Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trung Quốc đặt "phao nổi" tại bãi cạn Scarborough để khẳng định chủ quyền ở Biển Đông

Thanh Hà, RFI, 24/09/202

Manila ngày 24/09/2023 "mạnh mẽ tố cáo" hải cảnh Trung Quốc thả dây phao tại vùng biển có tranh chấp chủ quyền và ngăn cản ngư dân Philippines tiến vào khu vực gần bãi cạn Scarborough đánh bắt cá, "tước đoạt kế sinh nhai của dân chài Philippines". Sứ quán Trung Quốc tại Manila từ chối bình luận về tin trên.

phi1

Tàu cá Trung Quốc hoạt động trong bãi đá Scarborough đang có tranh chấp với Philippines. Ảnh tư liệu chụp ngày 06/04/2017. 2017 Reuters - Erik de Castro

Hãng tin Anh Reuters trích dẫn lời thiếu tướng Jay Tarriela, phát ngôn viên cảnh sát biển Philippines, theo đó trong cuộc tuần tra gần bãi cạn Scarborough hôm 22/09/2023, đã phát hiện "khoảng 300 mét dây phao" trong khu vực. Chính xác hơn là hải cảnh Trung Quốc đã cho gài phao nổi ở khu vực có tên gọi Bajo de Masinloc của Philippines. 

Cảnh sát biển Philippines bắt gặp quả tang ba xuồng bơm hơi và một xuồng được cho là của dân quân biển Trung Quốc tham gia vào việc lắp đặt phao nổi nói trên. Khi bị phát hiện, phía Trung Quốc đã lớn tiếng tố cáo Philippines "vi phạm luật biển quốc tế" và "luật pháp Trung Quốc" trước khi thoái lui khi nhận thấy rằng có sự hiện diện của báo chí trên tàu Philippines.

Vẫn thiếu tướng Jay Tarriela giải thích, ngư dân Philippines than phiền Trung Quốc thường đặt dây phao để giám sát hoạt động của các tàu cá trong khu vực.

Bãi cạn Scarborough cách đảo Luzon của Philippines 230 km và cách bờ biển đông nam Trung Quốc 1.000 km. Từ 2012 Trung Quốc kiểm soát bãi cạn này và thường xuyên xua đuổi ngư dân Philippines ra xa khu vực này. Bắc Kinh khẳng định chủ quyền với gần 90% diện tích ở Biển Đông.

Thanh Hà

**************************

Biển Hoa Đông : Nhật Bản đòi Trung Quốc gỡ bỏ một chiếc phao đặt gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư

Trọng Nghĩa, RFI, 20/09/2023

Chính quyền Tokyo vào hôm qua, 19/09/2023 cho biết đã phản đối Bắc Kinh về việc đặt một cái phao ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản ở vùng biển Hoa Đông, gần quần đảo Senkaku hiện do Tokyo kiểm soát, nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền và đặt tên là Điếu Ngư.

trungdainhat3

Một tàu Hải giám của Trung Quốc, phía dưới, được theo sau bởi một tàu Cảnh sát biển Nhật Bản gần các đảo tranh chấp, Nhật Bản gọi là Senkaku và Điếu Ngư theo Trung Quốc, ở Biển Hoa Đông, vào ngày 15 tháng 11 năm 2012. AP

Trong một cuộc họp báo, chánh văn phòng nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno nói rằng hành động của Trung Quốc không phù hợp với luật pháp quốc tế, khẳng định rằng : "Việc lắp đặt các cấu trúc trong vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi mà không có sự đồng ý của chúng tôi đã vi phạm các quy định liên quan đến Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển".

Ông Matsuno còn cho biết thêm là tuần duyên Nhật đã đưa ra một cảnh báo hàng hải kể từ ngày 15/07 để bảo đảm an toàn cho các tàu thuyền đi lại ở vùng biển gần đó. 

Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, chiếc phao nói trên bị phát hiện vào tháng 7, ở vùng biển cách đảo Uotsuri - đảo lớn nhất thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - khoảng 80 km về phía tây bắc. Đây là một cái phao màu vàng, bên trên có lắp đèn và mang những ký tự tiếng Trung nói về mục đích của phao là nghiên cứu biển.

Lần gần đây nhất mà Nhật Bản ghi nhận việc Trung Quốc đặt phao xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là vào năm 2018.

Từ nhiều năm nay, tranh chấp Nhật-Trung về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng trong quan hệ Tokyo-Bắc Kinh, với việc Trung Quốc thường xuyên cho tàu công vụ xâm nhập vào vùng lãnh hải Nhật Bản quanh quần đảo này.

Mới đây, quan hệ Nhật Bản-Trung Quốc lại xấu đi thêm kể từ khi Tokyo cho đổ ra biển nước thải đã qua xử lý từ nhà máy hạt nhân Fukushima vào ngày 24/08. Bắc Kinh đáp trả bằng lệnh cấm nhập toàn bộ hải sản Nhật Bản.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Bộ trưởng quốc phòng biến mất : Nội bộ Trung Quốc đang rối rắm ?

Báo chí Pháp hôm 18/09/2023 đề cập đến "Sự mất tích kỳ lạ của Lý Thượng Phúc, bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc". Le Monde đặt câu hỏi : Điều gì đã diễn ra trên thượng tầng quyền lực Bắc Kinh ?

noibo1

Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc (Li Shangfu) tại Diễn đàn Quân sự Quốc tế 2023, Công viên Ái Quốc gần Moskva (Nga) ngày 15/08/2023. AP - Alexander Zemlianichenko

Hai bộ trưởng quan trọng lần lượt biến khỏi chính trường Trung Quốc

Hai tháng sau khi ngoại trưởng Tần Cương biến mất trên chính trường, đến lượt tướng Lý Thượng Phúc (Li Shangfu) không còn xuất hiện trước công chúng kể từ ngày 29/08. Chính quyền im lặng, nhưng điều bất thường là đại sứ Mỹ ở Nhật Bản, Rahm Emanuel, đã đổ dầu vào lửa. Trên danh khoản X (Twitter) chính thức của đại sứ quán hôm 14/09, cựu chánh văn phòng Nhà Trắng thời Obama nhận xét không ai thấy ông Lý Thượng Phúc từ ba tuần qua. "Ông ta đã không đến Việt Nam, và nay vắng mặt trong cuộc hẹn với chỉ huy thủy quân lục chiến Singapore, phải chăng đang bị quản thúc ?"

Lẽ ra Lý Thượng Phúc sang tham gia một sự kiện với các đồng nhiệm Việt Nam trong hai ngày 7 và 8 tháng Chín, nhưng theo Hà Nội, Trung Quốc đã hủy vì "lý do sức khỏe" của ông Lý. Ông cũng không hiện diện tại Hắc Long Giang hôm 08/09 khi Tập Cận Bình kêu gọi quân đội "duy trì cao độ đoàn kết, an ninh và ổn định", bên cạnh là tướng Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia), phó chủ tịch Quân ủy Trung ương. Financial Times dẫn lời các viên chức Mỹ khẳng định tướng Lý đang bị điều tra và ngưng chức.

Năm nay 65 tuổi, Lý Thượng Phúc không chỉ là bộ trưởng mà còn là một trong năm ủy viên Quốc vụ viện. Cho đến nay chỉ có ba quan chức nắm một lúc cả hai chức trách như vậy. Đó cũng là trường hợp của Tần Cương (Qin Gang), bộ trưởng ngoại giao đã biến mất từ 28/06 và nay được người tiền nhiệm Vương Nghị thay thế, không rõ do tham nhũng hay một vụ liên quan đến an ninh quốc gia. Dù Tần Cương trước đó là đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, Washington chừng như quan tâm đến vụ Lý Thượng Phúc hơn. Hơn nữa quân đội Trung Quốc, một trong những định chế tham nhũng nhất, đang có nhiều lời đồn đãi.

Chỉ huy Quân chủng Hỏa tiễn và tàu ngầm nguyên tử mất tích ?

Từ cuối tháng Sáu, có tin tướng Lý Ngọc Siêu (Li Yuchao), tư lệnh Quân chủng Hỏa tiễn dính tai tiếng về vũ khí và con trai đang du học ở Mỹ vướng vào một vụ gián điệp. Người ta cũng nói rằng một trong những chỉ huy của Quân chủng đã tự sát. Hôm 31/07, Tập Cận Bình bổ nhiệm Vương Hậu Bân (Wang Houning), tư lệnh phó hải quân thay thế Lý Ngọc Siêu, và Từ Tây Thịnh (Xu Xisheng), phó chính ủy Chiến khu Nam bộ lên làm chính ủy Quân chủng Hỏa tiễn. Bộ trưởng Lý Thượng Phúc không có mặt trong buổi lễ.

Từ ngày 22/08 một tin đồn khác lan truyền tại Đài Loan và trên mạng xã hội : một tàu ngầm trang bị động cơ nguyên tử của Trung Quốc bị mất tích tại eo biển Đài Loan cùng với 100 thành viên thủy thủ đoàn. Trang web Liberty Times Net tiết lộ tin này, nhưng ngay hôm sau bộ quốc phòng Đài Loan bác bỏ và ngày 31/08 đến lượt bộ quốc phòng Trung Quốc chính thức bác tin "một tàu ngầm nguyên tử type 093 bị tai nạn nghiêm trọng". 

Một chi tiết khả nghi nữa là Tập Cận Bình dự hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi từ 21 đến 23/08, nhưng hôm 22/08 bộ trưởng Thương mại Trung Quốc bỗng thay ông Tập đọc diễn văn, một điều hoàn toàn bất thường. Cuối cùng, trong hội nghị ngày 28 và 29/08 tại Bắc Kinh về chất lượng thiết bị quân đội, người chủ trì là tướng Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia), phó chủ tịch Quân ủy Trung ương khẳng định cần phải cải thiện chất lượng thiết bị, có thái độ trách nhiệm đối với "mạng sống của sĩ quan và binh lính" - một điều hiếm thấy.

Khi số phận hơn 1 tỉ người chỉ do một cá nhân quyết định

Le Monde nhận định, những sự kiện trên đây cho thấy nội bộ Bắc Kinh đang lủng củng. Cộng vào đó, loan báo hôm 15/09 rằng Vương Nghị sẽ không đại diện Trung Quốc trong cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc diễn ra từ ngày 19/09, thay bằng phó chủ tịch nước Hàn Chính (Han Zheng) vốn chỉ đóng vai trò tượng trưng, càng tăng thêm bí ẩn về cách vận hành của quyền lực Bắc Kinh, vào lúc bắt đầu nhiệm kỳ thứ ba của Tập Cận Bình.

Les Echos cho rằng tuy chiếc ghế của ông Tập vẫn vững, nhưng tranh luận sẽ lại dấy lên ở nước ngoài lẫn một phần giới tinh hoa Trung Quốc, về chất lượng của mô hình quản lý chỉ xoay quanh một cá nhân duy nhất. Hứa hẹn ổn định chính trị, "phục hưng" đất nước, nhưng Tập Cận Bình lại phải cách chức hai bộ trưởng quan trọng, chưa đầy sáu tháng sau khi được chính ông ta bổ nhiệm. Đồng thời còn phải xử lý tình trạng kinh tế trì trệ mà nhà độc tài ở Bắc Kinh không lường trước được.

Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, Bắc Kinh dọa "kiên quyết trả đũa"

Trong khi đó "Bắc Kinh trừng phạt hai tập đoàn vũ khí Mỹ" vừa ký hợp đồng với Đài Loan là Lockheed Martin và Northrop Grumman, nhưng phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh (Mao Ning) không cho biết chi tiết cụ thể. Quyết định này hoàn toàn mang tính tượng trưng vì sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu đã cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc. Nhà nghiên cứu Antoine Bondaz nhận xét, tuyên bố của Bắc Kinh một phần nhằm đối nội.

Le Monde nhắc lại, những năm gần đây, chính quyền Biden liên tục bán vũ khí cho Đài Bắc, và hồi tháng 7 còn tận dụng vũ khí trong kho để nhanh chóng trang bị cho Đài Loan trong nhiều lãnh vực. Đến tháng 8, lần đầu tiên Hoa Kỳ thông qua việc chuyển nhượng 80 triệu đô la vũ khí trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ quân sự mà cho tới nay chỉ có những Nhà nước có chủ quyền được Washington công nhận mới được thụ hưởng. Thứ Sáu tuần trước, Mao Ninh tiếp tục kêu gọi Mỹ ngưng trang bị cho Đài Loan "nếu không sẽ phải đối phó với sự trả đũa kiên quyết và mạnh mẽ của Trung Quốc".

Trước đó một hôm, ít nhất 68 chiến đấu cơ và 10 chiến hạm Trung Quốc đã tiến gần đến đảo quốc, còn chỉ riêng trong hôm nay trên 100 phi cơ, 9 tàu chiến. Những vụ dương oai diễu võ như vậy gần đây trở thành thông lệ, cho dù đang có cuộc khủng hoảng tại bộ quốc phòng Trung Quốc. Đài Loan đang trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống và Quốc hội dự kiến tổ chức vào tháng Giêng sang năm. Các ứng cử viên nhân dịp này thường đi thăm Hoa Kỳ, gây giận dữ cho Bắc Kinh.

