Vừa rồi, nhân vụ 10.000 công nhân đang làm trong công ty giày da ở Trà Vinh bị đuổi việc, ở Sài Gòn có một vị giáo sư đang dạy ngành nhân học (anthoropology/anthropologie) tại trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đặt câu hỏi rằng : Có doanh nghiệp nào đứng ra nhận 10.000 công nhân đó vào làm lại không ?
Có doanh nghiệp nào đứng ra nhận 10.000 công nhân đang làm trong công ty giày da ở Trà Vinh bị đuổi việc đó vào làm lại không ? - Ảnh minh họa
Câu hỏi mà vị giáo sư nọ đưa ra cần phải được trả lời một cách chính thức bởi các tổ chức bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Trong trường hợp này, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - tổ chức đã ăn tiền phần trăm của 10.000 người công nhân công ty giày da Mỹ Phong đó phải có nghĩa vụ phải tìm cho họ một công việc mới, bằng cách liên hệ với các doanh nghiệp đã có sẵn mối quan hệ mật thiết với Tổng Liên đoàn.
Người đời có câu : "Đã ăn của ai thì phải làm cho tốt !". Tổng Liên đoàn Lao động Viêt Nam đã ăn của biết bao công nhân Việt Nam rồi thì không được trốn tránh trách nhiệm tạo công ăn việc làm cho công nhân của họ. Ngoài việc không công bố chi tiết thu chi những khoản mà hàng triệu công nhân đóng nguyệt liểm hàng tháng, công đoàn nhà nước này còn cố tình giấu không cho công nhân biết về các phương thức đòi quyền lợi của mình.
Nước Pháp là một xứ có các nghiệp đoàn được quyền hoạt động tự do đến mức mãnh liệt. Hàng ngàn nghiệp đoàn trong cả nước tập hợp thành vài liên đoàn lao động (conféderation). Mỗi liên đoàn có một bản sắc riêng, một tư tưởng nghiệp đoàn nổi bật. Nhiều liên đoàn như vậy cạnh tranh sòng phẳng với nhau, đẩy chất lượng và thái độ phục vụ người công nhân lên cao. Giới chủ ở Pháp rất ngại đuổi việc một nhân viên lâu năm, dù người đó không còn khỏe mạnh để cho năng suất như trước.
Hàng hàng không quốc gia Pháp Air France là một ví dụ. Tại sân bay Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn Việt Nam, chúng ta dễ dàng thấy, ngược với các hãng hàng không khác trưng ra toàn tiếp viên nữ chân dài trẻ đẹp, đoàn tiếp viên Air France chủ yếu là các phụ nữ U40 trở lên. Các bà này được ăn học đầy đủ, quyền hành rất lớn, giám đốc cũng phải nể. Mỗi bà tiếp viên ấy dù cấp thấp đến mức nào cũng có thể tạo ra một cuộc đình công làm tê liệt cả ngành hàng không Pháp. Cho nên, các ông chủ hãng không bao giờ dám nặng lời với bất kỳ một bà nào trong số đó, đừng nói là đuổi việc vô cớ.
Trở lại câu chuyện các công đoàn ở Việt Nam. Không có công đoàn nào vô dụng cho bằng công đoàn nhà nước. Một mình một sân, công đoàn này không làm được gì ra hồn mỗi khi cần kíp.
Vừa qua, những nhân viên của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines viết đơn kêu cứu lên tận trung ương, khóc lóc về việc bị ban giám đốc của hãng vắt chanh bỏ vỏ. Khi con gái người ta còn trẻ đẹp thì nịnh nọt, cho làm tiếp viên bay chuyến. Đến khi họ đã qua thời xuân sắc thì các sếp kiếm cớ để đuổi việc, nào là tinh giảm biên chế, nào là đòi bằng cấp tin học lập trình.
Trong một xứ không có tự do cạnh tranh giữa các công đoàn lao động, giới chủ ngang nhiên tung hoành, đạo đức quản trị không cao hơn cái vỉa hè. Ông chủ chẳng có ràng buộc tình cảm nào với đội ngũ nhân viên, cũng chẳng họ hàng thân thích gì, cho nên thích thì giữ người ta lại làm việc, không thích nữa thì đuổi đi, cũng chẳng ai làm được gì nhau.
Kiều Phong
Nguồn : VNTB, 25/02/2019
Câu chuyện tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, biệt danh chú Tễu ở Viện Hán-Nôm đạo văn xảy ra vào dịp cuối năm, không lâu sau khi ông được thăng chức hạng nghiên cứu viên cao cấp của viện này. Có nhiều những ý kiến bàn ra tán vào và cho đến nay, cộng đồng vẫn đang đi tìm một giải pháp thấu tình đạt lý cho vụ án công trình"Nghiên cứu nghệ thuật thư họa trong tài liệu Hán-Nôm" của anh.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện
Bản quyền sáng tác là chuyện khắc nghiệt trong văn hóa Tây Âu. Trong vòng 50 năm đầu tiên, người ta không được quyền in ấn, sao chụp tự do một cuốn sách đã được đăng ký tác quyền. Hết 50 năm mới hết hạn bảo hộ độc quyền cho gia đình tác giả. Riêng đối với hàng kỹ thuật thì lại càng chặt hơn. Mỗi một chiếc máy vi tính bán ra thì người tiêu dùng đã đóng vào quỹ của gia tộc Đức phát minh ra chíp vi-tính, vô thời hạn. Văn hóa Tây phương mang đậm dấu ấn cá nhân, và các nước học quản lý theo văn minh Tây phương đang dần quen với kiểm duyệt tác quyền như vậy.
Chuyện ở Đông phương có chút ít trái ngược. Đông phương mang đậm tính công thể. Nhiều khi bản quyền không được chú trọng, thể hiện ở chỗ rất nhiều danh tác văn chương ở nền văn minh Đông Á không thể tìm ra họ tên người sáng tác. Kinh Thi - bộ thơ cổ đại lớn nhất của văn minh phương Đông- tập hợp những bài thơ ngắn cô đọng do Khổng Tử san định và biên tập, cũng không rõ ai là tác giả cụ thể của từng bài. Chẳng ai gọi Khổng Tử là người đạo văn cả.
Văn hóa Đông phương coi rằng câu chữ là của chung, cho nên khi phương Tây kiện tụng nhau chí chóe về tác quyền thì phương Đông rất ít khi dùng tới phương pháp đó. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện sống trong nền văn minh Đông phương, khí cách nhà Nho chân chính, cho nên việc anh đạo văn nhiều khi là nhầm lẫn trung thực, đối với nền văn hiến thì có thể bỏ qua nhẹ nhàng.
Chuyện tiến sĩ Hán- Nôm Nguyễn Xuân Diện bị tố đạo văn là một chuyện tình cờ nhưng cũng nằm trong dự đoán. Tình cờ là ở chỗ, uy tín của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện là điều không thể chối cãi, các tác phẩm dịch của anh được in ấn rộng rãi, chất lượng miễn bàn. Người dân Việt Nam rất yêu mến anh, nhất là sinh viên khối ngành Hán- Nôm ở các trường có đào tạo ngành văn thì lại càng coi tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện như là một thần tượng. Nay bỗng dưng có tin anh đạo văn, nhiều người đâm ra sửng sốt và ngỡ ngàng. Còn nằm trong dự đoán là ở chỗ, lãnh đạo viện Hán-Nôm không ưa gì tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện và nhân cơ hội này để triệt hạ uy tín của anh. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nhiều lần tố cáo những sai phạm của viện. Vụ bê bối đình đám nhất là một ai đó - phải ở cấp bậc rất cao của viện, đã sao chụp các tài liệu màu của viện Hán-Nôm và bán ở chợ trời, trên facebook có tên là Thư viện Nhân học, với giá gần như cắt cổ và bỏ vào túi riêng. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện tố cáo vụ đó, và có lẽ - những kẻ làm gian ăn ngồi không yên. Cho nên, khi nghe tin một tiến sĩ khác nằm trong Viện Hán-Nôm tố cáo Tiến sĩ Diện, thì thành phần cơ hội cũng tát nước theo mưa.
Luận văn của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đạo văn. Đạo của ai, đạo của bà vợ Trang Thu Hiền ? Lại là một cái cớ rất nhỏ nhen đưa ra để kết án người nữa. Trong văn minh Đông phương, vợ là sở hữu của chồng, của chồng công vợ. Bà vợ không kiện ông chồng rằng ông đạo văn của bà thì thôi, người ngoài như vị tiến sĩ nọ của viện Hán-Nôm mắc mớ gì phải kiện, làm như là của mình ?
