Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

lundi, 11 février 2019 23:19

‘Guaido sẽ thắng ở Venezuela’

VOA : Những din biến Venezuela trong thi gian gn đây thu hút s quan tâm to ln ca nhiu người Việt Nam, đc bit sau khi lãnh đo đi lp Juan Guaido tuyên b tr thành tng thng lâm thi và được M cũng như nhiu nước khác công nhn.

VOA mi đây đã phng vn ông Nguyn Như Phong, đi tá công an Vit Nam đã ngh hưu, người trước đây tng thăm Venezuela 3 lần trên cương v là mt lãnh đo báo chí. Ông Phong đã đưa ra nhng ý kiến đáng chú ý v cuc xung đt chính tr hin nay đt nước Nam M. Mi quý v theo dõi.

guaido1

Thủ lĩnh đi lp Juan Guaido phát biu vi báo gii Caracas, Venezuela, 10/2/2019

Người Venezuela rt yêu Vit Nam

VOA : Trước hết, xin ông cho biết bi cnh ca nhng chuyến thăm hoc công tác ca ông đến Venezuela.

Nguyễn Như Phong : Tôi đến Venezuela 3 ln. Tôi đi theo Tp đoàn Du khí Quc gia Vit Nam đ đàm phán v lô du m mà Venezuela dành cho Vit Nam là lô Junin 2.

Thực s là tôi rt yêu người dân Venezuela và các lãnh đo Venezuela thi đy, như là ông Hugo Chavez hay ông Ramirez, B trưởng B Năng lượng ca Venezuela.

Tôi cũng đã được gp mt s du kích quân Caracas mà ngày xưa đã tham gia bt thng trung tá không quân Mỹ [nguyên văn] đ đi ly anh Nguyn Văn Tri.

Thực s mà nói, tôi thy người dân Venezuela h rt yêu người Vit Nam, rt kính trng người Vit Nam. Và đc bit, lãnh đo Venezuela h yêu quý Vit Nam có th nói là tôi chưa tng thy.

Thế nhưng bên cnh đó, tôi cũng đã l m nhìn thy nhng điu không n đt nước này, trong cái cung cách lãnh đo.

VOA : Ba chuyến đi ca ông din ra vào nhng năm nào ? Nhng thi đim đó ông thy hoàn cnh kinh tế và đi sng người dân như thế nào ?

guaido2

nh chp năm 2017 cho thy Venezuela thiếu thc phm nghiêm trng

Nguyễn Như Phong : Năm 2009, 2010, và 2011 hay 2012 gì đó. Lúc đấy kinh tế bt đầu xung dc ri, bt đu đã lm phát ghê gm ri. Trm cp, cướp git thì khng khiếp.

Nghĩa là chúng tôi không dám đi ra khỏi khách sn nếu như không có người bo v. Và ngi trên ô tô đi, chúng tôi không dám thò máy nh ra ca s đ chp nh, đến mc n thế.

Những năm y, mc dù giá xăng du còn rt r, thc phm, các th khác còn n, thế nhưng tình hình kinh tế Venezuela đã bc l nhng điu làm chúng tôi c tự hi "Đây nó là mt cái đt nước gì, nó là mt cái xã hi gì ?". Không th hiu ni na.

Một đt nước mà m dân đến mc mà không cn làm cũng có ăn. Hàng ngày, nghĩa là ch đến nhn cơm vi thc phm các trung tâm cu tr, thế thì chết.

Khắp nơi đ dn v thành ph, đ dn v th đô Caracas đ kiếm sng, mà h chng kiếm sng, c v đy đ được ăn.

Thế ri có th lãnh đo gì li thuê người dân đến ngi nghe mình din thuyết và tr tin. Thì tôi thy cái kiu y không được. Khi đy đã bc l nhiu ri. Thế nhưng vì h dành cho mình lô Junin 2, rt là yêu quý như thế, nên là mi th nó cũng ln át đi.

Chủ nghĩa xã hi không tưởng Venezuela

VOA : Lúc đó ông đang là tổng biên tp ca mt t báo ngành du khí phi không?

Nguyễn Như Phong : Không. Hai chuyến đu tiên tôi đi vi tư cách là Phó Tng biên tp ca báo Công An Nhân Dân. Mãi đến năm sau này tôi mi đi vi tư cách Tng biên tp báo Năng Lượng Mi.

VOA : Xin ông nói rõ thêm về "nhng điu không n" trong vic lãnh đo đt nước Venezuela mà ông đã cm nhn được ?

Nguyễn Như Phong : Tôi đã viết trên Facebook cá nhân. Tôi nói là h đã lãnh đo đt nước theo kiu tùy hng, theo mt kiu là ch nghĩa o tưởng, mt th ch nghĩa xã hi không tưởng. Nó chng ra mt th ch nghĩa gì c. Nó hết sc tùy hng theo kiu ca người dân Nam M. Nó không có bất c bài bn nào. Rt kỳ l.

Nhưng điu d nht là chính nhng nước đã phát hin ra, như Trung Quc, ri thm chí k c Vit Nam và Nga, h biết rt rõ nhưng mà ch ai có cách nào khuyên can được cái ông Hugo Chavez. Thm chí các nước ln như Trung Quốc, h còn li dng s mê mui ca ông Chavez đ h làm ăn và h đưa người Trung Quc sang. Cho nên đt nước Venezuela là đt nước bi kch.

PetroVietnam chỉ b "chôn vn" ?

VOA : Về d án liên doanh du khí gia Venezuela và Vit Nam, xin ông cho biết thêm thông tin và hiệu qu ca d án đó đến đâu ?

guaido3

Nhà báo Nguyễn Như Phong trên mt dàn khoan du

Nguyễn Như Phong : Việt Nam được Venezuela dành cho lô du m Junin 2, mt lô du khí có tr lượng cc ln, khong hơn 2 t thùng, thung lũng du khí Colorado (1). Đây là liên doanh gia Vit Nam và công ty du m Venezuela PDVSA.

Hồi đy tính theo giá du c 100 đô la/thùng thì khai thác m du này rt có lãi, mc dù dầu đó là du siêu nng.

Việc Venezuela dành cho mình lô Junin 2 [năm 2009] đu tiên phi nói là xut phát t ông Hugo Chavez, ông y yêu Vit Nam, ông kính trng Vit Nam, ông y cho. Ch còn lúc y mình có lobby [vn đng hành lang] bng tin bng bc gì đâu.

Ký hợp đng tt c các th ri, Vit Nam trin khai ri, khoan ly du lên ri thì đùng mt cái ông Chavez y chết [ngày 5/3/2013], ri tiếp theo giá du thế gii gim mt cách thê thm. Thế là vic khai thác du đy phi dng li (2).

Thế nhưng nhiều người không hiu c nói Vit Nam mt trng hàng trăm triu đô la đy.

Mỏ du đy hin nay vn có quyn s hu ca Vit Nam, và quc hi Venezuela h đã phê chun ri cho nên không th thay đi được. Ch có điu bao gi khai thác được tiếp tc thì nó phụ thuc hoàn toàn vào tình thế chính tr ca Venezuela và giá du thế gii. Giá du thế gii cao lên thì khai thác đy s rt tt.

Người ta c bo mt trng hàng trăm triu đô la thế này thế khác, nói như thế là không đúng.

VOA : Vậy có th tm hiu số tiền này là "chôn vn" ch chưa phi là mt ?

Nguyễn Như Phong : Chính xác. Nói chôn vốn là đúng đy.

"Tôi ủng h phương Tây can thip"

VOA : Hiện nay đang có xung đt chính tr gia mt bên là Tng thng t xưng Juan Guaido được nhiu nước quan trng ng hộ, và mt bên là Tng thng hp hiến trên giy t, ông Nicolas Maduro. Theo ông, cuc xung đt chính tr này s có kết cc như thế nào ?

guaido4

Nhà báo Nguyễn Như Phong ký tng sách

Nguyễn Như Phong : Tôi thấy cuc xung đột chính tr này s dn đến kết qu là ông Guaido s thng.

Bởi vì nói gì thì nói, ch nghĩa gì thì ch nghĩa, ch nghĩa gì thì cũng không quan trng bng làm cho người dân được no m, làm cho người dân được hnh phúc.

Vậy thì suy xét li là chính quyn ca ông Maduro có làm cho người dân được hnh phúc không ? Ông có làm cho người dân được no m không ? Ti sao mt đt nước vn giàu có như thế li tr thành mt đt nước ca người dân chết đói ? Đó là điu không chp nhn được.

Muốn là ch nghĩa nào tôi không cn biết. Nhưng mà điu quan trng nht là cái ch nghĩa đó phi làm cho người dân được no m, và người dân đng có khn kh như thế này.

Và tôi nghĩ rằng các nước phương Tây h mun can thip và ng h chính quyn ca ông Guaido, và tôi cho rằng tôi cũng ng h s can thip đy. Đ người dân chết đói ai mà chu được.

VOA : Hiện nay nhiu người Vit Nam nhìn vào câu chuyn đang din ra Venezuela và trc tiếp hoc gián tiếp liên h đến Vit Nam, cho rng điu tương t có.

guaido5

Mỏ dầu Junin 2 - Ảnh : PVN

Nguyễn Như Phong : Hai chính thể khác nhau hoàn toàn. Hai phong cách lãnh đo ca hai quc gia khác nhau hoàn toàn. Cho nên không th mang Venezuela mà so sánh vi Vit Nam.

Và tôi cho rằng tt c nhng ý kiến có tính cht h hê, móc máy, dè bu, chê bai này khác, tôi cho là nhng ý kiến không công bng, và h không xut phát t thin ý, và không có tính xây dng. Tôi không đng tình vi các ý kiến đó.

VOA : Xin cảm ơn ông đã dành thời gian cho đài chúng tôi và đưa ra nhng ý kiến có nhiu giá trị !

Nguồn : VOA, 11/02/2019

--------------

(1) PVN mất trắng cả chục ngàn tỉ đồng ở Venezuela

(2) Venezuela vỡ nợ, số phận các dự án đầu tư của PVN và Điện Quang sẽ ra sao?

Published in Diễn đàn

Venezuela : Maduro trúng ngư lôi nhưng chưa chìm

Khủng hoảng Venezuela, Binh pháp Hoa Vi của Đảng cộng sản Trung Quốc, Bắc Kinh trong mắt một nhà dân túy, Gián điệp quốc tế tái xuất, Hệ quả 40 năm cách mạng Hồi giáo Iran… những chủ đề trên các tuần báo Pháp hôm nay làm cuộc khủng hoảng Áo Vàng và đấu đá tại Pháp, chỉ là bão tố trong ly nước.

maduro1

Ông Nicolas Maduro đọc diễn văn trước những người ủng hộ tại Caracas. Reuters/Carlos Barria

Như thường lệ, thời sự quốc tế dồi dào nhất vẫn là tuần báo Courrier International tổng hợp 1.500 bài báo quốc tế. Hồ sơ đặc biệt tuần này tổng kết 40 năm cách mạng Hồi giáo Iran và nhìn về tương lai không có tín hiệu khả quan. Cũng bất trắc không kém là cuộc khủng hoảng chính trị tại Venezuela, đối đầu hai vị tổng thống. Người đương nhiệm ngày càng yếu thế hơn so với vị lâm thời.

Tổng thống xã hội và Tổng thống tự phong

Courrier International giới thiệu với độc giả hai quan điểm : Tổng thống xã hội bị siết gọng kềm, theo nhận định của El Tiempo, báo Colombia. Quan điểm thứ hai của báo Đức, tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung : cần phải hướng dẫn tổng thống tự phong.

Sau khi chủ tịch Quốc hội lập pháp Venezuela tuyên thệ nhậm chức tổng thống, trước hàng chục ngàn người, chuyện gì sẽ xảy ra trong bước kế tiếp ? Đây là câu hỏi được đặt ra trên khắp nước Venezuela và trên thế giới, theo báo El Tiempo. Dưới bức hí họa một ông râu sâu róm ngồi trong xe tăng chĩa súng cà-nông vào một anh thanh niên mảnh khảnh tay cầm ống loa, tác giả phân tích tương quan lực lượng : một bên, Juan Guaido được quốc tế công nhận và nhất là không ngờ nhà lãnh đạo đối lập trẻ tuổi này lại được phe đối lập đoàn kết hậu thuẫn. Bên kia, Nicolas Maduro, bị cô lập, đứng dưới chân tường.

Tuy nhiên, dù Mỹ và các nước láng giềng của Venezuela huy động mọi biện pháp bóp nghẹt dưỡng khí kinh tài để làm sụp chế độ Caracas, còn phải có nhiều động tác hơn nữa mới có thể đánh chìm được Nicolas Maduro. Bởi vì hàng sĩ quan cao cấp, đang bị tư pháp điều tra về các hành động tham ô và buôn ma túy, biết rõ nếu họ buông Maduro thì họ sẽ chết theo. Nhưng nếu quân đội ý thức là dân chúng cần lương thực và cần mở cửa biên giới với Colombia để nhận viện trợ quốc tế thì người ta có quyền hy vọng một giải pháp ôn hòa. El Tiempo của Colombia không dám phiêu lưu trả lời câu hỏi : Maduro sẽ sụp đổ hay không ? Tuy nhiên, tờ báo kết luận : chưa bao giờ gọng kềm siết chặt như thế và có nhiều quyết tâm làm cho chế độ sụp đổ như thế.

Cùng nhận định là Maduro không đầu hàng một cách dễ dàng, báo Đức Người Frankfurter cho rằng cần phải "giúp" lãnh đạo đối lập bởi vì Maduro "để lộ bản chất" không chấp nhận luật chơi dân chủ, tổ chức bầu lại tổng thống để đưa đất nước ra khỏi bế tắc chính trị một cách lý tưởng nhất cho cả đôi bên và quốc tế. Khi công nhận Juan Guaido, Đức và đa số quốc gia Châu Âu hỗ trợ cho Mỹ và các quốc gia Châu Mỹ la-tinh vì hai nhu cầu : đạo đức và dân chủ. Các nền dân chủ Châu Âu không thể không bảo vệ các quyền chính đáng của công dân Venezuela.

Từ một quốc gia thịnh vượng, Venezuela đã rơi xuống hố sâu khủng hoảng và nghèo đói vì chế độ của Maduro. Khi một nhà lãnh đạo chính trị là cội nguồn của mọi bất hạnh xảy đến cho dân chúng thì phải ngăn chận đương sự lộng hành. Sự kiện trong nội bộ Châu Âu có những đảng mị dân như "phong trào 5 sao" ở Ý ủng hộ Maduro chứng tỏ phe tả Châu Âu chỉ gắn bó với ý thức hệ và quên đi chuyện chính quyền Trung Quốc và Nga hoàn toàn không quan tâm gì đến số phận thường dân Venezuela mà chỉ nhìn đến trữ lượng dầu hỏa và tính tóan hơn thua với Hoa Kỳ.

Tập đoàn Hoa Vi muốn khống chế tây phương

Tập đoàn Hoa Vi Trung Quốc, vũ khí chiến tranh gián điệp của Bắc Kinh trong mục tiêu khống chế tây phương, là chủ đề thứ hai của các tuần báo. Mỹ và Châu Âu đối phó ra sao ? Hệ quả đối với Trung Quốc ?

Bằng cách nào Hoa Vi chinh phục thị trường Châu Âu ? Điều tra của New York Times, được Courrier International giới thiệu một trích đoạn đưa ra ba chiến thuật : đầu tư, bảo trợ và hứa hẹn hoa mỹ, rồi từ từ gây sức ép với những nạn nhân lọt vào bẫy rập. Tại Anh, Hoa Vi lập "hội đồng quản trị đặc biệt" với John Brown, cựu Tổng giám đốc tập đoàn dầu khí BP làm chủ tịch. Rồi thông báo sẽ đầu tư 3 tỉ bảng Anh. Hoa Vi tìm cách kết thân với thủ tướng Anh, thủ tướng Đức. Chỉ trong vòng 5 năm, nhân viên của Hoa Vi tại Châu Âu tăng từ 7300 lên 12.000.

Thế nhưng, vị thế Châu Âu của Hoa Vi, thị trường thứ hai sau Hoa lục, rơi một cách nhanh chóng. Đây là tín hiệu báo trước Hoa Vi sẽ mất thị phần trên toàn thế giới. tháng Giêng 2019, một trong những cán bộ lãnh đạo ở Ba Lan bị bắt về tội gián điệp. Tất cả những gì xảy ra trong ba tháng qua đều đi theo chiều hướng xấu : Pháp, Đức, Tiệp đều nghĩ đến phương án loại Hoa Vi ra khỏi các dự án G5 trong tương lai.

Báo chí Hồng Kông và Hoa lục cũng cho rằng phản ứng của Mỹ và Tây Âu, từ biện pháp truy tố đánh cắp bí mật công nghệ hay cáo buộc gián điệp là một "logic chính trị" muốn "tiêu diệt Hoa Vi bằng mọi giá" ?

Tuần báo Le Point giải thích vì sao mạng lưới viễn thông thế hệ 5 của Hoa Vi đe dọa tự do thế giới. Trong bài "Binh pháp chiến tranh mới của Trung Quốc", Le Point cho rằng một mặt Hoa Vi được chế độ Trung Quốc yểm trợ tối đa : bảo vệ thị trường nội địa, hỗ trợ đánh cắp công nghệ nước ngoài, được Ngân hàng Nhà nước trợ giúp xuất khẩu qua con đường tơ lụa mới, tự do hối lộ không bị trừng phạt. Mặt khác, Hoa Vi là công ty chủ chốt trong chính sách theo dõi nhận diện công dân qua hệ thống camera kỹ thuật số kết hợp chặt chẽ với bộ máy công an. Điều 7 Luật an ninh 2017 buộc công dân và xí nghiệp hợp tác với an ninh tình báo.

Do vậy, theo Le Point, hành động trả đũa của Mỹ tương xứng với thử thách chiến lược mà thế giới đang đối đầu : giới chủ nhân doanh nghiệp Trung Quốc sử dụng nhiều hộ chiếu khác nhau để phòng thân khi bị Bắc Kinh truy nã, từ nay họ biết sẽ gặp vấn đề ở ngoài Trung Quốc. Quan trọng hơn hết là hệ quả tác động bên trong chế độ Bắc Kinh : Cuộc phản công của Mỹ đánh Hoa Vi đã làm gia tăng mối bất hòa, xung khắc giữa lãnh vực nhà nước và tư nhân. Phe tư nhân không muốn tài trợ cho kế hoạch "Made in China 2025" của Tập Cận Bình. Đòn phản công của Donald Trump còn khuyến khích các đối thủ trong đảng của chủ tịch Trung Quốc, những người chỉ trích họ Tập thiếu thận trọng thách thức Hoa Kỳ.

Chiến tranh thương mại, chiến tranh lạnh

Trong không khí chiến tranh thương mại, chiến tranh lạnh, Le Point đưa độc giả trở lại những trận đấu trong bóng tối với điệp viên hành động cổ điển, gián điệp mạng, tình báo không gian. Trong trận thế phức tạp này, vì sao Putin tung an ninh quân đội GRU ra nước ngoài ? Hoa Vi đóng vai trò gì trong binh pháp gián điệp của Trung Quốc ? Đối sách của Pháp ra sao ?

Theo Le Point, vũ khí bí mật của Pháp để vô hiệu hóa "Hoa Vi, vũ khí của Đảng Cộng sản Trung Quốc" là Ủy ban R226. Nhiệm vụ của cơ quan tối mật này là "nhận dạng, đánh giá mức độ quan trọng của từng cơ phận trong hệ thống 5G và từ đó lựa chọn linh kiện phù hợp, bảo vệ an toàn và bảo mật tối đa".

Trong một bài điều tra dài hơn 4 trang, Le Point trích một chuyên gia tình báo Pháp than phiền : Nước Pháp chậm quá. Hãy nhìn xem nước Mỹ, khi muốn đập Hoa Vi, họ bắt ngay một lãnh đạo và mọi việc được dấy động.

Trong số những giai thoại về hoạt động tình báo trong thời gian qua, Le Point lý giải vì sao an ninh quân đội Nga, gọi tắt là GRU đảm trách hoạt động ngoài lãnh thổ Nga, nhiệm vụ truyền thống của tình báo đối ngoại SVR ? Nicolai Gluchkov, nhà tài phiệt trước là người thân cận với Putin nhưng sau đó trở thành đối lập, đã chết bí ẩn tại Luân Đôn 8 ngày trước vụ đầu độc cha con cựu trung tá Skripal và hàng loạt cái chết bí ẩn khác bị cho là do điệp viên GRU ra tay.

Tại sau Putin tin cậy vào GRU và thất sủng SVR ? Lý do là khi xảy ra vụ biểu tình ở quảng trường Maidan ở Ukraine và sau đó tổng thống thân Nga Viktor Yanoukovitch bị lật đổ, mà Kremlin không trở tay kịp. Nhân viên SVR có mặt đầy ở trong sứ quán Nga tại Kiev và FSB được tăng viện 10 ngày trước cũng bất lực.

Moskva cứu được sĩ diện là nhờ GRU. Trước tiên GRU ra tay khẩn cấp, cứu Yanoukovitch đem sang Nga và vài tháng sau, với những nhân viên bịt mặt, GRU xâm nhập và chiếm bán đảo Crimée không cần nổ súng.

Một thành công lớn khác của GRU trong điệp vụ hải ngoại là trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016, hàng chục ngàn thư điện tử của ban vận động cho Hillary Clinton bị tiết lộ.

Đối tượng chính của các phong trào mị dân là ai ?

Nước Pháp vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng Áo Vàng. Gilets Jaunes được các phe dân túy Châu Âu ủng hộ đánh phá trật tự chính trị hiện hữu. Nhưng đối tượng chính của các phong trào mị dân này là ai ?

Đối với tuần báo L’Obs, trích một cố vấn thân thiết của tổng thống Macron thì nhược điểm của ông là không giữ được miệng. Thấm thía bài học châm dầu vào lửa chọc tức phe Áo Vàng xuống đường nhưng chứng nào tật nấy, chỉ bớt đôi chút mà thôi. Tại sao ? Tại vì nhà lãnh đạo thế hệ mới này đoan chắc rằng giới lãnh đạo trước đều là những kẻ đạo đức giả. Mà muốn giải quyết những vấn nạn của đất nước thì phải có can đảm gọi đích danh vấn nạn đó.

Còn Le Point thì có vẻ tội nghiệp cho tổng thống. Vì muốn bớt nợ công qua tiết kiệm ngân sách mà cuối cùng chủ nhân điện Elysée phải chi thêm tiền. Trong bài "Liệu Macron quẹo trái ?", tác giả bài xã luận làm tính nhẩm : nhà nước chi ra 15 tỉ euro để xoa dịu cơn giận của 100.000 Áo Vàng. Tính ra, tốn kém trung bình vì mỗi áo vàng là 150.000 euro, thế mà tình hình vẫn không yên.

Đảng Cộng sản Trung Quốc là kẻ thù chung của Nga-Mỹ

Không hẹn mà nên, cả L’ObsL’Express đều tập trung phân tích xu hướng dân túy tại Châu Âu và Pháp nhân phong trào Áo Vàng và khủng hoảng ở Venezuela. L’Obs, cánh tả, chỉ trích lãnh đạo đảng "Nước Pháp Bất Khuất" Jean-Luc Melanchon, là nhà cách mạng tưởng tượng, lý luận theo ý thức hệ hơn là nhìn vào thực tế. L’Express tìm hiểu rộng hơn, đến các phong trào dân túy ở Ý, ở Đức và phỏng vấn một "cao thủ" dân túy từng giúp Donald Trump chinh phục cử tri bình dân tại Mỹ và nay được xem là "cố vấn" của đảng cực hữu Pháp : Steve Bannon.