Ý : Di dân ập vào Lampedusa, đông gấp đôi dân trên đảo

Vấn đề nhập cư là mối quan tâm hàng đầu của các nhật báo Pháp hôm nay. Le Figaro chạy tựa "Châu Âu bất lực trước tình trạng di dân tràn ngập", La Croix đưa tít "Lampedusa, khẩn cấp ở Châu Âu", dẫn lời thủ tướng Ý Giorgia Meloni "Tương lai Châu Âu đặt cược tại đây". Không chỉ là lời kêu gọi giúp đỡ, mà còn là tiếng chuông cảnh báo, trong lúc còn vài tháng nữa là đến kỳ bầu cử Châu Âu và cực hữu đang có ưu thế.

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố : "Nhập cư bất hợp pháp là một thách thức cho Châu Âu, cần một giải pháp của Châu Âu". Đối với Roma rõ ràng là khẩn cấp ở Lampedusa. Chỉ trong vài ngày, hòn đảo nhỏ bé phải đón nhận đến 11.000 di dân, gấp đôi số cư dân trên đảo. Trung tâm tạm cư có sức chứa 400 người nhanh chóng quá tải, chính quyền vội vã chuyển bớt sang Sicile và lục địa.

Từ đầu năm nay, 126.000 người đã cập bến duyên hải nước Ý, gấp hai lần so với cùng kỳ năm ngoái, hầu hết từ Bắc Phi. Bà Meloni đã vận động được Liên Hiệp Châu Âu (EU) ký kết với Tunisia hồi tháng 7 nhằm chận bớt làn sóng di dân, đổi lấy viện trợ tài chánh. Nhưng hàng ngàn người nhập cư vừa đặt chân lên đảo Lampedusa lại khởi hành chính từ… Tunisia.

Làn sóng nhập cư làm Châu Âu choáng váng

Châu Âu đưa ra kế hoạch 10 điểm, vừa cứng rắn với những kẻ môi giới, vừa tạo điều kiện cho những người đủ điều kiện xin tị nạn. Bên cạnh đó là chuyển những di dân đến Lampedusa sang những nước Châu Âu khác, tuy nhiên khó thể được lắng nghe. Từ nhiều tháng qua, EU cũng thảo luận một hiệp ước về tị nạn và di dân nhằm hài hòa chính sách ở châu lục, nhưng Hungary và Ba Lan phủ quyết, hiện thời mỗi nước "thân ai nấy lo".

Le Figaro cho rằng truyện dài đáng buồn này mỗi mùa hè lại diễn ra kể từ 10 năm qua. Cuộc khủng hoảng Lampedusa không hề bất ngờ : chiến tranh, nghèo đói, biến đổi khí hậu, bùng nổ dân số tại những nước dễ tổn thương… Trước sự bất lực vì chia rẽ của Châu Âu, các nước láng giềng phía nam dùng vấn đề di dân như vũ khí địa chính trị, mà Libya của Muammar Kadhafi là điển hình, cũng như Thổ Nhĩ Kỳ của Recep Tayyip Erdogan. Tunisia làm "săng-ta" với Châu Âu để kiếm tiền, xoa dịu bớt phản kháng xã hội. Bây giờ là lúc để EU thông qua một thỏa thuận chung về di dân.

Vai trò Liên Hiệp Quốc sa sút, lãnh đạo 4 nước Hội đồng Bảo an vắng mặt

Nhìn toàn cảnh quốc tế, Les Echos nhận định "Đại hội đồngLiên Hiệp Quốc : Mỗi người một diễn đàn". Hội nghị sẽ diễn ra ngày mai tại New York, ngoài nước chủ nhà Hoa Kỳ, không có nguyên thủ của thành viên nào khác trong Hội đồng Bảo an tham dự.

Ngoại trừ Vladimir Putin có "lý do chính đáng" vì là tội phạm chiến tranh có thể bị bắt, Tập Cận Bình chỉ tập trung cho BRICS là nhóm do Bắc Kinh khống chế, thủ tướng Anh và tổng thống Pháp cũng vắng mặt. Theo The Guardian, ông Rishi Sunak muốn tránh tình thế không được tổng thư ký Antonio Guterres mời dự tuần lễ khí hậu vì Anh quốc chậm chạp trong việc chống hiện tượng hâm nóng Trái Đất. Còn ông Emmanuel Macron bận rộn với chuyến thăm Pháp của Đức giáo hoàng Francis và vua Anh Charles III.

Paris nhấn mạnh là không bắt buộc có sự hiện diện của nguyên thủ, và đoàn đại biểu Pháp có ngoại trưởng Catherine Colonna dẫn đầu. Tuy nhiên sự vắng mặt của hai trong số ba nhà lãnh đạo các quốc gia dân chủ quan trọng trong Hội đồng Bảo an cho thấy định chế đã mất uy tín do bất lực trong việc giải quyết khủng hoảng. Michel Duclos, cựu đại sứ nhận định Hội đồng Bảo an đã bị Nga và Trung Quốc phá hoại trong nhiều năm, ngày càng đứng ngoài lề, còn Pháp và Anh có vẻ không muốn đóng góp.

Nguyên thủ nào hăng hái đi họp Đại hội đồng nhất ?

Tổng thống Pháp nói rằng môi trường địa chính trị đã xuống cấp thô bạo và sâu sắc, với cuộc xâm lăng Ukraine, vũ khí nguyên tử quay lại, bất ổn ở Châu Phi và cuộc chiến thông tin. "Tất cả dẫn đến nguy cơ chia rẽ thế giới, trật tự dựa trên luật pháp và ý tưởng dân chủ bị yếu đi". Theo ông Duclos, không dự phiên họp Đại hội đồng, nơi các quốc gia đều bình đẳng, là một sai lầm. "Không nhân cơ hội này để lên tiếng với tất cả các nước là điều đáng tiếc".

Hơn nữa, bên cạnh chiến tranh ở Ukraine, còn có mối nguy an ninh trên Biển Đông, tại Châu Phi hay vùng Kavkaz. Báo cáo mới nhất của Unicef cho biết 330 triệu trẻ em đang trong tình trạng cực kỳ nghèo khổ, Chương trình Lương thực Thế giới loan báo 24 triệu người có nguy cơ thiếu ăn trầm trọng.

Nhưng những tháng gần đây, những cuộc tiếp xúc của các nhà lãnh đạo đều dựa trên lợi ích của nước mình. Tập Cận Bình thành công trong việc mở rộng BRICS nhưng lần đầu tiên tẩy chay G20 do Ấn Độ chủ trì. Pháp chú tâm vào hai hội nghị từ sáng kiến của mình là Diễn đàn Paris vì Hòa bình vào tháng 11 và Thượng đỉnh Paris vì một hiệp ước tài chánh quốc tế mới vào tháng 6, về khí hậu và chống nghèo đói. Tuy vậy có một nguyên thủ quyết tâm không bỏ lỡ việc gặp gỡ các đồng nhiệm trong tuần này tại New York : Volodymyr Zelensky, tổng thống Ukraine.

Thụy My

Published in Châu Á

Trung Quốc : Mặc trang phục "làm tổn hại tinh thần dân tộc" có thể bị kết án

Thùy Dương, RFI, 16/09/2023

Chính phủ Trung Quốc dự định sửa đổi luật an ninh công cộng : những bình luận, những bộ trang phục hay biểu tượng "làm suy yếu" hoặc có thể "làm tổn hại tinh thần dân tộc" có thể bị kết án hình sự. Theo đài France 24, nếu dự luật được Quốc Hội Trung Quốc thông qua, những ai vi phạm có thể sẽ bị giam giữ 2 tuần hoặc phải nộp khoản tiền phạt tương đương vài trăm đô la.

anmac1

Hai người phụ nữ Trung Quốc trong trang phục truyền thống Kimono của Nhật Bản chụp ảnh lưu niệm tại công viên Yuyuantan ở Bắc Kinh, ngày 30/09/2019 nhân lễ hội hoa anh đào.  AP - Andy Wong

Thông tín viên Stéphane Lagarde từ Trung Quốc gửi về bài tường trình :

"Rõ ràng, người dân Trung Quốc rất nhạy cảm và Đảng cộng sản Trung Quốc muốn có ý định tấn công bất cứ điều gì có thể "làm tổn thương tình cảm dân tộc". Dự luật này, hiện đang được đưa lên trang web của Quốc Hội để lấy ý kiến ​​công chúng, đã gây ra rt nhiu phn ng trên các mng xã hi.

Các luật sư đặc biệt lo ngại về nguy cơ "chệch hướng, lạm dụng tùy tiện" do có một số điều mơ hồ. Theo các chuyên gia và bloggeur, dự luật này trên thực tế là nhằm kết tội hình sự bất cứ điều gì có thể gây tổn hại đến điều họ xem là "tình cảm của đất nước" hay "tinh thần dân tộc", những khái niệm vừa mơ hồ vừa mang tính bao quát rất rộng.

Trên tài khoản Twitter (được Reuters trích dẫn), Tong Zhiwei, chuyên gia luật hiến định tại Đại học Khoa học Chính trị Hoa Đông, đặt câu hỏi : Ai sẽ khẳng định điều gì thuộc về "tinh thần dân tộc Trung Quốc" ? Và theo những thủ tục gì ?

Năm ngoái, một người phụ nữ Trung Quốc mặc kimono (trang phục truyền thống Nhật Bản), đang đi trên đường thì bị cảnh sát bắt giữ. Cảnh sát Trung Quốc, giống như những người làm công tác kiểm duyệt, đôi khi không cập nhật các xu hướng thời trang.

Cách nay vài ngày, một số người Trung Quốc mặc trang phục nhà Đường bị ngăn vào một công viên ở thành phố Vũ Hán. Những nhân viên bảo vệ ở đó đã nhầm tưởng là những chiếc ô, dù cầm tay và trang phục của những người này là trang phục Nhật Bản, kiểu trang phục có thể xúc phạm tới "tinh thần dân tộc" Trung Quốc".

Dự luật được đưa ra "lấy ý dân" đến hết ngày 30/09/2023, nhưng hiện giờ đang vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ công luận. Nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, được France 24 trích dẫn, cho biết chỉ trong một tuần, đã có tới 70.000 người đưa ra ý kiến, đa phần là phản đối dự luật. Một số phương tiện truyền thông Nhà nước bảo thủ, thậm chí còn yêu cầu chính phủ giải thích, điều mà nhà nghiên cứu về Trung Quốc, Marc Lanteigne, tại Na Uy cho là khá hiếm xảy ra tại Trung Quốc.

Đây không phải lần đầu tiên chính quyền Trung Quốc lợi dụng những điều mơ hồ để dễ bề kiểm duyệt. Thế nhưng, lần này theo ông Ho Ting "Bosco" Hung, chuyên gia về Trung Quốc tại Nhóm Nghiên cứu An ninh Quốc tế Verona (ITSS Verona), việc chính quyền "động chạm" đến trang phục - một khía cạnh thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày - khiến người dân lo sợ rằng, chẳng hạn, mặc những bộ quần áo nhập khẩu từ nước ngoài đến công sở sẽ bị quy tội. Ông Ho Ting "Bosco" Hung, nhắc lại : "Từ những năm 1980 đã có một kiểu thỏa hiệp quốc gia ngầm, theo đó Nhà nước không can thiệp vào cách ăn mặc của người dân".

Một luật sư nói đến lực lượng "cảnh sát đạo đức", liên hệ đến những vụ việc đau lòng tại Iran hoặc Afghanistan, liên quan đến những quy định khắc nghiệt về trang phục của phụ nữ Hồi giáo.

Iran : Một năm tranh đấu vì quyền tự do sống cho phụ nữ, bất chấp  đàn áp của chính quyền 

Ngày 16/09/2023 là tròn 1 năm ngày cô gái trẻ Masha Amini, 22 tuổi, tử vong sau khi bị "cảnh sát đạo đức" Iran bắt vì cáo buộc không mang khăn trùm đầu không đúng quy định. Cái chết của Amini đã làm rúng động công luận trong nước và quốc tế, đồng thời tạo nên một phong trào đấu tranh phản kháng, không chỉ thu hút phụ nữ và cả nam giới, bất chấp sự đàn áp ngày càng gia tăng của chính quyền. Không chỉ đòi quyền sống, quyền tự do cho phụ nữ, phong trào đấu tranh dân sự còn đòi lật đổ chế độ Hồi giáo Teheran khắc nghiệt đã điều hành đất nước suốt 4 thập niên qua.

Riêng đối với phục trang của phụ nữ, theo tuần báo Le Point số ra ngày 14/09, ngày càng nhiều người, nhất là các cô gái trẻ thách thức chế độ, bảo vệ quyền tự do sống bằng cách công khai mặc trang phục kiểu phương Tây, áo sơ mi, quần jean, không đeo mạng che mặt, không quấn khăn che tóc… Nguy cơ bị cảnh sát đạo đức bắt bớ là rất cao, nên đối với họ, mỗi lần ra đường trong trang phục như vậy "hoàn toàn là một cuộc tranh đấu".

