Phần bốn
D. Giai đoạn Diệt của Đảng cộng sản Việt Nam (1921-2024)
Trong các giai đoạn Thành, Trụ, Hoại & Diệt của quy luật vũ trụ khách quan Thành - Trụ - Hoại - Diệt thì giai đoạn Hoại kéo dài lâu nhất kể từ lúc vừa mới Thành cho đến cuối Diệt. Ngược lại giai đoạn Diệt là giai đoạn ngắn nhất, có thể Diệt ngay lập tức (instant) hay kéo dài ít lâu. Vì vậy, phân tích & tổng hợp của thiên khảo cứu nầy có lý do cho thấy giai đoạn Diệt của Đảng cộng sản Việt Nam bắt đầu từ năm 2021 và có thể kết thúc vào năm 2025.
1. Trước hết là yếu tố Hoại-Diệt do chủ nghĩa lý lịch của Đảng cộng sản Việt Nam được thực thi nghiêm khắc nhất từ 1930 đến 1986 rồi bớt nghiêm khắc hơn từ 1990 đến nay [1] và [2].
Biểu ngữ tuyên truyền nhân quyền tại Việt Nam có nội dung "Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội". Nó cho thấy đúng là "Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỷ những gì cộng sản làm" theo chủ nghĩa lý lịch.
Bằng chứng cụ thể, lý luận, và biện pháp của chủ nghĩa lý lịch ở Việt Nam là tờ khai lý lịch có bắt buộc ghi nguồn gốc xuất thân gia đình trong những đơn từ xin phép gia nhập đoàn thể, dự thi, xin việc làm. Vào những năm 1965 có văn bản qui định phải đảng viên mới được bổ nhiệm trưởng, phó phòng, tới sau 1975 văn bản này mới bị huỷ bỏ chính thức. Đến đầu thập kỷ 1990 những người được tín nhiệm đề cử làm Bộ trưởng vẫn bị gạt đi chỉ vì lý do không phải là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Nhưng nhiều năm trước thời kỳ chưa đổi mới, lý lịch xuất thân được các cơ quan Tổ chức cán bộ xem xét khá kỹ càng, chặt chẽ nhiều người có ông bà, cha mẹ không phải là thành phần "bần cố nông" không được cất nhắc. Việc xét đi học, chuyển công tác, bổ nhiệm chức vụ... tất tật đều phải có lý lịch 3 đời "trong sạch" tức bần cố nông.
Theo Võ Văn Kiệt (cố thủ tướng của Đảng cộng sản Việt Nam) thì thời này tư tưởng đại đoàn kết đã bị coi nhẹ, quan điểm giai cấp đã được vận dụng một cách máy móc, một chiều bởi bệnh chủ quan và say sưa vì chiến thắng 1975, bởi những cách nhìn hẹp hòi, biệt phái, nhiều nhà kinh doanh có công với cách mạng đã không được coi là bạn nữa, gây những tổn thất lớn về chính trị và kinh tế. Ông cũng cho rằng hầu hết quân đội, sĩ quan và những viên chức trong chính quyền cũ cũng đều mong mỏi được sống trong hòa bình, hòa hợp, có cơ hội làm lại một cuộc sống yên ổn. Ông cho rằng xã hội phải đối xử công bằng với tất cả lớp người trẻ đi lên với xã hội này, ai ai cũng có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau, và "Tư tưởng thành phần chủ nghĩa đã dẫn tới hai kết quả : Làm mất đi nhiều tài năng của một bộ phận đáng kể trong dân tộc, đồng thời đưa một cách gượng ép những nhân tố tuy rất cơ bản về chính trị nhưng lại không đủ chất lượng trong quản lý và xây dựng".
Sau khi đổi mới từ 1986, tình hình đã được cải tiến nhiều, cách nhìn nhận cũng đổi mới hơn nhưng "bệnh lý lịch" vẫn còn ám ảnh các cơ quan tổ chức chính quyền cộng sản. Khi xét cơ cấu vào chức vụ lãnh đạo, quản lý trong tổ chức, đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp nhà nước vẫn theo quy trình và dựa vào lý lịch. Theo giáo sư Võ Tòng Xuân, việc nhìn nhận và sử dụng người tài từ hải ngoại trở về gặp khó khăn lớn nhất từ lý lịch, đó luôn luôn là khó khăn khó vượt qua của trí thức Việt kiều mặc dù Đảng cộng sản Việt Nam biết rằng không "nới lỏng" về mặt lý lịch thì Đảng sẽ mất rất nhiều nhân tài.
Theo giáo sư Võ Tòng Xuân thì "việc xét lý lịch của Đảng hiện còn phong kiến hơn cả thời phong kiến Khổng Giáo". Trong khi Đảng cộng sản Việt Nam đưa lên bàn thờ con bò vàng (ông Hồ Chí Minh) và sử dụng những thủ đoạn chính trị tàn độc và dối trá nhất để bảo vệ ngẫu tượng đó, nó cũng nhân danh những mục tiêu thực dụng trước mắt để hạ bệ mọi cung cách ứng xử trung thực, trong sáng trước cuộc sống, làm tan chảy tất cả những ý thức phản kháng chính đáng trước bất công, giam vào tù ngục mọi lý tưởng lành mạnh, mọi khát vọng tự do của con người. Đó là một hình thái cực đoan nhất của chủ nghĩa lý lịch [3]. Mới đây, ngày 5/12/2024, Lương Ngọc An – kẻ từng cưỡng dâm, và vu cáo ngược nhà văn Dạ Thảo Phương vừa được Hội Nhà văn Việt Nam bổ nhiệm chức Phó Tổng biên tập Tạp chí Nhà văn & cuộc sống. Thật là một thái độ công khai xúc phạm nỗi đau của nạn nhân, khinh bỉ sự bất bình của dư luận [4], [5] và [6].
2. Thứ hai là yếu tố hoại-diệt do chiến tranh nội bộ tại mọi cấp Đảng cộng sản Việt Nam, phát sinh ra từ sự tàn rụi lý tưởng Mác-Lenin đã từng là sợi chỉ hồng đoàn kết đại bộ phận đảng viên suốt từ 1930 đến 1990. Ngày nay sợi chỉ nầy đã triệt tiêu hoàn toàn và tự nhiên được thay thế bởi sợi chỉ Quyền-Tiền. Quyền & Tiền là 2 thành tố gây chiến tranh nội bộ và giáng cho Đảng cộng sản Việt Nam những cú đánh chí tử gây ra yếu tố hoại-diệt lớn nhất, chứ không hề có một thế lực ngoài đảng nào đánh vào Đảng cộng sản Việt Nam từ bên ngoài [7] và [8]. Nó khác hẳn sự kiện đảng viên cộng sản đánh nhau với đảng viên cộng sản đã nói ở trên.
Sự kiện nổi bật về chiến tranh nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam có động cơ Đảng cộng sản Trung Quốc nhúng tay và đang dằng co phức tạp trong năm 2024 nầy là vụ án Công ty Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan và người chồng Tàu là ông Chu Nap Kee Eric (tức Chu Lập Cơ, quốc tịch Hong Kong, Trung Quốc). Tháng 4/2024, bà Trương Mỹ Lan đã bị kết án tử hình với các tội danh "Tham ô tài sản", "Đưa hối lộ" và "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng". Tổng số tiền liên quan đến vụ án lên tới 304 nghìn tỷ đồng (khoảng 12,5 tỷ USD). Nguồn tin nội bộ của thoibao.de tiết lộ, vụ án Trương Mỹ Lan còn có sự dính líu sâu của Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, và Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai, nên khó có thể xử lý án tử hình đối với bà Trương Mỹ Lan. Vẫn theo nguồn tin nội bộ này, Cơ quan Điều tra của Bộ Công an đang tranh thủ "moi tiền" chạy "án tử" từ gia đình bà Lan. Tuy nhiên, bà Trương Mỹ Lan đã không chấp nhận trả thêm, nên các cơ quan tư pháp thống nhất vẫn tuyên án tử hình. Tổng bí thư Tô Lâm cuối cùng sẽ là người đề nghị Chủ tịch nước Lương Cường ra Quyết định ân giảm từ án tử hình xuống thành án chung thân.
