Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mercredi, 18 mars 2020 18:41

Cháy nhà mới lòi ra mặt mo

Người Việt Nam có câu "cháy nhà ra mặt chuột", nhưng trong trường hợp dịch Vũ Hán (Covid-19) thì ở Việt Nam lại thêm câu "cháy nhà lộ mặt mo".

benhnhan1

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đề nghị mọi người dân trên địa bàn nâng cao tinh thần chủ động, trách nhiệm trong phòng chống dịch, bệnh.

Đem so sánh này áp dụng vào trường hợp bệnh nhân mắc Virus số 21 Nguyễn Quang Thuấn, Giáo sư tiến sĩ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận trung ương, người đã bị phanh phui suy thoái đạo đức, ăn chơi vương giả, ngụp lặn trong xa hoa thì hình ảnh "cái mặt mo", tuy nhăn nheo xấu xí như cái mo cau khô, nhưng hãy còn quá nhẹ.

Thế mà báo, đài nhà nước, tiêu biểu như Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Trung ương đảng, đã hối hả bác tin ông Thuấn có "tài khoản khủng", hay có "bồ nhí, con riêng" là bịa đặt, xuyên tạc.

Thậm chí nhà nước còn cho Công an lùng bắt những Facbookers dám đụng tới ông Thuấn.

Bằng chứng như viết trên báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 13/03/2020 :

"Tối nay (13/3), Bộ Công an cho biết : Trên không gian mạng những ngày qua lan truyền nhiều thông tin thất thiệt về bệnh nhân số 21 (tên N.Q.T, trú tại Ba Đình, TP. Hà Nội), bịa đặt, xuyên tạc bệnh nhân này có "bồ nhí, con riêng", khai báo y tế không trung thực…, thu hút hàng trăm nghìn lượt chia sẻ, bình luận. Các đối tượng phản động, chống đối chính trị trong và ngoài nước nhân cơ hội đã gia tăng kích động, xuyên tạc, gây hoài nghi, làm xói mòn niềm tin của quần chúng nhân dân, gây hoang mang trong dư luận xã hội.

Cùng với việc xác minh, xử lý nghiêm các đối tượng tung tin xuyên tạc tình hình về dịch bệnh Covid-19, ngày 13/03/2020, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an đã phối hợp Công an Thành phố Hà Nội và các đơn vị chức năng nhanh chóng vào cuộc, xác minh, đấu tranh xử lý một số đối tượng đã đăng tải, chia sẻ những thông tin thất thiệt về bệnh nhân số 21. Điển hình như Võ Thị Thanh Thủy (SN 1986, trú tại quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội), Doãn Thị Kim Phượng (SN 1958, trú tại quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội) và Nguyễn Thị Vân (SN 1994, trú tại Đông Anh, Thành phố Hà Nội)…

Tại cơ quan Công an, các đối tượng khai nhận do thiếu hiểu biết nên đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân đăng tải, chia sẻ những thông tin suy diễn, thất thiệt nêu trên, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của ông N.Q.T. Các đối tượng trên đã thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình, xin gỡ bỏ bài viết trên Facebook cá nhân và cam kết không tái phạm".

Công an nói vậy thì mình nghe vậy chứ kiểm chứng bằng cách nào bây giờ ? Không có báo đài nào ở Việt Nam dám điều tra xem chuyện ông Thuấn không có bồ nhí hay con riêng, hoặc tài sản thừa mứa khó chứng minh nguồn gốc là thật hay hư ?

Có điều chắc như đinh đóng cột là trong khi nhà nước tốc hành xóa tin đồn giúp ông Thuấn thì họ lại không dám thắc mắc làm sao ông Thuấn có tiền để trả chi phí hội viên chơi Gold tại sân Vân Trì tới 132 ngàn USD, tương đương 3.075.600.000 đồng ?

Với phí tổn này, báo Golf Việt giải thích ngày 11/03/2020 :

"Tuy nhiên, số tiền hơn 3 tỷ đồng hội viên sân golf Vân Trì bỏ ra không phải để hưởng những đặc quyền và ưu đãi của sân chỉ trong một năm như nhiều người vẫn lầm tưởng. Như trong bảng phí, thẻ hội viên có giá trị tới ngày 17/4/2037. Tức là các quyền lợi trải nghiệm sân golf tư nhân đẳng cấp và các tiện ích đi kèm được duy trì ít nhất trong 17 năm tới".

Nhưng không phải chỉ có vậy, ông Thuấn còn phải trả "phí hội viên thường niên", như cho năm năm 2020 là 52.285.200 đồng (trên 2.000 USD).

Bên cạnh đó, mức phí các phụ kiện khác như : xe điện, thuê gật, bóng tập, túi gậy, phí đặt riêng caddy… sẽ tính riêng, theo niêm yết của sân Vân Trì.

Các báo Việt Nam cho biết sân golf Vân Trì, tọa lạc tại xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội, nằm cách đường cao tốc Hà Nội-Nội Bài 4 km, và được mô tả "ở vị trí rất thuận tiện, đảm bảo an ninh, là sân golf đáng chơi nhất tại miền Bắc". Sân này do công ty Noble Việt Nam, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, làm chủ đầu tư, do ông Kim Woo-choong, cựu chủ tịch Deawoo E&C làm Chủ tịch.

Vẫn theo tin của báo Việt Nam, sân Vân Trì "được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Peter Rousseau của Công ty thiết kế P + Z, có quy mô 18 hố và bắt đầu vận hành từ năm 2007. Đặc biệt, Van Tri Golf Club còn được biết đến là sân golf riêng tư (private) và đạt tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam".

Từ 17 đến 21

"Nhà lý luận" Nguyễn Quang Thuấn, 61 tuổi, ở Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội, theo Bách khoa Toàn thư mở, "sinh năm 1959 là giáo sư, tiến sĩ kinh tế. Ông hiện là Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch hội đồng chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam. Ông nguyên là Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, một trong 16 thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc nhiệm kì 2016-2020".

benhnhan02

Ông Nguyễn Quang Thuấn là Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch hội đồng chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam.

Lý do ông Thuấn nhiễm Virus Vũ Hán từ ai thì không rõ rệt, nhưng ông đã đi cùng chuyến bay với bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng và cô Nguyễn Hồng Nhung, người nghi có bệnh ban đầu, từ London về Nội Bài, Hà Nội trên chuyến bay hãng hàng không Vietnam Airlines (VN0054) hôm 2/3.

Theo lời khai của ông Thuấn thì ông bay từ Việt Nam đi Ấn Độ, sau đó sang Anh rồi về Việt Nam. Trên chuyến bay từ Ấn Độ sang Anh có ngồi cạnh 1 người quốc tịch Anh có biểu hiện sốt và ho liên tục.

Sau khi về Việt Nam, thay vì khai báo y tế, ông Thuấn đã có nhiều hoạt động ở nhiều nơi. Các viên chức Thành phố Hà Nội cho hay : "Ông đã tiếp xúc với 96 người, ở nhiều nơi, có hội nghị ông dự đông nhất lên đến 40 người, tiếp xúc gần đây nhất là buổi đi ăn, đi chơi golf…".

Do đó, số người bị lây nhiễm từ ông Thuấn có thể lên đến hàng trăm. Riêng Facebooker Nguyễn Tiến Tường đã viết trên trang cá nhân :

"...Ngoài việc họp ở hội đồng lý luận, ông đi ăn trưa ở khách sạn Daewoo, ăn tối ở nhà hàng, đi đánh golf cùng đồng sự. Cũng phải nhờ đến con virus, mới phơi lộ được sự thật đằng sau vẻ bình dị…".

Vậy Bệnh nhân số 17 Nguyễn Hồng Nhung là ai ?

Nguyễn Hồng Nhung là người đầu tiên bị mắc Virus Vũ Hán ở Hà Nội, vì theo các báo Việt Nam, "đã không khai báo thành thật", trong đó bao gồm cả chuyến du lịch sang Ý, Pháp và Anh. Cô Nhung đã lây nhiễm Virus từ chị ruột Nguyễn Hồng Nga, một người nổi tiếng trong giới thời trang sống tại Anh.

Báo Zing.vn viết :

"Bác sĩ Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội), cho biết bệnh nhân N.H.N. đã được yêu cầu khai báo y tế ngay khi xuống sân bay Nội Bài vào rạng sáng 2/3. Tuy nhiên, nữ hành khách đã khai báo không trung thực dẫn đến việc bỏ lọt một ca bệnh nguy hiểm.

"Khi hành khách khai xong, chúng tôi có phỏng vấn, điều tra thêm nhưng người này vẫn khẳng định chỉ đi từ Anh chứ không qua các nước khác".

Vì hai chị em Nga-Nhung là con nhà Đại gia, nổi tiếng ăn chơi trong Hội con nhà giầu (rick-kids) nên đã bị các mạng xã hội, kể cả báo chí nhà nước xỉ vả, lên án thậm tệ. Hơn nữa, Nguyễn Hồng Nhung, 26 tuổi, trú tại phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, nên cả khu phố đã bị cô lập, phun thuốc nhiều ngày làm xáo trộn cuộc sống bình thường. Nhiều gia đình đã tản cư đi nơi khác để tránh lây nhiễm nên sức công phẫn lên cao đối với gia đình Nguyễn Hồng Nhung.

Sao lại khác nhau ?

Tỷ dụ như đã có người lên tiếng :

"Cần xử lý nghiêm không để tái diễn phải làm gương cho người khác trong lúc dân ta dang chống dịch minh mang dịch về còn không khai báo còn đi tiếp xúc với nhiều người là tội cố tình cần phải xử lý nghiêm và phạt thật nặng để răn đe người khác".

Một người khác mỉa mai : "Giàu có ăn chơi hưởng thụ, có đem từ thiện cho người nghèo đồng nào đâu, nhưng lại mang họa về cho đất nước ,gây tốn nhiều tiền của quốc gia, làm tăng thêm sự thất nghiệp cho nhiều người, nhiều gia đình phải cách ly !".

Một số người khác nói thêm :

- Bất kể là ai, không trung thực khai báo để lây nhiễm dịch bệnh nhóm A và liên quan đến sức khỏe cộng đồng, cấp tỉnh, thành phố phải xử lý thì đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự phạt tiền và ngồi tù từ 5 đến 10 năm.

- Nườc mình phải đưa ra luật, hình phạt cụ thễ đối với ai không khai báo trung thực khi đến từ vùng dịch, thực hiện nghiêm khắc thì mới ngăn chặn được, như con khốn Nhung giờ làm cho cả nườc phãi lo lắng.

- Đồ hiệu dát từ đầu đến chân mà cả chị lẫn em nhan sắc không đỡ nổi, vừa xấu, vừa già, vừa ác

- Yessss..... Dòm y như con khỉ già

- Ông bà có câu. Nhìn mặt bắt hình giống... giống quái thú

- Ngó ảnh của Nga và Nhung mà muốn mắc ói.

- Nhìn mặt 2 con này giống nhau, xấu, may là có tiền đó, nhìn không ưa nổi.

- Nó phải bán nhà trả tiền cho nhà nước. Việc nó gây ra không thể tha thứ được.

- Nếu nó khói bệnh, xử cho đi tù. Còn không thì để nó chết.

Bên cạnh những lời cay đắng, thóa mạ không thương tiếc, có trang báo xã hội dân sự còn phóng lên nhiều hình ảnh ăn chơi, quấn áo đắt tiền, hở hang của chị em Nga-Nhung.

Nhưng nếu so với mức độ gây nhiễm, nếu có mai sau, của bệnh nhân số 21 Nguyễn Quang Thuấn, sẽ lên đến hơn 400 người thì dối với trường hợp lây nhiễm do Nguyễn Hồng Nhung gây ra chỉ khoảng trên dưới 100 người.

Vậy mà, dư luận tại Việt Nam đã tổng tấn công, không những cá nhân Nhung mà còn tấn công của chị ruột sống bên Anh và ông bố giầu có, quê Hải Phòng, vẫn im hơi lặng tiềng trước búa rìu dư luận.

Ngược lại các mạng xã hội và báo, đài nhà nước đã cố tình "tránh xa" trường hợp ông Nguyễn Quang Thuấn, chỉ vì ông ta là Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận trung ương, một quan chức vai vế sát nách ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Tại sao có sự bất công này trong một nước Việt Nam cộng sản vẫn bô bô cái mồm rằng "nhà nước ta là nhà nước pháp quyền" của dân, do dân và vì dân ?

Hãy đọc nhà báo tự do Cánh Cò viết cho Đài Á Châu Tự do (Radio Free Asia) ngày 12/03/2020 :

"Ông Phó chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương Nguyễn Quang Thuấn là bệnh nhân Virus Corona số 21 : Sở hữu 3 căn nhà mặt tiền ở Hà Nội, bay hạng thương gia, ăn ở khách sạn 5 sao, đi đánh golf, mời ca sĩ về hát trong buổi tiệc liên hoan sang trọng…

Ông Phó chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương trên danh nghĩa có mức lương gần hai mươi triệu hàng tháng nhưng thích chốn riêng tư thì ông lại có thừa. Đánh golf riêng tư chưa đủ ông còn có bồ nhí cho đủ bộ riêng tư. Mới đây báo chí lại tung tin công an Hà Nội đã truy ra ông hội đồng Thuấn đã từng ghé chung cư Vincom thăm bà Gs-Ts Nguyễn Thị Phương Châm và phát hiện mối dây liên hệ của bà này và ông hội đồng. Chính ông Nguyễn Quang Thuấn đã công bố Quyết định bổ nhiệm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa, và nhiều người còn cho rằng chính ông là người đề bạt bà Nguyễn Thị Phương Châm vào chức vụ Viện trưởng Viện Văn hóa".

Với một người có quyền cao, chức trọng như ông Thuấn, nhưng lại suy thoái đạo đức rõ nét, có dư tiền để chơi Golf hạng sang, ăn chơi rủng rỉnh rất phản cảm và nhiều nhà cửa ngay giữa Thủ đô Hà Nội thì Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, ông Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng có trách nhiệm gì không ?

Liệu khả năng lãnh đạo cán bộ và công tác giám sát người dưới quyền, trong trường hợp Nguyễn Quang Thuấn, của ông Thắng có cần được ông Nguyễn Phú Trọng xem lại không, hay "cứ như thế mà làm" ?

Không xứng đáng

Dù ông Trọng có quyết hay không thì dư luận trong dân vẫn bỉu môn, nhếch mép, lắc đầu với con bệnh Nguyễn Quang Thuấn.

Một tựa bài viết trên báo VTC News ngày 12/03/2020, đã lột trần sự thật : "Những lãnh đạo sống xa hoa, chơi Golf hạng sang nhất : Không phải tấm gương để dân học tập". Chủ quản của VTC News là Đài Truyền hình KTS VTC.

VTC News viết :

"Những ngày qua, dư luận cả nước đang xôn xao về trường hợp một cán bộ Hội đồng Lý luận trung ương sau khi đi công tác nước ngoài về bị nhiễm Covid-19 và phải khai báo tiền sử dịch tễ.

Vị cán bộ này khai báo ăn uống ở khách sạn 5 sao, chơi ở sân golf đắt đỏ bậc nhất miền Bắc, có phí thẻ hội viên cá nhân lên tới hơn 3 tỷ đồng.

Lối sống xa hoa này trái ngược với phẩm chất giản dị, trong sạch, liêm khiết, gần gũi cần có của một cán bộ, vượt ra suy nghĩ của những người bình thường.

Trả lời VTC News, ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, thời gian gần đây, có không ít những cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước có những biểu hiện xa rời lối sống trong sạch, giản dị, lành mạnh mà Đảng, Bác Hồ đã đề ra.

"Vừa qua, có vị cán bộ lãnh đạo cấp cao đi công tác nước ngoài, khi trở về nước từ vùng dịch truyền nhiễm nhưng vẫn đi giao lưu hết nơi này đến nơi khác, để đến giờ có nguy cơ lây lan dịch bệnh ra hàng trăm người, gây khó khăn cho việc phòng chống dịch bệnh ở trong nước.

Tôi cũng nhận được thông tin vị cán bộ này cũng đi gặp gỡ, đi chơi golf rồi vào những nhà hàng sang trọng với nhiều người, đó là điều rất không nên".

Nguyên Đại biểu quốc hội Lê Như Tiến cảnh báo :

"Hiện tại là thời điểm rất nhạy cảm, bởi đang là năm cuối để đầu năm sau sang Đại hội Đảng, chuẩn bị cho việc chuyển giao của các cơ quan Đảng và Nhà nước, những biểu hiện tiêu cực cũng rất dễ phát sinh".

Ông nói với VTC News :

"Có không ít những cán bộ có biểu hiện như tôi từng nói là ‘chuyến tàu vét’, tranh thủ để ký đề bạt, bổ nhiệm, ký những dự án, đề tài, đề án lớn. Các dự án càng to thì phần trăm nhảy vào túi cá nhân càng nhiều. Hoặc cuối nhiệm kỳ, chuẩn bị nghỉ thì lại hết đoàn nọ đến đoàn kia, từ trung ương đến cấp tỉnh kéo nhau đi nước ngoài.

Nói là để đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm nhưng đi rồi về nghỉ thì đi học tập gì, hoặc nghỉ rồi mà vẫn đi để làm gì ? Đó chính là biểu hiện của việc đi du lịch trá hình và hưởng thụ".