Các tờ báo dư luận viên rẻ tiền như Mõ Làng, Loa phường... thì được dịp hả hê khi thấy nhà trí thức kiêm bất đồng chính kiến gặp nạn. Họ vui mừng giống như các tướng tá Trung Quốc vui mừng lúc trông thấy hàng trăm người Mỹ bị chết trong sự kiện ngày 11 tháng 9. Danh sách "tướng tá" nhảy cẫng lên ăn mừng khi tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện ngã ngựa dẫn đầu bởi tiến sĩ Trần Trọng Dương, và nhất là Kiều Mai Sơn - anh nhà báo được Đảng cộng sản phân công bới vết tìm lông đã nhiều lần bị tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện chê trách trước đó. Họ tố cáo tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện là vì tình cảm cá nhân chẳng phải vì yêu mến nền học thuật nước nhà. Bởi nếu họ thực sự yêu mến nền học thuật nước nhà thì đã cùng với nhà thơ Trần Mạnh Hảo đi tố cáo Trần Ngọc Thêm do tội đạo văn các tác phẩm của triết gia Lương Kim Định rồi. Trần Ngọc Thêm đạo văn ở mức độ kinh hoàng hơn, nhưng vì ông này có học hàm giáo sư, lại là trong Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, cho nên những người này không động đến, sợ rút dây động rừng.
Trở lại trường hợp tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đạo văn, có cần phải làm quá sự việc lên như vậy không ? Cần phải xem xét thêm một vài yếu tố. Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng - một chuyên gia quản lý trong việc cấp bằng, thẩm định đào tạo cho biết rằng, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đã trả lại cho Viện Hán-Nôm 45% kinh phí mà nhà nước cấp cho đề tài của anh. Ông Hưng - một nhà lãnh đạo học thuật từng tổ chức cả ngành cơ học phá hủy cho Châu Âu nhận định rằng, công trình của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện có sức gợi mở rất lớn, nghĩa là có thể mở mang được về sau và khơi gợi chiều hướng nghiên cứu cho nhiều nghiên cứu sinh sau đó nữa.
Công trình về tranh dân gian có giá trị như vậy, chẳng lẽ vì một vài lỗi nhỏ mà đánh sập nó đi ?
Kiều Phong
Nguồn : VNTB, 02/01/2018
Những ngày cuối năm, tôi có dịp được sang Phnôm-pênh, thủ đô của nước bạn Cam-pu-chia chung đường biên giới với Việt Nam. Phnôm-pênh có tên Việt hóa là Nam Vang. Từ Sài Gòn có xe buýt hạng sang đi sang Nam Vang chỉ mất khoảng 6-7 giờ đồng hồ, dễ đi như đi chợ, chỉ cần có tấm hộ chiếu trong tay. Gía vé đi từ Nam Vang sang Sài Gòn nằm ở mức một ngày công lao động trung bình ở Việt Nam (khoảng 230 000 Việt Nam đồng, tương đương khoảng 10 đô-la Mỹ).
Cam-pu-chia từng là xứ thuộc địa của Pháp, cùng nằm trong xứ Đông Dương như Việt Nam và Lào. Do là thuộc địa của Pháp nên nền kiến trúc ở thành đô xứ Miên chịu ảnh hưởng của Pháp rõ rệt. Có thể ví Phnôm-pênh giống như Sài Gòn, khi Phnôm-pênh cũng được quy hoạch theo hình vuông vức như hình bàn cờ. Tìm đường ở Phnôm-pênh rất dễ, vì các con đường đặt tên theo tên số, đường này song song với đường kia là hai con số chẵn (hoặc hai con số lẻ) liền nhau, do đó người đi bộ có thể định vị được mình đang ở chỗ nào trong thành phố một cách dễ dàng.
Đường phố ở Cam-pu-chia sạch sẽ, thoáng đãng. Các hàng cây được chăm tưới, vun trồng cẩn thận, làm nền màu xanh thành phố. Không có khi nào xảy ra tắc đường, trừ vào lúc mấy dịp lễ tôn giáo rất lớn mà thôi. Đường rộng, an toàn, cho nên nhiều gia đình người Cam để cho co em nhỏ tự đi học chứ bố mẹ không phải xe máy đưa đón như ở Việt Nam.
Đến Phnôm-pênh, bạn sẽ thấy trong thành phố đầy xe túc túc. Loại xe lam gọn nhẹ này chiếm lĩnh mọi con đường. Grab hay Uber không thể vào được Cam-pu-chia. Dân Cam-pu-chia coi xe túc-túc là phương tiện di chuyển thoải mái nhất, các tài xế xe túc-túc ở Cam-pu-chia rất coi trọng nghề của mình, cho nên tự ý thức đối xử với khách trong nước hay nước ngoài đều phải niềm nở nhiệt tình. Đặc biệt là, khi bạn trả tiền cho họ thì họ bảo là trả bao nhiêu cũng được. Cho nên, khách lại càng thích đi xe túc-túc hơn.
Cam-pu-chia cũng có xe ôm. Đặc biệt, giới xe ôm ở Cam-pu-chia rất sành tiếng Việt. Nhiều gia đình có những đứa trẻ mới lớn choai choai đã biết thông thạo cả ba thứ tiếng : tiếng Miên (Cam-pu-chia), tiếng Việt và tiếng Hoa. Tuy nhiên ở đây, giới xe ôm rất yếu, lý do thì như đã kể ở trên, các gia đình chọn đi xe túc-túc rộng hơn, rẻ hơn, đi được cả gia đình.
Ở Cam-pu-chia có công đoàn CLC (Cambodian Labour Confederation) quy tụ được rất nhiều đàn ông con trai hành nghề lái xe túc-túc, mỗi thành viên đóng nguyệt liểm (1% thu nhập hàng tháng) cho công đoàn ấy, nên về tài chính thì CLC ổn định không thua gì công đoàn quốc doanh do chính phủ Hun-xen dựng nên. Khi đi ra ngoài quốc tế, công đoàn độc lập CLC được bạn bè năm châu yêu mến hơn là công đoàn do đảng cộng sản đài thọ.
Mỗi người dân Cam-pu-chia có ý thức rất cao về môi trường. Dọc hai bờ sông Mê-kông, các gia đình dặn con cái là không được vứt rác thải ny-lông xuống biển. Nước sông Mê-kông trong vắt. Ngay các con đường ven bờ, buôn bán ăn uống nhộn nhịp, cũng không ai xả rác xuống lòng sông.
Ở Cam-pu-chia, chủ yếu người dân theo đạo Phật. Thỉnh thoảng khách bộ hành mới bắt gặp được một số cơ sở thờ tự của các tôn giáo thờ đấng Ki-tô. Trong nội đô chủ yếu hai nhóm tôn giáo ấy. Ở ngoại thành, nơi những vùng nghèo nhất và vẫn còn hoang sơ, là nơi tập trung sống của dân theo đạo Hồi. Các gia đình theo đạo Hồi mưu sinh chủ yếu trên những con thuyền đánh bắt cá nhỏ ven bờ. Con trai ở truồng, con gái trùm khăn từ đầu xuống chân.
Thủ đô Cam-pu-chia có một số trường đại học, số lượng ít ỏi nhưng nhìn chung khá là chất lượng. Nhiều trường duy trì từ thời Pháp. Trường đại học hoàng gia là trường được thanh niên hâm mộ nhất, như là niềm tự hào của cả dân tộc.
Hiện ở Cam-pu-chia, đặc biệt là ở thủ đô Phnôm-pênh có rất nhiều người Việt. Những người Việt theo đoàn quân của Hà Nội sang đánh Polpot năm xưa, mang theo nhiều gia đình người Việt sang đây định cư. Sau đó, những gia đình này bị kẹt lại, không về được, mà cũng không thể sang Úc định cư theo diện bảo lãnh, nên đã ở lại Cam-pu-chia và được cấp quốc tịch thành công dân nước này.
Kiều Phong
Nguồn : VNTB, 26/12/2018
Cứ buổi sáng, dân cư sống trong đô thị đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được quyền đi vào khuôn viên khu nhà điều hành rộng bằng hai lần sân bóng đá để tập thể dục. Các bảo vệ được lệnh để mở cổng từ rất sớm, cả cổng trước lẫn cổng sau để đón dân. Ban điều hành đại học Quốc gia trồng nhiều cây cối hoa hòe để làm đẹp cảnh quan, gây ra được một diện tích sinh hoạt công cộng mở hết sức lý tưởng.
