Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Cơ quan tình báo Slovakia (SIS) không tham gia vào vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, một cựu quan chức dầu khí của Việt Nam bị buộc tội tham nhũng.

slovak1

Ông Trịnh Xuân Thanh tại phiên sơ thẩm hôm 22/1/2018. AFP

Chủ tịch Ủy ban Nghị viện Slovakia giám sát SIS, ông Gábor Grendel, công bố như vậy sau một phiên họp của ủy ban này vào ngày 10 tháng 8 vừa qua và được mạng báo The Spectator loan đi hôm 13 tháng 8.

Ông Grendel cho biết Bộ Nội vụ Slovakia đã không yêu cầu Cơ quan tình báo hợp tác trong việc xác minh thông tin và tổ chức lưu trú cho phái đoàn Việt Nam tại Slovakia vào tháng 7 năm ngoái khi phái đoàn Việt Nam do ông Bộ trưởng công an, Tô Lâm, dẫn đầu sang thăm quốc gia Châu Âu này.

Ông Grendel khẳng định cơ quan tình báo không hề che giấu bất kỳ thông tin nào về vấn đề này, và khi SIS biết được một số thông tin thì cơ quan này đã ngay lập tức chuyển cho các văn phòng liên quan.

Ông Grendel còn nói thêm nếu có bất cứ sai phạm nào thì đó là thuộc trách nhiệm của Bộ Nội vụ.

Chủ tịch Ủy ban Nghị viện Slovakia chịu trách nhiệm giám sát SIS cũng cho biết sau phiên họp vào ngày 9 tháng 8 rằng bản thân ông tin tưởng hơn vào khả năng ông trịnh Xuân Thanh đã bị bắt cóc và được đưa đi bằng máy bay của chính phủ nước này.

Hiện tại cả Bộ trưởng Nội vụ và Giám đốc cơ quan tình báo Slovakia đều nói đang chờ đợi kết quả điều tra vụ việc.

Trong khi đó tại Pháp, Chính phủ quốc gia Châu Âu này cũng đã âm thầm tiến hành điều tra nhóm mật vụ Việt Nam tới Paris vào năm ngoái để thực hiện vụ bắt cóc ông Thanh. Hồ sơ vụ án đã được hoàn thành và chuyển sang cho an ninh Đức vào đầu tháng 8 vừa qua.

Mạng Thoibao.de tại Đức cho biết vào tháng 7 năm ngoái, một nhóm người Việt Nam trong đó có sĩ quan an ninh Vũ Quang Dũng, hiện là trợ lý cho Trung tướng Đường Minh Hưng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh Việt Nam đã sang Paris. Nhóm người này đã phối hợp cùng một nhóm khác tại thủ đô Berlin của Đức để thực hiện vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.

Chiếc điện thoại và sim mà nhóm người Việt này sử dụng tại Pháp đã được cơ quan chức năng điều tra, và tìm thấy lộ trình di chuyển cũng như tất cả các liên lạc trong chiếc sim này.

Ông Trịnh Xuân Thanh được nói là đã bị Việt Nam bắt cóc trên đất Đức khi đang xin quy chế tị nạn tại đây, và được đưa về nước trên một chiếc máy bay của Chính phủ Slovakia. Hiện ông Thanh đang thụ án chung thân ở Việt Nam vì cáo buộc tham nhũng và làm trái quy định Nhà nước trong quản lý kinh tế.

Published in Quốc tế

Sau vụ ‘Trnh Xuân Thanh lo đo b hai mt v Vit Nam áp gii lên máy bay sân bay Bratislava’ din ra như phim vào ngày 26/7/2017, th đô ca đt nước Slovakia nh bé và xinh đp li chng kiến mt tp phim mi mang tên ‘Lê Hng Quang’.

lhq1

Ông Lê Hồng Quang phát biểu tại một sự kiện ở Đại sứ quán Việt Nam tại Bratislava, Slovakia - Ảnh minh họa

Lê Hồng Quang là ai ?

Lê Hồng Quang đã biến khi căn h ca ông ta, ch ít ngày sau khi Tng thng Andrej Kiska và Th tướng Peter Pellegrini ca Slovakia quyết đnh ch đo B Ni v và cnh sát nước này m cuc điu tra v v Trnh Xuân Thanh. Vài cnh sát Bratislava đã gọi ca nhà Lê Hng Quang nhưng ngôi nhà ch đáp li bng mt v im lng chết chóc.

Cựu Đi bin lâm thi Đi s quán Slovakia ti Hà Ni Lê Hng Quang được báo chí Đc và Slovakia xem là nhân chng rt quan trng trong vic móc ni cho đoàn quan chc công an Việt Nam, dn dt bi B trưởng công an Tô Lâm, mượn máy bay ca Chính ph Slovakia đ bt cóc Trnh Xuân Thanh, đưa t Bratislava sang Moscow vào ngày 26/7/2017.

Vào năm 2017 khi Thủ tướng Slovakia là Robert Fico còn ti v, Lê Hng Quang là c vn ca v th tướng này và cũng được xem là ‘cánh tay ni dài’ ca đng và công an Vit Nam trong cng đng người Vit Slovakia. Nhưng sau khi Fico phi t chc do dính líu trách nhim v v hai v chng nhà báo Slovakia b giết do viết bài chng tham nhũng, thân phận Lê Hng Quang đã chìm dn vào bóng ti.

Trước Lê Hng Quang là ai ?

Tháng Tư năm 2018, Tòa Thượng thm Berlin m phiên tòa x Nguyn Hi Long - mt nghi can tham gia đường dây bt cóc Trnh Xuân Thanh Đc. Ba tháng sau, đ nhn được mc án khoan hồng ch có 3 năm 10 tháng v ti bt cóc và làm gián đip, Nguyn Hi Long đã quyết đnh khai sch.

Lời thú ti ca Nguyn Hi Long ti Tòa Thượng thm Berlin vào ngày 17/07/2018 rt cuc đã ln đu tiên mang tính chng c không th bác b v không ch vai trò của nhng con tt Nguyn Hi Long, Đào Quc Oai, Lê Anh Tú và mt quan chc tha hành bc trung là Phó tng cc trưởng Tng cc an ninh (B Công an) Đường Minh Hưng, mà còn là cơ s quá rõ đ ln đu tiên Tòa án Đc t tin công b tên h nhng ‘tác giả’ có chc v cao hơn thế nhiu nm trong B Chính tr đng Vit Nam móc xích vi phi v bt cóc ht như phim gián đip thi Chiến tranh lnh ca thế k XX.

Chỉ ít ngày sau li thú ti ca Nguyn Hi Long, hai t báo Frankfurter Allgemeine Zeitung ca Đức và báo Dennik N của Slovakia ngày 3/8/2018 đã đăng lot bài điu tra v ‘B trưởng Ni v Slovakia Robert Kaliňák đã giúp B trưởng Công an Vit Nam Tô Lâm đưa Trnh Xuân Thanh ra khi khu vc Schengen bng chuyên cơ ca chính ph Slovakia’.

Không khó hình dung việc Frankfurter Allgemeine Zeitung đã được cơ quan cnh sát Đc cung cp nhng tin tc có giá tr không ch v v bc cóc Trnh Xuân Thanh ti Berlin, mà còn c v v Trnh Xuân Thanh đã được ‘trung chuyn’ như thế nào ti Slovakia mà tình báo Đc nắm được.

Khác hẳn vi thái đ nhn nha và ln tránh trách nhim cách đây vài ba tháng, vào lúc này Chính ph Slovakia đang như th bn lon đ cu vãn cp thi th din đi ni và uy tín quc tế ca h.

Khủng hong Slovakia - Vit đang chính thc bt đu và còn vượt trên khng hong Đc - Vit mt bc : nếu trong khng hong Đc - Vit, các cơ quan tư pháp Đc ch làm rõ chng c v bt cóc đến Nguyn Hi Long và mt quan chc công an bc trung là Đường Minh Hưng trong bi cnh chuyến đi Đc ca tướng Hưng là lén lút chứ không công khai và càng không chính thc, thì chuyến đi ca B trưởng công an Tô Lâm đến Slovakia ngay sau khi xy ra v bt cóc Trnh Xuân Thanh Đc, cùng cuc gp chính thc ca Tô Lâm vi b trưởng ni v Slovakia khi đó là Robert Kaliňák đã xác nhận rng Tô Lâm là mt đi din chính thc ca Chính ph Vit Nam, là tin đ kéo theo mc đ xung đt ngoi giao gia Slovakia và Vit Nam là xung đt cp nhà nước.

Ngày 9/8/2018, Ngoại trưởng Slovakia Miroslav Lajcak tuyên b chính thc s không bổ nhim đi s ca Slovakia Hà Ni cho đến khi v bt cóc Trnh Xuân Thanh được điu tra rõ ràng. Khng hong Slovakia - Vit Nam đã chính thc bùng n vi đng tác hn chế ngoi giao đu tiên như thế.

Còn bây giờ là s phn ca Cu Đi bin lâm thời Đại s quán Slovakia ti Hà Ni - Lê Hng Quang.

Bỏ trn ?

Giả thiết nhiu kh năng xy ra nht là ‘rút kinh nghim sâu sc’ t vic Nguyn Hi Long đã không kp hoc không dám b trn mà do đó đã b cnh sát Czech bt gi và dn đ sang Đc, Lê Hng Quang đã đào thoát khi Bratislava và có th ra khi biên gii Slovakia trước khi cnh sát nước này đến tìm ông ta - mà hu như chc chn Lê Hng Quang s ít nht b câu lưu đ thm vn nếu b cnh sát tìm thy.

Mới đây, có tin cho rng Lê Hng Quang đã chun sang Thái Lan.

Dấu hi bt ra là nếu đào thoát khi Slovakia, liệu Lê Hng Quang có tìm đường quay v ‘quê nhà’ Vit Nam ? Bi t Thái Lan sang Vit Nam là quá gn, thm chí có th đi đường b qua biên gii Lào - Vit.

Nhưng li có mt nghi ng khác bt ra : liu Lê Hng Quang có an toàn khi quay tr v Vit Nam đ trốn tránh gii tư pháp Slovakia ? Liu Lê Hng Quang - vi vai trò là mt nhân chng đc bit quan trng và rt có th đã nm được nhiu thông tin, đc bit là thông tin v nhng nhân s tham gia v bt cóc Trnh Xuân Thanh và ‘vn chuyn’ Thanh v Hà Ni đ ‘t nguyn đu thú’, cũng là nghi can mà h sơ cnh sát Đc khng đnh là ‘người trong cuc’, có b rơi vào cnh ‘giết người dit khu’ ti Vit Nam ?

Không loại tr vic Lê Hng Quang chng còn bao nhiêu nim tin vào ‘đng và nhà nước ta’, đã phi tính toán khả năng không tr v Vit Nam mà cao chy xa bay sang mt nước khác, b trn khi hai lc lượng truy tìm mình là cnh sát Slovakia và nhng người đng chí ca ông ta.

Nhưng cũng còn mt gi thiết khác vi Lê Hng Quang…

Bị bt cóc ?

Một khi Trnh Xuân Thanh đã bị mt v Vit Nam bt cóc ngay ti Berlin ngay ban ngày ban mt, không có gì là không th xy ra. Cng đng người Vit Czech và Slovakia li khá đông đo, là khu vc màu m đ ny sinh và khai trin nhng âm mưu trong bóng ti.

Nếu Lê Hng Quang bị bt cóc, ai là k bt cóc ? Li là bàn tay ca mt v Vit Nam ? Và nếu có v bt cóc đó, Lê Hng Quang s được ‘vn chuyn’ v Vit Nam bng cách nào, theo đường nào ?

Nhưng dù vi gi thiết nào chăng na, v biến mt ca Lê Hng Quang - vào đúng thi điểm v bt cóc Trnh Xuân Thanh chính thc được điu tra Slovakia - đã b sung mt bng chng không còn là mơ h v vic quan chc này đã trc tiếp hoc gián tiếp dính líu đến v bt cóc và ‘vn chuyn’ Trnh Xuân Thanh sân bay Bratislava vào cui tháng Bảy năm 2017.

Và chắc chn v biến mt ca Lê Hng Quang càng khiến B Ni v và các cơ quan tư pháp ca Slovakia cũng như ca Đc có thêm cơ s đ cng c mi nghi ng, nhng bng chng v ‘đoàn công tác ca B trưởng công an Tô Lâm’ cùng quyết tâm điu tra bằng được v bt cóc gây chn đng toàn Châu Âu này.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 14/08/2018

Published in Diễn đàn

Tròn một năm sau cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức-Việt, cơn khủng hoảng thứ hai mang tên Slovakia-Việt và cả EU-Việt sẽ chuyển qua giai đoạn mới : Thời kỳ đóng băng kéo dài nhiều năm.

txt1

Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ cộng sản Việt Nam bắt cóc đưa về Việt Nam ra tòa vào tháng Giêng, 2018. (Hình : Getty Images)

Đã quá muộn !

Nếu vào mùa Đông năm ngoái hoặc chậm lắm là mùa Hè năm nay, những kẻ bắt cóc chịu "trả lại nguyên hiện trường" theo yêu cầu của nhà đương cục Đức, tức giao lại một Trịnh Xuân Thanh mà được một bản thông báo như thể từ trong bóng tối của Bộ công an cho rằng đã tự nguyện về nước đầu thú (để sau đó phải lãnh đến hai án tù chung thân), thì có lẽ cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức-Việt đã tạm lắng và còn tưới thêm nước mát vào những tia lửa sắp bùng cháy của khủng hoảng Slovakia-Việt.

Nhưng giờ đây khi mùa Hè năm 2018 vẫn chưa trôi qua và gần hết Châu Âu đang oằn mình trong một đợt nóng kinh hoàng, chẳng có gì được xem là kết thúc khủng hoảng hay triển vọng ngoại giao-kinh tế của chính thể độc đảng ở Việt Nam với người Đức. Ngược lại, núi lửa khủng hoảng đang nóng bỏng hơn bao giờ hết.

Đã quá muộn để trả lại Trịnh Xuân Thanh !

Lời thú tội của Nguyễn Hải Long – một nghi can tham gia đường dây bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức – tại Tòa Thượng Thẩm Berlin vào ngày 17 tháng Bảy, 2018, rốt cuộc lần đầu tiên mang tính chứng cứ không thể bác bỏ về không chỉ vai trò của những con tốt Nguyễn Hải Long, Đào Quốc Oai, Lê Anh Tú và một quan chức thừa hành bậc trung là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh (Bộ công an) Đường Minh Hưng, mà còn là cơ sở quá rõ để lần đầu tiên tòa án Đức tự tin công bố tên họ những "tác giả" có chức vụ cao hơn thế nhiều nằm trong Bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt Nam móc xích với phi vụ bắt cóc hệt như phim gián điệp thời Chiến Tranh Lạnh của thế kỷ XX.

Và dĩ nhiên, chứng cứ trên càng thúc đẩy mau hơn và mạnh hơn những quyết định tiếp tới của ngành tư pháp Đức để chế tài Việt Nam, kể cả việc phát thêm lệnh truy nã quốc tế đối với một số gương mặt quan chức cao cấp nào đó thuộc công an Việt Nam, trong bối cảnh Hà Nội trong hơn một năm qua vẫn chưa có bất kỳ một động tác xin lỗi và "cam kết không tái phạm" nào trước người Đức.

Sau tháng Bảy, 2017, khủng hoảng Đức-Việt đã bùng phát và kéo theo quá nhiều hậu quả. Không chỉ trục xuất vài cán bộ ngoại giao của đại sứ quán Việt Nam tại Đức về nước, nhà nước Đức còn thẳng tay tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam vào tháng Mười, 2017, và một tháng sau đó đã thông báo ngừng luôn hiệp định về miễn trừ visa đối với quan chức Việt Nam đi công tác ở Đức.

Cho dù Nguyễn Hải Long đã bất ngờ kháng án vào cuối tháng Bảy, 2018, một động tác bị nghi ngờ là đã có những tác động đe dọa theo kiểu biệt kích từ nhà cầm quyền Việt Nam đối với gia đình của Long ở Việt Nam và khiến phiên tòa xét xử Nguyễn Hải Long có thể sẽ phải dài ra đến cuối năm 2018. Nhưng với toàn bộ lời thú tội bổ túc rất chi tiết của Nguyễn Hải Long trước Viện Công Tố, tòa án và luật sư, xem ra xác suất phản cung thành công của Long là quá thấp. Thậm chí mức án 3 năm 10 tháng tù giam mang tính khoan hồng mà Nguyễn Hải Long đã được tòa án Đức tuyên sơ thẩm, thay vì đến bảy năm rưỡi nếu "ngoan cố," sẽ không còn giữ được trong phiên tòa phúc thẩm.

Cứ "trả lại" Trịnh Xuân Thanh là xong ?

Vào tháng Sáu, 2018, khi Nguyễn Hải Long còn chưa chịu nhận tội, phía Việt Nam có vẻ tưởng chừng Tòa Thượng Thẩm Berlin sẽ bị bế tắc trong vụ xử Long và sẽ không thể có kết quả đáng kể nào để tác động vào khối hành pháp Đức nhằm chế tài thêm đối với Việt Nam.

Cũng vào tháng Sáu đó, giới chóp bu Việt Nam bất ngờ trục xuất luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài sang Đức như một chiến thuật "đổi nhân quyền lấy thương mại" – một cử chỉ lấy lòng, bởi vì Đức đang đóng vai trò quyết định trong việc tác động đến nghị viện Châu Âu xem xét có ký kết và sau đó thông qua Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam-Châu Âu (EVFTA) hay không. Đồng thời, phía Việt Nam phát tín hiệu "sẽ trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức"…

Quan chức Việt Nam luôn nổi tiếng là những "chuyên gia đi đêm," đặc biệt là những phi vụ làm ăn kinh tế và trả treo "đổi nhân quyền lấy thương mại." Sau tháng Bảy, 2017, chiến dịch "đi đêm" – như một phương thức đàm phán ngầm về vụ Trịnh Xuân Thanh, bao gồm cả thỏa thuận không công khai cho báo chí và dư luận biết về những nội dung đã thỏa thuận, đã được giới chóp bu Việt Nam chỉ đạo cho Bộ Ngoại Giao của chính thể quá thiếu tính chính danh này tiến hành với người Đức, mà sau đó vài nội dung trong đó đã được báo chí Đức tiết lộ.

Nhưng cứ lén lút trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức thì mọi thứ sẽ trở về như cũ ?

Thật quá khó để hình dung theo cách trên.

Bởi lúc này đây đang khác hẳn với thời điểm cuối năm 2017. Sau khi Nguyễn Hải Long đã "khai sạch" và chắc chắn đã làm sáng tỏ nhiều hành vi của một số quan chức công an cao cấp của Việt Nam trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, hy vọng "kết thúc khủng hoảng Việt-Đức" trong năm 2018 và ký kết EVFTA vào cuối năm 2018 lại một lần nữa mờ mịt.

Về thực chất, "thắng lợi vĩ đại" nhất từ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là sự "kiến tạo" một bước ngoặt lớn trong trang sử quan hệ ngoại giao Đức-Việt và EU-Việt, làm thay đổi hẳn nhận thức của giới quan chức Đức và Liên Minh Châu Âu đối với phương châm "Việt Nam luôn làm bạn với tất cả các nước."

Khi nổ ra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và ít ngày sau đó, có lẽ Bộ công an và Bộ Ngoại Giao cộng sản Việt Nam đã tính toán không ít kế hoạch để đối phó với Đức và với dư luận. Nhưng dù mắt trước mắt sau đến thế nào, họ vẫn quên hoặc không thể nhận thức được – như một trí não bình thường – về một nhân tố căn cơ và mang tính quyết định : Đức là một nhà nước pháp quyền, lấy pháp quyền làm giá trị hàng đầu để điều hành xã hội và đối ngoại.