Như vậy thì nước có đổ đầu vịt không ? Đồng tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân mà bị lãng phí, vô trách nhiệm như thế thì chuyến đi Ấn Độ và Anh vừa rồi của phái đoàn 12 người của Tổ Biên tập tiểu ban Kinh tế xã hội Đại hội Đảng XIII có làm nên cơm cháo gì không, hay cũng chi là trò bịp để nuốt tiền dân ?

Nuốt nhiều hay ít là chuyện của lương tâm ông trưởng đoàn, Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư, Nguyễn Chí Dũng. Nhưng chỉ riêng cái mảng sau khi về đến Hà Nội ông đã vội vàng mở tiệc và mời ca sĩ đến hát nghe cho sướng tai giữa mùa chống dịch Corona của cả nước thì không ai ngửi được, chả có cái mo nào che khuất mặt.

Phạm Trần

(18/03/2020)

Published in Diễn đàn

Từ đầu mùa dịch gây ra do con SARS-CoV-2 (tên cũ là Corona, rồi nCoV) đến giờ, mạng xã hội Việt và thỉnh thoảng cả báo chí nữa, lại bùng nổ thơ ca.

cadao1

Người tập thể dục ở hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội

Đa số người Việt đều có thể lúc này lúc khác thốt ra vài câu có vần có điệu nào đó. Không xét đến nội dung, nhưng nó làm nhiều người phải nhắc lại câu cảm thán đã lưu truyền từ rất lâu "Tộc Việt quả là dân tộc thi sĩ". Dĩ nhiên, họ nhắc lại với nhiều sắc thái khác nhau, trong đó bông đùa hay châm biếm cũng không hiếm thấy.

Nhưng có lẽ thế mà có lẽ cũng không phải thế. Có vô số câu văn xuôi có vần thô kệch hoặc sáo rỗng trên mạng, mà rất nhiều lúc được tung hô thật đấy, nhưng trong đời sống thường nhật, người Việt chúng ta từ lâu đã bỏ quên một kho tàng văn học dân gian sâu sắc và đa dạng.

Hỏi xem, chúng ta bây giờ đốt đuốc thì tìm được mấy người có thể dùng tục ngữ ca dao trong chuyện trò, trong các bài viết, trong dạy dỗ con cháu ?

Chúng ta gần như phổ cập đại học, nhưng có mấy người thuộc và sử dụng thành thục cái kho tàng vô giá đó một cách tự nhiên như thở, như ông bà ta hồi xưa ?

Mạng xã hội người Việt hay văn học, báo chí tiếng Việt hôm nay liên tiếp có những cụm từ thời thượng, nhanh chóng trở thành câu cửa miệng của toàn dân nhưng cũng nhanh chóng chết đi chỉ sau vài tuần hoặc vài tháng. Đó là vì chúng thường chỉ mới dừng lại ở mức mô phỏng hoặc chơi chữ, tuy độc đáo và hài hước nhưng chưa đạt đến mức sâu sắc súc tích, được đúc kết từ những quan sát hay kinh nghiệm lâu dài.

Mùa dịch, tôi lục lại kho tàng văn học dân gian hầu quý vị ít câu đồng dao, tục ngữ, ca dao… tưởng cũ rích mà hóa ra lại là thời sự đỉnh cao nhé.

***

cadao2

Ăn uống đủ chất và ngủ tốt là cách tốt để tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch

Đầu tiên, trong mùa dịch bác sĩ đều khuyên mọi người phải ăn uống đầy đủ, điều độ để có miễn dịch tốt sức đề kháng cao, khó mắc bệnh, mắc thì bệnh nhẹ dễ chữa. Ông bà ta có câu này :

Ăn được ngủ được là tiên

Không ăn không ngủ mất tiền đâm lo

Đặc biệt cần ăn nhiều rau quả tươi để cung cấp đủ chất xơ và vitamin cho cơ thể, vừa dễ tiêu hóa, giúp đẩy nhanh cặn bã trong cơ thể ra ngoài, vừa tra dầu mỡ bộ máy :

Cơm phải rau, đau phải thuốc

Cơm không rau như đau không thuốc

cadao3

Ý nghĩa của việc vận động, tập thể dục đã được nhắc đến trong ca dao xưa

Nhớ vận động, tập thể dục, chơi thể thao, rèn luyện cơ thể mạnh khỏe :

Mưa trôi trên núi mưa về

Chân cò tay nhện làm gì được ăn

Chân mảnh khảnh như chân cò, tay thì loèo khoèo như tay (chân) nhện, thì yêu còn ngán chứ làm được việc gì mà ăn, mà muốn "làm ăn" thì chắc chắn cũng chẳng được gì !

Đặc biệt phải siêng lau dọn nhà cửa cho sạch sẽ thông thoáng, vệ sinh vật dụng, nhất là những vật dùng hàng ngày đưa lên miệng :

Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm

Bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất

Câu dưới ý nói bệnh tật từ miệng mà vào, tai họa từ miệng mà ra. Vì miệng nói bậy nên mang tai họa (tung tin đồn nhảm, đi qua vùng dịch mà khai gian chẳng hạn, có thể bị ở tù). Ăn chín uống sôi và đảm bảo thức ăn sạch để tránh con virus bò vào sinh bệnh tật.

Mùa dịch bệnh lây lan nên tránh đi lại nhiều. Thức ăn đường phố tuy ngon nhưng vệ sinh không bảo đảm hoặc không thể đảm bảo có nguồn lây từ chính vật dụng, khách ăn, nhân viên chế biến hay không. Tốt nhất tự nấu ăn uống trong nhà, nhớ rửa tay thường xuyên :

Cơm nhà ăn ngon, con nhà dễ khiến

Con ruồi là giống hiểm nguy,

Cái chân của nó rất nhiều vi trùng

cadao4

'Cờ ba cuộc, cơm ba bát, thuốc ba thang' là lời nhắc nhở 'dùng thuốc đúng chỉ định' của người xưa

Nếu nhiễm bệnh cũng đừng lo lắng, hãy tuân thủ khuyến cáo của chính quyền nơi mình đang sống vì mỗi nơi có một cách chống dịch phù hợp với đất nước họ nhất. Tự cách ly hay đi cách ly đủ thời gian, dùng thuốc đúng chỉ định :

Cờ ba cuộc, cơm ba bát, thuốc ba thang

(Tục ngữ Việt Nam chọn lọc của Vương Trung Hiếu giải thích : Cờ ba cuộc mới phân rõ được thua, cơm ba bát mới đủ no, thuốc ba thang mới đủ liều chữa bệnh, mới thấy rõ tác dụng).

***

Đừng hoảng loạn lo lắng vì những tin đồn nhảm, đừng stress vì khi stress thì hệ thống miễn dịch bị yếu đi, bệnh tật dễ xâm nhập. Luôn nhìn ra khía cạnh tích cực của sự việc, đọc các câu chuyện hài hước, đùa giỡn và cười thật sảng khoái. Nếu bị cách ly hay ở địa phương bị phong tỏa hãy học tinh thần của người Ý mang nhạc cụ ra ban công chơi cùng nhau, vì :

Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ

Trường học ở nhiều nước khắp thế giới đã và sắp sửa đóng cửa để hạn chế nơi đông người, dịch bệnh dễ lây lan. Học trò khắp nơi buồn chán rũ người :

Học trò là học trò trung

Sáng mai ngủ dậy giở vung vét nồi

Thì cha mẹ vẫn phải đi làm nên ngày nghỉ học được ngủ đẫy mắt thì phải tự vét nồi mà ăn !

Việt Nam là xứ cận nhiệt đới, nắng ấm quanh năm, các chuyên gia dịch tễ khắp thế giới tuy chưa khẳng định nhưng đều có nhận xét chung ban đầu rằng virus SARS-CoV-2 không sống lâu và có độc lực mạnh trong điều kiện khí hậu này.

Ít nhất có thể thấy tuy số người nhiễm đã lên 66 ca (cập nhật 17/3/2020), trong đó có những bệnh nhân lớn tuổi mắc nhiều bệnh nền nguy hiểm nhưng đến nay chưa có ai tử vong. Vậy hãy mở cửa thông thoáng cho ánh nắng tràn vào, vì :

Nắng vàng là thang thuốc bổ

Các dịch bệnh khác nguy hiểm như HIV, Ebola, SARS, MERS… đều có thuốc hay vắc xin sau một thời gian. Do vậy cứ lạc quan, hy vọng, sau một thời gian sẽ có thuốc chữa khỏi bệnh :

Non cao cũng có đường trèo

Những bệnh hiểm nghèo có thuốc thần tiên

***

Con virus SARS-CoV-2, về bản dạng giới chắc là lưỡng tính. Vì xét về khía cạnh chửa đẻ sinh sản thì chúng đẻ nhanh như điện, là điểm đặc thù giống cái, còn xét về tính cách can đảm đại trượng phu thì chúng chắc chắn là giống đực. Chúng :

Phú quý bất năng dâm - người siêu giàu cũng nhiễm ; 

bần tiện bất năng di - người nghèo kiệt cũng có thể nhiễm luôn ;

Uy vũ bất năng khuất - quan chức to mấy cũng không tránh được, nhiễm tuốt.

Đối mặt với kẻ địch vĩ đại dường ấy thì đừng khoe giàu khoe sang, tốt nhất :

Thà vô sự mà ăn cơm hẩm còn hơn đau bệnh mà uống sâm nhung

cadao5

Các cụ dạy nên chăm chỉ làm việc và biết tiết kiệm

Nhưng dịch bệnh là không thể đoán trước. Cho nên khi khỏe mạnh hãy chăm chỉ làm việc và tiết kiệm, biết lo xa để dành, lúc đụng chuyện đến nỗi treo niêu. Ông bà dạy rồi :

Được bữa nào xào bữa ấy

Bữa nào không thấy đắp chiếu nằm không

Câu tục ngữ nói trên rất nên được ngành bảo hiểm giáo dục sâu sắc cho toàn thể nhân viên kinh doanh. Nó là lời dẫn đầy sức thuyết phục để khách hàng mua bảo hiểm.

***

Khi di chuyển từ vùng dịch về hoặc thấy có các biểu hiện nhiễm bệnh, ngay lập tức báo cho cơ quan y tế để được hướng dẫn cách ly, chăm sóc.

Những người giấu bệnh như cô gái BN 17, phụ nữ BN 34 của Việt Nam, bị cộng đồng cười chê :

Khôn ba năm dại chỉ một giờ

Làm chi để tiếng hững hờ chê bai

BN 21 của Việt Nam là một quan chức của Viện hàn lâm khoa học xã hội ; một người nghi nhiễm nhưng âm tính là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư. Khi truy dấu lịch sử đi lại và tiếp xúc, người ta lục ra hàng ngày các ông sinh hoạt không khác gì một đại gia tư bản, trưa ăn khách sạn 5 sao, chiều đánh gôn, tối đãi tiệc có ca sĩ hát giúp vui, bất kể các ông luôn luôn rao giảng về đạo đức của người cộng sản, hô hào"học tập theo gương chủ tịch Hồ Chí Minh" phải "sống giản dị, tiết kiệm, chia sẻ với nhân dân". Tinh thần "nói một đằng làm một nẻo" ấy dân gian đã gọi tên :

Bầm ơi, có rét mặc bầm

Volga con cỡi, gà hầm con xơi

Con đi vui lắm, bầm ơi

Xin bầm cứ ở nhà ngồi nhá khoai !

cadao6

Giá thịt có tăng trong mùa dịch ở một số nơi

Mùa dịch, hàng hóa đắt đỏ, dư âm dịch cúm heo năm ngoái khiến giá thịt heo tăng gấp hai. Cho nên bây giờ tiêu chuẩn giàu sang là "cơm có thịt" :

Lấy ai mà chẳng một chồng

Lấy anh hàng thịt ăn lòng sớm mai

Quý vị nhớ đọc kỹ và dạy con cháu làm theo nhé. Kính chúc quý vị toàn gia mạnh khỏe qua mùa dịch này.

Mấy lời góp nhặt dông dài

Giúp vui độc giả những ngày "cô Vi" !

Hoa Mai

Nguồn : BBC, 18/03/2020

Tác giả Hoa Mai là một doanh nhân sống ở Sài Gòn.

Published in Văn hóa

Xuất nhập khẩu Việt Nam trong thời dịch Covid-19 (RFA, 17/03/2020)

Tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và đã lan rộng tới nhiều quốc gia trên thế giới khiến lĩnh vực xuất nhập khẩu của Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn.

Giới chuyên gia nói gì về những thách thức đó ?

vietnam1

Công nhân tại xưởng may mặc. Reuters

Sự lệ thuộc vào xuất nhập khẩu của nền kinh tế Việt Nam

Chuyên gia kinh tế-tài chính Nguyễn Trí Hiếu nhắc lại nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào xuất nhập khẩu. Vì lẽ đó, ông Hiếu nhận định nền kinh tế Việt Nam đang hứng chịu những tác động tiêu cực khi dịch Covid-19 lây lan toàn thế giới. Ông trình bày :

"Khi nền kinh tế khủng hoản như hiện nay, thì không những tại Trung Quốc, mà những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Châu Âu mà đi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế vì dịch bệnh này, thì dĩ nhiên đầu ra của Việt Nam đang bị tác động mạnh. Thành ra có một hiện tượng theo tôi nhìn là hiện tượng mất cân đối. Trong tháng 2, đầu vào của Việt Nam bị tác động mạnh bởi dịch bệnh, nhưng đầu ra vẫn tương đối ổn định. Giờ thì đầu vào của Việt Nam tốt đẹp khả quan hơn khi tình hình dịch bệnh của Trung Quốc đã được kiểm soát và nhiều hoạt động kinh doanh của Trung Quốc đã phục hồi, thì đầu ra của Việt Nam bị mất sự ổn định khi mà thị trường xuất khẩu của Việt Nam như Mỹ và Châu Âu bị ảnh hưởng".

Cũng có cùng nhận định, ông Diệp Thành Kiệt, chuyên gia May mặc & Da giày, cho biết nguồn cung từ Trung Quốc đã tương đối quay trở lại, mặc dù hiện vẫn chỉ đáp ứng cho ngành sản xuất da giày khỏang 50% so với trước đây. Tuy nhiên, theo ông vấn đề của các doanh nghiệp hiện tại là thị trường tiêu thụ. Ông giải thích :

"Như CEO của Adidas có thông báo là trong quý một của 2020 này, riêng Adidas có thể mất 1 tỷ EUR. Do đó cái mà mọi người đang lo nhất là thị trường tiêu thụ ; nguồn cung giờ chỉ là vấn đề thứ yếu, mặc dù bị ảnh hưởng. Hiện nay phần lớn cái mà các nhà sản xuất lo là đơn hàng không có. Khi thị trường sụp đổ thì việc đầu tiên là bán hàng không được ; nếu bán hàng không được thì sẽ bị đóng cửa. Bây giờ có dù các nguồn nguyên liệu của Trung Quốc có phục hồi đi chăng nữa thì cũng vất đi".

Doanh nghiệp cần tích cực chủ động chấn chỉnh, phân tán rủi ro

vietnam2

Công nhân nhà máy giày tại Hà Nội. Reuters

Khi đề ra các giải pháp căn cơ cho ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam với thị trường các nước tiên tiến đang chịu tác động tiêu cực, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, trưởng bộ môn Quản trị Tài chính Việt Nam, cho biết chính phủ Việt Nam phải chuẩn bị các điều kiện và phương pháp giúp cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn này. Ông đưa ra những đề xuất :

"Phía Chính phủ Việt Nam cũng phải giảm các chi phí về quản lý hành chính, các chi phí về đăng ký, chi phí về xuất nhập khẩu, các chi phí liên quan dến chứng nhận xuất xứ hoặc các chi phí có liên quan đến kiểm dịch hoặc các chi phí về vận chuyển để từ đó giúp cho các doanh nghiệp có thể giảm được chi phí thấp nhất để đáp ứng nhu cầu trong điều kiện dịch bệnh như thế này".

Tuy nhiên, cũng theo ông Thịnh, các doanh nghiệp phải tích cực chủ động chấn chỉnh lại tổ chức sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm thiểu các chi phí không cần thiết để hạ giá thành, từ đó có thể đáp ứng được nhu cầu chi phí trong thời kỳ dịch bệnh. Đồng thời, nhà nước phải tạo điều kiện cho các thương vụ ; lãnh sự quán Việt Nam phải kết hợp với Bộ Công thương và các doanh nghiệp xem xét thị trường các quốc gia để hướng dẫn cho các doanh nghiệp Việt Nam đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và không để phụ thuộc vào thị trường nào.

Đẩy mạnh phát triển tiêu thụ nội địa và tập trung vào người lao động

Ông Nguyễn Trí Hiếu cho biết Việt Nam đang có kế hoạch phân tán rủi ro và đa dạng thị trường nhập khẩu, không chỉ tập trung ở Trung Quốc, đồng thời vấn đề đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cũng được đề cập đến. Song song đó, thị trường nội địa cũng phải được tăng cường giúp giảm thiểu lệ thuộc quá nhiều vào các thị trường nước ngoài. Ông có ý kiến :

"Thị trường đầu ra cũng vậy, việc dựa chủ yếu vào thị trường của Mỹ và thị trừờng Châu Âu, thì đó là rủi ro cho Việt Nam ; cái rủi ro đó hiện tại đang trở thành tác động cho nền kinh tế Việt Nam. Vấn đề phân bố rủi ro, đang dạng hóa xuất khẩu của Việt Nam là điều bắt buộc. Bên cạnh đó thì có lẽ thị trường nội bộ của Việt nam mình cần phải tăng được mức cầu. Thành ra để nền kinh tế Việt Nam có thể phục hồi lại thì việc tăng được nhu cầu nội địa là điều rất quan trọng".

