Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Tư liệu

11/12/2024

2. Đảng cộng sản Việt Nam trong quy luật : Trụ

Trần Đan Tâm

Phần hai : Trụ

 

B. Giai đoạn Trụ (phát triển) của Đảng Cộng Sản Việt Nam (1931-1990)

 

Suốt trong thời khoảng 1931-1976, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã thay tên tổi họ đến 3 lần để che giấu thân phận tay sai của Đệ III Quốc Tế Công Sản như sau :

- Tháng 10/1930 đổi tên Đảng Cộng Sản Việt Nam thành Đảng Cộng Sản Đông Dương ;

- Tháng 2/1951 đổi tên Đảng Cộng Sản Đông Dương thành Đảng Lao Động Việt Nam để che giấu bản chất cộng sản nhằm tuyên truyền chiêu bài chống thực dân Pháp giành độc lập hòng phát triển thêm đảng viên ;

- Năm 1976 đổi tên trở lại thành Đảng Cộng Sản Việt Nam và dùng tên nầy cho đến nay.

Kể từ thời điểm thành lập trên đất Trung Quốc năm 1930 đến năm 1985, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã phát triển vượt bậc từ con số 565 đảng viên sơ khởi lên đến vài triệu đảng viên, gồm cả đảng viên quân đội, đảng viên công an và đảng viên dân sự, kinh qua hai lần cướp chính quyền thành công trong quá khứ vào các ngày 19/08/1945 và 30/04/1975. Việc phát triển vượt bậc nầy do bởi hai lý do chính yếu :

Một là, Đảng Cộng Sản Việt Nam khéo léo che giấu tuyệt đối ý đồ nhuộm đỏ Việt Nam thành một nước cộng sản Đệ III theo chỉ thị của Stalin và do Đảng Cộng Sản Trung Quốc giám sát chặt chẽ. Suốt từ năm 1930 cho đến 1986, Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ tuyên truyền cái mục đích giả tạo là chiêu bài "chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để giải phóng dân tộc, giành độc lập cho Việt Nam". Cách thức tuyên truyền lừa đảo và dối trá nầy làm cho một số trí thức nhẹ dạ và thiếu tầm nhìn chính trị bị nhầm lẫn, đã tham gia hay ủng hộ Đảng Cộng Sản Việt Nam như Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán, Nguyễn Hữu Đang, Hữu Loan, v.v…

Hai là, Liên Xô & Trung Quốc yểm trợ trực tiếp & dồi dào để Đảng Cộng Sản Việt Nam chiến đấu mở rộng lãnh thổ Đệ Tam Quốc Tế cộng sản trên toàn vùng Đông Dương. Sau đó dùng làm bàn đạp tiến chiếm các quốc gia Đông Nam Á khác.

Ba là, trình độ dân trí thấp kém và nhẹ dạ của đại bộ phận nông dân Việt Nam làm cho họ không biết rõ bản chất cộng sản của cái gọi là "Đảng Lao Động Việt Nam".

1. Đảng Cộng Sản Việt Nam phát triển và tự ươm mầm mống Hoại-Diệt từ 1931 đến 1944

Trong thời kỳ nầy Đảng Cộng Sản Việt Nam phát triển không nhiều do bởi lý thuyết Mác-Lê-Mao-Hồ khá xa lạ với kiến thức khá thấp của dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ thứ 20. So với các chính đảng cùng thời như Quốc Dân Đảng, Đại Việt, Duy Dân hay Dân Xã (trong Nam Bộ) thì Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ phát triển được ở Thái Lan, vùng Hoa Nam của Tàu và vài trăm người ở miền Bắc Việt Nam. Theo đánh giá của William Duiker, 14 năm sau ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, khi Võ Nguyên Giáp lập ra trung đội Võ Trang Tuyên Truyền cũng chỉ được hơn 30 thanh nhiên đội viên, gồm cả Tày, Nùng Mán & Kinh vào ngày 22/12/1944 [01].

dcsvn1

Quang cảnh ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại khu rừng Trần Hưng Đạo, ngày 22/12/1944.

Trong thời gian nầy, vào ngày 17/3/1945 có cuộc gặp gỡ giữa Việt Minh và OSS, tiền thân của CIA, do nguyên nhân là vào tháng 10/1944, viên trung úy William Shaw thuộc OSS của Mỹ khi đang làm nhiệm vụ gần biên giới thì bị Nhật bắn rơi máy bay ở xã Đề Thám (huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng), thuộc vùng chiến khu của Mặt trận Việt Minh.

dcsvn2

Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp chụp ảnh cùng thành viên OSS tại Pắc Bó tháng 8/1945.

Vì lúc đó không ai biết tiếng Anh nên viên phi công này được đưa về hang Pác Bó gặp Hồ Chí Minh. Sau đó, Trung úy Shaw đã trở thành "cầu nối" để Hồ Chí Minh gặp tướng Claire Chennault, Tư lệnh Không đoàn 14, đại diện cho lực lượng Đồng minh tại vùng Hoa Nam (Trung Quốc). Hành trình cả ngàn km đường bộ nên phải đến đầu 17/3/1945 mới đến nơi, không rõ đoàn Việt Minh sang lần đó gồm những ai nhưng tài liệu phương Tây ghi 20 thành viên, hai người chủ chốt là Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng. Dĩ nhiên người Mỹ bày tỏ sự cảm ơn và tặng quà vì đã cứu phi công họ. Trong lúc chờ đợi gặp tướng Claire Chennault, Hồ Chí Minh đã tìm gặp một số người Mỹ khác, để thăm dò và vận động sự công nhận đối với tổ chức Việt Minh như một thành viên trong lực lượng chống phát xít Nhật. Trong số đó có viên trung úy Charles Fenn – một sĩ quan Hải quân Mỹ làm việc tại OSS (tiền thân CIA). Theo sử gia Fredrik Logevall, ngày 17/3/1945, Hồ Chí Minh cùng Phạm Văn Đồng đã hội đàm với Charles Fenn lần đầu tiên và sau lần gặp thứ hai thì người Mỹ đồng ý cung cấp các thiết bị vô tuyến, súng đạn cho Việt Minh ; còn Hồ Chí Minh cam kết thu thập tin tình báo, giải cứu phi công Mỹ bị bắn rơi và trợ giúp phá hoại các trang bị chiến tranh của Nhật Bản. Sau đó, viên sĩ quan Mỹ hứa sẽ sẵn sàng giúp đỡ. Hai bên đã đạt thỏa thuận : phía Việt Nam sẽ tăng cường lực lượng du kích và mở rộng phạm vi hoạt động của lực lượng này ; cung cấp những thông tin tình báo và khí tượng cho không quân Mỹ hoạt động trên chiến trường miền Bắc Đông Dương. Ngược lại, phía quân Đồng minh có trách nhiệm đưa các phái đoàn sang giúp đỡ Việt Nam huấn luyện quân sự, đồng thời trang bị vũ khí, điện đài và các trang thiết bị khác.

dcsvn3

Các thành viên của Đội Con Nai đang hướng dẫn người Việt Nam cách sử dụng súng carbine M-1, ngày 16/8/1945. Ảnh của Cục Lưu trữ và Hồ sơ Quốc gia Mỹ.

Theo thỏa thuận giữa Hồ Chí Minh và tướng Mỹ Chennault, tháng 7/1945, một đơn vị tình báo đặc nhiệm mang bí danh "Con Nai" (the Deer Team) thuộc OSS, đại diện cho quân Đồng minh đã nhảy dù xuống Tân Trào để phối hợp với Việt Minh chống phát xít Nhật. Một sân bay dã chiến được xây dựng (sân bay Lũng Cò) để tiếp nhận các chuyến bay chở hàng viện trợ trong suốt thời kỳ hợp tác này.

OSS có thể coi là một trong những người thầy đầu tiên của Việt Minh, hướng dẫn du kích ta sử dụng các loại súng trường, tiểu liên, cối và lựu đạn, thậm chí cả súng chống tăng Bazooka. Dù cho các thành viên OSS không tham chiến (họ được lệnh án binh bất động) thì đó vẫn là lực lượng nước ngoài duy nhất đứng bên cạnh Việt Minh (ngụy danh của Đảng Cộng Sản Việt Nam). Vụ việc nầy có liên quan trực tiếp đến Tuyên Ngôn Đọc Lập ngụy tạo, do Hồ Chí Minh soạn ra và đọc trước cuộc meeting ngày 02/09/1945 tại Hà Nội. Ngụy tạo là vì 6 tháng trước đó, Hoàng đế Bảo Đại đã công bố chính thức Tuyên Ngôn Độc Lập tại Huế ngày 11/03/1945, và thu hồi toan bộ chủ quyền của Việt Nam từ tay thực dân Pháp. Thời điểm nầy Hồ Chí Minh lấy bí danh Lucius do sĩ quan Mỹ Charles Fenn ban cho, [02].

dcsvn4

Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp chụp ảnh cùng thành viên OSS tại Tân Trào tháng 8/1945.

 Ngay tự thân của cách thức phát triển bệnh hoạn hoạn nầy đả ươm mầm Hoại cho Đảng Cộng Sản Việt Nam.

2. Đảng Cộng Sản Việt Nam phát triển và tự ươm mầm mống Hoại-Diệt từ 1945 đến 1954

Có nhiều yếu tố tiềm ẩn của sự kiện Hoại & Diệt xuất hiện ngay trong giai đoạn Trụ nầy :

Thứ nhất là việc nổi dậy cướp lấy chính quyền độc lập của Việt Nam do Hoàng đế Bảo Đại tuyên bố trước quốc dân ngày 11/03/1945. Sau khi Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương, bộ máy hành chính của thực dân Pháp tan rã, vì thế việc thành lập chính phủ mới của Việt Nam được Nhật đặt ra như một đòi hỏi cấp bách và Đế quốc Việt Nam ra đời trong bối cảnh đó. Theo sự sắp xếp của quân đội Nhật, ngày 11/03/1945, vua Bảo Đại gặp cố vấn tối cao của Nhật là Đại sứ Yokoyama Masayuki tại điện Kiến Trung để ký bản "Tuyên cáo Việt Nam độc lập". Tuyên cáo do Bảo Đại ký có nội dung chính là tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, bãi bỏ các hiệp ước bảo hộ và bất bình đẳng với Pháp trước đây. Đa số người Việt bây giờ chỉ biết đến bản Tuyên ngôn độc lập ngày 02/09/1945 do Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình, sau khi cướp chính quyền 14 ngày trước đó - ngày 19/08/1945. Nhưng thực ra trước đó 6 tháng Việt Nam đã tuyên cáo độc tuyên cáo độc lập chính thức do đương kim Hoàng đế Bảo Đại của nước Đại Nam (quốc hiệu nước ta thời đó, bao gồm Bắc Kỳ và Trung Kỳ). Đó là bản Tuyên cáo độc lập, ngày 11/3/1945, chỉ hai ngày sau khi Nhật đảo chính lật đổ thực dân Pháp [03]. Do đó, những trí thức đương thời & có tầm nhìn sâu sắc như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Tường Tam, Huỳnh Phú Sổ, Trương Tử Anh, Nguyễn Thái Học, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Phan Khôi, Thiều Chửu… đều xa lánh Đảng Cộng Sản Việt Nam, ngược lại là Huỳnh Thúc Kháng, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, Trần Đại Nghĩa, Lâm Đức Thụ, v.v.. đều nhầm lẫn nghe theo tuyên truyền của Đảng Cộng Sản Việt Nam thời đó đến nỗi thân bại danh liệt sau khi Đảng Cộng Sản Việt Nam cướp được chính quyền miền Bắc Việt Nam vào năm 1945. Yếu tố Hoại-Diệt nầy đã tác dộng sâu sắc lên công tác phát triển đảng viên trí thức của đảng nầy suốt từ 1945 trở về sau.

Thứ hai là sau gần 3 tháng cướp được chính quyền, ngày 11/11/1945, Đảng Cộng Sản Việt Nam núp dưới tên tên Đảng Cộng Sản Đông Dương đã tuyên bố tự giải tán và cho ra đời một tổ chức mới là Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Marx ở Đông Dương. Nhưng thật tế thì Đảng Cộng Sản Việt Nam đã rút vào hoạt động bí mật và giữ vai trò nắm chính quyền tại Hà Nội, đồng thời cho các đảng viên thành lập hai đảng mới là Đảng Dân Chủ Việt Nam và Đảng Xã Hội Việt Nam. Đảng Dân Chủ Việt Nam có nhóm chủ chốt gồm toàn đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam là Dương Đức Hiền, Hoàng Minh Chính, Nghiêm Xuân Yêm, Đỗ Đức Dục, Trần Đăng Khoa, Tôn Quang Phiệt, Cù Huy Cận, Vũ Trọng Khánh, và Huỳnh Văn Tiểng (cf Đảng Dân Chủ Việt Nam, 06/08/2021, Bách Khoa Toàn Thư Mở, Đảng Dân chủ Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt). Đảng Xã Hội Việt Nam có nhóm chủ chốt cũng toàn là đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam như : Phan Tư Nghĩa, Nguyễn Xiển, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Văn Huyên, Đặng Phúc Thông và Nguyễn Cao Luyện (Đảng Xã Hội Việt Nam, 21/09/2024 và Đảng Xã hội Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt). Hành động ngụy trang kiểu "tráo bài 3 lá" nầy chỉ che mắt được quần chúng thờ ơ và nông cạn, nhưng không thể lừa gạt được các bậc thức giả ưu tú. Cho nên hành động nầy hàm chứa yếu tố Hoại-Diệt thêm cho Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Thứ ba là Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bị Việt Nam Quốc Dân Đảng và một số sử gia phương Tây cáo buộc đã dàn dựng lên Vụ án phố Ôn Như Hầu vào năm 1946 tại Hà Nội, nhằm triệt hạ các đảng phái đối thủ chính trị của mình trong chính quyền liên hiệp. Sự kiện dàn dựng như sau : Sáng sớm ngày 12/7/1946, một tiểu đội công an do Lê Hữu Qua chỉ huy bao vây khám xét trụ sở của Đảng Đại Việt tại số 132 đường Duvigneau tại Hà Nội, vu khống Đại Việt cấu kết với Pháp âm mưu tiến hành đảo chính lật đổ chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đúng vào ngày quốc khánh Pháp 14/7/1946 khiến lính canh và các đảng viên Đại Việt không kịp phản ứng. Đồng thời Giám đốc Nha Công An Bắc Bộ là Lê Giản đươc Võ Nguyên Giáp chỉ thị tấn công tất cả các văn phòng của Việt Quốc ở Hà Nội và các tỉnh. Sau đó, lúc 7g sáng ngày 12/7/1946, cán bộ Công an cao cấp của cộng sản là các ông Lê Giản (Giám đốc Nha Công an Bắc bộ), Nguyễn Tuấn Thức (Giám đốc Công an Hà Nội) và Nguyễn Tạo (Trưởng nha Điệp báo Công an Trung ương) chỉ huy lực lượng công an xung phong đã thực hiện khám xét các trụ sở Việt Nam Quốc Dân Đảng (7 căn nhà) tại Hà Nội, bắt tại chỗ nhiều thành viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng với hơn 100 người bị bắt và một số người biến mất không dấu vết. Trong số các thành viên của Quốc Dân Đảng bị bắt có một đại biểu quốc hội Việt Nam khóa I là Phan Kích Nam. Sau khi chiếm trụ sở và giết nhiều đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng, ngay trong đêm hôm sau công an của Võ Nguyên Giáp chôn những xác chết đó trong sân sau trụ sờ rồi ngày kế tiếp đào lên công khai để đổ tội khủng bố cho Việt Nam Quốc Dân Đảng. Nhà cầm quyền cộng sản sau đó thông báo sự việc với báo chí. Các cuộc tấn công nầy được gọi tắt là "Vụ án phố Ôn Như Hầu". Các báo của Việt Minh và các đảng phái thân Việt Minh đều tường thuật vụ án này, đưa tin công an đã phá tan âm mưu chống chính phủ, đã bắt những kẻ tiến hành những vụ bắt cóc tống tiền, ám sát, bán nước, in truyền đơn chống chính phủ, làm bạc giả [04].