Tam quyền phân lập là một trong những giá trị pháp quyền ấy. Với tư cách là một thành phần độc lập trong thể chế chính trị tam quyền phân lập, tòa án Đức tách rời một cách tương đối với những quyết định của chính phủ và Bộ Ngoại Giao Đức.

Giờ đây, giới chóp bu Việt Nam chỉ quen tuyên rao "nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa" đang phải đối mặt với Tòa Thượng Thẩm Berlin chứ không chỉ còn là Bộ Ngoại Giao Đức.

Sự thật là trong con mắt nước Đức, một kẻ tham nhũng như Trịnh Xuân Thanh nếu có được phía Việt Nam trả lại cho Đức cũng chẳng có ý nghĩa gì lớn. Mà trên hết, người Đức cần được chế độ vi phạm nhân quyền quá trầm trọng ở Việt Nam thật sự tôn trọng như một nhà nước pháp quyền, mà vụ Trịnh Xuân Thanh là một phép thử rất lớn.

Khủng hoảng cấp nhà nước Slovakia-Việt và lan ra toàn EU

Trong ít ra vài ba tháng nữa, tương lai "phục hồi quan hệ đối tác chiến lược Đức-Việt" vẫn còn khá ảo ảnh – tỷ lệ thuận với thói "mặt dày" không còn giới hạn nào của Hà Nội. Trong khi đó, dường như phía Đức vẫn lưu giữ kịch bản "cắt quan hệ ngoại giao với Việt Nam" trong tình huống vụ Trịnh Xuân Thanh không thể cứu vãn được.

Trong thực tế và chắc chắn nằm ngoài sức tưởng tượng của những chóp bu "giàu trí tưởng bở" nhất của Việt Nam, ý đồ "chấp nhận trả giá đối ngoại để giải quyết đối nội" của "đảng và nhà nước ta" đã và đang phải trả giá quá đắt và chưa biết chừng nào mới trả giá xong.

Không có quan hệ đối tác chiến lược với Đức, hoặc mối quan hệ này bị tạm treo vô thời hạn, Việt Nam sẽ khó có hy vọng để tham gia EVFTA (Hiệp Định Thương Mại Tự Do Châu Âu-Việt Nam) vào năm 2018 hay trước năm 2020 mà do đó có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước này thêm vài phần trăm. Hiện thời, Đức đang được xem có vai trò quyết định đối với việc Nghị Viện Châu Âu có thông qua EVFTA với Việt Nam hay không.

Hậu quả từ cơn khủng hoảng Đức-Việt chưa thể kết thúc lại có thể là tiền đề mà có thể dẫn đến những bất ngờ khác và khó tưởng tượng trong tương lai, không chỉ là tương lai quan hệ giữa Đức và Việt Nam mà còn là quan hệ Việt Nam-Châu Âu.

Hậu quả xảy ra với Việt Nam sẽ từ từ, dai dẳng và không kém phần đau đớn. Nhiều người dân và doanh nghiệp Việt Nam sẽ vô hình trung trở thành nạn nhân của hệ lụy trừng phạt từ phương Tây, nhưng lại chẳng dám thốt ra tên của thủ phạm đã gây ra những hậu quả ghê gớm này.

Không chỉ Đức, từ tháng Bảy đến nay, mối quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa các quốc gia như Pháp, Bỉ, Hòa Lan, Ý, Thụy Điển, kể cả một số nước khác ở Châu Âu với Việt Nam đã lạnh lẽo hẳn đi.

Một khả năng có thể xảy đến là trong thời gian tới, những quốc gia như Pháp, Bỉ, Hòa Lan, Ý, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Anh sẽ có một số biểu cảm và hành động gần tương tự phản ứng của người Đức đối với Việt Nam qua vụ Trịnh Xuân Thanh.

Những biểu cảm và hành động này sẽ liên đới mật thiết với viện trợ không hoàn lại, tín dụng cho vay, cũng khiến đầu tư nước ngoài của Châu Âu vào Việt Nam có thể sụt giảm đáng kể. Những ưu đãi về hàng rào thuế quan trong nhập cảng hàng Việt Nam cũng bởi thế sẽ được thả nổi theo mặt bằng thị trường chung. Thậm chí khách du lịch Châu Âu – khi đã được báo chí lục địa này dồn dập cảnh báo về "nhà nước bắt cóc" – sẽ chẳng còn mấy tha thiết đi dã ngoại ở một Việt Nam đầy rủi ro rình rập.

Nhiều nước Tây Âu và cả Đông Âu sẽ có thể đặt Việt Nam vào một tầm ngắm mới và khởi tạo một hàng rào kiên cố nhằm ngăn chặn mật vụ Việt Nam hành xử theo "luật rừng" ở Lục Địa Già.

Tháng Bảy, chỉ ba ngày sau vụ Nguyễn Hải Long nhận tội, chính phủ Cộng hòa Czech đã quyết định tạm ngừng tiếp nhận đơn xin visa dài hạn cho mục đích lao động và kinh doanh đối với công dân Việt Nam. Trước đó một tháng, cựu Ngoại trưởng Czech Lubomir Zaoralek đã cáo buộc "Việt Nam là tội phạm có tổ chức và trở thành mối đe dọa an ninh quốc gia hàng đầu" của nước ông.

Điều trớ trêu là Czech lại là quốc gia được chính thể cộng sản ở Việt Nam xem là "nền kinh tế thân thiện nhất."

Trong khi cơn địa chấn khủng hoảng Đức-Việt còn lâu mới chấm dứt, chính thể Việt Nam lại phải đối mặt với một trận động đất với cường độ còn mạnh hơn thế nhiều.

Nếu loại bài điều tra của báo chí Đức (tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung) và báo Dennik N của Slovakia ngày 3 tháng Tám về "Robert Kaliňák đã giúp Bộ trưởng công an Tô Lâm đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia" là có cơ sở mà cựu Bộ trưởng nội vụ Slovakia Robert Kaliňák không thể phản bác được, khủng hoảng Slovakia-Việt đang chính thức bắt đầu và còn vượt trên khủng hoảng Đức-Việt một bậc.

Trong khủng hoảng Đức-Việt, các cơ quan tư pháp Đức chỉ làm rõ chứng cứ vụ bắt cóc đến Nguyễn Hải Long và một quan chức công an bậc trung là Đường Minh Hưng trong bối cảnh chuyến đi Đức của Tướng Hưng là lén lút chứ không công khai và càng không chính thức, thì chuyến đi của Bộ trưởng công an Tô Lâm đến Slovakia ngay sau khi xảy ra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức, cùng cuộc gặp chính thức của Tô Lâm với bộ trưởng nội vụ Slovakia khi đó là Robert Kaliňák đã xác nhận rằng Tô Lâm là một đại diện chính thức của chính phủ Việt Nam, là tiền đề kéo theo mức độ xung đột ngoại giao giữa Slovakia và Việt Nam là xung đột cấp nhà nước. 

Phạm Chí Dũng

Nguồn : Người Việt, 12/08/2018

Published in Diễn đàn

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh : Slovakia ngừng bổ nhiệm đại sứ tại Việt Nam

Trung Khoa, RFI, 10/08/2018

Thứ Tư ngày 8/8/2018, hãng thông tấn TASR của Cộng Hòa Slovakia nhận được một Thông cáo báo chí của bộ ngoại giao Slovakia và các vấn đề Châu Âu (MZVaEZ) cho biết, bộ và người đứng đầu là ngoại trưởng Miroslav Lajčak (thuộc đảng Smer-SD), đã tiến hành những bước đi cụ thể và hiệu quả trong lĩnh vực ngoại giao liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

txt1

Ngoại trưởng Cộng Hòa Slovakia Miroslav Lajčak(wikipedia.org/Sebastian Kurz and Miroslav Lajcak)

Thông cáo nêu rõ : "Trong chính sách đối ngoại có một số công cụ mà bộ ngoại giao Slovakia có thể sử dụng, trong đó có biện pháp một lần nữa triệu tập Đại sứ Việt Nam tại Slovakia để chất vấn và giảm đại diện ngoại giao Slovakia tại Việt Nam".

Điều này có nghĩa là tại thời điểm hiện nay, chúng tôi không có đại sứ tại Việt Nam - và chúng tôi thậm chí không có kế hoạch bổ nhiệm một đại sứ đến Hà Nội. Đây là một bước rất nghiêm trọng trong thực tiễn ngoại giao, biện pháp này không phải là đơn giản hoặc không đáng kể. Và đây không phải là bước đi duy nhất", ngoại trưởng Lajčák giải thích.

Lãnh đạo bộ ngoại giao Slovakia cho biết, ông buộc phải thực hiện những bước đi cụ thể này, bởi vì Việt Nam không cung cấp cho Slovakia những bằng chứng cho thấy kết luận của các nhà điều tra Đức là không đúng sự thật.

Bộ ngoại giao Slovakia cũng tuyên bố sẵn sàng có những biện pháp mạnh mẽ hơn nếu vụ việc được xác định rằng phía Việt Nam đã lợi dụng Slovakia.

Trong một bài bình luận trên tờ báo mạng pravda.sk ra ngày 07/08/2018, ngoại trưởng Lajcak viết nguyên văn như sau :

"Không còn hoài nghi rằng kết luận của các nhà điều tra Đức về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là nghiêm trọng và cho thấy thông tin do phía Việt Nam cung cấp cho đến nay rất đáng ngờ về sự đúng đắn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả mọi thứ đưa trên báo là đúng sự thật, hoặc đã đủ để chúng tôi đưa ra tòa án. Cho đến chừng nào vụ việc này chưa được kiểm tra kỹ lưỡng và các chi tiết chưa được làm rõ, thì chúng tôi không thể dựng lên giá treo cổ được.

Vụ việc đã gây ra những căng thẳng nghiêm trọng trong quan hệ Slovakia-Việt và Đức-Việt, nhưng may mắn chưa gây căng thẳng trong quan hệ Slovakia-Đức.

Cộng Hòa Slovakia tiếp xúc chặt chẽ với các đối tác Đức trong việc điều tra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Berlin, lợi ích chung của hai nước là điều tra sáng tỏ vụ bắt cóc này và buộc người chủ mưu phải chịu hậu quả. Đây là cách mà các đối tác Đức trình bày với chúng tôi, và chúng tôi cũng trình bày như thế với các đối tác Đức.

Cơ sở này được đặt dưới sự lãnh đạo của tôi với các bước rõ ràng và cụ thể ngay từ đầu đối với phía Đức và phía Việt Nam, và không có nghi ngờ gì về việc chúng tôi đứng về phía nào : về phía sự thật và công lý.

Trong lúc phiên tòa tại Berlin đang diễn ra, phía Đức tuyên bố rằng họ đã có những dấu hiệu nghiêm trọng cho thấy nạn nhân bị bắt cóc đã được đưa bằng máy bay từ Bratislava (thủ đô Slovakia) đến Moskva. Nhiệm vụ của chúng tôi là thẩm tra những cáo buộc qua thông tin liên lạc với phía Việt Nam. Bác bỏ, nếu cáo buộc không đúng.

Vì Việt Nam cho đến nay đã không cung cấp cho chúng tôi những bằng chứng đáng tin cậy cho thấy rằng cáo buộc của các nhà điều tra Đức là không đúng, cho nên chúng tôi đã buộc phải thực hiện một bước cụ thể - giảm đại diện ngoại giao của chúng tôi tại Việt Nam. Điều đó có nghĩa là chúng tôi không có đại sứ tại Việt Nam vào thời điểm này - và chúng tôi không có kế hoạch bổ nhiệm một đại sứ đến Hà Nội cho đến khi nào chúng tôi giải quyết xong vụ việc. Đây là một bước rất nghiêm trọng trong thực tiễn ngoại giao, biện pháp này không phải là đơn giản hoặc không đáng kể. Và nó không phải là bước duy nhất.

Nếu vụ việc này được xác định rằng Cộng Hòa Slovakia đã bị Việt Nam lợi dụng dụng, thì cần thiết phải có những biện pháp tiếp theo".

Chính phủ Slovakia hiện nay được thành lập từ liên minh cầm quyền gồm 3 đảng đang bị các đảng đối lập chỉ trích nặng nề vì đã để xẩy ra khủng hoảng chính trị, chưa tiến hành điều tra triệt để về việc cựu bộ trưởng Nội Vụ Robert Kalinak bị cáo buộc đã tiếp tay cho bộ Công An Việt Nam, bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, đưa người này từ Bratislava sang Moskva bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia hôm 26/07/2017.

Bên cạnh đó, việc ngoại trưởng Lajčák lên tiếng cảnh báo chính phủ Việt Nam về việc "chưa bổ nhiệm đại sứ đến Hà Nội" cũng là một biện pháp bày tỏ thái độ rõ ràng của Bratislava đối với cuộc khủng hoảng này, nhưng cũng có thể coi đây là động thái nhằm xoa dịu dư luận đang tập trung chỉ trích chính phủ Slovakia trong suốt thời gian qua.

Trung Khoa

Nguồn : RFI, 10/08/2018

******************

‘Giá treo cổ’ : Khủng hoảng Slovakia – Việt Nam chính thức bùng nổ !

Thiền Lâm, CaliToday, 10/08/2018

"Không còn hoài nghi rằng kết luận của các nhà điều tra Đức về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là nghiêm trọng và cho thấy một sự nghi ngờ rất lớn về sự đúng đắn của thông tin do phía Việt Nam cung cấp cho đến nay. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả mọi thứ được in trên báo là đúng sự thật, hoặc đã đủ để chúng tôi đưa ra tòa án. Cho đến khi nào vụ việc này chưa được kiểm tra kỹ lưỡng và các chi tiết chưa được làm rõ, thì chúng tôi không thể dựng lên giá treo cổ được" – Ngoại trưởng Slovakia Miroslav Lajcak viết trong một bài bình luận trên tờ báo mạng pravda.sk, ra ngày 7/8/2018 (Thoibao.de dịch) chỉ 4 ngày sau loại bài điều tra của tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức và tờ Dennik N của Slovakia về ‘cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák đã giúp Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia’.

txt2

Ngoại trưởng Slovakia Miroslav Lajcak còn lên tiếng phản đối chính thể Việt Nam về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mạnh mẽ hơn cả người Đức. Ảnh : Báo Mới

Loạt bài trên đã gây rúng động chính trường Slovakia và lan ra cả Châu Âu. Lần đầu tiên kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng Đức – Việt vào tháng Tám năm 2017, báo chí tự tin có bằng chứng và gần như khẳng định ‘kết tội’ đối với một quan chức nội vụ cao cấp của Slovakia. Tổng thống Slovakia Kiska đã không thể bỏ qua điều đó.

Còn bây giờ đến lượt Ngoại trưởng Slovakia Miroslav Lajcak.

Đáng ngạc nhiên là từ ngữ mang tính hình tượng cực mạnh ‘giá treo cổ’ mà Ngoại trưởng Miroslav Lajcak trưng ra trong bài viết trên, bởi điều này dường như không phù hợp lắm, hoặc quá thô bạo so với âm điệu ngoại giao êm ái hoặc buộc phải tỏ ra êm ái. Từ ngữ này chỉ bộc lộ vào bối cảnh tác giả của nó không thể kềm chế được sự giận dữ và thấy không từ nào thích đáng hơn nó.

‘Giá treo cổ’ đe dọa dựng lên dành cho những quan chức Slovakia đã trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp tay cho vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Nhưng ‘giá treo cổ’ cũng là lời cảnh cáo trực diện giới chóp bu Việt Nam.

Khác nhiều với văn phong còn cố gắng duy trì tính cách xã giao mà không muốn làm mất mặt Hà Nội trong một tuyên bố phản đối vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh của Bộ Ngoại giao Đức vào tháng Tám năm 2017, lời lẽ của người đại diện cho Bộ Ngoại giao Slovakia là quá thẳng thắn và phẫn nộ. 

Thoibao.de cho biết vào ngày 8/8/2018, Hãng thông tấn TASR của Cộng hòa Slovakia  đã nhận được thông cáo báo chí từ bộ phận báo chí của Bộ Ngoại giao Slovakia và các vấn đề Châu Âu (MZVaEZ), theo đó Bộ Ngoại giao Slovakia, đứng đầu là Ngoại trưởng Miroslav Lajčak (thuộc đảng Smer-SD), có những bước cụ thể và hiệu quả trong lĩnh vực ngoại giao liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

"Trong chính sách ngoại giao có một số công cụ mà Bộ ngoại giao Slovakia có thể sử dụng. Trong các biện pháp, có biện pháp triệu tập Đại sứ Việt Nam tại Slovakia một lần nữa để đặt những câu hỏi và giảm đại diện ngoại giao Slovakia tại Việt Nam", Bộ Ngoại giao Slovakia cho biết.

"Điều này có nghĩa là tại thời điểm này chúng tôi không có Đại sứ tại Việt Nam – và chúng tôi thậm chí không có kế hoạch bổ nhiệm một vị Đại sứ đến Hà Nội. Đây là một bước rất nghiêm trọng trong thực tiễn ngoại giao, biện pháp này không phải là đơn giản hoặc không đáng kể. Và nó không phải là bước duy nhất", Ngoại trưởng Lajčák giải thích.

Cũng trong bài bình luận trên tờ báo mạng pravda.sk, ra ngày 7/8/2018, Ngoại trưởng Lajcak viết :

"Vụ việc này đã gây ra những căng thẳng nghiêm trọng trong quan hệ Việt-Slovakia và Đức-Việt, nhưng may mắn không (chưa) gây căng thẳng trong quan hệ Slovakia-Đức.

Cộng hòa Slovakia tiếp xúc chặt chẽ với các đối tác Đức trong việc điều tra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Berlin, lợi ích chung của hai nước là điều tra sáng tỏ vụ bắt cóc này và rút ra hậu quả cho người chủ mưu. Đây là cách các đối tác Đức trình bày chúng tôi, và chúng tôi cũng trình bày như thế với các đối tác Đức.

Cơ sở này được đặt dưới sự lãnh đạo của tôi với các bước rõ ràng và cụ thể ngay từ đầu đối với phía Đức và phía Việt Nam, và không có nghi ngờ gì về việc chúng tôi đứng về phía nào : về phía sự thật và công lý.

Trong lúc phiên tòa tại Berlin đang diễn ra, phía Đức tuyên bố, họ đã có những dấu hiệu nghiêm trọng, rằng nạn nhân bị bắt cóc đã được đưa bằng máy bay từ Bratislava (thủ đô Slovakia) đến Moscow. Nhiệm vụ của chúng tôi là thẩm tra những cáo buộc qua thông tin liên lạc với phía Việt Nam. Bác bỏ, nếu cáo buộc không đúng.

Vì cho đến nay, Việt Nam đã không cung cấp cho chúng tôi những bằng chứng đáng tin cậy cho thấy rằng cáo buộc của các nhà điều tra Đức là không đúng, cho nên chúng tôi đã buộc phải thực hiện một bước cụ thể – để giảm đại diện ngoại giao của chúng tôi tại Việt Nam. Điều đó có nghĩa là chúng tôi không có Đại sứ tại Việt Nam vào thời điểm này – và chúng tôi không có kế hoạch bổ nhiệm một vị Đại sứ đến Hà Nội cho đến khi nào chúng tôi giải quyết xong vụ việc. Đây là một bước rất nghiêm trọng trong thực tiễn ngoại giao, biện pháp này không phải là đơn giản hoặc không đáng kể. Và nó không phải là bước duy nhất.

Nếu vụ việc này được xác định rằng Cộng hòa Slovakia đã bị Việt Nam lợi dụng, thì cần thiết phải có những biện pháp tiếp theo" (Thoibao.de)

Một cách chính thức, cuộc khủng hoảng Slovaka – Việt Nam đã bùng nổ – tròn một năm sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng Đức – Việt. Bây giờ thì khó còn gì có thể cứu vãn được nữa.