Cùng quan điểm, ông Đinh Trọng Thịnh nhận định một trong những điều quan trọng hiện này là các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm phương hướng để đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa trong nước. Các doanh nghiệp Việt Nam phải tích cực chủ động đưa hàng hóa của mình vào các hệ thống phân phối trong nội địa để từ đó có thể gia tăng sản lượng tiêu thụ. Đồng thời, các nhà quản lý phải là người thường xuyên theo dõi và phải có các chính sách mềm dẻo, linh hoạt để giúp cho các doanh nghiệp có thể vượt qua thời buổi khó khăn này, để từ đó có thể tồn tại được.

Còn theo quan điểm của ông Diệp Thành Kiệt, chính phủ Việt Nam nên có chính sách tập trung giải quyết đời sống cơ bản cho người lao động, vì nguồn thu nhập và tích lũy của họ có giới hạn. Ông nói :

"Đối với các doanh nghiệp trong nước, ví dụ cung ứng lương thực, thực phẩm, hoặc những dịch vụ thiết yếu cho đời sống hàng ngày trong nước, thì những doanh nghiệp đó vẫn hoạt động hàng ngày được. Dĩ nhiên thì hoạt động của họ cũng bị hạn chế lại, bởi vì người tiêu dùng là những người lao động làm trong nhà máy mà không có thu nhập thì sức mua của họ cũng sẽ giảm và bị ảnh hưởng. Vì vậy cũng có các ảnh hưởng gián tiếp, nhưng ảnh hưởng trực tiếp là những người làm trong nhà máy xuất khẩu".

Chính phủ Hà Nội tỏ ra cương quyết trong các biện pháp phòng chống dịch và hỗ trợ cho doanh nghiệp vào lúc này. Tuy nhiên trong tình thế hiện nay, không phải mọi kế hoạch đều có thể thực hiện theo ý muốn chủ quan.

******************

Trữ lượng tại nhiều mỏ dầu chủ lực của Việt Nam đang bị suy giảm (RFA, 17/03/2020)

Trữ lượng dầu khí khai thác được từ những mỏ truyền thống chủ lực của Việt Nam hiện nay đang bị suy giảm sau 20-30 năm khai thác.

vietnam3

Hình minh họa Courtesy of pvn.vn

Báo trong nước loan tin ngày 17/3, trích thông tin từ Tập đoàn dầu khí Việt Nam PVN.

Cụ thể, các mỏ dầu được PVN cho là truyền thống chủ lực bao gồm Bạch Hổ, Sư Tử, Rạng Đông, và Lan Tây. Đây là những mỏ dầu được nói đóng góp sản lượng quan trọng, cung cấp gần 600 triệu tấn dầu khí quy đổi trong thời gian qua.

Trước khó khăn gia tăng trữ lượng dầu khí đang suy giảm, PVN cho biết sẽ đầu tư thêm các giải pháp công nghệ để tận thu hồi dầu tại các mỏ vừa nêu.

Ngoài ra, PVN cũng sẽ đa dạng hóa nguồn đầu tư trong nước cũng như tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài đẩy mạnh triển khai công tác tìm kiếm, thăm dò ở các vùng truyền thống và khu vực nước sâu, thậm chí xa bờ ngay khi có thời cơ thuận lợi.

Tuy nhiên, PVN đang gặp khó khăn do cơ chế chính sách cho ngành dầu khí chưa thay đổi kịp thời. Cụ thể, có nhiều quy định trong các luật về hoạt động dầu khí chưa phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, biến động của kinh tế, chính trị, dầu khí trên thế giới và trong khu vực.

PVN cũng đang trong tình trạng thiếu vốn đầu tư trầm trọng, nhiều dự án phát triển quan trọng đang chậm tiến độ. Nguyên nhân được nói là do quá trình thăm dò và chi phí thăm dò cần được đầu tư nhiều nhưng trong những năm qua vẫn luôn ở mức thấp kỷ lục.

Thêm vào đó, tình hình Biển Đông không ổn định với hành động quyết đoán, khiêu khích từ phía Trung Quốc cũng khiến PVN gặp nhiều khó khăn trong việc hoạch định một kế hoạch dài hạn, hay tìm kiếm các đối tác chiến lược cùng thăm dò, khai thác dầu khí.

****************

Cựu thứ trưởng quốc phòng bị truy tố vì gây thiệt hại gần nghìn tỉ đồng (VOA, 17/03/2020)

Viện Kim sát Quân s Trung ương ca Vit Nam va hoàn tt cáo trng truy t cu Th trưởng B Quc phòng Nguyn Văn Hiến vì "thiếu trách nhim" dn đến ngân sách nhà nước b thit hi xp x 940 t đng, theo báo chí trong nước hôm 17/3.

vietnam4

Cựu Th trưởng quc phòng Vit Nam Nguyn Văn Hiến. (Screenshot of Báo Giao Thông)

Cùng bị truy t vi ông Hiến là 7 b can khác, gm Bùi Như Thim, Bùi Văn Nga, Đoàn Mnh Tho, Trn Trng Tun, Đinh Ngc H (tc Út "trc"), Phm Văn Dit và Vũ Th Hoan, b quy là đã "vi phm quy đnh v qun lý đt đai" và "la đo chiếm đot tài sn".

Cáo trạng nói 8 người k trên đưa đt quc phòng vào kinh doanh ti 3 v trí "đt vàng" qun 1 trung tâm thành ph H Chí Minh, nhưng h không tuân th các quy đnh ca B Quc phòng, chính ph và Lut Đt đai năm 2003. V vic xy ra bt đu t năm 2006.

Cáo trạng được báo chí Việt Nam trích dn viết rng ông Nguyn Văn Hiến đã "không kim tra" năng lc và vic thc hin d án kinh doanh ca hai công ty đi tác, do đó, phía đi tác đem thế chp giy chng nhn quyn s dng đt, chuyn đi loi hình doanh nghip, chuyn nhượng quyn s hu đt cho bên th ba.

Những giao dch ca nhóm 8 người này dn đến hu qu là Quân chng Hi quân "mt quyn qun lý, s dng" 3 khu đt trong thi gian 49 năm, "gây tht thoát" cho ngân sách nhà nước s tin gn mt nghìn t đng.

Theo khoản 3 điu 360 B lut hình s năm 2015 v ti "thiếu trách nhim gây hu qu nghiêm trng", cu Th trưởng Nguyn Văn Hiến đi mt vi hình pht tù t 7 năm đến 12 năm.

Published in Việt Nam

Rất có thể cuộc chiến tranh thế giới lần ba đang diễn ra. Và đương nhiên nó đang diễn ra theo cách thế mới mẻ, không có bom rơi, đạn nổ, không rõ kẻ gây chiến, kẻ chủ chiến và khi nó kết thúc, cũng chẳng có quốc gia nào phải đền bù tổn thất chiến tranh. Và số lượng người chết, người mất khả năng kiếm tiền, mất các mối quan hệ làm ăn sau cuộc chiến này là vô cùng lớn. Có thể nói rằng sau cuộc chiến tranh (mà tôi tạm gọi là chiến tranh sinh học) với cái tên Vũ Hán hoặc Covid-19 này, có hàng loạt quốc gia rơi vào thảm cảnh kinh tế đình trệ, phá sản và cũng sẽ có vài quốc gia bước lên vị trí thượng phong trong chính trường thế giới.

thechien1

Cho đến bây giờ, rất khó để nói rằng Trung Quốc hay Hoa Kỳ đã phát động cuộc chiến tranh này. Nếu nhìn theo trình tự nhiễm dịch và lan dịch (mà bản chất là vũ khí sinh học) thì có nhiều khả năng Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh này. Nhưng ngược lại, nếu nhìn theo trình tự phát động cuộc chiến bằng cách làm tê liệt kinh tế, sau đó sẽ có những mũi tấn công sinh học, thì Mỹ không nằm ngoài giả định và hoài nghi.

Nhưng nếu như Trung Quốc khai mào cuộc chiến thì họ được gì ? Và nếu Mỹ khai mào cuộc chiến thì được gì ? Và căn cứ vào đâu để tin rằng loài người đang sống trong chiến tranh thế giới III ?

Vấn đề tìm căn cứ rằng loài người đang sống trong chiến tranh thế giới III, có lẽ phải ít nhất mười, hai mươi năm sau lịch sử mới mã hóa, giải mã được câu chuyện và đưa ra lời kết luận Covid-19 có phải là vũ khí của chiến tranh thế giới III hay không. Nhưng, hiện tại, người ta có quyền căn cứ vào các dấu hiệu nhận biết để khẳng định rằng đây có phải là cuộc chiến tranh hay chỉ là đại dịch của tạo hóa.

Thứ nhất, nói về mức độ cũng như bán kính lây lan, có thể nói rằng khó mà tin Covid-19 là sự sổng chuồng của một phiên bản Corona đang trong quá trình nghiên cứu tại Vũ Hán. Bởi nếu đây là sự sổng chuồng thì tâm điểm lây lan phải là Vũ Hán và những người chưa từng tiếp xúc với bất kỳ đối tượng hay yếu tố hay nhân tố nào có liên quan đến Vũ Hán đều không thể nhiễm và bán kính lây lan phải bắt đầu từ tâm điểm Vũ Hán. Nhưng đến nay, trường hợp một vị Tiến sĩ người Pháp chưa từng đi đâu xa, không có dây mở rễ má với yếu tố Vũ Hán vẫn bị chết vì dịch. Và không dừng ở đó, sau một thời gian dài thành phố Vũ Hán và các thành phố khác ở Trung Quốc bị đóng cửa, cách ly chống dịch thì các nước phương Tây và hàng loạt cường quốc trên thế giới bị nhiễm dịch. Trường hợp này khó mà khẳng định do người phương Tây có thói quen du lịch !

Trong khi đó, ngoài Trung Quốc, hầu hết các nước Cộng sản còn lại như Cu Ba, Bắc Triều Tiên, Lào và Việt Nam có tỉ lệ nhiễm dịch rất thấp. Và đặc biệt, nói về quan hệ, giao thương, giao lưu hay nói khác đi các mối giao dịch giữa các quốc gia này với Trung Quốc phải mạnh gấp nhiều lần giữa các quốc gia phương Tây với Trung Quốc nhưng lại có tỉ lệ nhiễm dịch rất thấp so với phương Tây. Vậy nghĩa là sao ? 

Hơn nữa, ban đầu, đối tượng truyền nhiễm và nguyên nhân truyền nhiễm được Trung Quốc khẳng định là do dơi, chuột và các loài động vật hoang dã. Nhưng hiện tại, họ lại khẳng định Covid-19 là do quân đội Mỹ tung ra. Điều đó có nghĩa rằng Trung Quốc đã bắn tiếng, cho biết đây là vũ khí sinh học, nó liên quan đến quân đội, và sự chết chóc do nó gây ra là rủi ro chiến tranh chứ không phải rủi ro sinh học thuần túy. Dù không nói rõ ràng Trung Quốc đang nhắc đến và ám chỉ một cuộc chiến tranh sinh học khi khẳng định Covid-19 do quân đội Mỹ tung ra.

Trong trường hợp này, giả định Covid-19 do quân đội Cộng sản Trung Quốc tung ra, thì Trung Quốc sẽ được gì và mất gì ? Có thể nói, giả sử Covid-19 là một thứ vũ khí thì nó nhanh chóng đẩy Trung Quốc vào chỗ bế tắc, không có đường lui. Vì đang trải qua cuộc chiến thương mại với Mỹ và thiệt hại trong cuộc chiến này hoàn toàn không nhỏ cho Trung Quốc, nếu tung Covid-19 vào Vũ Hán để rồi lan rộng trên toàn quốc thì chẳng khác nào đảng Cộng sảnTrung Quốc đang tự treo cổ mình.

Thêm một giả định, dịch Vũ Hán và nhiều thành phố khác là một cách cân bằng nhân chủng khi đất nước quá đông dân và miệng ăn nhiều hơn tay làm. Mượn Vũ Hán và nội địa Trung Quốc làm cái cớ và bàn đạp để thả vũ khí trên toàn thế giới nhưng chừa lại các nước Cộng sản nhằm giữ sức mạnh thuộc hạ, phe trục. Sau khi cuộc chiến kết thúc, khối Cộng sản xã hội chủ nghĩa sẽ mạnh trở lại, khối Tư bản trở nên èo ọp, cán cân sức mạnh quốc tế sẽ nghiêng về phía Trung Quốc… Khả năng này không hề thấp !

Ngược lại, giả sử Mỹ đã phát động cuộc chiến tranh này (nói ttheo cách ám chỉ của Trung Quốc trong thời gian qua) thì Mỹ được gì và mất gì ? Rõ ràng, thứ Mỹ bị mất không hề nhỏ nhưng cái được cũng khá lớn. Covid-19 sẽ làm giảm đi số người vô gia cư, không có nơi ẩn náu trong đại dịch. Và sự biến mất của họ sẽ giúp cho Mỹ dễ thở hơn trong thời kinh tế toàn cầu sụt giảm. Những quốc gia từng là đối thủ đáng gờm hoặc từng là đồng minh không tin cậy sẽ phải xuống nước nếu Mỹ vẫn giữ được ổn định kinh tế và tiếp tục giữ vị trí siêu cường.

Và, nếu như trong thế chiến II, Mỹ bán vũ khí cho các nước tham chiến để thu về một lượng tư bản không hề nhỏ thì trong thế chiến III giả định này, việc bán buôn có vẻ nhân văn và thuận lợi hơn nhiều. Bán thuốc điều trị và bán vacine. Rõ ràng, nếu có như vậy, thì vacine cũng như thuốc điều trị sẽ được tung ra khi kịch bản đến hồi cao trào. Chí ít là trong hai tháng kế tiếp. Khi mà kinh tế của nhiều quốc gia bắt đầu ngưng trệ, dẫn đến rệu rã vì dịch và không còn lựa chọn nào khác là chấp nhận tung mọi khả năng tiền tệ quốc gia và quốc dân để lấy bằng được vacine cũng như thuốc điều trị về. Giả sử có điều này thì Mỹ sẽ thu về một lượng tư bản vô cùng lớn và đương nhiên, vị trí siêu cường Mỹ không thay đổi nhưng Trung Quốc sẽ rớt hạng so với các nước Cộng sản xã hội chủ nghĩa khác.

Ở đây, rõ ràng các nước Cộng sản xã hội chủ nghĩa vốn chịu phụ thuộc Trung Quốc bởi nó cũng là siêu cường và là thứ đàn anh quen ăn hiếp đàn em chứ không phải là một siêu cường đồng minh, một gã cao bồi to con dám chơi dám chịu và sẵn sàng che chở đàn em như Mỹ. Một khi Trung Quốc rớt hạng thì chắc chắn một điều là các nước Cộng sản xã hội chủ nghĩa khác sẽ bỏ rơi Trung Quốc, vấn đề nhanh hay chậm tùy thuộc vào khả năng tự chuyển hóa và thân Mỹ của mỗi nước.

Như vậy, theo logic này, nếu Mỹ phát động chiến tranh sinh học để nối tiếp chiến tranh thương mại thì khả năng nắm phần thắng rất cao và mọi tính toán dường như hết sức kĩ lưỡng, chi tiết và có thể đẩy đối phương vào tình huống lúng túng, mất phương hướng bất kỳ giờ nào. Ngược lại, nếu đây là cuộc chiến sinh học do Trung Quốc phát động thì rõ ràng có quá nhiều yếu tố thất bại do tham vọng bành trướng quá lớn của Trung Quốc. Thất bại đầu tiên là chính trị nội bộ lủng củng, sức mạnh kinh tế bị mất ; Thất bại thứ hai là mọi phát động và tham vọng về "con đường tơ lụa" xem như bị phá sản hoàn toàn ; Thất bại thứ ba là sức mạnh khu vực bị mất kéo theo phe trục cũng bị mất và rất có thể, đất nước Trung Quốc bị chia nhỏ sau cuộc chiến tranh này.

Nhưng rõ ràng, có một qui luật rất riêng của chiến tranh là có khi kẻ phát động không bao giờ lường trước được diễn biến và nếm mùi thất bại thê thảm, còn người bị đánh lại trở thành người chiến thắng với đầy đủ lợi lộc sau cuộc chiến. Bởi đó là chiến tranh. Biết đầu, ban đầu Trung Quốc không ngờ rằng chính cá tính cẩu thả và sống bựa của số đông người dân sẽ là trái bom phá ngược vào cánh cổng thành trì Trung Hoa Đại Hán ? Và biết đâu, hai trái bom sinh học của hai bên tham chiến cùng phát nổ một lúc làm cho mọi sự trở nên rối rắm và mất kiểm soát ? !

Mọi chuyện có thể xảy ra. Và không ai dám khẳng định đây là cuộc chiến tranh thế giới III ngoại trừ một yếu tố duy nhất mà Trung Quốc hé lộ, đó là họ khẳng định Covid-19 là do quân đội Mỹ thả ra. Và rõ ràng, đôi khi sự đổ thừa hay gắp lửa bỏ tay người cũng là hành vi ngu xuẩn tự mình phơi lưng nếu đó là kẻ vừa ném đá vừa la làng. Ngược lại, nếu đó là người bị oan và nói ai cũng không tin thì có vẻ như đối phương đã chọn thời điểm kết liễu đúng lúc để dành cho một kẻ đã mất hết uy lực.

