Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

vendredi, 11 décembre 2020 20:09

Quê hương này là quê hương nào ?

quehuong1

 

Quê hương này là quê hương nào ?

Bạo quyền công an trị bám, quấn, xiết nhân kiếp Việt tộc

Tà quyền tham nhũng trị chui, luồn, lách vào hơi thở giống nòi

Ma quyền tham tiền trị nạo, vét, vơ đất nước của tổ tiên

Quỷ quyền ngu dân trị xóa mắt, lấp tai, chặn lời đồng bào

Xảo quyền tuyên truyền trị ác giọng, độc lưỡi, điếm môi tiếng việt

Cực quyền tội ác trị truy cho cùng, triệt cho tận nhân nghĩa việt

Cuồng quyền thanh trừng trị thanh toán để thủ tiêu nhân đạo việt.

quehuong2

 

Quê hương này là quê hương nào ?

Trên quê hương này, sớm hôm chiều tối bị vây bủa bởi bao tội ác.

Trên quê hương này, khuya khoắt rồi sao tôi không ngủ được !

Trên quê hương này, khuya buốt rồi sao tôi cứ ngồi chờ sương !

Trên quê hương này, khuya suốt rồi và tôi đã thấy rõ mỗi mầu sương

Trên quê hương này, sương mầu trắng : hài cốt đã vô danh !

Trên quê hương này, sương mầu đen : nhân dạng giờ khuyết dạng !

Trên quê hương này, sương mầu trắng la đà trách than oan kiếp

Trên quê hương này sương mầu đen lã chã thở nghẹn kiếp oan hồn.

VIETNAM-POLICE-PROTEST-LAND

 

Quê hương này là quê hương nào ?

Sao ngày ngày, nhân diện tôi như than ong thiêu đốt chính não bộ tôi

Sao giờ giờ, nhân dạng tôi như đang bị âm binh hóa bởi quỷ quyền

Sao phút phút, nhân cách tôi như đang bị nhơ nhớp hóa bởi tà đảng.

Quê hương này là quê hương nào ?...

Quê hương này là quê hương nào rồi ?...

Quê hương này là quê hương nào đây ?

Lê Hữu Khóa

(12/12/2020)

-------------------

Lê Hữu Khóa là Giáo sư Đại học* Giám đốc Ban Cao học Châu Á * Giám đốc biên tập Anthropol-Asie * Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á * Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO – Liên Hiệp Quốc * Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris * Cố vấn thẩm định giáo dục và nghiên cứu đại học Bourgone-Franche-Comté * Biên tập viên tập chí Hommes&Migrations * Thành viên Hội đồng khoa học bảo tàng lịch sử nhập cư Hội viên danh dự nhóm Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Published in Tư liệu
mardi, 13 octobre 2020 21:21

Chỗ quê hương đẹp hơn cả

Chỗ quê hương trong mỗi chúng ta rất nhỏ bé, đơn sơ, không cần ai tô vẽ, bảo ta thương, bảo ta nhớ…

quehuong

Những ai, trong chúng ta, ở độ tuổi 60 trở về trước, hẳn còn nhớ bộ sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư. Có thể đã từng đọc qua hoặc đã nghe đâu đó kể, hoặc đọc qua một vài đoạn, vài bài trong đó. Ðã nửa thế kỷ qua đủ để chúng ta quên nó. Và đủ để chúng ta nhớ nó ; nhưng dù thế nào nay đọc lại cũng gây cho chúng ta ít nhiều hoài niệm về thời thơ ấu. Thời mà ngày hai buổi cấp sách đến trường, thời ăn chưa no, lo chưa tới của tuổi học trò.

Ngày xưa người mình sanh ra ở đâu chỉ biết ở đó. Có người cả đời chưa biết tỉnh thành, phố chợ là gì ! Ở xứ Nam Kỳ từ khi Tây vào thì hai hoặc ba làng mới có một cái chợ. Hồi còn nhỏ, được mẹ dẫn đi chợ là mừng húm ; vì đi chợ là cái gì ‘ghê lắm’. Hồi đó chưa có khái niệm ‘văn minh’, ‘thành thị’. Người dân ở ruộng rẫy, nông dân nói chung được Tây gọi là "nhà quê" có nghĩa là quê mùa, dốt nát, nghèo khổ… trong đó có ý khi thị ! (le nhaque).

Ở quê tôi, mỗi sáng sớm người ta hay gởi đi chợ, nghĩa là thấy người xóm giềng đi chợ thì nhờ mua đồ giùm mình. Có người lãnh đi chợ mua đồ dùm hai, ba người là thường. Ði chợ, ngoài mua đồ nấu ăn, mẹ tôi thường mua bánh về cho chị em tôi. Bánh là chỉ chung quà ở chợ, như xôi, củ mì, củ lang, bánh bèo, bánh bò… và ít khi mua bánh ở tiệm Tàu như cốm, kẹo, bánh in… vì rất mắc tiền.

Con nít nhà quê không có gì hạnh phúc cho bằng trông mẹ đi chợ về. Mẹ vừa về tới cổng thì con nít la ó lên : "má về, má về…".

Ngày nay trong dân gian có câu nói "trông như trông má đi chợ về", là như vậy đó.

Tuổi trẻ lớn lên, thế hệ chúng tôi chỉ sống với ruộng rẫy, sông rạch, ao làng, đình, chùa, cầu tre, cầu khỉ… và do vậy cảnh nhà quê để lại cho thế hệ chúng tôi nhiều ấn tượng sâu đậm, khó quên.

Cái đó tôi cho là Chỗ Quê Hương. Bạn sống ở vườn quanh năm cây xanh mát, cam quít trĩu nặng trên cành. Khi lớn lên, lưu lạc đó đây, bôn ba vì cuộc sống, nhưng không làm sao bạn quên được Chỗ Quê Hương ấy của bạn.

Có bạn sống ở đồng (1), lớn lên gần gũi với vườn cà, líp rau, líp cải hay nộc trầu… ; có bạn quanh năm sống trên ghe, trên tam bản, xuôi ngược sông hồ ; còn tôi lớn lên ở ruộng rẫy (2) ; sông nước 6 tháng ngọt, 6 tháng nước mặn, quen bắt cồng, bắt cua, chăn vịt… Mỗi người chúng ta có một Chỗ Quê Hương trong lòng. Ðúng như bài hát "quê hương mỗi người có một" là như vậy.

Nhớ lại năm xưa, lên tỉnh học, cuối tuần mới được về nhà ; đạp xe trên đường làng, qua hai ba khúc quẹo, nhìn xa xa, xóm nhà mình hiện ra… lòng rộn lên nỗi vui mừng khó tả !

Tình cảm ấy ngày càng sâu đậm hơn mãi khi sau này tôi lên Sài Gòn học hành và làm việc.

Càng đi xa, càng bôn ba đây đó, càng đi thăm viếng đó đây, thì càng thấy yêu thương Chỗ Quê Hương mình hơn.

quehuong2

Nay đọc lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư, mới thấy thương cho các tác giả và thông cảm nỗi lòng yêu quê hương của quý ông. Bài tả câu chuyện Người đi du lịch về nhà ; xin trích ra đây :

"Một người đi du lịch đã nhiều nơi. Hôm về nhà, kẻ quen người thuộc, làng xóm, láng giếng đến chơi đông lắm. Một người bạn hỏi : Ông đi du sơn du thủy, thế tất đã trông thấy nhiều cảnh đẹp. Vậy ông cho ở đâu là thú hơn cả ?".

Người du lịch đáp lại rằng : "Cảnh đẹp mắt tôi trông thấy đã nhiều, nhưng không đâu làm cho tôi cảm động, vui thú bằng lúc trở lại chốn quê hương, trông thấy cái hàng rào, cái tường đất củ kỷ của nhà cha mẹ tôi. Từ cái bụi tre ở xó vườn, cho đến con đường khúc khuỷu trong làng, cái gì cũng gợi ra cho tôi những mối cảm tình chứa chan, kể không sao xiết được" – (Hết trích)

Tác giả chọn tựa cho bài trên là "Chỗ quê hương đẹp hơn cả".

Tựa của bài tập đọc nói về "Người đi du lịch về nhà" thật đơn giản nhưng có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, đọc ai cũng hiểu và đúng với tình cảm của mọi người chúng ta.

Trên năm mươi năm, đọc lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư trong tâm cảnh làm người ly hương, thì thật vô cùng cảm động, và thấm thía biết chừng nào với câu "Chỗ quê hương đẹp hơn cả".

Chỗ quê hương trong mỗi chúng ta rất nhỏ bé, đơn sơ, không cần ai tô vẽ, bảo ta thương, bảo ta nhớ… nhưng sao nó mãi mãi chiếm trong tim ta một chỗ to lớn và mãi mãi bắt ta phải nhớ, phải thương.