Khi được đặt câu hỏi về mục tiêu sâu xa của phong trào cực hữu, dân túy tại Châu Âu phải chăng là để đánh phá Liên Hiệp Châu Âu, phục vụ cho mưu đồ của Putin, cựu cố vấn của Donald Trump gây ngạc nhiên : Không phải như thế. Phong trào Áo Vàng không có bằng cấp đại học danh tiếng của Pháp, nhưng họ đòi hỏi chính đáng. Họ làm Macron lo ngại nhưng cũng không làm Putin, kẻ ghét biểu tình, lên tinh thần. Nếu Liên Hiệp Châu Âu thay đổi thành một hợp bang với từng thành viên hùng mạnh thì sẽ đáng lo cho Putin.

Tuy nhiên, vẫn theo Steve Bannon, tương lai thế giới sẽ đi theo một trật tự mới Cơ Đốc-Do Thái Giáo với Israel, Châu Âu, Nga và Mỹ. Bởi vì "kẻ thù chung của thế giới là Đảng cộng sản Trung Quốc và chế độ độc tài con buôn". Tập Cận Bình, theo Steve Bannon, là Hitler của thế kỷ 21 : kiểm soát dân chúng bằng máy nhận diện, đàn áp tín đồ Thiên Chúa giáo, bắt giam người Hồi Duy Ngô Nhĩ. Như để cảnh báo thế giới bằng ngôn từ gây sốc, Steve Bannon gọi những người vỗ tay hoan hô Tập Cận Bình là những kẻ tệ hại hơn cả những tay "đồng lõa" với Hitler.

Iran kỷ niệm 40 năm ngày lật đổ chế độ vương quyền

Chế độ giáo quyền Iran kỷ niệm trọng thể 40 năm ngày lật đổ chế độ vương quyền trong bối cảnh thất bại từ kinh tế, xã hội cho đến… tôn giáo.

Iran trở thành một cường quốc khu vực nhưng hiếu chiến và muốn vũ khí hạt nhân. Nhưng đằng sau lớp son rực rỡ này là một nền kinh tế khủng hoảng, một xã hội xa lánh giáo quyền. Giáo chủ Khamenei soạn thảo kế hoạch tương lai 50 năm dự báo Iran sẽ là một nước Hồi giáo hùng mạnh kết hợp công nghệ với giáo quyền. Tuy nhiên, theo luật sư Shrin Ebadi, nhà hoạt động nhân quyền, Nobel Hòa bình 2003, chế độ này không thể tồn tại lâu dài. Phải thay đổi, và hy vọng thay đổi không đổ máu, qua một cuộc trưng cầu dân ý.

Tú Anh

Published in Quốc tế

Tướng tại ngũ của Venezuela kêu gọi quân đội chống lại Maduro (VOA, 02/02/2019)

Một v tướng ti ngũ ca Venezuela kêu gi các lc lượng vũ trang ni dy chng li Tng thng Nicolas Maduro và công nhn nhà lãnh đo phe đi lp Juan Guaido là tng thng lâm thi trong khi áp lc trong và ngoài nước gia tăng.

maduro1

Tổng thng Venezuela Nicolas Maduro d mt cuc din tp quân s Caracas, ngày 1 tháng 2, 2019.

Trong một video lan truyn trên Twitter hôm th By, Tướng Francisco Yáñez ca b ch huy cao cp ca lc lượng không quân, nói hu hết các lc lượng vũ trang đã t ông Maduro, người tuyên b ông là nn nhân ca mt cuc đo chính do M ch đo.

"Người dân Venezuela, 90 phần trăm lc lượng vũ trang Venezuela không đng v phía nhà đc tài, h đng v phía nhân dân Venezuela", ông Yáñez nói trong video.

"Với nhng gì đã din ra trong vài gi qua, s chuyn tiếp sang chế đ dân ch sp xy ti".

maduro2

Tướng Francisco Yáñez

Website của b ch huy cao cp đăng thông tin v ông Yáñez, cùng vi mt bc hình ca ông, là trưởng tham mưu chiến lược ca lc lượng không quân.

Trên tài khoản Twitter ca mình, b ch huy cao cp ca lc lượng không quân cáo buc v tướng này phn quc. Ông Yáñez là vị tướng ti ngũ đu tiên ca Venezuela công nhn ông Guaido k t khi ông tuyên b ông là tng thng chính danh vào ngày 23 tháng 1.

Đoạn video xut hin trong lúc nhng người ng h phe đi lp hun b biu tình rm r khp nước nhm c gng duy trì áp lực đi vi ông Maduro sau khi Washington công nhn ông Guaido là tng thng chính danh và ban hành các chế tài mà có th càng làm suy yếu hơn na ngành du m ca quc gia thuc khi OPEC này.

Những người ch trích ông Maduro cũng hi vng s khuyến khích các hành đng tương t ca các nước Châu Âu. Mt s quc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu d kiến s chính thc công nhn ông Guaido vào tun sau, trong khi nhng nước khác có th s có lp trường ng h thn trng hơn.

Venezuela đang đối mt với tình trng lm phát phi mã, thiếu ht thc phm và người dân di cư hàng lot sang các nước láng ging M Latin - mt tình hung có th s tr nên ti t hơn trong thi gian ngn vì các chế tài mi.

******************

Quốc hội EU công nhận Tổng thống tự phong Venezuelan Juan Guaidó (VNTB, 01/02/2019)

Hôm thứ Năm 31 tháng 1 năm 2019, Nghị viện Châu Âu công nhận Juan Guaidó là Tổng thống lâm thời hợp pháp của Venezuela, theo Hiến pháp Venezuela.

maduro3

Tổng thống tự phong Juan Guaido được Quốc hội EU ủng hộ

Các nghị sĩ kêu gọi người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Federica Mogherini và các quốc gia thành viên cũng công nhận Guaidó " là tổng thống lâm thời hợp pháp duy nhất của Venezuela cho đến khi có cuộc bầu cử tổng thống tự do, minh bạch và đáng tin cậy mới để có thể khôi phục nền dân chủ".

Trong một nghị quyết, được thông qua với 439 phiếu, 104 phiếu chống, và 88 phiếu trắng, các nghị sĩ nhắc lại sự ủng hộ tuyệt đối dành cho Quốc hội, cơ quan dân chủ hợp pháp có quyền hạn duy nhất của Venezuela cần được khôi phục và tôn trọng, bao gồm quyền và sự an toàn của các thành viên.

Sau sự công nhận Juan Guaidó, EU và các quốc gia thành viên cũng nên công nhận các đại diện được chỉ định bởi các cơ quan hợp pháp.

Bắt giữ những người chịu trách nhiệm việc gây bạo lực 

Các nghị sĩ lên án sự đàn áp và bạo lực dữ dội, dẫn đến giết chóc và thương vong đồng thời yêu cầu chính quyền Venezuela ngăn chặn mọi vi phạm nhân quyền, buộc những người chịu trách nhiệm phải chịu trách nhiệm và đảm bảo rằng tất cả các quyền tự do cơ bản và quyền con người đều được tôn trọng.

Về vấn đề này, họ ủng hộ lời kêu gọi của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tiến hành một cuộc điều tra độc lập và đầy đủ về những vụ giết người liên tục.

Họ cũng tố cáo việc giam giữ các nhà báo viết về tình hình ở Venezuela, trong số đó có một số công dân EU, và kêu gọi trả tự do cho những người này ngay lập tức.

Thành lập nhóm liên lạc

Các nghị sĩ kêu gọi Đại diện cấp cao tham gia cùng các quốc gia trong khu vực và bất kỳ tác nhân chủ chốt nào để thành lập một nhóm liên lạc, như đã nêu trong kết luận của Hội đồng ngày 15 tháng 10 năm 2018, để có thể hòa giải nhằm xây dựng một thỏa thuận kêu gọi "bầu cử tổng thống tự do, minh bạch và đáng tin cậy, dựa trên lịch đã thống nhất, về các điều kiện bình đẳng cho tất cả các chủ thể, minh bạch và sự hiện diện của các nhà quan sát quốc tế".

Đại sứ Venezuela tại EU, bà Claudia Salerno đã cảnh báo sau khi Nghị viện Châu Âu công nhận Juan Guaidó là Tổng thống lâm thời rằng Liên Hiệp Châu Âu có nguy cơ đẩy Venezuela vào nội chiến.

Trong một cuộc phỏng vấn với Euronews, bà Claudia Salerno, cho biết điều này sẽ thúc đẩy căng thẳng ở nước này và kêu gọi các quốc gia thành viên Châu Âu hành động có trách nhiệm.

Bà Salerno tuyên bố : "Nghị viện Châu Âu không thể tự cho họ đứng trên Hội đồng Bảo an... Không phải liệu Venezuela muốn thay đổi. Venezuela đã có những thay đổi sâu sắc trong 20 năm qua về dân chủ và thể chế và luôn luôn là lựa chọn của người dân".

Bối cảnh 

Juan Guaidó, Chủ tịch hội đồng quốc gia do phe đối lập kiểm soát, tự tuyên bố là Tổng thống lâm thời Venezuela vào ngày 23 tháng 1, trong nỗ lực lật đổ Tổng thống Nicolás Maduro. Guaidó đã nhanh chóng được một số quốc gia, bao gồm Mỹ, Colombia, Argentina, Brazil, Chile và Canada công nhận là Tổng thống hợp pháp của Venezuela.

Vào ngày 26 tháng 1, thay mặt EU, bà Federica Mogherini tuyên bố hỗ trợ đầy đủ cho Quốc hội Venezuela và kêu gọi cuộc bầu cử tổng thống tự do, minh bạch và đáng tin cậy sẽ được tổ chức khẩn cấp, đồng thời cảnh báo rằng, trong trường hợp nếu không có thông báo trong những ngày tiếp theo, EU sẽ có hành động kế tiếp, bao gồm cả vấn đề công nhận ltổng thống.

Venezuela đang trong một cuộc khủng hoảng xã hội, kinh tế và dân chủ sâu sắc. Hơn ba triệu người đã bỏ nước ra đi và tỷ lệ lạm phát vượt quá 1.650.000%.

Phương Thảo tổng hợp

********************

Venezuela : Juan Guaido tiếp xúc với Moskva và Bắc Kinh (RFI, 01/02/2019)

Tổng thống Venezuela tự xưng tỏ thái độ hòa dịu với Nga và Trung Quốc. Một chính quyền mới sẽ có lợi cho hai chủ nợ chính của Venezuela, lãnh đạo đối lập Juan Guaido tuyên bố như trên với hãng thông tấn Reuters chiều thứ Năm 31/01/2019 tại Caracas.

maduro4

Lãnh đạo đối lập Juan Guaido tại Caracas, Venezuela, ngày 31/01/2019. Reuters/Carlos Garcia Rawlins

Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo chí nước ngoài, tổng thống Venezuela tự xưng cho biết đang bí mật "tiếp xúc với quân đội" để thuyết phục lực lượng võ trang bỏ rơi tổng thống Nicolas Maduro. Nhưng quan trọng hơn hết là nhà lãnh đạo trẻ tuổi này đã "gửi thông điệp" thuyết phục Nga và Trung Quốc, hai đồng minh cốt lõi của Nicolas Maduro, ủng hộ một chế độ mới.

Ông nói : "Điều tốt đẹp cho Nga và Trung Quốc là tình hình ổn định với một chế độ mới ở Venezuela. Nicolas Maduro không bảo vệ Venezuela, không bảo vệ đầu tư của bất kỳ ai, ông ta không phải là một đối tác tốt của Nga và Trung Quốc".

Cuộc phỏng vấn được thực hiện vài giờ sau cuộc mít-tinh và nhân khi Juan Guaido vắng nhà, một toán mật vụ đến tận căn hộ tìm vợ của ông để uy hiếp tinh thần. Nhà lãnh đạo đối lập 35 tuổi khẳng định "không sợ bị bắt".

Về phần Trung Quốc, cho dù lên án Juan Guaido âm mưu đảo chính, nhưng Bắc Kinh, qua tuyên bố của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao, Cảnh Sảng, cho biết Trung Quốc duy trì "tiếp xúc với mọi bên và bằng các phương tiện khác nhau".

Liên Hiệp Châu Âu lập nhóm tiếp xúc

Tổng thống tự xưng ngày càng được nhiều nước công nhận. Chiều thứ năm, Nghị viện Châu Âu thông qua nghị quyết nhìn nhận Juan Guaido là "tổng thống" và kêu gọi 28 thành viên cùng ủng hộ.

Về hành động, Liên Hiệp Châu Âu sẽ lập "nhóm tiếp xúc quốc tế" để giúp tổ chức bầu cử tổng thống tại Venezuela. Theo tuyên bố của bà Federica Mogherini, lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu, các nước thành viên sẽ công nhận tổng thống lâm thời của Venezuela trong những ngày tới. Mục tiêu của "nhóm tiếp xúc" không phải là làm trung gian hòa giải mà "tạo điều kiện để mọi công dân Venezuela được tự do phát biểu một cách dân chủ qua lá phiếu".

Tú Anh

Published in Quốc tế

Điều dễ nhận thấy là sự vắng mặt của danh từ "chủ nghĩa xã hội" trong phần lớn các tin tức dòng chính về cuộc khủng hoảng chính trị ở Venezuela. Thật vậy, bất kỳ một nhà quan sát tinh tường, nhạy cảm nào cũng đều đồng ý rằng một đất nước Mỹ Latinh, đã một thời là một quốc gia giàu có nhất, nằm ở ngay trên đỉnh của một bể chứa dầu được chứng minh là lớn nhất thế giới, nay đã là một "ca" khủng hoảng kinh tế, một thảm họa nhân đạo và một chế độ độc tài mà sự sụp đổ của nó có thể sẽ không thể đến sớm. 

vene1

Tranh vẽ trên tường ở Venezuela - Ảnh minh họa

Nhưng … xã hội chủ nghĩa ư ? Cầu xin chuyện đó đừng bao giờ xảy ra (nguyên văn : "But … socialist ? Perish the thought").

Hay như cái lập luận mà vốn vẫn nhất mực cho rằng cái danh xưng hay ho chủ nghĩa xã hội không thể bị hủy hoại bởi những kết quả (mà thường là từ tồi tệ đến rất tồi tệ - người dịch) của những trải nghiệm (của thế giới từ gần một thế kỷ qua - người dịch). Ở Venezuela, những gì (những ngôn từ - người dịch) mà bạn có lẽ thường xuyên đọc thấy vẫn là rằng : cuộc khủng hoảng là sản phẩm của tham nhũng, của chủ nghĩa thân hữu, của chủ nghĩa dân túy, của ách độc đoán, chuyên chế, của sự phụ thuộc vào tài nguyên, của các biện pháp trừng phạt và lừa đảo của Hoa Kỳ, thậm chí là tàn dư của chính chủ nghĩa tư bản. Xin đừng đề cập (ý là nói xấu – người dịch) gì đến chữ S- (tác giả chơi chữ, lấy chữ S của chữ Socialist – người dịch), bởi vì, quý vị biết đấy, nó vận hành rất tốt ở Đan Mạch (nói rộng ra, là ở các nước Bắc Âu, làm cứ như là ở Bắc Âu, người ta đang xây dựng chủ nghĩa xã hội vậy ! - người dịch).

Thật kỳ lạ, đó không phải là những ngôn từ mà những người ngưỡng mộ chế độ Venezuela đã sử dụng để nói về "chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21", như nó đã được Hugo Chávez vinh danh. Jeremy Corbyn (sinh 1949, hiện là lãnh đạo đảng Công nhân của Anh quốc, Việt Nam vẫn dịch là Công đảng Anh, làm cứ như đảng Công nhân của Anh quốc là một con chiên ghẻ trong phong trào các đảng Công nhân quốc tế khác ! Ông Corbyn hiện đang lãnh đạo phe đối lập tại Quốc hội Anh, chống đối dữ dội kế hoạch Brexit của bà Theresa Mary May, Thủ tướng Anh – người dịch), một người Anh, đã nói rằng Tổng thống Venezuela, người đã quá cố, Hugo Chávez (1954 - 2013), "đã cho chúng ta thấy có một phương thức khác biệt và tốt hơn để thực hiện một điều gì đó. Điều gì đó chính là chủ nghĩa xã hội, là công bằng xã hội, và đó là điều mà Venezuela đã đạt được một bước tiến lớn về phía trước". Nhà ngôn ngữ học Noam Chomsky (Avram Noam Chomsky, sinh 1928, nhà ngôn ngữ học, nhà triết học, nhà logic học, nhà bình luận chính trị, và nhà hoạt động người Mỹ - người dịch) cũng nhiệt tình tương tự khi, vào năm 2009, đã ca ngợi Chávez rằng "Cái mà rốt cuộc khiến ta hứng thú, phấn khích khi đến thăm Venezuela là rằng tôi có thể nhận thấy một thế giới tốt đẹp hơn đang được tạo ra và có thể chuyện trò với người mà đã truyền cảm hứng cho nó như thế nào". Nhiều những fan hâm mộ của Chávez lại không quá lo lắng về những khía cạnh đen tối hơn của chế độ của ông ta. Chomsky thì đã rút lại một số lời ca tụng của ông ta khi mà Venezuela trở thành một nhà nước ngày càng độc tài, chuyên chế một cách công khai hơn, nhưng những người khác thuộc cánh tả thì lại không nhạy cảm được đến mức như thế. Trong một bản cáo phó dài lê thê đăng trên tờ The Nation, ông Greg Grandin, giáo sư thuộc Đại học New York đã nêu ý kiến cho rằng "vấn đề lớn nhất mà Venezuela gặp phải trong thời gian Chávez cầm quyền không phải là Chávez độc đoán mà là ông ta đã không độc đoán đủ ở mức cần thiết".

Ít nhất thì Grandin đã ngầm thừa nhận rằng chủ nghĩa xã hội rốt cuộc cũng đòi hỏi một sự ép buộc, cưỡng chế để đạt tới những mục tiêu chính trị của nó ; trong trường hợp ngược lại, bản chất con người là ở chỗ con người ta sẽ tìm ra những kẽ hở và những con đường vòng, lách luật để bảo toàn được càng nhiều tài sản của họ càng tốt. Điều đó còn nhiều hơn những gì có thể nói về một số người trước đây từng bênh vực, biện hộ cho Chávez, những người mà đã muốn quên đi một thực tế là Venezuela đã bám sát kịch bản xã hội chủ nghĩa chính thống đến như thế nào. Chính quyền đã chi tiêu cho các chương trình xã hội ư ? Xin hãy kiểm chứng : Từ năm 2000 đến 2013, chi tiêu từ G.D.P. đã tăng từ 28 phần trăm lên đến 40 phần trăm. Tăng lương tối thiểu ư ? Xin hãy kiểm chứng. Nicolás Maduro, Tổng thống hiện tại, đã tăng lương tối thiểu không dưới sáu lần, riêng chỉ trong một năm ngoái, (mặc dù điều đó không tạo ra một sự khác biệt nào khi đối mặt với siêu lạm phát). Một nền kinh tế dựa trên các hợp tác xã, chứ không phải dựa trên các tập đoàn ư ? Xin hãy kiểm chứng thêm một lần nữa. Như Naomi Klein đã viết trong cuốn sách của bà, xuất bản năm 2007, cuốn "Học thuyết Sốc" (nguyên văn : "The Shock Doctrine"), "ông Chávez đã đưa các hợp tác xã trở thành ưu tiên chính trị hàng đầu… Đến năm 2006, đã có khoảng 100.000 hợp tác xã ở nước này, sử dụng hơn 700.000 công nhân".

Và, chúng ta xin đừng quên rằng tất cả những điều này đã được thực hiện khi Chávez đã giành thắng lợi hết trong cuộc bầu cử này đến cuộc bầu cử khác trong những năm dầu mỏ lên ngôi hậu. Thật vậy, một trong những lập luận chính yếu của việc rao bán học thuyết Chavez cho những người hâm mộ phương Tây là rằng đó không những là một ví dụ của chủ nghĩa xã hội, mà còn là một ví dụ của chủ nghĩa xã hội dân chủ nữa (nguyên văn : "one of the chief selling points of Chavismo to its Western fans wasn’t just that it was an example of socialism, but of democratic socialism, too").

Nếu các phương dược, kê đơn bốc thuốc mang tính chính sách là quen thuộc, thì hậu quả của những phương dược ấy cũng quen thuộc không kém, nghĩa là có thể nhìn thấy trước được.

Việc chi tiêu quá mức của chính quyền (Chavez) tạo ra những thâm hụt mang tính thảm họa khi giá dầu giảm mạnh. Người công nhân các hợp tác xã bị trói buộc trong tay của những nhà chính trị thân hữu bất tài và tham nhũng. Chính quyền đối phó với các vấn đề ngân sách bằng cách in tiền, dẫn đến lạm phát. Lạm phát dẫn đến kiểm soát giá cả, dẫn đến thiếu hụt. Sự thiếu hụt dẫn đến các cuộc biểu tình, dẫn đến đàn áp và phá hủy nền dân chủ. Từ đó mà có nạn đói lan rộng, có tình trạng thiếu hụt thuốc men nghiêm trọng, có bùng nổ tội phạm và có thảm họa khủng hoảng tị nạn mà có thể sánh với thảm họa khủng hoảng tị nạn ở Syria.

Tất cả những điều này (trong quá khứ gần đây của tất cả các loại mô hình chủ nghĩa xã hội – người dịch) đã từng quá rõ ràng, nhưng trong thời đại của Alexandria Ocasio-Cortez (còn được viết tắt thành AOC, sinh 1989, là một chính trị gia và nhà hoạt động người Mỹ, là Hạ nghị sĩ Liên bang Hoa kỳ kể từ ngày 3 tháng 1 năm 2019), nó cần phải được giải thích lại. Tại sao chủ nghĩa xã hội lại không bao giờ vận hành, không bao giờ hoạt động cho ra hồn ? Bởi vì, như bà Margaret Thatcher (1925 - 2013) đã giải thích, "cuối cùng thì bạn cũng đã phung phí hết tiền của những người khác".

Còn giờ đây tình hình ra sao ? Chính quyền Trump đã thực hiện một bước đi hoàn toàn đúng đắn trong việc công nhận nhà lãnh đạo Quốc hội Juan Guaidó (sinh 1983) là tổng thống hợp hiến của Venezuela. Chính quyền Trump có thể củng cố an ninh cá nhân cho Juan Guaidó bằng cách cảnh báo các tướng tá Venezuela rằng nếu gây tổn hại cho Juan Guaidó thì họ sẽ lãnh đủ những tổn hại đối với chính họ. Chính quyền Trump có thể nâng cao vị thế chính trị của Juan Guaidó bằng cách cung cấp quyền truy cập vào các ngân quỹ mà có thể giúp Juan Guaidó thành lập một chính quyền thay thế và lôi kéo các nhân vật đang còn dao động trong phe Maduro để đảo cánh. Chính quyền Trump có thể đưa Venezuela vào danh sách các quốc gia tài trợ cho khủng bố nhà nước và cảnh báo Cuba rằng họ sẽ được đưa trở lại danh sách nếu còn tiếp tục hỗ trợ cho bộ máy tình báo của Caracas.