Càng gần đến ngày 16/09, các vụ bắt bớ ngày càng gia tăng, nhất là tháng Bảy vừa qua, Teheran đã khôi phục trở lại lực lượng "cảnh sát đạo đức" để kiểm tra trang phục của phụ nữ và từ tháng Tư, theo đài TF1 của Pháp, cảnh sát Iran đã thông báo dùng trí thông minh nhân tạo (AI) tại nơi công cộng để truy vết những phụ nữ vi phạm quy định phục trang mà chế độ Hồi giáo Teheran áp đặt.

Trên đài RFI Pháp ngữ, ngày 13/09, ông Mahmood Amiry-Moghaddam, thuộc tổ chức phi chính phủ Iran Human Rights, lo sợ là chế độ Teheran sẽ đàn áp người dân, với nhiều "chiêu bài" mới vi phạm nhân quyền :

"Trong những tuần gần đây, chính quyền Iran đã tăng cường các hành vi trấn áp. Họ triệu tập và đe dọa các nhà hoạt động xã hội dân sự, cũng như thân nhân của những người đã bị giết hại trong các cuộc biểu tình. Tại Iran, thường có phong tục mọi người tập trung vào dịp một năm sau khi ai đó qua đời. Vì thế, chính quyền muốn tranh việc người dân tập trung và đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng để đối phó. Quý vị biết đấy, việc chuẩn bị này đã bắt đầu từ cách nay vài tháng. Số vụ hành quyết ngày càng tăng. Đó là công cụ gieo rắc nỗi sợ hãi trong xã hội.

(…) Tính đến thời điểm hiện tại, trong năm 2023, đã có gần 500 người đã bị hành quyết và gần 200 người khác bị xử tử trong những tháng sau khi diễn ra các cuộc biểu tình. Tức là trong vòng một năm, kể từ đầu phong trào phản kháng cho đến nay, khoảng gần 700 người đã bị hành quyết, trung bình 2 người mỗi ngày".

Hàng ngàn vụ lạm dụng tình dục trong Giáo hội Công giáo Thụy Sĩ chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm"

Sau Pháp, Tây Ban Nha và một số nước khác, nay đến lượt Thụy Sĩ điều tra về nạn bê bối lạm dụng tình dục trong Giáo hội Công giáo. Các học giả, trong một nghiên cứu diện rộng, ghi nhận có khoảng 1.000 nạn nhân bị lạm dụng tình dục tính từ những năm 1950. Giáo hội Công giáo Thụy Sĩ xem đó là điều "vô cùng đáng sợ và đáng lo ngại". Các nhà nghiên cứu lịch sử của Đại học Zurich đã được ủy quyền để làm sáng tỏ nạn lạm dụng tình dục trong Giáo hội Công giáo Thụy Sĩ, họ cho rằng kết quả mới được công bố mới chỉ cho thấy "phần nổi của tảng băng chìm".

Từ Geneve, thông tín viên Jérémy Lanche ngày 12/09 gửi về bài tường trình :

"Các nạn nhân được ghi nhận tại mọi giáo phận trong cả nước, phần lớn là nam giới. 3/4 số trường hợp là trẻ vị thành niên. Báo cáo thậm chí còn đề cập đến những trường hợp trẻ sơ sinh bị lạm dụng. Điều này có thể xảy ra ở bất cứ đâu : tại các buổi xưng tội, các buổi lễ hoặc trong nhiều trường nội trú ở Thụy Sĩ do các giáo sĩ quản lý, nhất là hồi thế kỷ trước.

Cha Nicolas Betticher, người đã đề nghị Giáo hoàng cho điều tra về những trường hợp đáng ngờ, vui mừng khi thấy sự thật cuối cùng đã được đưa ra ánh sang. Ông nói : "Kể từ khi bức thư tôi gửi Đức Thánh Cha được công bố, tôi đã nhận được nhiều cuộc điện thoại từ các nạn nhân, họ nói với tôi rằng : "Xin hãy làm điều gì đó, nhưng tôi không đủ sức để nói ra những điều tôi đã phải chịu đựng", tức là họ có một sự mất mất về tinh thần vô cùng lớn".

Trong một thời gian rất dài, phản ứng duy nhất của chính quyền là che đậy các vụ linh mục lạm dụng, hoặc chuyển họ đi xa khỏi nơi có nạn nhân, nhất là như điều diễn ra tại Pháp. Cha Nicolas Betticher nhận định : "Dĩ nhiên là ở cấp độ toàn cầu, tất cả các Giáo hội đều đã thất bại. Tại sao ? Bởi vì Giáo hội ở mọi nơi đều có cấu trúc giống nhau. Chúng ta không thể tiếp tục duy trì quan niệm rằng một giám mục vừa là người cha tinh thần, vừa là thẩm phán tối cao, người chịu trách nhiệm điều hành, đồng thời là người làm ra luật".

Giáo hội Công giáo Thụy Sĩ thừa nhận thất bại trong việc bảo vệ nạn nhân và hứa tiến hành các cải cách. Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục điều tra trong khi chờ đợi tư pháp ra phán quyết".

Bên lề G20, ra đời một liên minh mới về nhiên liệu sinh học dưới sự dẫn dắt của Ấn Độ

Bên lề thượng đỉnh G20 ở New Delhi, ngày 09/09/2023, Ấn Độ tuyên bố thành lập một liên minh nhiên liệu sinh học mới nhằm nghiên cứu và thúc đẩy năng lượng được sản xuất từ ​​​​sinh khi. Liên minh mi gm 19 nước, trong đó có các nước nông nghip ln Brazil, Hoa K, Argentina và Nam Phi và dĩ nhiên là c n Độ. Thúc đẩy sn xut nhiên liu sinh hc không ch là nhm bo v môi trường sinh thái, chng biến đổi khí hu mà còn có ý nghĩa v kinh tế.

Từ New Delhi, thông tín viên Sébastien Farcis giải thích :

"Cơ quan Năng lượng Quốc tế nhận định là đến năm 2030, sản xuất nhiên liệu sinh học phải tăng gấp ba thì mới đạt được mục tiêu trung hòa carbon. Hiện tại, chẳng hạn như ở Ấn Độ và Brazil, sản xuất nhiên liệu sinh học là điều chế ethanol từ ​​mía. Ti Châu Âu, hu như toàn b nhiên liu sinh hc được sn xut t ci du (colza).

Nhưng cũng cần nghiên cứu để phát triển thế hệ nhiên liệu sinh học thứ tư, theo như giải thích của Chandra Bhushan, giám đốc tổ chức tư vấn môi trường iForest ở New Delhi : "Nhiên liệu sinh học hiện nay được sản xuất bằng cách chuyển đổi các sản phẩm nông nghiệp thành ethanol. Thế nhưng, thế hệ nhiên liệu sinh học tiếp theo sẽ không phải là từ nông nghiệp, mà là điều chế từ tảo và vi sinh vật nhờ nguồn năng lượng mặt trời", theo ông cách làm này sẽ cho phép đạt hiệu quả cao hơn nhiều. Người ta còn gọi đó là nhiên liệu tảo. Ưu điểm của tảo là sống nhờ nước biển và ánh sáng mặt trời, không cần nước ngọt và phân bón.

Các nhu cầu về nhiên liệu sinh học có lẽ sẽ mở rộng vượt ra bên ngoài lĩnh vực ô tô. Chandra Bhushan, giám đốc tổ chức tư vấn môi trường iForest ở New Delhi, phát biểu : "Nhiên liệu sinh học sẽ có tầm quan trọng trong lĩnh vực hàng không. Trong vòng 20 năm tới đây, trong khi chờ đợi nguồn nhiên liệu hydrogene và ắc quy điện phát triển hơn, tôi nghĩ rằng động cơ máy bay sẽ bắt đầu hoạt động với ethanol".

Riêng Hoa Kỳ và Brazil, hai cột trụ sáng lập liên minh nhiên liệu sinh học, sản xuất đến 82% lượng ethanol trên toàn thế giới". 

Thùy Dương

Published in Châu Á

Mt đi tá không quân tng là phi công điu khin F-16 k hi 2019 ông nhn được email mi sang Nam Phi làm vic, loi vic dành riêng cho các phi công dày dn kinh nghim.

trungquoc1

Không phi t nhiên mà các viên chc cao cp ca B Quc phòng M xác đnh Trung Quc là "mi đe da ln dn". Hình minh ha.

Trung Quc đang m rng hot đng tìm kiếm tuyn dng cu chiến binh ca nhiu quc gia đ khai thác s hiu biết, k năng ca các cu chiến binh này nhm đi phó vi quân đi mà các cu chiến binh tng phc v.

***

Chính ph Úc va đ trình Quc hi Úc mt d lut, theo đó, cu chiến binh phi xin phép khi mun làm vic hoc tham gia hun luyn cho ngoi quc, nếu không xin phép, cu chiến binh có th b pht đến 20 năm tù.

AP cho biết, ông Richard Marles B trưởng Quc phòng Úc - gii thích : Úc cn mt đo lut cng rn như thế vì theo AUKUS (hip ước h tr quc phòng gia ba bên là Úc, Anh và M) thì Anh, M s giúp Úc thành lp mt hm đi có ít nht tám tàu ngm vn hành bng năng lượng nguyên t và Úc nên chng t n lc nâng cao các tiêu chun bo mt đ bo v công ngh và các thông tin nhy cm, h tr vic chuyn giao công ngh trong AUKUS.

Đây không phi là ln đu tiên Marles t ra bn tâm v vic cu chiến binh Úc b ngoi quc khai thác. Năm ngoái, Marles tng ra lnh cho B Quc phòng Úc tiến hành xem xét tt c các khía cnh liên quan đến tin Trung Quc đang tuyn m các cu chiến binh Úc làm hun luyn viên. Năm ngoái, Úc đã bt gi Dan Duggan người va là cu phi công ca Thy quân lc chiến M, va là công dân Úc sau khi Duggan b cáo buc đã đào to bt hp pháp phi công cho Trung Quc(1).

Chuyn Trung Quc gia tăng săn tìm, tuyn dng cu chiến binh ca nhiu quc gia đã tr thành mt trong nhng vn đ khiến phương Tây bn tâm và s lo ngi v tình trng này càng ngày càng cao.

***

Cui tun trước Washington Post gii thiu mt tài liu ni b ca Không quân M, trong đó, Đi tướng Charles Q. Brown Jr. Tham mưu trưởng Không quân và gn đây được Tng thng M đ c làm Ch tch Hi đng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa K - cnh báo, Trung Quc đang s dng nhiu công ty khác nhau đ tuyn dng nhng cu chiến binh được M và NATO đào to nhm dùng nhng người này dy cho Trung Quc các k năng và chiến thut quân s tiên tiến.

Tướng Brown khuyến cáo : Khi chp nhn làm vic dưới danh nghĩa "hun luyn viên", tham gia quy trình hun luyn do các công ty ngoi quc t chc, nhng cu chiến binh làm vic cho các công ty có quan h vi Trung Quc đang làm xói mòn an ninh quc gia, gây nguy him cho s an toàn ca c đng đi ln đt nước chúng ta. Tướng Brown kêu gi các cu chiến binh đng xao lãng trách nhim bo v "thông tin quc phòng" k c khi đã ri khi quân đi.

Washington Post đã hi thăm nhưng nhng viên chc hu trách ca quân đi M t chi xác đnh Trung Quc đã âm thm tuyn dng bao nhiêu quân nhân và cu chiến binh M. Nhng viên chc này ch xác nhn, loi hot đng đó đang gia tăng mt cách đáng ngi.

V phía Trung Quc, Liu Pengyu - Phát ngôn viên ca Đi s quán Trung Quc ti M - không ph nhn cnh báo ca tướng Brown mà ch thay mt chính ph Trung Quc kêu gi M "tôn trng các hot đng kinh doanh bình thường do các công ty có liên quan thc hin, không khái quát và lm dng các khái nim v an ninh quc gia, bôi nh các công ty này". Ông ta còn lưu ý là các cáo buc đó s nh hưởng đến "s hp tác bình thường" và "không có li cho s phát trin lành mnh" ca quan h song phương.

Washington Post trích dn ý kiến ca mt Đc v (Special Agent) đang làm vic cho Cc Điu tra ca Không quân M (Air Force Office of Special Investigations AF OSI), cho biết thêm : Nhng n lc ca quân đi Trung Quc nhm khai thác cu chiến binh M bao gm c vic qung bá cơ hi v vic làm ti các s kin có liên quan đến hot đng trong lĩnh vc công nghip quc phòng. Trung Quc không ch nhm vào các phi công M mà còn săn tìm các cu chiến binh tng làm vic trong nhiu lĩnh vc khác như bo trì, s dng các thiết b chuyên dng đ bo đm, bo v an ninh phi hành đi vi c phi công ln các phương tin bay quân s.