Phải chăng chính Chỗ Quê Hương ấy nó nuôi lớn chúng ta, giúp chúng ta sống mãi mãi như là người Việt Nam ?

Nên dầu ở đâu, tôi vẫn thấy quê hương Việt Nam của tôi là đẹp hơn cả…

Trần Văn Chi

Nguồn : VNTB, 13/10/2020

Chú thích :

(1) Ðồng : là vùng đất khô, nước sông không lên tới, làm ruộng nhờ mùa nước mưa, trồng rau, cải vào mùa nắng tưới bằng nước ao, nước giếng.

(2) Ruộng rẫy : ruộng vùng nước mặn, mùa mưa tưới ngập, đẩy nước mặn ra biển như vùng Gò Công Ðông Tiền Giang và một phần ở Bến Tre.

Published in Văn hóa
jeudi, 31 janvier 2019 00:00

Quê hương của ai ?

Trong chương trình "Xuân Quê hương 2019" ngày 26/01/2019, Tng bí thư-Ch tch nước Nguyn Phú Trng li ngân nga "bài chèo" mùi mn rt cũ : "Bà con kiu bào dù bt c nơi đâu cũng luôn là mt phn máu tht không th tách ri ca t quc". Không có gì ma mai bằng ý nghĩa ca hai t "máu tht" này, khi có rt nhiu "máu tht" năm nào cũng nhìn v quê hương t xa vi tâm trng rũ bun...

quehuong1

Lồng đèn Tết - Hình minh họa.

Có bao nhiêu người Vit năm nay, như nhiu năm trước, không được v cúi đu thp nén nhang cho ông bà trên chính mnh đt quê hương mình ? Chưa ai thc hin thng kê này nhưng chc chn con s nhng "Vit kiu máu tht" nm trong "danh sách đen" ca B Công an không ít. Nhiều "máu tht" đã b khước t nhp cnh ngay t sân bay và gn như vĩnh vin không th tr v chng nào chế đ này còn tn ti. Đó là chưa k nhng người b "trc xut" bng cách này hay cách khác : nhng nhân vt đu tranh dân ch b gán ghép tội "phn đng". H không th tr v và không biết chng nào mi "được phép" tr v. Quê hương, vi nhiu người, tr thành ni khc khoi đến đau lòng. Quê hương, nhiu khi nh quá, đc bit nhng ngày giáp Tết, tr thành ni nh cn cào rut gan, ni nhớ chy nước mt, ni nh ngm ngùi đau xé, đến mc không chu ni buc phi tht lên đ cho vơi lòng. "Năm đu tiên sau 28 năm M nh nhà quá nên cũng chưng din tìm mt chút tết. Tranh voi Thái Lan, mai Nht Bn, dưa hu, mt Cali, phong lì xì và cúc vàng của M cng vi ni bun rt Vit Nam, vy là Tết nhé" – tâm s ca nhà báo Mc Lâm. "Nh nhà", ch hai t thôi, nng như thiên cân vn lng.

Quê hương gi như thuc "s hu" ca chế đ cai tr. Nó tr thành "cái nhà" ca nhng k mun đui ai thì đui, cho vào thì mới được vào. Quê hương không còn là mái ngói, sân đình, bi tre, bung chui. Quê hương bây gi là s ngo mn chiếm hu ca mt nhúm người cai tr. Quê hương, ma mai đến tt cùng, là hình nh mà người xa mun v mà v không được ; và người "ở gn" thì mun thoát nhưng đi không xong. Quê hương là hình nh mà nhng k tha hương luôn ôm cht như mt th "căn cước tính", trong khi người đang sng trên đó thì mang tâm trng ca nhng người "tm dung" và "lưu vong". Nước Vit ca thế k 21, sau vô vàn biến đng lch s, sau bao nhiêu năm chiến tranh huynh đ tương tàn đu rơi máu chy, và sau hơn 40 năm "thng nht", đã tr thành mt nước Vit nng trch ni bun cht nng lên hai ch "quê hương". Có dân tc nào trên thế gii đang chu cnh này, như Vit Nam ?

Quê hương tôi, quê hương bn, quê hương chúng ta… Quê hương luôn có mt. Dân tc nào cũng có mt quê hương và dân tc nào cũng hãnh din vi quê hương mình. Nhưng quê hương này đang thuc v ai ? Có chế đ cai tr nào trên thế gii đang tước đoạt c quê hương ca nhng người cùng mt dân tc ? Làm thế nào có th xây dng nên mt dân tc vĩ đi khi chế đ cai tr "chiếm hu" quê hương như mt phn thưởng "chiến thng" và t cho mình có quyn đnh đot "ai phi đi" và "ai được v" ?

Bất lun thếo, có một điu chc chn rng, người Vit, trong nước hay lang bt tha hương bt kỳ đâu trên thế gii, cũng có duy nht mt hướng nhìn khi ngm quê hương : quê hương chúng ta còn đó. Nó luôn đó. Nó tn ti. Vĩnh hng. Chng gì có th xóa được đnh tính quê hương trong lòng người Vit. Chế đ cai tr là nht thi. Quê hương là vĩnh cu.

"Bên mái hiên ta ngi chuyn trò

Khoai nước thơm hương tình rung đng/

Con thơ ngoan hiền ê a đánh vần

Việt Nam là Việt Nam kiêu hùng"

- li ca khúc Anh vẫn mơ mt ngày v của ca sĩ Nguyệt Ánh nhc rng hai ch "Việt Nam" nó gn gũi và thiêng liêng thế nào. Nó gn lin vi "hn thiêng sông núi" và tâm thc Vit, ch không phi vi chế đ cai tr. Nó cho thy chế đ cai tr có làm gì đi na khiến người Vit phi ly tán xa ri quê hương thì hai chữ "Việt Nam" ngo ngh kiêu hùng vn khc sâu trong tâm khm, đ đ nuôi dưỡng nim tin cho mt ngày mai tươi sáng hơn

Mạnh Kim

Nguồn : VOA, 31/01/2019

Published in Diễn đàn

“Ung nhọt” giáo dục vỡ ở Hà Giang

Có thể nói sửa bài thi, nâng điểm và bệnh thành tích là những điệp khúc mà năm nào ngành giáo dục Việt Nam cũng nhắc đến và năm 2018 này cũng vậy. Tuy nhiên, tâm điểm quan tâm của dư luận trong mấy ngày qua là sự kiện Phó phòng Khảo thí Sở Giáo dục Hà Giang ông Vũ Trọng Lương đã nâng điểm cho 114 thí sinh tại kỳ thi Trung học Phổ thông, cá biệt có trường hợp được nâng điểm “quá tay” thành những thí sinh có điểm thi trung bình trở thành thành cao nhất nước…

vokich1

Ông Vũ Trọng Lương (Ảnh : Sở Giáo dục Hà Giang- Soha)

Kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia 2018 ở Việt Nam diễn ra trong ba ngày từ ngày 25/6- 27/6/2018, ước tính có khoảng hơn 920.000 thí sinh dự thi cùng với 63 hội đồng thi trên cả nước. Ngày 11/7/2018, Sơ Gíao dục& Đào tạo bắt đầu công bố kết quả điểm thiTrung học phổ thông, ngay lập tức dư luận phát hiện và phản ánh ở một số tỉnh, thành có số lượng thí sinh đạt kết quả điểm thi cao bất thường cụ thể là tỉnh Hà Giang.

Báo đài Việt Nam cho biết, ngày 13/7 Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Công an vào cuộc điều tra, kiểm tra lại quy trình chấm thi, xử lý dữ liệu điểm thi nhằm xác minh cụ thể thông tin phản ánh từ dư luận.

Ngày 15/7, Bộ Giáo dục thành lập Hội đồng chấm thẩm định, chấm lại bài thi trắc nghiệm của tất cả thí sinh ở tỉnh Hà Giang phát hiện có 330 bài thi của 114 thí sinh với số điểm chấm thẩm định thấp hơn so với số điểm đã công bố. Cá biệt có những thí sinh được làm tăng từ 26 đến hơn 29 điểm để trở thành 3 trong số 10 thí sinh có điểm thiTrung học phổ thông cao nhất nước.

Tổ công tác do Bộ Giáo dục& Đào tạo thành lập xác định người người trực tiếp can thiệp vào kết quả bài thi là ông Vũ Trọng Lương, Phó phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng thuộc Sở Giáo dục Hà Giang.