Và chính quyền Trump có thể dàn xếp một sự miễn trừ pháp lý và một chiếc máy bay cho Maduro, cho gia đình của ông ta và các thành viên hàng đầu khác của chế độ nếu họ đồng ý từ chức ngay bây giờ. Chắc chắn là có một khuôn viên tại Havana nơi mà băng đảng đó có thể sống nốt những ngày tàn của chúng để không còn gây thêm những hành động bạo ngược cho dân tộc nữa (nguyên văn : "where that gang can live out their days without tyrannizing a nation").

Đồng thời, bài học lớn hơn về thảm họa Venezuela cần phải được học tập, nghiên cứu. Hai mươi năm chủ nghĩa xã hội, cái mà được chào đón, cổ vũ bởi Corbyn, Klein, Chomsky và những người khác, đã dẫn đến sự hủy hoại của cả một quốc gia. Họ (Corbyn, Klein, Chomsky) có thể không quá cảm thấy xấu hổ, họ có thể ít bị tổn hại cá nhân hơn, bởi những gì mà họ đã giúp (cho Chavez và bộ hạ) đang thực hiện tại Venezuela. Nhưng chúng ta, những người còn lại, thì cần phải quan tâm đến việc để nó (chủ nghĩa xã hội) không bao giờ được thực hiện đối với chúng ta. (Chủ nghĩa xã hội ư ? Cám ơn và xin phép được từ chối ! – người dịch).

Bret Stephens

Nguồn : Yes, Venezuela Is a Socialist Catastrophe,The New York Times International Edition, 25/01/2019

Mai Hưng dịch

Nguồn : VNTB, 03/02/2019

Published in Diễn đàn

Cuba đang lộ nguyên hình trong cuộc khủng hoảng Venezuela (VNTB, 01/02/2019)

Ông Pompeo nói : "Không có chế độ nào mà lại làm nhiều hơn để duy trì các điều kiện khủng khiếp tại Venezuela, như chế độ ở Havana đã làm. Có rất nhiều động lực để Cuba tiếp tục can dự ngày càng nhiều hơn để củng cố chính quyền Maduro. Havana có nguy cơ đánh mất một nhà hảo tâm kinh tế quan trọng, ấy là chưa kể đến một đồng minh cánh tả trong một khu vực mà gần đây đã chuyển sang phía hữu".

cuba1

Raúl Castro cùng đồng minh Nicolás Maduro năm 2016

Tuần vừa rồi, khi nhà lãnh đạo phe đối lập Juan Guaidó (sinh 1983, là một kỹ sư và chính trị gia người Venezuela hiện đang giữ chức Chủ tịch Quốc hội. Hiện tại Quốc hội Venezuela đã thống nhất để Juan Guaidó giữ vị trí Tổng thống lâm thời. Tổ chức các nước Châu Mỹ, chính phủ các nước Argentina, Brazil, Canada, Colombia, Ecuador, Peru, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ … đã ngay lập tức công nhận chính quyền lâm thời này – người dịch) bị các điệp viên tình báo Venezuela tạm giữ một thời gian ngắn, một số người đã nhìn thấy bàn tay của một chính phủ khác đang điều hành công việc tại đó (nguyên văn : "some saw the hand of another government at work"). 

Thượng nghị sĩ Marco Rubio, đại diện cho bang Florida, trên Twitter, cho biết rằng "Cơ quan này được kiểm soát và chỉ đạo bởi những kẻ đàn áp có kinh nghiệm được gửi bởi #Cuba và những loại chiến thuật này là những phương pháp kinh điển được sử dụng bởi chế độ Cuba".

Cuba dường như đang hiện hình ngày càng rõ nét hơn trong cuộc khủng hoảng chính trị đang làm rung chuyển quốc gia Venezuela khi Tổng thống Nicolás Maduro (sinh 1962) đang phải đối mặt với thách thức mạnh mẽ từ ông Guiadó khi, trong tuần qua, đã tự tuyên bố mình là nhà lãnh đạo lâm thời.

Cuba là đồng minh lâu năm của Venezuela và là người hỗ trợ lớn nhất trong khu vực. Chính phủ của Chủ tịch Miguel Díaz-Canel (sinh 1960, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba đương nhiệm, từ tháng Tư, 2018 – người dịch) đã bày tỏ một "tình đoàn kết không gì lay chuyển nổi" với ông Maduro sự và gọi là cuộc khủng hoảng chính trị ở Venezuela là "một cố gắng nhằm áp đặt một cuộc đảo chính nhà nước, một chính phủ bù nhìn phục vụ cho Hoa Kỳ".

Tuy nhiên, theo quan điểm của nhiều những đối thủ của ông Maduro, Cuba phải chịu phần lớn trách nhiệm đối với sự tại vị kéo dài của Tổng thống Maduro tại Venezuela. Họ chỉ ra sự hiện diện của các điệp viên Cuba tại Venezuela - gián điệp, cố vấn tình báo và cố vấn chính trị, đặc vụ phản gián, cố vấn quân sự - và cho rằng họ đã chống lưng cho ông Maduro bằng cách giúp đàn áp các nhà bất đồng chính kiến trong các lực lượng vũ trang và trong toàn xã hội.

María Corina Machado, một nhà lãnh đạo phe đối lập của Venezuela, trong một cuộc phỏng vấn, đã nói rằng sự hiện diện của những người Cuba trong các lực lượng vũ trang Venezuela là không thể chấp nhận được. Bà nhấn mạnh, "Chính phủ Cuba phải hiểu rằng họ phải rút khỏi Venezuela".

Hai quốc gia bắt đầu tạo dựng mối quan hệ thân thiết với nhau từ cuộc bầu cử của người tiền nhiệm của ông Maduro, Hugo Chávez (1954 - 2013), vào năm 1998. Mối quan hệ này được thúc đẩy bởi một tình bạn sâu sắc giữa ông Chávez và người tương nhiệm bên phía Cuba lúc đó, là ông Fidel Castro (1926 - 2016).

"Họ rất thân thiết, giống như mối quan hệ cha con vậy", Richard Feinberg, giáo sư tại Đại học California, San Diego, và là chuyên gia về nền kinh tế Cuba, cho biết như vậy.

Hai nhà lãnh đạo đã phát triển một liên minh kinh tế và chính trị chặt chẽ. Ngoài việc gửi các chuyên gia an ninh và quân sự đến Venezuela, Cuba còn gửi đến các chuyên gia thuộc các ngành nghề khác - bao gồm bác sĩ, y tá, giáo viên và huấn luyện viên thể thao - để tăng cường độ ngũ cán bộ chuyên nghiệp của quốc gia Nam Mỹ này.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích nói rằng trong khi sự hỗ trợ của Cuba đối với chính phủ Venezuela hiện tại là quan trọng, thì, xét đến cùng, nó sẽ chẳng mang một ý nghĩa quyết định nào.

"Sự khẳng định rằng Cuba đang kiểm soát Venezuela, thực tế là bắt đầu từ Chávez", ông David Smilde, giáo sư xã hội học và chuyên gia về Venezuela tại Đại học Tulane cho biết như vậy. "Nó được thổi phồng đã từ lâu rồi".

Ông nói thêm : "Người Cuba là những cố vấn chính, nhưng tôi không nghĩ rằng họ kêu gọi sử dụng súng ống hoặc là nói rằng những người Venezuela phải làm thế này, phải làm thế nọ".

Trong khi các cựu quan chức quân đội, những người mà đã chạy trốn khỏi Venezuela đã cho biết về một sự dính líu, liên quan của người Cuba trong các lực lượng an ninh và tình báo, thì các chuyên gia nói rằng mức độ của sự liên quan đó vẫn còn là một điều bí ẩn.

Năm 2017, trong cuộc điều trần trước Thượng viện Hoa Kỳ, Luis Almagro, Tổng thư ký của Tổ chức các quốc gia Châu Mỹ và là người phê phán bộc trực đối với ông Maduro, đã khẳng định rằng có khoảng 15.000 binh lính người Cuba ở Venezuela và ví nó như "một đội quân chiếm đóng".

Ông Ted Piccone, một nghiên cứu viên cao cấp chuyên ngành chính sách đối ngoại của Viện Brookings nói rằng "Có rất nhiều suy đoán, đồn đại xung quanh điều này, và xung quanh những con số và về mức độ thân thiết của họ đối với Maduro. Tuy nhiên, tôi chưa nhìn thấy bất kỳ báo cáo chắc chắn nào về những điều này".

Các chuyên gia cho biết rằng, cho dù mức độ hỗ trợ của Cuba có là như thế nào đi nữa, thì, trong nhiều năm, Venezuela đã cung cấp rất nhiều dầu thô được trợ giá cho đảo quốc này, với mức độ khoảng 100.000 thùng mỗi ngày. Cuba sẽ lọc lại số thặng dư (dùng không hết) và bán lại trên thị trường quốc tế.

Theo một bản tóm tắt chính sách được xuất bản bởi Viện Brookings, vào năm 2012, thương mại hàng hóa và dịch vụ chiếm tới 20,8% tổng sản phẩm quốc nội của Cuba.

Tuy nhiên, trong cuộc khủng hoảng kinh tế Venezuela vốn đã diễn ra trong nhiều năm qua, lượng xuất khẩu dầu thô sang Cuba đã giảm do ngành công nghiệp dầu khí của Venezuela đã sụp đổ (và số tiền tỷ USD mà Đinh La Thăng nhận lệnh cùng quyết tâm chính trị đem đi đầu tư tại đây thế là cũng đi đứt – người dịch). Năm 2017, sức khỏe tài chính của công ty dầu khí nhà nước Venezuela, Pdvsa, đã suy giảm rất nhiều, đến nỗi Cuba đã chiếm tới 49% cổ phần trong một nhà máy lọc dầu Cuba như là một phương thức để thanh toán các khoản nợ tồn đọng.

Ngoài ra, các nhà phân tích còn nói rằng đội ngũ chuyên gia Cuba làm việc tại quốc gia Nam Mỹ này đã giảm đi trong những năm gần đây, và mối quan hệ giữa ông Maduro và lãnh đạo Cuba hiện tại không còn nồng nàn như tình bạn giữa những người tiền nhiệm của họ.

Ông Piccone nói "Họ chắc chắn là những chiến hữu cùng ý thức hệ - những người anh em cùng chung chiến hào chống Mỹ và đó là tất cả"(nguyên văn : "They are certainly ideological brothers-in-arms — against the United States and all that"). Tuy nhiên, nhưng nó không thân thiện đến mức như trước đây đã từng có. Và những người Cuba đã không nhận được nhiều thứ từ nó (từ Venezuela) như trước đây".

Tuy nhiên, đó vẫn là một liên minh bền vững.

Trong một chương trình phát sóng trên truyền hình trong tháng này, ông Maduro cho biết rằng Venezuela sẽ tiếp nhận 2.000 bác sĩ Cuba, những người mà đã phải rời khỏi Brazil sau một cuộc tranh cãi giữa hai chính phủ Brazil và Cuba. Các phòng khám y tế do các bác sĩ Cuba điều hành đã từng sinh sôi nảy nở khắp Venezuela, nhưng nhiều phòng khám đó đã rơi vào tình trạng hoang tàn trong cuộc khủng hoảng kinh tế.

Các cố vấn chính trị vẫn được các các quan chức chủ chốt trong chính quyền Maduro tham vấn, mặc dù ông Smilde nói rằng "Người Cuba thường phàn nàn rằng ông Maduro không lắng nghe lời họ".

Các nhà phân tích cho biết rằng, dầu vậy, có lẽ điều quan trọng nhất đối với ông Maduro vẫn là người Cuba vẫn là thành phần chủ chốt trong lĩnh vực tình báo và quân sự, cung cấp sự hỗ trợ cho công việc giám sát, dò la tin tức trong nước, nghe lén điện tử và giám sát nội bộ quân đội - để giúp đàn áp phe đối lập, những người bất đồng chính kiến và củng cố lòng trung thành.

Trong trường hợp không có thông tin rõ ràng về mức độ can dự của Cuba ở Venezuela, thì các tin đồn càng ngày càng tăng lên, và các đánh giá bên ngoài thường được thiết kế nhằm tạo ra một sự tiện lợi về chính trị.

Hôm thứ Bảy (26/01/2019), phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã chỉ rõ sự can dự, dính líu của Cuba tại Venezuela, ông nói rằng các sĩ quan tình báo của họ (Cuba) đã "thực hiện những hành vi tồi tệ nhất của họ" tại thành phố Caracas.

Ông Pompeo nói "Không có chế độ nào mà lại làm nhiều hơn để duy trì các điều kiện khủng khiếp tại Venezuela, như chế độ ở Havana đã làm. Có rất nhiều động lực để Cuba tiếp tục can dự ngày càng nhiều hơn để củng cố chính quyền Maduro. Havana có nguy cơ đánh mất một nhà hảo tâm kinh tế quan trọng, ấy là chưa kể đến một đồng minh cánh tả trong một khu vực mà gần đây đã chuyển sang phía hữu".

Ông Piccone nói nếu ông Guaidó và phe đối lập ở Venezuela dành được quyền kiểm soát tại Caracas, thì, "dĩ nhiên, đó sẽ là một tin rất xấu đối với Havana. Họ sẽ rất nhanh chóng thay đổi mối quan hệ đối với Cuba".

Kirk Semple

Nguyên tác : With Spies and Other Operatives, a Nation Looms Over Venezuela’s Crisis : Cuba, The New York Times International Edition, 26/01/2019

Mai Hưng dịch

Nguồn : VNTB, 31/01/2019

*********************

Venezuela bên bờ nội chiến : Trận đấu giữa "hợp pháp" và "chính danh" (RFI, 31/01/2019)

Giàu tài nguyên chưa hẳn là có phúc. Đây là trường hợp của Venezuela, quốc gia Trung Mỹ có trữ lượng dầu hỏa quan trọng nhất thế giới, hơn cả Ả Rập Xê Út.

cuba2

Lãnh tụ đối lập, Tổng thống tự phong Venezuela Juan Guaido trong cuộc biểu tình chống Maduro tại Caracas ngày 30/01/2019. Reuters/Carlos Garcia Rawlins

Tuy nhiên, do một ý thức hệ hoang đường với một tập đoàn lãnh đạo chỉ biết dùng ngân sách để mua ổn định chính trị, vật giá leo thang 300.000.000% trong năm 2018, chuyện gì phải đến đã đến.

Mượn bàn tay tư pháp để loại hai đối thủ, Nicolas Maduro chưa kịp an vị nhiệm kỳ hai thì chiếc ghế Tổng thống bị một đối thủ thứ ba mới 35 tuổi ngang nhiên tranh đoạt.

Lực lượng đối lập Venezuela trong chiến dịch phản kháng vào mùa xuân 2017 bị đàn áp đẫm máu, 150 người chết và hàng ngàn người bị thương. Hai nhà đối lập có uy thế, người thứ nhất là Antonio Ledezma, bị bắt phải vượt ngục tị nạn tại Tây Ban Nha, người thứ hai là Leopoldo Lopez, bị quản thúc.

Tuy nhiên, trong hạ tuần tháng 01/2019, các đối thủ của Tổng thống xã hội Nicolas Maduro đã huy động hàng trăm ngàn công dân phẫn nộ chống chế độ tham ô và bất tài làm cho đất nước lao xuống đáy vực khủng hoảng kinh tế, tài chính và thực phẩm. Cao điểm của ngày biểu tình 23/01/2019 là Juan Guaido, một dân biểu mới 35 tuổi, chủ tịch luân lưu Quốc hội Venezuela, định chế chính trị còn nằm ngoài tầm kiểm soát của chế độ, long trọng tuyên cáo ông là "Tổng thống đương nhiệm" trong tiếng vỗ tay hoan hô của đám đông công dân biểu tình. Tuy chưa có tiếng tăm nhưng Juan Guaido ngay lập tức được Mỹ, Canada và đa số các nước láng giềng, tiếp theo là Úc và Israel công nhận là "Tổng thống".

Tại Châu Âu, với tư cách mà một nước bảo hộ cũ, chính phủ cánh tả Tây Ban Nha vận động Pháp, Đức, Anh, Bồ Đào Nha, Hà Lan ra tối hậu thư kỳ hạn cho Nicolas Maduro, cho đến Chủ nhật 03 tháng 02 phải thông báo tổ chức tổng tuyển cử. Nếu không, các nước Châu Âu sẽ công nhận Juan Guaido.

Đây là lần đầu tiên từ sau cuộc đảo chính của trung tá Hugo Chavez năm 1992 thành lập chế độ xã hội chủ nghĩa, ngọn gió chính trị có dấu hiệu đổi chiều.

Trả lời phỏng vấn RFI tiếng Pháp, nhà nghiên cứu Pascal Drouhaud, chuyên gia của viện tư vấn Choiseul, Paris phân tích :

Một bước chuyển động tích cực đang thành hình tại Venezuela và hoàn toàn khác hẳn với những diễn biến trước đây. Juan Guaido, trẻ tuổi, có một lực lượng, có một động lực mà ai cũng thấy rõ. Tôi cũng rất ngạc nhiên khi thấy Juan Guaido có vẻ biết điều phối hoạt động trên trường quốc tế. Chúng ta đã thấy từ mấy ngày qua, tình hình diễn biến nhanh chóng và xu hướng chuyển tiếp chế độ đã hiện rõ.

Bối cảnh và tình trạng đất nước hiện nay đã góp phần thúc đẩy xu hướng muốn đổi mới này. Đó là tâm lý chán ngán chế độ, kinh tế khủng hoảng hết chỗ nói, tỉ lệ lạm phát trong năm nay được dự tính lên đến 10.000.000%. Không thể mường tượng nổi thế nào là lạm phát 10.000.000%, sống như thế nào đây ? Trong khi đó, Venezuela là một nước giàu, rất giàu tài nguyên, trữ lượng dầu lên đến 300 tỉ thùng. Là thành viên của OPEP, Venezuela lẽ ra phải là cường quốc đáng nể trong khu vực, thế mà hàng triệu công dân phải bỏ nước ra đi. Trong số 32 triệu dân, khoảng 2,3 triệu người đã vượt biên. Một triệu qua Colombia. Làm sao một nước như Colombia có thể cưu mang một triệu người tị nạn, phải cho họ những phương tiện sống, những điều kiện tối thiểu để tạm cư. Một triệu khác qua Ecuador, Peru hay Chile.

Khủng hoảng đã kéo dài từ nhiều năm. Từ 2016, 2017 đã có những cuộc biểu tình lớn. Giờ đây, người ta có cảm tưởng như là tình hình tồi tệ hơn nữa, đời sống mỗi ngày mỗi khó làm người dân không còn chút ảo vọng nào đối với ông Nicolas Maduro.

Chưa biết, tình hình sẽ ngã ngũ ra sao nhưng rõ ràng là xu hướng chuyển tiếp càng ngày càng rõ nét. Bây giờ có hai khối đang đối đầu nhau : khối của Tổng thống Maduro và khối của Tổng thống tự xưng Guaido, được nhiều nước quan trọng ủng hộ như Hoa Kỳ.

Cuộc chiến giành chính danh

Một bên là đối lập, chiếm đa số tại Quốc hội lập pháp, bên kia là chính quyền của Tổng thống Nicolas Maduro, vừa bắt đầu nhiệm kỳ hai nhưng bị nhiều nước không công nhận tính chính đáng. Hàng chục sĩ quan kêu gọi nổi dậy bị bắt trong khi theo cáo buộc của Nicolas Maduro, nhiều quân nhân đào ngũ thành lập lực lượng "đánh thuê" ở Colombia để lật đổ chế độ hợp pháp.

Nếu tam quyền phân lập là điều kiện tiên quyết để xác định một nền dân chủ thì tại Venezuela có lập luận đặc biệt : hành pháp và lập pháp tiêu trừ nhau. Tái đắc cử năm 2018, Nicolas Maduro không nhìn nhận tính hợp hiến của Quốc hội bầu lên hai năm trước đó. Quốc hội Venezuela, do đối lập kiểm soát qua một cuộc bầu cử dân chủ, cũng xem Nicolas Maduro là một tên bịp chính trị, sau khi loại các ứng cử viên đối thủ bằng thủ đoạn bất chính.

Lập luận của chủ tịch Quốc hội Juan Guaido như thế nào để biện minh cho quyết định tự xưng Tổng thống ?

Thomas Posado, giáo sư chính trị đại học Paris 8, cho biết quan điểm :

Diễn giải Hiến Pháp, Juan Guaido cho rằng Maduro không có tính chính danh. Từ đó, Juan Guaido tự xưng là Tổng thống Venezuela. Là một dân biểu đắc cử cách nay 3 năm rưỡi, trong một cuộc bầu cử còn tự do, có sự tham gia của đông đảo dân chúng.

Còn Maduro tái đắc cử vào tháng 05/2018 trong một cuộc bầu cử không minh bạch, nhiều ứng cử viên khác bị cấm, bị gạt qua bên lề. Chính quyền Madoro còn lạm dụng bộ máy Nhà nước để bắt chẹt người dân. Người nào không đi bầu cho Maduro thì bị cắt thẻ trợ cấp thực phẩm. Thế nhưng tỉ lệ cử tri đi bầu vẫn thấp kỷ lục, tỉ lệ vắng mặt lên đến 54% làm lộ rõ thế yếu của Nicolas Maduro. Trong khi đó, Juan Guaido được hầu hết các nước trong khu vực ủng hộ, từ Brazil của Jair Bolsonaro cho đến Hoa Kỳ của Donald Trump.

Điều 355

Nếu tìm hiểu bản Hiến Pháp Venezuela, do Tổng thống Hugo Chavez ký ban hành năm 1999, tức 7 năm sau cuộc đảo chính lật đổ chính quyền dân sự cánh hữu, thì điều 355 quy định như sau : "Nhân dân Venezuela không công nhận bất cứ một chế độ nào, một Quốc hội nào hay một chính quyền nào đi ngược lại những giá trị, những nguyên tắc và bảo đảm dân chủ hoặc gây tác hại cho nhân quyền".

Dựa vào Hiến Pháp này, Quốc hội Vezenuela, bất chấp những hù dọa, cản trở của hành pháp, chỉ định chủ tịch Juan Guaido làm "Tổng thống lâm thời" trong khi chờ một cuộc bầu cử mới.

Ai chính danh, ai hợp pháp trong số hai vị "Tổng thống" Venezuela ?

Chuyên gia Pascal Drouhaud : Người ta có thể nghĩ rằng có một cuộc đấu giữa "hợp pháp" và "chính danh". Đúng như thế, bởi vì năm 2015, có một cuộc bầu cử Quốc hội lập pháp và trong cuộc bầu cử này, đối lập chiến thắng. Trong số dân biểu đắc cử có Juan Guaido và nhiều lãnh đạo đối lập. Thế rồi, Nicolas Maduro từng bước tước đoạt thẩm quyền của Quốc hội lập pháp. Tòa án tối cao, trong tay Maduro, phủ quyết mọi quyết định của Quốc hội lập pháp. Đến năm 2017, phe Maduro lập ra một cái "Quốc hội lập hiến". Thủ đoạn chính trị này nhằm mục đích vô hiệu hóa Quốc hội lập pháp, song song với việc thành lập thêm một số định chế mới để "hợp pháp hóa" chính quyền Maduro mà chúng ta thấy rõ qua cuộc bầu cử thiếu minh bạch vào tháng 5/2018 mà cách nay mấy hôm, Maduro tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai.