Theo giới thạo tin, bà Trương Mỹ Lan là một nhân vật mang "yếu tố" Trung Quốc rất lớn. Thậm chí tiền vốn kinh doanh chuyển qua lại giữa Vạn Thịnh Phát với Hoa lục đều do Cơ quan Tình báo Hoa Nam trực tiếp điều hành. Đây là lý do, những dấu hiệu vi phạm pháp luật trong kinh doanh của bà Trương Mỹ Lan dù đã bị phát giác từ rất lâu nhưng đã không bị xử lý, vì có sự giúp sức tích cực của"sâu chúa" Lê Thanh Hải. Hơn nữa, Nhà nước Việt Nam đã quyết định bỏ ra tới 24 tỷ USD để cứu Ngân hàng SCB liên quan trong vụ án nầy, nhưng kết quả lại không thể cứu vãn. Theo giới phân tích, bị cáo Trương Mỹ Lan bắt buộc "phải sống" để tiếp tục trả nợ. Bởi nếu như không cứu Ngân hàng SCB, một loạt các lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ bị kéo theo ra trước vành móng ngựa [9].
Yếu tố hoại-diệt nầy đang ngày càng gia tăng và đang đẩy mạnh Đảng cộng sản Việt Nam đến thời điểm tự diệt trong tương lai rất gần.
3. Thứ ba là yếu tố hoại-diệt do căn bệnh "kiêu ngạo cộng sản" đến từ thủ đoạn tuyên truyền nhồi sọ đảng viên bằng những sự cố giả tạo như "chủ nghĩa Mác Lênin bách chiến bách thắng", "đấu tranh nầy là trận cuối cùng", "chủ nghĩa tư bản đang giãy chết", "thời đại Hồ Chí Minh ra ngõ là gặp ngay anh hùng", v.v… và những nhân vật dàn dựng giả tạo như Kim Đồng, Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trổi, v.v…
Yếu tố hoại-diệt nầy tuy không trầm trọng lắm nhưng cũng có tác động làm Đảng cộng sản Việt Nam không học hỏi được qui luật ý thức "Tri Kỷ Tri Bỉ" để nâng cao tiềm năng. Yếu tố hoại-diệt do căn bệnh "kiêu ngạo cộng sản" chỉ tác động trong khoản thời gian từ 1975 đến khoảng năm 2005. Từ 2005 đến nay hầu như mọi đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam lại vướng phải một căn bệnh tâm lý khác là bệnh "mặc cảm tự ti" do cái nhãn hiệu đảng viên cộng sản kia làm họ xấu hổ trước thế giới văn minh từ năm 2005 đến nay. Bằng chứng là hầu hết bọn họ đều không muốn bất cứ ai khi đối thoại đề cập đến tư cách đảng viên của họ, nhất là các viên chức ngoại giao ra hải ngoại đều không muốn ai gọi họ là đảng viên cộng sản. Do đó, mọi đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam đều mang tâm lý không bình thường, dù chưa phải là bệnh tâm thần.
Tâm lý không bình thường thì hành vi và cư xử cũng không bình thường, nên hơi khác với đại đa số quần chúng nhân dân Việt Nam. Ngoài ra nó còn làm cho Đảng cộng sản Việt Nam không nhìn thấy được nhân tài trong xã hội và nguy nan hơn là thành phần ưu tú tránh xa những kẻ tự cao tự đại hoặc tự ti mặc cảm mà tư chất chỉ là thành phần "bần cố nông" hãnh tiến hoặc tự ti một cách hoang tưởng [10].
4. Thứ tư là yếu tố hoại-diệt do di căn "Phong kiến Khổng Giáo" của Đảng cộng sản Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Gia Kiểng, Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, thì :
(trích) - "Có rất nhiều điểm giống nhau giữa Khổng Giáo và Cộng Ssản. Cũng chuyên chính tuyệt đối, cũng giáo điều, cũng bài bác thương mại, cũng tập trung tài sản (một đằng tất cả là của vua, một đằng tất cả là của đảng), cũng phân biệt giai cấp, cũng phủ nhận tự do cá nhân. Cứ lấy ông Marx thay vào chỗ ông Khổng, lấy Tư Bản Luận và "Lênin Toàn Tập" thay vào chỗ Tứ Thư Ngũ Kinh, lấy trung ương đảng đặt vào chỗ triều đình, lấy đảng viên thay cho đám quân tử, ta sẽ thấy hai hệ thống chính trị này không khác gì nhau. Có khác nhau chỉ là ở mức độ…". "Chủ nghĩa cộng sản xét cho cùng chỉ là một thứ Khổng Giáo cải tiến.
Không phải là một sự tình cờ mà chủ nghĩa cộng sản xuất phát từ Phương Tây nhưng lại phát triển ở Phương Đông và ba trong bốn chế độ cộng sản còn sót lại đều là những xã hội Khổng Giáo cũ. Chủ nghĩa cộng sản có hoàn toàn xuất phát từ Phương Tây không đối với tôi vẫn chỉ là một dấu hỏi.
Tôi ngạc nhiên không thấy một nhà tư tưởng nào đưa ra giả thuyết là Marx và Lênin đã nhập cảng hệ thống chính trị Trung Hoa rồi thêm cho nó những râu ria kinh tế, triết học của Phương Tây. Có thể lắm. Marx là một nhà báo, đọc rất nhiều, không có lý do gì ông lại không nghiên cứu xã hội Khổng Giáo. Vào thời đại của ông, người Phương Tây đã biết rõ Phương Đông lắm rồi và Khổng Giáo không còn xa lạ với một học giả nào.
Marx cũng là một chuyên viên cóp nhặt, ông không sáng tạo gì cả, ông chỉ kết hợp những tư tưởng của người khác - Hegel, Rousseau, Ricardo và nhiều người khác, kể cả Darwin. Lý thuyết về diễn tiến của xã hội loài người từ cộng sản nguyên thủy, qua nông nô, phong kiến, tư bản đến cộng sản chỉ là một sự cóp nhặt không sáng tạo của thuyết tiến hóa của Darwin.
Nếu chủ nghĩa cộng sản không phải là sự tân trang của Khổng Giáo thì khó giải thích tại sao hai chế độ lại giống nhau đến như thế. Nhưng sự giống nhau nhất giữa hai ý thức hệ Khổng Giáo và Cộng sản theo tôi là cả hai đều gạt bỏ yếu tố thời gian. Khổng Giáo chủ trương "thuật nhi bất tác" (chỉ lặp lại chứ không sáng tạo), lập ra khuôn vàng thước ngọc, cứ như thế mà theo không cần thay đổi. Chủ nghĩa Marx cũng coi xã hội cộng sản là xã hội sau cùng, đoạn chót của tiến hóa, rồi sau đó không thể có thay đổi nữa, con đường xây dựng xã hội cộng sản bằng chuyên chính vô sản cũng là con đường duy nhất cứ thế mà đi không cần và không được thắc mắc. Cả hai ý thức hệ đều cấm đoán xét lại. Chính vì vậy cả hai đều đưa đến những xã hội bế tắc và dậm chân tại chỗ. Cả hai đều là những ý thức hệ chết…
Mọi lý thuyết xã hội không hội nhập yếu tố thời gian, không cổ võ cho sự đổi mới liên tục, ý thức và vô cùng tận đều chỉ là những lý thuyết chết. Lập luận duy nhất có thể phơi bày sự tồi dở của chế động cộng sản là lập luận hướng về tương lai, lấy vận tốc tiến bộ làm tiêu chuẩn đánh giá, chứ không phải là lập luận "về nguồn", nhân danh quá khứ và truyền thống. Tiến bộ cũng chưa đủ, phải tiến nhanh. Và phải tiến nhanh hơn các dân tộc khác vì chúng ta đã tụt hậu. Cả thế giới đang tiến về dân chủ. Lập trường chống cộng duy nhất đứng đắn là lập trường dân chủ…
Các quốc gia không theo kịp đà tiến hóa chung của loài người không sớm thì muộn cũng sẽ tan rã. Những quốc gia lạc hậu là những quốc gia bị đe dọa. Nếu vừa lạc hậu lại vừa kềm kẹp thì lại càng tan rã mau hơn. Lần đầu tiên trên thế giới chúng ta thấy nhiều nước không bị ngoại xâm mà vẫn tan rã chỉ vì độc tài và nghèo đói.
Hiện nay giấc mơ của rất nhiều người Việt Nam chỉ giản dị là được thôi làm người Việt, ra nước ngoài làm công dân một nước khác. Nguy ngập lắm rồi. Chúng ta phải khẩn cấp cứu nước, nghĩa là vận động dân chủ hóa. Chúng ta không còn nhiều thì giờ, làm mất thì giờ là tội nặng nhất, trên hết mọi tội" – hết trích [11].
Ngoài ra, người miền Nam được thừa hưởng nền văn hóa của thời Việt Nam Cộng Hòa nhân văn nhân bản, còn miền Bắc thì do ảnh hưởng nặng của văn hóa phong kiến Khổng Giáo của Tàu, lại thêm văn hóa cộng sản từ 1945 thành ra đã tệ lại càng tệ hại và trầm trọng hơn nhiều. Đặc biệt là Văn Hóa Đấu Tố phát động trong công cuộc cải cách ruộng đất giết chết 182 ngàn địa chủ & thành phần ưu tú từ năm 1953 đến 1956, văn hóa đấu tố này ở miền Bắc hiện nay vẫn còn để lại những bị ảnh hưởng rất nặng nề trong ký ức người dân.