Trả lời báo VnExpress, ông Nguyễn Cao Khương- Phó trưởng phòng 4, A83 Bộ Công an cho biết với nhiều năm được giao xử lý máy quét phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh thiTrung học phổ thông quốc gia và gửi về Bộ, cho nên vào ngày 27/6, sau khi Bộ Giáo dục& Đào tạo công bố đáp án 9 môn thiTrung học phổ thông quốc gia, ông Lương đã down toàn bộ đáp án về, xử lý sang file excel và sau đó copy file đáp án của Bộ dán đè lên file bài làm của thí sinh. Sau khi điều chỉnh kết quả của thí sinh trên file excel xong, ông Lương tiếp tục sửa bài thi trắc nghiệm và chỉ mất 6 giây để sửa kết quả cho một bài thi.

Ông Lương đang bị phía Cơ quan Công an tiến hành điều tra và hiện chưa thấy công bố là có bị khởi tố hay là không ?

Trả lời câu hỏi của Cali Today với những nguyên do nào khiến một người là nhân viên Sở Gíao dục& Đào tạo như ông Vũ Trọng Lương lại thực hiện hành vi sửa bài thi, nâng điểm trái pháp luật như vậy ? Cô giáo Ngô Thị Thứ, một người có nhiều năm giảng dạy ở bậcTrung học phổ thông tại Sài Gòn cho biết tất cả đều có nguyên do hết, không có chuyện tự nhiên hay vô tình gì cả.

“Tôi nghĩ làm sao có chuyện vô tình nâng điểm lên, cũng không có chuyện tự ý mà phải có sự nhờ vã chứ không có chuyện tự nhiên mà người ta làm những cái chuyện trái pháp luật.”

Và các thí sinh được ông Lương sửa bài thi, nâng điểm theo cô Thứ có thể thuộc hai trường hợp là con nhà có quyền thế hoặc con nhà có tiền của, giàu có.

“Trường hợp nhờ thứ nhất những em này thuộc nhà giàu hoặc thứ hai nữa là con nhà quan chức, chỉ một trong hai trường hợp này thôi chứ nhà dân nghèo không ai làm cái chuyện đó (nâng điểm) hết”

Và đúng như chia sẻ của cô Thứ, một trong những thí sinh được ông Lương sửa kết quả bài thi, nâng điểm là con gái của Bí thư tỉnh Hà Giang ông Triệu Tài Vinh. Trả lời báo đài Việt Nam, ông Vinh nói con của ông bị sửa điểm, có hỏi con và thấy cũng hơi buồn, còn việc nâng thế nào thì ông Vinh nói ông không biết.

Cô giáo Thứ chia sẻ :

“Tôi thấy do người ta quen biết rồi người ta muốn nhờ vã, rồi người được nhờ vã người ta cũng nói là người ta làm được. Thông thường ai có con cái cũng muốn con cái học hành đến nơi đến chốn hết mà giờ lỡ nó học tệ quá rồi thì sao nên người ta mới đi con đường gian dối như vậy.”

Qua vụ việc ở Hà Giang, dư luận còn đặt câu hỏi là còn ai khác đồng phạm với ông Lương bởi thật khó tin mình ông Lương có thể làm hết mọi việc. Còn nữa, có bao nhiêu con cái của các vị lãnh đạo ở Hà Giang được ông Lương sửa kết quả thi, nâng điểm trong kỳ thiTrung học phổ thông này ?

Hà Giang là một tỉnh nằm ở vùng biên giới phía Bắc, điều kiện học hành của các thí sinh là khá khó khăn so với các tỉnh, thành đặc biệt là các trung tâm giáo dục lớn của cả nước cho nên việc các thí sinh đạt điểm trung bình để vượt qua kỳ thiTrung học phổ thông cũng là điều đáng mừng. Còn nếu con số thống kê tổng thí sinh đậuTrung học phổ thông trên đại bàn tỉnh có kết quả thấp thì Bộ Gíao dục& Đào tạo chắc cũng không cho là quá tệ hại. Chính vì vậy tiêu cực xảy ra tại kỳ thiTrung học phổ thông ở Hà Giang năm nay phần lớn là do đạo đức ở những người làm giáo dục là chính, ngoài nguyên do bị tác động thì còn ở tâm lý bệnh thành tích quá nặng nề.

“Còn giáo viên ngày nay tôi thấy quan niệm đạo đức của nhiều người nó phung phí lắm, mà cũng không chỉ giáo viên không, gần như nhiều thành phần người dân cũng vậy, cái gì người ta cũng bỏ qua, bỏ qua”- Chia sẻ của cô Thứ.

Được biết, ngoài Hà Giang còn có một số tỉnh thành khác cũng rơi vào diện phải kiểm tra lại kết quả kỳ thiTrung học phổ thông vừa qua vì có số thí sinh đạt kết quả điểm thi cao bất thường.

Gian lận thi cử diễn ra ở Hà Giang năm nay được cho chính là hệ quả tất yếu của một nền giáo dục từ mấy chục năm nay chứa đựng đầy những ung nhọt. Một nền giáo dục mà bằng cấp là vật phẩm đang bị lạm dụng cần phải có, cần phải đạt tới để làm hành trang cho chức tước và địa vị xã hội chứ không còn bằng cấp là sản phẩm chứng nhận việc học phát triển trí tuệ, tăng cường kiến thức để phục vụ cho xã hội. Nhìn nền giáo dục Việt Nam hiện tại, không ít bậc tiền bối khi chia sẻ với người viết đã bày tỏ tiếc nuối một nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa tuy tồn tại ở miền Nam khoảng hai mươi năm nhưng đã để lại nhiều giá trị đạt chuẩn mực tốt đẹp cho hậu thế, nhiều tinh hoa cho nước nhà mà nền giáo dục Việt Nam ngày nay cần phải nhìn lại để học hỏi.

Quê Hương

Nguồn : CaliToday, 19/07/2018

*************************

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh : màn kịch của cộng sản Việt Nam đến hồi phải hạ màn… !

vokich2

Ông Đoàn Xuân Hưng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Đức (ảnh : dafo.danang.gov)

Phiên xử vào ngày 17/7/2018 tại Tòa thượng thẩm Berlin (Đức), nghi can Nguyễn Hải Long đã trình bản thừa nhận tội trạng tiếp tay cho mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Như vậy, đến đây có thể nói màn kịch ông Thanh về đầu thú mà phía công an Việt Nam đưa ra đến hồi phải hạ màn…

Theo nhà báo Lê Trung Khoa-chủ trang Thoibao.de tường thuật tại Tòa thượng thẩm Berlin (Đức) cho biết phiên xử vào ngày 17/7/2018 nằm trong chuyên án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, nghi can người Việt Nam ông Nguyễn Hải Long đã trình bản thừa nhận tội trạng tiếp tay cho mật vụ Việt Nam thực hiện phi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại vườn thú Berlin vào ngày 23/7/2018. Có thể nói đây là một điểm rất quan trọng của chuyên án, ông Long đã nhận tội trước Tòa và Viện kiểm sát cũng như Luật sư của hai bên đã đồng ý với bản nhận tội của ông Long. Trước tòa, bà Thẩm phán đã đọc toàn bộ bản nhận tội của ông Long.

Được biết, theo như mô tả của ông Long thì ông là một người Việt Nam sang Đức làm việc và trở lại Việt Nam rồi sau đó bằng con đường bất hợp pháp ông đã quay trở lại Đức xin tỵ nạn nhưng phía Đức đã từ chối đơn tỵ nạn. Sau đó ông Long đã sang Cộng hòa Séc làm nghề bán hàng và sau đó mở gian hàng chuyển tiền, làm việc trong gian hàng này cho đến hiện tại ông Long liên quan đến chuyên án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Tại Tòa, ông Long cũng đã thừa nhận hành vi bản thân đứng ra thuê ba chiếc ô tô theo yêu cầu của ông Đào Quốc Oai để mật vụ Việt Nam thực hiện vụ án. Ông Long cho biết ban đầu không biết việc thuê xe để nhằm mục đích gì ? Dần sau thì có hoài nghi cho đến khi được ông Oai tiết lộ là nhằm để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đưa về Việt Nam xét xử. Như dư luận đã biết trong thời gian qua, vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã được phía mật vụ Việt Nam thực hiện thành công, đồng thời phía các nhà điều tra Đức ngay sau đó đã lập tức vào cuộc điều tra tạo ra cơn khủng hoảng ngoại giao giữa Đức và Việt Nam trong một năm qua. Gây án xong, thấy không thể tiếp tục sinh sống tại Châu Âu nên ông Đào Quốc Oai hiện nay được cho là đã về ẩn nấu tại Việt Nam.