Người lừa đảo có quyền bắt đối thủ tự phong

Do quyền lực nằm trong tay Tổng thống Nicolas Maduro và các định chế do ông lập ra thêm như Quốc hội lập hiến, hay bổ nhiệm tay chân vào ghế lãnh đạo như Tòa án tối cao, tư lệnh các binh chủng, thì rõ ràng là ông mạnh hơn. Tổng thống đắc cử nhờ gian lận, lẽ ra là một can phạm, nhưng có quyền bắt Tổng thống tự phong. Trái lại Juan Guaido không thể bắt Nicolas Maduro.

Nhưng nhờ có phối hợp trong ngoài, tương quan lực lượng có vẻ nghiêng về Juan Guaido.

Thomas Posado : Nếu so sánh tương quan lực lượng đồng minh chống lưng giữa hai phe thì Juan Guaido có vẻ mạnh hơn. Juan Guaido được nhóm Lima, với đa số chính phủ cánh hữu ở Châu Mỹ Latinh ủng hộ. Ngoài ra còn có Hoa Kỳ, Canada và Liên Hiệp Châu Âu.

Trong khi đó, Nicolas Maduro được các đồng minh truyền thống như Nga, Cuba, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn do quyền lợi kinh tế và vì Venezuela có tài nguyên dầu hỏa dồi dào.

Tuy nhiên, do bị Hoa Kỳ trừng phạt kinh tế gây nhiều khó khăn cho nên chế độ Caracas hoàn toàn bị bóp nghẹt về tài chính. Thêm vào đó, bản thân Venezuela đã bị khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, đồng tiền mất giá thảm hại. Hệ quả là lần đầu tiên, thành phần dân nghèo có truyền thống ủng hộ chính quyền cánh tả, nay cũng xuống đường chống Maduro.

Trong quân đội cũng có một vài dấu hiệu giới quân nhân cấp thấp không còn tin tưởng ở Maduro, vào khả năng cải thiện tình hình, đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn ở ngày mai. Thế nào là cuộc sống với với tỷ lệ lạm phát là 10.000.000% ?

Chế độ chưa lung lay vì Maduro còn được một số nước có trọng lượng ủng hộ như Trung Quốc, Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ… khối quốc tế này chưa muốn bỏ rơi Maduro. Vấn đề là Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chọn thái độ dứt khóat, tuyên bố thẳng thừng là mọi phương án đã được chuẩn bị để đối phó kể cả trong trường hợp tình hình diễn biến xấu nhất tức là quân đội trung thành với Maduro ra tay đàn áp dân chúng.

Câu hỏi then chốt ở đây là liệu Nga, Trung Quốc có chấp nhận đọ sức với Mỹ và các quốc gia Châu Mỹ Latinh để bảo vệ Maduro hay không ?

Khủng hoảng Venezuela sẽ đi tới một khúc quanh khi mà xã hội công dân đứng lên với lập trường ủng hộ đối lập. Tôi muốn nói đến Giáo Hội Công Giáo.

Juan Guaido cũng tỏ ra mà một nhà chính trị thông minh khi cam kết ân xá cho tất cả quân nhân, công chức quay về với nhân dân. Cho đến nay, quân đội vẫn án binh bất động cũng là một thành công của Juan Guaido.

Giáo sư Eduardo Rios Ludena, một nhà phân tích chính trị tại Caracas, dự đoán chế độ Caracas cuối cùng sẽ phải thương thuyết với tân lãnh đạo đối lập (Libération).

Tú Anh

******************

Venezuela : 'Tổng thống lâm thời' Guaidó nói vợ 'bị đe dọa' (BBC, 31/01/2019)

Tổng thống lâm thời tự xưng của Venezuela Juan Guaidó nói gia đình ông đã bị đe dọa, trong bối cảnh đất nước tiếp tục bị khủng hoảng chính trị.

cuba3

Lãnh tụ đối lập tự nhận là Tổng thống lâm thời Venezuela, ông Juan Guaidó, muốn cải tổ triệt để đất nước cung như củng cố khẩn cấp kinh tế và các dịch vụ công.

Trong một bài phát biểu tại Đại học Trung tâm Venezuela (VCU), ông nói cảnh sát đã đến tư gia của ông để tìm vợ ông.

Ông Guaidó tuyên bố mình là Tổng thống trong tháng này và ngay lập tức được Mỹ và một số quốc gia Châu Mỹ Latinh công nhận.

Trong một bài phát biểu tại Đại học Trung tâm Venezuela (VCU), ông nói cảnh sát đã đến tư gia của ông để tìm vợ ông.

Ông Guaidó tuyên bố mình là Tổng thống lâm thời trong tháng này và ngay lập tức được Mỹ và một số quốc gia Châu Mỹ Latinh công nhận.

Nga, Trung Quốc và Mexico ủng hộ Tổng thống Nicolás Maduro.

Hậu thuẫn quân sự được coi là rất quan trọng đối với việc bám giữ quyền lực của ông Maduro. Nhưng ông Guaidó nói rằng ông đã có các cuộc họp bí mật với quân đội để giành được sự ủng hộ trong việc lật đổ ông Maduro.

Các cuộc biểu tình đã được tổ chức trên khắp đất nước kể từ khi ông Maduro bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai vào ngày 10/01/2019. Ông Maduro được bầu vào năm ngoái trong một cuộc bỏ phiếu gây tranh cãi, trong đó nhiều ứng cử viên phe đối lập đã bị cấm tranh cử hoặc bị bỏ tù.

Khoảng ba triệu người đã chạy trốn khỏi Venezuela trong bối cảnh kinh tế cấp bách.

'Một kế hoạch cho tất cả'

Ông Guaidó cho biết : "Ngay lúc này, các lực lượng đặc biệt đã ở nhà tôi tìm Fabiana", nhà lãnh đạo phe đối lập nói trong bài phát biểu tại trường đại học.

"Chế độ độc tài nghĩ rằng họ sẽ làm chúng tôi sợ hãi. Tôi đã nhận được thông tin này trước khi tôi đến đây. Nhưng tôi đã không bắt đầu với điều đó. Tôi bắt đầu với một kế hoạch cho tất cả người Venezuela".

Hướng trực tiếp tới lực lượng an ninh, ông Guaidó nói : "Tôi sẽ buộc các vị chịu trách nhiệm về bất kỳ sự đe dọa nào với con tôi, đứa bé mới 20 tháng tuổi".

Tổng thống tự xưng nói trong một sự kiện phác thảo tầm nhìn khoáng đại của ông cho định hướng tương lai của đất nước.

Ông Guaidó kêu gọi "tái lập các dịch vụ công", các biện pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng tồi tệ và hỗ trợ cho "các lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất" của nền kinh tế.

"Chúng tôi muốn một đứa trẻ được sinh ra ở bất kỳ nơi nào ở Venezuela đều có khát vọng ngang bằng, hoặc nhiều hơn bất kỳ đứa trẻ nào sống ở Madrid, Barcelona hoặc Bogota hoặc bất kỳ nơi nào khác trên thế giới", ông nói.

Ông kêu gọi người dân Venezuela tập hợp lại vào thứ Bảy 02/2 như một phần của các cuộc biểu tình mới để yêu cầu "hỗ trợ nhân đạo".

Ông Guaidó trước đó cho biết ông đã có "các cuộc họp bí mật với các thành viên của lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh". Ông không nói đã nói chuyện với ai.

Đại diện quân sự hàng đầu của Venezuela tại Hoa Kỳ, Đại tá Jose Luis Silva, đã đào thoát - nhưng các nhân vật quân sự cấp cao ở Venezuela ủng hộ ông Maduro.

Là người đứng đầu Quốc hội Venezuela, ông Guaidó nói rằng hiến pháp cho phép ông nắm quyền lực tạm thời khi Tổng thống được coi là bất hợp pháp.

Tuy nhiên Tòa án tối cao Venezuela đã cấm nhà lãnh đạo này của phe đối lập rời khỏi đất nước và đóng băng các tài khoản ngân hàng của ông.

'Sẵn sàng đàm phán'

cuba4

Ông Nicolas Maduro nói ông sẵn sàng đối thoại với phe đối lập

Ông Maduro nói với hãng thông tấn Nga RIA rằng ông đã sẵn sàng đàm phán với phe đối lập "vì lợi ích của Venezuela" nhưng sẽ không chấp nhận tối hậu thư hoặc tống tiền.

Ông nhấn mạnh rằng ông có sự hậu thuẫn của quân đội, cáo buộc những kẻ đào ngũ đã lập âm mưu đảo chính.

Nhiều sĩ quan giữ chức vụ như bộ trưởng hoặc các vị trí có ảnh hưởng khác trong chính quyền, nội các Maduro hiện nay.

Hôm thứ Năm, Nghị viện Châu Âu đã bỏ phiếu, trong một nghị quyết không ràng buộc, công nhận ông Guaidó là Tổng thống lâm thời cho đến khi cuộc bầu cử mới có thể được triệu tập.

Quốc hội không có quyền hạn về chính sách đối ngoại nhưng kêu gọi Liên minh Châu Âu và các quốc gia thành viên của mình tuân theo.

'Càng sớm càng tốt'

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, Federica Mogherini, nói Liên Minh Châu Âu đã đồng ý thành lập một nhóm liên lạc với các quốc gia Mỹ Latinh nhằm giải quyết khủng hoảng, nhưng đặt ra thời hạn 90 ngày để tìm một giải pháp chính trị.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã viết trên Twitter vào hôm thứ Tư rằng ông đã nói chuyện với ông Guaidó và ủng hộ "tuyên bố lịch sử của Tổng thống", và ông Trump viết trong một thông điệp trên Twitter hôm thứ hai rằng "cuộc chiến giành tự do đã bắt đầu !"

Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton cũng đã viết thông điệp trên Twitter và có lời khuyên cho ông Maduro :

"Tôi chúc Nicolas Maduro và các cố vấn hàng đầu của ông nghỉ hưu lâu dài, yên tĩnh, sống trên một bãi biển đẹp ở một nơi nào đó xa Venezuela. Họ nên tận dụng sự ân xá của Tổng thống Guaido, và ra đi. Càng sớm càng tốt".

Bộ trưởng Ngoại giao Anh Jeremy Hunt dự kiến sẽ thúc giục các quốc gia EU áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các nhân vật chủ chốt trong chính phủ của ông Maduro hôm thứ Năm, sau khi cũng nói chuyện với ông Guaidó vào thứ Tư.

Bên trong Venezuela, có các tin tức nói các nhà báo quốc tế đang bị giam giữ. Hãng thông tấn Tây Ban Nha EFE cho biết ba trong số các nhà báo của họ đang bị trục xuất đến Colombia.

Hai nhà báo người Pháp, làm việc cho một chương trình truyền hình có tên gọi "Quotidien", cũng đã bị bắt giữ. Hai người khác, từ Chile, đã bị trục xuất.

*****************

Venezuela : Tại sao một số nước ủng hộ Maduro ? (BBC, 31/01/2019)

Tình hình chính trị của Venezuela không chỉ thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng quốc tế mà còn chia thế giới làm hai phe, ủng hộ Tổng thống lâm thời Guaidó hay đương thời Maduro.

cuba5

Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador tuyên bố : "Chúng tôi công nhận các lãnh đạo được bầu theo hiến pháp Venezuela"

Tính cho đến giờ ngoài Hoa Kỳ có hơn 20 quốc gia ủng hộ Guaidó.

Tuy nhiên một số nước vẫn khẳng định sự hỗ trợ của họ với ông Nicolás Maduro.

Chúng ta duyệt qua những nước ủng hộ Tổng thống Maduro và chế độ bị cho là độc tài và đàn áp nhân quyền của ông để xem tại sao.

Cuba

Cuba, Bolivia và Mexico là 3 nước đầu tiên lên tiếng ủng hộ Tổng thống Maduro.

Granma, tờ báo nhà nước của Cuba nói rằng qua việc công nhận Guaidó là Tổng thống lâm thời, Donald Trump đã chỉ đạo một cuộc đảo chính.

Giới phân tích cho rằng một trong những lý do Cuba ủng hộ chính phủ Maduro là vì từ cuối năm 1999, Cuba và Venezuela đã trở thành hai đồng minh thân thiết cả về kinh tế lẫn chính trị, với sự lệ thuộc vào nhau ngày càng tăng.

Sự phụ thuộc hai chiều giữa Cuba và Venezuela được thấy rõ trong nhiều lãnh vực, trong đó có thương mại và đầu tư, an ninh và ngoại giao.

Venezuela là nguồn cung cấp dầu quan trọng cho Cuba để đổi lấy dịch vụ của các bác sĩ, giáo viên, huấn luyện viên thể thao và cố vấn quân sự của nước này.

Nhưng ngoài ra, giống như Bolivia, Cuba ủng hộ Venezuela còn là vì hai nước có cùng ý thức hệ.

Mexico

"Chúng tôi công nhận các lãnh đạo được bầu theo hiến pháp Venezuela", Jesus Ramirez, phát ngôn viên của Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador, nói với AFP hôm 24/1.

Cùng với Uruguay, Mexico là hai quốc gia Mỹ Latinh nổi tiếng khác công nhận Maduro, cùng lên tiếng kêu gọi chính phủ Venezuela và phe đối lập đàm phán thêm để tìm giải pháp hòa bình.

Mexico, quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha lớn nhất thế giới, trước đây từng chỉ trích Venezuela, nhưng từ thời Tổng thống Lopez Obrador, nước này trở lại chính sách đối ngoại truyền thống dựa trên "nguyên tắc không can thiệp" vấn đề nội bộ của các quốc gia khác.

Trước đó, Mexico là thành viên duy nhất của Tập đoàn Lima gồm 14 quốc gia - bao gồm một số cường quốc Mỹ Latinh hàng đầu và Canada - không ký tuyên bố vào ngày 4/1 kêu gọi ông Maduro chuyển giao quyền lực cho cơ quan lập pháp được bầu cử dân chủ, thay vì bắt đầu một nhiệm kỳ mới sau đó sáu ngày.

Tuy nhiên tối hôm 28/1, Đại sứ Mexico tại Hoa Kỳ Martha Barcena nói với báo giới ở Washington là chính phủ của bà không đứng vào phe nào trong cuộc khủng hoảng này.

"Chúng tôi không chống lại quan điểm của Hoa Kỳ tại Venezuela. Chúng tôi không đứng về phía Maduro. Chúng tôi không đứng về phía Guaidó. Chúng tôi nghĩ rằng có thể tìm ra cách thứ ba cho một giải pháp hòa bình". Đại sứ Martha Barcena's nói.

Bolivia

Tổng thống cánh tả của Bolivia, Evo Morales, thường xuyên phê bình chỉ trích ông Trump - đã tấn công những gì ông gọi là một cuộc tấn công của đế quốc vào quyền dân chủ và quyền tự quyết của Nam Mỹ.

Ông Morales khẳng định mối quan hệ lâu dài với Tổng thống Nicolas Maduro vào thứ Tư 24/1, viết trên Twitter rằng sẽ đứng về phía Venezuela chống lại can thiệp của Hoa Kỳ vào các vấn đề của Nam Mỹ, theo Reuters :

"Sự đoàn kết của chúng tôi với người dân Venezuela và người anh em Nicolas Maduro, trong những giờ phút quyết định này, khi móng vuốt của chủ nghĩa đế quốc lại tìm cách làm tổn thương nền dân chủ và quyền tự quyết của các dân tộc Nam Mỹ",

Tổng thống Bolivian Evo Morales vừa kỷ niệm 13 năm tại vị vào thứ Ba 22/1 trong bối cảnh tranh cãi về việc liệu ông có nên được phép tái tranh cử Tổng thống hay không.

Năm ngoái, Bolivia đã chấp nhận Morales ra ứng cử nhiệm kỳ thứ tư bất chấp việc này bị cấm trong hiến pháp và kết quả trưng cầu dân ý phản đối cuộc tái bầu cử như vậy. Cuộc bầu cử cho nhiệm kỳ Tổng thống năm năm tới dự kiến diễn ra vào tháng Mười.

Trung Quốc

Trung Quốc, chủ nợ lớn nhất của Venezuela, với số nợ khổng lồ 20 tỷ đôla, nói hôm 24/1 là nước này phản đối những can thiệp bên ngoài sau khi Hoa Kỳ lên tiếng ủng hộ Guaidó, và cho biết họ ủng hộ những nỗ lực trong việc bảo vệ chủ quyền, độc lập và ổn định đất nước của chính phủ Venezuela.

"Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng các biện pháp trừng phạt hoặc can thiệp từ bên ngoài thường làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn và không hữu ích trong việc giải quyết các vấn đề thực tế,'' một phát ngôn viên của bộ ngoại giao Trung Quốc nói.

Trung Quốc đã dồn nhiều tiền vào Venezuela với hy vọng có thể tiếp cận được nguồn tài nguyên dầu khí khổng lồ.

Việt Nam

Lên tiếng sau khi Trung Quốc tỏ thái độ, Việt Nam nói "luôn quan tâm, theo dõi mong muốn Venezuela hòa bình và ổn định, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và Venezuela, vì lợi ích của nhân dân hai nước và đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở hai khu vực cũng như trên toàn thế giới".

Quan hệ giữa Việt Nam và Venezuela dù đã được thiết lập từ tháng 9 năm 1989, nhưng tương quan giữa hai bên không được cho là mật thiết, vì thế thái độ trung lập của Việt Nam không làm ai ngạc nhiên.

Thêm vào đó, Việt Nam có lẽ cũng không muốn mâu thuẫn với quan điểm của Trung Quốc trước cuộc khủng hoảng chính trị của Venezuela.

Nga

Là chủ nợ lớn thứ hai của Venezuela, Nga là quốc gia lên tiếng ủng hộ Tổng thống Maduro rõ ràng, mạnh mẽ nhất.

Một tuyên bố của Nga trích lời Tổng thống Putin viết : "Sự can thiệp phá hoại từ nước ngoài đã vi phạm một cách trắng trợn các quy tắc cơ bản của luật pháp quốc tế".

Tổng thống Vladimir Putin cũng gọi phôn cho Maduro bày tỏ sự hỗ trợ của mình.

Thủ tướng Nga, Dmitry Medvedev, mô tả sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Guaidó là một cuộc đảo chính và buộc tội Hoa Kỳ đạo đức giả , lý luận rằng người Mỹ sẽ phản ứng ra sao nếu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, tuyên bố mình là Tổng thống.

Franz Klintsevich, thượng nghị sĩ Nga và một đại tá đã nghỉ hưu, nói rằng nếu cần, Moscow có thể kết thúc hợp tác quân sự với Venezuela nếu Maduro, người mà ông nói là Tổng thống hợp pháp, bị lật đổ.

Đối với Nga, Venezuela cho đến nay vẫn là một nền tảng quan trọng trong chiến lược giành chiến thắng trước các quốc gia gần Hoa Kỳ, cả vì lý do quân sự và kinh tế.

Nga đã đầu tư rất nhiều vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Venezuela. Nó có quan hệ quân sự chặt chẽ với đất nước này. tháng 12 năm ngoái, hai máy bay ném bom tầm xa của Nga đã bay tới Venezuela như một cử chỉ ủng hộ Tổng thống Maduro, làm tức giận Washington.

Nga hy vọng rằng các khoản đầu tư sẽ biến Maduro thành một đối tác kinh doanh lâu dài, và mất đi Maduro không có lợi cho những đầu tư này.

Thổ Nhĩ Kỳ

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã ủng hộ Tổng thống Maduro - một động thái mà đối với một số người sẽ đưa Thổ Nhĩ Kỳ vào một trục mới nổi của các chính phủ thiên về độc tài.

Recep Tayyip Erdoğan, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, gọi điện cho ông Maduro để đề nghị hỗ trợ vào hôm 24/1, sau đó ông Erdoğan nói trong một cuộc họp báo rằng ông đã bị sốc khi nghe tin Mỹ ủng hộ Guaidó.

"Bạn phải tôn trọng kết quả bầu cử. Tuyên bố của ông Trump, một người tin vào dân chủ, đã gây sốc cho tôi", ông Erdoğan nói. Tôi đã gọi Maduro trên đường trở về từ Nga. Tôi nói rất rõ ràng : "Không bao giờ cho phép những hành vi chống dân chủ. Anh phải đứng vững".

Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlüt Çavuşoğlu đưa ra cảnh báo về tuyên bố của Guaidó :

"Có một Tổng thống dân cử và một người khác tuyên bố mình là Tổng thống và một số nước công nhận điều này. Điều này có thể gây ra sự hỗn loạn", ông Mevlüt Çavuşoğlu nói với kênh tin tức A Haber.

"Chúng tôi chống lại sự cô lập của các nước. Tôi hy vọng tình hình sẽ được giải quyết một ôn hòa".

Thổ Nhĩ Kỳ, trên danh nghĩa là một đồng minh của Hoa Kỳ và là thành viên của NATO, có thể gắn bó với Maduro vì mối quan hệ kinh tế sâu rộng với Venezuela.

Iran

Iran phản đối các sự kiện ở Venezuela, nói tuyên bố của phe đối lập rằng họ nắm giữ chức Tổng thống là một cuộc đảo chính, và một nỗ lực giành quyền lực bất hợp pháp.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran, Bahram Ghasemi, cho biết : "Cộng hòa Hồi giáo Iran hỗ trợ chính phủ và nhân dân Venezuela chống lại bất kỳ sự can thiệp nào của nước ngoài, và bất kỳ hành động phi pháp và bất hợp pháp nào như việc đảo chính".

Giới quan sát cho rằng, thường là nạn nhân của những chỉ trích của Hoa Kỳ, việc ủng hộ chính quyền Maduro của Iran còn là thái độ ủng hộ một đồng minh cũng là cái gai trong mắt Mỹ.

Uruguay

Hôm 23/1, Bộ Ngoại giao Uruguay đưa ra tuyên bố rằng hai nước Uruguay và Mexico đang đề xuất một "quá trình đàm phán mới đáng tin cậy và hoàn toàn tôn trọng luật pháp và nhân quyền để giải quyết tranh chấp của Venezuela một cách hòa bình".

Uruguay cùng với Mexico kêu gọi tất cả các bên trong và bên ngoài liên quan đến cuộc khủng hoảng xoa dịu căng thẳng và ngăn chặn bạo lực leo thang.

******************

Venezuela : Tổng thống lâm thời Guaidó nói 'đã gặp quân đội' (31/01/2019)

Lãnh đạo phe đối lập của Venezuela, Juan Guaidó, đã tổ chức các cuộc họp bí mật với quân đội để giành được sự ủng hộ trong việc lật đổ Tổng thống Nicolás Maduro.

cuba7

Nhà lãnh đạo phe đối lập, ông Guaidó tuyên bố là Tổng thống lâm thời của Venezuela

Ông Guaidó tiết lộ tin này trong một bài bình luận trên New York Times.

Nhà lãnh đạo phe đối lập tuyên bố mình là Tổng thống lâm thời hồi đầu tháng này, khiến căng thẳng cuộc đấu tranh quyền lực leo thang.

