Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

vendredi, 12 mai 2023 14:37

Từ Thức về Làng

Tôi trốn khỏi Việt Nam tính đến nay cũng đã hơn 40 năm. Mãi đến gần 30 năm sau, tôi mới mon men về thăm nhà. Nói là thăm nhà, nhưng vì "sợ" đủ thứ cho nên tôi không dám công khai gặp gỡ người thân mà chỉ lang thang đi thăm thú những nơi mà trước năm 1975, vì chiến tranh tôi chưa hề được đặt chân tới. Chỉ mới gần đây thôi tôi mới bạo dạn hơn để về thăm làng cũ và gặp lại người thân trong gia đình cũng như một số người quen trong làng.

velang0

Không biết "đất nước" Việt Nam có đang chết không, nhưng rõ ràng là "nước" của hai con sông của làng tôi đã chết !

Tôi chỉ còn một bà chị già ở Việt Nam. Sau bao nhiêu năm xa cách, gặp lại chị, thấy chị vẫn còn khỏe mạnh và minh mẫn, tôi mừng. Riêng các cháu, con của các anh chị và cô em, tôi đếm không xuể. Có những đứa, khi tôi ra đi, chỉ mới tập tễnh cắp sách đến trường và rất nhiều đứa chưa sinh ra, vậy mà nay cũng đã làm ông làm bà. Tôi vui vì thấy ai cũng có nhà có cửa, có cuộc sống ổn định. Có người có cả xe hơi. Và cũng có người không hiểu làm cách nào cũng ngoi lên làm "đại gia" trong làng !

Thăm người thân trong gia đình, tôi cũng rảo một vòng để thăm và hỏi thăm về những người bạn thời tuổi thơ và niên thiếu. Chỉ còn lại năm ba người nay đã lên hàng tiên chỉ trong làng. Phần lớn, tôi chỉ còn biết mượn lời thi sĩ Vũ Đình Liên để ngậm ngùi tưởng nhớ : "Những người muôn năm cũ. Hồn ở đâu bây giờ".

Nhớ những người bạn thời muôn năm cũ, tôi cũng ngẩn ngơ đứng nhìn hai con sông của thời tuổi thơ. Sông Cái chạy dọc theo làng và đổ ra biển Nha Trang. Còn Sông Con thì uốn khúc xuyên qua làng để chảy vào Sông Cái. Dòng nước trong thấy đáy của hai con sông này là nơi mà con rái con là tôi đã bì bõm tập bơi, tập câu cá và học đủ thứ "kỹ năng" để sống còn trong đời sống thôn dã. Tuổi thơ đẹp như chuyện thần tiên của tôi đã gắn liền với 2 con sông đó. Vậy mà nay, đứng nhìn 2 con sông, tôi cũng muốn thốt lên : "hồn ở đâu bây giờ". Quả thật, hai con sông thân yêu của tôi cũng đã chết : người ta đã hút lấy hết xương tủy của hai con sông là sạn và cát khiến chúng chỉ còn là những dòng nước đục ngầu, dơ bẩn. Chẳng có gì buồn bã cho bằng không thấy bóng dáng của bất kỳ một đứa trẻ nào trên 2 con sông đó nữa ! Không biết "đất nước" Việt Nam có đang chết không, nhưng rõ ràng là "nước" của hai con sông của làng tôi đã chết !

Có lẽ tôi thuộc "mạng thủy" cho nên cứ thấy sông nước và biển là  muốn "nhào xuống". Tôi được may mắn là lớn lên, làm việc và sống nhiều năm ở Nha Trang trước khi trốn khỏi Việt Nam. Thành ra, trong chuyến về thăm quê cũ, tôi dành nhiều thời gian để đi lại những nơi quen thuộc của thành phố biển này. Trong số những nơi quen thuộc ấy, tôi đã dừng chân rất lâu ở Hòn Chồng, nằm  ở phía Bắc Nha Trang. Một lần nữa, tôi lại ngẩn ngơ đứng nhìn những đổi thay quá sức tưởng tượng của tôi. Các cao ốc làm tôi choáng ngợp đã đành, mà lạ quá, bờ biển đẹp và dòng nước trong xanh lại cũng làm tôi cảm thấy lạc lõng. Sở dĩ cái cảm giác ấy xâm chiếm tôi là bởi cái bãi biển thân yêu ngày xưa của tôi ngày nay tràn ngập một đám người "mắt xanh, mũi lõ, tóc vàng sợi nhỏ" mà không ai bảo ai, tất cả đều biết đó là người Nga. Dân địa phương cho biết : trước kia, du khách đến bãi biển Nha Trang hầu hết là người Tàu từ Trung Quốc. Nay, vì Covid 19, chính sách phong tỏa của Trung Quốc đã giới hạn sự đi lại của người dân, số du khách từ quốc gia cộng sản này đến Nha Trang có phần giới hạn. Bù lại, trên bãi biển, tôi thấy người Nga còn đông hơn cả người Việt Nam. Một ông bạn già của tôi giải thích rằng trước kia bãi biển Nha Trang là điểm đến của rất đông du khách từ các nước Tây Phương, nay hễ cứ thấy người Nga là họ bỏ đi nơi khác.

velang2

Cái bãi biển thân yêu ngày xưa của tôi ngày nay tràn ngập một đám người "mắt xanh, mũi lõ, tóc vàng sợi nhỏ" mà không ai bảo ai, tất cả đều biết đó là người Nga.

Những người Nga mà tôi thấy trên bãi biển Hòn Chồng hầu hết là những cặp vợ chồng trẻ có một hai đứa con còn nhỏ. Không biết có phải do bất đồng ngôn ngữ không, phần lớn đều tỏ ra lạnh lùng, xa lạ. Thời "Mỹ Ngụy", trẻ con Việt Nam thường chạy theo sau đuôi những người lính Mỹ để "hello", "ok salem", nay tôi chẳng thấy có đứa trẻ nào tỏ ra thân thiện với người Nga. Tôi không hiểu tại sao người Nga tỏ ra lạnh lùng, mà người Việt cũng chẳng niềm nở hay thân thiện đối với họ.

Phản ứng đầu tiên của tôi trước cảnh người Nga tràn ngập bãi biển thân yêu của tôi là phẫn nộ. Không hiểu sao với tôi Nga lúc nào cũng  đồng nghĩa với "cộng sản". Nhưng theo dõi tin tức về thắng cảnh du lịch nổi tiếng của Nam Dương là Bali, tôi lại thấy cảm thông hơn với những người Nga đang có mặt trên bãi biển Nha Trang của tôi. Bali chưa bao giờ có đông du khách Nga cho bằng ngày nay. Họ tìm đến Bali vì họ trốn chạy cuộc chiến tranh xâm lược tại Ukraine của nhà độc tài Vladimir Putin. Dù chỉ tạm bợ, nhưng họ chiếm lấy công ăn việc làm của người Nam Dương cho nên bị người dân địa phương tẩy chay (1). Họ có mặt tại Nha Trang vì họ cũng đã bỏ phiếu bằng chân như tôi đối với chế độ độc tài của Putin. Tôi không biết họ làm gì để sinh sống. Xuất phát từ một nước Nga đang bị phá sản vì tham vọng đế quốc của nga hoàng Putin, những cặp vợ chồng trẻ bỏ nước ra đi chắc chắn không phải là những người giàu có. Chắc họ cũng phải bương chải để độ nhựt qua ngày. Tôi đã từng chứng kiến cảnh một người đàn ông Nga đứng buôn thúng bán bưng giữa một ngã tư gần bờ biển.

Sự hiện diện của đông đảo người Nga trên bãi biển Nha Trang không thể không làm tôi liên tưởng đến một người Nga tên là Lenin hiện đang được chế độ cộng sản Việt Nam sùng bái như một ông thánh sống. Cái chủ nghĩa do ông khai sáng đã chết ngay trên quê hương của ông và đã bị Nghị Viện Châu Âu quăng vào sọt rác, nhưng vẫn tiếp tục được tuyên xưng như một tín điều ở Việt Nam. Tượng của ông đã bị giựt sập tại hầu hết các nơi trên thế giới, nhưng vẫn đứng ngạo nghể giữa thủ đô của Việt Nam. Dĩ nhiên, bên cạnh ông lúc nào cũng có người học trò trung kiên của ông là Hồ Chí Minh. Dưới bóng của Lenin, tượng đài của Hồ Chí Minh vẫn chiếu sáng  trên mọi ngõ ngách của đất nước Việt Nam. Bóng của ông phủ lấp mọi hang cùng ngõ hẻm của đất nước. Ngay cả trong một số chùa chiền, ông cũng chễm chệ  ngồi ngang hàng hay ngay cả trên Đức Phật.

velang3

Một người Nga tên là Lenin hiện đang được chế độ cộng sản Việt Nam sùng bái như một ông thánh sống.

Sở dĩ sự hiện diện của người Nga tại thành phố biển Nha Trang của tôi làm tôi liên tưởng đến Lenin để rồi không thoát khỏi nỗi ám ảnh của người đã và đang được Việt Nam tôn thờ như một vị thánh sống là bởi vì trong những ngày về thăm quê hương, ở đâu tôi cũng cảm thấy như bị ngộp thở vì thứ chủ nghĩa đồi bại mà người đó đã cóp nhặt và áp đặt lên đất nước tôi. Cũng như nhà thơ Trần Dần của thời nhân văn giai phẩm, ở đâu tôi cũng "chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ", đi đâu tôi cũng thấy đất nước bị nhuộm bằng màu máu của "búa liềm" và "cờ đỏ sao vàng". Dưới bóng của Hồ Chí Minh, chế độ cộng sản được ông nhào nặn và áp đặt lên toàn cõi Miền Nam Việt Nam, như kỹ sư Nguyễn Gia Kiểng, người sáng lập và lãnh đạo Phong trào "Tập hợp Dân chủ Đa Nguyên" thường nói, người cộng sản hiện diện tại Miền Nam cho đến nay vẫn là một "lực lượng chiếm đóng" hơn là một chế độ dân chủ. Dưới là cờ "búa liềm" và "cờ đỏ sao vàng" là chiếc thòng lọng "331" được tròng vào cổ bất cứ ai "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam." Việc mới đây kỹ sư Nguyễn Lân Thắng bị chiếc thòng lọng "331" siết cổ là một điển hình. Hành vi chống phá chế độ của ông có thể chỉ là một cái cớ. Tội tày đình của ông chính là "xúc phạm" Bác Hồ, "vị cha già kính yêu của dân tộc".

velang4

Dưới bóng của Hồ Chí Minh, chế độ cộng sản được ông nhào nặn và áp đặt lên toàn cõi Miền Nam Việt Nam

Lạ thật, nhiều nhà trí thức hay bất đồng chính kiến trong nước hiện nay, dù có phê phán hay lên án chủ nghĩa cộng sản và chế độ độc tài, vẫn một mực tôn vinh Hồ Chí Minh. Ngay cả một nhà văn nổi tiếng là bà Dương Thu Hương, người vừa mới được trao tặng giải thưởng cao quý của Pháp là Cino del Luca, cho dù, nói theo ngôn ngữ của bà, muốn "ỉa" vào mặt giới lãnh đạo cộng sản hiện nay, vẫn cứ tôn sùng Hồ Chí Minh. Trong một bài "suy ngẫm về đất nước và Hồ Chí Minh" được đăng trên đài BBC ngày 1 tháng Ba năm 2009, bà đã tuyên xưng : "Tôi thấy ông thật sự là một người vĩ đại... Nếu dân tộc Việt Nam đủ trưởng thành để nhận thức được điều đó thì họ sẽ hãnh diện vì đã có ông, Hồ Chí Minh" (2). Tôi không biết bà nghĩ gì về chiến dịch Cải cách ruộng đất, những cuộc truy lùng thời Nhân văn - Giai phẩm và nhứt là cuộc chiến "thần thánh" do chính ông phát động khiến cho hàng chục triệu người dân Việt Nam ở cả hai miền Nam Bắc bị mang ra sát tế trên bàn thờ xã hội chủ nghĩa. Nếu "dân tộc Việt Nam đủ trưởng thành để nhận thức được điều đó", nghĩa là công khai nhìn nhận con người dối trá và độc ác của Hồ Chí Minh, cũng như các nước trong khối Đông Âu đã từng làm đối với Lenin và các lãnh tụ cộng sản khác hồi cuối năm 1989, thì  mới mong Việt Nam thực sự có dân chủ.