Cũng tại phiên xử ngày 17/7/2018 của chuyên án, Tòa thượng thẩm Berlin có gửi văn bản yêu cầu các nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin gồm : Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Đức ông Đoàn Xuân Hưng, Tham Tán Công sứ bà Lê Thị Thu, Sĩ quan liên lạc cảnh sát ông Lê Thanh Hải, Bí thư thứ nhất ông Lê Đức Trung tới Tòa án để lấy lời khai với tư cách là nhân chứng. Tuy nhiên, tất cả những nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin đã không có mặt tại phiên xử vì họ được quyền miễn trừ ngoại giao.

Vậy là theo trình tự tố tụng ở Đức, sau khi ông Long trình bản nhận tội trạng xong thì Tòa án sẽ tiếp nhận xem xét để đưa ra quyết định chấp nhận bản nhận tội của ông Long hay là không ? Nếu được chấp nhận thì Tòa án sẽ sử dụng khung hình phạt nhẹ hơn, có thể là từ 3,5- 5 năm tù giam dành cho ông Long so với khung hình phạt quy định về tội trạng của ông Long, còn nếu không chấp nhận thì Tòa thượng thẩm Berlinh sẽ tiếp tục xét xử thông qua các phiên xử theo đúng lộ trình đưa ra.

Đồng thời việc ông Nguyễn Hải Long ở phiên xử ngày 17/7 đã thừa nhận hành vi tiếp tay cho mật vụ Việt Nam thực hiện vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vào ngày 23/7/2017 tại Berlin là như một đòn giáng mạnh mẽ vào màn kịch mà phía Công an Việt Nam đưa ra vào tháng 7/2017 rằng ; Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú tại trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra sau một năm trốn lệnh truy nã quốc tế. Đồng thời cũng đáp trả cho những trả lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam bà Lê Thị Thu Hằng vào ngày 3/8/2017 trước những câu hỏi của các phóng viên quốc tế về những cáo buộc mà phía Đức đưa ra. Xung quanh chuyên án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, bà Hằng có nói liên quan đến phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức xung quanh vụ việc Trịnh Xuân Thanh, bà nói bản thân lấy làm tiếc về phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức ngày 2/8/2017. Bà nói bản thân bà hiểu vụ việc Trịnh Xuân Thanh được rất nhiều người quan tâm. Tiếp nữa, bà Hằng còn nói theo thông báo ngày 31/7/2017 của Bộ Công an Việt Nam thì ông Trịnh Xuân Thanh đã ra trình diện và đầu thú. Hiện nay các cơ quan chức năng Việt Nam đang tiến hành điều tra và bà Hằng cũng nhấn mạnh Việt Nam luôn coi trọng và phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Đức.

Thực tế dư luận Việt Nam ở trong nước không có nhiều điều kiện để tiếp cận thông tin đa chiều liên quan đến việc Đức cáo buộc Việt Nam thực hiện vụ bắt cóc Trịnh XuânThành tại Berlin, bản thân báo đài Việt Nam cũng rất hạn chế đưa thông tin về vụ viêc này. Tuy nhiên thông qua Inernet để theo dõi các phiên xử ông Nguyễn Hải Long do Tòa thượng thẩm Berlin mở trong thời gian qua, với những trình tự xét xử chặt chẽ, rõ ràng đã khiến dư luận Việt Nam ngày càng có nhiều khẳng định đây là một vụ bắt cóc chứ không thể là một vụ tự thú.

Điều này càng khẳng định hơn bằng việc, mới đây nhất là vào ngày 30/6/2018, Tham tán công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Đức ông Nguyễn Hữu Tráng trả lời câu hỏi của Thoibao.de liên quan chuyên án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Ông Tráng có nói : “Về tổng thể mà nói tôi nghĩ rằng có nhiều việc rất là đáng tiếc xảy ra và việc đó không nằm trong chủ trương, mong muốn của các nhà nước hay của bất kỳ ai cả. Nó xảy ra như thế là nó xảy ra, và bây giờ tôi có thể nói với các anh các chị là Chính phủ hai nước từ cuối năm ngoái, từ cuối tháng 12 năm ngoái ( 2017) đã có thỏa thuận lộ trình để xử lý vấn đề này, để đưa quan hệ hai nước trở lại bình thường.

Về cơ bản cho đến nay cả hai bên đều trao đổi rất thẳng thắn với nhau, phía Việt Nam cũng đáp ứng một số yêu cầu của Đức nêu ra, đặc biệt trong thỏa thuận tháng 12 năm ngoái (2017) với Đức đã có thỏa thuận không công khai, không nói công khai về câu chuyện này nữa…Các anh các chị có thể tin tưởng rằng câu chuyện đó cả phía Việt Nam và cả phía Đức đều nghiêm túc và cùng trao đổi với nhau một cách thẳng thắn nhất để có thể sớm kêt thúc chuyện đó.”

Như vậy, đến đây có thể nói màn kịch Trịnh Xuân Thanh do sống lẩn tránh ở bên Đức quá cuộc khổ, lúc nào cũng lo sợ nên tự nguyện về Việt Nam ra đầu thú đã đến lúc hạ màn.

Quê Hương

Nguồn : CaliToday, 18/07/2018

Published in Diễn đàn

Trong lúc đại án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" Trầm Bê- Phạm Công Danh được Tòa án Sài Gòn cho biết dự kiến sẽ xét xử giai đoạn 2 từ ngày 24/7- 15/8/2018 thì một nhân vật được mệnh danh là "trùm" trong giới tài phiệt Việt Nam ông Trần Bắc Hà đang bị bủa vây với những tin đồn là sắp bị khởi tố hình sự và tống giam…

tbh1

Trần Bắc Hà, nhân vật bài viết (Hình : báo vietnamnet-các trang mạng)

Tin đồng sắp bị khởi tố hình sự và tống giam bủa vây dồn dập hơn đối với ông Trần Bắc Hà ngay sau khi có thông báo của Ủy ban kiểm tra trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về việc quyết định kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối ông Hà-nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng BIDV.

Thông báo của Ủy ban kiểm tra trung ương có nêu rõ ông Hà phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020 tại ngân hàng BIDV và bản thân ông Hà đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc ; vi phạm nghị quyết của Ban Thường vụ đảng ủy về nghĩa vụ, trách nhiệm. Cụ thể do cần tiền để tăng vốn đề lệ tại ngân hàng Xây dựng (VNCB) nên nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị ông Phạm Công Danh (SN 1965) chỉ đạo cấp dưới lựa chọn 12 công ty, chuẩn bị hồ sơ gửi cho ngân hàng BIDV, đề nghị vay tổng cộng 4.700 tỉ đồng.

Sau khi có báo cáo tổng hợp do các ý kiến của các thành viên phân ban rủi ro tín dụng, đầu tư chứ không tiến hành họp Ủy ban quản lý rủi ro, vào ngày 3/10/2013 ông Hà đã ký 12 quyết định phê duyệt chủ trương cho vay 4.700 tỉ đồng do ông Danh đề xuất.

Cơ quan điều xác định, ông Danh sử dụng tiền vay sai mục đích dẫn đến việc gây thất thoát cho VNCB hơn 2.550 tỉ đồng. Trong khi đó, ông Trần Bắc Hà mặc dù ký quyết định phê duyệt chủ trương vay vốn của ông Danh nhưng theo giới thiệu của VNCB chứ không phải theo quyết định cá nhân của ông Danh, mặc khác những sai phạm trong phương án kinh doanh này lại không gây thiệt hại cho BIDV, vẫn thu đủ tiền gốc và lãi các khoản vay nên không có căn cứ xử lý hình sự đối với ông Hà.

Tuy nhiên, tại kỳ họp thứ 26 Ủy ban kiểm tra trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đánh giá những việc làm ông Hà tại Ngân hàng BIDV làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và ngân hàng BIDV là rất nghiêm trọng đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Ông Hà hiện đã bị khai trừ ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam. Đối với Đảng viên, trình tự từ thấp đến cao của các mức kỷ luật là: khiển trách, cảnh cáo, cách chức và khai trừ vậy ông Hà đã nhận mức kỷ luật cao nhất. Thông thường, đảng viên nếu bị dính vào các vấn đề pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, khởi tố vụ án thì trước tiên theo Chỉ thị 15 do Bộ Chính trị đưa ra vào ngày 7/7/2015 "tuyệt mật" thì phải nhận hình thức khai trừ ra khỏi Đảng. Trường hợp với những sai phạm ở ngân hàng BIDV, ông Hà bị Ủy ban kiểm tra trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam kết luận là rất nghiêm trọng và có liên can đến đại án Trầm Bê - Phạm Công Danh mà Tòa án Sài Gòn đang xét xử thì liệu thời gian sắp tới ông Hà có bị khởi tố bị can và bị bắt tạm giam để điều tra những sai phạm hay không ?