Nga và Trung Quốc tiếp tục ủng hộ ông Maduro, trong khi Mỹ và một số nước Mỹ Latinh đã công nhận ông Guaidó.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tweet hôm thứ Tư rằng ông đã nói chuyện với ông Guaidó và ủng hộ "việc tuyên bố làm Tổng thống lịch sử", viết trong một tweet thứ hai rằng "Cuộc chiến giành tự do đã bắt đầu !

Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Jeremy Hunt dự kiến sẽ thúc giục các quốc gia EU áp đặt những biện pháp trừng phạt đối với các nhân vật chủ chốt trong chính quyền Maduro vào thứ Năm, sau khi cũng nói chuyện với ông Guaidó hôm thứ Tư.

Khoảng ba triệu người đã trốn chạy khỏi Venezuela trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng cao độ, và gia tăng bạo lực trong những tuần gần đây.

Các cuộc biểu tình đã được tổ chức trên khắp đất nước Venezuela kể từ khi ông Maduro bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai vào ngày 10 tháng 1. Ông đã được bầu vào năm ngoái trong một cuộc bỏ phiếu gây tranh cãi, trong đó nhiều ứng cử viên phe đối lập đã bị cấm tranh cử hoặc bị bỏ tù.

Bài viết của ông Guaidó nói gì ?

"Chúng tôi đã có những cuộc họp bí mật với các thành viên của lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh", ông Guaidó viết trong bài báo trên New York Times.

"Việc quân đội thôi hỗ trợ ông Maduro rất quan trọng để tạo ra sự thay đổi trong chính phủ và phần lớn những người phục vụ quân đội đồng ý rằng các biến chuyển gần đây của đất nước không thể tiếp tục mãi được".

Bài báo cũng nói rằng phe đối lập đã đề nghị ra ân xá cho các lực lượng vũ trang "không bị kết tội chống lại loài người".

Là người đứng đầu Quốc hội Venezuela, ông Guaidó nói rằng hiến pháp cho phép ông nắm quyền lực tạm thời khi Tổng thống đương nhiệm được coi là bất hợp pháp.

Tuy nhiên, Tối cao Pháp viện Venezuela đã cấm nhà lãnh đạo phe đối lập rời khỏi đất nước, và đóng băng các tài khoản ngân hàng của ông.

Bài viết của ông Guaidó diễn ra cùng ngày khi các cuộc biểu tình mới bắt đầu chống lại ông Maduro.

Tổng thống Venezuela trước đó nói với hãng thông tấn Nga RIA rằng ông đã sẵn sàng đàm phán với phe đối lập "để chúng ta có thể nói chuyện vì lợi ích của Venezuela".

Ông nói thêm rằng ông không sẵn sàng chấp nhận tối hậu thư hay tống tiền, và khăng khăng rằng ông có sự hậu thuẫn của quân đội Venezuela, cáo buộc những kẻ đào ngũ đã âm mưu đảo chính.

Phản ứng về cuộc khủng hoảng

Hoa Kỳ và hơn 20 quốc gia khác đã ủng hộ ông Guaidó.

Hôm thứ Hai, Hoa Kỳ áp đặt kiềm chế đối với công ty dầu khí quốc doanh PDVSA.

Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Bolton đã nói chuyện với các doanh nghiệp thông qua Twitter hôm thứ Tư, nói với họ rằng đừng giao dịch với "vàng, dầu hoặc các hàng hóa khác của Venezuela" bị đánh cắp khỏi người dân bởi "băng đảng Maduro".

Ông Maduro có sự ủng hộ của Nga, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Bolton đã nói chuyện với các doanh nghiệp thông qua Twitter hôm thứ Tư, nói với họ rằng đừng giao dịch với "vàng, dầu hoặc các hàng hóa khác của Venezuela" bị đánh cắp khỏi người dân bởi "băng đảng Maduro".

Ông Maduro được sự ủng hộ của Nga, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

Giới chức Nga đã phủ nhận các báo cáo rằng lính đánh thuê từ nước này đã được gửi qua Venezuela để bảo vệ mạng sống của Maduro.

Mexico và Uruguay trong khi đó đã công bố kế hoạch cho một hội nghị của các quốc gia "trung lập" vào ngày 7 tháng 2 tại thủ đô Montevideo của Uruguay, để thảo luận về cuộc khủng hoảng.

Áp lực ngoại giao gia tăng

Phân tích của James Landale, phóng viên đặc trảch ngoại giao của BBC

cuba8

Bản đồ những quốc gia ủng hộ và chống Maduro và Guaido

Các nhà lãnh đạo Châu Âu đã cảnh báo rằng nếu ông Maduro không công bố có cuộc bầu cử mới vào Chủ nhật, thì họ sẽ cùng Hoa Kỳ và những người khác chính thức công nhận nhà lãnh đạo phe đối lập, Juan Guaido, làm Tổng thống lâm thời.

Hôm thứ Năm, tại một cuộc họp ở Romania, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Jeremy Hunt sẽ thúc giục các đối tác EU của mình tiến xa hơn và xem xét việc áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các nhân vật chủ chốt trong chính phủ.

Điều đó sẽ không dễ dàng, đòi hỏi sự ủng hộ nhất trí của EU, nhưng bộ trưởng ngoại giao Anh tin rằng đề nghị ấy nên được cứu xét.

EU có một chế độ trừng phạt hiện có đối với 18 người Venezuela bị cáo buộc vi phạm nhân quyền và danh sách này có thể được gia tăng.

Ông Guaido, người đã nói chuyện với ông Hunt hôm thứ Tư, được hiểu là đang thúc giục EU thực hiện một hành động cứng rắn hơn đối với chính phủ ở Caracas.

Giới chức Hoa Kỳ trước đây đã tuyên bố rằng tất cả các lựa chọn "đang ở trên bàn" để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Venezuela, mà các nhà quan sát đã diễn giải là có thể bao gồm các hành động quân sự.

Ông Bolton cũng xuất hiện trong một cuộc họp báo với một cuốn sổ ghi chú có dòng chữ "5.000 quân tới Colombia", giáp biên giới Venezuela.

Tập đoàn Lima - một cơ quan gồm 14 quốc gia bao gồm Canada được thành lập vào năm 2017 để tìm giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng - đã phản đối bất kỳ sự can thiệp quân sự nào vào nước này.

Published in Quốc tế

Cấm vận dầu lửa Venezuela : Vũ khí hạng nặng của Mỹ

Venezuela, Hoa Vi, đó là hai hồ sơ chính của các báo Pháp hôm nay 30/01/2019, bên cạnh đó là việc đánh thuế GAFA. 

camvan1

Các thiết bị khoan dầu ở Cabimas, Venezuela. Ảnh chụp ngày 29/01/2019. Reuters/Isaac Urrutia

Le Figaronhận định "Washington tìm cách bóp nghẹt Caracas" : Venezuela không còn có thể xuất khẩu dầu lửa qua khách hàng chính yếu và hầu như duy nhất, đó là Mỹ.

Cấm vận dầu lửa Venezuela : Mỹ đã tung đại pháo

Washington đã quyết định tung ra vũ khí hạng nặng để chống lại chế độ Nicolas Maduro. Bộ trưởng Tài Chính Mỹ Steven Mnuchin loan báo sẽ phong tỏa tất cả tài sản của tập đoàn dầu khí quốc doanh PDVSA, và mọi khoản tiền chi trả mua dầu từ nay sẽ chuyển vào một tài khoản được đóng băng. Số tiền mua dầu trong năm nay là khoảng 11 tỉ đô la, và tài sản của PDVSA tại Hoa Kỳ khoảng 7 tỉ đô la.

Tổng thống Maduro giận dữ tuyên bố quyết định của Mỹ là "bất hợp pháp, đơn phương, vô đạo đức, đáng lên án", là "lời kêu gọi thẳng thừng làm đảo chính". Về phía ông Juan Guaido loan báo sẽ bổ nhiệm một ban giám đốc mới cho tập đoàn dầu khí để "thu hồi một ngành kỹ nghệ đang trong tình trạng thê thảm. Mục đích là nhằm tránh một khi rời quyền lực, những kẻ đã vơ vét mọi thứ ở Venezuela có thể đánh cắp những đồng bạc cuối cùng".

Le Figaro nhắc lại, PDVSA đang bị rất nhiều vụ tai tiếng tham nhũng, và hiện đang có cuộc điều tra ở Andorre về vụ biển thủ 2 tỉ đô la. Libération nói thêm Caracas cũng nhìn nhận tình trạng này, vì đã truy tố các cựu lãnh đạo PDVSA do ông Chávez bổ nhiệm, hiện nay đang đào tẩu.

Dầu nặng của Venezuela được lọc ở Mỹ

Venezuela là nhà cung cấp dầu lửa thứ ba cho Hoa Kỳ. Công ty Citgo của Venezuela sở hữu ba nhà máy lọc dầu : Lake Charles và Lemont ở Texas, Corpus Christi ở Louisiana. Mỗi ngày các nhà máy này lọc được 750.000 thùng dầu, trong đó phân nửa là từ Venezuela, gồm toàn dầu nặng, cần phải có kỹ năng và thiết bị đặc biệt để lọc. Citgo cũng có 14.885 trạm xăng trên lãnh thổ Mỹ.

Hồi năm 1986, PDVSA quyết định mua lại 50% mạng lưới phân phối này, vốn là chi nhánh mang lại lợi nhuận nhiều nhất. Đầu tư vào mạng lưới xăng dầu ở Mỹ, PDVSA muốn nắm toàn bộ các khâu từ sản xuất đến phân phối. Vào thời đó, Hoa Kỳ đã là khách hàng chính của Venezuela, nhập khẩu 30% sản lượng. Một phần dầu lọc tại Mỹ lại được nhập về Venezuela, vì năng lực lọc dầu trong nước rất yếu do không được đầu tư.

Vốn của Citgo được dùng để bảo đảm cho món vay 11 tỉ đô la từ Moskva. Do không trả được nợ, có lúc đã đặt vấn đề để cho 49% vốn Citgo rơi vào tay Rosneft của Nga. Mayela Rivero, cựu nhân viên PDVSA giải thích : "Hoa Kỳ là một trong những thị trường cuối cùng trả tiền dầu sòng phẳng cho Venezuela".

Hoa Kỳ : Khách hàng lớn duy nhất trả tiền theo giá thế giới

Rivero nằm trong số 30.000 nhân viên bị ông Chávez sa thải trực tiếp trên truyền hình năm 2003 sau "cuộc đình công nổi dậy". Ông cho biết : "Mỗi ngày, 350.000 thùng dầu được chuyển đi gần như miễn phí. Có 300.000 thùng để trả nợ cho Nga và Trung Quốc, và 50.000 thùng cho Cuba với giá rẻ mạt. Chỉ có 300.000 đến 500.000 thùng bán cho Hoa Kỳ là được chi trả theo giá thị trường thế giới".

Theo Rivero, quyết định mới đây của Washington sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng, vì như vậy dầu lửa Venezuela xuất đi gần như không thu lại được xu nào. Thiếu tiền, khủng hoảng nhân đạo càng thêm nặng nề. Chính phủ không thể xử lý dầu để bán cho dân, và người dân không chỉ thiếu ăn mà còn không thể di chuyển.

Nicolas Maduro loan báo từ nay dầu lửa trên các tàu ở cảng Venezuela sẽ phải trả tiền trước. Nhưng ông Rivero nhận định, rất khó chuyển 4 triệu thùng dầu định xuất cho Mỹ sang hướng khác. Trước hết, khách hàng mới phải là những nước không buôn bán với Hoa Kỳ, thứ đến, giá dầu Venezuela cạnh tranh được nhờ phí vận chuyển sang Mỹ thấp, còn nếu xuất sang Trung Quốc sẽ đắt hơn nhiều. Cuối cùng, như trên đã nói, vì là dầu nặng, cần có thiết bị và năng lực đặc thù để xử lý.

Bóp nghẹt chế độ Maduro, người dân Venezuela thêm khốn khổ

Đối với nhà phân tích chính trị Luis Vicente Leon, "chính quyền Mỹ muốn đánh vào nền kinh tế Venezuela để khiến chính phủ Nicolas Maduro phải nghiêng ngã. Nếu thành công, chế độ cánh tả này sẽ sụp đổ, nhưng nếu thất bại, nạn nhân chính sẽ là người dân".

Nhật báo thiên tả Libération gọi đây là vụ "săng-ta" của Washington. Hoa Kỳ đã giáng một đòn mạnh, khiến chế độ "xã hội chủ nghĩa" Venezuela mất đi nguồn thu từ dầu lửa chiếm đến 95% nguồn thu xuất khẩu đồng thời là thu ngân sách. Đó là bóp nghẹt Venezuela về kinh tế, có nguy cơ làm 32 triệu dân nước này thêm đói kém.

Tờ báo giải thích vì sao Hoa Kỳ là đối tác truyền thống của Venezuela về dầu lửa. Trước hết do gần gũi về địa lý : dầu được đưa một cách dễ dàng từ dòng sông chính Orénoque của Venezuela đi qua biển Caribbean và vịnh Mexico, đến các nhà máy lọc dầu ở Texas hay Louisiana. thứ hai, dầu nặng của Venezuela cần phải pha loãng với dầu nhẹ mà nước này không có. Trong thế kỷ 20, Caracas không tìm cách tự lọc dầu, vì lý do kỹ thuật đã đành, nhưng chủ yếu muốn để các công ty ngoại quốc hoạt động trong lãnh vực này, và họ giao nộp một phần lợi tức vào ngân sách nhà nước.

Hai chủ nợ Nga và Trung Quốc lo sợ

Dầu lửa từ Venezuela chiếm 9% lượng dầu nhập khẩu của Mỹ, và nay chỉ còn 3%, Hoa Kỳ có thể dễ dàng tìm nguồn khác. Thế nên ông Donald Trump có thể xuống tay thẳng thừng với Caracas.

Libération kết luận, gọng kềm đang siết chặt xung quanh ông Maduro vào lúc những cuộc biểu tình mới sắp diễn ra theo lời kêu gọi của đối lập, làm hai đối tác chính của Venezuela hết sức lo sợ. Trung Quốc và Nga đã cho Venezuela vay nhiều tỉ USD, sợ rằng sẽ chẳng bao giờ thấy lại được những đồng đô la của mình.

"Bắc Kinh và Caracas, liên minh nợ nần", đó là tựa đề một bài báo của El Pais được Les Echos trích dẫn. Theo tờ báo, Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ vì là chủ nợ lớn nhất của Venezuela với 54 tỉ đô la, chiếm 40% tổng nợ của nước này, và từ 2010 mỗi năm vẫn đầu tư thêm 2,2 tỉ đô la. Những sự kiện dồn dập diễn ra tại Venezuela vào lúc kinh tế Trung Quốc đang lao đao vì cuộc chiến thương mại với Mỹ, và diễn biến trong những tuần lễ sắp tới mang tính quyết định cho quan hệ song phương Bắc Kinh – Caracas.

Nghi vấn Mỹ gởi 5.000 quân sang Colombia

Le Monde nhận định, chính sách của tổng thống Donald Trump được ủng hộ rộng rãi tại Châu Mỹ La-tinh, nơi mà những lời gào thét của ông Nicolas Maduro ít gây được cảm tình. Tuy nhiên kịch bản một sự chuyển giao chính trị vẫn còn bất định, và nhiều nước lo ngại khủng hoảng Venezuela biến thành xung đột quân sự.

Trong những cuộc biểu tình làm rung chuyển đất nước từ ngày 23/1, đã có 35 người thiệt mạng và 850 người bị bắt. Được hỏi về ý định của Mỹ, cố vấn an ninh quốc gia John Bolton trả lời như ông Trump tuần trước : "Tất cả các giải pháp đều được đặt lên bàn". Một bức ảnh chụp ông Bolton đang cầm cuốn sổ tay trong phòng báo chí Nhà Trắng đã gây xôn xao : trong cuốn sổ này có ghi câu "5.000 quân nhân ở Colombia". Truyền thông lập tức đoán rằng có thể Mỹ sẽ gởi quân đến nước láng giềng của Venezuela.

Colombia có 2.000 km đường biên giới trên bộ với Venezuela, luôn là đồng minh trung thành của Washington. Bộ trưởng Ngoại giao Colombia nói rằng không biết gì về những ghi chú này, còn lãnh tụ đối lập Juan Guaido tuyên bố không có thông tin nào, đồng thời khẳng định mong muốn nhanh chóng ra khỏi khủng hoảng với những biện pháp của chính người Venezuela.

Trên lãnh vực xã hội, bài phóng sự của thông tín viên Libération ở Caracas cho biết, tại La Vega, một khu phố bình dân của thủ đô Venezuela, người dân sống vật vờ qua ngày. Một phần ba cư dân tại đây cầm cự được nhờ có tiền của người thân từ nước ngoài gởi về. Hầu hết những người ở lại đều trên 60 tuổi, những người trẻ đã tha phương cầu thực.

Hoa Vi bị kết tội cùng lúc với khởi động đàm phán thương mại

Về hồ sơ lớn thứ hai là Hoa Vi (Huawei), Libération chạy tựa "Tại Hoa Kỳ, Hoa Vi rơi vào vùng cấm", Les Echos nhấn mạnh "Hoa Vị bị Mỹ cáo buộc gian lận và làm gián điệp". Le Figaro nhận định "Việc kết tội Hoa Vi khiến Bắc Kinh tức giận", Le Monde ghi nhận "Chính quyền Trump rầm rộ tổ chức kết tội Hoa Vi", còn La Croix mô tả chân dung "Hai nhân vật để chấm dứt thương chiến" : đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc.

Les Echos nhận định đây quả là một khởi đầu kỳ lạ cho cuộc đàm phán thương mại sẽ tái lập từ hôm nay tại Washington giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Đoàn đại biểu từ Hoa lục vừa đặt chân đến thủ đô nước Mỹ thì được biết các cáo buộc mới đối với Hoa Vi.

Theo thông tín viên Le Figaro tại Bắc Kinh, Lưu Hạc khó thể cho đây là một sự trùng hợp tình cờ, ông ta có thể nghĩ rằng một số diều hâu ở Washington không muốn có thỏa thuận thương mại. Tương tự, thông tín viên của tờ báo cánh hữu ở Washington cũng cho rằng bộ Tư pháp Hoa Kỳ lẽ ra có thể loan báo tin trên một cách kém phần khiêu khích hơn.

Khi huy động đến ba bộ trưởng trong việc long trọng công bố 23 tội danh của Hoa Vi, tổng thống Donald Trump nhắm ba mục tiêu. thứ nhất, gây áp lực để tư pháp Canada đồng ý cho dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu. thứ hai, chứng tỏ với các đồng minh và các công ty viễn thông trên thế giới quyết tâm của Mỹ trừng trị Hoa Vi. Cuối cùng là thông điệp rõ ràng cho Bắc Kinh : Hoa Kỳ sẽ không còn để cho các công ty Trung Quốc chinh phục thị trường của mình trong khi vẫn vi phạm lệnh trừng phạt các "nhà nước du côn", và khuyến khích đánh cắp bí mật công nghệ.

Thưởng cho nhân viên đánh cắp thông tin : Chủ trương từ cấp cao Hoa Vi

Các báo cho biết có hai cáo buộc riêng biệt từ tòa án New York và tư pháp bang Washington. New York khởi tố Hoa Vi và hai chi nhánh cùng với giám đốc tài chính Mạnh Vãn Châu, vì vi phạm trừng phạt Iran và che giấu điều này với các ngân hàng và chính quyền Mỹ. Các tội danh là : gian lận ngân hàng, vi phạm lệnh trừng phạt, âm mưu ngăn trở tư pháp.

Tòa án Washington cáo buộc Hoa Vi đánh cắp bí mật thương mại của một trong những đối tác Mỹ là T-Mobile. Đó là thông tin về Tappy, một robot giúp thử nghiệm điện thoại bằng cách mô phỏng những hoạt động của con người. Trước đó T-Mobile từng kiện Hoa Vi ra tòa, nhưng chỉ được bồi thường 4,8 triệu đô la thay vì 500 triệu đô la như đòi hỏi.

Quyền bộ trưởng tư pháp Mỹ Matthew Whitaker loan báo, theo điều tra sơ khởi, Hoa Vi tặng thưởng cho những nhân viên nào đánh cắp được các thông tin quý giá. Đây không phải là những trường hợp cá biệt, mà theo chủ trương từ cấp cao. Washington cũng yêu cầu dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu, và Canada có 30 ngày để quyết định.

Libération nhận xét, nỗ lực của Mỹ để chống lại Hoa Vi bắt đầu mang lại kết quả, nhất là nơi các đồng minh thân cận nhất như Úc, Anh, còn Đức và Pháp nay cũng đã do dự không muốn sử dụng công nghệ 5G của Hoa Vi. Les Echos dẫn nguồn từ Bloomberg cho rằng như vậy Châu Âu phải chấp nhận bị trễ hai năm về công nghệ này, vì mạng 5G sẽ được xây dựng trên cơ sở mạng 4G đã có sẵn, trong khi thiết bị Hoa Vi vẫn đang được sử dụng rộng rãi.

Thụy My

Published in Quốc tế

Trung Quốc đưa Venezuela đến bờ vực hỗn loạn như thế nào

Trọng Thành, RFI, 30/01/2019

Tình hình tại Venezuela cuối tháng 1/2019 này đang hết sức căng thẳng. Xung đột có thể bùng nổ, giữa một bên là một tổng thống bị mất lòng dân, nhưng được quân đội và Nga, Trung Quốc ủng hộ, và bên kia là chủ tịch Quốc Hội tự phong làm tổng thống, được Hoa Kỳ và nhiều nước phương Tây hậu thuẫn. Vì sao một quốc gia giàu tài nguyên bậc nhất thế giới lại chìm trong lạm phát kinh hoàng, kinh tế hoàn toàn kiệt quệ, chế độ chính trị ngày càng độc đoán và bất lực, đẩy đất nước đến bờ vực rối loạn, có nguy cơ nội chiến hoặc can thiệp quân sự từ bên ngoài ?

tacnhan1

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro (T) gặp lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, Bắc Kinh, 22/09/2013. Reuters/Lintao Zhang/Pool

Đất nước Venezuela sở dĩ rơi vào tình trạng bên bờ hỗn loạn hiện nay một phần rất lớn là do chính sách của Trung Quốc với Caracas, từ gần 20 năm qua. Dùng dòng tín dụng lớn để khuyến khích chế độ Venezuela bám chặt lấy ảo tưởng ý thức hệ "xã hội chủ nghĩa", bám chặt lấy việc xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản như phương thức sống còn chủ yếu. Kết quả là tạo ra một tầng lớp quan chức ăn bám, tham nhũng, một bộ phận đông đảo dân chúng bị ru ngủ trong các ảo ảnh. Sau đây là phần tổng hợp thông tin từ báo chí, về vai trò của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng Venezuela hiện nay.

***

Quan hệ của Trung Quốc với "chế độ xã hội chủ nghĩa Venezuela" khởi đầu ra sao ?

Dầu mỏ là duyên nợ của Venezuela với Trung Quốc. Trang mạng SupChina, có trụ sở tại New York, tháng 1/2019 này, có loạt bài "The Venezuela-China relationship, explained" đáng chú ý.