Các phụ nữ cao niên đến tập thể dục buổi sáng trong khuôn viên nhà điều hành đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Ghi nhận tương tự cũng trong vùng tập trung các trường đại học ở Sài Gòn, tại Đại học Nông Lâm. Trường này rộng mênh mông, trong khuôn viên có đủ mọi loại dịch vụ. Người già xung quanh có quyền tự do vào trường của giới trẻ chơi, từ sáng tinh sương cho đến khuya chán thì về. Điều này giải quyết được phần nào tình trạng thiếu đất chơi, thiếu đất vận động đang khan hiếm trong một thành phố mà ngày nay mật độ xây dựng bê-tông hóa ngột ngạt. Nơi đây, ngay giữa các tòa nhà giảng đường của trường Nông lâm còn được tổ chức những chợ cóc nhưng rất quy củ và vuông vức, làm cho người ta cảm thấy đang vào một khu buôn bán thanh lịch, không một chút xô bồ. Sinh viên các trường xung quanh và dân tứ phương buổi chiều ra khỏi căn phòng nhỏ chật chội để hít thở không khí trong lành. Điều này chỉ có được dưới đầu óc bao la của người kiến trúc sư vĩ đại là Ngô Viết Thụ. Từ rất sớm, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã tính đến trạng huống đất chật người đông chẳng mấy chốc sẽ xảy ra, và ông có tư tưởng muốn trường học, công sở… sau này phải mở cửa để đón dân ra vào vận động.
Với khuôn viên gần 120 ha, Đại học Nông Lâm (Thủ Đức) được xem là một trong các trường có diện tích rộng nhất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, không phải nơi nào mà nhà thiết kế kiến trúc cũng được rộng lượng như hai nơi trên. Hoặc là trong bản kiến trúc thì đẹp đẽ nhưng rơi vào tay nhà quản lý hẹp hòi.
Tại siêu thị Vincom ở đường Lê Văn Việt, người dân rất bức xúc khi tiệm cà phê Highlands dưới sảnh, mặt ngoài thì mở cửa từ rất sớm, trong khi các gian ki-ốt đồ dân dụng ở bên trong và tầng trên thì 9g30 sáng mới mở cửa. Vậy, các gia đình muốn đưa con cái đi chơi thì chẳng lẽ phải đợi đến 9g30, trong khi những đứa con thì háo hức đi chơi theo hẹn từ lúc 7-8g ? Đó là chưa kể, đường viền bên ngoài Vincom có lối đi rất hẹp, chỉ dành cho ô-tô, và người dân nào đi vào đó tập thể dục thì sẽ được một bảo vệ nào đó "mời khéo" ra ngoài cho.
Một ví dụ thất bại khác, đó là Cơ sở 2 của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh ở Linh Trung- Thủ Đức. Trường này rộng bao la, một mình nó chiếm diện tích đáng kể của cả đô thị, nhưng lại không khuyến khích người ngoài vào chơi như trường Nông Lâm. Kể cả sinh viên trường mình vào trường bị nhắc nhở đeo phù hiệu, trưng phù hiệu ra cho bảo vệ xem (như là kiểm soát đề phòng tội phạm). Dân bên ngoài trường không gian sống rất hẹp, muốn vào ngôi trường thênh thang để đi dạo cũng không được cho phép. Không có thể xác tráng kiện và tinh thần lành mạnh, do không có bãi đất rộng để đi bách bộ, không tầm mắt rộng để thư giãn, nên dân xung quanh đành ở nhà nhậu nhẹt, rượu bia, rồi lại chửi thề...
Cơ sở 2 của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh ở Linh Trung- Thủ Đức rộng bao la, một mình nó chiếm diện tích đáng kể của cả đô thị, nhưng lại không khuyến khích người ngoài vào chơi như trường Nông Lâm
Hiện nay, nhà giàu đầu cơ đất dữ dội, khiến người nghèo gần như không còn cơ hội mua đất ở nếu thu nhập nằm ở mức tối thiểu. Do đó, các công trình công sở cần phải được mở rộng thành các khuôn viên công cộng, gần với thiên nhiên, như hình mẫu đại học Nông lâm hay hình mẫu nhà điều hành Đại học Quốc gia. Còn như cách của Vincom, mua được một diện tích rộng, kiếm lãi trên diện tích đó, mà không tạo ra không gian sống cho đồng bào tương lân thì cần phải điều tiết giảm bớt.
Văn hóa sử dụng đất ti tiện thì không thể che mắt bằng những tòa nhà cao ngất. Mô hình Vincom từ Bắc vào Nam, chỗ nào cũng làm khó khăn cho người dân đi vào thăm quan. Dưới Vin Group một chút là các chủ resort ven biển. Ở Vũng Tàu, nhiều khu Resort một khi đã bán hoặc cho những thương gia bụng dạ hẹp hòi này thuê thì dân địa phương bị chúng bít mất lối đi ra biển. Cho nên, văn hóa sử dụng đất rộng lượng còn cho đến thời chính quyền Sài Gòn (Việt Nam Cộng Hòa), sang thời chính quyền cộng sản Hà Nội thì người dân đâm ra ti tiện, dẫm đạp lên đầu nhau để vơ vét đất cho mình, nếu không thì chính mình cũng không còn đất mà ở.
Nhân chuyện bàn về nạn đầu cơ đất, mà đứng đầu là các tập đoàn Vin Group, Novaland,... những người có dữ liệu so sánh không thể không tiếc nuối rằng, tại sao chúng ta không làm được như các nước tiên tiến trên thế giới. Ngay cả so với thời cổ đại thì có lẽ Việt Nam ngày nay còn mường rợ hơn. Ở nước Do Thái cổ đại, một người con bán đi thửa đất cha mình để lại cho người lạ thì sau 7 năm, người con đó có quyền chuộc lại (mua lại) thửa đất đó, bằng với giá đất mà 7 năm trước gia đình ấy đã bán ra. Ngoài ra, một chủ vườn phải trả tiền thuế cho mỗi gốc cây, gốc cây nào trồng mà không ra quả thì chỉ còn cách chặt đi, chứ không có quả bán thì không có tiền nộp thuế, lỗ vốn. Thành ra, nếu không phải là chuyên gia nông nghiệp thì không dám mua đất nông nghiệp ở Do Thái. Nhà buôn chỉ gạ gẫm mua một miếng đất khi cảm thấy đủ năng lực trồng trọt để kiếm lời trong vòng 7 năm. Còn người đầu cơ đất như Phạm Nhật Vượng hay các tư bản đỏ Việt Nam có sang Do Thái thì có cho không thì cũng chẳng dám lấy, vì không nộp nổi thuế môi trường và thuế đất đai tính theo mỗi đầu cây cối.
Cả đất nước ta đang hứng chịu tình trạng khan hiếm đất và giá nhà tăng cao. Nếu áp dụng phương pháp như nước Israel và thế giới văn minh thì Việt Nam sẽ giảm thiểu được rất nhiều cơn sốt đầu cơ đất đai hiện nay. Khi ấy, tầng lớp tư sản dân tộc sẽ đâm chồi và văn hóa sử dụng đất ở Việt Nam mới trở nên rộng lượng hơn, có nhiều chỗ "thở" hơn.
Kiều Phong
Nguồn : VNTB, 17/12/2018
Năm 2018, mặc dù đã là nhiều năm sau khi Bộ giáo dục và đào tạo tuyên truyền chỉ sử dụng sách in, sách có bản quyền, thì sinh viên nhiều trường đại học vẫn tiếp tục sử dụng sách phô-tô.
Vấn nạn sử dụng sách phô-tô có thể được giải thích một cách đơn giản là do sinh viên thiếu tiền.
Vấn nạn bản quyền
Vấn nạn sử dụng sách phô-tô có thể được giải thích một cách đơn giản là do sinh viên thiếu tiền. Những sinh viên được gia đình chu cấp tiền ăn học ở thành phố. Trong khi giá cả nhà trọ, tiền ăn uống và học phí ngày càng tăng phi mã thì số tiền dành cho sách đương nhiên bị cắt ngắn lại. Những người hàng ngày đến trường đại học lại phải sử dụng nhiều sách phô-tô, với chi phí chỉ bằng 50%, nghĩa là khoảng chỉ một phần hai so với mua sách in, sách có bản quyền.
Ghi nhận tại quán photocopy ngay trong trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh- là một trường lớn cấp quốc gia, tiệm công khai bày bán các đầu sách lậu đã phô-tô sẵn, chỉ cần đợi sinh viên đến mua là bán ngay, với giá rẻ bất ngờ so với sách in ở nhà xuất bản đàng hoàng.