Được biết trước đó, vào tháng 1/2018, ông Hà đã rời Việt Nam sang Singapore để chữa bệnh, được bác sĩ chứng nhận là đang mắc chứng bệnh ung thư. Căn cứ theo pháp luật Việt Nam, bệnh tật không phải là điều kiện bắt buộc để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ có thể là một trong những căn cứ để xem xét ban hành quyết định miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, có nghĩa là ông Hà vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị khởi tố bị can và bị bắt tạm giam.

Sinh năm 1956, tại Hà Tây, nguyên quán ở Bình Định, ông Hà bắt đầu làm việc tại ngân hàng BIDV từ năm 1981 và đi từ chức danh lãnh đạo chi nhánh lên đến chức danh Tổng giám đốc BIDV vào tháng 12/2007. Đỉnh cao quyền lực của ông Hà tại ngân hàng BIDV là được bổ nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV vào năm 2008.

Không là Thứ trưởng mà cũng chẳng phải Bộ trưởng nhưng ông Hà có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của BIDV mà ngân hàng này là một trong những ngân hàng quốc doanh có ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính ở Việt Nam. Chính vì vậy, ông Hà rất có uy trong giới tài phiệt Việt Nam, không chỉ được nể trọng mà còn được tôn vinh là "ông trùm". Thậm chí "cái gì không mua được bằng tiền, sẽ mua được rất nhiều tiền" quả đúng như vậy, đồng tiền đã giúp ông Hà làm lu mờ hình ảnh nhiều quan chức.

Tại nguyên quán Bình Định, có rất nhiều "dự án vàng" về tay gia đình ông Hà như : Dự án Khu đô thị thương mại An Phú, dự án Khu phức hợp khách sạn, thương mại và căn hộ cao cấp Thiên Hưng…

Sức ảnh hưởng của ông Trần Bắc Hà còn được minh chứng với hai lần có tin đồn ông bị bắt thì cả hai lần thị trường chứng khoán Việt Nam tụt dốc thê thảm. Lần thứ nhất là vào năm 2013, thời điểm có nhiều ông lớn trong ngành ngân hàng Việt Nan bị vướng vào vòng lao lý thì tin đồn bị bắt lan tới bản thân ông Hà khiến nhiều nhà đầu tư có tâm lý hoang mang, lo lắng tranh thủ bán tháo cổ phiếu khiến thị trường chứng khoán Việt Nam trong một ngày bay mất 1,6 tỷ USD. Lần thứ hai là vào tháng 8/2017, thị trường chứng khoán Việt Nam trong một ngày bay mất 1,8 tỷ USD cũng vì tin đồn ông Hà bị bắt mặc dù vào ngày 1/9/2016 ông Hà đã nghỉ hưu.

Và hiện tại, một lần nữa tin đồn bị bắt lại bủa vây ông Hà và thị trường chứng khoán Việt Nam khoảng hơn tháng qua đã tụt dốc, mất hơn 30 tỷ USD trở thành thị trường tệ nhất trên thế giới trong cùng giai đoạn.

Mặc dù nhiều chuyên gia tài chính, chứng khoán đưa phân tích cho rằng sở dĩ thị trường chứng khoán Việt Nam tụt dốc trong thời gian qua chủ yếu là hai nguyên do : Một là, vào tháng 6/2018 Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) tăng lãi suất điều hành. Hai là, căng thẳng thương mại Hoa Kỳ- Trung Quốc. Hai nguyên do này không chỉ khiến thị trường tài chính-chứng khoán Việt Nam bị ảnh hưởng mà còn cả thế giới. Tuy nhiên, liên quan đến ông Hà dư luận đặt câu hỏi tại sao có sự trùng hợp đến nhiều lần như vậy ?

Cuộc sống không có gì là vĩnh viễn, "ngai vàng" quyền lực dù ông "trùm" tài phiệt Trần Bắc Hà có cố gắng xây dựng vững chắc đến mấy cũng phải đến ngày sụp đỗ huống chi cái "ngai vàng" ấy xét cho cùng cũng chỉ chủ yếu để phục vụ cho lợi ích cá nhân thì càng sớm sụp đỗ hơn.

"Nhị bất quá tam", ông Trần Bắc Hà một lần nữa liệu có vượt ải ?

Quê Hương

Nguồn : CaliToday, 08/07/2018

Published in Diễn đàn

Im lắng khoảng thời gian một, hai tháng ngắn ngủi thì có thể nói hôm nay ngày 30/6/2018, "lò ông Trọng" chính thức nhóm trở lại, hàng loạt quan chức và lãnh đạo của một số vụ sai phạm ở lĩnh vực kinh tế-tài chính nhận những hình thức kỷ luật, báo hiệu nguy cơ đối diện vòng lao lý đang ở phía trước…

avg1

Ông Lê Nam Trà - Ảnh Mobifone-TTO

"Lò ông Trọng", tức là nói về chiến dịch chống tham nhũng do Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam ông Nguyễn Phú Trọng khởi xướng tại Việt Nam trong thời gian qua. Thật vậy, hôm nay ngày 30/6/2018, báo chí Việt Nam trong đó có tờ Tuổi trẻ Onlines đã đồng loạt động đưa bản tin liên quan đến thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần Nghe nhìn toàn Cầu (gọi tắt là Công ty AVG- Audio Visual Global), đây là thương vụ tạm gọi nôm na là thương vụ Mobifone- AVG và vụ sai phạm trong hoạt động kinh tế-tài chính xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (gọi tắt là BIDV)…

Trong khuôn khổ bài viết này, người viết đặc biệt quan tâm đến thương vụ Mobifone-AVG bởi diễn biến của nó nếu không có gì thay đổi theo suy đoán của dư luận thì sẽ có rất nhiều kịch tích về sau đối với giới báo đài-truyền thông Việt Nam.

Theo báo Tuổi trẻ Online thông tin cho dư luận được biết là chiều ngày 30/6, Ủy ban kiểm tra trung ương Việt Nam phát thông báo nêu rõ trong kỳ họp 27, Ủy ban Kiểm tra trung ương đã xem xét, kết luận thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Lê Nam Trà-nguyên ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối doanh nghiệp trung ương, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Mobifone.

Cùng khai trừ ra khỏi Đảng giống ông Trà còn có ông Phạm Đình Trọng -đảng ủy viên, Bí thư Chi bộ, vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Đồng thời Thông báo của Ủy ban kiểm tra trung ương Việt Nam còn nêu rõ việc thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả chức vụ trong Đảng đối với ông Cao Duy Hải, phó Bí thư Đảng ủy, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tổng công ty Mobifone.

Thi hành kỷ luật Khiển trách đối với ông Phạm Hồng Hải, Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông.

Riêng ông Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Bộ trưởng và ông Trương Minh Tuấn, Ủy viên trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông, Ủy ban kiểm tra trung ương Việt Nam đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật.

Cùng với nhiều vụ việc diễn ra có ảnh hưởng đến kinh tế-chính trị-xã hội ở Việt Nam thì thương vụ Mobifone-AVG cũng được Cali Today nói rất nhiều trong thời gian qua. Đây là một Thương vụ mua bán, chuyển nhượng có trị giá gần 9000 tỷ đồng trong đó theo Thanh tra chính phủ Việt Nam kết luận đã có những sai phạm nghiêm trọng và rất nghiêm trọng của những cá nhân, tập thể dẫn tới nguy cơ thiệt hại vốn Nhà nước tại Mobifone khoảng hơn 7.000 tỷ đồng. Trước tình hình này, Thanh tra chính phủ Việt Nam tiến hành thanh tra toàn diện thương vụ Mobifone-AVG vào tháng 9/2016 và đến tháng 4/2017 thì kết thúc thanh tra.

Ngày 23/3/2018, Thanh tra chính phủ đã công bố toàn văn kết luận thanh tra Thương vụ Mobifone-AVG dài 33 trang. Bộ Thông tin và truyền thông nói sẽ nghiêm túc chấp hành Kết luận thanh tra nhưng bản thân ông Lê Nam Trà từ Chủ tịch bị cho về cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Mobifone phát biểu tại buổi họp vẫn khẳng định Mobifone mua AVG thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, tâm điểm của dư luận quan tâm ở thương vụ không phải ở cá nhân ông Trà mà là chính ở cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông ông Nguyễn Bắc Son và Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông ông Trương Minh Tuấn.