Theo Đc v yêu cu n danh thì đ ngh v cơ hi làm tư vn, h tr đào to thường phát xut t nhng công ty tư nhân được chính ph Trung Quc hu thun và có hp đng vi chính ph Trung Quc. Nhiu cu chiến binh tin rng đó là nhng đ ngh hp pháp, vô hi và hp dn. Đc v này xem đó là s "qu quyt" và cũng vì vy, nhiu viên chc hu trách đang đ ngh các quân nhân, các cu chiến binh báo cáo xem h có được tuyn dng đ hun luyn quân đi ngoi quc hay không.

Đó cũng là lý do mà mi đây, Dân biu Michael Gallagher Ch tch y ban Đc trách v Trung Quc ca H vin M, đng thi cũng là cu chiến binh Thy quân lc chiến M - cho rng : Quc hi và B Quc phòng cn hp tác đ giúp quân nhân và cu chiến binh ca chúng ta hiu rng h là mc tiêu ca các hot đng gián đip, h có th b lm dng. Cn bo đm rng h không b khai thác, không góp phn to điu kin cho s hy dit chính h.

Không phi t nhiên mà các viên chc cao cp ca B Quc phòng M xác đnh Trung Quc là "mi đe da ln dn". Trong s hàng chc công ty b đưa vào "s bìa đen" hi tháng sáu va qua vì có quan h cht ch vi chính quyn Trung Quc có mt s công ty chuyên đào to, hun luyn bay như Frontier Services Group - doanh nghip do Erik Prince, cu giám đc ca Blackwater Worldwide thành lp và Hc vin Thc hành bay ca Nam Phi. Nhng doanh nghip này b giám sát cht ch sau khi có báo cáo rng h đã thuê phi công quân s phương Tây đ hun luyn phi công Trung Quc. Tuy Frontier Services ph nhn đã s dng nhân viên quân s M đ đào to phi công Trung Quc nhưng công ty này li im lng không tr li các câu hi ca báo gii v vic h có thuê các cu chiến binh làm vic đó hay không. Hc vin Thc hành bay ca Nam Phi thì bày t s "tht vng" v quyết đnh ca B Thương mi Hoa K bi "các công ty ln ca M cũng đào to phi công Trung Quc".

Mt đi tá không quân tng là phi công điu khin F-16 k hi 2019 ông nhn được email mi sang Nam Phi làm vic, loi vic dành riêng cho các phi công dày dn kinh nghim. Ông không nhn li nhưng không phi vì nghi ng. Năm 2021, ông được mi ln th hai, li mi dành cho các phi công có sáu năm điu khin trc thăng hoc phn lc cơ và có kinh nghim làm vic vi nhng hc viên không tho tiếng Anh... V đi tá ch ng ra khi AF OSI phát cnh báo v vic Trung Quc đang săn cu chiến binh (2).

Patrick Cronin, người ph trách b phn an ninh Châu Á - Thái Bình Dương ca Vin Hudson Washington D.C, gi n lc săn cu chiến binh là mt phn ca sáng kiến ln hơn do ông Tp Cn Bình vch ra, nhm nâng cao v thế ca Trung Quc. Cronin nhn đnh : Chiêu m, khai thác, tìm hiu cách quân đi ca chúng ta vn hành thông qua nhng cá nhân thiết yếu và công ngh thiết yếu ca chúng ta là mt phn quan trng đi vi mc tiêu chiến lược ca ông ta.

Trân Văn

Nguồn : VOA, 15/09/2023

Chú thích

(1) https://apnews.com/article/australia-foreign-miltary-training-secrets-aukus-e1ba547d6bfd210c5a39f3a763e062c6

(2) https://www.washingtonpost.com/national-security/2023/09/08/china-military-exploit-us-troops-veterans/

Published in Diễn đàn

Một khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu PEW ở Washington.DC vừa công bố cho thấy 67% người trưởng thành tại 24 quốc gia không có cảm tình với Trung Quốc. Nhiều lý do được đưa ra trong đó có lý do vì Trung Quốc can thiệp vào công việc của các nước khác ở mức nhiều hoặc đáng kể. Nhân dịp này, RFA đã mời Tiến sĩ Nguyễn Võ Long, làm việc tại Văn phòng Quốc gia Nghiên cứu về Châu Á tại Hoa Kỳ, đến với buổi hội luận hôm nay để phân tích sâu hơn vấn đề "Tại sao quan điểm tiêu cực về Trung Quốc ngày càng cao ?".

Mời quý vị cùng theo dõi.

Nguồn : RFA, 23/08/2023

Published in Video

Trung Quốc đã trở thành cường quốc khoa học và công nghệ như thế nào sau nhiều thập kỷ "bắt chước"

Từ lâu, Trung Quốc được xem là một quốc gia chuyên đi "bắt chước", "cài gián điệp" để phát triển khoa học và công nghệ. Thế nhưng ngày nay, Trung Quốc đã trở thành đối thủ của các cường quốc thế giới, thậm chí còn dẫn đầu trong một số lĩnh vực.

Chuyên gia về quan hệ quốc tế, giáo sư Stéphane Aymard tại đại học La Rochelle, Pháp, đã có bài phân tích về chủ đề này, theo đó Trung Quốc không còn là một "lò sản xuất khoa học" chỉ thiên về số lượng hơn là chất lượng. 

RFI xin giới thiệu.    

tqsieucuong1

Trong một xưởng sản xuất của Công ty Jiangxi Lanke Semiconductor Co., LTD., ở Jiujiang, Trung Quốc, tháng 5/2022. humphery/Shutterstock

Trong giai đoạn phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước phương Tây và Trung Quốc, sau khi Pháp công nhận Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào năm 1964, đến lượt Mỹ vào năm 1978, các thỏa thuận đầu tiên đã được thực hiện dựa trên "đối tác chiến lược", với việc triển khai các loại công nghệ tiên tiến ở Trung Quốc.   

Về phía Pháp, các dự án đường sắt hoặc hạt nhân dân sự đã mở ra các hợp đồng quan trọng. Ví dụ rõ ràng nhất là nhà máy điện hạt nhân Vịnh Đại Á - Daya Bay (Quảng Đông, Trung Quốc). Sau đó, các hợp tác được cân bằng hơn, với các hợp đồng bán và hợp tác, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng không, đi kèm với các chuyển giao công nghệ. Theo thời gian, Trung Quốc đã có được những tri thức và hiểu biết. Quốc gia này ngày càng ít phụ thuộc vào công nghệ từ phương Tây và đã có thể tự phát triển công nghệ của riêng mình.    

Theo một báo cáo của Viện Chính sách Khoa học Úc (Australian Sciences Policy Institute - ASPI), Trung Quốc hiện đang dẫn đầu trong cuộc đua công nghệ toàn cầu, và đứng trước Hoa Kỳ 37 trong số 44 loại công nghệ "quan trọng", mà ASPI đã xác định. Các loại công nghệ như : liên lạc tần số vô tuyến 5G, 6G, hydrogen, pin điện, vật liệu nano, siêu âm, lớp phủ tiên tiến… Trong số đó, có 8 công nghệ mà Trung Quốc có khả năng độc quyền rất cao.     

Ngay cả khi nghiên cứu này được dựa trên các cải tiến về công nghệ và không phải về thương mại hóa các công nghệ đó, thì rõ ràng là các chuyển giao công nghệ từ những thập kỷ trước đã cho phép Trung Quốc gặt hái được thành quả.   

Điều này đã khiến các doanh nghiệp phương Tây bị thụt lùi trên thị trường quốc tế, trong các lĩnh vực điển hình như điện gió, đường sắt hay hàng không. Sau khi thực hiện chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc, các doanh nghiệp phương Tây trong các lĩnh vực này đã bị cạnh tranh mạnh, thậm chí là bị các công ty Trung Quốc vượt mặt.    

Cuộc đua bằng sáng chế   

Tại các thị trường mới nổi, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc rất ngoạn mục. Ví dụ rõ nhất là trong lĩnh vực xe ô tô điện mà Trung Quốc chiếm tới 60% thị trường thế giới vào năm 2022. Nhìn chung, về đổi mới và công nghệ mới nổi, việc phân tích các hồ sơ xin cấp bằng sáng chế cho phép có cái nhìn tổng quan. Theo Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Thế giới, World Property Office (WIPO), trực thuộc Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc đã vượt xa và dẫn trước các nước khác từ lâu về số lượng hồ sơ xin cấp bằng sáng chế.     

Trung Quốc tập trung trên hết vào các lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông và điện tử. Ngày nay, tập đoàn Hoa Vi (Huawei), là tập đoàn đứng đầu thế giới về đăng ký sáng chế, trước cả Samsung.  

Để đánh giá các chỉ số nói trên, tổ chức WIPO cũng đã công bố "Global Innovation Index", dựa trên 80 thông số, bao gồm môi trường chính trị, quy định, đào tạo, cơ sở hạ tầng, cũng như thị trường tài chính…, thêm vào đó là các cải tiến theo đúng nghĩa. Trung Quốc đã lên đến vị trí thứ 11 và tiến bộ qua từng năm, cùng với các kết quả đáng chú ý đối với các tiêu chí chủ chốt : đứng đầu trong bảng xếp hạng PISA - so sánh chất lượng của hệ thống giáo dục, đứng thứ hai về số lượng cụm công nghệ, đứng thứ ba về chi tiêu trong nghiên cứu và phát triển (R&D), được tài trợ bởi các doanh nghiệp.    

Tạp chí Nature đã đăng một chỉ số gồm các dữ liệu từ 82 tạp chí khoa học lớn nhất thế giới. Chỉ số này cho phép đánh giá các cơ quan nghiên cứu trên quy mô toàn cầu. Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc (CSA) dẫn đầu bảng xếp hạng, đứng trước Harvard, Max Planck Society và CNRS của Pháp. Với hơn 60.000 nhà nghiên cứu, tổ chức này lớn gấp đôi so với CNRS, vốn từ lâu là tổ chức nghiên cứu lớn nhất thế giới.   

Chi tiêu dành cho khoa học và công nghệ lên đến 5 tỷ đôla (trong khi CNRS dành 4 tỷ đôla). Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc có các hạ tầng nghiên cứu, nằm trong số các tổ chức nghiên cứu lớn nhất thế giới.     

Ấn phẩm khoa học áp đảo về số lượng và chất lượng  

Về cấp độ cá nhân, nghĩa là ở cấp các nhà nghiên cứu, Trung Quốc từ lâu đã chú trọng đến việc tuyển dụng những người giỏi nhất thế giới, trước khi dần dần cho phép một thế hệ mới tỏa sáng trên trường quốc tế. Ngày nay, các nhà nghiên cứu Trung Quốc ngày càng có vị trí tốt hơn trong các bảng xếp hạng quốc tế. Để tránh gặp phải những khó khăn liên quan đến việc phân tích "một lò sản xuất khoa học" đại trà, chất lượng thấp, các tiêu chí đánh giá mới đã được sử dụng, như là số lần trích dẫn trong các nghiên cứu khoa học đã được đăng.     

Trong số các chỉ số mới, AD Scientific Index (Alper-Doger Scientific Index) là được chú ý nhiều nhất. Chỉ số này dựa vào 9 thông số, giữa những lần đăng và lần được trích dẫn lại. Theo chỉ số này, trong bảng xếp hạng toàn cầu vào năm 2023, có 304 nhà khoa học Trung Quốc đứng trong top 10.000, 1982 nhà khoa học trop top 50.000 và 4178 trong top 100.000.   

Để so sánh, số các nhà khoa học Pháp chỉ bằng một nửa, ít hơn nhiều so với các nhà khoa học Trung Quốc.     

Với bảng xếp hạng này, vị trí dẫn đầu của Hoa Kỳ vẫn không bị đe dọa, nhưng Trung Quốc hiện, về mặt số lượng, như là một cường quốc khoa học, đi trước phần lớn các cường quốc phương Tây.  

Ở cấp độ các cơ sở đào tạo và nghiên cứu cao cấp, các bảng xếp hạng quốc tế cũng chỉ ra sự hiện diện lớn của Trung Quốc. Ví dụ, 16 cơ sở của Trung Quốc nằm trong số 25 cơ sở đứng đầu theo bảng xếp hạng Leiden, đánh giá các trường đại học theo tiêu chí số lượng (tổng số bài đăng khoa học) và chất lượng (chỉ tính đến các ấn phẩm thuộc nhóm 10% được đánh giá cao nhất).    

Nhìn chung, Trung Quốc ngày nay giống như là một quốc gia có khả năng của riêng mình về nghiên cứu và cải tiến, cạnh tranh với các nước lớn nhất trên thế giới, thậm chí vượt trước họ.    

Nghi vấn gián điệp ?  

Từ nhiều thập kỷ qua, các nước phương Tây nghi ngờ Trung Quốc có gián điệp trên quy mô lớn, trong lĩnh vực quân sự cũng như trong các lĩnh vực khác như khoa học, công nghệ và công nghiệp. Các tác giả của cuốn "Chinese industrial espionage : technology acquisition and military modernisation", 2013, phân tích các phương tiện thu thập thông tin khoa học, nhất là từ chuyển giao công nghệ thông qua con đường ngoại giao, các doanh nghiệp Trung-Mỹ, hoặc Trung Quốc tại Hoa Kỳ cũng như cộng đồng Hoa kiều, gồm các nhà khoa học và các doanh nhân sáng tạo hoạt động ở Châu Âu và Hoa Kỳ.  