Với tôi, sau 48 năm xâm chiếm Miền Nam,  những người cộng sản cai trị đất nước dưới ngọn đuốc dẫn đường của Hồ Chí Minh chẳng khác nào các cai tù. Cho đến nay, cả nước vẫn tiếp tục là một nhà tù. Tất cả mọi cánh cửa lớn đều khép kín. Từ ngày gọi là mở cửa và đổi mới, một vài cánh cửa sổ được mở ra để dân chúng được hít thở. Bị giam dưới tầng đáy địa ngục, được hít thở một chút không khí từ bên ngoài, đã có lúc rất nhiều người Việt Nam tự nhận mình là một trong những dân tộc "hạnh phúc" nhứt trên thế giới. Khi một chút không khí từ bên ngoài thổi vào một vài cánh cửa sổ của nhà tù, nó cũng mang vào không biết bao nhiêu luồng khí độc. Tôi cảm nhận được điều đó khi trao đổi với các cháu của tôi. Một cô cháu suốt ngày ôm cái điện thoại cầm tay để tỏ ra "ngang tầm  thời đại" đã nguyền rủa Tổng thống Joe Biden không tiếc lời. Tôi hỏi tại sao, cháu tôi nói : vì ông ta "Dân Chủ". Một người cháu khác ở Đà Lạt khoe không bao giờ đi chích ngừa Covid và cho biết đã thủ sẵn trong nhà rất nhiều thuốc ký ninh. Cháu tôi cho biết lý do : cựu Tổng thống Trump đã bị nhiễm Covid, ông đã được chữa lành chỉ nhờ uống thuốc chống sốt rét ! 

Gần đây, trong những lần gặp gỡ và trao đổi với người thân và bạn bè,  tôi "sợ" tình cảm bị sứt mẻ đến nỗi không bao giờ dám chủ động nhắc đến tên ông Trump. Vậy mà họ cứ tự động đưa ông vào câu chuyện. Hầu hết là khen ngợi và ngay cả tôn vinh ông như rất nhiều người Việt Nam ở Mỹ. Một người em họ của bà xã tôi, hiện đang làm chủ một công ty trang trí nội thất có lẽ lớn nhứt ở Vũng Tàu, mặc dù không tán thành tư cách của ông Trump, vẫn ca tụng ông về nghệ thuật "kinh bang tế thế" của ông. Tôi không ngạc nhiên về sự sùng bái mà nhiều người Việt Nam trong nước dành cho ông Trump.

Ở thành phố Bảo Lộc, một buổi chiều không biết làm gì, tôi chui vào một nhà sách được xem là lớn nhứt trong thành phố. Dĩ nhiên, cơ sở văn hóa nào ở Việt Nam cũng đều nằm dưới sự giám sát chặt chẽ của nhà nước cộng sản. Đập vào mắt tôi nhiều nhứt là hầu như tác phẩm nào của ông Trump cũng đều được dịch sang tiếng Việt và được trưng bày ở nơi dễ bắt mắt nhứt. Trong số những cuốn sách của ông trùm bất động sản này, có cả những cuốn viết về Trường Đại học Trump (về nghệ thuật tiếp thị 101, làm thế nào để sử dụng những ý tưởng có công hiệu nhứt trong tiếp thị !). Không biết những người sùng bái ông Trump ở Việt Nam có bao giờ biết rằng Đại học Trump chỉ là một thứ đại học ma chuyên lường gạt những người nhẹ tin và sau khi mánh lới của ông đã bị phanh phui ông đã bị phạt  phải đền trả đến 25 triệu Mỹ kim không ?

Nếu sự dối trá của ông có đầu độc được nhiều người Việt Nam, trong đó có rất đông những người thân quen của tôi, là bởi vì nhà nước cộng sản Việt Nam đã cố tình hé mở những cánh cửa sổ  của nhà tù để cho những luồng gió độc hại của dối trá và các thuyết âm mưu thổi vào mà thôi.

velang5

Nhà nước cộng sản Việt Nam đã cố tình hé mở những cánh cửa sổ của nhà tù để cho những luồng gió độc hại của dối trá và các thuyết âm mưu thổi vào mà thôi.

Việt Nam đã biến thành một nhà tù từ 48 năm qua. Tôi may mắn được trốn thoát khỏi nhà tù đó. Tôi vẫn tiếp tục xem tư cách tỵ nạn của tôi là một thứ vốn quý giá nhứt trong cuộc đời của tôi. Hàng năm, cứ đến tháng Tư, tôi luôn ý thức về tư cách ấy. Tôi vượt thoát ra khỏi nhà tù cộng sản là để chống lại dối trá, độc ác và vô cảm vốn là bộ mặt thật của người đã rước chủ nghĩa cộng sản vào cày xéo đất nước tôi và hiện là linh hồn của chế độ cộng sản.

Tư cách tỵ nạn luôn nhắc nhở tôi rằng trong cuộc đời không có gì quý hơn là sống cho Sự Thật và những giá trị nhân bản gắn liền với sự thật. Đối lại câu nói dối trá và sáo rỗng của Hồ Chí Minh là "Không có gì quý hơn Độc Lập, Tự Do" như tôi đã thấy trong nhà tù cộng sản Việt Nam từ 48 năm qua, tôi chỉ muốn bắt chước giáo sư và nhà văn Nguyễn Thanh Việt khi kết thúc quyển tiểu thuyết "The Sympathizer" (kẻ nằm vùng) nổi tiếng của ông : "Không có gì mới thật sự là quý hơn độc lập tự do".

Khi xuống tàu vượt biên, trên người tôi chỉ còn lại  một chiếc quần đùi. Quả thật,  tôi "không có gì hết", nhưng đó cũng chính là lúc tôi cảm nhận được điều quý giá và ý nghĩa nhứt trong cuộc đời : đó là chống lại Dối Trá, Độc Ác, Vô Cảm và sống chết cho Sự Thật.

Chu Văn

(12/05/2023)

Chú thích :

1.   "They don’t respest us": Backlash in Bali as Russians flee war.

2.   Dương Thu Hương nghĩ về Hồ Chí Minh 

Published in Văn hóa

+ Hãy nhìn vào các nước Châu Á bên cạnh Việt Nam như : Nam Hàn, Đài Loan, Singapore… Vào thời điểm 30/4/1975, các nước nầy thua Việt Nam Cộng Hòa. Vây mà 47 năm sau Nam Hàn trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ 4 Châu Á và thứ 10 thế giới. GDP là 2.140 tỷ USD, lợi tức đầu người 41 ngàn USD/năm, trong khi lợi tức đầu người của Việt Nam chưa được 3.000 USD.

+ Sở dĩ Việt Nam không có phát triển vì cơ chế lãnh đạo do một đảng độc quyền cai trị, người dân bị trị không phẩn nộ, không dấn thân, không thay đổi tư duy. Phần lớn chỉ tập trung vào cuộc sống từng ngày, cứ nghĩ rằng Nhà nước bây giờ cho ăn nhậu, ăn chơi.. như vậy là đủ rồi. Nhưng con người có những nhu cầu thiêng liêng khác như quyền tự do tư tưởng và bày tỏ ý kiến về chính trị… Tất cả những quyền này đều bị tước đoạt, bị cấm, Việt Nam cũng không có tư do báo chí.

+ Muốn làm cách mạng xã hội, trước nhất phải làm cuộc cách mạng bản thân, tức phải thay đổi Tư Duy. Vậy Tư Duy đó là gì, có dễ thay đổi hay không ?

Kính mời quý thính giả nghe phát biểu của ký giả Từ Thức :

Hoàng Bách nói chuyện với ký giả Từ Thức

Nguồn : Tự Lực Bookstore, 05/11/2022v 

Published in Video
jeudi, 12 mars 2020 16:50

Châu Âu, ổ virus thứ hai

Châu Âu đang trở thành một ổ coronavirus lớn thứ nhì thế giới. Toàn lãnh thổ Châu Âu, trong đó có 27 quốc gia thuộc Liên Hiệp Châu Âu (EU), đã trở thành nạn nhân của virus Vũ Hán. Trong khi Ý ban hành biện pháp khẩn cấp, hạn chế lưu thông, đóng cửa trường học, hủy bỏ tất cả những sinh hoạt công cộng trên toàn lãnh thổ, Pháp đang bước vào một giai đoạn gay go, và đó chỉ là bước đầu, theo Tổng thống Emmanuel Macron.

foyer1

Châu Âu đang trở thành một ổ coronavirus lớn thứ nhì thế giới.

Quá trễ

"Tất cả những cuộc bại trận đều tóm tắt bằng 2 chữ : quá trễ", nhật báo Le Monde hôm qua nhắc tới câu nói của tướng Douglas MacArthur (Les batailles perdues se résument en 2 mots : trop tard), để mô tả thảm trạng của Ý.

Nước Ý đã vỡ trận, tới nỗi các y sĩ vùng Bergamo phải thú nhận đã tới giai đoạn dành ưu tiên việc chữa trị cho những bệnh nhân trẻ, có sức đề kháng đủ mạnh để hy vọng thoát chết.

Chỉ trong một đêm, Ý có thêm 168 người chết (thống kê chiều thứ Ba 10/03), nâng tổng số lên 631 tử vong trong số trên 10.000 người bị nhiễm dịch, chỉ trong 2 tuần lễ từ khi khám phá nạn nhân đầu tiên.

Sư thực, Ý đã áp dụng những biện pháp kiểm soát du khách và người nhập cảnh gắt gao ngay từ những ngày đầu.

Những người đã thăm viếng Ý đều biết Bắc Ý là vùng kỹ nghệ giầu nhất nước, và nhà thương Bergamo không thua bất cứ nhà thương tân tiến nào trên thế giới.

Lý do chính, không ai dám nói ra, là Ý, đã quá thân cận với Tàu.

Vì khó khăn kinh tế, Ý, cùng với Hy Lạp, là quốc gia Châu Âu đầu tiên cộng tác với kế hoạch "Nhất đái, nhất lộ", có một cộng đồng người Tàu quan trọng, những chuyến bay trực tiếp với các thành phố Tàu, kể cả Vũ Hán.

Tutti a casa

"Tutti a casa" (tất cả ngồi trong nhà) là hiệu lệnh hôm thứ Hai của thủ tướng Giuseppe Conte, với dân Ý. "Tôi vừa ký một nghị định có thể tóm tắt bằng câu : tutti a casa. Toàn bộ nước Ý phải được bảo vệ chống dịch".