Thông báo của Ủy ban kiểm tra trung ương chiều ngày 30/6, có nói bản thân ông Son và ông Tuấn là đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật. Vậy câu hỏi đặt ra là cơ quan nào có thẩm quyền xem xét, kỷ luật ông Son và ông Tuấn ? Câu trả cũng không hề khó đó là hiện nay chỉ có Ban bí thư trung ương Đảng cộng sản Việt Nam và Bộ Chinh trị là hai cơ quan đủ thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật ông Son và ông Tuấn.

Thêm một hỏi mà dư luận quan tâm thương vụ Mobifone-AVG đặt ra nữa là hình thức kỷ luật đối với ông Son và ông Tuấn là ở mức nào ? Cụ thể ở đây là ông Trương Minh Tuấn với Chức danh Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông liệu với những sai phạm nghiêm trọng có bị cách chức hay là chỉ nhận một hình thức cảnh cáo rồi vẫn giữ nguyên chức vụ cho đến hết nhiệm kỳ ?

Cần phải nhắc đến sự kiện ngay sau khi Thanh tra chính phủ Việt Nam công bố kết luận thanh tra những sai phạm trong thương vụ Mobifone-AVG thì Bộ Thông tin và truyền thông, người đứng đầu là ông Trương Minh Tuấn, với quyền lực "tư lệnh ngành" đã đồng loạt cho nhiều tờ báo đăng tải Thông cáo báo chí của Bộ Thông tin và truyền thông nói về thương vụ Mobifone-AVG và cho rằng kết luận của Thanh tra chính phủ là không phản ánh đúng sự thật. Một sự phản kháng quyết liệt được xem là của ông Trương Minh Tuấn nói riêng và Bộ Thông tin và truyền thông nói chung khi sử dụng công cụ quản lý của mình để nhằm mục đích bảo vệ bản thân.

Tuy nhiên, sự phản kháng của ông Tuấn và Bộ Thông tin và truyền thông chỉ kéo dài khoảng mấy tiếng đồng hồ rồi sau đó phải thất thủ bởi vì Chính phủ, Ban Bí thư trung ương, Bộ Chính trị Việt Nam… nhanh chóng can thiệp nên đồng loạt các báo đăng tải Thông cáo của Bộ Thông tin và truyền thông về thương vụ Mobifone-AVG phải hạ xuống.

Sự thất thủ của Bộ Thông tin và truyền thông, ông Trương Minh Tuấn và cũng của cả ông cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son ở thương vụ Mobifone-AVG còn có ở khía cạnh báo đài Việt Nam. Bởi Bộ Thông tin và truyền thông là cơ quan quản lý trực tiếp báo đài Việt Nam, ông Tuấn và ông Son là những người cấp lãnh đạo những người làm truyền thông, nhà báo ở Việt Nam vậy nhưng qua thương vụ Mobifone-AVG dư luận thấy sự bảo vệ của báo đài Việt Nam đối với Bộ Thông tin và truyền thông, ông Tuấn và ông Son hầu như khá ít, thậm chí có những tờ báo còn cho đăng bài viết của những tác giả vạch trần trụi những sai phạm trong thương vụ Mobifone-AVG. Dĩ nhiên báo đài phải đưa vụ việc theo đúng quy định của pháp luật nhưng liệu có mấy cá nhân, báo đài dám công khai không ủng hộ "tư lệnh ngành" và cơ quan quản lý mình nếu không có một "sức mạnh" lớn hơn ông Tuấn và Bộ Thông tin và truyền thông chống lưng ? Đừng quên,Việt Nam hiện không có tự do báo chí.

Vậy thì dư luận quan tâm thương vụ Mobifone-AVG có quyền đặt thêm một tình huống gay cấn rằng ; nếu ông Trương Minh Tuấn vượt ải, chỉ bị kỷ luật nhẹ và vẫn tại vị chức danh Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông cho đến hết nhiệm kỳ thì liệu rằng có toan tính cá nhân là giải quyết "ân oán tình thù" với những nhà báo, báo đài không bảo vệ mình hay là không ? Người viết dự đoán sẽ có rất nhiều kịch tích về sau này đối với giới báo đài-truyền thông Việt Nam.

Quê Hương

Nguồn : CaliToday, 30/06/2018

Published in Diễn đàn

Cùng với những nguồn thông tin được báo đài ở Đức đánh tiếng là Trịnh Xuân Thanh sẽ được phía nhà cầm quyền Việt Nam trả về lại Đức vào thời gian tới thì phiên xử nghi can-mật vụ Việt Nam ông Nguyễn Hải Long tại Tòa thượng thẩm Berlin cũng đã có những tình tiết tạm gọi là mang tính bước ngoặt, bất ngờ và lan rộng sang Pháp…

batngo1

Vụ án Nguyễn Hải Long liên quan đến Trung tướng Đường Minh Hưng – Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục an ninh, Bộ Công an - Ảnh : vietinfo

Với nhiều nguyên do khác nhau trong đó nổi bật hơn hết là nguyên do liên quan đến dự thảo Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng 2018, cho nên dư luận Việt Nam mấy tuần qua tạm lắng sự quan tâm, theo dõi diễn biến phiên xử nghi can-mật vụ Việt Nam ông Nguyễn Hải Long tại Tòa thượng thẩm Berlin, Cộng hòa liên bang Đức trong chuyên án bắt cóc doanh nhân gốc Việt là ông Trịnh Xuân Thanh vào ngày 23/7/2017.

Tuy nhiên, hiện tại dư luận Việt Nam đang dần quan tâm trở lại chuyên án bắt cóc này khi mà tại Berlin, nhà báo Trung Khoa, chủ trang Thoibao.de, tường thuật các phiên xử của nghi can-mật vụ Nguyễn Hải Long tại Tòa thượng thẩm Berlin trong mấy tuần qua đã cho dư luận biết là phiên xử đã có tình tiết mang tính bước ngoặc, bất ngờ và lan rộng sang Pháp.

Phiên xử gần đây nhất là vào ngày 22/6/2018, nhà báo Trung Khoa đã liên lạc phỏng vấn một người theo dõi phiên xử cho biết, phiên xử có một diễn biến hết sức đặc biệt và có thể nói đây là bước ngoặt. Đó là Luật sư bào chữa pháp lý cho nghi can-mật vụ Nguyễn Hải Long chính thức đặt đơn xin cho nghi can này được tại ngoại hầu tra. Đơn có nội dung khá dài tầm 10 trang giấy, được vị Luật sư đọc trước Tòa khoảng 30 phút, trình bày những lý luận, những cơ sở luật pháp, những án lệ như :

- Thứ nhất : Luật pháp của Đức định nghĩa tội bắt cóc quy định người có hành vi bắt cóc giữ người bị bắt cóc dưới bao nhiêu tiếng đồng hồ thì không phải gọi là bắt cóc ? Phải giữ người bị bắt cóc trên bao nhiêu tiếng đồng hồ mới gọi là bắt cóc ? Tiếp nữa là căn cứ thời gian Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc vào ngày 23/7/2017 và sau đó chở về giam giữ ở trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin là hai ngày, tức là từ ngày 23/7/2017 đến ngày 25/7/2017 là nằm vào lãnh thổ của Việt Nam như vậy ông Nguyễn Hải Long không phải là người giam giữ Trịnh Xuân Thanh vậy chưa hội đủ yếu tố giam giữ bao nhiêu tiếng đồng hồ.

- Thứ hai : Luật sư bào chữa pháp lý cho ông Nguyễn Hải Long còn viện dẫn ra những án lệ từ ngày xưa, từ thời Đức còn chia cắt Đông Đức và Tây Đức đã xảy ra trường hợp lãnh thổ bên này lãnh thổ bên nọ, có những vụ gọi là bắt cóc đem từ Đông Đức qua Tây Đức, v.v… thành thử có những án lệ như vậy để đi đến kết luận cuối cùng là thân chủ không có bị tội bắt cóc nữa mà chỉ bị cái tội là tham gia làm gián điệp mà thôi.

Theo luật pháp nước Đức, với tội trạng là làm gián điệp thì người phạm tội nhận mức án cao nhất chỉ là 5 năm tù và trong trường hợp ông Nguyễn Hải Long nếu là đồng phạm thì khung hình phạt có thể chỉ là ba năm chín tháng tù. Nhưng ở đây, qua những gì điều tra cho thấy vai trò của ông Long trong nhóm bắt cóc, phía luật sư cho rằng có vai trò của ông Long rất là nhỏ thành ra khung hình phạt đối với ông Long phải là khung hình phạt thấp nhất, tức là phải dưới ba năm chín tháng tù. Xét ở khía cạnh này, tính thời gian từ khi ông Long bị giam giữ để điều tra chuyên án thì thời gian cũng đã gần một năm thành thử ra ông Long không còn nguy cơ chạy trốn nữa một khi được thả ra vì vậy Tòa quyết định có cho ông Long được tại ngoại hầu tra hay không cần xem xét ở điều này. Tiếp nữa, luật sư bào chữa pháp lý cho ông Long còn trình bày nếu thân chủ muốn trốn chạy thì cũng đủ cơ hội để trốn chạy giống như trường hợp của ông Đào Quốc Oai và người tài xế tên Tú đã chạy trốn về Việt Nam.