Một năm trước, cũng vào tháng Tám, Bộ Ngoại giao Đức đã làm một cử chỉ mà Hà Nội khó ngờ khi ra tuyên bố mạnh mẽ phản đối vụ mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin. "Việc này cũng phá vỡ lòng tin một cách nghiêm trọng" – một nội dung trong tuyên bố phản đối của Bộ Ngoại giao Đức. Và phía Đức kết thúc bản tuyên bố phản đối bằng "Chúng tôi cũng bảo lưu quyền áp dụng thêm các hành động khác ở cấp độ chính trị, kinh tế và chính sách phát triển".

Sau tháng Bảy năm 2017, khủng hoảng Đức – Việt đã bùng phát và kéo theo quá nhiều hậu quả. Không chỉ trục xuất vài cán bộ ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức về nước, Nhà nước Đức còn thẳng tay tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam vào tháng 10/2017 và một tháng sau đó đã thông báo ngừng luôn hiệp định về miễn trừ visa đối với quan chức Việt Nam đi công tác ở Đức.

Hà Nội cũng khó ngờ rằng chỉ một năm sau cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức – Việt, cơn khủng hoảng thứ hai mang tên Slovakia – Việt và cả EU – Việt đang chuyển qua giai đoạn mới : thời kỳ đóng băng kéo dài nhiều năm.

Chẳng bao lâu nữa, Chính phủ Slovakia – để tự bảo vệ lòng tự trọng của mình – sẽ phải tung ra một quyết định dù rất khó khăn nhưng thật sự cần thiết và cứng rắn với chính thể độc đảng ở Việt Nam và những kẻ bắt cóc.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 10/08/2018

*********************

Khủng hoảng bắt cóc ở Slovakia : Kaliňák đối mặt ‘đoạn đầu đài’

Thiền Lâm, CaliToday, 09/08/2018

Số phận Robert Kaliňák đang lâm nguy !

Dù cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák tuyên bố rằng những bài viết điều tra trên tờ báo Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức và báo Dennik N của Slovakia ngày 3/8/2018 về ‘Robert Kaliňák đã giúp Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia’ là ‘bịa đặt’, nhưng cho tới nay Kaliňák vẫn chẳng thể tự bảo vệ mình khi không chứng minh được báo chí bịa đặt về ông ta ra sao. 

txt3

Cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák (trái) đang bị nghi ngờ đã giúp Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm (phải) trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Ảnh : Danlambao

Trong khi đó, những tờ báo trên lại mô tả một cách chi tiết : "Bộ trưởng Tô Lâm là người đầu tiên bước lên chiếc chuyên cơ của chính phủ Slovakia, tiếp theo là các thành viên của phái đoàn Việt Nam, tất cả 12 người. Trịnh Xuân Thanh là người cuối cùng được đưa lên máy bay, rõ ràng là ông ta bị thương, trông có vẻ đờ đẫn và được hai mật vụ Việt Nam xốc nách hai bên dìu đi…" (Thoibao.de).

Tháng Tám nóng rẫy Bratislava. Lời chỉ trích nghiêm khắc của Tổng thống Slovakia Andrej Kiska đối với Cảnh sát trưởng Milan Lučanský về trách nhiệm của cảnh sát và Bộ Nội vụ nước này đã không tổ chức điều tra vụ ‘vận chuyển Trịnh Xuân Thanh’, về chi tiết một đoàn cán bộ công an cấp cao của Việt Nam, dẫn đầu bởi Bộ trưởng Công an Việt Nam là tướng Tô Lâm, dường như đã lợi dụng lòng hiếu khách và sự nhẹ dạ của Chính phủ Slovakia để mượn một chiếc máy bay của Slovakia, rồi dùng máy bay này để ‘vận chyển’ Trịnh Xuân Thanh bay qua không phận Ba Lan về Hà Nội…, có thể chỉ là khởi đầu cho một chuỗi tiếp nối nhiều chuyện còn căng thẳng hơn.

Lần đầu tiên Tổng thống Andrej Kiska phải xuất hiện để làm dịu sóng phun trào của ngọn núi lửa mang tên ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ chỉ chực chờ bùng tóe cả bầu trời xanh sẫm của đất nước Slovakia tươi đẹp.

Phản ứng từ các đảng đối lập ở Slovakia thật rúng động ! Đài VOA cho biết cáo buộc về sự dính líu của chính phủ Slovakia đã gây căng thẳng trong liên minh cầm quyền gồm ba đảng của nước này. Đối tác phụ trong liên minh là Đảng Most-Hid hôm 6/8 nói rằng họ sẽ không thể ở lại trong liên minh nếu tin tức mà báo chí loan tải được xác nhận là có thật.

Còn theo Thoibao.de, "Sau khi báo chí truyền thông đưa tin về mối nghi ngờ rằng cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia, ông Robert Kalinak đã tham gia vào vụ bắt cóc một người Việt từ Berlin, phe đối lập ở Bratislava – thủ đô Slovakia – yêu cầu mở cuộc điều tra hình sự chống lại ông cựu Bộ trưởng này. Hôm thứ Sáu ngày 03/08/2018 hai đảng đối lập lớn nhất trong quốc hội tại Bratislava cũng đòi hỏi ông Peter Pellegrini, Thủ tướng Slovakia (thuộc đảng Dân chủ Xã hội) phải từ chức vì không hành động gì để làm sáng tỏ vụ việc".

Đến ngày 6/8/2018, nữ Bộ trưởng Nội vụ Denisa Sakova tuyên bố rằng trong thời gian điều tra về sự nghi ngờ vụ Trịnh Xuân Thanh ở Slovakia, bà đã đình chỉ công việc của người đứng đầu cơ quan nhà nước bảo vệ an ninh cho yếu nhân, và đã quyết định rằng "các cảnh sát được miễn trách nhiệm bảo mật thông tin trong vụ bắt cóc một công dân Việt Nam từ Đức đưa về Việt Nam".

Nhưng Tổng thống Andrej Kiska, trước sức ép và mối đe dọa của truyền thông quốc tế, dư luận trong nước và mối quan tâm đang đến gần và đưiọc cụ thể hóa của Ủy ban Châu Âu, Nghị viện Châu Âu và có thể cả Tòa án Cộng đồng Châu Âu, còn muốn hơn thế. Kiska đang đòi hỏi phải bãi nhiệm Bộ trưởng Nội vụ Denisa Sakova. Báo chí Slovakia cho biết sau cuộc nói chuyện với ông Peter Pellegrini và Thủ tướng Slovakia thuộc đảng Dân chủ Xã hội, Tổng thống Kiska đã công khai rằng ông không còn tin tưởng bà bộ trưởng Denisa Sakova nữa, và cơ quan của bà là ‘cánh tay phải của cựu Bộ trưởng Nội vụ Kalinak’.

Cùng ngày 6/8/2018, Tổng công tố viên Jaromir Ciznar thỉnh cầu Tổng thống tổ chức một cuộc họp khủng hoảng với Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội Slovakia. Còn Thủ tướng Peter Pellegrini đã phải quyết định rằng ông sẽ điều Bộ trưởng Sakova và Cảnh sát trưởng Milan Lucansky đến Đức để hợp tác với cảnh sát nước này điều tra vụ việc.

Cảnh sát Slovakia đã chính thức tiến hành cuộc điều tra về hành vi và trách nhiệm của cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák. Rồi đây ông Kaliňák thậm chí có thể phải đối mặt với ‘đoạn đầu đài’ – bị bắt giữ về hành vi ‘tiếp tay cho bắt cóc’.

Nhiều người dân Việt Nam đã thật sự kinh ngạc và thất vọng lớn khi nghe tin Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák dính dáng đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Trước đó, người ta không thể tin là có một quan chức Slovakia nào lại làm như vậy khi Slovakia đã có thời gian là một nước theo chế độ đa đảng và dân chủ gần ba mươi năm, mà chỉ bị quan chức Việt Nam lợi dụng lòng hiếu khách,.

Một nguyên do sâu xa có thể giải thích việc Robert Kaliňák nói riêng và chính phủ Slovakia nói chung dính dáng vụ bắt cóc là Slovakia được tách ra từ Tiệp Khắc, mà Tiệp Khắc lại là chế độ được xem là ‘xã hội chủ nghĩa anh em’ với Việt Nam, đã từng độc đảng và cách nào đó cũng có những phương pháp an ninh và đàn áp người dân và nhân quyền khá giống nhau, do đó trong chừng mực nào đó Robert Kaliňák có thể đã ‘thông cảm’ với quan chức công an Việt Nam về cách thức bắt cóc và cách làm thế nào để đưa Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam.

Người Quan Sát

Nguồn : CaliToday, 09/08/2018

*****************

Sau Slovakia, Việt Nam có nguy cơ gây khủng hoảng với toàn EU

Thiền Lâm, CaliToday, 08/08/2018

Một cách không cần tuyên bố, cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức – Việt, Slovakia – Việt và cả EU – Việt sẽ chuyển qua giai đoạn mới : thời kỳ đóng băng kéo dài nhiều năm.

txt4

Trong khi cơn địa chấn khủng hoảng Đức - Việt còn lâu mới chấm dứt, chính thể Việt Nam lại phải đối mặt với một trận động đất với cường độ còn mạnh hơn thế nhiều : khủng hoảng cấp nhà nước Slovakia - Việt. Ảnh : Tintuchangngayonline.com

Lời thú tội của Nguyễn Hải Long – một nghi can tham gia đường dây bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức – tại Tòa Thượng thẩm Berlin vào ngày 17/7/2018 rốt cuộc đã lần đầu tiên mang tính chứng cứ không thể bác bỏ về không chỉ vai trò của những con tốt Nguyễn Hải Long, Đào Quốc Oai, Lê Anh Tú và một quan chức thừa hành bậc trung là Phó tổng cục trưởng Tổng cục an ninh (Bộ Công an) Đường Minh Hưng, mà còn là cơ sở quá rõ để lần đầu tiên Tòa án Đức tự tin công bố tên họ những ‘tác giả’ có chức vụ cao hơn thế nhiều – Bộ Chính trị đảng Việt Nam – của phi vụ bắt cóc.

Và dĩ nhiên, chứng cứ trên càng thúc đẩy mau hơn và mạnh hơn những quyết định tiếp tới của ngành tư pháp Đức để chế tài Việt Nam, kể cả việc phát thêm lệnh truy nã quốc tế đối với vài gương mặt quan chức cao nào đó thuộc công an Việt Nam, trong bối cảnh Hà Nội trong hơn một năm qua vẫn chưa có bất kỳ một động tác xin lỗi và ‘cam kết không tái phạm’ nào trước người Đức.

Khủng hoảng Đức – Việt đã kéo theo quá nhiều hậu quả. Không chỉ trục xuất vài cán bộ ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức về nước, Nhà nước Đức còn thẳng tay tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam vào tháng 10/2017 và một tháng sau đó đã thông báo ngừng luôn hiệp định về miễn trừ visa đối với quan chức Việt Nam đi công tác ở Đức.

Cho tới nay, tương lai ‘phục hồi quan hệ đối tác chiến lược Đức – Việt’ vẫn còn khá ảo ảnh – tỷ lệ thuận với thói ‘mặt dày’ không còn giới hạn nào của Hà Nội. Trong khi đó, dường như phía Đức vẫn lưu giữ kịch bản ‘cắt quan hệ ngoại giao với Việt Nam’ trong tình huống vụ Trịnh Xuân Thanh không thể cứu vãn được.

Không có quan hệ đối tác chiến lược với Đức, hoặc mối quan hệ này bị tạm treo vô thời hạn, Việt Nam sẽ khó có hy vọng để tham gia EVFTA (Hiệp Định Thương Mại Tự Do Châu Âu – Việt Nam) vào năm 2018 hay trước năm 2020 mà do đó có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước này thêm vài phần trăm. Hiện thời, Đức đang được xem có vai trò quyết định đối với việc Nghị viện Châu Âu có thông qua EVFTA với Việt Nam hay không.

Hậu quả từ cơn khủng hoảng Đức – Việt chưa thể kết thúc lại có thể là tiền đề mà có thể dẫn đến những bất ngờ khác và khó tưởng tượng trong tương lai, không chỉ là tương lai quan hệ giữa Đức và Việt Nam mà còn là quan hệ Việt Nam – Châu Âu.

Từ tháng Bảy năm 2018 đến nay, mối quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa các quốc gia như Đức, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Ý, Thụy Điển, kể cả một số nước khác ở Châu Âu với Việt Nam đã lạnh lẽo hẳn đi.

Một khả năng có thể xảy đến là trong thời gian tới, những quốc gia như Pháp, Bỉ, Hà Lan, Ý, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Anh sẽ có một số biểu cảm và hành động gần tương tự phản ứng của người Đức đối với Việt Nam qua vụ Trịnh Xuân Thanh. Những biểu cảm và hành động này sẽ liên đới mật thiết với viện trợ không hoàn lại, tín dụng cho vay, cũng khiến đầu tư nước ngoài của Châu Âu vào Việt Nam có thể sụt giảm đáng kể. Những ưu đãi về hàng rào thuế quan trong nhập khẩu hàng Việt Nam cũng bởi thế sẽ được thả nổi theo mặt bằng thị trường chung. Thậm chí khách du lịch Châu Âu – khi đã được báo chí lục địa này dồn dập cảnh báo về "nhà nước bắt cóc", sẽ chẳng còn mấy tha thiết đi dã ngoại ở một Việt Nam đầy rủi ro rình rập.

Nhiều nước Tây Âu và cả Đông Âu sẽ có thể đặt Việt Nam vào một tầm ngắm mới và khởi tạo một hàng rào kiên cố nhằm ngăn chặn mật vụ Việt Nam hành xử theo ‘luật rừng’ ở Lục Địa Già.

Chỉ 3 ngày sau vụ Nguyễn Hải Long nhận tội, Chính phủ Cộng hòa Czech đã quyết định tạm ngừng tiếp nhận đơn xin thị thực dài hạn cho mục đích lao động và kinh doanh đối với công dân Việt Nam", theo thông cáo đăng trên trang web của Đại sứ quán Cộng hòa Czech tại Hà Nội ra ngày 20/7/2018. 

Vào tháng Sáu năm 2018, cựu ngoại trưởng Czech Lubomir Zaoralek đã cáo buộc "Việt Nam là tội phạm có tổ chức và trở thành mối đe dọa an ninh quốc gia hàng đầu" của nước ông.

Điều trớ trêu là Czech lại là quốc gia được chính thể cộng sản ở Việt Nam xem là ‘nền kinh tế thân thiện nhất’.

Trong khi cơn địa chấn khủng hoảng Đức – Việt còn lâu mới chấm dứt, chính thể Việt Nam lại phải đối mặt với một trận động đất với cường độ còn mạnh hơn thế nhiều : nếu loại bài điều tra của báo chí Đức (tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung) và báo Slovakia ngày 3/8/2018 về ‘Robert Kaliňák đã giúp Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia’ là có cơ sở mà cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák không thể phản bác được, khủng hoảng Slovakia – Việt đang chính thức bắt đầu và còn vượt trên khủng hoảng Đức – Việt một bậc : trong khủng hoảng Đức – Việt, các cơ quan tư pháp Đức chỉ làm rõ chứng cứ vụ bắt cóc đến Nguyễn Hải Long và một quan chức công an bậc trung là Đường Minh Hưng trong bối cảnh chuyến đi Đức của tướng Hưng là lén lút chứ không công khai và càng không chính thức, thì chuyến đi của Bộ trưởng công an Tô Lâm đến Slovakia ngay sau khi xảy ra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức, cùng cuộc gặp chính thức của Tô Lâm với bộ trưởng nội vụ Slovakia khi đó là Robert Kaliňák đã xác nhận rằng Tô Lâm là một đại diện chính thức của Chính phủ Việt Nam, là tiền đề kéo theo mức độ xung đột ngoại giao giữa Slovakia và Việt Nam là xung đột cấp nhà nước.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 08/08/2018

**********************

Việt Nam làm gì trước bão khủng hoảng Slovakia – Việt ?

Thiền Lâm, CaliToday, 06/08/2018

Tròn một năm sau khi Bộ Ngoại giao Đức ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, thời điểm đầu tháng Tám năm 2018 đang chứng kiến cơn khủng hoảng Slovakia – Việt Nam ập đến rất gần !

txt5

Trước bão khủng hoảng Slovakia, giới quan chức Việt Nam vẫn im lặng. Im lặng như thể bị cấm khẩu. Hoặc chỉ hồi đáp theo cách chống chế một cách đầy gượng gạo, khiên cưỡng và thật thiếu liêm sỉ. Ảnh : VNTB

Dù cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák tuyên bố rằng những bài viết trên báo Đức (tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung) và báo Slovakia ngày 3/8/2018 về ‘Robert Kaliňák đã giúp Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia’ là ‘bịa đặt’, nhưng cho tới nay Kaliňák lại chẳng thể tự bảo vệ mình khi không chứng minh được báo chí bịa đặt về ông ta ra sao.

Trong khi đó, báo chí quốc tế lại mô tả một cách chi tiết : "Bộ trưởng Tô Lâm là người đầu tiên bước lên chiếc chuyên cơ của chính phủ Slovakia, tiếp theo là các thành viên của phái đoàn Việt Nam, tất cả 12 người. Trịnh Xuân Thanh là người cuối cùng được đưa lên máy bay, rõ ràng là ông ta bị thương, trông có vẻ đờ đẫn và được hai mật vụ Việt Nam xốc nách hai bên dìu đi…" (Thoibao.de).

Cảnh sát Slovakia đã chính thức tiến hành cuộc điều tra về hành vi và trách nhiệm của cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák. Rồi đây ông Kaliňák thậm chí có thể bị bắt giữ về hành vi ‘tiếp tay cho bắt cóc’.

Để ngay sau đó, Chính phủ Slovakia – để tự bảo vệ lòng tự trọng của mình – sẽ phải tung ra một quyết định dù rất khó khăn nhưng thật sự cần thiết và cứng rắn với chính thể độc đảng ở Việt Nam và những kẻ bắt cóc.

Lời chỉ trích nghiêm khắc của Tổng thống Slovakia Andrej Kiska đối với Cảnh sát trưởng Milan Lučanský vào một ngày tháng Bảy nóng rẫy của năm 2018, về trách nhiệm của cảnh sát và Bộ Nội vụ nước này liên quan vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, có thể chỉ là khởi đầu cho một chuỗi tiếp nối nhiều chuyện còn căng thẳng hơn.

Còn về phía Việt Nam, cụ thể là Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an mà chưa kể một ‘bộ’ khác là Bộ Chính trị đảng, cho tới nay đã bày tỏ hay phản hồi gì với Slovakia ?

Im lặng. Im lặng như thể bị cấm khẩu. Hoặc chỉ hồi đáp theo cách chống chế một cách đầy gượng gạo, khiên cưỡng và thật thiếu liêm sỉ.

Thái độ phản đối yếu ớt lại là một bằng chứng gián tiếp về sự thừa nhận hành vi phạm pháp. Dẫn chứng gần nhất và sống động nhất là cuộc khủng hoảng Đức – Việt.

Thông thường, hành động của một quốc gia nhằm trả đũa quốc gia khác trục xuất nhân viên ngoại giao của mình là trục xuất lại nhân viên của quốc gia đối phương. Nhưng kể từ tháng Tám năm 2017 khi Đức tố cáo mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và trục xuất ít nhất hai nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, cho tới nay phía Việt Nam vẫn chỉ một mực ‘Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú’ nhưng lại chẳng dám có bất kỳ phản ứng công khai hay trục xuất trả đũa nào đối với các nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội.

Vào tháng Năm năm 2018, sau khi bị thủ tướng Đức Angela Merkel chất vấn, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Slovakia đã triệu tập Đại sứ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – ông Dương Trọng Minh, để yêu cầu giải thích về những nghi ngờ nghiêm trọng trong vụ công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh bị đưa về nước (bằng chuyên cơ của Slovakia).

