Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Rò r phòng thí nghim Trung Quc có th là nguyên nhân gây ra đi dch Covid-19

Giám đc Cơ quan Điu tra Liên bang Hoa K (FBI) Christopher Wray hôm th Ba (28/2) cho biết FBI đánh giá rng mt v rò r t mt phòng thí nghim Vũ Hán, Trung Quc, có kh năng đã gây ra đi dch Covid-19, theo Reuters. Tuy nhiên, phát biu này ngay lp tc b phía Trung Quc lên án.

covid1

Giám đc FBI Christopher Wray.

Ông Wray nói vi đài Fox News : "T lâu FBI đã đánh giá rng ngun gc ca đi dch rt có th là mt s c tim n trong phòng thí nghim Vũ Hán".

Phát biu ca ông Wray được đưa ra tiếp theo sau mt bn tin ca t Wall Street Journal vào ngày 26/2 nói rng B Năng lượng Hoa K đã đánh giá vi đ tin cy thp v nguyên nhân đi dch là do rò r ngoài ý mun t phòng thí nghim Trung Quc.

Bn tin cho biết có bn cơ quan khác, cùng vi cng đng tình báo quc gia Hoa K, vn đánh giá rng đi dch có kh năng là kết qu ca s lây truyn t nhiên và còn hai cơ quan vn chưa đi đến kết lun.

Phát ngôn viên an ninh quc gia ca Nhà Trng John Kirby hôm 27/2 cho biết chính ph Hoa K vn chưa có kết lun chc chn và s đng thun v ngun gc ca đi dch.

Ông Wray cho biết ông không th chia s nhiu chi tiết v đánh giá ca FBI vì chúng là tài liu mt.

Ông cáo buc chính ph Trung Quc "đã c hết sc mình đ ngăn chn và gây hoang mang" cho nhng n lc tìm hiu v ngun gc ca đi dch ca Hoa K và nhng nước khác.

B Ngoi giao Trung Quc hôm th Tư (1/3) kêu gi Hoa K ngng chính tr hóa vic truy xut ngun gc Covid-19 và ngun gc ca đi dch.

Người phát ngôn B Ngoi giao Mao Ninh nói trong mt cuc hp báo thường k Bc Kinh rng "Cng đng tình báo Hoa Kỳ khét tiếng v gian ln và la di, kết lun mà h đưa ra không có chút uy tín nào".

Bà Mao nói thêm : "Chúng tôi kêu gi phía Hoa K tôn trng khoa hc và s tht, ngng chính tr hóa vn đ truy xut ngun gc ca virus Covid-19".

(Reuters)

Nguồn : VOA, 01/03/2023

Additional Info

  • Author Reuters, VOA tiếng Việt
Published in Châu Á

California sống với Covid

Sau hơn một năm vất vả phòng chống Covid và kể từ khi có thuốc tiêm ngừa, nước Mỹ đang trở lại bình thường trong những điều kiện mới. Việc đeo khẩu trang và giãn cách xã hội sẽ trở thành những nét sinh hoạt trong đời sống. Bắt buộc cũng có mà tự nguyện cũng có.

bvp5

Thành phố đại học Berkeley những ngày phòng chống Covid trong năm 2020

Từ mùa xuân năm nay nhiều tiểu bang đã bỏ những giới hạn sinh hoạt vì Covid. Riêng California, nơi có nhiều hạn chế gắt gao nhất trong công tác phòng chống, giới hạn được bỏ từ ngày 15/6 vừa qua.

Vì ban hành những chính sách khắc khe nên Thống đốc Gavin Newsom, người của Đảng Dân chủ mới làm lãnh đạo tiểu bang California được hai năm, nay đang phải đối mặt với cuộc bầu cử nhằm bãi nhiệm ông vào ngày 14/9 tới đây.

Ngay khi vừa được bãi bỏ giới hạn sinh hoạt, cuối tuần 20/6, ngày Father’s Day đã có tiệc trong khu Little Saigon San Jose với 5, 6 trăm người tham dự.

bvp6

Thống đốc Gavin Newsom đang phải đối đầu với bầu cử bãi nhiệm vào ngày 14/9 tới đây (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Hàng quán đã mở cửa cho khách vào ăn và nhiều quán ăn vẫn còn giữ không gian bên ngoài để phục vụ khách hàng. Đông khách vào buổi trưa cuối tuần dù giá cao hơn trước nhiều. Một tô phở trong Vietnam Town ít ra là 15 đôla. Một ly chè ba mầu trong Grand Century Mall gần 5 đôla.

Không chỉ người Việt mà mọi người đang đổ xô ra ngoài ăn uống để bù lại những ngày cấm túc và cũng vì lo ngại biến chủng Delta của Covid-19 đang lan nhanh, có thể khiến chính quyền sẽ lại ban hành các giới hạn, nếu tình hình lây lan và số người chết tăng nhanh.

bvp3

Từ ngày 15/6 hàng quán ở California đã hoàn toàn mở cửa trở lại để đón khách (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Bây giờ vào hàng quán có nơi đo thân nhiệt của khách. Đến thành phố San Francisco mà bạn muốn ăn nhà hàng, vào quán rượu hay ghé phòng tập thể dục thì phải chứng minh đã chích ngừa, còn không xin miễn vào.

Các chương trình ca nhạc giải trí, tranh đua thể thao đang được tổ chức. Sân vận động chia làm hai khu cách biệt, cho những khán giả đã chích ngừa và chưa chích.

Sau hơn một năm vắng bóng văn nghệ, tại San Jose Center for Performing Art vào chiều Chủ Nhật 29/8 sẽ có chương trình ca nhạc chủ đề "Bông hồng cài áo".

Miền nam California, hôm Chủ nhật 22/8 Thúy Nga Paris by Night đã tổ chức tại sòng bài Pechanga Resort Casino ở gần San Diego hai suất văn nghệ và đã bán hết vé.

Sans titre

Phố Tầu San Francisco cuối tháng 3/2020 (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Nhìn về quê nhà, mấy tuần qua xem hình ảnh của các bạn từ Sài Gòn đưa lên Facebook, tôi thấy thành phố nơi mình sinh ra, sau bao đổi đời mà chưa khi nào vắng lặng như thế, kể cả những ngày xa xưa khi chiến tranh tràn vào thành phố.

Tháng Ba năm ngoái, vùng Vịnh San Francisco đã trải qua thời gian hoang vắng. Xa lộ chỉ còn rất ít xe qua lại, phương tiện di chuyển công cộng thật thưa người. Các dịch vụ giải trí, các nơi thờ phượng, các dịch vụ không cần thiết đều đóng cửa. Nhưng không hoang vắng như Sài Gòn hiện nay, với rào kẽm gai giăng mắc ở cả những hang cùng, ngõ hẻm.

bvp7

Sài Gòn hiện nay với rào kẽm gai giăng mắc ở cả những hang cùng, ngõ hẻm.

California những ngày cấm túc năm ngoái người dân được khuyến cáo không ra đường, nhưng vẫn có thể đi siêu thị, đi đổ xăng, đến ngân hàng. Nếu cần thư giãn dân cũng có thể thả bộ quanh lối xóm, chỉ phải đeo khẩu trang và giữ giãn cách xã hội.

Những hàng dài người xếp hàng, giữ khoảng cách 2 mét, chờ vào siêu thị trở nên hình ảnh quen thuộc trong đời sống.

Lúc đó tôi không thể xuống San Jose, thủ phủ của người Việt miền bắc California, vì như thế là không tuân thủ lệnh của chính quyền địa phương không cho di chuyển ra khỏi nơi mình cư ngụ quá xa.

Vài lần lái xe lòng vòng ra phố, qua Oakland, qua San Francisco để quan sát mà trong lòng có cảm giác lo sợ vì chưa bao giờ đường phố vắng xe như thế. Đêm về thì như thành phố ma. Bệnh dịch rồi sẽ lây lan đến đâu?

Ba tháng qua đi, hè đến có vẻ khả quan. Các giới hạn được nới lỏng.

Nhưng số người bị lây nhiễm vẫn không giảm nhiều. Cuối năm tình hình bệnh dịch trở nên bi quan với số người nhập viện, người chết tăng. Nhiều người danh tiếng qua đời vì Covid mà cộng đồng không thể tiễn đưa. Người thân quen mắc bệnh phải tự chữa tại nhà, theo lời dặn của bác sĩ vì bệnh viện không còn chỗ.

BuiVanPhu_20210822_H02

Hàng quán trong khu Vietnam Town ở San Jose đông khách vào một trưa Chủ Nhật gần đây (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Sau hơn một năm phòng chống, nước Mỹ đã có 650 nghìn người chết vì Covid và 38 triệu người bị nhiễm.

Hiện nay nước Mỹ đang tạm bình yên. Trường học đã mở cửa đón sinh viên và học sinh trở lại, tuy vẫn còn tranh cãi về các biện pháp phòng ngừa Covid, như cần chứng minh đã chích ngừa, hay học sinh có cần đeo khẩu trang.

Dù đã có thuốc tiêm phòng chống dịch từ đầu năm, nhưng nhiều người vẫn không muốn chích. Chính quyền các cấp ra sức mời gọi người dân, tổ chức xổ số, tặng quà nhưng đến nay mới có 52% đã được tiêm đủ hai mũi, chưa thể đạt tới mức miễn nhiễm cộng đồng. Hiện tại khắp nơi trên nước Mỹ đang kêu gọi những người đi tiêm lần đầu sẽ được tặng 100 đôla.

Theo số liệu của KFF (kff.org), một tổ chức theo dõi hoạt động y tế ở Mỹ đã thu thập số liệu từ 40 tiểu bang, số người đã chích một mũi, tính đến ngày 16/8, là : 50% người da trắng, 45% người Hispanic, 40% người da đen và 67% người châu Á.

Có những nhận định là người theo Đảng Cộng hòa không muốn tiêm chích hơn người theo Dân chủ. Tôi thấy điều này không thuyết phục, vì nếu như thế thì số người da đen, với trên 80% ủng hộ Đảng Dân chủ qua các kỳ bầu cử thì họ phải là nhóm dân chích ngừa cao nhất, sao lại ở mức 40% cho đến nay.

Có thống đốc tiểu bang Cộng hòa không buộc dân phải tiêm chủng hay phải đeo khẩu trang vì cho đó là những tự do chọn lựa của từng cá nhân.

Nước Mỹ kêu gọi chích ngừa mà dân cứ lơ là. Còn bên Việt Nam hàng triệu người lại đang mong có thuốc để tiêm.

Sài Gòn chết vì Covid

Covid ở Việt Nam trong toàn năm qua được kiểm soát tốt, chỉ vài nghìn ca nhiễm và số tử vong vài trăm. Từ cuối tháng Năm vừa qua tình hình trở nên nguy ngập và lúc này số ca nhiễm lên đến hàng vạn và số người chết lên số trăm một ngày. Hơn 90% các ca nhiễm và tử vong là trong vòng ba tháng qua.

Theo số liệu từ Worldometer, cho đến ngày 22/08/2021 Việt Nam có 348 nghìn ca nhiễm và 8.300 tử vong.

Sài Gòn toang từ hai tháng qua và đã lan nhanh ra nhiều tỉnh lân cận. Chính phủ đang vận động xin viện trợ thuốc chích ngừa từ các nước phát triển.

Nhiều người ở Mỹ đã gửi tiền, gửi thuốc về giúp gia đình bên nhà. Nhưng vì ngăn cấm đi lại gắt gao, những công ti chuyển hàng như Anam Cargo ở San Jose đã phải ngưng nhận gửi đồ cho đến đầu tháng Chín. Hàng gửi trước ngày 20/8 thì đến 25/9 thân nhân mới có thể nhận được.

Thành phố với 13 triệu dân, trong đó có hàng triệu người là dân nhập cư tạm sống và làm việc ở đó. Hàng vạn người phải lũ lượt bỏ Sài Gòn ra đi vì không còn sức chịu đựng. Thiếu tiền nhà, thiếu thực phẩm thì làm sao sống nên phải về quê cũ để có nơi nương thân, còn tìm được miếng ăn.

Xem hình ảnh Sài Gòn trong cơn đại dịch mà cảm thương cho người dân. Dịch bệnh đã làm tê liệt thành phố. Sài Gòn giờ không kịp thiêu người đã chết.

Không chỉ giới nghiêm từ 6 giờ chiều đến 6 giờ sáng, hình ảnh Sài Gòn những tuần qua là một Sài Gòn với ngựa sắt và kẽm gai giăng khắp lối. Sài Gòn đang trở ngược về quá khứ của chiến tranh. Hay của thời điểm đổi tiền và những ngày ngăn sống cấm chợ, như người thân của tôi nhận xét.

Sài Gòn trước những tin đồn cấm dân ra đường, được nhà nước cải chính rồi lại ban hành lệnh thi hành, khiến dân ùn ùn kéo nhau đi mua nhu yếu phẩm, chen chúc trước siêu thị chẳng còn màng đến giãn cách xã hội.

Những ai từng sống ở Sài Gòn qua thời chiến tranh hẳn không quên bài hát quen thuộc của Trần Thiện Thanh, phổ thơ Tô Thùy Yên với những ca từ :

 

Giờ này thương xá sắp đóng cửa

Người lao công quyét dọn hành lang…

Ôi Sài Gòn, Sài Gòn giờ giới nghiêm

Ôi em tôi Sài Gòn không buổi tối

 

Bài hát "Chiều trên Phá Tam Giang"

 

Hay nhạc sĩ Lê Uyên Phương phổ thơ Kim Tuấn :

Sài Gòn bây giờ trời mưa hay nắng

Sài Gòn bây giờ ai khóc thương ai

Sài Gòn giới nghiêm che kín đêm dài…

 

Bài hát "Khi xa Sài Gòn"

 

Sau năm 1975, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng viết "Đêm nhớ về Sài Gòn" :

Đêm nhớ về Sài Gòn

Thấy phố phường buồn xưa chưa nguôi

Những con đường thèm đôi chân vui

Đã bao lâu chờ đợi…

 

Bài hát "Đêm nhớ về Sài Gòn"

 

Đó cũng là nỗi nhớ của người Sài Gòn hôm nay. Thèm được ra đường.

Những ngày qua, với tình hình bệnh dịch và Sài Gòn như đang thoi thóp trong từng hơi thở của dân đã tạo cảm hứng cho nhiều nhạc sĩ, trong và ngoài nước, viết lên những ca khúc.

"Sài Gòn tôi sẽ" của thầy giáo 9x Nguyễn Thái Dương đã được chính tác giả và nhiều người khác hát, thu hình đưa lên You Tube.

Bài hát "Sài Gòn tôi sẽ"

 

Hy vọng hơn cho một ngày Sài Gòn bình thường trở lại là "Sài Gòn sẽ vui lại thôi mà" của bác sĩ Minh Đức.

Từ hải ngoại, hướng lòng về quê nhà nhạc sĩ Quốc Khanh viết "Hướng về quê hương" được nhiều ca sĩ tên tuổi hòa ca : Hoàng Thục Linh, Quốc Khanh Nguyên Khang, Diễm Liên, Thiên Kim, Hồ Hoàng Yến, Huỳnh Phi Tiễn, Nhật Lâm, Đoàn Phi, Huỳnh Gia Tuấn, Xuân Nghi, Ái Ni, Đức Tân.