Sau vụ Đảng Cộng Sản Việt Nam dàn dựng vu khống nầy, mọi công dân Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ đó trở đi đều sợ hãi khi bị cho là đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng (Việt Quốc). Ngày 20/7/1946, Ủy ban Hành chính Bắc Bộ dù không nhắc đến Việt Quốc đã thông báo đến các tỉnh rằng gần đây công an đã phát hiện được việc tống tiền, bắt cóc và làm tiền giả. Tất cả đều phải bị điều tra và truy tố. Ủy ban hướng dẫn các địa phương không để việc bắt bớ và giam giữ các phần tử phản động biến thành khủng bố. Các Ủy ban Hành chính địa phương giờ đã được chấp thuận cho việc bắt giữ các đảng viên Việt Quốc đã bị phát hiện hay còn tình nghi, tuy nhiên họ không săn lùng và hành quyết ngay lập tức. Trong những tháng sau đó, hàng ngàn người bị bắt, bị thẩm vấn. Hàng trăm người bị tống giam, bị đưa đến các trại cải tạo ; hàng trăm người khác bị cách chức. Cán bộ phòng chính trị thuộc Sở Công an các tỉnh bắt những kẻ tình nghi, thẩm vấn, bắt ký vào lời khai, sau đó báo cáo lên chính quyền tỉnh là thả, xét xử hay biệt giam những người này. Từ cuối tháng 7/1946 cho đến cuối năm 1946, phần lớn những người bị công an giam giữ vì lý do chính trị đều bị xem là Việt Quốc.

Từ tháng 7/1946 đến tháng 11/1946, nhiều đại biểu quốc hội là đảng viên Việt Quốc bị bắt. Đại biểu Phan Kích Nam, đảng viên Việt Quốc, bị bắt trong vụ án phố Ôn Như Hầu, bị buộc tội bắt cóc, tống tiền và bị tống giam ngay lập tức. Đại biểu Nguyễn Đổng Lâm bị công an Hải Dương bắt và bị kiến nghị gửi đến trại biệt giam trong hai năm với lý do "chính quyền địa phương sẽ gặp nhiều khó khăn nếu ông Lâm còn tự do ngoài vòng pháp luật". Tại các địa phương khác, các đại biểu quốc hội là đảng viên Việt Quốc cũng bị sách nhiễu hoặc bắt giữ. Đại biểu Trình Như Tấu gửi kháng nghị đến 5 cơ quan chính phủ khác nhau sau khi ông bị dân quân bao vây nhà riêng để khủng bố. Tháng 10/1947, khi Pháp nhảy dù xuống Phú Thọ, có những tường thuật cho rằng công an Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã xử bắn hơn 100 tù nhân Việt Quốc [05]. Chiến dịch khủng bố nầy tự nó cô lập Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với tất cả các chính đảng không cộng sản đương thời. Tự mình làm cho mình bị cô lập thì rõ ràng là Đảng Cộng Sản Việt Nam tự gieo mầm Hoại-Diệt cho chính bản thân của đảng.

Thứ tư là Đảng Cộng Sản Việt Nam được "lập lại", công khai (tại Việt Nam) với tên gọi Đảng Lao Động Việt Nam vào tháng 2/1951, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II ở Tuyên Quang. Đại hội này được diễn ra trong lúc diễn ra Chiến tranh Đông Dương lần thứ I. Đại hội này cũng tách bộ phận của Lào và Campuchia (vốn cùng thuộc Đảng Cộng sản Đông Dương) thành các đảng riêng. Thủ đoạn "tráo bài ba lá" nầy chỉ có thể che mắt được quần chúng bình dân thờ ơ và nhẹ dạ, nhưng không thể qua mặt các bậc thức giả ưu tú trong và ngoài nước Việt Nam. Cho nên nó chính là một yếu tố Hoại-Diệt do Đảng Cộng Sản Việt Nam tự tạo ra cho chính tự thân của đảng và làm cho Đảng Cộng Sản Việt Nam không phát triển được đảng viên trí thức ưu tú suốt từ đó về sau.

Thứ năm là quy tắc thành văn tục ngữ lưu truyền hàng nghìn năm theo đạo lý Việt Nam "Tân khách bất lai môn hộ tục, thi thư bất giáo tử tôn ngu" (Không có thêm tân khách đến nhà thì nhà đó không ra gì, có sách vở mà không đem dạy con cháu thì con cháu ngu dốt). Quy tắc nầy không được Đảng Cộng Sản Việt Nam lưu tâm vì chỉ chăm chú lo tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản cho đảng viên và quần chúng bần cố nông ngu dốt và miệt thị tất cả văn hóa truyền thống & đạo đức của dân tộc Việt Nam. Do đó, dù phát triển khá mạnh trong giới nông dân kém hiều biết và một số ít công nhân lao động, để nâng cao số lượng đảng viên lên đến hàng chục nghìn, nhưng phẩm chất (chất lượng/quality) vẫn là một đảng tầm thường về tri thức xã hội, chính trị và kinh tế. Đó chính là yếu tố Hoại-Diệt tri thức của Đảng Cộng Sản Việt Nam suốt từ khi xuất hiện cho đến năm 1986.

Thứ sáu là giảm tô trong vùng Việt Minh (Đảng Cộng Sản Việt Nam) chiếm đóng từ năm 1953 đến 1954 cũng là một trong số các yếu tố Hoại-Diệt thành hình trong giai đoạn Trụ của đảng nầy. Bởi vì chính sách "Giảm Tô" trong các vùng nông thôn do Việt Minh (Đảng Cộng Sản Việt Nam) chiếm đóng như Liên Khu IV & V, vùng Tây Bắc giáp giới Trung Quốc có mục đích vô sản hóa và triệt hạ thành phần tinh hoa thôn quê nên gây ra nghi ngờ cho tầng lớp trí thức nhẹ dạ đã tham gia Đảng Cộng Sản Việt Nam từ 1945 đến 1953. Vì nghi ngờ nên những thành phần trí thức nhẹ dạ đó từ bỏ hàng ngũ Đảng Cộng Sản Việt Nam chạy trốn về các thành phố trong vùng Việt Minh chiếm đóng nên quần chúng đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam thời kỳ nầy chỉ còn toàn là nông dân thất học và vài trăm đảng viên gốc du côn bất hảo, thất nghiệp và vô học mà Đảng Cộng Sản Việt Nam gọi họ là đảng viên gốc công nhân như Trần Quốc Hoàn, Tôn Đức Thắng, v.v… Thêm nữa là chiến dịch "tuần lễ Vàng" do Đảng Cộng Sản Việt Nam thực hiện cưỡng chế trong những vùng nông thôn do Việt Minh chiếm đóng giữa thập niên 40 thế kỷ 20 để gom vàng cho Hồ Chí Minh đem dâng cho quân đội Trung Hoa Dân Quốc (Trung Quốc) nhằm mua chuộc tướng chỉ huy Lư Hán đứng về phía Việt Minh, đã làm kiệt quệ nên kinh tế nông thôn vùng Việt Minh vốn dựa trên sức mạnh của các nhà tư bản nông thôn thời đó. Sự "tuần lễ Vàng" nầy cũng cố thêm cho yếu tố Hoại-Diệt nầy [06].

Thứ bảy là quân đội cộng sản Việt Nam và quân đội Trung Quốc đã chiến thắng thực dân Pháp trận Điện Biên Phủ năm 1954, đưa đến việc Đảng Cộng Sản Việt Nam và Pháp ký kết hiệp định Genève chia đôi Việt Nam từ vĩ tuyến 17 và giao cho Đảng Cộng Sản Việt Nam lập chính quyền ở Miền Bắc Việt Nam [07]. Miền Nam Việt Nam được Pháp trao trả độc lập và chính quyền dân chủ đầu tiên của Việt Nam được thiết lập vào ngày 07/07/1954, khi thủ tướng Ngô Đình Diệm & quốc trưởng Bảo Đại thỏa thuận cho Thủ tướng Diệm được toàn quyền chính trị và quân sự dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Sau đó vào năm 1956, hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam ra đời sau cuộc trưng cầu dân ý theo thể thức bầu cửa tự do. Hiệp Định nầy đem đến cho Đảng Cộng Sản Việt Nam một vùng đất an toàn (nửa nước Việt Nam) để cư trú, phát triển và dùng làm hậu cứ an toàn để tấn công Việt Nam Cộng Hòa và nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam sau nầy, cũng như có thêm hàng ngàn đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam tập kết từ miền Nam Việt Nam ra Bắc để được sống dưới chế độ công sản mà họ từng mơ ước từ ngày theo Đảng Cộng Sản Việt Nam trước 1954 (tuy đạt được mơ ước, nhưng cũng bị thất vọng và bất mãn sau đó mười năm nếm mùi cộng sản tại miền Bắc Việt Nam). Tuy vậy, bến cố nầy cũng phát sinh yếu tố Hoại-Diệt ngay sau khi Hiệp định Genève được ký kết, tiếp tục sau ngày Đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp quản Hà Nội ngày 10/10/1954 và kéo dài cho đến năm 1956 (Operation Passage to Freedom).

dcsvn05

Người Bắc di cư từ Hải Phòng năm 1954, Courtesy by Naval History and Heritage Command.

Đó là cuộc tháo chạy ồ ạt của hơn 1 triệu đồng bào miền Bắc Việt Nam từ bỏ vùng đất bị nhuộm đỏ công sản để vào lành nạn tại miền Nam Việt Nam là Việt Nam Cộng Hòa – một chế độ dân chủ sơ khởi đầu tiên của lịch sử Việt Nam. Yếu tố Hoại-Diệt do sự kiên di cư nầy bao gồm [08], [09] và [10] :

- sự kiện một bộ phận hơn 60% đồng bào tại Việt Nam Cộng Hòa biết rõ thủ đoạn tàn ác, dối trá và lạc hậu của Đảng Cộng Sản Việt Nam do đồng bào di cư kể lại, đồng thời cũng tố cáo bản chất thật sự của chế độ cộng sản tại miền Bắc Việt Nam ;

- sự việc di cư lánh nạn cộng sản đồng loạt lên đến hơn 1 triệu người Việt Nam chứng tỏ cho quốc tế thấy rõ chế độ cộng sản là tai họa lớn nhất trong lịch sử hiện đại của Việt Nam ;

- công tác ổn định cuộc sống và định cư cho hơn 1 triệu người nói trên rất thành công làm nổi bật uy tín chế độ Việt Nam Cộng Hòa tại miền Nam Việt Nam so với chế độ cộng sản miền Bắc vốn nghèo nàn, lạc hậu và nhuốm đầy màu sắc ngoại lai từ Trung Quốc, Liên Xô & các nước cộng sản Đông Âu.

Hàng trăm người di cư đã chết trên biển. Người ta làm sao có thể tưởng tượng ra cảnh tượng gây ấn tượng như thế vào ngày 6/11/1955 vừa qua, khi một đám đông gồm 2000 người tị nạn trên một cồn cát ở cửa Trà Lý chờ được các tầu các nước bạn đến vớt đi [11]. Việc di cư đó nói cho cùng chỉ là sự kéo dài tình trạng trốn chạy cộng sản mà không phải đợi đến Hiệp định Geneva, 1954. Ngay từ đầu thập niên 1950, phong trào tỵ nạn cộng sản đã thành hình dưới hình thức "phong trào nhập thành", hay nói nôm na là phong trào "dinh tê". Đã có bao nhiêu người tìm mọi cách dời bỏ khu "an toàn Phát Diệm", thoát đi bằng đường biển, từ cửa Cồn Thoi, ra Hải Phòng vào những năm sau 1950 ? Và đã có bao nhiêu người có tiền bạc của cải đã chạy trốn vào Nam khi mà Hiệp định Geneva chưa thành hình ? Không phải theo Tây, cũng chẳng theo Mỹ, không theo Nhật, không theo Tầu cũng chẳng vì theo Thiên Chúa giáo mà người ta chọn đứng về phía này, phía nọ. Tất cả đều là những chọn lựa bất đắc dĩ chỉ vì không thể sống chung với người cộng sản được. Cộng sản trước đây và cộng sản bây giờ cũng vậy mà thôi [12].

Thứ tám là trong số hơn 1 triệu người chạy thoát Công Sản nầy có rất nhiều trí thức đương đại, các lãnh đạo của hai tôn giáo lớn là Phật Giáo & Công Giáo, các nhà giáo dục chính quy và rất nhiều văn nghệ sĩ danh tiếng nên Đảng Cộng Sản Việt Nam tại miền Bắc không còn kiếm đâu ra thành phần ưu tú để xây dựng miền Bắc Việt Nam sau cuộc chiến 1945-1954 chống Pháp-Nhật [13], [14] và [15].

3. Đảng Cộng Sản Việt Nam phát triển và tự ươm mầm mống Hoại-Diệt từ 1955 đến 1975

Đảng Cộng Sản Việt Nam cai trị một nửa nước Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 theo thể chế cộng sản ngụy danh Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thật sự chỉ là một copy nguyên bản chế độ cộng sản Tàu được ngụy trang dưới hình thức Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc). Sau đây là yếu tố Hoại-Diệt chính do Đảng Cộng Sản Việt Nam tự tạo nên cho chính nó :

Thứ nhất là chiến dịch "đánh tư sản" nhằm cướp đoạt toàn bộ tài sản kinh doanh & sản xuất của tư nhân từ đầu đến cuối năm 1955 tại Hà Nội và các thành phố miền Bắc Việt Nam làm cho nền kinh tế Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa kiệt quệ hơn 80%, và chỉ còn sống lây lất nhờ dựa vào 20% kinh tế nông nghiệp nhỏ trong vùng nông thôn. Đây là yếu tố Hoại-Diệt lâu dài cho Đảng Cộng Sản Việt Nam, một đảng chỉ biết độc tài toàn trị nhưng dốt nát toàn diện về kinh tế.

Thứ hai là cuộc "cải cách ruộng đất" (Land Reform) long trời lở đất, tịc thu tài sản và giết chết hơn 182 nghìn địa chủ, hào phú, trí thức và sĩ phu Bắc Hà suốt từ cuối năm 1955 đến hết năm 1956 đã tạo ra một yếu Hoại-Diệt lớn lao cho suốt đời sống của Đảng Cộng Sản Việt Nam (1956-1990). Bời vì nó làm mất sạch giới tinh hoa và giới kinh doanh tư nhân ít oi còn sót lại Bắc Việt sau cuộc di cư 1954, làm giao động tinh thần & lung lay niềm tin của cán bộ, bộ đội, đảng viên và hơn 90% quần chúng miền Bắc Việt Nam, và làm cho nhân dân sống lầm than cực nhọc nhờ vả miếng ăn vào bột mì của đàn anh cộng sản Liên Xô & các nước cộng sản Đông Âu suốt từ 1957 đến 1975.

Chính sách "cải cách ruộng đất" đó làm cho yếu tố Hoại-Diệt nầy vẫn tồn tại và kéo dài đến tận ngày nay, vì vết thương do Đảng Cộng Sản Việt Nam gây ra nầy quá lớn (182.000 người Việt Nam bị Đảng Cộng Sản Việt Nam giết chết bằng đấu tố cải cách ruộng đất năm 1956 tại miền Bắc Việt Nam). Cải cách ruộng đất ở Việt Nam từ năm 1953 đến 1956 là một sự kiện lịch sử đã để lại vết thương đau đớn cho dân tộc Việt Nam và đã được nhiều sách vở lịch sử Việt Nam và quốc tế ghi lại đầy đủ. Một trong những chủ đề tranh cải gây cấn nhất là vai trò của cố vấn Trung Quốc trong việc ảnh hưởng giới lãnh đạo Việt Nam thi hành cải cách ruộng đất. Bản "Ý kiến sơ bộ về vận động quần chúng năm 1953" của La Quý Ba, người được Bắc Kinh cử sang Việt Nam để trực tiếp cố vấn cho giới lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam gổm Hồ Chí Minh và Trường Chinh, là một văn bản giá trị vì nó cho thấy những khía cạnh ít được biết đến của mối quan hệ Việt – Trung vào đầu những năm 1950.

