền dựa trên tiếng nói văn hóa của thủ đô Hà Nội cả về âm vị cơ bản lẫn 6 thanh điệu chuẩn, nguyên tắc mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt. Sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Latin như F, J, W, Z. Bên cạnh đó, thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên, cụ thể : C = Ch, Tr ; D = Đ ; G = G, Gh ; F = Ph ; K = C, Q, K ; Q = Ng, Ngh ; R = R ; S = S ; X = Kh ; W =Th ; Z = d, gi, r. Vì âm "nhờ" (nh) chưa có kí tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng kí tự ghép n’ để biểu đạt.

Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Hiền cho biết : "Đề xuất của tôi có nhiều nhà ngôn ngữ họ thấy hợp lý vì chữ viết mới có một nguyên tắc thống nhất. Nhưng cũng có nhiều ý kiến phản bác vì cho rằng nếu cải tiến vậy sẽ phức tạp, có nhiều hệ lụy. Ví dụ kho tư liệu đồ sộ cũ chuyển sang chữ viết mới thì sẽ xử lý như thế nào. Và để thay đổi sẽ phải mất rất nhiều thời gian : thay đổi nhận thức, thay đổi cách học, cách dạy, sách giáo khoa cũng phải thay đổi, các văn bản, sách, báo, rồi lập trình chữ viết trên máy tính… Phải thay đổi từng bước một. Nhưng chỉ cần mất 1-2 năm là quen dần".

Bù lại, theo Phó Giáo sư Hiền, cải tiến theo cách này sẽ thống nhất được chữ viết cho cả nước, loại bỏ được hầu hết các thiếu sót, bất cập không nhất quán trước đây gây khó khăn cho người dùng (dẫn mắc lỗi chính tả), giản tiện được bộ chữ cái khi từ 38 chữ cái chỉ còn 31, dễ nắm được quy tắc, dễ nhớ. Ngoài ra, còn tiết kiệm được thời gian, công sức, vật tư trong quá trình tạo lập các văn bản trên giấy, trên máy tính.

Sẽ mất đi sự tinh tế trong cách viết, đọc và phát âm của tiếng Việt

Chia sẻ về vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoành, Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam cho biết, vấn đề này đã được các nhà ngôn ngữ học trao đổi, đề cập rất nhiều trong những năm qua chứ không riêng gì đề xuất của Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Hiền.

"Tuy nhiên, không thể thay đổi được và cũng không nên thay đổi, vì chữ viết liên quan đến văn hóa, lịch sử và rất nhiều vấn đề khác. Ngay cả tiếng Anh, một ngôn ngữ phổ biến có nhiều chữ đọc và viết bất hợp lý mà cũng không ai nghĩ đến việc cải tiến. Đến nay, trải qua nhiều thế kỷ, tiếng Việt đã định hình và chữ quốc ngữ đã tồn tại cả thế kỷ với kho tư liệu đồ sộ từ lúc hình thành đến bây giờ", Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoành nhìn nhận.

Giáo sư Tiến sĩ Bùi Khánh Thế (chuyên ngành ngôn ngữ học, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo Trường Đại học Ngoại ngữ-Tin học Thành phố Hồ Chí Minh), cũng cho rằng, từ năm 1997, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thảo Chữ quốc ngữ và sự phát triển chức năng xã hội của tiếng Việt, với 32 bài viết từ các chuyên gia ngôn ngữ. Từ đó đến nay cũng có rất nhiều hội thảo, chuyên đề đề cập tới việc nên giữ hay cải tiến.

Nói về đề xuất của Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Hiền, giáo sư Bùi Khánh Thế cho biết : "Có một số bất hợp lý, chẳng hạn ký tự q lại thay thế cho chữ ng, z thay gi, c thay tr, ch… Chưa kể làm vậy sẽ mất đi sự tinh tế trong cách viết, đọc và phát âm của tiếng Việt. Từ lúc hình thành cho đến nay, tiếng Việt có nhiều âm thay đổi nhưng chữ viết vẫn giữ nguyên. Đó chính là sự bền vững cần có, chỉ những gì bất hợp lý mới mất đi".

Theo Giáo sư Tiến sĩ Bùi Khánh Thế, càng đổi mới thì càng bị rối. Đó là chưa kể, sẽ phải tốn rất nhiều thời gian, công sức và kinh phí để thay đổi. Vì thế, đối với chữ quốc ngữ, nên tìm cách chú ý khắc phục những cái khó, hơn là cải tiến. 