Bài hát "Hướng về quê hương"

 

Từ San Jose, Trần Hải Sâm có ca khúc "Một ngày trên quê hương tôi" được ca sĩ Trần Thu Hà thể hiện, nghe thật buồn và cảm thương cho biết bao con người ở khắp nơi trên thế giới và ở Việt Nam trong lúc này đang trải qua những cơn sinh tử mà lại thật cô đơn :

Một ngày trên quê hương tôi

Nghe tiếng khóc báo người thân tắt thở

Ra đi giữa im lìm không hương khói, chẳng một vòng hoa

Lặng lẽ hóa ra tro

Lặng lẽ hóa ra tro...

 

Bài hát "Một ngày trên quê hương tôi"

 

Đã một năm rưỡi chúng ta phải sống với Covid, chết vì Covid. Biết làm gì hơn nữa là mong cho càng nhiều người được chích ngừa. Nguyện cầu cho cơn dịch mau qua.

Bùi Văn Phú

(24/08/2021)

Tác giả là giảng viên đại học cộng đồng và là một nhà báo tự do từ vùng Vịnh San Francisco, California.

Additional Info

  • Author Bùi Văn Phú
Published in Văn hóa

Tình cảnh của giới kinh doanh quán ăn, dịch vụ tại Sài Gòn hiện nay (RFA, 26/03/2020)

Vào ngày 24/3, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ra lệnh đóng cửa toàn bộ các cơ sở kinh doanh tụ tập trên 30 người, trong đó bao gồm các nhà hàng, quán ăn, khu vui chơi giải trí, các cửa tiệm làm đẹp, uốn tóc và hớt tóc…v.v.

sinhhoat1

Một quán bar đã đóng cửa trên đường Bùi Viện, Thành phố Hồ Chí Minh. Reuters

Tiếp đến , Thủ tướng Việt Nam chỉ thị các thành phố lớn trong nước như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đóng cửa toàn bộ các cơ sở kinh doanh như nêu trên, không giới hạn số lượng người, bắt đầu vào ngày 28/3.

Vào ngày 26/3, RFA đã có cuộc phỏng vấn ghi nhận tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ảnh hưởng do lượng khách hàng giảm từ khi dịch bùng phát đến nay, thì nay họ sẽ xoay sở thế nào khi phải đóng cửa hoàn toàn cơ sở kinh doanh.

sinhhoat2

Nhân viên ở một nhà hàng tại Hà Nội cầm bảng quảng cáo trong thời kỳ dich bệnh. Reuters

Chị Loan, chủ của một tiệm tóc tại Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết từ khi dịch bệnh bùng phát trong nước, việc hoạt động của cửa tiệm chị không như trước vì số lượng khách hàng thưa thớt :

"Tình hình dịch bệnh làm hạn chế, ảnh hưởng đến kinh doanh, khách hàng thì sợ bị lây nhiễm. Với lại tiệm đóng cửa trong khi tiền thuê mặt bằng mình vẫn phải trả và thêm tiền lương nhân viên, nên cũng gặp khó khăn nhiều. Trước khi đóng cửa (đã có khó khăn), tại vì dịch ảnh hưởng chung, nên khách hàng cũng giảm"

Chị Loan hiện tại vẫn chưa biết cửa tiệm mình sẽ phải tiếp tục đóng cửa bao lâu, vì theo chị phải theo dõi và xem xét tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến như thế nào. Chị cho biết :

"Chưa biết nha chị. Nhà nước thì ra quy định như vậy, nhưng cũng có thể đến khi đó xem xét tình hình thế nào, có thể đóng cửa tiếp. Theo em thấy ở những vùng học sinh nghỉ học, thì còn đi theo tình trạng dịch như thế nào nữa. Tạm thời phải nghỉ hết tháng".

Anh Lộc, chủ của một quán ăn ở một khu đô thị mới tại Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết khi luật chỉ giới hạn cho những cơ sở kinh doanh có tụ tập trên 30 người, những quán ăn như quán của anh có thể gia giảm số lượng khách phục vụ xuống còn dưới 30 người. Tuy nhiên, sắp tới khi phải đóng cửa toàn bộ nhà hàng, những khó khăn anh gặp phải như sau :

"Khi đóng cửa thì thứ nhất, các đồ ăn, nguyên liệu của mình sẽ bị hư. Thứ hai là khi nhân viên xin nghỉ về quê thì sẽ khó lên lại và cũng khó tìm người nhân viên khác để thay thế. Thêm nữa là chi phí mặt bằng, vì người ta sẽ không giảm cho mình. Khi mình đi xin người ta chưa chắc gì họ sẽ giảm. Trước đây thì những tiệm lớn có thể chỉ giảm thiểu số khách còn đúng 30 người thôi".

Quán ăn của anh Lộc vẫn còn mới, được thành lập chỉ trong vòng 1 năm trở lại, vì thế nhân viên làm cho quán là những bạn sinh viên, còn trẻ và chưa gắn bó lâu với quán, nên ngoài việc chi phí, thức ăn, anh Lộc lo lắng về việc tìm người thay thế khi quán mở lại cũng sẽ gặp khó khăn.

Về việc phải tạm dừng kinh doanh và cho nhân viên về quê, chị Loan cho biết trong ngành tóc bên chị không quá phải lo lắng việc nhân viên nghỉ mà không quay lại làm, vì họ đã gắn bó với tiệm đã lâu. Chị cho biết thêm :

"Mình cũng hỗ trợ (lương) nhân viên một phần. Thí dụ như mình có thể hỗ trợ cho nhân viên trong thời gian nghỉ lâu dài, có thể cho mấy bạn về quê tránh dịch, hoặc cũng có vài bạn nhân viên ở trên đây (Thành phố Hồ Chí Minh) ; nếu như ở trên đây nghỉ ít ngày thì mình cũng có hỗ trợ. Nếu như mà qua tháng nhà nước tiếp tục cho nghỉ thêm một, hai tuần chẳng hạn, thì sẽ cho những bạn này về quê tránh dịch".

Khi trả lời phỏng vấn với RFA ngày 26/3, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng để tránh tình trạng dịch bệnh lây lan diễn biến nghiêm trọng hơn, ngoài việc cho sinh viên, học sinh nghỉ học, chính phủ Việt Nam cũng buộc phải đóng cửa các cơ sở kinh doanh ăn uống, giải trí. Vì vậy, doanh thu của những ngành này đều bị ảnh hưởng.

Theo ông Thịnh, so với mọi năm thì năm nay, hầu như các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đều thất thu, vì vậy lượng doanh nghiệp xin ngừng hoạt động hay phá sản trong ba tháng đầu năm nay chủ yếu là những cơ sở kinh doanh nhỏ và các hộ gia đình có liên quan đến lĩnh vực dịch vụ này. Ông nhận xét :

"Một số doanh nghiệp nhỏ và hộ gia đình do nguồn lực nó cũng có hạn thôi, mà do doanh thu giảm như vài tháng vừa rồi thì họ không có cái để trả tiền thuê cơ sở vật chất, cũng như là trả tiền lương cho người lao động, nhân viên mà vì vậy những người trong số ngành này cũng tuyên bố phá sản".

Ông Thịnh cho rằng hiện tại là lúc chủ của các cơ sở kinh doanh có thể lấy đây làm cơ hội để cơ cấu lại doanh nghiệp, tìm những giải pháp tạm thời để có thể tiếp tục hoạt động khi cơn dịch đã đi qua.

sinhhoat3

Tuy nhiên, theo anh Lộc, trước khi có lệnh đóng cửa như sắp tới đây, quán ăn của anh cũng đã thử nghiệm áp dụng hình thức kinh doanh qua dịch vụ giao tận nhà, nhưng đó không phải là mô hình kinh doanh chủ yếu của quán nên doanh thu từ hình thức này không giúp bù đắp cho việc khách hàng không đến quán ăn của mình :

"Về dịch vụ delivery thì không có chạy được nhiều, vì (hình thức kinh doanh) đa phần khách tới quán là vì khung cảnh đẹp và có gió mát. Đồ ăn của mình lên (dịch vụ delivery) không có dễ, tự nhiên mình bị mất 20% đến 23% cho một phần ăn".

Đối với chị Loan, chị chỉ mong có được sự hỗ trợ nào đó từ nhà nước để có thể duy trì hoạt động kinh doanh của mình trong trường hợp phải đóng cửa tiệm lâu dài. Chị cho biết :

"Như tụi em làm kinh doanh thì hàng tháng vẫn phải lo mặt bằng, kinh phí này kia nên cũng mong nhà nước sẽ hỗ trợ một phần nào đó. Còn tình hình dịch thì ai cũng phải chung tay đóng cửa hàng, quán để cùng nhau qua mùa dịch này".

Ông Đinh Trọng Thịnh cho biết, việc hỗ trợ như một số quốc gia khác chu cấp một lượng tiền đến thẳng cho người dân thật sự rất khó đối với nhà nước Việt Nam :

"Vì ngân sách nhà nước Việt Nam cũng rất eo hẹp và vì thế cho nên phải tính toán cẩn trọng trong việc này. Điều thứ hai là nếu áp dụng biện pháp kích cầu, hoặc dùng biện pháp mạnh tay thì nó rất nhiều vấn đề, thì lúc đó sẽ có thêm vấn đề là ngành nào, doanh nghiệp nào, hình thức nào và ai được hưởng, bao nhiêu, ra làm sao…v.v, nó rất nhiều vấn đề phức tạp".

Ông Thịnh cho biết thêm, phía các chuyên gia Việt Nam cũng đã có ý kiến đối với cơ quan quản lý để xem xét, miễn giảm các loại thuế cho các loại hình doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch bệnh này. Từ đó, ông cũng mong có thể giúp cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh như thế này có thể mở cửa và hoạt động trở lại khi đợt khủng hoảng đi qua.

*******************

Mưa lớn kèm tố lốc gây nhiều thiệt hại ở Bắc Kạn (RFA, 27/03/2020)

Mưa lớn kéo dài kèm tố lốc trong 2 ngày 25-26/3 đã gây nhiều thiệt hại về tài sản, hoa màu tại tỉnh Bắc Kạn.

sinhhoat4

Một ngôi nhà ở xã Xuân Lạc (Chợ Đồn) bị tốc mái hoàn toàn vì gió lốc. Nguồn : nhandan.com.vn

Báo trong nước loan tin ngày 27/3, trích nội dung từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Kạn cho biết rõ tổng thiệt hại do mưa lũ hai ngày qua ở Bắc Kạn ước tính lên đến hơn bốn tỷ đồng.

Cũng trong ngày 27/3, Cơ quan Thống kê quốc gia Việt Nam công bố số liệu tổng hợp báo cáo sơ bộ từ các địa phương cho biết tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trong quý 1 năm nay trên cả nước ước tính gần 935 tỷ đồng, gấp 9 lần so với cùng kỳ năm 2019.

Cụ thể, chỉ trong 3 tháng đầu năm, thiên tai làm 9 người chết, 18 người bị thương ; hơn 39.000 ha lúa và gần 7.000 ha hoa màu bị hư hỏng ; 24 ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi và hơn 23.000 ngôi nhà bị hư hỏng.

Vẫn theo số liệu Cơ quan Thống kê quốc gia Việt Nam công bố, trong 3 tháng đầu năm, cơ quan chức năng đã phát hiện 2.545 vụ vi phạm môi trường trên cả nước, trong đó xử lý 2.246 vụ với tổng số tiền phạt 58,5 tỷ đồng.

Trong 3 tháng, cả nước xảy ra 791 vụ cháy, nổ, làm 25 người chết và 61 người bị thương, tài sản thiệt hại ước tính hơn 197 tỷ đồng.

Trong khi đó, tai nạn giao thông trong 3 tháng đầu năm 2020 giảm so với cùng kỳ năm trước theo cả 3 tiêu chí : số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương.

Theo đó, số vụ tai nạn giao thông trong 3 tháng đầu năm nay giảm 13,9%, số người chết giảm 14% và số người bị thương giảm 17%.

Cơ quan Thống kê quốc gia nhận định tai nạn giao thông giảm có thể là do ý thức chấp hành luật giao thông của người dân được nâng lên thông qua việc thực hiện nghiêm Nghị định số 100 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 30/12/2019.

******************

Mưa đá rạng sáng 18/3 gây thiệt hại tại 4 tỉnh miền Bắc (RFA, 18/03/2020)

Một trận mưa đá vào rạng sáng ngày 18/3 gây thiệt hại tại 4 tỉnh phía Bắc bao gồm Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu và Phú Thọ. Trong đó, tỉnh Lào Cai được ghi nhận bị thiệt hại nặng nề nhất.

sinhhoat5

Mưa đá có đường kính 4-5 cm tại thành phố Lai Châu tối ngày 17/03/2020. Courtesy : vov.vn

Truyền thông trong nước loan tin nêu rõ mưa đá với kích cỡ đường kính 4-5cm bắt đầu đổ xuống vào khoảng 20 giờ tối ngày 17/3, tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Tại huyện Tam Đường của tỉnh Lai Châu cũng xảy ra mưa đá kèm theo gió lớn, tập trung ở xã Nùng Nàng và Bản Giang. Hai địa phương này được ghi nhận bị thiệt hại về nhà cửa, hoa màu và cây cối.

Báo giới cho biết tỉnh Lào Cai bị thiệt hại nặng nề nhất trong trận mưa đá trong đêm 17/3, rạng sáng 18/3. Thống kê ban đầu ước tính có 82 căn nhà bị tốc mái và mái ngói bị hư hại ở huyện Bắc Hà. Một số diện tích cây trồng tại huyện Bắc hà và huyện Si Ma Cai cũng bị ảnh hưởng do mưa đá.

Hai tỉnh còn lại bị mưa đá nhưng thiệt hại không lớn là Yên Bái và Phú Thọ. Hiện đang vẫn được cập nhật thông tin.

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đề nghị các tỉnh bị ảnh hưởng bởi trận mưa đá rạng sáng ngày 18/3 nhanh chóng thống kê thiệt hại cũng như khắc phục hậu quả và ổn định cuộc sống của người dân.

Riêng tỉnh Lai Châu, đây là trận mưa đá thứ hai trong/3. Trận mưa đá xảy ra trong 3 ngày, từ ngày 2 đến ngày 4/3 đã gây thiệt hại ở nhiều địa phương của tỉnh này lên đến 13 tỷ đồng.

Published in Việt Nam

Đại dịch virus corona đang làm đảo lộn hành tinh. Điều chưa từng thấy kể từ Thế chiến thứ hai. Hàng chục quốc gia thực thi chính sách phong tỏa toàn bộ hoặc một phần với hy vọng hãm đà bùng phát của dịch. Phong tỏa là cần thiết, nhưng không thể kéo dài. Vác-xin cũng không thể sớm có. Để tránh dịch bùng trở lại sau thời kỳ phong toả, xã hội hiện nay cần nhiều thay đổi triệt để.

toancauhoa1

Cựu ngoại trưởng Pháp Hubert Védrine. © RFI/Sébastien Bonijol@

Trong bài trả lời phỏng vấn Le Figaro hôm 22/03/2020, cựu ngoại trưởng Pháp Hubert Védrine đặc biệt chỉ ra rằng chính tiến trình toàn cầu hoá, với hai đặc điểm tiêu biểu là giới tài chính được rảnh tay mặc sức làm mưa làm gió, và sản xuất công nghiệp được bố trí tại những nơi giá nhân công rẻ mạt nhất, đã là một cội nguồn căn bản dẫn đến cuộc khủng hoảng virus corona hiện nay. Du lịch thương mại hóa cũng bị điểm mặt là một nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng. Nhận định về cội nguồn sâu xa của đại dịch, Hubert Védrine đề xuất những hướng đi cho tương lai, để cho các xã hội, trước hết là các xã hội phương Tây, tránh rơi vào vết xe đổ.