Với một giọng nghiêm trọng như tuyên chiến, Giuseppe Conte tuyên bố tất cả nhưng sinh hoạt văn hóa, xã hội, thể thao sẽ bị hủy bỏ, trừ trường hợp đặc biệt, được tổ chức nhưng không có khán giả.

Tất cả công dân Ý không được di chuyển, trừ khi đi làm, mua bán thực phẩm tối cần hay vì lý do sức khỏe bất khả kháng. Các buổi lễ tôn giáo, hội họp, chợ búa bị cấm.

Từ chiều thứ Hai, dân Ý đổ xô tới các siêu thị còn mở cửa, nhưng chỉ được phép mỗi lần vào 6 người, để giữ một khoảng cách 2 mét giữa các khách hàng
Nhiều nước Châu Âu khác như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đã thi hành nhiều biện pháp cứng rắn.Tình trạng Tây Ban Nha đột nhiên trở thành nghiêm trọng những giờ gần đây. Ba Lan đóng cửa trường học, nhà giữ trẻ, rạp hát ít nhất trong 15 ngày.

Tại Hoa Kỳ, virus có thể ảnh hưởng tới cuộc bầu cử Tổng thống nếu virus gây những khó khăn kinh tế. Con số người Mỹ nhiễm dịch (gần 800 người) tương đối thấp, có lẽ vì phí tổn làm test rất cao, không hoàn toàn miễn phí như ở Châu Âu, nhiều người không làm, nhất là khi không có triệu chứng hiển nhiên.

Virus không chừa ai

Nước thứ hai bị nhiễm nặng tại Châu Âu, Pháp chuẩn bị đối phó ráo riết với dịch sẽ trầm trọng trong những ngày tới. Đây chỉ là giai đoạn đầu, theo Tổng thống Pháp.

Tới sáng thứ Tư 11/3, nước Pháp có 33 người chết, trong số 1.794 người bị nhiểm dịch. Con số người chết và người bị nhiễm gia tăng nhanh chóng trong những ngày giờ vừa qua. Một số địa phương đã đóng cửa trường học, chợ búa, không kể 2.000 học sinh trên toàn quốc được yêu cầu không tới trường vì vừa ở các vùng dịch trở về. Phụ huynh nghỉ việc vì tự cách ly, hay ở nhà trông nom con cái, sẽ được lãnh lương như khi đi làm.

Chính phủ Pháp đã bỏ ra 7 tỷ Euros để giúp đỡ các ngành bị ảnh hưởng nặng. Ý dành một ngân khoản cứu trợ khẩn cấp 25 tỷ €. EU cũng sẽ áp dụng những biện pháp khẩn cấp để hỗ trợ kinh tế bị ngưng trệ.

Thử thách trước mắt là Châu Âu có khả năng kết hợp để thành lập một đội ngũ đủ khả năng đối phó với virus hay không, cả trên phương diện y tế lẫn kinh tế.

Tại Châu Âu, virus không có biên giới, cũng không chừa một ai. Tại Anh, thứ trưởng Y tế bị nhiễm dịch. Tại Đức, nhiều vị dân cử địa phương vừa thăm viếng Việt Nam bị nghi nhiễm virus. Tại Pháp 7 dân biểu, nhân viên quốc hội, bộ trưởng văn hóa Frank Riester bị nhiễm dịch, bộ trưởng tư pháp và giám đốc văn phòng Phủ Tổng thống tự cách ly sau khi tiến xúc với người bị nhiễm virus.

Tập Cận Bình Superman

Trong khi virus tràn lan khắp thế giới (gần 120.000 ca, 4.251 người chết tại 107 quốc gia), Tàu tuyên bố đang chận được virus trên toàn lãnh thổ, kể cả ở Vũ Hán.

Tập Cận Bình tới thăm Vũ Hán, với lực lượng media hùng hậu, như gởi một thông điệp chiến thắng. Guồng máy tuyên truyền nhà nước không ngớt trắng trợn ca tụng họ Tập từ hôm qua, như người đã cứu Trung Quốc và cả thế giới, quên rằng corona bắt nguồn từ nước Tàu.

Người ta không biết thực trạng tại Hồ Bắc ra sao, nhưng điều chắc chắn là Bắc Kinh không thể kéo dài tình trạng ngưng trệ kinh tế lâu dài hơn nữa. Những thống kê chính thức, cũng như những quyết định của Bắc Kinh vẫn nặng chính trị hơn là những báo cáo y khoa chính xác.

Tại Việt Nam, trước con số nhiễm dịch bùng phát, sau khi các quan chức tuyên bố Việt Nam đã "chính thức hết dịch", nỗ lực của chính quyền ngày nay là tìm cách đổ tội cho virus từ Tây Phương tới, không phải do người Tàu mang vào.

Từ Thức

Nguồn : tuthuc-paris-blog.com, 12/03/2020

Published in Diễn đàn
mardi, 04 février 2020 09:19

500.000 USD

Ông Phúc vừa viện trợ cho Tàu 500.000 USD, để giúp chống virus.

trieucong1

Cái vội vàng, khúm núm của người dâng tiền, khiến người ta nghĩ đến phong tục triều cống thiên triều ngày xưa, hay phong tục gia nhân - Ảnh minh họa cảnh phái đoàn vương quyền chư hầu triều cống thiên triều Bắc Kinh thời phong kiến

Thường thường, người ta có cảm tình với người có lòng tốt, nhanh tay giúp đỡ đồng loại, và hãnh diện ít nhiều, nếu Mạnh Thường Quân là người đồng hương. Nửa triệu dollars, trên tầm vóc quốc gia, cũng không có gì quá đáng.

Lần này, người ta có cảm giác khác, kỳ kỳ, gần như khó chịu. Không phải vì nhỏ nhen, không còn tình người, nhưng vì nhiều lý do khác :

- Chính phủ Tàu giàu nhất nhì thế giới, sẵn sàng bỏ ra 1000 tỉ dollars thực hiện kế hoạch "nhất đái, nhất lộ" để chinh phục, xâm lăng thiên hạ, nửa triệu chỉ là muối bỏ biển.

- Việt Nam là nước nghèo đói, mặc dù lãnh tụ đều là đại gia, tỷ phú. Nếu Thủ tướng bỏ tiền túi ra làm việc nghĩa, ít người dám ho he, nhưng của công có những việc tiêu khẩn cấp hơn. Thí dụ giúp đỡ nhân công người Việt bị Tàu đuổi về nước, giúp dân đang xanh máu mặt tìm khẩu trang, thuốc rửa tay, giúp trẻ em bơ vơ, đói khát khi bố mẹ nhiễm virus chờ chết. Làm chính trị, theo đúng nghĩa, là biết đặt những ưu tiên

- Người nhận quà không một lời cám ơn, dù chỉ một cái xoa đầu khen ngợi đầy tớ.

- Cùng ngày, tàu tuần cảnh của Tàu công khai, rầm rộ hoành hành trong hải phận Việt Nam. Nửa triệu dollars chắc chỉ đủ trả tiền xăng nhớt cho tàu nước lạ.

- Cái vội vàng, khúm núm của người dâng tiền, khiến người ta nghĩ đến phong tục triều cống thiên triều ngày xưa, hay phong tục gia nhân, người làm nhịn đói mua quà Tết, biếu gia chủ hay bề trên để giữ việc.

Tóm lại, một nghĩa cử, đáng lẽ rất đẹp, rất cảm động, trở thành một hành đông khó chịu, khó nhìn. Có lẽ vì cả người dâng quà, lẫn người nhận (chính phủ Tàu) vốn là những người bất chính, cái gì họ làm cũng có vẻ giả dối, lố bịch. Kể cả khi họ làm việc tốt, nhất là khi họ làm việc tốt. Chắc bạn đã chứng kiến cảnh mấy ông Cộng Sản gộc, vô thần, đầu trộm đuôi cướp, thắp hương, xì xụp lễ Phật.

Từ Thức

(04/02/2020)

Published in Diễn đàn
mardi, 28 janvier 2020 15:24

Tôi không phải là virus !

"Tôi không phải là một con virus" (#jenesuispasunvirus), nhiều media Pháp (LCI, CNews, France Info…) đã nói tới hashtag trên, càng ngày càng thấy nhiều trên mạng xã hội của người Pháp gốc Tàu.

je1

Nhiều người tố cáo chuyện bài Hoa, đặc biệt trên các mạng xã hội, bởi vì trên mạng xã hội, bất cứ ai cũng có thể xả láng những ẩn ức kỳ thị, nhất là dưới tên giả.

Một nữ sinh gốc Hoa nói mấy ngày nay không dám vào facebook, để khỏi đọc những chuyện ghê rợn về người Tàu, có thực hay bịa đặt.

Ngoài đời, người ta thận trọng hơn, nhưng nhiều tiệm ăn Tàu đã vắng bóng người da trắng.

Một phụ nữ nói không ít người đã hỏi cô đã ăn cháo dơi chưa, hay trong gia đình, người Tàu ăn gì. Một bà khác nói có cảm tưởng bị tránh né. Một ông gốc Tàu nói bị nhiều taxi từ chối.

 

Một thiếu nữ gốc Việt, nói : kỳ thị chủng tộc đã là một điều không thể chấp nhận được, nhưng đối với người kỳ thị, tất cả người Á Đông đều là người Tàu.

Hiện tượng này sẽ tăng, cùng với số người chết và sự lan tràn của virus trong những ngày tới.

***

Nếu việc tránh tới những nơi có nhiều người Tàu vừa tới từ Hoa Lục là một sự thận trọng chính đáng, trên facebook của người Việt, người ta ngỡ ngàng thấy nhiều người vui mừng về chuyện virus bên Tàu, quên rằng nạn nhân, trước hết là những người dân vô tội, không phải bọn lãnh đạo.

Chúng ta có thể ghét, bực mình, phản đối thái độ, tư cách của người Tàu ở Việt Nam, hay, tích cực hơn, từ chối làm ăn, cộng tác với họ, tẩy chay hàng hoá Tàu, không vì thế mà tỏ ra độc ác.

je0

Chúng ta căm thù bọn xâm lăng Tàu, phẫn nộ về thái độ luồn cúi của tập đoàn cầm quyền Việt Nam đối với Tàu, đặc biệt trong vụ virus, không vì thế mà mong virus sẽ thay chúng ta loại trừ độc tài.

Tùy thái độ và sự trưởng thành của người dân, nếu một đại họa có thể dẫn tới sự sụp đổ một chế độ, ngược lại, cũng có thể củng cố độc tài.

Trong bất cứ trường hợp nào, không một superman hay một virus nào có thể làm thay người dân những chuyện họ phải làm.

Từ Thức

Nguồn : fb/tu.thuc.39, 28/01/2020

Published in Diễn đàn

Những người yêu chuộng tự do, chống đế quốc đỏ thở dài nhẹ nhõm : bà Thái Anh Văn vừa tái đắc cử Tổng thống Đài Loan. Đây là cái tát thứ hai của "đám đông thầm lặng" dành cho Tập Cận Bình, vài tuần lễ sau khi cử tri Hong Kong dồn phiếu cho phe dân chủ, trong cuộc bầu cử quận. Từ Đài Loan tới Hong Kong, người dân đã gào cho cả thế giới nghe : chúng tôi không muốn trở thành Tàu.

taiwan0

Từ Đài Loan tới Hong Kong, người dân đã gào cho cả thế giới nghe : chúng tôi không muốn trở thành Tàu.