Rõ ràng những trình bày của Luật sư bào chữa pháp lý cho ông Nguyễn Hải Long đưa ra nếu được Tòa thượng thẩm Berlin chấp nhận thì rõ là một bước ngoặt lớn của chuyên án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh bởi một khi được tại ngoại hầu tra thì không biết chuyện gì sau đó sẽ diễn ra.

Ngày 4/7 tới đây, phiên xử của chuyên án sẽ tiếp tục tại trụ sở Tòa thượng thẩm Berlin và có thể quyết định về việc có chấp nhận đơn yêu cầu của Luật sư bào chữa pháp lý cho ông Nguyễn Hải Long hay là không ?

Trong đó tại phiên xử vào ngày 19/6/2018, nhà báo Trung Khoa tường thuật cho biết Tòa thượng thẩm Berlin đã cho triệu tập cảnh sát trưởng điều tra Andreas Voges đến Tòa. Tại phiên xử, căn cứ vào lời khai của ông Andreas Voges đã xuất hiện một tình tiết rất mới đó là việc có một nhóm mật vụ Việt Nam đã đi từ ngã Pháp sang bên Berlin, trước đó họ dùng những sim điện thoại được kích hoạt trong thời gian rất ngắn. Đặc biệt những sim điện thoại này lại được kích hoạt ở gần trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Paris (thủ đô Pháp), đều này cũng khẳng định thêm những sự nghi ngờ của Cảnh sát rằng có thể có thêm sự dính líu đến Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đối với vụ án bắt cóc này. Và cũng như vậy, một nhóm mật vụ khác đến Berlin cũng mua những sim thoại và họ cũng kích hoạt những sim này chỉ sử dụng trong việc bắt cóc, những sim này được kích hoạt trước đó một thời gian rất ngắn cho đến vụ bắt cóc bắt đầu xảy ra.

Thông qua những kỹ thuật điều tra của Đức, những nhà điều tra Đức đã tìm ra cũng như kết nối được đường đi của nhóm mật vụ trong thời gian tại Berlin mặc dù những sim điện thoại này sau đó được thay đi nhưng vẫn dùng chiếc điện thoại cũ thì sóng và số ID không thay đổi. Ngoài ra, với những số điện thoại nắm được phía điều tra Đức đã dựa vào hệ thống viễn thông phát hiện có nhiều cuộc điện thoại về Bộ Công an Việt Nam.

Xin nhắc lại, ông Trịnh Xuân Thanh hiện đang chịu hai bản án chung thân liên quan đến những sai phạm trong lĩnh kinh tế tại Việt Nam.

Quê Hương

Nguồn : CaliToday, 24/06/2018

Published in Diễn đàn

Liên quan đến Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm"), liên quan đến đại án kinh tế-tài chính xảy ra tại Ngân hàng Đông Á vừa qua Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an Việt Nam đề nghị truy tố ông Vũ với cáo buộc tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản…

vunhom1

Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ "nhôm"

Vụ án Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ "nhôm" nói chung cũng là một trong những bản tin thời sự "nóng bỏng" ở Việt Nam kéo dài từ cuối tháng 12/2017 sang những tháng đầu của năm 2018. Cũng như những đại án kinh tế-tài chính khác hiện đã và đang xét xử tại Việt Nam, gần một tháng nay sự quan tâm của dư luận đối với vụ án Vũ "nhôm" cũng đã hạ nhiệt để dành cho những vấn đề thời sự "nóng bỏng" hơn, quan trọng đối với đất nước và dân tộc Việt Nam hơn đó chính là việc Quốc hội cộng sản Việt Nam khóa XIV-kỳ họp thứ 5 quyết định đến dự thảo luật Đặc khu và An ninh mạng 2018.

Vì lẽ này mà những phiên tòa xét xử phúc thẩm Trịnh Xuân Thanh hay xét xử cựu Ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng không mấy chiếm vị trí trang đầu báo đài nhà nước Việt Nam và nó cũng chỉ xuất hiện rải rác trên cộng đồng mạng xã hội Facebook, Blog… bao gồm cả thông tin vào ngày 17/6/2018 vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an Việt Nam hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ đại án kinh tế-tài chính xảy ra tại Ngân hàng Đông Á với mức thiệt hại là 3.608 tỉ đồng, chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát Tối cao đề nghị truy tố Vũ "nhôm" nguyên là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 với cáo buộc tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Báo chí đài nhà nước Việt Nam còn cho biết, cùng bị đề nghị truy tố của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an trong đại án kinh tế- tài chính này là ông Trần Phương Bình nguyên Tổng giám đốc, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị và đồng thời cũng là Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng Đông Á với 3 cáo buộc tội : cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Ngoài ra, có 23 bị can khác là đồng phạm trong vụ đại án kinh tế-tài chính lần lượt bị đề nghị truy tố các cáo buộc tội : cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng ; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và vi phạm quy định cho vay trong hoạt động các tổ chức tín dụng.

Như đã nói trên, mức thiệt hại xảy ra ở Ngân hàng Đông Á được Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công An Việt Nam xác nhận là 3.608 tỉ đồng thì trong số này riêng cá nhân ông Vũ gây thiệt hại là 200 tỉ đồng.

Tờ báo Thanh Niên của nhà nước Việt Nam cho biết, vào năm 2013 do Ngân hàng Đông Á làm ăn sa sút, thua lỗ kéo dài nên ông Trần Phương Bình muốn tăng vốn điều lệ từ 5.000 tỉ đồng lên đến 6.000 tỉ đồng vào năm 2014 nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư và giải quyết các vấn đề khó khăn. Để thực hiện ý định này, ông Bình đã thống nhất để cho ông Vũ mua 60 triệu cổ phần của Ngân hàng Đông Á tương ứng với số tiền là 600 tỉ đồng, sở hữu 12,73% cổ phần và có quyền chi phối tại Ngân hàng Đông Á. Bản thân ông Vũ để việc giao dịch với ông Bình thành công, đã thế chấp 220 lô đất tại Đà Nẵng để vay Ngân hàng Đông Á 400 tỉ đồng, còn 200 tỉ đồng thì được ông Bình và những cá nhân của Ngân hàng Đông Á ký giấy tờ cho nộp khống đến nay ông Vũ vẫn chưa trả.

Trước đó, vào ngày 13/6/2018 nhằm phục vụ công tác điều tra vụ đại án kinh tế-tài chính xảy ra tại Ngân hàng Đông Á, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an Việt Nam đã ra lệnh kê biên tài sản đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ số 78, 80, 82 và 84 của vợ chồng ông Vũ, yêu cầu Ủy ban Thành phố Đà Nẵng chỉ đạo phong tỏa, không cho mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, ủy quyền những tài sản này dưới mọi hình thức.

Về phía chính quyền các cấp tại Thành phố Đà Nẵng, hiện cũng đang có những kế hoạch thu hồi và giải quyết dự án nhà hàng bến du thuyền khoảng 4.082m2 nằm tại khu vực phía nam cảng sông Hàn của ông Vũ.

Vào ngày 21/12/2017, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an Việt Nam tiến hành khám xét nhà ông Vũ, đồng thời cũng để thực hiện việc đọc lệnh tống giam với cáo buộc tội "cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước" theo Điều 263 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999. Tuy nhiên, thời điểm này ông Vũ đã rời khỏi Việt Nam sang Singapore.

Ngày 22/12/2017, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an Việt Nam phát lệnh truy nã đối với ôn Vũ.

Vì liên quan đến vấn đề hô chiếu, ông Vũ bị phía Cục quản lý xuất nhập cảnh Singapore trục xuất về Việt Nam vào ngày 4/1/2018 và ông Vũ chính thức bị Công an Việt Nam bắt vào ngày này.

Ngoài việc bị truy tố ở đại án kinh tế-tài chính xảy ra tại Ngân hàng Đông Á với số tiền gây thiệt hại là 200 tỉ đồng thì ông Vũ sẽ bị truy tố thêm ở vụ án liên quan đến việc mua-bán những dự án, nhà và đất công sản diễn ra trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.