Quán photocopy ngay trong trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh
Một lý do khách quan hơn, đó là các sinh viên không thể tìm đâu cho được những cuốn sách in. Ví dụ, tại các thư viện các trường đại học lớn, có những cuốn sách nhập từ nước ngoài về, số lượng bản in của những sách này rất hạn chế, không thể dễ dàng tìm được ở hiệu sách gần nhà sinh viên. Trong một vài trường hợp, sinh viên lấy cuốn sách ấy và chấp nhận đền cho thư viện với giá tiền từ 3 lần đến 10 lần so với giá bìa cuốn sách, tùy theo mức độ quý hiếm của đầu sách ấy. Đó là trường hợp sinh viên con nhà giàu, sẵn sang thanh toán cho thư viện, số trường hợp như vậy là ít. Còn đối với đa số sinh viên con nhà nghèo, hoặc nhà trung lưu ( theo cách hiểu chung của người dân Việt Nam), không đủ tiền và cũng không đủ điều kiện để tìm ra sách gốc nên các em vẫn phải sử dụng sách phô-tô. Mặc dù biết đó là hành vi không chính đáng nhưng để duy trì cuộc sống, sinh viên Việt Nam vẫn phải làm những việc mà họ không muốn.
Giải pháp nghiệp đoàn xuất bản
Giữa tình thế này, nhiều người đã nghĩ đến giải pháp là có ngay các nghiệp đoàn xuất bản. Một mô hình có thể tham khảo là nghiệp đoàn xuất bản Mỹ. Ngoài việc cung ứng sách với tốc độ nhanh nhạy, nghiệp đoàn xuất bản còn ngăn không cho các nhà xuất bản ấy viết bài quảng cáo ( reviews) thổi phồng quá so với nội dung cuốn sách để câu khách, một tình trạng hay xảy ra ở các nhà sách Việt Nam không được ai điều chỉnh. Nói cách khác, Nghiệp đoàn xuất bản kiểm soát đạo đức của các nhà xuất bản thành viên, hối thúc các nhà xuất bản ấy hiệu đính sách liên tục và công phu để giảm thiểu các lỗi vụn vặt, nâng cao chất lượng sách cho cộng đồng. Các đoàn viên của nghiệp đoàn xuất bản là các trí thức lão làng, thiên kinh vạn quyển, cho nên có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp trong việc kiểm soát tầng vận động ngầm trong xã hội hơn bất kỳ cơ quan công an ngành xuất bản hay mật vụ văn hóa nào.
Chẳng hạn, khi một sinh viên yêu cầu một cuốn sách tiếng Việt rất hiếm, thay vì liên hệ với trường thì anh ta có thể liên hệ với Nghiệp đoàn xuất bản. Nghiệp đoàn xuất bản, bằng lợi thế truyền thông nhanh nhạy của mình, sẽ hỏi các nhà xuất bản thành viên, rằng có nhà nào có cuốn sách đó không, thì hãy gửi đến cho em sinh viên ấy. Như vậy, nguồn sách trở nên dồi dào hơn đối với sinh viên, và giảm tải được cho các nhà trường vốn đã lo ngập đầu trong các thủ tục hành chính, không còn thời gian chăm chút cho văn hóa đọc sách của sinh viên. Trường đại học sẽ nhường cho một bên chuyên nghiệp hơn là nhà xuất bản.
Bằng cách tạo lập nhanh chóng nghiệp đoàn xuất bản như vậy , sinh viên Việt Nam nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung mới mong được có trên tay những cuốn sách in phong phú và chất lượng, thay vì sử dụng sách phô-tô khốn khổ như hiện nay.
Kiều Phong
Nguồn : VNTB, 08/12/2018
Hồi này dư luận, công luận nước ta có rất nhiều cơn bão liên tục chồng lên nhau, trong đó có cả cơn bão những trò chơi dung tục do Đoàn viên (Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) tổ chức.
Những trò chơi phản cảm trong giới thanh thiếu niên (thuộc Đoàn Thanh niên cộng sản) hiện nay đang có xu hướng mở rộng.
Mạng xã hội đang truyền tải đoạn video clip học sinh lớp 10, 11 của Trường trung học thực hành sư phạm (trực thuộc Đại học Cần Thơ) sinh hoạt tập thể bằng trò chơi có xu hướng kích dục công khai.
Video clip này nhanh chóng nhận sự phản ứng tiêu cực từ phía dư luận xã hội, ngay lập tức Bộ giáo dục và Trung ương Đoàn đã vào cuộc… Thực ra, có hàng trăm video clip sinh hoạt Đoàn tương tự như thế, và trường hợp diễn ra nêu trên chỉ là giọt nước... tràn ly mà thôi.
Clip dài khoảng một phút, ghi hình ảnh học sinh trung học đang chơi một trò chơi rất hào hứng. Mỗi đội gồm nhiều cặp học sinh nam nữ. 2 học sinh khác giới đặt một tấm thẻ có hình dạng nhỏ mỏng như tấm thẻ ATM lên môi. Họ nằm xuống đất, ôm nhau, áp mặt nhau giữ chặt tấm thẻ khỏi rơi, lăn một vòng rồi chuyền cho cặp khác (như chạy tiếp sức). Đội nào chuyền thẻ nhanh nhất sẽ là kẻ thắng cuộc.
Ông Đặng Trung Nghĩa trong một phản ứng có liên quan đã viết "Thư ngỏ gửi ông Võ Văn Thưởng - Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương ; ông Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và ông Lê Quốc Phong - Bí thư thứ nhất Trung ương đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh". Trong thư, ông cho rằng - những trò chơi dung tục nêu trên của Đoàn viên Đoàn Thanh niên cộng sản chính là sựsáng tạo để chống lại xu hướng lớp trẻ "nhạt đảng, khô đoàn" theo lời nửa huấn thị (than thở) gần đây của Tổng bí thư.
Khi xem các Clip tôi thấy người chơi có nhiều bạn mặc nguyên đồng phục Đoàn Thanh niên cộng sản lại rất hào hứng, phấn khích với những trò bệnh hoạn này, chủ yếu nhắm vào những bộ phận nhạy cảm của nữ hoặc nam.
Phải chăng đó là phép màu chống "khô" để nhanh chóng làm "ướt Đoàn" !
Sau khi vụ Cần Thơ bùng nổ, trao đổi với phóng viên báo Người Lao Động, ông Phó Giáo sư Tiến sĩ Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, trả lời : "Trường Đại học Cần Thơ đã họp với UBND Thành phố Cần Thơ và đã có báo cáo về Bộ Giáo dục và đào tạovụ việc này. Đây là hoạt động của Đoàn Thanh niên được Trung ương Đoàn cho phép tổ chức ở các trường Trung học phổ thông nhưng học sinh lại đăng trên Facebook cá nhân, rồi ai đó đưa lên mạng với bình luận sai". Theo ông Toàn, trò chơi này xuất phát từ Nhật và được Đoàn Thanh niên cho phép như một trò chơi lớn, trò chơi này không phản cảm như nhiều người nghĩ. Dự kiến vào ngày 29/8, Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ sẽ họp để thông tin về vụ việc" (hết trích báo Người Lao động).
Theo lý luận của hiệu trưởng đại học Cần Thơ, trò chơi này do trung ương Đoàn cho phép tổ chức ở các trường Trung học phổ thông như một trò chơi lớn (!) là không sai ư ?
Hình ảnh được cắt trong video clip về trò chơi của một trường Trung học (trực thuộc Đại học Cần Thơ) gây phản ứng dư luận gần đây.
Hiệu trưởng còn ngụy biện loanh quanh rằng nếu có sai là do : Học sinh đăng lên Facebook cá nhân làm rối dư luận ; dân mạng hay người lớn nghĩ bậy.
Và, đúng như nhiều người đã suy đoán, em học sinh đưa công khai clip trò chơi kích dục lên Facebook kia đã bị phê bình và phải gỡ bỏ clip trên mạng.
Đã gọi là "trò chơi lớn" do TW đoàn cho phép, sao hiệu trưởng còn phải kêu gỡ bỏ ? Và định nghĩa thế nào là trò chơi lớn, là trò "người lớn" ư ?
Tiến sĩ Chu Mộng Long viết, "Tôi khóc cho cái hàm phó giáo sư tiến sĩ gắn với tên ông Hà Thanh Toàn. Thà là một đứa cán bộ Đoàn chỉ có tay mà không có não phát ngôn như vậy chứ lẽ nào trình độ như ông lại không vượt qua một cán bộ đoàn, coi Trung ương Đoàn là chân lý ?".
Thà như hiệu trưởng phổ thông trung học sư phạm Trần Văn Minh dưới quyền ông đã nhận lỗi và trách nhiệm ngay từ đầu, càng bào chữa càng lộ ra sự lì lợm, ông Toàn ạ ! Cấp bậc càng cao thì ngụy biện càng cao ư ?