Việc thu hút các nhà khoa học phương Tây đến Trung Quốc và sự dịch chuyển các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) sang Trung Quốc góp phần vào hoạt động gián điệp của Trung Quốc. Tương tự như việc huy động các sinh viên Trung Quốc đạt được kiến thức tại các trường đại học phương Tây.   

Các vụ kiện về "gián điệp mạng" gia tăng ở Hoa Kỳ, chẳng hạn như là vụ kiện liên quan đến việc ăn cắp bằng sáng chế của doanh nghiệp công nghệ cao American Superconductor. Tại Pháp cũng vậy, một số vụ đã thu hút sự chú ý, như trường hợp của sinh viên Li Li Whuang, bị bắt vì làm gián điệp công nghiệp vào năm 2005 sau khi thực tập lại Valeo.   

Nhiều nghi vấn khác cũng được tiết lộ vào năm 2019 trong cuốn "France-Chine, Les liaisons dangereuses" (Pháp-Hoa, những quan hệ nguy hiểm) của Antoine Izambard.    

Thúc đẩy chủ nghĩa bảo hộ    

Các trường hợp này cho thấy sự tiến bộ của Trung Quốc, ngay cả khi có được vị trí thống trị, cũng không ngăn cản được một cuộc cạnh tranh khốc liệt, đi kèm với các hoạt động gián điệp. Điều này có thể thấy rõ hơn trong giới kinh doanh, khi doanh nghiệp thống lĩnh thị trường tiếp tục theo dõi trực tiếp hoặc gián tiếp các đối thủ cạnh tranh.   

Đối mặt với các hoạt động gián điệp như vậy, chủ nghĩa bảo hộ trở nên mạnh mẽ hơn. Tại Pháp, Cơ quan Thanh tra Tài chính (Inspection générale des finances-IGF), đã đăng một báo cáo vào năm 2022 về những thách thức trong việc bảo vệ kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học. Thượng Viện Pháp cũng đã công bố một báo cáo vào năm 2021, với tựa đề : Cần bảo vệ tốt hơn di sản khoa học và những tự do học thuật của Pháp. Những nỗ lực có thể là chưa đủ hoặc muộn màng.  

Stéphane Aymard

Nguyên tác : La puissance scientifique et technologique chinoise : de l’imitation au leadership mondial, The Converstion, 10/08/2023

Chi Phương biên dịch

Nguồn : RFI, 18/08/2023

Published in Diễn đàn

Một vấn đề quan trọng trong các cuộc tranh luận hiện nay về đại chiến lược của Mỹ là các ưu tiên của nước này trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc. Mỹ nên dành bao nhiêu nguồn lực (tiền bạc, con người, thời gian, sự chú ý…) cho vấn đề này ? Liệu Trung Quốc có phải là thách thức địa chính trị lớn nhất mà Mỹ từng đối mặt, hay chỉ là gã khổng lồ với đôi chân bằng đất sét ? Việc chống lại Trung Quốc có nên được ưu tiên hơn tất cả các vấn đề khác (như Ukraine, biến đổi khí hậu, di cư, Iran…), hay nó chỉ nên là một trong số nhiều vấn đề và không nhất thiết phải quan trọng nhất ?

trungquoc1

Một chú gấu trúc con khổng lồ trong Chương trình nhân giống lớn nhất của Trung Quốc tại Cơ sở nghiên cứu nhân giống gấu trúc khổng lồ Thành Đô vào ngày 19/9/2007 tại Thành Đô, Trung Quốc.

Đối với một số nhà quan sát – chẳng hạn như Elbridge Colby – chống lại Trung Quốc là ưu tiên cao nhất, và các nhà lãnh đạo Mỹ không được để mình bị phân tâm bởi Ukraine hoặc bất kỳ vấn đề chính sách đối ngoại nào khác. John Mearsheimer, người thỉnh thoảng là đồng tác giả với tôi, và Graham Allison, đồng nghiệp Harvard của tôi, đều quan tâm đến thách thức Trung Quốc, và đặc biệt đến những gì họ coi là nguy cơ chiến tranh đang gia tăng. Một nhóm cố vấn của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại gần đây đã lập luận rằng các xu hướng quân sự ở Châu Á đang thay đổi theo hướng có lợi cho Trung Quốc, và kêu gọi nỗ lực gấp đôi để củng cố khả năng răn đe, đặc biệt là tại Eo biển Đài Loan. Hal Brands và Michael Beckley cho rằng sức mạnh của Trung Quốc đang gần đạt đến đỉnh, và Bắc Kinh sẽ chẳng thể làm gì để ngăn chặn sự suy tàn sau cùng của mình, nhưng họ coi khả năng này là một vấn đề cần cảnh giác hơn là một sự trấn an. Ngược lại, Michael Swaine, đồng nghiệp tại Viện Quincy của tôi, và Jessica Chen Weiss, học giả Đại học Cornell, cho rằng chúng ta đang phóng đại mối nguy mà Trung Quốc gây ra và lo lắng rằng hai nước sẽ rơi vào vòng xoáy tự ngờ vực, theo đó khiến cả hai bên cùng thiệt hại bất kể ai là người chiến thắng cuối cùng.

Những đánh giá khác nhau này chỉ là một ví dụ nhỏ về các ý kiến mà bạn có thể tìm thấy nhằm dự đoán quỹ đạo tương lai của Trung Quốc. Tôi không biết ai đúng – và bạn cũng vậy – và tôi thừa nhận rằng một vài trong số các nhà quan sát này biết nhiều về Trung Quốc hơn tôi. Tất nhiên, tôi có linh cảm của mình, nhưng tôi khá thất vọng khi cộng đồng các nhà quan sát Trung Quốc không đạt được sự đồng thuận. Do đó, như một hành động công ích (và hy vọng có thể truyền cảm hứng cho họ), tôi xin nêu năm câu hỏi lớn hàng đầu của tôi về Trung Quốc. Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ cho bạn biết rõ hơn mình nên lo sợ đến mức nào.

1. Tương lai kinh tế của Trung Quốc sáng sủa, đen tối, hay ở đâu đó giữa hai thái cực này ?

Quyền lực trong chính trị quốc tế sau cùng vẫn dựa trên kinh tế. Cứ nói tất cả những gì bạn muốn về "sức mạnh mềm", tài năng của các nhà lãnh đạo cá nhân, tầm quan trọng của "bản sắc dân tộc", vai trò của cơ hội, và hơn thế nữa. Nhưng khả năng để một quốc gia tự bảo vệ mình và định hình môi trường rộng lớn hơn vẫn phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế của nó. Bạn cần một dân số đông để trở thành một cường quốc, nhưng bạn cũng cần một lượng của cải đáng kể, cùng một nền kinh tế đa dạng và phát triển. Sức mạnh kinh tế cứng là thứ cho phép một quốc gia chế tạo nhiều vũ khí tiên tiến và huấn luyện một quân đội hạng nhất, cung cấp loại hàng hóa và dịch vụ mà những nước khác muốn mua, từ đó nâng cao cuộc sống của chính các công dân nước đó, đồng thời tạo ra thặng dư có thể được sử dụng để xây dựng ảnh hưởng khắp thế giới. Được nước khác công nhận là có năng lực và thành công về kinh tế cũng là một cách để giành được sự tôn trọng của họ, khiến họ lắng nghe lời khuyên của bạn, và nâng cao sức hấp dẫn cho mô hình chính trị của bạn.

Thành tích kinh tế của Trung Quốc trong 40 năm qua thật phi thường, và không một nhà phân tích nghiêm túc nào tin rằng nền kinh tế nước này sẽ suy thoái đến mức bị tụt khỏi hàng ngũ các cường quốc. Tuy nhiên, như sự phục hồi chậm chạp sau Covid đã cho thấy, nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với những cơn gió ngược ngày càng mạnh và khó mà yếu đi. Dân số nước này đang già đi và giảm dần, nghĩa là lượng người lao động ngày càng ít sẽ phải hỗ trợ lượng người về hưu ngày càng nhiều. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên là hơn 21%, và tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity, TFP) đã giảm mạnh trong thập niên vừa qua. Hệ thống tài chính của Trung Quốc vẫn còn thiếu minh bạch và ngập trong nợ, trong khi lĩnh vực bất động sản – từng là một nguồn tăng trưởng chính – cũng gặp khó khăn lớn. Tổng hợp những điều này lại với nhau, chúng ta sẽ hiểu tại sao nhiều nhà phân tích lại bi quan về triển vọng dài hạn của Trung Quốc. Như tôi sẽ thảo luận dưới đây, chính sách của Mỹ và chất lượng lãnh đạo của Trung Quốc có thể làm cho những vấn đề này trở nên tồi tệ hơn.

Tuy nhiên, tin vào thất bại của Trung Quốc sẽ là một vụ cá cược rủi ro. Các ngành công nghiệp của nước này đang thống trị một số lĩnh vực quan trọng – bao gồm công nghệ năng lượng mặt trời và gió – và ngành xe điện của họ cũng vượt trội hơn phần còn lại của thế giới. Ba trong số các công ty xây dựng hàng đầu thế giới (gồm cả công ty có doanh thu hàng năm lớn nhất) là của Trung Quốc. Nước này đã tìm đủ mọi cách để đảm bảo quyền tiếp cận các khoáng sản và kim loại quan trọng, và dần dần có thể ở vào vị trí từ chối quyền tiếp cận của những nước khác. Có đủ mọi lý do để kỳ vọng Trung Quốc sẽ tiếp tục là một chủ thể kinh tế lớn trong tương lai xa. Nhưng câu hỏi lớn là liệu họ có vượt qua được Mỹ, và để Mỹ vĩnh viễn tụt lại phía sau trong hầu hết các khía cạnh của sức mạnh kinh tế, hay hai bên sẽ ngang hàng với nhau. Ngay cả khi biết câu trả lời cho câu hỏi này, bạn vẫn còn lâu mới biết mình nên lo lắng đến mức nào.

2. Các biện pháp soát xuất khẩu của Mỹ có hiệu quả không ?

Cách bạn trả lời câu hỏi đầu tiên phụ thuộc một phần vào việc bạn có tin rằng cuộc thương chiến của chính quyền Biden chống lại Trung Quốc sẽ thành công hay không. Bằng cách ngăn Trung Quốc tiếp cận chất bán dẫn tiên tiến (và các công nghệ liên quan), Mỹ đang hy vọng duy trì ưu thế công nghệ trong lĩnh vực quan trọng này. Dù các quan chức Mỹ nhấn mạnh rằng những biện pháp này chỉ giới hạn trong các quan ngại an ninh quốc gia hẹp (điều mà Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan mô tả là "sân nhỏ và hàng rào cao"), mục đích thực sự có lẽ là làm chậm bước tiến công nghệ của Trung Quốc trên diện rộng.

Câu hỏi đặt ra là liệu chiến dịch này có thành công trong dài hạn hay không. Ngay cả việc phân tách một phần cũng đòi hỏi sự trả giá, và những hạn chế này sẽ làm chậm sự đổi mới ở Mỹ, chưa kể, các quốc gia khác phải tuân theo thì chiến dịch của Mỹ mới có thể hoạt động. Các rào cản công nghệ không bao giờ hiệu quả 100%, và chính sách này mang lại cho Trung Quốc một động lực lớn để dần trở nên tự chủ hơn. Vì lý do này và những lý do khác, các chuyên gia thường không đồng ý về mức độ hiệu quả của các biện pháp này.

Đừng quên rằng khi các biện pháp kiểm soát xuất khẩu phát huy tác dụng – như trường hợp Nhật Bản năm 1941 – thì quốc gia bị nhắm mục tiêu sẽ không khoanh tay chịu đựng. Trung Quốc đã sẵn sàng trả đũa các công ty và đồng minh của Mỹ, và các biện pháp đối phó của họ có thể không dừng lại ở đó.

Tuy nhiên, điểm mấu chốt là nếu bạn tin rằng chiến dịch này sẽ hoạt động hiệu quả, thì bạn sẽ bớt lo lắng hơn về thách thức dài hạn mà Trung Quốc đặt ra đối với vị thế bá chủ của Mỹ hoặc với trật tự toàn cầu hiện có. Nếu bạn tin rằng chiến dịch này chỉ hiệu quả trong một thời gian chứ không phải mãi mãi, hoặc nó cuối cùng sẽ gây ra phản ứng dữ dội ở Trung Quốc và một số quốc gia quan trọng khác, thì bạn nên lo lắng nhiều hơn.

3. Tập Cận Bình là Mao Trạch Đông hay Lý Quang Diệu mới ?

Sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc đã bắt đầu dưới "sự lãnh đạo tập thể" thời hậu Mao, dù thực ra Đặng Tiểu Bình là "người đứng đầu trong số những người ngang hàng" trong hệ thống phân cấp của Đảng cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên, ngày nay, Tập đã tập trung quyền lực ở một mức độ chưa từng thấy kể từ thời Mao, và đã nuôi dưỡng một sự sùng bái cá nhân giống như Mao, theo đó những ý tưởng của ông được cho là không thể sai lầm và những quyết định của ông là không thể bị nghi ngờ.