Hai triệu phiếu

Chưa bao giờ lá phiếu trở thành một thông điệp rõ ràng, minh bạch, dứt khoát như vậy.

Cử tri Đài Loan bày tỏ cùng một ý nghĩ với nhiều người vô danh viết trên bảng gắn sau xe đạp, xe gắn máy, xe hơi : "Tôi bầu Thái Anh Văn vì không muốn thấy xác con tôi trên biển như ở Hong Kong", "Tôi bầu Thái Anh Văn vì không muốn làm nô lệ".

Trên 14 triệu người trên 19 triệu cử tri (74%) đã tham dự cuộc bầu cử Tổng thống và dân biểu quốc hội hôm thứ Bẩy 11/10. Cũng như ở Hong Kong, 3 triệu cử tri trẻ lần đầu tới phòng phiếu để quyết định vận mạng, tương lai của chính mình.

Với trên 2 triệu phiếu cách biệt, bà Thái Anh Văn, 8,2 triệu phiếu (57%) bỏ xa ứng cử ứng cử viên thân Bắc Kinh Hàn Quốc Du, 5,2 triệu (39%). Ứng cử viên thứ 3, Tống Sở Du (James Soong), cũng thân Tàu, 600 ngàn phiếu.

Cùng một lúc, Đài Loan bỏ phiếu bầu dân biểu quốc hội
Đảng Dân Tiến (DPP, Democratic Progressive Party) của bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) chiếm 61 ghế (57%), cũng bỏ xa Quốc Dân Đảng (KMT, Koumingtang) của Hàn Quốc Du, 38 ghế. Bà Thái Anh Văn không những tái đắc cử vẻ vang, còn có dư đa số tại quốc hội để tiếp tục chính sách độc lập táo bạo, trước sự thán phục của thế giới.

Chiến thắng của bà Thái Anh Văn là một cái tát choáng váng dành cho Tập Cận Bình, đầu năm ngoái đã đọc một bài diễn văn nghiêm trọng cảnh cáo hoặc Đài Loan lựa chọn sát nhập Trung Quốc theo nguyên tắc "một quốc gia hai chế độ", hoặc Bắc Kinh dùng võ lực nếu cần để thống nhất đất nước.

Những tuần lễ trước ngày bầu cử, các quan chức và medias Bắc Kinh không ngớt đe dọa cử tri về những hậu quả không lường được nếu không biết bỏ phiếu, nếu chọn con đường phiêu lưu. Báo chí Đảng dựng đứng những fake news để bôi nhọ các ứng cử viên DPP. Từ khi bà Thái Anh Văn xác định lập trường "tự do hay là chết ", Bắc Kinh đã cắt đứt mọi liên hệ với Đài Loan.
Bắc Kinh cũng tổ chức những cuộc diễn binh, tập trận rầm rộ trước ngưỡng cửa Đài Loan để thị uy.

Mười tuần lễ trước ngày bầu cử, những cuộc thăm dò dư luận đều bị cấm để cử tri khỏi bị ảnh hưởng, nhưng mọi người đều đoán được kết quả, chỉ hồi hộp chờ mức chênh lệch giữa hai ứng cử viên.

Những ai đã có dịp ghé Đài Loan thường được nghe câu này, như đã nghe ở Hong Kong : Tôi không phải là người Tàu, tôi là người Đài Loan.

Cũng như đối với Hong Kong, những người cộng sản Tàu là nạn nhân của luận điệu tuyên truyền của chính họ, tin rằng không có lý do gì dân Hong Kong hay Đài Loan tìm cách lánh xa "đất mẹ", đang trở thành cường quốc nhất nhì thế giới.

Họ thực sự không hiểu rằng dân Hong Kong, với mức sống vào loại cao nhất thế giới, sống tự do trong một chế độ dân chủ, không ngu dại, điên khùng gì chui đầu vào cái rọ độc tài.

Chỉ có 5% dân Đài Loan trả lời muốn Đài Loan sáp nhập lãnh thổ Trung Quốc.

Yếu tố Hồng Kông

Có thể nói Hong Kong đã giúp bà Thái Anh Văn thắng cử.

Cách đây một năm, không ai đánh cá một xu chuyện bà tái đắc cử. Bà bị thua nặng trong cuộc bầu cử hội đồng địa phương, phải từ chức chủ tịch đảng DPP.

Tất cả các cuộc thăm dò dư luận đều cho Hàn Quốc Du sẽ thắng trong khi ngồi chơi xơi nước, khỏi cần tranh cử, Quốc Dân Đảng (KMT) sẽ trở lại nắm quyền, vì chính sách của bà Thái Anh Văn làm mất lòng một số cử tri bảo thủ, vì KMT có tiền và medias Trung Quốc hỗ trợ, nhất là vì rất khó tái đắc cử tại các quốc gia dân chủ trong một thời đại bất ổn.

Hàn Quốc Du thắng cử dễ dàng, trở thành thị trưởng thành phố quan trọng Kaohsiung (Cao Hùng), là ngôi sao mới nổi, được coi như Tổng thống tương lai
Dù sao KMT cũng có hào quang của quá khứ, đã lãnh đạo Đài Loan 50 năm liên tiếp, từ ngày lập quốc, 1950, cho tới năm 2000, và sau một thời gian gián đoạn, đã trở lại chính quyền từ 2008 tới 2016, trước khi nhường chỗ bà Thái Anh Văn.

Phong trào đòi tự do dân chủ ở Hong Kong đã lật ngược thế cờ. Dân Hong Kong chứng kiến sự tàn bạo của công an, binh lính Hoa Lục mỗi ngày, càng ngày càng khiếp sợ cái bánh vẽ "một quốc gia, hai chế độ".

Bà Thái Anh Văn, dứt khoát chống Tàu từ những ngày bắt đầu làm chính trị, lại trở thành "the right woman in the right place".

Là một người rất khiêm nhượng, sống đơn giản như một thường dân, bà có thái độ dứt khoát, công khai chống sự bành trướng của Trung Quốc, tuyên bố những câu tố cáo Trung Quốc mà những lãnh tụ các cường quốc, sợ bóng sợ gió, không dám nói ra, mặc dù cùng một ý nghĩ.

Bà quyết định đón tiếp những dissidents Hong Kong bị lùng bắt, ra luật ngăn chặn ảnh hưởng của Tàu trên mọi phương diện tại Đài Loan

Bài học Đài Loan

Đài Loan, từ 1990, đã thoát xác từ một chế độ độc tài, trở thành một quốc gia dân chủ kiểu mẫu, nếu không hơn, chắc chắn không thua gì các nước dân chủ Tây Phương.

Đài Loan là câu trả lời dứt khoát cho những người rêu rao rằng dân chủ là một mô hình của Tây Phương, không thích hợp với các "giá trị tinh thần " của Đông Phương, và xây dựng nhanh chóng một mô hình chính trị mà Tây Phương đã bỏ ra hàng thế kỷ để thực hiện chỉ đưa tới hỗn loạn.

Đài Loan không những là một chế độ dân chủ kiểu mẫu, còn thực hiện những cải cách xã hội mà nhiều nước Tây Phương tân tiến nhất chưa làm nổi, thí dụ công nhận hôn nhân đồng tính, tôn trọng nam nữ bình quyền, tới mức đưa một phụ nữ lên ngồi ghế Tổng thống.

Đài Loan, một hòn đảo với 23 triệu dân, cũng phủ nhận lập luận cho rằng muốn thịnh vượng, một quốc gia nhỏ không có mô hình nào khác hơn là Singapore, dân chủ nửa vời, tự do về kinh tế nhưng độc tài chính trị, hy sinh tự do cá nhân cho phát triển kinh tế.

Tóm lại, Đài Loan của bà Thái Anh Văn cho thế giới nhiều bài học. Đặc biệt là bài học cho tập đoàn cầm quyền Việt Nam, không ngớt bào chữa cho thái độ và tư cách điếu đóm đối với Trung Quốc, với lý luận : một nước nhỏ, có một nước láng giềng mạnh, hung bạo như Tàu phải biết chịu nhục, luồn cúi, triều cống để sống còn.

Phép lạ

Đài Loan, trước khi trở thành một trung tâm kinh tế thế giới, chỉ là một hòn đảo cho dân chài lưới tránh bão.

Năm 1949, Tưởng Giới Thạch cầm đầu Quốc Dân Đảng chống Mao Trạch Đông thất trận. Tưởng mang tàn quân chạy qua Đài Loan. Từ 70 năm nay, Đài Loan tồn tại như một quốc gia với quốc kỳ riêng, quân đội riêng, tiền bạc riêng và trở thành một quốc gia hùng mạnh khiến Trung Quốc không xâm chiếm nổi, mặc dù chỉ cách Tàu 180 cây số.

Hai quốc gia đối nghịch, nhưng cả hai đều là những chế độ độc tài, một bên là độc tài khát máu cộng sản, một bên là độc tài chống cộng.

Chỉ từ 1990, trong khi Trung Quốc càng ngày càng độc tài, Đài Loan thoát xác, lựa con đường dân chủ. Và phép lạ : chỉ trong trên 2 thập niên, một hòn đảo 23 triệu người đã trở thành một quốc gia dân chủ kiểu mẫu, kiêu hãnh sống bên cạnh một nước độc tài 1 tỷ rưỡi nhân mạng

Nhiều quốc gia, đứng đầu là Hoa Kỳ, đã chính thức chào và mừng bà Thái Anh Văn và chúc bà thành công trong nghĩa vụ đã đặt ra, mặc dù không có liên hệ ngoại giao với Đài Loan. Hiện nay, chỉ có 16 quốc gia nhìn nhận Đài Loan, ở Âu Châu chỉ có Vatican, vì Trung Quốc chỉ tái lập ngoại giao với những nước chấp nhận một Trung Quốc duy nhất.

Những lời chúc mừng ngoài khuôn khổ ngoại giao là dấu hiệu của sự kính trọng đối với thái độ, lập trường can đảm, bất khuất của bà tân tổng thống. Người ta nghĩ tiếng nói của bà Thái Anh Văn sẽ gây thêm trở ngại cho Trung Quốc ở Biển Đông, mặc dù Đài Loan không phải là thành viên của ASEAN.

Một cách trớ trêu, buồn tủi : người Việt Nam yêu tự do cảm phục bà tổng thống Đài Loan, bởi vì bà là hình ảnh đối nghịch với những nhân vật lãnh đạo đất nước, từ lối sống, tư cách lẫn chính sách đối với ngoại bang.

Paris 12/01/2020

Từ Thức

Nguồn : tuthuc-paris-blog.com, 12/01/2020

Published in Diễn đàn
dimanche, 15 décembre 2019 21:15

Vinh danh người Việt – SỪNG TÊ

Ngồi tán gẫu với vài người Pháp. Lại có dịp được ngượng chín người, tiếc không có người đồng hương nào bên cạnh để ngượng chung.

Trên TV , đài truyền hình Đức, Pháp Arte, vào giờ đông người coi nhất, trong chương trình thời sự "28 Minutes" (14/12), chiếu một video về tệ trạng tàn sát tê giác để lấy sừng.

sungte1

Tệ trạng tàn sát tê giác để lấy sừng

Ngày nay, mặc dù luật pháp các nước bảo vệ tê giác, chuyện chặt sừng một cách dã man vẫn tiếp diễn, vì vẫn có người tin là sừng tê giác có chất cường dương và trị bá bệnh. Tê giác bị đe dọa tuyệt chủng, loài tê giác trắng chỉ còn vài con.