5. Thứ năm là yếu tố hoại-diệt do chủ trương tinh giãn bộ máy song trùng "Đảng & Nhà nước. Cuộc tinh giản bộ máy mà Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam đang quyết tâm thể hiện chắc chắc sẽ gặp nhiều khó khăn. Một trong những khó khăn lớn lại xuất phát từ chính những người cộng sản sẽ nằm trong diện bị mất việc. Tức một số người bị ảnh hưởng vì lợi ích cá nhân, họ sẽ tìm cách đưa ra những lý do để giữ cho chiếc ghế của mình được tồn tại. Chưa kể có những trường hợp không bị mất ghế, nhưng đứng trước cuộc đổi mới, họ cảm thấy vai trò mà họ đang giữ không có nhiều giá trị quan trọng, vì tính đố kỵ sinh ra những hành động, phát ngôn ngầm chứa sự phá hoại.
Trong bài phát biểu chính thức mới đây vào ngày 4/12/2024, tại Hội nghị Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 34, ủy viên Bộ Chính trị kiêm bí thư Nguyễn Văn Nên thừa nhận rằng quan chức cộng sản Việt Nam chỉ biết lo cho lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích của đất nước, dân tộc : "Nếu đặt lợi ích quốc gia dân tộc, lợi ích thành phố, lợi ích nhân dân lên trên, mọi nỗi lo của bản thân sẽ nhẹ nhàng, có thể vượt qua được". Có lẽ câu chuyện cán bộ cộng sản ích kỷ tư lợi này không có gì lạ với người dân Việt Nam, chỉ là quan chức không khi nào dám thừa nhận thôi. Bây giờ ông Nên nói như vậy, nhưng sau khi "tinh gọn" thì chắc gì những người ở lại sẽ thanh liêm, trong sáng và "vì lợi ích chung". Việc sáp nhập này gây hậu quả là sắp tới sẽ có hàng trăm ngàn viên chức cộng sản bị đào thải khỏi bộ máy. Từ đó sẽ có việc chạy chọt, lo lót để được ở lại.
Ông Nguyễn Văn Nên cũng mấp mé việc này rằng "tuyệt nhiên khi sắp xếp đội ngũ không phải lo việc người khác lo, chạy chọt ngoài luồng, việc này thiếu tự trọng, không cần thiết, phản cảm, tác động ngược. Chúng tôi sẽ xem xét, tìm mọi thứ để sắp xếp đội hình lại. Làm gì thì làm cũng phải nghĩ đến chính sách cho đội ngũ cống hiến lâu nay bây giờ không còn làm để sao cho công bằng, hợp lý".
Bí thư thành phố thì nói không cho chạy chọt ngoài luồng, làm như vậy là thiếu tự trọng, phản cảm, tác động ngược, nhưng cố tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, Nguyễn Văn Thiệu đã từng khuyên "đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm". Ông Nên nói là sẽ công bằng, hợp lý, nhưng liệu quan chức dưới trướng ông Nên có công bằng không ? Bản thân ông Nguyễn Văn Nên có tự trọng, công khai không ? Bây giờ chỉ việc thống kê minh bạch, công khai tài sản gia đình các cán bộ quan chức trước khi tinh gọn và sau khi tinh gọn thì sẽ biết có chạy chọt hay không.
Hệ thống hành chính Việt Nam hiện nay vô cùng rườm rà, cho nên chủ trương sáp nhập, tinh gọn của Đảng cộng sản Việt Nam đang được nhiều người ủng hộ. Nhưng thu gọn là một chuyện, còn có tinh hay không thì là chuyện khác. Vì với mô hình độc tài chuyên chế không thông qua bầu cử tự do thì khó lòng mà tìm được nhân tài thật sự vì dân vì nước. Nạn quan liêu tham nhũng hối lộ đã thấm sâu vào huyết tủy của các quan chức cộng sản Việt Nam rồi, chỉ có thay tủy, lọc máu toàn bộ hệ thống chính trị, dân chủ hóa toàn diện thì may ra mới có những chuyển đổi tích cực cho đất nước [12] !
Một trong những thách thức lớn ấy là cuộc cải cách do Tổng bí thư Tô Lâm đang kêu gọi, lại vô hình chung đi ngược lại với nguyên tắc hoạt động của chế độ cộng sản xưa nay. Nguyên tắc của cộng sản là quản lý càng nhiều càng tốt, bộ máy càng "phình ra" càng tốt. Vì bộ máy càng to thì cơ hội ban phát bổng lộc ra xã hội càng nhiều. Mà một khi "thần dân" ăn lộc "triều đình" càng nhiều thì "ăn cây nào rào cây ấy", chế độ sẽ bền vững dài dài để ai cũng có lộc mà ăn. Bọn họ mà bị "tuột xích", không còn lộc mà ăn thì dễ quay xe, tự diễn biến, tự chuyển hóa. Vì động cơ cơ bản để anh em đảng viên trung thành là bảo vệ nồi cơm mà thôi [13].
Năm 2024, chế độ cộng sản Việt Nam đã hiểu rằng họ phải thay đổi để tiến vào kỷ nguyên mới. Ông Tổng bí thư Tô Lâm đồng ý rằng thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn, và cả một bộ máy chính quyền thể hiện quyết tâm tinh gọn bộ máy vốn chiếm hơn 70% chi tiêu ngân sách. Nhưng người ta không thể tinh gọn bộ máy đúng đắn khi không tiến hành dân chủ hóa đất nước, cũng như không thể chống tham nhũng đầy đủ nếu như không trao quyền lực về nhân dân.
Chất keo chủ nghĩa Mác Lênin đã không còn kết nối được các đảng viên với nhau. Người ta vào đảng chỉ vì quyền lợi hay muốn được yên thân. Vậy thì làm sao duy trì xã hội đang muốn cởi trói với một guồng máy chính quyền nhẹ được ? Đã hơn 3 tháng kể từ khi ông tổng bí thư Tô Lâm đề cập đến "kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" lần đầu tiên trong một bài viết chính thức vào ngày 13/08/2024, hàng loạt các bài viết tiếp theo nêu ra thông điệp về "đổi mới thể chế" như là giải pháp để tiến tới "kỷ nguyên mới" đã khiến không ít người xôn xao bàn luận, trong đó có cả tâm lý hy vọng về một sự thay đổi mang tính cách mạng [14]. Ngược lại, nếu sự thay đổi mang tính cách mạng nấy thất bại, niềm tin sẽ mất đi mãi mãi một khi cải cách lần này tiếp tục đi vào vết xe đổ của những nghị quyết trước, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Không chỉ làm lãng phí thêm thời gian và nguồn lực, mà còn khiến người dân hoàn toàn mất niềm tin vào khả năng tự đổi mới của hệ thống Đảng cộng sản Việt Nam. Những lời hứa hẹn sẽ không còn giá trị, và sự hoài nghi sẽ lan rộng, gây ảnh hưởng xấu đến mọi mặt đời sống xã hội.
Thành công hay thất bại, vì vậy, phụ thuộc vào sự quyết tâm của chính quyền cộng sản. Ông Tổng bí thư Tô Lâm cũng nói đến hai nguy cơ gắn liền với trách nhiệm của Ban Kinh tế Trung ương là nguy cơ tụt hậu và nguy cơ chệch hướng: "Nguy cơ tụt hậu và chệch hướng luôn thường trực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đường lối và chiến lược phát triển của Đảng phải như thế nào để đẩy lùi các nguy cơ này là do vai trò tham mưu của Ban Kinh tế Trung ương." "Với chức năng, nhiệm vụ, vai trò rất quan trọng như vậy thì Ban Kinh tế Trung ương không thể không tồn tại" – ông Tô Lâm nhấn mạnh. Định hướng phát triển chủ nghĩa xã hội được ông Tô Lâm khẳng định là "đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người mà không được làm mất bình đẳng, đảm bảo cân đối hài hòa và tính toàn diện của sự phát triển để không ai bị bỏ lại phía sau".