Để cho một người nắm giữ quyền lực không được kiểm soát trong một quốc gia thường là công thức dẫn đến thảm họa. Không có con người nào lại không thể sai lầm, và việc để một người đầy tham vọng và quyết tâm tự do hành động mà không bị kiểm soát sẽ làm tăng khả năng mắc phải những sai lầm lớn và không được sửa chữa trong một thời gian dài. Bạn chỉ cần nghĩ tới Đại Nhảy Vọt đầy thiếu sót của Mao (gây ra nạn đói giết chết hàng triệu người), hoặc thiệt hại mà Trung Quốc phải gánh chịu trong Cách mạng Văn hóa. Nếu những ví dụ này chưa đủ, hãy xem cái giá phải trả cho những quan điểm tai hại của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan về chính sách tiền tệ, hoặc mớ hỗn độn xảy ra sau khi Elon Musk tiếp quản mạng xã hội trước đây được gọi là Twitter.

Chắc chắn, vẫn có một số cá nhân đặc biệt, những người liên tục đánh bại thị trường và không bao giờ mắc sai lầm nghiêm trọng. Các nhân vật như Warren Buffett hoặc Lý Quang Diệu đã tiệm cận mức độ thông thái này, nhưng phần lớn các nhà lãnh đạo đều còn thiếu sót. Quan điểm của tôi là tương lai gần và trung hạn của Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào việc liệu Tập Cận Bình có khôn ngoan bằng một nửa những gì ông ta nghĩ hay không. Ông rõ ràng là một thiên tài trong việc củng cố quyền lực – như được thấy trong cuộc thanh trừng gần đây đối với cựu Ngoại trưởng Tần Cương và một số sĩ quan quân đội hàng đầu – nhưng ông cũng mắc sai lầm trong quản lý đại dịch, kìm hãm một số ngôi sao sáng nhất của nền kinh tế Trung Quốc, và đã chứng kiến sự suy giảm hình ảnh toàn cầu của nước này. Và càng tích lũy được nhiều quyền lực, thì các quyết định chính sách của ông dường như càng tồi tệ hơn. Những người bi quan về triển vọng kinh tế của Trung Quốc có lẽ đã lưu tâm đến thực tế rằng Tập có thể sẽ giữ chức vụ này cả đời.

4. Liệu Châu Á có cân bằng hiệu quả ?

Một trong những thất bại lớn của Tập Cận Bình là đã không làm nhiều hơn để ngăn cản các nước láng giềng của Trung Quốc tham gia vào lực lượng đối trọng với Bắc Kinh. Sự trỗi dậy của Trung Quốc chắc chắn khiến các quốc gia Châu Á khác lo ngại, nhưng việc công khai tuyên bố tham vọng toàn cầu của Trung Quốc, áp dụng "chính sách ngoại giao chiến lang", phản ứng thái quá trước những hành vi được cho là xem thường, và sử dụng chiến thuật cắt lát salami hung hăng ở Đài Loan và Biển Đông đã khiến vấn đề trở nên càng tồi tệ hơn.

Kết quả là gì ? Ấn Độ và Mỹ tiếp tục xích lại gần nhau hơn, và giờ đây, họ cùng với Nhật Bản và Australia tham gia Đối thoại An ninh Bốn bên. Thỏa thuận AUKUS đã củng cố quan hệ chiến lược (và hợp tác an ninh) giữa Mỹ, Australia, và Vương quốc Anh. Nhật Bản đang nhanh chóng tăng chi tiêu quốc phòng và hàn gắn quan hệ với Hàn Quốc. Xa hơn, Liên Hiệp Châu Âu dần ít hứng thú với đầu tư từ Trung Quốc, và dư luận ở Châu Âu và Châu Á đã trở nên thận trọng hơn nhiều đối với vai trò toàn cầu của Trung Quốc.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ hiệu quả cuối cùng của các biện pháp này. Như tôi từng nhận xét, một liên minh cân bằng ở Châu Á sẽ phải đối mặt với các vấn đề quan trọng về hành động tập thể, và Châu Âu sẽ không đảm nhận vai trò chiến lược chính ở đây. Khoảng cách địa lý giữa các quốc gia này là rất lớn (có thể khiến một số nước quyết định rút lui nếu rắc rối ở xa họ), không ai muốn mất hoàn toàn quyền tiếp cận thị trường Trung Quốc, và các nước như Hàn Quốc và Nhật Bản có một quá khứ đầy rắc rối. Nhiều quốc gia trong số này có thể muốn để Chú Sam xử lý Trung Quốc trong khi họ chỉ là kẻ ăn theo, điều này sẽ làm suy yếu khả năng răn đe, và cuối cùng có thể dẫn đến phản ứng dữ dội tại Mỹ. Cũng chính những quốc gia này thường có xu hướng lo lắng nếu Mỹ trở nên quá đối đầu, bởi họ không muốn chịu thiệt hại trong một cuộc đụng độ Mỹ-Trung.

Ngày nay, Mỹ và các đối tác Châu Á của họ đang tích cực cân bằng – như kỳ vọng của lý thuyết cân bằng quyền lực/ cân bằng đe dọa – nhưng liệu họ có làm đủ hay không thì gần như không thể đoán trước. Nếu câu trả lời là đủ, Trung Quốc sẽ khó mà trở thành bá quyền Châu Á và nguy cơ chiến tranh sẽ giảm xuống. Nếu câu trả lời là không đủ, có lẽ bạn nên lo lắng hơn một chút. Phần lớn vấn đề phụ thuộc vào việc liệu Mỹ có thể lãnh đạo một liên minh dễ bị chia rẽ và tìm ra điểm cân bằng giữa làm quá nhiều và làm quá ít hay không. Và ai sẽ muốn đặt cược vào điều đó ?

5. Phần còn lại của thế giới sẽ làm gì ?

Vấn đề sau cùng không phải là về Trung Quốc, mà là về cách phần còn lại của thế giới sẽ phản ứng. Một mô hình rõ ràng đang nổi lên : Các quốc gia Châu Á lo lắng nhất về Trung Quốc đang xích lại gần nhau và hướng về Mỹ ; phần lớn Châu Âu miễn cưỡng đi theo sự dẫn dắt của Mỹ, bởi họ vẫn phụ thuộc vào sự bảo vệ của Mỹ và do đó không có nhiều sự lựa chọn ; Nga cũng có rất ít sự lựa chọn ngoài việc gắn bó với cường quốc đối tác duy nhất của mình ; và các cường quốc tầm trung trên khắp thế giới đang phòng bị nước đôi, tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng chiến lược (về thương mại và đầu tư, quan hệ ngoại giao và hỗ trợ quân sự), đồng thời cố gắng tránh phải chọn phe. Đối với Nam Phi, Ả Rập Saudi, Brazil, và một số quốc gia khác, sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ là cơ hội để hai cường quốc này loại bỏ lẫn nhau, còn họ thì hưởng lợi từ mối quan hệ với cả hai.

Quan trọng là ai trong hai cường quốc mạnh nhất sẽ chơi trò chơi mới này một cách hiệu quả nhất. Trong 30 năm qua, Mỹ đã nhiều lần bỏ lỡ thiện chí ở các nước đang phát triển, và những thất bại của họ đã tạo cơ hội cho Trung Quốc. Nhưng các hành động của chính Trung Quốc – bao gồm Sáng kiến Vành đai và Con đường được ca tụng – lại không phải là yếu tố thay đổi cuộc chơi mà nhiều người mong đợi. Nhìn về phía trước, chúng ta sẽ thấy một trật tự thế giới trông giống thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh đến mức đáng ngạc nhiên : Mỹ liên kết với Châu Âu, phần lớn Đông Á và Thái Bình Dương, Trung Quốc liên kết với Nga và một số nước đang phát triển chủ chốt, trong khi các cường quốc tầm trung khác dao động giữa hai bên. Đội hình cuối cùng sẽ không phải là một đội hình hoàn hảo, và một số người chơi sẽ đổi đội, nhưng mô hình tổng thể giống với mô hình mà chúng ta từng thấy trước đây.

Ngoài ra, vẫn còn những điều ta chưa biết được. Nếu bạn thực sự muốn lo lắng về Trung Quốc, hoặc nếu thổi phồng mối đe dọa là một phần trong mô tả công việc của bạn, thì bạn luôn có thể tin vào những tình huống đáng sợ mà người ngoài gần như không thể hiểu được. Nỗi sợ Cộng sản (Red Scare) hồi thập niên 1950 là một ví dụ điển hình : Nhiều người Mỹ thực sự tin rằng xã hội của họ đang bị xâm nhập và phá hoại bởi rất nhiều người giả vờ là công dân yêu nước, nhưng thực chất lại bí mật trung thành với các lãnh chúa độc ác của Điện Kremlin. Những nỗi sợ kiểu này đã bị thổi phồng quá mức nhưng cũng khó bác bỏ, vì làm sao ta có thể biết được những suy nghĩ và lòng trung thành sâu kín nhất của người khác ?

Dưới góc độ này, chúng ta nên hiểu như thế nào về câu chuyện gần đây trên tờ New York Times mô tả những nỗ lực của Mỹ nhằm tìm kiếm và loại bỏ mã độc mà tin tặc Trung Quốc được cho là đã bí mật cài vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ, có lẽ là để làm gián đoạn hoặc trì hoãn phản ứng quân sự của Mỹ trước một cuộc xung đột trong tương lai ? Những lo ngại về một Trân Châu Cảng trên không gian mạng đã xuất hiện từ lâu, nhưng bài báo cho rằng mối nguy đang thực sự hiện hữu. Tuy nhiên, rất khó để biết chúng ta nên lo lắng đến mức nào vì không ai biết mức độ hiệu quả của loại mã độc này, và không ai có thể chắc chắn 100% rằng không có những mã độc thậm chí còn nguy hiểm hơn đang ẩn nấp đâu đó mà các chuyên gia an ninh mạng của chúng ta vẫn chưa tìm thấy.

Có lẽ chúng ta nên thực sự lo lắng, nhưng điều gây ấn tượng với tôi về bài viết của tờ Times, dựa trên các cuộc phỏng vấn với các quan chức chính quyền cấp cao giấu tên (nghĩa là rò rỉ thông tin một cách chính thức), là nó hầu như không nhắc đến những nỗ lực của Mỹ để làm điều tương tự ở Trung Quốc. Bài báo có trích lời một quan chức Trung Quốc phàn nàn về các cuộc tấn công mạng mà nước này phải đối mặt, mà ông nói rằng hầu hết đến từ "các nguồn ở Mỹ", nhưng còn lại thì bài báo không đề cập đến điều mà các chiến binh mạng của Mỹ đang làm. Thật khó để tin rằng Trung Quốc đã cài đặt phần mềm độc hại trong cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ suốt nhiều năm, nhưng những thiên tài được tài trợ dư dả ở Cơ quan An ninh Quốc gia hoặc Bộ Tư lệnh Mạng Mỹ lại chỉ đang chơi trò phòng thủ. Nếu sự thực đúng là vậy, thì chúng ta nên lo lắng về một vấn đề khác, lớn hơn.

Tóm lại thì, ta nên sợ hãi đến mức nào ? Tôi không biết. Nếu lịch sử là một bài học, thì Mỹ nhiều khả năng đang phản ứng thái quá, hơn là phản ứng dưới mức, trước một thách thức có thể đến từ Trung Quốc, và sự nhiệt tình hiện tại của lưỡng đảng trong việc đối đầu với Trung Quốc trên nhiều mặt trận đã củng cố dự đoán này. Nhưng việc bạn nghĩ chúng ta đang làm quá nhiều hay quá ít phụ thuộc phần lớn vào cách bạn trả lời năm câu hỏi được liệt kê ở trên. Tôi sẽ vô cùng biết ơn nếu một số chuyên gia về Trung Quốc cùng nhau cố gắng thu hẹp phạm vi bất đồng. Sẽ tốt hơn nữa nếu họ làm như vậy một cách công khai và trình bày nguồn gốc cũng như lý do của họ càng chi tiết càng tốt, để những người quan tâm đến các câu hỏi này có thể có những cuộc tranh luận đầy đủ thông tin hơn về câu hỏi chiến lược quan trọng này.

Stephen M. Walt

Nguyên tác : "Here’s How Scared of China You Should Be", Foreign Policy, 07/08/2023

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 16/08/2023

Stephen M. Walt là chuyên gia bình luận của Foreign Policy và là giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Harvard.

Published in Diễn đàn

Khi căng thẳng địa-chính trị gia tăng, nới rộng khoảng cách giữa Trung Quốc và phương Tây, ít du khách phương Tây nào muốn đặt đến, vì nguy cơ sẽ bị bắt giữ một cách vô nguyên tắc.