RFI giới thiệu cuộc phỏng vấn của Le Figaro với cựu ngoại trưởng Pháp, mang tựa đề "Đại dịch virus corona đang khiến nhiều niềm tin sâu xa tan thành tro bụi". Phỏng vấn do nhà báo Anne Fulda thực hiện.

***

Le Figaro : Theo ông, cuộc khủng hoảng virus corona cho thấy điều gì trên phương diện quốc tế ?

Hubert Védrine : Cuộc khủng hoảng toàn cầu đang diễn ra, điều chưa từng có kể từ thời kỳ các cuộc chiến tranh thế giới, cho thấy hoặc xác nhận một sự việc là : hiện tại vẫn chưa có một cộng đồng quốc tế thực sự, hoặc cộng đồng quốc tế chưa được chuẩn bị để đối mặt với một đại dịch toàn cầu. Bille Gates và nhiều chuyên gia quân sự đã nói về chuyện này, kể từ dịch Ebola. Chúng ta biết rằng, cho đến nay, tiến trình toàn cầu hóa về cơ bản - trong nhiều thập niên qua - là tiến trình dỡ bỏ các chế ước đối với giới tài chính và việc bố trí các nhà máy, công xưởng tại những nơi nào có giá nhân công thấp nhất, như tại Trung Quốc, và một số quốc gia đang trỗi dậy (với khẩu hiệu "chuỗi giá trị" rất được cổ vũ), mọi vấn đề khác chỉ là thứ yếu…. Chúng ta thấy, không tồn tại các hệ thống đa phương thực sự có khả năng hành động hiệu quả (từ Liên Hiệp Quốc, đến Tổ Chức Y Tế Thế Giới - WHO, từ G7 đến G20…). Và chúng ta cũng thấy Liên Hiệp Châu Âu… đã được hình dung như một thế giới lý tưởng, một thế giới không phải đương đầu với bi kịch. Chúng ta cũng từng biết là đã có nhiều phong trào phản kháng, mang tính thường trực, thu hút đông đảo người tham gia và đầy thách thức, nhưng chính cuộc khủng hoảng hiện nay mới cho thấy rõ thực trạng này.

Le Figaro : Việc Liên Âu thúc thủ, Trung Quốc giang tay giúp nước Ý, với việc gửi trang thiết bị y tế… phải chăng đó cũng là một dấu hiệu cho thấy có một chuyển biến lớn đang diễn ra ?

Hubert Védrine : Hoàn toàn đúng như vậy, nhưng thực ra điều này đã diễn ra từ khá lâu, cho dù các cường quốc có vị thế, các nước phương Tây, đã cố gắng cưỡng lại tiến trình này, và họ có các thế mạnh trong tay. Trung Quốc là siêu cường hàng đầu, và Bắc Kinh không còn che giấu điều này. Chúng ta hãy xem quy mô khổng lồ và tham vọng của dự án Con đường tơ lụa mới, và đồng thời cả cách truyền thông mang tính bề trên của Trung Quốc, cũng như của chúng ta. Cũng đừng nên trách Trung Quốc đã tìm lấy cái lợi cho họ trong tiến trình toàn cầu hóa hiện nay. Chính chúng ta, Châu Âu chúng ta, cần phải tự hỏi mình, về chiến lược của mình, về sự ngây thơ của mình. Đây là điều rất khó khăn với người Châu Âu, vốn vẫn còn tự coi mình như là lực lượng tiên phong của nền văn minh nhân loại. Tuy nhiên, đã có một thay đổi, về Châu Âu, Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu vừa quyết định chi ra hơn 1.000 tỉ euro (tương đương 9% GDP), và Uỷ Ban Châu Âu quyết định "đình chỉ toàn bộ" các quy định khống chế chi tiêu công ! Đây là cơ sở cho sự trỗi dậy của một Châu Âu mới !

Le Figaro : Cuộc khủng hoảng hiện nay cũng phơi bày một tình trạng dễ tổn thương, bị coi nhẹ hoặc không được nhận ra, cho đến nay : cụ thể là sự phụ thuộc về mặt kinh tế của Pháp, về một số sản phẩm mang tính chiến lược, như dược phẩm…

Hubert Védrine : Đúng, và điều này không chỉ liên quan đến nước Pháp. Trong thế giới của nền kinh tế thị trường toàn cầu hiện nay, không chỉ là do "ý thức hệ của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới", thì gần như không còn thứ gì được coi là chiến lược, ngoài lĩnh vực thuần tuý quân sự. Điều này cũng đi liền với việc việc chủ quyền của các Nhà nước và vai trò của Nhà nước bị hạ thấp một cách ầm ĩ, một cách thái quá, một cách phi lý.

Le Figaro : Phải chăng là một quan niệm về toàn cầu hóa đang có nguy cơ bị xem xét lại một cách nghiêm túc ?

Hubert Védrine : Có rất nhiều sự mù quáng, sự phóng đại, những thói tật sai lầm cần phải được xem xét lại. Cho dù một số người sẽ cố gắng ngăn cản việc này. Trong số những điều đó, hiển nhiên là có quan điểm về một tiến trình toàn cầu hóa mang lại hạnh phúc… Hạnh phúc ư ? Đúng là, trong một giai đoạn nhất định, toàn cầu hóa đã từng được coi là như vậy, đối với những người nghèo tại các quốc gia nghèo, và những người giàu tại các quốc gia giầu. Cho đến khi mà sự thất vọng của các tầng lớp dân nghèo và trung lưu của các quốc gia phát triển biến thành nỗi thất vọng và chủ nghĩa dân tuý. Tuy nhiên, bên ngoài chuyện đó, phải chăng là chính lối sống vô tư lự, coi khoái lạc là trên hết, cá nhân chủ nghĩa và vui thú hội hè - dường như đã trở thành cái quyền căn bản nhất trong nhân quyền (với một số người, quyền đó còn cao hơn cả quyền tự do ngôn luận) - đang bị xem xét lại ? Chính lối sống này, đối với toàn bộ hay một phần nhân loại, là nguồn gốc của thói quen di chuyển liên tục, không giới hạn, không bị cản trở, một sự chuyển động hỗn loạn. Với các cuộc du hành không ngừng nghỉ của giới làm ăn, du lịch đại chúng (1,4 tỉ khách du lịch trong năm 2019), chúng ta có tổng cộng 4 tỉ cuộc đi lại vào năm 2017, và khoảng 8 tỉ "được trông đợi" vào năm 2035 (như dự đoán, trước đại dịch).

Cũng cần phải xem xét lại nền kinh tế "sòng bạc" tài chính toàn cầu, hoàn toàn không bị giới hạn (điều mà Obama đã bắt đầu làm và Trump đã huỷ bỏ), và các "chuỗi giá trị", tức các hoạt động sản xuất được rải ra trên khắp thế giới, được coi là mang lại hiệu quả tối ưu, nhưng hàng hóa sản xuất ra lại không bao gồm những cái giá phải trả về mặt sinh thái. Nếu chúng ta không cố tình tự bịt mắt mình, thì toàn bộ những điều này sẽ không chỉ đặt lại vấn đề về lối sống, mà cả về toàn bộ một nền văn minh : Nền văn minh của chúng ta. Quả là kinh hoàng !

Le Figaro : Trong số các tín điều bị tan vỡ với cuộc khủng hoảng này, phải chăng cũng có cả một tín điều - cho đến nay vẫn được coi là bất di, bất dịch và liên quan đến Liên Hiệp Châu Âu - tín điều về việc mở tung các đường biên giới ?

Hubert Védrine : Tín điều này vốn đã bị thách thức nghiêm trọng trong nội bộ khối Schengen, với làn sóng nhập cư cách đây ít nay, là hệ quả của cuộc chiến tranh tại Syria. Tuy nhiên, cú sốc virus corona đang làm tan thành tro bụi khá nhiều tập quán tư duy, ý thức hệ và những niềm tin vốn được coi là bắt rễ sâu sắc. Điều gây ngạc nhiên là việc tự do đi lại trong nội bộ Châu Âu đã trở thành một biểu tượng tuyệt đối về chính Liên Âu. Trên thực tế, các thỏa thuận Schengen chỉ được khởi động từ năm 1985 (trong lúc Hiệp ước Roma có từ năm 1957). Thoạt tiên, đó chỉ là một sáng kiến khiêm tốn - và thông minh - từ phía các bộ trưởng phụ trách vấn đề Châu Âu của một số quốc gia thành viên. Rồi dần dần, theo năm tháng, điều này đã trở thành một yếu tố trung tâm (trong đời sống của Châu Âu), nhưng cũng đáng tiếc là gắn liền với nó là một sự khinh suất tội lỗi liên quan đến đường biên giới bên ngoài của khối Schengen, do ý thức hệ về "một chủ nghĩa không biên giới". Bởi vào lúc đó, người ta cho rằng các thỏa thuận quốc tế về nhân đạo và về kinh tế cũng sẽ mở rộng ra mãi mãi. Tương tự như trước đây, người ta đã từng đi truyền giáo, từng thực dân hoá, từng khai hóa văn minh, người ta đã từng tin tưởng là thế giới sẽ mở toang. Có thể nói đây là một lối hành xử cùng một lúc vừa đầy xúc cảm, vừa gây thiện cảm, vừa ngây thơ, nhưng cũng vừa ngạo mạn. Hệ quả là, hiệp định Schengen, tự do đi lại, đã trở thành biểu tượng cho chính Châu Âu. Việc từ bỏ đường biên giới đã trở thành một thứ tín điều mang tính tôn giáo, không được phép nghi ngờ. Sylvain Tesson (nhà văn, nhà du hành người Pháp) đã hoàn toàn có lý khi tuyên bố (trên Le Figaro ngày 20/03 vừa qua) : "Ai phản đối, về mặt tinh thần, cái tôn giáo của việc tự do lưu thông, người đó là đồ chó má. Bức tường là hiện thân của cái ác". Tuy nhiên, toàn bộ lối nghĩ đó đã bị lay chuyển dữ dội bởi những gì đang diễn ra. Kể từ đây, chúng ta cần phải học cách quay lại với tinh thần thực tiễn.

Le Figaro : Cần rút ra những bài học nào từ đại dịch đang diễn ra ? Liệu chúng ta có thể hy vọng một "thế giới mới" trỗi dậy sau cuộc khủng hoảng này ?

Hubert Védrine : Sẽ có nhiều bài học rút ra và nhiều thay đổi cần thực hiện. Dĩ nhiên, sẽ có các thế lực rất mạnh trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và xã hội đòi hỏi quay trở lại với nếp sống "bình thường", đặc biệt nếu như các điều trị của Hàn Quốc và của bác sĩ Raoult (với chloroquine) ra hiệu quả. Tuy nhiên, không nên nhường bước cho các đòi hỏi như vậy, sau giai đoạn phong toả. Bắt đầu bằng yêu cầu tiếp tục duy trì các hành vi tạo khoảng cách an toàn phòng dịch (gestes barrières de précaution). Tiếp theo đó, phải tiến hành xem xét kỹ lưỡng toàn bộ những gì cần sửa chữa hay từ bỏ trên cấp độ quốc tế, Châu Âu, quốc gia, về mặt khoa học, về mặt hành chính, về mặt tập thể cũng như về mặt cá nhân. Cần phải lập ra một hệ thống hợp tác quốc tế liên chính phủ có khả năng hành động - đáng tin cậy hơn là một "cơ chế điều hành toàn cầu" hữu danh vô thực như hiện nay - để phát hiện ngay lập tức các nguy cơ, báo động và tổ chức các biện pháp phòng ngừa và các phương thức xử lý đối với các đại dịch trong tương lai. Cũng cần phải làm rõ các điều kiện có thể dẫn đến sự xuất hiện các bệnh dịch truyền nhiễm, từ động vật sang người. Cần phải duyệt xét lại toàn bộ hệ thống của Liên Hiệp Quốc - Breton Woods - G7 - G20, v.v.

Cũng đồng thời cần sinh thái hóa mọi lĩnh vực : Từ nông nghiệp đến công nghiệp thực phẩm, các ngành công nghiệp (bao gồm công nghiệp hóa chất), giao thông, xây dựng, năng lượng, các phương pháp tính toán về kinh tế vĩ mô (loại hình GDP). Tất cả những điều này sẽ dẫn đến việc kéo trở lại nhiều hơn các dòng lưu thông kinh tế về với các nền kinh tế mang tính khu vực. Làm sao để cho hoạt động sản xuất và nền kinh tế nói chung trở nên xoay vòng (có nhiều sản phẩm tái chế hơn, ít rác thải hơn). Tất cả những điều đó sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn của nền nông nghiệp và nông nghiệp thực phẩm trong vòng 10 hay 15 năm nữa. Xu thế sinh thái hóa này sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong giao thông, và trong nhiều lĩnh vực khác. Tất cả những chuyện này đã khởi sự, tại các quốc gia phát triển nhất, nhưng sẽ cần phải được tăng tốc và phổ biến rộng rãi.

Le Figaro : Phải chăng thực hiện tất cả những hướng đi, mà ông vạch ra, bao hàm việc chúng ta phải thay đổi triệt để lối sống của mình ?

Hubert Védrine : Ồ ! Dù không cần phải trở về với cuộc sống thời Pascal (triết gia, nhà toán học Pháp thế kỉ XVII Blaise Pascal), nhưng rõ ràng chúng ta cũng cần phải giảm bớt thói quen dịch chuyển thường xuyên ! Nhưng mà ai có thể làm được điều đó ? 7 tỉ thành viên của nhân loại hiện nay chắc chắn sẽ không thể trở lại với lối sống của những người săn bắt - hái lượm xưa kia, suốt đời sống quanh quẩn tại một nơi. Di chuyển nhiều đã trở thành bản tính của nhân loại thế kỷ XXI. Những ai bị loại trừ cũng chỉ mong được hưởng quyền lợi này. Tuy nhiên, ta có thể sẽ phải ý thức rõ về các thảm hoạ do du lịch đại chúng thương mại hóa (đừng đồng nhất phương thức du lịch này với những cuộc du hành). Thắng cảnh Dubrovnik (Croatia), hòn đảo Santorin (Hy Lap), hay khu đền Angkor (Cam Bốt) đã từng là các nạn nhân, và sắp tới sẽ là thành phố Venise (Ý). Phải chăng chúng ta thực sự cần đến con số 100 triệu khách du lịch tại Pháp ? Và "với bất cứ giá nào" ? Diễn đạt nói trên có thể hàm nghĩa là sẽ có các khoản thu nhập thiếu hụt cần được bù lấp.

Le Figaro : Một số người đã cổ vũ cho việc phi toàn cầu hóa về năng lượng, ông nghĩ gì về việc này…

Hubert Védrine : Chúng ta nên nói đến việc "phi các-bon hoá". Tôi cũng xin nhắc lại là nước Pháp được hưởng loại năng lượng phi các-bon, nhiều nhất trong số các nước phát triển (nhờ năng lượng hạt nhân). Ta có thể hình dung là điều đó trước hết cho phép giảm từ từ năng lượng than (vấn đề là làm thế nào để thuyết phục được Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Lan và Đức về điều này ?) và tiếp tục theo đuổi hạt nhân - loại năng lượng không phát thải - cho đến khi nào chúng ta có được phương tiện để dự trữ được điện, do các năng lượng tái tạo sản xuất ra, với giá thành hợp lý.