Trên thế giới thì năm 2024 nầy các lực lượng dân túy nắm lấy cơ hội để bùng phát tại nhiều nước. Đảng cộng sản Việt Nam cũng lợi dụng cơ hội dân túy nầy để gia tăng chính sách đàn áp vốn đã rất dã man. Rất nhiều người đã bị xử những án tù nặng nề chỉ vì đã bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa. Tội thực sự của họ chỉ là đã nói đúng. Và lý do của sự đàn áp man rợ này là vì nó là điều duy nhất mà chính quyền cộng sản Việt Nam còn biết làm sau khi đã thất bại hoàn toàn trong mọi lĩnh vực, trên mọi phương diện và theo mọi tiêu chuẩn. Nhưng sự tàn bạo sẽ không cứu được chế độ chuyên chính nào như sự sụp đổ của chính quyền hung bạo Syria mấy hôm nay vừa chứng tỏ. Thế giới đã chín muồi cho dân chủ, Việt Nam cũng không khác, và không có gì mạnh bằng một khát vọng đã chín muồi của toàn dân.
6. Thứ sáu là yếu tố hoại-diệt do tình trạng chuyển tiếp lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong năm 2024 nầy. Sự kiện chuyển tiếp lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam lần nầy rất phức tạp và rối rắm từ cuối năm 2022 đến nay vẫn chưa được giải quyết rốt ráo. Nguyên do là Đảng đã mất định hướng, hết lý tường, lâm vào tình trạng khủng khoảng trong đấu đá nội bộ, tranh chấp quyền lợi & phe nhóm.
Cho đến khi ông Trọng đột ngột qua đời vào ngày 19/07/2024, lập tức Việt Nam rơi ngay vào một cuộc khủng khoảng chính trị nghiêm trọng. Từ đó đến nay, khủng hoảng lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam vẫn đang tiếp diễn và tác hại khá nhiều đến tình hình chính trị & kinh tế xã hội của Việt Nam. Ngoài ra, còn có một vấn đề nghiêm trọng khác: sự suy giảm hàng ngũ ủy viên Bộ Chính trị.
Trong 15 tháng qua, Việt Nam đã chứng kiến việc cách chức 5 trong số 18 thành viên Bộ Chính trị, 2 Chủ tịch nước, 1 Chủ tịch quốc hội và 2 Phó Thủ tướng. Tuy nhiên, Đảng vẫn chưa bổ sung đầy đủ thành viên mới vào Bộ Chính trị, làm giảm nguồn ứng viên tiềm năng cho các vị trí lãnh đạo cấp cao nhất không chỉ cho nhiệm kỳ hiện tại mà còn cho cả nhiệm kỳ tiếp theo, bắt đầu từ năm 2026. Điều này đồng nghĩa với việc khủng khoảng lãnh đạo và bất ổn chính trị của Việt Nam có thể tiếp diễn sau năm 2026 trừ khi Đảng bổ sung thêm các thành viên mới và trẻ hơn vào Bộ Chính trị. Nếu Đảng không đưa thêm nhiều nhân tài hơn vào các cơ cấu chính trị hàng đầu của đất nước, cuộc khủng khoảng hiện nay có thể kéo dài dưới hình thức lãnh đạo kém hiệu quả và qua đó hạn chế triển vọng kinh tế của Việt Nam, ngay cả khi tất cả các vị trí hàng đầu đã được lấp đầy.
Việc chống tham nhũng và việc tố cáo tham nhũng tràn lan trong các cấp cao nhất của Đảng khiến hình ảnh của Đảng cộng sản Việt Nam bị ô uế một cách thảm hại. Việc đưa một đảng viên vừa tham nhũng vừa thiếu đạo đức làm lãnh đạo cao nhất có thể đe dọa nghiêm trọng tính chính danh và thậm chí cả sự tồn vong của Đảng cộng sản Việt Nam. Mặc dù đấu đá chính trị sẽ tiếp diễn, đặc biệt là để giành các vị trí lãnh đạo được bầu vào năm 2026, nhưng Đảng có thể không muốn có thêm những thay đổi nhân sự cấp cao nữa. Nguyên nhân là Đảng cần một thời kỳ ổn định để tập trung chuẩn bị cho Đại hội 14, đặc biệt là về mặt nhân sự. Nếu không làm tốt nhiệm vụ này, Đảng có thể sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng khoảng chính trị thậm chí còn sâu rộng hơn trong vòng hai năm tới [15] và [16].
Mặc dù vậy, nhà nghiên cứu của Viện ISEAS-Yusof Ishak đã lưu ý đến thực trạng đại hội đảng 13 trước đây khi Đảng cộng sản Việt Nam tự mình vi phạm điều lệ của đảng mình bằng cách chấp nhận nhiều trường hợp đặc biệt, nổi bật là ông Trọng, và như thế là một số quy tắc nội bộ của đảng về nhân sự bị phá vỡ & vi phạm. Nếu những sự vi phạm điều này không được khắc phục, các quy tắc, điều lệ không được phục hồi trở lại, có thể tạo ra tiền lệ rất xấu, tạo ra những bất ổn khó đoán định trong vấn đề nhân sự trong tương lai.
Ông Trọng là người cao tuổi, đã bị tai biến, sức khỏe đã giảm sút, thậm chí đi phải có người dắt, thế mà ông lại đã tiếp tục cầm quyền thêm nữa cho tới chết năm 2024. Điều đó chứng tỏ có khủng khoảng lãnh đạo trong giới chóp bu của đảng cộng sản. Ông Trọng vi phạm chính điều lệ của đảng. Bấy giờ ông làm nhiệm kỳ thứ ba, như thế tạo ra dư luận không hay. Lẽ ra phải có những người trẻ lên thay thế. Điều này chứng tỏ là đang có sự bế tắc, thiếu tin tưởng vào tầng lớp kế cận. Cả nước Việt Nam lại được dẫn đường bởi một ông già 77 tuổi, hai lần bị đột quỵ, đầu óc xơ cứng, chỉ biết lặp đi lặp lại về chủ nghĩa Mác-Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa xã hội, và luôn luôn đặt sự tồn vong của Đảng cộng sản Việt Nam lên trên hết.
Ông Nguyễn Phú Trọng là "hình ảnh của một người cộng sản cũ kỷ từ những năm 40, 50 của thế kỷ 20, là một con người thủ cựu, chỉ có mớ lý thuyết Mác-Lê cũ rích, chứ không phải là một nhà lãnh đạo của thời đại hôm nay, không có tư duy sắc bén, tầm nhìn xa để lãnh đạo đất nước trong thế kỷ 21 nầy [17].
7. Thứ bảy là yếu tố hoại-diệt phát sinh từ chính sách nhất quán & thủ đoạn thâm độc của Đảng cộng sản nhằm chống phá và triệt tiêu các tôn giáo lâu đời tại Việt Nam như Phật Giáo, Công Giáo & Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo, và Bửu Sơn Kỳ Hương. Marx đã đầu độc người cộng sản Việt Nam rất thành công bằng câu tuyên truyền "Tôn giáo là thuốc phiện", do đó mà chủ trương chống phá và triệt tiêu các tôn giáo lâu đời tại Việt Nam đã có từ khi lãnh tụ Hồ Chí Minh của Đảng cộng sản Việt Nam đặt chân đến Hà Nội năm 1945. Chủ trương nầy của Đảng cộng sản Việt Nam đã nhất quán từ 1945 cho đến ngày nay. Sau năm 1975, họ đã ngụy tạo ra các công cụ để đánh phá các tôn giáo như Hội Phật Giáo Việt Nam (Phật Giáo quốc doanh trên toàn quốc), Hội Phật Giáo Thống Nhất tại miền Bắc Việt Nam do sư quốc doanh Thích Trí Độ cầm đầu, Ủy Ban Đoàn kết Công Giáo yêu nước, Cao Đài Quốc Doanh, v.v…
Cụ thể là sau 1975, chế độ cộng sản dùng những sư sãi quốc doanh và tu sĩ quốc doanh có đảng tịch cộng sản công khai hay bí mật như Thích Thanh Từ, Thích Minh Nguyệt, Thích Trí Quảng, Thích Hiển Pháp, Thích Trí Độ, v.v…, các linh mục như Phan Khắc Từ, Huỳnh Công Minh, Thiện Cẩm, Trần Tam Tỉnh, v.v… , sư thúc Mười Trí tức Huỳnh Văn Trí (Hòa Hảo). Gần đây, Đảng cộng sản Việt Nam đã dùng đến các sư quốc doanh đầy tai tiếng xấu xa như Thích Thanh Quyết, Thích Nhật Từ, Thích Trúc Thái Minh, Thích Minh Hiền, v.v… [18]. Các sư quốc doanh nầy không khác gì đá sỏi đem so với các vầng hào quang như Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Thích Tuệ Sỹ của giáo hội Phật Giáo chính thống là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hay độc lập như Thích Minh Tuệ.