Nhưng trong vài tuần sau đó, phía Việt Nam đã im như thóc. Phản ứng của chính thể Việt Nam nói chung và Bộ Ngoại giao Việt Nam nói riêng là quá yếu ớt và quá mập mờ.

Chỉ sau khi bị phía Slovakia làm căng theo cách ‘không thể chờ đợi lâu hơn’, Đại sứ Việt Nam Dương Trọng Minh mới chịu hiện ra cùng câu trả lời không thể ngắn ngủn hơn ‘Trịnh Xuân Thanh chưa bao giờ có mặt ở Slovakia’.

Tại sao nội dung trả lời của Đại sứ Dương Trọng Minh lại không hề thanh minh cho việc ‘Việt Nam không bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ ?

Nhưng với những bài điều tra kèm cáo buộc của báo chí Đức và Slovakia, ngay cả ‘Trịnh Xuân Thanh chưa bao giờ có mặt ở Slovakia’ cũng rất có thể đã là một sự dối trá vĩ đại.

Trong khi đó, hầu hết Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an Việt Nam vẫn như những đứa trẻ chưa hề biết nói trước vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, cho dù giới quan chức Việt đi đến đâu trong nước cũng ‘tự sướng’ bằng thành tích ‘Uy tín Việt Nam luôn nâng cao trên trường quốc tế’.

Cho tới nay, tuyệt nhiên vẫn không thấy Bộ trưởng công an Tô Lâm hiện ra để ‘phản bác những luận điệu sai trái’ của phía Slovakia và Đức về vụ ‘Tô Lâm làm bình phong’. Hiện tượng quá trống vắng này càng khiến dư luận quốc tế tin rằng đã có một mối liên đới nào đấy giữa tướng Tô Lâm và Trịnh Xuân Thanh trong vùng lãnh thổ Slovakia vào cuối tháng Bảy mướt mồ hôi của năm 2017.

Cái cách lấp ló như thế của phía Việt Nam càng phác ra bức tranh tổng quát : vào chính lúc này, hình như không một cơ quan nào, nhất là Bộ Ngoại giao, muốn "dây" đến vụ "bắt cóc Trịnh Xuân Thanh" và bị biến thành kẻ đổ vỏ bất đắc dĩ mà rất dễ thành ‘bất đắc kỳ tử’ cho những cơn khủng hoảng ngoại giao Việt – Đức lẫn Việt – Slovakia.

Trong cảnh ‘tang gia bối rối’ của chính giới Việt, mối quan hệ giữa ‘đối tác thân thiện nhất’ Slovakia với Việt Nam lại đang trở nên kém hẳn thân thiện cứ sau mỗi ngày.

Một lần nữa kể từ đầu năm 2018, ‘điềm báo vi cá mập’ lại ứng nghiệm.

6 tháng sau vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Chi Lê phơi phóng hàng trăm vi cá mập trên nóc tòa đại sứ và vi phạm nghiêm trọng các công ước và quy định bảo vệ động vật quý hiếm của nước sở tại, ‘năm thành công đối ngoại chưa từng có’ mà Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh tuyên rao vào cuối năm 2017 đang có thể tiếp biến thành một khủng khủng hoảng ngoại giao mới mang tên ‘Slovakia – Việt’.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 06/08/2018

*********************

Nhà báo Phạm Chí Dũng trả lời phỏng vấn báo Dennik N của Slovakia về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Dennik N, VNTB, 10/8/2018

Ở đây họ đã cấm viết về vụ bắt cóc, nhưng chuyện liên quan tới ông Kaliňák cũng đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt. Không có nhiều quốc gia, kể cả những nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa cũ, sẵn sàng tiếp tay cho Việt Nam chuyện bắt cóc. Phạm Chí Dũng, nhà báo cộng tác với BBC hay Đài phát thanh Châu Á Tự do chia sẻ :

"Tôi rất ngạc nhiên khi được biết, rằng Slovakia dính líu vào vụ bắt cóc". Nhà báo độc lập hiện đang theo dõi rất sát vụ việc mà ban đầu chỉ cho là lòng hiếu khách của Slovakia đã bị Việt Nam lợi dụng này.

Bản thân ông đã từng có kinh nghiệm với với sự tàn bạo của mật vụ và công an Việt Nam, ông bị theo dõi nhiều năm và có lần ông bị đưa đi hỏi cung ngay từ nhà trẻ khi đưa đón con trai của mình.

txt6

Pham Chi Dung žije vo vietnamskom Sajgone. Zdroj – Facebook/Pcham Chi Dung

Dennik N : Truyền thông Việt Nam có đưa tin gì về việc Slovakia, theo nhiều nhân chứng và các nhà điều tra Đức, đã dính líu vào vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Đức ?

Phạm Chí Dũng : Tuyệt đối không có một tin tức nào trên hơn 800 tờ báo nhà nước ở Vietnam về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và những nghi ngờ về việc chính phủ Slovakia hỗ trợ Bộ Công an Vietnam để trung chuyển Trịnh Xuân Thanh từ Slovakia qua không phận Ba Lan đến Moscow.

Theo tôi biết, đảng cộng sản Vietnam đã chỉ đạo cho Ban Tuyên giáo trung ương cấm các báo nhà nước đăng tải bất kỳ tin tức nào về vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, mà chỉ được đưa tin và viết bài theo định hướng của đảng cộng sản qua hai vụ án mà Thanh đã bị hai án chung thân.

Dennik N : Còn truyền thông phi nhà nước thì sao ?

Phạm Chí Dũng : Những tin tức hiếm hoi về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh liên quan đến Slovakia chỉ đến từ những tờ báo của Đức như Taz trước đây, Frankfurter Allgemeine Zeitung và báo Dennik N của Slovakia gần đây, được dịch lại bởi trang Thoibao.de của người Việt ở Đức, cùng một số đài quốc tế như VOA, BBC, RFA... và được đăng lại trên một số trang mạng xã hội ở Việt Nam, trong đó có trang Vietnamthoibao.org của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam. Những tin tức này chủ yếu xuất hiện trên mạng xã hội ở Việt Nam từ tháng Năm năm 2018 đến nay.

Dennik N : Theo ông nghĩa là thế nào khi Slovakia tiếp tay cho Việt Nam bắt cóc ? Ông có cho rằng cả các nước Châu Âu khác cũng sẽ hành động như vậy ?

Phạm Chí Dũng : Tôi thực sự bất ngờ và thất vọng khi được biết là cựu bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák có tham gia vào vụ bắt cóc (các nhân chứng đã kể với Denník N, rằng Slovakia và Robert Kaliňák đã hỗ trợ bằng cách cho mượn chuyên cơ của chính phủ và đưa người bảo vệ, tạm thời vai trò của Robert Kaliňák chưa được xác định rõ - chú thích của Ban biên tập Mmauf đỏ).

Trước đây tôi đã không tin những chuyện như vậy. Tôi chỉ cho rằng giới lãnh đạo Việt Nam đã lợi dụng lòng hiếu khách của Slovakia, vì từ lâu Slovakia đã có chế độ dân chủ.

Cách giải thích chung chung khả dĩ nhất cho sự dính líu của Robert Kaliňák và cả chính phủ Slovakia, là Tiệp Khắc ngày trước cũng từng thuộc chế độ cộng sản, nơi mà chính phủ cũng tương tự như Việt Nam bây giờ là chỉ có một đảng, và những thủ đoạn của cơ quan an ninh bất chấp quyền con người như vậy không có gì lạ. Trong chừng mực nào đó cách mà công an Việt Nam điệu Trịnh Xuân Thanh về nước cũng được Robert Kaliňák ‚thông cảm‘.

Vụ Thanh thể hiện sự khác biệt lớn giữa Slovakia và Đức. Tôi không cho rằng các quốc gia Châu Âu khác, kể cả những nước Đông Âu từng thuộc khối xã hội chủ nghĩa, có thể hỗ trợ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Dennik N : Những vụ tương tự khi Việt Nam bắt cóc công dân của mình ở nước ngoài ?

Phạm Chí Dũng : Theo tôi biết, thì vụ Trịnh Xuân Thanh là đầu tiên, khi mật vụ Việt Nam bắt cóc công dân Việt Nam ở nước ngoài, mà truyền thông phương tây và quốc tế đã phát hiện được. Trước đây từng có vài tin về những cuộc bắt cóc khác, như vụ bắt Giám đốc hãng vận tải biển nhà nước Vinalines Dương Chí Dũng ở Campuchia năm 2012.

Dennik N : Tại sao giới lãnh đạo Việt Nam quyết định tự bôi nhọ uy tín quốc tế của mình bằng vụ bắt cóc Thanh ?

Phạm Chí Dũng : Trịnh Xuân Thanh chỉ là một quan chức doanh nhân tầm trung, không phải đảng viên quan trọng và không có ý nghĩa đặc biệt nhạy cảm chính trị như giới lãnh đạo tình báo hay an ninh của quân đội và công an. Lẽ ra Thanh đã không bị bắt cóc. Tuy nhiên, sau khi đã đào tẩu sang Đức, Thanh đã viết thư trong đó chỉ trích nặng nề Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như một đòn đánh vào mặt ông Trọng, và vì thế Trọng phải quyết bắt bằng được để gỡ lại thể diện cá nhân ông ta và cho đảng.

Mật vụ Việt Nam đã quen với sự độc tài của đảng lãnh đạo, thường xuyên đàn áp nhân quyền, nên khi bắt cóc Thanh đã cho rằng, bắt cóc sẽ không gây hậu quả lớn về ngoại giao hay kinh tế. Họ không ngờ nổ ra khủng hoảng như vậy giữa Đức, Slovakia và Việt Nam.

Khi chuyện bắt cóc Thanh ở Đức vỡ lở, giới lãnh đạo Việt Nam một cách không chính thức cho rằng đó là chuyện nội bộ, kể cả khi bắt cóc Thanh đã gây ra khủng hoảng trầm trọng trong quan hệ với Đức. Cho tới nay chính phủ Việt Nam vẫn khước từ xin lỗi Đức và không chịu cam kết là sẽ không tái phạm.

Dennik N : Ông nghĩ thế nào về Thanh ?

Phạm Chí Dũng : Theo tôi Trịnh Xuân Thanh là quan chức nhà nước tham nhũng, hay ít ra ở ông ta có biểu hiện tham nhũng. Với Thanh lí tưởng cộng sản không quan trọng, chỉ có tiền và cuộc sống sung sướng, trái ngược với đói nghèo trong nước. Ở Việt Nam có rất nhiều quan chức như Thanh. Tôi cho rằng ở Slovakia không nhiều như thế. Nhiều người Việt Nam cho rằng cần phải bắt Thanh, cần phải kết án tù chung thân, thậm chí có người còn cho rằng hắn xứng đáng bị tử hình.

Dennik N : Chúng ta có thể nói rằng phiên tòa với Thanh đã chính trị hóa ? Bị truy tố vì đã nằm ở phe cánh chính trị khác với phe đang cầm quyền hiện nay trong đảng ?

Phạm Chí Dũng : Đúng, Trịnh Xuân Thanh thuộc một phe cánh chính trị khác với phe Nguyễn Phú Trọng nên Thanh bị xử án rất nặng nề so với những quan chức trong phe Nguyễn Phú Trọng.

Tuy nhiên, không có chuyện Trịnh Xuân Thanh hay phe của Thanh do có quan điểm cấp tiến hay cải cách mà bị Nguyễn Phú Trọng tấn công. Về thực chất, những cấp trên của Thanh vào thời trước là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng chính là những quan chức bị dân chúng chỉ trích và lên án nặng nề nhất về tội tham nhũng và tài sản như núi. Chỉ thỉnh thoảng và khi bị phe Nguyễn Phú Trọng tấn công quyết liệt, những quan chức này mới mang dân chủ và cải cách ra như một thù đoạn mị dân. Tuy thế, điều đáng ngạc nhiên là thủ đoạn này có vẻ đã khiến không ít báo chí quốc tế và chuyên gia trên thế giới tin tưởng. Tôi và nhiều người đấu tranh nhân quyền đã rất ngạc nhiên khi đọc vài bài báo trên báo Đức cho rằng Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc và bị xử án nặng nề là do thuộc trường phái cải cách ở Vietnam.

Dennik N : Phiên tòa của ông ta là công bằng ?

Phạm Chí Dũng : Mặc dù chắc chắn Trịnh Xuân Thanh là một kẻ tham nhũng và đáng bị án tử hình, tôi vẫn cho rằng phiên tòa xử Thanh không hề công bằng vì Viện Kiểm sát và Tòa án đã không chứng minh được Thanh tư túi và tham nhũng. Do vậy hai án chung thân đối với Thanh là hoàn toàn khiên cưỡng và là 'án bỏ túi' , tức án được quyết định bởi đảng chứ không phải bởi tỏa án. 

Dennik N : Theo ông tại sao Đức cho Thanh tị nạn ?

Phạm Chí Dũng : Vào thời điểm bắt cóc và vài ngày sau đó Bộ Công an và bộ Ngoại giao Việt Nam có lẽ đã cân nhắc các khả năng, giải quyết ra sao với Đức và với công luận. Nhưng họ không hiểu được vấn đề chính : Đức là quốc gia, nơi pháp luật là giá trị then chốt trong xã hội và cả quan hệ đối ngoại. Tam quyền phân lập là một trong những giá trị đó. Tòa án Đức độc lập với chính phủ hay bộ Ngoại giao.

Dennik N : Vụ việc làm thay đổi ra sao quan hệ giữa các nước ?

Phạm Chí Dũng : Mặc dù cựu Bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák khẳng định các bài viết trên báo Đức FAZ và Denník N của Slovakia là bịa đặt, nhưng đến nay vẫn chưa thể chứng minh là truyền thông đã bịa chuyện. Khi Robert Kaliňák tuyên bố là không biết gì về chuyện bắt cóc, thì cũng tình cờ vào đúng thời điểm lúc thủ tướng Pellegrini gặp bà Merkel ở Berlin.

Nay chính phủ Slovakia lâm vào khủng hoảng, để bảo vệ uy tín của mình ở trong nước và quốc tế, Slovakia phải thực hiện những quyết định đối ngoại cương quyết với Việt Nam để có thể giữ gìn được tình hình. Mặc dù chưa có quan chức Slovakia nào tuyên bố rằng tình hình đã gây tổn hại mối quan hệ giữa Slovakia và Việt Nam, nhưng tin tức của truyền thông Slovakia và Đức đã cho là Slovakia đã bị mật vụ và ngoại giao Việt Nam dắt mũi. Để không bị mất mặt chính phủ, Slovakia sẽ sớm phải thực hiện những quyết định cứng rắn với chế độ ở Việt Nam.

Dennik N : Về bản thân, ông nói mình là nhà báo độc lập. Nghĩa là thế nào ?

Phạm Chí Dũng : Nghĩa là, tôi viết hoàn toàn độc lập với chính phủ Việt Nam, với bất kỳ chính đảng và tổ chức nào ở Việt Nam lẫn hải ngoại. Tôi sống bằng nhuận bút từ các bài viết cho báo chí.

Dennik N : Công an trong nước đối xử với ông như thế nào ?

Phạm Chí Dũng : Từ năm 2013 đến nay tôi liên tục bị công an theo dõi. Thường thì có bốn hay năm người túc trực trước nhà tôi, khi tôi ra ngoài, đến bất cứ đâu cũng bị theo dõi. Nhất là vào thời điểm khi ở Việt Nam có các cuộc biểu tình, công an áp dụng những biện pháp cưỡng bức, ngăn chặn để không cho tôi ra khỏi nhà.

Dennik N : Bản thân ông đã có kinh nghiệm trực tiếp với công an Việt Nam. Chuyện gì đã xảy ra ?

Phạm Chí Dũng : Hồi tháng Bảy 2015, khoảng 20 công an viên tràn vào nhà trẻ Tuổi Thơ 7 ở Sài Gòn, nơi con trai tôi gửi ở đó. Họ bắt giữ tôi giữa sân trường và giải tôi vào xe như tên tội phạm, trước sự chứng kiến của các ông bố bà mẹ và trước ánh mắt trẻ con. Công an đưa tôi về đồn, họ giải thích với tôi, là phải làm như vậy vì đã triệu tập tôi lên công an làm việc, nhưng tôi không tới. Thế nhưng hình thức triệu tập như vậy của công an là bất hợp pháp, vì không liên quan tới các vụ việc bị khởi tố theo luật Việt Nam.

Từ năm 2014 tôi đã bị công an thu hộ chiếu, không cho phép tôi xuất cảnh. Chỉ giải thích chung chung là vì lý do an ninh quốc gia. Năm 2015 Bộ Ngoại giao Mỹ đã gửi công hàm ngoại giao cho Việt Nam, yêu cầu trả hộ chiếu cho tôi. Bộ Ngoại giao Mỹ muốn mời tôi sang USA, nhưng Việt Nam vẫn chưa trả hộ chiếu cho tôi.

Người dịch : David Nguyễn

(Slovakia)

--------------------------

Phạm Chí Dũng (1966)

Là một trong những nhà báo độc lập hiếm hoi ở Việt Nam. Từng tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật Quân sự, trong quá khứ đã tham gia quân đội. Từng làm việc cho cả Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Hoạt động với tư cách là một nhà báo độc lập từ năm 1991. Cộng tác với truyền thông quốc tế như BBC, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, Đài Phát thanh Châu Á Tự do. Năm 2014 sáng lập và tới nay điều hành Hội Nhà báo Việt Nam độc lập. Tác giả của ít nhất 11 cuốn sách về đề tài xã hội, kinh tế và tôn giáo.

Đã nhiều lần gặp rắc rối với công an. tháng Bẩy 2012 bị bắt và kết tội gây rối lật đổ chính quyền, tuyên truyền chống nhà nước. tháng Hai 2013 kết thúc điều tra và trả lại tự do.

Tổ chức Phóng viên không biên giới đã trao tặng ông danh hiệu Information Hero.

Published in Diễn đàn

Bộ Nội vụ Slovakia đang trải qua thời kỳ hoảng sau khi truyền thông Đức công bố thông tin rằng cựu Bộ trưởng Nội vụ, Robert Kaliňák, đã cung cấp một máy bay của chính phủ cho phái đoàn Việt Nam từ Prague đi Bratislava và sau đó là Moscow để giúp đỡ Đảng Cộng sản Việt Nam vận chuyển Trịnh Xuân Thanh, từ Berlin về Hà nội.

trai1

Cựu Bộ trưởng Nội vụ, Robert Kaliňák, đã cung cấp một máy bay của chính phủ cho phái đoàn Việt Nam từ Prague đi Bratislava

Sau vụ nhà báo Jan Kuciak bị sát hại hồi đầu năm vì những bài viết về tham nhũng, Slovakia đã phải chứng tỏ họ vẫn thuộc về phương Tây. Nhưng thay vào đó, vụ bê bối với mật vụ Việt Nam sẽ chỉ làm trầm trọng thêm mối quan hệ của Slovakia với Đức và các nước phương Tây. Slovakia giờ trở thành quốc gia đã giúp các nhà lãnh đạo độc tài bắt cóc người ngay trên lãnh thổ của một trong những đồng minh chính trị, kinh tế và quân sự của họ. 

Cáo buộc Slovakia tham gia trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã trở thành một vụ bê bối chính trị lớn kể từ hôm thứ Năm. Trong bài điều tra của Denník N dựa trên báo cáo của các nhà điều tra Đức và lời khai của các sĩ quan cảnh sát Slovakia thì họ đã chứng kiến chuyến thăm chính thức của phái đoàn Việt Nam đã được sử dụng để vận chuyển Trịnh Xuân Thanh từ Bratislava đến Moscow và sau đó là Việt Nam hồi tháng 7 năm 2017.

Sau khi Thủ tướng Peter Pellegrini gặp Tổng thống Andrej Kiska,Bộ trưởng Bộ Nội vụ Denisa Saková đã đình chức của ông Peter Krajčírovič để phục vụ điều tra vụ án bắt cóc và vai trò của Slovakia trong đó.