Một ví dụ Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Hiền đưa ra được viết bằng 2 kiểu chữ hiện thời và cải tiến

LUẬT GIÁO DỤC

Điều 7. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác ; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số ; dạy ngoại ngữ.

1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Thủ tướng chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.

2. Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

3. Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác cần đảm bảo để người học được học liên tục và có hiệu quả.

LUẬT ZÁO ZỤK

Diều 7. Qôn qữ zùq coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák ; zạy và họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk wiểu số ; zạy qoại qữ.

1. Tiếq Việt là qôn qữ cín’ wứk zùq coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák. Kăn kứ vào mụk tiêu záo zụk và yêu kầu kụ wể về nội zuq záo zụk, Wủ tướq cín’ fủ kuy dịn’ việk zạy và họk bằq tiếq nướk qoài coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák.

2. N’à nướk tạo diều kiện dể qười zân tộk wiểu số dượk họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk mìn’ n’ằm zữ zìn và fát huy bản sắk văn hóa zân tộk, zúp co họk sin’ qười zân tộk wiểu số zễ zàq tiếp wu kiến wứk xi họk tập coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák. Việk zạy và họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk wiểu số dượk wựk hiện weo kuy dịn’ kủa Cín’ fủ.

3. Qoại qữ kuy dịn’ coq cươq cìn’ záo zụk là qôn qữ dượk sử zụq fổ biến coq zao zịk kuốk tế. Việk tổ cứk zạy qoại qữ coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák kần dảm bảo dể qười họk liên tụk và kó hiệu kuả.

Chữ viết hiện tại phong phú và không cần thiết thay đổi

Ông Trương Minh Đức, giáo viên ngữ văn Trường THPT Lê Quý Đôn, Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, tiếng Việt được hình thành từ lâu, đó là cả một quá trình tất nhiên bản thân nó cũng đã có những quy tắc. Dùng đúng hay chưa phù hợp thì bản thân nó cũng đã mang tính quy ước và có tính ổn định, thống nhất. Việc Chữ quốc ngữ cải tiến dựa trên tiếng nói văn hóa của thủ đô Hà Nội liệu có đảm bảo độ chính xác cao khi bản thân phương ngữ và cả ngữ âm Hà Nội không ai dám chắc là chính xác. Vả lại sự phát triển ngôn ngữ trong tiếng Việt nó còn do yếu tố từ yêu cầu của ngôn ngữ địa phương, vùng miền. Mặc dù điều này khó mang đến sự thống nhất nhưng nó lại làm phong phú vốn từ và thể hiện được bản sắc riêng từng địa phương.

Về phương án thay đổi âm vị của 11 chữ cái như Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Hiền đưa ra, theo thầy Đức, là không cần thiết và không hợp lý, chỉ gây nên sự xáo trộn không cần thiết, làm ảnh hưởng đến nhiều hệ thống bảng biểu, luật định, văn bản... Và ngay cả tên gọi cá nhân trong các hồ sơ pháp lý.

"Việc dạy và học văn sẽ gặp rất nhiều sự trở ngại. Đó là phải đào tạo lại giáo viên (không kể giáo viên dạy các môn khác môn ngữ văn), điều chỉnh lại tất cả các văn bản văn học, kể cả văn bản văn học chữ quốc ngữ (phải xin phép cả những tác giả đã khuất) hoặc nếu không phải có hàng loạt các chú thích cuối trang để những học sinh đối chiếu với văn bản gốc. Cần nhiều thời gian để giáo viên và cả xã hội làm quen những điều vốn dĩ không cần thiết song hành với bao phức tạp của xã hội", ông Đức nhìn nhận.

Mỹ Quyên

Published in Diễn đàn
dimanche, 05 novembre 2017 08:40

Nhau hay Rau ?

Bài viết này gợi ý từ một bài báo trên VietnamNet : "Chôn rau cắt rốn" hay "chôn nhau cắt rốn" (1) ?

Sự thể bắt nguồn từ một trang sách giáo khoa Tiếng Việt Lớp 5 mà trang báo có chụp lại nguyên văn. Theo bài báo vừa kể thì trang sách nọ đã từng được một giáo viên tại Thành phố Hồ Chí Minh góp ý là không chỉnh. Nay đến lượt một phụ huynh học sinh tại Hà Nội lên tiếng cho rằng sách giáo khoa đã viết sai thành ngữ "chôn nhau cắt rốn".

noi1

"Chôn rau cắt rốn" hay "chôn nhau cắt rốn" ? - ảnh VietnamNet, 03/11/2017

Thông thường thì khi có ý kiến trái chiều dấy lên tất có chuyện gì đó chưa ổn đáng, và cần được nói lại cho rõ. Có vẻ là trang báo VietnamNet cũng đã có cố gắng tìm giải đáp trong các giới chuyên môn.