Nhưng, giả sử đây là rủi ro sinh học hay chủ ý chiến tranh, thì kẻ thất bại và đau đớn nhất, bao giờ cũng thuộc về nhân dân. Lần này là nhân dân thế giới chứ không phải nhân dân một quốc gia nhỏ lẻ nào !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 16/03/2020 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn

Mỹ giờ đây suy thoái vì Covid-19, tình hình có thể tệ đến đâu ?

VOA tổng hợp, 19/03/2020

Dịch virus corona chng mi giáng mt cú đánh chết người, đt ngt kết liu k lc tăng trưởng kinh tế kéo dài 11 năm qua ca M.

my1

Ngay cả trung tâm tài chính Wall Street New York cũng vng v vì dch Covid-19

Hôm 19/3, kinh tế gia hàng đu Michelle Meyer ca Bank of America tuyên b chính thc qua thư vi các nhà đầu tư rng kinh tế M "đã rơi vào suy thoái … cùng vi phn còn li ca thế gii" vì dch bnh gây ra bi loi virus còn được gi tên là Covid-19.

Mỹ ch tăng trưởng 0,8% năm 2020

Bank of America, ngân hàng đầu tư đa quc gia kiêm hãng dch v tài chính, dự báo kinh tế M s "sp đ" trong quý 2, co li 12% ; tc đ tăng GDP c năm d kiến gim còn 0,8%.

Lấy th trường lao đng làm thước đo v cú sc kinh tế, Bank of America tiên liu rng t l tht nghip s tăng gn gp đôi, vi khong 1 triu người thất nghiệp mi tháng trong quý 2, và mc tng cng ca quý là 3,5 triu.

Ông Mark Zandi, kinh tế gia trưởng ca hãng phân tích Moody’s Analytics, cho rng mc tht nghip 3,6% hin nay s tăng thành 5% vào đu năm sau, 2021.

Tháng 4 có thể s là thi đim suy thoái xung đến đáy, Bank of America cnh báo, và nói thêm rng sau đó là s phc hi chm chp ; đến tháng 7, nn kinh tế M s phn nào tr v tình trng bình thường.

Một nguyên nhân quan trng gây ra suy thoái là chi tiêu của người tiêu dùng, đng cơ chính ca nn kinh tế, đt ngt dng li do tác đng ca dch Covid-19.

Đó là vì nhiều bang đóng ca các nhà hàng, quán bar, quy ăn ung, rp chiếu phim, phòng tp th hình, sòng bc và các cơ s có tính cht như vy. Nhiu chuỗi siêu th, khu mua sm cũng đóng ca, mt s cuc thi đu th thao ln b hoãn li.

Ngay cả nhng nơi chưa mnh tay đến mc đó, người M cũng gim đi đến các nơi công cng.

Bên cạnh đó, các ngành du lch và khách sn gn như b xóa s vì người dân tránh đi nghỉ bng máy bay hay du thuyn c siêu ln.

Tổng cng li, nhng chi tiêu thuc din "không thiết yếu" chiếm đến khong 39% nn kinh tế M, theo hãng nghiên cu-tư vn kinh tế vĩ mô Patheon Macroeconomics. Kinh tế gia trưởng Ian Shepherdson ca hãng này dự báo rng các hot đng như vy s gim 20% trong giai đon tháng 4 đến tháng 6.

my2

Mỹ đy mnh hot đng phòng chng Covid-19

Tình trạng lưỡng nan

Các chuyên gia kinh tế ch ra mt kch bn tiến thoái lưỡng nan mà chính ph M phi đi mt : Càng nhanh chóng dng đi sng kinh tế thông thường li, dù phi chu đau đn, mt mát ; càng nhanh gii quyết được cuc khng hong y tế và mi người cũng như doanh nghiệp càng nhanh có nim tin đ quay tr li đi sng bình thường. Ngược li, kéo dài thi gian chng Covid-19 s làm trì hoãn s phc hi ca nn kinh tế và gây khn đn cho các doanh nghip nh.

Một phn khác cũng quan trng là Cc D tr Liên bang, quốc hi M và chính quyn ca ông Trump s nhanh chóng và mnh tay đến đâu trong vic cung cp tr giúp tài chính cho hàng triu "nn nhân kinh tế", t nhng người làm công hưởng lương theo gi nay không còn có thu nhp cho đến các doanh nghip mt khách hàng song vẫn phi tr tin cho các khon vay.

Nhưng các nhà kinh tế cho rng vic "tt máy" nn kinh tế phi được thc hin trước. "Chúng ta càng mun kim chế virus, thì vic đóng ca, ni bt xut ngoi bt nhp càng phi nghiêm ngt, các hot đng kinh tế càng phi b ct đt trm trng", ông Gregory Daco, kinh tế gia trưởng v nước M ti t chc tư vn Oxford Economics, nói. "Hy vng rng s phong ta, đóng ca này các nng n thì nn kinh tế s bt li [phc hi] càng mnh hơn".

Với gi đnh do nhiu quan chức y tế đưa ra là s ca nhim Covid-19 M s đt mc đnh khi thi tiết m lên vào cui tháng 4 hoc trong tháng 5, và ri gim dn, hu hết các nhà kinh tế d báo rng suy thoái M s kéo dài khong 6 tháng. Sau đó, nn kinh tế ln nht thế gii phc hi dn dn trong na cui năm nay.

my3

Một ca hàng không có khách mua vì Covid-19, gn Qung trường Thi đi, New York, 18/3/2020

Nửa cui 2020 phc hi, năm 2021 tăng trưởng 3%

Kinh tế gia Zandi thuc hãng Moody’s Analytics nhn đnh kinh tế M s phc hi chm trong na cui năm nay, sau đó tăng tốc trong năm 2021, có th đt 3% khi người tiêu dùng mua các hàng hóa như xe c, TV, v.v… sau mt thi gian "nhn" vì nn kinh tế gp sóng gió.

Kinh tế gia hàng đu ca ngân hàng Bank of America, Michelle Meyer, ch ra rng gii pháp đ khc phc kinh tế gim tc là trong nhng tun ti phi có kích thích mnh m.

"Về mt ng phó bng chính sách, chúng tôi cho rng không nên đt ra mc trn v quy mô kích thích kinh tế", bà Meyer viết trong thư gi khách hàng ca Bank of America.

Như tin đã đưa, chính phủ ca Tng thng Trump đã làm vic cùng quc hi M v gói kích thích tr giá hơn mt nghìn t đô la đ giúp các doanh nghip và người dân, trong đó có c bin pháp gi séc 1.000 đô la cho mi người ln trong nhng tun ti.

Theo CNBC, USA Today, Bloomberg, Business Insider

Nguồn : VOA, 19/03/2020

*******************

Virus corona : Biến động chứng khoán có xấu hơn khủng hoảng 2008 ?

Phạm Đỗ Chí, BBC, 18/03/2020

Trước các biến động dữ dội của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á hai ngày qua, có câu hỏi liệu đây đã là khủng hoảng sâu nặng hơn năm 2008.

chungkhoan1

Y học chưa có vaccine cho Covid-19 trong lúc dịch này lan rất nhanh và rất lây.

BBC News tiếng Việt phỏng vấn Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí, kinh tế gia từ Florida, Hoa Kỳ về các lý do ngoài virus corona gây ra chuyển động mạnh trên các thị trường tài chính và cổ phiếu.

BBC : Liệu có những yếu tố nào nữa, ngoài tác động của dịch cúm virus corona đã tác động mạnh và rất xấu vào thị trường chứng khoán Hoa Kỳ từ cuối tuần đến chiều 16/03 ?

Phạm Đỗ Chí : Do tác động của dịch cúm, nguyên nhân chính là tâm lý hoảng loạn của dân chúng và các nhà đầu tư chứng khoán. Ngoài ra còn có ba nguyên nhân chuyên môn khác từ quan điểm của Fed :

a. Tâm lý hoảng loạn : Tại sao nhân loại đang hoảng sợ trước dịch bệnh Covid-19 ?

Lý do chính là y học chưa có thuốc chữa trong lúc dịch này lan rất nhanh và rất lây. Đây là điều con người sợ nhất nên dễ gây khủng khoảng tâm lý đó. Nếu bạn bị dương tính Covid-19, bạn sẽ tự cách ly ở nhà hoặc được nhập bệnh viện (nếu nặng) ; và bạn chỉ chờ sống hay chết. Không có thuốc chữa.

Do đó ở góc cạnh tâm lý, người ta sợ bị dịch này còn hơn sợ bị ung thư. Như thời tiền sử hoang sơ, con người sợ những gì con người không biết.

b. Sự thiếu hụt thanh khoản trong nền kinh tế nhất là của các xí nghiệp lớn : Mặc dù Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và Fed đã hai lần liên tiếp cắt giảm lãi suất trong vòng 1 tuần xuống mức zero, cũng như bơm thêm 700 tỷ đô vào nền kinh tế Mỹ, giới chuyên môn tiền tệ vẫn lo sợ một số xí nghiệp lớn có thể bị vỡ nợ vì thiếu thanh khoản.

Nếu như khủng hoảng tài chính năm 2008 đã bị gây ra bởi sự vỡ nợ của các xí nghiệp tài chính (điển hình là sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers), bây giờ mối lo là cho các xí nghiệp phi tài chính, thí dụ điển hình là ba hãng hàng không lớn.

c. Trận chiến phá giá dầu hỏa giữa Saudi Arabia và Nga Sự bất đồng đã khiến giá dầu quốc tế giảm xuống hơn 30% và gây ra cơn sốc lớn cho các hãng dầu lớn của Mỹ vốn dùng đòn bẫy tài chính vay nợ cao và gặp khó khăn thanh khoản như điểm nêu ngay trên.

d. Ảnh hưởng xấu trước nguy cơ sụp đổ của kinh tế Trung Quốc. Mặc dù các số liệu thống kê chính thức cho quý 1 của nền kinh tế Trung Quốc chưa được thiết lập, tin tức dự báo về mức tăng trưởng thấp hay ngay cả số âm cho phép tiên đoán ảnh hưởng dây chuyền lên nền kinh tế toàn cầu, và nhất là nguồn cung nguyên vật liệu thiếu có thể đã gây ra tăng trưởng âm cho chính kinh tế Mỹ ngay quý 1.

chungkhoan2

BBC : Quyết định của Quỹ Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đột ngột cắt lãi suất và tung ra gói kích cầu kinh tế là do những nguyên nhân nào ? Động cơ gì và thời điểm ra quyết định có đúng không ?

Phạm Đỗ Chí : Ngày chủ nhật 15/3, ông Chủ tịch Fed, J. Powell, đã họp bất thường và tuyên bố cắt giảm lãi suất hẳn 1% (rất ít khi giảm lớn như vậy, nhất là vừa cắt giảm ngay 0,5% tuần trước), thay vì đợi đến buổi họp bình thường đã dự trù vào 2 ngày sau, thứ ba 17/3.

Không ai rõ có áp lực chính trị nào không cho quyết định đột ngột này, nhưng giới chuyên môn thì cho rằng các nguyên nhân a, b và c nêu trên đã là các động cơ, nhất là việc vài công ty nào đó có thể tuyên bố vỡ nợ. Tuy vậy, tôi thấy rất đông giới phân tích tài chính cho là Fed đã sai khi làm ngay vào cuối ngày nghỉ gây bất ngờ cho thị trường Phố Wall.

Các nhà đầu tư lớn (institutional investors) lại nghĩ phải có tình trạng gì thật tệ hại bên trong mới khiến Fed hành động bất ngờ như vậy, thay vì chỉ đợi 2 ngày sẽ làm trong vòng trật tự hơn, và nhất là giúp giá chứng khoán ngày thứ hai 16/3 có thể tiếp nối "đà lên" từ hôm thứ sáu 13/3 (tăng gần 2000 điểm) ; trong thực tế chỉ số Dow Jones đã mất gần 3000 điểm kỷ lục hôm thứ hai 16/3 vì cơn khủng hoảng tâm lý nêu trên.

BBC : Theo ông, về cách Hoa Kỳ, và Anh ứng phó - Bank of England cắt lãi suất hôm 11/03 xuống 0,25%, có điểm gì cần bàn ?

chungkhoan3

Phạm Đỗ Chí : Cả Hoa Kỳ và Anh Quốc cùng cắt giảm lãi suất như biện pháp kích cầu quan trọng. Đây là những biện pháp hàn lâm quen thuộc được giới hữu trách chính trị yêu thích ở khắp mọi nước. Nhưng theo tôi, trong hoàn cảnh phức tạp hiện tại phải đối diện với nguy cơ suy thoái toàn cầu, biện pháp tiền tệ này khó có kết quả hữu hiệu và nhanh chóng.

Thứ nhất, là vì mức lãi suất ở hai nước đã quá thấp, giảm thêm đến mức zero hay gần zero không ảnh hưởng gì lắm đến quyết định đầu tư.

Thứ hai, là mức cầu suy giảm trầm trọng do tác động hạn chế đi lại hoạt động của dịch cúm chứ không phải thiếu tiền.

Thứ ba, và quan trọng nhất là ngay trước khi dịch cúm xảy ra, nền kinh tế thế giới và cả Anh Mỹ đã có khó khăn sản xuất do thiếu các chuỗi cung ứng từ Trung Quốc, tức là từ "nguồn cung" thay vì thiếu "mặt cầu".

Để đối phó chính xác hơn với nguy cơ suy thoái kinh tế cho cả Anh và Mỹ, cần áp dụng ngay các biện pháp tài khóa như giảm thuế thêm và chi tiêu chính phủ--nhất là cho hạ tầng.

Thí dụ quan trọng là ngay cả trong thời điểm gấp rút hiện tại, để đối phó với tác động kinh tế xã hội của dịch cúm, nhiều nhà chính trị và chuyên gia--kể cả người viết bài, đề nghị cấp ngay khoản tiền gọi là "tax rebate" độ 1.000 đô la cho mỗi người, hay cho mỗi hộ gia đình, để chi tiêu tùy ý theo nhu cầu trong thời buổi khó khăn.

Tác động kích cầu của nó sẽ hữu ích và hiệu quả hơn biện pháp giảm lãi suất.

BBC : Còn về kinh tế Trung Quốc, nhìn chung hệ quả của việc phong tỏa nhiều đô thị vùng duyên hải vì Covid-19 và thương chiến với Mỹ nay ra sao ?

Phạm Đỗ Chí : Theo các tin tức sơ khởi và nhận định của các quan sát viên ở Trung Quốc, kinh tế nước này vốn đã khó khăn vì cuộc thương chiến với Mỹ lại còn bị tổn thương nặng nề do cuộc phong tỏa đi lại với dịch cúm.

Do đó, không có gì ngạc nhiên nếu không có tăng trưởng trong quý 1 và đà tăng trưởng nếu kịp phục hồi trong quý 2 và 3 sẽ rất chậm, trước khi trở lại bình thường vào quý 4.

BBC : Cuối cùng, nhiều ý kiến nói người ta so sánh biến động tuần này với Khủng hoảng 2008, ông thấy có xác đáng không và người Việt Nam cần trông đợi điều gì về kinh tế, tài chính những tuần hoặc tháng tới ?

Phạm Đỗ Chí : Khủng hoảng 2020 tại Mỹ và trên toàn cầu được so sánh về tầm mức kinh tế với khủng hoảng thế giới năm 2008 là chính xác, nhất là về tầm mức thiệt hại trên các thị trường chứng khoán thì lần này có phần còn cao hơn.

Nhưng tôi thấy đáng kể nhất là về ảnh hưởng nhân mạng và tâm lý, thiệt hại lần này chắc chắn cao hơn nhiều do dịch cúm virus corona, mà hiện nay do chưa có thuốc chủng để ngăn ngừa hay chữa trị, không ai biết sẽ kéo dài bao lâu và tổn thất cuối cùng sẽ ra sao ?

Riêng về suy thoái kinh tế sẽ khó tránh khỏi ở Mỹ vào quý 3 hay 4 năm nay và ảnh hưởng còn kéo dài theo chu kỳ sang năm tới 2021.

Tất nhiên người Việt Nam sẽ khó tránh khỏi ảnh hưởng dây chuyền của các "sự kiện Mỹ" này, giống như các nước khác có nền kinh tế mở, đầu tiên là các thị trường chứng khoán và trái phiếu sẽ gặp "lao đao" trong các tuần hoặc nhiều tháng tới năm nay, và sau đó là ảnh hưởng trì trệ tăng trưởng cho cả hai năm 2020 và 2021.

Nguồn : BBC, 17/03/2020

Published in Diễn đàn

Ý kiến giải thích vì sao tỉ lệ nhiễm Covid-19 ở Việt Nam thấp ; trong tình hình hiện nay, cách chống dịch của Việt Nam cần thay đổi gì

xet1

Cảnh sát kiểm tra danh tính một cư dân sống trong khu cách ly ở quận Cầu Giấy, Hà Nội

Giữa lúc tình hình phòng dịch corona virus đang căng như dây đàn, những thông tin khác nhau về các biện pháp phòng chống dịch đang được các nước áp dụng lại càng gây tranh cãi.

Có tin rằng ở Châu Âu, nhất là Anh đang phòng chống dịch theo hướng tiến đến miễn dịch cộng đồng bằng chủ động cho dịch lây lan.

Tuy nhiên, mới đây, Bộ trưởng Y tế Anh lại nói 'miễn dịch cộng đồng không phải là mục tiêu hay chính sách của chúng tôi'.

Và nước Anh cũng đã công bố nhiều biện pháp nghiêm ngặt để phòng ngừa dịch.

Như một ván bài ?

Miễn dịch cộng đồng là gì ? Tại sao ý tưởng này lại bị nhiều nhà khoa học phản đối ?