Trước kia, đề cập tới chuyện man rợ này, người ta chỉ đích danh người Tàu. Sau đó, người ta thêm : người Tàu và người Việt Nam, từ ngày Việt Nam càng ngày càng nhiều ung thư, càng ngày càng nhiều "đại gia", đầy tớ tỉ phú, sẵn sàng bỏ những số tiền khổng lồ để mua thần dược trị bá bệnh, và giúp các cụ phục vụ bồ nhí cùng một lúc với phục vụ nhân dân, ở cái tuổi gần đất xa trời.

Phóng sự ARTE hôm thứ bẩy, với cái tựa "Làm cách nào để cứu tê giác" chỉ nói tới người Việt. Người Việt ta qua mặt luôn người Tàu !

sungte2

Tê giác bị chặt sừng không còn là tê giác, đại gia bị chặt cu vì chúng coi cái cu của chúng quý hơn bất cứ cái gì trên đời này.

Làm cách nào để cứu tê giác. Theo Arte, có 3 phương pháp :

1. Các ONG (NGO) quốc tế về môi trường mở những chiến dịch giải thích cho người Việt hiểu là sừng tê giác có cấu trúc như móng tay người. Nếu mê tín, tin sừng tê trị ung thư hay giúp bợm nhậu tỉnh táo sau khi nốc bia, rượu, chỉ cần gậm móng tay. Chiến dịch này, nhờ các ca sĩ nổi tiếng, đã giúp số tê giác bị giết giảm một phần ba.

2. Làm sừng tê giả, tung ra tràn ngập thị trường, sừng tê giảm giá, khiến bọn giết tê giác hết hành nghề. Kỹ thuật 3D đã giúp sản xuất những sừng tê giống như thực. Gần đây, các hãng Tàu chế tạo sừng tê giả bằng sừng trâu, giống tới độ không ai phân biệt nổi giả hay thực.

Giải pháp này, nếu hữu hiệu trong thời gian ngắn, có nhược điểm là "dân chủ hoá" sừng tê giác, và đưa tệ trạng mê tín ngu dốt xa hơn nữa.

3. Giải pháp thứ 3, nhiều nước Phi Châu đang áp dụng, là chặt hết sừng để cứu tê giác. Nhưng tê giác không sừng sẽ giống như một con trâu, con bò, không còn là tê giác.

Góp ý với ARTE và các ONG : giải pháp thứ tư, hữu hiệu hơn cả, là ra luật chặt cu mấy thằng đại gia man rợ, ngu dốt. Bọn này coi cái cu của chúng quý hơn bất cứ cái gì trên đời này. Tê giác bị chặt sừng không còn là tê giác, đại gia bị chặt cu…

Nhưng, như Georges Pompidou nói, giải pháp nào cũng có vấn đề. Vấn đề ở đây là trong những vùng tranh tối tranh sáng, người làm luật, thi hành luật, xử án và bọn phạm pháp chỉ là một.

Chỉ còn cách nhắc cho bọn "đại gia" là mỗi lần bỏ tiền ra tưởng mua sừng tê, 99% đang gậm sừng trâu hay plastique.

Paris 15/12/2019

Từ Thức

Nguồn : tuthuc-paris-blog.com, 15/12/2019

Published in Diễn đàn
samedi, 20 avril 2019 08:38

Algérie dậy sóng

Một điều lạ : các médias Việt Nam, kể cả báo mạng và báo chí hải ngoại, dồn hết chú tâm vào Venezuela, bỏ quên một cuộc nổi dậy còn ngoạn mục và bất ngờ hơn nữa : Algérie. Những gì đang diễn ra ở Algérie là chuyện không ai tưởng tượng được, chỉ cách đây vài tháng. Kể cả những người thông thạo về Algérie, nhất là những người thông thạo về Algérie. Bởi vì ai cũng nghĩ dân Algérie, thờ ơ và vô cảm, sẽ tiếp tục cam chịu chấp nhận độc tài để sống an phận, qua ngày. Nhưng không, tuổi trẻ Algérie đã đứng dậy đòi tự do, kéo theo cả một dân tộc.

al1

Những cuộc cách mạng làm rung chuyển một chế độ thường bùng nổ những lúc ít người ngờ nhất.

Muristes

Những người có dịp tới thăm Algérie đều biết từ ngữ và hiện tượng "muristes".

Mur, tiếng Pháp là bức tường (tiếng Pháp vẫn thông dụng ở xứ này), muristes là những người đứng dựa tường (tiếng địa phương : hittist, hitt là bức tường) ám chỉ một thế hệ trẻ không việc làm, không tương lai, vô công rỗi nghề, vô vọng, thờ ơ với xã hội, không biết làm gì hơn là suốt ngày đứng dựa tường, đàn đúm với nhau, trêu chọc đàn bà con gái cho qua ngày. Cho qua đời.

Nói một cách khác, đây là những thành phần thầm lặng trong xã hội. Tại một xứ gần một nửa dân số dưới 25 tuổi, hiện tượng muristes là một thảm trạng của một xã hội bế tắc.

Từ mấy tháng nay, chính những muristes đó, một cách bất ngờ, đã đồng loạt, và quyết liệt đứng dậy, đòi tự do dân chủ.

Cách mạng nhân dân, như người ta nói, thường thường bùng dậy những lúc không ai ngờ. Và khi nó bùng dậy, không bạo lực, không guồng máy đàn áp nào ngăn cản nổi. Vài giờ trước khi đổ, chế độ độc tài nào cũng nghĩ sẽ đứng vững vĩnh viễn.

al2

Chính những muristes đó, một cách bất ngờ, đã đồng loạt, và quyết liệt đứng dậy, đòi tự do dân chủ.

Trong khi tình hình ở Venezuela ứ đọng, gần như sa lầy, trong khi dân Việt Nam chấp nhận ách độc tài như một cái gông đã trở thành một bộ phận của cơ thể, dân Algérie đứng dậy, một cách ôn hòa nhưng quyết liệt, và đã thành công trong mục tiêu đầu tiên : loại bỏ Tổng thống Abdelaziz Bouteflika, cầm quyền từ 20 năm nay và muốn tiếp tục ngồi trên xe lăn, cai trị một xứ gần 45 triệu dân.

Loại được Bouteflika, một chuyện không ai tưởng tượng nổi cách đây vài tháng, nhưng dân Algérie muốn đi xa hơn nữa, loại bỏ một băng đảng mafia đã cầm quyền từ ngày Algérie độc lập (1962).

20 năm cầm quyền

Cuộc nổi loạn bùng nổ cách đây một tháng, khi một nhóm trẻ, mà người ta tưởng là thụ động, xa lánh "chính trị", xuống đường phản đối việc Tổng thống Bouteflika, một ông già gần đất xa trời, 82 tuổi, tê liệt trên xe lăn, á khẩu từ ngày bị đột quị (2013), tuyên bố sẽ ra tranh cử nhiệm kỳ thứ 5, sau 20 năm cầm quyền với bàn tay sắt.

Chính quyền nghĩ chuyện đó chỉ là một vấn đề hình thức tại một quốc gia mà tập đoàn cầm quyền quản trị quốc gia như chủ một công ty tư nhân. Dân chỉ biết chép miệng, cúi đầu chấp nhận.

Đối lập bị khai trừ, hoặc nằm tù, hoặc trốn ra hải ngoại. Báo chí nằm trong tay chính quyền, một cách chính thức hay bán chính thức. Như các chế độ độc tài khác, nhà nước Algérie cai trị trên cái sợ.

Hàng chục ngàn thanh thiếu niên, ngày 22 tháng 2 vừa qua, đùng một cái bỏ cái sợ vào túi, biểu tình chống việc Bouteflicka tái ứng cử. "20 ans, ça suffit !" (20 năm đã là quá đủ !).

Cái sợ đã đổi bên, mặc dầu trước đó ít ngày, hai thanh niên đã bị kết án… 6 năm tù chỉ vì mang biểu ngữ chống việc Bouteflika tái tranh cử.

Từ đó, mỗi ngày, nhất là những ngày thứ Sáu, trên toàn lãnh thổ, thanh thiếu niên kéo theo những thế hệ khác xuống đường.

al3

Những ngày thứ Sáu, trên toàn lãnh thổ, thanh thiếu niên kéo theo những thế hệ khác xuống đường.

Hơn cả những chữ "tự do, dân chủ", những người biểu tình nói tới cái "dignité", cái "nhân phẩm" của người Algérie. Họ muốn dẹp cái gọi là gérontocratie (chế độ của các cụ già) hay momiecratie (chế độ xác ướp). Không phải chỉ riêng Bouteflika, nhưng tất cả tập đoàn FLN (Front de Libération Nationale-Mặt trận Giải phóng Quốc gia) cầm quyền từ ngày Algérie độc lập (1962) bị coi là những xác ướp Ai Cập, đã thối rữa, phải dứt khoát loại bỏ, vứt vào sọt rác của lịch sử.

Stop, dân Algérie không muốn cả thế giới nhạo báng vì có một lãnh tụ đi xe lăn, một xác ướp từ lâu không xuất hiện trước công chúng, bán thân bất toại sau khi bị AVC (đột quỵ), sống ở các nhà thương Thụy Sĩ hơn là dinh Tổng thống.

Bouteflika, đúng hơn là gia đình và tập đoàn cầm quyền đứng sau ông già bệnh hoạn gần đất xa trời, làm bình phong để thao túng, vơ vét, nghĩ rằng chỉ cần dọa nạt cũng đủ dẹp tan phong trào nổi loạn, như đã làm trong quá khứ.

Cách mạng Internet

Bouteflika, một cách gần như khiêu khích, đã chính thức nộp hồ sơ tái tranh cử. Chính quyền thách thức : hoặc Bouteflika, hoặc một Algérie hỗn loạn.

Đó là một giọt nước làm tràn cái ly. Và, đúng như người ta nhận xét ở những nơi khác, những cuộc cách mạng làm rung chuyển một chế độ thường bùng nổ những lúc ít người ngờ nhất. Không ai tiên liệu được phản ứng của một dân tộc.

al4

Những ngày thứ Sáu, sau buổi cầu kinh, trở thành những cuộc hẹn hò của lớp trẻ. Hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn, đôi khi hàng triệu người xuống đường.

Thứ Sáu 08/03/2019, không phải hàng trăm ngàn mà hàng triệu người đã đổ xuống đường. Tất cả các hội đoàn dân sự đã sát cánh với lớp trẻ. Từ các nghiệp đoàn, các nghệ sĩ, ký giả độc lập, tới các luật sư, nghệ sĩ, các đảng phái (lần đầu đoàn kết với nhau vì một mục dích chung).

Phe Bouteflika hiểu tình thế đã thay đổi, chấp nhận nhượng bộ. Khởi đầu tuyên bố sẽ không tái tranh cử lần… thứ 6 , sau đó, nhượng bộ thêm, rút đơn tranh cử lần thứ 5. Nhưng chỉ nhượng bố một nửa. Rút đơn tranh cử nhưng quyết định ở lại quá nhiệm kỳ, nói là để chuẩn bị một cuộc bầu cử trong sạch, hợp ý dân hơn.

Những cuộc biểu tình tiếp tục, càng ngày càng quyết liệt hơn. Dân Algérie, mỗi ngày thay nhau, hay cùng nhau xuống đường, trên khắp các thành phố lớn nhỏ, hang cùng ngõ hẹp.