Trước tiên là nhà báo Kiều Hải. Ông dựạ trên một số từ điển mới biên sọn gần đây để cho là có thành ngữ "chôn rau cắt rốn" và "chôn nhau cắt rốn". Tưởng thế là đủ tóm ý của nhà báo rồi, nhưng ông lại phát biểu thêm : "Sợ rằng, trong Nam và trước đây quen dùng "nhau" thay cho "rau", tôi lại thử tra tiếp thì thấy "chôn rau cắt rốn" cũng xuất hiện cả trong cuốn "Việt Nam tự điển" của Lê Văn Đức cùng một nhóm văn hữu soạn, Lê Ngọc Trụ hiệu đính, xuất bản ở Sài Gòn lần đầu năm 1970". Nhà báo dường như có ý bảo rằng quyển từ điển Lê Văn Đức là cơ sở vững chắc để bảo rằng trong Nam trước kia cũng dùng "chôn rau cắt rốn" ! Nếu đã chắc như thế rồi thì ý phát biểu sau cùng của nhà báo mà trang báo VietnamNet nhắc lại (không biết có đúng ý người nói chăng) trở nên bất nhất, khó hiểu : Theo anh Hải, phụ huynh nhìn nhận thì có thể theo cảm tính ; nhưng thầy giáo thì lại sơ suất, không có thói quen tra cứu từ điển trước khi góp ý là điều "chưa khoa học" !

Sau đó là ông Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng biên tập nhà xuất bản Giáo Dục lên tiếng. Ông Tùng khẳng định chắc nịch là trong tiếng Việt, rau hoặc nhau là hai cách phát âm (hai biến thể ngữ âm) của cùng một từ chỉ bộ phận nối thai nhi với thành tử cung của mẹ qua dây rốn để cung cấp dinh dưỡng, bài tiết chất thải và trao đổi khí qua máu cho thai nhi. Ông Tùng đưa dẫn chứng : Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (do Hoàng Phê chủ biên, Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học, 2005) có cả hai mục từ rau và nhau, nhưng cho rằng rau là cách phát âm của phương ngữ (tr, 706, 822). Ở cương vị một phó giám đốc, chắc trình độ của ông Nguyễn Văn Tùng phải đủ chắc để cho công chúng biết hai biến thể của một từ hẳn phải phát xuất từ một từ gốc nào đó. Vậy trong trường hợp hai từ này, hai biến thể kia đi từ từ gốc nào của tiếng Việt phổ thông ? Ông không nói. Vậy thì những điều gọi là lí giải của ông chưa đủ "khoa học", chưa thuyết phục. Có lẽ vì vậy, ông Tùng phải viện dẫn thêm ba chứng lí nữa, một từ cuốn sách y khoa, một từ quyển Thành ngữ học tiếng Việt của Hoàng Văn Hành, một câu thơ của Tố Hữu để đi đến kết luận là sách giáo khoa đã viết đúng. Tưởng thế là mọi lí giải đã ổn thỏa, nhưng ông phó giám đốc lại đưa ra một phát biểu làm lung lay những khẳng định chắc nịch trên đây, khiến nó không còn chắc nịch chút nào : "Ở những địa phương quen gọi rau là nhau, các thầy, cô giáo có thể giải thích cho học sinh hiểu và học sinh cũng có thể sử dụng cách gọi nào quen thuộc hơn với mình" (VietnamNet, ngày 3/11/2017). Thế là thế nào ?

Cuối cùng bài báo đưa ra ý kiến của một nhà ngôn ngữ cấp hàn lâm, ông Phó giáo sư tiến sĩ Phạm Văn Tình, tổng thư kí hội ngôn ngữ học Việt Nam, rằng : "Chôn nhau cắt rốn" và "Chôn rau cắt rốn" là hai biến thể, mỗi nơi dùng một kiểu, và cả hai đều có thể dùng được !

Một bài báo phổ thông thì khó đòi hỏi nhà báo giải quyết rốt ráo vấn đề. Vả chăng, vấn đề bàn ở đây đòi hỏi mộ trình độ chuyên ngành chứ phát biểu kiểu cả vú lấp miệng em như ông Phó tổng biên tập nhà xuất bản Giáo Dục, hay kiểu nước đôi như ông hàn lâm Tình thì một người đường phố cũng thường làm rồi.