Đây là một giai đoạn quan trọng khi chế độ cộng sản, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Lao Động Việt Nam, phụ thuộc nhiều vào mô hình cách mạng của Cộng hòa nhân dân Trung Quốc trong việc thực hiện các chính sách quân sự, kinh tế và xã hội của mình. Các sử gia và các nhà quan sát đã thừa nhận Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ là một vệ tinh của Đảng Cộng Sản Tàu do bản khuyến nghị của La Quý Ba chứng minh cho nhận định đó. Bản khuyến nghị ấy đáng được xuất bản và tham khảo vì tầm quan trọng của những đề xuất của La Quý Ba trong việc định hình việc thực hiện cải cách ruộng đất của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cũng như ảnh hưởng quan trọng của chương trình đó đối với Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và việc củng cố quyền lực của Đảng Cộng Sản Việt Nam [16], [17] và [18]. Sau đây là nguyên bản Tài Liệu lưu trữ gốc do cố vấn Trung Quốc là La Quý Ba trao cho Hồ Chí Minh & Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 09/10/1952 :

dcsvn6

Đây là nguyên bản Tài Liệu lưu trữ gốc do cố vấn Trung Quốc là La Quý Ba trao cho Hồ Chí Minh & Đảng cộng sản Việt Nam ngày 09/10/1952

Câu chuyện của bà Nguyễn Thị Năm tức Cát Hanh Long (gọi theo tên hiệu buôn của bà) trong chiến dịch Cải cách ruộng đất 1953-1956 phải ảnh bản chất dã man nhất lịch sử Việt Nam của Đảng Cộng Sản Việt Nam, như sau :

Bà Nguyễn Thị Năm (1906 – 9/7/1953, quê ở Làng Bưởi, ngoại thành Hà Nội), là một địa chủ có công đóng góp tài sản cho Việt Minh (Đảng Cộng Sản Việt Nam) trong kháng chiến chống Pháp. Bà nguyên là Hội trưởng Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Minh tỉnh Thái Nguyên. Trong cuộc Cải cách ruộng đất, bà bị đấu tố là địa chủ gian ác và là người đầu tiên bị xử bắn ngày 09/07/1953. Bà còn được gọi là Cát Hanh Long vì đây là tên một hiệu buôn rất giàu có do bà làm chủ ở Hải Phòng. Bà giỏi làm ăn trên đất cảng Hải Phòng, và đã làm nhiều nghề khác nhau trong đó có buôn bán sắt vụn, và đã sớm thành đạt trên thương trường. Sau đó bà xây nhà mua ruộng như thói thường của người xưa : vừa kinh doanh nơi thành thị, vừa mua ruộng đất bám sát với thôn quê, nên giàu có vào bậc nhất thời đó. Trong kháng chiến chống Pháp, được đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam là nhà văn Nguyễn Đình Thi thuyết phục, nên bà Nguyễn Thị Năm đã đóng góp nhiều tiền bạc, vải vóc, nhà cửa cho Việt Minh. Sau năm 1945, bà Năm tản cư theo cách mạng lên chiến khu, và mua lại hai đồn điền lớn của một người Pháp tại Thái Nguyên. Hai con trai bà đều đi theo kháng chiến Việt Minh. Trước 1945, gia đình bà đã từng ủng hộ Việt Minh 20.000 đồng bạc Đông Dương (tương đương bảy trăm lạng vàng lúc bấy giờ) và sau đó giúp đỡ nhiều vật dụng, thóc gạo, y tế và nhà cửa. Khi chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tổ chức "Tuần lễ vàng", bà đóng góp hơn 100 lạng vàng. Trong suốt thời gian kháng chiến chống Pháp, bà Nguyễn Thị Năm tham gia các cấp lãnh đạo của Hội Phụ nữ Việt Minh của tỉnh Thái Nguyên và Liên khu Việt Bắc, trong đó có 3 năm làm Chủ tịch hội Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên Khi thực hiện lệnh "tiêu thổ kháng chiến", bà đã cho san bằng khu biệt thự Đồng Bẩm riêng của bà tại Thái Nguyên. Nhiều cán bộ cách mạng, nhiều đơn vị bộ đội thường tá túc trong đồn điền của bà. Bà Nguyễn Thị Năm cũng từng nuôi ăn, giúp đỡ nhiều cán bộ cộng sản Việt Minh (sau này giữ những cương vị quan trọng) như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Hoàng Hữu Nhân, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện, Lê Thanh Nghị... [19].

dcsvn7

Di ảnh bà Nguyễn Thị Năm (1906-1953) lúc ngoài 40 tuổi. Bà Năm (tức Cát Hanh Long) bị Đảng Cộng Sản Việt Nam đấu tố xử & bắn vào ngày 09/07/1953, trong chiến dịch Cải cách ruộng đất (1953-1956).

Chiến dịch cải cách ruộng đất tàn bạo nầy đã gây ra cuộc nổi loạn công khai tại Nghệ An, điều này đã đe dọa đến sự sống còn của Đảng Cộng Sản Việt Nam và ngay cả sự trung thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng bị nghi ngờ. Hồ Chí Minh bị buộc phải cách chức Trường Chinh (người đã trải qua việc tự phê bình trước công chúng) và nắm quyền điều hành đảng. Bản thân Hồ Chủ tịch nhận ra được sự thái quá, và đã tiến hành một cuộc vận động chỉnh đốn. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã phải thừa nhận "mắc phải một số sai lầm nghiêm trọng trong suốt cuộc cải cách ruộng đất," và hàng nghìn tù chính trị đã được thả như một động thái thể hiện thiện chí. Nhưng những cuộc thanh trừng của đảng đã gieo rắc sự ngờ vực sâu sắc. Tại Hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp hành Trung ương, Đảng Lao Động đã thông báo sẽ "mở rộng dân chủ, bảo vệ tự do dân chủ và mở rộng hệ thống pháp lý dân chủ". (Lincoln Kaye, "A Bowl of Rice Divided : The Economy of North Vietnam," and P. J. Honey, biên tập, North Vietnam Today, 107–108. Lịch sử đầy đủ của chiến dịch cải cách ruộng đất có thể tìm đọc trong cuốn sách Vickerma, The Fate of the Peasantry. Sai lầm tối quan trọng chính là chương trình cải cách ruộng đất đặc trưng bởi "sự nổi lên của phong trào nông dân bạo lực". Những người chống đối quan tâm đến thực tế là có ít tính hợp pháp ở khu vực nông thôn hơn là ở Hà Nội – khu vực trong tầm kiểm soát của Pháp : Bài xã luận của Nguyễn Hữu Đang trong kỳ 4 tạp chí Nhân Văn, vào ngày 5 tháng 11 năm 1956, đã nhắc lại lời tố cáo của Khrushchev về việc sử dụng bạo lực và khủng bố của Stalin và Beria, nhưng đồng thời cũng khẳng định rằng "Điều này ở xã hội ta không phải ai cũng công nhận dễ dàng. Vì lòng khinh bỉ của chúng ta đối với pháp lý tư sản lớn quá đến nỗi ở một số đông người nó đã trở thành lòng khinh bỉ pháp lý nói chung… Ít luật lệ là một điều thuận tiện cho sự lạm quyền, độc đoán. [Các nhân tố bên trong cũng có tác dụng, cụ thể là công cuộc cấp tiến hóa của xã hội trong suốt chiến dịch cải cách ruộng đất tàn bạo giai đoạn 1954-1956. Đảng Lao Động "giải phóng sức mạnh của quần chúng để tiêu diệt tầng lớp địa chủ," đây là một chiến dịch làm cho nhiều người căm phẫn và tổn hại rất nhiều đến khu vực nông thôn. Quá trình tập thể hóa nông nghiệp được thực hiện vào năm 1956 dưới sự lãnh đạo của Trung Quốc, và các chiến thuật của Trung Quốc như tòa án nhân dân, chiến dịch chống lại địa chủ, vận động quần chúng, đặt tên giai cấp, và hành quyết hàng loạt đã được áp dụng một cách sốt sắng (Lincoln Kaye, "A Bowl of Rice Divided : The Economy of North Vietnam," trong P. J. Honey, biên tập, North Vietnam Today, 107–108).

Thứ ba là lừa đảo nông dân lấy tất cả ruộng đất toàn miền Bắc Việt Nam làm thành Hợp Tác Xã quốc doanh, sau khi đã chia cho dân bần cố nông số ruộng đất cướp đọat của địa chủ trong chiến dịch "Cải Cách Ruộng Đất 1953-1956" (Cải cách ruộng đất). Lừa đảo vì quyền tư hửu của dân kể cả bần cố nông mới được sờ hửu ruộng đất khoảng 1 năm bị tước đoạt nên tất cả thành tay trắng. Đây là yếu tố Hoại-Diệt khá trầm trọng của Đảng Cộng Sản Việt Nam vì ngay cả thành phần bần cố nông hết lòng theo Đảng Cộng Sản Việt Nam suốt trong chiến dịch Cải cách ruộng đất cũng thấy rõ thủ đoạn làm cho họ "tay trắng lại về trắng tay", chẳng khác gì "mèo lại hoàn mèo". Hơn nữa bối cảnh (backgrounds) khủng bố bằng "đấu tố Cải cách ruộng đất" vốn là biện pháp giết gà dọa khỉ ("sát kê cảnh hầu" 殺雞儆猴) gieo nỗi sợ hãi hoang mang, bất mãn và tiêu cực cho cán bộ, đảng viên, bộ đội & công an Đảng Cộng Sản Việt Nam trên toàn miền Bắc Việt Nam đến tận năm 1975.

Thứ tư là ngay sau khi Đảng Cộng Sản Việt Nam quốc doanh hóa nên nông nghiệp Bắc Việt thì 1 năm sau nghèo đói và khan hiếm lương thực xãy ra, nên nhà cầm quyền phải thi hành biện pháp "bao cấp", chia đều sự nghèo đói & thiếu thốn cho toàn dân miền Bắc. Đó chính là yếu tố Hoại-Diệt của xã hội cộng sản Bắc Việt và yếu tố nầy càng tác động lên Đảng Cộng Sản Việt Nam sâu sắc hơn.

Thứ năm là yếu tố Hoại-Diệt đến từ vụ thanh trừng Nhân Văn-Giai Phẩm 1956-1958 của Đảng Cộng Sản Việt Nam (núp dưới ngụy danh Đảng Lao Động).

Những kiếp người sống lâu trăm tuổi
Y như một cái bình vôi,
Càng sống càng tồi.
Càng sống càng bé lại.

(Phan Khôi)

dcsvn8

Bìa gốc một số Giai phẩm mùa thu, mùa đông, mùa xuân xuất bản năm 1956 (ảnh trên) và phiên bản phục dựng làm trên chất liệu giấy đen giống bản gốc, do những người sưu tập sách thực hiện sau 1975. Ảnh : TL

Sự kiện đầu tiên liên quan đến việc đối xử đối với các trí thức gia, tác giả, nhà thơ, và văn nghệ sĩ – những người đã gia nhập hàng ngũ cộng sản Việt Minh trong những năm 1940-1950 nhưng sau đó đã bị thanh trừng vì yêu cầu đòi mở rộng quyền tự do trí thức, bao gồm quyền được xuất bản các tác phẩm độc lập. Từ năm 1967 đến khi chính sách Đổi Mới được thực hiện, tất cả quá trình ra quyết định bị giữ độc quyền trong tay của những nhà lãnh đạo tầm thường của Đảng Cộng Sản Việt Nam mà không ai dám chống đối hoặc có ý nghi ngờ, do đó đã tạo ra sự trì trệ trong chính sách nhà nước và chính sách đối ngoại. Sự kiện Nhân Văn – Giai Phẩm và cuộc thanh trừng nội bộ đảng vào năm 1967 đã là một yếu tố Hoại-Diệt từ đó cho đến nay do tri thức chính trị, kinnh tế, văn hóa & xã hội rất yếu kém của tấng lớp ít học hoặc bần cố nông thất học trên chop bu Đảng Cộng Sản Việt Nam [20].

Sự kiện Nhân Văn - Giai Phẩm là một biểu tượng của sự thất bại của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với lời hứa sẽ mang lại tự do cho giới trí thức kể từ năm 1950 khi Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh đến Trung Quốc cầu viện và ký kết thỏa thuận viện trợ quân sự với cộng sản Tàu. Ký kết nầy mở ra thời kỳ khủng khiếp cho Việt Nam bằng chiến dịch Cải cách ruộng đất và chiến dịch đàn áp thành phần ưu tú của miền Bắc Việt Nam (Nhân Văn – Giai Phẩm). Khi viện trợ quân sự của Trung Quốc được đưa vào Việt Nam, thì dòng chảy ồ ạt các thể chế, cải cách và lực lượng cố vấn Trung Quốc tràn vào Việt Nam. Một chiến dịch gấp gáp được khởi động để học tập kinh nghiệm cộng sản của Trung Quốc, và 200.000 bản sao của 43 cuốn sách của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã được dịch và in ra để phổ biến các thể chế kinh tế và chính trị Trung Quốc cho đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trước năm 1952, có gần 7.000 binh sĩ và cố vấn Trung Quốc hiện diện tại Bắc Bó (một chiến khu phía Bắc). Trong giai đoạn 1949-1954, Trung Quốc huấn luyện và trang bị cho gần 50.000 bộ đội Việt Nam tại các doanh trại ở Vân Nam và Quảng Tây thành lập vào mùa xuân năm 1950. Theo đề xuất của Trung Quốc, Đảng Lao Động mang tính xã hội chủ nghĩa được công khai thành lập vào tháng Hai năm 1951, để lừa đảo quần chúng trí thức rằng Việt Minh là một tổ chức chống thực dân có cơ sở rộng khắp mà lại không có điểm tựa về mặt tư tưởng [21].

Chiến dịch cải cách ruộng đất hai giai đoạn bắt chước mô hình của Trung Quốc cũng được tiến hành. Giai đoạn ôn hòa từ năm 1953 đến năm 1954 nổi bật là việc giảm tô, theo sau đó là giai đoạn thay đổi rõ rệt hơn từ năm 1954 đến năm 1956 với việc tái phân phối một khối lượng lớn tài sản ở phía Bắc. Đây là hồi chuông cảnh báo giới trí thức bởi vì hầu hết trong số họ đều có vài mối liên hệ đến tầng lớp có ruộng đất "phong kiến" và "phản động". Vào tháng Ba năm 1953, cộng sản quyết định và ban hành một danh sách đặt tên các giai cấp trong xã hội, với nỗ lực làm dịu đi nỗi sợ hãi bằng cách khẳng định rằng "giới trí thức không tự họ hình thành nên một tầng lớp riêng" mà địa vị của họ dựa trên "thành phần" của gia đình. Bởi vì nhiều trí thức được xếp vào thành phần "kẻ thù giai cấp", nên ngược lại cũng có một thành phần mới được tạo ra, đó là "cá nhân tiên tiến", danh hiệu này sẽ được cấp cho ai ngoài việc phục vụ cho cách mạng còn tình nguyện giao nộp toàn bộ của cải cho cộng sản. Nhiều trí thức gia cảm thấy họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải lên Việt Bắc và tham gia cách mạng ; nếu không làm như vậy, họ sẽ bị đánh đồng với việc bắt tay với giặc Pháp. Một số lượng lớn các trí thức gia tham gia Việt Minh vì lòng yêu nước, chứ không phải vì chủ nghĩa cộng sản. Thực tế cho thấy vì các nhà lãnh đạo Việt Minh cố gắng che giấu đi những mối liên hệ với chủ nghĩa cộng sản bằng cách giải tán Đảng Cộng Sản Đông Dương trên danh nghĩa vào năm 1946, nên rất có thể nhiều nhà trí thức tin theo lời Hồ Chí Minh từng công khai cho rằng đây là một tổ chức theo chủ nghĩa dân tộc chứ không phải cộng sản. Dù cho lý do có là gì đi nữa thì các nhà trí thức cũng đã tham gia cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp với đầy nhiệt huyết. Ngay từ buổi ban đầu, họ đã dốc hết tâm huyết và sức lực cho tất cả các hoạt động mà đất nước kêu gọi sự giúp sức của họ trong thời chiến. Họ sát cánh với những người phu và nông dân để chiến đấu chống lại kẻ thù của đất nước. Họ chia sẻ với những con người này đời sống khổ cực trong rừng rậm, và cũng như thế, họ sống và làm việc trong bầu không khí ngập tràn lòng yêu nước. Nhưng ngay từ buổi ban đầu, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã kiên quyết kiểm soát giới trí thức và ngăn cản họ khỏi tình trạng độc lập tri thức. Trong thư gửi đến giới văn nghệ sĩ và trí thức vào năm 1951, Hồ Chí Minh đã sử dụng ngôn từ mà Mao đã sử dụng trong buổi nói chuyện với giới trí thức tại Diên An, trong đó nhà Mao đã nêu rõ "Thực tế không có nghệ thuật vị nghệ thuật, không có nghệ thuật đứng trên giai cấp, không có nghệ thuật tách rời hoặc độc lập với chính trị. Văn học và nghệ thuật vô sản là một phần của toàn bộ lý tưởng đấu tranh cách mạng của giới vô sản". Từ đó về sau Đảng Cộng Sản Việt Nam hay dùng từ "căm thù" : căm thù đế quốc nước ngoài và phong kiến bản địa hoặc những điền chủ, phú nông, trí thức & hào kiệt". Những bó buộc đối với giới văn nghệ sĩ & trí thức đó đã đẩy một làn sóng trí thức khổng lồ bỏ Việt Minh chạy tới khu vực thuộc quyền kiểm soát của Pháp, những người nào còn trụ lại với Việt Minh thì gần như chỉ có việc sáng tác cho chiến dịch văn chương của Việt Minh và phải chịu đựng những nguyên lý khắt khe của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, ngay cả những người trí thức ở lại chiến khu và gia nhập Đảng cũng phải chịu đựng chiến dịch học tập cải tạo dẫn đầu bởi "những cán bộ văn hóa cộng sản đặc biệt" – những người đã từng được "chỉ dẫn bởi ‘những người cộng sản đàn anh Trung Quốc ‘hệ thống nghệ thuật và văn chương Trung Quốc". Cũng thời điểm đó, Đảng Lao Động buộc tất cả văn nghệ sĩ phải gia nhập Hội Văn Nghệ chính thức và cuộc trấn áp bắt đầu.