Vì vậy, yếu tố hoại-diệt nầy có thể xem như do tác động từ những nhân sự kém cỏi nói trên của Đảng cộng sản Việt Nam [19] và [20]. Cuối cùng thì yếu tố "tận Diệt" là sự hoảng loạn & sợ hãi, mất hết tự tin của một tổ chức hơn 5 triệu đả viên với đầy đủ công cụ báo lực súng đạn trước 1 tu sĩ tự do Thích Minh Tuệ chỉ có hai bàn tay trắng nhưng đầy lòng từ bi bác ái.
Cuộc cách mạng "Tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị" mà Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Tô Lâm nhấn mạnh phải thực hiện với quyết tâm cao, hành động quyết liệt, nhất là ở cấp Trung ương dự kiến sẽ có trận "sống mái," "long tranh hổ đấu" trong nội các Chính phủ Phạm Minh Chính. Một bầu không khí ngột ngạt đến độ nghẹt thở bao trùm nghị trường Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam vào sáng ngày 25/11/2024, khi Tổng bí thư Tô Lâm chủ trì lễ khai mạc hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa XIII có bài phát biểu và nhấn mạnh rằng Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét, thảo luận tờ trình của Bộ Chính trị về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 8 ngày 25/10/2017 là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng : Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả nhất là ở cấp Trung ương.
Cũng ngay trong ngày 25/11, ông Tô Lâm là người phát biểu bế mạc hội nghị trên, một lần nữa nhấn mạnh cần thực hiện "vừa chạy vừa xếp hàng", "thời gian không chờ đợi" đối với ba nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ : Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị. Đây là cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy hành chính, sáp nhập hoặc giải thể các cơ quan hành chính cồng kềnh, chồng chéo và không cần thiết. Điều này còn gắn liền với việc sắp xếp, luân chuyển hoặc cắt giảm đội ngũ cán bộ-công chức đặc biệt là những cán bộ-công chức bất tài, vô dụng, loại bỏ để giảm tiêu tốn 70% ngân sách Nhà Nước.
Chắc chắn sẽ đụng chạm đến lợi ích nhóm hoặc cá nhân, những thế lực ngầm không hề nhỏ tồn tại ở mọi cấp bậc trong hệ thống chính trị Việt Nam. Dù thực tế xã hội mỗi ngày một thay đổi nhưng sẽ không dễ dàng thay đổi được nhận thức của đội ngũ cán bộ-công chức cộng sản Việt Nam. Bởi lẽ, để ngồi vào chiếc ghế cán bộ-công chức, mỗi cá nhân phải phải lọt vào một trong bốn tiêu chuẩn sau "Nhất quan hệ, nhì tiền tệ, ba hậu duệ" còn trí tuệ thì "mặc kệ." Đây là những chiếc ghế biểu tượng cho sự quyền uy, địa vị xã hội và giàu có nên không ai không ham muốn tột bậc, trước đó có thêm biểu tượng của sự an toàn nhưng nay xem ra biểu tượng này không còn bảo đảm, đặc biệt là kể từ lúc chiến dịch "đốt lò" do cựu Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng khởi xướng và người đang kế tục là ông Tô Lâm. Chính vì vậy, một cá nhân hay một phe nhóm cán bộ-công chức nào chấp nhận hy sinh lợi ích, tháo gỡ "điểm nghẽn cơ chế," tinh gọn và linh hoạt bộ máy hành chính đặng đưa đất nước phát triển là điều rất khó, thậm chí họ còn ngăn cản, làm nảy sinh xung đột lợi ích cá nhân rồi dần lan tỏa đến xung đột cả hệ thống chính trị. Sự phản kháng và đấu đá của dàn lãnh đạo cấp cao của Đảng cộng sản Việt Nam ở Trung ương là không tránh khỏi.
Hiện nay, hệ thống chính trị Việt Nam gồm có : Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội. Trong đó, hệ thống tổ chức của Đảng cộng sản Việt Nam được lập song trùng với hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước Việt Nam gồm Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát, chính quyền địa phương. Như vậy, để tinh gọn hệ thống chính trị thì Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam có thể nhập lại một. Còn để tinh gọn cơ quan hành chính, thì Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước hiện gồm có 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 8 cơ quan trực thuộc là quá cồng kềnh. Có thể sáp nhập hoặc giải thể 4 cơ quan ngang bộ và 8 cơ quan trực thuộc vào 18 cơ quan bộ. Từ 18 cơ quan bộ có thể sáp nhập hoặc giải thể một số bộ để tổ chức bộ máy Chính phủ được tinh gọn hơn.
Chính phủ chính là "điểm nghẽn" trọng yếu của "điểm nghẽn" mà ai cũng dễ dàng nhận thấy, cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy hành chính mà ông Tô Lâm muốn thực hiện theo phương châm "thời gian không chờ đợi" là quyết liệt nhắm vào cơ quan Chính phủ, nhắm vào các cán bộ thuộc diện Trung ương Đảng quản lý gồm : thủ tướng, phó thủ tướng và số bộ trưởng-thứ trưởng. Một hội nghị quyết định vấn đề hệ trọng của cả đất nước, của cả hệ thống chính trị mà chỉ diễn ra khoảng thời gian chưa tới một ngày (ngày 25/11 vừa qua), quá gấp gáp và thúc bách đúng theo kiểu như ông Tô Lâm phát biểu là Trung ương không chờ cấp tỉnh, cấp tỉnh không chờ cấp huyện, cấp huyện không chờ cơ sở, quyết tâm hoàn thành việc tổng kết nghị quyết 18 và báo cáo phương án về Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam ngay trong quý 1-2025, báo hiệu một cuộc "long tranh hổ đấu" sắp diễn ra ngay trong lòng bộ máy chính phủ cộng sản Việt Nam.
Tạm kết
Ngay khi quý độc giả đọc đến đây, tôi xin phép nhắc lại một sự thật cụ thể & không vui là trong thân thể quý vị hàng nghìn tế bào già đang tự hủy Hoại để dần dần đi đến cái kết là Diệt theo quy luật Thành - Trụ - Hoại - Diệt, bất biến trong không gian và thời gian. Hể chừng nào còn Không gian & Thời gian thì quy luật khách quan tự nhiên nầy của vũ trụ vẫn còn tác động chính xác lên mọi sự vật, mọi sinh vật và mọi sự kiện & tổ chức. Không gì tránh thoát được quy luật Thành - Trụ - Hoại - Diệt trong vũ trụ nầy.
Đảng cộng sản Việt Nam hay bất cứ tổ chức nào khác cũng không là ngoại lệ. Mọi hiện tượng, mọi vật thể & mọi tổ chức trong vũ trụ nầy luôn luôn chuyển động về hướng tương lai, do đó yếu tố Diệt không thể bị ngừng bởi bất cứ ngoại lực nào, trừ khi nó đã tận diệt xong thì tự nó biến mất. Ví dụ cụ thể là yếu tố hoại-diệt của sự cố "thiết quân luật" hôm 03/12/2024 tại Hàn Quốc đã không còn ngay sau khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol ký sắc lệnh chấm dứt thiết quân luật, bởi vì nó đã diệt xong sự kiện "thiết quân luật".
Fukuyama, khi quan sát sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, đã tuyên bố rằng chúng ta đã đến "hồi kết của lịch sử", nghĩa là tất cả các quốc gia về cơ bản sẽ đi theo con đường của các quốc gia tự do dân chủ tư bản còn tồn tại như Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật, Úc…
Thông qua ví dụ về Đổi Mới ở Việt Nam, thế giới đã chứng kiến một chế độ độc tài cộng sản tự chuyển mình để duy trì chế độ độc tài của mình trong khi phát triển một số yếu tố của hệ thống định hướng thị trường tư bản cũng như một số đặc điểm dân chủ. Điều này không chỉ xảy ra ở Việt Nam, vì thế kỷ 20 đã chứng kiến một số lượng lớn các chế độ độc tài sử dụng cùng một chiến thuật để trì hoãn thời điểm bị/tự Diệt. Tuy nhiên, những chỉ dấu tàn lụi của chế độ cộng sản Việt Nam hiện đã hiện hình rõ nét từ năm 2020 đến nay.
Dưới đây là một số chỉ dấu mà nhiều nhà phân tích chính trị cho là dấu hiệu của sự suy yếu hoặc tàn lụi của chế độ cộng sản ở Việt Nam hiện nay.
1. Sự bất ổn và phân hóa trong nội bộ Đảng cộng sản : Mặc dù Đảng cộng sản Việt Nam vẫn duy trì quyền lực tuyệt đối, nhưng có những dấu hiệu của sự phân hóa trong nội bộ, đặc biệt là giữa các nhóm quyền lực khác nhau trong Đảng. Những cuộc thanh trừng chính trị, y theo chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" của Trung Quốc, cũng cho thấy sự căng thẳng và sự cạnh tranh quyền lực bên trong.