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (Đại học New South Wales, Úc) trao đổi với BBC News tiếng Việt sáng 17/3 rằng, khái niệm miễn dịch cộng đồng ('community immunity' hay 'herd immunity') thường được đề cập trong tình huống can thiệp dịch bệnh bằng vaccine.

"Ý tưởng là nếu một cộng đồng bị nhiễm virus, thì cách can thiệp đơn giản nhứt là xây dựng một cộng đồng có khả năng miễn dịch để giảm lây lan sang người khác. Cách xây dựng hệ thống miễn dịch mạnh là tiêm chủng vaccine cho một số người trong cộng đồng, và do đó có kháng thể (antibodies) để chống trả virus và bacteria, thì sự lây lan của dịch bệnh sẽ được hạn chế. Nói cách khác, người được tiêm chủng ngừa gián tiếp bảo vệ người chưa/không được tiêm chủng".

"Điều này cũng có nghĩa là tỉ lệ tiêm chủng càng cao thì nguy cơ lây lan trong cộng đồng càng thấp, và dịch sẽ được dập tắt. Đây là nguyên lý chánh của khái niệm miễn dịch cộng đồng".

xet2

Việt Nam quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở khu vực công cộng từ ngày 16/3

Tuy nhiên, Giáo sư Tuấn cho hay rằng, ý tưởng miễn dịch cộng đồng được nhà chức trách Anh nghĩ đến như một chiến lược để làm giảm dịch Vũ Hán (Covid-19) và lý luận đằng sau chiến lược này không liên quan đến vaccine, mà liên quan đến thực tế sinh học.

Ông giải thích :

"Thực tế sinh học là khi một người bị nhiễm virus, và sau khi hồi phục thì cơ thể người đó sẽ có khả năng chống lại virus, không bị nhiễm nữa. Quy luật này được phát hiện từ thế kỉ 18 bên Anh, nhưng có lẽ một hoàng đế Trung Hoa đã phát hiện ra quy luận này trước từ giữa thế kỷ 17 khi ông bị bệnh đậu mùa. Do đó, một số nhà chức trách và khoa học Anh nghĩ rằng nếu để cho một phần dân số nhiễm SARS-cov-2 thì nhóm này sẽ tạo ra một hệ miễn nhiễm đủ mạnh để đẩy lùi dịch".

"Nhưng có bao nhiêu người 'cần' được nhiễm tùy thuộc vào hệ số lây lan. Với hệ số lây lan hiện nay là 2, họ ước tính rằng khoảng 60% dân số Anh cần được nhiễm SARS-cov-2 để đủ lực miễn dịch".

"Cách suy nghĩ và chiến lược của nhà chức trách Anh rất... táo bạo. Nhưng suy nghĩ này có vài vấn đề về giả định. Giả định quan trọng nhứt là người bị nhiễm sẽ có hệ miễn dịch tốt hơn chống chọi lại với virus. Nhưng sự thật thì đây là virus mới, nên chưa ai biết mô típ lây nhiễm của chúng, và trong thực tế thì đã có bệnh nhân hồi phục nhưng lại tái nhiễm".

"Giả định thứ hai là chờ cho đến khi có vaccine mới để xây dựng hệ miễn dịch cho cộng đồng, nhưng phải chờ đến 6 tháng hay 1 năm. Và trong lúc đó thì số ca bệnh sẽ gây áp lực lớn đến hệ thống y tế. Chỉ cần 5% (trong số 60% nhiễm) phải nhập viện thì hệ thống y tế Anh Quốc sẽ lâm vào khủng hoảng. Do đó, chiến lược miễn dịch cộng đồng này giống như một ván bài".

"Đó chính là lý do mà nhiều nhà khoa học Anh và ngoài Anh phản đối. Rất may là nhà chức trách Anh và chánh phủ Anh đã lắng nghe giới khoa học, nên họ đã đính chánh rằng đây chỉ là một ý tưởng khoa học chớ không phải là chánh sách của họ".

Nếu áp dụng, Việt Nam sẽ có cả trăm ngàn người tử vong ?

Cũng liên quan đến miễn dịch cộng đồng, có chuyên gia ước lượng với truyền thông Việt Nam rằng : 'Nếu chọn cách miễn dịch cộng đồng, Việt Nam sẽ có ít nhất 126.000 người tử vong'.

Bình luận về ý kiến này, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cho rằng, "Tôi nghĩ chắc chắn Việt Nam sẽ không áp dụng chiến lược miễn dịch cộng đồng, vì ngay từ đầu, khi dịch bộc phát bên Tàu, đã có chiến lược can thiệp rồi. Do đó, chúng ta bàn về chuyện này ở đây chỉ là lí thuyết có phần giả tưởng thôi".

"Con số 126.000 tử vong thì tôi không rõ dựa vào cơ sở khoa học nào, vì nguy cơ nhiễm và tử vong tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức độ lây lan, cơ cấu dân số theo độ tuổi, khả năng của hệ thống y tế, v.v".

"Cách tính của tôi cho thấy kết quả rất khác với con số đó. Qua kinh nghiệm ở Vũ Hán, chúng ta biết rằng phân bố của số ca nhiễm dao động lớn giữa các độ tuổi, với người cao tuổi có nguy cơ cao hơn người trẻ tuổi ; chúng ta cũng biết rằng nguy cơ tử vong tăng theo độ tuổi".

"Tôi sử dụng dữ liệu của Vũ Hán và tạo ra hai phân bố như trình bày qua Biểu đồ 1".

xet3

Biểu đồ 1 : Số ca nhiễm SARS-cov-2 phân bố theo độ tuổi (bên trái, đường màu xanh), và nguy cơ tử vong tính theo xác suất (bên phải, màu đỏ)

Biểu đồ 1 cho thấy, đa số (72%) những ca bị nhiễm tuổi từ 40 trở lên. Nguy cơ tử vong tăng nhanh theo độ tuổi. Đa số (92%) những ca tử vong tuổi từ 50 trở lên và thường có những bệnh đi kèm như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, ung thư, và viêm phổi mãn tính. Dữ liệu được mô phỏng từ kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu Vũ Hán.

Theo Giáo sư Tuấn, với phân bố về số ca nhiễm và xác suất tử vong, có thể ước tính hậu quả của chiến lược miễn dịch cộng đồng nếu Việt Nam theo đuổi theo ba tình huống : tình huống thứ nhứt là mức độ lây lan thấp (ví dụ như hệ số lây lan 1.4, theo ước tính của WHO), và tình huống thứ hai là hệ số lây lan cao như 2.0, và tình huống thứ ba là khi hệ số lây lan lên đến 2.5 (số liệu của WHO).

Mỗi tình huống sẽ có những con số tử vong và số nhiễm khác nhau.

Cụ thể, Giáo sư Tuấn phân tích :

"Tình huống thứ nhứt : với dân số có nguy cơ lây nhiễm 95 triệu (dân số ước tính năm 2020 là 97 triệu), Việt Nam sẽ có chừng 27,1 triệu người bị nhiễm để xây dựng miễn dịch quần thể. Chúng ta có thể thấy phân bố số ca nhiễm theo độ tuổi như Biểu đồ 2, với đa số trên 40 tuổi. Nguy cơ tử vong tùy thuộc vào độ tuổi, với người cao tuổi có nguy cơ tử vong cao hơn người trẻ tuổi. Giả định rằng hệ thống y tế Việt Nam tốt hơn Tàu và do đó tỉ lệ tử vong chỉ bằng 20% tỉ lệ tử vong quan sát bên Vũ Hán, thì có thể ước tính rằng có đến 102.300 ca tử vong".

"Tình huống thứ hai : với hệ số lây lan là 2,0, sẽ có 47,5 triệu người bị nhiễm virus mới. Với giả định về cơ cấu dân số, phân bố số ca theo độ tuổi như tình huống 1, cùng tỉ lệ tử vong như tình huống 1, thì số ca tử vong có thể ước tính lên đến 179.300".

"Tình huống thứ ba : với hệ số lây lan là 2,5, sẽ có 57 triệu người bị nhiễm virus mới. Và, với những giả định trên, có thể ước tính số số ca tử vong là 215.100 người".

Theo Giáo sư Tuấn, qua mô hình trên, chúng ta có thể thấy nếu chiến lược miễn dịch cộng đồng được triển khai và nếu giả định rằng khả năng y tế của Việt Nam tốt hơn Trung Quốc, số ca tử vong vẫn có thể rất cao : từ 102.300 đến 215.100 ca, tùy theo tình huống và hệ số lây lan (Biểu đồ 2). Đó là chưa tính đến số ca phải nhập viện, mà theo ước tính của ông là khoảng 5% số ca bị nhiễm.

"Với 5% ca nhập viện thì hệ thống y tế của Việt Nam sẽ rất khó mà đáp ứng được. Do đó, tôi nghĩ Việt Nam sẽ không bao giờ - và cũng không nên - theo đuổi chiến lược miễn dịch cộng đồng", ông Tuấn nói.

xet4

Biểu đồ 2 : Ước tính số ca tử vong cho mỗi độ tuổi theo 3 tình huống : tình huống 1 (màu đỏ) với hệ số lây lan là 1.4 ; tình huống 2 (màu xanh lá cây) với hệ số lây lan 2 ; và tình huống 3 (màu xanh dương) với hệ số lây lan 2.5.

Còn quá sớm để đánh giá hiệu quả chiến lược của Việt Nam

Được hỏi về đánh giá cá nhân của ông về thực tế xử lý dịch Covid-19 của Việt Nam thời gian qua, Giáo sư Tuấn nói rằng, do ông không có mặt ở trong nước, cũng chẳng có trải nghiệm thực tế ở trong nước, nên ông không thể nói gì cụ thể.

Tuy nhiên, ông cho rằng, "Số ca nhiễm được báo cáo từ Việt Nam thì đúng là có quan điểm cho rằng thấp. Nhưng số ca nhiễm tùy thuộc vào số người được xét nghiệm. Kinh nghiệm bên Hàn Quốc cho thấy xét nghiệm càng nhiều thì số ca nhiễm cũng càng nhiều. Việt Nam không theo đuổi chánh sách xét nghiệm đại trà, nên số ca nhiễm thấp cũng có thể hiểu được".

So sánh cách chống dịch của Việt Nam và Trung Quốc, Giáo sư Tuấn cho rằng : "Cách chống dịch ở Việt Nam có vẻ giống với Trung Quốc, nhưng không hà khắc như Trung Quốc. Việt Nam cũng cho xây dựng bệnh viện dã chiến, cũng tầm soát ca có nguy cơ cao, và có cách ly tại gia. Nhưng Việt Nam không hạn chế làn sóng du khách từ Trung Quốc".

"Vì số ca nhiễm còn quá ít và chưa có tử vong, nên còn quá sớm để đánh giá chiến lược của Việt Nam thành công cỡ nào", Giáo sư Tuấn nói.

Phòng chống dịch giai đoạn 2 cần thay đổi gì ?

Trả lời câu hỏi về việc, trước tình hình số ca nhiễm ở Việt Nam đang tăng nhanh, phương án chống dịch của Việt Nam cần thay đổi gì ? Giáo sư Tuấn cho rằng, tuy số ca nhiễm ở Việt Nam có tăng trong thời gian gần đây, nhưng nhà chức trách Việt Nam cũng 'tích cực' tầm soát và cách ly những người có nguy cơ cao.

Tuy nhiên, ông cho rằng Việt Nam cân thúc đẩy mạnh hơn các biện pháp như hạn chế du khách vào Việt Nam, hay cho phép vào, nhưng phải áp dụng biện pháp cách ly tại gia 2 tuần ; ứng dụng công nghệ thông tin, như qua điện thoại di động, để thông báo những địa điểm có dịch đến từng người trong cộng đồng ; và quan trọng nhứt là nên xét nghiệm ở qui mô cộng đồng.

Ông nói : "Nếu tôi là nhà chức trách Việt Nam, tôi sẽ chọn ngẫu nhiên một số địa điểm, lấy mẫu ngẫu nhiên theo độ tuổi, và làm xét nghiệm trên những người đó để tìm kháng thể liên quan đến SARS-Cov-2".

"Kinh nghiệm từ Đức, Ý, và Hàn Quốc cho thấy, có những ca nhiễm tồn tại trong cộng đồng có liên quan một cách tiềm ẩn chưa được phát hiện, và những ca này có thể chẳng liên quan gì với những người đã bị nhiễm. Qua cách xét nghiệm ngẫu nhiên này, nhà chức trách sẽ dễ phát hiện thêm những ổ nhiễm mới và can thiệp kịp thời".

Bên cạnh đó, theo Giáo sư Tuấn, chống dịch là quan trọng, nhưng bảo vệ nhân phẩm cho bệnh nhân cũng là yếu tố quan trọng. "'Bảo vệ nhân phẩm' ở đây tôi muốn nói về bảo mật danh tánh cho bệnh nhân, tránh những xỉ vả gián tiếp hay trực tiếp gây ấn tượng bệnh nhân như là thủ phạm gây nhiễm".

Lê Viết Thọ

Nguồn : BBC, 17/03/2020

Published in Diễn đàn
mercredi, 18 mars 2020 13:00

Việt Nam chớ vội mừng

Tính đến ngày 18/3, trên thế giới đã có gần 200.000 người nhiễm Covid-19 và gần 8.000 người tử vong, trong đó nặng nhất là Trung Quốc với 3.200 người chết và sau đó là Ý với hơn 2.500 người tử vong. Hầu hết các nước trên thế giới đã đóng cửa biên giới trong đó có Mỹ, EU và cả Việt Nam.

Hậu quả mà dịch cúm Covid-19 để lại cho thế giới là vô cùng khủng khiếp mà chưa ai có thể hình dung ra được.

Hôm 09/03, giá dầu thô giảm xuống 34 USD một thùng, khiến đồng rúp của Nga mất giá mạnh, hiện tại xuống gần 80 RUB/1 USD. Với giá dầu này Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết là họ sẽ mất khoảng 3 tỉ USD trong năm 2020. Tuy nhiên giá dầu sẽ còn tiếp tục giảm trong thời gian tới, ngày 16/3 giá dầu thô Brent chỉ còn 30 USD/thùng.

voimung1

Giá dầu thô chỉ còn 30 USD/thùng trong phiên giao dịch hôm 16/3/2020

Tính từ ngày 14/2 đến 13/3/2020, chỉ số chứng khoán Mỹ Dow Jones đã mất trên 21%. Chỉ số chứng khoán VN-Index lao dốc mạnh, giảm 18,7%, từ 935 điểm xuống 761 điểm, mốc thấp nhất từ tháng 11/2017.

Sáng 16/3, giờ Mỹ, chỉ số Dow Jones đã mất hơn 10% trong khi chỉ số S&P 500 cũng giảm 10,6%, Nasdaq giảm 10,5%, theo Hãng tin AFP. Thị trường chứng khoán thế giới cũng giảm 8%, giá dầu giảm 10%, thậm chí giá vàng cũng bị ảnh hưởng. Nhưng việc bán tháo vẫn tiếp tục sau khi thị trường bị đình chỉ 15 phút, khiến Dow Jones mất gần 3.000 điểm hay 12,9%, tỷ lệ giảm tồi tệ nhất kể từ năm 1987.

Mỹ lập tức hạ lãi suất xuống 0% và bơm thêm 1.000 tỉ USD vào thị trường. Theo các nhà phân tích và giới đầu tư thì họ không coi động thái của FED là hành động giải cứu mà là sự chuẩn bị cho tình huống có thể rất xấu sắp tới. "Họ đã tạo ra nỗi sợ, chứ không phải niềm tin", nhà phân tích Patrick O'Hare nhận định. Michael Hewson, Trưởng bộ phận phân tích thị trường tại công ty phân tích thị trường CMC, trụ sở tại Anh, đã mô tả động thái phối hợp lần này là vội vã tung hết mọi các quân bài ra "chỉ nhấn thêm sự nghiêm trọng của những cú sốc kinh tế sắp xảy ra".

voimung2

Chỉ số Dow Jones hôm 16/3 mất gần 3.000 điểm hay 12,9%, tỷ lệ giảm tồi tệ nhất kể từ năm 1987.

Covid-19 là một cuộc khủng hoảng "vô tiền khoáng hậu" chưa từng xảy ra trên thế giới trong vài chục năm trở lại đây. Kinh tế thế giới sẽ suy thoái và khủng hoảng nghiêm trọng. Hạ lãi suất, bơm thêm tiền đều chỉ là những vũ khí đã cũ và hết thiêng. Không còn thuốc chữa cho cuộc khủng hoảng này. Thế giới sẽ phải xét lại một cách cơ bản và toàn diện về chủ nghĩa tân phóng khoáng, đề cao tự do và lợi nhuận tối đa. Phong trào toàn cầu hóa đã phá vỡ biên giới các quốc gia. Các công ty đa quốc không có tổ quốc mà chỉ biết đến lợi nhuận. Lòng tham của con người đã vượt quá giới hạn và đang đe dọa tương lai của loài người.

"Bàn tay vô hình" của Adam Smith chính là các giá trị đạo đức của Thiên chúa giáo đã bị chủ nghĩa phóng khoáng và internet công phá dữ dội. Cả thế giới quay cuồng theo đồng tiền, ngay cả đạo đức của giới chính trị gia nói chung và của các nguyên thủ quốc gia nói riêng cũng không còn được chú trọng, Donald Trump là một ví dụ. Việt Nam cũng vậy, ai kiếm được nhiều tiền là người đó giỏi còn mọi giá trị khác đều… không có giá trị.