Tình trạng căng thẳng giữa cộng sản và trí thức bắt đầu khi Trần Dần, một tác giả quân đội đồng thời là Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam, viết một cuốn sách phóng sự về trận chiến Điện Biên Phủ vào tháng Hai năm 1955. Quyển sách là bức chân dung phác họa cuộc sống khổ cực bên trong chiến hào nơi hầu như không thấy bằng chứng cho thấy sự thắng lợi của cuộc chiến hay tính đúng đắn của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa. Sau đó với tâm trạng thất vọng, Trần Dần đã tập hợp một nhóm các nhà trí thức có cùng tư tưởng trong nội bộ quân đội cộng sản Việt Nam, để đòi lại sự tự do không chỉ từ các nhân viên kiểm duyệt quân đội mà còn từ các viên chính ủy của Đảng Cộng Sản Việt Nam – vốn là những thành phần nông dân ít học (Andrew Vickerman, The Fate of the Peasantry : The Premature "Transition to Socialism" in the Democratic Republic of Vietnam (New Haven, Conn. : Yale Center for International and Area Studies, Chuyên khảo số 28, 1986), and Neil Jamieson, Understanding Vietnam (Berkeley : University of California Press, 1993), 224). Theo như cương lĩnh được soạn thảo và đệ trình cho Ban chấp hành Trung ương vào năm 1955 của Trần Dần và gần 30 các trí thức gia khác thì "một tác giả phải được cho phép sự tự do gần như hoàn toàn trong việc lựa chọn chủ đề, nhân vật, phong cách thể hiện thái độ và cảm xúc" và "tất cả trở ngại và hạn chế phải bị bài trừ như những kẻ thù của chủ nghĩa hiện thực". Những lời tấn công thẳng thắng như vậy vào sự kiểm soát của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khơi dậy khí phách trong lòng giới trí thức, những người đã tập hợp lại để bảo vệ cho Trần Dần. Phan Khôi, cha đẻ của nền thơ ca hiện đại Việt Nam, khi đó 70 tuổi, đã viết "mỗi người trong chúng ta sở hữu nghệ thuật của chính bản thân mình và phản ánh tính cách của chúng ta trong đó. Chỉ có loại hình nghệ thuật và tính cách này mới có thể tạo ra quang cảnh trăm hoa đua nở. Trái lại, nếu các tác giả bị ép buộc phải viết theo cùng một phong cách, thì sẽ có ngày tất cả loài hoa đó sẽ trở thành hoa cúc vạn thọ hết thảy" (Giai Phẩm, tháng 9/1956, trích trong Jamieson, Understanding Vietnam, 258 ; và Hoàng Văn Chí, The New Class in North Vietnam, Sài Gòn, Nhà xuất bản Công Dân, 1958), 81-83 ; và Phan Khôi, "Phê bình Lãnh đạo Văn nghệ," Giai Phẩm Mùa Thu (tháng 9/1956) trong Hoàng Văn Chí, biên tập, Giai cấp mới ở miền Bắc Việt Nam (Sài Gòn : Nhà xuất bản Công Dân, 1958), 75).

Một nhà trí thức khác, Lê Đạt, đã than phiền rằng hiện thực xã hội chủ nghĩa giống như : Việc đặt các đồn cảnh sát và máy móc thiết bị vào giữa trái tim con người.Việc buộc cảm xúc phải thể hiện theo như một bộ quy tắc mà chính phủ ban hành (Boudarel, "Intellectual Dissidence in the 1950s," 164). Nhà thơ Phùng Quán đã khẳn khái nêu bàn tuyên ngôn trong Nhân Văn – Giai Phẩm :

Đường mật công danh không làm ngọt lưỡi tôi,
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã.
Bút giấy tôi, ai cướp giật đi ?
Tôi sẽ dùng dao khắc văn lên đá.

(Boudarel, "Intellectual Dissidence in the 1950s," 164).

Phản ứng ban đầu của đảng đối với Trần Dần và những nhà chống đối khác là đặt họ trong chế độ quản thúc tại gia và sau đó cải tạo họ. Tố Hữu, nhà thơ của lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam, ngay sau đó đã phát động một chiến dịch nhằm tái củng cố đời sống của giới trí thức với những nguyên lý của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Tố Hữu yêu cầu các nhà trí thức phải tuân thủ nghiêm ngặt các tham số được quy định trong bài phát biểu của chủ tịch Mao tại Diên An : "những nhân vật mang tính tích cực," "những anh hùng cách mạng," và "nông dân và công nhân như lực lượng tiên phong". Nói tóm lại, Tố Hữu kêu gọi sự tổng hợp không thỏa hiệp giữa chính trị và nghệ thuật bởi vì "nội dung quyết định hình thức". (Trần Lê Văn, "Fear Not that the Enemy Shall Benefit," Nhân Văn số 2, 30/09/1956) : 164 ; Boudarel, "Intellectual Dissidence in the 1950s").

Để thúc đẩy tạo dựng nên xã hội mang tính pháp trị hơn, giới trí thức đã kêu gọi chỉnh sửa Hiến pháp, yêu cầu đảng trao tự do cho quốc hội, và mong muốn một nhánh tư pháp được độc lập. Vị luật sư nổi tiếng, Nguyễn Mạnh Tường, đã vạch ra bốn cuộc cải cách pháp lý cơ bản vào tháng 10 năm 1956 cần phải được thực hiện để tránh những việc lạm dụng ngoài vòng pháp luật như đã xảy ra trong suốt chiến dịch cải cách ruộng đất : thiết lập thời hiệu khởi kiện ; chấm dứt việc xử tội đồng lõa của gia đình và các thế hệ liên quan đến phạm nhân ; thiết lập một tiêu chuẩn cao hơn cho chứng cứ ; và cung cấp quyền lợi cho người bị khởi tố trong suốt thời gian điều tra. Theo ông, những trở ngại thêm vào đó là "sự khinh bỉ đối với pháp lý – thứ đứng dưới quyền lực chính trị – và sự khinh bỉ đối với các chuyên gia".

Trong khi nhiều nhà trí thức ý thức được tương lai không lành sẽ xảy ra và tuân theo đường lối của đảng thì những người khác lại tạm lánh mặt cho đến đầu năm 1956 khi tuyển tập mang tên Giai Phẩm Mùa Xuân được xuất bản. Tính táo bạo của tạp chí này, trong đó bao gồm một bài thơ Trần Dần viết nhằm miêu tả tình trạng tệ hại không thể chấp nhận được ở miền Bắc, đã làm chất xúc tác cho các nhà trí thức khác nổi dậy (Hirohide Kurihara, "Changes in the Literary Policy of the Vietnamese Workers’ Party, 1956-1958," in Indochina in the 1940s and 1950s (Ithaca, N.Y. : Nhà xuất bản Đại học Cornell, Southeast Asia Program, 1992), 165–196).

Ngoài nhu cầu tự do sáng tác và quyền tự do thành lập các ấn phẩm độc lập mà không chịu sự kiểm soát và kiểm duyệt của đảng, những người bất đồng chính kiến nói trên còn có rất nhiều khiếu nại ôn hòa & hợp lý khác. Phần lớn nhu cầu của họ tập trung vào vấn đề "sự thật" và tính hợp pháp của các nguồn thông tin độc lập và thay thế. Các nhà đối kháng hiểu sự cần thiết của công tác tuyên truyền, nhưng họ cũng cảnh giác trước việc Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ diễn dịch sai hoặc nói dối về các sự kiện nhằm thúc đẩy các mục tiêu đàn áp của Đảng. Phùng Quán đã yêu cầu một cách rõ ràng về sự minh bạch trong một bài thơ nổi tiếng Lời Mẹ Dặn, được trích đoạn như sau :

Con ơi một người chân thật
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc là khóc.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu.

Các nhà phê bình cũng đề cập rất nhiều đến sự thiếu dân chủ, sự chiếm hữu quyền lực trong tay một số ít nhân vật, và tình trạng trì trệ của chính trị nói chung. Hai tác phẩm táo bạo nhất là của Phan Khôi và Lê Đạt là hai tác giả viết về "ông bình vôi," ống nhổ mà người nhai trầu vẫn sử dụng, được lấp đầy bởi vôi để ngăn mùi ; đến lúc vôi tích tụ, làm cho bình vôi trở nên vô dụng, để ám chỉ Hồ Chí Minh và những nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã già nua và u tối. Hai tác phẩm này đã làm cho Đảng Cộng Sản Việt Nam giận dữ :

Những kiếp người sống lâu trăm tuổi,
Y như một cái bình vôi.
Càng sống càng tồi.
Càng sống càng bé lại.

Phan Khôi đã viết một bài khảo cứu nhỏ dựa trên bài thơ bốn câu này, đặt tên là "Ông bình vôi," nhằm bổ sung thêm cho hình ảnh phúng dụ của Lê Đạt. Trong bài viết này, ông kể khi còn là một cậu bé 18 tuổi ông đã "hất một loạt ‘ông bình vôi’ thờ trên tường thành xuống đất. Sao lại làm như thế ? Chúng tôi cứ làm như thế, không cần có lý luận". Ông đả kích những nhà lãnh đạo đảng vô dụng và già cỗi : "Tóm lại, cái bình vôi, vì nó sống lâu ngày, lòng nó đặc cứng, miệng nó bít lại, ngồi cũ rũ trên tran hoặc trên tường thành, cũng như pho tượng đất hoặc gỗ không nói năng, không nhúc nhích, thì người ta tôn thờ sùng bái mà gọi bằng ‘Ông’ ". Đối tượng của sự đả kích rất rõ ràng. Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo đảng hàng đầu đã trở nên quá cứng nhắc và bảo thủ, cũng giống như những bình vôi cũ, đã mất đi tính hữu dụng. Đã đến lúc cất họ vào kệ. Ở đó họ sẽ được kính trọng, nhưng họ sẽ được thay thế bởi "những bình vôi" mới và có ích hơn. Vì điều này mà Phan Khôi bị tố là kẻ phản động và người theo chủ nghĩa xét lại, một người con người già nua suy yếu không thể vượt qua được "tâm tính tư sản" của mình, nhưng bất chấp những sự tấn công này, ông tiếp tục biên tập tờ Nhân Văn và Giai Phẩm để hỗ trợ cho những tác giả và trí thức trẻ.

Các nhà lãnh đạo đảng bị chia rẽ trong việc giải quyết tờ Nhân Văn, Giai Phẩm và những tạp chí chống đối khác. Nhiều người muốn miễn tội cho giới trí thức này. Đặc biệt, quân đội khá cảm thông với nhu cầu của những nhà trí thức có lẽ bởi vì bản thân Quân đội Nhân dân cũng cảm thấy đảng can thiệp quá nhiều vào công việc riêng của mình. Nhiều người trong Quân đội Nhân dân, cũng như các nhà trí thức, cảm thấy lo lắng về sự quỵ lụy một cách mù quáng đối với các mô hình và học thuyết Trung Quốc (Bùi Tín, Following Ho Chi Minh : Memoirs of a North Vietnamese Colonel (Honolulu : University of Hawaii Press, 1995), 14-16 and Cecil Currey, Victory at Any Cost (Washington, D.C. : Brassey’s, 1997), esp. 145–212).

Những người khác hoàn toàn không tin rằng giới trí thức có thể là mối đe dọa với chế độ : những cuộc tấn công gay gắt từ trong nội bộ giới này đã chọc giận nhiều người của đảng, nhưng dân chúng không mấy ai biết đến các nhà trí thức cùng với những lời phê bình chỉ trích của họ. Bùi Tín cho rằng phong trào được dung thứ vì tính cô lập của nó. Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, thường dưới dạng sách và phim Trung Quốc và Xô Viết, dễ tiếp cận với người dân Việt Nam có trình độ trung bình hơn nhiều so với các tác phẩm của Lê Đạt và Phan Khôi. Như Bùi Tín ghi lại, "Những ngày đó không ai có thể sở hữu các bản Nhân Văn hoặc Giai Phẩm để có thể tự hiểu được vấn đề ồn ào lúc bấy giờ". Lời kêu gọi của những nhà bất đồng chính kiến nói trên phần nào không tới được phần lớn dân chúng bởi vì gần 90 phần trăm dân cư là nông dân mù chữ hoặc bán mù chữ. Tuy nhiên, những người theo đường lối cứng rắn trong đảng đã giành phần thắng, vào tháng Hai năm 1956 cuộc đàn áp không nương tay bắt đầu với việc bắt giam Trần Dần và các đồng nghiệp của ông. Mặc dù đảng tiến hành hàng loạt các chiến dịch công khai bài trừ các tác phẩm của ông, nhưng vẫn phải để cho Nhân Văn, Giai Phẩm và các tạp chí khác được xuất bản vào mùa hè và mùa thu năm đó (Nhân Văn được xuất bản năm lần từ 20/9 đến 20/11). Học giả người Nhật Hirohide Kurihara đã lập luận rằng trong suốt giai đoạn này thật ra Đảng Cộng Sản Việt Nam đã phải thừa nhận những sai lầm trong chính sách văn chương, chẳng hạn như tạp chí lý thuyết Học Tập, đã công nhận những vấn đề nêu ra trong Nhân Văn và Giai Phẩm "phần nào phản ánh được thực tế," và một bài viết trong nhật báo của Đảng là tờ Nhân Dân nhật báo đã nói rằng chính sách "Trăm hoa" "nhìn chung là đúng".

Ảnh hưởng thực của sức ép quốc tế và nhu cầu chính trị trong nước là một phản ứng hai mũi nhọn tấn công vào Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đầu tiên là cuộc đàn áp đối với những người bất đồng chính kiến, bao gồm cả việc các ấn phẩm của họ bị tịch thu và những nhà lãnh đạo phong trào bị bắt và cho đi cải tạo. Hai là chiến dịch văn học mạnh mẽ dẫn đầu bởi giới trí thức trung thành với đảng và mệnh lệnh của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa.