Sự thật thì từ ông Tùng đến ông Tình không hiểu biến thể trong ngôn ngữ phải là biến thể từ một thể gốc. Không có ngoại lệ. Nếu chưa tìm thấy cái gốc của các biến thể thì các ông hoặc là lười biếng hoặc là dốt. Ở trường hợp chữ nhau đang bàn ở đây, bộ Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Học, đã cho biết từ rau là biến thể trong phương ngữ tiếng Việt ; vì vậy các soạn giả bộ từ điển đã bảo người đọc tìm về từ nhau, và có giải nghĩa tường tận. Người bình thường khi xem đến thế thì đã hiểu rằng từ rau là biến thể của từ nhau.

Những người soạn sách giáo khoa đã lười biếng để chỉ dựa theo kiến thức cục bộ địa phương của mình ; nhưng những người biên tập ở đâu mà không làm việc chỉnh đốn lại ? Đến ông phó tổng cũng lại lười biếng (hay dốt ?) và chỉ dùng lối nói trịch thượng để bao biện cho thuộc hạ của mình. Về mặt giáo dục, nhà xuất bản Giáo Dục đã phạm một nguyên tắc cơ bản của sách giáo khoa là cung cấp cho học sinh phổ thông những kiến thức xác thực, nền tảng. Khi  thầy cô giáo phải diễn giảng theo địa phương mình thì tính nhất quán, tính xác thực ổn định của sách giáo khoa phổ thông không còn nữa.

Cách giải quyết vấn đề từ nhà báo Kiều Hải đến ông Tùng và ông Tình, thiếu thuyết phục vì những ý kiến nêu ra nhằm biện hộ cho cái sai hiển nhiên của sách giáo khoa đều có tính cách nói suông, chẳng có chứng lí gì chống đỡ cho những phát biểu của quý vị. Đem ba pho từ điển ra chỉ để nói vo mà không lí gì nội dung của chúng thì đem chúng ra chẳng thêm chút lí chứng nào. Dựa vào một câu thơ của một cá nhân, hoặc một chứng từ công trình sưu tập cũng không thể làm tăng giá trị lời phát biểu của quý ông.

Các vị có trong tay hơn một quyển từ điển, trong đó có hẳn một bộ biên soạn đứng đắn, có phương pháp nghiêm túc. Tuy vậy, chỉ lật qua lại trang nào có từ theo ý chủ quan của mình thì chưa thể gọi là tra cứu, cùng lắm thì chỉ là tra thôi chứ chưa có cứu tí nào cả. Đòi hỏi nhà báo phải tra cứu cẩn thận thì cũng quá đáng, nhưng hai ông Tùng và Tình thì phải tra cứu từ điển nghiêm túc hơn chứ !

Ở đây cần nói ngay một sai lầm nghiêm trọng của hai ông Tùng và Tình là các ông khá hời hợt trong việc tra cứu. Chỉ riêng bộ từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Học đáng ra đã đủ cho ông Tùng phủ định giá trị của trang sách giáo khoa kia.

Nếu đi chuyên sâu thêm trong việc tra cứu thì ông Tình còn có thể nhìn ra nhiều điều hay hơn, giá trị hơn lời phát biểu hời hợt không hơn một người ngoài đường phố. Là một người nghiên cứu ngôn ngữ, hẳn ông Tình phải hiểu rằng kiến thức chúng ta có hôm nay là một công phu kế thừa và phát triển trong dọc dài tích lũy tri thức chuyên ngành. Đối với những thành ngữ như chúng ta đang bàn đây, một dúm từ điển ra đời khá mới về sau này, trong điều kiện học tập lệch lạc, khó có thể giúp người học hỏi tìm ra giềng mối để định đúng sai.

Trong số các từ điển mới, chúng ta đã biết là bộ Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Học công nhiên xem từ rau chỉ là biến thể thuộc phương ngữ của từ nhau. Bộ từ điển này giảng nghĩa từ nhau rõ và đủ như sau : "nhau, d.: Bộ phận đặc biệt ở dạ con, có chức năng trao đổi chất dinh dưỡng giữa cơ thể mẹ và thai. Cuống nhau. (Nơi) chôn nhau cắt rốn" (tr. 706).