Năm 1996, Venezuela thu được hơn một tỉ đô la nhờ bán dầu cho các nước Châu Á – Thái Bình Dương, chủ yếu là cho Nhật Bản. Dầu thô của quốc gia Nam Mỹ này bắt đầu được bán sang Nhật từ năm 1988. Ngay trước khi ông Hugo Chavez đắc cử tổng thống năm 1998, tập đoàn dẩu mỏ Trung Quốc (NPCC) đã tìm cách đàm phán để được chính quyền lúc đó cho phép khai thác dầu ở Venezuela. Những người ủng hộ ứng cử viên tổng thống Chavez đã tố cáo chính sách bán tài nguyên cho "các thế lực đế quốc".

Sau khi lên nắm quyền, chế độ Chavez tìm thấy ở Trung Quốc đồng minh ý thức hệ hiếm có. Tổng thống Chavez đã không thay đổi các hợp đồng đã ký của Trung Quốc với chính quyền tiền nhiệm, và thậm chí còn mở rộng hơn.

Tháng 4/2001, ông Giang Trạch Dân - lãnh đạo Trung Quốc thời đó - đã đích thân tới Venezuela, ký kết nhiều hợp đồng, mở đầu cho quan hệ gắn bó kéo dài đã hơn 17 năm trời. Năm 2004 là một bước ngoặt lớn trong quan hệ hai nước. Bắc Kinh và Caracas ký thỏa thuận cho phép mỗi bên đầu tư tại quốc gia đối tác, mà không phải nộp thuế. Caracas cũng dành cho Bắc Kinh nhiều chế độ ưu đãi về thuế nhập khẩu, hơn hẳn với Hoa Kỳ.

Venezuela được Bắc Kinh coi là cánh cửa mở vào Nam Mỹ. Năm 2005, Trung Quốc đầu tư một tỉ đô la vào quốc gia này, hơn tất cả các nước khác trong khu vực. Vào thời điểm này, đã có khoảng 20 doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động tại Venezuela trong đủ các lĩnh vực, từ khai thác dầu mỏ, khai thác khoáng sản, đến xây dựng đường sắt, các hạ tầng giao thông khác, viễn thông, năng lượng, nông nghiệp, sản xuất dụng cụ điện tử gia dụng…

Năm 2005 cũng là năm mà tổng thống Venezuela Chavez quyết định đình chỉ quan hệ hợp tác lịch sử về quân sự với Hoa Kỳ, để xích lại gần Trung Quốc hơn. Năm 2007, thành lập Quỹ chung Trung Quốc – Venezuela. Thương mại song phương tăng cường, với tổng giá trị vượt quá 4 tỉ đô la. Quan hệ giữa Bắc Kinh và Caracas ngày càng mật thiết. Tuy nhiên cũng bắt đầu từ thời điểm đó, Venezuela trở thành quốc gia mắc nợ Trung Quốc nhiều nhất tại Châu Mỹ Latinh, với khoảng 5 tỉ đô la.

Phải chăng mục tiêu chính của Trung Quốc là khai thác khoáng sản, còn các đầu tư cho phát triển khác chỉ là để mỵ dân ?

Thực tế cho thấy, tình trạng tài chính và kinh tế của Venezuela ngày càng tồi tệ cùng lúc với ảnh hưởng tài chính và kinh tế của Trung Quốc tại nước này càng gia tăng. Nhìn chung, Trung Quốc không bao giờ công bố số tiền cho vay với các dự án cụ thể nào, cũng như điều kiện cấp tín dụng. Tình trạng mù mờ này là mảnh đất màu mỡ cho nạn tham nhũng bùng phát.

Theo một số nhà quan sát, tín dụng của Trung Quốc cho Venezuela, với 60 tỉ đô la, chiếm khoảng 40% tổng tín dụng của nước này cho các nước Mỹ Latinh. Nhìn chung, Trung Quốc dành đến 90% đầu tư trực tiếp tại Châu Mỹ Latinh cho các hoạt động khai thác khoáng sản, và tình hình cũng tương tự tại Venezuela.

Một trong các dự án đầu tư của Trung Quốc được quảng bá rầm rộ tại Venezuela là dự án xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Châu Mỹ Latinh, trị giá 7,5 tỉ đô la, do tập đoàn xây dựng đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới, của Trung Quốc, China Railway Group, thực hiện. Dự án khởi sự năm 2009, đã hoàn toàn đổ bể sau đó. Năm 2015, tập đoàn Trung Quốc âm thầm rút, để lại món nợ 400 triệu đô la cho Venezuela. Cho đến gần đây, nhiều người dân vẫn tin tưởng sẽ có một ngày nào đó công ty Trung Quốc trở lại.

Tình hình tương tự với dự án phát triển các ngành công nghiệp của Venezuela. Một ví dụ tiêu biểu là công ty điện tử viễn thông Orinoquia của Venezuela, ra đời năm 2010, với 35% vốn do tập đoàn Hoa Vi Trung Quốc đầu tư. Tuy nhiên, các dự án mà Hoa Vi hứa hẹn đã không bao giờ trở thành hiện thực.

Trên thực tế, trong lúc sản xuất nội địa của Venezuela không ngóc đầu lên được, thì hàng xuất khẩu từ Trung Quốc ồ ạt đổ vào nước này. Nếu như năm 1998, trước khi ông Chavez lên nắm quyền, chỉ có 0,18% hàng nhập khẩu đến từ Trung Quốc, thì 14 năm sau, tỉ lệ này lên đến 34,9%.

Bắc Kinh cũng có một số dự án trọng điểm thành công mang tính biểu tượng với Venezuela, như phóng vệ tinh, với sự hỗ trợ của Trung Quốc. Năm 2017, Caracas phóng thành công vệ tinh quan sát thứ ba lên quỹ đạo. Đây có thể là một hành động của chế độ Bắc Kinh nhằm quyền rũ chính quyền Venezuela. Tháng 9/2018, Bắc Kinh ký kết với Caracas 28 hợp đồng "hợp tác" thuộc nhiều lĩnh vực, dựa trên nguyên tắc "bình đẳng", "tôn trọng lẫn nhau", "hai bên cùng có lợi".

Đầu năm nay, bất chấp Venezuela – quốc gia đối tác hàng đầu của Bắc Kinh tại Châu lục – đang chìm sâu trong khủng hoảng, bên bờ hỗn loạn, lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc tại Chilê tiếp tục có một bài phát biểu hùng hồn quảng bá cho dự án Con Đường Tơ Lụa Trên Biển, coi các nước Nam Mỹ là "thành phần tự nhiên" và các đối tác không thể thiếu của dự án quốc tế khổng lồ mà Trung Quốc khởi xướng và chủ trì.

Sau khi lãnh đạo Chavez qua đời năm 2013, phải chăng Trung Quốc đã gia tăng nỗ lực biến Venezuela thành một chư hầu, thúc đẩy Caracas tăng cường khai thác tài nguyên để hoàn nợ ?

Trong bài viết mang tựa đề "Venezuela and China : a perfert storm (1), nhà nghiên cứu Matt Ferchen, chuyên về "mô hình phát triển Trung Quốc", quan hệ Bắc Kinh với các nước Mỹ Latinh nhận xét : Ngay cả sau khi đã biết Venezuela lún sâu vào khủng hoảng gần như không có lối ra, Bắc Kinh cũng không thừa nhận thất bại, từ chối tham gia vào các nỗ lực tại khu vực, nhằm giúp Venezuela tìm được lối thoát. Trung Quốc tin là các quan hệ vững chắc giữa hai chế độ cùng ý thức hệ, cùng với sự dồi dào tín dụng của các ngân hàng Nhà nước Trung Quốc, sẽ giúp Venezuela tiếp tục duy trì chính sách lấy bán dầu và quặng mỏ làm trụ cột của nền kinh tế, bất chấp mọi biến động thị trường và chính trị.

Các hợp tác theo kiểu bán rẻ tài nguyên, đã được khởi sự dưới thời tổng thống Chavez, được tăng cường trong thời kỳ ông Maduro lên nắm quyền, trong bối cảnh mô hình "chủ nghĩa xã hội" Venezuela có dấu hiệu phá sản hoàn toàn.

Sau khi tổng thống Chavez qua đời, và trong bối cảnh các khu vực dầu mỏ dễ khai thác bắt đầu cạn kiệt, cùng lúc với giá dầu sụt giảm mạnh, tổng thống Maduro đã bí mật đàm phán với Trung Quốc và một số nước khác nhằm khai thác trên quy mô lớn nhiều loại khoáng sản quý hiếm, như vàng, coltan, boxit, kim cương, titan, nikel... tại vùng "Vòng cung mỏ Orinoco", với tổng diện tích 112.000 km² (tương đương 12% diện tích Venezuela hay một phần ba lãnh thổ Việt Nam) (2). Năm 2016, Trung Quốc ký được hợp đồng khai thác quặng coltan, rất cần cho điện thoại di động. Năm 2016 cũng là năm mà Vòng cung mỏ Orinoco chính thức được coi là một "đặc khu kinh tế", mở rộng cho các tập đoàn Trung Quốc và nhiều tập đoàn đa quốc gia khác. Đây là nơi các điều kiện kinh doanh hết sức dễ dãi, các tiêu chuẩn về lao động, môi trường gần như bị bỏ qua, chưa kể đến vấn đề môi trường sống, của rất nhiều cộng đồng sắc tộc sống lâu đời ở đây, bị đe dọa nghiêm trọng, do các hoạt động khai khoáng (3).

Tháng 9/2018, Bắc Kinh tiếp tục bỏ thêm 5 tỉ đô la, để mua lại 10% cổ phần của tập đoàn dầu mỏ Nhà nước (PDVSA). Trung Quốc cũng đạt được thỏa thuận với chính quyền Maduro để công ty Yankuang Group khai thác vàng tại khu vực Vòng cung Orinoco nói trên.

Nhiều người vốn trung thành với di sản của Bolivar - nhà cách mạng Venezuela nổi tiếng thế kỷ 19, mà tổng thống Chavez được coi là người kết tục - đã coi giai đoạn 2014 đến nay là thời kỳ mà chính quyền Venezuela đã hoàn toàn xa rời với một số tôn chỉ tốt đẹp ban đầu của cố tổng thống để chuyển hướng sang một mô hình kinh tế "tân tự do", lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc, Mỹ, Nga hay một số tập đoàn đa quốc gia (4).

Tương lai quan hệ giữa Venezuela và Trung Quốc sẽ ra sao ?

Sự thất bại của chế độ Chavez tại Venezuela có thể coi là là một thất bại của Trung Quốc. Tuy nhiên, cho dù chế độ "xã hội chủ nghĩa" hiện nay ở Venezuela có sụp đổ, Bắc Kinh chắc chắn không buông Venezuela. Một mặt để bảo vệ số tiền bạc đã đầu tư, mặt khác tiếp tục có cơ hội khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản, được đánh giá là còn hết sức dồi dào, trong lúc khả năng kiểm soát của chính quyền trung ương lại hết sức hạn chế.

Vẫn theo chùm bài phân tích về quan hệ Trung Quốc – Venezuela trên trang mạng SupChina, thì cho dù chế độ mang danh hiệu "xã hội chủ nghĩa" của ông Maduro đang khủng hoảng trầm trọng, Bắc Kinh chắc chắn sẽ không từ bỏ vùng đất màu mỡ Nam Mỹ này. Một khi đã đứng chân được tại Venezuela, thì bằng cách này hay cách khác, Trung Quốc tìm mọi cách ở lại. Kể từ những năm 2015, năm 2016, Bắc Kinh bắt đầu tiếp xúc với đối lập Venezuela, để chuẩn bị phương án mới, đề phòng thay đổi chế độ. Về phần mình, giáo sư Isabelle Rousseau, một chuyên gia về chính trị tại Châu Mỹ Latinh (Đại học Colegio de Mexico) (5), cho biết Bắc Kinh cũng đang đàm phán bí mật với Nga và Mỹ về khủng hoảng Venezuela.

Theo một số nhà nghiên cứu, "thất bại" tại Venezuela không cản trở Trung Quốc tiếp tục mô hình quan hệ mua chuộc giới chóp bu để thao túng, trong trường hợp có thay đổi chính trị, giống như với nhiều chế độ độc tài khác, tại Cam Bốt hay Zimbabwe.

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 30/801/2019

Ghi chú :

1. "Venezuela and China : a perfect storm", Dialogo Chino, ngày 24/01/2019. (Venezuela và Trung Quốc : Một sự nhiễu loạn hoàn hảo")

2. "De la responsabilité de la Chine dans la crise vénézuélienne" của Emiliano Teran Mantovani, trang barril.info, ngày 21/10/2018.

3. Vòng cung mỏ Orinoco trong đó có một bộ phận thuộc rừng rậm nhiệt đới Amazon, vốn là khu vực được Hiến pháp Bolivia bảo vệ nghiêm ngặt, về đa dạng sinh học, cũng như do là quê cha đất tổ của nhiều sắc tộc bản địa như người Pemon, Warao, Hoti, Pumé, Sanema... Xem bài "Venezuela. L'échec du processus bolivarien (II)" của nhà xã hội học Edgardo Lander, trang alencontre.org, ngày 1/9/2018.

4. Như trên.

5. "Venezuela : Les Etats-Unis veulent asphyxier le gouvernement de Maduro", RFI, ngày 29/01/2019.

*******************

Từ Venezuela đến Việt Nam : Sự chuẩn bị nào cho dân chủ ?

Nguyễn Trang Nhung, RFA, 30/01/2019

Những ngày gần đây, tin tức về cuộc khủng hoảng chính trị tại Venezuela thu hút sự quan tâm của thế giới. Theo dõi tình hình quốc gia Nam Mỹ này, một bộ phận người Việt Nam không khỏi háo hức và hi vọng vào sự chuyển đổi chế độ chính trị từ độc tài sang dân chủ tại đất nước mình trong tương lai không xa.

tacnhan2

Từ trái qua phải : Ông Hoàng Trung Hải - Phó Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Ngài Nicolás Maduro - Tổng thống nước Cộng hòa Bolivar

Hi vọng ấy có lẽ xuất phát từ một điều giản đơn rằng chế độ độc tài nào rồi cũng sụp đổ. Có lẽ điều giản đơn này đúng. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là thời điểm sụp đổ của một chế độ độc tài, và điều quan trọng hơn nữa là sự chuẩn bị của cả xã hội cho sự chuyển đổi đó.

Trong giới bất đồng chính kiến Việt Nam tồn tại đồn đoán về thời điểm sụp đổ của chế độ độc tài. Quãng những năm 2006 – 2008, đồn đoán ấy là về năm 2014. Gần đây hơn, đồn đoán ấy là về tương lai gần, nhất là trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Dường như hi vọng và đồn đoán ấy đều xuất phát từ… ước muốn, một ước muốn thiếu thực tế và thừa mơ mộng. 

Năm 2014 đã qua đi và chế độ chính trị Việt Nam vẫn vậy. Tương lai gần, chẳng hạn 10 năm nữa (nếu 10 năm nữa chưa đủ gần thì 5 năm nữa) sắp đến và người ta sẽ sớm có câu trả lời. Song điều quan trọng hơn nữa, như trên đã nêu, là sự chuẩn bị của cả xã hội cho sự chuyển đổi chế độ chính trị từ độc tài sang dân chủ.

Nhìn Venezuela, có thể thấy quốc gia này có sẵn một số tiền đề cho dân chủ. Đó là sự tồn tại (hợp pháp) của nhiều đảng phái khác nhau. Đó là các cơ chế bầu cử, bao gồm phổ thông đầu phiếu để người dân lựa chọn nguyên thủ quốc gia, mà ở đây là tổng thống. Đó là thói quen thực hành các quyền con người, quyền công dân, mà điển hình là quyền biểu tình qua cuộc xuống đường với quy mô hàng trăm ngàn người để ủng hộ Juan Guaido như tổng thống lâm thời, v.v. 

Những tiền đề đó là những tiền đề mà Việt Nam chưa có, và nếu không được chuẩn bị một cách thỏa đáng, sự chuyển đối chế độ chính trị tại Việt Nam trong tương lai có khả năng cao sẽ dẫn đến một chế độ độc tài khác hoặc một chế độ dân chủ nửa vời mà thôi.

Để có được những tiền đề đó, những người đấu tranh cho dân chủ cần xây dựng một lực lượng đối lập đủ mạnh để có thể đòi hỏi chính quyền thực hiện các cải cách chính trị. Hẳn nhiên, lực lượng này phải được dẫn dắt bởi một bộ phận có đủ tài năng lẫn phẩm chất cần thiết và được hậu thuẫn bởi một bộ phận dân chúng tối thiểu (có lẽ chừng 30%). Cùng với đó, họ cần bồi đắp một nền tảng nhận thức và ý thức nhất định về dân chủ cho một bộ phận dân chúng tối thiểu (có lẽ cũng chừng 30%). 

Xây dựng một lực lượng đối lập đủ mạnh là rất khó, nhất là khi những người đấu tranh cho dân chủ hầu như không có một chiến lược hay một con đường rõ ràng nào cho chính họ cũng như cho dân chúng đi theo. Họ thiếu một hệ thống tư tưởng hay triết lý để làm kim chỉ nam cho những suy nghĩ và hành động của mình. Họ cũng thiếu sự quan tâm cần thiết tới việc phát triển bản thân và hội nhóm để trở nên đủ tâm lẫn tầm cho mục tiêu dân chủ mà họ theo đuổi.

Khó hơn cả việc trên là bồi đắp một nền tảng nhận thức và ý thức về dân chủ cho dân chúng. Dân chủ không đơn thuần là một thể chế mà còn là một giá trị. Theo nghĩa thứ hai, dân chủ đòi hỏi người dân cần có một số phẩm chất thiết yếu để làm chủ quốc gia, như chấp nhận sự đa dạng và khác biệt, tôn trọng quyền của thiểu số, có trật tự và kỷ luật, quan tâm tới cộng đồng, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, v.v. Đây là những phẩm chất mà người Việt Nam rất thiếu.

Nếu yếu tố thứ nhất – lực lượng đối lập đủ mạnh – là sự chuẩn bị cho dân chủ về mặt thể chế, thì yếu tố thứ hai – nền tảng nhận thức và ý thức nhất định về dân chủ – là sự chuẩn bị cho dân chủ về mặt giá trị, và chỉ khi có cả hai yếu tố, thì một nền dân chủ mới thực sự bền vững.

Chừng nào hai yếu tố trên đây chưa xuất hiện, khó có thể hi vọng vào một Việt Nam dân chủ trong tương lai gần. Và vì vậy, thay vì hi vọng thiếu thực tế vào một Việt Nam dân chủ trong tương lai gần, cần chuẩn bị cho một Việt Nam dân chủ trong tương lai có thể rất xa, và tương lai đó sẽ càng bớt xa khi sự chuẩn bị càng kỹ lưỡng.

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 30/01/2019 (NguyenTrangNhung's blog)

**************

Maduro rất tệ, Việt Nam còn tệ hơn

Võ Thị Hảo, RFA, 29/01/2019

Cuộc chính biến của Venezuela với tâm điểm bùng nổ vào ngày 23/01/2019 đã đem lại cảm hứng và niềm hy vọng lớn cho cuộc đấu tranh của những công dân nhằm thoát khỏi ách cai trị của nhóm cầm quyền mượn danh "theo con đường xã hội chủ nghĩa".

tacnhan3

Trong thời kỳ ông Maduro lên nắm quyền, mô hình "chủ nghĩa xã hội" ở Venezuela có dấu hiệu phá sản hoàn toàn.

Thủ đô Caracas - biển người biểu tình xuống đường phản đối sự điều hành kém cỏi, sự gian lận trong bầu cử và lạm dụng quyền lực, triệt hạ các đảng đối lập của chính phủ dưới quyền Tổng thống Nicolas Maduro. Thật hào hùng, thật đáng vinh danh biển người công dân tự trọng, biết tự vệ, vai kề vai bên cộng đồng để đứng lên phản đối, dám "đuổi" những kẻ công bộc mà họ đã nộp thuế và thuê với giá quá đắt để điều hành đất nước nhưng đã biển lận, bất tài vô dụng hại dân hại nước.

Những cơn lũ ống thác người cuồn cuộn trên đường Caracas đã và sẽ mãi còn là nguồn cảm hứng kiêu hùng cho hàng tỉ người trên thế giới. Rất nhiều người Việt Nam cũng đang hồi hộp theo dõi, mừng thay cho dân Venezuela dù biết rằng tình hình vẫn còn diễn biến và phe dân chủ còn phải trải nhiều gian nan mới đến chung cuộc ngoạn mục.

Xuất hiện "Mặt trời dân chủ" :

Venezuela, cũng như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba và Bắc Triều tiên, lấy cớ theo "con đường xã hội chủ nghĩa và tư tưởng Marx – Lenin" để dựng nên thể chế chính trị chỉ phục vụ cho đảng cầm quyền. Đó là thủ đoạn gian ngoan nhất mà nhóm cầm quyền dùng làm công cụ. Đây là cách mỵ dân, bao che cho việc tước đoạt quyền lợi của cộng đồng nhằm phục vụ cho quyền lợi riêng và để kéo dài tham vọng cai trị vĩnh viễn của nhà cầm quyền. Bằng sự tàn bạo không nao núng ngay cả trước mạng sống của hàng triệu người, Trung Quốc, Bắc Triều tiên, Việt Nam đã áp đặt được ách nô lệ lên người dân, nhưng với người Venezuela, đâu dễ để nô lệ hóa họ.

Một niềm hy vọng lớn, rực rỡ, – ít ra là cho đến thời điểm này- đã mọc lên trong tối tăm của những ngày mà cỗ xe thể chế chính trị phản tự nhiên, phản dân chủ tại Venezuela đang lăn đến bờ vực thẳm tự hoại.

Niềm hy vọng đó mang tên Juan Guaido – trẻ trai sung sức ở độ tuổi 35, lãnh đạo phe đối lập và Quốc hội hợp pháp mới được bầu lên từ ngày 5/1/2019 nhưng đã bị Tổng thống Nicolas Maduro vô hiệu hóa. Bị chính quyền Maduro cầm rời khỏi nơi cư trú, đóng băng tài sản và bị đe dọa tù tội, nhưng đã hiên ngang tuyên bố với gương mặt sáng ngời : "Tôi không tránh né các mối đe dọa hay tấn công vào thời điểm này. Chúng tôi vẫn ở đây và tiếp tục công việc của mình" (1).

Đại diện cho nhóm các nhà lãnh đạo trẻ cùng thành lập một đảng đối lập năm 2009, J. Guaido từng nhiều năm tham gia đấu tranh cho tự do ngôn luận, thậm chí tuyệt thực để đòi quyền tồn tại của các đảng đối lập và bầu cử tự do. Đến nay, khi quả bom phẫn nộ của nhân tâm đã phát nổ, theo mức độ lạm phát 1.300.000%, với sự ủng hộ của hàng trăm ngàn người dân và phe đối lập, chàng trai này đã hiên ngang tuyên bố là Tổng thống hợp pháp của Venezuela, đưa ra bằng chứng việc tái cử của Maduro là bất hợp pháp vì đã gian lận trong bầu cử, cùng những người biểu tình gây áp lực buộc ông này từ chức.

Vị Tổng thống mới này được sự công nhận nhanh chóng và hỗ trợ tích cực của một số cường quốc dân chủ, đặc biệt là Mỹ, bởi con đường đi của ông là hợp thời đại. Sự việc còn diễn biến cam go. Các nước như Nga, Trung Quốc, Cuba, Thổ Nhĩ kỳ vẫn chống lưng cho Maduro. Guaido vẫn chưa nắm chắc phần thắng, nhất là khi Maduro đang có toàn bộ nhân lực, kinh tài và quân đội trong tay, tha hồ dùng chính sách khủng bố để đàn áp lại.