Không ít người Việt Nam tự hào vì chính phủ đã chống dịch Covid-19 giỏi, cho đến giờ Việt Nam chỉ có gần 70 ca nhiễm và chưa có ai tử vong. Thậm chí nhiều người Việt Nam ở nước ngoài tìm cách quay về nước để được an toàn. Ông phó thủ tướng Vũ Đức Đam bỗng trở thành người hùng. Không ít người cho rằng các chế độ độc tài chống dịch giỏi hơn các nước dân chủ khi trung tâm của dịch cúm đã chuyển sang Châu Âu sau khi tàn phá thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.

voimung3

Ý bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 do có nhiều công nhân Trung Quốc sang làm việc trong dự án Vành đai và Con đường.

Lý do Châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch cúm Covid-19 là vì Châu Âu có nhiều người già trong khi Trung Quốc rất ít người già. Sở dĩ Covid-19 hoành hành từ Ý và Iran là do hai nước này có nhiều công nhân Trung Quốc sang làm những công trình xây dựng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường. Rồi từ Ý dịch lan ra các nước Châu Âu khác vì không còn biên giới. Pháp bị nặng vì có nhiều du khách. Pháp là nước được du khách thăm viếng nhiều nhất thế giới.

Đúng là cho tới giờ, rất may là Việt Nam chưa bị thiệt hại về nhân mạng. Rất mong đây là sự thật và cầu mong cho chúng ta không bị thiệt hại hơn. Dù vậy, Việt Nam là một trong những nước bị thiệt hại lớn nhất trong dịch cúm Covid-19 này. Lý do như chúng tôi đã trình bày nhiều lần, Việt Nam có nền kinh tế quá phụ thuộc vào bên ngoài. Ví dụ, mỗi ngày Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc một lượng hàng trị giá 320 triệu USD, chủ yếu là nguyên vật liệu để gia công và xuất khẩu. Đồng thời mỗi ngày Việt Nam cũng xuất sang Trung Quốc một lượng hàng là nông hải sản trị giá 115 triệu USD. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam là 500 tỉ USD với nền kinh tế có GDP hơn 200 tỉ USD. Như vậy ngoại thương Việt Nam lớn hơn ngưỡng an toàn cho phép (50% GDP) đến 5 lần. Kinh tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào bên ngoài.

Dịch cúm Covid-19 là tai họa từ trên trời rơi xuống khiến cho cả thế giới khốn đốn và điều đó ảnh hưởng nặng nề đến Việt Nam. Ngành du lịch sẽ "chết lâm sàng" trong một thời gian dài kéo theo các ngành nghề phục vụ du lịch như khách sạn, nhà hàng, quán xá… Lĩnh vực bất động sản sẽ đóng băng và tất cả những ai vay mượn tiền ngân hàng để đầu tư vào đất sẽ trả giá nặng. Đây là hậu quả của việc thả lỏng thị trường bất động sản của chính quyền Việt Nam. Gần như mọi nguồn lực của Việt Nam đều đổ vào đất, bất cứ ai có tiền đều sở hữu nhiều đất vì đây là lĩnh vực dễ kiếm tiền nhất và nhàn hạ nhất. Hưởng lợi nhiều nhất và phất lên nhanh nhất nhờ đất là các quan chức cộng sản và các đại gia đỏ, sân sau của các quan chức. Chúng tôi đã cảnh báo rất nhiều về việc này nhưng có lẽ không ai buồn nghe.

Hầu hết các tập đoàn kinh tế đình đám của Việt Nam đều kiếm tiền nhờ mảng bất động sản như khách sạn, resort, các khu nghĩ dưỡng, du dịch… Khi bất động sản rơi vào tình trạng đóng băng kéo dài thì khó khăn sẽ đè nặng lên họ và không phải ai cũng có thể vượt qua vì cuộc khủng hoảng Covid-19 kéo dài chưa biết bao giờ kết thúc và nếu kết thúc thì hậu quả của nó sẽ vô cùng lớn. Covid-19 sẽ thay đổi thế giới.

Các công ty, xí nghiệp Việt Nam sẽ nhanh chóng rơi vào cảnh đóng cửa và công nhân sẽ thất nghiệp hàng loạt vì không còn nguyên vật liệu để sản xuất và sản xuất ra cũng không ai mua. Covid-19 sẽ ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dân Việt Nam. Đã bắt đầu xảy ra hiện tượng người giàu… hết tiền tiêu vì bao nhiêu tài sản nằm hết trong bất động sản. Người nghèo và giai cấp công nhân - nông dân Việt Nam hầu như không có tiền của tích trữ nên làm đến đâu ăn đến đấy. Nếu phải nghỉ việc dài dài thì không biết họ xoay xở thế nào… Thế nên, chớ vội mừng và "tự hào" vì Việt Nam chưa có ai bị chết vì Covid-19. Tất cả chỉ mới là giai đoạn đầu. Khó khăn đang còn ở phía trước.

Chính quyền Việt Nam không có nhiều lựa chọn. Muốn không bị khủng hoảng kinh tế thì họ chỉ còn cách xoay trục thật nhanh sang các nước dân chủ vì đường nào Trung Quốc cũng đã lấy giải pháp rút lui và co cụm lại. Bất đồng giữa Trung Quốc với Mỹ và các nước dân chủ là không thể giải quyết. Chỉ riêng việc gọi tên dịch cúm thế nào cho đúng cũng đã gây sóng gió cho quan hệ Mỹ-Trung khi Trung Quốc khăng khăng cho rằng Covid-19 không phải xuất phát từ… Trung Quốc.

Thảm họa này một lần nữa nhắc chúng ta rằng trái đất đã nhỏ lại và là mái nhà chung của cả nhân loại. Quốc gia phải được xét lại và quan niệm như một tình cảm, một không gian liên đới và một dự án tương lai chung. Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi coi quốc gia như một khu riêng biệt không chỉ thiển cận mà còn không khả thi nữa. Thế giới sẽ phải xét lại và đề cao sự liên đới giữa các quốc gia và sự liên đới giữa con người và con người. Covid-19 không phân biệt giàu nghèo, quan chức hay thường dân.

Rồi dịch cúm Covid-19 sẽ qua đi, mỗi người trong chúng ta sẽ phải nghĩ lại về bản thân, gia đình, sự nghiệp và tiền bạc. Cuộc đời còn nhiều cái để hy sinh và cống hiến chứ không chỉ có mỗi tiền bạc. Sự giàu có không phải là tất cả. Tất cả chúng ta, 95 triệu người Việt Nam đều liên đới và "ký sinh" vào nhau, cùng ràng buộc với nhau trong một số phận chung, một tương lai chung.

Thảm họa do Covid-19 gây ra sẽ qua đi nhưng nạn "virus đỏ" (lời nhà văn Phạm Đình Trọng) vẫn còn đó và nó mới là mối nguy lớn nhất cho dân tộc Việt Nam. Hãy nghĩ về điều đó và hãy lên tiếng ủng hộ cho một giải pháp chung cho cả dân tộc. Sự luồn lách để thành công dưới chế độ này chỉ là tạm bợ như những lâu đài xây trên cát.

Việt Hoàng

(18/3/2020)

Published in Quan điểm

Kit xét nghiệm Covid-19 : Việt Nam làm được sao phải xin Hàn Quốc ?

Diễm Thi, RFA, 16/03/2020

Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Long, có cuộc tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam và Tiến sĩ Kydong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam vào sáng 15/3/2020.

xao1

Nhân viên y tế Hàn Quốc tại một điểm xét nghiệm Covid-19 ở Seoul vào ngày 4/3/2020. AFP

Trong cuộc tiếp xúc, ông Nguyễn Thành Long đưa ra đề nghị phía Hàn Quốc hỗ trợ các sinh phẩm, kit chẩn đoán nhanh, trang thiết bị xét nghiệm. Mục đích nhằm giúp Việt Nam xét nghiệm nhanh, nhiều mẫu cùng lúc để có thể rút ngắn thời gian xét nghiệm và ứng phó kịp thời nếu xảy ra tình huống dịch trên diện rộng, ca bệnh nhiều.

Trước đó 10 ngày, hôm 5/3/2020, Bộ Khoa học - Công nghệ đã công bố kết quả nghiên cứu chế tạo bộ kit phát hiện virus corona chủng mới (Covid-19) do Học viện Quân y và Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á thực hiện với công suất 10.000 bộ/ngày. Khi cần có thể tăng công suất, sản xuất 30.000 bộ/ngày. Có thể đáp ứng nhu cầu trong nước hoặc hỗ trợ quốc tế. Thời gian phát hiện virus trong vòng 2 giờ.

Tại buổi họp báo, Thượng tá Hồ Anh Sơn, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu Y dược học Quân sự, Học viện Quân Y, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu nhấn mạnh, đây mới chỉ là thành công giai đoạn đầu. Để một sản phẩm khẳng định được chất lượng thì cần thêm một thời gian nữa.

Một người làm việc tại Học viện Quân y xác nhận việc này sáng 15/3/2020 :

"Đã bắt đầu chính thức sản xuất cách đây 1 tuần sau khi công bố. Còn chuyện sản xuất 10.000 bộ/ngày là có khả năng sản xuất được, còn sản xuất được bao nhiêu là thông tin mật chưa thể công bố. Chỉ có ban lãnh đạo và nhà sản xuất mới biết.

Kit test nhanh Covid-19 thì Học viện Quân y thực hiện và sản xuất nhưng vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Nhưng nếu có dịch lớn thì vẫn có thể sản xuất đầy đủ. Trước tiên mình phải theo tiêu chuẩn của Việt Nam. Toàn bộ các quy trình đạt chuẩn Việt Nam đã rồi mới theo tiêu chuẩn thế giới. Chưa theo tiêu chuẩn Việt Nam thì sao mà ra thế giới được ?".

Truyền thông trong nước dẫn lời Thiếu tá Hoàng Xuân Sử, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, quy trình của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết kế cần thực hiện 2 phản ứng khác nhau để nhận biết mẫu bệnh phẩm có nhiễm nCoV hay không. Bộ kit của CDC Hoa Kỳ (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ) cũng phải thử 3 phản ứng. Trong khi bộ kit của Việt Nam chỉ cần thực hiện một phản ứng, do "Việt Nam nghiên cứu sau nên khắc phục được các hạn chế của các đơn vị nghiên cứu đi trước".

Hôm 2/3/2020, bộ kit chẩn đoán Covid-19 của Viện Công nghệ sinh học được Viện Y học dự phòng quân đội kiểm nghiệm và cho biết đạt kết quả có độ nhạy và độ đặc hiệu tương đương với bộ Kit realtime RT-PCR của WHO với độ đặc hiệu 100%, độ nhạy là 5 copies/phản ứng. Theo đó, với kết quả nghiên cứu đưa ra, Việt Nam đã làm chủ công nghệ hiện đại và hoàn toàn chủ động trong việc sản xuất kit xét nghiệm Covid-19, không phụ thuộc vào việc nhập ngoại cũng đang trong tình trạng khan hiếm.

Ngược lại những tuyên bố thành công như thế, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế, Phó trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, vẫn mở lời xin Hàn Quốc giúp đỡ. Hàn Quốc hiện là quốc gia có số người nhiễm bệnh nhiều thứ 5 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Ý, Iran, Tây Ban Nha.

Đối với vụ việc này, ông Nguyễn Đình Ngọc từ Sài Gòn nêu ý kiến của ông:

"Tôi không hiểu cái liêm sỉ tối thiểu của người cộng sản Việt Nam họ để đâu, nhưng tôi không ngạc nhiên bởi bản chất cố hữu của người cộng sản là nói dối. Tuy nhiên, với những tình huống khác thì người dân còn cười cợt, còn chế diễu được. Còn tình hình hiện nay mà gian dối như vậy thì tôi cho đó là quốc nhục mà lẽ ra người Việt Nam không phải chịu nếu Việt Nam có một chính quyền do dân bầu lên !".

Thông tin từ nhà sản xuất bộ kit xét nghiệm Covid-19 do Việt Nam sản xuất cho hay, hiện có hơn 10 quốc gia đề nghị mua sản phẩm này, bao gồm Campuchia, Nigeria, Ba Lan, Úc, Đức, Phần Lan, Ukraine, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Ireland...

Riêng thành phố Hà Nội đặt mua 200.000 test, tức 4.000 bộ, để sử dụng tại Hà Nội và tặng cho các bệnh viện ở Ý, nơi có dịch nặng nề nhất ở châu Âu.

Trả lời báo chí trong nước về việc vì sao Việt Nam tuyên bố đã sản xuất được bộ kit có hiệu quả, nhưng lại đề nghị phía Hàn Quốc hỗ trợ bộ kit xét nghiệm, đại diện Bộ Y tế cho biết do thời gian cho kết quả của bộ test do Hàn Quốc sản xuất là khá nhanh, nếu có thêm nguồn test có thể rút ngắn thời gian trả kết quả xét nghiệm.

Nhà báo Nguyễn An Dân từ Sài Gòn cũng không tin vào tuyên bố sản xuất hàng chục ngàn bộ một ngày, cũng như chất lượng thật sự của những bộ kit này. Ông giải thích:

"Trong lúc chống dịch thì ngân sách được thoải mái nên họ lập ra những dự án về y học để xin ngân sách, còn hiệu quả hay không thì phải xem lại.

Tuyên bố của ban điều hành dự án sản xuất bộ kit xét nghiệm 10 ngày trước đã lộ rõ sự thiếu tin cậy. Họ tuyên bố đủ sức đáp ứng cho việc chống dịch của Việt Nam và hỗ trợ quốc tế. Tại sao bên Hàn Quốc nhiều người nhiễm hơn Việt Nam nhiều lần thì lại không giúp mà lại đi xin? Nếu mình đủ sức sản xuất thì mình cần gì ai nữa!"

Chủ tài khoản Facebook Bùi Quang Thắng có ý kiến cụ thể rằng ‘Loại Việt Nam sản xuất là dùng cho máy RT-PCR, cả nước chỉ có 30 phòng xét nghiệm dùng kỹ thuật này để chẩn đoán Covid-19; còn loại của Hàn Quốc là test thử nhanh có độ chính xác thấp hơn PCR.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 16/03/2020

********************

Vì sao Việt Nam từng nói làm được bộ xét nghiệm Covid-19 nay lại nhờ Hàn Quốc giúp ?

VOA, 16/03/2020

Thứ trưởng Y tế Vit Nam Nguyn Thanh Long hôm 16/3 tiếp Đi s Hàn Quc ti Vit Nam Park Noh-wan và Trưởng đi din T chức Y tế thế gii ti Vit Nam Kydong Park, bàn v hp tác trong chng dch Covid-19.

xao2

Quân đội Vit Nam ty trùng đường ph 7/3/2020

Tại cuc gp, v th trưởng đ ngh phía Hàn Quc chia s bài hc kinh nghim v vic xét nghim cùng lúc s lượng ln mu bnh phm, đng thi đ ngh Hàn Quc h tr "các sinh phẩm, kit chn đoán nhanh, trang thiết b xét nghim", theo mt s báo Vit Nam như Gia Đình và Xã Hi, Kenh14.vn, v.v…

Chỉ hơn 1 tun trước, Báo Chính Ph ca Vit Nam loan tin hôm 5/3 rng Vit Nam có th sn xut "10.000 b kit phát hin Covid-19 mỗi ngày", và khi cn huy đng có th tăng công sut "lên 3 ln".

"Năng lực sn xut có th đáp ng nhu cu trong nước hoc h tr quc tế", t báo cho hay, dn li các tuyên b ca B Khoa hc và công ngh Vit Nam.

Giờ đây, tin v vic Vit Nam đ nghị Hàn Quốc giúp cung cp b kit xét nghim đang làm nhiu người đt câu hi thc hư vic Vit Nam nói có th t sn xut b xét nghim là gì.

Một tiến sĩ, bác sĩ tng là cc trưởng ti B Tài nguyên và Môi trường không mun nêu danh tính nói vi VOA rng ngay từ khi B Khoa học và công nghệ công b b xét nghim ca Vit Nam, ông đã cht vn các đng nghip ti b đó, cũng như bình lun vi h rng vic công b là "hơi sm, hơi vi vàng".

Một chuyên gia khác làm vic cho mt t chc y tế phương Tây có văn phòng Hà Ni giải thích với VOA rng phía Vit Nam có năng lc sn xut các kit xét nghim, nhưng còn ph thuc vào mt s sinh phm ca nước ngoài.

xao3

Biện pháp cách ly vn được xem là cn thiết và hiu qu cao trong phòng chng Covid-19

Theo tìm hiểu ca VOA, Vin Nghiên cu Y hc Quân s và Công ty Vit Á ca Vit Nam khng đnh h "có năng lc cung ng 10.000 test [dng c kim tra]/ngày". Nhà sn xut này được báo Tui Tr dn li nói rng mi test ca h dùng đ kim tra cho 1 người, thời gian cho kết qu, bao gm c thi gian chun b bnh phm, là "2 gi".

Từ thông tin chuyên môn được Vit Nam trao đi ci m vi các cơ quan y tế quc tế, chuyên gia ca t chc phương Tây không mun nêu tên cho VOA biết rng trên thc tế vic sn xuất test kit ở Vit Nam mi đang trong "giai đon th nghim", khong 5.000 b/ngày, và năng lc sn xut hàng lot "chưa được khng đnh".

Chuyên gia này nói trong số các sinh phm cn thiết đ làm ra b xét nghim, phía Vit Nam có th làm "mt s" ch không phải toàn b, và vn cn mua các sinh phm còn thiếu t nước ngoài.