Trước phản ứng của dư luận, đại diện Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên thuộc Bộ Giáo dục và đào tạovà lãnh đạo Bộ Giáo dục và đào tạophủi tay ngay, cho rằng Đoàn và nhà trường đã quản lý lỏng lẻo, thiếu giám sát chặt chẽ khi tổ chức trò chơi ... Còn Trung ương Đoàn sẽ ăn nói sao đây ?
Liệu đây có phải là biểu hiện khủng hoảng lý tưởng và tinh thần văn hoá thấp kém dung tục của Đoàn viên Đoàn Thanh niên cộng sản.
Giang Nam
Nguồn : VNTB, 31/08/2018
Tham khảo :
*********************
Chuyện gì đang xảy ra với đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ?
Kiều Phong, VNTB, 29/08/2018
Trong tiểu thuyết Tây Du Ký của nhà văn Ngô Thừa Ân và trong bộ phim đi liền kinh điển bản 1986, người xem thấy rằng trước khi chết, một con yêu quái thường hiện nguyên hình động vật của nó. Có con hiện nguyên hình là chồn, có con hiện nguyên hình là hồ ly, có là rết, là cá... Lúc chưa chết hẳn, thường những con yêu quái này nửa trên là hình người, nửa dưới là hình thú trông rất đáng thương.
Những dấu hiệu tương tự cũng đang được hiển hiện nơi đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, khi gần đây liên tiếp lộ ra những trò chơi kích dục của tổ chức thanh niên do đảng Cộng sản điều khiển. Đặc biệt là khi đoàn thanh niên huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa công khai đăng tấm hình ủng hộ cho đặc khu. Cho dù tấm biển không nói rằng người thuê đặc khu là Trung Quốc, cũng không nói là cho thuê ở đâu, thì hành động đó của đoàn thanh niên huyện Vạn Ninh làm cho dân tộc thức tỉnh rằng, đoàn thanh niên ở quận huyện nào thì cũng một loại như vậy cả.
Bạn Võ Nguyên Sơn trong cơn tức giận đã nhắn rằng : "Chúng chỉ là một lũ VẸT thôi... ! Chúng được đào tạo thành những KBB... theo quy trình đào tạo của... !".
Độc giả Nguyễn Minh Tâm, một người dùng Facebook trông thấy đã thốt lên rằng : "Nếu các em đoàn viên thanh niên này cứ u mê như thế thì trước sau gì các em cũng thành nô lệ cho Tàu thôi : trai thì bị mổ lấy nội tạng, gái thì làm đĩ điếm".
Tấm hình được huyện đoàn huyện Vạn Ninh đăng ngày 16.08.2018, ngay sau đó họ cố xóa tấm hình đó đi, nhưng đã không thể gỡ lại được. Không chỉ riêng huyện Vạn Ninh mà tại mọi nơi trên nước Việt Nam, đến ngay cả những thầy cô giáo tâm huyết làm công tác đoàn nhiều năm cũng phải lấy làm nhục nhã do đã tham gia tổ chức ấy. Bao nhiêu vụ mùa hè xanh, bao nhiêu nhà tình nghĩa xây nên để đánh bóng tên tuổi của đoàn đã đổ sông đổ bể chỉ vì những hành động khiêu dâm và phản quốc.
Người ta không khỏi bức xúc. Những trò chơi kiểu như bắt các nữ đoàn viên ăn hết một trái dưa leo (dưa chuột) treo lủng lẳng trên quần áo chỗ gần hạ bộ của các nam đoàn viên, có hình thù giống dương vật xúc phạm văn hóa dân tộc. Đặc biệt, có nhiều người cho rằng đây là biểu hiện của văn hóa "cộng thê"- một cụm từ rất gần gũi với cụm từ "cộng sản" là đặc trưng của tổ chức mẹ sinh ra chi bộ cộng sản đầu tiên trên thế giới.
Kỹ sư xây dựng Nguyễn Lân Thắng đã viết trên trang blog cá nhân của anh rằng : "Nhưng tôi muốn có một lời chân thành với các bạn thế này, hãy biết đặt câu hỏi, đừng dễ dàng tin vào những điều người ta mang tới. Miếng phô mai chỉ có ở trong những cái bẫy chuột. Các bạn còn rất trẻ, còn rất nhiều thời gian, nhưng nếu các bạn không có nhận thức đúng điều phải trái trong cuộc đời này, thì rồi sẽ bị kẻ khác lợi dụng, và phí hoài tuổi trẻ vào những điều ngu ngốc, thậm chí những điều có hại cho dân tộc, cho đất nước này". Khi đi học, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng từng được bầu làm bí thư chi đoàn, đau lòng trước một thế hệ thanh niên được lãnh đạo bởi những con người như vậy. Kết thư, anh vẫn nói một câu tự tình cảm rằng : "Yêu thương tất cả các bạn".
Xâu chuỗi những biểu hiện bất thường đồng loạt xảy ra và lan truyền nhanh chóng gần đây của đoàn thanh niên cộng sản, thì thấy đoàn thanh niên này đã hiện ra nguyên hình và có thể những cô bé cậu bé được sai đi quảng cáo cho đặc khu có thể là lứa thanh niên kế cận cuối cùng. Giống như những con yêu quái hiện nguyên hình lúc sắp chết trong tiểu thuyết Tây Du Ký của nhà văn Ngô Thừa Ân, vẻ bề ngoài vừa đẹp vừa sexy, khi chết thì cũng rất đáng thương.
Kiều Phong
Nguồn : VNTB, 29/08/2018
Những người xem tướng giỏi, mở rộng ra là những người nhớ mặt giỏi có kinh nghiệm rằng : Con cái giống cha mẹ của chúng và thường làm những việc giống cha mẹ đã làm trong cuộc đời. Con trai của một diễn viên trở thành một diễn viên. Cũng một cách như thế, có những gia đình gồm toàn họa sĩ, bác học, chính trị gia…
Ảnh minh họa
Danh gia vọng tộc
Sự coi trọng truyền thống gia đình có ở nhiều ngành nghề, đặc biệt là trong những nghề cần tấm lòng trung thực. Ví dụ, Liên Hợp Quốc có văn hóa tuyển người là hỏi rất kỹ và chọn trong những gia đình danh gia vọng tộc, cho đi học từ năm 2 tuổi, đến khi trưởng thành thì lọc lại lần nữa và cho vào làm nhân viên trong Liên Hợp Quốc. Những phiên dịch viên công chứng trong Liên Hợp Quốc hay các tòa án ở Thụy Sỹ không chỉ giỏi nhều ngoại ngữ và sử dụng ngôn từ hay, đó còn phải là những người có truyền thống gia đình hiền lành và tử tế. Cho nên, theo một cách hiểu nào đó, sự chọn lọc diễn ra ngay trong những tổ chức mang tính đại đồng.
Phàm phu tục tử
Cũng có phương pháp chọn người con dựa vào huyết thống với người cha, nhưng diễn ra theo chiều hướng ngược lại ở Việt Nam. Những quan chức Việt Nam có “truyền thống cách mạng” lũ lượt đưa con em chạy càng xa xứ sở quê hương cách mạng càng tốt. Những quan chức cộng sản ngày nào dạy đời cho con em tỉnh nhà yêu quê hương, yêu cách mạng, giờ chen chúc nhau mua những tấm thẻ thường trú nhân (Permanent resident card) tại Canada. Người ta không biết giá cụ thể bao nhiêu, nhưng với giá mà người thông thường muốn có phải bỏ ra không dưới 800 000 đô-la Mỹ, khoảng 19 tỷ đồng, bằng 263 năm của người lao động thường dân.
Vì sao các quan chức cộng sản ra đi ? Có thể họ cảm thấy nhục nhã với gia đình dòng họ, hoặc cảm thấy mình như cặn bã xã hội trong mắt dân nên khăn gói đến một nơi không ai biết. Lúc dắt díu nhau đến vùng đất khách, mặc dù có thể nhiều tiền (vơ vét được từ xứ sở) , nhưng những gia đình cộng sản rất khó ngóc đầu lên cho thẳng được. Con cái họ, những đứa trẻ được dạy ngoại ngữ từ lò này lò nọ trong nước, sang đến xứ người thì trình độ nghe-nói không bằng học sinh cấp 2 của dân bản địa. Nếu đi xin việc thì buôn hàng ngoại gửi về Việt Nam hoặc chỉ làm đại loại ba việc lặt vặt. Những việc công sở, cần tìm người có nguồn gốc gia đình rõ ràng, mấy anh chàng bụ bẫm này rất hiếm khi xin được, vì họ cũng tự biết xấu hổ với lai lịch bóc lột nhân dân của bố mẹ mình. Thế hệ con cháu của những bố mẹ như vậy khó hòa nhập trong cộng đồng dân hải ngoại.