Chiến dịch đàn áp bắt đầu khi tạp chí Nhân Văn bị đóng cửa vào tháng Mười Một năm 1956 sau một cuộc đình công có tổ chức của công nhân xưởng in, trước khi số báo thứ sáu được xuất bản. Tạp chí Giai Phẩm cũng bị đóng cửa chỉ sau khi phát hành bốn số (Tháng 3, Tháng 8, Tháng 10, Tháng 12 năm 1956). Các nhà xuất bản của cả hai tờ báo đều bị bắt, còn Phan Khôi qua đời tại Hà Nội vào đầu năm 1960, chỉ vài ngày trước khi ông bị triệu tập xét xử vì tội "đi chệch đường lối". Các nhà lãnh đạo khác bị cáo buộc là đã "âm mưu kích động quần chúng thực hiện những cuộc biểu tình phản cách mạng nhằm lật đổ chế độ dân chủ nhân dân và sự lãnh đạo của đảng".
Sau đó thì Hồ Chí Minh đã đưa ra quyết định biên dịch ra tiếng Việt tất cả tài liệu tiếng Trung và tiếng Nga về việc quản lý nghiêm ngặt giới trí thức. Thủ đoạn đàn áp tri thức con người bằng vụ án Nhân Văn – Giai Phầm đã gieo rắc sợ hãi trên khắp miền Bắc Việt Nam làm thui chột mọi sáng kiến phát triển quốc gia. Do đó Đảng Cộng Sản Việt Nam không còn trí tuệ để quản trị miền Bắc Việt Nam đúng với trào lưu phát triển đương thời [22].

Thứ sáu là yếu tố Hoại-Diệt phát sinh tự nhiên trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam ngay sau vụ án chống xét lại 1963-1967.

Năm 1961, Dương Bạch Mai, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã phàn nàn về tình trạng thiếu dân chủ trong Đảng Lao động Việt Nam. Những khẳng định năm 1961 nầy của Dương Bạch Mai càng trở nên đáng lo ngại nếu ta theo dõi diễn biến của các sự kiện vào năm 1963, 1964. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 9 của Đảng Lao động vào tháng 12 năm 1963, ông Mai đã đưa ra cảnh báo mạnh mẽ chống lại quan điểm ngày càng "thân Trung Quốc", và trở nên bất đồng với Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và một số người khác vốn cùng có ý định khởi xướng một chiến dịch chống "chủ nghĩa xét lại hiện đại" ở Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Một vài tháng sau đó, Dương Bạch Mai qua đời. Ông trở thành thành viên của một liên minh chặt chẽ cùng với các đảng viên khác như Hoàng Minh Chính và Bùi Công Trừng – những nhân vật sau này bị vướng vào một vụ án với tên gọi "vụ án xét lại chống Đảng". Theo các tài liệu cũ của Cộng hòa dân chủ Đức được giữ trong các kho lưu trữ tại Cộng hòa liên bang Đức hiện nay. Mâu thuẫn giữa nhóm do Lê Duẩn đứng đầu và nhóm đối nghịch lên đến đỉnh điểm tại Hội nghị Trung ương 9 và sau đó dẫn tới một cuộc thanh trừng trong nội bộ Đảng, thường được biết đến như là "vụ án xét lại – chống Đảng". Tài liệu này tập trung vào những diễn biến ở Việt Nam những năm 1963 và 1964. Những biến động đó phải được đặt trong bối cảnh trong nước của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vào đầu những năm 1960 khi mà các nhà lãnh đạo của Đảng Lao động đang tăng cường công tác chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh ở miền Nam, và chống lại chủ trương "chung sống hòa bình" theo tư tưởng của nhà lãnh đạo Khrushchev của Liên Xô. Sau Hội nghị lần thứ 15 của Ủy ban Trung ương Đảng Lao Động vào tháng 1/1959 và sự thành lập của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam vào tháng 12 năm 1960, cuộc chiến ở miền Nam ngày càng quyết liệt. Quyết định của Đảng Lao động quay lại chính sách chiến tranh cách mạng nhằm tái thống nhất đất nước đã dẫn đến mối bất hòa lên cao giữa Hà Nội và Moskva. Dựa trên học thuyết "chung sống hòa bình", các nhà lãnh đạo Liên Xô đã không ủng hộ việc tăng cường đấu tranh vũ trang ở miền Nam Việt Nam đồng thời thúc giục Hà Nội phải kiềm chế hơn.[7] Đặc biệt, sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, Liên Xô nỗ lực tránh mọi tình huống có thể dẫn đến đối đầu trực tiếp với Mỹ. Trong bối cảnh đó, Liên Xô đi theo chính sách dần giảm can dự vào Việt Nam trong khi ảnh hưởng của Trung Quốc lại tăng theo một cách tương ứng [23].

Thông tín viên Thông tấn xã Đức Pommerening cho rằng hội nghị chính là một "minh chứng rõ ràng nhất cho sự bất đồng trong nội bộ Đảng". Khoảng 50 cán bộ đảng viên cấp trung đã gửi thư lên Ủy ban Trung ương Đảng, yêu cầu Đảng nên giữ vị trí trung lập giữa Trung Quốc và Liên Xô, không nên ngả về phía Trung Quốc. Theo thông tin mà sứ quán Đông Đức và Pommerening thu nhận được, những yêu cầu trên bắt nguồn từ các cán bộ như Đặng Thai Mai, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Tạ Quang Bửu và Bùi Công Trừng, hai Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Công nghệ Nhà nước, Hoàng Minh Chính, Viện trưởng Viện Triết học Mác- Lênin, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm và một trợ lý của Phạm Văn Đồng. Trong bài diễn văn của mình tại hội nghị, chuyên gia kinh tế Bùi Công Trừng đã giải thích rằng tình hình kinh tế Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là cực kỳ căng thẳng. Ông đề xuất một mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn với Liên Xô và bác bỏ quan điểm phi thực tế nhằm tạo lập mô hình kinh tế tự cung tự cấp ở miền Bắc Việt Nam. Tạ Quang Bửu cũng cảnh báo rằng ông sẽ từ bỏ mọi chức vụ của mình và làm việc như một giảng viên đại học bình thường nếu lãnh đạo Đảng quyết định nghiêng hẳn về phía Trung Quốc và cắt đứt quan hệ với Liên Xô. Lê Liêm và Ung Văn Khiêm dường như là những người phản đối thẳng thắn và gay gắt nhất đường lối "thân Trung Quốc" mới trong Ủy ban Trung ương. Ung Văn Khiêm đã phát biểu trong ba giờ liền và Lê Liêm đã nói suốt bốn giờ tại hội nghị.

Theo Tố Hữu, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Lao Động (Đảng Cộng Sản Việt Nam) thì cần phải bảo vệ sự "trong sáng của chủ nghĩa Mác- Lênin" và cần phải tấn công trực diện vào các khuynh hướng "xét lại". Tháng 5/1963, Chủ tịch nước Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ sang Hà Nội đưa Việt Nam đến gần hơn với Trung Quốc cùng nhau phản đối tư tưởng chung sống hòa bình, đồng thời nhấn mạnh rằng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nên dựa vào sức mạnh của mình trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến hành cách mạng (chiến tranh võ trang) ở miền Nam Việt Nam. Cùng thời điểm đó, "một nhóm các nhà văn của Đảng" đã viết thư cho Ủy ban Trung ương Đảng lên tiếng phản đối những phát ngôn ngày càng mang tính chất chống Liên Xô. Tháng 8/1963, "các phần tử thân Liên Xô" trong Đảng Lao Động đã bị cô lập một cách có hệ thống, đặc biệt áp dụng quản thúc Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng từ khoảng giữa năm 1963, Thư ký riêng của Phạm Văn Đồng bị bắt giữ vì đã chuyển các thông tin mật cho sứ quán Liên Xô và cựu Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm mất ghế trong Ủy ban Trung ương Đảng. Đến mức này, Lê Duẩn dựa vào quyền uy do Trung Quốc ban phát đã buộc Hồ Chí Minh phải lựa chọn "hoặc theo Bộ Chính trị hoặc đứng ngoài" và kết cho Hồ Chí Minh đã phạm phải hai sai lầm chết người là thỏa hiệp với Pháp năm 1945, và chia cắt Việt Nam bằng hiệp định Genève 1954. Bên cạnh làm suy yếu uy tín của Hồ Chí Minh, Lê Duẩn còn nhắm vào việc thanh trừng những "cộng sự thân cận nhất" của Hồ Chí Minh trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, những người giờ đây đa phần đều phản đối việc xích lại gần Trung Quốc như Dương Bạch Mai, Bùi Công Trừng hay Vũ Đình Huỳnh. Ngày hai tháng 9/1963, một bài báo có chủ đích của Lê Đức Thọ được đăng trên báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng (Trần Lê Văn, "Fear Not that the Enemy Shall Benefit," Nhân Văn số hai (30/9/1956) : 164 and Boudarel, "Intellectual Dissidence in the 1950s"). Trong đó, ông lập luận rằng toàn bộ đảng viên phải đồng lòng nhất trí đi theo đường lối của Đảng. Ông cho rằng, nhìn chung, các cán bộ, đảng viên đều giữ một lập trường vững chắc về mặt ý thức hệ. Tuy nhiên, đã có một số đảng viên bị ảnh hưởng bởi "tư tưởng hữu khuynh" và "chủ nghĩa xét lại", từ đó có những hoài nghi về chiến lược của Đảng trong công cuộc tái thống nhất đất nước. Những đối tượng "lầm đường lạc lối" này cũng phản đối tiến độ chiến dịch tập thể hóa trong nông nghiệp, đồng thời truyền bá mô hình hợp tác kinh tế quốc tế thay vì nền kinh tế tự cung tự cấp mà ban lãnh đạo Đảng ưu ái ở miền Bắc. Theo Lê Đức Thọ, trong nội bộ Đảng đang tồn tại một số đảng viên thiếu tính kỷ luật, tuyên truyền những quan điểm không phù hợp với các nghị quyết của Đảng làm hủy hoại sức mạnh và tính thống nhất của Đảng. Ông cũng nhấn mạnh rằng Đảng Lao Động phải kiên quyết chống lại ảnh hưởng của các khuynh hướng phi vô sản, tư tưởng hữu khuynh, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa xét lại hiện đại trong nội bộ đảng viên và đề xuất rằng những đảng viên không theo đúng đường lối của Đảng cần phải chịu sự phê bình, giáo dục, hoặc chịu thi hành kỷ luật thích đáng tùy thuộc vào mức độ phá hoại đối với những công tác của Đảng và sự nghiệp cách mạng (Boudarel, "Intellectual Dissidence in the 1950s," 166). Những lời lẽ của người giám sát về tư tưởng của Đảng Cộng Sản Việt Nam Lê Đức Thọ và cũng là cộng sự thân thiết của Lê Duẩn này đã mở màn cho vụ án "Xét Lại Chống Đảng" dấy lên một điềm báo không mấy tốt đẹp.

Danh sách bao gồm 19 người. Một số nhân vật trong đó sau này trở thành những người trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan tới "vụ án xét lại – chống Đảng" : Ung Văn Khiêm, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao ; Vũ Đình Huỳnh, nguyên là thư ký riêng của chủ tịch Hồ Chí Minh và là Vụ trưởng Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao ; Bùi Công Trừng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước, Giám đốc Viện Kinh tế học ; Lê Liêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, nguyên Chính ủy trong trận Điện Biên Phủ, và Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.[42] Điều đáng lưu ý ở đây là danh sách lại vắng mặt Hoàng Minh Chính, người đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ vụ án.

Chẳng bao lâu sau, cơ hội cho việc tự phê bình và phơi bày các khuynh hướng "xét lại" trong nội bộ đảng viên đã xuất hiện. Cuối năm 1963, Ủy ban Trung ương Đảng Lao Động tổ chức hội nghị lần thứ 9, một sự kiện có tầm quan trọng quyết định. Ban đầu, hội nghị dự kiến tổ chức trước đó hai tháng. Nhưng sau cùng, hội nghị đã bắt đầu vào ngày 22/11 và kết thúc vào đầu tháng 1 năm 1964 sau nhiều lần gián đoạn (Hoàng Văn Chí, The New Class in North Vietnam). Hội nghị đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình tiến gần hơn với Bắc Kinh và đưa đến một cuộc tranh luận nảy lửa giữa hai nhóm "thân Trung Quốc" và "thân Liên Xô". Cuối cùng, nhóm do Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đứng đầu đã chiếm ưu thế và triển khai ngay một chiến dịch chỉnh đốn trong nội bộ Đảng nhằm đấu tranh chống lại những ảnh hưởng của chủ nghĩa xét lại (Jack Woddis, 1969, Ho Chi Minh, "A Talk with Intellectuals", New York : International Publishers, 1969, 109).

Ngay sau Hội nghị Trung ương 9, Lê Đức Thọ đã tấn công những đảng viên bị ảnh hưởng bởi "chủ nghĩa xét lại" và "lối suy nghĩ tư sản". Ông chỉ trích họ có tư tưởng "bi quan", thiếu cảnh giác cách mạng và không hiểu đúng nguyên tắc của chuyên chính vô sản, có xu hướng quá phụ thuộc vào các nguồn viện trợ nước ngoài thay vì ủng hộ quan điểm mô hình kinh tế tự cung tự cấp, và giữ thái độ thờ ơ, không ý thức được trách nhiệm của bản thân trong cuộc đấu tranh tái thống nhất đất nước. Đó là những lí lẽ mà Lê Đức Thọ và những nhân vật khác như Nguyễn Chí Thanh đã từng sử dụng trước đó, thế nhưng giọng điệu của bài báo này thậm chí còn mạnh mẽ hơn nhiều, cho thấy sẽ có những biện pháp cụ thể nhằm chống lại "chủ nghĩa xét lại" và "khuynh hướng hữu khuynh" trong nội bộ Đảng. Tuy nhiên, quan trọng nhất, Lê Đức Thọ đã trực tiếp khẳng định sự tồn tại của một nhóm quan trọng trong Đảng Lao Động đã không theo đúng đường lối của Đảng. Tuy không đề cập đến tên tuổi cụ thể nhưng rõ ràng ông đã nhắm tới những đảng viên như : Bùi Công Trừng, Dương Bạch Mai, Hoàng Minh Chính, Lê Liêm, Ung Văn Khiêm và những nhân vật khác vốn đã lên tiếng phản đối Lê Duẩn và bè phái của mình trong Hội nghị Trung ương 9. Lê Đức Thọ cũng bổ sung rằng "những hành động bè phái, chia rẽ phải được ngăn chặn càng sớm càng tốt".

Lê Đức Thọ đã ra một thông báo yêu cầu toàn thể cán bộ, đảng viên phải tham gia lớp học để học tập và chỉnh huấn theo các nghị quyết đã được thông qua tại Hội nghị Trung ương lần thứ 9 và triển khai công tác tự phê bình. Cuối khóa học, tất cả đảng viên đều phải nộp một bản thu hoạch cá nhân viết tay và giải thích tất cả những gì đã học được. Sau vụ án "Chống Xét Lại" nầy Tổng Bí thư Lê Duẩn đã nắm quyền lực tuyệt đối và bao trùm. Cả trong chiến tranh Việt Nam và sau 1975, quyền lực tuyệt đối của Lê Duẩn khiến cho chính sách sai lầm của ông ta không bị kiểm soát. Việt Nam suy tàn nhanh chóng trong mười năm hậu chiến. Sau khi Lê Duẩn chết năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam hình thành cơ chế "tứ trụ", chia quyền lực trong đảng cho bốn nhân vật cao nhất, nắm các vị trí tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội [21].

4. Đảng Cộng Sản Việt Nam phát triển và tự ươm mầm mống Hoại-Diệt từ 1975 đến 1990

Năm 1990, Đảng Cộng Sản Việt Nam khoe rằng con số đảng viên trên toàn quốc đã lên đến hơn hai triệu. Phát triển đảng viên như vậy là phát triển nhanh và khá mạnh, vì riêng thời khoản 15 năm 1975-1990, Đảng Cộng Sản Việt Nam phát triển thêm hơn 1 triệu đảng viên. Thế thì mầm mống Hoại-Diệt của Đảng Cộng Sản Việt Nam đến từ đâu ? Phân tích & tổng hợp lại thì các mầm mống đó đều là nội tại, tức là từ bản chất của Đảng Cộng Sản Việt Nam và do chính Đảng Cộng Sản Việt Nam tạo ra.