Sự xuất hiện của Guaido không phải là ngẫu nhiên, cũng không xuất phát từ tham vọng giành quyền cai trị cho cá nhân. Chính sai lầm và sự đồi bại của thể chế chính trị theo mô hình xã hội chủ nghĩa đã nẩy sinh mầm độc tự hoại, buộc những nhà bất đồng chính kiến đấu tranh cho dân chủ xuất hiện. Điều đó như một phản xạ tự nhiên nhằm bảo vệ sự sống, khu trú và vô hiệu hóa mầm ung thư kia nhằm cứu lấy sự tồn tại chính đáng của các công dân Venezuela. Đây cũng chính là mô tip logig tự hoại và phản xạ tự bảo vệ của người dân khiến Liên xô và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa sụp đổ.

Tự do : Chính quyền Nguyễn Phú Trọng kém chính quyền Maduro 12 bậc

Việt Nam cùng là đồng chí của Venezuela nên có rất nhiều điểm tương đồng trong bộ máy chính trị và những sai lầm trong cách điều hành đất nước, mặc dù Việt Nam còn may mắn chưa bị sa vào nạn lạm phát và nạn đói như Venezuela.

tacnhan2

"Con đường xã hội chủ nghĩa và tư tưởng Marx – Lenin" là thủ đoạn gian ngoan nhất mà nhóm cầm quyền dùng làm công cụ.

Đương nhiên không ai có thể khẳng định rằng, cứ theo đà này, với trữ lượng dầu mỏ của Việt Nam cũng đã khai thác cạn kiệt, với những khoản nợ nước ngoài đã vượt ngưỡng nguy hiểm và nạn tham nhũng cùng sự lệ thuộc toàn diện vào Trung Quốc, nhà cầm quyền Việt Nam cũng đang tự hoại chính mình và không dẫn đến thảm họa đói kém đối với người dân như Venezuela.

Cùng theo con đường xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa Marx- Lenin, nhưng xét về xếp hạng tước đoạt tự do và nhân quyền của người dân thì Việt Nam bạo tàn hơn Venezuela tới 12 bậc.

Việt Nam bằng mọi cách khủng bố, đàn áp các nhà phản biện xã hội, người bất đồng chính kiến, tuyệt đối không cho phép một đảng nào tồn tại ngoài đảng cộng sản. Chỉ có đảng cộng sản độc tài toàn trị, mỗi cuộc bầu cử đều bị giới quan sát nhận định là không đáng tin cậy hoặc đều bị điều khiển định hướng theo nhà cầm quyền.

Trong khi đó, ở Venezuela, đảng cầm quyền của ông Maduro mang tên đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất – đảng của "giai cấp công nhân và nhân dân lao động", theo học thuyết "chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21" và chủ nghĩa Marx- Lenin... cùng vài thứ luận lý hổ lốn lạc hậu khác, dưới sự điều hành của tổng thống Nicolas Maduro,dù ngày càng tận dụng các cơ hội để chuyên quyền độc đoán nhưng vẫn chấp nhận có nhiều đảng đối lập cùng tồn tại, có phần quyền lực trong lập pháp và hành pháp.

So sánh hai đảng cầm quyền Việt Nam và Venezuela, Việt Nam vẫn nhiều phần nhục nhã hơn Venezuela nếu xét về mức độ độc tài và đàn áp nhân quyền và tự do ngôn luận. Xếp hạng tự do báo chí của Việt Nam năm 2018 tụt hạng, ở thứ 175/180, trong khi Venezuela còn khá hơn Việt Nam 12 bậc, xếp thứ 143/180 theo đánh giá của Tổ chức phóng viên không biên giới.

Mặt khác, ông Maduro chỉ là người điều hành đất nước kém cỏi, theo khuynh hướng lạm dụng và mới đặt chân sang đầu con đường độc tài, nhưng nhóm cầm quyền mà ông điều hành chưa đến mức bị nhân dân kết tội bán nước hại dân để đổi lấy quyền lực như nhà cầm quyền Việt Nam.

Đương nhiên dù chậm, nhưng rồi sẽ đến ngày Việt Nam xuất hiện những cuộc biểu tình hàng trăm ngàn người, liên tục, rộng khắp, buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải trả lại quyền đương nhiên cho dân.

Bao giờ những "mặt trời con" dân chủ trẻ trung như Juan Guaido của Việt Nam xuất hiện ? Họ đã nhiều lần xuất hiện nhưng đã bị triệt hạ bởi sự đàn áp tàn nhẫn của nhà cầm quyền Việt Nam để đảm bảo mọi mầm mống dân chủ và tự do đều bị "bóp chết từ thời trứng nước".

Vì sao sự khủng bố ở Việt Nam lớn hơn, lâu dài hơn, đã gần cả trăm năm mà dân Việt Nam - ngay cả nhiều người Việt Nam sống ở hải ngoại, tại những cường quốc dân chủ - lại cam chịu nô lệ hoặc để mặc hoặc ủng hộ sự nô lệ hóa, rời rã "lạc mất linh hồn" hơn dân Venezuela và nhiều dân xứ khác ? Sự sống còn của dân nước Việt buộc chúng ta trả lời và có giải pháp cho nhiều câu hỏi nhức nhối đã từng làm nhiều người nản lòng thoái chí.

Võ Thị Hảo

Nguồn : RFA, 29/01/2019 (vothihao's blog)

(1) https://vnexpress.net/the-gioi/tong-thong-lam-thoi-venezuela-bi-cam-roi-...

Published in Diễn đàn

Khi chế độ độc tài vay tiền ngoại bang để mua sợi dây treo cổ người dân rồi bắt nạn nhân rồi con cháu họ phải trả nợ thì điều ấy có công bằng không ? Đấy là cách đặt vấn đề sau khi chúng ta hiểu ra bối cảnh của chuyện Venezuela….

no1

Tỉ giá hối đoái trong ngày 29 tháng 1,2019 cho thấy sự chênh lệch quá lớn giữa đồng Boliviar của Venezuela và Mỹ kim - AFP

Khủng hoảng tại Venezuela

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Thưa ông, kể từ đầu năm 2014, xứ Venezuela tại Nam Mỹ lâm vào một vụ khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy ở bất cứ nơi nào, với Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF dự đoán năm ngoái là lạm phát lên tới 10 triệu phần trăm và người dân đói ăn phải moi thùng rác tìm lương thực khi bạo lực và tham nhũng hoành hành khắp nơi. Nhưng từ mươi ngày qua, cuộc khủng hoảng lên tới chính trị, khi Chủ tịch Hạ viện được bầu lên từ đầu năm 2015 đã căn cứ trên Hiến pháp mà tuyên bố là tạm xử lý trách nhiệm của tổng thống, trong khi ông Nicolás Maduro vẫn giữ vai trò Tổng thống sau một cuộc bầu cử được đa số cho là có gian lận. Lập tức, vào tuần trước, Chính quyền Hoa Kỳ cùng nhiều nước dân chủ đã công nhận Chủ tịch Hạ viện Juan Guiando là Quyền Tổng Thống, trong khi Liên bang Nga và Trung Quốc và vài xứ khác vẫn cố bênh vực chế độ Maduro.

Ngày Thứ Hai 28 vừa qua, Chính quyền Mỹ tăng áp lực và phong tỏa nguồn giao dịch của tập đoàn dầu khí quốc doanh có tên tắt là PDVSA và chi nhánh Mỹ của doanh nghiệp này là công ty Citgo tại Houston. Tình hình Venezuela có thể biến chuyển nhưng câu hỏi được người ta nêu lên là sau này ai sẽ thanh toán các món nợ của chế độ độc tài Venezuela ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa :  Trước hết, về bối cảnh thì Venezuela có lắm tài nguyên tại Mỹ Châu La Tinh, với trữ lượng dầu hỏa cao nhất thế giới, chiếm tới 95% số xuất khẩu, đa số là bán vào thị trường Mỹ. Nhưng xứ này chưa có cơ chế dân chủ trừ 40 năm ngắn ngủi từ 1959 tới 1999. Từ năm đó, sau khi ông Hugo Chavez nắm quyền và tiến hành cách mạng cộng sản thì Venezuela tụt hậu và sau khi Chavez mắc bệnh và tạ thế năm 2013 thì xứ này tụt dốc. Ngày nay, tổng sản lượng toàn năm của hơn 30 triệu dân chưa tới 100 tỷ đô la, lợi tức bình quân một người sụt hai phần ba, chỉ còn chừng ba ngàn đô la và 87% dân chúng sống dưới mức bần cùng, đói ăn thiếu thuốc và thực sự sống trong cảnh địa ngục trần gian.

Chúng ta không có thời lượng để nói về nguyên nhân của thảm kịch, trừ sự kiện là chế độ Hugo Chavez rồi Nicolás Maduro đã lấy tài nguyên trời cho để chia cho tay chân, kể cả bộ máy an ninh và quân đội sau khi quốc hữu hóa ngành dầu khí. Ngày nay, Venezuela đang mắc nợ có thể hơn 150 tỷ đô la và khó dùng dầu khí trả nợ cho các xứ độc tài đã bảo vệ mình, như Nga và Trung Quốc.

Những món nợ đáng tởm

Nguyên Lam : Nguyên Lam xin đi ngay vào các món nợ đó mà người dân xứ này sẽ phải thanh toán trong tương lai, thí dụ như dưới dạng dầu khí hay bằng cách nào khác. Chế độ độc tài đã tàn phá kinh tế và xã hội, thưa ông, khi nền dân chủ tái xuất hiện sau này, thì ai sẽ thanh toán những món nợ đó ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : - Chúng ta lại phải trở về một bối cảnh còn xa xưa hơn nữa và nói đến "những món nợ đáng tởm".

Lần đầu tiên mà vấn đề được đặt ra rồi trở thành án lệ là tiền lệ pháp lý làm cơ sở cho các phán quyết về sau, do giáo sư luật khoa Alexander Nahum Sack tại Paris vào năm 1927, cách nay hơn 90 năm. Là Tổng trưởng của chế độ Sa hoàng Nga, ông Sack lưu vong tại Pháp sau cuộc cách mạng cộng sản năm 1917, và trở thành giáo sư. Khi chính quyền Xô Viết thẳng tay phủ nhận mọi khoản nợ của chế độ Sa hoàng, ông nghiên cứu chuyện nợ nần sau mỗi lần thay đổi chế độ và thấy nhiều khoản nợ chính đáng mà chế độ sau không thể xoá bỏ và thoái thác. Nhưng cũng có những khoản nợ không chính đáng mà chế độ mới có thể nhân danh quyền lợi người dân để chối bỏ. Từ "dettes odieuses" do Alexander Sack đặt ra là tiếng Pháp, sau này mới được dịch qua Anh ngữ là "odious debts".

Chuyện này sở dĩ trở thành án lệ vì xảy ra nhiều lần tại Âu Châu và nơi khác sau khi chế độ thực dân cáo chung, nhiều quốc gia giành lại độc lập rồi gặp nạn độc tài quân phiệt, phát xít, cộng sản, và chuyển sang dân chủ. Khi có thay đổi chế độ trên một lãnh thổ thì phải xử lý thế nào về khoản nợ cũ để khỏi gây khủng hoảng dây chuyền trong luồng giao dịch quốc tế với nhau ? Về nguyên tắc, chế độ mới phải tôn trọng các cam kết vay mượn của chế độ cũ thì mới có thể nói chuyện giao dịch bình thường. Trong thực tế, giáo sư Sack cho rằng các khoản nợ không thật sự phục vụ người dân thì phải được coi là bất chính và đáng tởm.

no2

Chủ tịch Quốc hội Venezuela Juan Guaido và Tổng thống Nicolas Maduro. AFP

Nguyên Lam : Ông nói tới chuyện xa xưa, liệu ngày nay còn xứ nào công nhận chuyện ấy không ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Thật ra giáo sư luật khoa gốc Nga này không phát minh ra lý luận đó mà chỉ áp dụng những trường hợp xảy ra từ trước, vào cuối thế kỷ 19 tại Nam Mỹ và đầu thế kỷ 20 tại Âu Châu, chủ yếu là do tác động của Hoa Kỳ rồi các nước khác.

Số là sau cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Đế quốc Tây Ban Nha, thuộc địa Cuba của Tây Ban Nha được giải phóng. Nhân danh quyền lợi của dân Cuba, Hoa Kỳ vận động việc chối bỏ các khoản nợ mà Hoàng đế Maximilan của Tây Ban Nha đã vay các nước Anh, Pháp, Bỉ để củng cố chính quyền tại Cuba và tài trợ nhu cầu chiến tranh của Tây Ban Nha. Vì vậy, sau Hòa ước Paris năm 1898, Tây Ban Nha đành xác nhận rằng trước năm 1860 đã lấy tài nguyên của Cuba để yểm trợ chiến tranh ở Âu Châu và từ 1861 đến 1880 thì chính quyền của họ tại Cuba đã đi vay để bành trướng ảnh hưởng qua Mexico và nơi khác. Sau năm 1880 lại còn vay thêm để trả nợ cũ và để bảo vệ quyền lực của họ tại Cuba. Vì vậy, Hoa Kỳ và Cuba chẳng trả một đồng dù các chủ nợ tại Âu Châu có phàn nàn và phản đối !

Nguyên Lam : Câu chuyện này thật ly kỳ vì dẫn ta về xứ Cuba, một xứ cộng sản đang cố bảo vệ chế độ Maduro của Venezuela. Xin đề nghị ông giải thích tiếp !

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Phải nói là án lệ tại Cuba từ sau cuộc chiến Hoa Kỳ với Tây Ban Nha vào cuối thế kỷ 19 còn tái diễn tại Âu Châu sau Thế chiến I : Thỏa ước Versailles kết thúc Đại chiến năm 1919 có khoản quy định là Ba Lan không phải trả các khoản nợ do Đức-Phổ vay mượn để chiếm đóng xứ này !

Sau đó, trong vai trò tài phán cuộc tranh tụng về món nợ của chế độ độc tài Frederico Tinoco tại Costa Rica với ngân hàng Royal Bank of Canada, Chủ tịch Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ (cũng là cựu Tổng thống Mỹ), Howard Taft cũng ra phán quyết tương tự : ngân hàng chủ nợ đã biết mục tiêu đi vay của chính quyền Tinoco là bất chính nên chế độ mới có quyền phủ nhận món nợ này. Bối cảnh ấy cho thấy các "món nợ đáng tởm" đã được quốc tế chú ý từ lâu, và trở thành một nền tảng của công pháp quốc tế trong quan hệ tài chánh giữa các quốc gia.

Nguyên Lam : Chúng ta đã qua Thế kỷ 21, thưa ông, trong thế kỷ 20, người ta có những vụ kiện nào về các khoản nợ không chính đáng đó không ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Trong Thế kỷ 20, các nước đã có ba chục vụ kiện liên quan đến các khoản nợ đó, nổi tiếng và gần gũi nhất là vụ Hoa Kỳ tranh cãi cho chính quyền mới tại Iraq để phủ nhận mấy trăm tỷ đô la mà chế độ Saddam Hussein đã vay các nước khác, kể cả các nước Âu Châu, để bảo vệ quyền lực và đàn áp người dân !

Đáng nói hơn thế, trên chính trường và trong doanh trường của các nước, cả hai xu hướng thiên tả và bảo thủ đều có lúc ủng hộ việc vận động ấy. Mục tiêu thật ra rất đa dạng : nhằm xoá nợ cho các nước nghèo - như quan điểm của Giáo hội Vatican với"chương trình "Jubilee 2000" – hoặc hỗ trợ các chế độ dân chủ mới thành hình, ngăn cản hiện tượng vay tiền để tài trợ khủng bố, giải trừ nạn tham ô của các tổ chức quốc tế khi nhắm mắt trước các nghiệp vụ tài trợ bất chính, v.v... Mỗi xu hướng lại quan tâm đến một khía cạnh và hiểu ra sự nhạy cảm của họ là tìm ra cách vận động hữu hiệu trong một hệ thống luật lệ phức tạp.

Bài học cho Việt Nam

Nguyên Lam : Chúng ta trở lại chuyện Venezuela, thưa ông, trong tương lai thì tình hình của các khoản nợ này sẽ xoay chuyển ra sao ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Các lực lượng đấu tranh cho dân chủ tại Venezuela học kinh nghiệm thất bại của họ từ những năm 2002 là phân tán, thiếu phối hợp và không xuống tới quần chúng nên lần này đã có nhiều cuộc tiếp xúc với dân chúng từ dưới cơ sở và vận động quốc tế khiến cuộc khủng hoảng kéo dài từ năm năm có thể sẽ có kết quả. Khi để mất lòng dân, chế độ Maduro biến chất ra ách độc tài và bị lân bang kết án nên sẽ khó tồn tại, nhất là khi binh lính trong quân đội cũng là nạn nhân của tình trạng đói khổ. Từ những bài học đó, những người lãnh đạo Venezuela sau này cũng nghĩ đến gánh nợ sẽ phải trả cho chế độ tiền nhiệm.

Tôi nghĩ hoạt động quốc tế vận của họ sẽ giải thích và thương thảo rằng việc trừng phạt của các nước cần nhắm vào tay chân của chế độ cũ chứ không thể làm người dân là nạn nhân của việc phong tỏa kinh tế. Sau đó là nêu câu hỏi then chốt, rằng khi chế độ độc tài vay tiền ngoại bang để mua sợi dây treo cổ người dân rồi bắt nạn nhân và con cháu họ phải trả nợ thì điều ấy có công bằng không ?

Nguyên Lam : Nhưng chủ nợ của Venezuela là các cường quốc độc tài hay các ngân hàng quốc tế có dễ gì xóa nợ hay bị mất vốn hay không ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Thế giới đã nghiên cứu và nâng trình độ pháp lý tinh vi để khai triển thành một học thuyết có cơ sở khai thông các vấn đề tài chánh khi một chế độ độc tài chuyển sang một chế độ dân chủ. Chuyện quan trọng ở đây gồm có ba điều kiện đã được quốc tế công nhận. Thứ nhất khoản nợ xuất phát từ một chế độ độc tài đã cam kết bí mật, ngoài sự hiểu biết của người dân. Thứ hai, khoản vay mượn không đem lợi ích cho người dân mà chỉ tập trung vào tay chân của chế độ. Thứ ba, các chủ nợ đều có biết khi thương thuyết mà vẫn cho chế độ vay tiền. Rất nhiều khoản nợ của Venezuela đã hội đủ ba điều kiện ấy nên trong một tương lai không xa, giới chuyên gia về luật pháp và tài chánh có thể nghiên cứu và chuẩn bị để sau này dân Venezuela khỏi trả nợ oan uổng cho một chế độ đáng ghê tởm ! Và bài học sắp tới của Venezuela cũng là điều mà người Việt mình nên suy ngẫm cho tương lai…

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phỏng vấn kỳ này.

Nguyên Lam thực hiện

Nguồn : RFA, 29/01/2019

Published in Diễn đàn

Hoa Kỳ cảnh cáo Maduro ‘không được đụng tới Guaido’ (BBC, 28/01/2019)

Hoa Kỳ cảnh báo Venezuela rằng bất kỳ đe dọa nào gửi đến các nhà ngoại giao Mỹ hoặc lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido sẽ kích hoạt những ''phản ứng quan trọng".

maduro1

Ông Maduro tham gia tập luyện cùng quân đội ở Carabobo hôm Chủ nhật

Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton nói rằng bất kỳ sự ''đe dọa'' nào sẽ là một ''công kích đối với pháp trị''

Lời cảnh báo của ông diễn ra vài ngày sau khi Hoa Kỳ và hơn 20 quốc gia khác công nhận ông Giaido là tổng thống lâm thời của Venezuela.

Trong khi đó, ông Guaido kêu gọi các cuộc biểu tình chống chính phủ từ người dân vào thứ tư và thứ bảy.

Guaido, chủ tịch Quốc hội đang do phe đối lập kiểm soát, tuyên bố mình là tống thống lâm thời vào ngày 23 tháng 1.

Khủng hoảng chính trị ở Venezuela ngày càng thêm căng thẳng khi phe đối lập tiếp tục nỗ lực để truất quyền Tổng thống Nicolas Maduro.

Ông Maduro đã tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai của mình vào đầu tháng này, một cuộc bầu cử bị tẩy chay bởi phe đối lập và bị cáo buộc gian lận phiếu bầu, dẫn đến các cuộc biểu tình.

maduro2

Nicolás Maduro (trái) và Juan Guaidó

Chủ nhật vừa qua, tùy viên quân sự của Venezuela ở Hoa Kỳ, Đại tá Jose Luis Silva đã đào thoát khỏi chính quyền Maduro, nói rằng ông công nhận Guaido là tổng thống.

Không lâu sau, ông Bolton đã lên Twitter để làm rõ lập trường của Washington, cảnh báo các bên về bất kỳ hình thức ''bạo lực và đe dọa'' nào.

Cũng trên Twitter, ông Guaido kêu gọi một cuộc biểu tình "ôn hòa" diễn ra trong hai giờ vào thứ tư, và một cuộc ''tập hợp trong và ngoài nước'' hôm thứ bảy.

Chuyện gì sẽ xảy ra ?

Một số quốc gia ở Châu Âu bao gồm Tây Ban Nha, Đức, Pháp và Anh nói rằng họ sẽ công nhận luôn ông Guaido là tổng thống nếu bầu cử không xảy ra trong tám ngày tiếp theo.

Tuy nhiên, ông Maduro đã từ chối, và cho rằng tối hậu thư cân phải được rút lại.

Ông Maduro cũng cho rằng ông sẵn sàng ''tham gia đối thoại'' với những bên phản đối ông. Ông nói rằng ông đã nhiều lần viết thư cho Tổng thống Trump, mặc dù ông nghĩ rằng Tổng thống Hoa Kỳ ''khinh thường chúng tôi''.

Ông Maduro chấm dứt quan hệ với Hoa Kỳ trong ngày thứ năm vừa rồi sau khi Hoa Kỳ lên tiếng ủng hộ ông Guaido, và ra lệnh các đặc sứ ngoại giao của Mỹ rời Venezuela ngay lập tức trong vòng 72 giờ đồng hồ tiếp theo.

Tuy nhiên, khi thời hạn sắp hết vào tối thứ bảy vừa qua, bộ Ngoại giao Venezuela cho biêt sẽ rút lệnh trục xuất, và thay vào đó cho phép 30 ngày để hai bên thiết lập các ''văn phòng lợi ích'' ở nước sở tại.

Cùng lúc đó, ông Guiado nói với Washington Post rằng ông đang làm việc với một số quan chức quân đội ở Venezuela để xây dựng sự ủng hộ cho nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Ai ủng hộ ông Maduro ?

Nga, Trung Quốc, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng công khai ủng hộ ông Maduro.

Tuy nhiên, hơn mười hai quốc gia Latin và Canada đã lên tiếng ủng hộ ông Guaido.

Ở Châu Âu, chính phủ thiên tả của Hy Lạp ủng hộ ông Maduro.

Venezuela đang lấn sâu vào một cuộc khủng hoảng kinh tế, siêu lạm phát cũng như thiếu thốn về lương thực đã khiến hàng triệu người bỏ chạy.