Những điều bất thường 

Một tháng sau khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc mang về Việt Nam quy án, các nhân viên điều tra Đức đã chất vấn Bratislava về hành khách trên chuyến bay của Bộ Nội vụ Slovakia đi Moscow ngày 26 tháng 7 năm 2017. Cho tới lúc đó các quan chức cảnh sát Slovakia và đại diện Bộ Nội vụ mới tỏ ra nghi ngờ hành khách được cho là bị say rượu bị đưa lên máy bay chính là người đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc ở Berlin. 

Các nhân viên cảnh sát Slovakia cũng như nhân viên Bộ Nội vụ và nhân viên sân bay đã tường thuật lại chi tiết vụ việc.

"Thứ Ba, ngày 25 tháng 7 năm 2017, Bratislava

Vào lúc 3:30 chiều, tất cả các tài xế thuộc Văn phòng Bảo vệ cho các Cơ quan Hiến pháp và Bộ Ngoại giao Slovakia nhận được điện thoại và được hỏi liệu họ có sẵn sàng làm việc vào ngày hôm sau hay không. Một phái đoàn Việt Nam sẽ đến bất ngờ đến Slovakia. Một số vệ sĩ rất ngạc nhiên vì các chuyến thăm tương tự thường được lên kế hoạch truóc vài tuần. 

Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017, Bratislava

Vào 1 giờ chiều, máy bay chính phủ Slovakia trở về từ Praha với đoàn Việt Nam trên đó. Đây là chuyến bay đầu tiên mà Slovakia cung cấp một chiếc máy bay cho phái đoàn Việt Nam. Các nhân viên cảnh sát cảm thấy sự việc đáng nghi ngờ vì thường không cho các quốc gia nước ngoài mượn máy bay. Điều đó sau này được xác nhận qua câu trả lời của Bộ Nội vụ rằng việc cho mượn máy bay là một tình huống bất thường".

"Kế hoạch của họ thay đổi hoàn toàn ; điều đó có vẻ bình thường", cựu Bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák cho biết trong một cuộc phỏng vấn của tờ SME hàng ngày, khi ông giải thích lý do cho phái đoàn Việt Nam mượn máy bay.

Cửa trên máy bay mở ra lúc 1:19. Radovan Čulák, người đứng đầu giao thức tại Bộ Nội vụ Slovakia (được xác định bởi các phương tiện truyền thông Đức như một nhân chứng chủ chốt cho vụ việc) đã có mặt trên máy bay. Ông ta có nhiệm vụ là đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Ngoài ra còn có một người khác trên máy bay là Lê Hồng Quang, cố vấn của thủ tướng lúc bấy giờ Robert Fico.

Lúc 1:20 chiều, một đoàn xe khởi hành từ sân bay của Bratislava. Viên chức phụ trách đoàn xe là Ján H. 

Chiếc limousine chỏ Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm do Igor M. lái, và chiếc limousine dự phòng do Lukáš H. điều khiển. Martin K. lái xe chở các thành viên còn lại của đoàn cùng với Čulák.

Các xe này do năm xe máy hộ tống. Số lượng xe nhiều như vậy có vẻ bất thường đối với cảnh sát, cho một chuyến thăm kiểu này.

Bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák đang chờ ở phía trước của khách sạn chính phủ Bôrik và thực hiện một cuộc gọi điện thoại căng thẳng, đôi khi gần như hét lên. Ông ta đề cập đến từ "hộ chiếu".

Ba xe thuê từ Prague và một chiếc SUV Lexus đã đậu sẵn trong bãi đậu xe của khách sạn. Trịnh Xuân Thanh ở một trong những chiếc xe khách. Trịnh Xuân Thanh bị đánh đập, tiêm thuốc mê, và mắt nhìn vô hồn. Không có cảnh sát nào biết đến sự hiện diện của Thanh. Vị trí của xe tải sau này đã được cảnh sát Berlin cung cấp nhờ vào định vị GPS tích hợp.

Róbert S. và Slavomír Z. chịu trách nhiệm các "biện pháp an ninh" khác nhau tại Bôrik. Họ quan sát xung quanh.

Vào khoảng 1:35, đoàn xe bộ trưởng Việt Nam đến nơi.

Một cuộc họp giữa hai phái đoàn bắt đầu tại diễn ra tại khách sạn. Về phía Việt Nam, có Bộ trưởng Bộ Công an, Tô Lâm ; Dương Minh Hưng ; Lê Mạnh Cường ; và Phạm Văn Hiếu tham gia. Phía Slovak do Robert Kaliňák, Radovan Čulák, Ivan Netík và Lê Hồng Quang đại diện. Thêm vào đó, 19 người khác thuộc "hạng B" cũng có mặt tại cuộc họp nhưng các nhà điều tra Đức không rõ danh tính.

Trong quá trình họp, có điều gì đó bất ngờ xảy ra. Đại diện Việt Nam đến gặp chỉ huy đoàn xe - Ján H. - và yêu cầu anh ta cung cấp thêm một xe nữa. Anh ta không biết là xe đó có chứa Trịnh Xuân Thanh.

Tuy nhiên, đối với đoàn xe mô tô chính thức, các yêu cầu như vậy là không bình thường vì số lượng xe và người luôn được chỉ định trước.

Lúc đầu, Ján H. từ chối yêu cầu của phía Việt Nam về một chiếc xe nước ngoài. Phụ trách an ninh liên lạc với trụ sở Văn phòng Bảo vệ các Cơ quan Hiến pháp và cho quyết định chiếc xe Việt Nam với bảng số Cộng hòa Séc sẽ không được phép đi chung, nhưng một chiếc xe của cảnh sát Slovakia sẽ được thêm vào.

Cuộc họp bộ trưởng tại khách sạn Bôrik kéo dài thêm mười lăm phút, và lên tới 40 phút thay vì 25 phút như kế hoạch vì phải chờ xe thêm vào.

Vì lợi ích quốc gia ?

Tài xế của chiếc xe mới là Michal C. Vào lúc này này, các nhân viên cảnh sát mới nhìn thấy Thanh bầm tím. Čulák yêu cầu họ đưa Thanh từ chiếc xe của Séc sang xe cảnh sát. Čulák nói, "Kali biết chuyện này ; đây là vì là lợi ích quốc gia". 

Čulák nói với các vệ sĩ rằng người bị giam giữ này bị say rượu và té cầu thang. Anh ta sẽ được giữ tránh mặt bộ trưởng để anh ta không bị mất mặt.

Hai người đàn ông, có lẽ là mật vụ Việt Nam, vào xe cùng Thanh. Họ xốc Thanh ta lên để cho Thanh không bị té.

trai2

Trịnh Xuân Thanh 'tự thú' trên VTV.

Đoàn xe máy đến tại sân bay Milan Rastislav Štefánik vào đúng 2:29 chiều. Cảnh sát làm nhiệm vụ tại sân bay ngay lập tức nhận thấy có thêm một chiếc xe. Những chiếc xe đầu trực tiếp đi tới tận máy bay mà không đi qua bất kỳ máy quét hoặc sự kiểm tra nào tại các thiết bị dành cho các chuyến bay nhà nước.

Bộ trưởng Việt Nam bước vào máy bay đầu tiên, tiếp theo là một phần phái đoàn. Người bị bắt cóc được đưa lên cuối cùng, được xốc nách để làm cho có vẻ như thể anh ta say rượu và cần được hỗ trợ. Từ chỉ có 4 người trên chiếc chuyên cơ đến từ Prague, đã có 12 người lên máy bay đi Moscow.

"Nội gián" là cố vấn của Fico ?

Các nhà điều tra Đức đã cho biết rằng người đứng đầu giao thức của Bộ Nội vụ, Radovan Čulák, và nhóm của ông chịu trách nhiệm về chuyến thăm Slovakia, với sự hỗ trợ của cố vấn cho thủ tướng Slovakia, ông Lê Hồng Quang, người đã hợp tác với người Việt Nam. Đại sứ quán ở Bratislava. Vào thời điểm đó, Robert Fico là thủ tướng.

trai3

Từ năm 2014, trang chống tham nhũng trong đại sứ Slovakia tại Hà Nội đã lên tiếng về trường hợp của Lê Hồng Quang - người đang làm việc cho thủ tướng ông Fico. Ông Quang có 2 quốc tịch, nhưng lại là cố vấn của thủ tướng Slovakia ?

Ông Quang là người đã thay mặt phía Việt Nam để xử lý các thỏa thuận của phái đoàn này. 

Báo Dennik N cũng cho biết rằng các nhà điều tra Đức cũng đã nhận thấy chính phủ Slovakia có thể đã tham gia vào vụ bắt cóc một cách vô tình và rằng có một "tay nội gián" ở phía Slovak đã tham gia vào các vụ việc. Và do dó chắc chắn phải xem xét kỹ hơn vai trò của cố vấn Thủ tướng Lê Hồng Quang, người nhận chức trưởng sứ quán Slovakia tại Hà Nội sau vụ bắt cóc".

Dennik N cũng lưu ý rằng Tổng thống Andrej Kiska thừa nhận rằng Thủ tướng Chính phủ Robert Fico đã yêu cầu ông bổ nhiệm ông Lê Hồng Quang làm đại sứ vốn là một điều bất thường và Tổng thống Kiska đã từ chối việc bổ nhiệm. Bộ Ngoại giao đã triệu hồi ông Quang trở về Bratislava sau khi có các báo cáo về vụ bắt cóc, và hiện ông Quang không còn làm việc cho ngoại giao Slovakia nữa.

Bộ trưởng nội vụ Robert Kaliňák : chúng tôi bị Việt Nam lừa

Bộ trưởng nội vụ Robert Kaliňák, người bị buộc phải từ chức vào tháng 3 vừa qua do cuộc khủng hoảng chính trị và các cuộc biểu tình của Slovakia sau vụ giết hại nhà báo Ján Kuciak và vị hôn thê của ông, Martina Kušnírová, đã phủ nhận tất cả các cáo buộc và nhấn mạnh rằng Slovakia chỉ có thể đã vô tình bị dính líu vì phái đoàn Việt Nam bị lừa.

Kaliňák đã duy trì quan điểm rằng vụ bắt cóc xảy ra ở Đức và do đó đây là vấn đề của cảnh sát Đức nên không có lý do gì để điều tra và truy tố hình sự ở Slovakia.

Kaliňák và cảnh sát Slovakia lập luận rằng các nhà điều tra Đức đã không báo cáo Thanh bị mất tích trong hệ thống chia sẻ thông tin về người mất tích của khối Schengen.

 
 

trai4

Ông Robert Kaliňák

Nhưng tờ Sme hàng ngày đưa tin rằng vào ngày 5 tháng 8 rằng họ đã nhận được một bản sao của một báo cáo của cảnh sát cho thấy Thanh đã được đưa vào hệ thống thông tin Schengen khi chưa đầy 24 giờ sau khi bị bắt cóc ở Berlin. Việc tìm kiếm chính thức người mất tích bắt đầu vào lúc 8:30 sáng ngày 24 tháng 7 năm 2017.

Kaliňák trả lời rằng những tuyên bố của ông dựa trên thông tin ông nhận được từ Bộ Nội vụ.

"Khi chúng tôi thảo luận tại ủy ban nghị viện ba tháng trước, Bộ Nội vụ đã kiểm tra và xác nhận rằng tên của ông Thanh không được lưu giữ ở đó", Kaliňák nói với Sme vào ngày 5 tháng 8.

Slovakia : rối bòng bong 

Tổng thống Andrej Kiska và Thủ tướng Peter Pellegrini sẽ gặp nhau tiếp để thảo luận về vụ việc ngày thứ Ba 8 tháng 8. Hiện Pellegrini yêu cầu người kế nhiệm Kaliňák, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Denisa Saková và cảnh sát trưởng Milan Lucansky sang Đức để hợp tác với nhân viên điều tra Berlin.

Hôm thứ hai, Bộ Nội vụ Slovakia ra tuyên bố cho biết Bộ trưởng Nội vụ Denisa Sakova quyết định vào ngày 6 tháng 8 rằng bà cho phép các nhân viên cảnh sát ra làm chứng trong vụ điều tra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức.

Các cáo buộc này đã gây căng thẳng cho liên minh ba đảng cầm quyền của Slovakia. Thành viên Most-Hid nói hôm thứ Hai rằng họ không thể ở lại liên minh nếu các thông tin về vụ việc báo chí đưa tin được xác nhận.

Trong khi đó, phe đối lập kêu gọi truy tố hình sự Kaliňák và những người tổ chức cuộc biểu tình "Vì một Slovakia tử tế – For a Decent Slovakia" nói rằng họ đã sẵn sàng xuống đường một lần nữa nếu những cáo buộc về sự tham gia bắt cóc của Kaliňák là đúng.

Hà Nội : chẳng còn mặt nào nữa mà mất

Một năm trước đây, nhà nước Việt Nam huyênh hoang rằng Trịnh Xuân Thanh đã tự nguyện quay trở về nước cúi đầu quy án sau khi đã trốn sang tận Đức. 

Trả lời báo chí trong nước về việc Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ Việt Nam bắt cóc từ Berlin mang về nước chịu tội, ông Tô Lâm – Bộ trưởng Công an – khi đó đã khẳng định rằng : "Hiện tôi chưa có thông tin gì !" với một vẻ mặt rất bình thản. 

Hà Nội đã nhất quyết không đáp ứng lại yêu cầu của nước Đức như trao trả lại Trịnh Xuân Thanh và công khai xin lỗi mà mang Trịnh Xuân Thanh ra xử tội tham nhũng làm bằng chứng cho chiến dịch đốt lò hừng hực của ông Trọng sẽ không chừa một ai không thuộc phe cánh của ông ta. 

Hà Nội cứ tưởng rằng người Đức sẽ để yên khi hai bên đã có các thỏa thuận ngầm ở cấp nhà nước về việc xử lý khủng hoảng ngoại giao nhằm khôi phục lại mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước từ tháng 12 năm ngoái. Nhưng cho đến giờ, thì cả Slovakia cũng không thể ngậm tăm để đánh đổi Hà Hội lấy lòng tin của các đồng minh Tây Âu cũng như để giữ sự ổn định trong nước. 

Cho tới giờ Tô Lâm vẫn kiên trì im lặng. 

Phương Thảo tổng hợp

Nguồn : VNTB, 08/08/2018

*****************

Slovakia cho cảnh sát khai chứng vụ Trịnh Xuân Thanh (VOA, 07/08/2018)

Bộ Nội vụ Slovakia sẽ cho phép cảnh sát khai chứng trong cuộc điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh, người mà Đức nói bị các điệp viên Việt Nam bắt cóc đưa về Việt Nam thông qua ngã Slovakia.

trai5

Ông Trịnh Xuân Thanh khi ra tòa

Vụ bắt cóc, theo cáo giác, xảy ra trong chuyến công du đến Slovakia của Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm hồi tháng 7 năm ngoái.

Các công tố viên Đức cho rằng ông Thanh, người lúc đó đang làm hồ sơ xin tỵ nạn ở Đức, đã bị nhân viên mật vụ Việt Nam ‘bắt cóc’ trên đường phố ở Berlin và được đưa về Việt Nam. Sau đó, ông Thanh đã bị đưa ra xét xử và bị kết án chung thân.

Tuần trước, nhật báo Dennik N của Slovakia dẫn lời một số sỹ quan cảnh sát nước này xác nhận rằng ông Thanh đã bị bí mật đưa về Việt Nam trên một phi cơ công vụ của chính phủ Slovakia.

Ông Thanh đã bị bắt đưa vào một chiếc xe van từ Berlin đến Bratislava qua ngõ Prague, sau đó được dồn chung vào phái đoàn của ông Tô Lâm rồi rời khỏi Slovakia trên phi cơ của chính phủ nước này, tờ Dennik N tường thuật.

Vụ việc đã làm quan hệ giữa Đức và Việt Nam trở nên căng thẳng và khiến Đức cáo buộc Việt Nam vi phạm luật pháp quốc tế. Một tòa án Đức hồi tháng 7 đã kết án một người đàn ông Việt Nam 3 năm 10 tháng tù sau khi ông này thú nhận đã giúp đỡ mật vụ Việt Nam bắt cóc ông Thanh.

Slovakia cho đến nay vẫn tìm cách tránh liên can và cựu Bộ trưởng Nội vụ Robert Kalinak hôm 3/8 đã phủ nhận mọi sự dính líu của Chính phủ Slovakia trong vụ bắt giữ Trịnh Xuân Thanh và gọi mọi cáo buộc là ‘khoa học viễn tưởng’.

Hôm thứ Hai ngày 6/8, Bộ Nội vụ Slovakia ra thông cáo : "Bộ trưởng Nội vụ Denisa Sakova đã quyết định rằng các cảnh sát được miễn trách nhiệm bảo mật thông tin trong vụ bắt cóc một công dân Việt Nam từ Đức đưa về Việt Nam".

Cáo buộc về sự dính líu của chính phủ Slovakia đã gây căng thẳng trong liên minh cầm quyền gồm ba đảng của nước này. Đối tác phụ trong liên minh là Đảng Most-Hid hôm 6/8 nói rằng họ sẽ không thể ở lại trong liên minh nếu tin tức mà báo chí loan tải được xác nhận là có thật.

Thủ tướng Peter Pellegrini hôm 6/8 nói rằng ông sẽ điều Bộ trưởng Sakova và Cảnh sát trưởng Milan Lucansky đến Đức để hợp tác với cảnh sát nước này điều tra vụ việc.

Published in Diễn đàn

Cảnh sát Slovakia tiết lộ chi tiết 'quy trình' áp tải Trịnh Xuân Thanh (VOA, 04/08/2018)

Cảnh sát h tng đoàn quan chc cp cao Vit Nam Slovakia tiết l vi báo Denník N. ca Slovakia rng ông Trnh Xuân Thanh đã được áp ti lên máy bay trong tình trng "vô hn" ging như say rượu và b đánh, vi hai người xc nách hai bên.

slovak1

Trịnh Xuân Thanh b áp gii ra tòa án Hà Nội vào ngày 8/1/2018.

"Họ nói vi chúng tôi rng ông ta b say rượu và ngã xung cu thang", cnh sát nói vi báo Denník N. ca Slovakia.

Những tiết l mi ca cnh sát Slovakia, theo Lut sư ca ông Thanh, bà Petra Schlagenhauf, là "mnh ghép cui cùng ca phn hành trình không t nguyn" ca thân ch ca bà t Slovakia v Vit Nam, trái ngược vi khng đnh lâu nay ca chính ph Vit Nam rng ông Thanh "t nguyn" v Vit Nam đu thú.

Bất thường và kh nghi

Theo tường thut ca báo Dennik N, Trnh Xuân Thanh, nguyên Ch tch Hội đồng quản trị Tng công ty c phn Xây lp Du khí Vit Nam (PVC) b Vit Nam truy nã, đã được đưa ti th đô Bratislava ca Slovakia trên một chiếc xe van thuê Praha. Chiếc xe này đu phía trước khách sn Bôrik, nơi din ra cuc hp gia các quan chc Slovakia vi phái đoàn quan chc cp cao Vit Nam, đng đu là B trưởng Công an Tô Lâm.

Cảnh sát Slovakia nói rng có nhiu tình tiết "bt thường" và "kh nghi" trong chuyến thăm ca đoàn Vit Nam. Thông thường, Slovakia không cho người nước ngoài mượn máy bay. Vì vy, xác nhn ca B Ni v nước này v vic cho phái đoàn Vit Nam mượn chiếc máy bay ca chính ph vào "phút chót" với lý do "thay đi ngh trình làm vic đt ngt" là chuyn "cc kỳ bt thường" đi vi các cnh v vn vn quen nhn lnh t nhiu tun trước.