Le Figaro : Thế còn Châu Âu ? Châu Âu có thể rút ra được những bài học nào từ cuộc khủng hoảng này ?

Hubert Védrine : Châu Âu sẽ phải tiếp tục và có thể tìm thấy, với cuộc khủng hoảng đặc biệt này, các phương tiện để tự giải thoát được khỏi một số trói buộc và những khuyết tật mang tính hệ thống, bằng cách phối hợp một cách tốt hơn chủ quyền quốc gia - cần được bảo tồn, và chủ quyền Châu Âu - cần được cụ thể hoá, theo nguyên tắc phụ trợ (la subsidiarité), thẩm quyền được trao cho cấp nào có khả năng hành động hiệu quả hơn.

Le Figaro : Ông nghĩ thế nào về cách thức tổng thống Emmanuel Macron xử lý cuộc khủng hoảng này ? Về ngôn từ mang tính chiến tranh của ông ấy, về lời kêu gọi "hãy đọc sách" của tổng thống Macron ?

Hubert Védrine : Chiến tranh (chống đại dịch) ư ? Rõ ràng là như vậy ! Đọc ư ? Nếu như người ta nghe lời ông ấy ! Nhưng ông ấy cũng đã nói "sau đây sẽ không còn điều gì như trước nữa". Rộng hơn mà nói, cuộc khủng hoảng hiện nay mang lại thêm các phương tiện hành động cho những người "bị toàn cầu hoá" trong cuộc đối đầu với "những người tổ chức cuộc toàn cầu hoá" hiện nay, mang lại các phương tiện cho phía những người có thẩm quyền lập ra các quy tắc (cho quá trình toàn cầu hoá) trong cuộc đối đầu với phía những người phá bỏ các quy tắc, những kẻ vô trách nhiệm. Điều khẩn cấp trước mắt hiện này lẽ dĩ nhiên là phải chấm dứt dịch bệnh và tránh cho nền kinh tế bị suy sụp (và kèm theo đó là sự suy sụp của xã hội). Tuy nhiên, mọi người cũng trông đợi ở tài nhạc trưởng của tổng thống Emmanuel Macron, trong giai đoạn sau đó (giai đoạn hậu phong toả, và sau khi đại dịch lui bước), trên tất cả mọi cấp độ. Và đây chính là một cơ hội lịch sử.

Trọng Thành dịch

Nguồn : RFI, 25/03/2020

Additional Info

  • Author Hubert Védrine
Published in Diễn đàn

Đảng cộng sản cầm quyền đã được cả trong và ngoài nước khen ngợi nhờ cương quyết ngăn chặn dịch Covid-19.

chong01

Từ đầu năm 2020, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ngày càng xác nhận vai trò lãnh đạo trong nội bộ Đảng cộng sản. Ảnh : Twitter

Đảng cộng sản cầm quyền Việt Nam đang tận dụng cuộc khủng hoảng dịch bệnh Covid-19 để lấy lòng công chúng bằng việc xử lý dịch nhanh chóng, hiệu quả và minh bạch.

Lấy lòng dân

Trong khi những ca nhiễm tăng lên những ngày gần đây, chủ yếu là do khách du lịch đến từ Châu Âu thì các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt của Hà Nội đã thể hiện tinh thần đoàn kết của cả nước.

Vào ngày 9 tháng 3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đình chỉ miễn thị thực 15 ngày đối với khách du lịch từ nhiều quốc gia Châu Âu. Một tuần sau, Bộ Ngoại giao tuyên bố đình chỉ thị thực được cấp tại tất cả các cửa khẩu biên giới, bao gồm cả Trung Quốc.

Ông Phúc đã sẵn sàng truyền đạt một tinh thần quyết chiến như trong thời chiến khi kêu gọi "Mỗi doanh nghiệp, người dân, khu dân cư phải là ‘pháo đàichống dịch bệnh".

Lời kêu gọi đoàn kết không nhằm gì khác hơn là tranh thủ lòng ủng hộ chính phủ dựa trên tinh thần bài Trung. Do đó, các biện pháp chống dịch quyết liệt dễ lấy được lòng người dân.

Lâu nay có thuyết âm mưu cho rằng Trung Quốc cố tình đầu độc thực phẩm xuất khẩu sang Việt Nam. và nhiều cáo buộc chưa được chứng minh đã xuất hiện trên các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội về virus corona.

Theo ông Hai Hong Nguyen từ đại học Queensland thì khi các ca nhiễm Covid-19 đầu tiên được công bố tại Hà Nội đã gây ra một cơn hoảng loạn mua sắm cũng như lo lắng.

Cũng theo ông tình hình đã yên ắng lại sau khi thực hiện các hành động cụ thể và thông tin từ chính quyền.

Có ý kiến cho rằng hầu hết người Việt Nam đang tuân thủ quyết định cấm tụ họp đông người, hay lệnh đóng cửa cho đến cuối tháng các quán bar, nhà hàng ở các thành phố lớn.

Bộ Giao thông vận tải trong tuần này sẽ phát khẩu trang miễn phí cho những ai không có sau khi chính phủ ra lệnh cho tất cả mọi người phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng.

Chính phủ cũng đã dành 1,1 tỷ đô la Mỹ cho gói kích cầu để giúp các doanh nghiệp duy trì hoạt động trong thời gian dịch bệnh.

Ở Hà Nội, giai đoạn 1, hay giai đoạn ngăn chặn lây bệnh từ Trung Quốc, đã thành công. Giai đoạn hai là ngăn chặn sự lây lan từ Châu Âu, rõ ràng là kém hiệu quả hơn.

Cho đến nay, bộ máy tuyên truyền của Đảng cộng sản đang hoạt động tốt và chính phủ đang dự đoán làm thế nào để giảm thiểu tác động của Covid-19.

Rút kinh nghiệm

Đảng cộng sản Việt Nam đã làm khác với Trung Quốc khi Trung Quốc cố sức che đậy tin tức dịch bệnh và cấm dân chúng lên tiếng chỉ trích.

chong02

Nguyễn Xuân Phúc đã cho thành lập một đội chuyên trách để giám sát các cấp từ cấp quốc gia xuống tới tỉnh và địa phương và huy động quân đội, hỗ trợ các biện pháp y tế công.

Hà Nội rút kinh nghiệm từ những sai lầm trong quá khứ về quản lý khủng hoảng như Formosa năm 2016 khi che giấu sự thật và bắt bớ những người kêu gọi biểu tình. Formosa được cho là tương tự như thảm hoạ Chernobyl năm 1986 đã góp phần làm tan rã chế độ cộng sản ở Liên Xô vài năm sau đó.

Vì vậy ông Carl Thayer,chuyên gia về Việt Nam và giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales, Úc, cho rằng ông Phúc muốn tránh lặp lại cuộc khủng hoảng Formosa.

Ông Phúc đã cho thành lập một đội chuyên trách để giám sát các cấp từ cấp quốc gia xuống tới tỉnh và địa phương. Cũng theo ông Thayer thì chính phủ chuyển thông tin tư vấn phòng chống dịch bệnh cho người dân. Bên cạnh đó còn huy động quân đội, hỗ trợ các biện pháp y tế công, mà bộ đội lại thường được dân chúng tin yêu.

Minh bạch thông tin

Các phó thủ tướng thông báo công khai về tình hình dịch bệnh ít nhất hai ngày một lần, trong khi các trưởng phòng liên quan tổ chức các cuộc họp báo thường xuyên cập nhật hoạt động của chính phủ trên truyền hình nhà nước.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đàm, người đứng đầu ban chỉ đạo đại dịch, hiện được ca ngợi trên phương tiện truyền thông xã hội như là anh hùng dân tộc.

Có ý kiến cho rằng công chúng cũng đánh giá cao những nỗ lực của ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch thành phố Hà Nội, người đã dẫn đầu các phản ứng của chính phủ và được coi là làm được việc.

Mặc dù chính phủ coi trọng kiểm soát thông tin liên quan đến hoạt động của mình, nhưng chính quyền trung ương và đặc biệt là chính quyền thành phố Hà Nội lại minh bạch bất ngờ trong những tuần gần đây.

Trong khi có nghi ngờ về số lượng các ca nhiễm chính thức, Bộ Y tế đã tích cực công bố các ca bệnh mới.

Kidong Park, đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có trụ sở tại Hà Nội, đã ca ngợi sự chủ động và nhất quán của chính phủ.

Biết lắng nghe hơn

Dù vẫn là nhà nước độc đảng nhưng trong những năm gần đây, Đảng đã biết lắng nghe hơn.

Ví dụ, ông Phúc tuyên bố vào ngày 13 tháng 3 người nước ngoài phải trả tiền để được điều trị nhiễm virus corona sau khi người dân phản ảnh khi hầu hết các ca nhiễm Covid-19 tại Việt Nam là những bệnh nhân quốc tịch Anh.

Đảng cộng sản cũng đã chi phối thông tin cho có lợi chính trị.

Bộ Thông tin và Truyền thông thường xuyên gửi các thông cáo hướng dẫn hàng tuần cho các báo đài nhà nước về những gì nên và không nên đăng báo. Một số người cho rằng hiện nay có các bản cập nhật mỗi ngày để theo dõi lượng thông tin về cuộc khủng hoảng virus Covid-19.

Khác với Trung Quốc, báo chí Việt Nam đã tập trung nhiều vào thông tin chính xác hơn là tuyên truyền khi có rất ít bài xã luận tự khen ngợi và Đảng không ghi được điểm tín nhiệm trong công cuộc phòng chống dịch bệnh.

Một nguồn tin chính phủ yêu cầu giấu tên nói rằng có một mối lo ngại từ phía lãnh đạo cấp cao rằng nếu tuyên truyền chiến thắng quá mức và đột nhiên dịch bệnh tăng đột biến thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của chính phủ và làm mất lòng tin của công chúng.

Tận dụng cơ hội chính trị

Tuy nhiên việc thiếu các nhà báo nước ngoài hoạt động trong nước nên hầu hết các bài báo đều tuân thủ và lặp lại báo Đảng.

Báo Nhân Dân, và thậm chí là Tuổi Trẻ tập trung vào cách các nước phương Tây dân chủ đối phó với dịch bệnh, để khẳng định rõ rằng chính sáchcủa Việt Nam vượt trội là nhờ sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước. .

Nhà chức trách đã phạt hành chính bất kỳ ai chia sẻ thông tin sai lệch về dịch bệnh. Cũng có các vụ bắt giữ vì đăng thông tin sai lệch hoặc chỉ trích việc xử lý dịch của chính phủ trên mạng xã hội. Ngoài ra các nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ nổi tiếng cũng hiện đang bị theo dõi thậm chí nhiều hơn bình thường.

Cũng đã có tin tức về việc cách ly kiểm dịch, nhưng người Việt Nam chỉ trích những người không tuân theo các quy tắc phòng chống dịch mà nhiều hơn là chỉ trích chính phủ. Cho dù đó có phải là một chức năng của Đảng hay không, các hoạt động thông tin được thiết lập tốt trên phương tiện truyền thông xã hội không hoàn toàn rõ ràng.

Sự bùng phát virus đã làm lu mờ kỷ niệm 90 năm của Đảng vào ngày 9 tháng 2, nhưng phản ứng của chính phủ đối với cuộc khủng hoảng đã được cho là đã tăng cường tính hợp pháp của nó, nhiều nhà phân tích nói.

Thật vậy, hiệu suất của đồng chí tham gia xử lý dịch bệnh có thể quyết định ai lên ai xuống vào đại hội Đảng năm tới

Quan chức nào thể hiện kỹ năng lãnh đạo tốt trong đợt dịch này sẽ có cơ hội lớn để tiến lên, giáo sư Vuvinh nhận định.

David Hutt

Nguyên tác : Vietnam spins virus crisis to win hearts and minds, Asia Times, 19/03/2020

Khánh An dịch 

Nguồn : VNTB, 22/03/2020

Additional Info

  • Author David Hutt
Published in Diễn đàn

Virus corona : Khối Liên Hiệp Châu Âu đóng cửa ngăn dịch (RFI, 18/03/2020)

Ngày 17/03/2020, các lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu đã chính thức quyết định đóng cửa các biên giới bên ngoài của khối này để cố ngăn chận đại dịch Covid-19 do virus corona chủng mới gây ra.

phuongtay1

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen và chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel, trong buổi họp báo sau cuộc họp khối G7 ngày 16/03/2020 tại Bruxelles, Bỉ. Reuters - JOHANNA GERON

Trong một cuộc họp từ xa qua video, các lãnh đạo của 27 nước thành viên đã thông qua đề nghị của Ủy Ban Châu Âu cấm các chuyến đi "không cần thiết" từ các nước khác đến Liên Hiệp Châu Âu. Theo lời ông Charles Michel, chỉ tịch Hội Đồng Châu Âu, biện pháp nói trên, mà toàn bộ các nước thành viên phải thực hiện, sẽ có hiệu lực "nhanh nhất có thể được".

Trong bài phát biểu tối thứ Hai16/03, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thông báo trước là việc đóng cửa biên giới bên ngoài của Liên Hiệp Châu Âu sẽ có hiệu lực từ trưa 17/03. Về phần thủ tướng Đức Angela Merkel, tối 17/03, bà khẳng định là biện pháp này được áp dụng "ngay lập tức".

Theo đề nghị của Ủy Ban Châu Âu, quyết định về việc đóng cửa biên giới bên ngoài có dự trù một số ngoại lệ đối với các công dân Châu Âu và gia đình của họ, những người cư trú lâu năm ở Châu Âu, các nhà ngoại giao, nhân viên y tế, nhà nghiên cứu, những người qua lại biên giới để làm việc... Các công dân của Anh Quốc, quốc gia đã ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu từ ngày 31/01, cũng được xem là trường hợp ngoại lệ.

Lệnh cấm nhập cảnh Châu Âu là điều mà Pháp vẫn yêu cầu, nhất là để thuyết phục các nước thành viên khác đừng đóng cửa các biên giới quốc gia. Cho tới nay, tổng cộng đã có 10 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu hoặc của không gian tự do đi lại Schengen đang kiểm soát chặt chẽ biên giới của họ để ngăn chận dịch virus corona.

Tối 17/03, phủ tổng thống Pháp nhấn mạnh : "Tổng thống Emmanuel Macron đã cực lực chỉ trích những biện pháp đóng cửa biên giới bên trong Liên Hiệp Châu Âu mà không có sự phối hợp. Những biện pháp này không hiệu quả về mặt y tế, mà lại gây tác hại cho kinh tế". Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen cũng đã nhiều lần cảnh báo về hậu quả của việc đóng cửa các biên giới bên trong Liên Hiệp Châu Âu đối với việc tự do lưu thông của công dân và hàng hóa, nhất là các sản phẩm y tế.

Trong bài phỏng vấn được đăng trên tờ nhật báo Đức Bild ngày 18/03, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu nhìn nhận là toàn bộ các lãnh đạo chính trị của Liên Hiệp Châu Âu đã không đánh giá đúng tầm mức nguy hiểm của đại dịch Covid-19.

Cũng vì lý do dịch bệnh mà cuộc họp thượng đỉnh giữa lãnh đạo 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu trên nguyên tắc diễn ra trong hai ngày 26 và 27/03 tại Bruxelles sẽ được thay thế bằng cuộc họp từ xa qua video, theo thông báo của chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel hôm 17/03.