"Ví dụ, h có th sn xut được primer [mt vùng được chn trong mã di truyn ca virus], probe [đu dò/mi], nhưng h vn phi mua enzyme và cht đ tách chiết RNA ca virus t nước ngoài", chuyên gia nói với VOA.

Vẫn chuyên gia này lưu ý vi VOA rng hin nay chưa có sinh phm nào trên thế gii được các t chc uy tín như FDA (Cc Qun lý Thc phm-Dược phm M) đánh giá, xác nhn đy đ v đ nhy và đ đc hiu trong xét nghim Covid-19, kể c sn phm ca công ty Vit Á ca Vit Nam.

Trong bối cnh như vy, "không có gì ngc nhiên khi Vit Nam vn đ ngh các bên nước ngoài như CDC M (Trung tâm Kim soát Bnh dch M), WHO (T chc Y tế Thế gii), Hàn Quc hay các nhà tài tr khác giúp đỡ", chuyên gia đưa ra bình lun.

Tính đến 20g30 ngày 16/3, Vit Nam có tng cng 61 ca nhim Covid-19.

*******************

Công an làm việc với 654 trường hợp đưa tin Covid-19

RFA, 16/03/2020

Báo cáo mới nhất của Bộ Công an cho biết công an các địa phương cả nước đã xác minh, làm việc với hơn 650 trường hợp bị cho đã "đưa tin sai sự thật" liên quan đến tình hình dịch Covid-19 đang diễn ra ở Việt Nam. Trong tổng số hơn 650 trường hợp phải làm việc, có 146 người đã bị xử phạt hành chính.

xao4

Hình minh họa. Công an đeo khẩu trang bảo vệ đứng canh tại một điểm ngoài xã Sơn Lôi, tỉnh Vĩnh Phúc hôm 13/2/2020. Đây là địa phương có nhiều người bị nhiễm Covid-19 nhất (11 ca) và đang bị cách ly. AFP

Truyền thông trong nước loan tin hôm 16/3, dẫn nhận định của Bộ Công an rằng các thế lực thù địch, phản động, các đối tượng bất mãn chính trị trong và ngoài nước đang lợi dụng tình hình dịch bệnh để phát tán trên không gian mạng nhiều thông tin sai sự thật, xuyên tạc tình hình dịch bệnh và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Y tế, các bộ, ngành địa phương.

Một số thông tin khác bị cho là kích động người dân đình công, ngừng buôn bán, tích trữ lương thực, thực phẩm.

Báo cáo mới nhất của Bộ Công an Việt Nam khẳng định nhiều tổ chức, cá nhân ở nước ngoài đã chi hàng chục ngàn USD để chạy quảng cáo trên Facebook các nội dung xuyên tạc tình hình dịch bệnh ở Việt Nam nhằm công kích Chính phủ Việt Nam bưng bít thông tin, yếu kém trong xử lý dịch.

Theo thống kê của Bộ Công an, kể từ khi xuất hiện dịch Covid-19 trên không gian mạng đã có gần 300 ngàn tin, bài viết trên các trang tin điện tử, blog, diễn đàn ; và gần 600 ngàn tin, bài, video clip đã đăng trên mạng xã hội có liên quan đến dịch bệnh. Bộ Công an khẳng định nhiều tin và bài viết có nội dung chưa được kiểm chứng, xuyên tạc, sai sự thật thu hút hàng triệu bình luận, chia sẻ.

********************

Bốn tàu du lịch đường sông của Campuchia bị từ chối nhập cảng tại Việt Nam (RFA, 16/03/2020)

Việt Nam từ chối không cho 4 tàu du lịch đường sông của Campuchia cập bến Việt Nam vì lo sợ lây lan dịch Covid-19.

xao5

Minh họa : Một tàu du lịch tại cảng ở Campuchia. AFP

Tin do mạng báo Khmer Times loan đi ngày 16/3. Tin nói rõ Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã ra lệnh cho các quan chức chính quyền Phnom Penh can thiệp giải quyết vấn đề 4 tàu du lịch đường sông của Campuchia đang bị kẹt ở biên giới với Việt Nam.

Cụ thể tin cho biết, sau khi ông Phan Sobin, chủ sở hữu của một trong những tàu du lịch nói trên, đăng trên Facebook thông tin bốn tàu của Campuchia bị từ chối cập cảng Việt Nam, ông Hun Sen đã phản hồi trên Facebook của mình bằng việc ra lệnh cho Bộ trưởng Công trình Công cộng Sun Chanthol ngay lập tức can thiệp giúp bốn tàu này.

Người phát ngôn của Bộ Công trình Công cộng, ông Heang Sotheavuth cho biết hiện đang đàm phán với phía Việt Nam, yêu cầu cho phép các tàu cập cảng tại Việt Nam.

Ông Sotheavuth nói có 70 hành khách và thành viên thủy thủ đoàn, với khoảng 7 quốc tịch, hiện đang ở trên bốn tàu vừa nệu gồm Mỹ, Pháp, Nga, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Canada và Campuchia. Hầu hết các hành khách là người Pháp và Đan Mạch.

******************

Việt Nam : Cả một bệnh viện bị phong tỏa vì bệnh nhân 52

Thu Hằng, RFI, 15/03/2020

Tính đến ngày 15/03/2020, Việt Nam ghi nhận 54 trường hợp nhiễm virus corona, trong đó có 16 trường hợp đã khỏi. Ca thứ 54 là một du khách người Latvia, từ Tây Ban Nha đến thành phố Hồ Chí Minh ngày 08/03. 

xao6

Quán cà phê ở khách sạn Legend Metropole ở Hà Nội vắng khách vì dịch virus corona, ngày 09/03/2020. Reuters/Kham

Tuy nhiên, toàn bộ bệnh viện Lao và Phổi Quảng Ninh đã bị phong tỏa từ ngày 14/03 do bố mẹ của bệnh nhân (BN) số 52 làm việc tại đây. Trang VnExpress trích thông báo của Sở Y tế Quảng Ninh sáng 15/03, cho biết toàn bộ nhân viên y tế và 113 bệnh nhân nội trú bệnh Viện Lao và Phổi đã được cách ly. Bệnh viện cũng ngừng tiếp nhận bệnh nhân đến khám và điều trị từ ngày 14/03.

Nữ bệnh nhân 52 đang được điều trị ở Bệnh viện dã chiến cơ sở số 2 tại thành phố Hạ Long. Cô là người đi trên chuyến bay VN54 từ Luân Đôn về Hà Nội - chuyến bay được coi là nguồn lây lan virus corona chính tại Việt Nam hiện nay. Bệnh nhân đi taxi từ Nội Bài về Hạ Long ngay trong sáng 09/03/2020. Bố mẹ BN52 là hai trong số 8 người tiếp xúc gần, tất cả đều được cách ly, trong đó có sáu người cho kết quả xét nghiệm âm tính. Sáu tư người khác tiếp xúc với 8 người trên cũng được hướng dẫn cách ly.

Người Việt ở nước ngoài không nên về nước mùa dịch

Theo trang Thông Tin Chính Phủ, Đại sứ quán Việt Nam tại các nước khuyến cáo học sinh, sinh viên, người Việt Nam đang ở nước ngoài không về Việt Nam trong thời gian có dịch, trường hợp thật sự cần thiết phải nhập cảnh Việt Nam, phải được cách ly theo quy định.

Ngoài ra, rất nhiều biện pháp nhập cảnh được áp dụng gắt gao hơn. Theo thông báo ngày 14/03 của bộ Ngoại Giao Việt Nam, "những người đến từ hoặc đi qua vùng có dịch cần có đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu để có thể thực hiện chuyến bay (đặc biệt là các giấy tờ xác nhận tình trạng sức khỏe nếu có)".

Đối với du khách đã đến Việt Nam, tất cả các khách sạn, nhà nghỉ du lịch… phải kiểm tra khai báo y tế du lịch khách nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam từ 06 giờ ngày 07/03. Ngoài ra, du khách nước ngoài cũng phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng tập trung đông người từ ngày 16/03. Tuy nhiên, theo một phóng sự của VnExpress ngày 15/03, rất nhiều du khách nước ngoài tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, không đeo khẩu trang vì họ cho rằng chỉ người nhiễm virus corona mới phải đeo.

Thu Hằng

*********************

Không khai báo bệnh trung thực trong thời dịch bệnh, xử lý ra sao ?

RFA, 14/03/2020

Trong những ngày qua, nhiều người quan tâm đặc biệt đến bệnh nhân thứ 21 nhiễm Covid-19 tại Việt Nam. Bệnh nhân này được xác định là ông Nguyễn Quang Thuấn, thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng chính phủ, Phó chủ tịch Hội Đồng Lý luận Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Trước đó tên bệnh nhân thứ 21 này chỉ được viết tắt trên các báo trong nước.

xao7

Một hành khách tại sân bay Nội Bài vắng lặng. AFP

Tin phát hiện ông Thuấn đi chung chuyến bay VN0054 từ London về Việt Nam hồi đầu/3 và ngồi cạnh bệnh nhân N.H.N., tức người bị nhiễm thứ 17. Ông Thuấn sau đó tiếp xúc với 96 người.

Từ ngày trở về hôm 2/3 cho đến 6/3, Ông Nguyễn Quang Thuấn tham gia một số cuộc họp tại Viện Hàn Lâm Khoa học Xã Hội và Hội Đồng Lý Luận Trung ương.

xao8

Phun thuốc khử trùng máy báy Vietnam Airlines.AFP

Trường hợp bệnh nhân N.H.N., khi nhập cảnh vào Việt Nam được cho biết đã không khai báo về việc đi du lịch đến Ý. Đây là quốc gia hiện có số ca nhiễm cao nhất trên thế giới ngoài Trung Quốc.

Đó là một vài trường hợp không khai báo trung thực tình trạng sức khỏe bản thân khi có tiếp xúc những ca bệnh trong tình hình dịch Covid-19 tiếp tục lây lan mạnh mẽ khắp nơi trên thế giới và tại Việt Nam. Đến tối ngày 14/3, Bộ Y Tế Việt Nam công bố thêm 4 ca nhiễm nâng tổng số nhiễm bệnh từ đầu mùa dịch đến nay lên 53 người.

Chủ trương xử lý nghiêm trường hợp không khai báo

Vừa qua vào ngày 10/3, Văn phòng Chính phủ Việt Nam ra thông báo dẫn yêu cầu của ÔngThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc xử lý các trường hợp không trung thực trong việc khai báo tình trạng sức khỏe bản thân khi có khả năng nhiễm bệnh và lây lan cho người khác.

Theo yêu cầu của thủ tướng Việt Nam, các Bộ, ngành, địa phương ngoài công bố thông tin liên quan đến dịch bệnh kịp thời, đầy đủ và minh bạch, còn cần phải xử lý nghiêm các trường hợp cụ thể cố tình không khai báo hoặc không trung thực về tình trạng dịch bệnh. Những vi phạm này sẽ bị xử lý theo quy định của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Quy trình tiến hành xử lý như thế nào ?

Luật sư Bùi Quang Nghiêm, Phó Chủ nhiêm Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh cho RFA biết quy trình tiến hành xử lý thuộc về cơ quan khởi tố như công an, viện kiểm soát và bộ đội biên phòng. Ông trình bày thêm :

"Điều luật hình sự khai báo về vấn đề y tế, tôi nhớ có điều luật thậm chí khai báo sai thực tế về việc giấu bệnh để làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng có thể bị phạt tù đến 12 năm. Nếu mà khai báo không trung thực dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực sức khỏe của cộng đồng thì có thể đi tù đến 12 năm. Tôi không nhớ tối thiếu là bao nhiêu, nhưng tối đa 12 năm, tối thiểu cũng 2 năm".

Cũng theo ông Nghiêm, luật hình sự đã có quy định rất rõ về nghĩa vụ của người dân trong việc khai báo trung thực về bệnh tật, bệnh dịch, tiền sử bệnh tật. Dựa theo quy định tại Điều 8 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, hành vi che giấu hay cố ý không khai báo hay khai báo thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm sẽ bị đưa ra truy tố trước pháp luật.

Về những trường hợp không khai báo trung thực để dẫn đến lây lan dịch bệnh, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Thành phố Hồ Chí Minh, nhận định :

"Tôi thấy các trường hợp đó tùy theo tính chất, mức độ ; nếu họ không ý thức được thì sẽ xử phạt vi phạm hành chính theo qui định. Ví dụ như anh biết mà không khai báo, thì sẽ quy vào vi phạm hành chính. Còn nếu như để lây lan và anh biết rằng sẽ lây lan, làm cho rất nhiều người bị lây nhiễm ; thậm chí là do cái lây lan đó làm cho nhiều người chết, thì trường hợp này sẽ bị xử lý hình sự".

xao9

Người dân đeo khẩu trang khi ra đường tại Hà Nội. AFP

Luật sư Hậu cũng nói rõ trong quy định Bộ luật Hình sự năm 2015, có Điều 240 nếu trường hợp nào biết bệnh nhưng không khai báo, không thực hiện cách ly mà đi ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, người đó sẽ xử lý hình sự.

Về mức phạt cụ thể cho hành vi che giấu dịch bệnh, ông Hậu cho biết, vào năm 2007, Quốc hội đã ban hành luật phòng chống lây nhiễm bệnh dịch nguy hiểm viêm đường hô hấp cấp. Quy định này nằm trong luật phòng chống lây nhiễm dịch bệnh. Trong điều này có qui định, nếu như người biết bệnh mà che giấu sẽ bị xử phạt hành chính, với mức phạt cao nhất là 10 triệu đồng. Trường hợp cố tình lây nhiễm bệnh cho người khác sẽ bị xử lý hình sự. Ông cho biết :

"Ngoài mức phạt tiền, nếu mà hành vi chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sư thì trước mắt xử lý vi phạm hành chính trong trong lãnh vực y tế tại điều 10 của Nghị định 176, phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng. Còn nếu như cố tình lây nhiễm qua người khác thì có thể phạt tù không giam giữ cho đến 2 năm, 3 năm, 10 năm cho đến 12 năm tùy theo tính chất, mức độ gây nguy hiểm. Ví dụ như phạt tù từ 10 năm đến 12 năm dành cho hành vi dẫn đến công bố dịch và làm chết từ 2 người trở lên, do tác nhân là anh trốn tránh. Anh không thực hiện việc khai báo mà trốn tránh cách ly để gây nhiễm cho cộng đồng, nếu như làm chết người sẽ bị xử lý hình sự tùy theo tính chất và mức độ".

Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, việc ban hành luật này của chính phủ phù hợp với Hiến pháp Việt Nam, trong đó có quy định nếu cá nhân nào xâm phạm đến sức khỏe cộng đồng, quyền con người và quyền công dân của cá nhân này sẽ bị hạn chế theo pháp luật.

Nhóm bệnh Covid-19 thuộc vào nhóm A, đặc biệt nguy hiểm khi lây lan cho người và có sự lan truyền cho cộng đồng. Khi có bệnh dịch này xảy ra, Thủ tướng đã ban hành quyết định 173 phải công bố bệnh dịch và Bộ Y tế đã bổ sung bệnh dịch này thuộc nhóm A, thuộc diện đặc biệt nguy hiểm, có khả năng phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy, hành vi trốn khai báo, trốn cách ly dẫn đến lây bệnh cho người khác sẽ chịu trách nhiệm hình sự về lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo điều 240 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã được sửa đổi năm 2017). Ông Hậu nhận định :

"Dù y tế nước ta và pháp luật có chặt chẽ đến đâu, nhưng nếu người dân thiếu ý thức về tình trạng dịch bệnh thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Do đó những chế tài này sẽ làm cho người ta ý thức hơn. Tôi cũng thấy người dân Việt Nam bắt đầu sạch sẽ hơn, người ta cẩn trọng hơn và đi đâu người ta đều rửa tay, đeo khẩu trang để bảo vệ mình. Từ cái quy định này mà tôi thấy ý thức nó tốt hơn, cũng như WHO có công bố Việt Nam có số người lây nhiễm rất ít".

Published in Diễn đàn

Tổng thống Trump bỏ ra 1 tỷ đô-la, cố mua công ty Đức nghiên cứu vắc-xin chống virus Vũ Hán (Thoibao.de, 16/03/2020)

Công ty CureVac có trụ sở tại Tübingen - Đức đang khẩn trương nghiên cứu một loại vắc-xin chống virus Corona. Theo tin tức của tờ báo Đức Welt am Sonntag, chính phủ Mỹ đang tìm cách sở hữu độc quyền thành quả này, nhưng Chính phủ liên bang Đức đang cố gắng ngăn chặn.

duc1

Công ty CureVac có trụ sở tại Tübingen - Đức đang khẩn trương nghiên cứu một loại vắc-xin chống virus Corona.

Mỹ và Đức đang phải đối mặt với một tranh chấp kinh tế - chính trị, tuy gián tiếp nhưng mãnh liệt, liên quan đến cuộc khủng hoảng dịch bệnh Corona. Lý do : Bằng cách tài trợ một số tiền lớn, Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như cố gắng lôi kéo các nhà khoa học Đức đang nghiên cứu một loại vắc-xin mà có tiềm năng chống virus corona đi sang Mỹ, mục đích để giữ loại vắc xin này cho riêng nước ông. Tờ Welt am Sonntag biết được tin này từ giới chức chính phủ Đức.

Tâm điểm của tranh chấp giữa Đức và Mỹ là công ty CureVac có trụ sở tại Tübingen, công ty này đang hợp tác với Viện Paul Ehrlich của Đức (viện này chuyên về vắc-xin và thuốc y sinh) để sản xuất vắc-xin chống lại vi-rút Sars-CoV-2.