Luật sư Petra Schlagenhauf nói vi VOA rng lý do Vit Nam mượn máy bay ca Slovakia là "đ tránh s kim soát ở biên giới khi ra khi các quc gia thuc khu vc Schengen".

Vẫn theo tường thut ca Denník N., B trưởng Tô Lâm đã được đưa đến bui hp bng mt chiếc limousine, theo sau là mt chiếc limousine khác ch các thành viên còn li ca phái đoàn. H tng kèm là 5 chiếc mô tô, mt con s được cho là "nhiu bt thường" trong mt các nhân viên cnh sát.

slovak2

Bộ trưởng Công an Tô Lâm.

Khi phái đoàn Việt Nam đến nơi hp thì đã có 3 chiếc xe van thuê t Praha và 1 chiếc Lexus SUV đu sn trong bãi đu xe ca khách sn, và Trnh Xuân Thanh được cho là trong mt trong nhng chiếc xe này.

"Ông ta bị đánh, b thuc, cái nhìn vô hn. Không mt cnh sát nào biết đến s hin din ca ông y", t báo ca Slovakia tường thut.

Trong thời gian din ra cuc hp gia các quan chc Vit Nam và Slovakia, đi din ca Vit Nam đã tiếp cn ch huy của đoàn h tng, ông Ján H., và yêu cu ghép thêm mt chiếc xe vào đoàn, cũng là mt yêu cu được cho là "bt thường".

Giải thích chi tiết này, cu B trưởng Ni v Slovakia, Robert Kaliňák nói vi báo SME : "Khi mt quan chc cp cao t mt quc gia Châu Á lớn đến thăm, thì điu rt ph biến là tt c các quan chc các nước láng ging đu đến bt tay. Không có gì là khác thường c. Ngay c khi có nhng chiếc xe van đó, nó cũng s không gây bt kỳ s chú ý nào".

Lúc đầu, phía Slovakia t chi yêu cu của Vit Nam, nhưng sau đó đng ý điu thêm mt xe cnh sát, thay vì ghép chiếc xe khác vào đoàn.

Gây ‘xấu h’ vì ‘say rượu’

Khi chiếc xe được điu ti, các cnh sát h tng mi ln đu tiên trông thy ông Trnh Xuân Thanh. Theo báo Denník N, cnh sát được lnh chuyn ông Thanh t chiếc xe thuê Czech sang xe cnh sát, và được cho biết công dân Vit Nam này "b say và ngã xung cầu thang" nên "điu quan trng là phi gi ông ta khi tm mt ca B trưởng Vit Nam", vì ông ta đã gây ra tình hung "xu h không th chp nhn được khi say xn".

Hai người đàn ông Vit Nam, được cho là mt v, lên xe cùng vi Trnh Xuân Thanh và gi cho ông khỏi ngã.

Đoàn xe ra đến phi trường Slovakia trên đường sang Nga vào lúc 2 :29 ngày 26/7/2017 mà không phi qua bt kỳ h thng rà soát an ninh nào.

Denník N. cho biết, B trưởng Tô Lâm là người lên máy bay đu tiên, kế đó là mt s người trong phái đoàn, và người cui cùng là Trnh Xuân Thanh, được xc nách đưa lên máy bay trong tình trng như đang say rượu và cn có người dìu.

Slovakia bác bỏ thông tin

Trong suốt cuc điu tra v bt cóc Đc, mt s gii chc Slovakia, trong đó có cu B trưởng Ni v Robert Kaliňák, liên tc b công lun lên án vì đã "tiếp tay" cho Vit Nam trong v bt cóc.

Lên tiếng trên trang Facebook hôm 31/7, ông Kaliňák nói : "Tôi nhn mnh rng danh sách hành khách [lên máy bay] là do gii hu trách Vit Nam cung cp cho chúng tôi, không có tên của công dân phm ti người Vit, không có mt ai b thương hay b còng tay".

Bộ Ni v Slovakia nói bài báo ca Denník N. là "hoàn toàn vô lý, ba đt và di trá".

Trong khi đó, Văn phòng Tng công t Slovakia hôm 1/8 nói Đc có quyn tiến thành các th tc hình s liên quan đến v bt cóc, và các cơ quan tư pháp Đc không cung cp thông tin cho đi tác Slovakia v v này.

slovak3

Luật sư Petra Schlagenhauf. Ảnh: thoibao.de

Là người theo sát nhng din tiến liên quan đến v bt có thân ch, Lut sư Petra Schlagenhauf nói vi VOA : "Nhng gì cnh sát Slovakia nói vi báo Denník N. đu trùng khp vi tt c các chi tiết mà các nhà điu tra Đc đã phát hin cho đến nay. Hơn na, li khai ca cnh sát cho thy cu B trưởng Slovakia Kalinak đã không thành thật. Ông y chc hn biết chuyn gì xy ra vào ngày hôm đó (ngày 26 tháng 7) ti khách sn Borik và sân bay Bratislava".

Nữ lut sư người Đc ca ông Thanh cho đây là mt v bê bi "gây sc" vì nhng gì mà quan chc Slovakia dám làm trong bối cnh nước này là mt thành viên ca Liên minh Châu Âu. Theo bà, Slovakia nên tiến hành điu tra mt cách nghiêm túc đ làm rõ trách nhim ca nhng người liên quan.

Luật sư Petra Schlagenhauf cũng khng đnh li phán quyết ca Tòa thượng thm Berlin hôm 25/7, cho rng vic ông Trnh Xuân Thanh b b tù ti Vit Nam là "bt hp pháp". Bà nói bà hy vng Vit Nam s "cho phép thân ch ca tôi tr v Đc, nơi ông b bt cóc" đ "xoa du" cuc khng hong quan h gia Vit Nam và Đc vì v bắt cóc chn đng này.

Đức đã "tm ngưng" mi quan h đi tác vi Vit Nam và trc xut mt s nhà ngoi giao Vit Nam khi Đc vì cho rng v bt cóc vi phm trng trn lut pháp Đc và lut pháp quc tế.

************************

Đào tạo "Thạc sĩ chống tham nhũng", không giải quyết được vấn đề… (CaliToday, 04/08/2018)

Hết lần đầu tiên có tiến sĩ quần vợt nay Việt Nam lần đầu tiên đào tạo thạc sĩ phòng chống tham nhũng khiến dư luận một lần nữa vừa tranh luận vừa buồn cười và không ít cho đây là vẽ vời bởi sẽ không hiệu quả…

slovak4

Lễ công bố Chương trình đào tạo thạc sĩ luật học về Quản trị Nhà nước và phòng, chống tham nhũng tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngày 2/8/2018 vừa qua, tại Khoa Luật trường Đại học Quốc gia ở Hà Nội đã diễn ra buổi lễ công bố tổ chức chương trình đào tạo thạc sĩ luật học về Quản trị Nhà nước và Phòng chống tham nhũng. Theo báo chí Việt Nam đăng tin thì phát biểu tại buổi lễ, đại diện Đại học Quốc gia ở Hà Nội, Giáo sư Nguyễn Đình Đức nhấn mạnh đất nước Việt Nam đang trong quá trình hội nhập đổi mới, có rất nhiều vấn đề liên quan đến việc phòng chống tham nhũng và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm cho sự tham nhũng diễn ra ngày càng tinh vi hơn. Tất cả đã đặt ra yêu cầu trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu lĩnh vực này ở Việt Nam nói chung, Đại học Quốc gia ở Hà Nội nói riêng.

Cũng phát biểu tại buổi lễ, Phó Giáo sư Tiến sĩ Vũ Công Giao đại diện Khoa Luật, nơi tổ chức chương trình đào tạo thạc sĩ luật học về Quản trị Nhà nước và Phòng chống tham nhũng nói mục tiêu của chương trình nhằm đào tạo ra các chuyên gia có kiến thức toàn diện, chuyên sâu về quản trị nhà nước và phòng chống tham nhũng cho các cơ quan tổ chức đang tham gia vào công cuộc phòng chống tham nhũng ở Việt Nam. Đối tượng tham gia chương trình bao gồm những người có bằng cử nhân Luật học ở tất cả các chuyên ngành trong và ngoài Việt Nam… Thời gian đào tạo là 2 năm với kết cấu có 64 tín chỉ tương đương 16 học phần.

Còn Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học nhấn mạnh cuộc đấu tranh Phòng chống tham nhũng, chống "giặc nội xâm" này không thể một sớm một chiều có thể hoàn thành mà đòi hỏi quá trình đấu tranh đó phải lâu dài, bền bỉ nên rất cần sự đào tạo mang tính chất lâu dài của chuyên ngành luật về Phòng chống tham nhũng.

Ngay sau khi báo chí Việt Nam đăng tải thông tin, dư luận Việt Nam đã có nhiều chia sẻ, vừa tranh luận vừa buồn cười và nhiều ý kiến cho là vẽ vời bởi tham nhũng ở Việt Nam hiện đang là "quốc nạn" như Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam hiện tại ông Nguyễn Phú Trọng từng nói : "Hiện tượng hư hỏng, tham nhũng, tiêu cực đúng là lắm lúc nghĩ hết sức sốt ruột, nhìn đâu cũng thấy, sờ đâu cũng có", tham nhũng được xếp theo cấp bậc và bằng cấp, học cao làm quan lớn thì tham nhũng càng lớn, tham nhũng càng tinh vi hơn. Bao nhiêu năm qua Việt Nam luôn hô hào quyết tâm chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy cầm quyền nhưng kết quả hiện tại đã cho người dân thấy diệt được chổ này thì thấy xuất hiện chổ nọ thậm chí nó còn leo lên chức vụ khá cao là cấp Bộ.

Mặc khác hiện cư dân mạng đã sưu tra ra chương trình đào tạo thạc sĩ phòng chống tham nhũng này là Việt Nam bắt chước theo Trung Quốc, mấy năm trước đây báo chí Việt Nam từng thông tin Trung Quốc đào tạo thạc sĩ chống tham nhũng.

Blogger Tô Oanh cũng chia sẻ với Cali Today điều này và cho rằng tham nhũng ở Việt Nam giờ có cung cấp cho các vị lãnh đạo hàng trăm, hàng ngàn bằng cấp trên đại học cũng không thể diệt được tham nhũng.

"Tôi cho rằng bên Trung Quốc họ cũng mở khóa đào tạo cấp bằng như thế này, Việt Nam bắt chước làm theo. Trung Quốc chính thức họ làm rồi, Việt Nam giờ bắt đầu triển khai. Tôi cho rằng việc chống tham nhũng mà chỉ một Đảng nắm toàn quyền thế này có học hàng trăm, hàng ngàn bằng trên đại học cho các vị ấy thì cũng không thể nào giải quyết được chuyện tham nhũng ấy đâu"…

Blogger Tô Oanh cũng như rất nhiều nhân sĩ trí thức, các nhà quan sát và cả những người thuộc thành phần dân thường có quan điểm rằng việc chống tham nhũng ở Việt Nam đang theo con đường lợi dụng việc này để đấu đá phe nhóm với nhau bởi có một số vụ bị phanh phui đến khi xử lý lại cho dư luận thấy rất nhẹ nhàng. Blogger Tô Oanh dẫn chứng vừa qua Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định thượng tướng quân đội ông Phương Minh Hòa và Trung tướng quân đội Nguyễn Văn Thanh mắc sai phạm đất quốc phòng rất nghiêm trọng vậy mà chỉ nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo. Vì vậy, theo Blogger Tô Oanh việc tham nhũng ở Việt Nam không thể trừ hết được.

Thực tế gốc gác tham nhũng ở Việt Nam những người nắm quyền lãnh đạo trong hàng ngũ Đảng cộng sản thừa biết phần lớn do ở chế độ mà ra nhưng đang đứng giữa cán cân chọn lựa tham nhũng và quyền lợi nắm quyền nên dù có nhìn thẳng vấn đề nhưng cũng cố né tránh để bảo vệ chế độ và đây cũng chính là tạo quyền lợi cho bản thân.

"Thực ra phe nhóm hiện nay có đấu đá với nhau nhưng họ cũng không đấu đá triệt để đâu, bởi vì họ phải lợi dụng việc lỏng lẻo này mới làm giàu được. Vì thế cho nên nhiều quan chức có những biệt thự đẹp, có con đưa sang Mỹ, sang Úc du học rồi mua nhà cửa bên đó nên tôi cho rằng họ không thể chống tham nhũng mạnh mẽ được. Việc chống tham nhũng mạnh mẽ họ nghĩ đến việc ảnh hưởng lợi ích của phe nhóm và thậm chí dẫn đến hậu quả sống còn là đảo chính lẫn nhau".

Và chỉ khi nào Việt Nam có được chế độ dân chủ thật sự, có được tự do báo chí, tự do lập hội, tự do biểu tình thì lúc đó Việt Nam mới có thể diệt được tham nhũng. Theo ý của Blogger Tô Oanh, bằng không thì mãi mãi cũng chỉ chống và chống trong vô định.

Số đông dư luận thời gian qua bày bỏ sự ngượng mộ công cuộc chống tham nhũng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng, có nhiều tướng tá trong bộ Công an, Quân đội, nhiều Đảng viên lãnh đạo ở các doanh nghiệp, ngân hàng bị kỷ luật, tống giam. Nhưng cũng có số dư luận nhận ra nhiều tướng tá công an bị kỷ luật lần này do mắc những sai phạm dưới thời ông Trần Đại Quang nắm quyền trưởng Bộ Công an, trước ông Quang là Đại tướng Lê Hồng Anh… Như vậy, chống tham nhũng theo kiểu cứ thấy sai đâu sửa đó mà không đánh thẳng vào tận gốc rễ của vấn đề thì cho dù hôm nay đào tạo thạc sĩ chống tham nhũng, mai đào tạo tiến sĩ chống tham nhũng cũng chỉ ở mức hô hào, làm cho có. Facebooker Phuc Dinh Kim có đăng một status hỏi như đánh đố rằng : Liệu thạc sĩ chống tham nhũng có giỏi hơn Giáo sư, Tiến sĩ tham nhũng không ?

Quê Hương

*********************

Chính phủ Việt Nam khẩn cấp có biện pháp để EC bỏ thẻ vàng thủy sản (RFA, 03/08/2018)

Chính phủ Việt Nam tiếp tục yêu cầu các địa phương liên quan tiến hành những biện pháp nhằm đạt được mục tiêu theo kế hoạch đầu sang năm Ủy ban Châu Âu- EC bỏ thẻ vàng đối với thủy sản nhập khẩu của Việt Nam vào thị trường này.

slovak5

Tàu cá của ngư dân Việt Nam neo đậu sau khi các ngư dân bị phía Thái Lan bắt giữ ở tỉnh Narathiwat, miền Nam Thái Lan hôm 1/8/2016 - AFP

Truyền thông Việt Nam dẫn phát biểu của ông Phó thủ tướng Việt Nam, Trịnh Đình Dũng, tại Hội nghị Tổng kết thực hiện chỉ thị của Chính phủ Hà Nội về một số nhiệm vụ cấp bách nhằm khắc phục cảnh báo của EC về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo qui định (viết tắt theo tiếng Anh IUU), rằng hoạt động khai thác của ngư dân Việt Nam lâu nay đa số là nhỏ lẻ, không theo tổ chức qui củ, nhận thức và việc tuân thủ pháp luật hạn chế. Từ đó dẫn đến hệ quả khai thác tận diệt, khai thác hải sản bị cấm và xâm phạm vùng biển nước ngoài.

Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp- Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, Vũ Văn Tám, thì tính từ khi EC phạt thẻ vàng đối với Việt Nam từ ngày 23 tháng 10 năm ngoái đến nay có 44 vụ tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài bị bắt và xử lý.

Một trong những biện pháp được ông Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng của Việt Nam đưa ra là Việt Nam sẽ sớm gia nhập Hiệp Định Đàn Cá Di Cư của Liên Hiệp Quốc.

Published in Việt Nam

Khác hẳn với bầu không khí vài ba tháng trước chỉ thuần túy bị nghi ngờ nhưng không có bằng chứng, giờ đây Chính phủ Slovakia đang phải hứng chịu búa rìu từ báo chí Đức – những tờ báo mang đẳng cấp quốc tế và có uy tín trên thế giới, chẳng hạn như Frankfurter Allgemeine Zeitung, kéo theo sự ‘tham chiến’ của nhiều tờ báo Mỹ và các nước khác, tạo nên một sức ép ghê gớm về việc cấp thiết phải minh bạch việc Slovakia có tiếp tay cho Bộ Công an Việt Nam để ‘vận chuyển’ Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam hay không.

txt1

Lời chỉ trích nghiêm khắc của Tổng thống Slovakia Andrej Kiska (phải) đối với Cảnh sát trưởng Milan Lučanský (trái) vào một ngày tháng Bảy nóng rẫy của năm 2018. Ảnh : Slovak Spectator

Đó là nguồn cơn dẫn đến sự xuất hiện của Tổng thống Slovakia Andrej Kiska trong một chế độ chính trị mà thực quyền nằm trong tay thủ tướng.

Tháng Bảy năm 2018, trong cuộc gặp với Cảnh sát trưởng Milan Lučanský, Tổng thống Andrej Kiska đã chỉ trích giới cảnh sát nước này về thái độ thiếu trách nhiệm trong vụ Trịnh Xuân Thanh.

Bối cảnh cuộc gặp có vẻ không còn đường lùi trên diễn ra hơn hai tháng sau cuộc gặp giữa Thủ tướng Slovakia Peter Pellegrini vớiThủ tướng Đức Angela Merkel tại Berlin vào đầu tháng Năm năm 2018. Trong khi bà Merkel phàn nàn về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh với chi tiết một đoàn cán bộ công an cấp cao của Việt Nam dường như đã lợi dụng lòng hiếu khách và sự nhẹ dạ của Chính phủ Slovakia để mượn một chiếc máy bay của Slovakia, rồi dùng máy bay này để ‘vận chyển’ Trịnh Xuân Thanh bay qua không phận Ba Lan về Hà Nội…, thì báo chí Đức nêu ra một câu hỏi rất khó chịu với Peter Pellegrini : ‘Chính phủ Slovakia đã đóng vai trò gì trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Berlin đưa về nước hồi mùa hè năm ngoái ?’.

“Vụ án này đã trở thành một vụ bê bối quốc tế” – Tổng thống Andrej Kiska nói, “Việc này có thể có hậu quả nghiêm trọng về sự tin tưởng trong quan hệ giữa Slovakia và Đức”, tờ Nhật báo The Slovak Spectator của Slovakia thuật lại như thế.

Năm ngoái, truyền thông Đức cho biết vào ngày 26/7/2017, 3 ngày sau khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, Bộ trưởng Công an Việt Nam là tướng Tô Lâm đã đến thăm Slovakia và có cuộc làm việc ngắn với Bộ trưởng Nội vụ nước này. Trong đoàn của ông Tô Lâm lại có những nghi phạm đã tham gia vào vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Sau đó phía Việt Nam đã mượn Slovakia một chiếc máy bay để di chuyển. Truyền thông Đức cho rằng rất có thể Trịnh Xuân Thanh đã ở trên chiếc máy bay đó.

Khi đó, Thủ tướng Slovakia Peter Pellegrini cũng như Bộ Nội vụ Slovakia đã bác bỏ bất kỳ mối liên hệ nào với vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Nhưng mới đây, vào thời điểm kết thúc phiên tòa thượng thẩm Berlin xử Nguyễn Hải Long – một nghi can tham gia vào đường dây bắt cóc Trịnh Xuân Thanh – sớm hơn dự kiến gần cả tháng do Nguyễn Hải Long rốt cuộc đã quyết định thú tội bắt cóc để được hưởng mức án 3 năm 10 tháng tù giam, thay vì phải ‘bóc lịch’ đến 7 năm rưỡi, phía Cảnh sát Đức đã nêu công khai về một cuộc họp chính thức giữa Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam là Tô Lâm với Bộ trưởng Nội vụ Kaliňák ở Bratislava vào tháng Bảy năm 2017 dường như ‘chỉ có một mục đích’, cụ thể là ‘di chuyển ông Thanh tương đối suôn sẻ từ khối Schengen về đến Việt Nam’.