Thứ nhất là chiến thắng miền Nam Việt Nam, thống nhất đất nước dưới ách cai trị của cộng sản và chi phối toàn cõi Đông Dương vào năm 1975 là yếu tố Hoại-Diệt đầu tiên trong thời kỳ nầy. Thật vậy, ngay sau khi chiếm Sài Gòn (30/04/1975), Đảng Cộng Sản Việt Nam huênh hoang & khoác lác (boast) tuyên bố "chủ nghĩa Mác-Lê vô địch toàn cầu", "thời đại nầy là thời đại Hồ Chí Minh quang vinh" & "Đảng ta đã chiến thắng Đế Quốc Mỹ"… mà không hề biết là cộng sản Việt Nam đã lọt vào âm mưu dàn dựng do Tàu-Mỹ thỏa thuận bằng ngoại giao, nhờ vào những thủ đoạn hoạt đầu của Henry Kissinger nhằm hy sinh Việt Nam & Đông Dương cho quyền lợi kinh tế và chính trị của Tàu-Mỹ. Vì bản tính kiêu căng cộng sản và ngủ quên trên chiến thắng Đảng Cộng Sản Việt Nam bị phương Tây và Trung Quốc cô lập hàng chục năm từ 1975, riêng Trung Quốc còn tìm cách quấy rối biên giới phía Bắc & phía Tây Việt Nam nhắm làm suy yếu Đảng Cộng Sản Việt Nam. Yếu tố Hoại-Diệt nầy tác hại không những riêng cho Đảng Cộng Sản Việt Nam mà còn tác hại lớn lao đến cộng sản quốc tế : cộng sản Liên Xô đánh vào cộng sản Tàu, cộng sản Tàu lại đánh vào cộng sản Việt Nam và cộng sản Việt Nam đánh vào cộng sản Miên (Khờ Me đỏ) như một chuổi hiệu ứng Domino [24].

Thứ hai là chính sách trả thù man rợ của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với hơn 1 triệu quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa ngay sau khi nhuộm đỏ Việt Nam năm 1975. Việc bỏ tù hơn 1 triệu người miền Nam Việt Nam trong các nhà tù lao động khổ sai – ngụy danh "Trại Cải Tạo"- hàng chục năm kể từ 1975 đã làm phát sinh ngay lập tức yếu tố Hoại-Diệt cho Đảng Cộng Sản Việt Nam vì bị quốc tế lên án, bị quốc tế cấm vận gần 20 năm và bị gần 10 triệu người miền Nam Việt Nam thù ghét. cộng sản Việt Nam rơi vào tình trạng bị cô lập ngoại giao, mặc dù đã được gia nhậpLiên Hiệp Quốc [25].

Thứ ba là chính sách "đổi tiền", "cải tạo tư bản tư doanh" và vơ vét chiến lợi phẩm tại miền Nam Việt Nam do Lê Duẫn & Lê Đức Thọ chủ trương và giao cho Đỗ Mười thực hiện tại miền Nam Việt Nam từ 1978 đã làm cho Việt Nam kiệt quệ kinh tế trong suốt 20 năm sau. Yếu tố Hoại-Diệt nầy tác hại khá trầm trọng cho Đảng Cộng Sản Việt Nam về kinh tế, chính trị, văn hóa & xã hội. Thực chất của hai chính sách nầy là cướp tiền, tài sản và quí kim của nhà giàu và của chính phủ thua trận là Việt Nam Cộng Hòa tại miền Nam để đem về nuôi miền Bắc đang kiệt quệ sau 20 nội chiến. Tuy vậy, các cơ xưởng công nghiệp bị tháo gở từ miền Nam Việt Nam chở ra Bắc đã bị bỏ phế nhiều năm sau đó và đã trờ thành đống sắt vụn. Lý do là Đảng Cộng Sản Việt Nam không có các chuyên gia công nghiệp đủ trình độ kỷ thuật để lắp ráp những công xường đó cho miền Bắc Việt Nam [26].

Thứ tư là vào năm 1976, Đảng Cộng Sản Việt Nam quyết định thống nhất Việt Nam và đổi tên thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Năm 1980 ra Hiến pháp thể chế hóa đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện ba cuộc cách mạng : về quan hệ sản xuất, khoa học – kỹ thuật, tư tưởng và văn hóa (phát triển từ một nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa). Yếu tố Hoại-Diệt phát sinh từ chính sách nầy dường như vẫn kéo dài cho đến tận hôm nay. Các chính sách quốc hữu hóa và tập thể hóa được đẩy mạnh ở miền Nam, và phân bổ lại nguồn lực lao động trên cả nước, bao gồm cả xây dựng các vùng kinh tế mới, từng bước hoàn thiện phân phối xã hội chủ nghĩa làm theo năng lực hưởng theo lao động, xóa bỏ hoàn toàn nề kinh tế thị trường của miến Nam Việt Nam trước năm 1975. Chỉ tiêu kinh tế đặt ra rất cao trong hoàn cảnh chiến tranh tàn phá nặng nề cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các vùng nông thôn và một số cơ sở hạ tầng giao thông và công nghiệp miền Bắc, nhân lực hạn chế do tỷ lệ thương tật trong chiến tranh cao, tỷ lệ mù chữ khá cao, khả năng quản lý kinh tế yếu kém, phát triển kinh tế dàn trải, đầu tư nhiều cho nông thôn và các tỉnh (hòng sớm xóa bỏ hố phân hóa kinh tế giữa hai miền, nông thôn - thành thị, đồng bằng - miền núi) trong khi điều kiện các vùng về tài nguyên tự nhiên, nhân lực rất khác nhau. Đường lối kinh tế hoang tưởng của cộng sản Việt Nam trong thời ký nầy là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động (gồm công nhân, nông dân tập thể, trí thức xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thời kỳ này được nhắc đến với danh từ "bao cấp". Nền kinh tế hoạt động theo cơ chế tập trung kế hoạch hóa. Nhà nước lên kế hoạch cho mọi hoạt động kinh tế, các xí nghiệp, nhà máy cứ theo kế hoạch nhà nước mà làm. Thành phần kinh tế tư nhân bị xóa bỏ, và nông dân làm việc trong các hợp tác xã. Do sản xuất kém phát triển, hàng hóa không đủ, nên việc phân phối bị kiểm soát bằng chế độ tem phiếu. Từ năm 1976 đến 1980, thu nhập quốc dân tăng rất chậm, có năm còn giảm : Năm 1977, tăng 2,8% ; năm 1978, tăng 2,3% ; năm 1979, giảm 2% ; năm 1980, giảm 1,4%, bình quân 1977–1980 chỉ tăng 0,4%/năm, thấp xa so với tốc độ tăng trưởng dân số, làm cho thu nhập quốc dân bình quân đầu người bị sụt giảm 14%. GDP bình quân đầu ngưới là 80 USD năm 1980 thấp hơn Lào (94 USD), và Campuchia (191 USD). Rõ rang là cộng sản Việt Nam thiếu khả năng hoạch định và quản lý kinh tế do đa số cán bộ trình độ quản lý kinh tế kém. Mô hình kinh tế nặng về tự cung tự cấp, quan liêu, không sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất cũng như con người của quốc gia. Thêm và đó phải kể hai cuộc đổi tiền năm 1975 (do Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thực hiện) và đổi tiền năm 1978 trên toàn quốc để thực thi "đánh tư sản mại bản", làm cạn kiệt vốn liếng của người dân và làm xáo trộn kinh tế trầm trọng [27].

dcsvn9

Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam thời kỳ 1980-2010.

Thứ năm là thảm trạng thuyền nhân Việt Nam từ 1975 kéo dài cho đến nay – hiện nay vẫn còn thuyền nhân Việt Nam vượt biển Manche qua Anh Quốc xin tỵ nạn. Thảm trạng nầy phát sinh yếu tố Hoại-Diệt được ghi đậm nét cho lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam dù đảng nầy cố xuyên tạc sự thật. Thật vậy, trong lịch sử của nhân loại, chưa khi nào có một cuộc di tản bi thảm và kéo dài như thảm trạng thuyền nhân Việt Nam chạy trốn chế độ cộng sản kể từ sau 1975 cho mãi đến thập niên cuối cùng của thiên niên kỷ vừa qua. Sự phi lý của thảm kịch thuyền nhân Việt Nam còn nổi bật vì những người tị nạn Việt Nam đã phải rời quê hương ra đi để tìm quyền sống, trong khi tiếng súng chiến tranh đã không còn trên lãnh thổ Việt Nam. Trái lại, lòng thù hận và chủ nghĩa cuống tín mù quáng của những người cộng sản nắm quyền lực bằng súng đạn đã tiếp tục bao phủ đất nước và dân tộc trong một không gian đàn áp và khủng bố tàn bạo, khiến cho người dân miền Nam thời đó chỉ còn một lối thoát là lao mình ra biển cả để tìm con đường sống. Với một niềm hy vọng và một lời cầu nguyện, hàng chục ngàn gia đình gồm cả trẻ thơ và bô lão đã ra khơi bằng những chiếc thuyền máy mong manh hướng về những bến bờ hy vọng, bất kể những hiểm nguy mà có lẽ tất cả mọi người đã dự đoán được trước khi quyết định ra đi.

Ngay từ cuối năm 1975, những đợt người tị nạn Việt Nam đã bắt đầu đến lánh nạn tại các nước lân bang. Vào những ngày đó, Thái Lan đã đón nhận 5.000 người tỵ nạn từ Việt Nam qua, tại Hồng Kông cũng đã có 4.000 tị nạn, Tân Gia Ba 1.800 người, và có khoảng 1.250 người cũng đã đến Phi Luật Tân. Vào tháng 7/1976, khi chế độ Hà Nội loại trừ bộ máy bù nhìn của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam để thực hiện việc thống nhất hai miền, cưỡng chế người dân đi vùng kinh tế mới, và tập trung trên một triệu người miền Nam vào các trại tù cải tạo, những làn sóng vượt biển tỵ nạn cộng sản bắt đầu gia tăng. Đến cuối năm 1977, đã có trên 15.000 người Việt sang tị nạn tại các nước trong vùng Đông Nam Á. Cho đến năm 1978, khi nhà cầm quyền cộng sản phát động chính sách cải tạo tư sản, và tiếp theo đó là việc xua quân sang Cam Bốt, và phải đương đầu với cuộc chiến biên giới với Trung Quốc, làn sóng tị nạn bằng đường biển đã tăng lên gấp bốn lần, với đa số người ra đi thuộc khối người Việt gốc Hoa, để sau đó được đưa sang định cư tại các các tỉnh phía Nam Trung Quốc. Vào cuối năm 1978, đã có 62.000 thuyền nhân người Việt tị nạn tại các nước Đông-Nam Á. Riêng trong tháng 6/1979, đã có trên 54.000 thuyền nhân Việt Nam đến tị nạn tại các nước nói trên. Những làn sóng tị nạn này đã khiến cho các nước trong khối Đông Nam Á, như Mã Lai Á, Thái Lan, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba và Nam Dương tuyên bố không nhận thêm người tị nạn từ Việt Nam, khiến cho những đợt thuyền nhân đến sau đã bị xua đuổi cấm không cho lên bờ. Vì vậy, con số thuyền nhân tử vong trên biển cả đã gia tăng từ năm 1979. Sau những cuộc hành trình hãi hùng lênh đênh trên đại dương, một số thuyền nhân cũng đã đến được bến bờ tạm dụng. Những lớp người này đã đem cho thế giới bên ngoài những mẫu chuyện về người cha, người mẹ, đã phải chia nhau những hạt cơm rơi từ miệng những đứa con ; đến chuyện chia nhau từng giọt nước qúy hơn vàng được vắt ra từ miếng vải thấm mưa, để đánh lừa những cơn đói khát triền miên. Hay là những chuyện thương tâm về người chết đã cứu được người sống với thịt máu của chính mình. Hoặc nữa là những chuyện nói nhỏ, kể về những trường hợp phải đương đầu với hải tặc Thái Lan. Ngoài những mối đe dọa do sự đầy đọa của con người đối với con người, những thuyền nhân này còn phải đương đầu với những cơn thịnh nộ của thiên nhiên. Những cơn phong ba bão táp đã khiến cho không biết bao nhiêu thuyền nhân làm mồi cho biển cả. Không ai dám phỏng đoán với mỗi người có cơ may đặt chân lên bến bờ tự do, đã có bao nhiêu người hy sinh trên đại dương. Cuối cùng, làn sóng người tị nạn Việt Nam bằng đường biển đã viết nên thiên bi sử của thuyền nhân, và những câu chuyện hãi hùng của các cuộc vượt biển của người tị nạn Việt Nam đã đánh động được lương tâm thế giới [28].

Số thuyền nhân được định cư tại các nước trên thế giới

dcsvn111

Hàng trăm người di cư đã chết trên biển. Người ta làm sao có bao giờ có thể tưởng tượng ra cảnh tượng gây ấn tượng như thế vào ngày 6/11 vừa qua, khi một đám đông gồm 2000 người tị nạn trên một cồn cát ở cửa Trà Lý chờ được các tầu các nước bạn đến vớt đi (Tran Nam Bac, "Le drame des réfugiés catholiques vietnamiens", Agenzia. Internzionale Fides, n°12, 22 Janvier 1955. Bản dịch của Nguyễn Văn Lục). Việc di cư ấy nói cho cùng chỉ là sự kéo dài tình trạng trốn chạy cộng sản mà không phải đợi đến Hiệp định Geneva, 1954. Ngay từ đầu thập niên 1950, phong trào tỵ nạn cộng sản đã thành hình dưới hình thức "phong trào nhập thành", hay nói nôm na là phong trào "dinh tê". Đã có bao nhiêu người tìm mọi cách dời bỏ khu "an toàn Phát Diệm", thoát đi bằng đường biển, từ cửa Cồn Thoi, ra Hải Phòng vào những năm sau 1950 ? Và đã có bao nhiêu người có tiền bạc của cải đã chạy trốn vào Nam khi mà Hiệp định Geneva chưa thành hình ? Không phải theo Tây, cũng chẳng theo Mỹ, không theo Nhật, không theo Tầu cũng chẳng vì theo Thiên Chúa giáo mà người ta chọn đứng về phía này, phía nọ. Tất cả đều là những chọn lựa bất đắc dĩ chỉ vì không thể sống chung với người cộng sản được. Cộng sản trước đây và cộng sản bây giờ cũng vậy. (Nguyễn Văn Lục, "Nhìn lại cuộc di cư 1954 – 1955 II", Đàn Chim Việt Online – 09/12/2023).

Thứ sáu là chiến tranh biên giới với Trung Cộng & Miên Cộng hơi bày bộ mặt thật của cộng sản Đệ III : Việt Cộng đánh Miên Cộng (Khờ Me Đỏ) và Trung Cộng đánh Việt Cộng trong khi Liên Xô đứng ngoài vỗ tay cổ vũ cho Hà Nội. Sự kiện nầy phát sinh ngay lập tức yếu tố Hoại-Diệt không riêng cho Đảng Cộng Sản Việt Nam mà cho toàn khối cộng sản và đóng góp cho sự sụp đổ của khối nầy từ bên trong vào đầu thập niên 1990 của thế ký 20. Từ giữa năm 1975 đến cuối năm 1978 : Khmer Đỏ tổ chức nhiều cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, phá hủy nhiều ngôi làng và giết hại hàng ngàn thường dân Việt Nam. Chiến tranh biên giới Việt Cộng – Miên Cộng (Campuchia Dân Chủ/Khờ Me Đỏ) còn được gọi là cuộc chiến Việt Nam xâm lược Campuchia hay là cuộc chiến tranh giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Campuchia Dân chủ.

dcsvn10

Ban lãnh đạo Khmer Đỏ ở Phnom Penh sau khi giành chính quyền. Từ trái sang phải : Pol Pot, Nuon Chea, Ieng Sary, Son Sen và Vorn Vet, 17/2/2022.