1574810246

Vài khách du lịch đi dạo tại vườn dự viên, điểm nóng du lịch nổi tiếng ở Thượng Hải trong đêm hè ngày 3/8/2023 ở Thượng Hải, Trung Quốc. (ảnh : Ying Tang/NurPhoto via Getty Images)

Tác động bởi quan hệ xấu đi

Nửa năm sau khi Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế về Covid-19 và mở cửa lại giao thông với thế giới, rất ít du khách quốc tế đến tham quan đất nước này, một dấu hiệu khác cho thấy sự chia rẽ sâu sắc giữa Trung Quốc và phương Tây, đang gây ra những tác động xấu cho nhiều lĩnh vực, kể cả du lịch.

Nhưng không chỉ có du khách phương Tây, ở các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải, nơi số du khách ngoại quốc đến trong nửa đầu năm 2023 chưa bằng một phần tư so với cùng kỳ năm 2019, trước Covid-19. Tính chung, toàn đại lục Trung Hoa chỉ có 52,000 du khách ngoại quốc đến trong Quý I, so với 3.7 triệu người cùng kỳ 2019.

Hai năm trước, gần một nửa số du khách đến Trung Quốc từ hòn đảo tự trị Đài Loan và Hong Kong, Ma Cao và rất ít người đến từ Hoa Kỳ, Châu Âu và Đông Á. "Số lượng du khách từ Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều giảm đáng kể" – Xiao Qianhui, Giám đốc Hiệp hội Du lịch Trung Quốc cho biết.

Công viên quốc gia Trương Gia Giới (Zhangjiajie) ở miền Trung Trung Quốc, một khu vực có những khối đá nổi bật, nơi quay những ngọn "núi nổi" trong bộ phim Avatar, chỉ có 25,600 du khách ngoại quốc đến trong 5 tháng đầu năm so với 500,000 du khách của cùng kỳ năm 2019.

Snow Yu, hướng dẫn viên du lịch ở Thượng Hải từng kiếm được nhiều tiền từ du khách ngoại quốc, đã phải đi dạy kèm Anh ngữ để kiếm sống, khi biên giới đóng cửa thời đại dịch. Yu trở lại với công việc cũ của mình nhưng đa phần là hướng dẫn các nhóm du lịch địa phương cho ít tiền tip hơn.

"Thu nhập của tôi giảm gần một nửa so với trước đại dịch", Yu nói. Các chuyên gia cho biết ít du khách và doanh nhân từ nước ngoài hơn, có nghĩa là ít cơ hội hơn cho người ngoại quốc tham quan các danh thắng của Trung Quốc và tương tác với người dân địa phương, một điều cần thiết để tăng cường hiểu biết và giảm căng thẳng địa chính trị.

Sự biến mất của du khách cũng làm giảm đầu tư vào Trung Quốc. Đầu tư trực tiếp ngoại quốc vào nước này chỉ còn $20 tỷ trong Quý I năm nay so với $100 tỷ của cùng kỳ năm ngoái (theo phân tích số liệu chính phủ của công ty nghiên cứu Mark Witzke), khiến nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng trì trệ với thị trường nhà đất suy thoái, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao kỷ lục và lo ngại giảm phát sắp đến.

Nền kinh tế Trung Quốc hầu như không tăng trưởng trong Quý II so với Quý I. Thiếu các chuyến bay đến Trung Quốc do các hãng vận tải chưa khôi phục lại công suất trước Covid-19 cũng là nguyên nhân khiến lượng du khách giảm.

Nhưng các chuyên gia du lịch xem yếu tố quan trọng nhất là nhiều du khách nước ngoài tránh xa Trung Quốc vì mối quan hệ xấu dần giữa Trung Quốc và phương Tây khiến người nước ngoài dễ bị làm phiền hơn khi đến quốc gia khó đoán này.

Sợ chuốc họa vào thân

Hồi Tháng Sáu, chính phủ Hoa Kỳ cảnh báo người Mỹ hãy suy nghĩ kỹ trước khi du lịch đến Trung Quốc để tránh là nạn nhân của "việc thực thi luật pháp địa phương một cách tùy tiện", gồm cả lệnh cấm xuất cảnh và bị bắt giam vô pháp.

Nhà tư vấn kinh doanh Matt Kelly có trụ sở tại Boston cho biết ông có những kỷ niệm đẹp về chuyến đi đến Trung Quốc cách nay 15 năm, như đạp xe quanh thành phố đồi núi đẹp như tranh vẽ tại Quế Lâm ở miền Nam, khiến ông phải quay trở lại nơi đây hai lần nữa, nhưng giờ thì ông… hết hứng rồi. "Sắp tới không biết sao, chứ vào lúc này tôi không thể đến Trung Quốc, vì họ đang quyết liệt chống phương Tây, đặc biệt là chống Mỹ, nên tôi rất khó chịu".’

Peggy Goldman, người sáng lập và chủ tịch công ty Friendly Planet Travel có trụ sở tại Pennsylvania cho biết công ty bà từng đưa hơn 1,500 du khách đến Trung Quốc mỗi năm, nhưng kể từ Covid-19, công ty bà không nhận được yêu cầu nào. "Trong các điểm đến được mọi người tìm kiếm trực tuyến, Trung Quốc nằm ở cuối danh sách. Nơi đó có rất nhiều sự thù địch", bà nói.

Theo Mondee Holdings, một công ty công nghệ du lịch có trụ sở tại Austin (Texas), lượng khách du lịch giải trí từ Bắc Mỹ đến Trung Quốc trong nửa đầu năm 2023 chỉ bằng khoảng 40% so với cùng kỳ năm 2019, là năm mà Mondee bán khoảng nửa triệu chuyến bay từ Bắc Mỹ đến Trung Quốc thông qua các đại lý du lịch và các bên trung gian khác, chiếm khoảng 1/5 tổng số chuyến bay từ Bắc Mỹ đến Trung Quốc.

Dan Harris, một đối tác ở Seattle tại công ty luật Harris Bricken lý giải : "Dù các giám đốc điều hành doanh nghiệp du lịch vẫn quan tâm đến du lịch Trung Quốc, nhưng nhiều người nghĩ nhiều đến những rủi ro, trong khi trước đây, họ chỉ tìm hiểu cách cấp thị thực nhanh và tư vấn đầu tư vào Trung Quốc. Họ lo lắng về sự an toàn khi khách của mình đến Trung Quốc.

Đọc tin tức về các cuộc điều tra gần đây của Trung Quốc đối với các công ty có liên quan đến phương Tây, gồm cả cuộc tấn công của chính phủ vào các công ty tư vấn toàn cầu như Bain & Co, sẽ không có ai dám đến Trung Quốc trừ khi họ phải đến, bản thân tôi cũng không còn muốn đến đó nữa".

1505133192

Một du khách đến từ Vương quốc Anh bắt chước robot công nghệ cao tại khu triển lãm Mianyang trong Hội chợ Quốc tế Miền Tây Trung Quốc (WCIF) lần thứ 19 vào ngày 29 Tháng Sáu 2023, tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc. (ảnh : VCG/VCG via Getty Images)

Một nhóm khác đang tránh xa Trung Quốc là những người từng đóng vai trò là cầu nối giữa xã hội Trung Quốc và quê hương họ. Nhiều người còn mời gia đình và bạn bè đến thăm Trung Quốc. Nay, nhà tư vấn đầu tư Alexander Sirakov, 37 tuổi quyết định giã từ Thượng Hải để trở về quê hương Bulgaria vào Tháng Tám năm ngoái. "Hầu hết những người trong nhóm thân hữu của tôi cũng đã rời Trung Quốc, gồm cả 8/10 gia đình người nước ngoài sống trong khu nhà với tôi. Họ xem Trung Quốc là một quốc gia rất xa cách và phải xa lánh. Bốn năm trước hoàn toàn ngược lại".

Vận động trở lại

Gần đây, các quan chức Trung Quốc đã tổ chức các cuộc họp với các hiệp hội doanh nghiệp từ Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản để trấn an họ là Trung Quốc vẫn hoan nghênh đầu tư nước ngoài. Tại Diễn đàn An ninh Aspen diễn ra vào Tháng Bảy, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Xie Feng khuyên "du khách hai nước nên đến thăm lẫn nhau". Ông đề nghị tổ chức một diễn đàn du lịch và tăng số chuyến bay, đồng thời kêu gọi Washington điều chỉnh thông báo tư vấn du lịch đến Trung Quốc.

Sự vắng mặt của du khách nước ngoài có vẻ không ảnh hưởng đến Trung Quốc giống như Thái Lan hay Iceland (những nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào khách du lịch) vì du khách Trung Quốc đang chi tiêu nhiều cho du lịch nội địa so với 2019. Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc sống dựa vào du khách nước ngoài ; và thiếu du khách, Trung Quốc sẽ đánh mất cơ hội thể hiện mình dưới góc độ tích cực hơn với những người ở các quốc gia khác.

Sự sụt giảm du khách từ phương Tây và một phần Đông Á được bù đắp một phần bởi sự gia tăng số du khách Nga, nhưng những người này chi tiêu ít hơn. Vào Tháng Sáu, khi công viên quốc gia Trương Gia Giới (Zhangjiajie) mời hơn 80 công ty du lịch quốc tế đến tham quan, phần lớn là công ty Nga. Các quan chức địa phương hứa sẽ bổ sung thêm nhiều chuyến bay từ nước láng giềng phía Bắc hoặc từ các thành phố khác của Trung Quốc.

Trong bài phát biểu, Xiao Qianhui, Giám đốc Hiệp hội Du lịch Trung Quốc đã kêu gọi chính quyền trung ương hỗ trợ nhiều hơn. Ông nhấn mạnh : "Du lịch có thể giúp xoa dịu căng thẳng địa-chính trị theo cách tương tự như ngoại giao bóng bàn (đề cập đến hoạt động trao đổi bóng bàn trong thập niên 1970 đã giúp làm tan băng quan hệ giữa Mỹ-Trung)". Ông trích dẫn chuyến thăm Trung Quốc gần đây của người mẹ của tỷ phú Elon Musk mà khi về nước đã đăng những cảm nghĩ tích cực về trải nghiệm của bà trên Instagram.

Lê Tây Sơn

Nguồn : SaigonnhoNews, 04/08/2023

Published in Diễn đàn

Sự biến mất bí ẩn của Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương là một lời nhắc nhở kịp thời rằng tương lai của quan hệ Mỹ-Trung sẽ được quyết định không chỉ bởi chính sách của Mỹ và những gì đang xảy ra trong nước Mỹ, chẳng hạn như vận động bầu cử tổng thống, nó cũng sẽ được định hình bởi những diễn biến ở Trung Quốc, hiện không rõ ràng nhưng đáng lo ngại.

fareed1

Nhà bình luận Fareed Zakaria

Từ những gì người bên ngoài có thể nói, Trung Quốc hiện đang quay trở lại phong cách chính trị thời kỳ Mao mà chúng ta tưởng đã biến mất sau nhiều thập niên. Quan trọng hơn chuyện loại bỏ bí ẩn Tần Cương khỏi quyền lực, sau khi chính quyền cho rằng sự vắng mặt của ông ta là vì lý do sức khỏe, là chính sách xóa bỏ sự tham gia và thành tựu của ông ta trong quá khứ ra khỏi các trang web và thông cáo báo chí.

"Ai kiểm soát quá khứ kiểm soát tương lai", George Orwell viết trong cuốn "1984", câu nói đáng ngại đó dường như là kim chỉ nam cho lãnh đạo chính trị của Trung Quốc ngày nay.

Điều này khác xa với chính quyền kỹ trị mà Đặng Tiểu Bình đã mở ra khi ông cải cách Trung Quốc vào những năm 1980. Trong những ngày đó, hệ thống chính trị Trung Quốc dường như là một mâu thuẫn về mặt thuật ngữ, một chế độ độc tài có giới hạn độ tuổi hoặc giới hạn nhiệm kỳ cho các chức vụ cao. Có nơi nào mà người ta thấy chế độ độc tài lại có giới hạn ?

Ngày nay, một lần nữa, không có giới hạn nào đối với quyền lực của các nhà cai trị Trung Quốc. Điều mà học giả Elizabeth Economy gọi là cuộc cách mạng thứ ba của Trung Quốc – cuộc cách mạng đầu tiên với Mao là trung tâm, cuộc cách mạng thứ hai với Đặng và bây giờ với Tập – vẫn đang tiếp diễn một cách mạnh mẽ.

Cuộc cách mạng thứ ba đó không chỉ liên quan chính trị trong nước. Tập Cận Bình đã củng cố quyền lực của chính mình và đưa Đảng cộng sản trở lại vai trò xã hội trung tâm, nhưng cũng tìm cách giới thiệu với thế giới một Trung Quốc mạnh mẽ và quyết đoán hơn.

Và những quyết định đó đã có tác động lan tỏa trên toàn cầu, đặc biệt là ở Châu Á, nơi các nước láng giềng của Trung Quốc đang lao xao do thái độ và chính sách hung hăng hơn của họ Tập.

Hoa Kỳ đã không tiến hành mối quan hệ với Trung Quốc một cách hoàn hảo. Chính quyền Biden đã có thái độ đối đầu không cần thiết ngay từ đầu, công khai trên đe dưới búa với Bắc Kinh ngay trong cuộc họp đầu tiên giữa các quan chức cấp cao.