Ông Daniel Menichella, người đứng đầu công ty CureVac cho đến thứ Tư tuần trước, đã tham dự một cuộc họp của các nhà quản lý (manager) dược phẩm với Tổng thống Trump tại Nhà Trắng vào ngày 2/3 vừa qua. (Xem ảnh chụp đính kèm)

Tổng thống Mỹ hình như đề nghị tài trợ một số tiền lớn cho công ty Đức để đảm bảo công việc của mình. Giới chức Berlin nói là một tỷ đô la. Đặc biệt có vấn đề : Trump làm mọi cách để có được vắc-xin này cho Mỹ. "Nhưng chỉ dành cho Mỹ mà thôi", một giới chức Chính phủ Đức nói.

Chính phủ Đức phản kháng

Chính phủ Đức hiện đang cố gắng ngăn chặn hành động của Trump. Nếu đó chỉ là về công việc nghiên cứu của Viện Paul Ehrlich, thì Chính phủ Liên bang Đức sẽ không khó thực hiện. Bởi vì viện này thuộc về nhà nước, cho nên Chính phủ Đức có thể cấm bán bất cứ lúc nào. Nhưng CureVac là một công ty tư nhân. Một lệnh cấm bán công ty chỉ có thể thực hiện trong các điều kiện đặc biệt.

Chính phủ liên bang hiện đang đi một con đường khác : đại diện của Bộ Y tế và Bộ Kinh tế đang đàm phán với công ty CureVac. "Chính phủ Liên bang Đức rất quan tâm đến vắc-xin này và các dược chất chống lại vi-rút corona chủng mới mà cũng đang được nghiên cứu ở Đức và Châu Âu", người phát ngôn của Bộ Y tế Đức cho biết. "Về vấn đề này, chính phủ Đức đang trao đổi ráo riết với công ty CureVac".

Theo tin từ giới chức ở Berlin cho biết, Đức đang cố gắng giữ chân công ty với các đề nghị tài chính. Tuy nhiên cho đến chiều thứ Sáu vẫn chưa đạt được thỏa thuận. Công ty CureVac từ chối trả lời câu hỏi của tờ báo.

Đây là một vấn đề về an ninh quốc gia

Theo quan điểm của các quan chức chính phủ Đức, tranh chấp trong trường hợp cụ thể này là vượt xa hơn mức độ bình thường. Bán một công ty với một loại thuốc quan trọng là một vấn đề an ninh quốc gia, căn cứ theo theo Bộ luật Biên giới Schengen, chương 6 áp dụng cho các trường hợp cực kỳ đặc biệt.

Trong đó nói : "Kiểm soát biên giới sẽ giúp chống lại việc nhập cư bất hợp pháp và buôn người cũng như ngăn chặn mọi mối đe dọa đối với an ninh nội địa, trật tự công cộng, sức khỏe cộng đồng và quan hệ quốc tế giữa các quốc gia thành viên".

Trên thực tế tại một số Bộ, một sự di cư của các nhà khoa học hoặc thuyên chuyển kết quả nghiên cứu hiện được đánh giá là một vấn đề thuộc trật tự công cộng. Theo Luật Ngoại thương cũng không thể loại trừ lệnh cấm bán các công ty một khi có nguy cơ về trật tự công cộng hoặc an ninh.

Tuy rằng các công ty khác cũng đang nghiên cứu một loại vắc-xin chống corona, nhưng số lượng người nhiễm bệnh ngày càng tăng sẽ làm tăng áp lực lên Chính phủ Liên bang Đức trong việc giữ chân công ty CureVac với vắc-xin ở lại Đức.

Hiếu Bá Linh

Nguồn : https://amp.welt.de/wirtschaft/article206555143/Corona-USA-will-Zugriff-auf-deutsche-Impfstoff-Firma.html

***********************

Đức chặn Mỹ lôi kéo công ty nghiên cứu vaccine chống virus Corona (VOA, 15/03/2020)

Berlin đang tìm cách ngăn chặn Washington thuyết phc mt công ty Đc đang nghiên cu vaccine chng virus Corona chuyn sang M, theo Reuters.

duc1

Tổng thống Trump muốn mua độc quyền vắcxin Đức vì lỡ hứa ‘vài tháng sẽ có’ ?

Hãng tin Anh dẫn li các chính tr gia Đc nói rng không mt nước nào nên đc quyn v bt kỳ mt loi vaccine nào trong tương lai.

Các nguồn tin trong chính ph Đc hôm 15/3 nói vi Reuters rng chính quyn M đang tìm cách tiếp cn mt loi vaccine tim năng chống Covid-19 mà công ty CureVac ca Đc đang nghiên cu.

Trước đó, t Welt am Sonntag ca Đc đưa tin rng Tng thng Trump đã đ ngh cp vn đ thuyết phc CureVac chuyn sang M, và chính ph Đc sau đó cũng đã có đ xut v tài chính đ thuyết phc công ty này ở li Đc.

Tờ Welt am Sonntag cũng dn li mt ngun tin giu tên ca Đc nói rng ông Trump mun đc quyn tiếp cn vaccine tr virus Corona cho M và "ch cho riêng M".

Một phát ngôn viên B Kinh tế Đc nói rng Berlin "rt quan tâm" ti việc sản xut vaccines Đc và Châu Âu, theo Reuters.

*****************

Iran trên hai mặt trận : Rượu lậu pha trộn và virus corona (RFI, 16/03/2020)

Iran hiện là nước thứ 3 trên thế giới với số ca tử vong lên đến 724 người, và ca nhiễm gần 14.000 trường hợp. Tuy đà lây nhiễm có vẻ chậm lại trong những ngày qua, nhưng quốc gia này lại gặp một nạn khác : rượu pha chất tẩy javel, đã làm 126 người chết những ngày qua.

duc2

Ảnh minh họa : Cảnh sát tịch thu rượu ở Tehran, ngày 22/07/2009. AFP PHOTO/FARZIN NEMATI

Thông tín viên RFI Siavosh Ghazi tường thuật từ Tehran :

"Đây là một hậu quả gián tiếp của dịch virus corona. Trên các mạng xã hội những kẻ lừa đảo đã đăng tải thông tin, theo đó rượu có thể giúp chống virus.

Chỉ cần pha nước javel vào cồn công nghiệp để tạo màu sắc trắng rồi bán đi như là rượu sản xuất thủ công tại chỗ.

Ngoài số người chết, có hơn ngàn người khác bị trúng độc ở khắp Iran, một số trong tình trạng nghiêm trọng ở các bệnh viện.

Chính quyền đã bắt nhiều người đã bán loại "rượu pha trộn" này và cảnh báo người dân về việc tiêu thụ những sản phẩm đó.

Việc chế tạo rượu đã bị cấm ở Iran từ cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979. Nhưng nhiều người dân vẫn tiêu thụ rượu làm tại chỗ : một loại vodka rất giống với rượu arak Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo giới y tế số nạn nhân của loại rượu pha trộn này sẽ còn gia tăng trong những ngày tới".

Thành viên của hội đồng bổ nhiệm giáo chủ chết vì Covid-19

Tâm dịch số ba trên thế giới, danh sách nạn nhân Iran tăng cao trong hai ngày cuối tuần. Tổng cộng là 724 người chết, 13.938 ca lây nhiễm, theo số liệu chính thức. Trong số người tử vong hôm Chủ Nhật, có ayatollah Hachem Bathayi Golpayégani, 78 tuổi, một nhân vật cao cấp, thành viên của Hội đồng chuyên gia có vai trò bổ nhiệm và giám sát giáo chủ tối cao.

Mai Vân

Published in Quốc tế

Covid-19 : Hệ quả từ sự lơ là, quan liêu của Trung Quốc từ tháng 11/2019 (RFI, 15/03/2020)

Theo một số tài liệu chính phủ mà trang South China Morning Post đọc được hôm 13/03/2020, virus corona mới đã lây sang người tại Trung Quốc sớm hơn rất nhiều so với những thông tin được Bắc Kinh chính thức phê chuẩn. Nếu đúng như vậy, Bắc Kinh đã để mất ít nhất gần ba tháng quý giá để ngăn chặn dịch.

chong1

Hình ảnh bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), một trong tám bác sĩ cảnh báo về một loại virus mới ở Vũ Hán, được vẽ ở Praha, CH Czech, ngày 13/03/2020. Reuters/David W Cerny

Người bị nhiễm đầu tiên là một người đàn 55 tuổi, sống ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ngày 17/11/2019, ông được chẩn đoán với những triệu chứng do loại virus mà sau này được gọi là Covid-19 gây ra và trở thành "bệnh nhân số 1" của dịch Covid-19 đang lan rộng khắp thế giới.

Tuy nhiên, các báo cáo của chính phủ Trung Quốc không nêu rõ liệu bệnh nhân này đến từ Vũ Hán, thành phố được coi là tâm dịch, hay từ một thành phố khác của tỉnh Hồ Bắc.

Hàng chục ca nhiễm mỗi ngày

Trang France 24, trích bài viết của South China Morning Post, cho biết kể từ ngày 17/11/2019, chính quyền ghi nhận từ một đến năm ca nhiễm mới mỗi ngày trên toàn tỉnh Hồ Bắc. Tất cả đều cần được điều trị các triệu chứng suy hô hấp cấp. Sau đó, từ ngày 15/12/2019, số ca tăng lên thành vài chục ca mỗi ngày.

Vẫn theo tài liệu chính thức trên, từ ngày 20 đến 27/12/2019, số ca nhiễm đã tăng lên gấp ba, với tổng số 180 bệnh nhân. Đến ngày 01/01/2020, tỉnh Hồ Bắc đã có đến 381 người bị nhiễm virus corona mới. Những tài liệu trên cho thấy Trung Quốc không chú ý đến nguy cơ khởi phát dịch mới cho đến giữa tháng 01/2020. Sau này, tất cả những ca trên mới được xác định là do virus corona mới.

Chỉ đến giữa tháng 02/2020, Bắc Kinh mới thông báo cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã phát hiện ca nhiễm virus corona mới vào ngày 08/12/2019, ba tuần sau khi phát hiện "bệnh nhân số 1" và có 40 người bị nhiễm ở Vũ Hán và các vùng lân cận tính đến ngày 20/01.

Mất thời gian vàng bạc

Bắc Kinh bị chỉ trích gay gắt vì thiếu minh bạch thông tin về tình trạng dịch và để mất ba tuần quý giá có thể giúp ngăn đà lây lan của virus corona. Tuy nhiên, với thông tin mới này, có lẽ dịch Covid-19 đã không lây lan trên diện rộng đến như vậy, nếu chính quyền địa phương ý thức được mức độ nguy hiểm của loại virus mới.

Jean-Séphane Dhersin, trợ lý giám đốc khoa học của Viện Khoa học Toán học Quốc gia Pháp, giải thích với trang France 24 : "Số người bị nhiễm virus càng lớn, thì càng chắc chắn là dịch sẽ bùng nổ". Trong khi thế giới có gần 150.000 người bị nhiễm virus corona và có khoảng 5.500 người chết, tính đến ngày 14/03.

Bỏ qua những lời cảnh báo ngay từ giữa tháng 12/2019 của một số bác sĩ Trung Quốc về loại virus mới, thậm chí bắt giam và cảnh cáo họ, chính quyền tỉnh Hồ Bắc và thành phố Vũ Hán chỉ coi đó là một kiểu viêm phổi đặc biệt hoặc một mầm bệnh mới. Chỉ đến ngày 21/01/2020, Bắc Kinh mới chính thức thừa nhận virus corona chủng mới có khả năng truyền từ người sang người.

Vì thiếu minh bạch nên việc tìm kiếm "bệnh nhân số 0" như "mò kim đáy biển", theo South China Morning Post. Việc tìm ra được "bệnh nhân số 0" giúp giới chuyên gia hiểu được virus corona mới được truyền từ động vật sang người như thế nào. Nhà dịch tễ học người Mỹ Jonathan Meyer, khi trả lời The Guardian, cho rằng "rất có nhiều nhiều khả năng sẽ không bao giờ tìm ra được bệnh nhân số 0".

Thu Hằng

********************

Covid-19 : Philippines ban hành thiết quân luật tại Manila (RFI, 15/03/2020)

"Nội bất xuất, ngoại bất nhập", Manila - thủ đô của Philippines bắt đầu áp dụng lệnh cách ly toàn thành phố kể từ Chủ Nhật 15/03/2020 do tổng thống Rodrigo Duterte ban hành hôm 12/03.

chong2

Một nhà thờ tại thủ đô Manila, Philippines, thời dịch virus corona, ngày 13/05/2020. Reuters/Eloisa Lopez

Cảnh sát vũ trang đã được triển khai chặn các ngả đường đổ về thủ đô 12 triệu dân. Các chuyến bay nội địa đi từ và đến Manila đã bị hủy. Các cuộc tụ tập công cộng bị cấm trong vòng một tháng.

Tất cả người dân thủ đô tạm thời không được tự do ra vào thành phố trừ phi chứng minh được phải đi làm. Thiết quân luật cũng được áp dụng từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau.

Lệnh được ra trong bối cảnh Philippines đã có 111 người bị nhiễm Covid-19, trong đó có 8 ca tử vong, theo như số liệu của chính quyền Philippines. Bộ trưởng Nội Vụ giải thích rằng Philippines thực hiện "giống như nước Ý cách nay hai tháng" nhằm biện minh cho các biện pháp triệt để của chính phủ.

Những điểm nóng khác

Số trường hợp lây nhiễm siêu vi Corona chủng mới trên thế giới đã lên đến gần 155.000 và ít nhất 6.000 người chết ở 137 quốc gia, theo tổng kết sáng 15/03. Iran chiếm kỷ lục với 113 người chết trong 24 giờ qua.

Là nơi phát xuất ca đầu tiên dịch Covid-19, Trung Quốc cho biết trong ngày 15/03 có thêm 20 ca mới, một con số thấp kỷ lục mới, trong đó có 16 người đến hay trở về từ nước ngoài. Theo lệnh mới, tất cả những hành khách từ nước ngoài về đến Bắc Kinh đều phải bị cách ly để không tái "nhập khẩu" siêu vi vào Hoa lục. Đài Loan cũng ghi nhận sáu ca mới và đều là người bản xứ từ Nhật Bản và Tây Ban Nha hồi hương.

Hàn Quốc, sau những nỗ lực vượt bậc, liên tiếp thấy dịch giảm dần với 76 ca mới được ghi nhận so với 107 ca ngày hôm trước. Số người khỏi bệnh cũng khá nhiều với 120 người rời bệnh viện hôm 15/03.

Trong khi đó, Iran từ nay là tâm dịch thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc và Ý. Số người chết tại Iran là 724, thêm 113 nạn nhân trong 24 giờ qua.

Thế vận Tokyo ?

Tại Nhật Bản, thủ tướng Shinzo Abe một lần nữa khẳng định Tokyo sẽ tổ chức Thế vận hội mùa hè như dự kiến. Tokyo phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Thế Vận Quốc Tế và không có gì thay đổi.

Châu Mỹ la tinh

Các nước Trung và Nam Mỹ bắt đầu áp dụng các biện pháp chống dịch sau khi nghi nhận những ca đầu tiên. Sau Venezuela đình chỉ các chuyến bay với Châu Âu, đến lượt Panama, Bolivia ban hành biện pháp tương tự. Trong khi đó, Uruguay và Ecuador đóng cửa biên giới với các nước có dịch.

Minh Anh, Tú Anh

********************

Chỉ trích nỗ lực chống Corona, doanh nhân Trung Quốc mất tích (VOA, 15/03/2020)

Một doanh nhân bt đng sn ca Trung Quc đã mt tích sau khi ch trích n lc chng virus Corona ca Ch tch Tp Cn Bình, Reuters đưa tin, dn li ba người bn.

chong3

Ông Tập Cận Bình vẫy chào người dân bị cách ly tại một khu chung cư.

Tin cho hay, người thân và bn bè ca ông Ren Zhiqiang, mt đng viên Đng Cng sn và mt cu ch tch tp đoàn bt đng sn ca nhà nước Huayuan Real Estate Group, không th liên lc được vi ông k t ngày 12/3.

Họ cho biết "hết sc lo lng" v s biến mất ca ông. Reuters cho biết đã gi đin ti s di đng ca ông Ren, nhưng không ai nhc máy.

Hãng này cũng cho biết rng các cơ quan chính quyn ca Trung Quc cũng không phn hi ngay trước yêu cu bình lun ca Reuters.

Tin cho hay, trong một bài viết ông Ren mi đây chia s vi bn bè thân thích, doanh nhân này ch trích bài phát biu mà ông Tp nói hôm 23/2 trong cuc hp qua : mng vi 170 nghìn đng viên khắp c nước. Bài viết này sau đó đã được chia s trên mng.

Trong bài viết không đ cp c th ti tên ca ông Tp Cn Bình, ông Ren nói rng sau khi nghiên cu bài phát biu, ông "thy không phi là mt hoàng đế đng đó đ khoe b qun áo mi ca ông ta, mà là tên hề ci trn và khăng khăng tiếp tc làm hoàng đế.

Ông Ren cũng nói rằng nó cho thy "cuc khng hong v qun tr" trong đng và rng vic thiếu t do báo chí cũng như ngôn lun đã không th chn đng dch bnh sm hơn và làm tình hình tr nên trầm trng hơn.

Covid-19 đã làm hơn 80 nghìn người nhim và gn 3 nghìn 200 người t vong Trung Quc.

Published in Châu Á