2. Chống tham nhũng và cải cách thiếu hiệu quả : Các cuộc chiến chống tham nhũng được chính phủ phát động từ nhiều năm qua có thể là một chỉ dấu cho sự bất mãn trong bộ máy chính quyền. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng các cải cách chỉ mang tính hình thức, và việc tham nhũng vẫn là vấn đề lớn trong hệ thống, gây giảm sút niềm tin vào chính quyền. Thể chế của Đảng cộng sản Việt Nam làm cho càng chống tham nhũng thì tham nhũng càng gia tăng và càng làm mục rã thêm cho chế độ.
3. Tự do chính trị và quyền con người bị hạn chế : Việc kiểm soát chặt chẽ thông tin, hạn chế quyền tự do ngôn luận và áp dụng các biện pháp đàn áp đối với những người chỉ trích chế độ cũng là dấu hiệu cho thấy sự lo ngại của chính quyền trước các cuộc phản kháng tiềm tàng. Chính quyền càng áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát, càng cho thấy sự yếu kém trong việc đáp ứng nguyện vọng của người dân.
4. Căng thẳng với Trung Quốc và các vấn đề biên giới : Sự phụ thuộc vào Trung Quốc về mặt kinh tế và chính trị khiến Việt Nam gặp phải các vấn đề lớn trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là các tranh chấp về Biển Đông. Việc không thể giải quyết triệt để những vấn đề này có thể tạo ra sự bất mãn trong dư luận và giảm sút uy tín của chính quyền trong quốc nội và trên trường quốc tế.
5. Bất mãn trong xã hội và những phong trào phản kháng : Mặc dù chính quyền vẫn duy trì sự ổn định, nhưng sự bất mãn trong xã hội, đặc biệt là về vấn đề tham nhũng, bất bình đẳng xã hội, và các vấn đề môi trường, đã dẫn đến một số phong trào phản kháng, như phong trào đòi quyền lợi cho nông dân, công nhân, hay các cuộc biểu tình chống lại các dự án của Trung Quốc tại Biển Đông. Những cuộc phản kháng này dù nhỏ lẻ nhưng cho thấy sự không đồng thuận ngày càng tăng trong xã hội Việt Nam.
6. Tình trạng chênh lệch xã hội và sự phát triển không đều : Mặc dù Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế, nhưng sự phân hóa giàu nghèo đang ngày càng rõ rệt. Những sự bất bình đẳng này có thể gây ra sự bất mãn trong các tầng lớp xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh tầng lớp trung lưu đang phát triển và có nhận thức rõ hơn về các vấn đề xã hội và chính trị.
7. Tình trạng thiếu sự đổi mới và sáng tạo trong lãnh đạo : Việc thiếu một thế hệ lãnh đạo trẻ có tầm nhìn mới và cải cách thực sự có thể là một yếu tố dẫn đến sự trì trệ trong hệ thống chính trị. Nhiều người cho rằng các lãnh đạo hiện tại không có đủ khả năng đối phó với các thách thức mới trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và công nghệ số.
Các chỉ dấu tiêu cực trên đây có vẻ vượt quá khả năng điều tiết Kinh tế & Chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam. Các nhà phân tích cũng lưu ý rằng sự thay đổi trong các chế độ chính trị thường diễn ra thình lình và nhanh chóng do tác động bên trong & bên ngoài của hàng nhiều chục yếu tố hoại-diệt nói trên. Việc dự đoán sự tàn lụi của chế độ cần phải thận trọng và xem xét nhiều khía cạnh.
Có một số tương đồng giữa Việt Nam hiện nay và Liên Xô 1990. Thêm nữa là có chỉ dấu cho thấy Đảng cộng sản Việt Nam đang đối diện với những thách thức lớn, mặc dù hiện tại chưa có dấu hiệu rõ ràng cho thấy Đảng cộng sản Việt Nam sẽ sụp đổ như Đảng cộng sản Liên Xô vào năm 1991. Dưới đây là một số sự kiện và yếu tố có thể được coi là những dấu hiệu tiềm tàng của sự suy yếu :
1. Khủng hoảng niềm tin vào Đảng
- Tình trạng tham nhũng và kém hiệu quả quản lý : Tình trạng tham nhũng trong bộ máy chính trị và công tác quản lý yếu kém khiến người dân mất niềm tin vào Đảng cộng sản Việt Nam. Mặc dù chính quyền thực hiện chiến dịch chống tham nhũng, nhưng nhiều người cho rằng chiến dịch này chủ yếu là động thái hình thức, không thực sự đi vào tận gốc rễ vấn đề.
- Sự phân hóa trong xã hội : Cải cách kinh tế và tăng trưởng nhanh đã giúp Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ, nhưng cũng tạo ra một sự phân hóa xã hội rõ rệt, đặc biệt giữa các khu vực nông thôn và thành thị, cũng như giữa các nhóm giàu nghèo. Điều này có thể tạo ra sự bất mãn trong xã hội.
2. Mất cân bằng về quyền lực và sự phân hóa trong nội bộ Đảng
- Cuộc đấu đá nội bộ trong Đảng : Các cuộc đấu tranh nội bộ giữa các phe cánh trong Đảng cộng sản Việt Nam có thể là dấu hiệu cho thấy sự bất ổn trong hệ thống quyền lực. Các cuộc thanh trừng chính trị, như chiến dịch "đả hổ diệt ruồi", phản ánh sự căng thẳng trong Đảng, và có thể dẫn đến sự suy yếu của cấu trúc lãnh đạo nếu những xung đột này không được giải quyết một cách hài hòa.
- Chuyển giao quyền lực không rõ ràng : Giống như Liên Xô vào cuối những năm 1980, Đảng cộng sản Việt Nam đang đối mặt với vấn đề chuyển giao quyền lực trong bối cảnh các lãnh đạo lão thành đang dần ra đi. Nếu không có sự thay đổi tích cực trong việc tạo ra các thế hệ lãnh đạo mới với tầm nhìn cải cách, Đảng cộng sản Việt Nam có thể gặp khó khăn trong việc duy trì quyền lực.
3. Kinh tế và môi trường xã hội
- Khó khăn trong cải cách kinh tế và tăng trưởng bền vững : Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ trong suốt vài thập kỷ qua, nhưng nền kinh tế cũng đang phải đối mặt với các thách thức lớn như sự phụ thuộc vào Trung Quốc, tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, và sự thiếu bền vững của tăng trưởng kinh tế. Nếu các vấn đề này không được giải quyết, có thể gây ra sự bất ổn kinh tế xã hội.
- Sự phản đối các dự án của chính quyền : Nhiều dự án phát triển lớn, đặc biệt là các dự án của Trung Quốc tại Việt Nam, đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ người dân. Các cuộc biểu tình chống lại các dự án này đã thể hiện sự không đồng thuận trong xã hội, điều này có thể làm giảm sự ủng hộ dành cho chính quyền.
4. Sự gia tăng của phong trào phản kháng và chỉ trích chính quyền
- Phong trào xã hội dân sự và các cuộc biểu tình : Mặc dù chính quyền đàn áp mạnh mẽ các phong trào dân chủ, nhưng một số phong trào đòi quyền lợi cho công nhân, nông dân, hay các tổ chức xã hội dân sự đã nổi lên trong những năm gần đây. Các phong trào này tuy chưa đủ mạnh để thay đổi chế độ, nhưng chúng cho thấy sự bất mãn ngày càng tăng trong các tầng lớp xã hội đối với chính quyền.
- Sự lên tiếng của giới trí thức và thanh niên : Một bộ phận trí thức và thanh niên ngày càng lên tiếng chỉ trích sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, nhất là về các vấn đề chính trị, xã hội và môi trường. Mặc dù họ không công khai kêu gọi lật đổ chính quyền, nhưng sự gia tăng của các ý kiến phản biện có thể tạo ra áp lực cho chế độ. Tầng lớp thanh niên trí thức chính trị đã xuất hiện từ vài năm qua, tiêu biểu là anh Trần Khắc Đức – thành viên của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên.
5. Căng thẳng trong quan hệ quốc tế
- Tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc : Mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là trong vấn đề Biển Đông, ngày càng trở nên căng thẳng. Mặc dù chính quyền Việt Nam đã cố gắng duy trì quan hệ với Trung Quốc vì lợi ích kinh tế, nhưng sự bất mãn trong dân chúng về chính sách đối ngoại của chính phủ có thể tạo ra những bất ổn trong nội bộ.
- Mối quan hệ với các cường quốc lớn : Việt Nam cũng đang phải điều chỉnh quan hệ với các cường quốc như Hoa Kỳ và các nước phương Tây. Nếu Việt Nam không thể duy trì một chính sách đối ngoại linh hoạt và bền vững, điều này có thể tạo ra những áp lực từ bên ngoài đối với chính quyền.