Ăn như là không còn ngày mai…
Lựa chọn làm danh gia vọng tộc hay làm phàm phu tục tử là một lựa chọn của một kiếp người, bên cạnh cuộc chạy tiếp sức của cha ông. Danh gia vọng tộc hay phàm phu tục tử khác nhau như thế nào, nhiều lúc cũng thể hiện ở cách ăn.
Trong bài hát Chúng đi buôn, nhạc sĩ Phan Văn Hưng viết về quan chức Việt Nam : “ăn như là không còn ngày mai”.
Sự ê chề đến với quan chức cộng sản là kết quả của những người chọn cho mình làm phàm phu tục tử. Họ chỉ nghĩ đến cuộc sống ngắn ngủi hiện tại mà không cần biết tương lai. Những người đó, dù có trét lên người bao nhiêu tấm bằng thạc sĩ, có bao nhiêu chứng chỉ lý luận,... thì làng trên xóm dưới không ai nhìn nhận, vì khi chúng làm quan chức thì mặc kệ con cháu hàng xóm láng giềng.
Nếu nói về việc đào thoát ra khỏi xứ sở, chính những người Anh theo Thanh giáo ở thế kỷ XVII cũng đã ôm tiền vàng lên thuyền chạy khỏi đảo Anh để sang Mỹ. Khi đi, các nhà giàu Thanh giáo còn kêu gọi nhiều trí thức Anh đi theo với mình. Họ là danh gia vọng tộc, và muốn chia sẻ chung niềm hạnh phúc với những người xung quanh, họ đi với tiền vàng mà họ kiếm ra được.
Đằng này, những đảng viên cao cấp cộng sản Việt Nam ôm tiền bóc lột được mồ hôi xương máu của nhân dân cho con sang Mỹ. Những người ấy, cũng như con cháu họ, thực chất chỉ là một lũ phàm phu tục tử. Vì xấu hổ, tự biết mình chẳng có lý tưởng gì để thuyết phục ai, cho nên chỉ lặng lẽ khăn gói rời quê hương.
Kiều Phong
Nguồn : VNTB, 27/07/2018
Trước bê bối làm lộ thông tin khách hàng của Facebook, nhiều người dân Việt Nam đã lựa chọn chuyển sang dùng mạng xã hội mới. Phóng viên Kiều Phong có cuộc phỏng vấn với tiến sĩ Lê Trung Tĩnh, một người Việt hiện đang sinh sống tại Pháp và Anh, nhà sáng lập mạng xã hội LivenGuide - một mạng xã hội mới thành lập và được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây.
Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh, một người Việt hiện đang sinh sống tại Pháp và Anh, nhà sáng lập mạng xã hội LivenGuide
Kiều Phong : Mến chào tiến sĩ Lê Trung Tĩnh, được biết anh là nhà sáng lập mạng xã hội LivenGuide. Xin anh cho biết cơ duyên cũng như động lực nào đã thôi thúc anh thành lập mạng xã hội này ?
Lê Trung Tĩnh : Thân chào Kiều Phong và quý vị độc giả.
Có thể nói LivenGuide phần nào kết hợp con người hoạt động xã hội và kinh doanh trong tôi. Là người tranh đấu cho công lý và hoà bình trên Biển Đông cũng như cho một nước Việt Nam tự do và dân chủ, tôi ý thức rõ sự cần thiết của việc người Việt cần không chỉ trao đổi với nhau trên mạng mà còn phải gặp gỡ, đi cùng, làm việc cùng, tham gia cùng những Hoạt động từ nhỏ đến lớn. Những việc này giúp chúng ta hiểu nhau hơn, tổ chức với nhau tốt hơn và dần dần từ những thay đổi đó sẽ thay đổi xã hội.
Ngoài ra những ngày tháng làm việc tại London, một trung tâm tài chính năng động của thế giới cũng khơi dậy nhiều ý tưởng kinh doanh trong tôi, khi đó đang điều hành một công ty về du lịch và tổ chức hoạt động tại Châu Âu. Tôi nhận thấy được một nhu cầu tự nhiên, một xu hướng cung cấp dịch vụ từ Người đến Người, cắt bỏ các khâu trung gian và rào cản về địa lý.
Từ những ý tưởng ban đầu đó, qua trao đổi với những cộng sự có cùng chí hướng và tâm huyết, tôi đã triển khai và thành lập nên đội ngũ Livenguide, gồm những người tài năng và sáng tạo nhất từ Châu Âu, Mỹ và khắp thế giới để xây dựng nên LivenGuide như hôm nay.
Kiều Phong : Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh có thể cho biết ý nghĩa của tên gọi LivenGuide ?
Lê Trung Tĩnh : Tôi cho rằng cuộc đời mỗi con người là một hành trình đẹp và độc đáo. Trên hành trình đó, mỗi chúng ta đều vừa Sống hết mình vừa có thể Dẫn đạo cho chính mình và người khác ở những cung đường mình đã quen thuộc hay còn đang khám phá. Đó là lý do tôi chọn tên Live and Guide, hay viết gọn lại thành LivenGuide.
Kiều Phong : Tiến sĩ có thể cho biết, đặc điểm nổi bật nhất của mạng xã hội LivenGuide là gì ?
Lê Trung Tĩnh : LivenGuide thúc đẩy và khuyến khích tối đa mọi Người gặp nhau trong các Hoạt động ngoài đời thực. Có thể nói Hoạt động là tế bào gốc của LivenGuide.
Không chỉ trao đổi, chia sẻ trên mạng như các mạng xã hội khác, Người dùng Livenguide có thể tạo các Hoạt động. Các Hoạt động này có thể là tổ chức một buổi đọc sách chung, dạy nấu ăn, cùng nhau chạy bộ, hay bàn thảo về các việc phải làm để bảo vệ môi trường...Mỗi Người dùng có thể tạo nhiều Hoạt động, các Hoạt động này có thể miễn phí và cũng có thể thu phí.
LivenGuide có các công cụ để mọi Người có thể tìm thấy các Hoạt động của Người khác và quảng bá Hoạt động của mình. Người nào càng tương tác trên LivenGuide thì Hoạt động của họ càng được biết đến, và nhiều người tham gia. Còn gì vui hơn khi bạn là người yêu môi trường, thiên nhiên có được nhiều người tham gia Hoạt động leo núi mà bạn tổ chức?
Kiều Phong : Điểm khác nhất của LivenGuide với những mạng xã hội xuất hiện trước như Facebook và Minds là gì, thưa Tiến sĩ ?
Lê Trung Tĩnh : Khác với Facebook với những công cụ và cách thức để làm người dùng dính vào màn hình và ám ảnh bởi like, LivenGuide khuyến khích tối đa mọi người ra khỏi nhà, gặp mặt nhau, cùng làm gì đó với nhau. Ví dụ trong màn hình chat của các Người dùng LivenGuide, chúng tôi bố trí chức năng hẹn giờ gặp nhau và tham gia Hoạt động. Các Hoạt động cũng hiện lên bên trên Tường của từng Người dùng LivenGuide.
Khác với Minds, chúng tôi không tặng Người dùng tiền ảo, Bitcoin hay tương tự. Mỗi Người dùng LivenGuide nếu muốn có thể định một giá riêng cho họ hay Hoạt động của họ. Và nếu muốn, Người dùng có thể kiếm được tiền thật từ những Hoạt động của mình, LivenGuide không thu bất cứ chi phí nào. Việc ghi giá trên LivenGuide là hoàn toàn không bắt buộc. Rất nhiều bạn sinh viên tham gia LivenGuide và tạo các Hoạt động thiện nguyện, miễn phí trên LivenGuide để trao đổi và học thêm ngoại ngữ.
Tôi nghĩ Livenguide là một lựa chọn tốt và đảm bảo hiện nay cho người dùng trong tình hình Facebook đang chao đảo niềm tin vào tự do thông tin và quyền riêng tư, còn Minds thì có vẻ chỉ áp dụng blockchain cho tiền ảo.
Kiều Phong : Một điều quan tâm thuộc loại lớn nhất của số đông người dùng, đó là có được nhà sáng lập mạng xã hội bảo đảm bí mật về thông tin cá nhân và thư tín hay không. LivenGuide cam kết bảo đảm cho quyền riêng tư của người sử dụng như thế nào ?