Mỗi ngày, hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn, đôi khi hàng triệu người xuống đường. Nhất là những ngày thứ Sáu, sau buổi cầu kinh, trở thành những cuộc hẹn hò của lớp trẻ. Ý thức chính trị, người ta học, rất mau, trong những cuộc xuống đường

Cái đặc biệt là cuộc nổi dậy hoàn toàn bất bạo động. Nguời ta xuống đường như đi trẩy hội. Những người thờ ơ nhất hãnh diện đã tham dự, hãnh diện là người Algérie, đã ngửng đầu đòi quyền quyết định cho mạng sống của mình và tương lai của dân tộc

Đó cũng là một cuộc cách mạng Internet. Bất chấp các đài truyền hình, truyền thanh nhà nước ra rả khuyên bảo, đe dọa suốt ngày, giới trẻ hẹn nhau qua các SmartPhone, Twitter, Facebook..

Chế độ độc tài Algérie, như tất cả những chế độ độc tài khác, mới đầu dùng những tiểu xảo, đe dọa, hứa hẹn qua loa, nhưng khi thấy khí thế của đường phố đã đi hết nhượng bộ này tới nhượng bộ khác.

Đảng cầm quyền duy nhất FLN, đảng đã đưa Bouteflika ra làm bình phong để cai trị, tuyên bố không ủng hộ Tổng thống nữa. Ngày 26/03 tổng tham mưu trưởng quân lực Ahmed Gaïd Salah tuyên bố hoặc Boutleflica từ chức, hoặc sẽ bị truất phế vì không đủ khả năng sức khỏe để lãnh đạo quốc gia.

Không còn lực lượng chính trị FLN, quân lực sau lưng, hai ngày sau, 28/03, Bouteflika chính thức từ chức.

Ngày 31/03, chính phủ lâm thời ra đời, với mục đích tu chính hiến pháp và tổ chức "bầu cử tự do, trong sạch".

Mặc dầu vậy, những cuộc xuống đường không những giảm bớt mà còn vũ bão hơn nữa.

Dân Algérie đã trưởng thành, đã hiểu tất cả những nhượng bộ chỉ là hình thức, để tập đòan cầm quyền kiếm cớ hoãn binh. Chính phủ lâm thời vẫn là những người của chế độ cũ, trong đó tướng Akmed Gaïd Salah đóng vai chủ động. Từ ngày Algérie độc lập (1962), các tướng lãnh cấu kết với FLN chia nhau quyền hành, chia nhau tài sản quốc gia, chia nhau những tài khoản khổng lồ nhờ dầu lửa, dầu khí.

Trước đó vài tuần, Salah là người ủng hộ Bouteflika nhiệt thành nhất, coi việc Bouteflika nắm quyền thêm một nhiệm kỳ là yếu tố quyết định cho việc ổn định chính trị và an ninh của Algérie.

Black Friday

Dân Algérie vẫn có cảm tình và kính trọng quân đội, nhưng muốn tất cả các tướng lãnh cũ cũng như các chính trị gia già nua, tham nhũng, bất tài, tham quyền cố vị ra đi, nhường chỗ cho thế hệ trẻ. Khẩu hiệu của các đám biểu tình là "Dégagez !" (Hãy cút đi !).

Những cuộc biểu tình lớn trên toàn quốc mỗi thứ sáu được mệnh danh là Black Friday, ám chỉ ngày Black Friday ở Mỹ, các cơ sở thương mãi tống khứ hàng hóa cũ với giá rẻ để trưng bày hành hóa mới.

Cho tới nay, thế giới e dè với biến động Algérie, trái với thái độ ủng hộ nhanh chóng cuộc nổi loạn ở Venezuela.

Các nước láng giềng như Tunisie, Maroc sợ phản ứng dây chuyền, e ngại làn sóng phản kháng sẽ lan sang nước mình.

Mỹ không phản ứng, vì quá xa, trái với Venezuela ở sát nách. Nhiều chính khách Mỹ không biết Algérie ở đâu.

Các nước Âu Châu nghĩ đó là chuyện của Pháp vì Algérie là thuộc địa cũ của Pháp, mặc dù ngày nay Algérie đang hầu như rơi vào tay Trung Quốc.

Pháp lo sợ, vì nếu Algérie hỗn loạn, sẽ phải tiếp đón làn sóng di dân khổng lồ. Paris chỉ cách Alger (thủ đô Algérie) vài giờ bay, và hiện nay trong số 8, 9 triệu người Châu Phi da đen và ả rập Bắc Phi sinh sống ở Pháp, có quốc tịch Pháp, đông nhất là người gốc Algérie.

Trung Quốc án binh bất động, ủng hộ ngấm ngầm phe cầm quyền, nhưng sẽ ngả về phe nào mạnh nhất.

al5

Trong số những người biểu tình, phụ nữ là những người bình tĩnh nhất, cương quyết nhất, với một ý thức chính trị rất cao.

Dân Algérie bất cần sự ủng hộ của bất cứ cường quốc nào. Các đoàn biểu tình không kêu gào Trump, yêu cầu Macron "hãy lo chuyện Gilets Jaunes, để chúng tôi giải quyết chuyện Algérie".

Trong số những người biểu tình, phụ nữ là những người bình tĩnh nhất, cương quyết nhất, với một ý thức chính trị rất cao. Các bà, các cô đồng thanh như một : chúng tôi sẽ đi đến cùng. Mục tiêu là tự do, dân chủ đích thực. Chúng tôi không đòi vài ba nhượung bộ lặt vặt, chúng tôi đòi quyền sống cho mình và tương lai cho thế hệ sắp tới. Một nửa những người biểu tình là phụ nữ. Khi đàn ông xuống đường, sẽ có bạo loạn. Khi phụ nữ xuống đường, sẽ có cách mạng.

Từ Algérie tới Việt Nam

Algérie có nhiều điểm tương đồng với Venezuela và Việt Nam

Giống như ở Venezuela, những nhà lãnh đạo Algérie, mơ tưởng một quốc gia "xã hội chủ nghĩa" kiểu Mác Lê, đã biến một nước giầu tài nguyên, nhân lực thành một nước lạc hậu. Với diện tích gần 2 triệu rưỡi cây số vuông (gấp 7,5 lần Việt Nam), với kho dầu hỏa, dầu khí thuộc hàng quan trọng nhất thế giới.

Với các quặng mỏ vô giá, tập đoàn lãnh đạo, bất tài, tham nhũng đã biến Algérie thành một quốc gia chậm tiến, một thế hệ thất nghiệp, không sản xuất gì, không xuất cảng gì ngoài dầu khí. Nguồn lợi duy nhất này cũng nằm trong tay các công ty ngoại quốc, hết Pháp tới Mỹ, Đức, nhất là Trung Quốc.

Giống như Việt Nam, phe thắng cuộc, sau khi Algérie giành được độc lập, coi đất nước như của riêng, toàn quyền cai trị, sinh sát. Giống như Việt Nam, trong 20 năm đầu, phe thắng cuộc muốn xây dựng một chế độ xã hội đại đồng, theo mô hình cộng sản.

Hậu quả là Algérie trở thành một nước phá sản, nhân quyền bị chà đạp, tập đoàn cầm quyền tham nhũng cấu kết với hàng ngũ tướng lãnh chia nhau tài nguyên quốc gia, tạo một xã hội bất công man rợ, trong đó có hai loại công dân, những người có thẻ đảng và những người không có thẻ đảng, nghĩa là ngoài lề.

Sau khi giành được độc lập năm 1962, sau 132 năm dưới ách thuộc địa Pháp, FLN (Front de Libération National, Mặt trận Giải phóng Quốc gia) trở thành đảng chính trị duy nhất, đặt tên nước là Cộng hòa Algérie Dân chủ Nhân dân (République algérienne démocratique et populaire), chỉ hơi thua nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thời đó, vì chỉ có Độc Lập nhưng chưa có Tự Do và Hạnh Phúc.

Sau 20 năm quản trị đất nước theo mô hình mác-xít, FLN nhìn nhận đất nước đi vào ngõ cụt trên mọi phương diện , từ kinh tế tới văn hóa, chính trị, giáo dục, xã hội.

Để dập tắt ngọn lửa bất mãn, chính quyền buộc lòng phải thay đổi hiến pháp, chấp nhận đa đảng từ 1982. Nhưng các đảng đối lập đã bị đàn áp, tiêu diệt, các lãnh tụ hoặc bị bức tử, bị tù đầy hoặc bỏ ra hải ngoại lánh nạn, chính trường chỉ có một bên là đảng FLN bị dân chán ghét một bên lực lượng hồi giáo cực đoan

Trong cuộc bầu cử tự do đầu tiên năm 1991, FLN thua nặng trước tổ chức hồi giáo cực đoan FIS (Front Islamique du Salut-Mặt trận Cứu nguy Hồi giáo) và có nguy cơ mất chính quyền.

Trước hiểm họa Afghanistan hóa, nhất là để bảo vệ quyền lợi của phe cầm quyền, quân đội đảo chánh khi biết kết quả bầu cử.

Tổ chức FIS trở thành một lực lương kháng chiến, tàn bạo nhất, dã man nhất, không ngần ngại đặt chất nổ, đốt làng, giết dân kể cả đàn bà trẻ con bị coi là "infidèles", những người không trung thành với Allah.

Quốc gia Algérie biến thành một biển máu. Trong mười năm nội chiến, gần 200.000 người bị giết trong những điều kiện dã man nhất, đất nước hoàn toàn tê liệt.

Cựu bộ trưởng ngoại giao, có uy tín nhất trong số các chính tri gia tị nạn tại nước ngoài, Bouteflika hồi hương và đắc cử Tổng thống từ 1999. Để duy trí trật tự, vị tân Tổng thống quyết liệt một mặt dùng biên pháp mạnh để tiêu diệt khủng bố, một mặt áp dụng chiến dịch "chiêu hồi" để kêu gọi lực lượng FIS giã từ võ khí. Bouteflika trở thành một thứ anh hùng đã vãn hồi trật tự ở một xứ hỗn loạn, máu lửa.

Để duy trì và củng cố quyền lực, Bouteflika sửa hiến pháp, tự cho mình quyền ứng cử hơn hai lần như hiến pháp cũ quy định. Trên thực tế, Algérie vẫn nằm trong tay FLN, một tổ chức mafia muôn hình vạn dạng, nhất là từ khi Bouteflika bị đột qụy cách đây 6 năm. FLN muốn biến Bouteflika thành một tổng thống momie trọn đời, để đứng sau lưng, tiếp tục thao túng, vơ vét

Một trang sử mới

Bouteflika bị loại. Dân Algérie ngày nay quyết liệt đòi tất cả tập đoàn mafia trả lại đất nước cho dân.

Những người cầm quyền ở Algérie nắm mọi quyền lực, tiền bạc, báo chí nghĩ họ có thể vẫn tiếp tục hoành hành, coi đất nước là của riêng, nhưng lại quên rằng dân chúng càng ngày càng phẫn nộ, và khi sự phẫn nộ của dân bùng nổ khắp hang cùng, ngõ hẻm, bạo quyền mạnh tới đâu cũng bó tay.

Vấn đề là những người cầm quyền ở Algérie lại quên rằng một nửa dân số Algérie hiện nay dưới 25 tuổi, trong đó đa số dưới 15, không có liên hệ gì với cuộc chiến tranh giành độc lập thần thánh vẫn được ca tụng trong sách báo, kể cả sách giáo khoa, không có một kỷ niệm gì về những ngày nội chiến đẫm máu. Hoài bảo và mục tiêu trước mắt của giới trẻ là được sống tự do như bao giới trẻ ở các quốc gia phát triển phương Tây khác.