6. Khó khăn trong việc duy trì sự kiểm soát thông tin
- Internet và mạng xã hội : Mặc dù chính quyền Việt Nam kiểm soát rất chặt chẽ thông tin và ngôn luận, nhưng sự phát triển của Internet và mạng xã hội đã tạo ra một không gian mới để người dân trao đổi thông tin và bày tỏ quan điểm. Chính quyền khó có thể kiểm soát hoàn toàn thông tin trên các nền tảng này, và điều này có thể dẫn đến sự gia tăng của các phong trào phản kháng, dù còn ở quy mô nhỏ.
Những dấu hiệu trên đây đưa đến kết luận cho thấy chế độ cộng sản Việt Nam đang gặp phải những thách thức lớn trong hiện tại & tương lai, do đó có thế khẳng định rằng Đảng cộng sản Việt Nam đang trên đà sụp đổ như Đảng cộng sản Liên Xô năm 1991. Mặc dù lịch sử và hoàn cảnh Việt Nam có sự khác biệt đáng kể so với Liên Xô 1990, và Đảng cộng sản Việt Nam vẫn duy trì quyền kiểm soát mạnh mẽ, nhưng những yếu tố hoại-diệt nói trên cho thấy rằng chế độ cộng sản Việt Nam đang đối mặt với nhiều thử thách mà nếu không giải quyết kịp thời có thể dẫn đến những biến động lớn trong tương lai rất gần.
Quy luật "Thành - Trụ - Hoại - Diệt" là một lý thuyết khoa học & triết học, mô tả quá trình của mọi hiện tượng và sự vật trong vũ trụ, bao gồm các giai đoạn : Thành (ra đời), Trụ (tồn tại, phát triển), Hoại (hư hao, suy thoái), và Diệt (hủy diệt). Quy luật này có thể áp dụng vào các tổ chức, chế độ chính trị hoặc các hiện tượng xã hội, bao gồm cả các đảng phái chính trị. Tuy nhiên, việc áp dụng quy luật này vào một chế độ chính trị như Đảng cộng sản Việt Nam đòi hỏi phải xem xét nhiều yếu tố và không thể xác định một cách chắc chắn thời điểm "diệt vong" của nó.
Vậy thì, để trả lời câu hỏi "thời điểm nào Đảng cộng sản Việt Nam tự/bị hủy diệt, ta cần phân tích các giai đoạn của quy luật này trong bối cảnh Đảng cộng sản Việt Nam :
1. Thành (ra đời)
Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập vào năm 1930, với mục tiêu nhuộm đỏ Việt Nam núp bóng cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. Giai đoạn "Thành" của Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra trong bối cảnh xã hội Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 đầy biến động, với sự thất bại của các phong trào yêu nước truyền thống và sự xuất hiện của chủ nghĩa Marx-Lenin như một lý thuyết mới để lôi kéo một dân tộc có đến hơn 80% là mù chữ.
2. Trụ (tồn tại và phát triển)
Sau năm 1945 và chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1975), Đảng cộng sản Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Từ những năm 1980s, với chính sách đổi mới (Renovation), Việt Nam đã chuyển mình từ một nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và đạt được nhiều thành tựu về tăng trưởng kinh tế, gia nhập các tổ chức quốc tế, và có nâng cao đời sống người dân.
3. Hoại (suy thoái, khủng hoảng)
Giai đoạn "Hoại" của Đảng cộng sản Việt Nam có thể bắt đầu từ những vấn đề nội bộ và những thách thức xã hội ngày càng tăng. Các yếu tố như:
- Tham nhũng và sự bất mãn trong xã hội, với những vấn đề như bất bình đẳng, thiếu minh bạch trong quản lý, và sự mất lòng tin vào chính quyền.
- Mâu thuẫn nội bộ trong Đảng, khi các phe cánh tranh giành quyền lực và không thể đạt được sự đồng thuận về phương hướng phát triển.
- Khủng hoảng về chuyển giao quyền lực khi các lãnh đạo lão thành dần dần ra đi và chưa có một thế hệ kế thừa đủ mạnh và sáng tạo để đáp ứng nhu cầu thay đổi của xã hội.
- Sự phân hóa xã hội, khi tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhưng có sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt, gây bất mãn trong các tầng lớp thấp hơn.
- Khó khăn về môi trường và bền vững phát triển: Việt Nam đối mặt với những vấn đề về ô nhiễm, khai thác tài nguyên không bền vững và phụ thuộc vào một số quốc gia như Trung Quốc.
Những yếu tố nói trên có thể dẫn đến sự suy thoái trong nội bộ Đảng và xã hội, nhưng mức độ nghiêm trọng của chúng vẫn còn phụ thuộc vào khả năng điều chỉnh và cải cách của chính quyền.
4. Diệt (hủy diệt)
Giai đoạn "Diệt" trong quy luật Thành - Trụ - Hoại - Diệt ám chỉ sự hủy diệt hoặc chấm dứt hoàn toàn của một thể chế, một đảng phái hoặc một chế độ chính trị. Đối với Đảng cộng sản Việt Nam, hiện tại chưa thể xác định được thời điểm sụp đổ cụ thể trong giai đoạn "Diệt" này, vì có một số yếu tố quan trọng cần lưu ý :
- Sự kiểm soát chặt chẽ của Đảng : Đảng cộng sản Việt Nam duy trì quyền kiểm soát tuyệt đối trên mọi mặt của đời sống chính trị, xã hội và kinh tế, với hệ thống an ninh mạnh mẽ và các cơ chế kiểm soát thông tin. Điều này khiến cho các cuộc phản kháng hoặc sự suy yếu của chế độ không dễ dàng diễn ra như ở Liên Xô vào cuối thập niên 1980.
- Chưa có một lực lượng thay thế đủ mạnh: Mặc dù có sự bất mãn của đại đa số nhân dân Việt Nam và các phong trào phản kháng, nhưng chưa có một lực lượng nào đủ mạnh để thay thế hoàn toàn Đảng cộng sản Việt Nam. Các phong trào dân chủ hay các đảng phái đối lập vẫn chưa có đủ sự tổ chức và sức mạnh để đe dọa trực tiếp đến quyền lực của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Điều chỉnh và cải cách: Đảng cộng sản Việt Nam vẫn duy trì khả năng điều chỉnh và cải cách trong các chính sách, từ việc cải cách kinh tế cho đến việc thực hiện chiến dịch chống tham nhũng. Phải nói rằng chưa thấy lần nào có một quyết sách lớn là "tinh giản bộ máy chính quyền" của Đảng cộng sản Việt Nam, lại tác động sâu xa đến bộ máy công quyền mà từ "nghiên cứu, gợi mở" đến "gợi ý, đề xuất" lại được cụ thể hóa… siêu nhanh đến như vậy. Nên, trước mắt, người ta tin vào sự quyết tâm "tinh gọn thật". Nhưng, liệu các quy định pháp lý đi kèm có kịp điều chỉnh, tháo gỡ để đồng bộ hóa với bộ máy ít người – nhiều việc lúc này mà không bị rối-loạn ? Một lượng lớn cán bộ, viên chức, người lao động bị thay đổi, tinh giản, mất việc, thì lời kêu gọi "hy sinh" đi kèm chính sách liệu có đủ sức để giải quyết "tư tưởng, tâm tư"?
Điều này có thể giúp Đảng cộng sản Việt Nam kéo dài giai đoạn "Trụ" và tránh đi vào giai đoạn "Diệt" sớm.
Thời điểm "Diệt" là khó đoán
Thực tế, có thể xác định chính xác rằng Đảng cộng sản Việt Nam đã bước vào giai đoạn "Diệt" từ năm 2021 đến nay, mặc dù sự thay đổi chế độ chính trị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ tình hình quốc tế, sự phát triển xã hội, cho đến cách thức mà Đảng cộng sản Việt Nam có thể điều chỉnh, đổi mới và giải quyết các vấn đề nội bộ. Tuy nhiên, liệu Đảng cộng sản Việt Nam có thể duy trì quyền lực lâu dài nếu biết cách làm mới mình, duy trì ổn định xã hội, và đáp ứng được nguyện vọng của người dân hay không ?