Ngoài Trần Phương Bình và các bị can bị khởi tố ở Đại án kinh tế-tài chính xảy ra ở Ngân hàng Đông Á thì những quan chức, cá nhân dính đến vụ án Vũ "nhôm" là khá nhiều nhưng Cali Today xin điểm danh vài tên :

- Ông Phan Hữu Tuấn, Trung tướng công an, nguyên Tổng cục phó Tổng cục Tình báo, Bộ Công an Việt Nam bị khởi tố về hành vi Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước.

- Ông Nguyễn Hữu Bách, Cán bộ thuộc Bộ Công an Việt Nam, bị khởi tố về hành vi Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước.

- Ông Trần Văn Minh, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng (giai đoạn 2006-2011) bị khởi tố về hành vi Vi phạm quy định về quả lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý đất đai.

- Ông Văn Hữu Chiến, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng (giai đoạn 2011-2014) bị khởi tố về hành vi Vi phạm quy định về quả lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý đất đai.

- Ông Nguyễn Điểu, nguyên Giám đốc Sở tài nguyên môi trường Đà Nẵng bị khởi tố điều tra hành vi Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý đất đai.

- Ông Trần Văn Toán, nguyên Phó giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Đà Nẵng bị khởi tố điều tra hành vi Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý đất đai.

- Ông Lê Cảnh Dương, Giám đốc Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng Nẵng bị khởi tố điều tra hành vi Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý đất đai.

Theo dõi vụ án Vũ "nhôm", người viết ghi nhận tại Đà Nẵng hiện có một nguồn dư luận không nhỏ cho rằng Vũ "nhôm" và số đồng phạm bị bắt chắc chắn chỉ là một phần nhỏ tạm gọi là phần nổi trong nguyên lý "tảng băng trôi", bởi có thể dư đảng và đồng bọn của Vũ "nhôm" vẫn còn tồn tại ở khắp nơi mà chưa bị Cơ quan An ninh điều tra, Báo đài và truyền thông thẳng thắng và nghiêm khắc đưa ra ánh sáng công lý, dư luận quan tâm bày tỏ sự lo lắng không chừng thành phần này sẽ trổi dậy tác oi tác quái vào thời kỳ hậu Vũ "nhôm".

Ngoài ra, mặc dù Vũ "nhôm" hiện đang bị Bộ Công an Việt Nam tạm giam để phục vụ công tác điều tra với nhiều tội trạng khác nhau nhưng người viết ghi nhận tại Đà Nẵng có một số cá nhân công khai bày tỏ có cái nhìn cảm tình với Vũ "nhôm, cho rằng Vũ "nhôm" là một người tích cực làm công tác thiện nguyện xã hội, cho rằng những hoạt động quan tâm, giúp đỡ người nghèo, người lao động có thu nhập thấp trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng dưới thời cố Bí thư thành ủy Nguyễn Bá Thanh lúc còn sống có phần "tài trợ" của Vũ "nhôm" trong khối tài sản phi pháp mà Vũ "nhôm" được tạo điều kiện để có.

Quê Hương

Nguồn : CaliToday, 23/06/2018

Published in Diễn đàn

Trong khi hàng trăm người dân ở các tỉnh, thành bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bắt bớ vì biểu tình phản đối dự thảo luật Đặc khu thì ngoài biển Đông, nhà cầm quyền Trung Quốc leo thang hoạt động quân sự và đuổi tàu cá của ngư dân Việt Nam ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam…

yeunuoc1

Người dân biểu tình phản đối chính quyền bắt người trái phép - Ảnh minh họa

Thật vậy, con số hàng trăm người dân ở các tỉnh, thành Việt Nam bị Công an, An ninh cộng sản Việt Nam bắt bớ, đánh đập và trong số này có rất nhiều người bị khởi tố hình sự chỉ vì một lý do duy nhất là lo lắng cho hiện tình đất nước trước viễn cảnh bị mất đất vào tay Trung Quốc, lo lắng trước viễn cảnh hợp thức hóa việc di dân Trung Quốc sang sinh sống lâu dài tại Việt Nam nên phải xuống đường biểu tình nhằm phản đối những quy định nằm trong dự thảo Luật Đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Rõ ràng việc những người biểu tình đang bị bố ráp đã hút sự quan tâm của dư luận Việt Nam trong và ngoài nước suốt mấy ngày qua, rất ít để tâm đến tình hình Biển Đông đang có những diễn biến nhiều phức tạp, căng thẳng mà đối tượng gây ra không ai khác chính là nhà cầm quyền Trung Quốc.

Báo đài Việt Nam cho biết ngày 18/6/2018, có 20 tàu cá cùng 100 ngư dân của tỉnh Quảng Ngãi đã bị tàu của Trung Quốc xua đuổi khi đang trú tránh áp thấp nhiệt đới tại rìa nam tây nam đảo Bạch Quy thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là hai quần đảo nằm ở biển Đông thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam từ ngàn xưa. Tuy nhiên, từ khi Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19/1/1974 và một phần quần đảo Trường Sa vào ngày 14/3/1988 thì từ mấy chục năm qua ngư dân Việt Nam luôn gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm mỗi khi ra khơi mưu cầu sự sống. Mặc dù nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam luôn ví ngư dân Việt Nam là những "cột mốc sống" khẳng định chủ quyền lãnh hải của Việt Nam trên Biển Đông nhưng một sự thật không thể phủ nhận và rất rõ ràng là những "cột mốc sống" này luôn bị hải quân của Trung Quốc hoặc hải quân của các nước lân cận đâm chìm, đánh đập, bắn chết hoặc giam tù mà đến nay vẫn còn tiếp diễn.

Đặc biệt, khó khăn và sự nguy hiểm của ngư dân Việt Nam trong thời gian này sẽ tăng gấp bội khi mà nhà cầm quyền Trung Quốc đang ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đồng từ tháng 5 đến giữa tháng 8 hằng năm. Cho nên việc 20 tàu cá Việt Nam vào đảo Bạch Quy tránh áp thấp nhiệt đới bị phía Trung Quốc xua đuổi có lẽ dễ hiểu. Điều đáng nói ở đây, trong khi nhà cầm quyền Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá áp dụng với ngư dân của các nước chung sống quanh biển Đông thì lại cho ngư dân của mình ráo riết tiến xuống biển Đông đánh bắt hải sản đặc biệt là mực. Chính phủ Trung Quốc cho biết tàu của họ chiếm từ 50-70% số lượng tàu đánh bắt mực tại các vùng biển quốc tế chủ yếu là Hoa Đông và Biển Đông.

Một hành động quá ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc trên biển Đông và sự ngang ngược này còn được quốc tế đặc biệt quan tâm khi liên tục có những hoạt động quân sự gây phức tạp, căng thẳng tình hình biển Đông.

Mới đây nhất là vào ngày 15/6/2018, nhà cầm quyền Trung Quốc cho quân đội tiến hành các cuộc tập trận chống máy bay tại Biển Đông. Trước đó, trong tuần đầu tháng 6/2018, hãng tình báo Israel ImageSat International (ISI) đã công bố hình ảnh vệ tinh chụp tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cho thấy Trung Quốc tái bố trí các hệ thống tên lửa đất đối không tại đảo này. Và điều mà giới phân tích quân sự quốc tế lo lắng nhiều nhất ở hiện tại là Trung Quốc đang cho thấy họ tiến gần hơn hết việc thành lậpvùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên toàn bộ biển Đông.

Về phía Việt Nam, vẫn là những phát ngôn, tuyên bố nào là lên án, nào là cực lực phản đối Trung Quốc đến từ Bộ ngoại giao Việt Nam. Còn nhớ tạiĐối thoại Shangri-La 2018 được tổ chức tại Singapore, diễn ra từ ngày 1/6 đến ngày 3/6/2018. Đây là một diễn đàn an ninh Châu Á với tham dự của nhiều quan chức Quốc phòng cấp cao đến từ nhiều quốc gia trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Dẫn đầu đoàn Quốc phòng cấp cao của Việt Nam tham dự Đối thoại Shangri-La 2018 là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ông Ngô Xuân Lịch. Như Cali Today đã thông tin, tại Đối thoại Shangri-La 2018 ông Lịch có bài phát biểu khá dài với chủ đề "Định hình trật tự an ninh đang biến đổi của châu Á", bài phát biểu cũng có dành một phần nói đến vấn đề Biển Đông nhưng hoàn toàn không có một lời nào đá động trực diện đến những hành động bá quyền của Trung Quốc, khác với bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ ông James Mattis khi lên án các hành động gia tăng quân sự của nhà cầm quyền Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định trong khu vực nói riêng và thế giới nói chung.

Từ đây cho thấy Việt Nam những ngày qua người yêu nước đang bị bách hại, giặc ngoại bang Trung Quốc đang thoả sức hoành hành.

Quê Hương

Nguồn : CaliToday, 20/06/2018

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2