Thì ra lời khẳng định ‘không liên quan’ vào năm 2017 của Bộ trưởng nội vụ Slovakia Robert Kaliňák lại tương phản hoàn toàn với hình ảnh chính ông ta thủ vai diễn viên chính trong vở kịch ‘trung chuyển Trịnh Xuân Thanh’.

Tại thời điểm tháng Bảy năm 2018, báo chí Đức tự tin viết rằng ‘gần như không còn nghi ngờ’ rằng một máy bay của chính phủ Slovakia đã tham gia vào vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Nhưng chính vào thời gian nước sôi lửa bỏng hiện thời, Cựu bộ trưởng nội vụ Robert Kaliňák lại chạy một đường vòng lắt léo khi từ chối những tuyên bố rằng ông biết về vụ bắt cóc khi ông tại chức, bỏ lại một di sản bê bối chính trị mang tầm cỡ quốc tế mà chẳng biết trách nhiệm sẽ trút lên đầu quan chức nào mang trọng trách của Slovakia.

Kaliňák còn bày tỏ quan điểm của ông ta về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên một mạng xã hội : tên của Trịnh Xuân Thanh không nằm trong danh sách hành khách sử dụng máy bay do chính quyền Việt Nam cung cấp ; không có bệnh nhân nào được vận chuyển trên máy bay, hoặc một ai bị trói hoặc có cử động bị hạn chế theo bất kỳ cách nào khác ; mọi người đều có hộ chiếu ngoại giao.

“Làm thế nào những chính trị gia như chúng ta có thể đối mặt với hàng trăm ngàn người đang kêu gọi một Slovakia tử tế, một Slovakia, nơi quyền lực chính trị sẽ không bị lạm dụng, khi chúng ta không nhìn vào những gì đã được nói đến !” – Tổng thống Andrej Kiska thốt lên đầy bức bối và có thể cả giận dữ.

Khi đã được xác nhận rằng Slovakia cung cấp máy bay của chính phủ, sau đó được sử dụng để bắt cóc cựu quan chức Việt Nam Trịnh Xuân Thanh, hiển nhiên một lời giải thích thuyết phục về tất cả những nghi ngờ và phản đối hoặc hình phạt đối với những người có trách nhiệm là điều mà Tổng thống Andrej Kiska đang mong đợi và hối thúc. 

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 03/08/2018

********************

Bộ trưởng công an Tô Lâm là ‘thủ phạm vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ (Người Việt, 02/08/2018)

Trong một diễn biến bất ngờ, hôm 3 Tháng Tám 2018, tờ báo Taz, một cơ quan truyền thông độc lập của Đức, lần đầu tiên đăng bài báo bằng tiếng Việt cập nhật vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

tolam1

Bộ trưởng công an Việt Nam Tô Lâm (phải) họp với Robert Kalinak, bộ trưởng Nội vụ Slovakia tại Hà Nội ngày 3 Tháng Sáu, 2017. (Hình : Website Chính Phủ cộng sản Việt Nam)

Điều đáng chú ý nhất là bài báo này nêu đích danh Thượng tướng, Bộ trưởng công an cộng sản Việt Nam Tô Lâm là ‘thủ phạm vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, với sự tiếp tay của bộ trưởng Nội vụ Slovakia’.

Bài báo với tựa đề ‘Trịnh Xuân Thanh – Lời chào thân ái từ Hà Nội’ viết rằng :

“Vào Thứ Tư sau hôm xảy ra vụ bắt cóc, ở khách sạn Borik có một buổi tụ họp ly kỳ : Chủ nhà là bộ trưởng Nội vụ Slovakia hồi đó, ông Robert Kalinak. Bốn khách Việt Nam có mặt, trong đó có tướng Hưng [Trung Tướng Đường Minh Hưng, tổng cục phó Tổng Cục An Ninh– Bộ Công An] – người được cho là giữ vai trò điều phối vụ bắt cóc tại Berlin, và một vị tướng hai sao khác của Bộ Công An [cộng sản Việt Nam]. Người dẫn đầu phái đoàn là Tô Lâm, bộ trưởng công an Việt Nam”.

“[Sau cuộc họp], chiếc phi cơ A319 đang chờ họ tại cửa VIP của sân bay để đi về Moscow. Lúc 14 giờ 46 phút, chuyến bay SSG004 cất cánh, có 12 hành khách ngồi trong phi cơ, tất cả đều mang hộ chiếu ngoại giao. Các nhà điều tra tin chắc rằng, một nguời trong đó là nạn nhân bị bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Tất nhiên là anh ta không được mang tên thật của mình”, báo Đức viết.

tolam2

Tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức hôm 2 Tháng Tám đăng tin Trịnh Xuân Thanh bị hai mật vụ Việt Nam xốc nách đưa lên máy bay của chính phủ Slovakia và bộ trưởng Nội vụ Slovakia giúp bộ trưởng Công an trong vụ này. (Hình chụp màn hình)

Trong khi đó, tờ Thời Báo của người Việt ở Đức (thoibao.de) nêu rõ hơn : “Bộ Trưởng Tô Lâm là người đầu tiên bước lên chiếc chuyên cơ của chính phủ Slovakia, tiếp theo là các thành viên của phái đoàn Việt Nam, tất cả 12 người. Trịnh Xuân Thanh là người cuối cùng được đưa lên máy bay, rõ ràng là ông ta bị thương, trông có vẻ đờ đẫn và được hai mật vụ Việt Nam xốc nách hai bên dìu đi – Các nhà điều tra Đức cho rằng, Trịnh Xuân Thanh đã bị thương và bị cho uống thuốc có chất ma túy”.

Thời Báo cũng dẫn lại tin đăng trên tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức cáo buộc ông bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kalinak “đã giúp ông Tô Lâm đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia”.

tolam3

Tờ Taz của Đức lần đầu tiên đăng bài báo bằng tiếng Việt cập nhật vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. (Hình : Chụp qua màn hình)

“Các nhà điều tra Đức cho rằng Trịnh Xuân Thanh đi bằng một hộ chiếu ngoại giao Việt Nam dưới tên giả. Sau đó cánh cửa đóng lại và máy bay cất cánh theo hướng Moscow. Các chiêu đãi viên hàng không sau đó đã kể lại rằng họ đã phải giao tất cả điện thoại di động của họ cho phi công trưởng Slovakia – để chắc chắn rằng không có ảnh nào được chụp,’ tờ báo của nhà báo Lê Trung Khoa tường thuật.

Trong một diễn biến khác, ông Robert Kalinak được Slovak Spectator, tờ báo tiếng Anh duy nhất của Slovakia dẫn lời trong bài phỏng vấn đăng hôm 2 Tháng Tám, 2018 : “[Chính phủ] Việt Nam có thể đã lợi dụng lòng hảo tâm của chúng tôi. Slovakia đã làm mọi thứ có thể để giúp điều tra vụ bắt cóc [Trịnh Xuân Thanh]. Chúng tôi đã bày tỏ sự phẫn nộ về vụ bắt cóc này. Vụ này xảy ra trên lãnh thổ Đức. Tôi chỉ có một câu hỏi : Nếu ông Thanh bị truy nã quốc tế, tại sao tên ông ta không có trong hệ thống thông tin Schengen, nơi hiển thị tên của những tội phạm bị truy nã ?”.

Ông Kalinak cũng nói trong cuộc phỏng vấn : “Họ [ông Tô Lâm và giới chức công an cộng sản Việt Nam] yêu cầu chúng tôi giúp một vụ và chúng tôi nhận lời. Sự hào phóng của chúng tôi có thể đã bị lợi dụng. Tôi không thể tưởng tượng rằng bộ trưởng [Tô Lâm] sẽ đích thân tham gia vào một vụ hỗn độn như vậy”.

“Ông ấy [Tô Lâm] nói với tôi rằng đoàn Việt Nam đã nhỡ chuyến bay hay một điều đại loại như thế, và anh ấy hỏi tôi có thể giúp cấp máy bay đưa họ đến Moscow không. Tôi không có lý do gì để nghi ngờ ông ta”.

“Chúng tôi đã đón ông ta và theo lịch trình thì ông Lâm bay từ Prague đến Vienna. Nhưng rồi toàn bộ lịch trình đã bị thay đổi. Nếu những gì phía Đức nói là sự thật, rằng có một người bị còng tay hoặc bị khống chế, chúng tôi chắc chắn đã nhận ra và có phản ứng. Tuy vậy, hôm ấy không có người nào như vậy. Hơn nữa, phía Đức đã thẩm vấn tất cả nhân viên sân bay, phi hành đoàn và nhân viên của khách sạn Bôrik. Tôi tiếp tục giữ quan điểm : vụ này là giữa Đức và Việt Nam, và một cái gì đó ám muội. Họ [Hà Nội] đã không nêu tên ông ta [Trịnh Xuân Thanh] là người đang bị truy nã quốc tế trong hệ thống thông tin Schengen’, tờ Slovak Spectator viết thêm.

“Theo tờ theguardian của Anh, hồi Tháng Ba, 2018, ông Robert Kalinak, một đồng minh quan trọng của Thủ tướng Slovakia Robert Fico, buộc phải từ chức sau vụ ám sát một nhà báo. Nhà báo này đang điều tra sự dính líu giữa chính phủ Slovakia và mafia của Ý. Vụ ám sát làm dấy lên các cuộc biểu tình chống chính phủ.

Liên quan đến vụ này, trong phiên tòa diễn ra tại Berlin, ông Nguyễn Hải Long bị tuyên phạt 3 năm 10 tháng tù giam về tội “Hoạt động gián điệp chống lại nhà nước Đức” và “Trợ giúp cưỡng đoạt tự do” đối với ông Trịnh Xuân Thanh và người ở cùng ông Thanh thời điểm đó là bà Đỗ Thị Minh Phương.

Ông Long vừa đệ đơn kháng án và yêu cầu đổi luật sư biện hộ. Hành động này làm dấy lên suy đoán có sự can thiệp của chính phủ Việt Nam.

Ông Long trước đó đã thừa nhận “tiếp tay cho mật vụ Việt Nam” và nhận tội để được miễn giảm án tù theo lời tư vấn của luật sư. (T.K.)

Published in Diễn đàn

Không biết vô tình hay hu ý, ch 3 ngày sau v Nguyn Hi Long - mt nghi can tham gia đường dây bt cóc Trnh Xuân Thanh ngay ti Đc - cúi đu nhn ti ti tòa thượng thm Berlin vào ngày 17/7/2018, Chính ph Cng hòa Séc đã gây nên mt cú sc đi vi chính th đc đng Vit Nam : quyết đnh tm ngng tiếp nhn đơn xin th thc dài hn cho mc đích lao đng và kinh doanh đi vi công dân Vit Nam - theo thông cáo đăng trên trang web ca Đi s quán Cng hòa Séc ti Hà Ni ngày 20/7/2018.

txt1

Trnh Xuân Thanh ti tòa Hà Ni.

Vi quyết đnh trên, có th cho rng Vit Nam đã mt đt th trường xut khu lao đng truyn thng mà nước này luôn k vng.

Điu tht tr trêu là Séc li là quc gia có nn kinh tế thân thin nht vi Vit Nam - như cách tuyên truyn ly lòng ca gii ngoi giao và chóp bu Vit Nam.

Nguy cơ mt th trường xut khu lao đng

Séc nm trong s nhng th trường xut khu lao đng trong khi Liên minh châu Âu (EU) mà lao đng Vit Nam làm vic như Bulgaria, CH Síp, CH Séc, Phn Lan, Pháp, Itallia, Manta, Ba Lan, B Đào Nha, Rumani và Vương quc Anh.

Theo thng kê, người Vit Nam ra nước ngoài theo hu hết các loi hình di cư như di cư lao đng, hôn nhân - gia đình, du hc... Hin nay có khong 500.000 lao đng Vit Nam làm vic ti hơn 40 nước và vùng lãnh th, khong hơn 250.000 công dân Vit Nam kết hôn vi người nước ngoài, trong đó phn ln là ph n Vit Nam ly chng Đài Loan, Hàn Quc, Trung Quc, Malaysia, Singapore, M, Pháp, Australia... và trên 30.000 du hc sinh Vit Nam nước ngoài.

Sau khi Malaysia đóng ca th trường tiếp nhn lao đng Vit Nam do tình trng rt nhiu lao đng Vit t ý phá v hp đng, vi phm k lut lao đng, b trn li làm vic sau khi hết hn và k c hình thành t chc ti phm, Vit Nam ch còn mt s th trường truyn thng thuc khu vc Đông Bc Á như Nht Bn, Hàn Quc, Đài Loan - chiếm t trng đến 94% s lao đng Vit được đưa ra nước ngoài.

Nhưng cho đến nay, ngoài tình trng lao đng người Vit sang châu Âu vi phm k lut lao đng và b trn li, còn nhiu đi tượng, công ty la đo người lao đng vi nhiu th đon tinh vi đ chiếm đot tài sn hoc đưa người lao đng đi bt hp pháp dưới hình thc buôn người, s tn ti da dng các đường dây đưa ph n Vit Nam sang châu Âu, bán vào các mi dâm, nhiu người lao đng Vit Nam châu Âu đã có hành vi vi phm pháp lut, thm chí mc nghiêm trng mà đã gây thit hi và mt uy tín nghiêm trng cho lao đng Vit Nam nói chung và các công ty xut khu lao đng nói riêng.

Gn đây, mt s kho sát b túi cho biết có đến 80% hoc hơn s du hc sinh Vit du hc Nht Bn thc cht là lao đng chui và tìm cách li Nht mà không chu v nước. Đó là ngun cơn ch yếu mà trong nhng năm gn đây, c Nht Bn và Hàn Quc đu đe da đóng ca th trường lao đng Vit Nam nhng nước này.

Trước nhiu khó khăn chng cht, B Lao đng, Thương binh và Xã hi Vit Nam gn đây đã phi tính cách m rng th trường xut khu lao đng sang châu Âu, đc bit nhm vào nhng quc gia đã tng là xã hi ch nghĩa anh em vi Vit Nam như Séc (trước đây là Tip Khc), Đc, Nga, Bungaria…

L ra tình hình đã không đến ni ti t mà khiến Cng hòa Séc phi quyết đnh tm ngng tiếp nhn đơn xin th thc dài hn cho mc đích lao đng và kinh doanh đi vi công dân Vit Nam, nếu không có v bt cóc Trnh Xuân Thanh mà đã làm cho mt ít c gng vn đng và đàm phán ca B Lao đng, Thương binh và Xã hi Vit Nam đ sông đ bin.

‘Vit Nam là ti phm có t chc…’

Tm ngưng th thc lao đng Vit không ch là mt quyết đnh mang tính kinh tế thun túy ca Séc, mà rt có th nguyên nhân sâu xa ca nó bt ngun t lý do chính tr và an ninh.

Vào tháng Sáu năm 2018, trong khuôn kh bàn lun v vn đ ngân sách tài chính năm 2017 ca ngành ngoi giao Cng hòa Séc, Ch tch y ban Đi ngoi H vin nước này là ông Zaoralek đã bt ng tung ra mt phát ngôn chn đng mang tính khng đnh Vit Nam là ti phm có t chc và tr thành mi đe da an ninh quc gia hàng đu.

Ông Zaoralek cho biết visa cho sinh viên Vit Nam vào Séc là công c đ đưa ti phm vào nước này. Ông cũng nói rng các băng nhóm Trung Quc và Vit Nam đang sn xut cht gây nghin Pervitin đ bán vào Đc và Séc

Bt chp phn ng ngày 24/6/2018 ca ông H Minh Tun, Đi s đc mnh toàn quyn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩ Việt Nam Vit Nam ti Cng hòa Séc, ch không phi ca B Ngoi giao Vit Nam, v phát biu ca Ch tch y ban đi ngoi H vin Cng hòa Séc là hoàn toàn không phù hp vi s phát trin tt đp ca mi quan h hu ngh và hp tác truyn thng gia hai nước nhng năm qua, gii chóp bu Vit Nam đã ln đu tiên như b mt cái tát ny đom đóm t chính đi tác mà h luôn t tin là quc gia có nn kinh tế thân thin nht vi Vit Nam.

Nếu nhìn rng hơn, phát ngôn ca ông Zaoralek không hn là mt s bt ng mà đã được tích t sau mt khong thi gian đ dài và chui s c đ dày. Phát ngôn này không ch liên đi mt thiết vi quá nhiu bc xúc ca cng đng người Vit Séc trước tình trng Đi s quán Vit Nam ti nước này đã t lâu biến cơ chế cp visa thành mt dch v hay hơn thế na là v đu cơ dành cho các quan chc ca đi s quán, vi giá thu visa gp t 4-5 ln so vi mc quy đnh, mà còn nhm ch trích nhiu thc trng mà gii quan chc ‘ăn ca dân không cha th gì’ đã mang sang tn kinh thành c kính Praha.

Phát ngôn ca ông Zaoralek li phát ra trong bi cnh v bt cóc Trnh Xuân Thanh’ đã lan đến Slovakia - quc gia mà cùng vi Cng hòa Séc đã được tách ra t Tip Khc trước đây.

Vào tháng Tư năm 2018 và liên quan đến phiên tòa ca Tòa án Đc x Nguyn Hi Long, đã bt thn bùng phát mt thông tin liên đi mt cp cao hơn rt nhiu : Slovakia phi làm vic vi phía Đc đ xác minh kh năng ông Tô Lâm, B trưởng Công an Vit Nam, đã s dng chuyến thăm ca mình đến nước này hi tháng Tám năm 2017 đ làm bình phong cho v bt gi Trnh Xuân Thanh.

Tuy chưa có quan chc nào ca Slovakia tuyên b mt cách chính thc v tình trng thc ra đã rn nt đáng k gia Slovakia và Vit Nam qua v bt cóc Trnh Xuân Thanh, nhưng thông tin ca báo chí Slovakia và báo chí Đc đu phn ánh mi quan h này đang xu hn đi, vi s cnh giác cao đ ca người Slovakia đi vi gii mt v và ngoi giao Vit Nam.

Tình trng rn nt gia Slovakia và Vit Nam còn khiến nh hưởng đến mi quan h gia người đng hương ca Slovakia là Cng hòa Séc vi Vit Nam. Vào na đu năm 2017, mt quan chc cao cp ca Vit Nam là Ch tch quc hi Nguyn Th Kim Ngân đã đến Séc đ vn đng nước này ng h Vit Nam vào EVFTA (Hip đnh thương mi t do Vit Nam - châu Âu). Khi đó, có v gii lãnh đo Séc còn lưỡng l.

Còn đến gi, đã chng có bt k phn hi nào t gii lãnh đo ca Chính ph Séc đi vi EVFTA.

Khi châu Âu ‘m mt’…

V bt cóc Trnh Xuân Thanh vào tháng By năm 2017 đã gây ra hiu ng nhn thc chưa tng có, khiến nhiu quc gia dân ch trong EU được m mt khi chng kiến chế đ chính tr Vit Nam ‘luôn quan tâm và bo đm các quyn con người là xo ngôn và di trá đến thế nào. Sau tháng By năm 2017, mi quan h ngoi giao và kinh tế gia mt s nước châu Âu vi Vit Nam đã lnh lo hn đi.

Không nhng thế, nhiu nước Tây Âu và c Đông Âu s có th đt Vit Nam vào mt tm ngm mi và khi to mt hàng rào kiên c nhm ngăn chn mt v Vit Nam hành x theo lut rng Lc Đa Già.