Theo quy luật "Thành - Trụ - Hoại - Diệt", Đảng cộng sản Việt Nam đang ở giai đoạn "Diệt" với những dấu hiệu suy yếu và thách thức lớn lao hiện nay. Tuy nhiên, để xác định được thời điểm "Diệt" của Đảng cộng sản Việt Nam là rất khó, vì điều này phụ thuộc vào khả năng của Đảng nầy trong việc điều chỉnh và đáp ứng các yêu cầu thay đổi của xã hội và nền kinh tế. Rõ rang là khả năng "điều chỉnh và đáp ứng các yêu cầu thay đổi của xã hội và nền kinh tế" của Đảng cộng sản Việt Nam rất chậm chạp và lạc hậu, nên đảng nầy khó có thể tồn tại sau năm 2025 vì bối cảnh "toàn cầu hóa dân chủ" đang là một làn sóng xô đổ nhiều chế độ độc tài toan trị.
Đối với Việt Nam, dù Việt Nam đang bị ép buộc vận hành trong một hệ thống chính trị khác biệt, nhưng mầm mống của sức bền dân chủ vẫn hiện hữu. Từ sự sôi động của không gian mạng xã hội, sự kiên trì của các tổ chức xã hội dân sự, đến nền tảng quan trọng nhất là kinh tế thị trường - tất cả đều là những dấu hiệu cho thấy tiềm năng dân chủ vẫn đang âm thầm phát triển. Đặc biệt, việc duy trì và phát triển nền kinh tế thị trường không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế, mà còn là nền tảng để nuôi dưỡng một xã hội đa nguyên và giai cấp trung lưu - những yếu tố then chốt cho sự phát triển của dân chủ trong tương lai. Có thể nói, sức bền của nền dân chủ không phải là điều tư nhiên có sẵn, mà là kết quả của một quá trình xây dựng lâu dài từ nhiều thành tố khác nhau trong xã hội. Kinh nghiệm từ nền dân chủ Hoa Kỳ và những dấu hiệu tích cực từ xã hội Việt Nam hiện nay cho thấy, dù con đường còn nhiều thách thức, nhưng những giá trị dân chủ vẫn luôn có khả năng tồn tại và phát triển, miễn là chúng được người dân nuôi dưỡng.
Chúng ta sắp kết thúc một năm 2024 với nhiều biến động. Bi quan và lạc quan dường như hiện diện trong suy tư của nhiều người. Theo thời gian, khối cộng sản đã mất hết sức quyến rũ khi những tiến bộ truyền thông dần vén lên hiện thực độc tài kìm kẹp phía sau bức màn sắt. Mô hình kinh tế, xã hội cộng sản khủng hoảng nghiêm trọng đã dẫn tới sự sụp đổ của bức tường Berlin và khối Liên Xô tan rã vào thập niên 90. Phương Tây toàn thắng, nên dân chủ là tất yếu. Vì thế, Francis Fukuyama, một học giả người Mỹ xuất bản quyển sách The End of History (Hồi kết của Lịch sử) cho thầy từ nay, thể chế tất yếu chỉ là thể chế dân chủ mà thôi. Ông Trần Xuân Bách, một ủy viên cấp cao và cấp tiến của đảng cộng sản Việt Nam khi đó cũng mạnh dạn tuyên bố phải dân chủ đa nguyên, đa đảng.
Các học giả phân định thế giới thành nhiều cực mà họ quên mất một điều rằng, quyền con người phải là quyền cao nhất. Nhà nước không còn là cứu cánh, mà chỉ là phương tiện để bảo đảm quyền con người được tôn trọng và thăng tiến. Ngày hôm nay, quyền con người đã trở thành phổ quát và những ưu tư, sở nguyện của con người khắp mọi nơi trên thế giới đều giống nhau. Một người Việt Nam cũng có ước muốn được sống trong môi trường lành, sạch, được tôn trọng phẩm giá và được toàn quyền tham gia đóng góp vào việc chung cho đất nước.
Ngay tại chính những nền dân chủ vững mạnh, những nền dân chủ còn chưa chắc chắn hay tại chính nơi kìm kẹp bởi các chế độ độc tài còn sót lại… thì người ta vẫn sẽ tranh đấu nhằm thay đổi xã hội theo hướng tốt đẹp hơn. Điều chúng ta có thể tin chắc chắn rằng, nếu quốc gia nào không còn được xem như là một tình cảm, một không gian liên đới và một dự án tương lai chúng thì nó chắc chắn sẽ tan rã. Trung Quốc đang đứng trước một cuộc khủng hoảng như thế. Trong khi đó, nước Nga đang kiệt quệ về kinh tế lẫn cuộc xâm chiếm tàn khốc vào đất nước của người Ukraine. Các chế độ độc tài khác cũng đang chao đảo.
Giờ đây, dù hiện trạng Việt Nam vẫn còn độc tài toàn trị, nhưng hy vọng và lạc quan đang đến gần bằng sự xuất hiện của một tầng lớp trẻ trung, lương thiện, trong sáng, bản lĩnh và đấy nhiệt huyết với đất nước mà tiêu biểu là người thanh niên dũng cảm Trần Khắc Đức của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên.
Trần Khắc Đức nói rằng sẽ mang theo tinh thần hòa giải bước qua khỏi cánh cửa trại giam
Trần Khắc Đức rất xứng đáng đại diện cho một thế hệ trí thức chính trị mới của đất nước, dấn thân để trưởng thành, để xây dựng giấc mơ Việt Nam chung và cùng nhau mở ra kỷ nguyên mới cho Việt Nam, kỷ nguyên của tự do dân chủ trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc [21].
Trần Đan Tâm
(12/12/2024)
------------------------------
1. Đảng cộng sản Việt Nam trong quy luật : Thành
2. Đảng cộng sản Việt Nam trong quy luật : Trụ
3. Đảng cộng sản Việt Nam trong quy luật : Hoại
4. Đảng cộng sản Việt Nam trong quy luật : Diệt
Tham khảo :
[1] Hoàng Thành, (30/9/2007), "'Bệnh lý lịch'", Báo Tiền Phong online,
[2] Bùi Thanh, 14/06/2008, "Không ai chọn cửa mà sinh ra!". Báo Tuổi Trẻ online. Không ai chọn cửa mà sinh ra ! - Tuổi Trẻ online,
[3] Wikipedia Bách Khoa Toàn Thư mở, Chủ nghĩa lý lịch ở Việt nam,
[4] Dạ Thảo Phương, 7/12/2024, Kẻ hiếp dâm tôi lại làm Phó Tổng biên tập,
[5] Jason Nguyen, 07/03/2023, Human Rights - How the Case of Da Thao Phuong Accentuates the Problems Faced by Vietnamese Women in Sexual Assault Matters,
[6] Phương, D.T. (2022b), The Entire Truth about the Relationship between Me and Lương Ngọc An (V.N. Kiều Khanh, Trans.), Journal of Vietnamese Studies, 17(4), 76–82.
[7] Hà Nội, Việt Nam (Người Việt), June 20, 2023, Đấu đá nội bộ chóp bu đảng cộng sản Việt Nam vẫn ngấm ngầm diễn ra,
[8] Thái Thiên Quốc, December 3, 2024, Tô Lâm ‘đốt lò,’ lửa cháy khét tứ trụ !,
[9] Trà My – Thoibao.de, 05/12/2024, Trương Mỹ Lan khả năng cao sẽ thoát án tử hình ?,
[10] Người Tân Định, 14/02/2923, VNTB – Nguyễn Phú Trọng và bệnh kiêu ngạo cộng sản,
[11] Nguyễn Gia Kiểng, 02/12/2024, Mạn đàm về thời gian,
[12] Dân Trần, 07.12.2024, VNTB – Nguyễn Văn Nên ngầm thừa nhận cán bộ cộng sản Việt Nam vì tư lợi mà bỏ lợi ích chung,
[13] Trần Đông A, 05/12/2024, ‘Tân quan tân chính sách’ với trường hợp Tô Lâm,
[14] Kỷ Nguyên, 05/12/2024, Những gì cần thấy đằng sau "kỷ nguyên mới" của Tô Lâm,
[15] Le Hong Hiep, 29/04/2024, Vietnam’s Deepening Leadership Crisis : More Instability on the Horizon ?,
[16] Lê Hồng Hiệp, 30/04/2024, ‘Khủng hoảng lãnh đạo’ tại Việt Nam : Bất ổn sẽ còn tiếp diễn ?,
[17] VOA Tiếng Việt, 01/02/2021, Giới quan sát: Đảng cộng sản Việt Nam có khủng hoảng về tìm lãnh đạo kế cận,
[18] Quang Nguyên, 09/12/2024, VNTB – Thích Nhật Từ và hai nhóm Giao Điểm, Sách Hiếm,
[19] US State Government, December 29, 2023, VIETNAM 2023 INTERNATIONAL RELIGIOUS FREEDOM REPORT,
[20] Human Rights Watch, 2024, World Report 2024: Vietnam - Human Rights Watch,
[21] Việt Dân, 07/12/2024, Trật tự thế giới mới và Kỷ nguyên mới cho Việt Nam.