Chiến tranh chính thức khởi sự vào ngày 25/12/1978 khi quân đội cộng sản Việt Nam tiến hành một cuộc tấn công toàn diện vào Campuchia, sau đó chiếm đóng nước này và lật đổ chính phủ của Đảng Cộng sản Campuchia, lập ra một chế độ cộng sản mới do Heng Samrin đứng đầu rồi tới Hun Sen, kéo dài đến tận ngày nay (Hun Sen & Heng Samrin là thành viên Khờ Me Đỏ đã chấp nhận làm bù nhìn cho Hà Nội). Ngay lập tức chế độ cộng sản Việt Nam bị quốt tế lên án là xâm lược, bị cấm vận và cô lập ngoại giao, riêng Thái Lan, Mỹ và Trung Quốc thì viện trợ cho Khờ Me Đỏ kháng chiến từ đó đến năm 1986 để chống quân chiếm đóng của quân đội cộng sản Việt Nam. Trước áp lực quốc tế và… năm 1989, Việt Nam buộc phải rút quân về nước trả độc lập cho một nước Campuchia quân chủ lập hiến do dòng dõi các vua Norodom đứng đầu.

Ngày 17/2/1979 được đánh dấu là thời điểm bắt đầu cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc tại vùng biên giới hai nước. Đó là một cuộc chiến ngắn nhưng đẫm máu giữa những đồng chí, đồng minh một thời. Lúc bấy giờ, Việt Nam vừa mới thống nhất đất nước sau cuộc nội chiến Quốc-Cộng, đang sa lầy trong cuộc xâm lược Campuchia và bây giờ phải lâm chiến với đàn anh Trung Quốc ! Hồng quân Trung Quốc đã đánh chiếm các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng và một số thị trấn vùng biên ngay những ngày đầu cuộc chiến. Chiến tranh kết thúc khi Trung Quốc tuyên bố đạt mục tiêu "dạy cho cộng sản Việt Nam một bài học" đắt giá và sau đó hoàn thành việc rút quân vào ngày 16/3/1979, sau khi Chủ tịch Tôn Đức Thắng bên phía Việt Nam kí lệnh Tổng động viên toàn dân và sau đó cả Trung Quốc và Việt Nam đều tuyên bố đã chiến thắng. Mặc dù chịu thiệt hại lớn và thất bại trong việc buộc Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia nhưng Trung Quốc đã chứng minh được rằng đối thủ Liên Xô sẽ không trực tiếp tham chiến để bảo vệ đồng minh Việt Nam của mình. Cuộc chiến cũng để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước. Xung đột võ trang giữa Trung Quốc & Việt Nam vẫn còn tiếp diễn thêm hơn mười năm nữa. Tới năm 1991, sau khi Liên Xô tan rã, quan hệ ngoại giao Việt – Trung mới chính thức được bình thường hóa. Nhiều nhà nghiên cứu coi cuộc chiến này là một phần của Chiến tranh Đông Dương lần thứ 3 [29], [30] và [31]. Với Hiệp ước hữu nghị với Liên Xô (1978) mà tinh thần của nó là "hợp tác toàn diện", cộng sản Việt Nam đã ra mặt chống lại Trung Quốc. Trước đó, Đảng Cộng Sản Việt Nam làm "tiền đồn" cho phe chủ nghĩa xã hội chống đế quốc, và bây giờ chế độ cộng sản Việt Nam lại trở thành tiền đồn của phe Liên Xô để chống Trung Quốc, đưa đất nước vào một cuộc chiến tranh mới mà sự xâm lấn Campuchia 1978 và nhận "bài học" của Trung Quốc ở biên giới phía Bắc 1979 là kết quả. Những sự việc không thuận lợi gì cho phát triển đó đã được những người lãnh đạo gọi là một "sứ mệnh lịch sử", nhưng trong thực tế đó chỉ là cái đà trượt của một cuộc chiến tranh vừa nóng vừa lạnh mà các phe liên hệ chưa tìm ra được giải pháp căn bản để giải quyết đến nơi đến chốn.

Cái "sứ mệnh lịch sử", hoang tường đó đã gây ra những điều kiện bất ổn cho xây dựng (bị cô lập hoàn toàn) và trong nước cái mô hình xây dựng mệnh danh là "chủ nghĩa xã hội" cũng không hề mang lại được chút kết quả nào. Đó chỉ là con đẻ của chiến tranh, nó theo con đường ủng hộ cuộc chiến tranh ấy của "phe" xã hội chủ nghĩa mà du nhập vào Việt Nam, hết Stalin, Mao Trạch Đông rồi đến Brejnev. Khi đem cái mô hình ấy ra xây dựng, nó không chứng tỏ một tí gì là "ưu việt". Thực hiện ở một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, lại diễn ra trong điều kiện mà người dân luôn luôn phải thắt lưng buộc bụng hy sinh, nhiều lắm nó chỉ là một thứ sản xuất tự túc để thích ứng với chiến tranh, tất cả đều được "kế hoạch hóa" trên những gì mà "bầu bạn xã hội chủ nghĩa" đã viện trợ để tiếp tục cuộc chiến tranh ấy, nó không thể là một hình mẫu để thúc đẩy sự phát triển đưa xã hội vào thế giới hiện đại.

Thứ bảy là chính sách "Đổi Mới" (renovation) của Đảng Cộng Sản Việt Nam gây ra yếu tố Hoại-Diệt lâu dài cho họ. Thật vậy, sau khi chiến thắng Việt Nam Cộng Hòa, Đảng Cộng Sản Việt Nam bê nguyên xi mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa miền Bắc vào áp dụng ở miền Nam Việt Nam gây tàn phá tất cả những thành quả mà miền Nam đã đạt được trong suốt quá trình công nghiệp hóa (dù còn ở bước đầu) và hiện đại hóa. Chỉ sau "tiếp quản" rồi sau đó là "cải tạo" tư sản ở thành phố, "hợp tác hóa" ở nông thôn, đời sống người dân đã bị đẩy lùi lại tình trạng trước đó khoảng vài ba chục năm, khốn khổ như chưa bao giờ đã xảy ra, dưới chế độ phong kiến, thực dân. Nền sản xuất hàng hóa mở rộng đã bị phá vụn thành những khu vực nhỏ bé, chiếm lĩnh bởi những cái gọi là "ngành" hay "lãnh thổ" ; bất cứ cơ quan nào hay địa phương nào (kể cả xã, ấp) cũng có thể lập ra các hàng rào, trạm gác để chặn xe cộ lại xét hỏi, tịch thu, đánh thuế ; còn nếu có gì gọi được là sản xuất thì cũng chỉ là những phong trào vận động ồ ạt người ta đi "lao động xã hội chủ nghĩa" (đắp mương, làm thủy lợi...) hoặc rủ nhau đi ra khỏi thành phố xin đất để làm rẫy kiểu "tự túc" như thời kháng chiến trong rừng, tốn không biết bao xăng nhớt, thì giờ mà kết quả chẳng đi đến đâu. Còn những chương trình gọi là "kinh tế mới", giãn dân về các miền nông thôn để sản xuất thì chỉ là việc "đem con bỏ chợ", đày đọa con người qua mọi khổ sở, cuối cùng không chịu nổi nên đã nhếch nhác kéo nhau về lại thành phố, ngủ đường ngủ chợ sau khi đã tán gia bại sản. Trong khi nông thôn trở về nền kinh tế tự cung tự cấp (thiếu máy móc, phân, giống) dưới danh nghĩa "tập đoàn" thì thành thị lại bị biến thành một thứ nông thôn lạc hậu, đi đâu cũng thấy người ta phá các luống hoa để trồng rau, còn nhà cửa thì hầu hết đều bị biến thành những chuồng heo, chuồng gà, chuồng thỏ nồng nặc mùi cám, mùi phân. Các công sở, vốn là chỗ làm việc trang nghiêm, cũng đã biến thành một thứ chợ nho nhỏ : cả ngày người ta chỉ lo mua bán, cung cấp xăng dầu, nhu yếu phẩm (một tí gạo, một tí xà phòng, cá, thịt...). Là một cái vựa thóc, trong những năm tháng ấy, người dân miền Nam đã phải ăn độn với khoai lang, khoai mì và khủng khiếp nhất là với cái gọi là... bobo do Liên Xô viện trợ [32]. Cuộc cải cách 1986 tuy có quan trọng thật nhưng chưa đáng được gọi là "đổi mới" (renovation) bởi vì :

- Di lụy của thời kỳ bao cấp (1976-1985) vẫn kéo dài sau khi cải cách bắt đầu từ năm 1985, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết về kinh tế - xã hội ;

- Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách, sai lầm về chỉ đạo chiến lược sách lược và tổ chức thực hiện ;

- Không có đủ cán bộ khoa học kỷ thuật để học hỏi những tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật toan cầu thời đó ;

- Hoảng loạn vì cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác và không đủ tầm nhìn để rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng đó ;

- Đổi mới mà không đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, thì vẫn như cũ ;

- Đổi mới vá víu và không toàn diện & đồng bộ, từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa mà chỉ chú trọng việc đổi mới kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa hoang tường ;

- Đảng Cộng Sản Việt Nam dù hô hào đổi mới từ năm 1986/1989, quyền lực lực chính trị của dân vẫn bị tước đoạt rõ nét qua các cuộc bầu cử phi dân chủ ;

- Về đối ngoại thì mở cửa làm ăn với mọi nước không phân biệt chế độ, nhưng vẫn không nâng được uy tín của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lên ngang tầm vóc các quốc gia Đông Nam Á.

- Tình trạng nhân quyền từ 1986 đến ngày nay vẫn tệ hại và thường xuyên bị quốc tế lên án.

- Chịu áp lực của Đảng Cộng Sản Liên Xô và ông Gobachev dưới áp lực giảm thiểu viện trợ nên bất đắc dĩ phải đồi mới để thoát hiểm [33].

Bà Melanie Beresford, một học giả hàng đầu về kinh tế chính trị của Việt Nam đã đánh giá trên Tạp Chí Châu Á 2008 như sau "Đổi mới trong đánh giá : Những thách thức của việc xây dựng chủ nghĩa xã hội thị trường tại Việt Nam", và đưa ra một phân tích quan trọng về lịch sử gần đây của Việt Nam. Bà đã lưu ý rằng : "nền kinh tế xã hội chủ nghĩa định hướng thị trường dưới sự chỉ đạo của nhà nước" có những khía cạnh tiêu cực đối với sự chuyển đổi này — ví dụ như tội phạm gia tăng, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế công cộng giảm sút, bất bình đẳng gia tăng . Tuy nhiên, tốc độ thay đổi quá nhanh đặt ra một số thách thức nghiêm trọng liên quan đến con đường phía trước [34].

Thứ tám là sự kiện cộng sản Đệ III sụp đổ trên qui mô toàn cầu từ 1989 đến 1991 đã tạo ra một yếu tố Hoại-Diệt ngoại tại lớn lao nhất cho Đảng Cộng Sản Việt Nam. Cuộc chính biến tháng 8/1991 là hệ quả tất yếu của quá trình cải tổ và công khai hóa do Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M. Gobachev khởi xướng từ tháng 3/1985. Công cuộc cải tổ đó đã làm thoái hóa, biến chất, tự chuyển hóa diễn ra tại trung tâm quyền lực của Đảng Cộng Sản Liên Xô và các đảng cộng sản khác gây ra những nguy cơ tan vỡ hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.

Đây chính là đêm trước của sự tan rã làm cho sụp đổ toàn bộ khối cộng sản Châu Âu vào năm 1991. Từ đó đến nay Đảng Cộng Sản Việt Nam mất đi ngưới cha đẻ là Đảng Cộng Sản Liên Xô & những người anh em thân thiết là các đảng cộng sản Đông Âu. Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ còn lại bà mẹ đẻ là Trung Quốc đã từng gây khó khăn cho chế độ cộng sản Việt Nam từ năm 1978 rồi chấm dứt ngày 4/9/1990 bằng Hiệp ước Thành Đô ký kết bí mật giữa Giang Trạch Dân & Lý Bằng của Trung Quốc với Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng & Đỗ Mười của Đảng Cộng Sản Việt Nam [35] và [36].

Thứ chín là quay đầu thần phục Trung Quốc qua mật ước Thành Đô (Chengdu) – Tứ Xuyên (Sichuan Province) năm 1990 là yếu tố Hoại-Diệt nội tại do chóp bu lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam là Nguyễn Văn Linh (Tổng bí thư), Đỗ Mười (Thủ tướng) & Phạm Văn Đồng (Cố vấn) chủ xướng. Hiệp ước nầy Hội nghị Thành Đô (còn gọi là Mật ước Thành Đô) là cuộc hội nghị thượng đỉnh Việt-Trung trong hai ngày 3-4/9/1990, tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) giữa lãnh đạo cao cấp nhất hai Đảng cộng sản của Nhà nước Việt Nam – Trung Quốc. Phía Trung Quốc có Giang Trạch Dân, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng với Lý Bằng, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc [37] và [38].

dcsvn11

Hội nghị Thành Đô được nhóm họp vào hai ngày 3 và 4/9/1990 tại Thành Đô – Tứ Xuyên Trung Quốc.

Cuối thập niên 1980, hệ thống cộng sản xã hội chủ nghĩa Đông Âu bắt đầu chao đảo trước khi sụp đổ hàng loạt. Về phần mình, mặc dù đã thực hiện cải cách kinh tế từ sau Đại hội VI nhưng cộng sản Việt Nam vẫn chưa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng trầm trọng về chính trị - kinh tế - xã hội vốn bắt đầu ngay từ năm 1975. Lo sợ cho số phận chao đảo của mình vào thời điểm đó và tự huyễn hoặc "dù bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa", một số nhân vật chủ chốt trong ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam, đứng đầu là TBT Nguyễn Văn Linh, đã quay sang ôm chân các ông chủ Trung Nam Hải, bất chấp thực tế là trước đó Bắc Kinh đã đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa năm 1974, phát động cuộc chiến tranh biên giới từ 1979 - 1989, thảm sát 64 quân nhân Việt Nam rồi chiếm đảo Gạc Ma năm 1988. Cuộc hội nghị bí mật này nhằm mục đích bình thường hóa quan hệ giữa hai nước và hai Đảng vốn bị băng hoại từ 1976 đến 1989. Cho đến nay, nội dung và các thỏa thuận trong cuộc họp của đôi bên vẫn chưa được công bố, tuy nhiên trên trang thông tin chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho đăng hình ảnh chụp trong hội nghị, trong những cột mốc ngoại giao quan trọng. Sự kiện vẫn còn tác động tới đường lối và cán bộ của bộ máy lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam Việt Nam đến tận ngày nay. Theo các giới chức ngoại giao quốc tế, phía Trung Quốc đã chuẩn bị rất kỹ các nội dung đàm phán, ký kết, kể cả những điều được cho là 'phụ lục' nhưng lại có vai trò như những nguyên tắc chỉ đạo cho bình thường hóa và cả 'hậu bình thường hóa' lẫn 'tái cấu trúc' quan hệ và chiến lược 'quan hệ, hợp tác' giữa hai nước dài hạn, điều mà Việt Nam lâu nay vẫn gọi là 'các thỏa thuận cấp cao' và 'sự kế tục'. Trong đó cụ thể có các nguyên tắc 'chỉ đạo' đàm phán không chỉ liên quan tình hình chính trị và điều kiện tái lập quan hệ nhất thời mà còn các phương châm 'chỉ đạo chiến lược và lâu dài' về giải quyết tranh chấp, xung đột trong quá khứ và thực tế khi đó để lại và một số ràng buộc chính trị dưới danh nghĩa 'quan hệ về ý thức hệ' liên Đảng v.v... [39] và [40].

Hôm 17/10/2014, một cựu lãnh đạo cấp Vụ phó ở Bộ Ngoại giao Việt Nam nói với BBC rằng hậu quả của Hội nghị Thành Đô vẫn còn đang tác động tới tâm lý của lãnh đạo, cán bộ và đường lối của Việt Nam hiện nay trong quan hệ liên quan Trung Quốc. Cựu Lãnh sự cộng sản Việt Nam tại Thụy Sỹ, nguyên Vụ Phó Bộ Ngoại giao, ông Đặng Xương Hùng nói : "Trung Quốc đã khống chế toàn bộ lãnh đạo Việt Nam để dần dần thực hiện những chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam," "Trong đó không chế về mặt đối ngoại, khống chế về mặt tổ chức nhân sự cũng như cơ cấu nhà nước của Việt Nam, làm sao có lợi nhất đối với Trung Quốc," "Bất cứ nhân vật nào lên lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam đều không dám đụng tới Trung Quốc và không dám nói nhiều, không dám đứng ra như ông Nguyễn Cơ Thạch đã đứng ra công khai chống lại việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (đặt dưới các điều kiện bất lợi cho Việt Nam)".