Sau v Cng hòa Séc tm ngng tiếp nhn đơn xin th thc dài hn cho mc đích lao đng và kinh doanh đi vi công dân Vit Nam, mt kh năng có th xy đến trong thi gian ti là nhng quc gia trong khi EU như Pháp, B, Hà Lan, Ý, Thy Đin, Tây Ban Nha, Anh và c nhng nước tng là xã hi ch nghĩa anh em châu Âu s có mt s biu cm và hành đng gn tương t phn ng ca người Đc đi vi Vit Nam qua v Trnh Xuân Thanh. Nhng biu cm và hành đng này s liên đi mt thiết vi vin tr không hoàn li, tín dng cho vay, cũng khiến đu tư nước ngoài ca châu Âu vào Vit Nam có th st gim đáng k. Nhng ưu đãi v hàng rào thuế quan trong nhp khu hàng Vit Nam cũng bi thế s được th ni theo mt bng th trường chung. Thm chí khách du lch châu Âu - khi đã được báo chí lc đa này dn dp cnh báo v nhà nước bt cóc, s chng còn my tha thiết đi dã ngoi mt Vit Nam đy ri ro rình rp.

Sau năm 2017 đy sóng gió vi cơn đa chn khng hong Đc - Vit sau v bt cóc Trnh Xuân Thanh, 2018 tiếp tc tr thành năm thành công đi ngoi chưa tng có’ mà B trưởng ngoi giao Phm Bình Minh đã tuyên rao không h nhăn mt vào cui nhng năm 2016 và 2017.

Nếu th trường EU không còn là nơi ha hn tiếp nhn lao đng Vit, hàng trăm ngàn lao đng này s b dn trong nước mà không có li thoát, trong cnh nn t l tht nghip không phi ch khong 2% như báo cáo quá thiếu liêm s ca B Lao đng, Thương binh và Xã hi Vit Nam mà thêm mt con s 0 sau 2% vn đúng - như li tán thán đy bc bi ca mt dân biu Vit Nam vào năm 2014, hoc thm chí còn cao hơn 20%. Tc chính th đc đng Vit Nam càng phi chu sc ép căng thng t các vn nn xã hi liên tiếp phát sinh do nn tht nghip gây ra, thúc đy thêm đà hn lon xã hi vn đã tích t và liên tc phát trin t nhng năm trước, đ đương nhiên s khiến chân đng chế đ càng thêm mau ru mc mà có th dn đến sp đ.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 25/07/2018

Published in Diễn đàn

Tòa Berlin bác đơn tại ngoại vụ 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh' (BBC, 04/07/2018)

Tòa thượng thẩm Berlin trong phiên xử sáng 4/7 quyết định bác yêu cầu xin tại ngoại hầu tra của ông N H Long, bị cáo duy nhất đang hầu tòa trong vụ án 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh'.

vunhom1

Bị cáo N H Long bị cơ quan công tố Đức cáo buộc các tội danh hoạt động gián điệp và hỗ trợ vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh

Đơn xin tại ngoại hầu tra do nhóm luật sư biện hộ của bị cáo bất ngờ đệ trình trong một phiên xử cuối tháng Sáu.

"Luật sư khi đó nêu các lý do, trong đó có nói rằng nguy cơ chạy trốn của ông Long là rất thấp, và rằng ông Long đang bị giam giữ trong điều kiện khó khăn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của bị cáo", nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng nói với BBC về diễn biến phiên xử hôm 22/06.

Bị cáo 'có thể bỏ trốn' nếu được tại ngoại

Tuy nhiên, đơn xin của luật sư đã không được chuẩn thuận.

Một yếu tố quan trọng được tòa nêu ra để bác đơn là mối quan hệ khăng khít giữa bị cáo và ông Đào Quốc Oai, một nghi phạm khác trong vụ bắt cóc.

Ông Đào Quốc Oai được xác định là người cậu của ông Long và có thể có vai trò quan trọng trong vụ bắt cóc.

Ông Oai, người mang song tịch Czech và Việt Nam, hiện đang bỏ trốn, giới chức Đức chưa bắt được.

Ông Trịnh Xuân Thanh đã rút đơn kháng cáo, chấp nhận án chung thân ở Việt Nam

Ông này được cho là chỉ ít lâu sau khi xảy ra vụ 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh' đã rời Prague, thủ đô của Cộng hòa Czech, nơi ông cư trú từ nhiều năm nay, để về Việt Nam.

Trong một phiên xử bị cáo Long hồi cuối tháng Sáu, con gái của ông Đào Quốc Oai đã tới theo dõi phiên xử.

Tuy nhiên, cô "bất ngờ bị tòa gọi lên và thẩm vấn".

"Cô ấy đã rất bất ngờ và lúng túng. Được sự cố vấn của tòa cũng như các luật sư ở đó, cô đã cho rằng mình được phép giữ quyền im lặng, không trả lời trước tòa", nhà báo Lê Mạnh Hùng nói.

"Hôm nay, tòa viện dẫn chi tiết đó ra và cho rằng việc xuất hiện những người có dính líu đến băng đảng bắt cóc tại tòa càng chứng minh một điều là ông Long nếu bây giờ được cho tại ngoại thì nhiều khả năng sẽ có sự chuẩn bị để giúp ông chạy trốn".

Việc ông Long vẫn đang có quốc tịch Việt Nam khiến tòa quan ngại rằng bị cáo có thể tìm được nơi ẩn náu an toàn, bởi "ông ta có thể dễ dàng trở về Việt Nam", theo nhà báo Lê Mạnh Hùng.

Tòa cũng nhắc tới mối quan hệ thân thiết giữa vợ của bị cáo Long với con gái ông Oai, và đặt nghi vấn về khả năng gia đình ông Đào Quốc Oai có thể sẽ hỗ trợ cho ông Long nếu như ông Long trốn về Việt Nam.

Đào Quốc Oai qua lời khai nhân chứng

Đây không phải là lần đầu tiên cái tên Đào Quốc Oai được nhắc tới trong phiên xử bị cáo N H Long.

Từ những phiên xử đầu tiên tới nay, Đào Quốc Oai và các mối quan hệ của ông này với những người khác luôn là trọng tâm trong các buổi thẩm vấn trước tòa.

Theo nội dung bản cáo trạng do cơ quan công tố đọc trước tòa, ông Đào Quốc Oai bị nêu tên là đầu mối của cơ quan mật vụ Việt Nam tại Prague, luật sư Petra Schlagenhauf đại diện cho ông Trịnh Xuân Thanh trong vụ xử này, cho BBC biết.

Ông Oai có quen biết với ông Trịnh Xuân Thanh, nhưng cũng là người mà ông Thanh trong thời gian ở Berlin muốn tránh mặt, theo lời khai của vợ ông Thanh trước tòa.

"Có một lần Vũ [Đình Duy] rủ chồng tôi đi đánh golf và nói ông Oai sẽ tham gia, chồng tôi từ chối ngay", bà Trần Dương Nga khai trước tòa hôm 7/05.

vunhom3

Vũ Đình Duy hồi tháng 5 xuất hiện trước tòa tại Berlin trong vị trí nhân chứng vụ Trịnh Xuân Thanh

Ông Oai rất thân thiết với Vũ Đình Duy, một cựu quan chức rời khỏi Việt Nam từ cuối năm 2016 và ra trước Tòa Thượng thẩm Berlin trong vai trò nhân chứng, tòa được nghe trình bày.

"Vũ Đình Duy kể với tôi rằng khi ở Việt Nam, ông Oai sống ở Hải Phòng, là anh kết nghĩa của Vũ. Ở Tiệp, ông ấy được gọi là 'soái'", bà Trần Dương Nga nói.

Chi tiết này cũng được ông Vũ Đình Duy nói tại tòa trong phiên xử cùng ngày.

Ông Duy nói ông Oai với Duy là "bạn thân, ở cùng quê, nhà ở sát nhà".

"Ông Đào [Quốc Oai] nói với tôi rằng đã sang Châu Âu từ khoảng 1988", ông Duy nói trước tòa.

"Ông ấy nói ở Tiệp, ông ấy chuyên cung cấp các dịch vụ cho người Việt ở Châu Âu và ở Tiệp".

"Ông ấy nói với tôi là ông ấy có cổ phần ở chợ Sapa".

"Ông ấy làm dịch vụ chuyển tiền, buôn bán hàng qua lại giữa Việt Nam và Czech".

"Ở Việt Nam, ông ấy có đầu tư vào một kho ngoại quan, chuyên nhập hàng về rồi xuất đi nơi khác ; và có một hệ thống vận tải".

"Các đoàn lãnh đạo của Việt Nam đi Châu Âu, đặc biệt là phái đoàn của Bộ Công an đi thì ông ấy thường 'take care', giúp đặt khách sạn, đưa đón ở sân bay", ông Vũ Đình Duy trình bày chi tiết.

"Ông ấy nói với tôi rằng ông ấy rất thân với Bộ trưởng Công an, nhưng bản chất mối quan hệ đó là gì thì tôi không biết".

Vũ Đình Duy nói sau khi rời Việt Nam sang sống ở Warsaw và Berlin, đã có một số lần ông sang Prague để thăm Đào Quốc Oai, và với cảm nhận cá nhân, ông nói với tòa rằng ông thấy cộng đồng người Việt ở thủ đô của Czech "đều tỏ thái độ rất nể trọng ông Oai".

"Ông Oai là người có quyền lực. Ông ấy nói hoặc muốn làm điều gì là ông ấy có thể làm được. Ông ấy nói là có người nghe".

"Chẳng hạn như hồi 2010, khi tôi đến Frankfurt, tôi gọi điện cho ông ấy, bảo ông ấy cho một xe đón tôi sang Tiệp. Chỉ vài tiếng sau là đã có người mang xe đến đón tôi".

"Hoặc vợ tôi muốn có một số loại mỹ phẩm mang về làm quà, ông ấy chỉ cần gọi điện là có người mang đến. Ông ấy bảo tôi muốn gì ông ấy cũng sẽ đáp ứng".

Ông Đào Quốc Oai được cơ quan điều tra của Đức xác định là người đã đặt phòng cho Tướng Đường Minh Hưng ở Berlin trước thời gian diễn ra vụ 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh'.

Tuy nhiên, giới chức Đức đã không bắt được ông Đào Quốc Oai và hiện đang điều tra tung tích của ông này.

vunhom4

Ông N H Long là người đứng tên đăng ký doanh nghiệp chuyển tiền ở chợ Sapa vào thời điểm bị bắt, 8/2017

Theo lời ông Vũ Đình Duy, thì vào khoảng hơn hai tháng sau ngày xảy ra vụ 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh', ông Duy liên hệ với ông Oai và được biết vào thời điểm đó "ông Oai đang ở Việt Nam".

Ông Vũ Đình Duy cũng khai trước tòa rằng qua những lần gặp gỡ với ông Oai thì ông biết rằng bị cáo N H Long là "người thân cận, trợ giúp trong công việc" của Đào Quốc Oai.

Tại thời điểm bị bắt, bị cáo N H Long là chủ một cơ sở chuyên dịch vụ chuyển tiền ở khu chợ của cộng đồng người Việt tại Prague, chợ Sapa.

Tuy nhiên, theo lời khai của Vũ Đình Duy, thì dường như chủ thực sự của cơ sở này là ông Đào Quốc Oai.

"Ông Đào nói với tôi rằng ông ấy mở văn phòng thực hiện một số dịch vụ để anh Long có việc làm".

***********************

Đà Nẵng cho mua bán đất thuộc dự án Vũ Nhôm (BBC, 04/07/2018)

Giới chức Đà Nẵng vừa cho phép mua bán các lô đất từng thuộc dự án của ông Phan Văn Anh Vũ để 'đảm bảo quyền lợi của người dân'.

vunhom5

Giới chức Đà Nẵng vừa cho giao dịch trở lại các lô đất từng thuộc dự án của ông Phan Văn Anh Vũ (ảnh chỉ có tính chất minh họa)

Ngày 4/7, cơ quan chức năng Thành phố Đà Nẵng cho hay đã tiếp nhận lại hồ sơ giao dịch đất của người dân liên quan đến các dự án của ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm), theo Tuổi Trẻ.

Các lô đất này do ông Vũ Nhôm đứng tên, bị dừng giao dịch từ đầu tháng 6/2018 theo quyết định của Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng.

Một lãnh đạo Văn phòng đăng ký đất đai quận Sơn Trà lúc đó cho hay đang 'lúng túng' không biết có cho dừng giao dịch không đối với các lô đất đã chuyển nhượng sang nhà đầu tư thứ cấp.

Trong lúc 'chờ ý kiến chỉ đạo', chi nhánh văn phòng này cho tạm dừng giải quyết các hồ sơ liên quan.

Việc tạm dừng này bị luật sư đánh giá là 'tùy tiện'.

Luật sư Lê Cao (Đoàn Luật sư Thành phố Đà Nẵng) nói với báo Tuổi Trẻ rằng luật chỉ quy định phong tỏa, ngăn chặn các giao dịch dân sự đối với các tài sản 'do phạm tội mà có' của nghi can đang bị điều tra, xét xử để có giải pháp thu hồi.

Nếu công dân mua và sở hữu tài sản hợp pháp, không tiêu thụ hay đứng tên thay cho nghi phạm thì không thể ngưng giao dịch của họ.

Trong trường hợp người dân mua tài sản đứng tên ô Vũ Nhôm một cách hợp pháp qua dự án, thì khi xảy ra sai phạm liên quan đến ông Vũ, chính ông Vũ và các cấp có thẩm quyền liên quan phải chịu trách nhiệm, chứ không phải người dân.

Hồi giữa tháng Sáu, cơ quan điều tra Việt Nam đề nghị truy tố ông Phan Văn Anh Vũ tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Khung hình phạt cao nhất của tội này là tù chung thân.

Trước đó, ông Anh Vũ bị khởi tố về hành vi "cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước" và "trốn thuế" xảy ra tại Đà Nẵng và một số địa phương.

Bộ Công an phát lệnh truy nã vì ông Vũ đã bỏ trốn khi công an đến khám nhà và bắt giữ ông.

Đến đầu tháng 1/2018, ông Vũ bị bắt giữ ở sân bay Singapore và đưa về Việt Nam hôm 4/1.

Published in Việt Nam

Tòa án liên bang Đức Berlin đang tiếp tc x v án quc tế bt cóc tháng 7/2017, mt v án dư lun Cộng hòa liên bang Đc cho là nghiêm trng chưa tng có, như thi chiến tranh lnh ca thế k trước.

batcoc1

Trịnh Xuân Thanh b xét x ti Vit Nam.

Cả lp pháp, hành pháp và tư pháp Cộng hòa liên bang Đc chung mt quyết tâm xét x công khai, đến nơi đến chn v án ln này đ không cho nó tái din, đe da nn an ninh ca quc gia hùng cường này.

Bà thủ tướng A. Merkel, tng chưởng lý liên bang, trc tiếp ch đo vụ án lớn này. Riêng vic hi cung b can cũng là nhân chng quan trng Nguyn Hi Long đã kéo dài 3 phiên và còn kéo dài sang tn tháng 7 và tháng 8, đ thy tòa án làm vic t m, thn trng, công khai, minh bch ra sao.

Vụ án càng kéo dài li có thêm tình tiết mi. Không phi ch có Cộng hòa liên bang Đc và Tip mà nay Cộng hòa Slovak cũng liên quan khi ông Tô Lâm ly c tăng quan h vi nước này đã xin h giúp mt chuyên cơ đc bit và b trưởng công an Slovak nh d đng ý. Máy bay này phi bay qua không phn Ba Lan đến nước Nga, l ra phi báo trước 10 ngày theo điu l hàng không nhưng đã bay ngay hôm đến và danh sách VIP - nhân vt quan trng - không qua thm tra h chiếu có tên nhân vt Slovak nhưng tht ra ch toàn người Vit. Nay c Slovak và Ba Lan đu git mình ngỡ ngàng vì không ng vô tình liên quan đến v bt cóc quc tế phm pháp này.

Thời Báo De Đc cho biết ti phiên tòa Berlin, bà Trn th Phương Nga (thư ký tòa án ghi nhm là Trn Dương Nga) v ông Trnh Xuân Thanh khai rng theo bà có 12 tướng, sĩ quan cấp cao ngành Công an có can d ít nhiu v bt cóc này, gm có : Thượng tướng Tô Lâm, trung tướng Đường Minh Hưng, trung tướng Lê Mnh Cường (phó Tng cc trưởng Tình báo), Phm Văn Hiếu, Lưu Trung Vit, Vũ Quang Dũng, Vũ Hng Minh, Đào Công Duy, Vũ Trọng Kiên, Đng Tun Anh và Nguyn Thế Đôn.

Tại phiên tòa gn đây, nhân chng Nguyn Vân Anh, bn gái ca Vũ Đình Duy, cũng khai rõ các mi quan h vi tướng Tô Lâm, vi Đào Quc Oai và Nguyn Hi Long.

Phiên tòa đã dần dn bóc d và công khai mt lot tên tuổi người Vit và quan chc ngoi giao Vit Nam hot đng hoc b tình nghi liên quan đến v bt cóc Trnh Xuân Thanh trên đt Đc, ngoài viên đi s b cnh cáo, viên đi tá tình báo Nguyn Đc Thoa đã b trc xut, còn có Nguyn Hi Long đang khai trước tòa, nay có thêm N.V. Tiến, nguyên lao đng ti Đông Đc, nay làm nhà hàng Berlin, chơi thân vi đi tá Thoa, nay li có thêm Lê Đc Trung, bí thư th nht S quán, và Vit kiu L.K. Phong.

Phát hiện mi m nht là s quán Vit Nam Paris – Pháp cũng đã góp phần đc lc trong v bt cóc, như có nhiu ghi âm đin thai gia tướng Tô Lâm nói t Pháp đi các nơi v v bt cóc, ri người trong s quán Paris thuê xe ô tô ln và nh đi sang Berlin (Đc) và Brno (Tip). Có tin 1 cán b s quán sp b chính phủ Pháp trục xut do s can d phm pháp này, danh tính chưa công b. Pháp luôn đng tình vi Đc là ht nhân ca khi Liên Âu.

Gần đây có tin phía Vit Nam s đng ý cho b con Trnh Xuân Thanh quay v Cộng hòa liên bang Đc, tr v vi tình hình trước cuc bt cóc, nhưng tin này chưa rõ ngun, có th ch là qu bóng thăm dò.

Xem ra vụ án này có th xét x kéo dài đến cui năm. Mi quan h Vit Nam - Cộng hòa liên bang Đc, Vit Nam – Tip, Vit Nam – Slovak, Vit Nam – Ba Lan, Vit Nam – Pháp s căng thng kéo dài. Mt tá 12 ông tướng Công an và cả ông Nguyn Phú Trng s có th gp khó khăn, rt phin toái nếu có vic đt chân trên đt Liên Âu.

Theo tiến sĩ Gerhard Will, nhà nghiên cu chính tr Đc, v án s kéo dài sang năm 2019 vi nhiu khó khăn căng thng gia Vit Nam và Liên Âu, làm đình trệ mi quan h toàn din chính tr, kinh tế, thương mi, ngoi giao, đu tư, vin tr… cho đến khi lãnh đo Vit Nam git mình tnh ng, nhn li, xin li và cam kết không tái phm, vì rõ ràng bt cóc là ch trương ca đng và Nhà nước Việt Nam mang tính chất côn đ bo lc không th b qua.

Nếu Hà ni mt mc gi ý kiến Trnh Xuân Thanh t nguyn v nước, không có v bt cóc, tòa án liên bang Đc sn sàng đ ng cho các lut sư và các b can t Vit Nam sang Berlin đ thanh minh và tranh tng công khai để Hi đng xét x rng đường xem xét k thêm và kết lun trước các nhà báo quc tế.

Khả năng này không có, thì s đến lúc 2 nước chính thc gp nhau, phía Đc s trình bày h sơ v án rt c th vi đy đ nhân chng, vt chng, hình nh hin vt, Vit Nam s hết đường chi cãi… Chng l tt c do phía Đc ba đt tưởng tượng ra hay sao.

Bùi Tín

Nguồn : VOA, 21/06/2018

Published in Diễn đàn