Giới trẻ Algérie muốn lật một trang sử cũ để bước vào một thời đại mới. Họ không muốn đứng dựa tường, nhìn mafia thao túng nữa.

Từ Thức

Nguồn : tuthuc-paris-blog.com, 20/04/2019

Published in Diễn đàn
vendredi, 29 mars 2019 13:57

Chùa xứ ta, Chùa xứ người

Qua những tiết lộ về chùa Ba Vàng, người ta thấy khuôn mặt ghẻ lở của Phật giáo quốc doanh. Từ đó, nhiều người có cái nhìn tiêu cực về Phật giáo. Đúng ra, đó không phải là Phật giáo, cũng không phải là Phật giáo Việt Nam.

chua01

Chuyện tuyên truyền mê tín dị đoan, tổ chức cầu cúng để trục lợi chắc chắn không chỉ là câu chuyện riêng ở chùa Ba Vàng - Ảnh : Nguyễn Đức - Tuổi Trẻ

Đó là Phật giáo quốc doanh, chỉ có ở những nước cộng sản. Không phải ở đâu người ta cũng "hành đạo" một cách côn đồ, đểu cáng kiểu Thích Thanh Quyết, Thích Trúc Thái Minh.

Sân chùa

Hãy thử viếng một ngôi chùa Nhật Bản. Chùa cực kỳ thanh tịnh, khách rơi vào một thế giới bình yên, tự nhiên quên phiền muộn, oán thù.

Mt. Fuji with Chureito Pagoda, Fujiyoshida, Japan

Chùa Phật giáo shinto Chureito ở Fujiyoshida, Nhật Bản - Ảnh minh họa

Chùa cực kỳ đơn giản, bởi vì Phật giáo, trước hết là thoát khỏi sân si, cám dỗ, từ bỏ những hệ lụy vật chất.

Điển hình là sân nhà chùa, nhiều khi chỉ trần trụi sỏi, đá vụn ; để cái nhìn, tâm hồn của người tu hành, hay Phật tử viếng thăm, không bị chi phối bởi ngoại vật, dù một bức tượng, một cành hoa. Chỉ có mình với đá, với Phật. Với mình.

chua03

Sân nhà chùa nhiều khi chỉ trần trụi sỏi, đá vụ… để cái nhìn, tâm hồn người tu hành, hay Phật tử viếng thăm, không bị chi phối bởi ngoại vật - Ảnh minh họa

Mỗi ngày, một người có tâm Phật tới cào sân đá. Đó là cả một nghệ thuật, phải học suốt đời. Cái gì ở xứ Phù Tang cũng là nghệ thuật. Mỗi cử chỉ nhỏ là một biểu tượng. Những luống đá, sỏi trên sân chùa là một trạng thái của tâm hồn. Cào sân là một cách thiền.

Một hòa thượng trụ trì một hôm nhìn sân đá vừa cào, hỏi người cào sân : đệ tử có gì bất an trong lòng ? Người cào sân ứa nước mắt, thú thực có chuyện buồn trong gia đình, khiến cho tâm động, để cái bất ổn trong tâm trí hiện trên đường chổi, trên những luống đá sỏi.

chua04

Mỗi ngày, một người có tâm Phật tới cào sân đá. Đó là cả một nghệ thuật, phải học suốt đời.

Người tu hành không có người hầu hạ, phải thức dậy từ 3, 4 giờ sáng để lau chùi, quét dọn và kinh kệ. Tham dự vào đời sống hàng ngày cũng thuộc hoạt động của người tu hành.

Trước khi đọc kinh phải học tập để hiểu ý nghĩa, không phải chỉ ê a cho có. Đọc kinh mỗi ngày khi hiểu kinh để những lời kinh thấm vào đầu óc, thể hiện trong cách xử thế, không phải để cho Phật vui lòng. Cũng không phải cầu xin gì, ngoài việc nhờ Phật giúp mình tìm cái thanh tịnh cho tâm hồn.

Bữa ăn cực kỳ thanh đạm, không có cảnh các bà, các cô chạy lên, chạy xuống, rót rượu, quạt mát cho các thầy quốc doanh ngồi phưỡn bụng nhậu nhẹt, đưa cay với bia, với Martell đắt tiền, đùa dỡn như vỡ chợ.

Bữa ăn yên tĩnh, nghe tiếng ruồi bay, bởi vì khi ăn phải suy ngẫm về ý nghĩa của sự dinh dưỡng, về thiên nhiên, về môi trường đã cho cây quả, cơm gạo. Bởi vì Phật tử phải biết sống giây phút hiện tại. Chẻ một sợi rau, rửa chén bát phải đặt hết tâm vào chuyện rửa chén, chẻ rau. Tìm cái vui, cái hạnh phúc trong mỗi cử chỉ nhỏ hàng ngày.

Trong nhiều chùa, nhà tu khi ăn để bên cạnh 9 hạt cơm. Một chú tiểu đi thu những hạt cơm đó, đem ra vườn cho chim chóc. Bởi vì khi ăn, khi hưởng thụ, phải nghĩ tới chúng sinh. Người tu hành không sống một mình, không sống cho mình.

Phật tại tâm

Chùa chiền Nhật Bản, đôi khi cao 3 hay 5 tầng, bao giờ cũng hòa hợp với thiên nhiên, với cảnh vật chung quanh. Mỗi ngọn cây, mỗi khóm trúc, mỗi dòng suối đều có ý nghĩa, là biểu tượng cho một triết lý sống.

chua05

Chùa chiền Nhật Bản bao giờ cũng hòa hợp với thiên nhiên, với cảnh vật chung quanh.

Người ta không vạt cả một ngọn núi, san bằng ngọn đồi để làm những ngôi chùa to tổ bố, bê tông cốt sắt, trang trí xanh, đỏ, tím vàng, để vênh váo khoe khoang đã xây một ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á (nhưng lờ đi không nói bạc tỷ lấy đâu xây chùa ?)

Riêng chuyện tàn phá thiên nhiên, kho tàng của đất nước, đã là một cái tội nặng ngàn cân. Chưa nói tới chính sách ngu dân thô bạo. Bên cạnh những bài dạy về tư tưởng bác Hồ, những lời dạy kỳ quái về y khoa (ung thư là do các oan hồn nhập vào thân, chiếm các tế bào, bệnh tâm thần vì đã vô lễ với… quan, bị các vong hồn trả thù ; muốn hết ung thư, hết bệnh phải đóng tiền cho "vong", ít nhất 9 triệu 7 !).

Người Nhật biết kính trọng môi trường trước khi từ ngữ đó ra đời. Ở Việt Nam cũng vậy, chùa chiền ngày xưa có bao giờ kệch cỡm, thô tục như ngày nay ?

chua06

Ở Việt Nam chùa chiền ngày xưa có bao giờ kệch cỡm, thô tục như ngày nay ? - Ảnh chùa Keo (Thái Bình)

Phật không trọng hình thức. Phật không đòi chùa bạc tỷ. Phật tại tâm.

Chuyện xưa : một chú sãi theo một vị chân tu học đạo. Mặc dù siêng năng, thuộc lòng kinh kệ, suốt ngày rung chuông gõ mõ, vẫn bị thầy chê là chưa hiểu giáo lý nhà Phật. Một đêm trời cực kỳ lạnh, thầy trò đốt hết vật dụng trong nhà để sưởi. Hết bàn ghế, giường tủ, thầy sai trò vào chánh điện, tìm những gì có thể đốt được. Trò mang hết chổi cùn, rế rách ra đốt. Lửa tàn, trời lạnh hơn nữa, thầy sai trò đi tìm củi. Chú sãi vào chánh điện, quả thực không còn gì, ngoài tượng Phật bằng gỗ quý. Đành gãi đầu, gãi tai, mang ra, đốt. Thầy khen đệ tử đã bắt đầu hiểu giáo lý nhà Phật.

Nghệ thuật kiến trúc

Ngoài khía cạnh mỹ thuật, không xa với nghệ thuật, mỗi ngôi chùa Nhật Bản là một kỳ công kiến trúc. Ngày nay người ta hiểu tại sao một ngôi chùa 5 tầng đứng vững hàng ngàn năm ở một xứ động đất như cơm bữa.

Chùa Nhật, trừ ngoại lệ, cất 100% bằng gỗ, vật liệu thiết kế mềm nhất, tự uốn mình khi đất rung động. Chùa không có một cây đinh, tất cả đều là gỗ lắp với nhau, khi bị lay động, những then gỗ dựa nhau, cản sức chuyển động. Mỗi tầng độc lập với nhau, không gắn liền một khối ; khi gió bão những nơi bị lay động không kéo cả tòa nhà đổ theo. Những tầng trên nhỏ hơn tầng dưới, khi động đất, tòa nhà lắc lư, như một điệu múa của rắn, tạo quân bình. Nếu tầng dưới nghiêng về bên phải, tầng trên nghiêng bên trái. Tất cả những thành phần di động, uyển chuyển đó dựng chung quanh một cột trụ trung tâm vững chắc, để dù lay chuyển tới đâu, toàn bộ kiến trúc cũng có chỗ dựa, để đứng vững ngàn thu.

Trong cái kỹ thuật kiến trúc thần tình đó có cả cái triết lý nhu đạo. Lấy cái mềm trị cái cứng, lấy cái yếu chống cái mạnh. Đó là triết lý sống của cây sậy trước gió bão

Những nguyên tắc ngàn xưa đó của chùa chiền Nhật Bản ngày nay được học hỏi, nghiên cứu để xây cất một thành phố với những cao ốc đồ sộ nhưng an toàn ở những thành phố bị động đất thường xuyên ở Nhật Bản.

Mặc dầu vậy, người ta không kiêu ngạo, khoe khoang. Người ta để cái độc quyền vỗ ngực huênh hoang cho những người chưa xây xong cầu đã sập, vừa khánh thành đường đã ngập ổ gà.

chua07

Rước kiệu hóa trang Đức Bồ Tát Quán Thế Âm. (Ảnh minh họa - Lễ hội Quán Thế Âm 2013, Huế)

Hy vọng không có người Nhật nào mò tới thăm viếng những động ma quỷ, gọi là chùa, người cộng sản dựng lên để làm tiền. Và thâm độc hơn nữa, để thực hiện chính sách ngu dân, đưa dân trở lại thời đại đồ đá với thần núi, thần đá, với vong hồn suốt ngày ra rả vòi tiền.

Qua ngưỡng cửa một ngôi chùa Nhật, hay một ngôi chùa ở miền Nam trước 75, người ta rũ bụi trần, bước vào thế giới thanh tịnh từ bi. Qua cửa BOT của chùa Việt Nam ngày nay, người ta bước vào thế giới ma quái của oan hồn, của "vong" ngất nghểu, ra rả đòi tiền như nặc nô đòi nợ.

Đó không phải là Phật giáo. Đó không phải là Phật giáo Việt Nam. Khổng Tử : danh có chính, ngôn mới thuận. Albert Camus : dùng chữ không chỉnh là đem cái hỗn loạn vào cái hỗn loạn đã có. Đừng nói Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hãy gọi nó là Giáo hội Quốc doanh. Hãy trả chùa chiền cho Phật, cho những người tu hành, cho Phật tử.