Định nghĩa này hoàn toàn ăn khớp với bộ Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (Hà Nội, 1931) mà cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị về trình độ tiếng Việt, về phương pháp soạn từ điển. Từ điển Khai Trí Tiến Đức ghi mục từ nhau như sau : "Nhau. Đoạn ruột nối tử cung mẹ với cái thai khi ở trong bụng : Cắt nhau, chôn nhau" (tr. 404). Những ai quan tâm đến quá trình biên soạn pho từ điển của Hội Khai Tiến Đức đều thấy Ban Văn Học của Hội đã thu thập các mục từ một cách sâu rộng và sắp đặt có phương pháp chặt chẽ đúng quy cách một bộ từ điển tiêu chuẩn.

Ngoài ra, cũng xin mách thêm một bộ từ điển Dictionnaire Annamite-Français của J.F.M. Génibrel (1898) cũng có từ nhau, giải nghĩa là Cordon ombilical (cuống rốn), và có hai ví dụ : Người nhau rún, Chỗ nhau rún.

Cần lưu ý là ở hai bộ từ điển trên đây, mục từ rau là một từ khác hẳn, không lẫn lộn với từ nhau bàn ở đây.

Đến đây chúng ta có thể nhận thấy từ nhau là một từ phổ thông trong tiếng Việt đã lâu đời. Cha ông chúng ta không lẫn lộn từ địa phương và từ chuẩn. Tại sao đến thời này tiếng Việt trở nên rối loạn như thế ? Một từ địa phương bị đem ra thay một từ phổ thông mà một phó giáo sư tiến sĩ như ông Tình không thấy xốn xang hay sao ?

Đến đây có thể nói thêm gì về hiện tượng rau ∞ nhau khiến cho một ông phó tổng biên tập nhà xuất bản Giáo Dục và một ông hàn lâm phó giáo sư tiến sĩ cũng lúng túng rồi phát biểu như một người ngoài đường phố ?

Sở dĩ có hiện tượng nói rau (ở vùng Nam Định, Ninh Bình rõ nhất) để chỉ cái nhau là vì người mình ở một số địa phương xa xôi có lối chuyển âm đầu tại các vùng từ Quảng Bình Quảng Trị ra tới Nam Định : nh ∞ d ∞ r (nhờ -> dờ -> rờ).

Vài thí dụ : người Quảng Bình nói : "đi về dà" (nhà), người ở vùng Nam Định-Ninh Bình hay nói : Nhà ta năm nay rư rả (dư dả)... Những biến thể như vậy có rất nhiều, nhưng đối với nhà ngữ học thì chúng chỉ là biến thể. Điều cần thiết là phải biết những biến thể ấy là của những từ nào trong tiếng Việt phổ thông. Nhà ngữ học có làm tròn phần việc của mình thì nhà giáo dục mới có cơ sỡ vững chắc cho việc giảng dạy, biên soạn sách giáo khoa.

Hiện nay có tình hình đáng buồn là sách giáo khoa vẫn độc quyền trong tay một nhóm giáo chức thư lại mà hiểu biết chuyên ngành rất đáng ngờ. Công luận liên tục vạch ra những bất cập của hệ thống sách giáo khoa các cấp. Những phát biểu vô trách nhiệm của một phó tổng biên tập nhà xuất bản Giáo Dục cộng thêm với phát biểu hời hợt của một phó giáo sư tiến sĩ ngôn ngữ học phản ảnh tình trạng đáng báo động về thói thư lại lười biếng trong xã hội hiện nay.

London, 05/11/20147

Đoàn Xuân Kiên

---------------------

(1) Đọc thêm :

"Chôn rau cắt rốn" hay "chôn nhau cắt rốn" ?

Một phụ huynh có con học tiểu học tại Hà Nội cho rằng sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 sử dụng sai thành ngữ "Chôn rau cắt rốn" và cho rằng phải là "chôn nhau cắt rốn" mới đúng.

Cụ thể, trong phần Luyện từ chủ đề Mở rộng vốn từ : Tổ quốc nằm ở trang 18 Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 1 có câu 4 với yêu cầu :

Đặt câu với một trong những từ ngữ dưới đây :

a) Quê hương

b) Quê mẹ

c) Quê cha đất tổ

d) Nơi chôn rau cắt rốn

Tuy nhiên, vị phụ huynh này cho rằng phải là "Nơi chôn nhau cắt rốn", chứ không phải "Nơi chôn rau cắt rốn".

Trước đó, một thầy giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh khi góp ý cho cuốn sách này cũng cho rằng thành ngữ "chôn rau cắt rốn" là sai, đúng ra phải là "chôn nhau cắt rốn".

noi2

Phần nội dung trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 1 khiến phụ huynh băn khoăn. Ảnh : Thanh Hùng.