Lê Trung Tĩnh : Bảo mật dữ liệu cá nhân và tính riêng tư là ưu tiên hàng đầu của LivenGuide. Chúng tôi áp dụng những kỹ thuật tốt nhất để giữ cho dữ liệu cá nhân của bạn an toàn. Các thông tin cá nhân như mật khẩu để truy cập tài khoản của bạn được mã hóa, các nội dung cá nhân như tin nhắn, thư tín của bạn không ai khác được biết, ngay cả lãnh đạo, các Admin và kỹ thuật viên của Livenguide. Cũng nên lưu ý LivenGuide được thành lập tại Pháp, được khai báo với Ủy ban Quốc gia về Tin học và Tự do Cộng hòa Pháp nên tuân theo các quy định về bảo mật tính riêng tư và quản lý thông tin cá nhân nghiêm ngặt của Pháp và Liên minh Châu Âu.
Kiều Phong : Tháng 6 vừa qua, Quốc hội Việt Nam thông qua Bộ luật an ninh mạng và được ký tên bởi chủ tịch nước. LivenGuide cam kết gì về quyền riêng tư và tự do thông tin trong bối cảnh mới này ?
Lê Trung Tĩnh : Luật an ninh mạng Việt Nam vừa được thông qua gần đây với yêu cầu các trang mạng xã hội xoá bỏ các post “nhạy cảm” và cung cấp các thông tin cá nhân và dữ liệu người dùng cho Nhà nước Việt Nam đã làm dấy lên nhiều lo ngại về quyền riêng tư và tự do thông tin. Về việc này, chúng tôi khẳng định là chúng tôi tôn trọng luật của nước Cộng hòa Pháp, cam kết bảo vệ quyền riêng tư của người dùng LivenGuide và không có ý định cung cấp thông tin người dùng theo yêu cầu từ các cấp thẩm quyền viện dẫn Luật an ninh mạng, đặc biệt là khi cá nhân đó chưa được xét xử bởi một phiên tòa công bằng và minh bạch.
Vấn đề bảo mật thông tin cá nhân và tự do thông tin theo chúng tôi ngoài câu chuyện kỹ thuật còn tùy thuộc nhiều vào những giá trị của công ty và quyết tâm theo đuổi các giá trị đó của người lãnh đạo. Nền tảng đạo đức của LivenGuide là tôn trọng nhau và tôn trọng môi trường. Đó là nền tảng duy nhất, toàn cầu, mà chúng tôi áp dụng để quản lý và điều hành LivenGuide. Chúng tôi không có tiêu chí nào khác để xoá bỏ các post, hạn chế tự do thông tin hay cung cấp thông tin cá nhân cho bất cứ cấp thẩm quyền nào. Là một người hoạt động xã hội, tôi hiểu tầm quan trọng của việc tự do, minh bạch thông tin và sẽ quyết tâm bảo vệ điều đó.
Kiều Phong : Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh có nhận xét gì về Bộ luật an ninh mạng này ?
Lê Trung Tĩnh : Tôi nghĩ Luật an ninh mạng được thông qua là một điều đáng tiếc. Các quy định như nội địa hóa cơ sở dữ liệu, yêu cầu doanh nghiệp phải hợp tác, cung cấp thông tin người dùng cho chính quyền, hạn chế và bóp nghẹt tự do thông tin một cách không cần thiết. Đọc qua Luật, có thể thấy Nhà nước Việt Nam dường như e ngại việc các thông tin bất lợi cho nhà cầm quyền được phát tán hơn là thật sự bảo vệ cho an ninh mạng của đất nước. Các kẻ xấu, mà Nhà nước Việt Nam đáng ra cần phải ngăn chặn thật sự, vẫn có thể có những phương thức trao đổi và tấn công khác mà Luật an ninh mạng không thể khắc chế hay kiểm soát được. Ví dụ rõ nét là các sự cố về an ninh, về bảo mật mạng tại sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài những năm vừa qua sau những va chạm với Trung Quốc. An ninh mạng còn là vấn đề cơ sở hạ tầng, con người và thể chế.
Thế giới ngày càng mở hơn, thông tin cũng đa dạng, nhiều chiều, chúng ta cần tận dụng nó như một cơ hội hơn coi nó như một mối nguy hiểm và ngăn cấm, bóp nghẹt. Chúng ta có thể luôn đặt câu hỏi vì sao Nhà nước Việt Nam lại lo sợ và ngăn cản tự do thông tin mà không tự thay đổi để thích ứng với nó, có những chính sách thông thoáng hơn để người dân và doanh nghiệp sáng tạo, minh bạch hơn trong giải trình trách nhiệm và tiếp nhận phản biện, và công bằng dân chủ hơn trong cơ chế tuyển chọn, bầu cử?
Dĩ nhiên mục tiêu của chúng tôi ban đầu không liên quan đến luật an ninh mạng mà chỉ nhằm xây dựng một mạng xã hội trên những nền tảng giá trị mà chúng tôi đeo đuổi và hy vọng các bạn tham gia, cùng chia sẻ một cách hiệu quả và có lợi nhất cho các bạn.
Kiều Phong : Chúng tôi được biết là LivenGuide do người Việt sáng lập và chiến đấu cho tự do ngôn luận. Mạng xã hội LivenGuide sẽ dành nhiều ưu tiên hơn cho người dùng tại Việt Nam chứ ?
Lê Trung Tĩnh : Vâng, chúng tôi bảo vệ tự do ngôn luận và không bao giờ xoá các post của Người dùng nếu các post đó tuân thủ các giá trị của LivenGuide như đã nói ở trên. Điều này khác với một số mạng xã hội gần đây đang làm. Chúng tôi cho rằng lưu trữ ký ức thật là một chức năng rất quan trọng của mạng xã hội bên cạnh tính tương tác. Nếu không làm điều này một cách công tâm, mạng xã hội chỉ còn là nơi lan truyền của những điều xa dần sự thật và do đó lịch sử sẽ bị méo mó với thời gian.
LivenGuide hiện giờ có ba ngôn ngữ chính là tiếng Việt, Anh, Pháp. Là một người Việt Nam với các mối ưu tư dành cho đất nước, một cách tự nhiên tôi quan tâm phát triển cộng đồng nói tiếng Việt. LivenGuide hỗ trợ tiếng Việt 100%, chúng tôi cũng bố trí nhiều Admin LivenGuide sử dụng tiếng Việt để hỗ trợ các bạn nhiều nhất. Các bạn có thể bắt đầu bằng việc đăng ký, thêm hình ảnh và thông tin bản thân, post vài status và hình ảnh, tạo một vài Hoạt động. Tất cả đều đơn giản và nhanh chóng.
Kiều Phong : Cuối cùng Lê Trung Tĩnh có thể giải thích về lý do vì sao LivenGuide nhấn mạnh việc tôn trọng môi trường ?
Lê Trung Tĩnh : LivenGuide đề cao việc tôn trọng nhau và tôn trọng môi trường vì tôi nghĩ đơn giản môi trường là ngôi nhà chung. Chung quy lại thì chúng ta cũng phải tìm cách sống với nhau trên tinh thần tôn trọng, thương mến nhau, cùng khám phá và tôn trọng ngôi nhà mà chúng ta đang ở. Để làm điều đó, tôi nghĩ chúng ta cần phải gặp nhau, đi cùng và Hoạt động cùng nhau, đó là mục tiêu của LivenGuide, mạng xã hội kết nối mọi Người và Hoạt động.
Với tinh thần đó tôi mời các bạn tham gia LivenGuide (1), cùng nhau chúng ta không chỉ xây dựng một mạng xã hội khác.
Kiều Phong : Xin cám ơn tiến sĩ Lê Trung Tĩnh đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.
Kiều Phong thực hiện
Nguồn : VNTB, 23/07/2018
Nhóm hackers nổi tiếng thế giới Anonymous vừa qua gây chú ý tại Châu Á, khi lên tiếng bảo vệ sinh viên Trương Thị Hà bị thể chế công an trị ở Việt Nam đàn áp thô bạo. Điều này đồng nghĩa với việc tổ chức tin tặc ra dấu rằng họ sẽ tuyên bố tấn công chính quyền Việt Nam trên không gian mạng toàn cầu Internet. Trong nhóm Anonymous, có những hacker là người Việt đang sống trong nước, làm việc trong các cơ quan.
Đội ngũ hacker của chính quyền Việt Nam bị cho là đã tấn công mạng những công ty đa quốc gia - Ảnh minh họa (informanews.net)
Ở Sài Gòn có những hội quán của giới tin tặc. Những tổ chức như vậy thuê hẳn một tầng trong một tòa cao ốc làm một quán cà phê. Mỗi anh hacker (tin tặc) ôm một chiếc máy tính Macbook đắt tiền do hãng Apple sản xuất, một người một chiếc bàn. Bề ngoài, họ trông giống như những doanh nhân đang vừa uống cà phê vừa làm việc, người canh gác cho cả đội thì trong vai chủ quán cà phê sang trọng đó. Những người này đánh phá mạng nội bộ của một công sở nào thì chỉ có họ và nạn nhân biết với nhau. Nhiều lúc, những cuộc tấn công mạng không phải đơn thuần mục đích vì tiền. Những tin tặc đến từ các quốc gia khác nhau, tập hợp với nhau thành tổ chức xuyên biên giới. Họ là những người có tư tưởng, nhiều hoài bão, họp nhau lại trong những chiến dịch lớn, vì những mục đích lớn.