Paris, cuối tháng 3/2019

Từ Thức

(tuthuc-paris-blog.com)

Published in Diễn đàn
mardi, 22 janvier 2019 09:14

Lộc Hưng - Cô bé áo đỏ

Giáp Tết, quân ta đổ bộ, đánh chiếm khu vườn rau. Quân ta hoàn toàn thắng lợi, đã san bằng sào huyệt của địch. Trong một đêm, cả một vùng trước đó sôi sục sức sống trở thành một đống gạch vụn.

cogai1

Một cháu gái áo đỏ buốn bã ngồi nhìn nhà mình bị kéo sập

Hai hình ảnh sống lại trong đầu, mỗi lần nghĩ tới Lộc Hưng.

Thứ nhất, video quay cảnh một người cha trèo trên đống nhà sập, té lên té xuống, đi tìm những mảnh đồ chơi của con. Thứ hai, hình một cháu gái áo đỏ buốn bã ngồi nhìn nhà mình bị kéo sập.

Cái gì diễn ra trong đầu một đứa bé ngồi nhìn cả thế giới của mình sụp đổ. Trong một xã hội bất nhân, tình cảm là một xa xỉ phẩm, còn ai bận tâm tới cái gì diễn ra trong đầu một đứa nhỏ ?

Căn nhà, với đứa trẻ, là tổ ấm, là tình nghĩa gia đình, là tình yêu của mẹ, là kỷ niệm với cha, là những tiếng cười đùa với anh chị em. Tất cả thành mây khói. Cái sụp đổ, mất mát, tan vỡ ấy sẽ lưu lại suốt đời đứa nhỏ, không có gì gột rửa được. Không có gì sống lâu, vĩnh viễn, hơn những kỷ niệm thời thơ ấu.

Nhìn cháu gái ngồi trước ngôi nhà, khu phố của mình bị san bằng, tự nhiên nghĩ tới một truyện ngắn của Nam Cao, tựa là "Mua Nhà". Đó là văn chương Việt Nam, cái thời người ta chưa nuôi văn nghệ sĩ như nuôi heo, người viết văn không tủi thân vì nhận được ít bổng lộc, không than không được vỗ béo để có tâm huyết viết bài phục vụ chế độ. Cái thời người ta còn viết văn để phơi trần thực tế xã hội, để diễn tả cái nhức nhối, ngoài đời và trong đầu.

Nam Cao kể chuyện mua nhà.

Ngôi nhà, đúng hơn là túp lều của tác giả bị gió bão dựt sập. Phải nghĩ đến chuyện dựng một túp lều khác cho vợ con có chỗ trú ẩn. Có người dụ bán nhà, giá rẻ, vì chủ nhà thua bạc, chỉ còn căn nhà bán để gỡ. Tác giả vay nợ để khỏi mất một cơ hội tốt. "Tôi chạy ngược chạy xuôi. Chỗ thì lãi năm phân. Chỗ thì lãi sáu phân. Cùng qúa, tám phân cũng lấy liều "

Ngày đến gỡ nhà, tác giả thấy một anh đã thua bạc hết tiền bán nhà "nằm thườn trên một cái giường tre chiếu rách, bẩn thỉu. Đứa con bé ngồi ngay dưới đất, ôm cái chân giường, rên. Nó đau bụng từ sáng sớm. Đứa con lớn vừa cạu nhạu, vừa đấm lưng em thùm thụp". Người mua nhà xin chủ nhà dọn dẹp đồ đạc để thợ dỡ nhà. Anh ta "cười chua chát : Đồ đạc thì có gì mà dọn ? Chỉ có một cái giường này. Cứ quẳng bố nó ra ngoài kia cho tôi, rồi dỡ đi. Hắn đứng dậy, bảo con : Chúng mày cũng đứng đứng lên. Sang nhà bác Vi nằm nhờ".

Một lúc sau "chẳng biết đã gởi em cho ai được, đứa con gái lân la gần tôi xem dỡ nhà… Nó gầy ốm quá. Cổ tay cổ chân chỉ con con. Mặt chau chau. Quần áo rách lượt thượt. Răng nó cứ nhe ra một cách thưong hại lắm. Tôi tự nhiên ngám ngẩm. Tôi thở dài ngán ngẩm...".

Khi người ta bắt đầu dỡ nhà, "con bé bừng mắt. Nó không nhe răng ra nữa. Đôi môi nó bụm lại. Hai má phình ra. Cứ thế, nó chẳng nói, chẳng rằng, chạy bình bịch sang hàng xóm… Bỗng tôi nghe một tiếng trẻ con nức nở và hờ : - Mẹ ơi !".

Giữa con bé của Nam Cao và cháu gái áo đỏ ở Lộc Hưng, một phần ba thế kỷ đã trôi qua.

Bao nhiêu chiến tranh tương tàn đã làm tan hoang đất nước. Bao nhiêu triệu người đã bỏ mạng trong cuộc chiến giữa người cùng máu mủ, trên đường chạy giặc, vượt biển… Máu chẩy thành sông, xương chất thành núi.

Tất cả những bi kịch ghê rợn, để được như ngày nay, "đất nước chưa bao giờ tốt đẹp như thế này". Ông Trọng không phải hoàn toàn vô lý. Với một nhóm du đãng đói rách từ trong rừng, tự nhiên ngồi trên một đống đô la, ngồi lên đầu trên cổ gần dân, quả thực "đất nước chưa bao giờ tốt đẹp như thế này". Nhưng với gần 100 triệu người khác ?

Theo lời ông trùm công an Tô Lâm, ở thế kỷ 21, vẫn có người tìm cách vào tù vì ở bên ngoài không kiếm nổi mỗi tháng 17 kg gạo, 15 kg rau.

Cái gì khác nhau giữa thân phận người dân thời đại Nguyễn Phú Trọng so với thời thực dân cách đây gần một thế kỷ ?

Nam Cao : "Có những ông bố, bà mẹ lụ khụ, chỉ vì thương con nghèo quá không có tiền chôn cất mà không nỡ chết". Một cụ bà Lộc Hưng, có thân nhân tàn tật đau yếu, bị giựt sập nhà, bị quẳng ra lề đường, tâm sự : chỉ mong người thân chết trước, vì nếu tôi chết trước, ai lo nuôi nấng, chăm sóc họ ?

Thoạt nhìn, chẳng có gì thay đổi. Gần một thế kỷ sau, dân Việt Nam vẫn tiếp tục thân trâu ngựa. Nhưng nhìn lại, có sự thay đổi ghê rợn, và cái thay đổi đó, nghĩ cho cùng, chính là cái bi kịch lớn nhất của dân tộc Việt Nam. Nó đã, và sẽ kéo theo, dồn dập, những bi kịch khác.

Cái thay đổi ghê rợn là sau ba phần tư thế kỷ, người Việt Nam đã đánh mất nhân tính, trở thành những cái máy vô cảm.

Cái khác nhau là, trong Nam Cao, người mua nhà nhìn bé gái, hối hận, ray rứt, tự oán trách mình đã làm chuyện ác.

Ngày nay, người ta kéo hùng binh, du đãng đâm thuê chém mướn, tới phá nhà cửa của dân nghèo, không một ánh mắt tới cháu gái ngồi buồn bã trước cuộc đời tan vỡ.

Tệ hơn nữa, coi đó chỉ là chuyện bình thường dưới huyện, và ngạc nhiên tại sao lại có người bận tâm ? Và người ta huy động báo chí nhà nước để rêu rao đó là khu nhà bất hợp pháp. Làm như những túp lều của bầu đoàn thê tử đầy tớ hoàn toàn là đất hợp pháp, không phải chẹn cổ, bóp họng người dân mà có.

Cái khác nhau là cách đây gần một phần ba thế kỷ, người ta còn biết xúc động, biết xấu hổ. Còn có lương tâm. Cái anh mua nhà của Nam Cao khởi đầu bằng sự áy náy : "Tôi có quyền gì mà cấm hắn ? Hắn không bán cho tôi thì bán cho người khác. Tôi để lỡ một dịp may là tôi ngu. Vậy thì tôi mua cái nhà".

Hết áy náy, anh ta tìm cách bào chữa, để an ổn lương tâm : "Nghĩ ngợi làm gì nữa ? Ở cảnh chúng ta lúc này, hạnh phúc cũng chỉ là một cái chăn hẹp. Người này co thì người kia bị hở. Đâu phải là tôi tệ, nhưng biết làm sao được ? Ai bảo đời cứ khắt ke vậy ? Giá người ta vẫn có thể nghĩ tới mình mà chẳng thiệt gì đến ai".

Nhưng mặc dù tìm mọi cách trấn an, người mua nhà vẫn dằn vặt "Tim tôi động một cái giống như bước hụt. Rồi nó đập loạng choạng.Tôi hơi lảo đảo. Bây giờ tôi không lẩn trốn những ý nghĩ của tôi đựợc nữa. Tôi ác quá ! Tội ác quá !".

Cái dằn vặt, thao thức đó, cái lòng trắc ẩn đó, là cái thắng để cái ác không ngự trị, để xã hội còn là một xã hội tử tế.

Cái lương tâm đó, người cộng sản đã đánh tan hoang. Bằng cả một hệ thống giáo dục, bằng cả một nhân sinh quan mới, bằng lối hành xử tàn tệ giữa người với người. Cái bất nhân trở thành một chuyện bình thường.

Cái vô cảm đó là hậu quả tất yếu của một xã hội băng hoại, đầy những bất hạnh. Antonio Gramsci giải thích :

"Cái bất hạnh có hai hậu quả : thường thường nó dập tắt tất cả tình thương của chúng ta với những người bất hạnh, và không hiếm hơn, nó dập tắt tất cả tình thương nơi những người bất hạnh đối với những người bất hạnh khác (*).

Trong trường hợp Lộc Hưng, cái vô cảm đó có hai khuôn mặt.

Thứ nhất, cái vô cảm giữa những người bất hạnh. Khi tất cả đều là nạn nhân, bị bóc lột tới xương tủy, bị dày xéo tháng này qua năm khác, người ta không còn lòng trắc ẩn ngay cả với người đồng cảnh. Người ta khoanh tay nhìn, hy vọng chuyện đó sẽ không đến với mình.

Thứ hai, cái vô cảm giữa những người được chế độ ưu đãi đối với những người thấp cổ bé miệng. Anh ta không còn một chút day dứt lương tâm. Anh ta không muốn duỗi chân ra để hưởng cả cái chăn. Anh ta đá văng người khác ra đường để chiếm cả chăn, cả giường, cả phòng ngủ. Tệ hơn nữa, kinh hoàng hơn nữa, anh ta coi đó là một chuyện bình thường.

Một dân tộc không còn lương tâm là một dân tộc tự hủy. Nhà cửa có thể cất lại được, nhưng cái ray rứt của lương tâm, khi nó đã chết, sẽ không còn phương cách gì cứu vãn nổi. Và dân tộc chết chung, cùng một lúc với nó.

Tệ hơn nữa, đó không phải là một cái chết tình cờ. Đó là một cái chết đúng quy trình. Chế độ độc tài nào cũng nhắm tiêu diệt đôi chút lương tri còn leo lét trong lòng người dân, để biến người dân thành những cái máy vô cảm, không còn sợ lương tâm, chỉ biết sợ và thần phục sức mạnh

Nhìn cô bé áo đỏ, không có người nào đến đập phá nhà cửa ở Lộc Hưng tự sỉ vả : "Tôi ác quá !, tôi ác quá !".

Từ Thức

Nguồn : tuthuc-paris-blog.com, 22/01/2019

(*) Gramsci, tất cả là một vấn đề văn hóa

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 5