Thanh Phương

*******************

Virus Corona : Châu Âu và những biện pháp phòng ngừa khác nhau (RFI, 18/03/2020)

Ý là quốc gia đầu tiên tại Châu Âu ban hành lệnh "phong tỏa" toàn quốc và đang lo ngại dịch tràn xuống miền nam. Tây Ban Nha và Pháp noi gương Roma. Đức từng bước đóng cửa với các nước láng giềng và tuyên chiến với virus corona trên mặt trận kinh tế. Anh Quốc bình tĩnh xử lý khủng hoảng. Còn tại Budapest, chính quyền vẫn cho rằng "người nhập cư mang bệnh đến cho Hungary".

phuongtay2

Thủ đô Luân Đôn Anh Quốc thời dịch virus corona. Ảnh chụp ngày 18/03/2020 Reuters - HANNAH MCKAY

Anh Quốc bình tĩnh xử lý khủng hoảng

Tính đến ngày 17/03/2020, Anh Quốc có hơn 1.500 ca nhiễm, 53 người tử vong. Vào lúc nhiều quốc gia tại Châu Âu đóng cửa biên giới, đóng cửa trường học cũng như các địa điểm công cộng, cấm các cuộc tụ họp, chính quyền Anh mới chỉ đưa ra các khuyến cáo tránh tụ tập và lui tới những nơi đông người. Luân Đôn vẫn cho phép tổ chức một số sự kiện thể thao.

Luật sư Hoàng Đức Thắng sống tại Anh Quốc cho biết, đến nay, phương pháp chống dịch của thủ tướng Boris Johnson và chính phủ được phần lớn công luận và giới khoa học ủng hộ. Trong cuộc sống hàng ngày, không có sự hốt hoảng hay dân chúng đua nhau đi mua nhu yếu phẩm tích trữ. Bài phỏng vấn thực hiện hôm 16/03/2020.

Dân Ý làm quen với cảnh phải "xếp hàng"

Nhìn sang Ý, với hơn 2.000 người thiệt mạng và 28.000 ca nhiễm virus corona, từ hôm 11/03/2020, từ bắc chí nam đã bị đặt trong tình trạng "phong tỏa". Mọi di chuyển đều bị giới hạn tối đa. Anh Phạm Hoàng Dũng từ Romacho biết tình hình vẫn rất căng. Có thêm những vùng bị nhiễm và chính phủ đang lo dịch tràn xuống miền nam. Đây là vùng đất nông nghiệp nghèo, cơ sở hạ tầng y tế yếu kém. Một điểm khác khiến Roma lo ngại đó chính là "tác phong lè phè" của dân ở miền nam nước Ý.

Budapest : Covid-19, "bệnh người nước ngoài đem vào cho Hungary" 

Tại Hungary, đến nay có hơn 50 ca lây nhiễm, và một bệnh nhân thiệt mạng. Budapest đã rất sớm ban hành tình trạng khẩn cấp chống dịch nhưng các biện pháp ngăn ngừa không triệt để như tại nhiều nước ở Tây Âu. Thông tín viên Hoàng Nguyễn giải thích.

Hungary có lẽ là nước đầu tiên trong khu vực Trung Âu ban bố tình trạng khẩn cấp từ ngày 11/3, tức là cùng lúc với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố Covid-19 là "đại dịch toàn cầu". Đây là điều mà như chính giới Hung khẳng định, chưa từng có trong lịch sử 30 năm nay, kể từ khi nước này thay đổi thể chế.

Cho tới nay, Hungary đã có 50 trường hợp lây nhiễm Covid-19, trong đó có 39 công dân Hungary, và 1 ca tử vong vì Coronavirus. Lãnh đạo nước này tuyên bố nước Hung chuyển sang giai đoạn thứ hai của dịch bệnh - giai đoạn lây nhiễm tập thể và nhiều khi sẽ không thể xác định chính xác ai gây nhiễm cho ai.

Từ 11/3 tới giờ, nội các Hungary cho thành lập Ban chỉ đạo Phòng chống Coronavirus, hoạt động gần như 24/24h hàng ngày, và mỗi buổi chiều lại có họp báo rất được công luận theo dõi. Nước này cũng đang gấp rút cho xây dựng một bệnh viện dã chiến, thiết lập các khoa Truyền nhiễm tại các cơ sở y tế trên toàn quốc.

Mặc dù "vào cuộc" sớm như vậy nhưng các biện pháp của Hungary lại mang tính "nhẹ nhàng" : nước này chưa ban lệnh giới nghiêm (mà mới chỉ khuyến cáo các vị cao niên chớ ra đường), chưa đóng cửa các hàng quán, cửa hàng không thiết yếu (mà mởi chỉ hạn chế giờ mở cửa tới 15h), và mới hôm qua mới chỉ thị đóng biên giới.

Người dân Hungary, trong nhiều trường hợp cũng lao vào mua sắm các mặt hàng cần dùng cho đời sống thường nhật như gạo, thịt, bột, đường, giấy toilet... Khẩu trang và nước rửa tay đã hết từ lâu, cho dù chưa mấy người đeo khẩu trang. Đường sá vắng ngắt, nhưng hiện tượng hoảng loạn chưa thấy phổ biến.

Mục tiêu chính trị của Hungary

Cũng như ở một số nước Châu Âu, phân biệt đối xử, kỳ thị, hoặc ở mức nhẹ hơn là những hành động bất lịch sự, ác cảm với người Châu Á đã xảy ra tại Hungary hàng tháng trước, khi căn bệnh Covid-19 còn chưa xâm nhập vào Hung. Không có những trường hợp quá lớn, nhưng nhiều người Việt cho hay họ đã gặp phải.

Nhiều doanh nghiệp phải trương biển "Chúng tôi là người Việt Nam" để tránh sự phân biệt, kỳ thị dành cho người Hoa. Chính cộng đồng người Hoa tại Hungary cũng phải dấy lên một phong trào vận động những người Hoa có uy tín trong xã hội Hung, hãy lên tiếng để giải tỏa niều hiểu nhầm, tin thất thiệt và sự kỳ thị vô căn cứ.

Đồng thời, chính phủ của Thủ tướng Orbán Viktor, trong một số phát biểu, vẫn tiếp tục coi là có mối quan hệ giữa dân nhập cư và dịch bệnh, và rằng "người nhập cư đã mang bệnh tới Hungary". Ám chỉ việc một số bệnh nhân đầu tiên của dịch Covid-19 là các sinh viên Iran theo học tại Hungary. Nhiều sinh viên Iran đã bị trục xuất, vì bị coi là không hợp tác với các biện pháp của chính quyền.

Đại diện của Tổ chức Ân xá Thế giới tại Hungary nhận xét : với việc ban bố tình trạng khẩn cấp, chính phủ Hung tiếp tục thâu tóm trong tay một quyền hành vô biên, mà thật ra không cần phải đến thế cũng có thể xử lý được tình trạng bệnh dịch. Đây rất có thể là một con bài trong tay nội các Hung, đê tiếp tục thi hành những bước đi phi dân chủ ở xứ này...

Người Việt tin tưởng vào hệ thống y tế của Đức

Sát cạnh với Pháp là Đức, nơi số ca nhiễm tăng nhanh trong những ngày gần đây : hơn 6.000 bệnh nhân dương tính với virus corona. Chính phủ đã ban hành nhiều biện pháp cấm lui tới các nơi công cộng. Cộng đồng người Việt tin tưởng vào hệ thống y tế rất tốt của Đức. Các hoạt động tại khu chợ Đồng Xuân ở Berlin suy giảm nhưng các doanh nghiệp vững tin vào chính sách hỗ trợ kinh tế của chính quyền Angela Merkel như trình bày của thông tín viên Lê Trung Khoa từ Berlin. 

Thanh Hà

******************

Pháp mạnh tay phạt 135 euro người vi phạm lệnh phong tỏa (RFI, 18/03/2020)

Người dân Pháp đang tập thích nghi với nhịp sống mới. "Ở nhà" tối đa, trừ năm trường hợp ngoại lệ và phải có tờ khai lý do. Sau thời gian đầu nhắc nhở, mức phạt những người vi phạm sẽ lên thành 135 euro từ ngày 18/03/2020, thay vì 38 euro.

phuongtay3

Cảnh sát nhắc nhở một du khách trên đại lộ Champs-Elysée, París, ngày 17/03/2020 sau khi lệnh cách ly có hiệu lực từ 12 giờ. để chống dịch virus corona. AFP

Năm trường hợp ngoại lệ gồm : đi làm, nếu công việc bắt buộc phải hiện diện (đài phát thanh, truyền hình, bác sĩ, lao công…), đi chợ mua nhu yếu phẩm, lý do gia đình hoặc giúp người cao tuổi, di chuyển trong phạm vi hẹp quanh nơi ở (mua thuốc, khám bệnh…) hoặc hoạt động thể thao cá nhân.

Trả lời đài Franceinfo sáng 18/03, ông Maddy Scheurer, phát ngôn viên của hiến binh, nhận xét : "Nhìn chung các quy định được tôn trọng trong ngày hôm qua (17/03)". Tuy nhiên, các biện pháp sẽ được siết chặt hơn. Người vi phạm sẽ bị phạt theo quy định thay vì được giải thích, thông cảm như trong ngày đầu áp dụng. Pháp cũng có ý định cấm công dân Anh nhập cảnh nếu Luân Đôn không áp dụng biện pháp phong tỏa để ngăn dịch Covid-19.

Những biện pháp mạnh tay này được đưa ra trong bối cảnh số người nhiễm virus corona tại Pháp tiếp tục tăng nhanh, đã có thêm gần 1.100 ca mới chỉ trong vòng 24 giờ. Tính đến hết ngày 17/03, Pháp có 7.730 người bị nhiễm virus corona, trong đó có 699 ca nghiêm trọng và 175 người chết.

Theo khuyến cáo của bộ trưởng Y tế Pháp, khi bị sốt, chỉ được uống thuốc paracétamol để hạ sốt, cấm uống thuốc giảm đau ibuprofène và cortisone. Do nhu cầu quá cao, các hiệu thuốc buộc phải hạn chế số lượng bán cho mỗi người.

Pháp không loại trừ khả năng quốc hữu hóa nhiều doanh nghiệp

Theo AFP, sau khi thông báo tăng trưởng của Pháp có thể đạt tăng trưởng -1% trong năm 2020, bộ trưởng Kinh Tế Bruno Le Maire cho biết không loại trừ khả năng Nhà nước mua cổ phần, thậm chí "quốc hữu hóa, nếu cần thiết" một số doanh nghiệp để tránh tình trạng phá sản, sa thải hàng loạt. Đây là một trong những phương tiện để "bảo vệ các doanh nghiệp lớn của Pháp" được ông Bruno Le Maire nêu trong buổi họp báo qua video.

AFP nhắc lại giá trị cổ phiếu của một số tập đoàn, như Air France-KLM, bị mất giá nghiêm trọng trên thị trường chứng khoán. Trong khi đó, các tập đoàn sản xuất ô tô Pháp như Renault, PSA hoặc Michelin đã phải đóng cửa các nhà máy ở Pháp. Airbus đã phải ngừng sản xuất ở Pháp và Tây Ban Nha trong vòng bốn ngày.

Thu Hằng

***************

Virus corona : Hà Lan không sử dụng biện pháp phong tỏa (RFI, 18/03/2020)

Trong bối cảnh Pháp và Anh đều bắt đầu áp dụng các biện pháp mạnh kể từ ngày 17/03/2020 : hạn chế đi lại và tụ tập trên toàn quốc để ngăn dịch Covid-19 lan rộng, Hà Lan, một nước gần cả Pháp lẫn Anh, đã không chọn phương thức của hai láng giềng, cho dù tính đến trưa 18/03, nước này đã có 1.710 ca nhiễm, trong đó có 43 người chết.

phuongtay4

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte là một, nếu không muốn nói là lãnh đạo duy nhất áp dụng chiến lược miễn nhiễm tập thể để chống dịch bệnh coronavirus. Reuters/Yves Herman

Thông tín viên RFI, Pierre Bénazet tường thuật từ Bruxelles : 

Thủ tướng Mark Rutte thiên về giải pháp "miễn dịch cộng đồng" bằng cách từ chối áp dụng các biện pháp mạnh như cô lập, đóng cửa cơ sở, hạn chế đi lại. Đối với ông, cần phải có tối đa người phát triển loại kháng thể chống Covid-19.

Theo thủ tướng Mark Rutte, nhiều người Hà Lan sẽ bị nhiễm virus corona, sẽ tự tạo ra kháng thể chống virus và càng có nhiều người miễn dịch thì càng ít khả năng người sức khỏe yếu kém hay già yếu bị lây nhiễm.

Với chủ trương cứ để cho virus di chuyển, chính quyền đã không ban hành các biện pháp như cô lập, đóng cửa các cơ sở đông người, vì việc cô lập hoàn toàn Hà Lan, theo thủ tướng Rutte, có thể kéo dài từ nhiều tháng đến một năm mà không bảo đảm được là dịch Covid-19 sẽ không hoành hành trở lại một khi các biện pháp này được dở bỏ. 

Tuy nhiên, việc miễn dịch tập thể phải mất hàng tháng trời mới có được và để tránh tình trạng bệnh viện quá tải, chính quyền Hà Lan cũng đã thông báo đóng cửa hàng loạt trường học, quán cà phê, nhà hàng, cũng như các cửa hiệu hút cần sa (gọi là coffee shop) và các nhà chứa. 

Và cho dù người Hà Lan rất có kỷ luật, họ cũng đã tích trữ nhu yếu phẩm, và đặc biệt là đổ xô đến các coffee shop để mua cần sa về tích trữ. Do đó, chính quyền đã cho mở lại các coffee shop này - nhưng chỉ cho bán đem đi - để tránh tệ nạn buôn lậu ma túy.

Mai Vân

******************

Virus corona : Mỹ chuẩn bị kế hoạch cả nghìn tỉ đô la để đối phó (RFI, 18/03/2020)

Sau một thời gian có vẻ như bình chân như vại trước đại dịch virus corona (Covid-19), ngày 17/03/2020, chính quyền Mỹ đã đưa ra kế hoạch hỗ trợ tài chính khẩn cấp, với quy mô lớn chưa từng có, kể từ cuộc khủng hoảng 2007-2008. Chính quyền Donald Trump dự kiến cung cấp thêm từ 800 đến hơn 1 000 tỉ đô la cho các doanh nghiệp và các gia đình người Mỹ. 

phuongtay5

Tổng thống Mỹ Donald Trump họp với các đại diện ngành du lịch, khách sạn, bị tác động vì virus corona, ngày 17/03/2020 tại Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ. Reuters - LEAH MILLIS

Theo AFP, tổng thống Donald Trump cho biết bộ trưởng Tài Chính Steven Mnuchin đang làm việc với Quốc Hội lưỡng viện về một chương trình trợ giúp ‘‘táo bạo và rất quan trọng’’. Bộ trưởng Tài Chính Mỹ không nói rõ số tiền dự kiến cho kế hoạch, hiện đang được thảo luận, nhưng theo truyền thông Mỹ, sẽ có khoảng 850 tỉ được tung ra. Kênh truyền hình CNBC thậm chí còn nêu ra con số hơn 1.000 tỉ đô la. 

Bộ trưởng Tài Chính Mỹ nhấn mạnh là các trợ giúp tài chính sẽ phải được cung cấp không chậm trễ, cho không chỉ các gia đình, mà đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ hiện đang điêu đứng vì khủng hoảng. Cùng với ngành khách sạn, các hãng hàng không đang ở trong ‘‘tình trạng bi đát’’ còn hơn cả sau vụ khủng bố tấn công ngày 11/09/2001. 