Ông Maduro vấp phải nhiều sự phản đối từ nội bộ và chỉ trích quốc tế vì các vi phạm nhân quyền và cách điểu khiển kinh tế của mình.

Ông được bầu lại vào nhiệm kỳ thứ hai của mình trong năm ngoái, tuy nhiên cuộc bầu cử gây nhiều tranh cãi, khi nhiều ứng viên phe đối lập bị bỏ tù hoặc cấm tranh cử.

*************************

Về hội chứng chống Hoa Kỳ ở Venezuela và các nước Nam Mỹ (BBC, 28/01/2019)

Khủng hoảng Venezuela đang đem lại những con số, hình ảnh kinh khủng tràn ngập màn hình tin tức toàn cầu.

maduro3

Simon Bolivar (cưỡi ngựa trắng) sau trận Carabobo năm 1821 trong tranh của Arturo Michelena

Quốc gia này hiện có hai tổng thống, hai quốc hội và hai trưởng công tốđối nghịch nhau.

Kinh tế Venezuela sắp 'đặt mức' lạm phát 10 triệu phần trăm.

Có trên 4 triệu dân Venezuela đã vượt biên, và chỉ ở một khu lều trại bên Colombia, chừng hơn 1 triệu người tỵ nạn đang sống cực khổ.

Sự phá sản của chế độ Nicolas Maduro đã rõ nhưng hiện cũng chưa rõ nếu phe Juan Guaido thắng lợi thì tình hình có dễ tiến bộ.

Vì tuy là đối thủ của nhau, hai ông Maduro và Guaido (35 tuổi), đều tôn thờ các biểu tượng của cuộc cách mạng Bolivar.

Để hiểu được các vấn đề của riêng Venezuela và rộng ra là vùng Nam Mỹ, ta cần xem chủ nghĩa Bolivar là gì.

Chủ nghĩa Bolivar và quan điểm bài Mỹ

Simon Bolivar (1783-1830) sinh ra trong một gia đình quý tộc gốc Tây Ban Nha ở Caracas đã giành độc lập cho Venezuela, làm tổng thống Colombia (1819-30) và nhà độc tài Peru (1823-26).

Ông cũng có tham vọng lập ra Liên bang Granada độc lập ở vùng Trung và Nam Mỹ nhưng không thành, và vùng này sau chia ra thành Venezuela, Ecuador, Colombia, Bolivia, Panama và một phần Peru ngày nay.

Kinh tế Venezuela sắp 'đặt mức' lạm phát 10 triệu phần trăm

Chết vì lao phổi ở tuổi 47, ông để lại một di sản vĩ phức tạp mà các thế hệ sau diễn giải theo nhiều nghĩa, gồm cả ý tưởng chống Hoa Kỳ.

Cố tổng thống Hugo Chavez từng rất thích trích dẫn câu nói của Simon Bolivar :

"Hoa Kỳ tự cho họ sứ mệnh nhận từ Thượng Đế đem dịch bệnh tai quái đến cho Nam Mỹ nhân danh tự do".

Ông Chavez hồi 1999 đã đổi tên nước Venezuela thành CH Bolivar Venezuela, gương cao ngọn cờ cách mạng khu vực chống Hoa Kỳ.

Tượng Bolivar không chỉ có ở Caracas mà còn được dựng ở Buenos Aires, Havana, México City, Panama, Paramaribo, San José, Santo Domingo, Bogotá...

Bên cạnh tinh thần dân tộc, chủ nghĩa Bolivar cũng có cả phần di sản quân phiệt (militaristic legacy), thiên về dùng bạo lực.

Sau khi chiếm được Caracas năm 1813 Bolivar cho bắt giam nhiều người và xử bắn họ không xét xử.

Quân cách mạng cũng tiêu diệt người lai thổ dân (Creole).

Tuy thế, kể từ thế kỷ 18 đến nay, các nhà lãnh đạo Nam Mỹ đều tôn thờ di sản quân đội trên hết của Bolivar.

Hình ảnh 'đàn ông đầy nam tính' (macho) phổ biến ở Nam Mỹ cũng làm tăng tâm lý đề cao 'thủ lĩnh, tướng quân' (caudillos).

Chống Mỹ vì nhiều lý do

maduro4

Tượng Simon Bolivar ở Central Park, New York

Cựu bộ trưởng văn hóa Argentina, học giả Marcos Aguinis từng lý giải về hiện tượng bài Mỹ ở Châu Mỹ La Tinh.

Theo ông, Hoa Kỳ là nền dân chủ đầu tiên ở Tây Bán Cầu và là mô hình của thể chế hiện đại, tự do, dân chủ, bao dung tôn giáo.

Các nước Nam Mỹ đều sao chép lại hiến pháp Hoa Kỳ với mong ước đạt thành tựu như vậy.

Nhưng trên thực tế, Simon Bolivar không hề bài Mỹ và rất ngưỡng mộ George Washington.

Có gốc đại quý tộc, ông chỉ đánh giá mô hình Anh Quốc với vua, Viện Nguyên lão (House of Lords) cao hơn "dân chủ bình dân" kiểu Hoa Kỳ.

Đổi lại, nước Mỹ trẻ tuổi cũng tôn trọng Bolivar và một bức tượng lớn của ông được đặt ở Central Park, New York.

Nhưng sau thời Bolivar, quan hệ giữa các nước Châu Mỹ La Tinh và Hoa Kỳ là "vừa yêu vừa ghét".

Phản ứng tiêu cực

Tiếp thu di sản phong kiến của Tây Ban Nha, nhiều nước Nam Mỹ chậm phát triển hơn Mỹ và thường 'đoàn kết' trong cảm xúc tiêu cực với Washington.

Dù độc lập từ thế kỷ 19, cả khu vực này không trở thành trung tâm công nghệ của thế giới và sang thế kỷ 21 vẫn có nền kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên.

Ở các nước giáp biên giới với Hoa Kỳ như Mexico, tinh thần bài Mỹ còn có lý do lịch sử.

Cuộc chiến lập quốc của Hoa Kỳ đồng nghĩa với việc vùng dân cư gốc tiếng Tây Ban Nha bị đẩy dần xuống phía Nam.

Nhiều người Mexico nay cho rằng việc di dân của họ "quay trở lại Hoa Kỳ" dù bất hợp pháp, vẫn có thể lý giải được như một thứ "đòi lại công lý".

Tự do với dân nghèo có nghĩa là đòi bình đẳng chứ không phải tự do cá nhân như cách hiểu ở Anh, Mỹ, Pháp, Canada.

Giáo hội Công giáo Châu Mỹ La Tinh cũng ủng hộ tư duy 'chống bất công' này.

Thời Chiến tranh Lạnh, Nam Mỹ có Thuyết tự do giải phóng (Liberation Theory) được sinh viên học sinh và nhiều linh mục Công giáo, nhà truyền giáo ủng hộ.

Một số cha dòng Tên (Jesuits) còn ủng hộ các nhóm du kích vũ trang thiên tả chống lại giới chủ đất địa phương.

Trong nhiều năm, Washington thường ủng hộ các chế độ quân nhân, độc tài bản địa nên càng trở thành đối tượng của sự căm ghét.

maduro5

Dòng người bỏ chạy khỏi Venezuela sang Colombia lên tới cả triệu

Nhiều đảo chính quân sự của phe hữu được Hoa Kỷ ủng hộ vì sau cách mạng Cuba, Washington kiên quyết muốn ngăn ảnh hưởng của Liên Xô tại Nam Bán Cầu.

Di sản này khiến tâm lý bài Hoa Kỳ trong các giới thiên tả, sinh viên, và cả giáo hội Công giáo tại Châu Mỹ La Tinh vẫn còn rất mạnh.

Bài Mỹ trong thế kỷ 21

Ngày nay, tâm lý bài Mỹ, theo Marco Aguinis viết hồi 2006, còn có nguồn gốc tự thân và mang màu sắc dân tuý.

'Sức mạnh của ghen tỵ (power of envy) và tính phụ thuộc cũng là lý do bài Mỹ"…

Chống Mỹ còn là biểu hiện của "mâu thuẫn giữa tư duy hiện đại và chống hiện đại" và dễ thành chống bao dung và tự do ngôn luận.

Mặc dù lãnh đạo Venezuela hay lên án Mỹ, người dân của họ lại không ghét Mỹ như người Argentina, nước có đa số dân gốc Âu, theo Marco Aguinis.

Hiện còn rất sớm để đánh giá về 'tổng thống tự phong' Juan Guaido của Venezuela.

Có vẻ như cả phe Maduro và đối lập đều không đi xa khỏi di sản Bolivar.

Không như một số hình ảnh 'bình dân' mà báo chí quốc tế thích nêu ra, các lãnh đạo đối lập chống Maduro đều xuất thân từ cầm lớp cầm quyền.

Người thầy của Juan Guaido, ông Leopoldo Lopez, lãnh đạo đối lập Venezuela bị cầm tù, chính là một hậu duệ của gia tộc Bolivar.

Cụ ngoại của ông là Juana Bolivar, em gái nhà cách mạng Simon Bolivar, và Lopez cũng là cháu của tổng thống Cristóbal Mendoza.

Còn Juan Guaido sinh ra trong một gia đình trung lưu có ông là sĩ quan cao cấp trong hải quân và đã tốt nghiệp Đại học George Washington, Hoa Kỳ.

Khi tuyên thệ nhậm chức, ông Guaido đã ôm tấm hình Simon Bolivar.

Điều này khiến một tờ báo Anh nói tinh thần 'cách mạng bạo động' sẽ không hề bị xóa đi với phái của Guaido, và Venezuela sẽ "còn đầy xáo trộn".

Cùng lúc, dù chế độ nào lên cầm quyền thì quan hệ mật thiết 'vừa yêu vừa ghét' của Venezuela với Hoa Kỳ sẽ vẫn tiếp tục.

*******************

Các nước lớn Châu Âu sắp công nhận lãnh đạo đối lập Venezuela (VOA, 26/01/2019)

Các nước ln Châu Âu bày t s ng h lãnh đo đi lp Venezuela Juan Guaido hôm th By, nói rng h s công nhn ông là tng thng lâm thi nếu Nicolas Maduro không loan báo bu c trong vòng tám ngày ti.

maduro6

Juan Guaido, 35 tuổi, tuyên b ông là tng thng lâm thi ca Venezuela hôm th Tư. K t khi đó, Mỹ, Canada và hu hết các nước M Latin khác đã công nhn ông.

Anh, Đức, Pháp và Tây Ban Nha đu cho biết h sẽ công nhn ông Guaido tr phi các cuc bu c mi được loan báo.

Venezuela đã chìm trong hỗn lon dưới thi ông Maduro vi tình trng thiếu thc ăn và biu tình hàng ngày trong bi cnh khng hong kinh tế và chính tr đã khiến người dân t di cư và lạm phát dự báo tăng 10 triu phn trăm trong năm nay.

Ông Maduro tái đắc c vào tháng 5 năm ngoái vi s lượng c tri đi b phiếu thp và gia nhng cáo buc chính ph mua phiếu. Phe đi lp trong nước, M và các chính ph M Latin đã t chi công nhn kết quả bu c.

Ông Guaido tuyên bố mình là tng thng lâm thi vào ngày th Tư mc dù ông Maduro, người lãnh đo quc gia giàu du m này t năm 2013 và được lc lượng vũ trang ng h, đã t chi thoái lui.

Đầu tun này, M tuyên b ng h ông Guaido, vi việc Phó Tổng thng Mike Pence gi ông Maduro là "k đc tài nm quyn bt chính". K t khi đó, hu hết các quc gia M Latin và Canada đu nói h ng h nhà lãnh đo 35 tui ca phe đi lp.

Ngày thứ By, thêm bn nước Liên minh Châu Âu gia nhp.

Trong khi đó, Nga đã tuyên bố ng h ông Maduro và hu thun đng minh Nam M xã hi ch nghĩa này và cáo buc M tìm cách tiếm quyn Venezuela.

Mỹ hôm th Sáu nói đã sn sàng tăng cường các chế tài kinh tế đ nhm lt đ ông Maduro.

Published in Quốc tế

Venezuela : Đọ sức từ trong ra ngoài nước

Thời sự quốc tế được các báo Pháp hôm nay quan tâm nhiều là những diễn biến của cuộc khủng hoảng chính trị tại Venezuela, hiện trong tình trạng chế độ hai tổng thống.

dosuc1

Những người ủng hộ tổng thống tự xưng Juan Guaido biểu tình ở gần một căn cứ quân sự, Caracas, Venezuela, 27/01/2019 - Reuters/Carlos Garcia Rawlins

Tình hình ở đất nước Nam Mỹ vốn đã kiệt quệ về kinh tế, chính trị xã hội rối ren từ cả năm qua đang căng thẳng thêm từng ngày. Trong khi đó ở bên ngoài, các cường quốc cũng tìm kiếm sự hậu thuẫn cho mỗi vị "tổng thống" của họ.

Nhật báo Le Monde với bài xã luận có tựa đề viết : "Từ ngày 24 tháng Giêng, Venezuela thức dậy với hai tổng thống… Một bên là ông Nicolas Maduro, đương nhiệm tổng thống vừa tái đắc cử hồi tháng 05/2018, trong một cuộc bầu cử bị đối lập phản đối và một bộ phận cộng đồng quốc tế không công nhận tính chính đáng. Bên kia là một lãnh tụ đối lập mới 36 tuổi, Juan Guaido, chủ tịch Quốc hội, hôm 23/01, đã tự tuyên bố làm tổng thống lâm thời. Vài tháng trước, Juan Guaido vẫn còn là nhân vật không mấy ai biết đến, nhưng khi tự xưng là tổng thống tạm quyền Venezuela, lãnh đạo đối lập trẻ tuổi này ngay lập tức được Hoa Kỳ, Canada và nhiều nước Nam Mỹ công nhận.

Le Monde nhận xét : "Cho dù việc dân biểu trẻ tuổi tự xưng tổng thống đã làm dấy lên một vài hy vọng ở Caracas, nhưng nhiều người vẫn không mấy tin vào chế độ hiện tại bị lật đổ. Ít ra là ngay tức thì…".

Theo le Monde, "kể cả ông Maduro hành xử như một kẻ độc tài, duy trì quyền lực bằng vũ lực, nhưng người ta không thể dùng đảo chính này để đáp trả đảo chính khác. Cộng đồng quốc tế cần áp đặt bầu cử tự do cho đất nước đang bị xé nát và hấp hối này tìm được con đường dân chủ, có được một vị tổng thống có tính chính danh không thể chối cãi".

Venezuela : Chia rẽ tranh giành từ bên ngoài

Nhật báo Le Figaro nhìn sự kiện Venezuela trên bình diện quốc tế. Xã luận của Le Figaro nhận thấy : "Giờ đây, dường như không gì có thể ngăn cản được cuộc đấu tranh vì tự do của người dân Venezuela. Đối mặt với một chế độ tham nhũng đẩy đất nước vào đổ nát, sau nhiều năm chia rẽ cuối cùng đối lập đã tập hợp thành công để ủng hộ một người, vị lãnh đạo quốc hội trẻ Juan Guaido".

Nhưng số phận đất nước Venezuela phụ thuộc một ván bài khác, vượt ra ngoài khát vọng của nhân dân. Đó là ván bài của một thế giới bị chia thành hai khối. Không phải cuộc đối đầu giữa những nền dân chủ phương Tây với chế độ cộng Sản như thời chiến tranh lạnh mà đó là "sự rạn vỡ giữa mô hình tự do và các chế độ toàn trị, dưới sự lãnh đạo của những nhân vật quyền uy. Nicolas Maduro, người kế vị, Hugo Chavez, cha đẻ của cuộc cách mạng Bolivar, đứng về phía Nga, Trung Quốc, Cuba, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Lãnh đạo cái "câu lạc bộ" đó, Moskva và Bắc Kinh cùng chia sẻ những lợi ích về tư tưởng và địa chiến lược : Xuất khẩu mô hình lãnh đạo toàn trị của họ và vơ vét nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước này".

Le Figaro kết luận : "Ở Venezuela, trật tự thế giới của ngày mai sẽ hình thành. Thế giới tự do không thể khuất phục".

Hoa Kỳ đã chuẩn bị cho cuộc chơi Venezuela

Những diễn biến tình hình trong vài ngày gần đây cho thấy lãnh tụ đối lập Venezuela đang có cơ thắng thế. Các báo Pháp đều có chung một nhận định là đến giờ không còn ai nghi ngờ vị dân biểu trẻ tuổi này dám làm mạnh là có sự đồng tình của Mỹ. Le Figaro khẳng định qua hàng tựa : "Trump đã lên kế hoạch ván cờ với Maduro".

Le Figaro quan sát thấy : "Trái hẳn với kiểu ngẫu hứng đôi khi vẫn thấy trong các quyết định, lần này chính quyền Trump cố đọ sức với Nicolas Maduro như chơi một ván cờ, bằng việc chuẩn bị trước các nước đi. Dù chú ngựa non Juan Guaido của họ vẫn còn chưa thắng cuộc, Washington nhận thấy sự thận trọng là có ích".

Theo Le Figaro : "Giữa tháng 12, bằng con đường bí mật qua Colombia và Brazil, Juan Guaido đã đến Washington kín đáo gặp John Bolton, cố vấn An ninh Nhà Trắng. Sau một cuộc họp tại Nhà Trắng, ông ta đã nhận được điện thoại của phó tổng thống Mỹ Mike Pence khẳng định với ông rằng Hoa Kỳ sẽ là nước đầu tiên công nhận nếu ông tự tuyên bố làm tổng thống ngay ngày mai. Kế hoạch để ủng hộ ông Guaido như vậy đã sẵn sàng".

Giờ đây người ta đã thấy, vẫn theo Le Figaro, "để huy động cộng đồng quốc tế, hôm thứ Bảy ngoại trưởng Pompeo tới New York, trong suốt 6 giờ ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đối mặt với Nga và Trung Quốc, hai nước vẫn đứng về phía Maduro. Trong bầu không khí như chiến tranh lạnh, ông Pompeo lên án chế độ Maduro là "Nhà nước mafia phi pháp" và kêu gọi "mỗi quốc gia hãy chọn phe cho mình : hoặc các vị ủng hộ lực lượng tự do, hoặc các vị đồng lõa với Maduro và sự hỗn loạn ông ta gây ra".

Ngoại trưởng Mỹ trước đó đã chỉ định Elliot Abrams làm đặc phái viên theo dõi "tiến trình dân chủ ở Venezuela". Ông này là quan chức cũ dưới chính quyền Bush và Reagan, từng được giao nhiệm vụ giám sát "các nỗ lực của Mỹ để tái lập dân chủ" ở nước Cộng hòa Hồi giáo Iran. Vụ bê bối Iran-Contra đã làm ông bị kết án nhưng sau đó đã được ân xá.

Để tăng áp lực, Hoa Kỳ đã bắt đầu tiến hành chuyển tiền của Venezuela cho vị "tân tổng thống", trong đó có thu nhập của Citgo, một chi nhánh của công ty dầu mỏ quốc gia Venezuela PDVSA, đóng trụ sở tại Houston (Texas). Le Figaro trích dẫn dân biểu đảng Cộng hòa của Florida, Mario Diaz-Balant tỏ ra vui mừng tuyên bố : "Điều mà các vị đang chứng kiến đó là một lần nữa dân chủ lại tiến bước. Một phần lớn của việc đó là nhờ sự lãnh đạo của Hoa Kỳ".

Nga cố hết sức bảo vệ chế độ Nicolas Maduro

Trong khi đó ở bên phe ủng hộ Maduro, "Nga lo sợ thay đổi chế độ (Maduro)", như tựa một bài bài báo khác trên Le Figaro. Bài báo ghi nhận: "Từ đầu cuộc khủng hoảng hôm 21 tháng Giêng, Moskva dồn tất cả sức vào cuộc đấu nhằm ngăn cản mưu đồ 'đảo chính tại Caracas' do Washington đỡ đầu…".

Cùng với đồng minh Trung Quốc, chính quyền Nga đã cố gắng làm thất bại cuộc tranh luận tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm thứ Bẩy vừa qua. Nga lên án sự can thiệp của các nước phương Tây vào công việc nội bộ của Venezuela. Trong khi đó, Le Figaro dẫn nguồn của Reuters cho hay đã có ít nhất hàng chục lính đánh thuê thuộc nhóm Wagner, một tổ chức có quan hệ mật thiết với bộ quốc phòng Nga, dường như đã tới Caracas qua ngả La Havana để bảo vệ cho tổng thống Maduro.

Tờ báo nhắc lại, Venezuela được coi như là một đồng minh chiến lược duy nhất trong vùng của Moskva, giúp Nga ngăn chặn ảnh hưởng của Washington trong khu vực Nam Mỹ. Hugo Chavez trong bảy năm cầm quyền đã 8 lần tới Moskva cũng như Nicolas Maduro đều là những vị khách quý của tổng thống Vladimir Putin. Sự ủng hộ của Nga với chế độ Maduro càng được gia tăng khi đất nước này lâm vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Theo Le Figaro, từ năm 2006, Nga đã cho Venezuela vay không dưới 17 tỷ đô la. Tháng 12 vừa qua, trong chuyến thăm Moskva, ông Maduro hoan hỉ thông báo được Nga đầu tư bổ sung 6 tỷ đô la và các dự án khai thác dầu.

Ngoài ra, Nga đã trở thành nhà cung cấp độc quyền vũ khí cho chế độ Venezuela kể từ khi Mỹ rút ra. Năm 2001, Moskva đã ký với Hugo Chavez một thỏa thuận hợp tác quân sự song phương, trong đó có việc cung cấp hầu như toàn bộ các loại trang thiết bị, khí tài quân sự cho Venezuela, từ chiến đấu cơ Sukhoi hiện đại, tên lửa, xe bọc thép cho đến cả những súng bộ binh. Le Figaro còn cho biết, gần đây nhiều thông tin nói Nga đang xây dựng một căn cứ quân sự tại nước này. Thông tin này sau đó đã bị đại sứ Nga ở Caracas bác bỏ. Mặc dù vậy người ta vẫn có thể mường tượng được Nga sẽ mất nhiều nếu chế độ hiện nay ở Caracas thay đổi.

Diễn đàn Davos : Hơn cả thất bại là thất vọng

Chuyển qua một sự kiện quốc tế khác. Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos vừa khép lại trong sự thờ ơ và lạnh nhạt của các cường quốc kinh tế thế giới cũng như dư luận.

Nhật báo kinh tế Les Echos có bài phóng sự dài với tiêu đề : "Davos, diễn đàn của một thế giới bị xé nát". Bài phóng sự điều tra dài của tờ báo khẳng định : Cuộc gặp thượng đỉnh Davos hàng năm được khởi xướng từ gần 50 năm nay, với lý tưởng trở thành một diễn đàn cho một thế giới mở, cùng nhau chia sẻ những giá trị dân chủ. Thế nhưng diễn đàn Davos lần thứ 49 vừa khép lại này đã cho thấy điều ngược lại cùng sự vắng mặt của Hoa Kỳ và nhiều nguyên thủ các nước lớn khác. Nhiều công trình sự nghiệp mang quy mô thế giới bị đẩy xuống hàng thứ yếu nhường chỗ cho việc bảo vệ lợi ích của các quốc gia cá thể.

Anh Vũ

Published in Quốc tế