Hoa Kỳ cũng duy trì chính sách thuế quan của Donald Trump đối với Trung Quốc, bất chấp thực tế đã gặp những thất bại đắt giá. Hãy nhớ rằng, chính người tiêu dùng Mỹ phải trả giá cho những mức thuế đó, chứ không phải Trung Quốc. Trump đã phải trợ cấp hàng chục tỷ cho nông dân để bù đắp cho những tổn thất mà họ phải chịu vì những chính sách này. Và trong một thời gian, dường như chính sách của Mỹ đối với Bắc Kinh đã được công bố mà không chú ý đến việc duy trì mối quan hệ tốt với Trung Quốc, mặc dù nước này là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, một cường quốc vũ khí hạt nhân có quyền phủ quyết tại Liên Hiệp Quốc.

Nhưng Tổng thống Biden đã điều chỉnh hướng đi. Một số quan chức cấp cao của ông, bao gồm các bộ trưởng ngoại giao, thương mại và tài chính đã gặp các đối tác Trung Quốc và cố gắng ngăn chặn sự suy giảm quan hệ giữa hai nước.

Ngoại trưởng Anthony Blinken nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn rằng các nhà lãnh đạo thế giới đã nói với ông rằng họ mong đợi Mỹ và Trung Quốc xây dựng một mối quan hệ làm ăn tốt đẹp. Chính quyền Biden đã coi trọng ý kiến đó, bằng chứng là họ đã bớt lại số lượng công nghệ cao được phép chia sẻ với Trung Quốc, theo kiểu nói ẩn dụ là một cái sân nhỏ có hàng rào cao.

Ngay cả một số chính sách của Mỹ có thể khiến Trung Quốc phản đối, chẳng hạn như các quy định mới sắp áp dụng cho các khoản đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc, cũng được thông báo trước cho Trung Quốc, trong trường hợp này, do Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen.

Vẫn còn những lĩnh vực mà Mỹ có thể nỗ lực hơn một chút nếu chính quyền Biden muốn có cuộc đối thoại quân sự mang lại hiệu quả. Duy trì các biện pháp trừng phạt thời Trump đối với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc dường như đi ngược lại nỗ lực đó. Tốt hơn hết là nên từ bỏ các biện pháp trừng phạt để hai bên có thể nói chuyện và tránh gặp hiểu lầm về các vấn đề như Đài Loan.

Nhưng thực ra, quả bóng đang nằm trong phía sân của Trung Quốc. 

Đáng tiếc, chính sách của Trung Quốc được đánh dấu bằng sự quyết đoán và thậm chí mang tính hiếu chiến, hoàn toàn khác với ba thập niên qua.

Tập đã đưa ra các yêu sách tốn kém đối với Trung Quốc và Biển Đông, tăng cường các hoạt động quân sự xung quanh Đài Loan, đụng độ với Ấn Độ ở dãy Himalaya, yêu cầu Úc chấm dứt mọi chỉ trích đối với nước ông, cam kết hỗ trợ chắc chắn cho Moscow ngay cả khi cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine leo thang. Và Tập cũng leo thang chỉ trích Hoa Kỳ.

Không có chính sách nào của Tập trong số này có vẻ thành công. Các quốc gia xung quanh Trung Quốc tích cực hơn nhiều để tìm cách chống lại ảnh hưởng của Bắc Kinh và tìm kiếm sự hỗ trợ ở những nơi khác, đặc biệt là với Mỹ. Từ Nhật Bản cho đến Philippines qua Ấn Độ, quốc gia nào cũng muốn đẩy Bắc Kinh ra.

Liệu Bắc Kinh có nhận ra điều này và thay đổi ?

Trung Quốc đang là một cơ chế ra quyết định ngày càng độc đoán, khép kín, có khả năng học hỏi và thích nghi. Nhưng việc loại bỏ Tần Cương một cách bí ẩn không cho thấy có câu trả lời tích cực.

Fareed Zakaria

Nguyên tác : Fareed’s Tak e: China’s ‘third revolution’ has sent ripple effects across the world, CNN, 31/07/2023

Nguồn : Đàn Chim Việt, 31/07/2023

Fareed Zakaria là bình luận gia CNN bàn về lãnh đạo chính trị của Trung Quốc và hiệu ứng lan tỏa của nó trên toàn thế giới.

Published in Diễn đàn

Bộ trưởng kinh tế Pháp khẳng định ý muốn "tiếp cận" Trung Quốc tốt hơn

Trọng Nghĩa, RFI, 30/07/2023

Nhân chuyến công du Trung Quốc, bộ trưởng kinh tế và tài chính Pháp Bruno Le Maire đã tiếp xúc với giới lãnh đạo kinh tế Trung Quốc tại Bắc Kinh. Phát biểu vào hôm nay, 30/07/2023, ông Le Maire khẳng định rằng Pháp không hề muốn "tách rời" khỏi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, mà chỉ muốn tiếp cận tốt hơn với thị trường Trung Quốc và có mối quan hệ thương mại "cân bằng" hơn.

tq1

Bộ trưởng kinh tế tài chính Pháp Bruno Le Maire (ở giữa bên trái) và phó thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong họp báo chung sau cuộc Đối thoại kinh tế và tài chính cấp cao Trung Quốc-Pháp lần thứ 9 được tổ chức tại Bắc Kinh, ngày 29/07/2023. AP - Ng Han Guan

Trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh, một hôm sau cuộc đàm phán thương mại mà ông gọi là "mang tính xây dựng" với phó thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong (He Lifeng) bộ trưởng kinh tế Pháp xác định: "Chúng tôi không muốn đối mặt với một số rào cản pháp lý hoặc một số rào cản khác khi tiếp cận thị trường Trung Quốc… Đó tất nhiên là cốt lõi trong các cuộc thảo luận của chúng tôi. Chúng tôi muốn tiếp cận tốt hơn và cân bằng hơn với thị trường Trung Quốc".

Theo hãng tin Anh Reuters, bộ trưởng Pháp đã nhắc lại rằng Pháp không hề muốn "tách rời" khỏi nền kinh tế Trung Quốc, một quan điểm chung của Liên Hiệp Châu Âu.

Các quan chức Châu Âu đã nhiều lần nói rằng họ không muốn "tách rời" hay "đoạn tuyệt" với kinh tế Trung Quốc – từ tiếng Anh là "decoupling", mà chỉ muốn "giảm thiểu rủi ro" (tiếng Anh là "derisking") trước cái mà Nhóm G7 gọi là hành vi "ép buộc kinh tế" của Trung Quốc.

Theo ông Le Maire : "Giảm thiểu rủi ro không có nghĩa là Trung Quốc là một rủi ro. Điều đó có nghĩa là chúng tôi muốn độc lập hơn và chúng tôi không muốn đối mặt với bất kỳ rủi ro nào trong chuỗi cung ứng của mình nếu có một cuộc khủng hoảng mới, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng Covid với sự sụp đổ hoàn toàn của một số chuỗi giá trị".

Theo ghi nhận của Reuters, trong cuộc họp hôm qua, phó thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong cho biết là Bắc Kinh hy vọng Paris có thể giúp hạ nhiệt trong quan hệ EU-Trung Quốc, đồng thời khẳng định sẵn sàng tăng cường hợp tác với Pháp trong một số lĩnh vực.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của Pháp, nhưng các công ty Pháp ngày càng lo ngại rằng họ có thể bị cuốn vào cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Washington và Bắc Kinh, hai siêu cường kinh tế của thế giới.

Khi được hỏi về lo ngại của một số nhà sản xuất ô tô Châu Âu rằng xe điện (EV) giá rẻ của Trung Quốc có thể tràn ngập thị trường Châu Âu, ông Le Maire cho biết Pháp có kế hoạch riêng và đang hợp tác với Châu Âu để tập trung tốt hơn các khoản trợ giá cho xe điện tại Pháp và Châu Âu nhằm tăng khả năng cạnh tranh.

Bộ trưởng Pháp đồng thời khuyến khích giới đầu tư Trung Quốc : "Chúng tôi sẵn sàng đón nhận các khoản đầu tư của Trung Quốc vào ngành công nghiệp ô tô ở Pháp và Châu Âu". Đối với ông, sẽ là "một điều rất tốt" khi các công ty Trung Quốc đầu tư và phát triển ở Châu Âu.

Trọng Nghĩa

**************************

Hoa Kỳ săn lùng các phần mềm độc hại Trung Quốc cài vào hạ tầng an ninh Mỹ

Thanh Hà, RFI, 30/07/2023

Theo nhật báo Mỹ The New York Times ngày 29/07/2023, các quan chức Hoa Kỳ đang truy lùng các phần mềm độc hại của Trung Quốc, tức là các mã độc bị tình nghi là đã được cài trong các hạ tầng an ninh quan trọng, âm mưu làm gián đoạn các hoạt động liên lạc, và tiếp ứng quân sự của Hoa Kỳ trong trường hợp xung đột xảy ra, ví dụ như trong trường hợp Trung Quốc tấn công Đài Loan.

tq2

Hoa Kỳ tình nghi Trung Quốc đã cài mã độc vào các hạ tầng cơ sở của Mỹ để sẵn sàng khởi động nếu xảy ra xung đột. AP - Michel Spingler

Từ New York, thông tín viên RFI Loubna Anaki tường trình :

"Cuộc săn lùng đã diễn ra từ nhiều tháng qua. Quân đội, tình báo, an ninh quốc gia, tất cả các cơ quan đều đang tìm kiếm phần mềm gián điệp.

Theo The New York Times, ban đầu, các báo cáo chỉ ra có lỗ hổng thông tin, bắt đầu được loan truyền từ tháng Năm vừa qua, nhưng trên thực tế, tình trạng này đã kéo dài hơn một năm. Nhật báo Mỹ trích dẫn các nguồn tin từ quân đội, chỉ ra rằng lỗ hổng này đáng lo ngại hơn nhiều so với ước tính ban đầu.

Chương trình độc hại có thể được đặt ở bên trong một mạng lưới chiến lược, quản lý hạ tầng của quân đội Hoa Kỳ. Một khi được kích hoạt, nhất là trong trường hợp xung đột, chương trình này có thể làm rối loạn mạng lưới điện, nước uống và nhất là mạng lưới liên lạc. Điều này có thể làm gián đoạn các hoạt động của quân đội và chuyển hướng sự chú ý của Hoa Kỳ. The New York Times nhận định rằng như vậy thì chẳng khác nào "một quả bom nổ chậm".

Hiện tại, Washington vẫn chưa rõ quy mô của lỗ hổng thông tin (do mã độc của Trung Quốc), nhưng bảo đảm rằng không ảnh hưởng đến hệ thống bảo mật. Đây không phải là lần đầu tiên Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc tấn công mạng. Vụ việc này diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước đã khá căng thẳng".

Thanh Hà

*************************

Đức lo ngại nguy cơ sinh viên Trung Quốc cũng có thể làm gián điệp

Thu Hằng, RFI, 30/07/2023

Sinh viên Trung Quốc được cấp học bổng của chính phủ và theo học tại các trường đại học Đức cũng có thể làm gián điệp khoa học. Bộ trưởng giáo dục Đức đã kêu gọi đề cao cảnh giác khi trả lời phỏng vấn tập đoàn báo chí Mediengruppe Bayern ngày 29/07/2023.

tq3

Bộ trưởng Giáo dục Stark-Watzinger cảnh báo rằng Trung Quốc đang ngày càng trở thành một đối thủ trong lĩnh vực khoa học - và coi các tổ chức nghiên cứu phải có trách nhiệm. Hiệp hội đại học phản ứng thận trọng.

Bà Bettina Stark-Watzinger lưu ý rằng "Trung Quốc ngày càng trở thành đối thủ cạnh tranh và đối thủ hệ thống về khoa học và nghiên cứu". Trong bối cảnh này, bộ trưởng giáo dục Đức hoan nghênh quyết định của Đại học Friedrich-Alexander (FAU) ở Erlangen, vùng Bayern.

Từ ngày 01/06/2023, đại học thường xuyên hợp tác với ngành công nghiệp Đức trong lĩnh vực nghiên cứu không nhận du học sinh Trung Quốc được cấp học bổng của Hội đồng Học bổng Trung Quốc (China Scholarship Council, CSC).

Về quyết định của đại học FAU, bộ trưởng Giáo Dục Đức cho rằng đại học này "nhận thấy tự do ngôn luận và tự do về khoa học được khắc trong luật cơ bản của Đức không thể được các sinh viên có học bổng của chính phủ Trung Quốc thực hiện đầy đủ do những điều kiện cấp học bổng và do nguy cơ gián điệp khoa học gia tăng". Do đó, bà khuyến khích các cơ sở khác "xem xét lại những điều kiện hợp tác với Hội đồng Học bổng Trung Quốc".

Theo nghiên cứu được đài phát thanh Deutsche Welle và tổ chức diều tra Correctiv mới công bố, và được AFP trích dẫn, những sinh viên được cấp học bổng của chính phủ Trung Quốc phải ký cam kết trung thành với Nhà nước. Những người không tuân thủ những quy định này sẽ chịu hậu quả theo pháp luật.

Thu Hằng

Published in Châu Á