Trước đó, Ngân Hàng Trung Ương cũng ban hành một loạt các biện pháp để bảo đảm là nền kinh tế hấp thu tốt hàng nghìn tỉ đô la đã được Ngân Hàng Trung Ương bơm thêm vào từ khoảng một tuần này. Đây là lần đầu tiên Ngân Hàng Trung Ương tái lập cơ chế, vốn đã được sử dụng trong thời gian khủng hoảng tài chính 2008 : Đó là bảo đảm các ngân hàng có khả năng cấp tín dụng cho các cá nhân và các doanh nghiệp, để việc trả nợ không gặp khó khăn. Bởi nếu người dân và doanh nghiệp Mỹ không có tiền hoàn các khoản nợ đến hạn, thì khủng hoảng do Covid-19 sẽ thêm phần tồi tệ. 

Hôm thứ Hai 16/03, lần đầu tiên tổng thống Mỹ Donald Trump thừa nhận nền kinh tế Hoa Kỳ có nguy cơ rơi vào suy thoái. 

Trọng Thành

******************

Chính quyền Tổng thống Trump muốn triển khai gói kích cầu nghìn tỷ đô (VOA, 18/03/2020)

Chính quyền ca Tng thng Trump hôm 17/3 mun trin khai gói kích cu tr giá mt nghìn t đôla, trong đó có bao gm c khon tng công dân M mi người lên ti 1 nghìn đô, nhm gim tác đng kinh tế ca dch virus Corona, theo Reuters.

phuongtay6

Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tin cho hay, hiện tất c 50 bang ca M đã ghi nhn các ca nhim Covid-19 vi tng s các ca vượt quá 6.400 người.

Tổng thng Trump nói rng M đã đt được tiến b trong chiến dch chng Covid-19 đang lây lan nhanh.

Theo Reuters, ông Trump dự đoán rng kinh tế M s "phc hi chóng vánh" khi các ca lây nhim chm li.

Hãng tin Anh nói rằng sau nhiu ngày có tuyên b gim nh mc đ tác đng ca Covid-19 và tp trung vào th trường chng khoán, chính quyn ca ông Trump đã bắt đu thúc đy các hành đng nhanh chóng nhm ngăn chn các đng v kinh tế ln nhân mng.

Reuters nói rằng gói kích cu tr giá mt nghìn t đôla bao gm c khon 50 t đôla dành cho các hãng hàng không đang đi mt vi kh năng b phá sn.

*******************

Virus corona : Hy Lạp cô lập các trại tị nạn trên các đảo (RFI, 18/03/2020)

Tại Hy Lạp, sinh hoạt đã chậm lại hẳn do dịch virus corona (Covid-19) hoành hành và vì những biện pháp giới hạn đã được ban hành. Tính đến trưa 18/03/2020, trên toàn quốc đã có 387 ca nhiễm, với 5 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, vấn đề ở Hy Lạp là số người tị nạn đông đảo, nên chính quyền đã quyết định cô lập các trại người xin tị nạn trên các đảo ở biển Aegean (Egée).

phuongtay7

Người tị nạn tại trại Moria, trên đảo Lesbos, Hy Lạp, ngày 13/12/2019. Reuters/Giorgos Moutafis

Biện pháp cô lập lúc ban đầu dự kiến kéo dài hai tuần, và liên quan đến khoảng 40.000 người trên 5 đảo gần Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có đảo Lesbos.

Thông tín viên RFI tại Athens, Joel Bronner, tường thuật : 

Biện pháp cô lập lại có nguy cơ làm tăng cảm giác bị bỏ rơi đối với những người xin tị nạn ở vùng biển Aegean. Nhiều quan sát viên, đứng đầu là các tổ chức phi chính phủ, rất lo ngại về hậu quả của dịch Covid-19 do điều kiện sống đã rất tồi tệ tại đây.

Tuần qua, tổ chức Y Sĩ Không Biên Giới đã kêu gọi chính quyền Hy Lạp cho di tản ngay người trong tất cả các trại ở các đảo Lesbos, Samos, Chios, Kos và Levros, để tránh bị virus lây nhiễm nhanh chóng. 

Bên trong và chung quanh các trại quá tải này, điều kiện vệ sinh rất tồi tệ. Tất cả những lời khuyên như rửa tay đều đặn, không có ý nghĩa gì khi mà, như Y Sĩ Không Biên Giới đã nhấn mạnh, một số nơi ở trại Moria, lớn nhất Châu Âu, chỉ có một vòi nước cho 1.300 người. Đó là chưa kể đến việc người tị nạn phải sống sát cạnh nhau.

Giờ đây mọi hoạt động trong các trại bị đình chỉ và không người ở ngoài nào được đến đấy. Việc ra khỏi trại để đến những cửa hàng hiếm hoi còn mở cửa, như nhà thuốc, siêu thị, chính thức được khuyến cáo là không nên. 

Các biện pháp hiện tại có vẻ rất khó chịu đựng nổi, và làm dấy lo ngại rằng bạo đông sẽ lại bùng lên.

Mai Vân

*******************

Nga tung tin sai, ‘reo rắc’ sợ hãi về Corona ở phương Tây (VOA, 18/03/2020)

Truyền thông Nga đã m "chiến dch ln, phát tán các thông tin sai" v virus Corona, gây s hãi và mt lòng tin ln nhau phương Tây, Reuters đưa tin, dn báo cáo ca Liên minh Châu Âu.

phuongtay8

Một người Nga ở Saint Petersburg.

Báo cáo nói rằng chiến dch ca Nga đã dùng tin gi bng tiếng Anh, Tây Ban Nha, Italia, Đức và Pháp đ gây nhiu lon cũng như làm cho EU khó có th truyn ti phn ng ca t chc này v dch bnh.

Điện Kremlin hôm 18/3 đã bác b các cáo buc mà Nga nói là vô căn c này.

Reuters dẫn báo cáo ni b dài 9 trang đ ngày 16/3, trong đó nói rng "chiến dch ln, phát tán các thông tin sai ca truyn thông nhà nước ca Nga cũng như các cơ quan tin tc thân Kremlin vn tiếp din" nhm "làm trm trng thêm cuc khng hong v y tế công các nước phương Tây".

Dữ liu ca EU ghi nhn gn 90 trường hp tung tin sai v virus Corona k t ngày 22/1.

Phát ngôn viên Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, ch ra điu ông nói là vic thiếu dn chng c th cũng như đường dn ti các cơ quan báo chí c th trong tài liu ca EU.

****************

Nga : Người không tự cách ly vì Covid-19 có thể bị tống giam (VOA, 08/03/2020)

Chính quyền thành ph Moscow hôm 8/3 đe da s tng giam lên ti 5 năm đi vi nhng người pht l yêu cu t cách ly hai tun ti nhà sau khi ti các nước b tác đng mnh bi dch Covid-19, theo Reuters.

phuongtay9

Binh sĩ Hàn Quốc phun thuốc diệt khuẩn trên đường phố.

Tin cho hay, chính quyền th đô ca Nga đã công bố tình trạng "cnh giác cao" vì Covid-19 cũng như áp đt thêm các bin pháp nhm ngăn chn s lây lan ca virus này.

Theo chính quyền Moscow, nhng ai có triu chng ca Covid-19 sau khi tr v t các nước như Trung Quc, Hàn Quc, Iran, Pháp, Đc, Italia và Tây Ban Nha thì phải t cách ly ti nhà trong vòng 14 ngày.

quan ph trách y tế ca Moscow, theo Reuters, hôm 8/3 nói rng nhng ai pht l quy đnh trên s đi mt vi hình pht nghiêm khc, trong đó có vic có th b tng giam lên ti 5 năm.

quan này nói rng chính quyn s kim tra vic t cách ly bng cách sử dng h thng camera an ninh.

Reuters dẫn li cơ quan này nói rng các cư dân t cách ly có th đưa chó đi do, nhưng ch khi có ít người nht trên đường ph và h phi đeo khu trang.

Tin cho hay, tới nay, có 15 ca nhim Covid-19 Nga.

Published in Quốc tế

Chống dịch virus corona : ý thức Công dân, bổn phận Nhà nước

Nước Pháp tuyên chiến với kẻ thù vô hình, toàn quốc bị phong tỏa, Liên Hiệp Châu Âu đóng cửa biên giới trong vòng một tháng, kinh tế Châu Âu đình trệ, mỗi quốc gia một chiến lươc đối phó... siêu vi corona tiếp tục tràn ngập các trang báo Pháp.

chong1

Quang cảnh từ Pont des Arts, trước Viện Hàn Lâm Pháp, không một bóng người do lệnh phong tỏa để đối phó với địch virus corona, Paris, ngày 18/03/2020. Reuters - CHRISTIAN HARTMANN

Tổng động viên chống dịch

Macron ban hành tổng động viên, nước Pháp bị phong tỏa, một kế hoạch 45 tỷ euro giúp doanh nghiệp trong cơn khốn khó, đình hoãn dự luật cải cách hưu trí, dịch lan chậm lại tại Ý...

Từ Le Monde, Libération cho đến Le Figaro, tất cả đều chọn những bức ảnh đường phố Paris hoang vắng đưa lên trang nhất để gây ấn tượng. Cuốn phim De Gaulle vừa ra mắt khán giả trước khi các rạp xi-nê phải tạm đóng cửa cũng được cây bút hí họa của Le Monde đưa vào mục thời sự để minh họa cho sự kiện chiều thứ Hai, tổng thống Pháp loan báo các biện pháp triệt để chống dịch : "Đây, người bị cách ly nói với người bị cách ly" (nguyên văn : Đây, người Pháp nói với người Pháp). Tranh vui thứ nhì vẽ một cậu bé mặc áo siêu nhân (superman) ngạc nhiên hỏi một nhóm người lớn buồn rầu đeo khẩu trang : Bộ không chơi nữa hay sao ?

Với các tựa và hí họa trên đây, Le Monde tóm lược những chuyển biến trong 24 giờ qua trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 và hệ quả.

Trong bài xã luận "Kỳ vọng vào ý thức công dân", nhật báo độc lập nhận định là tổng thống Pháp bắt buộc phải ban hành biện pháp phong tỏa, hạn chế đi lại của người dân như Ý và Tây Ban Nha đã làm. Bởi vì đây là cách khả thi nhất theo sự cố vấn của hội đồng các nhà khoa học. Chúng ta đang có chiến tranh ông nhấn mạnh đến sáu lần câu nói bất hủ của Georges Clémenceau, vị thủ tướng Pháp biết kích động tinh thần dân Pháp để thắng cuộc chiến tranh thế giới 1914-1918.

Phong tỏa ra sao ? Tổng thống để cho bộ trưởng Nội Vụ Pháp, chức vụ có biệt danh là "ông cò số một" nói rõ chi tiết "ngăn đường giặc siêu vi" : Huy động 100.000 cảnh sát, hiến binh, kiểm soát các tụ điểm then chốt. Còn công dân ra đường trong giai đoạn 14 ngày này phải có sẵn một tờ cam kết danh dự là đi đâu, có lý do chính đáng, nếu không sẽ bị phạt trong một hai ngày đầu là 38 euro, mấy ngày sau 135 euro.

Lệnh của chính phủ rất rõ ràng : Mọi người phải ở trong nhà. Ở nhà mới bảo vệ được sức khỏe, mạng sống của mình và cho người khác trong tinh thần "tập thể công dân".

Không chơi nữa sao ?

Thái độ "vô tâm" của dân Pháp cũng bị tổng thống lưu ý. Trong lúc dịch Covid-19 lây lan, hơn 100 nạn nhân qua đời tại Pháp, học sinh ở nhà học qua internet, mà dân chúng vẫn tấp nập mua sắm hay ra công viên, bờ sông tắm nắng. Từ nay, phải dùng biện pháp nghiêm ngặt hơn, bắt ở nhà. Cuộc chay đua tranh thủ thời gian chống bệnh và cái chết đã bắt đầu mà mục đích là làm sao cắt đứt con đường lây qua tiếp xúc để bệnh viện và nhân viên y tế có thời giờ và phương tiện y khoa chăm sóc cho từng bệnh nhân thay vì phải chọn kịch bản bỏ mặc người già như La Croix, trong bài mỗi nước một chiến lược, nói đến.

Virus corona phục hồi vai trò Nhà nước

Cũng Le Monde, bài phân tích "Corona phục hồi vai trò Nhà nước" nhấn mạnh đến bổn phận chính trị của chế độ và nhà lãnh đạo.

Covid-19 không chỉ mà một cuộc khủng hoảng y tế đơn thuần. Nó còn là cơ hội để đánh giá chính xác tinh thần đề kháng, tinh thần đoàn kết tương thân tương trợ. Trong bình diện quốc gia, tinh thần tương thân tương trợ thường khi xung khắc với tâm lý ích kỷ, co cụm. Chưa chi mà không gian tự do đi lại Schengen, một trong những thành tựu quan trọng của Liên Hiệp Châu Âu, đã bị khoanh lại.

Trước nguy cơ dân chúng tử vong vì virus ngày càng nhiều cũng như kinh tế đình trệ, vai trò của Nhà nước, hiện đang thất thế trước xu hướng toàn cầu hóa và thế lực áp đảo của các tập đoàn đa quốc gia, sẽ được hồi phục, tăng cường.

Đại dịch virus corona là cơ hội ngàn năm có một để chứng minh được tính vững chắc của giới lãnh đạo chính trị Châu Âu và xa hơn nữa là thế bền vững của các chế độ chính trị dân chủ, minh bạch và quyết tâm hy sinh quyền lợi cá nhân để cứu sinh mạng đồng bào.

Theo tác giả, còn quá sớm để có thể kết luận chế độ dân chủ có chuẩn bị tốt hơn chế độ độc tài hay không bởi vì chúng ta chưa qua đỉnh khủng hoảng Covid-19. Tuy nhiên, có thể đưa ra một số nhận xét như sau :

- Che giấu sự thật đã làm mất nhiều thời giờ qúy báu ;

- Chế độ Trung Quốc với tập quán quan liêu từ gốc, sau khi phủ nhận sự thật đã quay sang phản ứng cực đoan thái quá ;

- Tại Iran, cách thức ứng phó tùy tiện và thiếu chuyên nghiệp đã làm cho bộ máy quyền lực tiêu hao nhân sự.

Tuyên truyền quy kết, gọi hiểm họa dịch Covid-19 là âm mưu khuynh đảo của ngoại bang, thay vì kêu cứu chống dịch, đã làm hàng loạt quan chức chết oan mạng ; - Chính quyền Donald Trump cũng phủ nhận thảm họa virus corona chủng mới cho nên giờ đây Mỹ phải đối phó với một thử thách nghiêm trọng và bất trắc.

Tại Mỹ cũng như tại Châu Âu, dịch virus corona đặt vấn đề về vai trò của bệnh viện công và nhân phẩm con người cho dù là nghèo hay giàu. Giáo dục, y tế, an toàn cho dân là ba chức năng cơ bản của một Nhà nước cần phải được định nghĩa lại sau con biến động này.

Cứu nguy kinh tế

Libération chê trách tổng thống Mỹ Donald Trump vì muốn tái đắc cử nên chỉ lo cho sức khỏe của thị trường hơn là sức khỏe của dân chúng.

Tham vọng chính trị của chủ nhân Nhà Trắng khiến ông phủ nhận sự thật trong nhiều tuần lễ, cuối cùng sàn chứng khoán cũng rơi tự do và còn tiếp tục. Bây giờ, chính phủ Mỹ mới thông báo chi ra 1.000 tỷ đôla chống dịch khẩn cấp.