Trong khi đó, anh Kiều Hải, một nhà báo ở Hà Nội nhận xét : "Chôn rau cắt rốn" là một thành ngữ quá phổ biến, thậm chí còn được sử dụng nhiều hơn cả "chôn nhau cắt rốn", vì "rau" đi với "rốn" thì thuận miệng lẫn thuận tai hơn.

Anh cho biết, thành ngữ này được ghi nhận và giải nghĩa trong rất nhiều cuốn từ điển, chẳng hạn như :

- Đại từ điển tiếng Việt (Bộ Giáo dục và đào tạo và Trung tâm Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam), do Nguyễn Như Ý chủ biên.

- Từ điển tiếng Việt (Trung tâm Từ điển học Vietlex), bản in năm 2014.

- Thành ngữ tiếng Việt, của Nguyễn Lực - Lương Văn Đang, với sự cộng tác của Nguyễn Đăng Châu, Phạm Văn Thứ, Bùi Duy Tân, bản in năm 1978 và 2009. Bản 2009 còn bổ sung cách nói ngược là "cắt rốn chôn rau".

noi3

Thành ngữ "chôn rau cắt rốn" được giải thích trong một cuốn từ điển

Anh Hải cho biết thêm :

"Sợ rằng, trong Nam và trước đây quen dùng "nhau" thay cho "rau", tôi lại thử tra tiếp thì thấy "chôn rau cắt rốn" cũng xuất hiện cả trong cuốn "Việt Nam tự điển" của Lê Văn Đức cùng một nhóm văn hữu soạn, Lê Ngọc Trụ hiệu đính, xuất bản ở Sài Gòn lần đầu năm 1970.

Theo anh Hải, phụ huynh nhìn nhận thì có thể theo cảm tính ; nhưng thầy giáo thì lại sơ suất, không có thói quen tra cứu từ điển trước khi góp ý là điều "chưa khoa học".

VietNamNet đã liên hệ tới Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam để làm rõ điều này.

Ông Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam khẳng định câu này không sai.

Ông Tùng lý giải, trong tiếng Việt, rau hoặc nhau là hai cách phát âm (hai biến thể ngữ âm) của cùng một từ chỉ bộ phận nối thai nhi với thành tử cung của mẹ qua dây rốn để cung cấp dinh dưỡng, bài tiết chất thải và trao đổi khí qua máu cho thai nhi. 

Ông Tùng đưa dẫn chứng : Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (do Hoàng Phê chủ biên, Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học, 2005) có cả hai mục từ rau và nhau, nhưng cho rằng rau là cách phát âm của phương ngữ (tr, 706, 822).

Tuy nhiên, cuốn Giải phẫu sinh lý, tập 2 của Bộ Y tế (Nhà xuất bản Y học, 1986) gọi bộ phận nêu trên là rau : "Thai phát triển do các tác động phối hợp của buồng trứng, của rau và của thùy trước tuyến yên" (tr. 93) ; "Bản thân rau thai cũng tiết ra progesteron và estrogen" (tr.94).

Cuốn Thành ngữ học tiếng Việt của Hoàng Văn Hành (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2015) chấp nhận cả hai thành ngữ Chôn rau cắt rốn và Chôn nhau cắt rốn.

Còn Tố Hữu, nhà thơ bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ dân gian thì viết :

"Ai về thăm bưng biền Đồng Tháp,

Việt Bắc miền Nam, mồ ma giặc Pháp

Nơi chôn rau cắt rốn của ta !"

(Tố Hữu toàn tập, Nhà xuất bản Văn học, 2009, tr. 224)

noi4

Như vậy, ông Tùng khẳng định thành ngữ nơi chôn rau cắt rốn mà sách giáo khoa Tiếng Việt 5 cung cấp là đúng. "Ở những địa phương quen gọi rau là nhau, các thầy, cô giáo có thể giải thích cho học sinh hiểu và học sinh cũng có thể sử dụng cách gọi nào quen thuộc hơn với mình", ông Tùng nói.

Đồng quan điểm, Phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm Văn Tình (Tổng thư ký hội ngôn ngữ học Việt Nam) cũng cho rằng "Chôn nhau cắt rốn" và "Chôn rau cắt rốn" là 2 biến thế mỗi nơi dùng 1 kiểu và cả 2 đều có thể dùng được.

Thanh Hùng

Published in Quan điểm
Trang 1 đến 2