Từ nhiều năm trước, trong dư luận đã lan truyền thông tin rằng kết quả Hội nghị Thành Đô là một bản mật ước, theo đó lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam đề nghị và lãnh đạo Trung Quốc đồng ý để Việt Nam trở thành một khu vực tự trị của Trung Quốc. Đến tháng 5/2014, một số trang mạng thậm chí còn đăng tải nội dung của bản "mật ước" (được cho là do Hoàn Cầu Thời Báo và Tân Hoa Xã công bố) : "…Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây…. Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.…" Sự kiện nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không dám công khai mật ước Thành Đô 1990 là vì đó không chỉ là một thất bại nhục nhã trong lịch sử ngoại giao Việt Nam, mà còn là bằng chứng không thể chối cãi về hành vi "cõng rắn cắn gà nhà", "rước voi về dày mả tổ" của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Chỉ chừng ấy thôi họ đã bị lịch sử và nhân dân đời đời lên án, chứ đừng nói đến chuyện mưu toan biến Việt Nam thành một bộ phận của "đại gia đình các dân tộc Trung Quốc" [41].

Thứ mười là tranh chấp lãnh thổ trên biển và trên đất liền với Trung Quốc là một yếu tố Hoại-Diệt tự thân của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Năm 1958, Phạm Văn Đồng và Hồ Chí Minh đã đồng ý cho Trung Quốc làm chủ hai quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam từ thời phong kiến cho đến sau khi độc lập từ tay thực dân Pháp.

dcsvn12

Công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai vào năm 1958.

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1956 tại Thụy Sỹ đã công nhận lãnh hải và thềm lục địa Việt Nam bao gồm Hoàng Sa & Trường Sa. Vì mắc quay bởi Công Hàm 1958 do Phạm Văn Đống ký, nên đến năm 1974, Khi Trung Quốc gây chiến với Việt Nam Cộng Hòa chiếm Hoàng Sa thì Việt Nam im lặng không dám phản đối Trung Quốc. Ngày nay công ước UNCLOS 1982 củaLiên Hiệp Quốc là quốc tế công pháp căn bản cho Việt Nam đòi lại Hoàng Sa [42]. Đường biên giới Việt Nam và Trung Quốc theo các Công ước Pháp-Thanh 1887 và 1895 thì đường biên giới này đã được xác định theo tiêu chuẩn quốc tế, thể hiện qua các bộ bản đồ do Sở Địa dư Đông dương ấn hành (các năm 1948 và trước đó). Đường biên giới này rõ rệt và có hiệu lực pháp lý. Việc phân định biên giới vào các năm 1887 và 1897 giữa Pháp và nhà Thanh đã gây thiệt hại đất đai cho Việt Nam. Nhà nước bảo hộ Pháp đã trao đổi đất đai của Việt Nam để lấy lợi ích kinh tế. Điều này vi phạm hiệp ước bảo hộ 1884 theo đó Pháp cam kết bảo toàn lãnh thổ của đế quốc Đại Nam. Việt Nam mất những vùng đất quan trọng như Tụ Long (thuộc Hà Giang, 750 km²), Đèo Lương (thuộc Cao Bằng, 300km²), các tổng Kiến Duyên và Bát Tràng (thuộc Hải Ninh, nay là Quảng Ninh, diện tích vài ngàn cây số vuông) và vùng đất mũi Bạch Long (phía bắc Móng Cái, nay là vùng đất mà Trung Quốc gọi là là Kinh Đảo, các đảo của dân tộc Kinh). Sau khi hoạch định biên giới 1887 đến năm Pháp thua trận Điện Biên Phủ 1954, thì đường biên giới Việt-Trung đã không còn rõ rệt nữa. Các bản báo cáo của các viên chức phụ trách biên giới người Pháp cho thấy là hầu hết các cột mốc trên biên giới đều thay đổi chỗ, phần lớn do Trung Quốc dời sâu về phía Việt Nam. Việt Nam có nên phân định biên giới với Trung Quốc theo Công ước 1887 vẫn còn hiệu lực pháp lý. Hai bên Việt Nam và Trung Quốc nên thảo luận để điều chỉnh lại vị trí các cột mốc cho phù hợp theo các tấm bản đồ do Sở địa dư Đông dương ấn hành. Vấn đề khác làm phức tạp thêm là cuộc chiến biên giới 1979, Việt Nam đã mất một số lãnh thổ, đặc biệt là cao điểm chiến lược dọc theo biên giới cho Trung Quốc. Điều quan trọng là Việt Nam có mất đất hay không ? Câu trả lời ngắn gọn là có. Tức là việc ký hiệp ước biên giới 1999 không "thành công", mà là một thất bại cho Việt Nam. [Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc được Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký ngày 30/12/1999] chế độ cộng sản Việt Nam đã bỏ đường biên giới lịch sử, bác bỏ đường biên giới qui ước (Pháp-Thanh) để nhìn nhận hiện trạng đường biên giới. Tức Việt Nam chấp nhận thuộc về Trung Quốc các vùng đất trước kia của Việt Nam bị Pháp nhượng để được đặc quyền kinh tế. Việt Nam cũng nhượng cho Trung Quốc những vùng đất hiện do Trung Quốc kiểm soát sau cuộc chiến biên giới thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Chắc chắn là Việt Nam bị thiệt thòi, nhưng mất bao nhiêu lãnh thổ, lãnh hải là không thể nói chính xác. Rồi còn Ải Nam Quan, bãi Tục Lãm, thác Bản Giốc… còn chuyện phía Trung Quốc cho di dời cột mốc biên giới sâu vào trong nước ta, một số cao điểm bị Trung Quốc chiếm đóng sau cuộc chiến tranh biên giới, và vịnh Bắc Bộ v.v…[43] và [44].

*

Kết lại giai đoạn Trụ là thời kỳ phát triển khá mạnh của Đảng Cộng Sản Việt Nam làm gia tăng số lượng đảng viên lên đến hơn hai triệu, nhưng không tránh khỏi nhiếu yếu tố Hoại-Diệt lớn lao. Yếu tố Hoại-Diệt lớn lao nhất do biến cố sụp đổ toàn diện hệ thống cộng sản từ 1989 đến 1991 để lại cho Đảng Cộng Sản Việt Nam một đội ngủ đảng viên hơn hai triệu mất hết lý tưởng cộng sản, rã rời và lâm vào tình trạng băng hoại do não trạng "bạo lực cách mạng" đã ăn sâu vào tâm thức của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Theo tác phẩm "L’homme révolté" (Người nổi loạn) của Camus, xuất bản vào năm 1951, phân biệt giữa "người nổi loạn" (révolté) và "người cách mạng" (revolutionaire). Theo ông, làm cách mạng tất yếu sẽ dẫn đến chế độ độc tài toàn trị, và sự chuyên quyền của nhà nước sẽ đưa đến chính sách khủng bố và đày đọa người dân. Chế độ khủng bố của nhóm Robespierre thời cách mạng Pháp và nhà tù của chính quyền Nga Xô Viết không phải là ngẫu nhiên mà là hậu quả của ý thức hệ cách mạng. Trong lúc đó, nổi loạn là sự bùng nổ ngẫu nhiên bắt nguồn từ sự phản kháng bất công, đòi hỏi thay đổi, chứ không nằm trong một kế hoạch tiền định. Qua tác phẩm, Camus bày tỏ thẳng thắng quan điểm chống chủ nghĩa cộng sản của mình. Trong lúc đó, Jean-Paul Sartre ca ngợi chế độ Stalin của Liên Xô. Sartre tấn công một cách quyết liệt "L’homme révolté" trên tờ "Les temps modernes" của mình. Trái hẳn với Camus, Sartre quả quyết rằng cách mạng phải đi đôi với bạo lực. Cách mạng cần bạo lực để hoàn thành mục tiêu của nó. Do đó, bạo lực là công cụ cần thiết và hợp lý của chính nghĩa. Ngược lại, Camus cho rằng, thay vì cứu giúp nhân loại, cái gọi là ý thức hệ bạo lực cách mạng cộng sản sẽ đưa nhân loại đến chỗ chịu nhiều khổ đau hơn.

Trần Đan Tâm

(30/10/2024)

------------------------------

1. Đảng cộng sản Việt Nam trong quy luật : Thành

2. Đảng cộng sản Việt Nam trong quy luật : Trụ

3. Đảng cộng sản Việt Nam trong quy luật : Hoại

4. Đảng cộng sản Việt Nam trong quy luật : Diệt

 

 Thư mục tham khảo

[01] Đại tá, Trung Quốc Phan Sỹ Phúc, "Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân : Đội quân chủ lực đầu tiên của cách mạng Việt Nam", Quân đội Nhân dân, 21/09/2024 

[02] Dr. Dixee Bartholomew-Feis, The OSS in Vietnam, 1945 : A War of Missed Opportunities, July 15, 2020

[03] Javigos.com, Ngày này năm xưa : 11/3/1945 – Tuyên cáo độc lập của vua Bảo Đại, 11/3/2022

[04] Duiker, William (1976), The Rise of Nationalism in Vietnam, 1900–1941. Ithaca, New York : Cornell University Press. ISBN 0-8014-0951-9

[05] Hoàng Văn Đào (1970), Việt Nam Quốc Dân Đảng : Lịch sử đấu tranh cận đại 1927–1954, Lưu trữ 2021-12-17 tại Wayback Machine

[06] Giáo sư Alex – Thái Đình Võ, Cải Cách Ruộng Đất 1953-1956 : Ảnh hưởng của Cố vấn Trung Quốc (phần 1), 08/10/2022.

[07] Trần Gia Phụng Toronto, Trận Điện Biên Phủ, 13/10/2013

[08] Vietnamese Heritage Museum, Lịch sử người Việt tỵ nạn – Hai cuộc di cư vĩ đại 1954 và 1975

[09] RFA, Cuộc di cư vĩ đại năm 1954 : chạy trốn cải cách ruộng đất và đi tìm tự do, 22/08/2024

[10] Tưởng Năng Tiến, Tháng Mười nhớ mẹ, 22/10/2024

[11] Tran Nam Bac, "Le drame des réfugiés catholiques vietnamiens", 22/01/1955, Agenzia. Internzionale Fides, n°12, 22 Janvier 1955. Bản dịch của Nguyễn Văn Lục.

[12] Nguyễn Văn Lục, Nhìn lại cuộc di cư 1954-1955 (II), Đàn Chim Việt Online, 09/12/2023

[13] RFA, 70 năm cuộc di cư 1954 : hành trang mang theo đến vùng đất mới, 16/07/2024

[14] Đằng-Giao, ‘Di cư 1954’ : ‘Nỗi lòng người đi’ vẫn như ngày nào’, Người Việt, July 22, 2024 

[15] Nguyễn Đình Lê, Lịch sử Việt Nam 1954-1975, Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội, 2010, trang 6-7

[16] Alex Thai, Vai trò của cố vấn Trung Quốc trong việc ảnh hưởng giới lãnh đạo Việt Nam thi hành cải cách ruộng đất, 09/10/2022, Public

[17] Giáo sư Alex – Thái Đình Võ, Cải Cách Ruộng Đất 1953-1956 : Ảnh hưởng của Cố vấn Trung Quốc (phần 2), 08/10/2022

[18] BBC tiếng Việt, Cải cách Ruộng đất : Số người bị giết ở Việt Nam ít hơn bên Trung Quốc nhưng 'di chứng lâu hơn', 3 tháng hai 2022

[19] Wikipedia Bách Khoa Toàn Thư Mở, Nguyễn Thị Năm, 01/10/2024 

[20] Zachary Abuza, The Nhan Van–Giai Pham Affair, the 1967 Purge, and the Legacy of Dissent,  Renovating Politics in Contemporary Vietnam, Published by Lynne Rienner Publishers 2001

[21] Zachary Abuza (2001). "The Nhan Van–Giai Pham Affair, the 1967 Purge, and the Legacy of Dissent", in Z. Abuza, Renovating Politics in Contemporary Vietnam (London : Lynne Rienner Publisher), Biên dịch : Vương Thảo Vy | Hiệu đính : Lê Hồng Hiệp, Sự kiện Nhân Văn – Giai Phẩm, cuộc thanh trừng năm 1967, và di sản của sự bất đồng chính kiến

[22] Ngô Thị Thứ, Sợi dây thừng vô hình , 22 October 2024

[23] Martin Grossheim, ‘Revisionism’ in the Democratic Republic of Vietnam : New Evidence from the East German Archives, 18 August 2006 

[24] Nguyễn Đức Hạo Nhiên, Bệnh kiêu ngạo công sản, VNTB, 27/06/2021

[25] U.S. Mission Vietnam, Kỷ niệm 30 năm dỡ bỏ lệnh cấm vận, Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, 07/02/2024 

[26] Tu Hoa, Đánh tư sản" ở miền nam sau 1975, 14/07/2015

[27] Nguyen Van Canh, Chiến tranh biên giới Việt–Trung : cuộc chiến đẫm máu giữa các ‘đồng chí, 07/12/2018

[28] Nguyễn Quốc Cường, Sự kiện thuyền nhân Việt Nam sau 1975, Nghiên Cứu Lịch Sử, 18/07/2016

[29] BBC tiếng Việt, Chiến tranh biên giới Việt–Trung : cuộc chiến đẫm máu giữa các ‘đồng chí’, 16/02/2024

[30] BBC tiếng Việt, "17/02/1979 : Các yếu tố Hoa kiều, Campuchia, Trung-Xô và mục đích của Đặng Tiểu Bình", 17/02/1979 : Các yếu tố Hoa kiều, Campuchia, Trung-Xô và mục ...

[31] Việt Long, Chiến tranh Việt-Trung 1979 : Diễn biến và hậu quảNghiên cứu quốc tế15/02/2029

[33] BBC tiếng Việt, Vai trò của Gorbachev với Đổi Mới ở Việt Nam từ Đại hội VI năm 1986, 4/1/2022

[34] Kosal Path, The Origins and Evolution of Vietnam's Doi Moi Foreign Policy of 1986, 20/03/2020, The Origins and Evolution of Vietnam's Doi Moi Foreign Policy of 1986 | TRaNS : Trans-Regional and -National Studies of Southeast Asia | Cambridge Core.

[35] Carl Bildt, Remembering the Miracle of 1989, PROJECT SYNDICATE, 19/08/2019, 

[36] John Simpson, Khi người dân đứng lên lật đổ chủ nghĩa cộng sản vào năm 1989, BBC tiếng Việt 30/12/2019

[37] BBC tiếng Việt, 'Đã đến lúc công bố mật ước Thành Đô ?', 17/10/2014

[38] Lena Sun, Leaders of Vietnam, China Held Secret Talks, The Washington Post, 19/09/1990

[39] Lê Anh Hùng, Nên hiểu ‘Mật ước Thành Đô’ như thế nào ? VOA tiếng Việt, 13/12/2017 

[40] David Holley, "Vietnam, China Reveal Meeting of Top Leaders : The collapse of communism elsewhere has pressured the two nations to bury the hatchet. Cambodia has been a sticking point", Sept. 18, 1990

[41] Deng Xiaoping's Long War : The Military Conflict between China and Vietnam, 1979-1991 (The New Cold War History), The 1990 Chengdu Meeting - Chapter 8 : The Road to Conflict Termination (pp. 202-206). The University of North Carolina Press

[42] RFA, Một số vấn đề về quản lý lãnh hải của Việt Nam theo Luật biển Quốc tế, 17/10/2022

[43] BBC tiếng Việt, Hiệp ước Biên giới Việt – Trung là một "thành công" của cả hai nước ?, 17/02/2017 

[44] Nam Việt, Khi hai đồng chí cộng sản ôm chặt và gườm nhau (Nam Việt), Thứ Hai, 10/28/2024

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trần Đan Tâm
Read 814 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)