Trên góc nhìn y tế, cũng như Le Monde, nhật báo Les Echos lo ngại cho Ấn Độ, một nước đông dân nhất địa cầu mà chỉ có hơn 100 ca bệnh. Một trong những lý do biện giải là Ấn Độ không có phương tiện xét nghiệm đại trà như Hàn Quốc. Chính nhờ biện pháp này và chính sách tận lực cứu chữa thật sớm cho từng công dân mà Hàn Quốc đã làm giảm đà lây lan cũng như giới hạn số người chết.

Cứu nhà bị cháy không hà tiện nước

Trên góc nhìn kinh tế, Les Echos chào mừng quyết định của Pháp chi ra 45 tỷ euro, một kế hoạch vô tiền khoáng hậu hỗ trợ cho các hãng xưởng lớn nhỏ bị khó khăn. Tuyên bố của bộ trưởng Tài chính được lấy làm tựa lớn : Khi nhà bị cháy thì ai lại đếm số lít nước ? Phương án quốc hữu hóa các hãng thu lỗ nhiều cũng được dự kiến.

Tuy nhiên, điều mà Les Echos cảm thấy cần kíp phải thay đổi qua bài học Covid-19 là phải tránh tình trạng lệ thuộc vào sản xuất giá rẻ của Trung Quốc mà tổng thống Macron lưu ý. Les Echos hy vọng tuyên bố của tổng thống Macron sẽ sớm được thực hiện.

La Croix cũng góp tiếng vào kinh tế với tựa báo động : Chiến tranh kinh tế khai màn. Về dịch tễ, nhật báo công giáo trình bày ba liệu pháp chống dịch : Để siêu vi lây lan khắp nước để toàn dân sau đó được miễn dịch như chủ trương, nay đã bỏ, của Anh Quốc và cũng là dự án của Hà Lan. Chiến lược thứ hai là "cách ly" triệt để như Ý hay tương đối nhẹ hơn như ở Pháp. Và thứ ba là "thông tin để dân chúng ý thức tích cực tham gia" như trường hợp Hàn Quốc.

Tú Anh

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế

Luật sư Đặng Đình Mạnh (Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) cảm thán : "Giới luật sư Việt Nam nghĩ gì về một động thái tư pháp ‘khởi kiện chính phủ Trung Quốc gây ra đại dịch Covid 19’ do các đồng nghiệp từ Hoa Kỳ khởi xướng ? Có lẽ, ngả nón từ xa rồi… từ xa ngả nón !".

kien1

Các kệ hàng bày bán sản phẩm tẩy rửa và giấy vệ sinh tại một siêu thị Giant ở Baltimore, do sự lây lan của coronavirus (COVID-19), vào ngày 12/3/2020 đã gần như trống rỗng.

Tình hình có thể tóm tắt như sau : một số luật sư người Mỹ đã tiến hành vụ kiện tập thể, cáo buộc Trung Quốc kích hoạt bùng phát dịch bệnh viêm phổi do virus Corona chủng mới trên toàn cầu vì lợi ích kinh tế của chính họ (1).

Trong vụ kiện này, Matthew Moore, một luật sư của Văn phòng luật The Berman Law Group ở Boca Raton, bang Florida, đã cho rằng việc Trung Quốc không nhanh chóng báo cáo và khống chế virus, thậm chí che giấu các tình hình dịch bệnh thực tế, đã dẫn đến bùng phát một vụ dịch lớn, "về thực chất, Trung Quốc đã trở thành nơi nuôi dưỡng nguồn virus khổng lồ".

Các nguyên đơn trong vụ án là bốn cư dân của Florida và một trung tâm đào tạo cầu thủ bóng chày ở Boca Raton. Họ cùng ủy quyền cho The Berman Law Group nộp cho Tòa án Liên bang Mỹ tại Miami bản cáo trạng dài 20 trang. Các bị cáo bao gồm : Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Bộ Y tế Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Ủy ban Y tế quốc gia), Bộ Nội vụ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Bộ Quản lý Khẩn cấp Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, chính quyền tỉnh Hồ Bắc và chính quyền thành phố Vũ Hán.

Đơn kiện cũng đưa ra một số "sự thật" để chứng minh rằng chính phủ Trung Quốc đã không làm hết trách nhiệm của mình, bao gồm Vũ Hán che giấu dịch bệnh, cảnh sát cảnh cáo và trách phạt 8 bác sĩ, sự kiện Vũ Hán tổ chức "Vạn gia yến" (bữa tiệc tập thể chục ngàn người dự khi đang có dịch", rò rỉ virus tại Viện Virus học Vũ Hán và Bộ Khoa học, Công nghệ Trung Quốc yêu cầu tăng cường quản lý Luật thí nghiệm sinh học…

"Nếu phán quyết của Mỹ được thực thi trên phạm vi thế giới thì Trung Quốc phải nhìn nhận vụ kiện. Nếu coi nó được xử lý theo pháp luật chứ không phải vụ án chính trị thì chúng ta có thể lạc quan hơn về kết quả" – một luật sư nói.

Có thể là không liên quan, song nếu xâu chuỗi sự kiện, có thể thấy rằng nhiều khả năng vụ kiện này sẽ nhận được sự ủng hộ của tổng thống Hoa Kỳ. "Nước Mỹ sẽ hỗ trợ mạnh mẽ các ngành như hàng không và các lĩnh vực khác đang bị ảnh hưởng đặc biệt do virus Trung Quốc. Chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn bao giờ hết !" – ông Trump viết trên Twitter, lần đầu tiên dùng cụm "Virus Trung Quốc".

"Virus Trung Quốc" dịch nôm sang ngôn ngữ dân dã của người Việt, đó là ‘cúm Tàu’. Liệu tổ chức Liên đoàn Luật sư Việt Nam có rút ra được bài học nào trong động thái tiếp cận tư pháp về ‘cúm Tàu’ để khởi kiện chính phủ Trung Quốc về chuyện – ví dụ như là đã vi phạm thỏa thuận về "Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt" ?.

Năm 1999, trong Tuyên bố chung cấp cao, Trung Quốc đã khái quát phương châm 16 chữ vàng với Việt Nam : "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". Đến năm 2002, Trung Quốc lại khái quát một phương châm nữa, gọi là "4 tốt" : "Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt".

Thế nhưng trước khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam và có những hành động gây hấn đối với các tàu cảnh sát biển, tàu cá Việt Nam thì Trung Quốc biết rõ đã phá bỏ 16 chữ vàng và 4 tốt trong mối quan hệ với Việt Nam.

Như vậy, chỉ mới xét riêng chuyện ’16 vàng – 4 tốt’ cho thấy đang là một phép thử về khả năng tiếp cận tư pháp để Việt Nam khởi kiện Trung Quốc. Điều này đang có một thuận lợi về lý thuyết của yêu cầu cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, đó là người giữ vị trí Trưởng ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương, cũng đồng thời là Tổng bí thư, Chủ tịch nước.

Xem ra đại dịch virus Vũ Hán corona cũng đang mở ra những chương mới cho nền pháp chế xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 18/03/2020

(1)https://www.law.com/dailybusinessreview/2020/03/13/class-action-filed-against-china-over-covid-19-outbreak/

Additional Info

  • Author Nguyễn Nam
Published in Diễn đàn

Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang), 69 tuổi, cựu chủ tịch tập đoàn bất động sản nhà nước Huayuan và từng là đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc đã biến mất trong những ngày gần đây.

trum1

Trùm bất động sản Trung Quốc Nhậm Chí Cường 'mất tích' sau khi chỉ trích chính quyền xử lý dịch

Những người bạn của ông đã tiết lộ cho truyền thông quốc tế rằng họ đã không liên lạc được với ông kể từ ngày 12/3/2020.

Sau bài phát biểu của ông Tập Cận Bình trong hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 23/2 vừa qua, ông Nhậm đã chia sẻ với những người bạn một bài viết của chính ông lên tiếng chỉ trích bài phát biểu này.

Nữ doanh nhân Wang Ying, bạn thân của ông Nhậm cho biết trong tâm trọng rất lo lắng : "Nhiều người bạn của chúng tôi đang tìm kiếm ông ấy".

Đồng thời, bà khẳng định : "Nhậm Chí Cường là một nhân vật của công chúng và sự mất tích của ông được nhiều người biết đến. Những tổ chức nào chịu trách nhiệm cho việc này cần đưa ra một lời giải thích hợp lý và hợp pháp, càng sớm càng tốt".

Ông Nhậm mất tích trong bối cảnh chính quyền Trung Quốc đang ra sức tuyên truyền cho hình ảnh ông Tập như một anh hùng đang lãnh đạo đất nước giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh toàn dân nhằm chống lại cúm Vũ Hán.

Vào ngày 23/2, Đảng cộng sản Trung Quốc đã tổ chức một hội nghị trực tuyến về dịch viêm phổi Vũ Hán lớn nhất trong lịch sử. Ông Tập Cận Bình đã có bài phát biểu tại cuộc họp, và truyền thông Trung Quốc cho biết có tổng cộng 170.000 quan chức Trung Quốc đã tham dự cuộc họp.

Phát biểu trong hội nghị này, ông Tập Cận Bình yêu cầu tử thủ Bắc Kinh, nói rằng "Vũ Hán thắng thì Hồ Bắc sẽ thắng, Hồ Bắc thắng thì toàn quốc sẽ thắng", đồng thời nhấn mạnh rằng "phải dốc toàn lực làm tốt công tác phòng chống dịch ở Bắc Kinh, cần kiên trì giữ chặt hai nguồn lực phòng dịch từ bên trong và bên ngoài".

Đại gia bất động sản Nhậm Chí Cường, biệt danh ‘Nhậm Đại Pháo’ là một ‘thế hệ hồng thứ hai’ nhưng lại nổi tiếng với những phát biểu thẳng thắn, lên án chính quyền cộng sản Trung Quốc từ nhiều năm nay.

Một thời gian ngắn sau đó, bài viết của ông Nhậm được lan truyền trong giới tinh hoa ở Trung Quốc và hải ngoại, trong đó, cáo buộc chính phủ nước này bịt miệng những người đưa ra thông tin cảnh báo về dịch bệnh và cố gắng che giấu sự bùng phát của dịch, bắt đầu ở thành phố Vũ Hán vào tháng 12/2019.

Trong bài viết này, tuy không trực tiếp nêu tên ông Tập, nhưng ông Nhậm đã ám chỉ về nhà lãnh đạo Trung Quốc và liên tục nhắc đến bài phát biểu ngày 23/2 cũng hành động của ông Tập trong thời gian xử lý dịch bệnh bùng phát tại Hồ Bắc.

Ông Nhậm viết : "Tôi thấy không phải là một vị hoàng đế đứng đó để khoe bộ quần áo mới của ông ta, mà là một chú hề cởi trần và khăng khăng tiếp tục làm hoàng đế".

Ông Nhậm cũng viết rằng việc Đảng cộng sản cầm quyền hạn chế quyền tự do ngôn luận đã làm trầm trọng thêm dịch cúm Vũ Hán.

Cho đến thời điểm này, các cơ quan chức năng của Trung Quốc chưa hề lên tiếng về vụ việc ông Nhậm đột nhiên mất tích một cách bí ẩn như vậy trong khi chính quyền Trung Quốc hiện đang đẩy mạnh kiểm duyệt gắt gao nội dung về cúm Vũ Hán trên mạng Internet.

trum2

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đeo khẩu trang bảo vệ trong chuyến thăm Vũ Hán vào đầu ngày 10/3.

Nhậm Chí Cường xuất thân từ gia đình quan chức cấp cao của Trung Quốc, có cha là Nhậm Tuyền Sinh từng làm Thứ trưởng Thương mại.

Bản thân ông cũng từng là Chủ tịch Công ty Bất động sản Hoa Viễn tại Bắc Kinh, nghỉ hưu năm 2014.

Nhậm Chí Cường là người nổi tiếng dám nói thẳng, có lượng fan hâm mộ hơn 37 triệu trên mạng xã hội Trung Quốc Weibo.

Ngày 19/2/2016, ông Nhậm Chí Cường chất vấn trên trang weibo cá nhân về "tính Đảng trên truyền thông nhà nước" khiến ông bị giới truyền thông tấn công kiểu thời "Cách mạng Văn hóa".

Ngày 28/2/2016, Văn phòng Thông tin Internet Trung Quốc ra lệnh khóa tài khoản của ông Nhậm Chí Cường trên hai trang QQ và Sina. Ngày 29/2/2016 Ủy ban quận Tây Thành – Bắc Kinh lên tiếng cần "xử lý nghiêm đối với ông Nhậm Chí Cường".

Đến ngày 2/5/2016, Đảng cộng sản Trung Quốc đã áp dụng lệnh quản chế một năm với ông Nhậm. Quyết định này được cho là nhằm mục đích tạo ra một hiệu ứng gây sợ hãi trong giới đảng viên cũng như những người có ảnh hưởng lớn tới dư luận trong nước.

Cảnh sát Bắc Kinh đã chưa trả lời các đề nghị qua điện thoại và fax của Reuters hôm nay 15/3 để đưa ra bình luận về việc ông Nhậm mất tích.

Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cũng chưa trả lời ngay lập tức đề nghị qua fax của Reuters về vụ việc này.

Vụ ông Nhậm mất tích giữa khi việc thảo luận về dịch bệnh trên truyền thông địa phương và mạng xã hội đã bị thắt chặt kiểm duyệt trong những tuần gần đây tại Trung Quốc.

Nhóm nghiên cứu Citizen Lab tại Toronto mới đây đã phát hiện ra rằng ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất Trung Quốc, WeChat đã chặn các nhóm từ khóa và chỉ trích về chủ tịch Tập Cận Bình.

Báo cáo cũng cho biết WeChat đang kiểm duyệt các từ khóa về dịch cúm Vũ Hán.

Việc kiểm duyệt này được thực hiện bắt đầu từ ngày 1/1/2020.

Báo cáo cũng tìm ra rằng WeChat, do công ty Trung Quốc Tencent sở hữu, đã chặn thêm nhiều từ khóa khi dịch bệnh bùng phát.

Trung Quốc nhiều năm qua đã kiểm duyệt những cái gì người dân được nói và đọc trên mạng.

Nhưng báo cáo này cho hay Trung Quốc đã bắt đầu kiểm duyệt các cuộc thảo luận nhiều tuần trước khi giới chức nước này nhận thức được mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh.

Trong một diễn biến tương tự, ngày 4/2/2020 vừa qua, Việt Nam đã chính thức ban hành Nghị định mới về xử phạt hành vi tung tin giả lên Facebook và các mạng xã hội. Trong bối cảnh dịch dịch cúm Vũ Hán bùng nổ trong thời gian qua, lực lượng chức năng đã xử lý phạt tiền rất nhiều trường hợp trong cả nước, gây hoang mang dư luận bởi còn nhiều vấn đề cần phải làm rõ, đặc biệt là định nghĩa thế nào là tin giả ? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm xác minh đấy là tin giả ?

Công an Việt Nam được cho rằng đã lạm dụng việc phạt tiền vì ý kiến cá nhân trên mạng, xâm phạm quyền tự do ngôn luận của công dân.

Nghị định mới của Chính phủ quy định mức xử phạt từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi tung thông tin giả mạo, sai sự thật trên mạng xã hội.

Một số nghệ sĩ như Đàm Vĩnh Hưng, Ngô Thanh Vân và Cát Phượng từng bị xử phạt mỗi người 10 triệu đồng vì cung cấp thông tin sai sự thật về dịch bệnh virus corona trên tài khoản mạng xã hội Facebook, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự xã hội.