Để nuôi đội ngũ kỹ thuật viên tin học chống lại những tập đoàn tin tặc đó, ngân sách Việt Nam phải bỏ ra những khoản tiền khá lớn lớn. Chẳng hạn, Bộ Quốc Phòng đã chi rất nhiều tiền để mở trường và thuê chuyên gia về đào tạo những kỹ thuật viên IT. Hiện họ đã có Học viện kỹ thuật quân sự và các viện máy tính khác, song vẫn chưa đủ. Trong một lĩnh vực mênh mông và cập nhật kiến thức từng ngày, Bộ Quốc Phòng cũng phải thuê thêm những người bên ngoài - chẳng hạn như đã thuê các sinh viên giỏi của trường đại học Công nghệ thông tin - Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Cách làm này gọi là tuyển sinh ngang ngạch, vừa tốn tiền vừa mạo hiểm vì thuê chuyên gia giỏi nhưng không biết được và không kiểm soát được tư tưởng của những chuyên gia đó. Đến khi không đủ tiền thì Quân đội sẽ nghĩ ra một cách nào đó để có thêm tiền nuôi đám nhân viên ngồi ăn như tằm ăn rỗi của mình. Vụ việc ở Đồng Tâm- Mỹ Đức- Hà Nội có thể là một ví dụ điển hình, để có tiền nuôi đám binh lính thì tập đoàn kinh doanh của quân đội giở trò cướp đất của nông dân một xã, ở đây không cần kể thêm.
Việc đánh phá hệ thống thông tin của Việt Nam được cho là dễ hàng hơn so với đánh phá hệ thống thông tin của các quốc gia khác. Nguyên nhân chủ yếu là các thiết bị vật lý sử dụng trong hệ thống thông tin Việt Nam hầu hết đã lỗi thời. Chẳng hạn, trong khi các quốc gia mạnh về công nghệ thông tin đã thay cây ATM và thẻ ATM từ thẻ từ sang thẻ chip nâng cao độ bảo mật lên đến 10.000 lần thì Việt Nam vẫn chủ yếu sử dụng thẻ từ. Điều này như miếng mồi ngon cho những tin tặc (loại trộm vặt).
Ở cấp độ vĩ mô, Việt Nam cũng có những thiết bị công suất lớn như các nước, nhưng khi các nước sẵn sàng mua thiết bị mới đời tối tân nhất thì Việt Nam vẫn gượng xài các thiết bị cũ cho đến khi thành đồ đồng nát mới thôi. Đây là miếng mồi ngon cho những binh đoàn tin tặc có đất để cho đàn em "thực tập".
Kèm theo những bức ảnh chính phủ Hà Nội đàn áp người dân lộ liễu, các tổ chức tin tặc xuyên quốc gia càng có thêm chính nghĩa để đánh sập hệ thống thông tin nước này.
Kiều Phong
Nguồn : VNTB, 07/07/2018
Bình thường, ai cũng thể hiện là tốt đẹp và lịch sự cả. Cho đến khi xảy ra hoàn cảnh mà phải hy sinh hoặc là quyền lợi của mình, hoặc là hy sinh quyền lợi của tha nhân, thì đến khi ấy mới biết được ai là người tử tế bên ngoài, ai là người tử tế thật sự bên trong.
Thầy Phạm Tấn Hạ và sinh viên Trương Thị Hà.
Mấy ngày qua, cả nước chuyền tay nhau đọc câu chuyện của sinh viên Trương Thị Hà và thầy Phạm Tấn Hạ. Dư luận cho rằng, trong đồn công an, hiệu phó của trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh không làm tròn nghĩa vụ của người thầy khi đã làm ngơ trước những gì xảy ra với một cô sinh viên của mình.
Trương Thị Hà, sinh năm 1994, vào học khoa Ngữ văn Anh của trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh sau khi tốt nghiệp chương trình chính quy ở đại học Luật Hà Nội. Cô sinh viên đồng thời cũng tham gia một cách tích cực những hoạt động xã hội tại Sài Gòn và được nhiều người yêu mến.
Ngày 10 tháng 06 năm 2018, ngày biểu tình chống thông qua dự án luật đặc khu cho Trung Quốc mượn đất 99 năm, dân tộcViệt Nam đã xuống đường và làm nên một cuộc tuần hành lịch sử. Đáng chú ý là trong cuộc biểu tình lần này có rất đông sinh viên và học sinh. Trong đó nổi bật gương mặt của sinh viên Trương Thị Hà với biểu ngữ giăng cao trên đường Công xã Paris quận 1 Sài Gòn : "Cho Trung Quốc thuê đặc khu là bán nước !!! Tôi phản đối".
Một tuần sau, ngày 17 tháng 06 năm 2018, hồi thứ hai của cuộc biểu tình lại diễn ra. Lần này, Hà bị bắt vào đồn công an. Tại đây, cơ quan chức năng thẩm vấn cô. Đồng thời, họ gọi được hiệu phó của trường là tiến sĩ Phạm Tấn Hạ và trưởng ban truyền thông của trường là Trần Nam lên đồn để cho chứng kiến buổi làm việc với sinh viên của ngôi trường từng một thời danh giá nhất Đông Dương (khi ấy trường có tên là Đại học Văn Khoa Sài Gòn, sau 1975 sát nhập với trường Đại học Khoa học Sài Gòn rồi đổi tên thành trường Tổng hợp).
Hà kể lại buổi làm việc, trong bức tâm thư gửi thầy Hạ, là người ta đã dùng những từ rất nặng như "đĩ", "điếm" để gọi cô, ngay trước mặt hai người thầy của cô. Thầy Hà, đương lúc Hà kêu cứu, trả lời một câu : "Tôi không biết về luật". Xong thầy ký vào biên bản rồi ra về bình an vô sự.
Việc Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ không lên tiếng về sinh viên của mình trong lúc nguy cấp ấy, chưa xác định là đúng hay sai, đã mang lại cho vị giáo chức này bản án gay gắt từ cộng đồng mạng. Đủ mọi thành phần đã chia sẻ bức thư của Hà để bảo vệ cô sinh viên Trường nhân văn, với những lời bình luận rằng đáng lẽ thầy Hạ phải làm gì đó cho sinh viên của mình ngay lúc ấy.
Câu chuyện của sinh viên Trương Thị Hà coi như một bài trắc nghiệm kiểm tra cho thấy nghĩa thầy trò thời này còn không, khi mà thể chế chính trị can thiệp sâu vào tận cả trong trường học. Bình luận về việc nhà cầm quyền dùng cách sai công an gây áp lực để nhà trường kìm hãm sinh viên tham gia chính trị, như trường hợp công an Thành phố Hồ Chí Minh cho gọi hiệu phó Trường nhân văn lên để làm việc với Hà, nhà báo Huy Đức viết một cách hết sức kín đáo : "Làm sao một chế độ có thể đứng vững khi mà sự sợ hãi đã làm cho nhiều người trong chế độ đó quay lưng với sự thật, cạn kiệt tình thương, sẵn sàng phá vỡ những cấu trúc tưởng bền vững muôn đời như nghĩa thầy trò".
Một sinh viên đương thời khác là Nguyễn Văn Tráng, đồng cảm với câu chuyện của Hà, đã kể lại việc mình bị sách nhiễu liên tục trong thời gian học ở Đại học Hồng Đức - Thanh Hóa. Tráng cho biết, anh đã bị nhà trường và khoa, cụ thể nhất là thầy Khiêm trưởng khoa, liên tục gọi lên làm việc như cơm bữa. Không những thế, trường còn để cho an ninh Thanh Hóa vào trường canh me Tráng như canh tội phạm.
Luật sư Lê Công Định, một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng đọc được thư của Hà. Ông so sánh người thầy của mình với thế hệ giảng viên ngày nay. Thầy dạy luật và dạy tiếng Pháp cho luật sư Định, ông Võ Phúc Tùng đã kiên quyết không dỗ dành để học trò của mình nhận tội, dù ông được tặng quà cáp và quyền lợi từ giới chức chính phủ Hà Nội. Luật sư Định ca ngợi nhân cách của thầy Võ Phúc Tùng, một trí thức thứ thiệt thời Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời bày tỏ tiếc nuối cho Hà khi Hà không may mắn gặp được người thầy có trách nhiệm như ông.