Ngày 7/3, Công an thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) xử phạt hành chính 4 cô gái, mỗi người 10 triệu đồng về hành vi Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan tổ chức và danh phẩm của cá nhân.

Trước đó, lực lượng an ninh phát hiện 4 tài khoản Facebook đăng các thông tin : "Sa Pa cho 9 người khách nước ngoài đi cùng chuyến bay với Nhung…", và "Hành khách cùng khoang bệnh nhân Nhung đang ở tổ 8, Mường Hoa, phường Bắc Cường, mọi người chú ý nâng cao cảnh giác".

Facebooker Hoàng Dũng cho rằng, cho đến lúc này, 4 cô gái Lào Cai đã đúng khi đưa tin về vụ việc và đặt ra vấn đề những cô gái này cần được nhận lại tiền và lời xin lỗi của chính quyền.

Xử phạt một phụ nữ kêu gọi "biểu tình" cho con nghỉ học vì cúm Vũ Hán tại Kiên Giang.

Sáng 12/3, Công an huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang ra quyết định xử phạt chị L.T.K.X. (SN 1978, ngụ tại thị trấn Kiên Lương) số tiền 12,5 triệu đồng vì có những thông tin mang tính kích động, không đúng sự thật liên quan đến dịch bệnh cúm Vũ Hán.

Trong phần bình luận của mình, chị có kêu gọi mọi người "biểu tình" cho con nghỉ học để phòng tránh dịch bệnh.

Facebooker Liên Hương Lena cho rằng : Biểu tình là quyền hiến định, công dân có quyền biểu tình hoặc mời công dân khác cùng biểu tình. Quốc hội Việt Nam chưa ra luật về biểu tình là mắc nợ với dân, việc Quốc hội nợ dân luật biểu tình không đồng nghĩa người dân bị cấm biểu tình.

Các công ước quốc tế mà nhà nước Việt Nam đã ký kết không có quy định nào cấm biểu tình.

Thực tế là công an về hưu cũng biểu tình để đòi nhà, sao họ không bị bắt, bị phạt ? Đăng tin sai là phạm trù khác. Không thể lồng ghép như thế này. Có thể nói, công an Việt Nam đang ngày càng quá đà, lạm dụng việc phạt tiền vì ý kiến cá nhân trên mạng.

Trong lịch sử đương đại thế giới, chỉ có chính quyền độc đảng toàn trị mới còn duy trì cách hành xử ‘man rợ’ như vậy. Tính mạng con người, quyền được sống, được tự do ngôn luận, biểu đạt tâm tư, nguyện vọng của mình đã bị xâm phạm nặng nề để phục vụ cho cái gọi nhà nước xã hội chủ nghĩa mà thực chất đó chỉ là sự tồn vong của chế độ mà thôi.

Thể chế độc đảng dẫn đến độc tài như ở Việt Nam và Trung Quốc luôn tìm mọi cách đàn áp những người bất đồng chính kiến với Đảng cộng sản, đây là chiêu bài không có gì mới trong suốt 75 năm qua.

Ngày nay, với sự toàn cầu hóa và phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin thì sự thật đã được công bố rộng rãi đến từng người dân – Đảng không thể tiếp tục bịt mắt người dân được nữa.

Thu Thủy (Thành phố Hồ Chí Minh)

Nguồn : Thoibao.de, 18/03/2020

Additional Info

  • Author Thu Thủy
Published in Diễn đàn

Việt Nam, tuy là một quốc gia cộng sản, đã nhanh chóng nhận ra rằng việc che đậy thông tin kiểu Trung Quốc sẽ chỉ khiến mọi việc tồi tệ hơn.

Khắp nơi trên thế giới, các quốc gia đang nỗ lực ngăn chặn thiệt hại về nhân mạng trong cuộc khủng hoảng sức khỏe chưa từng có do đại dịch Covid-19 gây ra. Đây không chỉ là một trò chơi các con số – cách các cộng đồng tự tổ chức để giảm số người tử vong qua thời gian, từ dưới lên – mà còn là một tính toán bao gồm nhiều yếu tố về cách các chính phủ tổ chức, từ trên xuống. Thật khó để đánh giá liệu các chế độ độc tài hay dân chủ làm tốt hơn bởi có nhiều yếu tố quyết định thành công hay thất bại ngoài các hệ thống thể chế. Tuy nhiên, bài viết này thảo luận về một số khía cạnh ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát sự lây lan của coronavirus để đánh giá các hàm ý cho hiện tại cũng như các cải cách trong tương lai.

hoc0

Khắp nơi trên thế giới, các quốc gia đang nỗ lực ngăn chặn thiệt hại về nhân mạng trong cuộc khủng hoảng sức khỏe chưa từng có do đại dịch Covid-19 gây ra. Hình : Zing.

Trung Quốc : Một kiểu độc đoán về kiểm soát dịch bệnh

Thế giới theo dõi hậu quả khi một chế độ độc tài đã làm bùng phát dịch ở Vũ Hán, Trung Quốc. Sự thiếu minh bạch và trách nhiệm giải trình ngay từ đầu đã hạn chế nhận thức cộng đồng về coronavirus mới, và rõ ràng các quan chức từ địa phương đến trung ương đã hành động với động cơ chính trị. Đặc điểm thể chế của Trung Quốc khiến các quan chức không muốn nghe những tiếng nói trung thực, ngay từ đầu, khi dịch bệnh được phát hiện và có thể còn kiểm soát được. Vào thời điểm dịch bệnh bùng phát, đã quá muộn để ngăn chặn thiệt hại, ảnh hưởng đến không chỉ thành phố Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc mà cả Trung Quốc và giờ đây là toàn thế giới.

Trung Quốc sử dụng bàn tay sắt trong việc kiểm soát thông tin và nguồn lực theo nguyên tắc "cứu cánh biện minh cho phương tiện", bất chấp mọi tiêu chuẩn về nhân quyền để chống dịch bệnh. Đây là kết quả tất yếu của một chế độ toàn trị. Bị kẹp giữa dịch bệnh và chính quyền, người dân Trung Quốc đã buộc phải im lặng và không thể giải quyết được các mối đe dọa leo thang. Dưới vỏ bọc ổn định chính trị bằng mọi giá, thống kê dịch bệnh đã bị thao túng để phục vụ các mục tiêu chính trị, dẫn đến sự thiếu minh bạch vốn đã được thể chế chấp nhận như một cách thức mặc định của các quan chức chính phủ. Trớ trêu thay, bất chấp những thách thức này, việc kiểm soát chặt chẽ thông tin có thể được sử dụng như một công cụ để vừa ngăn chặn sự bùng phát vừa chặn các mạng xã hội.

Nhìn vào quá trình xử lý vấn đề ở phần còn lại của thế giới, các nhà quan sát hời hợt có thể ngưỡng mộ bàn tay sắt của chế độ độc tài Trung Quốc và ca ngợi hiệu quả của nó – họ quên mất rằng chính chế độ độc tài này đã che đậy virus và làm trầm trọng thêm sự bùng phát, dẫn đến việc lấy đi mạng sống của rất nhiều người.

Với các quốc gia dân chủ, khá giả đang gặp khủng hoảng – như Nhật Bản, Hàn Quốc và Ý – cách phản ứng dịch bệnh của Trung Quốc lại có thể được cho là ưu điểm, bởi sự nghiêm ngặt của các chế độ độc đoán tỏ ra hiệu quả vượt trội hơn các biện pháp đa chiều. Người dân ở các quốc gia dân chủ chậm chịu cách ly và vẫn duy trì quyền riêng tư của họ, cũng như ít bị hạn chế đi lại. Trớ trêu thay, sự thiếu cảnh giác và quá tự tin vào các hệ thống phòng chống dịch bệnh có thể thúc đẩy sự bùng phát dịch bệnh ở các quốc gia nơi người dân có quyền tự do lựa chọn phản ứng.

Vì vậy, một hệ thống dân chủ hay độc đoán được trang bị tốt hơn để phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh ? Hay câu hỏi về dân chủ hay độc tài thậm chí còn có ý nghĩa hay không khi có quá nhiều yếu tố đặc trưng ở từng quốc gia tác động tới quyết định ?

Sử dụng trường hợp của Việt Nam có thể minh họa cho một mô hình chính trị thay thế, vượt qua sự lựa chọn giữa hai mô hình tách bạch kể trên.

Việt Nam : Kết hợp các nguyên tắc dân chủ và thực hành độc đoán

Là một quốc gia có thể chế chính trị khá giống với Trung Quốc, nhưng Việt Nam từ lâu đã được coi là cởi mở hơn nhiều so với Trung Quốc về kiểm duyệt truyền thông và kiểm soát thông tin. Chẳng hạn, người dân ở Việt Nam có thể sử dụng hầu hết các mạng xã hội trên thế giới. Facebook đặc biệt được sử dụng rộng rãi và phục vụ như một nền tảng khổng lồ để mọi người chia sẻ thông tin cũng như bày tỏ sự chỉ trích, trực tiếp hoặc gián tiếp, đối với các chính sách của chính phủ. Trong khi truyền thông Trung Quốc chậm tiết lộ lỗ hổng nguy hiểm và thông tin về bệnh viêm phổi bí ẩn ở Vũ Hán, thì việc cộng đồng mạng Việt Nam hết sức nghi ngờ về thống kê dịch bệnh từ Trung Quốc trong giai đoạn đầu khiến họ trang bị một ý thức phòng ngừa mạnh mẽ. Có thể quan sát thấy, một số học giả đã bị chỉ trích dữ dội khi họ cho rằng khẩu trang là không cần thiết và coronavirus không nguy hiểm như cúm mùa ở Hoa Kỳ.

Phản ứng với virus đã khiến cho chính phủ Việt Nam thấy được sức mạnh của các mạng xã hội khi cộng đồng mạng đọc và dựa vào thông tin để xây dựng các cách thức đối phó. Chính phủ đã học được từ việc quan sát các luồng thông tin để cố gắng xây dựng niềm tin và tăng cường sự tự lực vốn có thể mong manh trong các cộng đồng.

Chính phủ Việt Nam dường như nhận ra rằng việc chặn thông tin kiểu Trung Quốc chỉ làm tình hình tồi tệ hơn và mọi người sẽ nghi ngờ các chiến dịch tuyên truyền về dịch bệnh từ trên xuống. Trong cách làm ngược lại, chính quyền Việt Nam vẫn minh bạch về thông tin về dịch bệnh, đồng thời không hạn chế thông tin trên Facebook. Ngay từ đầu, đã có một số lo ngại khi Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói rằng việc đóng cửa biên giới với Trung Quốc là không cần thiết, và Việt Nam sẽ duy trì quan hệ cởi mở và liên tục với Trung Quốc. Người dân Việt Nam ban đầu rất hoang mang vì cho rằng chính phủ của họ có thể đặt mối quan hệ chính trị và kinh tế với Trung Quốc lên trên sức khỏe của người dân. Tuy nhiên, chính phủ đã nhanh chóng lấy lại niềm tin bằng cách cam kết kiểm tra và giám sát kỹ lưỡng, và thậm chí cuối cùng đã cấm du khách từ Trung Quốc.

Việt Nam tuy vẫn được coi là một quốc gia cộng sản, nhưng trong cuộc chiến chống dịch, chính phủ đặt sự tồn tại và cuộc sống của người dân lên trên hết. Theo tinh thần đó, chính phủ đã minh bạch đáng kể, nhanh chóng giải quyết cuộc khủng hoảng tâm lý trong dân chúng. Một mặt, vì là một quốc gia độc đảng, Việt Nam dường như không bị ràng buộc bởi các quy định nghiêm ngặt về quyền riêng tư của người bệnh, thậm chí tiết lộ danh tính của một số người. Gần đây, ngay cả danh tính và hành trình của một nhân vật chủ chốt phụ trách lý luận cho đảng dương tính với Covid-19 cũng đã được công khai. Người dân ở Việt Nam nhìn chung cũng hợp tác hơn người dân ở các nước dân chủ khi bị cách ly và cô lập. Những người thể hiện thiếu tôn trọng việc cách ly hoặc tự cách ly sẽ bị chỉ trích gay gắt trên phương tiện truyền thông xã hội.

Như vậy có thể nói, mặc dù Việt Nam vẫn là một quốc gia độc đảng, chính phủ đã minh bạch hơn trong việc chống lại dịch bệnh và người dân đã tạo ra hệ thống trách nhiệm giải trình của riêng họ. Mặt khác, vì người dân nhìn chung chưa có kinh nghiệm với việc thực hành các quy tắc pháp quyền, họ sẵn sàng dễ dàng từ bỏ quyền riêng tư của mình và hợp tác mạnh mẽ với chính quyền trong phòng chống dịch bệnh. Cho đến nay, chính phủ Việt Nam, vốn hiểu khá rõ về các nguồn lực hạn chế của mình, đã tận dụng tốt các yếu tố tích cực của tinh thần dân chủ công khai và minh bạch cũng như sự thiếu kinh nghiệm pháp quyền trong dân để chống lại Covid-19. Chính phủ đã thể hiện sự quan tâm đến cuộc sống của người dân, đặt sức khỏe của người dân lên hàng đầu và sẵn sàng tạm thời hạ thấp các yếu tố ý thức hệ nhằm lấy lại niềm tin và chống lại dịch bệnh, đặc biệt khi nó đã trở thành đại dịch toàn cầu.

Những chiến thuật này đã phát huy hiệu quả và dẫn đến những kết quả tích cực cho Việt Nam. Giờ đây, các nguyên tắc pháp quyền như minh bạch và trách nhiệm giải trình nên được duy trì mạnh mẽ trong việc giải quyết các vấn đề khác của đất nước, chẳng hạn như chống tham nhũng và độc quyền lợi ích nhóm. Đồng thời, Việt Nam nên xem xét thể chế hóa các ứng xử như công khai danh tính và cách ly bắt buộc trong các điều kiện quốc gia đặc biệt như chống dịch bệnh.

Thật khó để kết luận thể chế chính trị nào có khả năng chống lại đại dịch tốt hơn, đặc biệt trong điều kiện chênh lệch về công nghệ chăm sóc sức khỏe, nguồn lực kinh tế và điều kiện khí hậu, tất cả đều khiến cho việc chuẩn bị toàn diện nhằm chống lại sự lây lan của bệnh tật trở nên phức tạp hơn. Trong trường hợp của Việt Nam, kết luận có thể được rút ra là để chống lại đại dịch một cách hiệu quả, chính phủ các nước đang phát triển cần phải minh bạch và cởi mở để có được niềm tin của người dân đối với các thông điệp của chính phủ trong việc chống dịch cũng như để giành được sự chấp nhận của công chúng về hạn chế sự riêng tư vì lợi ích chung. Và quan trọng nhất, có lẽ yếu tố quyết định phải là sự cởi mở thực tâm và khẩn thiết của chính phủ trong việc đặt hạnh phúc và việc bảo vệ cuộc sống người dân lên trên tất cả các toan tính chính trị.

Lê Vĩnh Triển & Nguyễn Quỳnh Huy

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 18/03/2020

Tiến sĩ Lê Vĩnh Triển và Tiến sĩ Nguyễn Quỳnh Huy hiện là giảng viên Khoa Quản lý Nhà nước, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được đăng trên The Diplomat.

Additional Info

  • Author Lê Vĩnh Triển, Nguyễn Quỳnh Huy
Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 7